Tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại cục hải quan Hà Nội: Luận văn
Một số giải pháp nhằm
đẩy mạnh công tác phòng
chống buôn lậu và gian
lận thương mại tại Cục
Hải quan Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua đất nước ta ổn định về chính tri và xã hội,
kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng, giao lưu kinh tế được mở
rộng, công cuộc cải cách hành chính phát triển nổi bật, đặc biệt là những định
hướng phát triển kinh tế và xã hội đưa ra trong nghị quyết đại hội Đảng lần thứ
IX của Đảng đề ra, như đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ, Viêt
Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới, đồng thời đảy mạnh các
hoat động kinh tế đối ngoại, đây chính là bước tiến quan trọng cho hoat động
XNK trên địa bàn thủ đô.
Ngoài ra, chúng ta còn phải nhắc tới những bước tiến quan trọng trong
quá trình hiện đại hoá ngành Hải quan như quy chế hoá, quy trình hoá, thống
nhất hoá hoạt động nghiệp vụ chuyên môn và xây dựng lực lượng Hải quan
vững mạnh .Bên cạnh đó, viêc thực thi những hiệp đinh quốc tế song phươn...
106 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại cục hải quan Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Một số giải pháp nhằm
đẩy mạnh công tác phòng
chống buôn lậu và gian
lận thương mại tại Cục
Hải quan Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua đất nước ta ổn định về chính tri và xã hội,
kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng, giao lưu kinh tế được mở
rộng, công cuộc cải cách hành chính phát triển nổi bật, đặc biệt là những định
hướng phát triển kinh tế và xã hội đưa ra trong nghị quyết đại hội Đảng lần thứ
IX của Đảng đề ra, như đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ, Viêt
Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới, đồng thời đảy mạnh các
hoat động kinh tế đối ngoại, đây chính là bước tiến quan trọng cho hoat động
XNK trên địa bàn thủ đô.
Ngoài ra, chúng ta còn phải nhắc tới những bước tiến quan trọng trong
quá trình hiện đại hoá ngành Hải quan như quy chế hoá, quy trình hoá, thống
nhất hoá hoạt động nghiệp vụ chuyên môn và xây dựng lực lượng Hải quan
vững mạnh .Bên cạnh đó, viêc thực thi những hiệp đinh quốc tế song phương
và đa phương như hiệp định thương mại Viêt-Mĩ, việc gia nhập AFTA, thực
hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo hiệp định CEPT đã góp phần đẩy mạnh
hoạt động kinh tế đối ngoại với các nước trên thế giới đăc biệt là Châu Mĩ và
Châu Âu là những thị trương còn rất xa lạ với chúng ta trong thời kỳ trước đây.
Thủ đô Hà Nội là đầu não kinh tế-văn hoá-chính trị, khoa học-kĩ thuật
và là một trung tâm giao dịch thương mại quốc tế lớn của cả nước. Vị trí quan
trọng nay một mặt thúc đẩy hoạt động giao lưu buôn bán với nước ngoài tạo
điều kiện cho thủ đô phát triển nhanh chóng nhưng mặt khác nó cũng là môi
trường thuận lợi cho hành vi buôn lậu và gian lận thương mại sinh sôi, nảy nở
đây là một thách thức không nhỏ đối với thành phố.
Trong những năm gần đây tình hình buôn lậu và gian lân thương mại
trên địa bàn thành phố phát triển hết sức nhanh chóng đáng chú ý là những mặt
hàng như: hàng chuyển tiếp, hàng đầu tư nước ngoài, hàng chế độ riêng, hàng
tạm nhập-tái xuất. Để có những biện pháp khắc phục kịp thời, Cục Hải quan
thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm soát chặt chẽ các hàng hoá, hành lí, ngoại
hối, bưu phẩm, bưu kiện xuất nhập khẩu qua Chi cục Hải quan Gia Lâm, Chi
cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, Chi cục Hải quan Bắc Hà
Nội, Chi cục Hải quan Ga đường sắt quốc tế Yên Viên, Chi cục Hải quan quản
lý hàng đầu tư gia công, Chi cục Hải quan Hà Tây, Chi cục Hải quan Gia
Thuỵ, Chi cục Hải quan Bắc ninh, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc, Chi cục Hải
quan Phú Thọ.
Cục Hải quan Hà nội có phạm vi quản lý rộng, phức tạp, không có cửa
khẩu biên giới, không có cửa khẩu trực tiếp với biển nhưng Hà nội lại có hệ
thống giao thông toả đi các miền trong cả nước và có sân bay quốc tế Nội Bài
là cửa khẩu lớn đón nhận hầu hết sự giao lưu quốc tế với Viêt nam qua đường
hàng không .
Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà nội diễn ra rất sội động, đa
dạng và phức tạp đối với đủ các loại hình của hơn 4000 doanh nghiệp, công ty
trong và ngoài nước. Nhưng cùng với sự phát triển về hoạt động xuất nhập
khẩu, lưu thông hàng hoá cũng phát sinh không ít những hoạt động buôn lậu,
gian lận thương mại và những hành vi vi phạm pháp luật Hải quan.
Chính vì những đặc điểm nêu trên, nên kết quả đấu tranh chống buôn lậu
và gian lận thương mại của Hải quan Thành phố Hà nội trong thời gian qua tuy
đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp , chỉ mới phát
hiện được những vụ nhỏ với những phương thức giản đơn và phổ biến. Những
vụ buôn lậu quy mô lớn ít được phát hiện và xử lý, nhất là những vụ xuất nhập
hàng cấm qua cửa khẩu và những vụ gian lận trốn lậu thuế có thủ đoạn tinh vi
và có tính chất nước ngoài. Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại không
những không giảm mà ngày càng gia tăng với những tình tiết ngay càng phức
tạp.
Chính vì vậy việc nghiên cứu đề tài:”Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh
công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan
Hà Nội” không những mang tính cấp thiết về mặt lý luận mà còn là đòi hỏi
thực tiễn cấp thiết nhằm góp phần năng cao hiệu quả của công tác này trong
thời gian tới.
2.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống thực trạng của công tác
chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan TP Hà nội. Chuyên đề
làm rõ các nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự xuất hiện và phát triển của buôn
lậu và gian lận thương mại trong hoạt động XNK do Cục Hải quan TP Hà nội
quản lý để từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế và từng bước đẩy lùi tình
trạng buôn lậu và gian lận thương mại.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Buôn lậu và gian lận thương mại là một đề tài có phạm vi rất rộng, liên
quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên
để việc nghiên cứu được tập trung và có trọng điểm chuyên đề chỉ đề cập đến
Buôn lậu và gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan , qua công tác chống
buôn lậu và gian lận thương mại , công tác kiểm tra ,giám sát của Cục Hải
quan TP Hà nội
4.Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề được nghiên cứu dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng, phương pháp khảo sát thực tế ,thống kê, phân tích ,tổng hợp...
5.Kết cấu của chuyên đề:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục , nội dung
chuyên đề bao gồm 03 chương.
Chương I: Tổng quan về phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại
trong thương mại quốc tế
Chương II: Thực trạng các hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận
thương mại tại Cục hải quan TP Hà nội
Chương III : Định hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác đấu
tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Cục Hải quan Hà
Nội trong thời gian tới
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.KHÁI NIỆM BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG THƯƠNG MẬI
QUỐC TẾ (TMQT)
1.1Khái niệm
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, sự gian lận trong
buôn bán hàng giữa các nước cũng phát triển không ngừng cả về quy mô lẫn
tính chất, thủ đoạn. Để hiểu rõ thế nào là Buôn lậu và gian lận thương mại,
chúng ta lần lượt nghiên cứu từng nội dung của khái niệm:
1.1.1 Buôn lâu và vận chuyển hàng hoá trái phép :
-Buôn lậu: theo Luật hình sự Việt Nam, được định nghĩa là " buôn bán
hàng trốn thuế hoặc hàng quốc cấm". Đó là định nghĩa buôn lậu nói chung.
Còn trong ngữ cảnh quốc tế, buôn lậu được hiểu là buôn bán hàng hoá, tiền tệ
và các phương tiện thanh toán khác qua biên giới trốn tránh sự kiểm soát nhà
nước nhằm mục đích kiếm lời.
Buôn lậu là hành vi mang hàng hoá một cách bí mật và không hợp pháp
vào và ra khỏi một nước mà không chịu trả thuế.
Công ước NAIROBI - Công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính lẫn nhau,
ngăn ngừa ,điều tra và trấn áp các vi phạm hải quan- cũng đưa ra khái niệm
buôn lậu là gian lận thương mại nhằm che dấu sự kiểm tra, kiểm soát của Hải
quan bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện trong việc đưa hàng hoá lén lút qua
biên giới.
Về tội danh buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên
giới nhiều nước quy định tội danh buôn lậu vận chuyển đồ cấm (thuốc phiện,
vũ khí, thuốc nổ...) là tội hình sự, còn các tội buôn lậu hàng hoá khác nằm
trong tội danh gian lận thương mại thì bị truy thu thuế và phạt rất nặng (gia
tăng theo số lần vi phạm) tức là có xu hướng không hình sự hóa các mối quan
hệ dân sự trong hoạt động kiểm tra thương mại.
Đối với Việt nam, hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá
tiền tệ qua biên giới là một tội danh được quy định tại điều 97 của Bộ luật hình
sự. Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện qua các hành vi:
- Buôn lậu trái phép hàng hoá tiền tệ hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá
tiền tệ qua biên giới trái với quy định của pháp luật với mục đích kiếm lợi
nhuận bất hợp pháp.
- Không khai báo hoặc khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ, dấu giếm
hàng hoá, tiền tệ trái phép không có giấy tờ hợp lệ của cơ quan có thẩm quyền
đã được Nhà nước quy định.
- Không đi qua các cửa khẩu, cố tình trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của
Cơ quan Hải quan và cơ quan quản lý cửa khẩu.
Hành vi mang hàng hóa trái phép qua biên giới rõ ràng có mục đích buôn
bán thì cấu thành tội buôn lậu .... Nếu không có mục đích buôn bán thì cấu
thành tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.
Dấu hiệu bắt buộc của tội phạm qua biên giới là tội phạm được hoàn
thành từ thời điểm thực hiện hành vi mang hàng hoá trái phép qua biên giới.
Hành vi nhập khẩu trái phép trót lọt hàng hoá hay tiền tệ qua biên giới vào
trong nội địa mới bị phát hiện vẫn cấu thành tội buôn lậu vận chuyển trái phép
hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.
Tất cả các đối tượng có hành vi vi phạm điều 97 Bộ luật hình sự đều là
đối tượng đấu tranh của Hải quan và công tác đấu tranh chống buôn lậu là một
trong nhiệm vụ quan trọng của Cục Hải quan Thành phố Hà Nội. Để thực hiện
tốt chức năng nhiệm vụ quan trọng này Cục Hải quan Hà Nội phải được tổ
chức chặt chẽ, thống nhất, có sự phân công rõ ràng giữa các phòng nghiệp vụ.
Chúng ta cần phân biệt rõ giữa gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan và
buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Đây là hai khái
niệm khác nhau. Tuy nhiên trong thực tế ở Việt Nam nói chung, Cục Hải quan
Hà Nội nói riêng khái niệm này chưa được phân định rõ ràng, thậm chí còn đ-
ược gộp vào một. Chính sự lẫn lộn này dẫn đến khó khăn cho việc phân biệt tội
danh để đấu tranh và xử lý các tội phạm và hình vi vi phạm pháp luật Hải
quan.
1.1.2 Gian lận thương mại :
- Gian lận: là hành vi dối trá, lừa đảo, mánh khoé của con người nhằm
lừa người khác để đạt được mục đích nào đó.
- Gian lận thương mại: là những hành vi dối trá, mánh khoé lừa lọc trong
thương mại nhằm mục đích thu được một khoản lợi bất chính nào đó mà lẽ ra
những khoản lợi thu được này họ không được hưởng.
Ví dụ: Chủ hàng để lẫn lộn nhiều loại hàng hoá với nhau và khi Hải quan
kiểm tra thì xuất trình những mạt hàng có thuế suất thấp. Hàng là sản phẩm
hoàn chỉnh được khai là linh kiện, là nguyên phụ liệu để gia công, lắp ráp để
trốn thuế. Hàng có xuất xứ từ nước này này lại khai báo là hàng có xuất xứ từ
nước khác để được hưởng ưu đãi thuế...
Chủ thể của hành vi gian lận thương mại có thể là người bán hoặc người
mua hoặc cả người bán lẫn người mua. Họ sử dụng các thủ đoạn khác nhau để
lừa dối cơ quan Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hàng hoá. Ngoài
ra đối với hàng cấm, do Nhà nước quản lý và hạn chế nhập khẩu, các chủ hàng
cũng dùng các thủ đoạn gian lận thương mại để trốn tránh sự kiểm soát của các
cơ quan chức năng.
1.1.3 Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan :
Vấn đề xác định rõ khái niệm gian lận thương mại cũng được Hội đồng
hợp tác Hải quan quốc tế ( nay là tổ chức Hải quan thế giới WCO) đề cập, thảo
luận nhiều lần. Ngày 09/06/1977 các nước thành viên đã ký kết công ước quốc
tế về giúp đỡ hành chính giữa các nước nhằm ngăn ngừa, điều tra, trấn áp các
hành vi vi phạm pháp luật Hải quan (gọi tắt là công ước NAIROBI ) đã đưa ra
định nghĩa: " Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm
pháp luật Hải quan, lừa dối Hải quan để lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc
nộp thuế xuất nhập khẩu, vi phạm các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật
pháp Hải quan quy định, để thu được một khoản lợi nhuận nào đó do việc vi
phạm này".
Về cơ bản, định nghĩa này đã khái quát được hành vi gian lận thương mại
trong lĩnh vực Hải quan. Hành vi đó được thể hiện bằng sự lừa dối thông qua
hành động lẩn tránh việc nộp thuế và việc tuân thủ pháp luật Hải quan nhằm
thu một khoản lợi nào đó. Tuy nhiên, đinh nghĩa nêu trên lại chưa đưa ra một
cách đày đủ, chính xác các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải
quan . Do đó, tại Hội nghị quốc tế lần thứ năm về chống gian lận thưong mại
do WCO tổ chức ngày 09/10 đến ngày 13/10/1995 đã đưa ra định nghĩa mới
như sau : :
" Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp
luật Hải quan và các quy định liên quan khác, nhằm đạt được mục đích:
- Trốn tránh hoặc có ý định trốn tránh việc nộp thuế Hải quan, phí và các
khoản thu khác đối với việc di chuyển hàng hoá trong thương mại.
- Tiếp nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hoá không
thuộc đối tượng đó.
- Cố ý đoạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên
tắc và tập tục cạnh tranh thương mại chính đáng.
Như vậy, định nghĩa gian lận thương mại rất rộng và liên quan đến nhiều
khâu nghiệp vụ của ngành Hải quan. Qua đó cũng có thể thấy rằng định nghĩa
về gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan mà Hội nghị quốc tế lần thứ V
đưa ra là cụ thể, chính xác và có tính khái quát cao, thể hiện ở tính chất vi
phạm và mục đích của hành vi gian lận thương mại.
Hội nghị còn tổng kết và phân chia thành 16 loại hành vi gian lận thương
mại chủ yếu hiện nay trong lĩnh vực Hải quan như sau:
1. Buôn lậu hàng hoá (kể cả hàng hoá bị cấm xuất nhập khẩu và đặc biệt
hàng thuộc công ước WASHINGTON về bảo vệ động thực vật quý hiếm và
các quy định quốc gia về bảo vệ môi trường) qua biên giới hoặc ra khỏi kho
ngoại quan.
2. Khai báo sai tên hàng so với thực tế hàng hoá.
3. Khai tăng giá trị hoặc giảm giá trị hàng hoá.
4. Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ hay những quy định về chế độ ưu tiên
đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, kể cả chế độ hạn ngạch.
5. Lợi dụng chế độ ưu đãi về thuế đối với hàng gia công.
6. Lợi dụng chế độ tạm nhập (kể cả dùng thẻ ATA; Agreement on
Temporary Admission).
7. Lợi dụng các quy định về giấy phép xuất nhập khẩu.
8. Lợi dụng các quy định về hàng chuyển khẩu, chuyển tiếp, quá cảnh,
mượn đường để thay đổi hành trình đến đích của hàng hoá.
9. Khai báo sai về số lượng, trọng lượng, chất lượng hàng hoá.
10. Lợi dụng các quy định về mục đích sử dụng, kể cả buôn bán trái phép
nhằm giảm thuế hàng hoá được cung cấp cho người tiêu dùng cụ thể.
11. Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định về bảo vệ
người tiêu dùng.
12. Kinh doanh hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã.
13. Thực hiện các giao dịch buôn bán không có sổ sách.
14. Yêu cầu giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuế Hải quan (kể cả
chứng từ giả về hàng hoá đã xuất khẩu).
15. Doanh nghiệp " ma" tức doanh nghiệp kinh doanh chỉ trên giấy tờ
hoặc đăng ký kinh doanh bất hợp pháp để hưởng ưu đãi thuế.
16. Phá sản có tính toán, tức công ty kinh doanh trong một thời gian ngắn
để nợ đọng thuế rồi tuyên bố phá sản để trốn tránh việc nộp thuế, sau đó giám
đốc công ty lại thành lập công ty mới với cùng ý định và mục đích như ban
đầu. Loại gian lận này còn được gọi là " hội chứng phượng hoàng".
Ngoài ra Hội nghị cũng đề cập đến các biện pháp chống gian lận thương
mại trong việc sử dụng máy tính, đồng thời đã chú ý đến hoạt động gian lận
thương mại trong các sản phẩm sơ chế có trình độ cao.
1.2. Phân biệt giữa buôn lậu và gian lận thương mại.
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu khái niệm của Buôn lậu và khái niệm của
gian lận thương mại. Từ định nghĩa về Buôn lậu và gian lận thương mại và sự
phân chia các hành vi gian lận thương mại của Tổ chức Hải quan thế giới, có
thể thấy rằng gian lận thương mại là một khái niệm có phạm vi rất rộng, bao
hàm cả hành vi buôn lậu. Sự khác nhau cơ bản giữa buôn lậu và gian lận
thương mại là ở chỗ buôn lậu trước hết là hành vi gian lận thương mại nhưng ở
mức cao hơn, tính chất phức tạp nghiêm trọng hơn. Nó bao hàm các hành vi
giấu giếm để trốn tránh hoàn toàn hoặc một phần việc kiểm tra của Hải quan
bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện. Còn gian lận thương mại được định
nghĩa là việc cố ý làm trái các quy định của pháp luật, chính sách hoặc lợi
dụng sự sơ hở, không rõ ràng, không chính xác, không đầy đủ khoa học của
pháp luật, sự chưa hoàn thiện và hành vi gian dối, lừa gạt qua cửa khẩu một
cách công khai ngay nơi kiểm tra, kiểm soát của Hải quan nhăm thu lợi bất
chính. Buôn lậu hoạt động không công khai, còn các loại hình gian lận thương
mại khác bằng những thủ đoạn tinh vi đã “ qua mặt” các cơ quan quản lý nhà
nước một cách công khai. Trên thực tế, cả hai hành vi trên đều là sự vi phạm
pháp luật nhà nước trong lĩnh vực hải quan nhưng hành vi buôn lậu dễ nhận
dạng hơn, hình thức xử lý cũng rõ ràng hơn và nghiêm khắc hơn.
Tuy nhiên, ở nước ta lại có quan điểm khác về buôn lậu và gian lận
thương mại. Điều 97 Bộ luật hình sự năm 1990 ( đã sửa đổi bổ sung theo luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 28/12/1989, ngày 22/12/1990 có hiệu lực
) đã bao hàm cả các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan như:
Không khai báo, khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ, giấu giếm hàng hoá... Từ
đó có thể hiểu rằng gian lận thương mại là một nội dung, một bộ phận trong tội
danh buôn lậu.Việc quy định như vậy không phù hợp với thực tế bởi vì xét về
góc độ áp dụng pháp luật không thể khởi tố tất cả các chủ thể có hành vi thoả
mãn cấu thành tội “ buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá hoặc tiền tệ
qua biên giới” như đã nêu trên. Mặt khác xu hướng của các nước trên thế giới
cũng như ở nước ta trong thời gian gần đây là không hình sự hoá các sai phạm
trên lĩnh vực kinh tế ,việc xác định này cũng trái hẳn với quan điểm của Hải
quan các nước và Tổ chức Hải quan thế giới, do đó sẽ gây khó khăn lớn trong
việc giải quyết các tranh chấp trong hoạt động thương mại quốc tế và trong
việc xử lý vi phạm pháp luật Hải quan giữa nước ta với các nước khác trong
quá trình hội nhập quốc tế.
1.3 Hậu quả của buôn lậu và gian lận thương mại
1.3.1 Hậu quả của buôn lậu và gian lận thương mại đối với nền kinh tế
quốc dân
Thu nhập từ thuế, trong đó có thuế xuất nhập khẩu là một trong những
nguồn thu quan trọng của nhà nước. Một trong các mục đích của các hành vi
buôn lậu và gian lận thương mại là nhằm trốn thuế, do đó tác hại của buôn lậu
và gian lận thương mại đối với nền kinh tế trước hết ở chỗ nó gây thất thu cho
ngân sách nhà nước dẫn đến tình trạng Nhà nước mất cân đối về thu chi ngân
sách, làm ảnh hưởng tới các kế hoạch kinh tế, tài chính của đất nước, đặc biệt
là tới quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước đang phát triển.
Mặt khác, thuế quan là thuế đánh trên hàng hoá nhập khẩu nhằm mục
đích làm tăng giá của hàng nhập khẩu để giảm sự cạnh tranh với hàng hoá
trong nước, kích thích sản xuất trong nước. Nhờ trốn thuế mà giá hàng nhập
khẩu trở nên rẻ hơn. Với mức giá thấp và chất lượng cao hơn do có công nghệ
sản xuất tiến tiến, hiện đại, hàng ngoại dễ dàng lấn át hàng nội, phá thế bình ổn
giá cả làm cho một số ngành sản xuất trong nước trở nên đình trệ.
Hoạt động Buôn lậu và gian lận thương mại còn làm phương hại tới lợi
ích đất nước, tới quyền lợi của người tiêu dùng. Hàng hoá nhập lậu không
được giám định, kiểm tra chất lượng. Có nhiều trường hợp vì mục tiêu lợi
nhuận mà người nhập khẩu về cả những hàng hoá kém chất lượng, máy móc
công nghệ cũ kỹ lạc hậu, làm phương hại tới lợi ích đất nước và quyền lợi của
người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Buôn lậu và gian lận thương mại còn là một trong những
nguyên nhân gây chảy máu vàng, chảy máu các tài nguyên, đặc sản quý của
đất nước, làm cho đất nước kiệt quệ về nguồn lực. Hàng bị xuất lậu chủ yếu là
hàng thuộc dạng nguyên liệu, khoáng sản, nhiên liệu thô, có mặt hàng chiến
lược, hàng quốc cấm... Có thời kỳ từng rộ lên nạn xuất lậu đồng, xuất lậu gỗ
quý, đá ruby, nạn bắt trộm hải sản v.v...
1.3.2 Hậu quả của Buôn lậu gian lận thương mại đối với văn hoá xã hội
Thực tế cho thấy Buôn lậu và gian lận thương mại gây nên những hậu quả
nặng nề và phức tạp về mặt văn hoá xã hội.Trong số hàng hoá được đưa vào
trong nước bằng con đường phi pháp có không ít văn hoá phẩm đồi trụy, tuyên
truyền bạo lực hay kiểu sống thác loạn, bệnh hoạn đã ảnh hưởng tới nhân cách
của nhiều người, nhất là tầng lớp thanh thiếu nhi, làm suy đồi nếp sống lành
mạnh của xã hội và truyền thống văn hoá dân tộc. Đặc biệt, tình hình nhập lậu
ma tuý và các chất gây nghiện khác đang ngày càng trở nên nghiêm trọng đã
và đang huỷ hoại một bộ phận thế hệ trẻ của đất nước, làm suy kiệt giống nòi.
Hơn thé nữa, buôn lậu và gian lận thương mại cũng là một nhân tố làm
tăng chênh lệch giữa kẻ giàu và người nghèo, tạo đà cho việc thê mướn và bóc
lột sức lao động. Một số lớn lực lượng lao động bị tiền thuê mướn cám dỗ bỏ
cả công việc sản xuất đi làm " cửu vạn" cho bọn buôn lậu, trong số đó có cả trẻ
em đang tuổi đến trường cũng bỏ học tham gia vào đường dây buôn lậu.
Không ít các đối tượng chính sách cũng tham gia hoặc tiếp tay cho gian thương
gây nhiều phức tạp cho các lực lượng làm nhiệm vụ chống gian lận thương
mại, nhất là trong công tác xử lý vi phạm.
1.3.3 Hậu quả của buôn lậu và gian lận thưong mại đối với an ninh chính
trị:
Buôn lậu và Gian lận thương mại ảnh hưởng lớn đến uy tín của Đảng và
vai trò quản lý của Nhà nước. Nhà nước phát huy năng lực thông qua hệ thống
pháp luật. Luật pháp không được tuân thủ sẽ đưa đến tình trạng hỗn loạn.
Những kẻ có tội mà không bị trừng trị bằng cách hình phạt thích đáng sẽ làm
nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật, coi thường Nhà nước, làm khủng hoảng
cả hệ thống lập pháp, tư pháp cũng như công luận.
Buôn lậu và Gian lận thương mại cũng gắn liền với hối lộ, tham nhũng,
vừa làm thoái hoá, biến chất đội ngũ cán bộ nhân viên nhà nước, vừa đẻ ra
nhiều tiêu cực, phiến hà. Thực trạng đó dễ làm cho nhân dân trở nên hoang
mang, giảm lòng tin đối với Nhà nước, gây tâm lý bất lợi cho công cuộc đổi
mới và xây dựng đất nước.
Mặt khác, trong bối cảnh thế giới ngày nay, cuộc chiến tranh thị trường-
cuộc chiến tranh " biên giới mềm" đang diễn ra khá căng thẳng. Chủ quyền
lãnh thổ bị đe doạ không phải bằng xe tăng đại bác mà bằng hàng hoá, tiền và
công nghệ. Hàng hoá đến đâu là biên giới đến đó, là có thị trường, có cơ hội vơ
vét tài nguyên của những nước nghèo, kém phát triển, khiến các nước nghèo
rơi vào tình cảnh biên giới đất nước vẫn còn nguyên mà chủ quyền thì
mất.Chiến tranh thông thường có thể giết chết nhiều người nhưng về lâu dài
khó có thể giết được một nền độc lập, nhưng chiến tranh về kinh tế thì đã làm
cho không ít quốc gia có sức mạnh quân sự hùng hậu cũng mất chủ quyền.
Tình hình thế giới trong nhiều năm qua đã chứng tỏ điều này.
2. CÁC HÌNH THỨC BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI THƯỜNG GẶP
TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN:
2.1 Các hình thức buôn lậu :
Buôn lậu trái phép hàng hoá tiền tệ hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá
tiền tệ qua biên giới trái với quy định của pháp luật với mục đích kiếm lợi
nhuận bất hợp pháp.
Không khai báo hoặc khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ, dấu giếm hàng
hoá, tiền tệ trái phép không có giấy tờ hợp lệ của cơ quan có thẩm quyền đã đ-
ược Nhà nước quy định.
Không đi qua các cửa khẩu, cố tình trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của
Cơ quan Hải quan và cơ quan quản lý cửa khẩu.
2.2 Các hình thức gian lận thương mại
2.2.1.Khai báo không trung thực
Đây là hành vi gian lận phổ biến nhất thường gặp. Để lẩn trốn kiểm tra,
chủ hàng thường dùng các thủ đoạn như:
- Khai báo không trung thực về mặt hàng thực xuất nhập khẩu.
Tức là trên thực tế xuất nhập khẩu mặt hàng này nhưng trong bộ hồ sơ
chứng từ, chủ hàng lại kê khai là mặt hàng khác. Mục đích của việc khai báo
không trung thực này là để được hưởng thuế suất xuất nhập khẩu thấp hoặc
không phải nộp thuế xuất nhập khẩu và các khoản thu khác của nhà nước. Thủ
đoạn khai gian hàng hoá mà chủ hàng thường áp dụng là: Mô tả sai hàng hoá
trong bộ chứng từ, trong tờ khai hải quan không ghi đúng mẫu mã theo quy
định về áp mã hàng của công ước quốc tế về hệ thống thống nhất trong mô tả
mã hàng hoá hoặc mô tả mập mờ, khó xác định chính xác nó xếp vào mã nào.
Ngoài ra chủ hàng còn dùng mẹo để lẫn lộn hai loại hàng với nhau rồi khai báo
một loại hàng...
- Khai báo không trung thực về trị giá hàng hoá.
Trong hình thức gian lận này có thể chia làm hai loại:
+ Khai báo trị giá thấp hơn thực tế ( Undervaluation): là việc chủ hàng
khai hàng hoá có giá trị thấp hơn trị giá thực của nó nhằm trốn thuế xuất nhập
khẩu. Đây là trường hợp người xuất khẩu và người nhập khẩu thông đồng với
nhau để toàn bộ hồ sơ chứng từ đều ghi giá trị lô hàng giảm xuống thấp, nhờ
đó trốn được khoản thuế phải nộp tương ứng với phần chênh lệch giữa trị giá
thực tế với trị giá khai báo. Những biểu hiện gian lận này khá phổ biến ở
những nước áp dụng sắc thuế theo giá hàng vì nếu đơn giá hàng hoá kê khai
thấp thì số thuế sẽ phải nộp ít hơn. Chẳng hạn, trong thời gian Bộ Tài chính
chưa quy định giá tối thiểu để tính thuế nhập khẩu linh kiện CKD xe máy
Avenis, mặt hàng có thuế suất thuế nhập khẩu bằng 60%, giá tối thiểu các
doanh nghiệp thường khai báo để tính thuế nhập khẩu là 1200USD/bộ và xe
nguyên chiếc là 2400USD/chiếc trong khi đó trên thị trường nội địa, mặt hàng
này được bán lẻ với giá 5000USD/chiếc.
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp xuất nhập khẩu phải thông qua hạn
ngạch hạn chế vì trị giá hàng hoá xuất nhập khẩu, chủ hàng thường tìm cách
khai thấp trị giá hàng hoá để xuất nhập khẩu được số lượng hàng nhiều hơn.
Cũng có trường hợp một số nước áp dụng thuế suất luỹ kế tính theo trị giá
lô hàng, tức là nếu trị giá lô hàng X đồng thì thuế suất nhập khẩu của lô hàng
đó là 5% nhưng nếu trị giá lô hàng vượt mức X đồng thì thuế suất áp dụng lúc
này sẽ là 10%. Vì lẽ đó, chủ hàng sẽ tìm mọi cách để khai báo trị giá lô hàng
thấp hơn thực tế hoặc chia nhỏ lô hàng thành nhiều lô để hưởng thuế suất thấp
hơn.
+ Khai báo giá trị cao hơn thực tế ( Overvaluation)
Trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế còn xảy ra trường hợp chủ
hàng khai báo trị giá hàng hoá cao hơn trị giá vốn có của lô hàng. Nguyên
nhân của loại gian lận này có thể là do ở một số nước, thuế suất được xác định
căn cứ vào trị giá hàng hoá, trị giá hàng hoá cao được áp dụng mức thuế suất
thấp hơn, khi đó chủ hàng sẽ tìm cách khai báo trị giá hàng xuất nhập khẩu cao
hơn giá hàng thực tế để được hưởng mức thuế suất thấp hơn. Như vậy trị giá
chịu thuế tuy có cao hơn nhưng số tiền nộp thuế vẫn giảm đi.
Trong trường hợp hạn ngạch xuất nhập khẩu bị hạn chế về số lượng hàng
hoá, người ta lập hoá đơn chứng từ thanh toán và kết toán là hoàn toàn đúng
với số tiền thực tế phải trả nhưng số lượng hàng hoá ghi ít hơn thực tế (để còn
được tiếp tục xuất nhập khẩu ), vì thế đơn giá hàng hoá phải ghi cao hơn thực
tế.
Ngoài ra, hiện tượng khai báo trị giá hàng cao hơn thực tế vẫn còn xảy ra
trong lĩnh vực liên doanh đầu tư với nước ngoài: các chủ đầu tư nước ngoài
thường nâng giá máy móc, thiết bị, vật tư lên cao hơn nhiều so với giá cả thị
trường quốc tế để làm tăng phần góp vốn của mình (tăng giả mạo) nhằm thu
lợi nhuận cao qua phần thu hồi khấu hao thiết bị máy móc và lợi nhuận phân
chia theo tỷ lệ góp vốn, đồng thời lại giảm phần thuế lợi tức phải nộp cho Nhà
nước.
- Khai báo không trung thực về số lượng, trọng lượng và chất lượng hàng
hoá xuất nhập khẩu.
Trong điều kiện hoạt động thương mại quốc tế ngày nay đang phát triển
mạnh mẽ, lưu lượng hàng hoá đi qua cửa khẩu ngày càng nhiều, càng phong
phú, đa dạng về chủng loại, trị giá xuất nhập khẩu ngày càng cao tất yếu nảy
sinh yêu cầu ngành Hải quan các nước phải có sự cải tiến mạnh mẽ, đổi mới
tích cực về thủ tục hải quan theo hướng đơn giản, thống nhất và tin học hoá
nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho thương mại quốc tế, giải phóng
được hàng hoá xuất nhập khẩu nhanh, giảm tối thiểu được các chi phí phát sinh
do thủ tục hải quan gây ra.
Lợi dụng những điểm trên, các chủ hàng đã xuất nhập khẩu hàng hoá với
số lượng, trọng lượng nhiều nhưng chỉ khai một phần, hàng tốt khai thành hàng
trung bình, hàng mới khai thành hàng cũ, hàng thành phẩm khai thành nguyên
liệu, linh kiện, phụ kiện để trốn thuế về cả trị giá tính thuế, cả về thuế suất.
Đáng lẽ phải nhập hàng theo quy định của giấy phép có hạn ngạch, nhưng chủ
hàng muốn xuất nhập khẩu ngoài số lượng, trọng lượng quy định đó nên họ
khai báo gian với Hải quan về lượng hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Khai báo không trung thực về xuất xứ hàng hoá.
Xác định xuất xứ hàng hoá là vấn đề phức tạp và rất quan trọng, liên quan
trực tiếp đến hai vấn đề chính là: thuế suất xuất nhập khẩu của hàng hoá với
cùng một mặt hàng nhưng xuất xứ khác nhau, thì trị giá tính thuế của mặt hàng
đó được tính khác nhau. Nó cũng liên quan đến chính sách ưu đãi thuế quan
giữa các nước thành viên có quan hệ giành cho nhau hưởng chế độ tối huệ
quốc (MNF), các chương trình thương mại đặc biệt như hệ thống ưu đãi thuế
quan chung hoặc chương trình tự do thương mại song phương…
Chủ hàng thường lợi dụng chính sách này, tìm cách khai sai xuất xứ, hoặc
cố ý gây khó khăn trong việc xác định xuất xứ để trốn thuế. Thủ đoạn phổ biến
của loại gian lận này là người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu cấp giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hoá giả, có thể bằng nhiều cách chuyển tải hàng hoá
sang nước thứ ba và xin giấy chứng nhận xuất xứ của nước này. Có khi chủ
hàng còn cố ý để lộn hàng hoá của nước này với hàng hoá của nước kia, để rồi
khi Hải quan kiểm tra thì trình hàng hoá có xuất xứ được ưu đãi.
2.2.2. Khai báo không đúng chủng loại hàng hoá.
Nhằm giải phóng hàng hoá nhanh, không gây ách tắc, tạo thuận lợi cho
hoạt động thương mại trong thủ tục kiểm tra, kiểm soát hải quan, đối với nhiều
mặt hàng, Hải quan đã áp dụng phương pháp kiểm tra đại diện, kiểm tra xác
suất hoặc kiểm tra mẫu hàng... mà không tiến hành kiểm tra, kiếm hoá chi tiết.
Các chủ hàng có thể lợi dụng điểm sơ hở này để thực hiện hành vi gian lận
thương mại là khai báo không đúng chủng loại hàng hoá cho Hải quan kiểm
tra.
2.2.3. Xuất trình giấy tờ, chứng từ xuất nhập khẩu hàng hoá không đầy đủ,
thiếu tính chân thực.
Cụ thể là:
- Giả mạo bộ hồ sơ xuất nhập khẩu để phù hợp với mốc thời gian quy
định khi có thay đổi chính sách thuế, chính sách mặt hàng.
- Khai báo sai hoặc giả mạo chứng từ để được hưởng chế độ miễn giảm
thuế do các trường hợp bất khả kháng gây ra trong hoạt động xuất nhập khẩu
và vận chuyển, bốc. xếp, dỡ hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Giả mạo hồ sơ hàng hoá thông qua hình thức điều kiện tạm nhập tái xuất
chuyển khẩu, hàng gửi kho ngoại quan, hàng để đưa vào tiêu thụ trong thị
trường nội địa trốn thuế nhập khẩu.
- Xuất nhập khẩu ngoài danh mục: các chủ hàng lợi dụng hàng hoá được
Nhà nước cho xuất nhập khẩu miễn thuế hoặc có ưu đãi riêng đối với một số
hàng hoá nào đó, để che đậy xuất nhập khẩu các loại hàng hoá khác ngoài danh
mục hàng Nhà nước cho xuất nhập khẩu với ưu đãi đặc biệt.
- Lập bộ chứng từ hàng hoá không đầy đủ, để ngoài hoá đơn và bộ hồ sơ
xuất nhập khẩu hàng những yếu tố phụ, những chi phí thuộc loại phải thu thuế.
- Khai báo vượt quá yêu cầu những mặt hàng được sử dụng vào mục đích
ưu đãi nhưng thực chất để sử dụng vào mục đích khác nhằm trốn thuế.
3. CƠ SỞ PHÁP LÍ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI:
3.1. Các quy định quốc tế về chống gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải
quan.
3.1.1 Qui định trong hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)
Trị giá Hải quan là một trong những kẽ hở mà gian thương triệt để lợi
dụng, đặc biệt là vì gian lận về trị giá vì Hải quan không thể điều tra, nghiên
cứu và xác định chính xác được trị giá của tất cả hàng hoá ngay tại cửa khẩu
lúc xuất nhập hàng do hạn chế về thời gian, thông tin và cả về kiến thức, trình
độ chuyên môn... Trước tình hinh đó Hiệp đình GATT đã ra đời
GATT được ký lần đầu vào năm 1947. Các nước thành viên của hiệp định
này đã thoả thuận về " giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu theo mục đích Hải
quan" và ghi nhận trong điều 7 GATT những quy tắc về trị giá Hải quan như
sau:
Trị giá của hàng nhập khẩu phải:
- Căn cứ vào trị giá thực tế của hàng hoá
- Không được dựa vào trị giá hàng hoá của nước xuất xứ hoặc trị giá áp
đặt tuỳ tiện vô căn cứ.
- Phải là mức giá mà ở mức giá đó, hàng hoá tương tự có thể bán trong
chu kỳ kinh doanh bình thường với điều kiện cạnh tranh lành mạnh, không có
sự thông đồng giữa người bán với người mua để lập chứng từ giả làm sai lệch
trị giá thực của hàng hoá xuất nhập khẩu.
Đến năm 1994, hiệp định này được sửa đổi thành Hiệp định thực hiện 7
GATT -1994 gồm 4 phần 24 điều.
Hiệp định thực hiện điều 7 GATT -1994 đã nhận thức được sự cần thiết
phải có một hệ thống định giá công bằng, thống nhất và trung lập đối với việc
định giá hàng hoá cho mục đích thuế quan để ngăn ngừa việc sử dụng các trị
giá Hải quan tuỳ tiện hay giả mạo trên cơ sở các tiêu chuẩn đơn gian và công
bằng phù hợp với các tập quán thương mại quốc tế và các thủ tục định giá
được áp dụng chung không có sự phân biệt đối xử giữa các nguồn cung cấp.
3.1.2. Qui định trong công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà hoá toàn
bộ thủ tục Hải quan (Công ước KYOTO).
Công ước này được làm tại KYOTO - Nhật Bản ngày 18/5/1973 và đã
được chấp nhận tại kỳ họp 41/42 của Hội đồng Hợp tác Hải quan thế giới ( nay
là Tổ chức Hải quan thế giới WCO).
Mục đích của Công ước là đơn giản hoá và hài hoá hoá thủ tục Hải quan
giữa các nước, đưa ra các chuẩn mực về thủ tục Hải quan cho từng loại hình
xuất nhập khẩu nhằm vừa tạo thuận lợi cho sự phát triển của thương mại quốc
tế và các giao lưu quốc tế khác, vừa chống Buôn lậu và gian lận thương mại có
hiệu quả, thúc đẩy các giao lưu quốc tế vì lợi ích chung của mọi quốc gia thành
viên.
Điểm quan trọng nhất khi áp dụng Công ước KYOTO là phải đạt được
mục tiêu đơn giản hoá, hài hoà hoá thủ tục Hải quan đạt đến tính trong sáng, dễ
hiểu trong thủ tục, tránh được sự mập mờ để cho gian lận thương mại có cơ hội
lợi dụng. Khi tham gia ký kết Công ước KYOTO và các phụ lục của Công ước
phải tính đến hiệu quả của công tác đấu tranh chống Buôn lậu và gian lận
thương mại để hoàn chỉnh các luật pháp quốc gia, loại bỏ môi trường hoạt
động của Buôn lậu và gian lận thương mại nhằm vừa đảm bảo cho hiệu quả
của thương mại quốc tế, vừa đảm bảo lợi ích quốc gia.
3.1.3. Qui định trong công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính lẫn nhau,
điều tra, ngăn ngừa và trấn áp các vi phạm Hải quan (Công ước NAIROBI)
Công ước này được ký kết ngày 9/6/1977 tại Nairobi - Cộng hoà Kenia.
Theo công ước NAIROBI, các vi phạm pháp luật Hải quan, trong đó có buôn
lậu và gian lận thương mại đã làm tổn hại tới những lợi ích kinh tế, xã hội của
các quốc gia cũng như làm tổn hại đến những quyền lợi chính đáng của thương
mại. Đấu tranh chống các vi phạm pháp luật Hải quan có thể đem lại những
hiệu quả tốt hơn thông qua việc hợp tác giúp đỡ hành chính lẫn nhau nhằm
điều tra, ngăn ngừa và trấn áp các vi phạm Hải quan giữa các quốc gia. Chống
Buôn lậu và gian lận thương mại, chống các vi phạm pháp luật Hải quan thực
chất cũng là để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả của thương mại chân chính.
Công ước đã đưa ra các khái niệm về buôn lậu, gian lận thương mại và
một số hành vi gian lận thương mại như cố ý khai man giá cả hàng hoá, khai
man xuất xứ hàng hoá, giả mạo bộ chứng từ để xuất nhập khẩu hàng, xuất nhập
khẩu hàng giả, thay đổi niêm phong kẹp chì của Hải quan.
Công ước cũng đưa ra một số biện pháp ngăn ngừa Buôn lậu và gian lận
thương mại thông qua việc hợp tác giúp đỡ hành chính lẫn nhau giữa Hải quan
các nước như: cung cấp thông tin, cung cấp hồ sơ, hoá đơn chứng từ, giá cả,
xuất xứ, thuế... liên quan đến lô hàng mà một nước hữu quan yêu cầu.
Tóm lại, các công ước quốc tế đã vạch ra xu hướng toàn cầu hoá- một xu
hướng phát triển tất yếu của thương mại quốc tế. Để hoà nhập, hội nhập với thị
trường thế giới, từng quốc gia phải tích cực cải tiến thủ tục, hoàn chỉnh luật
pháp theo hướng đơn giản hoá, hài hoà hoá, tham gia ký kết các công ước liên
quan để từng bước thống nhất hoá thủ tục Hải quan phục vụ cho thương mại
quốc tế hoạt động hiệu quả.
3.2. Các quy định của Việt Nam đối với hoạt động chống Buôn lậu và Gian
lận thương mại
- Pháp lệnh Hải quan ban hành ngày 24/2/1990
- Chỉ thị số 15/CT-TW ngày 20/11/1992 của Bộ Chính trị về tiếp tục
ngăn chặn và bài trừ tệ tham nhũng và buôn lậu.
Quyết định số 114/QĐ-TTg ngày 21/11/1992 của Thủ tướng Chính phủ
về những biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn và bài trừ tệ nạn tham nhũng và
buôn lậu.
- Bộ luật hình sự năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (điều 153, 154)
- Chỉ thị 701/CT-TTg ngày 28/5/1995 của Thủ tường Chính phủ về đấu
tranh chống buôn lậu trên biển
- Nghị định 16-1996/NĐ-CP ngày 20/3/1996 quy định về việc xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan
- Chỉ thị số 853/1997/CT-TTg ngày 11/10/1997 về đấu tranh chống buôn
lậu trong tình hình mới
- Nghị định 54-1998/NĐ-CP ngày 21/7/1998 sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định 16/CP
- Bộ luật hình sự sửa đổi năm 1999 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam (điều 153, 154)
- Luật Hải quan được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001 và sẽ có hiệu
lực vào ngày 1/1/2002, thay thế cho Pháp lệnh Hải quan
- Quyết định 127/QĐ-TTg ngày 27/8/2001 về việc thành lập Ban Chỉ đạo
chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại
Để thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết, nghị định của Đảng, Quốc hội và
Chính phủ về công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, các
cơ quan chức năng như Tổng cục Hải quan, Bộ tài chính, Bộ thương mại, Bộ
Công an, Bộ quốc phòng... đã ra nhiều thông tư, chỉ thị nhằm hướng dẫn, cụ
thể hoá các luật, nghị định, chỉ thị trên.
4. CÔNG CỤ PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
4.1 Công tác kiểm tra và đăng kí tờ khai :
4.1.1.Các mẫu tờ khai được sử dụng :
Chứng từ đầu tiên trong bộ hồ sơ Hải quan chính là tò khai hàng hoá
XNK. Tờ khai hàng hoá XNK được qui định theo mẫu, mẫu này không cố định
mà có thể thay đổi sau vài năm, theo đó loại bỏ bớt hay bổ sung các chỉ tiêu
cho phù hợp với tình hình XNK và mục tiêu quản lý.Tờ khai Hải quan gồm có
3 phần :
Phần dành cho người khai Hải quan kê khai và tính thuế :
Đây là những thông tin chung mà doanh nghiệp phải cung cấp khi làm thủ
tục XNK cho một lô hàng. Đối với hàng hoá miễn thuế xuất hoặc miễn thuế
nhập khẩu thì tờ khai đơn giản hơn do giảm được phần tính thuế. Các thông tin
trên được xây dựng nên để tạo cơ sở pháp lý về chủ thể XNK cũng như tránh
các gian lận như khai khống về việc XNK, khai sai các chỉ tiêu về số lượng,
chất lượng …. nhằm gian lận thương mại của doanh nghiệp (bằng cách đối
chiếu các thông tin này giữa tờ khai và các chứng từ như hợp đồng, vận dơn,
phiếu đóng gói … của lô hàng )
Phần dành cho kiểm tra của Hải quan :
Ghi kết quả kiểm tra hàng hoá của Hải quan
Ý kiến và xác nhận của đại diện doanh nghiệp
Xác nhận của cán bộ kiểm hoá
Xác nhận đã làm thủ tục Hải quan
Phần kiểm tra tính thuế
Tổng số tiền phải điều chỉnh sau khi kiểm tra
Tổng số thuế và thu khác phải nộp
Lệ phí Hải quan
4.1.2 Hồ sơ Hải quan :
4.1.1.1 Nội dung của Hồ sơ Hải quan :
Ngoài tờ khai Hải quan, một bộ hồ sơ hải quan còn bao gồm các loại giấy
tò chính sau :
Hợp đồng mua bán ngoại thương : 1bản sao
Vận đơn : 1bản sao
Bản kê chi tiết : 2 bản chính
Hoá đơn thương mại : 2 bản chính
Giấy giới thiệu của doanh nghiệp : 1 bản chính
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh : 1 bản sao
4.1.1.2 Một số nội dung kiểm tra chủ yếu khi tiếp nhận bộ hồ sơ hải quan:
Tính hợp pháp của chủ thể XNK
Theo qui định hiện hành, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế( Gọi
chung là doanh nghiệp) có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và đã đăng kí
mã số doanh nghiệp kinh doanh XNK hàng hoá phù hợp với ngành nghề đã
đăng kí trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Kiểm tra sự đồng bộ và đầy đủ của bộ Hồ sơ Hải quan theo qui định :
Trong nội dung này, công chức Hải quan phải kiểm tra xem hồ sơ đã đủ
các chứng từ chưa. Nếu thiếu sẽ phải yêu cầu bổ sung hoặc hướng dẫn làm thủ
tục xin nộp chậm chứng từ
Kiểm tra việc kê khai theo nội dung yêu cầu trên tờ khai Hải quan, các
chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan, sự phù hợp của nội dung khai Hải quan với
chứng từ thuộc bộ Hồ sơ Hải quan. Việc kiểm tra này nhằm đảm bảo tính pháp
lý và hạn chế các gian lận của doanh nghiệp khi kê khai về hàng hoá XNK
bằng cách đối chiếu các chỉ tiêu giống nhau trên các chứng từ khác nhau.
Sau khi hoàn tất các công việc kiểm tra, công chức Hải quan sẽ nhập dữ
liệu của tờ khai Hải quan vào máy tính và đăng kí tờ khai, chuyển hồ sơ cho
lãnh đạo Cục. Tại đó, lô hàng sẽ được quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực
tế hàng hoá. Ký nhận đã làm thủ tục hải quan và thông quan đối với lô hàng
miễn thuế, hàng có thuế suất 0% và được miễn kiểm tra thực tế . Kết thúc hoạt
động này, hồ sơ sẽ được chuyển sang bước tiếp theo trong qui trình là bộ phận
làm nhiệm vụ kiểm tra thưc tế hàng hoá .
4.2 Kiểm tra, giám sát thực tế hàng hoá
4.2.1 Đối tượng kiểm tra, giám sát thực tế hàng hoá:
Đối tượng kiểm tra, giám sát Hải quan rất đa dạng và có phạm vi rất rộng
. Đó là hàng hoá XNK, quá cảnh, hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam của người
xuất cảnh, nhập cảnh, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, kim khí
quý, đá quý, cổ vật, văn hoá phẩm, bưu phẩm, các tài sản xuất khẩu, nhập khẩu
quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động của Hải quan. Các hàng hoá nay
sau khi được đăng ký Hồ sơ Hải quan sẽ chính thức trở thành đối tượng kiểm
tra, giám sát Hải quan.
4.2.2 Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá XNK:
4.2.2.1 Các căn cứ quyết định mức kiểm tra thực tế :
Mức kiểm tra thực tế hàng hoá do lãnh đạo Cục quyết định dựa trên
những cơ sở sau:
Quá trình tuân thủ pháp luật của chủ hàng hoá đối với mặt hàng XNK
Chính sách quản lý hàng hoá XNK
Tính chất, chủng loại, nguồn gốc hàng hoá XNK
Bộ Hồ sơ Hải quan
Các thông tin khác có liên quan đến hàng hoá XNK
Trong các yếu tố trên thì căn cứ quan trọng nhất là quá trình chấp hành
pháp luật Hải quan của chủ hàng. Khi quyết định hình thức kiểm tra cụ thể
trước hết phải xem căn cứ này, sau đó mới đến các tiêu thức khác.
4.2.2.2. Các hình thức kiểm tra :
Miễn kiểm tra thực tế hàng hoá :
Hình thức này áp dụng cho các chủ hàng có quá trình chấp hành tốt pháp
luật Hải quan, đối với các trường hợp XNK thường xuyên, hàng nông sản,
hàng sản xuất xuất khẩu, hàng XNK của khu chế xuất, hàng gửi kho ngoại
quan, hàng đưa vào danh mục được chính phủ qui định. Trong quá trình kiểm
tra nếu phát hiện bất kì dấu hiệu vi phạm nào thì sẽ bị kiểm tra toàn bộ lô hàng.
Kiểm tra xác suất thực tế hàng hoá:
Đối với hàng xuất khẩu : Tỷ lệ kiểm tra là 3% hoặc 5% lô hàng
Đối với hàng nhập khẩu: Tỷ lệ kiểm tra là 5% hoậc 10% lô hàng
Thông thường hàng kiểm tra xác suât là nguyên vật liệu, vật tư nhập để
gia công xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu, hàng cùng chủng loại, hàng
đóng gói thuần nhất. Nếu trong quá trình kiểm tra mà phát hiện ra vi phạm thì
lô hàng sẽ bị kiểm tra toàn bộ.
Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng XNK
Mức kiểm tra này được áp dụng cho các trường hợp sau:
Những chủ hàng đã bị xử lý vi phạm hành chính về Hải quan từ 3 lần trở
lên với mức phạt vượt thẩm quyền xử phạt của chi cục trưởng Hải quan trong
thời hạn 2 năm đối với hoạt động nhập khẩu và 1 năm đối với hoạt động xuất
khâu, hoặc bị xử lý vi phạm hành chính 1 lần với mức phạt vượt thẩm quyền
của Cục trưỏng cục Hải quan Tỉnh, Thành phố
Phát hiện ra dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan
Kiểm tra toàn bộ lô hàng sẽ mất thời gian và tốn nhiều chi phí cho chủ
hàng và có thể làm cho chủ hàng mất đi cơ hôi kinh doanh nhưng sẽ có tác
dụng phát hiên ra những thủ đoạn gian lận của những gian thương và cho việc
tuân thủ pháp luật Hải quan sau này của chủ hàng.
Kết quả kiểm hoá là một tài liệu quan trọng duy nhất phản ánh đúng đắn
tên hàng, ký mã hiệu hàng hoá, số lượng, chất lượng, chủng loại và xuất xứ
hàng hoá. Do vậy công tác kiểm tra thực tế hàng hoá là một công cụ quan
trọng trong hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại.
4.3 Xác định trị giá Hải quan
Trị giá Hải quan là một trong những kẽ hở mà gian thương triệt để lợi
dụng, đặc biệt là vì gian lận về trị giá vì Hải quan không thể điều tra, nghiên
cứu và xác định chính xác được trị giá của tất cả hàng hoá ngay tại cửa khẩu
lúc xuất nhập hàng do hạn chế về thời gian, thông tin và cả về kiến thức, trình
độ chuyên môn.Do vậy, xác định đúng trị giá Hải quan là một công cụ quan
trọng để ngăn chặn hành vi buôn lậu và gian lận thương mại.
Trị giá tính thuế Hải quan (hay còn gọi tắt là trị giá Hải quan) là trị giá
được xác định nhằm mục đích áp dụng việc đánh thuế hàng hoá XNK theo giá.
Nó chính là cơ sở để cơ quan Hải quan tính thuế và thu thuế một cách chính
xác.
Điều 7 của Luật thuế XNK nêu rõ cơ sở định giá tính thuế :
Đối với hàng XK : là giá bán tại cửa khẩu xuất theo hợp đông ( giá FOB)
Đối với hàng NK : là giá bán tại cửa khẩu nhập theo hợp đồng ( giá CIF )
Trong trường hợp hàng XK, NK theo phương thức khác hoăc giá ghi theo
hợp đông quá thấp so vơi giá mua thực tế tại cửa khẩu thì giá tính thuế là giá
do Chính Phủ qui định gọi là mức giá tối thiểu. Mức giá tối thiểu được xây
dựng trên cơ sở : Giá đã được chấp thuận theo hợp đồng hợp lệ thời gian
trước đó
Giá được tổng hợp, phân tích từ các thông tin quảng cáo, cataloge, chào
hàng, và các thông tin về giá quốc tế .
Giá được lựa chọn từ thị trường trong nước, sau khi đã khấu trừ các loại
thuế Hải quạn, chi phí và lãi
4.4. Kiểm tra sau thông quan :
4.4.1 Khái niệm kiểm tra sau thông quan :
Kiểm tra sau thông quan là một quá trình tạo điều kiện cho các cán bộ Hải
quan có thể xác minh tính chính xác của mọi sự khai báo thông qua việc kiểm
tra sổ sách hồ sơ, các hệ thống kinh doanh và tất cả các dữ liệu thương mại về
Hải quan có liên quan do các cá nhân hoặc công ty trực tiếp hay gián tiếp tham
gia vào lĩnh vực thương mại quốc tế nắm giữ.
Từ định nghĩa trên ta nhận thấy, kiểm tra sau giải phóng hàng là một
trong nhưng giải pháp hữu hiệu nhất trong việc ngăn chặn và phát hiện gian lân
thương mại, đặc biệt là gian lận qua giá. Một chương trình kiểm tra sau giải
phóng hàng có hiệu quả có thể được ứng dụng vào bất cứ hệ thống định giá
nào. Tuy nhiên, vơi việc áp dụng hệ thống trị giá GATT, thì trong phần lớn các
trường hợp, Hải quan phải chấp nhận trị giá của hàng hoá do nhà nhập khẩu
khai báo. Điều này đặt ra yêu cầu phải thiết lập một hệ thống kiểm tra sau
thông quan hiệu quả nhằm xác minh trị giá, phát hiện và ngăn chặn gian lận
thương mại theo hệ thống trị giá GATT. Ngoài ra, với khối lượng giao dịch
ngày càng lớn cũng như yêu cầu phải tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá,
kiểm tra sau thông quan sẽ tạo ra cho Hải quan một công cụ nhằm tăng cường
sự kiểm soát chặt chẽ hơn .
4.4.2. Vai trò của kiểm tra sau thông quan :
Đối với việc áp dụng hệ thống kiểm tra sau thông quan với vai trò mở
rộng kiểm soát đối với hàng hoá, thì kiểm tra sau thông quan sẽ mang lại rất
nhiều lợi ích .Công tác này là một công cụ hữu hiệu, tạo ra một bức tranh tổng
thể và rõ ràng hơn về các giao dịch XNK như đã được nêu trong sổ sách hồ sơ
của các thương gia quốc tế. Việc kiểm tra sau thông quan sẽ giúp cho Hải quan
có thể :
Chống gian lận thương mại một cách có hiệu quả hơn
Đảm bảo sự tuân thủ luật pháp, quy định, hiệp định về hải quan cao hơn .
Tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá
Đảm bảo nguồn thu
Xác định thêm các lĩnh vực để triển khai các lực lượng kiểm tra
Tạo ra sự kiểm soát chặt chẽ hơn trong các lĩnh vực như: cấp giấy phép,
hạn ngạch, bán phá giá …
4.4.3 Quá trình kiểm tra sau thông quan :
Kiểm tra sau giải phóng hàng đặc biệt chú ý đến đạo đức nghề nghiệp
trong quá trình kiểm tra sổ sách và hồ sơ của nhà XNK. Trong quá trình kiểm
tra thì việc giao tiếp cởi mở và phối hợp thông qua đối thoại thường xuyên với
đối tượng kiểm tra và với các Cục Hải quan khác có vai trò rất quan trọng. Sau
quá trình kiểm tra cần có báo cáo để đảm bảo những điều được phát hiện và
các vấn đề khác liên quan đến kiểm tra là hoàn toàn được chia xẻ và thảo luận.
5. CÁC LỰC LƯỢNG THAM GIA THỰC HIỆN PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ
GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM :
Như chúng ta đã biết hiện nay tình hình buôn lậu và gian lận thương mại
đang ngày càng phát triển với tốc độ cao, mạng lưới ngày càng rộng , tính chất
ngày càng nghiêm trọng với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt.
Chúng không chỉ thực hiện hành vi vi phạm một cách riêng lẻ mà được tổ chức
thành những đường dây lớn được trang bị phương tiện hiên đại . Chính vì vậy,
công tác phòng chống buôn lậu không thể là nhiệm vụ của riêng ngành nào,
cấp nào mà phải là sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân, phải có sự phối hợp
hành động của các ngành, các cấp
5.1.Lực lượng Hải quan:
Thực hiện chỉ thị 853/1997/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
chống buôn lậu và gian lận thương mại, ngay sau khi chỉ thị có hiệu lực, Tổng
cục Hải quan đã ban hành nhiều văn bản nhằm chấn chỉnh, ngăn chặn các hiện
tượng vi phạm quy trình, thủ tục Hải quan dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong
việc làm thủ tục hải quan, ngoài địa điểm cưả khẩu cho các lô hàng nhập khẩu
chuyển tiếp, quy định hướng dẫn thêm một số điểm về đối tượng phải dán tem
và không dán tem, trách nhiệm và thủ tục dán tem hàng nhập khẩu… tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp giải phóng hàng nhanh, tránh ách tắc
phiền hà.
5.2. Lực lượng của Bộ nội vụ:
Tổng cục phối hợp với Bộ Nội vụ thành lập 6 đoàn công tác đặc biệt
tăng cường đến các địa bàn trọng điểm ở thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu đĩ triển khai kế hoạch
hành động, lập 3 đoàn kiểm tra đến các cục Hải quan Đồng Tháp, Long An và
An Giang nắm tình hình buôn lậu xe máy, thuốc lá ngoại qua biên giới.
5.3. Lực lượng Công an:
Cục điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với lực
lượng cảnh sát kinh tế Bộ Công an, phối hợp với các địa phương, tổ chức nắm
tình hình, lên các phương án đánh vào các ổ nhóm, đường dây buôn lậu, tiến
tới đánh sâu vào nội địa trên các địa bàn nóng bỏng như Long An, Quảng
Ninh, Lạng Sơn.. Các lực lượng 853 của Chính phủ cũng tích cực kiểm soát
chặt chẽ 10 mặt hàng đã dán tem trong nội địa. Trên tuyến biển, Hải quan đã
phối hợp với bộ đội Biên phòng nhằm đánh mạnh vào vùng biển Đông Bắc và
nội thuỷ miền Trung làm hạn chế tối đa các tàu vận chuyển hàng lậu từ nước
ngoài về. Trên tuyến hàng không, Hải quan đã tổ chức nắm tình hình và đánh
vào các đường dây vận chuyển vàng, đô la mang đi thanh toán hàng lậu ở nước
ngoài.
5.4.Lưc lượng quân đội:
Bộ Quốc phòng đã có biện pháp tích cực nhằm củng cố và kiện toàn bộ
máy chỉ đạo công tác chống buôn lậu ở Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng và các
đơn vị cơ sở. Đã phát hiện 274 vụ buôn lậu, thu giữ 19.938 cây thuốc lá ngoại,
7.120 ống thuốc tân dược gây nghiện, 294.6kg thuốc nổ, 6,5kg thuốc phiện, 59
triệu đồng tiền Việt Nam giả, 1.038 ti vi, 69 đầu video và nhiều hàng hoá khác.
5.5.Lực lượng quản lí thị trường:
Bộ Thương mại đã ban hành văn bản 4659/TM/QLTT hướng dẫn thực
hiện thông tư liên tịch 07, yêu cầu các đơn vị trong ngành từ trung ương đến
địa phương mở đợt tổng kiểm tra đến hết quý 1/1998 để chống buôn lậu, gian
lận thương mại, và buôn lậu có tổ chức. Bộ đã cử đoàn cán bộ cục Quản lý thị
trường phối hợp với các bộ, ngành chức năng tổ chức kiểm tra, khảo sát việc
thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng tại các địa phương, địa bàn trọng điểm. Phối
hợp với các ngành Công an, Thuế vụ, Hải quan, triển khai kế hoạch kiểm tra
hàng nhập lậu lưu thông trên thị trường.
5.6. Lực lượng thuế:
Bộ Tài chính đã ban hành nhiều thông tư văn bản hướng dẫn về chế độ
hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường, trong đó quy
định rõ: hàng nhập khẩu không đủ hoá đơn, chứng từ như quy định sẽ bị coi
như hàng nhập lậu và bị tịch thu. Ban hành quy định in ấn, quản lý, sư dụng
tem hàng nhập khẩu, hướng dẫn giải quyết vướng mắc trong quá trình thực
hiện dán tem. Đồng thời đề ra nhiều biện pháp nhằm làm lành mạnh hoá thị
trường, góp phần lập lại kỷ cương trong hoạt động kinh doanh. Kết thúc đợt
dán tem, cả nước có 25.085 đối tượng kinh doanh kê khai 3 mặt hàng dán tem;
đã dán tem được 2.022.157 chai rượu, 64.144 chiếc xe đạp và 125.322 chiếc
quạt điện. Theo dự kiến, đầu tháng 4/1998, kế hoạch dán tem 7 mặt hàng nhập
khẩu là: ti vi, đầu video, máy điều hoà các loại, tủ lạnh, lavabo rưả mặt, hố xí
bệt, bồn tắm, sẽ được triển khai thực hiện.
Tóm lại, đấu tranh chống buôn lậu có ý nghĩa rất quan trọng để ổn định và
phát triển, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của nước ta. Vì
buôn lậu đã gây ra những nguy cơ nghiêm trọng và có tác hại lâu dài nên việc
tuyên truyền, nhận thức, phát hiện chống buôn lậu trong các ngành chức năng
và trong nhân dân là hết sức cần thiết.
Để chống buôn lậu đạt hiệu quả tối ưu, phải hội tụ được lực lượng của
quốc gia với quốc tế, phải có giải pháp toàn dân – toàn diện tổng lực, phải
được tiến hành thống nhất triệt để như một cuộc cách mạng lâu dài, bền bỉ và
khoa học. Đặc biệt, ngành hải quan phải được tăng cường về pháp lý, lực
lượng, trang bị các phương tiện hiện đại, bất kỳ tình huống nào cũng chủ động
tổ chức, triển khai tốt công tác chống buôn lậu. Mục đích chung là nhằm bảo
vệ độc lập chủ quyền quốc gia, hỗ trợ sản xuất – kinh doanh trong nước, góp
phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nước
giàu mạnh, phồn thịnh, sánh vai các nước tiên tiến trên thế giới.
6. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG :
6.1 Nhân tố kinh tế
- Buôn lậu trước hết là sản phẩm tự nhiên của quy luật cung cầu:
Nói đúng hơn là tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường
trong nước và thị trường ngoài nước. Đây cũng là nội dung triết lý sản phẩm
của kinh tế thị trường thường được sử dụng trong hai bối cảnh: hoặc là tình
trạng cầu sản phẩm phát triển hoặc do những khó khăn về kinh tế mà các bên
sản xuất phải tăng doanh thu, hạ giá bán, sử dụng hiệu quả chi phí cố định để
bù đắp sự thiết hụt về tỷ suất lợi nhuận trên sản phẩm. Các nước Trung Quốc,
Thái Lan cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, các nước châu Âu và Mỹ
là những nước có nền kinh tế phát triển, đi trước chúng ta từ nửa đến hàng thế
kỷ trong việc phát triển thị trường. Sản phẩm hàng hoá của các nước này có
chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hơn nữa hầu hết công nghệ của họ đã qua thời
khấu hao nên giá thành rẻ. Mặt khác, các nước ASEAN, các nước Đông Nam á
đã trải qua những năm khủng hoảng tài chính, kinh tế trầm trọng đang dần
được phục hồi sẽ có xu hướng gia tăng sản xuất, hạ giá thành và giá bán sản
phẩm, khuyến khích xuất khẩu dưới mọi hình thức nên tạo ra một áp lực lớn về
cung ngoài nước và cầu trong nước. Đây là một trong những nhân tố làm gia
tăng tình hình buôn lậu ở nước ta.
- Một nhân tố rất quan trọng là vấn đề lợi nhuận:
Do có sự ham mê lợi ích trước mắt, lợi ích kinh tế của bản thân mà các
chủ thể hoạt động có khi bất chấp tất cả. Nhất là trong cơ chế thị trường hiện
nay, vì lợi ích của bản thân mình mà các chủ thể hoạt động dễ lao vào "cuộc
chiến tranh của tất cả mọi người chống mọi người, cuộc chiến tranh của tất cả
chống lại tất cả" . Hay ở mức độ cực đoan hơn, chúng ta có thể liên tưởng đến
một nhận xét hết sức sắc sảo của Các-Mác trong cuốn "Tư bản" khi ông nói về
lợi nhuận và tư bản: "Lợi nhuận mà thích đáng thì tư bản trở nên cam đảm: lợi
nhuận mà đảm bảo được 10%, thì người ta có thể dùng được tư bản ở khắp nơi,
bảo đảm được 20% thì nó hăng máu lên, đảm bảo được 50% thì nó táo bạo
không biết sợ là gì; đảm bảo 100% thì nó chà đạp lên tất cả mọi luật lệ của loài
người; đảm bảo được 300% thì nó chẳng từ một tội ác nào mà không dám,
thậm chí có thể bị treo cổ nó cũng không sợ"
- Lợi nhuận lớn đem lại từ buôn lậu:
Ở nước ta hơn một thập kỷ qua, lãi suất buôn lậu rất cao do hàng hoá các
nước trong khu vực rẻ hơn và thuế suất nhập khẩu cũng rất cao, có những mặt
hàng thuế suất từ 50% đến 200%. Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận đó còn đang ở
mức đủ cho buôn lậu diễn ra sôi động. Mặt khác, lợi nhuận của hoạt động buôn
lậu qua biên giới trong thời gian gần đây được hỗ trợ tích cực bằng nhiều biện
pháp khuyến mãi, hậu thuẫn của bọn trùm đầu nậu ở nước ngoài. Lợi nhuận
cao và được hỗ trợ tích cực, rủi ro được chia sẻ đến mức thấp nhất, đó chính là
những điều kiện rất quan trọng tạo cho hoạt động buôn lậu tiếp tục phát triển.
- Nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn:
Qua hơn 10 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tích hết sức
quan trọng. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần được khuyến khích phát
triển, cơ chế thị trường được vận hành và quản lý tốt, tạo môi trường cạnh
tranh rộng rãi, kích thích giao lưu và hợp tác, mở rộng phân phối để nền kinh
tế hàng hoá tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, công nghệ ở nước ta còn đang lạc
hậu là một nguyên nhân cơ bản làm cho hàng hoá của ta chất lượng chưa tốt,
giá thành cao, mẫu mã đơn điệu, tính cạnh tranh thấp.
6.2. Những nhân tố văn hoá - xã hội :
- Vấn đề lao động và việc làm:
Một trong những nguyên nhân xã hội quan trọng nhất là vấn đề lao động
và việc làm. Dân số lớn trong khi tỷ lệ thất nghiệp còn cao, thực trạng thiếu
việc làm và đòi hỏi bức bách kiếm kế sinh nhai đã dẫn một bộ phận lớn lao
động vào con đường buôn lậu. Vì cuộc sống người dân vùng biên giới còn
nhiều vất vả nên bọn buôn lậu dễ dàng lôi kéo cả những tầng lớp người già và
trẻ em còn đang ở tuổi cắp sách tới trường.
- Sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn:
Chính sự phân hóa giàu nghèo này làm góp phần nảy sinh một bộ phận
nuôi ý chí làm giàu bằng mọi giá, thông qua những phương pháp nhanh nhất,
táo bạo, liều lĩnh nhất. Một trong những phương pháp ấy là kinh doanh trái
pháp luật, gian lận thương mại và buôn lậu. Những món lợi kếch xù do buôn
lậu mà có được, ảo tưởng đổi đời, làm giàu nhanh chóng đã xô đẩy những đối
tượng này vào con đường buôn lậu.
- Công tác tuyên truyền còn yếu kém, trình độ dân trí thấp:
Một trong những hạn chế lớn là tâm lý xã hội về buôn lậu nói chung chưa
được định hướng đúng, nhân dân đại bộ phận chưa được tuyên truyền giáo dục
để thấy rõ tác hại của buôn lậu. Trình độ dân trí của nhân dân các vùng ven
biên giới, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số hiện nay còn thấp, nhận thức và
ý thức pháp luật rất hạn chế. Trong nhiều trường hợp người dân không biết bản
chất của buôn lậu là nguy hại, là hành vi vi phạm pháp luật.
6.3 Những nhân tố từ hệ thống hành pháp và lập pháp :
Trong những năm 1990, nhiều Bộ luật, Luật, Pháp lệnh cùng các văn bản
pháp quy đã kịp thời được ban hành sửa đổi, nhằm từng bước hoàn thiện hệ
thống pháp lý, đưa ra những cơ sở pháp luật cho nhiều lĩnh vực hoạt động đa
dạng của thời đổi mới. Mặc dù vậy nhưng tổng quan mà nói, hệ thống pháp
luật của ta hiện nay chưa đồng bộ, nhiều văn bản luật, dưới luật còn nhiều sơ
hở, thiếu sót.
- Chính quyền một số địa phương còn nơi lỏng công tác chống buôn lậu:
Một số địa phương có khuynh hướng “chung sống với buôn lậu”, không
quyết tâm cao vì còn lo những hậu quả về ngân sách mà địa phương phải gánh
chịu, hay như cho hàng lậu vào nội địa để thu thuế hoặc tổ chức bắt một số, số
khác bỏ lọt, không triệt để đấu tranh bóp chết buôn lậu mà xem đó như là một
nguồn thu bổ sung cho ngân sách địa phương.
- Phối hợp không đồng bộ giữa các cơ quan chức năng:
Hiện nay, có nhiều cơ quan chức năng tham gia chống buôn lậu nhưng
sự phối hợp đấu tranh còn kém hiệu quả, có nơi lơi lỏng, có nơi mạnh ai nấy
làm, lúc nặng lúc nhẹ, có lúc chồng chéo, giẫm đạp nhau, quan điểm đấu tranh
và xử lý thiếu thống nhất làm cho nhân dân hồ nghi về tính nhất quán của luật
pháp.
- Lực lượng chống buôn lậu còn yếu:
Nhìn chung lực lượng vẫn còn mỏng, phương tiện thiếu, cơ sở vật chất kỹ
thuật còn hạn chế nhất là trong bối cảnh buôn lậu diễn ra rầm rộ trên khắp các
tuyến biên giới và nội địa với số lượng đông, thủ đoạn tinh vi, âm mưu xảo
quyệt, cách thức táo bạo liều lĩnh, việc tổ chức bảo kê, đánh tháo hàng, chống
người thi hành công vụ diễn ra thường xuyên. Công tác chống buôn lậu ở nước
ta được thực hiện chưa toàn diện, tập trung chủ yếu ở các tuyến biên giới,
trong khi lơi lỏng thị trường nội địa nơi hàng lậu có thể bày bán công khai; vẫn
chừa chốn nương thân cho hàng lậu thì không thể đánh chết buôn lậu.
6.4. Các nhân tố khác:
Ngoài những nguyên nhân đã nêu ở trên, các nhân tố văn hoá và chính trị
cũng là những nhân tố đặc biệt quan trọng khiến cho hoạt động buôn lậu còn
có đất phát triển.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU
VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
1.GIỚI THIỆU VỀ CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI :
1.1.Nhiệm vụ, quyền hạn của cục Hải quan Hà Nội :
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính Phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan
ngang Bộ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định :
Cục Hải quan Hà Nội là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, chức năng
tổ chức thực hịên pháp luật nhà nước về Hải quan và các qui định khác của
pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục.
Cục Hải quan thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải
quan, các quy định khác của Pháp luật có liên quan và những nhiệm vụ quyền
hạn cụ thể sau đây :
Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà
nước về hải quan trên địa bàn hoạt động của cục Hải quan bao gồm:
Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan đối với hàng hoá
xuất nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh, và phương tiện vận tải xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh theo qui định của Pháp luật.
Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng chống
buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trong pham vi địa bàn
hoạt động
Phối hợp nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hoá qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của cục Hải quan Hà Nội
theo đúng qui định của Pháp luật và của Tổng cục Hải quan.
Thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khâủ đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời vào ngân sách nhà nước.
Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo qui định của pháp luật
Thực hiện thống kê nhà nước về Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải tái xuất cảnh, nhập cảnh,quá cảnh
thuộc phạm vi quản lý của cục Hải quan theo qui định của Tổng cục.
Thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc cục Hải quan trong việc thực hiện
chính sách pháp luật về Hải quan theo qui chế hoạt động của thanh tra Hải
quan.
Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu vận
chuyển trái phép qua biên giới theo qui định của pháp lụât, giải quyết khiếu nại
đối với các quyết định xử phạt hành chính của các đơn vị thuộc cục, giải quyết
khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo qui định của pháp luật.
Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vấn đề cần sửa
đổi, bổ sung các qui định của nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất
nhập cảnh, quá cảnh, chính sách thuế đối với háng hoá xuất khẩu, nhập khẩu,
các qui định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn, nghiệp vụ và xây dựng
lực lượng, kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng những vướng mắc phát sinh,
những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của cục Hải quan.
Tổ chức nghiên cứu, tiếp nhận và triển khai ứng dụng khoa học, công
nghệ và phương pháp quản lý Hải quan hiện đại vào các hoạt động của cục Hải
quan.
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị trên
địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tổ chức tuyên truyền và hường dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về
Hải quan trên địa bàn.
Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về Hải quan theo phân cấp hoặc theo
uỷ quyền của Tổng cục trưởng và Bộ trưởng bộ Tài chính.
Tổng kết, thống kê, tổng hợp tình hình và kết quả các mặt công tác của
cục Hải quan, thực hiện baó cáo theo qui định của Tổng cục.
Được kí các văn bản chủ đạo, hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc
phạm vi quản lý của cục Hải quan theo qui định của Tổng cục trưởng.
Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức của cục Hải
quan theo qui định của nhà nước và theo phân cấp quản lý cán bộ.
Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị kỹ
thuật và kinh phí hoạt động của cục Hải quan theo qui định của nhà nước.
Thực hiện các nhiệm vụ được giao.
1.2.Các hoạt động của cục Hải quan Hà nội trong giai đoạn 2001-2003:
1.2.1.Công tác giám sát quản lý
Trong giai đoạn này, Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã xây dựng và ban
hành nhiều văn bản hướng dẫn các chi cục Hải quan và doanh nghiệp thực hiện
các qui định, quy trình thủ tục Hải quan đối với hoạt động XNK, xuất nhập
cảnh. Tổng hợp báo cáo những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện
Luật Hải quan , các quy định của nhà nước trình Tổng cục Hải quan giải quyết
và tham gia ý kiến váo các bản dự thảo của Tổng cục Hải quan .
Thẩm định, kiểm tra và đề nghị cấp trên quyết định 4 địa điểm làm thủ tục
Hải quan ngoài cửa khẩu của công ty XNK Hà Tây, Công ty TNHH Duyên
Hải, Công ty TNHH Đại Dương và Công ty cổ phần dịch vụ vận tải trung
ương.
1.2.2. Công tác kiểm tra thu thuế XNK
Năm 2003, Cục Hải quan thành phố Hà Nội được giao chỉ tiêu thu thuế
XNK là 4183.6 tỷ đồng . Kết quả thực hiện tính đến ngày 31/ 12/2003 là
4040.1 tỷ đồng, đạt 96.57% so với kế hoạch. Tuy nhiên, so với năm 2002 đã
tăng 25%
1.2.3.Công tác trị giá tính thuế
Nhằm đáp ứng tốt hơn hoạt đông thương mại quốc tế, tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp và phục vụ tốt hơn công tác quản lý giá tính thuế cho cục Hải
quan, tiến tới hiệp định GATT vê trị giá tính thuế và thực hiện theo yêu cầu
của cấp trên, năm 2003, Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã quyết định thành
lập phòng trị giá tính thuế và đi vào hoạt động từ ngày 25/4/2003
Mặc dù mới thành lập và gặp không ít khó khăn trong công tác, nhưng với
một sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức và lãnh đạo chỉ đạo kịp thời của
lãnh đạo Cục, công tác trị giá tính thuế ngày càng phát huy hiệu quả
1.2.4.Công tác điều tra chống buôn lậu
Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trong giai đoạn này vẫn diễn
biến rất phức tạp, có nơi, có lúc gia tăng với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt
với nhiều phương thức hoạt động mới. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận là số
lượng các vụ vi phạm trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Hà Nội
nhìn chung giảm xuống.
Những mặt hàng trọng điểm như: linh kiện xe 2 bánh gắn máy, ô tô tải và
phụ tùng ô tô đã qua sử dụng giảm so với năm 2002. Một số doanh nghiệp lợi
dụng việc tự khai báo tự tính thuế, để khai báo trị giá hàng nhập khẩu thấp hơn
trị giá thực tế hoặc mô tả hàng hoá có thuế suất cao hơn thành hàng hoá có
thuế suất thấp . Để lẫn hàng hoá phải kiểm tra vào lô hàng dược miễn kiểm tra,
lợi dụng tiêu chuẩn hanh lý, quà biếu chia sẻ lô hàng ra nhiều người nhận,
nhằm lẩn tránh việc xin giấy phép của cơ quan chuyên nghành và để được
hưởng tiêu chuẩn miễn thuế . Việc nhập khẩu tân dược để lẫn với thuốc hướng
thần, gây nghiện và thuốc lá đã bị phát hiện qua đường hàng không. Tình hình
buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý, ra vào Việt Nam có nhiều
diễn biến phức tạp với nhưng phương thức thủ đoạn hết sức tinh vi. Tội phạm
ma tuý có tổ chức vận chuyển qua tuyến đường hàng không, bưu điện và đã bị
các lực lượng Hải quan, Công an bắt giữ nhiều vụ.
1.2.5.Công tác kiểm tra sau thông quan
Căn cứ vào các hồ sơ nhập khẩu tại các chi cục, chọn những mặt hàng
nhạy cảm, có thuế suất cao, mặt hàng có chênh lệch giá giữa giắ bán trong
nước và giá bán ngoài nước, mặt háng hay bị lợi dụng gian lận thương mại
hoặc có giá trị tính thuế mà doanh nghiệp kê khai xấp xỉ 70%giá tối thiểu để
thực hiện công việc tác kiểm tra sau thông quan .
Tích cực xác minh việc thanh toán tại ngân hàng, nắm tình hình trên thị
trường về giá cả, đặc điểm hàng hoá và làm việc với các cơ quan liên quan, lấy
ý kiến của các hãng sản xuất và lấy mẫu hàng để trưng cầu giám định. Đối với
những lô hàng có đủ hồ sơ để kết luận hành vi vi phạm thì ra quyết định truy
thu thuế, còn đối với những doanh nghiệp chưa đủ cơ sở để xác định dược thì
tổ chức kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp đó .
1.2.6. Công tác công nghệ thông tin
Để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh hiện đại hoá trong công tác Hải quan,
trong giai đoạn này, Cục Hải quan thành phố Hà Nội tiếp tục ưu tiên cho công
tác này. Duy trì các ứng dụng công nghệ thông tin có quy mô nghành trong
công tác nghiệp vụ về : Quản lý tờ khai XNK, Quản lý vi phạm Hải quan,
Quản lý thông tin giá tính thuế, cấp mã số doanh nghiễp XNK, đồng thới triển
khai Hệ thống thông tin giá tính thuế trên phạm vi toàn Cục.
Tuy nhiên, công tác này còn gặp nhiều khó khăn như : Trang thiết bị máy
móc chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, chưa có mạng diện rộng để triển
khai mô hình quản lý số liệu tập trung. Do vậy, làm mất tính chủ động trong kế
hoạch công tác. Trình dộ cán bộ còn chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ về tin
học. Trong thòi gian tói đây, cần xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tin học
giỏi về chuyên môn, am hiểu nghiệp vụ, nhằm đáp ứng kịp thời đòi hỏi của
công tác này.
1.2.7.Công tác xây dựng lực lưọng
Triển khai các quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục Hải
quan về ổn định mô hình tổ chức mới, Cục Hải quan thành phố Hà Nội đã sắp
xếp, bố trí cán bộ và xây dựng quy chế làm việc nhằm đảm bảo công việc lưu
thông thông suốt. Tuy nhiên, việc thực hiện bước đầu còn chậm do một số cán
bộ công chức chưa thích ứng ngay với việc sửa đổi quy chế và lề lối làm việc.
Nắm bắt tình hình đó, Cục đã chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị phối hợp với các tổ
chức Đảng, Đoàn … quán triệt tinh thần cải cách, đảm bảo ổn định tư tưởng
cán bộ, công chức, đến nay đã có những chuyển biến tích cực.
Để triển khai việc thực hiện chủ trương khoán biên chế và kinh phí hoạt
động của ngành, Cục đã chỉ đạo các đơn vị rà soát, cân đối biên chế và sắp xếp
cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ và khối lượng công việc cụ thể trong
từng đơn vị mới được thành lập như: Phòng kiểm tra sau thông quan, Phòng trị
giá tính thuế, Chi cục Hải quan khu công nghiệp Bắc Thăng Long, làm cơ sở
thực hiện khoán biên chế và kinh phí sau này.
1.2.8 Công tác thanh tra, kiểm tra
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Thực hiện “Đề án đẩy mạnh giải quyết công tác khiếu nại, tố cáo trên địa
bàn thành phố” do UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt và theo quyết định số
3209/CT-UB ngày 9 tháng 5 năm 2002, lãnh đạo Cục đã chỉ đạo quán triệt và
triển khai thực hiện tại các đơn vị và xác định trọng tâm của công tác này là
chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố
cáo theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp. Giải quyết dứt điểm khiếu nại, tố
cáo tồn đọng.
Công tác tiếp dân
Trung binh mỗi tháng Cục hải quan TP Hà Nội tiếp 15 lượt công dân đến
hỏi về thủ tục, chính sách quản lý Nhà nước về hải quan hoặc phản ánh, góp ý
xây dựng về phong cách làm việc của cán bộ, công chức. Các trường hợp công
dân đến làm việc có nội dung khiếu tố đối với từng lĩnh vực cụ thể đều đã được
giải thích, hướng dẫn chu đáo, giải quyết kịp thời, đúng chính sách pháp luật,
không có vụ việc nổi cộm hoặc phát sinh khiếu nại, tố cáo kéo dài.
1.2.9 Công tác văn phòng
Công tác tổng hợp
Hoàn thành có chất lượng và đúng thời hạn các loại báo cáo tổng hợp
định kỳ và đột xuất của Cục, Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính và các cơ quan
liên quan.
Công tác văn thư lưu trữ
Nhằm phục vụ tốt cho việc thay đổi về mặt tổ chức và quản lý , đã tiến
hành làm thủ tục khắc mới, đổi và giao các con dấu hành chính, chức danh và
nghiệp vụ cho các đơn vị trong toàn Cục an toàn, đúng thời gian và quy định.
Quản lý và sử dụng con dấu theo đúng quy định.
Hàng quý tiến hành định kỳ kiểm tra an toàn cho các kho lưu trữ hồ sơ.
Công tác đảm bảo tài chính, hậu cần và xây dựng cơ bản
Cục Hải quan TP Hà Nội đã thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh
phí hoạt động theo chủ trương của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan. Đây là
một bước tiến mới trong việc quản lý một cách hiệu quả ngân sách Nhà nước ,
tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho cán bộ công chức.
Phối hợp với các đơn vị thực hiện mua sắm tài sản, trang thiết bị cho một
số Chi cục bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của các địa phương.
Khắc phục nhiều khó khăn, Cục đã hoàn thành công trình trụ sở mới và
chính thức chuyển về trong Tháng 10/2003.
1.3.Chống buôn lậu và gian lận thương mại-Một trong những nhiệm vụ
then chốt của Cục Hải quan TP Hà nội:
Cục Hải quan Thành phố Hà Nội là một Cục Hải quan địa phương trực
thuộc Tổng Cục Hải quan. Với một lực lượng quân số gần 600 cán bộ chiến sỹ
được phân công bố trí trên 5 Tỉnh và Thành phố với 29 đầu mối và cửa khẩu,
có đầy đủ loại hình cửa khẩu: đường bộ, đường không, cảng biển nổi ICD với
nhiều loại hình xuất nhập khẩu, gia công đầu tư, sản xuất xuất khẩu, kinh
doanh, hàng quà biếu, hàng di chuyển tài sản... Lực lượng điều tra chống buôn
lậu được Tổng Cục chỉ đạo và lựa chọn là những cán bộ có đủ phẩm chất, năng
lực và các điều kiện cần thiết khác. Cục Hải quan Thành phố Hà Nội phấn đấu
đến năm 2003 sẽ có lực lượng điều tra chống buôn lậu với quân số chiếm
khoảng 40% tổng biên chế toàn ngành.
Hiện nay quân số chống buôn lậu của Cục Hải quan Thành phố Hà Nội
rất mỏng, mới chiếm khoảng 5% tổng biên chế của Cục, nếu tính thêm một số
bộ phận đang làm nhiệm vụ kiểm sát chống buôn lậu như lực lượng kiểm soát,
giám sát kho, sân đỗ, lực lượng máy soi... số này chưa được gọi là lực lượng
kiểm soát chống buôn lậu, thì con số cũng mới ở mức độ tỷ lệ sấp sỉ 15% tổng
biên chế của Cục, tỷ lệ này vẫn còn quá ít so với chỉ tiêu đề ra. Vừa phải phấn
đấu tăng đủ quân số, ngành còn đặc biệt chú trọng mặt phẩm chất chính trị,
trình độ nghiệp vụ chuyên môn của lực lượng này. Hiện nay Cục Hải quan TP
Hà nội đang chú ý khắc phục những hạn chế như :
- Một bộ phận cán bộ không muốn sang làm công tác kiểm soát chống
buôn lậu, nếu có nhận công tác thì cũng là miễn cưỡng, không yên tâm.
- Mặt phẩm chất đạo đức, năng khiếu chống buôn lậu chưa được quan tâm
lựa chọn kỹ, đúng mức, việc rèn luyện trong thực tế còn thiếu, trình độ cán bộ
trong lực lượng điều tra chống buôn lậu Cục Hải quan Hà Nội chưa đều, chất
lượng cán bộ còn thấp so với yêu cầu nhiệm vụ được giao.
- Chưa có một tiêu chuẩn cụ thể của một cán bộ làm công tác điều tra
chống buôn lậu.
Chống buôn lậu và gian lận thương mại luôn là mối quan tâm của nhiều
Quốc gia trên Thế giới, tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta nói
chung, ở khu vực Hà Nội nói riêng trong nhiều năm gần đây cũng như hiện
nay có nhiều diễn biến phức tạp và đó là những trở ngại lớn cho công cuộc xây
dựng phát triển đất nước. Chính vì thế Đảng và Nhà nước ta nói chung, Cục
Hải quan Hà Nội nói riêng luôn coi trọng lĩnh vực đấu tranh phòng chống buôn
lậu và gian lận thương mại. Thời gian vừa qua dưới sự chỉ đạo của Tổng Cục
Hải quan, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội đã đề ra nhiều phương án, kế
hoạch để phòng ngừa đấu tranh với hoạt động buôn lậu và gian lận thương
mại.
Trong cuộc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại này đòi hỏi
mọi cán bộ chiến sĩ Hải quan phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý chí chiến
đấu, coi mặt trận này là mặt trận đấu tranh giai cấp cần phải có sự lãnh đạo
chặt chẽ của Tổng Cục Hải quan, các cấp uỷ Đảng. Kết hợp chặt chẽ giữa các
lực lượng, tuỳ theo vị trí nhiệm vụ của mình đóng góp trí tuệ, sức lực vào cuộc
đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại.
2.TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU
VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CỦA HẢI QUAN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN
QUA:
2.1 Tình hình chung:
Hoạt động Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt nam hiện nay có diễn
biến rất phức tạp để đánh giá đúng mức độ của tình hình, chúng ta có thể đi
vào một vài con số cụ thể về tình hình buôn lậu gian lận thương mại trong mấy
năm gần đây của Việt Nam:
- Năm 1995 ngành Hải quan phát hiện và bắt giữ 11.413 vụ buôn lậu và
gian lận thương mại trị giá chiếm 189 tỷ đồng.
- Năm 1996 bắt giữ 12.500 vụ trị giá 370 tỷ đồng tăng gấp hai lần năm
1995.
- Năm 1997 bắt giữ 16.700 vụ (trong đó 7250 vụ gian lận thương mại) trị
giá 530 tỷ đồng (chưa kể trị giá hàng hoá vụ Tân Trường Sanh) tăng 33% về số
vụ và 43,5% về trị giá hàng so với năm 1996. Ngoài ra còn thu giữ 5 4 kg
thuốc nổ, 98 kg thuốc phiện, 6.636 kg cần sa, 820gram hêrôin, 11.827 ống
thuốc gây nghiện, 375 cổ vật, 3.300 đơn vị văn hoá phẩm độc hại (ngành Hải
quan đã ra quyết định khởi tố 25 vụ án hình sự, chuyển hồ sơ tang vật và đề
nghị cơ quan điều tra khởi tố 51 vụ).
- Năm 1998 bắt giữ hơn 32.000 vụ buôn bán và gian lận thương mại với
tổng trị giá hàng phạm pháp 430 tỷ đồng (riêng về buôn lậu ngành Hải quan đã
phát hiện và bắt giữ 1/1998 đến tháng 12/1998 hơn 11445 vụ với tổng số trị giá
khoảng 240 tỷ đồng).
-Năm 1999 bắt giữ 10500 vụ Buôn lậu và gian lận thương mại với tổng trị
giá 219 tỷ đồng.
-Năm 2000 bắt giữ 6463 vụ Buôn lậu và gian lận thương mại với tổng trị
giá 237 tỷ đồng.
- Năm 2001 bắt giữ 5517 vụ Buôn lậu và gian lận thương mại với tổng trị
giá 22 tỷ đồng.
- Năm 2002 bắt giữ 1152 vụ Buôn lậu và gian lận thương mại với tổng trị
giá 10.2 tỷ đồng.
Trong những năm qua hoạt động XNK trên địa bàn Hà Nội và vùng lân
cận ngày càng phát triển, kim ngạch hàng hoá XNK và số thuế XNK thu được
ở mức độ cao so với cả nước. Công tác quản lý nhà nước về Hải quan ngày
càng được tăng cường, đặc biệt là công tác đấu tranh chống buôn lậu - chống
gian lận thương mại trong phạm vi trách nhiệm quản lý của Cục đã đạt được
kết quả nhất định. Hàng năm toàn Cục phát hiện được hàng trăm vụ vi phạm,
tang vật trị giá hàng chục tỷ đồng. Song song với hoạt động XNK tích cực ở
địa bàn, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trong thời gian gần đây vẫn
tiếp tục diễn biến phức tạp, số vụ vi phạm phát hiện được năm sau cao hơn
năm trước. Đối tượng vi phạm đa dạng, với phương thức thủ đoạn như : nhập
hàng không có giấy phép, xuất nhập hàng sai và thừa so với khai báo, khai báo
sai mã và suất sứ hàng hoá nhập khẩu, nhập trái phép các loại ấn phẩm, băng
hình phản động, đồi trụy, xuất nhập hàng cấm, nhập các loại hàng hoá vi phạm
chính sách mặt hàng của nhà nước. Loại hình XNK có nhiều vi phạm là hàng
gia công, liên doanh đầu tư, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu:
Luồng hàng nhập chủ yếu là các hàng chuyển tiếp từ Cảng Hải Phòng và
các tỉnh khác chuyển về Hà Nội; Hàng nhập qua cảng Cạn Gia Lâm; Hàng
XNK qua Sân bay Nội Bài; Bưu phẩm, Bưu kiện XNK qua Bưu điện Hà Nội
và các trạm chuyển phát nhanh, các lô hàng xuất của các doanh nghiệp đăng ký
làm thủ tục Hải quan tại các Cửa khẩu thuộc Hà Nội ; Các liên doanh - Đầu tư,
các cơ sở làm hàng gia công, các cơ sở nhập nguyên liệu xuất hàng xuất khẩu.
Đối tượng buôn lậu gồm: Thương nhân buôn lậu chuyên nghiệp: một số
cán bộ công nhân viên nhà nước núp bóng cơ quan doanh nghiệp để buôn lậu,
một số đơn vị vì lợi ích cục bộ tổ chức buôn lậu hoặc cố ý gian lận thương
mại; Một số cơ quan ngoại giao, Công ty và Xí nghiệp liên doanh người nước
ngoài nhập cảnh lợi dụng chính sách mang vào hàng hoá không đúng quy định
của nhà nước.
2.2 Thực trạng của công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương
mại của Cục Hải quan Hà nội.
2.2.1 Thực trạng đấu tranh chống buôn lậu theo tuyến đường trên địa bàn
Hà nội
Buôn lậu qua các tuyến điều tra trên địa bàn Hà Nội cuối những năm
1990 hoạt động buôn lậu có xu hướng gia tăng, hàng lậu từ Trung Quốc theo
các con đường tiểu ngạch vào Hà Nội từ Cămpuchia theo các con đường kênh
rạch, sông ngòi, theo người đi bộ qua các đường giáp biên rồi tiếp tục theo xe
lửa, ô tô để về Hà Nội. Tuy không nghiêm trọng bằng biên giới phía Bắc và
Tây nam nhưng cũng phải kể đến hàng Thái Lan (và của các nước khác bán
trên thị trường Thái Lan) qua nước bạn Lào để về cửa khẩu biên giới Miền
Trung như Lao Bảo, Cần Treo và tập trung theo tàu hoả, ô tô chuyển về Hà
Nội.
Không ai bảo ai cơ chế thị trường phân chia lợi ích theo cung đoạn hình
thành và đường dây buôn lậu có tổ chức, quy mô lớn, có hàng lậu rất đa dạng
như xe ô tô, gắn máy, ti vi, tủ lạnh, quạt điện, rượu bia, nước giải khát, quần
áo, mỹ phẩm, vật liệu xây dựng ... Thậm trí có hàng hoá mà nước ta thừa sức
sản xuất nhưng bọn Buôn lậu vẫn bỏ ngoại tệ ra để thu nhập lậu như bát đĩa,
tăm tre... Còn hàng xuất lậu thường là Đồng, Niken, Nhôm, Đồ gỗ, động vật
quý hiếm. Hàng lậu có mặt khắp nơi trên địa bàn các quận huyện Hà Nội. Từ
những trung tâm Thành phố đến các quận ngoại thành, khi giấu, khi bày, bị
chặn chỗ này thì lại sinh chỗ khác với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt.
Đặc biệt hàng lậu đi ngay qua các cửa khẩu có ngành chức năng quản lý,
bọn buôn lậu tìm mọi cách để lừa dối, móc ngoặc với các phần tử tiêu cực
trong cơ quan Nhà nước, trong lực lượng chống buôn lậu. Chúng lợi dụng
những khe hở của chính sách, lợi dụng sự yếu kém về kỹ thuật, ngoại ngữ của
cán bộ Hải quan trong quá trình kiểm hoá, lợi dụng hàng hoá cồng kềnh, lợi
dụng thời tiết dồn ép mặt tâm lý sự ùn tắc giao thông khi kiểm tra phương tiện
chúng giả gắn thêm những bộ phận để chúng dấu hàng lậu. Bên cạnh đó một số
người chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân coi nhẹ lợi ích đất nước làm tiết lộ bí mật
quốc gia trong lĩnh vực thương mại, phá hoại tài nguyên đất nước sẵn sàng thu
nhập những hàng hoá cũ kĩ làm ô nhiễm môi trường, nhập về những thiết bị lạc
hậu đã lâu của nước ngoài chỉ vì lợi ích riêng tư , không nghĩ đến tác hại lâu
dài của lợi ích đất nước. Tệ hại hơn là họ còn móc ngoặc với người nước ngoài
làm lại hợp đồng để hợp thức hoá về các gia công thêm hoặc bớt đi các chi tiết
của sản phẩm để thay đổi chủng loại phẩm chất hàng hoá... nhằm lợi dụng khe
hở của cơ chế chính sách đối phó với cơ quan chức năng để trốn thuế khi nhập
khẩu .
Trên lĩnh vực hàng hoá nhập khẩu là chiến dịch CKD, IKD, hàng đổi
hàng với Lào vì lợi nhuận nhiều doanh nghiệp đã mua xe nguyên chiếc rồi thuê
người nước ngoài tháo rời đến chi tiết hợp lệ rồi nhập về để giảm được thuế d-
ưới chiêu bài là tạo công ăn việc làm và đào tạo tay nghề trong nước. Một việc
làm hết sức ngược đời và lãng phí không ít cơ quan Doanh nghiệp Nhà nước
làm hợp đồng lao động giả để cho tư thương ra nước ngoài buôn bán hoặc bán
hộ chiếu để lợi dụng tiêu chuẩn hành lý miễn thuế. Tất cả các hình thức đối
phó ấy cùng các thủ đoạn khác nữa thực chất cũng là một kiểu buôn lậu tinh vi
không dễ phát hiện, nên gây khó khăn và mất nhiều công sức cho cơ quan chức
năng.
Nếu với mục đích buôn lậu là trốn thuế thì gây ra những tác hại rất to lớn
cho quốc gia và dân tộc. Từ thực chất công tác chống buôn lậu và gian lận
thương mại có thể nêu thực trạng công tác chống buôn lậu và gian lận thương
mại trên các tuyến và loai hình cụ thể như sau:
2.2.1.1. Tuyến đường Hàng không:
Vùng kiểm soát Hải quan Thành phố Hà Nội với đặc thù là thủ đô có một
sân bay quốc tế Nội Bài, thời gian những năm gần đây với cơ chế thị trường,
mở cửa do vậy mà lượng khách qua lại đường với nhiều thương gia, Việt kiều,
cán bộ đi lao động học tập công tác... Đặc biệt hàng không Việt Nam đã mở
thêm nhiều tuyến bay mới đến Việt Nam, nên mật độ máy bay xuất nhập cảnh
tại sân bay Nội Bài tăng nhiều. Theo tình hình buôn lậu vận chuyển trái phép
hàng hoá qua đường hàng không, nhất là hàng cấm (ma tuý, xã hội phẩm, tài
liệu phản động, đồ cổ...) gia tăng đặc biệt có những hậu quả rất nghiêm trọng.
+ Những nổi cộm nhân đây tôi cũng nêu thêm một số vụ buôn bán vận
chuyển hàng quốc cấm để thấy tình hình phức tạp, nghiêm trọng là:
- Nhập lậu vũ khí như súng đạn, bình xịt hơi cay, thuốc nổ kíp mìn, thủ
đoạn giấu và hành lý hoặc móc nối tiêu cực để đưa hàng vào trong nước như
vụ nhập ngày 09 - 02 - 1995 Đỗ Anh Sáng nhập 169 bình xịt từ Đức về đã bị
bắt giữ và xử lý.
- Xuất lậu tài liệu xuyên tạc nói xấu chế độ XHCN Việt Nam và nhập tài
liệu phản động đồi trụy, cấm lưu hành diễn ra thường xuyên tại cửa khẩu Nội
Bài thủ đoạn chủ yếu của bọn buôn lậu là che giấu trong các va li, túi sách tư
trang, đối tượng rất đa dạng như người nước ngoài, cán bộ học sinh đi lao
động, học tập, công tác.
- Việc xuất lậu cổ vật đối tượng chủ yếu là khách du lịch thuộc quốc tịch
Mỹ, Pháp, Đức, Đài Loan, Hồng Kông... với thủ đoạn cất giấu để lẫn trong các
hàng gốm sứ, hàng tài sản . Như vụ xuất hàng trăm cổ vật của 01 đại diện của
một tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1995.
- Một bộ phận không nhỏ hành khách xuất nhập cảnh lợi dụng chế độ
miễn thuế khi nhập cảnh đã mang theo hàng hoá ngọn nhẹ trị giá lớn hoặc ra
vào nhiều lần hoặc nhờ người khác mua về nhằm mục đích buôn bán kiếm lời.
- Lợi dụng chế độ quà biếu để gửi hàng có giá trị lớn, gửi nhiều lần, nhiều
địa chỉ qua đường bưu điện để buôn bán kiếm lời. Kết hợp hoặc lợi dụng một
số phần tử xấu để gửi kèm theo cả tài liệu, sách báo, tạp chí, băng nhạc, băng
hình....phản động, đồi trụy nhằm tuyên truyền lối sống tự do thoải mái, xuyên
tạc sự thật.
2.2.1.2.Tuyến đường Biển:
Thủ đô Hà Nội với địa lý không tiếp giáp với biển, không có cảng biển
nhưng lại có một điểm thông quan hàng biển, cảng nội địa để trả hàng biển do
vậy thủ đoạn buôn lậu và gian lận thương mại của họ thường diễn ra trên địa
bàn Hà Nội có những đặc thù riêng biệt khi nhập hàng đã qua sử dụng khai là
hàng mới .Thực tế hàng hoá khai là hàng có thuế suất cao nhưng lại xếp là
hàng có thuế suất thấp, hàng cấm hoặc hàng quản lý bằng hạn ngạch đột biến,
hàng không khuyến khích nhập khai thành hàng khuyến khích nhập khẩu. Bọn
buôn lậu tìm cách móc nối và mua chuộc một số nhân viên Hải quan biến hoá
để kiểm theo yêu cầu của chủ hàng, khi bị phát hiện thì được che chắn bằng
các biên bản vi phạm đã được chuẩn bị sẵn, lợi dụng phương thức chuyển khẩu
tạm nhập tái xuất, đầu tư liên doanh để buôn lậu hoặc làm hồ sơ giả, danh sách
sai mục đích trốn thuế và gian lận
Ví dụ: Vụ nhập hàng phụ tùng ô tô đã qua sử dụng của Công ty TNHH
Hồng Quân tháng 2/2002 hàng chuyển tiếp qua Cửa khẩu Hải quan Giảng Võ.
2.2.1.3.Tuyến đường sắt:
Đây là một tuyến đường để vận chuyển hàng hoá được khôi phục để vận
chuyển hàng hoá chủ yếu từ Trung Quốc qua Lạng Sơn, Lao Cai về ga Yên
Viên. Đối tượng buôn lậu đã lơi dụng khe hở của chính sách để nhập khẩu
những mặt hàng có thuế suất cao nhưng lại khai là hàng có thuế suất bằng
không hoặc thuế thấp ;Trong thực tế khai là phụ tùng máy nông nghiệp mức
thuế = 5 % nhưng thực chất là phụ tùng ô tô các loại = 40%, đáng lưu ý hơn
những đối tượng này là lợi dụng nhập khẩu linh kiện máy móc không đồng bộ,
giá cao khai là hàng đồng bộ giá thấp . Thí dụ năm 1999 Công ty TNHH Huy
Hoàng nhập 02 toa tàu là phụ tùng ô tô tải trị giá gần 3 tỷ đồng nhưng khai là
phụ tùng máy nông nghiệp trị giá 400 triệu đồng. Đặc biệt có một số doanh
nghiệp Nhà nước và Công ty TNHH lợi dụng chính sách hàng tạm nhập tái
xuất đã nhập khẩu cà phê Trung Quốc vào bán trong nước sau đó lấy cà phê
Việt Nam xuất ra nước ngoài, nhưng lại hợp thức hóa là hàng tạm nhập tái xuất
để hưởng chế độ thoái thu thuế thực chất đây là một cách tạo dựng hồ sơ giả để
rút tiền thuế của Nhà nước nước một cách tinh vi xảo quyệt.
2.2.2 Thực trạng đấu tranh chống các hình thức gian lận thương mại của
Cục Hải quan Hà nội
Nhiều thủ đoạn gian lận thương mại phổ biến trên thị trường quốc tế cũng
đã xẩy ra trên địa bàn Hà Nội nhưng do những đặc điểm riêng ( Nền kinh tế
mới phát triển, luật pháp chưa hoàn chỉnh, thiếu kinh nghiệm cạnh tranh quốc
tế v.v...) Nên các thủ đoạn đó ở Hà Nội cũng mang những đặc điểm riêng t-
ương ứng.Đứng trước thực trạng đó công tác đấu tranh chống lại các hình thức
gian lận thương mai tại Cục Hải quan Hà nội cũng đòi hỏi có sự tìm tòi sáng
tạo :
2.2.2.1 Đấu tranh chống lại hình thức gian lận thương mại qua lợi dụng
chính sách thuế của Nhà nước:
Trong các hoạt động gian lận thương mại thì loại hình gian lận thương
mại lợi dụng chính sách thuế XNK là loại hình đặc thù nhất ở Việt Nam. Thuế
XNK ở Việt Nam bao gồm nhiều loại thuế gộp lại là thuế quan như thuế doanh
thu, thuế phụ thu, thuế bình ổn giá, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt v.v... Do
vậy mà thuế XNK rất cao, có những loại hàng có thuế suất từ 100 - 200% như
ô tô du lịch, rượu, bia, hàng điện tử v.v... do thuế suất cao nên xuất trình trung
thực cho các cơ quan kiểm tra kiểm soát Nhà nước với lợi nhuận do gian lận
thương mại rất lớn. Vì vậy các gian thương thường tính toán mạo hiểm chấp
nhận những rủi ro để gian lận trốn thuế, đây là một trong những vấn đề hấp
dẫn bọn gian thương gian lận thương mại.
Chính sách thuế XNK ở nước ta hiện nay bộc lộ những bất hợp lý tạo kẽ
hở cho công tác quản lý kiểm tra kiểm soát hàng XNK. Luật thuế XNK hiện
hành của ta vừa đánh thuế theo tính chất mặt hàng, vừa đánh thuế theo mục
đích sử dụng là rất lớn. Có những mặt hàng đáng lẽ thuế suất là 100% nhưng
được đánh theo mục đích sử dụng thì thuế suất này chỉ có 0% hoặc đáng lẽ
phải nộp 50% nhưng chỉ khai là chuyên dụng được Hải quan kiểm tra và cơ
quan giám định xác nhận chính sách mặt hàng đó chỉ còn phải nộp 5% hoặc
0%. Đây là một loại hình gian lận thương mại khá phổ biến ở Việt Nam.
+ Xe ô tô tải có trọng tải thấp khai là trọng tải cao để hưởng thuế suất
thấp hoặc không cần giấy phép.
+ Hàng nguyên chiếc tháo rời để hưởng thuế suất thấp.
+ Nhập động cơ máy không đồng bộ khai là đồng bộ để được hưởng thuế
suất thấp (máy nổ khai là máy nông nghiệp).
Tóm lại : Có nhiều kiểu gian lận thương mại rất nghiêm trọng trong việc
lợi dụng chính sách thuế XNK chủ yếu tập trung vào những mặt hàng có thuế
suất cao, lợi nhuận lớn hoặc chênh lệch giữa loại hàng này với loại hàng khác.
Hành vi gian lận thương mại qua chính sách thuế nhiều khi rất lộ liễu và trắng
trợn.
Để chống lại các hình thức gian lận thương mại qua chính sách thuế cua
nhà nước trong thời gian vừa quạ Cục Hải quan Hà Nội đã tiến hành phổ biến,
tuyên truyền về chinh sách thuế XNK đến tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn
Hà Nội tránh những trường hợp sai phạm do không nắm rõ chính sách thuế của
nhà nước, đưa những hàng hoá có thuế suất cao dễ bi bọn gian thương lợi dụng
vào danh mục những hàng hoá cần kiểm hoá với mức độ cao, xử phạt nặng
những trường hợp vi phạm để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh
nghiệp…
2.2.2.2. Đấu tranh chống lại hình thức gian lận thương mại qua giá hàng
hoá XNK :
Việc xác định giá để tính thuế Hải quan là một trong những yếu tố quan
trọng để tính thuế Hải quan, luật thuế XNK hiện nay qui định giá tính thuế
hàng hóa XNK được căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng và hoá đơn thương mại
hợp lệ, phù hợp với các chứng từ khác có liên quan. Đối với hàng xuất là giá
FOB, đối với hàng nhập là giá CIF (đối với mặt hàng Nhà nước không quản lý
giá và cao hơn 70% giá do Tổng cục Hải quan thống kê). Trong thực tế nhiều
doanh nghiệp đã dùng thủ đoạn gian lận để lách thuế qua giá tính thuế bằng
cách giữa người mua và người bán có sự thông đồng với nhau để ghi giá trên
hợp đồng, trên hoá đơn thương mại thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế của
hàng hoá đó. Phần tiền ngoài hợp đồng thanh toán cho nhau bằng cách chuyển
ngân lậu ,góp vốn đầu tư hoặc mua hàng xuất khẩu.
Trị giá hàng tính thuế là một lĩnh vực nhạy cảm dễ bị bọn gian thương lợi
dụng. Trong thời gian qua để hạn chế gian lân qua giá Phòng kiểm tra sau
thông quan đã được thành lập. Đây là một nghiệp vụ rất mới đòi hỏi một sự nỗ
lực rất lớn về nguồn nhân lực đặc biệt là vấn đề chuyên môn nghiệp vụ. Tuy
nhiên trong thời gian ngắn phòng kiểm tra sau thông quan cũng thu được một
số kết quả đáng khích lệ :
Đã ra quyết định truy thu thuế với tổng số tiền là 9.302.525.000 đồng;
trong đó đã truy thu 18 quyết định với số tiền là 2.342.982.000 đồng.
Kết quả phúc tập hồ sơ tại các chi cục : tổng số tờ khai đã phúc tập là
47.698 bộ ; tổng số tiền phải truy thu 1467.667.000 đồng, tổng số tiền đã truy
thu được : 190.384.000 đồng.
2.2.2.3. Đấu tranh chống lại hình thức gian lận thương mại thông qua
việc khai báo sai về số lượng, trọng lượng, phẩm cấp hàng hóa XNK :
Đây là hình thức gian lận thương mại khá phổ biến ở Việt Nam nói
chung ở địa bàn Cục Hải quan Hà Nội nói riêng. Chủ hàng đã lợi dụng chính
sách thông thoáng của Nhà nước ta thông qua việc cải cách thủ tục hành chính
trong ngành Hải quan tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK, giải phóng
hàng hóa XNK tại các cửa khẩu để thực hiện các hành vi gian lận thương mại.
Chúng dùng các thủ đoạn hàng nhiều khai ít, hàng có giá trị cao khai hàng
có giá trị thấp, hàng là sản phẩm hoàn chỉnh được khai là linh kiện, là nguyên
liệu, phụ liệu để gia công, tìm mọi cách để thay đổi bao bì, nhãn mác.. v..v...
2.2.2.4. Đấu tranh chống lại hình thức gian lận thương mại qua việc cố ý
xác định sai xuất xứ hàng hóa:
Xác định xuất xứ hàng hóa là vấn đề kỹ thuật phức tạp, rất quan trọng liên
quan đến lợi ích chủ quyền quốc gia, đây là vấn đề rất mới mẻ của Việt Nam,
thuế xuất khẩu và chính sách ưu đãi thuế quan giữa các nước thành viên có
quan hệ giành cho nhau hưởng chế độ tối hệ quốc. Do đó xuất xứ hàng hóa liên
quan trực tiếp đến hai vấn đề chính là :
- Một là : liên quan đến thuế XNK như cùng một mặt hàng nhưng có xuất
xứ ở các nước khác nhau thì trị giá tính thuế của mặt hàng đó được tính khác
nhau. Ví dụ cùng một mặt hàng nhưng hàng đó được sản xuất ở các nước
không phải là các nước công nghiệp phát triển (G7 ) thì trị giá tính thuế chỉ
70% so với mặt hàng đó được sản xuất tại các nước G7 (theo qui định bằng giá
tối thiểu của Bộ Tài chính ban hành). Vì vậy những trường hợp không xác định
đúng xuất xứ thì hoặc là làm thất thu thế Nhà nước hoặc làm lạm thu thiệt hại
cho doanh nghiệp. Từ việc lợi dụng đó các gian thương đã không xuất trình
hoặc xuất xứ sai, xuất xứ giả, khai không đúng xuất xứ.
-Hai là : liên quan đến chính sách ưu đãi thuế một số mặt hàng xuất xứ
từ Việt Nam khi xuất sang EU thì được hưởng thuế suất thấp hoặc hàng từ
ASEAN nhập khẩu vào Việt Nam và ngược lại.
Trong thời gian vừa qua để đấu tranh với hình thức gian lận này Cục Hải
quan Hà nội đã phối hợp chặt chẽ với phòng thương mại và công nghiệp Việt
Nam tổ chức nhiều cuộc hội thảo nhằm phổ biến, tuyên truyền danh muc hàng
hoá XNK của Việt Nam; Đối với nhưng lô hàng có biểu hiên nghi vấn cán bộ
kiểm hoá đã tiến hành lấy mẫu gửi đến trung tâm phân tích để kiểm hoá một
cách chính xác.
2.2.2.5. Đấu tranh chống lại hình thức gian lận thương mại do hàng
chuyển tiếp :
Nghị định 171 của HĐBT ngày 27/5/1991 nay là thủ tướng Chính phủ
ban hành qui định cụ thể thủ tục Hải quan rất rõ đối với hàng hoá kinh doanh
XNK làm thủ tục Hải quan. Tổng Cục Hải quan cũng đã có nhiều văn bản qui
định về việc làm thủ tục Hải quan ngoài khu vực cửa khẩu (hiện nay là điểm
thông quan). Lợi dụng việc áp tải, việc đưa hàng về kho riêng nhiều doanh
nghiệp đã tráo lẫn hàng hóa hoặc từ hàng nọ khai hàng kia, hàng có thuế khai
hàng không có thuế. Đây là một hình thức gian lận thương mại lớn nhất của
các doanh nghiệp chính vì thế mà Tổng Cục Hải quan qui định không được
làm hàng ngoài cửa khẩu (kho riêng) đối với hàng hóa nhập kinh doanh có
thuế.
2.2.2.6 Đấu tranh chống lại hình thức gian lận thương mại trong lĩnh vực
liên doanh đầu tư :
Theo quy định của luật đầu tư Việt Nam , xí nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị máy móc, phụ tùng và các
phương tiện sản xuất kinh doanh (gồm cả phương tiện vận tải) và các vật tư
nhập khẩu vào Việt Nam để đầu tư xây dựng cơ bản hình thành xí nghiệp hoặc
tạo tài sản cố định thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Điều đó dẫn tới Hải
quan miễn thuế theo qui định của pháp luật, từ quan niệm đó nhiều Cán bộ
Công chức Hải quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã dễ dãi, dễ bị gian
thương lợi dụng để gian lận thương mại. Địa bàn Cục Hải quan Hà Nội quản lý
có tới hàng trăm liên doanh đầu tư của nước ngoài vì vậy mà đối tượng gian
lận thương mại cũng hết sức phức tạp.
- Lợi dụng sự thiếu hiểu biết để đưa vào góp vốn các thiết bị máy móc cũ
lạc hậu, khai tăng giá lên một cách quá đáng các thiết bị để góp vốn thu hồi lợi
nhuận cao trong việc khấu hao tài sản . Qua tiến hành giám định thí điểm việc
khai giá nhập khẩu thiết bị vật tư góp vốn của 12 xí nghiệp liên doanh đầu tư ở
Hà nội thì có tới 06 xí nghiệp có hiện tượng nâng giá thiết bị nhập khẩu và giá
sản phẩm kinh doanh XNK để trốn thuế.
2.2.2.7.Đấu tranh chống lại hình thức gian lận thương mại trong lĩnh vực
hàng gia công và hàng sản xuất để xuất khẩu .
Hàng là vật tư nguyên liệu để nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi
xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết theo qui định của Luật thuế XNK thì loại
hàng này thuộc diện này được miễn thuế khi số thành phẩm xuất hết ra khỏi
Việt Nam. Đối với Cục Hải quan Hà Nội loại hình này rất nhiều gần 200 doanh
nghiệp làm hàng gia công sản xuất xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng
chính sách ưu đãi để lập định mức khống, làm sai định mức bớt xén nguyên vật
liệu tiêu thụ trong nước với nhiều thủ đoạn khác nhau:
+ Đối với nguyên liệu là vải: nhập loại vải này nhưng khi xuất sản phẩm
thì lại là loại vải khác.
+ Giấy : Giấy khai là gói hàng để xuất khẩu nhưng thực tế lại bán cho các
cơ sở để in ấn.
2.2.2.8. Đấu tranh chống lại hình thức gian lận thương mại qua việc lợi
dụng thời điểm đăng ký tờ khai:
Khi có thay đổi về chính sách quản lý mặt hàng chính sách thuế XNK
(các chính sách này có ưu đãi hơn hoặc chặt chẽ hơn chính sách cũ) biết được
thời điểm này chủ hàng đến Hải quan làm thủ tục trước thời điểm để được h-
ưởng chính sách cũ mặc dù chưa có hàng về hoặc đợi qua thời điểm thay đổi
chính sách để được hưởng chính sách mới mặc dù hàng đã có sẵn ở trong kho.
2.2.2.9.Đấu tranh chống lại hình thức gian lận thương mại qua lợi dụng
kinh doanh hàng chuyển khẩu hàng tạm nhập tái xuất :
Hàng chuyển khẩu, hàng tạm nhập tái xuất là những hàng hóa được hoàn
lại thuế sau khi đã có chứng nhận của Hải quan cửa khẩu thực xuất, lợi dụng sơ
hở thiếu sót này, nhiều chủ hàng đã tìm cách móc nối với Hải quan cửa khẩu
xuất để xác nhận khống số hàng thực xuất, truy hoàn số thuế nhập khẩu. Có tr-
ường hợp chủ hàng làm hồ sơ giả để trốn thuế. Đặc biệt trong thời gian qua,
chủ hàng đã lợi dụng việc trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt - Trung để nhập
cà phê Trung quốc vào bán trong nước và lấy cà phê Việt Nam bán ra nước
ngoài nhưng hợp pháp hóa hồ sơ để được hưởng uu đãi là hàng tạm nhập tái
xuất (được truy hoàn thuế). Tính riêng năm 1999 số thuế này đã lên tới hàng
chục tỷ đồng.
3 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN
THƯƠNG MẠI TẠI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI :
3.1 Phòng điều tra buôn lậu:
Là lực lượng nòng cốt trên mặt trận đấu tranh chống buôn lậu của Cục
Hải quan Thành phố Hà Nội, trong thời gian qua đã làm tốt hai chức năng: H-
ướng dẫn và phối hợp với các đơn vị tiến hành các biện pháp nghiệp vụ nhằm
phát hiện, ngăn chặn các vụ buôn lậu. Trên cơ sở phương án đấu tranh, Phòng
đã tập trung vào mục tiêu chống thất thu thuế XNK, chống buôn lậu và mọi
hình thức gian lận thương mại, nhằm góp phần tích cực bảo vệ pháp luật, bảo
hộ sản xuất trong nước phát triển, bảo vệ an ninh kinh tế, xã hội trong lĩnh vực
XNK, bảo vệ an ninh chính trị ở Thủ đô. Đã tập trung vào cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hà Nội.pdf