Tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 1 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Luận văn
Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tại Công ty đầu tư xây
dựng số 2 Hà nội
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 2 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiêp muốn hoạt động thì không thể không
có vốn. Vốn của doanh nghiệp nói chung và vốn lưu động nói riêng có mặt trong mọi khâu
hoạt động của doanh nghiệp từ: dự trữ, sản xuất đến lưu thông. Vốn lưu động giúp cho
doanh nghiệp tồn tại và hoạt động được trơn tru, hiệu quả.
Tuy nhiên do sự vận động phức tạp và trình độ quản lý tài chính còn hạn chế ở nhiều
doanh nghiệp Việt Nam, vốn lưu động chưa được quản lý, sử dụng có hiệu quả dẫn đến
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao. Trong quá trình thực tập tại Công ty
đầu tư xây dựng số 2 Hà nội em nhận thấy đây là một vấn đề thực sự nổi cộm và rất cần
thiết ở Công ty, nơi có tỷ trọng vốn lưu động lớn với nhiều hoạt động sản xu...
72 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 1 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Luận văn
Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tại Công ty đầu tư xây
dựng số 2 Hà nội
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 2 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiêp muốn hoạt động thì không thể không
có vốn. Vốn của doanh nghiệp nói chung và vốn lưu động nói riêng có mặt trong mọi khâu
hoạt động của doanh nghiệp từ: dự trữ, sản xuất đến lưu thông. Vốn lưu động giúp cho
doanh nghiệp tồn tại và hoạt động được trơn tru, hiệu quả.
Tuy nhiên do sự vận động phức tạp và trình độ quản lý tài chính còn hạn chế ở nhiều
doanh nghiệp Việt Nam, vốn lưu động chưa được quản lý, sử dụng có hiệu quả dẫn đến
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao. Trong quá trình thực tập tại Công ty
đầu tư xây dựng số 2 Hà nội em nhận thấy đây là một vấn đề thực sự nổi cộm và rất cần
thiết ở Công ty, nơi có tỷ trọng vốn lưu động lớn với nhiều hoạt động sản xuất quy mô lớn,
phức tạp, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đang là một chủ đề mà Công ty
rất quan tâm.
Với nhận thức như vậy, bằng những kiến thức quý báu về tài chính doanh nghiệp,
vốn lưu động tích luỹ được trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế
quốc dân Hà Nội, cùng thời gian thực tập thiết thực tại Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà
nội, em đã chọn đề tại: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại
Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà nội” làm đề tài viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương I. Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường
Chương II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty đầu tư xây
dựng số 2 Hà nội
Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại
Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà nội
Do những hạn chế về trình độ nhận thức và thời gian thực tập, luận văn này chắc
chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những đóng góp từ phía thầy, cô giáo,
các anh chị trong phòng tài chính – kế toán Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà nội để chuyên
đề có thể hoàn thiện hơn cũng như giúp em hiểu sâu hơn về đề tài mà mình đã lựa chọn.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 3 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Chương I. Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường
Vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là một nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường trong đó người
mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng của hàng hoá hay
dịch vụ. Nền kinh tế thị trường chứa đựng ba chủ thể là các hộ gia đình, doanh nghiệp và
chính phủ. Trong đó, doanh nghiệp có một vai trò to lớn trong sự hoạt động và phát triển
của nền kinh tế thị trường.
“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,
được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh”1 – tức là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình
đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi.
Nền kinh tế thị trường của nước ta đang xây dựng là một nền kinh tế thị trường có sự
điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một nền kinh tế với nhiều
thành phần, trong đó thành phần kinh tế quốc doanh – doanh nghiệp Nhà nước – giữ vai trò
chủ đạo. “Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và
tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục
tiêu kinh tế – xã hội do Nhà nước giao”.2 Như vậy ta thấy, có thể phân các doanh nghiệp
Nhà nước làm hai loại: doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động
công ích, khi nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp chúng ta tập trung vào hệ thống các
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh với mục tiêu thống nhất là tối đa hoá lợi nhuận.
Doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Theo hình thức
tổ chức có: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp Nhà
nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Phân loại doanh nghiệp theo chủ thể kinh
doanh có: kinh doanh cá thể; kinh doanh góp vốn; công ty. Dựa vào tính chất của lĩnh vực
hoạt động, có doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại…Sự phân chia các
doanh nghiệp theo các tiêu thức nói trên nhằm tạo sự khoa học cho việc quản lý và nghiên
1 Luật doanh nghiệp – ngày12 tháng 6 năm 1999
2 Luật doanh nghiệp nhà nước – ngày 20 tháng 4 năm 1995
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 4 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
cứu tuy nhiên chúng đều mang tính tương đối trong điều kiện một nền kinh tế thị trường
phát triển với hình thức, hoạt động của các doanh nghiệp là rất đa dạng, phức tạp.
Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Bao quanh doanh nghiệp là một môi trường kinh tế – xã hội phức tạp và luôn biến
động. Để đạt được mức lợi nhuận mong muốn, doanh nghiệp luôn phải đưa ra hàng loạt
các quyết định trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh, mọi quyết định đều phải gắn
kết với môi trường xung quanh. Doanh nghiệp phải giải quyết từ khâu nghiên cứu nhu cầu
thị trường; xác định năng lực bản thân; xác định các mặt hàng mà mình sản xuất và cung
ứng; cách thức sản xuất, phương thức cung ứng sao cho có hiệu quả nhất…Dưới góc độ
của nhà quản trị tài chính, để đạt được mục tiêu tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp, một
doanh nghiệp luôn phải đối mặt với 3 nhóm quyết định:
- Quyết định đầu tư
- Quyết định tài trợ
- Quyết định hoạt động hàng ngày.
Nói một cách khác, quản lý tài chính doanh nghiệp là giải quyết một tập hợp đa dạng
và phức tạp các quyết định tài chính dài hạn và ngắn hạn. Các quyết định tài chính dài hạn
như lập ngân sách vốn, lựa chọn cấu trúc vốn…là những quyết định thường liên quan đến
những tài sản hay những khoản nợ dài hạn, các quyết định này không thể thay đổi một
cách dễ dàng và do đó chúng có khả năng làm cho doanh nghiệp phải theo đuổi một đường
hướng hoạt động riêng biệt trong nhiều năm. Các quyết định tài chính ngắn hạn thường
liên quan đến những tài sản hay những khoản nợ ngắn hạn và thường thì những quyết định
này được thay đổi dễ dàng. Trong thực tế, giá trị các tài sản lưu động chiếm một tỷ trọng
lớn trong tổng giá trị doanh nghiệp và có một vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể xác định được các cơ hội đầu tư có
giá trị, tìm được chính xác tỷ lệ nợ tối ưu, theo đuổi một chính sách cổ tức hoàn hảo nhưng
vẫn thất bại vì không ai quan tâm đến việc huy động tiền mặt để thanh toán các hoá đơn
trong năm…Do vậy, luận văn đi sâu vào nghiên cứu vốn lưu động và việc nâng cao hiệu sử
dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Để có thể hiểu sâu về vốn lưu động trước tiên
chúng ta cần có cái nhìn khái lược về vốn, một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2. Vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.1.2.1. Khái niệm về vốn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 5 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Theo quan điểm của K.Marx, vốn là tư bản, mà tư bản được hiểu là giá trị mang lại
giá trị thặng dư.
Như vậy, hiểu một cách thông thường, vốn là toàn bộ giá trị vật chất được doanh
nghiệp đầu tư để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn có thể là toàn bộ của cải
vật chất do con người tạo ra và tích luỹ được qua thời gian sản xuất kinh doanh cũng có thể
là những của cải mà thiên nhiên ban cho như đất đai, khoáng sản…
Với sự phát triển vũ bão của nền kinh tế thị trường, các ngành nghề mới liên tục ra
đời, quan niệm về vốn cũng ngày càng được mở rộng. Bên cạnh vốn hữu hình, dễ dàng
được nhận biết, còn tồn tại và được thừa nhận là vốn vô hình như: các sáng chế phát minh,
nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, vị trí đặt trụ sở của doanh nghiệp…Theo
cách hiểu rộng hơn, người lao động cũng được rất nhiều doanh nghiệp coi là một trong
những nguồn vốn quan trọng.
Có thể thấy, vốn tồn tại trong mọi giai đoạn sản xuất kinh doanh, từ dự trữ; sản xuất
đến lưu thông; doanh nghiệp cần vốn để đầu tư xây dựng cơ bản; cần vốn để duy trì sản
xuất và để đầu tư nâng cao năng lực sản xuất… Quyết định tài trợ, do đó, là một trong 3
nhóm quyết định quan trọng của tài chính doanh nghiệp và có ảnh hưởng sâu sắc tời mục
tiêu cuối cùng của doanh nghiệp – tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.
1.1.2.2. Đặc điểm và phân loại vốn
+. Đặc điểm của vốn
Vốn là giá trị toàn bộ tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc thiết bị…), tài sản vô
hình (sáng chế, phát minh, nhãn hiệu thương mại…) mà doanh nghiệp đầu tư và tích luỹ
được trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra giá trị thặng dư.
Vốn tồn tại trong mọi quá trình sản xuất và được chuyển hoá từ dạng này sang dạng
kia: từ nguyên, nhiên vật liệu đầu vào đến các chi phí sản xuất dở dang, bán thành phẩm và
cuối cùng chuyển hoá thành thành phẩm rổi chuyển về hình thái tiền tệ.
Vốn luôn gắn liền với quyền sở hữu, việc nhận định rõ và hoạch định cơ cấu nợ –
vốn chủ sở hữu luôn là một nội dung quan trọng và phức tạp trong quản lý tài chính doanh
nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, vốn còn được coi là một hàng hoá đặc biệt do có sự
tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Do đó, việc huy động vốn bằng nhiều con
đường: phát hành cổ phiếu, trái phiếu; tín dụng thương mại; vay ngân hàng…đang được
các doanh nghiệp rất quan tâm và được vận dụng linh hoạt.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 6 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Do sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, sự luân chuyển phức tạp của
vốn nên yêu cầu quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả tránh lãng phí thất thoát được đặt lên
cao.
+. Phân loại vốn
Tuỳ theo từng tiêu thức khác nhau, vốn của doanh nghiệp được phân loại như sau:
- Theo hình thái tài sản, vốn của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận chính: Vốn lưu
động và vốn cố định. Hiểu một cách đơn giản, vốn lưu động là toàn bộ giá trị
của tài sản lưu động, vốn cố định là toàn bộ giá trị của tài sản cố định.
- Theo nguồn hình thành, vốn của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn
chính: Vốn chủ sở hữu và Nợ.
1.1.3. Vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.1.3.1. Khái niệm về vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các yếu tố người lao động, tư liệu lao động
còn phải có đối tượng lao động. Trong các doanh nghiệp đối tượng lao động bao gồm 2 bộ
phận: Một bộ phận là những nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế…đang dự trữ chuẩn
bị cho quá trình sản xuất được tiến hành nhịp nhàng, liên tục; bộ phận còn lại là những
nguyên vật liệu đang được chế biến trên dây truyền sản xuất (sản phẩm dở dang, bán thành
phẩm). Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động của
doanh nghiệp trong dự trữ và sản xuất.
Thông qua quá trình sản xuất, khi kết thúc một chu kỳ sản xuất thì toàn bộ tư liệu lao
động đã chuyển hoá thành thành phẩm. Sau khi kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng thành
phẩm được nhập kho chờ tiêu thụ. Mặt khác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp
còn cần một số tiền mặt trả lương công nhân và các khoản phải thu phải trả khác…Toàn bộ
thành phẩm chờ tiêu thụ và tiền để phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm được gọi là tài sản lưu
động trong lưu thông.
Như vậy xét về vật chất, để sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, ngoài tài sản
cố định doanh nghiệp còn cần phải có tài sản lưu động trong dự trữ, trong sản xuất và trong
lưu thông. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ, để hình thành các tài sản lưu
động này các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu nhất định. Vì vậy có thể
nói: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm
tài sản lưu động trong doanh nghiệp.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 7 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận động của
vốn lưu động chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Trong quá trình
sản xuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ
kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra liên tục và
thường xuyên lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của vốn
lưu động. Qua mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động lại thay đổi hình thái
biểu hiện: từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá dự trữ
và vốn sản xuất, rồi cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ. Tương ứng với một chu kỳ
kinh doanh thì vốn lưu động cũng hoàn thành một vòng chu chuyển.
1.1.3.2. Đặc điểm và phân biệt vốn lưu động với vốn cố định
- Những đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động luân chuyển với tốc độ nhanh. Vốn lưu động hoàn thành một vòng
tuần hoàn sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Vốn lưu động trong doanh nghiệp luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình
tuần hoàn luân chuyển. Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất mà không giữ
nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá
trị sản phẩm.
Vốn lưu động vận động theo một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sang hình thái
khác rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chu kỳ vận động
của vốn lưu động là cơ sở quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp.
- Phân biệt vốn lưu động với vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Đặc điểm khác biệt lớn nhất
giữa vốn lưu động và vốn cố định là vốn cố định chỉ chuyển dần giá trị của nó vào giá trị
hàng hoá
Tiêu thụ sản phẩm
sản phẩm
Sản xuất Mua vật tư Vốn bằng tiền Vốn dự trữ sản
xuất
Vốn trong sản
xuất
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 8 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
sản phẩm theo mức khấu hao trong khi giá trị vốn lưu động được chuyển dịch toàn bộ một
lần vào giá trị sản phẩm.
Do đặc điểm vận động, số vòng quay của vốn lưu động lớn hơn rất nhiều so với vốn
cố định.
1.1.3.3. Phân loại vốn lưu động
Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả cần phải phân loại vốn lưu động của
doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với yêu cầu quản lý.
+. Căn cứ vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh
Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp được phân thành 3 loại:
(1) Vốn lưu động trong khâu dự trữ
Bao gồm các khoản vốn sau:
- Vốn nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại vật tư dùng dự trữ sản xuất mà khi
tham gia vào sản xuất chúng cấu thành thực thể của sản phẩm.
- Vốn vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật tư dự trữ dùng trong sản xuất. Các loại vật
tư này không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà nó kết hợp với nguyên vật
liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc
tạo điều kiện cho quá trình sản xuất sản phẩm thực hiện được bình thường, thuận
lợi.
- Vốn nhiên liệu: Là giá trị các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.
- Vốn phụ tùng thay thế: Là giá trị các loại vật tư dùng để thay thế, sửa chữa các tài
sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Vốn vật liệu đóng gói: Là giá trị của các vật tư mà khi tham gia vào quá trình sản
xuất nó cấu thành bao bì bảo quản sản phẩm.
- Vốn công cụ, dụng cụ: Là giá trị các công cụ, dụng cụ không đủ tiêu chuẩn là tài
sản cố định, dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Loại vốn này cần thiết để đảm bảo sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên
tục.
(2) Vốn lưu động trong khâu sản xuất
Bao gồm các khoản vốn:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 9 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
- Vốn sản phẩm đang chế tạo: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất kinh doanh
đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất.
- Vốn bán thành phẩm tự chế: Đây là phần vốn lưu động phản ánh giá trị các chi phí
sản xuất kinh doanh bỏ ra khi sản xuất sản phẩm đã trải qua những công đoạn sản
xuất nhất định nhưng chưa hoàn thành sản phẩm cuối cùng (thành phẩm).
- Vốn chi phí trả trước: Là các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác dụng cho
nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giá thành sản phẩm
trong kỳ này mà còn được tính dần vào giá thành sản phẩm của một số kỳ tiếp theo
như: chi phí nghiên cứu thí nghiệm, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt các
công trình tạm thời, chi phí về ván khuôn, giàn giáo phải lắp dùng trong xây dựng
cơ bản…
Loại vốn này được dùng cho quá trình sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất của
các bộ phận sản xuất trong dây truyền công nghệ được liên tục, hợp lý.
(3) Vốn lưu động trong khâu lưu thông
Loại này bao gồm các khoản vốn:
- Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt tiêu chuẩn
kỹ thuật và đã được nhập kho.
- Vốn bằng tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.
Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành các
loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.
- Các khoản đầu tư ngắn hạn: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn
hạn…Đây là những khoản đầu tư nhằm một mặt đảm bảo khả năng thanh toán (do
tính thanh khoản của các tài sản tài chính ngắn hạn được đầu tư), mặt khác tận dụng
khả năng sinh lời của các tài sản tài chính ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động.
- Các khoản vốn trong thanh toán: Các khoản phải thu, các khoản tạm ứng… Chủ
yếu trong khoản mục vốn này là các khoản phải thu của khách hàng, thể hiện số
tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hoá, dịch
vụ dưới hình thức bán trước, trả sau. Khoản mục vốn này liên quan chặt chẽ đến
chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp, một trong những chiến lược
quan trọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, trong một số
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 10 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
trường hợp mua sắm vật tư, hàng hoá doanh nghiệp còn phải ứng trước tiền cho
người cung cấp từ đó hình thành khoản tạm ứng.
Loại vốn này dùng để dự trữ sản phẩm, bảo đảm cho tiêu thụ thường xuyên, đều đặn
theo nhu cầu của khách hàng.
Việc phân loại vốn lưu động theo phương pháp này giúp cho việc xem xét đánh giá
tình hình phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình chu chuyển vốn lưu
động. Thông qua đó, nhà quản lý sẽ có những biện pháp thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu
vốn lưu động hợp lý, tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động.
+. Theo các hình thái biểu hiện
(1) Tiền và các tài sản tương đương tiền
- Vốn bằng tiền
- Các tài sản tương đương tiền: Gồm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Việc tách riêng khoản mục này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng theo dõi khả năng
thanh toán nhanh của mình đồng thời có những biện pháp linh hoạt để vừa đảm bảo khả
năng thanh toán vừa nâng cao khả năng sinh lời của vốn lưu động.
(2) Các khoản phải thu
Nghiên cứu các khoản phải thu giúp doanh nghiệp nắm bắt chặt chẽ và đưa ra những
chính sách tín dụng thương mại hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nâng cao
doanh số bán cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
(3) Hàng tồn kho
Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể bao gồm:
- Vốn nguyên, nhiên vật liệu
- Vốn nguyên vật liệu chính;
- Vốn vật liệu phụ;
- Vốn nhiên liệu.
- Công cụ, dụng cụ trong kho
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- Thành phẩm tồn kho
- Hàng gửi bán
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 11 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
- Hàng mua đang đi trên đường
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho có vai trò như một tấm đệm an toàn
giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh như dự trữ - sản xuất – lưu thông
khi mà giữa các giai đoạn này các hoạt động không phải lúc nào cũng được diễn ra đồng
bộ. Hàng tồn kho mang lại cho bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của một doanh
nghiệp sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh như lựa chọn thời điểm mua
nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. Ngoài ra hàng tồn kho giúp cho doanh
nghiệp tự bảo vệ trước những biến động cũng như sự không chắc chắn về nhu cầu đối với
các sản phẩm của doanh nghiệp.
(4) Tài sản lưu động khác
- Tạm ứng
- Chi phí trả trước
- Chi phí chờ kết chuyển
- Các khoản thể chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
+. Theo nguồn hình thành của vốn lưu động
Theo cách phân loại này, vốn lưu động được chia làm 2 loại:
(1) Nguồn vốn chủ sở hữu
Là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền chi phối và định đoạt. Tuỳ theo loại hình doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể
riêng: Số vốn lưu động được ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà
nước (đối với các doanh nghiệp nhà nước); số vốn do các thành viên (đối với loại hình
doanh nghiệp công ty) hoặc do chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; số vốn lưu động tăng thêm
từ lợi nhận bổ sung; số vốn góp từ liên doanh liên kết; số vốn lưu động huy động được qua
phát hành cổ phiếu.
(2) Nợ phải trả
- Nguồn vốn đi vay: Là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các
ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn thông qua phát hành
trái phiếu.
- Nguồn vốn trong thanh toán: Đó là các khoản nợ khách hàng, doanh nghiệp khác
trong quá trình thanh toán.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 12 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Việc phân loại này giúp cho ta có thể thấy được kết cấu các nguồn hình thành nên
vốn lưu động của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể chủ động và đưa ra các biện
pháp huy động, quản lý và sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn.
1.1.3.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động
Kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần chiếm trong tổng số vốn
lưu động tại một thời điểm nhất định.
Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động sẽ giúp ta thấy được tình hình phân bổ vốn lưu
động và tỷ trọng mỗi khoản vốn trong các giai đoạn luân chuyển để xác định trọng tâm
quản lý vốn lưu động và tìm mọi biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động trong từng điều kiện cụ thể.
ở các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng không giống nhau.
Thông qua phân tích kết cấu vốn lưu động theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp
cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về số vốn lưu động mà mình đang
quản lý và sử dụng. Mặt khác, thông qua việc thay đổi kết cấu vốn lưu động của doanh
nghiệp qua các thời kỳ khác nhau có thể thấy được những biến đổi tích cực hoặc hạn chế
về mặt chất lượng trong công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động của từng doanh nghiệp.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu của vốn lưu động, tuy nhiên có thể chia làm
3 nhóm nhân tố chủ yếu sau đây:
- Các nhân tố về sản xuất: đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp;
mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức
quá trình sản xuất…
- Các nhân tố về mặt cung tiêu như: Khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung
cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư được
cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp…
- Các nhân tố về mặt thanh toán: Phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp
đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành kỷ luật thanh toán…
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Khái niệm
Hiệu quả là một khái niệm luôn được đề cập trong nền kinh tế thị trường: các doanh
nghiệp luôn hướng tới hiệu quả kinh tế; chính phủ nỗ lực đạt hiệu quả kinh tế-xã hội.
Theo nghĩa chung nhất, hiệu quả là một khái niệm phản ánh trình độ sử dụng các yếu
tố cần thiết để tham gia vào một hoạt động nào đó với những mục đích xác định do con
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 13 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
người đặt ra. Như vậy, có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế đánh giá
trình độ sử dụng các nguồn vật lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá
trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn lưu
động là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với mức vốn lưu
động hợp lý.
Như đã trình bày ở trên, vốn lưu động của doanh nghiệp được sử dụng cho các quá
trình dự trữ, sản xuất và lưu thông. Quá trình vận động của vốn lưu động bắt đầu từ việc
dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản xuất xong
doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu với giá
trị tăng thêm. Mỗi lần vận động như vậy được gọi là một vòng luân chuyển của vốn lưu
động. Doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu. Vì lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử
dụng hợp lý, hiệu quả hơn từng đồng vốn lưu động, làm cho mỗi đồng vốn lưu động hàng
năm có thể mua sắm nguyên, nhiên vật liệu nhiều hơn, sản xuất ra sản phẩm và tiêu thụ
được nhiều hơn. Những điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nâng cao tốc độ
luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động trong một năm).
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu
khác nhau nhưng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu cơ bản và tổng hợp nhất phản
ánh trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.2.2.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên
tình hình tổ chức các mặt: mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý
hay không, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không, các khoản phí tổn trong quá
trình sản xuất – kinh doanh cao hay thấp…Thông qua phân tích chỉ tiêu tốc độ luân chuyển
vốn lưu động có thể giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển, nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
(1) Vòng quay vốn lưu động trong kỳ (Lkỳ)
Lkỳ =
Mkỳ
VLĐBQkỳ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 14 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Trong đó:
- Mkỳ: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ. Trong năm, tổng mức
luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần của doanh
nghiệp.
Ta có:
Đây là chỉ tiêu nói lên số lần quay (vòng quay) của vốn lưu động trong một thời kỳ nhất
định (thường là một năm), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên mối
quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và số vốn lưu động bình quân
bỏ ra trong kỳ. Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ càng cao thì càng tốt. Trong đó:
- Vốn lưu động bình quân trong kỳ (VLĐBQkỳ) được tính như sau:
- Vốn lưu động bình quân năm:
12
2
VLĐ
VLĐ . . . VLĐ
2
VLĐ
BQ VLĐ
12 tháng cuôi
11 tháng cuôi1 tháng cuôi
1 tháng đâu
nam
Để đơn giản trong tính toán ta sử dụng công thức tính VLĐBQ gần đúng:
(2) Thời gian luân chuyển vốn lưu động (K)
Hay
Trong đó:
- Nkỳ: Số ngày ước tính trong kỳ phân tích (một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày, một
tháng là 30 ngày).
Lkỳ =
Doanh thu thuần
Vôn lưu động bình quân trong kỳ
VLĐBQkỳ =
VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ
2
VLĐBQnăm =
VLĐ đầu năm + VLĐ cuối năm
2
K =
VLĐBQkỳ . Nkỳ
Mkỳ
K =
Nkỳ
Lkỳ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 15 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Chỉ tiêu này nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của vốn lưu động hay
số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng quay trong kỳ. Ngược với
chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động trong kỳ, thời gian luân chuyển vốn lưu động càng
ngắn chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả.
Để đánh giá, so sánh giữa kỳ này với kỳ trước, trong hạch toán nội bộ của doanh
nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của các bộ phận (dự trữ, sản xuất và lưu
thông) của vốn lưu động.
+. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong dự trữ
- Vòng quay của vốn lưu động trong dự trữ
- Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong dự trữ
+. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong sản xuất
- Vòng quay của vốn lưu động trong sản xuất
sx
sx
sx
BQVLĐ
ML
- Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong khâu sản xuất
sx
sx
sx
M
.360BQVLĐK
+. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong lưu thông
- Vòng quay của vốn lưu động trong lưu thông
lt
lt
lt
BQVLĐ
ML
- Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong khâu lưu thông
lt
lt
lt
M
.360BQVLĐK
Trong đó:
Ldt =
Mdt
VLĐBQdt
Ldt =
Mdt
VLĐBQdt
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 16 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
- Ldt, Lsx, Llt: Số lần luân chuyển của vốn lưu động trong khâu dự trữ, sản
xuất và lưu thông trong năm.
- Kdt, Ksx, Klt: Số ngày luân chuyển bình quân của vốn lưu động ở khâu dự
trữ, sản xuất và lưu thông trong năm.
- VLĐBQdt, VLĐBQsx, VLĐBQlt: Vốn lưu động bình quân ở khâu dự trữ,
sản xuất và lưu thông.
- Mdt, Msx, Mlt: Mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân
chuyển vốn lưu động trong khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông.
Khi tính hiệu suất luân chuyển của từng bộ phận vốn lưu động cần phải dựa theo đặc
điểm luân chuyển vốn của mỗi khâu để xác định mức luân chuyển cho từng bộ phận vốn. ở
khâu dự trữ sản xuất, mỗi khi nguyên, vật liệu được đưa vào sản xuất thì vốn lưu động
hoàn thành giai đoạn tuần hoàn của nó. Vì vậy mức luân chuyển để tính hiệu suất bộ phận
vốn ở đây là tổng số phí tổn tiêu hao về nguyên, vật liệu trong kỳ. Tương tự như vậy, mức
luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển bộ phận vốn lưu động sản xuất
là tổng giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành nhập kho (giá thành sản xuất sản phẩm),
mức luân chuyển của bộ phân vốn lưu động lưu thông là tổng giá thành tiêu thụ sản phẩm.
1.2.2.2. Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Mức tiết kiệm vốn là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng
tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước. Mức tiết kiệm vốn lưu động do
tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng 2 chỉ tiêu:
(1) Mức tiết kiệm tuyệt đối
Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được
một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Nói cách khác: Với mức luân chuyển
vốn không thay đổi song do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp cần
số vốn ít hơn cũng như có thể tiết kiệm được một lượng vốn lưu động để có thể sử dụng
vào việc khác. Lượng vốn ít hơn đó chính là mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động.
Mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động được tính theo công thức:
0101
1
tktđ BQ VLĐBQ VLĐBQ VLĐK360
MV
Trong đó:
- Vtktđ: Số vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 17 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
- VLĐBQ0, VLĐBQ1: Lần lượt là vốn lưu động bình quân năm báo cáo và năm
kế hoạch.
- M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động của năm kế hoạch.
- K1: Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch.
(2) Mức tiết kiệm tương đối
Thực chất của mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động
nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn lưu động (tạo ra một doanh
thu thuần lớn hơn) song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu
động.
Mức tiết kiệm tương đối được xác định theo:
011tktgđ KK360
MV
Trong đó:
- Vtktgđ: Vốn lưu động tiết kiệm tương đối do tăng vòng quay vốn lưu động.
- M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động (doanh thu thuần) năm kế hoạch.
- K0, K1: Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo, năm kế hoạch.
1.2.2.3. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một
đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng nhỏ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp càng cao.
1.2.2.4. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo bao nhiêu đồng lợi nhuận
trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp). Hệ số sinh lợi của vốn lưu
động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vôn lưu động bình quân Doanh thu thuần
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập) Vôn lưu động bình quân
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 18 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Với việc nghiên cứu về vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của vốn lưu
động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động có mặt
trong mọi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh từ khâu dự trữ (vốn lưu động dự trữ), khâu sản
xuất (vốn lưu động sản xuất) đến khâu lưu thông (vốn lưu động lưu thông) và vận động
theo những vòng tuần hoàn. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn lưu động, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ đảm bảo cho
doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn: có thể tiết kiệm vốn lưu động, nâng
cao mức sinh lợi của vốn lưu động. Rõ ràng, qua đó chúng ta phần nào nhận thức được sự
cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.2.3.1. Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu xuyên suốt là
tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Để đảm bảo mục tiêu này, doanh nghiệp thường xuyên
phải đưa ra và giải quyết tập hợp các quyết định tài chính dài hạn và ngắn hạn. Quản lý và
sử dụng hiệu quả vốn lưu động là một nội dung trọng tâm trong các quyết định tài chính
ngắn hạn và là nội dung có ảnh hưởng to lớn đến mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.
Với bản chất và định hướng mục tiêu như trên, doanh nghiệp luôn luôn tìm mọi biện
pháp để tồn tại và phát triển. Xuất phát từ vai trò to lớn của vốn lưu động và hiệu quả sử
dụng vốn lưu động đối với mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp khiến cho yêu cầu
doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng là
một yêu cầu khách quan, gắn liền với bản chất của doanh nghiệp.
1.2.3.2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường
Như đã trình bày, một doanh nghiệp, trong nền kinh tế thị trường, muốn hoạt động
kinh doanh thì cần phải có vốn. Vốn lưu động là một thành phần quan trọng cấu tạo nên
vốn của doanh nghiệp, nó xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong tất cả các khâu của
quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong khâu dự trữ và sản xuất, vốn lưu động đảm bảo cho sản xuất của doanh nghiệp
được tiến hành liên tục, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản xuất. Trong lưu
thông, vốn lưu động đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ được liên tục,
nhịp nhàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Thời gian luân chuyển vốn lưu động
ngắn, số vòng luân chuyển vốn lưu động lớn khiến cho công việc quản lý và sử dụng vốn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 19 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
lưu động luôn luôn diễn ra thường xuyên, hàng ngày. Với vai trò to lớn như vậy, việc
tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu.
1.2.3.3. Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tức là có thể tăng tốc độ luân chuyển vốn
lưu động, rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm trong lĩnh vực dự trữ, sản xuất và lưu
thông, từ đó giảm bớt số lượng vốn lưu động chiếm dùng, tiết kiệm vốn lưu động trong
luân chuyển. Thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, doanh nghiệp có thể
giảm bớt số vốn lưu động chiếm dùng mà vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất – kinh
doanh như cũ hoặc với quy mô vốn lưu động không đổi doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng
được quy mô sản xuất.
Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn có ảnh hưởng tích cực đối với việc hạ
thấp giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn thoả mãn nhu cầu sản
xuất và hoàn thành nghĩa vụ nộp các khoản thuế cho ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế, xã hội trong cả nước.
1.2.3.4. Xuất phát từ thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân kiến một doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả
thậm chí thất bại trên thương trường. Có thể có các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân
khách quan, tuy nhiên một nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là việc sử dụng vốn không hiệu
quả trong việc mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Điều này dẫn đến việc sử
dụng lãng phí vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động thấp, mức sinh lợi kém và
thậm chí có doanh nghiệp còn gây thất thoát, không kiểm soát được vốn lưu động dẫn đến
mất khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán. Trong hệ thống các doanh
nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà nước do đặc thù chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ
chế bao cấp trước đây, có kết quả sản xuất kinh doanh yếu kém mà một nguyên nhân chủ
yếu là do sự yếu kém trong quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn lưu động nói riêng
gây lãng phí, thất thoát vốn.
ở nước ta, để hoàn thành đường lối xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa với thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, yêu cầu
phải nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và của các doanh
nghiệp nhà nước nói riêng. Xét từ góc độ quản lý tài chính, yêu cầu cần phải nâng cao
năng lực quản lý tài chính trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 20 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
một nội dung quan trọng không chỉ đảm bảo lợi ích cho riêng doanh nghiệp mà còn
có ý nghĩa chung đối với nền kinh tế quốc dân.
Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Nghiên cứu các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm giúp doanh
nghiệp đảm bảo hiệu quả tối đa trong việc sử dụng vốn lưu động nói riêng và trong quản lý
tài chính nói chung nhằm đạt được mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp. Để đạt được
mục tiêu này, yêu cầu đối với doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh là:
- Doanh nghiệp hoạt động hướng tới hiệu quả kinh tế, tối đa hoá giá trị của doanh
nghiệp. Đảm bảo sử dụng vốn lưu động đúng mục đích, đúng phương hướng, kế
hoạch kinh doanh mà doanh nghiệp đề ra.
- Doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về quản lý
tài chính, kế toán thống kê…
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác
nhau chính vì vậy để đưa ra một quyết định tài chính nhà quản trị tài chính doanh nghiệp
phải xác định được và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề cần giải quyết từ đó mới
đưa ra các biện pháp thích hợp.
Cũng như vậy, trước khi đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
chúng ta cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Có thể
chia các nhân tố đó dưới 2 giác độ nghiên cứu:
1.3.2.1. Các nhân tố lượng hoá
Các nhân tố lượng hoá là các nhân tố mà khi chúng thay đổi sẽ làm thay đổi các chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động về mặt số lượng. Có thể dễ thấy đó là các chỉ
tiêu như: Doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập doanh nghiệp),
vốn lưu động bình quân trong kỳ, các bộ phận vốn lưu động…
Ta biết, vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên đặc điểm vận
động của vốn lưu động luôn chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động. Để
sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, doanh nghiệp cần có các biện pháp quản lý tài sản lưu
động một cách khoa học. Quản lý tài sản lưu động được chia thành 3 nội dung quản lý
chính: Quản lý dự trữ, tồn kho; quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao;
quản lý các khoản phải thu.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 21 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
(1) Quản lý dự trữ, tồn kho
Dự trữ, tồn kho là một bộ phận quan trọng của vốn lưu động, là những bước đệm cần
thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Hàng tồn kho gồm 3 loại:
Nguyên vật liệu thô phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh; sản phẩm dở dang và
thành phẩm.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất
đến đâu mua hàng đến đó mà cần phải có nguyên vật liệu dự trữ. Nguyên vật liệu dự trữ
không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để cho quá trình sản xuất kinh
doanh tiến hành được bình thường. Quản lý vật liệu dự trữ hiệu quả sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Do vậy, doanh nghiệp tính toán dự trữ một lượng hợp lý
vật liệu, nếu dự trữ quá lớn sẽ tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, còn nếu dự trữ quá ít sẽ làm
cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn gây ra hàng loạt các hậu quả tiếp theo như
mất thị trường, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tồn kho trong quá trình sản xuất là các nguyên vật liệu nằm ở các công đoạn của dây
chuyển sản xuất. Nếu dây chuyền sản xuất càng dài và càng có nhiều công đoạn sản xuất
thì tồn kho trong quá trình sản xuất sẽ càng lớn. Đây là những bước đệm nhỏ để quá trình
sản xuất được liên tục.
Khi tiến hành sản xuất xong, do có độ trễ nhất định giữa sản xuất và tiêu thụ, do
những chính sách thị trường của doanh nghiêp…đã hình thành nên bộ phận thành phẩm
tồn kho.
Hàng hoá dự trữ đối với các doanh nghiệp gồm 3 bộ phận như trên, nhưng thông
thường trong quản lý chúng ta tập chung vào bộ phận thứ nhất, tức là nguyên vật liệu dự
trữ cho sản xuất kinh doanh.
Có nhiều phương pháp được đưa ra nhằm xác định mức dự trữ tối ưu.
- Quản lý dự trữ theo phương pháp cổ điển hay mô hình đặt hàng hiệu quả
nhất – EOQ (Economic Odering Quantity)
Mô hình này được dựa trên giả định là những lần cung cấp hàng hoá là bằng nhau.
Theo mô hình này, mức dự trữ tối ưu là:
1
2*
C
CD2Q
Trong đó:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 22 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
- Q* : Mức dự trữ tối ưu.
- D : Toàn bộ lượng hàng hoá cần sử dụng.
- C2 : Chi phí mỗi lần đặt hàng (Chi phí quản lý giao dịch và vận chuyển hàng
hoá).
- C1 : Chi phí lưu kho đơn vị hàng hoá (Chi phí bốc xếp, bảo hiểm, bảo quản…).
- Điểm đặt hàng mới:
Về mặt lý thuyết ta giả định khi nào lượng hàng kỳ trước hết mới nhập kho lượng
hàng mới nhưng trên thực tế hầu như không bao giờ như vậy. Nhưng nếu đặt hàng quá sớm
sẽ làm tăng lượng nguyên liệu tồn kho. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải xác định thời
điểm đặt hàng mới.
- Lượng dự trữ an toàn
Nguyên vật liệu sử dụng mỗi ngày không phải là số cố định mà chúng biến động
không ngừng. Do đó, để đảm bảo cho sự ổn định của sản xuất, doanh nghiệp cần phải duy
trì một lượng hàng tồn kho dự trữ an toàn. Lượng dự trữ an toàn tuỳ thuộc vào tình hình cụ
thể của doanh nghiệp. Lượng dự trữ an toàn là lượng hàng hoá dự trữ thêm vào lượng dự
trữ tại thời điểm đặt hàng.
Ngoài phương pháp quản lý dự trữ theo mô hình đặt hàng hiệu quả nhất (EOQ),
nhiều doanh nghiệp còn sử dụng phương pháp sau đây:
+. Phương pháp cung cấp đúng lúc hay dự trữ bằng 0.
Theo phương pháp này, các doanh nghiệp trong một số ngành nghề có liên quan chặt
chẽ với nhau hình thành nên những mối quan hệ, khi có một đơn đặt hàng nào đó họ sẽ tiến
hành huy động những loại hàng hoá và sản phẩm dở dang của các đơn vị khác mà họ
không cần phải dự trữ. Sử dụng phương pháp này sẽ giảm tới mức thấp nhất chi phí cho dự
trữ. Tuy nhiên, phương pháp này tạo ra sự rằng buộc các doanh nghiệp với nhau, khiến các
doanh nghiệp đôi khi mất sự chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
(2) Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao
Tiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở
ngân hàng. Tiền mặt bản thân nó là tài sản không sinh lãi, tuy nhiên việc giữ tiền mặt trong
Thời điểm đặt
hàng mới =
Số lượng nguyên liệu
sử dụng mỗi ngày
Độ dài thời gian
giao hàng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 23 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
kinh doanh rất quan trọng, xuất phát từ những lý do sau: Đảm bảo giao dịch hàng
ngày; bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp;
đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước được của các
luồng tiền vào và ra; hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng.
Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý
này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn liền với tiền mặt như các loại
chứng khoán có khả năng thanh khoản cao. Ta có thể thấy điều này qua sơ đồ luân chuyển
sau:
Nhìn một cách tổng quát tiền mặt cũng là một tài sản nhưng đây là một tài sản đặc
biệt – tài sản có tính lỏng nhất. William Baumol là người đầu tiên phát hiện mô hình quản
lý hàng tồn kho EOQ có thể vận dụng cho mô hình quản lý tiền mặt. Trong kinh doanh,
doanh nghiệp phải lưu giữ tiền mặt cần thiết cho các hoá đơn thanh toán, khi tiền mặt
xuống thấp doanh nghiệp sẽ phải bổ sung tiền mặt bằng cách bán các chứng khoán thanh
khoản cao. Chi phí cho việc lưu giữ tiền mặt ở đây chính là chi phí cơ hội, là lãi suất mà
doanh nghiệp bị mất đi. Chi phí đặt hàng chính là chi phí cho việc bán các chứng khoán.
Khi đó áp dụng mô hình EOQ ta có lượng dự trữ tiền mặt tối ưu (M*) là:
i
CMM bn 2*
Trong đó:
Các chứng khoán
thanh khoản cao
Đầu tư tạm thời bằng cách
mua chứng khoán có tính
thanh khoản cao
Bán những chứng khoán
thanh khoản cao để bổ sung
cho tiền mặt
Dòng thu
tiền mặt
Tiền mặt Dòng chi
tiền mặt
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 24 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
- M*: Tổng mức tiền mặt giải ngân hàng năm.
- Mn: Tiền mặt thanh toán hàng năm.
- Cb : Chi phí một lần bán chứng khoán thanh khoản.
- i : Lãi suất.
Mô hình Baumol cho thấy nếu lãi suất cao, doanh nghiệp càng dữ ít tiền mặt và
ngược lại, nếu chi phí cho việc bán chứng khoán thanh khoản càng cao thì họ lại càng giữ
nhiều tiền mặt. Mô hình Baumol số dư tiền mặt không thực tiễn ở chỗ giả định rằng doanh
nghiệp chi trả tiền mặt một cách ổn định, điều này không luôn luôn đúng trong thực tế.
+. Mô hình quản lý tiền mặt Miller Orr
Đây là mô hình kết hợp chặt chẽ giữa mô hình đơn giản và thực tế. Theo mô hình
này, doanh nghiệp sẽ xác định mức giới trên và giới hạn dưới của tiền mặt, đó là các điểm
mà doanh nghiệp bắt đầu tiến hành nghiệp vụ mua hoặc bán chứng khoán có tính thanh
khoản cao để cân đối mức tiền mặt dự kiến.
Mô hình này được biểu diễn theo đồ thị sau đây:
Mức tiền mặt theo thiết kế được xác định như sau:
Mức tiền mặt = Mức tiền mặt + Khoảng dao động tiền mặt theo thiết kế giới hạn dưới 3
0 Thời gian
Số
d
ư
ti
ền
m
ặt
B
A
Giới hạn trên
Mức tiền mặt
theo thiết kế
Giới hạn dưới
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 25 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Khoảng dao động tiền mặt dự kiến phụ thuộc vào 3 yếu tố sau: Mức dao động của
thu chi ngân quỹ hàng ngày lớn hay nhỏ; Chi phí cố định của việc mua bán chứng khoán;
Lãi suất càng cao các doanh nghiệp sẽ giữ lại ít tiền và do vậy khoản dao động tiền mặt sẽ
giảm xuống. Khoảng dao động tiền mặt được xác định bằng công thức sau:
3 bb
i
VC
4
33d
Trong đó:
- d : Khoảng dao động tiền mặt (khoản các giữa giới hạn trên và giới hạn dưới
của lượng tiền mặt dự trữ).
- Cb : Chi phí của mỗi lần giao dịch mua bán chứng khoán thanh khoản.
- Vb : Phương sai của thu chi ngân quỹ.
- i : Lãi suất.
Trong các doanh nghiệp lớn, luồng tiền vào ra của doanh nghiệp hàng ngày là rất lớn,
nên chi phí cho việc mua bán chứng khoán sẽ trở nên quá nhỏ so với cơ hội phí mất đi do
lưu giữ một lượng tiền mặt nhàn rỗi do vậy hoạt động mua bán chứng khoán nên diễn ra
hàng ngày ở các doanh nghiệp này. Mặt khác, chúng ta cũng thấy tại sao các doanh nghiệp
vừa và nhỏ lưu giữ một số dư tiền mặt đáng kể.
(3) Quản lý các khoản phải thu
Trong nền kinh tế thị trường, để thắng lợi trong cạnh tranh các doanh nghiệp có thể
áp dụng các chiến lược về sản phẩm, về quảng cáo, về giá cả…Trong đó chính sách tín
dụng thương mại là một công cụ hữu hiệu và không thể thiếu đối với các doanh nghiệp.
Tín dụng thương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên
giàu có nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt động của doanh nghiệp. Do đó,
các doanh nghiệp cần phải đưa ra những phân tích, những nghiên cứu và quyết định có
nên cấp tín dụng thương mại cho đối tượng khách hàng đó hay không. Đây là nội dung
chính của quản lý các khoản phải thu.
+. Phân tích năng lực tín dụng của khách hàng
Để thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng thì điều đầu tiên doanh nghiệp phải
phân tích được năng lực tín dụng của khách hàng. Công việc này gồm: Thứ nhất, doanh
nghiệp phải xây dựng một tiêu chuẩn tín dụng hợp lý; Thứ hai, xác minh phẩm chất tín
dụng của khách hàng tiềm năng. Nếu khả năng tín dụng của khách hàng phù hợp với
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 26 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
những tiêu chuẩn tín dụng tối thiểu mà doanh nghiệp đưa ra thì tín dụng thương mại
có thể được cấp.
Việc thiết lập các tiêu chuẩn tín dụng của các nhà quản trị tài chính phải đạt tới sự
cân bằng thích hợp. Nếu tiêu chuẩn tín dụng đặt quá cao sẽ loại bỏ nhiều khách hàng tiềm
năng và sẽ giảm lợi nhuận, còn nếu tiêu chuẩn được đặt ra quá thấp có thể làm tăng doanh
thu, nhưng sẽ có nhiều khoản tín dụng có rủi ro cao và chi phí thu tiền cũng cao.
Khi phân tích khả năng tín dụng của khách hàng, ta thường dùng các tiêu chuẩn sau
để phán đoán:
- Phẩm chất, tư cách tín dụng: Tiêu chuẩn này nói lên tinh thần trách nhiệm của
khách hàng trong việc trả nợ. Điều này được phán đoán trên cơ sở việc thanh toán
các khoản nợ trước đây đối với doanh nghiệp hoặc đối với các doanh nghiệp khác.
- Năng lực trả nợ: Dựa vào các chỉ tiêu về khả năng thanh toán nhanh, dự trữ ngân
quỹ của doanh nghiệp…
- Vốn của khách hàng: Đánh giá sức mạnh tài chính dài hạn của khách hàng.
- Thế chấp: Xem xét khả năng tín dụng của khách hàng trên cơ sở các tài sản riêng
mà họ sử dụng để đảm bảo các khoản nợ.
- Điều kiện kinh tế: Tiêu chuẩn này đánh giá đến khả năng phát triển của khách hàng
trong hiện tại và tương lại.
Các tài liệu được sử dụng để phân tích khách hàng có thể là kiểm tra bảng cân đối tài
sản, bảng kế hoạch ngân quỹ, phỏng vấn trực tiếp, xuống tận nơi để kiểm tra hay tìm hiểu
qua các khách hàng khác.
+. Phân tích đánh giá khoản tín dụng được đề nghị
Sau khi phân tích năng lực tín dụng khách hàng, doanh nghiệp tiến hành việc phân
tích đánh giá khoản tín dụng thương mại được đề nghị. Việc đánh giá khoản tín dụng
thương mại được đề nghị để quyết định có nên cấp hay không được dựa vào việc tính NPV
của luồng tiền.
R1
P'.Q'r-1C.P'.Q'Q'-QV.P.Q-NPV
.
Trong đó:
- NPV : Giá trị hiện tại ròng của việc chuyển từ chính sách bán trả ngay
sang chính sách bán chịu.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 27 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
- Q, P : Sản lượng hàng bán được trong một tháng và giá bán đơn vị
nếu khách hàng trả tiền ngay.
- Q’, P’ : Sản lượng và giá bán đơn vị nếu bán chịu.
- C : Chi phí cho việc đòi nợ và tài trợ bù đắp cho khoản phải thu.
- V : Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm.
- R: Doanh lợi yêu cầu thu được hàng tháng.
- r : Tỷ lệ phần trăm của hàng bán chịu không thu được tiền.
Nếu NPV > 0 chứng tỏ việc bán chịu là mang lại hiệu quả cao hơn việc thanh toán
ngay, có lợi cho doanh nghiệp, do đó khoản tín dụng được chấp nhận.
+. Theo dõi các khoản phải thu
Theo dõi các khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong quản lý các khoản
phải thu. Thực hiện tốt công việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể kịp thời thay đổi các
chính sách tín dụng thương mại phù hợp với tình hình thực tế. Thông thường, để theo dõi
các khoản phải thu ta dùng các chỉ tiêu, phương pháp và mô hình sau:
- Kỳ thu tiền bình quân (The average collection period – ACP):
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian bình quân mà công ty thu hồi được nợ. Do
vậy, khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên mà doanh số bán và lợi nhuận không tăng thì cũng
có nghĩa là vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng ở khâu thanh toán. Khi đó nhà quản lý phải có
biện pháp can thiệp kịp thời.
- Sắp xếp ‘tuổi’ của các khoản phải thu
Thông qua phương pháp sắp xếp các khoản phải thu theo độ dài thời gian, các nhà
quản lý doanh nghiệp có thể theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ khi đến hạn.
- Xác định số dư khoản phải thu
Sử dụng phương pháp này doanh nghiệp hoàn toàn có thể thấy được nợ tồn đọng của khách
hàng nợ doanh nghiệp. Cùng với các biện pháp theo dõi và quản lý khác, doanh
Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu Doanh thu tiêu thụ bình quân 1 ngày
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 28 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
nghiệp có thể thấy được ảnh hưởng của chính sách tín dụng thương mại và có những điều
chỉnh kịp thời, hợp lý phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng khoản tín dụng cụ thể.
1.3.2.2. Các nhân tố phi lượng hoá
Các nhân tố phi lượng hoá cũng có tác động quan trọng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của doanh nghiệp. Đó là những nhân tố định tính mà mức độ tác động của chúng đối
với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là không thể tính toán được. Doanh nghiệp chỉ
có thể dự đoán và ước lượng tầm ảnh hưởng của các nhân tố đó từ đó có những chính sách,
biện pháp nhằm định hướng các nhân tố này góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động nói riêng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.
Các nhân tố này bao gồm: Các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.
Các nhân tố khách quan gồm các yếu tố xuất phát từ bên ngoài doanh nghiệp như:
Môi trường kinh tế chính trị; Các chính sách về kinh tế của Nhà nước; Đặc điểm, tình hình
và triển vọng phát triển của ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động…Đây là những
nhân tố có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu
quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp nói riêng. Doanh nghiệp cần sự linh hoạt và
nhanh nhạy để tiếp cận và thích ứng với các nhân tố đó.
Các nhân tố chủ quan là các nhân tố nằm trong nội tại doanh nghiệp, có tác động trực
tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp nói chung. Đó là các nhân tố như: Trình độ quản lý vốn của ban lãnh đạo
doanh nghiệp, của cán bộ tài chính; Trình độ, năng lực của cán bộ tổ chức quản lý, sử dụng
vốn lưu động trong doanh nghiệp; Tính kinh tế và khoa học của các phương pháp mà
doanh nghiệp áp dụng trong quản lý, sử dụng vốn lưu động…
Phần trên, qua việc nghiên cứu khái quát về vốn lưu động, nghiên cứu chi tiết về các
chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta đã
có nền tảng hiểu biết nhất định về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Từ đó,
chúng ta có thể đưa ra những biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động trong các doanh nghiệp.
1.3.3. Các biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.3.3.1. Kế hoạch hoá vốn lưu động
Trong mọi lĩnh vực, để đạt được hiệu quả trong hoạt động một yêu cầu không thể
thiếu đối với người thực hiện đó là làm việc có kế hoạch, khoa học. Cũng vậy, kế hoạch
hoá vốn lưu động là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và rất cần thiết cho
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 29 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
các doanh nghiệp. Nội dung của kế hoạch hoá vốn lưu động trong các doanh nghiệp
thường bao gồm các bộ phận: Kế hoạch nhu cầu vốn lưu động, kế hoạch nguồn vốn lưu
động, kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian.
+. Kế hoạch nhu cầu vốn lưu động
Để xây dựng một kế hoạch vốn lưu động đầy đủ, chính xác thì khâu đầu tiên doanh
nghiệp phải xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây
là bộ phận kế hoạch phản ánh kết quả tính toán tổng nhu cầu vốn lưu động cho năm kế
hoạch, nhu cầu vốn cho từng khâu: dự trữ sản xuất, sản suất và khâu lưu thông. Xác định
nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh chính xác, hợp lý một mặt bảo đảm cho quá
trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, mặt khác sẽ
tránh được tình trạng ứ đọng vật tư, sử dụng lãng phí vốn, không gây nên tình trạng căng
thẳng giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
+. Kế hoạch nguồn vốn lưu động
Sau khi xác định được nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để đảm bảo cho
sản xuất được liên tục, đều đặn thì doanh nghiệp phải có kế hoạch đáp ứng nhu cầu vốn đó
bằng các nguồn vốn ổn định, vững chắc. Vì vậy một mặt doanh nghiệp phải có kế hoạch
dài hạn để huy động các nguồn vốn một cách tích cực và chủ động. Mặt khác hàng năm
căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch, doanh nghiệp phải xác định được quy
mô vốn lưu động thiếu hoặc thừa so với nhu cầu vốn lưu động cần phải có trong năm.
Trong trường hợp số vốn lưu động thừa so với nhu cầu, doanh nghiệp cần có biện
pháp tích cực để tránh tình trạng vốn bị ứ đọng, chiếm dụng.
Trường hợp vốn lưu động thiếu so với nhu cầu, doanh nghiệp cần phải có biện pháp
tìm những nguồn tài trợ như:
- Nguồn vốn lưu động từ nội bộ doanh nghiệp (bổ sung từ lợi nhuận để lại).
- Huy động từ nguồn bên ngoài: Nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu,
liên doanh liên kết.
Để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất, doanh nghiệp phải có sự xem xét và lựa chọn
kỹ các nguồn tài trợ sao cho phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh cụ thể.
+. Kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian
Trong thực tế sản xuất ở các doanh nghiệp nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh
doanh, việc sử dụng vốn giữa các thời kỳ trong năm thường khác nhau. Vì trong từng thời
kỳ ngắn như quý, tháng ngoài nhu cầu cụ thể về vốn lưu động cần thiết cón có những nhu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 30 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
cầu có tính chất tạm thời phát sinh do nhiều nguyên nhân. Do đó, việc đảm bảo đáp ứng
nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh theo thời gian trong năm là vấn đề rất quan
trọng.
Thực hiện kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian, doanh nghiệp cần xác định
chính xác nhu cầu vốn lưu động từng quý, tháng trên cơ sở cân đối với vốn lưu động hiện
có và khả năng bổ sung trong quỹ, tháng từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, tạo sự liên tục,
liền mạch trong sử dụng vốn lưu động cả năm. Thêm vào đó, một nội dung quan trọng của
kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian là phải đảm bảo cân đối khả năng thanh toán
của doanh nghiệp với nhu cầu vốn bằng tiền trong từng thời gian ngắn tháng, quỹ.
Bên cạnh việc thực hiện kế hoạch hoá vốn lưu động, doanh nghiệp cần phải biết chú
trọng và kết hợp giữa kế hoạch hoá vốn lưu động với quản lý vốn lưu động.
1.3.3.2. Tổ chức quản lý vốn lưu động có kế hoạch và khoa học
Như ta đã phân tích, quản lý vốn lưu động gắn liền với quản lý tài sản lưu động bao
gồm: quản lý tiền mặt và các chứng khoản thanh khoản; quản lý dự trữ, tồn kho; quản lý
các khoản phải thu.
Quản lý vốn lưu động được thực hiện theo các mô hình đã được trình bày trong phần
“các nhân tố lượng hoá ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp”.
Vấn đề đặt ra là các nhà quản lý phải lựa chọn mô hình nào để vận dụng vào doanh nghiệp
cho phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khi vận dụng các mộ hình quản lý vốn lưu động khoa học, doanh nghiệp cần
phải biết kết hợp các mô hình tạo sự thống nhất trong quản lý tổng thể vốn lưu động của
doanh nghiệp. Quản lý tốt vốn lưu động sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động, kịp
thời đưa ra những biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh đảm bảo việc thực hiện kế
hoạch vốn lưu động, tránh thất thoát, lãng phí từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động.
1.3.3.3. Rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản xuất thông qua
việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Ta biết chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào độ dài thời gian của các
khâu: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Khi doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất sẽ đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, năng suất
cao, giá thành hạ. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian của khâu sản xuất sẽ trực tiếp
được rút ngắn. Mặt khác, với hiệu quả nâng cao trong sản xuất sẽ ảnh hưởng tích cực đến
khâu dự trữ và lưu thông: chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ sẽ góp phần đảm bảo cho
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 31 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá nhanh hơn, giảm thời gian khâu lưu thông, từ đó
doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong dự trữ, tạo sự luân chuyển vốn lưu động nhanh hơn.
1.3.3.4. Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính trên cơ sở không ngừng nâng cao
trình độ cán bộ quản lý tài chính
Nguồn nhân lực luôn được thừa nhận là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại
của mỗi doanh doanh nghiệp. Sử dụng vốn lưu động là một phần trong công tác quản lý tài
chính của doanh nghiệp, được thực hiện bởi các cán bộ tài chính do đó năng lực, trình độ
của những cán bộ này có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý tài chính nói chung và
hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.
Doanh nghiệp phải có chính sách tuyển lựa chặt chẽ, hàng năm tổ chức các đợt học
bổ sung và nâng cao kiến thức, nghiệp vụ tài chính cho các cán bộ nhân viên nhằm đảm
bảo và duy trì chất lượng cao của đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý tài chính.
Tổ chức quản lý tài chính khoa học, tuân thủ nghiêm pháp lệnh kế toán, thống kê,
những thông tư hướng dẫn chế độ tài chính của Nhà nước. Quản lý chặt chẽ, kết hợp với
phân công nhiệm vụ cụ thể trong quản lý tài chính, cũng như trong từng khâu luân chuyển
của vốn lưu động nhằm đảm bảo sự chủ động và hiệu quả trong công việc cho mỗi nhân
viên cũng như hiệu quả tổng hợp của toàn doanh nghiệp.
Tóm lại, qua quá trình phân tích, chúng ta đã thấy được vai trò của vốn lưu động và
sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Có nhiều
giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tuy nhiên phần lớn
đều mang tính định hướng, việc áp dụng giải pháp nào, áp dụng giải pháp đó như thế nào
còn tuỳ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 32 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
CHƯƠNG 2
Tình hình sử dụng và vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động của Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà nội
2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà nội
2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển
Tên công ty :Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà nội
Trụ sở : 324 Tây Sơn – Đống Đa – Hà nội
VP giao dịch : Làng Sinh viên Hacinco - Phường Nhân Chính Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: (84-4)5584167 - (84-4)5584168 -(84-4)5572123
Fax: (84-4)5584201
Email: Hacinco@fpt.vn
Website: Hacinco.com.vn
Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội hiện nay là một doanh nghiệp Nhà nước tiền thân là
Công ty xây dựng nhà ở số 2 được thành lập ngày 15/6/1976 theo quyết định thành lập số
736/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội. Đến ngày 17/11/1993 thực hiện quyết định số
6124/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội sát nhập Công ty xây dựng số 2 vào Công ty
đầu tư phát triển đô thị Hà Nội và đổi tên là Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội có tên
đăng ký giao dịch quốc tế là Hanoi Construction Investment Number 2 gọi tắt là HACINCO
N02 trực thuộc Sở xây dựng Hà Nội và từ năm 2004 là thành viên của Tổng Công ty Đầu tư
và phát triển nhà Hà Nội cho tới nay.
Với tổng số cán bộ công nhân viên là hơn 500 người được tổ chức thành 6 phòng
và 2 ban quản lý dự án (Phòng Tài chính kế toán, Phòng Quản trị -Hành chính, Phòng Thị
trường, Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phòng Tổ chức LĐTL, Phòng Công nghệ) ; 6 Xí
nghiệp (Xí nghiệp xây dựng 201, XN Quản lý xây dựng số 2, XN xây dựng số 1, Xí nghiệp
vật tư xe máy, Xí nghiệp cơ điện, Xí nghiệp dịch vụ và kinh doanh nhà) và đội điện nước
cùng đội ngũ công nhân kỹ thuật bao gồm nhiều ngành nghề: nề, mộc, sắt, cơ khí.… với
cán bộ công nhân viên kỹ sư lành nghề có nhiều năm tham gia thi công xây dựng các công
trình có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao, đủ năng lực để xây dựng những công
trình có quy mô lớn. Đảng bộ Công ty có 9 chi bộ trực thuộc gồm 96 đảng viên và các tổ
chức đoàn thể khác: Công đoàn, đoàn thanh niên...
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 33 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ phương hướng hoạt động và vị trí của Công ty:
Kể từ khi được thành lập cho đến nay Công ty luôn lấy mục tiêu phát triển sản xuất
kinh doanh giải quyết việc làm, ổn định và không ngừng cải thiện đời sống của cán bộ
công nhân viên là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh là nhiệm
vụ then chốt, động viên đội ngũ đảng viên công nhân viên chức phát huy nội lực đoàn kết
nội bộ thi đua khắc phục mọi khó khăn bám sát chủ trương đường lối của Đảng và Nhà
nước, đòi hỏi thực tiễn của thị trường để xây dựng tổ chức thực hiện hoàn thành vượt mức
các chỉ tiêu kế hoạch, xây dựng Công ty ngày càng vững mạnh.
Trong quá trình hoạt động Công ty luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Thành uỷ,
UBND Thành phố và các ban ngành có liên quan của Sở xây dựng Hà Nội nay là sự chỉ
đạo trực tiếp của Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Công ty đã mạnh dạn đổi
mới về công tác tổ chức cán bộ, đổi mới về quản lý kinh tế, nỗ lực tìm kiếm việc làm, chủ
động liên doanh liên kết để mở rộng địa bàn hoạt động và đa dạng hoá sản phẩm, ngành
nghề, đầu tư chiều sâu mua sắm các thiết bị thi công hiện đại, đào tạo đội ngũ cán bộ và
công nhân kỹ thuật để áp dụng công nghệ sản xuất mới.
Trong thời kỳ đổi mới của cả nước, Công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trong
lĩnh vực đấu thầu, nhận thầu xây dựng các công trình phục vụ cho sự phát triển của thủ đô.
Công ty còn mạnh dạn đổi mới tìm kiếm việc làm, mở rộng thị trường, đa dạng hoá ngành
nghề, đa dạng hoá sản phẩm. Công ty đã chuyển trụ sở từ 110 Thái Thịnh về 324 Tây Sơn
để cải tạo trụ sở cũ tận dụng ưu thế mặt bằng và diện tích phù hợp xây dựng thành khách
sạn HACINCO (xếp hạng 3 sao) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách sạn,
du lịch có hiệu quả.Thực hiện chủ trương đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước của
Đảng và Chính phủ, Công ty đã thực hiện thành công việc cổ phần hoá một bộ phận của
doanh nghiệp là chuyển khách sạn HACINCO thành công ty cổ phần HACINCO N02 (năm
1999) và hiện nay đang phát huy hoạt động tốt trong lĩnh vực linh doanh khách sạn du lịch
đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại Công ty đang thực hiện các bước tiếp theo để cổ
phần hoá toàn bộ. Trong lĩnh vực kinh doanh khác Công ty cung mang lại những kết quả
đáng được khích lệ. Trong hoạt động thương mại dịch vụ Công ty đã cung cấp cho thị
trường nhiều loại sản phẩm vật liệu xây dựng có sức cạnh tranh như: Tấm trần thạch cao,
các loại sơn phủ tường cao cấp, vật liệu điện ... Đồng thời cũng xây dựng mô hình hoạt
động cửa hàng bán nhu yếu phẩm tự chọn tại khu tập thể Ngọc Khánh để phục vụ cho đời
sống sinh hoạt của nhân dân. Đầu tư xây dựng khu nhà ở để bán ở đường Nguyễn Văn Cừ
– Gia lâm- Hà Nội để phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu về nhà ở, phù hợp với chủ
trương phát triển nhà ở của Thành uỷ và UBND Thành phố. Đặc biệt là hiện nay Công ty
đang triển khai đầu tư xây dựng dự án làng sinh viên HACINCO tại phường Nhân chính,
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 34 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
quận Thanh xuân Hà nội và đến ngày 10/10/2001 đã khai trương đưa vào sử dụng đợt 1
khu nhà ở 7 tầng có diện tích sàn xây dựng hơn 10.000 m2 và đã bố trí được hơn 1000 sinh
viên tại các trường đại học vào ở với đầy đủ tiện nghi để góp phần giải quyết nhà ở cho
sinh viên đang là những vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay được nhà nước thành phố quan
tâm giải quyết. Ngoài ra Công ty còn thực hiện hàng loạt các dự án khác như: Dự án nhà
cho thuê tại lô đất 3.7 Thanh Xuân, Dự án Đại Kim, Dự án Khu du lịch Đền Đầm – Từ Sơn
– Bắc Ninh….Từ chỗ Công ty chỉ thực hiện một chuyên nghành duy nhất là nhận thầu xây
dựng, nay đã chuyển hoá phát triển đa dạng thành một Công ty đa ngành; xây dựng, kinh doanh
nhà (bán và cho thuê), dịch vụ du lịch khách sạn, thương mại dịch vụ...
Trong những năm qua, Công ty đã tích luỹ để đầu tư chiều sâu, mua sắm nhiều thiết
bị hiện đại từ các thiết bị như: Máy đầm, máy hàn, hệ thống dàn dáo cốt pha, các thiết bị
văn phòng đến các thiết bị thi công lớn chuyên dùng như máy bơm bê tông, cần cẩu
tháp...để phục vụ thi công các công trình với mọi quy mô, xây dựng nhà ở cao tầng.
2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất
Bộ máy quản lý của Công ty đứng đầu là Ban Giám đốc Công ty, dưới là các phòng, ban
chức năng giúp việc cho Ban Giám đốc và các đội xây dựng trực thuộc và Công ty còn có
các Xí nghiệp thành viên và các chi nhánh đại diện.
- Ban giám đốc: Đứng đầu là Giám đốc chịu trách nhiệm toàn bộ trong mọi lĩnh
vực sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Giúp việc cho Ban Giám đốc là 3 Phó Giám
đốc.
- Phòng Tổ chức - LĐTL: là phòng chuyên tham mưu cho Giám đốc Công ty về
công tác tổ chức sản xuất, quản lý và sử dụng người lao động. Phòng có trách nhiệm theo
dõi tình hình thanh quyết toán lương cho người lao động, thực hiện chế độ chính sách với
người lao động, xây dựng định mức lao động và làm công tác thanh tra bảo vệ và khen
thưởng cho toàn Công ty.
- Phòng Kế hoạch tổng hợp: là phòng chuyên môn có chức năng thanh quyết toán
khối lượng công việc đối với từng hạng mục công trình với từng xí nghiệp thành viên, xây
dựng các kế hoạch trong tháng quý trên cơ sở thực tế các kỳ kinh doanh và xu hướng biến
động của thị trường, báo cáo kết quả thực hiện các kế hoạch với Ban Giám đốc và đề ra kế
hoạch mới.
- Phòng Công nghệ: có nhiệm vụ xây dựng các phương án thi công mang tính khả
thi, giám sát và quản lý về kỹ thuật an toàn cũng như tiến độ các công trình.
- Phòng Kế toán tài chính: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty tổ chức
triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 35 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
toán theo điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty. Đồng thời phòng có chức năng kiểm tra,
kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo đúng pháp luật hoạt động cụ
thể của phòng vụ được nêu ở phần sau.
- Ban Quản lý dự án: Có nhiệm vụ thu nhập các thông tin về dự án đầu tư, đánh
giá và đưa ra nhận định trình Ban Giám đốc để phê duyệt.
- Phòng Thị trường: Có nhiệm vụ đưa ra các phương án nâng cao hình ảnh của
công ty, các nhiệm vụ liên quan đến dịch vụ cho thuê văn phòng và nhà ở...
- Đội điện nước và Xí nghiệp trực thuộc có chức năng thực hiện sự chỉ đạo của
Giám đốc Công ty và các phòng chức năng.
- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cá phòng ban được ban hành theo quyết định
của giám đốc Công ty, các trưởng phó phòng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc
Công ty về kết quả thực hiện của phòng, ban mình.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 36 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
2.3. Công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty:
2.3.1 Công nghệ sản xuất, kết cấu sản xuất của xây dựng:
Giám đốc công ty
Phó Giám đốc
(phụ trách văn phòng)
Phó Giám đốc
(phụ trách kinh tế)
Phó Giám đốc
(phụ trách kỹ thuật)
Các đơn vị trực thuộc Các phòng nghiệp vụ
Xí
nghiệp
Xây
dựng số
1
Xí
nghiệp
Quản lý
Xây
dựng số
2
Xí
nghiệp
Vật tư
xe máy
Xí
nghiệp
Cơ điện
Đội điện
nước
Xí
nghiệp
Xây
dựng
201
Xí
nghiệp
Dịch vụ
kinh
doanh
nhà
Phòng
Tài
chính kế
toán
Phòng
Tổ chức
LĐTL
Phòng
Công
nghệ
Phòng
Kế
hoạch
tổng hợp
Phòng
Hành
chính
Ban
QLDA
1
Ban
QLDA
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 37 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
2.3.2. Công nghệ sản xuất và kết cấu sản phẩm sản xuất bê tông:
Chỉ thầu
Hợp đồng
Giao khoán nội
bộ
Mua sắm vật tư
Giao nhận mặt
bằng vị trí
Đấu thầu
Giao nhiệm vụ
Đơn vị thi công
Quyết toán công trình:
* Khối lượng dự toán
* Khối lượng phát sinh
* Giá cả theo: +Trúng thầu
+ Chỉ thầu
+ Tại thời điểm
Công trình hoàn thành
Ngiệm thu bộ phận
Nghiệm thu bàn giao sử dụng Hồ
sơ hoàn công
Điều hành SX theo
tiến độ
Xây dựng tiến độ
thi công
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 38 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Sản phẩm theo mẫu thiết kế của từng loại máy móc:
- Trong xây dựng công việc đầu tiên phải thực hiện là tham gia dự thầu, khi dự thầu
Công ty phải lập hồ sơ dự thầu với các bản mẫu thiết kế có hình thức đẹp và có chất lượng
cao để có cơ hội trúng thầu.
- Sau khi trúng thầu một mặt Công ty tiến hành ký hợp đồng giao khoán nội bộ cho
các đội xây dựng trực thuộc Công ty hoặc các Xí nghiệp thành viên đồng thời tiến hành
giao khoán mặt bằng vị trí và lập kế hoạch mua sắm vật tư xây dựng tiến độ thi công.
- Mặt khác Công ty tiến hành giao nhiệm vụ cho các đơn vị thi công, các đơn vị
trên cơ sở số lượng vật tư mua sắm được và thời gian thi công xây dựng tiến độ thi công và
điều hành sản xuất theo tiến độ để có được công trình hoàn thành.
- Khi công trình hoàn thành Công ty sẽ nghiệm thu từng bộ phận, bàn giao công
trình đưa vào sử dụng và hoàn thành hồ sơ hoàn công công trình.
- Cuối cùng là quyết toán công trình.
- Đối với sản xuất sản phẩm bê tông thương phẩm quá trình sản xuất bao gồm xi
măng, đá (sỏi), các phụ gia được đưa vào máy trộn theo các tỷ lệ quy định của các loại máy
bê tông thiết kế. Máy trộn bê tông tiến hành trộn trong một khoảng thời gian nhất định và
cho ra sản phẩm bê tông.
2.4. Cơ chế quản lý tài chính của Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà nội
Phòng Tài chính – Kế toán Công ty chịu trách nhiệm chính và trực tiếp trước Giám
đốc công ty về công tác quản lý tài chính. Cơ cấu tổ chức của Phòng Tài chính – Kế toán
Công ty gồm Kế toán trưởng, 1 phó phòng tài chính kế toán và 7 nhân viên phụ trách các
mảng khác nhau trong hoạt động tài chính, kế toán của Công ty.
Xi măng
Sản phẩm bê tông
Máy
Trộn
bê
tông
Đá (sỏi)
Cát
Phụ gia
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 39 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Công ty được Tổng công ty cấp vốn điều lệ ban đầu khi thành lập phù hợp với mức
vốn pháp định cho ngành nghề kinh doanh của Công ty. Công ty có nghĩa vụ nhận, quản lý
và sử dụng hiệu quả vốn và các nguồn lực được Tổng công ty giao, không ngừng nâng cao
hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn.
Ngoài vốn điều lệ, Công ty được tự huy động vốn để phát triển kinh doanh và tự chịu
trách nhiệm về việc huy động vốn. Khi cần thiết Công ty được Tổng công ty bảo lãnh vay
vốn trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành và theo điều kiện của
Tổng công ty. Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về dân sự đối với hoạt động kinh doanh
trước pháp luật trong phạm vi vốn của Công ty, trong đó có phần vốn nhà nước giao.
Về quản lý tài sản, Công ty có quyền sử dụng, cho thuê, thế chấp, cầm cố, nhượng
bán tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn; tuân thủ các quy định theo quy chế của Tổng
công ty và Nhà nước. Các hình thức đầu tư ra ngoài Công ty gồm:
- Mua trái phiếu, cổ phiếu;
- Liên doanh, góp vốn cổ phần với doanh nghiệp khác;
- Các hình thức đầu tư khác theo pháp luật quy định.
Công ty thực hiện việc đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:
- Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Dùng tài sản để góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần (đem góp tài sản và khi nhận lại
tài sản).
Khi bị tổn thất về tài sản, Công ty phải xác định giá trị tổn thất; nguyên nhân, trách
nhiệm. Đối với những vụ tổn thất có giá trị từ 20 triệu đồng trở xuống Giám đốc có quyền
và trách nhiệm quyết định bồi thường, những vụ tổn thất có giá trị trên 20 triệu đồng Công
ty phải báo cáo lên Tổng công ty xử lý.
3.1. Khái quát về tình hình tài chính của Công ty
Để có thể phân tích chi tiết về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Đầu tư
xây dựng số 2 Hà nội ta cần có cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động của Công ty trong
những năm gần đây. Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, ta có những đánh giá về
các mặt sau đây.
3.1.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 40 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Nhìn tổng thể kết quả kinh doanh của Công ty, ta có thể thấy phần nào hiệu quả hoạt
động, xu hướng phát triển theo các giai đoạn thời gian tuy nhiên để có thể hiểu sâu về tình
hình tài chính không thể không xét đến cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn.
3.1.2. Bảng 2.1: Bảng phân tích kết quả kinh doanh qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm
2004
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Giá trị Giá trị Tăng so
với
2004(%)
Giá trị Tăng so
với 2005
(%)
Giá trị
1 Tổng doanh
thu
78.6201 119.802 52,38 235.947 96,95 429.135
2 Các khoản
giảm trừ 0 28 0 79
3 Doanh thu
thuần (= 2-1) 78.621 119.773 53,34
235.94
7 96,99 429.056
4 Giá vốn hàng
bán 69.886 108.578 55,36
211.92
9 95,19 376.454
5 Lãi gộp (= 3-
4) 8.734 11.195 28,17 24.018 114,55 52.602
6 Chi phí bán
hàng 0 0 0 0 0 0
Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh luôn là
tiêu chí hàng đầu đánh giá hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của Công ty nói riêng.
Tốc độ tăng trưởng của Công ty tương đối cao và chắc chắn. Trong 4 năm duy chỉ có
năm 2005 có lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2004 (giảm 40,96%). Giải thích cho vấn
đề này có thể thấy trong Bảng 2.1: mặc dù so với năm 2004, năm 2005 có lãi gộp tăng
28,17% song chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng những 78,93% đây là nguyên nhân
chính khiến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm..
Năm 2007, Công ty đạt mức doanh thu 429 tỷ đồng (tăng 193 tỷ đồng tương đương
81,88% so với năm 2006), lợi nhuận sau thuế đạt 5,5 tỷ (tăng 2,1 tỷ đồng tương đương
62,35%).
3.1.3. Cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của Công ty
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 41 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Nhìn tổng thể kết quả kinh doanh của Công ty, ta có thể thấy phần nào hiệu quả hoạt
động, xu hướng phát triển theo các giai đoạn thời gian tuy nhiên để có thể hiểu sâu về tình
hình tài chính không thể không xét đến cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn.
Dữ liệu của ‘Bảng cân đối kế toán’ qua các năm của Công ty đầu tư xây dựng số 2
Hà nội (bảng 2.2), cho thấy Công ty có tổng tài sản tương đối lớn và có sự tăng trưởng
nhanh trong những năm vừa qua. Trong cơ cấu tài sản của Công ty, tài sản lưu động chiếm
tỷ trọng lớn (trên 60%). Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng nguồn (năm thấp nhất là 5,1%-năm 2006; năm cao nhất đạt 14,1%-năm 2004),
có một sự tăng trưởng đều đặn trong nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm. Nguồn vốn nợ
ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%), Công ty đang có sự điều chỉnh trong
cơ cấu nguồn vốn bằng cách gia tăng vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn.
Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán 31/12/N
Đơn vị tính: triệu đồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 42 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Chỉ tiêu
2005 2006 2007
Giá trị
(đ)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(đ)
Tỷ
trọng
(%)
Tăng
so
2005
(%)
Giá trị
(đ)
I. Tổng tài sản 201.100,5 100 90,62 355.703,2 100 76,88 319.838,5
A. Tài sản lưu
động và đầu tư
ngắn hạn
157.744,4 78,44 80,41 218.769,7 61,50 38,69 215.324,9
1. Tiền 2.764,8 1,37 -59,43 4.631,7 1,30 67,53 24.146,86
2. Các khoản đầu
tư tài chính ngắn
hạn
0 0,00 0 0,00
3. Các khoản
phải thu 76.857,4 38,22 287,82 83.511,7 23,48 8,66 71.962,2
4. Hàng tồn kho 74.608,2 37,10 26,90 129.278,3 36,34 73,28 116.893,3
5. Tài sản lu
động khác 3.514 1,75 75,08 1.348 0,38 -61,64 2.312,1
B. Tài sản cố
định và đầu tư
dài hạn
43.356,2 21,56 140,05 136.933,6 38,50 215,83 104.523,7
1. Tài sản cố
định 36.763,8 18,28 191,02 120.103,9 33,77 226,69 95.882,9
1.1. Tài sản cố
định hữu hinh 36.763,8 18,28 191,02 120.103,9 33,77 226,69 95.882,9
1.2. Tài sản cố
định thuê tài
chính
0 0,00 0 0,00
1.2. Tài sản cố
định vô hình 0 0,00 0 0,00
2. Các khoản đầu
tư tài chính dài
hạn
0 0,00 0 0,00 2.000
3. Chi phí xây
dựng cơ bản dở
dang
6.592,321 3,28 21,44 16.829,6 4,73 155,29 6.640,6
II. Nguồn vốn 201.100,5 100 90,62 355.703,3 100 76,88 319.838,5
A. Nợ phải trả 187.469,9 93,22 106,87 337.569,7 94,90 80,07 297.494,2
1. Nợ ngắn hạn 142.566,3 70,89 111,84 188.818,8 53,08 32,44 171.266,6
- Vay ngắn hạn 48.330 24,03 106,36 61.743,7 17,36 27,75 48.773
- Phải trả cho
người bán 45.478,7 22,61 111,18 62.499 17,57 37,42 57.092,8
- Người mua trả
tiền trước 31.222 15,53 110,87 45.127,7 12,69 44,54 42.641,5
- Nợ ngắn hạn
khác 17.535,6 8,72 132,64 19.448,3 5,47 10,91 22.759,2
2. Nợ dài hạn 42.235,8 21,00 87,40 147.482,2 41,46 249,19 116.092,9
3. Nợ khác 2.667,6 1,33 241,05 1.268,6 0,36 -52,44 10.134,6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 43 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
B. Nguồn vốn
CSH 13.630,7 6,78 -8,37 18.133,5 5,10 33,03 22.344,3
1. Nguồn vốn
quỹ 13.630,7 6,78 -8,37 18.133,5 5,10 33,03 22.344,3
Vốn lưu động ròng (NWC = TSLĐ - Nguồn ngắn hạn) của Công ty qua các năm đều > 0
thể hiện Công ty đã sử dụng một phần nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động. Với
chính sách tài trợ này khả năng thanh toán của Công ty sẽ tăng tuy nhiên khả năng sinh lời
sẽ giảm do các nguồn dài hạn có chi phí cao hơn. Sự thận trọng của Công ty là đúng đắn
trong hoàn cảnh: do đặc điểm của hoạt động xây dựng,kinh doanh nhà khi thiếu vốn sẽ dẫn
đến chậm tiến độ thi công và có thể gây những tổn thất cực kỳ to lớn; các khoản vay ngắn
hạn của Công ty đa phần đều là các khoản tín dụng ngắn hạn của các Ngân hàng thương
mại.
Như vậy, thông qua phân tích kết quả kinh doanh và cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của
Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà nội cho thấy trạng thái hoạt động của Công ty tương đối
tốt. Công ty đang nỗ lực mở rộng quy mô, năng lực hoạt động điều này cũng tưng ứng tạo
ra sự tăng trưởng hợp lý trong kết quả doanh thu, lợi nhuận. Cơ cấu tài sản của Công ty
phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên trong cơ cấu vốn, vốn chủ sở
hữu còn có tỷ trọng nhỏ, trong điều kiện của Công ty hiện nay: là một doanh nghiệp Nhà
nước, được sự đảm bảo của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội nên Công ty vẫn
giành được sự tín nhiệm và nhận được các khoản tín dụng từ các ngân hàng thương mại,
nhưng rõ ràng cần một sự cải thiện đáng kể trong khoản mục này.
3.1.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
Phần trên ta đã nghiên cứu khái quát những đặc điểm hoạt động và tình hình tài
chính của Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà nội, đó là bước đệm để ta có thể nghiên cứu
kỹ lưỡng về vốn lưu động và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
3.1.4.1. Nguồn hình thành vốn lưu động
Nhìn vào Bảng 2.2 có thể thấy vốn lưu động của Công ty được hình thành chủ yếu từ
nguồn nợ ngắn hạn và một phần được bổ sung từ nguồn dài hạn (vốn chủ sở hữu và nợ dài
hạn). Trong nguồn ngắn hạn, giống như đa số các doanh nghiệp Việt Nam, nguồn tín dụng
ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn bên cạnh đó nguồn vốn hình thành từ tiền ứng trước của
người mua và tín dụng thương mại từ người bán cũng chiếm tỷ trọng đáng kể.
Nợ ngắn hạn của Công ty tăng nhanh trong những năm đầu (giai đoạn 2004-2005)
rồi tăng chậm lại và giảm trong giai đoạn 2006-2007, điều này phản ánh nhu cầu tăng vốn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 44 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
nói chung và vốn lưu động nói riêng phục vụ cho công cuộc mở rộng sản xuất và đổi
mới sản xuất trong giai đoạn 2004-2005; do giai đoạn 2006-2007 sản xuất đã đi vào quỹ
đạo, hiệu quả gia tăng nên Công ty đã giảm dần tốc độ của khoản nợ ngắn hạn. Năm 2007,
tổng nợ ngắn hạn của Công ty là 171,3 tỷ đồng chiếm 53,55% tổng nguồn vốn, giảm so với
năm 2006 là 17,6 tỷ (tương đương giảm 9,3%). Trong đó, vay ngắn hạn là 48,7 tỷ đồng
(tương đương chiếm 15,25% tổng nguồn vốn), nợ người bán 57,1 tỷ đồng (tương đương
17,85%), người mua ứng tiền trước 42,6 tỷ đồng (tương đương 13,33%). Như vậy, Công ty
đã tận dụng khá tốt các nguồn vốn chiếm dụng từ người bán, từ khách hàng để sử dụng bổ
trợ cho nguồn tín dụng vay từ các Ngân hàng thương mại đây là một sự kết hợp đúng đắn
trong điều kiện kinh tế thị trường.
3.1.4.2. Cơ cấu vốn lưu động
Đơn vị tính: nghìn đồng
Bảng 2.3: Bảng phân tích chi tiết kết cấu vốn lưu động
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 45 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2007
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Tăng
so
2004
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Tăng
so
2005
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Tăng so
2006
(%)
Tổng vốn lưu
động 87.435.430 100 157.744.364 100 80,41 218.769.686 100 38,69 215.314.932 100 -1,58
1. Vốn lưu
động dự trữ 17.281.221
19,76
5 16.652.509
10,55
7 -3,64 32.678.245 14,937 96,24 32.687.877 15,181 0,03
- Nguyên liệu,
vật liệu tồn kho 17.148.937
19,61
3 16.168.933
10,25
0 -5,71 29.499.889 13,484 82,45 31.683.310 14,715 7,40
- Công cụ dụng
cụ trong kho 132.284 0,151 483.576 0,307 265,56 1.420.786 0,649
193,8
1 1.004.567 0,467 -29,29
- Hàng mua
đang đi trên đư-
ờng
0 0 0 0 1.757.569 0,803 0 0 -100
2. Vốn lưu
động trong sản
xuất
41.949.141 47,977 59.960.430
38,01
1 42,94 96.687.729 44,196 61,25 85.779.606 39,839 -11,28
- Chi phí sản
xuất kinh doanh
dở dang
41.513.953 47,480 57.955.727
36,74
0 39,61 96.600.051 44,156 66,68 84.205.413 39,108 -12,83
- Chi phí trả
trước 111.600 0,128 626.662 0,397 461,53 87.678 0,040 -86,01 1.574.193 0,731 1695,42
- Chi phí chờ kết
chuyển 323.587 0,370 1.378.041 0,874 325,86 0 0 -100 0 0
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 46 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
3. Vốn lưu
động trong lưu
thông
28.205.067 32,258 81.131.424
51,43
2 187,65 89.403.710 40,867 10,20 96.847.448 44,979 8,33
a. Tiền 6.815.253 7,795 2.764.767 1,753 -59,43 4.631.688 2,117 67,53 24.146.854 11,215 421,34
- Tiền mặt tại
quỹ 441.854 0,505 581.781 0,369 31,67 390.184 0,178 -32,93 792.330 0,368 103,07
- Tiền gửi ngân
hàng 6.373.398 7,289 2.182.986 1,384 -65,75 4.241.503 1,939 94,30 23.354.523 10,847 450,62
b. Các khoản
đầu tư tài chính
ngắn hạn
0 0 0 0 0 0 0 0
c. Các khoản
phải thu 19.817.968
22,66
6 76.857.366
48,72
3 287,82 83.511.655 38,173 8,66 71.962.178 33,422 -13,83
- Phải thu của
khách hàng 3.120.870 3,569 22.039.761
13,97
2 606,21 54.412 24,872
146,8
8 66.213.840 30,752 21,69
- Trả trước cho
người bán 10.638.601
12,16
7 6.035 3,826 -43,26 2.771.516 1,267 -54,08 701.065 0,326 -74,70
- Phải thu nội
bộ 0 0 47.002.566
29,79
7 22.001.225 10,057 -53,19 1.367.817 0,635 -93,78
- Phải thu khác 6.058.495 6,929 1.779.212 1,128 -70,63 4.326.128 1,977 143,15 3.679.456 1,709 -14,95
d. Thành phẩm
tồn kho 0 0,000 0 0,000 0 0,000 0 0,000
e. Hàng gửi bán 0 0 0 0,000 0 0,000 0 0,000
f. Tạm ứng 1.474.096 1,686 1.462.977 0,927 -0,75 1.250.367 0,572 -14,53 728.415 0,338 -41,74
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 47 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
g. Thế chấp, ký
quỹ, ký cược
ngắn hạn
97.750 0,112 46.311 0,029 -52,62 10.000 0,005 -78,41 10.000 0,005 0,00
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 48 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Cơ cấu vốn lưu động được phân tích theo vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất
nhằm xem xét đánh giá tình hình phân bổ vốn lưu động trong từng khâu của quá trình chu
chuyển vốn lưu động. Nhận rõ vai trò, tình hình phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu, nhà
quản lý sẽ có biện pháp phân bổ, điều chỉnh hợp lý giá trị vốn lưu động tại mỗi khâu nhằm đảm
bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao vòng quay của vốn lưu động.
Nhìn tổng thể ta thấy vốn lưu động bình quân của Công ty tăng dần qua các năm phản ánh
nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong cơ cấu vốn lưu động, vốn lưu động trong
lưu thông chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 là vốn lưu động trong sản xuất. Kết
cấu vốn lưu động của Công ty được duy trì tương đối ổn định qua các năm điều này phản ánh sự
nhịp nhàng và sự tăng trưởng ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chiếm tỷ trọng lớn gần tương đương vốn lưu động trong khâu lưu thông là bộ phận vốn
lưu động trong sản xuất. Rõ ràng có thể thấy chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là phần chiếm
tỷ trọng lớn nhất (gần như tuyệt đối) của bộ phận vốn lưu động trong sản xuất. Điều này phù hợp
với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: xây dựng các công trình có giá trị lớn,
thời gian kéo dài. Sự tăng trưởng vốn lưu động trong sản xuất phản ánh sự gia tăng về quy mô
hoạt động, duy chỉ có năm 2007 con số thời điểm cuối năm phản ánh vốn lưu động trong sản
xuất giảm tương ứng với sự hoàn thành của một số công trình, dự án lớn (điều này cũng gắn liền
với việc lượng tiền của doanh nghiệp tăng đột ngột cuối năm 2007).
Vốn lưu động trong khâu dự trữ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng giá trị vốn lưu động.
Vốn lưu động trong khâu dự trữ chủ yếu là phần nguyên liệu, vật liệu tồn kho (xi măng, thép,
cát, đá…) phục vụ trực tiếp cho các công trình xây dựng của Công ty. Tỷ trọng vốn lưu động
trong khâu dự trữ được Công ty duy trì ở mức xấp xỉ 14% đảm bảo cho quá trình sản xuất luôn
được tiến hành liên tục, theo đúng tiến độ.
3.1.4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính tổng hợp: Tốc độ
luân chuyển vốn lưu động; Mức tiết kiệm vốn do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động; Hệ số
đảm nhiệm của vốn lưu động; Hệ số sinh lợi của vốn lưu động. Để có thể đánh giá chính xác
hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà nội ta không thể không
tính toán cụ thể các chỉ tiêu này của Công ty.
- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà nội được tính theo
bảng sau đây:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 49 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Giá trị
Giá trị
Tăng
so
200
5
(%)
Giá trị
Tăng
so
2006
(%)
Doanh thu thuần Nghin đồng 119.773.347 235.947.439 96,99 429.056.119 81,84
Vốn lưu động
bình quân
Nghin
đồng 122.589.897 188.257.025 53,57 217.042.309 15,29
Vòng quay vốn l-
ưu động (L) vòng 0,98 1,25 28,28 1,98 57,73
Thời gian luân
chuyển vốn lưu
động (K)
ngày 368,47 287,24 22,05 182,11 36,60
Nhìn kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động của
Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà nội ta có nhận xét:
+.Về vòng quay vốn lưu động
Công ty có vòng quay vốn lưu động thuộc loại thấp mặc dù vòng quay vốn lưu động có sự
tăng nhanh trong những năm vừa qua (năm 2007 vốn lưu động luân chuyển được 1,98 vòng tăng
57,73% so với năm 2006) song thực tế này vẫn phản ánh sự thiếu hiệu quả trong sử dụng vốn
lưu động của Công ty. Giải thích cho hiện trạng này có mấy lý do sau:
Phân tích xu hướng gia tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, ta thấy nguyên nhân là do
tốc độ tăng mạnh của doanh thu thuần. Mặc dù vốn lưu động bình quân đều tăng qua các năm:
năm 2006 tăng 65,7 tỷ đồng (tương đương 53,37%) so với năm 2005, năm 2007 vốn lưu động
bình quân tăng 28,7 tỷ (tương đương tăng 15,29%) so với năm 2006, tuy nhiên doanh thu thuần
năm 2005 tăng 116,2 tỷ đồng (tương đương 96,99%) so với năm 2004, năm 2007 tăng 193,1 tỷ
đồng (tương đương tăng 81,84%) so với năm 2006. Do đó, vòng quay của vốn lưu động có xu
hướng tăng lên, thể hiện hiệu quả ngày một gia tăng khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất
cũng như phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động được nâng cao rõ rệt.
+.Về chỉ tiêu thời gian luân chuyển vốn lưu động
Theo kết quả tính toán, năm 2005 tới tận 368,47 ngày vốn lưu động mới luân chuyển được
một vòng. Kết quả này phản ánh 2 mặt: lượng vốn lưu động bị tồn đọng quá lớn trong các khâu
Bảng 2.4: Bảng tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 50 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
sản xuất và lưu thông đến 70%-80% vốn lưu động nằm ở chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và
khoản mục phải thu; mặt khác phản ánh hiệu quả sản xuất không cao, doanh thu thuần đạt được
không tương xứng với lượng vốn đầu tư. Là một chỉ tiêu ngược với số vòng quay của vốn lưu
động, thời gian luân chuyển vốn lưu động có xu hướng giảm xuống phản ánh hiệu quả sử dụng
vốn gia tăng như đã phân tích ở trên. Năm 2007 số vòng quay vốn lưu động tăng gần 2 vòng
trong một năm, tương đương với việc mất nửa năm (182,11 ngày) vốn lưu động của Công ty
Đầu tư xây dựng số 2 Hà nội luân chuyển được 1 vòng. Đây là một sự cải thiện đáng kể trong
hiệu quả sử dụng vốn lưu động nếu so sánh với năm 2005, tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế
thị trường cạnh tranh tự do, Công ty cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển vốn
lưu động, nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ có thế mới đảm bảo được một chỗ đứng vững chắc và
một sự phát triển lâu dài của Công ty.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu rất tổng hợp và cơ bản đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn lưu động của một doanh nghiệp. Để có cái nhìn chi tiết hơn trong đánh giá, ta đi sâu
vào tính tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong từng khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông.
Để có thể tính được tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong từng khâu thì ta cần có dữ liệu
về vốn lưu động bình quân trong từng khâu luân chuyển và mức luân chuyển vốn lưu động
tương ứng trong từng khâu. Dựa vào đặc điểm của mỗi khâu ta tính mức luân chuyển vốn lưu
động như sau:
+. Đối với khâu dự trữ: khi nguyên liệu, vật liệu và công cụ dụng cụ được đưa vào phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh ta coi như vốn lưu động đã hoàn tất giai đoạn tuần hoàn của
nó trong khâu này. Ta có thể ước lượng mức luân chuyển vốn lưu động trong khâu dự trữ
bằng cách lấy giá trị phát sinh Có của tài khoản 152 (Tài khoản nguyên liệu, vật liệu) và tài
khoản 153 (Tài khoản công cụ dụng cụ) trong năm nghiên cứu.
+. Đối với khâu sản xuất: mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển
bộ phận vốn lưu động sản xuất là tổng giá thành thực tế sản xuất sản phẩm (thành phẩm), đó
là giá vốn hàng bán (đối với sản phẩm đem tiêu thụ), giá trị thành phẩm tồn kho (thành phẩm
nhập kho), giá trị hàng gửi bán (thành phẩm gửi bán). Đặc thù của hoạt động xây dựng của
Công ty là không có thành phẩm gửi bán và thành phẩm tồn kho do vậy ta có thể lấy giá trị
phát sinh Nợ của tài khoản 632 (giá vốn hàng bán) trong năm để ước tính mức luân chuyển
vốn lưu động trong sản xuất.
+. Đối với khâu lưu thông: mức luân chuyển của bộ phân vốn lưu động lưu thông là tổng
giá thành tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ sẽ bằng giá vốn hàng bán cộng với chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 51 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Bảng 2.5: Bảng tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động của từng
bộ phận
Ta có bảng tính toán tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở các khâu như sau:
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Giá trị Giá trị
Tăng
so
2005
(%)
Giá trị
Tăng
so
2006
(%)
Mdt
Nghin
đồng 49.353.809 99.055.873 100,71 198.133.733 100,02
VLĐBQdt
Nghin
đồng 16.966.865 24.665.377 45,37 32.683.061 32,51
Số vòng luân
chuyển (Ldt)
vòng 2,91 4,02 38,06 6,06 50,95
Thời gian luân
chuyển (Kdt)
ngày 123,76 89,64 -27,57 59,38 -33,75
Msx
Nghin
đồng 108.578 211.928 95,19 376.454 77,63
VLĐBQsx
Nghin
đồng 50.954.786 78.324.080 53,71 91.233.66 16,48
Số vòng luân
chuyển (Lsx)
vòng 2,13 2,71 26,98 4,13 52,50
Thời gian luân
chuyển (Ksx)
ngày 168,94 133,05 -21,25 87,25 -34,43
Mlt
Nghin
đồng 117.229.914 225.100.748 92,02 405.997.148 80,36
VLĐBQlt
Nghin
đồng 54.668.245 85.267.567 55,97 93.125.579 9,22
Số vòng luân
chuyển (Llt)
vòng 2,14 2,64 23,11 4,36 65,14
Thời gian luân
chuyển (Klt)
ngày 167,88 136,37 -18,77 82,57 -39,45
Qua bảng tính toán ta có thể thấy vốn lưu động của Công ty luân chuyển tương đối nhanh
trong khâu dự trữ và luân chuyển chậm, ứ đọng tại khâu sản xuất và lưu thông. Tương ứng với
sự gia tăng của tốc độ luân chuyển của tổng vốn lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở
từng bộ phận cũng được cải thiện nhanh chóng với tốc độ trên 20% mỗi năm. Đặc biệt, trong
khâu sản xuất và lưu thông, Công ty đã có những điều chỉnh kịp thời đảm bảo một sự tăng mạnh
tốc độ luân chuyển vốn trong các khâu này, nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn lưu động.
3.1.5. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 52 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của Công ty cho thấy năm 2005 phải mất 1,02 đồng vốn
lưu động mới tạo ra được một đồng doanh thu thuần nhưng đến năm 2007 Công ty chỉ còn mất
0,51 đồng để tạo được một đồng doanh thu thuần. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của Công ty
đang giảm nhanh phản ánh hiệu quả sử dụng vốn được cải thiện đáng kể.
3.1.6. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động
Hệ số sinh lợi của vốn lưu động tăng rất nhanh và ổn định. Nếu như năm 2005, một đồng
vốn lưu động chỉ tạo ra 0,0097 đồng lợi nhuận sau thuế thì năm 2006 với một đồng vốn lưu động
Công ty tạo ra được 0,0179 (tăng 83,8% so với năm 2005) và đến năm 2007 có 0,0252 đồng lợi
nhuận sau thuế được tạo ra từ một đồng vốn lưu động (tăng 40,8% so với năm 2006). Như vậy rõ
ràng ta thấy sự tăng quy mô vốn lưu động nhằm mở rộng sản xuất của Công ty đã dẫn đến hiệu
quả nâng cao lợi nhuận sau thuế điều này phản ánh hướng đi đúng đắn của Công ty và chất
lượng quản lý vốn lưu động đang ngày một được chú trọng và nâng cao.
Có thể nhận thấy Công ty đang tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất, trong những năm 2004-
2005 hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty không được cao, vốn lưu động bị ứ đọng nhiều
tại khâu sản xuất và lưu thông, hệ số sinh lời và hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động thấp. Trong
các năm tiếp theo 2005-2007, hiệu quả sử dụng vốn lưu động được nâng cao rõ rệt, hệ số đảm
nhiệm và hệ số sinh lời của vốn lưu động tăng nhanh phản ánh hiệu quả hoạt động gắn liền với
một quy mô sản xuất mở rộng.
3.2. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
Từ những phân tích cụ thể về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Đầu tư xây dựng
số 2 Hà nội cũng như đã nghiên cứu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
lưu động phần này ta sẽ tổng hợp và đánh giá tổng thể thực trạng hiệu quả quản lý vốn lưu động
nhằm tạo cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp trong phần tiếp theo.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- 53 - Chu Bích Ngọc – TC46QN
Bảng 2.6: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Chỉ tiêu Đơn vị
2005 2006 2007
Giá trị Giá trị
Tăng so
2005
(%)
Giá trị
Tăng so
2006
(%)
Doanh thu thuần Tỷ đồng 119,8 235,9 96,91 429,1 81,90
Vốn lưu động
bình quân
Tỷ
đồng 122,5 188,2 53,63 217 15,30
L
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà nội.pdf