Tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 của công ty giầy Thượng Đình: Luận văn
Một số giải pháp hoàn thiện hệ
thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn iso 9001:2000 của
công ty giầy thượng đình
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nhu cầu doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, sinh viên về hiểu và
ứng dụng những nguyên tắc, nội dung của Quản lý chất lượng theo các tiêu
chuẩn quốc tế ngày càng gia tăng vì hiện nay chất lượng là lời giải quan trọng
cho bài toán hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn cầu hoá nền kinh tế có nghĩa là cả
thế giới là một thị trường, không gian giữa các quốc gia dường như thu hẹp lại và
được đặc trưng bởi 3C:
• Change: sự thay đổi là thường xuyên và chắc chắn.
• Custumer: khách hàng khó tính hơn, đa dạng hơn.
• Competition: sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
Có thể nói rằng, nửa đầu thế kỷ XX là của máy móc, kỹ thuật còn nửa cuối
thế kỷ XX là của chất lượng và điều này vẫn tiếp tục được duy trì cùng với công
nghệ sinh học, siêu vi, kỹ thuật số trong thế kỷ XXI.
Các hệ thống quản lý chất lượ...
92 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 của công ty giầy Thượng Đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Một số giải pháp hoàn thiện hệ
thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn iso 9001:2000 của
công ty giầy thượng đình
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nhu cầu doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, sinh viên về hiểu và
ứng dụng những nguyên tắc, nội dung của Quản lý chất lượng theo các tiêu
chuẩn quốc tế ngày càng gia tăng vì hiện nay chất lượng là lời giải quan trọng
cho bài toán hội nhập kinh tế quốc tế. Toàn cầu hoá nền kinh tế có nghĩa là cả
thế giới là một thị trường, không gian giữa các quốc gia dường như thu hẹp lại và
được đặc trưng bởi 3C:
• Change: sự thay đổi là thường xuyên và chắc chắn.
• Custumer: khách hàng khó tính hơn, đa dạng hơn.
• Competition: sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
Có thể nói rằng, nửa đầu thế kỷ XX là của máy móc, kỹ thuật còn nửa cuối
thế kỷ XX là của chất lượng và điều này vẫn tiếp tục được duy trì cùng với công
nghệ sinh học, siêu vi, kỹ thuật số trong thế kỷ XXI.
Các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, đó là những tinh
tuý của khoa học và nghệ thuật quản lý được đúc kết từ rất nhiều các nhà quản lý
giỏi, từ rất nhiều các phương pháp quản lý chất lượng hiệu quả đã được kiểm
nghiệm trong thực tế sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp các nước trên
khắp thế giới. Trong đó Bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 được coi là
bộ tiêu chuẩn tốt nhất, và được sử dụng nhiều nhất trong các bộ tiêu chuẩn của
ISO(đã có trên 360.000 chứng nhận tại trên 150 quốc gia). ISO 9000 là phương
pháp làm việc khoa học, được coi như là một quy trình công nghệ quản lý mới,
hiện đại giúp các tổ chức chủ động, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong hoạt động
của mình.
Với tầm quan trọng của việc Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế
nói chung và theo Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 nói riêng, em nhận thấy rằng việc
nghiên cứu vấn đề này rất phù hợp với sinh viên khoa khoa học quản lý khi tham
gia thực tập tai công ty Giầy Thượng Đình.
Vì vậy em chọn đề tài : “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001:2000 của công ty giầy thượng đình ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Xây dựng cơ sở lý luận về chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng.
- Có một cái nhìn khái quát về Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2000 của công ty giầy Thượng Đình.
- Đưa ra một số giải pháp mà công ty có thể triển khai trong các kế hoạch
trung và dài hạn và một số kiến nghị đối với công ty trong năm 2008 để hoàn
thiện hệ thống quản lý chất lượng của công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000 của công ty Giầy Thượng
Đình.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn trong hoạt động quản lý Hệ thống chất lượng ISO 9001:2000
của công ty Giầy Thượng Đình.
5. Kết cấu chuyên đề:
Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận , chuyên đề của
em có kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận:
Nêu một số vấn đề cơ bản về chất lượng và quản lý chất lượng; giới thiệu
về Bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
Chương II: Thực trạng việc áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong công ty Giầy Thượng Đình:
- Một số đặc điểm của công ty
- Mô tả khái quát hệ thống quản lý chất lượng của công ty.
- Đánh giá thực trạng áp dụng hệ thống ISO 9001:2000 trong công ty.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện Hệ thống Quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong công ty Giầy Thượng Đình.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp duy vật biện chứng.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp thu thập - thống kê – đánh giá – phân tích.
Phương pháp quan sát – phân tích - tổng hợp.
MỤC LỤC.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................ 11
I. Những vấn đề cơ bản về chất lượng và Quản trị chất lượng: ......... 11
I.1. Chất lượng: ..................................................................................... 11
I.1.1. Một số sai lầm khi hiểu về chất lượng ..................................... 11
I.1.2. Khái niệm về chất lượng : ....................................................... 12
I.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng : ................................ 14
I.2. Quản trị chất lượng(QCS- Quality Cost Schedule): ..................... 19
I.2.1. Khái niệm: ............................................................................... 19
I.2.2. Các đặc điểm cơ bản của Quản trị chất lượng : ...................... 20
I.2.3. Các thuật ngữ cơ bản của Quản trị chất lượng: ...................... 21
I.2.4. Sự cần thiết có một hệ thống quản trị chất lượng trong doanh nghiệp
: ........................................................................................................ 24
II. Tổng quan về ISO và bộ ISO 9000: ................................................ 25
II.1. Giới thiệu chung : ......................................................................... 25
II.2. Sự hình thành và phát triển của ISO 9000: ................................. 26
II.3. ISO 9000 phiên bản 2000 : ........................................................... 27
II.4. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lượng theo ISO: .......... 28
II.5. Tầm quan trọng của việc áp dụng ISO 9000: .............................. 30
II.5.1. Lý do nào doanh nghiệp áp dụng ISO 9000: .......................... 30
II.5.2. Các lợi ích : ........................................................................... 32
II.6. ISO 9001: 2000 : ............................................................................ 33
II.6.1. ISO 9001:2000 là gì: .............................................................. 33
II.6.2. Nội dung cơ bản của ISO 9001:2000 : ................................... 34
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG HỆ
THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 9001:2000 TRONG CÔNG TY GIẦY
THƯỢNG ĐÌNH ........................................................... 36
I. Giới thiệu chung về công ty: ............................................................. 36
I.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: .............................. 36
I.2. Một số đặc điểm của công ty: ......................................................... 39
I.2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ : ............... 39
I.2.2. Nguồn nhân lực: ...................................................................... 41
I.2.3. Thị trường: .............................................................................. 43
II. Hệ thống ISO của công ty: .............................................................. 45
II.1. Các tiêu chuẩn trong ISO 9001:2000 mà công ty Giầy Thượng Đình
áp dụng: ................................................................................................ 46
II.1.1. Tiêu chuẩn 4.2.2 - Sổ tay chất lượng: ..................................... 46
II.1.2. Tiêu chuẩn4.2.3 - Kiểm soát tài liệu:...................................... 46
II.1.3. Tiêu chuẩn 4.2.4 - Kiểm soát hồ sơ: ....................................... 47
II.1.4. Tiêu chuẩn 5.6 – Xem xét của lãnh đạo: ................................. 47
II.1.5. Tiêu chuẩn 6.2.2 – Năng lực nhận thức và đào tạo: ............... 48
II.1.6. Tiêu chuẩn 6.3- Cơ sở hạ tầng: .............................................. 48
II.1.7. Tiêu chuẩn 6.4 – Môi trường làm việc: .................................. 49
II.1.8. Tiêu chuẩn 7.2 – Các quá trình liên quan đến khách hàng: .... 49
II.1.9. Tiêu chuẩn7.4.1 - Quá trình mua hàng: ................................ 50
II.1.10. Tiêu chuẩn7.5.1 - Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ: . 50
II.1.11. Tiêu chuẩn 7.6 - Kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường:50
II.1.12. Tiêu chuẩn 8.2.2 – Đánh giá nội bộ ..................................... 51
II.1.13. Tiêu chuẩn 8.3 - Kiểm soát sản phẩm không phù hợp: ......... 52
II.1.14. Tiêu chuẩn 8.5.2 - Hoạt động khắc phục: ............................. 52
II.1.15. Tiêu chuẩn8.5.3 – Hành động phòng ngừa: ......................... 53
II.2. Sổ tay chất lượng : ........................................................................ 53
II.2.1. Chính sách chất lượng : ......................................................... 53
II.2.2. Sơ đồ tổ chức: ........................................................................ 53
II.2.3. Trách nhiệm , quyền hạn: ....................................................... 55
II.3. Các thủ tục của hệ thống quản lý chất lượng của công ty: ......... 59
II.3.1. Thủ tục kiểm soát tài liệu: - TT.01: ........................................ 59
II.3.2. Thủ tục xem xét của lãnh đạo- TT.02: .................................... 61
II.3.3. Thủ tục quản lý nguồn nhân lực – TT.03: ............................... 63
II.3.4. Thủ tục các vấn đề liên quan đến khách hàng – TT.04: .......... 64
II.3.5. Thủ tục mua hàng – TT.05: .................................................... 65
II.3.6. Thu tục kiểm soát sản xuất – TT.06: ....................................... 66
II.3.7. Thủ tục kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường – TT.07: 67
II.3.8. Thủ tục đánh giá nội bộ - TT.08: ............................................ 68
II.3.9. Thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp – TT.09: ............. 69
II.3.10. Thủ tục hành động khắc phục, hành động phòng ngừa – TT.10:
......................................................................................................... 70
III. Kết quả việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
trong những năm gần đây: ................................................................... 71
III.1. Kết quả đánh giá nội bộ: ............................................................. 71
III.1.1. Đánh giá thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2007 của công ty:
......................................................................................................... 71
III.1.2. Nhận xét chung về kết quả đánh giá nội bộ: .......................... 72
III.2. Việc thực hiện các quá trình trong công ty: ............................... 73
III.2.1. Kết quả sản xuất kinh doanh tính đến hết tháng 10/2007: ..... 73
III.2.2. Đánh giá việc kiểm tra và xác nhận: ..................................... 73
III.2.3. Phân tích xu hướng các quá trình công nghệ và sản phẩm: .. 74
III.2.4. Sự đáp ứng các yêu cầu của nhà cung ứng: .......................... 74
III.2.5. Kết quả thực hiện việc mua hàng: ......................................... 74
III.2.6. Máy móc thiết bị: .................................................................. 75
III.3. Các vấn đề liên quan đến khách hàng:....................................... 75
III.3.1. Xem xét hợp đồng: ................................................................ 75
III.3.2. Quá trình giao mẫu: ............................................................. 75
III.3.3. Kết quả đo lường sự thoả mãn của khách hàng: ................... 75
III.3.4. Nhận giải quyết các thông tin của khách hàng: .................... 76
III.4. Nguồn lực:.................................................................................... 76
III.4.1. Tổng hợp phân tích nguồn lực: ............................................. 76
III.4.2. Công tác tuyển dụng: ............................................................ 77
III.4.3. Công tác đào tạo: ................................................................. 77
III.4.4. Về cơ sở hạ tầng: .................................................................. 77
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN
THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO
9001:2000 CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH: 78
I. Một số giải pháp: ............................................................................... 78
I.1. Đào tạo về chất lượng : .................................................................. 78
I.2. ISO Oline: ....................................................................................... 82
I.3. Thành lập các nhóm chất lượng trong công ty: ........................... 85
I.4. Xây dựng một hệ thống sản xuất tức thới(Just-in-time JIT): .... 87
II. Một số kiến nghị vơi công ty: .......................................................... 88
II.1. Một số tồn tại: ............................................................................... 88
II.2. Một số kiến nghị: .......................................................................... 89
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
Danh mục: Các biểu đồ.
Biểu đồ 1: Vòng tròn quản trị chất lượng theo ISO 9000. ..............................20
Biểu đồ 2: Sự hình thành QMS. .....................................................................23
Danh mục: Các bảng.
Bảng 1 : So sánh giữa Kiểm soát chất lượng (QC), Đảm bảo chất lượng (QA),
Cải tiến chất lượng(QI). .................................................................................24
Bảng 2: Bảng tổng hợp phân tích chất lượng nguồn nhân lực toàn công ty (Ngày
lập 12/10/2007). ............................................................................................41
Bảng 3: Tổng hợp giầy bán năm 2005 – 2006 – 2007 tại thị trường nội địa. ..43
Bảng 4: Tổng hợp giầy xuất khẩu năm 2007..................................................43
Danh mục: Các sơ đồ
Sơ đồ 1: Quá trình cải tiến liên tục của Hệ thống Quản lý chất lượng ISO
9001:2000......................................................................................................30
Sơ đồ 2: Sơ đồ công nghệ sản xuất giầy của công ty giầy Thượng Đình. .......40
Sơ đồ 3: Thủ tục kiểm soát tài liệu. ...............................................................60
Sơ đồ 4: Thủ tục xem xét của lãnh đạo. .........................................................62
Sơ đồ 5: Thủ tục quản lý nguồn nhân lực. .....................................................63
Sơ đồ 6: Thủ tục giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng ..................64
Sơ đồ 7: Thủ tục mua hàng. ...........................................................................65
Sơ đồ 8: Thủ tục kiểm soát sản xuất. .............................................................66
Sơ đồ 9: Thủ tục kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường. ......................67
Sơ đồ 10: Thủ tục đánh giá nội bộ. ................................................................68
Sơ đồ 11: Thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp. .................................69
Sơ đồ 12: Thủ tục hành động khắc phục, hành động phòng ngừa . ................70
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.Những vấn đề cơ bản về chất lượng và Quản trị chất lượng:
I.1.Chất lượng:
I.1.1.Một số sai lầm khi hiểu về chất lượng1
Sai lầm 1: Chất lượng là gì ? Trước đây người ta cho rằng chất lượng là
toàn mỹ, công nghệ hiện đại, khó làm chất lượng. Nhưng thật ra chất lượng chỉ
là sự phù hợp với nhu cầu của chúng ta trong và ngoài tổ chức.
Sai lầm 2: Chất lượng có đo được không và đo bằng gì? Trước đây, người
ta cho là chất lượng không đo được vì nó trìu tượng, cao cấp. Thực ra chất
lượng dễ dàng đo được bằng tiền(chí phí chất lượng ) và các hệ số chất lượng .
Sai lầm 3: Làm chất lượng tốn kém lắm chăng? Họ nghĩ là cần đầu tư
nhiều cho nhà xưởng, dây chuyền sản xuất tiên tiến nhất. Thật ra, chất lượng là
thứ cho không bằng cách làm đúng, làm tốt ngay từ đầu, làm khách hàng luôn
hài lòng, không có phế phẩm, ít sai lỗi, nhanh chóng cung ứng
1 Lưu Thanh Tâm -Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, Nhà xuất bản ĐH quốc gia tphố HCM [trang 20].
Sai lầm 4: Ai chịu trách nhiệm về chất lượng ? Họ nghĩ là công nhân trực
tiếp đứng máy phải chịu trách nhiệm hầu hết khi chất lượng tồi. Thật ra, người
Mỹ cho rằng 85% lỗi về chất lượng thuộc về lãnh đạo, người Nhật cho là 94%,
còn người Pháp cho là 50%do lãnh đạo, còn 25%do giáo dục2:
Sai lầm 5: chú ý tới chất lượng sẽ làm giảm năng suất hoặc ngược lại.Thật
ra nếu mọi người, mọi khâu trong tổ chức làm việc nghiêm túc, hiệu quả cao thì
sẽ vừa đảm bảo sản phẩm , dịch vụ làm ra vừa có chất lượng lại còn hoàn thành
kế hoạch hoặc vựơt mức. Điều đó có thể vì do ít sai sót, không phải tái chế, làm
lại nên giá thành còn có thể hạ thấp.
I.1.2.Khái niệm về chất lượng :
Chất lượng là một khái niệm xuất hiện từ khá lâu, ngày xưa con người còn
phải bận lo “cơm ăn áo mặc”, nên ít quan tâm đến chất lượng . Nay kinh tế đã
phát triển nhờ những tiến bộ lớn trong khoa học công nghệ nên con người lại
muốn “ăn ngon mặc đep”, nói chung là nhu cầu con người ngày càng cao và khắt
khe hơn về chất lượng . Giá cả đã dần nhường chỗ cho chất lượng hàng hóa. Chất
2 Theo 1
50% do
lãnh đạo
25% do giáo
dục
25% do người
thừa hành
lượng hàng hoá là một khái niệm vừa trìu tượng vừa cụ thể. Nhà doanh nghiệp,
người quản lý, chuyên gia, người buôn bán đều hiểu chất lượng dưới góc độ của
họ , do đó rất khó định nghĩa đúng và đầy đủ về chất lượng . Thậm chí càng cố
gắng định nghĩa nó thì ta lại nhận được một định nghĩa không chính xác.
Theo tiêu chuẩn ISO 8402: chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực
thể (đối tượng) tạo cho thực thể(đối tượng) đó có khả năng thoả mãn nhu cầu đã
có hoặc nhu cầu tiềm ẩn.
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông: Chất lượng là tổng thể những tính
chất, thuộc tính cơ bản của sự vật, sự việc làm cho sự vật, sự việc này phân biệt
với sự vật, sự việc khác.
Theo chuyên gia K. Ishikawa: chất lượng là khẳ năng thoả mãn nhu cầu
của thị trường với chi phí nhỏ nhất.
Theo nhà sản xuất: Chất lượng là sản phẩm, dịch vụ phải đáp ứng những
tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra.
Theo người bàn hàng: chất lượng là hàng bàn hết, có khách hàng thường
xuyên.
Theo người tiêu dùng: chất lượng là sự phù hợp với mong muốn của họ,
chất lượng sản phẩm , dịch vụ phải thể hiện các khía cạnh sau
+ thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó
+ thể hiện cùng chí phí
+ gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể.
Với mục đích xem xét về hệ thống quản lý chất lượng thì em thấy định
nghĩa về “chất lượng” trong giáo trình Khoa học quản lý-tập II là phù hợp nhất
Chất lượng sản phẩm là các thuộc tính có giá trị của sản phẩm mà nhờ đó
sản phẩm được ưa thích đắt giá và ngược lại 3
Với cách hiểu như trên, các thuộc tính của sản phẩm phải là:
Sản phẩm phải có ích cho người sử dụng nó, đó là khả năng cung cấp và
thoả mãn nhu cầu cho người cần đến sản phẩm.
Tính khan hiếm, nghĩa là nó không dễ có được
Sản phẩm phải là loại có nhu cầu của người tiêu dùng, nó được nhiều
người sử dụng trưc tiếp hoặc gián tiếp mong đợi.
Sản phẩm phải có khả năng chuyển giao đựơc, tức là phải mang tính
chuyển đổi được về mặt pháp lý và hiện thực.
Sản phẩm phải đắt giá, nghĩa là nó có giá trị cao hơn hẳn so với các sản
phẩm tương tự cùng loại.
I.1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng : 4
a) Các nhân tố từ môi trường bên ngoài:
Tình hình kinh tế thế giới : những thay đổi gần đây trên toàn thế giới đã tạo
ra những thách thức mới trong kinh doanh khiến các doanh nghiệp nhận thức
được vai trò của chất lượng trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.
Chất lượng đã trở thành ngôn ngữ phổ biến chung trên toàn cầu. Những đặc điểm
của giai đoạn ngày nay đã đặt các doanh nghiệp phải quan tâm tới vấn đề chất
lượng là:
Xu hướng toàn cầu hoá với sự tham gia, hội nhập của các doanh nghiệp
vào nền kinh tế thế giới của mọi quốc gia. Đẩy mạnh tự do thương mại quốc tế
3 Chủ biên TS. Đoàn Thị Thu Hà – TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình khoa học quản lý, Nhà xuất bản khoa
học kỹ thuật, Hà Nội 2002.
4 GS.Nguyễn Đình Phan (chủ biên), Giáo trình quản lý chất lượng trong tổ chức, Trường Đại học Kinh tế quốc
dân, trang[27]
Sự phát triển nhanh của tiến bộ khoa học công nghệ ngày càng cao
Cạnh tranh tăng lên cùng với sự bão hoà của thị trường
Vai trò lợi thế về chất lượng đang trở thành hàng đầu
Tình hình thị trường: đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, tạo
lực hút định hướng cho sự phát triển của chất lượng sản phẩm . Sản phẩm chỉ có
thể tồn tại khi nó đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Xu hướng phát triển và hoàn
thiện của chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm và xu hướng vận
động của nhu cầu trên thị trường. Nhu cầu càng phong phú đa dạng, thay đổi
càng nhanh thì chất lượng càng phải nâng lên để đáp ứng nhu cầu kip thời của
khách hàng. Yêu cầu về mức chất lượng đạt được của sản phẩm phải phản ánh
được đặc điểm, tính chất của nhu cầu. Đến lượt mình, nhu cầu lại phụ thuộc vào
tình trạng kinh tế, khả năng thanh toán, trình độ nhận thức, thói quen, phong tục,
truyền thống , văn hoá, lối sống, mục đích sử dụng sản phẩm của khách hàng.
Xác định đúng nhu cầu, cấu trúc, đặc điểm, xu hướng vận động của nhu cầu là
căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất để tăng chất lượng của sản phẩm .
Trình độ khoa học công nghệ:
Trình độ chất lượng của sản phẩm không thể vượt quá giới hạn khả năng
của trình độ tiến bộ khoa học công nghệ của một giai đọan lịch sử nhất định.
Tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất lượng
sản phẩm . Tiến bộ khoa học công nghệ là không giới hạn nhờ đó mà sản phẩm
sản xuất ra luôn có các thuộc tính chất lượng với những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
ngày càng hoàn thiện, mức thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng càng tốt hơn.
Tiến bộ khoa học công nghệ tạo phương tiện điều tra, nghiên cứu khoa học
chính xác hơn, xác định đúng nhu cầu và biến đổi nhu cầu thành đặc điểm sản
xuất hơn nhờ trang bị những phương tiện đo lường dự báo, thí nghiệm, thiết kế
tốt hơn, hiện đại hơn.
Nhờ tiến bộ khoa học công nghệ làm xuất hiện các nguồn lực mới, tốt hơn,
rẻ hơn.
Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh
doanh nhất định, trong đó môi trường quản lý với những chính sách và cơ chế
quản lý kinh tế có tác động trực tiếp và to lớn đến việc tạo và nâng cao chất
lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Cơ chế quản lý tạo môi trường thuận lợi cho
đầu tư, nghiên cứu nhu cầu, thiết kế sản phẩm . Nhưng cũng tạo ra sức ép thúc
đẩy doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua cơ chế khuyến
khích cạnh tranh, bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao tính tự chủ, sáng tạo
cải tiến chất lượng . Mặt khác, nó còn tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,
công bằng, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp đầu tư cải tiến chất lượng
sản phẩm. Một cơ chế phù hợp sẽ kích thích các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư,
cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Các yêu cầu về văn hoá – xã hội:
Ngoài các yếu tố nêu trên, yếu tố văn hoá – xã hội của mỗi khu vực thị
trường, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đến hình thành các đặc
tính chất lượng sản phẩm. Những yếu tố về văn hoá, đạo đức, xã hội và tập tục
truyền thống, thói quen tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp tới các thuộc tính chất
lượng của sản phẩm, đồng thời có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các quy định
bắt buộc mỗi sản phẩm phải thoả mãn những đòi hỏi phù hợp với truyền thống,
văn hoá, đạo đức xã hội của cộng đồng xã hội. Chất lượng là toàn bộ những đặc
tính thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng nhưng không phải tất cả mọi nhu cầu của
cá nhân đều được thoả mãn. Những đặc tính chất lượng của sản phẩm chỉ thoả
mãn toàn bộ nhu cầu cá nhân nếu nó không ảnh hưởng tới lợi ích của xã hội . Bởi
vậy, chất lượng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường văn
hoá-xã hội của mỗi nước.
b) Các nhân tố bên trong doanh nghiệp:
Lực lượng lao động trong doanh nghiệp:
Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản
phẩm. Cùng với công nghệ con người giúp doanh nghiệp đạt chất lượng cao trên
cơ sở giảm chi phí. Chất lượng phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, tay nghề,
kinh nghiêm, ý thức trách nhiệm, tinh thần hiệp tác phối hợp giữa các thành viêm
và mọi bộ phận trong doanh nghiệp. Hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp
ứng được những nhu cầu về thực hiện mục tiêu chất lượng là một trong những
nội dung cơ bản của quản lý chất lượng trong giai đoạn hiện nay.
Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của doanh nghiệp:
Mỗi doanh nghiệp đều tiến hành hoạt động trong những điều kiện xác định
về công nghệ, trình độ hiện đại của máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ của
doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt những doanh
nghiệp tự động hoá cao, có dây chuyền sản xuất hàng loạt. Cơ cấu công nghệ,
thiết bị của doanh nghiệp và khả năng bố trí phối hợp máy móc thiết bị, phương
tiện sản xuất ảnh hưởng lớn đến chất lượng các hoạt động, chất lượng sản phẩm
tạo ra. Công nghệ lạc hậu khó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao, phù hợp
với nhu cầu của khách hàng cả về kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật. Quản
lý máy móc thiết bị tốt, trong đó xác định đúng phương hướng đầu tư đổi mới là
một biện pháp quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.
Khả năng đầu tư đổi mới công nghệ lại phụ thuộc vào tình hình máy móc, thiết bị
hiện có, khả năng tài chính và huy động vốn của các doanh nghiệp. Sử dụng tiết
kiệm có hiệu quả máy móc, thiết bị hiện có kết hợp giữa công nghệ hiện có với
đổi mới để nấng cao chất lượng sản phẩm là một trong những hướng quan trọng
nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.
Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp:
Một trong những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm và hình
thành các thuộc tính chất lượng là nguyên vật liệu. Vì vậy, đặc điểm và chất
lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Mỗi loại
nguyên vật liệu khác nhau sẽ hình thành nên những đặc tính chất lượng khác
nhau. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hoá của nguyên vật liệu là cơ sở quan trọng
cho ổn định chất lượng sản phẩm. Để thực hiện các mục tiêu chất lượng đặt ra
cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng , đặc biệt nguyên liệu cho quá trình sản xuất;
tổ chức tốt hệ thống cung ứng, không chỉ là đảm bảo đúng chủng loại, chất
lượng, số lượng mà còn đảm bảo đúng về mặt thời gian cung ứng. Một hệ thống
cung ứng tốt là hệ thống có sự phối hợp hiệp tác chặt chẽ đồng bộ giữa bên cung
ứng và doanh nghiệp sản xuất. Trong môi trường kinh doanh hiện nay, tạo ra mối
quan hệ tin tưởng, ổn định với một số nhà cung ứng là biện pháp quan trọng đảm
bảo chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp:
Quản lý chất lượng dựa trên quan điểm lý thuyết hệ thống : một doanh
nghiệp là một hệ thống trong đó có sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa các bộ
phận chức năng. Mục tiêu chất lượng đặt ra được dựa trên cơ sở giảm chi phí phụ
thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức quản lý của mỗi doanh nghiệp. Chất lượng của
hoạt động quản lý phản ánh chất lượng của doanh nghiệp. Sự phối hợp khai thác
hợp lý giữa các nguồn lực hiện có để tạo ra sản phẩm lại phụ thuộc vào nhận
thức, sự hiểu biết về chất lượng và plý chất lượng, trình độ xây dựng và chỉ đạo
tổ chức thực hiện chương trình, chính sách, mục tiêu chất lượng của cán bộ quản
lý của doanh nghiệp. Theo W. Edwards Deming thì có tới 85% những vấn đề về
chất lượng do hoạt động quản lý gây ra. Vì vậy, hoàn thiện quản lý là cơ hội tốt
cho nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn nhu cầu của khách hàng cả về chi
phí và các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật.
I.2. Quản trị chất lượng(QCS- Quality Cost Schedule):
III.1. Khái niệm:5
Quản trị chất lượng là một hệ thống các hoạt động, các biện pháp và quá
trình hành chính, xã hội, kinh tế - kỹ thuật dựa trên những thành tựu khoa học
hiện đại, nhằm sử dụng những tiềm năng để đảm bảo, duy trì và không ngừng
cải tiến chất lượng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của xã hội với chi phí nhỏ
nhất.
Quản trị chất lượng là tập hợp những hành động của chức năng quản trị
nhằm xác định mục tiêu, chính sách chất lượng cũng như trách nhiệm thực hiện
chúng thông qua các biện pháp: lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo chất lượng ,
cải tiến chất lượng trong khuôn khổ của hệ thống.
Quản trị chất lượng thể hiện trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh và được mô tả thành vòng tròn chất lượng
5 Lưu Thanh Tâm -Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, Nhà xuất bản ĐH quốc gia tphố HCM
trang 35].
Biểu đồ 1: Vòng tròn quản trị chất lượng theo ISO 9000.
III.1. Các đặc điểm cơ bản của Quản trị chất lượng :
Mục tiêu cơ bản là 3P: (Performance, Price, Punctuality) hoặc (Right
quality, Right Price, Right time).
Ý tưởng chất lượng của quản trị chất lượng là “Không sai lỗi”
(ZD- Zero defect).
Chiến thuật để thực hiện là PPM (Planning, Preventing, Monitoring), với
phương châm “làm đúng ngay từ đầu”(Do right the first time), “Không có hàng
tồn kho”(Non stock product) hoặc “Kịp thời đúng nhu câu”(JIT- Just in times).
Quản trị chất lượng luôn quan tâm đến con người.
Chất lượng là trên hết, không phải lợi nhuận là trên hết.
Khách
hàng
Doanh
nghiệp
Sản xuất thử
Thử nghiệm, kiểm tra
Đóng gói, bảo quản
Bán và lắp đặt
Dịch vụ sau bán hàng
Nghiên cứu sản phẩm mới
Nhà cung cấp
Quản trị ngược dòng theo Ohno-Toyota: do quản trị chất lượng chú trọng
đến sự kiện và quá trình nhiều hơn là đến kết quả, nên đã đi ngược trở lại công
đoạn đã qua để tìm ra nguyên nhân của vấn đề (bằng cách đặt câu hỏi).
Tiến trình tiếp theo đó là khách hàng: khách hàng không chỉ là người mua
sản phẩm mà còn là kỹ sư, công nhân làm việc trong các giai đoạn kế tiếp theo
công việc của phân xưởng.
Quản trị chất lượng hướng tới khách hàng chứ không phải hướng về người
sản xuất: chuyển từ việc nhấn mạnh việc giữ chất lượng trong suốt quá trình
sang việc xây dựng chất lượng cho sản phẩm bằng cách thiết kế và làm ra các
sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.
III.1. Các thuật ngữ cơ bản của Quản trị chất lượng:
a) Kiểm tra chất lượng (Inspection- I): đo, xét, thử nghiệm nhằm loại bỏ phế
phẩm hoặc tái chế
b) Chính sách chất lượng (Quality Policy- QP): Theo TCVN ISO 8402 thì đó là
những ý đồ và định hướng chung về chất lượng của một doanh nghiệp, do cấp
lãnh đạo cao nhất chính thức đề ra và phải được tập thể thành viên trong tổ
chức biết và không ngừng được hoàn thiện.
c) Kiểm soát chất lượng(Quality control- QC): là những hoạt động kỹ thuật, tác
nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu đề ra.
d) Mục tiêu chất lượng (Quality objectives-QO): đó là sự thể hiện bằng văn bản
các chỉ tiêu, các quan tâm cụ thể(đối tượng hoặc đặc tính) của các tổ chức do
ban lãnh đạo thiết lập, nhằm thực thi chính sách chất lượng theo từng giai
đọng
e) Hoạch định chất lượng (QualityPlanning- QP); xác định và thự hiện chính
sách đã được vạch ra , gồm : việc lập mục tiêu, yêu cầu chất lượng và về các
yếu tố của hệ thống Quản trị chất lượng . Trong thực tế, có thể dùng lưu đồ để
hoạc định quá trình Quản trị chất lượng gồm các công việc cụ thể là:
Xác lập những mục tiêu chất lượng tổng quát và chính sách chất lượng .
Xác định kế hoạch.
Hoạch định các đặc tính của sản phẩm thoả mãn nhu cầu.
Hoạch định các quá trình có khả năng tạo ra đặc tính trên.
Chuyển giao kết quả kế hoạch hoạch định cho các bộ phận tác nghiệp.
f) Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance- QA) :là các hoạt động có kế hoạch
và hệ thống được tiên hành trong hệ thống quản trị chất lượng và được chứng
mình là đủ mức cần thiết để tạo sự thoả đáng rằng người tiêu dùng sẽ thoả
mãn các yêu cầu chất lượng . Các hoạt động đảm bảo chất lượng gồm :
tổ chức các hoạt động nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng như yêu
cầu
đánh giá việc thực hiện chất lượng trong thực tế doanh nghiệp.
So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện sai lệch.
Điều chỉnh để đảm bảo đúng yêu cầu.
g) Hệ thống quản trị chất lượng (Quality Management System- QMS) bao gồm
các cơ chế, thủ tục, quá trình và các nguồn lực cần thiết để thực hiện quản trị
chất lượng . Xây dựng quản trị chất lượng là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn
tiêu chuẩn ISO nào áp dụng. Các thủ tục trong quản trị chất lượng phải được
văn bản hoá và lưu trữ thành hệ thống tư liệu
h) Tư liệu của quản trị chất lượng (Quality management system documentation-
QMSD) là những bằng chứng khách quan của các hoạt động đã được thực
hiện hay của các kết quả đã đạt được . Gồm:
Sổ tay chất lượng : là tài liệu công bố chính sách chất lượng và mô tả hệ
thống chất lượng của tổ chức.
Các thủ tục: là cách thức đã định để thực hiện một hoạt động.
Hướng dẫn công việc: là hướng dẫn thực hiện một công việc cụ thể.
i) Cải tiến chất lượng (Quality improvement-QI) là các hoạt động được thực
hiện trong toàn bộ tổ chức để làm tăng hiệu quả của các hoạt động và các quá
trình nhằm làm tăng lợi nhuận cho tổ chức và khách hàng. Gồm:
Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm
Thực hiện công nghệ mới
Thay đổi quá trình , giảm khuyết tật.
Tóm lại có thể mô tả Hệ thống quản trị chất lượng như sau:
Biểu đồ 2: Sự hình thành QMS.
QMS
(QO, QP, QD)
QI
QC
QA
QC QA QI
QC tạo ra kết quả Là kết quả của QC Là quá trình và cố gắng
để có kết quả tốt hơn.
QC được áp dụng để
tìm ra nguyên nhân và
sai sót.
QA được áp dụng để
ngăn ngừa nguyên nhân
của sai sót.
Là các bước liên tục
nhằm tăng dần tính bền
vững của hệ thống.
QC sử dụng các phương
tiện tác nghiệp để đạt
được các yêu cầu chất
lượng đã thiết kế.
Tạo lòng tin với khách
hàng nội bộ và bên
ngoài rằng yêu cầu chất
lượng được thoả mãn.
Đầu tư ít nhưng nhằm
nỗ lực vào con người,
tập thể sáng tạo để duy
trì và phát triển .
Bảng 1 : So sánh giữa Kiểm soát chất lượng (QC), Đảm bảo chất lượng (QA), Cải tiến chất lượng(QI).
III.1. Sự cần thiết có một hệ thống quản trị chất lượng trong doanh nghiệp :
Một doanh nghiệp cần có một hệ thống quản trị chất lượng xuất phát từ
những lý do sau:
a) Hệ thống quản lý kinh tế thống nhất: quản trị chất lượng là quản lý về mặt
chất của hệ thống(doanh nghiệp) trong mối liên quan đến bộ phận, mọi con
người, mọi công việc trong suốt quá trình hoạt động của hệ thống(doanh
nghiệp). Để đạt được mức chất lượng cao nhưng ít tốn kém nhất, cần phải quản
lý và kiểm soát mọi yếu tố của các quy trình, đó là mục tiêu lớn nhất của quản
trị chất lượng trong doanh nghiệp ở mọi quy mô.
b) Cạnh tranh của sản phẩm , của doanh nghiệp :
Hạ giá thành sản phẩm.
Quản trị chất lượng đồng bộ.
Giao hàng đúng lúc.
c) Nhu cầu của khách hàng: Người tiêu dùng có nhu cầu ngày càng cao, đa
dạng và phong phú do hiểu biết nhiều hơn, quyền lựa chọn rộng hơn. Bằng
chứng là sự ra đời của tổ chức tiêu dùng quốc tế International Consumption
(IC).
d) Nhân tố con người: để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cần
thiết phải kích thích, lôi cuốn sự nhiệt tình tham gia đóng góp của toàn thể nhân
viên vào họat động quản trị chất lượng trên tinh thần nhân văn là nâng cao hiệu
quả cho doanh nghiệp .
e) Đòi hỏi sự cân bằng giữa chất lượng và môi trường: do kinh tế tăng
trưởng nhanh, con người đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, làm ô nhiễm
môi trường, các nhà sản xuất cần phải có một hệ hệ thống quản trị chất lượng
tốt từ khâu thiết kế, thẩm định, lập kế hoạch, đến sản xuất , tiêu dùng và việc xử
lý các sản phẩm sau khi tiêu dùng.
f) Yêu cầu về tiết kiệm trong sản xuất , chống lãng phí tiêu dùng: tiết kiệm là
tìm giải pháp tối ưu cho việc sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, sản xuất ra sản
phẩm có chất lượng cao, có hàm lượng chất xám cao. Do đó doanh nghiệp phải
áp dụng những phương pháp tổ chức quản lý hệ thống có hiệu quả để sử dụng
tối đa nguốn lực. Nhà nước và doanh nghiệp phải có nhận thức đúng đắn về
giáo dục, đào tạo và huấn luyện con người.
II.Tổng quan về ISO và bộ ISO 9000:
II.1.Giới thiệu chung :
Là một tổ chức phi chính phủ, ra đời năm 1947, trụ sở chính ở Geneve-
Thụy Sỹ. Ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Nga.
Phạm vi hoạt động là tất cả các lĩnh vực trừ điện tử thuộc IEC
(International Electronical Committee)
Việt Nam gia nhập ISO 9000 năm 1977 với tư cách là thành viên quan sát
, nay là thành viên tham gia và Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt
Nam thuộc bộ Khoa học công nghệ cũng đưa tiêu chuẩn ISO 9000 vào hệ thống
tiêu chuẩn Việt Nam với ký hiệu TCVN ISO 9000.
ISO được xây dựng trên 150 tiêu chuẩn tiêu chuẩn quốc gia xây dựng nên,
trên 13000 bộ ISO đã được xuất bản.
Các bộ tiêu chuẩn ISO được xem xét lại ít nhất 5 năm một lần.
Trên 350.000 chứng nhận tại trên 150 quôc gia.
Là bộ tiêu chuẩn tốt nhất, và được sử dụng nhiều nhất trong các bộ tiêu
chuẩn của ISO.
II.2.Sự hình thành và phát triển của ISO 9000:
Do có những nhận thức khác nhau về chất lượng giữa các quốc gia nên
Viên tiêu chuẩn Anh BSI đã đề nghị ISO thành lập một uỷ ban về kỹ thuật để
phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật và thực hành bảo đảm chất lượng .
1955: Uỷ ban đảm bảo chất lượng của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương-
NATO đã thực hiện các dự án chất lượng như: Tàu vũ trụ Apollo của NASA,
may bay chiến đấu F, máy bay siêu thanh Concorde của Anh –Pháp, tàu vượt
đại dương Titanic của Mỹ.
1969: Năm 1969 Anh, Pháp thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn quốc phòng
với các hệ thống đảm bảo chất lượng của người thầu phụ thuộc vào các thành
viên của NATO.
1972:
+ Các tiêu chuẩn quốc phòng Anh, DEFSTAN 05,21, 24, 26, 29 tiến
hành xem xét hệ thống quản trị chất lượng của người thầu phụ trước khi ký hợp
đồng. Các thành viên NATO cũng làm như vậy.
+ Viện tiêu chuẩn Anh ban hành BS 4778 - Thuật ngữ đảm bảo chất
lượng và BS 4851 - Hướng dẫn đảm bảo chất lượng .
1979: BS 5750 tiền thân của ISO 9000.
1978:
+ ISO đã chấp nhận hầu hết các tiêu chuẩn BS 5750 thành ISO 9000.
Các thành viên của EC, EFTA chấp nhận và đề nghị thành viên áp dụng. Hiệp
hội kiểm soát chất lượng Mỹ (ANSI) ban hành Q-90 dựa trên ISO 9000.
+ Công bố tiêu chuẩn ISO 9000.
1994: soát xét chỉnh lý lại bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (gồm 24 tiêu chuẩn
khác nhau).
1995:
+ Ban hành ISO 14000,01,04 về hệ thống quản lý môi trường EMS.
1999: Soát xét, lấy ý kiến và chỉnh lý lại toàn bộ tiêu chuẩn ISO
9000:1994.
2000: công bố phiên bản mới ISO 9000:2000 (15112) cuối tháng 12/2001
đã có trên 140 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới chấp nhận ISO 9000 như
tiêu chuẩn chất lượng quốc gia.
II.3.ISO 9000 phiên bản 2000 :
Bộ ISO 9000 : 2000 bao gồm 4 bộ tiêu chuẩn chủ yếu như sau :
Bộ ISO 9000 : 2000 - mô tả cơ sở của hệ thống quản lý chất lượng và giải
thích các thuật ngữ.
Bộ ISO 9001: 2000 - quy định những yêu cầu cơ bản của hệ thống quản lý
chất lượng của một tổ chức thay cho các bộ ISO 9001/9002/9003:94.
Bộ ISO 9004 : 2000 - hướng dẫn cải tiến việc thực hiện hệ thống quản lý
chất lượng.
Bộ ISO 19011 : 2001 - hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và
hệ thống quản lý môi trường.
Đối với nước ta hiện nay bộ ISO được coi như là một quy trình công nghệ
quản lý mới, giúp cho mỗi tổ chức có khả năng tạo ra sản phẩm (dịch vụ) có chất
lượng thảo mãn lợi ích khách hàng . Bộ ISO 9000 có thể được áp dụng cho bất
kỳ một loại hình tổ chức nào (doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, cơ quan hành
chính....). Chính vì vậy, mỗi một nước, mỗi ngành phải có sự nhận thức vận dụng
cho phù hợp.
II.4.Các nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lượng theo ISO:
Nguyên tắc 1: Định hướng bởi khách hàng
Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các
nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, để không chỉ đáp ứng mà còn phấn
đấu vượt cao hơn sự mong đợi của họ.
Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo
Lãnh đạo thiết lập thống nhất đồng bộ giữa mục đích và đường lối của
doanh nghiệp. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong doanh
nghiệp để hoàn toàn lôi cuốn mọi người trong việc đạt được các mục tiêu của
doanh nghiệp.
Nguyên tắc 3: Sự than gia của mọi người.
Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một doanh nghiệp và sự tham
gia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho doanh
nghiệp.
Nguyên tắc 4: Quan điểm quá trình:
Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách có hiệu quả khi các nguồn lực
và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình.
Nguyên tắc5: Tính hệ thống:
Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan
lẫn nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp.
Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi
doanh nghiệp. Muốn có được khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao
nhất, doanh nghiệp phải liên tục cải tiên .
Sơ đồ 1: Quá trình cải tiến liên tục của Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện
Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh
muốn có hiệu quả phải được xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông
tin.
Nguyên tắc 8: Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng.
Doanh nghiệp và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau, và mối quan hệ
tương hỗ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị.
II.5.Tầm quan trọng của việc áp dụng ISO 9000:
II.5.1.Lý do nào doanh nghiệp áp dụng ISO 9000:
Đòi hỏi của hội nhập:
+ Vượt qua rào cản TBT(technical barries to trade) trong thương mại
quốc tế, tháo gỡ dần rào cản xuất nhập khẩu.
+ Yêu cầu của công ty mẹ, hay tập đoàn công ty đa quốc gia đối với
công ty con, chi nhánh.
Đòi hỏi của thị trường:
+ Mở rộng thị trường, giảm chi phí, tăng uy tín, thoả mãn khách hàng.
+ Dễ có cơ hội thắng thầu trong các hợp đồng đòi hỏi chất lượng theo
ISO 9000.
+ Thuận tiện cho quảng cáo sản phẩm, xuất khẩu vào các thị trường
khó tính.
Đòi hỏi từ nội bộ doanh nghiệp :
+ Vì đối thủ cạnh tranh đang áp dụng hệ thống này.
+ để chứng minh sự phù hợp với yêu cầu quản lý hiện đại.
+ Nâng cao hiệu quả điều hành nội bộ, nâng cao tinh thần đồng đội,
phát huy sáng tạo, phù hợp với cải tiến toàn diện.
Các yêu cầu của hợp đồng: khách hàng định rõ nhà cung ứng phải có hệ
thống quản lý chất lượng được công nhận hoạc áp dụng theo hệ thống tiêu
chuẩn của khách hàng.
Các yêu cầu pháp quy: theo quy định các tổ chức sản xuất phải có hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn được quy định.
Xuất phát từ thị trường: nâng cao danh tiếng của tổ chức thông qua việc
đạt công nhận do tổ chức độc lập cấp. Có lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh khác
trong việc chào mởi khách hàng
II.5.2.Các lợi ích :
Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng:
"Một hệ thống quản lý tốt sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt". Một hệ
thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9000 sẽ giúp công ty quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh một cách có hệ thống và kế hoạch, giảm thiểu và loại
trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại. Cải tiến liên
tục hệ thống chất lượng, như theo yêu cầu của tiêu chuẩn, sẽ dẫn đến cải tiến liên
tục chất lượng sản phẩm. Như vậy, Hệ thống chất lượng rất cần thiết để cung cấp
các sản phẩm có chất lượng.
Tăng năng suất và giảm giá thành:
Thực hiện hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 giúp công ty tăng
năng suất và giảm giá thành. Hệ thống chất lượng theo ISO 9000 sẽ cung cấp các
phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và có sự
kiểm soát chặt chẽ qua đó sẽ giảm tối thiểu khối lượng công việc làm lại và chi
phí xử lý sản phẩm sai hỏng và giảm được lãng phí về thời gian, nguyên vật liệu,
nhân lực và tiền bạc. Đồng thời, nếu công ty có hệ thống chất lượng phù hợp với
tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ giảm được chi phí kiểm tra, tiết kiệm được cho cả công
ty và khách hàng.
Tăng tính cạnh tranh:
Hệ thống chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO 9000 ngày càng trở nên
quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Có được một hệ thống chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ đem đến cho
doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh, vì thông qua việc chứng nhận hệ thống chất
lượng phù hợp với ISO 9000 doanh nghiệp sẽ có bằng chứng đảm bảo với khách
hàng là các sản phẩm họ sản xuất phù hợp với chất lượng mà họ đã cam kết.
Trong thực tế, phong trào áp dụng ISO 9000 được định hướng bởi chính người
tiêu dùng, những người luôn mong muốn được bảo đảm rằng sản phẩm mà họ
mua về có chất lượng đúng như chất lượng mà nhà sản xuất đã khẳng định. Một
số hợp đồng mua hàng ghi rõ, sản phẩm mua phải kèm theo chứng nhận hệ thống
chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9000. Một số doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ
hội kinh doanh chỉ vì họ thiếu giấy chứng nhận ISO 9000. Trong giai đoạn hiện
nay có thể nói rằng chứng chỉ ISO 9000 không còn là lợi thế cạnh tranh mà đã
trở thành điều kiện tiên quyết mà các doanh nghiệp cần phải có để có thể cạnh
tranh, tồn tại và phát triển trong thị trường có tính cạnh tranh ngày càng cao.
Tăng uy tín của công ty về đảm bảo chất lượng:
Áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9000 sẽ cung cấp bằng chứng
khách quan để chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty và chứng
minh cho khách hàng thấy rằng các hoạt động của công ty đều được kiểm soát.
Hệ thống chất lượng còn cung cấp những dữ liệu để sử dụng cho việc xác định
hiệu quả quá trình, các thông số về sản phẩm, dịch vụ nhằm không ngừng cải tiến
hiệu quả hoạt động và nâng cao sự thoả mãn khách hàng.
II.6.ISO 9001: 2000 :
II.6.1.ISO 9001:2000 là gì:
Đó là tiêu chuẩn quốc tế mới nhất về hệ thống quản lý chất lượng đã được
Tổ chức Tiêu chẩn hóa Quốc tế ISO ban hành vào tháng 12/2000 sau khi sửa đổi
các tiêu chẩn phiên bản 1994 .
ISO 9001:2000 là phương pháp làm việc khoa học, được coi như là một
quy trình công nghệ quản lý mới, giúp các tổ chức chủ động, sáng tạo, đạt hiệu
quả cao trong hoạt động của mình. Xét trên các mặt cụ thể thì ISO 9001:2000 có
các lợi ích cơ bản sau đây:
Thúc đẩy cả hệ thống làm việc tốt, đặc biệt giải phóng người lãnh đạo khỏi
công việc sự vụ lặp đi lặp lại.
Ngăn chặn được nhiều sai sót nhờ mọi người có tinh thần trách nhiệm cao
và tự kiểm soát được công việc của chính mình.
Tạo điều kiện xác định nhiệm vụ đúng và cách đạt được kết quả đúng.
Lập văn bản các hoạt động một cách rõ ràng, từ đó làm cơ sở để giáo dục,
đào tạo nhân lực và cải tiến công việc có hệ thống.
Cung cấp cách nhận biết, giải quyết các sai sót và ngăn ngừa chúng tái
diễn.
Cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sản phẩm
(dịch vụ) của tổ chức và mọi hoạt động đều đã được kiểm soát.
Cung cấp dữ liệu phục vụ cho hoạt động cải tiến.
II.6.2. Nội dung cơ bản của ISO 9001:2000 :
Tạo môi trường làm việc :môi trường làm việc là tập hợp các điều kiện
để thực hiện một công việc.
Chú thích: Điều kiện bao gồm cả các yếu tố vật chất, xã hội, tâm lý và môi
trường (ví dụ như nhiệt độ, hệ thống thừa nhận, ergonomic và thành phần không
khí).
Chính sách chất lượng :chính sách chất lượng là ý đồ và định hướng
chung của một tổ chức có liên quan đến chất lượng được lãnh đạo cao nhất
công bố chính thức.
Mục tiêu chất lượng.
Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng.
Sổ tay chất lượng.
Quản lý nguồn nhân lực:
+ Xây dựng chức năng nhiệm vụ .
* Của đơn vị.
* Của từng thành viên.
+ Mô tả công việc của từng chức danh ( tên chức danh, các yêu cầu
về trình độ, hiểu biết, làm đựợc những việc được giao, nhiệm vụ giao , quyền hạn
và người thay thế khi vắng mặt).
Quản lý hệ thống văn bản, tài liệu văn thư lưu trữ.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2000 TRONG CÔNG TY
GIẦY THƯỢNG ĐÌNH
I.Giới thiệu chung về công ty:
I.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH
Địa chỉ: 277 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội.
Điện Thoại: (04)8586628 – 8544321 Fax: (04)8582063
Email: tdfootwear@fpt.vn.
Website:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0104000224, ngày cấp:
01/09/2005, nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.
Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH NN một thành viên.
Người đại diện pháp lý: Ông Phạm Tuấn Hưng.
Vốn đăng ký kinh doanh: 50 tỷ đồng.
Lĩnh vực hoạt động : Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu giầy dép các
loại
Nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 năm 1999.
Tổng số lao động: 2300 người, trong đó có 1900 người áp dụng hệ thống
ISO.
Diện tích mặt bằng:
+ Khu công nghiệp Thượng Đình-Hà Nội: 35.000 m2
+ Khu công nghiệp Đồng Văn-Hà Nam: 108.000m2
Năng lực sản xuất :
+ 03 dây chuyền sản xuất giầy vải, sản lượng: khoảng 4 triệu đôi
giầy/năm.
+ 04 dây chuyền sản xuất giầy thể thao, dép, sản lượng khoảng 2 triệu
đôi/năm.
Năng lực công nghệ:
+ 1 phòng thiết kế-chế thử mẫu.
+ 1 phòng kỹ thuật công nghệ.
+ 1 phòng thí nghiệm hoàn chỉnh.
Sản phẩm và những thành tích về chất lượng :
+ Sản phẩm chính:
• Giầy vải.
• Giầy thể thao.
• Dép Sandal.
• Giầy da.
+ Một số thành tích đạt được :
• Chứng chỉ ISO 9001:2000
• Giải thưởng chất lượng Vàng quốc gia Việt Nam năm 2000
• Ngoài ra còn được nhiều huy chương vàng tại các hội chợ
triển lãm trong nước và quốc tế.
Thị trường và một số khách hàng truyền thống:
+ Thị trường quốc tế: Pháp, Tây Ban Nha, Ý , Thuỵ Điển, Đức, Hà
Lan, Anh, Bồ Đào Nha, Venezuela, Bỉ, Chi Lê, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico…
+ Thị trường trong nước: mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước:
• 01 chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh.
• 02 Tổng đại lý tại Hà Nội và Đà Nẵng.
• 34 đại lý các tỉnh và thành phố khác.
*Lịch sử hình hình thành và phát triển của công ty:
Thành lập năm 1957, tiền thân là xưởng X30 thuộc Cục quân nhu – Tổng
cục hậu cần – Quân đội nhân dân Việt Nam. Với gần 200 CBCNV có nhiệm vụ
sản xuất mũ cứng, dép cao su phục vụ cho quân đội, công nghệ chủ yếu là thủ
công và bán cơ khí.
Năm 1961: Xí nghiệp X30 được điều chuyển về Sở công nghiệp Hà Nội –
UBND thành phố Hà Nội.
Năm 1967, xí nghiệp X30 tiếp nhận một số đơn vị khác và đổi tên thành
Nhà máy cao su Thuỵ Khuê.
Năm 1970, sát nhập với Xí nghiệp giầy vải Hà Nội và có chức năng nhiệm
vụ chủ yếu là: Sản xuất mũ, giầy và các sản phẩm từ cao su phục vụ cho quân
đội, xuất khẩu sang Liên Xô, các nước Đông Âu và thị trường trong nước.
Năm 1978, hợp nhất với Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình và lấy tên là Xí
nghiệp giầy vải Thượng Đình.
Năm 1993, chính thức mang tên Công ty giầy Thượng Đình.
Tháng 7/2004, Công ty giầy Thượng Đình thành lập thêm nhà máy Giầy
da xuất khẩu Hà Nam tại khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam.
Từ tháng 8/2005, Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH NN một thành
viên giầy Thượng Đình, trực thuộc UBND thành phố Hà Nội. Hiện tại Công ty
có trên 2000 CBCNV và 7 dây chuyền sản xuất giầy dép hiện đại.
I.2.Một số đặc điểm của công ty:
III.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ :
Các quá trình sản xuất của công ty được liên kết chặt chẽ với nhau và có 6
quá trình:
1. Quá trình Bồi.
2. Quá trình Cắt.
3. Quá trình May.
4. Quá trình Cán.
5. Quá trình Gò.
6. Quá trình Bao gói.
Đầu ra của quá trình trước là đầu vào của quá trình sau và được thực hiện theo 02
công nghệ sản xuất Giầy vải và sản xuất Giầy thể thao
Sơ đồ 2: Sơ đồ công nghệ sản xuất giầy của công ty giầy Thượng Đình.
Nhận xét:
Qua sơ đồ công nghệ sản xuất giầy của công ty ta thấy rằng công ty đã tận
dụng được lợi thế của việc đa dạng hoá sản phẩm. Hai quy trình công nghệ gần
như giống nhau, điều này tạo thuận lợi cho việc phổ biến, tiếp cận quy trình,
đào tào công nhân.
Đồng thời tạo sự cơ động trong sản xuất của công ty, khi thiếu người ở
khu vực sản xuất nào (giầy vải, giầy thể thao, giầy da, dép) là có thể điều động
Yêu cầu
của sản
phẩm
QUÁ TRÌNH BỒI
QUÁ TRÌNH CẮT
QÚA TRÌNH MAY
QUÁ TRÌNH GÒ-
LƯU HOÁ
QUÁ TRÌNH BAO GÓI
Sản phẩm thoả
mãn khách hàng
Yêu cầu
của sản
phẩm
QUÁ TRÌNH BỒI
QUÁ TRÌNH CẮT
QÚA TRÌNH MAY
QUÁ TRÌNH
GÒ-S.X ĐẾ.
QUÁ TRÌNH BAO GÓI
Sản phẩm thoả
mãn khách hàng
QUÁ TRÌNH
CÁN
2.CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẦY THỂ THAO /
GIẦY DA/ GIÉP:
1.CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẦY
VẢI:
công nhân từ khu vực khác sang, mà vẫn có thể nhanh chóng đáp ứng yêu cầu
sản xuất của khu vực thiếu này. Thêm nữa là trong quá trình sản xuất có thể tận
dụng được máy móc để cung ứng đầu vào cho những khâu giống nhau của cả 2
công nghệ.
Cũng từ sự tương thích , giống nhau giữa 2 công nghệ sản xuất của công ty
nên tạo thuận lợi cho việc áp dụng những yêu cầu , định mức kinh tế- kỹ thuật
của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 cho toàn công ty.
III.1. Nguồn nhân lực:
Bảng 2: Bảng tổng hợp phân tích chất lượng nguồn nhân lực toàn công ty (Ngày lập 12/10/2007).
Chức danh Số lượng Đánh giá Trình độ
Tốt Khá TB Ko đạt ĐH CĐ TC PT
Cán bộ quản lý 84 77 7 39 3 11 31
NV nghiệp vụ 117 64 51 2 42 10 27 38
NV Kỹ thuật 37 24 12 1 3 2 4 28
NV thừa hành dịch vụ 50 31 19 3 5 42
Công nhân cơ khí 55 51 4 6 7 4 38
Công nhân sản xuất 1215 567 501 137 10 8 5 19 1183
Học sinh 183 15 19 38 57 1 13 169
Tổng 1741 829 613 178 67 101 28 83 1529
Cơ cấu trình độ nhân lực của Cty Giầy Thượng Đình
ĐH
6%
CĐ
2%
PT
87%
TC
5%
Nguồn Phòng Tổ chức.
Nhận xét:
Công ty giầy Thượng Đình hoạt động trong ngành Da giầy - dệt may, với
đặc tính ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông. Chính vì vậy, lao động phổ
thông chiếm 87% tổng số lao động trong công ty. Tiếp theo đó là nhân lực có
trình độ đại học chiếm 6% lao động toàn công ty, trong đó tập trung nhiều nhất
vào khối nhân viên nghiệp vụ chiếm 41,58% và khối lãnh đạo chiếm 38,61% số
nhân viên có trình độ đại học. Đây là một điều rất thuận lợi cho công ty trong
việc nghiên cứu, phổ biến và áp dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000
vào hoạt động của công ty.
Theo đánh giá của công ty dựa vào những tiêu chí được lập trên những yêu
cầu của ISO 9001:2000 về đánh giá nội bộ thì số lao động được đánh giá loại Tốt
chiếm 47,62% loại Khá chiếm 35.1% , như vậy là sau gần 10 năm áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào công ty thì các cán bộ công nhân
viên trong công ty đã được phổ biến và áp dụng tương đối tốt.
III.1. Thị trường:
a) Thị trường nội địa:
Bảng 3: Tổng hợp giầy bán năm 2005 – 2006 – 2007 tại thị trường nội địa.
Đơn vị tính: 1000 đôi.
Thị trường 2005 2006 2007
Miền Bắc 740 714 679
Miền Trung 710 700 676
Miền Nam 1449 1400 1352
Tổng 2899 2814 2707
Số lượng giầy tiêu thụ tại các miền năm 2007
Miền Bắc
25%
Miền Trung
25%
Miền Nam
50%
Nguồn Phòng Tiêu Thụ.
Các sản phẩm của công ty Giầy Thượng Đình tiêu thụ ở thị trường nội địa
là: giầy thời trang, giầy trẻ em, giầy bảo hộ lao động. Công ty có 3 tổng đại lý
lớn ở 3 miền, mỗi tổng đại lý phụ trách 7 đến 8 đại lý nhỏ tại các tỉnh. Theo bảng
số liệu trên thì doanh số tiêu thụ ở thị trường miền Nam gấp đôi hai miền còn lại.
b) Thị trường xuất khẩu:
Bảng 4: Tổng hợp giầy xuất khẩu năm 2007.
Thị trường xuất khẩu trực tiếp Lượng ( đôi) Giá trị ( 1000 USD)
Pháp 655,436 2,523,462 28.20843
Tây Ban Nha 317,167 1,416,549 15.83484
Đức 504,585 1,261,980 14.107
Thuỵ Điển 245,398 854,748 9.55477
Ý 126,333 565,545 6.321924
Hà Lan 146,338 511,290 5.715437
Mexico + Cu ba 180,947 505,679 5.652714
Anh + Ireland 123,621 458,138 5.121279
Đan Mạch 54,762 228,311 2.552166
Thổ Nhĩ Kỳ 46,514 167,792 1.875657
Nhật + Hàn Quốc 46,928 104,099 1.163667
Nam Phi + Panama 24,747 86,708 0.969262
Phần Lan 14,736 58,093 0.64939
Bỉ 21,465 56,474 0.631293
Bồ Đào Nha 6,000 40,920 0.457423
Singapo + Đài Loan 10,854 37,280 0.416733
Úc 7,360 30,674 0.342888
Thuỵ Sỹ 11,480 22,777 0.254612
Na Uy 3,204 15,254 0.170516
TỔNG GIÁ TRỊ (FOB) 2,547,875 8,945,773 100
Còn lại 248,050 848,382
Giá trị xuất khẩu các nước
Pháp
28%
Tây Ban Nha
16%
Đức
14%
Thuỵ Điển
10%
Ý
6%
Hà Lan
6%
Mexico + Cu ba
6%
Anh + Ireland
5%
Còn lại
9%
Nguồn Phòng Xuất Nhập khẩu.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là sang các nước thuộc liên
minh Châu Âu, là một thị trường yêu cầu rất cao về mẫu mã, chất lượng sản
phẩm . Đây cũng là một trong những áp lực thôi thúc công ty Giầy Thượng Đình
phải tiến hành quản lý chất lượng sản phẩm của mình thông qua hệ thống Quản
lý chất lượng ISO 9001:2000 nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường, duy trì
và mở rộng thị trường.
II.Hệ thống ISO của công ty:
Hệ thống quản lý chất lượng của công ty được thành lập thành văn bản,
gồm 4 mức:
*Mức I: Sổ tay chất lượng: mô tả Hệ thống quản lý chất lượng của công
ty và viện dẫn đến các Thủ tục và hướng dẫn Hệ thống chất lượng tương ứng với
các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Gồm: Chính sách chất lượng, Sơ đồ
tổ chức, và phân công trách nhiệm, quyền hạn.
*Mức II: Các thủ tục Hệ thống chất lượng : mô tả cách thức và các
phương tiện nhằm kiểm soát và phối hợp các hoạt động có ảnh hưởng đến chất
lượng của sản phẩm .
*Mức III: Các hướng dẫn và mẫu biểu: hướng dẫn cách thức thực hiện
các công việc và các mẫu biểu cần sử dụng.
*Mức IV: Các hồ sơ chất lượng : chứng minh hiệu lực của hệ thống quản
lý chất lượng đã được lập thành văn bản.
Hệ thống quản lý chất lượng của công ty
ST :Sổ tay chất lượng
ST.01: Kiểm soát tài liệu
ST.02: Xem xét của lãnh đạo
ST.03: Quản lý nguồn nhân lực
ST.04: Các vấn đề liên quan đến khách hàng.
ST.05: Mua hàng.
ST.06: Kiểm soát sản xuất.
ST.07: Kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường
ST.08: Đánh giá nội bộ
ST.09: Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
ST.10: Hành động khắc phục, hành động phòng ngừa .
Tương ứng các yêu
cầu của ISO
4.2.2
4.2.3
5.6
6.2.2, 6.3, 6.4
7.2
7.4.1
7.5.1
7.6
8.2.2
8.3
8.5.2, 8.5.3
II.1.Các tiêu chuẩn trong ISO 9001:2000 mà công ty Giầy Thượng Đình áp
dụng: 6
II.1.1.Tiêu chuẩn 4.2.2 - Sổ tay chất lượng:
Tổ chức phải lập và duy trì Sổ tay chất lượng trong đó bao gồm:
a) Phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng , bao gồm cả các nội dung chi tiết và
lý giải về bất cứ ngoại lệ nào.
b) Các thủ tục dạng văn bản được thiết lập cho hệ thống quản lý chất lượng hoặc
viện dẫn đến chúng.
c) Môt tả sự tương tác giữa các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng.
II.1.2.Tiêu chuẩn4.2.3 - Kiểm soát tài liệu:
Các tài liệu theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng phải được kiểm
soát. Hồ sơ chất lượng là loại tài liệu đặc biệt và phải được kiểm soát theo các yêu
cầu nêu trong tiêu chuẩn 4.2.4
6 TCVN ISO 9001:2000 - Hệ thống Quản lý Chất lượng – Các yêu cầu – Hà Nội – 2000.
Phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định việc kiểm soát cần thiết
nhằm:
a) Phê duyệt tài liệu về sự thoả đáng trước khi ban hành.
b) Xem xét, cập nhật khi cần và phê duyệt lại tài liệu.
c) Đảm bảo nhận biết được các thay đổi và tình trạng sửa đổi hiện hành của tài
liệu
d) Đảm bảo các bản của tài liệu thích hợp sẵn có ở nơi sử dụng.
e) Đảm bảo tài liệu luôn rõ ràng, dễ nhận biết.
f) Đảm bảo các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài được nhận biết và việc phân phối
chúng được kiểm soát và,
g) Ngăn ngừa việc sử dụng vô tình các tài liệu lỗi thời và áp dụng các dấu hiệu
nhận biết thích hợp nếu chúng được giữ lại vì mục đích nào đó.
II.1.3.Tiêu chuẩn 4.2.4 - Kiểm soát hồ sơ:
Phải lập và duy trì các hồ sơ để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp với các
yêu cầu và hoạt động tác nghiệp có hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.Các
hồ sơ chất lượng phải rõ ràng, dễ nhận biết, và dễ sử dụng. Phải lập một thủ tục
bằng văn bản để xác định việc kiểm soát cần thiết đối với việc nhận biết, bảo quản,
bảo vệ, sử dụng, xác định thời gian lưu giữ và hủy bỏ các hồ sơ chất lượng.
II.1.4.Tiêu chuẩn 5.6 – Xem xét của lãnh đạo:
5.6.1- Khái quát: Lãnh đạo cao cấp phải định kỳ xem xét hệ thống quản lý
chất lượng, để đảm bảo nó luôn thích hợp, thoả đáng, có hiệu lực. Việc xem xét
phải đánh giá được cơ hội cải tiến và nhu cầu thay đổi đối với hệ thống quản lý
chất lượng của tổ chức, kể cả chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng.
Hồ sơ xem xét của lãnh đạo phải được duy trì.
5.6.2 – Đầu vào việc xem xét:
a) Kết quả của các cuộc đánh giá.
b) Phản hồi của khách hàng.
c) Việc thực hiện các quá trình và sự phù hợp của sản phẩm.
d) Tình trạng của các hành động khắc phục, phòng ngừa.
e) Các hành động tiếp theo từ các cuộc xem xét lần trước.
f) Những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý chất lượng.
g) Các khuyến nghị về cải tiến.
5.6.3 - Đầu ra của việc xem xét: gồm tất cả các quyết định và hành động có
liên quan đến:
a) Việc nâng cao tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến các quá
trình của hệ thống.
b) Việc cải tiến các sản phẩm liên qua đến yêu cầu của khách hàng.
c) Nhu cầu về nguồn lực.
II.1.5. Tiêu chuẩn 6.2.2 – Năng lực nhận thức và đào tạo:
Tổ chức phải:
a) Xác định năng lực cần thiết của những người thực hiện các công việc ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm.
b) Tiến hành đào tạo hay những hành động khác để đáp ứng nhu cầu này.
c) Đánh giá hiệu lực của các hành động được thực hiện.
d) Đảm bảo rằng người lao động nhận thức được mối liên quan và tầm quan trọng
của các hành động của họ và họ đóng góp như thế nào đối với việc đạt được
mục tiêu chất lượng, và
e) Duy trì hồ sơ thích hợp về giáo dục, đào tạo khả năng, kinh nghiệm chuyên
môn.
II.1.6.Tiêu chuẩn 6.3- Cơ sở hạ tầng:
Tổ chức phải xác định, cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết để đạt
được sự phù hợp đối với các yêu cầu về sản phẩm. Cơ sở hạ tầng bao gồm:
a) Nhà cửa, không gian làm việc và các phương tiện kèm theo
b) Trang thiết bị cả phần cứng và phần mền.
c) Dịch vụ hỗ trợ
II.1.7.Tiêu chuẩn 6.4 – Môi trường làm việc:
Tổ chức phải xác định và quản lý môi trường làm việc cần thiết để đạt được
sự phù hợp đối với các yêu cầu của sản phẩm.
II.1.8.Tiêu chuẩn 7.2 – Các quá trình liên quan đến khách hàng:
7.2.1.Xác định các yêu cầu liên quan đến sản phẩm: Ta phải xác định:
a) Yêu cầu do khách hàng đưa ra, gồm cả các yêu cầu về hoạt động giao hàng và
sau giao hàng.
b) Yêu cầu không được khách hàng công bố nhưng cần thiết cho việc sử dụng cụ
thể hoặc sử dụng dự kiến khi đã biết
c) Yêu cầu chỉ định và pháp luật liên quan đến sản phẩm và,
d) Tất cả các yêu cầu bổ sung do tổ chức xác định.
7.2.2 Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm:
Tổ chức phải xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm.Việc xem xét này
phải được tiến hành trước khi tổ chức cam kết cung cấp sản phẩm cho khách hàng
và phải đảm bảo rằng:
a) Yêu cầu về sản phẩm được định rõ
b) Các yêu cầu trong hợp đồng hoặc đơn đặt hàng khác với những gì nêu trước đó
phải được giải quyết.
c) Tổ chức có khả năng đáp ứng các yêu cầu đã định
7.2.3. Trao đổi thông tin với khách hàng : tổ chức phải xác đình và sắp xếp
có hiệu quả việc trao đổi thông tin với khách hàng có liên quan tới:
a) Thông tin về sản phẩm
b) xử lý các yêu cầu, hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, kể cả sửa đổi
c) phản hồi của khách hàng, kể cả khiếu nại
II.1.9.Tiêu chuẩn7.4.1 - Quá trình mua hàng:
Tổ chức phải đảm bảo sản phẩm mua vào phù hợp với các yêu cầu mua
hàng đã quy định. Cách thức và mức độ kiểm soát áp dụng cho người cung ứng và
sản phẩm mua vào phụ thuộc vào sự tác động của sản phẩm mua vào đối với việc
tạo ra sản phẩm tiếp theo hay thành phẩm.
Tổ chức phải đánh giá việc lựa chọn người cung ứng dựa vào khả năng cung
ứng sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của tổ chức. Phải xác định các chuẩn mực
lựa chọn, đánh giá, và đánh giá lại. Phải duy trì hồ sơ các kết quả của việc đánh giá
và tất cả hành động cần thiết nảy sinh từ việc đánh gía.
II.1.10.Tiêu chuẩn7.5.1 - Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ:
Tổ chức phải lập kế hoạch tiến hành sản xuất và cung ứng dịch vụ trong điều
kiện được kiểm soát. Các điều kiện được kiểm soát bao gồm:
a) Sự sẵn có của các thông tin mô tả các đặc tính của sản phẩm.
b) Sự sẵn có của các hướng dẫn công việc khi cần
c) Việc sử dụng các thiết bị thích hợp
d) Sự sẵn có và việc sử dụng các phương tiện theo dõi và đo lường
e) Thực hiện các hoạt động giao hàng và các hoạt động sau giao hàng
II.1.11. Tiêu chuẩn 7.6 - Kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường:
Tổ chức phải xác định việc theo dõi và đo lường cần thực hiện và các
phương tiện theo dõi và đo lường cần thiết để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp
của sản phẩm với các yêu cầu đã xác định
Tổ chức phải thiết lập các quá trình để đảm bảo rằng việc theo dõi và đo
lưòng có thể tiến hành và được tiến hành một cách nhất quán với các yêu cầu theo
dõi và đo lường.
Khi cần thiết để đảm bảo kết quả đúng, thiết bị đo lường phải:
a) được hiệu chuẩn hoặc kiểm tra xác nhận định kỳ, hoặc trước khi sử dụng dựa
trên các chuẩn đo lường có liên kết được với các chuẩn đo lường quốc gia hoặc
quốc tế, khi không có các chuẩn này thì căn cứ được sử dụng để hiệu chuẩn
hoặc kiểm tra xác nhận phải được lưu hồ sơ.
b) Được hiệu chỉnh hoặc hiệu chỉnh lại khi cần thiết
c) Được nhận biết để giúp xác định trạng thái hiệu chuẩn
d) Được giữ gìn tránh bị hiệu chỉnh làm mất tính đúng đắn của các kết quả đo
e) Được bảo vệ để tránh hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng trong khi di chuyển,
bảo dưỡng và lưu giữ
II.1.12.Tiêu chuẩn 8.2.2 – Đánh giá nội bộ
Tổ chức phải tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ theo kế hoạch để xác định
xem hệ thống quản lý chất lượng :
a) Có phù hợp với các bố trí sắp xếp được hoạch định đối với các yêu cầu của tổ
chức này và các yêu cầu của hệ thống chất lượng được tổ chức thiết lập và
b) Có được áp dụng một cách có hiệu lực và được duy trì
Tổ chức phải hoạch định chương trình đánh giá, có chú ý đến tình trạng và
tầm quan trọng của các quá trình và các khu vực được đánh giá, cũng như kết quả
của các cuộc đánh giá trước. Chuẩn mực, phạm vi, tần suất, phương pháp đánh giá
phải được xác định. Việc lựa chọn các chuyên gia đánh giá và tiến hành đánh giá
phải được đảm bảo được tính khách quan và vô tư của quá trình đánh gía. Các
chuyên gia đánh giá không được đánh giá việc của mình.
Trách nhiệm và các yêu cầu về việc tiến hành đánh giá, báo cáo kết quả và
duy trì hồ sơ phải được xác định trong một thủ tục dạng văn bản
Lãnh đạo chịu trách nhiệm về khu vực được đánh giá, phải đảm bảo tiến
hành không chậm trễ các hoạt động để loại bở sự không phù hợp được phát hiện
trong khi đánh giá và nguyên nhân của chúng. Các hoạt động tiếp theo phải bao
gồm việc kiểm tra xác nhận các hành động được tiến hành đánh giá và báo cáo kết
quả kiểm tra xác nhận.
II.1.13.Tiêu chuẩn 8.3 - Kiểm soát sản phẩm không phù hợp:
Tổ chức phải đảm bảo rằng sản phẩm không phù hợp với các yêu cầu được
nhận biết và kiểm soát, để phòng ngừa việc sử dụng hoặc chuyển giao vô hình,
Phải được xác định trong một thủ tục dạng văn bản việc kiểm soát, các trách nhiệm
và quyền hạn có liên quan đến sản phẩm không phù hợp.
Tổ chức phải xử lý sản phẩm không phù hợp bằng một hoặc một số cách
sau:
a) tiến hành loại bỏ sự không phù hợp được phát hiện,
b) cho phép sử dụng, thông qua hoặc chấp nhận có nhân nhượng bởi người có
thẩm quyền và khi có thể bởi khách hàng.
c) tiến hành loại bỏ khỏi việc sử dụng hoặc áp dụng dự kiến ban đầu
Phải duy trì hồ sơ về bản chất các sự không phù hợp và bất kỳ hoạt động
tiếp theo nào được tiến hành kể cả các nhân nhượng có được.
Khi sản phẩm không phù hợp được phát hiện, sau khi chuyển giao hoặc đã
bắt đầu sử dụng, tổ chức phải có hành động thích hợp đối với các tác động hoặc
hậu quả tiềm ẩn của sự không phù hợp.
II.1.14.Tiêu chuẩn 8.5.2 - Hoạt động khắc phục:
Tổ chức phải thực hiện hoạt động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không
phù hợp để ngăn ngừa sự tái diễn. Hoạt động khắc phục phải tương ứng với tác
động của sự không phù hợp gặp phải.
Phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định các yêu cầu về:
a) việc xem xét sự không phù hợp
b) việc xác định nguyên nhân của sự không phù hợp.
c) việc đánh giá cần có các hoạt động để đảm bảo rằng sự không phù hợp không
tiếp diễn
d) việc xác định và thực hiện các hành động cần thiết
e) việc lưu hồ sơ các kết quả của hành động được thực hiện
f) việc xem xét các hành động khắc phục đã thực hiện
II.1.15.Tiêu chuẩn8.5.3 – Hành động phòng ngừa:
Tổ chức phải xác định các hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự
không phù hợp tiềm ẩn để ngăn chặn sự xuất hiện của chúng. Các hành động
phòng ngừa được tiến hành phải tương ứng với tác động của các vấn đề tiềm ẩn
Phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định các yêu cầu đối với:
a) Việc xác định sự không phù hợp tiềm ẩn và nguyên nhân của chúng
b) việc đánh giá nhu cầu thực hiện các hoạt động để phòng ngừa việc xuất hiện sự
không phù hợp.
c) việc xác định và thực hiện các hoạt động cần thiết.
d) hồ sơ các kết quả của hoạt động được thực hiện
e) việc xem xét các hành động phòng ngừa được thực hiện.
II.2.Sổ tay chất lượng :
II.2.1.Chính sách chất lượng :
Vì lợi ích của khách hàng, Công ty cam kết thoả mãn các yêu cầu mong đợi
về chất lượng .
Tất cả thành viên cùng mọi nguồn lực được huy động để tham gia vào
chương trình đào tạo và cải tiến liên tục.
II.2.2.Sơ đồ tổ chức:7
7 Theo Sổ tay chất lượng của công ty Giầy Thượng Đình.
CHỦ TỊCH KIÊM TGĐ
ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO VỀ CHẤT
LƯỢNG
Phó TGĐ
Kỹ thuật công nghệ
òng
ức
Phòng
xuất
nhập
khẩu
Phòng
chế thử
mẫu
Phòng
KTCN
Phòng
kế
hoạch
vật tư
Phòng
quản lý
chất
lượng
Bộ
phận
ISO
Phòng
HC -
QT
Phòng
bảo vệ
Trạm y
tế
Phó TGĐ
Sản xuất–Chất lượng
Phó TGĐ
Thiết bị - ATLĐ
Phó TGĐ
Kiêm giám đốc
NM SX Giầy
da Xuất khẩu
Hà Nam
ưởng
giầy
Thời
trang
Xưởng
Bồi
Vải
Phân
xưởng
cán
Phân
xưởng
Cắt
Phân
xưởng
Giầy
may
Phân
xưởng
gò Giầy
vải
P.X
may
giầy thể
thao
PX.Gò
giầy
thể
thao
Nhà
máy
sản
xuất
giầy da
xuất
khẩu
Hà
Nam
Bộ phận áp dụng HTQLCL.
Bộ phận ko áp dụng HTQLCL.
II.2.3.Trách nhiệm , quyền hạn:
Chủ tịch công ty kiêm tổng giám đốc:
+ Phụ trách chung , chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty.
+ Phụ trách công tác đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị và mở rộng sản
xuất kinh doanh, công tác kế hoạch dài hạn
+ phụ trách công tác tài chính, xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm.
+ Ký kết hợp đồng kinh tế
+ phụ trách công tác cán bộ, bảo vệ chính trị nôị bộ
+ phụ trách công tác tổ chức bộ máy quản lý , công tác tuyển dụng,
công tác khen thưởng và kỷ luật, công tác nâng lương, nâng bậc và đơn giá tiền
lương tổng thể
+ phụ trách hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 trong toàn công
ty
Đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR)
+ phụ trách quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO
9001:2000
+ xem xét các thủ tục và hướng dẫn.
+ đào tạo, phổ biến Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
+ đánh giá nội bộ
+ họp xem xét của lãnh đạo
+ phụ trách bộ phận ISO
Phó tổng giám đốc kỹ thuật công nghệ kiêm đại diện lãnh đạo về chất lượng
(QMR):
+ phụ trách ban hành định mức đầu tư
+ phụ trách công tác kỹ thuật công nghệ và chế thử mẫu
+ chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất thử và sản xuất mẫu đối
+ công tác đề tài, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
+ công tác hội nhập và ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất-kinh
doanh trong công ty.
+ Công tác đào tạo của công ty
+ phụ trách hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và hệ thống
quản lý môi trường ISO 14001:1996
Phó tổng giám đốc sản xuất và chất lượng:
+ Công tác quản lý kế hoạch sản xuất ngắn hạn, tổ chức sản xuất, tổ
chức gia công bán thành phẩm và thành phẩm
+ triển khai công tác sản xuất thử, sản xuất mẫu đối theo kế hoạch sản
xuất
+ công tác lao động và định mức tiền lương chi tiết khu vực sản xuất
+ công tác quản lý sử dụng định mức, cấp phát vật tư trong toàn công ty
+ phụ trách toàn bộ hệ thống kho của công ty
Phó tổng giám đốc thiết bị, vệ sinh môi trường và an toàn lao động:
+ Công tác quản lý, kiểm soát toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị áp lực
trong công ty
+ Công tác lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra, kiểm định hệ thống
máy móc thiết bị
+ Công tác quản lý việc sử dụng điện, nước
+ Công tác đào tạo công nhân vận hành máy móc thiết bị
+ Công tác an toàn lao động, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, vệ
sinh môi trường trong công ty.
+ Công tác bảo vệ và tự vệ
+ Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, công tác dân số và
kế hoạch hoá gia định
+ Phụ trách hỗ trợ công nhân, quỹ tai nạn rủi ro
Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc nhà máy sản xuất giầy xuất khẩu Hà
Nam:
+ chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc công ty về mọi mặt hoạt động
sản xuất kinh doanh và các vấn đề có liên quan của nhà máy sản xuất giầy da xuất
khẩu khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam.
Trưởng phòng xuất nhập khẩu:
+ Thực hiện các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu
+ Chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến khách hàng
+ giải quyết các khiếu nại của khách hàng
+ giải quyết các vấn đề phát sinh,các vướng mắc trong quá trình có liên
quan với khách hàng xuất khẩu.
Trưởng phòng tiêu thụ:
+ Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
+ mở rộng thị trường tiêu thụ
+ cải thiện phương thức bán hàng,chào hàng,đề xuất và phát hiện giá
bán kịp thời để tiêu thụ sản phẩm nhanh.
Trưởng phòng kế hoạch - vật tư:
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất dài hạn,ngắn hạn các loại giầy vải,giầy
thể thao,dép các loại trên phạm vi toàn công ty
+ tổ chức việc cung ứng vật tư,nguyên vật liệu cho toàn công ty
+ tổ chức gia công thành phẩm và bán thành phẩm;tổ chức thực hiện Hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
+ tổ chức tác nghiệp điều độ kế hoạch sản xuất các phân xưởng, xưởng
sản xuất.
+ tổ chức gia công thành phẩm, bán thành phẩm
Trưởng phòng tổ chức:
+ Quản lý nguồn nhân lực
+ công tác tuyển dụng
+ công tác đào tạo.
Trưởn phòng hành chính quản trị: Quản lý cơ sở hạ tầng và môi trường làm
việc.
Trưởng phòng quản lý chất lượng:
+ thống kê, phân tich, tổng hợp tình hình chất lượng toàn công ty, tham
mưu cho tổng giám đốc về công tác chất lượng.
+ kiểm tra, phúc tra bán thành phẩm, sản phẩm cuối cùng của các quá
trình
+ kiểm soát sản phẩm không phù hợp, hành động khắc phụ, hành động
phòng ngừa
+ thống kê kết quả tích lỗi, lập biểu đồ Pareto, biểu đồ nhân quả
+ kiểm tra việc thực hiện tại các điểm kiểm tra theo Hệ thống quản lý
chất lượng các quá trình cắt, may, gò, bao gói.
+ kiểm tra xác nhận giầy mẫu xuất hàng, xem xét xử lý khiếu nại của
khách hàng
+ phân tích xu hướng chất lượng sản phẩm và xu hướng quá trình
Trưởng phòng kỹ thuật công nghệ:
+ Thông số các quá trình sản xuất và định mức nguyên vật liệu cao su,
hoá chất, xăng keo
+ Theo dõi, đo lường sản phẩm và kiểm tra nguyên vật liệu cao su, hoá
chất, xăng keo
+ Quy trình công nghệ các quá trình: bồi tráng, cán cao su
+ Xác nhận mẫu đối sản phẩm cao su, sản phẩm bồi tráng
+ Kiểm soát sản phẩm không phù hợp và hành động khắc phục, hành
động phòng ngừa các sản phẩm cao su, hoá chất, keo, bồi tráng
Bộ phận ISO:
+ Hệ thống quản lý chất lượng .
+ Hệ thống quản lý môi trường.
+ Kiểm soát tài liệu và dữ liệu.
+ Kiểm soát hồ sơ chất lượng
+ Đánh giá nội bộ.
+ Xem xét của lãnh đạo.
Xưởng trưởng xưởng cơ năng
+ kiểm soát phương tiện theo dõi, đo lường
+ kiểm soát, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra, duy trì hệ thống máy móc
thiết bi
+ kiểm tra vật tư, phụ tùng máy, thiết bị
+ an toàn lao động và an toàn sử dụng thiết bị
Các xưởng trưởng và các quản đốc phân xưởng sản xuất:
+ hoạch định quá trình sản xuất
+ kiểm soát các quá trình sản xuất, theo dõi , đo lường quá trình và các
thông số quá trính
+ theo dõi và đo lường sản phẩm trong các quá trình và sản phẩm cuối
cùng
+ kiểm soát sản phẩm không phù hợp
+ hành động khắc phục, hành động phòng ngừa
II.3.Các thủ tục của hệ thống quản lý chất lượng của công ty:
Thủ tục kiểm soát tài liệu: - TT.01:
a) Mục đích: quy định phương pháp kiểm soát tài liệu và dữ liệu của hệ thống
chất lượng nhằm đảm bảo mọi tài liệu thích hợp sẵn có tại nơi làm việc.
b) Phạm vi: áp dụng cho các tài liệu thuộc hệ thống chất lượng kể cả các chế
định có liên quan, bao gồm:
Sổ tay chất lượng, các thủ tục, hướng dẫn, mẫu biểu.
Tài liệu công nghệ, quy trình sử dụng máy, an toan lao động.
Tài liệu có nguồn gốc bên ngoài :
+ Các tài liệu liên quan đến hệ thống chất lượng: các chế định của nhà
nước liên quan đến môi trường, an toàn lao động, chế độ chính sách đối
với người lao động.
+ Tài liệu kỹ thuật, công nghệ của khách hàng hoặc của người cung
ứng.
c) Thủ tục
Sơ đồ 3: Thủ tục kiểm soát tài liệu.
Nghiên cứu ban
hành, sửa dổi tài liệu
Chỉ đạo người soạn thảo ban hành
sửa đổi tài liệu.
Soạn thảo tài liệu
Xem xét sự phù
hợp của tài liệu
Phê duyệt tài liệu.
Ban hành, phân phát tài liệu.
Tài liệu được
kiểm soát.
Đạt
Không đạt
Người thực hiện
Mọi thành viên.
- TGĐ, p.TGĐ được uỷ quyền.
- QMR, trưởng các bộ phận.
- QMR
- Bộ phận ISO.
-
TGĐ, P.TGĐ được uỷ quyền.
Bộ phận ISO.
Nhân viên kiểm soát tài liệu ở các bộ phận
Thủ tục xem xét của lãnh đạo- TT.02:
a) Mục đích :
quy định cách thức của lãnh đạo định kỳ xem xét hệ thống quản lý chất
lượng để đảm bảo nó luôn thích hợp, thoả đáng và có hiệu lực.
xem xét của lãnh đạo về hệ thống quản lý chất lượng được tiến hành 1 năm
2 lần.
b) Thành phần cuộc họp xem xét của lãnh đạo:
Chủ toạ: TGĐ công ty.
Thành viên: QMR, các phó TGĐ, các trưởng bộ phận và một số thành viên
có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng .
c) Nội dung cuộc họp:
Đầu vào của việc xem xét:
+ Kết quả của đánh giá nội bộ của khách hàng.
+ Các ý kiến phản hồi của khách hàng.
+ Việc thực hiện các quá trình và sự phù hợp sản phẩm.
+ Thực trạng các hoạt động khắc phục, phòng ngừa.
+ Các hoạt động tiếp theo từ các cuộc xem xét của lãnh đạo lần trước.
+ Các kiến nghị về cải tiến.
Đầu ra của việc xem xét: gồm tất cả các quyết định có liên quan đến:
+ Việc nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng
và cải tiến các quá trình của hệ thống.
+ Việc cải tiến các sản phẩm liên quan đến yêu cầu của khách hàng.
Họp đột xuất: trường hợp xảy ra các biến động lớn về chất lượng hoặc khiếu
nại của khách hàng, TGĐ sẽ triệu tập cuộc họp của lãnh đạo để
+ Tìm ra nguyên nhân.
+ Tìm ra biên pháp xử lý.
+ đề ra các hành động khắc phục, hành động phòng ngừa.
d) Thủ tục:
Sơ đồ 4: Thủ tục xem xét của lãnh đạo.
Bộ phận ISO
• Hồ sơ kiểm soát tài liệu
• Hồ sơ đánh giá nội bộ và bên
ngoài
• Hồ sơ chất lượng
• Chính sách chất lượng
• Mục tiêu chất lượng công ty và
các bộ phận
• Những thay đổi có thể ảnh
hưởng đến hệ thống quản lý chất
lượng
• Tổng hợp dữ liệu phân tích của
các bộ phận.
• Đề xuất các hướng cải tiến.
P. Kinh doanh XNK & P. Tiêu thụ
• Các vấn đề liên quan đến khách hàng
• Xem xét hợp đồng
• Quá trình giao mẫu
• Nhận và giải quyết các thông tin của
khách hàng(kể cả khiếu nại)
• Đo lường sự thoả mãn của khách
hàng
• Các dịch vụ
• Đề xuất cải tiến.
P.Qlý chất lượng
• Kết quả kiểm soát sự không phù
hợp của sản phẩm
• Kết quả kiểm tra bán thành
phẩm và sản phẩm cuối cùng.
• Thống kê kết quả tính lỗi : biểu
đồ Pareto, biểu đồ nhân quả.
• Tổng hợp, phân tích tình hình và
tỷ lệ chất lượng sản phẩm
• Phân tích xu hướng chất lượng
sản phẩm và xu hướng quá trình
• Đề xuất các hoạt động cải tiến
QMR
• Tổng hợp,
phân tích lập
báo cáo chi
tiết về kết
quả thực hiện
các yêu cầu
của hệ thống
quản lý chất
lượng , kể
cả Cơ sở hạ
tầng.
P.Chế thử mẫu
• Báo cáo kết quả thực hiện chế thử
và phát triển mẫu.
• Đề xuất các hoạt động cải tiến
P.Kỹ thuật công nghệ
• Báo cáo về quá trình thực hiện
kiểm tra xác nhận
• Phân tích xu hướng của sản
phẩm và xu hướng quá trình
P.Tổ chức
• Báo cáo kết quả tổng hợp
• Quản lý nguồn nhân lực.
• Đề xuất các hoạt động cải tiến
P.Kế hoạch - Vật tư
• Báo cáo kết quả thực hiện:
+ Mua hàng
+ Đánh giá nhà cung ứng.
+ Kiểm soát sản xuất, kết quả thực
hiện các quá trình và sự phù hợp
của sản phẩm
+ Kiểm soát tài sản của khách hàng.
+ Bảo toàn sản phẩm.
• Báo cáo kết quả sản xuất-kinh doanh.
• Báo cáo tình hình thực hiện và chất
lượng của sản phẩm gia công.
• Đề xuất hoạt động cải tiến.
Các phân xưởng sản xuất
• Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu
chất lượng của xưởng, phân xưởng.
• Đánh giá việc tuân thủ áp dụng các
thủ tục, hướng dẫn, hiệu lực và hiệu
quả của hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001:2000 tại các quá trình sản
xuất.
• Tổng hợp và phân tích các báo cáo
kết quả sản xuất theo mã sản phẩm.
• Đề xuất các hoạt động cải tiến
Họp xem
xét của
lãnh đạo.
Biên bản
cuộc họp
xem xét của
lãnh đạo
Kế hoạch
cải tiến
Hồ sơ
• Báo cáo của các bộ phận
• Biên bản cuộc họp xem xét của lãnh đạo
Thủ tục quản lý nguồn nhân lực – TT.03:
a) Mục đích: hướng dẫn cách thức kiểm soát quá trình quản lý nguồn lực trong
công ty để thực hiện, duy trì, nâng cao hiệu lực của hệ thống chất lượng và thoả
mãn yêu cầu của khách hàng.
b) Phạm vi áp dụng:thủ tục này áp dụng cho công tác quản lý nguồn nhân lực
trong công ty bao gôm:
Quản lý nguồn nhân lực.
Quản lý cơ sở hạ tầng.
Quản lý môi trường.
c) Thủ tục:
Sơ đồ 5: Thủ tục quản lý nguồn nhân lực.
Yêu cầu sản xuất
kinh doanh
Xác định năng lực cần
thiết
Điều động lao động Tuyển dụng
Cung cấp nguồn nhân lực
LƯU HỒ SƠ
Thủ tục các vấn đề liên quan đến khách hàng – TT.04:
a) Mục đích: quy định cách thức xem xét và xử lý các vấn đề liên quan đến
khách hàng về chất lượng , giá cả, dịch vụ, đo lường sự thoả mãn của khách hàng ,
kể cả giải quyết khiếu nại , …nhằm nâng cao sự thoả mãn và các mong đợi của
khách hàng .
b) Thủ tục:8
Sơ đồ 6: Thủ tục giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng
8 HD.02:hướng dẫn xem xét hợp đồng – HD.03: Hướng dẫn chế thử mẫu – HD.04: hướng dẫn giải quyết các khiếu
nại của khách hàng .
Khách hàng
Tiếp nhận và xem xét các yêu cầu của khách hàng .
Khả năng thực hiện
Thực hiện các yêu cầu của khách hàng
Xem xét các yêu cầu
của khách hàng
Đo lường sự thoả mãn
Phân tích thông tin
Thực hiện các biện pháp
LƯU HỒ SƠ
Không có khản năng
HD.02
HD.03
HD.04
nếu có khiếu nại
Không có vấn đề cần xử lý
Các vấn đề khác
Có khả năng
Thủ tục mua hàng – TT.05:
a) Mục đích : quy định cách thức mua vật tư, đảm bảo vật tư được kiểm soát và
đáp ứng yêu cầu đã quy định.
b) Phạm vi áp dụng: áp dụng cho các loại vật tư trực tiếp cấu thành nên sản
phẩm và các loại phụ tùng linh kiện.
c) Thủ tục:
Sơ đồ 7: Thủ tục mua hàng.
Kế hoạch sản
xuất , đơn hàng
Tính toán nhu cầu vât tư
Đề nghị mua vật tư
Duyệt
Đơn đặt hàng
Đánh giá mẫu
(Khi cần thiết)
Mua vật tư
Kiểm tra
Nhập kho
LƯU HỒ SƠ
Không duyệt
Đã duyệt
Chấp nhận
Không chấp nhận
Thu tục kiểm soát sản xuất – TT.06:
a) Mục đích : thiết lập một hệ thống các văn bản, quy định, hướng dẫn, theo
dõi và kiểm tra để đảm bảo các quá trình sản xuất được thực hiện trong các điều
kiện được kiểm soát.
b) Phạm vi áp dụng: thủ tục này áp dụng cho toàn bộ quá trình sản xuất trong
công ty.
c) Thủ tục9
Sơ đồ 8: Thủ tục kiểm soát sản xuất.
9 HD.10 hướng dẫn bảo toàn sản phẩm ; HD.11:hướng dẫn theo dõi và đo lường sản phẩm
TT.10 thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp
Hướng dẫn sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất
Các điều kiện sản xuất
Sản xuất thử
Kiểm tra
Sản xuất hàng loạt
Kiểm tra, xác nhận
Nhập kho
LƯU HỒ SƠ
HD.10
HD.11
TT.10
Không đạt
Không đạt
Đạt
Thủ tục kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường – TT.07:
a) Mục đích :xác định việc theo dõi và đo lường cần thực hiện đối với các
phương tiện theo dõi và đo lường cần thiết để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp
của sản phẩm với các yêu cầu đã được xác định.
b) Phạm vi áp dụng: kiểm soát các phướng tiện theo dõi và đo lường có ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm .
c) Thủ tục:
Sơ đồ 9: Thủ tục kiểm soát phương tiện theo dõi và đo lường.
Các yêu cầu theo
dõi và đo lường.
Xác định danh mục các phép đo và danh mục
phương tiện theo dõi đo lường cần kiểm soát
Lập kế hoạch kiểm định-hiệu chuẩn
Lập kế hoạch-hiệu chuẩn-Tự kiểm tra
Xác định kết quả
Dán tem- Kẹp chì – Xác nhận
Kết thúc
+ Lưu hồ sơ.
+ Cập nhật sổ theo dõi
Không đạt
Đạt
Người thực hiện
- Xưởng trưởng Cơ Năng.
- T.P Kỹ thuật công nghệ.
Kỹ thuật xưởng cơ năng
Chi cục TCĐL Hà Nội
- Trung tâm đo lường
- Kỹ thuật xưởng Cơ năng
Chi cục TCĐL Hà Nội
- Trung tâm đo lường
- Kỹ thuật xưởng Cơ năng
Thủ tục đánh giá nội bộ - TT.08:
a) Mục đích : quy định cách thức, chuẩn mực, phạm vi, tần suất và chuyên gia
đánh giá nội bộ để xác định sự phù hợp và hiệu lực của hệ thống quản lý chất
lượng .
b) Phạm vi áp dụng: đánh giá các yếu tố trong toàn bộ hệ thống chất lượng
của công ty (6 tháng 1 lần) ; đánh gía những yếu tố cần thiết trong một sô quá trình
của Tổng giám đốc.
c) Thủ tục:
Sơ đồ 10: Thủ tục đánh giá nội bộ.
Yêu cầu đánh giá nội bộ
Lập thông báo đánh giá Danh sách chuyên gia
Chương trình đánh giá
Thông báo cho bên được đánh giá
Tiến hành đánh giá:
- Xác định HTQLCL có phù hợp với yêu cầu của
Ē Tiêu chuẩn.
Ē HTQLCL của công ty.
Ē Bố trí sắp xếp được hoạch định.
- Việc áp dụng có hiệu lực và duy trì không ?
- Kết quả các yêu cầu khắc phục và phòng ngừa của
các cuộc đánh giá trước.
- Tình trạng và tầm quan trọng của các quy trình.
- Các kết quả của hoạt động cải tiến.
Họp kết thúc.
Báo cáo đánh giá
LƯU HỒ SƠ
Người thực hiện
Đại diện lãnh đạo về
chất lượng
Bộ phận ISO
Trưởng đoàn ĐG và các
thành viên liên quan
Trưởng đoàn ĐG và các
thành viên liên quan
Bộ phận ISO
Trưởng đoàn ĐG và các
thành viên liên quan
Thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp – TT.09:
a) Mục đích : quy định cách thức kiểm soát sản phẩm không phù hợp.
b) Phạm vi áp dụng: áp dụng cho việc kiểm soát sản phẩm không phù hợp
trong các quá trình sản xuất của công ty. Đối với sản phẩm không phù hợp là
nguyên vật liệu đầu vào sẽ được kiểm soát theo quy định của thủ tục mua hàng và
hướng dẫn kiểm tra nguyên vật liệu.
c) Thủ tục:
Sơ đồ 11: Thủ tục kiểm soát sản phẩm không phù hợp.
Sản phẩm không phù
hợp
Phát hiện và nhận biết
Nhẹ
Xử lý sản
phẩm không
phù hợp nhẹ
Nặng
Lập biên bản
ghi nhận xử
lý
Quyết định biện
pháp xử lý
Thực hiện các biện pháp xử
lý sản phẩm không phù hợp
Kiểm tra Kiểm tra
LƯU HỒ SƠ
Không đạt
Không đạt
Đạt
Đạt
Thủ tục hành động khắc phục, hành động phòng ngừa – TT.10:
a) Mục đích: quy định cách thức tiến hành hành động phòng ngừa, hành động
khắc phục.
b) Phạm vi áp dụng: áp dụng đối với hệ thống quản lý chất lượng của công ty.
c) Thủ tục:
Sơ đồ 12: Thủ tục hành động khắc phục, hành động phòng ngừa .
Sự không phù hợp/ sự
không phù hợp tiềm ẩn.
Lập phiếu yêu cầu:
+ Hành động khắc phục.
+ Hành động phòng ngừa.
+ Xem xét, xác định nguyên nhân,
+ Đề xuất hành động khắc phục, hành
động phòng ngừa
Phê duyệt:
+ Hành động khắc phục.
+ Hành động phòng ngừa.
Thực hiện:
+ Hành động khắc phục.
+ Hành động phòng ngừa.
Kết quả thực
hiện
Kết thúc
Lưu hồ sơ
Không đạt Đạt
Người thực hiện
+ Phòng kỹ thuật công nghệ
+ Phòng quản lý chất lượng
+ Bộ phận ISO
+ QMR
+ Trưởng P. quản lý chất lượng
+ Trưởng P. kỹ thuật công nghệ
Trưởng bộ phận
+ QMR
+ Trưởng P. quản lý chất lượng
+ Trưởng P. kỹ thuật công nghệ
Trưởng bộ phận
Trưởng bộ phận
III.Kết quả việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 trong
những năm gần đây:
III.1.Kết quả đánh giá nội bộ:
III.1.1.Đánh giá thực hiện mục tiêu chất lượng năm 2007 của công ty:
* Mục tiêu 1: “Ổn định chất lượng sản phẩm, đảm bảo các đơn đặt hàng được
giao đúng hạn và không để xảy ra khiếu nại”:
Tính đến hết tháng 10/2007, Công ty đã sản xuất được 4.045.700 đôi giầy
các loại so với cùng kỳ năm 2006 đạt 97.5%. Trong đó giầy vải xuất khẩu là
1.723.700 đôi, giầy thể thao là 468.950 đôi, giầy nội địa là 1.853.050 đôi. Và chưa
có khiếu nại của khách hàng.
Các mã sản xuất tại các quá trình đều đáp ứng yêu cầu về tiến độ sản xuất,
thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Kết luận: Mục tiêu 1 đạt mục tiêu đề ra.
* Mục tiêu 2: “Đảm bảo 100% các quá trình được bổ sung nguồn lực. Tất cả
người lao động được đào tạo tay nghề, nghiệp vụ và nhận thức về Hệ thống Quản
lý chất lượng ISO 9001:2000”.
Công ty đã thực hiện công tác tuyển dụng và đào tạo lao động về tay nghề,
nghiệp vụ và nhận thức về Hệ thống Quản lý chất lượng với 34 khoá đào tạo khác
nhau cho 1256 lượt người trong đó có những khoá đào tạo về các nội dung : vận
hành các thủ tục và hướng dẫn của Hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2000;
đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên quản lý chất lượng , nhân viên kỹ thuật…Ngoài
ra còn cử cán bộ để đào tạo về chuyên gia Đánh giá nội bộ tại Quacert.
Các phướng tiện theo dõi và đo lường được kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ
theo quy định của Nhà nước. Công tác kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị đảm
bảo hoạt động ổn định đáp ứng yêu cầu của sản xuất .
Cơ sở hạ tầng đảm bảo đầy đủ điều kiện để thực hiện tốt các quá trình công
nghệ. Nhà xưởng, kho tàng thường xuyên được xem xét, sửa chữa, cải tạo…Các
trang thiết bị được bảo dưỡng và bổ sung kịp thời. Công tác môi trường được thực
hiện thường xuyên tại các bộ phận và trong toàn công ty.
Kêt luận 2: Mục tiêu 2 đạt được mục tiêu đề ra.
III.1.2.Nhận xét chung về kết quả đánh giá nội bộ:
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 được áp dụng và duy trì ở tất cả
các phòng ban, các Xưởng và Phân xưởng sản xuất của công ty như đã hoạch định:
* Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng năm 2007 của công ty và các
bộ phận đã được quán triệt ở tất cả các bộ phận, kết quả đánh giá việc thực hiện
mục tiêu chất lượng như sau:
Có 06 bộ phận thực hiện được mục tiêu chất lượng năm 2007 để ra: các
phòng Xuất nhập khẩu, Tổ chức, Kỹ thuật công nghệ, Xưởng Gò, Xưởng cơ
năng, Xưởng giầy thời trang.
Các bộ phận còn lại hoàn thành được một trong các mục tiêu chất lượng đề
ra, mục tiêu còn lại hoàn thành được từ 90 -> đến 95% và đã có kế hoạch, biện
pháp thực hiện trong những tháng còn lại : Phòng Kế hoạch vật tư, Phòng quản lý
chất lượng , phòng Chế thử mẫu, Xưởng Bồi, Phân xưởng gò Thể thao.
Riềng Phòng tổ chức, về công tác tuyển dụng đạt 133%, nhưng thực tế số
lao động đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất kinh doanh đạt 66%.
* Các điểm kiểm tra tại các quá trình được bố trí đủ theo hoạch định.
* Các tài liệu bằng văn bản đã được cập nhật , sửa đổi và ban hành lại đến tất
cả các Bộ phận, bao gồm: Sổ tay chất lượng và 7 thủ tục, hướng dẫn
* Hồ sơ xem xét của lãnh đạo, hồ sơ đánh giá nội bộ và đánh giá của cơ quan
chứng nhận; Hồ sơ ban hành/Sửa đổi, Nhật ký theo dõi sửa đổi tài liệu. Danh mục
cập nhật tài liệu được cập nhật đầy đủ, rõ ràng.
* Tài liệu lỗi thời được kiểm soát theo quy định của thủ tục.
* Tất cả các mã hàng đều được sản xuất trong điều kiện được kiểm soát: Từ
sản xuất thử, sản xuất mẫu đối đến sản xuất hàng loạt, bố trí các điểm kiểm
tra…đều tuân thủ các yêu cầu của thủ tục, hướng dẫn, quy trình công nghệ và của
sản phẩm.
III.2.Việc thực hiện các quá trình trong công ty:
III.2.1.Kết quả sản xuất kinh doanh tính đến hết tháng 10/2007:
Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Thực hiện
10tháng/2007
SS cùng kỳ
2006(%)
Dự kiến thực
hiện 2007
SS thực
hiện
2006(%)
1.Giá trị
SXCN
Tỷ
đồng
187,3 122,2 220 107,3
2.Doanh thu “ 173,3 131,3 220 131,2
3.Kim ngạch
XK
USD 7.200.000 154,4 10.000.000 164,9
4. Tổng sản
phẩm
Đôi 4.045.700 97,5 5.000.000 101,3
Giầy thể thao “ 468.950 59,7 550.000 61,8
Giầy vải XK “ 1.723.700 153,9 2.280.000 153,5
Giầy chất
lượng cao
“ 904.000 72,3 1.100.000 75,0
Giầy nội địa
thường
“ 949.050 98,1 1.070.000 100,0
Tiêu thụ nội
địa
“ 2.370.000 105,8 2.800.000 142,6
Thu nhập
BQ/LĐ/tháng
Đồng 1.600.000 134 1.700.000 130,8
III.2.2.Đánh giá việc kiểm tra và xác nhận:
* Kiểm tra xác nhận nguyên vật liệu đầu vào:
Cao su, hoá chất, xăng keo được thực hiện tốt, kịp thời phát hiện sự không
phù hợp, không để xảy ra sự cố do dùng vật tư kém chất lượng .
Nguyên vật liệu mũ giầy, bao gói thực hiện đúng các quy định kiểm tra các
chủng loại nguyên vật liệu khi mua về công ty, chất lượng nguyên vật liệu phù hợp
với yêu cầu.
* Kết quả kiểm tra tính cơ lý bán thành phẩm cao su, đế dép, bám dính luôn
đạt yêu cầu so với TCVN 1677- 86 và các yêu cầu của khách hàng .
III.2.3.Phân tích xu hướng các quá trình công nghệ và sản phẩm:
* Sản phẩm có nhiều thay đổi về kiểu dáng, mẫu mã, có nhiều loại vật tư mới,
đa dạng như vải thêu, vải kim tuyến, vải in với nhiều chất liệu, nhiều màu, các loại
da…
* Phân tích tính năng cơ lý bán thành phẩm cao su (lực kéo đứt, độ dãn dài,
mài mòn…) và độ uốn gập của đế dép ổn định, không còn xu hướng bất thường.
* Lực bám dính giữa viền và mũ giầy trong giới hạn kiểm soát, không có xu
hướng bất thường.
* Thông số quá trình tại các thiết bị vẫn được duy trì và tuân thủ đúng quy
định, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
III.2.4.Sự đáp ứng các yêu cầu của nhà cung ứng:
* Hầu hết các nhà cung ứng đều đáp ứng được chất lượng đầu vào, giá cả phù
hợp, đáp ứng thời gian giao hàng theo kế hoạch sản xuất.
* Có sự điều chỉnh kịp thời khi có yêu cầu mới hoặc thông báo của công ty.
III.2.5.Kết quả thực hiện việc mua hàng:
Quá trình mua hàng được thực hiện theo đúng các yêu cầu trong thủ tục mua
hàng10.
* Về tiến độ 85%-90% các chủng loại vật tư đáp ứng theo yêu cầu sản xuất,
môt số vật tư phụ liệu cho quá trình may và vật tư phức tạp chưa đáp ứng kịp thời.
* Chất lượng vật tư: được kiểm soát, đáp ứng theo yêu cầu của sản phẩm.
* Về giá cả, phù hợp với tình hình thị trường.
10 Thủ tục mua hàng – trang 28
III.2.6.Máy móc thiết bị:
* Cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các quá trình sản xuất.
* Tồn tại:
Còn có lúc chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất do thiếu vật tư dự
phòng.
Việc chuẩn đoán và điều kiện bảo dưỡng chưa đầy đủ dẫn đến một số thiết
bị còn hỏng vặt và việc sửa chữa kéo dài.
III.3.Các vấn đề liên quan đến khách hàng:
III.3.1.Xem xét hợp đồng:
* Được duy trì và thực hiện theo Hướng dẫn xem xét hợp đồng – HD.02.
* Việc xem xét hợp đồng(đơn hàng) của khách hàng được tiến hành thuận lợi:
Trao đổi kịp thời các thông tin với khách hàng về mẫu, giá cả, không có
phàn nàn của khách hàng.
Mẫu giao hàng, mẫu đối đáp ứng về chất lượng và thời gian giao hàng.
Giao hàng (thành phẩm) phù hợp với các yêu cầu thực tế của khách hàng.
III.3.2.Quá trình giao mẫu:
* Được duy trì và thực hiện thường xuyên theo hướng dẫn xem xét hợp đồng-
HD.02
* Đã tổ chức giám sát, kiểm tra tốt việc giao mẫu cho khách hàng. Từ đầu năm
đến nay Phòng chế thử mẫu đã làm và giao được 22.433 đôi giầy mẫu và 700 đôi
giầy giá cao đạt yêu cầu chất lượng cho 19 khách hàng.
* Quá trình giao mẫu nhìn chung đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
III.3.3.Kết quả đo lường sự thoả mãn của khách hàng:
Theo kết quả đo lường sự thoả mãn của khách hàng đầu năm 2007 đến nay
và việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, kết quả đánh giá như sau:
* Thái độ và dịch vụ đối với khách hàng : Tôt.
* Sản phẩm mẫu
Chất lượng : Tôt.
Thời hạn giao hàng : Đạt yêu cầu ở mức khá.
* Chất lượng sản phẩm
Tại các quá trình Cắt, May : Đạt yêu cầu ở mức tốt.
Tại quá trình Bao gói : Đạt yêu cầu.
Tại quá trình bồi và bám dính : Đạt yêu cầu ở mức khá.
* Về thời hạn giao hàng : Đạt yêu cầu ở mức khá
* Về thanh toán và giải quyết khiếu nại : Đạt yêu câu.
Tồn tại: Có thời điểm không đủ một số cỡ theo nhu cầu tiêu dùng trong
nước.
Đánh giá tổng thể: Thoả mãn các yêu cầu của các khách hàng.
III.3.4.Nhận giải quyết các thông tin của khách hàng:
* Được duy trì và thực hiện theo Thủ tục 04- các vấn đề liên quan đến khách
hàng.11
* Thông tin được nhận và xử lý kịp thời giữa Công ty và khách hàng.
* Chưa có khiếu nại.
* Tồn tại: Có lúc phổ biến thông tin theo các thông báo của khách hàng chậm
gây chờ đợi trong quá trình sản xuất.
III.4.Nguồn lực:
III.4.1.Tổng hợp phân tích nguồn lực:
* Tổng số lao động có mặt đến tháng 10/2007 tại Thượng Đình là: 1.745 người
(bao gồm cả 197 học sinh)
Trong đó: - Trình độ Đại học và trên đại học : 101
- Trình độ cao đẳng, trung cấp : 120
- Trình độ sơ cấp : 03
- Trình độ bậc thợ
11 Thủ tục 04 - trang 27.
Bậc 1 :479
Bậc 2 : 213
Bậc 3 : 145
Bậc 4 : 167
Bậc 5 : 77
Bậc 6 : 152
Bậc 7 : 21
Tổng số lao động đã xử lý chấm dứt hợp đồng lao động đến 31/10/2007 là
261 lao động
III.4.2.Công tác tuyển dụng:
* Từ tháng 1/2007 đến tháng 10/2007, Công ty đã tổ chức tuyển dụng 10 đợt
gồm 426 người, trong đó:
Nhân viên nghiệp vụ : 5 người.
Công nhân : 421 người.
* Quá trình tuyển dụng tuân thủ đúng các yêu cầu của thủ tục Quản lý nguồn
nhân lực- TT.03 12 thuộc hệ thống ISO 9001:2000.
III.4.3.Công tác đào tạo:
* Từ tháng 1/2007 đến nay, công ty đã tổ chức 34 các khóa đào tạo với số
lượng 1.256 lượt người.
* Quá trình đào tạo tuân thủ đúng các yêu cầu của thủ tục Quản lý nguồn nhân
lực – TT.04.
* Tồn tại: năng lực kiểm tra của công nhân tại các điểm kiểm tra chưa theo kịp
sự thay đổi về kết cấu sản phẩm.
III.4.4.Về cơ sở hạ tầng:
Đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh:
* Nhà xưởng:
Sửa chữa cải tạo, nâng cấp trên 4000 m2 đường đi nội bộ.
12 Thủ tục 03 – trang 26.
Thay mái tôn 1.500 m2 nhà kho phân xưởng Cán.
Cải tạo phòng mẫu 40 m2 , cải tạo Nhà máy Hà Nam.
Sửa chữa, bảo dưỡng cửa đi, cửa sổ, nền nhà các phân xưởng.
Cải tạo sửa chữa 100m2 nhà nghỉ Sầm Sơn.
* Trang thiết bị:
Mua mới 2 máy điều hoà.
Bảo dưỡng, sửa chữa 20 lượt máy photocopy, các máy lọc nước.
* Dịch vụ:
Đưa đón trên 100 lượt khách trong và ngoài nước
Phục vụ trên 200 lượt khách ăn nghỉ tại công ty.
Phục vụ hơn 1000 lượt/ ngày cán bộ nhân viên ăn tại bếp ăn Công ty.
Phục vụ 500 cán bộ nhân viên ăn nghỉ điều dưỡng tại nhà nghỉ Sầm Sơn.
Đưa đón trên 1000 lượt khách nghỉ mát tại nhà nghỉ Sầm Sơn.
* Môi trường:
Thu gom, vận chuyển 800m3 rác thải. Vệ sinh các bể chứa nước sinh hoạt, bể
nước thu hồi
Duy trì ngày môi trường toàn công ty hàng tuần.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2000 CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG
ĐÌNH:
I.Một số giải pháp:
I.1.Đào tạo về chất lượng 13:
Giáo dục đào tạo là các chiến thuật trong một chiến lược rộng lớn để thực
hiện quản lý chất lượng. Mục tiêu của đào tạo chất lượng là truyền đạt nhu cầu của
13 GS.Nguyễn Đình Phan (chủ biên) , Giáo trình Quản trị chất lượng trong tổ chức , Trường Đại học Kinh Tế
Quốc Dân, Nhà xuất bản giáo dục.
khách hàng đến mọi người trong công ty, chỉ ra những lĩnh vực cần cải tiến, những
đổi mới trong tương lai, những quyết định mới cần được triển khai.
Để đạt được hiệu quả, chương trình đào tạo cần được hoạch định một cách
có hệ thống và khách quan. Công tác đào tạo cần phải được tiến hành liên tục để
đáp ứng những thay đổi về công nghệ, về môi trường hoạt động và cơ cấu của
công ty mà đặc biệt là những thay đổi về bản thân những người lao động trong
công ty. Hoạt động đào tạo được triển khai từ cấp lãnh đạo cao nhất đến các nhân
viên. Đào tạo chất lượng xuất phát từ chính sách chất lượng và được thực hiện theo
một chu trình khép kín sau:
Một trong số các nội dung quan trọng của chính sách chất lượng là đưa mọi
người cùng tham gia vào quá trình quản lý chất lượng của công ty. Do vậy, chương
trình đào tạo chất lượng của công ty phải được tổ chức theo từng ngành nghề của
ngư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001-2000 của công ty giầy thượng đình.pdf