Tài liệu Luận văn Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm phát triển ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Thuận giai đọan 2005- 2010: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 5
1.1. Vị trí vai trò của ngành Tài nguyên và Môi trường trong nền kinh tế quốc
dân .............................................................................................................................. 5
1.1.1. Giới thiệu tổng quan về ngành Tài nguyên và Môi trường: ......................... 5
1.1.2 Đặc điểm của ngành tài nguyên môi trường cấp Tỉnh : ................................ 6
1.1.3 Vị trí vai trò của ngành Tài nguyên & Môi trường trong nền kinh tế thị
trường...................................................................................................................... 7
1.1.4 Sự cần thiết phải phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường: .................... 8
1.2 Vốn với quá trình phát triển kinh tế nói chung ngành Tài nguyên và Môi
trường nói riêng : ........................................
77 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm phát triển ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Thuận giai đọan 2005- 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 5
1.1. Vị trí vai trò của ngành Tài nguyên và Môi trường trong nền kinh tế quốc
dân .............................................................................................................................. 5
1.1.1. Giới thiệu tổng quan về ngành Tài nguyên và Môi trường: ......................... 5
1.1.2 Đặc điểm của ngành tài nguyên môi trường cấp Tỉnh : ................................ 6
1.1.3 Vị trí vai trò của ngành Tài nguyên & Môi trường trong nền kinh tế thị
trường...................................................................................................................... 7
1.1.4 Sự cần thiết phải phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường: .................... 8
1.2 Vốn với quá trình phát triển kinh tế nói chung ngành Tài nguyên và Môi
trường nói riêng : .................................................................................................... 10
1.2.1 Vốn trong họat động kinh doanh .............................................................. 10
1.2.1.1 Khái niệm về vốn đầu tư : ..................................................................... 10
1.2.1.2. Nhu cầu vốn đầu tư: ............................................................................. 11
1.2.1.3 Nguồn hình thành vốn đầu tư:............................................................... 12
1.2.2.Vai trò của vốn đầu tư đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nói
chung và ngành Tài nguyên và Môi trường nói riêng ....................................... 14
1.2.2.1 Vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế .......... 14
1.2.2.2 Vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển ngành Tài nguyên và Môi
trường : .............................................................................................................. 15
1.2.3 Các nguồn vốn đầu tư................................................................................. 16
1.2.3.1 Nguồn vốn trong nước .......................................................................... 16
1.2.3.1.1 Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước: ............................................... 16
1.1.3.1.2. Huy động vốn thông qua hệ thống tín dụng : ............................... 17
1.1.3.1.3. Huy động vốn từ nguồn vốn khác: ................................................ 19
1.2.3.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:............................................................ 20
1.2.3.2.1. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI): ....................... 20
1.2.3.2.2 Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài: ........................................ 20
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về sử dụng vốn trong họat động kinh doanh
................................................................................................................................... 22
1.3.1 Những quan điểm của Đảng và nhà nước về huy động các nguồn vốn đầu
tư: .......................................................................................................................... 22
1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa về sử dụng vốn.................................... 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BÌNH THUẬN GIAI ĐỌAN 2000-2004:24
2.1 Vị trí của tỉnh Bình Thuận đối với phát triển chung cả nước. ..................... 24
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, KT- XH tỉnh Bình thuận................... 24
2.1.1 1.Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên:......................................................... 24
2.1.2 Về kinh tế - xã hội:.................................................................................... 25
2.1.2.1 Vị trí địa lý và tiềm năng các lĩnh vực kinh tế Tài nguyên và Môi
trường: ............................................................................................................... 28
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
2.1.3 Tình hình phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận về các
lĩnh vực: Đất đai, Khoáng sản, Môi trường, Tài nguyên nước và khí tượng thủy
văn giai đọan 2000-2004. ..................................................................................... 30
2.1.3.1. Lĩnh vực đất đai.................................................................................... 30
2.1.3.2.Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: ........................................................ 32
2.1.3.3 Lĩnh vực Tài nguyên khoáng sản:......................................................... 32
2.1.3.4.Lĩnh vực môi trường: ............................................................................ 33
2.1.3.5 Lĩnh vực Tài nguyên nước và khí tượng thủy văn:............................... 33
2.2 Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển tỉnh Bình thuận giai đọan 2001-
2004........................................................................................................................... 34
2.2.1. Huy động nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước .......................................... 35
2.2.2. Sử dụng vốn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng : .................................... 38
2.2.3. Huy động vốn từ các doanh nghiệp. ......................................................... 41
2.2.4. Huy động vốn nước ngoài: ........................................................................ 42
2.2.5. Huy động từ thị trường vốn: ..................................................................... 45
2.3 Đánh giá chung những kết quả đạt được trong công tác huy động vốn đầu
tư phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận giai đoạn 2000-
2004: ......................................................................................................................... 45
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2005–2010.50
3.1 Quan điểm, mục tiệu, định hướng phát triển kinh tế xã hội Tỉnh Bình
Thuận giai đọan 2005 -2010 ................................................................................... 50
3.1.1 Quan điểm phát triển:................................................................................. 50
3.1.2 Mục tiêu....................................................................................................... 51
3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát: ............................................................................... 51
3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể đến 2010:..................................................................... 51
3.1.3 Mục tiêu và định hướng phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường giai
đoạn 2005-2010:................................................................................................... 52
3.1.4 Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường giai
đoạn 2005 – 2010: ................................................................................................ 55
3.4. Các giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành Tài nguyên và
Môi trường Bình Thuận :...................................................................................... 57
3.4.1. Các giải pháp vĩ mô: .................................................................................. 57
3.4.1.1.Nhà nước cần nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược, lập
quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường.................... 57
3.4.1.2. Tăng cường vai trò quản lý hướng dẫn của Nhà nước và hòan thiện môi
trường đầu tư có hiệu quả.................................................................................. 57
3.4.1.3.Hoàn thiện chính sách thuế: .................................................................. 59
3.4.1.4 Thực hành tiết kiệm để tích luỹ vốn cho đầu tư phát triển, hoàn thiện
công tác quản lý chi ngân sách nhà nước:......................................................... 60
3.4.1.5 Phát triển thị trường tài chính, mở rộng và khai thông các kênh huy
động vốn trên thị trường:................................................................................... 61
3.4.1.6. Hoàn thiện các công cụ tài chính vĩ mô để thúc đẩy huy động vốn: ... 62
3.4.2. Các giải pháp của địa phương: ................................................................. 63
3.4.2.1.Các giải pháp thúc đẩy huy động vốn trong nước đầu tư để phát triển
Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận............................................................. 63
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
3.4.2.1.1 Giải pháp huy động vốn từ ngân sách nhà nước: ........................... 63
3.4.2.1.2 Giải pháp huy động vốn từ nguồn vốn tín dụng :.......................... 66
3.4.2.1.3 Nguồn vốn từ nhân dân, các thành phần kinh tế tự có và vay vốn. 67
3.4.2.2. Thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát
triển kinh tế, khuyến khích đầu tư đúng định hướng: ....................................... 68
3.4.3. Các giải pháp khác: ................................................................................... 69
3.4.4 Các giải pháp nội lực tốt nhất của ngành để huy động vốn phát triển
ngành Tài nguyên và Môi trường ........................................................................70
KẾT LUẬN 75
MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tài nguyên và môi trường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với con người và phát
triển.Tạo hoá đã sinh ra chúng ta và hành tinh bé nhỏ để nuôi dưỡng chúng ta từ bao
đời nay. Hàng ngày chúng ta sử dụng không khí, nước, thực phẩm để tồn tại và sử
dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu
của mình.
Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
thì vấn đề quản lý và sử dụng tài nguyên và môi trường ngày càng trở nên bức xúc hơn
bao giờ hết. Đảng ta tiến hành đường lối đổi mới đất nước hơn mười lăm năm qua đã
thành công trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, trong đó đổi mới
về chính sách đất đai là đúng đắn và sáng tạo góp phần phát triển kinh tế và ổn định
chính trị - xã hội. Song thực tiễn trong quản lý tài nguyên và môi trường hơn mười
năm qua cho thấy, cùng với việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường dẫn đến
tình hình đô thị hoá, công nghiệp hoá, nông nghiệp phát triển với tốc độ nhanh, từ đó
nảy sinh nhiều vấn đề vốn đầu tư nhằm phát triển ngành tài nguyên và môi trường .Để
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đọan 2001-2010: “Phát triển nhanh,
hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội và bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi
trường, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên giữ
gìn đa dạng hóa sinh học, gắn chặt việc xây dựng với chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, độc lập tự chủ về kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả”.
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Bình Thuận là một trong những Tỉnh nằm trong vùng khô hạn nhất nước, đất đai
chủ yếu là đồi núi, cơ sở vật chất nghèo nàn đời sống dân cư còn nhiều khó khăn thì
ngoài việc giữ gìn khai thác tài nguyên môi trường hiện có thì việc huy động vốn đầu
tư nhằm phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình thuận là những thử
thách rất lớn đối với Đảng, chính quyền và nhân dân Bình Thuận trong những năm tới.
Do vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Một số giải pháp huy động vốn đầu tư
nhằm phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận giai đọan 2005-
2010" làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế của mình.
Cơ sở khoa học của đề tài :
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về kinh tế thị trường, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách
Pháp luật về tài nguyên và môi trường và thực tiễn huy động vốn đầu tư phát triển đối
với ngành Tài nguyên và Môi trường trong cả nước và tỉnh Bình Thuận .
Mục đích đề tài:
Phân tích cơ sở lý luận về các kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế
trong nền kinh tế thị trường trong cả nước nói chung tỉnh Bình Thuận nói riêng, đánh
giá đúng thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường ở
địa phương, từ đó đề xuất những giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển đối với
ngành Tài nguyên và Môi trường ở tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005-2010.
Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết:
- Những vấn đề chung về ngành Tài nguyên và Môi trường và vai trò huy động
vốn cho đầu tư phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường .
- Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường ở
tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2000-2004.
- Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm phát triển ngành Tài nguyên và
Môi trường ở tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005-2010.
Trong quá trình thực hiện luận văn, do năng lực và điều kiện nghiên cứu còn
nhiều hạn chế, chắc chắn nội dung luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong
được sự quan tâm góp ý của Thầy Cô.
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Vị trí vai trò của ngành Tài nguyên và Môi trường trong nền kinh tế quốc
dân
1.1.1. Giới thiệu tổng quan về ngành Tài nguyên và Môi trường:
Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường được thành lập thống
nhất từ Trung ương đến cơ sở cụ thể:
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khóang sản, môi
trường, khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ trong phạm vi cả nước, quản lý nhà nước về
các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tài chính doanh
nghiệp trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khóang sản, môi
trường, khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ theo quy định pháp luật.
Sở Tài nguyên & Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Tỉnh, giúp
UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất, tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên nước và khí tượng thủy văn, môi trường, đo đạc và bản đồ trên
địa bàn Tỉnh theo quy đinh của pháp luật.
Phòng Tài nguyên & Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Huyện,
giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất, tài
nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và khí tượng thủy văn, môi trường, đo đạc và bản
đồ trên địa bàn huyện theo quy đinh của Pháp luật.
Cán bộ địa chính xã, phường ,thị trấn gíup UBND xã, phường, thị trấn thực hiện
quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trong phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ
quan chuyên môn gíup UBND cấp huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi
trường
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
1.1.2 Đặc điểm của ngành tài nguyên môi trường cấp Tỉnh :
Sở Tài nguyên & Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ
của Bộ Tài nguyên & Môi trường trên một số lĩnh vực:
- Về tài nguyên đất: Giúp UBND tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và
điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Tổ chức thẩm định, trình UBND
tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, Thành phố thuộc tỉnh.
Trình UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng
đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối
tượng thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Tổ chức thực hiện việc điều tra khảo sát đo
đạc, đánh giá, phân hạng đất và lập bản đồ địa chính; đăng ký đất đai, lập, quản lý,
chỉnh lý hồ sơ địa chính; thống kê, kiểm kê đất đai, ký hợp đồng thuê đất theo quy
định của pháp luật; đăng ký giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền
với đất đối với các tổ chức. Tham gia đánh giá các loại đất ở địa phương theo khung
giá, nguyên tắc, phương pháp định giá các loại đất do chính phủ quy định.
- Về Tài nguyên khoáng sản: Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn hoặc thu hồi giấy
phép khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn và
khai thác tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản thuộc thẩm
quyền của UBND tỉnh. Giúp UBND tình chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên
quan để khoanh vùng cấm hoặc tạm thời cấm các hoạt động khoáng sản trình Chính
phủ xem xét quyết định.
- Về Tài nguyên nước và khí tượng thủy văn: Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn hoặc
thu hồi giấy phép hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả
nước thải vào nguồn nước theo phân cấp; kiểm tra việc thực hiện. Trình UBND tỉnh
cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động của các công trình khí tượng thủy văn
chuyên dùng tại địa phương; chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện sau khi được cấp phép.
Tổ chức điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước theo hướng dẫn của Bộ
TN&MT. Tham gia xây dựng phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
- Về môi trường: Trình UBND tỉnh cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trên địa bàn tỉnh theo
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
phân cấp. Tổ chức lập báo cáo hiện trạng môi trường, xây dựng và tăng cường tiềm
lực trạm quan trắc và phân tích môi trường theo dõi diễn biến chất lượng môi trường
tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ TN&MT.Thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường của các dự án, cơ sở theo phân cấp.Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo
quy định.
- Về đo đạc và bản đồ: Thẩm định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp phép
hoặc ủy quyền cấp phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho các tổ chức và cá nhân đăng
ký hoạt động đo đạc và bản đồ ở địa phương. Trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả
kiểm tra, thẩm định chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ địa chính, đo
đạc và bản đồ chuyên dụng của tỉnh. Tổ chức xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở
chuyển dụng, thành lập hệ thống bản đồ địa chính, bản đồ chuyên đề phục vụ các mục
đích chuyên dụng. Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan
quản lý nhà nước về xuất bản, đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai
sót về thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương, ấn
phẩm bản đồ có sai sót nghiêm trọng về kỹ thuật.
1.1.3 Vị trí vai trò của ngành Tài nguyên & Môi trường trong nền kinh tế thị
trường
Nhìn từ góc độ phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình, tài
nguyên và môi trường là đầu vào của mọi nền kinh tế, mọi quá trình phát triển. Ngay
phần mở đầu, Luật đất đai 2003 khẳng định: “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng
quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng; có ý nghĩa
kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường có vai trò quan trọng trong việc
đưa nhanh tài nguyên đất đai, khoáng sản, nước vào sản xuất, phát triển kinh tế, đáp
ứng được những yêu cầu bức xúc mà nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ
nghĩa ở nước ta đòi hỏi. Với hoạt động giao đất, cho thuê đất đã đưa một lượng đất rất
lớn vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đặc biệt là việc giao đất, cho thuê đất để xây dựng
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường đã góp phần vào việc làm tăng
nguồn thu ngân sách cho Nhà nước. Với việc ban hành các quy định về khung giá các
loại đất và việc thực hiện cơ chế thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, tiền thuế sử
dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, giao đất để tạo vốn hoặc góp vốn liên doanh
bằng gía trị quyền sử dụng đất với các tổ chức trong nước và ngoài nước để liên doanh
liên kết hợp tác phát triển kinh tế … đã tạo ra một nguồn thu ổn định cho ngân sách
Nhà nước.
Quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường thông qua việc thiết lập các cơ sở
pháp lý vững chắc trong các quan hệ xã hội về tài nguyên và môi trường còn đảm bảo
sự điều hoà về lợi ích giữa mọi người trong xã hội, góp phần đảm bảo sự ổn định, bình
đẳng và công bằng xã hội .
Hiện nay, chúng ta đang thực hiện chính sách hội nhập quốc tế và khu vực với
phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”, nên đã có
nhiều nước thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta để các chủ thể nước ngoài thuê đất
thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ pháp lý trong các quan hệ pháp luật đất đai,
nhằm bảo vệ đất, hạn chế tới mức tối đa các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, đảm
bảo khai thác đất đai có hiệu quả và tiết kiệm trong mối quan hệ mở cửa kinh tế, thu
hút đầu tư nước ngoài, góp phần vào việc mở rộng quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế
và thu hút đầu tư giữa nước ta với các nước trên thế giới.
1.1.4 Sự cần thiết phải phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường:
Tài nguyên môi trường luôn là những quan tâm hàng đầu cũa mỗi quốc gia. Việc
huy động nguồn lực tài nguyên một cách hợp lý, hiệu qủa sẽ phục vụ đắc lực cho công
nghiệp hóa đất nước. Phương pháp phát triển như hiện nay của chúng ta đã và đang
làm suy thoái tài nguyên và môi trường nghiêm trọng. Những con số thống kê gần đây
cho ta một bức tranh rất đáng lo ngại về tình trạng suy thoái tài nguyên và môi trường
trên phạm vi toàn cầu và ở nước ta
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Đất là nguồn tài nguyên vô giá đang bị xâm hại nặng nề. Số liệu của Liên hợp
quốc cho thấy cứ mỗi phút trên phạm vi toàn cầu có khoảng 10 ha đất trở thành sa
mạc. Diện tích đất canh tác trên đầu người giảm nhanh từ 0,5 ha/người xuống còn 0,2
ha/người và dự báo trong vòng 50 năm tới chỉ còn khoảng 0,14 ha/đầu người. Ở Việt
Nam, số liệu thống kê cho thấy sự suy giảm đất canh tác, sự suy thoái chất lượng đất
và sa mạc hoá cũng đang diễn ra với tốc độ nhanh. Xói mòn, rửa trôi, khô hạn, sạt lở,
mặn hóa, phèn hóa ... đang xảy ra phổ biến ở nhiều nơi đã làm cho khoảng 50% trong
số 33 triệu ha đất tự nhiên được coi là "có vấn đề suy thoái''.
Nước là nguồn tài nguyên không thể thay thế cũng đang đứng trước nguy cơ suy
thoái mạnh trên phạm vi toàn cầu, trong đó nước thải là nguyên nhân chính. Theo số
liệu thống kê, hàng năm có khoảng hơn 500 tỷ m3 nước thải (trong đó phần lớn là nước
thải công nghiệp) thải vào các nguồn nước tự nhiên và cứ sau 10 năm thì chỉ số này
tăng gấp đôi. Khối lượng nước thải này đã làm ô nhiễm hơn 40% lưu lượng nước ổn
định của các dòng sông trên trái đất. Ở nước ta, hàng năm có hơn một tỷ m3 nước thải
hầu hết chưa được xử lý thải ra môi trường. Dự báo nước thải sẽ tăng hàng chục lần
trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Khối lượng lớn
nước thải này đang và sẽ làm nhiều nguồn nước trên phạm vi cả nước ô nhiễm nghiêm
trọng, đặc biệt là các sông, hồ trong các đô thị lớn.
Rừng là chiếc nôi sinh ra loài người có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con
người cũng đang phải đối mặt với sự suy giảm nhanh về số lượng và chất lượng.Vào
thời kỳ tiền sử diện tích rừng đạt tới 8 tỷ ha (2/3 diện tích lục địa), đến thế kỷ 19 còn
khoảng 5,5 tỷ ha và hiện nay chỉ còn khoảng 2,6 tỷ ha. Số liệu thống kê cho thấy diện
tích rừng đang suy giảm với tốc độ chóng mặt (mỗi phút mất đi khoảng 30 ha rừng) và
theo dự báo với tốc độ này chỉ khoảng 160 năm nữa toàn bộ rừng trên trái đất sẽ biến
mất.
Những con số thống kê cho thấy bức tranh ảm đảm về tình trạng suy thoái tài
nguyên và môi trường ở quy mô toàn cầu và ở nước ta khai thác khoáng sản quá mức,
xói mòn đất, ô nhiễm các nguồn nước ô nhiễm môi trường công nghiệp, đô thị và nông
thôn, cũng như thiên tai thường xuyên xảy ra với tần suất cao và diễn biến phức tạp, sự
suy giảm các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học và vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới.
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Trong những năm qua, phát triển kinh tế - xã hội nước ta chủ yếu vẫn còn dựa
vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động còn thấp công nghệ sản
xuất quy mô tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng nguyên liệu và thải ra nhiều chất
thải. Dân số tăng nhanh, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; các dịch vụ cơ bản về giáo dục và y tế
hiện còn bất cập, các loại tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để đang là những
vấn đề bức xúc. Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng
phí và kém hiệu quả. Môi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị tàn phá nghiêm trọng, ô
nhiễm và suy thoái đến mức báo động. Hệ thống chính sách và công cụ pháp luật chưa
đồng bộ để có thể kết hợp một cách có hiệu quả giữa ba mặt của sự phát triển kinh tế,
xã hội và bảo vệ môi trường. Trong các chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch
phát triển kinh tế- xã hội của đất nước cũng như của các ngành và địa phương, ba mặt
quan trọng trên đây của sự phát triển cũng chưa thực sự được kết hợp và lồng ghép
chặt chẽ với nhau.
1.2 Vốn với quá trình phát triển kinh tế nói chung ngành Tài nguyên và Môi
trường nói riêng :
1.2.1 Vốn trong họat động kinh doanh
1.2.1.1 Khái niệm về vốn đầu tư :
Tài sản của một quốc gia bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài sản được sản xuất
ra và tích luỹ lại trong suốt quá trình hình thành và phát triển, nguồn nhân lực và tri
thức
Quá trình phát triển của mổi nước luôn đặt ra yêu cầu phải tạo ra tài sản mới
nhằm bù đắp những tài sản tiêu hao trong quá trình sử dụng, đồng thời không ngừng
tăng thêm khối lượng tài sản quốc gia. Để tạo ra tài sản mới phải đầu tư những yếu tố
cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh như công cụ, máy móc, nguyên vật liệu,
lao động, công nghệ… tất cả các yếu tố đó được xem là nguồn vốn đầu tư để tạo ra thu
nhập, tài sản cho quốc gia.
Vốn đầu tư hiểu theo nghiã rộng là toàn bộ nguồn lực đưa vào hoạt động của nền
kinh tế - xã hội, gồm máy móc thiết bị, nhà xưởng, lao động, tài nguyên, đất đai, khoa
học công nghệ ...
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Vốn hiểu theo nghiã hẹp là nguồn lực được thể hiện bằng tiền của mỗi cá nhân,
doanh nghiệp và của quốc gia.
Hoạt động đầu tư là việc sử dụng vốn để phục hồi và tạo ra năng lực sản xuất
kinh doanh mới. Đó là quá trình chuyển hoá vốn thành các yếu tố phục vụ cho quá
trình sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ để làm tăng tài sản quốc gia.
1.2.1.2. Nhu cầu vốn đầu tư:
- Đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.
Cơ sở hạ tầng được coi là nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước,
mỗi địa phương. Ở các nước đang phát triển, do trình độ phát triển kinh tế còn thấp
nên các cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, hệ thống điện, cấp nước, bưu chính
viễn thông … còn thiếu thốn và yếu kém, do đó cần đầu tư một lượng vốn rất lớn cho
cơ sở hạ tầng, nhưng bản thân các nước này lại đang trong tình trạng tích lũy thấp,
thiếu vốn, vì vậy nhu cầu thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài là rất cấp bách.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy việc tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng sẽ
có tác động mạnh mẽ trở lại đến việc thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. Một
nước có cơ sở hạ tầng tốt cùng với các chính sách ưu đãi khác sẽ có lợi thế hơn các
nước khác trong việc thu hút dòng chảy của vốn đầu tư quốc tế. Vì vậy các nước rất
chú trọng và dành một phần lớn ngân sách và nguồn viện trợ phát triển chính thức
(ODA) để chi cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, để giảm gánh
nặng cho ngân sách, chính phủ thường cho phép tư nhân tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng,
phát hành trái phiếu công trình, thành lập quỹ đầu tư , quỹ phát triển hạ tầng…
- Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ:
Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế, các nước rất coi trọng
việc thu hút vốn đầu tư cho các doanh nghiệp. Vốn đầu tư dùng để thành lập mới, đầu
tư đổi mới công nghệ, đầu tư mở rộng và cải tạo nhà xưởng, trang thiết bị. đầu tư cho
các doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo ra công ăn việc làm, cung cấp
hàng hoá và dịch vụ cho xã hội, tạo nguồn thu cho ngân sách.
- Đầu tư cho giáo dục và đào tạo:
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Đầu tư cho giáo dục và đào tạo nhằm phát triển tiềm năng con người có ảnh
hưởng quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, những nước có thành công
nổi bật trong kinh tế thường là những nước chú trọng đầu tư lớn cho giáo dục đào tạo.
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đào tạo đối với sự phát triển kinh tế,
chính phủ các nước thường dành một phần đáng kể ngân sách để chi cho giáo dục đào
tạo. Cùng với sự đầu tư của chính phủ, các nước còn cho phép huy động thêm các
nguồn đầu tư khác như tư nhân, viện trợ, các tổ chức phi chính phủ… để phát triển
giáo dục và đào tạo.
- Đầu tư cho khoa học công nghệ:
Khoa học công nghệ đóng vai trò nền tảng và động lực trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc đầu tư vốn cho khoa học công nghệ sẽ tạo ra cơ sở vật
chất kỹ thuật cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Phát triển khoa học công nghệ là hoạt động đòi hỏi phải đầu tư vốn lớn lâu dài,
phải có đủ vốn và chấp nhận rủi ro trong quá trình nghiên cứu, triển khai
1.2.1.3 Nguồn hình thành vốn đầu tư:
Trong tổng thu nhập của mỗi nước, sau khi trừ đi phần tiêu dùng, còn lại là phần
để bù đắp và tích luỹ. Quỹ bù đắp và quỹ tích luỹ chính là nguồn gốc hình thành vốn
đầu tư, trong đó quỹ tích luỹ là bộ phận quan trọng nhất.
Quỹ tích luỹ được hình thành từ các khoản tiết kiệm. Nền kinh tế càng phát triển
thì tỉ lệ tích luỹ càng cao. Đối với các nước đang phát triển, do thu nhập còn thấp nên
quy mô và tỉ lệ tích lũy đều thấp, trong khi nhu cầu về vốn đầu tư rất cao, do đó rất cần
đến nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Mặt khác, trong xu hướng chu chuyển vốn quốc
tế và toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, ngay cả các nước phát triển vẫn cần có sự kết hợp
giữa vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế. Như vậy vốn đầu tư có được
của mỗi nước hình thành từ tiết kiệm trong nước và tiết kiệm của nước ngoài.
Nguồn hình thành vốn đầu tư trong nước:
Nguồn vốn đầu tư trong nước hình thành từ tiết kiệm của ngân sách nhà nước, tiết
kiệm của các doanh nghiệp và tiết kiệm của dân cư.
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Tiết kiệm của ngân sách nhà nước chính là chênh lệch giữa tổng các khoản thu
mang tính không hoàn lại (chủ yếu là các khoản thu thuế ) với tổng chi tiêu dùng của
ngân sách. Tổng thu ngân sách sau khi chi cho các khoản chi thường xuyên, còn lại
hình thành nguồn vốn đầu tư phát triển.
Như vậy, vốn đầu tư của Nhà nước là một phần tiết kiệm của ngân sách để chi
cho đầu tư phát triển. Nguồn vốn này phụ thuộc vào khả năng tập trung thu nhập quốc
dân vào ngân sách và quy mô chi tiêu dùng của nhà nước. Đây là nguồn vốn đầu tư
quan trọng, ổn định và có tính định hướng cao đối với các nguồn vốn đầu tư khác.
Tiết kiệm của các doanh nghiệp là một nguồn hình thành vốn đầu tư trong nước.
Tiết kiệm của các doanh nghiệp nhà nước cũng như tiết kiệm của các doanh nghiệp tư
nhân (gọi chung là tiết kiệm của công ty) được hình thành từ lợi nhuận đạt được trong
kinh doanh để lại cho doanh nghiệp để đầu tư ( không chia) và quỹ khấu hao tài sản cố
định của công ty. Tiết kiệm của công ty là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư
nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ và nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế .
Tiết kiệm của dân cư là phần tiết kiệm của các hộ gia đình và các cá nhân, tổ
chức đoàn thể xã hội. Đây là phần còn lại của thu nhập sau khi đã đóng thuế và sử
dụng cho mục đích tiêu dùng.
Mức độ tiết kiệm của dân cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức thu nhập bình
quân đầu người, chính sách lãi suất, chính sách thuế và sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Tiết kiệm của dân cư giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính, do khả năng
chuyển hoá nhanh chóng thành nguồn vốn cho đầu tư thông qua các hình thức gởi tiết
kiệm, mua chứng khoán, trực tiếp đầu tư... Tiết kiệm dân cư cũng dễ dàng chuyển
thành nguồn vốn đầu tư của Nhà nước bằng cách mua trái phiếu chính phủ, hoặc
chuyển thành nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp qua việc mua trái phiếu, cổ phiếu
của các công ty phát hành.
Nguồn hình thành vốn đầu tư nước ngoài: Tiết kiệm của nước ngoài hình
thành vốn đầu tư nước ngoài dưới các dạng đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI):Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
hình thành từ tiết kiệm của tư nhân và các công ty nước ngoài đầu tư vốn vào một
nước khác nhằm khai thác lợi thế so sánh, tận dụng các yếu tố lao động, tài nguyên của
địa phương, tiết kiệm chi phí vận chuyển để tăng lợi nhuận cho việc đầu tư .
Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài:Vốn đầu tư gián tiếp là những khoản đầu tư
thực hiện thông qua các hoạt động cho vay và viện trợ. Nguồn vốn có thể là của chính
phủ các nước, có thể là của các tổ chức quốc tế. Đầu tư gián tiếp nước ngoài bao gồm
viện trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ(NGO)
1.2.2.Vai trò của vốn đầu tư đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nói
chung và ngành Tài nguyên và Môi trường nói riêng
1.2.2.1 Vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Từ thực tiễn của các nước có mức tăng trưởng cao cho thấy vốn là một nhân tố
đặc biệt quan trọng, là chià khoá của sự thành công về tăng trưởng. Nhật Bản và các
nước công nghiệp mới (NIC) đã đạt được những thành quả vượt bậc về kinh tế nhờ
thực hiện tốt chính sách huy động và đầu tư vốn. Vốn đã đóng góp hơn 50% mức tăng
trưởng thu nhập của các nước này trong một thời gian dài. Vai trò quan trọng của vốn
thể hiện ở chỗ, muốn khai thác tốt các nguồn lực tự nhiên như đất đai, tài nguyên thì
luôn cần có một lượng vốn đầu tư nhất định. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chỉ là một
điều kiện tiền đề để tạo ra sự phát triển. Phát triển kinh tế là cả một quá trình làm biến
đổi sâu sắc về mọi mặt kinh tế xã hội của một đất nước cả về số lượng và chất lượng
trong dài hạn. Phát triển kinh tế đòi hỏi sự tăng trưởng phải được duy trì liên tục trong
dài hạn, tạo nên những chuyển biến trong cơ cấu kinh tế và cấu trúc xã hội theo hướng
hiện đại, nền kinh tế hoạt động với năng suất và hiệu quả cao, hàng hoá có sức cạnh
tranh cao trên thị trường quốc tế, môi trường được bảo vệ, đời sống vật chất và văn
hoá của người dân được cải thiện rõ rệt.
Ngoài những tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, việc duy trì lâu dài nguồn
cung cấp vốn đầu tư một cách hiệu quả sẽ góp phần quan trọng để đạt được những
mục tiêu phát triển kinh tế. Điều này thể hiện trước hết ở tác động của vốn đầu tư đến
việc phát triển cơ sở hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầu tư vốn vào cơ sở hạ
tầng sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế một cách vững chắc. Việc kiến tạo cơ sở
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
hạ tầng luôn phải đi trước một bước để mở đường cho nền kinh tế phát triển. Ngân
hàng Thế giới đã nhận định rằng sự gia tăng tổng sản phẩm quốc gia thường tương ứng
với sự gia tăng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Vì vậy muốn phát triển kinh tế cần phải
có một lượng vốn lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Mặt khác, để đạt được mục đích
phát triển kinh tế nhanh và bền vững, cần phải tạo cơ cấu kinh tế tối ưu phù hợp với
đặc điểm tình hình của mỗi nước. Một cơ cấu kinh tế tối ưu luôn bảo đảm sự phát triển
cân đối, hài hoà cả về cơ cấu ngành và cơ cấu vùng và lãnh thổ. Ở đây vốn đầu tư
đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác hiệu quả các nguồn lực tiềm năng tạo ra
động lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng tối ưu, từ đó tạo ra sự phát triển
nhanh và bền vững.
Vai trò của vốn đối với phát triển kinh tế còn thể hiện qua việc vốn bảo đảm sự
kết hợp cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư. Tiết kiệm chính là nguồn gốc của đầu tư,
nhưng việc tiết kiệm và đầu tư được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau, do đó dễ dẫn
đến tình trạng nền kinh tế bị thừa hoặc thiếu vốn làm cho sự phát triển không ổn định,
tăng trưởng thấp,thất nghiệp gia tăng.Trong tình trạng thừa vốn, nhà nước phải khuyến
khích đầu tư và kích cầu tiêu dùng để tiêu hoá tốt lượng vốn từ tiết kiệm. Trong trường
hợp thiếu vốn, nhà nước phải có chính sách thu hút vốn từ bên ngoài, kiểm soát và
nâng cao hiệu quả hấp thụ vốn của nền kinh tế, đồng thời phải thực hành tiết kiệm để
nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trong nước. Sự chu chuyển vốn sẽ tạo nên sự cân bằng vĩ
mô giữa tiết kiệm và đầu tư, góp phần ổn định và phát triển kinh tế.
Vốn còn là điều kiện không thể thiếu trong việc tạo ra công ăn việc làm, qua đó
nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần cho người dân. Vốn đầu tư góp phần
quan trọng trong việc phát triển giáo dục, y tế, văn hoá xã hội, thúc đẩy xã hội theo
hướng công bằng, văn minh.
1.2.2.2 Vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển ngành Tài nguyên và Môi
trường :
Tài nguyên và Môi trường luôn là những quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia.
Việc huy động động vốn một cách hợp lý, hiệu qủa cho phát triển của ngành Tài
nguyên và Môi trường sẽ phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Một trong những chức năng chủ yếu của Nhà nước là tổ chức xây dựng nền kinh
tế. Để thực hiện chức năng này, Nhà nước sử dụng công cụ tài chính vĩ mô quan trọng
là ngân sách nhà nước để tập trung mọi nguồn thu vào ngân sách ( chủ yếu là thuế )và
1.2.3.1.1 Nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước:
1.2.3.1 Nguồn vốn trong nước
1.2.3 Các nguồn vốn đầu tư
- Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay. Mặc dù có
nhiều cố gắng nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường đang xãy ra nghiêm trọng ở nhiều
nơi đặc biệt khối lượng chất thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường đang tăng
nhanh gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và không khí. Ngoài việc huy động vốn
từ phí nước thải cần có nhiều giải pháp huy động vốn tài trợ quốc tế để giải quyết
những vấn đề bức xúc trong mỗi địa phương .
- Khoáng sản có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đối với nhiều địa
phương đây là thế mạnh về kinh tế, việc khai thác chế biến khoáng sản kể cả khoáng
sản kim loại và khoáng sản phi kim loại đang đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, giải
quyết việc làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên chúng ta đang đứng trước hai lựa
chọn một là: tiếp tục khai thác xuất khẩu thô hoặc mới qua tinh chế như hiện nay để
trước mắt thu một số lợi ích để không bao lâu nữa nguồn tài ngưyên sẽ cạn kiệt và thế
hệ sau sẽ không có cơ hội để nâng cao rất nhiều lần cái lợi mà chúng ta đã thu được,
hai là : giải quyết hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài thông qua hạn chế xuất
khẩu dưới dạng thô và tinh, đi dôi với tăng cường huy động vốn đầu tư từ nhiều nguồn
nhằm nâng cao gía trị và hiệu qủa của nguồn tài nguyên không được tái tạo này.
- Đất đai đang là vấn đề nóng bỏng. Việc quản lý đất đai tốt hay không tốt có
ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đế phát triển kinh tế- xã hội. Luật Đất dai 2003 có ý
nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai phát huy vai trò của
đất đai trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: trong đó đổi mới được hệ thống
tài chính về đất đai là một nội dung rất quan trọng để huy động nguồn lực đất đai, lành
mạnh hoá và phát triển thị trường bất động sản. Vì vậy ngân sách nhà nước phải quan
tâm đến lĩnh vực đo đạc lập bản đồ, lập quản lý chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc, đầu tư
trang thiết bị hệ thống thông tin, quy họach kế họach sử dụng đất mới cấp giấy
CNQSDĐ chính xác .
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Xét trên góc độ huy động vốn, tín dụng nhà nước là hoạt động đi vay do nhà
nước tiến hành nhằm cân đối ngân sách khi mà nguồn thu thuế và các nguồn khác
không đáp ứng đầy đủ các nhu cầu chi tiêu của ngân sách. Tín dụng nhà nước giúp nhà
nước huy động và tập trung được một nguồn thu lớn tạo điều kiện cho ổn định kinh tế
Tín dụng bao gồm tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng.
Tín dụng được xem là chiếc cầu nối giữa các nguồn cung cầu về vốn tiền tệ trong
nền kinh tế. Bằng việc huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các cá nhân, các
tổ chức kinh tế để bổ sung kịp thời cho những doanh nghiệp, cá nhân kể cả ngân sách
đang gặp thiếu hụt về vốn trên nguyên tắc có hoàn trả, các tổ chức tín dụng góp phần
quan trọng trong việc điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh
doanh không bị gián đoạn, đồng thời còn giúp cho các doanh nghiệp bổ sung vốn đầu
tư để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý, từ
đó thúc đẩy kinh tế phát triển.
1.1.3.1.2. Huy động vốn thông qua hệ thống tín dụng :
Để đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển, nhà nước tổ chức động viên vào ngân
sách một phần thu nhập quốc dân thông qua các công cụ thuế, lệ phí, thu viện trợ của
nước ngoài… đây là kênh huy động vốn quan trọng tạo nguồn vốn đầu tư ổn định và
vững chắc.
Nguồn vốn chi đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ yếu và
quan trọng trong việc thực hiện chiến lược đầu tư của nền kinh tế, tạo định hướng và
kích thích quá trình đầu tư vốn của các doanh nghiệp và tư nhân nhằm mục đích hình
thành cơ cấu kinh tế theo định hướng của nhà nước.
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Trong xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, quá trình
điều tiết và chu chuyển vốn đã vượt khỏi giới hạn của một quốc gia làm hình thành các
quan hệ tín dụng quốc tế. Như vậy tín dụng không chỉ là một kênh quan trọng thu hút
hưởng thu nhập qua chênh lệch giá trên thị trường thứ cấp.
Tín dụng ngân hàng là công cụ thu hút vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp và dân
cư để cho vay. Các ngân hàng thương mại và các tổ chức trung gian tín dụng bằng việc
cho vay những nguồn tiền đã huy động được đã cung cấp cho nền kinh tế một khoản
vốn đầu tư cần thiết để phát triển. Bên cạnh việc thực hiện nghiệp vụ truyền thống là
vay và cho vay các ngân hàng còn thực hiện nghiệp vụ đầu tư vốn dưới các hình thức
đầu tư trực tiếp như hùn vốn liên doanh, liên kết, thành lập công ty, xí nghiệp bằng
vốn tự có của mình; hoặc đầu tư gián tiếp như sử dụng các nguồn vốn huy động có
thời hạn và vốn tự có để đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác và
Tín dụng nhà nước là một kênh huy động vốn cần thiết và quan trọng để bù đắp
bội chi ngân sách và tạo nguồn vốn đầu tư. Tuy nhiên việc vay nợ phải được kiểm
soát một cách chặt chẽ để tránh tình trạng vay quá giới hạn cho phép, dẫn đến áp lực
nặng nề của việc trả nợ, cũng như mất cân đối giữa đầu tư của ngân sách và đầu tư
của khu vực doanh nghiệp và dân cư làm gia tăng lãi suất huy động vốn, gây hạn chế
việc vay vốn đầu tư .
Tín dụng nhà nước cũng được thực hiện nhằm vay nợ nước ngoài bằng việc vay
từ nguồn viện trợ phát triển chính thức ODA, phát hành trái phiếu của nhà nước trên
thị trường quốc tế.
Tín dụng nhà nước được thực hiện nhằm vay nợ trong nước thông qua các công
cụ như công trái, tín phiếu ngắn hạn, trái phiếu dài hạn phát hành trong nước. Bằng
việc phát hành các chứng khoán này, nhà nước cung cấp cho thị trường tài chính một
khối lượng hàng hoá lớn, ít rủi ro làm phong phú thêm sản phẩm để phát triển thị
trường.
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
khoản, tính rủi ro và tính sinh lợi. Với những tính chất này, chứng khoán trở thành
công cụ rất có hiệu quả để thu hút các khoản vốn nhàn rỗi trong dân cư, tập trung
Trên thị trường vốn, các loại chứng khoán có những tính chất chung là tính thanh
Thị trường vốn là nơi huy động và cung cấp vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Cùng với thị trường tiền tệ, thị trường vốn là một kênh quan trọng để huy động vốn
đáp ứng cho các nhu cầu đầu tư của nhà nước và các doanh nghiệp. Thông qua công cụ
chủ yếu là các loại chứng khoán, các chủ thể thị trường thực hiện việc giao lưu vốn.
Đối với người cần vốn, chứng khoán là công cụ tài chính để huy động vốn, còn đối với
người thừa vốn thì chứng khoán là công cụ đầu tư để mang lại thu nhập.
Huy động từ thị trường vốn:
Các doanh nghiệp thường dành ưu tiên cho việc đầu tư từ nguồn vốn nội bộ hơn
là phát hành cổ phiếu hoặc đi vay. Điều này được lý giải là do các doanh nghiệp đang
hoạt động có hiệu quả thường không muốn chia sẻ cơ hội tăng trưởng của mình cho
các nhà đầu tư bên ngoài, đồng thời tránh những chi phí phát sinh trong quá trình phát
hành cổ phiếu và đi vay. Tuy nhiên, nhìn chung các doanh nghiệp ở các nước đang
phát triển hoạt động với hiệu quả chưa cao nên phần vốn tích lũy nội bộ còn thấp. Để
đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, các doanh nghiệp phải huy động thêm nguồn vốn
trên các thị trường tài chính và tạo thành một kênh huy động vốn quan trọng thúc đẩy
kinh tế phát triển.
Các doanh nghiệp luôn có nhu cầu đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh, đổi mới trang thiết bị và công nghệ, tăng vốn luân chuyển, hoặc đầu tư thành
lập doanh nghiệp mới. Nguồn vốn đầu tư phần lớn được lấy từ thu nhập không chia
(thu nhập để lại không chi trả cổ tức) và quỹ khấu hao tài sản. Nếu nguồn vốn này
chưa đủ, doanh nghiệp phải huy động từ nguồn phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc đi
vay.
Huy động vốn từ các doanh nghiệp
1.1.3.1.3. Huy động vốn từ nguồn vốn khác:
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Nguồn vốn đầu tư gián tiếp là những khoản đầu tư thực hiện thông qua các hoạt
1.2.3.2.2 Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài:
Đối với các nước đang phát triển, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang ý nghiã
quan trọng trong việc tạo nên cú hích ban đầu cho sự tăng trưởng, bên cạnh nguồn vốn
ngoại tệ, FDI còn mang theo công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năng tiếp cận
thị trường thế giới. Vì vậy, thu hút FDI đang trở thành hình thức huy động vốn phổ
biến, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước đang phát triển.
Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài hình thành từ tiết kiệm của tư nhân và các
công ty nước ngoài đầu tư vốn vào một nước khác nhằm khai thác lợi thế so sánh, tận
dụng các yếu tố lao động, tài nguyên của địa phương, tiết kiệm chi phí vận chuyển để
tăng lợi nhuận cho việc đầu tư .
Là nguồn vốn do các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào để thực hiện các dự án sản
xuất, kinh doanh, góp vốn vào các công ty, xí nghiệp liên doanh hoặc thành lập các
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
1.2.3.2.1. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI):
1.2.3.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
Do tính hiệu quả trong việc huy động vốn, thị trường vốn được nhà nước và các
doanh nghiệp sử dụng để bù đắp phần vốn thiếu hụt trong đầu tư khi cần phải tập trung
một lượng vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc đầu tư các dự án lớn vượt quá khả
năng của nhà đầu tư.
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO:Non – Government Organization)
là các khoản viện trợ không hoàn lại. Trước đây loại viện trợ này chủ yếu là vật chất,
phục vụ cho mục đích nhân đạo như cung cấp thuốc men cho các trung tâm y tế, chổ ở
và lương thực cho các nạn nhân thiên tai… Hiện nay loại viện trợ này lại được thực
hiện nhiều hơn bằng các chương trình phát triển dài hạn, có sự hỗ trợ của các chuyên
Nguồn vốn ODA thường được thực hiện với nhiều điều kiện ưu đãi, các nước
tiếp nhận dùng nguồn vốn này để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào các lĩnh vực y tế, giáo
dục… Tuy nhiên, vốn viện trợ phát triển chính thức thường gắn với thái độ chính trị
của chính phủ và các tổ chức quốc tế đối với chính phủ nước tiếp nhận. Bên cạnh đó,
do trình độ quản lý của các nước đang phát triển còn thấp cho nên hiệu quả sử dụng
nguồn vốn này không cao, làm cho nhiều nước lâm vào cảnh nợ nần chồng chất và nền
kinh tế không phát triển được. Vì vậy, vấn đề quan trọng là cần phải nâng cao hiệu quả
quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA để đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế đã
đề ra.
+ Cho vay ưu đãi: bao gồm cho vay không lãi suất và cho vay với lãi suất ưu đãi
(lãi suất thấp, thời hạn trả vốn dài).
+ Hợp tác kỹ thuật
+ Viện trợ không hoàn lại ( thường chiếm 25% tổng vốn ODA)
Nguồn viện trợ phát triển chính thức được thực hiện trên cơ sở song phương hoặc
đa phương. Trong đó viện trợ song phương chiếm đến 80%. Viện trợ đa phương được
thực hiện qua các tổ chức Liên hiệp quốc (UNDP, UNICEF…) và các tổ chức kinh tế
tài chính quốc tế ( IMF, WB, ADB, OPEC…). Nội dung của ODA gồm:
Viện trợ phát triển chính thức (ODA: Official Development Assictance) là
nguồn tài chính do các cơ quan chính thức (chính quyền Nhà nước hay địa phương)
của một nước hoặc một tổ chức quốc tế viện trợ nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế
xã hội của các nước đang phát triển.
động cho vay và viện trợ. Nguồn vốn có thể là của chính phủ các nước, có thể là của
các tổ chức quốc tế. Đầu tư gián tiếp nước ngoài bao gồm viện trợ phát triển chính
thức (ODA) và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO)
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả chính là một cách tạo vốn và phát triển vốn
một cách chắc chắn nhất. Do vậy cùng với chiến lược huy động vốn cần có chiến lược
sử dụng vốn đúng đắn cho thời gian trước mắt và lâu dài một cách có hiệu quả và tiết
kiệm.
Huy động vốn phải gắn chặt yêu cầu sử dụng vốn có hiệu quả nguồn vốn vì nếu
không sẽ gây áp lực lạm phát và cũng không thể huy động tiếp được. Huy động vốn
không chỉ dừng lại ở mục đích góp phần kiềm chế lạm phát củng cố giá trị đồng tiền,
mà ý nghĩa quan trọng cũa nó còn ở chỗ đưa vốn vào sử dụng có hiệu quả.
- Hình thành và tạo lập sức mạnh nội sinh cho nền kinh tế hạn chế những tiêu cực
phát sinh về kinh tế xã hội do đầu tư nước ngoài mang lại tránh lệ thuộc vào kinh tế
nước ngoài.
- Nó tạo ra các điều kiện cần thiết để hấp thụ và khai thác có hiệu quả nguồn vốn
đầu tư nước ngoài.
Huy động vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng.
Nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định thể hiện ở chổ :
Quan điểm có tinh đinh hướng cho việc huy động vốn trong các tổ chức kinh tế,
trong dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế sự nghiệp công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nước đến năm 2010:
1.3.1 Những quan điểm của Đảng và nhà nước về huy động các nguồn vốn
đầu tư:
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về sử dụng vốn trong họat động kinh
doanh
Nguồn vốn đầu tư gián tiếp được sử dụng có hiệu quả sẽ có tác dụng thúc đẩy,
khuyến khích và tạo điều kiện thu hút đầu tư trực tiếp. Đối với các nước đang phát
triển, nguồn vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài là nguồn vốn rất quý giá, cần phải
tận dụng và khai thác có hiệu quả, tạo thành đòn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Tóm lại, tài nguyên và môi trường là tài sản vô giá và khả năng khai thác các
nguồn lực tài chính từ tài nguyên và môi trường là rất lớn. Chúng ta cần phải huy động
vốn phát triển ngành tài nguyên và môi trường góp phần phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện
đại hóa.
Như vậy bên cạnh việc sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả thì việc tỷ lệ vốn
đầu tư tăng lên sẽ kéo theo tốc độ tăng trưởng tăng và ngược lại. Kết qủa nghiên cứu
các nhà kinh tế cho thấy muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức độ trung bình thỉ đầu tư
phải đạt được từ 15-25% so với GDP tuỳ vào ICOR cũa mỗi nước.Ở các nước đang
phát triển ICOR thường lớn., từ 5-7 do thừa vốn thiếu lao động vốn được sử dụng
nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Còn các
nước chậm phát triển, ICOR thấp , từ 2-3 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và
cần phải sử dụng nhiều lao động để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện
đại giá rẻ. Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố thay đổi theo
trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước.
Mức tăng GDP = Mức tăng vốn đầu tư / ICOR
Quan hệ giữa mức tăng vốn đầu tư và tăng trưởng đã được xác lập bằng phương
trình kinh tế:
Nếu chúng ta có những giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư, thì vốn đầu tư sẽ không cần tăng nhiều mà vẫn đạt được mục tiêu của nền kinh tế,
tăng trưởng kinh tế nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất quyết định tốc độ tăng trưởng và nâng cao sức cạnh
tranh của một nền kinh tế. Nhưng tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh của một
quốc gia không chỉ dựa vào lượng vốn đầu tư nhiều hay ít, mà quan trọng hơn là hiệu
quả sử dụng lượng vốn này như thế nào. Phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có
nhiều chỉ tiêu và phương pháp tính toán khác nhau, nhưng chỉ tiêu tổng hợp hơn cả là
hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio) là Hệ số tăng trưởng vốn - đầu ra, biểu
thị hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư.
1.3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa về sử dụng vốn
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BÌNH THUẬN GIAI ĐỌAN 2000-2004:
2.1 Vị trí của tỉnh Bình Thuận đối với phát triển chung cả nước.
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, KT- XH tỉnh Bình thuận
2.1.1 1.Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên:
Tỉnh Bình Thuận nằm ở miền duyên hải cực Nam Trung Bộ cách thành phố Hồ
Chí Minh 198 Km về phía Đông Bắc.
Phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận. •
Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng. •
Phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa Vũng tàu. •
Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông. •
Với tổng diện tích tự nhiên 7.828,46 (km
2
), dân số 1.140429 người (mật độ 146
người/km
2
). Bình Thuận có 8 huyện và 1 thành phố thuộc tỉnh (122 xã, phường, thị
trấn). Trong đó có 5 huyện miền núi và 1 huyện đảo Phú Quý (cách thành phố Phan
thiết 120 km về phía đông nam là một vị trí có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc
phòng và phát triển kinh tế biển trong đề án chiến lược Biển Đông - Trường Sa của đất
nước). Với vị trí trên đây cùng với kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên, có
mối giao lưu chặt chẽ và sức hút bởi các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị lớn như
thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Vũng Tàu, thành phố Đà Lạt, thành phố Nha
Trang…tạo cho Bình Thuận có khả năng để phát triển một nền sản xuất phong phú đa
dạng nhưng hiện nay trong điều kiện kết cấu hạ tầng nghèo nàn so với khu vực đang là
trở ngại rất lớn trong việc thu hút vốn đầu tư.
Phần lớn lãnh thổ Bình Thuận là đồi núi thấp, và dãi đồng bằng ven biển nhỏ
hẹp. Nhìn chung địa hình phân chia phức tạp, sông suối thường ngắn và dốc.
Bình Thuận nằm ở một trong những vùng khô hạn nhất nước, khí hậu nhiệt đới
gió mùa, điển hình nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông.
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Ngành nông nghiệp: Toàn tỉnh hiện có 217.302 ha đất nông nghiệp, những năm
gần đây diện tích các loại cây trồng, giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp tăng khá
Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của Tỉnh:
Trong 10 năm từ 1994-2004, nền kinh tế liên tục đạt được nhịp độ tăng trưởng
cao, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân hàng năm 10,16%; trong đó, nông
lâm thủy sản 8,08%, công nghiệp xây dựng 12,6%, dịch vụ 11,95%, đạt và vượt mục
tiêu điều chỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông lâm
thủy sản từ 49,9% xuống còn 34,2%, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng từ 20,5%
lên 27,8%; dịch vụ tăng từ 29,6% lên 38%. Tăng thu nhập bình quân đầu người một
năm từ 180 USD năm 1995 lên 300 USD năm 2004.
-Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
của đời sống KT-XH. Trình độ dân trí từng bước được nâng lên, nhu cầu của người
dân trong xã hội về vật chất cũng như tinh thần ngày càng tăng, đặc biệt trong những
năm gần đây, khi nhà nước chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với việc mở cửa khuyến
khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh,
khai thác các nguồn tiềm năng của đất nước thì nền kinh tế thực sự có những bước
nhảy vọt mạnh mẽ. Điều đó, thể hiện bằng sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu các ngành
thay đổi theo hướng tích cực, mọi nguồn lực của đất nước đã và đang được tập trung
khai thác triệt để. Hàng hóa phong phú đa dạng, chất lượng ngày càng cao, năng suất
cây trồng vật nuôi ngày càng tăng, đời sống nhân dân được cải thiện một bước rõ rệt.
Bên cạnh những mặt được, còn những mặt chưa được khiến các nhà quản lý phải suy
nghĩ, đó là việc đầu tư sản xuất tràn lan, cạnh tranh thiếu lành mạnh, tạo ra những cơn
sốt giả tạo kể cả trong lĩnh vực đất đai, việc khai thác bừa bãi các nguồn tài nguyên
của đất nước, làn sóng người di cư tự do tăng cao, kèm theo là nạn chặt phá rừng, đốt
rừng làm rẫy, bao chiếm, mua bán đất đai trái phép, khai thác đất đai theo hướng tiêu
cực bóc lột đất đai, dẫn đến đất đai bị hủy hoại thoái hóa nhanh chóng.
Trong những năm vừa qua, cùng với sự gia tăng dân số là sự phát triển nhiều mặt
2.1.2 Về kinh tế - xã hội:
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
- Ngành thương mại, du lịch: Phát triển mạnh trong những năm vừa qua. Năm
1995, cả Tỉnh chỉ có 393 điểm bán lẻ quốc doanh, tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội
886.965 triệu đồng (trong đó quốc doanh chiếm 21,4%), ngành du lịch hầu như chưa
có sự đầu tư thì năm 2004 có 255 dự án đầu tư phát triển du lịch (10 dự án đầu tư nước
Ngành công nghiệp: Sản xuất công nghiệp được tập trung chỉ đạo theo hướng
đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, sản xuất vật liệu xây
dựng và khai thác khoáng sản…Từ 1994-2004 sản xuất công nghiệp đạt nhịp độ tăng
trưởng bình quân 17,3%. Hiện nay Tỉnh có 5.115 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ
CN và 1 khu công nghiệp Phan thiết diện tích 68 ha đã cho thuê hết đất và đang mở
rộng.Với tốc độ phát triển như hiện nay, trong những năm tới Tỉnh sẽ đầu tư xây dựng
các khu Công nghiệp tập trung ở Hàm Tân, Hàm Thuận Nam phục vụ khai thác mỏ,
chế biến nông thủy sản,…nhu cầu cần sử dụng nhiều đất.
Ngành Thủy sản: Với chủ trương phát triển nghề cá nhân dân, năng lực tàu
thuyền phục vụ khai thác hải sản tăng lên đáng kể theo hướng phát triển tàu thuyền có
công suất lớn phục vụ đánh bắt xa bờ. Tính đến năm 2004 toàn Tỉnh có trên 6.000
chiếc tàu thuyền có động cơ. Sản lượng khai thác hàng năm đạt trên 130.000 tấn. Công
tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản được quan tâm hơn trước, đã chú ý đầu tư thêm phương
tiện. thiết bị tuần tra trên biển, tăng cường kiểm tra trên bờ, 04 cảng biển được đầu tư
xây dựng và nâng cấp.
Ngành lâm Nghiệp: Bằng các nguồn vốn của chương trình PAM, chương trình
327, vốn ngân sách, của các tổ chức, trong nhân dân, tính đến nay toàn Tỉnh đã trồng
được trên 38.000 ha rừng các loại, 170.000 ha rừng tự nhiên đã được giao cho các xã
khoanh nuôi, tái tạo, bảo vệ. Nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc bù lại diện
tích rừng bị khai thác đang là nhiệm vụ hết sức nặng nề với các ngành các cấp của
Tỉnh.
sản xuất kém hiệu quả.
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Thực trạng phát triển đô thị: Đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh
tế - xã hội. Các đô thị ở Tỉnh đã có bước phát triển, nhất là thành phố Phan Thiết và
một số thị trấn trung tâm huyện lỵ. Một số điểm dân cư mới mang tính đô thị xuất
Loại hình và phân bố: Bình Thuận có 11 thị trấn, 1 thành phố với 14 phường và
hàng trăm cụm dân cư nông thôn phân bố trên 97 xã của tỉnh. Mật độ phân bố dân cư ở
các vùng các đơn vị hành chính không đồng đều, huyện có mật độ cao nhất là Phú Quý
1.151 người/km
2
, thấp nhất là huyện Bắc Bình 57 người/km
2
, chênh lệch giữa đô thị và
nông thôn lớn (26 lần). Xuất phát từ đặc điểm hình thành các cụm dân cư theo đặc
điểm ngành nghề truyền thống mà hình thành các kiểu khu dân cư chính: phân bố kiểu
tập trung , kiểu phân bố rải rác
Thực trạng phát triển và phân bố các khu dân cư đô thị và nông thôn:
Đối với hệ thống giao thông, trong những năm vừa qua một mặt nhà nước đã đầu
tư hàng trăm tỷ đồng để làm mới và cải tạo nâng cấp các tuyến đường giao thông, hệ
thống cảng, bến bãi phục vụ giao thông trên địa bàn Tỉnh. một mặt huy động vốn từ
nhân dân để xây dựng và cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn.
- Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi, … ): Quy mô đầu tư
phát triển của Tỉnh trong thời gian qua tăng nhanh Từ năm 1994-2004 tổng nguồn vốn
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế trên 2.500 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng
bình quân 25,5% GDP của Tỉnh). Do điều kiện khô hạn nên Trung ương cùng Tỉnh đã
tập trung đầu tư có hiệu quả cho thủy lợi, chỉ tính trong 5 năm (1995-2000) đã đầu tư
cho thủy lợi 275 tỷ đồng để xây dựng mới các công trình vừa và nhỏ.. Năm 1997-1999
đẩy nhanh tiến độ đầu tư cho các công trình thủy lợi, thủy điện công suất, năng lực to
lớn như thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi, hồ chứa nước Cà Giây, hoàn chỉnh hệ thống
tưới hồ sông Quao (bằng nguồn vốn Trung ương), hồ Đá Bạc (Tuy Phong) bằng nguồn
vốn địa phương. Nâng tổng số diện tích gieo trồng được tưới lên 51.251 ha.
dịch vụ du lịch sẽ được mở ra, do đó nhu cầu sử dụng đất cũng sẽ tăng nhanh.
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Nhưng rất đáng tiếc dưới sự tác động của con người, rừng ở Bình Thuận đang bị
mất đi hoặc suy thoái mạnh. Chỉ tính riêng trong 10 năm từ 1994-2004 diện tích rừng
tự nhiên có giá trị giảm 49.723 ha. (Bình quân mỗi năm có gần 5.000 ha bị mất hoặc
suy thoái). Độ che phủ của rừng tự nhiên giảm từ 48,9% năm 1992 còn 43,57% năm
2004. Rừng mất đi do nhiều nguyên nhân: Đốt rừng làm rẫy, khai hoang tràn lan, phá
- Tài nguyên rừng : Về rừng tự nhiên đặc biệt là thảm thực vật, thực vật rừng tự
nhiên của Bình Thuận khá đa dạng và phong phú trong đó có nhiều loại gỗ quý có giá
trị cao như : cẩm lai, giáng hương, sếu, gõ đỏ, căm xe, sao đen, dầu rái, gõ mật, trắc…
hiện nay toàn Tỉnh có 341.085 ha đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên.
-Tài nguyên đất : Đất ở Bình Thuận có 10 nhóm, với 17 đơn vị và 25 đơn vị phụ,
phân bố trên 4 nền địa hình chính của Tỉnh, tạo choTỉnh có sự phong phú đa dạng về
chủng loại đất. Đây cũng là yếu tố thuận lợi để có thể đa dạng hóa về cây trồng và vật
nuôi.Tuy nhiên, do điều kiện khô hạn nên phần lớn đất Bình Thuận nghèo dinh dưỡng,
một số nơi bị xói mòn, rửa trôi nghiêm trọng và có hiện tượng sa mạc hóa.
2.1.2.1 Vị trí địa lý và tiềm năng các lĩnh vực kinh tế Tài nguyên và Môi
trường:
- Thực trạng về dân số, lao động, việc làm và mức sống: Với tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên 1,7% năm 2004, dân số của Bình Thuận là 1.140.429 người, trong đó khu vực
đô thị 395.391 người, khu vực nông thôn 745.048 người với số lao động 670.000
người, trong đó có khả năng lao động 640.844 (chiếm 56,2 % dân số). Trong điều kiện
thu nhập quốc dân rất thấp, bình quân GDP/ người mới đạt 300 USD. Hiện tại có
khoảng 35.000 - 40.000 lao động chưa có việc làm. Theo dự báo từ nay đến năm 2010,
hàng năm phải giải quyết việc làm cho 20.000 lao động
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
- Tài nguyên biển: Bình Thuận có bờ biển dài 192 km với 04 cửa biển lớn: Phan
Thiết, La Gi, Phan Rí Cửa và huyện Đảo Phú Quý. Diện tích lãnh hải 52.000 km
2
, là
một trong những vùng biển giàu nguồn lợi về các loại hải sản, nhiều tiềm năng để phát
triển ngư nghiệp, diêm nghiệp, du lịch và khai thác khoáng sản ven biển. Ngư trường
Bình Thuận là một trong 3 ngư trường lớn nhất của Việt Nam. Tổng trữ lượng khoảng
220.000 -240.000 tấn hải sản các loại, khả năng khai thác 100-200 nghìn tấn- năm,
trong đó 60% cá nổi, tập trung ở 3 ngư trường: Phan Thiết, Hàm Tân và Đảo Phú Quý,
ngoài ra còn các loại hải sản có giá trị khác như: Mực 10.000 tấn, sò điệp 50.000 tấn,
khả năng khai thác 25-30 nghìn tấn tập trung ở 4 bãi chính: Lai Khế, Hòn Rơm, Cù lao
Câu, Phan Rí Cửa.
- Với nguồn tài nguyên khoáng sản trên đây, nên được tổ chức khai thác và chế
biến tốt sẽ mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân sách, tạo điều kiện thúc đẩy ngành
công nghiệp khác cùng phát triển.
- Trữ lượng sa khoáng, đá xây dựng, đá ốp lát, đá vôi san hô, cuội, sỏi xây dựng,
Fenspat, Thạch anh, cát trắng (cát thủy tinh), cát kết vôi, sét gạch ngói, sỏi đỏ, than
bùn...
- Nước khoáng: Có nhiều điểm nước khoáng từ 39 - 40
0
như: Vĩnh Hảo (huyện
Tuy Phong), Đa Kai (huyện Đức Linh), Đồng Kho (huyện Tánh Linh), Văn Lâm, Hàm
Cường, TaKoú (huyện Hàm Thuận Nam), Phong Điền (huyện Hàm Tân), riêng điểm
Vĩnh Hảo, Văn Lâm, Hàm Cường là nước khoáng thuộc loại Cacbonat - Natri được
dùng làm nước giải khát, khả năng khai thác khoảng 300 triệu lít/năm, đặc biệt nước
khoáng Vĩnh Hảo có thể dùng nuôi tảo với sản lượng tương đối lớn.
chủng loại như: Vàng, Wolfrom, Chì, Kẽm, Nước khoáng và các loại khác…Trong đó,
nước khoáng và các loại khoáng sản có giá trị thương mại, công nghiệp cao đang được
đẩy mạnh khai thác trong những năm gần đây.
- Tài nguyên khoáng sản: Có gần 100 mỏ với 30 nhóm khoáng sản đa dạng về
Rừng trồng trong toàn Tỉnh mới có 38.003 ha rừng trồng các loại, mục tiêu đến
năm 2010 nâng diện tích rừng trồng lên 60.788 ha, độ che phủ 60-70% là một thách
thức to lớn đặt ra đối với ngành Lâm nghiệp nói riêng và các ngành các cấp nói chung.
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Về công tác đo đạc bản đồ và lập hồ sơ địa chính: Trong giai đoạn 2000-2004
được sự quan tâm của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường),
Tỉnh Ủy, HĐND và UBND tỉnh Bình Thuận. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến
hành khảo sát lập luận chứng kinh tế -kỹ thuật xây dựng lưới toạ độ, độ cao địa chính
cơ sở, cấp I, II; đo đạc thành lập bản đồ, hồ sơ địa chính khu vực thành phố Phan
Thiết, huyện Hàm Tân, thị trấn Chợ Lầu, khu dân cư xã Hải Ninh (Bắc Bình), thị trấn
Liên Hương và thị trấn Phan Rí Cữa (Tuy Phong), thị trấn Ma Lâm (Hàm Thuận Bắc)
2.1.3.1. Lĩnh vực đất đai
2.1.3 Tình hình phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận về
các lĩnh vực: Đất đai, Khoáng sản, Môi trường, Tài nguyên nước và khí tượng
thủy văn giai đọan 2000-2004.
Với điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi
trường sẵn có cộng với truyền thống lao động cần cù của nhân dân. Bình Thuận có
nhiều thuận lợi để phát triển một nền kinh tế phong phú đa dạng, sản phẩm hàng hóa
không ngừng được nâng cao về số lượng và chất lượng. Thương mại, du lịch có nhiều
cơ hội được đầu tư từ các đối tác trong và ngoài Tỉnh. Tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố
về điều kiện tự nhiên, kể cả con người đã gây nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất
và đời sống đó là: Địa hình phức tạp bị chia cắt mạnh, sông suối ngắn và dốc, khả
năng điều tiết nước kém, thiếu nước về mùa khô, gây lũ lụt, sạt lở đất đai vào mùa
mưa, một số nơi có hiện tượng sa mạc hóa. Xuất đầu tư các công trình lớn, chi phí sản
xuất cao. Ngoài ra điều kiện vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng nghèo nàn xuống cấp…
đang đặt ra những nhiệm vụ rất nặng nề cho Tỉnh trong thời gian tới.
Bình Thuận có nhiều bãi biển thoai thoải, có cát trắng mịn, phong cảnh đẹp có
thể khai thác để phát triển du lịch như Vĩnh Hảo, Bình Thạnh (huyện Tuy Phong), Đồi
Dương, Hàm Tiến, Phú Hải, Mũi Né, Tiến Thành (Phan Thiết), Tân Thành,Thuận Quý
(Hàm Thuận Nam), Đồi Dương, Tân Hải (Hàm Tân), ngoài ra còn một số hòn đảo ven
biển có thể đưa vào khai thác các tuyến du lịch đảo (Tuy Phong, Hàm Tân, Phú Quý).
Các vùng đất ven biển còn có nhiều khả năng nuôi trồng thủy sản, làm muối và
khai thác phục vụ du lịch. Toàn Tỉnh có khoảng 3.000 ha mặt nước bãi triều có thể đưa
vào nuôi tôm, làm muối. Trong đó có khả năng nuôi tôm 2.200 ha tập trung ở các
huyện Tuy phong, Bắc Bình, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân.
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
-Đất ở nông thôn:1.403,64 ha và đất ở đô thị 81,31 ha.
- Đất lâm nghiệp: 266.504,76 ha, nâng diện tích đất lâm nghiệp được cấp giấy từ
trước đến nay là 274.840,26 ha, chiếm khoảng 70,63% diện tích đất lâm nghiệp
(389.083ha).
- Đất sản xuất nông nghiệp: 42.656,62 ha, nâng diện tích đất nông nghiệp được
cấp giấy chứng nhận QSDĐất từ trước đến cuối năm 2004 là 164.151,62 ha chiếm
khoảng 75,54% diện tích đất nông nghiệp hiện có trên toàn Tỉnh (217.301,95ha).
Cấp giấy CNQSDĐ trong giai đoạn 2000-2004, toàn Tỉnh đã cấp được 310.
646,3 ha. Trong đó :
Hiện trạng đo đạc lập bản đồ theo hệ tọa độ giả định Sở Tài nguyên và Môi
trường thực hiện chỉ đạo của UBND Tỉnh về việc tận dụng tất cả các phương tiện hiện
có để đo đạc bản đồ hệ tọa độ giả định phục vụ cho việc cấp giấy CNQSĐ.Trong giai
đoạn từ năm 2000-2004 toàn Tỉnh đã đo đạc được như sau: Đất ở nông thôn: 1.340,81
ha, Đất nông nghiệp: 34.072,46 ha, Đất Lâm nghiệp : 278.669,54 ha.
-Bản đồ địa chính chính qui đến tháng 9 năm 2004 ngành Tài nguyên và Môi
trường Bình Thuận đã tiến hành đo đạc được 27/122 Xã, Phường, Thị Trấn với tổng
diện tích là 122.253,59 ha đạt 99,48% kế hoạch UBND Tỉnh giao.
Lưới tọa độ, độ cao địa chính cơ sở, cấp I, II đã thực hiện các luận chứng kinh tế
- kỹ thuật tiến hành xây dựng mạng lưới tọa độ, độ cao địa chính cơ sở, địa chính cấp
I, II trên địa bàn thành phố Phan Thiết, huyện Hàm Tân, một phần huyện Hàm Thuận
Nam và huyện Hàm Thuận Bắc và một số vùng lân cận với 183 điểm địa chính cơ sở,
78 điểm địa chính cấp I và 500 điểm địa chính cấp II .Đạt 87,6% kế hoạch được giao
đối với lưới địa chính cấp I và 96,9% đối với lưới địa chính cấp II
Mặt khác trong những năm qua Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh chỉ đạo cho ngành Tài
nguyên và Môi trường bằng mọi phương tiện hiện có tiến hành đẩy nhanh công tác đo
đạc thành lập bản đồ giải thửa (theo hệ tọa độ giả định) để phục vụ công tác đăng ký
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất ở nông thôn cho nhân dân:
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Công tác quản lý Nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản: Lập hồ sơ trình Bộ
Tài nguyên và Môi trường phê duyệt khu vực khai thác tận thu. Đến nay đã khoanh
Công tác quy hoạch: Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp các đơn vị
chuyên ngành để thực hiện được các dự án quy hoạch:Quy hoạch khoáng sản tỉnh
Bình Thuận 2001-2010; Quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên cát, sỏi lòng sông;
Quy hoạch khai thác tài nguyên cát công nghiệp; Quy hoạch phát triển công nghiệp
khoáng Titan-Zircon tỉnh Bình Thuận; Điều tra đánh giá chất lượng,dự báo tài nguyên
và định hướng sử dụng tài nguyên khoáng sản vùng thung lũng sông La Ngà.
2.1.3.3 Lĩnh vực Tài nguyên khoáng sản:
-Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì phối hợp với các Ngành xây dựng kế
hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2005 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hàng
năm đều có lập bổ sung kế hoạch sử dụng đất trình UBND Tỉnh và Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt
- Sở đã chủ trì, phối hợp với các Ngành, địa phương thực hiện rà soát điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất ở một số khu vực như ở Sơn Mỹ (58 ha chuyển sang trồng
rừng, 307 ha chuyển từ quy hoạch nuôi trồng thủy sản sang quy hoạch du lịch). Phối
hợp với Bộ chỉ huy Quân sự Tỉnh, các địa phương hoàn thành công tác rà soát, điều
chỉnh quy hoạch đất quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế theo quyết định
107/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trong giai đọan 2000-2004 Ngành Tài nguyên và Môi trường đã phấn đấu hòan
thành công tác quy họach sử dụng đất 2001-2010 của 3 cấp và đã có quyết định phê
duyệt: quy hoạch sử dụng đất cấp Tỉnh,quy họach sử dụng đất của 9 huyện và thành
phố Phan Thiết, quy họach sử dụng đất 98/122 xã, phường, thị trấn trong Tỉnh
2.1.3.2.Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Cấp giấy CNQSD đất an ninh quốc phòng cho Bộ chỉ huy Biên phòng 5,1615 ha;
công an Tỉnh và Bộ Công An 11.179,5455 ha; Bộ chỉ huy quân sư Tỉnh 668,7988 ha.
Ngoài ra trong năm 2004, Sở đã trình UBND Tỉnh xét cấp giấy CNQSDĐ cho 94
tổ chức với diện tích 349 ha. Trong đó: Đất trồng rừng 6 tổ chức 150 ha; đất nuôi trồng
thủy sản 11 tổ chức với 6 ha; đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh (cửa hàng xăng
dầu) :0,26 ha; đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh (du lịch) 73 tổ chức với diện tích
là 192,74 ha.
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Do mới chuyển giao nhiệm vụ rong năm 2003 nên công tác quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực tài nguyên nước và khí tượng thủy văn bước đầu được quan tâm,bằng
sức nổ lực cố gắng của mình Ngành đã thu thập các tài liệu về tài nguyên nước của
Bình Thuận, đã tiến hành kiểm tra tổng quát hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên
nước trên địa bàn toàn Tỉnh, lập bản đồ tổng quát về hiện trạng khai thác tài nguyên
2.1.3.5 Lĩnh vực Tài nguyên nước và khí tượng thủy văn:
Trong kế họach hàng năm đều quan trắc theo dõi hiện trạng môi trường với tần
suất 2-3 đợt/năm, trong đó không khí 13 điểm, nước 27 điểm tập trung vào các khu
vực nhạy cảm về môi trường.
Tính đến năm 2004 Sở đã cấp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động
môi trường, phiếu xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường cho 3.325 cơ sở sản
xuất kinh doanh.
Trong giai đoạn 2000-2004, trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về môi trường,
Ngành Tài nguyên và môi trường đã thực hiện các công việc: Tham mưu UBND Tỉnh
ban hành các văn bản quy định về bảo vệ môi trường, thường xuyên tuyên truyền, giáo
dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường với nhiều hình thức phong phú đặc biệt
đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đưa chương trình giáo dục môi trường vào
các trường Phổ thông trong tỉnh, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về BVMT và
tập huấn cho cán bộ quản lý môi trường các huyện và thành phố.
2.1.3.4.Lĩnh vực môi trường:
hạn được 142 giấy phép khai thác và chế biến khoáng sản, đến tháng 12 năm 2004
tổng số giấy phép hiện còn hiệu lực là: 102 giấy phép. Đồng thời lập hồ sơ đề nghị 33
khu vực cấm hoạt động khoáng sản và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
Từ năm 2001 đến 2004 trên phạm vi toàn lãnh thổ tỉnh Bình Thuận đã cấp và gia
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Phối hợp với đoàn Đòan 705 tiến hành xây dựng các đề án điều tra, quy hoạch
quản lý tài nguyên nước ngầm ven biển Bình Thuận giai đoạn 2004-2010 đề án điều
tra đánh giá nguồn nước dưới đất khu Long Sơn- Suối nước; Điều tra đánh giá nước
ngầm đảo Phú Qúy.
2.2 Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển tỉnh Bình thuận giai đọan
2001-2004
Bảng 1: Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội 5 năm
(Từ năm 2000 đến năm 2004) Đvt: tỷ VNĐ
CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 2004
I. GDP (giá so sánh 1994)
Tốc độ tăng trưởng
II. GDP (giá thực tế)
III. Tổng đầu tư xã hội
1. Vốn trong nước
Tỉ trọng (%)
2. Vốn ngoài nước
Tỉ trọng (%)
2.171
9,98
3.101
745
566
75,97
179
24,03
2.398
10,43
3.426
1.121
990
88,31
131
11,69
2.662
11,03
3.973
1.572
1.418
90,20
154
9,80
2.986
12,17
4.678
1.774
1.684
95,00
89
5,00
3.376
13,07
6.147
2.486
2.320
93,32
166
6,68
(Nguồn:Báo cáo TH TH kế hoạch KT-XH 2001-2005 Của UBND Tỉnh Bình Thuận)
Nhìn chung tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2000-2004 tỉnh Bình thuận: kinh
tế tiếp tục tăng trưởng khá hầu hết các mục tiêu đều đạt kế hoạch, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch tích cực và đúng hướng. Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) bình quân trong 5
năm tăng 11,34% gần đạt với mục tiêu đề ra trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ X là 12% . Huy động tốt các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đa dạng hoá các chính sách thu hút đầu tư, xây dựng cụ
thể các doanh mục các công trình quan trọng, chủ yếu để tập trung đầu tư.Trong 5 năm
2000-2004 vốn đầu tư trong nước chiếm tỷ trọng ngày càng tăng cụ thể năm 2000:
75,97% đến năm 2004: 93,32% tạo sự chủ động trong việc đầu tư toàn Tỉnh. Trong đó
vốn đầu tư trong nước chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn của các doanh
nghiệp ngoài nhà nước.
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Bảng 2: Tình hình huy động nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển kinh tế
xã hội 5 năm (Từ năm 2000 đến năm 2004) Đvt: tỷ VNĐ
CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 2004
I. Nguồn vốn trong nước
- NS NNdo địa phương QL
- Tín dụng đầu tư
- Doanh nghiệp NN
- Doanh nghiệp ngoài NN
-Vốn dân cư
-Vốn T.W đầu tư
566
200
-
-
-
-
-
990
236
73
11
462
156
53
1.418
246
119
13
671
318
50
1.684
297
158
14
756
398
63
2.320
783
188
15
820
440
74
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch KT-XH của UBND Tỉnh Bình Thuận)
2.2.1. Huy động nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước
Thực hiện chủ trương huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, trong những
năm vừa qua, Bình Thuận đã có nhiều nỗ lực trong công tác thu ngân sách.
Tổng thu ngân sách 5 năm từ 2000 đến 2004 đạt 4.606 tỷ đồng, tốc độ tăng bình
quân hàng năm là 26,08%. Trong đó thu ngân sách địa phương đạt 2.484 tỷ đồng, bình
quân tăng 36.54%năm. Do nguồn thu ngân sách địa phương còn hạn chế, tốc độ tăng
chậm chưa đáp ứng được các yêu cầu chi ngân sách nên Bình Thuận vẫn là một tỉnh
nhận trợ cấp từ trung ương. Trong 5 năm qua, khoản trợ cấp từ ngân sách trung ương
là 2.120 tỷ đồng, chiếm 46 % tổng thu ngân sách của tỉnh..Nhưng đến năm 2004 mức
thu trợ cấp từ NSTW đài thọ giảm (-15,32%) đây là sự nổ lực phấn đấu của địa
phương ngày càng cao.
Mặc dù kết quả thu ngân sách địa phương có sự gia tăng đều qua các năm nhưng
nhìn chung Bình Thuận là tỉnh có nguồn thu ngân sách thấp, do cơ cấu kinh tế của tỉnh
vẫn thiên về khu vực nông lâm ngư nghiệp, chưa có sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh
vực công nghiệp và dịch vụ. Mức động viên thu nhập vào ngân sách còn thấp, bình
quân 11.07% GDP trong 5 năm qua, gần đạt với mục tiêu đề ra trong nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X là bình quân hàng năm huy động 11- 12% GDP vào ngân
sách.
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Bảng 3: THU NGÂN SÁCH TỈNH BÌNH THUẬN
Đvt: tỷ VNĐ
CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 2004
I. GDP (giá thực tế)
II. Tổng thu
1. Thu NS Địa phương
Tỉ lệ tăng (%)
2. Thu trợ cấp từ NSTW
Tỉ lệ tăng (%)
III Thu NSĐP/GDP (%)
3101
561
279
-
282
-
9,01
3426
751
359
28,67
392
39
10,05
3973
806
394
9,8
412
5,1
9,9
4678
1.094
533
35,27
561
36,16
11,4
6147
1.394
919
72,42
475
-15,32
15
(Nguồn: Sở Tài chính vật giá Bình Thuận)
Qua phân tích số liệu cho thấy, tuy tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc thúc đẩy
huy động vốn vào ngân sách, nhưng kết quả đạt được còn hạn chế, do tình hình kinh tế
địa phương phát triển chậm, các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, việc thực
hiện các luật thuế chưa chặt chẽ, còn tình trạng thất thu thuế, nhất là đối với khu vực
kinh tế tư nhân và cá thể.
Nguồn thu ngân sách cuả tỉnh chủ yếu được sử dụng để chi cho đầu tư phát triển
và chi thường xuyên. Trong đó, nhiệm vụ chi đầu tư phát triển là rất quan trọng và cấp
thiết nhằm phát triển kinh tế địa phương và tạo ra nguồn thu lớn hơn cho những năm
đến
Bảng 4: CHI NGÂN SÁCH TỈNH BÌNH THUẬN
Đvt: tỷ VNĐ
CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 2004
Tổng đầu tư xã hội
Tổng chi NSNN
. Chi đầu tư phát triển
Tỉ trọng (%)
745
581
151
25,99
1.021
803
302
37,61
1.372
796
198
24,87
1.874
1.034
375
36,27
2.583
1.502
635
42,28
(Nguồn: Sở Tài chính vật giá Bình Thuận)
Trong tổng chi ngân sách nhà nước tại Bình Thuận thời gian qua các khoản chi
đầu tư phát triển có sự gia tăng đáng kể, năm 2004 đạt 635 tỷ đồng, gấp 4,2 lần so với
năm 2000, bình quân tăng 43,57%/năm. Tỉ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi
ngân sách của tỉnh có sự gia tăng đáng kể từ 25,99% năm 2000 đã tăng lên 42,28%
vào năm 2004. điều này cho thấy sự nổ lực của tỉnh trong việc sử dụng một phần lớn
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
ngân sách để đầu tư cho sự phát triển kinh tế địa phương. Chi đầu tư phát triển chủ yếu
là đầu tư cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế chủ yếu các công trình phục vụ sản xuất nông
nghiệp phát triển du lịch và hạ tầng vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.
Riêng đối với ngành Tài nguyên và Môi trường, việc đầu tư kinh phí cho ngành
được quan tâm. Từ năm 1996-1998 Tổng cục Địa chính (Nay là Bộ Tài nguyên và Môi
trường) đã đầu tư cho Sở Địa chính Tỉnh Bình Thuận (nay là Sở Tài nguyên và Môi
trường Bình Thuận ) với số tiền: 6 tỷ 356 VNĐ.Trong đó:Công trình đo đạc huyện
Hàm Tân và thành phố Phan Thiết là : 3tỷ 947VNĐ; Công trình Quy hoạch sử dụng
đất tỉnh Bình Thuận 2001-2010: 785triệuVNĐ; Công trình xây dựng trụ sở Trung Tâm
Thông Tin Tài nguyên và Môi trường: 1tỷ 624VNĐ
Từ năm 1999 đến nay căn cứ thông tư liên tịch số 113/199/TTLT-BTC-TCĐC
ngày 23/9/1999 của Liên bộ: Tài chính - Tổng cục Địa chính hướng dẫn việc phân cấp,
quản lý cấp phát và thanh quyết toán kinh phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai: kinh
phí đo đạc bản đồ và quản lý đất đai của Sở Địa chính các Tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương do ngân sách địa phương đảm nhiệm .
Mặc dù đã được phân cấp quản lý nhưng nhìn chung Bình Thuận là tỉnh có nguồn
thu ngân sách thấp, do vậy việc đầu tư cho ngành Tài nguyên và Môi trường rất hạn
chế trong năm 1999 và 2000 Tỉnh chỉ đầu tư khoảng 1tỷ 442VNĐ từ nguồn vốn sự
nghiệp Nông nghiệp của ngành cho các công trình Quy hoạch sử dụng đất các huyện
2001-2010: Đức linh, Tánh Linh, Hàm Tân, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận
Nam, Bắc Bình, Phú Qúy , Phan Thiết.
Từ năm 2001 đến 2004 Tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư cho ngành trong các lĩnh
vực đo đạc bản đồ và quy hoạch khoáng sản, điều tra Tài nguyên nước từng bước giải
quyết công việc của ngành. Tuy nhiên tỷ trọng đầu tư của ngành Tài nguyên và Môi
trường so với chi đầu tư phát triển chung cho toàn tỉnh chiếm tỷ trọng rất thấp từ 1,6%
đến 2% điều này đã hạn chế tiến độ hoàn thành kế hoạch ngành trong những năm qua
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Bảng 5: CHI NGÂN SÁCH TỈNH BÌNH THUẬN CHO NGÀNH
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 2000-2004
Đvt: Tỷ VNĐ
CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 2004
I/ Chi NSNN cho ĐTPT
II/Chi NSNN cho ngành
Tài nguyên và Môi trường
Tỷ trọng %
1/ Công trình Đo đạc
1.CT Đo Đạc Hàm Tân
2. CT Đo Đạc Phú Quý
3. CT Đo Đạc Ma Lâm
4. CT Đo Đạc Bắc Bình
5. CT Đo Đạc Lạc Tánh
2/ Công trình Khoáng sản
1.CT QH Khoáng sản
2.CT Titan-Zicon
3.CT QH Cát sỏi lòng sông
4 XDCSDL TN khoáng sản
3/ Công trình TNNước
1. Điều tra nước ngầm ven
biển 2003-2010
2. Đánh giá nguồn nước dưới
đất KV Long Sơn - Suối nước
803
1,570
2
1,570
0,870
-
-
0,700
-
-
-
-
-
-
-
-
-
796
1,285
1,6
1,285
0,257
0,146
0,300
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
1034
1,948
1,8
1,948
0,598
1,000
0,100
0,250
-
-
-
-
-
-
-
-
-
1502
3,093
2
2,116
1,020
0,643
0,140
0,230
0,83
0,817
0,530
0,185
0,102
0,080
0,16
0,08
0,08
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận)
2.2.2. Sử dụng vốn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng :
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng, hướng hoạt động của các
ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn vào việc phục vụ phát triển kinh tế xã
hội, trong những năm gần đây các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn đã có
nhiều cố gắng trong việc huy động tạo nguồn vốn cho vay để phát triển kinh tế. Bằng
các biện pháp đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, kết hợp với chính sách lãi suất
dương, các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhân dân đã thu hút ngày càng
nhiều lượng vốn nhàn rỗi của xã hội và đã sử dụng nguồn vốn này dưới hình thức cho
vay để phát triển nền kinh tế .
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Bảng 6: CHO VAY TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN NGÀY 31/12
Đvt: triệu đồng.
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004
Tổng số cho vay
1.Phân theo thành phần
- Nhà nước
- Tập thể
- Tư nhân
- Cá thể
- Có vốn đầu tư nước ngoài
2. Phân theo khu vực
- Nông lâm ngư nghiệp
- Công nghiệp và xây dựng
- Dịch vụ
218.284
38.130
2.145
71.593
106.416
82.629
73.311
62.344
340.726
41.070
5.034
77.209
211.473
163.695
83.019
94.012
401.679
48.362
6.970
44.863
298.984
2.500
140.440
71.487
189.752
675.268
91.516
8.931
92.809
478.412
3.600
229.077
83.407
362.784
1.064.654
227.690
8.429
119.157
707.866
1.512
401.837
117.375
545.352
( Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận)
Do công tác thu hút vốn qua hệ thống tín dụng ngân hàng có nhiều tiến bộ nên
việc cho vay để đầu tư phát triển cũng đạt được kết quả đáng khích lệ. Doanh số cho
vay kể cả ngắn hạn lẫn trung dài hạn đều có sự gia tăng đáng kể. Doanh số cho vay
trung và dài hạn cuối năm 2004 là 1.064.654 triệu đồng, gấp 4,88 lần so với năm 2000,
tốc độ tăng bình quân là 49,75% năm. Cơ cấu cho vay các thành phần kinh tế thì khu
vực tư nhân, cá thể chiếm tỉ trọng lớn nhất: năm 2004 chiếm 77,68%, kế đến là các
doanh nghiệp nhà nước: 21,38%, Tập thể: 0,8%, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài vay không đáng kể: 0,14%. Trong tổng số cho vay trung và dài hạn, ngành Dịch
vụ Du lịch chiếm tỉ trọng cao nhất: năm 2004 chiếm 51,22%, tiếp đến là ngành nông
lâm ngư nghiệp chiếm 37,74, công nghiệp và xây dựng chiếm 11,24%. Xét về tốc độ
gia tăng thì ngành dịch vụ có mức tăng cao nhất, bình quân đạt 73,5%/năm trong giai
đoạn 2000-2004, trong khi ngành nông lâm nghiệp có tốc độ tăng là 55,5%/năm và
ngành công nghiệp xây dựng là 14%/năm.
Qua đó cho thấy việc huy động vốn qua tín dụng ngân hàng tại tỉnh Bình Thuận
trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc tạo nguồn vốn trung và dài
hạn để đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó đặc biệt là phát triển ngành
dịch vụ du lịch.
Bên cạnh việc huy động vốn để tăng cường cho vay đầu tư trung và dài hạn, các
ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tại Bình Thuận cũng đã đáp ứng nhu cầu
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
vay ngắn hạn của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm giải quyết
những khó khăn về vốn lưu động, qua đó góp phần duy trì và phát triển hoạt động sản
xuất kinh doanh của địa phương.Tổng dư nợ ngắn hạn cuối năm 2004 là 1.327.758
triệu VNĐ, gấp 1,75 lần so với năm 2000, tốc độ tăng bình quân là 15,25%/năm.
Bảng 7: DƯ NỢ TÍN DỤNG NGẮN HẠN NGÀY 31/12
Đvt: triệu VNĐ.
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004
Tổng dư nợ
1.Phân theo thành phần
- Nhà nước
- Tập thể
- Tư nhân
- Cá thể
- Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài
2. Phân theo khu vực
- Nông lâm ngư nghiệp
-Công nghiệp và xây dựng
- Dịch vụ
756.721
384.036
825
236.625
135.235
319.912
276.114
160.695
794.792
256.101
174
33.203
505.174
140
441.543
203.705
149.544
1.020.481
266.815
240
83.755
669.671
562.143
240.498
217.840
1.163.236
245.123
800
181.829
734.334
1.150
635.393
252.939
274.904
1.327.758
151.732
337
317.006
855.736
2.947
698.036
156.588
473.134
( Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận).
Trong tổng dư nợ tín dụng ngân hàng, mặc dù dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng
lớn so với dư nợ trung và dài hạn, nhưng tỉ trọng của nợ vay trung và dài hạn có xu
hướng tăng lên, từ mức 35,98% năm vào năm 2000, đến năm 2004 đã tăng lên
52,24%. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động được từ nguồn tín dụng tại Bình
Thuận đã được tập trung đầu tư phát triển ngày càng nhiều hơn.
Bảng8: DƯ NỢ TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN VÀ NGẮN HẠN NGÀY 31/12
Đvt: triệu VNĐ
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004
Tổng dư nợ
Dư nợ ngắn hạn
Tỷ trọng %
Dư nợ trung và dài hạn
Tỷ trọng %
1.182.000
756.721
64,02
425.279
35,98
1.444.903
794.792
55,00
650.111
45,00
1.820.251
1.020.481
56,06
799.770
43,94
2.269.380
1.153.236
50,82
1.116.144
49,18
2.780.149
1.327.758
47,76
1.452.391
52,24
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Thuận)
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Nhìn chung, tình hình huy động vốn đầu tư qua hệ thống tín dụng ngân hàng tại
tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, đáp ứng được
một phần nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần chuyển dịch
cơ cấu đầu tư theo hướng tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, quy mô huy động
vốn tín dụng còn nhỏ bé so với yêu cầu đầu tư, và các doanh nghiệp tiếp cận nguồn
vốn vay trung và dài hạn còn hạn chế, nhất là các doanh nghiệp tư nhân ở ngoài tỉnh
vào đầu tư phát triển ở tỉnh nhà, cho nên tín dụng trong thời gian qua chưa đóng vai trò
là một trong những kênh chủ yếu để huy động vốn đầu tư cho phát triển tại Bình
Thuận. Thông qua các kênh huy động vốn tín dụng đã tạo điều kiện phát triển các khu
công nghiệp,hình thành làng du lịch đã tạo quy họach tổng thể ngành Tài nguyên và
Môi trường thực hiện ngày càng hòan thiện
2.2.3. Huy động vốn từ các doanh nghiệp.
Sự hấp dẫn của tiềm năng tự nhiên và xã hội nhân văn và vị trí địa lý của tỉnh đã
tạo nên một sức thu hút rất lớn nguồn vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh
đầu tư vào tỉnh Bình Thuận.Từ chổ chỉ có một vài dự án đầu tư tập trung ở Hàm Tiến,
Mũi Né thuộc thành phố Phan Thiết vào những năm 1996, 1997, đến cuối năm 2004
toàn tỉnh đã có rất nhiều dự án do các doanh nghiệp và tổ chức trong nước đăng ký đầu
tư ở hầu hết các ngành trong tỉnh. Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp đã làm đổi
mới diện mạo của du lịch Bình Thuận trong một thời gian tương đối ngắn và góp phần
đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của du khách. Tuy nhiên các dự án đầu tư
thường tập trung để xây dựng các khu nghỉ mát, khách sạn, du lịch sinh thái… đã gây
nên sự quá tải cho hệ thống hạ tầng còn đang yếu kém và bất cập. Một số doanh
nghiệp đầu tư vào ngành thủy sản,công nghiệp, nông nghiệp.
Nguồn vốn các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp vào khai thác sa khoáng, đá xây
dựng, đá ốp lát, đá vôi san hô, cuội, sỏi xây dựng, Fenspat, Thạch anh, cát trắng (cát
thủy tinh), cát kết vôi, sét gạch ngói, sỏi đỏ, than bùn có hơn 130 doanh nghiệp tham
gia với số vốn đầu tư trực tiếp khoảng 15 tỷ VN đồng trong đó phần lớn các doanh
nghiệp tư nhân vừa và nhõ chủ yếu khai thác đá chẻ cát xây dựng một số doanh nghiệp
tuơng đối lớn như Công ty xây dựng giao thông tại Bình thuận, Công ty Xây lắp Rạng
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Đông Công ty phát triển khoáng sản 6 Hàm Tân, Công ty Vật liệu và Khoáng sản Bình
Thuận, Công ty Cổ phần Khai thác và Chế biến Tài nguyên Hà Nội…
2.2.4. Huy động vốn nước ngoài:
Bảng 9: Tình hình huy động vốn ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội
5 năm (Từ năm 2000 đến năm 2004)
Đvt: tỷ VNĐ
CHỈ TIÊU 2000 2001 2002 2003 2004
I. Vốn ngoài nước
- FDI
- ODA
-Vốn khác
179
55
101
23
130
32
87
11
154
33
109
13
89
26
52
11
166
42
111
14
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch KT-XH của UBND Tỉnh Bình Thuận)
Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Thực hiện chủ trương thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh trong đó trọng điểm là phát triển du lịch, kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài tại
VN được ban hành vào năm 1998, Tỉnh Bình Thuận đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh doanh trên mọi lĩnh vực.Tính đến nay Tỉnh
đã chấp thuận cho 36 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư 130,16 triệu USD
Bảng 10: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO NGÀNH
( 1993 – 2004 )
Ngành Số dự án Tỷ trọng dự án Tổng số vốn
đăng triệu
USD
Tỷ trọng về
vốn
Du lịch 16 44,4% 103,72 79,68%
Thủy sản 12 33,3% 14,16 10,88%
Công nghiệp 7 19,4% 10,78 8,28%
Nông nghiệp 1 2,9% 1,5 1,16%
Tổng
(Nguồn: Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh Bình Thuận)
36 100% 130,16 100%
Nhìn chung qua phân tích cơ cấu đầu tư theo ngành ta thấy tính đến năm 2004:
Ngành du lịch là ngành có số dự án được đầu tư nhiều nhất 16 dự án chiếm tỉ lệ
44,44% tổng số dự án của Tỉnh và tổng vốn đầu tư là 103,717 triệu USD chiếm
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Ngành Thủy sản được xếp ở vị trí thứ 2 sau du lịch, số dự án đầu tư vào ngành
Thủy sản là 12 dự án với tổng vốn là 14,1603 triệu USD chiếm 10,88% trong tổng dự
án Tỉnh. Như vậy, ngành thủy sản cũng là lĩnh vực được quan tâm sau du lịch trong
tương lai vì chúng ta không thể phủ nhận rằng Phan Thiết là 1 trong 3 ngư trường đánh
bắt cá lớn trong cả nước. Do đó ngành này cần được đầu tư hơn nữa nhằm khai thác
hiệu quả hơn những nguồn lợi của Tỉnh .
Ngành công nghiệp: tổng số dự án thu hút được trong ngành này là 7 dự án
(chiếm 19,4 % trên tổng số 36 dự án ) và tổng số vốn đầu tư là 10,78 triệu USD (
chiếm 8,28 % trên tổng vốn đầu tư 130,16 triệu USD). Điều này chứng tỏ Công nghiệp
không thu hút đầu tư nước ngoài mạnh như trong 2 lĩnh vực du lịch và thủy sản vì
nhiều lí do khác nhau trong đó là do hệ thống cơ sở hạ tầng của Tỉnh còn quá yếu kém,
chưa đáp ứng đủ cho những yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp mà đặc biệt là
công nghiệp nặng.
Đối với Nông nghiệp, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này ở Tỉnh
Bình Thuận phải nói là quá yếu, cho đến 2004 chỉ mới thu hút được duy nhất 1 dự án
của Đài Loan – dự án trồng và xuất khẩu cây thanh long từ năm 1998, với số vốn đầu
tư là 1,5 triệu USD (chiếm 1,16 % trong tổng vốn đầu tư vào Tỉnh). Con số này đã
chứng minh rằng đầu tư vào nông nghiệp không được quan tâm nhiều. Một trong
những nguyên nhân đó là việc đầu tư vào Nông Nghiệp rất khó thu lại vốn nhanh nên
thường thì các nhà đầu tư hay e ngại bỏ vốn vào lĩnh vực này. Và cũng có thể do tiềm
năng về nông nghiệp còn hạn hẹp chẳng hạn cơ cấu cây trồng không đa dạng, chúng ta
chưa thể cạnh tranh trái cây với các tỉnh đồng bằng sông cửu long, tỉnh chỉ mới xuất
khẩu nổi trội nhất là cây Thanh Long
Nhìn chung, công tác huy động vốn đầu tư nước ngoài để phát triển tỉnh Bình
Thuận trong thời gian qua còn khá khiêm tốn. Số dự án không nhiều, mức vốn đầu tư
thấp, không duy trì được tính liên tục trong thu hút nguồn vốn rất quan trọng này. Mặc
dù đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương những
năm qua, nhưng nguồn FDI vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu đầu tư của
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
tỉnh.Các dự án có quy mô lớn với các sản phẩm nghành nghề đa dạng vẫn chưa được
các nhà đầu tư nứơc ngoài quan tâm. Trong những năm gần đây, lượng vốn đầu tư
nước ngoài còn thấp nhiều so với lượng vốn đầu tư trong nước tạo cho bộ mặt đa dạng
tỉnh Bình Thuận vẫn thiếu bóng dáng của những nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp của
nước ngoài.
Bảng 12: CÁC ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ Ở BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 1993 – 2004
TỔNG VỐN ĐẦU
TƯ( TRIỆU USD) TÊN NƯỚC SỐ DỰ ÁN
TỶ LỆ % VỐN
ĐẦU TƯ(%)
HOA KỲ 4 79,3 60,92
PHÁP 3 9,017 6,93
NHẬT BẢN 4 5,01 3,85
ĐÀI LOAN 3 2.55 1,96
THÁI LAN 1 0,9 0,69
MALAYSIA 1 0,74 0,57
SINGAPORE 1 2,0 1,54
ANH 1 1,2 0,92
ÚC 3 2,2 1,69
HÀN QUỐC 9 14,86 11,42
BỈ 2 3,384 2,6
HONG KÔNG 1 23 1,54
THỤY SĨ 2 3 2,3
LUXUM 1 4 3,07
TỔNG 36 130,16 100
(Nguồn: Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh Bình Thuận)
Huy động vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài:
Trong những năm qua, để giải quyết tình trạng khó khăn về vốn, Tỉnh Bình
Thuận rất chú trọng đến việc huy động các nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức
ODA và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO), tuy nhiên kết quả đạt được còn
hạn chế do thiếu dự án có hiệu quả, tình hình giải ngân chậm. Nguồn vốn ODA và
viện trợ của NGO thường tập trung cho một số công trình thủy lợi, cảng cá, khu trú
đậu tàu thuyền, tránh bão, giao thông nông thôn, các dự án phát triển y tế, văn hoá,
giáo dục , giải quyết cá vấn đề bức xúc xã hội ... tạo môi trường thuận lợi để thu hút
vốn đầu tư.
Các dự án đầu tư hạ tầng của nguồn vốn ODA cho ngành Tài nguyên vá Môi
trường đã bước đầu được quan tâm để đáp ứng một số nhu cầu đầu tư cấp bách như đo
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký thống kê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
thuộc dự án đa dạng hoá Nông nghiệp khoảng 360 triệu VNĐ góp phần giải quyết đo
đạc cấp sổ cho nhân dân, tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư phát
triển ngành Tài nguyên và Môi trường ngày càng phong phú .
2.2.5. Huy động từ thị trường vốn:
Mặc dầu được xác định là một kênh quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư cho
phát triển kinh tế xã hội, nhưng thị trường vốn vẫn chưa được tỉnh Bình Thuận quan
tâm khai thác. Hầu hết các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đều dựa vào nguồn thu của
ngân sách địa phương và trợ cấp của trung ương. Các doanh nghiệp vẫn chủ yếu dựa
vào ngân hàng khi thiếu vốn đầu tư . Các biện pháp phát hành chứng khoán để huy
động vốn đầu tư cho phát triển ngành tài nguyệnvà Môi trường chưa được áp dụng tại
Bình Thuận.
2.3 Đánh giá chung những kết quả đạt được trong công tác huy động vốn
đầu tư phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận giai đoạn 2000-
2004:
Trong giai đoạn 2000-2004, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, chỉ đạo của UBND
Tỉnh và bằng sự nổ lực của cán bộ công nhân viên trong Ngành, Việc huy động vốn
Ngành Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận đã đạt được một số kết quả nhất định
góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Tỉnh nhà.
- Công tác huy động vốn được thực hiện khá tốt, số lượng vốn đầu tư cho ngành
tài nguyên và Môi trường ngày càng tăng, đặc biệt là vào các năm gần đây (2003,
2004), đã tạo nên sự phát triển nhanh chóng đồng bộ của địa phương, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tiến bộ..
- Các kênh huy động vốn từng bước được đa dạng hoá. vào những năm trước đây
nguồn vốn đầu tư cho ngành Tài nguyên và Môi trường chủ yếu là từ ngân sách và các
doanh nghiệp nhà nước, thì đến nay việc huy động qua các kênh tín dụng, các doanh
nghiệp tư nhân, cá nhân trong và ngoài tỉnh, đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỉ
trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển kinh tế địa phương.
- Công tác thu ngân sách địa phương đạt được một số kết quả nhất định, hàng
năm tổng thu ngân sách đều có sự gia tăng hơn năm trước. Việc điều hành chi ngân
sách có tiến bộ tỉ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách ngày càng tăng.
HVCH: Trần Thị Thu Vân
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Chi đầu tư phát triển đã có sự tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tập
trung phục vụ các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, trong đó có phát triển cơ
sở hạ tầng với quy mô ngày càng lớn và tính chất ngày càng đa dạng, tạo nền tảng cơ
sở vật chất cho việc phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian đến, qua đó tăng sức hấp
dẫn đối với các thành phần kinh tế khác đầu tư.
Tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhưng công tác huy động vốn đầu
tư cho phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường trong thời gian qua vẫn còn những
hạn chế, vướng mắc cần khắc phục:
Lĩnh vực địa chính:
-Việc huy động vốn cho công tác đo đạc xây dựng lưới tọa độ địa chính các cấp
thành lập bản đồ, hồ sơ địa chính phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất
là công tác điều tra cơ bản ban đầu để phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và
giải quyết khiếu nại đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn chậm so với yêu cầu đề
ra.Việc sử dụng tài liệu bản đồ, hồ sơ địa chính
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 44019.pdf