Tài liệu Luận văn Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp dệt may từ nay đến năm 2010 để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO: 1
Luận văn
Một số giải pháp chủ yếu phát
triển ngành công nghiệp Dệt May
từ nay đến năm 2010 để đáp ứng
yêu cầu hội nhập WTO
2
Mục lục
Trang
Mục lục ....................................................................................................... 1
Phần I. Vai trò của ngành công nghiệp dệt - may việt nam đối với quá
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ...........................................................
I ) Vai trò của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đối với quá trình
công nghiệp hoá - hiện đại hoá.................................................................
1. Xu thế chuyển dịch sản xuất hàng Dệt May trên thế giới ....................
2. Vai trò của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đối với quá trình
CNH – HĐH ...........................................................................................
2.1) Đặc điểm của ngành công nghiệp Dệt May : ...............................
2.2) Vai trò của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam...
94 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp dệt may từ nay đến năm 2010 để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Một số giải pháp chủ yếu phát
triển ngành công nghiệp Dệt May
từ nay đến năm 2010 để đáp ứng
yêu cầu hội nhập WTO
2
Mục lục
Trang
Mục lục ....................................................................................................... 1
Phần I. Vai trò của ngành công nghiệp dệt - may việt nam đối với quá
trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ...........................................................
I ) Vai trò của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đối với quá trình
công nghiệp hoá - hiện đại hoá.................................................................
1. Xu thế chuyển dịch sản xuất hàng Dệt May trên thế giới ....................
2. Vai trò của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đối với quá trình
CNH – HĐH ...........................................................................................
2.1) Đặc điểm của ngành công nghiệp Dệt May : ...............................
2.2) Vai trò của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam trong quá trình
CNH – HĐH .......................................................................................
II. Sự cần thiết phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam .......
Phần II. Thực trạng của ngành công nghiệp Dệt - may Việt Nam từ năm
1995 đến năm 2000 .......................................................................................
I ) Thực trạng về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của ngành
Dệt - May ..................................................................................................
1. Tình hình sản xuất giai đoạn 1995-2001 .............................................
2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của ngành Dệt - May ..............................
2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong nước .......................................
2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài ....................................
2.3 Thị trường Châu Âu (EU): ............................................................
2.4 Thị trường Nhật Bản: ....................................................................
2.5 Thị trường Mỹ và Bắc Mỹ: ...........................................................
2.6 Thị trường ASEAN: ......................................................................
II ) Thực trạng về các nguồn lực sản xuất của ngành công nghiệp Dệt
May............................................................................................................
1. Về năng lực sản xuất các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp
Dệt May Việt Nam. ................................................................................
2. Về lao động và công tác đào tạo lao động của ngành công nghiệp Dệt
May ........................................................................................................
2.1 Lao động của ngành Dệt May Việt Nam .......................................
2.2 Công tác đào tạo lao động quản lý ngành Dệt May .......................
3. Về thiết bị công nghệ của ngành Dệt May Việt Nam ..........................
3.1 Thiết bị, công nghệ kéo sợi ...........................................................
3.2 Thiết bị, công nghệ dệt thoi ..........................................................
3.3 Thiết bị, công nghệ dệt kim ..........................................................
3
3.4 Thiết bị, công nghệ in nhuộm: ......................................................
3.5 Thiết bị, công nghệ may: ..............................................................
4. Về nguyên liệu sản xuất ngành Dệt May.............................................
4.1 Nguyên liệu cho ngành Dệt: ..........................................................
4.2 Nguyên liệu cho ngành May: .......................................................
III. thực trạng về đầu tư của ngành Dệt May .........................................
1. Về nguồn vốn đầu tư cho ngành công nghiệp Dệt May
1.1) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) .............................
1.2) Nguồn vốn đầu tư trong nước: .....................................................
IV. Đánh giá tổng quan về ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam .... 1.
Những kết quả đã được của Ngành .........................................................
2. Những hạn chế và nguyên nhân của Ngành ........................................
2.1) Những hạn chế chủ yếu của Ngành: ............................................
2.2. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế. .....................................
Phần III .........................................................................................................
Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt
Nam đến năm 2010 để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO ............................
A/ Quan điểm và mục tiêu tổng quát phát triển ngành công nghiệp Dệt
May Việt Nam đến năm 2010 ...................................................................
1. Quan điểm phát triển: .........................................................................
2. Mục tiêu phát triển: ............................................................................
2.1) Mục tiêu tổng quát: ......................................................................
2.2 Các chỉ tiêu cụ thể: .......................................................................
B/ Một số vấn đề đặt ra cho ngành công nghiệp Dệt May Việt nam
trong quá trình hội nhập vào WTO.........................................................
1. Sự ra đời và mục tiêu của WTO ..........................................................
2) Lộ trình cắt giảm thuế quan đối với một số mặt hàng Dệt May của Việt
Nam trong tiến trình hội nhập WTO .......................................................
2.1 Hiệp định ưu đãi thuế quan phổ cập CEFT trong hội nhập khu vực
mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) ........................................................
2.2 ) Hiệp định hàng Dệt May ký kết giữa Việt Nam với EU giai đoạn
2000 - 2005: .......................................................................................
2.3) Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ: .................................
3. Cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội
nhập WTO ..............................................................................................
3.1 Những cơ hội của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập
WTO ..................................................................................................
3.2 Những thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội
nhập ....................................................................................................
4
4. Yêu cầu đặt ra đối với ngành công nghiệp Dệt May để đáp ứng yêu cầu
hội nhập WTO. .......................................................................................
4.1 Ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam hội nhập vào WTO với
những cơ hội và thách thức .................................................................
4.2 Những yêu cầu đặt ra đối với ngành công nghiệp Dệt May ...........
C/ một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May
Việt Nam đến năm 2010 ...........................................................................
I. Giải pháp đối với ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 ...............
1. Giải pháp về tài chính và vốn .............................................................
2. Giải pháp về đầu tư .............................................................................
3. Giải pháp về thị trường. ......................................................................
3.1 ) đối với thị trường xuất khẩu .......................................................
3.2 )Đối với thị trường trong nước ......................................................
4. Giải pháp về điều hành và quản lý nguồn nhân lực
5. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành .............................
II. một số cơ chế, chính sách hỗ trợ để phát triển ngành công nghiệp
Dệt May Việt Nam đến năm 2010 ............................................................
1. Chính sách tạo nguồn vốn đầu tư cho ngành Dệt ................................
2. Chính sách ưu đãi đầu tư mới vào các cụm công nghiệp Dệt May tập
trung .......................................................................................................
3. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu Dệt May .................................................
4. Chính sách hỗ trợ cây bông vải ...........................................................
5
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp Dệt May là một ngành có truyền thống lâu đời ở Việt Nam và
là một ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Thực tế các năm qua đã chứng minh điều này. Sản xuất của Ngành tăng trưởng
nhanh ; kim ngạch xuất khẩu không ngừng gia tăng với nhịp độ cao ; thị trường luôn
được mở rộng, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển góp phần cân bằng cán cân xuất
nhập khẩu theo hướng có tích luỹ ; thu hút ngày càng nhiều lao động, giải quyết công ăn
việc làm, góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị xã hội đất nước và đóng góp
ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập với thế giới và khu vực, để phát triển ngành Dệt
May Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Theo Hiệp định ATC/WTO, từ
1/1/2005 các nước phát triển sẽ bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu cho các nước xuất khẩu hàng
Dệt May là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi đó các cường quốc
xuất khẩu hàng Dệt May như Ấn Độ, Indonesia, HongKong, Đài Loan, Hàn Quốc... và
đặc biệt là Trung Quốc sẽ có lợi thế xuất khẩu thế giới. Theo Hiệp định AFTA, từ
1/1/2006, thuế xuất nhập khẩu hàng Dệt May từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ giảm
xuống từ 40 – 50% như hiện nay xuống còn tối đa là 5%, khi đó thị trường nội địa hàng
Dệt May Việt Nam không còn được bảo hộ trước hàng nhập từ các nước trong khu vực.
Như vậy, hàng Dệt May Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất khốc liệt so với các nước xuất
khẩu hàng Dệt May.
Có thể thấy rằng ngành Dệt May Việt Nam đang thiếu chiều sâu cho sự phát triển
của Ngành. Trong khi ở các nước phát triển lợi thế cạnh tranh trong ngành Dệt May mà
họ có được thông qua vốn và công nghệ thì ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam vẫn
chỉ là ngành sử dụng lao động rẻ.
6
Do vậy, trước những thách thức trong tình hình mới, việc đưa ra những giải pháp
thiết thực nhằm làm cho ngành Dệt May phát triển đúng hướng, có đủ khả năng cạnh
tranh trên thị trường thế giới cũng như thị trường nội địa là một yêu cầu thực sự cấp
bách. Đó là lý do để tôi chọn đề tài : “Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công
nghiệp Dệt May từ nay đến năm 2010 để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO” làm
chuyên đề tốt nghiệp.
Bố cục chuyên đề được chia làm 3 phần :
Phần I : Vai trò của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam trong quá trình
công nghiệp hóa – hiện đại hoá.
Phần II : Thực trạng của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam từ 1996 –
2001.
Phần III : Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May
Việt Nam từ nay đến 2010 để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO.
PHẦN I
VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT - MAY VIỆT NAM ĐỐI
VỚI QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ
I) VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM
ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ
7
1. Xu thế chuyển dịch sản xuất hàng Dệt May trên thế giới
Ngành công nghiệp Dệt May gắn liền với nhu cầu không thể thiếu được
của mỗi con người. Vì vậy từ rất lâu trên thế giới, ngành công nghiệp này
được hình thành và đi lên cùng với sự phát triển ban đầu của chủ nghĩa tư bản.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp Dệt May là ngành thu hút nhiều lao động với
yêu cầu kỹ năng không cao, vốn đầu tư không lớn và có điều kiện mở rộng
quan hệ quốc tế. Do đó, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá tư
bản, từ các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp… cho đến các nước
công nghiệp mới (NICs) như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singarpo,…,
ngành công nghiệp Dệt May thường phát triển mạnh và có hiệu quả cao trong
quá trình công nghiệp hoá của họ. Khi một nước đã có công nghiệp phát triển,
có trình độ công nghiệp cao, giá lao động cao thì sức cạnh tranh trong sản xuất
hàng Dệt May giảm, lúc đó sẽ chuyển sang những ngành công nghiệp khác có
hàm lượng kỹ thuật cao hơn, sử dụng lao động ít mà mang lại lợi nhuận cao.
Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp Dệt May thế giới cũng là sự
chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Dệt May từ khu vực phát triển sang khu vực
khác kém phát triển hơn do tác động của lợi thế so sánh. Sự dịch chuyển này
được gọi là “hiệu ứng chảy tràn” hay “làn sóng cơ cấu”. Có thể nói ngành
công nghiệp Dệt May đã tạo nên một làn sóng, sóng lan tới đâu thì nước đó
phát triển kinh tế vượt bậc.Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sản xuất Dệt
May không còn tồn tại ở các nước phát triển mà thực tế ngành này đã tiến đến
giai đoạn cao hơn, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Sự dịch chuyển thứ nhất vào những năm 1840 từ nước Anh, cha đẻ của
ngành công nghiệp Dệt sang các nước ở châu Âu, khi ngành công nghiệp Dệt
May đã trở thành động lực chính cho sự phát triển thị trường sang các khu vực
mới khai phá ở Bắc và Nam Mỹ.
8
Sự chuyển dịch lần thứ hai là từ châu Âu sang Nhật Bản vào những năm
1950, trong thời kỳ hậu chiến thứ hai.
Từ những năm 1950, khi chi phí sản xuất ở Nhật tăng cao và thiếu
nguồn lao động thì công nghiệp Dệt May lại được chuyển dịch sang các nước
mới công nghiệp hoá (NICs) như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc. Quá trình
chuyển dịch được thúc đẩy mạnh bởi nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm
khai thác lợi thế về nguyên liệu tại chỗ là giá nhân công thấp. Cho đến nay
công nghiệp Dệt May không còn giữ vai trò thống trị trong nền kinh tế nhưng
vẫn còn đóng góp rất lớn về nguồn thu ngoại tệ thông qua xuất khẩu của các
nước này.
Vào nhứng năm 1980, khi các nước Đông Á dần chuyển sang sản xuất
và xuất khẩu các mặt hàng có công nghệ và kỹ thuật cao hơn như hàng điện
tử, ô tô,... thì lợi thế so sánh của ngành Dệt May đã bị mất đi ở các nước này.
Các nước NICs buộc phải chuyển những ngành này sang các nước ASEAN,
Trung Quốc và tiếp tục sự chuyển đổi này từ các nước này sang các nước Nam
Á.
Vào cuối những năm 1990, tất cả các nước ASEAN đều đạt mức cao về
xuất khẩu sản phẩm Dệt May, vị trí của các nước này trong mậu dịch thế giới
tăng đáng kể so với trước đây. Cùng trong xu hướng dịch chuyển này, Dệt
May Việt Nam đang hoà nhập với lộ trình của ngành Dệt May thế giới.
Là nước đi sau, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc kế
thừa thành tựu của các nước công nghiệp phát triển. Tận dụng được xu thế
dịch chuyển như vậy đã tạo cho ngành Dệt May Việt Nam nhiều cơ hội để
phát triển. Việt Nam cần thực hiện các chính sách “đi tắt, đón đầu”, một mặt
tiếp nhận nhanh chóng quá trình dịch chuyển ngành từ các nước, mặt khác
phải tiếp tục đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, đầu tư khoa học công nghệ
9
để sản xuất ra các sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao, sản phẩm có giá trị gia
tăng đóng góp vào GDP lớn bắt kịp công nghiệp Dệt May của các nước phát
triển.
2. Vai trò của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đối với quá
trình CNH – HĐH
2.1) Đặc điểm của ngành công nghiệp Dệt May :
Thứ nhất, ngành Dệt May là ngành thu hút nhiều lao động :
Do tính chất đặc thù của mình, ngành công nghiệp Dệt May đòi hỏi số
lượng lao động lớn, từ lao động thủ công giản đơn như thợ may ráp nối không
cần phải đào tạo công phu đến lao động yêu cầu kỹ thuật cao như vẽ kiểu, giác
sơ đồ, cắt bằng máy tính.
Trên phạm vi ngành công nghiệp Dệt May thế giới, các nước phát triển
thường nắm những khâu kỹ thuật cao, thu nhiều lợi nhuận nhất là khoán lại
cho các nước đang phát triển những khâu kỹ thuật thấp mà phổ biến nhất là
ráp nối hàng may mặc với mẫu mã và nguyên phụ liệu được cung cấp sẵn.
Tuy nhiên với các nước đang phát triển, trong điều kiện rất thiếu vốn để tiến
hành đầu tư thì may gia công cũng góp phần thu ngoại tệ, tạo vốn cho công
cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đồng thời giải quyết nhiều việc làm cho
người lao động (đặc biệt là lao động ở nông thôn).
Hiện nay, lao động trong ngành Dệt May chủ yếu tập trung ở châu Á
(chiếm tới 57%) vì đây là khu vực có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công
thấp, phù hợp cho việc phát triển của ngành Dệt May
Đối với Việt Nam, một quốc gia có dân số đông và trẻ so với trong khu
vực và trên thế giới. Tính đến ngày 31/12/2000, dân số cả nước là 77.685.000
người, trong đó số người trong độ tuổi lao động khoảng 43,8 triệu người.
10
Hàng năm có khoảng từ 1,5 đến 1,7 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động,
tạo thành đội ngũ dự bị hùng hậu bổ sung liên tục vào lực lượng lao động vốn
đã đông đảo. Với một lực lượng lao động dồi dào như vậy, nếu được đào tạo
và sử dụng hợp lý, hiệu quả ngành Dệt May Việt Nam rất có điều kiện để phát
triển. Đồng thời đó cũng là một thị trường tiêu thụ hàng Dệt May tiềm năng.
Tuy nhiên, là một ngành thu hút nhiều lao động cũng có nghĩa là Ngành phải
chịu gánh nặng xã hội và nhiều áp lực từ phía Chính phủ về việc thực hiện các
mục tiêu xã hội. Nếu một doanh nghiệp phá sản kéo theo hàng trăm người thất
nghiệp và những hậu quả sau đó cần giải quyết.
Thứ hai, sản phẩm của ngành Dệt May mang tính chất thời trang :
Sản phẩm của ngành Dệt May là sản phẩm tiêu dùng, phục vụ cho nhu
cầu của tất cả mọi người. Người tiêu dùng khác nhau về văn hoá, phong tục
tập quán, tôn giáo, khu vực địa lý, khí hậu, giới tính, tuổi tác... nên sẽ có nhu
cầu rất khác nhau về trang phục. Do đó đòi hỏi sản phẩm ngành Dệt May phải
phong phú và đa dạng.
Sản phẩm Dệt May là sản phẩm tiêu dùng nhưng mang tính thời trang
cao, thường xuyên phải thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp
ứng nhu cầu tâm lý thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng cho người tiêu
dùng. Do vậy vòng đời sản phẩm Dệt May thường ngắn.
Trong sản phẩm Dệt May, nhãn mác sản phẩm có ý nghĩa quan trọng
trong việc tiêu thụ sản phẩm. Người tiêu dùng thường căn cứ vào nhãn mác để
phán xét chất lượng sản phẩm.
Với sản phẩm Dệt May, yếu tố thời vụ liên quan chặt chẽ đến thời cơ
bán hàng. Với các nhà xuất khẩu điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
vấn đề giao hàng đúng thời hạn.
11
Việt Nam là quốc gia có nền văn hóa đa dạng và phong phú, người Việt
Nam rất nhạy cảm và tinh tế trong việc ăn mặc. Khi sản phẩm Dệt May
chuyển sang sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao và có chứa đựng yếu tố văn
hóa thì đây chính là lợi thế không kém phần quan trọng cho các doanh nghiệp
Dệt May khai thác thị trường trong nước, nâng cao tỷ trọng hàng xuất khẩu
mang nhãn mác Việt Nam.
Thứ ba, ngành Dệt May là ngành được bảo hộ cao :
Trước khi có Hiệp định về hàng Dệt May - kết quả quan trọng trong
vòng đàm phán Uruguay, việc buôn bán quốc tế các sản phẩm Dệt May được
điều chỉnh theo những thể chế thương mại đặc biệt mà theo đó phần lớn các
nước nhập khẩu thiết lập các hạn chế về số lượng hàng Dệt May nhập khẩu và
mức thuế đánh vào hàng Dệt May còn cao hơn so với các hàng hoá công
nghiệp khác.
Bên cạnh đó, từng nước nhập khẩu còn đề ra những điều kiện riêng đối
với hàng Dệt May nhập khẩu. Tất cả những rào cản đó ảnh hưởng rất nhiều
đến sản xuất hàng Dệt May trên thế giới.
Với Hiệp định về hàng Dệt May, Việt Nam vừa có nhiều cơ hội nhưng
đồng thời cũng phải chịu những quy định chặt chẽ, những yêu cầu cao hơn khi
xuất khẩu hàng Dệt May.
Do đó, muốn thành công trong việc xuất khẩu hàng Dệt May ra thị
trường nước ngoài, cần phải có sự hiểu biết rất rõ về những chính sách bảo hộ,
ưu đãi của từng quốc gia và của thế giới với ngành Dệt May. Có như vậy thì
kết quả thu được mới đạt hiệu quả cao, tránh được những lãng phí và sai lầm
không đáng có.
12
2.2) Vai trò của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam trong quá trình
CNH – HĐH
Từ sau khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế sang cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, với đường lối phát triển kinh tê
mở (đa dạng hoá các thành phần kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với
nhiều nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị trên nguyên tắc sản
xuất hai bên cùng có lợi, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp nhẹ sản
xuất hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, quan tâm đến
phát triển nông nghiệp và nông thôn), ngành công nghiệp Dệt May đã thể hiện
được là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế của nước ta.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đã
và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, thu hút được nhiều lao động. Đến
nay lực lượng lao động trong Ngành có khoảng 1.600.000 người, chiếm
22,7% lao động công nghiệp toàn quốc, góp phần giải quyết công ăn việc làm
cho người lao động, tạo sự ổn định chính trị - kinh tế - xã hội. Theo dự đoán,
đến năm 2005 và 2010, lao động trong ngành Dệt May sẽ tăng lên tương ứng
là 3.000.000 và 4.000.000 người.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp Dệt May đã bắt đầu tạo
ra các mối liên kết kinh tế, có ý nghĩa trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
đất nước theo hướng công nghiệp hoá. Ngành công nghiệp Dệt May tăng
trưởng nhanh tạo ra nhu cầu lớn về nguyên liệu như bông, tơ tằm, do đó đã
khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản xuất độc canh cây
lương thực sang trồng bông, trồng dâu nuôi tằm, mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn, nâng cao thu nhập cho người nông dân. Đồng thời, với việc mở rộng sản
xuất, nhu cầu về máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế của Ngành cũng tăng
13
lên, do đó có tác động khuyến khích ngành cơ khí mở rộng sản xuất cung cấp
phụ tùng thay cho ngành Dệt May (do trình độ công nghệ còn hạn chế, ngành
cơ khí Việt Nam chưa đủ sức cung cấp dây chuyền đồng bộ hiện đại cho
ngành Dệt May). Tất cả đều đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế chung của
đất nước, cải thiện đời sống nhân dân.
Trong các năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May liên tục tăng từ
năm 1992 đến nay với tốc độ cao và luôn là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam. Đặc biệt từ năm 1994, kim ngạch xuất khẩu của ngành
Dệt May luôn đứng thứ hai về giá trị, chỉ sau dầu thô. Kim ngạch xuất khẩu
hàng Dệt May tăng nhanh qua các năm cả về giá trị tuyệt đối (năm 1991 đạt
189 triệu USD ; đến năm 1995 đã đạt 850 triệu USD và đến năm 2001, kim
ngạch xuất khẩu đạt 1.975 triệu USD) lẫn tốc độ tăng trưởng (trong giai đoạn
1995 – 2000 tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng
Dệt May là 17,4%). Hiện nay Ngành tạo ra khoảng 14,5% tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước, 41% kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp chế
tác, mang lại nguồn ngoại tệ rất quý giá cho đất nước trong giai đoạn đầu của
quá trình công nghiệp hóa. Đồng thời thông qua xuất khẩu, nền kinh tế Việt
Nam mới có thể hội nhập vào nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Với xu hướng hội nhập kinh tế, ngành Dệt May Việt Nam đang đứng
trước một cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu hết sức to lớn : thị trường
Châu Âu (chủ yếu là EU), Nhật Bản, Trung Đông, Châu Á, Châu Mỹ và đặc
biệt là Hoa Kỳ mà chúng ta mới đạt được Hiệp định Thương mại với họ. Đối
với thị trường Hoa Kỳ, trong thời gian đầu chưa có hạn ngạch, ngành Dệt May
Việt Nam cần tranh thủ xuất khẩu tối đa để tạo cơ sở ấn định hạn ngạch thuận
lợi vì đây là thị trường có sức mua hàng Dệt May lớn lại dễ tính. Đối với thị
trường Châu Á (các nước ASEAN), ngành Dệt May Việt Nam cần nâng cao
14
sức cạnh tranh để đối phó với sản phẩm của các nước trong khối này có điều
kiện xâm nhập vào thị trường Việt Nam với thuế suất thấp sau năm 2000, vì
Dệt May cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các nước này. Đối với thị
trường EU, ngành Dệt May Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm để
tăng sức cạnh tranh với các nước xuất khẩu hàng Dệt May khác và đáp ứng
được đòi hỏi cao về sản phẩm của thị trường này.
Trên con đường phát triển trong thời gian tới, ngành Dệt May Việt Nam
đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, xuất phát từ cạnh tranh ngày một
gay gắt hơn trong xu thế hội nhập khu vực và trên thế giới. Trong khi đó,
ngành Dệt May Việt Nam hiện còn quá nhỏ bé so với tiềm năng của nó và so
với ngành Dệt May của một số nước trong khu vực (năng lực của ngành Dệt
May Việt Nam hiện chỉ bằng 1/10 so với Thái Lan, 1/15 so với Indonesia,
1/30 so với Ấn Độ và 1/50 so với Trung Quốc). Việc thực hiện Hiệp định
ATC/WTO ở giai đoạn cuối cùng từ nay đến năm 2004 sẽ càng làm cho vị trí
cạnh tranh của hàng Dệt May Việt Nam trên các thị trường Châu Âu và Bắc
Mỹ thêm khó khăn do nước ta chưa phải là thành viên của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO). Việc thực hiện AFTA/CEFT từ nay đến cuối năm 2005
sẽ làm giảm dần và đến loại bỏ hoàn toàn vào năm 2006 việc bảo hộ hàng Dệt
May Việt Nam tại thị trường nội địa trước hàng nhập khẩu của các nước Đông
Nam Á.
Yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh đó đặt
ra cho các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam nhiều bài toán hết sức khó khăn.
Đó là làm sao để vừa phát triển mở rộng được sản xuất, vừa nâng cấp và khai
thác tối đa năng lực sản xuất hiện có. Làm sao trong thời gian ngắn (từ 3 đến 5
năm), các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam phải đưa ra được năng lực quản lý
sản xuất và tiếp thị lên ngang tầm với các nước xuất khẩu trong khu vực để có
15
thể cạnh tranh được về năng suất lao động, giá thành và chất lượng sản phẩm,
uy tín nhãn hiệu, thiết kế sản phẩm, giao hàng nhanh đúng tiến độ và khả năng
sản xuất được các lô hàng nhỏ. Vì vậy, ngay từ bây giờ ngành công nghiệp
Dệt May Việt Nam cần phải có những giải pháp cụ thể để đưa Ngành có đủ
năng lực cạnh tranh với các nước khác trên thế giới vào thời điểm 2006 và
những năm sau đó.
Hiện nay, ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đã trở thành thành
viến chính thức của Hiệp hội Dệt May Đông Nam Á (AFTEX), tham gia vào
Hiệp hội bông Liperpool và quan hệ Thương mại Việt – Mỹ đã và đang diễn
ra theo hướng tích cực. Cùng với đường lối đối ngoại mở rộng, chúng ta có
thể tin tưởng rằng ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển
mạnh mẽ hơn nữa và trở thành một ngành kinh tế chủ lực của đất nước.
II. SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT
MAY VIỆT NAM
1) Ngành công nghiệp Dệt May cần được ưu tiên phát triển và được coi là
một trong những ngành trọng điểm của quá trình công nghiệp hoá -
hiện đại hoá nước ta trong những năm tiếp theo.
Trong 4 năm qua (1996 – 2000), kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May đều
tăng và đã vươn lên hàng thứ hai (sau dầu khí) trong 10 mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của đất nước.
Mặt khác, ngành công nghiệp Dệt May là ngành thu hút nhiều lao động,
vốn đầu tư không lớn và đang trong xu hướng tiếp nhận sự chuyển dịch từ các
nước Đông Á và các nước Đông Nam Á. Nước ta là một nước có nguồn lao
động dồi dào và lành nghề nên có thể coi đây là một trong các lĩnh vực lớn có
khả năng phát triển nhất.
16
Dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp Dệt May là trên 10%
trong giai đoạn 2000 – 2010. Đó là tỷ lệ tăng trưởng cao so với nhiều ngành
công nghiệp khác. Như vậy, trong những năm tiếp theo của quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hoá ngành công nghiệp Dệt May phải được ưu tiên phát
triển.
2) Phát triển ngành công nghiệp Dệt May theo phương châm "hướng ra
xuất khẩu với thay thế nhập khẩu".
Hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu có hiệu quả, đó là
kinh nghiệm của nhiều nước công nghiệp mới (NICs) và ở nước ta cũng đã
được xác nhận. Đó là một trong những chiến lược cơ bản của quá trình công
nghiệp hoá - hiện đại hoá trong những điều kiện của thế giới hiện nay. Ở nước
ta, phải tận dụng các lợi thế so sánh về lao động và tài nguyên để đẩy mạnh
nhịp độ phát triển của các ngành và sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, xem đây
là mục tiêu hàng đầu. Xuất khẩu càng nhiều, kinh tế tăng trưởng càng nhanh,
có hiệu quả bền vững, đồng thời càng có thêm khả năng thay thế nhập khẩu có
hiệu quả, không mẫu thuẫn với hướng về xuất khẩu.
Ngành công nghiệp Dệt May là một trong những ngành có khả năng làm
được điều đó. Thực tế trong những năm qua cho thấy, chiến lược hướng ra
xuất khẩu đã thu được nhiều kết quả khích kệ, tốc độ tăng bình quân của kim
ngạch xuất khẩu của hàng Dệt May giai đoạn 1995 - 2000 là 17,4%/năm. Nhờ
nguồn ngoại tệ thu được, ngành có điều kiện tái đầu tư để hiện đại hoá thiết bị
công nghệ, đẩy mạnh sản xuất.
Song song với xu thế đẩy mạnh xuất khẩu, cần kết hợp sản xuất các mặt
hàng thay thế nhập khẩu. Thị trường trong nước với dân số đông và sức mua
ngày càng lớn là đối tượng rất quan trọng mà công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng nói chung và công nghiệp Dệt May nói riêng phải đáp ứng cho được các
17
nhu cầu cơ bản, từ những sản phẩm Dệt May bình thường, phù hợp với đa số
người dân lao động đến các sản phẩm cao cấp hơn phục vụ những nhóm người
có thu nhập cao. Để làm được điều này, vấn đề quyết định là phải nâng cao
sức cạnh tranh của sản phẩm Dệt May ở thị trường trong nước, thị trường các
nước trong khu vực và trên thế giới trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng
và hiệu quả. Trước mắt cần có sự phối hợp giữa các nhà sản xuất, những
người làm công tác nghiên cứu, lựa chọn những mặt hàng thích hợp đang
được nhập khẩu nhiều mà năng lực sản xuất và trình độ kỹ thuật, công nghệ
của các doanh nghiệp trong nước có khả năng đáp ứng. Sau đó, các doanh
nghiệp trong nước phối hợp với nhau tập trung vào sản xuất các mặt hàng này.
Hiện tại, các sản phẩm Dệt May của Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt bởi
các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu ở giá cả. Mặc dầu chất lượng có kém hơn,
song do thắng áp đảo về giá nên họ vẫn chiếm lĩnh được thị trường rộng lớn ở
nông thôn. Đây là điểm yếu quan trọng buộc các nhà sản xuất phải bằng nhiều
cách để tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm thì mới có thể cạnh tranh
được.
3) Phát triển ngành công nghiệp Dệt May theo hướng hiện đại và đa dạng
hoá về sản phẩm.
Công nghệ hiện đại ngày nay đã trở thành một yếu tố quyết định cho sự
phồn vinh của một quốc gia, hay sức cạnh tranh của một sản phẩm trên thị
trường quốc tế. Chúng ta chỉ có thể rút ngắn khoảng cách với các nước phát
triển và tham gia vào phân công lao động quốc tế thông qua việc tiếp cận và
làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới.
Từ nhận đinh đó, ngành công nghiệp Dệt May được phát triển theo hướng
hiện đại hoá và đa dạng về sản phẩm.
18
Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, nhu cầu
hàng tiêu dùng sẽ tăng lên không chỉ thuần tuý về mặt số lượng mà nhu cầu
tăng cả về chất lượng, mẫu mã, chủng loại. Theo quy luật tiêu dùng thì khi thu
nhập tăng lên, tỷ lệ chi cho ăn uống sẽ giảm tương đối còn tỷ lệ tiêu dùng
hàng hoá sẽ tăng lên rất nhanh. Như vậy, cùng với việc tăng dân số và tăng thu
nhập, trong những năm tới, thị trường trong nước sẽ là tiền đề phát triển cho
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói chung và công nghiệp Dệt May nói
riêng.
Đối với thị trường nước ngoài, để tiếp nhận thành công sự dịch chuyển
kinh tế từ các nước phát triển hơn và nhanh chóng thay thế họ thâm nhập vào
các thị trường quốc tế mới, ngành Dệt May càng cần phải trang bị lại theo
hướng hiện đại. Có như vậy mới có thể đáp ứng được những đòi hỏi ngày
càng cao, càng đa dạng của cả thị trường trong nước và ngoài nước.
Tất cả những yếu tố đó đòi hỏi Ngành phải có kế hoạch hiện đại hoá từng
bước, kết hợp giữa thay thế và hiện đại hoá, đồng thời nhanh chóng tiếp thu
công nghệ mới để giảm bớt khoảng cách tụt hậu.
4) Phát triển công nghiệp Dệt May gắn liền với sự phát triển của ngành
nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, góp phần thúc đẩy quá trình công
nghiệp hoá - hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.
Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội từ nay đến năm 2010, Đảng ta
đã chỉ rõ : cần phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền
kinh tế mà trước hết là công nghiệp hoá nông thôn.
Như vậy, đối với tất cả các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp Dệt
May (là ngành sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp như bông, tơ
19
tằm,...), trong chiến lược phát triển của mình cần phải xác định được hướng
phát triển là gắn liền với sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Trong suốt quá trình phát triển của mình, ngành công nghiệp Dệt May Việt
Nam luôn ở trong tình trạng bị động về nguyên liệu. Hầu hết các loại nguyên
liệu đều phải nhập khẩu : kể cả xơ bông là loại nguyên liệu mà ta có khả năng
cung cấp một phần, tơ tằm tuy không phải nhập khẩu nhưng nguồn tơ sản xuất
bị hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng nên giá xuất khẩu thấp.
Do vậy, muốn từng bước tiến tới sự phát triển ổn định và bền vững, ngành
Dệt May phải tạo được cho mình một cơ sở nguyên liệu thích hợp và ổn định.
Phát triển công nghiệp Dệt May còn gắn liền với sự phát triển của một loạt
các ngành công nghiệp khác như : Công nghiệp hoá chất, hoá dầu để tạo ra các
dạng nguyên liệu tổng hợp, nhân tạo, các loại hoá chất, thuốc nhuộm... ; Công
nghiệp cơ khí chế tạo để sản xuất ra các phụ tùng thay thế, tiến tới sản xuất ra
các loại máy móc từ đơn giản đến phức tạp cho Ngành ; ngoài ra còn kéo theo
sự phát triển của các ngành sản xuất phụ liệu, bao bì.
Để làm được những điều trên, điều quan trọng là phải xây dựng được hệ
thống các quy hoạch phát triển ngành và liên ngành, tạo ra sự liên kết ngang
chặt chẽ giữa các ngành công nghiệp Dệt May với nông nghiệp và các ngành
công nghiệp khác. Các quy hoạch này cần được phối hợp bảo đảm tính cân
đối, ăn khớp giữa chúng với nhau. Đặc biệt, nông nghiệp thì phải có quy
hoạch từ khâu sản xuất nguyên liệu, sơ chế đến tiêu thụ sản phẩm.
Làm được như vậy thì ta sẽ đáp ứng được những yêu cầu phát triển của bản
thân ngành công nghiệp Dệt May, đồng thời kéo theo quá trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá nhiều ngành khác.
20
5) Phát triển ngành công nghiệp Dệt May theo hướng đa dạng hoá sở hữu
và tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là chiến lược phát triển kinh
tế của Đảng ta.
Thực tế cho thấy, ở bất cứ một ngành kinh tế kỹ thuật nào, nếu không có
nhiều thành phần kinh tế tham gia thì sẽ không tạo ra được môi trường cạnh
tranh, mà cạnh tranh chính là động lực của sự phát triển.
Trong tổ chức sản xuất của ngành công nghiệp Dệt May đã có những
mô hình có quy mô lớn nhưng hiệu quả kém. Qua nhiều lần tiến hành đổi mới
tổ chức quản lý và qua hoạt động thực tiễn cho thấy : các doanh nghiệp Dệt
May có quy mô vừa và nhỏ là những mô hình hoạt động tốt.
Về cơ cấu sở hữu, trong ngành Dệt May trước kia, đặc biệt là ngành Dệt
chỉ tồn tại hai loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp Nhà nước và các hợp
tác xã. Những năm gần đây, với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, đã
xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân, các công ty TNNH tham gia sản xuất cả ở
những lĩnh vực mà trước đây không có do đòi hỏi kỹ thuật cao như kéo sợi.
Đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp May, đã có tới hàng trăm công ty TNNH,
công ty cổ phần và các tổ hợp.
Như vậy, phát triển ngành công nghiệp Dệt May ở Việt Nam theo
hướng đa dạng hoá sở hữu và tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô vừa
và nhỏ là cần thiết.
21
PHẦN II
THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT - MAY
VIỆT NAM TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2000
I) THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
SẢN PHẨM CỦA NGÀNH DỆT - MAY
1. Tình hình sản xuất giai đoạn 1995-2001
Theo thống kê kết quả sản xuất của Ngành qua các năm như sau:
Bảng 1: Kết quả sản xuất của ngành Dệt May Việt Nam giai đoạn
1995 – 2001
Chỉ tiêu Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Tăng
BQ(%)
Doanh thu Tỷ đồng 4567 4954 5462 5882 6579 8083 9566 13,2
Nộp ngân sách Tỷ đồng 162,4 163,5 134,3 140,6 209,0 259 298,6 10,6
KNXK Triệu USD 850 1150 1503 1450 1747 1900 1975,4 9,25
Sản phẩm chính
Sợi 1000 tấn 59,2 65 67,5 69 74 80 86 6,41
Vải Triệu met 263 285 298 315 317 376 402 7,32
Hàng may mặc Triệu SP 172 206,9 302 275 305 334 367 13,48
Nguồn: Niên giám thống kê 2001
22
Qua bảng số liệu ta thấy nhìn chung các chỉ tiêu toàn Ngành đều có
mức tăng trưởng khá từ 6% đến 14%/năm, đặc biệt là trong mấy năm gần đây
tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và số lượng sản phẩm may mặc có sự tăng
lên đột biến. Điều này cho thấy làn sóng Dệt May đã thực sự xâm nhập vào
nước ta và đang phát triển với tốc độ cao.
Từ năm 1993 đến năm 1997 : Giai đoạn này thị trường xuất khẩu của ngành
Dệt May gặp nhiều thuận lợi như Hiệp định Thương mại hàng Dệt May Việt
Nam – EU được mở, các thị trường phi hạn ngạch như Nhật Bản, Canada
cũng phát triển nhanh và bắt đầu tiếp cận được với thị trường Mỹ.
Từ năm 1997 đến năm 1999 : Giai đoạn mà cơn khủng hoảng tài chính khu
vực, đặc biệt là khủng hoảng tài chính từ Hàn Quốc và Nhật Bản đã ảnh
hưởng đến sản xuất và kinh doanh hàng Dệt May của Việt Nam. Giá gia công
giảm sút, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và vào khu vực cũng giảm
nhanh. Mức độ cạnh tranh găy gắt hơn. Nhiều công ty Dệt May trong khu vực
lâm vào tình trạng phá sản, khó khăn về tài chính kéo dài... Tuy nhiên, trong
giai đoạn này, thị trường EU có thuận lợi hơn, tiếp cận được với thị trường
Mỹ nhiều hơn, chuẩn bị điều kiện để nối lại thị trường Nga và các nước SNG.
Từ năm 2000 đến 2001 : Chuyển sang năm 2001, năm mở đầu cho thời kỳ kế
hoạch 2001 – 2005, các doanh nghiệp Dệt May có một số thuận lợi cơ bản
như kinh tế nước ta đang có đà hồi phục, Nhà nước tăng cường các hoạt động
đối ngoại mở rộng thị trường, ngành Dệt May được Chính phủ quan tâm phê
duyệt chiến lược phát triển kèm theo các chính sách ưu đãi tạo điều kiện vươn
lên hội nhập với khu vực và thế giới. Tuy nhiên Ngành cũng gặp phải những
khó khăn lớn và những biến động phức tạp như :
- Kinh tế thế giới tiếp tục trì trệ và suy giảm sau sự kiện ngày 11/9. Thị trường
các nước nhập khẩu hàng Dệt May lớn như Nhật, Mỹ bị thu hẹp. Cạnh tranh
23
gay gắt dẫn đến giá xuất khẩu giảm mạnh. Một số thị trường xuất khẩu bị thu
hẹp. Một số thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam (Mỹ, Đông Âu,
SNG) chưa đủ điều kiện để khai thác có hiệu quả.
- Thiên tai năm 2000 và 2001 liên tiếp xảy ra để lại hậu quả nặng nề, các mặt
hàng nông sản rớt giá làm thị trường trong nước kém sôi động. Thêm vào đó,
hàng Dệt May nhập lậu trốn thuế với số lượng lớn gây ảnh hưởng xấu đến sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
- Các chính sách ưu đãi tại Quyết định số 55 của Chính phủ chưa được các cơ
quan quản lý Nhà nước hướng dẫn kịp thời.
- Vốn lưu động thiếu, vốn vay đầu tư lớn, chi phí đầu vào tăng đã làm tăng giá
thành, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Cũng theo bảng số liệu ta thấy : Sản lượng hàng may mặc có tốc độ
tăng trưởng bình quân cao hơn hẳn so với tốc độ tăng trưởng của sản lượng
sợi và sản lượng vải (tốc độ tăng bình quân của hàng may mặc là 13,4%, trong
khi đó tốc độ tăng bình quân của sợi và vải chỉ có 6,41 và 7,32%). Điều này
phản ánh được phần nào có sự tăng trưởng không cân đối giữa ngành Dệt và
ngành May, Dệt không theo kịp May, May tăng trưởng nhanh lại không kéo
theo được sự tăng trưởng nhanh cho Dệt. Tức là sự liên hệ giữa May và Dệt
còn rất lỏng lẻo, hiệu quả của toàn ngành còn thấp do ngành May phải nhập
nguyên liệu cho sự tăng trưởng nhanh của mình.
2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của ngành Dệt - May
Tình hình tiêu thụ sản phẩm là vấn đề cốt lõi, có ý nghĩa quyết định sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhưng để tạo lập được thị trường tiêu
thụ thì cần phải nghiên cứu và dự báo được nhu cầu thị trường, từ đó lựa chọn
và tìm ra các biện pháp thích hợp để điều khiển các dòng hàng hoá nhằm thoả
24
mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Ngày nay, các nhà sản xuất phải tìm hiểu và
nắm bắt nhu cầu thị trường, sản xuất ra những gì mà thị trường đòi hỏi. Với ý
nghĩa đó, thị trường có vai trò quyết định đối với sản xuất kinh doanh của
ngành Dệt - May.
a) Tình hình tiêu thụ sản phẩm trong nước
Việt Nam là một nước đông dân, hiện nay khoảng gần 80 triệu người,
dự tính đến năm 2010 dân số nước ta vào khoảng 100 triệu người. Đây là một
thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Dệt - May Việt Nam vì hiện
nay mức tiêu dùng hàng Dệt - May trên đầu người còn rất thấp: 0,8 kg/người,
so với mức trung bình trên thế giới là 7,2 kg/người. Hơn nữa, với hơn 80%
dân số sống bằng nghề nông, hàng năm khu vực kinh tế - nông nghiệp đã tiêu
thụ một khố lượng lớn hàng công nghiệp trong đó có hàng Dệt May.
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Dệt - May Việt Nam đã
có một số hoạt động tích cực trong việc tiêu thụ hàng hoá ở thị trường nội địa
như tổ chức các hội chợ hàng tiêu dùng, hội chợ thời trang, tổ chức các buổi
biểu diễn thời trang, mở đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm cho người tiêu
dùng trong nước. Những hoạt động này thực sự đã gây được sự chú ý đối với
khách hàng. Hơn nữa, chất lượng hàng May Việt Nam giờ đây cũng đã được
nâng lên rõ rệt, một số mặt hàng được nhiều người trong nước chấp nhận như
áo sơ mi của Công ty May 10, Công ty May Việt Tiến, áo thu đông của Công
ty May Thăng Long, áo jacket của Công ty May Đức Giang, hàng dệt kim của
Dệt kim Hà Nội, Dệt 8/3, Việt Thắng… Những kết quả đó thể hiện sự cố gắng
lớn của các doanh nghiệp Dệt - May Việt Nam và sự quan tâm đúng mức đối
với thị trường trong nước.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp Dệt - May Việt Nam từ trung ương
đến địa phương chỉ chú trọng vào việc sản xuất hàng hoá xuất khẩu, những
25
sản phẩm dành để tiêu thụ trong nước chủ yếu là những sản phẩm không xuất
được (sản phẩm tồn kho, sản phẩm kém chất lượng…). Điều này thể hiện qua
các gian hàng "giới thiệu sản phẩm" của một số doanh nghiệp, đưa ra những
sản phẩm bị loại, không xuất khẩu được ra bán. Do vậy, việc tiêu thụ sản
phẩm may mặc nội địa đã có sự sắp xếp một cách tự phát: Ở khu vực thành
thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn, các cơ sở sản xuất hàng may mặc tư nhân
ra đời rất nhanh với nhiều quy mô khác nhau dần thay thế cho may quốc
doanh. Sự chuyển đổi này làm cho nhu cầu của người thành thị có vẻ là được
đáp ứng đầy đủ, thuận tiện, hợp túi tiền của mọi đối tượng. Ở khu vực nông
thôn, miền núi thì ngược lại, thị trường gần như bị bỏ trống bởi khả năng
thanh toán của thị trường quá thấp, không đủ sức hấp dẫn các tư thương đầu
tư.
Xét một cách tổng thể, có thể thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm Dệt May
trong nước diễn ra rất chậm chạp là do thị trường hàng Dệt May trong nước đã
bị coi thường. Tính tới thời điểm hiện nay, hệ thống tổ chức bán buôn, bán lẻ
hàng Dệt May đều do tư thương thao túng, trong khi đó các nhà sản xuất và hệ
thống thương nghiệp quốc doanh vẫn chưa tìm ra được phương thức hoạt động
phù hợp.
b) Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài
Trong những năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt May
liên tục tăng, với mức tăng trưởng bình quân 17,4%. Hiện nay, mỗi năm Việt
Nam xuất khẩu trên 1,5 tỷ USD hàng Dệt May, trong đó thị trường EU chiếm
40% kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam, sau đó đến Nhật
chiếm 23%, ASEAN với 18%, Mỹ chiếm 2% và các khu vực khác chiếm
17%.
Bảng 2: Thị trường xuất khẩu hàng Dệt May Việt Nam (1995-2000)
26
Danh mục Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tăng BQ
1. Tổng KNXK Tr.USD 850 1150 1503 1450 1747 1892 17,4
2. Thị trường
XK chủ yếu
+) EU Tr.USD 350 420 450 620 700 726
+) Nhật Tr.USD 290 315 325 32 417 430
+) ASEAN Tr.USD 21 70 42 68 70
+) Mỹ Tr.USD 15 20 23 27 70 91
Nguồn: Tổng cục hải quan
a) Thị trường Châu Âu (EU):
Châu Âu từng được mệnh danh là lục địa già nhưng lại là một khu vực
thị trường rộng lớn, là nơi cung cấp các trang thiết bị, công nghệ hiện đại, là
một trung tâm tài chính - kinh tế lớn, với dân số trên 360 triệu người và có
GDP hơn 9.000 tỷ USD, EU thực sự là một thị trường có đầy tiềm năng, có
mức tiêu dùng hàng Dệt May khá cao so với thế giới (chỉ sau Mỹ và Nhật
Bản) 17 kg/người/năm.
Giá cả, chất lượng hàng Dệt May Việt Nam xuất khẩu sang EU được
đánh giá là khá tốt. Do vậy, giá trị xuất khẩu tăng đáng kể trong những năm
gần đây: năm 1998 đạt 546 triệu USD, năm 1999 đạt 605 triệu USD và năm
2000 đạt 650 triệu USD. Hiện EU là thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng
Dệt May Việt Nam. Hàng năm, hàng Dệt May xuất khẩu sang EU chiếm trên
dưới 40% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Sau hơn 7 năm xâm nhập
vào thị trường EU, hàng Dệt May Việt Nam đã có một chỗ đứng khá vững
chắc. Nếu như năm 1993, muốn xuất khẩu sang EU, Việt Nam phải xin hạn
ngạch cho 151 mặt hàng nhưng đến nay số mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch
chỉ còn 29 mặt hàng. Đây là một thuận lớn cho các doanh nghiệp Dệt May
trong việc từng bước thâm nhập thị trường này, mặc dù biết rằng thị trường
EU là một thị trường khó tính, luôn đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã đổi mới
27
liên tục, số lượng đơn hàng chia nhỏ. Hơn nữa, hàng Dệt May Việt Nam còn
phải chịu sự cạnh tranh từ các nước Châu Á khác và Châu Mỹ.
Hàng năm, EU nhập khẩu 63 tỷ USD hàng Dệt May các loại, trong đó
Đức là thị trường lớn nhất chiếm 36,1%, tiếp theo là Pháp 12,15%, Hà Lan
9,41%, Thụy Sỹ 7,46%, Anh 7,06%, còn lại là các nước khác. Điều này cho
thấy tỷ trọng hàng Dệt May của Việt Nam xuất khẩu sang EU luôn còn quá ít,
mặc dù phải thừa nhận rằng Hiệp định buôn bán hàng Dệt May giai đoạn thứ
hai 1998 - 2000 giữa Việt Nam và EU (ký kết vào ngày 17.11.1997) đã tạo ra
một bước tiến trong xuất khẩu hàng Dệt May của nước ta. Do vậy, điều quan
trọng để thâm nhập và tăng cường xuất khẩu vào thị trường này là phải không
ngừng cải tiến chất lượng hàng hoá, mẫu mã hấp dẫn thì mới có thể cạnh tranh
được với các nước khác.
Hiện EU dành cho hàng Dệt May Việt Nam được hưởng quy chế tối
huệ quốc (MFN) nhưng phải chịu hạn ngạch. Đây là một thuận lợi lớn cho
hàng Dệt May Việt Nam khi vào thị trường vì chỉ bị đánh thuế thấp, nâng cao
được khả năng cạnh tranh về giá.
b) Thị trường Nhật Bản:
Nhật Bản là một cường quốc về công nghiệp Dệt May. Song do giá
nhân công tại Nhật ngày càng cao và lại thiếu nhân công, đồng Yên lại tăng
giá nên Nhật Bản đã chuyển đổi chiến lược là giảm sản xuất hàng Dệt May
trong nước và tăng nhập khẩu hàng Dệt May từ nước ngoài mà chủ yếu là từ
các nước đang phát triển.
Với dân số 120 triệu người và khí hậu 4 mùa rõ rệt nên nhu cầu hàng
Dệt May của Nhật Bản là rất lớn (20,3 kg/người/năm) và thay đổi liên tục.
Kim ngạch nhập khẩu hàng Dệt May của Nhật Bản rất lớn, phần lớn là nhập
28
từ Trung Quốc (hơn 50%). Mặc dù vậy, Nhật Bản vẫn được xem là thị trường
nhập khẩu hàng Dệt May lớn nhất của Việt Nam. Năm 1999, kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản là 417 triệu USD (chiếm 3% trong tổng
kim ngạch nhập khẩu của Nhật và 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn
Ngành). Ưu thế của thị trường Nhật là không có hạn ngạch, thuế nhập khẩu lại
thấp, địa lý lại gần nên hàng Dệt May nước ta có khả năng cạnh tranh với các
nước xuất khẩu khác. Đây là thị trường đầy hứa hẹn đối với các mặt hàng Dệt
May Việt Nam trong cả trước mắt và lâu dài mà chúng ta cần đầu tư để duy trì
và phát triển lên một mức cao hơn. Tuy nhiên, Nhật Bản lại là thị trường rất
"khó tính", đòi hỏi cao về chất lượng hàng hoá, thời gian giao hàng cũng như
dịch vụ sau khi bán hàng. Hơn nữa lại bị cạnh tranh quyết liệt của hàng Dệt
May Trung Quốc. Do đó, việc mở rộng thị trường này phụ thuộc rất lớn vào
uy tín của sản phẩm. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam
phải nâng cao chất lượng sản phẩm và giữ uy tín đối với khách hàng.
c) Thị trường Mỹ và Bắc Mỹ:
Với dân số khoảng 350 triệu người, trong đó Mỹ là 272 triệu người, ít
hơn các nước EU nhưng mức tiêu thụ hàng Dệt May lại gấp rưỡi EU (27
kg/người/năm) nên tổng nhu cầu sử dụng hàng Dệt May ở thị trường này là rất
lớn, lại mang tính đa dạng và phong phú. Năm 2000, Mỹ nhập khẩu trên 70 tỷ
USD, chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu hàng Dệt May của thế giới. Nhu cầu
lớn lại được đáp ứng chủ yếu bằng hàng nhập khẩu nên đây được xem là một
thị trường tiềm năng rất lớn không những đối với Việt Nam mà cả các nước
sản xuất và xuất khẩu hàng Dệt May trên thế giới.
Sau quyết định bỏ cấm vận với Việt Nam của Chính phủ Mỹ (tháng
2/1994) và trong những năm qua, mặc dù chưa được hưởng ưu đãi thuế quan
phổ cập (GSP) và quy chế tối huệ quốc (MFN) của Mỹ nhưng các doanh
29
nghiệp Dệt May Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận được với thị trường Mỹ. Kim
ngạch xuất khẩu hàng Dệt May Việt Nam sang Mỹ tuy còn thấp nhưng có tốc
độ tăng trưởng cao
Năm 1998, trong khi nhiều thị trường xuất khẩu phi hạn ngạch của Việt
Nam giảm mạnh thì thị trường Mỹ khá ổn định và đạt kim ngạch xuất khẩu
27,343 triệu USD, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng kim ngạch hàng Dệt May
của Mỹ là 53,769 tỷ USD.
Mỹ là thị trường có sức mua các loại hàng Dệt May lớn nhất thế giới
bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, kể cả các sản phẩm trung bình. Ngày
13/7/2000 Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết nhưng hàng may
mặc của Việt Nam chưa được hưởng thuế suất MFN khi xuất khẩu sang Mỹ.
Hiện hàng Dệt May của Việt Nam vẫn thuộc đối tượng chịu thuế suất cao
(50%). Tuy nhiên, theo dự báo thì kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May vào thị
trường Mỹ năm nay có thể lên tới 400 triệu USD. Ngay sau Tết, nhiều doanh
nghiệp của ngành đã liên tiếp xuất được nhiều lô hàng sang thị trường mới
này.
Kim ngạch xuất khẩu của hàng Dệt May sang Mỹ hiện còn rất thấp so
với tiềm năng, đặc biệt là khi hàng của Việt Nam được hưởng các ưu đãi thuế
quan của Mỹ như các nước ASEAN đã được hưởng. Nhưng đó là bước khởi
đầu hết sức quan trọng để làm quen với thị trường Mỹ. Các chuyên gia thương
mại quốc tế dự đoán tốc độ tăng trưởng hàng Dệt May của Việt Nam vào thị
trường Mỹ sẽ tăng mạnh ngay năm đầu tiên khi được hưởng quy chế MFN,
trước khi Mỹ ấn định hạn ngạch. Cũng theo tính toán của Bộ thương mại Mỹ
và Ngân hàng thế giới, ngay năm đầu tiên sau khi được hưởng quy chế MFN,
kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May của Việt Nam sang Mỹ gia tăng khoảng
8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tương đương 800 triệu USD.
30
Điều đáng lưu ý đối với thị trường Mỹ đó là khách hàng Mỹ chỉ mua
hàng thành phẩm không qua gia công. Vì vậy, hàng Dệt May của Việt Nam
muốn được hưởng thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ phải sản
xuất bằng các loại vải và nguyên liệu tại Việt Nam.
Thực trạng về thị trường Mỹ cho thấy trong thời gian tới, đầu ra là có
triển vọng rất lớn. Do vậy, ngành Dệt May Việt Nam ngay từ bây giờ phải
nhanh chóng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất nguyên phụ liệu cho may mặc
xuất khẩu để chuẩn bị cho thị trường Mỹ sắp tới.
d) Thị trường ASEAN:
Sau khi là thành viên chính thức của ASEAN vào năm 1995, quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN khác tăng lên không ngừng.
Hiện kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN chiếm khoảng 1/3 tổng
kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt
May của Việt Nam sang ASEAN đến nay còn rất nhỏ bé so với tổng kim
ngạch xuất khẩu của toàn ngành (chỉ chiếm khoảng 4-5% tổng kim ngạch xuất
khẩu của toàn ngành).
Các nước thuộc ASEAN nhập khẩu hàng Dệt May của Việt Nam chủ
yếu là hàng gia công, do đó giá trị thu được thực tế là không cao. Điều này
cho thấy hàng Dệt May Việt Nam xuất khẩu sang thị trường ASEAN vừa ít lại
vừa không ổn định. Đây là một vấn đề bất cập trong quá trình hội nhập AFTA
để tiến tới hội nhập WTO của ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam.
e) Các thị trường khác:
+) Thị trường SNG và Đông Âu : Trong những năm gần đây, xuất khẩu
sang thị trường truyền thống SNG và Đông Âu đã bắt đầu được khôi phục.
CHLB Nga đã trở thành 1 trong 10 nước nhập khẩu hàng Dệt May lớn của
31
Việt Nam. Các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đã bắt đầu khôi phục lại thị
trường Đông Âu với phương thức chủ yếu là hàng đổi hàng với giá trị kim
ngạch hàng Dệt May dự kiến lên đến 100 triệu USD.
+) Thị trường Bắc Âu : Hàng Dệt May Việt Nam mới xuất khẩu sang
thị trường Bắc Âu khoảng 10 triệu USD trong năm 1999, một con số quá nhỏ
so với dung lượng hàng Dệt May khối Bắc Âu nhập vào hàng năm là 10 tỷ
USD, trong đó Trung Quốc là nguồn cung cấp lớn nhất chiếm 80% thị phần.
Các nước Bắc Âu tuy dân số ít (khoảng 24 triệu người) nhưng sức mua lại rất
cao, bình quân mỗi người Bắc Âu hàng năm chi ra đến 400 - 500 USD cho
hàng may mặc. Đây là những xứ có mùa đông rất dài nên chủng loại hàng hoá
tiêu thụ chủ yếu là hàng mùa đông, có màu đen và xám. Do vậy, nếu được đầu
tư tốt, chú ý cơ cấu sản phẩm chào bán cho phù hợp thì còn nhiều khả năng
hàng Dệt May Việt Nam chiếm lĩnh được 5% thị trường Bắc Âu - tức là
khoảng 550 triệu USD.
+) Thị trường Trung Đông : Xuất khẩu sang thị trường Trung Đông có
nhiều điểm thuận lợi như khả năng thanh toán cao, nhu cầu nhập khẩu cao do
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của các nước này chưa phát triển, vận
chuyển hàng biển hơi xa nhưng tuyến đường khá thuận lợi. Mặc dù kim ngạch
còn thấp nhưng một số mặt hàng Dệt May của Việt Nam đã tỏ ra là có khả
năng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này.
II) THỰC TRẠNG VỀ CÁC NGUỒN LỰC SẢN XUẤT
CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY
1. Về năng lực sản xuất các sản phẩm chủ yếu của ngành
công nghiệp Dệt May Việt Nam.
32
Theo thống kê sơ bộ đến năm 2000, năng lực sản xuất toàn ngành Dệt
May tính theo 4 nhóm sản phẩm chính như sau:
Bảng 3 : Năng lực sản xuất toàn ngành Dệt May năm 2000
Sản phẩm Đơn vị Toàn ngành Trong đó
Trong nước FDI
1. Kéo sợi Nghìn tấn 300 90 210
2. Vải dệt thoi Triệu mét 800 380 420
3. Vải dệt kim Nghìn tấn 32,5 20 12,5
4. Sản phẩm may Triệu sản phẩm 540 340 200
Nguồn: Bộ KH & ĐT
Năng lực sản xuất toàn ngành được tính theo công suất thiết kế. Đối với
2 sản phẩm kéo sợi và vải dệt thoi, phần đầu tư nước ngoài được tính theo
giấy phép đã cấp, thực tế mới đạt được 40% tổng vốn đầu tư và triển khai
không đều các sản phẩm. Năng lực sản xuất trong nước thực tế chỉ huy động
được 60 - 70% công suất do tỷ lệ thiết bị cũ chiếm 60% và do sản xuất còn
phụ thuộc thị trường.
2. Về lao động và công tác đào tạo lao động của ngành công
nghiệp Dệt May
Mặc dù lao động ngành công nghiệp Dệt May không đòi hỏi phải có
trình độ quá cao nhưng nếu người công nhân không được đào tạo các kiến
thức cơ bản về ngành Dệt May và người quản lý, điều hành của các nhà máy
sản xuất Dệt May không được đào tạo chuyên sâu các kỹ năng về nghề nghiệp
thì sẽ có nguy cơ không bắt kịp trình độ công nghệ ngày càng hiện đại, cường
độ làm việc ngày càng căng thẳng của ngành Dệt May Việt Nam.
a) Lao động của ngành Dệt May Việt Nam
a1) Lao động trong ngành Dệt:
33
Lao động ngành Dệt trong cả nước chiếm tỷ trọng rất lớn so với lao
động công nghiệp . Tuy nhiên, số lượng lao động trong ngành Dệt trong
những năm gần đây đang có xu hướng giảm. Đây là một hiện tượng thực tế
khách quan, bởi vì nhiều xí nghiệp có thiết bị thủ công, lạc hậu, sản xuất
không còn hiệu quả đã bị giải thể, nhiều nhà máy đầu tư phát triển ngành Dệt
đang được tăng dần làm cho lao động thủ công nửa cơ khí giảm dần. Đối với
khu vực quốc doanh trung ương, lao động có tăng nhưng không nhiều. Chính
vì vậy, năng suất lao động tính bằng tiền công cũng không tăng bao nhiêu, từ
năm 1995 đến nay cũng chỉ biến động trong khoảng 10 – 14 triệu
đồng/người/năm. Song đây chỉ là con số thông kê được ở khu vực Trung
ương, còn khu vực địa phương không thể phản ánh được chỉ tiêu năng suất lao
động tính bằng tiền.
a2) Lao động trong ngành May:
Theo điều tra lao động toàn ngành May hiện nay có khoảng 130 nghìn
người, trong đó khu vực trung ương có khoảng 34 nghìn người và khu vực
công nghiệp địa phương hiện có khoảng 96 nghìn người. Khác với ngành Dệt
một công nhân phải quản lý nhiều máy, công nhân trong ngành May sử dụng
mỗi người một máy. Lao động của công nhân trong ngành May chủ yếu là nữ
(chiếm tới 80%), công việc của họ chủ yếu là ngồi một chỗ và thao tác nhanh
một phần công việc trong dây chuyền sản xuất một sản phẩm. Điều này dẫn
đến có rất nhiều công nhân bị mắc bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng đến sinh hoạt
và đời sống của họ.
Tóm lại, trong cơ chế thị trường hiện nay, do yêu cầu của công việc nên lao
động trong ngành Dệt May phải làm việc với cường độ cao, thời gian làm việc
căng thẳng, số lượng lớn với tỷ lệ nữ cao (chiếm 72 – 77%). Do tính đặc thù
của công việc (công nhân Dệt phải đứng một lúc nhiều giờ liên tục) đã ảnh
34
hưởng đến sức khoẻ của người lao động, số công nhân mắc bệnh nghề nghiệp
ngày càng tăng. Nhiều doanh nghiệp không có việc làm, không tiêu thụ được
sản phẩm, do đó dẫn đến nghỉ việc tràn lan. Cơ sở vật chất, vốn tự có của
doanh nghiệp Dệt May thấp, việc giải quyết các chế độ phúc lợi xã hội như
nhà ở, bảo hiểm... chưa tốt. Điều này ảnh hưởng đến sức khoẻ, năng suất lao
động đời sống của công nhân.
Lao động trong ngành Dệt May ít được qua đào tạo và đào tạo lại.
Thông thường các khoá đào tạo tiến hành ngắn trong khoảng hai đến ba tháng.
Tay nghề công nhân không cao, do đó kéo theo năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm thấp.
Trong điều kiện làm việc như vậy nhưng nhìn chung tiền lương không
cao nên người lao động không gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Đó là nguy cơ
trầm trọng dẫn đến sự khan hiếm lao động có tay nghề giỏi trong tương lai.
Nhiều doanh nghiệp đang gặp tình trạng ngày càng giảm số lượng công nhân
có đủ khả năng làm việc. Để đổi lại cho việc tìm kiếm thu nhập tốt hơn, nhiều
công nhân đã chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp sản xuất có lãi, thu
nhập cao và ổn định hơn. Do đó, tình trạng thừa lao động thủ công, thiếu lao
động tay nghề giỏi đang diễn ra ở hầu hết các doanh nghiệp Dệt May Việt
Nam hiện nay.
b)Công tác đào tạo lao động quản lý ngành Dệt May
b.1) Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý:
Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý là lực lượng rất
quan trọng cho sự phát triển của ngành Dệt May. Hiện nay, ngành Dệt May
đang ở trong tình trạng thiếu cán bộ quản lý giỏi, cán bộ khoa học kỹ thuật có
trình độ cao. Hầu hết cán bộ chủ chốt trong ngành đều có trình độ đại học với
35
chuyên môn nghiệp vụ khá nhưng trình độ tổ chức sản xuất theo phong cách
công nghiệp còn yếu, tiếp cận với phương thức quản lý hiện đại còn ít. Đó là
một trở ngại lớn cho việc tổ chức sản xuất, sắp xếp dây chuyền tại các doanh
nghiệp. Cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp phần lớn đều trưởng thành từ
công nhân bậc cao nên chỉ giỏi và thành thạo về công nghệ của những sản
phẩm cụ thể. Đây là một sự cảnh báo cho sự phát triển bền vững của ngành
công nghiệp Dệt May.
b.2) Công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật:
So sánh công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật và đội ngũ chuyên gia của
ngành Dệt May hiện nay so với yêu cầu đặt ra cho sự phát triển của Ngành
trước mắt cũng như lâu dài ta thấy có một sự chênh lệch quá lớn giữa một bên
có khả năng đào tạo quá nhỏ bé và một bên là nhu cầu về cán bộ kỹ thuật,
chuyên gia giỏi rất lớn. Nguyên nhân của sự chênh lệch quá lớn này là do:
- Mục tiêu đào tạo chưa chuyển biến kịp, thực chất vẫn theo mục tiêu
đào tạo đã tiếp thu từ một số nước XHCN cũ.
- Hai trung tâm lớn nhất cả nước đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật Dệt
May là trường Đại học Bách khoa Hà Nội và trường Đại học Bách khoa
TP.HCM đều có rất ít sinh viên theo học ngành Dệt May, một số trường có
đào tạo chuyên ngành thời trang như trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp,
Viện mở Hà nội nhưng số lượng sinh viên theo học cũng không nhiều. Trong
khi đó, kiến thức chuyên ngành cung cấp cho sinh viên còn thiếu và không
theo kịp sự phát triển của trình độ sản xuất. Do đó, các kỹ sư và cán bộ kỹ
thuật ra trường chậm phát huy năng lực do trình độ thực hành kém, trình độ
ngoại ngữ lại chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Việc đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn chưa được quan tâm.
36
- Quy mô đào tạo còn nhỏ bé, mỗi năm có khoảng 50 kỹ sư, bậc trên đại
học chỉ có ở hai trường đại học là Đại học Bách khoa Hà Nội và trường Đại
học Bách khoa TP.HCM được phép đào tạo do số lượng Thạc sỹ, Tiến sỹ chỉ
đếm trên đầu ngón tay.
- Chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị nghiên cứu, đơn vị đào tạo
và cơ sở sản xuất kinh doanh.
Thực trạng về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và công
tác đào tạo cán bộ kỹ thuật cho thấy số lượng cán bộ khoa học kỹ thuật hiện
có rất ít, trong khi đó chất lượng đào tạo lại thấp, không đáp ứng được yêu cầu
phát triển ngày càng cao của ngành Dệt May. Các doanh nghiệp Dệt May,
trong cơ chế hiện nay, yêu cầu đối với người làm công tác quản lý, đội ngũ kỹ
sư, công nhân kỹ thuật phải là những người nắm bắt được công nghệ hiện đại,
cập nhật thông tin hàng ngày.
3. Về thiết bị công nghệ của ngành Dệt May Việt Nam
a) Thiết bị, công nghệ kéo sợi
a.1) Thiết bị:
Thiết bị kéo sợi toàn ngành được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4 : Hiện trạng thiết bị sợi toàn ngành Dệt May Việt Nam
Tên Công ty
Tổng số cọc
và Roto hiện
có
Máy mới
Second-
hand cả dây
chuyền
Second-hand
không đồng
bộ
Bổ sung và
nâng cấp
1. Dệt Huế 47.000
2. Dệt Nam
Định 105.256
24.000
(Nhật)
16.400
(Italia)
3. Dệt 8-3 70.280 27.716 10.200
37
4. Dệt Hà
Nội
136.548
+320 Roto
5. Dệt Vĩnh
Phú 28.968
6. Dệt Thành
Công 41.000
15.000(TQ)
26.000(Nhật)
7. Dệt Đông
Nam 44.864
8. Dệt Thắng
Lợi 104.992
9. Dệt Nha
Trang
108.496
+4600 Roto
10.000
(Riester)
10. Dệt lụa
Nam Định 17.136
11. Dệt Việt
Thắng 47.200 9.600 (Nhật)
12. Dệt
Phong Phú
29.456
+1600 Roto
1.600 Roto
(TQ)
9.456
(Italia)
13. Dệt Hoà
Thọ 18.928 8.928
Cộng 677.124 +3520 Roto
84.600
+1600 Roto 25.856 10.200
Nguồn : Tổng Công ty Dệt May Việt Nam
Bảng trên cho ta thấy, hiện nay toàn ngành có 677.124 cọc sợi và 3520
roto. Trong đó:
- Thiết bị mới hoàn toàn là 84600 cọc sợi và 1600 roto.
- Thiết bị được thay thế bằng máy Second-hand của Tây Âu là
56500 cọc sợi.
- Thiết bị bổ sung nâng cấp là 10200 cọc sợi.
38
Nhìn chung, thiết bị của Ngành còn rất lạc hậu, tỷ lệ số cọc sợi mới hoàn
toàn thấp chỉ chiếm 12,5% tổng số cọc sợi của toàn ngành, số cọc sợi được
thay thế bằng máy Second-hand của Tây Âu cũng chỉ chiếm hơn 8,3%, thiết bị
nâng cấp không đáng kể chỉ có 1,5%, tức là số thiết bị được coi là hiện đại chỉ
có khoảng 22,3% tổng số cọc sợi. Hiện đã có một số doanh nghiệp như Dệt
Thành Công, Dệt Nha Trang, Dệt Phong Phú đã mua sắm thiết bị kéo sợi tiên
tiến là các roto nhưng con số này còn ít ỏi so với quy mô thiết bị toàn ngành
chỉ có 3520 roto, mà chủ yếu là của Trung Quốc (chiếm 91%).
a.2) Công nghệ:
Tính đến cuối thập kỷ 80, công nghệ kéo sợi của Việt Nam vẫn còn rất lạc
hậu, máy móc thiết bị thiếu đồng bộ, một số thuộc thế hệ I, một số thuộc thế
hệ II. Trình độ tự động thấp, sản phẩm đạt chất lượng thấp so với chất lượng
trung bình của thế giới, hầu hết đạt mức đường75% của hệ thống Uster thế
giới. Công nghệ kéo sợi chải thô chiếm phần lớn, sản xuất ra các loại vải có
chi số thấp, sợi chải kỹ sản xuất đáp ứng được 3% nhu cầu trong nước.
Khi bước vào nền kinh tế thị trường, một số dy mới đã được nhập như dy
công nghệ chải bông liên hợp tự động cao sử dụng máy ghép tự động khống
chế chất lượng. Nhờ đó mà đã có thể sản xuất được những sản phẩm có chất
lượng cao, đạt mức đường 25% của hệ thống Uster thế giới. Nhưng nhìn
chung số công nghệ cao còn quá ít, đa số công nghệ kéo sợi của ngành công
nghiệp Dệt May Việt Nam vẫn còn đang trong tình trạng rất lạc hậu.
b) Thiết bị, công nghệ dệt thoi
Về thiết bị, trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp đã bỏ vốn đầu tư mua
sắm thiết bị góp phần nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm; hàng ngàn
máy dệt không thoi có thoi khổ rộng được nhập về, nhiều bộ mắc hồ mới hiện
39
đại thay cho các thiết bị cũ, đến nay trong toàn ngành, máy dệt mới chiếm
25%, số lượng máy có khả năng nâng cấp chiếm 45%.
Về công nghệ, đã chuyển biến mạnh dưới tác động của cơ chế thị trường,
một số công nghệ hiện đại đã được nhập như :
- Công nghệ dệt sợi bông 100% : Có tiến độ trong dệt vải bảo hộ
lao động, vải cào bông, xuất khẩu (Tiệp, Tây Âu) và phục vụ nội địa. Đặc
biệt trong lĩnh vực dệt khăn bông có tăng trưởng mạnh mẽ hàng chục nghìn
tấn cho Nhật, Đài Loan.
- Công nghệ dệt vải tổng hợp : Nhờ thiết bị se, hấp giảm trọng
lượng nên đã sản xuất ra được nhiều sản phẩm giả tơ, giả len cao cấp được
khách hàng ưa chuộng.
- Công nghệ dệt vải pha : Được phát triển mạnh mẽ, sử dụng tới
50% công suất kéo sợi của toàn ngành. Công nghệ sản xuất đã tương đối
đồng bộ giữa kéo sợi, dệt vải, hoàn tất tạo được nhiều sản phẩm tiêu thụ
nội địa và xuất khẩu.
- Công nghệ tơ tằm và len : Đã mở ra khả năng mở rộng qua sản
xuất thăm dò ở một số doanh nghiệp. Công nghệ kéo sợi tại công ty len Hải
Phòng và dệt len tại Dệt lụa Nam Định có nhiều triển vọng phát triển qua
mặt hàng xuất khẩu phục vụ sĩ quan quân đội. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tơ
tằm còn gặp nhiều khó khăn do sức cạnh tranh mạnh mẽ từ bên ngoài. Do
vậy, khả năng phát triển công nghệ tơ tằm còn nhiều nghi vấn trong tương
lai.
- Công nghệ dệt vải Denim : Đã có ở công ty liên doanh IUMBO-
Sài Gòn, Phong Phú.
c) Thiết bị, công nghệ dệt kim
40
Từ sau năm 1986, thiết bị dệt kim được nhập chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan, đều thuộc thế hệ mới, trong đó có nhiều loại được trang bị
máy vi tính nên đã đạt được năng suất cao, chất lượng tốt, tính năng sử dụng
rộng. Tuy được đầu tư thiết bị mới, song công nghệ và đào tạo chưa được
nâng cao tương xứng do : kiến thức về thị trường xuất khẩu, kiến thức về đầu
tư, về mặt hàng còn rất hạn chế ở những năm đầu của thời kỳ mở cửa ; thiếu
chuyên gia và công nhân lành nghề, thiếu các nhà kinh doanh và quản trị giỏi ;
khả năng vốn đầu tư không có, hầu hết là đều phải đi vay nên hạn chế trong
việc phát triển. Hơn nữa, chất lượng sợi sản xuất trong nội địa thấp, không đủ
tiêu chuẩn để làm ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Nhiều chuyên gia
nước ngoài đã khẳng định chất lượng nguyên liệu chiếm tới 70% yếu tố tạo ra
sản phẩm có giá trị cao, còn thiết bị chiếm 30%. Chính hạn chế về nguồn cung
cấp nguyên liệu, đặc biệt là sợi Cotton chải kỹ chất lượng cao nên phần lớn
các doanh nghiệp đầu tư mới trong giai đoạn này đều lựa chọn phương án sản
phẩm dệt kim từ sợi PE/Co - do ổn định được kích thước vải trên máy văng
định hình. Còn vải dệt kim từ sợi Cotton hiện phần lớn phải nhập sợi để làm
hàng xuất khẩu hoặc chỉ sản xuất từ sợi Cotton nội địa với số lượng hạn chế
và xuất với giá trị thấp.
d) Thiết bị, công nghệ in nhuộm:
Trong những năm vừa qua, ngành đã nhập được một số thiết bị hiện đại
của thế giới như máy nhuộm sợi Bobin Hisaki, máy Jet, máy làm bóng dệt
kim tròn Dornier, máy in hoa cấy bông, máy in nhuộm hoa lưới quay, máy hồ
văng định hình, máy Sanfort, comfit, cào bông, chải tuyết… làm các mặt hàng
từ PE/Co, Petex, có khả năng sản xuất các áo Jacket, áo sơ mi. Song theo đánh
giá của Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Dệt May Việt Nam, thiết bị công
nghệ in nhuộm đã rất lạc hậu. Hiện nay, thiết bị in nhuộm có khoảng 35% còn
41
mới, 30% có thể cải tạo nâng cấp được, 35% phải loại bỏ dần từ nay đến năm
2010. In nhuộm được coi là khâu yếu nhất trong hệ thống dệt của ngành Dệt
May làm cho sản phẩm dệt không đáp ứng được nhu cầu vải cho may xuất
khẩu (hiện chỉ đáp ứng được 10 - 15%) nhu cầu của ngành may. Do đó, hiệu
quả của toàn ngành Dệt May giảm, không tạo được mối liên hệ chặt chẽ giữa
ngành Dệt và ngành May trong quá trình phát triển.
e) Thiết bị, công nghệ may:
Thiết bị, công nghệ may được đánh giá là hiện đại nhất trong ngành công
nghiệp Dệt May.
e.1) Về thiết bị:
Từ đầu thập kỷ 90, ngành May không ngừng đầu tư đổi mới thiết bị, đáp
ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Hiện tại thiết bị, công nghệ ngành May ở
từng khâu sản xuất như sau:
- Công đoạn cắt: Vẫn trải vải thủ công, chưa có máy trải vải; sử
dụng máy cắt đầu bàn, thiết bị cắt vòng, các máy cắt đẩy tay tiên tiến có
lực cắt khoẻ, tốc độ cao; các máy ép dính liên tục của Đức, Nhật có năng
suất cao cũng đã được sử dụng.
- Công đoạn may: Các máy may phần lớn là máy hiện đại có tốc độ
cao, bơm dầu tự động, đảm bảo vệ sinh công nghiệp. Máy may chủ yếu là
máy JUKI của Nhật. Các máy chuyên dùng (máy may 2 kim, máy vắt,
cuốn ống, thùa bằng…) cũng đã được trang bị.
Xu hướng chung ngày càng nhiều máy chuyên dùng được sử dụng để nâng
cao năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã đầu
tư dây chuyền sử dụng nhiều máy chuyên dùng sản xuất mọi mặt hàng:
42
Dây chuyền may sơ mi của công ty may 10: Có tự động may cổ, may
secmăng, máy tự động là thân áo.
Dây chuyền may quần: Dây chuyền đứng thao tác, nhiều bộ phận may
theo chương trình tự động.
- Công đoạn hoàn tất sản phẩm: Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng
hệ thống là hơi, tối thiểu cũng dùng bàn là treo phun nước để đảm bảo chất
lượng sản phẩm.
e.2) Về công nghệ:
Công nghệ may cũng có sự chuyển biến kịp thời đồng bộ với thiết bị để
đáp ứng nhu cầu của thị trường. Công nghệ may ở các xí nghiệp gồm 4 giai
đoạn:
- Kho nguyên phụ liệu: Nguyên phụ liệu của từng mã hàng kèm
theo bảng màu và số lượng được các xí nghiệp phát về từng phân xưởng.
- Khâu cắt: Cắt trên giác đồ mẫu giấy, có nhiều ghim kẹm, có giấy
lót dưới bàn vỉ đảm bảo chính xác, đánh số bằng giấy theo từng cây vải
hoặc giác mẫu bằng hệ thống máy vi tính.
- Khâu may: Công nhân tay nghề cao, các đường mí đều sử dụng
cữ, gá. Các dây chuyền may bố trí vừa và nhỏ khoảng 25 - 26 máy may, sử
dụng 34 - 38 lao động, có khả năng cơ động nhanh mỗi khi có thay đổi mã
hàng chỉ cần tối đa 2 ngày là có thể ổn định sản xuất. Nhân viên kiểm tra
được bố trí vào các dây chuyền may chấn chỉnh sai hỏng ngay từ đầu, tránh
được sai hỏng hàng loạt.
- Khâu hoàn tất: Rất được coi trọng vì đây là khâu tốn thêm chất
lượng sản phẩm, phần lớn dùng hệ thống là hơi, đóng túi nilon cho vào
thùng caton.
43
Công nghệ mới ứng dụng tin học đã được một số công ty đưa vào áp
dụng trong một số khâu của quá trình sản xuất như phần thiết kế được làm trên
máy vi tính và được nháy mẫu ra nhiều cỡ khác nhau.
4. Về nguyên liệu sản xuất ngành Dệt May
Trong sản xuất, nguyên liệu ngành Dệt May đóng vai trò quan trọng và
có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng và hiệu quả sản xuất toàn ngành Dệt
May. Nguyên liệu chính và được sử dụng nhiều nhất của ngành công nghiệp
Dệt May Việt Nam là bông xơ và xơ sợi tổng hợp.
a) Nguyên liệu cho ngành Dệt:
Hiện nay, Việt Nam mới chỉ sản xuất được một số nguyên liệu chính
như bông xơ và tơ tằm nhưng với số lượng nhỏ, chỉ đáp ứng được khoảng
10% nhu cầu của Ngành. Phần lớn nguyên liệu phải nhập ngoại, riêng xơ sợi
tổng hợp và thuốc nhuộm phải nhập gần như 100%, bông xơ phải nhập đến
90%, còn các hoá chất khác cũng phải nhập tới 80%.
Bảng 5 : Tình hình nhập khẩu các nguyên liệu chủ yếu cho ngành Dệt
(1996 -2000)
Nguyên liệu Đơn vị 1996 1997 1998 1999 2000
Bông xơ Nghìn tấn 37,4 73,9 67,9 77,4 83,9
Sợi tổng hợp Nghìn tấn 74,3 76,6 129,9 159,9 176,4
Nguồn : Tổng cục hải quan
Trên 80% giá trị thành phẩm ngành Dệt nằm ở giá trị nguyên liệu, giá
trị gia tăng chỉ chiếm từ 20 - 30%. Trong khi đó ngành Dệt Việt Nam vẫn
chưa chủ động được nguyên liệu cho mình. Đây chính là nguyên nhân làm cho
ngành Dệt của Việt Nam chưa phát triển.
44
b) Nguyên liệu cho ngành May:
Sản phẩm đầu ra của ngành Dệt chính là nguyên liệu cho ngành May.
Do sự yếu kém của ngành Dệt trong nước, chưa đáp ứng được nhu cầu của
ngành May, trên 85% lượng vải cung cấp cho May xuất khẩu là phải nhập
khẩu. Hàng năm, ngành May phải nhập khẩu một lượng nguyên phụ liệu rất
lớn : Năm 1997 là 18,6 triệu USD; năm 1998 là 16,5 triệu USD; năm 1999 là
10,5 triệu USD và năm 2000 là 8,7 triệu USD. Thế nên mặc dù giá trị xuất
khẩu của ngành May đã tăng lên đáng kể qua các năm nhưng hiệu quả thực tế
thu được lại không đáng là bao.
Mong muốn thoát khỏi cảnh làm thuê phụ thuộc vào nước ngoài nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vừa là mong muốn chủ quan, vừa là
đòi hỏi khách quan của ngành May Việt Nam.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp Dệt và các doanh nghiệp May đều
muốn hợp tác với nhau vì lợi ích trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên, có
một trở ngại lớn cho sự hợp tác này đó là chất lượng và giá cả của các sản
phẩm Dệt trong nước hiện đang làm cho các doanh nghiệp May lo ngại. Để
tháo gỡ khó khăn này, không chỉ là một vấn đề để giải quyết mà đó là cả một
quá trình phối hợp đầu tư giữa các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam dưới sự
quản lý của các cấp, các ngành.
III) THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH DỆT MAY
1. Về nguồn vốn đầu tư cho ngành công nghiệp Dệt May
1.1) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến thời điểm hiện nay thì
ngành công nghiệp Dệt May có 211 dự án đầu tư nước ngoài đang có hiệu lực,
với tổng số vốn đầu tư là 1,961 tỷ USD, trong đó 44 dự án giải thể và 2 dự án
45
tạm ngưng, còn lại 165 dự án đang hoạt động với tổng số vốn thực hiện là
778,783 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn cấp phép. Cụ thể như sau:
1.1.1) Thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Dệt:
46
Tổng số dự án đầu tư nước ngoài vào ngành Dệt là 101 dự án được cấp
phép với số vốn đầu tư là 1.692 triệu USD, có 18 dự án giải thể trước thời hạn
(chiếm 18% số dự án) với vốn đầu tư là 159,37 triệu USD (chiếm 8,5 % vốn
đăng ký), 83 dự án đang hoạt động với vốn đầu tư là 1.533 triệu USD. Trong
đó:
- 58 dự án sản xuất sợi, dệt thoi, dệt kim.
- 14 dự án dệt len, thảm.
- 8 dự án sản xuất sợi PP, vải nilon, thảm.
- 2 dự án nhuộm.
- 1 dự án gia công hồ.
Về việc thực hiện đầu tư: Có 58 dự án (chiếm 80% tổng số dự án) đã
góp vốn 605,77 triệu USD (bằng 40% vốn đăng ký) và đi vào hoạt động.
Trong đó:
- 41 dự án (chiếm 58% tổng số dự án) đã sản xuất có doanh thu
751,77 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu là 499,30 triệu USD (chiếm
67% tổng doanh thu).
- 17 dự án đang xây dựng cơ bản.
- 14 dự án đang làm thủ tục hành chính.
Về hình thức đầu tư: Các dự án chủ yếu được đầu tư theo hình thức
100% vốn nước ngoài. Trong đó:
- 1 dự án nhuộm hoạt động theo hình thức hợp tác kinh doanh và 1
dự án gia công hồ sợi.
47
- 73 dự án thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài với vốn
đầu tư đăng ký là 1.458 triệu USD (chiếm 94% tổng số vốn đầu tư), đã đưa
vào hoạt động 597 triệu USD.
- 26 dự án liên doanh với vốn đầu tư là 179 triệu USD, đã đưa vào
hoạt động 54,47 triệu USD, tạo ra doanh thu 198,16 triệu USD (giá trị xuất
khẩu là 109,65 triệu USD bằng 55% tổng doanh thu).
- 2 dự án hợp doanh với vốn đầu tư là 1 triệu USD.
Về đối tác đầu tư: Hiện có 11 nước đang đầu tư vào ngành Dệt Việt
Nam, chủ yếu là các nước Châu Á, trong đó 3 nước có vốn đầu tư lớn nhất là:
- Đài Loan 28 dự án với vốn đầu tư là 768,72 triệu USD (chiếm
50% tổng vốn hoạt động).
- Hàn Quốc, 29 dự án với vốn đầu tư là 681,75 triệu USD (chiếm
44% tổng số vốn hoạt động).
- HongKong, 6 dự án với vốn đầu tư là 41,781 triệu USD (chiếm
2,7% tổng số vốn hoạt động).
1.1.2) Thực trạng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành May:
48
Bảng 8 : Dự án đầu tư nước ngoài vào ngành May (1990 - 2001)
Chỉ tiêu Tổng 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
1. Dự án cấp
phép
171 6 9 13 18 19 19 19 14 5 9 26 14
2. Dự án rút
phép
31 0 1 0 4 4 6 5 4 3 1 2 1
3. Dự án
hiệu lực
140 6 8 13 14 15 13 14 10 2 8 24 13
4. Dự án
100% NN
118 1 3 6 11 12 15 15 13 3 8 21 10
5. Dự án
liên doanh
48 5 4 7 7 7 3 4 1 0 1 5 4
6. Dự án
hợp doanh
5 0 2 0 0 0 1 0 0 2 0 0 0
Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư
49
Ngành May có 171 dự án được cấp phép, vốn đầu tư là 372 triệu USD,
31 dự án bị giải thể (4,4% số dự án), còn lại 140 dự án với vốn đầu tư là
273triệu USD (80% tổng số vốn). Trong đó:
- 88 dự án sản xuất hàng may mặc.
- 9 dự án thêu.
- 18 dự án sản xuất đồ lót.
- 25 dự án sản xuất phụ liệu may.
Trong 140 dự án đang có hiệu lực có 76 dự án (chiếm 82% dự án hoạt
động) đã triển khai thực hiện góp vốn giải ngân được 173,01 triệu USD
(chiếm 65 % vốn đăng ký), trong đó 61 dự án đã sản xuất có doanh thu là
438,74 triệu USD (giá trị xuất khẩu là 384,58 triệu USD bằng 90% doanh
thu); 15 dự án đang xây dựng cơ bản; còn lại 20 dự án đang làm thủ tục hành
chính, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị xây dựng cơ bản.
Về hình thức đầu tư: Các dự án được đầu tư chủ yếu theo hình thức
100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh. Theo hình thức 100% vốn nước ngoài
có 118 dự án với vốn đầu tư là 273 triệu USD (chiếm 76% số dự án và 80%
tổng số vốn đầu tư); theo hình thức liên doanh có 48 dự án với vốn đầu tư là
91 triệu USD; theo hình thức hợp doanh có 5 dự án với vốn đầu tư là 7 triệu
USD.
Về đối tác đầu tư: Hiện có 16 nước đầu tư vào ngành công nghiệp Dệt
MayViệt Nam , chủ yếu vẫn là các nước Châu Á. Trong đó 3 nước có vốn đầu
tư lớn nhất là:
- Đài Loan, 28 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư là 75,14 triệu USD
(chiếm 30% tổng số dự án, 32% tổng số vốn đầu tư).
50
- Nhật Bản, 18 dự án với vốn đầu tư là 39,87 triệu USD (chiếm
19% tổng số dự án, 17% tổng vốn đầu tư).
- HongKong, 15 dự án với vốn đầu tư là 24,39 triệu USD (chiếm
15,6% số dự án, 10,5% tổng vốn đầu tư).
Qua số liệu và phân tích ở trên cho ta thấy, trong những năm gần đây xu
hướng đầu tư nước ngoài vào ngành Dệt May nước ta vào ngành May nhiều
hơn là ngành Dệt. Số dự án ngành Dệt năm 2000 là 9 dự án, năm 2001 là 3 dự
án thị trong ngành May năm 2000 là 26 dự án và năm 2001 là 14 dự án. Tuy
nhiên, vốn đầu tư cho ngành May đòi hỏi không nhiều cho nên tổng số vốn
đầu tư cho ngành Dệt vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư cho toàn
ngành. Tính đến nay, trong tổng số 101 dự án đăng ký thực hiện, mới chỉ có
18 dự án rút giấy phép. Còn đối với ngành may, số dự án đăng ký là 171 thì có
31 dự án rút giấy phép. Tổng số vốn thực hiện trong toàn ngành là 830,89
triệu USD, trong đó Dệt có 597 triệu USD chiếm 71,85%, còn lại May 233,89
triệu USD chiếm 28,15%.
Đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam chủ yếu
là theo hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vì với hình thức này, chủ đầu
tư chủ động được trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm. Điều này
đã gây khó khăn cho ngành công nghiệp Dệt May vì sau cuộc khủng hoảng tài
chính khu vực (bắt đầu từ năm 1997) thì bản thân các nước trong khu vực
cũng đang bị thiếu vốn, do đó nguồn vốn FDI giảm đi rõ rệt trong các năm
1998,1999 và nhiều dự án bị rút vốn đầu tư, việc huy động vốn đầu tư mới lại
rất khó khăn. Tuy nhiên, đến năm 2000 thì vốn đầu tư nước ngoài vào ngành
Dệt May đã có sự tăng trở lại rất mạnh do việc sửa đổi luật đầu tư nước ngoài
mà cụ thể là việc ban hành Nghị định 24/NĐ/CP ngày 31/12/2000 quy định
chi tiết việc thi hành luật nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời, có sự phục hồi
51
rất nhanh của nền kinh tế các nước trong khu vực. Ngành Dệt May nước ta
đứng trước nhiều cơ hội lớn trong việc làm ăn buôn bán với các bạn hàng lớn
như Nhật Bản, EU và Mỹ. Nguồn vốn này càng tăng mạnh hơn khi Hiệp định
Thương mại Việt – Mỹ đã được thông qua.
1.2) Nguồn vốn đầu tư trong nước:
Nguồn vốn đầu tư trong nước thường được huy động thông qua các
hình thức sau:
- Nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả.
- Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
- Nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại.
- Nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác như kinh tế tư nhân,
kinh tế hộ gia đình.
Bảng 10 : Nguồn vốn đầu tư trong nước vào ngành Dệt May
Đơn vị tính : Tỷ đồng
1991 – 1998 1999 2000 2001
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước
400 275,6 171,2 127
Khấu hao cơ bản và vốn tự bổ sung 581,5 76,7 125 262
Vốn vay từ Ngân hàng thương mại 1768,8 458,9 1166 950
Vốn ngân sách 6 8,6 24,1
52
Vốn ODA 170 180 229 81
Nguồn : Tổng công ty Dệt May Việt Nam
Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các nguồn vốn đầu tư cho ngành Dệt May.
Nguồn vốn này thường là vốn vay ngắn hạn với lãi suất cao. Mặc dù vậy,
nguồn vốn này vẫn bị đánh giá là quá nhỏ so với tiềm năng của nó. Hiện nay,
các doanh nghiệp đang rất cần vốn để đầu tư chiều sâu và đầu tư mở rộng sản
xuất kinh doanh. Cơ hội đầu tư đang mở rộng, nhiều ngân hàng sẵn sàng cho
các doanh nghiệp vay vốn nếu họ có phương án đầu tư tốt. Phạm vi các doanh
nghiệp vay vốn không chỉ bó hẹp ở các ngân hàng thương mại trong nước mà
cả ở các ngân hàng thương mại nước ngoài. Do đó, các doanh nghiệp cần
tranh thủ tối đa nguồn vốn này.
Đối với nguồn khấu hao và vốn tự bổ sung đang có chiều hướng tăng.
Các doanh nghiệp đã dần thích nghi với môi trường cạnh tranh, đã bắt đầu làm
ăn có hiệu quả, có tích luỹ, tỷ lệ tái đầu tư trong mỗi doanh nghiệp ngày càng
tăng. Tuy nhiên, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong tổng vốn
đầu tư. Cụ thể năm 2000 là 8% và năm 2001 là khoảng 18,4%.
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có xu hướng giảm
từ 257,6 tỷ đồng năm 1999 xuống còn 171,2 tỷ đồng năm 2000 và 127 tỷ đồng
năm 2001. Tuy nhiên, theo như dự báo nguồn vốn này sẽ tăng mạnh trở lại
vào năm 2002 vào khoảng 2698 tỷ đồng do Nhà nước sẽ hỗ trợ tín dụng rất
mạnh cho các dự án đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp mới cùng với
những dự án đầu tư chiều rộng, đầu tư chiều sâu.
Vốn ngân sách chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư cho
Dệt May. Lượng vốn này chủ yếu là hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu, xúc tiến
53
thương mại, tìm kiếm thị trường... Do vậy, các doanh nghiệp phải tự cố gắng,
không nên trông chờ ỷ lại vào nguồn vốn này.
Vốn ODA thường không ổn định qua các năm. Nguồn vốn này chủ yếu
là đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ giáo dục đào tạo và cải thiện môi trường
làm việc chung trong ngành.
Đối với nguồn vốn từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lượng vốn
đầu tư ngày càng tăng góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh ngay trong nước.
Một số doanh nghiệp tư nhân đã khẳng định được chỗ đứng của mình ở thị
trường trong nước cũng như trên thị trường quốc tế như gấm Thái Tuấn đã rất
năng động trong việc tổ chức sản xuất, tìm đầu ra cho sản phẩm và góp phần
đáng kể vào sự phát triển chung của Ngành.
IV) ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG
NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM
1. Những kết quả đã được của Ngành
Ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đã có những bước tiến quan
trọng, góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội bức
xúc của đất nước và tạo nền tảng quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ và có
hiệu quả hơn trong những năm tới. Trong những năm qua, tỷ trọng giá trị sản
xuất công nghiệp Dệt May trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp không
ngừng tăng lên. Nếu trong năm 1985 giá trị sản xuất toàn ngành chỉ chiếm
5,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp thì năm 2000 đã chiếm tới 7,86% (tính
theo giá cố định 1994).
54
Bảng 11 : Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp Dệt May trong công
nghiệp Việt Nam (theo giá cố định 1994)
1995 1996 1997 1998 1999 2000
Toàn bộ công nghiệp 100 100 100 100 100 100
Công nghiệp dệt 5,97 5,40 5,40 5,53 5,56 4,81
Công nghiệp may 2,85 2,88 3,22 3,09 3,01 3,05
Nguồn: Niên giám thống kê 2000
Ngành công nghiệp Dệt May là một trong những ngành góp phần quan
trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Bảng 12 : Tỷ trọng KNXK ngành Dệt May trong tổng KNXK của
ngành công nghiệp (1996 – 2000)
1996 1997 1998 1999 2000
Công nghiệp Dệt May (%) 15,92 15,04 14,5 15,17 13,1
Nguồn : Tổng cục hải quan
Mặc dù tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu không tăng qua các năm nhưng
giá trị kim ngạch xuất khẩu của Ngành liên tục tăng. Nếu trong năm 1985,
tổng kim ngạch xuất khẩu của công nghiệp Dệt May là 850 triệu USD, đến
năm 2000 đã lên tới 1.892 triệu USD, chiếm hơn 13% tổng kim ngạch xuất
khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May đứng thứ hai sau xuất khẩu dầu thô.
Bảng 13 : Kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt May (1996 – 2000)
1996 1997 1998 1999 2000
Giá trị KNXK của Ngành
(Triệu USD) 1150 1350 1352 1747 1892
Nguồn: Tổng cục hải quan
55
Sự phát triển của ngành công nghiệp Dệt May còn có tác động tích cực
trong việc giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, qua đó góp
phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và ổn định xã hội. Điều này có ý nghĩa
hết sức quan trọng, thể hiện tính ưu việt của ngành này khi kinh tế đang còn
kém phát triển, khả năng đầu tư giải quyết việc làm còn hạn chế. Sự phát triển
của ngành công nghiệp Dệt May còn có tác động tích cực đến sự phát triển
của một số ngành khác, chẳng hạn như việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở
một số vùng, nâng cao mức sống và thu nhập cho người dân, góp phần tích
cực vào việc giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc trong quá trình
chuyển đổi cơ chế kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
2. Những hạn chế và nguyên nhân của Ngành
a) Những hạn chế chủ yếu của Ngành:
Thứ nhất, tuy có yêu cầu phát triển mạnh, nhưng đến nay ngành Dệt
May Việt Nam vẫn còn nhỏ bé so với nhiều nước trong khu vực và trên thế
giới. Bảng dưới đây chứng minh cho điều này.
Bảng 14 : Ngành Dệt May Việt Nam so với các nước trong khu vực:
Số lượng sợi
(nghìn Tấn)
Số lượng
vải
(Triệu m2)
Sản phẩm may
(Triệu SP)
KNXK
(Tr.USD)
Trung Quốc 5.300 21.000 10.000 50.000
Ấn Độ 2.100 23.000 12500
Thái Lan 1.000 4.200 2.500 6.500
Inđônêxia 1.800 4.400 3.000 8.000
Việt Nam 85 304 400 2.000
Nguồn: Tổng Công ty Dệt May Việt Nam 2000
56
Những số liệu trên cho thấy trong lĩnh vực Dệt May, Việt Nam chưa
phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các nước khác, cả trên thị trường thế
giới và trong thị trường nội địa.
- Ở thị trường trong nước: Năm 1999 ngành Dệt cả nước chưa huy
động được hết 40% năng lực sản xuất, do đó dệt được gần 317 triệu mét
vải các loại phục vụ cho tiêu dùng trong nước là chủ yếu. Ngành May phải
nhập hơn 200 triệu mét vải và gần 10 triệu sản phẩm quần áo may sẵn từ
nước ngoài để tiêu thụ tại thị trường trong nước. Vải sản xuất trong nước
tiêu thụ chậm, sức cạnh tranh kém cả về chất lượng, mẫu mã và giá cả so
với vải nhập ngoại, nhất là vải nhập từ Trung Quốc. Hàng Dệt của ta sản
xuất không chỉ không tiêu thụ được ở các thành phố lớn mà ngay cả tại
vùng nông thôn cũng tiêu thụ chậm vì chất lượng thua kém và giá bán cao
hơn hàng Trung Quốc.
- Ở thị trường xuất khẩu: Kim ngạch buôn bán hàng Dệt May trên
thị trường thế giới hàng năm lên tới 300 - 350 tỷ USD (chiếm hơn 6% tổng
kim ngạch mậu dịch toàn thế giới) và có mức tăng trưởng khá cao (trên
6%/năm). Thị trường buôn bán sản phẩm Dệt May trên thế giới tập trung ở 3
trung tâm lớn là : Châu Á, Tây Âu, Bắc Mỹ. Như vậy tiềm năng của thị trường
xuất khẩu hàng Dệt May Việt Nam hiện nay rất lớn. Ở thị trường có hạn
ngạch như khối EU, trong thời gian qua Việt Nam được ưu đãi khá nhiều
trong việc cấp hạn ngạch cho hàng Dệt May. Tuy nhiên, so với các nước
ASEAN và Trung Quốc, khả năng cạnh tranh của hàng Dệt May Việt Nam ở
các thị trường lớn vẫn thua kém. Số lượng hạn ngạch EU ưu đãi cho Việt Nam
chỉ bằng 20% của các nước ASEAN, 5% của Trung Quốc. Số mặt hàng Dệt
May bị hạn chế xuất vào thị trường EU của Thái Lan là 20 nhóm, Singapore là
8 nhóm và Việt Nam là 28 nhóm. Sản phẩm Dệt May của ta xuất khẩu vào
57
EU tập trung ở một số sản phẩm truyền thống dễ làm như áo sơ mi, quần âu,
áo jắckét…những sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao đang còn bị bỏ trống hạn
ngạch được cấp. Ở khu vực thị trường tiêu thụ hàng Dệt May Châu Á tập
trung ở Nhật Bản, Hàn Quốc, hàng Dệt May Việt Nam đang có uy tín cao
nhưng cũng đang bị cạnh tranh gay gắt và mất dần lợi thế bởi hàng Dệt May
của các nước ASEAN đang phục hồi sau khủng hoảng tiền tệ Châu Á vừa qua.
Ở thị trường Mỹ và Bắc Mỹ, hàng Dệt May xuất khẩu của Việt Nam đang
còn rất nhỏ bé và gặp nhiều khó khăn trong quá trình thâm nhập vì trước đây
chúng ta chưa được hưởng quy chế tối hiệp quốc do Chính phủ quy định.
Những điểm hạn chế cơ bản của hàng Dệt May Việt Nam tại các thị trường
xuất khẩu là : khâu nắm bắt thông tin về thị trường thế giới còn quá ít, sơ sài,
lạc hậu, công tác nghiên cứu mẫu mốt thời trang hàng dệt, may, thị hiếu của
khách hàng các nước chưa được quan tâm thích đáng. Sản phẩm vải dệt của
Việt Nam chưa đủ tiêu chuẩn về chất lượng làm nguyên liệu cho ngành may
xuất khẩu theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài. Ngành may phát triển
theo phương thức may gia công là chủ yếu, nguyên liệu vải và các phụ liệu
đều phải nhập từ nước ngoài. Mẫu mã sản phẩm dệt, may còn đơn điệu chủ
yếu là những sản phẩm dễ làm và có yêu cầu kỹ thuật trung bình, thấp.
Thứ hai: Việc xuất khẩu bằng phương thức gia công của các doanh
nghiệp may chiếm tỷ trọng lớn, cùng với việc không bảo đảm nguyên phụ liệu
trong nước đã gây ảnh hưởng khá nặng nề tới hiệu quả xuất khẩu.
Phương thức gia công quốc tế phù hợp với trình độ phát triển thấp của
các doanh nghiệp Dệt May vì nó bảo đảm việc làm khi ngành này chưa có đủ
khả năng thâm nhập trực tiếp vào thị trường thế giới và khi khả năng về vốn
và trình độ công nghệ còn hạn hẹp. Song đây lại không thể là phương thức có
thể duy trì lâu dài trong chiến lược của ngành Dệt May bởi lẽ nó sẽ gây nên
58
tình trạng phụ thuộc, bất ổn định trong sản xuất kinh doanh, trong đầu tư của
các doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế không được bảo đảm. Hơn nữa, ở trong
nước vẫn chưa có đủ khả năng bảo đảm nguyên liệu và phụ liệu cho sản xuất
mà chủ yếu các nguyên liệu và phụ liệu này phải nhập khẩu từ bên ngoài nên
hiệu quả sản xuất thấp.
Trong khi ngành Dệt May chủ yếu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, thì
kim ngạch xuất khẩu vải lại rất khiêm tốn: Nếu tính cả xuất khẩu vải bông, sản
phẩm dệt kim và các loại khăn thì kim ngạch chỉ chiếm khoảng 10% tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng Dệt May. Trong ngành may, phương thức gia công
chiếm tỷ trọng lớn và vì hầu hết các loại nguyên phụ liệu đều phải nhập khẩu
nên giá trị gia tăng nhỏ, thông thường chỉ khoảng 20 - 25%.
Thứ ba: Trình độ công nghệ của các doạnh nghiệp lạc hậu và mất cân
đối là yếu tố quan trọng làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Trong ngành dệt, chí có 15% máy mới ở các doanh nghiệp Nhà nước.
Tuy ở các doanh nghiệp may xuất khẩu, máy móc hiện đại đẫ được trạng bị để
thay thế máy móc thế hệ cũ nhưng sản phẩm của các doanh nghiệp dệt không
đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp may xuất khẩu.
b. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế.
- Năng lực và thiết bị công nghệ của ngành dệt mới huy động được
gần 40% công suất thiết bị còn lại hết công nghệ là lạc hậu và thiếu đồng bộ
giữa các khâu. Đặc biệt là thiết bị dệt và nhuộm hoàn tất. Ngành may chưa
chủ động tiếp cận được trực tiếp với khách hàng tiêu thụ sản phẩm ở thị
trường thế giới (xuất khẩu sản phẩm qua đối tác trung gian công tác đầu tư
nghiên cứu tạo mẫu mốt thời trang quần áo chưa được quan tâm đúng mức để
59
phát triển phục vụ cho ngành may chuyển từ xuất khẩu gia công sang xuất
khẩu sản phẩm hoàn chỉnh.
- Hệ thống quản lý chất lượng của ngành Dệt May chưa được quan
tâm chú ý đúng mức nhiều doanh nghiệp chưa có giải pháp hữu hiệu để nâng
cao chất lượng sản phẩm. Tính đến cuối năm 2000 mới có 8 doanh nghiệp
đăng ký quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 trong đó 4 đơn vị được
cấp chứng chỉ.
- Hầu hết các nguyên liệu phụ liệu phục vụ cho sản xuất của ngành
Dệt May hiện nay đều phải nhập khẩu 70% giá trị sản phẩm dệt nằm ở nguyên
liệu bông xơ, hoá chất thuốc nhuộm. Nguồn nguyên liệu bông xơ từ trong
nước có chất lượng kém và sản lượng thấp chỉ đáp ứng được gần 10% nhu cầu
nguyên liệu cho ngành dệt. Trong 10 năm qua, thị trường thế giới có nhiều
biến động giá nguyên liệu cho ngành dệt như việc giảm giá bông xơ năm 1995
đã có tác động xấu gây nhiều bất lợi cho ngành Dệt May của Việt Nam trong
những năm từ 1996 cho đến nay.
- Chất lượng nguồn nhân lực của ngành Dệt May còn nhiều bất
cập. Lực lượng lao động ngành Dệt May khá đông (trên 1 triệu người), nhưng
số lượng công nhân kỹ thuật trình độ bậc cao, giỏi còn ít. Đội ngũ cán bộ quản
lý chủ chốt trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế trong tiếp cận với
phong cách quản lý hiện đại, đặc biệt là kinh nghiệm giao dịch xuất nhập
khẩu, nghiên cứu tiếp thị với thị trường thế giới. Mức thu nhập bình quân của
công nhân ngành Dệt May thấp và không ổn định bệnh nghề nghiệp ở các nhà
máy Dệt May tác động xấu đến sức khoẻ và tâm tư của công nhân.
- Vốn cho đầu tư phát triển của ngành Dệt May còn thiếu, đặc biệt
ở các doanh nghiệp Nhà nước. Hiện tượng đầu tư dàn trải, manh mún theo xu
60
hướng tự cân đối, khép kín ở nhiều doanh nghiệp làm cho ngành Dệt May ở
tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa các khâu sản xuất.
- Chính sách đầu tư phát triển ngành Dệt May trước đây chưa hợp
lý như quy định về thời hạn thu hồi vốn vay đầu tư phát triển cho ngành dệt từ
7 - 10 năm, ngành may từ 5 - 7 năm. Trong khi thực tế ở Việt Nam, đầu tư
vào ngành dệt phải từ 12 - 15 năm, ngành may từ 10 - 12 năm mới có thể thu
hối được hết vốn. Các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng thường kéo dài nhiều
năm. Các chính sách cơ chế chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài và
trong nước bỏ vốn đầu tư nhiều hơn vào ngành Dệt May.
61
PHẦN III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG
NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU HỘI NHẬP WTO
A/ QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU TỔNG QUÁT PHÁT TRIỂN
NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
Ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam là một trong những ngành công
nghiệp trọng tâm của quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Quyết
Định số 55/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển
và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ việc thực hiện chiến lược phát triển ngành
công nghiệp Dệt May đến năm 2010, với những quan điểm và mục tiêu như
sau:
1) Quan điểm phát triển:
_ Đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong quá trình đẩy nhanh phát
triên công nghiệp Dệt May. Có như vậy mới huy động được mọi nguồn lực
bên trong và bên ngoài, kể cả nguồn lực quốc tế cho bước phát triển đột biến
trong thời gian ngắn đối với ngành công nghiệp Dệt May. Coi trọng các nguồn
lực từ nhân dân lao động. Đồng thời đẩy mạnh kêu gọi đầu tư nước ngoài vào
lĩnh vực Dệt May, kể cả đầu tư nước ngoài cho phát triển cây bông và trồng
dâu nuôi tằm.
62
_ Coi trọng phát triển chiều rộng đi đôi với củng cố chiều sâu. Đây là
bước đi quan trọng trong giai đoạn đến năm 2010. Công nghiệp Dệt cần phát
triển thành từng cụm, nằm trong các khu công nghiệp nhằm tiết kiệm vốn đầu
tư cho hạ tầng cơ sở, giải quyết vấn đề xử lý nước thải tập trung, lành mạnh
trong môi trường sinh thái. Có như vậy mới có thể hình thành các doanh
nghiệp mới vừa và nhỏ. Trên cơ sở đó tạo ra các cơ hội để đưa công nghệ hiện
đại vào sản xuất và áp dụng các mô hình quản lý, điều hành tiên tiến của thế
giới vào công nghiệp Dệt May Việt Nam.
Công nghiệp May cần phát triển rộng khắp. đến tận các vùng nông thôn,
miền núi nhằm huy động mọi nguồn vốn có trong nhân dân và trong mọi
thành phần kinh tế. Có như vậy mới thu hút được mọi nguồn lực lao động
khắp trên mọi miền đất nước, đồng thời thực hiện thành công chủ trương công
nghiệp hoá-hiện đại hoá vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của Đảng và Nhà
nước. Mặt khác, lấy May xuất khẩu để kích thích phát triển vải và các loại
nguyên phụ liệu chất lượng cao, nghĩa là thúc đẩy phát triển ngành Dệt.
_ Tập trung phát triển các vùng nguyên liệu như bông, tơ tằm và xơ
sợi tổng hợp cùng với việc phát triển công nghiệp hoá dầu. Cho đến nay, Việt
Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 90% nhu cầu nguyên liệu ban đầu cho ngành
Dệt May. Việc nâng cao tỷ lệ giá trị xuất xứ nội địa trên sản phẩm Dệt May
vừa là yêu cầu bắt buộc của thị trường nhập khẩu, vừa là môi trường của chiến
lược phát triển ngành Dệt May nhằm nâng cao phần lợi nhuận cho ngành và
cho đất nước.
_ Phát triển nhanh bằng việc đầu tư các công nghệ mới nhất, với thiết
bị hiện đại nhằm tạo ra một bước nhảy vọt về sản lượng và chất lượng. Mặt
khác, cần coi trọng và tận dụng các loại thiết bị đã qua sử dụng với công nghệ
tiên tiến từ các nước công nghiệp hoá, thế hệ từ những năm 90 trở lại đây.
63
_ Đầu tư phát triển ngành Dệt May theo hướng chuyên môn hoá cao
theo loại công nghệ. Có như vậy mới tạo được bước nhảy vọt về chất lượng
sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp cần thiết phải chuyên sâu và làm chủ được một
vài loại công nghệ để tạo ra những mặt hàng mới chất lượng cao. Xây dựng
mối quan hệ cung - cầu giữa các doanh nghiệp trên cơ sở hợp tác thương mại.
2) Mục tiêu phát triển:
a) Mục tiêu tổng quát:
Phát triển ngành công nghiệp Dệt May trở thành một trong những
ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu
tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh
tranh, hội nhập vững chắc khu vực và thế giới.
b) Các chỉ tiêu cụ thể:
Bảng 15 : Các chỉ tiêu của ngành Dệt May năm 2005 và 2010
Các chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010
1. KNXK Triệu USD 4000 - 5000 8000 – 9000
2. Sử dụng LĐ Nghìn LĐ 2500 - 3000 4000 – 4500
5. Các sản
phẩm chủ yếu:
_ Bông xơ
_ Xơ sợi tổng hợp
_ Sợi các loại
_ Vải lụa
_ Sản phẩm dệt kim
_Sản phẩm may
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Nghìn tấn
Triệu mét
Triệu sản phẩm
Triệu sản phẩm
30
60
150
1000
300
7800
80
120
300
1750
500
1500
4. Tỷ lệ sử dụng NPL
nội địa trên SP Dệt
May XK
% >50 >75
64
5. Nhu cầu vốn
đầu tư toàn Ngành
_ Tổng vốn đầu tư:
+) Vốn cho đầu tư mới
+) Vốn cho đầu tư
chiều sâu
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
35000
23200
11800
30000
20000
10000
Nguồn : Bộ Kế hoạch và Đầu tư
B/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT
MAY VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀO WTO.
1) Sự ra đời và mục tiêu của WTO
Trước nhu cầu đẩy mạnh tự do hoá thương mại sau chiến tranh thế giới
lần thứ hai, 50 quốc gia đã trao đổi và xây dựng một kế hoạch thành lập Tổ
chức Thương mại Quốc tế (ITO). Mục đích thành lập ITO là để giải quyết vấn
đề hợp tác kinh tế quốc tế trong hệ thống Breeton Woods bên cạnh Ngân hàng
thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). ITO cuối cùng không ra đời do
điều lệ của nó không được một số quốc gia phê chuẩn. Tuy vậy, 23 trong 50
nước tham gia đàm phán đã ký kết Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch
(GATT) bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1 năm 1948.
GATT chủ yếu điều chỉnh các lĩnh vực thương mại hàng hoá, và đã tạo
ra một hệ thống thương mại đa phương vững mạnh, thịnh vượng, ngày càng tự
do hoá thông qua tám vòng đàm phán. Vòng đàm phán thứ tám của GATT,
vòng Uruguay kéo dài từ 1986 đến 1994, diễn ra trong tình hình thương mại
thế giới đã trở nên phức tạp. Xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang
diễn ra; thương mại dịch vụ - lúc đó không có trong phạm vi điều chỉnh của
GATT - trở thành vấn đề ngày càng được quan tâm; đầu tư quốc tế đã phát
triển. Với sự tham gia của 123 nước, vòng đàm phán này đã thảo luận tất cả
các lĩnh vực thương mại và dẫn đến sự ra đời của WTO với một hệ thống hiệp
65
định mới và mang lại sự đổi mới lớn nhất trong hệ thống thương m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành công nghiệp Dệt May từ nay đến năm 2010 để đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO.pdf