Tài liệu Luận văn Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài: LUẬN VĂN:
Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ qua các dự án
đầu tư nước ngoài
Lời nói đầu
Kể từ khi Amstrong- người đầu tiên bước chân lên mặt trăng (1969), “một
bước chân của tôi nhưng là cả một bước tiến vĩ đại của loài người”, đã đánh dấu một
thời kỳ phát triển như vũ bão của nền khoa học công nghệ trên thế giới. Ngày nay,
trong bối cảnh kinh tế - chính trị thế giới có nhiều thay đổi, cuộc chiến tranh lạnh kết
thúc, thay vào đó là xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra sôi động, tác
động đến mọi mặt của nền sản xuất xã hội, làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của nền
kinh tế. Trước tình hình đó, để rút ngắn khoảng cách về mọi mặt, đặc biệt về kinh tế
với các nước phát triển, các quốc gia đang phát triển phải tiến hành công nghiệp hoá
- hiện đại hoá đất nước. Đây là giai đoạn phát triển tất yếu của mọi quốc gia từ nền
kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tiên tiến hiện đại.
Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa họ...
36 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ qua các dự án
đầu tư nước ngoài
Lời nói đầu
Kể từ khi Amstrong- người đầu tiên bước chân lên mặt trăng (1969), “một
bước chân của tôi nhưng là cả một bước tiến vĩ đại của loài người”, đã đánh dấu một
thời kỳ phát triển như vũ bão của nền khoa học công nghệ trên thế giới. Ngày nay,
trong bối cảnh kinh tế - chính trị thế giới có nhiều thay đổi, cuộc chiến tranh lạnh kết
thúc, thay vào đó là xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra sôi động, tác
động đến mọi mặt của nền sản xuất xã hội, làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của nền
kinh tế. Trước tình hình đó, để rút ngắn khoảng cách về mọi mặt, đặc biệt về kinh tế
với các nước phát triển, các quốc gia đang phát triển phải tiến hành công nghiệp hoá
- hiện đại hoá đất nước. Đây là giai đoạn phát triển tất yếu của mọi quốc gia từ nền
kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tiên tiến hiện đại.
Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, công
nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước ở các quốc gia có trình độ khoa học - công nghệ
kém phát triển không còn con đường nào khác là coi trọng việc tiếp thu các thành tựu
khoa học công nghệ của thế giới. Đó cũng chính là bí quyết thành công của Nhật Bản,
các nước NIC và nhiều nước khác. Nó chứng tỏ vai trò to lớn của công nghệ đối với
nền sản xuất vật chất trên quy mô toàn cầu nói chung và mỗi quốc gia nói riêng.
Nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và
quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế
vào năm 1986 ; đồng thời đề cao vai trò công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, coi
đây là giai đoạn phát triển tất yếu. Đảng và Nhà nước ta khẳng định chủ trương “lấy
ứng dụng và chuyển giao công nghệ là chính “ là hoàn toàn đúng đắn. Trước tình
hình nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn lạc hậu, sản xuất nông nghiệp là chính,
nền khoa học công nhgệ chưa phát triển... Chuyển giao công nghệ, đặc biệt là chuyển
giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài sẽ góp phần quan trọng vào sự tăng
trưởng sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp... thúc
đẩy tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Từ ý nghĩa trên, em đã chọn đề tài “Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài”.
Đề án gồm các nội dung chính như sau:
Chương I: Những vấn đề chung về chuyển giao công nghệ
Chương II: Thực trạng chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam.
Chương III: Phương hướng và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Chương I
những vấn đề chung về chuyển giao công nghệ
I. Công nghệ
1. Khái niệm và nội dung công nghệ
a. Khái niệm
Hiện nay, người ta vẫn chưa đi đến một khái niệm thống nhất về công nghệ.
Thực tế cho thấy, tồn tại nhiều quan niệm không đầy đủ về công nghệ song nhận thức
được sự cần thiết của việc đưa ra một định nghĩa khái quát được bản chất của công
nghệ, các tổ chức quốc tế đã đưa ra một số khái niệm khá tiêu biểu như sau:
- Theo tổ chức phát triển công nghiệp của LHQ(United Nation’s Industrial
Development Organization – UNIDO):
“Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các
kết quả nghiên cứu và xử lý nói một cách có hệ thống và có phương pháp”.
- Theo tổ chức ESCAP(Economic And Social Commision For ASIA And The
Pacific – Uỷ ban kinh tế và xã hội Châu á - Thái Bình Dương):
“Công nghệ là một hệ thống kiến thức về quy trình và kĩ thuật dùng để chế
biến vật liệu và thông tin”. Sau đó, định nghĩa này được mở rộng “nó bao gồm tất cả
các kĩ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo, dịch
vụ, quản lý, thông tin”.
Nếu như định nghĩa về công nghệ của UNIDO nhấn mạnh tính khoa học và tính
hiệu quả khi xem xét việc sử dụng công nghệ cho một mục đích nào đó thì định nghĩa
của ESCAP đã tạo ra một bước ngoặt trong các quan niệm về công nghệ. định nghĩa
này đã mở rộng khái niệm công nghệ sang lĩnh vực dịch vụ và quản lý. Trên cơ sở
tiếp thu những kiến thức của thế giới và thực tế hoạt động khoa học ở Việt Nam, định
nghĩa có tính chất chính thức trong văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành tại thông
tư số 28/TTQLKH ngày 22/01/1994 của Bộ khoa học công nghệ và môi trường được
tóm tắt như sau:
Công nghệ là hệ thống các giải pháp được tạo nên bởi sự ứng dụng các kiến
thức khoa học, được sử dụng để giải quyết một hoặc một số nhiệm vụ thực tiễn trong
sản xuất, kinh doanh được thể hiện dưới dạng:
+ Các bí quyết kĩ thuật, phương án công nghệ, quy trình công nghệ, tài liệu thiết
kế sơ bộ và thiết kế kĩ thuật.
+ Các đối tượng sở hữu công nghiệp(sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
hàng hoá)
+ Các giải pháp nói trên có thể bao gồm máy móc thiết bị có hàm chứa nội dung
công nghệ.
+ Các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn.
Có thể đứng trên các giác độ nghiên cứu khác nhau, người ta có những định
nghĩa công nghệ khác nhau. Song một cách khái quát “ công nghệ là tất cả những cái
gì dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra”.\
b. Nội dung của công nghệ.
Bất cứ một công nghệ nào, từ đơn giản đến phức tạp đều bao gồm bốn thành
phần: trang thiết bị(Technoware – T), kĩ năng của con người(Humanware – H),
thông tin(inforware – I), tổ chức(Organware – O) có mối liên hệ chặt chẽ, tác động
qua lại với nhau. Điều đó được thể hiện qua sơ đồ sau:
Tổ chức
Con người
Trang thiết bị Thông tin
Các yếu tố cấu thành công nghệ:
*.Phần cứng: Bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ, kết cấu nhà xưởng...Phần
cứng tăng năng lực cơ bắp và trí lực con người.
*.Phần mềm: Bao gồm
+ Phần con người: Là đội ngũ nhân lực có sức khoẻ, kĩ năng, kĩ xảo, kinh
nghiệm sản xuất, làm việc có trách nhiệm và năng suất ca. Một trang thiết bị hoàn
hảo nhưng nếu thiếu con người có trình độ chuyên môn tốt và kỉ luật lao động cao sẽ
trở nên vô tích sự.
+ Phần thông tin: Bao gồm các dữ liệu, thuyết minh, dự án, mô tả sáng chế, chỉ
dẫn kĩ thuật, điều hành sản xuất.
+ Phần tổ chức: Bao gồm những liên hệ, bố trí,sắp xếp đào tạo đội ngũ cán bộ
cho các hoạt động như phân chia nguồn lực, tạo mạng lưới, lập kế hoạch, kiểm tra,
điều hành.
+ Phần bao tiêu:nghiên cứu thị trường đầu ra là nhiệm vụ quan trọng và cũng
nằm trong phần mềm của hoạt động chuyển giao công nghệ.
2. Phân loại công nghệ.
Cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
hiện nay, trên thế giới tồn tại một số lượng rất lớn các công nghệ. Vì vậy, tuỳ theo
mục đích nghiên cứu, sử dụng khác nhau, người ta phân chia công nghệ theo các tiêu
thức sau:
2.1 Theo tính chất
Công nghệ sản xuất, công nghệ dịch vụ, công nghệ thông tin, công nghệ đào tạo.
2.2 Theo ngành nghề.
Công nghệ công nghiệp, nông nghiệp; công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng; công
nghệ vật liệu...
2.3 Theo đặc tính công nghệ
Công nghệ đơn chiếc, công nghệ hàng loạt, công nghệ liên tục.
2.4 Theo sản phẩm.
Phân theo sản phẩm mà công nghệ sản xuất ra: công nghệ ximăng, ô tô...
2.5 Theo mức độ hiện đại.
Công nghệ cổ điển, công nghệ trung gian, công nghệ tiên tiến.
2.6 Theo đặc thù.
Công nghệ then chốt, công nghệ truyền thống, công nghệ mũi nhọn.
2.7 Theo mục tiêu.
Công nghệ dẫn dắt, công nghệ thúc đẩy, công nghệ phát triển.
2.8 Theo sự ổn định công nghệ.
Công nghệ cứng, công nghệ mềm
II. Chuyển giao công nghệ.
Chuyển giao công nghệ như một tất yếu khách quan của quy luật phát triển của
nền kinh tế thế giới, cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ, hoạt
động chuyển giao công nghệ cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Bởi vậy, việc
đưa ra một hệ thống lí luận chung về chuyển giao công nghệ là hoàn toàn cần thiết.
1. Khái niệm và đối tượng chuyển giao công nghệ
a. Khái niệm
Bất kì một quốc gia, một địa phương, một ngành, một cơ sở, một tổ chức, một cá
nhân nào cũng cần có một hay nhiều công nghệ để triển khai. Đó có thể là công nghệ
nội sinh(công nghệ tự tạo) hay công nghệ ngoại sinh(công nghệ có được từ nước
ngoài). Trong một số điều kiện nhất định, nhu cầu chuyển giao công nghệ được đặt
ra. Vậy chuyển giao công nghệ là gì? Theo quan niệm cuả nhiều quốc gia, nhiều tổ
chức quốc tế “ chuyển giao công nghệ là chuyển và nhận công nghệ qua biên giới ”.
Điều đó có nghĩa, công nghệ được chuyển và nhận qua con đường thương mại quốc
tế, qua các dự án đầu tư nước ngoài, qua chuyển và nhận tự giác hay không tự
giác(tình báo kinh tế, hội thảo khoa học...).
Bài viết này cũng xin giới thiệu một định nghĩa mớivề chuyển giao công nghệ
của nhà nghiên cứu Nhật Bản Prayyoon Shiowattana: “ chuyển giao công nghệ là
một quá trình học tập trong đó tri thức về công nghệ được tích luỹ một cách liên tục
và nguồn tài nguyên con người đang được thu hút vào các hoạt động sản xuất; một sự
chuyển giao công nghệ thành công cuối cùng sẽ đưa tới sự tích luỹ tri thức sâu hơn và
rộng hơn”. Cách nhìn nhận mới về chuyển giao công nghệ đứng trên góc độ của một
quốc gia đã và đang có những hoạt động chuyển giao công nghệ tích cực vào các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam cho ta thấy sự đánh giá của họ về hiệuquả
chuyển giao công nghệ, đặc biệt là nhân tố con người. Như vậy, trong một khuôn khổ
nhất định, định nghĩa về chuyển giao công nghệ chính là việc làm cần thiết đầu tiên.
b. Đối tượng chuyển giao công nghệ.
Công nghệ gồm có hai phần: phần cứng và phần mềm. Sự phức tạp, khó khăn
không thể hiện nhiều ở phần cứng mà tập trung vào phần mềm. Bởi phần mềm rất
trừu tượng, bí ẩn, giá cả không ổn định. Về vấn đề này, bộ luật dân sự của nước
CHXHCN Việt Nam quy định hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm:
Quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Chuyển giao thông qua mua bán, cung cấp các đối tượng(giải pháp kĩ thuật, bí
quyết kĩ thuật, phương án công nghệ, quy trình công nghệ, phần mềm máy tính, tài
liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kĩ thuật).
Các hình thức hỗ trợ tư vấn.
Các giải pháp hợp lý hoá sản xuất.
2. Các hình thức chuyển giao công nghệ.
a. Phân theo luồng
Theo cách phân loại này, có hai luồng chuyển giao công nghệ là chuyển giao dọc
và chuyển giao ngang.
- Chuyển giao dọc: là sự chuyển giao các công nghệ hoàn toàn mới mẻ, đòi hỏi
các bước đi khá đồng bộ từ nghiên cứu, thử nghiệm, triển khai sản xuất thử đến sản
xuất hàng loạt để đảm bảo độ tin cậy về kinh tế và kĩ thuật.
- Chuyển giao ngang: là sự chuyển giao công nghệ đã hoàn thiện từ doanh
nghiệp này sang doanh nghiệp khác, từ nước này đến nước khác. So với chuyển giao
dọc, kiểu chuyển giao này ít rủi ro hơn song thường phải tiếp nhận một công nghệ
dưới tầm người khác, không hoàn toàn mới mẻ.
b. Phân theo quyền lợi và trách nhiệm của người mua và người bán.
Phân loại theo kiểu này áp dụng trong trường hợp đánh giá mức độ tiên tiến và
giá cả của công nghệ; gồm các hình thức sau:
Chuyển giao giản đơn: là hình thức người chủ công nghệ trao cho người mua
quyền sử dụng công nghệ trong một thời gian và phạm vi hạn chế.
Chuyển giao đặc quyền: người bán trao quyền sử dụng công nghệ cho người
mua giới hạn trong một phạm vi lãnh thổ.
Chuyển giao độc quyền: là hình thức người bán trao toàn bộ quyền sở hữu công
nghệ cho người mua trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng.
c. Phân theo kiểu chuyển giao hay chiều sâu của chuyển giao công nghệ.
Trao kiến thức: việc chuyển giao chỉ dừng lại ở mức truyền đạt kiến thức bằng
cách đưa công thức, hướng dẫn, tư vấn về kĩ thuật.
Chuyển giao công nghệ dưới dạng chìa khoá giao tay: người bán phải thực hiện
các công việc như lắp đặt máy móc, hướng dẫn quy trình, hoàn tất toàn bộ quá trình
sản xuất.
Trao sản phẩm: người bán không những có trách nhiệm hoàn tất toàn bộ dây
chuyền sản xuất mà còn giúp người mua sản xuất thành công sản phẩm sử dụng kĩ
thuật chuyển giao.
Trao thị trường: ngoài trách nhiệm như ở mức độ “trao sản phẩm” người bán
còn phải bàn giao một phần thị trường đã xâm nhập thành công cho bên mua công
nghệ.
3. Cơ sở của hoạt động chuyển giao công nghệ
Ngày nay, sự phân công lao động diễn ra mạnh mẽ, xu hướng toàn cầu hoá nền
kinh tế thế giới, áp lực cạnh tranh gia tăng cùng với sự phát triển không đồng đều
giữa các nền kinh tế đã tạo điều kiện cho hoạt động chuyển giao công nghệ trên phạm
vi toàn cầu. Mặt khác, công nghệ có một thuộc tính quan trọng là tính sinh thể, tức có
giai đoạn phát triển và diệt vong. Để thu được nhiều lợi nhuận, các nhà nghiên cứu,
nhà kinh doanh, các hãng đều muốn kéo dài vòng đời công nghệ. Cùng với quá trình
phát triển khoa học – công nghệ trên thế giới, các công nghệ cũng phải luôn được cải
tiến được đổi mới. Hơn nữa, tranh thủ sự đầu tư nước ngoài, các quốc gia tận dụng
chuyển giao công nghệ như một giải pháp hữu hiệu để cải tiến nền sản xuất trong
nước. Đó là những cơ sở quan trọng của hoạt động chuyển giao công nghệ trong điều
kiện hiện nay.
4. Vai trò của chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ có vai trò to lớn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và
nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng. Chuyển giao công nghệ có lợi cho cả hai bên,
bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao. Đối với bên tiếp nhận, họ có được công
nghệ mới, có trình độ kĩ thuật cao hơn, trong khi đó lại tiết kiệm được nguồn lực. Đối
với bên chuyển giao, họ có thể thu lợi từ việc chuyển giao công nghệ, kéo dài vòng đời
công nghệ, tạo điều kiện xâm nhập thị trường nước ngoài. Ngày nay, trong xu thế
toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới cùng với trình độ phân công lao động, chuyên môn
hoá đã ở tầm chuyên sâu đến từng chi tiết sản phẩm, hoạt động chuyển giao công
nghệ góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển, cho phép khai thác lợi thế so
sánh giữa các quốc gia. Mặt khác, nó làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế thế giới theo
hướng gia tăng tỉ trọng dịch vụ và công nghiệp. Cgcông nghệ tạo năng suất lao động
cao hơn cùng sự phong phú về chủng loại sản phẩm, phục vụ cho nhu cầu ngày càng
cao của người tiêu dùng. Nó là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp, các nền kinh
tế và có vai trò to lớn đối với vấn đề môi trường trong quá trình khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên và quá trình chế tác sử dụng.
III. Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ của một số nước.
1. Thế nào là một công nghệ thích hợp
Công nghệ thích hợp là những công nghệ phù hợp với khả năng và trình độ
phát triển của quốc gia trong một thời kì nhất định, tạo điều kiện khai thác tối đa
những lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước và đưa lại hiệu quả kinh tế – xã hội
cao.
Như vậy, một công nghệ thích hợp phải thoả mãn 3 tiêu chuẩn sau:
- Có hiệu quả kinh tế
- Có hiệu quả xã hội
- Có tính thích dụng với trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong từng
thời kì
Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, đòi hỏi bên tiếp nhận công nghệ phải
nắm vững các thông tin để lựa chọn được công nghệ thích hợp theo những tiêu chuẩn
nêu trên. Đó là các thông tin liên quan đến bên cung cấp và bên nhận công nghệ (lịch
sử và kinh nghiệm ; địa vị hiện tại; chiến lược và kế hoạch của doanh nghiệp ); các
thông tin về mức độ tiên tiến của công nghệ cũng như về tình hình công nghệ thế giới.
Thật vậy, lựa chọn công nghệ phải trên cơ sở chủ động tích cực và xuất phát từ đòi
hỏi của bản thân doanh nghiệp.
2. Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ của một số nước.
Để bắt đầu quá trình tìm hiểu kinh nghiệm chuyển giao công nghệ của một số
quốc gia tiêu biểu, chúng ta hãy cùng xem xét biểu đồ sau:
1860 1950 1980
Biểu đồ: những mô hình đuổi kịp về công nghệ của Nhật Bản và các nước đang phát triển
ở Châu á, so sánh với các nước phát triển.
Nguồn: Institute Of Developing Economies, Study on Technology And Trade Friction
Between Japan And Developing Nations(Tokyo: IDE, 195).
Biểu đồ cho thấy những nỗ lực vươn lên để đuổi kịp nền công nghệ tiên tiến ở
các nước phát triển của Nhật Bản và một số nước đang phát triển ở Châu á. Trong
đó, chuyển giao công nghệ là một nhân tố quan trọng trong quá trình công nghiệp
hoá theo hướng hiện đại ngay từ thời kỳ những năm 60. Vậy, chúng ta có thể rút ra
được những kinh nghiệm gì từ quá trình chuyển giao công nghệ đó?
Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, điều kiện chính trị xã hội nghiêm ngặt đã bắt
rễ sâu trong thời đại phong kiến và đặc biệt là những thiệt hại lớn lao do chiến tranh
gây ra, người Nhật Bản đã rút ra bài học quý giá trong quá trình chuyển giao công
nghệ của mình là: “Tinh thần Nhật Bản cộng kỹ thuật phương tây”. Người Nhật Bản
đánh giá cao bốn năng lực trong các giai đoạn chuyển giao công nghệ: năng lực lĩnh
hội; năng lực thao tác; năng lực thích ứng và năng lực đổi mới. Họ đặc biệt coi trọng
nguồn tài nguyên con người với tư cách là nhân tố tích luỹ tri thức công nghệ. Từ
những kinh nghiệm về chuyển giao công nghệ, các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho
rằng: các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng có thể trước tiên
phải làm chủ công nghệ ở phần ngoại vi của kĩ thuật, là phần mà hầu hết đầu tư nước
ngoài có thể đem vào, và dần dần họ phải mở rộng việc học tập để bao trùm lên phần
cốt lõi của kĩ thuật.
Các NIE Châu á thì sao? Nhận thức được rằng chuyển giao công nghệ có vai trò
to lớn trong giai đoạn công nghiệp hoá đất nước, khi mà cuộc cách mạng công nghệ
phát triển như vũ bão, khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển ngày
càng cách xa nhau, lợi dụng kĩ thuật tiên tiến của nước ngoài là việc làm cần thiết để
thúc đẩy kinh tế phát triển. Cgcông nghệ đã giúp các NIE Châu á trở thành “ những
con rồng” với tốc độ tăng trưởng cao, FDI tăng liên tục, hoà nhập vào thị trường thế
giới và đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể... Trong thời gian qua, các NIE
Châu á rất chú trọng việc nghiên cứu, phân loại, xác định tính chất, đặc điểm các
kênh chuyển giao công nghệ trên thế giới. Đối với kênh chuyển giao công nghệ giữa
các nước công nghiệp phát triển, các NIE thông qua các công ty xuyên quốc
gia(TNCs), cụ thể là thông qua các chi nhánh đặt tại nhiều nước để tiếp cận với công
nghệ hiện đại. Đối với kênh chuyển giao công nghệ giữa các nước phát triển với các
nước đang phát triển, các NIE tập trung ưu đãi về tài chính, tạo điều kiện thuận lợi
để nhập và sử dụng công nghệ cho phù hợp điều kiện cụ thể. Đối với kênh chuyển
giao công nghệ giữa các nước đang phát triển, họ luôn ý thức được ưu thế của mình,
tiến hành đầu tư và chuyển giao công nghệ sang nhiều nước, đặc biệt là sang các nước
ASEAN. Các NIE Châu á cũng thường sử dụng các hình thức tiếp thu chuyển giao
công nghệ như: qua liên doanh, tiếp nhận chuyển giao trọn gói, qua mua bản quyền
sở hữu công nghệ, thuê chuyên gia hướng dẫn, trao đổi thông tin và đào tạo cán bộ kĩ
thuật. Thông qua các hình thức tiếp thu công nghệ như trên cùng với khả năng ứng
dụng và đổi mới công nghệ, các NIE châu á đã đạt được những thành công rực rỡ,
đặc biệt là trong phát triển công nghiệp.
Mặt khác, các NIE châu á đã thực hiện phương châm “ đón đầu, đi tắt trong
công nghệ”. Thời kỳ đầu, với trình độ kỹ thuật còn thấp, họ chỉ tiến hành chuyển giao
dây chuyền công nghệ của nước ngoài để lắp ráp hoặc qua gia công sản phẩm cho các
công ty nước ngoài. Sau khi đã đổi mới cơ cấu ngành, tăng sản xuất những thành
phẩm có hàm lượng công nghệ cao, không chỉ nhà nước quan tâm mà cả các công ty
tư nhân cũng quan tâm thực hiện đuổi bắt tiếp thu và làm chủ công nghệ như chính
nước xuất khẩu công nghệ. Các NIE cũng đưa ra những chính sách ưu đãi thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc trực tiếp mua máy móc trên thị trường.Trên thực
tế, tuỳ theo đặc điểm kinh tế xã hội của riêng mình, mỗi NIE châu á đều có những
chính sách chuyển giao công nghệ hết sức thận trọng để mang lại hiệu quả cao cho
nền kinh tế.
Nghiên cứu kinh nghiệm tiếp nhận chuyển giao công nghệ của các quốc gia nói
trên cho ta những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu: cải thiện môi trường đầu tư
để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có hiệu quả, gắn đầu tư trực
tiếp nước ngoài với chuyển giao công nghệ thích hợp; các hợp đồng chuyển giao công
nghệ phải được chú trọng, được tính toán cẩn thận cả trong hiện tại và tương lai; chú
trọng phát triển công nghệ truyền thống công nghệ truyền thống trong nước tạo cơ sở
để tiếp nhận một cách hợp lý có chọn lọc, thích hợp với công nghệ mới ; xây dựng và
thúc đẩy sự phát triển của khu công nghệ cao là nơi thu hút các hoạt động chuyển
giao công nghệ, đóng vai trò động lực, đầu tàu trong việc đẩy mạnh phát triển công
nghệ quốc gia; chuyển giao công nghệ không được tách rời việc nâng cao đời sống của
nhân dân - đây cũng là mục tiêu “ xã hội công bằng văn minh ”của Đảng và Nhà
nước ta đã đề ra; ở đây nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, điều
tiết giúp cho hoạt động chuyển giao công nghệ có hiệu quả.
Trong quá trình học tập kinh nghiệm của các nước khác, không có một mô hình
nào là thước đo vạn năng, phổ biến rộng khắp, cần chú trọng điều kiện kinh tế – xã
hội cụ thể sẽ giúp chúng ta có được những bước đi thích hợp cho hoạt động chuyển
giao công nghệ, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước. Đặc biệt, con người là nhân tố quyết định đối với mọi thành quả kinh tế – xã
hội. Tri thức được tích luỹ bởi tài nguyên con người là bài học kinh nghiệm không
bao giờ cũ cho chúng ta.
chương ii
Thực trạng chuyển giao công nghệ qua các
dư án đầu tư nươc ngoài tại việt nam
I. Đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam và trình độ công
nghệ tại Việt Nam.
1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta cùng đề cập đến những đặc điểm cơ bản
nhất của nền kinh tế - xã hội Việt Nam, đã và đang tạo ra những khó khăn, thuận lợi
đối với quá trình chuyển giao công nghệ.
Từ năm 1990- 1995, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực: nông
nghiệp tăng 4,4% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng chung là 8,2 % nên tỉ trọng trong
GDP giảm 9% và từ chỗ là ngành có tỉ trọng cao nhất trở thành ngành có tỉ trọng
thấp nhất ; ngành công nghiệp có tỉ trọng trong GDP tăng từ 22,7 % (1990) lên
29,9% (1995) ; nhóm ngành dịch vụ có tốc độ tăng khá cao 9 %/năm cao hơn tốc độ
chung nên tỉ trọng trong GDP thời kì này lầ cao nhất, chiếm 41,9% (1995). Sự chuyển
biến tích cực về cơ cấu kinh tế tạo điều kiện cho sự tăng trưởng nhanh của nền kinh
tế nước nhà. Điều này cũng tạo ra sự hấp dẫn cao hơn đối với các nhà đầu tư nước
ngoài, giúp cho việc đảm bảo vốn để đổi mới công nghệ, đồng thời tạo cơ sở vững
chắc cho hoạt động chuyển giao công nghệ.
Sự ổn định về chính trị tạo cho các nhà đầu tư cảm giác an toàn, ít rủi ro khi
đầu tư vào nước ta. Qua đó, họ có thể an tâm tiến hành chuyển giao công nghệ qua
các hình thức liên doanh hoặc 100 % đầu tư 100% vốn nước ngoài.Bên cạnh đó, việc
mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, tham gia vào ASEAN, tiến tới là WTO,
đặc biệt hiệp định thương mại Việt - Mĩ được ký kết... giúp chúng ta có nhiều cơ hội
thu hút nhiều công nghệ mới chuyển giao vào Việt Nam.
Cơ sở hạ tầng đang từng bước được hoàn thiện có thể đáp ứng một cách đồng
bộ nhu cầu đổi mới công nghệ và chuyển giao công nghệ trong thời gian tới. Nền công
nghệ nước nhà cũng đã có được một số cơ sở vật chất nhất định và đặc biệt là đội ngũ
những nhà khoa học có trình độ cao cũng là một nhân tố thúc đẩy nền công nghệ phát
triển.
Bên cạnh những mặt thuận lợi nói trên, chúng ta cũng gặp phải không ít những
khó khăn. Với xuất phát điểm thấp, trình độ hiện tại của nền kinh tế nước ta còn kém
xa so với các nước trong khu vực (cụ thể: mức thu nhập dưới 1000
USD/1người/1năm). Là một nước nông nghiệp với 60 triệu dân sống ở nông thôn, tỉ lệ
đói nghèo tập trung tới 90% ở nông thôn và miền núi, đây thực sự là một khó khăn
lớn trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, cơ sở hạ tầng
kém phát triển, cùng với sự hoành hành của thiên tai ở các tỉnh miền Trung và đồng
bằng sông Cửu Long đã tạo ra nhiều trở ngại đối với việc phát huy nội lực và đẩy
mạnh tiến trình hội nhập quốc tế. Trong khi đó, đây lại là con đường đúng đắn nhất
để tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế nói chung và nguy cơ tụt hậu của nền khoa học
công nghệ nói riêng.
2. Trình độ khoa học công nghệ tại các doanh nghiệp Việt Nam.
a. Đánh giá chung
Để đánh giá trình độ công nghệ của một quốc gia nói chung, người ta thường
dựa vào các tiêu chí như: khả năng phục vụ của công nghệ đối với nền kinh tế; khả
năng thay thế và nâng cấp trong thời gian tới; khả năng thay mới các công nghệ hiện
có; khả năng hội nhập với khu vực và thế giới. Dựa trên những cơ sở đánh giá này,
chúng ta có thể đưa ra một số nhận định khách quan về trình độ công nghệ tại các
doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nhìn chung, các doanh nghiệp có công nghệ lạc hậu từ 15 đến 20 năm. Do vậy,
sự đóng góp của công nghệ trong giá trị gia tăng của sản phẩm còn thấp, tuỳ theo
từng ngành mà tỷ lệ này từ 15 đến 20%.Còn cụ thể thì sao ? Theo đánh giá của Bộ
khoa học – công nghệ và môi trường thì thiết bị và công nghệ Việt Nam lạc hậu từ 50
đến 100 năm so với các nước có công nghệ trung bình tiên tiến trên thế giới đối với
ngành cơ khí chế tạo, lạc hậu từ 1-2 thế hệ ở ngành lắp ráp điện tử, ôtô, máy xây
dựng...Bức tranh về một nền công nghệ lạc hậu, tồi tàn cho thấy trình độ công nghệ
tại các doanh nghiệp Việt Nam còn rất thấp kém.
Trình độ cơ khí hoá của nền kinh tế còn thấp. Theo điều tra, hệ số cơ khí hoá
chung trong nền kinh tế chỉ vào khoảng 20%, trong ngành công nghiệp tỷ lệ này có
cao hơn nhưng trong nông nghiệp tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều. Mức hao mòn hữu
hình của máy móc, thiết bị phổ biến khoảng 40-60%, có nơi còn hơn thế nữa. Mức
tiêu hao năng lượng, nhiên liệu và lãng phí nguyên liệu do nguyên nhân công nghệ và
kỹ thuật quá cao. Mức tiêu hao năng lượng để sản xuất một đơn vị sản phẩm ở một số
ngành như sau: hoá chất-138%; sơn – 195%; xăm lốp cao su- 204%; quần áo xuất
khẩu – 127%; luyện kim đen- 250%.Với độ tuổi trung bình của máy móc thiết bị cao,
tỷ lệ các công nghệ và thiết bị hiện đại tiên tiến cũng rất thấp, tập trung chủ yếu ở
một số ngành như: bưu chính viễn thông, hàng không. Cộng với hệ số sử dụng thiết bị
thấp, chất lượng sản phẩm kém, khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của nước
ngoài, đặc biệt trong xu thế tự do hoá thương mại hiện nay.
Sự đánh giá của các chuyên gia nước ngoài cũng không mấy sáng sủa hơn so với
sự tự đánh giá của các chuyên gia trong nước. Chỉ tính riêng trong khu vực ASEAN,
trình độ công nghệ của Việt Nam vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại. Với thang điểm 5
(5 là cao nhất), bức tranh công nghệ Việt Nam đặt trong sự tương quan so sánh với
các nước trong khu vực ASEAN như sau:
BảNG 1: Đánh giá công nghệ ở 10 nước ASEAN
Nước Singa
pore
Malay
sia
Philip
in
Thái
lan
Brune
y
Indon
esia
Việt
Nam
Myan
ma
Lào Campu
chia
Điểm 3,8 3,0 2,8 2,6 2,6 2,2 1,9 1,8 1,5 1,3
b. Nguyên nhân
Có thể nói một số nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng trên là: công nghệ
không đồng bộ, mất cân đối làm cho nhiều loại thiết bị ít hoặc không được sử dụng ;
máy móc thiết bị cũ kỹ, hay bị hư hỏng, thời gian phải ngừng việc để sửa chữa lớn ; tổ
chức sản xuất bất hợp lý, thời gian chờ đợi để gia công lớn; sức ép từ các đối thủ cạnh
tranh nước ngoài khiến một số doanh nghiệp phải giảm hoặc ngừng sản xuất; hoạt
động chuyển giao công nghệ chưa thực sự hiệu quả ; cơ cấu nhân lực bất hợp lý ; mức
độ và trình độ tin học hoá và xử lý thông tin còn thấp và chậm.Một loạt các nguyên
nhân nói trên đã và đang tác động tới nền công nghệ Việt nam.Nhằm khắc phục tình
trạng trên, đề án này đã đề cập tới “chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư
nước ngoài” như một giải pháp tích cực để cải thiện nền công nghệ Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay.
II. Tính tất yếu của hoạt động chuyển giao công nghệ
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra như vũ bão đã tạo sự chuyển
dịch mạnh cơ cấu kinh tế thế giới, làm cho sự tăng trưởng kinh tế toàn thế giới đạt
mức chưa từng có.Ngày nay, tổng sản phẩm của thế giới ước tính khoảng 30 000 tỷ
USD nghĩa là gấp khoảng trên 23 lần so với tổng sản phẩm thế giới tính theo USD vào
cuối những năm 1950 (1300 tỷ USD). Mặc dù trong thế kỉ XX khủng hoảng kinh tế
song kinh tế thế giới vẫn tăng 15 lần (3%/ năm), đó là một con số kì lạ. Điều kì lạ ấy
chủ yếu do việc tăng năng suất, tức do khoa học công nghệ tạo ra(60-70% của tăng
trưởng kinh tế ). Nhưng việc này hầu hết chỉ diễn ra ở các nước công nghiệp phát
triển nơi có trình độ công nghệ cao. Trong khi đó, khoảng cách giữa các nước kém
phát triển và nước phát triển ngày càng gia tăng. Làm thế nào để rút ngắn được
khoảng cách này? Đây là câu hỏi đặt ra cho tất cả các nước kém phát triển nói chung
và Việt Nam nói riêng.
Trong xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, một số quốc gia như Nhật
Bản, Hàn Quốc... đã nhanh chóng chớp lấy thời cơ, thu hút chuyển giao công nghệ
tiên tiến vào trong nước có hiệu quả, nhằm đẩy mạnh nền công nghệ trong nước phát
triển, tăng năng suất lao động... và họ đã thành công. Học tập kinh nghiệm của các
quốc gia này, trước yêu cầu hội nhập nền kinh tế thế giới và quá trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đát nước, Việt Nam nhất thiết phải đẩy mạnh hoạt động chuyển
giao công nghệ, đặc biệt là chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài.
Sự hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ sẽ góp phần nâng cao trình độ công
nghệ, dần dần đổi mới và thay thế các công nghệ lạc hậu.Là quốc gia đi sau, chúng ta
có những lợi thế riêng nếu biết tận dụng những lợi thế đó trong việc tiếp thu, đón đầu
những công nghệ tiên tiến, hiện đại trên cơ sở phù hợp với điều kiện trong nước.
Ngày nay, các công ty xuyên quốc gia nắm giữ tới 90% thị trường công nghệ.
Các công ty này càng ngày càng có tầm hoạt động trên quy mô rộng lớn, đặc biệt là
trong lĩnh vực đầu tư, xâm nhập thị trường nước ngoài. Các hoạt động đầu tư thường
gắn liền với chuyển giao công nghệ.Vì vậy, thị trường chuyển giao công nghệ toàn cầu
đã và đang diễn ra rất sôi động,không chỉ qua con đường đầu tư trực tiếp nước ngoài
mà có thể qua nhiều con đường khác. Nằm trong xu thế vận động của các dòng công
nghệ đó, một lần nữa ta khẳng định: Chuyển giao công nghệ là quá trình tất yếu ở
Việt Nam.
III. Thực trạng chuyển giao công nghệ qua các dự án
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua
1. Đánh giá chung về chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam thời gian qua.
a. Đặc điểm chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Cho đến hết tháng 8 – 1997 đã có 2137 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy
phép với tổng vốn đăng ký là 32,341 tỷ USD, trong đó khoảng trên 70% dự án có nội
dung chuyển giao công nghệ. Còn năm nay( kể từ 01/01/2000 đến 15/09/2000), khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp 69000 tỷ VND cho tổng sản lượng công
nghiệp, tăng 65,38% so với năm 1995 (26000 tỷ VND). Như vậy, vấn đề chuyển giao
công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng không chỉ ở tầm vi
mô mà còn cả ở tầm vĩ mô của nền kinh tế. Trước khi đi vào đánh giá thực trạng của
vấn đề, người ta đã tổng kết lại một số đặc điểm của hoạt động chuyển giao công nghệ
qua các dự án đầu tư nước ngoài như sau:
- Công nghệ đưa vào Việt Nam chủ yếu thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp
nước ngoài.
- Nhà đầu tư thường là người chuyển giao công nghệ.
- Công nghệ được sử dụng trong dự án đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài là bên
chuyển giao hoặc giới thiệu.
- Công nghệ trong dự án đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài không nhất thiết
phải chuyển từ công ty ở chính quốc mà được chuyển giao từ một công ty khác.
Đây cũng chính là cơ sở để đánh giá chung về hoạt động chuyển giao công nghệ
qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua.
b. Đánh giá chung.
Nhìn chung, công nghệ chuyển giao vào Việt Nam được chia thành bốn nhóm:
Nhóm 1: Bao gồm những thiết bị và công nghệ lạc hậu hơn mức trung bình của
thế giới khoảng 1 – 2 thế hệ, đang phổ biến tại các ngành lắp ráp điện tử, ôtô, lắp
máy xây dựng, thuỷ sản đông lạnh...
Nhóm 2: Bao gồm những thiết bị và công nghệ lạc hậu khoảng 2 – 3 thế hệ so
với mức trung bình của thế giới; tồn tại trong các ngành điện, giấy, đường, chế biến
thực phẩm...
Nhóm 3: Bao gồm các thiết bị và công nghệ lạc hậu từ 3 – 5 thế hệ so với mức
trung bình của thế giới; chủ yếu trong các ngành đường sắt, đường bộ, cơ khí, đóng
tàu, sản xuất vật liệu xây dựng...
Nhóm 4: Bao gồm các loại thiết bị và công nghệ có độ lạc hậu cao hơn.
Trong những năm qua, hoạt động chuyển giao công nghệ đã và đang diễn ra
trên hầu hết các ngành, các lĩnh vực nhưng với mức độ, trình độ khác nhau. Bước
đầu chuyển giao công nghệ đã gắn với phương hướng kinh doanh và được định
hướng theo thị trường. Đây là đòi hỏi tất yếu của quá trình cạnh tranh trong hoạt
động kinh doanh: hoàn thiện sản phẩm trên cơ sở đáp ứng tối đa nhu cầu của khách
hàng. Ngành dệt may, giày da là một trong những ngành thực hiện đổi mới công nghệ
theo hướng này, gắn đơn đặt hàng lớn với việc khai thác thị trường tương đối ổn
định. Trong cơ chế thị trường, mọi thành phần kinh tế được tự do kinh doanh trên cơ
sở sự điều chỉnh của Nhà nước. Do vậy, bản thân các doanh nghiệp đã chủ động nâng
cao hiệu quả đầu tư sản xuất thông qua chuyển giao công nghệ. Mặc dù còn nhiều
hạn chế song chính họ là người quyết định hiệu quả của chuyển giao công nghệ thông
qua quá trình tìm tòi, lựa chọn, đàm phán và kí kết các hợp đồng chuyển giao công
nghệ. Đồng thời, chuyển giao công nghệ đã thực hiện một cách có trọng điểm gắn với
đầu tư chiều sâu và nâng cao hiệu quả kinh tế. Qua khảo sát, các doanh nghiệp đều
tiến hành lần lượt từng dây chuyền, từng sản phẩm hoặc một số giai đoạn trong toàn
bộ dây chuyền, sau đó triển khai tiếp. Trong xu thế khu vực hoá, quốc tế hoá nền
kinh tế thế giới hiện nay, cùng với sự mở rộng các quan hệ kinh tế song phương và đa
phương, chuyển giao công nghệ cũng được thực hiện chủ yếu qua con đường này. ở
đây, phần chủ động thường thuộc về phía nước ngoài. Phía Việt Nam dễ phải chịu
thua thiệt, đặc biệt là nếu người chịu trách nhiệm đàm phán lại thiếu kiến thức về
công nghệ và chuyển giao công nghệ. Thực tế cho thấy, nhiều dự án gặp vướng mắc
trong vấn đề chuyển giao công nghệ mà hai bên phải đàm phán, thảo luận đi lại nhiều
lần, phải bổ sung, điều chỉnh lại các văn bản liên quan... khiến các bên tốn kém thời
gian, tiền của mà hiệu quả rất hạn chế. Bên cạnh đó, chuyển giao công nghệ gắn với
hàng loạt các vấn đề kinh tế – xã hội khác như: việc làm người lao động, mức sống,
nền văn hoá dân tộc... Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nói riêng và các cơ quan
quản lý nói chung phải lưu tâm trong việc lựa chọn công nghệ thích hợp. Một vấn đề
mà chúng ta đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay là: chuyển giao công nghệ
phần nhiều là yếu tố kĩ thuật( máy móc, thiết bị ) mà những bí quyết kĩ thuật, phương
pháp quản lý... lại ít được chuyển giao. Phải chăng đây là một trong những vấn đề
bức xúc và rất có thể dẫn tới tình trạng lệ thuộc vào nền công nghệ chính quốc tại các
nước đang phát triển?
Đánh giá chung về chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài,
người ta không thể không đánh giá chất lượng công nghệ được chuyển giao thông qua
chính nhà đầu tư nước ngoài – người đóng vai trò quyết định trong việc đưa công
nghệ nào vào nước sở tại. Đến nay, chưa có một số liệu thống kê chính xác cho biết cơ
cấu đối tác chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài. Nhưng nhìn vào
bảng số liệu sau, người ta cũng có thể nhận thấy được một phần điều băn khoăn trên:
Bảng 2: Cơ cấu đối tác nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt
Nam.
(Tính cho đến hết năm 1999)
STT Tên nước Số dự án
Vốn đăng ký
(triệu USD)
Tỷ trọng(%)
1 Singapore 241 5750 15,7
2 Đài Loan 562 4700 12,8
3 Nhật Bản 311 3490 9,5
4 Hồng Kông 317 3340 9,1
5 Hàn Quốc 274 3090 8,5
6 Pháp 152 2150 5,9
7 Aixlen 83 1690 4,6
8 LB Nga 61 1520 4,2
9 Hoa Kỳ 112 1300 3,5
10 Anh 327 1130 3,1
Nguồn: Viet Nam Economic Times
Chúng ta đã biết mối quan hệ mật thiết giữa các dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài với hoạt động chuyển giao công nghệ. Đây không những là mong muốn được
tiếp nhận những công nghệ mới, tiên tiến của các nước sở tại mà còn là mong muốn
kéo dài vòng đời công nghệ, thải hồi những công nghệ lạc hậu ở các quốc gia phát
triển của nhà đầu tư thông qua các dự án đầu tư trực tiếp. Bởi vậy nhìn vào bảng số
liệu trên, người ta có thể thấy rằng công nghệ chuyển giao vào Việt Nam những năm
qua chủ yếu là từ các nước trong khu vực ASEAN, mà đứng đầu là Singapore và Đài
Loan. ở phần “ đánh giá trình độ công nghệ của Việt Nam”, đề án cũng đưa ra một
bảng điểm về trình độ công nghệ của 10 quốc gia trong khu vực ASEAN. Các nước
này có trinhf độ công nghệ không phải là cao trên thế giới. Vởy thì làm sao chúng ta
có thể hy vọng công nghệ chuyển giao vào Việt Nam là hiện đại, tiên tiến nếu như
không tăng cường các biện pháp chuyển giao công nghệ từ các nước có nền công nghệ
phát triển như EU, Mỹ... Một cách khái quát, có thể nói rằng, chuyển giao công nghệ
qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua đã đáp ứng
được phần nào yêu cầu phát triển nền kinh tế song chưa thực sự hiệu quả và phát
huy tác dụng.
2. Những kết quả đạt được.
Kể từ năm 1986, nền kinh tế nước ta bắt đầu mở cửa, hội nhập với nền kinh tế
khu vực nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung, hoạt động đầu tư nước ngoài
cũng bắt đầu được đẩy mạnh. Hoạt động này đã thúc đẩy nền kinh tế trong nước
phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Mặc dù còn nhiều thua kém so với
các nước trong khu vực nhưng bước đầu, bức tranh về một nền công nghệ tồi tàn, lạc
hậu đã được cải thiện. Đay là những cơ sở, những định hướng để chúng ta xây dựng
một nền công nghệ hiện đại trong tương lai.
a. Về trình độ công nghệ:
Chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài đã góp phần nâng cao
trình độ công nghệ của sản xuất. Trong hầu hết các ngành, công nghệ tiên tiến của
nước ngoài đã được đưa vào dưới dạng đổi mới đồng bộ hay từng dây chuyền công
nghệ. Thực tiễn “ chiến lược đón đầu công nghệ” – một ưu thế của kẻ đi sau, các
ngành bưu chính viễn thông, thăm dò, khai thác dầu khí đã tiếp nhận được những
công nghệ tiên tiến so với khu vực và thế giới. Một số ngành khác cũng cải thiện được
phần lớn dây chuyền sản xuất, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh trong nước
như: may mặc, giầy da, chế biến thuỷ sản... Ngoài ra còn phải kể đến sự vực dậy của
Công ty gang thép Thái Nguyên thông qua một loạt các hoạt động chuyển giao công
nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, Đài Loan... Như vậy, sự nâng
cao trình độ công nghệ tại một số ngành then chốt của nền kinh tế quốc dân cũng như
tại các doanh nghiệp trung ương và địa phương đã góp phần nâng cao trình độ của
nền công nghệ Việt Nam thời gian qua.
b. Về trang thiết bị.
Có thể nói công nghệ chuyển giao vào Việt Nam chủ yếu là phần cứng của công
nghệ dưới dạng các trang thiết bị phục vụ sản xuất. So với thế giới, các công nghệ này
có độ lạc hậu ít nhất từ 1 – 2 thế hệ. Nhưng so với nền công nghệ Việt Nam, đây là
những trang thiết bị tương đối đồng bộ và có trình độ cơ khí hoá cao hơn công nghệ
trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đưa vào Việt Nam các thiết bị riêng lẻ có
trình độ tự động hoá cao, như các dây chuyền lắp ráp các bản mạch điện tử, tổng đài
kỹ thuật số... Nhìn chung, các trang thiết bị khá phù hợp với giai đoạn đầu của tiến
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và góp phần tăng thu nhập quốc dân,
đổi mới công nghệ sản xuất và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
c. Bố trí lại cơ cấu kinh tế.
Theo thống kê, vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công
nghiệp. Tính đến tháng 9 năm 2000, đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
vào tổng sản lượng công nghiệp là 69000 tỷ VND, trong khi đó khu vực quốc doanh là
77000 tỷ VND và khu vực ngoài quốc doanh là 39000 tỷ VND. Như vậy, sự tăng
cường đầu tư nhiều hơn, nhất là việc trang bị máy móc, thiết bị và công nghệ, nền sản
xuất công nghiệp thời gian qua đã đạt tốc độ tăng nhanh và đóng góp ngày càng lớn
trong GDP. Đồng thời, cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch nhanh theo hướng: tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ; giảm tỷ trọng nông nghiệp. Theo văn kiện của Đại hội
Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VIII trang 82, năm 2000, cơ cấu kinh tế sẽ thay đổi
với tỷ trọng: công nghiệp – 95%; nông nghiệp – 25% và dịch vụ – 45%. Năm 2000
sắp khép lại, liệu chúng ta có đạt được kết quả này không? Điều này còn đòi hỏi phần
đóng góp đáng kể của việc đổi mới công nghệ tại chính các doanh nghiệp sản xuất
trong nền kinh tế nước nhà.
d. Chất lượng sản phẩm
Nhờ quá trình chuyển giao công nghệ, nói chung chất lượng sản phẩm đã được
nâng cao rõ rệt. Người tiêu dùng trong nước bớt đi tâm lý “ sính dùng hàng ngoại”.
Một số sản phẩm đã chiếm được cảm tình của khách hàng trong và ngoài nước như:
hàng may mặc, giày da, quạt điện, bánh kẹo, bàn ghế... Việc đầu tư chuyển giao công
nghệ từ nước ngoài đã hạn chế đến mức tối đa việc nhập khẩu một khối lượng lớn các
sản phẩm: bia, gạch ốp lát, ximăng, sắt thép xây dựng... Đồng thời cũng giảm nhập
khẩu các sản phẩm, linh kiện, bộ phận, chi tiết cho các sản phẩm có công nghệ chế
tạo phức tạp( đèn hình, xe máy, tổng đài điện tử số...). Đến nay, chất lượng sản phẩm
của các doanh nghiệp Việt Nam đã được thế giới biết đến và công nhận thông qua
việc cấp chứng chỉ ISO cho một số doanh nghiệp. Đây là nhân tố quan trọng giúp sản
phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt
khi hàng rào thuế quan được xoá bỏ vào năm 2003.
e. Trình độ quản lý của các doanh nghiệp
Trình độ quản lý là một trong những mặt còn yếu kém của Việt Nam. Những
năm qua, việc tiến hành hợp tác làm ăn với các nhà đầu tư nước ngoài đã giúp chúng
ta tiếp cận được với phương thức quản lý mới. Đó là quản lý kinh tế trong nền kinh tế
thị trường, mở rộng quan hệ ra ngoài phạm vi lãnh thổ đất nước. Đây cũng chính là
mục tiêu quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta khuyến khích trong chuyển giao công
nghệ.
f. Về bảo vệ môi trường.
Theo thống kê của Bộ khoa học - công nghệ và môi trường, hiện nay có trên
50% số dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và có trên 520 báo cáo
đã được thẩm định. So với công nghệ hiện có trong nước, công nghệ được chuyển
giao qua các dự án đầu tư nước ngoài đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ
môi trường. Đây là một trong những yêu cầu “ phát triển bền vững” đang được đặt
ra trên phạm vi toàn cầu.
Chuyển giao công nghệ là con đường ngắn nhất để đổi mới công nghệ, công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chúng ta không thể không công nhận những
đóng góp to lớn của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam thời gian qua. Nó đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ, tăng
thu nhập quốc dân, tiết kiệm chi phí sản xuất, bố trí lại hợp lý lực lượng lao động và
nâng cao trình độ người lao động, đưa họ tiếp cận với trình độ của các nước trong
khu vực và trên thế giới.
3. Những mặt còn tồn tại.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng hoạt động chuyển giao
công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề đáng
phải nghiên cứu, phải tìm các biện pháp khắc phục.
a. Công nghệ chuyển giao chưa thuộc loại tiên tiến, hiện đại trong khi đó giá lại quá
cao.
Mới đây, một cuộc khảo sát công nghệ được chuyển giao tại 42 doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài cho thấy: trong 727 thiết bị và 8 dây chuyền sản xuất thì có
đến 76% thiết bị được sản xuất từ những năm 50 – 60, 50% máy móc đã qua sử dụng.
Nhận định trên một lần nữa lại được minh chứng qua kết quả điều tra, đánh gía trình
độ công nghẹ trong ngành công nghiệp nhẹ:
- 46% doanh nghiệp có trình độ công nghệ ở mức trung bình khá, có thể duy trì
trong vòng 3 đến 5 năm sau nếu thị trường ổn định.
- 40% doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình, cần phải được cải tiến,
phải nâng cao mới đáp ứng được yêu cầu.
- 14% doanh nghiệp có trình độ công nghệ thấp cần phải được đổi mới.
Trong số những công nghệ được khảo sát trên, có những công nghệ lạc hậu mà
thế giới đã loại bỏ lại được chuyển giao vào nước ta như: công nghệ sản xuất các chất
tẩy rửa có sử dụng chất tạo bọt bằng DBSA. Một số công nghệ bị thanh lý ở chính
quốc được đưa vào Việt Nam sau khi đã tân trang, cải tiến ít nhiều( dây chuyền sợi
dệt, sản xuất thuốc lá, dây chuyền sơn mạ tôn lợp...).
Mặt khác, công nghệ chuyển giao lại có giá quá cao so với giá trị thực tế của nó.
Một phòng tư vấn Thụy Sĩ cho biết, trung bình các hợp đồng chuyển giao công nghệ
đã tăng từ 10 – 15%, đôi khi tới 40% so với giá thực trên thị trường quốc tế.
Phần lớn công nghệ được chuyển giao có trình độ lạc hậu so với thế giới. Nhiều
dây chuyền sản xuất còn sử dụng nhiều lao động thủ công, có trình độ cơ khí hoá
thấp. Trong khi đó, nhiều công trình, dự án bị phía nước ngoài nâng giá lên gấp 2 –
2,5 lần. Vậy đâu là nguyên nhân của sự mâu thuẫn này ?
Lợi dụng sự kém hiểu biết của phía Việt Nam, đối tác nước ngoài không chuyển
giao loại công nghệ hiện đại, chủ yếu vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cao và nhanh.
Những công nghệ có trình độ tiên tiến thường đắt tiền, thời gian hoàn vốn lâu. Bên
cạnh đó, phía Việt Nam lại có tâm lý ỷ lại, trông chờ nhiều vào Nhà nước, trình độ
hiểu biết về công nghệ mới còn rất hạn chế, động cơ trục lợi cá nhân, thiếu đội ngũ
cán bộ chuyên môn, thụ động trong việc tìm kiếm công nghệ và đàm phán, kí kết hợp
đồng. Sự hạn chế này một phần là do những điều kiện về môi trường kinh tế – xã hội
chưa đầy đủ; thiếu hệ thống thông tin về công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ khác; năng
lực nghiên cứu, triển khai công nghệ còn yếu kém, chưa đủ “nội lực” để làm cơ sở cho
việc tiếp thu và phát triển công nghệ được chuyển giao... Hàng loạt các nguyên nhân
khách quan và chủ quan trên cho thấy sự bất cập trong hoạt động chuyển giao công
nghệ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là vấn đề đáng được quan tâm
thoả đáng.
b. Những công nghệ được chuyển giao chưa tạo được lực đẩy cần thiết cho việc tiếp
tục nâng cao năng lực công nghệ và tự đổi mới công nghệ.
Từ thực tế đáng lo ngại: công nghệ được chuyển giao phần lớn có trình độ yếu
kém, lạc hậu so với thế giới thì hậu quả tất yếu của nó sẽ là: chưa tạo được lực đẩy
cần thiết cho việc tiếp tục nâng cao năng lực công nghệ và tự đổi mới công nghệ. Bởi
trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay, đổi mới công nghệ diễn ra dưới
hai hình thức chủ yếu: thông qua liên doanh liên kết với nước ngoài tiếp nhận
chuyển giao công nghệ mới và tự đầu tư để đổi mới công nghệ. Những năm qua, hệ số
đổi mới thiết bị chỉ đạt 7%/năm(chỉ bằng một nửa mức tối thiểu của các nước khác).
Sự chuyển giao công nghệ được thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu
dùng( dệt may, giầy dép, chế biến lương thực, thực phẩm...). Các ngành khác, quá
trình chuyển giao chưa thực sự diễn ra sâu rộng. Tại các doanh nghiệp ngành điện tử,
công nghệ lắp ráp chiếm ưu thế (80% CKD). Tại các doanh nghiệp ôtô, công nghệ
hầu như là lắp ráp (100% ootoo được lắp ráp dưới dạng CKD); tỷ lệ khai thác năng
lực máy móc, thiết bị thấp... Không những công nghệ được chuyển giao chủ yếu là
phần cứng, chủ yếu trong các lĩnh vực lắp ráp, gia công, chế biến mà chỉ dừng lại ở
khâu tiếp nhận - vận hành. Mặt khác, sự tiếp thu công nghệ một cách thụ động đã
khiến các doanh nghiệp khó nâng cấp và tự đổi mới công nghệ đó khi cần thiết.
Chuyển giao công nghệ cũng chưa tạo ra được mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh
nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với các cơ quan nghiên cứu và triển khai
tiến bộ kĩ thuật – công nghệ. Đây là điểm yếu của chúng ta nhưng lại là bí quyết
thành công ở các nước tiên tiến trên thế giới và ở ngay cả nước trong khu vực như:
Singapore, Malaysia.
c. Chuyển giao công nghệ trong điều kiện đổi mới công nghệ lẻ tẻ, thiếu quy hoạch
và chiến lược, thiếu sự gắn bó giữa phương hướng đổi mới chuyển giao công nghệ với
chiến lược phát triển cũng như chiến lược kinh doanh.
Trước sức ép của thị trường, các doanh nghiệp đua nhau chuyển giao công
nghệ. Phải chăng đây là “cái mốt” mà các doanh nghiệp tìm mọi cách để chạy theo
mà không hề chú ý tới việc công nghệ được chuyển giao có thực sự phù hợp với bản
thân doanh nghiệp hay không ? Có thể kể ra đây một trường hợp điển hình về việc
nhập khẩu thiết bị từ FLS, Đan Mạch của nhà máy ximăng Hoàng Thạch. Quá hiện
đại, quá rộng so với yêu cầu của địa phương, thiết bị phải ngừng hoạt động 6 tháng vì
thiếu than đá. Vấn đề đặt ra ở đây lại không phải là trình độ công nghệ mà chính là
sự phù hợp của công nghệ, hay sự gắn bó chặt chẽ giữa chuyển giao công nghệ với
chiến lược phát triển, chiến lược sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó còn tồn tại tình
trạng công nghệ được chuyển giao phần lớn do phía nước ngoài giới thiệu chứ không
phải tự các doanh nghiệo tìm kiếm, tự nghiên cứu, thiết kế.Hơn nữa, nhập máy móc
thiết bị lẻ nhiều và phổ biến hơn là các dây chuyền đồng bộ và khép kín... Một lần
nữa, vấn đề hiệu quả của chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài lại
được đặt ra như một bài toán chưa có lời giải.
d. Thực hiện luật pháp trong chuyển giao công nghệ.
Nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài được
thực hiện không theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ: không lập và
ký kết hợp đồng hay chỉ ký kết hợp đồng giữa bên giao và bên nhận mà không trình
để phê duyệt ; nhiều hợp đồng do bên nước ngoài soạn thảo với điều kiện có lợi cho
họ hoặc trái với quy định của pháp luật Việt Nam; phí chuyển giao công nghệ quá
cao... Nhà Nước ta khuyến khích chuyển giao công nghệ với mức phí chuyển giao là
5% giá bán tinh hay 25% lợi nhuận sau thuế trong thời hạn 7 năm ( theo quy định số
49- HDBT ). Nhưng bên giao tìm cách không trình duyệt hợp đồng chuyển giao công
nghệ ( chỉ có dự án đầu tư nước ngoài có hợp chuyển giao công nghệ trình Bộ Khoa
học – Công nghệ và Môi trường xét duyệt theo đúng pháp luật).
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do các bên tham gia chuyển
giao công nghệ không am hiểu pháp luật Việt Nam ; các đối tác Việt Nam không có
đủ thông tin về công nghệ, về thị trường; một số cán bộ có trình độ kém, không quan
tâm đến lợi ích chung. Một phần khác là do hệ thống pháp Việt Nam chưa thực sự ổn
định và chặt chẽ.
e. Sự thiếu đồng bộ, thiếu hoàn chỉnh của cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động
chuyển giao công nghệ.
Công nghệ chuyển giao vào trong nước phải có những điều kiện nhất định về cơ
sở hạ tầng kỹ thuật để chọn lựa cho phù hợp cũng như phát huy được hiệu quả, tác
dụng. Trong khi đó, sự thiếu đồng bộ, thiếu hoàn chỉnh của cơ sở hạ tầng kỹ thuật
hiện nay đã khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn:Thiếu thông tin, thiếu năng
lực quản lý, đổi mới công nghệ...Chúng ta đang từng bước xây dựng hệ thống cơ sở
hạ tầng nhưng vẫn còn nhiều thua kém so với các quốc gia khác.
f. Bảo vệ môi trường.
Một trong những yêu cầu quan trọng của quá trình “ phát triển bền vững ” đối
với mọi quốc gia là yêu cầu về bảo vệ môi trường. Cùng với việc chuyển giao các công
nghệ cũ, lạc hậu thì nỗi lo về môi sinh cũng được đặt ra. Khảo sát ở một số cơ sở sản
xuất dưới đây cho thấy:Nhà máy phân lân Văn Điển có lượng bụi tới 1100 mg/m3,
chiếm 90% lượng chất thải vào không khí. Nhà máy cao su Hà Nội, hơi xăng có nồng
độ cao vượt tiêu chuẩn cho phép tới 40 lần. Một số cơ sở chế biến thuỷ sản ở Hải
Phòng, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh,lượng khí Freon và amoniac từ hệ thống
cấp động bị rò rỉ vào không khí lớn là tác nhân phá huỷ tầng ozon của khí
quyển...Bên cạnh tình trạng ô nhiễm không khí là sự ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt
do các nhà máy dệt, nhuộm, thuộc da, hoá chất thải ra.Tiếng ồn, độ rung của máy
móc thiết bị cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ người công nhân và nhân dân
lao động. Tình trạng báo động này là nguyên nhân từ phía các nhà đầu tư hay pháp
luật Việt Nam chưa có những điều khoản quy định rõ ràng, những biện pháp xử lý
cứng rắn đối với các thiết bị gây ô nhiễm; những công nghệ xử lý chất thải không
hiệu quả.Dù sao chăng nữa, chúng ta cần những công nghệ tiên tiến và phù hợp để
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước song không thể trở thành “ bãi thải công
nghệ ” của các quốc gia phát triển.
Chương III
Phương hướng và một số giải pháp góp phần
nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ qua
các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
I. Nhận định chung về tình hình chuyển giao công nghệ
trong thời gian sắp tới.
Trong thời gian sắp tới, Đảng và Nhà nước ta vẫn hết sức coi trọng việc đổi mới
công nghệ thông qua hoạt động chuyển giao công nghệ, đặc biệt là chuyển giao công
nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài. Bởi chuyển giao công nghệ là con đường ngắn
nhất để chúng ta thúc đẩy nền công nghệ quốc gia phát triển trong thời kỳ công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, một số nhận định chung nhất về tình hình
chuyển giao công nghệ trên quy mô toàn cầu nói chung và tại Việt nam nói riêng sẽ
giúp chúng ta đề ra những phương hướn và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài.
Thống trị nền kinh tế toàn cầu, nắm trong tay 2/3 tổng giá trị mậu dịch thế giới,
các công ty xuyên quốc gia của các nước công nghiệp đang chi phối tới 90% thị
trường công nghệ cao. Thời gian sắp tới, Việt Nam phải tạo cho mình sức hút đối với
hoạt động đầu tư trực tiếp từ các công ty này để chuyển giao một cách đồng bộ các
công nghệ tiên tiến, hiện đại. Bên cạnh đó, phương thức chuyển giao sẽ thay đổi: công
nghệ – công nghệ nhiều hơn là công nghệ – tiền. Đây là một bài toán hết sức khó khăn
đặt ra không chỉ với các doanh nghiệp mà còn đối với các nhà hoạch định chính sách.
Mặt khác, nhiều vấn đề đang phát sinh gây cản trở cho các quốc gia có trình độ công
nghệ kém như: giá công nghệ cao hơn, điều kiện chuyển giao ngặt nghèo, hạn chế thị
trường xuất khẩu, không chuyển giao hết các bí quyết công nghệ... Nhiều công nghệ
không được phép chuyển giao dưới bất kỳ hình thức nào vì bị coi là bí mật quốc gia.
Như đã nói trên, đầu tư nước ngoài là nhân tố căn bản quyết định số lượng và chất
lượng công nghệ được chuyển giao. Nhưng thời gian qua, do ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tiền tệ Đông Nam á, sự cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài của
Trung Quốc, sự chuyển hướng sang các nước phát triển của dòng vốn đầu tư nước
ngoài... đã khiến tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm đi đáng kể.
Từ những nhận định chung về tình hình chuyển giao công nghệ như trên, một
số giải pháp và kiến nghị sau sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ
qua các dự án đầu tư nước ngoài trong thời gian sắp tới.
II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển giao công
nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
1. Giải pháp đổi mới từ phía Nhà nước.
Có thể ví von “Nhà nước” giống như một người “nhạc trưởng” giữ vai trò chỉ
đạo, điều tiết nền kinh tế quốc dân; còn hệ thống các doanh nghiệp giống như những
“nhạc công” trong dàn giao hưởng. Bản giao hưởng có thành công hay không phụ
thuộc rất lớn vào tài năng của mỗi nhạc công song một phần quan trọng lại phụ thuộc
vào người chỉ huy dàn nhạc. Cũng như vậy, Nhà nước hoạch định chiến lược phát
triển tổng thể của quốc gia, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động,
giáo dục đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đủ sức mạnh làm chủ công nghệ
mới, cải tiến cho phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, từng bước sáng tạo
công nghệ để đưa đất nước ngày càng phát triển bền vững.
Nhằm nâng cao hiẹu quả chuyển giao công nghệ,đa dạng hoá các đối tác đầu tư
cũng như các đối tác chuyển giao công nghệ, tăng cường hợp tác giữa các nước thành
viên ASEAN trong đầu tư - chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, đặc biệt là hợp tác
với các quốc gia có tiềm lực công nghệ mạnh như: Nhật Bản, Mỹ, các nước Tây âu...
Không có một quốc gia nào có đầy đủ mọi nguồn lực để phát triển. Vì vậy, xu hướng
khu vực hoá, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đã ra đời như một quy luật tất yếu của
quá trình phát triển kinh tế. Cùng với việc mở rộng các quan hệ quốc tế: là thành
viên của ASEAN, sắp tới sẽ là thành viên của hiệp hội Thương mại quốc tế( WTO ),và
đặc biệt là sự ra đời của hiệp định thương mại Việt – Mỹ (07/2000)... Nhà nước Việt
Nam ngày càng có nhiều cơ hội mở rộng các quan hệ hợp tác kinh tế song phương và
đa phương. Các quan hệ này sẽ mở đường cho hoạt động đầu tư nước ngoài và quá
trình chuyển giao những công nghệ tiên tiến thích hợp từ các nước có trình độ công
nghệ cao.
Bên cạnh đó, đa dạng hoá các đối tượng chuyển giao công nghệ bao gồm: phần
cứng sản xuất, phần cứng tổ chức, tài liệu sản xuất, tài liệu tổ chức, kỹ năng sản xuất
giải pháp này khắc phục những lỗ hổng trong chuyển giao công nghệ tại nước ta hiện
nay. Đó là tình trạng chuyển giao công nghệ chỉ đơn thuần là chuyển giao các máy
móc thiết bị, dây chuyền sản xuất mà thiếu những phần mềm có tính chất quyết định
trong sản xuất kinh doanh như: bí quyết kĩ thuật, phương thức quản lý... Đa dạng
hoá các đối tượng chuyển giao công nghệlaf điều kiện cần và đủ để từng bước giúp
các doanh nghiệp làm chủ được công nghệ chuyển giao. Trên cơ sở đó, thúc đẩy nền
công nghệ quốcgia phát triển làm động lực cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước.
Một giải pháp đặc biệt quan trọng là Nhà nước phải tạo môi trường đầu tư
thuạn lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi
bao gồm hàng loạt các vấn đề như: hoàn thiện cơ sở hạ tầng về tài chính, giao thông
vận tải, luật pháp; đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng mạng lưới thông tin thông
suốt... Hiện nay, các văn bản pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật quy định
về hoạt động đầu tư nước ngoài, hoạt động chuyển giao công nghệ nói riêng còn hay
thay đổi, chưa thực sự có hiệu quả. Một môi trường đầu tư an toàn, ít biến động sẽ
khiến các nhà đầu tư cảm thấy yên tâm hơn. Trong việc tạo môi trường đầu tư thuận
lợi, xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất là đièu
cần thiết. Học tập kinh nghiệm của Trung Quốc,Singapore, các đặc khu kinh tế này
sẽ trở thành trung tâm thu hút hoạt động chuyển giao công nghệ có hiệu quả.
Với vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế,Nhà nước ta cũng cần xây dựng một quy
hoạch chiến lược phát triển tổng thể.Đây sẽ là định hướng giúp các doanh nghiệp có
chiến lược kinh doanh đúng đắn.Mặt khác một chiến lược tổng thể về đổi mới công
nghệ làm cơ sở cho việc thiết kế cụ thể chiến lược phát triển công nghệ gắn với chiến
lược sản phẩm của các doanh nghiệp. Chiến lược đó bao gồm:
- Các quan điểm và mục tiêu đổi mới công nghệ.
- Các định hướng ưu tiên trong phát triển công nghệ.
- Các giải pháp chiến lược đổi mới và phát triển công nghệ.
- Lộ trình đổi mới công nghệ.
Đây sẽ là giải pháp nhằm tránh tình trạng chuyển giao công nghệ một cách ồ
ạt,thiếu đồng bộ và không hiệu quả.
Một mặt tăng cường công tác tư vấn chuyển giao công nghệ, Nhà nước ta cũng
khuyến khích các dự án đầu tư nước ngoài gắn với chuyển giao công nghệ.Một vấn đề
đặt ra ở đây là: Lựa chọn công nghệ thích hợp như thế nào? Phần trên của đề án đã
khá đầy đủ về cách thức lựa chọn một công nghệ thích hợp. Tuỳ từng doanh nghiệp
mà có thể thực hiện phương châm “ đi trước đón đầu”, tiếp nhận những công nghệ
tiên tiến, hiện đại hay chỉ tiếp nhận những công nghệ có trình độ phù hợp với điều
kiện cụ thể của doanh nghiệp.
Để tiếp nhận công nghệ được chuyển giao một cách hiệu quả, nền công nghệ nội
sinh cũng phải khẳng định được vai trò của mình. Phát triển nền công nghệ nội sinh
là nền tảng để thực hiện chuyển giao công nghệ. Không có khả năng tìm hiểu, tiếp thu
thông tin công nghệ - đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự
thất bại trong chuyển giao công nghệ. Điều này có nguồn gốc sâu xa từ sự yếu kém
của nền công nghệ trong nước.
Ngoài ra, Nhà nước ta nên tạo một cơ chế mở đối với sự phát triển khoa học –
công nghệ trong nước. Một mặt, tạo điều kiện để đội ngũ các nhà khoa học học tập
và nghiên cứu. Mặt khác, gắn hoạt động của họ với cơ chế thị trường, tức gắn kết
nhu cầu đổi mới công nghệ với công tác nghiên cứu triển khai công nghệ ở các viện,
các trung tâm công nghệ. Đây cũng là một giải pháp tốt đối với vấn đề thiếu nguồn
lực cho đầu tư đổi mới công nghệ và thiếu công nghệ thích hợp để triển khai ở các
doanh nghiệp hiện nay.
Trên đây là số giải pháp đổi mới từ phía Nhà nước nhưng một phần rất quan
trọng lại phụ thuộc vào bản thân các doanh nghiệp – người trực tiếp tiến hành các
hoạt động chuyển giao công nghệ.
Vậy, giải pháp nào để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ từ phía các
doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay?
2. Giải pháp đổi mới từ phía doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp cần phải nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công
tác đổi mới công nghệ. Đặc biệt, quan tâm đến vấn đề chuyển giao công nghệ bằng
cách: khắc phục tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước. Trong một thời gian quá dài
chịu ảnh hưởng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, đến khi chuyển sang cơ chế
thị trường, hầu hết các doanh nghiệp đều tỏ ra lúng túng, kém năng động. Sự chậm
chạp trong việc nắm bắt nhu cầu không ngừng gia tăng của thị trường và trong đổi
mới công nghệ đã khiến không ít các doanh nghiệp rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ
triền miên. Điển hình ở đây là một số doanh nghiệp Nhà nước như: Nhà máy dệt Nam
Định, các nhà máy cơ khí đóng tàu...
Mặt khác, các doanh nghiệp phải tự nâng cao trình độ quản lý, xây dựng chiến
lược kinh doanh trung và dài hạn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam
thường có bộ máy quản lý cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Thời gian qua, thông
qua liên doanh, liên kết với nước ngoài, thông qua các chương trình đào tạo... nhìn
chung, trình độ quản lý đã được nâng cao một phần đáng kể. Song, sự nâng cao này
vẫn chưa theo kịp với trình độ của thế giới cũng như sự đổi mới về phương thức quản
lý chưa thực sự phù hợp với điều kiện hiện nay.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, thông tin đóng vai trò đặc biệt
quan trọng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, các
doanh nghiệp phải đào tạo được một đội ngũ người lao động có trình độ, có khả năng
thu thập và xử lý thông tin một cách nhanh gọn, chính xác. Trong hoạt động chuyển
giao công nghệ, doanh nghiệp không những phải nắm bắt thông tin về thị trường và
thực lực của doanh nghiệp, của đối thủ cạnh tranh để lựa chọn công nghệ thích hợp;
mà doanh nghiệp còn phải nắm bắt được thông tin vè thị trường công nghệ thế giới
để tránh tình trạng: mua quá đắt so với giá trị thực tế của công nghệ như hiện nay.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải thực sự coi trọng vấn đề nhânh sự, kĩ năng
quản lý và phẩm chất đạo đức của họ. Điều này có ý nghĩa lớn trong khâu chuẩn bị
và kí kết hợp đồng. Thứ nhất là giai đoạn chuẩn bị đàm phán: doanh nghiệp phải xác
định rõ mục tiêu, kết quả đạt được sau khi đưa công nghệ vào sản xuất ; đánh giá và
phân tích công nghệ một cách cẩn thận; tìm hiểu các thông tin về đối tác để biết được
thực lực công nghệ của họ. Thứ hai là giai đoạn thảo luận hợp đồng chuyển giao công
nghệ với các điều khoản của hợp đồng. Các điều khoản này phải được xem xét kĩ
lưỡng và kết hợp lợi ích của cả hai bên trong quá trình thực hiện chuyển giao công
nghệ. Người đại diện cho doanh nghiệp tham gia kí kết hợp đồng chuyển giao công
nghệ phải có ý thức đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Kí kết hợp đồng
chuyển giao công nghệ là công việc hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp nhận được
công nghệ phù hợp mà tiết kiệm được chi phí tối đa.
ở trên, chúng ta đã đề cập đến vấn đề Nhà nước tạo cơ chế thông thoáng cho
mối liên kết giữa doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu triển khai công nghệ. Trong
môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, mỗi doanh nghiệp nên chủ động tìm cho
mình cách đổi mới công nghệ thích hợp, hiệu quả mà ít tốn kém. Gắn kết hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình với các viện, các trung tâm nghiên cứu và triển khai
công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, khả năng
đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Một số giải pháp đổi mới từ phía các doanh nghiệp không thể bao quát toàn bộ
những vấn đề đã và đang tồn tại. Nhưng phần nào, các giải pháp này đã dựa trên
thực tế khách quan tại các doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng, các doanh nghiệp có thể
tìm ra được hướng đi phù hợp với điều kiện của bản thân mình.
3. Những kiến nghị:
Trên cơ sở thực trạng của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua, em xin mạnh dạn đưa ra một số những
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong thời gian tới.
Thứ nhất, Nhà nước nên tiếp tục ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản liên
quan để cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Hiện nay các nhà đầu tư rất quan tâm đến tiến trìng cổ phần hoá các doanh nghiệp.
Họ hy vọng trong một tương lai không xa, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài sẽ được cổ phần hoá và được niêm yết tại thị trường chứng khoán. Bên cạnh
đó, có nhiều ý kiến cho rằng giá thuê đất ở Việt Nam quá cao... Hoàn thiện môi
trường đầu tư liên quan chặt chẽ với luật đầu tư nước ngoài của nước sở tại. Vì vậy,
chính phủ nên sớm ban hành nghị định quy định chi tiết việc thực hiện chương III,
phần 6 của bộ luật dân sự về chuyển giao công nghệ với những ưu đãi rộng rãi hơn
cho các nhà đầu tư có chuyển giao công nghệ; xúc tiến việc hướng dẫn điều 65- luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; khuyến khích hoạt động nghiên cứu - triển khai
công nghệ trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực khác
nhau, các vùng kém phát triển... thông qua ưu đãi về thuế và các ưu đãi khác.
Thứ hai, Nhà nước cần tăng cường quản lý các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển
giao công nghệ để tránh những phiền hà trung gian không cần thiết. Mặt khác, sự
kiểm soát chặt chẽ này sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao
công nghệ hiệu quả hơn. Nguồn thông tin do họ cung cấp cũng nhanh chóng và hiệu
quả hơn.
Thứ ba, ban hành danh mục các công nghệ được ưu tiên chuyển giao. Danh
mục này giúp Nhà nước thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển công nghệ quốc gia
như đã định. Đồng thời, giúp các nhà đầu tư, các doanh nghiệp có hướng đi đúng
đắn, phù hợp với sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Thứ tư, Nhà nước có các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn việc chuyển giao các
máy móc, thiết bị cũ được tân trang lại và các công nghệ lạc hậu. Về lâu dài, Nhà
nước nên ban hành chính sách công nghệ quốc gia.
Thứ năm, áp dụng các biẹn pháp kiểm tra về bảo vệ môi trường trong các dự án
đầu tư nước ngoài. Các công nghệ được chuyển giao trong các dự án đầu tư phải
trình duyệt với Bộ khoa học – công nghệ và môi trường. Công nghệ gây ô nhiễn có thể
bị phạt, bị đánh thuế nặng hay trả về cho nhà đầu tư.
Thứ sáu, Nhà nước có chính sách ưu đãi, khuyến khích hoạt động nghiên cứu-
triển khai trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Phần kết thúc
“Chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài” vốn không phải là
một đề tài mới. Nhưng đây cũng là một vấn đề đã cũ đối với các nhà quản lý vĩ mô
nền kinh tế và ngay cả đối với mọi doanh nghiệp. Chuyển giao công nghệ qua các dự
án đầu tư nước ngoài đã và đang đặt ra nhiều vướng mắc cần giải quyết bên cạnh
những ưu điểm đáng được học tập, được phát huy. Trong điều kiện hiện nay, Nhà
nước cần tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động chuyển giao công nghệ, đưa ra
những biện pháp, chính sách giúp đỡ các doanh nghiệp tiến hành chuyển giao công
nghệ. Mặt khác, các doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò và tầm quan trọng
của chuyển giao công nghệ, đặc biệt là chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư
nước ngoài. Bởi đây là một trong những con đường thuận lợi và ngắn nhất để doanh
nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.
Hiểu được vị trí của chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài trong
giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước cho ta thấy sự cần thiết phải tháo
gỡ những vướng mắc của quá trình thực hiện đó. Trong khuôn khổ giới hạn của bài
viết, em xin đưa ra một số giả pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao
công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài. Do một số hạn chế nhất định, có thể
chưa thật đầy đủ nhưng đây là các giải pháp chung nhất dưới góc độ của một người
nghiên cứu khoa học.
Hy vọng chuyển giao công nghệ trong thời gian tới sẽ là một phần quan trọng
của các dự án đầu tư nước ngoài. Chuyển giao công nghệ hiệu quả là nhân tố thúc
đẩy nền công nghệ quốc gia phát triển, giảm sự chênh lệch về trình độ công nghệ so
với thế giớ. Công nghệ mạnh giúp các doanh nghiệp có đủ nguồn lực để tham gia
cạnh tranh, đặc biệt khi hàng rào thuế quan được xoá bỏ vào năm 2003.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Công nghệ và quản lý công nghệ – Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
– Bộ môn quản lý công nghệ – 1999.
2. Giáo trình Quản trị dự án đầu tư quốc tế và doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – Khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế –
Nhà xuất bản Thống kê - 1998.
3. Chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế thị trường, vận dụng vào Việt
Nam – Nhà xuất bản Nông nghiệp – 1994.
4. Chuyển giao công nghệ và quản lý của Nhật Bản sang các nước
ASEAN( nhiều tác giả Nhật Bản).
5. Suy nghĩ về cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ở nước ta – PGS. TS
Nguyễn Tiến Đích – Tạp chí hoạt động khoa học số 4/2000.
6. Tác động của khoa học và công nghệ đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn – Chu Tuấn Nhạ - Tạp chí hoạt động khoa học số 3/2000.
7. Cơ sở và lợi ích của chuyển giao công nghệ quốc tế – Những vấn đề
kinh tế kinh tế thế giới số 6 (62)/1999.
8. Kinh nghiệm tiếp nhận chuyển giao công nghệ của các NIE Châu á -
Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam – Hoàng Thị Bích Loan – Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh – Kinh tế Châu á Thái Bình Dương số 4(21)/2000.
9. Đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. Thực
trạng vấn đề và giải pháp – Danh Sơn – Nghiên cứu kinh tế số 264, tháng 05/2000.
10. Đầu tư - chuyển giao công nghệ theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại
hoá ở Việt Nam – Phạm Thị Tuý – Kinh tế Châu á Thái Bình Dương số 1(18).
11. Technology Assessment In Viet Nam: Concept and Practices.
Technology Transfer To a Developing Country – Some Experiences
From Viet Nam.
Tran Ngoc Ca – The National Institute for Science and Technology Policy and
Strategy Studies(NISTPASS), Ministry of Science, Technology and
Environment(MOSTE).
mục lục
Lời nói đầu ................................................. 1
Chương I: những vấn đề chung về chuyển giao công nghệ ............... 4
I. Công nghệ ........................................................ 4
1. Khái niệm và nội dung công nghệ ..........................................................................4
2. Phân loại công nghệ. ................................................................................................6
II. Chuyển giao công nghệ. ............................................. 7
1. Khái niệm và đối tượng chuyển giao công nghệ ..................................................7
2. Các hình thức chuyển giao công nghệ. ..................................................................8
3. Cơ sở của hoạt động chuyển giao công nghệ .......................................................9
4. Vai trò của chuyển giao công nghệ ........................................................................9
III. Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ của một số nước. ...................... 10
1. Thế nào là một công nghệ thích hợp ....................................................................10
2. Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ của một số nước. ....................................10
chương ii: Thực trạng chuyển giao công nghệ qua
các dư án đầu tư nươc ngoài tại việt nam .................. 14
I. Đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam và trình độ công nghệ
tại Việt Nam. ..................................................... 14
1. Đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam......................................................................14
2. Trình độ khoa học công nghệ tại các doanh nghiệp Việt Nam. ........................15
II. Tính tất yếu của hoạt động chuyển giao công nghệ ......................... 16
III. Thực trạng chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua .................................. 17
1. Đánh giá chung về chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước
ngoài
tại Việt Nam thời gian qua. ...................................................................................17
2. Những kết quả đạt được. ........................................................................................20
3. Những mặt còn tồn tại. ...........................................................................................22
Chương III: Phương hướng và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
chuyển giao công nghệ qua
các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam .................. 26
I. Nhận định chung về tình hình chuyển giao công nghệ trong
thời gian sắp tới.................................................... 26
II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ qua
các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. ............................... 27
1. Giải pháp đổi mới từ phía Nhà nước. ..................................................................27
2. Giải pháp đổi mới từ phía doanh nghiệp.............................................................29
3. Những kiến nghị: ....................................................................................................30
Phần kết thúc 32
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................... 32
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài.pdf