Tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại xí nghiệp hoá dược: LUẬN VĂN:
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn tại Xí nghiệp Hoá Dược
Lời nói đầu
Hơn một thập kỷ qua, với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế
nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của nhà nước và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Những
năm gần đây (Nhất là từ năm 1991 đến nay) nền kinh tế đang dần khởi sắc, đã có tích luỹ
từ nội bộ nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài càng lớn, tạo thế và lực nhanh hơn.
Bên cạnh thuận lợi đó các doanh nghiệp quản lý kinh doanh trong nước, đặc biệt
là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho sức khoẻ đời sống vật
chất của con người không ít khó khăn thử thách: trang thiết bị lạc hậu, trình độ công
nghệ, trình độ quản lý chưa theo kịp với đà lên ngày càng cao của thị trường cơ chế quản
lý tập trung quan liêu bao cấp tuy đã xoá bỏ, từ lâu nhưng vẫn còn là sức ỳ tâm lý rất lớn
cản trở sự nhạ...
68 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại xí nghiệp hoá dược, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn tại Xí nghiệp Hoá Dược
Lời nói đầu
Hơn một thập kỷ qua, với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế
nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của nhà nước và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Những
năm gần đây (Nhất là từ năm 1991 đến nay) nền kinh tế đang dần khởi sắc, đã có tích luỹ
từ nội bộ nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài càng lớn, tạo thế và lực nhanh hơn.
Bên cạnh thuận lợi đó các doanh nghiệp quản lý kinh doanh trong nước, đặc biệt
là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho sức khoẻ đời sống vật
chất của con người không ít khó khăn thử thách: trang thiết bị lạc hậu, trình độ công
nghệ, trình độ quản lý chưa theo kịp với đà lên ngày càng cao của thị trường cơ chế quản
lý tập trung quan liêu bao cấp tuy đã xoá bỏ, từ lâu nhưng vẫn còn là sức ỳ tâm lý rất lớn
cản trở sự nhạy bén linh ứng với phương pháp và cách thức điều hành doanh nghiệp lớn
nhất là trong lĩnh vực tài chính. Các doanh nghiệp còn nhiều lúng túng trong việc huy
động, quản lý và sử dụng vốn, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị rơi vào
tình trạng thiếu vốn.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do công tác quản lý và sử
dụng vốn kém hiệu quả.
Trong khuôn khổ của chuyên đề thực tập em xin chọn đề tài nghiên cứu: " Một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp Hoá Dược". Đề tài bao
gồm 3 phần:
Phần I : Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
Phần II : Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tạiXí nghiệp Hoá Dược.
Phần III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp Hoá
Dược .
Phần I
Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
I. Vốn và vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập
một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Với tầm quan trọng
như vậy, việc nghiên cứu cần phải bắt đầu làm rõ khái niệm cơ bản vốn là gì và vai trò
của vốn đối với doanh nghiệp thể hiện như thế nào.
1. Khái niệm
Theo quan điểm của Marx, vốn ( tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư là một
đầu vào của quá trình sản xuất. Định nghĩa của Marx có tầm khái quát lớn nhưng do bị
hạn chế bởi những điều kiện khách quan lúc bấy giờ nên Marx đã quan niệm chỉ có khu
vực sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế.
Các nhà kinh tế học đại diện cho các trường phái kinh tế khác nhau cũng có các
quan điểm khác nhau về vốn. Theo P. Samuelson vốn là những hàng hoá được sản xuất ra
để phục vụ cho quá trình sản xuất mới, là một đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Trong cuốn " kinh tế học " của D. Begg tác giả đã đưa ra 2 định nghĩa
về vốn hiện vật và vốn tài chính của doanh nghiệp: vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá đã
sản xuất ra để sản xuất ra các hàng hoá khác; vốn tài chính là các loại giấy tờ có giá của
doanh nghiệp.
Các quan điểm của vốn ở trên tuy thể hiện được vai trò tác dụng trong những điều
kiện lịch sử cụ thể với các yêu cầu, mục đích nghiên cứu cụ thể nhưng vẫn bị hạn chế bởi
sự đồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp. Thực chất vốn là biểu hiện bằng tiền, là
giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Vốn và tài sản là hai mặt có giá trị và
hiện vật của một bộ phận nguồn lực sản xuất mà doanh nghiệp huy động vào quá trình
sản xuất kinh doanh của mình.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được quan niệm là toàn bộ những giá
trị ứng ra ban đầu và các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp. Khái niệm này
không những chỉ ra vốn là một yếu tố đầu vào của sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia
của vốn không chỉ bó hẹp trong một quá trình sản xuất riêng biệt, chia cắt mà trong toàn
bộ trong mọi quá trình sản xuất và tái sản xuất liên tục trong suốt thời gian tồn tại của
doanh nghiệp.
Như vậy, vốn là yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nó đòi hỏi
các doanh nghiệp phải quản lý và sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn, đảm
bảo cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Vì vậy, các doanh nghiệp cần thiết phải nhận
thức đầy đủ hơn về vốn cũng như những đặc trưng của vốn. Điều đó có ý nghĩa rất lớn
đối với các doanh nghiệp vì chỉ khi nào các doanh nghiệp hiểu rõ được tầm quan trọng và
giá trị của đồng vốn thì doanh nghiệp mới có thể sử dụng nó một cách có hiệu quả được.
Các đặc trưng cơ bản của vốn:
- Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định: có nghĩa là vốn được biểu
hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp.
- Vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy
tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
- Vốn có giá trị về mặt thời gian; điều này rất có ý nghĩa khi bỏ vốn vào đầu tư và
tính hiệu quả sử dụng của đồng vốn.
- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô chủ và
không có ai quản lý.
- Vốn được quan niệm như một hàng hóa và là một hàng hoá đặc biệt có thể mua
bán quyền sử dụng vốn trên thị trường; tạo nên sự giao lưu sôi động trên thị trường vốn,
thị trường tài chính.
- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của các tài sản hữu hình mà còn được biểu
hiện bằng tiền của những tài sản vô hình ( Tài sản vô hình của doanh nghiệp có thể là vị
trí kinh doanh, lợi thế trong sản xuất, bằng phát minh sáng chế, các bí quyết về công
nghệ…)
2. Phân loại vốn.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu
quả các doanh nghiệp đều tiến hành phân loại vốn. Tuỳ vào mục đích và loại hình của
từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp phân loại vốn theo các tiêu thức khác nhau.
2.1 Phân loại vốn theo nguồn hình thành.
2.1.1. Vốn chủ sở hữu.
a. Vốn pháp định.
Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật
quy định đối với từng ngành nghề. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn này do
ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước như khoản chênh lệch
tăng giá làm tăng giá trị tài sản, tiền vốn trong doanh nghiệp, các khoản phải nộp nhưng
được để lại doanh nghiệp.
b. Vốn tự bổ sung
Vốn tự bổ sung là vốn chủ yếu do doanh nghiệp được lấy một phần từ lợi nhuận
để lại doanh nghiệp, nó được thực hiện dưới hình thức lấy một phần từ quỹ đầu tư phát
triển, quỹ dự phòng tài chính. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp nhà nước còn được để lại
toàn bộ số khấu hao cơ bản tài sản cố định để đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định.
Đây là nguồn tự tài trợ cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
2.1.2. Vốn huy động của doanh nghiệp.
Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, vốn chủ sở hữu
có vai trò rất quan trọng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Để đáp ứng
nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tăng cường vốn huy động các
nguồn vốn khác dưới hình thức vay nợ, liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu và các
hình thức khác.
a. Vay vốn
Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá nhân, đơn vị
kinh tế để tạo lập hoặc tăng thêm nguồn vốn.
- Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng rất quan trọng đối với các doanh
nghiệp. Nguồn vốn này đáp ứng đúng thời điểm các khoản tín dụng ngắn hạn hoặc dài
hạn theo nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng và
doanh nghiệp
- Vốn vay trên thị trường chứng khoán.
Tại những nền kinh tế có thị trường chứng khoán phát triển, vay vốn trên thị trường
chứng khoán là hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể phát
hành trái phiếu, đây là công cụ tài chính quan trọng dễ sử dụng vào mục đích vay dài hạn
đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh. Việc phát hành trái phiếu cho phép doanh
nghiệp có thể thu hút rộng rãi số tiền nhàn rỗi trong xã hội để mở rộng hoạt động kinh
doanh của mình.
b. Vốn liên doanh liên kết.
Doanh nghiệp có thể liên doanh liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác để
huy động vốn nhằm thực hiện hoạt động mở rộng sản xuất - kinh doanh. Đây là một hình
thức huy động vốn quan trọng vì hoạt động tham gia góp vốn liên doanh, liên kết gắn liền
với việc chuyển giao công nghệ, thiết bị giữa các bên tham gia nhằm đổi mới sản phẩm,
tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; doanh nghiệp cũng có thể tiếp nhận máy
móc, thiết bị nếu hợp đồng liên doanh quy định góp vốn bằng máy móc thiết bị.
c. Vốn tín dụng thương mại.
Tín dụng thương mại là các khoản mua chịu từ nguồn cung cấp hoặc ứng trước
của khách hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng. Tín dụng thương mại luôn gắn
với một luồng hàng hoá dịch vụ cụ thể, gắn với một quan hệ thanh toán cụ thể nên nó
chịu tác động của cơ chế thanh toán, của chính sách tín dụng khách hàng mà doanh
nghiệp được hưởng. Đây là phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh và nó
còn tạo khả năng mở rộng hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Tuy nhiên các khoản tín
dụng thương mại thường có thời hạn ngắn nhưng nếu doanh nghiệp biết quản lý một cách
khoa học nó có thể đáp ứng phần nào vốn lưu động cho doanh nghiệp.
d. Vốn tín dụng thuê mua.
Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thuê mua là một phương thức giúp cho các
doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết sử dụng vào hoạt động trong kinh
doanh của mình. Đây là phương thức tài trợ thông qua hợp đồng thuê giữa người thuê và
người cho thuê. Người thuê được sử dụng tài sản và phải trả tiền thuê cho người cho thuê
theo thời hạn mà hai bên thoả thuận, người cho thuê là người sở hữu tài sản và nhận được
tiền cho thuê tài sản.
Tín dụng thuê mua có hai phương thức giao dịch chủ yếu là thuê vận hành và thuê
tài chính.
* Thuê vận hành.
Phương thức thuê vận hành hay còn gọi là thuê hoạt động là một hình thức thuê
ngắn hạn tài sản. Hình thức thuê này có đặc trưng chủ yếu sau.
Thời hạn thuê thường rất ngắn so với toàn bộ thời gian tồn tại hữu ích của tài
sản, điều kiện chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước trong thời gian ngắn.
Người thuê chỉ phải trả tiền thuê theo thoả thuận, người cho thuê phải chịu
mọi chi phí vận hành của tài sản như chi phí bảo trì, bảo hiểm, thuế tài sản … cùng với
mọi rủi ro về hao mòn vô hình của tài sản.
Hình thức này hoàn toàn phù hợp đối với những hoạt động có tính chất thời vụ và
nó đem lại cho bên thuê là không cần phải phản ánh loại này vào sổ sách kế toán.
* Thuê tài chính.
Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng trung hạn và dài hạn theo hợp
đồng. Theo phương thức này, người cho thuê thường phải mua tài sản, thiết bị mà người
thuê cần và đã thương lượng từ trước các điều kiện mua tài sản từ người cho thuê. Thuê
tài chính có đặc trưng:
Thời hạn thuê tài sản của bên thuê phải chiếm phần lớn đời sống hữu ích của
tài sản và hiện giá thuần của toàn bộ các khoản tiền thuê phải đủ để bù đắp những chi phí
mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng. Trong thời hành thuê chính thức các bên
trong hợp đồng không được tự ý huỷ hợp đồng.
Ngoài khoản tiền thuê tài sản trả cho bên cho thuê, các khoản chi phí bảo
dưỡng vận hành, phí bảo hiểm, thuế tài sản, cũng như các rủi ro khác đối với tài sản do
bên thuê phải chịu cũng tương tự như tài sản của doanh nghiệp .
Trên đây là cách phân loại vốn theo nguồn hình thành, nó là cơ sơ để doanh
nghiệp lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp tuỳ theo loại hình sở hữu, ngành nghề kinh doanh
quy mô, trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cũng như chiến lược phát triển và
chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với việc quản lý vốn ở các doanh
nghiệp trọng tâm cần đề cập là hoạt động luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của
các hình thái khác nhau của tài sản và hiệu quả quay vòng vốn. Vốn cần đựơc xem xét
dưới quan điểm hiệu quả.
2.2. Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển
2.2.1. Vốn cố định
Trong quá trình sản xuất kinh doanh sự vận động của vốn cố định gắn liền với
hình thái biểu hiện vật chất của nó là tài sản cố định. Vì vậy, việc nghiên cứu về vốn cố
định trước hết phải dựa trên cơ sơ tìm hiểu tài sản cố định.
a. Tài sản cố định.
Căn cứ vào tính chất và tác dụng trong khi tham gia vào quá trình sản xuất, tư liệu
sản xuất được chia làm hai bộ phận là đối tượng lao động và tư liệu lao động. Đặc điểm
cơ bản của tư liệu lao động là chúng có thể tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào nhiều
chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó, mặc dù tư liệu sản xuất bị hao mòn nhưng chúng
vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu. Chỉ khi nào chúng bị hư hỏng hoàn toàn hoặc xét thấy
không có lợi về mặt kinh tế thì khi đó chúng mới bị thay thế, đổi mới.
Tài sản cố định là những tư liệu lao động của doanh nghiệp, khi tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh nó không thay đổi hình thái vật chất ban đầu, nó có thể tham
gia nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm hàng hoá và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần
từng phần vào giá trị của sản phẩm tuỳ theo mức độ hao mòn vật chất của tài sản cố
định. Bộ phận chuyển dịch vào trong giá trị sản phẩm mới tạo nên một yếu tố chi phí sản
xuất sản phẩm và được thu hồi sau khi tiêu thụ được sản phẩm .
Để có thể xem xét thế nào là tài sản cố định, Nhà nước ta có quy định một tư liệu
lao động phải đạt đủ hai tiêu chuẩn sau đây:
Thời gian sử dụng tối thiêu phải một năm trở lên.
Giá trị phải đạt tới một độ lớn nhất định trong từng thời kỳ (hiện nay quy định từ 5 triệu
đồng trở lên (Ttheo thời giá năm 1997).
Để tăng cường công tác quản lý tài sản cố định cũng như vốn cố định và nâng cao
hiệu quả sử dụng của chúng cần thiết phải phân loại tài sản cố định.
Căn cứ vào tính chất tham gia của tài sản cố định trong doanh nghiệp thì tài sản cố
định được phân loại:
* Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh. Loại này bao gồm tài sản cố định hữu
hình và tài sản cố định vô hình.
Tài sản cố định hữu hình bao gồm các loại sau:
Loại1: Nhà cửa, vật kiến trúc.
Loại 2: Máy móc thiết bị dùng cho sản xuất - kinh doanh.
Loại 3: Phương tiện vận tải, truyền dẫn.
Loại 4: Thiết bị và dụng cụ quản lý.
Loại 5: Vườn cây lâu năm xúc vật làm việc và cho sản phẩm.
Loại 6: Các tài sản cố định khác.
Tài sản cố định vô hình hay những tài sản cố định không có hình thái vật chất ở
nhiều doanh nghiệp có giá trị rất lớn như lợi thế thương mại, uy tín của doanh nghiệp và
của sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm…
* Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng.
* Tài sản cố định mà doanh nghiệp phải bảo quản và cất giữ hộ Nhà nước.
Việc phân loại tài sản cố định theo cách này giúp cho doanh nghiệp biết được vị trí
và tầm quan trọng của tài sản cố định dùng vào mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh
và phương hướng đầu tư vào tài sản cố định hợp lý.
Căn cứ vào tình hình sử dụng thì tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành
các loại sau:
* Tài sản cố định đang sử dụng.
* Tài sản cố định chưa sử dụng
* Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý.
Các phân loại này giúp cho doanh nghiệp biết một cách tổng quát tình hình sử
dụng tài sản cố định, mức độ huy động chúng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và xác
định đúng đắn số tài sản cố định cần tính khấu hao, có biện pháp thanh lý những tài sản
cố định đã hết thời gian thu hồi vốn.
b. Vốn cố định của doanh nghiệp
Việc đầu tư thành lập một doanh nghiệp bao gồm việc xây dựng nhà xưởng, nhà
làm việc và quản lý, lắp đặt hệ thống các máy móc thiết bị chế tạo sản phẩm, mua sắm xe
cộ và các phương tiện vận tải… khi các công việc được hoàn thành và bàn giao thì doanh
nghiệp mới có thể bắt đầu tiến hành sản xuất được. Như vậy, vốn đầu tư ban đầu đã
chuyển thành vốn cố định của doanh nghiệp.
Vậy: vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về
tài sản cố định; đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ
sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Vốn
cố định của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sản xuất - kinh doanh. Việc đầu
tư đúng hướng tài sản cố định sẽ mang lại hiệu quả và năng xuất rất cao trong kinh
doanh, giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn và đứng vững trong cơ chế thị trường.
2.2.2. Vốn lưu động.
a. Tài sản lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh bên cạnh tài sản cố định, doanh nghiệp luôn
có một khối lượng tài sản nhất định nằm rải rác trong các khâu của quá trình sản xuất: dự
trữ chuẩn bị sản xuất, phục vụ sản xuất, phối hợp , tiêu thụ sản phẩm, đây chính là tài sản
lưu động của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giá trị của tài
sản lưu động thường chiếm tới 50% - 70% tổng giá trị tài sản.
Tài sản lưu động chủ yếu nằm trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và là các đối tượng lao động. Đối với lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất
không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Bộ phận chủ yếu của đối tượng lao động sẽ
thông qua quá trình sản xuất tạo thành thực thể của sản phẩm, bộ phận khác sẽ hao phí
mất đi trong quá trình sản xuất. Đối tượng lao động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất
do đó toàn bộ giá trị của chúng được chuyển dịch một lần vào sản phẩm và được thực
hiện khi sản phẩm trở thành hàng hoá.
Đối tượng lao động trong các doanh nghiệp được chia thành hai thành phần: một
bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, một bộ
phận là những vật tư đang trong quá trình chế biến ( sản phẩm đa dang, bán thành
phẩm,…) cùng với các công cụ, dụng cụ, phụ tùng thay thế được dự trữ hoặc sử dụng,
chúng tạo thành tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất của doanh nghiệp.
Bên cạnh tài sản lưu động nằm trong khâu sản xuất, doanh nghiệp cũng có một số
tài sản lưu động khác nằm trong khâu lưu thông, thanh toán đó là các vật tư phục vụ quá
trình tiêu thụ, là các khoản hàng gửi bán, các khoản phải thu…
Do vậy, trứơc khi bước vào sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có một
lượng vốn thích đáng để đầu tư vào những tài sản ấy, số tiền ứng trước về tài sản lưu
động đó được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
b. vốn lưu động.
Vốn lưu động luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thức khác nhau, bắt đầu từ
hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư - hàng hoá và lại quay trở về hình thái tiền tệ
ban đầu của nó. Vì quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục cho nên vốn lưu động
cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ thành sự chu chuyển của vốn.
Vậy: vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm
đảm bảo cho quá trình tái sản xuất cho doanh nghiệp đựơc thực hiện thường xuyên, liên
tục.
Trong doanh nghiệp, việc quản lý tốt vốn lưu động có vai trò rất quan trọng. Một
doanh nghiệp được đánh giá là quản lý vốn lưu động có hiệu quả khi với một khối lượng
vốn không lớn doanh nghiệp biết phân bổ hợp lý trên các giai đoạn luân chuyển vốn để
số vốn lưu động đó chuyển biến nhanh từ hình thái này sang hình thái khác, đáp ứng
đựơc các nhu cầu phát sinh. Muốn quản lý tốt vốn lưu động các doanh nghiệp trước hết
phải nhận biết được các bộ phận cấu thành của vốn lưu động trên cơ sở đó đề ra được các
biện pháp quản lý phù hợp với từng loại.
Căn cứ vào công dụng của các tài sản lưu động thì vốn lưu động bao gồm:
* Vốn lưu động nằm trong quá trình dự trữ sản xuất. Ví dụ vốn nguyên vật liệu, nhiên
liệu, phụ tùng thay thế, vốn về công cụ dụng cụ…
* Vốn lưu động nằm trong quá trình trực tiếp sản xuất: vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn
bán thành phẩm tự chế, vốn về chi phí tổn được phân bổ…
* Vốn lưu động lưu động nằm trong quá trình lưu thông: vốn thành phẩm và hàng hoá
mua ngoài, vốn tiền tệ, vốn tạm ứng…
Căn cứ vào hình thái biểu hiện vốn lưu động bao gồm:
* Tiền mặt và chứng khoán có thể bán được.
* Các khoản phải thu.
* Các khoản dự trữ: vật tư, hàng hoá…
3.Vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp.
Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh dù với bất kỳ quy mô nào cũng cần phải
có một lượng vốn nhất định, nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các
doanh nghiệp.
Về mặt pháp lý: Mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên
doanh nghiệp đó phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằng
lượng vốn pháp định ( lượng vốn tối thiểu mà pháp luật quy định cho từng loại hình
doanh nghiệp ) khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới được xác lập. Ngược lại, việc
thành lập doanh nghiệp không thể thực hiện được. Trường hợp trong quá trình hoạt động
kinh doanh, vốn của doanh nghiệp không đạt điều kiện mà pháp luật quy định, doanh
nghiệp sẽ bị tuyên bố chấm dứt hoạt động như phá sản, giải thể, sáp nhập… Như vậy,
vốn có thể được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo sự tồn tại tư
cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật.
Về kinh tế: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Vốn không những đảm bảo khả
năng mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ để phục vụ cho quá trình sản xuất
mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục.
Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Điều này càng thể hiện rõ
trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh
nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư hiện đại hoá công nghệ… tất
cả những yếu tố này muốn đạt được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ
lớn.
Vốn cũng là yếu tố quyết định đến việc mở rộng phạm vi hoạt động của doanh
nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh, vốn của
doanh nghiệp phải sinh lời tức là hoạt động sản xuất kinh doanh phải có lãi đảm bảo vốn
của doanh nghiệp bảo toàn và phát triển. Đó là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư mở
rộng phạm vi tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường tiêu thụ,
nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Nhận thức được vai trò quan trọng của vốn như vậy thì doanh nghiệp mới có thể
sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả và luôn tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
II Hiệu quả sử dụng vốn.
1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn.
Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp, người ta sử dụng thước đo là hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai góc độ: hiệu quả kinh tế
và hiệu quả xã hội. Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp, người ta chủ yếu quan tâm đến
hiệu quả kinh tế. Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí hợp lý nhất. Do vậy, các
nguồn lực kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp có tác động
rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, việc nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với doanh nghiệp. Đánh
giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy được hiệu quả của hoạt động kinh doanh: nói
chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng.
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lợi tối đa nhằm mục tiêu
cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu.
Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng
hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn…Nó phản ánh quan hệ giữa dầu ra
và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mối
tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh thông qua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mối tương quan giữa kết quả thu được với
chi phí bỏ ra để thể hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được càng cao so với
chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp phát triển vững mạnh. Nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp phải đảm bảo các điều kiện sau:
Phải khai thác nguồn lực vốn một cách triệt để nghĩa là không để vốn nhàn rỗi
mà không sử dụng, không sinh lời.
Phải sử dụng vốn một cách hợp lý và tiết kiệm.
Phải quản lý vốn một cách chặt chẽ nghĩa là không để vốn bị sử dụng sai mục
đích, không để vốn bị thất thoát do buông lỏng quản lý.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ưu
điểm của doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng vốn. Có hai phương pháp để phân tích
tài chính cũng như phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, đó là phương pháp
so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ.
* Phương pháp so sánh.
Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện so sánh được
của các chỉ tiêu tài chính ( thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn
vị tính toán…) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh.. Gốc so sánh được
chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ kế hoạch, giá trị
so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân; nội dung
so sánh bao gồm:
So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng
thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động
kinh doanh để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu của
doanh nghiệp.
So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành: của
các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu
được hay chưa được.
So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so
sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số
tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
* Phuơng pháp phân tích tỷ lệ.
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính
trong các quan hệ taì chính. Sự biến đổi các tỷ lệ, đó là sự biến đổi của các đại lượng tài
chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các
định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các
tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các
nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của
doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về
khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận
của hoạt động tài chính, trong mỗi trường hợp khác nhau, tuỳ theo góc độ phân tích,
người phân tích lựa chọn những nhóm chỉ tiêu khác nhau. Để phục vụ cho việc phân tích
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp người ta thường dùng một số các chỉ tiêu mà ta
sẽ trình bày cụ thể trong phần sau.
2. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chung.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách chung nhất người ta
thường dùng một số chỉ tiêu tổng quát như hiệu suất sử dụng tổng tài sản, doanh lợi vốn,
doanh lợi vốn chủ sở hữu. Trong đó:
Hiệu suất sử dụng Doanh thu
Tổng tài sản Tổng tài sản
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho biết một đồng tài
sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu vì vậy nó càng lớn càng tốt.
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh sợi của
một đồng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này còn được gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, nó cho biết một
đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, trình độ sử dụng vốn
của người quản lý doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Ba chỉ tiêu trên cho ta một cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp nhưng như ta đã biết nguồn vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các
loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân tích
không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng của tổng nguồn vốn mà còn chú
trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp đó là
vốn cố định và vốn lưu động.
=
Doanh lợi vốn =
Doanh lợi vốn
Chủ sở hữu
Lợi nhuận
Vốn chủ sở
hữu
Lợi
nhuận
Tổng tài
=
2.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Như trong phần trước ta đã trình bày, tái sản cố định là hình tái biểu hiện vật chất
của vốn cố định. Vì vậy, để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định thì cần phải
đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
thuần trong một năm. Hệ số này càng lớn càng tốt:
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu
đồng nguyên giá tài sản cố định. Hệ số này càng nhỏ càng tốt.
Chỉ tiêu này cho biết trung bình một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ việc sử dụng tài sản cố định đổi mới tài
sản cố định và hệ số loại bỏ tài sản cố định để xem xét tình hình đổi mới nâng cao năng
lực sản xuất của tài sản cố định.
Hiệu suất sử
dụng
Doanh thu thuần
Nguyên giá bình
=
Suất hao
phí
tài sản cố
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Doanh thu thuần
=
Sức sinh
lời của
tài sản cố
Lợi nhuận
Nguyên giá bình
=
Hệ số đổi
mới tài sản
cố định
Giá trị TSCĐ mới tăng
trong kỳ
=
Hai chỉ tiêu này không chỉ phản ánh sự tăng giảm thuần tuý về tài sản cố định mà
còn phản ánh trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật, tình hình đổi mới trang thiết bị của
doanh nghiệp.
Ngoài ra để đánh giá trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn cố định, doanh nghiệp sử
dụng hai chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu thuần.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định, chỉ tiêu này càng
lớn càng tốt.
Giá trị TSCĐ lạc hậu, cũ
giảm trong kỳ
Hệ số loại
bỏ tài sản
cố định
=
Hiệu suất sử
dụng vốn cố
định
Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân
=
Lợi nhuận
Vốn cố định bình quân
Hiệu quả sử
dụng vốn cố
định
=
2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta thường dùng các
chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng
vốn lưu động. Hệ số này nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn
tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất
kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Đồng thời, để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động ngưười ta cũng đặc biệt
quan tâm đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động vì trong quá trình sản xuất kinh doanh,
vốn lưu động vận động không ngừng qua các hình thái khác nhau. Do đó, nếu đẩy nhanh
tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết về nhu cầu về vốn cho doanh
nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của
vốn lưu động người ta dùng chỉ tiêu sau:
Hệ số đảm
nhiệm
Vốn lưu động
VLĐ bình quân trong
kỳ
=
Sức sinh lợi
của vốn lưu
động
Lợi nhuận
VLĐ bình quân
trong kỳ
=
Số vòng quay
của vốn lưu
Doanh thu thuần
VLĐ bình quân trong
kỳ
=
Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển vốn lưu động, nó cho biết vốn lưu
động được quay mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng thì chứng tỏ hiệu quả sử
dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng, thời
gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng
lớn và làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn.
Mặt khác, do vốn lưu động biểu hiện dưới nhiều dạng tài sản lưu động khác
nhau như tiền mặt, nguyên vật liệu, các khoản phải thu… nên khi đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn lưu động người ta còn đi đánh giá các mặt cụ thể trong công tác quản lý sử
dụng vốn lưu động. Sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản nhất phản ánh chất lượng của công
tác quản lý ngân quỹ và các khoản phải thu.
Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh
toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh ) của doanh nghiệp là cao hay thấp.
Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn và tình hình tài chình là bình thường hoặc khả quan.
Thời gian của
một
Vòng luân
chuyển
Thời gian của một kỳ
phân tích
Số vòng quay VLĐ trong
=
Tỷ suất
thanh toán
Ngắn hạn
Tổng số TSLĐ
Tổng số nợ ngắn hạn
=
Thực tế cho thấy, tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả
quan, còn nếu nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong thanh toán công
nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh
toán. Tuy nhiên, nếu tỷ suất này quá cao lại phản ánh một tình trạng không tốt vì vốn
bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của
việc đi thu hồi nợ. Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển
các khoản phải thu sẽ nâng cao và Xí nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, số vòng
luân chuyển các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hưởng đến khối
lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ ( Chủ yếu là thanh toán
ngay hay thanh toán trong một thời gian ngắn).
Chỉ tiêu này cho thấy để thu hồi được các khoản phải thu cần một thời gian là bao
nhiêu. Nếu số ngày này mà lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc
thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại, số ngày quy định bán chịu cho khách
Tỷ suất thanh
toán tức thời
Tổng số vốn bằng
tiền
=
Số vòng
quay các
khoản phải
thu
Tổng số doanh thu
bán chịu
Bình quân các khoản
=
Thời gian một
vòng quay các
khoản phải
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản
=
lớn hơn thời gian này thì có dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi nợ đạt trước kế hoạch về thời
gian. Ngoài ra, để phục vụ cho quá trình phân tích người ta còn sử dụng kết hợp với các
chỉ tiêu tài chính khác như: tỷ suất tài trợ, tỷ suất đầu tư, tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu,…
Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại
các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói
chung cũng như quản lý và sử dụng vốn nói riêng doanh nghiệp luôn chịu tác động của
rất nhiều các nhân tố. Do vậy, khi phân tích, đánh giá để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn thì doanh nghiệp phải xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp cũng
như ảnh hưởng gián tiếp tới hiệu quả sử dụg vốn của doanh nghiêp.
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
3.1. Chu kỳ sản xuất
Đây là một đặc điểm quan trọng gắn trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Nếu chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản
xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ chịu một gánh nặng
ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay.
3.2. Kỹ thuật sản xuất.
Các đặc điểm riêng có về kỹ thuật tác động liên tục tới một số chỉ tiêu quan trọng
phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định như hệ số đổi mới máy móc thiết bị, hệ số sử
dụng về thời gian, về công suất.
Nếu kỹ thuật sản xuất đơn giản, doanh nghiệp dễ có điều kiện sử dụng máy móc
thiết bị nhưng lại phải luôn đối phó với các đối thủ cạnh tranh và yêu cầu của khách hàng
ngày càng cao về sản phẩm. Do vậy, doanh nghiệp dễ dàng tăng doanh thu, lợi nhuận trên
vốn cố định nhưng khó giữ được chỉ tiêu này lâu dài. Nếu kỹ thuật sản xuất phức tạp,
trình độ trang bị máy móc thiết bị cao doanh nghiệp có lợi thế trong cạnh tranh giảm lợi
nhuận trên vốn cố định.
3.3. Đặc điểm của sản phẩm
Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và việc tiêu thụ sản phẩm
mang lại doanh thu cho doanh nghiệp qua đó quyết định lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng nhất là sản phẩm công nghiệp nhẹ như rượu,
bia, thuốc lá…. thì sẽ có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh và qua đó giúp doanh nghiệp thu
hồi vốn nhanh. Hơn nữa những máy móc dùng để sản xuất ra những sản phẩm này có giá
trị không quá lớn do vậy doanh nghiệp dễ có điều kiện đổi mới. Ngược lại, nếu sản phẩm
có vòng đời dài có giá trị lớn, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ có giá trị lớn như
ô tô, xe máy… việc thu hồi vốn sẽ lâu hơn.
3.4. Tác động của thị trường
Thị trường tiêu thụ sản phẩm có tác động rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp. Nếu thị trường sản phẩm ổn định sẽ là tác nhân tích cực thúc đẩy cho
doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng và mở rộng thị trường. Nếu sản phẩm mang tính thời
vụ thì ảnh hưởng tới doanh thu, quản lý sử dụng máy móc thiết bị và tác động tới hiệu
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
3.5. Trình độ đội ngũ cán bộ và lao động sản xuất
^ Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo.
Vai trò của người lãnh đạo trong quá trình sản xuất kinh doanh là rất quan trọng.
Sự điều hành và quản lý sử dụng vốn hiệu quả thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu các
yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết đồng thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh,
đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển.
^ Trình độ tay nghề của người lao động.
Nếu công nhân sản xuất có trình độ tay nghề cao phù hợp với trình độ công nghệ
của dây chuyền sản xuất thì việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ tốt hơn, khai thác tối đa
công suất của máy móc thiết bị làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụgn
vốn của doanh nghiệp.
Để sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả nhất, doanh nghiệp phải có một cơ chế
khuyến khích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng. Ngược lại, nếu cơ chế
khuyến khích không công bằng quy định trách nhiệm không rõ ràng sẽ là cản trở mục
tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
3.6. Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh.
Đây cũng là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải trải qua ba giai đoạn là
cung ứng, sản xuất và tiêu thụ.
- Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như
nguyên vật liệu, lao động… nó bao gồm hoạt động mua và dự trữ. Một doanh nghiệp tổ
chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh tức là doanh nghiệp đó đã xác định được lượng
phù hợp của từng loại nguyên nhiên vật liệu, số lượng lao động cần thiết và doanh nghiệp
đã biết kết hợp tối ưu các yếu tố đó. Ngoài ra, đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì chất
lượng hàng hoá đầu vào phải được đảm bảo, chi phí mua hàng giảm đến mức tối ưu. Còn
mục tiêu của dự trữ là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn,
không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh nên để đồng vốn được sử dụng có hiệu quả thì phải xác
định được mức dự trữ hợp lý để tránh trường hợp dự trữ quá nhiều dẫn đến ứ đọng vốn
và tăng chi phí bảo quản.
- Khâu sản xuất ( đối với các doanh nghiệp thương mại không có khâu này) trong
giai đoạn này phải sắp xếp dây chuyền sản xuất cũng như công nhân sao cho sử dụng
máy móc thiết bị có hiệu quả nhất, khai thác tối đa công suất, thời gian làm việc của máy
đảm bảo kế hoạch sản xuất sản phẩm.
- Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải xác định giá bán tối ưu đồng thời cũng phải có nhưng
biện pháp thích hợp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Khâu này quyết định
đến doanh thu, là cơ sở để doanh nghiệp tái sản xuất.
3.7. Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn.
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sử dụng vốn là hệ thống kế toán- tài chính. Công tác
kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình
hình tài chính của doanh nghiệp nói chung cũng như việc sử dụng vốn nói riêng trên cơ
sở đó ra quyết định đúng đắn. Mặt khác, đặc điểm hạch toán, kế toán nội bộ doanh
nghiệp luôn gắn với tính chất tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nên cũng tác động tới
việc quản lý vốn. Vì vậy, thông qua công tác kế toán mà thường xuyên kiểm tra tình hình
sử dụng vốn của doanh nghiệp, sớm tìm ra những điểm tồn tại để có biện pháp giải quyết.
3.8. Các nhân tố khác.
Ngoài các nhân tố kể trên còn rất nhiều các nhân tố khách quan khác ảnh hưởng
tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp:
- Các chính sách vĩ mô của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu
nhưng các chính sách vĩ mô của Nhà nước tác động một phần không nhỏ tới hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp. Cụ thể hơn từ cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định, sự
thay đổi các chính sách thuế, chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích một số loại
công nghệ nhất định đều có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, các quy định của nhà nước về phương hướng, định hướng phát triển
của các ngành kinh tế đều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuỳ
từng doanh nghiệp và tuỳ từng thời kỳ khác nhau mà mức độ ảnh hưởng, tác động của
các yếu tố này có khác nhau.
Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp Nhà nước thì chủ trương, định hướng phát
triển của ngành cùng với quy định riêng của các đơn vị chủ quản cấp trên cũng ảnh
hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Trong điều kiện hiện nay, khoa học công nghệ pháp
triển với tốc độ chóng mặt, thị trường công nghệ biến động không ngừng và chênh lệch
về trình độ công nghệ giữa các nước là rất lớn, làn sóng chuyển giao công nghệ sản xuất
mặt khác, nó đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt. Do vậy, để sử dụng
vốn có hiệu quả doanh nghiệp phải xem xét đầu tư vào công nghệ nào và phải tính đến
hao mòn vô hình do phát triển không ngừng của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Môi trường tự nhiên: là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp
như khí hậu, thời tiết, môi trường… Các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên
phù hợp sẽ tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả công việc.
Mặt khác, các điều kiện tự nhiên còn tác động đến các hoạt động kinh tế và cơ sở
vật chất của doanh nghiệp. Tính thời vụ, thiên tai, lũ lụt… gây khó khăn cho rất nhiều
doanh nghiệp và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong
cơ chế thị trường.
Các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh thường đặt ra nhiều mục tiêu và
tuỳ thuộc vào giai đoạn hay điều kiện cụ thể mà có những mục tiêu được ưu tiên thực
hiện nhưng tất cả đều nhằm mục đích cuối cùng là tốt đa hoá giá trị tài sản của chủ sở
hữu, đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được.
Một doanh nghiệp muốn thực hiện tốt mục tiêu của mình thì phải hoạt động kinh
doanh có hiệu quả. Trong khi đó sản xuất kinh doanh cũng chịu sự tác động của các yếu
tố khác có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Như phần
trên ta đã trình bày hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố, do vậy doanh nghiệp phải xét đến các nhân tố ảnh hưởng khi tìm các giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt trong điều kiện hiện nay.
Trước đây trong cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, doanh nghiệp Nhà
nước coi nguồn vốn cấp phát từ ngân sách Nhà nước đồng nghĩa với " Cho không " nên
khi sử dụng nhiều doanh nghiệp không cần quan tâm tới hiệu quả, kinh doanh thua lỗ đã
có nhà nước bù đắp đã gây ra tình trạng vô chủ trong việc quản lý và sử dụng vốn dẫn tới
lãng phí vốn và hiệu quả kinh tế rất thấp. Theo số liệu thống kê cho thấy việc sử dụng tài
sản cố định chỉ đạt 50% - 60% công suất thiết kế, phổ biến chỉ hoạt động 1 ca/ ngày vì
vậy hệ số sinh lời của đồng vốn thấp.
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, các doanh nghiệp buộc phải chuyển mình theo cơ chế mới
có thể tồn tại và phát triển. Cạnh tranh là quy luật của thị trường, nó cho phép tận dụng
triệt để mọi nguồn lực của doanh nghiệp và của toàn xã hội vì nó khiến cho doanh nghiệp
phải luôn tự đổi mới, hạ giá thành, tăng năng suất lao động, cải tiến mẫu mã chất lượng
sản phẩm để có thể đứng vững trên thương trường và làm tăng giá trị tài sản của chủ sở
hữu. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có vị trí quan trọng hàng đầu của doanh
nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp.
Hoạt động cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn đề cao tính an toàn, đặc
biệt là an toàn tài chính. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu qủa sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng
huy động các nguồn vốn tài trợ dễ dàng hơn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được
đảm bảo, doanh nghiệp có đủ tiềm lực để khắc phục những khó khăn và một số rủi ro
trong kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Để
đáp ứng các yêu cầu cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu
mã sản phẩm … doanh nghiệp phải có vốn, trong khi đó vốn của doanh nghiệp chỉ có hạn
vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là cần thiết.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu tăng giá
trị tài sản của chủ sở hữu và các mục tiêu khác của doanh nghiệp như nâng cao uy tín sản
phẩm trên thị trường, nâng cao mức sống của người lao động… Vì khi hoạt động kinh
doanh mang lại lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo thêm
công ăn việc làm cho người lao động và mức sống của người lao động cũng ngày càng
được cải thiện. Điều đó giúp cho năng suất lao động cũng ngày càng được cải thiện. Điều
đó giúp cho năng suất lao động của doanh nghiệp ngày càng nâng cao, tạo sự phát triển
cho doanh nghiệp và các ngành liên quan. Đồng thời nó cũng làm tăng các khoản đóng
góp cho ngân sách Nhà nước.
Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không những đem
lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà nó còn ảnh hưởng đến sự
phát triển của nền kinh tế và toàn xã hội. Do đó, các doanh nghiệp phải luôn tìm ra các
biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Phần II
Phân tích thực trạng sử dụng vốn và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn của xí nghiệp hoá dược
I.Tình hình đặc điểm chung của xí nghiệp hoá dược
Xí nghiệp Hoá Dược là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty dược Việt
Nam thuộc Bộ y tế. Trước đây Xí nghiệp thuộc Xí nghiệp Hoá Dược – Thuỷ tinh, ngày
23/9/1996 theo quyết định số 165/QĐUB, Xí nghiệp Hoá Dược được tách ra thành lập Xí
nghiệp riêng hoạt động với vốn do ngân sách nhà nước cấp và được hạch toán độc lập,
với đội ngũ cán bộ cùng nhân viên là 161 người, được phân bố trong 6 phong ban nghiệp
vụ và 5 phân xưởng sản xuất.
Nhiệm vụ sản xuất của Xí nghiệp Hoá Dược là sản xuất và cung cấp thuốc và các
sản phẩm hoá dược đáp ứng nhu cầu của nhân dân, các tổ chức và các doanh nghiệp ...
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Liên Hiệp các Xí nghiệp Dược Việt Nam (naylàTổng công
ty Dược Việt Nam).
Trải qua 35 năm hoạt động, được sự chỉ đạo của Bộ Y tế, tổng công ty Dược, Xí
nghiệp luôn phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu được nhà nước giao như: Doanh số, nộp
ngân sách, đầu tư tích luỹ ... và không ngừng cải thiện đời sống cho người lao động. Vì
thuốc là loại sản phẩn đặc biệt nó liên quan trực tiếp đến tính mạng của con người nên ở
bất kỳ giai đoạn nào Xí nghiệp cũng đặt vấn đề chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Tuy
nhiên do tồn tại cơ chế hành chúnh bao cấp (1960 - 1986) nên sản phẩm còn đơn điệu, ít
được cải tiến, vì không có đối thủ cạnh tranh, bộ máy quản lý cồng kềnh, hoạt động trì trệ
kém hiệu quả, thu nhập của người lao động thấp.
Cùng với sự chuyển đổi của cơ chế kinh tế thị trường từ kế hoạch hoá tập trung
sang cơ chế thị trường; Xí nghiệp đã có những bước tiến bộ nhảy vọt, mặc dù đã trải qua
nhiều khoá khăn về mặt quản lý, vốn, lao động, thị trường tiêu thụ, ..., nhưng với sự
quyết tâm đi lên của ban lãnh đạo và toàn thể Xí nghiệp cùng với những biện pháp như:
nhu cầu tiêu thụ thuốc ở Việt Nam là rất lớn, điều cốt yếu là sản phẩm phải đáp ứng được
nhu cầu của thị trường, Xí nghiệp đã tổ chức sắp xếp lại sản xuất có chọn lọc đồng thời
chú trọng đầu tư vào công nghệ kỹ thuật. Kết quả là Xí nghiệp đã đứng vững và dần phát
triển hoà nhập với cơ chế thị trường.
Để đẩy mạnh sản xuất, song song với biện pháp tổ chức nhằm phát huy hết tiềm
năng sẵn có, Xí nghiệp còn đầu tư chiều sâu có trọng điểm vào công nghệ, thiết bị kỹ
thuật để có thể đáp ứng được nhu cầu càng khắt khe của thị trường. Hiện nay Xí nghiệp
đã ổn định tổ chức, tăng năng lực sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, sản xuất được các
sản phẩm Dược điển Việt Nam I và một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn Dược điển Anh.
Mặc dù quy mô sản xuất không lớn nhưng những hoạt động của Xí nghiệp đã góp
phần đáng kể vào sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Dưới đây là chỉ tiêu thể
hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp qua 3 năm trở lại đây.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 1999, 2000,2001.
Biểu số1
(Đơn vị triệu đồng )
Chỉ tiêu 1999 2000 2001
Tổng giá trị sản lượng 39.988 48.925 48.853
Tổng doanh thu 39.988 48.987 48.8
Thuế phải nộp 470 610,231 569,885
Lợi nhuận trước thuế 80.446 98.522,231 98.380,885
1. Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất ở Xí nghiệp Hoá Dược.
1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp.
Xí nghiệp Hoá Dược là một doanh nghiệp nhà nước tham gia hoạt động sản xuất
kinh doanh trên thị trường với tư cách là một pháp nhân kinh tế và được hạch toán độc
lập.
Xí nghiệp tiến hành tổ chức quản lý theo mô hình “ Tham mưu trực tuyến”. Có
nghĩa là ban giám đốc đứng đầu và mỗi khi ra quyết định quản lý đều có sự tham mưu
của các phòng ban trong Xí nghiệp với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Đồng thời
cũng có sự phối hợp giúp đỡ lẫn nhau giữa các phòng ban để nâng cao hiệu quả hoạt
động.
Bộ máy quản lý của Xí nghiệp gồm:
A - Ban giám đốc
Giám đốc: là người đại diện hợp pháp của Xí nghiệp, chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Phó giám đốc: Có nhiệm vụ giúp cho giám đốc và cùng chỉ đạo các vấn đề trong
Xí nghiệp mà giám đốc giao cho.
B – Các phòng ban
Phòng tổ chức - hành chính: phòng này có nhiệm vụ quản lý về nhân sự, tiền
lương và các khoản khác cho cán bộ công nhân viên, đồng thời tham mưu cho giám đốc
về mặt tổ chức cũng như công tác hành chính của Xí nghiệp.
Phòng kỹ thuật – Nghiên cứu: phòng này phải chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật
cùng phối hợp với các phòng ban khác có liên quan, đồng thời thực hiện chức năng về
mặt nghiên cứu để tổ chức sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao với quy trình công
nghệ tiên tiến ...
Phòng kiểm tra chất lượng – KCS: Phòng này chịu trách nhiệm kiểm tra chất
lượng, mẫu mã, .. của các loại nguyên vật liệu, các loại sản phẩm trước và sau khi được
nhập kho, kiểm tra việc thực hiện hay hoàn thành kế hoách của Xí nghiệp,
Phòng kế hoạch – Cung tiêu: Phòng này có nhiệm vụ là tham mưu cho giám đốc
về các kế hoạch tổng hợp, kế hoạch giá thành, cung ứng vật tư và nghiên cứu, tìm kiếm
thị trường tiêu thụ.
Phòng tài vụ: Phòng này chịu trách nhiệm hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ liên
quan đến vốn và tài sản của Xí nghiệp. Đồng thời tính toán ra kết quả hoạt động kinh
doanh của Xí nghiệp.
Phòng bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ đảm bảo an toàn trật tự, an ninh cho toàn Xí
nghiệp.
Khái quát chung về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp thông qua sơ đồ
sau:
Biểu số 2
Bộ máy quản lý của Xí nghiệp
1.2. Đặt điểm tổ chức bộ máy sản xuất.
Để tiến hành sản xuất, Xí nghiệp đã tổ chức 4 phân xưởng sản xuất chính phù hợp
với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Mỗi phân xưởng chịu trách nhiệm
sản xuất các loại sản phẩm nhất định.
Đứng đầu phân xưởng là quản đốc, ở mỗi phân xưởng lại bao gồm các tổ sản xuất
với người phụ trách là tổ trưởng.
Phân xưởng I và II: Chuyên sản xuất các loại sản phẩm Hoá Dược.
Phân xưởng III: Chuyên sản xuất các loại thuốc bào chế.
Phân xưởng viên: chuyên sản xuất các loại thuốc ở dạng viên nén, thuốc dạng bột.
Giámđốc
Phó giám
đốc
Phòng
tài
vụ
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phân
xưởng
cơ
điện
Phòng
kế
hoạch
cung
tiêu
Phòng
kỹ
thật
nghiê
n cứu
Phòng
kiểm
tra
chất
lượng
Phòng
bảo
vệ
Ngoài 4 phân xưởng sản xuất chính ra Xí nghiệp còn có phân xưởng phụ là phân
xưởng cơ điện đảm nhiệm việc sửa chữa và bảo dưỡng máy móc, cung cấp điện cho toàn
bộ Xí nghiệp. Phân xưởng cơ điện gồm:
+ Tổ nồi hơi.
+ Tổ điện.
+ Tổ sửa chữa.
1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Các sản phẩm của Xí nghiệp bao gồm nhiều loại có tính chất đặc biệt liên quan
đến sức khoẻ và tính mạng của con người nên quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
phải đảm bảo khép kín, sản phẩm xuất xưởng không thể có sản phẩm loại II mà phải là
sản phẩm loại I đạt tiêu chuẩn Dược điểm.
Do sản phẩm Dược phẩm sản xuất có đặc thù riêng, mỗi loại sản phẩm Dược có
những định mức tiêu chuẩn kỹ thuật riêng biệt, thời hạn sử dụng trong thời gian nhất định
cho nên quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp Hoá Dược là sản xuất
phức tạp theo kiểu chế biến liên tục kế tiếp nhau. Các sản phẩm của Xí nghiệp làm ra đều
phải dựa trên các phản ứng hoá học, cho nên về định mức vật tư, nguyên vật liệu cho
từng sản phẩm phải được cụ thể cho từng loại vật tư, từng mặt hàng kể cả nguyên vật liệu
chính cũng như nguyên vật liệu phụ. Trong sản xuất phải sử dụng nhiều nguyên vật liệu
khác nhau như: nguyên vật liệu có nguồn gốc từ động thực vật, nguyên vật liệu khai thác
từ các ngành Hoá học, có những loại nguyên vật liệu dễ cháy nổ, nguy hiểm, độc hại như:
cồn, este, axit, ... Do vậy trong quá trình sản xuất các sản phẩm Hoá Dược phải được thực
hiện đầy đủ các biện pháp an toàn, các điều kiện sản xuất phải được đảm bảo (ánh sáng,
mặt bằng, ...). Các sản phẩm mà Xí nghiệp sản xuất ra hầu như đều phải trải qua các giai
đoạn như tinh chế, đưa về điều kiện phản ứng hoá học, vẩy rửa, sấy, xay, đóng gói.
Nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm ở Xí nghiệp Hoá Dược là các loại hoá
chất như: CaCl2, Na2SO4, HClP, HClCN, H2SO4. Các loại nguyên vật liệu này trước khi
nhập kho cũng được kiểm tra chất lượng sản xuất sản phẩm. Trong giai đoạn chuẩn bị sản
xuất sản phẩm, các loại nguyên vật liệu phải được phân loại, xử lý, tinh chế, ... để đảm
bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi đưa vào sản xuất. Sau khi các hoá chất được đưa về
điều kiện phản ứng (nhiệt độ, nồng độ, môi trường, ...) thì cho phản ứng với nhau. Khi
phản ứng Hoá học xảy ra hoàn toàn thì tạo thành sản phẩm. Sản phẩm được đem vẩy rửa,
sấy và xay tuỳ theo từng mặt hàng. Trước khi tiến hành đóng gói, nhập kho thành phẩm
thì sản phẩm được chuyển sang cho bộ phận KCS để kiểm tra chất lượng. Quá trình đóng
gói thành phẩm còn phải sử dụng các loại vật liệu phụ khác như: bao bì, lọ thuỷ tinh, lọ
nhựa, ...
Chất lượng sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào các loại nguyên vật liệu, do đó chi
phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí. Tuy nhiên cấu thành
nên giá thành còn gồm các chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ nên để giảm chi
phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm thì đòi hỏi Xí nghiệp phải có những biện pháp
quản lý hữu hiệu.
Sơ đồ 3.
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở xí nghiệp hoá dược
Nguyên vật
Tính chế, loại bỏ
Đưa về điều kiện
phản ứng (Nồng
độ, màu, pH, t )
Nguyên vật liệu B
Tính chế, loại bỏ
Đưa về điều kiện
phản ứng (Nồng
độ, màu, pH, t )
Cho phản ứng với nhau theo tỷ
lệ quy định ở địều kiện nhiệt
Vẩy rửa, sấy,
KCS
Biểu số 4
Xí nghiệp Hoá Dược:
Bảng cân đối kế toán
Ngày lập báo cáo 31/12/01
Đơn vị tính:VNĐ
Tài sản Mã
số
Số đầu năm
Số cuối năm
A- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
I- Tiền
1. Tiên mặt tại quỹ( gồm cả ngan phiếu)
2. Tiền gửi ngân hàng
3. Tiền đang chuyển
II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
2. Đầu tư ngắn hạn khác
3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
khác
III- Các khoản phải thu
1. Phải thu của khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. Thuế GTGT được khấu trừ
100
110
111
112
113
120
121
128
129
130
131
132
133
134
34.603.466.433
2.228.734.422
87.781.608
2.140.952.814
0
0
0
0
0
11.867.228.638
9.820.901.536
1.566.825.308
0
341.378.481
54.908.284.633
345.709.140
214.383.804
131.325.336
0
0
0
0
0
27.244.606.563
24.587.483.057
1.964.159.208
0
549.413.373
Tài sản Mã
số
Số đầu năm
Số cuối năm
4. Phải thu nội bộ
- Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
- Phải thu nội bộ khác
5. Các khoản phải thu khác
6. Dự phòng các khoản hpải thu khó đòi
IV- Hàng tồn kho
1. Hàng mua đang đi trên đường
2. Nguyên vật liệu tồn kho
3. Công cụ dụng cụ trong kho
4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
5. Thành phảm tồn kho
6. Hàng hoá tồn kho
7. Hàng gửi bán
8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V- Tài sản lưu động
1. Tạm ứng
2. Chi phí trả trước
3. Chi phí chờ kết chuyển
4. Tài sản thiếu chờ xử lý
5. Thế chấp, ký quỹ, ký cược
VI- Chi phí sự nghiệp
1. Chi sự nghiệp năm trước
2. Chi sự nghiệp năm nay
B - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
I- Tài sản cố định
1. Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
135
136
138
139
140
141
142
143
144
145
146
147
149
150
151
152
153
154
155
160
161
162
200
210
211
212
213
0
341.378.481
138.123.313
0
19.193.554.133
0
824.559.614
700.211.000
3.041.726.044
215.211.040
11.531.214
14.123.214.100
77.111.121
1.313.949.240
1.190.225.565
122.223.675
0
0
1.500.000
0
0
0
17.474.285.995
16.686.128.116
16.686.128.116
29.652.429.626
-12.986.301.510
0
549.413.373
143.550.925
0
25.579.354.464
0
736.206.283
950.311.111
7.104.597.393
200.122.441
10.125.211
17.578.991.025
0
1.738.614.466
1.372.113.380
212.501.086
0
0
154.000.000
0
0
0
24.959.301.826
24.949.301.826
24.949.301.826
41.730.458.268
-16.781.156.442
Tài sản Mã
số
Số đầu năm
Số cuối năm
- Giá trị hao mòn luỹ kế
2. Tài sản cố định thuê tài chính
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
3.Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
II- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư tài chính dài hạn
2. Góp vốn liên doanh
3. Các khoản đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
III- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
IV- Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
Tổng cộng tài sản
214
215
216
217
218
219
220
221
222
228
229
230
240
250
0
0
0
0
10.000.000
5.000.000
-5.000.000
0
0
0
0
768.157.879
0
52.077.752.428
0
0
0
0
10.000.000
5.000.000
-5.000.000
0
0
0
0
0
0
79.867.586.459
A- Nợ phải trả
I- Nợ ngắn hạn
1. Vay ngắn hạn
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
3. Phải trả cho người bán
4. Người mua trả tiền trước
5. Các khoản thuế phải nộp nhà nước
6. Phải trả công nhân viên
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác
II- Nợ dài hạn
1. Vay dài hạn
300
310
311
312
313
314
315
316
317
318
320
321
48.398.228.533
44.703.403.533
33.632.435.426
3.264.184.476
3.155.493.823
1.334.735.352
719.555.006
1.492.575.244
322.504.415
781.919.791
3.694.825.000
3.694.825.000
76.326.440.252
69.672.885.752
50.827.723.532
4.574.000.0008.
0890.213.688
3.819.576.853
449.052.393
1.527.948.057
306.128.320
78.242.909
6.653.554.500
6.653.554.500
Tài sản Mã
số
Số đầu năm
Số cuối năm
2. Nợ dài hạn
III- Nợ khác
1. Chi phí phải trả
2. Tài sản thừa chờ sử lý
Nận ký quỹ, ký cược dài hạn
322
330
331
332
333
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
B- Nguồn vốn chủ sở hữu
I- Nguồn vốn – quỹ
1. Nguồn vốn kinh doanh
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
3. Chênh lệch tỷ giá
4. Quĩ đầu tư phát triển
5. Quĩ dự phòng tài chính
6. Lãi chưa phân phối
7. Nguồn vốn đầu tư XDCB
II- Nguồn kinh phí, quĩ khác
1. Quĩ dự hpòng về trợ cấp mất việc làm
2. Quĩ khen thưởng phúc lợi
3. Quĩ quản lý của cấp trên
4. Nguồn vốn kinh phí sự nghiệp
- Nguồn vốn kinh phí sự nghiệp năm
trước
- Nguồn vốn kinh phí sự nghiệp năm nay
5. Nguồn hình thành TSCĐ
Tổng tài sản
400
410
411
412
413
414
415
416
417
420
421
422
423
424
425
426
427
430
3.679.523.895
3.718.132.786
2.796.219.904
0
140.732.929
737.165.171
0
44.014.782
0
-38.608.891
0
-38.608.891
0
0
0
0
0
52.077.752.428
3.541.146.207
3.641.763.897
3.474.261.108
0
0
115.305.358
0
52.197.431
0
-100.617.690
0
-100.617.690
0
0
0
0
0
79.867.586.459
Biểu số 5
Kết quả hoạt động kinh doanh
Từ ngày 01/01/01 Đến ngày 31/01/01
Phần lãi lỗ Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu M
S
Số đầu năm Số phát sinh LK từ đầu
năm
Tổng doanh thu
Trong đó:DT hàng xuất khẩu
Các khoản giảm
trừ(05+06+07)
+ giảm giá
+ Hàng bán bị trả lại
+ Thuế TTĐB, xuất khẩu phải
nộp
Doanh thu thuần(01-03)
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp(10-11)
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
LN thuần từ hoạt động KD
(20-(21+22)
Thu nhập hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính
LN thuần HĐ tài chính (31-32)
Các khoản thu nhập bất thường
Chi phí bất thường
Lợi nhuận bất thường(41-42)
Tổng lợi nhuậnn trước thuế
(30+|40+50)
01
02
03
05
06
07
10
11
20
21
22
30
31
32
40
41
42
50
60
70
80
48.987.122.001
0
0
0
0
0
48.987.122.001
39.012.140111
9.974.498.189
4.122.356.000
5.775.623.112
9.897.979.112
247.956.875
4.897.657.842
-4.649.700.967
10.124.561.136
.909.753210
9.987.651.357
152.359.295
15.029.942
137.329.353
48.433.038.769
0
0
0
0
0
48.433.038.769
39.329.949.251
9.103.089.518
3.998.745.621
4.847.068.246
8.872.813.867
297.987.390
4.457.635.801
-4.159.648.411
976.330.875
946.973.337
29.357.538
125.730.399
40.233.728
85.496.671
48.433.038.76
9
0
0
0
0
0
48.433.038.76
9
39.329.949.25
1
9.103.089.518
3.998.745.621
4.847.068.246
8.872.813.867
297.987.390
4.457.635.801
-
4.159.648.411
976.330.875
946.973.337
29.357.538
Thuế thu nhập DN phải nộp
Lợi nhuận sau thuế(60-70).
125.730.399
40.233.728
85.496.671
II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp hoá dược
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong vài năm gần đây:
Trong những năm qua, được sự chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của Tổng công ty
Dược Việt Nam và Ban lãnh đạo xí nghiệp về việc giải quyết việc làm, nâng cao năng lực
quản lý, tổ chức sản xuất và đầu tư mua sắm trang thiết bị tiên tiến nên doanh nghiệp đã
đạt được một số kết quả đáng kích lệ. Tuy nhiên do sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị
trường đã gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến kết
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sản phẩm Hóa Dược là loại sản phẩm đặc
biệt không những phải cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại trong nước mà còn phải
cạnh tranh với một số sản phẩm ngoại nhập (vì sản phẩm dược có liên quan trực tiếp tới
tính mạng của con người và toàn xã hội). Ta có thể thấy rõ tình hình kinh doanh qua một
số chỉ tiêu sau đây:
Kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 1998, 1999, 2000
Biểu số 4
Đơn vị : Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ (%)
1999 2000 2001 00/99 01/00
1 Giá trị tổng sản lượng 39.988 48.925 48.853 122,35 99,85
2 Doanh thu 39.988 48.987 48.433 122,50 99,94
3 Doanh thu thuần 39.988 48.057 48.433 122,94 100,78
4 Lợi nhuận trước thuế 492,144 493,944 125,730 100,36 25,45
5 Tỷ suất LN/DTT x 100 1,25 1,02 0,25 0,82 0,245
6 Nộp NSNN 470 610,231 596,885 129,83 97,81
7 Tổng quỹ lương 4172 4955 5365 118,76 108,27
8 TNBQ 1 người / 1 tháng 1,193 1,419 1,433 118,94 100,99
Từ năm 2000 trở về trước doanh nghiệp luôn làm ăn có lãi, giá trị tổng sản lượng
năm sau tăng so với năm trước. Năm 1999 giá trị tổng sản lượng đạt 39.988 triệu đồng,
nhưng đến năm 2000giá trị sản lượng bằng 48.925 tăng 8.937 triệu đồng tương ứng với
122,35%.
Doanh thu qua các năm cụ thể năm 2000 doanh thu tăng 8970 triệu động tương
ứng với 122,94% so với năm 1999, lợi nhuận tăng 100,36% tương ứng với 1,8 triệu đồng.
Đời sống của công nhân được cải thiện dần, tổng quỹ lương năm 2000 bằng 118,76% so
với năm 1999, thu nhập bình quân đầu người tăng lên 118,94% so với năm 1999, tuy
nhiên lợi nhuận của năm 2001 giảm so với năm 2000 là 488,21 triệu đồng tương ứng chỉ
còn là 25,45% (so với 100,36% năm 2000/1999), nhưng điều đó không gây ảnh hưởng
nhiều lắm đến thu nhập bình quân của công nhân viên.
Nói chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn luôn có lãi, năm 1999
lợi nhuận trước thuế là 492 triệu đồng, năm 2000 là 493,944 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu ở mức, 1,02 - 1,25 ( cứ 100 đồng doanh thu được 1,02- 1,25 đồng lợi
nhuận). Tuy vậy, năm 2000 tỷ suất lợi nhuận giảm do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc
độ tăng lợi nhuận.
Bước sang năm 2001, dù có nhiều cố gắng song giá trị tổng sản lượng chỉ đạt được
48.853 triệu đồng bằng 99,85% so với năm 2000. Doanh thu giảm mạnh (giảm 29 triệu
đồng ) bằng 99,94% so với năm 1999. Doanh nghiệp bị giảm 125,730 triệu đồng, tương
ứng với 25,45% so với năm 1999.
Tài liệu tài chính công ty qua các năm.
Biểu số 5
TT Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm
Chênh lệch
2000/1999
Chênh lệch
2001/2000
1999 2000 2001
Tuyệt
đối
%
Tuyệt
đối
%
1 Tổng tài sản Tr.đ 50.911 52.077 79.857 1.166 2,29 27.790 53,36
2
Tài sản lưu
động
" 28.333 34.603 54.908 6.270 22,12 20.305 58,67
3 Vốn bằng tiền " 293 2.228 345 1.935 60,40 -1.883 -84,51
4
Tài sản cố
định
" 13.640 16.696 24.949 3.056 22,40 8.253 49,43
5
Tổng nguồn
vốn
" 50.911 52.077 79.867 1.116 2,29 27.790 53,36
6 Nợ phải trả " 33.411 48.398 76.326 14.987 44,85 27.928 57,70
7 Nợ ngắn hạn " 39.715 44.703 69.672 14.488 50,43 24.969 55,85
8
Vốn chủ sở
hữu
" 4.657 3.679 3.541 -978 -21 -138 -3,75
9
Tỷ suất tài trợ
(8)/(5)%
% 9,14 7,06 4,43 -2,08 -22,75 -2,63 -37,25
10
Tỷ suất đầu tư
(4)/(1)%
% 26,79 32,06 31,25 5,27 19,67 -0,81 -2,52
11 Tỷ lệ (6)/(1) - 65,62 92,93 95,57 27,31 41,62 2,64 2,84
12
Tỷ suất
TTNH(2)/(7)
- 0,95 0,774 0,788 -0,18 -18,53 0,014 1,8
13
Tỷ suất TT tức
thời(3)/(7)
- 0,17 0,051 0,049 -0,119 -0,7 -0,002 -3,92
Qua những số liệu tính toán trên đây ta có thể thấy được khái quát tình hình tài
chính của công ty trong 3 năm gần đây. Trước hết tổng tài sản và tổng nguồn vốn của
doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm, năm 2001 tổng tài sản tăng 53,36% so với năm
2000 và năm 2000 tăng 2,29% so với năm 1999. Giá trị tổng tài sản tăng là 50.911 triệu
đồng lên 52.077 triệu đồng tăng lên 1166 triệu đồng, điều đó cho thấy doanh nghiệp đã
có nhiều có gắng trong vốn huy động vốn tài trợ cho các tài sản của doanh nghiệp để có
thể sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc tăng tài sản cũng như nguồn vốn của công ty đã
thực sự hợp lý hay chưa thì ta sẽ phân tích cụ thể hơn trong những phần sau ở đây ta xem
xét một số chỉ tiêu tài chính để có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
Về tỷ suất tài trợ năm 1999 chỉ tiêu này là 9,14% đến năm 2001 giảm xuống còn
9,14% tương ứng tuyệt đối là giảm 22.75%. Trong khi tổng nguồn vốn tăng từ 50.911
triệu đồng lên 52.077 triệu đồng. Sang năm 2000 chỉ tiêu nàylà 7,06 triệu đồng, đến năm
2001 giảm đi chỉ còn 4,43 triệu đồng tương ứng với giảm 37,25%, trong khi tổng tài sản
tăng lên 79.857 triệu đồng hay tăng 27.780 triệu đồng so với năm 2000. Còn vốn chủ sở
hữu thì lại có xu hướng giảm dần, năm 1999là 4.657 triệu đồng đến năm 2001 chỉ còn
3.541 triệu đồng, sự biến động như vậy là không hợp lý, nó cho thấy mức độc lập về tài
chính của doanh nghiệp là thấp.
Về tỷ suất đầu tư, năm 2000 so với năm 1999 tăng lên là 5,27% tương ứng tuyệt
đối là 19,67%, nhưng đến năm 2001 tỷ trọng này giảm đi là 0,81% tương ứng tuyệt đối
giảm là 2,52%. Điều đố cho thấy việc đầu tư vào sản xuất của năm 2001 là giảm làm cho
lưọi nhuận cũng giảm dần theo các năm từ 492,144 triệu đồng năm 1999 đến năm 2001
chỉ còn 125,730 triệu đồng.
Tỷ xuất thanh toán tức thời của doanh nghiệp ít có khả năng thanh toán ngay, liên
tục bị giảm từ 0,17% xuống còn 0,049% hay tương ứng về mặt tuyệt đối từ 0,7%xuống
còn 3,92%. Điều này cho thấy khả năng thanh toán và tiền mặt tồn tại quỹ là rất thấp.
Ngoài ra, tỷ trọng nợ phải trả tiền trên tổng tài sản tăng nhanh qua các năm, năm
2001 tỷ trọng này là 95,57% là quá lớn so với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tỷ
trọng này tăng lên 1,46 lần so với năm 1999. Điều này dễ thấy vì nợ phải trả của công ty
liên tục tăng năm 2000 tỷ lệ này, tăng 44,85% so với năm 1999, năm 2001 tăng lên
20,7% so với năm 2000. Vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn vay do đó tiền lãi
phải trả cao mà thực tế việc sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn vay do đó
tiền lãi phải trả cao mà thực tế việc sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều bất lợi do
đã ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm qua.
Như vậy trong 3 năm 1999, 2000, 2001 tỷ suất thanh toán tức thời của doanh
nghiệp ít có khả năng thanh toán ngay tồn quỹ tiềm mặt của doanh nghiệp là rất thấp.
Vốn hoạt động thuần bằng tài sản lưu động - nợ ngắn hạn vốn lưu động của doanh
nghiệp chưa đáp ứng đủ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Năm 2000 vốn lưu động là (
), năm 2000 là ( ) tình trạng này ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng như khả năng thanh toán của công ty, cần có sự điều chỉnh để duy trì mức vốn luân
chuyển thuần hợp lý. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn năm 2000 cũng giảm mạnh so
vơi các năm trước.
Hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp.
Biểu số 6
Đơn vị: triệu đồng
STT Chỉ tiêu 1999 2000 2001
1 Doanh thu 39.988 48.897 48.433
2 Lợi nhuận trước thuế 492,144 493,944 125,73
3 Lợi nhuận sau thuế 197 316 85,496
4 Tổng tài sản 50.911 52.077 79.867
5 Vốn chủ sở hữu 4.657 3.679 3.541
6 Hiệu suất sử dụng DT / (TTS) 0,77 0,94 0,61
7 Doanh lợi vốn (4)/ (2)% 0,97 0,95 0,16
8 Doanh lợi vốn CSH (5)/ (3)% 4,23 8.58 2,41
Năm 2000, hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 0,94 triệu đồng tăng 17% so với năm
1999, nó cho biết một đồng tài sản đem lại cho doanh nghiệp 0,94 đồng doanh thu, nhưng
đếm năm 2001 một đồng tài sản chỉ thu về 0,61 đồng doanh thu. Doanh lợi vốn năm 2000
tuy có giảm với năm 1999 nhưng 100 đồng vốn bỏ ra kinh doanh vẫn thu được 0,95 đồng
lợi nhuận. Năm 2001 doanh nghiệp chỉ thu được 125,730 triệu đồng giảm so với năm
2000 là 368,214 triệu đồng. Điều đó cho thấy tuy doanh nghiệp chưa phát huy đúng khả
năng tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư mà đã làm giảm đi hiệu suất sử dụng tổng tài sản
mà mức sinh lợi của đồng vốn cũng bị giảm: 100 đồng vốn kinh doanh chỉ thu được 16
đồng lợi nhuận, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là chưa hợp lý và chưa
tận dụng triệt để của đồng vốn.
Qua những chỉ tiêu phân tích sơ bộ trên đây có thể thấy rằng hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Ngoài những bất lợi do điều kiện khách
quan mang lại thì hoạt động quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng tác động
không nhỏ. Do vậy, cần đi sâu phân tích chi tiết để thấy được những mặt mạnh và những
mặt còn hạn chế để có giải pháp kịp thời và hiệu quả.
2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại xí nghiệp Hoá Dược
2.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại xí nghiệp Hoá Dược
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp ta căn cứ vào năng
lực hoạt động của tài sản cố định qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản cố
định, mức sinh lời tài sản cố định…
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Biểu số 7
Đơn vị triệu đồng
ST
T
Chỉ tiêu
Năm %T,G %T,G
00/99 01/00 19999 2000 2001
1 Doanh thu thuần 39.988 48.057 48.433 22,94 0,78
2 LN trước thuế 492.144 493,514 125,958 0,28 -74,47
3 NG bình quân TSCĐ 30.956 33.549 35.701 8,37 6,41
4 VCĐ bình quân 12.915 17.825 20.822,5 38,01 16,81
5 Hiệu quả sử dụng TSCĐ 1,26 1,43 1,36 13,49 -4,89
6 Sức sinh lợi của TSCĐ 0,016 0,015 0,004 -0,062 -0,733
7 Suất hao phí TSCĐ 0,79 0,7 0,74 -0,114 0,057
8 Hiệu suất sử dụng VCĐ 3,03 3,01 2,33 -0,01 -0,23
9 Hiệu quả sử dụng VCĐ 0,016 0,015 0,04 -0,062 -0,733
So với năm 1999, chỉ tiêu sức sinh lợi nhuận tài sản cố định giảm đi 0,062%, tuy
nhiên hiệu suất sử dụng của tài sản cố định vẫn tăng lên 0,17 đồng doanh thu thuần / 1
đồng TSCĐ và suất hao phí TSCĐ giảm xuống, năm 1999 để có 1 đồng doanh thu thuần
doanh nghiệp phải bỏ ra, 0,79 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ, đến năm 2000 công ty
chỉ phải bỏ ra 0,70 đồng, công ty đã tiết kiệm được trên 0,07 tỷ đồng nguyên giá bình
quân tài sản cố định nhờ việc nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ. Điều này dễ hiểu vì
trong năm 2000 doanh nghiệp đã đầu tư thêm máy móc thiết bị mới nguyên giá bình quân
tăng lên 38,01% nên năng lực sản xuất của TSCĐ tăng lên khiến doanh thu thuần tăng lên
22,94% so với năm 1999, nhưng sức sinh lợi của TSCĐ lại giảm xuống. Năm 2000, do
công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên doanh thu tăng lên 22,98% nhưng
do phải nhập ngoại và một số nguyên vật liệu làm tăng chi phí ngoài dự kiến làm cho tỷ
lệ lãi định mức giảm xuống, nếu lợi nhuận không tăng lên tương ứng với tốc độ tăng
doanh thu. Cũng vì thế mà hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp không tăng
lên so với năm 1999: một đồng vốn cố định đem lại 0,015 đồng lợi nhuận bằng năm 1999
mặc dù hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên 0,01% (một đồng vốn cố định bình quân
mang lại 3,01 đồng doanh thu thu, giảm xuống 0,02 đồng. Sang năm 2001 doanh nghiệp
bị giảm xuống còn 125,958 triệu đồng làm cho sức sinh lợi của vốn cố định giảm đi
mạnh, sức sinh lợi của TSCĐ giảm tới 0,733% so với năm 2000, một đồng nguyên giá
bình quân TSCĐ bị lỗ 0,004 đồng hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm 4,89% so với 2000, suất
hao phí TSCĐ tăng lên 0,057% để có một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra
0,74 đồng nguyên giá TSCĐ tăng lên 0,04 đồng/1 đồng doanh thu). Năm 2001, doanh
nghiệp tiếp tục đầu tư thêm phương tiện vận tải và máy móc thiết bị, nguyên giá bình
quân TSCĐ tăng lên 6,41% so với năm 2000, nhưng hiệu suất sử dụng TSCĐ lại giảm
xuống. Nguyên nhân là do phương tiện mới chưa phát huy được hết công suất trong khi
vẫn tính khấu hao lớn, mức khấu hao năm 2001 là 3.498 triệu đồng chiếm 7,22% doanh
thu. Trong khi đó công ty vẫn phải trả lãi ngân hàng năm 2001 là 3.326,5 triệu đồng
chiếm 6,86% doanh thu. Tất cả các yếu tố đó đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định
của doanh nghiệp. Tuy vậy, trong thời gian tới những phương tiện vận tải và máy móc
thiết bị mới đầu tư sẽ phát huy năng lực sản xuất, doanh nghiệp sẽ khai thác sử dụng ở
mức cao hơn tạo điều kiện nâng cao hiệu suất sử dụng ở mức cao hơn tạo điều kiện
nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng như hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Trên đây là những đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty vật tư
hàng hoá và vận tải. Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một
trong những hoạt động mà doanh nghiệp cần phải quan tâm đó là công tác quản lý, bảo
toàn vốn cố định và đầu tư đổi mới TSCĐ của doanh nghiệp.
2.2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty vật tư hàng hoá và vận tải:
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ta dùng các chỉ tiêu
như sức sinh lời, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động và các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân
chuyển vốn lưu động và các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số
vòng quay vốn lưu động, thời gian của một vòng luân chuyển.
Hiệu Quả sử dụng vốn lưu động
Biểu số 8
(Đơn vị tính triệu đồng)
T Chỉ tiêu Đơn vị Năm Tỷ lệ tăng Tỷ lệ tăng
T
1999 2000 2001
giảm
00/99
giảm 01/00
1 Doanh thu thuần Tr.đ 39.988 48.057 48.433 22,94 0,78
2 LN Trước thuế " 492.144 493,544 125,988 0,28 -74,47
3 VLĐ bình quân " 9.188 19.134 44.755,5 108,93 133,90
4 Sức sinh lợi của
VLĐ: (2)/(3)
" 0,053 0,025 0,003 -52,83 -88
5 Hệ số đảm " 0,234 0,398 0,924 70,08 132,16
6 Số vòng quay
VLĐ
Vòng 4,27 2,51 1,08 -41,21 -56,97
7 Thời gian 1 vòng
luân chuyển
Ngày 84,3 143,42 333,33 70,13 132,91
Ta nhận thấy sức lời của vốn lưu động liên tục giảm qua các năm năm 2000 so
vớn năm 1999 sức sinh lời của vốn lưu động của vốn giảm xuống 1 đồng vốn lưu động
bình quân chỉ đem lại 0,025 đồng lợi nhuận giảm 52,83%. Sang năm 20001công ty bị lỗ
tới 125.958 triệu đồng (so với năm 2000 là 943.944) đã làm cho sức sinh lời của vốn lưu
động giảm mạnh: Một đồng vốn lưu động bình quân bị lỗ 0,003 đồng và sức sinh lợi
giảm 88% so với năm 2000 hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2001 rất thấp doanh
nghiệp đã không bảo toàn được vốn.
Lưu động bình quân vẫn liên tục tăng nhưng với sản xuất của vốn lưu động lại có
chiều hướng giảm xuống, thông qua hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho ta biết có một
đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động, từ số liệu trên cho ta
thấy, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng với tốc độ ngày càng nhanh: Năm 2000 hệ số
này tăng lên 70,08% và năm 2001 tăng lên 132,16% so với năm 2000. Nếu như năm
1999 để có một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp chỉ phải bỏ ra 0,234 đồng, còn
2001 phải bỏ ra 0,924 đồng. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng cao chứng tỏ hiệu quả
sử dụng vốn lưu động càng thấp, không tiết kiệm được vốn lưu động.
Ngoài chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta phải xét đến số
vòng quay của vốn lưu động và thời gian của một vòng luân chuyển của vốn lưu động vì
nó giúp ta thấy được khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp. Từ năm 1999 trở lại đây
số vòng quay của vốn lưu động giảm dần, trong năm 1999 vốn lưu động quay ngược hơn
4 vòng nhưng đến năm 2001 vốn lưu động chỉ quay được hơn 1 vòng, doanh thu thu về
rất thấp giảm 0,78% so với năm 2000 về số tuyệt đối 376 triệu đồng, trong khi đó vốn lưu
động bình quân lại tăng lên 133,90% so với năm 2000 điều đó chứng tỏ tốc độ doanh thu
thuần đã không tăng lên tương ứng với tốc độ tăng vốn lưu động làm giảm số vòng quay
của vốn.
Đồng thời, thời gian của một vòng luân chuyển vốn lưu động cũng tăng lên, năm
1999 thời gian một vòng luân chuyển là 84,3 ngày năm 2000 chỉ tiêu này là 143,42 ngày
và năm 2001 thời gian của một vòng luân chuyển kéo dài tới 333,33 ngày. Điều đó cho ta
thấy việc thu hồi vốn lưu động rất chậm và nó đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Sở dĩ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2001 lại giảm thấp
như vậy là do rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là sự bất định,
không thường xuyên cho việc công ty được thanh toán các khoản nợ và phải thường
xuyên duy trì một khối lượng lớn hàng hoá vật tư bị ứ đọng ở kho và các đại lý gửi bán.
III. nhận xét đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp hoá dược
1.Những thành tựu đã đạt được Xí nghiệp Hoá Dược .
Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong cơ chế thị trường có tính cạnh
tranh ngày càng quyết liệt, ban lãnh đạo Xí nghiệp Hoá Dược đã tỏ rõ bản lĩnh kinh
doanh của mình trong việc dẫn dắt công ty tồn tại và phát triển. Được sự lãnh đạo sát sao
của tổng công ty Dược Việt nam nên Xí nghiệp Hoá Dược luôn hoàn thành và hoàn thành
vượt mức chỉ tiêu trên giao, đóng góp đầy đủ mọi nghĩa vụ với nhà nước. Với chiến lược
kinh doanh táo bạo Xí nghiệp từ một doanh nghiệp nhỏ đã phát triển và có vị trí không
nhỏ trong ngành Dược Việt nam , tạo cho doanh nghiệp có một cơ hội để doanh nghiệp
vươn lên tầm cao ngoài ra doanh nghiệp còn tạo công ăn việc làm cho con em cán bộ
công nhân viên trong cơ quan và một số đối tượng lao động ở gần doanh nghiệp . Xí
nghiệp đã chủ động đầu tư đưa cán bộ trong công ty đi đào tạo bồi dưỡng năng lực quản
lý và cả trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo cho doanh nghiệp một đội ngũ cán bộ vững
vàng và chuyên môn, năng lực tốt về quản lý tốt giúp cho công ty đứng vững và phát
triển trong nền kinh tế thị trường. Công ty đã từng bước nâng cao thu nhập của cán bộ
công nhân viên đảm bảo mọi chế độ chính sách Nhà nước đã đề ra.
2. Nguyên nhân của tồn tại:
Do Xí nghiệp có quy mô nhỏ cho nên việc quản lý và điều hành còn nhiều hạn chế
và khó khăn. Khó khăn nhất là huy động vốn lưu động để thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn. Trong phần phân tích tình hình kinh tế của công ty cho thấy việc đảm bảo thanh toán
của Xí nghiệp rất khó khăn. Các hệ số thanh toán tức thời và thanh toán ngắn hạn ở mức
đáng lo ngại. Tình trạng này gây rủi ro mất khả năng thanh toán nếu công ty vấp phải
những biến động của thị trường.
Việc đầu tư tài sản cố định ở năm 2001 vừa qua không đạt được hiệu quả như
mong muốn, hiệu suất và hiệu quả sử dụng tài sản cố định đều giảm mạnh không những
đã làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản cố định mà còn làm giảm đi vốn kinh doanh của
doanh nghiệp . Nguyên nhân chính là do trang thiết bị đầu tư chưa phát huy được hết khả
năng lực sản xuất trong khi vẫn tính khấu hao ở mức cao. Ngoài ra, trong việc tính khấu
hao tạo nguồn vốn tái sản xuất cố định, doanh nghiệp mới chỉ thực sự chú ý đến công tác
khấu hao các tài sản cố định đầu tư mới từ các nguồn vốn vay để đẩy nhanh tiến độ trả nợ
trong khi đó việc tăng mức khấu hao hợp lý cho các tài sản thuộc nguồn vốn khác chưa
được coi trọng đây là cơ sở nguồn vốn để tái đầu tư vào tài sản cố định
Trên đây là một số hạn chế đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp Hoá
Dược trong thời gian qua. Trên cơ sở tìm ra những nguyên nhân hạn chế, sau đây tôi xin
mạnh dạn đề suất một số giải quyết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
Phần III:
Một số Giải pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn tại xí nghiệp hoá dược .
I. Phương hướng phát triển của xí nghiệp thời gian tới:
1. Đánh giá chung giải pháp về hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp Hoá
Dược trong các năm gần đây.
Qua sự phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp Hoá Dược ta thấy rằng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh do tính phức tạp của dây chuyền sản xuất phải dựa
trên các phản ưngs hoá học, không tránh khỏi phản ứng xảy ra không hoàn toàn đã lãng
phí đi một phần NVL, máy móc thiết bị cũ kỹ đã qua nhiều lần sửa chữa nâng cấp, trình
độ khoa học chưa đáp ứng được nhu cầu kỹ thuật hiện nay, các chính sách về vốn, thuế
và một số các ưu đãi khác của chính phủ chưa thực sự sát sao với thực tế với tình hình
của Xí nghiệp hiện nay. Trên cơ sở đó để nâng cao được hiệu quẩ sử dụng vốn thì phải
đưa ra kế hoạch phương hướng phát triển trong thời gian tới.
2. phương hướng phát triển.
Cùng với đà phát triển của nền kinh tế, bước sang thiên niên kỷ mới . Xí nghiệp
Hoá Dược và vận tải đã đưa ra phương hướng và các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể để nâng cao
năng lực sản xuất và đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đảng và Nhà nước ta đang đẩy
mạnh chủ trươngtrong việc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và xã hội , là một cơ hội tốt để
doanh nghiệp mở rộng sản xuất và mở rộng thị trường.
Trong những năm tới Xí nghiệp chủ động trong việc xây dựng định hướng chiến
lược phát triển của mình đó là: “tăng cường tốc độ nhanh,nâng cao hiệu quả chất lượng
sản phẩm tạo công ăn việc làm cán bộ công nhân viên. Đẩy mạnh hoạt động sản xuất
kinh doanh để tăng tích luỹ đầu tư đảm bảo phát triển lâu dài và từng bước cải thiện đời
sống cán bộ công nhân viên”.
Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng số lượng, chất lượng với đào taọ nguồn nhân lực.
Nâng cao tầm hiểu biết về quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước cho độ ngũ cán bộ.
Trên cơ sở kế hoạch phát triển của Tổng Công ty, Xí nghiệp Hoá Dược cũng để ra
phương hướng phát triển và đưa ra chỉ tiêu phấn đấu giá trị tổng sản lượng trong 5 năm
2002 – 2006.
II. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp.
1. Bảo toàn và phát triển vốn - nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng
vốn:
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu lâu dài của mọi doanh nghiệp là phát triển.
Để đạt đựơc mục tiêu lâu dài đó doanh nghiệp phải luôn tuân theo một nguyên tắc cơ bản
là bảo toàn và phát triển vốn. Bảo toàn vốn là cái ngưỡng tối thiểu mà doanh nghiệp phải
đạt được để có thể duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp trên thương trường.
Trước đây trong thời kỳ bao cấp, việc bảo toàn và phát triển vốn hầu như không
được đặt ra với các doanh nghiệp. Tất cả mọi khâu, mọi quá trình sản xuất, từ sản xuất tới
tiêu thụ đều thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước do đó, mọi quyết định trong doanh
nghiệp cũng phải tuân theo mệnh lệnh cấp trên, tính tự chủ trong kinh doanh là rất phổ
biến. Nhà nước phải thường xuyên bổ sung, cấp thêm vốn. Nhưng từ khi chuyển đổi cơ
chế kinh tế, quyết định giao vốn của Nhà nước đã mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho
doanh nghiệp đồng thời cũng đặt ra yêu cầu buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn theo
nguyên tắc “hiệu quả, bảo toàn và phát triển”.
0
1 3 4 5 2
GTGT
Ttriệu
40.000
50.000
Yêu cầu bảo toàn vốn thực chất là việc duy trì giá trị, sức mua năng lực của nguồn
vốn chủ sở hữu và mặc dù cơ cấu tài trợ của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và
vốn vay nợ khác song mọi kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng đều phản ánh vào sự
tăng giảm nguồn vốn vay bị thua lỗ thì những thua lỗ đó doanh nghiệp phải chịu trách
nhiệm bằng chính nguồn vốn của mình. Như vậy, thua lỗ của mọi khoản đầu tư dù được
tài trợ bằng nguồn nào cũng làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu.
Vốn sản xuất kinh doanh mà trước hết là nguồn vốn chủ sở hữu là một đảm bảo
cho doanh nghiệp tránh khỏi nguy cơ phá sản và là điểm tựa quan trọng cho mọi quyết
định đầu tư cũng như tài trợ. Nguồn vốn chủ sở hữu được coi như sự bảo đảm trước Nhà
nước, các bên đối tác, các nhà đầu tư về khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô
của nguồn vốn chủ sở hữu cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng đầu tư và tìm kiếm nguồn
tài trợ của doanh nghiệp. Bởi vì, những tài sản cố định quan trọng nhất được đầu tư từ
nguồn vốn chủ sở hữu và những nhà tài trợ đánh giá qua sự bảo đảm của nguồn vốn này.
Chính vì vậy doanh nghiệp phải luôn phải chú ý tới yêu cầu bảo toàn và phát triển nguồn
vốn chủ sở hữu.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, do tác động của nhiều nhân tố, giá trị của
các nguồn vốn và tài sản doanh nghiệp luôn luôn biến động. Do đó, nếu cho rằng bảo
toàn vốn chỉ bao gồm việc giữ nguyên về số tuyệt đối giá trị tiền tệ của vốn sản xuất kinh
doanh qua các thời kỳ là không còn phù hợp. Để bảo toàn vốn, doanh nghiệp phải quan
tâm đến giá trị thực ( giá trị ròng ) của các loại vốn tức là khả năng tái sản xuất giá trị các
doanh nghiệp phải quan tâm đến giá trị các yếu tố đầu vào. Do vậy, yêu cầu đảm bảo vốn
đối với các loại vốn trong doanh nghiệp là không giống nhau, do những đặc điểm riêng
về sự chu chuyển, tham gia của từng loại vốn vào quá trình sản xuất, đặc điểm tái sản
xuất... nên yêu cầu bảo toàn vốn cố định và vốn lưu động có sự khác nhau.
2. Nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn cố định.
Việc bảo toàn và phát triển vốn cố định đặt ra như một nhu cầu tất yếu của mỗi
doanh nghiệp. Yêu cầu khách quan này bắt nguồn từ những lý do sau đây
- Trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp, vốn cố định thường chiếm một
tỷ trọng lớn, nó quyết định tới tốc độ tăng trưởng, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
- So với chu kỳ vận động của vốn lưu động thì chu kỳ vận động của vốn ứng ra
ban đầu cho chi phí về tài sản cố định. Trong thời gian đó, đồng vốn luôn bị “đe dọa” bởi
những rủi ro do những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan làm thất thoát vốn như
lạm phát, hao mòn vô hình...
- Khác với cách vận động của vốn lưu động là chuyển dịch giá trị một lần và cũng
hoàn vốn một lần, vốn cố định chuyển dịch giá trị từng phần và hoàn vốn từng phần.
Trong khi có một bộ phận của vốn cố định được chuyển hoá thành vốn tiền tệ – quỹ khấu
hao ( phần động ) thì còn một bộ phận khác lại nằm trong phần gía trị còn lại của tài sản
cố định ( phần tĩnh ). Nếu loại trữ những tác nhân chủ quan và khách quan thì muốn bảo
toàn được vốn cố định thì “phần tĩnh” của vốn cố định phải nhanh chóng chuyển sang
“phần động”. Đó là một quá trình khó khăn và phức tạp, đây chính là khâu dễ làm thất
thoát vốn. Từ những lý do chủ yếu nêu trên ta thấy việc bảo toàn quan trọng công tác
quản lý, sử dụng và bảo toàn vốn của doanh nghiệp.
Trên lý thuyết, bảo toàn vốn cố định là phải thu hồi toàn bộ phần giá trị đã ứng ra
ban đầu để mua sắm tài sản cố định. Điều này chỉ là lý tưởng và đúng điều kiện của nền
kinh tế không có lạm phát và không có hao mòn vô hình. Trong thực tế, việc thu đủ
nguyên giá tài sản cố định sẽ trở thành vô nghĩa nếu nó không đủ để tái sản xuất giản
đơn tài sản cố định. Do vậy, trong nền kinh tế thị trường bảo toàn vốn cố định phải được
hiểu một cách đầy đủ là phải thu hồi lượng giá trị thực của tài sản cố định. ở đây, giữa giá
trị thực của tài sản cố định và nguyên giá của tài sản cố định là những đại lượng khác
nhau song điều quan trọng là cả hai đại lượng này ít nhất phải có cùng sức mua để tạo ra
một giá trị sử dụng tương đương. Có như vậy vốn cố định mới được bảo toàn và thực
hiện tái sản xuất tài sản cố định.
3. Nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn lưu động.
Do đặc điểm của vốn lưu động là chuyển dịch giá trị một lần vào giá trị sản phẩm
trong một chu kỳ sản xuất, hình thái giá trị của nó thay đổi qua các giai đoạn của quá
trình sản xuất tồn đọng dưới dạng tiền tệ, vật tư, hàng hoá... đây là những tài sản rất dễ
gặp phải rủi ro do những tác động chủ quan từ phía doanh nghiệp và khách quan từ thị
trường đem lại như
- Sự ứ đọng vật tư, hàng hoá do việc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu thị
trường về thị hiếu, chất lượng, giá cả,...
- Kinh doanh bị thua lỗ hoặc bị chiếm dụng vốn kéo dài dẫn đến sự thiêu hụt vốn
lưu động, do doanh thu không đủ đáp ứng nhu cầu vốn lưu động
- Nền kinh tế bị lạm pháp, giá cả tăng nhanh nên sau mỗi vòng luân chuyển, vốn
lưu động của doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá...
- Mặt khác, vốn lưu động ở các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh khác
nhau thì có cơ cấu tài sản lưu động khác nhau và sự luân chuyển vốn lưu động chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố khác nhau nên mỗi doanh nghiệp phải có phương pháp quản lý
vốn phù hợp với những đặc điểm đó. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải dựa trên những
nguyên tắc chung nhất cho việc bảo toàn và phát triển vốn lưu động của doanh nghiệp
- Thời điểm kết thúc vòng quay của vốn nên tiến hành vào cuối mỗi kỳ kế toán (
quý, năm ) vì vòng quay vốn lưu động trùng với chu kỳ kinh doanh.
- Căn cứ để xác định giá trị bảo toàn vốn là chỉ số vật giá chung hoặc chỉ số giá
của sản phẩm hàng hoá chủ yếu phù hợp với nhu cầu và chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu
động của doanh nghiệp.
- Đảm bảo tái sản xuất giản đơn về tài sản lưu động.
Đó là những nguyên tắc và yêu cầu chủ yếu của việc bảo toàn và phát triển vốn
của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, dựa trên những nguyên tắc đó mà doanh
nghiệp có biện pháp quản lý và sử dụng vốn cũng như tìm ra những giải pháp phù hợp để
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh vốn cố định và vốn lưu động có
những đặc điểm khác nhau và việc bảo toàn chúng cũng tuân theo những nguyên tắc
riêng. Do đó, phải có giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng từng loại vốn.
5. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
a. Đánh giá và đánh giá loại tài sản cố định.
Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như hiện nay, tài sản cố định
thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ hao mòn vô hình, do đó, để có cơ sở cho việc
tính toán khấu hao thu hôi vốn đầy đủ, doanh nghiệp cần phải giảm thiểu sự chênh lệch
giữa giá trị thực tế và giá trị trên sổ sách của tài sản. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có kế
hoạch và biện pháp đánh giá và đánh giá lại tài sản một cách thường xuyên, chính xác
mức khấu hao hợp lý để thu hồi vốn hoặc kịp thời sử lý những tài sản cố định bị mất giá
để chống lại sự thất thoát vốn.Tính hiệu quả cần phải đạt được các quyết định xử lý là
phải bảo toàn vốn cố định trong mọi trường hợp biến động giá cả nói chung và hao mòn
vô hình nói riêng.
b. Lựa chọn phương pháp tính khấu hao và xác định mức khấu hao hợp lý
Vốn cố định được thu hồi thông qua việc doanh nghiệp tính và trích lập qũy khấu
hao, do đó việc bảo đảm tính và trích đủ khấu hao có một ý nghĩa hết sức quan trọng khi
tính và trích khấu hao, người quản lý không chỉ quan tâm đến tình hình tài sản cố định,
mức độ tham gia của nó vào quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải quan tâm đến
thời hạn sử dụng nguồn vốn đầu tư, loại tài sản để lựa chọn phương pháp tính khấu hao
thích hợp.
Hiện nay, có nhiều phương pháp tính khấu hao tài sản cố định như phương pháp
tuyến tính cố định, phương pháp luỹ thoái... nhưng phổ biến nhất hiện nay mà hầu hết các
doanh nghiệp đang sử dụng là phương pháp khấu hao tuyến tính cố định ( phương pháp
khấu hao bình quân theo thời gian ).
Theo phương pháp này mức khấu hao hàng năm được tính bằng công thức
NG
Mk =
T
Trong đó: + Mk mức trích khấu hao hàng năm
+ NG nguyên giá tài sản cố định
+ T thời gian sử dụng định mức của tài sản cố định
Tuy nhiên, tuỳ từng đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà
lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp để vừa đảm bảo thu hồi vốn nhanh vừa
đảm bảo toàn bộ được vốn đỡ gây ra biến động về giá thành.
c. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định các doanh nghiệp cần tận dụng tối
đa công suất của máy móc thiết bị, giảm thời gian tác nghiệp, hợp lý hoá dây truyền công
nghệ, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt chế độ duy tu bảo dưỡng máy móc, áp dụng các
chế độ khuyến khích vật chất và trách nhiệm đối với người quản lý và sử dụng tài sản cố
định.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, các doanh nghiệp cần phải
tổ chức tốt quá trinh sản xuất. Có nghĩa là tổ chức sản xuất trong kinh doanh phải đảm
bảo 3 nguyên tắc này đem lại những tác dụng to lớn như.
Tiết kiệm thời gian trong sản xuất
Sử dụng hợp lý công suất và thời gian hoạt động của máy móc thiết bị.
Góp phần bảo đảm sản xuất cân đối nhịp nhàng.
Bảo đảm hoàn thành kế hoạch sản xuất với hiệu qủa cao.
d.Sửa chữa, duy tu bảo dưỡng tài sản cố định
Công tác này có mục đích là duy trì khả năng hoạt động bình thường cho tài sản
cố định và cần tiến hành định kỳ để có thể phát hiện, sửa chữa kịp thời những hỏng hóc
chứ không phải đến lúc xảy ra sự cố mới xem xét sữa chữa,thay thế. Tuy nhiên, đôi khi
chi phí sửa chữa còn hơn giá trị của tài sản cố định trong trường hợp này cần cân nhắc
giữa việc chữa hay thanh lý tài sản này.
e. Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Sau mỗi kỳ kế hoạch, nhà quản lý phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử
dụng tài sản cố định và vốn cố định thông qua những chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng
vốn. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đầu tư, điều chỉnh lại quy mô
cơ cấu sản xuất cho phù hợp, khai thác được những tiềm năng sẵn có và khắc phục được
những tồn tại trong quản lý.
6. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, vốn lưu động luôn
thay đổi hình thái giá trị và đặc điểm vận động của nó được thể hiện như sau
- Trong giai đoạn cung ứng: vốn đựơc dùng để mua sắm vật tư, các đối tượng lao
động dùng cho quá trình sản xuất. Như vậy, vốn lưu động đã thay đổi từ hình thái tiện tệ
sang vật tư, hàng hoá.
- Giai đoạn sản xuất: các loại vật tư, đối tượng lao động khác dưới sự tác độngcủa
máy móc, người lao động sẽ bán thành phẩm.
- Giai đoạn lưu thông: sản phẩm sau khi được tiêu thụ, vốn lưu động từ hình thái
hoá hiện vật lại chuyển sang vốn tiền tệ – hình thái giá trị ban đầu.
Sự vận động này diễn ra liên tục, đan xen lẫn nhau. Cứ như vậy, vốn lưu động được tiếp
tục tuần hoàn và chu kỳ chuyển theo chu kỳ sản xuất. Do phương thức vận động có tính
chất chu kỳ như trên, nên để nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn lưu động các doanh nghiệp
cần áp dụng các biện pháp sau
a. Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động ở từng khâu luân chuyển
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý vốn lưu động
nhằm
- Tiết kiệm vốn lưu động sử dụng trong sản xuất kinh doanh
- Thông qua việc xác định nhu cầu lưu động ở từng khâu để nắm được lượng vốn
lưu động cần phải đi vay– tránh ứ đọng vốn ( nhất là vốn đi vay )
Đảm bảo đủ vốn lưu động cần thiết cho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên
tục. Thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
b. Tổ chức khai thác tốt các nguồn vốn lưu động phực vụ cho sản xuất kinh
doanh.
Trước hết, doanh nghiệp cần khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các khoản
vốn có thể chiếm dụng một cách thường xuyên ( nợ định mức ), sử dụng tiết kiệm có
hiệu quả nhất nguồn vốn này. Nếu còn thiếu, doanh nghiệp phải tìm đến các nguồn vốn
bên ngoài như vốn vay Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn liên doanh,vốn phát hành
trái phiếu... tuy nhiên, các doanh nghiệp cần phải cân nhắc , tính toán, lựa chọn phương
thức huy động sao cho chi phí vốn là thấp nhất.
c. Các biện pháp tổng hợp
Để nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn lưu động các doanh nghiệp ngoài cách sử dụng
các giải pháp trên cần áp dụng một số biện pháp tổng hợp như: đẩy mạnh khâu tiêu thụ
hàng hoá, xử lý kịp thời các vật tư hàng hoá chậm luân chuyển để giải phóng vốn.
Thường xuyên xác định phần chênh lệch giá giữa giá mua bán đầu với giá thị trường tại
thời điểm kiểm tra tài sản lưu động tồn kho để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả
Thực hiện nghiêm túc, triệt để công tác thanh toán công nợ, chủ động phòng ngừa
rủi ro, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn mà từ đó làm phát sinh nhu cầu vốn lưu
động dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch, tăng chi phí vốn mà đáng lẽ
không có. Vốn bị chiếm dụng ngày càng trơ thành nợ khó đòi, gây thất thoát vốn của
doa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Xí nghiệp Hoá Dược.pdf