Tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội): LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh
doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà
nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội)”
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: BAO BÌ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BAO BÌ TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 4
1.1 Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và sự cần thiết phải sử dụng có
hiệu quả bao bì trong kinh doanh thương mại 4
1.1.1 Kinh doanh thương mại và những cơ sở của kinh doanh thương mại 4
1.1.2 Nội dung hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong cơ chế thị
trường có sự điều tiết của nhà nước 10
1.1.3 Sự cần thiết phải sử dụng có hiệu quả bao bì trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp thương mại 16
1.2 Bao bì và vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương
mại 21
1.2.1 Bao bì hàng hoá và chức năng của nó 22
1.2.2 Phân loại bao bì hàng hoá 29
1.2.3 Vai trò của bao bì đối với hoạt độn...
203 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh
doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà
nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội)”
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: BAO BÌ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BAO BÌ TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 4
1.1 Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và sự cần thiết phải sử dụng có
hiệu quả bao bì trong kinh doanh thương mại 4
1.1.1 Kinh doanh thương mại và những cơ sở của kinh doanh thương mại 4
1.1.2 Nội dung hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong cơ chế thị
trường có sự điều tiết của nhà nước 10
1.1.3 Sự cần thiết phải sử dụng có hiệu quả bao bì trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp thương mại 16
1.2 Bao bì và vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương
mại 21
1.2.1 Bao bì hàng hoá và chức năng của nó 22
1.2.2 Phân loại bao bì hàng hoá 29
1.2.3 Vai trò của bao bì đối với hoạt động kinh doanh thương mại 33
1.3 Hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp thương mại và các chỉ tiêu đánh giá 37
1.3.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp thương mại 38
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp thương mại 47
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại 48
1.4.1 Tính chất của hàng hoá kinh doanh 48
1.4.2 Sự phát triển ngày càng cao của nhu cầu tiêu dùng 50
1.4.3 Sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế
quốc dân 53
1.4.4 Sự phát triển của công nghiệp bao bì 55
1.4.5 Sự đổi mới phương thức kinh doanh của doanh nghiệp thương mại
và sự phát triển của các hình thức dịch vụ tiến bộ trong kinh doanh
thương mại 56
1.4.6 Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng bao bì trong kinh doanh
thương mại 58
Kết luận chương 1 60
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BAO BÌ TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC (LẤY VÍ DỤ
Ở ĐỊA BÀN HÀ NỘI) 61
2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương
mại nhà nước và yêu cầu của các doanh nghiệp thương mại nhà nước 61
2.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại
nhà nước 61
2.1.2 Yêu cầu về bao bì hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại nhà
nước 66
2.2 Thực trạng sử dụng bao bì trong kinh doanh thương mại của các
doanh nghiệp thương mại nhà nước 68
2.2.1 Khái quát quá trình phát triển của các doanh nghiệp thương mại nhà
nước. 68
2.2.2 Thực trạng sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh 82
2.2.2 Các loại bao bì chủ yếu sử dụng trong kinh doanh thương mại 83
2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp thương mại 90
2.3 Kinh nghiệm về hoạt động sản xuất, tổ chức quản lý và sử dụng
bao bì ở một số nước 102
2.3.1 Kinh nghiệm về tổ chức quản lý tư vấn sản xuất bao bì ở một số
nước 102
2.3.2 Hoạt động sản xuất bao bì ở một số nước 104
2.3.3 Pháp luật của nhà nước về bao bì ở một số nước 106
2.4 Đánh giá tổng quát về hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại Nhà nước 109
2.4.1 Những thành tựu 109
2.4.2 Những hạn chế 110
2.4.3 Những nguyên nhân chủ yếu 111
Kết luận chương 2 113
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BAO
BÌ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
NHÀ NƯỚC 114
3.1 Dự báo triển vọng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại nhà nước 114
3.1.1 Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam những năm tới 114
3.1.2 Phương hướng phát triển hoạt động thương mại dịch vụ nói chung
và của doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng 116
3.2 Dự báo nhu cầu bao bì hàng hoá và các yêu cầu đặt ra trong sử
dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì ở các doanh nghiệp
thương mại nhà nước 120
3.2.1 Dự báo về nhu cầu bao bì hàng hoá trong kinh doanh thương mại 120
3.2.2 Những yêu cầu đặt ta trong việc sử dụng bao bì 123
3.3 Một số giải pháp chủ yếu để sử dụng có hiệu quả bao bì trong hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp thương mại nhà nước 131
3.3.1 Cải tiến các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp thương mại nhà nước 131
3.3.2 Tăng cường công tác quản lý và quản lý sử bao bì ở các doanh
nghiệp thương mại nhà nước 142
3.3.3 Nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ kinh doanh của cán bộ,
nhân viên trong các doanh nghiệp thương mại nhà nước 147
3.3.4 Đầu tư sản xuất bao bì theo hướng tập trung chuyên môn hoá theo
tiêu chuẩn hoá, xây dựng ngành công nghiệp bao bì Việt Nam hiện đại 150
3.3.5 Tổ chức quản lý sản xuất bao bì 162
3.3.6 Tạo lập liên kết giữa người sản xuất hàng hoá- nhà kinh doanhngười
tiêu dùng để nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì hàng hoá 168
3.4 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng bao bì ở
các doanh nghiệp thương mại nhà nước 171
Kết luận chương 3 174
Kết luận chung 175
Một số công trình khoa học liên quan đến đề tài nghiên cứu 178
Tài liệu tham khảo 179
Phụ lục 1 183
Phụ lục 2 185
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của luận án
Bao bì là một trong những yếu tố quan trọng của sản phẩm. Nó xác định
khả năng bán/tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, nhưng bản thân nó không phải là
sản phẩm mà người tiêu dùng cần mua để thoả mãn nhu cầu vật chất của họ.
Từ xa xưa, người ta đã sử dụng bao bì, nhưng chủ yếu với mục đích để
chứa đựng, vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Sử dụng bao
bì để bảo quản sản phẩm, để tiêu thụ/bán sản phẩm không phải là mục đích cơ
bản khi nền kinh tế hàng hoá kém phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế phát
triển, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng, việc hình thành các đơn vị kinh
doanh thương mại tách khỏi hệ thống tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất thì
vấn đề bao bì trở nên quan trọng hơn đối với cả người sản xuất, người kinh
doanh và người tiêu dùng. Mối quan hệ giữa một sản phẩm và bao bì của nó là
mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ với nhau.
Một sản phẩm có chất lượng tốt còn cần phải có bao bì đẹp, thích hợp,
hấp dẫn… mới có thể bán được trên thị trường. Bao bì mang lại cho hàng hoá
sức cạnh tranh mới và thúc đẩy quá trình kinh doanh hàng hoá. Trong nhiều năm
qua, bao bì sản phẩm ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức, chưa được nhận
thức đầy đủ về tầm quan trọng của nó đối với quá trình phát triển kinh tế nói
chung và hiệu quả kinh doanh của mỗi đơn vị kinh tế nói riêng. Việc sản xuất,
sử dụng bao bì còn nhiều bất cập gây ra nhiều hậu quả đối với sự phát triển kinh
tế, hiệu quả kinh doanh và vấn đề môi trường sinh thái. Hệ thống lý luận về bao
bì, quản lý bao bì và sử dụng bao bì chưa được hoàn thiện, còn chắp vá. Trong
các doanh nghiệp thương mại, việc sử dụng bao bì còn phụ thuộc nhiều vào
ngành sản xuất hàng hoá, chưa chủ động khai thác tiềm năng của bao bì để nâng
cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là trong các doanh nghiệp
thương mại nhà nước. Thực trạng trên đặt ra vấn đề cần có sự nghiên cứu, hệ
thống hoá các cơ sở lý luận và thực tiễn về bao bì và sử dụng bao bì trong hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại, trước hết là doanh nghiệp
thương mại nhà nước để phát huy vai trò của bao bì, nâng cao hiệu quả sử dụng
bao bì trong hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Vì vậy, việc lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà
nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội)” làm luận án có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý
luận và thực tiễn. Mong muốn của tác giả luận án là góp phần nhỏ bé vào việc
tìm ra những giải pháp chủ yếu làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng
bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nói chung và
các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
Làm rõ sự cần thiết của bao bì và sử dụng bao bì trong kinh doanh thương
mại nói chung và ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước nói riêng.
Nghiên cứu tình hình sử dụng bao bì và ảnh hưởng tích cực của việc sử
dụng đúng đắn, hợp lý bao bì đối với sự phát triển nền kinh tế và hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước.
Đề ra các giải pháp chủ yếu để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng bao bì
ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả sử dụng bao bì trong kinh
doanh thương mại.
Phạm vi nghiên cứu của luận án: Bao bì ở các doanh nghiệp thương mại
nhà nước trên địa bàn Hà Nội từ năm 1991 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -
Lênin.
Phương pháp so sánh, phân tích hệ thống, điều tra, thống kê kết hợp với
khảo sát, sử dụng chuyên gia.
Vận dụng các chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực
kinh doanh, trong từng thời kỳ một cách có hệ thống.
5. Điểm mới của luận án
Đã tổng hợp và làm rõ được những vấn đề lý luận về bao bì, hiệu quả sử
dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại;
nghiên cứu các đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước
và các yêu cầu đặt ra trong việc sử dụng bao bì có hiệu quả.
Khái quát và phân tích được hiệu quả sử dụng bao bì hiện nay, ảnh hưởng
của việc sử dụng bao bì đến sự phát triển kinh doanh hàng hoá, hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái.
Đề xuất một số giải pháp có tính hệ thống để nâng cao hiệu quả sử dụng
bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước.
6. Nội dung và cơ cấu luận án
a. Tên luận án: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì
trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (lấy ví dụ
ở địa bàn Hà Nội)”.
b. Cơ cấu luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, các biểu bảng, phụ lục và các
tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Bao bì và hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp thương mại.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các
doanh nghiệp thương mại nhà nước.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt
động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước.
CHƯƠNG 1
BAO BÌ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BAO BÌ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và sự cần thiết
phải sử dụng có hiệu quả bao bì trong kinh doanh thương mại
1.1.1. Kinh doanh thương mại và những cơ sở của kinh doanh thương mại
Nền kinh tế nước ta là một tổng thể kinh tế quốc dân thống nhất. Nó bao
gồm nhiều ngành và mỗi ngành thực hiện một chức năng nhất định. Kinh doanh
thương mại là một ngành kinh tế, một lĩnh vực hoạt động kinh tế, là một mắt
xích quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất.
1.1.1.1. Thương mại và Kinh doanh thương mại [8] [10]
Chúng ta đều biết rằng để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân, mỗi gia đình,
mỗi tổ chức (kinh tế, văn hoá, xã hội...) hay một quốc gia đều luôn có và phải
thoả mãn các nhu cầu vô cùng đa dạng, phong phú, phức tạp của mình. Cách
thức để thoả mãn những nhu cầu đó có thể thực hiện được bằng cách tự mình
sản xuất, lao động ra những sản phẩm vật chất - tinh thần để tự đáp ứng cho
mình. Nhưng với những nhu cầu đa dạng, phức tạp, cách thức đáp ứng này
không đảm bảo về số lượng, chất lượng ngày càng cao của mỗi thành viên cũng
như toàn xã hội. Khi sự phân công lao động xã hội xuất hiện, mỗi thành viên,
mỗi tổ chức chuyên môn hóa một lĩnh vực hoạt động tạo ra nhiều loại sản phẩm
hơn, khối lượng lớn hơn cho phép việc thoả mãn các nhu cầu một cách tốt hơn.
Khi đó, mỗi người, mỗi tổ chức, quốc gia có thể thoả mãn nhu cầu của mình
bằng cách trao đổi các kết quả hoạt động cho nhau. Tuy nhiên, khi sự phân công
lao động ngày càng sâu sắc thì các dạng kết quả của hoạt động thể hiện ngày
càng đa dạng phong phú. Kết quả hoạt động của các thành viên có thể được biểu
hiện ở dạng vật chất cụ thể như xi măng, sắt thép, bánh kẹo, máy móc thiết bị...
hoặc dưới các dạng một kết quả nghiên cứu, một quyết định quản lý, một lời
khuyên (tư vấn) hoặc một văn bản pháp lý... Ở đây, để khái quát kết quả hoạt
động đó chúng ta dùng chung khái niệm “sản phẩm”.
Với một dạng “sản phẩm” có những đặc trưng riêng về mục đích sử dụng,
đối tượng tiêu thụ, tính chất kỹ thuật... do đó cách thức trao đổi cũng khác nhau:
Cho không: là việc cung cấp các sản phẩm cho các thành viên để đáp ứng
nhu cầu của họ mà không đòi hỏi bất kỳ sự hoàn trả nào, chẳng hạn như các hoạt
động viện trợ nhân đạo, quà tặng, trợ cấp xã hội, phúc lợi xã hội...
Cung ứng cho các lợi ích xã hội: Đây là dạng cung cấp sản phẩm với mục
đích thoả mãn các nhu cầu công cộng, mang tích chất xã hội. Với hình thức này
tất cả các thành viên trong xã hội đều phải có trách nhiệm đóng góp để “thanh
toán” chi trả cho những nhu cầu đó như các nhu cầu quốc phòng an ninh, công
tác quản lý xã hội, các sản phẩm hàng hóa công cộng.
Trao đổi sản phẩm thông qua mua bán hàng hóa trên thị trường: Hình
thức trao đổi này là phổ biến nhất. Với hình thức trao đổi này, các sản phẩm
hàng hóa trong xã hội đều được trao đổi thông qua hành vi mua - bán bằng đồng
tiền được diễn ra trong không gian và thời gian nhất định (thị trường). Hình thức
trao đổi đó là thương mại.
Thương mại có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau:
+ Thương mại là sự trao đổi hàng hóa thông qua mua - bán bằng đồng tiền
trong nền kinh tế. Như vậy, ở đâu có mua bán, ở đó có thương mại. Thương mại
đồng nghĩa với mua bán.
+ Thương mại cũng được hiểu là một hành vi làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ giữa những người mua và người bán để thoả mãn nhu cầu của mỗi
người.
+ Thương mại có thể là một hoạt động. Hoạt động thương mại bao gồm
một số khâu hoặc tất cả các khâu của hành vi thương mại, có thể do một cá nhân
hoặc một tổ chức hoặc toàn xã hội thực hiện.
Nhìn chung có nhiều cách hiểu khác nhau về thương mại song có thể khái
quát thương mại dưới các góc độ khác nhau:
Thương mại, hiểu theo nghĩa hẹp, là “quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ
trên thị trường, là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa”. Hành vi thương
mại thể hiện ở nhiều dạng khác nhau. Theo Luật Thương mại, các hình vi
thương mại bao gồm: mua bán hàng hóa, đại diện cho thương nhân; môi giới
thương mại, uỷ thác mua bán hàng hóa, đại lý mua bán hàng hoá, gia công
thương mại, đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa,
khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa và hội chợ
triển lãm thương mại.
Theo nghĩa rộng, thương mại là “toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên
thị trường”. Thương mại được hiểu như các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu lợi
nhuận của các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường. ở góc độ này, thương
mại đồng nghĩa với kinh doanh. Cách hiểu này trùng hợp với cách hiểu của các
nước như Anh, Pháp, Nga. Theo từ điển Nga- Việt, xuất bản 1977 thì TẻéÃẻBò
được hiểu là nền (ngành, nghề, việc, sự) thương nghiệp, thương mại, buôn bán,
mua bán mậu dịch [24, tr 452].
Kinh doanh thương mại [12, 39]
Nền kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa
ngày càng sâu rộng với quy mô, cơ cấu ngày càng lớn, đa dạng, phong phú làm
xuất hiện lĩnh vực kinh doanh mới - kinh doanh thương mại. Kinh doanh thương
mại được hiểu là sự đầu tư tiền của, công sức của cá nhân, một tổ chức vào việc
mua, bán hàng hóa nhằm thu lợi nhuận.
Nói đến kinh doanh thương mại là nói đến hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực lưu thông hàng hóa. Chủ thể kinh doanh (cá nhân, tổ chức) có thể đầu
tư một phần, đa số hoặc toàn bộ nguồn lực của mình để thực hiện một, một số
hoặc toàn bộ các hành vi thương mại, buôn bán. Dù biểu hiện dưới hình thức
nào thì kinh doanh thương mại đòi hỏi các yêu cầu sau:
- Phải có vốn kinh doanh. Vốn kinh doanh là toàn bộ tài sản (thể hiện
bằng tiền) mà các chủ thể huy động vào hoạt động của mình. Đó là các khoản
vốn bằng tiền và các tài sản khác như nhà xưởng, kho tàng, cửa hàng... Tuỳ
thuộc vào thành phần kinh tế tham gia kinh doanh mà nguồn vốn sẽ được hình
thành theo các phương thức khác nhau, có thể do nhà nước cấp, do tự đóng góp
vốn, do liên doanh, do tích luỹ, do vay dưới các hình thức khác nhau. Có vốn
mới thực hiện được chức năng lưu thông hàng hóa, thực hiện được mua để bán
các sản phẩm hàng hoá trên thị trường.
- Thực hiện mua - bán hàng hoá. Ở đây, "các đơn vị kinh doanh thương
mại không phải mua hàng hóa để thoả mãn nhu cầu của mình mà “mua hàng hóa
để bán lại” cho người khác, đáp ứng các nhu cầu của họ. Việc mua để bán này
được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau phù hợp với điều kiện kinh doanh
cụ thể của mỗi đơn vị và chức năng của các đơn vị kinh doanh thương mại. Hay
nói một cách khác, kinh doanh thương mại phải thực hiện việc buôn bán hàng
hóa phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh của mỗi đơn vị.
- Kinh doanh thương mại sau mỗi chu kỳ kinh doanh phải đảm bảo bảo
toàn được vốn kinh doanh và có lợi nhuận (lãi). Việc đảm bảo vốn kinh doanh
cho doanh nghiệp là yêu cầu bắt buộc để thực hiện tái kinh doanh, nhưng mới
chỉ ở mức độ giản đơn. Trong điều kiện kinh tế thị trường, để tăng trưởng, phát
triển, để thực hiện mục tiêu an toàn và có vị thế trong cạnh tranh, kinh doanh
phải có lãi. Lợi nhuận doanh nghiệp là nguồn vốn quan trọng để tích luỹ, tái
kinh doanh mở rộng. Theo quy luật của kinh doanh hàng hóa, lợi nhuận của chu
kỳ kinh doanh sau bao giờ cũng phải lớn hơn lợi nhuận kỳ trước. Công thức lưu
chuyển T- H- T’ (trong đó T’= T + T) mới thực sự là yêu cầu, là động lực cho
hoạt động kinh doanh của các doanh nghịêp. Lợi nhuận trong kinh doanh thương
mại được thực hiện trực tiếp từ hành vi mua - bán.
1.1.1.2. Cơ sở của kinh doanh thương mại [7]
Kinh doanh thương mại hình thành bắt nguồn từ phân công lao động xã
hội và chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (TLSX) - cơ sở của sản xuất
hàng hóa. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, quá trình tái sản xuất
xã hội bao gồm: sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng. Sản xuất là khâu
khởi đầu, tiêu dùng là khâu kết thúc, phân phối và trao đổi là khâu trung gian.
Phân công lao động xã hội là quá trình chuyên môn hóa người sản xuất.
Mỗi “người” chỉ chuyên sản xuất một hay một số sản phẩm thậm chí chỉ sản
xuất một bộ phận (chi tiết) của sản phẩm. Để thoả mãn nhu cầu đa dạng, phong
phú của mỗi thành viên nên họ phải trao đổi sản phẩm cho nhau, tức là sự
chuyên môn hóa sản xuất gây ra sự cách biệt về mặt không gian, thời gian giữa
những người sản xuất cá biệt và để thoả mãn nhu cầu của đời sống, sản xuất
kinh doanh đòi hỏi phải có sự trao đổi giữa những người sản xuất với nhau. Xét
trên phạm vi xã hội, sản xuất đồng nghĩa với tiêu dùng. Muốn sản xuất ra sản
phẩm này, phải tiêu dùng, sử dụng loại sản phẩm khác mà bản thân họ không tự
chế tạo ra được. Nhờ sự trao đổi này mà sản phẩm trở thành hàng hoá trên thị
trường, trong xã hội tồn tại sản xuất và lưu thông hàng hóa. V.I. Lênin đã chỉ ra
rằng “Nên hiểu sản xuất hàng hóa là một tổ chức kinh tế xã hội trong đó sản
phẩm đều do những người sản xuất cá thể riêng lẻ sản xuất ra. Mỗi người
chuyên làm một thứ sản phẩm nhất định, thành thử muốn thoả mãn nhu cầu của
xã hội thì cần phải mua bán sản phẩm, vì vậy, sản phẩm trở thành hàng hóa mua
bán trên thị trường” [28, tr 22]
Phân công lao động xã hội đòi hỏi phải trao đổi sản phẩm giữa những
người sản xuất với nhau. Đây là điều kiện cần của trao đổi hàng hóa. Nhưng bản
thân sự phân công lao động xã hội không quyết định sự trao đổi phải được tiến
hành theo hình thức nào. Chỉ khi chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
làm cho những người sản xuất độc lập với nhau về kinh tế thì trao đổi hàng hóa
mới ra đời.
Chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất làm cho các sản phẩm sản
xuất ra thuộc quyền chiếm hữu của từng người sản xuất riêng lẻ, không ai có
quyền lấy không của họ. Vì vậy, đòi hỏi sự trao đổi sản phẩm giữa những người
sản xuất với nhau phải được tiến hành trên cơ sở trao đổi phải hoàn lại, không
chỉ thế mà còn phải hoàn lại với một vật có giá trị tương đương. Từ đó sản phẩm
trở thành hàng hóa trên thị trường; trao đổi sản phẩm trở thành trao đổi hàng hóa
- tiền tệ.
Sản xuất và lưu thông hàng hóa là những phạm trù lịch sử. Sự hình thành
ngành kinh doanh thương mại là nấc thang cao nhất trong những nấc thang của
quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa. Kinh doanh thương mại được coi là
đỉnh cao, là hình thái phát triển cao của trao đổi và lưu thông hàng hóa
Kinh doanh thương mại: Khi quá trình phân công lao động trở nên sâu
sắc, ở trình độ cao thì mức độ chuyên môn hóa của nền sản xuất xã hội cũng
phát triển mạnh mẽ, hình thái các ngành với các chức năng rất cụ thể. Lưu thông
hàng hóa được tách thành một chức năng độc lập khỏi chức năng sản xuất. Qúa
trình này tất yếu đòi hỏi một sự hao phí lao động nhất định trong quan hệ trao
đổi. Bộ phận lao động này thực hiện chức năng lưu thông sản phẩm hàng hoá từ
các nhà sản xuất đến nơi tiêu dùng, thực hiện hành vi mua để bán. Tiền tệ đóng
vai trò là phương tiện để tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa của xã hội.
Công thức tổng quát của kinh doanh thương mại là T- H- T’ với T’= T+
T. Đặc trưng của hình thức này là:
+ Đã xuất hiện tầng lớp trung gian (thương nhân, tổ chức kinh doanh
thương mại). Những trung gian này dùng tiền để mua hàng, sau đó bán hàng để
thu tiền về. Khoản tiền bán hàng lớn hơn khoản tiền ứng trước để mua hàng. Ở
đây, kinh doanh thương mại (T- H- T’): mua để bán hay vì bán mà phải mua.
+ Kinh doanh thương mại một mặt làm tăng thêm khả năng mất cân đối
giữa cung và cầu, giữa sản xuất với tiêu dùng, mặt khác chính nó cũng có khả
năng điều hoà cung cầu trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, làm cân đối giữa sản
xuất và tiêu dùng, giữa các ngành, các vùng và hơn nữa giữa các quốc gia.
Như vậy, cơ sở của kinh doanh thương mại là sự phân công lao động xã
hội, là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sự xuất hiện tiền tệ trong
quá trình lưu thông hàng hoá.
Phân công lao động xã hội là điều kiện cần để hình thành sự trao đổi sản
phẩm giữa các nhà sản xuất.
Chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất hình thành quyền độc lập về
kinh tế giữa các nhà sản xuất với nhau. Do đó, việc trao đổi sản phẩm phải được
tính toán phù hợp với lợi ích kinh tế của mỗi nhà sản xuất.
Sự xuất hiện tiền tệ làm môi giới trung gian làm cho quá trình lưu thông -
trao đổi sản phẩm diễn ra thuận lợi hơn, trôi chảy và kịp thời hơn khi nền sản
xuất xã hội phát triển nhanh, mạnh cả về quy mô, không gian và cơ cấu sản
phẩm.
Trình độ phân công lao động ngày càng sâu sắc buộc các nhà sản xuất
phải từ bỏ một phần hoặc hoàn toàn chức năng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của
mình và hình thành một tầng lớp trung gian độc lập với sản xuất, thực hiện chỉ
một chức năng lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng xã
hội - đó là các tổ chức kinh doanh thương mại - một loại hình tổ chức xã hội
hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa. Sự xuất hiện của loại hình kinh
doanh thương mại độc lập không phủ định lưu thông hàng hóa mà trái lại nó lấy
lưu thông hàng hóa làm chức năng hoạt động của mình, làm cho hàng hóa lưu
thông ngày càng rộng rãi hơn, thuận lợi, nhanh chóng hơn.
Với tư cách là một ngành kinh tế tương đối độc lập trong nền kinh tế quốc
dân, việc hình thành, phát triển kinh doanh thương mại gắn liền, phụ thuộc vào
sự phát triển của phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất ở mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Cũng cần lưu ý rằng kinh doanh thương mại không trực tiếp sáng tạo ra
của cải vật chất, nó chỉ phục vụ quá trình sản xuất và tiếp tục quá tình sản xuất
trong khâu lưu thông mà thôi. Có nghĩa là kinh doanh thương mại thực hiện việc
mua, bán hàng hoá, đảm nhận các dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ thuần tuý và cả
các dịch vụ có tính chất sản xuất).
Những dịch vụ thuần tuý không làm tăng thêm giá trị của hàng hóa, nó chỉ
phục vụ và gắn liền với quá trình mua bán hàng hóa nhằm thay đổi hình thái giá
trị của hàng hóa từ hàng sang tiền và ngược lại.
Những dịch vụ mang tính chất sản xuất (vận chuyển, bảo quản, gia công,
chế biến, phân loại hàng hóa, đóng gói làm đồng bộ sản phẩm...) nhằm bảo tồn
và hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa. Do đó, các dịch vụ này làm tăng
thêm giá trị của hàng hoá và thường chiếm chủ yếu. Các tổ chức kinh doanh
thương mại cần thấy rõ chức năng và thực chất của kinh doanh thương mại để có
định hướng đúng đắn trong nội dung hoạt động của mình.
1.1.2. Nội dung hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại
trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước [7, 12, 39]
Như trên đã phân tích, sự ra đời của các thương nhân, các tổ chức chuyên
làm chức năng lưu thông hàng hoá trên thị trường là một tất yếu khách quan
trong tiến trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Những tổ chức thương nhân đó
là các đơn vị (doanh nghiệp) kinh doanh thương mại. V.I. Lênin đã mô tả một
cách sinh động quá trình hình thành thương nhân từ việc chuyên môn hoá lao
động trong những người làm nghề thủ công ở Nga trong tác phẩm “Sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản ở Nga” như sau: Lúc đầu, do nhu cầu phải tiêu thụ hàng
hoá sản xuất ra, những người làm nghề thủ công đã phân công một số người đưa
hàng ra thị trường để bán, dần dần công việc đó được cố định vào một số người.
Những người này lập tức biến quan hệ của họ thành quan hệ mua bán với những
người làm nghề thủ công. Họ mở rộng quan hệ ra một số vùng rộng lớn và trở
thành những thương nhân chuyên đảm nhận chức năng lưu thông hàng hóa [29]
Như vậy, trong quá trình phát triển của mình, những người thương nhân
chuyên nghiệp này trở thành các đơn vị kinh doanh thương mại, tập hợp thành
một hệ thống to lớn như hiện nay ở các nước cũng như ở Việt Nam chúng ta. Đó
là hệ thống các tổ chức kinh doanh thương mại - doanh nghiệp thương mại
(DNTM).
Quá trình hình thành và phát triển hệ thống các DNTM ở Việt Nam gắn
liền với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và quan hệ sản xuất
thiết lập trong mỗi giai đoạn.
Doanh nghiệp thương mại là những tổ chức kinh tế hợp pháp, hoạt động
trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, là những đơn vị kinh tế “chuyên kinh doanh
để kiếm lời thông qua hoạt động mua - bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường”
[39, tr 10]. Đặc trưng cơ bản là lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ nhằm đáp ứng các
nhu cầu của sản xuất và đời sống.
Trong cơ chế thị trường, có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, để thực hiện
mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu khác trong kinh doanh, các DNTM Việt
Nam phải thực hiện các nội dung cơ bản sau đây:
Nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường để lựa chọn mặt hàng, ngành
hàng, lĩnh vực kinh doanh.
Bất kỳ doanh nghiệp thương mại nào trước khi tiến hành hoạt động kinh
doanh cũng phải thực hiện nghiên cứu xác định nhu cầu thị trường về các loại
hàng hoá dịch vụ trong phạm vi kinh doanh của mình. Nhu cầu của thị trường là
cái quyết định hoạt động kinh doanh của DNTM. Mỗi loại hàng hóa, dịch vụ cụ
thể có những đặc điểm riêng của nó về tính chất cơ lý hoá học, hình dạng, trạng
thái và nhu cầu khác nhau về không gian, thời gian, quy mô, cơ cấu, đối tượng
tiêu thụ, mục đích tiêu thụ. Với đặc trưng là mua để bán kiếm lời, do đó nếu
nghiên cứu và xác định không chính xác, cụ thể nhu cầu thị trường thì tất yếu
mua sẽ không bán được hoặc không thể đạt được mục tiêu kiếm lời. Bán quyết
định mua. Trên cơ sở nhu cầu thị trường, cần xem xét đánh giá khả năng đảm
bảo của nguồn cung ứng. Trong phạm vi một doanh nghiệp kinh doanh cụ thể,
nguồn cung ứng có thể bao gồm nguồn do sản xuất trong nước (mua của các đơn
vị sản xuất trong nước hoặc có thể tự sản xuất), mua của các đơn vị kinh doanh
khác, nguồn nhập khẩu và các nguồn khác. Cần xác định chính xác khả năng của
nguồn hàng, khả năng có thể khai thác, khả năng đặt hàng, mua hàng để có
nguồn hàng đầy đủ về số lượng, tối ưu về chất lượng, phù hợp với thời gian, yêu
cầu của thị trường. Có như vậy, việc mua mới bán được, nguồn hàng mới đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng.
Chính nhu cầu thị trường, khả năng đáp ứng nhu cầu của nguồn hàng hoá
là cơ sở quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn mặt hàng, ngành hàng kinh doanh,
quyết định các điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện kinh doanh. Việc nghiên
cứu, xác định nhu cầu thị trường, xác định nguồn cung ứng cần được tiến hành
thường xuyên, liên tục, đặc biệt trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị
trường nước ta hiện nay. Trong đó cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
nghiên cứu xác định nhu cầu của khách hàng vì khách hàng và nhu cầu của họ
chính là điểm xuất phát của hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh đúng đắn.
Chiến lược kinh doanh của DNTM là định hướng hoạt động có mục tiêu
của doanh nghiệp thương mại cho một thời kỳ dài và hệ thống các chính sách,
các điều kiện, các biện pháp để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đã đề ra. Trong
cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt khốc liệt như hiện nay, chiến lược kinh
doanh giúp cho doanh nghiệp thấy rõ được hướng đi, bước đi, cách đi, mục đích
cần đạt, chủ động được các điều kiện trong kinh doanh, thấy rõ được những cơ
hội để khai thác, những rủi ro để đề phòng. Điều đó đảm bảo cho doanh nghiệp
tồn tại và phát triển được trong điều kiện kinh doanh có vô vàn cơ hội tìm kiếm
lợi nhuận song cũng đầy cạm bẫy rủi ro. Khi xây dựng chiến lược kinh doanh
cần quán triệt các nội dung:
+ Phải xác định được mục tiêu và phương hướng kinh doanh để đảm bảo
cho doanh nghiệp phát triển vững chắc trong thời kỳ dài, phù hợp với cơ chế
quản lý của Nhà nước.
+ Phải có các chính sách, biện pháp đồng bộ, đặc biệt quan tâm đến các
chính sách, biện pháp cơ bản quan trọng như chính sách thị trường, khách hàng,
mặt hàng, ngành hàng kinh doanh, vốn, nhân sự...
+ Xác định trình tự thực hiện, các điều kiện để thực hiện các mục tiêu đề
ra trong từng giai đoạn phù hợp với mục tiêu chiến lược. Việc xác định đúng
đắn chiến lược kinh doanh của DNTM có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định
đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Trong phạm vi nền kinh tế, chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích quốc
gia, vị thế quốc gia trên trường quốc tế. Có nhà kinh tế đã từng nói: xác định sai
một mặt hàng, mất một doanh nghiệp, xác định sai một doanh nghiệp, mất một
ngành...
Trên cơ sở chiến lược kinh doanh đúng đắn đã xây dựng, doanh nghiệp
cần triển khai thực hiện chiến lược bằng việc xây dựng (lập) các kế hoạch kinh
doanh. Lập kế hoạch là quá trình xác định những mục tiêu của tổ chức và
phương thức tốt nhất để đạt mục tiêu đó trong từng thời kỳ để thống nhất và
phối hợp các hoạt động.
Lập kế hoạch kinh doanh cho biết phương hướng hoạt động, làm giảm sự
tác động của những thay đổi điều kiện kinh doanh, tránh được lãng phí, dư thừa,
thiết lập được các tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra, đánh giá tình hình
hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể xây dựng các kế hoạch theo
thời gian, theo quy mô, phạm vi của từng hoạt động nhưng phải đảm bảo tính
thống nhất, tính hợp lý, tính khả thi, phù hợp với các mục tiêu cụ thể và mục tiêu
chiến lược của doanh nghiệp.[23]
Ở DNTM, kế hoạch kinh doanh cơ bản nhất là kế hoạch mua bán (lưu
chuyển) hàng hoá. Đây là kế hoạch nền tảng cho mọi kế hoạch khác trong cùng
hệ thống kế hoạch kinh doanh - kỹ thuật - tài chính của DNTM. Cơ sở khoa học
để xây dựng chiến lược và các kế hoạch kinh doanh của DNTM là kết quả
nghiên cứu thị trường, là các chủ trương chính sách của nhà nước, của các cấp
quản lý; là hệ thống căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật trong kinh doanh, sự
phân tích các yếu tố môi trường nội tại và bên ngoài doanh nghiệp.
Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, điều kiện hội nhập của Việt Nam
ngày càng mở rộng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược, kế hoạch kinh
doanh nhạy bén, đúng đắn mới không ngừng thúc đẩy được hoạt động của mình,
nâng cao sức cạnh tranh và uy tín trên thị trường, kinh doanh có lãi.
Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực đưa vào kinh doanh.
Muốn tiến hành hoạt động kinh doanh, DNTM phải biết huy động mọi
nguồn lực của mình, đưa chúng ra hoạt động để tạo ra lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Các nguồn lực mà doanh nghiệp có thể huy động được bao gồm:
+ Vốn hữu hình như tiền, nhà cửa, kho tàng, cửa hàng, quầy hàng, các
thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh...
+ Vốn vô hình như sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá kinh doanh, uy tín
của doanh nghiệp với khách hàng, bí quyết kinh doanh, sự nắm giữ các thông tin
thị trường…
+ Con người: Đây được xem là nguồn lực quan trọng nhất của doanh
nghiệp. Con người với tài năng và kinh nghiệm nghề nghiệp được đào tạo, tích
luỹ, sự tận tâm với nghề nghiệp… là vốn quý nhất của doanh nghiệp.
Vì nguồn lực bao giờ cũng có giới hạn, do vậy doanh nghiệp phải tìm mọi
cách huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó. Trên cơ sở các nguồn
lực bên trong (nội lực), doanh nghiệp cần tìm ra các phương án kết hợp tối ưu
với các nguồn lực bên ngoài doanh nghiệp nhằm tạo ra các cơ hội và thời cơ hấp
dẫn để hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ: mua, bán, dự trữ, bảo quản, vận
chuyển, khuyến mãi và các hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng.
Hoạt động kinh doanh cơ bản của DNTM là mua hàng để bán lại hàng hoá
đó cho khách hàng để thoả mãn những nhu cầu cụ thể của họ.
Nghiệp vụ mua hàng, tạo nguồn hàng hoá là khâu nghiệp vụ đầu tiên của
quá trình kinh doanh. Mua hàng và áp dụng các hình thức tạo nguồn hàng khác
nhằm tạo ra khối lượng, cơ cấu hàng hoá phù hợp với những nhu cầu của khách
hàng một cách cụ thể về số lượng, chất lượng, thời gian và khả năng thanh toán
của họ.
Tổ chức phân phối và bán hàng là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng nhất
vì thông qua nghiệp vụ này hàng hoá mới bán được, mới thoả mãn được nhu cầu
của khách hàng, mới thực hiện được việc chuyển hoá hình thái giá trị của sản
phẩm. Nhờ đó doanh nghiệp mới thu hồi được vốn kinh doanh, trang trải được
các chi phí và có lợi nhuận.
Thực hiện dự trữ hàng hoá là nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh
của doanh nghiệp tiến hành liên tục, đều đặn trong mọi điều kiện, tận dụng được
các cơ hội mới trong kinh doanh. Thực chất dự trữ hàng hoá như một nguồn
hàng có tính cơ động, linh hoạt cao nhằm đáp ứng đầy đủ nhất, kịp thời nhất,
đồng bộ và ổn định các nhu cầu của khách hàng.
Để thực hiện mua hàng, bán hàng, dự trữ hàng hoá, doanh nghiệp phải có
chính sách tạo nguồn thích hợp, có phương thức và các hình thức bán tiến bộ,
phải có cơ sở mạng lưới mua - bán hợp lý, có hệ thống kho hàng, cửa hàng được
phân bố phù hợp với quy mô, tốc độ lưu chuyển hàng hoá. Thực hiện các hoạt
động giao nhận, vận chuyển, thanh toán với người cung ứng, người mua nhằm
thúc đẩy quá trình kinh doanh có hiệu quả nhất.
Quản trị các yếu tố (vốn, phí, hàng hoá, thời gian, thông tin... và nhân sự)
trong hoạt động kinh doanh và quản trị chặt chẽ, khoa học các nghiệp vụ kinh
doanh của doanh nghiệp.
+ Quản trị vốn, phí, hàng hoá và nhân sự trong hoạt động kinh doanh.
Vốn kinh doanh của DNTM là thể hiện bằng tiền của tài sản lưu động và
tài sản cố định; vốn hữu hình và vốn vô hình của doanh nghiệp. Quản trị vốn là
thực hiện sử dụng vốn trong kinh doanh và theo dõi được kết quả sử dụng vốn là
có lãi hay lỗ.
Chi phí kinh doanh là các khoản chi cho quá trình mua, dự trữ và bán
hàng hoá, trong đó có chi phí mua hàng (vốn) và chi phí lưu thông hàng hoá.
Phải quản lý được các khoản chi và phải chi đúng mục đích, đúng kế hoạch và
đúng hướng, chi phải có thu, chi phải tạo ra thu. Chi tiêu tiết kiệm, tránh những
khoản chi có tính chất phô trương, hình thức và hạn chế các khoản thiệt hại làm
tăng chi phí kinh doanh.
Quản trị chi phí là phải có kế hoạch chi, phải theo dõi và tính toán đúng
đắn các khoản chi phí, tiết kiệm chi phí.
Quản trị nhân sự là lựa chọn, bố trí, sắp xếp, phân công việc nào người ấy
phù hợp, để hoàn thành tốt các chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Quản trị nhân sự cũng như quản trị các hoạt động kinh doanh khác phải
thực hiện các chức năng hoạch định, tổ chức, cán bộ, chỉ huy và kiểm tra.
Nhưng quản trị nhân sự là lĩnh vực liên quan đến con người, “dụng nhân như
dụng mộc”, nhưng “mộc” ở đây là những con người có suy nghĩ, có tình cảm và
lý trí. Do đó, suy cho cùng thì mọi quản trị cũng là quản trị con người, sử dụng
con người đúng đắn thì thành công hoặc ngược lại.
+ Quản trị các nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.
Để đảm bảo thành công trong kinh doanh, bên cạnh quản trị các yếu tố
của quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thực hiện quản trị theo quá
trình mang tính nghiệp vụ trong kinh doanh. Tức là cần có sự chỉ đạo thực hiện
các nghiệp vụ kinh doanh cụ thể của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp (Quản
trị tác nghiệp). Đây là nội dung có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp
thương mại, quyết định sự tồn tại và phát triển của DNTM. Với cách tiếp cận
như vậy, nội dung này bao gồm: quản trị chiến lược, quản trị kế hoạch kinh
doanh, quản trị tạo nguồn và mua hàng, quản trị nghiệp vụ dự trữ hàng hoá,
quản trị nghiệp vụ bán hàng, quản trị tổ chức, quản trị marketing, quản trị các
hoạt động dịch vụ phục vụ khách hàng...
Các nội dung hoạt động của DNTM cần được nhận thức đầy đủ, thống
nhất, thông suốt ở mỗi cá nhân, mỗi bộ phận và trong toàn doanh nghiệp. Các
nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải là người đưa ra các quyết định về chiến lược, về
chính sách, về tổ chức, phương thức thực hiện, đồng thời phải biết huy động, sử
dụng tốt nhất các nguồn lực là người chỉ huy, nhà kiểm soát tài giỏi mới đem lại
thành công cho doanh nghiệp.
1.1.3. Sự cần thiết phải sử dụng có hiệu quả bao bì trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp thương mại
Trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm của tất cả các ngành công nghiệp
(trừ công nghiệp khai thác than, khoáng sản, ngành xây dựng cơ bản) sau khi rời
khỏi quá trình sản xuất trực tiếp đều phải được bao gói, chứa đựng bằng một sản
phẩm khác để thực hiện việc bảo quản, vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Những sản
phẩm dùng để bao gói đó theo cách gọi phổ biến là bao bì hàng hoá. Có nhiều
quan niệm khác nhau về bao bì, song theo quan niệm chung nhất thì “bao bì là
một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt dùng để bao gói và chứa đựng các sản
phẩm nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ và tiêu thụ sản phẩm” [13, tr 192]
Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại, việc sử
dụng có hiệu quả bao bì, đóng gói là sự cần thiết khách quan. Bởi lẽ:
Do chức năng của kinh doanh thương mại:
Kinh doanh thương mại là lĩnh vực hoạt động chuyên nghiệp trong lưu
thông hàng hoá. Nó là cầu nối trung gian cần thiết, tất yếu giữa sản xuất với tiêu
dùng, giữa cung và cầu trên thị trường. Kinh doanh thương mại có nhiều chức
năng:
+ Kinh doanh thương mại thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá từ
nguồn hàng đến nơi tiêu dùng.
Khi sản phẩm rời khỏi quá trình sản xuất, nó mới chỉ là sản phẩm ở trạng
thái khả năng. Chỉ khi nào những sản phẩm đó được đưa vào quá trình sử dụng
(cho tiêu dùng sản xuất/tiêu dùng cá nhân) thì sản phẩm mới trở thành sản phẩm
thực sự, quá trình sản xuất mới hoàn thành.
Người sản xuất có thể bán sản phẩm của mình theo các cách khác nhau,
hoặc là bán trực tiếp cho người tiêu dùng, hoặc bán sản phẩm của mình cho
người trung gian và người trung gian đó lại bán chính sản phẩm đó cho người
tiêu dùng. Ngược lại, người tiêu dùng (doanh nghiệp, cá nhân) cũng có thể mua
các sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của mình tương ứng theo các cách thức phù
hợp, hoặc là mua trực tiếp sản phẩm từ nhà sản xuất, hoặc phải mua qua những
người trung gian.
Lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh lợi thế, lợi ích to lớn của việc trao
đổi, mua bán hàng hoá thông qua người trung gian - các đơn vị kinh doanh -
doanh nghiệp thương mại. Sản xuất, tiêu dùng không phải lúc nào cũng đồng
nhất về không gian, thời gian, quy mô, cơ cấu và các đặc điểm kỹ thuật, các yêu
cầu chất lượng của sản phẩm hàng hoá trao đổi mua bán. Vì vậy, doanh nghiệp
thương mại - người trung gian tham gia vào quá trình mua bán hàng hoá giữa
người sản xuất với người tiêu dùng không chỉ mang lại khả năng thoả mãn tốt
hơn các nhu cầu của cả người sản xuất với người tiêu dùng mà còn mang lại
hiệu quả chung cho toàn xã hội. Doanh nghiệp thương mại cũng nhận được
khoản thu nhập nhất định từ sự tham gia làm trung gian mua bán đó do chính
những “nhà sản xuất và người tiêu thụ chấp nhận một cách tự nguyện và sẵn
sàng trả công (chi phí và lợi nhuận) cho sự tham gia của người trung gian vào
quá trình này” [39, tr 9]
Thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá, DNTM phải tổ chức tốt quá
trình lưu thông hàng hoá, bảo đảm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của sản xuất, đời
sống về số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm... Phải quan tâm cả mặt giá
trị sử dụng và giá trị hàng hoá. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp thương mại
phải bảo quản tốt lượng hàng hoá thu mua, tổ chức vận chuyển hợp lý, đáp ứng
được số lượng, chất lượng hàng hoá theo yêu cầu của người tiêu dùng, vừa phù
hợp với khả năng thanh toán của họ. Bao bì hàng hoá tạo điều kiện thuận lợi cho
việc dự trữ, bảo quản vận chuyển hàng hoá trong quá trình lưu thông. Vì thực
chất “bao bì cũng là một loại sản phẩm mà công dụng đặc biệt của sản phẩm
này là để bao gói và chứa đựng sản phẩm khác” [13, tr 193]. Bao bì bảo vệ, bảo
quản sản phẩm trong suốt quá trình lưu thông của nó từ nơi sản xuất đến nơi tiêu
dùng.
Đối với DNTM, bao bì được xem như một điều kiện vật chất cần thiết để
thực hiện các nghiệp vụ bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển... của lưu thông hàng hoá
nhằm thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá từ nguồn hàng đến người tiêu
dùng một cách thuận tiện và hiệu quả.
Chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông của doanh
nghiệp thương mại.
Kinh doanh thương mại là khâu trung gian giữa sản xuất với tiêu dùng.
Nhưng nhu cầu tiêu dùng lại vô cùng đa dạng và phức tạp. Mỗi nhu cầu tiêu
dùng có những yêu cầu cụ thể riêng mà các nhà sản xuất không thể đáp ứng
được khi tạo ra các sản phẩm hàng hoá. Để thoả mãn tốt nhất những nhu cầu cụ
thể đó, các DNTM phải thực hiện nhiều hoạt động như phân loại, chọn lọc, đóng
gói làm đồng bộ sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển... Đó chính là chức
năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông mà các DNTM cần phải
thực hiện nhằm hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cụ thể của
tiêu dùng. Trong số các hoạt động nhằm thực hiện chức năng của kinh doanh
thương mại, hoạt động chuẩn bị hàng hoá, đóng gói hàng hoá, gửi hàng cần phải
sử dụng đến các loại bao bì. Việc chia nhỏ lô hàng thành các đơn vị hàng hoá
thích hợp với tiêu dùng không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng
mà còn thuận tiện cho cả quá tình lưu thông hàng hoá (gửi hàng, vận chuyển...).
DNTM cần lựa chọn các loại bao bì phù hợp với từng loại sản phẩm, từng điều
kiện kinh doanh để đảm bảo sự hoàn thiện nhất của sản phẩm đem bán. Bao bì là
một điều kiện vật chất để thực hiện chức năng tiếp tục quá trình sản xuất, lưu
thông của kinh doanh thương mại.
Do đặc trưng sản phẩm của doanh nghiệp thương mại [38]
Sản phẩm dưới góc độ của nhà sản xuất là những dạng vật chất cụ thể
nhằm thoả mãn nhu cầu cụ thể nhất định của người tiêu dùng. DNTM có đặc
điểm hoạt động khác với các doanh nghiệp sản xuất, do đó sản phẩm của DNTM
không phải là các sản phẩm mà họ đang bán cho người tiêu dùng trên thị trường.
Sản phẩm của DNTM cần phải được xem xét dưới góc độ người tiêu dùng về sự
thoả mãn không chỉ một nhu cầu vật chất cụ thể mà là một số hoặc tất cả các
nhu cầu về việc mua sắm các sản phẩm vật chất đó. Như vậy, sản phẩm của
DNTM là những dịch vụ nhằm thoả mãn một chuỗi nhu cầu vật chất, tinh thần
của người tiêu dùng.
Một sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng có thể thể hiện ở 3 mức độ:
Sơ đồ 1.1: Cấu trúc một hàng hoá hoàn chỉnh
Sản phẩm mà người tiêu dùng nhận được từ DNTM là một sản phẩm hoàn
chỉnh. Bao gồm sản phẩm từ nhà sản xuất chế tạo ra (thông thường là ở mức độ
1 và 2) và sản phẩm của đơn vị kinh doanh thương mại (mức độ 3) - các dịch vụ
của DNTM.
Như vậy, sản phẩm của DNTM mặc dù luôn gắn chặt với hàng hoá hiện
vật mà họ buôn bán nhưng thực chất chỉ gồm các dịch vụ mà họ đáp ứng cho
người sản xuất và người tiêu dùng. Trong những trường hợp nhất định như để
thoả mãn tốt nhất những nhu cầu cá biệt của người tiêu dùng, DNTM phải tổ
chức phân loại, đóng gói bảo quản, đồng bộ hoá sản phẩm. Trong những trường
hợp đó, cần phải có những bao bì thích hợp để hình thành những “hàng hoá hiện
thực” phù hợp với yêu cầu của họ. Thông thường các loại bao bì mà DNTM sử
dụng và hình thức bao gói hàng hoá là do yêu cầu cụ thể của khách hàng, đặc
Hàng hoá theo ý
tưởng (1)
Hàng hoá hoàn
chỉnh (3)
Hàng hoá hiện
thực (2)
Bán
chịu
Bảo
hành
Lắp đặt
Dịch
vụ
sau
bán
hàng
Tên nhãn hiệu
Bao bì Kiểu
dáng
Chất lượng
Thuộc
tính
Lợi
ích
căn
biệt đối với các hàng hoá xuất, nhập khẩu. Bao bì đóng vai trò một yếu tố của
quá trình sản xuất để hoàn thiện sản phẩm hàng hoá hiện thực.
Đảm bảo quá trình kinh doanh liên tục, tránh kinh doanh mang tính thời vụ
và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong kinh doanh
Kinh doanh thương mại đòi hỏi phải đảm bảo thoả mãn các nhu cầu trong
mọi điều kiện của tiêu dùng, sản xuất, đời sống. Trong điều kiện sản xuất và tiêu
dùng không khớp nhau về không gian, thời gian đòi hỏi phải có lượng hàng hoá
dự trữ đủ lớn về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chất lượng, phù hợp về
tiến độ tiêu dùng. Nhu cầu của nền kinh tế thị trường là vô cùng đa dạng, phong
phú, có những nhu cầu thường nhật, có những nhu cầu mang tính thời vụ mang
những đặc điểm riêng về nền văn hoá, tín ngưỡng (hội hè, lễ lạt). Trong khi đó,
các doanh nghiệp sản xuất tiến hành liên tục, đều đặn. Lượng hàng hoá tiêu
dùng cho các nhu cầu không thường xuyên đó cần được các DNTM tổ chức dự
trữ hợp lý, mới có khả năng thoả mãn kịp thời chính xác, đảm bảo chất lượng,
thị hiếu tiêu dùng. Mặt khác, có những loại vật tư (nguyên vật liệu) dùng cho
sản xuất lại chỉ được sản xuất theo thời gian, thời vụ nhất định, đặc biệt là các
sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp... nhưng nhu cầu tiêu dùng các
sản phẩm là các vật tư đó lại được thực hiện liên tục trong các doanh nghịêp sản
xuất. Để cung cấp các loại sản phẩm vật tư đó phục vụ quá trình sản xuất liên
tục, đều đặn ở các doanh nghiệp sản xuất cũng cần phải có lượng dự trữ linh
hoạt hợp lý. Dự trữ vật tư, hàng hoá tiêu dùng có hiệu quả kinh tế xã hội nhất là
thực hiện ở các đơn vị kinh doanh thương mại. Ở các DNTM, dự trữ vật tư hàng
hoá có quy mô có quy mô lớn, chủng loại mặt hàng đa dạng phong phú, tính linh
hoạt cao, khả năng điều tiết cung cầu lớn. Vì vậy, dự trữ được xem là một chức
năng của kinh doanh thương mại mà DNTM là người thực hiện chức năng này
có hiệu quả nhất.
Bao bì hàng hoá với đầy đủ các yêu cầu của nó sẽ góp phần tích cực vào
việc vào việc giữ gìn nguyên vẹn giá trị sử dụng của các loại vật tư hàng hoá dự
trữ. Nhờ có bao bì hàng hoá thích hợp mà các DNTM có thể khắc phục được
tình trạng kinh doanh lệ thuộc vào thời vụ sản xuất, thay đổi tập quán tiêu dùng
theo thời vụ, đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được liên tục, hiệu quả, nâng
cao khả năng cạnh tranh, tạo dựng và chiếm lĩnh được các cơ hội kinh doanh
trong điều kiện kinh tế hội nhập.
1.2. Bao bì và vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp thương mại.
1.2.1. Bao bì hàng hoá và chức năng của nó
1.2.1.1. Lịch sử bao bì hàng hoá và khái niệm bao bì hàng hoá [20, 48, 49]
Xét về lịch sử của bao bì hàng hoá, nhiều nhà nghiên cứu đã có những
phát kiến thật thú vị. Từ thời cổ đại, người ta đã biết dùng những lá cây (như lá
cây bầu, cây bí và các cây tương tự) làm vật bao gói những sản phẩm khác. Đó
là những bao bì đầu tiên trong lịch sử. Dần dần, do yêu cầu của cuộc sống, sản
xuất và trao đổi san phẩm, người ta đã biết sử dụng các loại vỏ cây, các loại da
thú để làm những chiếc giỏ để đựng hàng, vận chuyển trái cây, các thứ kiếm
được từ rừng mang về nơi trú ẩn của mình, từ nơi này sang nơi khác. Những
chiếc giỏ bằng vỏ cây, da thú được sử dụng như những phương tiện chứa đựng,
vận chuyển và bảo quản sản phẩm của họ trong điều kiện nhất định. Tuy nhiên,
với những chất liệu từ vỏ cây, da thú, khả năng chứa đựng và vận chuyển sản
phẩm được chú trọng hơn khả năng bảo quản sản phẩm.
Một khi các loại bao bì đó đã bị thải loại do bị vỡ, rách hoặc tổn thất thì
khả năng tái sử dụng bị hạn chế. Người ta đã nghĩ đến những loại vật liệu khác
để chế tạo ra những bao bì có khả năng bảo quản sản phẩm tốt hơn và có thể sử
dụng lại được. Các loại bao bì bằng gốm sứ thuỷ tinh đã bắt đầu xuất hiện. Tám
ngàn năm trước, người Trung Quốc đã biết tạo ra những chiếc bình gốm để chứa
đựng và bảo quản các sản phẩm dạng lỏng, dạng rắn rời. Các loại bao bì làm từ
đất khi bị đổ vỡ dễ dàng bị thải loại và không thể dùng lại được. Nhưng với điều
kiện kinh tế lúc đó, loại bao bì này đã phát huy được tác dụng nhất định. Các
loại bao bì này đã tồn tại trong quá khứ và ngày nay chúng ta vẫn thấy ở những
nước nghèo và một số nước đang phát triển. Các loại bao bì từ gốm không gây ô
nhiễm, không gây nguy hiểm, độc hại cho nước, không khí và môi trường nói
chung.
Bao bì bằng thuỷ tinh đã xuất hiện để giải quyết một số khuyết tật của
bao bì bằng gốm. Trước đây, bốn đến sáu ngàn năm, các loại chai lọ thuỷ tinh đã
được sử dụng ở Ai Cập. Những bao bì này được sản xuất bằng phương pháp thủ
công đơn giản. Chai lọ thuỷ tinh có thể sử dụng đa dạng hơn và được giữ lại để
tái sử dụng cho đến khi bị vỡ. Chúng có khả năng tái sinh do có khả năng thu
hồi và lập lại công nghệ “chế biến” chai lọ thuỷ tinh mới. Nhưng viêc tái sinh lại
cũng gặp những khó khăn bởi sự thu hồi từ phía người tiêu dùng, việc sử dụng
công nghệ “tái sinh” gây ô nhiễm không khí. Những chai lọ thuỷ tinh không
được thu hồi đã gây ra tác hại với môi trường đất. Bao bì bằng thuỷ tinh ngày
nay đã được sản xuất bằng công nghệ mới, tiên tiến. Hình thức, kiểu dáng,
chủng loại ngày càng phong phú, đa dạng, vừa có chất lượng cao vừa có tính mỹ
thuật.
Công nghiệp bao bì liên tục được phát triển. Các loại vật liệu bao bì luôn
được nghiên cứu, công nghệ mới để sản xuất bao bì cũng ngày càng được áp
dụng rộng rãi nhằm đảm bảo cho sản phẩm bao bì đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
sản xuất và trao đổi hàng hoá.
Bao bì bằng chất liệu giấy đã ra đời ở Trung Quốc vào khoảng vài ba
ngàn năm trước. Loại bao bì này có khả năng thu hồi, tái chế và thuận tiện trong
lưu thông. Công nghệ sản xuất bao bì giấy được nhiều nước đang phát triển áp
dụng và ngày càng được hoàn thiện.
Bao bì hàng hoá đang trong quá trình phát triển liên tục từ khi bắt đầu
cuộc cách mạng công nghiệp. Từ thuở sơ khai, bao bì được làm bằng các
phương pháp thủ công, khối lượng nhỏ và quy cách đơn giản, với tác dụng chủ
yếu để chứa đựng, vận chuyển. Đến ngày nay, công nghệ sản xuất hiện đại, chất
liệu bao bì đa dạng, quy cách, mẫu mã, kiểu dáng phong phú, khối lượng vô
cùng lớn. Công dụng của bao bì đã được mở rộng trong cả lĩnh vực bảo quản,
vận chuyển, thương mại...
Nhìn lại lịch sử của bao bì để có nhận thức đầy đủ hơn sự phát triển các
chức năng bao bì, định hướng trong sản xuất, trong sử dụng và quản lý bao bì tốt
hơn, đáp ứng được các yêu cầu của bao bì trong sản xuất lưu thông và vấn đề
môi trường.
Khái niệm về bao bì
Trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị
trường, bao bì hàng hoá trở thành một vấn đề được nhiều nhà sản xuất kinh
doanh thương mại quan tâm bởi vì bao bì tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh.
Chúng ta đều biết rằng, tất cả các ngành công nghiệp (trừ ngành khai thác
than, khoáng sản, ngành xây dựng cơ bản) mọi sản phẩm của họ đều phải dùng
một loại bao bì nào đó để bao gói, chứa đựng, bảo quản và vận chuyển sản phẩm
của mình. Nhưng hiểu thống nhất về bao bì hàng hoá thì chưa có một khái niệm
nào được đề cập. Mỗi góc độ xem xét của mỗi nhà sản xuất, kinh doanh có quan
niệm khác nhau về bao bì.
Theo các nhà sản xuất thì bao bì được xem là phương tiện thể hiện sản
phẩm, là “cái ưu việt nhất” trưng bày về kiểu dáng, mẫu mã, là phương tiện
thông báo tốt nhất về phẩm chất và tính sáng tạo... bao bì là bộ phận hợp thành
sản phẩm hoàn chỉnh. Ở đây, các nhà sản xuất nhấn mạnh vai trò thể hiện của
bao bì đối với sản phẩm của họ. Không có bao bì hàng hoá, sản phẩm sẽ không
được nhận biết cụ thể và chi tiết. Đặc biệt trong nền sản xuất hàng hoá, giá trị sử
dụng cơ bản của sản phẩm phải được xã hội thừa nhận, sản phẩm phải được cọ
xát trên thị trường và phải được trở thành sản phẩm thực sự tức là phải được tiêu
dùng.
Bao bì hợp thành sản phẩm hoàn chỉnh trong cơ cấu hợp lý với sản phẩm
cơ bản (giá trị sử dụng cụ thể). Nhà sản xuất quan tâm đến “phương tiện biểu
hiện” và chi phí bao bì khi sử dụng bao bì trong hoạt động thương mại.
Theo các nhà kinh tế, bao bì được xem xét một cách toàn diện hơn. Người
ta nghiên cứu bao bì gắn liền với quá trình lưu thông hàng hoá và các yếu tố chi
phí liên quan đến quá trình đó. Bao bì là những biện pháp kinh tế mang lại cho
sản phẩm sự thể hiện, sự bảo vệ, sự nhận biết thông tin, sự chứa đựng, thuận tiện
cho người tiêu dùng.
Ở đây, bao bì được xem xét trong toàn bộ quá trình quản lý sản phẩm đi
từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Quá trình đó diễn ra theo trật tự nhất định: từ
lưu kho thành phẩm (lưu bãi) đến vận chuyển, trưng bày, sử dụng. Sản phẩm
được đóng gói trong bao bì sẽ bị tác động của nhiều yếu tố trong mỗi khâu của
quá trình vận động sản phẩm.
Bao bì có thể được hiểu:
- Là nghệ thuật, là khoa học và kỹ thuật công nghệ.
- Là phương tiện để đảm bảo cho sản phẩm được an toàn về số lượng,
chất lượng từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp
nhất, trong điều kiện tối ưu.
- Là nguyên tắc về thực hiện công việc chuẩn bị hàng hoá một cách kinh
tế nhất để vận chuyển, lưu kho, sử dụng, trưng bày hàng hoá.
Quan niệm bao bì ở đây đã đề cập đến các yếu tố của sản xuất bao bì, sử
dụng bao bì sao cho có hiệu quả nhất. Mục đích của bao bì đã được xác định
trong mỗi khâu của quá trình vận động hàng hoá. Sử dụng bao bì gắn liền với
thực hiện nghiệp vụ bao gói hàng hoá, những nội dung cơ bản của nghiệp vụ bao
bì. Bao bì được coi như chiếc chìa khoá để phát triển sản xuất và lưu thông hàng
hoá thông qua việc cung cấp những phương tiện để bảo vệ, chứa đựng, giữ gìn
sản phẩm và cho phép sản phẩm được lưu thông đến khắp nơi trên thế giới. Do
đó nó như một yếu tố để phát triển kinh tế.
Các nhà nghiên cứu về bao bì lại có quan niệm bao bì dưới một góc độ
khác. Các tác giả xem xét bao bì trên cơ sở nhấn mạnh chức năng của nó. Bao bì
là loại sản phẩm dùng để “bao gói và chứa đựng sản phẩm khác”.
Như vậy, bất kể sản phẩm nào dùng để bao gói chứa đựng sản phẩm khác
đều là bao bì. Nhấn mạnh chức năng của bao bì để định hướng trong sản xuất
bao bì phù hợp với tính chất kỹ thuật của sản phẩm, với những công nghệ thích
hợp.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sản phẩm không phải sản xuất ra
chỉ để tiêu dùng mà phải được trao đổi, lưu thông. Do đó, bao bì phải là điều
kiện để vận chuyển sản phẩm bảo quản sản phẩm từ nơi này sang nơi khác. Bao
bì phải giúp cho người tiêu dùng nhận biết sản phẩm để lựa chọn, biết cách sử
dụng các sản phẩm chứa đựng trong bao bì. Ở góc độ này, người ta lại nhấn
mạnh tác dụng của bao bì trong lưu thông sử dụng sản phẩm.
Bao bì gắn với sản phẩm nhưng người sử dụng không sử dụng hoặc có
thể sử dụng bao bì chứa đựng những sản phẩm mà họ mua cho một mục đích
nào đó. Giá trị bao bì gắn với giá trị sản phẩm. Việc chi phí một số tiền nhất
định để tiêu dùng một sản phẩm nào đó có phần chi phí cho bao bì hàng hoá.
Hơn nữa đối với bao bì không sử dụng khi tiêu dùng sản phẩm, bao bì sẽ bị thải
loại gây ra các loại rác thải cho môi trường. Vì thế, vấn đề đặt ra cần phải có
quan niệm khácvề bao bì sao cho nó vừa đảm bảo được lợi ích kinh tế của người
tiêu dùng, người kinh doanh, vừa đảm bảo được vệ sinh môi trường. Bao bì là
loại sản phẩm cần được xem xét ở nhiều lĩnh vực khác nhau cả trong khâu sản
xuất, lưu thông, tiêu dùng và cả trong lĩnh vực môi trường. Theo Gerald
K.Townshend bao bì theo nghĩa rộng là một nhân tố quan trọng bằng cách này
hay cách khác hợp với các hoạt động kinh tế, kỹ thuật, xã hội thành một thể
thống nhất. Rõ ràng bao bì được quan niệm một cách rộng lớn hơn, toàn diện
hơn.
Như trên đã phân tích, dù có những quan niệm khác nhau về bao bì hàng
hoá song các khái niệm trên đều có những điểm thống nhất về chức năng, vai trò
của bao bì, tuy về phạm vi, tác dụng của mỗi khái niệm có những giới hạn khác
nhau do nhìn nhận những chức năng của bao bì có khác nhau. Từ đó có thể đi
đến một khái niệm về bao bì: bao bì là một sản phẩm đặc biệt dùng để bao gói,
chứa đựng các loại sản phẩm khác nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của các sản
phẩn đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, tiêu thụ
và tiêu dùng sản phẩm, đảm bảo an toàn môi trường. Khái niệm này đã làm rõ:
- Thực chất bao bì cũng là một sản phẩm, là một hàng hoá đặc biệt được
sản xuất theo một công nghệ nhất định. Nó bao hàm cả tính kỹ thuật, nghệ thuật,
mỹ thuật. Đây là cơ sở cho sự phát triển của ngành công nghiệp bao bì hiện nay.
- Nêu rõ được chức năng của bao bì.
- Phản ánh được ý nghĩa kinh tế, xã hội của sản phẩm bao bì trong phạm
vi nền kinh tế.
Khái niệm này cũng nhấn mạnh muốn có một sản phẩm bao bì tối ưu và
vấn đề sử dụng hiệu quả bao bì cần có sự kết hợp nhiều phía, từ các nhà sản
xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng và cả các nhà quản lý, môi trường.
1.2.1.2. Chức năng của bao bì [11] [35] [45]
Theo quan niệm truyền thống, bao bì được xem là “vật bảo vệ sản phẩm”
và thực hiện các chức năng của nó. Đứng ở góc độ thị trường, bao bì có ba chức
năng cơ bản. Đó là: chức năng chứa đựng, bảo quản, bảo vệ hàng hoá trong quá
trình lưu thông; chức năng nhận biết (thông tin); chức năng thương mại. Đây là
các chức năng làm cho bao bì trở thành một công cụ quan trọng thúc đẩy hoạt
động kinh doanh hàng hoá trên thị trường.
a. Chức năng chứa đựng, bảo quản và bảo vệ hàng hoá trong quá trình lưu
thông
Hầu hết các sản phẩm khi sản xuất ra đều phải có bao bì, bao gói và chứa
đựng, trừ sản phẩm của ngành khai khoáng (than, khoáng sản), ngành xây dựng
cơ bản. Các sản phẩm khác đều phải được chứa đựng bằng phương tiện nào đó
để thự hiện quá trình lưu thông từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Bao bì ra đời
để phục vụ cho yêu cầu đó. Chức năng này của bao bì đã xuất hiện từ thời cổ
đại. Với những chất liệu đơn giản từ da thú với hình dáng đơn sơ của bao bì như
các loại lá cây, vỏ cây, đồ gốm... bao bì đã thể hiện được chức năng cơ bản này
và đã giúp cho con người chứa đựng vận chuyển những sản phẩm của họ kiếm
được và sản xuất ra từ nơi này đến nơi khác.
Bao bì giữ gìn giá trị sử dụng của sản phẩm tức là bảo vệ cho hàng hoá
chống lại các tác động có hại của môi trường và các tác động khác trong thời
gian lưu kho chuyên chở, bốc xếp và cả trong khâu tiêu dùng .
Bao bì giữ gìn cho hàng hoá khỏi bị hao hụt, mất mát về số lượng, chất
lượng trong quá trình bảo quản, phân phối, lưu thông và cả mất mát do con
người gây ra. Bao bì ngăn cản sự tác động của các yếu tố khí hậu thời tiết (nhiệt
độ, độ ẩm) các vật gặm nhấm, nấm mốc, các yếu tố cơ học làm ảnh hưởng đến
số lượng, chất lượng, giá trị sử dụng của hàng hoá mà bao bì chứa đựng. Tức là
bao bì bảo vệ sản phẩm hàng hoá trên cả bốn mặt: cơ học, khí hậu, sinh vật học
và hoá học, đảm bảo an toàn cho hàng hoá trong suốt quá trình lưu thông và
ngay cả trong khâu sử dụng.
b. Chức năng nhận biết (thông tin)
Người tiêu dùng thông qua sự thể hiện bên ngoài của bao bì như hình
dáng bao gói, các phương pháp in ấn, trang trí nhãn hiệu để nhận biết, phân biệt
sản phẩm này với sản phẩm khác; sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm
của doanh nghiệp khác giúp cho khách hàng dễ dàng lựa chọn đúng sản phẩm
mà họ yêu cầu. Bao bì tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm là yếu tố cơ bản để
“cá biệt hoá” sản phẩm.
Màu sắc và các hình thức trang trí của bao bì là hiệu lệnh đầu tiên đối với
người mua. Đặc biệt với nghệ thuật trình bày hàng hoá theo kiểu đối lập để làm
nổi bật các loại hàng hoá khác nhau. Bao bì hàng hoá tạo ta một sự nhận biết
nhanh chóng đối với khách hàng. Những thông tin trên bao bì ngoài các thông
tin cần thiết để nhận biết sản phẩm còn có các thông tin thể hiện về mặt luật lệ,
các thông tin cho người sử dụng sản phẩm. Chẳng hạn các thông tin hướng dẫn
về điều kiện lưu kho, hướng dẫn lắp đặt, vận chuyển, sử dụng, thời hạn sử dụng
tốt nhất của sản phẩm; số, mã hiệu của kiện hàng, các điều kiện phòng ngừa
(tránh nắng, mưa, dễ vỡ...); các thông tin về số lượng, chất lượng giúp cho khách
hàng lượng hoá được lợi ích của mình khi quyết định mua hàng.
c. Chức năng thương mại: Chức năng này thể hiện qua các nội dung về
khả năng quảng cáo, thu hút, kích thích, tính thẩm mỹ, hợp lý hoá, sự tiện lợi
của bao bì
Các thông tin đầy đủ, sinh động, rõ ràng, ngắn gọn, dễ ghi nhớ của bao bì
sẽ cuốn hút người mua hơn, tạo sự hứng thú quan tâm, chú ý, sự quảng bá của
sản phẩm.
Bao bì là phương tiện chuyển giao thông tin từ phía người bán hàng cho
người mua hàng. Khả năng quảng cáo của bao bì đã được phát huy mạnh mẽ
trong các siêu thị. Bao bì đóng vai trò như người bán hàng thầm lặng trong
phương thức bán tự phục vụ và tự lựa chọn. Bao bì là hiện thân của hàng hoá khi
nó tạo ra được những ấn tượng tốt, khó quên, đầy thiện cảm trong tâm trí người
mua thông qua chức năng thể hiện (nhận biết thông tin, quảng cáo) của bao bì.
Chức năng này của bao bì còn được thể hiện ở việc bao gói hàng hoá
thành những đơn vị bao gói thích hợp cho việc chuyên chở, bốc xếp, sử dụng
hàng hoá và sử dụng bao bì (tháo, mở). Tức là bao bì đóng gói sẽ tập trung hàng
hoá thành những đơn vị sử dụng, đơn vị buôn bán, đơn vị vận chuyển hợp lý với
từng điều kiện tiêu dùng và phân phối, lưư thông. Bao bì được thiết kế với
những kiểu dáng, kích thước, sức chứa thích hợp sẽ “hợp lý hoá” được các khâu
trong quá trình vận động của sản phẩm hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu
dùng và ngay cả trong khâu tiêu dùng sản phẩm chứa đựng trong bao bì; cả
trong trường hợp bán buôn lẫn bán lẻ. Chức năng thương mại tạo điều kiện tăng
năng suất trong khâu giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, thuận tiện cho việc sử dụng
sản phẩm chứa đựng trong bao bì và sử dụng có hiệu quả lượng sản phẩm được
bao gói, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Một vật chứa đựng thực hiện một hoặc nhiều chức năng trên có thể được
xem là bao bì sản phẩm. Chính những chức năng này của bao bì đã làm cho bao
bì trở thành loại sản phẩm đặc biệt trong cơ cấu sản phẩm của nền kinh tế quốc
dân, có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả hoạt động của các DNTM.
1.2.2. Phân loại bao bì hàng hoá [13] [36]
Trong kinh doanh thương mại, việc lựa chọn các loại bao bì thích hợp với
từng phương thức kinh doanh, từng thị trường, từng loại hàng hoá có ý nghĩa vô
cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Một
sản phẩm hàng hoá tốt chưa chắc đã bán được khi nó không được bao gói phù
hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, những áp lực môi trường đang
đặt ra vấn đề cấp bách với các rác thải bao bì trong quá trình tái sản xuất. Một
bao bì tốt gắn liền với loại sản phẩm tốt. Theo nghĩa rộng, chất lượng sản phẩm
chính là thể hiện sự thoả mãn tối ưu các nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội.
Bao bì gắn liền với hàng hoá và cũng gắn liền với vấn đề môi sinh. Chính vì
vậy, trong mọi hoạt động kinh doanh cần biết chọn đúng loại bao bì cần thiết.
Việc lựa chọn các loại bao bì thích hợp được dựa trên cơ sở phân loại các loại
bao bì. Với những góc độ khác nhau, nhằm vào các mục đích khác nhau mà có
thể phân chia bao bì theo các tiêu thức khác nhau.
Ở nhiều nước trên thế giới có ngành công nghiệp bao bì phát triển, người
ta phân loại bao bì chủ yếu theo hai tiêu thức là theo vật liệu chế tạo và theo mục
đích, tác dụng của bao bì đối với sản phẩm và lưu thông sản phẩm. Ví dụ: Ở
Ixraen, bao bì hàng hoá được chia theo vật liệu chế tạo. Theo đó bao bì được
phân loại thành: bao bì chất dẻo, bao bì giấy và carton; bao bì bằng sắt tây và
nhôm, bao bì thuỷ tinh và các loại khác (chủ yếu là gỗ). Ở Đức, Hà Lan, bao bì
được phân loại theo hai tiêu thức cơ bản: Tiêu thức 1: Phân loại bao bì theo vật
liệu chế tạo bao gồm bao bì thuỷ tinh, sắt thép, nhôm, chất dẻo, vật liệu hỗn hợp
(chủ yếu là carton); tiêu thức 2: Phân loại theo mục đích sử dụng, bao gồm: Bao
bì thương phẩm (gồm túi, hộp, chai lọ, giỏ), bao bì ngoài (thứ hai) – bao bì trung
gian (dùng để quảng cáo), bao bì vận chuyển (thứ ba) gồm hòm, bao...
Ở nước ta, với những mục đích nghiên cứu khác nhau, bao bì được phân
loại theo các tiêu thức :
a. Theo tiêu thức công dụng: bao bì được chia làm hai loại:
- Bao bì trong: loại bao bì này dùng để đóng gói hàng hoá, nó trực tiếp
tiếp xúc với sản phẩm, thường được bán cùng sản phẩm. Do đó, giá trị của nó
được cộng luôn vào giá trị sản phẩm đem bán.
- Bao bì ngoài (hay bao bì vận chuyển): loại này có tác dụng bảo vệ
nguyên vẹn số lượng và chất lượng sản phẩm, phục vụ cho việc chuyên chở sản
phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Tuỳ theo loại bao bì có thể thu hồi hay
không mà giá trị của nó được tính ngay hoặc tính từng phần vào giá trị của sản
phẩm tiêu thụ.
b. Theo số lần sử dụng: bao bì được chia làm hai loại:
- Bao bì sử dụng một lần: đây là loại bao bì được “tiêu dùng”cùng với sản
phẩm, chỉ phục vụ cho một lần lưu chuyển của sản phẩm từ khi sản phẩm được
sản xuất ra đến khi sản phẩm được tiêu dùng trực tiếp. Do đó giá trị của nó được
tính hết vào giá trị của sản phẩm.
- Bao bì sử dụng nhiều lần: loại này có khả năng phục vụ cho một số lần
lưu chuyển sản phẩm, tức là có khả năng sử dụng lại. Thường bao gồm các loại
bao bì ngoài, bao bì trong, được sản xuất từ các vật liệu bền vững (như kim loại,
chất dẻo tổng hợp...). Giá trị của chúng được tính từng phần vào giá trị của sản
phẩm tiêu thụ.
c. Phân loại theo độ cứng (độ chịu nén): gồm bao bì cứng, bao bì nửa cứng, bao
bì mềm.
- Bao bì cứng: có khả năng chịu được các tác động cơ học từ bên ngoài,
tải trọng của sản phẩm bên trong, giữ nguyên hình dạng khi thực hiện việc chứa
đựng, vận chuyển, xếp dỡ.
- Bao bì nửa cứng: loại này có đầy đủ tính vững chắc khi thực hiện chứa
đựng sản phẩm và vận chuyển; tuy nhiên bị giới hạn ở mức độ nhất định. Nó có
thể bị biến dạng dưới sức nặng của hàng hoá, tác động sức ép khi chất đống
hàng, tác động cơ học (va đập, rung xóc) khi vận chuyển.
- Bao bì mềm: dễ bị biến dạng khi chịu tác động của trọng tải hàng hoá và
tác động cơ học từ bên ngoài, dễ thay đổi hình dạng. Tuy nó chịu được tác động,
va chạm trong quá trình bốc dỡ vận chuyển, nhưng bao bì loại này lại là phương
tiện để truyền các tác động đó vào hàng hoá và thường dùng cho các sản phẩm
dạng hạt, bột, không bị ảnh hưởng bởi các tác động cơ học đến chất lượng sản
phẩm.
d. Phân loại theo mức độ chuyên môn hoá bao bì:
- Bao bì thông dụng; loại bao bì này có thể dùng để chứa đựng nhiều loại
sản phẩm khác nhau.
- Bao bì chuyên dùng: chỉ được dùng bao gói, chứa đựng một loại sản
phẩm nhất định, thường là các sản phẩm có tính chất lý, hoá học, trạng thái đặc
biệt. Ví dụ: các chất khí, hoá chất độc hại, dễ cháy nổ...
đ. Phân loại theo vật liệu chế tạo:
Đây là cách phân loại chủ yếu và phổ biến được nhiều nhà nghiên cứu,
nhà quản lý sản xuất, kinh doanh, quản lý môi trường quan tâm. Theo tiêu thức
này bao bì được mang tên gọi của các loại vật liệu chế tạo ra nó. Bao gồm các
nhóm:
- Bao bì gỗ: bao bì gỗ có đặc điểm là dễ sản xuất, dễ sử dụng, có độ bền
tương đối cao, có khả năng thu hồi sử dụng lại, vật liệu dễ khai thác. Nhưng loại
bao bì này có trọng lượng tương đối nặng, chịu ẩm kém (dễ hút nước), dễ cháy,
dễ bị phá hoại bởi các vật gặm nhấm (mối, mọt, chuột...). Bao bì gỗ thường ở
dạng hòm, thùng chứa đóng kín hoặc có các kẽ hở nhất định.
- Bao bì bằng kim loại: loại này khắc phục được các nhược điểm của bao
bì bằng gỗ nhưng chi phí vật liệu cao, trọng lượng của một số kim loại nặng, do
đó thường sử dụng cho các loại sản phẩm đặc biệt: dễ cháy, nổ, dễ bay hơi, chất
độc hại, sản phẩm dạng lỏng, ví dụ: xăng, dầu, ôxy, hyđrô khí nén, thuốc trừ
sâu... Bao bì kim loại có khả năng sử dụng nhiều lần.
- Bao bì bằng giấy, carton và bìa: đây là loại bao bì phổ biến hiện nay trên
thị trường quốc tế và trong nước. Nó chiếm khoảng 70% các loại bao bì sử dụng.
Loại bao bì này có các tính chất sau: Về mặt lý học: chống ẩm (bền với nước),
chịu xé, chịu gấp và chịu sự va đập (có độ cứng cao); Về hoá học: bền với hoá
chất, bền với nhiệt (chịu nóng tốt), bắt lửa kém, chống được côn trùng, vi trùng;
Sinh lý học: không mùi, không vị, không độc; Tâm lý học: bề mặt phẳng, dễ in
ấn trang trí, dễ sử dụng. Loại này có khả năng thu hồi vật liệu để tiếp tục quá
trình sản xuất các loại bao bì hàng hoá khác.
- Bao bì bằng thuỷ tinh, đồ gốm: thường để chứa đựng các sản phẩm dạng
lỏng như dược phẩm, hoá chất, rượu bia, nước giải khát... loại này không độc,
không phản ứng với hàng hoá, có độ cứng nhất định, nhưng rất dễ vỡ khi bị va
chạm, rung xóc trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ.
- Bao bì hàng dệt: vật liệu chủ yếu là các loại sợi đay, gai , vải, sợi nylon.
Đây là loại bao bì mềm, thường chứa đựng các loại sản phẩm dạng hạt rời. Loại
này có độ bền nhất định, dễ chất xếp nhưng dễ bị côn trùng gặm nhấm và gây
bụi bẩn.
- Bao bì bằng mây, nứa, tre đan: bao bì này thường ở các dạng giỏ, lẵng,
thúng, rổ. Đây là loại bao bì nửa cứng, nguồn vật liệu dồi dào, sản xuất đơn
giản, tiện lợi trong sử dụng. Bao bì này thường để vận chuyển, chứa đựng sản
phẩm rau quả và một số sản phẩm khác.
- Bao bì bằng các vật liệu nhân tạo, tổng hợp các loại vật liệu, như các loại
bao bì được sản xuất từ chất liệu pôlime, cao su nhân tạo, màng chất dẻo, bao bì
nhựa cứng... hoặc kết hợp nhiều loại vật liệu khác để sản xuất ra các loại bao bì
đảm bảo được yêu cầu trong bảo quản, vận chuyển sản phẩm.
e. Phân loại theo nguồn gốc của bao bì gồm có
- Bao bì các sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất: là loại bao bì dùng để
bao gói sản phẩm trong khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Bao bì hàng hoá của các DNTM: là loại bao bì chứa đựng hàng hoá chia
lô, ghép đồng bộ và vận chuyển hàng hoá trong kinh doanh của DNTM. Ngoài
các tiêu thức trên, có thể phân loại bao bì theo các tiêu thức khác như độ thấm
nước, mức chất lượng, trọng lượng tương đối của bao bì, theo kiểu dáng hình
học...
Tuy cách phân loại bao bì mang tính tương đối nhưng mỗi cách phân loại
đều có ý nghĩa nhất định trong việc nghiên cứu sản xuất, sử dụng, quản lý và có
những biện để phát huy những chức năng của bao bì đối với nền kinh tế quốc
dân và với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
1.2.3. Vai trò của bao bì đối với hoạt động kinh doanh thương mại [11] [13] [25].
Trong nền kinh tế hàng hoá, hầu hết các sản phẩm đều phải dùng đến bao
bì để bao gói. Việc bao gói hàng hoá không chỉ để chứa đựng sản phẩm mà còn
được sử dụng cho nhiều mục đích. Có thể nói chỉ trong điều kiện kinh tế thị
trường, bao bì mới phát huy hết các chức năng của nó và nó có vai trò rất to lớn
đối với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại.
1.2.3.1. Bao bì là một trong những phương tiện quan trọng để giữ gìn nguyên
vẹn số lượng và chất lượng sản phẩm hàng hoá, giảm mất mát, hao hụt và được
coi là một yếu tố trực tiếp thực hiện tiết kiệm lao động xã hội.
Sản phẩm hàng hoá sau khi rời khỏi quá trình sản xuất trực tiếp để đi vào
tiêu dùng phải trải qua các khâu: lưu kho, phân phối, vận chuyển, xếp dỡ. Ở mỗi
khâu, hàng hoá đều chịu những tác động khác nhau từ phía môi trường, cơ học,
lý học, hoá học. Sản phẩm được bao gói chứa đựng bằng các loại bao bì thích
hợp sẽ hỗ trợ cho việc giảm thấp nhất các mất mát, biến chất, hao hụt. Bao bì sẽ
tránh cho hàng hoá không bị rơi vãi, tránh được va đập, sức nén, những ảnh
hưởng có hại của môi trường bên ngoài như mưa, nắng, nhiệt độ, độ ẩm, bụi
bẩn, khí độc, các vật gặm nhấm, côn trùng, xâm hại đến số lượng và chất lượng
hàng hoá. Ví dụ; xăng dầu dễ bị bay hơi, sản phẩm rời bị rơi vãi, sản phẩm rau
quả, đồ hộp, lương thực sẽ bị côn trùng phá hoại. Mặc dù bao bì chỉ là phương
tiện chứa đựng, bảo quản hàng hoá, không được sử dụng cùng hàng hoá, khi đưa
sản phẩm vào tiêu dùng các loại bao bì bị thải loại ra nhưng từ lâu, bao bì đã
được coi là một bộ phận cấu thành của sản phẩm, hơn thế bao bì là bộ phận
không tách rời của hệ thống bảo đảm vững chắc chất lượng sản phẩm.
Bao bì đảm bảo cho hàng hoá được an toàn trong các khâu lưu chuyển của
nó. Trong lĩnh vực xếp dỡ, vận chuyển, bao bì như một “lớp bảo vệ” vững chắc
ngăn cản sự tác động cơ học giữa các bao bì khác nhau (sự chèn, nén, va đập do
chất xếp và sự di chuyển của các phương tiện vận tải). Điều đó cũng có nghĩa
bao bì góp phần tích cực vào việc ngăn chặn ảnh hưởng có hại đến chất lượng
hàng hoá, tránh được đổ vỡ, dập nát, cong vênh các hàng hoá chứa đựng bên
trong bao bì. Bao bì hàng hoá bảo vệ và duy trì “sự sống” của sản phẩm.
Từ lâu các nhà kinh tế bao bì đã đánh giá: vai trò của bao bì là để bảo
quản, bảo vệ hàng hoá, là yếu tố để tiết kiệm của cải xã hội. Hiện nay, ở các
nước đang phát triển tỷ lệ hư hại sản phẩm chế biển sẵn và các mặt hàng lương
thực, thực phẩm khác trong toàn bộ khâu phân phối được đánh giá vào khoảng
20 - 25%. Đây là một con số rất lớn và đáng báo động. Nguyên nhân quan trọng
nhất gây hư hỏng, thối rữa lương thực, thực phẩm là do sự tấn công của côn
trùng, vật gặm nhấm, chim chóc. Khâu mất mát nhiều nhất là khâu lưu kho hay
trước khi hàng hoá được vận chuyển từ nhà sản xuất đến nơi tiêu thụ, cảng xuất
khẩu. Một nguyên nhân khác gây ra hư hại hàng hoá là do chất lượng bao bì
kém, không đảm bảo các yêu cầu của quy phạm chất xếp, độ bền vững thấp.
Việc tổ chức đóng gói, tổ chức bốc xếp không hợp lý cũng gây ra những tác
động xấu đến công tác bảo quản hàng hoá, phương thức vận chuyển hàng hoá và
bao bì không hợp lý đã gây ra hiện tượng sản phẩm bị hư nát là phổ biến.
Như vậy, bao bì được xem là một phương tiện quan trọng để thực hiện tiết
kiệm của cải xã hội. Tuy nhiên để phát huy vai trò này cần quan tâm đến các
khía cạnh kỹ thuật sản xuất (công nghệ, thiết kế, vật liệu), kỹ thuật bao gói (hình
thành các đơn vị hàng hoá), kỹ thuật xếp dỡ, vận chuyển để có những bao bì
hoàn chỉnh, đáp ứng tốt nhất việc bảo quản, bảo vệ hàng hoá trong suốt quá trình
lưu kho và lưu thông sản phẩm.
1.2.3.2. Bao bì tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xếp dỡ, vận chuyển, nâng
cao hiệu quả sử dụng của thiết bị xếp dỡ, vận chuyển, công suất chứa đựng của
các nhà kho, bến bãi...
Một trong những nhân tố quyết định đến việc tăng năng suất lao động
trong xếp dỡ, vận chuyển là thực hiện cơ giới hoá các khâu này. Vấn đề bao gói
hàng hoá bằng các loại bao bì thích hợp, đặc biệt là bao bì vận chuyển cho phép
hình thành các đơn vị hàng hoá phù hợp với các phương tiện xếp dỡ, vận
chuyển, kể cả trong trường hợp xếp dỡ vận chuyển thủ công. Sản phẩm có bao
gói khi vận chuyển xếp dỡ sẽ thuận tiện hơn nhiều lần so với các sản phẩm chi
tiết riêng biệt.
Bao bì cho phép tập trung hàng hoá thành các đơn vị sử dụng, đơn vị buôn
bán, đơn vị vận chuyển, tạo điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong khâu
vận chuyển, xếp dỡ và giao nhận.
Bao bì hàng hoá được tiêu chuẩn hoá theo đúng quy định cho phép giao
nhận, đầy đủ khi kiểm nhận, thuận tiện chính xác trong xác định chất lượng, đặc
biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu.
Kích cỡ bao bì vận chuyển hợp lý tạo cơ hội sử dụng hết công suất của
các loại phương tiện chất xếp. Trong lĩnh vực này người ta thường tập trung
hàng hoá thành các “đơn vị bốc xếp” để “tiết kiệm” phương tiện vận chuyển. Từ
năm 1961 ở các nước đã có khoảng 20 - 30% hàng hoá được tập trung thành đơn
vị bốc xếp. Ngày nay con số này đã tăng lên đến 70 - 80% và do đó đã tiết kiệm
được khoảng 50% phương tiện vận chuyển.
Việc chất xếp hàng hoá trong các nhà kho, sân bãi sẽ thuận tiện và có hiệu
quả cao khi các loại hàng hoá được bao gói thích hợp với việc ứng dụng cơ giới
hoá trong bốc xếp, với các hình dáng, độ bền vững thích hợp và kỹ thuật chất
xếp hợp lý, có thể xếp được chồng hàng cao hơn, dung lượng chứa đựng nhiều
hơn. Điều đó cũng có nghĩa diện tích, chiều cao nhà kho và các thiết bị chứa
đựng (giá, bục để hàng) được tận dụng triệt để hơn.
Để cho quá trình bốc dỡ, vận chuyển, giao nhận được thuận tiện, an toàn,
chính xác và hiệu quả; sử dụng tối đa công suất nhà kho và thiết bị chứa đựng,
cần quan tâm đến yếu tố chất lượng bao bì. Kích thước bao bì cần được tiêu
chuẩn hoá, kết cấu bao bì phải bền chắc, phải “khoẻ’ để chịu đựng được các lực
bốc xếp; có ký mã hiệu hướng dẫn vận chuyển, bốc xếp (mã số bao bì, phiếu bao
gói nơi đến, nơi xuất phát, sức chứa, các ký hiệu an toàn, tránh lăn đẩy, tránh
mưa, tránh nắng, quy định xếp hàng... đặc biệt với các hàng độc hại, nguy hiểm,
dễ vỡ...). Bao gói hàng hoá phải theo đúng quy phạm để hạn chế tối đa hư hỏng
sản phẩm do va chạm, rung sóc, sức nén khi thực hiện các nghiệp vụ trên.
1.2.3.3. Bao bì là một trong những phương tiện quan trọng thực hiện thông tin
quảng cáo sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, là hình thức phục vụ văn minh khách
hàng và trong buôn bán quốc tế.
Trong nền kinh tế hàng hoá, sản phẩm được sản xuất ra với số lượng vô
cùng lớn với vô vàn quy cách chủng loại. Trong đống khổng lồ hàng hoá như
vậy, người tiêu dùng sẽ lựa chọn như thế nào? Cái gì là tín hiệu đầu tiên để
khách hàng tìm kiếm sản phẩm theo yêu cầu của họ? Đó chính là bao bì hàng
hoá. Khách hàng dựa vào bao bì để tìm ra những sản phẩm mà họ cần.
Bao bì giúp cho người mua có cảm giác ban đầu đúng về sản phẩm bên
trong. Thông qua các thông tin ghi trên bao bì, bao bì có khả năng giúp cho
người mua nhận biết đầu tiên. Nó thu hút sự chú ý của người mua khi đi vào các
gian hàng siêu thị. Bao bì mang đến cho họ sự kích thích về hàng hoá, làm tăng
khả năng bán hàng của doanh nghiệp. Thông qua màu sắc, kiểu dáng và cách
trình bày hàng hoá trong các gian hàng, qua các thông tin, ký mã nhãn hiệu ghi
trên bao bì, bao bì đã tự nó giới thiệu hàng hoá. Tại các gian hàng không có cách
nào khác đối với người mua lần đầu để tìm được hàng ngoại trừ bao bì hàng hoá
hoặc đã có sự giới thiệu trực tiếp của nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng
hay của những người đã mua trước.
Bao bì một loại sản phẩm nhất định trở thành ấn tượng quen thuộc của
những người mua sắm thường xuyên, trở thành tiềm thức của mỗi khách hàng
khi lựa chọn hàng hoá, để phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác, sản phẩm
của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác.
Những thông tin chỉ dẫn sử dụng, bảo quản, vận chuyển... trên bao bì có ý
nghĩa quan trọng với khách hàng. Một mặt bao bì thể hiện trình độ phát triển của
sản xuất và lưu thông hàng hoá và mặt khác bao bì cũng thể hiện được mối quan
hệ khăng khít, mối quan tâm thiết thực, cụ thể của các nhà sản xuất kinh doanh
đối với người tiêu dùng. Bao bì vừa thể hiện tính kỹ thuật, mỹ thuật vừa thể hiện
tính văn hoá, xã hội, vừa vật chất, vừa tình cảm, vừa thương mại, vừa nghệ
thuật. Điều đó thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng. Giải quyết hiệu quả
các băn khoăn do dự, các “bẫy” đối với khách hàng khi họ mua sắm hàng hoá.
Người ta đã ví bao bì như “người bán hàng thầm lặng” đặc biệt trong các hình
thức kinh doanh “tự phục vụ”, bán hàng tự chọn. Vai trò của người bán hàng
ngày nay đã được thay thế bằng bao bì trong các siêu thị và các cửa hàng tự
động. Chính những thông tin, các kiểu dáng với các hình thức màu sắc trang trí
của bao bì đã làm cho bao bì có vai trò như một công cụ tạo ra sự hấp dẫn, tính
tò mò, nảy sinh cảm xúc và từ đó tạo ra sự quảng bá sản phẩm rộng lớn. Điều đó
sẽ đưa đến những sự thoả mãn cho khách hàng, gây ra những quyết định “bất
chợt” nhanh chóng trong hành vi mua hàng của khách hàng.
Trong thương mại quốc tế, bao bì hàng hoá được xem là một tiêu chuẩn
chất lượng quan trọng. Ở các nước phát triển, khi hình thức bán hàng đã đạt tới
trình độ cao thì chức năng bán hàng của bao bì rất được chú ý. Kéo theo đó
những yêu cầu quảng cáo, thông tin của bao bì, cách bao gói, các ký mã hiệu,
nhãn hiệu... cần phải tuân thủ các thông lệ quốc tế và luật pháp của các nước
nhập khẩu. Bao bì được tiêu chuẩn hoá là tiếng nói chung của các quốc gia trong
lĩnh vực lưu thông, buôn bán quốc tế. Nhờ đó thúc đẩy hoạt động xuất nhập
khẩu giữa các nước.
1.2.3.4. Bao bì là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo vệ sinh an
toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ cho những nhân viên giao nhận, xếp dỡ, vận
chuyển, bảo quản hàng hoá, bảo vệ sự trong lành của môi trường xung quanh.
Sản phẩm hàng hoá (đặc biệt là các sản phẩm độc hại, gây bụi bẩn, ô
nhiễm môi trường) được bao gói bằng những bao bì thích hợp sẽ cách ly được
các ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người lao động, đảm bảo môi trường lao
động trong lành và bảo vệ môi trường xung quanh. Các sản phẩm dễ cháy, nổ
nếu được bao gói đúng quy chuẩn và bảo quản trong điều kiện thích hợp sẽ đảm
bảo được độ an toàn cao cho người lao động, cho các loại phương tiện khi tiến
hành giao nhận, xếp dỡ, vận chuyển. Vì vậy, trong kinh doanh thương mại,
ngoài việc sử dụng các vật liệu bao bì phù hợp với đặc điểm kỹ thuật, tính chất
cơ, lý, hoá học của sản phẩm để chứa đựng, bao gói, còn cần phải thực hiện các
tiêu chuẩn hoá về ghi ký mã, nhãn hiệu hàng hoá, các ký hiệu chỉ dẫn các nghiệp
vụ xếp dỡ, vận chuyển, điều kiện bảo quản các loại hàng hoá nhất là với các loại
hàng thuộc nhóm độc hại nguy hiểm. Bao bì ngăn cản tác động có hại của hàng
hoá, bảo đảm sự trong lành của môi trường.
1.3. Hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp thương mại và các chỉ tiêu đánh giá.
1.3.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp thương mại.
1.3.1.1 Quan niệm chung về hiệu quả kinh doanh
Khi nghiên cứu về vấn đề hiệu quả kinh doanh, hiện nay còn có những
quan niệm chưa đồng nhất. Mỗi quan niệm được đứng ở góc độ nghiên cứu nhất
định và để giải quyết những nội dung nhất định của hoạt động kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá
trình kinh doanh với tổng chi phí ít nhất [19, tr 219]. Quan niệm này nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp thông qua
các giải pháp về tổ chức, quản lý quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thành
công của quá trình tổ chức và quản lý các hoạt động thể hiện thông qua chỉ tiêu
kết quả và chi phí kinh doanh. Kết quả kinh doanh càng lớn, chi phí càng thấp
thì hiệu quả kinh doanh càng cao.
Adam Smith lại cho rằng: hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động
kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá. ở đây ông cho rằng hiệu quả kinh doanh
đồng nghĩa với kết quả. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả là doanh thu tiêu thụ, đồng
nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Quan niệm thứ ba cho rằng: hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa
phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí. Ở đây đã chỉ rõ được
mối tương quan giữa kết quả với chi phí một cách tương đối. Phạm vi hiệu quả
được nghiên cứu theo quan niệm này là giới hạn ở kết quả tăng thêm (bổ sung)
và chi phí bổ sung. Một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả phải bảo đảm quy
mô nhất định phù hợp với thị trường. Muốn mở rộng quy mô, cần phải xem xét
phân tích tương quan giữa chi phí tăng thêm và quy mô tăng thêm; nghiên cứu
quan hệ ấy với chi phí bình quân để đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh. Quan
niệm này chính là tính hiệu quả theo quy mô.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh chất lượng hoạt động của một tổ
chức kinh tế, được biểu hiện bằng hiệu số (chênh lệch) giữa kết quả thu được
với chi phí đã bỏ ra để đạt kết quả đó.
Quan niệm này cho phép định lượng được mức chất lượng hoạt động của
doanh nghiệp, tức là định lượng, đo lường được một cách cụ thể hiệu quả sản
xuất kinh doanh - đó là lợi nhuận. Quan niệm này cũng đã phản ánh được quan
hệ bản chất giữa kết quả với chi phí, cho phép đánh giá chính xác trình độ sử
dụng các chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy
nhiên để đánh giá chính xác hơn ảnh hưởng của từng chi phí đến kết quả kinh
doanh, thì cách xác định hiệu quả như trên vẫn chưa thể hiện được. Sự tương
quan giữa kết quả đạt được với các chi phí bỏ ra chưa được đề cập ở đây.
Hiệu quả kinh doanh thể hiện ở mức độ thoả mãn yêu cầu của quy luật
kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội, được thể hiện thông qua mức sống vật chất
và tinh thần của mọi người trong xã hội. Trong phạm vi doanh nghiệp, chỉ tiêu
mức sống thể hiện thông qua quỹ tiêu dùng, được xem là chỉ tiêu phản ánh hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mức thu nhập tăng, đời sống tinh thần phong
phú, đó là hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. ở đây chỉ tiêu hiệu quả đã
gắn liền với mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên cũng cần
phải thấy rằng, để có “hiệu quả” trong tương lai phải tiếp tục đầu tư, phải thực
hiện tái sản xuất - kinh doanh mở rộng. Điều đó có nghĩa là không phải tất cả kết
quả của sản xuất - kinh doanh đều tập trung cho quỹ tiêu dùng, mà cần /phải có
một phần nhất định dành cho tái tạo, mở rộng, nâng cao mức sống trong tương
lai. Phần tích luỹ để tái sản xuất kinh doanh mở rộng về cả quy mô và chất
lượng (chiều sâu). Quan niệm này nhấn mạnh quỹ tiêu dùng, xem đó là chỉ tiêu
hiệu quả sản xuất kinh doanh, là chưa thoả đáng, chưa thấy rõ tầm quan trọng to
lớn của việc xác lập hiệu quả tương lai thông qua quỹ tích luỹ phát triển sản xuất
kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phải được xem xét, kết hợp giữa
hiệu quả - lợi ích trước mắt với hiệu quả - lợi ích lâu dài của doanh nghiệp. [31]
Các quan niệm trên có những hình thức thể hiện khác nhau về hiệu quả
sản xuất kinh doanh nhưng đều thống nhất với nhau về bản chất. Về bản chất
hiệu quả sản xuất kinh doanh suy cho đến cùng là việc huy động, khai thác, sử
dụng, quản lý tốt nhất các nguồn lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt
được chất lượng, kết quả cao, thực hiện được mục tiêu của doanh nghiệp. Xét
trong phạm vi một doanh nghiệp, mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu trước mắt, cơ
bản, lâu dài, là cơ sở để thực hiện các mục tiêu khác như mục tiêu an toàn, mục
tiêu thế lực, các mục tiêu xã hội khác... Với doanh nghiệp thương mại, hiệu quả
kinh doanh có thể được hiểu là một phạm trù kinh tế biểu hiện trình độ khai
thác, tổ chức sử dụng, tổ chức quản lý các nguồn lực của của doanh nghiệp vào
hoạt động kinh doanh nhằm đạt các mục tiêu đề ra. Hiệu quả kinh doanh được
coi là một tiêu chuẩn, thước đo để phân tích, đánh giá, lựa chọn các giải pháp
đầu tư, các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và trong suốt
quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Cũng như các doanh nghiệp sản xuất, hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp thương mại cần được xem xét, đánh giá trên các góc độ: hiệu quả kinh tế
(phạm vi doanh nghiệp) và hiệu quả kinh tế - xã hội (phạm vi tác động của hiệu
quả kinh doanh đến xã hội).
Trong phạm vi doanh nghiệp, chỉ tiêu hiệu quả cũng cần đặt ra những chỉ
tiêu cụ thể mới đánh giá được một cách toàn diện chất lượng hoạt động của
doanh nghiệp. Thông thường sử dụng các chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu
định tính để đánh giá.
Các chỉ tiêu định lượng bao gồm những chỉ tiêu có thể tính toán được dựa
vào kết quả kinh doanh thu được và chi phí đã bỏ ra thông qua các phương pháp
xác định thích hợp. Chẳng hạn như lợi nhuận, mức doanh lợi của các yếu tố chi
phí (vốn kinh doanh, phí)...
Các chỉ tiêu định tính không thể tính toán được cụ thể, ví dụ như sức cạnh
tranh của doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp, niềm tin của khách hàng với
doanh nghiệp…
Hai hệ thống chỉ tiêu hiệu quả này đều phản ánh mức độ khai thác, sử
dụng, quản lý có chất lượng các nguồn lực của doanh nghiệp, thông qua chúng
mà có thể đánh giá được doanh nghiệp phát triển, tăng trưởng như thế nào sau
mỗi chu kỳ kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng cần phải được xem xét dưới
góc độ kinh tế - xã hội. Tức là đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp
trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác, với nền kinh tế, với các điều
kiện môi trường văn hoá, xã hội, vấn đề môi sinh.[7]
Mục tiêu kinh tế phải gắn với mục tiêu xã hội. Trong nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta,
doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển được phải biết kết hợp chặt chẽ, biện
chứng giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích quốc gia. Các chính sách kinh tế
xã hội của Đảng và Nhà nước là định hướng quan trọng để doanh nghiệp lựa
chọn chiến lược kinh doanh của mình. Mục đích kinh doanh đúng của một
doanh nghiệp phải phù hợp với mục đích của quốc gia. Hệ thống giải pháp của
doanh nghiệp chỉ có tính khả thi khi nó vừa phù hợp với điều kiện nguồn lực của
doanh nghiệp vừa phù hợp với hệ thống chính sách kinh tế, tài chính của nhà
nước. Nói một cách khác, muốn đạt được hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp
phải biết huy động, sử dụng tốt nhất các nguồn lực bên trong doanh nghiệp với
các cơ hội thuận lợi từ các nguồn lực bên ngoài. Sự ăn khớp, sự hài hoà giữa các
nguồn lực (bên trong - bên ngoài) ở doanh nghiệp chính là thời cơ hấp dẫn để
doanh nghiệp đạt được đỉnh cao chất lượng hoạt động, hoạt động có hiệu quả
nhất. Do vậy khi nói đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung
và doanh nghiệp thương mại nói riêng, người ta quan niệm nó phải đảm bảo
được cả hai mặt: mặt kinh tế và mặt xã hội.
1.3.1.2 Hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp thương mại
a. Đặc điểm của sản phẩm bao bì.
Như nhiều nhà nghiên cứu và kinh tế đã nhận xét: bao bì là sản phẩm đặc
biệt của công nghiệp dùng để chứa đựng, bảo quản, bảo vệ hàng hoá mà nó chứa
đựng, tạo điều kiện thuận tiện cho xếp dỡ, vận chuyển và bán hàng. Bao bì là
loại sản phẩm gắn liền với những sản phẩm mà người sản xuất, kinh doanh đem
tiêu thụ/ bán trên thị trường. Bản thân bao bì không phải là hàng hoá - giá trị sử
dụng mà khách hàng cần nhưng nó lại được bán cùng với các sản phẩm hàng
hoá mà nó chứa đựng. Tuy nhiên cũng không ít ý kiến cho rằng bao bì là một
loại “hàng hoá đặc biệt” nhất là trong điều kiện hiện nay. Để làm rõ hiệu quả của
việc sử dụng bao bì trong kinh doanh thương mại cần phân tích các đặc
trưng/đặc điểm của sản phẩm này.
Bao bì là sản phẩm mà khi sử dụng/tiêu dùng nó không tạo ra giá trị sử
dụng cụ thể nào để thoả mãn nhu cầu cụ thể của người tiêu thụ. Nhưng giá trị
của nó lại được cộng vào giá trị của sản phẩm hàng hoá đem bán. Như vậy là
người mua phải trả tiền cho cái mà người ta không cần đến nó cho một nhu cầu
nhất định. Giá cả của những sản phẩm có bao gói, bao gói đẹp, thuận tiện... sẽ
đắt hơn những sản phẩm cùng loại nếu không có bao bì, bao gói hoặc bao gói
xấu. Đã có thời kỳ người ta cho rằng bao bì là một thứ xa xỉ phẩm là vì lý do đó.
Giá sản phẩm có bao bì cao hơn giá sản phẩm không có bao bì, có nghĩa
là bao bì có một phần giá trị trong giá trị của sản phẩm hàng hoá kinh doanh
nhưng giá trị sử dụng của nó không cấu thành giá trị sử dụng của hàng hoá đó.
Đặc điểm này khuyến cáo các nhà sản xuất - kinh doanh cần phải lựa
chọn loại bao bì thích hợp, vừa đảm bảo chức năng chứa đựng, bảo quản, bảo vệ
hàng hoá vừa phải có cơ cấu giá trị thích hợp với giá cả hàng hoá. Giá trị bao bì
thấp là yếu tố làm cho giá cả hàng hoá kinh doanh thấp có sức cạnh tranh, doanh
nghiệp sẽ bán được hàng, có lợi nhuận cao.
Bao bì gắn liền với hàng hoá - là bộ phận của sản phẩm hoàn thiện. Bao bì
là một dạng sản phẩm vật chất được chế tạo từ các vật liệu thích hợp với tính
chất cơ, lý, hoá học của sản phẩm mà nó chứa đựng. Bao bì có trọng lượng
riêng, có hình dạng cụ thể, có khối lượng. Vì vậy, khi kinh doanh sản phẩm hàng
hoá - thực hiện quá trình lưu thông hàng hoá cũng chính là phải thực hiện vận
chuyển một khối lượng, trọng lượng bao bì nhất định. Chi phí cho việc vận
chuyển, xếp dỡ hàng hoá có bao hàm chi phí bốc dỡ, vận chuyển bao bì làm cho
chi phí lưu thông nói riêng, chi phí kinh doanh nói chung tăng. Điều đó ảnh
hưởng đến giá thành, do đó ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá đem bán/tiêu thụ.
Đặc điểm này lưu ý các nhà sản xuất kinh doanh cần lựa chọn các loại bao bì có
khối lượng, trọng lượng hợp lý để có cơ hội giảm chi phí lưu thông. Trọng
lượng tuyệt đối của bao bì nhỏ sẽ làm giảm trọng lượng “vận tải khống”, tăng
trọng lượng thương mại góp phần nâng cao hiệu quả trong kinh doanh thương
mại. Xu hướng cần lựa chọn các loại bao bì gọn, nhẹ, có trọng lượng tương đối
nhỏ. Tuy nhiên, việc tăng trọng lượng thương mại còn phụ thuộc vào phương
pháp chất xếp và yêu cầu trong quy phạm chất xếp, bao gói. Nhưng dựa vàođặc
điểm này cũng giúp cho các nhà kinh doanh xem xét vấn đề hiệu quả của việc sử
dụng bao bì trong lĩnh vực buôn bán của mình.
Bao bì là hình thức biểu hiện của sản phẩm của một doanh nghiệp cụ thể.
Bao bì được tiêu chuẩn hoá, sản phẩm chứa đựng trong bao bì đã được công
nhận quyền sở hữu công nghiệp, thì chính sản phẩm bao bì thể hiện tính pháp lý
của sản phẩm, của doanh nghiệp có sản phẩm bán trên thị trường. Bao bì và
hàng hoá mà nó chứa đựng đã được pháp luật bảo hộ. Thực tế các vụ vi phạm về
nhãn hiệu, bao bì hàng hoá, là vi phạm pháp luật. Hiện tượng nhái mẫu bao bì,
hàng giả lưu thông trên thị trường đã bị nghiêm trị theo luật pháp.
Nghiên cứu đặc điểm này, các nhà sản xuất kinh doanh cần phải chấp
hành đúng các quy định về đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, lựa chọn các sản
phẩm kinh doanh có bao bì đã được bảo hộ (sản phẩm chân chính) để đảm bảo
hiệu quả kinh doanh nói chung, hiệu quả sử dụng bao bì nói riêng. Trong kinh
doanh thương mại quốc tế, bao bì sử dụng như thế nào còn phụ thuộc vào các
quy dịnh trong luật bao bì của mỗi nước. Sản phẩm có chất lượng tốt nhưng bao
bì không phù hợp với thông lệ của quốc gia nhập khẩu sẽ không thể tiêu thụ
được. Như vậy, vấn đề hiệu quả sử dụng bao bì có liên quan, chịu ảnh hưởng lớn
bởi tính pháp lý của nó.
Bao bì hàng hoá có thể được sử dụng nhiều lần. Với các sản phẩm hàng
hoá khác (trừ các sản phẩm là tài sản cố định) khi sử dụng để cấu thành nên giá
trị sử dụng mới thì không có khả năng dùng lại vào chính mục đích cũ hoặc
ngay cả sử dụng cho mục đích khác. Bao bì có khả năng tái sử dụng lại ngay vào
mục đích cũ hoặc cho các mục đích khác thông qua các biện pháp thu hồi, tái
chế, tái sinh. Vòng đời của bao bì dài hơn các sản phẩm hàng hoá khác. Trên
thực tế, nhiều loại bao bì đã qua sử dụng được tổ chức thu hồi, tái sử dụng lại
tuỳ theo các điều kiện cụ thể. Nói một cách khác, khi sử dụng/tiêu dùng giá trị
sử dụng của bao bì, bản thân nó không bị mất đi mà nó vẫn tồn tại ở một dạng
vật chất cụ thể. Mặt tích cực của đặc điểm này là chúng ta có thể tận dụng lại để
tiếp tục sử dụng, nhưng mặt tiêu cực thì cũng không phải là nhỏ, đó là vấn đề rác
thải bao bì, gây ra nhiều tác hại với môi trường sinh thái.
Đặc điểm này cho thấy việc lựa chọn và sử dụng bao bì có hiệu quả cần
dựa vào khả năng tái sinh của nó. Khả năng thu hồi lớn sẽ đem lại hiệu quả kinh
tế và hiệu quả xã hội lớn. Xu hướng thế giới và cả Việt Nam hiện nay đang tìm
mọi cách để chế tạo ra các loại vật liệu bao bì và bao bì có khả năng thu hồi lớn
hoặc các loại bao bì ít độc hại, tự phân huỷ. Ở nhiều nước đã có những quy định
cụ thể về trách nhiệm của các nhà sản xuất, nhà kinh doanh nhập khẩu có sản
phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường trong lĩnh vực thu hồi bao bì thông qua
các sắc lệnh về bao bì thải loại. Những quy định này có tác động rất lớn đến ý
thức sử dụng bao bì trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu toàn diện các đặc điểm của bao bì hàng hoá giúp cho
chúng ta có cách nhìn tổng quát, toàn diện và cụ thể hơn về hiệu quả sử dụng
bao bì trong kinh doanh thương mại.
b. Hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
thương mại.
Trong điều kiện kinh doanh hiện đại, hiệu quả sản xuất, kinh doanh được
phân tích, đánh giá cụ thể đến từng điều kiện, yếu tố của quá trình hoạt động.
Yếu tố bao bì và hiệu quả sử dụng yếu tố bao bì hàng hoá cũng cần được xem
xét, đánh giá một cách khách quan, cụ thể để có định hướng chiến lược đúng
đắn trong sản xuất, trong sử dụng bao bì của mỗi doanh nghiệp.
Đánh giá hiệu quả sử dụng bao bì được dựa trên cơ sở thực hiện các chức
năng và phát huy tác dụng của nó trong kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp và với xã hội.
Với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp thương mại, việc sử dụng bao
bì hàng hoá cũng có những nét đặc thù khác với các doanh nghiệp sản xuất:
Doanh nghiệp thương mại thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá,
hoạt động chủ yếu là mua để bán. Mua những sản phẩm của các doanh nghiệp
sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu hàng hoá từ các nước để bán - thoả mãn các
nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm mà doanh nghiệp thương mại mua là những
sản phẩm hoàn thiện, đã được đóng gói bằng bao bì thích hợp của nhà sản xuất.
Nguồn bao bì và các tiêu chuẩn bao gói đã được định sẵn từ phía nhà sản xuất,
xuất khẩu. Do đó việc lựa chọn bao bì để sử dụng có tính bị động. Vấn đề đặt ra
là hiệu quả sử dụng bao bì của doanh nghiệp thương mại trong trường hợp này
được giải quyết, xem xét như thế nào? Doanh nghiệp thương mại mua hàng để
bán, mục đích cơ bản là bán được hàng. Để bán được hàng hoá, doanh nghiệp
phải lựa chọn khai thác nguồn hàng đúng với yêu cầu của khách hàng theo
những tiêu chuẩn chất lượng nhất định phù hợp. Xem xét tiêu chuẩn chất lượng
với ý nghĩa là tổng hợp các yếu tố dặc tính tạo ra cho thực thể khả năng thoả
mãn các nhu cầu đã công bố hay còn tiềm ẩn, thì bao bì cũng là một yếu tố, một
đặc tính góp phần thoả mãn các nhu cầu của khách hàng. Một sản phẩm có đầy
đủ các đặc tính đó là sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu. Mỗi nhu cầu
có những định lượng, định tính tiêu chuẩn riêng. Nếu nhà kinh doanh nắm bắt
được điều đó, hàng hoá mua về sẽ bán được và bán
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (lấy ví dụ ở địa bàn Hà Nội).pdf