Tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quận Hai Bà Trưng: LUẬN VĂN:
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ
thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Quận Hai Bà Trưng
Lời mở đầu
Trong hoạt động của nền kinh tế, với tư cách là một trung gian tài chính, Ngân hàng
thương mại (NHTM) thực hiện chức năng điều hoà vốn thông qua nghiệp vụ huy động vốn
nhàn rỗi trong các bộ phận dân cư và thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế và các bộ phận dân cư khác. Với chức năng cơ bản này, NHTM đã cung cấp
vốn cho mọi hoạt động của nền kinh tế, đáp ứng các nhu cầu vốn một cách kịp thời cho
quá trình tái sản xuất, là cầu nối giữa đầu tư và tiết kiệm, giữa doanh nghiệp với thị trường,
giúp nền kinh tế vận hành tốt. Bên cạnh đó, NHTM có chức năng vô cùng quan trọng
khác mà thiếu nó NHTM không còn là một trung gian tài chính của nền kinh tế, đó là chức
năng thanh toán. Thực hiện tốt chức năng này là điều kiện để NHTM hoạt động có hiệu
quả, thu lợi nhuận và hơn nữa, giúp cho NHTM hoàn thành...
67 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quận Hai Bà Trưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ
thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam - Chi nhánh Quận Hai Bà Trưng
Lời mở đầu
Trong hoạt động của nền kinh tế, với tư cách là một trung gian tài chính, Ngân hàng
thương mại (NHTM) thực hiện chức năng điều hoà vốn thông qua nghiệp vụ huy động vốn
nhàn rỗi trong các bộ phận dân cư và thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế và các bộ phận dân cư khác. Với chức năng cơ bản này, NHTM đã cung cấp
vốn cho mọi hoạt động của nền kinh tế, đáp ứng các nhu cầu vốn một cách kịp thời cho
quá trình tái sản xuất, là cầu nối giữa đầu tư và tiết kiệm, giữa doanh nghiệp với thị trường,
giúp nền kinh tế vận hành tốt. Bên cạnh đó, NHTM có chức năng vô cùng quan trọng
khác mà thiếu nó NHTM không còn là một trung gian tài chính của nền kinh tế, đó là chức
năng thanh toán. Thực hiện tốt chức năng này là điều kiện để NHTM hoạt động có hiệu
quả, thu lợi nhuận và hơn nữa, giúp cho NHTM hoàn thành tốt tất cả các chức năng khác.
Ngoài ra, NHTM còn cung cấp các dịch vụ tài chính và kinh doanh tiền tệ khác.
Đi ngược lại lịch sử phát triển của tiền tệ, từ thời xa xưa con người đã biết sử dụng
những công cụ thanh toán thô sơ đầu tiên như vỏ sò, vỏ hến ... đến các kim loại quý hiếm
như đồng, bạc, vàng ... làm vật ngang giá chung trong trao đổi, đặt nền tảng đầu tiên cho
sự ra đời của các công cụ thanh toán nói riêng và ngành ngân hàng nói chung... Cho đến
những năm giữa của thế kỷ XX, các công cụ thanh toán đã trở nên hoàn hảo hơn nhờ tính
chất phi tiền mặt của nó.Và đỉnh cao của sự phát triển các công cụ thanh toán không dùng
tiền mặt là sự ra đời của công cụ thanh toán mới: Tiền điện tử - Thẻ Ngân hàng.Trong bối
cảnh nền tài chính tiền tệ Việt Nam hiện nay, thẻ Ngân hàng - công cụ chính của dịch vụ
Ngân hàng bán lẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với mục tiêu phát triển kinh tế-
xã hội của Việt Nam, có tác động lớn đến chính sách tiền tệ cũng như đến hiệu quả kinh
doanh của các NHTM. Việt Nam với dân số gần 80 triệu dân thực sự là một thị trường có
tiềm năng lớn trong lĩnh vực phát triển thẻ Ngân hàng.
Sau thời gian tìm hiểu một số lĩnh vực , những vấn đề về thẻ thanh toán đã cuốn hút
tôi bởi tính hấp dẫn của nó. Nhận thấy đây là khía cạnh khá mới mẻ , xuất hiện ở Việt nam
chưa được bao lâu, phần lớn dân cư còn chưa thông hiểu , nên tôi đã mạnh dạn đi sâu vào
nghiên cứu và quyết định chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ thanh
toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quận Hai Bà Trưng.” Cho
chuyên đề tốt nghiệp của mình.
chương 1: lý luận cơ bản về
thanh toán không dùng tiền mặt và thẻ ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
1.1. tổng quan về thanh toán không dùng tiền mặt.
1.1.1 Sự cần thiết và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động
kinh tế.
1.1.1.1 Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt.
Như chúng ta đã biết, sự ra đời và phát triển của lưu thông tiền tệ gắn liền với quá
trình ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Sở dĩ như vậy là do yêu cầu
của quá trình trao đổi hàng hoá mà tiền tệ đã ra đời với vai trò làm trung gian trao đổi các
loại hàng hoá được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu
thông hàng hoá phát triển.
Quá trình tái sản xuất xã hội là một quá trình liên hoàn và không ngừng mở rộng,
trong đó tồn tại các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá dịch vụ do đó không thể không có
hoạt động thanh toán.
Khi nền sản xuất còn ở trình độ thấp, thanh toán tiền tệ chỉ bó hẹp trong phạm vi và
khối lượng nhỏ, việc thanh toán được thực hiện bằng việc chi trả tiền mặt, sự vận động của
vật tư hàng hoá gắn liền với sự vận động của một khối lượng tiền mặt nhất định. Thanh
toán bằng tiền mặt lúc này tỏ ra là phương thức thanh toán hữu hiệu nhất, nó được thực
hiện rất linh hoạt tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên mua bán mà ít gặp trở ngại.
Tuy nhiên, khi sản xuất hàng hoá phát triển ở trình độ cao hơn, khối lượng sản phẩm
sản xuất nhiều hơn thì trao đổi hàng hoá không chỉ bó hẹp trong phạm vi một vùng mà mở
rộng ra cả nước và quốc tế.
Lúc này, thanh toán bằng tiền mặt đã bộc lộ những hạn chế nhất định như chi phí tốn
kém trong việc in ấn, bảo quản, vận chuyển, kiểm đếm, không đáp ứng các nhu cầu thanh
toán lớn, ở xa và nó trở nên không an toàn. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có một hình thức
thanh toán mới để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, thanh toán không dùng tiền
mặt ra đời.
Thanh toán không dùng tiền mặt ( TTKDTM ) là sự vận động của tiền tệ qua chức
năng phương tiện thanh toán nhằm phục vụ các quan hệ thanh toán giữa các tổ chức kinh
tế và cá nhân trong xã hội bằng cách trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản này sang tài
khoản khác, bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng hoặc
các tổ chức tín dụng khác.
TTKDTM ra đời là kết quả tất yếu của quá trình phát triển ngày càng cao của quá
trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, nó nhanh chóng chiếm ưu thế và trở thành một phần
không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường. TTKDTM ra đời đã khắc phục được
nhược điểm của thanh toán bằng tiền mặt. Có thể nói, TTKDTM mang lại hiệu quả cao,
thể hiện một nền kinh tế đã và đang phát triển, các mối quan hệ về kinh tế, tài chính đã mở
rộng, hoạt động của hệ thống Ngân hàng ngày càng đa dạng và phong phú. Việc phát triển
các hình thức TTKDTM và hiện đại hoá các nghiệp vụ Ngân hàng là minh chứng hiện
thực cho sự tồn tại và phát triển hợp logic cũng như vai trò, vị trí của hệ thống Ngân hàng
trong nền kinh tế quốc dân.
Như vậy, có thể nói TTKDTM là phương tiện thanh toán không thể thiếu được, nó là
nấc thang phát triển tất yếu của các quan hệ thanh toán trong nền kinh tế thị trường và
chính nó đã, đang và sẽ đáp ứng tối đa yêu cầu của nền kinh tế hiện đại.
1.1.1.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt.
Ngày nay, TTKDTM là một phần không thể tách rời các doanh nghiệp, các cá nhân
và các tổ chức đoàn thể. Trong nền kinh tế thị trường, TTKDTM được thực hiện trôi trảy
sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho tất cả các đối tác tham gia cũng như cho toàn xã hội.
- TTKDTM góp phần tăng nhanh tốc độ vận động của vật tư, hàng hoá và tiền vốn,
qua đó thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Như chúng ta đã biết, bất kỳ
một chu kỳ sản xuất nào cũng đều bắt đầu và kết thúc bằng khâu thanh toán- từ việc mua
các yếu tố đầu vào đến việc tiêu thụ các yếu tố đầu ra. Việc đẩy nhanh tốc độ thanh toán
qua Ngân hàng giúp khách hàng rút ngắn được thời gian trong khâu lưu thông do đó rút
ngắn thời được thời gian qua một vòng chu chuyển vốn, tăng nhanh tốc độ của quá trình
sản xuất.
- Tăng tỷ trọng TTKDTM sẽ góp phần làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông
từ đó tiết kiệm được chi phí của xã hội và của Ngân hàng. Cụ thể đó là những chi phí trong
việc in ấn, vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm tiền mặt… Nhờ vậy, có thể sử dụng các nguồn
vốn tiết kiệm được để đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm mục tiêu
tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, TTKDTM còn góp phần hạn chế đến mức thấp nhất các tệ
nạn xã hội như tham ô, hối lộ, trộm cắp…, ngăn chặn hoạt động "rửa tiền", làm tiền giả
hay đầu cơ, tích trữ…
-TTKDTM tạo điều kiện để Ngân hàng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi mở rộng tín dụng
và phát triển dịch vụ Ngân hàng.
Như chúng ta đã biết, nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ thanh toán luôn có mối quan hệ
ràng buộc hữu cơ với nhau, chỉ khi thực hiện tốt mối quan hệ này thì Ngân hàng mới có
điều kiện phát triển được. TTKDTM đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tài khoản tiền gửi
tại Ngân hàng và số dư trên tài khoản tiền gửi phải đảm bảo khả năng thanh toán khi cần
thiết. Các tổ chức kinh tế và cá nhân mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở Ngân hàng có
quyền sử dụng toàn bộ số tiền đó vào bất cứ lúc nào và Ngân hàng phải có trách nhiệm
thoả mãn nhu cầu đó. Tuy nhiên, có sự không ăn khớp giữa những người có nhu cầu rút
tiền và gửi tiền vào, do đó hình thành một số dư tương đối lớn và ổn định về nguồn vốn
ngắn hạn cho Ngân hàng. Mặt khác, Ngân hàng hoàn toàn có kế hoạch một cách tương đối
chính xác nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng trong từng thời kỳ. Như vậy, ngoài phần dự
trữ tiền mặt để đảm bảo khả năng chi trả, thanh toán kịp thời cho khách hàng, số còn lại,
Ngân hàng có thể sử dụng để đầu tư, mở rộng tín dụng của mình. Thực tế, khối lượng tiền
gửi thanh toán chiếm tỷ trọng khá cao trong toàn bộ nguồn vốn của Ngân hàng, tạo thuận
lợi cho Ngân hàng trong việc giảm lãi suất cho vay. Bản chất của nguồn vốn này không
phải gửi vào Ngân hàng để lấy lãi mà để sử dụng một cách chủ động, kịp thời trong thanh
toán tiền hàng hoá, dịch vụ giữa các đơn vị và cá nhân. Làm tốt công tác thanh toán qua
Ngân hàng, thu hút nhiều khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng để thanh toán là điều kiện tốt
để mở rộng khối lượng tín dụng với lãi suất thấp.
- Thông qua TTKDTM, tạo điều kiện để NHTW xây dựng và điều hành CSTT một
cách thuận lợi. Sở dĩ như vậy là do yêu cầu bắt buộc chủ thể tham gia TTKDTM phải có
tài khoản tại NH, vì thế thông qua tình hình biến động số dư trên tài khoản của các khách
hàng, Ngân hàng sẽ thu thập những thông tin cần thiết về tình hình tài chính, tình hình
thanh toán của khách hàng cũng như những thông tin về dòng lưu chuyển tiền tệ… Từ đó,
Ngân hàng có thể thực hiện việc quản lý và điều hành CSTT một cách thuận lợi bằng việc
đưa ra những chính sách phù hợp trong từng thời kỳ.
Như vậy, TTKDTM là rất cần thiết trong nền kinh tế thị trường khi mà Ngân hàng
Thương mại và các doanh nghiệp thực sự kinh doanh tự chủ bởi khi đó tính năng động,
sáng tạo và yếu tố hiệu qủa luôn đặt đúng vị trí của nó.
1.1.2 Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang áp dụng ở Việt Nam.
Hiện nay, trên thế giới đã nghiên cứu và áp dụng nhiều hình thức TTKDTM rất đa
dạng và phong phú. Nhưng ở mỗi nước tuỳ theo mô hình kinh tế, trình độ quản lý, tuỳ theo
mức độ hoàn thiện và hiệu năng của hệ thống Ngân hàng người ta lựa chọn một số hình
thức và cụ thể hoá cho phù hợp với điều kiện, đặc thù của mỗi nước.
ở nước ta hiện nay, nền kinh tế cơ bản đã chuyển sang nền kinh tế thị trường. Vị trí,
vai trò và chức năng của doanh nghiệp, của Ngân hàng thương mại, của Ngân hàng Nhà
nước đã thay đổi theo mô hình kinh tế thị trường. Chính vì vậy, chế độ TTKDTM cũng
được hoàn thiện hơn để phù hợp với thực tiễn.
TTKDTM được quy định trong Nghị định số 64/ 2001/ NĐ - CP ngày 20/09/2001 của
Chính phủ bao gồm những hình thức sau :
1. Hình thức thanh toán bằng séc
2. Hình thức thanh toán bằng UNC - chuyển tiền
3. Hình thức thanh toán bằng UNT
4. Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng
5. Hình thức thanh toán bằng thẻ thanh toán
1.1.2.1 Thanh toán bằng séc
Séc là một thể thức thanh toán quan trọng không thể thiếu được trong TTKDTM hiện
nay. Mặc dù đã ra đời từ rất sớm và ngày càng có nhiều công cụ thanh toán hiện đại nhưng
thanh toán bằng Séc vẫn giữ vị trí quan trọng trong các thể thức TTKDTM .
Theo Nghị định số 30/ CP : Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu
do Ngân hàng Nhà nước quy định yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích tiền từ tài khoản
tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên tờ séc hay người cầm tờ séc đó.
Séc là loại chứng từ thanh toán được áp dụng rộng rãi ở tất cả các nước trên thế giới,
quy định sử dụng séc đã được chuẩn hoá trên Luật thương mại quốc gia và Công ước quốc
tế.
Theo Nghị định số 30/ CP quy định rõ ở Việt Nam được phép lưu hành các loại séc
vô danh vá séc ký danh được phép chuyển nhượng thông qua thủ tục ký hậu chuyển
nhượng. Nghị định số 30/ CP ra đời đã đánh dấu một bước chuyển biến có ý nghĩa kinh tế
lớn trong việc sử dụng séc ở Việt Nam. Theo quy định này, séc không còn là một công cụ
chuyển khoản đơn thuần mà còn phát huy được vai trò là một công cụ lưu thông.
Séc được dụng để thanh toán tiền hàng, dịch vụ, nộp thuế, trả nợ … hoặc được dùng
để rút tiền mặt tại các chi nhánh Ngân hàng. Tất cả các khách hàng mở tài khoản tại Ngân
hàng đều có quyền sử dụng séc để thanh toán. Thời hạn hiệu lực của séc là 15 ngày kể từ
ngày chủ tài khoản phát hành séc đến ngày người thụ hưởng nộp séc vào Ngân hàng ( gồm
cả ngày chủ nhật và ngày lễ ). Trường hợp nếu ngày kết thúc thời hạn hiệu lực của tờ séc là
ngày nghỉ, ngày lễ thì thời hạn đó được lùi vào ngày làm việc kế tiếp.
ở Việt Nam hiện nay có 2 loại séc thanh toán: Séc chuyển khoản và Séc bảo chi.
. Séc chuyển khoản
Séc chuyển khoản là lệnh trả tiền của người phát hành séc đối với Ngân hàng phục vụ
mình về việc trích một khoản tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người được
hưởng có tên trong tờ séc.
Séc chuyển khoản chỉ được áp dụng trong phạm vi thanh toán giữa các khách hàng có
tài khoản ở cùng một chi nhánh nhưng các chi nhánh này có tham gia giao nhận chứng từ
trực tiếp cho nhau theo quy định hiện hành (thanh toán bù trừ ), thời gian hiệu lực của tờ
séc tối đa là 10 ngày làm việc. Khác với séc lĩnh tiền mặt, khi phát hành séc thanh toán
chuyển khoản, chủ tài khoản phải gạch hai đường song song chéo góc hoặc viết chữ
"chuyển khoản " ở góc phía trên bên trái mặt trước tờ séc trước khi giao người thụ hưởng.
Về nguyên tắc, séc chuyển khoản phải được phát hành trên cơ sở số dư tài khoản tiền
gửi hiện có tại Ngân hàng. Nếu tài khoản tiền gửi không đủ để thanh toán, séc sẽ bị Ngân
hàng từ chối thanh toán, chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm thanh toán tờ séc đó và những
khoản tiền phạt chi phí phát sinh liên quan đến việc khiếu nại và khởi kiện.
+ Thanh toán giữa khách hàng mở tài khoản ở cùng một Ngân hàng
. Séc bảo chi
Séc bảo chi là một loại séc thanh toán được Ngân hàng đảm bảo khả năng chi trả
bằng cách trích trước số tiền trên tờ séc từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền sang tài
khoản " Đảm bảo thanh toán séc " nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của tờ séc đó.
Séc bảo chi có phạm vi thanh toán rộng hơn séc chuyển khoản. Ngoài việc sử dụng
để thanh toán giữa các chủ thể mở tài khoản tại cùng một chi nhánh Ngân hàng hoặc hai
Ngân hàng có tham gia thanh toán bù trừ trên cùng địa bàn séc bảo chi còn được sử dụng
để thanh toán giữa khách hàng mở tài khoản tại các chi nhánh trong cùng hệ thống trong
phạm vi cả nước.
+ Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở tài khoản khác Ngân hàng có tham gia thanh
toán bù trừ
Về cơ bản, quy trình luân chuyển chứng từ trong trường hợp này giống như Séc
chuyển khoản, tuy nhiên có sự khác nhau về tài khoản hạch toán:
Nếu hai đơn vị mở tài khoản ở khác Ngân hàng, khác hệ thống có tham gia thanh toán
bù trừ thì tại Ngân hàng phục vụ, đơn vị thụ hưởng sau khi kiểm soát đủ điều kiện sẽ hạch
toán:
Nợ TK Thanh toán bù trừ Ngân hàng thành viên
Có TK Tiền gửi của người thụ hưởng
Trường hợp thanh toán khác Ngân hàng, cùng hệ thống và khác địa bàn hạch toán:
Nợ TK Liên hàng đi
Có TK Tiền gửi của người thụ hưởng
Tại Ngân hàng phục vụ đơn vị phát hành séc ( đơn vị mua) khi nhận được các chứng
từ kèm séc bảo chi từ Ngân hàng khác chuyển đến thì sẽ hạch toán
Nợ TK Tiền gửi đảm bảo thanh toán séc bảo chi
Có TK Liên hàng đến (hoặc TK thanh toán bù trừ)
1.1.2.2 Thanh toán bằng UNC- chuyển tiền
UNC ra đời từ khá sớm, cùng với tiến bộ Khoa học kỹ thuật, nó được sử dụng ngày
một rộng rãi với các ưu thế nổi bật: an toàn, hiệu quả và đặc biệt thuận tiện dưới sự trợ
giúp của các thành tựu phát triển trong lĩnh vực Công nghệ tin học ( UNC có thể được xử
lý dưới dạng các chứng từ điện tử).
Đơn vị trả tiền sau khi nhận được hàng hoá, dịch vụ cung ứng, trong thời gian nhất
định phải lập các UNC gửi đến Ngân hàng để trích tài khoản chuyển trả cho đơn vị thụ
hưởng. Tuỳ theo phạm vi và tổ chức thanh toán, đơn vị phải lập từ 3-4 liên với đâỳ đủ nội
dung và các yếu tố cần thiết. Khi lập và nộp UNC vào Ngân hàng, đơn vị trả tiền phải đảm
bảo đủ số dư trên tài khoản để đảm bảo chi trả. Nếu chứng từ hợp lệ, tài khoản đủ tiền,
trong phạm vi một ngày làm việc, Ngân hàng phải hoàn tất UNC đó. Nếu chứng từ không
hợp lệ, hợp pháp, tài khoản không đủ số dư thì Ngân hàng không thanh toán.
Trường hợp bên thụ hưởng không có tài khoản tiền gửi thì Ngân hàng phục vụ bên
thụ hưởng ghi Có TK "Chuyển tiền phải trả" và báo cho bên thụ hưởng đến nhận tiền.
1.1.2.3 Uỷ nhiệm thu (UNT)
UNT là giấy uỷ nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập và gửi vào Ngân hàng phục
vụ mình nhờ thu hộ tiền theo số lượng hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng.
UNT được sử dụng rộng rãi trong việc thanh toán các hoá đơn định kỳ cho người
cung ứng dịch vụ công cộng như điện, nước, điện thoại … bởi nó thường được dùng cho
các giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ nên các UNT chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng
các giao dịch TTKDTM.
UNT được áp dụng thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản trong cùng một chi
nhánh Ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống.
Khách hàng mua và bán phải thống nhất thoả thuận dùng hình thức UNT đối với những
điều kiện cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho
Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng biết làm căn cứ để thực hiện các UNT. Sau khi giao
hàng hoặc hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên thụ hưởng lập giấy UNT theo mẫu của Ngân
hàng, kèm theo hoá đơn gửi tới Ngân hàng phục vụ mình hoặc gửi trực tiếp đến Ngân hàng
phục vụ bên trả tiền yêu cầu thu hộ. Khi nhận được giấy UNT trong vòng một ngày làm
việc, Ngân hàng bên trả tiền trích tài khoản của khách hàng mình trả ngay cho bên thụ
hưởng để hoàn tất việc thanh toán.
1.1.2.4 Thư tín dụng (TTD)
TTD là hình thức thanh toán theo sự thoả thuận giữa hai bên bán và mua trong điều
kiện bên bán đòi hỏi bên mua phải có đủ tiền để chi trả phù hợp với giá trị hàng hoá mà
bên bán đã giao theo hợp đồng hay đơn đặt hàng đã ký.
TTD thường dùng để thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản ở hai Ngân hàng
khác nhau, có thể cùng hoặc khác hệ thống ( trường hợp khác hệ thống thì nơi Ngân hàng
bên bán đóng trụ sở phải có Ngân hàng cùng hệ thống với Ngân hàng mở TTD và tham gia
thanh toán bù trừ với Ngân hàng bên bán). Mỗi TTD chỉ được dùng để thanh toán cho một
người thụ hưởng. Thời hạn hiệu lực của một TTD là 3 tháng kể từ ngày Ngân hàng bên
mua nhận mở TTD. Mức tiền tối thiểu cuả một TTD là 10 triệu đồng.
1.1.2.5 Thẻ ngân hàng
Việc áp dụng hình thức thanh toán bằng thẻ được thực hiện theo quyết định số 371/
1999/QĐ- NHNN1 ngày 19.10.1999 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
Thẻ ngân hàng là một công cụ thanh toán do Ngân hàng phát hành và bán cho khách
hàng của mình để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, thanh toán công nợ hay lĩnh tiền mặt
tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các quầy trả tiền mặt tự động. ở một số nước, các
hãng hay các Công ty kinh doanh lớn cũng phát hành thẻ thanh toán để thu tiền bán hàng
của mình. Thẻ Ngân hàng có nhiều loại nhưng có một số loại thẻ sau được sử dụng phổ
biến:
- Thẻ ghi Nợ: Người sử dụng loại thẻ này không phải lưu ký tiền vào tài khoản " Đảm
bảo thanh toán thẻ". Căn cứ để thanh toán thẻ là số dư tài khoản tiền gửi của chủ sở hữu
thẻ tại Ngân hàng và hạn mức thanh toán tối đa do Ngân hàng phát hành thẻ quy định. Hạn
mức của thẻ được ghi vào bộ nhớ của thẻ nếu là thẻ điện tử hoặc được ghi vào dải băng từ
nếu là thẻ từ.
ở Việt Nam, thẻ ghi Nợ được quy định là thẻ loại A, loại thẻ này áp dụng cho những
khách hàng có quan hệ tốt, thường xuyên và có tín nhiệm với Ngân hàng.
- Thẻ tín dụng: áp dụng với những khách hàng có đủ điều kiện được Ngân hàng đồng
ý cho vay tiền để mua thẻ. Mức tiền cho vay được coi như hạn mức tín dụng và được ghi
vào bộ nhớ của thẻ, khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín
dụng đã được Ngân hàng chấp thuận.
Thẻ rút tiền tự động- thẻ ATM: Thẻ được phát hành trên cơ sở tài khoản tiền gửi của
khách hàng tại Ngân hàng phát hành. Chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc tiếp nhận
một vài dịch vụ Ngân hàng thông qua các máy rút tiền tự động ATM(Automatic tellẻ
Machine) như chuyển khoản, kiểm tra số dư…
Thẻ thanh toán dù dưới hình thức nào cũng phải có đầy đủ các yếu tố: Tên chủ thẻ,
tên Ngân hàng phát hành thẻ, số thẻ, nhãn hiệu thương mại và thời hạn sử dụng thẻ.
Trong thanh toán thẻ bao gồm các chủ thể sau:
- Ngân hàng phát hành thẻ: là Ngân hàng bán thẻ cho khách hàng và chịu trách nhiệm
thanh toán số tiền do người sử dụng trả cho người thụ hưởng. Ngân hàng phát hành thẻ có
thể uỷ nhiệm cho một số chi nhánh Ngân hàng phát hành và quản lý thẻ.
- Người sử dụng thẻ: là người trực tiếp mua thẻ tại Ngân hàng và dùng thẻ để mua
hàng hoá, dịch vụ.
- Người tiếp nhận thẻ thanh toán bằng thẻ: là các doanh nghiệp cung ứng hàng hoá,
dịch vụ cho người sử dụng thẻ.
- Ngân hàng đại lý thanh toán: là các chi nhánh Ngân hàng do Ngân hàng phát hành
thẻ quy định, Ngân hàng đại lý thanh toán có trách nhiệm thanh toán cho người tiếp nhận
thanh toán bằng thẻ khi nhận được biên lai thanh toán.
Người sử dụng thẻ có thể rút tiền mặt nhưng mỗi lần không quá 5 triệu đồng và mỗi
ngày thẻ chỉ rút một lần. Nếu mất thẻ, người sử dụng phải thông báo ngay bằng văn bản
cho Ngân hàng phát hành thẻ biết để thông báo cho Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ báo
cho cơ sở tiếp nhận thẻ biết. Khi sử dụng hết hạn mức hoặc hết thời hạn sử dụng của thẻ,
nếu có nhu cầu, người sử dụng thẻ phải đến Ngân hàng phát hành thẻ làm thủ tục sử dụng
tiếp. Trong phạm vi 10 ngày làm việc, kể từ ngày viết hoá đơn cung ứng hàng hoá, dịch
vụ, người tiếp nhận thẻ phải nộp biên lai vào Ngân hàng đại lý để đòi tiền, nếu quá thời
hạn trên, Ngân hàng không chấp nhận thanh toán. Trong phạm vi 1 ngày làm việc, kể từ
khi nhận được biên lai thanh toán, Ngân hàng đại lý phải thanh toán cho người tiếp nhận
thanh toán thẻ.
Như vậy, ta thấy rằng TTKDTM với rất nhiều hình thức, có vị trí và vai trò rất quan
trọng đối với nền kinh tế thị trường. Vấn đề đặt ra là trong công tác thanh toán còn một số
tồn tại đòi hỏi ta phải xem xét tuỳ từng Ngân hàng cụ thể để có thể đưa ra những biện pháp
hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của công tác TTKDTM .
1.2 những vấn đề chung về thẻ thanh toán.
1.2.1 Cơ sở hình thành và phát triển.
Vào những năm 40, một số cơ sở cung ứng hàng hoá, dịch vụ tư nhân lớn mở rộng dịch
vụ bán chịu cho khách hàng và cho phép họ trả tiền hàng hoá dịch vụ vào tài khoản của
mình. Nhiều cơ sở nhỏ cũng muốn thực hiện dịch vụ này nhưng nhận thấy họ không đủ
khả năng. Điều đó tạo cơ hội cho các tổ chức tài chính, Ngân hàng đứng ra lập một hệ
thống mua bán chịu: Charg-It, đây chính thức là sơ khai của thẻ thanh toán. Hệ thống này
do John Biggins sáng lập ra năm 1946, cho phép khách hàng trả tiền cho những giao dịch
bán lẻ tại địa phương. Các cơ sở bán hàng nộp biên lai bán hàng vào nhà băng của Biggins,
Nhà băng sẽ trả tiền cho họ và thu lại tiền từ khách hàng sử dụng Charg-It.
Hệ thống mua bán chịu này mở đường cho sự ra đời của thẻ tín dụng do Ngân hàng
Franklin National Bank ở Long Island –NewYork phát hành lần đầu tiên năm 1951.
Khách hàng đệ trình đơn xin vay và được thẩm định khả năng thanh toán, nếu có khả năng
sẽ được duyệt cấp thẻ. Thẻ này dùng thanh toán cho các thương vụ bán lẻ hàng hoá, dịch
vụ.
Trong những năm sau, ngày càng nhiều tổ chức tín dụng tham gia vào chương trình
này. Đến năm 1959, nhiều Nhà phát hành thẻ đã tung ra một dịch vụ mới: tín dụng tuần
hoàn. Với nó các chủ thẻ có thể duy trì số dư có trên tài khoản vay bằng một hạn mức tín
dụng nếu họ hoàn thành trách nhiệm thanh toán hàng tháng . Số tiền thanh toán hàng tháng
của chủ thẻ sẽ được cộng thêm một khoản phí tính từ những khoản vay của chủ thẻ .
Vào năm 1960 . Bank of America giới thiệu sản phẩm thẻ đầu tiên của mình .
BankAmericad. The BankAmercard phát triển rộng khắp và trong những năm tiếp theo
ngày càng nhiều các tổ chức tài chính Ngân hàng trở thành thành viên của BankAmericard
.
Đến năm 1966, 14 Ngân hàng của mỹ thành lập InterBank- một tổ chức mới với chức
năng là đầu mối trao đổi các thông tin về giao dịch thẻ. Trong năm tiếp theo – 1967, 4
Ngân hàng ở Cliornia đổi tên của họ từ Cliornia Bank Card Association (WSBA). WSBA
mở rộng mạng lưới thành viên của mình sang các tổ chức tài chính Ngân hàng khác ở
miền Tây nước mỹ. Thẻ của họ được gọi là MasterCharge. Tổ chức WSBA cho phép
Interbank sử dụng tên và biểu tượng MasterCharge của mình. Vào cuối những năm 60,
một số lớn các tổ chức tài chính Ngân hàng đã trả thành thành viên của MasterCharge -
đối thủ cạnh tranh của BankAmericard.
Vào năm 1977, BankAmericard trở thành Vi SA USA và sau đó là tổ chức thẻ Quốc tế
VISA. Ngay sau đó, vào năm 1979, với sự tăng trưởng mạnh mẽ, MasterCharge trở thành
tổ chức thẻ quốc tế MasterCard. Các thành viên của hai Tổ chức thẻ quốc tế này cũng như
bản thân cả hai tổ chức bắt đầu mua các chương trình phần mềm cũng như các thiết bị
phần cứng phát hành , thanh toán và quản lý thẻ của các công ty bên ngoài với mụch đích
tiết kiệm chi phí cho các thành viên và tạo điều kiện cho ngày càng nhiều các tổ chức tài
chính Ngân hàng có thể tham gia hệ thống .
Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu của thế giới về khoa học kỹ thuật , nhất là về
công nghệ tin học ….hệ thống thanh toán thẻ ngày càng hoàn thiện. Hệ thống tín dụng thẻ
ngày nay bao gồm cả các tổ chức thẻ quốc tế , các tổ chức tài chính Ngân hàng , các công
ty cung ứng thiết bị và giải pháp kỹ thuật, các công ty quốc tế …Cùng với mạng lưới thanh
viên và khách hàng phát triển từng ngày , các tổ chức thẻ quốc tế đã xây dựng hệ thống xử
lý giao dịch và trao đổi thông tin trên toàn thế giới. Với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ
USD mỗi năm , thẻ đang cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt và séc trong hệ thống thanh
toán toàn cầu. Đây là một thành công đáng kể đói với một ngành kinh doanh mới chỉ trong
vài thập kỷ hình thành và phát triển .
Một câu hỏi được đặt ra : “Tại sao thẻ xuất hiện , được sử dụng chỉ trong một thời gian
không dài như vậy lại có thể có tính phổ cập mạnh mẽ đến thế ?” Câu trả lời thật đơn giản ,
bởi lẽ thẻ có ưu thế riêng của mình , tạo nên sự quan trọng không thể thiếu trong xã hội
hiện đại ngày nay .
1.2.2 Vai trò của thẻ thanh toán :
Hiện nay khi các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi, trong cả lĩnh vực
tiền tệ Ngân hàng, thì việc thanh toán tiền mặt đã trở nên lỗi thời tốn kém, gây lãng phí
vốn, nhiều rủi ro hạn chế về hiệu quả kinh tế. Mặt khác , nó ngẫu nhiên tạo ra môi trường
cho hoạt động trốn thuế, làm giảm thu ngân sách nhà nước, làm mất tính công bằng trong
việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mỗi người dân … Do đó, khi thanh toán không dùng tiền
mặt ra đời, nó ngày càng phát triển và được coi trọng, trong đó có việc sử dụng thẻ thanh
toán .
1.2.2.1 Vai trò của thẻ đối với nền kinh tế
Thẻ thanh toán giải quyết được vấn đề lãng phí vốn của xã hội thông qua việc thu hút
tiền gửi của các tầng lớp dân cư vào Ngân hàng, tạo ra được một nguồn vốn rất lớn tạm
thời nhàn rỗi chưa sử dụng để cân đối đầu tư lại cho nền kinh tế. Nó làm giảm khối lượng
tiền mặt trong lưu thông, tăng nhanh chu chuyển thanh toán trong nền kinh tế do hầu hết
mọi giao dịch trong phạm vi quốc gia cũng như phạm vi toàn cầu đều được thanh toán trực
tuyến (on-line). Thêm vào đó , nó tạo cơ sở cho việc thực hiện tốt chính sách quản lý ngoại
hối, tạo nền tảng để tăng cường quản lý thuế của cá nhân cũng như của doanh nghiệp đối
với nhà nước. Nhà nước cũng như Ngân hàng có thể kiểm soát mọi hoạt động giao dịch
của bất cứ thẻ nào do bất kỳ Ngân hàng thương mại trong nước phát hành.
1.2.2.2 Vai trò của thẻ đối với xã hội.
Người ta cho rằng, muốn khuyến khích các tầng lớp dân cư tăng cườmg tiêu dùng thì thẻ là
một trong những công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện biện pháp “ kích cầu” của nhà
nước. Thêm vào đó, chấp nhận thanh toán thẻ đã góp phần tạo môi trường thu hút khách
du lịch và các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt
nam, cải thiện môi trường văn minh thương mại và văn minh thanh toán, nâng cao hiểu
biết của dân cư về các ứng dụng công nghệ tin học trong phục vụ đời sống. Hơn thế, triển
khai thẻ thanh toán tạo điều kiện cho sự hoà nhập với cộng đồng quốc tế và nâng cao hệ số
an toàn xã hội trong lĩnh vực tiền tệ.
1.2.2.3 Vai trò của thẻ đối với người sử dụng
Trước hết người ta có thể sử dụng thẻ để thanh toán hàng hoá, dịch vụ, rút tiền mặt hoặc
tiếp nhận một số dịch vụ Ngân hàng tại các cơ sở chấp nhận, máy ATM, cácNgân hàng
thanh toán thẻ trong nước và ngoài nước.Hơn nữa, họ được phép chi tiêu trước, trả tiền sau
thuận tiện khi tiêu dùng. Thêm vào đó, thẻ nhỏ, gọn vì vậy rất tiện cất giữ và bảo quản.
Ngoài ra thẻ giúp cho việcquản lý chi tiêu cá nhân được dễ dàng , lại an toàn, các công
nghệ sản xuất thẻ cho các mã hoá các thông số từ tính hoặc kỹ thuật vi mạch điẹn tử khiến
cho chúng khó làm giả, khi mất hoạc thất lạc thẻ, tiền trong thẻ vẫn được đảm bảo.
Bên cạnh đó, thẻ còn có tính linh hoạt. Đây là một đặc điểm nổi bật của thẻ tín dụng,
thích hợp với mọi khách hàng. Có những loại thẻ có hạn mức thấp và các loại thẻ phù hợp
với các nhu cầu của khách hàng như; thẻ điện thoại thẻ thanh toán điện nước, thẻ thu phí
giao thông, thẻ thanh toán, thẻ séc…Với các giá trị khác nhau nhằm cung cấp độ thoả
dụng cho mọi đối tượng khách hàng.
1.2.3 Các nghiệp vụ trong kinh doanh thẻ.
1.2.3.1 Nghiệp vụ maketing.
Cũng như những ngành nghề khác, kinh doanh thẻ ngân hàng đòi hỏi chú trọng đáng kể
vào công tác marketing và dịch vụ khách hàng. Về lý thuyết, marketing và dịch vụ khác
hàng trong kinh doanh thẻ là khái niệm tương đối rộng, bao gồm tòan bộ các phương thức
để tìm kiếm khách hàng (CSCNT và chủ thẻ), giúp họ tiếp cận, quyết định lựa chọn
phương thức thanh toán phi tiền mặt này và trở thành khách hàng lâu dài của ngân hàng
Trên thực tế, marketing bao gồm các hoạt động như:
- Tiếp xúc với các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ có tiềm năng cho hoạt động
thẻ; thuyết phục họ ký kết hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ thông qua những lợi ích về
thẻ ngân hàng và các ưu thế của các ngân hàng riêng biệt
- Cung cấp dịch vụ cho các CSCNT như: lắp đặt các thiết bị đọc thẻ, hướng dẫn quy
trình nghiệp vụ, thao tác cần thiết cho hoạt động chấp nhận thẻ, tiếp nhận những yêu cầu
về duy trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị từ ĐVCNT.
- Tiến hành việc quảng cáo cho các CSCNT nói chung hoặc các CSCNT tiềm năng
cùng với chương trình quảng cáo, khuyếch trương thẻ.
- Nâng cao tính trung thành của các CSCNT bằng cách xếp hạng, tính điểm phục vụ
hoặc lượng giá trị giao dịch tại đơn vị để từ đó có thể giảm phí chiết khấu…
- Tiếp xúc với các khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp có tiềm năng sử dụng thẻ,
thuyết phục họ ký kết hợp đồng sử dụng thẻ thông qua những tiện ích của thẻ ngân hàng
nói chung và các ưu thế, những dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.
- Duy trì mối liên hệ với chủ thẻ, khuyến khích tiêu dùng thẻ của chủ thẻ thông qua việc
xây dựng các chương trình khuyến mại, điểm thưởng…
Các công cụ thực hiện marketing được chia ra làm 2 loại: công cụ phục vụ tại quầy: như
những tờ rơi, tờ giới thiệu… tại nơi tiếp đón và nhận yêu cầu của khách hàng ở các chi
nhánh và các công cụ phục vụ tại nơi công cộng như các panô, áp phích quảng cáo, những
biển báo, lôgô và hình ảnh thẻ tại các CSCNT… Tuy nhiên, yếu tố quan trọng và đóng vai
trò quyết định trong hoạt động marketing chính là con người. Các cán bộ marketing đòi
hỏi vừa vững về nghiệp vụ thẻ nói chung, vừa nắm rõ thị trường, nhanh nhạy với các
thông tin và có khả năng nghiệp vụ marketing.
1.2.3.2 Nghiệp vụ tra soát và bồi hoàn
Bước này chỉ phát sinh trong quá trình thanh toán khi mà nhà phát hành hoặc chủ
thẻ không chấp nhận thanh tán giao dịch và thực hiện khiếu nại hoặc đòi bồi hoàn. Việc
nhà bồi hoàn thực hiện khiếu kiện giao dịch theo yêu cầu của chủ thẻ (giao dịch chưa được
cung ứng, số tiền giao dich không đúng…) hoặc vì một lý do nào đó(CSCNT không xin
cấp phép, thẻ nàm trong danh sách thẻ cấm lưu hành, thẻ hết hạn…) thì gọi là quá trình tra
soát và đòi bồi hoàn. Khi đó, Ngân hàng phát hành yêu cầu tổ chức thẻ quốc tế ghi nợ cho
Ngân hàng thanh toán và gửi các thông tin liên quan cho ngân hàng thanh toán. Ngân hàng
thanh toán dựa vào các thông tin này để tiến hành tra soát đối với CSCNT.
1.2.4. Quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ.
Trong kinh doanh, dù ở bất cứ lĩnh vực nào cũng có thể gặp phải rủi ro. Kinh doanh thẻ
cũng không nằm ngoài quy luật đó. Vấn đề quan trọng là các Ngân hàng phải nghiên cứu,
phân tích, từ đó hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp phải.
1.2.4.1. Các loại rủi ro thường gặp.
Đơn phát hành thẻ với thông tin giả mạo (Fraudulent Application)
Thẻ giả (Counterfeit Card)
Thẻ mất cắp, thất lạc và bị sử dụng (Lost-Stolen Card)
Chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng phát hành gửi và thẻ bị sử dụng
(Never Received issue)
Tài khoản của chủ thẻ bị người khác lợi dụng để sử dụng (Account Takeover)
Thẻ bị giả mạo để sử dụng qua dịch vụ thanh toán thẻ qua thư, điện thoại (Mail,
Tele phone order)
Nhân viên cơ sở chấp nhận thẻ giả mạo hoá đơn thanh toán thẻ
Thẻ bị giả mạo qua tạo băng từ giả (Skimming).
Ngoài các loại rủi ro chính trên, còn một số nguy cơ rủi ro khác có thể xuất hiện nếu
các Ngân hàng Thương mại không chú trọng đúng mức đến việc quản lý hệ thống xử lý dữ
liệu và quản trị hệ thống kỹ thuật.
1.2.4.2. Hoạt động quản lý rủi ro.
Bộ phận quản lý rủi ro tại các ngân hàng có kinh doanh thẻ được coi là bộ phận xương
sống (backbone) trong hoạt động thẻ, thực hiện các chức năng:
- Ngăn ngừa và điều tra các hành vi sử dụng thẻ giả mạo;
- Quản lý danh mục các tài khoản liên quan tới những thẻ đã được thông báo mất, thất
lạc;
- Xây dựng các kế hoạch theo dõi việc bảo mật phôi thẻ, thẻ đã in và thẻ hỏng, thẻ thu
hồi;
- Cập nhật thông tin trên các Danh sách thẻ mất cắp, thất lạc;
- Hợp tác với cơ quan có thẩm quyền liên quan trong việc điều tra, xử lý các hành vi vi
phạm hợp đồng, giả mạo;
- Theo dõi và quản lý hoạt động của Trung tâm Thẻ, bao gồm cả hoạt động của các cán
bộ;
- Tổ chức tập huấn cho nhân viên CSCNT và chủ thẻ về các biện pháp phòng ngừa giả
mạo.
Kinh doanh thẻ Ngân hàng càng phát triển thì lĩnh vực quản lý rủi ro càng được đầu tư
nhiều hơn. Các chuyên gia trong lĩnh vực này là những người thực sự am hiểu về thẻ và
công nghệ hiện đại bởi trước khả năng thu lời siêu lợi nhuận, các tổ chức tội phạm quốc tế
đã tận dụng công nghệ hiện đại, bằng mọi cách thu thập các dữ liệu về thẻ, tài khoản của
khách hàng, từ đó thực hiện các hành vi giả mạo, gây tổn hại khôn lường về tài chính cũng
như uy tín cho Ngân hàng, chủ thẻ…
Chương 2: Thực trạng phát hành, thanh toán và quản lý rủi ro trong kinh doanh thẻ ngân
hàng tại ngân hàng ngoại thương việt nam – chi nhánh quận hai bà trưng
2.1 Khái quát chung về hoạt động của ngân hàng ngoại thương việt nam
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Vài nét về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Là Ngân hàng Thương mại quốc doanh (NHTMQD) được thành lập từ 1/4/1963.
Vốn điều lệ hơn 3.955 tỷ đồng.
· Là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hỡnh Tổng cụng ty
90,91.
Là Ngân hàng Thương mại phục vụ đối ngoại lâu đời nhất tại Việt Nam.
Là NHTM đầu tiên tại Việt Nam quản lý vốn tập trung.
Là trung tâm thanh toán ngoại tệ liên Ngân hàng của trên 100 Ngân hàng trong nước
và các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Là NHTM đầu tiên ở Việt Nam hoạt động kinh doanh ngoại tệ, luôn chiếm tỷ trọng
lớn nhất trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng.
Là thành viên của
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Hiệp hội Ngân hàng Châu á
Tổ chức thanh toán toàn cầu Swift.
Tổ chức thẻ quốc tế Visa, Master Card.
Là NHTM đầu tiên phát hành và thanh toán thẻ quốc tế Visa, MasterCard và là đại
lý thanh toỏn thẻ lớn nhất tại Việt Nam: Visa, American Express, MasterCard,
JCB...Hiện là Ngõn hàng độc quyền phát hành thẻ American Express tại Việt Nam.
Là đại lý thanh toỏn chuyển tiền nhanh toàn cầu Money Gram lớn nhất tại Việt Nam.
Là Ngõn hàng chiếm tỷ trọng thanh toỏn xuất nhập khẩu và bảo lónh lớn nhất Việt
Nam.
Là Ngân hàng duy nhất tại Việt Nam đạt tỷ lệ trên 95% điện Swift được xử lý hoàn
toàn tự động theo tiêu chuẩn của Mỹ.
Liên tiếp trong 8 năm liền: 1996, 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002 và 2003 được
công nhận là Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu
chuẩn quốc tế.
Được chọn lựa làm Ngân hàng chính trong việc quản lý và phục vụ cho cỏc khoản
vay nợ, viện trợ của Chính phủ và nhiều dự án ODA tại Việt Nam.
Là NHTM hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế,
kinh doanh ngoại hối, ứng dụng công nghệ vào hoạt động Ngân hàng.
Là NHTM duy nhất tại Việt Nam được tạp chí “the Banker” một tạp chớ Ngõn hàng
cú tiếng trong giới tài chớnh quốc tế của Anh quốc bỡnh chọn là “Ngõn hàng tốt nhất
của Việt Nam" liờn tục trong 5 năm 2000, 2001, 2002, 2003 và 2004.
Túm tắt tỡnh hỡnh hoạt động kinh doanh
Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới có nhiều biến cố lớn như cuộc
khủng khoảng tài chính và tiền tệ năm 1997, đồng tiền chung Châu âu ra đời, sự cố máy
tính, sự sáp nhập của các tập đoàn kinh tế, định chế trong hệ thống tài chính Ngân hàng
thế giới tiếp tục diễn ra đó ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam trên các
lĩnh vực đầu tư nước ngoài, sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nên tốc độ phát triển kinh tế
chỉ được duy trỡ ở mức khiờm tốn. Tuy vậy, cựng với những biện phỏp thỏo gỡ khú
khăn linh hoạt của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thỡ với những cố gắng,
nỗ lực lớn lao của mỡnh Ngõn hàng Ngoại thương vẫn luôn duy trỡ được tốc độ tăng
trưởng cao và ổn định liên tiếp qua các năm. Mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều
khó khăn nhưng hoạt động Tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương đó được cải tiến về
nhiều mặt nên đảm bảo được chất lượng tốt, các dịch vụ Ngân hàng luôn được cải tiến
về chất lượng và đa dạng hoá nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Ngoài các hoạt động cho vay thông thường Ngân hàng Ngoại thương đó tăng
cường hoạt động qua thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng trưởng lợi nhuận. Trong những năm qua Ngân
hàng Ngoại thương luôn phát huy vai trũ là một ngõn hàng uy tớn nhất trong cỏc lĩnh
vực tài trợ, thanh toỏn xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lónh và cỏc dịch vụ
tài chớnh, ngõn hàng quốc tế, do vậy trong điều kiện cạnh tranh gay gắt Ngân hàng
Ngoại thương vẫn giữ vững được thị phần ở mức cao và ổn định.
Song song với các hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Ngoại thương luôn chú
trọng đến các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác như phát triển nguồn nhân lực, đầu tư
chiều sâu vào công nghệ Ngân hàng. Hệ thống Ngân hàng bán lẻ (VCB -2010) - một bộ
phận của chiến lược phát triển công nghệ Ngân hàng - được đưa vào sử dụng từ tháng
9/1999 tại Sở giao dịch và đến nay đó triển khai trong toàn hệ thống Ngõn hàng Ngoại
thương.
Xác định được những khó khăn trước mắt cũng như trong tương lai, nhằm hội
nhập với bên ngoài, theo đuổi các chuẩn mực Ngân hàng trong khu vực cũng như trên
thế giới, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đó xõy dựng chiến lược phát triển đến
năm 2010 với những định hướng lớn và toàn diện bảo đảm cho ngân hàng phát triển
lành mạnh mang lại hiệu quả thiết thực cho khách hàng, bạn hàng cũng như cho Ngân
hàng.
Vài nột về tỡnh hỡnh Tài chớnh qua cỏc năm
(Đơn vị tính: triệu VND)
Năm
Chỉ tiêu
1999 2000 2001 2002 2003
Lợi nhuận/
Tổng tài sản có
0.41% 0.32% 0.40% 0.40% 0.90%
Lợi nhuận/ Vốn
tự có
9.09% 10.35% 15.36% 7.48% 15.30%
Thu nhập cả
năm
- Tổng thu nhập
- Thu lói
- Thu nhập rũng
từ lói
- Lợi nhuận
trước thuế
2.023.959
1.828.336
583.173
187.480
2.429.871
2.164.885
712.867
212.385
5.604.711
5.067.395
1.263.531
312.815
3.873.146
3.347.317
860.727
328.951
4.840.356
4.040.134
1.132.903
876.815
Các chỉ số khác
- Tổng tài sản
- Cho vay
- Tổng giá trị
tiền gửi
- Vốn tự có
45.269.564
9.322.018
33.213.221
2.062.533
65.633.108
14.421.355
43.748.348
2.051.580
76.861.819
16.504.803
57.239.068
2.036.625
81.495.678
29.295.180
56.422.051
4.397.848
97.653.125
39.629.761
71.810.035
5.734.965
(Từ năm 2002, số liệu được tính theo quyết định 1145 ngày 20/10/2002 của
NHNN-VN)
Những mốc lịch sử
· Năm 1963: Ngày 1/4/1963 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT VN)
được thành lập theo quyết định 115/CP ngày 30/10/1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản
lý Ngoại hối Ngõn hàng TW (nay là NHNN) hoạt động dưới sự lónh đạo trực tiếp của
NHNN với chức năng là ngân hàng duy nhất phục vụ kinh tế đối ngoại và cho vay xuất
nhập khẩu của cả nước.
Trong thời gian 1964 - 1975 NHNTVN đó thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chủ yếu là:
phục vụ cho cụng cuộc phỏt triển kinh tế ở miền Bắc XHCN và đóng góp một phần hết
sức quan trọng cho cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam qua việc đáp ứng đầy đủ nhu
cầu chuyển tiền phục vụ cho việc mua sắm vũ khí, đạn dược, thuốc men cũng như
lương thực, thực phẩm chi viện cho miền Nam.
· Năm 1976: Khai trưong chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
· Năm 1977: Khai trương chi nhánh Đà Nẵng, Hải Phũng.
· Năm 1978: Khai trương Công ty Tài chính ở HongKong (Vinafico
HongKong).
· Năm 1982: Khai trương chi nhánh Đặc khu Vũng tàu Côn đảo.
· Năm 1985: Khai trương chi nhánh Nha Trang, Hà Nội, Quy Nhơn.
· Năm 1986: Khai trương chi nhánh Kiên Giang.
· Năm 1988: Ngày 26/31988 Hội đồng Bộ trưởng đó ra nghị định số 53/HĐBT
quy định rừ: NHNN là cơ quan của HĐBT được tổ chức thành hệ thống thống nhất
trong cả nước gồm 02 cấp: NHNN là cấp quản lý và cỏc Ngõn hàng chuyờn doanh trực
thuộc, gồm Ngõn hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
· Năm 1989: Khai trương chi nhánh Cần Thơ, Vinh.
· Năm 1990:
- Ngày 14/11/1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hành chỉ thị số 403/CT chuyển
NHNTVN theo Nghị định 53/HDBT ngày 26/3/1988 của HĐBT thành NHTMQD lấy
tên là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương. Với 02
pháp lệnh Ngân hàng được ban hành, Ngân hàng Ngoại thương từ vai trũ độc quyền về
kinh doanh ngoại hối chuyển vào môi trường tự do cạnh tranh với các Ngân hàng
Thương mại khác bao gồm cả các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng liên
doanh.
- Đi đầu trong các NHTM VN trong việc ứng dụng công nghệ mới - vi tính hoá
các nghiệp vụ Ngân hàng trong toàn hệ thống.
- Làm đại lý thanh toỏn thẻ VISA với Ngõn hàng BFCE Singapore.
· Năm1991:
- Khai trương chi nhánh Đồng Nai, Quảng Ninh, An Giang.
- Thành lập Văn Phũng và Sở Giao Dịch NHNT TW trực thuộc NHNTVN.
- Làm đại lý thanh toỏn thẻ MasterCard với cụng ty tài chớnh MBF, Malaysia.
· Năm 1993:
- Được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng hai
- Khai trương chi nhánh Huế, Tân Thuận tại khu chế xuất Tân Thuận - TP. Hồ
Chí Minh.
- Thành lập Ngân hàng liên doanh với đối tác Hàn Quốc (FIRST VINA BANK),
nay là CHOHUNG VINA BANK (CVB).
- Làm đại lý thanh toỏn thẻ JCB với công ty thẻ JCB của Nhật Bản.
- Phát hành thẻ thanh toán Vietcombank Card (Smart Card) với công nghệ thẻ
chip.
· Năm 1994:
- Nhằm tận dụng tối đa khả năng sử dụng vốn cùng với việc ứng dụng công nghệ
tiên tiến vào lĩnh vực quản lý, NHNT là Ngõn hàng đầu tiờn tại Việt Nam ỏp dụng
quản lý vốn tập trung toàn hệ thống.
- Khai trương chi nhánh Hà Tĩnh, chi nhánh Minh Hải nay đổi tên thành chi
nhánh Cà Mau.
- Khai trương Công ty thuê mua và Đầu tư trực thuộc NHNTVN.
- Chính thức ban hành qui định biểu tượng và mẫu danh thiếp thống nhất trong
toàn hệ thống NHNTVN.
- Làm đại lý thanh toỏn thẻ American Express của cụng ty thẻ American Express,
HongKong.
· Năm 1995:
- Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ MasterCard.
- Tham gia vào hệ thống thanh toán toàn cầu Swift
- Được tạp chí “ Asian Money” - Tạp chí tiền tệ uy tín ở Châu á bỡnh chọn là
Ngõn hàng hạng nhất tại Việt Nam năm 1995.
· Năm 1996:
- Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ VISA
- Khai trương thử nghiệm thẻ rút tiền tự động ATM
- Phát hành thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank MasterCard đầu tiên ở Việt Nam.
Tổ chức nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ quốc tế
- Khai trương VPĐD tại Paris - Pháp; tại Moscow cộng hoà liên bang Nga.
- Khai trương chi nhánh Thái Bỡnh.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định 286/ QĐNH5 ngày 21/09/1996 về
việc “ Thành lập lại NHNTVN trên cơ sở QĐ số 68/QĐ-NH5 ngày 27/3/1993 của
Thống đốc NHNN đó ký hoạt động theo mô hỡnh Tổng cụng ty Nhà nước qui định tại
QĐ số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Tên giao dịch quốc tế:
Bank for foreign trade of Viet Nam, viết tắt là Vietcombank”
- Khai trương công ty liên doanh Vietcombank Tower với đối tác
Singapore xây cao ốc văn phũng tại Hà Nội.
· Năm 1997:
- Khai trương chi nhánh Đắc Lắc.
- Khai trương VPĐD tại Singapore.
- NHNT VN đăng ký nhón hiệu kinh doanh (Tờn, Logo, chữ viết tắt, màu sắc của
NHNT) độc quyền tại Cục sở hữu Công nghiệp, bộ Khoa học Công nghệ và Môi
trường.
- Lần đầu tiên được Chase Manhattan Bank, Newyork công nhận là Ngân hàng có
chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế năm 1996.
· Năm 1998:
- Phát hành thẻ tín dụng Vietcombank VISA.
- Khai trương chi nhánh Bỡnh Tõy tại quận 6 TP Hồ Chớ Minh.
- Nhận giải thưởng “New Kids On The Block” của tổ chức thẻ VISA
- Khai trương Công ty cho thuê tài chính NHNTVN.
- Lần thứ hai liên tiếp (1996-1997) được Chase Manhattan Bank, Newyork công
nhận là Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn
quốc tế.
· Năm 1999:
- Khai trương chi nhánh Bỡnh Dương, Quảng Ngói.
- Nhận giải thưởng “Ngân hàng dẫn đầu của Việt Nam - VISA Pacesetter Award
1999” của VISA khu vực Châu Á - Thái Bỡnh Dương.
- Lần thứ ba liên tiếp (1996-1998) được Chase Manhattan Bank, Newyork công
nhận là Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn
quốc tế.
- Khai trương hệ thống Ngân hàng bán lẻ VCB 2010, đây là sản phẩm công nghệ
Ngân hàng tiên tiến. Việc áp dụng hệ thống VCB 2010 giúp NH không những tiêu
chuẩn hoá loại hỡnh nghiệp vụ, quy trỡnh xử lý, rỳt ngắn thời gian giao dịch của khỏch
hàng...mà cũn làm nền tảng cho sự phỏt triển cụng nghệ sau này.
· Năm 2000:
- Triển khai chấp nhận thẻ VISA ELECTRON và thanh toán thương mại điện tử.
- Ngân hàng Ngoại thương là Ngân hàng duy nhất của Việt Nam lần thứ tư liên
tiếp được bầu vào Ban Giám đốc mới của Hiệp hội Ngân hàng Châu á (ABA) nhiệm kỳ
2000 - 2002.
- Lần thứ tư liên tiếp (1996-1999) được Chase Manhattan Bank, Newyork công
nhận là Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn
quốc tế.
- Ngân hàng Ngoại thương được tạp chí “the Banker” một tạp chí Ngân hàng có
tiếng trong giới tài chính quốc tế của Anh quốc bầu chọn là “Ngân hàng tốt nhất của
Việt Nam năm 2000“.
· Năm 2001:
- Khai trương Chi nhánh Gia Lai
- Ngày 1/10/2001, khai trương CN cấp II Sóc Trăng trực thuộc CN Cần Thơ.
- Ngày 5/10/2001, ký hợp đồng kiểm toán với Công ty ERNST & YOUNG, lần
đầu tiên thực hiện kiểm toán quốc tế NHNT VN theo chuẩn mực kế toán IAS
- Ngày 6/10/2001, khai trương Chi nhánh cấp II Quảng Bỡnh trực thuộc Chi
nhỏnh Huế
- Ngày 12/10/2001, đưa vào sử dụng mạng cục bộ lớn nhất Việt Nam
- Ngày 16/11/2001, khai trương Chi nhánh cấp II Bến Thành và chi nhánh cấp II
Tân Định trực thuộc Chi nhánh Hồ Chi Minh.
- Tháng 11/2001, khai trương CN cấp II Thủ Đức trực thuộc CN Tân Thuận.
- Tháng 11/2001, khai trương CN cấp II Trà Nóc trực thuộc CN Cần Thơ.
- Ngày 15/12/2001, khai trương Web site NHNT VN với địa chỉ truy cập
www.vietcombank.com.vn
- Ngày 18/12/2001, ký hợp đồng với Tổng công ty Dầu khí Việt Nam hợp đồng
tài trợ 230 triệu USD cho dự án nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ.
- Ngày 20/12/2002, khai trương VCB Tower
- Ngày 21/12/2001, khai trương CN cấp II Thành Công trực thuộc CN Hà Nội.
- Lần thứ năm liên tiếp (1996-2000) được Chase Mahattan Bank, NewYork công
nhận là Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn
quốc tế.
- Lần thứ hai liên tiếp (2000-2001) được tạp chí “The Banker” của tập đoàn
Financial Times-một tạp chí có tiếng trong giới tài chính Anh quốc- bỡnh chọn là
“Ngõn hàng tốt nhất của Việt Nam trong năm”.
· Năm 2002:
- Ngày 28/3/2002, ký kết hợp đồng “ Dự án hiện đại hoá NHNT và hệ thống
thanh toán NHNT” trị giá 3,293 triệu USD với công ty SILVERLAKE (Malaysia).
- Ngày 2/4/2002 ký thoả thuận thanh toỏn thẻ Diner Club
- Ngày 2/4/2002 khai trương Công ty Quản lý nợ và khai thỏc tài sản NHNT VN
(VCB-AMC)
- Ngày 15/5/2002: khai trương hệ thống dịch vụ VCB-Online và hệ thống giao
dịch tự động (Connect 24)
- Ngày 29/05/2002: ký Hợp đồng tín dụng trị giá 250 triệu USD cho dự án Nhà
máy lọc dầu Dung Quất
- Ngày 18/06/2002: Khai trương Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam (Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương). Vietcombank
Securities Company Ltd (VCBS). Vốn điều lệ 60 tỷ Việt Nam đồng, thời gian hoạt
động 50 năm.
- Từ 20/6/2002, thẻ Visa (Visa, Plus, Electron) được chấp nhận giao dịch trên hệ
thống giao dịch tự động VCB-ATM. Đánh dấu lần đầu tiên ở VN thẻ quốc tế được giao
dịch trên hệ thống ATM của một NHTM.
- Ngày 1/7/2002, khai trương Chi nhánh cấp II Nhà Rồng trực thuộc Chi nhánh
Tân Thuận.
- Ngày 3/7/2002, ký hiệp định khung tài trợ thương mại với Ngân hàng quốc tế
Moscow, tạo điệu kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp xuất hàng sang Nga có thể
thu hồi vốn nhanh
- Từ 15/7/2002, thẻ Mastercard có thể giao dịch rút tiền đồng trên hệ thống VCB-
ATM.
- Từ 15/7/2002 trở thành Ngân hàng độc quyền kinh doanh và phát hành thẻ
Amex trên thị trường Việt Nam.
- Ngày 19/7/2002, Đại hội đại biểu công nhân viên chức toàn hệ thống
Vietcombank lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội.
- Ngày 31/7/2002, khai trương 3 phũng giao dịch trờn địa bàn Hà Nội ( 110 Cầu Gỗ,
133 Hàng Bông và 50 Lũ Đúc)
- Ngày 1/8/2002, khai trương Chi nhỏnh cấp II Tõn Bỡnh trực thuộc Chi nhỏnh
Hồ Chớ Minh
- Ngày 6/8/2002, khai trương Chi nhánh cấp II Nhơn Trạch trực thuộc Chi nhánh
Đồng Nai
- Ngày 10/9/2002, khai trương Chi nhánh cấp II Phú Tài trực thuộc Chi nhánh
Quy Nhơn và Chi nhánh cấp II Khu cụng nghiệp trực thuộc Chi nhỏnh Bỡnh Dương
- Ngày21/10/2002, khai trương chi nhánh cấp II Châu Đốc trực thuộc Chi nhánh
An Giang
- 1/12/2002, tăng thời gian giao dịch trong ngày tại 7 phũng giao dịch tại Hà Nội
(23 Phan Chu Trinh; 120 Hàng Trống; 18 Hàng Than; 52 Nguyễn Chớ Thanh; 30 Lý
Thỏi Tổ; 110 Cầu Gỗ; 198 Trần Quang Khải)
- 18/12/2002, khai trương Chi nhánh cấp II Tam Kỳ thuộc Chi nhánh Quảng Ngói
- 19/12/2002, làm đầu mối ký hợp đồng cho vay dự án Nhà máy điện thuộc cum
khí-điện-đạm Cà Mau trị giá 270 triệu.
- Năm thứ 6 liên tiếp (1996 – 2001) được công nhận là Ngân hàng có chất lượng
dịch vụ tốt nhất về thanh toán Swift theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Năm thứ 3 liên tiếp (2000 – 2003) được tạp chí “The Banker” của tập đoàn
Financial Times – một tạp chớ cú tiếng trong giới tài chớnh Anh quốc- bỡnh chọn là
“Ngõn hàng tốt nhất của Việt Nam trong năm”.
· Năm 2003:
- 14/1/2003: Thành lập Phũng khỏch hàng đặc biệt và Phũng Tớn dụng Trả gúp
và Tiờu dựng tại Hội sở chớnh
- 24/1/2003: Khai trương chi nhánh cấp II Khu cụng nghiệp Vĩnh Lộc-trực thuộc
Chi nhỏnh NHNT Bỡnh Tõy
- 7/2/2003: Chủ tịch nước ký quyết định trao tặng Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam Huân chương Độc lập hạng Ba.
- 12/2/2003: Khai trương chi nhánh cấp II Sóng Thần trực thuộc Chi nhánh
NHNT Hồ Chí Minh
- 3/3/2003: Khai trương chi nhánh cấp II Cầu Giấy trực thuộc Chi nhánh NHNT
Hà Nội
- 4/3/2003: Khai trương phũng giao dịch số 14 tại 100 Nguyễn Văn Cừ, Gia Lâm,
Hà Nội
- 17/3/2003: Khai trương chi nhánh Hải Dương tại Km số 3 đường Nguyễn
Lương Bằng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
- 18/3/2003: NHNT VN chính thức phát hành thẻ tín dụng Vietcombank - American
Express
- 2/4/2003: Khai trương chi nhánh cấp II Bói Chỏy trực thuộc Chi nhỏnh NHNT
Quảng Ninh
- Thỏng 4/2003: khỏnh thành phũng truyền thống, phát hành cuốn sách lịch sử và
phim tư liệu về truyền thống 40 năm NHNT VN.
- Tháng 5/2003: thẻ Connect 24 của Vietcombank chính thức được sử dụng để
thanh toán hàng hoá và dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ của Vietcombank.
- 16/5/2003: khai trương chi nhánh cấp II Bạc Liêu (trực thuộc Chi nhánh NHNT
Cần Thơ) và chi nhánh cấp II Bỡnh Thạnh (trực thuộc Chi nhỏnh NHNT Tp Hồ Chớ
Minh)
- 4/6/2003: NHNT VN được cấp thêm 400 tỷ đồng vốn điều lệ bằng trái phiếu đặc
biệt
- 5/6/2003: khai trương chi nhánh cấp II quận 5 trực thuộc chi nhánh NHNT Tp
Hồ Chí Minh
- 6/6/2003: UB chứng khoán nhà nước trao giấy lưu ký chứng khoán cho NHNT
VN. Đánh dấu sự xuất hiện một nghiệp vụ mới trong hoạt động kinh doanh của
Vietcombank
- 3/7/2003: Vietcombank nhận được giấy chứng nhận “Ngân hàng đại lý tốt nhất
năm 2002 trên phạm vi toàn cầu về thanh toán SWIFT” của The Bank of New York
- 7/2003: Vietcombank được tạp chí EUROMONEY bỡnh chọn là Ngõn hàng tốt
năm 2003 tại Việt Nam
- 13/8/2003: Dự án liên kết kỹ thuật cơ cấu lại Vietcombank trị giá 3,155 triệu
euro đó được NHNN ký kết với liờn danh tư vấn ING Instutional & Government
Advisory Service BV. Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh
tranh của Vietcombank.
- 8/2003: sản phẩm thẻ Connect 24 của Vietcombank trở thành sản phẩm Ngân
hàng duy nhất được trao giải thưởng “Sao vàng Đất Việt”.
- 26/8/2003: khai trương dịch vụ thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam với tên
gọi “ Vietcombank Cyber Bill Payment” (viết tắt là V-CBP).
- 12/9/2003: khai trương chi nhánh cấp II Móng Cái trực thuộc Chi nhánh NHNT
Quảng Ninh
- 15/9/2003: Hệ thống Ngân hàng bán lẻ được nâng cấp và triển khai trên toàn hệ
thống
- 19/9/2003: Vietcombank được chấp thuận cho thực hiện thí điểm nghiệp vụ
quyền lựa chọn (Option)
- 24/9/2003: phát hành thẻ Connect 24 thứ 100.000
- 6/10/2003: khai trương chi nhánh cấp II Chương Dương trực thuộc Chi nhánh
NHNT Hà Nội
- 13/10/2003: tổ chức thẻ Visa quốc tế trao tặng Vietcombank giải thưởng “
Người dẫn đầu chiến lược phát triển năm 2003”
- 14/10/2003: ký Nghị định thư tài trợ xuất khẩu đa nguồn với Ngân hàng Fortis
Bank (Bỉ)
- 10/11/2003: lần thứ 4 liên tiếp (2000-2003) nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt
nhất của Việt Nam trong năm” do Tạp chí “The Banker” trao tặng;
Hệ thống Treasury được triển khai tại Hội sở chính
- 24/11/2003: Đưa hệ thống Tài trợ thương mại vào ứng dụng tại Hội sở chính và
7 chi nhánh ( Hà Nội, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vũng Tàu, Đồng Nai, Tân Thuận, Hải
Phũng)
- 4/12/2003: khai trương quầy giao dịch tại sân bay quốc tế Nội Bài.
- 5/12/2003: khai trương phũng giao dịch số 15 tại 172 Ngọc Khỏnh - Giảng Vừ –
Ba Đỡnh – Hà Nội
- 8/12/2003: Vietcombank cùng đối tác Prudential triển khai hoạt động bảo hiểm
nhân thọ qua Ngân hàng. Đây là lần đầu tiên dịch vụ này được triển khai trên hệ thống
Vietcombank
- 13/12/2003: khai trương chi nhánh cấp II Khu công nghiệp Dung Quất trực
thuộc Chi nhánh NHNT Quảng Ngói
- 15/12/2003: Hệ thống Treasury được triển khai tại chi nhánh Hồ Chí Minh.
- 31/12/2003: Nghiệm thu và đưa vào sử dụng Tiểu dự án hiện đại Ngân hàng
Ngoại thương về hệ thống thanh toán bao gồm các Mô-đun: Chuyển tiền tập trung,
Quản lý vốn, Tài trợ thương mại, Khai thác và lưu trữ dữ liệu, Lập báo cáo và đánh giá
rủi ro, Quản lý danh mục tiền vay, Xếp hạng tớn dụng, Forex.
- Năm 2003, Vietcombank luôn là ngân hàng dẫn đầu trong các cuộc thăm dũ dư
luận về chất lượng sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng do VnExpress tiến hành – một
trong những Web site điện tử Việt Nam uy tín và có nhiều người truy cập nhất
- Năm 2003, Vietcombank đó mở rộng liờn kết và hợp với nhiều đối tác bảo hiểm
trong nước và quốc tế, các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ bằng việc đó ký và triển
khai cỏc thoả thuận hợp tỏc với cỏc đối tác như: Prudential, Bảo Việt, AIA, PJICO,
Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh...
- Năm 2003, Vietcombank tiếp tục là Ngân hàng đầu mối trong nhiều Hợp đồng
đồng tài trợ tín dụng như cho vay Công ty liên doanh xi măng Chinfon Hải Phũng,
Cụng ty Liờn doanh Mớa đường Nghệ An (Tate Lyle). Lần đầu tiên Vietcombank -
một NHTM trong nước đứng ra làm Ngân hàng đầu mối cho một khoản vay đồng tài
trợ (cho vay Công ty Tate Lyle) mà các bên tham gia là các chi nhánh NH nước ngoài.
- Tính đến cuối năm 2003, Vietcombank đó triển khai được 160 máy giao dịch rút
tiền tự động ATM trên 24 tỉnh, thành phố trong cả nước.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Giới thiệu>Bộ máy tổ chức
_
2.2 Thực trạng thanh toán thẻ ở VCB.
2.2.1. Các loại thẻ sử dụng tại VCB.
2.2.1.2. Các loại thẻ thanh toán do VCB phát hành:
a) Thẻ rút tiền tự động – Thẻ ATM: Là loại thẻ ghi nợ cho phép chủ thẻ sử dụng
thẻ để rút tiền mặt từ tài khoản của chủ thẻ tại các máy rút tiền tự động ATM (Automatic
Teller Machine) hoặc sử dụng các dịch vụ khác do máy ATM cung ứng.
b) Thẻ ghi nợ: là loại thẻ cho phép chủ thể sử dụng thẻ trên cơ sở số dư tài
khoản của chủ thể.
c) Thẻ tín dụng: là loại thẻ cho phép chủ thẻ sử dụng thẻ trong hạn mức tín
dụng tuần hoàn được cấp và chủ thể phải thanh toán ít nhất mức trả nợ tối thiểu vào ngày
đến hạn.
- Thẻ cá nhân: được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ điều
kiện phát hành thẻ. Chủ thể chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu thẻ bằng nguồn
tiền của bản thân mình.
+ Thẻ chính: do cá nhân đứng tên xin phát hành thẻ cho chính mình sử dụng và
cá nhân đó là chủ thẻ chính.
+ Thẻ phụ: chủ thẻ chính có thể đứng tên xin phát hành thẻ phụ cho người khác
sử dụng (chủ thẻ phụ ) và chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ các khoản chi tiêu của chủ
thẻ phụ.
- Thẻ cá nhân do công ty uỷ quyền sử dụng: được phát hành cho các cá nhân
thuộc một tổ chức, công ty đứng tên xin phát hành thẻ và uỷ quyền cho cá nhân đó sử dụng
thẻ. Tổ chức, công ty xin phát hành thẻ chịu trách nhiệm thanh toán các khoản chi tiêu thẻ
bằng nguồn tiền của tổ chức, công ty đó. Tổ chức, công ty xin phát hành thẻ phải nêu rõ
việc uỷ quyền này trong đơn xin phát hành thẻ. Cá nhân được uỷ quyền sử dụng thẻ công
ty không được phép phát hành thẻ phụ.
- Thẻ tín dụng gồm hai hạng thẻ:
+ Thẻ vàng: là thẻ có hạn mức tín dụng thấp hơn mức tín dụng tối thiểu của thẻ
vàng là 50.000.000 VNĐ.
+ Thẻ chuẩn: là thẻ có hạn mức tín dụng thấp hơn hạn mức tín dụng tối thiểu
của thẻ vàng là 50.000.000 VNĐ và số tiền tối thiểu là 10.000.000 VNĐ. Hạn mức của
từng hạng thẻ có thể thay đổi theo thông báo của Tổng giám đốc VCB.
2.2.1.2. Các loại thẻ VCB chấp nhận thanh toán:
- Thẻ VisaCard, thẻ MasterCard, thẻ JBC,
- Các loại thẻ khác do VCB phát hành
2.2.2. Thực trạng phát hành và sử dụng thẻ tại VCB.
2.2.2.1. Thẻ ATM:
Đây là một loại thẻ rất tiện dụng, được nhiều người ưu chuộng. Do vậy, kể từ năm
1995 theo đề án của NHNN, VCB đã triển khai phát hành thẻ ATM dùng mạng nội bộ.
Thẻ ATM do VCB phát hành chủ yếu cho cán bộ nhân viên của Ngân hàng mình và
NHNN dùng để rút tiền lương. Nhưng ở thời điểm đó, Ngân hàng chưa tìm hiểu kỹ cơ sở
hạ tầng. hệ thống thanh toán của VCB chưa đủ điều kiện thực hiện phát triển mạng thanh
toán trực tuyến – Online giưa các chi nhánh cho hệ thống máy ATM, nên dịch vụ này chỉ
triển khai tại Hội sở giao dịch trung ương và chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh (mỗi nơi
hai chiếc). Mặt khác, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa NHNN với VCB trong khâu
quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa nên chỉ sau một thời gian ngắn, các máy ATM đều bị hỏng
và ngừng hoạt động vào cuối năm 1998, Lượng thẻ phát hành của VCB cho đến thời điểm
quí 1/2000 là 4014 chiếc, Doanh số hoạt động không cao, khoảng hơn hai tỷ / tháng.
Dịch vụ ATM là dịch vụ cần khoản đầu tư tương đối lớn nên đến nay chỉ có 6
NHTM có máy ATM là: VCB: 4 chiếc, Ngân hàng Công thương có 5 chiếc; Chi nhấnh
Hongkong Bank: 1 chiếc, Chi nhánh ANZ Bank: 2 chiếc, Ngân hàng đầu tư và phát triển:
1 chiếc. Trong đó chỉ có máy của Hongkong Bank và ANZ Bank chấp nhận thẻ quốc tế,
còn máy của VCB và Ngân hàng đầu tư phát triển chỉ chấp nhận thẻ do chính 2 Ngân hàng
này phát hành. Theo kế hoạch, VCB sẽ triển khai đặt 30 máy ATM trên toàn quốc vào năm
2002.
2.2.2.2. Thẻ ghi nợ:
Loại thẻ này do VCB phát hành từ 1993 theo dự án thí điểm với kỹ thuật Chip và
chia làm 3 loại: Thẻ loại A, loại B và loại C. Thẻ loại A được phát hành cho các công ty
với mục đích thanh toán tiềnhàng giữa các đơn vị. thẻ loại B là thẻ phát hành cho các cá
nhân. Thẻ loại C là thẻ nửa ghi nợ tín dụng dành cho các công ty. Tuy vậy việc phát hành
và thanh toán thẻ này không phát triển mạnh do nhiều lý do: thị trường thẻ Việt Nam trong
giai đoạn này còn quá mới cho việc phát hành, mức đầu tư quá lớn cho Ngân hàng cả về
thẻ trắng và máy đọc thẻ được trang bị để chấp nhận thẻ tại các CSCNT. Thêm vào đó,loại
thẻ và máy đọc thẻ này do một hãng của Pháp (Bull) sản xuất nên không theo công nghệ
chuẩn quốc tế. Ngân hàng nào muốn đầu tư vào phát hành và thanh toán loại này sẽ chỉ
phát triển thẻ được được ở thị trường nội địa với tính chất riêng lẻ. Một NHTM không đủ
sức đầu tư và khai phá cả một thị trường rộng lớn cả về thanh toán và phát hành thẻ. Hơn
thế nữa, định hướng thẻ dùng thanh toán cho các chi tiêu lớn, có tính chất công ty bán
buôn và không phù hợp với thị trường Việt Nam nơi mà mỗi thanh toán của công ty đều
cần đầy đủ cả quyết định đồng ý Giám đóc và kế toán trưởng của công ty.
Sau khi các Ngân hàng tập chung vào phát triển thẻ tín dụng mang nhãn hiệu của các
Tổ chức thẻ quốc tế, loại thẻ này vì những hạn chế trên nên không được chú trọng. Số thẻ
phát hành vẫn chỉ dừng lại ở mức gần 2000 thẻ. Doanh số thanh toán chỉ dừng lại chỉ
khoảng 30 tỷ/ năm. Thẻ được sử dụng chủ yếu để rút tiền mặt tại các Chi nhánh của VC.
Thanh toán hàng hoá dịch vụ với doanh số rất thấp. Hầu như nhu cầu phát hành và thanh
toán loại thẻ này giảm nghiêm trọng. Đến cuối năm 1999, VCB đã xin phép NHNN cho
phép ngừng dự án thí điểm này.
2.2.2.3 Thẻ tín dụng:
a. Về tình hình phát hành thẻ:
Thực tế cho thấy, số lượng thẻ phát hành và đối tượng sử dụng thẻ ở Việt Nam thời
gian qua có gia tăng với tốc độ tương đối lớn, khoảng 200% /năm đến 300%/ năm, nhưng
so với tiềm năng vẫn còn hạn chế. Do hiện nay, việc sử dụng tài khoản cá nhân chưa phát
triển nên việc phát hành thẻ còn phải ký quỹ, thế chấp tài sản và NHPT rất thận trọng trong
việc thẩm định và cấp tín dụng cho khách hàng. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới
việc phát hành thẻ tín dụng.
Ngày 26/4/1996, Thẻ tín dụng quốc tế MasterCard của VCB đã được chính thức phát
hành, còn thẻ VisaCard xuất hiện vào ngày 22/4/1998. Sau những năm thực hiện công tác
thẻ, VBC đã phát hành được hơn 6.000, trong đó chỉ trong vòng ba năm gần đây đạt 5.000
thẻ. Rõ ràng, sự gia nhập hai tổ chức thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và VisaCard đánh
dấu một mốc quan trọng trong việc phát hành các nghiệp vụ thẻ của VCB.
Bảng 1: Tình hình phát triển thẻ tín dụng từ năm 1998 đến nay.
Đơn vị: cái.
Loại thẻ_1998
1999 2000 6 tháng/2001 Cộng _VisaCard 1050
MasterCasd 280 603 184 257 1324
Tổng cộng 1330 1331 1327 1.044 5002
(Nguồn báo cáo tác phát hành thẻ của Trung tâm Thẻ - VCB)
Bảng 2: Tốc độ tăng số lượng thẻ phát hành năm sau so với năm trước:
Loại
thẻ
Năm
1999/1998
Năm
2000/1999
Số
tuyệt
đối
Số
tương
đối
Số
tuyệt
đối
Số
tương
đối
_VisaCard -
352
-
33,52%
445 63,75%
_ Số lượng thẻ phát hành trên cho ta thấy năm 1999, số lượng thẻ MasterCard phát hành
tăng mạnh (115,36%)so với năm 1998, trong khi đó thẻ VisaCard năm 1999 chỉ phát hành
698 thẻ, giảm nhiều so với năm 1998 (-33,52%). Điều này lý giải được như sau: Do sau
một thời gian sử dụng thẻ ViasCard (xuất hiện năm 1998) bởi tâm lý tò mò của các chủ thể
về tiện ích của các loại thẻ này, nhưng vì chịu ảnh hưởng về thói quen tiêu dùng, nên các
chủ thể vẫn muốn quay lại sử dụng thẻ MasterCard. Bên cạnh đó, tổ chức MasterCard
cũng có những nỗ lực trong việc mở rộng mạng lưới CSCNT.
Sang năm 2000, số lượng thẻ MasterCard giảm mạnh (-69,48%) còn 184 thẻ. Đây
cũng là những xu hướng chủ yếu từ những khó khăn của nền kinh tế làm giảm thu nhập có
thể sử dụng và lượng người Việt Nam ra nước ngoài công tác, người nước ngoài công tác
tại Việt Nam có xu hướng giảm.
Mặt khác, số lượng thẻ VisaCard phát hành năm 2000 tăng mạnh (63,75% sovới năm
1999) do những lợi ích về việc phát hành và sử dụng nó đã được nhận thức đầy đủ. So
sánh tỷ lệ của hai loại thẻ, tính đến 6 tháng cuối năm 2001, ta thấy tổng số lượng phát thẻ
VisaCard hơn thẻ MasterCard rất nhiều: VisaCard là 3.678 thẻ, MarterCard là 1.324 thẻ
hơn 2.354 thẻ tương đương khoảng 177,79%. Khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn khi sử
dụng thẻ VisaCard, vì trên thực tế thẻ này dùng ở nước ngoài ít bị từ chối. Hơn nữa chí phí
sử dụng thẻ nhỏ hơn rất nhiều so với thẻ MasterCard. Bên cạnh đó, thẻ VisaCard được
VCB bắt đầu phát hành cũng là lúc hết thời hạn ưu đãi trong phát hành thẻ MasterCard
theo quy định của Tổ chức thẻ Quốc tế.Chính vì vậy mà thẻ VisaCard ngoài lợi thế về kinh
nghiệm phát hành thẻ của đội ngũ nhân viên tại VCB còn có những ưu đãi trong phát hành
không phải thông qua những bắt buộc của các tổ chức thẻ Quốc tế. Đây là lợi thế cho phép
VCB phát hành được nhiều thẻ VisaCard hơn MasterCard trong thời gian qua.
b. Về tình hình sử dụng thẻ
Thực tế cho thấy, đối tượng sử dụng thẻ ở nước ta còn hạn chế, chỉ tập chung vào
những đối tượng là những người thường xuyên đi nước ngoài, có thu nhập cao, có điều
kiện tiếp xúc với các phương thẩm diện tử, là những người nước ngoài đi du lịch, công tác
tại Việt nam, nên doanh số sử dụng thẻ trong những năm qua không cao. Tuy nhiên doanh
số sử dụng thẻ đã tăng dần qua các năm, thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Tình hình sử dụng thẻ từ năm 1998 đến nay
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Hạn
mức_1998
1999 2000 6 tháng
/2001
Cộng _Tín dụng 48
Sử dụng 38 61 91 51 241
(Nguồn báo cáo công tác phát hành thẻ của Trung tâm Thẻ – VCB)
Bảng 4: Tốc độ tăng doanh số sử dụng thẻ năm sau so với năm trước:
Doanh số
Năm 1999/1998 Năm 2000/1999
Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương đối
Sử dụng 23 60,53% 30 49,18%
Những số liệu trên cho ta thấy: doanh số sử dụng thẻ do VCB phát hành đã tăng
dần từ 38 tỷ lên 61 tỷ vào năm 1999, tức tăng 49,18% so với năm trước; và đặc biệt 6
tháng đầu năm 2001 tăng mạnh với 51 tỷ VND. Rõ ràng , vai trò của thẻ đã được nhìn
nhận và xu hướng phát triển của nó đã ngày càng được khẳng định đậm nét tại Việt nam.
c. Về tình hình thanh toán thẻ
Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 5000 đơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ chấp nhận
thanh toán thẻ, chủ yếu là loại khách sạn, nhà hàng, các cửa hàng bán lẻ hàng hoá tiêu
dùng ... phục vụ cho nhu cầu của người nước ngoài. Chính vì vậy, doanh số thanh toán thẻ
ở Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào lượng khách du lịch và đầu tư nước ngoài vào Việt
nam và người nước ngoài vào Việt Nam. Tuy chỉ có khoảng 35% các CSCNT được trang
bị máy thanh toán thẻ tự động (CAT, EDC) nhưng số lượng dao dịch thẻ được xử lý tự
động đã chiếm gần 70%. Năm 1991, doanh số thanh toán thẻ của VCB với tư cách là một
Ngân hàng đại lý thanh toán chỉ có 7,858 triệu USD, đến cuối năm 1996, mức doanh số đạt
kỷ lục là 126 triệu USD. Tốc độ tăng bình quân 25% trong 5 năm.
Trong hơn ba năm gần đây, doanh số thanh toán thẻ đạt xấp xỉ 260 triệu USD, một số
tiền không nhỏ đối với một Ngân hàng mới thực hiện nghiệp vụ mới mẻ này. Tỷ lệ thanh
toán tập trung vào sở dao dịch, các chi nhánh lớn như : TP. HCM, Đà Nẵng, Đồng Nai,
Vũng Tàu, Nha Trang Hải Phòng Quảng Ninh...Xem xét tình hình thanh toán thẻ từ năm
1998 đến nay, chúng ta thấy: VisaCard là loại thẻ chiếm tỷ trọng thah toán tại VCB nhiều
nhất, đem lại cho Ngân hàng này một tỷ lệ sinh lời cao trong vốn đầu tư. Doanh số thanh
toán thẻ VisaCard và MasterCard vẫn cao hơn các loại khác do chúng được chấp nhân
rộng rãi trên phạm vi quốc tế. Bảng số liệu sau sẽ cho ta thấy rõ điều đó:
Bảng 5: Tình hình thanh toán thẻ từ năm 1998 đến nay
Loại thẻ 1998 1999 2000 6 tháng/2001 Cộng
VisaCard 32,38 32,90 36,74 22,09 124,11
MasterCard 14,50 14,31 15,53 9,52 53,86
Amex 27,20 23,23 17,03 8,58 76,04
JCB 1,80 0,98 1,76 1,09 5,63
Tổng cộng 76,30 71,00 71,06 41,28 259,64
(Nguồn báo cáo công tác phát hành thẻ của Trung tâm Thẻ - VCB)
Bảng 6: Tốc độ tăng doanh số thanh toán thẻ năm sau so với năm trước:
Thẻ
Năm
1999/1998
Năm 2000/1999
_Số tuyệt đối Số tương đối Số tuyệt đối Số tương
đối
Số tương đối
Số
tuyệt
đối
Số
tương
đối
_VisaCard 0,52
Amex
-3,97 -
14,59%
-6,2 -
26,68%
JCB
-0,82 -
45,55%
0,78 79,59%
Tổng cộng -5,3 -6,95% 0,06 0,08%
Thanh toán thẻ tín dụng đối với VCB vẫn là một nghiệp vụ chính mang lại nhiều lợi
nhuận cho Ngân hàng. Doanh số thanh toán qua các năm vẫn chiếm một tỷ trọng lớn là
thanh toán hộ cho các Ngân hàng khác, cho tổ chức thẻ quốc tế. Mỗi biến động của doanh
số thanh toán thẻ đều có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của VCB.
Bảng 7: Kết quả kinh doanh thẻ tại VCB:
Đơn vị: triệu VNĐ.
Thẻ
Năm
1998
Năm
1999
So sánh
Số
tuyệt
đối
Số
tương
đối
VISA 583,3 591,28 7,9 1,35%
MASTER 198,9 260,55 61,65
30,99% _AMEX 257,75
199,25
-
58,5
-
22,69%
_J
_ Theo cách tính thông thường, lợi nhuận được xác lập qua hiệu số thu nhập và chi phí,
theo lý thuyết thì khi thu nhập từ thanh toán giảm một lượng theo tỷ lệ x% và chi giảm y%
và thoả mãn hệ thức y>x, khi đó lợi nhuận sẽ được tăng lên.
Năm 1998 là năm VCB trở thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế VisaCard,
các giao dịch thẻ được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử cho phép giao diện trực tiếp
với tài khoản của chủ thẻ tại Ngân hàng phát hành. Vì thế mà các chi phí liên quan đến các
giao dịch này đã có sự thay đổi lớn từ 1,1% - 1,5% đến 0,9% - 1,2% trong khi các tài
khoản phí thu được từ các CSCNT và với các chủ thể là không thay đổi như sau:
Phí thu từ các CSCNT theo thể lệ thanh toán của thẻ VCB
Thẻ VISA MASTER
AMEX JCB
_Phí
(%)
2,5
2,5
3,6
_ Phí rút tiền mặt do VCB phát hành là 4%.
Đây cũng là thời gian đánh dấu sự nỗ lực của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard. Do
vậy, năm 1999, thẻ VisaCard và MasterCard đều có lợi nhuận thu được cao hơn năm
trước, tăng 1,35% đối với thẻ VisaCard và tăng 30,99% đối với thẻ MasterCard.
Với các loại thẻ AMEX, JCB, Doanh số thanh toán các loại thẻ này bị giảm trong
năm 1999, trong khi mức phí được hưởng đã được xác định trong năm 1998 cho nên tạo ra
một sự suy giảm lợi nhuận như trên. Riêng đối với thẻ JCB do VCB phát hành vẫn tiếp tục
thanh toán chuẩn cho nên lợi nhuận có được từ loại thẻ này vẫn tiếp tục giảm theo tỷ lệ
theo tỷ giảm của doanh số thanh toán. Tuuy nhiên, chúng ta hy vọng rằng trong thời gian
tới doanh số thanh toán của tất cả các loại thẻ sẽ tăng lên và VCB cũng có sự tăng lợi
nhuận theo tỷ lệ tăng doanh số thanh toán.
2.2.3. Thực trạng hoạt động giải quyết tra soát và tranh chấp:
Hoạt động giải quyết tra soát và tranh chấp trong phát hành, sử dụng và thanh toán
thẻ là một lĩnh vực rất mới. Giao dịch tra soát và bồi hoàn chỉ chiếm khoảng 1% giao dịch
thanh toán thẻ nhưng lại gây tốn kém nhiều thời gian, công sức cho các bên có liên quan.
Nếu giải quyết không chính xác sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng đến quan hệ
giữa Ngân hàng và khách hàng, gây tổn thất và chi phí cho bản thân VCB.
Thời gian đầu triển khai, VCB đã gặp phải những khó khăn nhất định trong nhiều
vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan: Chủ thể, CSCNT,
NHTT, NHPT ... nhiều khiếu lại phát sinh do chủ thẻ chưa quen với việc lưugiữ hoá đơn
giao dịch, chưa quen với việc sử dụng và bảo quản thẻ. nhiều khiếu nại liên quan đến
CSCNT do các CSCNT không có kiến thức về tập quán thương mại quốc tế, về vận
chuyển và giao nhận hàng hoá, về quản lý nhân viên chưa chặt chẽ để họ lợi dụng ... thêm
vào đó, hệ thống xử lý gíao dịch thẻ hoạt động không ổn định, nhiều giao diện phụ trong
hệ thống làm phát sinh các trường hợp xuất trình chậm, giao dịch tra soát và đòi bồi hoàn
không được xử lý kịp thời ... gây khó khăn cho các NHTM trong nước. Hơn nữa ngay cả
các NHTM cũng chưa thấm nhuần việc thực hiện nghiêm túc các điều luật qui định quốc tế
cũng góp phần làm cho tình hình phức tạp thêm.
Thực tiễn đã cho thấy tầm quan trọng của việc giải quyết tra soát, khiếu lại nên
VCB thời gian qua đã thành lập bộ phận dịch vụ khách hàng và giải quyết tranh chấp, tra
soát và khiếu kiện cho khách hàng, cử các nhân viên có trình độ chuyên môn ngoại ngữ tốt
tham gia. Mặc dù chi phí cho các khoá đào tạo rất cao nhưng VCB đã gửi nhân viên của bộ
phận này tham dự nhằm trang bị những kiến thức tổng hợp và kinh nghiệm trong giải
quyết tra soát và tranh chấp thẻ. Từng bước, với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và sự
nỗ lực của bản thân, bộ phận này đã khẳng định vai trò không thể thiếu được của nó, ngày
càng vững vàng hơn và góp phần không nhỏ trong hoạt động quản lý rủi ro, giúp Ngân
hàng bảo vệ quyền lợi của khách hàng, của bản thân Ngân hàng, củng cố quan hệ giữa
Ngân hàng và khách hàng cũng như đưa ra khuyến cáo về sử dụng và thanh toán thẻ cho
khách hàng, nhằm đảm bảo lợi ích cho khách hàng và góp phần cho thị trường thanh toán
thẻ Việt Nam hoạt động lành mạnh.
2.2.4. Thực trạng hoạt động cấp phép:
Tử năm 1995 trở về trước, chỉ có VCB thành lập bộ phân cấp phép thanh toán thẻ
phục vụ cho các CSCNT của mình những cũng chỉ hoạt động hơn giờ làm việc thường
ngày 5 giờ. Đến năm 1996 hầu hết các ngân hàng kinh doanh thẻ đều thành lập bộ phận
này do đòi hỏi của thị trường về cấp phép ngày càng cao. Dịch vụ này đã được thựchiện 24
giờ tại VCB và Ngân hàng TMCP ấ châu. Đây là một cố gắng không nhỏ của các Ngân
hàng nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn đáp ứng nhu cầu của khách hàng cả về
sử dụng và thanh toán thẻ tại Việt Nam và trên toàn cầu.
Bộ phận cấp phép của VCB không những góp phần giải quyết những nhu cầu cấp
phép sử dụng và thanh toán thẻ của khách hàng mà còn là bộ phận quan trong trong việc
phát hành các chi tiêu bất bình thường của khách, những thẻ và giao dịch thẻ giả mạo, hạn
chế những rủi ro có thể xảy ra cho cả Ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ, cả khách
hàng chủ thẻ và CSCNT. Bộ phận này cũng giúp cho các khách hàng chủ thẻ giải quyết
được những nhu cầu thanh toán , chi trả phát sinh bất thường, quá hạn mức tín dụng và hạn
mức thanh toán. Đây còn là bộ phận với vai trò là cầu nối trong quan hệ quản lý thẻ giữa
các chi nhánh và Ngân hàng trung ương cung như giữa các Ngân hàng với nhau.
2.2.5. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro.
Hai bộ phận trên đã góp phần không nhỏ vào quản lý rủi ro. Tuy vậy vẫn không
thể thiếu được bộ phận quản lý rủi ro cho sử dụng và thanh toán thẻ. Bộ phận này là đầu
mối quan trọng trong tổ chức hoạt động vầ quản lý phòng ngừa rủi ro cho các Ngân hàng
và trong hoạt động phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế,với các cơ quan chức năng và giữa
các Ngân hàng với nhau.
Quan trọng nhất trong quản lý là việc cập nhật, trao đổi và sử lý thông tin. Các tổ
chức thẻ quốc tế đã thành lập một hệ thống trao đổi và sử lý thông tin phòng chống rủi ro
toàn cầu cho cả chủ thẻ và CSCNT. Các NHTM đều tham gia hệ thống này để có biện
pháp phối hợp xử lý khi xuất hiện giả mạo thẻ và giả mạo giao dịch thẻ tại bất kỳ nơi nào
trên thế giới của bất kỳ Ngân hàng nào.
Thực tế cho thấy rằng, do thận trọng trong phát hành thẻ, thẩm định khả năng
thanh toán tương đối kỹ càng nên VCB hầu như chưa gặp phải rủi ro nào nên liên quan đến
tín dụng thẻ. Tuy nhiên, Ngân hàng đã từng đương đầu với các loại rủi ro khác như: Thẻ
giả mạo, tạo băng từ giả, nhân viên CSCNT in nhiều hoá đơn thanh toán một giao dịch,
thay đổi số tiền giao dịch ... Trong các loại hình này, khó khăn và nguy hiểm nhất là việc
bọn tội phạm quốc tế lợi dụng cơ sở vật chất thông tin liên lạc của ta còn chưa ổn định,
Ngân hàng chưa nhiều kinh nghiệm triển khai loại hình dịch vụ mới mẻ này ... để làm thẻ
giả mạo và tạo băng từ giả có liên quan tới các NHPH thẻ trong nước.
Thời gian qua, bộ phận này đã phối hợp chặt chẽ với các Tổ chức thẻ quốc tế, với
các Ngân hàng thành viên trong nước và ngoài nước, với tổ chức Interpol Việt Nam và
một số cơ quan chức năng trong điều tra và giải quyết một số vụ việc liên quan đén thẻ giả
mạo và giao dịch thẻ giả mạo, bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng, phát hiện các CSCNT
đồng loã thực hiện giao dịch thẻ giả mạo cùng với chủ thẻ giả mạo, ngăn chặn các hoạt
động vi phạm hợp đồng sử dụng và chấp nhận thanh toàn thẻ của một vài khách hàng ... Sự
phối hợp chặt chẽ đó đã chia sẻ thông tin, kinh nghiện và giúp đỡ lẫn nhau trong xử lý
nghiệp vụ.
Như vậy, sau vài năm hoát động trong lĩnh vực thẻ thanh toán, VCB đã đạt được
những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, lĩnh vực thẻ vẫn rất mới mẻ, công nghệ Ngân hàng
còn lạc hậu v.v ... nên hoạt động phát hành và sử dụng thẻ của VCB nói riêng còn nhiều
hạn chế.
2.2.6. Những hạn chế và nguyên nhân:
Là một Ngân hàng có tính điển hình trong nghiệp vụ thẻ, những khó khăn mà
VCB đang gặp phải cũng là những vướng mắc phổ biến đối với các Ngân hàng hiện đang
kinh doanh trong lĩnh vực này. Dưới đây là những khó khăn chính mà VCB đang phải đối
mặt:
Thứ nhất, về môi trường pháp lý: Khó khăn trước hết là chưa có sự phát triển đồng
bộ về môi trường pháp lý và các chính sách có liên quan cho việc phát hành và sử dụng
thẻ. Nhà nước vẫn chưa chú trọng đến vấn đề quản lý và định hướng sử dụng tiền mặt và
các công cụ thanh toán không sử dụng tiền mặt. Do vậy, Ngân hàng còn lúng túng trong
việc phát triển chiến lược kinh doanh thẻ. Chúng ta đã có “ Văn bản hướng dẫn thực hiện
thanh toán thẻ quốc tế tại Việt Nam ”, và vào tháng 11/1999, “ Qui chế chính thức về phát
hành, sử dụng và thanh toán thẻ ” được NHNN ban hành, đã tạo một hành lang pháp lý
cho các Ngân hàng phát triển hình thức thanh toán thẻ. Tuy nhiên, trong Qui chế, việc phát
hành thẻ vẫn yêu cầu có đảm bảo tín dụng như tín dụng trung và dài hạn mặc dù phát hành
thẻ là loại tín dụng có tính chất khác hẳn. Điều kiện cho vay đối với các khách hàng sử
dụng thẻ buộc phải thế chấp hoặc ký quĩ với một tỷ lệ khá cao. Điểm này làm hạn chế sự
mở rộng việc phát hành và sử dụng thẻ của các NHTM nói chung và VCB nói riêng. VIệc
quản lý ngôại hối trong dịch vụ thẻ cũng chưa được đề cập riêng và rõ ràng trong qui chế
nên Ngân hàng vẫn phải thận trọng trong cấp hạn mức tín dụng và thanh toán cho khách
hàng.
Thêm vào đó trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam hiện nay chưa quy định tội danh và
khung hình phạt co những vi phạm trong lĩnh vực thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Mặc dù
không có quy định riêng liên quan liên quan đến thẻ tín dụng trong Luật hình sự (do điều
kiện lịch sử – khi đưa ra bộ Luật Hình sự chưa có thanh toán thẻ tại Việt Nam ) nhưng vẫn
có thể vận dụng điều khoản sẵn có của luật về lừa đảo, chiếm đoạt tài sản công dân, tội
phạm là người nước ngoài.v.v... để điều chỉnh các vi phạm xảy ra một cách hiệu quả.
Trong khi đó, quan hệ giữa các NHTM tại Việt Nam và các tổ chức thẻ quốc tế được điều
chỉnh theo quy định và luật của các tổ chức thẻ quốc tế. Mặc dù các điều luật của các Tổ
chức thẻ quốc tế mà hai bên thoả thuận tuân thủ đều có quy dịnh chi tiết, luôn được cập
nhật và nói chung không mâu thuẫn với luật pháp Việt Nam nhưng trong một vài trường
hợp đặc biệt đã và sẽ xảy ra có thể gây những khó khăn cho Ngân hàng trong phân xử, giải
quyết các trranh chấp gây phát sinh, gây phí tổn về tài chính.
Thứ hai, về môi trường trong kinh tế xã hội: Thực tế, những nhà hạch định chính
sách vĩ mô, những nhà lãnh đạo các cấp cũng biết thẻ là công cụ hữu hiệu trong việc thực
thi chính tiền tệ của Nhà nước, nhưng nhìn chung thì dường như chưa có bước chuyển biến
cơ bản về nhận thức tư tưởng. Mục tiêu phấn đáu giảm khối lượng tiền mặt trong lưu
thông, tăng nhanh vòng lưu chuyển vốn, tập chung vốn nhàn rỗi vào Ngân hàng ... Chưa
được triển khai thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả trên các mặt hoạt động Ngân hàng.
Chưa có những biểu hiện rõ ràng về sự nhất quán trong quan điểm tập trung vào việc nâng
tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng, áp dụng các hình thức thanh toán
hiện đại... từ các nhà lập chính sách vĩ mô đến các nhà quản trị kinh doanh. Cũng có nhận
thức khác nhau, thiếu sự phối hợp trong hành động, của các ngành, các cấp chức năng nên
chưa tạo ra những điều kiện tièn đề về môi trường kinh tế xã hội cho thẻ phát triển. Ngay
việc khuyến khích mở tài khoản trong dân cư được tiến hành cách đây nhiều năm cũng
chưa thu được kết quả khả quan. Hơn thế, mọi khoản thu nhập của cá nhân, bao gồm lương
tháng, thưởng...hầu hết đều trả bằng tiền mặt, trong khi đó phát hành thẻ căn cứ rất nhiều
vào việc sử dụng tài khoản cá nhân cũng như thu nhập của cá nhân trên tài khoản, thẻ sẽ có
điều kiện phát triển tốt.
Về phía dân chúng, rõ ràng là thói quen dùng tiền mặt trong đời sống dân cư Việt
Nam đã hình thành và bám rễ rất sâu. Bên cạnh đó, mức bình quân thu nhập đaauf người
hàng năm của Việt Nam còn thấp so với ngay cả nhiều nước trong khu vực cũng là việc
mở tài khoản, phát triển sử dụng thẻ. Hơn nữa, đối với nhiều người thẻ dường như là một
sản phẩm công nghệ hiện đại dành cho đối tượng khách hàng có mức thu nhập cao ...
Thêm vào đó, người dân Việt Nam vẫn còn xa lạ với việc giao dịch với Ngân hàng và tiếp
nhận các dịch vụ do Ngân hàng cung cấp, trong đó có dịch vụ thẻ. Các kiến thức cần thiết
về việc sử dụng, thanh toán và bảo mật thẻ vẫn là mới mẻ, nhiều người dân không thu
được những kiến thức này một cách chính thức mà qua những nguồn tin không chính xác,
chưa hiểu biết về loại công cụ thanh toán mới này, thậm chí còn không tin, không dám sử
dụng. Mặt khác, đối tượng sử dụng thẻ chưa được các Ngân hàng nghiên cứu đầy đủ để tổ
chức các hoạt động xúc tiến thị trường một cách khoa học.
Thói quen ưa thích sử dụng tiền mặt gây rào cản không cho người sử dụng thẻ mà
còn cho người chấp nhận thanh toán thẻ. Tại nhiều đơn vị bán lẻ hàng hoá, mặc dù đã là
CSCNT của Ngân hàng, vẫn chỉ chấp nhận là thẻ phương tiện thanh toán cuối cùng khi
khách hàng không có tiền mặt. Sự bất cập của VCB đối với CSCNT là mức chiết khấu 3%
doanh số thanh toán theo hoá đơn lẻ. Điều này vô hình chung CSCNT đã bán được 100
đồng doanh thu nhưng thực chất chỉ được 97 đồng. Vì vậy, họ sẽ không thích thú gì với
việc chấp nhận thẻ và họ sẽ thích khách hàng trả tiền mặt hơn. Lý do nữa là, khi thanh toán
thẻ, các dao dịch buộc phải qua Ngân hàng, ảnh hưởng đến đóng thuế của đơn vị. Các đơn
vị cung ứng hàng hoá dịch vụ không thể trốn được thuế cho những dao dịch này. Họ không
những vẫn chưa ý thức được những tiện lợi của thanh toán thẻ để thu hút khách hàng, tăng
doanh số, tạo uy tín trên thị trường, quản lý nhân viên ...mà thậm chí còn thu thêm phụ phí
từ chủ thể, gây khó khăn vì không muốn chấp nhận thẻ, làm khách hàng ngại sử dụng thẻ.
Thực tế cho thấy thẻ do VCB phát hành không bị hạn chế về khả năng sử dụng ở
nước ngoài. Trái lại, việc sử dụng thẻ ở trong nước lại bị hạn chế bởi các lý do trên làm
việc mở rộng mạng lưới CSCNT của các NHTM Việt Nam gặp khó khăn. Vì vậy số lượng
đơn vị chấp nhận thẻ còn ít, loại hình giao dịch chưa phong phú, chỉ phân bố tập chung tại
các thanh phố lớn. Phần lớn tỷ lệ giao dịch thah toán thẻ được thực hiện bằng đô la Mỹ gây
phí tổn cho chủ thẻ khi phải chuyển đổi ngoại tệ. Năm 1999, khi có quy định mới về quản
lý ngoại hối và quy chế về thẻ doNHNN ban hành, VCB đã chấn chỉnh lại vấn đề này tại
các CSCNT thuộc mạng lưới của mình.
Thứ ba, về bản thân Ngân hàng : Trước hết là về mặt kỹ thuật, việc phát triển
thanh toán thẻ đòi hỏi phải đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại cùng với
một đội ngũ cán bộ có đủ khả năng quản lý và vận hành hệ thống theo các tiêu chuẩn quốc
tế. Trong giai đoạn hiện nay, việc quản trị hệ thống, vận hành máy móc, quản lý mạng trực
tiếp, xử lý giao dịch nối mạng viễn thông in ấn thẻ ...đều rất mới mẻ đối với các bộ quản lý
và tác nghiệp. Để triển khai nghiệp vụ thẻ, Ngân hàng không chỉ phải đầu tư phần mềm
đáp ứng tiêu chuẩn hệ thống quản lý thẻ mà còn phải đầu tư cả phần cứng cho hệ thống xử
lý thẻ. Công nghệ tin học phát triển từng giờ đòi hỏi việc lựa chọn cho hệ thống quản lý và
xử lý thẻ phải hết sức sáng suốt, xuất phát từ lợi ích cho bản thân Ngân hàng, dễ dang giao
diện với hệ thống quản trị Ngân hàng và không lạc hậu ít nhất trong vòng 10 năm. Cả phần
mềm và phần cứng sử dụng cho nghiệp vụ thẻ đều phải mang tính chuyên nghiệp cao,
trong khi chưa có những đơn vị bảo dưỡng tại Việt Nam, nên đòi hỏi Ngân hàng phải có
thiết bị dự phòng, dẫn tới làm tăng chi phí đầu tư cho nghiệp vụ này. Đây là điều cũng gây
tâm lý ngại đầu tư phát triển sử dụng và thanh toán thẻ.
Bên cạnh đó, về mặt tổ chức, nhân sự, NHNN chưa tổ chức một khoá học nào cho
Ngân hàng về nghiệp vụ thẻ. Ngân hàng buộc phải tham gia các khoá học do các tổ chức
thẻ quốc tế tổ chức. Các tài liệu cũng như hoạt động đào tạo về nghiệp vụ thẻ tại thị trường
Việt Nam hầu như không có. Vì vậy, chi phí về tài liệu và tham gia các khoá đào tạo tại
nước ngoài là một khoản chi không nhỏ nên khó tiến hành thường xuyên và cập nhật thông
tin và kinh nghiệm được. Chính vì lẽ đó mà trình độ cán bộ nhân viên một số mặt còn
khiếm khuyết.
Một khía cạnh đáng nói nữa là vấn đề tính phí và lãi và sự bất cập trong công tác
phát hành.
Phí để mua một thẻ thanh toán tại VCB là 10%, một con số không nhỏ đối với thu
nhập hiện nay. Việc phát hành thẻ tín dụng hầu như chỉ dựa trên một phương thức duy
nhất – phát hành có thể chấp nhận tới mức thế chấp lên đến 125% hạn mức tín dụng. Cách
làm đó cộng với suy nghĩ thuần tuý chỉ cho rằng thẻ chỉ là một phương tiện thanh toán và
rút tiền từ các CSCNT hoặc từ máy ATM khiến khách hàng hoàn toàn quên mất ý nghĩa
của thẻ tín dụng với tư cách là một dạng tín dụng : khách hàng vay của Ngân hàng. chính
vì thế mà tổng mức phí và lãi của Ngân hàng hiện đang áp dụng bị khách hàng đánh giá là
quá cao. Với thẻ tín dụng phí rút tiền mặt tại phòng thẻ của Sở giao dịch VCB là 4%. chưa
kể đến thẻ tín dụng quốc tế khi sử dụng rút tiền mặt ở Ngân hàng khác, chủ thẻ phải còn
trả thêm lệ phí 3% cho NHTT, tổng chi phí phải chịu là 7% cho mỗi dao dịch phát sinh.
Với các dao dịch thanh toán hàng hoá, dịc vụ tại CSCNT, về nguyên tắc, khách hàng
không chịu phí. Bù lại, Ngân hàng sẽ tính lãi cho phần doanh số phát sinhlà 1,2% cao hơn
mức lãi cho vay trung và dài hạn. Mặc dù khách hàng được miễn lãi cho cho thanh toán
sao khê, nhưng do rất ít khách hàng than toán trên toàn bộ nên họ vẫn phải chịu lãi trên
phần dư nợ còn lại. Điều đó là hợp lý nhưng khách hàng tiềm năng vẫn có thể căn cứ vào
đó làm phép so sánh và có thể cho rằng thẻ tín dụng không kinh tế. Hơn nữa, theo cơ chế,
với phần dư nợ chậm thanh toán, khách hàng sẽ phải chịu phí 3%, trường hợp sưr dụng
quá hạn mức, phí sẽ là 8%/ năm cho số tiền vượt quá từ 1-5 ngày, 10%/năm cho số tiền
vượt quá từ 6 đến 10 ngày và 15% /năm cho số tiền vượt quá hạn mức trên 15 ngày.
Như đã nói trên, tuy mức thế chấp an toàn cho Ngân hàng (125% hạn mức tín
dụng ), song điều đó lại cản trở cho công tác phát hành thẻ, khiến thẻ khó trở thành
hphương tiện thanh toán mang tính đại chúng. Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng không
phải chỉ thuần tuý để làm phương tiện thanh toán mà còn nâng cao khả năng tài chính ngắn
hạn. Nếu họ có tiền để thế chấp thì sử dụng thẻ không có ý nghĩa với tính ưu việt đã đề
cập.
Ngoài ra xét về mặt thực thi chính sách khách hàng, chúng ta biết, thẻ là một sản
phẩm dịch vụ Ngân hàng mới, vì vậy đòi hỏi phải có chiến lược Marketing thông qua
những hoạt động hỗ trợ tuyên truyền, gới thiệu và quảng cáo ,,,cho dân chúng. VCB chưa
mạnh dạn với việc bỏ chi phí tiếp thị sản phẩm mới, chưa tổ chức những đợt tuyên truyền
mạnh mẽ để tạo điều kiện cho khái niệm về thẻ quen thuộc hơn với quảng đại quần chúng.
Những tiện ích sủa thẻ chưa được phổ biến đến các tầng lớp dân cư trong xã hội. Ngay cả
những tầng lớp chí thức – những chủ thể tiềm năng, nhận thức về thẻ cũng chưa rõ ràng.
Hoạt động kinh doanh hơn ba thập kỷ của VCB đã tạo được mối quan hệ truyền thống với
các công ty 90-91, các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
...Đó chính là cơ hội để VCB đẩy mạnh côg tác phát hành thẻ dựa trên sự theo dõi thu nhập
định kỳ của cá nhân và tổ chức. Mặc dù vậy, hiện nay, dịch vụ này hoàn toàn bị bỏ ngỏ
không riêng gì với VCB mà còn ở các Ngân hàng khác.
Thêm vào đấy VCB còn phải đương đầu với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ phía
các Ngân hàng nước ngoài. Trong khi bản thân các Ngân hàng trong nước còn thiếu kinh
nghiệm chuyên môn, đang từng bước vừa xây dựng quy trình làm việc, nghiên cứu áp
dụng nghiệp vụ mới, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và học hỏi thf các Ngân hàng nước
ngoài, với ưu thế tài chính, hệ thống máy móc chuẩn, có kiến thức và kinh nghiệm trong
công nghệ thẻ sẵn sàng đầu tư mạnh mẽ để chiếm kĩnh thị trường. Cạnh tranh đã làm một
số doanh nghiệp Việt Nam có khuynh hướng tin cậy các Ngân hàng nước ngoài, khiến
VCB mất đi nhiều đối tác kinh doanh lớn, nhiều CSCNT có doanh số lớn đã chuyển sang
ký hợp đồng với các Ngân hàng khác như : OMNI Hotel, REX Hotel, OSC Travel...Số
lượng CSCNT hàng năm của VCB vẫn tăng nhưng thực tế là các cơ sở có quy mô nhỏ.
Trong việc phát hành thẻ tín dụng quốc tế, Ngân hàng thương mại cổ phần á Châu tỏ ra có
ưu thế hơn. Như vậy đòi hỏi VCB phải lỗ lực hơn nữa để đứng vững và bảo vệ vị thế của
mình trên thị trường.
Thứ tư, là do các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân cơ bản trên làm hạn
chế việc mở rộng sử dụng và thanh toán thẻ, còn một vài nguyên nhân khác có thể kể tới
như: Việc mua sắm, lắp đặt, sửa chữa thiết bị phục vụ cho nghiẹp vụ thẻ cũng không được
miễn thuế hay tạo điều kiện thực hiện nhanh chóng, mà phải thực hiện thông thường. Điều
kiện này không tạo cơ hội khuyến khích các Ngân hàng đi đầu triển khai nghiệp vụ thẻ.
Bên cạnh đó, hệ thống viễn thông tại Việt Nam hoạt động không ổn định cũng là
một trở ngại cho vận hành hệ thống quản lý thẻ. Các trục trặc về mặt kỹ thuật đường
truyền thông đôi khi gây ra tâm lý chưa tin tưởng vào việc sử dụng thẻ dao dịch mua sắm
và thanh toán thuận tiện. Thêm vào đấy, phí điện thoại trong nước quá cao làm hạn chế
việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ ở các tỉnh xa.
Ngoài ra, việc phối hợp giữa các Ngân hàng cũng như giữa các Ngân hàng và các
cơ quan chức năng có liên quan cũng chưa được quan tâm đúng mức làm hạn chế việ trao
đổi và phối hợp thông tin, nhất là thông tin liên quan đến giả mạo và rủi ro trong việc
thanh toán thẻ.
Nói tóm lại, qua việc phân tích thực trạng việc thanh toán thẻ ở VCB như trên,
chúng thấy rõ rằng, thẻ vẫn là một công cụ thanh toán còn rất mới mẻ đối với người đan
Việt Nam. Nó chỉ được biết đến trong một số ít bộ phận cộng đồng dân cư, chủ yếu là cán
bộ Ngân hàng, các quan chức chính phủ và những người có thu nhập cao, mối quan hệ
thường xuyên đi nước ngoài. Vì vậy, muốn cho thẻ thực sự trở thành một công cụ thanh
toán hiệu quả và phổ biến, đòi hỏi phải có những giải pháp kịp thời, hữu hiệu. Muốn vậy,
bên cạnh sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng, cần phải có sự nỗ lự vươn lên không
ngừng của bản thân VCB.
Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng thanh toán thẻ tại Ngân
hàng ngoại thương Việt Nam
3.1. Một số dự đoán về triển vọng phát triển thẻ thanh toán trên thị trường Việt
Nam:
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX có nêu rõ “Mục tiêu của chiến lược phát triển
kinh tế – xã hội 10 năm 2001-2010 là : Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng
cao rõ rệt đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta
cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại ...Năm 2010, tổng sản phẩm
trong nước tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ
cấu lao động, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 50%.”
Với định hướng như vậy, Đảng ta đã đề ra chương trình phát triển để đạt mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Trong những năm tới, môi trường kinh tế và xã hội
phát triển, có nhiều nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình phát triển dịch vụ thẻ.
Công nghệ tin học sẽ phát triển và ứng dụng rộng rãi, nhận thức cúng như kiến
thức của xã hội cũng sẽ được nâng cao.
Theo dự báo, thu nhập của dân cư sẽ tăng từ 300USD/năm lên 700USD/ năm. Hiệ
nay, dân cư các đô thị Việt Nam chiếm khoảng 25-23% dân số cả nước trong đó một tỷ lệ
cao những người đang học tập và công tác ở độ tuổi công tác ở độ tuổi dưới 45 có những
kiến thức cơ bản về tin gọc và có khả năng tiếp nhận dịch vụ mới dựa trên nền tảng công
nghệ. Như vậy sau 5-7 năm nữa, đối tượng có khả năng tiếp nhận sản phẩm mới sẽ được
mở rộng ra lứa tuổi dưới 50-52 tuổi và sẽ chiếm tỷ trọng lớn những người trong độ tuổi lao
động ở thành thị. Cùng với thu nhập tăng, quỹ chi tiêu thường ngày của những người dân
cũng tăng tạo điều kiện cho họ dễ dàng chấp nhận sử dụng dịch vụ Ngân hàng và phương
tiện thanh toán mới.
Môi trường thương mại cũng sẽ thay đổi tích cực hơn với sự ra đời của các trung
tâm thương mại, dịch vụ, các siêu thị, các cửa hàng tự chọn sẽ làm thay đổi tập quán người
tiêu dùng, tạo điều kiện để ứng dụng công cụ thanh toán không dùng tiền mặt.
Một nhân tố nữa không thể bỏ qua là môi trường pháp lý ngày càng được hoàn
thiện hơn tạo nền tảng cho việc ứng dụng các dịh vụ Ngân hàng mới. Chính phủ chắc chắn
sẽ có những biện pháp nghiêm minh hơn về pháp luật, công khai thu nhập cho mọi người
dân góp phần không lãng phí tiền nhàn rỗi trong dân cư. NHNN sẽ có những chủ trương
mang tính nguyên tắc mở đường cho các NHTM mạnh dạn đầu tư, phát triển sản phẩm
dịch vụ Ngân hàng mới nhằm tăng tính cạnh tranh và khả năng hội nhập. Các quy chế liên
quan đến tín dụng, thanh toán, quản lý ngoại hối, kế toán có nhiều vấn đề trở ngại cho việc
phát hành và thanh toán thẻ chắc chắn sẽ được bổ xung, chỉnh sửa, hoàn thiện.
Với những điều kiện thuận lợi về mọi mặt, trong những năm tới đây, dịch vụ thẻ
thanh toán sẽ có những biến chuyển tích cực. Công nghệ thẻ thanh toán sẽ phát triển cả về
chiều rộng và chiều sâu.
Thẻ được các Ngân hàng NHTM Việt Nam phát hành sẽ được phù hợp hơn với
nhu cầu của nhiều tầng lớp dân cư. Hạn mức tín dụng và thanh toán thẻ sẽ hạ thấp hơn
hiện nay để mở rộng cho chi tiêu nội địa. Thẻ thanh toán sẽ không chỉ được sử dụng rút
tiền mặt tự động, thanh toán hàng hoá dịch vụ, tiếp nhận các dịch vụ Ngân hàng khác mà
còn có thể sử dụng để gọi điện thoại, sử dụng như chứng minh thư nhân dân...Thẻ liên kết
giữa các Ngân hàng và các doanh nghiệp như bưu điện, xăng dầu hàng không sẽ được phát
hành
Với nhu cầ sử dụng thẻ phát triển, mạng lưới CHCNT cũng sẽ mở rộng đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Thẻb sẽ được chấp nhận đẻ trả tiền dịch vụ điện, nước, xăng dầu,
ga, thanh toán cước phí điện thoại, thanh toán học phí, ... Dịch vụ thương mại điện tử cũng
sẽ phat triển và thẻ là phương tiện thanh toán thuận lợi nhất trong hai loại hình giao dịch
này.
Muốn có được kết quả như vậy cần phải có những biện pháp hữu hiệu, kịp thời và
đặc biệt là phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của nước ta.
3.2. Các giải pháp phát triển thẻ thanh toán:
Qua phân tích trên, rõ ràng tiềm nẳng của việc phát triển thẻ thanh toán ở Việt
Nam là rất lớn. Từ thực tiễn của hệ thống Ngân hàng tại một số nước chau ắ như Trung
quốc, Singapore, Đài Loan, Malysia... đã đạt được những thanh công đáng kể trong hoạt
động thẻ chỉ trong một thời gian ngắn dựa vào tình hình cũng như đặc điểm của nước ta,
chúng ta có thể thấy rằng cân có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp có liên
quan, sự hỗ trợ từ Chính phủ cũng như nỗ lực của Ngân hàng để tạo điều kiện phát triển
cho công cụ thanh toán không dùng tiền mặt này.
3.2.1. Giải pháp về tổ chức:
3.2.1.1. Chiến lược thị trường.
Nghiệp vụ thẻ là công nghệ mới và hiện đại, có triển vọng rất to lớn trong tương
lai. Dịch vụ này đòi hỏi lượng đầu tư ban đầu tương đối lớn có tính chất lâu dài. Vì vây,
Ngan hàng cần căn cứ vào lợi thế khả năng của mịnh trên thị trường để xác định chiến
lược một cách chính xác và ổn định. Trên cơ sở đó xác định hướng đầu tư và mức đầu tư
cho hợp lý.
Ngân hàng đã triển khai dịch vụ thẻ thanh toán cần có những định hướng chiến
lược phát triển hệ thống, kế hoạch khai thác thị trường, tác đông thay đổi tập quán không
dùng tiền mặt củadân chúng, mở rộng phạm vi sử dụng và thanh toán thẻ bằng nhiều giải
pháp.
Việt Nam là một nước đông dan nên có thị trường tiềm năng phát triển các dịch vụ
Ngân hàng bán lẻ. Đại bộ phận dân cư trong nước chưa được hưởng các dịch vụ Ngân
hàng. Một bộ phận dân cư thành thị được hưởng dịch vụ Ngân hàng nhưng rất hạn chế, chỉ
đơn giản ở nghiệp vụ gửi tiền tiết kiệm. Chình vjf vậy, việc phát triển dịch vụ Ngân hàng
hướng vào khu vực tư nhân, trong đó có dịch vụ thẻ, là một chiến lược thị trường mà các
NHTM rất nên thực hiện. Trong thời gian tới, nên chú trọng hơn nữa vào phát triển dịch vụ
cho khối doanh nghiệp tư nhân, cán bộ công nhân viên doanh nghiệp trong và ngoài quốc
doanh, dân thành thị. Sau đó sẽ dần mở rộng dịch vụ Ngân hàng cho đan cư vùng nông
thôn.
3.2.1.2. Mở rộng mạng lưới giao dịch để thu hút khách hàng.
Thị trường Việt Nam phát triển đòi hỏi VCB phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu thị
trường cũng như để hoà nhập vào cộng đồng tài chính khu vực và quốc tế. Hoạt động của
VCB phải mở rộng và phát triển hơn nữa để thu hút khách hàng. Cần tìm đến với khách
hàng đến với khách hàng bằng cách mở rộng mạng lưới giao dịch, nâng cao chất lượng
phục vụ khách hàng thông qua việc lập chi nhánh mới tại hầu hết các tỉnh, thành phổ trong
cả nước. Tại các thành phố lớn, mạng lưới còn lan rộng thông qua các phòng giao dịch đặt
tại khu vực dân cư phát triển.
Bên cạnh đó, để từng bước giúp người dân làm quen với dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
và thanh toán thì trước hết nên đầu tư triển khai dịch vụ máy ATM (Automatic teller
machine), đưa dịch vụ Ngân hàng phục vụ 24/24 giờ. Với điều kiện NHTM chỉ phục vụ
khách hàng trong khoảng 8- 10 giờ trong một ngày, thói quen dùng tiền mặt không phải là
mỗi lúc có thể bỏ ngay được thì việc phát triển dịch vụ ATM là một bước chuyển cần phải
thực hiện. Dịch vụ này sẽ tạo điều kiện nhanh chóng phát triển hệ thống tài khoản thanh
toán qua Ngân hàng, tạo thói quen sử dụng dịch vụ Ngân hàng, thu hút vốn tạm thời nhàn
rỗi của các tầng lớp dân cư.
3.2.1.3. Đầu tư nhân lực.
Con người luôn là lực lượng quan trọng quyết định thành bại các công cuộc kinh
doanh nhất là trong thời kỳ cạnh tranh như hiện nay. Thẻ là lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ
mới nên các NHTM càng phải chú ý đầu tư hơn. Chúng ta chưa có các chuyên gia hàng
đầu trong hoạt động thẻ, tài liệu nghiệp vụ hoàn toàn bằng tiếng anh chi phí cho các kho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quận Hai Bà Trưng.pdf