Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam

Tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam: Trang 2 Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam Trang 3 LỜI MỞ ĐẦU Qua thực tiễn hơn 10 năm hoạt động và đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Hoạt động của ngành ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực vào việc huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Vấn đề thiếu vốn đã được đáp ứng phần nào thông qua hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng nhưng một phần vốn không nhỏ được cho vay ra đã được các doanh nghiệp sử dụng không có hiệu quả. Điều này dẫn đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng có vấn đề. Hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng: nợ khó đòi ngày càng tăng, tỉ lệ nợ quá hạn vượt quá giới hạn an toàn: 15% so với tổng dư n...

pdf76 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 2 Luận văn Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam Trang 3 LỜI MỞ ĐẦU Qua thực tiễn hơn 10 năm hoạt động và đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Hoạt động của ngành ngân hàng nước ta đã góp phần tích cực vào việc huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước. Vấn đề thiếu vốn đã được đáp ứng phần nào thông qua hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng nhưng một phần vốn không nhỏ được cho vay ra đã được các doanh nghiệp sử dụng không có hiệu quả. Điều này dẫn đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng có vấn đề. Hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng: nợ khó đòi ngày càng tăng, tỉ lệ nợ quá hạn vượt quá giới hạn an toàn: 15% so với tổng dư nợ, trong đó nợ khó đòi là 50%. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Như vậy có thể thấy rằng muốn đạt được hiệu quả cao khi cho vay nói chung và cho vay trung và dài hạn nói riêng thì việc thẩm định dự án đầu tư là một khâu rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại. Làm tốt công tác thẩm định sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn đầu tư, giảm rủi ro cho ngân hàng. Từ nhận thức trên, trong thời gian thực tập tại Sở giao dịch I-Ngân hàng Công thương Việt Nam em đã chọn và nghiên cứu đề tài: ”Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I-Ngân hàng Công thương Việt Nam.” Bố cục của luận văn gồm 3 chương: - CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. Trang 4 - CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I-NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM. - CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I-NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. I-NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 1. Đầu tư 1.1. Khái niệm về đầu tư Đầu tư là hoạt động bỏ vốn dài hạn nhằm thu lợi trong tương lai. Hoạt động đầu tư có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nhờ có đầu tư mà nền kinh tế mới tăng trưởng, các xí nghiệp, nhà máy được mở rộng sản xuất và xây dựng mới. Nếu xem xét góc độ vi mô thì việc đầu tư là nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể trước mắt và rất đa dạng, có thể là nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng năng lực sản xuất hiện có để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thay thế hàng nhập khẩu. ở góc độ vĩ mô thì hoạt động đầu tư góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển của nền kinh tế, của xã hội, của địa phương hoặc của ngành... 1.2. Phân loại các hoạt động của đầu tư Để thuận tiện cho hoạt động theo dõi, quản lý và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư. Theo lĩnh vực đầu tư có các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật. *Theo thời gian thực hiện: - Đầu tư ngắn hạn: Là hình thức đầu tư có thời hạn thường nhỏ hơn 1 năm. Trang 5 - Đầu tư trung dài hạn: Là hình thức đầu tư có thời hạn thường từ 5 năm trở lên. *Theo hình thức xây dựng có: - Đầu tư xây dựng mới. - Đầu tư cải tạo mở rộng. *Theo quan hệ quản lý: - Đầu tư trực tiếp: Là hình thứcđầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. - Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện đầu tư. *Theo cách thức đạt được mục tiêu: - Đầu tư thông qua xây dựng lắp đặt. - Đầu tư thông qua hoạt động thuê mua. 2. Dự án đầu tư 2.1. Khái niệm về dự án đầu tư Do đầu tư diễn ra rất phức tạp và nhiều loại hình đầu tư, ngoài ra các dự án đầu tư cũng được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Cho nên hiện nay có rất nhiều khái niệm về dự án đầu tư: Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định. Cũng có thể nói dự án đầu tư là tập hợp các đối tượng cụ thể đạt được mục tiêu nhất định trong một khoảng thời gian xác định. 2.2. Ý nghĩa của dự án đầu tư. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường nước ta với sự tham gia đầu tư của nhiều thành phần kinh tế và việc gọi vốn đầu tư từ nước ngoài đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và nâng cao chất lượng quá trình lập và thẩm định dự án đầu tư. Trang 6 Dự án đầu tư là một trong những công cụ thực hiện kế hoạch kinh tế ngành, lãnh thổ, hoạt động trong nền kinh tế quốc dân, biến kế hoạch thành những hành động cụ thể và tạo ra được những lợi ích về kinh tế cho xã hội, đồng thời cho bản thân nhà đầu tư. Đối với nhà nước và các định chế tài chính thì dự án đầu tư là cơ sở để thẩm định và ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ cho dự án đó. Đối với các chủ đầu tư thể hiện dự án đầu tư là cơ sở để: - Xin phép để được đầu tư. - Xin phép nhập khẩu vật tư máy móc, thiết bị. - Xin hưởng các khoản ưu đãi về đầu tư. - Xin vay vốn của các định chế tài chính trong và ngoài nước. - Kêu gọi góp vốn hoặc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. 2.3. Phân loại dự án đầu tư * Theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư: - Nhóm A: Là những dự án thuộc thẩm quyền của Bộ kế hoạch đầu tư quyết định. - Nhóm B: Là những dự án thuộc thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang Bộ quyết định. - Nhóm C: Là những dự án thuộc thẩm quyền của Sở kế hoạch và đầu tư quyết định. *Theo hình thức thực hiện: - Dự án BOT: Là những dự án được đầu tư theo hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao. - Dự án BTO: Là những dự án được đầu tư theo hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh. - Dự án BT: Là những dự án được đầu tư theo hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao. *Theo nguồn vốn: - Dự án đầu tư có nguồn vốn trong nước. - Dự án đầu tư có nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Trang 7 - Dự án đầu tư có viện trợ phát triển của nước ngoài. *Theo lĩnh vực đầu tư: - Dự án đầu tư cho lĩnh vực sản xuât kinh doanh. - Dự án đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ. - Dự án đầu tư cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng. - Dự án đầu tư cho lĩnh vực văn hoá xã hội. II-THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của thẩm định dự án đầu tư 1.1. Khái niệm Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án để ra quyết định đầu tư và quyết định đầu tư. Do sự phát triển của đầu tư ở nước ta, công tác thẩm định dự án ngày càng được coi trọng và hoàn thiện. Đầu tư được coi là động lực của sự phát triển nói chung và phát triển kinh tế nói riêng. Hiện nay nhu cầu về vốn ở nước ta rất lớn. Vấn đề quan trọng là đầu tư như thế nào để có hiệu quả. Một trong những công cụ giúp cho việc đầu tư có hiệu quả là thẩm định dự án đầu tư. Ngân hàng thương mại thường xuyên phải thực hiện việc thẩm định dự án đầu tư khi cho vay vốn nhằm đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư đó nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của mình. Bởi vậy việc thẩm định dự án đòi hỏi phải thực hiện tỉ mỉ, khách quan toàn diện. 1.2. Ý nghĩa của việc thẩm định dự án đầu tư: - Giúp cho chủ đầu tư chọn được dự án đầu tư tốt nhất. - Giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá được sự cần thiết và thích hợp của dự án về các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, về công nghệ vốn, ô nhiểm môi trường. - Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc trả nợ. 1.3. Mục đích của thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại Thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng đầu tư. Một trong những đặc trưng của Trang 8 hoạt động đầu tư là diễn ra trong một thời gian dài nên có thể gặp nhiều rủi ro, muốn cho vay một cách an toàn, đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lãi đầu tư thì quyết định cho vay của ngân hàng là dựa trên cơ sở thẩm định dự án đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư sẽ rút ra được những kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu qủa kinh tế của dự án đầu tư, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra để đưa ra quyết định cho vay hay từ chối. Từ kết quả thẩm định có thể tham gia góp ý cho các chủ đầu tư, làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Do có tầm quan trọng như vậy nên khi tiến hành thẩm định dự án cần : - Nắm vững chủ trương chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, ngành, địa phương và các văn bản pháp luật có liên quan. - Năm chắc tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp để có các quyết định cho vay thích hợp. 2. Quy trình và nội dung thẩm định dự án đầu tư 2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư 2.1.1. Thu thập tài liệu, thông tin cần thiết a/ Hồ sơ đơn vị: - Tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân vay vốn: Quyết định thành lập, Giấy phép thành lập, Giấy phép kinh doanh, Quyết định bổ nhiệm ban giám đốc, kế toán trưởng, Biên bản bầu hội đồng quản trị, Điều lệ hoạt động. - Tài liệu báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh như: + Bảng cân đối tài sản. + Báo cáo kết quả kinh doanh. + Giấy đề nghị vay vốn. b/Hồ sơ dự án: - Kết quả nghiên cứu các bước: Nghiên cứu cơ hội, nghiên cứu tiền khả thi. - Các luận chứng kinh tế kỹ thuật được phê duyệt. - Các hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng đầu vào đầu ra. - Giấy tờ quyết định cấp đất, thuê đất, sử dụng đất, giấy phép xây dựng cơ bản. Trang 9 2.1.2. Các tài liệu thông tin tham khảo khác - Các tài liệu nói về chủ trương chính sách, phương hướng phát triển kinh tế-xã hội. - Các văn bản pháp luật liên quan: Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, luật đầu tư trong nước, luật thuế, chính sách xuất nhập khẩu... - Các tài liệu thống kê của tổng cục thống kê. - Các tài liệu thông tin và phân tích thị trường trong và ngoài nước do các trung tâm nghiên cứu về thị trường trong và ngoài nước cung cấp. Thông tin, tài liệu của các Bộ, vụ, ngành khác. - Các ý kiến tham gia của cơ quan chuyên môn, các chuyên gia, các tài liệu ghi chép qua các đợt tiếp xúc, phỏng vấn chủ đầu tư, các đốc công, khách hàng... 2.1.3. Xử lý - phân tích - đánh giá thông tin Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu, thông tin cần thiết, ngân hàng tiến hành sắp xếp, đánh giá các thông tin, từ đó xử lý và phân tích thông tin một cách chính xác, nhanh chóng kịp thời nhằm phục vụ tốt cho công tác thẩm định dự án. 2.1.4. Lập tờ trình thẩm định dự án đầu tư Tuỳ theo tính chất và quy mô của dự án, cán bộ thẩm định sẽ viết tờ trình thẩm định dự án đầu tư ở các mức độ chi tiết cụ thể khác nhau. Tờ trình thẩm định cần thể hiện một số vấn đề sau: - Về doanh nghiệp: Tính hợp lý, hợp pháp, tình hình sản xuất kinh doanh và các vấn đề khác. - Về dự án: Cần tóm tắt được dự án. - Kết quả thẩm định: Thẩm định được một số vấn đề về khách hàng như năng lực pháp lý, tính cách và uy tín, năng lực tài chính, phương án vay vốn và khả năng trả nợ, đánh giá các đảm bảo tiền vay của khách hàng. Về dự án cần thẩm định được tính khả thi của dự án. - Kết luận: Các ý kiến tổng quát và những ý kiến đề xuất và phương hướng giải quyết các vấn đề của dự án. Trang 10 Yêu cầu đặt ra với tờ trình thẩm định là phải chính xác, đầy đủ, rõ ràng để lãnh đạo ngân hang ra quyết định về việc cho vay hay không cho vay và phải có thông báo kịp thời cho khách hàng. 2.2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư 2.2.1. Thẩm định khách hàng vay vốn 1) Thẩm định năng lực pháp lí Người vay phải có đủ năng lực pháp lý theo qui định của pháp luật trong quan hệ vay vốn với ngân hàng. Đối với thể nhân vay vốn (tư nhân, cá thể, hộ gia đình): Người vay phải có quyền công dân, có sức khoẻ, kỹ thuật tay nghề và kinh nghiệm trong lĩnh vực sử dụng vốn vay, có phẩm chất, đạo đức tốt. Đối với pháp nhân: Phải có đầy đủ hồ sơ chứng minh pháp nhân đó được thành lập hợp pháp, có đăng ký kinh doanh, có giấy phép hành nghề, có quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp nhân trước pháp luật. Những giấy tờ này phải phù hợp với các qui định trong các luật tổ chức hoạt động của loại đó như: luật doanh nghiệp Nhà nước, luật công ty, luật doanh nghiệp tư nhân, luật kinh tế tập thể, luật đầu tư nước ngoài... Ngoài ra ngân hàng còn phải thẩm định xem khách hàng có thuộc “Đối tượng được vay vốn” theo qui cụ thể của các chế độ, thể lệ cho vay hay không ? Các trường hợp khách hàng vay vốn là tổ chức kinh tế tập thể, công ty cổ phần, xí nghiệp liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn... phải kiểm tra tính pháp lí của “Người đại diện pháp nhân” đứng ra đăng kí hồ sơ vay vốn phù hợp với “Điều lệ hoạt động” của tổ chức đó và phải có văn bản uỷ quyền vay vốn của các cổ đông, các sáng lập viên hoặc những người đồng sở hữu của tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. 2) Thẩm định tính cách và uy tín. Mục tiêu thẩm định về tính cách và uy tín của khách hàng nhằm mục đích hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro do chủ quan của khách hàng gây nên như: rủi ro về đạo đức, rủi ro về thiếu năng lưc, trình độ, kinh nghiệm, khả năng thích ứng với thị trường. Đề phòng, phát hiện những âm mưu lừa đảo ngay từ ban đầu của một số khách hàng. Tính cách của người vay không chỉ đựơc đánh giá bằng phẩm chất , đạo đức chung mà còn phải kiểm nghiệm qua kết quả hoạt động kinh doanh trong quá khứ, Trang 11 hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai, Tính cách của cá nhân vay vốn hoặc người đứng đầu pháp nhân còn được đánh giá bằng năng lực lãnh đạo và quản lí như: Khả năng truyền cảm hứng cho người xung quanh bằng lời nói và hành động, khả năng đưa ra các quyết định quản lí, trình độ học vấn, kinh nghiệm, sự chín chắn, tầm nhìn, ảnh hưởng của tuổi tác, bệnh tật, sở thích và xu hướng phát triển.. Uy tín của khách hàng được thể hiện dưới nhiều khía cạnh đa dạng như: chất lượng, giá cả hàng hoá, dịch, sản phẩm, mức độ chiếm lĩnh trên thị trường của sản phẩm, chu kì sống của các sản phẩm trên thị trường, các quan hệ kinh tế tài chính, vay vốn, trả nợ với khách hàng, bạn hàng và Ngân hàng. Uy tín chỉ được khẳng định và kiểm nghiệm bằng kết quả thực tế đạt được trên thị trường qua thời gian càng dài thì càng thì càng chính xác. Do đó phải phân tích các số liệu và tình hình phát triển với những thời gian khác nhau mới có kết luận chính xác. Phải đặc biệt chú ý những chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo qua trường lớp về quản trị kinh doanh, kinh tế tài chính. Khi quan hệ vay vốn, khách hàng có những lời bóng gió về lợi ích, giúp đỡ cá nhân. Hết sức thận trọng với những giám đốc, chủ doanh nghiệp sắp nghỉ hưu đối với doanh nghiệp quốc doanh, cao tuổi, sức yếu đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, những người nghiện ngập, chơi bời... 3) Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng. Đánh giá chính xác năng lực tài chính của khách hàng nhằm xác định sứ mạnh tài chính, khả năng độc lập, tự chủ tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và hoàn trả nợ của người vay. Ngoài ra còn phải xác định chính xác số vốn chủ sở hữu thực tế tham gia vào phương án xin vay Ngân hàng theo qui định của chế độ cho vay. Muốn phân tích được vấn đề này phải dựa vào các báo cáo tài chính, bảng tổng kết tài sản, bảng quyết toán lỗ lãi. Tuy nhiên các báo cáo tài chính chỉ cho thấy điều gì đã xảy ra trong quá khứ, vì vậy dựa trên kết quả phân tích, thẩm định cán bộ tín dụng phải biết sử dụng chúng để nhận định, đánh giá, dự báo tìm các định hướng phát triển, để chuẩn bị đối phó với các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Khi phân tích năng lực tài chính của khách hàng ta có thể đánh giá các chỉ tiêu: Trang 12 a) Thước đo tiền mặt Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ thường xuyên, nếu bằng hoặc lớn hơn tổng số nợ phải thanh toán thường xuyên là tốt. b) Tỷ lệ hiện hành. Chỉ tiêu này cho biết khách hàng có đủ tài sản lưu động để đảm bảo trả các khoản nợ ngắn hạn khi thua lỗ bất ngờ xảy ra. Tỷ lệ này >1 là tốt, nếu <1 cần phân tích các nguyên nhân thiếu đảm bảo. c) Vốn lưu động thực tế của chủ sở hữu. * VLĐTT = Tài sản lưu động - Tổng số nợ ngắn hạn Tài sản lưu động gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng hoá tồn kho và TSLĐ khác. Chỉ tiêu này cho biết số vốn của chủ sở hữu nằm trong tài sản lưu động nhiều hay ít, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án vay vốn. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nếu <=0 thì năng lực tự chủ về tài chính của khách hàng rất yếu. d) Tỷ lệ thanh toán nhanh Tỷ lệ này cho biết trong trường hợp không còn thu nhập từ nguồn bán hàng thì khả năng huy động các nguồn tiền có thể huy động nhanh để trả nợ. Tỷ lệ này >=1 là tốt, nếu <1 thì khả năng thanh toán có gặp khó khăn. e) Năng lực đi vay Khả năng thanh toán nhanh = Vốn bằng tiền Các khoản nợ đến hạn Năng lực đi vay = Nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp Vốn thường xuyên Tỷ lệ hiện hành = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Thước đo = Tồn quĩ tiền mặt + Tài sản có tiền mặt bình quân tính lỏng Trang 13 Năng lực đi vay là khả năng xin vay vốn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao thường có năng lực đi vay rất lớn. Nếu năng lực đi vay < 0,5 thì doanh nghiệp đã đạt mức bão hoà của năng lực đi vay. Đối với doanh nghiệp thuộc loại này, ngân hàng thường không cho vay. f) Hệ số tài trợ Nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp là nguồn vốn chủ sở hữu của bảng tổng kết tài sản. Tổng số nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng là tổng cộng bên tài sản nợ cua bảng tổng kết tài sản. Hệ số này lớn hơn kỳ trước và > 0,5 là tốt. g) Khả năng sinh lời của tài sản Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của tổng thể tài sản có. Tỷ lệ này lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cao và ngược lại. h) Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu Tỷ suất này cho biết một đồng vốn của chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ chỉ tiêu này, cán bộ tín dụng có thể xác định được khả năng huy động lợi nhuận của khách hàng để trả các khoản nợ hoặc đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. i) Tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh số bán hàng Hệ số tài trợ = Nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp Tổng số nguồn vốn doanh nghiệp đang sử dụng Tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh số bán hàng Lợi nhuận ròng Doanh số bán hàng = Tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu = Khả năng sinh lời của tài sản = Tổng số lợi nhuận kinh doanh (lợi nhuận trước thuế) Tổng tài sản có Trang 14 Tỷ lệ này có thể tính chung hoặc tính riêng cho từng mặt hàng. Tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu quả càng lớn. Tỷ lệ này để so sánh hiệu quả đầu tư vốn đối với từng loại sản phẩm để có sự lựa chọn sản phẩm nào có hiệu qủa hơn hoặc so sánh với cùng loại sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường để thấy rõ mức độ cạnh tranh. k) Các hệ số an toàn về tài chính Các chỉ tiêu này dùng để đo lường mức độ rủi ro có thể bù đắp được bằng nguồn vốn của chủ sở hữu: - Tổng tài sản nợ/Tổng tài sản có (Tỷ lệ này càng < 1 càng tốt) - Tổng tài sản nợ/Vốn chủ sở hữu (Tỷ lệ này càng < 1 càng tốt) 2.2.2. Thẩm định dự án đầu tư 1) Thẩm định sự cần thiết của dự án đầu tư Vai trò của đầu tư là rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế nhưng khi xét riêng từng dự án đầu tư ta lại thấy có dự án đạt được mục tiêu này nhưng không đạt được mục tiêu khác. Có những dự án lợi nhuận thu được không cao nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến những vấn đề khác như môi trường sinh thái hoặc tạo ra nhiều công ăn việc làm... Bên cạnh đó chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ có thể hướng tới những mục tiêu khác nhau, ưu tiên phát triển ngành nào, tập trung vốn đầu tư cho những vùng trọng điểm nào. Do đó khi xem xét thẩm định dự án đầu tư cán bộ tín dụng phải xem xét mục tiêu của dự án có phù hợp và đáp ứng những nhu cầu đặt ra của ngành, địa phương và của cả nước hay không. Có hai vấn đề chính cần xem xét là lợi ích về mặt kinh tế và lợi ích về mặt xã hội. Ngân hàng cần xem xét về sự phù hợp về phạm vi hoạt động, quy mô đầu tư với sự quy hoạch phát triển của ngành và lãnh thổ. 2) Thẩm định về mặt kỹ thuật của dự án đầu tư Thẩm định kỹ thuật của dự án đầu tư là việc kiểm tra, phân tích các yếu tố kỹ thuật và công nghệ của dự án để bảo đảm tính khả thi của dự án. Trang 15 Đây là bước khá phức tạp trong công tác thẩm định dự án, đối với những dự án đòi hỏi công nghệ hiện đại cần phải có sư tư vấn của các chuyên gia kỹ thuật. a/ Thẩm định về quy mô, công nghệ và thiết bị của dự án. Cần xem xét quy mô công suất của dự án có phù hợp với khả năng tiêu thụ của thị trường hay không? Nguồn vốn, khả năng quản lý của doanh nghiệp có phù hợp với quy mô dự án không? Thị trường đáp ứng nhu cầu nguyên vật liêu cho dự án có sãn sàng không?...Việc lựa chọn công nghệ thiết bị cùng với các điều kiện đảm bảo môi trường có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của dự án. Khi đánh giá lựa chọn thiết bị công nghệ, ngân hàng thường chú ý đến các vấn đề sau: + Kiểm tra công nghệ, thiết bị có phù hợp với dự án hay không. + Quy hoạch sản xuất, công suất, chất lượng, giá cả như thế nào. + Các phương thức chuyển giao công nghệ. + Kiểm tra sự ảnh hưởng của công nghệ tới môi trường và các biện pháp khắc phục. + Các phương án thay thế, sửa chữa. b/ Thẩm định việc cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác. Đánh giá việc tính toán tổng hợp nhu cầu hàng năm về nguyên vật liệu chủ yếu, động lực, lao động, điện nước... trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật so sánh với mức tiêu hao thực tế, kinh nghiệm với các doanh nghiệp tương tự đang hoạt động. Đối với các nguyên vật liệu thời vụ hoặc nhập khẩu cần tính toán mức dự trữ hợp lý để đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu thường xuyên và tránh lãng phí vốn. Đối với những nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc khan hiếm cần xem xét khả năng cung ứng thực tế trong và ngoài nước thông qua các hợp đông, các văn bản cam kết của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp về số lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán. Đối với dự án khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản phải điều tra tính đúng đắn của tài liệu điều tra, thăm dò khảo sát, dánh giá phân tích về trữ lượng, hàm lượng, chất lượng tài nguyên, giấy phép khai thác, xây dựng c/Thẩm định địa điểm xây dựng dự án. Trang 16 Khi phân tích tính khả thi của địa điểm lựa chọn để xây dựng dự án cần nghiên cứu các điểm nguyên vật liệu, các trung tâm buôn bán có thuận tiện cho việc vận chuyển, giao dịch đồng thời giảm được các chi phí vận chuyển giao dịch. Cũng cần xét đến khía cạnh cơ sở hạ tầng, các vấn đề về môi trường có liên quan đến địa điểm. Những vấn đề cần xem xét khi thẩm định về địa điểm. - Vị trí xây dựng dự án có phù hợp với quy hoạch chung không. - Diện tích xây dựng có khả năng mở rộng khi sản xuất phát triển, đáp ứng những yêu cầu vệ sinh công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường. - Các nguồn cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. - Cơ sở hạ tầng nơi xây dựng dự án: Điện nước, giao thông, thông tin liên lạc. - Các chính sách của nhà nước về khuyến khích hay hạn chế phát triển kinh tế ở khu vực lựa chọn dự án. Phải tuân thủ các quy định về quy hoạch đất đai, kiến trúc xây dựng của địa phương, về di dân, giải phóng mặt bằng... d/ Thẩm định về tổ chức quản lý, thực hiện dự án Đánh giá về tổ chức quản lý, thực hiện dự án trên các mặt sau: - Hình thức tổ chức quản lý, thực hiện dự án. Xem xét chủ dự án về kinh nghiệm tổ chức quản lý, thi công, quản lý và vận hành, trình độ của đội ngũ công nhân kỹ thuật. 3) Thẩm định về mặt tài chính của dự án đầu tư a/Đánh giá tính toán về tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn vốn. Tổng vốn đầu tư là toàn bộ số tiền cần thiết để xây dựng và đưa dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình của dự án. Tất cả số liệu tính toán trong dự án đều mang tính chất dự trữ ước lượng, việc đánh giá tính toán cũng không được chính xác. Do đó, điều quan trọng là đánh giá vốn đầu tư gần sát với chi phí phát sinh thực tế, tránh tình trạng đánh giá vốn quá cao hoặc quá thấp. Nếu đánh giá quá cao thì chi phí vốn dự án cao, sẽ gây lãng phí vốn, ứ đọng vốn và chi phí trả ngân hàng sẽ lớn, sản phẩm sẽ có giá thành cao, Trang 17 làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu tính toán vốn quá thấp sẽ làm cho chi phí dự án bị thiếu hụt trong quá trình xây lắp và vận hành, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, tiêu thụ...làm cho hiệu quả dự án không cao. Cả hai điều kiện trên đều ảnh hưởng đến việc cho vay và thu hồi vốn của ngân hàng. Bởi vậy, việc xác định một cách chính xác nhất tổng vốn đầu tư là rất cần thiết, đây là một trong những điều kiện quyết định đầu tư cho dự án, tạo điều kiện cho dự án hoạt động hiệu quả. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải thẩm định chính xác vốn đầu tư. Thông thường nội dung chi phí cho dựa án gồm có: - Chi phí xây dựng dự án và chi phí trước khi đưa dự án vào hoạt động.: + Chi phí thành lập, chi phí lập và thẩm định dự án. + Chi phí khảo sát và thiết kế công trình. + Chi phí hành chính... - Chi phí đầu tư cho tài sản cố định. + Chi phí mua, thuê đất đai. + Chi phí chuẩn bị mặt bằng xây dựng. + Chi phí xây dựng các hạng mục công trình. + Chi phí mua công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất. - Chi phí đầu tư cho tài sản lưu động + Chi phí cho nguyên nhiên vật liệu. + Chi phí hành chính: điện nước, hội họp... + Chi lương... b/Thẩm định về nguồn vốn đầu tư Để đảm bảo cho quá trình xây dựng và hoạt động của dự án thì cần phải có các nguồn vốn tài trợ, thông thường ngoài các nguồn vốn tự có thì dự án còn sử dụng nguồn vốn vay của ngân hàng, vốn ngân sách cấp, vốn góp cổ phần, vốn liên doanh, vốn huy động từ nguồn khác. Muốn dự án khả thi thì phải đảm bảo đầy đủ vốn, phải xem xét tỷ lệ tương quan hợp lý giữa các nguồn vốn. Nếu vốn đi vay quá lớn dễ dẫn tới các doanh nghiệp luôn gặp khó khăn về mặt tài chính dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao. Vốn tự có thường phải chiếm 30% tổng vốn đầu tư. Trang 18 Sau khi xem xét các nguồn vốn và cơ cấu các nguồn vốn này, ngân hàng xem xét đến thời điểm tài trợ cho dự án. Việc quyết định tài trợ cho dự án ảnh hưởng đến việc quyết định tài trợ vốn cho dự án ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn có hiệu quả. Nếu xác định đúng thời điểm cho vay, đảm bảo đúng tiến độ đã đề ra, tránh ứ đọng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. c/Thẩm định về chi phí và lợi nhuận. - Dự trữ chi phí sản xuất hàng năm:yêu cầu phải tính toán được nhu cầu về vốn và tình hình sử dụng vốn khi dự án đi vào hoạt động. - Dự trù khả năng có lãi, cần xác định các chỉ tiêu. 1*Chỉ tiêu tổng doanh thu. 2*Doanh thu thuần=Tổng doanh thu-các khoản làm giảm trừ doanh thu. 3*Hàng hoá, sản phẩm tồn kho đầu năm. 4*Hàng hoá, sản phẩm tồn kho cuối năm. 5*Giá trị sản phẩm, hàng hoá sản xuất ra. 6*Giá trị hàng hoá bán ra=3+5-4 7*Tổng lợi nhuận=2-6 8*Thuế thu nhập doanh nghiệp 9*Lãi suất tín dụng 10*Lợi nhuận thuần=7-8-9 11*Phân phối lợi nhuận. - Dự trù bảng tổng kết tài sản, thông qua bảng này có thể năm bắt được tính khả thi về tài chính của dự án trong những năm hoạt động vì trong đó trình bày rõ toàn bộ số tài sản doanh nghiệp có và tài sản đi vay nợ. - Dự trữ cân đối thu chi: Bảng này là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch tài chính của dự án. d/Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: Có một số chỉ tiêu thường hay dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn như: - Giá trị hiện tài ròng. - Tỷ suất nội hoàn. - Phân tích độ nhay. - Thời gian thu hồi vốn Trang 19 - Điểm hoàn vốn. *Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng( Net Present value: NPV) Để xác định được NPV của một dự án cần phải thực hiện các bước sau: + Xác định được dòng tiền phát sinh hàng năm. Tính doanh thu và chi phí hàng năm của dự án dựa trên công suất thực tế của năm đó cùng với mức giá ước tính. Sau đó quy tất cả số tiền phát sinh trong cùng một kỳ vào cuối kỳ để đánh dấu các mức cho việc tính toán. + Xác định lãi suất chiết khấu hợp lý cho từng loại dự án. Để tính toán chính xác mức lãi suất này, cần phải căn cứ vào sự ảnh hưởng của các nhân tố:tỷ lệ lạm phát, chi phí cơ hội. Trên thực tế lãi suất này được tính dựa trên lãi suất cho vay trung dài hạn cộng thêm tỷ lệ lạm phát trong từng thời kỳ khác nhau. - NPV được xác định theo công thức: C1 C2 Cn NPV = - C0 + + +....+ (1+r)1 (1+r)2 (1+r)n Trong đó: C1, C2,C3, C4,... Cn: Là các dòng tiền trong tương lai. C0 là vốn đầu tư ban đầu. r là tỷ lệ chiết khấu. NPV đo lường giá trị tăng thêm dự tính dự án đem lại cho nhà đầu tư với mức rủi ro cụ thể của dự án. Nếu NPV<0 thì dự án thua lỗ. Nếu NPV=0 thì dự án hoà vốn. Nếu NPV>0 thì dự án có lãi. Tiêu chuẩn để dự án được chấp nhận là NPV>0. NPV phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, lãi suất chiết khấu càng lớn thì NPV càng nhỏ và ngược lại. Do đó cần phải chọn lãi suất chiết khấu sao cho phù hợp với từng dự án trên cơ sở tính toán chi phí sử dụng vốn của từng dự án. Như vậy NPV cho biết khả năng sinh lời của dự án dưới tác động của lãi suất chiết khấu chứ nó không cho biết tỷ lệ sinh lời mà tự bản thân dự án có thể tạo ra được. Để khắc phục nhược điểm này, ta tính chỉ tiêu thu hồi nội bộ. Trang 20 *Chỉ tiêu thu hồi nội bộ ( Internal Rate of Return: IRR) Tỷ lệ thu hồi nội bộ là tỷ lệ chiêt khấu làm cho NPV=0. Người ta sử dụng IRR để thẩm định và ra quyết định đầu tư. IRR chính là tỷ lệ lãi suất tối đa mà dự án có thể chịu đựng được để đảm bảo thu hồi vốn đầu tư. Việc xác định IRR có thể theo 3 cách. + Cách 1: Cho NPV=0, giải phương trình để tìm r C1 C2 Cn NPV = C0 + + +....+ (1+IRR) (1+IRR) (1+IRR) + Cách 2: Sử dụng phương pháp nội suy, để xác định IRR theo cách này cần thực hiện theo các bước. - Bước 1: Chọn 1 lãi suất tuỳ ý tính NPV. Nếu NPV> 0 thì lấy một lãi suất chiết khấu lớn hơn để có một NPV nhỏ hơn. Nâng lãi suất cho đến khi NPV dần đến 0, gọi lãi suât đó là r1 ta có NPV1. - Bước 2: Tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi NPV<0. Nếu số âm đó lớn thì giảm lãi suất để NPV gần đến 0, gọi lãi suất đó là r2 ta có NPV2. - Bước 3:Tính IRR theo công thức. NPV1 IRR = r1 + x ( r2 - r1) NPV1 + NPV2 Khi xác định r1 và r2 nên chọn 2 lãi suất có độ chênh lệch nhỏ hơn hoặc bằng 5% sẽ cho kết quả IRR tương đối chính xác. + Cách 3: Sử dụng phương pháp đồ thị. NPV NPV1 IRR r1 r2 r = 0 Trang 21 NPV2 NPV1x(r2 - r1) Theo đồ thị: IRR = r1 + NPV1 + NPV2 Chỉ tiêu IRR có ưu điểm là tính giá trị thời gian của tiền và cho biết tỷ suất sinh lời của một đồng vốn nhưng lại không cho biết giá trị tuyệt đối của lợi nhuận và chỉ cho biết tỷ suất sinh lời trung bình, bỏ qua những giao động ngắn hạn. Đối với dòng tiền không thông thường thì có nhiều lãi suất chiết khấu làm cho NPV=0 sẽ dẫn đến sai lầm khi sử dụng IRR cho lựa chọn dự án. *Xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư - Xác định chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư Có thể tính lợi nhuận hoạt động trung bình hàng năm hoặc thống kê lợi nhuận qua các năm hoạt động của dự án để tính thời gian thu hồi vốn đầu tư. - Xác định thời gian thu hồi vốn cho vay. Tổng số vốn cho vay Thời gian = thu hồi vốn cho vay Khấu hao hàng + Lợi nhuận + Nguồn khác năm của TSCĐ của dự án (nếu có) hình thành bằng vốn vay dùng để trả nợ hoặc: Tổng số vốn vay Khấu hao cơ bản Lợi nhuận của Tỷ lệ vốn vay so Nguồn khác dự án án + dự án sau x tổng vốn đầu tư + (nếu có) khi trừ thuế *Phân tích độ nhạy Thời gian thu hồi vốn đầu tư Lợi nhuận ròng hàng năm của dự án Tổng vốn đầu tư cho dự án = Trang 22 Là việc phân tích bất trắc, rủi ro của sự thay đổi một hoặc nhiều nhân tố (giá cả, chi phí đầu tư, doanh thu...) ảnh hưởng đến NPV và IRR. Cách phân tích như sau: - Xác định những biến số chủ yếu của chỉ tiêu hiệu quả tài chính - Đo lường % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả đến hiệu quả tài chính. - Chia tỷ lệ % thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính cho tỷ lệ thay đổi của mỗi yếu tố, ta được chỉ số nhạy cảm. Chỉ số nhạy cảm cho ta biết sự thay đổi của NPV khi thay đổi từng nhân tố một trong khi các nhân tố khác cố định. *Phân tích điểm hoà vốn. Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để trang trải các khoản chi phí phải bỏ ra. Nói một cách khác, điểm hoà vốn chính là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí. Nếu doanh thu đạt thấp hơn doanh thu tại điểm hoà vốn thì việc kinh doanh sẽ bị lỗ, nếu đạt cao hơn sẽ có lãi. Vì vậy, vùng thấp hơn điểm hoà vốn là vùng lỗ và vùng cao hơn điểm hoà vốn là vùng lãi. Tại điểm hoà vốn, tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Tổng chi phí gồm có định phí và tổng biến phí. Trong đó: - Định phí gồm: - Chi phí quản lý. - Khấu hao tài sản cố định. - Chi phí bảo hiểm, bảo trì máy móc, thiết bị nhà xưởng. - Chi phí thuê mượn bất động sản, máy móc thiết bị. - Chi phí trả lãi vay, trả thuế. - Biến phí gồm: - Chi phí nguyên vật liệu. - Chi lương. - Chi phí phụ tùng, bao bì đóng gói. - Chi phí vận chuyển bốc dỡ. Ta có đồ thị thể hiện điểm hoà vốn : Trang 23 Vùng lãi Doanh thu Giá trị Tổng chi phí Điểm hoà vốn Biến phí Định phí Vùng lỗ Sản lượng Tổng chi phí *Sản lượng hoà vốn = Giá bán 1 sản phẩm - Biến phí 1 đvsp Bắt đầu từ sản phẩm vượt qua điểm hoà vốn, cứ mỗi sản phẩm tiêu thụ sẽ đưa lại cho doanh nghiệp mức lợi nhuận bằng mức lãi gộp một đơn vị sản phẩm. Tổng định phí trong kỳ *Điểm hoà vốn doanh số = Tổng biến phí trong kỳ Doanh thu 12 tháng x Doanh số hoà vốn *Thời gian hoà vốn = Tổng doanh số cả năm 12 tháng x tổng định phí hoặc = Tổng lãi gộp cả năm Tổng Khấu hao Nợ gốc vay Thuế định phí cơ bản trung dài hạn lợi tức *Điểm hoà = vốn trả nợ Tổng doanh thu - Tổng biến phí 1 - - + - Trang 24 Điểm hoà vốn trả nợ cho biết từ điểm này trở đi doanh nghiệp phải có tiền để trả nợ vay. Điểm hoà vốn càng thấp thì tính khả thi của dự án càng cao và ngược lại. Phân tích điểm hoà vốn sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về sản lượng cần tiêu thụ, doanh thu cần đạt được khi biết sản phẩm và doanh thu hoà vốn. Phân tích điểm hoà vốn còn chỉ ra ngưỡng doanh nghiệp không bị lỗ, để xác định mô đầu tư, quy mô sản xuất nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn. 4) Thẩm định về mặt kinh tế xã hội Dự án đầu tư không những mang lại lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư mà còn mang lại lợi ích kinh tế xã hội về một mặt nào đó. Ngoài việc tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế quốc dân nói chung, dự án đầu tư còn tạo ra các lợi ích cụ thể về mặt sau: - Đóng góp ngân sách quốc gia. - Tăng thu nhập hoặc tiết kiệm cho đất nước. - Tạo việc làm cho người lao động. - Tăng năng suất lao động xã hội. - Sử dụng nguyên vật liệu trong nước. - Phát triển các ngành nghề. - Phát triển kinh tế - xã hội địa phương có dự án... - Tiếp thu kinh nghiệm quản lý, công nghệ mới. 5) Thẩm định về môi trường xã hội. Hiện nay, tiêu chuẩn về môi trường ở các nước đang phát triển quy định rất khắt khe, buộc các nhà kinh doanh phải chi phỉ những khoản tiền rất lớn để chống ô nhiễm. Trước tình hình đó, nhiều nhà sản xuất để giảm chi phí, họ đã chuyển nhượng những công nghệ cũ gây ô nhiễm môi trường nặng sang các nước dang phát triển để đầu tư. ở các nước đang phát triển do chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề bảo vệ môi trường nên sau một thời gian thì vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng khó khắc phục. Vì vậy, khi thẩm định cũng cần chú ý vấn đề này, tránh tình trạng dự án khi đi vào hoạt động phải ngừng lại vì vấn đề ô Trang 25 nhiễm môi trường dẫn tới việc thu hồi vốn đầu tư của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn. 6) Thẩm định khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo của dự án. a/Khả năng trả nợ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất-kinh doanh, tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng lập bảng cân đối các nguồn thu, chi tài chính tổng hợp của khách hàng trong một thời gian nhất định. Nguồn thu bao gồm: - Vốn chủ sở hữu, vốn vay. - Doanh thu các loại. Nguồn chi ra bao gồm: - Chi cho TSCĐ. - Chi cho TSLĐ. - Chi trả cổ tức, nộp thuế, các chi phí trực tiếp gián tiếp. Tính ra số chênh lệch nguồn thu vào và chi ra. Căn cứ vào số chênh lệch này để xác định nguồn trả nợ trung dài hạn. Các nguồn tiền để trả nợ hàng năm Tỷ lệ đảm bảo trả nợ = Số nợ phải trả hàng năm Tỷ lệ này càng cao càng tốt và ngược lại. Căn cứ vào tỷ lệ này, ngân hàng thấy được mức độ tin cậy của dự án về mặt tài chính và xác định mức thu nợ hàng năm một cách hợp lý. b/Đánh giá về các tài sản đảm bảo tiền vay. Thẩm định các tài sản dùng để thế chấp, cầm cố bảo lãnh phải dễ bán, giá trị thu được thực tế phải bù đắp được dư nợ gốc, nợ lãi và các loại thuế theo quy định. Trang 26 Nội dung thẩm định phải kiểm tra thủ tục hồ sơ pháp lý, giấy tờ sở hữu, tiêu chuẩn tài sản thế chấp, cơ sở định giá tài sản cố định cầm cố, bảo lãnh phải đúng các quy định hiện hành. Cán bộ tín dụng khi thẩm định phải lập biên bản kiểm định tài sản thế chấp theo quy định hiện hành. Đối với hồ sơ nhà đất phải có xác nhận của phòng trước bạ của sở nhà đất, sở địa chính hoặc phòng quản lý ruộng đất của UBND các cấp có thẩm quyền. 3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định Chất luợng công tác thẩm định là một trong các nhân tố quyết định chất lượng của các khoản cho vay. Thông thường chất lượng của công tác thẩm định chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: 3.1. Vấn đề thông tin và xử lý thông tin Cán bộ tín dụng tiến hành công tác thẩm định trên cơ sở những thông tin thu thập được. Như vậy kết quả thẩm định phụ thuộc vào chất lượng thông tin, lượng thông tin đầy đủ, chính xác chính là điều kiện cần để có kết quả thẩm định tốt. Hai vấn đề cần quan tâm hiện nay là nguồn thông tin và chất lượng thông tin. Thông tin có thể thu thập được từ các nhiều nguồn: - Thông tin từ chính các khách hàng vay vốn. Bất kỳ khách hàng nào xin vay vốn cũng phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của ngân hàng. Đó là dự án xin vay vốn, các báo cáo tài chình và những tài liệu cần thiết khác, nguồn thông tin này rất quan trọng nhưng khó xác định được độ tin cậy của nó, bởi các khách hàng muốn được vay vốn bao giờ cũng đưa ra những mặt tốt của dự án và thường mang tính chủ quan một chiều, tâm lý chung là không muốn tiết lộ tình hình tài chính thực tế của đơn vị mình. Trong trường hợp này cán bộ tín dụng thường phải xử dụng kinh nghiệm nghề nghiệp và căn cứ vào quan hệ làm ăn lâu dài, mức độ tín nhiệm để đánh giá chất lượng thông tin. - Thông tin thu thập từ các cơ quan có thẩm quyền. Vì trước khi trình dự án xin vay các dự án này đã qua bước thẩm định của các cơ quan có thẩm quyền ký duyệt dự án. Đây cũng là một cơ sở để cán bộ tín dụng yên tâm hơn về tính khả thi của dự án. Trang 27 - Thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng và trung tâm phòng ngừa rủi ro cũng là nguồn đáng tin cậy nhưng nguồn thông tin này chưa được cập nhật và đa dạng. - Ngoài ra còn có các nguồn thông tin khác như bạn hàng của khách hàng vay vốn, từ các ngân hàng khác đã có mối quan hệ từ trước. Sau khi đã thu thập được thông tin thì một vấn đề quan trọng được đặt ra đối với cán bộ tín dụng là xử lý các thông tin đó như thế nào để vừa tiết kiệm được thời gian vừa thu được kết quả cao. Để làm được điều này thì phải thực hiện việc phân tích, đánh giá, lưu trữ một cách thường xuyên và khoa học. 3.2. Quy trình và các phương pháp thẩm định Công tác thẩm định luôn được thực hiện theo một quy trình cụ thể. Đối với mỗi dự án xin vay, có rất nhiều khía cạnh cần thẩm định như: điều kiện vay vốn, năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn, tính khả thi của dự án...Mỗi nội dung thẩm định cho phép đánh giá một mặt cụ thể của dự án, tổng hợp các nội dung này chúng ta có được sự đánh giá toàn diện của dự án. Trong quá trình thẩm định không thể cùng một lúc thẩm định được tất cả các nội dung mà phải thực hiện qua các bước, có thể kết quả của bước trước làm cơ sở để phân tích các bước sau. Ví dụ như , sau khi tính được các dòng tiền của dự án, chúng ta thực hiện việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của dự án và kế hoạch cho vay, thu nợ. Như vậy, nếu có một quy trình thẩm định khoa học, toàn diện thì kết quả thẩm định sẽ tốt hơn và sát với thực tế hơn. Có rất nhiều khách hàng xin vay vốn với các mục đích xin vay cũng khác nhau dẫn đến tới quy mô và loại món vay cũng khác nhau. Vì vậy không thể ấp dụng dập khuân một quy trình thẩm định cho mọi loại dự án, làm như vậy sẽ lãng phí thời gian vào việc thẩm định những nội dung không quan trọng. Cần có một quy trình thẩm định tổng hợp, toàn diện làm cơ sở chung để từ đó có các quy trình thẩm định riêng phù hợp với từng loại dự án, như thế sẽ đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong công tác thẩm định. Trang 28 3.3. Trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định Chất lượng thẩm định dự an chưa cao ngoài nguyên nhân khách quan đều có nhân tố chủ quan của con người. Cùng với sự phát triển kinh tế chung của đất nước, trình độ của đội ngũ cán bộ ngân hàng nói chung và đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định nói riêng cần phải được nâng cao. Muốn có những đánh giá khách quan và toàn diện về dự án, cán bộ tín dụng ngoài trình độ chuyên môn cần phải có những kiến thức về kinh tế, pháp luật và đặc biệt là phải đi sát vào thực tế. Khi nắm trắc về kỹ thuật máy móc của dự án, về khả năng biến động của thị trường thì cán bộ thẩm định sẽ có quyết định cho vay đúng đắn. Kinh nghiệm trong công tác giúp họ vững vàng trong quyết định cho vay. Qua tiếp xúc với khách hàng để từ đó tìm cách xác định sự thật. Qua trao đổi kinh nghiệm giữa những người làm công tác thẩm định có thể giúp họ tích luỹ thêm kinh nghiệm, hoàn chỉnh thêm kết quả thẩm định của mình. Ngoài những nhân tố nêu trên, chất lượng công tác thẩm định còn chịu sự tác động của các nhân tố khác như môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, tình hình chính trị , xã hội trong và ngoài nước... Trang 29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VN I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM. 1. Quá trình hình thành và phát triển của SGD I - NHCTVN Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập ngày 1/4/1995 theo quyết định số 83/NHCT - QĐ từ bộ phận kinh doanh tại hội sở chính NHCTVN vốn được hoạt động theo quyết định 93/NHCT - TCCB ngày 24/3/1993. Sở giao dịch I - Ngân hàng Công Thương Việt Nam là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng theo luật các Tổ chức tín dụng, Điều lệ và qui định của Ngân hàng Công Thương VN, theo các qui định của pháp luật. Sở giao dịch I có trụ sở đặt tại Số 10, phố Lê Lai, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Sở giao dịch I là đại diện uỷ quyền của NHCTVN, có quyền tự chủ kinh doanh theo các chức năng, nhiệm vụ được qui định, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại NHNN và các TCTD theo luật định. Ra đời từ bộ phận kinh doanh tại Hội sở chính NHCT nhưng trong thời kỳ 1995-1998, Sở giao dịch I chưa thực sự là một chi nhánh bởi ngoài việc thực hiện các chức năng kinh doanh nó còn làm đầu mối thanh toán cho các chi nhánh NHCT ở miền Bắc cũng như một số nhiệm vụ của một hội sở. Bắt đầu từ ngày 1/1/1999, đầu mối thanh toán được chuyển về hội sở NHCT, Sở giao dịch I bắt đầu hoạt động như một chi nhánh tuy nhiên Sở giao dịch I còn làm đầu mối thanh toán cho các chi nhánh phía Bắc trong thanh toán ngoại tệ theo uỷ quyền của NHCT. 2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch I- NHCTVN Sở giao dịch I- NHCTVN được điều bởi một ban giám đốc gồm một Giám đốc và hai phó Giám đốc. Trong đó Giám đốc là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Sở giao dịch I, giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc, trực tiếp chỉ đạo một số phòng nghiệp vụ theo sự phân công của giám đốc. Điều hành phòng nghiệp vụ là trưởng phòng, mỗi một trưởng phòng có Trang 30 một số phó phòng giúp việc. Sở giao dịch I có 250 cán bộ nhân viên làm việc trong 9 phòng nghiệp vụ sau: 1) Phòng Kinh doanh. Phòng kinh doanh có vị rất quan trọng, có chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo Sở giao dịch I về các hoạt động kinh doanh. Có thể nói phòng kinh doanh là đầu ra của Sở, các nghiệp vụ tín dụng của phòng kinh doanh đem lại phần lớn lợi nhuận cho Sở giao dịch. Phòng kinh doanh tiến hành các nghiệp vụ như cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân, cho vay ngắn,trung và dài hạn, thực hiện cho vay uỷ thác theo các hiệp định, chương trình tài trợ, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh... 2) Phòng Kế toán tài chính. Phòng kế toán có chức năng theo dõi, xử lý, hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động khác của Sở giao dịch I. Phòng kế toán có 5 tổ: + Tổ thanh toán viên: thực hiện việc tiếp nhận và xử lý tất cả các chứng từ mà ngân hàng nhận được từ khách hàng. + Tổ tiết kiệm: đảm nhiệm khoảng 80% tiền gửi của khách hàng. Tổ có 2 nhóm, một nhóm thu tiền gửi và trả lãi, nhóm còn lại kiểm tra tại quĩ. + Tổ thanh toán bù trừ: thực hiện việc thanh toán bù trừ với các ngân hàng khác hệ thống trên cùng địa bàn thành phố Hà Nội và được thực hiện tại trung tâm thanh toán bù trừ của Ngân hàng nhà nước Hà Nội. + Tổ thanh toán liên hàng: thực việc thanh toán nội bộ giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống NHCT. + Tổ kế toán nội bộ: có nhiệm vụ theo dõi quản lý toàn bộ tài sản của đơn vị, việc chi trả lương cho nhân viên, hạch toán trích bảo hiểm xã hội, lập cân đối sổ sách... 3) Phòng Kinh doanh đối ngoại. Phòng kinh doanh đối ngoại thực hiện chức năng: + Kinh doanh ngoại tệ, thực hiện việc mua bán ngoại tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng theo luật định về kinh doanh và quản lí ngoại hối. Trang 31 + Làm các dịch vụ thanh toán quốc tế như mở L/C, thanh toán thẻ ( VISACARD, MASTERCARD), nhờ thu (đi và đến). +Thực hiện việc mở và hạch toán các tài khoản bằng ngoại tệ. 4) Phòng Điện toán. Phòng điện toán có nhiệm vụ quản lí và kết nối mạng, bảo dưỡng, lắp đặt các thiết bị máy móc điên tử, in các bảng biểu và làm các công việc khác có liên quan. 5) Phòng Kiểm soát. Phòng kiểm soát thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là kiểm soát nội bộ. Kiểm soát tất cả các hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động kinh doanh của Sở. Phòng còn làm đầu mối tiếp các đoàn kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Công thương đến làm việc tại Sở. 6) Phòng Ngân quĩ. Phòng ngân quĩ thực hiện nhiệm vụ thu nhận, cất giữ, bảo quản và chi trả tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, các loại giấy tờ có giá và các tài sản khác. 7) Phòng Hành chính. Phòng hành chính có nhiệm vụ kết nối các phòng ban khác, đảm bảo đầy đủ về điều kiện cơ sở vật chất cho toàn bộ hoạt động của Sở giao dịch I. 8) Phòng Nguồn vốn và cân đối tổng hợp. Phòng Nguồn vốn và cân đối tổng hợp có chức năng: + Tổ chức huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, của các tổ chức kinh tế, bằng VND hay ngoại tệ theo hướng dẫn của NHCTVN. + Lập kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích báo cáo về mọi tình hình hoạt động của Sở theo yêu cầu của Giám đốc Sở giao dịch I,Tổng giám đốc NHCTVN hay Giám đốc Ngân hàng nhà nước trên địa bàn. 9) Phòng Tổ chức cán bộ và lao động tiền lương. Phòng tổ chức cán bộ và lao động tiền lương thực hiện chức năng quản lí con người, tổ chức phân công vị trí công tác. Thực hiện việc quản lí, chi lương, thưởng, bảo hiểm xã hội... Trang 32 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I - NHCTVN 3.1. Huy động vốn Có thể khẳng định đây là mặt mạnh nhất của Sở giao dịch I cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối khi so sánh với các ngân hàng khác trên địa bàn. Với nhiều hình thức huy động, Sở giao dịch I đã triệt để khai thác các nguồn vốn khác nhau từ những khoản gửi tiết kiệm của dân cư cho tới các khoản tiền gửi thanh toán rất lớn của các tổng công ty. Ngoài chất lượng phục vụ khách hàng, Sở giao dịch I còn có địa điểm rất thuận tiện cho việc giao dịch và thanh toán nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch tại Sở. Tỷ trọng nguồn vốn huy động của Sở giao dịch I thường chiếm từ 16-20% tổng nguồn vốn huy động của hệ thống NHCT và chiếm từ 25-30% tổng nguồn huy động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Kết quả huy động vốn được thể hiện ở bảng Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch I - NHCTVN. Qua số liệu bảng này ta thấy tổng nguồn vốn huy động của Sở đều tăng lên qua các năm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Xét theo cơ cấu nguồn thì tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn, từ 60-75%. Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn đã có sự thay đổi, nguồn tiền gửi không kỳ hạn tăng lên về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tưong đối, nguồn tiền gửi có kỳ hạn đang có xu hướng tăng lên với các loại kỳ hạn 3, 6, 9 và 12 tháng. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn có chi phí huy động cao nhưng lại ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Sở chủ động trong việc điều hành vốn. Nguồn huy động ngoại tệ (chủ yếu là USD) tăng nhanh về tỷ trọng từ năm 1997-2000, hiện chiếm 25% tổng nguồn huy động. Điều này sẽ tạo điều kiện để Sở giao dịch I dần dần tự đảm bảo nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của các tổ chức kinh tế, hạn chế phải mua lại trên thị trường. Vốn huy động bằng ngoại tệ chủ yếu là tiết kiệm của dân cư chiếm gần 80%. Trang 34 BẢNG 1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA SỞ GIAO DỊCH I - NHCTVN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 Số tiền Số tiền % so 1997 Số tiền % so 1998 Tổng nguồn vốn huy động 1. Phân theo thành phần kinh tế -Tiền gửi doanh nghiệp Tỷ trọng so tổng nguồn (%) -Tiền gửi dân cư Tỷ trọng so tổng nguồn (%) 4.042 2.909 72% 1.133 28% 5.572 3.362 60% 2.210 40% 138% 115% 195% 7.779 5.216 67% 2.563 33% 139,6% 155% 115,9% 2. Phân theo thời hạn -Không kỳ hạn Tỷ trọng so tổng nguồn (%) -Có kỳ hạn Tỷ trọng so tổng nguồn (%) 2.835 70% 1.207 30% 3.481 62% 2.091 385 122% 173% 4.137 53% 3.642 47% 119% 174% Trang 35 3. Phân theo đơn vị tiền tệ -Bằng Việt Nam đồng Tỷ trọng so tổng nguồn (%) -Bằng ngoại tệ Tỷ trọng so tổng nguồn (%) 3.392 94% 189 10% 3.967 71% 1.605 29% 116% 246% 6.002 77% 1.777 23% 151% 111% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 1997 - 2000, Sở giao dịch I - NHCTVN Trang 36 3.2. Tình hình sử dụng vốn a) Tình hình cho vay Nguồn vốn huy động được của Sở giao dịch I ngoài sử dụng để lập quỹ bảo đảm thanh toán (khoảng 4,5%), điều chuyển vốn về NHCTVN (khoảng 74%), Sở giao dịch I tiến hành cho vay nền kinh tế. Trong những năm qua, Sở giao dịch I đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn cho mọi thành phần kinh tế, góp phần phát triển kinh tế của thủ đô. Tình hình cho vay được thể hiện ở bảng Tình hình cho vay của Sở giao dịch I . TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA SỞ GIAO DỊCH I - NHCTVN Đơn vị: triệu đồng Trang 37 CHỈ TIÊU 1997 1998 1999 Số tiền Số tiền %so 1997 Số tiền %so 1998 Tổng dư nợ Trong đó: 1. Phân theo thành phần kinh tế A. Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước - Dư nợ ngắn hạn - Dư nợ trung và dài hạn B. Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh - Dư nợ ngắn hạn - Dư nợ trung và dài hạn 735,591 539,515 459,049 89,466 196,076 134,887 61,189 869,787 793,240 365,192 428,048 76,574 15,017 61,473 118,24% 147,02% 81,14% 478,48% 39,04% 11,17% 100,46% 1.170,600 1.005,354 332,128 673,226 102,240 20,180 82,066 127% 126,7% 90,9% 157% 133,6% 134,4% 133,4% 2. Phân theo loại cho vay - Dư nợ ngắn hạn - Dư nợ dài hạn 584,936 150,655 380,266 489,521 65% 324,93% 378,350 729,250 99,5% 148,9% (Báo cáo tín dụng 1997 - 2000, Sở giao dịch I - NHCTVN) Trang 38 Qua bảng ta thấy dư nợ cho vay tăng trưởng ổn định qua các năm, trong đó dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, tăng mạnh từ 1997 (150 tỷ), đến 1998 (489 tỷ) và1999 (729 tỷ). Năm 2000 tăng 117,6% so với năm 1999, từ 729 tỷ đến 857 tỷ. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm dần và ổn định, 1998: 380 tỷ, 1999: 378 tỷ, 2000: 389 tỷ. Dư nợ ngắn hạn giảm là do: NHNN điều chỉnh tỷ giá làm cho giá hàng nhập khẩu tăng nên nhiều doanh nghiệp hạn chế nhập khẩu, một số doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào bán hàng tồn kho để tránh luật thuế giá trị gia tăng đưọc áp dụng từ 1/1/1999, Sở giao dịch I tập trung thu nợ một số doanh nghiệp mà không cho vay tiếp vì còn tồn tại nhiều nợ quá hạn và khó đòi. Sở giao dịch I cũng chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng theo hướng kinh tế nhà nước là chủ đạo, tập trung mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có tín nhiệm với Sở giao dịch I . b. Tình hình nợ quá hạn Trong những năm qua nợ quá hạn của Sở giao dịch I giao động tương đối lớn cả về số tuyệt đối và số tương đối. Điều này được thể hiện trên đồ thị sau: tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ của năm 1997 là 3,5% đã tăng mạnh lên đến 11% vào năm1998, điều này là do một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có hiệu quả dẫn tới thua lỗ, một số doanh nghiệp khác bị lừa đảo chiếm dụng vốn nên không trả được nợ cho ngân hàng. Sang năm 1999, ngân hàng đã thu được 22 tỷ 735.5 86.5 869.7 95.1 1107.6 72.9 1246.5 60.8 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1997 1998 1999 2000 N¨m §å thÞ nî qu ¸h¹n cña Së giao dÞch I NHCT VN Tæng d­ nî Nî qu¸ h¹n Tỷ đồng Trang 39 đồng nợ quá hạn, đưa tỷ trọng nợ quá hạn xuống còn 6,5%. Năm 2000, ngân hàng tiếp tục đòi được nợ và đã đưa tỷ trọng nợ quá hạn xuống còn 4,8% trong tổng dư nợ. Hiện nay Sở giao dịch I đang tiến hành thắt chặt tín dụng đối với một số dơn vị có nợ quá hạn cao. c. Tình hình kinh doanh đối ngoại. Tình hình kinh doanh đối ngoại của Sở giao dịch I được thể hiện trong bảng sau: TÌNH HÌNH KINH DOANH ĐỐI NGOẠI CỦA SỞ GIAO DỊCH I - NHCTVN Đơn vị:1000 USD Năm Doanh số mua bán ngoại tệ Doanh số L/C Doanh số nhờ thu (đến) Kiều hối Séc du lịch Mua Bán Xuất Nhập 1997 110.172 111.280 291 93.174 4.361 5.024 548 1998 85.000 84.000 1.361 33.295 3.124 5.329 502 1999 52.446 60.107 2.478 38.136 2.969 5.607 437 2000 44.579 52.886 2.974 45.756 3.563 6.804 475 (Báo cáo kinh doanh đối ngoại 1997 - 2000, SGD I - NHCTVN ) Doanh số mua bán ngoại tệ đã giảm mạnh qua các năm, nguyên nhân chính là do: Khách hàng giao dịch tại Sở giao dịch I chủ yếu là khách hàng nhập, bởi vậy khi NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá đã tác động trực tiếp đến tâm lý của khách hàng. Bên cạnh đó còn do ảnh hưởng của chính phủ đối với việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng cũng có tác động không nhỏ đến hoạt động mua bán ngoại tệ của các doanh nghiệp. Ngoài việc hoàn thiện các nghiệp vụ đã có như mua bán ngoại tệ, nghiệp vụ tín dụng chứng từ, thì các nghiệp vụ như thanh toán séc du lịch, VISACARD, MASTERCARD đã được mở rộng. Sở giao dịch I còn phát triển thêm các dịch vụ mua bán ngoại tệ có kì hạn, L/C tiền mặt, tư vấn cho khách hàng liên qua đến thanh toán quốc tế... d. Kết quả kinh doanh. Trang 40 Trong những năm qua Sở giao dịch I đã đạt được những kết quả nhất định, thể hiện ở bảng : Kết quả kinh doanh của Sở giao dịch I - NHCTVN Về tổng thu nhập: Thu lãi tiền vay và thu lãi điều hoà vốn là nguồn thu chủ yếu của Sở giao dịch I. Năm 1998 và 1999 cả hai nguồn thu này đều tăng do nguồn vốn huy động tăng nên một mặt dư nợ tăng, mặt khác Sở giao dịch I đã chuyển nguồn vốn không dùng hết về NHCTVN để thu lãi điều hòa, đưa nguồn thu năm 1998 tăng 121,7% so với năm 1997, năm 1999 tăng 126,3% so với năm 1998. Về tổng chi phí: Chi trả lãi tiền gửi là khoản chi chủ yếu của Sở giao dịch I. Năm 1998 tiền gửi của các tổ chức và dân cư tăng lên 137% so với năm 1997 nên số lãi phải trả tăng lên 120,2%,năm 1999 số lãi phải trả tăng 121,2% so với năm 1998. Như vậy, ta thấy được kết quả kinh doanh của Sở giao dịch I từ năm 1997 đến 2000, lợi nhuận năm 1999 tăng so với năm 1998 là 199,2% năm 2000 tăng 101,5% so với năm 1999. Trang 41 BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA SỞ GIAO DỊCH I - NHCTVN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 Số tiền Số tiền % so 97 Số tiền % so 98 Số tiền % so 99 1. Tổng thu nhập -Thu lãi -Thu tiền gửi TCTD -Thu dịch vụ -Thu lãi điều hoà -Thu khác 2. Tổng chi phí -Chi trả lãi -Chi trả lương -Chi khác 3. Lợi nhuận 305.434 76.614 13.996 7.247 205.603 1.976 238.335 224.300 7.672 6.363 67.099 371.927 85.426 18.730 7.667 257.241 2.863 289.942 269.768 7.942 12.232 60.335 121,7% 111,5% 113,8% 105,8% 125,1% 144% 121,%6 120,2% 103,5% 192% 90% 459.656 107.347 13.151 9.559 324.197 4920 339.446 327.127 8.077 4242 120.210 123,6% 125,6% 70,2% 124,7% 126,9% 171,7% 117% 121,3% 101,7% 34,7% 199,2% 400,179 50.302 9.521 7.501 332.420 345 278.112 266.206 8.108 3.798 122.067 87,9% 46,8% 72,4% 78,4% 102,5 % 7% 81,9% 81,3% 100,3 % 89,5% 101,5 % (Báo cáo kinh doanh 1997 - 2000, Sở giao dịch I - NHCTVN) II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NHCTVN 1. Khái quát hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - NHCTVN 1.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư. Thẩm định tín dụng , đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn là một phần không thể thiếu được trong quy trình nghiệp vụ cho vay và cũng là một khâu khá phức tạp, đòi hỏi kinh nghiệm làm việc, kiến thức về nghiệp vụ cũng như nhạy cảm nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Việc tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I được thực hiện như sau: Một dự án đầu tư từ khi được đưa đến Sở giao dịch I để xin vay vốn đến khi được chấp nhận cho vay thường trải qua ba giai đoạn. Việc thẩm định chủ yếu do Trang 42 cán bộ tín dụng thực hiện. Dự án được giao cho một hoặc hai cán bộ tín dụng, tuỳ theo quy mô của dự án, tiến hành thẩm định và đưa ra kết luận theo mẫu tờ trình thẩm định cho vay trung và dài hạn theo dự án đầu tư do NHCTVN ban hành, sau đó nộp cho Trưởng phòng hoặc Phó phòng. Trưởng phòng (Phó phòng) xem xét, đề xuất ý kiến cho vay hoặc không cho vay hoặc yêu cầu cán bộ tín dụng thẩm định lại những chỗ chưa hoàn thiện. Sau đó dự án được trình lên Giám đốc hoặc Phó giám đốc để phê duyệt. Đến đây, nếu được sự đồng ý của Giám đốc (Phó giám đốc) thì dự án mới được cấp vốn. Trong trường hợp những dự án có số lượng tiền vay vượt quá mức phán quyết của cán bộ tín dụng thì dự án sẽ được trình lên Hội đồng tín dụng của Sở giao dịch I - NHCTVN để xét duyệt. Trong một số trường hợp đặc biệt sẽ phải báo cáo lên NHCTVN để tiến hành thẩm định dự án đầu tư. 1.2. Nội dung thẩm định dự án đàu tư Theo văn bản hướng dẫn thẩm định các dự án đầu tư trong nước và quốc tế tháng 8 năm 1995 của NHCTVN, công tác thẩm định dự án đầu tư của Sở giao dịch I được thực hiện như sau: Tập trung vào phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp xin vay vốn qua 3 năm gần nhất. Điều này được thể hiện qua bảng tổng kết tài sản, kết quả hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp cung cấp. Trong thẩm định dự án đầu tư, cần tập trung phân tích, đánh giá về các mặt sau của dự án: + Sự cần thiết của dự án đầu tư: Các cán bộ tín dụng đánh giá dựa trên xu hướng phát triển của thị trường tiêu thụ, năng lực sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. + Hiệu quả dự án đầu tư: Chủ yếu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án dựa trên doanh thu dự kiến và chi phí dự kiến. Để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, các cán bộ tín dụng tính toán các chỉ tiêu: NPV, IRR, điểm hoà vốn… + Khả năng trả nợ của dự án: Thời gian trả nợ của dự án được tính toán dựa trên nguồn vốn trả nợ từ khấu hao cơ bản và lợi nhuận sau thuế. Việc phân tích về mặt kỹ thuật, thị trường hoặc các rủi ro có thể xảy ra chưa được đầy đủ. Trang 43 1.3. Kết qủa hoạt động cho vay trung và dài hạn theo dự án đầu tư Mỗi năm Sở giao dịch I thẩm định 80 - 90 dự án đầu tư mà phần lớn là cho vay trung hạn. Trong 5 năm từ 1996 -2000, Sở giao dịch I đã thẩm định và giải ngân trên 300 dự án lớn nhỏ trong đó riêng Tổng công ty Bưu chính viễn thông có hơn 200 dự án đầu tư. Tổng công ty Bưu chính viễn thông (thuộc loại hình tổng công ty 91) là đơn vị có quan hệ tín dụng lớn với Sở giao dịch I - NHCTVN, đã vay vốn của Sở I đầu tư nhập thiết bị lắp đặt mở rộng hệ thống trang thiết bị (thiết bị truyền dẫn, thiết bị thuê bao...) cho các địa phương trong toàn quốc như Bắc Thái, Quảng Ninh, Đồng Nai, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài việc cho vay đối với Tổng công ty BCVT, Sở còn cho vay đối với Bưu điện Hà Nội vay trên 15 tỷ đồng để hoàn chỉnh những thiết bị cơ sở vật chất. Ngoài ra Sở I còn cho vay các dự án khác, tập trung chủ yếu vào các doanh nghệp Nhà nước, điển hình như sau: - Công ty thực phẩm miền Bắc: Vay 1.599.823 DM lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh kẹo chất lượng cao. - Công ty Xây dựng 319 vay theo chỉ định của Chính phủ mua thiết bị thi công, trị giá 3 tỷ đồng. - Công ty nhựa Hà Nội: Vay 35.000 USD để lắp đặt thiết bị nâng cao năng suất sản xuất đồ nhựa. - Khách sạn Hà Nội vay 1,7 triệu USD và 357 triệu đồng để cải tạo và nâng cấp khách sạn. - Xí nghiệp Bánh kẹo Hữu Nghị: vay 40.000 USD để lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh kẹo. Sở giao dịch I đã thẩm định và cho vay được nhiều dự án, dư nợ trung và dài hạn tăng nhanh qua các năm từ 1996 - 1997 nhưng nợ quá hạn cũng có chiều hướng gia tăng ở mức tương đối cao. Bên cạnh những dự án đã đi vào hoạt động và đem lại hiệu quả kinh tế cao như những dự án của Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Công ty thực phẩm miền Bắc, Công ty nhựa Hà Nội... thì có rất nhiều những dự án đầu tư kém hiệu quả, không thu được nợ, liên tục phải chuyển nợ quá hạn. Các dự án này chủ yếu rơi vào những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Trang 44 ngoài quốc doanh, tiêu biểu là những dự án vay vốn Đài Loan. Trong số 35 dự án vay vốn Đài Loan đã thực hiện tại Sở Giao dịch I có tới quá nửa số dự án phải gia nợ ít nhất một lần nhưng vẫn phát sinh nợ quá hạn và phải điều chỉnh thời hạn nợ. Cụ thể một số dự án như sau: - Công ty TNHH Hoà Bình nhập một dây chuyền may với tổng dự toán 794.000 USD. Sở đã cho vay 241.154 USD từ năm 1994, hiện tại đã hết thời hạn dư nợ theo khế ước nhưng đơn vị mới trả được 75.000 USD, số còn lại là 166.154 USD phải chuyển thành nợ quá hạn. - Công ty TNHH Châu Á nhập một dây chuyền sản xuất gỗ với tổng dự toán là 130.000 USD, đã được Sở cho vay 78.000 USD để nhập thiết bị từ tháng 6/1995 với thạn 31 tháng. Đến nay đơn vị mới trả được 25.000 USD, còn lại phải chuyển 53.000 USD thành nợ quá hạn. - Công ty TNHH Ngọc Thịnh xin vay 200.000 USD từ tháng 12/1995 với thời gian là 45 tháng. Đến nay mới thu được 50.000 USD, còn lại 150.000 USD phải chuyển thành nợ quá hạn. - Công ty TNHH Tiến Lợi vay 200.000 USD từ cuối năm 1996 nhưng đến nay mới trả được 48.000 USD, còn lại là nợ quá hạn 152.000 USD. Trên đây là một số doanh nghiệp có dự án đầu tư kém hiệu quả và có tỷ lệ quá hạn cao, dẫn đến tỷ lệ quá hạn trung và dài hạn của Sở giao dịch I tăng cao qua các năm. Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ quá hạn của Sở giao dịch I tăng mạnh qua các năm 1997 - 1999, năm 2000 có giảm xuống 6,77% nhưng nếu so sánh với tổng nợ quá hạn thì tỷ lệ này lại tăng mạnh đến 95,6%. BẢNG : TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN TRUNG DÀI HẠN ĐƯỢC THẨM ĐỊNH CỦA SGD I - NHCTVN Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 1. Dư nợ trung dài hạn 2. Nợ quá hạn trung dài hạn 3. Tổng nợ quá hạn 4. Tỷ lệ 2/1 150,590 4,68 26,5 3,1% 489,520 25,6 95,1 5,23% 729,250 60,42 72,9 8,28% 857,404 58,1 60,8 6,77% Trang 45 5. Tỷ lệ 2/3 17,66% 26,9% 82,88% 95,6% (Báo cáo kinh doanh 1997 - 2000, SGD I - NHCTVN) 2. Phân tích quá trình thẩm định dự án: Xây dựng khu du lịch văn phòng và khách sạn Bảo Sơn tại đường Láng Trung - Hà Nội 2.1. Thẩm định điều kiện vay vốn - Công ty Dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm được thành lập theo quyết định số 008037 ngày 05/02/1994 của UBND thành phố Hà Nội 6P/TLDN - 02. - Công ty du lịch và dịch vụ Nghi Tàm được cấp giấy phép kinh doanh số 01- 0342 ngày 9/1/1992 của trọng tài kinh tế Hà Nội. - Trụ sở của công ty tại 81 Thợ nhuộm - Hà Nội. - Công ty do ông Nguyễn Trường Sơn làm giám đốc. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty là hoạt động kinh doanh và đầu tư trong lĩnh vực khách sạn. - Với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh này Công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng một khách sạn 8 tầng (kể cả tầng hầm và tầng kỹ thuật) có kiến trúc mỹ thuật đẹp, thuận tiện cho việc kinh doanh trên diện tích đất 3000m2. Tính chất pháp lý của công trình như sau: - Hợp đồng góp vốn đầu tư xây dựng và sử dụng khu nhà làm việc và dịch vụ văn phòng tại Láng Trung - Hà Nội giữa Công ty sản xuất và dịch vụ tổng hợp thuộc tổng cục thống kê và công ty RESTOVTEX. - Công văn số 337/CV-UB ngày 17/02/95 của UBND thành phố Hà Nội kết luận về việc sử dụng đất tại Láng Trung của Tổng cục thống kê liên doanh với công ty RESTOVTEX. - Công văn số 309/TCTK - VP gửi UBND thành phố Hà Nội ngày 15/07/94 của tổng cục thống kê đồng ý giao lại cho UBND thành phố Hà Nội 4870m2 mà công ty RESTOVTEX và Công ty sản xuất dịch vụ tổng hợp liên doanh xây dựng khu du lịch văn phòng 6 tầng và xét cho Công ty RESTOVTEX được phép sử dụng đất hoặc thuê diện tích đất trên của UBND thành phố Hà Nội. - Quyết dịnh số 489QĐ/UB ngày 09/03/95 của UBND thành phố Hà Nội giao cho ban dịch vụ đất đai Hà Nội (thuộc Sở quản lý ruộng đất và đo đạc Hà Nội) ký hợp đồng cho công ty RESTOVTEX thuê 5004m2 đất tại đường Láng Trang 46 Trung - Đống Đa - Hà Nội trong thời hạn 20 năm để xây dựng công trình nhà dịch vụ văn phòng, nhà làm việc và cho thuê theo luận chứng kinh tế kỹ thuật do Công ty khảo sát thiết kế và xây dựng Đại học kiến trúc lập và theo thiết kế được kiến trúc sư trưởng thành phố xác nhận ngày 13/05/93, là ngôi nhà 6 tầng (không kể tầng hầm, tầng kỹ thuật, tầng mái). Diện tích xây dựng là 819m2. - Ban dịch vụ đất đai Hà Nội đã ký hợp đồng số 04/3-95/HĐ-TĐTN ngày 16/03/95 cho công ty dịch vụ và du lịch Nghi Tàm (RESTOVTEX) thuê 5.004m2 đất tại đường Láng Trung-Hà Nội. - Giấy phép xây dựng số 764.5.93 ngày 13/05/93 do ông Nguyễn Lân, kiến trúc sư trưởng thành phố ký. - Hồ sơ kiểm định giá trị tài sản của Công ty RESTOVTEX do Công ty kiểm toán Việt Nam tính đến ngày 05/04/95. Toàn bộ giá trị khách sạn 8 tầng mà công ty đã đầu tư là 23.184.000.000 đ. 2.2.Sự cần thiết để đầu tư Hiện nay nhu cầu khách sạn và cho thuê văn phòng đại diện đang phát triển bởi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt nam cũng như số lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam ngày càng nhiều. Thực tế hiện nay trên địa bàn Hà Nội còn thiếu những khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Như vậy việc xây dựng khu nhà dịch vụ văn phòng và khách sạn Bảo Sơn với thiết kế đạt tiêu chuẩn 4 sao tại đường Láng Trung là rất phù hợp với thực tế. Khách sạn nằm trên một khu đất khá rộng, có đầy đủ nhà hàng, karaoke, vũ trường, trung tâm thương mại, khu mát xa. Ngoài ra còn có một loạt các biệt thự 3 tầng để cho người nước ngoài thuê, vị trí của khách sạn cũng rất thuận tiện về mặt giao thông. 2.3. Thẩm định về phương diện thị trường Theo số liệu của Tổng cục du lịch, tỷ lệ gia tăng khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam hàng năm khoảng 15%. Nếu năm 1991 có 10 chuyến bay từ nước ngoài đến Hà Nội trong một tuần thì hiện nay có 27 chuyến bay quốc tế đến Hà Nội trong tuần. Như vậy, tính ra phải có 7000 chỗ nghỉ mỗi tuần cho khách du lịch. Mặc dù Hà Nội đã có rất nhiều khách sạn được xây dựng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách. Trang 47 Việc khách sạn Bảo Sơn ra đời với qui mô 8 tầng (kể cả tầng hầm và tầng kỹ thuật) có 92 phòng ngủ, 12 phòng karaoke, 15 phòng mát xa, tắm hơi...với vị trí đẹp, thuận tiện chắc chắn sẽ thu hút được nhiều du khách. 2.4.Thẩm định phương diện kỹ thuật Khách sạn được xây dựng 8 tầng với 92 phòng ngủ trên diện tích đất 3000m2 trong đó diện tích đất xây dựng là 819m2. Tổng diện tích sàn là 6683m2, tổng diện tích sử dụng là 6550m2. Khách sạn được gia cố nền móng bằng cột bê tông cốt thép 250x250, độ sâu 18m, dùng phương pháp nén tĩnh để nén. Nguồn nguyên nhiên vật liệu cung cấp trong nước ổn định, điện nước đã ký với các cơ quan chuyên tráchđẩm bảo cung cấp đầy đủ. Thiết bị nhập ngoại của Pháp, Nhật, Hàn Quốc..vật liệu trang trí ốp lát của Bỉ, Indonexia. 2.5. Thẩm định về phương diện tài chính 2.5.1.Dự trù chi phí xây dựng khách sạn Trang 48 TT TÊN HỢP ĐỒNG TỔNG GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG I II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Các chi phí để có khu đất - Chi phí đền bù móng - Chi phí giải phóng mặt bằng, san nền thiết kế, chi phí hạ tầng Các chi phí cho xây dựng Hợp đồng xây thô Hợp đồng trang trí ngoại thất Hợp đồng trang trí nội thất Hợp đồng hệ thống điện Hợp đồng hệ thống nước Hợp đồng chống thấm tầng hầm, bể phốt Hợp đồng hoàn chỉnh sửa đổi thiết kế mới Hợp đồng mở rộng sảnh mái đón Lắp + cung cấp vật tư cho điều hoà Thay đổi thiết kế + mua van và bản điện HĐ cửa nhôm kính kể cả hợp chất phản quang Lắp đặt điện thoại Lắp đặt mạng Angten - TV Hệ thống báo cháy Mạng âm thanh camera Cung cấp tổng đài điện thoại và điện thoại Mạng âm thanh Cung cấp và lắp đặt đá granit Thi công bãi đỗ xe Cung cấp và lắp đặt trạm biến thế Mua gạch ốp lát Mua sơn tường Hợp đồng cửa gỗ đồ mộc 1.699,9 2.210,1 11.800 601 5.710 895 1.063 496 500 424,8 1.274 843 1.103 222 288,7 198 35 373,8 16,3 647 1.085 448 262 747 Trang 49 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 Hợp đồng thiết bị âm thanh Đèn kỹ thuật và thiết bị âm thanh cho sàn nhảy + karaoke Lắp đặt 2 thang máy Cung cấp và lắp đặt thang máy nội bộ Hợp đồng mua gỗ dán Làm sân đường nội bộ Hệ thống cây cảnh Đệm mút lò xo Khoá Mỹ bản lề Lắp đặt tấm cách nhiệt Hợp đồng nhập thang máy Khung nhôm Điều hoà trung tâm Thiết bị báo cháy Thảm trải sàn Thiết bị WC Bình nước nóng Thiết bị nhà hàng Thiết bị xông hơi Máy phát điện Khoá điện tử Bảng điều khiển Máy giặt thảm Máy đánh bóng sàn Thiết bị phục vụ văn phòng Mua TV + tủ lạnh Đèn trang trí Đèn phục vụ khách sạn Máy fax + vi tính Hệ thống rèm Đồ dùng cho phòng ở 424,8 1.141,3 331,2 42,5 290 182,75 200 50 131,8 27,3 526,4 816,9 474 1.291,6 121 496,5 657,5 127,7 126 131,2 1.028 401,4 27,6 24,8 42,3 79,6 554,4 49,8 184,3 85,7 21,2 Trang 50 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 Vải phủ nệm giường và đóng ghế Thuế nhập thảm + bảo hiểm Thuế cho thiết bị nhà bếp và RESTAURANT Thuế nhập thiết bị WC Thuế khoá điện tử Thi công nhà máy phát điện dự phòng Vượt dự toán hệ thống đèn Nhập thiết bị lọc nước + tự động chuyển đổi điện Thuê chuyên gia cải tạo xây dựng, thiết kế giám sát thi công Chi phí cho chuyên gia đào tạo quản lý khách sạn Bảo dưỡng thiết bị bếp 63 138,2 190,7 300 220 19 48 110 613,11 2.008 1.000 689,76 Tổng vốn đầu tư: 48.404.920.000 đ Trang 51 2.5.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư Đơn vị: 1.000đ Tổng số Trong đó % trong tổng vốn đầu tư Tổng vốn ĐT Trong đó : - Vốn cổ đông - Vay NHNT - Vay NHCTVN (trong đó cho vay bù đắp) 48.404.920 VND 44.758.810 16.950.920 1.326.000 25.000.000 2.000.000 USD 446.173,63 466.173,63 35% 13% 52% Vốn vay ngân hàng Ngoại thương 6.454.000.000 đ (bao gồm 1.326.000.000 đ và 466.173,63 USD) 2.5.3. Hiệu quả kinh tế BẢNG DỰ TRÙ CHI PHÍ QUA CÁC NĂM Đơn vị: 1.000đ Các loại chi phí Quý 4/95 1996 1997 1998 1999 A. Chi phí bất biến - Khấu hao cơ bản (8%) - Thuê đất - Trả lãi vay NHNT - Trả lãi vay NHCT - Bảo hiểm tài sản - Bảo trì MMTB B. Chi phí khả biến - Vật tư - Thuê quản lý - Lương + BHXH 5.288.913 968.098 475.380 580.860 2.601.00 265.430 398.145 5.802.137 1.327.700 1.320.000 663.850 398.145 13.428.772 3.872.393 475.380 381.375 4.971.174 1.491.380 2.237.070 28.357.340 7.456.878 5.280.000 3.728.428 2.237.070 12.322.037 3.990.945 475.380 122.130 4.005.132 1.491.380 2.237.070 28.357.340 7.456.878 5.280.000 3.728.428 2.237.070 10.763.951 3.990.945 475.380 ----- 2.569.176 1.491.380 2.237.070 28.357.340 7.456.878 5.280.000 3.728.428 2.237.070 9.051.176 3.990.945 475.380 ----- 2.569.176 1.491.380 2.237.070 28.357.34 0 7.456.878 5.280.000 3.728.428 Trang 52 - Chi phí điện nước - Chi phí khác - Thuế doanh thu (10%) Tổng chi phí 870.485 1.221.957 11.091.05 0 4.129.581 5.525.383 41.786.112 4.129.581 5.525.383 40.679.377 4.129.581 5.525.383 39.121.291 2.237.070 4.129.581 5.525.383 37.480.50 7 BẢNG DỰ TRÙ DOANH THU Đơn vị: 1.000đ Khoản mục Quý 4/95 CS 55% 1996 CS 65% 1997 CS 65% 1998 CS 65% 1999 CS 65% 1. Cho thuê phòng 2. Thu nhà hàng 3. Thu Karaoke 4. Thu massa 5. Thu vũ trường 6. Thuê phòng họp 7. Thu caffe + bar 8. Dịch thuật, visa Tổng doanh thu 7.002.270 1.960.200 594.000 594.000 356.400 247.500 99.000 1.366.000 12.219.570 33.101.640 7.840.800 2.376.000 1.425.600 2.376.000 990.000 396.000 6.747.888 55.253.828 Như năm 1996 Như năm 1996 Như năm 1996 BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH Đơn vị: 1.000đ Trang 53 Khoản mục Quý 4/95 CS 55% 1996 CS 65% 1997 CS 65% 1998 CS 65% 1999 CS 65% 1. Doanh thu 2.Chi phí (chưa tính KH ) 3. Thuế doanh thu 10% 4. Thu nhập hoạt động 5. Khấu hao (8%) 6. Lãi sau khấu hao 7. Trả lãi vay 8. Lãi trước thuế 9. Thuế lợi tức (45%) 10. Lãi sau thuế 11. Tái đầu tư TSCĐ 12. Thu nhập ròng (5+10) 13. Cộng dồn 12.219.570 5.719.135 1.221.957 5.278.478 968.098 4.310.380 3.181.860 1.128.520 507.834 620.686 0 1.588.784 1.588.784 55.253.828 27.035.787 5.525.383 22.692.658 3.872.167 18.820.273 5.352.049 13.468.224 6.060.700 7.407.524 0 11.279.917 12.868.701 55.253.828 27.035.787 5.525.383 22.692.658 3.872.393 18.820.273 4.127.262 14.693.011 6.611.855 8.081.156 0 11.953.549 24.822.250 55.253.828 27.035.787 5.525.383 22.692.658 3.872.393 18.820.273 2.569.176 16.251.097 7.312.993 8.938.104 0 12.810.497 37.632.747 55.253.82 8 27.035.78 7 5.525.383 22.692.65 8 3.872.393 18.820.27 3 856.392 17.963.88 1 8.083.746 9.880.135 0 13.752.52 8 51.385.27 5 Căn cư vào số liệu của các bảng trên ta tính được điểm hoà vốn doanh số, thời gian hoà vốn và điểm hoà vốn trả nợ. Ta lấy năm 1996 làm đại diên vì đây là năm bất lợi nhất của dự án. Công trình mới khai trương đang ở giai đoạn cạnh tranh để thu hút khách hàng. 1 = Điểm hoà vốn doanh số Tổng định phí Tổng biến phí Doanh thu - Trang 54 Qua số liệu trên của năm 1996 với công suất sử dụng là 65% thì ta có doanh thu đạt 49,6% so với kế hoạch năm là đã hoà vốn. Thời gian hoà vốn và điểm hoà vốn càng thấp thì tính khả thi của dự án càng cao. Vì vậy căn cứ vào số liệu năm 1996 ta thấy dự án càng có hiệu quả. 2.5.4. Giá trị hiện tại thuần. Dự án này được đầu tư ngay trong năm 1995 và thời gian đầu tư là 12 năm. Điểm hoà vốn doanh số 96 13.428.772 28.357.340 55.253.828 1 - = = 27.405.657 đạt 49,6% so với KH = Điểm hoà vốn trả nợ 96 13.428.772 - 3.872.393 + 5.573.000 - 6.060.700 55.253.828 - 28.357.340 = 0,337 = Điểm hoà vốn trả nợ Tổng định phí - KHCB + Nợ trả trong năm - Thuế LT Tổng doanh thu - Tổng biến phí Thời gian hoà vốn = 12 tháng x doanh số hoà vốn Tổng doanh số cả năm Thời gian hoà vốn 96 = 12 tháng x 27.405.657 55.253.828 = 5,95 tháng Trang 55 Ta có : BẢNG TÍNH HIỆN GIÁ THU NHẬP Đơn vị: 1.000đ Năm KH số tiền TN Tỷ suất chiết khấu 24% Tỷ suất chiết khấu 28% Chỉ số Hiện giá TN Chỉ số Hiện giá TN Q4/95 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cộng 1.588.784 11.279.917 11.953.549 12.810.497 13.752.528 14.608.920 nt nt nt nt nt nt 1 0,806 0,650 0,524 0,423 0,341 0,275 0,222 0,179 0,144 0,116 0,094 1.588.784 9.091.613 7.769.806 6.712.700 5.817.319 4.981.641 4.017.453 3.243.180 2.614.996 2.103.684 1.694.634 1.373.238 51.009.048 1 0,781 0,610 0,477 0,373 0,291 0,227 0,178 0,139 0,108 0,085 0,066 1.588.784 8.809.615 7.291.664 6.110.607 5.129.692 4.251.195 3.316.224 2.600.387 2.030.639 1.577.763 1.241.758 964.188 44.912.516 Nếu chọn tỷ suất chiết khấu là 24% thì: NPV1 = 51.009.048 - 48.404.920 = + 2.604.128 Dự án có lãi. Nếu chọn tỷ suất chiết khấu là 28% thì: NPV2 = 44.912.516 - 48.404.920 = - 3.492.402 Dự án lỗ. IRR = R1 + NPV1 NPV1 + NPV2 x (R2-R1) = 0,24 + 2.604.128 2.604.128 + I -3.492.404 I x (0,28 - 0,24) = 25,7% Trang 56 Như vậy sau 12 năm, dự án có tỷ hoàn vốn nội bộ là 25,7%/năm lớn hơn lãi suất cho vay là 20,4%/năm . Như vậy dự án này có hiệu quả kinh tế và tính khả thi cao. 2.6. Phương án cho vay và trả nợ A. Phương án cho vay. Ngân hàng cho vay bằng VND, tiền vay được giải ngân theo tiến độ công trình có các hợp đồng kinh tế kèm theo. đối với các thiết bị lắp đặt tại công trìmh phải có hợp đồng, báo giá kèm theo. B. Nguồn trả nợ hàng năm. Quý 4/1995 khách sạn mới đưa vào hoạt động do đó doanh thu còn thấp, mặt khác đơn vị còn phải trả ngân hàng ngoại thương (năm1995 và 6 tháng đầu năm 1996) số tiền : 2.068.000.000đ nên ngân hàng nhất trí ân hạn cho công trình đến hết tháng 6 năm1996. Bắt đầu từ tháng 7 năm 1996 ngân hàng sẽ thu nợ. Nguồn thu nợ của hai Ngân hàng là toàn bộ tiền khấu hao cơ bản và 60% lợi nhuận. Số lợi nhuận còn lại dùng để thanh toán cho khoản huy động khác và tái đầu tư. Cụ thể : KHCB năm : 3.872.393.000đ 60% lợi nhuận năm : 4.523.607.000đ Cộng : 8.396.000.000đ Thời gian ân hạn : 15 tháng (từ 4/1995 đến 6/1996 ). Thời gian cho vay : 57 tháng. BẢNG KẾ HOẠCH TRẢ NỢ CỤ THỂ QUA 4 NĂM Đơn vị : 1.000đ Thời gian Trả nợ NHNT 1995 1996 1997 1998 1999 NHNT NHCT NHNT NHCT NHCT NHCT : Thời gian trả nợ 25.000.000.000 + 4.386.000.000 8.396.000.0000 = 3,5 năm Trang 57 Quý I Qúy II Quý III Quý IV Tổng - - 257.000 418.000 693.000 660.000 715.000 715.000 957.000 3.047.000 - - 1.384.000 1.142.000 2.526.000 800.000 990.000 924.000 - 2.714.000 1.299.000 1.109.000 1.175.000 2.099.000 5.682.000 2.099.000 2.099.000 2.099.000 2.099.000 8.396.000 2.099.000 2.099.000 2.099.000 2.099.000 8.396.000 Kết luận: Phương án đầu tư xây dựng và hoàn thiện khu dịch vụ văn phòng và khách sạn Bảo Sơn tại đường Láng Trung - Hà Nội là phương án có hiệu quả kinh tế và tính khả thi cao. Mặt khác dự án này được thực hiện sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế nhất là trong lĩnh vực du lịch. Do đó việc cho công ty dịch vụ đầu tư và du lịch Nghi Tàm vay vốn để thực hiện dự án này là cần thiết. 3. Đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - NHCTVN. 3.1. Những kết quả đạt được Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch I ngày càng được nâng cao. Trong đó có sự góp phần của việc chất lượng thẩm định dự án đầu tư ngày càng cao. Trong thời gian qua, hoạt động thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn đã đạt được kết quả tốt về các mặt sau: Một là: Công tác thẩm định từ chỗ còn ít kinh nghiệm đã tiến tới vận dụng những phương pháp mang tính khoa học với cách nhìn toàn diện hơn. Từ đó kết quả thẩm định tài chính của doanh nghiệp và dự án đầu tư được chính xác hơn. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư như NPV, IRR, điểm hoà vốn đã được đưa vào tính toán và được coi là tiêu thức quan trọng để quyết định đầu tư. Hoạt động thẩm định của Sở I đã có văn bản hướng dẫn thẩm định cho vay trung và dài hạn của NHCTVN. Các bước thẩm định được tiến hành một cách khoa học và cụ thể hơn. Hai là: Việc thu thập và xử lý tài liệu, thông tin phục vụ cho công tác thẩm định rất được quan tâm. Để phân tích, đánh giá năng lực, uy tín của khách hàng ngoài việc dựa vào các số liệu trên các báo cáo tài chính của khách hàng cùng với phỏng vấn, khảo sát thực địa, Sở giao dịch I còn thu thập thông tin từ các tài liệu Trang 58 phân tích thị trường, sách báo, tạp chí trong và ngoài nước, thông tin từ bạn hàng của khách hàng, của các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia về các lĩnh vực liên quan, thông tin từ trung tâm phòng chống rủi ro của Ngân hàng nhà nước. Sở giao dịch I đã trang bị hệ thống máy tính và các thiết bị thông tin liên lạc hiện đại đồng bộ sử dụng các phần mềm ứng dụng cho soạn thảo, tính toán, lưu trữ đã phục vụ tốt cho việc thu thập, xử lý tài liệu, thông tin, tăng độ chính xác và giảm bớt thời gian thẩm định. Ba là: Đội ngũ cán bộ tín dụng thường xuyên được bồi dưỡng, đào tạo nhằm bổ sung, nâng cao trình độ nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác ngân hàng trong tình hình mới. Bốn là: Công tác thẩm định góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Sở giao dịch I, phục vụ cho chiến lược kinh doanh của Sở giao dịch I nói riêng và NHCT VN. Giúp các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của thủ đô. Trang 59 3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác thẩm định dự án đầu tư. 3.2.1. Những hạn chế. Bên cạnh những mặt đã đạt được, vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó khăn trong việc thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I. Một là: Nội dung thẩm định của một dự án đầu tư có rất nhiều mặt nhưng cán bộ tín dụng mới chỉ tập chung thẩm định về phương diện tài chính của dự án đầu tư. Tuy đã chú trọng đến việc thẩm định tài chính nhưng kết quả thẩm định nói chung chưa cao, việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp cũng như các chỉ tiêu tài chính của dự án như: NPV, IRR, điểm hoà vốn chưa chính xác. Điều này dẫn đến việc cho vay nhiều dự án không có hiệu quả, làm tăng nợ quá hạn và nợ khó đòi của ngân hàng. Đánh giá về thị trường chưa cụ thể, chưa đánh giá đúng khả năng cạnh tranh và thâm thập thị trường của sản phẩm sẽ sản xuất ra. Về đánh giá tài sản đảm bảo, thế chấp, hiện nay Sở giao dịch I chưa có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về việc định giá tài sản thế chấp, điều này dẫn tới việc cho vay vượt quá giá trị tài sản thế chấp dễ gặp phải rủi ro về khả năng luân chuyển hoặc rủi ro khi phát mại tài sản thế chấp. Hai là: Để đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro, quá trình thẩm định được quy định phải thực hiện trong cả 3 giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay. Song cán bộ tín dụng chủ yếu quan tâm đến việc thẩm định trước khi cho vay, việc thẩm định lại tình hình tài chính và tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp trong và sau quá trình cho vay để có những điều chỉnh hợp thì chưa được quan tâm đúng mức. Ba là: Hiện nay có rất ít công ty tư vấn về đầu tư và lập dự án. Do dó trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định muốn tìm hiểu thêm về thị trường, giá cả, máy móc, thiết bị... nhưng gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến công tác thẩm định. 3.2.2. Nguyên nhân. Một là: Thông tin thiếu hoặc sai lệch trong quá trình thẩm định Hệ thống thông tin của Sở giao dịch I còn thiếu hụt, do đó chưa cho phép cán bộ tín dụng xác định được những thông tin, số liệu cần thiết. Có một số hồ sơ dự án của chủ đầu tư gửi đến ngân hàng được lập không chính xác và không đúng tính Trang 60 chất. Hiện nay do chúng ta chưa có chế độ kiểm toán bắt buộc nên khi thẩm định rất khó đánh giá thực trạng tài chính, tình hình thanh toán và kết quả kinh doanh của doanh nghiêp. Bên cạnh các số liệu về tình hình tài chính của doanh nghiệp thiếu chính xác thì các số liệu trong các bản báo cáo khả thi hoặc dự án đầu tư cũng ở tình trạng như vậy. Trong đó các số liệu về khả năng tiêu thụ sản phẩm, về thu nhập và chi phí thường ước tính nên chưa chính xác. Từ đó dẫn đến việc tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, điểm hoà vốn chưa chuẩn xác. Hai là: Hiện nay chưa có sự thống nhất về nội dung và quy trình cụ thể trong quá trình thẩm định dự án đầu tư trong hệ thống NHCT nói chung và Sở giao dịch I nói riêng, nên việc thẩm định đôi khi chưa mang tính thực tiễn mà chỉ dựa trên lý thuyết chung. Bên cạnh đó một số định mức kinh tế kỹ thuật chưa có nên cán bộ thẩm định rất khó khăn trong việc tính toán các thông số kỹ thuật cũng như không có mốc để so sánh các chỉ tiêu đó. Ba là: Đội ngũ cán bộ thẩm định chưa được phân công, chuyên môn hoá trong công tác thẩm định. Thông thường một hoặc một số cán bộ tín dụng được phân công phụ trách một số nhóm khách hàng. Sự phân công này một mặt tạo nên sự thuật lợi trong quan hệ ngân hàng - khách hàng, nhưng mặt khác cũng làm cho cán bộ thẩm định phải dàn trải trong tất cả các khâu, chưa có điều kiện đi chuyên sâu vào một mặt cụ thể. Mặt khác nhiều cán bộ tín dịng chưa được đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư mà chỉ tự nghiên cứu các tài liệu thẩm định nên trình độ còn nhiều hạn chế, dẫn đến những sai lệch trong việc thẩm định dự án đầu tư . Bốn là: Sở giao dịch I - NHCTVN chủ yếu có quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp nhà nước, mà tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước nói chung là kém hiệu quả. Đa số các doanh nghiệp chưa có đủ điều kiện vay vốn, dự án đầu tư chưa có hiệu quả kinh tế và tính khả thi. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Khả năng cung cấp về công nghệ thiết bị cho các doanh nghiệp nước ta của thị trường thế giới hiện nay rất phong phú và dồi dào. Có nhiều loại máy móc và hiện đại do đó khi thẩm định rất khó đánh giá khả năng sử dụng, vận hành công nghệ, đôị ngũ công nhân vận hành của doanh nghiệp. Hoặc do chính sách của nhà nước thay đổi... Trang 61 Tóm lại, trước thực trạng về hoạt động thẩm định dự án đầu tư nói trên đòi hỏi Sở giao dịch I cần có những giải pháp kịp thời nhằm khắc phục những tồn tại, khó khăn và hạn chế trong quá trình thẩm định dự án đầu tư. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NHCTVN I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I Với một số lượng lớn các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn thủ đô hiện nay đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động của ngành Ngân hàng. Thêm vào đó, sau một thời kỳ phát triển nhanh chóng từ đầu thập niên 90 đến giữa những năm 90, trong một vài năm gần đây khu vực ngân hàng đang đứng trước một áp lực mạnh mẽ từ sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế và điều kiện tài chính ngày càng xấu của một bộ phận lớn các doanh nghiệp nhà nước. Đứng trước những khó khăn như thế, để tiếp tục phát triển theo phương châm ''phát triển, an toàn, hiệu quả'', góp phần tăng trưởng kinh tế trên địa bàn thủ đô và hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của NHCTVN nói chung và Sở giao dịch I nói riêng, Sở giao dịch I đã đề ra nhiều biện pháp để khắc phục những khó khăn này. Một trong những biện pháp quan trọng là nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn. Nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư là một yêu cầu được đặt ra trong công tác thẩm định dự án của Sở giao dịch I để có thể chủ động trong việc ngăn chặn những dự án tồi và tài trợ cho những dự án tốt một cách có hiệu quả. Nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nước ta Trang 62 đang đẩy nhanh tốc độ đầu tư, nhằm đạt được mục tiêu duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo đà cho bước phát triển vững chắc ở những năm sau và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nâng cao năng lực thẩm định còn giúp cho Sở giao dịch I chủ động trong việc tham gia tư vấn, thẩm định và từ chối ngay từ đầu những ý tưởng đầu tư không khả thi, tiết kiệm chi phí cho nền kinh tế (chủ đầu tư, Nhà nước và các ngân hàng). Tuy nhiên, để nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư , đòi hỏi người thẩm định phải được trang bị những kiến thức cơ bản về dự án, kỹ năng thẩm định dự án và nắm được các quy định của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đầu tư. Ngoài ra người thẩm định cũng cần có những hiểu biết nhất định về những ngành nghề, sản phẩm của dự án do mình phụ trách, thu thập thông tin cần thiết về thị trường để phục vụ cho công tác thẩm định. Đối chiếu với thực tế hiện nay của nước ta, để công tác thẩm định dự án của các ngân hàng đáp ứng yêu cầu tài trợ một cách có hiệu quả cho những dự án khả thi là một công việc không phải dễ, bởi lẽ một bộ phận những người làm công tác thẩm định còn chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về dự án và kỹ năng thẩm định dự án. Ngoài ra, việc thiếu hẳn những thông tin cần thiết về thị trường, những dự báo về mức cầu, định hướng phát triển của ngành nghề trong trong tương lai cũng là một trở ngại lớn đối với Sở giao dịch I để có thể chủ động tài trợ cho những dự án cần ưu tiên phát triển, khắc phục tình trạng đầu tư tràn lan, không đúng định hướng, dẫn đến tình trạng dư thừa như trong thời gian qua. Mặt khác, hiện chưa có cơ quan nghiên cứu, thống kê nào đưa ra được một hệ thống các tiêu chuẩn cho phép đối chiếu với từng ngành nghề, làm cơ sở cho việc so sánh các chỉ tiêu hiệu quả và an toàn tài chính của dự án với các tiêu chuẩn cho phép, từ đó có kết luận về việc có chấp nhận tài trợ cho dự án hay không. Chính vì lẽ đó mà yêu cầu về nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư luôn được các nhà lãnh đạo của Sở giao dịch I quan tâm. Trang 63 II. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NHCTVN 1.Tăng cường thông tin phục vụ cho công tác thẩm định Thông tin là căn cứ để thẩm định do đó nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin là nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư. Nguồn thông tin phong phú, chính xác thì kết quả thẩm định mới có độ chính xác cao. Do đó Sở giao dịch I một mặt phải gia tăng nguồn cung cấp thông tin, mặt khác phải tìm cách xử lý lưu trữ thông tin một cách hữu hiệu. Về nguồn thông tin cần phải đa dạng hơn nữa. Ngoài việc yêu cầu doanh nghiệp phải nộp các tài liệu liên quan đến thẩm định dự án, các cán bộ thẩm định phải phỏng vấn trực tiếp người đại diện giao dịch của doanh nghiệp để chất vấn các thông tin chưa chuẩn xác, làm sáng tỏ hơn một số vấn đề như tư cách trình độ chuyên môn, quản lý... của chủ đầu tư. Đồng thời kết hợp với việc thăm quan cơ sở sản xuất, văn phòng làm việc để điều tra năng lực sản xuất, quản lý. Để đảm bảo những thông tin sử dụng là chính xác, ngoài những thông tin có được do doanh nghiệp cung cấp, cán bộ thẩm định còn có thể thu thập các thông tin cần thiết từ nguồn bên ngoài như: + Thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc NHNN. + Thông tin từ các NHTM mà doanh nghiệp có quan hệ tín dụng. + Thông tin từ các bạn hàng của doanh nghiệp, từ sách, báo tài liệu cung cấp thông tin về doanh nghiệp và các lĩnh vực dự án đầu tư. Tuy nhiên, vấn đề thu thập thông tin nói trên lại là một vấn đề hết sức khó khăn do phạm vi thu thập thông tin rộng, các kênh cung cấp thông tin không đầy đủ và khó tiếp cận trong khi cán bộ thẩm định bị giới hạn bởi thời gian. Do vậy, người thẩm định phải thường xuyên lưu ý vấn đề thu thập và lưu trữ thông tin một cách khoa học những ngành nghề do mình phụ trách. Mặt khác để thông tin mà doanh nghiệp cung cấp đảm bảo tính khách quan và trung thực, Sở giao dịch I cần yêu cầu những thông tin đó phải có xác nhận của cơ quan kiểm toán độc lập. 2. Hoàn thiện nội dung và quy trình thẩm định. a. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản hướng dẫn. Trang 64 NHCTVN đã có văn bản hướng dẫn thẩm định cho vay trung và dài hạn song đó là văn bản hướng dẫn chung cho toàn ngành và cho mỗi loại dự án. Hiện tại công tác thẩm định tại chi nhánh chưa được thực hiện thống nhất bởi chưa có các chuẩn mực chung bám sát các loại dự án. Sở giao dịch I cần phải xem xét việc xây dựng một văn bản hướng dẫn về qui trình nội dung thẩm định làm tiêu chuẩn để có sự thống nhất giữa các cán bộ thẩm định. Mặt khác đối với mỗi loại dự án cần đề ra những yêu cầu về nội dung thẩm định cho phù hợp với thực tế tại chi nhánh: - Đối với dự án sản phẩm mới: Cần tập trung phân tích khía cạnh thị trường, nghiên cứu về cạnh tranh, tính toán hợp lý công suất của máy móc thiết bị. - Đối với dự án đầu tư thay thế đổi mới TSCĐ: Cần chú trọng phân tích đánh giá về mặt kỹ thuật, công nghệ... Sau khi tham khảo các ý kiến của cán bộ thẩm định, việc xây dựng văn bản hướng dẫn cần thực hiện với sự đóng góp của phòng kinh doanh đối nội, phòng kinh doanh đối ngoại, phòng kiểm soát, phòng kế toán. b. Phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn và dự án vay vốn. - Phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn: Từ trước đến nay, mặt phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn chưa được chú trọng, nhiều cán bộ thẩm định chỉ đánh giá qua loa hoặc chỉ nêu ra các con số mà không hề phân tích hay cho ý kiến của mình. Như vậy một mảng khá quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay lại chưa được thực hiện nghiêm chỉnh Để nâng cao chất lượng thẩm định, chi nhánh cần một mặt đặt ra yêu cầu đối với mỗi cán bộ thẩm định là trong nội dung tờ trình thẩm định cần phân tích kỹ năng lực tài chính của khách hàng vay vốn, mặt khác tổ chức bồi dưỡng nâng cao khả năng phân tích tài chính của cán bộ thẩm định. -Phân tích tài chính của dự án vay vốn: + Trong nội dung quy trình đã đưa ra các chỉ tiêu cơ bản để phân tích hiệu quả của dự án, song để phân tích dự án sát với thực tế, cán bộ thẩm định cần tham khảo giá thị trường cũng như các dự án tương tự khác để việc phân tích được toàn diện. Trang 65 + Thực tế tại chi nhánh, trong việc phân tích dự án chưa quan tâm đến việc sử dụng phương pháp giá trị hiện tại dòng để đánh giá tính khả thi của dự án. Ngân hàng cần xem xét ưu điểm của phương pháp và đưa vào sử dụng trong phân tích dự án. + Ngân hàng chỉ quan tâm tới dòng tiền của dự án tuy nhiên để việc đánh giá dự án được toàn diện, Ngân hàng nên phân tích thêm dòng tiền của chủ dự án. Cách tính như sau: *Dòng tiền của cả dự án = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay ngân hàng + Khấu hao cơ bản *Dòng tiền của chủ dự án = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao cơ bản - Trả nợ gốc ngân hàng c. Xác định thời hạn trả nợ, mức thu nợ, cách thức thu nợ gốc và lãi. Thu nợ gốc: Việc xác định thời hạn trả nợ cũng như mức trả nợ cần tình toán sao cho phù hợp với năng lực sản xuất, tiến độ thực hiện dự án. Thực tế ngân hàng thường tiến hành thu đều từng kỳ hay thu luỹ thoái với ý muốn thu hồi nợ càng nhanh càng tốt. Thực tế thì thời gian đầu, máy móc mới đưa vào vận hành chưa chạy hết công suất, sản phẩm sản xuất ra đang ở giai đoạn thăm dò thị trường...Nếu ngân hàng yêu cầu mức trả nợ cao ngay thì doanh nghiệp chưa đủ khả năng, do vậy ảnh hưởng tới sản xuất. Vì vậy ngân hàng không nên chia đều khoản thu gốc cho các kỳ thu luỹ thoái mà cần căn cứ vào dòng thu của dự án, đồng thời nên tiến hành thu nợ gốc tăng dần theo thời gian, như vậy phù hợp với quá trình vận hành kết quả đầu tư (giai đoạn đầu sử dụng chưa hết công suất, tiếp đến sử dụng công suất ở mức cao nhất, cuối cùng công suất giảm dần và thanh lý). Thu lãi: Ngân hàng hiện đang tiến hành việc thu lãi hàng tháng, có trường hợp vẫn thu lãi trong thời gian ân hạn như vậy là chưa hợp lý. Việc thu lãi cần tính toán và thu cùng với việc thu lãi gốc, như vậy phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tránh tình trạng các doanh nghiệp phải vay ngăn hạn để trả lãi vì khó khăn tài chính do chưa có nguồn thu từ dự án. Ngân hàng có thể xem xét sử dụng cách thu nợ gốc và lãi theo niên kim cố định đối với các dự án trung và dài hạn. Trang 66 Giả sử khoản tiền Ngân hàng cho khách hàng vay là V, khoản nợ này được trả theo n niên kim cố định, số tiền mỗi niên kim là a, lãi suất mỗi kỳ niên kim là i. Như vậy V chính là giá trị hiện tại của chuỗi niên kim a, theo công thức giá trị hiện tại: Suy ra: Ta có số tiền trả lãi kỳ đầu là: Vi Số tiền gốc trả kỳ đầu là: Từ đó ta sẽ tính được số tiền thanh toán nợ gốc và lãi mỗi kỳ và lập bảng thanh toán nợ theo niên kim cố định. 3. Thành lập tổ thẩm định và phát huy vai trò của hội đồng tín dụng a. Thành lập tổ thẩm định Hiện nay tại Sở giao dịch I - NHCTVN, khâu thẩm định và quyết định cho vay, giám sát khoản vay đều thực phòng kinh doanh. Đối với các món vay lớn, kết quả thẩm định được thông qua sự kiểm duyệt của Hội đồng tín dụng. Hình thức này có ưu điểm là gắn kết quá trình thẩm định với quá trình cho vay, giám sát món vay, quy trách nhiệm về một người cụ thể. Song hạn chế của hình thức này là một cán bộ tín dụng không thể kiêm quá nhiều chức năng, điều này dẫn tới sự thiếu sâu sát ở nhiều bước trong quá trình thực hiện món vay. Chính vì vậy Sở giao dịch I nên xem xét về việc thành lập chuyên về công tác thẩm định dự án đầu tư và trực thuộc Phòng kinh doanh. Tổ thẩm định chịu trách nhiệm về việc xem xét điều kiện vay vốn của khách hàng, tính giá trị và tính pháp lý của tài sản thế chấp cầm cố, phân tích tính khả thi và hiệu quả tài chính, kinh tế xã hội của dự án. Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm về phần kiểm tra sử dụng vốn vay, thu hồi nợ gốc và lãi theo khế ước đã thoả thuận. Việc phân định rõ phạm vi trách nhiệm của tổ thẩm định và cán bộ tín dụng sẽ tăng cường vai trò thẩm định, kiểm soát trước, trong và i iaV n  )1(1 ni Via   )1(1 1)1()1(1 1      nn i ViVi i ViViaD Trang 67 sau khi cho vay. Tuy nhiên, hình thức này cũng dễ dẫn đến sự phân tán trách nhiệm và quyền lợi đối với kết quả cuối cùng. b. Phát huy vai trò của Hội đồng tín dụng Thực tế hiện nay, quá trình thẩm định để ra một quỷết định tín dụng đã qua sự kiểm tra, ký duyệt của nhiều người nhưng chất lưọng các quyết định tín dụng không cao do thiếu thông tin, trình độ cán bộ chưa được tiêu chuẩn hoá. Thực tế quy trình thẩm định và ra quyết định tín dụng còn mang tính chất sự vụ và tập trung một chiều, chưa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch INgân hàng Công thương Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan