Tài liệu Luận văn Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Tiến Hà: 0
Luận văn
Một số giả pháp góp phần nâng cao
hiệu quả trong sản xuất kinh doanh
của công ty cổ phần Tiến Hà
1
MỞ ĐẦU
Việc chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986 đến nay đã đưa đất nước ta
dần phát triển mạnh theo từng năm, song cũng gặp không ít những khó khăn
còn tồn tại. Hoạt động kinh doanh, hoạt động thương mại sôi nổi, sống động
hơn nhưng cũng đặt các doanh nghiệp trước những thử thách gay go và quyết
liệt. Trong cơ chế thị trường yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tồn
tại và phát triển đó là cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
mình. Hiệu quả ấy xét về mặt lượng thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu
được và chi phí bỏ ra. Do vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhiệm vụ
trọng tâm trong công tác quản lý của doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần Tiến Hà tôi thấy công ty
đạt hiệu quả khá cao trong khu vực. Song bên cạnh đó, công ty v...
82 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Tiến Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
Luận văn
Một số giả pháp góp phần nâng cao
hiệu quả trong sản xuất kinh doanh
của công ty cổ phần Tiến Hà
1
MỞ ĐẦU
Việc chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ năm 1986 đến nay đã đưa đất nước ta
dần phát triển mạnh theo từng năm, song cũng gặp không ít những khó khăn
còn tồn tại. Hoạt động kinh doanh, hoạt động thương mại sôi nổi, sống động
hơn nhưng cũng đặt các doanh nghiệp trước những thử thách gay go và quyết
liệt. Trong cơ chế thị trường yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tồn
tại và phát triển đó là cần phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
mình. Hiệu quả ấy xét về mặt lượng thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu
được và chi phí bỏ ra. Do vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhiệm vụ
trọng tâm trong công tác quản lý của doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần Tiến Hà tôi thấy công ty
đạt hiệu quả khá cao trong khu vực. Song bên cạnh đó, công ty vẫn có những
hạn chế còn tồn tại làm ảnh đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty như
là: Doanh thu chưa ổn định , công tác marketing chưa được chú trọng…
Xuất phát từ tình hình trên, tôi chọn chủ đề: " Một số giả pháp góp
phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Tiến
Hà " làm đề tài của luận văn tốt nghiệp.
Luận văn được chia làm 3 chương chính như sau:
- chương I: Hiệu quả sản xuất kinh doanh và vai trò của việc nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp.
- Chương II: Phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty cổ phần Tiến Hà hiện nay.
- Chương III: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh cho công ty cổ phần Tiến Hà.
Quá trình thực hiện luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính
mong sự giúp đỡ của các thầy giáo,cô giáo, các cán bộ công nhân viên của
công ty và các bạn đọc.
2
CHƯƠNG I
HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ VAI TRÒ CỦA VIỆC
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP
I. Khái niệm, bản chất và vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh trong
các doanh nghiệp
1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt
động trong nền kinh tế, với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ
mục tiêu hoạt động khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh
nghiệp cũng có các mục tiêu khác nhau. Nhưng có thể nói rằng trong cơ chế
thị trường ở nước ta hiện nay và đặc biệt trong giai đoạn mối gia nhập WTO,
mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn...) đều
có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu
này mọi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh và
phát triển doanh nghiệp thích ứng với các biến động của thị trường, phải thực
hiện việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh, phải
kế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời phải tổ chức thực
hiện chúng một cách có hiệu quả.
Trong quá trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động quản trị
trên, các doanh nghiệp phải luôn kiểm tra ,đánh giá tính hiệu quả của chúng.
Muốn kiểm tra đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của toàn
doanh nghiệp cũng như từng lĩnh vực, từng bộ phận bên trong doanh nghiệp
thì doanh nghiệp không thể không thực hiện việc tính hiệu quả kinh tế của các
hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Vậy thì hiệu quả kinh tế của các hoạt động
sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất kinh doanh) là gì ? Để hiểu được
phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh thì trước tiên
3
chúng ta tìm hiểu xem hiệu quả kinh tế nói chung là gì. Từ trước đến nay có
rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế :
- Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì : "hiệu quả sản xuất diễn ra
khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm
một loạt sản lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới
hạn khả năng sản xuất của nó"(1). Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến
khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc
phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản
xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây
mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và không thể có mức hiệu quả nào
cao hơn nữa.
- Có một số tác giả lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan
hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan điểm
này mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn
bộ phần tham gia vào quy trình kinh tế.
- Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số
giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho
quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông : "Tính hiệu quả được xác
định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh
doanh" (2)Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp
dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình kinh tế.
- Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh
tế. Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính
bằng đơn vị giá trị. Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
"Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg...) và
lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị , nguyên vật liệu...)
(1) P. Samueleson và W. Nordhaus : Giáo trình kinh tế học, trích từ bản dịch Tiếng Việt (1991)
4
được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật" (3), "Mối quan hệ
tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi
phí kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá
trị"(4) và "Để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ
giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền" (5)Khái
niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ông chính là năng suất
lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng
giá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí.
- Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm
chú ý và sử dụng phổ biến đó là : hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng
(hoặc một quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi
dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định. Đây là khái niệm tương
đối đầy đủ phản ánh được tính hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì có thể đưa ra khái niệm về hiệu
quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất kinh
doanh) của các doanh nghiệp như sau : hiệu quả sản xuất kinh doanh là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy
móc, thiết bị, tiền vốn và các yếu tố khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh
nghiệp đã đề ra. Từ khái niệm kháI quát này , có thể hình thành công thức
biểu diễn kháI quát phạm trú hiệu quả kinh tế như sau :
H = K/C
Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng ( quá trình kinh tế ) nào
đó ; K là kết quả thu được từ hiện tượng ( quá trình ) kinh tế đó và C là chi
phí toàn bộ để đạt được kết quả đó . Và như thế cũng có thể kháI niệm ngắn
gọn : Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất
(2)(3) (4) (5) Trích dẫn theo giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp trang 407, 408
5
kinh doanh và được xác định bởi tỷ số giũa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra
đề đạt được kết quả kinh doanh đó .
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình đọ sử dụng các nguồn
lực ở mọi điều kiện " động " của hoạt động kinh doanh . Theo quan niệm như
thế hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh doanh trong sự vận động và
biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh doanh, không phụ thuộc vào
quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng .
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh doanh trình bày ở trên , chúng ta có thể
hiểu hiệu quả kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm
trù phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực ( lao động , máy móc , thiết bị ,
nguyên vật liệu và tiền vốn ) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xá
định .
2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đã cho thấy bản chất của
hiệu quả sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để
đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên để hiểu rõ và ứng dụng
được phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh vào việc thành lập các chỉ tiêu,
các công thức cụ thể nhằm đánh giá tính hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cần :
Thứ nhất: Phải hiểu rằng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh thực
chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng
các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Mối quan
hệ so sánh ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương
đối.
Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là :
H = K - C H : Là hiệu quả sản xuất kinh doanh
6
K : Là kết quả đạt được
C : Là chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào
Còn về so sánh tương đối thì :
H = K\C
Do đó để tính được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta
phải tính kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Nếu xét mối quan hệ giữa kết quả
và hiệu quả thì kết quả nó là cơ sở và tính hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể là những đại lượng có khả
năng cân, đo, đong, đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu
bán hàng, lợi nhuận, thị phần... Như vậy kết quả sản xuất kinh doanh thường
là mục tiêu của doanh nghiệp.
Thứ hai :
- Phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp : Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi
dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu về xã hội nhất định. Các mục
tiêu xã hội thường là : Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong
phạm vi toàn xã hội hay phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hoá,
nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường.... Còn hiệu quả kinh tế xã
hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cả
về kinh tế xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trên
phạm vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế.
- Hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài : Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các mục tiêu của doanh
nghiệp do đó mà tính chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các giai
đoạn khác nhau là khác nhau. Xét về tính lâu dài thì các chỉ tiêu phản ánh
hiệu quả của toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình
hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận và các chỉ tiêu về doanh lợi. Xét về
tính hiệu quả trước mắt (hiện tại) thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tại
7
mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Trên thực tế để thực hiện mục tiêu bao trùm
lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận có rất nhiều doanh nghiệp
hiện tại lại không đạt mục tiêu là lợi nhuận mà lại thực hiện các mục tiêu nâng
cao năng suất và chất lượng của sản phẩm, nâng cao uy tín danh tiếng của
doanh nghiệp, mở rộng thị trường cả về chiều sâu lẫn chiều rộng... do đo mà
các chỉ tiêu hiệu quả ở đây về lợi nhuận là không cao nhưng các chỉ tiêu có
liên quan đến các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp là cao thì chúng ta
không thể kết luận là doanh nghiệp đang hoạt động không có hiệu quả, mà
phải kết luận là doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả. Như vậy các chỉ
tiêu hiệu quả và tính hiệu quả trước mắt có thể là rái với các chỉ tiêu hiệu quả
lâu dài, nhưng mục đích của nó lại là nhằm thực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài,
3. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với với doanh
nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị
doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh : Khi tiến hành bất kỳ
một hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều phải huy
động và sử dụng các nguồn lực mà doanh nghiệp có khả năng có thể tạo ra
kết quả phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. ở mỗi giai đoạn phát
triển của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đều có nhiều mục tiêu khác nhau,
nhưng mục tiêu cuối cùng bao trùm toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở sử dụng tối ưu các nguồn lực
của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cũng như các
mục tiêu khác, các nhà doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp, nhiều
công cụ khác nhau. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một trong các công cụ
hữu hiệu nhất để các nhà quản trị thực hiện chức năng quản trị của mình.
Thông qua việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho phép
các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu
quả đạt ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các
8
nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
để từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương
diện giảm chi phí tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với tư cách là một công cụ quản trị kinh
doanh hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ được sử dụng để kiểm tra,
đánh giá và phân tích trình độ sử dụng tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong
phạm vi toàn doanh nghiệp mà còn được sử dụng để kiểm tra đánh giá trình
độ sử dụng từng yếu tố đầu vào trong phạm vi toàn doanh nghiệp cũng như ở
từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp. Do vậy xét trên phương diện lý
luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất
quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích
nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý
nhất để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra.
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp các nhà quản trị còn coi hiệu quả kinh tế
như là các nhiệm vụ, các mục tiêu để thực hiện. Vì đối với các nhà quản trị
khi nói đến các hoạt động sản xuất kinh doanh thì họ đều quan tâm đến tính
hiệu quả của nó. Do vậy mà hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò là công
cụ để thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh đồng thời vừa là mục tiêu để
quản trị kinh doanh.
4. Phân loại hiệu quả kinh doanh
Tùy theo phạm vi, kết quả đạt được và chi phí bỏ ra mà có các phạm trù
hiệu quả khác nhau như : hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả sử dụng các yếu tố
sản xuất trong quá trình kinh doanh. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, hiệu quả trực tiếp của các doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế, còn hiệu
quả của ngành hoặc hiệu quả của nền kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế xã
hội. Từ đó ta có thể phân ra 2 loại : hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và hiệu
quả kinh tế - xã hội.
9
4.1. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp
Khi nói tới doanh nghiệp người ta thường quan tâm nhất, đó là hiệu quả
kinh tế của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh
doanh đều với động cơ kinh tế để kiếm lợi nhuận.
4.1.1. Hiệu quả kinh tế tổng hợp
Hiệu quả kinh tế tổng hợp là phạm trù kinh tế biểu hiện tập của sự phát
triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó
trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh
nghiệp.
Hiệu quả kinh tế tổng hợp là thước đo hết sức quan trọng của sự tăng
trưởng kinh tế và là chỗ dựa cho việc đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế
của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
4.1.2. Hiệu quả kinh tế của từng yếu tố
Hiệu quả kinh tế từng là yếu tố, là sự thể hiện trình độ và khả năng sử
dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó
là thước đo quan trọng của sự tăng trưởng từng yếu tố và cùng với hiệu quả
kinh tế tổng hợp làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của
doanh nghiệp.
4.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội
Hiệu quả kinh tế - xã hội là hiệu quả mà doanh nghiệp đem lại cho xã hội
và nền kinh tế quốc dân. Nó thể hiện qua việc tăng thu ngân sách cho Nhà
nước, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của
người lao động và tái phân phối lợi tức xã hội.
Tóm lại trong quản lý, quá trình kinh doanh, phạm trù hiệu quả kinh tế
được biểu hiện ở các loại khác nhau. Việc phân loại hiệu quả kinh tế là cơ sở
để xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, phân tích hiệu quả kinh tế và xác
định những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế.
10
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là mối quan hệ so
sánh giữa kết quả đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ
ra để đạt được kết quả đó. Nó phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực đầu
vào để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Các đại lượng kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra cũng như trình độ lợi dụng các nguồn lực nó chịu tác
động trực tiếp của rất nhiều các nhân tố khác nhau với các mức độ khác nhau,
do đó nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp ta có thể chia nhân tố ảnh
hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như sau :
1. Các nhân tố khách quan
1.1. Nhân tố môi trường quốc tế và khu vực
Các xu hướng chính trị trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa
của các nước trên thế giới, tình hình chiến tranh, sự mất ổn định chính trị, tình
hình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới... ảnh hưởng trực tiếp tới các
hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như việc lựa chọn và sử
dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Do vậy mà nó tác động trực tiếp
tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường kinh tế ổn
định cũng như chính trị trong khu vực ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp
trong khu vực tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi góp phần
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ví dụ như tình hình mất ổn định của
các nước Đông Nam á trong mấy năm vừa qua đã làm cho hiệu quả sản xuất
của nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới nói chung hiệu quả
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu vực nói riêng bị giảm rất
nhiều. Xu hướng tự do hoá mậu dịch của các nước ASEAN và của thế giới đã
ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nước trong khu vực.
1.2. Nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân
1.2.1 Môi trường chính trị, luật pháp
11
Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và
mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân
trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới
các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình
quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt
động, các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gài, sản
xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa
vào các quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp phải chấp hành các quy
định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã
hội và với người lao động như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộp
thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ
công nhân viên trong doanh nghiệp... ). Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm
hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó
ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
1.2.2. Môi trường văn hoá xã hội
Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong
tục, tập quán, tâm lý xã hội... đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều
hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người lao
động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao
động của doanh nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp và ngược lại nếu tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sử
dụng lao động của doanh nghiệp sẽ giảm làm tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, nhưng tình trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu
dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do vậy
lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ văn
hoá ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn và khả
12
năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động, phong cách, lối
sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... nó ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm
của các doanh nghiệp. Nên nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp.
1.2.3. Môi trường kinh tế
Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế
quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người... là các yếu tố
tác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng trưởng
nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể,
lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng... sẽ tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh và ngược lại.
1.2.4. Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng
Các điều kiện tự nhiên như : các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý,
thơi tiết khí hậu,... ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu,
năng lượng, ảnh hưởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượng sản
phẩm, ảnh hưởng tới cung cầu sản phẩm do tính chất mùa vụ... do đó ảnh
hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng.
Tình trạng môi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng
buộc xã hội về môi trường,... đều có tác động nhất định đến chi phí kinh
doanh, năng suất và chất lượng sản phẩm. Một môi trường trong sạch thoáng
mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh.
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế
cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp. Hệ thống đường xá, giao thông,
hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc
gia... ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng
13
huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán... của các doanh
nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
1.2.5. Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ
Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng
của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cũng như trong
nước ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật
công nghệ của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản
phẩm tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3. Nhân tố môi trường ngành
1.3.1. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành
Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với
nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp,
ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm... do vậy ảnh hưởng tới hiệu
quả của mỗi doanh nghiệp.
1.3.2. Khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp
Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực,
các ngành nghề sản xuất kinh doanh có mức doanh lợi cao thì đều bị rất nhiều
các doanh nghiệp khác nhóm ngó và sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực đó nếu như
không có sự cản trở từ phía chính phủ. Vì vậy buộc các doanh nghiệp trong
các ngành có mức doanh lợi cao đều phải tạo ra các hàng rào cản trở sự ra
nhập mới bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng có của doanh nghiệp,
bằng cách định giá phù hợp (mức ngăn chặn sự gia nhập, mức giá này có thể
làm giảm mức doanh lợi) và tăng cường mở rộng chiếm lĩnh thị trường. Do
vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.3. Sản phẩm thay thế
Hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp đều có sản phẩm thay thế, số
lượng chất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì của sản phẩm thay thế, các chính
sách tiêu thụ của các sản phẩm thay thế ảnh hưởng rất lớn tới lượng cung cầu,
14
chất lượng, giá cả và tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó ảnh
hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.4. Người cung ứng
Các nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp được cung cấp chủ yếu bởi
các doanh nghiệp khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân. Việc đảm bảo
chất lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp
phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộc vào tính chất của người
cung ứng và các hành vi của họ. Nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là
không có sự thay thế và do các nhà độc quyền cung cấp thì việc đảm bảo yếu
tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí
về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất
lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào sẽ cao hơn bình thường nên sẽ làm giảm
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn nếu các yếu tố đầu vào
của doanh nghiệp là sẵn có và có thể chuyển đổi thì việc đảm bảo về số
lượng, chất lượng cũng như hạ chi phí về các yếu tố đầu vào là dễ dàng và
không bị phụ thuộc vào người cung ứng thì sẽ nâng cao được hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
1.3.5. Người mua
Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp đặc
biệt quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mà
không có người mua hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi
thì doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất được. Mật độ dân cư, mức độ
thu nhập, tâm lý và sở thích tiêu dùng… của khách hàng ảnh hưởng lớn tới
sản lượng và giá cả sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự
cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của doanh nghiệp.
2. Các nhân tố chủ quan ( nhân tố bên trong doanh nghiệp)
2.1. Bộ máy quản trị doanh nghiệp
2.1.1. Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp
Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu nhiên j vụ
15
đề ra sẽ tạo lập năng lực và chất lượng hoạt động mới , thúc đẩy kinh doanh
phát triển , tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp . Mỗi bộ phận của của hệ thông tổ chức là một lực lượng trực tiếp
hoặc gián tiếp thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp . Nếu bộ máy quản
trị và kinh doanh nghiệp cồng kềnh kém hiệu lực , bảo thủ trì trệ , không đáp
ứng những đòi hỏi mới trên thị trường làm cản trở hoặc bỏ mất thời cơ kinh
doanh sẽ gây những hậu quả trên nhiều mặt : Tâm lý , tinh thần , chính trị và
đặc biệt là suy giảm về kinh tế .
2.1.2. Tổ chức hoạt động .
Việc tổ chức hoạt động cần phảI tuân thủ theo các nội dung chủ yếu sau
:
- Lựa chọn mô hình tổ chức quản trị và phân bố mô hình mạng lưới
kinh doanh tối ưu đối với doanh nghiệp .
- Quy định rõ chức năng , nhiệm vụ ,phương thức hoạt động , lề lối
làm việc của từng bộ phận , từng khâu trong bộ máy hệ thống tổ
chức doanh nghiệp .
- Xây dung và không ngừng hoàn thiện điều lệ ( hoặc quy chế ) tổ
chức và hoạt động của doanh nghiệp .
- Xác định nhân sự tuyển chọn và bố trí những cán bộ hợp lý vào
những khâu quan trọng để đảm bảo sự vận hành và hiệu lực của cả
bộ máy .
- Thường xuyên xem xét , đánh giá thực trạng của bộ máy và cán bộ
để có biện pháp chấn chỉnh và bổ sung kịp thời , tạo điều kiện cho
bộ máy có sức mạnh phù hợp , luôn thích ứng với yêu cầu , nhiệm
vụ kinh doanh của doanh nghiệp .
2.2. Nhân lực .
Nhân lực là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào
mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác
16
động trực tiếp đến tất cả các giai đoạn các khâu của quá trình sản xuất kinh
doanh, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tác động tới tốc
độ tiêu thụ sản phẩm do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra công tác tổ chức phải hiệp lao động hợp lý
giữa các bộ phận sản xuất và bộ phận hành chính, giữa các cá nhân trong
doanh nghiệp, sử dụng người đúng việc sao cho phát huy tốt nhất năng lực sở
trường của người lao động là một yêu cầu không thể thiếu trong công tác tổ
chức nhân lực của doanh nghiệp nhằm đưa các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp có hiệu quả cao. Như vậy nếu ta coi chất lượng lao động (con
người phù hợp trong kinh doanh) là điều kiện cần để tiến hành sản xuất kinh
doanh thì công tác tổ chức nhân lực hợp lý là điều kiện đủ để doanh nghiệp
tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công tác tổ chức bố trí sử dụng
nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, phương
án kinh doanh…đã đề ra. Tuy nhiên công tác tổ chức nhân lực của bất kỳ một
doanh nghiệp nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc chung và sử dụng đúng
người đúng việc, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng sao cho có thể thực hiện
nhanh nhất, tốt nhất các nhiệm vụ được giao, đồng thời phải phát huy được
tính độc lập, sáng tạo của người lao động có như vậy sẽ góp phần vào việc
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bên cạnh nhân lực thì tiền lương và thu nhập của người lao động cũng
ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì tiền
lương là một bộ phận cấu thành lên chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp đồng thời nó còn tác động tói tâm lý người lao động trong doanh
nghiệp. Nếu tiền lương cao thì chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng do đó làm
giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhưng lại tác động tới tính thần và trách
nhiệm người lao động cao hơn do đó làm tăng năng suất và chất lượng sản
phẩm của doanh nghiệp nên làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Còn nếu
mà mức lương thấp thì ngược lại. Cho nên doanh nghiệp cần chú ý tới các
17
chính sách tiền lương, chính sách phân phối thu nhập, các biện pháp khuyến
khích sao cho hợp lý, hài hoà giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của
doanh nghiệp.
2.3. Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn
định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và
áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu như khả năng về tài chính của
doanh nghiệp yếu kém thì doanh nghiệp không những không đảm bảo được
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà
còn không có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến
vào sản xuất do đó không nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh
nghiệp, tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh tới tốc độ tiêu thụ và
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hoá
chi phí bằng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu
vào. Vì vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động rất mạnh tới hiệu
quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.
2.4. Đặc tính của sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm
* Đặc tính của sản phẩm
Ngày nay chất lượng của sản phẩm trở thành một công cụ cạnh tranh
quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường, vì chất lượng của sản phẩm
nó thoả mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm càng
cao sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng tốt hơn.
Chất lượng sản phẩm luôn luôn là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, khi
chất lượng sản phẩm không đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, lập
tức khách hàng sẽ chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác cùng loại. Chất
18
lượng của sản phẩm góp phần tạo nên uy tín danh tiếng của doanh nghiệp trên
thị trường.
Những đặc tính mang hình thức bên ngoài của sản phẩm như : Mẫu mã,
bao bì, nhãn hiệu…trước đây không được coi trọng nhưng ngày nay nó đã trở
thành những yếu tố cạnh tranh quan trọng không thể thiếu được. Thực tế cho
thấy, khách hàng thường lựa chọn các sản phẩm theo trực giác, vì vậy những
loại hàng hoá có mẫu mã bao bì nhãn hiệu đẹp và gợi cảm…luôn giành được
ưu thế hơn so với các hàng hoá khác cùng loại.
Các đặc tính của sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp góp phần rất lớn tới việc tạo uy tín, đẩy nhanh
tốc độ tiêu thụ sản phẩm làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp nên có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
* Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tới các khâu khác của quá trình sản
xuất kinh doanh. Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có tiêu thụ được hay
không mới là điều quan trọng nhất. Tốc độ tiêu thụ nó quyết định tốc độ sản
xuất và nhịp độ cung ứng nguyên vật liệu. Cho nên nếu doanh nghiệp tổ chức
được mạng lưới tiêu thụ sản phẩm phù hợp với thị trường và các chính sách
tiêu thụ hợp lý khuyến khích người tiêu dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp mở
rộng và chiếm lĩnh được thị trường, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp đẩy
nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng vòng
quay của vốn, góp phần giữ vững và đẩy nhanh nhịp độ sản xuất cũng như
cung ứng các yếu tố đầu vào nên góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.5. Nguyên vật liệu và công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng và không
thể thiếu được đối với các doanh nghiệp sản xuất. Số lượng, chủng loại, cơ
19
cấu, chất lượng, giá cả của nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việc cung ứng
nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, ảnh hưởng
tới năng suất và chất lượng của sản phẩm do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí sử dụng nguyên vật liệu của các
doanh nghiệp sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh và
giá thành đơn vị sản phẩm cho nên việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có
ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc tạo ra kết
quả lớn hơn với cùng một lượng nguyên vật liệu.
Bên cạnh đó, chất lượng của công tác đảm bảo nguyên vật liệu cũng ảnh
hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công
tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu được tốt, tức là luôn luôn cung cấp đầy
đủ, kịp thời và đồng bộ đúng số lượng, chất lượng, chủng loại các loại nguyên
vật liệu cần thiết theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, không để xảy ra tình
trạng thiếu hay là ứ đọng nguyên vật liệu, đồng thời thực hiện việc tối thiểu
hoá chi phí kinh doanh sử dụng của nguyên vật liệu thì không đảm bảo cho
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà còn góp phần
rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.6. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh
nghiệp
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình
quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm
nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh. Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ
sở sức sinh lời của tài sản. Cơ sở vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong
tổng tài sản của doanh nghiệp thì nó vẫn có vai trò quan trọng thúc đẩy các
hoạt động kinh doanh, nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của doanh nghiệp qua
hệ thống nhà xưởng, kho hàng, cửa hàng, bến bãi…Cơ sở vật chất kỹ thuật
của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng góp phần đem
20
lại hiệu quả cao bất nhiêu. Điều này thấy khá rõ nếu một doanh nghiệp có hệ
thống nhà xưởng, kho hàng, cửa hàng, bến bãi được bố trí hợp lý, nằm trong
khu vực có mật độ dân cư lớn, thu nhập về cầu về tiêu dùng của người dân
cao…và thuận lợi về giao thông sẽ đem lại cho doanh nghiệp một tài sản vô
hình rất lớn đó là lợi thế kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh có hiệu quả cao.
Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnh
hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm
hay tăng phí nguyên vật liệu do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật sản xuất còn
có công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử
dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm,
còn nếu trình độ kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp thấp kém hoặc công nghệ
sản xuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ sẽ làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm
của doanh nghiệp rất thấp, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.
2.7. Môi trường làm việc trong doanh nghiệp
* Môi trường văn hoá trong doanh nghiệp :
Môi trường văn hoá do doanh nghiệp xác lập và tạo thành sắc thái riêng
của từng doanh nghiệp. Đó là bầu không khí, là tình cảm, sự giao lưu, mối
quan hệ, ý thức trách nhiệm và tinh thần hiệp tác phối hợp trong thực hiện
công việc. Môi trường văn hoá có ý nghĩa đặc biệt và có tác động quyết định
đến việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác của doanh nghiệp.
Trong kinh doanh hiện đại, rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh
nghiệp liên doanh rất quan tâm chú ý và đề cao môi trường văn hoá của doanh
nghiệp, vì ở đó có sự kết hợp giữa văn hoá các dân tộc và các nước khác
nhau. Những doanh nghiệp thành công trong kinh doanh thường là những
doanh nghiệp chú trọng xây dựng, tạo ra môi trường văn hoá riêng biệt khác
với các doanh nghiệp khác. Văn hoá doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh rất
lớn cho các doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc hình thành
21
các mục tiêu chiến lược và các chính sách trong kinh doanh của doanh
nghiệp, đồng thời tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược kinh
doanh đã lựa chọn của doanh nghiệp. Cho nên hiệu quả của các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào môi trường văn hoá
trong doanh nghiệp.
* Các yếu tố mang tính chất vật lý và hoá học trong doanh nghiệp :
Các yếu tố không khí, không gian, ánh sáng, độ ẩm, độ ổn, các hoá chất
gây độc hại là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian lao động, tới
tinh thần và sức khoẻ của lao động do đó nó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng
lao động của doanh nghiệp, đồng thời nó còn ảnh hưởng tới độ bền của máy
móc thiết bị, tới chất lượng sản phẩm. Vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
* Môi trường thông tin :
Hệ thống trao đổi các thông tin bên trong doanh nghiệp ngày càng lớn
hơn bao gồm tất cả các thông tin có liên quan đến từng bộ phận, từng phòng
ban, từng người lao động trong doanh nghiệp và các thông tin khác. Để thực
hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh thì giữa các bộ phận, các phòng ban
cũng như những người lao động trong doanh nghiệp luôn có mối quan hệ ràng
buộc đòi hỏi phải giao tiếp, phải liên lạc và trao đổi với nhau các thông tin
cần thiết. Do đó mà hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp phụ thuộc rất lớn vào hệ thống trao đổi thông tin của doanh nghiệp.
Việc hình thành quá trình chuyển thông tin từ người này sang người khác, từ
bộ phận này sang bộ phận khác tạo sự phối hợp trong công việc, sự hiểu biết
lẫn nhau, bổ sung những kinh nghiệm, những kiến thức và sự am hiểu về mọi
mặt cho nhau một cách thuận lợi nhanh chóng và chính xác là điều kiện cần
thiết để doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình.
22
III. Hệ thống chỉ tiêu và phương pháp Nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp
1. Mức chuẩn và hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh
Đã từ lâu , khi bàn tới hiệu quả kinh doanh , nhiều nhà khoa học kinh tế
đã đề cập đến mức chuẩn hiệu quả ( hay còn gọi là tiêu chuẩn hiệu quả ). Từ
công thức định nghĩa về hiệu quả kinh doanh chúng ta thấy khi thiết lập mối
quan hệ tỉ lệ giữa " đầu ra " và " đầu vào " sẽ có thể cho một dãy các giá trị
khác nhau . Vấn đè được đặt ra là trong các giá trị đạt được thì giá trị nào
phản ánh tính có hiệu quả ( nằm trong miền có hiệu quả ), các giá trị nào sẽ
phản ánh tính hiệu quả cao cũng như những giá trị nào nằm trong miền không
đạt hiệu quả (phi hiệu quả ). Chúng ta có thể hiểu mức chuẩn hiệu quả là giới
hạn , là thước đo , là căn cứ , là một cái "mốc" xác định ranh giới cá hiệu quả
hay không có hiệu quả về một chỉ tiêu hiệu quả đang xem xét .
Xét trên phương diện lý thuyết , mặc dù các tác giả đều thừa nhận về bản
chất kháI niệm hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản
xuất , song công thức kháI niệm hiệu quả kinh doanh cũng chưa phảI là công
thức mà các nhà kinh tế thống nhất thừa nhận. Vì vậy, cũng không có tiêu
chuẩn chung cho mọi công thức hiệu kinh doanh, mà tiêu chuẩn hiệu quả kinh
doanh còn phụ thuộc vào mỗi công thức xác định hiệu quả cụ thể. Ở các
doanh nghiệp, tiêu chuẩn hiệu quả phụ thuộc vào từng chỉ tiêu hiệu quả kinh
tế cụ thể. Chẳng hạn, với các chỉ tiêu hiệu quả liên quan đến các quyết định
lựa chọn kinh tế sử dụng phương pháp cận biên người ta hay so sánh các chỉ
tiêu như doanh thu biên và chi phí biên với nhau và tiêu chuẩn hiệu quả là
doanh thu với chi phí biên ( tổng hợp cũng như cho rừng yếu tố sản xuất ).
Trong phân tích kinh tế với việc sử dụng các chỉ tiêu tính toán trung bình cá
khi lấy mức trung bình của ngành hoặc của kỳ trước làm mức hiệu quả so
sánh và kết luận tính hiệu quả của doanh nghiệp.
23
2. Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp
Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp cho phép ta đánh giá được hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp. Nó là mục tiêu cuối
cùng mà doanh nghiệp đặt ra.
2.1. Chỉ tiêu lợi nhuận
Lợi nhuận vừa là chỉ tiêu phản ánh kết quả đồng thời vừa là chỉ tiêu phản
ánh tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối với các chủ doanh nghiệp thì hay quan tâm cái gì người ta thu được sau
quá trình sản xuất kinh doanh và thu được bao nhiêu, do đó mà chỉ tiêu lợi
nhuận được các chủ doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và đặt nó vào mục tiêu
quan trọng nhất của doanh nghiệp. Còn đối với các nhà quản trị thì lợi nhuận
vừa là mục tiêu cần đạt được vừa cơ sở để tính các chỉ tiêu hiệu quả của
doanh nghiệp.
= TR - TC
: Lợi nhuận thu được (trước thuế lợi tức ) từ hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
TR : Doanh thu bán hàng
TC : Chi phí bỏ ra để đạt được doanh thu đó.
2.2. Các chỉ tiêu về doanh lợi
Các chỉ tiêu về doanh lợi nó cho ta biết hiệu quả sản xuất kinh doanh của
toàn doanh nghiệp, nó là các chỉ tiêu được các nhà quản trị, các nhà đầu tư,
các nhà tín dụng đặc biệt quan tâm chú ý tới, nó là mục tiêu theo đuổi của các
nhà quản trị.
* Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh
DVKD : Doanh lợi toàn bộ vốn kinh doanh
KD
VKD
V
D
24
: Lợi nhuận trước hay sau thuế lợi tức ( nếu là trước thuế lợi tức có
thể tính thêm lãi trả vốn vay) thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc
từ tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.
VKD : Vốn kinh doanh của doanh nghiệp (vốn chủ sở hữu cộng vốn vay)
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn kinh doanh, doanh nghiệp tạo ra
được mấy đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế lợi tức DVKD càng cao càng tốt.
* Doanh lợi vốn chủ sở hữu (vốn tự có)
DVCSH : Doanh lợi vốn chủ sở hữu
R: Lợi nhuận (trước hoặc sau thuế)
CCSH : Vốn chủ sở hữu ( vốn tự có của doanh nghiệp)
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp tạo ra
được mấy đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế.
* Doanh lợi doanh thu bán hàng
DTR : Doanh lợi doanh thu bán hàng
sản xuất : Lợi nhuận trước hoặc sau thuế lợi tác thu được từ hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp
TR : Tổng doanh thu bán hàng
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước hoặc sau thuế lợi tức.
2.3 Chỉ tiêu khác
TR
D
SX
TR
%100x
C
QH
DVCSH =
CCSH
R
25
H : Hiệu quả kinh tế của sản xuất
Q : Sản lượng sản xuất tính theo giá trị
C : Chi phí tài chính (chi phí xác định trong kế toán tài chính)
CTT : Chi phí kinh doanh thực tế
CPĐ : Chi phí kinh doanh phải đạt
(chi phí kinh doanh là chi phí được xác định trong quản trị chi phí kinh
doanh, nó khác với chi phí tài chính).
Hai chỉ tiêu này còn được dùng để đánh giá tính hiệu quả ở từng bộ phận
trong doanh nghiệp.
3. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận
3.1 Mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp và hiệu quả
kinh tế bộ phận .
Bên cạnh các chỉ tiêu hiệu quả tổng quát phản ánh kháI quát và cho phép
kết luận về hiệu quả kinh tế của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, phản
ánh trình đọ sử dụng tất xả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh trong một thời kỳ nhất định (tư liệu sản xuất, nguyên, nhiên, vật liệu,
lao động,… và tất nhiên bao hàm cả tác động của yếu tố quản trị đến việc sử
dụng có hiệu quả các yếu tố trên ) thì người ta còn tính các chỉ tiêu bộ phận để
phân tích hiệu quả kinh tế của từng mặt hoạt đông, từng yếu tố sản xuất cụ
thể.
Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận đảm nhiệm hai chức năng cơ bản sau :
- Phân tích có tính chất sổ sung cho chỉ tiêu tổng hợp để trong một
số trường hợp kiểm tra và khẳng định rõ hơn kết luận được rút ra
từ các chỉ tiêu tổng hợp .
%100x
C
CH PD
Tt
26
- Phân tích hiệu quả từng mặt hoạt động, hiệu quả sử dụng từng yếu
tố sản xuất nhằm tìm biện pháp làm tối đa chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
tổng hợp. Đây là chức năng chủ yếu của hệ thống chỉ tiêu này.
Mối quan hệ giữa chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp và chỉ tiêu hiệu
quả kinh doanh bộ phân không phải là mối quan hệ cùng chiều, trong lúc chỉ
tiêu tổng hợp tăng lên thì có thể cá những chỉ tiêu bộ phận tăng lên và cũng có
thể có chỉ tiêu bộ phận không đổi hoặc giảm. Vì vậy, cần chú ý là:
+ Chỉ có chỉ tiêu tổng hợp đánh giá được hiệu quả toàn diện và đại diện
cho hiệu quả kinh doanh, càn các chỉ tiêu bộ phận không đảm nhiệm được
chức năng đó.
+ Các chỉ tiêu bộ phận phản ánh hiệu quả kinh doanh của từng mặt hoạt
động ( bọ phận) nên thường được sử dụng trong thống kê, phân tích cụ thể
chính xác mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, từng mặt hoạt động, từng bộ
phân công tác đến hiệu quả kinh doanh tổng hợp.
Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận cho phép ta đánh giá
được hiệu quả của từng mặt, từng yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.
3.2. Hiệu quả sử dụng vốn
Sử dụng vốn có hiệu quả là một yêu cầu tất yếu của doanh nghiệp. Hiệu
quả sử dụng vốn được thể hiện theo các chỉ tiêu sau :
* Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh và số ngày của một vòng
quay.
- Số vòng quay của toàn bộ vốn kinh doanh (n)
n : càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
- Số ngày một vòng quay (s)
KDV
TRn
n
S 365
27
Chỉ tiêu này cho biết số ngày công cần thiết để doanh nghiệp có thể thu
hồi được toàn bộ vốn kinh doanh. S càng nhỏ thì càng tốt.
* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (tài sản lưu động)
- Doanh lợi vốn lưu động
DVLD : Doanh lợi vốn lưu động
VLD : Vốn lưu động bình quân của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết với một đồng vốn lưu động doanh nghiệp tạo ra
mấy đồng lợi nhuận.
- Số vòng quay vốn lưu động (nLD)
- Số ngày một vòng quay vốn lưu động (Slđ)
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (HLD)
HLD : cho biết trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng vốn lưu
động HLD càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và số tiền tiết kiệm
càng nhiều.
* Hiệu quả sử dụng vốn cố định (tài sản cố định)
Hiệu quả sử dụng vốn cố định cho ta biết khả năng khai thác và sử dụng
các loại tài sản cố định của doanh nghiệp.
- Sức sinh lợi của tài sản cố định
DVCD : Doanh lợi vốn cố định
LD
R
VLD
V
D
LD
ld
V
TRn
LD
ld
n
S 365
TR
VH
LD
LD
TSCD
D
R
VCD
28
TSCĐ : Giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định tạo ra được mấy đồng lợi
nhuận. DVCD càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản càng có hiệu
quả.
- Sức sản xuất của tài sản cố định (N)
N càng lớn càng tốt
- Hệ số đảm nhiệm vốn cố định ( HCD)
HCD : Càng nhỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao.
3.3. Hiệu quả sử dụng lao động
Lao động là yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất, hiệu quả sử dụng lao
động góp phần nâng cao hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp. Các chỉ tiêu
phản ánh hiệu quả sử dụng lao động bao gồm :
- Sức sinh lời bình quân của lao động
bq : Lợi nhuận bình quân một lao động
L : Số lao động bình quân trong kỳ
- Năng suất lao động
W : năng suất đơn vị lao động, W càng cao càng tốt
Q : Sản lượng sản xuất ra (đơn vị có thể là hiện vật hoặc giá trị)
L : Số lao động bình quân trong kỳ hoặc tổng thời gian lao động (tính
theo giờ, ca, ngày lao động)
TSCD
TRN
TR
TSCDH CD
L
sx
bq
L
QW
29
- Hiệu suất tiền lương ( HTL)
TL : Tổng tiền lương chỉ ra trong kỳ
HTL : Càng cao chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng chi phí lao động hợp
lý.
3.4 Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu
Vòng luân chuyển nguyên vật liệu:
SVNVL = NVLSD/NVLDT
Với SVNVL là số vòng luân chuyển nguyên vật liệu, NVLSD là giá vốn
nguyên vật liệu đã dùng và NVLDT là giá trị lượng nguyên vật liệu dự trữ .
Vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm dở dang :
SVSPDD = ZHHCB/ VTDT
Với VSPDD là số vòng luân chuyển vật tư trong sản phẩm dở dang,
ZHHCB là tổng giá thành hàng hoá đã chế biến , VTDT là giá trị vật tư dự trữ
đưa vào chế biến.
Hai chỉ tiêu trên cho biết khả năng khai thác các nguồn nguyên liệu vật
tư của doanh nghiệp, đánh giá chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Hai chỉ tiêu trên mà cao cho biết doanh nghiệp giảm được chi phí cho
nguyên vật liệu dự trữ, rút ngắn chu kỳ hoạt động về chuyển đổi nguyên vật
liệu thành thành phẩm, giảm bớt sự ứ đọng của nguyên vật liệu tồn kho và
tăng vòng quay vốn lưu động. Nhược điểm là có thể doanh nghiệp thiếu
nguyên vật liệu dự trữ, không đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhu cầu.
Ngoài ra, để sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả người ta còn đánh giá
mức thiệt hại, mất mát nguyên vật liệu trong quá trình dự trữ, sử dụng chúng.
Chỉ tiêu này được đo bằng tỉ số giữa giá trị nguyên vật liệu hao hụt, mất mát
trên tổng giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ. Người ta so sánh chỉ tiêu
này với các định mức kinh tế – kỹ thuật hiện hành hoặc đối chiếu với mức hao
hụt kỳ trước,… để đưa ra quyết định thích hợp nhằm sử dụng vật tư tiết kiệm,
TL
TLH
SX
TL
30
đúng mục đích, phù hợp thực tế sản xuất và có hiệu quả.
3.5 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ở từng bộ phận bên trong doanh
nghiệp.
Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động ở từng bộ phận của doanh nghiệp phản
ánh tính hiệu quả của hoạt động chung cũng như từng mặt hoạt động kinh tế
diễn ra ở từng bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp. Đó có thể là các chỉ tiêu
phản ánh hiệu quả đầu tư đổi mới công nghệ hoặc trang thiết bị lại ở phạm vi
toàn doanh nghiệp hoặc từng bộ phân bên trong doanh nghiệp; hiệu quả của
từng bộ phận quản trị và thực hiện các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp; hiệu quả của từng quyết định sản xuất kinh doanh và thực hiện chức
năng quản trị doanh nghiệp;… Tuỳ theo từng hoạt động cụ thể có thể xây
dung hệ thống chỉ tiêu và tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động thích hợp .
Về nguyên tắc, đối với hiệu quả của từng bộ phận công tác bên trong doanh
nghiệp ( từng phân xưởng, từng ngành, từng tổ sản xuất, …) có thể xây dung
hệ thống chỉ tiêu đã xác định cho phạm vi toàn doanh nghiệp. Riêng hệ thống
chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư, do tính đặc thù của hoạt động này đòi hỏi
phải xây dung hệ thống chỉ tiêu phù hợp.
4. các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, bản thân các doanh nghiệp phải
chủ động sáng tạo, hạn chế những khó khăn, phát triển những thuận lợi đẻ tạo
ra môi trường hoạt động có lợi cho mình. Bản thân doanh nghiệp có vai trò
quyết định trong sự tồn tại, phát triển hay suy vong của hoạt động kinh doanh
của mình. Vai trò quyết định của doanh nghiệp thể hiện trên 2 mặt: thứ nhất,
biết khai thác và tận dụng những điều kiện và yếu tố thuận lợi của môi trường
bên ngoài và thứ hai, doanh nghiệp phảI chủ động tạo ra những điều kiện, yếu
tố cho chính bản thân mình để phát triển. Cả hai mặt này cần phải được phối
31
hợp đồng bộ thì mới tận dụng được tối đa các nguồn nhân lực, kinh doanh
mới đạt được hiệu quả tối ưu. Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh
doanh là phạm trù tổng hợp. Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động
sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng tổng hợp các biện pháp từ
nâng cao năng lực quản trị, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp đến việc tăng cường và cải thiện mọi hoạt động bên trong
doanh nghiệp, biết làm cho doanh nghiệp luôn luôn thích ứng với những biến
động của thị trường….. Tuy nhiên, dưới đây có thể đề cập đến một số biện
pháp chủ yếu:4.1
4.1.tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh và phát triển doanh
nghiệp
Kinh tế thường luôn biến động, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi
doanh nghiệp phải thích ứng với sự biến động đó. Quản trị kinh doanh hiện
đại cho rằng không thể chống đỡ được với những thay đổi thị trường nếu
doanh nghiệp không có một chiến lược kinh doanh và phát triển thể hiện tính
chất động và tấn công. Chỉ có trên cơ sở đó, doanh nghiệp mới phát hiện được
những thời cơ cần tận dụng hoặc những đe doạ có thể xảy ra để có đối sách
thích hợp. Toàn bộ tư tưởng chiến lược và quản trị chiến lược sẽ được trình
bày sâu ở môn chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Phần này
chỉ lưu ý rằng thiếu một chiến lược kinh doanh đúng đắn thể hiện tính chủ
động và tấn công, thiếu sự chăm lo xây dựng và phát triển chiến lược doanh
nghiệp không hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế được và
thậm chí trong nhiều trường hợp còn dẫn đến sự phá sản.
Trong xây dựng chiến lược kinh doanh cần phải chú ý các điểm sau:
- Chiến lược kinh doanh phải gắn với thị trường:
+ Các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh trên cơ sở điều tra,
32
nghiên cứu nhu cầu thị trường và khai thác tối đa các thời cơ, các thuận lợi,
các nguồn nhân lực để sản xuất ra các sản phẩm với số lượng, chất lượng
chủng loại và thời hạn thích hợp. Có thể nói "chiến lược phải thể hiện tính
làm chủ thị trường của doanh nghiệp" là phương châm, là nguyên tắc quản trị
chiến lược của doanh nghiệp.
+ Việc xây dựng chiến lược kinh doanh phải làm tăng được thế mạnh
của doanh nghiệp, giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường.
+ Chiến lược phải thể hiện tính linh hoạt cao và vì thế xây dựng
chiến lược chỉ đề cập những vấn đề khái quát không cụ thể.
- Khi xây dựng chiến lược kinh doanh phải tính đến vùng an toàn
trong kinh doanh, hạn chế rủi ro tới mức tối thiểu
- Trong chiến lược kinh doanh cần xác định mục tiêu then chốt,
vùng kinh doanh chiến lược và những điều kiện cơ bản để đạt được mục tiêu
đó
- Chiến lược kinh doanh phải thể hiện sự kết hợp hài hoà giữa hai
loại chiến lược: chiến lược kinh doanh chung (những vấn đề tổng quát bao
trùm, có tính chất quyết định nhất) và chiến lược kinh doanh bộ phận ( những
vấn đề mang tính chất bộ phận như chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả,
chiến lược tiếp thị, chiến lược giao tiếp khuyếch trương………)
- Chiến lược kinh doanh không phải là bản thuyết trình chung
chung mà phải thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể, có tính khả thi với mục
đích đạt hiệu tối đa trong sản xuất kinh doanh.
- Một vấn đề hết sức quan trọng là nếu doanh nghiệp chỉ xây dựng
chiến lược thì chưa đủ, vì dù cho chiến lược xây dựng có hoàn hảo đến đâu
nếu không triển khai tốt, không biến nó thành các chương trình, chính sách
kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển cũng sẽ trở thành vô ích,
hoàn toàn không có giá trị làm tăng hiệu quả kinh doanh mà vẫn phải chịu chi
33
phí kinh doanh cho công tác này.
4.2. Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả
4.2.1 Quyết định sản lượng sản xuất và sự tham gia của các yếu tố
đầu vào tối ưu
Đối với bất kì một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào (trừ các
doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích), khi tiến hành một quyết định
sản xuất kinh doanh đều quan tâm đến lợi nhuận mà họ có thể đạt được từ
hoạt động đó và đều quyết định tiến hành sản xuất theo mục tiêu tối đa hoá
lợi nhuận. Quy tắc chung tối đa hoá lợi nhuận là doanh nghiệp sẽ tăng sản
lượng cho tới chừng nào doanh thu cận biên (MC) còn vượt quá chi phí cận
biên (MC). Trong đó, chi phí cận biên (MC) là chi phí tăng thêm khi sản
xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Doanh thu biên (MR) là doanh thu tăng
thêm chi bán thêm một đơn vị sản phẩm.
Doanh nghiệp sẽ đạt mức lợi nhuận tối đa ở mức sản lượng mà ở đó
doanh thu biên bằng chi phí cận biên (MR = MC). Tại điểm này mức sản
lượng Q* đạt được đảm bảo cho hiệu quả tối đa.
Mặt khác, để giảm thiểu chi phí kinh doanh nguyên tắc sử dụng các
yếu tố đầu vào là doanh thu biên do một yếu tố đầu vào bất kì tạo ra (MRP)
bằng vời chi phí biên sử dụng yếu tố đầu vào đó (MC), tức là MRP = MC.
Nguyên tắc này có nghĩa là doanh nghiệp còn có thể sử dụng tăng thêm các
yếu tố đầu vào khi MRP > MC và hiệu quả sẽ đạt tối đa khi MRP = MC.
4.2.2 Xác định điểm hoà vốn của sản xuất
Kinh doanh trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp đều rất chú ý
đền hiệu quả của chi phí lao động, vật tư, tiền vốn. Để sản xuất một loại sản
phẩm nào đó, doanh nghiệp phải tính toán, xây dựng mối quan hệ tối ưu
34
giữa chi phí và thu nhập. Sản xuất bao nhiêu sản phẩm và bán với giá nào
thì đảm bảo hoà vốn bỏ ra, và bao nhiêu sản phẩm tiêu thụ trên mức đó để
mang lại lợi nhuận. Điều đó đặt ra yêu cầu việc nghiên cứu điểm hoà vốn và
phân tích hoà vốn.
Phân tích điểm hoà vốn là xác lập và phân tích mối quan hệ tối ưu
giữa chi phí doanh thu, sản lượng và giá bán. Điểm mấu chốt để xác định
chính xác điểm hoà vốn là phải phân biệt các loại chi phí kinh doanh thành
chi phí biến đổi và chi phí cố định. Cần chú ý là điểm hoà vốn được xác
định cho một khoảng thời gian nào đó.
4.3. Phát triển trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập
thể và cá nhân người lao động
Lao động sáng tạo của con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp cần đầu tư thoả đáng để phát triển
quy mô bồi dưỡng lại và đào tạo mới lực lượng lao động, đội ngũ trí thức có
chất lượng cao trong các doanh nghiệp. Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh
trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ sư, công nhân kỹ thuật để
khai thác tối ưu nguyên vật liệu, năng suất máy móc, thiết bị công nghệ tiên
tiến,………
Đặc biệt là cán bộ quản trị, giám đốc phải được tuyển chọn kĩ càng,
có trình độ hiểu biết cao. Giám đốc là nhà lãnh đạo kinh doanh, đảm bảo
cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên giám đốc phải có kiến thức về
công nghệ, khoa học, về giao tiếp xã hội, về tâm lý, kinh tế,…. Tổng hợp
những tri thức của cuộc sống và phải biết vận dụng kiến thức vào tổ chức ra
quyết định những công việc trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp.
Về công tác quản trị nhân sự, doanh nghiệp phải hình thành nên cơ
cấu lao động tối ưu, phải bảo đảm đủ việc làm trên cơ sở phân công và bố trí
35
lao động hợp lý, sao cho phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng
của mỗi người. Trước khi phân công bố trí hoặc đề đạt cán bộ đều phải qua
kiểm tra tay nghề. Khi giao việc cần xác định chức năng, quyền hạn, nhiệm
vụ, trách nhiệm. Đặc biệt công tác trả lương, thưởng, khuyến khích lợi vật
chất đối với người lao động luôn là vấn đề hết sức quan trọng
Động lực tập thể và cá nhân người lao động là yếu tố quyết định tới
hiệu quả kinh tế. Động lực cũng là yếu tố để tập hợp, cố kết người lao động
lại. Trong doanh nghiệp, động lực cho tập thể và cá nhân người lao động
chính là lợi ích, là lợi nhuận thu được từ sản xuất có hiệu quả hơn. Các
doanh nghiệp cần phân phối lợi nhuận thoả đáng, đảm bảo công bằng, hợp
lý, thưởng phạt nghiêm minh. Đặc biệt cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng với
những nhân viên giỏi, trình độ tay nghề cao hoặc có thành tích, có sáng
kiến,….Đồng thời cũng cần nghiêm khắc xử lý những trường hợp vi phạm.
Trong kinh doanh hiện đại, ở nhiều doanh nghiệp hình thức bán cổ phần cho
người lao động và người lao động sẽ nhận được ngoài tiền lương và thưởng
là số lãi chia theo cổ phần cũng là một trong những giải pháp gắn người lao
động với doanh nghiệp bởi lẽ cùng với việc mua cổ phần người lao động
không chỉ có thêm nguồn thu nhập từ doanh nghiệp mà còn có quyền nhiều
hơn trong việc tham gia vào các công việc cua doanh nghiệp.
4.4. Công tác quản trị và tổ chức sản xuất
Tổ chức sao cho doanh nghiệp có bộ máy gọn, nhẹ, năng động, linh
hoạt trước thay đổi của thị trường. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải
thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Những nội dung này
đã được trình bày ở chương tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp. Một điều
cần chú ý là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải được xây dựng phù hợp
với các đặc điểm của doanh nghiệp (quy mô, ngành nghề kinh doanh, đặc
điểm quá trình tạo ra kết quả,.) thì mới đảm bảo cho việc quản trị doanh
36
nghiệp có hiệu quả được.
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ trách nhiệm,
quan hệ giữa các bộ phận với nhau, đưa hoạt động của doanh nghiệp đi vào
nề nếp, tránh sự chồng chéo giữa chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận.
Doanh nghiệp phải thường xuyên duy trì và đảm bảo sự cân đối tăng cường
quan hệ giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình sản xuất,. mới có thể
nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người, nâng cao tính chủ động sáng
tạo trong sản xuất.
Hệ thống thông tin bao gồm những yếu tố có liên quan mật thiết với
nhau, tác động qua lại với nhau trong việc thu nhập, xử lý, bảo quản và phân
phối thông tin nhằm hỗ trợ cho các hoạt động phân tích và đánh giá kiểm tra
thực trạng và ra quyết định về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của
một tổ chức. Việc thiết lập hệ thống thông tin phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Hệ thống thông tin phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng, được
thiết lập với đầy đủ các nội dung, các vấn đề mà doanh nghiệp
cần quan tâm.
Hệ thống thông tin phải là hệ thống thông tin thường xuyên
được cập nhật bổ sung.
Hệ thống cần phải được bố trí phù hợp với khả năng dụng,
khai thác của doanh nghiệp.
Đảm bảo việc khai thác được thực hiện với chi phí thấp nhất
4.5. Đối với kĩ thuật – công nghệ
37
Một trong những lí do làm hiệu quả kinh tế ở các doanh
nghiệp thấp là do thiếu kĩ thuật, công nghệ hiện đại. Do vậy vấn đế nâng cao
kĩ thuật, đổi mới công nghệ là vấn đề luôn được quan tâm ở các doanh
nghiệp. Tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh, đặc điểm ngành kinh doanh, mục
tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp có chính sách đầu tư công nghệ thích đáng.
Tuy nhiên việc phát triển kĩ thuật công nghệ đòi hỏi phải có đầu tư lớn, phải
có thời gian dài và phải được xem xét kĩ lưỡng 3 vấn đề:
Dự đoán đúng cầu của thị trường và cầu của doanh nghiệp về loại sản
phẩm của doanh nghiệp có ý định đầu tư phát triển. Dựa trên cầu dự
đoán này doanh nghiệp mới có những mục tiêu cụ thể trong đổi mới
công nghệ.
Lựa chọn công nghệ phù hợp, các doanh nghiệp trên cơ sở mục tiêu
của sản xuất đã đề ra có những biện pháp đổi mới công nghệ phù hợp.
Cần tránh việc nhập công nghệ lạc hậu, lỗi thời, tân trang lại, gây ô
nhiễm môi trường,...
Có giải pháp đúng về huy động và sử dụng vốn hiện nay, đặc biệt là
vốn cho đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp muốn hoạt động có
hiệu quả thì cần sử dụng vốn có hiệu quả, đúng mục tiêu nguồn vốn
đầu tư công nghệ.
Rút ngắn thời gian xây dựng để nhanh chóng đưa dự án đầu tư vào
hoạt động luôn là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc nâng cao hiệu
quả kinh tế của đầu tư kĩ thuật.
Trong đổi mới công nghệ không thể không quan tâm đến nghiên cứu sử
dụng vật liệu mới và vật liệu thay thế vì giá trị nguyên vật liệu thường
chiếm tỉ trọng cao trong giá thành của nhiều loại sản phẩm, dịch vụ. Hơn
nữa việc sử dụng nguyên vật liệu mới thay thế trong nhiều trường hợp còn
có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
38
Máy móc thiết bị luôn là nhân tố quyết định năng suất, chất lượng và
hiệu quả. Trong công tác quản trị kĩ thuật công nghệ, việc thường xuyên
nghiên cứu, phát triển kĩ thuật đóng vai trò quyết định. Bên cạnh đó, công
tác bảo quản máy móc thiết bị, đảm bảo cho máy móc luôn hoạt động đúng
kế hoạch và tận dụng công suất của thiết bị máy móc cũng đóng vai trò
không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Để
đảm bảo đánh giá chính xác chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị,
trong tính chi phí kinh doanh và phân tích kinh tế cần sử dung khái niệm chi
phí kinh doanh 'không tải" để chi phí kinh doanh về sử dụng máy móc thiết
bị bị mất đi mà không được sử dụng vào mục đích gì.
Đổi mới công nghệ phải đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm,
thực hiện tốt công tác kiểm tra kĩ thuật và nghiệm thu sản phẩm tránh để cho
những sản phẩm chất lượng kém ra tiêu thụ thị trường.4.6.
4.6.Tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp với xã
hội
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, sản xuất của các doanh
nghiệp mở rộng theo hướng sản xuất lớn, xã hội hoá và mở cửa làm cho mối
quan hệ lẫn nhau trong xã hội ngày càng chặt chẽ. Doanh nghiệp nào biết sử
dụng mối quan hệ sẽ khai thác được nhiều đơn hàng, tiêu thụ tốt. Hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp muốn dạt hiệu quả cao cần tranh thủ tận dụng
các lợi thế, hạn chế khó khăn của môi trường kinh doanh bên ngoài. Đó là:
Giải quyết tốt mối quan hệ với khách hàng: là mục đích ý đồ chủ
yếu trong kinh doanh, vì khách hàng là người tiếp nhận sản
phẩm, người tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Khách hàng
có được thoả mãn thì sản phẩm mới được tiêu thụ.
Tạo ra sự tín nhiệm, uy tín trên thị trường đối với doanh nghiệp
39
về chất lượng sản phẩm, tác phong kinh doanh, tinh thần phục
vụ,….bất cứ doanh nghiệp nào muốn có chỗ đứng trên thị trường
đều phải gây dựng sự tín nhiệm. Đó là quy luật bất di bất dịch để
tồn tại trong cạnh tranh trên thương trường.
Giải quyết tốt mối quan hệ với các đơn vị tiêu thụ, đơn vị cung
ứng.
Giải quyết tốt mối quan hệ với các tổ chức quảng cáo, các cơ
quan lãnh đạo doanh nghiệp,…. Thông qua các tổ chức này để
mở rộng ảnh hưởng của doanh nghiệp, tạo cho khách hàng,
người tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn,
đồng thời bảo vệ uy tín và tín nhiệm đối với doanh nghiệp.
Phát triển thông tin liên lạc với các tổ chức khác trên thị trường.
Hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật.
Có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên sinh thái: bảo vệ rừng đầu
nguồn, chống sự ô nhiễm của bầu không khí, nguồn nước, sự bạc
mầu của đất đai trong phát triển sản xuất kinh doanh……….
40
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾN HÀ
I - Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1. Quá trình thành lập.
-Tên cụng ty : Công ty cổ phần TIẾN HÀ
- Tên giao dịch : Tien Ha Joinstock company
- Địa chỉ: Thôn Tiền - xã Dục Tú - huyện Đông Anh - Hà Nội
- Điện thoại : 04.9611517 - 0913222302
- Vốn điều lệ: 4.700.000.000 VNĐ
Công ty Cổ phần Tiến Hà được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 0103000414 - Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngày 20/06/2001.
- Ngành nghề sản xuất kinh doanh:
+ Sản xuất, buôn bán các loại sắt thép, các loại lưới thép.
+ Mạ kẽm, vận tải hàng hoá.
+ Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng.
+ Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá, hướng nghiệp, dạy nghề cơ
khí.
41
+ Sản xuất các loại thép hình (U, T, I, C, hộp, ống).
2. Lịch sử phát triển.
- Tổng vốn đầu tư ban đầu : 4.700.000.000 VNĐ
- Vốn pháp định : 4.700.000.000 VNĐ
- Phân bổ nguồn vốn :
- Gồm : + Vốn cố định : 3.000.000.000 VNĐ
- Nhà xưởng : 800.000.000 VNĐ
- Thiết bị sản xuất : 2.200.000.000 VNĐ
+ Vốn lưu động : 1.700.000.000 VNĐ
- Kế hoạch khấu hao :
+ Nhà xưởng : 10 năm
+ Thiết bị : 5 năm
Biểu 1 : Tổng doanh thu của giai đoạn 2004 – 2007
Đơn vị : Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng doanh thu 45.870.008 25.801.638 38.592.672 47.905.214
Trải qua gần mười năm hoạt động kể từ ngày thành lập đến nay, Công
ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Đồng thời đa dạng hoá sản phầm
nhằm phục vụ cho nhu cầu của thị trường đang ngày càng nâng cao. Hiện nay,
Công ty đang cố gắng nâng cao giá trị tổng sản lượng và chất lượng sản phẩm
nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
II. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh của Công ty Tiến Hà
1. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường
1.1. Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm vỉ lưới thép được sản xuất tư dây thép phi 1.2 được tạo sóng,
mạ bạc, định hình bằng vành tôn là dụng cụ tính cho chế biến thực phẩm rất
phổ biến ở Nhật Bản. Hình dạng của sản phẩm này có 2 loại : hình chữ nhật
42
và hình tròn với kích cỡ khác nhau nhưng thông dụng nhất là 30 x 35cm (
hoặc đường kính 30 – 35cm ). Sản phẩm lưới thép B40 được sản xuất từ dây
thép phi 2.5 – 3 được đan thành lưới với chiều cao 1.5m hoặc 2m ….
1.2. Đặc điểm thị trường
Sản phẩm vỉ lưới thép có công dụng như vỉ nướng chả ở Việt Nam.
Nhưng ở Nhật Bản dụng cụ này chỉ sử dụng một lần ở các nhf hàng, khách
sạn, trong sinh hoạt thường ngày ở các gia đình và đã trở thành tập quán lâu
đời. Chỉ do yếu tố đó mà hàng năm nhu cầu sử dụng sản phẩm này ở Nhật lớn
với hàng trăm triệu sản phẩm với nhiều chủng loại khác nhau. Mặt hàng này
trước đây chủ yếu được cung cấp từ Trung Quốc. Thời gian gần đây, do tình
hình biến động về tài chính trong khu vực và với ý định khai thác nguồn nhân
lực dồi dào ở Việt Nam, một số nhà cung cấp ở Nhật Bản đã thiết lập mối
quan hệ với một số đối tác ở Việt Nam nhằm tổ chức sản xuất mặt hàng này
tại Việt Nam cung cấp cho thị trường Nhật.
Mặt hàng lưới thép B40, thép mạ, thép cây, thép U,T,I,C… chủ yếu tiêu
thụ trong nước nhằm phục vụ cho nhu cầu xây dựng đang ngày càng nâng cao
của người dân cũng như các doanh nghiệp…
2 - Công nghệ sản xuất của Công ty
2.1. Nguyên vật liệu sản xuất
Nguyên liệu sản xuất của Công ty chủ yếu là các loại thép tròn, kẽm, I,
U, tôn.
2.2. Công nghệ sản xuất của Công ty
- Do Công ty sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau, vì vậy mỗi mặt hàng
đều qua các khâu sản xuất riêng, chuyên môn riêng. Quy trình sản xuất được
khép kín từ khâu phôi đầu vào đến khi sản phẩm hoàn thành . Máy móc thiết
bị phục vụ cho sản xuất bao gồm :
a) Máy cán sóng : máy chế tạo theo nguyên lý máy cán trục răng nhằm
tạo bước sóng theo quy định. Bộ phận chủ yếu và có nhu cầu độ chính xác
43
cao là hai trục răng khía để tạo ra bước sóng , đường kính trục cán là 120mm ;
khung giá được kết cấu bằng thép L để tạo độ đứng vững khi vận hành; trọng
lượng 160kg; công suất động cơ 1kw.
b) Khung dệt lưới: Kết cấu bằng thép L25 x 25, L30 x 30, hoạt động
theo nguyên lý chuyển làn sợi dọc lên, xuống bằng thao tác thủ công, trọng
lượng khung dệt 18kg/khung.
c) Dao cắt lớn: Cắt tạo kiểu cho dao cầu, thao tác thủ công, trọng lượng
cả bàn , giá và lưỡi giao là 15kg.
d) Máy lốc vành: Cấu tạo theo nguyên lý tang cuốn, gồm một tang
cuốn dạng đĩa có đường kính từ 230 đến 260mm, lắp trên giá máy cá gắn
máng định vị, thao tác bằng tay quay gắn trực tiếp với tang cuốn , trọng lượng
máy 10kg/máy.
c) Máy dập tròn: Là máy dột dập 12 đến 16 tán , có hành trình phù hợp
với yêu cầu thao tác của loại sản phẩm này
f) Máy vê mép: Gồm đĩa tròn có đường kính đúng bằng đường kính sản
phẩm, đặt trên giá và chuyền động quay trên mặt phẳng ngang nhờ lực chuyển
động bằng dây cua-roa với động cơ 0.5kw. Đĩa có thể chuyển động theo
phương thẳng đứng nhờ một cần đẩy phía dưới , trên giá máy có gắn trục ép
chuyển động quay theo , có tác dụng ép chắc phần tôn viền quanh mép sản
phẩm. Trọng lượng máy 24kg.
g) Dây truyền kéo dãn thép : Có tác dụng kéo dãn thép tư 6 - 8mm
xuống 1.2- 3mm . dây chuyền chạy khép kín từ khâu sản phẩm đầu vào đến
sản phẩm đầu ra .
h) Máy lưới B40: có tác dụng đan thép thành lưới theo quận và chiều
cao quy định .
i) Máy cán thép : có tác dụng kéo , cán từ phôi thép ban đầu thành sản
phẩm là thép cây tròn hoặc gai từ 10mm – 20mm.
- Phần lớn công nghệ được nhập khẩu từ nước ngoài về với dây truyền
khép kín lên cho công suất nhiều, sản lượng lớn tiết kiệm được thời gian sản
44
xuất.
2.3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất của công ty
Hình 1: Quy trình sản xuất sản phẩm vỉ lưới thép:
Hình 2: Quy trình sản xuất cán thép
* Quy trình sản xuất lưới thép đan cần phải trải qua giai đoạn cán, kéo,
dãn phôi thép xuống đường kính 1,2mm, rồi qua 5 công đoạn nối tiếp nhau.
- Tạo bước sóng dây thép
Đây là công đoạn chuẩn bị nguyên liệu có tính chất quyết định chất
lượng sản phẩm và năng suất cho các bước tiếp theo. Công đoạn này được
tiến hành trên nguyên lý cán dây thép bằng máy có trục răng khía, trục cán
được tính toán chính xác sao cho khi cán thành sợi thép sóng có bước sóng
Cán sóng Dệt lưới Dập tròn
Cắt tôn Lốc vành
Viền
mép
Kiểm
tra
Đóng
gói
Sắt mua
ngoài
Phôi đúc
Tiêu thụ
Cắt thành thỏi Nung
Nhập kho Cán nóng
45
phù hợp với yêu cầu chất lượng sản phẩm đặt ra là: Trên đọ dài 254+0,5mm
được đo ở vị trí bất kỳ tại bề mặt của sản phẩm có 23 mắt lưới sau khi đan.
Muốn đảm bảo được điều kiện trên, yêu cầu về thiết bị trục cán phảI
đảm bảo bước răng phù hợp với yêu cầu đã đặt ra. Trục cán phảI đạt được độ
cứng nhất định, chịu mài mòn cao. Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng
sản phẩm khi đan.
- Dệt thép thành tấm lưới có kích thước mắt vuông 10 x 10mm
Công đoạn này được thực hiện trên máy dệt đứng. Dây thép sau khi cán
theo bước sóng nhất định được lắp toàn bộ đoạn dây vào máy dệt. Số sợi dọc
và chiều dài sợi phụ thuộc vào kích thước sản phẩm. Sợi ngang được cắt sẵn
theo chiều dài phù hợp với kích thước của 2 hoặc 3 sản phẩm ( tuỳ thuộc vào
người thao tác ), mỗi công nhân thao tác một máy hoạt động theo nguyên lý
chuyển làn sợi dọc (lên, xuống) bằng cần đạp chân Sau khi sợi ngang được
luồn vào vị trí, kéo càn gạt vào phía sau để đưa sợi ngang vào vị trí theo bước
sóng đã tạo ra khi cán sợi. Việc dồn sợi ngang vào vị trí được thực hiện qua
tay kéo và tấm gạt nên tạo được độ phẳng và đồng đều. Trong suốt quá trình
thực hiện thao tác đan sợi, sản phẩm được dàn tịnh tiến về phía sau và nằm
trên giá đỡ. Định kỳ người công nhân tính kéo cắt ra từng ô sản phẩm để
chuẩn bị cho công đoạn sau ( kéo cắt được thiết kế với giá máy để thuận tiện
trong thao tác ).
- Dập sản phẩm thành tấm tròn
Công đoạn này được thực hiện trên máy đột dập, kích thước sản phẩm
được xác định qua đường kính dao cắt tròn, sản phẩm sau khi cắt xong rơi
xuống mặt phẳng nghiêng phía dưới và được lấy ra, đóng bó chuyển sang
công đoạn sau.
- Viền mép sản phẩm
Để thực hiện công đoạn này phải qua 3 bước chuẩn bị nguyên vật liệu :
+ Cắt tôn 0,2mm thành những dải bề ngang 13mm, chiều dài tùy thuộc
vào chu vi của mỗi loại sản phẩm. Tôn được cắt trên dao cầu có chiều dài lưỡi
46
dao1.000mm, ở bước này phải chú ý kích thước bề ngang sản phẩm, nếu có
độ dang sai dương sẽ không thực hiện được ở công đoạn sau đó khuôn lốc
được chế tạo rất chính xác. Nếu độ dung sai âm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm cuối cùng.
+ Lốc vành : Sau khi tôn đã được cắt thành các dải dài nhất định, được
chuyển sang bước lốc vành, sản phẩm được thực hiện trên máy lốc theo
nguyên lý tăng cuộn, ép trong một rãnh định vị nhằm đạt được độ âm khít vào
mép sản phẩm và tạo nên những nếp nhăn tự nhiên cách đều ( bước này có
quyết định đến việc tạo dáng cho sản phẩm ).
+Viền mép : Sản phẩm ở công đoạn 3 được đặt vào rãnh của dải tôn
sau khi lốc và chuyển sang máy vê mép. Máy vê được hoạt động theo nguyên
lý đĩa quay và trục ép chuyển động lăn theo, có tác dụng làm chắc chắn xung
quanh mép sản phẩm.
Đây là bước cuối cùng trong các thao tác tạo ra sản phẩm nên phải rất
then trọng và chú ý đến độ đều đặn của các vị trí giáp giữa nan và mép viền.
- Kiểm tra, đóng gói sản phẩm:
Sau khi được hoàn chỉnh ở công đoạn 4, sản phẩm được kiểm tra về
kích thước, hình dáng, lau vệ sinh bằng giẻ sạch rồi đóng trong bao PE và
thùng cattong chờ xuất xưởng( Bao bì do khách hàng cung cấp).
3. Đặc điểm về tổ chức nhân sự
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hình 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Giám đốc
Chủ tịch HĐQT
47
* Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
- Hội đồng quản trị : Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của công ty. Công
ty sẽ được điều hành theo đường lối nguyên tắc mà hội đồng quản trị nêu ra
hoạt động theo các quy định trong luật kinh doanh của Việt Nam .
+ Thành viên hội đồng quản trị gồm 3 người.
+ Chủ tịch có quy chế hoạt động phù hợp với lợi ích của công ty và luật
pháp nhf nước Việt Nam.
+ Hội đồng quản trị ra quyết định trong các kỳ họp của mình. Hội nghị
thường kỳ của hội đồng quản trị được tổ chức tùy thuộc vào mức độ cần thiết
nhưng ít nhất 2 lần trong một năm.
+ Các thành viên của hội đồng quản trị có thể ủy quyền bằng văn bản
cho một người đại diện tham gia cuộc họp biểu quyết thay mình. Các cuộc
họp đột xuất được chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập theo quyết định của
mình hoặc theo yêu cầu của giám đốc, nhưng phải thông báo cho các thành
viên biết trước ít nhất 15 ngày.
+ Hội đồng quản trị sẽ bầu chủ tịch theo chế độ luân phiên.
Phó Giám đốc phụ trách
sản xuất - kỹ thuật
Phó Giám đốc phụ trách
nội chính
Phòng
kinh
doanh
Phòng
kế hoạch
vật tư
Phòng
kế toán
tài chính
Phòng
lao động
tiền
Phân
xưởng
I
Phân
xưởng
II
Phân
xưởng
III
Ban
bảo
vệ
Phòng
tổ chức
HC
Dịch
vụ
48
+ Giám đốc, phó giám đốc và các cán bộ chủ chốt gồm: ké toán trưởng,
quản đốc phân xưởng… sẽ được hội đồng quản trị chỉ định trên cơ sở những
hợp đồng tuyển dụng để quản lý và điều hành công ty liên doanh.
- Giám đốc Công ty: Có nhiệm vụ tổ chức, điều hành các hoạt động của
Công ty và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Công ty.
- Phó giám đốc1 : chịu trách nhiệm về sản xuất cũng như kỹ thuật
trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty , cú nhiệm vụ báo cáo với
giám đốc về tình hình sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh .
- Phó giám đốc2 : ch?u trách nhiệm về việc tổ chức nội chính trong
công ty , có nhiệm vụ báo cáo với giám đốc về tình hình nội chính của công ty
trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty .
- Phòng kế hoạch - vật tư: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của năm kế
hoạch và báo cáo Giám đốc về tình hình tổ chức sản xuất, tổ chức vật tư của
Công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ đào tạo và tuyển dụng lao
động cho Công ty.
- Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ tạo nguồn vốn và sử dụng
nguồn vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Quản lý lưu
thông tính toán các nguồn chi - thu, kế toán sổ sách về hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch bán hàng thông qua nhu
cầu tiêu thụ và đơn đặt hàng của khách hàng. Làm nhiệm vụ xuất nhập hàng
hoá và mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của Công ty.
4. Đặc điểm về nguyên vật liệu
Là doanh nghiệp công nghiệp, hơn nữa do tính chất đặc thù về sản
phẩm mà công ty luôn có những nhu cầu vật tư, nguyên liệu như sau :
Nguyên liệu sản xuất của Công ty chủ yếu là các loại thép tròn, kẽm, I,
U, tôn.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và nhanh chóng tạo hiệu quả kinh
49
doanh cho công ty, bước đầu tiên doanh nghiệp chủ trương nhập phần lớn các
vật tư chủ yếu để đưa vào sản xuất, tuy nhiên sau đó công ty đã có phương án
thay dàn các nguyên vật liệu bằng khả năng tự chế tạo nhằm giảm giá nguyên
vật liệu góp phần hạ giá thành sản phẩm ( Giá nguyên vật liệu chiếm từ 65
đến 70% giá thành sản phẩm ).
Chủ trương của liên doanh là đưa ra giá bán thấp hơn so với sản phẩm
cùng loại, cùng chất lượng của các đơn vị khác nhằm tạo được khả năng cạnh
tranh và mở rộng thị trường. Điều này có thể thực hiện do chi phí thấp( kể cả
chi phí nhân công lẫn chi phí nguyên vật liệu ).
5. Đặc điểm về tài chính
- Tổng vốn đầu tư ban đầu : 4.700.000.000 VNĐ
-Vốn pháp định : 4.700.000.000 VNĐ
Biểu 2 : Cơ cấu vốn ban đầu của công ty
Đơn vị : Nghìn đồng
Loại vốn Giá trị
Vốn cố định 3.000.000
Nhà xưởng 800.000
Thiết bị sản xuất chính 2.100.000
Thiết bị văn phòng 100.000
Vốn lưu động 1.700.000
Tổng vốn đầu tư 4.700.000
- Kế hoạch khấu hao :
+ Nhà xưởng : 10 năm
+ Thiết bị : 5 năm
50
Biểu 3 : Giá trị nhà xưởng và thiết bị ban đầu
Đơn vị : Nghìn đồng
Loại tài sản Giá trị Tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao
(năm)
1. Nhà xưởng 800.000 0,5% 4.000
2. Thiết bị 2.200.000 10% 220.000
Biểu 4: Tình hình tài chính của giai đoạn 2005 – 2007
Đơn vị : nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh thu 28.801.638 38.592.672 47.905.214
Tổng chi phí 830.063 962.387 1.250.366
Lợi nhuận gộp 954.414 1.085.400 1.213.422
Lợi nhuận thuần 126.857 129.599 132.623
Lợi nhuận sau thuế 91.337 93.311 100.312
Biểu 5: Các tỷ suất tài chính
Tỷ suất tài chính Năm 1 Năm 2 Năm 3
Lợi nhuận thuần/vốn đầu tư 2.6% 2.7% 2.8
Lợi nhuận thuần/doanh thu 0.44% 0.34% 0.28%
II . Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
Tiến Hà
1 - Phân tích hoạt động Marketing
- Công ty Cổ phần Tiến Hà là một Công ty tư nhân, do mới đi vào hoạt
động được gần 10 năm nên sự biết đến về sản phẩm của Công ty với thị
trường trong nước và nước ngoài chưa cao. Phần lớn hàng hoá sản xuất ra đều
tiêu thụ trong nước, một số xuất khẩu ra nước ngoài.
1.1. Thị trường tiêu thụ hàng hoá của Công ty
51
- Do là Công ty tư nhân lên Công ty có sự linh hoạt trong việc lựa chọn
và xác định thị trường tiêu thụ trọng điểm trong kinh doanh.
Với sự linh hoạt trong kinh doanh, Công ty đã tìm cho mình một thị
trường tiêu thụ tương đối lớn cả miền Bắc và miền Nam.
Tuy nhiên, khách hàng mục tiêu của Công là thị trường miền Bắc.
a) Thị trường miền Bắc
Đây là thị trường lớn, tuy nhiên số lượng đối thủ cạnh tranh với Công
ty cũng nhiều. Hàng năm, có nhiều công trình được xây dựng, trong đó có
nhiều công trình xây dựng phải cần đến các sản phẩm của Công ty như: lưới
thép B40 dùng trong việc rào chẵn, dây thép gai, dây mạ Song việc giành thị
phần trong thị trường không đơn giản. Vì vậy, Công ty đang cố gắng đầu tư
để giành thị phần lớn trong thị trường này.
b) Thị trường miền Nam
Do quy mô của Công ty còn hạn hẹp, cộng với việc chi phí đầu tư để
mở rộng thị trường miền Nam khá lớn nên Công ty dự định trong tương lai sẽ
mở rộng, xây dựng nhà máy sản xuất tại đó với mục tiêu giảm chi phí vận
chuyển và tăng thêm lợi nhuận trên mỗi sản phẩm.
1.2. Thị trường cung ứng đầu vào
- Là Công ty sản xuất, để quá trình kinh doanh sản xuất được liên tục,
Công ty cần phải có nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào đầy đủ và đảm
bảo.
Hiện tại, nguồn cung ứng đầu vào của Công ty là các nhà máy cán thép
lớn như: Nhà máy cán thép Thái Nguyên, nhà máy cán thép Việt - úc .
Các nhà máy này cung cấp vật liệu cho Công ty là các loại thép 6,
8...
Trong điều kiện các nhà máy không kịp cung ứng vật liệu, Công ty có
nhập thêm vật liệu từ Trung Quốc thông qua các đại lý kinh doanh.
1.3. Giá cả, phương pháp định giá sản phẩm
- Là Công ty sản xuất hàng hoá, vật liệu đầu vào chịu nhiều tác động
52
của sự biến động giá lên trờn thị trường . Giá cả hàng hoá tiêu thụ của Công
ty cũng biến động theo tuỳ từng thời điểm của thị trường .
Giá bán các loại sản phẩm chủ yếu được tính toán căn cứ vào giá thành
của từng loại sản phẩm sản xuất ra, căn cứ vào giá bán của các sản phẩm cùng
loại trên thị trường và một mức lãi nhất định đủ để thực hiện các nghĩa vụ đối
với người lao động và Nhà nước.
* Phương pháp định giá cho sản phẩm
Sản phẩm của Công ty có nhiều loại, song nguồn vật liệu đầu vào để
sản xuất ra các sản phẩm đó lại ít. Do vậy, việc định giá, xây dựng giá bán sản
phẩm có thể theo quy trình định giá:
+ Xác định mục tiêu đặt hàng.
+ Xác định nhu cầu đối với sản phẩm.
+ Xác định chi phí.
+ Xác định giá sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh.
Hiện tại, Công ty đang sử dụng phương pháp định giá là phương pháp
định giá theo chi phí.
Giá bán = giá thành + thuế + lợi nhuận kỳ vọng
Tuy nhiên, đôi khi cách tính này không hợp lý, linh hoạt do mới chỉ
dựa vào chi phí sản xuất và lợi nhuận. Cần phải quan tâm đến sự tác động của
điều kiện khách quan của thị trường đến giá của sản phẩm.
1.4. Chính sách phân phối của Công ty
Đa phần sản phẩm của Công ty được phân phối qua các đại lý, sản
phẩm được phân phối chủ yếu qua hai kênh phân phối:
* Kênh phân phối trực tiếp:
* Kênh phân phối gián tiếp:
Từ Công ty TTKH tiêu thụ
Từ Công ty Các đại lý Khách hàng
53
Chính vì mạng lưới tiêu thụ của Công ty còn hạn chế nên kết quả tiêu
thụ thực tế chưa cao. Cho đến nay, Công ty bán hàng chủ yếu tại kho và bán
theo đơn hàng đã đặt hoặc hợp đồng đã ký.
1.5. Chính sách xúc tiến bán hàng của Công ty
Do Công ty còn nhỏ về quy mô sản xuất, mặt hàng kinh doanh đa dạng,
phức tạp. Phần lớn là sản xuất theo đơn đặt hàng đã đặt sẵn của các khách
hàng quen thuộc. Vì vậy, việc xây dựng chính sách xúc tiến bán hàng của
Công ty đang chỉ mới được đề cập đến và chưa đi vào thực hiện chính thức.
2 - Phân tích tình hình tài chính của Công ty
Phân tích tình hình tài chính của Công ty để đưa ra những chuẩn đoán
về tình hình tài chính, về việc sử dụng vốn cũng như việc huy động vốn trong
kinh doanh của Công ty.
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất
kinh doanh. Do đó, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều tác động đến tình
hình tài chính của Công ty. Đồng thời, tình hình tài chính tốt hay xấu có tác
động thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thông qua các báo cáo tài chính do phòng kế toán lập sẽ cung cấp cho
những người có liên quan biết tình hình tài chính của Công ty có khả quan
hay không. Từ đó đưa ra các đối pháp phù hợp cho quá trình kinh doanh của
Công ty.
Thông qua các số liệu của “Bảng cân đối kế toán” và “Bảng kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh” của Công ty năm 2006 dưới đây sẽ giúp
chúng ta đi sâu vào phân tích đánh giá tình hình tài chính của Công ty.
Biểu 6. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2006-2007
Đơn vị : Nghìn đồng
54
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh
2007/2006
Tổng doanh thu 38.592.672 47.905.214 0,124
1. Doanh thu thuần 38.592.672 47.905.214 0,124
2. Giá vốn hàng bán 37.507.271 46.691.792 1,244
3. Lợi nhuận gộp hoạt động
sản xuất kinh doanh
1.085.401 1.213.422 1,12
4. chi phí lãi vay 329.184 329.184 1
5. Chi phí QLDN 633.202 640.200 1,01
6. Lợi nhuận gộp từ hoạt động
sản xuất kinh doanh
129.599 139.322 1,08
7.Tổng lợi nhuận trước thuế 129.599 139.322 1,08
8. Thuế TNDN 36.287 39.010 1,08
9. Lợi nhuận sau thuế 93.311 100.312 1,08
(nguồn : phòng kế toán )
Cách phân loại này cho phép ta đánh giá tình hình sử dụng các nguồn lực
của các năm, năm sau có hiệu quả hơn năm trước không. Việc phân bổ chi phí, các
chỉ tiêu chi phí sẽ biết được việc tăng hay giảm chi phí cùng lợi nhuận giữa các
năm.
Biểu 7: Các hệ số tài chính
Các hệ số tài chính ĐK CK
Xu
thế
A- Các hệ số Kn thanh toán:
TSLĐ
1- Kn thanh toán hiện hành =
Nợ NH
10.754
=1,1lần
9.775
12.702
= 0,98 lần
12.957
55
TSLĐ -HTK
2- Kn thanh toán nhanh =
Nợ NH
19,27%
17,33%
B- Các hệ số về cơ cấu tài chính:
TSLĐ
1- Cơ cấu TSCĐ =
TTS
73,57%
70,99%
NVCSH
2- Tự tài trợ =
TTS
4.841
x100%=49,52%
9.775
4.935
x 100%=38,09%
12.957
VCSH
3- Hệ số tự chủ về vốn =
TNV
33,11%
27,58%
Các tỷ số trên phản ánh khả năng thanh toán. Qua bảng hệ số tài chính
ta thấy ở đây khả năng thanh toán ở Công ty có xu hướng giảm. ở đây việc
giảm là do Công ty tồn hàng nhiều vào cuối kỳ kinh doanh để phục vụ cho
việc bán hàng vào kỳ kinh doanh sau .
* Hiệu quả sử dụng vốn
Biểu 8. Hiệu quả sử dụng vốn
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng doanh thu Nghìn đồng 28.801.638 38.592.672 47.905.214
Lợi nhuận thuần Nghìn đồng 126.857 129.599 132.623
56
Vốn đầu tư
Vốn lưu động
Vốn cố định
Nghìn đồng
Nghìn đồng
Nghìn đồng
4.700.000
1.700.000
3.000.000
4.700.000
1.650.000
3.050.000
5.000.000
1.550.000
3.450.000
Doanh lợi VLĐ % 7,5 7,9 8,6
Doanh lợi VCĐ % 4,2 4,2 3,8
Sức sản xuất của VCĐ % 960 1265 1389
Số vòng quay VLĐ Lần 16,94 23,39 30,91
Số vòng quay toàn bộ vốn Lần 6,13 8,21 9,58
Hệ số đảm nhiên VLĐ 0,059 0,043 0,032
Hệ số đảm nhiên VCĐ 0,104 0,079 0,072
Qua biểu trên ta co nhận xét sau :
- Doanh lợi vốn lưu động và doanh lợi vốn cố định có tương đối ổn
định. Chỉ riêng năm2007 so với năm 2006 doanh lợi vốn cố định giảm hơn so
với năm 2006 , điều này là do trục trặc của máy móc và sự biến động của giá
cả thị trường về mặt hàng công ty sản xuất .
- Sức sản xuất của vốn cố định có biến động theo xu hướng biến động
của doanh thu với mức chênh lệch rõ rệt qua các năm. Điều đó cho thấy sự
đầu tư tài sản cố định của công ty là hợp lý.
- Cũng qua bảng biểu ta thấy, số vòng quay của vốn lưu động của công
ty trong 3 năm liên tục tăng . Điều này cho thấy công ty đã sử dụng vôn lưu
động có hiệu quả rõ rệt.
3. Phân tích tình hình lao động tiền lương
57
Lao động là nguồn lực quan trọng nhất để tạo ra của cải vật chất. Đối
với Công ty cô phần Tiến Hà với tính chất là một Doanh nghiệp sản xuất nên
đặc điểm lớn nhất về nguồn nhân lực của Công ty là cơ cấu nguồn nhân lực
mang theo đặc trưng của ngành. Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty
phụ thuộc theo mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty. Hầu hết công nhân
sản xuất đều được tuyển dụng tại địa phương. Do tính chất của công việc
không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao , nhưng đòi hỏi phải co sức khỏe lên phần
lớn công nhân là lao động phổ thông.
3.1. Cơ cấu lao động của Doanh nghiệp
Biểu9. Cơ cấu lao động của Công ty
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Cán bộ quản lý 5 5 7 100% 140%
Nhân viên gián tiếp
- Phòng ban trung tâm
- Xưởng, phân xưởng,
xí nghiệp
2
2
2
3
2
3
100%
150%
100%
100%
Công nhân sản xuất
- Sản xuất
- Phục vụ
20
4
23
6
26
7
115%
150%
113%
117%
Biểu 10. Cơ cấu trình độ lao động Công ty
Năm
Tổng số
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
33 39 45 118% 115%
58
Trên đại học 0 0 0 0% 0%
Đại học 0 0 0 0% 0%
Cao đẳng 2 2 2 100% 100%
THCN 2 3 5 150% 167%
Sơ cấp 7 11 11 157% 100%
CNKT bậc 3 trở xuống 0 0 0 0% 0%
CNKT bậc 4 0 0 0 0% 0%
CNKT bậc 5 0 0 0 0% 0%
CNKT bậc 6 trở lên 0 0 0 0% 0%
Lao động phổ thông 24 23 27 96% 117%
3.2. Cách xây dựng định mức
Định mức lao động tổng hợp = Tcn + Tpv + Tql (h/người/sản phẩm).
Trong đó:
Tcn: Là tổng thời gian định mức thực hiện các nguyên công theo
quy trình công nghệ (thời gian định mức ở từng nguyên công do Phòng kỹ
thuật thanh toán và xác định cho từng loại sản phẩm).
Tpv = 30% Tcn.
Tql = 15% (Tcn + Tpv)
* Tính Tcn: Bằng tổng thời gian định mức (có căn cứ KTH hoặc theo
thống kê kinh nghiệm) của những công nhân chính thực hiện nguyên công
theo quy trình công nghệ và các công việc (không thuộc nguyên công) để sản
xuất ra sản phẩm đó trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật xác định.
Trong trường hợp một nguyên công được thực hiện trên nhiều loại máy
59
móc thiết bị khác nhau có mức thời gian và sản lượng khác nhau thì áp dụng
phương pháp bình quân gia quyền để tính Tcn.
Trong đó:
Tcni là thời gian công nhân ở máy i.
Mi là số máy i cần dùng.
* Tính Tpv: Tổng thời gian định mức với lao động phụ trợ trong các
phân xưởng chính và lao động của các phân xưởng phụ trợ thực hiện chức
năng phục vụ cho việc sản xuất ra sản phẩm đó. Tpv tính theo mức phục vụ
và là khối lượng công việc phục vụ quy định để sản xuất sản phẩm hoặc theo
tỷ lệ % so với Tcn, hoặc tính bằng tỷ lệ % định biên lao động phụ trợ so với
công nhân chính.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình và căn cứ vào các
bước trong quy trình sản xuất và mức độ cần thiết phục vụ của từng sản
phẩm, Phòng kỹ thuật đã xác định Tpv của Công ty là: Tpv = 30% Tcn
* Tính Tql: Tql tính bằng tỷ lệ % so với mức lao động sản xuất Tsx.
(Tsx = Tcn + Tpv)
Ở Công ty cơ khí Hà Nội xác định: Tql = 15% (Tcn + Tpc)
3.3. Tổng quỹ lương và cách tính
Quỹ tiền lương là tổng số tiền trong 1 năm mà Doanh nghiệp phải trả
cho người lao động.
Quỹ lương trong doanh nghiệp gồm 3 phần:
- Quỹ lương theo đơn giá.
- Quỹ lương bổ sung.
n
i
n
i
Mi
TcniMi
Tcn
1
1
60
- Quỹ lương làm thêm giờ.
- Phụ cấp không nằm trong đơn giá
Vc = Vđg + Vbs + V (thêm giờ) + Vpc
Biểu11. Báo cáo quỹ lương
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007
1. Quỹ lương theo đơn giá Tr.đ 13560 9146 4639
2. Quỹ lương bổ sung Tr.đ 803 439 668
3. Quỹ lương làm thêm giờ Tr.đ 463 81 236
4. Tổng quỹ lương Tr.đ 14826 9666 11815
5. Thu nhập bình quân 1CNV 1000đ 958 739 938
Nguồn: Bảng đăng ký đơn giá và quỹ lương năm 2007
* Tổng quỹ lương năm kế hoạch: Vckh
Tổng quỹ lương năm kế hoạch là tổng số tiền theo kế hoạch mà doanh
nghiệp phải chi trả cho người lao động.
Vckh = Vkh + Vpc + Vbs + Vtg
Trong đó:
Vckh: Tổng quỹ lương chung năm kế hoạch.
Vkh: Tổng quỹ lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền
lương.
Vpc: Quỹ các khoản phụ cấp lương không nằm trong đơn giá (quỹ
lương này tính theo số lao động kế hoạch được hưởng
61
Vbs: Quỹ lương bổ sung theo kế hoạch. Quỹ tiền lương này trả cho
thời gian kế hoạch không tham gia sản xuất được hưởng lương theo
chế độ quy định của công nhân viên (tính theo số lao động kế
hoạch) trong doanh nghiệp, mà chỉ khi xây dựng định mức lao động
không tính đến bao gồm: Quỹ lương nghỉ phép năm, nghỉ lễ tết,
nghỉ theo chế độ lao động nữ... theo quy định của Bộ luật lao động.
Vtg: Quỹ lương thêm giờ được tính theo kế hoạch, không vượt quá
giờ làm thêm theo quy định của Bộ luật lao động.
* Tổng quỹ lương thực hiện là tổng số tiền thực tế Công ty phải chi về
lương trong một năm. Căn cứ vào đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm
quyền giao và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Quỹ lương được xác
định như sau:
Vth = (Vđg * Csxkd) + Vpc + Vbs + Vtg
Vth: Là quỹ lương thực hiện
Vđg: Là đơn giá tiền lương do Cơ quan có thẩm quyền giao.
Csxkd: Là chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.
Vpc: Quỹ các khoản phụ cấp không được tính trong đơn giá tính
theo số lao động thực tế được hưởng ứng với từng chế độ.
Vbs: Quỹ lương bổ sung (chỉ áp dụng với Công ty được giao đơn
giá tình lương theo đơn vị sản phẩm) quỹ tiền lương bổ sung trả lời
cho thời gian thực tế không tham gia sản xuất được hưởng theo chế
độ như nghỉ phép, học tập...
Vtg: Quỹ lương làm thêm giờ được tính theo số giờ thực tế làm
thêm nhưng không vượt quá quy định của Bộ luật lao động.
3.4. Các hình thức trả lương
Ở Công ty cơ khí Hà Nội trả lương theo 2 hình thức sau:
62
- Trả lương theo thời gian: áp dụng với những người không trực tiếp sản
xuất.
- Trả lương theo sản phẩm: áp dụng với công nhân sản xuất trực tiếp.
* Cách tính và trả lương cho CBCNV gián tiếp:
Li = Qi * ki * (N1 + 1,5 N2)
Trong đó:
Li là lương thực lĩnh trong tháng.
Qi là mức lương chuẩn một ngày.
Ki là hệ số do trưởng đơn vị đánh giá.
N1 là số ngày làm việc bình thường.
N2 là số ngày làm thêm do đơn vị hoặc do Công ty yêu cầu.
Mức lương chuẩn một này ở Công ty cơ khí Hà Nội (Qi) do Giám đốc
quy định căn cứ vào chức vụ công việc đảm nhận, trình độ chuyên môn của
từng người.
Ki là hệ số do trưởng đơn vị đánh giá căn cứ vào mức độ hoàn thành
công việc, thái độ khi làm việc...
N1, N2 căn cứ vào bảng chấm công hàng ngày của từng phòng.
* Cách tính và trả lương cho CNSX trực tiếp:
Căn cứ vào số sản phẩm hoàn thành nhập kho của từng xưởng và đơn
giá của từng loại sản phẩm để tính lương. Công thức như sau:
n: Là số loại sản phẩm trong 1 tháng xưởng đó sản xuất.
L: Là tổng số lương1 tháng của xưởng.
Tđmi: Là thời gian định mức để sản xuất sản phẩm i.
n
i
LgiTdmiLi
1
*
63
Lgi: Là tiền lương của một giờ làm sản phẩm i.
* Tiền thưởng là số tiền mà người lao động nhận được ngoài lương căn
cứ vào kết quả công việc. Bao gồm hai phần chính: Thưởng thường xuyên và
thưởng định kỳ.
- Thưởng thường xuyên: Là khoản tiền thưởng hàng tháng và được tính
vào chi phí nhân công trực tiếp nhưng ở Công ty cổ phần Tiến Hà không có
khoản thưởng này.
- Thưởng định kỳ: Thưởng vào các dịp lễ, tết, khoản thưởng này Công
ty được trích từ quỹ khen thưởng. Quỹ khen thưởng trích ra từ lợi nhuận. Mức
thưởng của từng CBCNB là khác nhau căn cứ vào loại CBCNV xếp trong
từng tháng, mỗi loại có một mức thưởng khác nhau. Việc xếp loại này do Hội
đồng xếp loại làm và trình duyệt Giám đốc, căn cứ vào kết quả xếp loại của
các Trưởng phòng ban, tổ trưởng, Giám đốc xưởng đưa lên. Đồng thời mức
thưởng trong Công ty còn căn cứ vào thời gian làm việc của từng người (thời
gian công tác tại Công ty)
4. Chi phí và giá thành sản phẩm
4.1. Đối tượng tập hợp trong chi phí
Trong Công ty có ba phân xưởng sản xuất, mọi chi phí đều tập hợp ở
ba phân xưởng này. Mỗi phân xưởng sản xuất những khâu riêng, những sản
phẩm riêng. Vì vậy, chi phí ở các phân xưởng khác nhau, chi phí cho từng
loại sản phẩm là khác nhau.
Ngoài ra, còn chi phí cho quản lý Công ty, chi phí cho dịch vụ, thưởng
sau một kỳ sản xuất kinh doanh.
4.2. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, dịch vụ hoàn thành được bán
ra ngoài. Cũng có thể là các chi tiết sản phẩm, thành phẩm hoặc đối tượng
tính giá thành có thể là các đơn đặt hàng, loại sản phẩm.
Do quá trình sản xuất của Công ty được liên tục từ vật liệu đầu vào đến
64
sản phẩm ra. Vì vậy, khi sản phẩm hoàn thành thì sẽ được tính ngay vào giá
thành sản phẩm.
5- phân tích tình hình quản lý vật tư, tài sản cố định
5.1. Tình hình tài sản cố
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Tiến Hà.pdf