Luận văn Một số giải pháp nhằm chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH một thành viên

Tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH một thành viên: LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên Lời nói đầu Trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập nền kinh tế thế giới Đảng và nhà nước đã xác định : Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt nền kinh tế, định hướng các thành phần kinh tế khác. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí nòng cốt của kinh tế nhà nước . Tuy nhiên trong thực tế nhiều DNNN hoạt động kém hiệu quả Đứng trước thực trạng họat động yếu kém đó. Chính phủ đã có nhiều biện pháp sắp xếp, đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả họat động của hệ thống doanh nghiệp nhà nước: Cổ phần hóa những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn ; giao, bán, khoán kinh doanh cho thuê, giải thể những doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ, thua lỗ kéo dài, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là nhà nước. Nhằm mục đích thực hiện thành công quá trình sắp xếp, đổi mới hệ thống doanh ...

pdf78 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH một thành viên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên Lời nói đầu Trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập nền kinh tế thế giới Đảng và nhà nước đã xác định : Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt nền kinh tế, định hướng các thành phần kinh tế khác. Hệ thống doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí nòng cốt của kinh tế nhà nước . Tuy nhiên trong thực tế nhiều DNNN hoạt động kém hiệu quả Đứng trước thực trạng họat động yếu kém đó. Chính phủ đã có nhiều biện pháp sắp xếp, đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả họat động của hệ thống doanh nghiệp nhà nước: Cổ phần hóa những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn ; giao, bán, khoán kinh doanh cho thuê, giải thể những doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ, thua lỗ kéo dài, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là nhà nước. Nhằm mục đích thực hiện thành công quá trình sắp xếp, đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Đề tài "Một số giải pháp nhằm chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên" góp phần đưa ra một số giải pháp để thực hiện quá trình chuyển đổi đạt hiệu quả hơn nhằm thực hiện một hần cải cách doanh nghiệp nhà nước, trong rất nhiều phương hướng, giải pháp, cách thức mà Chính phủ đã đề ra. Với giới hạn là chuyên đề các giải pháp mới chỉ dừng lại ở ý tưởng. Song để thực hiện được những giải pháp này cần rất nhiều kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hiện chuyển đổi, để từ đó góp phần thực hiện tốt quá trình chuyển đổi nhằm đạt được mục tiêu chuyển đổi và mục đích của quá trình cải cách hệ thống DNNN Việt nam hiện nay Đề tài được chia làm 3 chương : chương I : Sự cần thiết phải chuyển đổi DNNN thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Chương II : Thực trạng hoạt động của DNNN hiện nay Chương III : Một số giải pháp nhằm thực hiện chuyển đổi DNNN thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chương I sự cần thiết phải chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH 1 thành viên I. Công tytrách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và vai trò của nó trong nền KTTT(TNHH) 1. Đặc điểm của công ty TNHH 1 thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm - Chủ sở hữu công ty phải là một pháp nhân có thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, các pháp nhân của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các loại doanh nghiệp, các tổ chức khác theo quy định của pháp luật (Điều 14 Nghị định số 3/2000/NĐ-CP) Từ đặc điểm này cho thấy công ty TNHH khác với doanh nghiệp tư nhânổ những điểm chủ yếu sau Công ty TNHH có trách nhiệm hữu hạn đối với khoản vốn điều lệ còn doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn với toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác theo quy định về chuyển đổi doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày ĐKKD không được phát hành cổ phiếu 2. Vai trò của công ty TNHH 1 thành viên trong nền KTTT Trong nền KT KHH tập trung bao cấp các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động theo kế hoạch đã được đặt ra từ kế hoạch mua nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất và kế hoạch cung cấp sản phẩm do vậy các doanh nghiệp mất tự chủ trong sản xuất kinh doanh, nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, doanh nghiệp quốc doanh được coi là con đẻ của mình. Các doanh nghiệp hoạt động theo thế bị động không tự chủ nắm bắt các cơ hội kinh doanh mà cơ hội đó xuất phát từ nhu cầu thực tế. Từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang nền KTTT theo định hướng XHCN nhà nước đã giảm bớt can thiệp các hoạt động của các doanh nghiệp không còn tình trạng “lãi thu” lỗ nhà nước bù: Các doanh nghiệp nhà nước thường lùng tùng trong điều kiện mới. Có nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân quan trọng làm cho các DNNN hoạt động kém hiệu quả là do cách quản lý, sản xuất kinh doanh vẫn còn theo nếp cũ, chông chờ sự bao cấp của nhà nước Công ty TNHH 1 thành viiên trước hết là một doanh nghiệp có chức năng tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội , do vậy nó góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Công ty TNHH có suất đầu tư thấp ,dễ thay đổi nghành nghề kinh doanh ,thích ứng nhanh với thị trường Công ty TNHH 1 thành viên góp phần đa dạng hoá các hình thức kinh doanh phát triển hình thức này sẽ huy động được nhiều hơn nguần lực còn tiiềm năng ,thu hút lao động ,đào tạo nghề Sự xuất hiện của loại hình doanh nghiệp này có tác dụng làm giảm tình trạng độc quyền của DNNN, tăng tính cạnh tranh của thị trường góp phần hình thành ,hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Về cơ chế quản lý tài sản: giám đốc (TGĐ) của công ty TNHH 1thành viên có quyền cao hơn trong các quyết định về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng quyền vè tài sản lại giảm so vói giám đốc (TGĐ) của doanh nhjgiệp nhà nước II. Sự cần thiết phải chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH 1 thành viên 1. Sự cần thiết phải đổi mới công tác quản lý và công tác kế hoạch trong thời kỳ mới 1.1 Đổi mới công tác quản lý là một điều kiện tất yếu để xây dựng nền KTTT theo định hướng XHCN. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp tự chủ với các hoạt động của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Do đó nhà nước chỉ có vai trò định hướng, tạo khuôn khổ hành lang pháp lý, hướng các doanh nghiệp hướng dẫn theo mục tiêu mà nhà nước đặt ra. Để thị trường hoạt động thông suốt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nhà nước cần tạo cho các doanh nghiệp một môi trường kinh doanh thuận lợi. Với vai trò quản lý vĩ mô thành lập và tổ chức vận hành tốt các loại thị trường như thị trường vốn, thị trường BĐS, và thị trường khoa học công nghệ Chúng ta đang trải qua thời kỳ quá độ, có nhiều hình thái sở hữu về tư liệu sản xuất do đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Vai trò người điều hành mọi hoạt động nền kinh tế, trong quản lý nhất là quản lý kinh tế cần phải có sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhất là sự bình đẳng của DNNN đối với các thành phần kinh tế khác. Tạo nên một “Sân chơi” bình đẳng giữa các doanh nghiệp chính là một trong những động lực để phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế. Từ đó mới có thể tạo nên tổng hợp lực của toàn xã hội. Với những lý do trên quản lý nhà nước về kinh tế cần có sự đổi mới hơn nữa cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. Nhà nước với vai trò là người định hướng cần xác định các lĩnh vực mà doanh nghiệp được hoạt động, còn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được coi là “hộp đen” quản lý. Vì vậy giảm tới mức thấp nhất sự tác động trực tiếp của nhà nước vào hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp là một trong những yêu cầu của quá trình đổi mới. 1.2 Đổi mới công tác quản lý nhằm tăng vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng các công cụ quản lý vĩ mô pháp luật, kế hoạch, chính sách. Trong thời kỳ đổi mới Đảng và Nhà nước xác định: “Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế. Đổi mới hơn nữa công tác kế hoạch hóa nâng cao chất lượng công tác xây dựng các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Bảo đảm tính minh bạch, công bằng trong chi ngân sách nhà nước, thực hiện đầu tư vốn phát triển từ ngân sách nhà nước căn cứ vào hiệu quả kinh tế - xã hội. (Trích văn kiện đại học IX) Kế hoạch là một công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước, đổi mới công tác lập kế hoạch là một yêu cầu được đặt ra nhất là kế hoạch quản lý đối với các doanh nghiệp. Trong thời kỳ bao cấp kế hoạch là sự cứng nhắc đối với các doanh nghiệp mà không có định hướng . Đổi mới công tác kế hoạch làm cho công cụ kế hoạch linh họat hơn, mềm dẻo hơn do đó kế hoạch mang tính định hướng, dự báo là chủ yếu. Những kế hoạch đề ra cần mang tính định hướng, dự báo là cơ sở cho các doanh nghiệp nắm được xu hướng của thị trường nhờ đó có thể điểu chỉnh, nắm bắt được cơ hội, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Đối với các DNNN, kế hoạch dựa trên thực trạng hiện có để đề ra các chỉ tiêu phù hợp khả thi tránh tình trạng đề ra mục tiêu quá cao dẫn đến thất bại và cũng tránh tình trạng đề ra mục tiêu quá thấp dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực của các thành phần kinh tế Vai trò của nhà nước trong điều kiện mới Thúc đẩy sự hình thành và phát triển ,từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa .Đặc biệt đối với các thị trường còn sơ khai như : thị trường thị trường lao động ,thị trường vốn thị trường bất động sản và thị trường khoa học công nghệ Phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ Nhà nước sử dụng kinh té nhà nước phát huy vai trò nòng cốt ,định hướng thị trường .Đáp ứng nhu cầu đa dạng và nâng cao sức mua của thị trường trong cả nước ,cả thành thị và nông thôn .Xác định thời hạn bảo hộ hợp lý và có hiệu quả đối với một số sản phẩm cấn thiết ,hạn chế và kìm hãm độc quyền kinh doanh Mở rộng thị trường lao động trong nứpc có sự kiểm tra ,giám sát của nhà nước , bảo vệ lợi ích của người lao động . Hoàn thiện hệ thống pháp luật , chính sách tạo cơ hội bình đẳng về việc làm cho người lao động Thực hiện triển khai tổ chức thị trường khoa học và công nghệ , thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ , đẩy mạnh phát triẻn các dịch vụ vè thông tin , chuyển giao công nghệ . Tạo lập, phát triển nhanh thị trường vốn, nhất là thị trường vốn dài hạn và trung hạn . Tổ chức vận hành thị trường chướng khoán, bảo hiểm hình thành đường bộ thị trường tiền tệ. Hình thành và phát triển thị trường bất động sản, Nhà nước thực hiệngiao tất dài hạn cho các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh. -Hình thành cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa . Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển. Bằng các cộng cụ quản lý vĩ mô như chiến lược quy hoạch, kế hoạch và chính sách , kết hợp với sử dụng lực lượng vật chất của nhà nườc để định hướng phát triển kinh tế xã hội, khai thác hợp lý các nguồn lực của đất nước, bảo đảm ổn định vi mô của nền kinh tế, điều tiết thu nhập , kiểm tra , giám sát , thanh tra mọi hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nhà nước đầu tư vốn phát triển từ ngân sách nhà nước căn cứ vào hiệu quả kinh tế xã hội , chuyuển cơ chế phân bổ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước sang cơ chế cho vay theo cơ chế thị trườrng, xoá bỏ bao cấp thông qua tín dụng đầu tư. Tuy nhiên đánh giá tổng kết sau 15 năm đổi mới, cơ chế quản lý của nhà nước ta còn biểu hiện nhiều yếu kém, bất cập đó là : Kinh tế vĩ mô còn những yếu tố tư liệu vững chắc . Hệ thống tài chính ngân hàng, kế hoạch đổi mới chậm, chất lượng hoạt động hạn chế, môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều vướng mắc,. Chưa tạo điều kiện và hỗ trợ tốt cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh. Công tác kế hoạch đổi mới chậm do đó chưa làm tốt được vai trò định hướng nến kinh tế . Vẫn còn một số kế hoạch chưa chú trọng vào khả năng dự báo định hướng. Hoạt động ngân hàng thương mại còn nhiều yếu kém, chất lươngk tín dụng thấp, tỷ lệ nợ quá hạn lớn, tình hình tài chính một số ngân hàng khó khăn, thị trường vốn phát triển chậm . Khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa phát huy vai trò chủ đạo, hơn thế nữa tốc độ phát triển của khu vực này còn chậm hơn so v;í khu vực kinh tế khác.Điều này là do khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa được xắp xếp, củng cố và đổi mới . Các doanh nghiệp nhà nước chơa thưc sự lấy hiệu quả kinh doanh làm thước đo cho các hoạt động của mình. Cải cách hành chính còn chậm, cơ chế quản lý chồng chéo thể hiện : Còn quá nhiều khâu hoạt động hành chính dẫn đến khó khăn, mất thời gian đối với các doanh nghiệp, cá bộ quản lý còn quan liêu , sách nhiễm. Một doanh nghiệp còn chịu nhiều sự quản lý của các cơ quan nhà nước, điều này đã ngây nhiều khó khăn trong việc quyết định phương hướng và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò quản lý nhà nước về kinh tế trong thời kỳ mới, cần tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách quản lý, nâng cao hiệu quả của cá công vĩ mô. Đổi mới mạnh mẽ công tác kế hoạch hoá , nâng cao tính định hướng và dự báo, nâng cao chất lượng của quy hoạch và kế hoạch, gắn quy hoạch, kế hoạch với thị trường . Hoàn thiện hệ thống thông tin và dự báo, phục vụ kế hoạch, gắn kế hoạch với cơ chế chình sách. Tăng cường chế độ trách nhiệm và sự phối hợp giữa các bộ, nghành và giữa các cấp trong xây dựng, điều hành thực hiện kế hoạch. Đổi mới nội dung và phương pháp lập và thực hiện kế hoạch hướng huy động tối đa nội lực , khai thác mọi tiềm năng của nghành, của địa phương gắn với sở dụng có hiệu quả cao nguồn lực bên ngoài . Có định hướng phát triển phù hợp tưng nghành , từng vùng kinh té để phát huy cao nhất mọi tiềm năng của nghành. Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật và hoàn thiện khung pháp luạt phù hợp với kinh tế thị trường định lý xã họi chủ nghĩa . Đổi mới và thiện quy trình luật, ban hành và thực thi pháp luật. Tiếp tục hoàn thành về cơ bản việc xắp xếp, tổ chức lại và đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, bảo đảm vai trò chủ đạo kinh tế của nhà nước bảo đảm quỳên tự chủ sản xuất công nghiệp. Thực hiện việc tách quyền chủ sở hữu của nhà nước của các cơ quan nhà nước với quyền sản xuất kinh doanh của nhà nước , xoá bỏ chế độ cơ quan, cấp hành chính cơ quan: Tăng cường đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ , tập trung cho những doanh nghiệp hoạt động trong một số nghành và lĩnh vực then chốt như công nghệ sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng, công nghệ cao , đồng thời cũng nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực công ích. Kiểm toán tổ chức, nâng cao hiệu quả các trương chình theo mô hình công ty mẹ - công ty con , kinh doanh đa nghnhf tổng hợp trên cơ sở nghành nghề công nghiệp hoá. Thút hút với tiềm lực nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh, làm nòng cốt để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh. Hoàn thành cơ bản việc công nghiệp hoá các doanh nghiệp nhà nước không còn nắm giữa 100% cầu. Tiếp tục thực hiện việc giao , bán , khoán kinh doanh , cho thuê những doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏmà nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn , sáp nhập , giải thể hoặc phá sản những DNNN hoạt động còn kém hiệu quả mà không áp dụng được những biện pháp trên Thí điểm chuyển đổi DNNN thành công tyTNHH 1 thành viên mà chủ sở hữu là nhà nước .các doanh nnghiệp thuộc diện chuyển đổi là các DNNN hoạt động sản xuất kinh doanh và nhà nước năms giữ 100% vốn 2. Vai trò của Sở hữu nhà nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam Trong thời kỳ quá độ hình thức sở hữu là đa thành phần, tương ứng với mọi hình thức sở hữu là một thành phần kinh tế. Quan điểm về sở hữu trong thời kỳ quá độ chúng ta đã xác định: đa dạng hoá các thành phần sở hữu nhưng hữu nhà nhà nước giữ vai trò chủ đạo Xét trên khía cạnh sở hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước thì hình thức này là rất quan trọng và góp phần thực hiện đường lối phát triển kinh tế của nhà nước và giữ vai trò chi phối các thành phần khác đồng thời cũng đóng vai trò khắc phục các thất bại của thị trường. Tuy nhiên hình thức sở hữu nhà nước hiện nay còn gặp một số vấn đề như: Các doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu 100% vốn nhà nước hiện nay còn nhiều. Ngoài các doanh nghiệp hoạt động công ích, các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng quan trọng, các doanh nghiệp phục vụ an ninh quốc phòng thì còn nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn thuộc sở hữu nhà nước. Từ đó dẫn đến gánh nặng về quản lý về vốn DNNN 100% vốn sở hữu nhà nước hiện nay hoạt động không có hiệu quả để làm tốt vai trò của nó đối với nền kinh tế các doanh nghiệp đa số là lỗ vốn, một ít doanh nghiệp là có lãi. Do vậy là gánh nặng cua ngân sách nhà nước, do hoạt động kém hiệu quả nên các DNNN chưa thể làm tốt chức năng điều tiết thị trường. Đối với các doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác. Nhà nước ta vẫn khuyễn khích phát triển nhằm góp phần phát triển kinh tế. Trong thời kỳ đổi mới với chủ trương đa dạng hóa các loại hình sở hữu. Nhờ đó mà các thành phần kinh tế (ngoài DNNN) đã đóng góp một phần to lớn vào thành công của công cuộc đổi mới. Doanh nghiệp tư nhân đã góp phần giải quyết được những vấn đề lớn như việc làm và tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện nước ta còn thiếu vốn, khoa học công nghệ lạc hậu, thu hút đầu tư nước ngoài là một yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Đại hội IX của Đảng đã xác định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế. Những đóng góp của loại hình này vào sự phát triển kinh tế trong thời gian qua đã khẳng định sự tồn tại và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân. 3. Hệ rhống DNNN 3.1. Khái niệm, đặc điểm của DNNN a. Khái niệm Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam b. Đặc điểm của DNNN Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế được nhà nước thành lập để thực hiện các mục tiêu do nhà nước giao Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước đầu tư vốn cho nên tài sản trong doanh nghiệp thực sự là sơ hữu nhà nước, nhà nước quản lý sử dụng tài sản theo quy định của chủ sơ hữu là nhà nước Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân vì có đủ các điều kiện của pháp nhân theo quy định của pháp luật Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn, nghĩa là nó tự chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số tài sản do doanh nghiệp quản lý 3.2. Phân loại doanh nghiệp nhà nước + Dựa vào quy mô và hình thức tổ chức của doanh nghiệp có thể chia DNNN thành tổng công ty nhà nước doanh nghiệp nhà nước độc lập và doanh nghiệp nhà nước thành viên  Tổng công ty Nhà nước: Là doanh nghiệp có quy mô lớn được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ... Tổng công ty nhà nước có thể có các đơn vị thành viên như: đơn vị sự nghiệp, đơn vị hạch toán độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc  Doanh nghiệp nhà nước độc lập: Là doanh nghiệp nhà nước không nằm trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp khác DNNN độc lập được phân thành DNNN độc lập có quy mô lớn và DNNN độc lập có quy mô vừa và nhỏ  Doanh nghiệp nhà nước thành viên: Là doanh nghiệp nằm trong cơ cấu của tổng công ty nhà nước + Dựa vào mục đích hoạt động của doanh nghiệp thì được chia thành DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN kinh doanh công ích Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích là DNNN hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh + Xét theo góc độ sở hữu DNNN có 4 loại sau: - Loại 1: DNNN chỉ có một chủ sở hữu duy nhất là nhà nước - Loại 2: DNNN có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó nhà nước nắm giữ không dưới 50% - Loại 3: DNNN có nhiều chủ sở hữu vốn, trong đó phần sở hữu nhà nước ít nhất gấp 2 lần cổ phần của cổ đông lớn nhất khác trong doanh nghiệp - Loại 4: DNNN mà trong đó nhà nước không giữ cổ phần chi phối, nhưng có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của doanh nghiệp theo thỏa thuận trong điều lệ lao động. 3.3 Vai trò của hệ thống doanh nghiệp nhà nước. DNNN là một thực thể của xã hội, là tế bào của nền kinh tế là lực lượng sản xuất, là nơi sáng tạo ra của cải vật chất của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Do vai trò đặc biệt quan trọng như vậy cho nên DNNNphải được hình thành theo đúng pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và được pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp. Doanh nghiệp NN hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích do nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách là chử sở hữu. DNNN là một pháp nhân kinh tế. Đồng thời thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, trao đổi những hàng hóa, dịch vụ trên thị trường theo nguyên tắc tối đa hóa lợi ích của khách hàng, thông qua đó đạt được mục đích tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội, có quyền và nghĩa vụ dân sự tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh. Chức năng kinh doanh của DDNN bao gồm: sản xuất, cung ứng, trao đổi, hợp tác và tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi Hoạt động kinh doanh của DNNN chịu sự chi phối và tác động của môi trường kinh tế xã hội. Để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nhà nước cần tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định như vấn đề tăng trưởng của nền kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, bảo hộ hàng sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh. Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế .Nền chính trị của VIệT NAM do đảng cộng sản lãnh đạo nhằm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội thực hiện dân giàu , nước mạnh , xã hội côbng bâừng ,dân chủ ,văn minh . Các doanh nghiệp của ta , trước đi đầu là doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện mục tiêu này. DNNN có năng lực sản xuất kinh doanh lớn , cơ cấu ngày càng hợp lý và từng bước mở rộng thị trường do đó đã đáp ứng một phàn lớn nhu cầu sản phẩm của thị trường . Mục tiêu của DNNN là tối đa hóa lợi ích kinh tế. Mục tiêu này mang tính toàn diện và bao quát hơn là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, bởi lẽ lợi ích kinh tế không đơn thuần là lợi nhuận thu được. Từ hoạt động của sản xuất kinh doanh còn có khả năng phát triển của doanh nghiệp và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. DNNN tôn trọng quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng mọi hoạt động nhằm tạo ra sự tăng trưởng thu nhập của doanh nghiệp không được vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng .Chất lượng ,hiệu quả , sức cạnh tranh của DNNN được nâng lên góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo , bảo đảm ổn định kinh tế xã hội .Đây cũng là lực lượng quan trọng thực hiện các chính sách xã hội và khắc phục hậu quả thiên tai và đảm bảo dịch vụ thiết yếu cho quốc phòng , an ninh DNNN còn có vai trò không thay thế được là khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường .Theo quy luật , ở một số ngành , một số vùng nhiều khó khăn khó thu lợi nhuận mà doanh nghiệp tư nhân không làm DNNN sẽ đảm nhận vì mục tiêu chung của nền kinh tế . Mặt khác DNNN là lực lượng vật chất để nhà nước can thiệp , bình ổn thị trường , hạn chế những ảnh hưởng xấu có tác hại đến nền kinh tế Thực hiện công nhgiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện thị trường vốn chưa hoàn thiện , nông dân có thu nhập thấp , tích luỹ không đủ tạo đầu tư cơ bản , kinh tế tư nhân nhỏ bé thì DNNN có vai trò huy động vốn đầu tư xây dựng cơ bản Sự tồn tại và phát triển của kinh tế nhà nước là một đòi hỏi tất yếu đối với mọi quốc gia không phân biệt chế độ chính trị xã hội. Kinh tế nhà nước phải thỏa mãn nhu cầu tối thiểu, cơ bản của nhân dân và đời sống, về phát triển các vùng, khu kinh tế trọng điểm, ngành kinh tế mũi nhọn. Bên cạnh đó, kinh tế nhà nước phải bảo đảm ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm các nhu cầu để giả quyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, bảo đảm việc làm, phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo .DNNN đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong nhiều ngành kinh tế chủ chốt, bảo đảm các điều kiện như cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội, cung ứng hàng hóa, vật tư, năng lượng chủ yếu cho sản xuất đời sống. Đồng thời là lực lượng chủ đạo trong việc thực hiện các chính sách xã hội thông qua các sản phẩm , dịch vụ công ích. Sự phát triển của DNNN trong các ngành cơ sở hạ tầng như giao thông, bưu chính viễn thông, năng lượng, dịch vụ ... tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác phát triển 3.4. Những hạn chế của DNNN Trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã đạt được những thành tựu quan trọng , khẳng định vai trò chủ đạo trong nền kinh tế .Tuy nhiên hệ thống DNNN biểu hiện một số yếu kém về khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường , ảnh hưởng lớn đến khả năng nắm giữ có hiệu quả vị trí then chốt đối với nền kinh tế thị trươừng định hướng xã hội chủ nghĩa Quy mô và các mối quan hệ chưa hợp lý : quy mô nhỏ bé ,dàn trải hàu hết trên các nghành nghề và địa phương . Nguồn vốn hạn hẹp nhưng lại đầu tư và phát triển nhiều DNNN dẫn đến phân tán vốn , nhiều doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ bé không đủ lực để tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả Trình độ kỹ thuật công nghệ của các DNNN còn lạc hạu dã và đang là lực cản lớn đối với quá trình nâng cao năng suâts , chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường . Ngoài một số doanh nghiệp được trang bị máy móc thiết bị hiẹn đại hoặc trung bình , đại bộ phận DNNN có máy móc thiết bị , day chuyền sản xuất lạc hậu so với thế giới Hiệu quả sản xuất kinh doanh của cá doanh nghiệp giảm dần nợ nần nhiều, tình hình tài chính thiếu lành mạnh . Nhà nước phải giúp đỡ, hỗ trợ ngày càng nhiều trong khi ngân sách hạn hẹp. Số doanh nghiệp chưa có hiệu quả còn rất nhiều khoảng 60%. Trong cơ chế thị trường hiệu quả sản xuất kinh doanh là một yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó đây là yếu tố cản trở lớn nhất đối với khả năng cạnh tranh của doạnh nghiệp. -Chưa phân định rõ quyền sở hữu và quyền quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước. Trong thời gian qua một số cơ chế, chính sách có xu hướng trả lại bao cấp như khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ, giảm miễn thuế, bù lãi suất, bao cấp qua già và các hình thức bảo hộ quá mức của nhà nước đã làm cho các doanh nghiệp ỷ lại nhà nước, thiếu năng động, sáng tạo do đó không kịp nắm bắt cơ hội để đẩy nhanh hiệu quả sản xuất kinh doanh - Đội ngũ quản lý DNNN vẫn chưa quen với cơ chế thị trường chủ động sáng tạo trong quản lý, còn tình trạng trông chờ ỷ lại vào sự bao cấp, bảo hộ của nhà nước. Vấn đề ở đây xuất phát từ quản lý của nhà nước chưa nghiêm chưa gắn chặt lợi ích của những người quản lý và lợi ích của doanh nghiệp. Do vậy đa số các doanh nghiệp cho rằng sự thua lỗ trong kinh doanh các khoản nợ do nhà nước giải quyết với lý do DNNN là “con đẻ” do vậy nhà nước cần phải duy trì và gánh chịu những tổn thất đó. - Do chưa phân định rõ quyền sở hữu và quyền quản lý doanh nghiệp nên các DNNN nhiều khi còn phải gánh chịu những thủ tục hành chính rườm ràm chồng chéo. Đây là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Nguyên nhân: Thứ nhất: Do các doanh nghiệp nhà nước vừa trải qua thời kỳ bao cấp thụ động trong sản xuất kinh doanh. Do vậy khi bước vào cơ chế thị trường chưa có sự thích ứng và điều kiện kinh tế thị trường do tình trạng hoạt động kém hiệu quả có một phần nguyên nhân ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ Thứ hai: Các doanh nghiệp nhà nước hiện có chung tình trạng là cơ sở vật chất kỹ thuật đã quá cũ do vậy sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, hàng hoá tồn kho lớn, hệ số huy động năng lượng đạt 40 - 45%. Đứng trước tình trạng này các DNNN sản xuất kinh doanh bù đắp khấu hao là rất khó thực hiện chưa kê đều cần phải có lợi nhuận để mở rộng sản xuất kinh doanh. Thứ ba: Tình trạng phát triển tràn lan của các dnn nhà nước vượt qua khả năng về nguồn lực và năng lực quản lý, điều hành của các cấp, các ngành cũng để lại hậu quả tương đối nặng nề. Thứ tư: Những bất cập trong cơ chế quản lý đối với DNNN đó là mặc dù theo luật DNNN thì DNNN chịu trách nhiệm hữu hạn đối với tài sản nhà nước giao nhưng trên thực tế các doanh nghiệp do hoạt động thua lỗ kéo dài dẫn đến nợ thuế, nợ ngân hàng hay đứng trước tình trạng này nhà nước lại thiếu kiên quyết đối với những doanh nghiệp này. Để khắc phục nhà nước có khi dùng những chính sách nặng nền bảo hộ dần đều các doanh nghiệp càng có cơ hội thể hiện tính ỷ lại vào nhà nước trước nhứng khoản nợ, những biến pháp quản lý này đã góp phần làm trì trệ thêm hoạt động của hệ thống DNNN và làm chậm tiến trình cải cách, đổi mới này cao hiệu qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Luật DNNN cũng quy định DNNN có tư cách pháp nhân nhưng cũng theo quy định của Chính phủ “Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khi chuyển nhượng cho thuê thế chấp, cầm cố những thiết bị nhà xưởng quan trọng. Theo quan điểm 50/CP của Chính phủ phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép “Với quy định này DNNN không đủ quyền về tài sản cố định quan trọng do vậy không đủ quyền về tài sản. Mặt khác luật DNNN cũng chưa quy định rõ nhà nước chuyển giao quyền sở hữu phần vốn đầu tư cho doanh nghiệp hay là ủy quyền quản lý phần vốn này cho bộ máy quản lý nhà nước hoặc thuê bộ phần này quản lý doanh nghiệp quản lý vốn nhà nước. Vì vậy các DNNN hiện nay chưa được phân định rõ giữa chủ thể quản lý nhà nước - chủ sở hữu đối với doanh nghiệp và quyền quản lý doanh nghiệp. - Về quy định TNHH của DNNN, Luật quy định DNNN có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên đứng trước tình trạng hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước có chủ trương khoanh nợ, xóa nợ đối với các doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ. Khi không còn khả năng tài chính các DNNN đã chưa vào cơ quan quản lý với tư cách là chủ sở hữu và cùng là chủ sở hữu của các ngân hàng quốc doanh ưu đãi tín dụng đối với các doanh nghiệp này. Đây chính là nguyên nhân mà khoản tín dụng khó đòi của các ngân hàng quốc doanh ngày càng tăng 4. Những yêu cầu đối với các DNNN hiện nay 4.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả của DNNN Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nông nghiệp định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nên gương sáng về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật. Trong thời gian tới, cơ bản hoàn thành việc củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp nhà nước hiện có, đồng thời phát triển thêm doanh nghiệp mà nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc cổ phần chi phối ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của kỷ luật của các thành phần kinh tế. Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu đối với những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm 100% vốn, giao ban, khoán, cho thuê... các doanh nghiệp loại nhỏ nhà nước không cần nắm giữ, sáp nhập, giải thể, cho phá sản những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và không thực hiện được các biện pháp trên. Khẩn trương cải thiện tình hình tài chính và lao động của các doanh nghiệp nhà nước củng cố và hiện đại hóa một bước các tổng công ty nhà nước. Phân biệt quyền chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện chế độ quản lý công ty đối với các doanh nghiệp kinh doanh dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ sở hữu là nhà nước và công ty cổ phần có vốn của nhà nước; giao cho hội đồng quản trị doanh nghiệp quyền đại diện trực tiếp chủ sở hữu gắn với quyền tự chủ trong kinh doanh; quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả theo kỳ xóa bỏ bao cấp doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường tự chịu trách nhiệm về sản xuất, kinh doanh: nộp đủ theo và có lãi. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp là chế phù hợp với kiểm tra, kiểm soát, thanh tra của nhà nước đối với doanh nghiệp 4.2. Tiếp tục phân loại sắp xếp hệ thống DNNN Trong hơn 10 năm qua Đảng và nhà nước đã thực hiện nhiều chủ trương và giải pháp tích cực nhằm sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Đến nay đã giải thể 3.350 doanh nghiệp (trên 50% tổng số doanh nghiệp), chủ yếu là doanh nghiệp địa phương quá nhỏ bé, làm ăn thua lỗ triền miên, sáp nhập 3.100 doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp Trung ương thành những doanh nghiệp có quy mô lớn hơn đã tổ chức lại các liên hiệp xí nghiệp thành 17 tổng công ty 91 và 77 tổng công ty 90, xây dựng thí điểm một số tập đoàn kinh tế mạnh của nhà nước trên cơ sở các tổng công ty 91; cổ phần hoá 631 DNNN và đa dạng hóa sở hữu (giao, bán, khoán, cho thuê) 65 DNNN Tuy kết quả đạt được bước đầu như vậy là đáng khích lệ nhưng so với yêu cầu thì còn quá chậm nhất là tiến trình cổ phần hóa. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa tiến trình sắp xếp đổi mới DNNN Để sắp xếp, phát triển DNNN hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích, cần xác định rõ những sản phẩm nào DNNN trực tiếp sản xuất để tránh tình trạng phân tán vốn, kém hiệu quả. Cụ thể, các DNNN hoạt động kinh doanh, chỉ tập trung những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực tiếp sản xuất - kinh doanh trong 6 lĩnh vực mà nhà nước độc quyền là: Vật liệu nổ, hóa chất độc, chất phóng xạ, hệ thống truyền tải điện quốc gia, mạng thông tin quốc gia và quốc tế, sản xuất thuốc lá điếu. Điều này có nghĩa là những DNNN sản xuất kinh doanh từ trước đến nay không sản xuất kinh doanh những lĩnh vực thuộc 6 mặt hàng độc quyền này cần chấm dứt Đối với những ngành, những lĩnh vực mà nhà nước giữ cổ phần chi phối, hoặc giữ 100% vốn như: bán, buôn lương thực, bán buôn xăng dầu, sản xuất điện, khai thác khoáng sản quan trọng, sản xuất một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất kim loại đên, kim loại màu sản xuất hóa chất cơ bản, hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất xi măng, công nghệ xây dựng, sản xuất một số mặt hàng quan trọng, sản xuất hóa dược thuốc chữa bệnh, vận tải hàng không, đường sắt, viễn dương, kinh doanh tiền, tệ, bảo hiểm, dịch vụ viễn thông cơ bản, chủ yếu là những doanh nghiệp có quy mô lớn, có đóng góp lớn cho ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao và góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô; những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo đảm nhu cầu thiết yếu cho phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào nông thôn, đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa. Chính phủ cần phải có quy định cụ thể các tiêu chí cho hàng loạt sản phẩm quy định tiêu chí về quy mô DNNN trong các lĩnh vực trên nhằm xác định rõ loại sản phẩm nào là quan trọng, là thiết yếu, công nghệ mũi nhọn, công nghệ cao, doanh nghiệp có quy mô đều đâu là “lớn” đóng góp đến đâu là “lớn” cho ngân sách nhà nước để từ đó có những quy định và hướng dẫn cụ thể trong việc sắp xếp các DNNN. Đối với những DNNN hoạt động công ích, cần phải có quy định cụ thể những tiêu chí những mặt hàng, dịch vụ công ích, những doanh nghiệp thực sự là hoạt động công ích khi sắp xếp doanh nghiệp phải rà soát loại bỏ những mặt hàng, dịch vụ thông thường để tập trung vào sản xuất những mặt hàng, dịch vụ công ích nếu có đủ những điều kiện cần thiết. Những doanh nghiệp không đủ các tiêu chí là doanh nghiệp hoạt động công ích thì loại ra khỏi danh mục loại hình doanh nghiệp này để có biện pháp sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ngoài cần có những cơ chế chính sách cần phải có những quy định cụ thể về phân loại DNNN, doanh nghiệp nào thuộc loại sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào thuộc doanh nghiệp công ích, cùng với đó là cần có quy định cụ thể thống nhất về phân loại doanh nghiệp nhà nước lớn, doanh nghiệp nhà nước vừa, doanh nghiệp nhà nước loại nhỏ. Từ đó có kế hoạch đối với từng loại doanh nghiệp III. Cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên 1. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức * Tổ chức quản lý công ty theo mô hình đồng quản trị * Tổ chức quản lý công ty theo mô hình Chủ tịch công ty Chủ sở hữu Chủ tịch HĐQT Phòng ban CN Phòng ban CN Phòng ban CN TGĐ (GĐ) Chủ sở hữu Chủ tịch công ty Giám đốc công ty Bộ máy giúp việc Bộ máy giúp việc Bộ máy giúp việc 2. Nhiệm vụ và quyền hạn 2.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty a. Chủ sở hữu công ty có các quyền sau đây: + Quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty + Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm HĐQT, Giám đốc (tổng giám đốc) hoặc chủ tịch công ty và giám đốc (tổng giám đốc) + Quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của công ty + Quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty + Quyết định bán tài sản có giá trị lớn hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong số kế toán của công ty + Tổ chức giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty + Quyết định sử dụng lợi nhuận + Quyết định tổ chức lại công ty b. Chủ sở hữu có nghĩa vụ sau đây + Phải góp vốn đúng hạn như đã đăng ký + Tuân thủ điều lệ công ty + Tuân thủ quy định của pháp luật về hội đồng trong việc mua bán, vay, cho vay, thuê và cho thuê giữa công ty và chủ sở hữu + Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật c. Hạn chế đối với quyền của chủ sở hữu công ty + Chủ sở hữu công ty không dc rút một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp vào công ty + Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác + Chủ sở hữu công ty không được quyền rút lợi nhuận của công ty khi không thanh toán đủ các tài khoản và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả (Điều 47 luật DN) 2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị + Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty + Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ trình chủ sở hữu công ty các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản dc ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại điều lệ công ty, quyết định các dự án đầu tư, hợp đồng mua, bán vay, cho vay và hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị dưới 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ sách kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại điều lệ công ty + Quyết định cơ cấu tc, quy chế quản lý nội bộ công ty, biên chế bộ máy quản lý thành chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, quyết định mức lương đối với tổng giám đốc (giám đốc) công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) công ty theo đề nghị của tổng Giám đốc (Giám đốc) + Kiểm tra, giám sát TGĐ (GD) trong việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của mình. + Kiến nghị chủ sở hữu công ty quyết định những vấn đề vượt thẩm quyền của hội đồng quản trị sau đây : - Kiến nghị phê duyệt báo cáo quyết toán, phương án sử dụng lợi nhuận của công ty - Kiến nghị phê duyệt các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu công ty - Kiến nghị điều chỉnh vốn điều lệ công ty - Kiến nghị bổ sung, sửa đổi điều lệ công ty. + Thực hiện các quyết định của chủ sở hữu công ty + Báo cáo chủ sở hữu công ty kết quả và tình hình họat động kinh doanh của công ty. + Chịu tn trước chủ sở hữu công ty và pháp luật về thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của mình và về sự phát triển của công ty theo mục tiêu chủ sở hữu giao. + Trường hợp để công ty thua lỗ thì tùy theo mức độ, sẽ bị cách chức hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật (Điều 15 NĐ số 63/2001-NĐCP) 2.3. Quyền và nhiệm vụ của chủ tịch công ty + Quyết định kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty + Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương, lợi ích khác đối với giám đốc công ty sau khi được sự chấp thuận của chủ sở hữu công ty + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật phó TGĐ công ty theo đề nghị của GĐ + Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, biên chế bộ máy quản lý công ty. + Quyết định dự án đầu tư theo phân cấp của chủ sở hữu công ty. + Quyết định các hợp đồng mua, bán, vay, cho vay có giá trị dưới 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ công ty. + Thông qua quyết toán tài sản chính hàng năm phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế hoặc xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh do giám đốc đề nghị để trình chủ sở hữu công ty phê duyệt; thực hiện việc công bố công khai các báo cáo tài chính theo quy định của Chính phủ. + Kiểm tra, giám sát Giám đốc trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. + Đề nghị chủ sở hữu công ty quyết định các vấn đề khác vượt thẩm quyền của chủ tịch công ty. + Thực hiện các quyết định của chủ sở hữu công ty. + Báo cáo chủ sở hữu công ty kết quả và tình hình hd kinh doanh của công ty (Điều 25 số 63/2001/NĐCP ngày 14/9/2001) 2.4. Quyền hạn, nhiệm vụ của giám đốc + Quyết định các vấn đề liên quan đến họat động hàng ngày của công ty + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và các dự án đầu tư của công ty + Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương và phụ cấp đối với các chức danh quản lý trong công ty trừ chức danh do HĐQT (Chủ tịch công ty) bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương, phụ cấp đối với người lao động trong công ty. + Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm và dịch vụ thep phân cấp của chủ tịch công ty, đại diện công ty ký kết các hợp đồng dân sự và kinh tế theo phân cấp và ủy quyền của chủ tịch công ty. + Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của công ty, phương án huy động vốn, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức của công ty. + Đề nghị chủ tịch công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó giám đốc. + Kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá quy định trong nội bộ công ty. + Tổ chức thực hiện các quyết định của chủ tịch công ty. + Báo cáo chủ tịch công ty về kết quả họat động kinh doanh của công ty. + Các quyền và nhiệm vụ khác theo quyết định của chủ tịch công ty và Điều lệ công ty. + Chịu sự kiểm tra, giám sát của chủ tịch công ty, của chủ sở hữu đối với việc thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Chương II Thực trạng hoạt động của các DNNN hiện nay I. Quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước 1. Sắp xếp lại DNNN theo Nghị định 388/HĐBT Đứng trước thực trạng vô cùng khó khăn, kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, nhất là trong bối cảnh sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Để khắc phục hiện trạng này, Chính phủ đã ban hành Quyết định 315/HĐBT ngày 1 tháng 9 năm 1990 về chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong khu vực DNNN nhằm giúp DNNN hoạt ddộng thích ứng với hoàn cảnh điều kiện mới. Nhiệm vụ của viẹc tỏ chức, sắp xếp lại DNNN được đề cạp một cách cụ thể: - Rà soát lại chức năng hoạt động kinh doanh của từng đơn vị trực thuộc để tổ chức lại hoạt động theo đúng chức năng của đơn vị, vừa đảm bảo quền tự chủ sản xuất kinh doanh của đơn vị lại vừa đảm bảo việc dám sát, kiểm tra của nhà nức theo pháp luật. - Rà sát lại các yếu tố sản xuất kinh doanh của cơ sơ như: thị trừng, công nghệ, vốn, lao động, tố chức bộ máy và năng lực cán bộ. Cần làm rõ thực trạng cũa doanh nghiệp và các giải pháp khắc phục. - Soát xét lại tình trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá lại đúng đắn về tài sản cố định, vốn lưu động, kết quả lỗ lãi, tồn kho, công nợ, việc thực hiện các quy chế tài chính,,kế toá thống kê doanh nghiệp để đề các dải pháp khắc phục. - Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài thì Bộ chủ quản và địa phương trực tếp quản lý phải lập danh sách đầy đủ tiến hành phân loại theo mức độ quan trọng của sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp ra và mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Trên cở sở phân loại tiến hành các gp hỗ trợ như sáp nhập, giải thể... Quyết định 315/HĐBT ra đời hơn một năm nhưng không đi vào cuộc sống, một số cơ chế chính sách không được giải quyết đồng bộ. Để tiếp tục thực hiện việc sắp xếp DNNN có hiệu quả ngày 20 tháng 11 năm 1991 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Nghị định 388/HĐBT ban hành quy chế về thành lập và giải thể DNNN. Các cơ quan chức năng của Nhà nước như Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Trọng tài Kinh tế Nhà nước đã ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định. Các ngành, các địa phương đã khẩn trương triển khai thực hiện, coi đây là chủ trương quan trọng nhằm thúc đẩy tổ chức sắp xếp lại một bước để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Đồng thời cũng thấy rằng đây là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế xã hội, cần phải tiến hành khẩn trương với những bước đi thích hợp tránh gây cản trở, phiền hà cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng kiên quyết khắc phục những mặt còn yếu kém của kinh tế Nhà nước trong cơ chế thị trường. Có thể nói rằng Nghị định 388/HĐBT ra đời tạo ra động lực tích cực đối với DNNN và được triển khai thực hiện đồng nhất ở tất cả các ngành các cấp trong cả nước. Để tăng cường trách nhiệm của cơ quan thẩm định, bảo đảm tính khách quan trong quá trình xem xét và cho phép thành lập lại các DNNN, Thủ tướng Chính phủ quy định: hồ sơ đề nghị thành lập lại DNNN được gửi lên cơ quan thẩm định cấp trên. Hồ sơ đề nghị thành lập lại DNNN thuộc tỉnh, thành phố gửi lên Hội đồng thẩm định Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật (trong trường hợp này được hiểu là ngành dọc); hồ sơ đề nghị thành lập lại DNNN thuộc các Bộ, ngành Trung ương gửi lên Hội đồng thẩm định của Thủ tướng Chính phủ đặt tại Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Quy trình thẩm định và ra quyết định thành lập lại DNNN theo Nghị định 388/HĐBT trên đây đã hạn chế việc tuỳ tiện cho phép thành lập lại các DNNN không đủ điều kiện, các DNNN làm ăn kém hiệu quả. Hầu hết các DNNN được thành lập theo Quyết định 286/CT nhằm giải quyết lao động dôi dư và cải thiện đời sống của các cơ quan, đoàn thể đều phải xoá tên trong danh sách DNNN. Do vậy số lượng DNNN sau khi rà soát và cho phép thành lập lại theo Nghị định 388/HĐBT đã giảm đi đáng kể, đồng thời chất lượng và hiệu quả của DNNN cũng được nâng cao. Việc thành lập lại các DNNN đến cuối tháng 8 năm 1993 theo Nghị định số 388/HĐBT đã cơ bản hoàn thành, những DNNN có đủ điều kiện tồn tại và phát triển đã được phép thành lập lại, đăng ký kinh doanh và bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy chế mới. Đặc biệt là thông qua việc sắp xếp đã chấn chỉnh tình hình lộn xộn, rối loạn về quy hoạch và phát triển ngành nghề nhất là đối với ngành nghề xuất nk, khảo sát thiết kế, xây dựng, sản xuất kinh doanh dược phẩm, khai thác tài nguyên khoáng sản, khai thác chế biến gỗ và lâm sản, in ấn xuất bản… 2. Sắp xếp DNNN theo Quyết định số 90/TTg Tiếp sau Nghị định số 388/HĐBT, để tiếp tục sắp xếp một bước DNNN ngày 7/3/1994 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 90/TTg cho phép tiếp tục làm thủ tục thành lập và đăng ký kinh doanh lại những DNNN chưa làm trong đợt sắp xếp theo Nghị định 388/HĐBT. Mục tiêu của Quyết định nhằm tiến hành kiểm tra rà soát, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của các DNNN chưa thành lập và đăng ký lại, áp dụng các biện pháp chấn chỉnh củng cố để DNNN có đủ điều kiện thành lập lại theo quy chế ban hành kèm theo Nghị định 388/HĐBT. Đối với doanh nghiệp đang hoạt động có lãi thì lập hồ sơ và tiếp tục tiến hành các thủ tục thành lập và đăng ký lại theo quy định hiện hành. Đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoạt động chưa có lãi hoặc bị lỗ, những có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân trước mắt cũng như lâu dài cần phải duy trì hình thức DNNN thì phải có đề án sắp xếp lại kèm theo bản thuyết trình các gp cụ thể về vốn, công nghệ và tổ chức quản lý để nâng dần hiệu quả kinh doanh, trên cở sở đó thành lập lại những DNNN thực sự cần thiết. Để tạo điều kiện cho DNNN sớm đi vào hoạt động ổn định, Thủ tướng Chính phủ quy định đến ngày 30/9/1994 kết thúc việc nhận hồ sơ các DNNN xin thành lập lại, các cơ quan thẩm định phải hoàn thành các thủ tục quyết định thành lập và đăng ký kinh doanh đến hết ngày 31/12/1994. Việc thành lập các Tổng Công ty Nhà nước theo Quyết định số 90/TTg (gọi tắt là Tổng Công ty 90) và đề nghị thành lập thêm Tổng Công ty theo Quyết định số 91/TTg (gọi tắt là Tổng Công ty 91) nhằm từng bước xoá bỏ cơ chế về chủ quản, DNNN của địa phương cũng có thể trở thành thành viên của Tổng Công ty. DNNN thuộc các Bộ quản lý cũng có thể chuyển về cho địa phương để sắp xếp theo phương án tổng thể trên địa bàn lãnh thổ. 3. Xây dựng phương án tổng thể sắp xếp DNNN theo Chỉ thị số 500/TTg ngày 25/8/1995 Sau khi các DNNN đã được xem xét thành lập lại theo Nghị định 388/HĐBT, các Tổng Công ty cũng đã được thành lập theo Quyết định 90/TTg và 91/TTg. Căn cứ vào quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ và để triển khai thực hiện Luật DNNN và các hướng dẫn thi hành Luật, các Bộ ngành ở Trung ương và các tỉnh, thành phố đã xây dựng phương án tổng thể sắp xếp DNNN của ngành, địa phương mình theo Chỉ thị 500/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ trực tiếp phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp DNNN của các Bộ ngành ở Trung ương và 2 thành phố lớn là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương đổi mới doanh nghiệp xét duyệt phương án tổng thể của các địa phương còn lại. Việc sắp xếp DNNN theo Chỉ thị 500/TTg của Thủ tướng Chính phủ được tiến hành trên cở sở xem xét tổng thể quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch lãnh thổ, thực hiện các mục tiêu của kế hoạch Nhà nước đặt ra và hướng các DNNN đi vào hoạt động theo Luật DNNN. Đồng thời kết hợp chặt chẽ với việc xoá bỏ dần chế độ Bộ chủ quản và cấp hành chính chủ quản, khắc phục một bước tình trạng có nhiều DNNN hoạt động cùng ngành nghề trên cùng một địa bàn nhưng lại do nhiều Bộ ngành ở Trung ương và địa phương quản lý, nhất là trong các ngành xây dựng và cơ khí. Như vậy, có thể có DNNN thuộc địa phương sẽ chuyển vào các Tổng Công ty thuộc các Bộ (các công ty lương thực, công ty phát hành sách…), ngược lại có DNNN thuộc các Bộ có thể chuyển về cho địa phương hoặc Tổng Công ty thuộc các Bộ này chuyển cho Tổng Công ty thuộc các Bộ khác. Việc di chuyển các doanh nghiệp trên đây phải bảo đảm nguyên tắc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, không làm ảnh hưởng sản xuất kinh doanh, việc làm và đời sống của người lao động. Việc xây dựng và xét duyệt phương án tổng thể DNNN trên đây phải nhằm khắc phục tình trạng quá nhiều DNNN, quy mô nhỏ, manh mún, hiệu quả thấp thông qua: + Hợp nhất, sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ có cùng ngành nghề tương tự thành các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, hoạt động có hiệu quả hơn. + Giải thể hoặc phá sản các DNNN thua lỗ kéo dài và mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. + Xác định danh mục các DNNN hoạt động công ích và có các chính sách hỗ trợ tài chính. Hầu hết các phương án tổng thể sắp xếp DNNN theo Chỉ thị 500/TTg không triệt để là do chưa có sự phối hợp xây dựng quy hoạch của các ngành kinh tế - kỹ thuật Trung ương với địa phương. Các ngành Trung ương mới chỉ quản lý, quy hoạch được các doanh nghiệp trực thuộc Bộ, mà chưa với tới các doanh nghiệp cùng ngành kinh tế - kỹ thuật do địa phương quản lý. Các Bộ chưa trao đổi bàn bạc với các địa phương về quy hoạch ngành để trên cở sở đó địa phương sắp xếp doanh nghiệp trên địa bàn. Khi xây dựng phương án tổng thể các Bộ, ngành và địa phương cần rà soát lại tất cả các Tổng Công ty và doanh nghiệp độc lập thuộc mình quản lý để việc thành lập lại, thành lập mới các Tổng Công ty cho phù hợ với điều kiện thực tế, cũng như việc điều, chuyển các doanh nghiệp tham gia Tổng Công ty Nhà nước, từ Trung ương về địa phương và ngược lại đảm bảo phù hợp trong lĩnh vẹc quản lý nhất quán theo ngành, lãnh thổ. Mặt khác theo yêu cầu của Chỉ thị 500/TTg là phải phân định rõ mục đích của DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoạt động công ích. 4. Sắp xếp DNNN theo Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg ngày 21/4/1998 Đứng trước thực trạng hoạt động kém hiệu quả của DNNN cũng như những thách thức mới của yêu cầu hội nhập nền kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế, cho nên việc phân loại DNNN để làm căn cứ cho việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới DNNN là việc làm hết sức cần thiết. Ngày 21/4/1998 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg yêu cầu đẩy mạnh sắp xếp từng bước và toàn diện hệ thống DNNN gắn với cơ chế quản lý, chuyển đổi sở hữu, đa dạng hoá phương thức quản lý, làm lành mạnh tài chính doanh nghiệp, nhanh chóng loại bỏ những yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực của hệ thống DNNN. Căn cứ vào Chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ, DNNN được phân làm 3 nhóm với nội dung chủ yếu sau đây: Nhóm I: Là những DNNN quan trọng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và những doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước như trong các lĩnh vực phát triển công nghệ cao, cân đối hàng hoá, thiết bị quan trọng trong nền kinh tế… Những doanh nghiệp trong nhóm này cần duy trì 100% sở hữu Nhà nước. Nhà nước cần phải có những giải pháp hữu hiệu để những DNNN trong nhóm này thực sự là vai trò nòng cốt trong kinh tế Nhà nước, chủ đạo dẫn dắt các thành phần kinh tế khác phát triển. Nhóm II: Gồm những DNNN cần chuyển đổi cơ cấu sở hữu, phương thức quản lý, không cần duy trì 100% vốn Nhà nước. Cần phân định rõ những DNNN cần duy trì tỷ lệ cổ phần chi phí hoặc cổ phần đặc biệt. Nhóm III: Bao gồm những DNNN bị thua lỗ kéo dài, không trả được nợ đến hạn, không nộp đủ thuế, không trích đủ bảo hiểm xây dựng… sẽ tiến hành các giải pháp như: giải thể, phá sản hoặc có phương án chấn chỉnh hiệu quả thì cho phép sáp nhập với các doanh nghiệp khác có liên quan. Trước khi tiến hành cần xử lý dứt điểm tình trạng nợ quá hạn, hàng hoá tồn đọng, có thể tiến hành giải thể trước khi sáp nhập để II. Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước 1. Số lượng doanh nghiệp nhà nước Tính đến 31/12/2000 chúng ta còn 5.400 doanh nghiệp giảm 7.086 doanh nghiệp so với năm 1990. số lượng doanh nghiệp giảm dần qua các năm Biểu đồ ( Nguồn: bộ kế hoạch và đầu tư) Tính đến năm 2001 đã chuyển đổi hình thức sở hữu của dôanh nghiệm nhà nước được 1136 doanh nghiệp cụ thể. (nguồn : Ban đổi mới và phát triển DN ) đơn vị : DN Tổng số Cổ phần hoá Giao , bán Luỹ kế đến trước 2001 878 773 105 Bộ, Nghành 142 140 2 Tổng công ty 60 55 1 Địa phương 676 574 102 Năm 2001 258 105 63 Bộ , Nghành 35 33 2 Tổng công ty 13 12 1 .Địa phương 210 150 60 12084 12300 5873 4 5605 4 5400 4 1989 4 1990 4 1995 4 1999 4 2000 4 Năm4 Số d/n Trong đó năm 1990 sáp nhập 3.000 doanh nghiệp , giải thể 32.000 doanh nghiệp Tính đến năm 2001 giảm được 6684 doanh nghiệp trong đó giải thể 3.350 doanh nghiệp sáp nhậm 3.100 doanh nghiệp cổ phần hoá 773 doanh nghiệp giao và 105 doanh nghiệp Qua biểu đồ trên ta thấy số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm được hơn 1 nửa. Các doanh nghiệp thuộc diện chuyển đổi, giải thể, giao bán hầu hết là các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực không quan t rọng, có quy mô nhỏ bé, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý và các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài. Đến năm 2001 trong tổng số các doanh nghiệp địa phương quản lý đã cổ phần hoá 574 DN, giao bán 102 DN trong khi đó các doanh nghiệp CPH, giao bán thuộc bộ , nghành , tổng công ty chỉ là 202. Và trong năm2001 đã CPH,giao bán được 210 DNNN do địa phương quản lý chiếm 87% tổng số DNNN đã được chuyển đổi hình thức sở hữu. Đến nay cả nước có 17 tổng công ty 91 và 76 tổng công ty 90 đang hoạt động, các lĩnh vực được thành lập công nghiệp , xay dựng, giao thông nông nghiệp , lâm nghiệp, thuỷ sản, thương mại dịch vụ, ngân hàng bảo hiểm. Các tổng công ty nhà nước có 1605 DN thành viên chiếm 28,4% tổng DN 65% vốn và 61% lao động, trong đó 76 tổng công ty 91 gồm : 1392 DN hoạch táon định hướng chiếm 29% tổng DNNN nắm giữ 60% vốn và 55% về lao động(1,037 triệu người). 17 tổng công ty 91 có 614 DN thành viên số vốn năm 2000 đạt 102.319 tỷ chiếm 63% tổng vốn DNNN, có 606644 lao động chiếm 35% tổng lao động làm việc trong DNNN . Về số lượng các DNNN hoạt động công ích: Hiện có 732 DNNN hoạt dộng công ích chiếm 13% tổng số DNNN trong đó 185Dn công ích của các bộ nghành, tổng công ty nhà nước và 547 DN của địa phương . DN công ích sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của nhà nước, do nhà nước giao kế hoạch, đặt hàng quy định giá, khung giá hoặc phi, hoạt động chủ yếu không vì mục đích tiền lợi nhuận. Nhìn chung qua sắp xếp và đổi mới số lượng các doanh nghiệp đã gỉm đáng kể nhờ đó hiệu quả hoạt đoọng DNđược nâng lên một bước đáng kể. So với ngân sách nhà nườc cấp cho hệ thóng DNNN giảm 49,5% năm 1989 người 32,2 / 2000 Do giảm được đáng kể số lượng DNNN mà số vốn bình quân của các doanh nghiệp tăng từ 3,3 tỷ năm 1989 lên 22 tỷ năm 2000. Số doanh nghiệp có tổng vốn dưới 1 tỷ giảm từ 50% năm 1991 xuống còn 26% năm 2000. Cùng với nó là số doanh nghiệp có tổng số vốn trên 10 tỷ tăng từ 10 - 20% năm 1991 lên 41% năm 1996. Nhờ quá trình sắp xếp trên, đã góp phần thay đổi 1 bước cơ cấu vốn và lao động. Các tác dụng đẩy mạnh đến quá trình tích tụ và tập trung thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp có số lao động dưới 100 người giảm xuống, số doanh nghiệp có số dữ liệu 100 người tăng lên. Trong đó DNNN thuộc các bộ, ngành Trung ương tăng lên từ 8,2 tỷ đồng lên 26 tỷ đồng, các doanh nghiệp thuộc các tỉnh thành phố tăng từ 1,1 tỷ đồng lên 3 tỷ đồng. Tăng vốn và lao động, doanh số tại các doanh nghiệp do địa phương quản lý không đều, các thành phố tăng nhanh trong khi các tỉnh trung du đặc biệt là các tỉnh miền núi tăng chậm có 1 số doanh nghiệp số vốn còn giảm do thua lỗ kéo dài. 2. Thực trạng hoạt động của hệ thống doanh nghiệp nhà nước. 2.1 Tốc độ tăng trưởng của DNNN Trong 10 năm 1991 - 2000 tốc độ tăng trưởng của kinh tế quốc doanh tăng gấp rưỡi tốc độ tăng GDP của toàn nèn kinh tế quốc dân và gấp đôi tốcđộ tăng trưởng của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh Đơn vị: % Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tốc độ 8,6 12,4 11,6 12,8 15,7 11,28 9,67 5,48 8,5 10,5 12 (Nguồn: Ban đổi mới phát triển DN) Tốc độ tăng trưởng của khu vực DNNN trong 11 năm 1991-2001 là không ổn định tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1995-1998 suy giảm, năm1998 tăng 5,48%so với tốc độ tăng của năm1995 là 15,7% . Trong những năm gần đay có xu hướng phục hồi và năm 2001 tốc độ đã đạt được là 12% so với kinh tế hỗn hợp tăng 15% , DNTN 19%, cá thể là 5%. Một số nghành đạt mức tăng trưởng rất cao như :Các DNNN thuộc lĩnh vực sản xuất trang thiết bị tốc độ tăng 50%, sản phẩm sứ xây dựng cao cấp 15-40%, hoá chất 20-40% , điện 14,5% 2.2 Đóng góp của DNNN vào GDP , ngân sách Tỷ trọng giá trị tổng sản lượng của DNNN trong GDP tăng qua các năm đơn vị % Năm 1991 1995 1998 2000 Tỷ trọng 36,5 42,2 40,07 39 (Nguồn : bộ KH và ĐT ) Với tổng độ tăng trưởng cao gần gấp rưỡi t ốc độ tăng tỷ lệ bình quân và tỷ trọng giá trị tổng sản lượng của DNNN trong GDP tăng qua các năm đã góp phần lớn vào tốc độ tăng trưởng chung của toàn năm kinh tế thời kỳ 1996 - 2000 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7% năm. Qua các đợt sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, việc quản lý đối với DNNN đã được tăng cường khắc phục tình trạng lộn xộn trong mốtố ngành kinh doanh xuất nhập khẩu như do ảnh hưởng thực, phân bón, cà phê, lắp ráp xe máy kinh doanh khách sạn, chấn chỉnh tình tạng khai thác tài ngyên bừa bãi trong các ngành lâm nghiệp, than và khai thác khoảng sản. Trong 5 năm (1996- 2000) DNNN đã đóng góp 81,5 nghìn tỷ đồng vào tổng đầu tư toàn xã hội so với 113,2 nghìn tỷ đồng đầu tư từ ngân sách nhà nước , 75,5 nghìn tỷ đồng từ tín dụng nhà nước .Trong khi đó khoản đầu tư của toàn bộ dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 110,8 nghìn tỷ Tỷ lệ vốn đầu tư của DNNN trong tổng đấu tư xã hội trong 5 năm đạt 16,1% và có xu hướng tăng năm 1996 là 13,9 % đến năm 1999 tăng lên 18,3 % và năm 2000 đạt 17% . Tuy năm 2000 có giảm so với năm 1999 .Nhưng cũng trong năm 2000 nếu so với tỷ lệ dóng góp vào GDP của khu vực kinh tế tập thể là 8,5% , khu vực kinh tế tư nhân 3,3% khu vực kinh tế cá thể là 32% , khu vực kinh tế hỗn hợp 39% , khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 13,3% .Điều đó đã chứng tỏ DNNN đã và đang đóng góp một phần to lớn đối với sự phát triển kinh tế đồng thời cũng chứng tỏ DNNN thực sự có vai trò chi phối , thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế quốc dân phát triển đúng quỹ đạo . Khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường 2.3 Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNN Vấn đề hiệu quả của các DNNN là đặc biệt quan trọng , vì đã là DN sản xuất kinh doanh đương nhiên phải có hiệu quả thì mới tồn tại và phát triển . Việc xem xét , đánh giá hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước cần có quan điểm toàn diện cả về kinh tế chính trị , xã hội , trong đó lấy suất sinh lời trênvốn làm một trongnhững tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả cuả doanh nghiệp kinh doanh Sau hơn 10 năm thực hiện sắp xếp và đổi DNNN. Xét về hiệu quả kinh doanh đã đạt được một số kết quả bước đầu. Số DN thua lỗ giảm từ 37,9% năm 1989 xuống còn 29% năm2000. Tuy nhiên kết quả này chưa phản ánh được xu hướng ổn định của các DNNN bởi lẽ năm 1998 đã có 40% DN làm ăn có lãi, 20% DN lõ vốn và 40% DN làm ăn chưa hiệu quả. Nhương đến năm 2000 số DN có lãi vẫn không tăng và số DN thua lỗ lại tăng trưởng 20% lên 29%. Lợi nhuận của các DNNN tăng qua các năm. Năm 1989 là 72,885 nghìn tỷ, năm 1996 : 221,2 nghìn tỷ. Sau 10 năm lợi nhuận DNNN tăng tờ 72,885 nghìn tỷ năm 1989 lên 527,2 nghìn tỷ năm 2001. Song nếu xét chi tiêu tỷ xuất lợi nhuận trên vốn thì lãi giảm điều này chứng tỏ. Trong những năm qua hoạt động của DNNN chỉ tăng về số lượng còn về mặt chất lượng (tỷ xuất lợi nhuận ) chưa đáp ứng được vai trò nòng cốt của nền kinh tế. Vốn ngân sách nhà nước cầp cho hệ thồng doanh nghiệp nhà nước giảm tư 49,5% năm 1989 xuống còn 32,2% năm 2000 . Do đó tỷ xuất lợi nhuận trên vố ngân sách tăng từ 6,8% (1991) lên 12,31% năm1999 và đạt kết quả 12% năm 2000. Kết quả khẳng định chủ trương giảm cấp vốn từ ngân sách dưới dạng phân bổ, tăng hình thức tín dụng nhà nước đối với các DNNN là đạt được hiệu quả và đứng đắn. Trong quá trình xắp xếp cần tiếp tục thực hiện theo chủ trương này nhằm đào tạo cho các doanh nghiệp tính độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doah , đó là điều kiện để nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản suất kinh doanh. Trong năm 2000. Tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu của DNNN là 4,28% so mức trung bình của toàn khối doanh nghiệp là 5,28%, của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 13,15%, hợp tác xã là 3,79% và DNTN 0,85% về vốn của các DNNN. Tốc độ tăng vốn của DNNN so với năm 1995. (Đơn vị : %) Năm 1996 1997 1998 1999 2000 So với năm 1995 12,1 29,4 85,9 72,2 95,5 (Nguồn : Tổng cục thống kê) Qua số liệu bảng trên ta thấy , tốc độ tăng vốn của cá doanh nghiệp nhà nước là nhanh, năm 2000 đã tăng gần gấp đôi so với năm 1995 trong đó có nguồn vốn từ ngân sách và vốn cuả DN. Trong đó vốn của Dn là chủ yếu. Vốn của các DNNN tăng nhanh là điều kiện để các DN đàu tư tài sản suất, đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng xuất để đạt được mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả kinh doanh hiệu quả sử dụng vốn. Tuy lượng vốn đầu tư của các DNNN tăng nhanh trong những năm qua nhưng hiệu quả sử dụng vốn chư cao, điều này có thể lý giải bởi lý do. Điểm xuất phát thấp các DN vừa phải trải qua thời kỳ bao cấp, bên cạnh đó chế độ bao cấp, thiết bị sản xuất đã lỗi thời từ 20-30 năm, bên cạnh đó chế độ quản lý vốn , tài sản tại các DNNN chưa chặt chx do vậy hiệu quả sử dựng vốn còn thấp điều đó thể hiện : Tỷ xuất lợi nhuận trên vẫn tiếp tục giảmnăm 1996 là 11,2% năm 1999 là 95% và năm 2000 là 441%.Ttrong năm 2000, tỷ xuất lợi nhuận của các DNNN là 4,41% so với tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu toàn khối là 5,45% và đặc biệt so với các DN đã được cổ phần hoá thì tỷ xuất này thấp hơn nhiều, năm 2000 các DN đã được cổ phần hoá có tỷ xuất lợi nhuận trên vẫn đạt 19%. Qua những phân tích, nhận xét , số liệu chứng minh ta có thể đi đến kết luận đó là. Hiệu quả xsản xuất của các DNNN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh còn rất thấp các chỉ tiêu về tỷ xuất lợi nhuận đều thấp hơn mức bình quân của toàn khối DN để khắc phục tình trạng cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn để thực hiện tốt chủ trương đổi mới, xắp xếp lại hệ thống DNNN. Thực tế là trên 85% các DNNN có tỷ lệ huy động trên 50% năng lực thiết bị là mức cao nhất so với các khu vực khác, sô máy móc thiết bị của DNNN không pảh là quá cũ, số sử dụng dưới 10 năm đạt tỷ lệ đến 49% tỷ số DNNN so với 59% của doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Nhìn tổng thể DNNN vẫn giữ vị trí chủ chốt trong nền kinh tế Việt Nam. Điều này là do chính sách nhà nước và ý chí nhiệt tình của cán bộ công nhân kết quả điều tra của tổng cục thống kê năm 1998 đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực thương mại: Số doanh nghiệp phân theo tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất âm Bằng 0 0 - 2% 2 - 4% 4 - 6% 6 - 8% 8 - 10% >10% 779 46 526 103 42 26 14 30 Số doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận > 0 là 777 doanh nghiệp trong đó tỷ suất lợi nhuận đạt 1 - 2% là 30% trong tổng số doanh nghiệp. Đây là 1 kết quả phản ánh nỗ lực trong quá trình sắp xếp doanh nghiệp nhà nước bởi lẽ khi bắt đầu chuyển sang cơ chế thị trường thì lĩnh vực thương mại ngoài quốc doanh còn nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên số doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại còn quá nhiều 1.556 doanh nghiệp do vậy điều này cao hơn tỷ suất lợi nhuận cần có nỗ lực sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực này hơn nữa. 2.4 Thực trạng về lao động. Về lao động: tổng số lao động tại các doanh nghiệp nhà nước năm 1995 là 1.560.569 người số lao động ở các doanh nghiệp Trung ương là 857.775 người doanh nghiệp địa phương là 702.794 người lao động bình quân chung của một doanh nghiệp là 265 người, bình quân lao động của một doanh nghiệp Trung ương là 442 người, bình quân của 1 doanh nghiệp địa phương là 178 người. Về khoa học công nghệ: Các DNNN sau khi sắp xếp lại được củng cố và đầu tư mà công nghệ từ vốn nhà nước, vốn vay, vốn doanh nghiệp tích lĩy nên tổng giá trị tài sản cố định tăng từ 8693 tỷ đồng năm 1990 lên 59.282 tỷ đồng nưam 1999 (tăng 6,8 lần) giá trị sản xuất tăng 3,6 lần, lao động tăng 2%. Song một tình trạng khá phổ biến trong các DNNN đó là : lao động thiếu việc làm và dôi dư vốn lớn. Theo số liệu của bộ lao động và thương binh xã hội , hiện nay lao động thường xuyên mất việc làm ở các DN khoảng 20%. Có doanh nghiệp lên tới 40%, số lao nđộng không có việc làm chiếm 6.1% tổng số người lao động đang làm việc tại cácDNNN. Theo báo cáo của ban đổi mới và phát triển DN. Tính đến giưuã năm2000 số lao động dôi dư do xắp xếp lại DNNN là 200.000 người trong 1546 DNNN được xắp xếp lại có 92.724 lao động không có việc làm một số DN thuộc tỉnh thành phố số lao động dôi dư lên tới 27-33% trong tổng số lao động. Theo thống kê 42 tỉnh thành phố trong 6 tháng đầu năm 2000 số lao động dôi dư do xắp xếp lại đã lên tới 42.000 người. Tình trạng lao đọng dôi dư nguyên nhân chíng do sắp xếp lại DNNN 1 số doanh nghiệp nhà nước bị sâm nhập ,giải thể,người lao động mất việc làm . Tuy nhiên cũng còn một số nguyên nhân xuất phat từ trong phương pháp quản lý nhân lực. - Bản thân cơ cấu lao động hiện tại chưa hợp lú chứa đượng nhiều yếu tố bất cập do DN phải kế thừa từ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp. - Do DN làm ăn thua lỗ , quy mô sản xuất thu hẹpbắt buộc các DN phải giảm số lượng lao động trong các DN. Đây là nguyên nhân khó khắc phục nhất hiện nay. - Do quá trình đổi mới cộng nghệ, cộng nghệ càng hiện đại thì lương lao động sử dụng càng giảm tương ứng. Bên cạnh đó một số lao động không có khả năng sử dựng được công ngệ hiện đại. Tuy nhiên hiện naycác doanh nghiệp nhà nước còn biểu hiện 1 số tồn tại - Số lượng DNNN còn nhiều về số lượng nhưng lại nhỏ về quy mô còn có sự dàn trải không cần thiết vượt quá khả năng nguồn lực của nhà nước. Theo báo cáo của tổng cục thống kê tính đến cuối năm 2000 vẫn vòn trên 40% DNNN có số lao động dưới 100 người, gần 1 nửa DNNN có vốn dưới 1 tỷ đồng, số DNNN thua lỗ kéo dài theo báo cáo chỉ 10%, song số DNNN làm ăn kém hiệu quả còn rất lớn. (khoảng 30 - 35%), nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo tổng thanh toán nợ Trung ương tổng số nợ của các DNNN năm 1996 bằng 1,19 lần so với số vốn nhà nước trong doanh nghiệp; năm 1997 bằng 1,16 lần năm 1998 bằng 1,13 lần, năm 1999 bằng 1,13 lần. Trong 3 năm 1997 - 1999 nhà nước đã phải xử lý nợ cho các DNNN thông qua các hình thức đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước gần 8000 tỷ đồng trong đó: cấp bổ sung vốn 642 tỷ bù lỗ, hỗ trợ để giảm bớt khó khăn về tài chính 1464 tỷ, hỗ trợ thuế bao gồm miễn giảm 2288 tỷ, ghi thu, ghi chi nợ đọng thuế 148 tỷ, khoanh nợ thuế 121 tỷ; hỗ trợ từ biện pháp xoá nợ là 1008 tỷ khoanh nợ 3392 tỷ, giảm nợ 540 tỷ. Tính riêng tổng số nợ phải trả trong các doanh nghiệp thành viên của 17 Tổng Công ty 91 tăng từ 40nghìn tỷ năm 1996 và 38 nghìn tỷ năm 59 nghìn tỷ đồng năm 1998 và năm 52 nghìn tỷ đồng năm 1999. Tổng số nợ phải thu của các doanh nghiệp này cũng ở mức trên 20 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Tại thời điểm 1/1/2001 tổng số nợ phải trả của tất cả các DNNN lên tới 353,4 nghìn tỷ đồng bằng 67% tổng giá trị tài sản của các doanh nghiệp này, trong đó nợ quá hạn 10,7 nghìn tỷ đồng, tổng số nợ phải thu 187,1 nghìn tỷ đồng bằng 35,5% tổng giá trị tài sản, trong đó nợ quá hạn 21,2 nghìn tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp tuyên bố giải thể nhưng không thể thực hiện được. Mặc dù nhà nước đã thực hiện giải pháp hỗ trợ đặc biệt vẫn cho doanh nghiệp, nhưng do số lượng DNNN còn quá nhiều, nên không thể tập trung đúng mức cho những doanh nghiệp có khả năng sử dụng vốn có hiệu quả. Nếu tính trạng này không được khắc phục thì DNNN chẳng những không nâng cao được vai chủ đạo, sức cạnh tranh, mà khả năng mất nhà nước và nợ nần ngày sẽ càng tăng lên. Việc sắp xếp sau 10 năm 1991 - 2000 vẫn chưa khắc phục được những nhược điểm về cơ cấu. Nhiều DNNN tuy đã được đầy kỳ thành lập lại theo Nghị định 388/HĐBT nhưng vẫn nằm trong tình trạng thua lỗ, nợ quá hạn không có khả năng cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trên cùng một địa bàn, quy mô manh mún, công nghệ lạc hậu, cán bộ quản lý yếu, cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNNN với nhau. Việc sắp xếp DNNN theo ngành, lãnh thổ, chưa tiến hành 1 cáhoặc triệt để, nhất là đối với ngành xây dựng và cơ khí phần lớn DNNN chỉ có tác dụng về giải quyết việc làm, việc đóng góp cho ngân sách thì còn thấp xa so với ngùn lực bỏ ra. 3. Cơ chế quản lý tài chính, quản lý vốn và tài sản của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp nhà nước. Ngày 20/4/1995 luật doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua Đây là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh mọi mặt của doanh nghiệp nhà nước, lần đầu được ban hành. Nó cũng là một mốc quan trọng trong đổi mới quy chế quản lý nói chung và quản lý tài chính nói chung đối với doanh nghiệp nhà nước. Tư tưởng chủ đạo trong cơ chế quản lý tài chiính lần này là: - Tách riêng chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và quản trị kinh doanh. Trao cho người quản lý và điều hành doanh nghiệp quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh, quản lý sử dụng vốn và tài sản. Các cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện việc kiểm tra, giám sát của nhà nước và đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, không can thiệp vào công tác quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. - Đặt mục tiêu bảo toàn vốn lên trước, lấy hiệu qủa kinh doanh làm thước đo công tác quản lý vốn và tài sản, quản lý tài chính của doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển vốn để mở rộng kinh doanh đổi mới thiết bị, công nghệ. - Tiến dần đến thông lệ quốc tế trong việc xử lý các vấn đề tài chính của doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm bình đẳng giữa doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế. Nội dung cơ bản của cơ chế quản lý tài chính, quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp như sau: 3.1. Quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp nhà nước: Chế đọ lần này xác định rõ trách nhiệm đầu tư vốn của nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Nhà nước tiếp tục thực hiện việc giao vốn cho doanh nghiệp quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Người nhận vốn nhà nước giao là Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc giám đốc doanh nghiệp không có hội đồng quản trị. Kế toán trưởng không phải là người nhận vốn và chịu trách nhiệm trước nhà nước về hiệu quả sử dụng vốn. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp không còn chia ra vốn cố định, vốn lưu động. Doanh nghiệp được toàn quyền sử dụng linh hoạt số vốn nhà nước giao cho, được quyền thay đổi cơ cấu tài sản cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài số vốn nhà nước giao doanh nghiệp được quyền huy đọng vốn của mọi đối tượng như các ngân hàng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân và người lao động trong doanh nghiệp cũng như của tổ chức và cá nhân nước ngoài. Hình thức huy động có thể là vay, nhận vốn góp liên doanh, liên kết, phát hành trái phiếu và các hình thức khác theo pháp luật quy định. Việc huy động vốn của doanh nghiệp phải bảo đảm nguyên tắc là không được thay đổi hình thức sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tiền vốn huy động và hoàn trả gốc lãi cho người cho vay theo hợp đồng cam kết. Thủ tục huy động vốn phải tuân theo quy định của pháp luật. Riêng đối với doanh nghiệp công ích việc huy động vốn phải được sự đồng ý của người quyết định thành lập doanh nghiệp sau khi có sự thẩm định của cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền sử dụng vốn và tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp không có hội đồng quản trị) chịu trách nhiệm trước nhà nước về hiệu quả đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có hội đồng quản trị, Hội đồng quả trị phê duyệt các phương án liên doanh với nước ngoài Hội đồng quản trị trình người quyết định thành lập doanh nghiệp phê chuẩn sau khi cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước. Đối với việc liên doanh với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong nước và liên doanh với nước ngoài, giám đốc doanh nghiệp xây dựng phương án báo cáo người quyết định, thành lập doanh nghiệp phê chuẩn sau khi được cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp thẩm định. Thủ tục đầu tư ra ngoài doanh nghiệp tuân theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp được quyền cầm cố, thế chấp. Cho thuê, nhượng bán, thanh lý tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp. Khi nhượng bán doanh nghiệp phải lập hội đồng định giá, thông báo công khai và tổ chức bán đấu giá theo pháp luật quy định. Khi thanh lý huỷ bỏ tài sản phải lập hội đồng thanh lý. Chênh lệch giữa số thu được do nhượng bán, thanh lý với giá trị còn lại theo sổ sách của tài sản và chi phí thanh lý nhượng bán được hạch toán vaò kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Riêng đối với 2 loại tài sản sau: - Toàn bộ hoặc bộ phận chủ yếu của dây chuyền sản xuất chính - Tài sản chủ yếu quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Khi cầm cố thế chấp, cho thuê, nhượng bán, thanh lý phải được người quyết định thành lập doanh nghiệp đồng ý sau khi cơ quan quản lý vón và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp thẩm định. Những tài sản này nhượng bán cho cá nhân, tổ chức người nước ngoài phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Tài sản của doanh nghiệp bị tổn thất trước hết phải xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nếu do họ gây ra phải bồi thường. Hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp không có hội đồng quản trị quy định mức bồi thường phù hợp với quy định của pháp luật. Thiệt hại tài sản đã mua bảo hiểm, cơ quan bảo hiểm bòi thường. Khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản tổn thất và số bồi thường của người gây ra tổn thất hoặc của cơ quan bảo hiểm được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính, nếu thiếu hạch toán tiếp vào chi phí. Trường hợp do lý do bất khả kháng, tổn thất lớn chi phí không gánh được doanh nghiệp báo cáo với Bộ Tài chính xem xét quyết định. Các khoản tổn thất công nợ không đòi được bù đắp bằng khoản dự phòng công nợ khó đòi, thiếu hạch toán vào chi phí. Tài sản của doanh nghiệp chỉ thực hiện việc đánh giá lại trong các trường hợp sau: - Kiểm kê, đánh giá lại tài sản theo chủ trương của nhà nước. - Khi đem tài sản góp vốn liên doanh. - Thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp - Điều chỉnh giá để bảo đảm giá trị tài sản theo chủ trương nhà nước chênh lệch do đánh giá lại tài sản hạch toán tăng giảm vốn. Doanh nghiệp thực hiện việc khấu hao tài sản theo quyết định của Bộ Tài chính. Doanh nghiệp đăng ký mức khao hao theo khung thời gian sử dụng tài sản Bộ Tài chính quy định đối với từng tài sản và ổn định mức trích tối thiểu trong 3 năm. Nhà nước không xem xét tăng, giảm mức trích khấu hao mà doanh nghiệp đã đăng ký. Doanh nghiệp thực hiện cơ chế bảo toàn vốnbằng các biện pháp mua bảo hiểm tài sản: hạch toán vào trong chi phí một số khoản dự phòng giảm giá hàng tồn khao, công nợ khó đòi, giảm giá đầu tư tài chính; doanh nghiệp được dùng lợi tức trước thuế để bù lỗ của năm trước; Được trích lập quỹ dự phòng tài chính để bù đắp rủi ro mất vốn; được dùng lợi nhuận sau thuê để bù lỗ sau khi hết thời hạn bù bằng lợi nhuận trước thuế. Doanh nghiệp phải xây dựng quy chế quản lý vốn và tài sản, quy chế quản lý nợ trên cở sở chế độ của nhà nước và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Nội dung quy chế xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với việc quản lý tài sản, vốn và nợ của doanh nghiệp. Hội đonòg quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp không có hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước nhà nước về hiệu quả sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Nếu để xảy ra thiệt hại tuỳ theo mức độ bị xử lý hành chính, bồi thường vật chất, truy cứu trách nhiệm hình sự. Cơ quan quản lý giám sát của nhà nước không làm tròn trách nhiệm quy định gây thiệt hại về vốn và tài sản của doanh nghiệp chịu trách nhiệm theo pháp luật. 3.2. Quản lý doanh thu - chi phí: Doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ mọi khoản doanh thu của doanh nghiệp gồm doanh thu hoạt động kinh doanh, kinh doanh hoạt động tài chính và doanh thu bất thường. Đối với mọi sản phẩm dùng trong nội bộ doanh nghiệp, tặng biếu đều phải tính doanh thu theo giá trị trường. Về chi phí chế độ quy định nguyên tắc quản lý từng khoản chi phí của doanh nghiệp. Đối với chi phí vật tư: doanh nghiệp phải xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trên cở sở định mức chuẩn cuả nhà nước để làm căn cứ cấp phát, quản lý việc tiêu hao vật tư của doanh nghiệp, cuối năm doanh nghiệp phải quyết toán việc tiêu hao vật tư so sánh với định mức và kỳ trước để xác định rõ trách nhiệm việc quản lý và sử dụng vật tư từng bộ phận cá nhân trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xác định định mức lao động làm căn cứ xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý quỹ lương của doanh nghiệp. Nguyên tắc là doanh nghiệp kinh doanh không có lãi chỉ được chi lưong theo lương cấp bậc chức vụ người lao động trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh có lãi được chi lương theo hiệu quả kinh doanh nhưng khống chế tốc độ tăng quỹ lương không được cao hơn tốc độ tăng của tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn nhà nước. Mọi việc chi lương sai chế độ, không đúng đối tượng phải thu hồi và nộp và ngân sách, người quyết định chi sai phải chịu trách nhiệm trước nhà nước. Cho phép doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí các khoản chi bảo hành sản phẩm, phí bảo hiểm tài sản, các khoản chi hoa hồng môi giới doanh nghiệp phải công khai tỷ lệ hoa hồng đại lý và hoa hồng môi giới. Giám đốc doanh nghiệp quy định tỷ lệ chi này và chịu trách nhiệm trước pháp luật việc chi này. Đối với chi phí gián tiếp doanh nghiệp phải xây dựng định mức để quản lý các khoản chi phí hội họp, giao dịch, tiếp khách. Nhà nước khống chế mức trần. Doanh nghiệp quyết định mức chi cụ thể và chịu trách nhiệm trước pháp luật về khoản chi này. Việc tính toán giá thành sản phẩm nhập kho thực hiện theo thông lệ quốc tế chỉ tính chi phí vật tư, lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển toàn bộ cho sản phẩm hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ. Ngoài ra chế độ quản lý chi phí còn quy định những khoản cấm không được tính vào trong chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Những khoản chi không đúng người quyết định chi phải bồi thường. 3.3. Chế độ phân phối lợi tức: Chế độ phân phối lợi tức hiện nay chú trọng trước hết đến việc bảo toàn vốn cho doanh nghiệp và phát triển vốn của doanh nghiệp, có quan tâm đúng mức đến quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước và thu nộp ngân sách, bảo đảm công bằng giữa các thành phần kinh tế. Cụ thể là tỷ lệ nộp thuế lợi tức được giảm đi bảo đảm cho doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất. Sau khi nộp thuế lợi ức phần còn lại được dùng để nộp thu sử dụng vốn ngân sách (trước đây tính vào chi phí)trích quỹ dự phòng tài chính để bù đắp những tổn thất rủi ro mất vốn. Mức tối thiểu trích quỹ đầu tư phát triển được nâng lên là 50% lợi nhuận sau thuế. Mức không chế của 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi được rút bớt và gắn với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được tính trên cở sở tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn nhà nước của năm báo cáo so với năm trước. 3.4. Chế độ hạch toán và quyết toán của doanh nghiệp Doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán mới ban hànhgắn với các chuẩn mực kế toán của quốc tế và phù hợp với cơ chế tài chính mới. Trước hết phục vụ yêu cầu quản trị kinh doanh của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của các cơ quan chức năng nhà nước, vấn đề kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập đã được đề cập trong công tác hạch toán kế toán cũng như khi lập các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thực hiện chế độ công khai tài chính theo các chỉ tiêu hướng dẫn gồm các vấn đề về vốn, tài sản, công nợ, kết quả kinh doanh, thu nộp ngân sách. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu, công khai của mình. Nhà nước bỏ chế độ xét duyệt quyết toán cho doanh nghiệp mà thực hiện công tác kiểm tra báo cáo các tài chính của doanh nghiệp 4. Một số nhận xét về hoạt động của DNNN hiện nay 4.1. Những tồn tại yếu kém cần được khắc phục Những kết quả tên đây là đầy khích lệ nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cuộc sống cũng như chưa tương xứng với nguồn lực mà nhà nước đầu tư cho doanh nghiệp DNNN còn nhiều hạn chế. Doanh nghiệp nhà nước những năm gần đây hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng chững lại và giảm sút đáng lo ngại. Tốc độ tăng trưởng bình quân của DNNN không còn mạnh mẽ như thời kỳ 1991 - 1995 (13%) mà có dấu hiệu chững lại và giảm dần tính đến năm 1998, 1999 đã giảm xuống chỉ còn khoảng 8 - 9%. Xét về hiệu quả sử dụng vốn cũng theo chiều hướng giảm sút. Nếu năm 1995 một đồng vốn nhà nước làm ra 3,46 đồng doanh thu và 0,19 đồng lợi nhuận, tương ứng như vậy năm 1998 một đồng vốn làm ra 2,9 đồng doanh thu và 0,14 đồng lợi nhuận. Số lượng DNNN hoạt động thực sự có liệu quả nếu chỉ xem xét năm 1998 thì số DNNN chiếm khoản 40%. Số lượng DNNN hoạt động không có hiệu quả bị thua lôc liên tục khoảng 20% (chưa tính đủ khấu hao tài sản cố định), còn lại là những DNNN hoạt động chưa có hiệu quả, khi lỗ khi lãi khong ổn định. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn nhà nước chưa cao, có xu hướng giảm dần năm 1996 là 11,2% năm 1997 là 9,3 %; năm 1998 là 9,1% vă năm 1999 là 8,2%. Phần công nợ trong DNNN hiện nay cũng là vấn đề hết sức nan giải có xu hưởng tăng dần, chẳng hạn như năm 1996 tổng nợ của DNNN khoảng 174.797 tỷ đồng, trong đó nợ phải đòi là 110.656 tỷ đồng thì năm 1999 lên tới 195.660 tỷ đồng, nợ phải trả 126.366 tỷ đồng; Như vậy tỷ lệ giữa nợ phải trả và nợ phải thu quá chênh lệch, khả năng trả nợ rất khó khăn, tỷ lệ khó đòi, quá hạn không nhỏ cũng là gánh nặng đối với DNNN. Tình trạng tài chính doanh nghiệp không lành mạnh cũng là một yếu tố làm cho việc hạch toán bị méo mó, làm cho DNNN luôn trong tình trạng bị….. sản xuất kinh doanh: Các DNNN vẫn còn sự bao cấp của nhà nước của chính sách hỗ trợ DNNN được vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi. Đồng thời, mặc dù ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, nhưng đã dành một tỷ lệ nhất định để hỗ trợ cho DNNN. Trong 3 năm 1997 - 1999, ngân sách Nhà nước đã đầu tư trực tiếp DNNN khoảng 8.000 tỷ đồng, trong đó cấp bổ sung vốn là 6.482 tỷ đồng, cấp bù lỗ khoảng 1464,4 tỷ đồng. Ngoài ra, Nhà nước còn có chính sách hỗ trợ khác như miễn giảm thuế, xoá nợ, khoanh nợ, giãn nợ. Vì vậy, DNNN hoạt động thiếu năng động và linh hoạt trong sản xuất kinh doanh. - DNNN nhà nước còn có quy mô manh mún, dàn trải, chồng chéo về ngành nghề kinh doanh cũng như về cơ quan quản lý. Tính đến đầu năm 2000 DNNN có 5.280 doanh nghiệp với tổng số vốn khoảng 116 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi doanh nghiệp gần 22 tỷ đồng. Trong đó số DNNN có vốn trên 10 tỷ đồng chiếm khoảng 20,89%, số doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm khoảng 65,45%. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc các địa phương có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm tới trên 30%. Cơ cấu DNNN phân bố không đồng đều, nhiều DNNN cùng hoạt động trong tình trạng chồng chéo về ngành nghề kinh doanh, cấp chủ quản trên cùng một địa bàn, cùng một lĩnh vực vì thế tạo ra sự cạnh tranh lộn xộn. Có thể nêu điển hình trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xây dựng, tư vấn… - Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, hầu hết các DNNN được trang bị thiết bị máy móc, công nghệ từ nhiều nước khác nhau như: Liên Xô cũ, Trung Quốc, các nước Đông âu, Bắc Âu, ASEAN và các nước thuộc các thời kỳ, thế hệ khác nhau. Do vậy, máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất của ta là quá lạc hậu, nếu đem so sánh với các nước trên thế giới thì theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia công nghệ thì có lẽ lạc hậu tới 10 - 20 năm. Chính vì vậy sản phẩm của các doanh nghiệp làm ra không có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Một số sản phẩm sản xuất trong nước như: xi măng, sắt thép, phân bón, kính xây dựng… có mức giá cao hơn với những sản phẩm cùng loại nhập khẩu khoảng từ 20 đến 40%. Sở dĩ các sản phẩm hiện nay đang tồn tại được là do chính sách bảo hộ của Nhà nước thông qua chính sách thuế nhập khẩu. Cho đến nay mới chỉ có khoảng trên 15% sản phẩm sản xuất trong nước có thể đạt được sản lượng xuất khẩu. 4.2. Những nguyên nhân làm cho các DNNN hoạt động kém hiệu quả. Nhìn một cách tổng thể so với yêu cầu trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hệ thống DNNN còn nhiều bất cập do rất nhiều nguyên nhân nhưng có thể chỉ ra được một vài nguyên nhân chính sau đây: Thứ nhất: quy mô doanh nghiệp còn nhỏ bé, dàn trải trên hầu hết các ngành, nghề và địa phương, phân tán về vốn, trong khi vốn Nhà nước rất hạn chế. Tính đến nay trong số 5.100 doanh nghiệp nhà nước kể cả hàng trăm doanh nghiệp nhà nước mới thành lập trong những năm gần đây số doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm 65,45%, doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 20,89% ở các địa phương hơn 30% số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng. Tình trạng phổ biến là thiếu vốn nghiêm trọng. Thứ hai: Trình độ kỹ thuật, công nghệ của các DNNN còn lạc hậu ngoài một số ít doanh nghiệp được trang bị kỹ thuật hiện đai hoặc trung bình, đại bộ phận doanh nghiệp máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất còn lạc hậu so với thế giới từ 10 - 25% có ngành như cơ khí lạc hậu tới 30 năm; trình độ cơ giới, tự động hoá dưới 10% mức độ hao mòn hữu hình từ 30 - 50%, thậm chí có 38% số máy này ở dạng thanh lý. Do tình trạng máy móc như vậy nên chưa tạo được nhiều sản phẩm mũi nhọn, có khả năng cạnh tranh thấp. Một số mặt hàng sản xuất trong nước như sắt thép, phân bón xi măng… có mức giá cao hơn mặt hàng xuất khẩu cùng loại từ 20 - 40% cá biệt mặt hàng đóng thuế cao hơn đến 70 - 80%. Chỉ khoảng 15% sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu. Thứ ba: Một tình trạng khá phổ biến là số lao động dôi dư trong các doanh nghiệp khá lớn. Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đến năm 2000 số lao động không có việc làm chiếm gần 6,1% tổng số người đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước. Trong đó tỉnh Hải Dương 28,4%, Nam Định 27%, TCT thép 12%, TCT lương thực miền Bắc 28% ước tính tổng số lao động không có việc làm ở các DNNN tới khoảng 10 vạn người có tên trong danh sách nhưng đang phải nghỉ chờ việc hoặc tự bỏ, tìm việc làm nơi khác. Thứ tư: Những năm gần đây hiệu quả kinh doanh và nhịp độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần. Nếu như từ sau những năm bắt đầu đổi mới đến năm 1998, tốc độ tăng trưởng bình quân 13% thì năm 1999 chỉ còn 8 - 9%. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế nhìn chung là thấp và có xu hướng giảm, nếu năm 1996 là 11,2%/năm thì năm 1999 là 10,6% năm, năm 2000 là 9,5% trong khi đó ở những công ty đã được CPH bình quân năm 2000 lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp này là 19%. Thứ năm: Công nợ tại các DNNN quá lớn. Theo số liệu thống kế quý một năm 2000 tổng số nợ phải trả của DNNN tới 194.841 tỷ đồng bằng 15,23% tổng số vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước, trong đó nợ quá hạn là 10.716 tỷ đồng. Mặc dù ngân sách nhà nước đã phải dành một khoản vốn lớn hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức như đầu tư trực tiếp, cấp bổ sung vốn lưu động, bù lỗ, miễn giảm thuế, xoá nợ, khoanh nợ, dãn nợ, giảm chiết khấu hao, cho vay vốn tín dụng ưu đãi trong 10 năm lại đây tới gần 127.000 tỷ đồng. Thứ sáu: thực hiện chủ trưởng CPH, đa dạng hoá sở hữu một số DNNN không cần thiết 100% vốn nhà nước còn chậm. Đến nay, cả nước mới chỉ CPH được 631 doanh nghiệp, giao, bán, khoán, kinh doanh cho thuê được 65 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp cần CPH hoặc thực hiện chuyển đổi khác còn nhiều. Nguyên nhân chủ yếu đó là chưa thống nhất cao trong nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước và DNNN, về yêu cầu và giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN, nhiều vấn đề chưa rõ, nhiều ý kiến khác nhau nhưng chưa tổng hợp để đi đến kết luận. Quản lý nhà nước đối với DNNN còn nhiều yếu kém vướng mắc CCHC chậm cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chưa động bộ, còn nhiều điểm chưa phù hợp với kinh tế thị trường, chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy cán bộ và người lao động trong doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được năng lực và phẩm chất Chương iii một số giải pháp thực hiện chuyển đổi DNNN thành công ty tnhh 1 thành viên I. Mục tiêu và ý nghĩa chuyển đổi 1. Mục tiêu chuyển đổi Chuyển các DNNN họat động kinh doanh sang họat động theo cơ chế công ty TNHH, bổ sung hình thức chỉ có một sáng lập viên áp dụng với doanh nghiệp kinh doanh 100% vốn nhà nước. 2. ý nghĩa của việc chuyển đổi Công ty TNHH 1 thành viên theo quy định của luật Doanh nghiệp là loại hình công ty TNHH chỉ do một tổ chức làm chủ sở hữu : có những điểm giống lại có những điểm khác công ty TNHH có 2 thành viên trở lên. Điểm này giống nhau ở chỗ, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty. Còn điểm khác biệt cơ bản là cơ cấu sở hữu công ty TNHH 1 thành viên chỉ duy nhất một pháp nhân hoặc một tổ chức góp vốn, tức là vốn của một chủ sở hữu Như vậy khi DNNN chuyển thành công ty TNHH 1 thành viên thì công ty đó vẫn thuộc sở hữu của nhà nước, nhưng được tổ chức quản lý và họat động theo luật doanh nghiệp. Việc chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH 1 thành viên không chỉ là sự chuyển đổi về hình thức pháp lý, mà quan trọng là thông qua sự chuyển đổi này nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp họat động bình đẳng với các doanh nghiệp khác theo luật doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh, và đặc biệt là có tư cách pháp lý độc lập. Như vậy đây chính là một trong các biện pháp để đổi mới doanh nghiệp khắc phục những hạn chế cố hữu của DNNN họat động theo luật DNNN hiện hành nhờ đó có thể biến đổi về chất đối với doanh nghiệp II. Những quy định về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH 1 thành viên 1. Đối tượng áp dụng Các doanh nghiệp nhà nước có đủ điều kiện sau được chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên Là doanh nghiệp họat động kinh doanh, do nhà nước quyết định nắm giữ 100% vốn điều lệ Không thuộc diện giao bán, khoán kinh doanh cho thuê giải thể, phá sản doanh nghiệp hoặc không nằm trong kế hoạch cổ phần hóa. 2. Quyết định danh sách và kế hoạch chuyển đổi (NĐ 63/2001/NĐ-CP) + Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch ủy ban nhân cấp tính quyết định danh sách và kế hoạch chuyển đổi các doanh nghiệp độc lập do mình quyết định thành lập. + Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, lập danh sách và kế hoạch chuyển đổi các doanh nghiệp thành viên trình Thủ tướng Chính phủ quyết định + Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định thành lập danh sách và kế hoạch chuyển đổi các doanh nghiệp thành viên tổng công ty trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định. + Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, HĐQT tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thông báo cho doanh nghiệp chuyển đổi và tổ chức được ủy quyền là đại diện chủ sở hữu công ty về kế hoạch chuyển đổi 3. Nguyên tắc xử lý vốn tài sản tài chính và lao động của doanh nghiệp khi chuyển đổi 3.1. Nguyên tắc số lượng vốn và tài sản Tất cả các tài sản của doanh nghiệp khi chuyển đổi đều được tính bằng giá trị, tài sản hiện có thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp được kiểm kê, phân loại , xác định số lượng, đánh giá thực trạng để chuyển giao sang công ty TNHH 1 thành viên. Tài sản thuê mượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi, công ty tiếp tục thuê mượn, nhận giữ hộ, nhận ký gửi theo thỏa thuận với người cho thuê mượn, nhận và ký gửi. Tài sản không có nhu cầu sử dụng, tài sản ứ đọng chờ thanh lý doanh nghiệp được nhượng bán theo quy định hiện hành. 3.2. Nguyên tắc xử lý tài chính và công nợ Đối với tài sản dư thừa : Doanh nghiệp được hạch toán tăng vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp Đối với tài sản hao hụt, mất mát và các tổn thất khác về tài sản của doanh nghiệp, phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và yêu cầu sự bồi thường theo quy định của pháp luật. Phần chênh lệch giữa giá trị tổn thất và mức bồi thường theo của cá nhân, tập thể và của cơ quan bảo hiểm. Doanh nghiệp được hạch toán giảm vốn của chủ sở hữu tại doanh nghiệp. Đối với các khỏan nợ phải thu : Công ty có trách nhiệm tiếp nhận các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp được chuyển đổi và thu hồi những khoản nợ đều hạn có thể thu hồi được. Đối với các khoản nợ phải thu nhưng không thu hồi được thì sau khi xác định nguyên nhân và trách nhiệm của tập thể, cá nhân, doanh nghiệp được hạch toán giảm vốn của chủ sở hữu phần chênh lệch giữa giá trị tổn thất và mức bồi thường của tập thể cá nhân. Đối với các khỏan nợ phải trả : Công ty có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ phải trả cho các chủ nợ theo cam kết, kể cả nợ thuế và các khoản nợ ngân sách, nợ cán bộ công nhân viên, thanh toán các khoản nợ đến hạn. Các khoản nợ phải trả không có người đòi và giá trị tài sản không xét được chủ sở hữu được tính vào chủ sở hữu (NĐ số 63/2001/NĐ-CP) 3.3. Nguyên tắc sử dụng lao động Công ty TNHH 1 thành viên có trách nhiệm tiếp tục sử dụng toàn bộ số lao động của doanh nghiệp chuyển đổi người kế thừa mọi quyền, nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, trừ số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng. Người lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật. 4. Quyết định chuyển đổi Quyết định chuyển đổi gồm các nội dung chính sau : + Tên, địa chỉ, số tài khoản của doanh nghiệp chuyển đổi + Mục tiêu, ngành nghề kinh doanh + Vốn điều lệ công ty + Tên, địa chỉ tổ chức là chủ sở hữu hoặc tổ chức được ủy quyền là chủ sở hữu công ty + Trách nhiệm của công ty đối với việc kế thừa các quyền, nghĩa vụ và xl những vấn đề phát sinh khi chuyển đổi. 5. Quy trình chuyển đổi Bước 1: Chuẩn bị chuyển đổi 1. Căn cứ vào tiêu chí và phân loại doanh nghiệp nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. a. Hội đồng quản trị tổng công ty 90 dự kiến danh sách và kế hoạch chuyển các doanh nghiệp thành viên 2 công ty, gửi báo cáo bằng văn bản cho Bộ trưởng, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao công nghệ trực tiếp quản lý nhà nước với tổng công ty. b. Hội đồng quản trị tổng công ty 91 dự kiến danh sách và kế hoạch chuyển đổi các doanh nghiệp thành viên tổng công ty, gửi báo cáo bằng văn bản cho Thủ tướng Chính phủ. c. Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dự kiến danh sách và kế hoạch chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước độc lập trực thuộc Bộ, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, gửi báo cáo bằng văn bản cho Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh. 2. Doanh nghiệp dự kiến chuyển đổi phải đáp ứng các điều kiện sau đây: a. Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh (loại trừ các doanh nghiệp công ích) b. Do Nhà nước quyết định nắm giữ toàn bộ (100%) vốn điều lệ; c. Không thuộc đối tượng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, giải thể, phá sản hoặc không thuộc danh sách đã được phê duyệt để tiến hành cổ phần hóa. 3. Phê duyệt danh sách doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: a. Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định danh sách cụ thể từng doanh nghiệp nhà nước độc lập chuyển đổi trong từng năm. b. Thủ tướng Chính phủ quyết định danh sách cụ thể từng doanh nghiệp nhà nước thành viên tổng công ty 91 chuyển đổi trong từng n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Một số giải pháp nhằm chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên.pdf
Tài liệu liên quan