Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần sắt thép Cửu Long

Tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần sắt thép Cửu Long: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ÛÛÛ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẮT THÉP CỬU LONG GVHD : ThS. NGUYỄN THỊ CẨM HUYỀN SVTH : TỐNG THỊ HỒNG YẾN MSSV : 105401286 LỚP : 05DQN Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2009 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm Giáo Viên Hướng Dẫn Th.s NGUYỄN THỊ CẨM HUYỀN MỤC LỤC Trang MỤC LỤC BẢNG - BIỂU ĐỒ Trang Mục lục các bảng: Bảng 21 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2005, 2006, 2007, 2008 27 Bảng 22 Phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong năm 2007, 2008 30 Bảng 23 Tham khảo một số thị trường cung cấp thép hình cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009 36 Bảng 24 Nhập khẩu thép 7 tháng đầu năm 2009 và ước tính cả năm 2009 39 Bảng 25 Các sản phẩm nhập khẩu chính tại Công ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long 40 Bảng 26 Kim ngạch xuất n...

doc109 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần sắt thép Cửu Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ÛÛÛ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẮT THÉP CỬU LONG GVHD : ThS. NGUYỄN THỊ CẨM HUYỀN SVTH : TỐNG THỊ HỒNG YẾN MSSV : 105401286 LỚP : 05DQN Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2009 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày Tháng Năm Giáo Viên Hướng Dẫn Th.s NGUYỄN THỊ CẨM HUYỀN MỤC LỤC Trang MỤC LỤC BẢNG - BIỂU ĐỒ Trang Mục lục các bảng: Bảng 21 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2005, 2006, 2007, 2008 27 Bảng 22 Phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong năm 2007, 2008 30 Bảng 23 Tham khảo một số thị trường cung cấp thép hình cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009 36 Bảng 24 Nhập khẩu thép 7 tháng đầu năm 2009 và ước tính cả năm 2009 39 Bảng 25 Các sản phẩm nhập khẩu chính tại Công ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long 40 Bảng 26 Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trong năm 2005, 2006, 2007, 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 46 Bảng 27 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty trong năm 2005, 2006, 2007, 2008 48 Bảng 28 Sản lượng thép nhập khẩu của năm 2005-2009 51 Bảng 31 Trích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2005 – 2008 93 Mục lục các biểu đồ: Biểu đồ 21 Lợi nhuận sau thuế của công ty 31 Biểu đồ 22 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long 47 Biểu đồ 23 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu trong năm 2006, 2007, 2008 49 Biểu đồ 24 Sản lượng thép nhập khẩu 51 MỤC LỤC HÌNH - SƠ ĐỒ Trang Mục lục hình minh họa: Hình 1.1 Hoạt động nhập khẩu 6 Hình 1.2 Cảng xuất nhập khẩu 7 Hình 1.3 Hoạt động bốc xếp hàng hóa 8 Hình 1.4 Thép cuộn cán nóng nhập khẩu 10 Hình 1.5 Luật pháp 11 Hình 1.6 Dự đoán tỷ gía hối đoái 12 Hình 1.7 Cơ sở hạ tầng 13 Hình 1.8 Sản phẩm thép nhập khẩu 17 Hình 2.1 Biểu tượng Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long 20 Hình 2.2 Tổng Giám đốc Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long (phải) và Tổng thư ký VFF Trần Quốc Tuấn tại buổi lễ ký kết tài trợ đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam ngày 15/05/2008 21 Hình 2.3 Phó CT UBND TP Nguyễn Thị Thu Hà gặp gỡ công nhân Công ty Cổ phần Sắt thép Cửu Long 24 Hình 2.4 Thép nhập khẩu vào Việt Nam 32 Hình 2.5 Ngành thép Việt Nam 36 Hình 2.6 Thị trường thép 2009 38 Hình 2.7 Thép cuộn cán nguội 40 Hình 2.8 Thép cuộn cán nóng 40 Hình 2.9 Thép cuộn mạ kẽm 40 Hình 2.10 Thép nhập khẩu năm 2009 41 Hình 2.11 Sử dụng nhân tố con người thật hiệu quả 42 Hình 2.12 Việc ký kết hợp đồng 56 Hình 2.13 Soạn thảo hợp đồng cần cẩn trọng 57 Hình 2.14 Lựa chọn ngân hàng có uy tín để mở L/C 60 Hình 2.15 Thông quan thép nhập khẩu 63 Hình 2.16 kiểm tra thép nhập khẩu 66 Hình 2.17 Đồng USD chiếm chủ yếu trong thanh toán Xuất nhập khẩu 69 Hình 2.18 Rủi ro trong xuất nhập khẩu 70 Hình 2.19 Rủi ro chủ quan 71 Hình 2.20 Động đất ở Tứ Xuyên – Trung Quốc 72 Hình 2.21 Tài trợ rủi ro 76 Hình 3.1 Hoạt động nhập khẩu thép tại Việt Nam 80 Hình 3.2 Thị trường thép trong nước 81 Hình 3.3 Đồng USD dùng trong thanh tóan 84 Hình 3.4 Đàm phán trong kinh doanh 87 Hình 3.5 Trình độ nghiệp vụ là yếu tố quyết định thành công 89 Hình 3.6 Thép cuộn cán nguội nhập khẩu 90 Mục lục các sơ đồ: Sơ đồ 11 Quy trình nhập khẩu tại Việt Nam 14 Sơ đồ 21 Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long 22 Sơ đồ 22 Sơ Đồ Quy Trình Nhập Khẩu thép tại Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long 54 Sơ đồ 23 Quy trình nghiệp vụ mở L/C 61 Sơ đồ 24 Quy trình thông quan thép nhập khẩu 65 LỜI MỞ ĐẦU Trong thế kỷ 21, xu thế toàn cầu hóa diễn ra hết sức sôi động khắp hành tinh, mọi quốc gia đều có xu hướng hội nhập nền kinh tế thế giới để có những sự phát triển toàn diện, đem lại những lợi ích cho người dân của mình. Nền kinh tế Việt Nam cũng đang trong tiến trình hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, chúng ta đã là thành viên chính thức của WTO và đóng vai trò ngày một quan trọng trong APEC, AFTA, và các tổ chức kinh tế có uy tín khác trên thế giới…… Hoạt động xuất nhập khẩu đã trở thành một trong những hoạt động rất cơ bản của nền kinh tế quốc gia và góp phần đắc lực vào trong công cuộc Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa của đất nuớc. Công ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long, đứng trên gốc độ từ một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, mà trong đó nhập khẩu đang đóng vai trò chủ đạo thì việc tăng doanh số nhập khẩu là điều tất yếu để duy trì sự tồn tại của công ty. Chính điều này cũng đòi hỏi ở công ty phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu có như vậy mới có thể tăng hiệu quả kinh doanh. Bất kỳ doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã tham gia hoạt động kinh doanh thì cũng phải chịu áp lực từ nhiều phía chứ không riêng gì Công Ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long. Do đó khi muốn nắm bắt được vấn đề này, tôi xin đi sâu vào tìm hiểu tình hình nhập khẩu của công ty. Đồng thời tìm hiểu những nhân tố có thể ảnh hưởng đến tình hình nhập khẩu như sự lựa chọn phương thức thanh toán, cũng như những nhân tố chủ quan và khách quan khác đã ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Thông qua đó, để đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu thép tại công ty, đây là mục đích chính của đề tài thực hiện. Không ngoài mục đích mang tính cập nhật trong chuyên đề nên các số liệu phân tích cũng như tình hình hoạt động của công ty nằm trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2009. Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động nhập khẩu tại Công ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long thuộc khu công nghiệp Tân Tạo thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu bao gồm: Phương pháp phân tích thống kê: dùng để đánh giá số liệu thống kê từ các nguồn sau: Báo cáo tài chính, bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 5 năm 2005, 2006, 2007, 2008 và những tháng đầu năm 2009. Do đó việc phân tích tình hình nhập khẩu của công ty sẽ dựa trên số liệu của công ty, từ đó đưa ra những nhận xét về hiệu quả hoạt động của công ty từ trước đến nay và giải pháp để nâng cao hiệu quả cho công ty trong thời gian tới. Báo cáo thường niên của công ty. Từ Internet, sách chuyên ngành, báo chí, tập san, …… Phương pháp so sánh: các chỉ tiêu kinh tế trong chuyên đề được lượng hóa có cùng nội dung, một tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của từng chỉ tiêu. Cụ thể có tác dụng sau So sánh số liệu giữa các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và những tháng đầu năm 2009. So sánh tình hình nhập khẩu của các mặt hàng qua các năm 2005, 2006, 2007, 2008 và những tháng đầu năm 2009. Phương pháp quy nạp, duy vật và biện chứng: được sử dụng xuyên suốt đề tài để đảm bảo tính khách quan, khoa học của nó Kết cấu đề tài gồm 3 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu thép tại Việt Nam Phần 2: Thực trạng nhập khẩu thép tại Công Ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long Phần 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu thép tại Công Ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Khái niệm hoạt động nhập khẩu (Nguồn: kinhtethitruong.com) Hình 1.1 Hoạt động nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu là một trong hai lĩnh vực của hoạt động ngoại thương. Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại. Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar, triệu Dollar hay tỷ Dollar) và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v...) Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của người dân trong nước càng cao, thì nhu cầu của hàng đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu càng cao. Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ trở nên cao hơn; do đó nhu cầu nhập khẩu giảm đi. Vai trò của hoạt động nhập khẩu Nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam trên các mặt sau đây: Hình 1.2 Cảng xuất nhập khẩu (Nguồn: baovietnam.com) Thứ nhất, nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh thương mại vì hoạt động nhập khẩu cung cấp cho nền kinh tế 60-100% nguyên nhiên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất. Thứ hai, nhập khẩu tác động mạnh vào sự đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất, nhờ đó trình độ sản xuất nâng cao, năng suất lao động tăng đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Thứ ba, nhập khẩu có vai trò nhất định trong việc cải thiện và nâng cao mức sống nhân viên bởi thông qua nhập khẩu sản xuất của ta mới có đủ nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc hoạt động, nên công nhân mới có công ăn việc làm có thu nhập. Mặt khác nhập hàng tiêu dùng, nhập khẩu sách báo khoa học kỹ thuật và văn hóa phẩm đời sống mới được cải thiện, trình độ dân trí tăng. Nhiệm vụ của hoạt động nhập khẩu Đảm bảo kịp thời đầy đủ và đồng bộ nhu cầu về tư liệu sản xuất cho sản xuất. Góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Bổ sung kịp thời những nhu cầu sản xuất và đời sống trong nước còn mất cân đối góp phần cải thiện đời sống nhân dân. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Những nguyên tắc cơ bản của chính sách nhập khẩu của Việt Nam (Nguồn: tinkinhte.com.vn) Hoạch định chính sách nhập khẩu phải phù hợp với những nguyên tắc chung về chính sách bảo hộ mậu dịch của các tổ chức quốc tế. Chính sách nhập khẩu xây dựng trong thời gian tới phải đáp ứng yêu cầu mở cửa kinh tế góp phần thực thi các cam kết song phương và đa phương mà chính phủ Việt Nam đã ký kết để đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với các nước khu vực và quốc tế. Hình 1.3 Hoạt động bốc xếp hàng hóa Nguyên tắc sử dụng ngoại tệ với tinh thần tiết kiệm và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay để đảm bảo nền kinh tế phát triển với tốc độ cao thì nhu cầu nhập khẩu gia tăng, trong khi nguồn ngoại tệ của chúng ta có hạn, hầu như chỉ dựa vào nguồn ngoại tệ do xuất khẩu mang lại cho nên ta phải sử dụng ngoại tệ với tinh thần tiết kiệm ưu tiên trước hết cho nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu trong nước chưa sản xuất được để đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hóa đất nước. Nguyên tắc phải dành ưu tiên cho việc nhập khẩu, tư liệu sản xuất đồng thời có chú ý thích đáng nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu cho đời sống của nhân dân. Nội dung của nguyên tắc này là góp phần xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, đặc biệt cơ cấu giữa các ngành cơ bản công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ…Góp phần giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhập khẩu tư liệu sản xuất và nhập khẩu hàng tiêu dùng. Xây dựng cơ chế chính sách nhập khẩu phải có tác dụng bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Nội dung của nguyên tắc này là một mặt xây dựng chính sách nhập khẩu cởi mở mang tính hội nhập, nhưng mặt khác các cơ chế chính sách nhập khẩu phải mang tham gia bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi Nhà nước phải nguyên cứu thêm đưa vào áp dụng những biện pháp mà nhiều nước trên thế giới áp dụng nhưng ta chưa áp dụng như: luật thuế chống bán phá giá, thuế hạn ngạch, thuế nhập khẩu tính trên khối lượng hàng nhập, thuế gây ô nhiễm môi trường xây dựng hệ thống các rào cản kỹ thuật để kiểm soát hàng nhập khẩu.. Nguyên tắc kết hợp giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu ở Việt nam có mối quan hệ hữu cơ. Muốn thúc đẩy xuất khẩu phải tăng cường nhập khẩu, muốn nhập khẩu nhiều máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu để phục vụ cho phát triển kinh tế và xuất khẩu thì phải xuất khẩu nhiều để có ngoại tệ. Cho nên giảm nhập siêu không thể đơn giản thực hiện cắt giảm nhập khẩu một cách cơ học, máy móc mà phải đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu, vượt lên tốc độ nhập khẩu. Cơ cấu ngành hàng nhập khẩu Cơ cấu nhập khẩu là tỷ lệ tương quan giữa các nhóm ngành hàng trong toàn bộ kim nghạch nhập khẩu. Đối với một nước như nước ta: lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp, kim ngạch nhập khẩu còn có hạn thì việc nâng cao tỷ trọng nhập khẩu thiết bị máy móc, nguyên vật liệu có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ở nước ta. Toàn bộ hàng nhập khẩu chia làm 5 nhóm ngành hàng: Thiết bị toàn bộ: gồm máy móc, nguyên vật liệu, công nghệ được nhập khẩu bảo đảnm sự hoạt động hoàn chỉnh của một công trình. Trong nhiều trường hợp nhập khẩu thiết bị toàn bộ được người ta nhập luôn bí quyết công nghệ và có chuyên gia lắp đặt và hướng dẫn sử dụng. Thiết bị máy móc lẻ: mục đích nhập khẩu về để lắp đặt mới hoặc thay thế máy móc hao mòn vô hình hoặc hữu hình. Dụng cụ phụ tùng: chủ yếu là phụ tùng thay thế để thực hiện bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa những thiết bị máy móc nhập khẩu mà ta chưa có điều kiện sản xuất. Trong hướng tới nên có biện pháp khuyến khích sản xuất những mặt hàng này ở trong nước nhằm giảm từng bước tỷ trọng ngành hàng dụng cụ phụ tùng. (Nguồn: thitruong24h.com.vn) Hình 1.4 Thép cuộn cán nóng nhập khẩu Nguyên vật liệu: hàng năm tỷ trọng nhập khẩu nhóm ngành hàng này rất cao vì để thỏa mãn 49 – 90% nhu cầu nguyên liệu trong nước: trên 90% xăng dầu, 80% phân bón thuốc trừ sâu…. Trong hướng tới cần đầu tư và kêu gọi đầu tư vào ngành công nghiệp hóa dầu, sản xuất phân bón tại Việt Nam tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế để giảm bớt sự lệ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Hàng tiêu dùng: nhập khẩu để phục vụ cho các nhu cầu đời sống của nhân dân. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu Nhân tố bên trong công ty Nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính Hoạt động nhập khẩu đòi hỏi cần phải có một bộ máy lãnh đạo hoàn chỉnh, có tổ chức phân cấp quản lý, phân công lao động trong doanh nghiệp sao cho phù hợp với đặc trưng của một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu bộ máy quản lý cồng kềnh và không cần thiết thì sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có hiệu quả và ngược lại.  Nhân tố con người Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng, tất cả các công đoạn từ khâu nghiên cứu tìm hiểu thị trường đến khâu ký kết và thực hiện hợp đồng đòi hỏi cán bộ nhập khẩu cần phải nắm vững các chuyên môn nghiệp vụ, năng động, đặc biệt khi kinh doanh với các đối tác nước ngoài. Nhân tố con người đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đến sự tồn tại và thành công của doanh nghiệp. Nhân tố vốn và công nghệ Vốn và công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung cũng như hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Vốn và công nghệ quyết định đến lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty, vốn và công nghệ giúp cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu được của Công ty được thực hiện có hiệu quả cao. Vốn và công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nếu công ty có nguồn lực tài chính lớn (nhiều vốn), đặc biệt là vốn lưu động thì sẽ mua được (có được) công nghệ hiện đại nâng cao năng suất và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. (Nguồn:kinhte24h.com) Nhân tố bên ngoài công ty Nhân tố chính trị, luật pháp Hình 1.5 Luật pháp Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng là hoạt động giao dịch buôn bán trao đổi thương mại mang tính chất quốc tế cho nên nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố chính trị, luật pháp của mỗi quốc gia cũng như của quốc tế. Các công ty kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi phải tuân thủ các qui định của các quốc gia có liên quan, các tập quán và luật pháp quốc tế. Môi trường chính trị ổn định, luật pháp thông thoáng chặt chẽ không thay đổi thường xuyên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Môi trường ổn định thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia với nhau và giữa các chủ thể kinh tế ở các quốc gia với nhau. Ngược lại, khi môi trường chính trị, luật pháp không ổn định nó sẽ hạn chế rất lớn tới hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nói riêng. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng nhập khẩu (Nguồn: tinkinhte.com.vn) Hình 1.6 Dự đoán tỷ gía hối đoái Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam với các đồng ngoại tệ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng, nó ảnh hưởng đến việc lựa chọn đồng tiền thanh toán. Tỷ giá hối đoái nhiều khi không cố định, nó sẽ thay đổi lên xuống. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải có sự nghiên cứu và dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái để đưa ra các quyết định phù hợp cho việc nhập khẩu như lựa chọn bạn hàng, lựa chọn đồng tiền tính toán, lựa chọn đồng tiền thanh toán….Cũng như vậy, tỷ suất ngoại tệ có thể làm thay đổi chuyển hướng giữa các mặt hàng, giữa các phương án kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Yếu tố thị trường trong nước và ngoài nước Tình hình và sự biến động của thị trường trong và ngoài nước như sự thay đổi của giá cả, khả năng cung cấp hàng hoá, khả năng tiêu thụ và xu hướng biến động dung lượng của thị trường ….Tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu. Sự thay đổi lên xuống của giá cả sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ hàng nhập khẩu. Khi giá cả hàng nhập khẩu mà tăng lên thì nhu cầu tiêu thụ hàng nhập khẩu sẽ có xu hướng giảm xuống, người tiêu dùng sẽ chuyển hướng sang tiêu dùng các loại hàng hoá cùng loại hay tương tự trong nước khi đó nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá của doanh nghiệp, chỉ trừ những hàng hoá nhập khẩu mà thị trường trong nước không có khả năng cung cấp thì khi đó giá cả sẽ biến động theo thị trường. Sự biến động của nguồn cung và dung lượng thị trường có ảnh hưởng đến sự biến động của giá cả hàng nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và hoạt động nhập khẩu của công ty. Yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá quốc tế (Nguồn: baothuongmai.com.vn) Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến nhập khẩu như: Hệ thống giao thông, cảng biển: nếu hệ thống này được trang bị hiện đại sẽ cho phép giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hoá được mua bán. Hình 1.7 Cơ sở hạ tầng Hệ thống Ngân hàng: Hệ thống ngân hàng càng phát triển thì các dịch vụ của nó càng thuận tiện cho việc thanh toán quốc tế cũng như trong huy động vốn. Ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bang các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.  Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng: Cho phép các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện một cách an toàn hơn đồng thời giảm bớt được rủi ro cũng như mức độ thiệt hại có thể xảy ra cho các nhà kinh doanh trong buôn bán thương mại quốc tế.  Quy trình nhập khẩu tại Việt Nam Thủ tục hải quan Thanh toán Kiểm tra hàng hóa Nhận hàng Mua bảo hiểm Khiếu nại Thanh lý hợp đồng Thuê phương tiện vận tải 2.4.1 2.4.2 2.4.4 2.4.3 2.4.5 2.4.6 2.4.7 2.4.9 2.4.10 Giấy phép nhập khẩu Bước đầu của khâu thanh toán 2.4.8 Đơn vị nhập khẩu Sơ đồ 11 Quy trình nhập khẩu tại Việt Nam Làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của Nhà nước Giấy phép là thủ tục quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong mỗi chuyến hàng xuất nhập khẩu. Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu khác nhau ở mỗi quốc gia, trong mỗi thời kỳ, có đặc điểm khác nhau. Riêng tại Việt Nam thủ tục xin giấy phép được thay đổi rất nhiều trong thời gian qua, theo hướng ngày càng đơn giản và thuận lợi. Hiện nay, “ Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. “Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố” (Điều 8 Nghị Định 57/CP ngày 31/07/1998). Khi kinh doanh những mặt hàng cụ thể thì doanh nghiệp còn phải tuân theo chính sách quản lý mặt hàng của Nhà nước, quy định bởi QĐ 46/2001/QĐ-TTg, quyết định của Thủ Tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001-2005, ngày 4 tháng 4 năm 2001. Thực hiện những công việc bước đầu của khâu thanh toán Thanh toán bằng L/C (Thư tín dụng – Letter of credit): Cần thực hiện các công việc sau: Làm đơn xin mở L/C Thực hiện ký quỹ và mở L/C Thanh toán bằng CAD (Phương thức giao chứng từ trả tiền - Cash against document) Nhà nhập khẩu cần tới Ngân hàng yêu cầu mở tài khoản ký thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu. Thanh toán bằng T/T trả trước (Hình thức điện hối – Telegraphic Transfers) Nhà nhập khẩu cần làm thủ tục chuyển tiền theo đúng quy định của hợp đồng Thanh toán nhờ thu hoặc chuyển tiền trả sau Nhà nhập khẩu chờ người bán giao hàng rồi mới tiến hành công việc của khâu thanh toán Thuê phương tiện vận tải Nếu trong hợp đồng mua bán qui định: hàng được giao ở nước xuất khẩu, phương tiện vận tải do người mua lo (điều kiện giao hàng EXW, FAS, FCA, FOB) thì người mua sẽ thuê phương tiện vận tải Mua bảo hiểm Khi mua hàng theo các điều kiện EXW, FAS, FCA, FOB, CFR, CPT nhà nhập khẩu cần phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. Nhà nhập khẩu cần làm những công việc sau: Chọn điều kiện thích hợp để mua bảo hiểm: căn cứ vào đặc tính của hàng hóa, cách đóng gói, phương tiện vận chuyển… để chọn điều kiện bảo hiểm thích hợp, đảm bảo an toàn cho hàng hóa và đạt hiệu quả kinh tế cao. Làm giấy yêu cầu bảo hiểm Đóng phí bảo hiểm và lấy chứng thư bảo hiểm Làm thủ tục hải quan Khi làm thủ tục hải cho lô hàng nhập khẩu người khai hải quan phải nộp hồ sơ hải quan tại trụ sở Chi cục hải quan và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của hồ sơ hải quan và tính chính xác của các nội dung kê khai trong tờ khai hải quan. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng được quy định trong Luật Hải quan, Chính phủ ban hành Nghị Định 101/2001/NĐ-CP, ngày 31/12/2001. Nhận hàng (Nguồn: sathep.net) Hình 1.8 Sản phẩm thép nhập khẩu Theo quy định của Nhà nước “Các cơ quan vận tải (ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hóa nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hóa đó trong quá trình xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi và giao cho các đơn vị nhập khẩu, theo lệnh giao hàng của đơn vị vận tải (hãng tàu, đại lý..) đã nhận hàng đó” Thủ tục nhận hàng bao gồm thủ tục nhận hàng rời và hàng nguyên container. Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu Theo quy định của Nhà nước, hàng nhập khẩu khi về qua cửa khẩu cần được kiểm tra kỹ càng. Đối với mọi hàng hóa nhập khẩu, mỗi cơ quan tùy theo chức năng của mình phải tiến hành công việc kiểm tra. Ví dụ như: cơ quan giao thông (ga, cảng) phải kiểm tra niêm phong kẹp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện. Nếu hàng bị tổn thất hoặc xếp đặt không đúng theo vị trí vận đơn thì cơ quan giao thông mời công ty giám định lập biên bản giám định. Nếu hàng hóa nhập khẩu theo đường biển mà thiếu hụt mất mát thì phải có “biên bản kết toán nhận hàng với chủ tàu”, còn nếu bị đổ vỡ thì phải có “ biên bản hàng đổ vỡ, hư hỏng” Khiếu nại Khiếu nại người bán Khi người bán không giao hàng hoặc giao hàng chậm, thiếu…( nếu không có cơ sở để qui trách nhiệm cho người chuyên chở) hoặc phẩm chất hàng hóa không phù hợp với qui định của hợp đồng, bao bì xấu, ký mã hiệu sai, không giao hoặc giao chậm tài liệu kỹ thuật. Thể thức và hồ sơ khiếu nại: bằng văn bản (thư, fax, telex) Nội dung thư: Tên, địa chỉ của bên khiếu nại và bên bị khiếu nại Cơ sở pháp lý của việc khiếu nại (hợp động số..) Lý do khiếu nại Yêu sách cụ thể đối với người bán Kèm theo các chứng từ: Hợp đồng mua bán Vận đơn Biên bản giám định Khiếu nại người vận tải Khi bản thân người vận tải vi phạm hợp động: người chuyên chở không mang tàu hoặc mang tàu đến chậm, khi hàng hóa bị tổn thất, mất mát, thiếu hụt, khi hàng hóa bị kém phẩm chất.. do lỗi của người chuyên chở. Hồ sơ khiếu nại người chuyên chở: Đơn khiếu nại Các chứng từ kèm theo: hợp đồng chuyên chở hàng hóa, vận đơn đường biển, phiếu kiểm kiện của bên giao hàng và bên nhận hàng, biên bản kết toán, giấy chứng nhận hàng thiếu, biên bản giám định khối lượng theo mớn nước… Khiếu nại bảo hiểm Những chứng từ cần thiết cho một hồ sơ khiếu nại: Mỗi hồ sơ khiếu nại gồm có: Hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm gốc Vận đơn gốc Bản sao hóa đơn gốc hoặc các hóa đơn chi phí Chứng từ xác nhận số lượng và trọng lượng hàng Thư kèm tính toán số tiền khiếu nại Ngoài ra cần đính kèm thêm các chứng từ sau đây cho từng trường hợp khiếu nại cụ thể. Thanh toán Đây là nghĩa vụ chủ yếu của người mua trong quá trình mua bán, tùy theo từng hình thức thanh toán mà việc thanh toán có khác nhau. Thanh lý hợp đồng THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẮT THÉP CỬU LONG GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẮT THÉP CỬU LONG Lịch sử hình thành và phát triển của công ty (Nguồn: cuulongsteel.com.vn) Ngày 01 tháng 03 năm 2001 công ty thành lập với tên gọi là CÔNG TY TNHH SẮT THÉP CỬU LONG: Hình 2.1 Biểu tượng Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số lần đầu 4102003810 ngày 01 tháng 03 năm 2001 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp, Số vốn điều lệ ban đầu là 25.000.000.000 đồng Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty phát triển ngày càng vững mạnh và mở rộng. Vì vậy để đáp ứng xu thế phát triển trong giai đoạn mới đến ngày 31 tháng 12 năm 2007 công ty chuyển đổi thành CÔNG TY CỔ PHẦN SẮT THÉP CỬU LONG ty với: Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh lần thứ hai ngày 09 tháng 07 năm 2007 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Số vốn điều lệ là 110.000.000.000 đ. Thời gian hoạt động của công ty là 50 năm kể từ ngày cơ quan kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. (Nguồn: tuoitre.com.vn) Hình 2.2 Tổng Giám đốc Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long (phải) và Tổng thư ký VFF Trần Quốc Tuấn tại buổi lễ ký kết tài trợ đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam ngày 15/05/2008 Công ty cổ phần sắt thép cửu Long là một tổ chức kinh doanh hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được phép mở tài khoản ngân hàng, được thành lập theo quy định của luật doanh nghiệp. Khi cần công ty có thể mở thêm chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước và nước ngoài và thông báo đến cơ quan đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật. Người đại diện theo pháp luật: Tổng giám đốc của công ty Sơ lược vài nét chính: Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN SẮT THÉP CỬU LONG Tên tiếng nước ngoài: CUU LONG STEEL JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: CUU LONG STEEL JSC Địa chỉ trụ sở chính: Lô 62-64 đường số 3, khu công nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, TPHCM Chi nhánh nhà máy 2: 186 Quốc lộ 22 – xã Tân Hiệp – huyện Hóc Môn Tel: + 84(08) 7130065 +84(08) 7541317 +84(08) 7541318 Fax: (08) 7134191 – (08) 7541319 Email: cuulong_steel@hcm.vnn.vn Website: www.cuulongsteel.com.vn Chức năng và nhiệm vụ của công ty Chức năng Mua bán, gia công, các sản phẩm sắt thép, kim loại màu, hợp, sản phẩm xi mạ. Đầu tư xây dựng, khai thác, kinh doanh hạ tầng kĩ thuật đô thị, khu công nghiệp. Thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình giao thông, công trình cấp thoát nước, san lấp mặt bằng. Cho thuê kho bãi, nhà xưởng. Nhiệm vụ Đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường, tăng hiệu quả kinh doanh. Chấp hành mọi quy định của luật pháp. Tăng cường quảng cáo tiếp thị nhằm giữ thị trường và mở rộng thị trường mới. Đảm bảo điều kiện lao động tốt nhất cho người lao động, công nhân viên làm việc tại công ty. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Chủ tịch HĐQT Lê Thái Sâm GĐ Kinh Doanh GĐ Tài Chính Tồng Giám Đốc Huỳnh Ngọc Định Phòng kinh doanh Phòng XNK Nhà máy số 1 Nhà máy số 2 Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính Sơ đồ 21 Bộ máy quản lý của Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long Giới thiệu các bộ phận chuyên nhiệm Hội đồng quản trị - Chủ tịch Ban Tổng Giám Đốc – Tổng Giám Đốc Ban kiểm soát Ban giám đốc Tổng Giám đốc: Đứng đầu đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với nhà nước, điều hành hoạt động kinh doanh theo đúng chế độ tài chính, chính sách pháp luật của nhà nước. Giám Đốc: Là người giúp việc cho Tổng Giám Đốc, tham mưu trong tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, được ủy quyền điều hành hoạt động của công ty khi Tổng Giám Đốc vắng mặt Ban Giám Đốc có quyền quyết định bộ máy, cơ cấu quản lý của công ty và các đơn vị trực thuộc để bảo toàn vốn và đảm bảo sản xuất có hiệu quả. Các phòng ban Để việc điều hành và quản lý sản xuất của công ty đạt hiệu quả, bên cạnh ban Giám Đốc còn có các phòng ban hỗ trợ Ban Giám Đốc: 1. Phòng tổ chức hành chính Chức năng: tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp quản lý phù hợp với tình hình với sản xuất kinh doanh và phát triển của công ty. Quy hoạch, tuyển dụng, bố trí, đề bạt, cán bộ công nhân viên toàn công ty thực hiện các chế độ, chính sách, quy định của nhà nước liên quan đến người lao động. Nhiệm vụ: đề xuất việc tiếp nhận tuyển dụng, bố trí đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, cho thôi việc đối với cán bô công nhân viên chức toàn công ty. Xây dựng kế hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn và dài hạn tại các trường lớp, trung tâm cho các cán bộ công nhân viên toàn công ty theo đúng chế độ quy định của nhà nước Quyền hạn: Được đề bạt tham mưu cho ban lãnh đạo trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình, như cung cấp các thông tin thị trường trong việc ký kết hợp đồng. Được thay mặt cho Ban Giám Đốc công ty kí và đóng dấu các giấy tờ hành chính như: Giấy giới thiệu, thư mời họp, văn bản sao. Được quyền yêu cầu các phòng ban, các cơ sở phụ thuộc cung cấp các hồ sơ, số liệu liên quan đến nhiệm vụ của công ty. 2. Phòng xuất nhập khẩu Hình 2.3 Phó CT UBND TP Nguyễn Thị Thu Hà gặp gỡ công nhân Công ty Cổ phần Sắt thép Cửu Long (Nguồn:itaexpress.com.vn Trang wed Ita epress tập đoàn Tân Tạo ) Chức năng: Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong phạm vi toàn công ty theo đúng chức năng của mình nhằm giúp công ty sản xuất, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường, giúp công ty phát triển ngày càng vững mạnh. Quản lý theo dõi nhiệm vụ trong các lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu đối với các đơn vị trực thuộc của công ty. Thực hiện các nhiệm vụ về hợp đồng ngoại thương theo đúng quy định của nhà nước và hệ thống thương mại quốc tế. Nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện thương vụ kinh doanh vận tải, tiêu thụ, đôn đốc thực hiện việc kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty, đồng thời thực hiện các giao dịch ngoại thương, kí kết hợp đồng, thương thảo các vấn đề có liên quan đến công tác xuất nhập khẩu như: thị trường, giá cả, chủng loại hàng hóa…trách nhiệm thúc đẩy các hoạt động có liên quan. Quyền hạn: Được quyền soạn thảo, ký kết các danh mục hàng hóa, đơn đặt hàng, bảng báo giá…nhằm phục vụ công tác kinh doanh xuất nhập khẩu. Đồng thời có quyền đôn đốc các phòng ban có liên quan để thúc đẩy công tác xuất nhập khẩu hàng hóa. 3. Phòng kế toán tài chính Chức năng: Quản lý tài chính, lập bảng báo cáo tài chính hàng năm cho công ty kết hợp với việc phụ trách thuyết minh, phân tích cho ban giám đốc, đồng thời phân tích, kiểm tra, kiểm soát, theo dõi tình hình tài chính của công ty. Theo dõi tình hình sử dụng tài sản, vốn của công ty, nắm bắt sự biến động, kịp thời phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn vào bảng cân đối kế toán, tính toán phát sinh tăng, phát sinh giảm, cân đối tài sản và nguồn vốn, kịp thời báo cáo cho ban giám đốc. Nhiệm vụ: Quản lý và luân chuyển chứng từ, mở sổ kết toán chi tiết, tổng hợp để lập báo cáo tài chính của toàn công ty theo từng quý năm. Tổng hợp lập báo cáo kê khai hàng hóa từng tháng, kết hợp với các phòng ban khác để lập báo cáo có liên quan đến tình hình tài chính của công ty. Quyền hạn: Yêu cầu các cơ sở, phòng ban, thực hiện cung cấp và luân chuyển hồ sơ, chứng từ theo đúng quy định của nhà nước. Đôn đốc và kiểm tra việc báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc công ty. Ký và đóng dấu các văn bản đòi nợ, đối chiếu công nợ theo lệnh của Giám Đốc, thực hiện các khoản thu chi trong quyền hành được ủy quyền. 4. Phòng kỹ thuật Chức năng: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng mức độ, thực hiện nghiên cứu hiện trạng nhà xưởng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, đề xuất thực hiện dự án đầu tư. Nhiệm vụ: Nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở, các đơn vị trực thuộc để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài chính toàn công ty. Theo dõi, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của các đơn vị trực thuộc. Quyền hạn: Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong chức năng, nhiệm vụ của mình, có quyền soạn thảo các đơn đặt hàng dựa vào các thông số kĩ thuật, thực hiện theo kế hoạch đề ra, thúc đẩy các phân xưởng có kế hoạch sản xuất theo những thông số kĩ thuật đã được phê duyệt để tiến hành sản xuất. 5. Phòng kinh doanh Chức năng: Thực hiện các hợp đồng kinh doanh nội địa và sản xuất theo các kế hoạch trong tầm phạm vi của mình, thực hiện các công việc có liên quan đến hoạt động kinh doanh như: Bán hàng, tiếp thị, xử lý các đơn đặt hàng…thống kê lượng hàng hóa bán ra, lượng hàng hoá tồn kho, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu…từ đó đề ra các kế hoạch thúc đẩy bán hàng, hỗ trợ cho các phòng ban có liên quan khác Nhiệm vụ: Hoàn thành các kế hoạch về kinh doanh nội địa do công ty đề ra, có nhiệm vụ xúc tiến các hoạt động liên quan đến bán hàng, đáp ứng được mục tiêu thực hiện doanh thu do công ty đề ra, đồng thời tiến hành các công việc có liên quan để lên kế hoạch bán hàng, tiếp thị, xúc tiến bán hàng….tăng số lượng đơn đặt hàng… hoàn thành nhiệm vụ cũng như là kế hoạch kinh doanh của công ty đã đề ra đúng chỉ tiêu , đúng kế hoạch… Quyền hạn: Có nhiệm vụ điều phối nhân sự cho công việc bán hàng, tham mưu cho Ban Giám Đốc trong chức năng, nhiệm vụ của mình. Đồng thời có thể tiến hành các công việc xúc tiến bán hàng. Phương tiện sản xuất Công ty có 2 nhà máy với đầy đủ các loại máy móc thiết bị chuyên dùng (có 3 dây chuyền cắt, cán thép có công suất 150.000 tấn/năm với độ dày từ 0,6mm – 16mm) đáp ứng các yêu cầu khắt khe của khách hàng. Nhà máy số 1: Lô 62-64 đường số 3, khu công nghiệp Tân Tạo, Quận Bình Tân, TPHCM. Chi nhánh nhà máy 2: 186 Quốc lộ 22 – xã Tân Hiệp – huyện Hóc Môn . Sơ lược hoạt động kinh doanh của công ty 2006-2007-2008 Hoạt động nhập khẩu và kinh doanh thép luôn là hoạt động chủ đạo của Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long và đem lại tỉ trọng doanh thu chủ yếu trong cơ cấu các nguồn thu của Công ty. Nguồn cung thép thế giới luôn biến động khó lường về giá, vì vậy Ban Giám đốc Công ty luôn chủ động nghiên cứu, xây dựng được chiến lược kinh doanh và dự tính mức tồn kho hợp lý. Phản ứng của Công ty đối với thời điểm nhập hàng luôn kịp thời nên hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không bị ảnh hưởng nhiều bởi biến động giá trong một giai đoạn nhất định (khoảng 6 tháng), điều đó tạo nên hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bước sang năm 2008 thị trường thép biến động còn dữ dội hơn cả sự dự báo. Nhưng với sự chỉ đạo tài tình, sáng suốt của Ban Giám Đốc và đặc biệt là phòng xuất nhập khấu hoạt động hiệu quả đã giúp cho kết quả hoạt động của năm rất tốt. Năm 2008, do chi phí đầu vào cho sản xuất phôi thép như thép phế, điện, than vẫn tiếp tục tăng, giá thép tiếp tục biến động theo chiều hướng đi lên, điều này đã góp phần tăng doanh thu bán hàng của công ty. Bảng 21 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2005, 2006, 2007, 2008 (Trích nguồn: phòng kế toán) ĐVT: VND Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 481,595,876,936 492,566,264,169 569,629,404,375 1,418,354,413,719 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 21,062,922 199,117,618 0 981,286,920 3.Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 481,574,814,014 492,367,146,551 569,629,404,375 1,418,354,413,719 4.Giá vốn hàng bán 475,537,539,406 477,268,867,995 553,010,451,705 1,329,442,041,257 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6,037,274,608 15,098,278,556 16,618,952,670 88,912,372,462 6.Doanh thu hoạt động tài chính 168,750,101 4,661,890,780 1,444,851,179 10,733,683,302 7.Chi phí tài chính 8,043,939,755 16,115,446,512 9,956,379,017 75,769,837,581 8.Chi phí bán hàng 1,324,486,052 1,285,463,384 1,266,301,151 14,510,792,633 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 1,775,122,174 1,347,661,156 2,555,094,576 6,725,755,000 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (4,937,532,372) 961,598,284 4,286,029,105 2,639,670,550 11.Thu nhập khác 17,490,104 20,222,511 572,956,113 184,108,237 12.Chi phí khác 965,397 22,161,823 695,363,640 355,748,472 13.Lợi nhuận khác 16,524,707 (1,939,312) (122,407,527) (171,640,235) 14.Tổng lợi nhuận trước thuế (4,920,998,665) 959,658,972 4,163,621,578 2,468,030,315 15.Thuế TNDN _ 92,155,631 584,336,667 624,688,712 16.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (4,920,998,665) 867,503,341 3,579,284,911 1,843,341,603 Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long đã có gia tăng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp sau kể từ nhanh 2006, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đã dần dần đem lại hiệu quả, có những thành công rõ rệt. Ta có thể thấy doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 đạt 569,629,404,375 VND tăng 77,262,257,824 VND (tương đương 16 %) so với năm 2006, doanh thu năm 2008 đạt 1,419,354,413,719 VND tăng 848,725,009,344 VND (tương đương 149%) so với năm 2007. Giá vốn hàng bán năm 2007 đạt 553,010,451,705 VNĐ tăng 75,741,583,710 VNĐ (tương đương 16%) so với năm 2006 giá vốn hàng bán năm 2008 đạt 1,329,442,041,257 VNĐ (tương đương 140%) so với năm 2007. Lãi gộp năm 2007 tăng 1,520,674,114 (tương đương 10%) so với năm 2006, năm 2008 tăng 72,293,832,792 (tương đương 335%) so với năm 2007. Ta thấy rằng lãi gộp đã có sự gia tăng đột biến phù hợp với sự tăng giá thép trên thị trường trong năm 2008 trên Thế giới và trong nước. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007 tăng 3,579,284,911 (tương đương 213 %) so với năm 2006. Lợi nhuận sau thuế năm 2008 giảm 1,735,943,308 (tương đương -48 %) so với năm 2007. Bảng 22 Phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong năm 2007, 2008 Năm 2007 (VND) Năm 2008 (VND) Chênh lêch (USD) Tỉ lệ (%) 1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 569,629,404,375 1,418,354,413,719 849,706,296,264 149 2. các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 569,629,404,375 1,418,354,413,719 848,725,009,344 149 4. Giá vốn hàng bán 553,010,451,705 1,329,442,041,257 776,431,589,552 140 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 16,618,952,670 88,912,372,462 72,293,419,792 435 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1,444,851,179 10,733,683,302 9,288,832,123 643 7. Chi phí tài chính 9,956,379,017 75,769,837,581 65,813,458,564 661 8. Chi phí bán hàng 1,266,301,151 14,510,792,633 13,244,491,482 1,046 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,555,094,576 6,725,755,000 4,170,660,424 163 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4,286,029,105 2,639,670,550 -1,646,358,555 -38 11. Thu nhập khác 572,956,113 184,108,237 -388,847,876 -68 12. Chi phí khác 695,363,640 355,748,472 -339,615,168 -49 13. Lợi nhuận khác (122,407,527) (171,640,235) -49,232,708 40 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 4,163,621,578 2,468,030,315 -1,695,591,263 -41 15. Thuế TNDN 584,336,667 624,688,712 40,352,045 7 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 3,579,284,911 1,843,341,603 -1,735,943,308 -48 (Trích nguồn: Phòng kế toán) Biểu đồ 21 Lợi nhuận sau thuế của công ty Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2006, 2007, 2008 ta thấy rằng tình hình kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả, chi tiết có thể thấy rõ qua bảng mức chênh lệch về giá trị và tỷ trọng của doanh thu và lợi nhuận qua từng năm đã không ngừng tăng lên. Do sự ảnh hưởng của sự giảm giá của giá thép vào những tháng cuối của năm 2008, mà dự báo năm 2009 sẽ là năm vô cùng ảm đạm của thị trường thép nói riêng và cũng như thị trường thế giới nói chung. Đây cũng là sự ảnh hưởng tất yếu với tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang tiếp tục diễn ra như hiện nay. Công ty đang nỗ lực hết mình để có những giải pháp giúp vượt qua gian đoạn khó khăn này, mong muốn có được kết quả khả quan nhất. Chiến lược của công ty Công ty đã và đang xây dựng mạng lưới phân phối trải dài từ Bắc vào Nam và các tỉnh miền Tây với đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, nhiệt tình; cùng với tiềm năng và nhân lực hiện có, Công ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long không ngừng vươn lên để trở thành nhà cung cấp chuyên nghiệp, là đối tác chiến lược của nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Phương châm của Công ty: “Uy tín – Chất lượng – Phục vụ nhanh chóng – Giá cả hợp lý” Định hướng phát triển trước mắt và lâu dài (Nguồn: xaluan.com.vn) Hình 2.4 Thép nhập khẩu vào Việt Nam Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long không nằm ngoài những biến động của thị trường thế giới. Vì vậy khi đưa ra các định hướng phát triển trước mắt và lâu dài chính mình, thì công ty phải xem xét đánh giá tình hình chung, các biện pháp mà nhà nước và Hiệp hội thép Việt Nam đề ra để có thể có những hướng đi đúng đắn. Với những năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành Thép, cùng với lực lượng lao động năng động, Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long đã liên tục phát triển, hội nhập sâu rộng trong tương lai và đang vững bước vượt qua gian đoạn đầy khó khăn hiện nay. Những khó khăn trong thời kỳ hội nhập đã ảnh hưởng đến toàn ngành thép nói chung và Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long nói riêng. Nhưng với kinh nghiệm và tư duy hội nhập của riêng mình, công ty đã vạch định hướng đi phù hợp với tình hình mới, nên đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tên Công ty đã cung cấp thép cho các dự án lớn sau: STT Tên công trình Đơn vị thi công 1 Trung tâm thương mại Cái Khế Công ty xây dựng Miền Tây 2 Nhà máy Ắc-quy BS (Đồng Nai) Tập đoàn Fujita 3 Nhà Máy Nhiệt Điện Bà Rịa Mitsui & Co., Ltd. (www.cuulongsteel.com.vn) vị thi cô Cùng với kinh nghiệm tích lũy được những năm qua và tính chuyên nghiệp trong hoạt động, công ty đã thành công trong việc xác lập sự hợp tác chiến lược với các nhà sản xuất trong nước, cũng như các đối tác ở nước ngoài. Thông qua đó, công ty đã nâng tầm hoạt động của mình trong ngành thép như việc cung cấp thép cho các công trình lớn và quan trọng. Bên cạnh đó, Ban Lãnh Đạo có tầm nhìn sâu, rộng để định hướng chiến lược cho công ty, đặt biệt phải coi trọng quyền lợi của khách hàng và các đối tác trong toàn bộ hoạt động của mình cả trước mắt và trong lâu dài. Có như vậy, công ty mới liên tục phát triển, vững bước tiến lên trong thời kỳ đầy khó khăn, thách thức như hiện nay. Công ty luôn chú trọng đào tạo nhân viên về kỹ năng bán hàng, giám sát, quản lý hỗ trợ các cấp trung gian. Ngoài việc hỗ trợ, các nhân viên này còn là vệ tinh giúp công ty đạt được các mục tiêu đề ra như thu thập thông tin thị trường, cũng như các đối thủ cạnh tranh, phân khúc thị trường. Năm 2009 công ty sẽ chú trọng phát triển, đẩy mạnh thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông nhằm giới thiệu sản phẩm,  dịch vụ của mình đến người tiêu dùng, khách hàng. Công ty nên làm gì để tận dụng cơ hội, đương đầu và vượt qua thách thức trong giai đoạn này. Đó là vấn đề mà công ty muốn hướng tới, sau đây là các định hướng cụ thể mà công ty tiến hành: Nhận thức rõ trong tình hình hiện nay, cạnh tranh về giá là nội dung cạnh tranh quyết liệt nhất. Vì vậy, phải coi yêu cầu giảm giá thành và phí lưu thông là vấn đề quan trọng sống còn, phải rà soát lại từng công đoạn trong quá trình nhập khẩu thép, triệt để tiết kiệm chi phí, năng lượng và các chi phí quản lý khác... Phát triển các thị trường mới cả trong việc cung cấp thép mới tiềm năng bên cạnh những đối tác chiến lược hiện nay. Phân lớp thị trường, công ty xác định cho đúng đối tượng khách hàng sẽ hướng tới, phù hợp với lợi thế và khả năng mình. Ở đây, khả năng cá thể hoá đối tượng là rất quan trọng. Coi trọng việc chiếm lĩnh thị trường trong nước. Thị trường nước ta với 84 triệu dân là một thị trường lớn, tổng doanh thu hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng năm 2008 đã đạt trên 872 nghìn tỷ đồng (xấp xỉ 50 tỷ USD theo giá hiện hành). Không phải ngẫu nhiên mà hãng tư vấn A.T.kearney đánh giá thị truờng bán lẻ Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc, Ấn Độ để trở thành thị trường hấp dẫn nhất thế giới, cũng không phải ngẫu nhiên mà các nhà phân phối nước ngoài đang sẵn sàng “nhảy” vào thị trường này.(Tuoitre.com.vn) Chia sẻ khó khăn và xử lý hài hoà lợi ích giữa công ty, cán bộ quản lý và người lao động. Trong bối cảnh khó khăn, thu nhập của công ty, cán bộ quản lý và người lao động có thể bị sụt giảm. Chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý cần làm rõ tình hình cho người lao động, tự mình chịu thua thiệt nhiều hơn, qua đó người lao động chia sẻ với doanh nghiệp, tạo ra động lực tinh thần mới, nền tảng văn hóa doanh nghiệp mới. Tăng cường liên kết theo chiều dọc và theo chiều ngang để đồng bộ hoá việc cung ứng, ổn định và mở rộng các kênh lưu thông. Cạnh tranh không loại trừ hợp tác mà luôn song hành trong kinh tế thị trường. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THÉP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẮT THÉP CỬU LONG Hoạt động nhập khẩu thép của Việt Nam trong những năm gần đây Các quy định của pháp luật Việt Nam trong những năm gần đây Chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng thép nói chung Nhà Nước không quy định hạn ngạch nhập khẩu, hầu hết các loại phôi và thép thành phẩm nhập khẩu từ các nước trong khu vực Đông Nam Á có thuế suất 0% hoặc thuế suất thấp dưới 5% theo chương trình cắt giảm thuế quan chung (CEPT), trừ một số loại sắt, thép không hợp kim được cán mỏng, có chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ mạ, hoặc tráng hiện đang có mức thuế suất từ 5% đến 20%. Biểu thuế nhập khẩu thép của Việt Nam hiện vẫn đang được hoàn thiện dần theo quy định của WTO và theo chương trình cắt giảm thuế quan chung của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (CEPT). Các thị trường chính cung ứng thép cho Việt Nam Trung Quốc duy trì là thị trường cung cấp thép hình lớn nhất cho Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2009, chiếm tỷ trọng 38,8%, đạt 41,59 nghìn tấn, giảm 47,96% so với cùng kỳ năm 2008. Trong khi đó, nhập khẩu từ các thị trường khác tăng rất mạnh, đặc biệt là Nga, Thái Lan và Malaysia do giá cạnh tranh hơn. Trong 6 tháng đầu năm nay, giá thép hình nhập khẩu từ 3 thị trường này đạt lần lượt là 430 USD/tấn, 486 USD/tấn và 459 USD/tấn trong khi từ Trung Quốc là 584 USD/tấn. Bảng 23 Tham khảo một số thị trường cung cấp thép hình cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2009 % so 6 tháng đầu năm 2008 Lượng (tấn) Trị giá (USD) Giá (USD/tấn) Lượng Trị giá Giá Trung Quốc 41.592 24.287.218 584 -47,96 -60,51 -24,12 Nhật Bản 16.239 10.297.530 634 174,08 78,14 -35,00 Malaysia 14.540 6.669.281 459 21.879 7.615 -64,90 Đài Loan 10.090 8.022.933 795 1,02 -19,24 -20,05 Hàn Quốc 8.328 5.186.596 623 538,17 285,82 -39,54 Nga 5.063 2.177.191 430 126.475 90.616 -28,33 Indonesia 4.349 2.176.362 500 257,95 175,82 -22,95 Thái Lan 3.579 1.740.637 486 64.775 20.393 -68,41 Phần Lan 1.046 575.384 550 Bỉ 815 538.964 661 234,02 346,10 33,56 Tổng 107.273 63.374.062 591 -11,95 -32,81 -23,69 ( vinanet.com) Hoạt động nhập khẩu thép tại Việt Nam trong năm 2007-2008 (Nguồn: baothuongmai.com) Hình 2.5 Ngành thép Việt Nam Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp trong ngành Thép Việt Nam đã tận dụng những cơ hội để đầu tư phát triển, mở rộng thị trường và đạt được nhiều kết quả thắng lợi. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển một cách bền vững trong những năm tiếp theo. Ngành cần nhanh chóng thực hiện một số giải pháp căn bản ngay trong giai đoạn vượt qua khó khăn và phục hồi nền kinh tế. Mặc dù phải đương đầu với những khó khăn do thiên tai bão lụt và nhất là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho nhu cầu hàng hoá trên thị trường toàn cầu bị suy giảm nghiêm trọng, nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng của nước ta trong năm 2008 vẫn đạt kết quả khả quan. Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, cả năm 2008, Việt Nam đã nhập khẩu 5,7 triệu tấn sắt thép các loại với trị giá hơn 5 tỉ USD, tăng 3,36% về lượng và 34,97% về trị giá so với năm 2007. Có thể thấy, diễn biến lượng nhập khẩu thép năm 2008 của Việt Nam hoàn toàn trái ngược với năm 2007. Đón đầu được sự tăng giá mạnh của thị trường thế giới, các doanh nghiệp đã tranh thủ nhập rất nhiều trong 3 tháng đầu năm với tổng cộng 2,78 triệu tấn, gần bằng một nửa lượng nhập khẩu trong cả năm 2007. Từ tháng 4 trở đi, do lượng hàng tồn kho lớn và giá thế giới tăng cao nên lượng nhập khẩu giảm rất mạnh trong hầu hết các tháng còn lại của năm. Đến tháng 12, lượng tồn kho và giá giảm, các doanh nghiệp đã bắt đầu tăng nhập khẩu trở lại. Về giá nhập khẩu: Năm 2007, giá thép nhập khẩu khá ổn định trong suốt cả năm thì năm 2008 lại có sự biến động rất mạnh. Trong 9 tháng đầu năm 2008,  giá thép nhập khẩu liên tục tăng mạnh, lên gấp 2 lần. Tháng 10 và tháng 11, giá nhập khẩu giảm dần và đến tháng 12 thì giảm gần 1 nửa về mức 699 USD/T, thấp hơn so với đầu năm 2008 và cả cùng kỳ năm 2007. Tính chung cả năm 2008, giá thép nhập khẩu tăng trung bình 30,6%, đạt 875 USD/T. Về chủng loại nhập khẩu: thép cuộn cán nóng vẫn là loại thép được nhập khẩu nhiều nhất với 1,63 triệu tấn, trị giá 1,2 tỉ USD, giảm 3,52% về lượng nhưng tăng 41,83% về trị giá. Tiếp đến là chủng loại thép tấm cán nóng với lượng nhập khẩu 1,12 triệu tấn, trị giá 852,7 triệu USD, tăng 0,61% về lượng và 27,98% về trị giá. Bên cạnh đó, một số loại có lượng nhập khẩu tăng mạnh so với năm 2007 như thép tấm cán nguội (tăng 267,86%), thép lá cán nóng (tăng 30,15%), thép không gỉ (tăng 26,3%), thép dây (tăng 21%)… Về thị trường nhập khẩu: năm 2008, thị trường cung cấp thép cho Việt Nam có sự chuyển dịch lớn. Chính sách hạn chế xuất khẩu thép của Trung Quốc trong những tháng đầu năm đã khiến cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh tìm kiếm đối tác từ các nước khác. Đến cuối năm, Trung Quốc thả lỏng xuất khẩu thì Việt Nam lại hạn chế nhập khẩu do tồn kho nhiều. Do vậy, lượng nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2008 đã giảm mạnh 21,25% so với năm 2007, xuống còn 2,3 triệu tấn, chiếm tỉ trọng 39%. Giảm mạnh so với năm 2007 (với tỉ trọng về lượng nhập khẩu từ Trung Quốc là 49,5%). Trong khi đó, lượng nhập khẩu thép từ các nước Hàn Quốc, Ấn Độ, Ucraina, Mêhicô, Thuỵ Điển và nhiều thị trường khác trong năm 2008 tăng rất mạnh. Dự báo tình hình nhập khẩu thép trong năm 2009 Hình 2.6 Thị trường thép 2009 (Nguồn:vietnamnet.com.vn) Theo số liệu thống kê, nếu như trong 4 tháng đầu năm 2009, nhập khẩu thép và phôi thép vào Việt Nam đạt rất thấp và giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2008 thì trong tháng 5, tháng 6 và tháng 7, lượng nhập khẩu đã tăng rất mạnh. Trong tháng 6/2009, lượng thép và phôi thép nhập khẩu đạt 857 nghìn tấn, giảm 23,17% so với tháng trước nhưng tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2008 lại đạt rất cao 92,52%. Tháng 5/2009, nhập khẩu thép và phôi thép tăng 67,69% so với cùng kỳ năm 2008. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, lượng thép và phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam đạt gần 4,4 triệu tấn, giảm 27,58% so với cùng kỳ năm 2008. Về kim ngạch do giá nhập khẩu giảm tới 30% nên kim ngạch nhập khẩu thép và phôi thép 6 tháng đầu năm nay giảm tới 53% so với cùng kỳ năm 2008. Về chủng loại nhập khẩu: Nhiều loại thép nhập khẩu trong tháng 6/2009 giảm mạnh so với tháng trước như thép thanh giảm 13,09%, thép lá cán nóng giảm 33,16%, thép hình giảm 44,04%, thép dây giảm 46,69%, thép cuộn cán nóng giảm 46,69%... Còn so với cùng kỳ năm 2008, đa số các chủng loại thép nhập khẩu đều tăng mạnh về lượng, cụ thể là phôi thép, tôn, thép không gỉ và hợp kim tăng trên 200%, thép thanh tăng 116,44%, thép hình, thép dây, thép lá… tăng từ 70% đến gần 100%. Đánh giá về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp thép trong năm 2009, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam đánh giá, từ nay đến hết năm 2009 giá nhập khẩu nguyên liệu vẫn có khả năng tăng nên giá thép thị trường trong nước sẽ tiếp tục tăng nhưng sẽ khó tăng đột biến… Việc giá tăng còn phụ thuộc vào sự phục hồi của kinh tế thế giới, vì hầu hểt các nước đã bắt đầu phục hồi kinh tế sau thời kỳ suy giảm. Bảng 24 Nhập khẩu thép 7 tháng đầu năm 2009 và ước tính cả năm 2009 (ĐVT: Tấn) 7 tháng đầu năm 2009 Ước 5 tháng cuối năm 2009 Ước cả năm 2009 So với 2008 Phôi thép 1.199.421 1.000.000 2.199.421 96,6% Thép phế liệu 1.077.341 911.000 1.989.000 134,3% Thép tấm lá đen 2.314.953 1.959.000 4.273.000 100% Thép lá mạ 155.831 132.300 288.000 134,5% Thép cuộn 248.705 231.295 480.000 122,4% Thép thành phẩm 3.100.246 2.623.000 5.723.000 92,3%   ( Vinanet.com) Tuy nhiên, ông Cường nhấn mạnh, năm 2010 cũng sẽ là năm mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số khó khăn về giá cả nguyên liệu cơ bản như: quặng. than, dầu, phôi thép, thép phế và một số nguyên liệu khác sẽ tăng giá. Thêm vào đó, Việt Nam không còn được hưởng các ưu đãi cao về chính sách thuế, nhiều dự án mới về thép đi vào hoạt động làm cho mất cân đối giữa nguồn cung và mức thiệu thụ của thị trường, dẫn đến cạnh tranh quyết liệt, đặc biệt là đối với những sản phẩm thép xây dựng, cuộn cán nguội, ống thép hàn, tôn mạ kim loại, sơn phủ màu… Các sản phẩm nhập khẩu chính tại công ty Bảng 25 Các sản phẩm nhập khẩu chính tại Công ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long Tên sản phẩm Tiêu chuẩn Xuất xứ Ứng dụng (Nguồn: sathep.net) Hình 2.7 Thép cuộn cán nguội SPCC – SP Úc, Nga, New zealand, Hàn quốc Sản phẩm cơ khí, bồn bể, xà gồ, ống thép, Bình ga… (Nguồn: satthep.net) Hình 2.8 Thép cuộn cán nóng JIS 3132-90 Úc, Nga, New zealand, Hàn quốc… sản phẩm gia dụng, phụ tùng xe máy, tủ, giường (Nguồn: satthep.net) Hình 2.9 Thép cuộn mạ kẽm JIS G3302 SGCC Úc, Nga, New zealand, Hàn quốc… sản xuất tấm lợp, cửa cuốn, vách tủ lạnh, tủ đông, vỏ máy điều hòa nhiệt độ Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu thép tại công ty Nhân tố bên trong công ty Nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính Hình 2.10 Thép nhập khẩu năm 2009 (Nguồn: VSA.com.vn) Hiệp hội thép Việt Nam Khi công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần thì bộ máy quản lý đã có sự điều chỉnh phù hợp. Bộ máy quản lý hiện nay có sự phân định trách nhiệm và nghĩa vụ giữa các phòng ban đang hoạt động hiệu quả thể hiện qua kết quả kinh doanh khả quan của công ty. Ngoài ra các bộ phận trong công ty còn hỗ trợ nhau thực hiện các công đoạn của quy trình xuất nhập khẩu một cách hiệu quả, ví dụ như phòng kinh doanh sẽ tham vấn cho phòng xuất nhập khẩu lên kế hoạch kinh doanh, tìm kiếm đối tác nào sẽ thật sự tốt cho công ty, hay phòng kế toán sẽ duyệt ngân sách để nhân viên xuất nhập khẩu có thể ký quỹ để mở L/C nhanh chóng kịp với thời gian quy định. Tuy mỗi bộ phận có những trách nhiệm và nghiệp vụ khác nhau, nhưng tất cả đều tích cực góp phần vào hoạt động xuất nhập khẩu hiệu quả nhất cho công ty. Nhân tố con người Phòng xuất nhập khẩu có nhân viên chuyên trách nhiệm vụ nghiên cứu tìm hiểu các khách hàng tiềm năng của công và các khách hàng mới để nhận biết mặt hàng thép nào đang có nhu cầu, lựa chọn các nhà cung ứng phù hợp cung cấp mặt hàng thép với giá cả hợp lý và chất lượng đạt tiêu chuẩn. Công ty thường nhập khẩu từ các nhà cung ứng từ Nga, Ukraina, Trung Quốc, Úc, NewZend…với tiêu chuẩn thép quốc tế như mặt hàng thép cuộn cán nóng là J IS 3132-90. (Nguồn: tuoitre.com.vn) Hình 2.11 Sử dụng nhân tố con người thật hiệu quả Hiểu rõ vai trò quan trọng của yếu tố con người trong hoạt động xuất nhập còn có trình độ của cán bộ nhân viên xuất nhập khẩu, trong bộ phận xuất nhập khẩu có những nhân viên chuyên trách từng khâu trong quy trình nhập khẩu thép tại công ty, bao gồm nhân viên thực hiện khâu liên quan đến việc mua bảo hiểm, mở L/C, ký quỹ, nhận bộ chứng kiểm tra và tiến hành thanh toán; có những nhân viên khác chịu trách nhiệm từ khâu thông quan hàng hoá đến khi hàng nhập kho an toàn. Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng, đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu hiện nay thì đã đặt ra vấn đề vô cùng quan trọng là khả năng quan sát và dự đoán chuyển biến thị trường, riêng tại công ty thì trình độ này nhìn chung còn vài điểm hạn chế đây cũng là điểm hạn chế của đa số doanh nghiệp trong nước vấp phải. Điển hình trong năm 2008, do không lường trước những biến động thị trường thế giới và nhu cầu thép trong nước, đã khiến một lượng lớn thép nhập khẩu về không thể bán được phải chịu tồn kho, ứ đọng vốn tại chính công ty. Nhân tố vốn và công nghệ Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long với vốn điều lệ tương đối lớn là một trong những thuận lợi cho công ty vì yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung cũng như hoạt động kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Với nguồn vốn sẵn có công ty đã xây dựng được uy tín đối với các ngân hàng, điều này giúp cho công ty có nhiều thuận lợi trong việc mở L/C và ký quỹ với phần trăm ưu đãi. Điều này sẽ giúp cho công ty có thể thực hiện các hợp đồng nhập khẩu thuận lợi, khi công ty có khả năng nhập khẩu với số lượng lớn đáp ứng nhu cầu thị trường đột ngột tăng cao kịp thời như trong năm 2007 và đầu năm 2008. Ngoài ra nhờ có nguồn vốn dồi dào công ty đã xây dựng cơ sở vật chất khang trang hiện đại, với mặt bằng rộng rãi, có đầy đủ nhà xưởng, các văn phòng quy mô đem lại tâm lý thoải mái cho công nhân viên giúp hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng có những thành công.  Với nguồn vốn đáng kể công ty có thể đa dạng hóa mặt hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong nước. Đây cũng là nhân tố giúp tăng khả năng cạnh tranh của công ty so với các công ty nhập khẩu thép khác. Nhân tố bên ngoài công ty Nhân tố chính trị, luật pháp Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long cũng phải không ngừng cập nhật những thay đổi cho chính sách nhập khẩu, các quy định về thuế quan, thủ tục xuất nhập khẩu của những quốc gia mà công ty nhập khẩu thép. Đây là cơ sở để công ty có thể tiến hành hoạt động nhập khẩu phù hợp với quy định pháp luật của quốc gia đó. Khi đã tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế mà không hiểu những quy định quốc tế một cách cặn kẽ, thấu đáo như: Incoterm, phương thức thuê tàu, phương thức kiểm tra chứng từ hàng hóa thì chính công ty phải chịu lấy tổn thất không đáng có. Việt Nam là quốc gia có nền chính trị ổn định, đây là thuận lợi để công ty có thể yên tâm hoạt động kinh doanh, tiến hành các dự án lâu dài trong sự hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên, trong vấn đề luật pháp của ta vẫn còn quá cồng kềnh, lại hay thay đổi mà không có thông báo kịp thời cho công ty ví dụ như thay đổi về mức thuế suất nhập khẩu nguyên liệu thép, điều này đã khiến công ty gặp những trở ngại không đáng có. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của thép nhập khẩu Để có thể nhập khẩu thì công ty phải mua ngoại tệ giúp thanh toán tiền hàng cho nhà cung ứng nước ngoài, vì vậy yếu tố tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ rất ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu tại công ty. Ví dụ như khi tỷ giá hối đoái giữa Việt nam đồng và USD tăng cao, công ty phải chi ra nhiều tiền để mua USD thanh toán cho đối tác, vì vậy việc lựa chọn nhà cung ứng nào cũng còn phụ thuộc đồng tiền thanh toán có tỷ giá hối đoái như thế nào đối với Việt Nam đồng. Yếu tố thị trường trong nước và ngoài nước Trong năm 2007-2008 giá cả mặt hàng thép thay đổi khó lường cả trên thị trường trong nước và thế giới kéo cả nhu cầu về mặt hàng này cũng lên xuống chóng mặt, đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động nhập khẩu tại công ty với lợi nhuận khả quan trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 nhưng phải chịu hàng tồn kho trong những tháng cuối năm 2008 khi lượng cung vượt quá so với cầu. Sự diễn biến phức tạp của giá cả thép đã khiến cho nhiều nhà thầu xây dựng đều không dám nhận thầu vì sợ giá vật liệu xây dựng “trở chứng” vào đầu năm 2009. Bên cạnh đó, nhà thầu cũng không còn đủ vốn để mạnh dạn nhận thầu khi đang ở trong tình trạng thiếu vốn. Không ít nhà đầu tư và cả các hộ dân cứ chần chừ chờ đợi giá hạ, chờ Nhà nước có chính sách mới rồi mới quyết định tiến hành xây dựng. điều này đã khiến cho công ty phải ra chính sách giảm sản lượng thép nhập khẩu, vừa giải quyết xong lượng tồn kho vừa tiến hành giảm đi lượng cung nhằm kéo giá thép tăng cao trở lại. Đã thế nguyên nhân thời tiết thất thường, lượng mưa nhiều trong những tháng cuối năm cũng ảnh hưởng đến tiến độ thi công cho các đơn vị xây dựng không thể đẩy nhanh. Điều này cũng ảnh hưởng đến mức độ tiêu thụ thép tác động đến lượng thép mà công ty nhập khẩu. Yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa quốc tế Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố cơ sở hạ tầng sau trong hoạt động nhập khẩu của mình: Hệ thống giao thông, cảng biển: với vị trí tại khu công nghiệp Tân Tạo thì khá xa các cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh điều này làm cho hoạt động vận chuyển hàng nhập khẩu về kho mất khá nhiều thời gian và chi phí, tuy nhiên tại khu công nghiệp Tân Tạo lại có sự thuận tiện về giao thông tránh được tình trạng kẹt xe xảy ra thường xuyên ở trung tâm thành phố đang gặp phải. Hệ thống Ngân hàng: Một khi ngân hàng siết chặt vốn cho vay sẽ nhiều công trình trọng điểm phải giãn, hoãn tiến độ, thậm chí là dừng do không thể vay vốn để tiếp tục tiến độ xây dựng, mua nguyên vật liệu trong đó bao gồm cả thép, khiến cho tiêu thụ thép giảm mạnh. Tất yếu khiến cho nhu cầu thép trong thị trường sẽ sụt giảm. Công ty sẽ phải giảm sản lượng nhập khẩu ngay trong giai đoạn đó. Ngoài ra các hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng cũng tác động rất lớn đến khâu thanh toán (mở L/C, nhận và kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa nhập khẩu) tại công ty, vì hiện nay bất kỳ hình thức thanh toán với nước ngoài đều phải thông qua ngân hàng để nhà nước có thể quản lý hoạt động nhập khẩu. Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng: khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu tùy vào điều kiện Incoterm mà hai bên thỏa thuận mà Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long sẽ phải tiến hành mua bảo hiểm nhằm đảm bảo quyền lợi cho bản thân (điều kiện CFR, CPT…) Hoạt động xây dựng trì trệ: ngành xây dựng là ngành tiêu thụ chủ lực mặt hàng thép, cho nên bất kỳ sự biến động nào của nó đều ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng đến hoạt động nhập khẩu thép nói chung và bản thân Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long nói riêng. Ví dụ: trong năm 2007-2008 do giá thép tăng quá cao trong một thời gian dài đã làm ảnh hưởng dây chuyền đến các hoạt động xây dựng. Rất nhiều công trình xây dựng trọng điểm, những công trình có vốn đầu tư lớn cho đến nay vẫn chưa khắc phục, chưa giải quyết được hậu quả của việc tăng giá thép. Vì khi giá thép tăng, các nhà thầu phải đàm phán, làm lại các thủ tục, hồ sơ giấy tờ bổ sung trình duyệt và chờ quyết toán khá phức tạp, cần phải có một thời gian dài mới giải quyết được. Chính vì vậy mà ở rất nhiều công trình, các nhà thầu đã có số nợ lên đến cả chục tỷ đồng nhưng vẫn chưa thanh toán cho các đơn vị kinh doanh thép, buộc các đơn vị này phải ngưng cung ứng thép, khiến thép tồn kho nhiều. Và chính bản thân Công ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long cũng không thể tránh khỏi những tác động đó, trong năm 2008 công ty đã phải cắt giảm sản lượng nhập khẩu nhưng vẫn bị ứ đọng thép trong kho. Hoạt động nhập khẩu thép tại công ty Tình hình nhập khẩu thép tại công ty Giá trị xuất nhập khẩu Từ khi thành lập, công ty đã thực hiện các hợp đồng nhập khẩu là chủ yếu, nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm chủ lực là thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội, thép mạ kẽm, thép tấm, thép tròn,…… Bảng 26 Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trong năm 2005, 2006, 2007, 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 (Trích nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu) Nhập khẩu Xuất khẩu Tổng cộng Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Năm 2005 5,096,150.000 100 0 0 5,096,150.000 100 Năm 2006 6,603,170.730 99.98 1,535.925 0.02 6,604,706.655 100 Năm 2007 31,000,694.400 100 0 0 31,000,694.400 100 Năm 2008 42,610,015.200 100 0 0 42,610,015.200 100 6 tháng đầu năm 2009 10,268,450.000 100 0 0 10,268,450.000 100 Biểu đồ 22 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long Qua bảng trên ta có thể thấy rõ tổng giá trị kim ngạch Xuất Nhập Khẩu đã tăng nhanh trong năm 2007 và 2008, đây cũng là năm mà ngành thép có những chuyển biến mạnh mẽ nhất, trong năm 2005 và 2006 thì kim ngạch Xuất Nhập Khẩu của công ty chỉ tăng nhẹ. Nhìn nhận trong 6 tháng đầu năm 2009 kim ngạch Xuất Nhập Khẩu của công ty tăng ít và do ảnh hưởng những tác động xấu của những tháng cuối năm 2008. Kim ngạch Xuất Nhập Khẩu của năm 2007 tăng hơn 24,359,987.745 USD ( khoảng 369.37%) so với năm 2006. Tổng giá trị kim ngạch Xuất Nhập Khẩu của năm 2008 tăng hơn 11,609,320.800 USD (khoảng 37.45%) so với năm 2007. Như vậy có thể nói trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 tổng giá trị kim ngạch Xuất Nhập Khẩu đã từ con số 6,603,170.730 USD năm 2006 đã tăng lên đến 42,610,015.200 USD năm 2008, tức là đã tăng 36,005,308.545 USD trong vòng 3 năm qua. Điều này chứng tỏ tổng giá trị kim ngạch Xuất Nhập Khẩu của công ty tăng đều qua từng năm. Đây là dấu hiệu khả quan cho tình hình Xuất Nhập Khẩu sắt thép tại công ty. Chính hoạt động nhập khẩu đã mang lại nhiều giá trị cho tình hình Xuất Nhập Khẩu tại công ty. Điều này có được là do giá sắt thép trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng khoảng trên 1,000 USD/tấn (tức là tăng khoảng 20%) so với thời điểm trước đây. Năm 2006 giá trị kim ngạch Xuất Khẩu chỉ đạt 1,535.925 USD chỉ chiếm 0.02% tổng tỷ trọng của kim ngạch Xuất Nhập Khẩu. Điều này cho thấy công ty chỉ tập trung vào hoạt động nhập khẩu. Số liệu trên cũng thể hiện rõ mục tiêu của công ty là giảm xuất khẩu, từ 0.02% năm 2006 xuống còn 0% vào năm 2007 và 2008. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu chênh lệch nhau rất nhiều, điều này dẫn đến sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Nhưng sự mất cân đối này phù hợp với mục tiêu hiện nay của công ty là chuyển sang nhập khẩu hoàn toàn. Chính sách phát triển kinh tế nước ta đối với ngành sắt thép là chỉ tập trung vào hoạt động nhập khẩu. Việc đẩy mạnh nhập khẩu, giảm xuất khẩu của công ty là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của nước ta nói chung cũng như đối với ngành sắt thép nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu Công ty nhập khẩu các loại sản phẩm sắt thép từ các thị trường nước ngoài là chủ yếu và sau đó phân phối lại cho các công ty xây dựng khác Bảng 27 Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của công ty trong năm 2005, 2006, 2007, 2008 ( Trích nguồn: Phòng kinh doanh) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Giá trị (usd) Tỷ trọng (%) Giá trị (usd) Tỷ trọng (%) Giá trị (usd) Tỷ trọng (%) Thép cuộn cán nóng 2,450,228.724 37.11 16,898,478.517 54.51 21,045,086.507 49.39 Thép cuộn cán nguội 2,006,954.668 30.39 5,967,633.672 19.25 16,541,207.901 38.82 Thép mạ kẽm 1,512,813.097 22.91 4,805,107.632 15.50 3,016,789.076 7.08 Loại khác 633,174.241 9.59 3,329,474.579 10.74 2,006,931.716 4.71 Tổng cộng 6,603,170.730 100 31,000,694.400 100 42,610,015.200 100 Biểu đồ 23 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu trong năm 2006, 2007, 2008 Theo bảng số liệu trên, ta thấy giá trị của các loại thép tăng đều qua từng năm trong 3 năm 2006, 2007 và 2008, chứng tỏ tình hình nhập khẩu tại công ty qua từng năm ngày càng tiến triển tốt. Tổng giá trị năm 2007 tăng 24,397,523.670 USD ( khoảng 369.48%) so với tổng giá trị năm 2006. Trong đó các loại thép cuộn chiếm giá trị và tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị nhập khẩu của công ty từ năm 2006-2007. Trong đó thép cuộn cán nóng chiếm giá trị và tỷ trọng cao hơn hẳn thép cuộn cán nguội, trong năm 2007 thép cuộn cán nóng tăng 14,448,249.793 (khoảng 589.67%) so với thép cuộn cán nóng năm 2006. Tổng giá trị năm 2008 tăng hơn 11,609,320.800 USD (khoảng 37.45%) so với tổng giá trị năm 2007. Trong đó các loại thép cuộn chiếm giá trị và tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị nhập khẩu của công ty từ năm 2007-2008. Trong năm 2008 thép cuộn cán nóng tăng 4,146,607.990 (khoảng 24.54%) so với thép cuộn cán nóng năm 2007. Có thể nói tình hình nhập khẩu thép tại công ty tăng đều qua từng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do giá sắt thép trên thị trường có chiều hướng tăng từ 430USD/tấn năm 2006 đến hơn 1000 USD/tấn năm 2008. Giá tăng cao làm cho tình hình nhập khẩu tại công ty cũng vì thế mà tăng theo. Công ty chủ yếu nhập khẩu các loại thép cuộn để phục vụ trong lĩnh vực xây dựng, cơ khí, chế tạo máy,…Chính vì thế nên giá trị và tỷ trọng của các loại thép cuộn chiếm khoảng gần một nửa so với tổng giá trị và tỷ trọng của các sản phẩm thép khác nhập khẩu tại công ty. Đặc biệt là sản phẩm thép cuộn cán nóng. Sản lượng thép nhập khẩu Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long đã tăng lượng nhập khẩu một cách vượt bậc qua từng năm thể hiện những thành tựu trong hoạt động kinh doanh tại công ty, lượng thép nhập khẩu trong năm 2008 con số thật ấn tượng đây cũng là năm mà ngành thép có những chuyển biến phức tạp. Những số liệu đã cho ta thấy quy mô kinh doanh của công ty đã mở rộng nhanh chóng đi kèm là sự gia tăng ở số lượng thép nhập khẩu. Và lượng nhập khẩu được chia đều trong 4 quý của năm, lượng nhập khẩu luôn luôn tăng cao trong quý 2, quý 3 sau đó giảm dần, đây cũng là quy luật nhập khẩu thép của hầu hết các công ty vì những tác động của ngành xây dựng, yếu tố thời tiết mưa nhiều của nước ta vào những tháng cuối năm. Năm 2007, năm 2008 là hai năm công ty tăng lượng nhập khẩu lên cao do ảnh hưởng của thị trường thế giới và trong nước (nhu cầu và giá thép tăng cao). Nhưng bước sang năm 2009 những ảnh hưởng xấu của năm trước cùng với lượng hàng còn tồn kho nên công ty chỉ nhập khẩu rất ít để theo dõi những biến động thị trường, chờ giá thép tăng trở lại. Dự báo 6 tháng cuối năm công ty sẽ tăng lượng nhập khẩu trở lại khi mà thị trường đã có dấu hiệu phục hồi, ổn định. Bảng 28 Sản lượng thép nhập khẩu của năm 2005-2009 (Trích nguồn: Phòng kinh doanh) ĐVT: tấn Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Tổng Năm 2005 3,533.427 1,153.360 4,598.430 3,455.158 12,740.375 Năm 2006 3,594.310 5,326.320 4,103.885 2,331.696 15,356.211 Năm 2007 13,165.893 25,461.646 14,913.732 15,349.161 68,890.432 Năm 2008 14,166.497 36,645.166 9,890.108 10,314.921 71,016.692 6 tháng đầu năm 2009 6,408.567 10,153.450 _ _ 16,562.017 Biểu đồ 24 Sản lượng thép nhập khẩu Trong năm 2008 tổng sản lượng nhập khẩu của công ty là 71,016.692 tấn, lượng nhập khẩu này chia trong các quý, nhưng đặc biệt giảm trong quý 3 do ảnh hưởng của tính thời vụ. Thời gian này nước ta bước vào mùa mưa, thời tiết không thuận lợi nên có rất ít các dự án, công trình xây dựng thực hiện. Đều này khiến cho nhu cầu về thép trong nước giảm sút nên sản lượng nhập khâủ cũng kéo theo giảm đi. Thị trường nhập khẩu chính của công ty Trong bối cảnh quốc tế hóa nền kinh tế trên quy mô toàn cầu như hiện nay đã làm cho thị trường thế giới sôi động hẳn lên và cũng mỗi lúc một phức tạp hơn. Việt Nam gia nhập WTO nên có nhiều công ty cũng như tập đoàn tập trung đầu tư và kinh doanh tại đất nước này. Đây vừa là cơ hội và cũng vừa là thử thách đối với các công ty kinh doanh về lĩnh vực sắt thép nói chung và Công Ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long nói riêng. Nhưng nhìn chung trong những năm qua, với sự nhiệt tình và tích cực của đội ngũ cán bộ công nhân viên, công ty đã không ngừng tìm kiếm thêm thị trường mới cũng như duy trì mối quan hệ tốt với thị trường cũ. Thị trường cung cấp sắt thép chính cho công ty là các công ty xây dựng có trụ sở tại Hải Phòng, Hà Nội …… Ngoài ra thị trường nước ngoài cũng là những bạn hàng cung cấp lâu dài của công ty như: Trung Quốc, Úc, Newzealand, Nga, Ukraine… Công ty chuyên nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn từ nhiều nơi trong cùng lãnh thổ cũng như nhập khẩu từ các thị trường nước ngoài rồi sau đó phân phối lẻ tại các công ty chuyên kinh doanh sắt thép và các công ty thuộc lĩnh vực xây dựng. Thị trường hoạt động kinh doanh chính của công ty Công ty có thị trường kinh doanh rộng rãi hơn 8 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành Thép, cùng với lực lượng lao động năng động, Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long đã liên tục phát triển, hội nhập sâu rộng và đang vững bước tiến đến cổ phần hóa. Những khó khăn trong thời kỳ hội nhập đã ảnh hưởng đến toàn ngành Thép nói chung và công ty nói riêng. Nhưng với kinh nghiệm và tư duy hội nhập của riêng mình, công ty đã vạch định hướng đi phù hợp với tình hình mới, nên đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Bên cạnh đó, xác định được tầm quan trọng của hệ thống phân phối, công ty đã thiết lập mạng lưới phân phối rộng khắp từ TP. HCM đến các tỉnh miền Đông Nam bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. Cùng với kinh nghiệm tích lũy được và tính chuyên nghiệp trong hoạt động, công ty đã thành công trong việc xác lập sự hợp tác chiến lược với các nhà sản xuất trong nước, cũng như các đối tác ở nước ngoài. Thông qua đó, công ty đã nâng tầm hoạt động của mình trong ngành Thép như việc cung cấp thép cho các công trình lớn và quan trọng: Hùng Vương Plaza, A&B Tower, Saigon Pearl, Bệnh viện Việt Pháp, Nhà máy Bia Tiger... Chuyên sâu trong lĩnh vực hoạt động là một nét riêng của công ty. Không những cung cấp các sản phẩm thép hoàn chỉnh (hạ nguồn) cho các công trình và nhà dân dụng, công ty còn đẩy mạnh trong hoạt động cung cấp thép phế liệu (thượng nguồn) cho các nhà máy, bằng các nguồn thu mua trong nước, cũng như nhập khẩu từ nước ngoài. Đạt được những thành quả như ngày hôm nay, công ty đã đặt chữ “Tâm” và “Đức” của người lãnh đạo và chất lượng của lực lượng lao động được xem là yếu tố hàng đầu. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo có tầm nhìn sâu, rộng định hướng chiến lược cho Công ty, đặt biệt coi trọng quyền lợi của khách hàng và các đối tác trong toàn bộ hoạt động của mình cả trước mắt và trong lâu dài. Có như vậy, Công ty mới liên tục phát triển, vững bước tiến lên trong thời kỳ hội nhập. Quy trình hoạt động nhập khẩu thép tại công ty (2.4.2.4) (2.4.2.6) (2.4.2.4) Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long Ngân hàng mở L/C (2.4.2.4) (2.4.2.5) (2.4.2.4) (2.4.2.7) Ngân hàng thông báo Nhà xuất khẩu thép Cảng nhập khẩu Hải quan nhập khẩu Công ty bảo hiểm (2.4.2.2) (2.4.2.3) Sơ đồ 22 Sơ Đồ Quy Trình Nhập Khẩu thép tại Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nhà cung ứng và khách hàng tiêu thụ sản phẩm Công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm lựa chọn khách hàng của công ty do Phòng Xuất Nhập Khẩu và Giám Đốc phụ trách kinh doanh thực hiện. Công tác này được thực hiện dựa trên sự xem xét và đánh giá từ việc tham khảo trên sách báo, Internet, có thể từ lời mời gọi của chính đối tác này nếu họ muốn hợp tác làm ăn với công ty …… Trưởng phòng Xuất Nhập Khẩu và Giám Đốc phụ trách kinh doanh của công ty sẽ cùng nhau nghiên cứu xem nên tìm kiếm thị trường nào và tìm kiếm khách hàng nào đáng tin cậy để thực hiện việc mua hàng. Việc tìm kiếm thêm nhiều thị trường và khách hàng mới cũng rất quan trọng đối với công ty vì thông qua đó công ty có thể chiếm lĩnh được nhiều thị trường nhập khẩu hơn nhằm chứng tỏ vị thế và uy tín của công ty trong lĩnh vực sắt thép, đồng thời cũng nhằm đa dạng hóa nhiều mẫu mã sản phẩm cho công ty để phục vụ ngày càng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó công ty vẫn giữ mối quan hệ lâu dài với các đối tác cũ của công ty. Để thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa được tốt hơn, công ty phải tham khảo giá cả hàng hóa từ nhiều thị trường khác nhau trong và ngoài nước. Thông tin về giá cả hàng nhập được thu thập thông qua báo chí trong và ngoài nước, thông tin trên các trang web chuyên ngành để phục vụ cho việc định giá và giá bán trong nước. Đồng thời qua đó công ty sẽ tìm được các khách hàng thích hợp cho mình. Giao dịch, soạn thảo và ký kết hợp đồng Sau khi một danh sách các nhà cung cấp tiềm năng, họ là những đối tác trong và ngoài nước có những mặt hàng mà công ty cần nhập theo nhu cầu trong nước. Phòng kinh doanh sẽ gửi thư hay email đến những khách hàng này, trong thư chủ yếu là giới thiệu về công ty và ngỏ ý muốn mua hàng của họ. Mọi giao dịch sau này chủ yếu được tiến hành qua fax, email hay điện thoại. Nội dung thương lượng thường xoay quanh các vấn đề như sau: chất lượng của hàng hóa như thế nào? Phẩm chất có tốt không? Số lượng hàng hóa mà đối tác có thể cung cấp là bao nhiêu? Giá cả hàng hóa là bao nhiêu? Có phù hợp với giá cả của thị trường hay không? Đóng gói ký mã hiệu như thế nào? Thời gian giao hàng là bao lâu? Thời gian có được quy định đúng trong hợp đồng hay không? Công ty và nhà cung cấp sẽ sử dụng phương thức thanh toán nào cho hợp lý? Các điều khoản chung khác trong hợp đồng. Việc giao dịch có thể tiến hành trực tiếp thông qua văn phòng đại diện hay nhà môi giới của đối tác tại Việt Nam. Đó là đối với các nhà cung cấp là các công ty nước ngoài. Còn đối với các công ty trong nước thì việc giao dịch có thể tiến hành trực tiếp tại trụ sở chính của công ty. Sau khi đã thỏa thuận việc giao dịch thương lượng, nhân viên xuất nhập khẩu của công ty sẽ soạn thảo hợp đồng mua hàng của nhà cung cấp và fax qua cho họ hoặc gửi qua mail để họ xem thử các điều khoản trong hợp đồng có đúng như đã thương lượng không? Khi hai bên đã đồng ý thì đại diện của công ty(có thể là các Trưởng phòng Xuất Nhập Khẩu của cả hai công ty) sẽ thực hiện việc kí kết hợp đồng tại một địa điểm mà hai bên đã quy định. Các điều khoản của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Commodity (tên hàng): phải xác nhận được tên gọi của hàng hóa cần mua Ví dụ: thép cuộn cán nóng ( Hot rolled steel coil) Quality (chất lượng): của sản phẩm thép, quy định tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, tác dụng, hiệu suất. (Nguồn: vinanet.com.vn) Ví dụ: một số chi tiết trong hợp đồng nhập khẩu thép ghi ở mục quality-quantity Marterials: prime quality non skin-passed hot rolled steel coils as per MMK standard production and mills specification no STO MMK 350-99 for SS400 marterial and specification no STP MMK 352-2004 for SAF 1006 both of which from an integral part of this contract, mill edge Hình 2.12 Việc ký kết hợp đồng Coil’s weight: 14-16.5 mt or 18-22mt approx (in seller option) Coil ID: 850mm (+20/-40) Nominel thicknesses tolerances for SAE 1006 Orgin: MMK/ Russia Quantity (số lượng): bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hóa, phương pháp qui định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng. ví dụ: 2.00mm x 1250mm x coil 2.95mm x 1500mm x coil Price (giá cả): xác định đơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phương pháp qui định giá cả, giảm giá, điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng. ví dụ: USD 476/MT CFR Ho Chi Minh city port Viet Nam- incoterm 2000. Shipment (giao hàng): xác định thời hạn, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng. Ví dụ: Loading port one of Russian for eastern ports Discharging port: Ho Chi Minh city port, Viet Nam Transhipment: allowed Partial shipment: allowed Shipment time: January 2009/ latest February 10, 2009 Packing and marking (bao bì và ký mã hiệu): thỏa thuận về yêu cầu chất lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì, giá cả bao bì, ký mã hiệu. Hình 2.13 Soạn thảo hợp đồng cần cẩn trọng (Nguồn: tuoitre.com.vn) Ví dụ: mill’s export standard packing and marking (tiêu chuẩn bao bì và ký mã hiệu xuất khẩu) Payment (thanh toán): quy định đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, thời hạn trả tiền, hình thức trả tiền, các chứng từ là căn cứ để trả tiền. ví dụ: by irrevocable letter of credit payable at sight for 100% contract value in US dollar to be receivecs by seller lasted within November 28, 2008. L/C should be opened through one of first class Vietnamese banks acceptable to the seller. L/C can be confirmed by advising bank at beneficiary’s account. Dịch: bởi thư tín dụng không hủy ngang trả ngay khi trình phiếu (cho) 100% hợp đồng giá trị trong đô la Mỹ để là nhận bởi người bán kéo dài trong Tháng mười một 28, 2008. L/C cần phải được mở thông qua một trong số ngân hàng Việt nam lớp đầu tiên những ngân hàng chấp nhận được đối với người bán. L/C có thể được xác nhận bởi ngân hàng thông báo tại tài khoản (của) người thụ hưởng. Warranty ( bảo hành): thời gian và nội dung bảo hành. Penalty (phạt và bồi thường thiệt hại): qui định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện toàn bộ hay một phần do nguyên nhân chủ quan gây ra. Insurance (bảo hiểm): thỏa thuận ai là người mua bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm cần mua và loại chứng thư bảo hiểm cần lấy. ví dụ: to be covered by buyer we recommend that you insure your cargoes adequately so that you can claim your losses from your insurance company in case of short delivery of cargo or your cargo arrived damaged or containinated with seawater etc Dịch: được chịu trách nhiệm mua bởi người mua chúng tôi khuyến cáo rằng bạn bảo hiểm những hàng hóa (của) các bạn đầy đủ vì thế mà bạn có thể đòi hỏi những sự mất mát (của) các bạn từ công ty bảo hiểm (của) các bạn trong trường hợp của sự giao hàng thiếu (của) hàng hóa hay hàng hóa (của) các bạn đến bị hư hại hay với nước biển … Force majeure (bất khả kháng): là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng trở thành không thể thực hiện, mà không ai bị coi là chịu trách nhiệm. Các sự kiện bất khả kháng mang 3 đặc điểm sau: không thể lường trước được, không thể vượt qua, xảy ra từ bên ngoài. Claim and inspection (khiếu nại): là các đề nghị do một bên đưa ra đối với bên kia do số lượng chất lượng giao hàng hoặc một số vấn đề khác không phù hợp với các điều khoản đã được qui định trong hợp đồng. Arbitration (trọng tài): qui định các nội dung: ai là người đứng ra phân xử, luật áp dụng, địa điểm tiến hành trọng tài, cam kết chấp hành tài quyết, phân định chi phí trọng tài. Other terms and condition ( các điều khoản và điều kiện khác) Mua bảo hiểm Trong hợp đồng nhập khẩu thép của Công ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long thông thường qui định điều kiện cơ sở giao hàng là điều kiện CFR incoterm 2000, nhà nhập khẩu cần phải mua bảo hiểm cho hàng hóa trước khi tiến hàng mở L/C, công ty bảo hiểm mà công ty chọn mua là Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt, Công ty bảo hiểm Bảo Minh là những công ty có uy tín cao. Công ty cần làm những công việc sau: Chọn điều kiện thích hợp để mua bảo hiểm: căn cứ vào đặc tính của hành hóa, phương thức vận chuyển...để chọn điều kiện thích hợp nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa và đạt hiệu quả kinh tế cao. Làm giấy yêu cầu bảo hiểm: căn cứ vào hợp đồng và L/C điền đủ các nội dung sau trong giấy yêu cầu bảo hiểm Tên người được bảo hiểm Tên hàng hóa được bảo hiểm Loại bao bì, cách đóng gói và ký mã hiệu của hàng hóa được bảo hiểm Trọng lượng hay số lượng hàng hóa cần bảo hiểm Tên tàu biển hay phương thức vận chuyển. Cách thức xếp hàng được bảo hiểm xuống tàu Nơi bắt đầu vận chuyển, chuyển tải và nơi nhận hàng hóa được bảo hiểm Ngày tháng phương tiện chở hàng được bảo hiểm bắt đầu rời bến Giá trị hàng hóa được bảo hiểm và số tiền bảo hiểm Điều kiện bảo hiểm Nơi thanh toán bồi thường Đóng phí bảo hiểm và lấy chứng thư bảo hiểm Sau khi nộp giấy yêu cầu bảo hiểm cho người bảo hiểm, người bảo hiểm tính phí bảo hiểm và công ty sẽ đóng phí bảo hiểm và nhận giấy chứng nhận bảo hiểm theo yêu cầu. Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate) là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm… Mở L/C Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long luôn luôn sử dụng thư tín dụng không thể hủy ngang (irrevocable letter of credit) là loại L/C sau khi mở ra thì ngân hàng mở L/C và nhà nhập khẩu không thể sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự thỏa thuận khác của nhà xuất khẩu và các bên tham gia L/C. Hình 2.14 Lựa chọn ngân hàng có uy tín để mở L/C (Nguồn: vietnamnet.com.vn) Vị trí công ty là người mua, nhập khẩu sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để mở thư tín dụng theo các quy định của hợp đồng được ký kết. Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long (The applicant for the credit) là người nhập khẩu hàng hóa, người mua. Ngân hàng mở thư tín dụng (The issuing bank or opening bank): là Ngân hàng đại diện, thường là ngân hàng cung cấp tín dụng cho Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long. Nhà xuất khẩu thép (The Beneficiary): người hưởng lợi thường là người bán Ngân hàng thông báo thư tín dụng (The advising bank): là ngân hàng tại nước người bán, nhận thông báo thư tín dụng của ngân hàng mở thư tín dụng, chuyển đến nhà xuất khẩu toàn bộ nội dung thư tín dụng dưới hình thức văn bản. Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của nhà xuất khẩu chuyển tới, ngân hàng phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ này tới cho Ngân Hàng mở thư tín dụng theo quy định của UCP. Ngân hàng thông báo Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long Nhà xuất khẩu thép Ngân hàng mở L/C (6) (4) (2) (5) (1) (3) (4) (4.) Sơ đồ 23 Quy trình nghiệp vụ mở L/C (1) Công ty tiến hành làm giấy đề nghị mở L/C và ký quỹ, gửi tới Ngân hàng mở L/C và yêu cầu Ngân hàng tiến hành mở L/C cho người bán hưởng, (2) Căn cứ vào giấy đề nghị mở L/C Ngân hàng sẽ tiến hành phát hành L/C theo yêu cầu gửi bản chính L/C cho người bán thông qua Ngân hàng thông báo. (3) Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo nội dung L/C và chuyển bản chính L/C cho người bán. (4) Nếu chấp nhận L/C thì người bán sẽ gửi hàng đến cảng Nhập khẩu quy định trong hợp đồng của công ty. Người bán đồng thời xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng mở L/C thông qua ngân hàng thông báo (nếu không chấp nhận thì sẽ yêu cầu công ty và Ngân hàng mở L/C tiến hành tu chỉnh cho đến khi chấp nhận mới giao hàng). (5) Ngân hàng mở L/C thông báo đã nhận được bộ chứng từ thanh toán, tiến hành kiểm tra bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì Ngân hàng mở L/C yêu cầu người mở phải ký quĩ bổ sung bằng vốn tự có hoặc nhận nợ (bất động sản hay hàng hóa) và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu tiến hành nhận hàng. Nếu bộ chứng từ bất hợp lệ thì Ngân hàng mở L/C sẽ thông báo cho ngân hàng phục vụ người bán biết và chờ sự chấp nhận của người mua về sự bất hợp lệ đó để nhận hàng. (6) Ngân hàng mở L/C tiến hành thanh toán cho người bán. Nhận bộ chứng từ Công ty cổ phần sắt thép Cửu Long sẽ lên ngân hàng mở L/C làm các thủ tục thanh toán và nhận bộ chứng từ để có thể tiến hành các thủ tục hải quan-thông quan- nhận hàng. Bộ chứng từ (theo quy định ở trường 46 A của L/C) gồm có: Hóa đơn thương mại (commercial invoice) là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, do người bán xuất trình cho công ty sau khi gởi hàng để yêu cầu thanh toán, theo tổng số hàng đã được ghi trên hóa đơn. Tuân thủ nghiêm ngặt theo trường 45A của L/C Vận đơn đường biển (bill of lading): là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người bán nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển. Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of quality) Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng (Certificate of quantity/ weight) Giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin): là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền, thường là Phòng Thương Mại/ Bộ Thương mại cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa Phiếu đóng gói (Packing list): là chứng từ hàng hóa liệt kê tất cả những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong từng kiện hàng (thùng hàng, container..) và toàn bộ lô hàng được giao. Phiếu đóng gói do người sản xuất lập ra khi đóng gói hàng hóa. Phiếu thường được lập thành 3 bản. Tại thực tế công ty, phương thức thanh toán mà công ty thường sử dụng là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ mà cụ thể là thư tín dụng (L/C: Letter of Credit). Ngân hàng nhận được bộ chứng từ gốc do nhà cung cấp chuyển giao có thể là một ngân hàng do công ty chỉ định. Công ty có thể nhận được bộ chứng từ và chấp nhận thanh toán theo các điều khoản của UCP 500 hoặc 600 đối với các chứng từ về ngân hàng. Trước khi chấp nhận thanh toán công ty sẽ nhận được thông báo của ngân hàng về các chứng từ đã được nhà cung cấp xuất trình. Ví dụ: ngân hàng sẽ thông báo chứng từ hợp lệ và đề nghị công ty thanh toán, hoặc thông báo bất hợp lệ chứng từ và đề nghị công ty trả lời có chấp nhận thanh toán hay không đối với L/C. Công ty phải có nhiệm vụ gửi thư trả lời cho ngân hàng ngay sau khi nhận được thông báo của ngân hàng. Đồng thời để tiến hành các thủ tục cần thiết để nhận hàng, Hãng tàu hoặc đại lý vận chuyển sẽ thông báo ngày hàng hóa về đến Cảng cho công ty có đủ thời gian để chuẩn bị nhập hàng như: chuẩn bị tài chính để thanh toán số tiền hàng trong hợp đồng, đa phần là ký quỹ thêm 10%, phần còn lại sẽ vay ngân hàng. Việc chuẩn bị kho bãi là tại kho chứa hàng của công ty. Nhận chứng từ D/O (trong trường hợp nếu chứng từ đến sau hàng nhập khẩu, thì công ty đến ngân hàng nhận giấy bảo đảm để đổi D/O nhận hàng). (Nguồn: vnexpress.com.vn) Khai hải quan – thông quan Hình 2.15 Thông quan thép nhập khẩu Sau khi đã hoàn tất các bước trên và tất cả các thủ tục cần thiết tại ngân hàng, Trưởng phòng Xuất Nhập Khẩu hoặc nhân viên xuất nhập sẽ ra cảng làm thủ tục Hải Quan để được nhận hàng. Một số Cảng mà Công ty Cổ Phần Sắt Thép Cửu Long thường tiến hành quy trình làm thủ tục Hải Quan và nhận hàng tại đó là: Cảng Cát Lái, Cảng Tân Thuận, Cảng Bến Nghé, Cảng Lotus …… Quy trình thủ tục Hải Quan sẽ được thực hiện tuân theo các văn bản pháp luật của Chính Phủ, Bộ Tài Chính, Tổng Cục Hải Quan và các Bộ ngành liên quan … Công tác làm thủ tục Hải Quan đòi hỏi Trưởng phòng Xuất Nhập Khẩu của công ty phải có nghiệp vụ chuyên môn và có kinh nghiệm về việc làm thủ tục Hải Quan. Thời gian làm thủ tục Hải Quan có thể là một ngày hoặc nhiều ngày, tối đa là một tuần. Hồ sơ hải quan đối hàng hóa nhập khẩu: Chứng từ phải nộp: Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu: 02 bản chính (theo mẫu của bộ chứng từ yêu cầu) Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị tương đương hợp đồng: 01 bản sao Hóa đơn thương mại: 01 bản chính Vận tải đơn: 01 bản copy Chứng từ phải xuất trình: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản (sao hoặc chính) Giấy chứng nhận đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu: 01 bản (sao hoặc chính) Ngoài ra còn có các chứng từ phải nộp thêm trong một số trường hợp. ví dụ: Bản kê chi tiết hàng hóa (đối với hàng hóa đóng gói không đồng nhất): 01 bản chính và 01 bản sao Tờ khai giá trị hàng hóa nhập khẩu (đối với trường hợp quy định hàng thuộc diên phải khai giá trị: 01 bản chính và 01 bản phụ Quy trình thủ tục hải quan (đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng) Bước 1: công ty tiến hành đăng ký tờ khai hải quan, đăng ký số, xét bộ chứng từ theo yêu cầu, xét điều kiện nợ thuế hay ưu tiên, xét mức độ kiểm hóa hay không kiểm hóa. Hồ sơ được lãnh đạo chi cục chuyển đến bước 2 đối với hàng xác định phải kiểm tra thực tế, hoặc chuyển bước 3 đối với hàng miễn kiểm tra thực tế. Bước 2: kiểm tra thực tế hàng hóa do một lãnh đạo Đội phụ trách Kiểm tra hàng hóa thực tế hàng hóa và xác nhận kết quả kiểm tra thục tế hàng hóa vào tờ khai hải quan chuyển cho bước 3 vì thép là hàng nhập khẩu có tính thuế và có lệ phí hải quan để tiến hành kiểm tra tính thuế Bước 3: kiểm tra tính thuế do một lãnh đạo Đội phụ trách. Hàng được tính thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Sau khi xác định số thuế phải nộp của lô hàng, thì bên công chức hải quan sẽ ra thông báo thuế hoặc viết biên lai thu thuế, viết biên lai lệ phí cho thủ quỹ theo quyết định 847/QĐ – TCHQ ngày 15/05/2006 và Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan, nhân viên xuất nhập khẩu của công ty sẽ nhận lại tờ khai hải quan. Mở tờ khai hải quan Hàng nhập khẩu Kiểm tra tính thuế và thu lệ phí hải quan Kiểm tra thực tế hàng hóa Nhân viên xuất nhập khẩu của công ty (1) (4) (3) (2’) (2’) (2”) Sơ đồ 24 Quy trình thông quan thép nhập khẩu Nhân viên XNK của công ty tới hải quan làm thủ tục hải quan, đăng ký số tờ khai hải quan (2’) Nếu hàng hóa phải kiểm tra thực tế, sau đó chuyển qua tính thuế (2’’) Nếu hàng hóa được miễn kiểm tra thì tiến hành tính thuế (3) Sau khi đóng thuế và lệ phí hải quan tờ khai hải quan chuyển lại cho bộ khai hải quan (4) Tờ khai hải quan được đưa lại cho nhân viên XNK sau khi xác nhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan. Nhận hàng Trưởng phòng xuất nhập khẩu hoặc nhân viên xuất nhập khẩu ra Cảng để tiến hành làm thủ tục nhận hàng. (Nguồn: kinhtethitruong.com.vn) Khi hàng nhập cảng, hãng tàu sẽ trực tiếp đứng ra giao nhận hàng với cảng, rồi đưa hàng về vị trí an toàn: kho hoặc bãi. Khi tàu đến, đại lý tàu biển hoặc hãng tàu sẽ gửi “Giấy báo tàu đến” cho công ty, để biết và tới nhận “lệnh giao hàng” (Delivery order – D/O) tại đại lý hãng tàu. Khi đi nhận D/O cần mang theo: Original B/L Giấy giới thiệu của đơn vị. Hình 2.16 kiểm tra thép nhập khẩu Kiêm tra thép nhập khẩu Đại lý giữ lại B/L bản gốc và trao 3 bản D/O cho chủ hàng. Một số đại lý có thu lệ phí nhận D/O, mức thu không thống nhất. Có D/O công ty cần nhanh chóng làm thủ tục để nhận lô hàng của mình. Bởi nếu chậm sẽ phải trả phí lưu kho, bãi nhiều và chịu mọi rủi ro tổn thất phát sinh. Mang tờ khai Hải quan với 3 lệnh D/O ra Hải quan giám sát kho đối chiếu lệnh. Nếu hợp lệ Hải Quan giám sát kho sẽ đóng dấu vào lệnh và vào sổ. Sau đó dùng lệnh đã được đối chiếu của Hải quan kho đến phòng Thương Vụ cảng để in phiếu xuất kho. Sau đó cầm phiếu xuất kho trở lại đưa cho Hải quan kho ký tên và đưa cho thủ kho để thủ kho sắp xếp xe nâng đưa hàng ra ngoài cho chủ hàng và sắp xếp bốc hàng lên phương tiện vận tải. Sau đó nhân viên XNK kiểm tra số kiện hàng và ký nhận hàng, ghi số xe lên phiếu xuất kho, khi đó thủ kho sẽ trả lại 2 liên cho chủ hàng và chủ hàng mang giấy xuất kho kèm theo tờ khai ra Hải quan cổng thanh lý và đưa hàng về kho. Hải quan cổng đóng dấu xác nhận hàng hoá đã được giao cho người nhận đúng với tờ khai. Cuối cùng Hải quan sẽ kiểm tra sơ bộ hàng hóa và cho xuất cảng, hoàn tất quy trình. Đánh giá hoạt động nhập khẩu thép tại công ty Những rủi ro thường gặp phải Dự báo rủi ro Khái niệm về rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu: Rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu là sự bất trắc có thể đo lường được, nó có thể tạo ra những tổn thất, mất mát, thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời, nhưng cũng thể đưa đến những lợi ích, những cơ hội thuận lợi trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Trích trang 30, PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị Rủi ro và khủng hoảng, NXB Lao Động- Xã Hội, năm 2007 Các nhân tố gây ra rủi ro Sự biến: Sự biến là loại sự kiện pháp lý xảy ra ngoài ý muốn của con người diễn ra theo quy luật tự nhiên (sinh, tử), hoặc do thiên nhiên tạo ra (bão, lụt, sóng thần, mưa đá, lốc xóay, động đất,..). Sự biến cũng có thể do bản thân con người gây ra, nhưng không do ý muốn chủ quan của con người (tai nạn, rủi ro), hay do hành động có mục đích của con người ( do có một văn bản mới được ban hành). Hành vi Hành vi là hành động của chủ thể, có thể có ý thức hoặc không có ý thức (cố ý hoặc vô ý). Tuy nhiên, hành vi bao gồm cả hành vi và bất tác vi nếu xét từ góc độ khác nhau (ví dụ: che giấu tội phạm là hành vi, nhưng không khai báo tội phạm là bất tác vi. Cả hai đều mang đến hậu quả pháp lý) trong kinh doanh đây là yếu tố thường gặp và là yếu tố có thể loại bỏ được. Phân loại rủi ro Rủi ro khách quan Những rủi ro trong loại này con người không dự báo, đo lường chính xác vì vậy các doanh nghiệp không thể chủ động dự báo và quản lý tốt rủi ro loại này, khi rủi ro khách quan này xảy ra thường doanh nghiệp phải trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước để vượt qua rủi ro khách quan này. Thiên tai xảy ra thường xuyên và không dự báo được: cùng với sự phát triển lớn mạnh của các nền kinh tế, toàn cầu hóa đang và sẽ ảnh hưởng rất sâu rộng đến tất cả các hệ sinh thái và làm suy thoái nguồn tài nguyên, cạn kiệt các nguồn năng lượng, làm mất cân bằng tự nhiên gây ra hiện tượng sóng thần, động đất, hạn hán, bão lụt thường xuyên hơn và không thể dự báo được chính xác. Do đó “sự nổi giận” của thiên nhiên đã gây ra những tổn thất về người và tài sản hết sức nặng nề. Các dịch bệnh phát triển có xu hướng ngày càng tăng và lan nhanh: Biến đổi khí hậu, môi trường là tác nhân làm phát sinh ra nhiều loại dịch bệnh mới lạ mà loài người chưa biết. Các hiện tượng khí hậu cực đoan cũng làm biến đổi hoặc gia tăng các hình thức dịch bệnh đã được biết trước đây. Dịch bệnh SARS, cúm gia cầm H5N1 đang hoành hành, gây tổn thất nặng nề về nhân mạng và kinh tế đều có liên quan tới biến đổi môi trường. Những quốc gia nghèo, đang phát triển có tính nhạy cảm rất cao đối với các tác động tới sức khỏe, đặc biệt là dịch bệnh phát sinh từ biến đổi môi trường toàn cầu. Những nước này thiếu các phương tiện kỹ thuật, kinh tế, nhân lực để đối phó với những tác động đó, gây nên sự biến động dài hạn trong xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Tác động tiêu cực của con người đối với môi trường: Con người vì thõa mãn nhu cầu không giới hạn của mình đã bằng mọi giá để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế, thậm chí đánh đổi cả môi trường – “cái nôi” của cuộc sống con người. Chính các yếu tố môi trường là “đầu vào” của quá trình sản xuất và các hoạt động sống của con người nhưng cũng chính môi trường cũng lại là nơi chứa đựng, đồng hóa “đầu ra” các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống. Do ý thức kém, không nhận thức được hậu quả của vấn đề sử dụng bừa bãi, cạn kiệt nguồn tài nguyên và thải ra môi trường nhiều chất thải độc hại không xử lý, con người hiện nay đang phải lãnh chịu hậu quả từ những hành động thiếu ý thức của mình. Bên cạnh đó, toàn cầu hóa ngày càng gia tăng sự bất bình đẳng trong từng quốc gia, giữa các quốc gia và có nguy cơ biến một số nước đang phát triển, kém phát triển trở thành nguồn cung cấp tài nguyên rẽ mạt và là “thùng” chứa đựng các công nghệ phế thải của các nước giàu. Hình 2.17 Đồng USD chiếm chủ yếu trong thanh toán Xuất nhập khẩu (Nguồn:24h.com.vn) Rủi ro tỷ gía hối đoái: tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá trị giữa hai đồng tiền với nhau hay tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác. Trích PGS-TS Trần Hoàng Ngân, “Thanh Toán Quốc Tế”, NXB Thống Kê, năm 2003 Rủi ro tỷ giá hối đoái thường xảy ra khi dưới hình thức của một chênh lệch giữa giá đặt mua và giá chào bán của tiền tệ. Các rủi ro trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau dưới tác động của kinh tế chính trị của một nước. Để thấy được rủi ro hối đoái phát sinh như thế nào ta lấy ví dụ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chịu tác động trực tiếp và nặng nề một khi tỷ giá đồng tiền giao dịch biến động theo chiều bất lợi. Chẳng hạn, giá trị một hợp đồng nhập khẩu của Cty A ký vào ngày 3/7/2007 với tỷ giá USD/VND là 16.139. Họ phải thanh toán vào thời điểm 3/8/2007, lúc đó tỷ giá là 16.164. Chênh lệch tỷ giá là 25 đồng. Nếu đó là hợp đồng trị giá 1 triệu USD, VND phải bù đắp do chênh lệch tỷ giá là 25 triệu đồng. Cty B xuất khẩu gỗ chế biến sang EU sẽ nhận thanh toán bằng Eur. Ví dụ, giá trị hợp đồng là 1 triệu Eur. Ngày Cty này ký hợp đồng với đối tác tỷ giá EUR/VND là 20.220, tương đương 20,22 tỷ đồng. Đến thời điểm thanh toán, tỷ giá EUR/VND là 20.100. Khi đó, Cty B đã bị thiệt hại 120 triệu đồng do sự biến động của tỷ giá EUR/VND. Rủi ro chủ quan (Do bản thân doanh nghiệp tạo ra) Nghiên cứu và nắm bắt thông tin về thị trường và khách hàng rất hời hợt, không được chú trọng: Hình 2.18 Rủi ro trong xuất nhập khẩu (Nguồn: kinhteth

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN TOT NGHIEP-TONG THI HONG YEN-105401286-05DQN.doc
Tài liệu liên quan