Tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình lập kế hoạch (5 năm) của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà: LUẬN VĂN:
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình lập
kế hoạch (5 năm) của Công ty cổ phần đầu tư
phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà
LờI Mở Đầu
Ngày nay kế hoạch là một trong những công cụ hữu hiệu, chủ yếu để điều hành
hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Cùng với sự biến động của thị trường, kế hoạch
cũng luôn có xu hướng đổi mới để bắt kịp với xu thế phát triển đó. Tuy nhiên sự đổi mới
đó cần được tiếp tục hoàn thiện trên nhiều phương diện, từ hình thức, nội dung đến phương
pháp.
Nhận biết được tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch và xu thế phát triển,
Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà đã không ngừng nâng cao chất
lượng quá trình lập kế hoạch. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh biến động như hiện nay,
Công ty cũng đang gặp khó khăn trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình
cũng như việc tìm kiếm khách hàng. Để tiếp tục tồn tại và phát triển Công ty đã xác định
cần hoàn thiện hơn quá trình lập kế hoạch của mình...
99 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình lập kế hoạch (5 năm) của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình lập
kế hoạch (5 năm) của Công ty cổ phần đầu tư
phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà
LờI Mở Đầu
Ngày nay kế hoạch là một trong những công cụ hữu hiệu, chủ yếu để điều hành
hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Cùng với sự biến động của thị trường, kế hoạch
cũng luôn có xu hướng đổi mới để bắt kịp với xu thế phát triển đó. Tuy nhiên sự đổi mới
đó cần được tiếp tục hoàn thiện trên nhiều phương diện, từ hình thức, nội dung đến phương
pháp.
Nhận biết được tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch và xu thế phát triển,
Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà đã không ngừng nâng cao chất
lượng quá trình lập kế hoạch. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh biến động như hiện nay,
Công ty cũng đang gặp khó khăn trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình
cũng như việc tìm kiếm khách hàng. Để tiếp tục tồn tại và phát triển Công ty đã xác định
cần hoàn thiện hơn quá trình lập kế hoạch của mình. Xuất phát từ thực tiễn đó và được sự
giúp đỡ của tập thể phòng kinh tế kế hoạch tôi đã mạnh dạn lựa chọn cho mình đề tài “Một
số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình lập kế hoạch (5 năm) của Công ty cổ phần đầu
tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà”
Đề tài được chia làm 3 phần:
Chương I: Một số lý luận cơ bản về quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường.
Chương II: Thực trạng quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty
CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình lập kế hoạch của Công ty
CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt thời gian học tập cũng như trong suốt
Chương I
NHữNG VấN Đề Lý LUậN CƠ BảN Về Kế HOạCH
TRONG DOANH NGHIệP
i.tổng quan về kế hoạch
1. Một số khái niệm về kế hoạch trong doanh nghiệp
Kế hoạch được tiếp cận theo nhiều cách hiểu khác nhau. Mỗi cách tiếp cận điều
xem xét kế hoạch theo một góc độ riêng và đều cố gắng biểu hiện đúng bản chất của phạm
trù quản lý
Với cách tiếp cận theo quá trình thì cho rằng: kế hoạch sản xuất kinh doanh là một
quá trình liên tục kiểu vòng xoáy hình ốc với chất lượng ngày càng tăng kể từ khi chuẩn bị
xây dựng cho tới lúc chuẩn bị tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm đưa hoạt động của doanh
nghiệp theo các mục tiêu đã định.
Theo quan điểm của STEINER thì: “quá trình lập kế hoạch là một quá trình bắt
đàu từ việc thiết lập các mục tiêu vầ quyết định chiến lược, các chính sách, kế hoạch chi
tiết để đạt được mục tiêu. Nó cho phép thiết lập các quyết định khả thi và nó bao gồm chu
kỳ mới của việc thiết lập mục tiêu và quyết định chiến lược nhằm hoàn thiện hơn nữa”.
Trong cách tiếp cận này, khái niệm hiện tượng tương lai, tính liên tục của quá
trình, sự gắn bó của hàng loạt hành động và quyết định để đạt được mong muốn đều đã
được thể hiện.
Với cách tiếp cận theo nội dung và vai trò
Theo HERY FAYOL: Kế hoạch là môt trong những hoạt động cơ bản của
chu trình quản lý cấp công ty. Xét về mặt bản chất, hoạt động này là nhằm xét các
mục tiêu cảu phương án kinh doanh, bước đi trình tự và cách tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Theo RONNEY: Hoạt động kế hoạch là một trong các hoạt động nhằm tìm
ra con đường huy động và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả để phục vụ
các mục tiêu kinh doanh.
Trong thời bao cấp, ở Việt nam quan niệm: Công tác lập kế hoạch là tổng thể các
hoạt động nhằm xác định các mục tiêu, các nhiệm cụ của sản xuất kinh doanh, về tổ chức
đời sống và tổ chức thực hiện để đạt được các mục tiêu đó, trên cơ sở vận dụng các quy
luật khách quan, các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ.
Các khai niệm trên đay cho thấy khái niệm lập kế hoạch được đề cập chủ yếu
thông qua các nội dung của nó mà chưa làm nổi bật đặc tính về thời gian, mức độ những
nét hết sức đặc trơng của kế hoạch.
Theo cách tiếp cận hiện nay được nhiều người sử dụng ở Việt nam : Kế hoạch là
những chỉ tiêu, những con số dự kiến, ước tính trong việc thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể
nào đó để đạt được hiệu quả cao nhất .
Theo quan niệm này thì những chỉ tiêu, nhữn con số phải có cơ sở khoa học, cơ sở
thực tế và nó phải được thể hiện ở bảng biểu kế hoạch. Những con số chỉ tiêu mang tính
khả năng và muốn biến chúnh thành hiện thực thì phải áp dụng hệ thống các biện pháp.
Việc lập kế hoạch là quyết định trước xem trong tương lai phải làm gì? làm như
thế nào? làm bằng công cụ gì? khi nào làm? và ai làm?
Mặc dù ít tiên đoán được chính xác trong tương lai và những yếu tố nằm ngoài sự
kiểm soát có thể phá vở cả những kế hoạch tốt nhất đã có nhưng không có kế hoạch thì các
sự kiện xảy ra một cách ngẫu nhiên và ta sẽ mất đi khả năng hành động một cách chủ động.
2. Các loai kế hoạch trong doanh nghiệp
Hệ thống kế hoạch của một tổ chức là tổng thể của nhiều loại kế hoạch có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau theo một định hướng chung nhằm thực hiện mục tiêu tối cao của
hệ thống.
Để đảm bảo hoạt động của một tổ chức cần phải xây dựng được một hệ thống kế
hoạch bao gồm nhiều loại kế hoạch khác nhau và được phân định thưo nhiều tiêu chí khác
nhau.
Bao gồm các loại kế hoạch sau:
sơ đồ 1
2.1.1. Sứ mệnh
Là bức thông điệp thể hiện lý do tồn tại của tổ chức, nó trả lời cho câu hỏi: Tổ
chức tồn tại vì mục đích nao ? Sứ mệnh bao gồm:
- Sứ mệnh được công bố: Thông báo cho mọi người một cách công khai, thông qua
thị trường để doanh nghiệp đạt được mục tiêu, nó được thể hiện thông qua các
khẩu hiệu, các triết lý kinh doanh ngắn gọn.
- Sứ mệnh không được công bố: Thể hiện lợi ích tối cao của doanh nghiệp.
Xu hướng chung ngày nay là : cố gắng làm cho 2 loại sứ mệnh này xích lại gần
nhau hơn.
Sứ mệnh là cơ sở đầu tiên để xác định mục tiêu chiến lược của hệ thống và nó
cũng là cơ sở để xác định phương thức hành động cơ bản của tổ chức.
ĐĐường lối – sứ
mệnh
Chiến lược
Các kế hoạch tác
nghiệp
Xây dựng một lần,
sử dụng một lần:
- Chương trình
- Dự án
- Ngân sách
Xây dựng một lần,
sử dụng nhiều lân:
- Chính sách
- Thủ tục
- Quy tắc
2.1.2 Chiến lược
Chiến lược là tổng thể tư tưởng, quan điểm , mục tiêu tổng quát và những phương
thức cơ bản để thực hiện mục tiêu của hệ thống.
Chiến lược là sự cụ thể hoá đường lối, khẳng địng lại sứ mệnh – quan điểm. Mục
tiêu trong chiến lược bao giờ cũng là mục tiêu tổng quát và và dài hạn, mỗi chiến lược của
hệ thống phải đảm bảo cho hệ thống sự phát triển vượt bậc với sự thay đổi về chất, các
chiến lược là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều loại, nhiều cấp khác nhau và hướng
vào thực hiện mục tiêu tối cao của tổ chức.
Chiến lược của một tổ chức là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều cấp chiến
lược khac nhau và nhiều loại chiến lược khác nhau.
Theo cấp chiến lược của một tổ chức thông thường có 3 cấp chiến lược. Được thể
hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2
Chiến lược chung của
tổ chức
Chiến lược của
đơn vị
Chiến lược của
đơn vị
Chiến lược của
đơn vị
Chiến lược thứ
…….
2.1.3. Các kế hoạch tác nghiệp
Đây là loại kế hoạch nhằm cụ thể hoá chiến lược và triển khai các chiến lược. Có 2
nhóm cơ bản sau:
Kế hoạch tác xây dựng một lần sử dụng nhiều lần:
- Chương trình: Bao gồm một số các mục đích, chính sách thủ tục, quy tắc các nhiệm vụ
được giao, các bước phải tiến hành, các nguồn lực có thể huy động và các yêu tố khác.
Chương trình được hộ trợ bằng ngân quỹ cần thiết. Một chương trình quan trọng thường ít
khi đứng một mình, thường là một bộ phận của một hệ thống phức tạp.
Chương trình thường có mục tiêu lơn quan trọng, mang tính độc lập tương đối trong quá
trình phân bổ các nguồn lực để thực hiện mục tiêu.
- Dự án: có mục tiêu thường cụ thể, quan trọng mang tính độc lập tương đối. Nguồn lực để
thực hiện mục tiêu thường phải rõ ràng đối với tất cả các hình thái nguồn lực theo thời gian
và không gian.
- Các ngân sách (ngân quỹ): Là bản tường trình các kết quả mong muốn được biểu hiện
bằng các con số. Có thể coi đó là chương trình được “số hoá”. Ngân quỹ ở đây không đơn
thuần là ngân quỹ bằng tiền, mà còn có ngân quỹ bằng thời gian, ngân quỹ công nhân,
ngân quỹ máy móc thiết bị, ngân quỹ nguyên vật liệu…..
Kế hoạch tác nghiệp xây dựng một lần sử dụng nhiều lần:
- Chính sách: Là quan điểm phương hướng và cách thức chung để ra quyết định trong tổ
chức. Trong một tổ chức có thể có nhiều loại chính sách khác nhau cho những mảng hoạt
động trọng yếu của tổ chức mình.
Ví dụ : chính sách khuyến khích tài năng trẻ nhằm tạo động lực phấn đấu cho lớp
trẻ trong tổ chức. Chính sách đào tạo nhân viên để đáp ứng công việc hiện tại và tương lai.
Chính sách là là kế hoạch theo nghĩa nó là những quy định chung để hưỡng dẫn
hay khai thông cách suy nghĩ và hành động khi ra quyết định. Các chính sách giúp cho
công việc giải quyết các vấn đề trong các tình huống nhất định và giúp cho việc thống nhất
các kế hoạch khác nhau của tổ chức. Các chính sách là tài liệu chỉ dẫn cho việc ra quyết
định trong phạm vi co giãn nào đó, tuỳ thuộc vào các chức vụ và quyền hạn trong tổ chức.
- Thủ tục: Là các kế hoạch thiết lập một phương pháp cần thiết cho việc điều hành các hoạt
động trong tương lai. Đó là sự hướng dẫn hành động, là việc chỉ ra một cách chi tiết, biện
pháp chính xác cho một hoạt động nào đó cần phải thực hiện. Đó là chuỗi các hoạt động
cần thiết theo thứ tự, theo cấp bâc quản lý.
- Quy tắc: Giải thích rõ ràng những hành động nào đó có thể làm, những hành động nào
không được làm. đây là loại kế hoạch đơn giản nhất. Không nên nhầm lẫn giữa thủ tục và
quy tắc. các quy tắc gắn liền với hướng dẫn hành động mà không ấn định trình tự thời gian,
trong khi đó thủ tục cũng bao hàm sự hưỡng dẫn hành động mà không ấn định trình tự thời
giancho các hoạt động. Hơn nữa các chính sách hướng dẫn việc quyết định trong khi quy
tắc cũng là sự hướng dẫn nhưng không cho phép có sự lựa chọn trong khi áp dụng chún.
Như vậy, so với quy tắc và thủ tục, chính sách có độ linh hoạt cao hơn.
2.2. Phân loại theo cấp quản lý
- Kế hoạch cho toàn tổ chức
- Kế hoạch cho các phân hệ và bộ phận của tổ chức
- Kế hoạch cho các ca nhân trong tổ chức
2.3. Phân loại kế hoạch theo thời gian
- Kế hoạch dài hạn: Là kế hoạch 5 năm trở lên
- Kế hoạch trung hạn: Là loại kế hoạch có thời gian từ 1đến 5 năm
- Kế hoạch ngắn hạn: Là loại kế hoạch có thời gian dưới 1 năm
3. Vai trò của kế hoạch trong doanh nghiệp
Thông qua các kế hoạch mà đường lối, chiến lược, chính sách phát triển kinh tế
được cụ thể hoá thành mục tiêu chương trình hành động cho từng giai đoạn nhất định. Lập
kế hoạch là chức năng quản lý mang tính cương lĩnh, là khâu quan trọng trong quá trình
biến đường lối thành hiện thực.
Lập kế hoạch là chức năng định hướng, liên kết cân đối và thống nhất mọi hành
động trong hệ thống quản lý. Kế hoạch là công cụ điều hành thống nhất hoạt động sản xuất
kinh doanh, đồng thời xác định mô hình phát triển của đối tượng trong tương lai.
Kế hoạch là cơ sở căn cứ quan trọng bảo đảm tính đồng bộ, liên tục và thống nhất
của tất cả các công tụ chính sách.
Tất cả các tầm quan trọng đó được thể hiện cụ thể như sau:
3.1. ứng phó với những sự bất định và sự thay đổi
Sự bất định và thay đổi làm cho việc lập kế hoạch trở thành yếu tố tất yếu. Giống
như một nhà hàng hải không chỉ lập trình một lần rồi quên nó, một người kinh doanh
không thể lập một kế hoấchnr xuất kinh doanh và dừng lại ở đó. Tương lai rất ít khi chắc
chắn, tương lai càng xa thì kết quả của quyết định mà ta cần phải xem xét sẽ càng kém
chắc chắn, một uỷ viên quản trị kinh doanh có thể thấy hoàn toàn chắc chắn rằng: Trong
tháng tới các đơn vị đặt hàng, các chi phí sản xuất, năng suất lao động, sản lượng, dự trữ
tiền mặt có sẵn và các yếu tố khác của môi trường kinh doanh sẽ ở một mức độ xác định.
Song một đám cháy, một cuộc bãi công không biết trước, hoặc việc huỷ bỏ một đơn đặt
hàng của một khách hàng chủ yếu sẽ làm đảo lộn tất cả. Hơn nữa, nếu lập kế hoạch cho
một thời gian càng dài thì người quản lý càng ít nắm chắc về môi trường kinh doanh bên
trong, bên ngoài và tính đúng đắn của mọi quyết định. Thậm chí ngay khi tương lai có độ
chắc chắn cao, thì một số kế hoạch cần thiết:
Thứ nhất: Các nhà quản lý vẫn phải tìm cách tốt nhất để đạt được mục tiêu. Với
điều kiện chắc chắn, trước hết đây là vấn đề thuộc toán học tính toán, dựa trên các
sự kiện đã biết xem tiến trình nào sẽ đem lại kết quả mong muốn với chi phí thấp
nhất.
Thứ hai: Sau khi tiến trình đã được xác định, cần phải đưa ra các kế hoạch để sao
cho mỗi bộ phận của tổ chức sẽ biết cần phải đóng góp như thế nào vào công việc
phải làm.
Ngay sau khi có thể dễ dàng dự đoán được sự thay đổi thì vẫn nảy sinh những khó
khăn khi lập kế hoạch.Việc sản xuất ô tô loại nhỏ sử dụng ít nhiên liệu là một ví dụ. Không
thể ngay lập tức chuyển từ sản xuất ô tô loại lớnvà loại trung bình sang loại nhỏ, nhà sản
xuất phải quyết định tỷ lệ sản xuất giữa các loại ô tô và làm thế nào để trang bị máy móc
cho cả dây chuyền này sản xuất có hiệu quả. Tuy nhiên, nhà sản xuất có thể lựa chọn các
phương hướng rất khác nhau, khi đã nắm chắc về sự thay đổi công ty có thể phải cân nhắc
kỹ lưỡng để bán lỗ phần kinh doanh xe cơ lớn và cơ trung bình để tẩp trung vào việc thiết
kế và sản xuất loại xe cơ nhỏ, với hy vọng trở thành công ty hàng đầu trong ngành sản xuất
ô tô loại nhỏ. Thực tế, đó là cách mà các công ty Nhật Bản đã làm.
Khi các nhà quản lý không thể thấy được các xu thế một cách dễ dàng thì việc có
được một kế hoạch tốt có thể gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Nhiều nhà quản trị đã đánh giá
thấp hoặc không đánh giá đủ sớm về tầm quan trọng của giá cả lạm phát, về sự tăng lãi
nhanh chóng và khủng hoảng năng lượng những năm 70, kết quản là họ đã đối phó không
kịp thời với những biến động của thị trường và vật liệu dẫn tới sự tăng chi phí sản xuất.
Thậm chí đến cuối những năm 1960 – 1970 sự cố ô nhiễm nước và không khí cũng không
được quan tâm đúng mức.
3.2. Tập trung vào sự chú ý các mục tiêu
Do toàn bộ công việc là phần đạt được các mục tiêu của cơ sở, cho nên chính hoạt
động lập kế hoạch tập trung sự chú ý vào các mục tiêu này. Nhưng kế hoạch được xem xét
đủ toàn diện sẽ thống nhất được những hoạt động tương tác giữa các bộ phận. Những
người quản lý mà họ thực sự đang gặp phải những vấn đề cấp bách, buộc phải thông qua
việc lập kế hoạch để xem xét tương lai, thậm chí cần phải định kỳ sửa đổi và mở rộng kế
hoạch để đạt được các mục tiêu đã định.
3.3. Tạo khả năng tác nghiệp kinh tế
Việc lập kế hoạch sẽ giảm tối thiểu hoá chi phí vì nó chú trọng vào các hoạt động
hiệu quả và phù hợp.
Kế hoạch thay thế cho sự hoạt động manh mún, kế hoạch không được phối hợp
bắngự nỗ lực có định hướng chung, thay thế những phán xét vội vàng bằng những quyết
định có cân nhắc kỹ lưỡng.
ở phạm vi cơ sở sản xuất tác dụng của việc lập kế hoạch càng rõ nét. Không một ai
đã từng ngắm nhìn bộ phận lắp ráp ô tô trong một nhà máy lớn mà lại không có ấn tượng
về cách thức mà các bộ phận và các dây chuyền phụ ghép nối với nhau. Từ hệ thống băng
tải chính hình thành ra thân xe, và các bộ phận khác nhau được hình thành từ các dây
chuyền khác. Động cơ, bộ truyền lực và các phụ kiện được đặt vào chỗ một cách chính xác
đúng thời điểm đã định. Quá trình này đòi hỏi phải có một kế hoạch sâu rộng và chi ly mà
nếu thiếu chúng việc sản xuất ô tô sẽ rối loạn và tốn kém qua mức. Làm dễ dàng cho việc
kiểm tra.
Người quản lý không thể kiểm tra công việc của các cấp dưới nếu không có được
mục tiêu đã định để đo lường. Như vậy một người lãnh đạo cấp cao đã từng nói: “Sau khi
tôi rời khỏi văn phòng lúc 5 giờ chiều, tôi không còn quan tâm tới những việc đã xảy ra
trong ngày hôm đó, tôi chẳng thẻ làm gì được nữa, tôi chỉ có thể xem xét những việc có thể
xảy ra vào ngày mai hoặc ngày kia, hoặc vào năm tới, bởi tôi vì tôi còn có thể làm được
một việc gì đó về những vấn đề này”, có thể đây là một quan niệm cức đoan, nhưng nó
cũng nhấn mạnh tới một điều quan trọng là sự kiểm tra có hiệu quả là sự kiểm tra hướng
tới tương lai.
II. Công tác lập kế hoạch 5 năm trong doanh nghiệp
1. Khái niệm lập kế hoạch
lập kế hoạch là một quá trình xem xét đánh giá tổng hợp các hoạt động nhằm xác
định mục tiêu, các nhiệm vụ, phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh về tổ chức và
thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra. Trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan các
chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước.
2. Vai trò của lập kế hoạch
Lập kế hoạch có các vai trò sau:
2.1. Giúp cho việc lựa chọn được các phương thức hành động trong quá trình ra
quyết định
Thứ nhất: lựa chọn các mục tiêu ưu tiên bởi vì nguồn lực có hạn nên không thể
đáp ứng cùng một lúc tất cả các nhu cầu phát triển.
Thứ hai: Sự lựa chọn trong số các phương thức hành động khác nhau, giữa các
cách thức khác nhau để đạt được cùng một mục tiêu.
2.2. Tạo cơ sở phân bổ và sử dụng tốt nhất các nguồn lực hiện có
Nguồn lực ở đây không chỉ bao gồm các nguồn lực tự nhiên mà còn bao gồm cả
nhân lực, tài sản và tài chính. Việc phân biệt những gì không được coi là nguồn lực tuỳ
thuộc vào mục tiêu cần đạt đến của người sử dụng, cũng như nhận thức về gisias trị sử
dụng và khả năng sử dụng cụ thể trong từng trường hợp.
Lập kế hoạch góp phần giảm nhẹ những ảnh hưởng kìm hãm sự phát triển nguồn
lực bằng cách phối hợp những dự án đầu tư để có thể tập trung những yếu tố khan hiếm và
những lĩnh vực sản xuất có hiệu quả nhất.
Mặc khác thị trường cạnh tranh tự do có xu hướng hạn chế đầu tư và chuyển đầu
tư nhiều hơn sang những lĩnh vực mà xã hội ít mong muốn, đồng thời không tính đến
những lợi nhuận phụ thêm có được từ những chương trình đầu tư được phối hợp tương đối
dài hạn. Đó cũng là một khuyết điểm của thị trường mà người ta muốn sử dụng kế hoạch
để khắc phục.
2.3. Là một công cụ hưu hiệu để đạt tới mục tiêu
Lập kế hoạch không chỉ liên quan đến quyết định cần phải làm gì đẻ đạt tới mục
tiêu cụ thể mà còn liên quan đến quyết định trình tự thực hiện các hoạt động một cách logic
có thứ tự từng bước tiến tới đạt được mục tiêu.
3. Quá trình lập kế hoạch
Quá trình lập kế hoạch bao gồm các bước cơ bản sau
3.1. Nghiên cứu và dự báo
Nghiên cứu và dự báo là điểm bắt đầu của việc lập kế hoạch. Để nhận thức được
cơ hội cần phải có những hiểu biết về môi trường, thị trường, về sự cạnh tranh về điểm
mạnh và điểm yếu của mình so các đối thủ cạnh tranh. Chúng ta phải dự đoán được các
yếu tố không chắc chắn và đưa ra phương án đối phó. Việc lập kế hoạch đòi hỏi phải có
những dự đoán thực tế về cơ hội.
3.2. Thiết lập các mục tiêu
Các mục tiêu đưa ra cần phải xác định rão thời hạn thực hiện và được lưỡng hoá
đến mức cao nhất có thể. Mặc dù tổ chức thường có cả hai loại mục tiêu định tính và mục
tiêu định lượng, nhưng những loại mục tiêu định lượng có vẻ rõ ràng hơn và dễ thực hiện
hơn. Ngoài ra, mục tiêu cũng cần được phân nhóm theo các thứ tự ưu tiên khác nhau. Một
tổ chức có thể có hai loại mục tiêu là mục tiêu hàng đầu và mục tiêu hàng thứ hai. Những
mục tiêu hàng đầu liên quan đến sự sống còn và thành đạt của tổ chức. Đối với một công
ty, đó là những mục tiêu về lợi nhuận, doanh số hay thị phần. Không đạt được một mức lợi
nhuận, mức doanh số hya mức thị phần nhất định trong một thời kỳ nào đó, công ty có thể
bị phá sản. Mục tiêu hàng thứ hai có liên quan đến tính hiệu quả của tổ chức, nhưng không
phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến sự sống còn. Các mục tiêu này có thể thể hiện mức độ
quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm của tổ chức, sự phát triển sản phẩm mới hay
tính hiệu quả của công tác quản lý hành chính .... Trong những năm gần đây, các tổ chức ở
cả khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân dường như đều chú trọng tới các mục tiêu hàng
thứ hai để thu hét khách hàng thứ nhất với sự ảnh hưởng trực tiếp và trước mắt hơn. Cho
dù có chú trọng tới mục tiêu nào hơn chăng nữa, điều quan trọng là phải xacs định các mục
tiêu thật rõ ràng, có thể đo lường được và từ đó mang tính khả thi. Ngoài ra, cũng cần xác
định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu và thời hạn phải hoàn thành.
3.3. Phát triển các tiền đề
ở bước thứ ba này chúng ta cần lưu ý tới việc phát triển các tiền đề. Tiền đề lập kế
hoạch là các dự báo, các chính sách cơ bản có thể áp dụng. Chúng là giả thiết cho việc thực
hiện kế hoạch. Đó có thể là địa bàn hoạt động, quy mô hoạt động, mức giá, sản phẩm gì,
triển khai công nghệ gì, mức chi phí, mức lương, mức cổ tức và các khía cạnh tài chính, xã
hội, chính trị khác.
Một số tiền đề là những dự báo, các chính sách còn chưa ban hành.
Ví dụ : Nếu một viện nghiên cứu không có chính sách tuyển dụng cán bộ nghiên
cứu (cần có bằng cấp từ thạc sỹ trở lên hay chỉ cần tốt nghiệp đại học loại giỏi, tổ chức thi
tuyển ra sao....) khi lập kế hoạch nhân sự, người ta phải đư ra các tiền đề là các dự đoán
xem chính sách đó sẽ được ban hành hay không và nếu có nó sẽ gồm những gì. Một ví dụ
khác, khi xây dựng kế hoạch phát triển đô thị sẽ định hình ra sao sau 5 năm tới.
Các tiền đề được giới hạn theo các giả thiết có tính chất chiến lược hoặc cấp thiết
để dẫn đến một kế hoạch. Các tiền đề này có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hoạt động của
kế hoạch đó. Sự nhất trí về các tiền đề là điều kiện quan trọng để lập kế hoạch phối hợp. Ví
vậy không nên đòi hỏi những kế hoạch và ngân quỹ từ cấp dưới khi chưa có, trước hết,
những chỉ dẫn cho những người đứng đầu các bộ phận của mình.
3.4. Xây dựng các phương án
Có nhiều cách thức để đạt được mục tiêu, đó chính là các phương án.mỗi phương
án sản xuất kinh doanh đều đưa đến các mục tiêu cần đạt được. Các phương án sản xuất
kinh doanh này đều được lập ra dựa trên nhiều con đường.
Tìm ra và nghiên cứu các phương án hành động để lựa chọn. Cần giảm bớt các
phương án lựa chọn, chỉ có những phương án có triển vọng nhất được đưa ra phân tích
3.1.5. Đánh giá các phương án
Đánh giá các phương án theo các chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu và trung thành cao
nhất với các tiền đề đã xác định.
3.1.6. Lựa chọn phương án và ra quyết định
Sau quá trình đánh giá các phương án, một vài phương án sẽ được lựa chọn. Lúc
này, cần ra quyết định để phân bổ con người và các nguồn lực khác của tổ chức cho việc
thực hiện kế hoạch. Bước tiếp theo đây sẽ là việc xây dựng các kế hoạch phụ trợ và lượng
hoá kế hoạch bằng ngân quỹ.
4. Nội dung của quá trình lập kế hoạch
4.1. Thiết lập hệ thống mục tiêu
Điểm xuất phát để xây dựng kế hoạch là việc xác định các nhu cầu xã hội và luận
chứng cho cho hệ thống các mục tiêu kinh tê - xã hội chủ yếu mà xã hội có thể dự kiến đạt
tới trong thời kỳ kế hoạch. Tất nhiên những mục tiêu này không phài được đề ra một cách
ngẫu nhiên mà xuất phát từ việc đánh giá trình độ phát triển đã đạt được, từ tiến trình và
kết quả có thể thấy trước được của việc thực hiện những kế hoạch hiện hành, những định
mức hiện hành có tính đến những khả năng hiện thực của nền kinh tế quốc dân.
Căn cứ vào hệ thống mục tiêu đó người ta xác định khối lượng và cơ cấu những
của cải và dịch vụ cần thiết để đạt mục tiêu ấy tức là khối lượng và cơ cấu tiêu dùng cuối
cùng. Sau đó dựa trên những chỉ tiêu thu được về hiệu quả của nền sản xuất xã hội người ta
xác định quy mô thu hut những nguồn tài nguyên thiên nhiên bổ sung và sức lao động vào
chu chuyển kinh tế để có thể bảo đảm được khối lượng và cơ cấu tiêu dùng cuối cùng.
Bằng cách đó có thể giải quyết nhiệm vụ luận chứng về nguồn lợi cho các mục tiêu mà kế
hoạch quy định. Sự ăn khớp hoàn toàn trong kế hoạch giữa các mục tiêu các nguồn là kết
quả của một số chu kỳ tính toán nhiều lần, trong qua trình đó, để đạt được sự ăn khớp lãn
nhau giữa chúng, người ta điều chỉnh khối lượng những loại nguồn lợi chủ yếu được thu
hút vào sản xuất, các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng các nguồn lợi ấy và mức (khối lượng)
sản xuất hoặc bản thân những mục tiêu cụ thể.
Để có thể lựa chọn mục tiêu phát triển một cách có căn cứ khoa học người ta xử lý
một số lượng lớn thông tin về kinh tế xã hội và khoa hoc – kỹ thuật, xem xét các mặt khác
nhau của triển vọng phát triển được đề ra trong kế hoạch.
Hệ thống mục tiêu được xác định hoặc dưới hình thức định tính các phương hướng
phát triển hoặc dưới hình thức các mức phải đạt được những nhu cầu xã hội chủ yếu. Kế
hoạch dài hạn phản ánh những mục tiêu quan trọng nhất, thường là có ý nghĩa kinh tế quốc
dân, quy định sự phục tùng lẫn nhau giữa những mục tiêu nhiệm vụ và thứ tự thực hiện
chúng.
Hệ thống mục tiêu trong kế hoạch phải thoả mãn một số yêu cầu sau:
- Bảo đảm sự phát triển ăn khớp và sự trao đổi hoạt động giữa các ngành sản xuất
vật chất và dịch vụ ; giữa các vùng kinh tế.
- Bảo đảm tính ăn khớp, tính cân đối của mối quan hệ qua lại giữa tất cả các giai
đoạn tái sản xuất – bản thân sản xuất – trao đổi – phân phối sản phẩm.
- Bảo đảm sử dụng mội cách cân đối và có hiệu quả nhất các nhân tố chủ yếu phát
triển kinh tế và tất cả các loại nguồn thiên nhiên, nguồn vật tư tái sản xuất, sức lao
động, vốn, tài chính.
- Thể hiện được những khía cạnh khác nhau của sự phát triển phương thức sản
xuất: kỹ thuật - kinh tế, tổ chức và quản lý; giải quyết các vấn đề xã hội.
Hệ thống mục tiêu kinh tế quốc dân: Bao gồm 5 nhóm mục tiêu cơ bản sau:
- Tăng trưởng kinh tế mà mục tiêu tổng quát là tốc độ gia tăng GDP, theo đó là tốc
độ gia tăng ngành công nghiệp - nông nghiệp – lâm – ngư nghiệp và dịch vụ.
- ổn định nền tài chính quốc gia, tăng khả năng và tiềm lực tài chính, xử lý hài hoà
quan hệ tích luỹ tiêu dùng, tăng khả năng đầu tư phát triển.
- Kiềm giữ và khống chế lạm phát, bảo đảm giá trị đồng tiền, cải thiện cán cân
thanh toán quốc tế, đặc biệt là cán cân vãng lai.
- Tăng khả năng kinh tế đối ngoại, xuất – nhập khẩu và thu hút nguồn vốn bên
ngoài.
- Bảo đảm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, phát triển dân trí cải thiện dân sinh
và các mặt xã hội.
ở các ngành và địa phương căn cứ vào quy hoạch phát triển tổng thể của ngành và
địa phương sẽ xây dựng hệ thống các mục tiêu nhằm cụ thể hoá các mục tiêu cụ thể của đất
nước. Xác định các mục tiêu ưu tiên nhằm giải quyết các vấn đề trước mắt và lâu dài để
hoà hợp với trình độ phát triển chung. ở Việt Nam , với chủ trương xây dựng và phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện tư duy, quan niệm của chúng
ta là : “đẩy mạnh công nghiệp hoá,hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa
nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời
xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội
lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát
triển nhanh, có hiệu quả, bền vững, tăng trưởng, kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng
bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường
quốc phòng an ninh.
4.2. Đề xuất - đánh giá và lựa chọn các giải pháp tối ưu
ở giai đoạn phân tích - dự đoán khi lập kế hoạch người ta tạo ra cơ sở thông tin -
khoa học để chuyển sang xây dựng và lựa chọn những giải pháp kế hoạch. Những giải
pháp này cho phép tiến hành các tính toán trong phạm vi những khả năng hiện thực của
nền kinh tế quốc dânvà xuất phát từ những thông số chung, sơ bộ ăn khớp với nhau về sự
phát triển kinh tế.
Trong giai đoạn này, các giải pháp kế hoạch kinh tế quốc dân không nhằm vào một
mục tiêu duy nhất mà vào cả một hệ thống mục tiêu. Điều này phản ánh sự thực khách
quan về sự phát triển nhằm nhiều mục tiêu khác nhau, sự cần thiết phải kết hợp giải quyết
đồng thời một số nhiệm vụ chung (nhiệm vụ xã hội, quốc phòng, phát triển khoa học và
tích luỹ tiềm nằng khoa học, bảo vệ và cải thiện môi trường thiên nhiên, tạo điều kiện để
tái sản xuất mở rộng và giải quyết đầy đủ hơn những nhiệm vụ kinh tế – xã hội trong tương
lai, ngoài phạm vi của thời kỳ kế hoạch.
Tuy nhiên trong quá trình lựa chọn các giải pháp phải chú trọng một số các nội
dung sau:
Những chỉ tiêu về khối lượng hay mức sản xuất của cải vật chất; dịch vụ
và về thoả mạn nhữn g nhu cầu xã hội mà kế hoạch dự kiến (những chỉ tiêu kinh tế
chung, trong đó quan trọng nhất là các chỉ tiêu về thu nhập quốc dân, sản phẩm
thuần tuý của các ngành…) Những chỉ tiêu chất lượng như năng suất lao động,
hiệu quả kinh tế - xã hội.
Những chỉ tiêu bảo đảm nguồn lực cho cácnhiệm vụ về khối lượng và
mức sản xuất của cải vật chất và dịch vụ (khối lượng vốn đầu tư cơ bản, nguồn lao
động và quỹ tiền lương, những nguồn lực được huy động vào quá trình phát triển
kinh tế, tài chính….).
Những định mức về hiệu quả được coi như những yêu cầu của Nhà nước
về sử dụng hợp lý các nguồn lực.
Những định mức kinh doanh nhằm quy định các điều kiện hoạt động kinh
doanh của các tổ chức, các bộ cơ quan chủ quản.
Những chính sách và biện pháp hướng đến thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch.
Kế hoạch xuất phát từ những đòi hỏi của thực tiễn khách quan và do đó mục đích
của nền sản xuất xã hội là sản xuất ra tối đa của cải vật chất đáp ứng nhu cầu không ngừng
tăng lên của mọi thành viên trong xã hội. Bởi vậy nhận thức và vận dụng những quy luật
khách quan là điều kiện bắt buộc để bảo đảm tính hiện thực và tính có căn cứ khoa học của
các giải pháp. Đông thời thừa nhận vai trò quyết định của các quy luật khách quan không
có nghĩa là phủ nhận tác dụng của các nhân tố chủ quan (chính sách, tư tưởng, đạo đức,
tâm lý xã hội và cá nhân…..) mà nếu tính đến chúng thì có thể nâng cao được tính hiệu quả
và vai trò tích cực của các giải pháp kế hoạch.
5. Tổ chức quá trình lập kế hoạch
Trong quá trình lập kế hoạch có thể xuất hiện những sự thay đổi không lường
trước về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, xuất hiện những khả năng mới về ứng dụng
những thành tựu của tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào thực tiễn, những biện pháp giải quyết
từng vấn đề riêng biệt trong từng giai đoạn của sự phát triển …Do đó cần thiết và có khả
năng điều chỉnh một số điểm trong lập kế hoạch đã thông qua trước đây. Như vậy quá trình
lập kế hoạch không thể chấm dứt bằng việc lựa chọn các giải pháp phương án tối ưu thông
qua hệ thống những chỉ tiêu và nhiệm vụ cân đối với nhau, có tính chất pháp lệnh và được
phân công cụ thể mà đòi hỏi còn phải có giai đoạn phân tích quá trình thực hiện kế hoạch
và điều chỉnh kế hoạch có tính đến những kết quả thu được trong quá trình tổ chức thực
hiện kế hoạch, sự tác động của những nhân tố mới và sự thay đổi những điều kiện trong
nước cũng như tình hình kinh tế - chính trị bên ngoài. Các nhân tố tác động đến quá trình
thực hiện kế hoạch được phân thành 4 nhóm chính:
a. Các nhân tố thuộc về bản thân của quá trình lập kế hoạch. ở đây người ta thường
coi việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch là hai hoạt động riêng rẽ và không có
liên quan đến nhau.
b. Các nhân tố thuộc về tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch. Việc thực hiện kế
hoạch không phải chỉ do các nhà kế hoạch thực hiện mà nó là một quy trình phức
tạp có sự tham gia của nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau. Những kho khăn trong
việc thực hiện kế hoạch nhiều khi bắt nguồn từ các nhân tố tổ chức. Chẳng hạn
như thiếu sự phối hợp giữa các nhà kế hoạch chuyên nghiệp và những người tham
gia trực tiếp hoặc gián tiếp quy trình lập kế hoạch và thiếu sự phối hợp giữa các
nhà kế hoạch chuyên nghiệp và những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp quy
trình lập kế hoạch và thiếu sự phối hợp với các cá nhân hoặc các tổ chức, đặc biệt
là các cơ quan trong bộ máy Chính phủ có nhiệm vụ thực thi kế hoạch.
c. Các nhân tố thuộc về nội dung kế hoạch: các kế hoạch phải có tính khả thi cụ thể
là phải tương ứng với các nguồn lực hiện có cho thực hiện kế hoạch và khả năng
có được sự hộ trợ của Chính phủ đối với việc thực hiện kế hoạch. Thiếu những
nhân tố đó kế hoạch rất ít tính khả thi.
d. Các nhân tố thuộc về quản lý quá trình thực hiện: vấn đề trọng tâm trong việc
thực hiện kế hoạch là phải đưa kế hoạch hoặc dự án vào hoạt động, xác định người
có trách nhiệm thực hiện, thời gian cần thiết, phân bổ nguồn lực và lập ngân sách
tài chính. Vai trò của nhà kế hoạch trong quá trình này là huy động, tổ chức và
quản lý các nguồn lực cần thiết để thực hiện các giải pháp đã đưa ra trong kế
hoạch.
Ngoài ra cũng cần tính đến nhân tố tổ chức bộ máy và nhân sự , nhân tố giáo dục
vận động nhân dân.
Trong điều kiện doanh nghiệp đang trong thời kỳ phát triển việc vượt qua những
khó khăn nêu trên không phải là dễ dàng và nhanh chóng. Vấn đề đặt ra là việc áp dụng các
cộng nghệ và kỹ thuật lập kế hoạch phù hợp với điều kiện hạn chế về thời gian, số liệu và
con người, đồng thời xây sựng một cơ cấu tổ chức để tăng cường sự trao đổi và hiểu biết
lẫn nhau giữa các chính khách và các nhà lập kế hoạch và các nhà quản lý nhằm hạn chế
tối đa những điểm yếu trong quá trình lập kế hoạch.
6. Các căn cứ lập kế hoạch (những nhân tố ảnh hưởng)
6.1. Căn cứ bên trong
- Căn cứ vào các nguồn lực: Khi lập kế hoạch doanh nghiệp gặp một trở ngại lớn là sự hạn
chế của các nguồn lực. Thực tiễn cho thấy sự khan hiếm của nguồn lực lf bài toán làm đau
đầu các nhà quản trị khi lập kế hoạch. Chính điều này nhiều khi làm giảm mức tối ưu của
phương án kế hoạch được lựa chọn.
Trước hết cần nói đến nguồn lực, đây vốn được coi là một trong những thế mạnh
của Việt Nam nhưng thực tế ở các doanh nghiệp còn rất nan giải. Lực lượng lao động thừa
về số lượng nhưng lại yếu về chất lượng. Số lượng lao động có trình độ quản lý, tay nghề
cao vẫn thiếu, lực lượng lao động trẻ còn phải qua đào tạo nhiều.
Về mặt tài chính: Tài chính hạn hẹp, tiềm lực yếu dẫn đến làm cản trở sự triển
khai các kế hoạch, hơn nữa nó cũng giới hạn việc lựa chọn những phương án tối ưu.
Cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung của doanh nghiệp cũng là nguồn lực hạn chế. Đó
là khả năng hạn chế về máy móc thiết bị, công nghệ, nhà xưởng kho tàng…. Thực tiễn ở
các doanh nghiệp nước ta hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất yếu và thiếu. Điều đó đã
cản trở việc xây dựng và lựa chọn những kế hoạch sản xuất tối ưu nhất….
- Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp:
Mục tiêu được hiểu theo một cam kết cụ thể đối với thực hiện một kết quả có thể
đo lường trong khoảng thời gian đã định. Các mục tiêu được xác định càng cụ thể càng tốt
trên phương diện : Số lượng các điều kiện cụ thể hay những sự liệu có thể đo lường được
và được thể hiện trong những khoảng thời gian nhất định. Để kiểm tra và điều chỉnh một số
mục tiêu cần trả lời các câu hỏi sau:
+ Mục tiêu đã đề cập đến kết quả hoàn thành như thế nào?
+ Mục tiêu này xác định khi nào thì kết quả chờ đợi được hoàn thành?
+ Có thể đo lường được kết quả chờ đợi hay không ?
Mục tiêu hữu ích của doanh nghiệp phải thảo mạn cả 3 câu hỏi này, nếu mục tiêu
không thảo mạn bất kỳ câu hỏi nào cũng gây khó khăn cho quá trình lập kế hoạch.
- Quá trình tổ chức thông tin, thống kê, kế toán:
Nhà kinh tế học người Anh Roney cho rằng: “Muốn chiến thắng trong cạnh tranh
một mặt công ty hoạt động trong nền kinh tế thị trường trước hết phải nắm được thông tin,
tiếp đó phải xây dựng cho mình các chiến lược và kế hoạch đầy tham vọng”.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh thông tin sẽ giúp ta đánh
giá so sánh và lựa chọn phương án … thông tin giúp bộ phận lãnh đạo của doanh nghiệp
có được các quyết định đúng đắn kịp thời.
Thống kê và kế toán là hai công cụ đặc biệt có ý nghĩa đối với công tác quản lý và
công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh nói riêng. Tổ chức thông kê, kế toán đầy
đủ, chính xác kịp thời, sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp thực sự đi vào cơ chế hoạch toán, xây
dựng hiệu quả giúp cho bộ phận kế hoạch lựa chọn, xây dựng những phương án sản xuất
tối ưu nhất. Tuy nhiên ở nước ta các doanh nghiệp chưa thực sự chú ý đúng mức công tác
thống kê.
- Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường:
Thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực hoạt
động và phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu nhu cầu thị
trường phải phản ánh được quy mô, cơ cấu đối với từng sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp, có tính đến tác động của các nhân tố làm tăng hoặc giảm cầu để đáp ứng yêu cầu
của công tác hoạch định. Những kết quả nghiên cứu này có thể tập hợp theo mức giá để
xác định mục tiêu kinh doanh phù hợp với phân đoạn thị trường hoặc theo khách hàng để
đảm bảo sự gắn bó giữa sản xuất với các yếu tố hộ trợ. Căn cứ vào số lượng các đối thủ
cạnh tranh, sự biến động giá cả trên thị trường sẽ làm tăng hiệu quả thực hiện các phương
án kế hoạch.
Đối với doanh nghiệp trong ngành xây dựng thì thị trường cũng lại rất đặc biệt
cũng như đặc trưng về sản phẩm của nó. Do đó việc nghiên cứu nhu cầu thị trường là rất
quan trọng trong công tác lập kế hoạch của Công ty.
- Căn cứ vào kết quả phân tích và dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, về khả năng và
nguồn lực có thể khai thác
Doanh nghiệp căn cứ vào kết quả phân tích hoạt động kinh tế thời kỳ trước và dự
báo khả năng tương lai ứng với các nguồn lực có thể có, đặc biệt là dựa vào những lợi thế
vượt trội của doanh nghiệp về các mặt chất lượng sản phẩm, kênh tiêu thụ hợp tác kinh
doanh, khoa học công nghệ, cạnh tranh sẽ góp phần làm tăng tính khả thi của các phương
án kế hoạch. trong tâm công tác cần tập trung vào các chỉ tiêu chất lượng của hoạt động
sản xuất kinh doanh.
- Căn cứ vào hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật
Đây là căn cứ quan trọng làm cơ sở cho công tác hoạch định. Môi trường kinh
doanh biến đổi rất nhanh đòi hỏi hệ thống này cần được hoàn thiện và sửa đổi sau mỗi chu
kỳ kinh doanh. Hệ thống định mức kỹ thuật của doanh nghiệp phải gắn bó phù hợp với hệ
thống đinh mức tiêu chuẩn của ngành và nền kinh tế quốc dân.
6.2. Các nhân tố bên ngoài
- Căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà
nước.
Trong công tác hoạch định về nguyên tắc doanh nghiệp được quyền tự chủ, song
giới hạn và phạm vi cảu việc phát huy quyền tự chủ là pháp luật và chính sách phù hợp với
chủ trương đường lối, chinh sách, phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Doanh
nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, néu những hoạt động của nó đi ngược lại xu thế phát
triển, phạm vi những lợi ích chung của nền kinh tế nó sẽ bị đào thải, ngượclại nếu nhận
thức và hoà mình vào xu thế phát triển thi nó mới có thể phát triển bền vững và ổn định.
Căn cứ này góp phần làm cho phương án phát triển của doanh nghịêp hợp lý, đúng
hướng.
- Tính không chắc chắn của môi trường kinh doanh
Xây dựng kế hoạch là quá trình chuẩn bị để đối phó với sự thay đổi và tình huống
không chắc chắn của môi trường kinh doanh mà chủ yếu là các nhân tố trong môi trường
nền kinh tế và môi trường ngành. Tuy nhiên vấn đề quan trọng là phải tính toán, phán đoán
được sự tác động của môi trường kinh doanh.
Sự không chắc chắn của môi trường kinh doanh được thể hiện dưới 3 hình thức:
+ Tình trạnh không chắc chắn: Xảy ra khi toàn bộ hay một phần môi trường được
coi là không thể tiên đoán được.
+ Hậu quả không chắc chắn: Là trường hợp mặc dù đã cố gắng nhưng nhà quản lý
không thể tiên đoán được những hậu quả của sư kiện hay sự thay đổi của môi
trường đối với các doanh nghiệp, do đó dẫn đến sự không chắc chắn.
Nhìn chung công việc của người xây dựng kế hoạch phải đánh giá tính chất và
mức độ không chắc chắn của môi trường để xác định các cách thức phản ứng của tổ chức
và triển khai các kế hoạch thích hợp ở những lĩnh vực có mức độ không chắc chắn thì việc
xây dựng kế hoạch là không mấy phức tạp, nhưng những lĩnh vực có mức độ không chắc
chắn cao đòi hỏi kế hoạch phải được xác định rất linh hoạt.
- Cơ chế quản lý kinh tế và kế hoạch hoá của Nhà nước
Đây là nhóm nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc đến công tác xây dựng kế hoạch sản
xuất kinh doanh. một cơ chế quản lý phù hpợ sẽ thúc đẩy hoạt động kế hoạch sản xuât phát
triển, ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Thực tế trong những năm
chuyển đổi cơ chế quản lý cho thấy càng đi sâu vào cơ chế thị trường càng phát sinh nhiều
vấn đề mới cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết để hoàn thiện cơ chế quản lý và kế hoạch
của Nhà nước. Nhà nước cần tiếp tục giải quyết các tồn đọng, vướng mắc trong những năm
chuyển đổi để thực sự tạo quyền tự chủ cho doanh nghiệp song vẫn đảm bảo yêu cầu quản
lý tập trung thống nhất của Nhà nước.
7. Các phương pháp lập kế hoạch
Trong thực tế các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp lập kế hoạch.
Tuỳ thuộc vào mục đích yêu cầu mà doanh nghiệp áp dụng các phương pháp khác nhau. ở
Việt Nam hiện nay các doanh chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp cân đối trong việc xây
dựng kế hoạch.
Bao gồm các phương pháp sau:
7.1. Phương pháp cân đối
Bao gồm các bước:
Bước 1: Xác định khả năng (bao gồm khă năng sẵn có và khă năng chắc
chắn có) của doanh nghiệp và yếu tố sản xuất.
Bước 2: Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về các yếu tố sản xuất.
Trong cơ chế thị trường, phương pháp cân đối được xác định với những yêu cầu
sau:
Cân đối được thực hiện là cân đối động. Cân đối để lựa chọn phương án
chứ không phải cân đối theo phương án đã được chỉ định. Các yếu tố của cân đối
là những yếu tố biến đổi theo môi trường kinh doanh, đó là nhu cầu thị trường và
khả năng có thể khai thác của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.
Thực hiện cân đối liên hoàn, tức là tiến hành nhiều cân đối kế tiếp nhau để
bổ sung và điều chỉnh phương án cho phù hợp với thay đổi của môi trường.
Thực hiện cân đối trong những yếu tố trước khi tiến hành cân đối tổng thể
các yếu tố. Kết quả cân đối tổng hợp phải là căn cứ xác định năng lực sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để xác định hoặc điều chỉnh phương án
kinh doanh của doanh nghiệp.
7.2. Phương pháp tỷ lệ cố định
Nội dung của phương án này là tính toán một số chỉ tiêu của năm kế hoạch theo tỷ
lệ đã được xác định trong năm báo cáo trước đó. Có nghĩa là coi tình hình của năm báo cáo
đối với một số chỉ tiêu nào đó.
Phương pháp này cho thấy kết quả nhanh nhưng thiếu chính xác nên chỉ sử dụng
trong trường hợp không đòi hỏi độ chính xác cao và thời gian không cho phép dài.
7.3. Phương pháp phân tích chu kỳ sống của sản phâm
Chu kỳ sống của sản phẩm (vòng đời của sản phẩm) là khoảng thời gian từ khi nó
được đưa ra thị trườngcho đến khi nó không còn tồn tại trên thi trường. Trừ một số sản
phẩm hàng hoá thiêt yếu phục vụ đời sống hàng ngày, hàng hoá có tính chất thời trang,
mau hỏng hoặc sản phẩm có tính thời vụ …còn lại, nói chung chu kỳ sống cảu sản phẩm
được đặc trưng bởi 4 giai đoạn chủ yếu: Triển khai (thâm nhập) - tăng trưởng - bão hào và
suy thoái. Tương ứng với mỗi giai đoạn là các vấn đề và cơ hội kinh doanh. Doanh nghiệp
cần nhận biết đặc điểm của từng giai đoạn để quyết định khối lượng sản xuất, vì mỗi giai
đoạn của chu kỳ sống có mức độ tiêu thụ trên thị trường khác nhau.
7.4. Phương pháp đường cong kinh nghiệm
Thực chất của phương pháp này là phân tích đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành
nghề trên cơ sở mối quan hệ giữa việc giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm và viêc tăng
số lượng sản phẩm, từ đó tiến hành lập kế hoạch.
7.5. Phương pháp mô hình PIMS (chiến lược thị trường ảnh hưởng đến lợi nhuận)
Theo phương pháp này, khi hoạch định kế hoạch doanh nghiệp phải phân tích 6
vấn đề lớn:
Sức hấp dẫn của thị trường như: Mức tăng trưởng thị trường, tỷ lệ xuất
khẩu.
Tình hình cạnh tranh: Phân tích thị trường tương đối của doanh nghiệp
với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.
Hiệu quả của hoạt động đầu tư: Cường độ đầu tư, doanh thu trên mỗi hoạt
động đầu tư.
Sử dụng ngân sách doanh nghiệp: Chi cho Marketing trong doanh thu, hệ
số tăng sản xuất.
Các đặc điểm của doanh nghiệp như: Quy mô doanh nghiệp, mức độ phân
tán của doanh nghiệp.
Phân tích sự thay đổi của các yếu tố: Phần thị trường liên kết, giá cả, chất
lượng sản phẩm và sự thay đổi sản lượng.
Phương pháp này là phát hiện ra sự trao đổi các kết quả có tính chất chiến lược để
từ đó xác định kế hoạch.
Chương II
THựC TIễN CÔNG TáC XÂY DựNG Kế HOạCH SảN XUấT KINH DOANH CủA
CÔNG TY CPĐTPT ĐÔ THị Và KHU CÔNG NGHIệP SÔNG Đà
I. Giới thiệu chung về Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp sông đà
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (SUDICO)
là một công ty trẻ thuộc Tổng Công ty Sông Đà được thành lập năm 2002 trên cơ sở cổ
phần hoá Công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà theo Quyết định số
946/QĐ-BXD ngày 08/07/2003
Tiền thân của Công ty là Công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông
Đà, một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Sông Đà, được thành lập theo Quyết định số
17 TCT/VPHT ngày 12/9/2001 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Sông Đà với chủ
trương là phát triển đa dạng hóa ngành nghề xây dựng: Đầu tư phát triển các Khu đô thị
mới, khu công nghiệp và từng bước xây dựng thương hiệu Sông Đà- Đô thị.
Với tiềm lực kinh tế dồi dào, công ty đã không ngừng lớn mạnh đồng thời quy tập
được một đội ngũ các kỹ sư, kiến trúc sư, có trình độ đại học, trên đại học có tay nghề cao
và giàu kinh nghiệm.
Tên Công ty :Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà
Tên giao dịch quốc tế : SongDa Uraban & Industrial Zone
Investment and Development Joint Stocks Company.
Tên viết tắt : SUDICO.
Biểu tượng : Sử dụng biểu tượng củ Tổng công ty Sông Đà ở dưới biểu tượng có
dòng chữ SUDICO.
Trụ sở, địa bàn hoạt động :
Trụ sở chính của Công ty đặt tại : Tầng 7 – toà nhà Tổng công ty Sông Đà
- đường Phạm Hùng - Từ Liêm - Hà Nội
Điện thoại : 047 684 029 – 047 684 027
FAX : 047 684 029
Email : Sudicokd@hn.vnn.vn
Website :
Công ty có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh đặt tại một số tỉnh, thành phố trên
lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2. Chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của Công ty
2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng nhiệm vụ của Công ty được thể hiện ở ngành nghề kinh doanh của
Công ty. Công ty có chức năng đầu tư và kinh doanh trong các lĩnh vực : Tư vấn, đầu tư
lập và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở, khu đô thị và khu công
nghiệp ; Kinh doanh khai thác các dịch vụ về nhà ở,khu đô thị và khu công nghiệp; Thi
công xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp; Tư vấn thiết kế kỹ thuật, quy hoạch
chi tiết khu đô thị và khu công nghiệp, tư vấn thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp ;
Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bịo nội thất ; Kinh doanh bất động sản và các
dịch vụ khác;Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn; Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị,
máy móc.
2.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của Công ty
Quyền hạn và nghĩa vụ của Công ty được quy định trong điều lệ của Công ty
2.2.1. Quyền hạn của Công ty
- Quyền tự chủ quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty:
Công ty có quyền quản lý, sử dụng định đoạt tài sản của Công ty, quyền lựa chọn
hình thức và cách thức huy động vốn, tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị sản xuất
kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm cụ của Công ty. Phân chia và điều chỉnh nguồn
lực giữa các đơn vị trực thuộc đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh ; Đổi mới công nghệ,
trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển và hiệu quả kinh doanh, và kinh doanh các
ngành nghề Nhà nước không cấm. Đặt chi nhánh và các văn phòng đại diện trong và ngoài
nước theo quy định của pháp luật. Công ty có quyền tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao
dich, ký kết các hợp đồng với các khách hàng trong và ngoài nước. Được quyền định giá
mua, bán, tư liệu sản xuất, nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ trừ những sản phẩm, dịch vụ
do Nhà nước định giá. Bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp như : các sáng chế, giải pháp
hữu ích, nhãn hiệu sản phẩm kiểu dáng công nghiệp…., đầu tư, liên doanh, liên kết góp
vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác với mục tiêu sản
xuất kinh doanh. Ngoài ra công ty còn có quyền tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng lao
động, đào tạo lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng, quyết dịnh mức lương và
một số quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ lao động và các quy
định khác của pháp luật.
- Quyền quản lý tài chính của Công ty :
Về mặt này Công ty có quyền sử dụng vốn và các ngân quỹ của Công ty để phục
vụ các nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và sinh lãi ; nhượng bán cho thuê
những tài sản tài sản không dùng đến hoặc chưa dùng hết. Phát hành các cổ phiếu, trái
phiếu, chuyển nhượng, tăng giảm mức vốn điều lệ theo quy định của pháp luật, được thế
chấp tài sản của Công ty tại các Ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh. Khi có đủ
điều kiện Công ty có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng. Quyết định sử dụng và
phân phối lợi nhuận còn lại choc các cổ đốngau khi làm nghĩa vụ với nhà nước. Được
hưởng các chế độ ưu đãi khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
Những quyền hạn trên của Công ty phải phù hợp với quy định của Pháp luật.
2.2.2. Nghĩa vụ của Công ty
- Nghĩa vụ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty:
Công ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanhvà kinh doanh theo đúng ngành nghề đã
đăng ký, chịu trách nhiệm trước các cổ đông về kết quả sản xuất kinh doanh ; chịu trách
nhiệm trước các khách hàng và pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do Công ty thực hiện.
Xây dựng các chiến lược phát triển , kế hoạch sản xuất kinh doanh ; Ký kết và tổ chức thực
hiện các hợp đồng kinh tế với khách hàng; Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động,
bảo đảm cho người lao động tham gia quản lý Công ty bằng thoả ước lao động tập thể và
các quy chế khác; Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán ; kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh, tình hình tổ chức hoạt động theo yêu cầu của Nhà nước và đại hội đồng cổ
đông và mức độ chính xác của báo cáo này ; Chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà
nước, tuân thủ các quy định về Thanh tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đổi
mới công nghệ sản xuất và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm thực
hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý để tạo ra lợi nhuận cao nhất.
Thực hiện các quy định về bảo vệ tài nguyên, môi trường, các di tích lịch sử và văn hoá,
quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội , phòng cháy chữa cháy…..
- Nghĩa vụ quản lý tài chính của Công ty
Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản các quỹ, hoạch
toán, kế toán - thông kê, chế độ kiểm toán và các chế độ khác. Mức độ chính xác thực của
báo cáo tài chính của Công ty. Bảo toàn và phát triển vốn ; thực hiện các khoản thu và phải
trả trong bảng cân đối kế toán của Công ty tại thời điểm thành lập ; Công bố công khai các
báo cáo tài chính hàng năm, đánh giá đúng đắn khách quan hoạt động của Công ty. Thực
hiện các nghĩa vụ về nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước, chịu trách nhiệm vật
chất đối với khách hàng trong phạm vi vốn điều lệ của đơn vị.
Tóm lại Công ty có nghĩa vụ và quyền hạn sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát
triển vốn Nhà nước giao ; nhận sử dụng có hiệu quả tài nguyên và các nguồn lực khác để
thực hiện mục tiêu kinh doanh và đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Với nhiệm vụ trên thì tổng Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công
nghiệp Sông Đà không chỉ có nhiệm vụ tạo ra lợi nhuận cho bản thân Công ty mà còn có
nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, cụ thể là : tạo ra của cải vật chất, tài sản,
xây dựng cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người
lao động, tạo ra mối quan hệ giữa ngành công nghiệp và nông nghiệp với quốc phòng, giữa
phát triển văn hoá xã hội. Giúp Nhà nước có thêm một khoản ngân sách thông qua các
khoản nộp thuế.
3. Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Công ty có lĩnh vực nghành nghề kinh doanh chính như sau:
- Tư vấn, đầu tư, lập và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở,
khu đô thị và khu công nghiệp
- Kinh doanh khai thác các dịch vụ về nhà ở,khu đo thị và khu công nghiệp
- Thi công xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp
- Tư vấn thiết kế kỹ thuật, quy hoạch chi tiết khu đô thị và khu công nghiệp, tư vấn
thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bịo nội thất
- Kinh doanh bất động sản và các dịch vụ khác
- Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn
- Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, máy móc
Khi cần thiết, Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị quyết định việc chuyển
hay mở rộng các ngành nghề kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Các lĩnh vực hoạt động
4.1. Đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu đô thị và khu CN
Kế hoạch đầu tư đến năm 2010 dự kiến đạt giá trị 1.100 tỷ đồng. Tỷ lệ tăng trưởng
kế hoạch đầu tư bình quân các năm từ 15% đến 20% năm.
Dự kiến kế hoạch đầu tư giai đoạn từ năm 2006 đến 2010 tập trung chủ yếu vào
lĩnh vực truyền thống của Công ty là đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác khu đô thị
mới và khu công nghiệp, đầu thời đầu tư mở rộng ngành nghề ở một số lĩnh vực như sản
xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh vạt tư thiết bị, kinh doanh dịch vụ đô thị, quản lý và
kinh doanh khách sạn….Trước mắt, hoàn thang xây dựng và kinh doanh khai thác các dự
án: Khu đô thị mới Mỹ Đình- Mễ Trì (Hà Nội); Khách sạn Sông Đà-Hạ Long ( Quảng
Ninh); Khu dân cư Bắc đường Trần Hưng Đạo ( Hoà Bình); Khu đô thị mới Nam An
Khánh (Hà Tây), Khu đô thị mới Mỹ Văn ( Hưng Yên)….
Nguồn vốn đầu tư cho các dự án chủ yếu đươc khai thác từ các nguồn chính là
huy động tiền ứng trước của khách hàng, tín dụng thương mại hoặc hợp tác đầu tư với các
đối tác có năng lực tài chính đủ mạnh.
4.2. Kinh doanh nhà ở khu đô thị
Giá trị kinh doanh nhà và hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn nhất (97%) trong tổng giá trị
SXKD của Công ty. Dự kiến đến năm 2010, giá trị kinh doanh nhà và hạ tầng đạt 1.290 tỷ
đồng.
Mục tiêu chính của Công ty là đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh và tạo ra các sản phẩm
nhà ở và khu đô thị có chất lượng vượt trội; nghiên cứu cơ chế bán hàng hợp lý và quảng
cáo khuyếch trương sản phẩm nhằm thu hút và tận dụng được nguồn vốn của các khách
hàng. Đảm bảo xây dựng mức giá bán hợp lý và có lợ nhuận.
4.3. Kinh doanh vật tư xây dựng
Giá trị kinh doanh tư vấn xây dựng trong 5 năm tới chiếm một tỷ trọng nhỏ (1%)
trong Tổnt giá trị SXKD của toàn Công ty nhưng đảm bảo liên lục tăng qua các năm. Giá
trị sản lượng tư vấn xây dựng đến năm 2010 dự kiến khoảng 12,5 tỷ đồng.
Công ty xác định công tác tư vấn phải thật sự là nền tảng và đi trước một bước
trong giải pháp công nghệ, trong khảo sát, thiết kế….phải thật sự đóng vai trò chủ đạo,
quyết định trong việc tìm kiếm và đề xuất các cơ hội đầu tư mới có hiệu quả đồng thời xây
dựng được các sản phẩm tư vấn có chất lượng và mang tính đặt thù của Công ty và cho
khách hàng.
Mục tiêu của Công ty là xây dựng một đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kiến trúc sư trẻ, năng
động, có trình độ chuyên môn cao có thể đảm trách được hầu hết các lĩnh vực tư vấn liên
quan đến hoạt động đầu tư của Công ty và dần dần từng bước tìm kiếm mở rộng kinh
doanh khai thác các dự án bên ngoài.
4.4. Kinh doanh khai thác các dịch vụ nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp
Giá trị kinh doanh khai thác các dịch vụ đô thị và khu công nghiệp chiếm tỷ trọng
nhỏ trong Tổng giá trị SXKD nhưng Công ty xác định đây là rất quan trọng góp phần
khẳng địng uy tín trong thời gian tới khi các Khu đô thị mới do Công ty làm chủ đầu tư
được đưa vào khai thác sử dụng. Mặt khác, quản lý và khai thác các dịch vụ đô thị và khu
công nghiệp sẽ giải quyết được nhiều việc làm cho CBCNV và lực lượng lao động tại các
địa phương mà Công ty có dự án, góp phàn hộ trợ thực hiện tốt công tác giải phóng mặt
bằng tại các dự án của Công ty.
Dự kiến tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tronglĩnh vực này khoảng 30%/
năm.
4.5. Đầu tư tài chính
Trong thời gian tới khi thị trường tài chính phát triển, việc đàu tư tài chính vào các
lĩnh vực ngành nghề có ưư thế như sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh máy móc thiết
bị, xây dựng thuỷ điện ….vừa góp phần đa dạng hoá nghành nghề, đa dạng hoá sản phẩm
của Công ty vừa góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư thông qua việc thu lợi tức cổ phần
hàng năm. Công ty xác định đây là một chiến lược đầu tư dài hạn và có hiệu quả trong định
hướng phát triển những năm tới.
II. Những đặc điểm kinh tế- kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch
1. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
(trang bên)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Công ty cp đtpt đô thị và kcn sông đà
Sơ đồ 5:
Hội đồng quản
trị công ty
đại hội đồng
Cổ ĐÔNG
TổnG giám đốc
công ty
Ban kiểm soát
Phòng
đầu tư
Phòng
qlkt
Phòng
ktkh
Phòng
tchc
Phòng
tckt
Phòng
KD
Nguồn: Báo cáo sản xuát kinh doanh 5 năm 2006-2010
Nhìn vào cơ cấu bộ máy của Công ty chúng ta thấy ngay nó được hình thành theo
3 cấp: Hội đồng quản trị – ban kiểm soát – tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của Công ty, quyết định mọi vấn đề liên
quan đến mục đích quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội
đồng cổ đông.
Chủ tịch hội đồng quản trị: là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội
đồng quản trị, chuẩn bị các chương trình, nội dung các tài liệu phục vụ cuộc họp, chủ toạ
cuộc họp trong Hội đồng quản trị. Phân công các thành viên kiểm tra, giám sát các hoạt
động của công ty. Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, thay mặt Hội
đồng quản trị ký kết các văn bản, quy định, các hợp đồng thuộc thẩm quyền của Hội đồng
quản trị và được HĐQT phê duyệt. Quyết định cử đi công tác, đào tạo đối với các chức
danh do Hội đồng quản trị quản lý theo đề nghị của Tổng giám đốc.
Tổng giám đốc: là người đại diện pháp luật của công ty trong mọi giao dịch kinh
doanh. Là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Tổng giám đốc là người
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về điều hành công ty.
Tổng giám đốc có các chức năng nhiệm vụ sau:
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn
- Báo cáo trước HĐQT về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và
cung cấp các tài liệu phuc vụ cho các cuộc họp HĐQT
- Quyết định các vấn đề khen thưởng, kỷ luật, các chức danh phó Tổng giám đốc
và kế toán trưởng . quyết định lương phụ cấp trong Công ty.
Đại diện Công ty trong việc khởi kiện các vụ án liên quan đến quyền lợi Công ty
được HĐQT uỷ quyền bằng văn bản.
Ngoài raTổng giám đốc trực tiếp quản lý các phong ban và ban quản lý dự án cung
như các xí nghiệp ở các tỉnh. Bao gồm : phòng Đầu tư - phòng Quản lý Kỹ thuật - phòng
Kinh tế kế hoạch - phòng Kinh Doanh - phòng Tài chính Kế toán - phòng Tổ chức Hành
chính
Các ban quản lý bao gồm : ban quản lý dự án ĐTKV Hà Nội, BQL dự án Hà Tây,
BQL các dự án Hoà Bình, BQL các dự án Quản Ninh, chi nhánh Miền Nam, xí nghiệp
kinh doanh và thiết kế các dịch vụ đô thị, xí nghiệp tư vấn và đầu tư thiết kế xây dựng.
Các phòng chuyên môn này có chức năng tham mưa cho Tổng giám đốc trong các
lĩnh vực hoạt động đầu tư và kinh doanh của Công ty.
Căn cứ vào chuyên môn và nhiệm vụ được giao các trưởng phòng, phó phòng và
trưởng các ban quản lý các dự án phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và phó Tổng
giám đốc về việc điều hành các hoạt động của mình. Giữa các phong này có mối liên hệ
chặt chẽ mật thiết gắn bó hữu cơ vói nhau và phối hợp với nhau trong công việc kinh
doanh và đầu tư của Công ty.
2. Đặc điểm thiết bị, dây chuyền công nghệ
Hiện tại Công ty chỉ tập trung đầu tư các khu đô thị và khu công nghiệp trong đó
Công ty chỉ là người giám sát các hoạt động và nhận bàn giao công trình còn công việc xây
lắp do các đơn vị khac thực hiện. Do đó vấn đề này không ảnh hưởng đáng kể đến công tác
lập kế hoạch.
Công ty đang tăng cường đổi mới các trang thiết bị phuc vụ cho công việc hàng
ngày của Công ty như: Phương tiện đi lại, trang bị hiện đại mạng thông tin, trang bị điện
thoại cho các phòng và một số cán bộ cán bộ, hệ thống máy tính, máy in, phôtôcopy, nâng
cấp đổi mới nơi làm việc, các phương tiện phục vụ cho công việc hàng ngày.
Đối với các cán bộ cấp cao Công ty có xe đưa đón riêng phục vụ cho việc đi lại
trong công việc
Đối với các phòng ban hiện nay Công ty đã trang bị gần như mỗi cán bộ một dàn
máy vi tính, các phòng đều có điện thoại liên lạc, máy in, máy phô tô và các trang thiết cần
thiết khác.
3. Đặc điểm về nhân lực của Công ty
Hiện nay Công ty có một đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ học vấn
và tay nghề cao. Trong tiến trình hội nhập và sự phát triển không ngừng của khoa học công
nghệ đòi hỏi các nhà lập kế hoạch phải có một kê hoạch nhân sự hợp lý trong chiến lược
kinh doanh của mình. Và để đáp ứng yêu cầu đó Công ty đã không ngừng nâng cao đội
ngũ cấn bộ và công nhân kỹ thuật bằng việc tuyển dụng và đào tạo các cán bộ của Công ty
theo đúng nghiệp vụ và chuyên môn. Từng bước nâng cao đời sống của cán bộ công nhân
viên, hoàn thiện công tác trả lương, thưởng khuyến khích người lao động trong công việc.
Đến nay Công ty đã có 326 cán bộ công nhân viên với mức thu nhập bình quân
2.448.000đ/1người/1tháng có công ăn và việc làm ổn định.
Sau đây là bảng kế hoạch nhân lực trong năm 2005 của Công ty:
Bảng 1
TT Nội dung
Kế hoạch Đơn vị tính
(người)
Ghi chú
2005
Tổng cộng 362
A Cán bộ quản lý, kỹ thuật 242
I Trên Đại học 6
II Đại học 199
1 Kỹ sư xây dựng 49
2 Kỹ sư kinh tế xây dựng 5
3 Kỹ sư Thuỷ lợi 6
4 Kiến trúc sư 34
5 Kỹ sư điện 2
6 Kỹ sư cấp thoát nớc 0
7 KS Kinh Tế BCTV 1
8 KS đo đạc, trắc địa 4
9 Kỹ sư địa chất công trình 1
10 Kỹ sư tin học 1
11 Kỹ sư cơ khí 2
12 KS điện tử - Viễn thông 1
13 Kỹ sư địa chính 2
14 Kỹ sư giao thông 2
15 KS tự động hoá các XN 2
16 Kỹ sư động lực 1
17 Cử nhân kinh tế 47
18 Cử nhân QLKD 4
19 Cử nhân TCKT 15
20 Cử nhân luật 12
21 Cử nhân QHQT 1
22 Cử nhân tin học 1
23 Cử nhân Nghệ thuật 1
24 Cử nhân ngoại ngữ 3
25 Cử nhân TDTT 1
26 Hoạ sỹ thiết kế nội thất- Đồ họa 1
III Cao đẳng 13
IV Trung cấp 24
B Công nhân kỹ thuật 46
I Công nhân xây dựng 3
1 Mộc 1
2 Thợ nề 2
II Công nhân cơ giới 17
1 Lái xe 13
2 Sửa chữa 2
3 Công nhân vận hành 2
III Công nhân cơ khí 5
1 Hàn, tiện, nguội 4
2 Công nhân khoan 1
IV Công nhân khảo sát 3
1 Công nhân địa trắc 1
2 Công nhân đo đạc 2
V Công nhân kỹ thuật khác 18
1 Công nhân dệt 1
2 Công nhân kéo sợi 1
Công tác tuyển dụng: Công ty đang chủ động tìm kiếm những cán bộ công nhân có trình
độ chuyên môn va tay nghề cao, công tác tuyển dụng do phòng tổ chức hành chính đảm
nhiệm. Trong năm 2004 Công ty có tổng số 242 cán bộ công nhân viên, dự kiến trong năm
2005 sẽ tiếp nhận thêm 84 cán bộ công nhân viên nâng tổng số cán bộ công nhân viên của
Công ty lên con số 326 người.
Công tác đào tạo: Công ty đang chú trọng tới vấn đề nâng cao trình độ chuyên
môn cho các cán bộ cũng như công nhân kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu thực hiện trong công
việc.
Theo dụ kiến trong năm nay Công ty có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, được
thể hiện qua bảng sau:
Kế
hoạ
ch
đào
tạo
nhâ
n
lực
nă
m
200
5.
4. Đặc điểm về tài chính
Trong những năm qua Công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển với
số vốn điểu lệ: 30.000.000.000 đồng năm 2002 đã tăng lên 50.000.000.000.
Số TT Ngành nghề
Kế hoạch đào tạo
Ghi chú Số lượng
Thời
gian Kinh phí
Tổng cộng 326 407,800,000
1 Gián tiếp 242 304,000,000
2 Trực tiếp 84 103,800,000
A Cán bộ quản lý, kỹ thuật 242 304,000,000
1 Cán bộ quản lý 62 124,000,000
2 Cán bộ kỹ thuật 75 75,000,000
3 Cán bộ nghiệp vụ 105 105,000,000
B Công nhân kỹ thuật 46 8,800,000
1 Công nhân xây dựng 3 600,000
2 Công nhân cơ giới 17 3,400,000
3 Công nhân cơ khí 3 600,000
4 Công nhân sản xuất vật tư - 0
5 Công nhân khảo sát 3 600,000
6 Công nhân kỹ thuật khác 18 3,600,000
7 Công nhân xây lắp - 0
C Lao động phổ thông 38 95,000,000
1 Bảo vệ 38 95,000,000
đồng năm 2004.
Theo các kết quả thực hiện một số chỉ tiêu sau sẽ cho ta thấy phần nào
tình hình phát triển của Công ty.
Bảng 3:
Ngoài ra qua các bảng biểu 4, 5, 6 ta cũng thấy rõ được khả năng tài chính của Công ty
hiện tại và trong tương lai.
5. Năng lực săn xuất
Năng lực sản xuất của Công ty được thể hiện ở một số dự án mà Công ty đã và
đang đầu tư. Bao gồm các công trình và dự án sau :
- Dự án toà nhà cao tầng Sông Đà- Nhân Chính (Cao tầng, diện tích sàn xây
khoảng 3.600 m2 bao gồm 54 căn hộ có diện tích từ 54 m2 đến 80 m2; Tổng mức đầu
tư: 12 tỷ đồng): Hoàn thành bàn giao năm 2003.
Đơn vị TH2002 TH2003 ƯTH2004
Tổng doanh thu 106 44.437 125.997 378.255
Các khoản nộp Nhà nước 106 5.255 4.873 35.348
Lợi nhuận
106
3.743 71.369 36.570
- Dự án khai thác khu đất 62 Trường Chinh (Diện tích sàn xây dựng khoảng 16.500
m2bao gồm 17 căn hộ có diện tích từ 54 m2 đến 110 m2; Tổng mức đầu tư:35 tỷ
đồng): Hoàn thàng năm 2004, bàn fiao cho khách hàng 02 khu chung cư cao 6 và 11
tầng; 1 khu nhà ở liền kề gồm 23 căn hộ. Đặc biệt công trình Chung cư 11 tầng lô
3B biển công trình chào mừng 50 năm Giải phóng thủ đô.
- Dự án khu đô thị mới Mỹ Đình – Mễ Trì (36,8 ha; Tổng mức đầu tư cơ sở hạ
tầng:287 tỷ đồng ): đến nay toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường giao
thông, điện, nước …..trong khu đô thị đã cơ bản hoàn thành. Dự kiến đến tháng
6/2005, sẽ bàn giao đưa sở dụng 2 khu Chung cư cao tầng CT4, CT5 với tổng diện
tích sàn xây dựng 96.173 m2, tương ứng với 519 căn hộ ; Tháng 12/2004 triển khai
xây dựng đồng loạt các khu chung cư cao tầng CT1,CT6,CT9 với tổng diện tích sàn
xây dựng 83.458 m2, tương ứng với 478 căn hộ; tầng thấp với tổng diện tích sàn xây
dựng 21.417 m2 , tương ứng 174 nhà chia lô và biệt thự. Đến hết năm 2006, Công ty
sẽ bàn giao và đóng góp cho Thành phố một khu đô thị mới hoàn chỉnh, đồng bọ và
hiện đại.
- Dự án Khu đô thị mới Nam An Khánh (312 ha, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng
1300 tỷ ): Hoàn thành các thủ tục giao đát cảu UBND tỉnh Hà Tây; đang thực hiện
công tác kiểm đếm phục vụ giải phóng bằng.
III. Thực trạng quá trình lập kế hoạch của Công ty CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp
Sông Đà
1. Các loại kế hoạch hiện nay của Công ty
Kế hoạch đầu tư kinh doanh của Công ty là các kế hoạch dự kiến sẽ thực hiện
trong thời gian tới gồm các chỉ tiêu kinh tế như: doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước, lợi
nhuận…..Tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Các chương
trình đầu tư, kinh doanh cũng như thu hut vốn và sử dụng vốn một cách hợp lý. Công ty
đang xem xét và xây dựng các loại kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn một cách hợp lý
phù hợp với từng loại hình đầu tư và kinh doanh của từng đơn vị.
Hiện nay việc lập kế hoạch đầu tư kinh doanh của Công ty được chia làm 2 loại
chủ yếu sau :
Kế hoạch tác nghiệp: Kế hoạch tuần, tháng, quý, năm
Kế hoạch dài hạn: Kế hoạch 5 năm, định hướng 10 năm có xét đến 20 năm.
Nhưng hiện tại Công ty chủ yếu áp dụng kế hoạch tác nghiệp là chủ yếu như kế
hoạch tháng, quý, năm. Và để định hướng lâu dài về sau Công ty đang có kế hoạch mang
tính chiến lược trong thời gian 5 năm.
Ngoài ra để thực hiện kế hoạch 5 năm của mình Công ty đã có các kế hoạch sản
xuất kinh doanh, tài chính cũng như kế hoạch nhân sự, được thể hiện cụ thể qua các bảng
số liệu sau: ( trang bên)
Kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm (2006-2010) Bảng 4:
TT Tên chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm kế hoạh
20 06 2007 2008 2009 2010
A Hoạt động đầu tư 106đ 701.424 753.460 849.484 978.500 1.183.0
00
Tốc độ tăng trưởng % 121% 107% 113% 115% 121%
1 Xây lắp 106đ 505.000 349.000 490.000 750.000 850.000
2 Thiết bị 106đ 66.447 34.089 36.189 29.500 39.500
3 Chi phí khác 106đ 129.977 370.371 323.295 199.000 293.500
B HOạT Động sx KD 628.244 734.154 907.193
1.109.88
2
1.387.2
54
I
Tổng giá trị sản xuất
kinh doanh
106đ 628.244 734.154 907.193
1.109.88
2
1.387.2
54
Tốc độ tăng trưởng % 118% 117% 124% 122% 125%
1
Giá trị kinh doanh tư vấn
xâydựng
106đ 9.156 8.800 9.900 12.000 12.500
2 Thu nhập TC và BT 106đ 13.116 14.427 15.148 15.906 16.383
3
Giá trị kinh doanh nhà và
hạ tầng
106đ 602.793 706.952 876.977
1.075.00
0
1.350.0
00
4 Giá trị kinh doanh dịch vụ 106đ 3.180 3.975 5.168 6.976 8.371
II Lao động và tiền lương
1
Tổng số CBCNV bình
quân SD
Ngươ
i
469 571 674 789 896
2 Tổng quỹ lương 103đ
15.085.8
17
19.185.6
00
24.264.0
00
30.297.6
00
37.632.
000
3
Thu nhập bình quân hàng
tháng
103đ 2.680 2.800 3.000 3.200 3.500
III Tổng doanh thu 106đ 566.591 662.138 818.010
1.000.58
2
1.250.3
79
1
Doanh thu từ các dịch vụ
tư vấn
106đ 7.783 7.480 8.415 10.200 10.625
2 Doanh thu KD nhà và hạ 106đ 542.513 636.256 789.279 967.500 1.215.0
tầng 00
3
Thu nhập HĐTC và TN
bất thường
106đ 13.116 14.427 15.148 15.906 16.383
4 Giá trị kinh doanh dịch vụ 106đ 3.180 3.975 5.168 6.976 8.371
IV
Các khoản nộp Nhà
nước
106đ 105.214 113.019 127.423 146.775 177.450
V Lợi nhuận 106đ 84.989 99.321 122.702 150.087 187.557
LậP BIểU PHòNG KT-KH TổNG GIáM Đốc công ty
Kế hoạch tài chính 5 năm (2006-2010) Bảng 5:
T
T
Các chỉ tiêu chủ
yếu
đơn
vị
tính
Năm kế hoạch
Ghi
chú 2006 2007 2008 2009 2010
A
HOạT Động đầu
tư xdcb
103đ
701.424.
000
753.460.0
00
849.484.0
00
978.500.00
0
1.183.000.
000
Xây lắp 103đ
505.000.
000
349.000.0
00
490.000.0
00
750.000.00
0
850.000.00
0
Thiết bị 103đ 66.447.0 34.089.00 36.189.00 29.500.000 39.5000.00
00 0 0 0
Chi phí khác 103đ
129.977.
000
370.371.0
00
323.295.0
00.
199.000.00
0
293.500.00
0
B Hoạt động sxkd 103đ
I
Giá trị sản xuất kinh
doanh
103đ
628.245.
000
734.154.0
00
907.193.0
00
1.109.882.
000
1.387.254.
000
-Xây lắp 103đ
-Sản xuất công
nghiệp
103đ
-Giá trị tư vấn xây
dựng
103đ
9.516.00
0
8.800.000 9.900.000 12.000.000 12.500.000
-Giá trị kinh doanh
nhàvà hạ tầng
103đ
602.793.
000
706.952.0
00
876.977.0
00
1.075.000.
000
1.350.000.
000
- Giá trị kinh doanh
dịch vụ
103đ
3.180.00
0
3.975.000 5.168.000 6.976.000 8.371.000
-Thu nhập HĐTC
và TN bát thường
103đ
13.116.0
00
14.472.00
0
15.148.00
0
15.906.000 16.383.000
II Giá trị nhập khẩu 103đ
66.447.0
00
34.089.00
0
36.189.00
0
29.500.000 39.500.000
III
Doanh số bán hàng
(1+2)
103đ
621.939.
930
726.909.9
80
898.296.5
30
1.099.049.
600
1.373.778.
600
1 Doanh thu 103đ
566.592.
300
662.138.8
00
818.010.3
00
1.000.582.
000
1.250.397.
000
-Xây lắp 103đ
-Sản xuất công
nghiệp
103đ
-Giá trị tư vấn xây
dựng
103đ
7.782.60
0
7.480.000 8.415.000 10.200.000 10.625.000
-Giá trị kinh doanh
nhà và hạ tâng
103đ
542.513.
700
636.256.8
00
789.279.0
00
967.500.00
0
1.215.000.
000
-Giá trị kinh doanh
dịch vụ
103đ
3.180.00
0
3.975.000 5.168.000 6.976.000 8.371.000
-Thu nhập HĐTC
và TN bất thường
103đ
13.116.0
00
14.427.00
0
15.148.00
0
15.906.000 16.383.000
2 Thuế GTGTđầu ra 103đ
55.347.6
30
64.771.18
0
80.286.23
0
98.467.600
123.399.60
0
IV
Thu tiền về tài
khoản (1+2)
103đ
314.122.
500
367.077.0
00
453.596.5
00
443.952.80
0
554.901.60
0
1 Thu ngoài TCT 103đ
314.122.
500
367.077.0
00
453.596.5
00
443.952.80
0
554.901.60
0
Thu nội bộ TCT 103đ
V Giá thành toàn bộ 103đ
VI Lợi nhuận
1 Mức lợi nhuận 103đ
84.988.8
45
99.320.82
0
122.701.5
45
150.087.30
0
187.556.85
0
-Xây lắp 103đ 0 0 0 0 0
-Sản xuất công
nghiệp
103đ 0 0 0 0 0
-Giá trị tư vấn xây
dựng
103đ
1.167.39
0
1.122.000 1.262.250 1.530.000 1.593.750
-Giá trị kinh doanh
nhà và hạ tầng
103đ
81.377.0
55
95.438.52
0
118.391.8
95
145.125.00
0
182.250.00
0
-Giá trị kinh doanh
dịch vụ
103đ 477.000 596.250 775.200 1.046.400 1.255.650
-Thu nhập HĐTC
và TN bất thường
103đ
1.967.40
0
2.164.050 2.272.200 2.385.900 2.457.450
2 Tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận/ doanh
thu
% 15,00% 15,00% 15,00% 15,00% 15,00%
Lợi nhuận/ vốn điều
lệ
% 169,98% 198,64% 245,40% 300,17% 375,11%
Lợi nhuận/ nguyên
giá TSCĐ
% 249,28% 227,08% 193,69% 223,50% 265,01%
VI
I
Vòng quay vốn lưu
động
Vòn
g
VI
II
Các khoản nộp
Nhà nước
103đ
1
Các khoản phải
nộp Nhà nước
(a+b)
103đ
57.172.3
53
73.309.18
7
78.871.12
8
74.662.469 56.481.953
a
Các khoản phải nộp
ngân sách
103đ
56.374.0
35
72.337.87
7
77.723.86
5
73.319.455 54.956.807
-Thuế GTGT phải
nộp
103đ
44.247.6
30
44.186.11
7
43.094.10
1
30.950.614 2.006.948
+Thuế GTGT đầu ra 103đ
55.347.6
30
64.771.18
0
80.286.23
0
98.467.600
123.399.60
0
+Thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ
103đ
11.100.0
00
20.585.06
3
37.192.12
9
67.516.986
121.392.65
2
-Thuế thu nhập
doanh nghiệp
103đ
11.898.4
38
27.809.83
0
34.356.43
3
42.024.444 52.515.918
-Thuế thu sử dụng
vốn ngân sách
103đ 0
-Thuế đất, thuê đất,
tiền sử dụng đất
103đ 55.8000 125.000
Thuế khác 103đ 172.166 216.930 273.331 344.398 433.941
b
Các khoản phải nộp
khác
103đ 798.319 971.940 1.147.264 1.343.014 1.525.146
-Bảo hiểm xã hội+
BHYT
103đ 798.319 971.940 1.147.264 1.343.014 1.525.146
2
Tình hình hoàn
thuế
103đ
Thuế GTGT được
hoàn trong kỳ
103đ
Thuế GTGT đã
hoàn trong kỳ
103đ
Thuế GTGTchưa
hoàn cuối kỳ
103đ
IX
Tiền lương và thu
nhập
1
CBCNV đến cuối
kỳ
Ngư
ời
489 591 694 809 916
2 CBCNV bình quân
Ngư
ời
469 591 694 809 916
3 Tổng quỹ tiền lương 103đ
15.083.0
40
19.185.60
0
24.264.00
0
30.297.600 37.632.000
4 Thu nhập khác 103đ
5
Tiền lương bình
quân (đồng/tháng)
103-
đ/t
2.680 2.800 3.000 3.200 3.500
6 Thu nhập bình quân
103-
đ/t
2.680 2.800 3.000 3.200 3.500
X
Tài sản cố định
&KHTSCĐ
103đ
1
Nguyên giá TSCĐ
b/q cần tính KH
103đ
34.093.2
08
43.739.12
5
63.350.89
5
67.153.074 70.773.820
-TSCĐ vô hình 103đ
21.065.5
96
5.000.000 5.000.000 5.00.000 5.000.000
-TSCĐ hữu hình 103đ
13.027.6
12
38.739.12
5
58.350.89
5
62.153.074 65.773.820
2 Số tiền KHTSCĐ 103đ
18.195.6
97
2.683.927 3.381.748 4.261.002 5.368.863
-TSCĐ vô hình 103đ
16.065.5
96
-TSCĐ hữu hình 103đ
2.130.10
1
2.683.927 3.381.748 4.261.002 5.368.863
3 Tỷ lệ KHTSCĐ %
-TSCĐ vô hình % 76% 0% 0% 0% 0%
-TSCĐ hữu hình % 16,4% 6,9% 5,8% 6,9% 8,2%
4
Nguyên giá TSCĐ
đầu kỳ
103đ
56.934.8
22
58.934.82
2
61.934.82
2
66.034.822 70.534.822
5
Nguyên giá TSCĐ
đến cuối kỳ
103đ
56.934.8
22
58.934.82
2
66.034.82
2
70.534.822 75.034.822
6
Giá trị còn lại
TSCĐ đến cuối kỳ
103đ
40.739.1
25
59.250.89
5
62.635.57
4
66.273.820 69.665.959
XI
Vay và trả nợ vay
trung hạn, dài hạn
103đ
1
Tổng mức vay
trung, dài hạn
103đ
90.000.0
00
2
Trả nợ vay trung,
dài hạn trong kỳ
103đ
-Trả gốc 103đ 160.000. 165.000.0 250.000.0 50.000.000
000 00 00
-Trả lãi 103đ
4.012.50
0
3.487.500 2.250.000 375.000
3
Nợ vay trung, dài
hạn cuối kỳ
103đ
-Nợ ngân hàng 103đ
465.000.
000
300.000.0
00
50.000.00
0
0 0
-Nợ TCT 103đ
XI
I
Vốn vay kinh doanh
đến cuối kỳ
103đ
364.122.
500
417.077.0
00
503.596.5
00
493.952.80
0
604.901.60
0
1 Vốn điều lệ 103đ
50.000.0
00
50.000.00
0
50.000.00
0
50.000.000 50.000.000
Vốn góp của TCT
Sông Đà
103đ
25.500.0
00
25.500.00
0
25.500.00
0
25.500.000 25.500.000
Vốn góp của các cổ
đông khác
367.
077.
000
24.500.0
00
24.500.00
0
24.500.00
0
24.500.000 24.500.000
2 Nguồn vốn vay 103đ
-Vay ngắn hạn 103đ
-Vay dài hạn 103đ
465.000.
000
300.000.0
00
50.000.00
0
0 0
3
Nguồn vốn huy
động khác
103đ
314.122.
500
367.077.0
00
453.596.5
00
443.952.80
0
554.901.60
0
XI
II
Các quỹ doanh
nghiệp đến cuối kỳ
103đ
85.616.7
56
105.170.0
05
116.064.9
98
139.186.24
6
170.793.48
9
1 Quỹ ĐTPT 103đ
69.112.3
76
80.972.26
7
82.982.86
8
95.739.439
114.776.27
8
2 Quỹ dự phòng tài 103đ 13.168.6 18.168.67 23.168.67 28.168.679 33.168.679
chính 79 9 9
3
Quỹ dự phòng về
trợ cấp mất việc làm
103đ 101.006 143.264 193.145 251.537 317.847
4
Quỹ khen thưởng
phúc lợi
103đ
3.234.69
6
5.885.795 9.720.306 15.026.592 22.530.685
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2004
Lập biểu kế toán trưởng
Nguyễn thị Quỳnh chu thanh Hải
Nguyễn Thị Quỳnh Chu Thanh Hải
Kế hoạch nhân lực năm 2006-2010
Bảng 6:
TT Nội dung
Kế hoạch Ghi
chú 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng cộng 469 571 674 789 896
A Cán bộ quản lý, kỹ
thuật
341 386 444 515 569
I Trên Đại học 10 13 20 25 30
II Đại học 290 312 364 424 471
1 Kỹ sư xây dựng 76 80 89 96 104
2 Kỹ sư kinh tế
xâydựng
15 19 22 25 26
3 Kỹ sư Thuỷ lợi 9 9 9 9 12
4 Kiến trúc sư 55 61 65 84 95
5 Kỹ sư điện 11 13 15 18 19
6 Kỹ sư cấp thoát nước 7 7 11 14 16
7 KS Kinh Từ BCVT 1 1 1 1 1
8 KS đo đạc, trắc địa 5 5 6 7 7
9 Kỹ sư địa chất công
trình
1 2 2 2 3
10 Kỹ sư tin học 1 1 1 1 2
11 Kỹ sư cơ khí 2 3 5 5 7
12 KS điện tử – Viễn
thông
1 2 2 2 3
13 Kỹ sư địa chính 1 1 2 2 2
14 Kỹ sư giao thông 2 2 2 3 3
15 KS tự động hoá các
XN
2 2 2 3 3
16 Kỹ sư động lực 1 1 1 1 1
17 Cử nhân kinh tế 50 55 65 77 84
18 Cử nhân QLKD 4 4 4 4 5
19 Cử nhân TCKT 21 24 28 34 37
20 Cử nhân luật 14 16 17 21 23
21 Cử nhân QHQT 1 1 1 1 1
22 Cử nhân tin học 2 2 2 2 3
23 Cử nhân Nghệ thuật 1 1 1 1 1
24 Cử nhân ngoại ngữ 4 5 6 7 8
25 Cử nhân TDTT 1 1 1 0 1
26 Hoạ sỹ thiết kế nội
thất- Đồ họa
2 3 4 4 4
III Cao đẳng 16 19 23 28 30
IV Trung cấp 25 33 37 38 38
B Công nhân kỹ thuật 76 114 148 181 210
I Công nhân xây dựng 3 3 4 4 6
1 Mộc 1 1 1 1 2
2 Thợ nề 2 2 3 3 4
II Công nhân cơ giới 25 36 39 45 52
1 Lái xe 13 15 15 16 17
2 Sửa chữa 3 5 5 7 8
3 Công nhân vận hành 9 16 19 22 27
III Công nhân cơ khí 6 11 14 15 15
1 Công nhân địa trắc 1 1 1 2 2
2 Công nhân đo đạc 2 2 3 3 4
V Công nhân kỹ thuật
khác
20 25 29 35 38
1 Công nhân dệt 1 1 1 1 1
2 Công nhân kéo sợi 1 1 1 1 1
3 Điện 14 17 20 24 27
4 Công nhân nấu ăn 1 1 1 2 2
5 Công nhân may 1 1 1 1 1
6 Công nhân kỹ thuật 2 4 5 6 6
C Lao động phổ thông 55 67 75 86 97
2. Quá trình tổ chức công tác lập kế hoạch của Công ty
2.1. Quy trình lập kế hoạch của Công ty được thể hiện qua sơ bảng sau
Sơ đồ quá trình lập, giao, báo cáo thực hiện kế hoạch
Sơ đồ 6:
M
ô
t
ả
:
-
Lập,
giao
và
báo
cáo
kế
hoạc
h
năm/
quý/t
háng:
+ KH
năm:
Căn
cứ Định hướng phát triển của Công ty được Tổng công ty phê duyệt, kế hoạch
Người thực hiện Trình tự công việc Mẫu biểu
Phòng KTKH
Theo mẫu của TCT ban
hành (QĐ 38 TCT/HĐQT
ngày 14/02/2005)
Tổng giám đốc
Tổng giám đốc
Hội đồng quản trị
Phòng KTKH
Có Quyết định giao cho
từng đơn vị
Các đơn vị
Phòng KTKH
Lập kế hoạch
năm/tháng/quý
Duyệt
Ký trình HĐQT Cty
Duyệt
Giao KH năm
/quý/ tháng
Lập báo cáo tháng/
quý/năm
BC thực hiện KH và
giao KH tháng/ quý
KH
-
+
-
+
triển khai các dự án đầu tư và tiến độ thi công các công trình...; tình hình thực hiện
KH năm trước; khả năng của các đơn vị phụ thuộc, đơn vị lập kế hoạch năm,
Phòng KTKH kiểm tra, tổng hợp báo cáo thực hiện năm trước và xây dựng Kế
hoạch năm tiếp theo cho toàn Công ty báo cáo Tổng giám đốc Công ty xem xét,
quyết định; trình Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt.
+ KH quý/tháng: Trên cơ sở kế hoạch năm được Hội đồng quản trị Công ty phê
duyệt; tiến độ thi công chi tiết của các công trình, dự án; báo cáo thực hiện KH
tháng/ quý trước; kế hoạch tháng/quý sau do các đơn vị phụ thuộc lập, Phòng
KTKH kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện KH kỳ báo cáo và trình Tổng giám
đốc ký Quyết định giao Kế hoạch sản xuất kinh doanh Quý/ tháng kỳ tiếp theo cho
các đơn vị phụ thuộc.
- Theo dõi tình hình thực hiện KH: trên cơ sở báo cáo thực hiện tháng/quý/năm của các
đơn vị, Phòng KTKH tổng hợp, lập báo cáo thực hiện và KH sản xuất kinh doanh kỳ tiếp
theo, trình Tổng giám đốc Công ty ký, báo cáo Tổng công ty.
- Điều chỉnh KH sản xuất kinh doanh: Khi có các trường hợp đột xuất gây biến động đến
quá trình thực hiện KH cần phải thực hiện điều chỉnh KH năm, các biện pháp điều chỉnh,
bổ xung kế hoạch có thể là:
+ Đánh giá khả năng thực hiện các mục tiêu, tiến độ của các công trình, dự án
nhằm điều chỉnh các kế hoạch sản suất của Công ty. Lập báo cáo xin điều chỉnh
kế hoạch, báo cáo Tổng giám đốc Công ty ký trình Hội đồng quản trị Công ty phê
duyệt điều chỉnh.
+ Phòng KTKH lập KH sản xuất kinh doanh giao các đơn vị cần phải điều chỉnh
KH, trình Tổng giám đốc Công ty ký Quyết định điều chỉnh kế hoạch.
2.2. Trình tự tổ chức công tác lập kế hoạch của Công ty
Cứ vào hàng tháng, quý, năm Tổng giám đốc Công ty có các quyết định giao kế
hoạch xuống cho các ban quản lý các dự án Quảng Ninh, Hà Tây, Hoà Bình. Ban quản lý
các dự án đô thị khu vực Hà Nội, xí nghiệp kinh doanh và khai thác dịch vụ đô thị, xí
nghiệp tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng các mục tiêu tiến độ công việc trong tháng, qúy,
năm đó.
Phòng kinh tế kế hoạch tiến hành lập một bản kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh
doanh bao gồm các nội dung:
- Ước tính thực hiện chỉ tiêu do Tổng giám đốc giao
- Tỷ lệ dự kiến kế hoạch năm tới và kế hoạch dài hạn sau đó
Sau đó phòng kinh tế kế hoạch hướng dẫn các phòng ban có chức năng khác và
phối hợp với các phòng ban đó lập kế hoạch theo chuyên môn của mình.
* Phòng Tài chính – kế toán.
Kế hoạch tài chính
* Phòng Đầu tư
Lập, thẩm định và trình duyệt
* Phòng kỹ thuật
Kế hoạch kiểm tra chất lượng các công trình, tiến độ thi công….đảm bảo đúng tiến
độ, chất lượng an toàn và đạt hiệu quả cao.
* Phòng kinh doanh
Kế hoạch quảng cáo, tiếp thị bán hàng
Kế hoạch xây dựng các phương án kinh doanh và hồ sơ bán hàng
* Phòng Tổ chức Hành chính
- Kế hoạch lao động tiền lương
- Kế hoạch bảo hộ lao động
- Kế hoạch đào tạo
- Kế hoạch chính sách xã hội
- Kế hoạch tổ chức cán bộ
Các kế hoạch phụ trợ do các phòng ban chức năng khác lập trên cơ sở tổng hợp từ
các đơn vị, các ban quản lý cũng như các xí nghiệp lên hầu như được thông qua. Riêng kế
hoạch về sản xuất đầu tư kinh doanh, Công ty sẽ tổ chức các đơn vị bảo vệ các kế hoạch và
nếu có sự chêng lệch lớn giữa các chỉ tiêu hướng dẫn của Công ty và chỉ tiêu các đơn vị
độc lập.
Sau khi tổng hợp kế hoạch từ các phòng ban và các đơn vị thành viên phòng Kinh
tế kế hoạch sẽ lập thành một bản kế hoạch gửi Công ty (Tổng giám đốc), Tổng giám đốc
Công ty duyệt và trình Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị xem xét và duyệt sau đó phòng
Kinh tế kê hoạch sẽ gửi các kế hoạch cho các đơn vị.
Hàng tháng, quý, năm Công ty(Tổng giám đốc) kiểm tra đánh giá. đây là cơ sở để
đánh giá chất lượng công tác lập kế hoạch, để từ đó có những điều chỉnh kịp thời. Kế
hoạch sau khi điều chỉnh là kế hoạch chính thức và là cơ sở pháp lý để đánh giá tình hình
sản xuất kinh doanh của Công ty theo các kế hoạch đã lập.
Với cách tổ chức như vậy giúp cho kế hoạch được thống nhất về nội dung và hình
thức, thuận lợi cho việc theo dõi và kiểm tra, điều chỉnh kế hoạch. Quan trọng hơn cả là
việc xác định và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản về tình hình đầu tư kinh doanh đã
được sự chỉ đạo theo định hướng từ cơ quan cấp trên xuống cấp dưới (Công ty – các phòng
ban – các đơn vị) giúp cho Công ty phát triển đúng hướng và thực hiện thành công kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Các căn cứ để xây dựng công tác lập kế hoạch của Công ty
3.1. Căn cứ vào các nhân tố bên trong cảu Công ty
3.1.1. Căn cứ vào năng lực hiện có của Công ty
Bất kỳ một tổ chức nào khi xây dựng kế hoạch cho đơn vị mình đều phải căn cứ
vào khả năng hiện có của tổ chức mình. Phải xác định được tổ chức hiện có những gì?
đang đứng ở vị thế nào? năng lực sản xuất kinh doanh như thế nào? trang thiết bị ra sao ?
tình hình tài chính ? đội ngũ nguồn nhân lưc? …….
Để trả lời những vấn đề trên Công ty phải xem xét đánh giá năng lực chủ yếu ở các
mặt sau: Trang thiết bị Công ty, nguồn lao động, vốn, nhu cầu thị trường …
Hiện nay với số vốn điều lệ là 50.000.000.000 đ và nguồn vốn huy động khác theo
dự kiến năm 2005 lên đến 764.000.000.000đ Công ty có khả năng lập các kế hoạch chiến
lược dài hạn có quy mô lớn. Không những thế Công ty đang sở hưu một đội ngũ cán bộ
công nhân viên trẻ năng động có trình độ và tay nghề cao được đào tạo bài bản. tính đến
ngày 30 tháng 11 năm 2004 Công ty có 06 cán bộ trên đại học, 199 người có trình độ đại
học.
3.1.2. Căn cứ vào kết quả đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước
Khi xây dựng kế hoạch cho những năm tới, ngoài việc căn cứ cào các nhiệm vụ và
mục tiêu của kế hoạch năm và chỉ tiêu của HĐQT giao Công ty. Công ty còn phải căn cứ
vào tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và giai đoan trước. Đánh giá những mặt làm
được và những mặt chưa làm được và khả năng thực hiện được là bao nhiêu%. Để từ đó
làm căn cứ cho việc lập và hoàn hiện kế hoạch trong thời gian tới.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm của mình Công ty thường dựa
vào kết quả của các kế hoạch tháng, quý, năm trước đó để làm căn cứ.
Ví dụ như kế hoạch giải phóng mặt bằng, di dời và đền bù ở khu đô thị Mỹ Đình -
Mễ Trì (Hà Nội) gặp phải khó khăn do sự phản kháng từ một số hộ dân. Từ vấn đề này
Công ty đã rút ra được kinh nghiệm, và đưa ra các giải pháp khắc phục từ đó đã hoàn thành
tốt việc giải phóng mặt bằng, di dời và đền bù ở các khu đô thị khác.
3.1.3. Căn cứ vào các mối quan hệ giữa các nhà lập kế hoạch và các phòng ban khác
Việc lập kế hoạch do phòng kế hoạch đảm nhiệm. Và mối quan hệ giữa phòng với
các phòng ban khác được thể hiện ở các mối quan hệ sau:
- Quan hệ với phòng Kỹ thuật: Trong việc Xây dựng kế hoạch SXKD cũng như công tác
kinh tế định kỳ tuần, tháng, quý, năm phòng Kỹ thuật phải đản bảo cung cấp và xác nhận
khối lượng, tiến độ mục tiêu, công trình đúng thời gian quy định. Phối hợp giải quyết các
phát sinh kỹ thuật trong quá trình đầu tư xây lắp.
- Quan hệ với phòng Kinh doanh: Phòng kế hoạch có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ
kinh tếđể phục vụ trong việc kinh doanh nhà ở và hạ tầng.
Phối hợp xây dựng phương hướng klinh doanh trong Công ty
Phối hợp xem xét hiệu quả việc kinh doanh trong Công ty
- Quan hệ với phòng Tài chính Kế toán: Phối hợp với phòng Tài chính Kế toán trong quá
trình thương thảo hợp đồng. Phối hợp giải quyết những vướng mắcphát sinh trong quá
trình thực hiện hợp đồng và trong quá trình phê duyệt các nguồn vốn Đầu tư, xây lắp.
- Quan hệ với phòng Tỏ chức Hành chính: Phòng Tổ chức Hành chính phải đảm bảo cung
cấp các số liệu về nhân sự để phục vụ xây dựng kế hoach sản xuất kinh doanh cũng như
công tác kinh tế đúng thời gian quy định. Kiểm tra định kỳ về việc thực hiện chế độ, chính
sách đối với CBCNV trong toàn Công ty.
- Quan hệ với các Đơn vị trực thuộc: Phòng KTKH được quyền yêu cầu
Giám đốc các đơn vị trực thuộc cung cấp những tài liệu, số liệu cần thiết, các kế
hoạch thuộc lĩnh vực các phòng chức năng quản lý để phục vụ cho công tác báo cáo.
Chỉ đạo ngành dọc đối với các ban Kinh tế – Kế hoạch của các đơn vị trực thuộc
để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của phòng.
Phối hợp với các đơn vị trực thuộc trong việc lập các dự án đàu tư, lựa chọn tổ
chức tư vấn.
Phối hợp với các đơn vị trực thuộc trong việc lập tổng dự toán, dự toán chi tiết thi
công.
Phối hợp chặt chẽ với các đơm vị trực thuộc trong công tác thu hồi vốn, thanh
quyết toán, công tác báo cáo thống kê.
3.2. Căn cứ vào các nhân tố bên ngoài
3.2.1. Căn cứ cào chỉ tiêu do HĐQT giao Công ty
Hàng năm Công ty sẽ nhân được các báo cáo kế hoạch do HĐQT giao cho Công ty
như: doanh thu, các khoản nộp ngân sách, giá trị sản xuất kinh doanh. Cụ thể như sau :
Đối với các ban điều hành
- Mục tiêu tiến độ
- Tổng giá trị xây lắp công trình
- Tổng tiền về tài khoản
Đối với các ban quản lý dự án
- Mục tiêu tiến độ
- Tổng giá trị đầu tư dự án
- Kế hoạch giải ngân
Đối với các đơn vị SXKD
- Tổng giá trị sản xuất kinh doanh
- Tổng doanh thu
- Tổng tiền về tài khoản
- Tổng số nộp ngân sách
- Tổng chi phí sản xuất
- Lợi nhuận
- Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu
- Tỷ suất lợi nhuận/ Tổng vốn kinh doanh
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu
- Khấu hao TSCĐ: nguyên tắc đảm bảo mức trung bình theo quy định của Bộ Tài chính
(riêng dự án vay vốn tín dụng khấu hao tính theo hợp đồng tind dụng)
- Thu nhập bình quân 1 CBCNV/ tháng
Trong đó: Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận là chỉ tiêu mang tính pháp lệnh đối với
đơn vị.
Để đạt được chỉ tiêu pháp lệnh và chỉ tiêu hướng dẫn trên, phong Kinh tế Kế hoạch
phải phối hợp với các phòng ban và các đơn vị có liên quan cùng với sự tham mưa của ban
giám đốc Công ty để quyết nội dung kế hoạch đầu tư kinh doanh trong thời gian tới.
3.2.2. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thị trường
Kinh tế thị trường là nơi quyết định sản xuất ra cái gi? Sản xuất như thế nào ? và
sản xuất cho ai ? vì lẽ đó mà bất kỳ daonh nghiệp nào cũng phải nghiên cứu thị trường
trước khi lập kế hoạch cho đơn vị mình. Vì nó là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh.
ở đây việc nghiên cứu thị trường do Phòng Kinh doanh đảm nhiệm, mà chủ yếu là
xác định các thị trường đầu tư kinh doanh nhà đất, các dự án đầu tư khả thi. Sau đó báo cáo
phối hợp với Phòng Kế hoạch trong công tác xây dựng các định hướng kế hoạch.
4. Nội dung công tác lập kế hoạch của Công ty
4.1. Nội dung kế hoạch 5 năm
Phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và thị trường SXKD, công tác chỉ
đạo, điều hành và tổ chức quản lý mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh kỳ trước (cần
làm rõ những mặt làm được, chưa làm được, nguyên nhân ảnh hưởng, các bài học kinh
nghiệm).
Xác định mục tiêu, nhịêm vụ chủ yếu kỳ kế hoạch; tốc độ phát triển giá trị SXKD;
cơ cấu ngành nghề, trong đó cần xác định ngành nghề mũi nhọn để phát triển doanh
nghiệp; dự báo các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu và xây dựng các biện pháp chính để thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Các loại kế hoạch bao gồm:
- Kế hoạch Marketing
- Kế hoạch SXKD (dự kiến phân ra các năm)
- Kế hoạch đầu tư (dự kiến phân ra các năm)
- Kế hoạch nhân sự
- Kế hoạch tài chính - tín dụng
4.2. Nội dung kế hoạch năm
Phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch SXKD năm trước về: Thị trường
SXKD, thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu tiến độ, các mặt quản lý vè chỉ đạo điều hành SX, đổi
mới doanh nghiệp, quản lý kỹ thuật, kinh tế, tài chính, đào tạo đầu tư ….cần làm rõ những
mặt làm được, chưa làm được, nguyên nhân ảnh hưởng, các bài học kinh nghiệm:
Xác định nhiệm vụ mục tiêu, tiến độ khối lượng kế hoạch, tính toán các chỉ tiêu
kinh tế chủ yếu và xây dựng các biện pháp về tổ chức quản lý, điều hành sản xuất, tổ chức
đổi mới doanh nghiệp, kỹ thuật, kinh tế, tài chính đào tạo, đầu tư….. để thực hiện các mục
tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra.
Kế hoạch tổng hợp: được chia ra các quý bao gồm:
- Kế hoạch Marketng;
- Kế hoạch SXKD, bao gồm :
+ Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu
+ Kế hoạch kinh doanh xây lắp
+ Kế hoạch kinh doanh SX và tiêu thụ SPCN
+ Kế hoạch kinh doanh nhà và hạ tầng
+ Kế hoạch kinh doanh tư vấn xây dựng
+ Kế hoạch kinh doanh sản phẩm và bán sản phẩm phục vụ xây dựng
+ Kế hoạch kinh doanh khác
+ Kế hoạch vật tư, phụ tùng
+ Các bảng cân đối:
Cân đối xe máy thiết bị
Cân đối nhân lực
- Kế hoạch đầu tư
- Kế hoạch nhân sự
- Kế hoạch tài chính – tín dụng
+ Kế hoạch tài chính tổng hợp
+ Kế hoạch tạo lập và sử dụng quỹ doanh nghiệp
+ Kế hoạch vốn lưu động
+ Kế hoạch tín dụng trung và dài hạn
+ Kế hoạch chi phí sản xuất, giá thành và lợi nhuận
Nội dung của bản kế hoach được thể hiện thông qua bảng sau:
Từ bản kế hoạch trên Công ty sẽ chia thành các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn khác
nhau sao cho phù hợp với quá trình phát triển.
Bảng 7:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính Kế hoạch năm.... Ghi chú
I. Chỉ tiêu pháp lệnh
Tổng hợp ngân sách
Trong đó bao gồm:
- Thuế GTGT phải nộp
+ Thuế GTGT đầu ra
+ Thuế GTGT đầu vào đợc khấu trừ
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
Triệu đồng
-
-
-
-
II. Chỉ tiêu hớng dẫn
1. Giá trị sản xuất kinh doanh
2. Giá trị nhập khẩu
3. Doanh thu
4. Tổng trích
Trong đó:
- Thuế doanh thu
- Thuế lợi tức
- Khấu hao cơ bản
- Trích khác
5. sản xuất sản phẩm
- sản xuất sản phẩm truyền thống
- sản xuất sản phẩm mới
Triệu đồng
Triệu đồng
-
-
-
-
-
-
sản phẩm
-
-
5. Các phương pháp lập kế hoạch của Công ty
Phương pháp xây dựng từng loại kế hoạch và tính toán một số chỉ tiêu của Công
ty.
Dựa vào cơ cấu ngành nghề để xác định.
Xác định giá trị kinh doanh xây lắp:
- Xác định điểm hoà vốn: Tính trên cơ sở năng lực sản xuất thực tế của đơn vị (TSCĐ,
nhân lực, tiền vốn, tài chính....)
(Giá trị TSCĐ: bao gồm tài sản hiện có và tài sản đầu tư mới sẽ huy động trong kỳ kế
hoạch).
- Trên cơ sở giá cả công trình (đối với dự án, công trình chưa có đơn giá chính thức được
tính theo đơn giá địa phương, đơn giá công trình tương tự ) và tiến độ, khối lượng trong kỳ
kế hoạch để xác định giá trị SXKD: nếu:
+ Giá trị SXKD nhỏ hơn giá trị giá trị điểm hoà vốn, đơn vị phải tìm kiếm điểm
hoà vốn và tìm kiếm công việc đảm bảo đủ giá trị hoà vốn.
+ Giá trị SXKD lớn hơn giá trị điểm hoà vốn, đơn vị phải tính toán nhu cầu thiết
bị, xe máy đáp ứng cho sản xuất (cân đối với thiết bị hiện có tính toán đầu tư mới
hoặc huy động thêm từ nguồn lực bên ngoài và đảm bảo thực hiện nhiệm vụ).
Xác định giá trị kinh doanh nhà và hạ tầng trên cơ sở:
- Căn cứ vào mục tiêu, tiến độ của dự án .
- Nhu cầu thị trường và tiến độ cung cấp cho khách hàng.
- Giá trị kinh doanh nhà và hạ tầng: Là toàn bộ giá trị đầu tư cho các dự án trong kỳ kế
hoạch và giá trị dịch vụ nhà cao tầng, khách sạn.
Xác định giá trị kinh doanh tư vấn xây dựng, gồm giá trị: Khảo sát,
thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, lập hồ sơ đấu thầu, thí nghiệm ...được thực hiện trong kỳ
kế hoạch
Xác định giá trị kinh doanh dịch vụ khác, gồm:kinh doanh vật tư thiết bị, khách sạn,
kinh doanh tài chính (tiền tệ)..căn cứ vào năng lực, công nghệ để xác định giá trị.
Sau khi xác định các tổng giá trị SXKD cần so sánh với giá trị sản xuất kinh doanh
theo tiêu chuẩn quy định của các loại hình doanh nghiệp.
Các mục tiêu trong quản lý Tài chính là:
+ Tỷ lệ lợi nhuận/Doanh thu
+ Lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu
+ Lợi nhuận/ Tổng vốn kinh doanh
Các kế hoạch chi tiết xây dựng:
+ Nhu cầu sử dụng vốn căn cứ vào:
Quyết định đầu tư vốn dài hạn
Nhu cầu vốn lưu động
Kế hoạch trả nợ
Phân chia lợi nhuận
Các nguồn vốn: được huy động từ khả năng tài chính nội bộ hoặc từ bên ngoài gồm:
+ Khả năng tự có
Khấu hao
Lợi nhuận
Các nguồn khác
+ Các nguồn bên ngoài
Phát hành trái phiếu
Vay dài hạn ngân hàng
Các nguồn khác
+ Kế hoạch nguồn vốn: Sau khi xác định được các nhu cầu sử dụng vốn và nguồn
vốn có thể huy động; tính toán nhu cân đối nhu cầu sử dụng cốn nhằm đảm bảo
các mục tiêu tài chính và quyết định phương án đầu tư.
Doanh thu, tiền về tài khoản.
+ Doanh thu xây lắp: Căn cứ vào hợp đồngđể xác định giá trị doanh số và doanh
thu xây lắp. Đối với các công trình chưa có hợp đông được xác định như sau:
Doanh số bán hàng =K*( tổng giá trị SXKD trong kỳ + giá trị dở dang đầu
kỳ), với K min = 80%
Doanh thu = Doanh số bán hàng - thuế VAT.
Đối với các công trình hoàn thành bàn giao kế hoạch (kết thúc xây dựng)
trong kỳ kế hoạch thì chỉ tiêu Doanh số và Doanh thu được tính bằng
100% (giá trị sản xuất kinh doanh trong kỳ + giá trị khối lượng dở dang
đầu kỳ).
+ Doanh thu sản xuất tiêu thụ sản phẩm công nghiệp: Giá trị doanh số SXCN là
(toàn bộ giá trị khối lượng của công tác sản xuất công nghiệp thực hiện trong kỳ kế
hoạch + giá trị tồn kho đầu kỳ)* K, với Kmin95%.
+ Doanh thu nhà và hạ tầng: là toàn bộ giá trị và khối lượng thực hiện được
nghiệm thu theo giai đoạn kỹ thuật trong kỳ đã thu được tiền của khách hàng+ giá
trị dịch vụ nhà cao tầng, khách sạn + thu phí giao thông.
+ Danh thu tư vấn xây dựng : căn cứ vào điều kiện của hợp đồng đẻ xác định giá
trị doanh số và doanh thu. Đối với các công trình được xác đinh như sau: (giá trị
thiết kế + giá trị tư vấn lập dự án đầu tư, lập hồ sơ đấu thầu, thí nghiệm…thực hiện
trong kỳ kế hoạch + giá trị dở dang đầu kỳ)* K với Kmin= 85%.
+ Doanh thu kinh doanh dịch vụ khác bao gồm: ( kinh doanh vật tư thiết bị, SX
phục vụ xây lắp, xuất nhập khẩu, khạh sạn, kinh doanh tài chính (“tiền tệ”)*K với
Kmin= 90%.
Giá thành - lợi nhuận: tính toán trên cơ sở kế hoạch SXKD, ké hoạch giữ trữ sản
phẩm, định mức đơn giá nội bộ.
+ Đối với công tác xây lắp: Xây dựng dự toán giao khoánvà xác định kế hoạch lợi
nhuận theo đúng Quyết định 1044 TCT/HĐQT ngày 09/12/2003 của Hội đồng
quản trị Tổng công ty về việc thực hiện hoạch toán kinh doanh trong hoạt động
xây lắp của các đơn vị thành viên Tổng công ty.
+ Đối với công tác sản xuất công nghiệp – trên cơ sở định mức nội bộ lập:
Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu năng lượng
Chi phí nhân công
Chi phí sản xuất chung
Chi phí quản lý bán hàng
IV. Đánh giá khái quát thực trạng công tác lập kế hoạch của công ty CPĐTPT đô thị và
khu công nghiệp Sông Đà
1. Những kết quả đạt được.
Công tác tổ chức, phối hợp phân công nhiệm vụ lập kế hoạch của Công ty
CPĐTPT đô thị và khu công nghiệp Sông Đà là rất rõ ràng và hợp lý. Công việc kế hoạch
do phòng kế hoạch đảm nhiệm. Với một đội ngũ cán bộ trẻ năng động và có trình độ
chuyên môn cao. Công việc được phòng phân công một cách rất cụ thể: bao gồm 2 bộ
phận:
Bộ phận KH- hợp đồng
Bộ phận kinh tế
Trong công tác lập kế hoạch được sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban quản
lý trong Công ty. Hàng tuần, tháng, quý, năm các phòng chức năng cùng các ban quản lý ở
các tỉnh đều có các báo cáo, các bảng tổng kết đánh giá gửi phòng kinh tế kế hoạch. Điều
đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ phòng kế hoạch nắm bắt kịp thời tình hình sản
xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Để đảm bảo kế hoạch đề ra của
Công ty.
Bảng kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính sau sẽ thể hiện được kết quả trong
công tác lập kế hoạch của Công ty.(trang bên)
Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chính qua từng năm như sau: Bảng 8 :
TT Tên địa chỉ Đơn vị TH2002 TH2003 ƯTH2004
A HOạT Động đầu tư 106đ 92.198 106.960 431.260
Tốc độ tăng trưởng % 100% 116% 403%
1 Xây lắp 106đ 21.263 42.904 278.752
2 Thiết bị 106đ 2.593 5.534 7.661
3 Chi phí khác 106đ 68.342 58.522 144.846
B Hoạt động sx kinh doanh 59.804 304.776 391.852
I Tổng giá trị sản xuất kinh doanh 106đ 59.804 304.776 391.852
Tốc độ tăng trưởng % 100% 515% 128%
1 Giá trị kinh doanh xây lắp 10.423 15.988
2 Giá trị kinh doanh tư vấn xây
dựng
106đ 2.003 6.170 6.916
3 Thu nhập TC và BT 106đ 108 642 11.564
4 Giá trị kin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình lập kế hoạch (5 năm) của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà.pdf