Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour

Tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour: Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp cần phải kinh doanh có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh để phát triển. Trong việc quản trị và điều hành doanh nghiệp, những vấn đề về tài chính luôn có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải nắm bắt được thực trạng tài chính để đưa ra những quyết định quản lý phù hợp. Bên cạnh đó, các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như các chủ nợ, cơ quan thuế… cũng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải thường xuyên phân tích tình hình tài chính của mình. Thực tiễn cho thấy, những nhà kinh doanh, các chủ doanh nghiệp chú trọng tới công tác phân tích tài chính thì họ sẽ có những quyết định đúng và thành công trong kinh doanh, ngược lại thì họ sẽ khó tránh khỏi sai lầm và bị thất bại...

pdf101 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp cần phải kinh doanh có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh để phát triển. Trong việc quản trị và điều hành doanh nghiệp, những vấn đề về tài chính luôn có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp cần phải nắm bắt được thực trạng tài chính để đưa ra những quyết định quản lý phù hợp. Bên cạnh đó, các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như các chủ nợ, cơ quan thuế… cũng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải thường xuyên phân tích tình hình tài chính của mình. Thực tiễn cho thấy, những nhà kinh doanh, các chủ doanh nghiệp chú trọng tới công tác phân tích tài chính thì họ sẽ có những quyết định đúng và thành công trong kinh doanh, ngược lại thì họ sẽ khó tránh khỏi sai lầm và bị thất bại. Nước ta đang trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế càng đòi hỏi những thay đổi về chất lượng hoạt động tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là trong công tác phân tích tài chính. Các doanh nghiệp đã quan tâm đến việc phân tích tài chính nhằm bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, vẫn còn những vướng mắc nhất định, từ nguồn thông tin phục vụ đến nội dung và phương pháp phân tích, những điều này đã làm hạn chế đáng kể hiệu quả và tác dụng của phân tích tài chính doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề cần tháo gỡ trong công tác phân tích tài chính của Công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour. Vì lý do này, em đã chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour" Chương I: Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp ở Công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour. Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính ở Công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1 sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp Để thấy được sự cần thiết của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp trước hết ta cần phải hiểu thế nào là một doang nghiệp và hoạt động chính của doanh nghiệp. Theo luật doanh nghiệp được quốc hội nước CHXHCN VN thông qua ngày 12/6/1999 thì Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh . Trong nền kinh tế thị trường, các loại hình doanh nghiệp được chia ra thành nhiều loại như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty liên doanh, Công ty 100% vốn nước ngoài... Mỗi loại hình kinh doanh đều có ưu nhược điểm riêng của nó và phù hợp với quy mô hoạt động, trình độ phát triển nhất định. Tuy nhiên, tất cả các loại hình kinh doanh đều là các doanh nghiệp có nghĩa là đều tiến hành các hoạt động kinh doanh trên thị trường để thu lợi nhuận. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải bắt đầu bằng tiền và kết thúc cũng bằng tiền thu được từ việc bán hàng. Muốn đầu tư vào tài sản, doanh nghiệp phải có nguồn tài trợ. Nguồn tài trợ ngắn hạn để mua sắm TSLĐ còn tài trợ dài hạn để đầu tư cho TSCĐ. Khi có nguồn tài trợ và đầu tư các tài sản, doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh. Kết thúc quá trình này, doanh nghiệp có thể xác định thu nhập, chi phí, thuế và lãi cũng như xác định dòng tiền vào, ra trong ngân quỹ xí nghiệp. Kết quả của quá trình kinh doanh được phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trong khi đó, tại một thời điểm nhất định ( thường là cuối tháng, quý, năm ... ) doanh nghiệp có thể lập bảng cân đối kế toán trên cơ sở các dự trữ tài chính của mình. Tóm lại, các dòng và dự trữ tài chính là nền tảng của hoạt động tài chính doanh nghiệp, phản ánh toàn bộ những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy hoạt động tài chính là hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh và trong thực hiện các mục tiêu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá sự chuyển hoá giữa các dòng tài chính và dự trữ tài chính và ngược lại, cũng như sự ảnh hưởng của sự chuyển hoá đó tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính là hoạt động phân tích tài chính. Phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ dẫn đến việc đưa ra các quyết định quản lý tài chính doanh nghiệp, từ đó có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo giáo trình những vấn đề cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp thì: "Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính ở một doanh nghiệp, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp đó, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp." Để hiểu rõ vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp, trước hết chúng ta hiểu rõ về quản lý tài chính doanh nghiệp. Quản lý tài chính doanh nghiệp là quá trình ra quyết định nhằm tác động đến các dòng và dự trữ tài chính và sự chuyển hóa giữa chúng để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Quản lý tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp, nó quyết định đến tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong cuộc đời kinh doanh. Mọi quyết định của doanh nghiệp như đưa ra một sản phẩm mới hay ngừng sản xuẩt kinh doanh một sản phẩm cũ, mở rộng quy mô TSCĐ hay thay đổi cơ cấu TSCĐ, phát hành cổ phiếu, trái phiếu ... đều gián tiếp hoặc trực tiếp liên quan đến hoạt động tài chính và do vậy, luôn cần đến các quyết định quản lý tài chính. Tuy nhiên, mục tiêu của quản lý tài chính doanh nghiệp lại phụ thuộc vào quan điểm của từng người quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Đó là ngân hàng, những nguồn tài trợ vốn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đó còn là cơ quan thuế, những người quan tâm đến nguồn thu vào NSNN từ doanh nghiệp. Và đặc biệt đó còn là những người đầu tư trên thị trường chứng khoán, những nhà tài trợ tiềm năng của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, phân tích tài chính doanh nghiệp cần thiết đối với tất cả các đối tượng: - Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: Phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ cho thấy khả năng thu được lợi nhuận, khả năng phát triển và tối đa hoá giá trị doanh nghiệp, những vấn đề thuộc về lĩnh vực đầu tư và tài trợ. Đối với những đối tượng này, phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ đưa đến các quyết định về đầu tư, các quyết định về lĩnh vực, quy mô kinh doanh, quyết định chia lợi tức cổ phần. Ngoài ra phân tích tài chính còn làm cơ sở cho các dự báo về tài chính để từ đó lập kế hoạch đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt đối với các nhà quản trị, đây là một công cụ hữu hiệu để quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. - Đối với ngân hàng và các chủ nợ: Mối quan tâm đặc biệt của nhóm đối tượng này là khả năng thanh toán hiện tại và trong tương lai của doanh nghiệp. Phân tích tài chính với các nhà cho vay sẽ giúp họ ra quyết định chấp thuận hoặc từ chối cho vay. Đối với những khoản vay ngắn hạn, chủ nợ quan tâm đặc biệt đến khả năng thanh toán hiện tại và khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Còn đối với các khoản cho vay dài hạn thì mối quan tâm lại tập trung vào khả năng hoàn trả và sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sinh lợi này. - Đối với cơ quan thuế: Phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập của doanh nghiệp cùng các yếu tố khác từ đó xác định được chính xác thuế doanh nghiệp phải nộp. - Đối với các nhà đầu tư: Nhà đầu tư quan tâm đến 2 vấn đề chủ yếu là khả năng sinh lời và mức độ rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ cho biết khả năng sinh lời của vốn đầu tư (lãi cổ tức) và đánh giá rủi ro phá sản tác động đến doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động của doanh nghiệp. Những yếu tố này thường xuyên tác động đến trị gía của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán và giúp nhà đầu tư ra quyết định đầu tư của mình. - Đối với những người lao động trong doanh nghiệp: Phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ cho biết khả năng hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có ảnh hưởng đến công ăn việc làm và những quyền lợi họ được hưởng trong doanh nghiệp. Nhìn chung, phân tích tài chính doanh nghiệp là một nhu cầu khách quan của quản lý tài chính doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính doanh nghiệp còn là cơ sở cho những đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp ra quyết định chính xác theo những mục tiêu của họ. Tóm lại, công tác phân tích tài chính là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp. Để thấy rõ vài trò và tầm quan trọng của phân tích tài chính trong quản lý doanh nghiệp ta xem sơ đồ 1.1 Sơ đồ 1.1 : Vai trò và vị trí của công tác phân tích tài chính trong quản lý doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường Ra quyết định quản lý Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và tài chính Tổ chức điều hành Hoạt động sản xuất kinh doanh Phân tích tài Kiểm toán Kế toán chính doanh nghiệp (nội bộ và bên ngoài) thống kê Qua sơ đồ trên ta có thể thấy rằng mỗi quyết định quản lý của doanh nghiệp sẽ không thể thiếu những phân tích tài chính cần thiết. Phân tích tài chính doanh nghiệp chủ yếu dựa vào các nguồn thông tin có sẵn từ nội bộ doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính. Tuy vậy nó không chỉ cung cấp thông tin về thực trạng hoạt động tài chính mà hơn nữa, nó còn dự đoán các nhu cầu tài chính và đưa ra những chỉ dẫn về điều chỉnh cơ cấu tài chính doanh nghiệp. 1.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động từ thu thập thông tin, xử lý thông tin cho đến dự đoán và ra quyết định. Trong đó người phân tích phải sử dụng các phương pháp khác nhau để phân tích. 1.2.1 Công cụ sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêu của dự đoán tài chính. Từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra được những lời nhận xét, kết luận thích đáng. Tuy nhiên thông tin kế toán là một loại thông tin cực kỳ cần thiết. Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế toán. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán, đó là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ... - Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó.Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần là Tài sản và nguồn vốn. Bên tài sản phản ánh toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: đó là TSCĐ, TSLĐ. Bên nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các tài sản của doanh nghiệp tính đến thời điểm lập báo cáo, đó là nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ. Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng giúp cho nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp lập bảng cân đối kế toán theo từng ngày để theo dõi sự biến động của các loại tài sản trong doanh nghiệp. - Báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định. Đó là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp, kết quả hoạt động theo từng loại hoạt động kinh doanh. Ngoài ra báo cáo kết quả kinh doanh còn cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước của doanh nghiệp trong thời gian đó. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Nếu bảng cân đối kế toán cho biết những giá trị của tài sản của doanh nghiệp và nguồn gốc của những tài sản đó, và báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính được kết quả lỗ lãi trong một kỳ kinh doanh thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập ra để trả lời các vấn đề liên quan đến các luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. - Các thông tin kế toán khác: Các bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ là những báo cáo tổng hợp, mang tính thời điểm trong một thời kỳ nhất định. Do vậy, để đi vào chi tiết, người phân tích phải sử dụng các tài liệu hạch toán khác như : sổ cái, thậm chí cả chứng từ gốc trong các giao dịch mua, bán, vay nợ của doanh nghiệp. - Các thông tin khác: Hoạt động tài chính có liên quan mật thiết đến các hoạt động khác của doanh nghiệp. Do vậy, để kết quả phân tích tài chính được chính xác và phục vụ tốt nhất cho việc ra quyết định quản lý, nhà phân tích cần phải sử dụng các thông tin khác như các thông tin về thị trường, về giá cả các yếu tố đầu vào, giá cả các yếu tố đầu ra, sức mua của sản phẩm. 1.2.2 Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận và nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng trên thực tế người ta thường dùng phương pháp so sánh và phân tích tỷ lệ : 1.2.2.1 Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến để phân tích xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành so sánh, phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định gốc so sánh, xác định điều kiện so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, nó phụ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích. Kỳ phân tích thường được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Nội dung so sanh bao gồm: - So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu thế thay đổi tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp - So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu, được hay chưa được. - So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của từng thời kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đấy theo các niên độ kế toán liên tiếp. Các điều kiện để so sánh các chỉ tiêu là: * Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinh tế các chỉ tiêu. * Bảo đảm tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu. * Bảo đảm tính thống nhất về không gian, thời gian chỉ tiêu. * Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu. 1.2.2.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Đó là nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ, phản ánh riêng lẻ từng bộ phận của hoạt động của hoạt động tài chính trong những trường hợp khác nhau. Tuỳ theo giác độ phân tích mà người phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình. Phương pháp phân tích tỷ lệ là phương pháp phân tích truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Đây còn là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. 1.2.2.3 Phương pháp phân tích tài chính Dupont Phương pháp phân tích tài chính Dupont cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu. Công ty Dupont là Công ty đầu tiên ở Mỹ sử dụng các mối quan hệ chủ yếu này để phân tích các tỷ số tài chính. Vì vậy nó được gọi là phương pháp Dupont. Ngày nay nó được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Theo phương pháp này, trước hết chúng ta xem xét mối hệ tương tác giữa hệ số sinh lợi doanh thu với hiệu suất sử dụng tổng tài sản và ký hiệu là Rr. * Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Rr): Rr = Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản Tỷ số Rr cho thấy tỷ suất sinh lợi của tài sản phụ thuộc vào 2 yếu tố: - Thu nhập ròng của doanh nghiệp trên một đồng doanh thu. - Một đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Phân tích Rr cho phép xác định và đánh giá chính xác nguồn gốc làm thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp là do hệ số sinh lợi doanh thu hay do hiệu suất sử dụng tổng tài sản. * Tỷ lệ sinh lời tiền vốn chủ sở hữu (Re): Re = Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x DThu thuần x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng TS Vốn chủ sở hữu Re = Rr x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu lại có thể phân tích thành: Tổng tài sản = Tổng tài sản = 1 = 1 Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản-nợ phải trả 1- Nợ phải trả 1 - Rd Tổng tài sản Do vậy: Re = Rr x 1 1 - Rd Công thức này cho thấy khi hệ số nợ Rd tăng lên thì Re sẽ tăng, tức tỷ lệ nợ cao sẽ khuyếch trương lợi nhuận của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có lợi nhuận. Ngược lại nếu doanh nghiệp thua lỗ thì sẽ thua lỗ càng nặng nề. Tóm lại, phương pháp phân tích tài chính Dupont thực chất là phân tích các tỷ lệ tài chính. Do vậy, để sử dụng phương pháp này, chúng ta phải kết hợp nhuần nhuyễn với phương pháp tỷ lệ đã nêu ở trên. 1.2.2.4 Một số phương pháp khác Ngoài ba phương pháp trên, người ta còn một số phương pháp khác để phân tích tài chính. Ví dụ như: * Phương pháp chi tiết: Người phân tích phải tìm hiểu và chi tiết hoá các nội dung phân tích. Cụ thể là: - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu. Việc phân tích này sẽ cho thấy sự ảnh hưởng của các khoản mục nhỏ tới chỉ tiêu tổng hợp. - Chi tiết theo thời gian. Việc phân tích này sẽ cho thấy tính thời vụ của chỉ tiêu phân tích. - Chi tiết theo bộ phận cấu thành doanh nghiệp. Mục tiêu của việc phân tích này là đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của các bộ phận và khai thác điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của từng bộ phận. * Phương pháp liên hệ: Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa các mặt, các bộ phận cấu thành về nội dung kinh tế. Do vậy, phương pháp liên hệ có thể sử dụng ngay với các mối liên hệ để phân tích các chỉ tiêu, các tỷ lệ tài chính. Các mối liên hệ phổ biến trong phân tích tài chính là: - Liên hệ cân đối: Giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn, giữa nhu cầu và khả năng thanh toán, giữa thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh... - Liên hệ trực tuyến: Đây là mối quan hệ theo một hướng xác định của các chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn lợi nhuận có quan hệ cùng chiều với lượng hàng bán ra và ngược chiều với chi phí ... - Liên hệ phi tuyến: Là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu mà trong đó mức độ liên hệ không được xác định theo một hướng nào đó. Chẳng hạn liên hệ giữa vốn và doanh thu... Để tìm ra mối liên hệ này, ta phải sử dụng các chỉ tiêu tài chính trung gian có liên hệ trực tuyến hoặc liên hệ cân đối với các chỉ tiêu mà ta đang phân tích. Ngoài ra, phân tích tài chính doanh nghiệp còn sử dụng nhiều phương pháp khác dựa trên các công cụ hỗ trợ là máy vi tính và các phần mềm tiện ích. Đặc biệt, các phương pháp kinh tế lượng được sử dụng để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích theo thời gian. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này, em sẽ không đi sâu vào các các phương pháp đó và trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp, cần phải kết hợp đồng bộ các phương pháp khác nhau để đạt kết quả theo đúng mục đích phân tích. 1.2.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.3.1 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn là xem xét đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên bảng cân đối kế toán về nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua việc phân tích cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, người phân tích sẽ nắm được sự tăng, giảm của nguồn vốn với sự tăng, giảm tương ứng của tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Nguyên tắc của phương pháp này là: - Tăng tài sản, giảm nguồn vốn và ngược lại, giảm tài sản thì tăng nguồn vốn. - Tài sản và nguồn vốn phải cân đối với nhau. Ngoài ra người ta còn sử dụng phương pháp phân tích theo dòng tiền mặt trên cơ sở so sánh dòng tiền mặt đầu kỳ và cuối kỳ. Sau đó xác định nguyên nhân làm thay đổi tăng, giảm tiền mặt cuối kỳ so với đầu kỳ, dựa vào sự thay đổi theo từng chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán. Mỗi sự thay đổi cuối kỳ so với đầu kỳ trong từng chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán đều dẫn đến sự tăng (giảm) tiền mặt tương ứng, theo nguyên tắc: - Tăng tiền mặt tương ứng với giảm tài sản và tăng nguồn vốn - Giảm tiền mặt làm tăng tài sản và giảm nguồn vốn - Tổng cộng tăng (giảm) tiền mặt đến cuối kỳ đúng bằng sự thay đổi trên dòng tiền mặt cuối kỳ so với đầu kỳ của bảng cân đối kế toán. Qua việc phân tích, ta sẽ xác định khả năng chuyển đổi vật tư, hàng hoá và tài sản thành tiền mặt trong kỳ. 1.2.3.2 Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh Các loại tài sản trong doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành 2 loại tài sản này phải có các nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. - Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng cho khoảng thời gian dưới 1 năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác. - Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng cho khoảng thời gian trên 1 năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay dài hạn. Nguồn vốn dài hạn được đầu tư để hình thành tài sản cố định, còn lại được đầu tư vào tài sản lưu động. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản cố định được gọi là vốn lưu động thường xuyên. Đồng thời ta cũng thấy rằng vốn lưu động thường xuyên chính là chênh lệch giữa TSCĐ với nguồn vốn ngắn hạn. VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ = TSLĐ - Nguồn vốn ngắn hạn Chỉ tiêu VLĐ thường xuyên thể hiện mức độ an toàn của TSLĐ. Nó cũng là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, cụ thể là: - Nó cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không? Nếu VLĐ thường xuyên nhỏ hơn 0, nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư vào TSCĐ, do đó khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bị giảm sút. Ngược lại, nếu vốn lưu động thường xuyên lớn hơn 0, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là rất vững chắc. - Nó cho biết TSCĐ của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn hay không? Nếu VLĐ thường xuyên nhỏ hơn 0, các TSCĐ của doanh nghiệp có một phần được đầu tư bằng vốn ngắn hạn, do vậy không chắc chắn. Từ những phân tích nêu trên có thể thấy mức chuẩn của chỉ tiêu VLĐ thường xuyên là bằng 0. Ngoài chỉ tiêu VLĐ thường xuyên, để phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, người ta còn sử dụng chỉ tiêu nhu cầu VLĐ thường xuyên. Nhu cầu VLĐ thường xuyên là nguồn vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần TSCĐ, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Hay nói cách khác, đó là những TSLĐ không phải là tiền. Nhu cầu VLĐ thường xuyên = Giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn Nếu nhu cầu VLĐ thường xuyên lớn hơn 0, nghĩa là nợ ngắn hạn không đủ để tài trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho phần chênh lệch. Ngược lại, nếu nhu cầu VLĐ thường xuyên nhỏ hơn 0, nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã đủ tài trợ cho các khoản sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp, doanh nghiệp không cần phải tài trợ thêm. Giữa vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu VLĐ thường xuyên có mối liên hệ sau: Vốn lưu động thường xuyên - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Vốn bằng tiền Việc phân tích các chỉ tiêu trên sẽ cho biết mức độ đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có biện pháp để bảo đảm cân đối vốn trong hoạt động tài chính, tránh những nguy cơ tiềm tàng như mất khả năng thanh toán, tăng chi phí vốn ... Hơn nữa, việc phân tích trên còn góp phần tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.2.3.3 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn gồm 2 nội dung chính là: - So sánh các chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán về số tuyệt đối và tỷ trọng cuối kỳ so với đầu kỳ. - So sánh, đánh giá tỷ trọng từng loại tài sản, nguồn vốn chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của các tỷ trọng này. Trên cơ sở hai nội dung trên, người phân tích có thể đánh giá thực trạng về nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định (tham chiếu) của doanh nghiệp nói riêng và của ngành nói chung. 1.2.3.4 Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung gian và trong báo cáo kết quả kinh doanh Mục tiêu của việc phân tích những chỉ tiêu tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh là xác định, phân tích mối liên hệ và đặc điểm của các chỉ tiêu đó, đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp và so với số liệu trung bình của ngành, của địa phương nhằm đánh giá xu hướng thay đổi của từng chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. Báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm 9 chỉ tiêu cơ bản là: 1. Tổng doanh thu 2. Doanh thu thuần 3. Giá vốn hàng bán 4. Lãi gộp 5. Chi phí bán hàng quản lý 6. Lãi trước thuế và lợi tức tiền vay 7. Lợi nhuận trước thuế 8. Lợi nhuận sau thuế 9. Lãi không chia Bên cạnh đó, ta có thể phân tích tỷ trọng của các chỉ tiêu tài chính trung gian (Giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, lợi nhuận...,) trong doanh thu thuần và đánh giá diễn biết của các tỷ trọng này qua các niên độ kế toán. 1.2.3.5 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Để phân tích khẳ năng thanh toán của doanh nghiệp, ta phải phân tích chi tiết nhu cầu và khả năng thanh toán nhằm đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp trong thời gian trước mắt và triển vọng trong thời gian tới (theo trình tự thời gian)... Theo đó, người phân tích trình tự các chỉ tiêu theo 2 nhóm: * Nhu cầu thanh toán được sắp xếp theo trình tự là: - Những khoản cần thanh toán ngay: bao gồm các khoản nợ quá hạn (phải nộp NSNN, nợ quá hạn ngân hàng, nợ các bộ công nhân viên, phải trả người bán...,) và các khoản nợ đến hạn. - Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới. * Về khả năng thanh toán: được xắp xếp theo tính thanh khoản, của các tài sản, bao gồm: - Các khoản dùng thanh toán ngay, gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. - Các khoản có thể dùng thanh toán trong thời hạn tới, gồm: các chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng gửi bán, thành phẩm và TSLĐ khác. Trên cơ sở xắp xếp nhu cầu và khả năng thanh toán, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán của mình. Bên cạnh đó, việc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, cần đưa ra các chỉ tiêu về hệ số thanh toán để tham chiếu với các mức chuẩn chung hoặc mức chuẩn của ngành tại thời điểm nhất định. Hệ thống chỉ tiêu này bao gồm: Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong ngắn hạn, nghĩa là khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán dưới một năm của các khoản mục tài sản lưu động của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán nhanh = Vốn bằng tiền + các khoản phải thu Nợ ngắn hạn Hệ số này cho biết khả năng thanh toán của tiền và các khoản phải thu nghĩa là các tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền Nợ đến hạn Hệ số này cho biết khả năng đáp ứng ngay các nhu cầu thanh toán đến hạn của doanh nghiệp. Ngoài các tỷ lệ trên, để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp khi các khoản dự trữ (hàng tồn kho) có sự biến động về giá trị, người ta sử dụng chỉ tiêu: Tỷ lệ dự trữ trên vốn lưu động thường xuyên = Giá trị hàng tồn kho VLĐ thường xuyên Tỷ lệ này cho biết phần thua lỗ mà doanh nghiệp có thể phải gánh chịu do giá trị hàng tồn kho giảm. Thực vậy, VLĐ thường xuyên là một phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho những tài sản lưu động, trong đó có hành tồn kho. Do vậy, khi giá trị hàng tồn kho giảm, nghĩa là vốn lưu động thương xuyên bị giảm theo, làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp . 1.2.3.6 Phân tích cơ cấu tài chính của doanh nghiệp: - Về cơ cấu các loại tài sản, ta sử dụng chỉ tiêu sau: Hệ số cơ cấu tài sản = TSCĐ ( hoặc TSLĐ ) Tổng tài sản - Về cơ cấu nguồn vốn, ta có: Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Tổng vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn - Chỉ tiêu hệ số nợ tổng tài sản: Hệ số nợ tổng tài sản = Tổng nợ phải trả Tổng tài sản Tỷ lệ này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường các chủ nợ thích tỷ lệ vay nợ vừa phải vì tỷ lệ này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp thích tỷ lệ nợ cao vì họ muốn lợi nhuận ra tăng nhanh. Tuy nhiên nếu tỷ lệ nợ quá cao, doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. - Chỉ tiêu hệ số nợ vốn cổ phần Hệ số nợ vốn cổ phần = Tổng nợ phải trả Tổng vốn chủ sở hữu Tỷ lệ này được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu mà các chủ nợ rất quan tâm - nó thể hiện mức độ an toàn cho các món nợ. Nếu hệ số trên là lớn thì rủi ro trong sản xuẩt kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu. - Chỉ tiêu về khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay Lãi vay 1.2.3.7 Phân tích khả năng hoạt động của doanh nghiệp Các tỷ lệ về khả năng hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác nhau gồm tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, người phân tích không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ hay doanh thu thuần được sử dụng để đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp. - Các chỉ tiêu đánh giá như sau: Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Tài sản lưu động Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần Giá trị hàng tồn kho hoặc Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho - Kỳ thu tiền bình quân: Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày. Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu Doanh thu bình quân 1 ngày Nó cho biết bình quân trong bao nhiêu ngày, doanh nghiệp có thể thu hồi các khoản phải thu của mình. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết một đồng TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ vốn và cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. 1.2.3.8 Phân tích khả năng sinh lãi của doanh nghiệp Về phân tích khả năng sinh lãi của doanh nghiệp thì chúng ta có một số chỉ tiêu đánh giá như sau: Hệ số sinh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Hệ số sinh lợi của tài sản = Lợi nhuận sau thuế + tiền lãi phải trả Tổng tài sản Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu 1.2.3.9 Phân tích tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp Đây là nội dung được các cổ đông và nhà đầu tư rất quan tâm. Các chỉ tiêu đánh giá gồm có: Tỷ lệ hoàn vốn cổ phần = Lợi nhuận sau thuế Vốn cổ phần Thu nhập cổ phần = Lợi nhuận sau thuế Số lượng cổ phiếu thường Lãi cổ tức = Lợi nhuận đem chia Số lượng cổ phiếu thường Tỷ lệ cổ tức = Lãi cổ tức Thu nhập cổ phần 1.2.3.10 Phân tích điểm hoà vốn Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó mức doanh thu vừa đủ trang trải mọi chi phí. Phân tích điểm hoà vốn sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về lượng sản phẩm cần tiêu thụ, doanh thu cần đạt tới khi biết sản phẩm và doanh thu hoà vốn. Phân tích điểm hoà vốn còn chỉ ra ngưỡng doanh nghiệp không bị lỗ để xác định quy mô đầu tư, quy mô sản xuất nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn. Do vậy phân tích điểm hoà vốn không chỉ là nội dung quan trọng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp mà nó đặc biệt quan trọng trong phân tích các dự án đầu tư. Để xác định điểm hoà vốn cần phân loại chi phí của doanh nghiệp thành 2 loại chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định gồm khấu hao TSCĐ, tiền thuê (đối với thuê mua hoặc thuê hoạt động), chi phí quản lý v.v.. Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi tỷ lệ thuận với sự thay đổi của sản lượng, chẳng hạn nguyên, nhiên, vật liệu, nhân công trực tiếp… Ký hiệu: R - Doanh thu bán hàng F - Tổng chi phí cố định V - Chi phí biến đổi /1 đvsp X - Lượng sản phẩm tiêu thụ P - Giá bán đơn vị sản phẩm C - Tổng chi phí trong kỳ Sản lượng hoà vốn = F P - V Doanh thu hoà vốn = F 1 - V P Bên cạnh đó, người ta cũng xác định chỉ tiêu thời gian hoà vốn, là thời gian mà mức doanh thu vừa đủ bù đắp chi phí sản xuất. Tóm lại, phân tích tài chính của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung, đánh giá toàn diện các mặt trong hoạt động tài chính. Ngoài các chỉ tiêu được đưa ra ở trên, người phân tích có thể sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau để đưa ra các chỉ tiêu khác để phân tích theo mục tiêu của mình. Để thực hiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, ta cần phải tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.2.4 Tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là một trong những nhu cầu của quản lý, do vậy, việc phân tích phải được tổ chức một cách chu đáo. Trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nó có thể do phòng tài chính - kế toán thực hiện kết hợp với các nghiệp vụ về kế toán. Tuy nhiên, công tác phân tích tài chính phải bao gồm từ việc định mục tiêu, lập kế hoạch, thu thập thông tin, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích cho đến khi hoàn thành viết báo cáo phân tích. 1.2.4.1 Xác định mục tiêu phân tích Trong quản lý hoạt động tài chính doanh nghiệp, phát hiện các vấn đề nảy sinh là vô cùng quan trọng. Khi vấn đề đã được đặt ra, nhà quản lý có thể xác định mục tiêu của việc phân tích. Thông thường, có 8 vấn đề quan trọng để xác định mục tiêu phân tích trực tiếp được thể hiện ở sơ đồ 1.2 1.2.4.2 Lập kế hoạch phân tích Khi đã phát hiện vấn đề và xác định mục tiêu phân tích, cần phải lập kế hoạch phân tích. Kế hoạch phân tích phải xác định nội dung, phạm vi, thời gian và cách tổ chức phân tích. Phạm vi phân tích có thể là toàn bộ hoạt động tài chính hoặc chỉ một số vấn đề cụ thể. Theo đó, phân tích tài chính được chia ra phân tích chuyên đề và phân tích toàn diện. - Phân tích chuyên đề: Phạm vi phân tích chỉ tập trung vào một vấn đề của hoạt động tài chính, như phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn, phân tích khả năng thanh toán, phân tích khả năng sinh lời. - Phân tích toàn diện: Phạm vi phân tích bao gồm toàn bộ các mặt của hoạt động tài chính doanh nghiệp trong mối liên hệ bên trong cũng như bên ngoài. Thông thường, phân tích toàn diện được thực hiện sau một năm tài chính của doanh nghiệp. Về mặt thời gian, phải xác định rõ việc phân tích là phân tích trước, phân tích sau hay phân tích hiện hành: - Phân tích trước: Là phân tích trước khi tiến hành một hoạt động kinh doanh nào đó. Phân tích trước thường đưa ra những dự đoán về nhu cầu, cách thức phân bổ các nguồn lực tài chính và lập kế hoạch thu hồi vốn của doanh nghiệp. - Phân tích hiện hành: Là việc phân tích đồng thời với quá trình kinh doanh nhằm xác minh tính hợp lý về mặt tài chính của các dự án, dự đoán kế hoạch và phục vụ cho việc điều chỉnh kịp thời các dự án, dự toán, kế hoạch đó. - Phân tích sau: Là phân tích các kết quả trên giác độ tài chính sau khi đã thực hiện toàn bộ công việc. Về mặt nội dung, kế hoạch phân tích phải bảo đảm tuân thủ theo các mục tiêu phân tích đã nêu ở trên. Trong kế hoạch phân tích còn phân công trách nhiệm các bộ phận trực tiếp phân tích, các bộ phận phục vụ cung cấp tài liệu và tổ chức hội nghị phân tích khi cần thiết nhằm thu thập nhiều ý kiến, đánh giá đúng thực trạng và phát hiện đầy đủ các tiềm năng nhằm đưa ra các quyết định quản lý tài chính tối ưu. Sơ đồ 1.2 : Các vấn đề tài chính và các mục tiêu phân tích Vấn đề tài chính Các mục tiêu phân tích - Thiếu vốn - Lưu chuyển vốn - Khả năng thanh toán - Cơ cấu vốn - Quản lý hàng tồn kho - Doanh số - Cấu trúc tài sản - Lưu chuyển tiền tệ - Khả năng thanh toán - Khả năng trả nợ - Lưu chuyển vốn - Kiểm soát chi phí, lợi nhuận - Khả năng sinh lãi - Doanh số - Điểm hoà vốn - Kiểm soát tín dụng - Doanh số - Cấu trúc tài sản - Chi trả bằng tiền - Luân chuyển vốn - Khả năng thanh toán - Đầu tư TSCĐ - Doanh số - Cấu trúc tài sản - Kế hoạch hoá cơ cấu tài chính - Khả năng thanh toán - Cơ cấu tài chính 1.2.4.3 Thu thập thông tin và kiểm tra tài liệu Trong bước này, các bộ phận trong doanh nghiệp có trách nhiệm cung cấp thông tin được thể hiện trên các báo cáo, các tài liệu phục vụ cho việc phân tích. Trước khi đưa vào phân tích, cần phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu. Các tài liệu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau: - Phải có tính hợp pháp, tức là có sự xác nhận của người có trách nhiệm cung cấp thông tin. - Phải được lập đúng theo mẫu quy định. - Phải đáp ứng đúng nội dung phân tích. - Các báo cáo phải không được mâu thuẫn với nhau về nội dung. 1.2.4.4 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích Các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp rất đa dạng. Có chỉ tiêu số lượng, phản ánh quy mô của đối tượng phân tích. Có chỉ tiêu chất lượng, phản ánh đặc tính, tính chất của đối tượng phân tích. Do vậy, theo những nội dung phân tích đã được xác định, ta cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích. Việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phân tích phải dựa trên những căn cứ sau: - Thứ nhất: Chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp phải phù hợp với phạm vi và nội dung phân tích nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý hoạt động tài chính. - Thứ hai: Hệ thống chỉ tiêu phân tích phải mang đầy đủ các đặc điểm của đối tượng phân tích. Nghĩa là việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phải dựa vào đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực, đặc điểm của từng khâu, từng giai đoạn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. -Thứ ba: Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp phải căn cứ vào yêu cầu của lĩnh vực và cấp chủ thể quản lý. Bởi vì mỗi chủ thể khác nhau lại có những yêu cầu khác nhau đối với nội dung phân tích. Chẳng hạn, cơ quan thuế không quan tâm nhiều lắm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhưng các chủ nợ lại rất quan tâm đến điều này. Còn chủ doanh nghiệp thì lại quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. - Thứ tư: Việc xây dựng hệ thốngchỉ tiêu phân tích phải căn cứ vào phương pháp, kỹ thuật tính toán, đối với từng chỉ tiêu cũng như khả năng thu thập thông tin của kế hoạch phân tích. Có như vậy, hệ thống chỉ tiêu mới đảm bảo tính khoa học, chính xác, có khả năng cung cấp thông tin chất lượng cao cho quá trình ra quyết định quản lý tài chính doanh nghiệp. Sau khi đã xây dựng được hệ thống chỉ tiêu phân tích, người phân tích cần sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau để tính toán và đánh giá các chỉ tiêu đó theo các mục tiêu phân tích đã đề ra. 1.2.4.5 Tổ chức hội nghị phân tích và viết báo cáo phân tích Báo cáo phân tích là bảng tổng hợp những đánh giá cơ bản cùng những tài liệu chọn lọc để minh hoạ rút ra từ quá trình phân tích. Báo cáo phân tích có thể đưa cho các bộ phận khác nhau trong và ngoài doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận trong hội nghị phân tích. Báo cáo phân tích phải nêu bật được thực trạng của vấn đề nảy sinh và đưa ra những đề xuất để giải quyết vấn đề đó. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Mục tiêu cuối cùng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp là đưa ra những kết quả phân tích toàn diện, đánh giá một cách chính xác nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những kết quả phân tích phụ thuộc vào những điều kiện bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, vì những điều kiện này quy định nguồn tài liệu, phương pháp xác định chỉ tiêu phân tích. 1.3.1 Các nhân tố chủ quan : Đây là nhóm nhân tố phụ thuộc vào điều kiện sản xuẩt kinh doanh và quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có đặc điểm riêng về sản phẩm, dịch vụ nó tạo ra cũng như về đặc điểm của quá trình tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đó. Do vậy, các thông tin thu nhập từ ngay ban thân quá trình sản xuẩt, kinh doanh cũng mang những đặc tính riêng, đòi hỏi người phân tích phải tổng hợp, phân tích và xử lý một cách linh hoạt. Chẳng hạn đối với một doanh nghiệp sản xuất thì sản phẩm được tạo ra bởi một quá trình mua sắm nguyên vật liệu đầu vào, qua quá trình sản xuẩt tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh thì việc thu thập thông tin không thể bỏ qua việc đánh giá giá trị các sản phẩm dở dang và TSCĐ. Nhưng đối với một doanh nghiệp kinh doanh thương mại, mối quan tâm lại tập trung vào khả năng tiêu thụ của các mặt hàng kinh doanh mà ít quan tâm đến TSCĐ của doanh nghiệp. Những yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến công tác phân tích tài chính chủ yếu là : - Đặc điểm của của sản phẩm kinh doanh. - Đặc điểm của quá trình sản xuẩt,kinh doanh. - Đặc của quá trình cung ứng hàng hoá và vật tư đầu vào. - Đặc điểm của mạng lưới tiêu thụ. - Đặc điểm về loại hình doanh nghiệp ( doanh nghiệp nhà nước, Công ty cổ phần ... ) Bên cạnh đó, một nhân tố vô cùng quan trọng là việc tổ chức công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tổ chức tốt công tác kế toán, những thông tin phục vụ cho công tác tài chính là những thông tin chính xác, có độ tin cậy cao. Hơn nữa, việc tổ chức phân tích sẽ nhanh chóng, kịp thời hơn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không tổ chức tốt công tác kế toán thì ngay cả việc tập hợp và kiểm tra số liệu cũng đã làm mất rất nhiều thời gian trước khi bước vào thực hiện phân tích. Những nhân tố chủ quan phát sinh cho sự chi phối của bản thân doanh nghiệp cũng có tác động đối với quá trình phân tích tài chính. Chẳng hạn doanh nghiệp đang tiến hành một đợt cắt giảm chi phí, hoặc đang tập trung vào việc mở rộng quy mô hoạt động... Trong những kế hoạch như vậy, hiển nhiên hoạt động phân tích phải tính đến những tác động của việc thực hiện kế hoạch đến các chỉ tiêu tài chính. 1.3.2. Các nhân tố khách quan: Hoạt động tài chính doanh nghiệp luôn được đặt trong môi trường kinh doanh, hệ thống pháp luật cùng quy định của nó. Trong môi trường đó, quan hệ tài chính của doanh nghiệp được thể hiển rất phong phú và đa dạng. Đó là quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước, giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính, thị trường hàng hoá, dịch vụ và thị trường sức lao động. Sự biến động của tất cả các nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, việc phân tích tài chính doanh nghiệp không thể không tính đến ảnh hưởng của những biến động đó để đưa ra nguyên nhân và biện pháp giải quyết cho những vấn đề tài chính. Mặt khác, các quan hệ tài chính trực tiếp giữa các doanh nghiệp với các cổ đông, giữa doanh nghiệp với các chủ nợ... cũng tác động mạnh mẽ tới việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Các quan hệ này thể hiện cụ thể ở các chính sách phân phối thu nhập, chính sách đầu tư và cơ cấu đầu tư... của doanh nghiệp. Các chính sách này có tác động đến hoạt động tài chính doanh nghiệp một cách trực tiếp. Do vậy, hoạt động phân tích tài chính một mặt phục vụ các công tác này nhưng mặt khác xem xét chúng như những nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phân tích như một tất yếu thuộc về đặc trưng của doanh nghiệp. Tóm lại, phân tích tài chính là một nhu cầu tất yếu của quản lý tài chính doanh nghiệp. Nó cung cấp thông tin cho việc ra quyết định quản lý của bản thân doanh nghiệp và các đối tượng khác quan tâm đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Để thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp, ta phải lựa chọn các phương pháp phân tích phù hợp với các nội dung phân tích nhằm đạt được mục tiêu của việc phân tích là làm rõ những vấn đề tài chính xuất hiện trong quá trình sản xuẩt - kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, các nhân tố này ảnh hưởng đến việc thu nhập và xử lý thông tin cũng như cách đánh giá các chỉ tiêu tài chính. Tuy vậy, để đạt được kết quả phân tích chính xác, phục vụ đắc lực cho việc ra quyết định quản lý doanh nghiệp thì công tác phân tích tài chính doanh nghiệp cần phải được tổ chức một cách khoa học. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY ĐIỀU HÀNH HƯỚNG DẪN DU LỊCH VINATOUR 2.1.Giới thiệu khái quát về Công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour Công ty Điều hành hướng dẫn du lịch - tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Travel Agency hoặc Vinatour - là doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tổng cục du lịch Việt Nam. Trụ sở chính của Công ty tại 54 Nguyễn Du - Hà Nội. Đây là địa chỉ quen thuộc đối với nhiều hãng du lịch của các quốc gia trong hơn 30 năm qua. Là một trong nhưng công ty lữ hành hàng đầu và cũng là công ty du lịch lâu năm và có truyền thống nhất của ngành du lịch Việt Nam - Vinatour có nhiệm vụ và chức năng chủ yếu là khai thác nguồn khách du lịch ngoại quốc thông qua công tác tổ chức đưa đón, hướng dẫn khách du lịch nước ngoài thăm quan, nghỉ ngơi và khám phá những nét đẹp và truyền thống của dân tộc Việt Nam. Công ty cũng có dịch vụ tổ chức cho người Việt Nam thăm quan, nghỉ ngơi và du lịch trong nước và nước ngoài. Vì thế, ngoài nhiệm vụ kinh tế, công ty cũng có nhiệm vụ chính trị quan trọng trong việc giới thiệu một nước Việt Nam hiếu khách, yêu chuộng hoà bình, có truyền thống văn hoá lâu đời với du khách nước ngoài. Có thể tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của Công ty qua các mốc thời gian như sau: 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Vinatour 2.1.1.1.Giai đoạn 1960 - 1975 Công ty du lịch Việt Nam - tiền thân của tổng cục du lịch và công ty Vinatour sau này - được thành lập tháng 7 năm 1960. Trong giai đoạn này, công ty du lịch Việt Nam có một thời gian dài trực thuộc bộ nội vụ, nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức đón tiếp phục vụ ăn, nghỉ cho các đoàn đại biểu của Đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam, các đoàn đại biểu của các quốc gia và các tổ chức quốc tế sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Lúc đó, dù chức năng tổ chức du lịch chưa cụ thể, cơ sở du lịch yếu kém nhưng công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và quan trọng nhất là đào tạo cán bộ cho ngành du lịch. Ngày nay, đội ngũ cán bộ trưởng thành trong chiến tranh của công ty hiện đang là những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Tổng cục du lịch, công ty Vinatour và nhiều công ly du lịch khác. 2.1.1.2.Giai đoạn 1975-1992 Cùng với việc thống nhất và công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, ngành Du lịch Việt Nam phát triển mạnh và nhanh do tiếp quản một khối lượng lớn cơ sở vật chất tại Miền nam. Cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ được Nhà nước giao phó, công tác phục vụ khách du lịch cũng từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Công ty đã có những sản phẩm dịch vụ trọn gói và dài ngày mang đặc trưng của ngành du lịch. Tổng cục du lịch Việt Nam cũng ra đời trong thời gian này, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành du lịch Việt Nam. Để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mới, ngày 5/5/1982, Tổng cục du lịch ra quyết định số 50/QĐ-TCCB thành lập Ban điều hành việc đưa đón khách thuộc Công ty du lịch Việt Nam có chức năng tổ chức công tác lữ hành trên toàn quốc và là đơn vị hạch toán độc lập - là cơ sở để thành lập công ty điều hành hướng dẫn du lịch sau này. Với cơ sở vật chất ban đầu: vốn lưu động 1.848đ, vốn cố định 306.100đ (thời điểm 1982), sau 10 năm hoạt động và phát triển, Ban điều hành việc đưa đón khách (lúc này đã đổi tên thành trung tâm điều hành hướng dẫn du lịch trực thuộc Tổng công ty du lịch Việt nam - bộ thương mại) không ngừng lớn mạnh và hoàn thiện, với tầm hoạt động rộng khắp trong nước và vươn tới các thị trường bên ngoài. Vào thời điểm này, trung tâm có mối quan hệ với hầu hết các công ty du lịch trong nước, có văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Matxcơva - Liên Xô cũ, phát triển thị trường khu vực hai (các nước tư Bản chủ nghĩa) và phục vụ kiều bào về thăm đất nước. Về nhiệm vụ kinh tế, trung tâm đã tích luỹ được 3.095.552.356đ vốn cố định và l07.477.196đ vốn lưu động (thời giá năm 1990) và có tới 200 cán bộ, công nhân viên. Sự phát triển có ý nghĩa lớn nhất trong thời gian này của đơn vị là đã có quan hệ kinh doanh với hơn 100 hãng du lịch quốc tế thuộc nhiều nước và tổ chức quốc tế khác nhau, đa dạng hoá nguồn khách du lịch, góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành du lịch Việt Nam. 2.1.1.3. Giai đoạn 1992 đến nay Để phù hợp với yêu cầu quản lý và phát triển ngành du lịch Việt Nam trong điều kiện giao lưu kinh tế và văn hoá giữa Việt Nam và các nước trên thế giới ngày càng rộng mở. Tổng cục du lịch Việt Nam được thành lập lại. Thực hiện nghị định 338/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội Đồng bộ trưởng nay là Thủ tướng chính phủ, Tổng cục du lịch ra quyết định số 86/QĐ-TCCB (ngày 27/03/1993), thành lập lại doanh nghiệp công ty Điều hành hướng dẫn du lịch trên cơ sở Trung tâm Điều hành và hướng dẫn du lịch theo quy chế thành lập và giải thể DNNN ban hành kèm theo chức năng du lịch quốc tế. Từ đó, công ty Điều hành hướng dẫn du lịch được thành lập và thực sự trở thành một công ty lữ hành mạnh và là nòng cất của ngành du lịch Việt Nam. Từ đó đến nay, Công ty luôn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, phát triển vững chắc, nộp ngân sách đầy đủ, thu nhập của CBCNV tăng đều qua các năm. sự thành công lớn của công ty là xây dựng được đội ngũ cán bộ điều hành, công nhân viên có nghiệp vụ cao và chuyên sâu làm cho uy tín của công ty ngày một nâng cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Cùng với các văn phòng đại diện ở TP HCM , Băng cốc, Pa ri, ... công ty hiện đang vươn rộng ảnh hưởng tới các thị trường quan trọng như Bắc Mỹ và Nhật, tiếp tục phát triển thị trường truyền thống Châu âu. Với tư cách là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành du lịch Việt Nam, công ty đã có sớm những hoạt động quảng cáo, tiếp thị tại các thị trường lớn thông qua việc tham gia tích cực các hội nghị, hội chợ, hội thảo tại các thị trường du lịch lớn mà công ty là thành viên như PATA (là tổng thư ký của hiệp hội tại Việt Nam), JATA, ASTA. Hiện nay, công ty có quan hệ với 192 hãng lữ hành quốc tế (trong đó có 3 1 hãng du lịch Mỹ) và đang thực hiện các tour du lịch thường xuyên với 61 hãng du lịch của 28 quốc gia. Nhờ vậy, công ty đã có một nguồn khách tương đối ổn định và một số thị trường tiềm năng mà công ty có đủ khả năng cạnh tranh. Đến nay, với 40 năm trưởng thành, công ty Vinatour đã không ngừng lớn mạnh, trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Với 125 công ty du lịch của Trung ương và địa phương (thuộc sở du lịch tỉnh, thành phố, ngành )với một sơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ to lớn (không kể các công ty liên doanh và công ty TNHH), công ty Điều hành hướng dẫn du lịch Việt Nam - Vinatour đã có những bước tiến vượt bậc, xứng đáng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và đã thực hiện tết những trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó. Các nước và lãnh thổ có quan hệ gửi khách thường xuyên với Vinatour Australia Denmark Isarel Spain Austria Finland Italy Sweden Belgium French Japan Switzerland Brazil Germany Lao Russia Britain Netherlands Malaysia Taiwan Bungary Hongkong Mexico Thailand China United Stated Singapore Norway 2.1.2.Cơ cấu tổ chức và đội ngũ lao động của công ty Vinatour 2.1.2.1.Tổ chức bộ máy của công ty Là một doanh nghiệp Nhà nước, Vinatour có đội ngũ cán bộ trong biên chế và có nhiệm vụ thực hiện công việc kinh doanh được Nhà nước phê duyệt. Do đó, giám đốc công ty và kế toán trưởng là hai cán bộ do Nhà nước chỉ định, chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành và quản lý tài chính trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Các cán bộ nhân viên còn lại là lao động theo hợp đồng, được Nhà nước - đại diện là Giám đốc tuyển dụng nhằm thực hiện mục đích kinh doanh. Tổ chức bộ máy của công ty theo nguyên tắc tập trung nhưng bên cạnh Giám đốc luôn có tổ chức Đảng Cộng Sản, tổ chức công đoàn và đoàn thanh niên giúp Giám đốc ra quyết định. 2.1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận - Lãnh đạo công ty bao gồm giám đốc và phó giám đốc: Là những người điều hành và quản lý trực tiếp mọi hoạt động của công ty. Giám đốc còn có nhiệm vụ xây dựng bộ máy kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty. Hai phó giám đốc chịu trách nhiệm cụ thể trong việc thực hiện kinh doanh, có thể thay giám đốc trong trường hợp giám đốc vắng mặt. - Phòng tổ chức hành chính: Là bộ phận đảm bảo cơ sở hạ tầng về tổ chức quản lý cho công ty. Có trách nhiệm và quyền hạn trong việc xắp xếp lao động, thực hiện chế độ tiền lương và phổ biến các văn bản pháp quy về các chính sách của Nhà nước đối với người lao động. Phòng chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc. - Phòng thị trường nước ngoài: Phòng thị trường nước ngoài là bộ phận quan trọng nhất của một công ty lữ hành quốc tế. Do đó, trong Vinatour nó do Giám đốc trực tiếp phụ trách Phòng thị trường nước ngoài có nhiệm vụ khai thác nguồn khách tại các thị trường du lịch nước ngoài vào Việt Nam thông qua việc tìm hiểu nhu cầu khả năng và tâm lý của từng đôi tượng khách trong từng quốc gia. Công việc cụ thể của phòng là lập các chương trình tour, tính giá, phối hợp với các phòng chức năng khác hoàn thành mọi tour du lịch tại Việt Nam. - Phòng tài chính kế toán: Vinatour có một phó giám đốc phụ trách chung về tài chính nhưng trưởng phòng tài chính (là kế toán trưởng) mới là người chịu trách nhiệm trực tiếp với Nhà nước và giám đốc công ty về mọi hoạt động tài chính trong việc kinh doanh của đơn vị Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ bảo đảm điều kiện tài chính cho kinh doanh và thu thập thông tin, xử lý và hạch toán kế toán phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Ngoài ra, thông qua việc phân tích các tài liệu kế toán, kế toán trưởng còn giúp đỡ Giám đốc trong việc lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh. - Phòng thị trường trong nước: Phòng có chức năng khai thác khách và tổ chức các tour trong nước hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài cho khách du lịch Việt Nam. Đây là một thị trường phụ nhưng đang ngày một phát triển của công ty. - Phòng hướng dẫn: Phòng hướng dẫn của Vinatour được tổ chức theo các nhóm ngôn ngữ. Các hướng dẫn viên có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các trương trình tour cùng với khách du lịch. Phòng hướng dẫn là phòng trực tiếp sản xuất các hướng dẫn viên du lịch không chỉ là những người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm du lịch mà còn là những người giới thiệu đất nước Việt Nam với khách nước ngoài. Vì vậy mà một công ty lữ hành có uy tín là một công ty có đội ngũ hướng đẫn viên giỏi ngoại ngữ, tổ chức tết và nhiều kinh nghiệm. Do đó, phòng hướng dẫn luôn được hoàn thiện và củng cố. - Phòng điều hành: Là phòng có nhiệm vụ phức tạp nhất và đa dạng nhất. Phòng điều hành có nhiệm vụ triển khai các dịch vụ liên quan đến tour như đặt phòng, đặt ăn, thuê xe... chức năng điều hành là một trong những chức năng chủ yếu của Vinatour, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty luôn được trôi chảy. - Phòng vận chuyển: Đó là một đội xe du lịch nhiều chủng loại phục vụ khách du lịch của công ty. Khi đội xe không đủ đáp ứng nhu cầu cầu công ty, Phòng vận chuyển có nhiệm vụ khai thác thêm các nguồn xe khác đảm bảo dịch vụ vận chuyển đạt chất lượng cao. - Các văn phòng đại diện và các đại lý dịch vụ du lịch: Có nhiệm vụ hỗ trợ cho công ty trong việc thực hiện các tour du lịch hoặc khai thác thêm các thị trường khác cung cấp dịch vụ phụ cho công ty. Các văn phòng đại diện và đại lý dịch vụ du lịch có đầy đủ các chức năng tổ chức lữ hành nhưng biên chế rất gọn nhẹ, mục đích nhằm hoạt động thật hiệu quả. Các văn phòng đại diện và các đại lý dịch vụ du lịch được tự chủ trong các hành lang kế hoạch kinh doanh công ty giao phó. Về lâu dài, các văn phòng đại diện & đại lý dịch vụ du lịch là các cơ sở ban đầu cho việc thu hút khách của Vinatour. Giám đốc Phó giám đốc phụ trách tài chính Phó giám đốc phụ trách kinh doanh Phòng thị trường nước ngoài Phòng tổ chức hành chính Các đại lý và dịch vụ du lịch Các văn phòng đại diện Phòng tài chính kế toán Phòng thị trường trong nước Phòng hướng dẫn Phòng điều hành Phòng vận chuyển 2.1.2.3.Đội ngũ lao động của công ty Từ một ban điều hành trực thuộc Tổng công ty du lịch Việt Nam cho đến nay, công ty đã có: - Lao động bình quân trong năm :150 người. - Lao động có mặt thực tế: 125 người ( Trong đó: Hợp đồng không thời hạn và dài hạn (biên chế) 107 người, hợp đồng ngắn hạn 18 người và nam 79 người, nữ 46 người. Trình độ lao động của công ty đang ngày càng được chú trọng về chất lượng được biểu thị qua đồ thị dưới đây: 2% 16% 14% 10% 58% Trung häc Lao ®éng phæ th«ng CN kü thuËt Cao ®¼ng §¹i häc Là một đơn vị kinh doanh dịch vụ với chất lượng cao và khắt khe. Công ty luôn chú trọng tới trình độ nghiệp vụ của lực lượng lao động. Bên cạnh đó, công ty cũng có một chính sách đào tạo lâu dài cho đội ngũ cán bộ hướng dẫn, khuyến khích cán bộ, công nhân học tập, nâng cao trình độ, chủ động trong công tác. Vì vậy, đội ngũ cán bộ của công ty luôn có uy tín về trình độ nghề nghiệp đổi với công ty khác và với khách du lịch nước ngoài luôn gắn bó với công ty. 2.1.2.4.Kết quả kinh doanh của Vinatour trong hai năm 2000 và 2001 Bước vào năm 2002 nền kinh tế trong nước đang trên đà giảm sút nhịp độ tăng trưởng, hàng hoá sản xuất ra tiêu thụ chậm, ứ đọng, sức mua giảm sút, thiên tai xảy ra liên tiếp và nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực tiếp tục gây nhiều bất lợi cho nền kinh tế nước ta. Khách du lịch vào Việt Nam giảm và khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài hạn chế dần đến việc đi lại, tham quan du lịch, tổ chức hội nghị của các cơ quan trong nước giảm. Tuy nhiên được sự quan tâm của Tổng cục Du lịch, sự hợp tác và giúp đỡ tích cực của các ngành, các cấp, các ban ngành, sự phấn đấu kiên trì và bền bỉ của công ty chúng ta vẫn giữ được nhịp độ phát triển tương đối toàn diện, đúng hướng và có hiệu quả. Năm 2001 tổng số: + Khách du lịch đạt: 9814 khách đạt l06,67% kế hoạch năm. + Ngày khách đạt :30864 ngày/khách. Trong đó, khách quốc tế vào: 7970 khách = 22543 ngày khách Có: 4176 khách làm visa. Như vậy, so với năm 2000 số khách tăng 7,94%. Các chỉ tiêu tài chính đạt được trong năm là: * Doanh thu: 1551607 USD và 3247104000 VND. * Tổng quy đổi: 24.659.280.000 đạt 91,90% kế hoạch năm. Lợi tức: 1300 triệu đồng, đạt 116,70% kế hoạch năm. Nộp ngân sách: 1270 triệu đồng, đạt 80% kế hoạch năm. Năm 2001 là năm mà những thành tựu kinh tế xã hội đã đạt được cộng với tình hình chính trị ổn định là những nhân tố thuận lợi tạo đà cho sự phát triển trên mọi lĩnh vực năm 2002. Tình hình khách du lịch vào Việt Nam những tháng trong năm 2001 tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2000 là những dấu hiệu khả quan. Đặc biệt là các khu du lịch Hạ Long, Đà Nẵng,TP HCM với chương trình hành động của Ngành với khẩu hiệu: "Việt Nam - điểm đến của thiên niêm kỷ mới". Qua báo cáo tổng kết tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001 của công ty cho thấy: Doanh thu tăng so với kế hoạch với 26.308 triệu đồng đạt 100,14% kế hoạch năm. Dẫn đến lợi nhuận đạt 1.141 triệu đồng đạt 99,6% kế hoạch năm. Số khách du lịch đạt 9987 khách đạt 102% kế hoạch năm, nhưng khách quốc tế lại giảm so với 2000, khách quốc tế vào 7816 khách = 23920 ngày khách. Trong đó có 3900 khách làm visa. 2.2 Thực trạng công tác phân tích tài chính của Công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour Công ty Vinatour là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng cục du lịch, trong một thời gian dài trước đây chủ yếu là tiếp đón và phục vụ các đoàn khách đến thăm viếng chứ không có khách du lịch, về vốn kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nước. Hoạt động tài chính của Công ty thời kỳ này mang nặng tính chất bao cấp. Sau khi bắt đầu chuyển đổi cơ chế, Công ty đã dần thích ứng được với nền kinh tế thị trường, chủ động trong việc tìm nguồn khách cũng như tìm nguồn vốn kinh doanh… Tuy nhiên trong những năm đầu chuyển đổi cơ chế này, hoạt động phân tích tài chính còn ở dạng sơ khai và chưa trở thành một nhu cầu thực sự của quản lý. Đôi khi nó bị biến dạng trở thành vấn đề mang tính chất đối phó với các cơ quan chức năng, nhất là với các cơ quan thuế. Công tác phân tích tài chính chỉ bao gồm việc kiểm tra kiểm soát các hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hoá, lập và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh chỉ với mục đích thực hiện các nghĩa vụ của một doanh nghiệp nhà nước với cơ quan chủ quản. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, Công ty đã bắt đầu chú trọng tới việc phân tích tài chính. Trong thời kỳ này hoạt động của Công ty đã được mở rộng ra thị trường du lịch của khá nhiều nước trên thế giới. Hoạt động kinh doanh đã đi vào ổn định, chính vì thế mà Công ty đã nhận thấy tầm quan trọng của việc duy trì và phát triển doanh nghiệp theo hướng lâu dài trên cơ sở định hướng chính xác sự phát triển của thị trường. Trong bối cảnh Việt Nam là một điểm đến an toàn và hấp dẫn đối với khách du lịch vì thế đây sẽ là một thị trường hấp dẫn. Trong bối cảnh đó, sự mở rộng hoạt động của Công ty rất cần đến việc quản lý tài chính một cách chặt chẽ, đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh và hướng tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Chính vì vậy Công ty đã quan tâm đến việc phân tích tài chính để phục vụ cho các quyết định trong quản lý của mình. Tuy nhiên, cần phải đánh giá một cách toàn diện công tác phân tích tài chính của Công ty, từ việc thu thập thông tin và nguồn tài liệu phục vụ phân tích, xác định mục tiêu, xác định các nội dung, phương pháp phân tích cho đến việc tổ chức phân tích tài chính. 2.2.1 Về nguồn tài liệu và cơ chế cung cấp thông tin phục vụ phân tích Để nắm bắt kịp thời thông tin về hoạt động kinh doanh của các đơn vị Công ty Vinatour đã thiết lập hệ thống các báo cáo gồm: báo cáo tình hình thực hiện doanh thu hàng tháng, báo cáo về các loại chi phí, báo cáo đánh giá kết quả kinh doanh của các hợp đồng cụ thể… Hệ thống các báo cáo này giúp Ban lãnh đạo Công ty đánh giá hoạt động của Công ty trên hai mặt chủ yếu là doanh thu thực hiện và lợi nhuận thực hiện trong tháng. Việc phân tích tình hình công nợ chủ yếu do phòng tài chính - kế toán thực hiện, ban lãnh đạo Công ty chỉ phân tích tình hình công nợ chung cùa toàn Công ty vào thời điểm cuối năm tài chính. Bên cạnh các báo cáo nội bộ, Công ty cũng sử dụng các thông tin bên ngoài. Đó là các bản tin thị trường, các văn bản pháp luật về điều tiết thị trường do Bộ tài chính cũng như các đơn vị liên quan ấn hành. Đây là những thông tin có giá trị, giúp cho việc định hướng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng của Công ty. Tuy vậy, nhưng thông tin về tình hình công nợ và thanh toán công nợ chung của toàn bộ Công ty chưa được đề cập trong các báo cáo. Chúng chỉ được thể hiện trên bảng cân đối kế toán của Công ty vào thời điểm cuối năm tài chính. Trong thực tế, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, nhiều Công ty , nhất là những Công ty có giao dịch thường xuyên, đã thiết kế những phần mềm theo dõi hoạt động của Công ty từng ngày, từng tháng. Theo đó, Ban lãnh đạo Công ty có thể nắm được tình hình nguồn vốn và sử dụng trong Công ty ở bất kỳ thời diểm nào. Các doanh nghiệp hoàn toàn có điều kiện lập ra một bảng cân đối kế toán chi tiết để nắm tình hình tài chính của họ. Tuy nhiên, Công ty Vinatour vẫn chưa thiết lập được một hệ thống tin đủ mạnh để điều hành hoạt động tài chính. Khi nguồn thông tin chưa đầy đủ thì việc phân tích, đánh giá chắc chắn không đem lại hiệu quả cho công tác quản lý của Công ty. Ngoài ra, đối với các báo cáo bắt buộc do Bộ tài chính quy định cho các doanh nghiệp Công ty cũng chưa thực hiện tốt. Các báo cáo này gồm có: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh gồm báo cáo doanh thu,lỗ, lãi và báo cáo tình hình thực hiện - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo không bắt buộc nhưng cũng đem lại thông tin quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Đó là những thông tin về các dòng tiền vào, ra doanh nghiệp và diễn biến của chúng trong năm tài chính. Tuy nhiên, Công ty Vinatour chưa thực hiện báo cáo này, do vậy Ban lãnh đạo Công ty cũng chưa nắm bắt được sự biến đổi các dòng tiền trong hoạt động tài chính của mình. Bên cạnh đó, Công ty chưa thực hiện tốt báo cáo "thuyết minh báo cáo tài chính". Báo cáo này được lập rất sơ sài, không đủ thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty cũng như những tác động của những đặc điểm hoạt động đối với tình hình tài chính Công ty. 2.2.2 Về xác định các mục tiêu phân tích Phân tích tài chính doanh nghiệp xét cho cùng là nhằm phát hiện những vấn đề tài chính nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và điều quan trọng hơn, phân tích tài chính đảm bảo đưa ra những dự đoán xác đáng về nhu cầu tài chính doanh nghiệp. Hoạt động phân tích tài chính, do vậy, phụ thuộc vào cường độ hoạt động, phương thức tiến hành kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động của Công ty Vinatour diễn ra rất thường xuyên, Công ty thường tiến hành thực hiện nhiều hoạt động cùng một lúc. Tuy vậy, các mục tiêu mà Công ty đặt ra trong việc phân tích hoạt động tài chính chủ yếu hướng đến phục vụ các thương vụ đơn lẻ. Nghĩa là khi tiến hành một hợp đồng cụ thể, Công ty yêu cầu phòng tài chính kế toán kết hợp với phòng kinh doanh đưa ra một phương án kinh doanh, trong đó bảm đảm yêu cầu có lãi và thu hồi vốn trong một thời gian nhất định. Do việc triển khai nhiều hợp đồng, dòng tiền tổng hợp vào, ra Công ty có những diến biến rất phức tạp, tạo ra sự bất ổn định giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán. Và nhìn chúng, Công ty chưa đưa ra mục tiêu cụ thể nào để phân tích tình hình tài chính của toàn bộ Công ty trong một thời kỳ. Do đặc điểm của việc quản lý hành chính, việc xác định các mục tiêu phân tích của Công ty hướng vào hai nội dung chính, đó là: - Phân tích tài chính để dự đoán nhu cầu tài chính và tìm nguồn tài trợ - Phân tích tài chính đảm bảo khả năng có lãi Đối với mục tiêu thứ nhất, việc cân đối nguồn tài trợ thường do khoản vốn kinh doanh của Công ty tự bỏ ra. Những hợp đồng lớn, ngoài nguồn tài trợ mua chịu người bán, Công ty còn vay ngân hàng. Tuy nhiên, việc dự doán nhu cầu tài chính và tìm nguồn tài trợ thường không có kế hoạch, do vậy các khoản nợ của Công ty có xu hướng tăng lên. Như vậy, có thể thấy việc phân tích tài chính của Công ty chưa thực sự được chú trọng và ngoài việc tìm nguồn tài trợ, Công ty còn phải phân tích cả việc lưu chuyển vốn cũng như khả năng thanh toán chung của Công ty. Nếu thực hiện tốt hai mục tiêu này, chắc chắn Công ty sẽ làm tốt công việc đảm bảo nguồn tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của Công ty. Đối với mục tiêu thứ hai, mà thực chất là đưa ra những chỉ tiêu trong phương án kinh doanh cụ thể như doanh thu, chi phí, các khoản nộp ngân sách Nhà nước và mức lợi nhuận dự kiến. Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt của thị trường, Công ty đôi khi chấp nhận cả phương án kinh doanh có lợi nhuận trên doanh thu thấp. Xét về tổng thể, mục tiêu này không phải là phân tích tài chính bảo đảm khả năng tối đa hoá lợi nhuận mà chỉ là chấp nhận một tỷ lệ % lãi cho từng thương vụ cụ thể. Trong việc xác định các mục tiêu phân tích tài chính, Công ty đã bỏ qua rất nhiều mục tiêu quan trọng khác như phân tích khả năng thanh toán, kiểm soát tín dụng thương mại, chỉ trả bằng tiền, kế hoạch cơ cấu nguồn vốn và tài sản…. của toàn bộ Công ty. Những mục tiêu này tạo thành một hệ thống các mục tiêu nhằm hướng tới việc tối đa hoá lợi nhuận và bảo đảm một nền tài chính lành mạnh. Tóm lại, xác định các mục tiêu phân tích tài chính của Công ty Vinatour chưa đạt được đúng mức vai trò của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, đó là phục vụ một cách tốt nhất cho các quyết định quản lý. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc quản lý tài chính của Công ty chưa tốt như đã nêu ở trên. 2.2.3 Về các phương pháp phân tích tài chính Về các phương pháp phân tích, Công ty sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ. Trong một giới hạn nhất định, các phương pháp này đã phục vụ một cách tương đối tốt nhu cầu nắm bắt tình hình tài chính của các chủ sở hữu Công ty. Trên thực tế, Công ty hầu như không bị lỗ vốn khi thực hiện hợp đồng. Việc phân tích các phương án kinh doanh (bao gồm cả hoạt động tài chính) tương đối chi tiết đảm bảo Công ty hoạt động có lãi. Nguồn vốn đầu tư vào các dự án đa số là vốn ngân sách, các đối tác có tiềm lực tài chính mạnh. Những rủi ro lớn nhất chỉ do vốn thanh toán chậm, Công ty phải chịu lãi vay ngân hàng làm tăng chi phí kinh doanh. Trong việc đánh giá kết quả phương án kinh doanh, Công ty chú trọng tới việc so sánh các số liệu giữa các thời kỳ khác nhau ( tháng , năm, quý ), giữa các khu vực thị trường khác nhau …Việc so sánh này đem lại cho Công ty những thông tin có chất lượng để tiếp tục chuyển hướng các hoạt động của mình. Bên cạnh đó, Công ty cũng quan tâm dến việc phân tích khả năng sinh lời, tốc độ thu hồi vốn khi kinh doanh các sản phẩm khác nhau. Nó giúp Công ty phát hiện các nhóm mặt hàng thị trường có nhu cầu, có khả năng thu được lợi nhuận cao và từ đó có những quyết định đầu tư đúng hướng. Trong phương pháp so sánh, Công ty tiến hành so sánh số thực hiện của năm nay so với số thực hiện của năm trước. Trong phương pháp tỷ lệ, Công ty tiến hành phân tích 2 nhóm tỷ lệ chủ yếu là: - Nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn: Hệ số nợ tổng tài sản, hệ số nợ vốn chủ sở hữu và tỷ suất tự tài trợ. - Nhóm tỷ lệ về Tỷ suất lợi nhuận: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và Tỷ suất lợi nhuận trên vốn. - Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh. - Nhóm tỷ lệ khả năng hoạt động: Vòng quay vốn lưu động và vòng quay hàng tồn kho. 2.2.4 Nội dung phân tích tài chính tại Công ty Vinatour Trong điều kiện có nhiều cơ sở sản xuất khác nhau đóng tại nhiều khu vực trong cả nước, hàng năm Công ty lập kế hoạch kinh doanh cho từng đơn vị cụ thể trên cơ sở nhu cầu của thị trường, tiềm lực về vốn của Công ty cũng như khả năng sản xuất của từng cơ sở. Do vậy, việc phân tích các chỉ tiêu tài chính thường tập trung vào các chỉ tiêu số lượng, có tính chất quy mô hơn là các chỉ tiêu có tính chất lượng. Sau đây là nội dung phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty: 2.2.4.1 Phân tích kết cấu tài sản nguồn vốn của Công ty Vinatour Xem bảng 2.5: Kết cấu nguồn vốn và tài sản Công ty Vinatour trong các năm qua. Theo bảng này, ta có thể thấy : * Về tài sản : - Trong tổng tài sản, tài sản lưu động ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn (năm 2000 là 41.56% và trong năm 2001 là 44.92%) và tài sản cố định ngày càng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Điều này cho thấy hoạt động tài chính của Công ty ngày càng đi vào kinh doanh thương mại là chủ yếu, mà đã giảm đầu tư vào tài sản cố định nhằm tăng năng lực sản xuất. - Trong tài sản lưu động, lượng tiền mặt tại quỹ của năm 2001 đã giảm so với lượng tiền mặt tại quỹ năm 2000 là 47.12%. Điều này làm cho khả năng thanh toán nhanh của Công ty kém đi và là điều các chủ nợ không mong muốn. Còn các khoản phải thu thì lại tăng khá nhanh ( năm 2001 tăng so với năm 2000 là 50,89% ) và là một trong những yếu tố chính làm tăng thêm tài sản. Điều này cho thấy Công ty đang bị tồn đọng vốn dẫn tới việc tiền mặt tại quỹ giảm xuống. Chính vì thế Công ty cần xem xét lại khoản mục này để có một cơ cấu tài sản hợp lý, tránh tình trạng tồn đọng vốn quá nhiều sẽ làm bất lợi cho tình hình tài chính của Công ty. - Hàng tồn kho của Công ty giảm một cách đáng kể trong năm 2001 (giảm 30,11% so với năm 2000) Điều này cho thấy tốc độ giải phóng hàng tồn kho của Công ty rất tốt, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đang gặp nhiều thuận lợi, nhất là trong hoàn cảnh một loạt Công ty khác đang cạnh tranh kinh doanh cùng mặt hàng sứ vệ sinh và sử dụng nhiều hình thức khuyến mãi để chiếm thị trường. - Tài sản lưu động khác tăng nhẹ so với năm 2000 (3,29 %). Nói chung khoản mục này khá ổn định và Công ty cần duy trì một tỷ trọng phù hợp cho khoản mục này. * Về nguồn vốn : - Nợ phải trả của Công ty chiếm 34,2% trong tổng nguồn vốn (năm 2000) và 34,66 % trong năm 2001. Nhìn chung đây là một tỷ lệ hợp lý và khá ổn định của Công ty. Nợ phải trả trong năm 2001 tăng so với năm 2000 nhưng không đáng kể và đây cũng là điều phù hợp trong điều kiện Công ty đang mở rộng kinh doanh. Qua việc tỷ lệ nợ phải trả ổn định qua các năm cho thấy Công ty có kế hoạch trả nợ tốt. - Trong năm 2001, nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên trong khi nợ dài hạn lại giảm đi. Tuy nhiên những biến động này không lớn và không làm ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của Công ty. Khoản phải trả tăng cao nhất về tỷ trọng ( 27,35% ) nhưng về số tuyệt đối nhỏ nên không làm ảnh hưởng nhiều đến khoản mục nợ phải trả. Bảng 2.5 : Kết cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty Vinatour trong những năm qua ( đơn vị 1000VND) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 ( +,-) 2001/2000 Lượng Tỷ trọng (%) Lượng Tỷ trọng (%) Mức %(+,-) A. Tài sản I. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 6243062 41.56 7112837 44.92 6349672 10.24 1. Tiền 2034363 2.95 1698222 1.53 -2075202 -47.12 2. Các khoản phải thu 3466345 19.56 4704551 28.94 14849000 50.89 3. Hàng tồn kho 203981 14.76 225158 10.11 -6634126 -30.11 4. TSLĐ khác 538373 4.29 484546 4.34 210000 3.29 II. TSCĐ và đầu tư dài hạn 8946252 58.44 7984347 55.08 -3384000 -3.88 1. TSCĐ 8946252 56.89 7984347 52.97 -4284000 -5.04 2. Đầu tư dài hạn 0 1.55 0 2.11 900000 39.13 Tổng cộng tài sản 15189314 100 15097183 100 2956672 1.98 B.Nguồn vốn III. Nợ phải trả 51010603 34.2 52724275 34.66 1713672 3.36 1. Vay ngắn hạn 11381000 7.63 11922000 7.83 541000 4.75 2. Vay dài hạn 22850000 15.32 21350000 14.03 -1500000 -6.57 3. Phải trả 10742583 7.2 13681327 8.99 2938744 27.35 4. Nợ khác 6037020 4 5770948 3.79 -266072 -4.41 IV. Vốn chủ sở hữu 98136000 65.8 99388000 65.34 1252000 1.28 1. LN chưa phân phối 1609000 1.08 1827000 1.2 218000 13.55 2. Vốn + quỹ 96527000 64.72 97561000 64.14 1034000 1.07 Tổng cộng nguồn vốn 149146603 100 152112275 100 2965672 1.99 Nguồn: Bảng cân đối kế toán Công ty Vinatour năm 2000&2001 - Vốn chủ sở hữu vẫn là khoản chính trong hoạt động của Công ty , chiếm 65,8% tổng nguồn vốn của Công ty trong năm 2000 và 65,34% trong năm 2001. Đây là cơ cấu hợp lý với một doanh nghiệp nhà nước trong cơ chế thị trường. Điều này cho thấy Công ty có thể chủ động trong nguồn vốn kinh doanh, nhưng vẫn tận dụng được sự tài trợ từ bên ngoài. Trong danh mục vốn chủ sở hữu thì phần lợi nhuận chưa chia chỉ chiếm một phần nhỏ ( 1,08% trong năm 2000 và 1,2% trong năm 2001) Còn lại là nguồn vốn và quỹ của Công ty, chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Tóm lại, phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty cho thấy Công ty có khả năng mở rộng hoạt động tốt thể hiện qua việc hàng tồn kho giảm đi, các khoản phải thu tăng nhanh. Tuy nhiên, Công ty cũng cần chú ý đến việc tiền mặt tại quỹ giảm một cách đáng kể trong khi các khoản phải thu lại tăng lên nhanh. Điều này có nghĩa là Công ty đang bị tồn đọng vốn, ảnh hưởng tới quá trình tái đầu tư sản xuất kinh doanh. - Về cơ cấu tài chính của Công ty : * Hệ số nợ tổng tài sản: Năm 2000 : 34,2 % Năm 2001 : 34,66% Như vậy, trong hai năm 2000 và 2001, hệ số nợ tổng tài sản không biến động là mấy và ở mức vừa phải, thể hiện được Công ty vẫn đang tự chủ về tài chính, nhưng vẫn tận dụng được nguồn tài trợ từ bên ngoài ở mức vừa phải. Nói chung cơ cấu nợ trên tổng tài sản của Công ty đang ở trạng thái tốt. * Hệ số nợ vốn chủ sở hữu: Năm 2000 : 51,97% Năm 2001 : 53,05% * Tỷ suất tự tài trợ Năm 2000 : 65,8 % Năm 2001 : 65,34% Nói chung Công ty có một cơ cấu về nợ và vốn chủ sở hữu khá ổn định và nói chung là tốt. Tuy nhiên qua việc phân tích các chỉ tiêu về tài sản cho thấy khả năng thanh khoản của Công ty đang kém đi vì lượng tiền mặt tại quỹ giảm trong khi những khoản phải thu lại tăng lên. Chính vì thế chúng ta cần phải phân tích khả năng thanh toán của Công ty. 2.2.4.2 Phân tích khả năng thanh toán Khả năng thanh toán công nợ của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượng của hoạt động tài chính. Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít bị rơi vào tình trạng bị chiếm dụng vốn và cũng không phải đi chiếm dụng vốn, luôn bảo đảm khả năng thanh toán cao. Do đó phân tích khả năng thanh toán công nợ là một nhu cầu vô cùng cần thiết. Để phân tích khả năng thanh toán của Công ty, ta dùng bảng 2.6 Bảng 2.6 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty Vinatour (đơn vị :triệu VND) Phải thu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Phải trả Năm 2000 Năm 2001 Chêch lệch 1.Phải thu 29178 44027 14849 1.Vay ngắn hạn 11381 11922 541 2.Vay dài hạn 22850 21350 -1500 3.Phải trả 10743 13681 2938 4.Nợ khác 6037 5771 -266 Tổng cộng 29178 44027 14849 51011 52724 1713 Nguồn : Bảng cân đối kế toán Công ty Vinatour năm 2000&2001 Qua bảng trên ta thấy: Nếu như chênh lệch phải thu - phải trả năm 2000 là - 21824 triệu đ thì chêch lệch năm 2001 là -8697 triệu đ. Nhìn chung Công ty có xu hướng ngày càng bị khách hàng chiếm dụng vốn. Các khoản phải thu tăng mạnh (14849 triệu VND) trong khi các khoản phải trả vẫn ổn định. Điều này cho thấy, công tác thu hồi nợ của Công ty chưa tốt. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty Vinatour cho thấy doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trên nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn tài trợ từ bên ngoài cũng có nhưng chỉ chiếm một tỷ trọng vừa phải. Do công tác thu hồi nợ Công ty làm chưa tốt nên việc bị chiếm dụng vốn tăng khá nhanh so với năm 2000. Chúng ta xem xét một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán : a. Hệ số thanh toán ngắn hạn: Năm 2000 = 61988603 = 1,22 51001000 Năm 2001 = 68338275 = 1,3 52724000 Hệ số này cho biết khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong ngắn hạn,nghĩa là khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán dưới một năm của các khoản mục tài sản lưu động của doanh nghiệp . Hệ số này phải luôn lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty mới được bảo đảm. Như vậy nhìn chung khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty Vinatour là khá an toàn. Tuy nhiên, trong năm 2001, do các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động (64,4 %) nên nếu các khoản phải thu của Công ty không nằm trong thời hạn thanh toán của các khoản nợ thì Công ty rất dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. b. Hệ số thanh toán nhanh: Năm 2000 = 4403672 + 29178000 = 0,66 51001000 Năm 2001 = 2328470 + 44027000 = 0,88 52724000 Hệ số này cho biết khả năng thanh toán của tiền và các khoản phải thu nghĩa là các tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán nhanh có xu hướng tăng lên trong năm 2001. Tuy nhiên điều này cũng không thể làm cho Công ty yên tâm vì hệ số thanh toán nhanh tăng là do các khoản phải thu tăng rất mạnh, còn tiền mặt tại quỹ thực tế bị giảm đi. Điều này cũng cho thấy nếu các khoản phải thu không đòi được đúng hạn thì sẽ dẫn tới việc mất khả năng thanh toán của Công ty. c. Hệ số thanh toán tức thời Năm 2000 = 4403672 = 0,086 51001000 Năm 2001 = 2328470 = 0,044 52724000 Hệ số này cho biết khả năng đáp ứng ngay các nhu cầu thanh toán đến hạn của doanh nghiệp . Hệ số này trong năm 2001 giảm mạnh so với năm 2000. Điều này phản ánh đúng thực tế rằng lượng tiền mặt tại quỹ trong năm 2001 giảm mạnh so với năm 2000. Đây là tình trạng không tốt của tình hình tài chính Công ty. Nhìn chung các hệ số thanh toán của doanh nghiệp khá ổn định và có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên sự gia tăng này không làm cho Công ty yên tâm, vì trong khi các hệ số nợ khác tăng thì hệ số thanh toán tức thời lại giảm. Điều này làm cho việc thanh toán công nợ của Công ty phụ thuộc vào công tác thu hồi vốn, làm Công ty không chủ động được trong việc thanh toán công nợ. 2.2.4.3 Phân tích kết quả kinh doanh và khả năng sinh lãi của Công ty Kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp các mặt hoạt động của doanh nghiệp đó. Thông thường, kết quả kinh doanh phụ thuộc vào tình hình thị trường sản phẩm và mức tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường thì các hoạt động tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp hoạt động tài chính có sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác nhau, hình thành nhiều loại sản phẩm khác nhau thì những chi phí vốn là một nhân tố quan trọng tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 2.7 thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Vinatour qua hai năm là 2000 và 2001. Bảng 2.8 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Vinatour ( đơn vị: 1000 VND) Chỉ tiêu 2000 2001 Chênh lệch 2001/2000 %Theo quy mô chung Mức % 2000 2001 1.Tổng doanh thu 2.Các khoản giảm trừ 3.Doanh thu thuần 4.Giá vốn hàng bán 5.Lợi nhuận gộp 6.Chi phí bán hàng 7.Chi phí quản lý DN 8.Lợi nhuận từ hoạt động KD 9.Lợi nhuận từ hoạt động TC 10.Thu nhập bất thường 102856000 0 102856000 67947000 34909000 19767747 12870065 2271188 0 0 119600000 0 119600000 78100000 41500000 23500236 15313000 2686764 0 0 16744000 0 16744000 10153000 6591000 3732489 2442935 415576 0 0 16,3 0 16,3 14,9 18,9 18,9 19 18,3 0 0 100 0 100 66,1 33,9 19,2 12,5 2,2 0 0 100 0 100 65,3 34,7 19,7 12,8 2,3 0 0 11.Tổng lợi nhuận trước thuế 12.Thuế TNDN 13.Lợi nhuận sau thuế 2271188 726780 1544408 2686764 859764 1827000 415576 132984 282592 18,3 18,3 18,3 2,21 0,71 1,5 2,25 0,72 1,53 Nguồn số liệu : Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty Vinatour năm 2000 & 2001 Qua bảng 2.7 ta có thể rút ra một số nhận xét sau : - Tổng doanh thu của Công ty có bước tăng trưởng khá, năm 2001 đã tăng 16,3% so với năm 2000. Doanh thu tăng lên là do một số nguyên nhân sau: + Tình hình thị trường đối với sản phẩm vật liệu xây dựng, trong đó có mặt hàng sứ vệ sinh đang tăng trưởng với tốc độ lớn với đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Do đó nó có nhiều diễn biến thuận lợi với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất sứ vệ sinh nói riêng, nhất là đối với những Công ty có uy tín từ lâu và được khách hàng tín nhiệm như Công ty Vinatour + Do những nỗ lực tiếp thị của Công ty Vinatour. Trong các năm trở lại đây, Công ty liên tục tham dự các triển lãm trong nước và quốc tế, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Công ty đã tập trung vào việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Bên cạnh đó, Công ty giữ chữ tín và tiếp tục mở rộng các thị trường quốc tế quen thuộc như Ý, Nga, Ukraina, Nhật Bản … nhưng cũng không quên thị trường trong nước. Công ty sản xuất đầy đủ các loại sản phẩm từ hàng cao cấp đến bình dân để đáp ứng nhu cầu của mọi tầng lớp. - Về tỷ trọng, giá vốn hàng bán không thay đổi đáng kể trong tổng doanh thu. Nhìn chung tỷ trọng giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu là khá ổn định (năm 2000: 66,1% và năm 2001: 65,3%). Đó là do doanh nghiệp luôn định hướng đúng thị trường, quan hệ tốt với những nhà cung cấp nguyên nhiên liệu nên tuy trong một thị trường cạnh tranh quyết liệt, thường xuyên có sự giảm giá mà tỷ trọng giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu hầu như không thay đổi. Mặt khác, tuy là khá ổn định nhưng tỷ trọng giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu của Công ty đang có xu hướng giảm đi. Đây là tín hiệu tốt đến hoạt động kinh doanh của Công ty vì điều này đồng nghĩa với việc tỷ suất lợi nhuận của Công ty sẽ tăng lên. - Do tỷ trọng giá vốn hàng bán ổn định nên lợi nhuận gộp của Công ty cũng ổn định và có xu hướng tăng lên, chiếm tỷ trọng 33,9% trong năm 2000 và 34,7% trên tổng doanh thu trong năm 2001. Lợi nhuận gộp đạt mức tăng trưởng 18,9 %. Đây là một kết quả tốt cho thấy Công ty đang đi đúng hướng và đang đạy được những kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh. - Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng vẫn ổn định ở mức khá cao. Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng 19,2% trên tổng doanh thu trong năm 2000 và 19,7% trong năm 2001. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng 12,5% trên tổng doanh thu trong năm 2000 và chiếm 12,8% trong năm 2001. Tuy lợi nhuận gộp tăng lên nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên với tốc độ tương ứng nên không tạo được đột biết về lợi nhuận từ kinh doanh. Lợi nhuận từ kết quả hoạt động kinh doanh cũng đạt mức tăng trưởng 18,3% nhưng về tỷ trọng trên tổng doanh thu lại đạt rất thấp là 2,2% trong năm 2000 và 2,3% trong năm 2001. Qua đó chúng ta thấy vì chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng ở mức quá cao nên làm giảm lợi nhuận từ kinh doanh của Công ty. - Do Công ty không có thu nhập từ hoạt động tài chính cũng như thu nhập bất thường nên lợi nhuận trước thuế của Công ty cũng chính là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Công ty phải nộp thuế thu nhập 32% và lợi nhuận sau thuế của Công ty chiếm tỷ trọng 1,5% trong năm 2000 và 1,53% trong năm 2001. Ta nghiên cứu một số chỉ tiêu tài chính về lợi nhuận của Công ty: * Hệ số sinh lợi doanh thu Năm 2000 : 1,5% Năm 2001 : 1,53 % * Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu Năm 2000 = 1544408 = 0,0157 = 1,57 % 98136000 Năm 2001 = 1827000 = 0,0184 = 1,84 % 99388000 Hệ số này cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số này tăng lên chứng tỏ Công ty đã sử dụng có hiệu quả hơn đồng vốn mình bỏ ra. Tuy nhiên hệ số này vẫn còn thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng đồng vốn của Công ty chưa cao. Một lý do khác là do Công ty kinh doanh dựa phần lớn vào vốn của mình là chính nên tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chưa cao. Tóm lại, qua những phân tích trên đây cho thấy, trong năm 2001, lợi nhuận của Công ty Vinatour tăng lên khá nhiều chứng tỏ đây là một năm mà hoạt động kinh doanh của Công ty phát triển tốt và Công ty đang phát triển đúng hướng. Tuy nhiên tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty còn thấp, điều này làm Công ty phải cố hơn nữa và cần huy động thêm nguồn tài trợ từ bên ngoài cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra Công ty còn phải giải quyết vấn đề giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vì hiện tại nó đang chiếm một tỷ trọng quá lớn. Có như vậy mới có thể tăng được lợi nhuận của Công ty. 2.2.4.4 Đánh giá khả năng hoạt động của Công ty Để đánh giá khả năng hoạt động của Công ty, ta phải dùng các chỉ tiêu sau - Doanh thu thuần: Doanh thu thuần của Công ty năm 2001 đã tăng 16,3% so với năm 2000, điều đó cho thấy hoạt động của Công ty đã được mở rộng về quy mô. a. Vòng quay vốn lưu động: Năm 2000 = 102856000 = 1,66 61988603 Năm 2001 = 119600000 = 1,75 68338275 Vòng quay vốn lưu động cho biết khả năng hoạt động tạo ra doanh thu của các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, vòng quay vốn lưu động của Công ty có xu hướng ổn định và trong năm 2001 đã tăng hơn năm 2000 nhưng vẫn ở mức thấp, điều đó chứng tỏ khả năng hoạt động của Công ty xét về chất lượng vẫn chưa được tốt. Nguyên nhân chính là do đặc điểm của loại hình sản xuất vật liệu xây dựng, và một phần cũng do Công ty chưa có biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ vốn lưu động. b. Vòng quay hàng tồn kho Năm 2000 = 102856000 = 4,67 vòng 22026931 Năm 2001 = 119600000 = 7,77 vòng 15392805 Vòng quay hàng tồn kho trong năm 2001 đã tăng lên đáng kể so với năm 2000. Điều đó cho thấy trong năm 2001, tình hình kinh doanh của Công ty tốt hơn năm 2000, kế hoạch thị trường được thực hiện tốt hơn dẫn đến hàng tồn kho giảm đi so với năm 2000. 2.2.4.5 Tổng hợp các chỉ tiêu tài chính được sử dụng trong phân tích tài chính của Công ty Qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty, ta có thể tổng hợp các chỉ tiêu mà Công ty đã sử dụng trong phân tích tài chính trong bảng2.8 Bảng 2.8 Kết quả phân tích tài chính tại Công ty Vinatour Các chỉ tiêu phân tích Đơn vị Năm 2000 2001 1. Hệ số nợ tổng tài sản % 34.2 34,66 2. Hệ số nợ vốn chủ sở hữu % 51,97 53,05 3. Tỷ suất tự tài trợ % 65,8 65,34 4. Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,66 0,88 5. Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 1,22 1,3 6.Hệ số thanh toán tức thời Lần 0,086 0,044 7.Hệ số sinh lợi doanh thu % 1,5 1,53 8. Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu % 1,57 1,84 9.Vòng quay vốn lưu động Vòng 1,66 1,75 10.Vòng quay hàng tồn kho Vòng 4,67 7,77 Nguồn : bảng phân tích tài chính công ty Vinatour năm 2000&2001 Các chỉ tiêu trên cung cấp cho ban lãnh đạo Công ty một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty và đưa ra một số nhận xét sau : - Hoạt động tài chính của Công ty ngày càng mở rộng về quy mô, thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu, tổng tài sản tăng trong năm 2001 so với năm 2000. - Về nguồn tài trợ: Để tài trợ cho hoạt động của mình, Công ty huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu đóng vai trò chủ đạo và các nguồn vốn huy động từ ngoài cũng chiếm một khoản đáng kể. Những nguồn vốn này đảm bảo một cách tương đối ổn định cho hoạt động của Công ty. - Về khả năng thanh toán, phân tích tình hình khả năng thanh toán của Công ty cho thấy khả năng thanh toán trong năm 2001 tốt hơn năm 2000 nhưng với điều kiện Công ty kiểm soát được chặt chẽ tài sản lưu động, nhất là các khoản phải thu, các khoản tạm ứng. - Khả năng sinh lời của Công ty đang có xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy Công ty đang phát triển đúng hướng. Tuy nhiên khả năng sinh lời của Công ty còn có thể tăng hơn nữa nếu Công ty giảm được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhìn chung ta thấy công tác quản lý vốn lưu động của Công ty chưa được tốt. Từ đó có thể thấy rằng hoạt động quản lý tài chính của Công ty chưa được thực hiện có hiệu quả. 2.3 Những thiếu sót còn tồn tại trong công tác phân tích tài chính của công ty Vinatour Trong công tác phân tích tài chính của công ty Vinatour, còn một số chỉ tiêu quan trọng mà công ty chưa sử dụng để phân tích tình hình tài chính của công ty: 2.3.1 Phân tích diễn biến tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty Đối với nội dụng này, hiện Công ty chưa phân tích một cách thường xuyên. Do vậy, Công ty cần đưa nội dung này vào hoạt động phân tích tài chính. Nội dung này thể hiện ở bảng 2.9: Qua bảng trên ta có thể thấy : - Trong năm 2001, nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty Vinatour tăng 15059 triệu đồng so với năm 2000. Điều đó phản ánh hoạt động của Công ty có những bước tăng trưởng tốt trong năm 2001. Trong đó, sử dụng vốn chủ yếu tăng ở các khoản phải thu (98,6%). Xem xét hoạt động của Công ty cho thấy: phạm vi hoạt động của Công ty ngày càng mở rộng, môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt dẫn tới việc Công ty phải cho các đại lý trả tiền sau. Chính vì thế làm việc quyết toán có nhiều vướng mắc. Do vậy các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn là điều tất yếu xảy ra và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên Công ty cũng cần có biện pháp để quản lý chặt chẽ các khoản này để tránh rủi ro trong thanh khoản. Bảng 2.9 : Bảng phân tích diễn biến nguồn và sử dụng vốn của Công ty Vinatour năm 2001 so với năm 2000 Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Tăng,giảm sử dụng vốn Tăng,giảm nguồn vốn Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng 1. Vốn bằng tiền 2075,2 13,8% 2. Các khoản phải thu 14849 98,6% 3. Hàng tồn kho 6634,2 44,1% 4. TSLĐ khác 210 1,4% 5. TSCĐ 3384 22,5% 6. Nợ ngắn hạn 1713.6 11,4% 7. Nguồn vốn chủ sở hữu 1252 8,2% Cộng 15059 100% 15059 100% Nguồn số liệu : Bảng cân đối kế toán của Công ty Vinatour năm 2000&2001 - Phần tăng còn lại của sử dụng vốn là phần tài sản lưu động khác tăng không đáng kể (1,4%) chủ yếu tăng là do các khoản tạm ứng, trả trước. - Vốn bằng tiền trong năm 2001 giảm đáng kể so với năm 2000 (giảm 2075,2 triệu). Điều này là hệ quả của việc tồn đọng vốn của Công ty khi các khoản phải thu tăng lên. Tuy điều này không làm khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của Công ty giảm xuống nhưng làm khả năng thanh toán tức thời của Công ty kém đi. Đáng chú ý là hàng tồn kho năm 2001 giảm mạnh so với năm 2000 làm tăng nguồn vốn lên 6634,2 triệu đồng (44,1%). Đây là tín hiệu đáng mừng cho Công ty cho thấy trong năm 2001 là năm Công ty kinh doanh tốt, lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên và công tác dự báo nhu cầu thị trường của Công ty chính xác hơn nên lượng tồn kho của Công ty giảm. - TSCĐ của Công ty trong năm 2001 giảm đi 3384 triệu ( 22,5 % ) cho thấy trong năm 2001 Công ty chưa chú trọng đến công tác bổ sung TSCĐ để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất, lượng bổ sung TSCĐ nhỏ hơn số lượng khấu hao TSCĐ dẫn tới tình trạng giảm TSCĐ. - Nợ ngắn hạn và vốn chủ sở hữu trong năm 2001 đều tăng so với năm 2000. Cụ thể nợ ngắn hạn tăng 1713,6 ( 11,4% ) và vốn chủ sở hữu tăng 1252 ( 8,2 % ). Điều này cho thấy Công ty đã chủ động được nguồn vốn của mình, tìm được nguồn tài trợ phục vụ mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây cũng là nguồn tài trợ chính cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Và Công ty cũng làm rất tốt việc giữ vững để tỷ lệ vốn đi vay và vốn chủ sở hữu ở một mức hợp lý. 2.3.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Qua việc phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp ta có thể thấy nguồn vốn có tầm quan trọng như thế nào đến doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng đến hầu hết các quyết định về tài chính của doanh nghiệp cũng như nó là nhân tố quan trọng bậc nhất, là điều kiện đầu tiên để Công ty có thể hoạt động. Do vậy, Công ty cần đặt mục tiêu phân tích nguồn tài trợ là một mục tiêu quan trọng của phân tích tài chính. Đối với một doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều nguồn tài trợ khác nhau, bao gồm các nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn tài trợ luôn đặt doanh nghiệp trước những rủi ro và chi phí của nguồn tài trợ. Rủi ro mà doanh nghiệp phải chịu ở đây có thể là rủi ro lãi xuất hoặc rủi ro thanh toán. Rủi ro càng cao thì chi phí do sử dụng nguồn tài trợ càng thấp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phân tích để sử dụng nguồn tài trợ một cách hợp lý, vừa đảm bảo hạn chế rủi ro, vừa giảm được chi phí do sử dụng nguồn tài trợ. Do đó, Công ty cần phân tích sử dụng nguồn tài trợ theo hướng giảm thiểu nguồn vốn vay để giảm chi phí tài chính, đồng thời thường xuyên kết hợp với khả năng thanh toán, đảm bảo với việc sử dụng các guồn vốn một cách hiệu quả nhất. Với nội dung này, Công ty cần bổ xung phân tích hai chỉ tiêu là vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động. Nếu thực hiện phân tích tố hai chỉ tiêu này, Công ty sẽ không bị động trong việc bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh đồng thời thực hiện tốt việc luân chuyển vốn. Thực tế ở Công ty Vinatour, khoản mục TSCĐ khác ( chủ yếu là các khoản tạm ứng ) cũng tạo ra nhu cầu VLĐ thường xuyên. Tuy nhiên để đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, Công ty cần giảm thiểu khoản mục này. Do vậy nhu cầu VLĐ thường xuyên của Công ty cũng xẽ giảm và các nguồn tài trợ sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn. Việc phân tích các chỉ tiêu VLĐ thường xuyên và nhu cầu VLĐ thường xuyên được thể hiện trên bảng 2.10 Bảng 2.10 Vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty Vinatour qua các năm ( Đơn vị tính : nghìn đồng ) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 1. Nguồn vốn dài hạn - Vốn chủ sở hữu - Nợ dài hạn 2. Tài sản cố định 3. Vốn lưu động thường xuyên 4. Hàng tồn kho 5. Các khoản phải thu 6. TSLĐ khác 7. Nợ ngắn hạn 8. Nhu cầu VLĐ thường xuyên 120986000 98136000 22850000 84858000 36128000 22026931 29178000 6380000 28160603 29424328 120738000 99388000 21350000 80574000 40164000 15392805 44027000 6590000 31374275 34635530 Qua bảng trên cho thấy chỉ tiêu vốn lưu động thường x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty điều hành hướng dẫn du lịch Vinatour.pdf
Tài liệu liên quan