Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã ở Thái bình trong điều kiện hiện nay

Tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã ở Thái bình trong điều kiện hiện nay: LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã ở Thái bình trong điều kiện hiện nay lời nói đầu Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đánh dấu sự chuyển hướng của nền kinh tế nước ta từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò của Ngân sách Nhà nước cũng thay đổi và trở nên hết sức quan trọng. Hoạt động của Ngân sách Nhà nước đã chuyển biến một cách căn bản, từ chỗ chỉ gắn với khu vực kinh tế quốc doanh và các nhu cầu chi tiêu cho bộ máy Nhà nước trong cơ chế bao cấp sang một bình diện mới với phạm vi rộng lớn và bao quát hơn. Việc từ bỏ nguyên tắc quản lý trực tiếp theo kiểu “cấp phát giao nộp” đã tạo điều kiện cho Ngân sách Nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội. Thực tế đó đã đòi hỏi phải thúc đẩy quá trình hoàn thiện các quy chế về Ngân sách Nhà nước cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và côn...

pdf63 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã ở Thái bình trong điều kiện hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã ở Thái bình trong điều kiện hiện nay lời nói đầu Từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đánh dấu sự chuyển hướng của nền kinh tế nước ta từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò của Ngân sách Nhà nước cũng thay đổi và trở nên hết sức quan trọng. Hoạt động của Ngân sách Nhà nước đã chuyển biến một cách căn bản, từ chỗ chỉ gắn với khu vực kinh tế quốc doanh và các nhu cầu chi tiêu cho bộ máy Nhà nước trong cơ chế bao cấp sang một bình diện mới với phạm vi rộng lớn và bao quát hơn. Việc từ bỏ nguyên tắc quản lý trực tiếp theo kiểu “cấp phát giao nộp” đã tạo điều kiện cho Ngân sách Nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội. Thực tế đó đã đòi hỏi phải thúc đẩy quá trình hoàn thiện các quy chế về Ngân sách Nhà nước cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước. Năm 1996 luật Ngân sách Nhà nước ra đời và triển khai thực hiện từ ngày 01/01/1997 đã khẳng định vị trí và vai trò của Ngân sách Nhà nước trong tình hình mới. Qua đó cũng phần nào khẳng định tính cấp thiết của quá trình quản lý Ngân sách Nhà nước nói chung và quá trình quản lý Ngân sách xã-là cơ quan cấp uỷ chính quyền cơ sở nói riêng. Sau 16 năm đổi mới tốc độ phát triển kinh tế gia tăng nhanh đã tác động sâu sắc đến công tác quản lý Ngân sách Nhà nước, đặc biệt là Ngân sách xã-là nơi trực tiếp liên hệ với dân, giải quyết các công việc của dân. do dân và vì dân, cho nên chính quyền cấp xã phải sử dụng Ngân sách xã như một công cụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Thực tế từ năm 1997 đến nay, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong công tác quản lý Ngân sách xã cũng còn những tồn tại cần giải quyết. Vấn đề đặt ra là công tác quản lý Ngân sách xã phải được hoàn thiện ra sao để tập trung được đầy đủ các khoản thu bảo đảm nhu cầu chi do xã thực hiện, các khoản chi phải đúng mục đích để tạo nguồn thu mới. Việc cấp phát sử dụng các khoản chi đó như thế nào để đạt được nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý Ngân sách Nhà nước. Do vậy vấn đề hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã được đặt ra như là nhiệm vụ hàng đầu của công tác quản lý Ngân sách nói chung. Thấy được vấn đề mang tính thời sự đó trong thời gian 2 tháng thực tập tại Sở Tài chính-Vật giá Thái bình được chứng kiến và làm việc thực tế với sự giúp đỡ tận tình của thầy, cô giáo và cán bộ trong Sở em đã lựa chọn và tập trung nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã ở Thái bình trong điều kiện hiện nay” làm đề tài cho luận văn của mình. Với mục đích là nghiên cứu tìm hiểu tình hình thu chi và công tác quản lý Ngân sách xã trên địa bàn tỉnh trong những năm 1999-2001, nhằm tìm ra những giải pháp giúp cho việc củng cố, tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã trong tỉnh được tốt hơn. Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Ngân sách xã và sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã. Chương 2: thực trạng công tác quản lý Ngân sách xã ở Thái bình trong thời gian qua. Chương 3: Phương hướng-mục tiêu-giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã ở Thái bình trong thời gian tới. Chương một Ngân sách xã và sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã 1.1: Sự ra đời, tồn tai và Quá trình phát triển Ngân sách xã là tất yếu khách quan: 1.1.1. Quá trình hình thành Ngân sách xã: Lịch sử phát triển của nước ta cũng như các nước khác trên thế giới đều có quỹ xã, nay gọi là Ngân sách xã. Mặc dù trong quá trình hình thành và cơ chế quản lý có sự khác nhau nhưng đều xem ngân sách xã là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống tài chính quốc gia. Đến nay ngân sách xã của dân tộc ta đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử và gắn liền với nhiều triều đại khác nhau như Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn... cho đến ngày nay. Tuy mỗi thời kỳ xã có tên gọi khác nhau nhưng chức năng và nhiệm vụ của xã ít có sự thay đổi, chủ yếu là quản lý pháp luật, quản lý dân và xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã. Đặc biệt Ngân sách xã phục vụ cho bộ máy chính quyền Nhà nước cấp xã thực hiện 3 nhiệm vụ chủ yêú sau: Một là: Quản lý nhân khẩu, ruộng đất để thu tô, thu thuế, thu phen tạp dịch và binh lính. Hai là: Giữ gìn phép nước, trị an. Ba là: Chăm lo lợi ích công cộng, đê điều, tưới tiêu, đường xá, cứu tế xã hội. Công tác quản lý tài chính ngân sách xã ở thời kỳ nào cũng được coi trọng, có chức năng, chức danh, nhiệm vụ và kỷ luật tài chính cụ thể như: Xã trưởng thời nhà Lê, xã quan thời nhà Trần... Đến thời nhà Nguyễn, chính quyền thực dân pháp quy định chức sắc 3 kỳ khác nhau ở Bắc kỳ là tiên chỉ; Trung kỳ là hương bản; Nam kỳ là hương bộ; nhưng đều phụ trách công tác tài chính và có hội đồng kỳ mục(Bắc kỳ); đại hội đồng kỳ mục (Nam kỳ); thường trực hội đồng kỳ mục (Trung kỳ) có nhiệm vụ lập ngân sách xã. Như vậy, lịch sử phát triển của ngân sách xã ở mỗi thời kỳ đều được coi trọng, công tác quản lý mỗi thời kỳ đều có sự đổi mới hoàn thiện. Điều đó khẳng định rằng ngân sách xã là một cấp ngân sách hoàn chỉnh trong hệ thống ngân sách Nhà nước. Mỗi thời kỳ kỷ luật tài chính ngân sách xã đều được coi trọng và có chế độ quản lý cụ thể quy định quy mô chi ngân sách xã như thời nhà Lê quy định quy mô ngân sách xã đối với xã lớn 50 quan, xã vừa 30 quan, xã nhỏ 20 quan. Có chế độ quản lý quỹ và tiền mặt, xã chỉ được giữ lại 30 quan để chi tiêu, số dư phải gửi vào nhà giàu cất giữ. Trải qua quá trình phát triển với những thăng trầm của lịch sử, gắn với các triều đại thịnh, suy khác nhau, đến nay Ngân sách xã thực sự trở thành công cụ, phương tiện vật chất bằng tiền có tác dụng to lớn trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Điều lệ ngân sách xã ra đời ngày 08/04/1972 của Hội đồng Chính phủ số 64/CP, cũng trong thời gian đó Bộ tài chính ban hành liên tiếp Quyết định số 13/TT/TDT ngày 27/07/1972 quy định chế độ kế toán ngân sách xã và thông tư số 14 TC/TDT ngày 04/11/1972 hướng dẫn thi hành điều lệ ngân sách xã, từ đó ngân sách xã thực sự được quản lý theo luật lệ thống nhất của Nhà nước. Sự phân cấp rõ ràng trong quản lý thu chi cho xã đã tạo điều kiện cho ngân sách xã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của mình trong việc huy động nguồn lực tài chính để trang trải các khoản chi tiêu cho sự nghiệp giải phóng Miền nam thống nhất đất nước. Sau giải phóng, thời điểm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH ở nông thôn, ngân sách xã đóng góp một phần quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Tiếp đó thông qua nghị quyết 138-HĐBT ngày 19/11/1983 thì vai trò ngân sách xã ngày càng được khẳng định. Đến nay cơ chế quản lý ngân sách xã đã ngày càng được hoàn thiện qua các văn bản mới về quản lý tài chính ngân sách xã nhằm củng cố và khẳng định vai trò của đơn vị hành chính cơ sở. Như vậy, lịch sử phát triển của ngân sách xã ở mỗi thời kỳ đều được coi trọng, công tác quản lý mỗi thời kỳ đều có sự đổi mới, hoàn thiện. Đến năm 1996 khi luật ngân sách nhà nước được ban hành thì ngân sách xã chính thức được thừa nhận là cấp ngân sách hoàn chỉnh trong hệ thống ngân sách Nhà nước . 1.1.2. Khái niệm - Đặc điểm ngân sách xã . Trong điều kiện ngày nay việc thừa nhận sự tồn tại và hoạt động của ngân sách xã được coi là điều tất yếu. Chính vì vậy, trong cơ cấu tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước ở hầu hết các quốc gia đều có ngân sách xã (hoặc vùng); song quan niệm về ngân sách xã lại chưa có sự đồng nhất. ở nước ta điều lệ ngân sách xã (ban hành ngày 08/04/1972) ghi ngân sách xã là kế hoạch thu chi tài chính của chính quyền cấp xã, để đảm bảo việc chấp hành pháp luật, giữ vững an ninh, trật tự trị an, bảo đảm tài sản công cộng, quản lí mọi hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội trong xã, động viên giám sát các hợp tác xã và công dân thi hành nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Theo điều 4 luật ngân sách nhà nước và thông tư 14-TC/NSNN ngày 08/03/1997 của Bộ tài chính về hướng dẫn quản lý thu-chi ngân sách xã, phường, thị trấn (Sau đây gọi chung là ngân sách cấp xã) là một bộ phận của ngân sách Nhà nước do UBND xã, phường xây dựng, quản lý và HĐND xã quyết định, giám sát thực hiện. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có một khái niệm về ngân sách xã một cách đầy đủ, thống nhất làm cơ sở cho việc xác định các yêu cầu, nhiệm vụ của ngân sách xã sau này. Do vậy, ngân sách xã được định nghĩa như sau: Ngân sách xã là toàn bộ các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình tạo lập phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ được phân công quản lý. Từ định nghĩa đã đưa ra về ngân sách xã ta có thể rút ra một số đặc điểm về ngân sách xã như sau: Thứ nhất: Ngân sách xã là một quỹ tập trung của cơ quan chính quyền Nhà nước cấp cơ sở. Hoạt động của quỹ này thể hiện trên hai phương diện: Huy động nguồn thu vào quỹ (gọi là thu ngân sách xã ) và phân phối sử dụng nguồn vốn của quỹ ( gọi là chi ngân sách xã ) . Thứ hai : Các hoạt động thu chi của ngân sách xã luôn gắn với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã theo luật định, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước ở cấp xã. Chính vì vậy các chỉ tiêu thu chi của ngân sách xã luôn mang tính pháp lý. Thứ ba: Đằng sau các hình thức thu, chi của ngân sách xã chính là các quan hệ lợi ích giữa một bên là lợi ích chung của cộng đồng các cơ sở mà chính quyền xã là người đại diện với một bên là lợi ích của các chủ thể kinh tế xã hội khác (tổ chức hoặc cá nhân). Các quan hệ này phát sinh trong cả quá trình thu và chi ngân sách xã. Thứ tư: Các quan hệ thu-chi ngân sách xã rất đa dạng và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng các khoản thu- chi này chỉ được thừa nhận khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Thứ năm: Ngân sách xã vừa là một cấp trong hệ thống NSNN vừa là một đơn vị dự toán. Bởi vì ngân sách xã vừa thực hiện nhiệm vụ thu chi của một cấp ngân sách nói chung (mặc dù nguồn thu và nhiệm vụ chi là rất nhỏ)vừa là đơn vị nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên mà không phải cấp bổ sung cho cấp ngân sách khác và sử dụng luôn nguồn vốn đó. Với đặc thù là đơn vị hành chính cấp cơ sở có mối liên hệ trực tiếp với dân, do dân, vì dân, giải quyết các mối liên hệ giữa Nhà nước và nhân dân, cho nên đây là đơn vị hành chính giúp Nhà nước thực hiện chức năng nhiệm vụ trực tiếp tới mọi người dân . 1.1.3. Nội dung nguồn thu và nhiệm vụ chi của Ngân sách Xã: Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã được hình thành dựa trên cơ sở khả năng và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương kết hợp với các nhiệm vụ về quản lý kinh tế-xã hội mà chính quyền xã được phân công, phân cấp đảm nhiệm. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phân cấp quản lý về kinh tế - xã hội với phân cấp quản lý tài chính-ngân sách. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội và sự phân cấp quản lý ngân sách xã mà trong từng thời kỳ cụ thể nguồn thu và nhiệm vụ chi có những thay đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Trong điều kiện hiện nay kể từ khi thực hiện luật ngân sách Nhà nước, nguồn thu, nhiệm vụ chi, của ngân sách được quy định cụ thể tại điều 34 và 35 của luật này và các văn bản pháp quy khác nhằm hướng dẫn thi hành luật này. Cụ thể theo luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật ngân sách Nhà nước thông qua ngày 20/05/1998 và Thông tư số 118/2000/TT-BTC ngày 22/12/2000 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã, phường, thị trấn quy định như sau: 1.1.3.1. Nguồn thu của Ngân sách Xã gồm: + Các khoản thu mà ngân sách xã được hưởng 100 %: - Thuế môn bài thu từ các cá nhân, hộ kinh doanh từ bậc 4 đến bậc 6 kể cả số thu khoán (không áp dụng đối với phường). - Các khoản phí, lệ phí quy định thu vào ngân sách xã. - Chênh lệch thu lớn hơn chi từ các hoạt động sự nghiệp có thu của xã. - Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích 5% và hoa lợi công sản khác do xã quản lý. - Các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: Các khoản đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý (không áp dụng đối với phường khoản thu huy động đóng góp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng) và các khoản đóng góp tự nguyện khác. - Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếp cho ngân sách xã. - Thu kết dư ngân sách xã năm trước. - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật + Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) với ngân sách cấp trên gồm: - Thuế sử dụng đất nông nghiệp (tối thiểu để lại cho xã 20%) - Thuế chuyển quyền sử dụng đất (chỉ áp dụng cho xã, thị trấn) - Thuế nhà đất (chỉ áp dụng cho xã, thị trấn) - Tiền cấp quyền sử dụng đất (chỉ áp dụng đối với xã, thị trấn) - Thuế Tài nguyên. - Lệ phí trước bạ nhà đất. - Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá sản xuất trong nước thu vào các mặt hàng bài lá, hàng mã, vàng mã và các dịch vụ kinh doanh vũ trường, mát sa, ka ra ô kê, kinh doanh chơi gôn, ca si nô, chò chơi bằng máy Giắc-Pốt, kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe. - Các khoản thu phân chia khác: Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia cụ thể các nguồn thu trên đây cho ngân sách xã do Uỷ ban nhân dân Tỉnh quy định từ 3- 5 năm phù hợp với tình hình ngân sách của địa phương. Để giảm bớt khối lượng nghiệp vụ, khuyến khích tăng thu; có thể giao chung cho các xã cùng một tỷ lệ. + Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: - Thu bổ sung cân đối ngân sách được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung này được ổn định từ 3 đến 5 năm, hàng năm được tăng thêm một số phần trăm trên cơ sở trượt giá, tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng ngân sách của địa phương. - Thu bổ sung có mục tiêu ( nếu có ) tuỳ theo khả năng ngân sách và chủ trương chung. Ngoài các khoản thu trên, chính quyền xã không được đặt ra các khoản thu trái với quy định của pháp luật. 1.1.3.2- Nhiệm vụ chi của ngân sách xã. * Chi thường xuyên. + Hoạt động của các cơ quan Nhà nước xã bao gồm: - Sinh hoạt phí theo mức quy định hiện hành - Sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân - Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước - Chi về phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh - Công tác phí; - Chi về hoạt động văn phòng như: Tiền nhà, điện nước, thắp sáng, vật liệu văn phòng, bưu phí, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết. - Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc. - Chi khác + Các khoản sinh hoạt phí và kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng Cộng sản Việt nam của xã sau khi đã trừ đi khoản thu đảng phí theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có). + Các khoản sinh hoạt phí và kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội của xã (Mặt trận tổ quốc Việt nam, Đoàn thanh niên CSHCM, Hội cựu chiến binh Việt nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Hội nông dân Việt nam). Sau khi trừ các khoản thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có). + Đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác theo chế độ hiện hành. + Công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội: - Huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp lệnh về dân quân tự vệ; - Đăng ký nghĩa vụ quân sự, tiễn đưa thanh niên đi nghĩa vụ quân sự - Tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã. - Các khoản chi khác. + Công tác xã hội và hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý. - Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ hiện hành, chi thăm hỏi các gia đình chính sách, cứu tế xã hội và công tác xã hội khác. - Hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do xã tổ chức. + Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn quản lý (đối với phường do ngân sách cấp trên chi) + Sự nghiệp y tế: - Mua sắm, trang bị hoặc bổ sung đồ dùng chuyên môn phục vụ khám chữa bệnh. - Phòng bệnh và sự nghiệp y tế khác + Quản lý sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình hạ tầng cơ sở do xã quản lý như: Trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hoá, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thông, công trình cấp và thoát nước công cộng,... riêng đối với thị trấn còn có nhiệm vụ chi quản lý, sửa chữa cải tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh... + Hỗ trợ các hoạt động sự nghiệp có thu của xã. + Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. * Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo sự phân cấp của cấp Tỉnh từ nguồn ngân sách và nguồn huy động đóng góp trên nguyên tắc tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định. Qua nội dung nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã ta thấy chúng bao trùm mọi hoạt động của xã. Do đó tổ chức công tác quản lý ngân sách xã có hiệu quả là việc làm thường xuyên liên tục và khoa học của các nhà quản lý tài chính, qua đó mà thấy được vai trò của cấp ngân sách xã là hết sức quan trọng trong hệ thống ngân sách nhà nước. 1.1.4. Vị trí, vai trò của ngân sách xã trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn hiện nay. Việc đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước làm thay đổi căn bản vai trò của NSNN. Cũng như NSNN, ngân sách cấp xã là một cấp trong hệ thống các cấp NSNN, cấp xã là tổ chức chính quyền cơ sở của bộ máy quản lý Nhà nước có chức năng, nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu của Nhà nước cơ sở, Nhà nước do dân, vì dân, giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó chính quyền cấp xã phải có nguồn tài chính đủ mạnh để góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế- xã hội tại cơ sở. Qua hoạt động thu- chi của ngân sách xã ta thấy được vai trò cụ thể của nó như sau: 1.1.4.1. Ngân sách xã đảm bảo nguồn lực vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của bộ máy chính quyền Nhà nước cấp xã. Trải qua quá trình phát triển của xã hội, Nhà nước ra đời từ khi xã hội có sự phân chia giai cấp. Nhà nước ra đời đồi hỏi phải có nguồn lực vật chất nhất định để nuôi sống bộ máy và thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội do cộng đồng đối phó. Nguồn lực vật chất này chỉ có thể được đảm bảo từ ngân sách Nhà nước. Ngân sách cấp xã là bộ phận cấu thành nên Ngân sách Nhà nước, do vậy nguồn lực vật chất để nuôi sống bộ máy chính quyền cấp cơ sở thì phần lớn phải do Ngân sách cấp cơ sở đảm nhận đó là ngân sách cấp xã. Để đảm bảo nguồn lực vật chất này cung cấp cho toàn bộ các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đời sống của mọi người được đảm bảo, Ngân sách xã phải khai thác triệt để các nguồn thu tại xã theo luật định. Đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho các công việc thuộc chức năng nhiệm vụ theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước như : Chi lương, sinh hoạt phí cho các công chức, các khoản chi tiêu quản lý hành chính hay mua sắm trang thiết bị cho văn phòng mới được thực hiện. Do vậy không có các khoản chi này của Ngân sách xã thì bộ máy chính quyền Nhà nước cơ sở không thể tồn tại và phát triển được. 1.1.4.2. Ngân sách xã là công cụ quan trọng để chính quyền xã quản lý toàn diện các hoạt động kinh tế , văn hoá xã hội tại địa phương. Với tư cách là chính quyền cấp cơ sở gắn liền với đời sống nhân dân và thực hiện quản lý trực tiếp đối với nhân dân. Do vậy chức năng và nhiệm vụ của ngân sách xã phải thực hiện là luôn đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân trên địa bàn. Trực tiếp liên hệ và giải quyết các công việc của dân trên mọi phương diện theo chính sách chế độ của Nhà nước đặt ra... nhằm đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân. Để giải quyết được các vấn đề trên hiệu quả chính quyền xã phải có những công cụ đặc biệt thực hiện yêu cầu này mà ngân sách xã là một trong các công cụ đó. Thông qua hoạt động thu ngân sách xã mà các nguồn thu được tạo lập tập trung vào quỹ ngân sách xã, đồng thời giúp chính quyền cơ sở thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và các hoạt động khác được pháp luật cho phép. Việc kiểm soát thông qua ngân sách xã được thể hiện qua việc phân loại các ngành nghề kinh doanh, các chủng loại hàng hoá... mà qua đó chống các hoạt động kinh tế phi pháp, trốn lậu thuế và các nghĩa vụ đóng góp khác. Cụ thể: Với các hình thức thu phù hợp, với chế độ miễn giảm công bằng, ngân sách xã một mặt tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh ở cơ sở, mặt khác thu ngân sách xã còn góp phần thực hiện các chính sách xã hội như: bảo đảm công bằng giữa những người có nghĩa vụ đóng góp ngân sách xã, có sự trợ giúp cho những đối tượng nộp khi gặp khó khăn về tài chính hoặc diện cần được ưu đãi theo chính sách của nhà nước thông qua xét duyệt miễn giảm số thu... Ngoài ra việc thực hiện đúng các phương thức và các mức thu phạt đối với các tổ chức và cá nhân vi phạm trật tự an toàn xã hội, đã được coi như là một biện pháp kinh tế buộc họ phải nghiêm chỉnh chấp hành tốt nghĩa vụ của mình trước cộng đồng, có thể nói sẽ không đạt kết quả gì nếu không sử dụng hoạt động thu ngân sách xã và nếu như trước đây hoạt động kiểm tra, kiểm soát của chính quyền cấp xã chủ yếu bằng công cụ kế hoạch thì nay vai trò kiểm tra kiểm soát của chính quyền cấp xã chủ yếu bằng hệ thống pháp luật với hệ thống thu thuế nói chung và thu ngân sách xã nói riêng, xã sẽ kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các mặt chủ yếu như: Thu nhập, giá cả hàng hoá,... và qua đó cũng có thể khẳng định rằng thu ngân sách xã là nguồn thu chủ yếu để đáp ứng nhu cầu chi ngày càng gia tăng ở xã. Thông qua chi ngân sách xã mà các hoạt động của Đảng bộ,chính quyền, đoàn thể, chính trị, xã hội ở xã được duy trì và phát triển liên tục và ổn định. Nhờ đó mà nâng cao hiệu lực quản lý cơ sở. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn tồn tại những hạn chế, thông qua hoạt động thu-chi ngân sách xã đã đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục khuyết tật đó bằng việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, cho các chủ thnể kinh tế, thông qua đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngăn chặn sự độc quyền trong kinh doanh. Bên cạnh đó với phương trâm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” của ngân sách xã đã cùng nhân dân giải quyết tốt các vấn đề “Điện, đường, trường, trạm”. Nhờ có chính sách điện khí hoá nông thôn, hiện nay hầu hết các xã đều đã có điện thắp sáng đến từng thôn xóm, góp phần quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đáp ứng được nhu cầu điện phục vụ cho thắp sáng và cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó việc chi ngân sách xã cho hệ thống giao thông liên thôn, liên xã được nâng cấp và xây dựng mới làm cho hệ thống giao thông được thông suốt, thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá, qua đó khai thác tiềm năng và lợi thế của từng vùng thúc đẩy xoá bỏ phương thức sản xuất cũ, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, phân công lại lao động trên địa bàn nông thôn, từng bước thực hiện công nghiệp hoá, tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật vào từng làng xã giúp kinh tế nông thôn thoát khỏi tình trạng độc canh, độc cư, chuyển từ nền kinh tế thuần nông sang nền kinh tế tổng hợp Nông- Công- Thương đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thông qua chi ngân sách xã cho sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp y tế đã góp phần vào việc nâng cao dân trí, sức khoẻ người dân, đảm bảo nâng cao trình độ nhân dân và sức khoẻ người dân, các xã không ngừng nâng cấp và xây dựng mới các công trình cho giáo dục và y tế đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy và khám chữa bệnh, giúp người dân yên tâm khi tham gia phát triển sản xuất tại cơ sở. Từng bước xây dựng nông thôn mới theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Từ phân tích trên cho ta thấy ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ở địa phương. Từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn và rút ngắn sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, khắc phục dần tình trạng bội chi xảy ra ở hầu hết các xã của nước ta hiện nay góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển. 1.2. Quy trình quản lý ngân sách xã. Căn cứ vào các điều từ 42 đến 71 của luật ngân sách Nhà nước và Thông tư số118/2000/TT-BTC ngày 22/12/2000 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã, phường, thị trấn đã quy định cụ thể về quy trình quản lý ngân sách xã như sau: 1.2.1. Quản lý khâu lập dự toán ngân sách xã: Lập dự toán ngân sách xã là quá trình phân tích đánh giá giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của ngân sách xã để từ đó xác lập các chỉ tiêu thu- chi dự kiến có thể đạt được trong kỳ kế hoạch, xác lập các biện pháp chủ yếu về kinh tế tài chính và hành chính để đảm bảo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu thu- chi. Lập dự toán ngân sách xã là khâu mở đầu cho một chu trình ngân sách nên nó làm cơ sở, nền tảng cho các khâu tiếp theo, đặc biệt là khâu chấp hành ngân sách cho nên khi lập dự toán phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Phải tính toán đầy đủ và chính xác các khoản thu theo đúng quy định của Nhà nước. - Bố trí hợp lý các nhu cầu chi tiêu nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ chính quyền cấp xã đồng thời góp phần xây dựng nông thôn phát triển. - Dự toán phải lập theo đúng mục lục ngân sách và mẫu biểu quy định của Bộ tài chính. - Lập dự toán phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội tại xã. * Căn cứ lập: - Chế độ phân cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã. - Chế độ quy định về thu ngân sách - Chế độ, tiêu chuẩn định mức về chi ngân sách xã - Các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã - Số kiểm tra về dự toán ngân sách xã do UBND Huyện thông báo. - Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm hiện hành. * Trình tự lập dự toán ngân sách xã: - Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách xã 6 tháng đầu năm và ước thực hiện 6 tháng cuối năm. - Các Ban hoặc tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi, lập dự trù nhu cầu chi. - Ban tài chính xã phối hợp với đội thuế xã (nếu có) tính toán các khoản thu NSNN trên địa bàn. - Ban tài chính xã tính toán, cân đối, lập dự toán thu, chi ngân sách xã trình UBND xã báo cáo chủ tịch và Phó chủ tịch HĐND xã để xem xét gửi UBND Huyện và phòng tài chính huyện. 1.2.2. Quản lý khâu chấp hành dự toán ngân sách xã. Chấp hành dự toán ngân sách xã là khâu tiếp theo khâu lập dự toán ngân sách của một chu trình ngân sách, là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong kế hoạch ngân sách năm trở thành hiện thực. Để làm được điều đó cần tiến hành quản lý các khâu sau: * Quản lý quá trình thu: - Ban tài chính xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế giám sát, kiểm tra các nguồn thu ngân sách Nhà nước đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời. Riêng khoản thu từ quỹ đất công ích 5%, tài sản công và hoa lợi công sản là nguồn thu thường xuyên của ngân sách xã, vì vậy không được khoán thầu thu một lần cho nhiều năm. Trường hợp cần thiết có thể thu cho một số năm nhưng chỉ trong nhiệm kỳ của HĐND. - Trường hợp đối tượng phải nộp ngân sách có điều kiện nộp tiền trực tiếp vào NSNN tại Kho bạc Nhà nước, thì căn cứ vào thông báo thu của cơ quan thu hoặc Ban tài chính xã, đối tượng nộp ngân sách lập giấy nộp tiền và trích tài khoản hoặc mang tiền mặt tới Kho bạc Nhà nước để nộp trực tiếp vào Ngân sách Nhà nước. - Trường hợp đối tượng phải nộp ngân sách không có điều kiện nộp tiền trực tiếp vào ngân sách Nhà nước tại KBNN, thì các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của cơ quan nào thì cơ quan đó thu sau đó viết giấy nộp tiền mang tới KBNN để nộp vào NSNN. - Nghiêm cấm thu không có biên lai, thu để ngoài sổ sách. - Trường hợp phải hoàn trả khoản thu ngân sách xã, KBNN xác nhận rõ số tiền đã thu vào ngân sách xã để ban tài chính xã làm căn cứ thoái thu cho đối tượng được hoàn trả. - Chứng từ thu phải được luân chuyển theo đúng quy định. - Đối với số thu bổ sung của ngân sách xã, phòng tài chính huyện căn cứ vào dự toán bổ sung đã giao cho từng xã, dự toán thu chi từng quý của xã và khả năng cân đối ngân sách huyện, thông báo số bổ sung hàng quý cho xã chủ động điều hành ngân sách. Để đảm bảo cho xã có nguồn chi, nhất là chi cho bộ máy; phòng tài chính huyện cấp số bổ sung cho xã theo định kỳ hàng tháng. * Quản lý quá trình chi. - Nguyên tắc chi: + Việc thực hiện chi phải đảm bảo điều kiện: Đã được ghi trong dự toán, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định, được chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền chuẩn chi. + Cấp phát ngân sách xã chỉ dùng hình thức lệnh chi tiền. Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt phải kèm theo giấy đề nghị rút tiền mặt, Kho bạc Nhà nước kiểm tra, nếu đủ điều kiện thì thực hiện thanh toán. + Trong trường hợp thật cần thiết như: Tạm ứng công tác phí, ứng tiền trước cho khách hàng, cho nhà thầu theo hợp đồng, chuẩn bị hội nghị, tiếp khách, mua sắm nhỏ ... được tạm ứng để chi khi có đủ chứng từ hợp lệ, Ban tài chính xã phải lập bảng kê chứng từ chi và giấy đề nghị thanh toán tạm ứng gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch làm thủ tục chuyển tạm ứng sang thực chi ngân sách. + Các khoản thanh toán từ ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước cho các đối tượng có tài khoản giao dịch ở Kho bạc Nhà nước hoặc ở ngân hàng phải được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản. + Đối với các khoản chi từ các nguồn thu được giữ lại tại xã, Ban tài chính xã phối hợp với Kho bạc Nhà nước định kỳ làm thủ tục ghi thu- chi vào ngân sách xã khi làm thủ tục ghi thu- ghi chi phải kèm theo bảng kê chứng từ thu và bảng kê chứng từ chi. - Đối với chi thường xuyên: + Ưu tiên chi trả sinh hoạt phí, các khoản phụ cấp cho cán bộ xã, không để nợ sinh hoạt phí và các khoản phụ cấp. + Các khoản chi thường xuyên khác phải căn cứ vào dự toán năm, tình hình cấp bách của công việc, khả năng của ngân sách xã tại thời điểm chi để thực hiện chi cho phù hợp. - Đối với chi đầu tư phát triển: + Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách xã thực hiện theo quy định của nhà nước và phân cấp của Tỉnh, việc cấp phát, thanh toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách xã thực hiện theo quy định của Bộ tài chính. + Đối với dự án đầu tư bằng nguồn đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân phải đảm bảo: Mở sổ theo dõi và phản ánh kịp thời mọi khoản đóng góp bằng tiền, ngày công lao động, hiện vật của nhân dân. Quá trình thi công, nghiệm thu và thanh toán phải có sự giám sát của Ban giám sát dự án do nhân dân cử. Kết quả đầu tư và quyết toán dự án phải được thông báo công khai cho nhân dân biết. 1.2.3. Quản lý khâu quyết toán Ngân sách xã (NSX). Quyết toán ngân sách xã là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Đó là việc tổng kết lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách năm, nhằm đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của một năm ngân sách, từ đó rút ra những ưu, nhược điểm và bài học kinh nghiệm cho những chu trình ngân sách tiếp theo. Do vậy quản lý khâu quyết toán NS cần làm những công việc sau: - Ban tài chính xã lập báo cáo quyết toán thu- chi ngân sách xã hàng năm trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng tài chính huyện để tổng hợp. Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho Phòng tài chính huyện chậm nhất ngày 15/2 năm sau. - Quyết toán chi ngân sách xã không được lớn hơn quyết toán thu ngân sách xã, kết dư ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và số thực chi ngân sách xã. Toàn bộ kết dư năm trước (nếu có) được chuyển vào thu ngân sách năm sau. - Sau khi Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 5 bản để gửi cho Hội đồng nhân dân xã, UBND xã, Phòng tài chính huyện (nếu có bổ sung và điều chỉnh); lưu Ban tài chính xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết. - Phòng tài chính huyện có trách nhiệm kiểm tra báo cáo quyết toán thu- chi ngân sách xã; trường hợp có sai sót phải báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND xã điều chỉnh. 1.3. Sự cần thiết khách quan phải tăng cường, củng cố công tác quản lý ngân sách xã. Xuất phát từ đặc điểm nổi bật của ngân sách xã vừa là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, vừa là một đơn vị dự toán. Ngân sách xã vừa thực hiện nhiệm vụ thu-chi của một cấp ngân sách, vừa là đơn vị nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên mà không phải cấp bổ sung cho một cấp ngân sách nào khác. Với đặc thù là đơn vị hành chính cấp cơ sở có mối quan hệ trực tiếp với dân, giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, cho nên ngân sách xã phải đảm bảo nguồn tài chính cho sự tồn tại, hoạt động của bộ máy chính quyền xã, và là công cụ, phương tiện vật chất bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở trong quản lý và điều hành phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, giải quyết toàn bộ các mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân tại địa phương bằng pháp luật. Việc thừa nhận ngân sách cấp xã là một cấp trong hệ thống các cấp ngân sách Nhà nước từ năm 1997 đã đánh dấu sự trưởng thành của ngân sách cấp xã. Việc quản lý ngân sách xã theo luật NSNN là việc làm mới mẻ đối với các đơn vị hành chính cấp cơ sở. Những Quyết định, văn bản, thông tư hướng dẫn nhằm bổ sung, sửa đổi công việc quản lý ngân sách xã cho phù hợp với thực tế, đưa các văn bản, thông tư đi vào cuộc sống hàng ngày tại địa phương là việc làm thường xuyên, liên tục. Đứng trước sự phát triển ngày càng đi lên của đất nước nhằm tiến tới sự nghiệp Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá và từng bước hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thì công tác quản lý luôn tồn tại những hạn chế là điều khó tránh khỏi. Trong khi đó, thực trạng công tác quản lý ngân sách xã của nước ta những năm qua thì bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cùng với sự đổi mới về cơ chế chính sách tài chính nói chung, công tác quản lý ngân sách xã nói riêng từng bước được củng cố và đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển nông thôn mới. Công tác quản lý ngân sách xã còn tồn tại những hạn chế nhất định trong cả 3 khâu của quy trình quản lý ngân sách xã. Dự toán ngân sách xã vẫn chưa bao quát hết các nguồn thu tại xã, cơ cấu chi vẫn chưa hợp lý và vẫn còn tình trạng điều chỉnh đự toán được duyệt khi thực hiện. Thực hiện quản lý còn lỏng lẻo, chi ngân sách xã chưa được quản lý chặt chẽ, chế độ định mức chi chưa thống nhất nên quyết toán còn thiếu công khai, dân chủ, việc kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn của cơ quan chức năng các cấp còn hạn chế. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ở trên, để đảm bảo cho sự phát triển của đất nước trong điều kiện hiện nay, quá trình quản lý thu chi ngân sách xã cần có những chính sách, công việc và những quy định cụ thể về công tác quản lý NSNN nói chung và ngân sách xã nói riêng để ngân sách xã luôn giữ vững vai trò của mình trong điều kiện hiện nay. Đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn mới. Vì vậy đặt ra một yêu cầu cần thiết phải tăng cường củng cố công tác quản lý ngân sách xã cho phù hợp với nhiệm vụ, tình hình mới hiện nay phù hợp với xu hướng phát triển chung của đất nước. Như vậy, ngân sách xã ra đời và phát triển là một quá trình lịch sử gắn với chức năng nhiệm vụ của chính quyền cấp cơ sở. Với đặc điểm nổi bật vừa là một cấp ngân sách vừa là một đơn vị dự toán và với vai trò quan trọng của mình đòi hỏi phải có một cơ chế điều hành công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý ngân sách xã nói riêng, nhằm đảm bảo cho ngân sách xã thực sự là công cụ, phương tiện vật chất cho chính quyền cơ sở thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Từ đó đòi hỏi công tác quản lý ngân sách xã phải luôn được hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới. Chương hai Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã ở Thái bình trong thời gian qua 2.1- Vài nét về đặc điểm, tình hình kinh tế-xã hội ở Thái bình: 2.1.1- Đặc điểm về tự nhiên: Thái bình là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, phía Tây Nam giáp tỉnh Nam Định, phía Đông nam giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp Thành phố Hải Phòng. Với 49,25 km bờ biển cùng hệ thống giao thông thuỷ bộ đi Nam Định, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương đã tạo thành mạch máu giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá giữa các đơn vị kinh tế trong tỉnh với tỉnh bạn và giao lưu quốc tế trong cơ chế thị trường. Với diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 154.224 ha, diện tích đất nông nghiệp là 96.567 ha, trong đó đất canh tác là 94.300 ha, còn lại là đất thổ cư và sử dụng cho mục đích khác. Tổng dân số trong tỉnh là 1.814.500 người, trong đó có 1.697.000 dân số sống ở nông thôn. Toàn tỉnh có 7 huyện, 1 thị xã, tổng số đơn vị hành chính sơ sở là 285, trong đó có 272 xã, 6 phường và 7 thị trấn. Với lực lượng lao động dồi dào là 1.060.700 người và phần lớn đều có trình độ văn hoá và có kinh nghiệm trong sản xuất, cùng sự thuận lợi về địa lý làm phong phú thêm tiềm năng, thế mạnh cho sự phát triển KT-XH của tỉnh nói chung và cho ngân sách xã, phường nói riêng. 2.1.2- Đặc điểm về kinh tế: Thái bình là một tỉnh kinh tế nông nghiệp, đời sống nhân dân còn thấp so với các tỉnh trong khu vực. Trong những năm gần đây cùng với sự đi lên của nền kinh tế đất nước, nền kinh tế Thái bình cũng có nhiều chuyển biến tích cực cụ thể : * Về nông nghiệp: Với đặc điểm đặc thù là một tỉnh thuần nông, do vậy phương hướng phát triển kinh tế luôn coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu; nên Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện tốt các Nghị quyết, Chỉ thị nhằm đưa nông nghiệp phát triển toàn diện là việc làm cấp thiết như: Chỉ thị 100, khoán 10, nghị quyết 990, luật đất đai. Tỉnh uỷ-UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tới người dân, mạnh dạn đổi mới phương thức quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng-vật nuôi và tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp có sự tăng trưởng mạnh và liên tục cả về năng suất, chất lượng. Với phương châm mạnh dạn đầu tư thâm canh tăng vụ và áp dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp nên năng suất không ngừng tăng lên và bộ mặt nông thôn ngày càng thay đổi rõ dệt. Theo đó mà năng suất lúa cũng ngày một tăng, nhiều xã đạt trên 13 tấn/ha; bên cạnh đó việc đẩy mạnh đổi mới cơ cấu giống lúa theo hướng tiến bộ cũng làm tăng năng suất luá ngày một cao hơn, cụ thể: - Năm 1990 bình quân 460 kg/người - Năm 1996 bình quân 553 kg/người - Năm 1999 bình quân 579 kg/người - Năm 2001 bình quân 595 kg/người. Đời sống nông thôn không ngừng được cải thiện từ chỗ thiếu lương thực đã phấn đấu đủ ăn và giành một phần cho xuất khẩu là một điều đáng khích lệ cho người lao động. Ngành trồng trọt phát triển tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi cũng phát triển theo, số lượng đàn trâu-bò và đàn lợn không ngừng tăng lên qua các năm; sản lượng và chất lượng thịt cũng ngày được nâng cao. Đàn lợn tăng nhanh từ 402.100 con năm 1996 lên 776.000 con năm 2001; đàn bò tăng từ 29.160 con năm 1996 lên 40.263 con năm 2001.Bên cạnh đó,do nhu cầu phát triển của thị trường,nhiều nơi đã tận dụng lợi thế của vùng, cũng đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi một số loại gia súc, gia cầm như:Bò lai,Lợn hướng lạc,Gà công nghiệp,cá lồng, vịt thịt, vịt lấy trứng,ngỗng... làm thu nhập của người dân ngày càng tăng cao. * Về công nghiệp-TTCN: Ngành nghề công nghiệp-TTCN trong tỉnh rất đa dạng và phong phú với tổng số 108 doanh nghiệp Nhà nước trong đó có 16 doanh nghiệp Nhà nước và 92 doanh nghiệp địa phương cùng nhiều ngành nghề khác nhau nằm rải rác ở các địa phương như: Tơ tằm, dệt vải ở Hưng Hà; chạm bạc ở Kiến xương; dệt chiếu và làm cói ở Tiền Hải đã thu hút số lượng lớn lao động nông nhàn sau thời vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân. Nhìn chung các ngành phát triển tương đối đồng đều ở mọi thành phần kinh tế, việc chuyển đổi cơ cấu, mở rộng đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm đã đạt kết quả khá, thị trường được mở rộng, chính sách phát triển nghề và làng nghề được triển khai có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, yên tâm sản xuất. Đã hình thành các khu công nghiệp ở Thị xã, Tiền Hải, Diêm Điền nhằm đẩy mạnh sự thu hút đầu tư và tạo đà phát triển cho những năm sau. Một số dự án đầu tư trong và ngoài nước đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Một số ngành tăng mạnh như: Sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến lương thực-thực phẩm xuất khẩu... đưa giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2001 đạt 1.635,7 tỷ đồng tăng 14,6% so với năm 2000. Trong đó khu vực quốc doanh đạt 451 tỷ đồng tăng 16,6%, quốc doanh địa phương tăng khá, khu vực ngoài quốc doanh đạt 1.165 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2000; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 18,85 tỷ đồng. Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp các huyện, thị tăng khá như: Thị xã, Thái Thuỵ, Vũ Thư... Tuy nhiên là một tỉnh thuần nông nên công nghiệp chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là công nghiệp mũi nhọn chưa có, việc mở rộng quy mô sản xuất tiến hành còn chậm, các nhà đầu tư nước ngoài cũng còn rất dè dặt khi đầu tư vào tỉnh. 2.1.3- Đặc điểm về văn hoá-xã hội: Là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, có nền văn minh lúa nước lâu đời, với điều kiện một mặt giáp biển, 3 mặt được bao bọc bởi hệ thống sông ngòi dày đặc nên nền văn hoá trong tỉnh có sự khác biệt. Bên cạnh việc bảo tồn nền văn hoá lâu đời và thu nhận nền văn hoá mới, tình hình văn hoá-xã hội Thái bình có nhiều tiến bộ mới. Với hệ thống giáo dục đào tạo ngày càng được hoàn thiện, đã được là một trong 3 tỉnh phổ cập xong giáo dục trung học cơ sở, gần 100% các cháu trong độ tuổi đi học đều được đến trường, các trường phổ thông đã được tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, không còn tình trạng học 3 ca, số học sinh tốt nghiệp các cấp đạt 99% năm 2001, đội ngũ giáo viên được chú trọng trong việc học, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của ngành và nâng cao chất lượng giảng dạy... Công tác y tế trong tỉnh đến năm 2001, nhìn chung có nhiều tiến bộ, những năm gần đây không có dịch bệnh xảy ra, công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ, tiêm chủng mở rộng được tiến hành thường xuyên, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi quy định được tiêm chủng đạt 97%. Với mạng lưới y tế được tổ chức từ cơ sở xã giúp nhân dân yên tâm sản xuất. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về phòng và chống một số bệnh nguy hiểm thường xuyên nhưng hiệu quả chưa cao. Công tác hoạt động văn hoá- thể dục thể thao mang tính quần chúng rộng rãi được giữ vững và phát huy được bản sắc dân tộc. Công tác đoàn thể ở địa phương hoạt động sôi nổi, công tác đoàn, đội, hội ở các xã thường xuyên được quan tâm và giữ vững được vai trò của mình. Phong trào xây dựng nếp sống văn hoá từ các gia đình đến làng xã tiếp tục được nhân rộng. Phong trào dân số-kế hoạch hoá gia đình, nếp sống văn minh, gia đình văn hoá cùng với việc đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội... đã góp phần giữ vững an ninh, ổn định kinh tế- chính trị trên địa bàn. Đến năm 2001, các xã trong tỉnh đều có đội văn nghệ, các di tích lịch sử văn hoá được bảo tồn tôn tạo, các hoạt động sinh hoạt truyền thống, lễ hội phát huy được nền văn hoá tốt đẹp của địa phương. Nhìn chung công tác xoá đói giảm nghèo, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tình hình nông thôn đang đi vào ổn định vững chắc, đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Song trong công cuộc đổi mới hiện nay, người dân có trình độ, tín ngưỡng khác nhau đòi hỏi nội dung công tác văn hoá xã hội phải có những yêu cầu khác nhau cho phù hợp với từng đối tượng. 2.1.4- Khái quát cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính-Vật giá Thái bình: Sở Tài chính-Vật giá Thái bình là đơn vị hành chính của tỉnh, được đặt tại trung tâm của Thị xã Thái bình. Với nhiệm vụ quản lý tài chính ngân sách của tỉnh, đồng thời tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh triển khai thực hiện pháp luật, chính sách chế độ của Nhà nước về tài chính trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các ngành, các cơ quan tài chính Nhà nước ở địa phương thực hiện các nhiệm vụ được giao. Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện quản lý tài chính- ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh; thực hiện sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ trong ngành tài chính. Với những nhiệm vụ khái quát trên, Sở Tài chính-Vật giá Thái bình tổ chức bộ máy gồm 8 phòng, 1 ban và 1 đơn vị trực thuộc. Với tổng số cán bộ công chức của Sở là 82 người; trong đó: 78 người trình độ đại học, 1 trình độ trung học và 3 kỹ thuật được bố trí ở các phòng, ban phù hợp với năng lực của mình. Ban lãnh đạo Sở gồm 3 người, trong đó 1 giám đốc Sở, 2 phó giám đốc Sở giúp việc cho giám đốc. Riêng phòng quản lý ngân sách huyện- xã được bố trí 8 cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiều năm làm công tác quản lý ngân sách nói chung và ngân sách xã nói riêng. Nhìn chung tình hình hoạt động của Sở Tài chính-Vật giá Thái bình và của các phòng, ban nói riêng trong những năm gần đây đạt hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu trong ngành quản lý tài chính. Có những phòng đã nhận được bằng khen của Bộ tài chính và UBND tỉnh, như phòng Quản lý ngân sách tỉnh, phòng quản lý ngân sách huyện-xã... Điều đó chứng tỏ công tác quản lý tài chính của Sở đã đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới và ngày càng giữ vững vai trò chủ đạo của mình trong ngành tài chính nói chung cũng như trong quản lý ngân sách Nhà nước-ngân sách xã nói riêng trên địa bàn tỉnh Thái bình. 2.2- Tình hình quản lý thu- chi ngân sách xã qua các năm 1999-2001: Sau 5 năm triển khai thi hành Luật ngân sách Nhà nước và 4 năm thực hiện củng cố, tăng cường công tác quản lý tài chính ngân sách xã, theo tinh thần nghị quyết số 06 của Tỉnh uỷ Thái bình; tuy gặp nhiều khó khăn nhưng tình hình quản lý ngân sách xã ở Thái bình đã đạt được những thành tựu nhất định. Nhờ cơ chế phân cấp ổn định nhiệm vụ thu-chi ngân sách các xã đã chủ động khai thác phát huy thế mạnh trong công tác quản lý, hạn chế tình trạng trông chờ ỷ lại cấp trên. Ngân sách xã phối hợp cùng ngân sách các cấp về cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong tỉnh. Để thấy được những thành tựu đã đạt được và những hạn chế trong quản lý thu-chi ngân sách xã ở Thái bình trong những năm gần đây, ta cùng phân tích tình hình quản lý ngân sách xã trong tỉnh; qua đó tìm ra những nguyên nhân tác động đến tình hình đó nhằm đưa ra những giải pháp tăng cường công tác quản lý ngân sách xã trong điều kiện tỉnh Thái bình hiện nay. 2.2.1. Quản lý thu ngân sách xã: Về thu ngân sách xã của Thái Bình được phản ánh qua bảng tổng hợp 3 năm (1999- 2001) như sau: (Biểu số 1) Qua số liệu ở bảng 1, ta thấy tổng thu ngân sách xã qua 3 năm không ngừng gia tăng. Việc thực hiện thu đã chấp hành theo đúng dự toán ngân sách được giao, tuy nhiên tình hình thực hiện lại đạt cao hơn dự toán duyệt như năm 1999 thu ngân sách xã đạt 118.845.150 ngàn động, đạt 159%so với dự toán ; năm 2000 thu ngân sách xã đạt 133.447.380 ngàn đồng, đạt 155% so với dự toán; năm 2001 thu ngân sách xã đạt 186,4% so với dự toán duyệt. Điều đó chứng tỏ mặc dù khâu lập hầu hết các xã đã dựa vào tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và các văn cứ luật cho phép để xây dựng, công tác lập đã đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công bằng, đúng trình tự quy định. Nhưng chất lượng của dự toán chưa cao, điều đó có thể do dự toán chưa bao quát hết nguồn thu, chưa sát thực tế. Vẫn còn một số xã khi lập dự toán chưa bám sát mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Trong khi đó một số khoản thu còn không có trong dự toán được duyệt hoặc dự toán phản ánh quá thấp so với thực tế đạt được như thu kết dư ngân sách năm trước và đặc biệt là thu đong góp của nhân dân chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng thu ngân sách. Mặc dù ở khâu lập dự toán còn nhiều bất cập, song việc thực hiện thu ngân sách những năm qua liên tục gia tăng là điều không thể phủ nhận. Năm 1999 tổng thu ngân sách xã là 118.845.150 ngàn đồng, năm 2000 tổng thu ngân sách xã đạt 133.447.380 ngàn đồng tăng 12,2% so với năm 1999; năm 2001 tổng thu ngân sách xã đạt 201.208.000 ngàn đồng, vượt dự toán đề ra là 93.288.000 ngàn đồng tương ứng với 86,4%. Đồng thời thu ngân sách năm 2001 tăng 50,7% so với năm 2000 tương ứng với 67.760.620 ngàn đồng. Tổng thu ngân sách xã tăng lên như vậy là do nhiều khoản thu tại xã đã tăng lên, điều đó được thể hiện qua những khoản thu sau: Qua số liệu ở biểu số 1 ta thấy số thu của ngân sách xã tăng lên chủ yếu là do nguồn thu tại xã tăng. Có được kết quả đó là do các xã đã chủ động khai thác các nguồn thu mới phát sinh trên địa bàn và các khoản thu khác không được bao quát trong dự toán thu ngân sách xã. Các khoản thu như phí, lệ phí, quỹ đất 5% và hoa lợi công sản đều vượt dự toán đề ra ở mức tương đối cao. Trong khi đó các khoản thu từ đóng góp của nhân dân và thu kết dư ngân sách xã năm trước không có trong dự toán lại cũng tăng lên so với các năm trước. Ngoài các khoản thu trên, còn lại được đưa vào khoản thu khác của ngân sách xã, khoản thu này mặc dù có được phản ánh trong dự toán nhưng khi thực hiện lại đạt ở mức rất cao và không ngừng tăng lên qua các năm như năm 1999 tăng 198% so với dự toán, năm 2000 tăng 53%, năm 2001 tăng 269% so với dự toán. Điều này xảy ra là do việc lập dự toán của các xã chưa bao quát hết được các khoản thu, còn có tình trạng coi thường những khoản thu nhỏ nên không phản ánh chúng vào trong dự toán. Bên cạnh đó còn có những khoản thu khác như thu vay để trả nợ từ nguồn của chính phủ và thu hồi sau kết luận thanh tra tại các xã. Những khoản thu có tỷ trọng lớn như quỹ đất công ích và thu từ hoa lợi công sản vẫn được quản lý và khai thác tốt. Tuy nhiên những khoản thu này cũng có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2000 thu từ quỹ đất 5% và hoa lợi công sản đạt 22.200.178 ngàn đồng bằng 97,5% so với năm 1999 và năm 2001 đạt 21.774.812 ngàn đồng bằng 98% so với năm 2000. Có điều này là do giá thóc tính thu trong năm giảm và do thay đổi cơ chế quản lý đất đai làm số lượng đất công ích giảm xuống nên giảm thu từ quỹ đất công ích. Ngoài ra các khoản thu như phí, lệ phí, thuế môn bài... vẫn là những khoản thu ổn định qua các năm. * Đối với các khoản thu điều tiết được phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%): Đây là những khoản thu mà Nhà nước phân chia một phần cho xã để đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của xã. Những khoản thu này được Nhà nước phân chia tỷ lệ phần trăm ổn định từ 3 đến 5 năm nhằm giúp ngân sách xã chủ động trong điều hành thu-chi. Nhìn chung các khoản thu này trong những năm qua có xu hướng giảm cả tỷ trọng và số lượng. Năm 1999 các khoản thu này đạt 15.093.334 ngàn đồng đạt 98,8% so với dự toán. Năm 2000 các khoản thu này đạt 13.738.166 ngàn đồng đạt 91% so với năm 1999 và bằng 93,49%so với dự toán được duyệt; năm 2001 các khoản thu này chỉ đạt 7.755.855 ngàn đồng bằng 56,9% so với dự toán năm và chỉ bằng 56,4% so với năm 2000. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do năm 2001 tỉnh Thái bình thực hiện Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 của Chính phủ về việc bổ xung một số giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001 và thông tư số 41/2001/TT-BTC ngày 12/6/2001 của Bộ Tài chính về hướng dẫn bổ xung việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2001. Việc giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp cho tất cả các hộ sử dụng đất nông nghiệp và miễn toàn bộ cho những hộ được coi là nghèo đã làm cho khoản thu phân chia giảm đi và thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2001 chỉ đạt 4.540.959 ngàn đồng bằng 43,7% so với dự toán năm và bằng 43,4% so với năm trước. Đây là khoản thu có tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các khoản thu điều tiết năm 2000 chiếm 76%, năm 2001 chiếm 58,5%. Bên cạnh đó thuế nhà đất cũng giảm dần qua các năm, hàng năm chỉ đạt khoảng 86% so với năm trước. Một nguyên nhân nữa cũng dẫn đến tình trạng này là do giá thóc tính thuế sử dụng đất nông nghiệp trong năm giảm 150 đồng/kg so với giá giao dự toán đầu năm. Mặc dù thuế chuyển quyền sử dụng đất tăng lên rất cao là 272% so với năm 2000 và 351,7% so với dự toán năm 2001 nhưng khoản thu này chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng số các khoản thu điều tiết. Trong năm tới các khoản thu này vẫn tiếp tục giảm do Nghị quyết 05 của Chính phủ vẫn được thực thi trong tỉnh ta và trong tương lai khoản thu này có thể sẽ được tăng lên do việc sửa đổi một số điều luật của ngân sách Nhà nước nhằm điều chỉnh tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp xã mà đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ XI- Quốc hội khoá X. * Về khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Từ khi luật ngân sách Nhà nước được triển khai thực hiện, tổng số thu bổ xung từ ngân sách cấp trên của ngân sách xã ngày càng tăng lên và giữ vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách xã. Nếu trước khi thực hiện luật ngân sách Nhà nước có 231/285 xã còn phải nhận trợ cấp chi thường xuyên thì đến nay cả tỉnh chỉ có thị trấn Hưng Hà là tự cân đối được thu-chi ngân sách, còn lại các xã thì nguồn thu tại xã chỉ đáp ứng được một phần nhiệm vụ chi thường xuyên. Năm 1999 tổng thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 29.732.469 ngàn đồng bằng 118,9% so với dự toán, năm 2000, tổng số bổ sung từ ngân sách cấp trên là 41.003.487 ngàn đồng bằng 151,7% so với dự toán và tăng 37,9% so với năm 1999. Năm 2001, tổng số thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 56.746.203 ngàn đồng đạt 113,5% so với dự toán và tăng 38,4% so với năm 2000. Nhìn chung khoản thu này hàng năm đều tăng với tốc độ ổn định và tương đối cao. Số thu trợ cấp thiếu chi thường xuyên tăng lên trong những năm qua là do những năm qua Đảng và Nhà nước đã tập trung cho củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở, bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững chắc từ cơ sở. Chính vì lẽ đó chính phủ đã ban hành các nghị định về chế độ đãi ngộ cho cán bộ xã tăng cả chế độ được hưởng và số cán bộ xã, mức được hưởng. Đồng thời thực hiện chủ trương trên UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản quy định hướng dẫn bổ sung thêm một số chế độ cho cán bộ xã như: cho bí thư, xóm trưởng, bí thư, tổ trưởng tổ dân phố, cán bộ y tế cơ sở, bưu tá xã. Nhằm bảo đảm nhiệm vụ chi của ngân sách xã nhất là nhu cầu chi cho cán bộ xã UBND tỉnh đã tăng trợ cấp bảo đảm cân đối cho các xã để các xã có điều kiện thực hiện các nhiệm vụ chính trị kinh tế xã hội của địa phương. Do thời gian thực tập và thâm nhập thực tế còn hạn chế nên không thể phân tích hết toàn bộ mọi khoản thu của ngân sách xã. Vì vậy để thấy rõ về công tác quản lý thu ngân sách xã của Thái bình trong thời gian qua. Sau đây sẽ phân tích sâu hơn về một số khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu ngân sách xã như: thu từ phí, lệ phí; thu từ quỹ đất 5% và hoa lợi công sản và thu từ đóng góp của nhân dân... Biểu số 2: Tình hình thu phí, lệ phí ở các xã qua 3 năm 1999-2001: ĐVT: 1000đ Nội dung 1999 2000 2001 DT TH DT TH DT TH Tổng thu phí, lệ phí 388000 0 492773 9 398000 0 599314 7 4.540.00 0 6.319.3 21 So sánh TH/DT(%) 126,6 150,6 139 So sánh TH năm sau/TH năm trước(%) 121,6 105,4 Qua biểu số 2 về tình hình thu phí và lệ phí của ngân sách xã, ta thấy tổng thu phí, lệ phí năm 1999 đạt 4.927.739 ngàn đồng bằng 126,6% so với dự toán, năm 2000 đạt 5.993.147 ngàn đồng bằng 150,6%so với dự toán và tăng 21,6% so với năm 1999 tương ứng với mức vượt là 1.065.408 ngàn đồng. Năm 2001 tổng thu phí, lệ phí đạt 6.319.321 ngàn đồng vượt dự toán đề ra là 39% tương ứng với mức tuyệt đối là 1.779.321 ngàn đồng và tăng so với năm trước là 5,4% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 326.174 ngàn đồng. Qua trên ta thấy tổng thu phí, lệ phí ngày càng có chiều hướng gia tăng nhanh, khoản thu này tăng nhanh như vậy là do nhiều xã đã khai thác triệt để nguồn thu tại xã mình như thu lệ phí đò, phà, bến bãi, chợ... đặc biệt với điều kiện Thái bình là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, dân số đông, mật độ dân số ở mức cao so với các tỉnh khác nên việc họp chợ để lưu thông hàng hoá diễn ra ở hầu hết các xã trong tỉnh, một số xã đã tận dụng lợi thế của mình để mở chợ họp tất cả các ngày với quy mô lớn nên đã thu được phí chợ ở mức cao. Bên cạnh đó với đặc điểm Thái bình có nhiều con sông lớn, bé chằng chịt, chưa có điều kiện để xây dựng cầu nên đã hình thành những bến đò, phà nhằm giao lưu buôn bán hàng hoá giữa các xã ven sông và với ngoại tỉnh, tạo điều kiện cho các xã ven sông có số thu từ hoạt động này. Năm 2001 có một số địa phương thực hiện tốt nguồn thu này như: Quỳnh Phụ: 1.400.970 ngàn đồng; Thái Thuỵ: 1.029.912 ngàn đồng; Vũ Thư: 800.618 ngàn đồng. Có được điều này là do bên cạnh những yếu tố thuận lợi về mặt địa lý và cơ sở hạ tầng tốt thì cũng không thể không kể đến công tác quản lý thu tốt ở các địa phương; như việc lập kế hoạch cho khoản thu này cũng được các cán bộ tài chính xã phối hợp cũng Ban thuế và UBND xã đi sâu nghiên cứu tình hình thực tế về mọi mặt nên đã đưa ra dự toán sát với thực tế. Quá trình thực hiện cũng được kiểm tra, đôn đốc thu nộp kịp thời, đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên cũng còn một số địa phương chưa coi trọng công tác quản lý, thiếu sự đôn đốc kiểm tra, mức đấu thầu chưa phù hợp, chưa sát với thực tế, làm giảm thu cho ngân sách xã. Những điều trên đòi hỏi các xã phải làm tốt hơn nữa công tác quản lý thu, từng bước nâng cao số thu cũng như tỷ trọng trong thu phí, lệ phí, qua đó mà nguồn thu tại xã được bảo đảm. * Thu quỹ đất 5% và hoa lợi công sản: Biểu số 3: Tình hình thu quỹ đất 5% và hoa lợi công sản ở các xã: ĐVT: 1000 đ nội dung 1999 2000 2001 DT TH DT TH DT TH Tổng thu : 174120 00 227723 52 173720 00 222001 78 169200 00 217748 12 So sánh TH/DT(%) 130,8 127,8 128,6 So sánh TH năm sau so với năm trước (%) 97,5 98 Qua biểu số 3 ta thấy tổng số thu từ quỹ đất công ích 5% và hoa lợi công sản năm 1999 là 22.772.352 ngàn đồng bằng 130,8% so với dự toán, năm 2000 là 22.200.178 ngàn đồng bằng 127,8% so với dự toán và bằng 97,5% so với năm 1999, với lượng giảm tuyệt đối là 572.174 ngàn đồng. Năm 2001, tổng thu từ quỹ đất 5% và hoa lợi công sản là 21.774.812 ngàn đồng, bằng 128,6% so với dự toán đặt ra và bằng 98% so với năm 2000. Qua đó ta thấy năm 2001 thực hiện so với dự toán tăng 28,6% tương ứng mức tăng tuyệt đối là 4.852.812 ngàn đồng mà năm 2001 so với năm 2000 thì thực hiện lại giảm 2%. Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách xã chiếm 15,8% tổng số các khoản thu 100% và chiếm 10,8% trong tổng số thu ngân sách xã năm 2001. Việc giảm thu qua các năm nguyên nhân là Trong năm việc tính giá thóc để thu giảm 150 đ/kg nên có thể làm giảm giá trị so với năm trước, việc thực hiện chế độ kiểm kê lại đất làm giảm đất công ích tại các xã. Một số xã còn tổ chức đấu thầu nhiều năm thu tiền một lần vào những năm trước làm giảm thu những năm sau. Tuy nhiên một số địa phương đã khai thác tiềm năng đất đai, lao động, mặt nước ao hồ tốt nên hàng năm vẫn giữ vững mức thu cao như huyện Quỳnh Phụ thu 4.256.640 ngàn đồng, bình quân 112.016,8 ngàn đồng/ 1 xã; huyện Hưng Hà thu 3.478.669 ngàn đồng bình quân 102.313,8 ngàn đồng/ 1 xã; huyện Tiền Hải thu 3.288.429 ngàn đồng, bình quân 93.955 ngàn đồng/ 1 xã... Mặc dù vậy số địa phương thu cao ở khoản này không nhiều mà chủ yếu là các xã đó có nhiều đất công ích và hoa lợi công sản nên có số thu cao. Nhìn vào biểu số 4 ta thấy một số xã có số thu cao ở các huyện như Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Hưng Hà đó là : Đông Hải: 398.452 ngàn đồng; Nam Phú: 252.218 ngàn đồng, Đông Long: 234.273 ngàn đồng (Tiền Hải); Quỳnh Ngọc: 289.380 ngàn đồng, An Mỹ 233.554 ngàn đồng, An Bài: 226.300 ngàn đồng, Đồng Tiến: 225.863 ngàn đồng (Quỳnh Phụ). Bên cạnh đó cũng có một số xã không có thu như thị trấn Đông Hưng và Quỳnh Phụ. Có điều đó ngoài yếu tố ưu đãi về tự nhiên, đất đai rộng còn phải kể đến công tác quản lý quỹ đất công ích và hoa lợi công sản đã tác động rất lớn đến khoản thu này. Đây là một khoản thu lớn, ổn định lâu dài, vì vậy chính quyền cấp xã cần quan tâm hơn nữa để quỹ đất công ích không bị bỏ trống, gây lãng phí, làm giảm thu cho ngân sách xã. * Thu đóng góp của nhân dân: Biểu số 5: Tình hình đóng góp của nhân dân cho ngân sách xã ĐVT:1000đ Nội dung 1999 2000 2001 DT TH DT TH DT TH Tổng thu nhân dân đóng góp _ 613500 0 _ 134404 35 _ 248706 44 So sánh TH/DT(%) _ _ _ SO sánh TH năm sau với năm trước (%) 219 185 Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong thời gian qua ngân sách xã tại Thái bình đã nâng cao tinh thần tự lực tự cường dựa vào sức dân, tích cực khai thác tiềm năng tại chỗ, tại cơ sở làm nguồn thu này không ngừng tăng lên qua các năm. Đây là chủ trương hết sức đúng đắn và có ý nghĩa thiết thực nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng của chính phủ đã được cấp uỷ, chính quyền xã thực hiện tốt dự toán, biện pháp tổ chức thực hiện, tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về mức đóng góp, đối tượng thu, phương thức thu và thời gian thu. Nhờ có chủ trương này mà đến nay cơ bản các xã đã hoàn thành mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng. Cụ thể: Nhìn vào biểu số 5 về tình hình thu đóng góp của nhân dân ta thấy: Năm 1999 huy động được 6.135.000 ngàn đồng chiếm 5% tổng thu ngân sách xã; năm 2000 huy động 13.440.435 ngàn đồng tăng 119% so với năm 1999 và chiếm 10,1% tổng thu ngân sách xã trong năm; năm 2001 huy động được 24.870.644 ngàn đồng, tăng 85% so với năm 2000 và chiếm 12,36% tổng thu ngân sách xã trong năm. Như vậy, nguồn huy động sức đóng góp của nhân dân hàng năm liên tục tăng nhanh cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Một số huyện có mức huy động cao như: Thái Thuỵ: 5.156.201 ngàn đồng, Kiến Xương: 4.455.878 ngàn đồng, Quỳnh Phụ: 3.781.788 ngàn đồng. Trong đó các huyện chủ yếu huy động sức đóng góp tự nguyện của nhân dân là chính và chiếm tỷ trọng cao. Với chủ trương huy động sức dân để xây dựng các công trình phúc lợi cho nên hầu hết các xã đều thực hiện công khai và quá trình thực hiện triển khai thành lập Ban quản lý công trình, Ban giám sát công trình do dân bàn và quyết định cử ra có trách nhiệm giám sát toàn diện tất cả các mặt các khâu của việc huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của dân, giám sát việc nghiệm thu, bàn giao và quyết toán công trình. Sau khi đời sống nhân dân trong tỉnh đi vào ổn định, niềm tin của nhân dân vào các cấp lãnh đạo được củng cố thì việc huy động sức dân để cùng làm đang ngày càng có hiệu quả. Để huy động tốt được sức dân, xây dựng các công trình phúc lợi cho xã đòi hỏi các nhà quản lý tài chính xã phải hạch toán công khai cũng như có dự toán và quyết toán đầy đủ chi tiết cho từng công trình phúc lợi, qua đó để người dân thấy được ý nghĩa của những khoản đóng góp của mình; thực hiện huy động và sử dụng theo nguyên tắc: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Nhờ vậy mà nhiều xã đã huy động được cao như: Thuỵ Dương-Thái Thuỵ: 298.731 ngàn đồng, Thuỵ Hà-Thái Thuỵ: 250.372 ngàn đồng, Nam Phú- Tiền Hải: 321.720 ngàn đồng, Nam Thịnh-Tiền Hải: 197.395 ngàn đồng... Có điều này là do các xã đã biết triệt để khai thác nguồn thu, làm tốt công tác tuyên truyền đến từng người dân để họ thấy đuợc lợi ích của những khoản đóng góp của mình. Tuy nhiên vẫn có một số xã khi huy động nhân dân đóng góp không lấy ý kiến trực tiếp của nhân dân mà chủ yếu đưa ra HĐND xã quyết định và coi đó là ý kiến của nhân dân và buộc nhân dân phải thực hiện, nên đã gây bất bình trong nhân dân. Do những khoản đóng góp này không được phản ánh trong dự toán nên đã lợi dụng kẽ hở không bị kiểm tra, kiểm soát của cấp trên đã thực hiện bừa bãi gây lãng phí. Ngoài những khoản trên có trong dự toán thu ngân sách thì hiện nay các khoản thu không có trong dự toán cũng đang ngày càng tăng nhanh. Trong điều kiện ngân sách xã chưa đủ sức để bao quát chung cho tất cả các khoản thu ở địa phương. Do vậy, đòi hỏi phải có một cơ chế để quản lý có hiệu quả các khoản thu không tên này. Năm 2001 thu khác của ngân sách xã đạt 79.602.757 ngàn đồng, tăng 139% so với năm 2000, chiếm 57,9% trong tổng số thu 100% và chiếm 39,56% trong tổng số thu ngân sách xã trong năm. Đây là những khoản thu phát sinh trên địa bàn xã đó là thu vay để trả nợ từ nguồn của chính phủ và thu hồi sau kết luận của thanh tra tại các xã. Do vậy đòi hỏi phải có những quy định phù hợp cho những khoản thu này, giúp cho công tác quản lý ngân sách xã được liên tục và thông suốt; công tác kiểm tra, kiểm soát của cấp trên phải thường xuyên, đảm bảo đúng quy định. Có như vậy công tác quản lý ngân sách xã mới sát thực tế và có nề nếp. 2.2.2. Quản lý chi ngân sách xã: Tình hình chi ngân sách xã được phản ánh tổng hợp qua biểu số 6. Qua số liệu ở biểu số 6 ta thấy, chi ngân sách xã tỉnh Thái bình trong những năm qua có chiều hướng tăng nhanh theo đà phát triển kinh tế-xã hội trong tỉnh cũng như cả nước. Chi ngân sách xã năm 1999 đạt 115.952.796 ngàn đồng bằng 112,2% so với dự toán. Chi ngân sách xã năm 2000 đạt 129.883.204 ngàn đồng tăng 12% so với năm 1999 tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 13.930.408 ngàn đồng và bằng 109,7% so với dự toán. Năm 2001 tổng chi ngân sách xã là 193.704.416 ngàn đồng tăng 35,5% so với dự toán chi và bằng 149,1% so với năm 2000. Sở dĩ tốc độ chi ngân sách xã ngày càng tăng là do nhiều khoản chi ở xã có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây. Việc ban hành nhiều chế độ chính sách của Trung ương cũng như địa phương, giao cho xã thực hiện chế độ sinh hoạt phí tăng lương theo Nghị định 09/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ trưởng xóm, thôn, y tế... đặc biệt là chi sinh hoạt phí và bảo hiểm cho đội ngũ cán bộ xã .Nhờ đó ngân sách xã bảo đảm duy trì được các hoạt động thường xuyên, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trong năm. Công tác quản lý ngân sách xã có nhiều tiến bộ, các khoản chi ngân sách phát sinh được phản ảnh, ghi chép đầy đủ trong hệ thống sổ sách kế toán. Bộ máy ban tài chính xã được củng cố và kiện toàn, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, bước đầu đáp ứng được nhiệm vụ công tác. Bên cạnh đó, chi thường xuyên trong năm 2001 đạt 125.250.667 ngàn đồng bằng 116,7% dự toán năm và bằng 119,6% so với năm 2000, chiếm khoảng 65% so với tổng chi ngân sách xã . Những khoản chi này chủ yếu phục vụ cho các hoạt động của xã được đảm bảo thường xuyên, liên tục. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, kinh tế cũng như cho phát triển trong tương lai. Từ biểu số 6 ta thấy hầu hết các khoản chi thường xuyên của ngân sách xã đều đạt, vượt dự toán đề ra và tăng lên so với năm trước. Trong khi đó nguyên tắc chi ngân sách là phải đẳm bảo chi đúng theo dự toán được duyệt nên việc tăng chi so với dự toán là điều khó chấp nhận. Điều này có thể thấy rằng quản lý khâu lập dự toán chưa tốt chưa sát thực tế, khi thực hiện chi phải thường xuyên điều chỉnh lại dự toán để duyệt quyết toán . Bên cạnh đó các khoản chi khác vượt dự toán rất cao 57,6% năm 1999; 67,3% năm 2000 và 75,2% năm 2001. Thực tế này cho thấy việc quản lý các khoản chi khác còn nhiều bất cập, đây là những khoản chi phát sinh đột xuất hay những khoản chi nhỏ mà không được bao quát hết trong dự toán duyệt. Ngoài ra việc bố trí cơ cấu các khoản chi vẫn chưa thật hợp lý như chi cho quản lý Nhà nước-Đảng-Đoàn thể còn ở mức cao. Năm 1999 chiếm 51,8% tổng chi thường xuyên và chiếm 41,5% tổng chi ngân sách xã; năm 2000 chiếm 48,6% tổng chi thường xuyên và chiếm 39,2% tổng chi ngân sách xã; năm 2001 chiếm 45,9% tổng chi thường xuyên và chiếm 29,7% tổng chi ngân sách xã. Việc phân định cơ cấu phân chia các khoản chi cho các lĩnh vực khác nhau cũng là vấn đề mà các nhà quản lý tài chính cần quan tâm là nên ưu tiên cho lĩnh vực nào cho phù hợp với tình hình của mình. Ví dụ như nên ưu tiên chi cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, sự nghiệp kinh tế đảm bảo cho các khoản chi này một tỷ lệ thích hợp để nâng cao tính hiệu quả cho những khoản chi này. Để có cái nhìn sâu hơn về công tác quản lý chi ngân sách xã trong những năm qua, ta đi phân tích một số khoản chi như: Sự nghiệp giáo dục; sự nghiệp kinh tế; chi quản lý Nhà nước-Đảng-Đoàn thể; chi đầu tư phát triển để thấy rõ được những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế còn tồn taị trong quản lý tài chính ngân sách xã và đưa ra những giải pháp khắc phục. * Đối với chi sự nghiệp giáo dục: Biểu số 7: Tình hình chi cho sự nghiệp giáo dục các xã ở Thái bình: ĐVT: 1000 đồng nội dung 1999 2000 2001 DT TH DT TH DT TH Tổng chi SN giáo dục: 934000 0 973268 5 914200 0 932559 2 866800 0 850372 7 So sánh TH/DT(%) 104.2 102 98.1 So sánh TH năm sau với năm trước(%) 95.8 91.2 Qua biểu số 7 ta thấy tình hình chi cho sự nghiệp Giáo dục ở các xã những năm qua có giảm. Năm 1999 đạt 9.732.685 ngàn đồng chiếm 10% trong tổng chi thường xuyên và chiếm 8,4% trong tổng chi ngân sách xã năm; năm 2000 tổng chi ngân sách xã cho sự nghiệp giáo dục là 9.325.592 ngàn đồng đạt 95,8% so với năm 1999 tương ứng với số giảm tuyệt đối là 407.093 ngàn đồng. Chi sự nghiệp giáo dục năm 2000 chiếm 8,9% tổng chi thường xuyên và chiếm 7,2% tổng chi ngân sách xã năm 2000. Năm 2001 tổng chi ngân sách xã cho sự nghiệp giáo dục là 8.503.727 ngàn đồng, bằng 98,1% dự toán năm và bằng 91,2% so với năm 2000. Chi cho sự nghiệp giáo dục các xã ở Thái bình khoảng 85% đến 90% là chi cho lương, sinh hoạt phí, phụ cấp và hoạt động, còn lại là chi phục vụ cho việc giảng dạy. Trong khi đó theo nghị quyết số 207/QĐ-TTg ngày 25/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp tổ chức tinh giảm biên chế hành chính sự nghiệp. Cho nên chi lương cho giáo viên cũng giảm dẫn đến tổng chi giáo dục giảm dần từ năm 1999 đến nay. Mặc dù việc chi cho sự nghiệp giáo dục giảm trong những năm qua song không vì vậy mà chất lượng đào tạo lại giảm xuống. Hàng năm số học sinh tốt nghiệp các cấp đạt 99% và số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và trung học dạy nghề ngày càng cao. Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp, cùng phương châm đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển nên Nhà nước phối hợp cùng với nhân dân đẩy mạnh phong trào hiếu học đã có truyền thống từ lâu đời của Thái bình. Nhìn chung chi cho sự nghiệp giáo dục các xã ở Thái bình thời gian qua đạt hiệu quả rất đáng khích lệ. Song vẫn còn một số khó khăn cho giáo dục như một số xã nhất là các xã ven biển do người dân còn sống phân tán, các hộ gia đình thì cần lao động phổ thông, ngân sách xã còn khó khăn nên chi cho giáo dục gặp nhiều trở ngại. * Đối với chi cho sự nghiệp kinh tế: Biểu số 8: Tình hình chi cho sự nghiệp kinh tế các xã ở Thái bình ĐVT: 1000 đồng nội dung 1999 2000 2001 DT TH DT TH DT TH Tổng chi SN kinh tế: 159600 0 210677 6 239400 0 296933 1 379000 0 474363 7 So sánh TH/DT(%) 132 124 125 So sánh TH năm sau với năm trước(%) 140.9 159.7 Chi cho sự nghiệp kinh tế là chi cho sự phát triển kinh tế của địa phương, giúp địa phương từng bước đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Qua biểu số 8, ta thấy chi cho sự nghiệp kinh tế các xã ở Thái bình ngày càng tăng với tốc độ cao. Năm 2000 đạt 2.969.331 ngàn đồng tăng 40,9% so với năm 1999. Năm 2001 đạt 4.743.637 ngàn đồng, bằng 125% so với dự toán năm và tăng 59,7% so với năm 2000. Như vậy tốc độ chi cho sự nghiệp kinh tế ở Thái bình ngày càng tăng cao. Với đặc điểm là một tỉnh ở đồng bằng Bắc Bộ, là một tỉnh thuần nông, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Cho nên đầu tư cho sự nghiệp kinh tế nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao từng bước đời sống nhân dân. Đây là những khoản chi cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực nhằm xã hội hoá kinh tế nông thôn, xây dựng những công trình giao thông, công trình thuỷ lợi như hệ thống kênh mương phục vụ cho nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên việc thực hiện chuyển đổi tiến hành còn chậm, quy chế chuyển đổi chưa được thực hiện thống nhất đồng bộ dẫn đến quản lý kém hiệu quả và phần nào vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. * Đối với chi quản lý Nhà nước- Đảng-Đoàn thể: Qua số liệu ở biểu số 9, ta thấy tình hình chi quản lý Nhà nước- Đảng-Đoàn thể tăng lên qua các năm. Năm 1999 tổng chi đạt 48.568.407 ngàn đồng bằng 101% dự toán, Năm 2000 tổng chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể là 50.941.642 ngàn đồng đạt 103,4% so với dự toán và bằng 104,9% so với năm 1999; năm 2001 tổng chi đạt 57.484.712 ngàn đồng bằng 109,9% dự toán và bằng 112,8% so với năm trước. Đây là khoảng chi lớn và ổn định qua các năm, với tỷ trọng 45,9% tổng chi thường xuyên và 29,67% tổng chi ngân sách xã năm, với những khoản chi như chi cho quản lý Nhà nước; Đảng; Mặt trận tổ quốc; Đoàn thanh niên CS HCM; Hội phụ nữ việt nam; Hội cựu chiến binh việt nam; Hội nông dân việt nam. Khoản chi này tăng lên và chiếm tỷ trọng cao như vậy chủ yếu là do chi quản lý Nhà nuớc tăng lên bao gồm chi phụ cấp, sinh hoạt phí cho cán bộ xã, hội nghị, tiếp khách, công tác phí và chi khác. Nhiều xã thực hiện chi đúng, chi đủ và có hiệu quả. Tuy nhiên vẫn còn một số xã chi không đúng mục đích, hiệu quả không cao như chi hội nghị, tiếp khách, công tác phí ngày càng tăng; vẫn còn tình trạng phô trương hình thức, lãng phí thời gian và kinh phí. Đối với các đoàn thể quần chúng trong những năm trước đây hoạt động ở các xã yếu, chưa thu hút được đông đảo quần chúng tham gia. Đứng trước tình hình đó, Đảng uỷ, chính quyền các xã đã tập trung chỉ đạo, củng cố, hoàn thiện các đoàn thể quần chúng một cách có hệ thống từ thôn xóm đến xã đối với tất cả các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh…Đến nay hầu hết ở các xóm đều có các chi đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ hoạt động rất có hiệu quả. Nhiều phong trào hoạt động rất sôi nổi và đem lại hiệu quả thiết thực như: Phong trào thanh niên tình nguyện, phong trào dân số kế hoạch hoá gia đình... Bên cạnh đó ở một số xã do ngân sách xã còn yếu kém nên các hoạt động trên chưa đáp ứng được yêu cầu. Song điều không thể phủ nhận những thành tựu đã đạt được trong chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể đã giúp cho chính quyền cấp xã ổn định và quản lý sâu sát hơn tới nhân dân. * Đối với chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư phát triển là các khoản chi dùng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất do xã quản lý như: Trường học, đường giao thông, trạm y tế, nhà văn hoá, trụ sở uỷ ban, điện thắp sáng... đây là khoản chi giữ vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi ngân sách xã. Nhằm trang bị cơ sở vật chất cho chính quyền cấp cơ sở được vững mạnh, đảm bảo sự phát triển chung của xã cũng như đất nước; thời gian qua hầu hết các xã đều đã chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, trang thiết bị cho xã và bước đầu đã đạt đuợc những thành tựu rất khả quan. Biểu số 10: Tình hình chi đầu tư phát triển các xã ở Thái bình: ĐVT: 1000 đồng nội dung 1999 2000 2001 DT TH DT TH DT TH Tổng chi 163650 00 224211 23 239880 00 251882 71 354590 00 684537 49 So sánh TH/DT(%) 137 105 193 So sánh TH năm sau với năm trước(%) 112.3 271.7 Nhìn vào biểu số 10 ta thấy tình hình chi cho đầu tư phát triển ngân sách xã tăng lên rất nhanh qua các năm. Năm 2000 chi đầu tư phát triển đạt 25.188.271 ngàn đồng tăng 12,3% so với năm 1999; năm 2001 với tổng số chi đầu tư phát triển là 68.453.749 ngàn đồng đạt 193% so với dự toán đề ra và tăng 171,7% so với năm 2000, Với tổng số chi đầu tư phát triển chiếm 35,3% tổng chi ngân sách xã năm 2001. Như vậy tỷ trọng chi cho đầu tư phát triển ngày càng tăng, đây là khoản chi có ý nghĩa rất thiết thực, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và sớm hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ cấp cơ sở. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" trong năm qua, tỉnh đã chỉ đạo nhiều chương trình nhằm đổi mới bộ mặt nông thôn. Nguồn vốn dùng để chi cho đầu tư phát triển chủ yếu được huy động từ: Ngân sách cấp trên cấp theo chương trình mục tiêu, huy động sức đóng góp của nhân dân, từ các nhà đầu tư nước ngoài... với nguồn vốn huy động đó được sử dụng đầu tư chủ yếu là để xây dựng mới và nâng cấp các công trình đã cũ cần tu sửa. Mạng lưới điện thắp sáng ngày được nâng cấp theo hướng điện khí hoá nông thôn. Năm 2001 thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ; thông tư liên tịch số 06/2001/TTLB-BCN-BTC gnày 23/8/2001 của Bộ công nghiệp và Bộ tài chính hướng dẫn giao nhận và hoàn trả vốn lưới điện trung áp nông thôn. Đến nay Thái bình đã hoàn thành việc bàn giao lưới điện trung áp nông thôn cho ngành điện quản lý và tiếp nhận nguồn vốn từ Trung ương chuyển về để hoàn vốn theo giá trị còn lại của lưới điện trung áp nông thôn cho các xã, thị trấn là 40.690 triệu đồng. Đến nay trong toàn tỉnh 100% số xã có hệ thống điện tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống trường học được nâng cấp cải tạo và trang bị thêm trang thiết bị mới phục vụ cho công tác giảng dạy, đến nay đã có trên 95% số xã đã có trường cao tầng, không còn tình trạng phải học 3 ca. Đặc biệt hệ thống giao thông nông thôn đã thay đổi hoàn toàn, 100% đường liên xã được đổ nhựa, hệ thống đường liên thôn, liên xóm được xây gạch hoặc bê tông hoá; các công trình phúc lợi được nâng cấp, sửa chữa, nạo vét kênh mương thuỷ lợi, nâng cấp đường giao thông... Bên cạnh đó, một số xã vùng biển còn trú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất giúp cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản cũng tương đối cao và đạt hiệu quả. Một số xã có số đầu tư cho phát triển cao như: Nam Phú- Tiền Hải 3.928.254 ngàn đồng, Thuỵ Dũng- Thái Thuỵ 1.051.659 ngàn đồng, Tự Tân-Vũ Thư 890.433 ngàn đồng, thị trấn Đông Hưng 829.888 ngàn đồng, Minh Khai-Vũ Thư 855.723 ngàn đồng... Với đặc điểm là một tỉnh thuần nông, nguồn thu chủ yếu dựa vào nông nghiệp, vì vậy việc dành được 35% số chi cho đầu tư phát triển là cố gắng lớn của ngân sách xã trong thơì gian qua.Tuy nhiên việc thực hiện chi cho đầu tư phát triển lại vượt dự toán ở mức tương đối cao. Điều đó cho thấy công tác lập dự toán cho chi đầu tư phát triển chưa tốt, chưa bao quát hết chương trình đầu tư, chưa tính toán chính xác chi phí cho các công trình dẫn đến khi duyệt quyết toán thường xuyên phải điều chỉnh lại dự toán được duyệt. Do vậy cần phải có kế hoạch đầu tư chi tiết, cụ thể hơn nữa, đảm bảo đúng trình tự thủ tục đầu tư quy định. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình thi công thực hiện cũng như phải thành lập ban quản lý dự án do nhân dân bầu ra, tham gia giám sát quá trình thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư. Tổ chức thanh toán và quyết toán phải trung thực, công khai, bảo đảm mọi người dân đều biết, có như vậy phương trâm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” mới phát huy hiệu quả. 2.2.3- Về cân đối thu- chi ngân sách xã: Thái bình là một tỉnh nông nghiệp, nguồn thu của ngân sách xã chủ yếu từ nông nghiệp lại bị ảnh hưởng của sự biến động giá nông sản thực phẩm nên số thu không ổn định trong khi nhiệm vụ chi của ngân sách xã ngày càng tăng đã làm cho tình hình cân đối ngân sách của phần lớn các xã gặp nhiều khó khăn. Nguồn thu tại xã chỉ đáp ứng được một phần nhiệm vụ chi thường xuyên. Cả tỉnh chỉ có thị trấn Hưng Hà là tự cân đối được thu chi ngân sách; có 20 xã chiếm 7% số xã có số thu thường xuyên đảm bảo chi thường xuyên; còn 264 xã chiếm 92,6% tổng số xã là thu thường xuyên không đảm bảo cân đối chi thường xuyên tại xã. Công tác huy động nguồn lực, nhất là huy động sự đóng góp của nhân dân để đầu tư, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế-xã hội còn nhiều bất cập so với yêu cầu. Vì vậy cần phải có cơ chế, tạo điều kiện mọi mặt để xã vươn lên chủ động cân đối ngân sách bảo đảm các hoạt động thường xuyên và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. 2.3- Thực trạng công tác quản lý tài chính ngân sách xã ở Thái bình trong những năm qua: 2.3.1- Về kiện toàn bộ máy quản lý tài chính Ngân sách xã: Bộ máy quản lý tài chính ngân sách xã đã được củng cố và kiện toàn đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở: ở tỉnh: Đã thành lập phòng quản lý ngân sách xã có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Sở trong công tác quản lý tài chính- ngân sách xã, trực tiếp triển khai kiểm tra công tác quản lý tài chính- ngân sách xã theo luật NSNN trên địa bàn. Phòng quản lý ngân sách xã đi vào hoạt động theo quy định của Luật NSNN. ở huyện, Thị xã: Các phòng tài chính thương mại đã thành lập tổ quản lý ngân sách xã có nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý tài chính- ngân sách xã trên địa bàn theo Luật NSNN. ở xã: Tát cả các xã đều có Ban tài chính xã đảm bảo đủ các chức danh và phân định cụ thể các chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh, tạo điều kiện cho Ban tài chính xã từng bước củng cố và tăng cường công tác quản lý tài chính- ngân sách xã ở địa phương; 100% cán bộ trong Ban tài chính xã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tài chính- ngân sách xã và các kiến thức quản lý Nhà nước; đội ngũ kế toán ngân sách xã cơ bản được ổn định, chất lượng ngày một nâng cao; đến nay có 257 kế toán ngân sách xã có trình độ đại học và trung cấp kế toán; 28 kế toán ngân sách xã đang theo học các lớp tại chức. Mặc dù bộ máy quản lý tài chính ngân sách xã đã được củng cố kiện toàn nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Chất lượng Ban tài chính xã chưa đồng đều, một số nơi còn yếu kém, chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của mình nên vai trò tham mưu kiểm soát các nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn hạn chế. 2.3.2- Công tác lập dự toán, chấp hành, quyết toán NSX: * Công tác lập dự toán: Do nhận thức được vị trí, vai trò của công tác lập dự toán, cấp uỷ, chính quyền cơ sở đã chủ động chỉ đạo xây dựng dự toán. Dự toán đã dựa vào tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và căn cứ vào các căn cứ luật cho phép. Công tác lập đảm bảo dân chủ, công bằng, đúng trình tự, chất lượng dự toán từng bước được nâng cao, nội dung thu chi tương đối sát với thực tế phát sinh, đảm bảo đúng mục lục ngân sách. Tuy nhiên, dự toán thu chưa bao quát hết các nguồn thu, chưa sát thực tế, cơ cấu chi còn bất hợp lý, chưa chấp hành đúng nguyên tắc cân đối thu chi ngân sách xã. Vẫn còn nhiều xã khi lập chưa căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn luật định, làm cho công tác điều hành thực hiện dự toán bị động, phải điều chỉnh, bổ sung nhiều gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan tài chính. * Công tác chấp hành dự toán: Đối với thu: Các khoản thu do xã quản lý và tổ chức thực hiện đều đảm bảo sát với nội dung kinh tế phát sinh, thu đúng, thu đủ, đôn đốc nộp kịp thời vào Kho bạc Nhà nước, nhiều xã không những khai thác tốt nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn mà còn chú trọng khai thác tận thu các khoản có tỷ trọng nhỏ, để có nguồn chủ động đáp ứng nhiệm vụ chi hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở. Nhìn chung thực hiện dự toán thu ngân sách xã hầu hết các xã đều thực hiện tốt dự toán đề ra và khai thác tốt các nguồn thu tại xã. Tuy nhiên việc thực hiện khai thác nguồn thu chưa triệt để, vẫn còn nhiều xã còn coi thường nguồn thu có tỷ trọng nhỏ; một số xã tổ chức đấu thầu nhiều năm thu tiền một lần làm giảm thu những năm sau... Đối với chi: Đa số các xã điều hành chi ngân sách đã đảm bảo tuân thủ dự toán được duyệt và chấp hành chế độ ưu tiên trả sinh hoạt phí chi hoạt động đã được kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả, đúng chính sách chế độ của Nhà nước. Một số xã đã tiết kiệm một phần chi thường xuyên giành cho chi đầu tư phát triển nguồn thu, đầu tư chuyển dịch cơ cấu giống cây, giống con và phát triển ngành nghề tại địa phương. Tuy nhiên vẫn còn nhiều xã chi không đúng dự toán, chi thường xuyên cao hơn định mức được duyệt, chưa đúng mục đích, không đảm bảo trật tự ưu tiên. * Công tác quyết toán: Cùng với tổ chức triển khai thực hiện Luật NSNN, việc triển khai thực hiện chế độ kế toán kép theo quyết định số 827/1998/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính; đến nay cán bộ kế toán ngân sách xã đã hạch toán, ghi chép vào sổ sách kế toán có nề nếp. Việc thực hiện chế độ báo cáo kế toán được chấp hành nghiêm túc, chất lượng báo cáo ngày càng tiến bộ, đảm bảo số liệu khớp đúng, phản ánh đúng mục lục ngân sách Nhà nước, từng bước đáp ứng yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, tổng hợp và phân tích, đánh giá các hoạt động tài chính của chính quyền cơ sở. Mặc dù đạt được những thành tựu khả quan trên, song việc quyết toán ngân sách xã vẫn còn một số hạn chế nhất định. Một số xã chưa phản ánh chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, việc sử dụng chứng từ thu còn tuỳ tiện, công tác quản lý, theo dõi tài sản còn yếu kém, chất lượng báo cáo và thời gian gửi báo cáo còn chưa đáp ứng được yêu cầu. 2.3.3- Công tác kiểm tra chấp hành các chế độ quản lý tài chính ngân sách xã: Những năm qua, cán bộ quản lý tài chính- ngân sách xã các cấp đã tích cực đi cơ sở vừa hướng dẫn cán bộ Ban tài chính xã chấp hành Luật NSNN đồng thời thực hiện giám sát các hoạt động tài chính tại cơ sở. Thông qua thẩm định dự toán thu- chi ngân sách xã đã kiểm tra các căn cứ xây dựng dự toán bảo đảm thu đúng, thu đủ, không bỏ sót các nguồn thu, định hướng cho cơ sở bố trí cơ cấu chi đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả. Thông qua kiểm soát chi tại kho bạc Nhà nước đã phát hiện các khoản chi sai, thu sai từ đó có giải pháp uốn nắn kịp thời. Qua công tác kiểm tra chấp hành chế độ kế toán, thẩm định quyết toán đã phát hiện và uốn nắn kịp thời các vi phạm góp phần đưa công tác quản lý tài chính ngân sách xã đi vào nề nếp theo luật định. Thông qua hoạt động thanh tra tài chính và thanh tra nhân dân đã phát hiện và đề nghị chính quyền cơ sở điều chỉnh bổ sung các khoản thu, đình chỉ những khoản chi chưa hợp lý. Mặc dù vậy, nhưng công tác kiểm tra thực hiện Luật NSNN và các quy định quản lý tài chính khác chưa được tiến hành thường xuyên, việc thẩm định xét duyệt dự toán thu- chi chưa kịp thời. Vai trò kiểm soát thu- chi của cán bộ Trưởng ban tài chính xã còn nhiều yếu kém, cá biệt có nơi không kiểm soát được hoạt động thu- chi ngân sách xã. 2.3.4- Việc thực hiện dân chủ, công khai tài chính- ngân sách xã: Trong thời gian qua hầu hết các xã tổ chức công khai trực tiếp toàn bộ dự toán, quyết toán trước và trong các cuộc họp của Đảng bộ, HĐND, UBND và thông báo trên loa truyền thanh của xã; đa số các xã tổ chức niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã và công khai trực tiếp trong các cuộc họp của xóm, hội nghị các đoàn thể. Đặc biệt trong điều kiện những năm qua, nhiều xã đã biết kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa việc triển khai thực hiện dân chủ, công khai tài chính cơ sở với việc thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", tổ chức huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng có hiệu quả, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Kết quả là giúp cho cán bộ và nhân dân trong xã nắm được những thuận lợi, khó khăn về nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách xã, từ đó tạo điều kiện để nhân dân tham gia giám sát quá trình điều hành các hoạt động tài chính- ngân sách xã trên địa bàn của chính quyền cơ sở, đồng thời tự giác thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước và cộng đồng dân cư tại xã. Thông qua triển khai thực hiện dân chủ, công khai tài chính ở cơ sở đã phát huy quyền làm chủ của các tổ chức, cá nhân, củng cố mối liên hệ chặt chẽ giữa Nhà nước và nhân dân, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với tổ chức Đảng và chính quyền cơ sở. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc thực hiện dân chủ công khai vẫn tồn tại một số hạn chế. Một số cán bộ Ban tài chính xã năng lực còn yếu, chưa nắm vững các nội dung cơ bản về Luật NSNN, chế độ thu, chế độ chi nên chưa giải trình kịp thời, cụ thể ngay trước nhân dân, gây hoài nghi, thắc mắc, làm giảm ý nghĩa tác dụng của quy chế dân chủ, công khai tài chính ở cơ sở. 2.3.5- Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trên: - Nguyên nhân chủ quan: Tuy đã có chủ trương, chính sách, chế độ đuợc ban hành nhưng chưa đồng bộ, chưa sát thực tiễn, chưa cụ thể, chưa kịp thời, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện của các cấp, các ngành nhất là cơ sở. Một số cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ, công khai tài chính ở cơ sở nên chưa quan tâm, chưa tích cực giám sát quá trình thực hiện quy chế này trong công tác quản lý tài chính- ngân sách xã. Chưa tích cực tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, cộng đồng dân cư tại xã. Điều kiện tự nhiên, biến động giá cả trên thị trường đã tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngân sách xã cả về quy mô lẫn tốc độ tăng trưởng. - Nguyên nhân chủ quan: Một số cán bộ xã còn chưa xác định rõ chức năng nhiệm vụ của mình nên chưa tham mưu có hiệu quả cho cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở trong quản lý và điều hành tài chính xã. Công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan cấp trên đối với hoạt động tài chính-ngân sách xã chưa xử lý nghiêm minh các vi phạm dẫn đến cán bộ xã coi thường kỷ luật tài chính, cá biệt có nơi còn tuỳ tiện trong quản lý điều hành thu- chi ngân sách xã. Tư tưởng lãnh đạo của nhiều cán bộ ở một số xã còn chậm được đổi mới; chưa giám tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất và việc đưa các loại giống mới vào sản xuất... nên không tạo ra những đột biến trong sản xuất, hạn chế nguồn thu mới cho ngân sách xã. Nhận thức của một số cán bộ chủ chốt về chấn chỉnh công tác quản lý tài chính- ngân sách xã theo luật NSNN và nghị quyết của Tỉnh uỷ còn hạn chế, chậm thích ứng với cơ chế quản lý mới nên công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành thực hiện Luật NSNN, củng cố tăng cường công tác quản lý tài chính ở cơ sở chưa kịp thời, chưa thường xuyên, chưa đồng bộ, chưa coi việc điều hành thu chi qua Kho bạc Nhà nước là biện pháp tích cực nhằm lập lại kỷ cương trong quản lý tài chính- ngân sách xã. Xuất phát từ những thành công cũng như những hạn chế trong quá trình quản lý của ngân sách xã ở Thái bình, một vấn đề đặt ra là những khả năng tiềm tàng hiện nay của các xã về đất đai, mặt nước ao hồ, lao động và các ngành nghề truyền thống, thì việc tìm ra định hướng, biện pháp để phát huy những mặt mạnh hạn chế những mặt yếu kém tăng cường tổ chức quản lý và phát triển ngân sách xã một cách ổn định vững chắc là một yêu cầu thiết thực góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện cho kinh tế xã hội trong tỉnh nói chung và cho cơ sở xã, phường nói riêng. Từng bước rút ngắn dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. chương BA: phương hướng - mục tiêu - giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách xã ở thái bình trong thời gian tới 3.1. Phương hướng - mục tiêu Ngân sách xã là công cụ tài chính quan trọng, là phương tiện vật chất cho chính quyền cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ phuc vụ mục tiêu “do dân, vì dân, giải quyết các mối liên hệ giữa nhà nước và nhân dân”. Vì vậy Ngân sách xã là cấp ngân sách cơ sở có mối liên hệ trực tiếp với dân, do dân, vì dân. Để thực hiện mục tiêu “Dân giầu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh” đồng thời đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.Trong giai đoạn vừa qua những thực trạng đã được phân tích ở chương 2 có thể nói công tác quản lý ngân sách xã sau 5 năm thực hiện luật Ngân sách Nhà nước đã tương đối bám sát chủ trương, chính sách của Nhà nước và bước đầu cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên cũng còn bộc lộ một số những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý thu chi Ngân sách xã. Về phần thu vẫn còn một số xã chưa chủ động bao quát hết nguồn thu và chưa tận dụng hết các lợi thế của địa phương để huy động nguồn thu. Về phần chi cơ cấu chi nhiều nơi ít biến đổi và còn chưa hợp lý, dành chủ yếu cho chi thường xuyên còn cho chi đầu tư phát triển hạn chế. Nhiều nơi quản lý chi còn lãng phí và hiệu quả không cao. Vì vậy trong thời gian tới để khắc phục tình trạng trên chính quyền các cấp đã đưa ra các định hướng cho công tác quản lý Ngân sách Nhà nước nói chung và công tác quản lý Ngân sách xã nói riêng. Với mục tiêu từ nay đến 2005, Thái Bình phải củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính- Ngân sách xã theo luật Ngân sách Nhà nước, nâng cao hiệu quả việc thực hiện quy chế dân chủ công khai tài chính ở cơ sở, làm cho quy mô thu chi Ngân sách xã ngày càng ổn định và phát triển bền vững. Nguồn thu Ngân sách xã bảo đảm nhiệm vụ chi cho hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở, thực hiện tốt chính sách xã hội, đồng thời dành một phần vốn thích đáng để duy trì và tăng cường cơ sở hạ tầng tại xã, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn, phát triển và mở rộng ngành nghề, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho nông dân, khuyến khích nhân dân thực hiện tốt chương trình xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, đầu tư mở rộng và phát triển nguồn thu cho Ngân sách xã góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn. Để đạt được những mục tiêu trên cần tập trung xây dựng Ngân sách xã đủ mạnh từ thực lực nền kinh tế của xã bảo đảm nguồn thu ổn định lâu dài để đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới có cơ chế phân cấp phân quyền rõ ràng phát huy tính chủ động sáng tạo của cơ sở để từng bước lành mạnh nền tài chính củng cố ban tài chính xã đủ khả năng quản lý và phát triển Ngân sách xã. Với những mục tiêu và phương hướng trên trong công tác quản lý thu chi Ngân sách xã cần thực hiện tốt các công việc cụ thể sau: 3.1.1. Về khai thác khoản thu cho Ngân sách xã Các khoản thu phải thực hiện theo đúng phân cấp của luật Ngân sách Nhà nước có vận dụng theo điều kiện thực tế của địa phương nhằm phát huy tính chủ động tự chịu trách nhiệm trước nguồn thu được phân cấp. Các khoản thu phân chia theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước, thông tư hướng dẫn của bộ tài chính thì việc phân định tỉ lệ nguồn thu Ngân sách xã hưởng được cụ thể quy định đến từng xã, song do cơ sở vật chất và điều kiện thực tế chưa thể thực hiện được. Vì vậy việc phân chia nguồn thu có thể áp dụng theo khu vực cho phù hợp với thực tế theo đó mà sở Tài chính -Vật giá trình UBND tỉnh quy định cụ thể tỉ lệ phần trăm nguồn thu mà Ngân sách xã được hưởng theo Luật định. Đối với nguồn huy động đóng góp của nhân dân thì đây là nguồn có ý nghĩa rất lớn, phu hợp với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước để phát huy nội lực tạo nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nứơc. Cần phải quán triệt sâu rộng đến nhân dân khi huy động cần phải có phương án kế hoạch cụ thể, công khai xin ý kiến nhân dân trước khi trình UBND xã phê chuẩn cụ thể. Việc thu các khoản đóng góp phải có biên lai thu tiền do Bộ tài chính ban hành nếu thu bằng tiền phải nộp vào Kho bạc Nhà nước quản lý, sử dụng đúng mục đích thực hiện quy trình công khai theo đúng quy định của chính phủ. Về nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu: Cần tập trung khai thác thế mạnh phù hợp với từng địa phương tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế về cây trồng vật nuôi, kết hợp với ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để phát triển kinh tế địa phương. Những xã nào có điều kiện tự nhiên phù hợp với giống cây trồng vật nuôi nào cần có chủ trương phát triển và nhân ra diện rộng. Những xã ven sông có lợi thế về bến bãi đò cần khai thác sử dụng triệt để. Qua đó đầu tư phát triển thêm ngành nghề phụ, nghề gia truyền, phát triển tiểu thủ công nghiệp nâng cao đời sống nhân dân góp phần tăng thu cho ngân sách xã. 3.1.2. Về nhiệm vụ chi ngân sách xã. Đối với chi đầu tư phát triển, trong những năm tới ngoài việc tăng cường đầu tư để hoàn thiện các công trình cơ sở vật chất của xã như trường học trạm xá, đường liên thôn xóm ...thì cần phải tập trung vào những công việc trọng tâm trọng điểm có tính chất cấp bách. Và một nhiệm vụ quan trọng của Ngân sách xã là phải tiếp tục đầu tư để duy tu sửa chữa, bảo dưỡng những công trình mà xã đã đầu tư xây dựng trong những năm qua nay cần phải giữ gìn và phát huy hiệu quả. Nếu những công trình này không được duy tu bảo dưỡng thì chỉ trong một thời gian ngắn nữa những thành quả mà chúng ta đã đạt được thời gian qua sẽ không còn phát huy tác dụng. Bên cạnh đó cũng cần phải chú trọng phương trâm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” từ đó hỗ trợ cho Ngân sách xã phần nào trong việc đáp ứng nhu cầu chi tiêu. Tuy nhiên khi chi đầu tư phát triển cần phải đảm bảo đủ nguồn để chi thường xuyên, trong đó cần phải ưu tiên chi cho sinh hoạt phí và các khoản phụ câp cho cán bộ xã. Các xã cần xem kĩ lưỡng các khoản chi, đảm bảo đúng dự toán, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa các khoản chi ngoài dự toán, xem xét và giảm khoản chi khác trong chi thường xuyên ở mức thấp có thể chấp nhận mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Đối với các khoản chi phát sinh đột suất cấp bách như khắc phục thiên tai hoả hoạn cứu đói ...sẽ được giải quyết kịp thời theo quyết định của Chủ tịch UBND huyện phê duyệt . 3.1.3. Về công tác quản lý. Đối với công tác quản lý Ngân sách xã trong hệ thống Ngân sách Nhà nướ, cần thực hiện quản lý thu chi Ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nước. Trong 5 năm qua từ khi thực hiện luật Ngân sách Nhà nước, công tác quản lý thu chi Ngân sách xã được quy định cụ thể tại điều 34 và 35 luật Ngân sách Nhà nước, nên công tác quản lý thu chi Ngân sách xã có nhiều thuận lợi, chấp hành tốt quy trình thu chi Ngân sách xã. Tuy nhiên ở mỗi khâu của quy trình quản lý Ngân sách xã cũng còn nhiều tồn tại nên cần phải bám sát những phần việc sau: Đối với lập dự toán thu chi Ngân sách phải đươc xây đựng một cách tích cực bám sát điều kiện kinh tế xã hội của xã, nguồn thu phải được bao quát rộng khắp, nhiệm vụ chi phải bảo đảm mối quan hệ hài hoà, tiết kiệm, hiệu quả. Đối với khâu chấp hành dự toán phải bảo đảm tính chính xác thu đúng, thu đủ, kịp thời theo chế độ của Nhà nước, thực hiện chi đúng theo dự toán đảm bảo tiết kiệm hiệu quả. Đặc biệt chú trọng đến chi để nuôi dưỡng nguồn thu tại xã, từng bước khẳng định vai trò cấp Ngân sách xã. Ban tài chímh xã phải có trách nhiệm ghi chép kế toán phản ánh kết quả kịp thời về thu chi, kiểm tra giám sát kịp thời các hoạt động tài chính để đưa ra những kiến nghị cho UBND xã và cơ quan tài chính cấp trên. Đối với đội ngũ cán bộ tài chính thì để công tác quản lý tài chín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách xã ở Thái bình trong điều kiện hiện nay.pdf
Tài liệu liên quan