Tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông: Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh
nghiệp
1
Luận văn
Một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm tại
Công ty Bóng đèn Phích nước
Rạng Đông
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh
nghiệp
2
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang tham gia tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự cạnh
tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm
mọi cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, trong đó chất lượng
sản phẩm là yếu tố cạnh tranh đóng vai trò quyết định.
Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông là một doanh nghiệp nhà
nước, đang thực hiện hoạt động cổ phần hóa cũng đang tìm cách nâng cao
sức cạnh tranh của sản phẩm của mình. Trong nhiều năm qua, Công ty đã
hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, sức cạnh tranh về sản phẩm của Công ty
còn chưa thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài.
Qua quá trình học tập tại Khoa Quản lý doanh nghiệp và thực tập tại
Công ty, em nhận thấy vấn đề chất lượng sản phẩm là vấn đề đang được đặ...
39 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh
nghiệp
1
Luận văn
Một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm tại
Công ty Bóng đèn Phích nước
Rạng Đông
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh
nghiệp
2
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang tham gia tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự cạnh
tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm
mọi cách để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, trong đó chất lượng
sản phẩm là yếu tố cạnh tranh đóng vai trò quyết định.
Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông là một doanh nghiệp nhà
nước, đang thực hiện hoạt động cổ phần hóa cũng đang tìm cách nâng cao
sức cạnh tranh của sản phẩm của mình. Trong nhiều năm qua, Công ty đã
hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, sức cạnh tranh về sản phẩm của Công ty
còn chưa thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài.
Qua quá trình học tập tại Khoa Quản lý doanh nghiệp và thực tập tại
Công ty, em nhận thấy vấn đề chất lượng sản phẩm là vấn đề đang được đặt
ra đối với Công ty. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Bóng đèn Phích nước
Rạng Đông” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
Luận văn có kết câu 3 chương:
Chương I. Giới thiệu chung về Công ty
Chương II. Thực trạng về chất lượng sản phẩm tại Công ty
Chương III. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại
công ty
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú lãnh đạo Công ty Bòng đèn
Phích nước Rạng Đông đã hỗ trợ em trong quá trình thực tập. Em cũng xin
chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là
thầy giáo ThS Vũ Trọng Nghĩa đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bản
luận văn này.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh
nghiệp
3
Do thời gian thực tập có hạn nên luận văn không tránh khỏi các sai
sót, em rất mong nhận được các ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh
nghiệp
4
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH
NƯỚC RẠNG ĐÔNG
I - KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG.
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông có quyết định thành lập từ năm
1958. Khi đó Công ty mang tên là Nhà máy Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông
trực thuộc Bộ Công nghiệp Nhẹ.
Cuối năm 1962 Nhà máy mới bắt đầu đi vào xây dựng và sản xuất thử, với
công suất thiết kế ban đầu là 1,9 triệu Bóng đèn / năm & 20 vạn Phích nước /
năm. Tháng 1/1963 Nhà máy mới chính thức cắt băng khánh thành khi đó tổng
số cán bộ công nhân viên chỉ có 450 người.
Đến tháng 6/1994 Nhà máy được đổi tên thành Công ty Bóng Đèn Phích
Nước Rạng Đông theo quyết định số 667/QĐ-TCLĐ ngày 30/06/1994 của Bộ
Công Nghiệp nhẹ. Số đăng ký Kinh Doanh 109753 - DNNN, có nhiệm vụ
chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm Bóng Đèn (Đèn tròn, Đèn Huỳnh quang)-
Phích Nước, Toàn bộ quá trình sản xuất Bóng Đèn-Phích Nước do nhà nước đầu
tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu. Trụ sở Công ty đặt tại số 15 Phố Hạ
Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Tên giao dịch là ( Rang Đong Light
Sources & Vaccum flack Company Ha Noi Viet Nam ).
Tính đến nay Công ty đã có một số thành viên, 1 Công ty liên doanh với
nước ngoài. Tổng số cán bộ công nhân viên 1392 người, có quy mô và trang bị
khá nhất trong ngành sản xuất Bóng Đèn-Phích Nước trong nước. Rạng Đông
đang ngày càng khẳng định chủ lực của mình trong ngành.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công Ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao
- Thực hiện nhiệm vụ, nghiệp vụ với nhà nước, thực hiện phân phối theo lao
động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức, nâng
cao trình độ chuyên môn cho mọi người.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh
nghiệp
5
- Đi sâu nghiên cứu thị trường, ổn định và không ngừng nâng cao hiệu quả
thị trường miền Bắc, mở rộng thị trường miềm Trung và miền Nam tiến tới thị
trường nước ngoài. Để thực hiện điều này Công ty phải giải quyết 2 vấn đề lớn:
+ Nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm có kiểu dáng, mẫu mã phù hợp
với người miền Trung và miềm Nam.
+ Chấp nhận giảm bớt lợi nhuận để tăng cường chi phí vận chuyển, đảm
bảo giá ở mọi thị trường đều như nhau.
+ Tìm những sản phẩm có chất lượng cao cho thị trường xuất khẩu
- Tăng cường tiết kiệm nguyên vật liệu hợp lý, tận dụng tối ưu phế liệu về
quy mô để hạ giá thành.
II. Cơ cấu tổ chức và chức năng bộ phận
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức của Công ty
2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
Bộ máy tổ chức của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến, chức năng,
đứng đầu là Giám đốc.
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc
kỹ thuật
Phó giám đốc
kinh doanh
Phòng
Kỹ
thuật
công
Phòng
điều hành
sản xuất
Phòng
Bảo vệ
Phòng thị
trường
(kinh doanh)
Phòng TK
Kế toán
Tài chính
Phòng Tổ
chức Hành
chính
Phân xưởng
Thủy tinh
Phân
xưởng
Bóng đèn
Phân
xưởng
Phích
PX cơ
động
Kho
Phòng
Dịch vụ
đời
sống
Phòng
KCS
PX đột
dập
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh
nghiệp
6
2.1. Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo.
+ Giám đốc Công ty: phụ trách chung toàn bộ các hoạt động quản lý sản
xuất kinh doanh. Chịu trách nhiệm toàn bộ về các hoạt động sản xuất, kinh doanh
của Công ty.
+ Phó Giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh : chịu trách nhiệm về quản
lý nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh
doanh của Công ty luôn nhịp nhàng, đều đặn.
+ Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật & đầu tư phát triển : chịu trách nhiệm
về chỉ đạo, kiểm tra kỹ thuật để đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh
doanh.
2.1. Chức năng của các Phòng ban :
+ Phòng thị trường (kinh doanh) có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh (năm, quý, dài hạn), điều độ sản xuất và thực hiện kế hoạch, cung ứng vật
tư sản xuất, cân đối kế hoạch, ký hợp đồng, thu mua vật tư, thiết bị, theo dõi việc
thực hiện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
+ Phòng kỹ thật - công nghệ và quản lý chất lượng có chức năng theo dõi
việc thực hiện các quá trình công nghệ để đảm bảo chất lượng sản phẩm, nghiên
cứu chế thử sản phẩm mới.
+ Phòng Tổ chức điều hành sản xuất có chức năng lập định mức, thời gian
cho các loại sản phẩm, tính lương, thưởng tuyển dụng lao động, phụ trách vấn đề
bảo hiểm, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phụ trách tiếp khách.
+ Phòng Thống kê - Kế toán - Tài vụ có chức năng lo huy động vốn phục
vụ cho sản xuất, tính giá thành, lỗ, lãi, thanh toán (nội bộ, vay bên ngoài). Thống
kê tổng hợp mọi diễn biến trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xác nhận, kiểm tra, tính toán kết quả cuối cùng của hạch toán kế toán nội bộ các
phận xưởng, phòng ban.
+ Phòng Dịch vụ đời sống : ( Bảo vệ, nhà ăn, y tế ) có chức năng kiểm tra,
bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty, chăm sóc sức khỏe, bảo đảm bữa ăn
trưa cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
+ Phòng KCS : Thực hiện đầy đủ quy định, quy trình kiểm tra chất lượng
sản phẩm, bán thành phẩm, vật tư phụ tùng trong quá trình sản xuất, lưu kho, lưu
hành trên thị trường
+ Kho : Thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho, quản lý tài sản kho tàng về
mặt số lượng, chất lượng và các nghiệp vụ quản lý khác theo quy định của nhà
nước- thực hiện các thủ tục xuất nhập kho.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh
nghiệp
7
+ Phòng bảo vệ : có chức năng : đảm bảo trật tự trị an, an ninh chính trị
trong toàn công ty - Duy trì thực hiện nội quy công ty, chế độ kỷ luật lao động -
Quản lý công tác tự vệ, quân sự, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống bão lụt.
2.3. Chức năng của các phân xưởng:
+ Phân xưởng thủy tinh : Sản xuất ra bán thành phẩm thuỷ tinh phục vụ
cho sản xuất Bóng Đèn-Phích Nước. Chức năng của PX là cung cấp thủy tinh
nóng chảy phục vụ cho việc thổi bình phích & vỏ bóng đèn.
+ Phân xưởng bóng đèn: lắp ghép thành phẩm bóng đèn từ bán thành
phẩm vỏ bóng hoặc các vật hiện đã qua chế biến tại phân xưởng thành phẩm bóng
đèn hoàn chỉnh.
+ Phân xưởng phích nước: nhập những bán thành phẩm từ PX thuỷ tinh
cùng những vật liệu phụ kiện khác như bột mạ bạc vỏ nhựa, sắt để tạo ra sản
phẩm hoàn chỉnh.
+ Phân xưởng đột dập: có chức năng gia công các phụ tùng nhôm, vỏ
phích.
+ Phân xưởng cơ động : Bộ phận sản xuất phụ trợ có nhiệm vụ sản xuất
hơi nước cho các công đoạn sấy, ủ vv....
Ngoài ra Công ty còn có hệ thống các cửa hàng có chức năng giới thiệu sản
phẩm, bán sản phẩm cho Công ty. Hệ thống nhà kho có chức năng dự trữ, bảo
quản nguyên vật liệu, trang thiết bị…
III. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua.
Bảng 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH 2003 2004 Năm 2005 2004/03 2005/04
1 Giá trị tổng sản lượng Triệu đồng 112374 167077 217912 48.68 30.43
2 Doanh thu tiêu thụ Triệu đồng 108805 154011 203300 41.55 32.00
3 Nộp ngân sách Tr. đồng 9083 13745 19700 51.33 43.32
4 Lợi nhuận thực hiện Tr. đồng 9763 10934 14531 11.99 32.90
5
Sản phẩm tiêu thụ
chủ yếu : 1000 cái
- Bóng đèn tròn 1000 cái 20382 23202 29000 13.84 24.99
- Sản phẩm phích 1000 cái 2270 2483 3159 9.38 27.23
Trong đó :
- Phích hoàn chỉnh 1000 cái 1392 1882 2542 35.20 35.07
-Đèn huỳnh quang 1000 cái 1418 5122 7158 261.21 39.75
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh
nghiệp
8
6 Thu nhập bình quân/tháng/người 1000 đ/n 1761 1733 1952 -1.59 12.64
7 Số lao động Người 1292 1298 1392 0.46 7.24
8 Tình hình về vốn kinh doanh :
Tr. đồng 37649 43500 49349
15.54
13.45
-Vốn nhà nước cấp Tr. đồng 24811 24810 24807 0.00 -0.01
- Vốn tự bổ sung Tr. đồng 12838 18690 24542 45.58 31.31
Nguồn: Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
Sản phẩm bóng Đèn tròn sản xuất năm 2004 tăng 13,84% so với năm 2003,
năm 2005 tăng 25% so với năm 2004. Sản phẩm Phích nước sản xuất năm 2004
tăng 9,38% so với năm 2003, năm 2005 tăng 27%%. Sản phẩm đèn Huỳnh quang
năm 2004 tăng 261% so với năm 2003, năm 2005 tăng 39,7% so với năm 2004.
Giá trị tổng sản lượng của Công ty năm 2003 là 112 tỷ đồng, năm 2004 là
167 tỷ đồng, tăng 48,68% so với năm 2003. Năm 2005, giá trị tổng sản lượng là
217 tỷ đồng, tăng 30,43% so với năm 2004. Như vậy, giá trị tổng sản lượng của
Công ty tăng đều qua các năm.
Doanh thu của Công ty năm 2003 là 108 tỷ đồng, và năm 2004 là 154 tỷ
đồng so với năm 2003. Năm 2005, doanh thu của Công ty là 203 tỷ đồng, tăng
32% so với năm 2004.
Lợi nhuận của Công ty năm 2004/2003 tăng 12%, 2005/2004 tăng 32,9%.
Lợi nhuận tăng là do bộ máy quản lý của công ty đã biết nhìn xa trông rộng, tránh
được sự ảnh hưởng của giá vật tư tăng, ngoài ra Công ty còn tận dụng đầu tư
thêm một số dây chuyền sản xuất Bóng đèn-Phích nước mới.
VI - NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CỦA CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG
1. Cơ cấu sản xuất :
Cơ cấu sản xuất của Công ty thuộc loại cơ cấu ba cấp : Doanh nghiệp - Phân
xưởng - Nơi làm việc. Hình thức tổ chức ( bố trí ) các bộ phận của sản xuất là
hình thức hỗn hợp giữa bố trí theo công nghệ và bố trí theo đối tượng sản xuất.
Công ty tổ chức sản xuất theo các phân xưởng, mỗi phân xưởng có thể đảm
nhiệm các giai đoạn công nghệ hoặc những đối tượng nhất định tuỳ thuộc vào
máy móc thiết bị công nghệ và ý đồ của Công ty.
2. Đặc điểm nguyên vật liệu và sản phẩm.
2.1. Nguyên vật liệu :
Nguyên vật liệu chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất của Công ty bao
gồm :
+ Cát Hải Vân : là nguyên liệu chính trong sản xuất thuỷ tinh.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh
nghiệp
9
+ Soda Na2CO3
+ Cát Bạch Vân
+ Tràng thạch : Cung cấp AL2O3 giúp tăng độ chịu nhiệt, hoá, cơ học, tăng
độ rắn, giảm độ nở...
+ Mảnh thủy tinh
+ Bora Na2B4O7.5H2O : Tăng tốc độ nấu, giảm thời gian nấu, tăng độ chịu
nhiệt.
Nguyên liệu phụ : CaF2, MnO2, Antimon Sb2O3, NaNO3, As2O3 ( tác
dụng khử màu, rút ngắn quá trình nấu ).
Nhiên liệu và năng lượng : Dầu FO, LPG (C3Hg + C4H10), điện.
Nguồn vật tư nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất được mua
từ các tỉnh miền trung. Các loại hoá chất, vật tư khác được nhập ngoại từ Mĩ (đầu
đèn, dây tóc, dây dẫn), nhập từ Nhật Bản (thép lá tráng thiếc, khí Argon+Nitơ hỗn
hợp), nhập từ Trung Quốc (đầu đèn, dây dẫn, ống thuỷ tinh chì), nhập từ Hungary
(dây dẫn, bột huỳnh quang). (Phụ lục 1: Tình hình nguyên vật liệu của Công ty )
Nguyên liệu của Công ty khá là đa dạng về chủng loại, lại xuất xứ từ nhiều
nguồn nên việc quản lý chất lượng đối với nguyên vật liệu có nhiều khó khăn, đòi
hỏi người làm công tác vật tư phải có kiến thức sâu rộng về chuyên môn, tốn
nhiều thời gian và công sức để bảo quản, đảm bảo chất lượng.
2.2. Đặc điểm sản phẩm
Là một doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất Bóng Đèn-Phích
Nước Công ty đã có một danh mục với hơn 10 chủng loại rất phong phú.
Bóng đèn là loại sản phẩm có thành phần chủ yếu bao gồm thủy tinh, dây
tóc, dây dẫn, bột huỳnh quang, bột điện tử, khí Argon, Silicon cho keo gắn đầu
đèn, các loại nguyên liệu khác... mỗi loại sản phẩm có tỷ lệ thành phần khác nhau,
cấu tạo sử dụng khác nhau. Sản phẩm của Công ty thuộc loại sản phẩm có tính
dây truyền và tính kỹ thuật cao, công nghệ được sử dụng để sản xuất 2 mặt hàng
chủ yếu của công ty là công nghệ chân không & công nghệ điện chân không cao
cấp. Bởi vậy, việc kiểm tra CLSP không thể chỉ do phòng KCS mà trên mỗi công
đoạn của dây truyền đều có công nhân phụ trách kiểm tra chất lượng. Ngoài ra,
việc kiểm tra CLSP cuối cùng đòi hỏi phải có các thiết bị chuyên dùng hiện đại,
thời gian kiểm nghiệm kéo dài. Công nghệ càng hiện đại bao nhiều, sản phẩm tạo
ra càng có chất lượng cao, bảo đảm mẫu mã đẹp bấy nhiêu. Công ty phải kiểm tra
bảo quản sản phẩm tốt đến tận tay người tiêu dùng, để bảo đảm uy tín của Công
ty về chất lượng sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh
nghiệp
10
3- Lao động
Trình độ tay nghề và trình độ chuyên môn của lực lượng lao động tác động
lớn tới việc quản lý chât lượng ở Công ty không chỉ ở việc giúp hoàn thành công
việc của mỗi cá nhân trong công ty mà cả ở nhận thức của họ về vấn đề chất
lượng.
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, công ty đã nhiều lần bố trí, sắp xếp
lại lao động nhằm tạo ra một cơ cấu lao động hợp lý, đáp ứng nhiệm vụ trong thời
kỳ mới. Hiện nay công ty có 1392 người trong đó lao động nữ chiếm gần một
nửa. Về chất có :
- 50 người có trình độ đại học,
- 102 người có trình độ trung cấp.
- Công nhân kỹ thuật 968 người
- Bậc thợ trung bình 5/7 .
- Tuổi đời bình quân là 36
Số cán bộ công nhân viên đựơc bố trí như sau:
Bảng 2 : Cơ cấu lao động năm 2005
Phòng ban, Phân xưởng Số người lao động
- Phân xưởng thủy tinh 418
- Phân xưởng bóng đèn 342
- Phân xưởng phích nước 196
- Phân xưởng đột dập 142
- Phân xưởng cơ động 48
- Văn phòng GĐ 16
- Phòng TC_ĐH_sản xuất 16
- Phòng TK_KT_TC 15
- Phòng thị trường 50
- Phòng Kho 19
- Phòng Bảo vệ 32
- Phòng KCS 15
- Phòng Kỹ thuật CN_QLCL 45
- Phòng DV_ĐS 38
Tổng số 1392
(Nguồn số liệu: phòng tổ chức cán bộ - 2005)
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh
nghiệp
11
Vì tính chất sản xuất của Công ty có một số công đoạn mang tính thời vụ,
xuất phát từ đặc điểm này Công ty đã mở rộng chính sách lao động hợp lý đó là
việc tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng khi hết thời vụ.
4. Công nghệ & Máy móc thiết bị
Mỗi loại sản phẩm của công ty có công nghệ và dây truyền sản xuất khác
nhau do đặc điểm đầu tư ở công ty (tận dụng công nghệ đã có, đầu tư hiện đại
khâu trọng yếu), và do đặc trưng của sản phẩm.
4.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chủ yếu của công ty như sau :
(Phụ lục 2. Quy trình công nghệ sản xuất ruột phích)
Qua sơ đồ công nghệ sản xuất các sản phẩm chính của công ty Bóng Đèn
Phích Nước Rạng Đông cho thấy : Quá trình sản xuất gồm nhiều bước, mỗi bước
có vai trò nhất định nhưng mọi sản phẩm đều bắt đầu từ bán thành phẩm thuỷ
tinh, nên giai đoạn sản suất ra bán thành phẩm thủy tinh chiếm vị trí rất quan
trọng. Và cũng vì quá trình sản xuất gồm nhiều công đoạn nên việc quản lý chất
lượng diễn ra phức tạp ở nhiều khâu, khối lượng công việc lớn (đặc biệt khi đây
là loại hình sản xuất hàng loạt lớn).
4.2 Tình hình máy móc thiết bị :
(Phụ lục 3. Máy móc thiết bị của Công ty )
Nhìn vào bảng trên ta thấy Công ty hiện vẫn đang sử dụng một số những
máy móc lạc hậu, năng suất thấp. Nhưng từ năm 1995 Công ty đã nhập máy móc
thiết bị từ các nước tiên tiến như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... Mặc dù
những máy móc đó có công suất không phải là lớn (trong khi đó trên thế giới là
những máy có công suất lớn) nhưng là máy móc thiết bị khá hiện đại so với các
công ty khác trong nước.
Đa số các dây chuyền vẫn còn pha trộn lẫn thủ công và máy móc nhưng góp
phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hiện nay nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển với nhu cầu ngày càng
tăng nên đòi hỏi sản phẩm sản xuất ra phải nâng cao về cả số lượng lẫn chất
lượng. Nếu Công ty không đầu tư thích đáng cho máy móc thiết bị hiện đại thì
sản phẩm của Công ty khó có thể cạnh tranh với các loại bóng đèn-phích nước
ngoại nhập tràn vào Việt Nam.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh nghiệp
12
CHƯƠNG II.
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG.
I. Công tác tiêu chuẩn hóa
Để đảm bảo chất lượng nói chung, Công ty thực hiện công tác tiêu chuẩn hóa
bằng việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, lao động, tài chính, định
mực về chi phí sản xuất, tiêu hao nguyên liệu, định mức sai hỏng và tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm. Mỗi lĩnh vực tiêu chuẩn hóa thuộc về trách nhiệm của các phòng ban
khác nhau. Công ty đã xây dựng định mức hao phí nguyên vật liệu cho mỗi loại sản
phẩm của mình .
Với công nhân Công ty yêu cầu khi vào làm việc phải đạt trình độ hết phổ thông
trung học và các trường dạy nghề, cán bộ, kỹ sư, cán bộ quản lý tài chính kế toán phải
tốt nghiệp đại học .
Về tiêu chuẩn chất lượng, phòng KCS có trách nhiệm ban hành và triển khai các
tiêu chuẩn trong Công ty, đăng ký thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng với Tổng cục
tiêu chuẩn và Đo lường chất lượng, đồng thời có trách nhiệm đóng góp ý kiến cùng với
các đơn vị khác vào xây dựng và hoàn thiện Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về sản
phẩm Bóng Đèn Phích Nước. Hàng năm các tiêu chuẩn cũng được điều chỉnh, để đáp
ứng cho sản xuất cũng như khách hàng.
II. Tình hình chất lượng sản phẩm của công ty
1. Tình hình chất lượng sản phẩm bóng đèn tròn :
Đèn tròn là một trong các sản phẩm truyền thống của công ty bóng đèn phích
nước Rạng Đông. Trải qua nhiều năm sản xuất, công ty đã từng bước thay đổi kỹ thuật
- công nghệ - thiết bị với mục đích không ngừng tăng cường chất lượng bóng đèn đáp
ứng nhu cầu của thị trường. Hiện nay, sản phẩm Bóng đèn đang giữ vị trí là một trong
3 sản phẩm chiến lược, tạo thế đứng vững chắc của công ty trên thị trường.
1.1. Một số tiêu chuẩn chất lượng và bộ phận kiểm tra chất lượng :
+ Kiểm tra trên dây truyền sản xuất : Phân xưởng thực hiện kiểm tra 100% sản
phẩm ở các công đoạn :
Trụ đèn : ống loa, miệng loa có vết nứt, ống loa vành loa không tròn hoặc to
quá, không có lỗ rút khí hoặc lỗ rút khí có vết nứt... là một số trường hợp trong đó đèn
không đạt tiêu chuẩn.
Trụ chăng tóc : các kích thước, hình dáng phải phù hợp với thiết kế định hình
của sản phẩm, dây tóc phải được định vị bền vững vào các dây dẫn, khoảng cách giữa
các móc khi chăng tóc phải gần như nhau....
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh nghiệp
13
Vít miệng : trụ của đèn và bóng phải trùng nhau ( không lệch tâm ), chỗ vít
miệng không bị nứt, vỏ bóng chỗ vít miệng không bị nứt, chỗ vít miệng không lọt khí,
dây tóc phải nằm ở trung tâm vỏ bóng...
Rút khí : Đèn sau khi rút khí qua thông điện phải đảm bảo yêu cầu chất lượng (
đảm bảo tuổi thọ theo yêu cầu thiết kế )...
Gắn đầu : keo đèn sau khi gắn song phải trắng không bị đen ố, phải đủ hai
ngạnh ( đối với đèn gài ), đèn không dính keo ở vỏ bóng, đầu đèn, keo đèn không sùi ra
ngoài.
Hàn thiếc : Phần thiếc hàn không được dầy quá, không sóng, không nham nhở
...
Thông điện : Đèn phải đảm bảo thông điện đầy đủ.
Kiểm tra phân loại chất lượng đèn.
+ Kiểm tra của KCS phân xưởng :
KCS phân xưởng kiểm tra xác xuất mỗi giờ sau mỗi công đoạn không ít hơn
50 sản phẩm (hoặc bán thành phẩm). Khi kiểm nghiệm thấy khuyết tật nhiều phải báo
ngay cho các khâu để xem xét chỉnh sửa
Đốt đèn hàng giờ, mỗi tổ không ít hơn 6 sản phẩm với điện áp tăng 115% điệp
áp định mức trong vòng 20 phút. Nếu đèn đứt tóc nhiều, lọt khí, nổ, màu ánh sáng
khác, đèn đen, móc đen... phải báo ngay cho các tổ.
Kiểm tra long đầu mỗi giờ không ít hơn 10 cái.
Kiểm tra áp lực
+ Bảo Ôn : Tất cả các loại đèn đều bảo ôn ít nhất 3 ngày. Đèn sau khi bảo ôn
được thử sáng 100% ở điện áp 110% so với điện áp định mức
+ KCS nhà máy : Kiểm tra giám sát hàng ngày, hàng tháng và kiểm tra nhập kho
bằng phương pháp rút nghiệm.
1.2. Tình hình chất lượng sản phẩm bóng tròn 4 năm qua (2002 - 2005)
Bảng 4: Chất lượng đèn tại bảo ôn
Nguyên nhân 2002 2003 2004 2005
SL % SL % SL % SL %
Tiện cổ 4486 0.112 13556 0.373 11578 0.280 3884 0.09
Nhảy điện 17459 0.436 5442 0.150 4932 0.119 4809 0.12
Lọt khí 10858 0.271 7970 0.219 7805 0.189 8696 0.22
Long đầu 14419 0.360 3448 0.095 4807 0.116 2234 0.06
Nứt vỏ bóng 4419 0.110 3725 0.103 3344 0.081 8582 0.21
Chéo dây dẫn 1951 0.049 817 0.022 566 0.014 584 0.02
Đứt tóc 1143 0.029 1127 0.031 2151 0.052 1499 0.04
Mất ngạnh 771 0.019 233 0.006 139 0.003 0 0
Nổ 0 0 407 0.011 0 0 0 0
Nứt loa trụ 51 0.001 1558 0.043 4483 0.108 2983 0.07
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh nghiệp
14
Tổng phế phẩm 55557 1.389 38283 1.054 39805 0.962 33271 0.83
Tổng rút nghiệm 4000100 3632192 4136816 4024288
( Nguồn số liệu : Bộ phận KCS )
Theo số liệu của bảng (phụ lục) có thể thấy rằng : Tổng số phế phẩm của công ty
có xu hướng giảm dần qua các năm 2002 đến 2005. Tỷ lệ phế phẩm năm 2002 là
1,389%, năm 2003 là 1,054%, năm 2004 là 0,962%, và năm 2005 là 0,83%. Tỷ lệ phế
phẩm giảm qua các năm cho thấy chất lượng sản phẩm đang được tăng lên. Đó là do tỷ
lệ các lỗi của từng công đoạn có xu hướng chung giảm.
1.3. Các nguyên nhân:
+ Công ty đổi mới máy móc thiết bị : đầu tư mới dây truyền lắp ghép bóng đèn
công suất 1200 cái/giờ với máy vít miệng 24 đầu, máy rút khí 36 đầu và máy gắn đầu
đèn, hàn thiếc và thông điện tự động, củng cố thiết bị, phụ tùng ổn định chất lượng
bóng đèn trong sử dụng. Ở khâu đầu vào quan trọng (vỏ bóng thuỷ tinh), công ty đã
thực hiện đổi mới nhiều thiết bị nhằm tạo ra các bán thành phẩm thuỷ tinh với chất
lượng tốt như cải tiến công nghệ vận hành lò gas, nâng cao chất lượng thủy tinh. Quyệt
keo được thực hiện bằng máy nên tỉ lệ lọt khí, long đầu giảm.
+ Công ty thay thế một số phụ tùng đầu vào của Bóng đèn làm cho chất lượng của
bóng đèn tăng hơn hẳn so với trước :
Mua đầu đèn của hãng GE, một hãng nổi tiếng sản xuất các thiết bị điện, đầu
đèn của hãng này đạt tiêu chuẩn quốc tế IEC. Vì thế, một số sai lỗi giảm rõ rệt như :
Sai lỗi về mất ngạnh giảm mạnh, đầu đèn bằng nhôm nên không bị gỉ (thay thế đầu
đèn trước kia nhập từ Trung Quốc).
Một số phụ tùng khác như giây tóc, dây dẫn, keo gắn, được mua từ các nhà
cung cấp có uy tín và việc theo dõi sát sao hơn nên cũng góp phần nâng cao chất lượng
sản phẩm.
1.4. Tỷ lệ đèn hỏng đổi cho khách hàng có thể thấy rằng :
(Phụ lục 4. Tỷ lệ bóng đèn đổi cho khách hàng)
+ Tỷ lệ tổng số đèn đổi cho khách hàng trên tổng số đèn bán ra giảm mạnh ở năm 2003
so với năm 2002. Điều này cho thấy chất lượng sản phẩm đến với người tiêu dùng tăng
rõ rệt khi chuyển sang năm 2003. Đó là do có sự thay đổi nhiều về máy móc thiết bị, về
chính sách quản lý chất lượng ở công ty trong giai đoạn trên.
+ Nhưng tỷ lệ này lại có xu hướng tăng vào những năm tiếp theo từ 2003 đến
2005. Đó là do các lỗi cá biệt như : “ Đứt tóc do vận chuyển ”, “Tiện cổ ”, “ Vỡ nát do
vận chuyển ” tạo thành.
Trong ba lỗi trên thì lỗi “ tiện cổ ” là do sản xuất không ổn định cộng thêm kiểm
tra chất lượng để lọt ra thị trường nhiều ( điều này là sai sót không thể khắc phục của
hệ thống quản lý chất lượng dựa trên sự kiểm tra ). Hai lỗi còn lại là do vận chuyển
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh nghiệp
15
thực tế có xu hướng tăng lên trong các năm 2002 - 2005 là do chính sách mới của Công
ty đổi các sản phẩm vỡ hỏng, hỏng hóc do vận chuyển, chính sách này đã tạo nhiều
thuận lợi cho khách hàng.
2. Chất lượng sản phẩm phích nước :
Phích nước cũng là một trong 3 sản phẩm chiến lược của công ty, sản phẩm phích
nước được sản xuất từ những ngày đầu thành lập. Chất lượng sản phẩm phích đã được
cải tiến nhiều vượt trội hơn hẳn chất lượng phích Trung Quốc. Tuy nhiên, sản phẩm
phích được sản xuất mang tính chất thủ công nhiều nên chất lượng của sản phẩm này
còn chịu ảnh hưởng lớn bởi trình độ tay nghề của người công nhân.
Tình hình chất lượng sản phẩm phích 4 năm qua ( 2002 - 2005 ) :
Bảng 6 : Thử đá tại Phân xưởng Phích nước.
Khuyết tật 2002 2003 2004 2005 SL % SL % SL % SL %
Nứt miệng 12801 1.238 11423 0.710 4681 0.212 18840 0.760
Nổ 389 0.038 6521 0.405 5871 0.266 3770 0.152
Nứt đuôi 385 0.037 3877 0.241 3129 0.142 4392 0.177
Nứt vỡ đáy 596 0.058 3866 0.240 9843 0.446 9134 0.368
Nứt thân 0.000 31 0.002 705 0.032 2824 0.114
Tổng số hỏng 17672 1.709 25718 1.598 24229 1.097 38960 1.571
Tổng số thử 1034042 1609622 2208775 2480448
Bảng 7 : Ruột phích đổi cho khách hàng.
Khuyết tật 2002 2003 2004 2005 SL o/oo SL o/oo SL o/oo SL o/oo
Toát nhiệt 76 0.074 120 0.081 113 0.058 141 0.074
Nổ 14 0.014 34 0.023 11 0.006 29 0.015
Nứt đuôi 29 0.028 60 0.040 98 0.050 98 0.051
Nứt miệng 61 0.059 91 0.061 96 0.049 219 0.114
Nứt vỡ đáy 38 0.037 26 0.017 49 0.025 74 0.039
Nứt thân 10 0.010 15 0.010 20 0.010 21 0.011
Tổng phích
đổi 228 0.222 346 0.232 387 0.198 582 0.304
Tổng phích
xuất kho 1026816 1488789 1958521 1914669
Nguồn: Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông
Các khuyết tật : “Nổ”, “Nứt đuôi”, “Nứt miệng”, “Nứt vỡ đáy”, “Nứt thân”, khi
thử đá hay khi sử dụng phản ánh độ bền nhiệt của sản phẩm phích nước ( độ bền khi có
sự thay đổi nhiệt độ đột ngột ).
Còn chỉ tiêu “Toát nhiệt” phản ánh độ giữ nhiệt của phích.
Chất lượng phích từ những năm gần đây có xu hướng giảm (tỷ lệ hỏng và tỷ
lệ đổi cho khách hàng có xu hướng tăng lên). Đó một phần là do sản xuất phích vẫn
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh nghiệp
16
còn mang tính thủ công nhiều (một số khâu bán tự động), nên việc tăng sản lượng chỉ
dừng ở một giới hạn nào đó, nếu tăng thêm hơn nữa thì tỷ lệ sai lỗi sẽ tăng. Trong giai
đoạn này việc tuyển, mới nhiều lao động cũng làm cho trình độ tay nghề trung trung
bình của công nhân giảm ảnh hưởng xấu tới chất lượng phích.
Xét cụ thể từng sai lỗi có thể thấy rằng mọi sai lỗi đều có xu hướng tăng như
nhau. Chỉ ở biểu đồ “Thử đá”, tỷ lệ “Nổ” và “Nứt miệng” có xu hướng giảm.
Điều này chứng minh rõ nét nhất sự hạn chế của hệ thống quản lý chất lượng dựa
trên sự kiểm tra. Kiểm tra là cần thiết nhưng nếu sai lỗi tăng lên, thì kiểm tra cũng chỉ
phát hiện tỷ lệ sai lỗi tăng trong sản xuất mà không giảm được tỷ lệ sản phẩm lỗi đến
với khách hàng (Tỷ lệ tổng phích đổi và tỷ lệ tổng số hỏng đều tăng). Tuy nhiên, so với
sản phẩm phích Trung Quốc, phích Rạng Đông hơn hẳn về các mặt sau :
Khâu khử ứng lực sau vít miệng phích : Trung Quốc khử ứng lực thời gian quá
ngắn (khoảng 3 phút) trong khi Rạng Đông khử ứng lực 35 phút bằng ủ bàn tròn tự
động.
Bộ phận mạ bạc : Trung Quốc dùng máy gạt bằng tay, thiết bị này chế tạo từ
những năm 1960, còn Rạng Đông dùng máy rót dung dịch bàn tròn bán tự động của
nước ngoài được sản xuất những năm 1980.
Định mức AgNO3 cho một sản phẩm của Rạng Đông cao hơn của Trung
Quốc vì vậy sản phẩm của Rạng Đông mạ dầy - bóng đẹp, độ bức xạ cao tạo khả năng
giữ nhiệt tốt hơn ruột phích của Trung Quốc.
Cụ thể cho thấy sau 5 giờ ngâm nước nóng 100oC, ruột phích Trung Quốc chỉ
đạt 84oC đến 86oC trong khí đó sau 5 giờ ruột phích Rạng Đông đạt 90oC trở lên.
Công nghệ Trung Quốc không có khâu thử nóng lạnh đột ngột bằng đá. Rạng Đông thử
nóng 100oC và lạnh đột ngột bằng đá đang tan.
Đặc biệt hơn hẳn các nhà máy phích của Trung Quốc là hệ thống máy rút khí
bàn tròn của Nhật Bản mà Rạng Đông đang sử dụng, hệ thống sấy điện tự động độ
chân không đạt tới 0,0001 đến 0,00001 bơm chân không đặc chủng chất lượng cao,
trong khi đó Trung Quốc vẫn sử dụng thiết bị rút khí sản xuất từ những năm 60 độ chân
không đạt tối đa 0,1.
3. Chất lượng sản phẩm đèn huỳnh quang :
Mặc dù là sản phẩm mới được đưa vào sản xuất trong năm 2003 nhưng đèn
huỳnh quang được coi là một trong 3 sản phẩm chiến lược của công ty. Đèn huỳnh
quang nhãn hiệu “ Rạng Đông ” sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế tương đương “JIS”
của Nhật Bản, có tuổi thọ dài đạt từ 7500 giờ trở lên, quang thông cao, dùng tiết kiệm
điện. Đèn có mầu ánh sáng ban ngày đẹp tự nhiên nhờ dùng bột huỳnh quang cao cấp
của hãng Nichia nổi tiếng thế giới của Nhật.
Đèn 40W quang thông đạt đến 2800 Lumen.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh nghiệp
17
Đèn 20W quang thông đạt đến 1080 Lumen.
Với chỉ số trên đèn huỳnh quang của công ty đã vượt so với tiêu chuẩn của nhà
nước là 22%. Thêm nữa, keo gắn đầu nhờ pha thêm chất Silicon của Nhật nên đảm bảo
được độ bám gắn tốt trong điều kiện môi trường khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam.
So sánh với tỷ lệ sai hỏng ở bóng đèn tròn có thể thấy rằng đèn huỳnh quang có tỷ
lệ nhỏ hơn. Nếu ở đèn tròn tỷ lệ tổng số đổi năm 2005 là 0,664 o/oo thì ở đèn huỳnh
quang là 0,366 o/oo. Điều đó cho thấy dây chuyền lắp ráp đèn huỳnh quang hiện đại và
phương pháp quản lý chất lượng áp dụng trên dây chuyền này có tác dụng tích cực
trong việc tăng cường chất lượng.
Khác với dây chuyền đèn tròn, kiểm tra chất lượng của dây chuyền đèn huỳnh
quang được thực hiện gắt gao hơn, áp dụng phương pháp kiểm tra chéo trên dây
chuyền và kiểm tra chọn mẫu hàng giờ. Vì thế, chất lượng sản phẩm này đến với khách
hàng đảm bảo hơn.
Bảng 8: Tình hình chất lượng đèn huỳnh quang năm 2005
Loại 20W 40W Tổng
Số lượng bán 320033 646874 966857
Số
đ
èn
h
ỏn
g
&
tỷ
lệ
o
/o
o
tr
ên
tổ
ng
s
ố
bá
n
ra
.
Tiện cổ 1 42 43
TT o/oo 0.003 0.065 0.044
Nứt trụ 0 59 59
TT o/oo 0 0.091 0.061
Lọt khí 15 139 154
TTr o/oo 0.047 0.215 0.159
Đứt tóc 6 67 73
TTr o/oo 0.019 0.104 0.076
Đứt dây dẫn 0 9 9
TTr o/oo 0.000 0.014 0.009
Long đầu 0 1 1
TTr o/oo 0.000 0.002 0.001
Gãy chân 0 5 5
TTr o/oo 0.000 0.008 0.005
Gãy ngay ống 0 0 0
TTr o/oo 0.000 0.000 0.000
Linh động 0 10 10
TTr o/oo 0.000 0.015 0.010
Tổng 22 332 354
TTr o/oo 0.069 0.513 0.366
Nguồn: Phòng KCS
III. Nhận thức và hệ thống quản lý chất lượng của công ty.
1. Trình độ nhận thức về quản lý chất lượng :
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh nghiệp
18
Là một DN nhà nước vừa vượt qua những khó khăn, trở ngại khi chuyển sang cơ
chế thị trường, Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông cũng như nhiều DN Việt
Nam khác đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nâng cao chất lượng sản
phẩm.
Thực vậy, trong báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2003 nêu
rõ những khó khăn : “ Tình hình cung lớn hơn cầu của sản phẩm bóng đèn dẫn đến sự
cạnh tranh quyết liệt ”.
Trong cạnh tranh Công ty gặp phải một số trở ngại như :
Sản phẩm của công ty được tiêu thụ chủ yếu tại thị trường miền Bắc và miền
Trung, mới chỉ phát hiện vào thị trường miền Nam với quy mô không đáng kể.
Ở miền nam công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông gặp một số bất lợi so với
các đối thủ như: Công ty ở xa thị trường Miền nam gần 2005Km nên việc nắm bắt thị
trường gặp nhiều khó khăn, chi phí đóng gói, vận chuyển, bảo quản đến nơi tiêu thụ
tăng, do đó giá bán tăng.
Hàng nhập lậu từ Trung Quốc, Thaillan, Indonexia... tràn vào nước ta khá lớn
với nhiều mẫu mã chủng loại, giá bán thì lại rẻ. Tuy nhiên, chỉ có một số mặt hàng chất
lượng cao thì giá lại khá cao, đối tượng tiêu dùng bị hạn chế, còn đại đa số là chất
lượng kém và trung bình nhưng vẫn được ưa chuộng nhờ mẫu mã, chủng loại phong
phú.
Chính vì vậy, Công ty đã sớm nhận thức được rằng chất lượng là một trong
những yếu tố quyết định sự tồn tại của mình. Việc giữ vững và nâng cao chất
lượng không những sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng hiệu quả
sử dụng vốn, góp phần nâng cao uy tín của Công ty trên thị trường mà còn có ý nghĩa
tích cực đối với người tiêu dùng và xã hội. Và công ty đã thực hiện một số các biện
pháp như :
Công ty đã nghiên cứu và đề ra chỉ tiêu tinh chọn nguyên vật liệu đầu vào chặt
chẽ, ví dụ như cát được lấy từ Nha Trang. Sở dĩ như vậy là vì công nghệ làm Bóng đèn
và Phích nước đòi hỏi nguyên vật liệu càng tinh khiết càng tốt. Nó tỷ lệ thuận với chất
lượng sản phẩm của công ty.
Do máy móc sản xuất của công ty chủ yếu là bán tự động nên chất lượng sản
phẩm phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tay nghề của công nhân. Chính vì vậy yếu tố này
đã được công ty rất chú ý quan tâm. Công ty đã đề ra một số biện pháp như thưởng luỹ
tiến, thưởng thợ giỏi qua các cuộc thi tay nghề để kích thích người công nhân sản xuất.
Tổ chức các cuộc hội thảo, nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn đề nâng
cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, chỉ trong vòng 5 năm kể từ năm 2000 trở lại đây sản
phẩm của công ty đã liên tục có mặt trên thị trường và đã đạt huy chương vàng tại các
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh nghiệp
19
kỳ hội chợ triển lãm, được bình chọn vào danh sách Topten các năm 2000…, 2003,
2004, 2005.
Mặc dù vậy, nhận thức về quản lý chất lượng của công ty chủ yếu vẫn là kiểm tra
chất lượng. Điều này thể hiện ở một vài khía cạnh như :
Mức độ phổ biến cho mọi thành viên trong Công ty nhận thức về vấn đề chất
lượng.
Thực hiện quản lý chất lượng đồng bộ thì không chỉ là trách nhiệm của một nhóm
người trong công ty mà phải coi đó là trách nhiệm của mọi cá nhân trong công ty. Như
quan niệm cũ, QLCL SP đều dồn trách nhiệm cho phòng KCS đã để lọt sản phẩm hỏng
ra ngoài. Nhưng thực tế nếu xét toàn bộ quá trình, thì mọi bộ phận trong công ty đều có
trách nhiệm kể từ khâu thiết kế, nghiên cứu cho tới khâu kiểm tra chất lượng. Đó là bởi
vì, chất lượng của sản phẩm không phải chỉ hình thành trong quá trình sản xuất, nếu
sản xuất hoàn toàn tuân thủ thiết kế nhưng thiết kế tồi thì sản phẩm đó vẫn coi là không
có chất lượng do không đúng yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, việc tổ chức sản xuất
& thái độ của ban lãnh đạo công ty (mà cụ thể hoá bằng các chính sách) cũng tác động
tới quá trình hình thành chất lượng sản phẩm. Nếu họ luôn luôn dùng các biện pháp
khuyến khích người lao động đạt thành tích về mặt số lượng nhưng không cân đối với
chất lượng thì trong quá trình sản xuất người lao động trong công ty sẽ ít chú ý tới chất
lượng sản phẩm, kết quả là vẫn tạo ra sản phẩm hỏng. KCS chỉ có thể kiểm tra với một
số sai số cho phép nên các sản phẩm lỗi vẫn có thể lọt ra ngoài.
Chính vì những lý do trên mà việc phổ biến nhận thức cho mọi cá nhân trong
công ty thực sự là thước đo trình độ quản lý chất lượng của công ty, là yêu cầu bắt
buộc để công ty có thể thực hiện quản lý chất lượng đồng bộ.
Ở công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông như đã trình bày, ban lãnh đạo có sự
nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề chất lượng sản phẩm, vì thế các
chính sách của công ty khuyến khích sản xuất đều có kèm theo những yêu cầu về chất
lượng. Tuy nhiên, việc phổ biến nhận thức cho mọi cá nhân trong công ty về QLCL
vẫn còn hạn chế, chưa có những tài liệu hay những buổi hướng dẫn, đào tạo người lao
động về vấn đề chất lượng. Cho nên, người lao động trong công ty vẫn chỉ là nhiệm vụ
của một nhóm người mà chưa nhận ra rằng chính cá nhân họ cũng tham gia vào quá
trình đó.
Sự hợp tác giữa các phòng, ban, bộ phận trong công việc.
Các phòng ban trong Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông luôn có sự hợp
tác chặt chẽ trong các hoạt động quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Mỗi phòng
ban đều thực hiện nhiệm vụ của mình với sự tham mưu về mặt chức năng của các
phòng ban khác. Ví dụ : khi thiết kế một bao bì mới, phòng điều hành sản xuất đều mời
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh nghiệp
20
sự tham gia của phòng thị trường, phòng kế toán và phòng nghiên cứu phát triển. Tuy
nhiên, sự hợp tác này diễn ra với mức độ chưa sâu sắc và chặt chẽ.
Những hình thức hợp tác nhóm làm việc.
Ở phạm vi hẹp hơn hợp tác giữa các bộ phận là hợp tác nhóm làm việc. Nừu ở
trên, hợp tác nhóm làm việc là có sự tham gia của nhiều bộ phận để tham mưu về mặt
chức năng thì hợp tác nhóm làm việc là do :
+ Có thể giải quyết được nhiều loại trục trặc lớn, hiệu quả hơn, nhiều công việc
vượt quá khả năng của từng cá nhân riêng lẻ.
+ Trục trặc được giải quyết trên cơ sở nhiều người với sự phong phú hơn về kiến
thức, kỹ năng & kinh nghiệm.
+ Quyết định nhóm dễ được thực hiện, và thực hiện nhất trí hơn là quyết định cá
nhân.
Có thể nói rằng, hợp tác nhóm trong Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông
là rất hiếm, nếu có chỉ là các nhóm tạm thời mà không phải là sự hợp tác lâu dài ổn
định vì chất lượng.
Áp dụng các phương pháp thống kê.
Các phương pháp thống kê là công cụ khoa học chủ yếu trong quản lý chất lượng
hiện đại. Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, phương pháp thống kê được dùng để
:
+ Nghiên cứu những tiêu chuẩn chất lượng của nguyên vật liệu, của thành phẩm.
+ Nghiên cứu việc cung ứng vật tư, kiểm tra quá trình chế tạo sản phẩm, kiểm tra
việc nghiệm thu giao nhận.
+ Xác định hệ thống lấy mẫu trong việc kiểm tra & thử nghiệm chất lượng.
+ Thử nghiệm sản phẩm trong quá trình sử dụng thực tế và trong phòng thí
nghiệm.
+ Phân tích khả năng của một thiết bị hay một phương pháp công nghệ, xác định
chủ trương cải tiến, thay thế hoặc đổi mới thiết bị hay công nghệ.
Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông có sử dụng các phương pháp thống kê
để kiểm nghiệm các tiêu chuẩn của nguyên vật liệu và của thành phẩm cũng như theo
dõi tính ổn định của các máy móc, thiết bị sản xuất. Nhưng việc sử dụng các phương
pháp thống kê ở công ty chỉ tập chung ở các khâu này mà chưa có sự phổ biến rộng rãi
trên phạm vi toàn công ty. Hơn nữa, Công ty không khai thác triệt để thông tin rút ra từ
những thống kê
Kiểm tra sản xuất (thiết bị, thực hiện công việc thầu phụ, cung ứng vật tư, kỹ
thuật, bảo dưỡng ...)
Kiểm tra sản xuất là công tác cần thiết cho một hệ thống đảm bảo chất lượng.
Không thể đảm bảo chất lượng khi không theo dõi, xem xét các thiết bị sản xuất, kiểm
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh nghiệp
21
tra việc đảm bảo chất lượng của các nhà cung ứng nguyên vật liệu, để đảm bảo rằng
thiết bị chạy ổn định, nguyên vật liệu đủ tiêu chuẩn.
Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông ở một chừng mực nào đó đã thực hiện
đủ các công tác này, nhưng việc thực hiện không theo một phương pháp khoa học,
chưa đủ mức sâu sát để có thể đảm bảo chắc chắn rằng thiết bị hoạt động ổn định hay
các nhà cung cấp bảo dưỡng cung cấp đúng đủ nguyên vật liệu, kỹ thuật.
Sự kết hợp giữa kế hoạch về chất lượng với kế hoạch dài hạn của Công ty.
Chất lượng là một mặt quản lý trong Công ty (như đã trình bày), thì việc gắn kế
hoạch chất lượng với kế hoạch của Công ty là tất nhiên. Hơn nữa, chất lượng đòi hỏi
những thay đổi trong các chính sách, trong đó có cả chính sách về đầu tư nên nếu
không đặt trong kế hoạch dài hạn thì không thể thực hiện được mà nó chỉ tồn tại như
các mong muốn.
Kế hoạch dài hạn có lẽ là vấn đề ít được quan tâm ở các Công ty Việt Nam nói
chung, chủ yếu các kế hoạch mà các Công ty đặt ra là trung và ngắn hạn. Nguyên nhân
của vấn đề này là do kỹ năng dự đoán chiến lược còn hạn chế, thông tin không đầy đủ,
không có sự bao quát tìm tòi mọi biến động trong nước cũng như khu vực & cả thế giới
của các Công ty Việt Nam.
3.2 Hệ thống quản lý chất lượng :
Để thực hiện công tác quản lý chất lượng Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng
Đông đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng như sau :
Phòng KCS : chịu sự chỉ đạo của giám đốc Công ty.
+ Thực hiện đầy đủ quy định, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, vật tư phụ
tùng trong quá trình sản xuất, lưu kho, lưu hành trên thị trường.
Giám Đốc
Phòng KCS
KCS tại các phân
xưởng
KCS trong các tổ
sản xuất
Sơ đồ 6 : Hệ thống
quản lý chất lượng
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh nghiệp
22
+ Cùng phòng thị trường giải quyết các thông báo của khách hàng về chất lượng
sản phẩm.
+ Thông báo kịp thời về biến động chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm, vật tư,
phụ tùng khi phát hiện kiểm tra để có biện pháp khắc phục.
+ Định kỳ cung cấp đầy đủ thông tin về chất lượng sản phẩm, vật tư cho các đơn
vị liên quan.
+ Chỉ đạo về chuyên môn cho các bộ phận KCK tại các phân xưởng.
+ Giải quyết tranh chấp về mặt chất lượng bán thành phẩm giữa các phân xưởng
khi chuyển giao sản phẩm.
KCS tại các phân xưởng :
+ Thực hiện kiểm tra CLSP hoặc bán thành phẩm do phân xưởng làm ra.
+ Thực hiện kiểm tra chất lượng bán thành phẩm nhận từ các phân xưởng khác
+ KCS trong các tổ sản xuất : thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm do tổ làm
ra, nhằm loại ra các bán thành phẩm lỗi, để tiếp tục sản xuất tại các giai đoạn tiếp theo,
thống kê các tiêu hao để xác định kết quả sản xuất.
Phòng KCS phụ trách chung về vấn đề chất lượng sản phẩm trong công ty, phòng
KCS chỉ kiểm tra những nguyên vật liệu đầu vào và bán thành phẩm, bằng phương
pháp rút nghiệm để đảm bảo có các sản phẩm tốt nhập kho & đưa ra thị trường.
KCS các phân xưởng kiểm tra sản phẩm của phân xưởng, theo dõi những biến
động về chất lượng để tìm ra biện pháp giải quyết, đồng thời họ cũng kiểm tra những
bán thành phẩm chuyển đến từ phân xưởng khác nhằm loại ra các bán thành phẩm lỗi
trả lại phân xưởng cung cấp. Ở cấp này và KCS tổ sản xuất, việc kiểm tra được thực
hiện trên mọi sản phẩm (kiểm tra 100% sản phẩm).
Hệ thống quản lý chất lượng ở công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông hiện
nay được hình thành dựa trên những đặc trưng riêng về sản xuất, hệ thống đã có sự cải
tiến để phù hợp với quy mô sản xuất mới. Tuy vậy, có thể dễ dàng nhận thấy hệ thống
quản lý chất lượng mới chỉ gói gọn trong một số bộ phận & tập trung chủ yếu vào sản
xuất (thể hiện rõ ràng là một hệ thống kiểm tra chất lượng). Vì vậy, khi công ty áp
dụng hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 thì hệ thống chất lượng
không chỉ là kiểm tra chất lượng, mà sẽ mở rộng ra nhiều phòng ban cùng tham gia giải
quyết vấn đề chất lượng (chất lượng của công việc).
IV. Nhận xét về công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Công Ty Bóng
Đèn Phích Nước Rạng Đông.
1. Ưu điểm
Trong những năm qua nhờ có sư nỗ lực của ban lãnh đạo và các phòng ban Xí
nghiệp đặc biệt là đội ngũ quản lý chất lượng của Công Ty Bóng Đèn Phích Nước
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh nghiệp
23
Rạng Đông, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, những sản phẩm của Công ty được người
tiêu dùng đánh giá là có chất lượng cao thể hiện ở các cuộc bình chọn hàng Việt nam
chất lượng cao ( giải hỗ trợ được tổ chức hàng năm ).
Với hơn 40 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Bóng Đèn-Phích Nước sản
phẩm của Công ty đã được uy tín của đông đảo người tiêu dùng đặc biệt là các tỉnh
miền Bắc. Nhờ đó Công ty có một thị trường tương đối ổn định, khoảng hơn 75% thị
trường Bóng Đèn-Phích Nước và bước đầu có sản phẩm xuất khẩu. Sở dĩ đạt được
những thành tựu trên là do Công ty đề cao mục tiêu chất lượng và hơn thế nữa công tác
quản lý chất lượng đã góp phần không nhỏ vào thành công trong việc duy trì và đảm
bảo chất lượng sản phẩm của Công ty.
Nhờ có hệ thống kiểm tra chặt chẽ đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, đã
hạn chế rất nhiều những trục trặc từ nguyên vật liệu do quá trình sản xuất, giảm tỷ lệ
sản phẩm sai hỏng đồng thời có tác dụng lớn trong việc duy trì và bảo đảm chất lượng
của Công ty. Nhờ có hệ thống kiểm tra chặt chẽ đầu vào và đầu ra của các quá trình sản
xuất, đã hạn chế nhiều những trục trặc, từ nguyên vật liệu do quá trình sản xuất, giảm
tỷ lệ sản phẩm sai hỏng đồng thời có tác dụng lớn trong việc đảm bảo sản phẩm đến tay
người tiêu dùng có chất lượng cao. Nhìn chung mấy năm vừa qua Công ty chưa mắc
phải về một trục trặc lớn nào về nguyên vật liệu, tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu cũng như
tỷ lệ sai hỏng thấp, thông thường là trong định mức cho phép đặc biệt là không bị
khách hàng nào khiếu nại về chất lượng sản phẩm. Thông qua hoat động kiểm tra
thường xuyên, công tác quản lý chất lượng đã tác động đến nhận thức của Công ty về
vấn đề chất lượng, công nhân luôn ý thức được vấn đề chất lượng là quan trọng hàng
đầu trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Chính vì vậy, Công ty đã hạn chế được
phần nào sự không tuân thủ quy trình của công nhân ảnh hưởng đến chất lượng.
2. Những tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác quản lý chất lượng của Công
ty còn gặp nhiều khó khăn. Chính những vấn đề đó ảnh hưởng không ít tới chất lượng
hoạt động của Công ty nói riêng và sự phát triển Công ty nói chung.
+ Thứ nhất: Công ty đã đồng nhất quản lý chất lượng với kiểm tra chất lượng của
sản phẩm, đảm bảo chất lượng thông qua kiểm tra. Tuy không phải không có tác dụng,
nhưng nếu coi nó chính là biện pháp quản lý thì chưa đủ. Từ thực tế của Công ty cho
thấy, quản lý chất lượng đầu vào mới đơn thuần là kiểm tra nguyên vật liệu, trong đó
đầu vào bao gồm nhiều yếu tố cũng quan trọng không kém như lao động, vốn, công
nghệ, thiết bị, mặc dù cũng được quản lý nhưng chưa được coi là công việc quản lý
chất lượng. Nhấn mạnh kiểm tra chất lượng sản phẩm làm ra là biện pháp khắc phục
hơn là phòng ngừa, tuy sản phẩm chất lượng kém không đến tay người tiêu dùng nhưng
hiệu quả sản xuất không cao, các loại Bóng Đèn-Phích Nước hỏng lại mất thời gian
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh nghiệp
24
công sức tái chế lại, sửa lại ... hoặc có thể bỏ đi nếu lỗi quá. Do đó dễ phát sinh thêm
nhiều chi phí hơn.
+ Thứ hai: Công tác quản lý chất lượng của Công Ty Bóng Đèn Phích Nước
Rạng Đông chỉ là trách nhiệm của bộ phận KCS. Tổng số cán bộ công nhân viên bộ
phận KCS của Công ty chỉ có 15 người, phải gánh vác công việc quản lý chất lượng
của Công ty thì rất vất vả và không quán xuyến được hết. Cũng chính vì lí do đó mà họ
chỉ tập trung vào mỗi công việc kiểm tra. Việc tập trung trách nhiệm quản lý chất
lượng vào bộ phận KCS .Như vậy vô hình dung đã cô lập bộ phận này với các phân
xưởng sản xuất. Cho nên công nhân chỉ thực hiện theo các thao tác đã quy định, mặc
dù công nhân nói riêng và các thành viên trong Công ty nói chung nhận thức được sự
cần thiết của quản lý chất lượng, nhưng nếu không giao cho họ các công cụ kiểm tra
kiểm soát chất lượng sản phẩm mà họ làm ra thì việc đảm bảo và cải tiến chất lượng
chỉ thụ động.
+ Thứ ba: Thưởng phạt về chất lượng có tác dụng răn đe người thực hiện không
được làm sai nhưng nó cũng có mặt hạn chế. Bởi vì cơ chế này cản trở họ có sáng kiến
cải tiến và áp dụng chung vào trong công việc vì sợ sai.
+ Thứ tư: Bên cạnh đó, nhiệm vụ của các phòng ban còn rời rạc, chưa gắn kết
chặt chẽ trong công tác quản trị chất lượng mà cũng chưa coi quản trị chất lượng là
nhiệm vụ chung. Thực ra mọi hoạt động quản lý như quản lý nhân lực ( Phòng Lao
động tiền lương ), quản lý Tài chính (Phòng Tài vụ)... đều có chức năng quản lý chất
lượng đầu vào cụ thể đó là lao động và vốn... Chúng là một phần của công tác quản trị
chất lượng, nhưng tại Công ty chúng lại là công việc của các phòng ban khác nhau.
+ Thứ năm: Ban lãnh đạo chưa tham gia vào công tác quản lý chất lượng, ủy
quyền quản lý chất lượng cụ thể là kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm
cho bộ phận KCS. Chính vì vậy đã tạo ra một thói quen trong suy nghĩ của các thành
viên trong Công ty là quản lý chất lượng là nhiệm vụ của KCS mà thôi. Nên khó liên
kết các hoạt động của các phòng ban chức năng khác trong công ty vào quản lý chất
lượng. Như vậy, mặc dù kiểm tra chất lượng đem lại cho Công Ty Bóng Đèn Phích
Nước Rạng Đông thành tựu nhất định, nhưng đồng thời cũng bộc lộ không ít nhược
điểm mà nếu khắc phục được, chắc chắn hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ
cao hơn. Do vậy điều quan trọng là Công ty cần phải xem xét lại cách thức quản lý của
mình để cải tiến điều chỉnh cho phù hợp với hoạt đờng sản xuất kinh doanh cũng như
thị trường.
Luận văn tốt nghiệp Khoa Quản lý doanh nghiệp
25
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Qu¶n lý doanh nghiÖp
26
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở
CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG
1. Quán triệt nhận thức của cán bộ công nhân viên (CBCNV) về trách
nhiệm quản lý chất lượng sản phẩm
Để đảm bảo và nâng cao chất lượng, trước hết phải là nhận thức của
CBCNVtrong Công ty.
Trong doanh nghiệp, CBCNV dù trực tiếp sản xuất hay phục vụ sản xuất
đều là những người tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, như đã đề cập ở phần
I, ( Quá trình hình thành chất lượng sản phẩm ) chất lượng được hình thành từ
nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó không chỉ hình
thành trong quá trình sản xuất mà cả trong quá trình tìm hiểu nhu cầu, thiết kế.
Hơn thế nữa, nó còn hình thành trong giai đoạn cung ứng, trong giai đoạn thiết
kế hay nghiên cứu, nếu nghiên cứu sai nhu cầu dẫn0 tới thiết kế không đúng yêu
cầu thực tế của thị trường, thì dù cho sản xuất không sai thiết kế, sản phẩm cũng
không thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, như vậy sản phẩm đó không chất
lượng. Còn trong giai đoạn cung ứng, chất lượng được hình thành khi người ta
bao gói sản phẩm của mình thành những bao bì phù hợp, hay nhiều hơn thế, họ “
bao gói ” sản phẩm của mình bằng những dịch vụ sau bán hàng, làm khách hàng
thoả mãn hơn về sản phẩm mà họ mua. Để thực hiện một cách có chất lượng các
công đoạn trên không ai khác chính là vai trò của những người lao động.
Khi CBCNV nhận thức về chất lượng thì câu hỏi đặt ra là họ nhận thức như
thế nào?. Nếu nhận thức về chất lượng theo kiểu cũ, họ luôn biết chất lượng là
quan trọng, nhưng có thể cho rằng chất lượng không phải là trách nhiệm của họ,
họ không dính lứu tới quá trình tạo ra chất lượng, chất lượng do bộ phận sản xuất
sản phẩm và kiểm tra chất lượng sản phẩm chịu trách nhiệm.
Vì vậy phải có sự đổi mới thông qua tuyên truyền, đào tạo lại CBCNV trong
công ty để cho họ nhận thức được :
- Quản lý chất lượng theo phương pháp mới nhằm mục tiêu làm cho con
người thoát khỏi những lãng phí, bằng cách lôi kéo họ vào quá trình cải tiến hiệu
quả của công việc để có thể đạt được kết quả trong thời gian ngắn nhất với chi
phí tối ưu, phát triển mối quan hệ hợp tác trong Công ty.
- Cách tốt nhất để đạt được chất lượng là ngăn ngừa không để các trục trặc
có thể xẩy ra, chứ không phải phát hiện và sửa chữa những khuyết tật khi đã xẩy
ra.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Qu¶n lý doanh nghiÖp
27
- Mọi việc làm của công nhân viên trong các đơn vị cung ứng, tiêu thụ sản
phẩm... là những bộ phận của một quy trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ của
khách hàng. Mỗi người có thể ảnh hưởng đến một phần nào của quy trình đó và
do đó có thể tác động đến chất lượng của sản xuất và đến sự thoả mãn cuối cùng
của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ.
- Lợi ích của mỗi thành viên nằm trong lợi ích của Công ty.
Để biến các mục tiêu trên thành hiện thực, trước hết phải bắt đầu đổi mới
nhận thức của ban lãnh đạo. Theo nguyên lí Pareto, 80% sai sót thuộc về người
lãnh đạo, chỉ 20% thuộc về người thực hiện (công nhân).Thực vậy, ban lãnh đạo
đặt ra các chính sách tạo môi trường làm việc cho các CBCNV trong một công
ty. Ban lãnh đạo có thể tạo điều kiện tốt cho người lao động để tạo ra các công
việc có chất lượng hoặc có thể ngược lại, do đó:
- Ban lãnh đạo nên trực tiếp chỉ đạo thực hiện các công việc trong khắp các
giai đoàn hình thành chất lượng sản phẩm. Ý chí của họ được phản ánh bằng các
quyết định cụ thể, các quyết định đó có thể vì mục tiêu chất lượng hoặc có thể
không.
Mặc dù là Công ty luôn đứng đầu ngành trong chất lượng sản phẩm Bóng
Đèn-Phích Nước nhưng Công Ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông vẫn chỉ
hướng vào Giải thưởng chất lượng Việt Nam mà chưa hướng tới 2 mô hình trên,
vì còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, cán bộ công nhân giỏi, nhận thức và
hiểu biết về chất lượng chưa cao, thiếu máy móc trang thiết bị hiện đại. Tuy vậy,
ban lãnh đạo cũng nên hướng cho công ty áp dụng TQM là phù hợp nhất trong
điều kiện hiện nay. Trong những năm tới, ban lãnh cần có những nhiệm vụ thiết
thực sau:
- Ban lãnh đạo cần tham gia những khoá đào tạo ngắn hạn về quản lí chất
lượng, đồng thời cần tổ chức những chuyến khảo sát thực tế về quản lí chất lượng
ở các doanh ngiệp khác để khắc phục những nhược điểm của mình.
- Đào tạo thêm và đạo tạo lại các cán bộ KCS có chuyên môn cao để đáp
ứng với nhu cầu công việc.
- Nâng cao nhận thức của CBCNV của Công ty có thể thông qua :
+ Các buổi trao đổi, thảo luận nhóm dưới sự dẫn dắt của những người đã
qua đào tạo về quản lí chất lượng, qua đó hiểu được vấn đề chất lượng, không
dùng các biện pháp mang tính hình thức. Nếu CBCNV bị áp đặt nhận thức về
chất lượng thì họ cũng thực hiện công việc của mình một cách gượng ép, kết quả
là họ không có trách nhiệm thực sự đối với công việc của mình .
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Qu¶n lý doanh nghiÖp
28
+ Tổ chức các phong trào tìm hiểu về phương pháp làm việc có chất
lượng, về trách nhiệm đảm bảo chất lượng. Qua đó họ thấy rõ được vai trò trách
nhiệm của mình và của những người khác đối với chất lượng.
+ Cử đi đào tạo về chất lượng đối với một số cán bộ chủ chốt với mục
tiêu đề ra một đội ngũ đi đầu trong công tác chất lượng.
Việc tuyên truyền và giáo dục không phải là công việc một chốc một lát,
mà là một công việc kéo dài không ngừng.
2. Nâng cao trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật của công nhân cùng với
việc hoàn thiện cơ cấu lao động
Tình trạng tay nghề công nhân Công ty hiện nay không đồng đều, trình độ
tay nghề trung bình chưa cao công nhân bậc cao (bậc 5, bậc 6) còn thấp chỉ có
một số ít, số công nhân bậc thấp lại quá đông chiếm hơn một nửa. Do vậy, việc
nâng cao tay nghề cho công nhân là việc làm cấp bách cùng với việc bố trí lại cơ
cấu lao động trong Công ty.
Công ty nên chia nhóm công nhân để đào tạo:
- Công nhân tay nghề khá trở lên.
- Công nhân có tay nghề trung bình.
- Công nhân có tay nghề kém cần bồi dưỡng thêm
Trong đó công nhân có tay nghề kém cần chia làm 2 loại:
- Công nhân yếu về kiến thức chuyên môn, về sự hiểu biết.
- Công nhân yếu về tay nghề.
Trên cơ sở đó lập kế hoạch đào tạo cho thích hợp.
Đối với công nhân yếu về kiến thức, chuyên môn, tổ chức nâng cao trình độ
hiểu biết về chuyên môn ngành nghề để họ nắm vững quy trình công nghệ kỹ
thuật, có thể tổ chức học tập ngoài giờ thuỳ theo tình hình sản xuất.
Đối với công nhân yếu về tay nghề, tuỳ theo tình hình sản xuất mà có thể
tách ra khỏi sản xuất để đào tạo tập trung hoặc tổ chức đào tạo kèm cặp. Sau đó
kiểm tra lại trình độ trước khi đưa vào sản xuất.
- Biện pháp hành chính.
Là biện pháp mà thông qua đó người quản lý tác động trực tiếp lên đối
tượng quản lý nên có vài trò quyết định nhanh gọn, dứt điểm.
- Biện pháp kinh tế :
Là biện pháp mà thông qua đó người quản lý tác động gián tiếp lên đối
tượng quản lý bằng các hình thức trung gian như lợi ích kinh tế, đòn bẩy kinh tế.
- Biện pháp tổng hợp :
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Qu¶n lý doanh nghiÖp
29
Là biện pháp sử dụng tổng hợp các biện pháp trên. Nếu công ty áp dụng tốt
các biện pháp thì sẽ nâng cao được tay nghề của côg nhân. Công ty sẽ có một đội
ngũ công nhân lành nghề, có ý thức kỷ luật tốt, có tác phòng công nghiệp sẽ là
cốt lõi để công ty thực hiện đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao ý
thức và trình độ của công nhân, cán bộ đối với chất lượng sản phẩm còn là điều
kiện quan trọng để công ty áp dụng quản lý chất lượng đồng bộ. Hàng năm công
ty trích một phần lợi nhuận để lập quỹ khen thưởng, phúc lợi để phục vụ cho hoạt
động giao dục, đào tạo, khen thưởng...
Công ty sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo mùa, mùa đông xuân sản xuất và
tiêu thụ khối lượng lớn, mùa hè khối lượng sản xuất và tiêu thụ giảm hẳn, nên
Công ty có một số công nhân hợp đồng theo mùa vụ, do đó có tình trạng bộ phận
này thiếu lao động, bộ phận khác thiếu việc. Vì vậy, mặc dù ở bộ phận này công
nhân có tay nghề cao, nhưng khi sang bộ phận khác trình độ tay nghề đó không
phù hợp.
Hiện công ty thường phát hiện có công đoạn thổi ruột phích có chất lượng
kém (ruột phích trong, ruột phích ngoài). Nguyên nhân dẫn đến các ruột phích bị
sứt mẻ miệng, nứt vỡ có thể do tại trong quá trình thổi - 2 máy thổi thuỷ tinh
không được tốt hoặc do trình độ công nhân, xét thấy không thể do máy thổi vì
Công ty thường xuyên dùng loại máy này, trong khi đó công nhân có một số là
công nhân hợp đồng ít qua đào tạo. Do đó cần có biện pháp để nâng cao chất
lượng công đoạn thổi, như:
- Khuyến cáo về tình trạng chất lượng hiện tại cho công nhân phân xưởng
thuỷ tinh.
- Giáo dục đức tính cần cù chịu khó cho công nhân.
- Mở lớp đào tạo thêm trong kỹ thuật thao tác trên máy thổi.
- Theo dõi tình hình và khen thưởng kịp thời cho các cá nhân hoặc ca sản
xuất đã cải tiến được chất lượng công đoạn thổi.
- Công ty nên có chính sách đãi ngộ đối với công nhân kỹ thuật bậc cao, sẽ
tạo cho công nhân tự nâng cao tay nghề cho mình hoặc đòi hỏi được đào tạo để
nâng cao trình độ nghề nghiệp cho mình.
3. Tiến hành xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách chất lượng
Công ty đang hoạt động trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng hiện
đại, hàng hoá đa dạng, phong phú, trang thiết bị, dây truyền sản xuất ngày càng
phức tạp. Điều đó đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp phải xây dựng và công bố rõ
ràng chính sách chất lượng của công ty cho mọi đơn vị và mọi ngươì trong Công
ty biết để tránh những hoạt động không nhất quán, thậm trí đối lập nhau giữa các
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Qu¶n lý doanh nghiÖp
30
đơn vị, định hướng mọi hoạt động theo mục tiêu chung nhằm đạt hiệu quả cao
trong kinh doanh. Chính sách chất lượng mở đầu cho việc xây dựng hệ chất
lượng, cho việc triển khai công tác quản lý chất lượng sẽ giúp cải thiện các mối
quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức cung ứng vật tư, đồng thời qua đó
người tiêu dùng sẽ hiểu rõ hơn về công ty để từ đó lựa chọn sản phẩm cho phù
hợp với mình. Đây là điều quan trọng đối với công ty trong điều kiện cạnh tranh
gay gắt như hiện nay.
Trước đây Công ty đã có chính sách chất lượng, quy chế để đảm bảo và
nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng chưa mang tính tổng hợp. Nếu Công ty đã
có cơ cấu quản lý chất lượng thích hợp và tiến đến thực hiện quản lý chất lượng
đồng bộ. Để khuấy động tinh thần tham gia của tất cả các phòng ban, các đơn vị
thì chính sách chất lượng đề ra nhằm thu hút sự nhiệt tình ủng hộ của cán bộ
công nhân viên. Công nhân là người trực tiếp làm ra sản phẩm, nhưng cán bộ
quản lý mới chính là người tác động nhiều đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy sự
tham gia của tất cả các phòng ban đơn vị trong Công ty vào công tác chất lượng
sẽ quyết định sự thành bại của việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như công
tác quản lý chất lượng.
Chính sách chất lượng được coi như một văn bản liên kết quyết tâm của
toàn thể Công ty, mở đầu cho hướng hoạt động mà mục tiêu chất lượng đạt được
qua thực trạng Công ty và đòi hỏi thị trường. Nội dung chính sách chất lượng của
Công ty phải thể hiện rõ :
- Mục tiêu chính sách :
+ Chính sách mô tả thực trạng của Công ty về công nghệ, nhân lực, vốn,
nguyên liệu, thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty. Từ đó phân tích, đánh
giá và đưa ra chỉ tiêu phấn đấu 100% sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
+ Chính sách chất lượng dự đoán tình hình thị trường và tính cấp bách
của công tác chất lượng đối với sự sống còn của Công ty.
+ Đảm bảo chất lượng là nhiệm vụ của từng cá nhân, đơn vị, phòng ban.
- Nội dung chính sách chất lượng mà Công ty có thể áp dụng :
+ Công ty cam kết thi hành một chính sách chất lượng đảm bảo cho sản
xuất của mình luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
+ Công ty có ý định sẽ trở thành người dẫn đầu về chất lượng sản phẩm
trên thị trường trong nước và tiếp tục duy trì nó.
+ Công ty tán thành quan điểm hợp tác với khách hàng và bên cung ứng
để thực hiện chính sách đó và không ngừng phấn đấu để cải tiến chất lượng.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Qu¶n lý doanh nghiÖp
31
+ Toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty có sự cam kết tích cực về
mặt chất lượng, có sự đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả để đạt được những tiêu
chuẩn công tác mà Công ty mong chờ ở họ.
Để chính sách chất lượng thực sự đạt hiêu quả thì cần có sự cam kết của
tất cả các thành viên trong Công ty. Đặc biệt là sự cam kết của ban lãnh đạo cao
nhất, là người đưa ra quyết định cần thực hiện, không nên cho rằng vấn đề chất
lượng chỉ liên quan đến bộ phận kiểm tra là phòng kỹ thuật - KCS và công nhân
trực tiếp sản xuất, còn cán bộ lãnh đạo và các phòng ban thì không liên quan gì.
Đây chính là thực trạng tại Công ty cần phải khắc phục. Sự cam kết thực hiện của
tất cả các thành viên trong Công ty là rất quan trọng.
Ngoài ra để thực hiện chính sách chất lượng cần phải thực hiện công việc
sau :
- Làm tốt công tác chất lượng sản phẩm : Chất lượng sản phẩm là sự thoả
mãn nhu cầu khách hàng, mỗi Công ty để có thể tồn tại và phát triển không còn
con đường nào khác đó là nâng cao chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh
tranh. Chất lượng sản phẩm là phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, qua điều tra
nghiên cứu nhu cầu thị trường để từ đó xác định mức độ chất lượng sản phẩm.
Trước đây, do tình hình chung, cũng như nhiều Công ty khác, Công Ty
Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông sản xuất chỉ là theo kế hoạch Nhà nước. Tất
cả các khâu từ nghiên cứu thiết kế sản phẩm, thu mua nguyên vật liệu, tiến hành
sản xuất chạy theo số lượng là chính. Nhưng ngày nay khi chuyển sang cơ chế thị
trường, việc tăng sản lượng là quan trọng, tuy nhiên sản lượng phải đi liền với
chất lượng sản phẩm. Nếu sản xuất ra nhiều mà không đảm bảo thì không đạt
được kế hoạch sản xuất mà còn gây thiệt hại lớn hơn. Bộ phận kiểm tra KCS của
Công ty cam kết với Công ty không để chất lượng sản phẩm kém nào tiêu thụ ra
ngoài thị trường. Vì vậy, để đạt được kế hoạch sản xuất không có con đường nào
khác là làm tốt công tác chất lượng sản phẩm.
- Tuyên truyền chính sách chất lượng toàn Công ty.
Trước đây Công ty phó mặc cho cán bộ quản lý và do chưa có ý thức được
tầm quan trọng của biện pháp tuyên truyền, một phần là do nhanh chóng hoàn
thành kế hoạch sản lượng nên chưa coi trọng biện pháp này, nếu có thì mới lẻ tẻ.
Hiện nay để phát huy hiệu lực của biện pháp tuyên truyền, Công ty nên tổ chức
tuyên truyền với toàn thể công nhân viên, làm như vậy sẽ tạo được không khí tập
thể, sự phấn đấu chung của toàn bộ Công ty để kích thích đến từng người. Nhưng
việc tổ chức cuộc họp toàn Công ty là rất khó vì nó ảnh hưởng đến sản xuất. Vì
vậy Công ty nên tổ chức một vài lần trong các ngày lễ, còn chủ yếu là giao cho
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Qu¶n lý doanh nghiÖp
32
cán bộ quản lý cơ sở, yêu cầu họ phải tuyên truyền giáo dục người công nhân về
ý thức đối với CLSP.
Ngoài ra, Công ty có thể phát động phong trào chất lượng như: "Một ngày
không có sản phẩm phế phẩm", "Một ca không có sản phẩm tái chế". Công ty
nên tổ chức các buổi tuyên truyền về chất lượng, làm tăng hiệu lực của nó, nên
có sự tuyên dương đối với các đơn vị cá nhân có thành tích tốt về sản xuất sản
phẩm có chất lượng.
4. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm
4.1. Thực hiên tiếp cận hệ thống quản lý chất lượng và thực hiên quản lý
chất lượng đồng bộ.
Ta biết rằng hệ thống là tập hợp các phần tử cấu thành có liên quan hoặc
phụ thuộc lẫn nhau, tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh và chất lượng cũng là một
hệ thống gồm một tập hợp những đặc tính tạo cho sản phẩm có khả năng thoả
mãn được nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy nhà sản xuất phải hiểu sản
phẩm thật thấu đáo, đối xử với nó như một hệ thống, nắm chắc được những đặc
tính và mối quan hệ giữa các đặc tính của sản phẩm. Cái nào là chủ yếu cái nào là
thứ yếu, cái nào phải bồi dưỡng, cái nào phải khuyến khích phát triển, cái nào
cần phải hạn chế, uốn nắn...
Đối với quản lý chất lượng lại cần phải có cách tiếp cận hệ thống để đạt kết
quả cao trong công tác quản lý. Cách tiếp cận hệ thống giúp chúng ta xây dựng
được chất lượng trong doanh nghiệp bao gồm việc khẳng định chức năng nhiệm
vụ, cơ cấu tổ chức trách nhiệm, các thủ tục và quá trình cũng như các nguồn lực
cần thiết để tiến hành công tác quản lý chất lượng. Thoạt đầu các hệ thống quản
lý chất lượng được áp dụng cho từng khâu riêng biệt, sau mở rộng ra cho toàn
chu trình sống của sản phẩm, tiến tới hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ. Đảm
bảo tính đồng bộ trong quá trình tiến hành quản lý chất lượng là điều kiện cần
thiết giúp cho các hoạt động được nhịp nhàng, cân đối tránh chồng chéo, lãng phí
về nhân lực giúp cho chất lượng sản phẩm được đảm bảo và nâng cao.
Qua phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm của Công Ty Bóng Đèn
Phích Nước Rạng Đông, muốn đạt được mục tiêu tổng quát, đến năm 2005 Rạng
Đông phải thực sự là một Công ty Bóng Đèn-Phích Nước lớn nhất Việt Nam, với
trang bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến và có đầy đủ khả năng cạnh tranh
với nền công nghệ sản xuất Bóng Đèn-Phích Nước của các nước tiên tiến trên thế
giới. Trong điều kiện hiện nay, Công ty cần phải tiếp cận hệ thống quản lý chất
lượng đồng bộ, thực hiên quản lý chất lương sản phẩm từ khâu đầu cho đến khâu
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Qu¶n lý doanh nghiÖp
33
cuối. Khi thực hiên tính đồng bộ trong quản lý chất lượng, Công ty cần chú ý đến
các hướng sau:
- Đồng bộ giữa chất lượng của sản phẩm với chất lượng của nguyên vật
liệu.
- Đồng bộ các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, tổ chức pháp lý giáo
dục tư tưởng trong quản lý chất lượng.
- Đồng bộ giữa các hoạt động quản lý chất lượng ở các giai đoạn khác nhau
trong chu kỳ sống của sản phẩm. Từ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất đến lưu thông,
sử dụng sao cho có thể thiết lập được và duy trì được một trình độ chất lượng
mong muốn.
- Đồng bộ giữa các cấp quản lý trong cơ sở và bên ngoài cơ sở.
Công ty nên thực hiện quản lý chất lượng từ giai đoạn nghiên cứu nhu cầu
thị trường đến thiết kế sản phẩm, nhập nguyên vật liệu đến khâu hoàn thiện và
đóng gói lưu thông sản phẩm.
4.2. Xác định trách nhiệm
Trước đây các doanh nghiệp công nghiệp, người ta coi công tác quản lý
chất lượng sản phẩm là một chức năng riêng của cán bộ KCS, phổ biến quan
điểm là muốn đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm thì phải tăng cường
công tác kiểm tra. Trách nhiệm thuộc về phòng KCS, họ phải thường xuyên giám
sát, thanh tra, kiểm tra, đo lường chất lượng sản phẩm, từ đó phân loại chất
lượng, loại bỏ những sản phẩm không phù hợp với yêu cầu. Công Ty Bóng Đèn
Phích Nước Rạng Đông vẫn còn tồn tại những quan điểm cho rằng, chất lượng
sản phẩm là do công việc của phòng KCS, phòng kỹ thuật-quản lý chất lượng,
đội ngũ sản xuất chứ không liên quan gì đến các phòng ban khác. Đây là một sai
lầm, bởi vì muốn đạt được chất lượng cao và quản lý chất lượng một cách toàn
diện thì vấn đề chất lượng đồng bộ phải được cán bộ công nhân viên của toàn
Công ty hiểu một cách rõ ràng. Ý thức trách nhiệm về chất lượng phải được mọi
người thấm nhuần. Tuy nhiên, mặc dù chất lượng là công việc của mọi thành
viên nhưng nếu mọi việc đều là công việc của mọi người thì không ai chịu trách
nhiệm về chất lượng cả. Vì vậy trách nhiệm phải được xác định rõ ràng cho từng
phòng ban, cá nhân như giám đốc, các phòng ban chức năng, nhiêm vụ của tổ
trưởng sản xuất, công nhân, trách nhiệm của từng người đại lý.
+ Giám đốc : Giám đốc cần xác định thị trường Công ty sẽ tham gia và loại
sản phẩm mà Công ty cần tung ra thị trường thông qua việc xác định mục tiêu
kinh doanh và chiến lược phát triển. Giám đốc là người quyết định cuối cùng về
mức chất lượng cần đạt được trong thiết kế sản phẩm và mức độ cam kết về quản
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Qu¶n lý doanh nghiÖp
34
lý chất lượng cần thiết để đạt được chất lượng đó cho thành phẩm, sau đó lãnh
đạo các bộ phận chức năng trong toàn Công ty cùng nhau cam kết thực hiện quản
lý chất lượng.
+ Các phòng ban chức năng : Có nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch chất
lượng do giám đốc đặt ra. Cán bộ quản lý ở các cấp này cần tập trung vào việc
thiết kế và kiểm tra quá trình sản xuât sao cho phù hợp với các đặc tính kỹ thuật
của thiết kế. Như vậy các phòng ban chức năng có trách nhiệm thiết kế và thực
hiện có hiệu quả chương trình quản lý chất lượng, nhằm đáp ứng các đặc tính sử
dụng của sản phẩm.
+ Nhiệm vụ của tổ trưởng sản xuất : Điều khiển và kiểm tra các công nhân
trong quá trình sản xuất. Tổ trưởng sản xuất cũng là người có trách nhiệm nhận
dạng và tìm giải pháp cho các vấn đề chất lượng, phối hợp với các phòng ban
khác để sửa chữa và cải tiến quá trình sản xuất.
+ Công nhân : Có vai trò trực tiếp trong việc tham gia thực hiện chất lượng
và quản lý chất lượng sản phẩm. Công ty nên tạo điều kiện cho công nhân phát
huy ý thức tự giác, tránh tình trạng căng thẳng về trách nhiệm vì tiền lương của
mình mà phải cố gắng hoàn thành tốt công việc và kết quả có thể dẫn đến tình
trạng buông xuôi, chán nản và ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm .
+ Trách nhiêm của đại lý : Có nhiều trường hợp khách hàng khiếu nại về
sự xuống cấp của chất lượng sản phẩm mà nguyên nhân là do các đại lý, người
buôn bán không có chế độ bảo quản theo yêu cầu khi mua Bóng Đèn-Phích Nước
của Công ty về bán buôn và bán lẻ. Vì vậy, Công ty cần có biện pháp bảo quản
đối với các sản phẩm của mình khi giao cho khách hàng là đại lý, cửa hàng... để
giữ đúng chất lượng sản phẩm, khi ký kết hợp đồng mua bán Công ty cần bổ
sung các điều khoản về trách nhiệm đối với khiếu nại của khách hàng về chất
lượng sản phẩm do các đơn vị đó bán ra. Yêu cầu khách hàng đó cần có chế độ
bảo quản thích hợp đối với từng sản phẩm.
4.3. Tăng cường công tác tổ chức, quản lý, bảo quản nguyên vật liệu
Trong quá trình sản xuất của Công ty, tỉ lệ chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ
trọng lớn: Bóng Đèn 73,4%; Phích Nước 62,1%. Công ty cần phải giảm chi phí
nguyên vật liệu bằng biện pháp tối đa hoá tiêu hao do lãng phí nguyên vật liệu do
quản lý không chặt chẽ để thất thoát, nâng cao chất lượng công tác thu mua
nguyên vật liệu bằng cách tìm nguồn hàng rẻ hơn, áp dụng các biện pháp kỹ
thuật và đổi mới công nghệ sản xuất. Cụ thể là:
- Công ty cần tiếp tục kiểm tra chặt chẽ công tác quản lý nguyên vật liệu,
cân đo theo công thức kỹ thuật, theo định mức tiêu chuẩn, ghi sổ sách xí nghiệp
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Qu¶n lý doanh nghiÖp
35
và tổ chức sản xuất phải giao cho những người có trách nhiệm cao, có tính trung
thực, có trình độ chuyên môn thích hợp.
- Cần có chế độ thưởng phạt rõ ràng để chấm dứt tình trạng mất mát nguyên
vật liệu ra ngoài khi hoàn thành, và tình trạng để đánh đổ nguyên vật liệu bằng
việc lắp đường ống thu nước trên thiết bị, tận dụng triệt để nước rửa rồi quay lại
sản xuất. Sở dĩ cần quan tâm đến vấn đề này vì khâu nấu thủy tinh thường tiêu
hao nguyên vật liệu lớn (chiếm tỉ lệ trên 70% tiêu hao).
- Thiết kế trang bị hộp giấy tốt hơn, nhãn cho bao gói thủ công tránh tình
trạng ẩm mờ giấy nhãn & hình vẽ.
- Nâng cao hơn trình độ quản lý của các tổ trưởng sản xuất, nâng cao tay
nghề của công nhân, thợ sửa chữa, gắn chất lượng với thu nhập, từ đó có chế độ
thưởng phạt trực tiếp vào thu nhập.
- Tổ chức tốt hơn nữa công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc.
Như vậy, nếu công tác trên được làm tốt thì việc quản lý chất lượng sản
phẩm sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
4.4. Thành lập nhóm chất lượng
Đây là biện pháp có hiệu quả tích cực trong chương trình cải tiến chất
lượng được rất nhiếu tổ chức kinh tế của các nước phát triển áp dụng. Biện pháp
này cũng có thể áp dụng với thực tế của Công Ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng
Đông với những nội dung phù hợp. Công ty thành lập các nhóm chất lượng, mỗi
nhóm từ 3 đến 10 thành viên hoặc tổ chức các ca sản xuất thành một nhóm để
thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng. Ca nhóm này nên được thành lập
trên cơ sở tự nguyện và tự quản trên cùng một chủ làm việc. Trưởng nhóm do các
thành viên bầu ra chứ không nhất thiết phải là tổ trưởng sản xuất hoặc quản đốc.
Các thành viên tham gia nhóm chất lượng sẽ hoạt động trong môi trường thoải
mái, tự do đề xuất ý kiến, tạo hứng khởi khi làm việc.
Nhóm họp mỗi tuần một lần hoặc ngoài giờ làm việc tại một nơi cố định
hoặc có thể ngay khi phát hiên ra sai hỏng để tìm nguyên nhân và biên pháp để
khắc phục kịp thời. Khi họp, nhóm tự đưa ra đề tài chứ không nhất thiết chỉ liên
quan đến chất lượng mà còn liên quan đến các vấn đề khác trong phạm vi công
việc của mình.
Nhóm chất lượng theo dõi quá trình sản xuất để nhận dạng, phân tích và
giải quyết các vấn đề chất lượng (hay vấn đề khác).
Để nhóm chất lượng hoạt động nghiêm túc và có hiệu quả, Công ty nên lập
ra một nguyên tắc hoạt động nhóm :
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Qu¶n lý doanh nghiÖp
36
- Tự mình phát triển : Các nhóm viên cần phải tìm tòi nắm vững kỹ thuật và
kỹ năng làm việc để thích nghi. Tự phát triển và hỗ trợ phát triển liên quan mật
thiết với nhau tạo sự hiểu biết về công nghệ hiện đại của Công ty và phương
pháp quản lý chất lượng.
- Hoạt động tự nguyện : Cán bộ quản lý của Công ty nên để các nhóm hoạt
động hoàn toàn tự nguyện, tự giác, như vậy các thành viên của nhóm sẽ dựa vào
khả năng của mình mà phát huy tính sáng tạo. Quản đốc nên có thái độ tôn trọng
tính chất tự nguyện của nhóm và yểm trợ tích cực khi nhóm cần đến.
- Hoạt động nhóm : Hoạt động nhóm chất lượng là hoạt động tập thể, trong
đó từng người có khả năng và kinh nghiệm khác nhau hợp lại để cùng nhau tìm
giải pháp cho các vấn đề. Dựa trên cơ sở hoạt động của nhóm, mỗi người trong
nhóm cần tôn trọng nhân cách và khả năng của người khác và tham gia bình đẳng
trong các hoạt động của nhóm. Thông qua việc chia sẻ thông tin kiến thức cho
nhau, nhóm sẽ có sức mạnh giải quyết các vấn đề khó khăn trong sản xuất kinh
doanh thường ngày, đồng thời giúp cho thành viên trong nhóm trưởng thành có
đủ tư cách lẫn nghiệp vụ.
- Mọi người đều tham gia : Cố gắng sao cho mỗi người trong nhóm đều
phát huy năng lực cá nhân của mình mà tham gia góp ý kiến. Nếu mỗi người
trong nhóm đều được phân trách nhiệm và sản xuất đạt kết quả tốt thì họ sẽ thấy
phấn khởi, tự tin và tăng thêm linh hoạt.
- Gắn liền hoạt động của nhóm với hệ thống và bộ máy của Công ty: Cán
bộ quản lý cần tôn trọng các sáng kiến của nhóm chất lượng và cần nghĩ ra các
cách vận động nhóm. Ví dụ có khen thưởng đối với nhóm chất lượng có sáng
kiến được áp dụng có kết quả tốt, biểu dương trước toàn Công ty.
- Duy trì hoạt động của nhóm chất lượng : Giám đốc và các cấp quản lý trực
tiếp cần những vấn đề gì mình mong đợi ở nhóm nhân viên, duy trì thảo luận và
chỉ đạo liên tục đối với nhóm chất lượng. Cán bộ quản lý cần bàn bạc với các
nhóm trưởng các mục tiêu hoạt động trong năm, tạo cơ hội cần thiết cho nhóm
khi có điều kiện. Cán bộ cần kiên quyết chỉ đạo và yểm trợ các hoạt động của
nhóm cho đến khi các thành viên trong nhóm bắt đầu cảm thấy hứng thú, nếu
không lâu ngày hoạt động của nhóm sẽ bị trì trệ.
- Cùng nhau phát triển : Qua thảo luận và chia sẻ trách nhiệm giữa các
nhóm viên, nhóm sẽ cùng nhau phát triển. Các nhóm thành viên cần tận dụng
mọi cơ hội để phát triển thói quen hội ý và thảo luận, cần động viên mọi người
trong nhóm tham gia góp ý kiến cải tiến vấn đề. Tổ chức hội thảo để các nhóm
chất lượng khác nhau trao đổi thông tin và kinh nghiệm.
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Qu¶n lý doanh nghiÖp
37
- Tính sáng tạo : Một trong những mục tiêu chính của hoạt động nhóm là
quá trình sáng tạo của nhóm viên để cải tiến và nâng cao chất lượng đồng thời
thể chế hoá kết quả đạt được trong các công việc hàng ngày. Không thể có sự
sáng tạo nếu các nhóm viên không tự giác cải tiến công việc hàng ngày của mình
cho dễ dàng hơn, làm nhanh hơn, tiết kiệm hơn.
- Ý thức về chất lượng : Mục tiêu nữa của nhóm chất lượng ngay trong
công việc của mình phụ trách, xuất phát từ quan niệm phải thực hiện công việc
của mình đúng với tiêu chuẩn đã định. Nhóm chất lượng còn nhằm tới mục tiêu
cải tiến từng bước công việc mình phụ trách nên dễ hơn.
KẾT LUẬN
Giữa chất lượng và khả năng cạnh tranh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Chất lượng là một trong những giải pháp quan trọng nhất để tăng cường khả năng
cạnh tranh với các doanh nghiệp. Ngược lại, doanh nghiệp có khả năng cạnh
tranh cao tạo điều kiện quan trọng cho tăng cường đổi mới và nâng cao chất
lượng sản phẩm và dịch vụ.
Các doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh được với hàng ngoại trên thị
trường Việt Nam hay muốn xuất khẩu ra nước ngoài sản phẩm của mình thì đều
cần phải tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm. Điều trước tiên phải thực hiện
là đổi mới quan niệm về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm, để sau đó có
thể xây dựng được một hệ thống chất lượng phù hợp với đặc trưng của mình.
Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông là một doanh nghiệp Việt Nam
đã tồn tại, đứng vững qua tiến trình đổi mới đất nước. Để có thể giữ vững được
vị trí đó trong tương lai, trong môi trường cạnh tranh quyết liệt của sự hội nhập,
Công ty cũng cần phải đổi mới, xây dựng cho mình một hệ thống chất lượng để
tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Thông qua những phân tích thực trạng về quản lý chất lượng ở Công ty em
đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường hệ thống quản lý
chất lượng ở Công ty. Đó là một trong những phương hướng giải quyết mục tiêu
tăng cường chất lượng sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của Thầy ThS
Vũ Trọng Nghĩa, giáo viên hướng dẫn, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ trong
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Qu¶n lý doanh nghiÖp
38
Công ty Bóng Đèn - Phích Nước Rạng Đông, sự giúp đỡ của các phòng ban chức
năng, ban lãnh đạo Công ty
Do bước đầu nghiên cứu nên bài viết chắc chắn không thể tránh khỏi những
mặt hạn chế và sai sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo và của
các cán bộ trong Công Ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông cùng toàn thể bạn
đọc để hoàn thiện hơn nhận thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2006
Sinh viên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ThS Phạm Quang Lê, Giáo trình Khoa học quản lý, Khoa Quản lý
doanh nghiệp, Hà Nội 2002.
2. GS.TSKH Vũ Huy Từ, Giáo trình Kế hoạch hóa, NXB CTQG, Hà Nội
2006.
3. ThS Vũ Trọng Nghĩa, tập bài giảng Quản lý chất lượng dành cho Khóa 7.
4. John S. Okard, Quản lý chất lượng đồng bộ, NXB Thống kê, Hà Nội
1994.
5. Sổ tay giới thiệu quản lý chất lượng toàn diện (Tài liệu dành cho các
thành viên Việt Nam - TQNC)
6. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, Công ty
Bóng Đèn Phích Nước Rạng Đông.
7. Báo cáo tình hình chất lượng tại Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng
Đông các năm 2002, 2003, 2004, 2005.
7. Tài liệu hình thành và phát triển Công ty Bóng Đèn Phích Nước Rạng
Đông. (lưu hành nội bộ ).
LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa Qu¶n lý doanh nghiÖp
39
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.pdf