Luận văn Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở xí nghiệp xây lắp điện

Tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở xí nghiệp xây lắp điện: LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Xí Nghiệp xây lắp điện Mở đầu Các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nhiều doanh nghiệp đã không ngừng vươn lên khắc phục khó khăn nghiệt ngã của cơ chế thị trường, đứng vững và ngày càng phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp đã bộc lộ sự yếu kém, lúng túng trong hoạt động làm ăn kém hiệu quả. Để tạo thế mạnh cho doanh nghiệp phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định rõ các điều kiện quyết định đến hiêụ quả sản xuất kinh doanh. Đó là vốn và con người. Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, là điều kiện không thể thiếu được của mỗi doanh nghiệp, vì thế doanh nghiệp luôn luôn phải bảo đảm vốn cho hoạt động của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việc nâng cao hiệu q...

pdf84 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở xí nghiệp xây lắp điện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Xí Nghiệp xây lắp điện Mở đầu Các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nhiều doanh nghiệp đã không ngừng vươn lên khắc phục khó khăn nghiệt ngã của cơ chế thị trường, đứng vững và ngày càng phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp đã bộc lộ sự yếu kém, lúng túng trong hoạt động làm ăn kém hiệu quả. Để tạo thế mạnh cho doanh nghiệp phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định rõ các điều kiện quyết định đến hiêụ quả sản xuất kinh doanh. Đó là vốn và con người. Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, là điều kiện không thể thiếu được của mỗi doanh nghiệp, vì thế doanh nghiệp luôn luôn phải bảo đảm vốn cho hoạt động của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ tạo ra lợi nhuận làm cơ sở cho doanh nghiệp đứng vững hơn thương trường, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề cấp bách đối với mọi doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Qua việc phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp mình để từ đó đề ra các giải pháp tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thấy rõ vai trò quan trọng và sự cần thiết của vấn đề, trong thời gian học tập tại trường và đặc biệt là thời gian thực tập tại Xí nghiệp xây lắp điện em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Xí Nghiệp xây lắp điện”. Với nội dung nghiên cứu là tìm hiểu các vấn đề lý luận cơ bản về vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, xem xét hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp xây lắp điện, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của xí nghiệp trong thời gian tới. Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề được chia làm ba phần: Chương I: Những vấn đề chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Chương II: Phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của xí nghiệp xây lắp điện. Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của xí nghiệp xây lắp điện. Chương I Những vấn đề chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh I. Vốn kinh doanh 1. Khái niệm về vốn Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với sản xuất hàng hoá và đóng vai trò quan trọng bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi theo mục đích đã định. Có rất nhiều quan niệm về vốn: Vốn theo khái niệm mở rộng không chỉ là tiền tệ mà còn là nguồn lực như lao động, đất đai, trí tuệ... Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển thì vốn là một trong các yếu tố đầu vào để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm này vốn được xem xét dưới góc độ hiện vật là chủ yếu, chưa xem xét dưới góc độ tài chính – phần cơ bản nhất của vốn. Tuy nhiên quan điểm này có rất nhiều ưu điểm: đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ quản lý thời sơ khai. Theo quan điểm của một số nhà tài chính thì vốn lại là tổng số tiền của các cổ đông đóng góp và họ được hưởng phần thu nhập chia cho chứng khoán của công ty. Theo quan điểm này vốn được xem xét dưới góc độ tài chính là chủ yếu, đồng thời làm rõ được nguồn gốc cơ bản vốn của doanh nghiệp. Quan điểm này có ưu diểm là kích thích các nhà đầu tư tăng cường đầu tư vốn cho doanh nghiệp để mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, quan điểm này không cho thấy trạng thái và quá trình sử dụng vốn, do đó làm giảm vai trò và ý nghĩa của công tác quản lý vốn. Theo một số nhà kinh tế học hiện đại,thì vốn được xem xét dưới cả góc độ vốn hiện vật và vốn tài chính. Theo quan điểm này, vốn là một loại hàng hoá nhưng được tiếp tục sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo.ở đây chúng ta đã thấy rõ nguồn hình thành và trạng thái biểu hiện của vốn, nhưng những mục đích sử dụng của vốn chưa được thể hiện trong quan điểm này. Hiểu theo nghĩa rộng, một số quan điểm lại cho rằng: Vốn bao gồm toàn bộ yếu tố kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh như tài sản hữu hình, tài sản vô hình, trình độ quản lý và tác nghiệp của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh cũng như uy tín của nó... Quan điểm này có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho phép các doanh nghiệp tận dụng và khai thác triệt để hiệu quả của vốn trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, việc xác định vốn theo quan điểm này rất khó khăn, đặc biệt lượng vốn thể hiện thông qua sự lượng hoá các yếu tố trong doanh nghiệp và vấn đề vốn được xác định còn khó khăn hơn với nước ta khi trình độ quản lý chưa cao và một hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh. Theo quan điểm của Mác, vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất. Tuy định nghiã của Mác mang một tầm khái quát lớn nhưng do bị hạn chế bởi những điều kiện khách quan lúc bấy giờ nên ông đã quan niệm chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước bao cấp hoàn toàn về vốn thông qua cơ chế cấp vốn của ngân sách Nhà nước và hệ thống tín dụng ngân hàng. Với cơ chế này, các doanh nghiệp Nhà nước chỉ có chức năng sản xuất, mà không có chức năng kinh doanh, vì vậy mà phạm trù vốn kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước không được đặt ra. Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, ngoài chức năng sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho xã hội, doanh nghiệp Nhà nước còn có thêm chức năng kinh doanh với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Phạm trù vốn kinh doanh ra đời trong bối cảnh này, bởi vì muốn tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần thiết phải có vốn, trong đó, ngoài nguồn vốn của Nhà nước, còn có nguồn vốn do doanh nghiệp huy động để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị mình Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn của doanh nghiệp không ngừng vận động và tồn tại ở nhiều hình thái vật chất khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá dịch vụ tiêu thụ trên thị trường. Chúng ta có thể khái quát vòng luân chuyển của vốn qua sơ đồ sau: T – H – T’ (T’ > T). Qua sơ đồ này ta thấy từ những đồng vốn ban đầu doanh nghiệp mua sắm các trang thiết bị, vật tư, nhân công... để phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, vốn lại trở về hình thái ban đầu là tiền (doanh thu bán hàng), kết thúc một vòng luân chuyển vốn và bắt đầu vòng luân chuyển mới. Số tiền mà doanh nghiệp thu về sau khi tiêu thụ được sản phẩm phải lớn hơn số tiền ban đầu doanh nghiệp bỏ ra, như thế mới có thể bù đắp được chi phí và đảm bảo có lãi. Như vậy vốn sẽ được tái đầu tư vào kinh doanh với quy mô lớn hơn, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. Từ những phân tích trên, ta có thể đưa ra một khái niệm về vốn như sau: “Vốn là một phạm trù kinh tế cơ bản. Vốn sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được sử dụng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi”. 2. Một số đặc trưng của vốn Bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có vốn. Trong thời kỳ bao cấp, phần lớn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được Nhà nước cấp phát hoặc cho vay với lãi suất thấp. Các doanh nghiệp sản xuất theo chỉ tiêu của trên đưa xuống, không được tự chủ trong kinh doanh và ít phải chịu trách nhiệm trước hiệu quả kinh doanh nên người ta ít quan tâm đến tính hàng hoá cũng như các đặc trưng của vốn. Nhưng khi đất nước bước sang nền kinh tế thị trường thì vốn là yếu tố số một của mọi hoạt động kinh doanh, vốn đó không tự nhiên mà có. Do đó, các doanh nghiệp phải biết cách sử dụng chúng sao cho có hiệu quả để không những bảo toàn mà còn phát triển nguồn vốn của mình và tất yếu đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhận thức đầy đủ hơn những đặc trưng của vốn. Vốn luôn đại diện cho một lượng giá trị tài sản. Điều đó có nghĩa là vốn được biểu hiện dưới dạng các loại tài sản hữu hình cũng như vô hình trong doanh nghiệp như nhà xưởng, đất đai, máy móc thiết bị, vật tư, thông tin, bằng sáng chế phát minh. Như vậy, một lượng tiền thoát li giá trị thưc tế của hàng hoá những khoản nợ chồng chất mà không có khả năng thanh toán thì không đúng với nghĩa của vốn. Vốn luôn vận động và có khả năng sinh lời. Vốn được biểu hiện bằng tiền tệ là dạng tiềm năng của vốn, để biến thành vốn thì tiền đó phải vận động sinh lời. Trong quá trình vân động, đồng vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm xuất phát và điểm cuối cùng của vòng tuần hoàn là biểu hiên giá trị bằng tiền. Đồng tiền phải quay về nơi xuất phát với giá trị lớn hơn. Đó cũng là nguyên lý đầu tư sử dụng và bảo toàn vốn. Vì vậy, một khi đồng vốn bị ứ đọng, tài sản cố định không được dùng đến, tài nguyên, sức lao động không được sử dụng, tiền vàng bỏ vào ống cất trữ hoặc các khoản nợ khê đọng khó đòi... chỉ là những đồng vốn chết. Mặt khác, tiền có vận động nhưng lại bị phân tán, không quay về nơi xuất phát với giá trị lớn hơn thì cũng không bảo đảm duy trì và phát triển được vốn, vòng quay tiếp theo sẽ bị ảnh hưởng. Để tiến hành bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng phải tích luỹ đủ một lượng vốn nhất định hay vốn cần phải đạt tới một giá trị đủ lớn nào đó mới có thể phát huy tác dụng. Do vậy, các doanh nghiệp không những phải khai thác các nguồn lực về vốn nội tại trong doanh nghiệp mà còn phải tích cực thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài thông qua các hình thức huy động như vay vốn, góp vốn liên doanh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu... Khi nghiên cứu các đặc trưng của vốn cần phải xem xét đến giá trị thời gian của vốn. Vì giá trị của đồng vốn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố làm cho sức mua hay giá trị của đồng tiền tại mỗi thời điểm là khác nhau. Trong thời kỳ bao cấp Nhà nước đã tạo ra một sự ổn định tiền tệ giả tạo nên vấn đề này không được chú ý, song với cơ chế thị trường hiện nay và sự biến động của giá cả, lạm phát... đã làm cho giá trị đồng tiền thay đổi, do đó giá trị thời gian của vốn cần được nhận thức đầy đủ hơn. Vốn luôn gắn với chủ sở hữu. Hay nói cách khác hơn mỗi đồng vốn đều phải có chủ sở hữu, không thể có đồng vốn vô chủ và ở đâu có đồng vốn vô chủ (chủ sở hữu không được rõ ràng) thì ở đó có sự lãng phí không hiệu quả. Đồng vốn chỉ được sử dụng hiệu quả khi nó được gắn với một loại hình chủ sở hữu thích hợp. Đây là một vấn đề của đất nước ta, chính do sự không rõ ràng trong quy định về sở hữu mà các tài sản xã hội chủ nghĩa đang bị sử dụng một cách lãng phí và không hiệu quả. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn vì quyền sử dụng vốn có thể tách rời quyền sở hữu về vốn. Đây là nguyên tắc quan trọng trong huy động và quản lý vốn. Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một loại hàng hoá đặc biệt, có thị trường riêng cho loại hàng hoá này. Đó là nơi những người dư thừa vốn có thể cho vay, những người cần vốn có thể huy động vốn từ những người dư thừa vốn và phải trả cho họ một mức lãi (giá vốn) nhất định. ở đây có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, do đó những người bán (người cho vay vốn) không bị mất quyền sở hữu mà chỉ mất quyền sử dụng trong một thời gian nhất định. Việc trao đổi này được diễn ra trên thị trường tài chính và giá (lãi suất) của việc mua bán cũng tuân theo quy luật cung – cầu. Từ những đặc trưng cơ bản trên đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vốn trong sản xuất kinh doanh .Nó có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp, vì chỉ khi nào các doanh nghiệp hiểu rõ được tầm quan trọng và giá trị của đồng vốn sử dụng thì mới có thể sứ dụng nó một cách có hiệu quả . 3. Phân loại vốn kinh doanh Tuỳ theo cách thức quản lý vốn và loại hình của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp có những tiêu thức cụ thể để phân loại vốn,sau đây là một số cách phân loại vốn mà các doanh nghiệp thường dùng: 3.1. Theo nguồn hình thành Cách phân loại này căn cứ vào đối tượng tài trợ vốn kinh doanh cho doanh nghiệp và theo cách phân loại này có thể chia vốn ra làm hai loại sau: 3.1.1 Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Vốn chủ sở hữu là cơ sở để đánh giá tiềm lực tài chính của một doanh nghiệp, vì đây là cài mà doanh nghiệp thực sự có. Các nhà đầu tư như ngân hàng, những người mua trái phiếu của công ty coi đây là khoản đặt cọc cho lượng vốn họ cho doanh nghiệp vay và thực sự khi kinh doanh thua lỗ thì doanh nghiệp phải sử dụng vốn chủ sở hữu để trang trải mọi khoản nợ nần. Do doanh nghiệp không phải hoàn trả nguồn vốn này trong suốt thời gian hoạt động, nên nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thường được sử dụng để tài trợ cho các dự án dài hạn như mua sắm mới các tài sản cố định, đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, đầu tư nghiên cứu phát triển sản xuất... vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hình thành từ:  Vốn có nguồn gốc từ ngân sách: Nguồn vốn này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Nguồn này có thể do Nhà nước trực tiếp cung cấp hay do các khoản chi phí lẽ ra phải nộp cho Nhà nước nhưng được giữ lại để doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này không lớn và chỉ ưu tiên cho những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt hàng được Nhà nước quan tâm.  Nguồn vốn tự bổ sung của doanh nghiệp: Là nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung mà chủ yếu là từ các nguồn như quỹ khấu hao các loại tài sản của doanh nghiệp, quỹ phát triển kinh doanh do phần lợi nhuận hàng năm giữ lại, nguồn tài chính do điều chỉnh cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp, nguồn chênh lệch đánh giá được để lại ( nếu có). Đối với doanh nghiệp nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn vì chỉ khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả mới có nguồn vốn này. Nó sẽ góp phần nâng cao vị trí tài chính của doanh nghiệp, thể hiện nội lực giúp doanh nghiệp tăng vốn đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh.  Nguồn vốn liên doanh liên kết: Trên cơ sở nhận thấy được lợi nhuận của cơ hội kinh doanh và sự tin tưởng lẫn nhau, các doanh nghiệp có thể hợp tác đầu tư trên cơ sở hợp đồng liên doanh liên kết. Sự liên doanh liên kết này có thể giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, do nguồn vốn dựa trên cơ sở cùng đóng góp nên lợi nhuận phải được phân chia giữa các bên tham gia liên doanh liên kết, do đó cần phải có sự quản lý vốn thận trọng và hiệu quả, đặc biệt là khi liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra các doanh nghiệp có thể huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc tín dụng thuê mua. 3.1.2. Nguồn vốn đi vay Nhìn chung nguồn vốn bên trong ( vốn chủ sở hữu) của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay còn nhỏ bé. Để đáp ứng nhu cầu về vốn các doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài. Nguồn vốn đi vay được huy động thông qua hệ thông ngân hàng, các tổ chức tín dụng hay trực tiếp từ các chủ thể cho vay khác. Hình thức vay cũng rất đa dạng, có thể là vay ngắn hạn để bổ sung cho phần vốn lưu động thiếu phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, hay là vay trung và dài hạn nhằm tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất hiện có. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, nguồn vốn này rất phổ biến và tương đối lớn, điểm nổi bật của nguồn vốn này là rất linh động, nó đảm bao khả năng thanh toán nhanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để huy động được nguồn vốn này, doanh nghiệp cần phải dựa trên cơ sở sản xuất kinh doanh có lãi và uy tín trên thương trường. Doanh nghiệp phải tận dụng nguồn vốn này hiệu quả nhất và thường xuyên nhất. 3.2. Theo vai trò và đặc điểm chu chuyển của vốn Lúc này vốn được xem xét dưới trạng thái động nên người ta chia vốn ra làm hai loại: vốn cố định và vốn lưu động. 3.2.1. Vốn cố định Trong nền sản xuất hàng hoá, để mua sắm, xây dựng tài sản cố định trước hết phải có một số vốn ứng trước. Vốn tiền tệ ứng trước để mua sắm xây dựng tài sản cố định hữu hình hoặc những chi phí đầu tư cho những tài sản cố định vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Vốn cố định là khoản vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định, quy mô của vốn cố định sẽ quyết định quy mô của tài sản cố định. Song đặc điểm vận động của tài sản cố định lại quyết định đến đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định. Các đặc thù về sự vận động của vốn cố định trong sản xuất kinh doanh như sau:  Vốn cố định được tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, có đặc điểm này là do tài sản cố định có thể phát huy trong nhiều chu kỳ sản xuất, vì thế vốn cố định – hình thái biểu hiện bằng tiền của nó cũng được tham gia vào các chu kỳ sản xuất tương ứng.  Vốn cố định được dịch chuyển dần từng phần vào giá trị sản xuất sản phẩm. Khi tham gia vào quá trình sản xuất giá trị của tài sản giảm dần. Theo đó vốn cố định cũng được tách thành hai phần: Một phần sẽ gia nhập vào chi phí sản xuất sản phẩm ( dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với mức giảm dần giá trị sử dụng tài sản cố định. Phần còn lại của vốn cố định “ cố định” trong tài sản. Trong các chu kỳ sản xuất kế tiếp, nếu như phần vốn dịch chuyển được dần dần tăng lên thì phần vốn “cố định” lại dần dần giảm đi tương ứng với mức suy giảm dần giá trị sử dụng của tài sản cố định. Kết thúc sự biến thiên ngược chiều đó cũng chính là lúc tài sản cố định hết thời gian sử dụng và vốn cố định đã hoàn thành một vòng luân chuyển. Vậy: Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Trong các doanh nghiệp vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh. Quy mô của vốn cố định cũng như trình độ quản lý và sử dụng nó, là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật. Vì vậy,việc quản lý sử dụng vốn cố định được coi là một vấn đề quan trọng của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp. Muốn quản lý sử dụng vốn cố định một cách có hiệu quả thì phải sử dụng tài sản cố định sao cho hữu hiệu. Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu chủ yếu, mà đặc diểm của nó là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Trong quá trình đó, giá trị của tài sản cố định không bị tiêu hao hoàn toàn trong lần sử dụng đầu tiên mà nó được dịch chuyển dần dần từng phần vào giá thành sản phẩm của các chu kỳ sản xuất tiếp theo. Việc quản lý vốn cố định và tài sản cố định trên thực tế là một công việc phức tạp. Để giảm nhẹ khối lượng quản lý, về tài chính kế toán người ta có những quy định thống nhất về tiêu chuẩn giới hạn giá trị và thời gian sử dụng của một tài sản cố định. Thông thường một tư liệu lao động phải đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn dưới đây thì mới được coi là tài sản cố định. - Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên - Có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên Tuy nhiên, có một số tư liệu lao động riêng biệt có thể không đủ những tiêu chuẩn về giá trị thời gian sử dụng, nhưng chúng được tập hợp theo từng tổ hợp sử dụng đồng bộ thì tổ hợp này cũng được coi là tài sản cố định. Ngày nay do sự phát triển và mở rộng quan hệ hàng hoá tiền tệ, cũng như sự gia tăng về nhịp độ tiến độ khoa học – kỹ thuật, mặt khác, do tính đặc thù về đầu tư, nên đã làm xuất hiện một số khoản chi phí đầu tư mà tính chất luân chuyển của nó tương tự như những đặc điểm luân chuyển của vốn cố định. Vì vậy, khái niệm về tài sản cố định được mở rộng hơn: Ngoài tài sản cố định hữu hình còn có tài sản cố định vô hình. Để quản lý, sử dụng vốn cố định có hiệu quả, cần phải nghiên cứu các phương pháp phân loại và kết cấu của tài sản cố định, các cách phân loại và kết cấu của tài sản cố định được khái quát ở sơ đồ sau : Sơ đồ 1: Các cách phân loại và kết cấu vốn cố định : Toàn bộ TSCĐ của DN Theo hình thái TSCĐ chờ thanh lý TSCĐ không cần dùng TSCĐ chưa cần dùng TSCĐ hữu hình. VD: máy móc, thiết bị TSCĐ vô hình VD: Bằng phát minh. .. TSCĐ đầu tư bằng vốn vay thuê ngoài TSCĐ đang dùng TSCĐ dùng ngoài SXKD cơ bản TSCĐ dùng cho SXKD cơ bản TSCĐ tự có VD: DNNNl à vốn ngân sách Các căn cứ phân loại Theo nguồn hình Theo công dụng Theo tình hình sử dụng Trên đây là những phương pháp phân loại tài sản cố định chủ yếu trong các doanh nghiệp. Nhờ cách phân loại tài sản cố định mà người quản lý có nhãn quan tổng thể về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý sử dụng tài sản hợp lý, tính toán khấu hao chính xác. 3.2.2. Vốn lưu động Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp thực hiện được thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần, tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất. Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. Nếu doanh nghiệp không đủ vốn thì việc tổ chức sử dụng vốn sẽ gặp khó khăn và do đó quá trình sản xuất cũng bị trở ngại hay gián đoạn. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật tư, cũng tức là phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn là phản ánh sự vận động của vật tư, nhìn chung vốn lưu động nhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư hàng hoá dự trữ ở các khâu nhiều hay ít. Nhưng mặt khác, vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông sản phẩm có hợp lý hay không hợp lý. Bởi vậy, thông qua tình hình vốn lưu động còn có thể đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Để quản lý và sử dụng vốn lưu động có hiệu quả phải tiến hành phân loại vốn lưu động. Sơ đồ2: Các cách phân loại và kết cấu vốn lưu động: Vốn lưu động của Các căn cứ phân loại Căn cứ vào quá trình tuần hoàn Căn cứ vào các nguồn hình Căn cứ vào hình thái Căn cứ vào phương pháp xác 3.2.3 Vốn đầu tư tài chính Đối với một doanh nghiệp sản xuất nói chung, doanh nghiệp công nghiệp nói riêng, thường có hai hướng đầu tư chủ yếu là đầu tư bên trong và đầu tư bên ngoài. Đầu tư bên trong là những khoản đầu tư vốn để mua sắm các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh khi khởi nghiệp như: Xây dựng, mua sắm tài sản cố định nguyên vật liệ… Với những doanh nghiệp đang hoạt động thì tuỳ theo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể đầu tư làm tăng khả năng sản xuất kinh doanh như đầu tư đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình công nghệ, đổi mới thiết bị hoặc đầu tư chuyển sản xuất kinh doanh sang một hướng mới… Đầu tư bên ngoài còn gọi là đầu tư tài chính đó là một phận vốn kinh doanh của doanh nghiệp được đầu tư dài hạn ra bên ngoài nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận để bảo toàn về vốn. 4. Vai trò của vốn đối với các doanh nghiệp Về mặt pháp lý: Mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp đó phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó phải tối thiểu bằng vốn pháp định ( là lượng vốn tối thiểu mà pháp luật quy định cho từng loại hình doanh nghiệp) và khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới được xác lập. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ bị tuyên bố chấm dứt hoạt động ( như phá sản, giải thể hoặc sáp nhập) khi vốn kinh doanh của doanh nghiệp không đạt điều kiện mà pháp luật quy định. Như vậy, vốn có thể được xem là một trong những cơ sở quan trọng nhất để bảo đảm sự tồn tại tư cách pháp lý của một doanh nghiệp trước pháp luật. Về mặt kinh tế: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp đó phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn đó không những đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục mà còn dùng để cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư, hiện đại hoá công nghệ…Bởi chúng ta đã biết, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không chỉ tồn tại đơn thuần mà trong đó còn có sự cạnh tranh gay gắt với nhau. Muốn tồn tại và vươn lên trong cạnh tranh, tất yếu sản phẩm của doanh nghiệp phải có chất lượng tốt, giá thành thấp, năng suất lao động cao. Tất cả những yếu tố này muốn đạt được thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp khi có một lượng vốn tương đối lớn thì doanh nghiệp đó sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn những phương án sản xuất kinh doanh hợp lý, có hiệu quả. Chỉ cần có một phép so sánh đơn giản, nếu doanh nghiệp A và B ngang bằng nhau về trang thiết bị công nghệ, trình độ quản lí, tay nghề công nhân… nhưng doanh nghiệp A có nguồn tài chính lớn hơn vững mạnh hơn thì tất yếu doanh nghiệp A sẽ được rất nhiều lợi thế trên thương trường. Vốn có vai trò thực sự quan trọng đối với doanh nghiệp. Vốn cũng là yếu quyết định doanh nghiệp nên mở rộng hay thu hẹp phạm vi hoạt động của mình. Thật vậy khi đồng vốn của doanh nghiệp ngày càng sinh sôi nảy nở, thì doanh nghiệp sẽ mạnh dạn mở rộng phạm vi hoạt động vào các thị trường tiềm năng mà trước đó doanh nghiệp chưa có điều kiện thâm nhập. Ngược lại, khi đồng vốn hạn chế thì doanh nghiệp nên tập trung vào một số hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có lợi thế trên thị trường. Vốn với đặc trưng của nó là vận động sinh lời. Do vậy, một doanh nghiệp khi đã tồn tại được trên thị trường thì doanh nghiệp đó phải ngày càng phát triển, tức là đồng vốn của doanh nghiệp ngày càng tăng theo sản xuất kinh doanh. Trên đây là một số vai trò quan trọng, cơ bản của vốn đối với các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung trong nền kinh tế thị trường. Nhận thức được vai trò của vốn một cách sâu sắc, giúp các doanh nghiệp sử dụng nó một cách tiết kiệm, có hiệu quả hơn. II. Hiệu quả và các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn của doanh nghiệp 1. Quan niệm về hiệu quả trong sản xuất kinh doanh Để đánh giá trình độ quản lí, điều hành sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, người ta sử dụng thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai góc độ là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Trong phạm vi quản lí doanh nghiệp, người ta chủ yếu quan tâm tới hiệu quả kinh tế. Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với chi phí thấp nhất. Về mặt lượng, hiệu quả kinh tế biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả kinh tế càng cao. Về mặt chất, việc đạt được hiệu quả cao phản ánh năng lực và trình độ quản lí, đồng thời cũng đòi hỏi sự gắn bó giữa việc đạt được những mục tiêu kinh tế và việc đạt được những mục tiêu xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp đều có nhiều mục tiêu khác nhau. Vị trí của từng mục tiêu tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển và điều kiện của từng doanh nghiệp. Nhưng như chúng ta đã biết: Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hưũ. Như vậy, mặc dù theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau nhưng cuối cùng các doanh nghiệp đều hướng tới việc làm tăng giá trị tài sản của chủ sử hữu. Muốn đạt được mục tiêu cơ bản này thì doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao lợi nhuận. Vì vậy, doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Một doanh nghiệp sẽ được coi là kinh doanh hiệu quả khi doanh nghiệp đó thu được kết quả đầu ra lớn nhất với chi phí đầu vào hợp lí nhất tương ứng. Cách thức để đo lường và thể hiện rõ nhất, chính xác nhất hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là sử dụng thước đo tiền tệ để lượng hoá tất cả đầu ra, đầu vào và đánh giá các quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh đó . Hiệu quả kinh doanh xác định bằng thước đo tiền tệ được gọi là hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình kinh doanh hay cụ thể là quan hệ giưã toàn bộ kết quả kinh doanh với toàn bộ chi phí của quá trình kinh doanh đó. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn không chỉ đơn thuần thể hiện ở kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh mà nó còn thể hiện ở nhiêù chỉ tiêu liên quan khác như chỉ tiêu về khả năng thanh toán, số vòng quay của vốn… và để đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng, cần phải xem xét một cách toàn diện các yếu tố liên quan, có ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có như vậy, mới tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 2.1. Các chỉ tiêu tổng hợp Nhóm chỉ tiêu này nhằm đánh giá một cách tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhóm này bao gồm các chỉ tiêu sau:  Chỉ tiêu Hiệu quả sử dụng vốn: Phản ánh tổng hợp tình hình sử dụng vốn được hiểu là một đồng vốn bỏ vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng giá trị tổng sản lượng ( doanh thu) trong một kỳ kinh doanh. Tuỳ thuộc vào giá vốn song chỉ số này là tốt nếu nó từ 3 trở lên, được tính theo công thức sau: Hiệu quả sử dụng vốn = vènsè Tæng thu Doanh  Chỉ tiêu Hệ số doanh lợi doanh thu thuần: Cho biết rằng một đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn. Chỉ tiêu này năm sau cao hơn năm trước là tốt và được tíh theo công thức sau: Hệ số doanh lợi doanh thu thuần = thuÇn thu Doanh SXKD éng® ho¹t tõ thuÇn tøc Lîi  Chỉ tiêu Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh: Cho biết bình quân một đồng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần trong năm. Chỉ tiêu này năm sau cao hơn năm trước là tốt và nó được tính theo công thức sau: Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh = n¨mn©qu nh×b doanh kinhVèn thuÇn tøc Lîi  Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu: Là mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi. Chỉ số này phải đạt mức sao cho doanh lợi trên vốn chủ đạt cao hơn tỷ lệ lạm phát và giá vốn, được tính theo công thức sau: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = u÷ hsë chñ Vèn rßng nhuËnLîi .100% 2.2. Các chỉ tiêu bộ phận 2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định  Chỉ tiêu Sức sản xuất của vốn cố định: Cho biết bình quân một đồng vốn cố định đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, được tính theo công thức sau: Sức sản xuất của vốn cố định = n¨mn©qu nh×b Þnh® cè Vèn thuÇn thu Doanh Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ một đồng vốn cố định đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp một lượng doanh thu thuần lớn. Như vậy, doanh nghiệp đang đầu tư đúng hướng, hoạt động của doanh nghiệp rất có hiệu quả, hiệu quả sử dụng vốn cố định cao.  Chỉ tiêu Sức sinh lời của vốn cố định: Cho biết bình quân một đồng vốn cố định đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lãi, được tính theo công thức sau: Sức sinh lời của vốn cố định = n¨mn©qu nh×b Þnh® cè Vèn thuÕ tr­íc nhuËnLîi Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Số đồng lãi trước thuế tạo ra càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao.  Chỉ tiêu Suất hao phí vốn cố định: Cho biết để có một đồng lợi tức thuần thì doanh nghiệp phải có bao nhiêu đồng vốn cố định. Suất hao phí vốn cố định = SXKD éng® ho¹t tõ thuÇn tøc Lîi n¨mnqu© nh×b Þnh® cè Vèn  Chỉ tiêu Hàm lượng vốn cố định: Cho biết để tạo ra một đồng doanh thu hoặc giá trị tổng sản lượng thì cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: Hàm lượng vốn cố định = thu Doanh kútrong Þnh® cè vènsè Tæng 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động  Chỉ tiêu Sức sinh lời của vốn lưu động: Cho biết bình quân một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Số đồng lãi tạo ra càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng có hiệu quả. Sức sinh lời của vốn lưu động = n¨mn©qu nh×b éng® l­u Vèn thuÇn nhuËnLîi Trong đó, vốn lưu động bình quân năm: V(t) = 2 th¸ng cuèi dông sö éng® l­u Vèn + th¸ng Çu® dông sö éng® l­u Vèn V(q) = 3 V 3 1 t t  V(n) = 4 V 4 1 q q  = 12 V 12 1 t t  Trong đó: V(t) là vốn lưu động sử dụng bình quân tháng V(q) là vốn lưu động sử dụng bình quân quý V(n) là vốn lưu động sử dụng bình quân năm  Chỉ tiêu Số vòng quay vốn lưu động: Cho biết tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp trong kỳ nhanh hay chậm. Hay nói cách khác chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn lưu động tạo được bao nhiêu doanh thu trong kỳ. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn chứng tỏ vốn lưu động tiết kiệm được càng nhiều, hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng thấp chứng tỏ rằng hoạt động kinh doanh gặp ách tắc do hàng hoá bị ứ đọng, không tiêu thụ được, tình hình tài chính lâm vào tình trạng khó khăn. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: Số vòng quay vốn lưu động = n¨mn©qu nh×b éng® l­u Vèn thuÇn thu Doanh  Chỉ tiêu Số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn: Cho biết số ngày để thực hiện một vòng quay của vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt vì như vậy nó chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, hoạt động tài chính càng tốt, doanh nghiệp càng cần ít vốn và tỷ suất lợi nhuận càng cao. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: Tv = N T Trong đó: Tv là số ngày luân chuyển của một vòng quay vốn lưu động. T là số ngày trong kỳ (tháng 30 ngày, quý 90 ngày, năm 365 ngày) N là số vòng quay vốn lưu động.  Chỉ tiêu Sức sản xuất của vốn lưu động: Phản ánh một đồng vốn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Sức sản xuất của vốn lưu động = n©qu nh×b éng® l­u Vèn thu Doanh  Chỉ tiêu Khả năng thanh toán hiện thời: Đánh giá khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn, khả năng này càng cao thì khả năng thanh toán càng tốt, được tính theo công thức sau: Khả năng thanh toán hiện thời = nîTæng éng® l­u ns¶ Tµi  Chỉ tiêu Hệ số nợ: Được tính theo công thức sau: Hệ số nợ = vènsè Tæng nîsè Tæng  Chỉ tiêu Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động: Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Qua chỉ tiêu này, ta biết được để có được một đồng doanh thu thì cần mấy đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = thuÇn thu Doanh n¨mn©qu nh×b éng® l­u Vèn 3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều nhằm mục đích là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu dựa trên cơ sở nâng cao lợi nhuận. Muốn vậy đòi hỏi doanh nghiệp đó phải kinh doanh có hiệu quả. Trong khi đó, yếu tố tác động có tính chất quyết định tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là hiệu quả sử dụng vốn. Thực tế ở Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ, số này chiếm tỷ lệ rất cao, ngay cả những doanh nghiệp được coi là làm ăn có hiệu quả thì vẫn đang ở mức thấp so với thế giới, đặc biệt là hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù nắm giữ hầu hết các ngành, các lĩnh vực then chốt nhưng với thực trạng kinh doanh kém hiệu quả như hiện nay doanh nghiệp Nhà nước không thể giữ và làm tốt các vai trò chủ đạo của mình. Trước tình hình như vậy, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm các giải pháp không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Trong xu thế hiện nay, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng trở nên phức tạp và luôn biến động. Do đó có những giải pháp đúng cho giai đoạn này thì không phù hợp với giai đoạn sau. Nên đòi hỏi việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để thích ứng kịp thời với tình hình thực tế của từng giai đoạn. Với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được một sốkết quả sau: Thứ nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh. Thật vậy trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh luôn diễn ra quyết liệt giữa các doanh nghiệp nó đặt các doanh nghiệp luôn phải đứng trước những yêu cầu như cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, giá cả phải chăng... Để đáp ứng được những yêu cầu này, trước hết doanh nghiệp phải huy động các nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, sau đó phải sử dụng có hiệu quả nhất những nguồn vốn này. Có như vậy thì doanh nghiệp mới có điều kiện để đầu tư tái sản xuất, mở rộng quy mô, tăng năng suất lao động, đổi mới công nghệ để từ đó nâng cao chất lượng, hạ giá thành và tăng lợi nhuận. Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. Đây là vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được nâng cao có nghĩa là việc huy động vốn sẽ dễ dàng hơn, khả năng thanh toán được đảm bảo, doanh nghiệp nâng cao được uy tín của mình đối với bạn hàng, khách hàng và qua đó có thể thu hút được lượng vốn của các nhà đầu tư tạo ra sự phát triển lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp. Thứ ba, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu nâng cao lợi nhuận cũng như làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước và người lao động. Đảm bảo tốt các chế độ cho người lao động, nâng cao mức sống của họ, làm cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp hơn. Đến lượt nó lại có tác động tích cực đến doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn đồng thời nâng cao sự đóng góp cho Ngân sách Nhà nước góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà nó còn ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế và xã hội. III. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp. Mức hiệu quả đó chịu sự tác động tổng hợp của nhiều loại nhân tố bao gồm những nhân tố sau: 1. Những nhân tố khách quan 1.1. Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô. Với bất cứ một sự thay đổi nhỏ nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động cuả doanh nghiệp như do tác động của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại vật tư, hàng hoá... Vì vậy, nếu doanh nghiệp không điều chỉnh kịp thời giá trị của các loại tài sản đó sẽ làm cho vốn của doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ. Đối với hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp thì các văn bản về tài chính, kế toán thống kê, về quy chế đầu tư... gây ảnh hưởng lớn trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhất là các quy định về trích khấu hao, về tỉ lệ trích lập các quỹ, các văn bản về thuế... 1.2. Các nhân tố khác Các nhân tố này có thể được coi là nhân tố bất khả kháng như thiên tai, địch hoạ, có tác động trực tiếp tới hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời hoàn toàn không thể biết trước, chỉ có thể dự phòng trước nhằm giảm nhẹ sự tác động của các nhân tố này mà thôi. 2. Những nhân tố chủ quan Ngoài những nhân tố khách quan trên còn có rất nhiều nhân tố chủ quan do chính bản thân doanh nghiệp tạo nên làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Nhân tố này tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh cả về trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy, việc xem xét, đánh giá và ra quyết định đối với các nhân tố này cực kỳ quan trọng. Thông thường, trên góc độ tổng quát người ta thường xem xét những nhân tố chủ yếu sau: 2.1. Chu kỳ sản xuất Chu kỳ sản xuất là một bộ phận của chu kỳ kinh doanh, nó có đặc điểm quan trọng trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn, bởi lẽ độ dài của chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới lượng sản phẩm dở dang, đến việc sử dụng công suất máy móc thiết bị, đến tình hình luân chuyển vốn lưu động. Chu kỳ ngắn, thời gian luân chuyển vốn ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo và mở rộng sản xuất kinh doanh. Chu kỳ dài, thời gian luân chuyển vốn dài doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng vốn gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh. 2.2. Đặc điểm của sản phẩm Đặc điểm của sản phẩm liên quan đến chu kỳ vận động của vốn. Nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng thì chu kỳ vận động của vốn ngắn, giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh. Còn nếu sản phẩm là tư liệu sản xuất, thường giá trị của nó lớn, vòng quay vốn sẽ chậm hơn. Do đó doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm để có cơ chế quản lý vốn phù hợp. Đặc điểm của sản phẩm ảnh hưởng đến các quyết định về lựa chọn nguồn tài trợ. 2.3. Trình độ quản lý của doanh nghiệp Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.  Trong việc tổ chức quản lý sử dụng tài sản cố định, việc bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất thiết kế, sử dụng triệt để diện tích sản xuất sẽ làm giảm chi phí khấu hao trong giá thành đơn vị, từ đó làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn. Việc quản lý chặt chẽ tài sản cố định, không để hư hỏng mất mát và điều chỉnh kịp thời giá trị tài sản cố định khi có trượt giá để tính đúng, tính đủ khấu hao của giá thành nhằm đảm bảo bảo toàn vốn khấu hao sẽ có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.  Trong việc tổ chức quản lý sử dụng tài sản lưu động. Việc xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng giai đoạn sản xuất kinh doanh sẽ tạo cho doanh nghiệp khả năng huy động hợp lý cá nguồn vốn bổ sung. Nếu không tính đúng nhu cầu vốn lưu động, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về khả năng thanh toán, sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn . Nếu huy động vốn thừa sẽ dẫn đến lãng phí vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư sẽ làm giảm giá thành sản phẩm. Quản lý chặt chẽ, chính xác việc tiêu dùng vật tư theo định mức sản xuất giảm được chi phí vật tư trong giá thành sản phẩm. Ngược lại, quản lý lõng lẽo dẫn đến thất thoát vật tư, tăng chi phí vật tư sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.  Tổ chức lao động khoa học: Tổ chức lao động khoa học sẽ khai thác hết năng lực làm việc của người lao động, kích thích họ phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Để nâng cao trình độ quản lý của doanh nghiệp điều có ý nghĩa quyết định nhất là phải nâng cao trình độ quản lý của giám đốc doanh nghiệp, bởi vì trong cơ chế thị trường, Nhà nước giao cho giám đốc vai trò quản lý điều hành quản lý doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của Nhà nước, đồng thời Nhà nước cũng giao cho giám đốc đại diện cho quyền chiếm dụng, quản lý và sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước. Trước pháp luật, giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.4. Trình độ công nghệ sản xuất Trình độ công nghệ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt là các ngành có chu kỳ sản xuất kéo dài như ngành xây dựng các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng sức lao động cố định, hệ số đổi mới máy móc thiết bị, hệ số công suất thể hiện rất rõ điều này. Doanh nghiệp thường đứng trước sự lựa chọn của mình về việc áp dụng công nghệ đơn giản hay phức tạp, bởi vấn đề này có liên quan rất nhiều tới lợi thế cạnh tranh và hiệu quả thu được. Đối với công nghệ đơn giản doanh nghiệp có điều kiện sử dụng máy móc thiết bị không yêu cầu cao về trình độ nên có thể tăng doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, nó có hạn chế là việc tăng lợi nhuận không kéo dài và vấp phải sự cạnh tranh của các đối thủ. Nếu công nghệ phức tạp doanh nghiệp có điều kiện cạnh tranh, tuy nhiên mọi yêu cầu chi phí sẽ cao hơn và vì vậy hiệu quả kinh tế có thể bị giảm. Bên cạnh đó sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ hiện đại khiến cho công nghệ hiện có lạc hậu rất nhanh chóng đòi hỏi doanh nghiệp nghiệp phải khấu hao nhanh tài sản cố định nhằm nhanh chóng đổi mới thiết bị. Điều này sẽ khiến giá hàng hoá bán ra tăng lên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn. Như vậy, vấn đề ở đây là phải lựa chọn công nghệ phù hợp, đồng thời với việc quản lý, sử dụng hợp lý tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.5. Trình độ lao động, cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong doanh nghiệp Trình độ lao động là một vấn đề then chốt hiện nay, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, tay nghề là yếu tố quyết định tới sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu trình độ lao động cao việc thích ứng với nghiên cứu công nghệ hiện đại và sử dụng máy móc, dây chuyền công nghệ tốt hơn, dẫn tới việc tăng năng suất, tăng hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Bên cạnh với việc có một quy chế khuyến khích vật chất tốt, thưởng phạt nghiêm minh ( thưởng phải có tính khuyến khích, phạt phải có tính răn đe). Đồng thời phải có sự quy định rõ ràng về trách nhiệm, trách nhiệm và quyền hạn sẽ là đòn bẩy thúc đẩy mọi người làm việc hăng say hơn, có trách nhiệm hơn từ đó sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 2.6. Mối quan hệ của doanh nghiệp Mối quan hệ này được đặt trên hai phương diện là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và mối quan hệ giưã doanh nghiệp với nhà cung cấp. Điều này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp thì nó sẽ đảm bảo tương lai lâu dài cho doanh nghiệp bởi đầu vào được đảm bảo đầy đủ và khi doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, tạo uy tín trên thương trường, không để tình trạng nợ dây dưa lâu dài, sẽ làm vốn quay vòng nhanh chóng, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Do đó doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể vừa duy trì những bạn hàng lâu năm lại vừa tăng cường những bạn hàng mới. Biện pháp mà mỗi doanh nghiệp đề ra không giống nhau mà còn phải phụ thuộc vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp đó. Nhưng chủ yếu là những biện pháp như: đổi mới quy trình thanh toán sao cho thuận tiện, mở rộng các mạng lưới bán hàng và thu mua nguyên vật liệu, tiến hành các chính sách tín dụng khách hàng... Chương II phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của xí nghiệp xây lắp điện công ty điện lực I. Một số nét khái quát xí nghiệp xây lặp điện 1. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Xí nghiệp xây lắp điện Xí Nghiệp xây lắp điện trực thuộc Công ty điện lực I được thành lập ngày30/6/1993 theo quyết định số 512NL/TCCB – LĐ của Bộ năng lượng trên cơ sở sáp nhập hai Xí nghiệp: Xí nghiệp xây lắp điện và Xí nghiệp xây lắp điện hạ thế thuộc sở điện lực Hà Nội. Xí Nghiệp xây lắp điện là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là xây dựng, cải tạo, sửa chữa công trình đường dây và trạm điện, xây dựng sửa chữa các công trình công nghiệp và dân dụng. Xí Ngiệp xây lắp điện là đơn vị kinh tế cơ sở có tư cách pháp nhân không đầy đủ, thực hiện hạch toán kinh tế phụ thuộc trong công ty điện lực I, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng, đực đăng ký kinh doanh theo nhiệm vụ của Bộ quy định Nhìn chung Xí Nghiệp xây lắp điện là một doanh nghiệp có quy mô nhỏ, với số vốn kinh doanh ban đầu là 2.119 triệu đồng Trong đó: - Vốn lưu động 1.519 triệu đồng. - Vốn cố định 600 triệu đồng. Theo nguồn vốn: - Vốn ngân sách: 2.047 triệu đồng - Vốn tự bổ sung: 72 triệu đồng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Xí Nghiệp xây lắp điện đã ngày càng mở rộng về quy mô cũng như cơ cấu, hoạt động có hiệu quả mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước, góp phần làm giảm tổn thất điện năng, đem ánh sáng đến mọi miền tổ quốc đặc biệt là đưa điện về vùng sâu vùng xa và Xí Nghiệp cũng đã tham gia xây dựng công trình với nước bạn Lào. Trong tương lai chắc chắn Xí Nghiệp sẽ còn gặt hái đươc nhiều thành tựu hơn nữa. 2. Những đặc điểm kinh tế kỷ thuật chủ yếu của Xí Nghiệp Xây lắp Điện có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 2.1. Đặc điểm về tổ chức bộ máy của xí nghiệp 2.1.1. Cơ cấu sản xuất Xí nghiệp được quyền tổ chức, thành lập, giải thể hoặc sáp nhập các bộ phận sản xuất kinh doanh để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của xí nghiệp gồm có:  Các đội xây lắp điện. Hiện nay xí nghiệp có 12 đội xây lắp điện trong đó có định hướng chuyên môn: - 8 đội ưu tiên xây lắp điện hạ thế. - 3 đội ưu tiên xây lắp điện cao thế. - 1 đội ưu tiên làm xí nghiệp. Mỗi đội có từ 15 – 25 công nhân viên. Do đặc điểm và tính chất xây lắp các công trình điện của xí nghiệp, xí nghiệp xây dựng các đội xây lắp trên với nhiệm vụ chủ yếu là: - Tổ chức quản lý và thi công công trình theo hợp đồng do xí nghiệp ký kết và theo thiết kế được duyệt. - Làm thủ tục thanh quyết toán từng giai đoạn và toàn bộ công trình. Khi có công trình có qui mô vừa và lớn phải huy động nhiều đội thi công, xí nghiệp thành lập ban chỉ huy công trường để chỉ đạo tổ chức thi công. Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức các đội xây lắp :  Các đội phục vụ sản xuất :Do nhu cầu và tính chất của sản phẩm xây lắp điện để hỗ trợ cho các đội xây lắp thực hiện thi công các công trình. Xí nghiệp xây lắp điện đã tổ chức các đội hỗ trợ phục vụ sản xuất bao gồm : Đội vận tải, đội xây dựng và phân xưởng cơ khí với chức năng nhiệm vụ chủ yếu như sau: - Đội vận tải: Là đơn vị phục vụ cho quá trình xây lắp điện, có nhiệm vụ vận chuyển vật tư, thiết bị cho công trình, dùng cẩu dựng cột, lắp máy. - Đội xây dựng: Là đơn vị phụ trợ cho quá trình xây lắp điện, có nhiệm vụ đúc cột bê tông, các kết cấu bê tông, xây dựng nhà trạm điện, làm các bảng ván công tơ... - Phân xưởng cơ khí: Là đơn vị phụ trợ cho quá trình xây lắp điện, có nhiệm vụ gia công chế tạo các loại sản phẩm cơ khí như xà sắt, hòm công tơ, tủ điện... Các đơn vị phụ trợ này phối hợp với các đội xây lắp điện để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cho việc thực hiện thi công, lắp đặt các công trình được thuận lợi, đạt hiệu quả cao nhất, tiết kiệm các chi phí thuê ngoài góp phần tăng lợi nhuận. 2.1.2. Tổ chức quản lý Đội trưởng Kỷ thuật viên Nhân viên kinh tế Nhóm trưởng Công nhân Là doanh nghiệp có qui mô nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, Xí nghiệp Xây lắp Điện có đặc điểm loại hình sản xuất cũng như đặc trưng về sản phẩm riêng. Mặt khác, tính chất tổ chức sản xuất của Xí nghiệp mang tính chất chuyên môn hoá vì vậy mô hình tổ chức quản lý thích hợp là mô hình trực tuyến chức năng. Trong đó quan hệ giữa giám đốc và phó giám đốc, các phòng ban, các đội xây lắp điện, các đơn vị phụ trợ và quan hệ giữa các phó giám đốc với các phòng ban, các đội xây lắp điện, các đơn vị phụ trợ là quan hệ trực tuyến. Quan hệ giữa các phòng ban, quan hệ giữa các đội xây lắp điện và quan hệ giữa các đơn vị phụ trợ là quan hệ chức năng. Với tổng số cán bộ công nhân viên và lao động là 407 người trong đó có 42 nhân viên quản lý. Cơ cấu các đơn vị trong xí nghiệp được chia thành: - 6 phòng chức năng gồm: + Phòng hành chính . + Phòng kế hoạch. + Phòng kỹ thuật. + Phòng tổ chức lao động tiền lương. + 12 đội xây lắp điện. + 3 đơn vị phụ trợ. Sơ đồ 4: Sơ đồ tổ chức quản lý của xí nghiệp : Phó giám đốc Giám đốc Phó giám đốc Phòng Hành chính Phòng vật tư Phòng kỷ thuật Phòng TC- KT Phòng TCLĐ- TL Phòng Kế hoạch Các đơn vị phụ trợ Các đội xây lắp điện - Giám đốc: là người đứng đầu trong Xí nghiệp, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, các khoản giao nộp Nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn cũng như bảo đảm đời sống của cán bộ công nhân viên toàn Xí nghiệp. Giám đốc trực tiếp phụ trách phòng kế hoạch, phòng tổ chức lao động tiền lương, phòng tài chính kế toán, Bên cạnh đó, Giám đốc chịu trách nhiệm qui định qui chế quản lý và hoạt động của toàn xí nghiệp. - Phó giám đốc: Phó goám đốc 1 phụ trách phòng hành chính, đội vận tải, đội xây dựng và phân xưởng cơ khí. Phó giám đốc 2 phụ trách phòng kỷ thuật, phòng vật tư và 12 đội điện. Các phó giám đốc phối hợp với Kế toán trưởng giúp việc trực tiếp cho giám đốc trong công tác quản lý. Các phòng ban khác có chức năng: - Phòng hành chính: + Có chức năng bảo vệ, hành chính, pháp chế. + Tổ chức lao động, khám chữa bệnh cho công nhân viên. - Phòng kế hoạch: + Lập kế hoạch điều độ sản xuất, tổ chức phối hợp các phòng ban khác để hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra + Ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh tế theo kế hoạch. + Tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình sản xuất của xí nghiệp - Phòng kỷ thuật: + Có chức năng quản lý kỷ thuật, tổ chức thực hiện thanh tra kỷ thuật an toàn, bảo hộ lao động, quản lý chất lượng tiến độ thi công công trình. + Thực hiện công tác sáng kiến, sáng chế. - Phòng tổ chức lao động, tiền lương: + Tổ chức lao động, tiền lương, tuyển dụng, bố trí, đào tạo cán bộ, quản lý nhân sự, chế độ chính sách... + Thực hiện thi đua khen thưởng và bảo hộ lao động. - Phòng tài chính – kế toán + Thực hiện chức năng tài chính, hạch toán kế toán, thống kê. + Thực hiện chức năng kiểm tra, phân tích kết quả hoạt động kinh tế. - Phòng vật tư: + Thực hiện chức năng cung ứng vật tư, bảo quản, theo dõi tình hình cấp phát vật tư xuống các công trình. + Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho, tổng hợp các nhu cầu vật tư hàng ngày, gia công đặt hàng. Trên đây ta thấy, Xí nghiệp Xây lắp Điện đã phân rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng phòng ban để tránh sự chồng chéo lên nhau dẫn đến sự mất hiệu quả trong bộ máy quản lý. Mỗi phòng ban phải làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, tự chịu trách nhiệm về những sai phạm do mình gây ra. Phòng Tài vụ với những chức năng của mình tác động đến quá trình sử dụng vốn làm sao cho đồng vốn của Xí nghiệp bỏ ra phải thu về được nhiều nhất. Các phòng ban phải thường xuyên cung cấp đầy đủ các thông tin, chứng từ cho phòng Tài vụ để có thể kịp thời hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho Xí nghiệp. Do đó công tác tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. 2.2. Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh Là đơn vị phụ thuộc Công ty Điện lực I, Xí nghiệp Xây lắp Điện có đăng ký ngành nghề kinh doanh.  Xây dựng, cải tạo, sửa chữa công trình đường dây và trạm điện  Xây dựng, sửa chữa công trình công nghiệp và dân dụng. Theo chứng chỉ hành nghề số 53 BXD/CSXD ngày 14/4/1999 của Bộ xây dựng và quyết định số 2163 EVN/DLI-3 ngày 3/5/1999 của Công ty Điện lực I. Xí nghiệp có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: - Đào đắp đất đá, san lấp mặt bằng tạo bãi. - Xây dựng đường dây và trạm điện đến 110 KV và một số hạng mục(gói thầu) đường dây có điện áp đến 220KV - Xây lắp các kết cấu công trình, thi công móng công trình. - Gia công lắp đặt các kết cấu kim loại, hòm tủ, bảng điện, cấu kiện bê tông đúc sẵn cho đường dây và trạm điện đến 35KV. - Xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che các công trình công nghiệp nhóm C. Loại hình sản xuất của Xí nghiệp là xây lắp các công trình điện có qui mô nhỏ, phổ biến ở mức 100 triệu đến 600 triệu dồng phân tán hầu hết ở các tỉnh phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra. Từ đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp điện ta thấy, do Xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên chu kỳ sản xuất thường là dài, từ đó nó ảnh hưởng đến thời gian luân chuyển vốn, doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng vốn. Đây là một trong những đặc điểm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp . 2.3. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỷ thuật Do đặc điểm về loại hình sản xuất của Xí nghiệp là xây lắp các công trình điện có qui mô nhỏ phổ biến ở mức 100 triệu đến 600 triệu đồng, phân tán nên công nghệ thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu là các máy phục vụ vận chuyển vật tư đến công trình, các cần cẩu dùng để cẩu máy móc, thiết bị khối lượng lớn, các máy cắt phá mặt đường..v.v.. Thực trạng máy móc thiết bị của Xí nghiệp xây lắp điện hiện nay đó là nhiều máy móc, thiết bị đã khấu hao hết, nhưng bên cạnh đó cũng có những máy móc thiết bị, phương tiện kỷ thuật mới được đầu tư xây dựng mới, mua sắm lắp đặt. Xem xét đặc điểm này ta thấy khả năng khắc phục, tận dụng máy móc thiết bị đã hết khấu hao và việc quản lý sử dụng tốt các máy móc thiết bị, phương tiện kỷ thuật mới được trang bị của Xí nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu qủa sử dụng vốn trong điều kiện hiện tại. 2.4. Đặc điểm về lao động Lực lượng lao động của Xí nghiệp được thể hiện trong bảng sau: Đơn vị: Người Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1. Tổng số CBCNV 363 384 407 2. Số công nhân sản xuất 254 300 255 3. Phụ nữ 44 54 77 4. Tuổi dưới 30 139 142 159 31- 45 171 183 198 46- 55 43 50 43 Trên 56 10 9 7 5. Trình độ chuyên môn - Đại học, cao đẳng 60 70 87 - Trung cấp 31 43 65 Nói chung nhìn vào bảng kê về lao động của Xí nghiệp ta thấy rằng Xí nghiệp đang có lực lượng lao động ngày càng hùng hậu, lành mạnh về cả số lượng và chất lượn. Bên cạnh việc trẻ hoá, thì trình độ chuyên môn của người lao động cũng được nâng lên bằng cách tăng cường đội ngũ cán bộ có trình độ đại học, còn kế đó là trung cấp, tuyển dụng mới và cho đi học.Xí nghiệp có những chế độ chính sách ưu đãi đối với người đi học do vậy làm cho họ yên tâm trong học tập và hoàn thành công tác được giao. Tuy nhiên, trong cơ cấu lao động của Xí nghiệp cũng có những bất hợp lí, ảnh đến hiệu quả sử dụng vốn đó là: - Có sự chênh lệch về quân số giữa các đội và tính hiệu quả hoạt động chưa cao. - 8/12 đội điện có mức thu nhập bình quân thấp hơn mức trung bình của đơn vị, hầu hết các đội này, có số quân không đông, xấp xĩ từ 15 đến 24 người, nhưng ở một tình trạng: sản lượng thi công thấp, có địa bàn hoạt động (2 đến 3 địa phương) nhưng không khai thác được công việc, hoặc không giữ được địa bàn (vì mất tín nhiệm với bên A), trong quá trình thi công trong 8/12 đội điện có mức thu nhập thấp hơn thu nhập bình quân của Xí nghiệp thì còn có một biểu hiện về mặt sử dụng và phân phối tiền công chưa hợp lý, chưa huy động được hết lao động trong đơn vị. - Có một số đội còn sử dụng nguồn nhân công thuê ngoài với chi phí quá cao, ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân trong đơn vị. Vì vậy muốn đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động, ngoài việc quản lý chặt chẽ về lao động còn phải có yêu cầu cao về trách nhiệm của đơn vị trưởng, phải bố trí lao động thường xuyên, động viên toàn thể công nhân đơn vị đi làm đều đặn, liên tục, chấm dứt tình trạng chấm công chung chung theo chế độ và phải kiên quyết loại trừ tình trạng một đơn vị có hai bảng chấm công. II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Xí nghiệp xây lắp điện 1. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua Để có thể hiểu rõ hơn về Xí nghiệp xây lắp điện, chúng ta hãy cùng đi sâu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh mà Xí nghiệp xây lắp điện đã đạt được trong 4 năm 1998, 1999, 2000, 2001. Trong các chỉ tiêu của Bản báo cáo kết quả kinh doanh (trang bên) có 2 chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh, đó là chỉ tiêu lợi nhuận và chỉ tiêu doanh thu thuần. Thông qua chỉ tiêu doanh thu thuần ta sẽ thấy rõ được uy tín của Xí nghiệp. Nó thể hiện được qui mô sản xuất kinh doanh, mức độ đáp ứng nhu cầu cũng như khả năng cạnh tranh của Xí nghiệp trên thị trường. Nếu chỉ tiêu doanh thu thuần là chỉ tiêu đầu tiên thì chỉ tiêu lợi nhuận lại là chỉ tiêu cuối cùng phản ánh hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp. Chỉ tiêu này thể hiện kết quả cuối cùng của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận chúng ta sẽ thấy được doanh nghiệp làm ăn lỗ hay lãi để từ đó có thể đề ra những biện pháp nhằm tăng nguồn lợi cho doanh nghiệp. Trong năm 1998 doanh thu thuần của Xí nghiệp là 55.548 triệu đồng. Đối với một Xí nghiệp thành viên như Xí nghiệp xây lắp điện thì đây là một con số khá lớn. Kết quả này như đã phản ánh sự lỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp trong quá trình hoạt động. Hơn nữa, con số này cũng cho thấy Xí nghiệp xây lắp điện đã vượt qua khủng hoảng của cơ chế thị trường và đứng vững trong cạnh tranh. Mặc dù doanh thu thuần của Xí nghiệp năm 1998 là cao, nhưng lợi tức thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh lại tương đối nhỏ (năm 1998 là 911 triệu đồng). Sở dĩ có kết quả như vậy là do giá vốn hàng bán của Xí nghiệp là cao. Cùng với tổng kết quả từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường là một con số âm, nó làm cho tổng lợi tức trước thuế của Xí nghiệp lại càng nhỏ đi, từ đó ảnh hưởng đến khoản thuế thu nhập mà Xí nghiệp đã nộp cho Nhà nước và làm giảm lợi tức sau thuế của Xí nghiệp (Lợi tức sau thuế của Xí nghiệp năm 1998 là 543 triệu đồng). Qua kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp năm 1998 đã thấy được những mặt đã làm được và những mặt hạn chế để từ đó đề ra những phương hướng, chiến lược hợp lý cho năm 1999. Xí nghiệp đã bước vào năm 1999 với một niềm 20 01 /2 00 0 % 53 ,5 33 63 ,0 25 77 ,7 74 -9 0, 79 4 -9 2, 24 5 -9 2, 82 2 -9 2, 03 0 S ố ti ền 13 .9 02 15 .4 14 17 .3 57 -1 .9 43 -1 .3 68 -3 75 -9 93 20 00 /1 99 9 % -1 8, 86 0 -2 0, 58 9 -2 6, 01 2 23 7, 00 8 23 3, 25 8 26 3, 96 4 22 3, 05 4 S ố ti ền -6 .0 36 -6 .3 41 -7 .8 46 1. 50 5 1. 03 8 29 3 74 5 19 99 /1 99 8 % -4 2, 38 3 -4 0, 28 4 -4 0, 46 3 -3 0, 29 6 -4 0, 18 8 -4 4, 77 6 -3 8, 49 0 S ố ti ền -2 3. 54 3 -2 0. 77 6 -2 0. 50 0 -2 76 -2 99 -9 0 -2 09 20 01 39 .8 71 39 .8 71 39 .6 74 19 7 11 5 29 86 20 00 25 .9 69 24 .4 57 22 .3 17 2. 14 0 1. 48 3 40 4 1. 07 9 19 99 32 .0 05 30 .7 98 30 .1 63 63 5 44 5 11 1 33 4 19 98 55 .5 48 51 .5 74 50 .6 63 91 1 74 4 20 1 54 3 C hỉ ti êu T ổn g do an h th u D oa nh th u th uầ n G iá v ốn h àn g bá n L ợi tứ c từ h oạ t độ ng S X K D T ổn g lợ i t ức tr ướ c th uế T hu ế T N D N L ợi tứ c sa u th uế S T T 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. B i ể u 1 : K ế t q u ả h o ạ t đ ộ n g s ả n x u ấ t k i n h d o a n h Đ ơ n v ị : T r i ệ u đ ồ n g hứng khởi, tin tưởng vào kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Nhưng năm 1999 lại là một năm khó khăn đối với Xí nghiệp xây lắp điện. Năm 1999 Xí nghiệp được giao kế hoạch doanh thu là 34.562 triệu đồng nhưng Xí nghiệp chỉ thực hiện đươc 32.005 triệu đồng đạt 92,60% kế hoạch. Giá vốn hàng bán của Xí nghiệp năm 1999 là 30.163 triệu đồng giảm so với năm 1998 là 20.500 triệu đồng, tức 40,463%, trong khi đó tổng doanh thu của Xí nghiệp năm 1999 là 32.005 triệu đồng giảm 23.543 triệu đồng, tức là 42,383%. Cũng trong Bảng 1 chúng ta thấy tổng lợi tức trước thuế của Xí nghiệp năm 1999 (445 triệu đồng) giảm so với năm 1998 (744 triệu đồng). Đây không chỉ do lợi tức thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1999 giảm mạnh so với năm 1998 (lợi tức thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1999 là 635 triệu đồng giảm 276 triệu đồng so với năm 1998), mà còn do các khoản lỗ từ các hoạt động khác của Xí nghiệp năm 1999 lớn hơn năm 1998 (năm 1998 tổng các khoản lỗ từ các hoạt động khác là 911 – 744 = 167 triệu đồng, năm 1999 là 635 – 445 = 190 triệu đồng). Sự giảm đi của tổng lợi tức trước thuế làm cho khoản thuế thu nhập doanh nghiệp mà Xí nghiệp đóng góp vào ngân sách giảm đi. Thuế thu nhập doanh nghiệp Xí nghiệp đã nộp năm 1999 là 111 triệu đồng giảm so với năm 1998 là 90 triệu đồng, tức là 44,776%, và cũng do sự giảm đi của tổng lợi tức trước thuế do các nguyên nhân như đã phân tích ở trên, nên năm 1999 Xí nghiệp chỉ thu về được một khoản lợi nhuận là 334 triệu đồng, giảm 209 triệu đồng so với năm 1998, tức là giảm 38,490%. Năm 2000, Xí nghiệp được giao tổng doanh thu xây lắp về điện là 37.500 triệu đồng. Xí nghiệp đã thực hiện được 25.696 triệu đồng đạt 68,523%. Như vậy là năm 2000 tổng doanh thu mà Xí nghiệp thực hiện được không những không hoàn thành kế hoạch mà còn thấp hơn so với tổng doanh thu thực hiện được trong năm 1999 (tổng doanh thu thực hiện được của năm 1999 là 32.005 triệu đồng). Giá vốn hàng bán của Xí nghiệp năm 2000 là 22.317 triệu đồng giảm so với năm 1999 là 7.846 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 26,012%. Như vậy là năm 2000 so với năm 1999 thì tốc độ giảm của giá vốn lớn hơn tốc độ giảm của doanh thu (18,860%) và của doanh thu thuần (20,589%), do đó, lợi tức thuần của Xí nghiệp đã tăng 1.505 triệu đồng (tăng từ 635 triệu đồng năm 1999 lên 2.140 triệu đồng năm 2000), tức 237,008%. Lợi tức thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đã tăng với tỷ lệ rất lớn, kết quả này đã phản ảnh một sự nỗ lực tuyệt vời của ban giám đốc và đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn Xí nghiệp, và kết quả này đã mang lại cho Xí nghiệp một lượng tổng lợi tức trước thuế là 1.483 triệu đồng, tăng 1.038 triệu đồng so với năm 1999 (tương ứng với tỷ lệ tăng là 233,258%), dẫn đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp mà Xí nghiệp nộp cho ngân sách tăng 293 triệu đồng (tăng từ 111 triệu đồng năm 1999 lên 404 triệu đồng năm 2000), tức là 263,964% và lượng lợi tức sau thuế mà Xí nghiệp thu được năm 2000 là 1.079 triệu đồng, tăng 745 triệu đồng so với năm 1999 (tương ứng với tỷ lệ tăng là 223,054%). Sang năm 2001, hoạt động của Xí nghiệp đã có dấu hiệu phục hồi, doanh thu thuần năm 2001 thực hiện được là 39.871 triệu đồng, tăng 13.902 triệu đồng so với năm 2000 tương ứng với tỷ lệ tăng là 53,533%. Nếu chỉ xem xét chỉ tiêu tổng doanh thu và doanh thu thuần thì có thể chúng ta cho rằng năm 2001 Xí nghiệp hoạt động tốt hơn năm 2000, nhưng nếu xem xét tiếp các chỉ tiêu khác nữa thì chúng ta lại có một kết luận ngược lại. Giá vốn của Xí nghiệp năm 2001 là 39.674 triệu đồng tăng so với năm 2000 là 17.357 triệu đồng, tức là 77,774%. Tốc độ tăng của giá vốn lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, làm cho các chỉ tiêu tiếp theo của báo cáo kết quả kinh doanh ở biểu 1 đều giảm. - Lợi tức thuần năm 2001 đạt 197 triệu đồng, giảm 1943 triệu đồng so với năm 2000 (tương ứng với tỷ lệ giảm là 90,794%). - Tổng lợi tức trước thuế năm 2001 đạt 115 triệu đồng, giảm so với năm 2000 là 1.368 triệu đồng, tức 92,245%. - Thuế thu nhập mà Xí nghiệp đã nộp cho ngân sách năm 2001 là 29 triệu đồng, giảm so với năm 2000 là 375 triệu đồng, tức là 92,822%. - Lợi tức sau thuế mà Xí nghiệp thu được năm 2001 là 86 triệu đồng, giảm 993 triệu đồng so với năm 2000 (tương ứng cới tỷ lệ giảm là 92,030%). Năm 2001 có kết quả như trên, một mặt là do Xí nghiệp được sự tín nhiệm của khách hàng, nên khi có các công trình với điều kiện thi công khó khăn hoặc yêu cầu nhanh về tiến độ thì khách hàng đều tìm đến Xí nghiệp .Mặt khác, là do Xí nghiệp muốn giữ uy tín cho mình, giữ khách hàng và tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. Như vậy năm 2001 mặc dù hiệu quả kinh doanh rất thấp, nhưng đổi lại là Xí nghiệp đã tạo được cho mình một hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng và uy tín trên thị trường xây dựng cơ bản. 2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Xí nghiệp Xây lắp Điện Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp trước tiên ta phải nghiên cứu về nguồn hình thành và kết cấu vốn của Xí nghiệp. 2.1. Nguồn hình thành và kết cấu vốn của Xí nghiệp Biểu 2: Tổng hợp nguồn vốn theo thời gian Đơn vị: triệu đồng Năm Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tổng Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1998 84.140 95,706 3.775 4,294 87.915 100 1999 90.452 96,108 3.662 3,892 94.114 100 2000 63.622 91,817 5.670 8,183 69.292 100 2001 86.006 94,166 5.328 5,834 91.334 100 Tuy là một xí nghiệp thành viên, quy mô cấp nhỏ và thời gian thành lập hoạt động còn là rất ngắn, nhưng Xí nghiệp đã có một lượng tiền vốn tương đối lớn về mặt số lượng, dù cho có những biến động đáng kể giữa các năm. Bảng trên cho chúng ta thấy tuy lượng vốn lớn nhưng trong đó, vốn vay chiếm một tỷ lệ rất cao, đều từ 90% trở lên và năm 1999 còn lên đến 96,108%, một Xí nghiệp mà hoạt động hầu như hoàn toàn bằng nguồn tài trợ từ bên ngoài, cho thấy có những bất cập về cơ cấu bố trí vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Để đánh giá được chính xác hơn ta đi nghiên cứu cụ thể về cấu trúc từng nguồn. 2.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu Biểu 3: Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu Đơn vị: triệu đồng Năm Vốn NSNN Vốn tự bổ sung Nguồn vốn quỹ Tổng Lượng % Lượng % Lượng % Lượng % 1998 1.065 28,212 2.100 55,63 610 16,159 3.775 100 1999 1.012 27,635 2.299 62,78 351 9,585 3.662 100 2000 1.009 17,795 3.438 60,635 1.223 21,570 5.670 100 2001 1.816 34,084 2.738 51,389 774 14,527 5.328 100 Qua biểu 3 ta thấy ba năm 1998,1999 và 2000. Nguồn vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp luôn được bảo toàn và phát triển, số liệu trong ba năm đã chứng thực điều đó. Năm 1999, lượng vốn này có giảm đi một chút bằng 90,006% so với năm 1998, nhưng đến năm 2000 đã tăng lên bằng 150,199% so với năm 1999. Năm 2000 trong cơ cấu vốn chủ, vốn do NSNN cấp đã giảm dần nhưng vốn tự bổ sung đã tăng lên không ngừng, mặt khác tổng các quỹ của Xí nghiệp cũng có xu hướng tăng( năm 2000 đã tăng lên hai lần so với năm 1998) điều này cho thấy Xí nghiệp đã làm ăn có hiệu quả và do đó lợi nhuận tăng, góp phần làm tăng nguồn vốn kinh doanh của Xí nghiệp . Sang năm 2001, do gặp phải một số khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên nguồn vốn chủ sở hữu đã giảm đi một chút. Nhìn vào biểu 3 ta thấy, mặc dù tỷ trọng vốn NSNN trong nguồn vốn chủ sở hữu tăng( tăng từ 17,795% năm 2000 lên 34,084%), nhưng hoàn toàn không phải do lượng vốn NSNN cấp tăng lên mà là do vốn tự bổ sung và nguồn vốn quỹ của Xí nghiệp giảm. Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh mà vốn NSNN chỉ chiếm chưa đến 35% tổng nguồn vốn chủ sở hữu và chưa đến 2% tổng nguồn vốn thì quả là quá ít. Do đó, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh Xí nghiệp đã phải tăng cường nguồn vốn nợ phải trả lên quá lớn, điều này cũng sẽ gây khó khăn cho hoạt động của Xí nghiệp rất nhiều. 2.1.2. Nguồn vốn vay Biểu 4: Cơ cấu nguồn vốn vay. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 1. Vay ngắn hạn 0 0 924 1164 2. Phải trả cho người cung ứng 27838 23557 24336 31480 3. Người mua trả tiền trước 49802 61387 32383 44326 4. Thuế và các khoản nộp NSNN 3290 2229 1737 1695 5. Phải trả CNV 675 409 431 655 6. Phải trả đơn vị nội bộ 1420 1837 2669 4934 7. Phải trả, phải nộp khác 1133 1033 1142 1752 Tổng 84140 90452 63622 86006 a. Vay ngắn hạn Biểu 6 cho biết lượng vốn huy động từ vay ngắn hạn Ngân hàng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ bé trong nguồn vốn vay. Nếu chỉ nhìn vào nguồn này thì sẽ dẫn đến một trong hai nhận định hoặc là Xí nghiệp thừa vốn lưu động nên không cần vay hoặc là Xí nghiệp không vay được của Ngân hàng. b. Tín dụng thương mại Tín dụng thương mại bao gồm hai mục là phải trả cho người cung ứng và người mua trả trước. Biểu 5: Nguồn vốn tín dụng thương mại. Đơn vị: Triệu đồng Chi tiêu 1998 1999 2000 2001 Lượng % Lượng % Lượn g % Lượn g % 1. Phải trả cho người cung ứng 27.838 35,86 23.557 27,73 24.336 42,91 31.480 41,53 2. Người mua trả trước 49.802 64,14 61.387 72,27 32.383 57,09 44.326 58,47 Tổng 77.640 100 84.944 100 56.719 100 75.806 100 Biểu 6: Tỉ trọng cuả TDTM trong nguồn vốn vay. Đơn vị: Triệu đồng Năm TDTM Vốn vay Tỉ lệ TDTM/VV (%) 1998 77.640 84.140 92,275 1999 84.944 90.452 93,911 2000 56.719 63.622 89,150 2001 75.806 86.007 88,139 Là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, Xí nghiệp vẫn luôn được đánh giá là thanh toán nhanh và có uy tín. Tuy nhiên, tình trạng mua bán chịu vẫn là một tất yếu trong tình hình kinh doanh hiện nay. Với đặc điểm kinh doanh của mình và trước những đòi hỏi về vốn kinh doanh vì khách hàng cũng nợ của Xí nghiệp quá nhiều, nên để đảm bảo hiệu quả, Xí nghiệp đã phải nợ nhà cung cấp hoặc chiếm dụng vốn của người mua trả trước, để tài trợ cho việc thi công xây lắp các công trình. Theo như trên, ta nhận thấy rất rõ là, tỉ trọng của TDTM trong vốn vay nói riêng và tổng nguồn vốn nói chung là rất cao, từ đó rút ra nhận xét rằng Xí nghiệp hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn này. Tuy rằng, việc Xí nghiệp chiếm dụng được nhiều vốn của khách hàng như vậy chứng tỏ quan hệ giữa Xí nghiệp và khách hàng là rất tốt và Xí nghiệp làm ăn có hiệu quả, nhưng cũng đồng thời, việc đi chiếm dụng vốn quá nhiều như thế, sẽ gây ra không ít khó khăn trong hoật động của Xí nghiệp và đặc biệt, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thanh toán của Xí nghiệp. c. Nguồn khác. Được thể hiện bằng các nguồn vốn vay còn lại như: thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước, phải trả công nhân viên, phải trả nội bộ, phải trả phải nộp khác Trong cơ cấu nguồn vốn vay, nợ phải trả công nhân viên chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Nhưng thực ra, phần nợ lương này, đôi khi cũng không phải là do Xí nghiệp trì hoãn, mà do đặc điểm sản xuất của Xí nghiệp, bên cạnh đó là việc thực hiện chế độ tiền lương theo sản phẩm với công nhân sản xuất trực tiếp và chế độ tiền lương theo ngày giờ làm việc với nhân viên, cán bộ các phòng ban. Nhưng đặc điểm của sản phẩm xây dựng lại đòi hỏi thi công trong một thời gian dài, do đó quyết toán lương thường thực hiện theo quý, và để đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động thì Xí nghiệp tiến hành tạm ứng hai lần trong tháng. Nếu xem xét phần tạm ứng này với phần nợ lương công nhân viên, ta thấy thực tế thì công nhân viên còn nợ lại Xí nghiệp vì phần tạm ứng quá lớn. Tuy nhiên, tạm ứng lại nằm trong tài sản, còn phải trả công nhân viên thì nằm trong nguồn vốn và Xí nghiệp vẫn được sử dụng khoản này như một nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh, với thời gian theo quy định của cấp quản lí. Về nợ ngân sách Nhà nước, theo quy định, Xí nghiệp phải tiến hành tính toán và nộp các khoản thuế vào đầu các quý. Tuy nhiên, trong giới hạn được phép, Xí nghiệp vẫn có quyền sử dụng khoản này vào kinh doanh. Biểu 7: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 1. Số còn phải nộp kỳ trước 215 3.290 2.229 1.737 2. Số phải nộp kỳ này 3.535 401 2.188 2.711 3. Số đã nộp trong kỳ 460 1.462 2.680 2.755 4. Số còn phải nộp đến cuối kỳ 3.290 2.229 1.737 1.695 5. Tỷ lệ nợ đọng ( 2+1 4 ) 87,73% 60,39 39,33% 38,11% Tỷ lệ nợ đọng thuế của Xí nghiệp là cao, tuy nhiên, việc nợ cao nhưng không ảnh hưởng đến cấp quản lý và tác động tốt đến hoạt động của Xí nghiệp thì đây cũng không phải là vấn đề đáng lưu tâm, mà hơn thế nữa, Xí nghiệp có thể tích cực hơn nữa trong việc chiếm dụng khoản này để tăng vốn kinh doanh, bù đắp cho phần VAT được khấu trừ nhưng chưa được hoàn trả. VAT là luật thuế được áp dụng từ năm 1999, nó có những tác động rất tích cực vì nó chỉ tính trên phần giá trị gia tăng và Xí nghiệp nghiệp áp dụng tính VAT theo phương pháp gián tiếp, nên bên cạnh phần phải nộp cho nhà nước thì cũng được Nhà nước hoàn trả lại phần VAT đầu vào, đầu ra được khấu trừ. Tuy vậy, phần VAT được khấu trừ hoàn trả này được xét duyệt quyết toán, gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình vốn lưu động. Biểu 8: Thuế VAT Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 20001 1. VAT phải nộp 3.716 1.530 2. VAT còn được khấu trừ đầu kỳ 550 585 3. VAT được khấu trừ phát sinh 1.678 3.541 4. VAT đã được khấu trừ 1.643 2.330 5. VAT còn được khấu trừ cuối kỳ 585 1.796 Thông qua các bảng cơ cấu vốn cụ thể ở trên, ta lập được bảng tổng hợp nguồn vốn của Xí nghiệp. Biểu 9: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Lượng % Lượng % Lượng % Lượng % I. Vốn vay 84.140 95,706 90.452 96,108 63.622 91,817 86.006 94,166 1. Vay ngắn hạn 0 0 0 0 924 1,333 1.164 1,274 2. Phải trả người cung ứng 27.838 31,664 23.557 25,030 24.336 35,121 31.480 34,467 3. Người mua đặt trước 49.802 56,648 61.387 65,226 32.383 46,734 44.326 48,532 4. Thuế và nghĩa vụ 3.290 3,742 2.229 2,637 1.737 2,507 1.695 1,856 5. Phải trả CNV 657 0,747 409 0,435 431 0,62 655 0,717 6. Phải trả nội bộ 1.420 1,616 1.837 1,952 2.669 3,852 4.934 5,402 7. Phải trả khác 1.133 1,289 1.033 1,098 1.142 1,648 1.752 1,918 II. Nguồn vốn CSH 3.775 4,294 3.662 3,892 5.670 8,183 5.328 5,834 1. NSNN 1.065 1,211 1.012 1,075 1.009 1,456 1.816 1,988 2. Tự bổ sung 2.100 2,389 2.299 2,444 3.438 4,962 2.738 2,998 3. Các quỹ 610 0,694 351 0,373 1.223 1,765 774 0,847 Tổng 87.915 100 94.114 100 69.292 100 91.334 100 Năm 1998, tổng nguồn vốn của Xí nghiệp là 87.915 trđ, trong đó vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 4,294%, tương ứng với 3.775 trđ còn các khoản nợ phải trả là 84.140 trđ, tức là 95,706%. Năm 1999, tổng nguồn vốn là 94.114 trđ, nhưng vốn chủ sở hữu thì giảm xuống kể cả mặt số lượng ( giảm từ 3.775trđ năm 1998, xuống 3.662 năm 1999) và mặt tỷ lệ ( giảm từ 4,294% năm 1998 xuống 3,892% năm 1999). Như vậy, so với năm 1998 vốn chủ sở hữu bị giảm đi 113 trđ, tức là giảm đi còn 97,006% so với năm 1998, còn nợ phải trả thì tăng 6.312trđ tương ứng với 7,5%. Điều này là không tốt, vì vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng độc lập về mặt tài chính của Xí nghiệp, nếu quá thấp thì khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính thấp, do đó ảnh hưởng đến lòng tin của bạn hàng. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm đi chủ yếu là do giảm nguồn vốn kinh doanh ( cả về vốn lưu động và vốn cố định ). Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất chính là lợi nhuận năm 1999 quá thấp, đã không thể làm tăng nguồn vốn kinh doanh, cũng như không góp vào quỹ đầu tư phát triển. Đến năm 2000, vốn chủ sở hữu có tăng lên, về tỷ trọng thì tăng gấp đôi so với năm 1999, về mặt lượng là 2.008trđ. Việc tăng này có sự góp phần quan trọng của nguồn vốn kinh doanh được bổ sung vì công việc kinh doanh có hiệu quả cao hơn so với năm 1999, nên lợi nhuận để lại tăng lên đến 1.051trđ, tức là tăng 935trđ, tương đương gấp 9 lần năm 1999, đây là một con số đáng ghi nhận. Mặc dù tỷ trọng vốn chủ sở hữu năm 2000 cũng chỉ chiếm 8,183% tổng nguồn vốn, nhưng nó cho thấy khả năng tự chủ của Xí nghiệp về mặt tài chính bắt đầu được tăng lên. Nhưng sang đến năm 2001 Xí nghiệp lại hoạt động rất kém hiệu quả. Mặc dù nguồn vốn của Xí nghiệp năm 2001 là 91.334 trđ, tăng so với năm 2000 là 22.042 trđ, tức 31,810%, nhưng khi nhìn vào kết cấu nguồn vốn, ta lại thấy tình hình tài chính của Xí nghiệp xấu đi, vì vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp năm 20001 giảm so với năm 2000 là 342trđ, tức là 6,032% và tỷ trọng của nó chỉ còn lại 5,834% trong tổng nguồn vốn, trong khi đó nợ phải trả lại tăng lên so với năm 2000 là 22.384trđ tức 35,183%. Một vấn đề nữa trong nguồn vốn cần phẩi xem xét, đó là nợ phải trả, nhìn chung thì lượng này giữ vai trò chủ đạo trong nguồn vốn. Mà nợ phải trả, thì chỉ có nợ ngắn hạn, chứ tuyệt nhiên không có nợ dài hạn và trong nợ ngắn hạn thì tín dụng ngân hàng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, còn lại hoàn toàn là tín dụng thương mại, việc tín dụng thương mại lớn cũng có mặt tốt, vì chi phí cho tín dụng thương mại, là thấp nhất so với các nguồn huy động khác, nhưng nó cũng làm cho doanh nghiệp mất tự chủ về tài chính, có thể nói là khá nguy hiểm trong kinh doanh. Vì vậy, Xí nghiệp cần tìm cách bố trí lại cơ cấu vốn và các nguồn huy động sao cho phù hợp hơn. 2.1.3. Kết cấu vốn của Xí nghiệp xây lắp điện Biểu 10: Kết cấu vốn của Xí nghiệp Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Lượng % Lượng % Lượng % Lượng % Tổng vốn 87.915 100 94.114 100 69.292 100 91.334 100 Vốn lưu động 85.514 97,269 91.734 97,472 65.762 94,906 84.378 92,384 Vốn cố định 2.401 2,731 2.380 2,529 3.530 5,094 6.956 7,616 Mặc dù cho là Xí nghiệp xây lắp, việc đầu tư quá lớn vào máy móc thiết bị cũng không phải là tốt, vì Xí nghiệp có thể tiến hành hoạt động thuê mua, phục vụ cho từng công trình. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, Xí nghiệp vẫn phải có trong tay một số máy móc thiết bị mới, hiện đại và có thể đem lại hiệu quả cao cho Xí nghiệp, bởi vì : Thứ nhất là Xí nghiệp không chỉ hoạt động xây lắp điện mà còn có cả một phân xưởng cơ khí chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ công tác xây lắp như hòm công tơ, composit loại hộp 3 pha, hộp bốn công tơ, hộp hai công tơ, hoặc gia công sắt, giây cáp... thứ hai là đội xây dựng, khi tiến hành xây dựng các công trình đều đòi hỏi về thời gian tiến độ thi công và chất lượng công trình, ý nghĩa của hoạt động này sẽ tăng lên khi mà Xí nghiệp đầu tư cho đội những thiết bị chuyên dùng, hoặc những máy móc hiện đại tham gia vào chuyên môn hoá cho xây dựng. Qua biểu 10 ta thấy, mặc dù vốn cố định của Xí nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nguồn vốn(năm 1998 là 2,731%, năm 1999 là 2,529%, năm 2000 là 5,094%, năm 2001 là 7,616%) nhưng trong mấy năm gần đây vốn cố định của Xí nghiệp đã tăng cả về số lượng và tỷ lệ. Năm 1998 lượng vốn cố định là 2.401 triệu đồng chiếm tỷ lệ 2,731%, năm 1999 vốn cố định là 2.380 triệu đồng chiếm tỷ lệ 2,529% (năm 1999 vốn cố định giảm cả số lượng và tỷ lệ trong nguồn vốn), nhưng đến năm 2000 vốn cố định tăng lên đến 3.530 triệu đồng , chiếm tỷ lệ 5,094% tổng vốn và đến năm 2001 lượng vốn cố định đã tăng lên đến 6.956 triệu đồng, chiếm tỷ lệ là 7,616% tổng vốn. Điều này chứng tỏ Xí nghiệp đã quan tâm đến việc đầu tư cho tài sản cố định. Sự đầu tư này là hoàn toàn hợp lý giúp cho Xí nghiệp khỏi tụt hậu về mặt kỷ thuật, công nghệ và nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.2. Hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp Thông qua việc phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh, công tác quản lý vốn của Xí nghiệp giúp ta thấy được thực trạng huy động, quản lý và sử dụng vốn (vốn cố định và vốn lưu động) và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng vốn. Trước khi đi vào phân tích cụ thể hiệu quả của từng loại vốn, ta hãy đánh giá một cách khái quát tình hình sử dụng vốn của Xí nghiệp Xây lắp Điện trong bốn năm 1998, 1999, 2000 và 2001 (Biểu 11 trang bên). Qua bảng số liệu ta cùng phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh của Xí nghiệp qua các chỉ tiêu sau:  Hiệu quả sử dụng vốn. Trong năm 1998, cứ một đồng vốn bỏ vào kinh doanh tạo ra được 0,632 đồng doanh thu. Năm 1999, Xí nghiệp chịu một số ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế trong khu vực tác động đến nền kinh tế của Nước ta. Nguồn vốn đầu tư về xây dựng cơ bản hạn hẹp, thêm vào đó thiên tai lũ lụt ở miền trung đã gây thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của cả nước nói chung và của Xí nghiệp nói riêng.Những nguyên nhân này đả làm cho doanh thu của Xí nghiệp giảm 42,838%, trong khi đó vốn của Xí nghiệp lại tăng 7,051%, nên chỉ tiêu này đã giảm vào năm 1999, cứ một đồng vốn bỏ vào kinh doanh chỉ tạo ra được 0,341 đồng doanh thu. Năm 2000 doanh thu của Xí nghiệp giảm 18,860% so với năm 1999. Điều này cũng có nhiều nguyên nhân, như yếu tố cạnh tranh trong xây dựng cơ bản về uy tín, chất lượng, về yêu cầu tiến độ và quan hệ hiểu biết giữa bên A và bên B, để giữ vững và phát triển địa bàn còn là một tồn tại và thách thức với Xí nghiệp, hoặc là vấn đề về bộ máy quản lý, chỉ huy sản xuất từ phòng ban và các đội sản xuất còn có hạn chế, yếu kém chưa đạt ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra. Nhưng có lẽ nguyên nhân quan trọng hơn cả đó là việc tồn đọng vốn xây lắp, chưa được thanh toán từ năm 1994 trở lại đây, mặc dù Xí nghiệp cũng luôn đốc thúc công tác quyết toán của các A và đề nghị công ty trược tiếp tháo gỡ cho Xí nghiệp, nhưng tình hình vẫn chuyển biến chậm và chưa giải quyết triệt để, nên dẫn đến thiếu hụt, căng thẳng về vốn để tổ chức thi công, nhận thầu và đấu thầu. Cũng trong năm 2000,vốn của Xí nghiệp giảm 26,374%. Tốc độ giảm của doanh thu nhỏ hơn tốc độ giảm của vốn, nên năm 2000 chỉ tiêu này đã tăng lên so với năm 1999, trong năm này, một đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì tạo ra 0,375 đồng doanh thu. 20 01 /2 00 0 % 31 ,8 10 -6 ,0 32 53 ,5 33 63 ,0 25 -9 0, 79 4 -9 2, 03 0 16 ,5 33 -9 3, 54 8 -9 4, 31 8 -9 1, 57 9 S ố ti ền 22 ,4 02 -3 42 13 90 2 15 41 4 -1 94 3 -9 93 0, 06 2 -0 ,0 29 -0 ,0 83 -0 ,1 74 20 00 /1 99 9 % -2 6, 37 4 54 ,8 33 -1 8, 86 0 -2 0, 58 9 23 7, 00 8 22 3, 05 4 9, 97 1 34 2, 85 7 31 9, 04 8 10 8, 79 1 S ố ti ền -2 48 22 20 08 -6 03 6 -6 34 1 15 05 74 5 0, 03 4 0, 02 4 0, 06 7 0, 09 9 19 99 /1 99 8 % 7, 05 1 -2 ,9 93 -4 2, 38 3 -4 0, 28 4 -3 0, 29 6 -3 8, 49 0 -4 6, 04 4 -3 0, 00 0 16 ,6 67 -3 6, 80 6 S ố ti ền 61 99 -1 13 -2 35 43 -2 07 76 -2 76 -2 09 -0 ,2 91 -0 ,0 03 0, 00 3 -0 ,0 53 20 01 91 33 4 53 28 39 87 1 39 87 1 19 7 86 0, 43 7 0, 00 2 0, 00 5 0, 01 6 20 00 69 29 2 56 70 25 96 9 24 45 7 21 40 10 79 0, 37 5 0, 03 1 0, 08 8 0, 19 0 19 99 94 11 4 36 62 32 00 5 30 79 8 63 5 33 4 0, 34 1 0, 00 7 0, 02 1 0, 09 1 19 98 87 91 5 37 75 55 54 8 51 57 4 91 1 54 3 0, 63 2 0, 01 0 0, 01 8 0, 14 4 C hỉ ti êu T ổn g vố n V ốn c hủ s ở hữ u D oa nh th u D oa nh th u th uầ n L ợi tứ c th uầ n từ h oạ t độ ng S X K D L ơi tứ c sa u th uế H iệ u qu ả sử d ụn g vố n (= 3/ 1) H ệ số d oa nh lợ i c ủa vố n ki nh d oa nh ( 5/ 1) H ệ số d oa nh lợ i do an h th u th uầ n (5 /4 ) T ỷ su ất lợ i n hu ận (= 6/ 2) S T T 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10 . B i ể u 1 1 : M ộ t s ố c h ỉ t i ê u đ á n h g i á h i ệ u q u ả s ử d ụ n g v ố n c ủ a X í n g h i ệ p Đ ơ n v i : T r i ệ u đ ồ n g Sang năm 2001 chỉ tiêu này của Xí nghiệp là 0,437, so với năm 2000 thì chỉ tiêu này tăng 16,333%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2001 tỷ lệ tăng của doanh thu (53,533%) lớn hơn tỷ lệ tăng của vốn (31,810%).  Hệ số doanh lợi doanh thu thuần Năm 1998, cứ một đồng doanh thu thuần tạo ra 0,018 đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này đã tăng trong năm 1999, cứ một đồng doanh thu thuần thì Xí nghiệp thu được 0,021 đồng lợi nhuận thuần, tăng 0,003 đồng (16,667%) so với năm 1998, do trong năm 1999 lợi tức thuần giảm 276 triệu đồng (30,296%), trong khi đó doanh thu thuần lại giảm 20.776 triệu đồng (40,284%). Sang năm 2000, doanh thu thuần giảm so với năm 1999 là 6.341 triệu đồng (20,589%), trong khi đó lợi nhuận thuần lại tăng với một tỷ lệ rất cao (tăng 237,008%) so với năm 1999 (sự tăng lên của lợi nhuận thuần là do VAT đã được ổn định và nhờ sự nổ lực của công nhân viên toàn Xí nghiệp), cho nên trong năm 2000 chỉ tiêu này đã tăng lên, cứ một đồng doanh thu thuần thì tạo ra được 0,088 đồng lợi nhuận thuần, tăng 0,067 đồng (319,048%) so với năm 1999. Năm 2001, Xí nghiệp đã nhận thi công một số công trình với điều kiện thi công rất khó khăn. Ví dụ như trong năm này Xí nghiệp nhận sữa chữa một số công trình đường dây, trạm điện của Thành phố Hà Nội mà mặt bằng thi công chủ yếu là các đường phố, cho nên Xí nghiệp đã phải huy động cán bộ công nhân viên là ca đêm và sau mỗi đêm làm việc dù công việc hoàn thành hay chưa hoàn thành, công nhân đều phải san lấp lại mặt đường. Với điều kiện thi công như vậy nó đã làm cho chi phí nhân công và các chi phí khác tăng lên. Ngoài ra, trong năm 2001 Xí nghiệp chịu trách nhiệm thi công một số công trình với yêu cầu tiến độ nhanh. Với yêu cầu này Xí nghiệp đã phải huy động cán bộ công nhân viên của mình làm thêm ca, mặt khác Xí nghiệp còn phải thuê lao động ngoài, để nhằm bảo đảm tiến độ. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho giá vốn của Xí nghiệp tăng lên,dẫn đến lợi nhuận của Xí nghiệp đã giảm với một tỷ lệ rất lớn (giảm 90,794%),trong khi đó vốn của Xí nghiệp lại tăng. Cho nên, chỉ tiêu này của Xí nghiệp có sự sụt giảm rất lớn, năm 2001 cứ một đồng doanh thu thuần thì Xí nghiệp chỉ thu về được 0,005 đồng lợi nhuận thuần, giảm 0,083 đồng (94,318%) so với năm 2000.  Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh. Nếu như nhìn vào chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh thì ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp là rấ thấp. Năm 1999 là năm đầu tiên công tác xây dựng cơ bản chịu sự tác động trực tiếp về việc áp dụng luật thuế VAT, nhất là các công trình trúng thầu năm 1998, nhưng chuyển tiếp sang năm 1999, phần thuế VAT đầu ra của sản phẩm xây lắp Nhà nước đã thu nhưng chưa được chủ đầu tư thanh toán bù cho đơn vị thi công về phần giá trị này. Do đó,năm 1999 so với năm 1998,tốc độ giảm của giá vốn hàng bán bé hơn tốc độ giảm của tổng doanh thu, từ đó dẫn đến, hệ số doanh lợi vốn kinh doanh trong năm 1999 giảm đi 0,003 đồng tức là 30% so với năm 1998. Điều này có nghĩa là cứ một đồng vốn bỏ ra vào năm 1999 thì chỉ tạo ra 0,007 đồng lãi trong khi đó năm 1998 là 0,010 đồng. Sang năm 2000 do lãi tăng 745 triệu đồng (223,054%) so với năm 1999, nên chỉ tiêu này của Xí nghiệp năm 2000 là 0,031 có nghĩa là một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh thì thu được 0,031 đồng lãi tăng so với năm 1999 là 0,24 đồng (342,857%). Chỉ tiêu này của Xí nghiệp trong ba năm 1998, 1999, và 2000 đã là rất thấp, thế mà đến năm 2001 chỉ tiêu này lại giảm xuống chỉ còn 0,002.Đay là một điều không thể chấp nhận được, trong năm này, cứ một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh thì Xí nghiệp chỉ thu về được 0,002 đồng lãi giảm so với năm 2000 là 0,029 đồng (93,548%). Nguyên nhân chính của sự giảm sút nghiêm trọng này là do năm 2001 lợi tức thuần giảm 90,794% trong khi đó vốn lại tăng là 31,810%.  Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, là mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi. Năm 1998, cứ một đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0,194 đồng lợi nhuận và chỉ tiêu này đã giảm đi 0,053 đồng (36,806%) vào năm 1999. Năm 2000, do Xí nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên tỷ suất lợi nhuận vốn sở hữu đã tăng 0,099 đồng (108,791%) so với năm 1999. Nhưng đến năm 2001 chỉ tiêu này lại giảm xuống, trong năm 2001 một đồng vốn chủ hữu tham gia vào sản xuất kinh doanh thì chỉ tạo ra được 0,016 đồng giảm 0,174 đồng (91,579%) so với năm 2000. Chỉ tiêu này là mục tiêu mà Xí nghiệp theo đuổi, nhưng khi phân tích chỉ tiêu này của Xí nghiệp ta thấy nó còn ở mức thấp và như năm 2001 thì có thể nói là quá thấp. Vì vậy, đòi hỏi Xí nghiệp phải có giải pháp để nâng cao chỉ tiêu này hơn nữa. Qua phân tích các chỉ tiêu trên ta thấy, vốn của Xí nghiệp Xây lắp Điện vẫn chưa được sử dụng một cách có hiệu quả, từ đây ta thấy Xí nghiệp cần phải đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Sau đây chúng ta hãy đi vào phân tích tình hình hiệu quả sử dụng của từng loại vốn cụ thể, để có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp. 2.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Do đặc thù lĩnh vực hoạt động, nên lựơng vốn cố định của Xí nghiệp Xây lắp Điện chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số vốn. Mặc dù vậy, trong những năm gần đây, để cố gắng bắt kịp những chuyển động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật Xí nghiệp đã không ngừng tăng lượng vốn cố định của mình như đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là việc mua sắm một số máy móc, thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng và tiến độ của các công trình. Với những số liệu trong biểu 12 (trang bên) chúng ta hãy cùng phân tích đánh giá xem việc đầu tư này của Xí nghiệp là có hiệu quả hay không.  Sức sản xuất vốn cố định . Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nhìn vào biểu 12 ta thấy sức sản xuất vốn cố định của Xí nghiệp giảm dần qua các năm. So sánh giữa năm 1999 và năm 1998, ta thấy, cứ một đồng vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh thu thu được của năm 1999 ít hơn năm 1998 là 8,54 đồng (39,758%). Như vậy, đồng vốn cố định của Xí nghiệp đầu tư vào sản xuất năm 1999 tạo ra được ít doanh thu hơn năm 1998. Sang năm 2000 vốn cố định tăng so với năm 1999 là 1150 đồng, tức 48,319%, trong khi đó doanh thu thuần của năm 2000 lại giảm so với năm 1999 là 6341 triệu đồng, tức 20,589%. Nguyên nhân này làm cho chỉ tiêu sức sản xuất vốn cố định lại tiếp tục giảm xuống, năm 2000 một đồng vốn cố định tham gia sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 6,928 đồng doanh thu thần giảm xuống so với năm 1999 là 6,012 đồng, tức 46,461%. 20 01 /2 00 0 % 97 ,0 54 53 ,5 33 63 ,0 25 -9 0, 79 4 -9 2, 24 5 -1 7, 26 3 -9 5, 95 2 20 40 27 ,9 41 S ố ti ền 22 ,4 02 13 90 2 15 41 4 -1 94 3 -1 36 8 -1 ,1 96 -0 ,4 03 33 ,6 60 0, 03 8 20 00 /1 99 9 % -2 6, 37 4 -1 8, 86 0 -2 0, 58 9 23 7, 00 8 23 3, 25 8 -4 6, 46 1 12 4, 59 9 -5 5, 97 7 83 ,7 84 S ố ti ền -2 48 22 -6 03 6 -6 34 1 15 05 10 38 -6 ,0 12 0, 23 3 -2 ,0 98 0, 06 2 19 99 /1 99 8 % 7, 05 1 -4 2, 38 3 -4 0, 28 4 -3 0, 29 6 -4 0, 18 8 -3 9, 75 8 -3 9, 67 7 42 ,1 85 72 ,0 93 S ố ti ền 61 99 -2 35 43 -2 07 76 -2 76 -2 99 -8 ,5 4 -0 ,1 23 1, 11 2 0, 03 1 20 01 91 33 4 39 87 1 39 87 1 19 7 11 5 5, 73 2 0, 01 7 35 ,3 10 0, 17 4 20 00 69 29 2 25 96 9 24 45 7 21 40 14 83 6, 92 8 0, 42 0 1, 65 0 0, 13 6 19 99 94 11 4 32 00 5 30 79 8 63 5 44 5 12 ,9 40 0, 18 7 3, 74 8 0, 07 4 19 98 87 91 5 55 54 8 51 57 4 91 1 74 4 21 ,4 80 0, 31 0 2, 63 6 0, 04 3 C hỉ t iê u V ốn c ố đị nh D oa nh th u D oa nh th u th uầ n L ợi tứ c th uầ n từ ho ạt đ ộn g S X K D L ơi tứ c tr ướ c th uế S ức s ản x uấ t vố n cố đ ịn h (= 3/ 1) S ức s in h lờ i v ốn cố đ ịn h ( = 5/ 1) S uấ t h ao p hí v ốn cố đ ịn h (= 1/ 4) H àm lư ợn g vố n cố đ ịn h (= 1/ 2) S T T 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. B i ể u 1 2 : M ộ t s ố c h ỉ t i ê u v ề h i ệ u q u ả s ử d ụ n g v ố n c ố đ ị n h Đ ơ n v ị : T r i ệ u đ ồ n g Đến năm 2001 thì chỉ tiêu này của Xí nghiệp là 5,732 tức là một đồng vốn định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 5,732 đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này giảm 1,196 đồng (17,263%) so với năm 2000. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do năm 2001 vốn cố định của Xí nghiệp tăng 3426 triệu đồng (97,054%) so với năm 2000, trong khi đó so với năm 2000 doanh thu thuần của Xí nghiệp chỉ tăng 15414 triệu đồng (63,025%)  Sức sinh lời của vốn cố định. Để đánh gióa hiệu quả sử dụng vốn cố định thì chúng ta không chỉ xem xét chỉ tiêu sức sản xuất của vốn cố định mà còn xét đến chỉ tiêu sức sinh lời của vốn cố định. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng lãi. Năm 1998, cứ một đồng vốn cố định của Xí nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì Xí nghiệp thu về được 0,310 đồng lãi. So với 1998 thì năm 1999 chỉ tiêu này của Xí nghiệp có phần giảm sút, một đồng vốn cố định chỉ tạo ra được 0,187 đồng lãi. Năm 2000, do đầu tư vốn cố định có hiệu quả, nên chỉ tiêu này đạt 0,420 tăng 0,233(124,599 %) so với năm trước. Nhưng đến năm 2001, do hoạt động của Xí nghiệp kém hiệu quả, nên chỉ tiêu này đã giảm sút rất nghiêm trọng. Chỉ tiêu này chỉ đạt 0,017 giảm 0,403 (95,952%) so với năm 2000.  Suất hao phí vốn cố định. Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng lợi nhuận thì cần bỏ vào sản xuất bao nhiêu đồng vốn. Qua số liệu phân tích ta thấy, suất hao phí vốn cố định của năm 1999 (3,748) lớn hơn năm 1998 (2,636), điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của năm 1999 là thấp hơn so với năm trước. Thật vậy, năm 1999 để tạo ra được một đồng lợi nhuận thì Xí nghiệp cần tới 3,748 đồng vốn cố định, trong khi đó năm 1998 chỉ cần 2,636 đồng. Năm 2000, do có những biện pháp tích cực, chỉ tiêu này giảm xuống còn 1,650 (giảm 2,098, tức 55,977% so với năm 1999). Nhưng năm 2001 thì lại là một năm, mà vốn cố định của Xí nghiệp được sử dụng với hiệu quả cực thấp, trong năm này để tạo ra được một đồng lợi nhuận thì Xí nghiệp phải cần đến 35,310 đồng vốn cố định (tăng 33,660, tức 2040% so với năm 2000).  Hàm lượng vốn cố định. Chỉ tiêu này đã tăng dần qua các năm. Năm 1998 chỉ tiêu này là 0,043. Năm 1999, chỉ tiêu này là 0,074, tăng 0,031 tức 72,093%. Năm 2000, chỉ tiêu này lại tiếp tục tăng 0,062 (83,784%), từ 0,074 năm 1999 lên 0,136 năm 2000 và năm 2001 chỉ tiêu này là 0,174, tăng 0,038 (27,941%) so với năm 2000. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do Xí nghiệp có nhiều tài sản cố định đã khấu hao hết, nhưng vẫn còn tận dụng để sản xuất và trong những năm gần đây thì số tài sản cố định đó dần dần được thay thế. Qua việc phân tích những chỉ tiêu trên ta thấy vốn cố định của Xí nghiệp vẫn chưa được đầu tư một cách có hiệu quả, nên trong thời gian tới Xí nghiệp cần phải tiếp tục xem xét vấn đề này, để sử dụng vốn được tốt hơn. 2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Khi phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Xí nghiệp ta cần phải xem xét, đánh giá cả hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động. Sử dụng có hiệu quả vốn lưu động là sự cần thiết, số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Một số giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Xí Nghiệp xây lắp điện.pdf
Tài liệu liên quan