Luận văn Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2005 - 2010

Tài liệu Luận văn Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2005 - 2010: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - - - - - o 0 o - - - - - VÕ MINH LONG MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60 . 31 . 0 5 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THUẤN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 03/2005 LỜI MỞ ĐẦU I/ ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong những năm gần đây tình hình xuất khẩu của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng nhanh cả về số lượng lẫn giá trị và đặc biệt là ngành thủy sản và nó càng quan trọng hơn trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, cụ thể là tham gia hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ký kết các hiệp ước so...

pdf101 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2005 - 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - - - - - o 0 o - - - - - VÕ MINH LONG MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60 . 31 . 0 5 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THUẤN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 03/2005 LỜI MỞ ĐẦU I/ ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong những năm gần đây tình hình xuất khẩu của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng tăng nhanh cả về số lượng lẫn giá trị và đặc biệt là ngành thủy sản và nó càng quan trọng hơn trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, cụ thể là tham gia hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ký kết các hiệp ước song phương và đa phương với các nước đối tác trong và ngoài khu vực (đặc biệt là hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ) và quan trọng nhất là đang nỗ lực tiến tới trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO)…. Trong bối cảnh hội nhập đó, tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa các quốc gia với nhau ngày càng gay gắt biểu hiện cụ thể nhất là sự cạnh tranh, các cuộc tranh chấp thương mại không chỉ nằm trong giới hạn quốc gia mà còn vượt qua các vụ kiện mang tính khu vực và thế giới như trong ngành thủy sản là các vụ kiện bán phá giá của sản phẩm cá basa, tôm… của Việt Nam nói riêng và của các nước khác nói chung khi xuất khẩu các sản phẩm thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ - một thị trường đầy tiềm năng với tính cạnh tranh rất lớn. Gắn liền với sự cạnh tranh đó thì chính phủ Hoa Kỳ còn đưa ra các rào cản thương mại, phi thương mại như quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về bảo vệ môi trường, các công ước lao động quốc tế… nhằm hạn chế khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường lớn này. Tuy xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ vẫn tăng nhưng mang tính ổn định không cao, các rũi ro về thị trường tiềm ẩn cao (doanh thu đạt hơn 654 triệu USD năm 2002 và hơn 777 triệu USD năm 2003). Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam chưa thực hiện tốt và hoàn hảo các chiến lược marketing xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nhằm hạn chế các nhược điểm, đẩy mạnh các ưu điểm và để thực hiện chiến lược này nên tôi quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2005 - 2010” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ kinh tế. Thông qua sự phân tích, đánh giá kết hợp với nghiên cứu thực tiễn các tiềm năng và việc thực hiện các chiến lược marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp trong thời gian qua để tìm ra các nguyên nhân, khó khăn tồn tại; trên cơ sở đó tôi sẽ đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu nhằm thâm nhập và mở rộng thị trường sản phẩm thủy sản Việt Nam vào Hoa Kỳ giai đoạn 2005 - 2010. II/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Đối tượng: các chiến lược marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. - Phạm vi nghiên cứu: tất cả các mặt hàng thủy sản Việt Nam đặc biệt là sản phẩm tôm xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Phương pháp nghiên cứu khoa học và suy luận logic. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp phân tích, thống kê, mô tả. IV/ THU THẬP DỮ LIỆU. - Các số liệu sơ cấp và thứ cấp được cung cấp bởi các công ty chế biến, kinh doanh và xuất nhập khẩu thủy sản và văn phòng 2 của bộ thủy sản tại Thành Phố Hồ Chí Minh. - Các dữ liệu được thu thập trên mạng Internet và sách báo. - Các số liệu điều tra và phân tích trực tiếp của tác giả tại công ty. V/ KẾT CẤU ĐỀ TÀI. Luận văn gồm 54 trang với 3 chương và 7 bảng phụ lục. Chương 1: Một số lý thuyết về marketing quốc tế. - Giới thiệu một số lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và lý thuyết ngoại thương của một quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa. - Nghiên cứu các lý thuyết marketing xuất khẩu nhằm vận dụng và đưa ra các giải pháp cụ thể trong quá trình thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế của sản phẩm thủy sản nói riêng và các sản phẩm khác nói chung. Chương 2: Phân tích tình hình xuất khẩu và thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian vừa qua. - Giới thiệu khái quát về tình hình thị trường Hoa Kỳ. - Phân tích tình hình nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ trong thời gian qua. - Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua. - Đánh giá tình hình thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ. Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2005 - 2010. - Một số thông tin về thị trường tiêu dùng thủy sản Hoa Kỳ. - Phân tích ma trận SWOT về marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2005 - 2010. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Chương 1: MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING QUỐC TẾ I. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ NGOẠI THƯƠNG 01 I.1. Nền kinh tế toàn cầu 01 I.2. Các chính sách mậu dịch của chính phủ và lợi thế cạnh tranh của một quốc gia 02 II. NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN CỦA MARKETING QUỐC TẾ 04 II.1. Một số khái niệm về marketing 04 II.2. Vị trí, vai trò của marketing xuất nhập khẩu 04 II.3. Nghiên cứu thị trường thế giới 05 II.4. Các phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới 06 II.4.1. Một số lý do để thâm nhập thị trường thế giới 06 II.4.2. Khái niệm và các phương thức thâm nhập thị trường thế giới 06 II.4.2.1. Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước 06 II.4.2.2. Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài 07 II.4.2.3. Phương thức thâm nhập thị trường thế giới tại khu thương mại tự do 09 II.5. Chiến lược Marketing - Mix cho sản phẩm thâm nhập thị trường thế giới 10 II.5.1. Chiến lược sản phẩm trên thị trường quốc tế 10 II.5.2. Chiến lược giá 11 II.5.3. Chiến lược phân phối sản phẩm quốc tế 12 II.5.4. Chiến lược xúc tiến sản phẩm quốc tế 12 Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG THỜI GIAN QUA I/ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 13 I.1. Môi trường nhân khẩu 14 I.2. Môi trường kinh tế 14 I.3. Môi trường cạnh tranh 16 I.4. Môi trường chính trị pháp luật 16 I.5. Môi trường văn hóa 17 II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THỦY SẢN HOA KỲ TRONG THỜI GIAN QUA 17 II.1. Phân tích tình hình nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Hoa Kỳ 17 II.2. Cơ cấu nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ 18 II.3. Một số các quy định của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ 23 III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 25 III.1. Tổng quan tình hình khai thác và xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian qua. 25 III.2. Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian gần đây. 29 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 I. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG THỦY SẢN HOA KỲ 39 II. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT MARKETING XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 40 II.1. Phân tích các điểm mạnh của marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Hoa Kỳ 41 II.2. Phân tích các điểm yếu của marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Hoa Kỳ 42 II.3. Phân tích các cơ hội của marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Hoa Kỳ 42 II.4. Phân tích các thách thức của marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Hoa Kỳ 43 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 44 III.1. Giải pháp về nghiên cứu thị trường 44 III.2. Chiến lược sản phẩm xuất khẩu 45 III.3. Chiến lược giá cả xuất khẩu 47 III.4. Chiến lược phân phối thủy sản xuất khẩu 48 III.5. Chiến lược xúc tiến xuất khẩu thủy sản 50 III.6. Một số giải pháp khác nhằm hỗ trợ chiến lược marketing thủy sản Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ 51 III.6.1. Giải pháp về nguồn cung thủy sản xuất khẩu 51 III.6.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý ngành 52 III.6.3. Các giải pháp về thủ tục xuất nhập khẩu 52 Chương 1 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING QUỐC TẾ I/ MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ NGOẠI THƯƠNG. I.1/ Nền kinh tế toàn cầu. Từ rất lâu, con người đã nhận thức được rằng mậu dịch quốc tế là vấn đề sống còn của mọi quốc gia và cũng chính điều đó làm cho thương mại giữa các quốc gia trên thế giới luôn diễn ra và quy mô ngày càng lớn hơn. Hoạt động thương mại quốc tế được lý giải qua các lý thuyết của các nhà kinh tế từ cổ điển đến hiện đại như: sự trao đổi sản phẩm giữa các quốc gia được giải thích qua lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith (1723 - 1790), Ông lập luận rằng các quốc gia sẽ có lợi khi tiến hành chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi sản phẩm cho nhau. Khi tiến hành phân công lao động giữa các quốc gia thì phải dựa trên lợi thế tuyệt đối của mình; tức là, một quốc gia sẽ tiến hành tập trung sản xuất chuyên môn hóa và xuất khẩu những sản phẩm mà khi sản xuất chúng có hao phí cá biệt của quốc gia mình thấp hơn hao phí trung bình của thế giới và sẽ nhập khẩu những sản phẩm mà khi sản xuất chúng có hao phí cá biệt của quốc gia mình cao hơn hao phí trung bình của thế giới, với lý thuyết này nghĩa là nếu các quốc gia không có lợi thế so sánh tuyệt đối về một mặt hàng nào đó thì không thể tham gia vào quá trình trao đổi trên thế giới về chủng loại mặt hàng đó. Tuy nhiên, thực tế trong nền kinh tế hiện đại thì việc chuyên hóa giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển hay thương mại thế giới ngày càng gia tăng về chủng loại các sản phẩm và dịch vụ. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo (1772 - 1823) lý giải rằng các quốc gia không có lợi thế so sánh tuyệt đối vẫn có lợi khi tham gia thương mại quốc tế tức là một quốc gia có thể nhập khẩu các sản phẩm, mặc dù sản xuất ở trong nước có giá rẻ hơn, bởi vì các quốc gia này tập trung vào các ngành sản xuất khác có lợi thế hơn. Điều này chứng tỏ bằng sự thay đổi cơ cấu các sản phẩm của các quốc gia trên thế giới qua các giai đoạn khác nhau. Từ các dẫn chứng trên thì các lý thuyết của các nhà kinh tế cho rằng trong nền kinh tế toàn cầu, việc đầu tư vào thương mại quốc tế cần quan tâm đặc biệt một số vấn đề: ƒ Các nguồn lực tạo ra lợi thế luôn được mở rộng và thay đổi. ƒ Trong nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp bị làm cho tách rời khỏi yếu tố về tự nhiên và các nguồn lực trong nước và nó được thể hiện rõ như các công ty trong nước sang đầu tư ở nước ngoài thông qua các luật đầu tư nước ngoài. Hay nói khác đi, trên thế giới việc đầu tư trong nhiều ngành nghề không còn biên giới. ƒ Ngày nay nhiều quốc gia có thể cùng đạt được lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối: Ví dụ như một quốc gia có chi phí sản xuất thấp ở một ngành nghề nhưng lưu ý ở đây chi phí sản xuất thấp chỉ mang tính tương đối hay chỉ là giới hạn tạm thời. Như ví dụ dưới đây là một minh chứng sống động cho vấn đề này: hoạt động nhập khẩu tôm cho thị trường Hoa Kỳ được rất nhiều quốc gia xuất khẩu tôm của thế giới tham gia. Ở đây sẽ có cạnh tranh trên nhiều mặt về giá cả, chất lượng, khả năng cung ứng…. Do đó, các thứ hạng về xuất khẩu tôm giữa các quốc gia xuất khẩu có sự thay đổi liên tục giữa một số quốc gia xuất khẩu lớn về thủy sản: Thái Lan, Inđônêsia, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc…. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, ngày nay nền kinh tế thế giới ngày càng năng động và sự phát triển của nó sẽ có những biến động lớn khó dự đoán và nếu quốc gia nào không theo kịp sự hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì có thể bị tụt hậu và khó có cơ hội phát triển. Điều này làm chúng ta liên tưởng đến một vấn đề là thương mại thế giới không chỉ diễn ra giữa hai nước, mà diễn ra giữa nhiều nước với nhau tức là trên cùng một thị trường của một quốc gia sẽ có nhiều quốc gia tham gia cung cấp một sản phẩm. ƒ Vấn đề kỹ thuật, công nghệ: ngày nay với sự tiến bộ như vũ bảo của khoa học và kỹ thuật đã làm thay đổi rất nhiều lĩnh vực trong sản xuất và nó thay đổi căn bản đến thương mại thế giới. Ví dụ: Ngày nay thì nguồn nguyên liệu dầu mỏ ngày càng bị khan hiếm và giá cả được dự báo biến động không thể lường trước được vì thế người ta cố gắng tìm ra những nguồn nguyên liệu để thay thế: năng lượng mặt trời, gió… I.2/ Các chính sách mậu dịch của chính phủ và lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. Lý thuyết truyền thống cho thấy chính sách mậu dịch tốt nhất là không có chính sách nào. Tuy nhiên, trong thực tế hầu hết các quốc gia đều tham gia điều tiết mậu dịch quốc tế. Và nó được thể hiện qua một số chính sách sau: ƒ Chính sách mậu dịch tự do: không có sự can thiệp của chính phủ và vai trò chính phủ nếu có là làm giảm các rào cản đối với mậu dịch quốc tế cũng như thay đổi thể chế nhằm làm cho thị trường hoạt có hiệu quả hơn để tối đa hóa phúc lợi xã hội. ƒ Chính sách bảo hộ: nhằm ngăn chặn tình trạng phân bổ lại sản xuất cũng như thay đổi mức nhân dụng của mậu dịch tự do. Nó nhằm bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, duy trì mức nhân dụng trước sự đe dọa của hàng hóa nhập khẩu và tình trạng phân phối lại thu nhập từ những ngành có lợi thế cạnh tranh nhiều hơn sang những ngành ít có khả năng cạnh tranh. Đối với các nước đang phát triển thì chính sách này kỳ vọng trong tương lai các ngành được bảo hộ sẽ đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô và dễ dàng cạnh tranh trên thương trường quốc tế. ƒ Chính sách mậu dịch công bằng: chống lại thực tế mậu dịch không công bằng: trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp cho sản xuất, bán phá giá, tạo ra sự phân biệt đối xử đối với những nhà xuất khẩu… => chính sách này tạo ra lợi ích cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. ƒ Chính sách thay thế hàng nhập khẩu: mục tiêu cải thiện cán cân thanh toán và tiết kiệm ngoại hối. ƒ Chính sách mậu dịch chiến lược: chính sách này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngành trọng yếu trong nền kinh tế. Từ những chính sách trên để tạo ra lợi thế của một quốc gia, chính phủ cần lưu ý quan tâm đến các vấn đề sau: - Các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. - Lợi thế cạnh tranh của một quốc gia trong một ngành chỉ có tính chất tương đối. - Tính năng động dẫn đến lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, một quốc gia. - Sự thịnh vượng của một quốc gia đòi hỏi các ngành công nghiệp cần thường xuyên hiện đại hóa. - Cần tạo ra các trung tâm công nghiệp ở các vùng trọng điểm sản xuất. - Lợi thế cạnh tranh có được từ những chiến lược lâu dài và để duy trì lợi thế cạnh tranh này các doanh nghiệp phải hoàn thiện và đầu tư đổi mới liên tục. - Các quốc gia đạt được lợi thế cạnh tranh nhờ sự khác biệt về nhiều mặt, như các yếu tố sản xuất, phương pháp quản lý, tổ chức xã hội…. II/ NHỮNG VẤN ĐỀ CĂN BẢN CỦA MARKETING QUỐC TẾ. II.1/ Một số khái niệm về marketing. Ngày nay, marketing đã phát triển với trình độ rất cao và nó đã đi vào nhiều lĩnh vực khác nhau: thương mại, công nghiệp, …. Và nó được nhận thức theo nhiều nội dung khác nhau từ nhận thức marketing là “bán cái mà doanh nghiệp có” được gọi là marketing truyền thống đến “bán cái mà thị trường cần” có nghĩa không chỉ tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm mà còn tạo ra sản phẩm cho thị trường với sự nghiên cứu nhu cầu một cách khoa học được gọi là marketing hiện đại. Với các nhận thức trên có nhiều định nghĩa về marketing như sau: - Định nghĩa của học viện Hamilton (Hoa Kỳ): “Marketing là những hoạt động kinh tế trong đó hàng hóa được đưa từ người sản xuất đến người tiêu dùng”. - Định nghĩa theo Gronroos (1990): “Marketing là những hoạt động để thiết lập, duy trì và cũng cố lâu dài những mối liên hệ với khách hàng một cách có lợi để đáp ứng mục tiêu của các bên. Điều này được thực hiện bằng sự trao đổi và thỏa mãn những điều mong đợi”. II.2/ Vị trí, vai trò của marketing xuất nhập khẩu. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, marketing giữ vai trò rất quan trọng, là khởi đầu để sản xuất kinh doanh và i5ảm bảo cho doanh nghiệp có lợi thế bền vững so với các đối thủ cạnh tranh và các hoạt động của marketing xuất khẩu rất chú trọng đến thị trường thế giới với các vấn đề sau: - Nghiên cứu thị trường thế giới, nhu cầu, khả năng xâm nhập, cạnh tranh trên thị trường. - Chiến lược xâm nhập thị trường. - Các chính sách về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến. Để thực hiện tốt chiến lược marketing xuất khẩu, điều cơ bản là các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường thế giới nhằm tìm ra các nhu cầu, mong muốn của khách hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh… và các phương pháp nghiên cứu được thực hiện dưới đây. II.3/ Nghiên cứu thị trường thế giới. Để những hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia vươn ra được thị trường thế giới thì đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ thị trường nước ngoài về các yếu tố địa lý, kinh tế, xã hội, chính trị, luật pháp, các thủ tục hành chính, những tạp quán thương mại quốc tế, các đối thủ cạnh tranh quốc tế về sản phẩm, tài chính, khả năng kinh doanh trên thương trường quốc tế… nhằm làm cơ sở cho các doanh nghiệp có chiến lược phù hợp nhất đối với từng thị trường trong sản xuất, kinh doanh trên thị trường thế giới. Để có được các thông tin cần thiết, người ta thường dùng nhiều phương pháp khác nhau để thu thập dữ liệu và thông thường dùng hai phương pháp chính để thu thập dữ liệu: nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu hiện trường. ƒ Phương pháp nghiên cứu tại bàn: nhằm thu nhập những thông tin cấp hai, đó là những thông tin có trong các tài liệu, sổ sách của các doanh nghiệp, các công ty nghiên cứu thị trường và các sách, báo, tạp chí… của các cơ quan quản lý nhà nước, những tổ chức của phi chính phủ, chính phủ, những tổ chức quốc tế và những tổ chức khác. ƒ Phương pháp nghiên cứu hiện trường: là quá trình cử cán bộ trực tiếp thu thập thông tin ở nước ngoài nhằm thu nhập những thông tin cấp một. Trong quá trình này có thể vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp quan sát: quan sát thực tế tình hình thị trường như những hành vi của khách hàng, các loại sản phẩm cạnh tranh, các kỹ thuật quảng cáo của đối thủ cạnh tranh…. Tuy nhiên, ngày nay với các loại kỹ thuật hiện đại người ta có thể không trực tiếp đến hiện trường mà vẫn thu thập được những hình ảnh của nó qua hệ thống camera và những phương tiện truyền thông quốc tế. Từ những dữ liệu thu được, ta sẽ dễ dàng phân tích nhằm hoạch định các chính sách marketing phù hợp nhất cho từng thị trường. - Phương pháp phỏng vấn (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp): có thể phỏng vấn khách hàng một cách trực tiếp hoặc qua những phương tiện thông tin khác như điện thoại, thư… Tuy nhiên với mỗi phương pháp khác nhau đều có những ưu nhược điểm nhất định vì vậy cần phải kết hợp sử dụng các phương pháp này để đạt kết quả tốt nhất về mặt thời gian, chi phí cũng như đạt được các thông tin chính xác. Khi đã có thông tin về thị trường nước ngoài thì các doanh nghiệp sẽ lựa chọn các phương thức khác nhau để thâm nhập và mở rộng ra thị trường thế giới. II.4/ Các phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới. II.4.1/ Một số lý do để thâm nhập thị trường thế giới. - Sản phẩm đang ở giai đoạn trưởng thành nhưng doanh số bán ra không tăng do thị trường trong nước đã bão hòa vì vậy cần tìm kiếm thị trường nước ngoài để mở rộng tiêu thụ sản phẩm. - Có thể do sự cạnh tranh ở trong nước quá khốc liệt, doanh nghiệp cần tìm thị trường ngoài nước ít cạnh tranh hơn. - Có thể sử dụng các năng lực sản xuất bị dư thừa. - Tạo điều kiện đa dạng hóa hơn trong kinh doanh nhằm hạn chế các rũi ro. II.4.2/ Khái niệm và các phương thức thâm nhập thị trường thế giới. Chiến lược thâm nhập thị trường thế giới là một hệ thống những quan điểm, mục tiêu định hướng, các phương thức thâm nhập thị trường thế giới và các chiến lược marketing nhằm đưa sản phẩm thâm nhập có hiệu quả và vững chắc trên thương trường quốc tế. Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường bằng nhiều phương thức khác nhau, trong đó có 3 phương thức thường sử dụng sau đây: thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước; thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài; thâm nhập thị trường thế giới từ vùng thương mại tự do. II.4.2.1/ Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước. Đây là phương thức thâm nhập thị trường được các quốc gia đang phát triển trên thế giới thường áp dụng nhằm đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường thế giới thông qua xuất khẩu. Với phương thức này sẽ tạo ra những ích lợi sau: - Sử dụng các nguồn lao động trong nước, tăng thu nhập của dân cư, cải thiện đời sống, ổn định kinh tế xã hội. - Phát triển cơ sở hạ tầng trong nước, sử dụng được các nguồn vốn trong và ngoài nước, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. - Tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước và nâng cao vị trí, vai trò quốc gia trên thị trường quốc tế và khu vực. Trong phương thức này có hai hình thức chính: xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp. ƒ Hình thức xuất khẩu trực tiếp: các doanh nghiệp tự bán sản phẩm trực tiếp ra nước ngoài. Hình thức này thường được áp dụng đối với doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, có kinh nghiệm và nhãn hiệu có uy tín trên thương trường quốc tế…. Với hình thức này doanh nghiệp sẽ có lợi thế về giá, các sản phẩm sát thực với nhu cầu khách hàng, tạo được thị trường ổn định. ƒ Hình thức xuất khẩu gián tiếp: các doanh nghiệp thông qua các tổ chức hoặc cơ quan chuyên nghiệp có quyền xuất khẩu để bán các sản phẩm của mình. Hình thức này thường được áp dụng đối với những công ty có quy mô nhỏ, hoặc chưa có khách hàng quen ở nước ngoài hay chưa hội đủ các điều kiện xuất khẩu trực tiếp…. Với hình thức này các doanh nghiệp phải trả một khoản phí nhất định cho nhà xuất khẩu và không nắm rõ được những nhu cầu thật sự của khách hàng, vì vậy có thể gặp khó khăn do thị trường không ổn định. Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp qua các hình thức: - Các công ty quản lý xuất khẩu: những công ty quản trị xuất khẩu cho các công ty khác. - Thông qua các khách hàng nước ngoài: đây là hình thức xuất khẩu thông qua các nhân viên của các công ty nhập khẩu nước ngoài. - Qua ủy thác xuất khẩu: những người hoặc tổ chức được ủy thác thường là đại diện cho những người mua nước ngoài cư trú trên nước của nhà xuất khẩu. - Qua môi giới xuất khẩu: môi giới xuất khẩu thực hiện chức năng kết nối giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. - Qua hãng buôn xuất khẩu: hãng buôn xuất khẩu thường đóng tại nước xuất khẩu và mua hàng của người chế biến hoặc nhà sản xuất và sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để xuất khẩu và chịu mọi rũi ro liên quan đến xuất khẩu. Phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước là một chiến lược được rất nhiều doanh nghiệp nước ta sử dụng đặc biệt là xuất khẩu các sản phẩm từ nông nghiệp nói chung và trong lĩnh vực xuất khẩu thủy hải sản nói riêng. II.4.2.2/ Phương thức thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất ở nước ngoài. Phương thức này thường được áp dụng đối với những nước phát triển. Nó có những ý nghĩa quan trọng sau: - Thông qua sản xuất ở nước ngoài, các doanh nghiệp có khả năng sử dụng các thế mạnh của quốc gia đó về kỹ thuật công nghệ, vốn, tài nguyên, lao động… => giá thành có thể giảm vì vậy sản phẩm có thể có sức cạnh tranh rất cao. - Có thể khắc phục được những rào cản pháp lý liên quan đến xuất nhập khẩu: thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu. Trong phương thức này có một số hình thức thâm nhập sau: - Nhượng bản quyền: đây là hình thức người có bản quyền cho sử dụng những bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu, cung ứng các dịch vụ về kỹ thuật, hoặc các dịch vụ khác để nhận một khoản tiền nào đó. Ưu điểm các phương thức này là mức độ rũi ro thấp và doanh nghiệp có bản quyền có thể sử dụng công nghệ tiên tiến hoặc nhãn hiệu nổi tiếng nhằm sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao và có thể đạt lợi nhuận cao. Tuy nhiên nhược điểm của nó là khó kiểm soát được bên nhượng quyền và khi hợp đồng nhượng bản quyền chấm dứt, doanh nghiệp có bản quyền có thể đã tạo ra một đối thủ cạnh tranh với chính mình. - Sản xuất theo hợp đồng: sự hợp tác về chế tạo hoặc lắp ráp sản phẩm do nhà sản xuất thực hiện ở thị trường nước ngoài. Ưu điểm hình thức này là cho phép doanh nghiệp thâm nhập thị trường thế giới rũi ro ít, giá thành sản phẩm có thể hạ nếu giá nhân công hoặc giá nguyên vật liệu thấp hơn ở trong nước. Tuy nhiên nhược điểm là doanh nghiệp ít kiểm soát quy trình sản xuất nước ngoài, khi hợp đồng chấm dứt doanh nghiệp có thể đã tạo ra một đối thủ cạnh tranh với chính mình. - Đại lý độc quyền tiêu thụ: nhà doanh nghiệp giao cho nhà phân phối ở nước ngoài được phép tổ chức phân phối sản phẩm của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận, tuyệt đối không được giao cho người thứ hai trong cùng một nước để phân phối và nhà phân phối được hưởng một khoản hoa hồng. - Liên doanh: một tổ chức kinh doanh trong đó có hai hay nhiều công ty có chung quyền sở hữu, quyền quản lý, điều hành và được hưởng các quyền lợi về tài sản khác. - Đầu tư trực tiếp: công ty lập những cơ sở sản xuất ở nước ngoài bằng vốn của mình. Ưu điểm là tiết kiệm chi phí vận chuyển, tạo ra sản phẩm thích hợp với thị trường nước ngoài, kiểm soát hoàn toàn sản xuất kinh doanh…. Tuy nhiên nhược điểm là rũi ro lớn hơn so với các hình thức thâm nhập trên. II.4.2.3/ Phương thức thâm nhập thị trường thế giới tại khu thương mại tự do. Đây là một vùng lãnh thổ trong một quốc gia và vùng này được hưởng những quy chế đặc biệt về thuế khóa, các điều kiện mua bán. Phương thức này bao gồm: đặc khu kinh tế; khu chế xuất; khu thương mại tự do. Ưu điểm: Các doanh nghiệp sẽ tận dụng được những lợi thế như: miễn giảm các loại thuế, chi phí thuê mướn đất đai, nhà cửa, tiền lương nhân công thấp…. Tóm lại: Quá trình và phương thức thâm nhập thị trường thế giới phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động: - Đặc điểm của thị trường thâm nhập: cần xem xét đầy đủ những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình và cách thức thâm nhập: kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, văn hóa, môi trường cạnh tranh vì ở các nước thường khác nhau nhiều. Điển hình như ở một quốc gia mà tình hình chính trị không ổn định, các doanh nghiệp nên chọn xuất khẩu gián tiếp hơn đầu tư trực tiếp. - Đặc điểm cụ thể của khách hàng: phụ thuộc vào số lượng khách hàng, thu nhập, phân bố dân cư, tập quán mua hàng…. - Đặc điểm của các trung gian: thường các trung gian thích bán những sản phẩm có khả năng tiêu thụ nhanh, hoa hồng cao… => sẽ gay trở ngại đáng kể cho các doanh nghiệp mới bước đầu thâm nhập vào thị trường thế giới. - Đặc điểm của sản phẩm: mỗi sản phẩm đều có những đặc điểm riêng về kết cấu, tính chất lý hóa học… do đó có thể bị ảnh hưởng về phẩm chất, mức độ an toàn trong quá trình vận chuyển và bảo quản. - Tiềm lực của doanh nghiệp: Căn cứ vào khả năng tài chính, trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, các chính sách Marketing - Mix của doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế của thị trường. Và khi thực hiện tốt chiến lược thâm nhập thị trường thế giới sẽ tạo điều kiện tăng thu nhập, tăng lợi nhuận, tăng uy tín trên thương trường….và kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm; giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phạm vi hoạt động, giảm bớt rũi ro trong kinh doanh và giải thóat năng lực sản xuất dư thừa của một số doanh nghiệp…. II.5/ Chiến lược Marketing - Mix cho sản phẩm thâm nhập thị trường thế giới. Chiến lược Marketing - Mix cho sản phẩm thâm nhập thị trường thế giới là sự phối hợp và sử dụng các thành phần của marketing để tác động vào thị trường thế giới nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã hoạch định. Nội dung chiến lược Marketing - Mix gồm 4 thành phần gọi là chiến lược 4P (Product: sản phẩm; Price: giá; Place: phân phối; Promotion: xúc tiến). II.5.1/ Chiến lược sản phẩm trên thị trường quốc tế. Sản phẩm (hay dịch vụ) là tổng số các thỏa mãn và tâm lý người mua nhận được: chất lượng, kiểu dáng, bao bì, bảo hành, uy tín, dịch vụ sửa chữa và thông tin về sản phẩm. Để có những quyết định đối với sản phẩm quốc tế, doanh nghiệp cần quan tâm đến: các chính sách sản phẩm quốc tế, bao bì, nhãn hiệu hàng hóa, những dịch vụ gắn liền với sản phẩm. ƒ Các chính sách sản phẩm quốc tế: mỗi nhà xuất khẩu phải lựa chọn giữa ba sách lược hàng hóa khi xuất khẩu ra nước ngoài: - Chỉ bán ra nước ngoài những sản phẩm nào không đòi hỏi bất kỳ một sự thay đổi hay điều chỉnh nào. Ưu điểm: không cần thay đổi mẫu mã, có thể bán được ngay lập tức từ lượng hàng tồn kho. Nhược điểm: nhu cầu sản phẩm của các quốc gia trên thế giới rất ít trùng lặp, giá bán có thể bị giảm xuống và có thể gặp khó khăn trong cạnh tranh. - Làm cho sản phẩm thích ứng với điều kiện từng thị trường nước ngoài: bằng cách thiết kế lại mẫu mã, kiểu dáng, bao bì nhằm tăng thêm sức hấp dẫn. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chấp nhận thêm các chi phí về nghiên cứu và phát triển sản phẩm. - Sáng tạo sản phẩm mới: với chính sách này đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải sáng tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển. ƒ Bao bì hàng hóa xuất khẩu: bao bì luôn gắn liền với sản phẩm vì vậy nó phải phù hợp với tạp quán về văn hóa, sở thích, thói quen, quy định luật pháp của thị trường nước ngoài. Ngoài ra, nó đòi hỏi phải giữ được chất lượng hàng hóa, bảo vệ sản phẩm,…. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng quảng cáo và có thể làm tăng giá trị của sản phẩm. ƒ Nhãn hiệu hàng hóa: có mục đích truyền đạt thông tin đến người tiêu dùng nhằm giúp khách hàng tránh nhầm lẫn với các sản phẩm khác đồng thời nó cũng ràng buộc các nhà sản xuất với các sản phẩm của mình. Nhãn hiệu đòi hỏi phải rõ nét, đặc trưng về biểu tượng, màu sắc hấp dẫn người mua. Nội dung nhãn hiệu cần thể hiện rõ: + Xuất xứ hàng hóa. + Tên và địa chỉ nhà sản xuất. + Thành phần cấu tạo. + Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng. + Tiêu chuẩn đăng ký chất lượng…. ƒ Dịch vụ gắn liền với sản phẩm: đối với sản phẩm đòi hỏi những điều kiện hỗ trợ cho việc sử dụng được thuận lợi như bảo hành, sửa chữa, phụ tùng thay thế…. Chính điều này tạo sự quan tâm của nhà sản xuất đối với khách hàng làm nâng cao uy tín của nhà sản xuất. II.5.2/ Chiến lược giá. - Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất của sản phẩm. Nó là lượng tiền mà người bán đưa ra để thu được từ người mua và đổi lại người mua được sở hữu sản phẩm. Và việc định ra một mức giá phù hợp với người tiêu dùng quốc tế không phải dễ và nó phụ thuộc đến những yếu tố sau: chi phí sản xuất và phân phối sản phẩm quốc tế; điều kiện thị trường; thuế và hải quan; tình hình cạnh tranh; phí tổn trung gian; yếu tố pháp lý chính trị… - Một số phương pháp định giá mà các doanh nghiệp áp dụng: + Định giá theo chi phí: định giá hướng vào các chi phí và lợi nhuận mục tiêu của công ty đề ra. + Định giá hướng theo tình hình thực tế thị trường. + Định giá theo khách hàng: căn cứ vào những khách hàng thường xuyên, khách hàng không thường xuyên. + Định giá theo mùa vụ: căn cứ theo mùa vụ sản xuất và tiêu dùng để định giá….. II.5.3/ Chiến lược phân phối sản phẩm quốc tế. Phân phối là các hoạt động có liên quan đến việc tổ chức điều hành và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng nhằm đạt hiệu quả tối đa với chi phí thấp nhất. Việc phân phối các sản phẩm quốc tế thường được thực hiện qua các hình thức sau: bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng; bán buôn, bán lẻ, bán qua các đại lý, bán qua các chi nhánh, cửa hàng…. Và chính sách phân phối sản phẩm xuất khẩu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: - Môi trường: chính trị, văn hóa, tạp quán, thói quen tiêu dùng…. - Khả năng công ty xuất khẩu: về tài chính, nhãn hiệu sản phẩm và các hoạt động marketing để tiếp cận những nhà nhập khẩu cũng như hệ thống phân phối ở nước ngoài. - Những đặc điểm sản phẩm: mỗi loại sản phẩm đều có tính chất lý hóa nhất định, do đó cần chọn kênh phân phối thích hợp. II.5.4/ Chiến lược xúc tiến sản phẩm quốc tế. - Quảng cáo: mục tiêu nhằm thu hút sự chú ý và thuyết phục khách hàng mua hàng. Các hình thức quảng cáo: báo chí, tạp chí, phim ảnh, tivi, radio, cataloge, brochure, qua hệ thống internet….. - Khuyến mãi: những biện pháp nhằm kích thích khách hàng mua hàng ngay, mua nhiều khi dành cho khách hàng một số quyền lợi nhất định. Các hình thức khuyến mãi: quà tặng, xổ số có thưởng, giảm giá nếu mua nhiều,.… - Tuyên truyền: dùng các phương tiện: báo, phóng sự, phim ảnh để đưa những thông tin tốt về công ty xuất khẩu, sản phẩm xuất khẩu, nước xuất khẩu…. - Chào hàng: dùng nhân viên của nhà xuất khẩu tiếp xúc trực tiếp với những nhà phân phối, đại lý nhằm thúc đẩy việc ký kết thực hiện những hợp đồng xuất khẩu. Chương 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG THỜI GIAN QUA I/ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ. Nước Mỹ còn được gọi là hợp chủng quốc Hoa Kỳ, là quốc gia đứng đầu thế giới về nhiều mặt: kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự, ngoại giao, sự ảnh hưởng chính trị… là quốc gia có diện tích rộng lớn thứ 4 trên thế giới sau Liên Bang Nga, Canađa và Trung Quốc. Hoa Kỳ thuộc Bắc Châu Mỹ với diện tích 9.372.571 km2. Từ đông sang tây dài 4.500 km, từ bắc chí nam: 2.500 km. Phía đông và tây được bao bọc bởi Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và nước Mỹ có 19.924 km bờ biển. Là vùng đất rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên với khí hậu mùa hè nóng nực và mùa đông lạnh giá và gắn liền với khí hậu lục địa ẩm thấp đó là tự nhiên rất đa dạng và phong phú; tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm là khoảng 1%, 1/7/ 2004 dân số Hoa Kỳ khoảng 294,7 triệu dân - đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ. Đây chính là một thị trường tiêu dùng lớn nhất trên thế giới (chiếm khoảng 20% tổng thương mại thế giới), có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, là nước có nền kinh tế lớn với GDP hiện nay đạt gần 11.000 tỷ USD với GDP bình quân đầu người là trên 37.000 USD/người/năm. Và cũng là thị trường rất lớn cho hàng hóa - dịch vụ nhập khẩu (với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên đến trên 1.400 tỷ USD - chiếm gần 18% kim ngạch nhập khẩu thế giới) với nhu cầu hàng hóa của họ cực kỳ đa dạng về chủng loại và chất lượng. Đối với các mặt hàng thủy sản, mặc dù đã được cung cấp rất nhiều bởi các công ty và nhà chế biến nội địa nhưng hàng năm nước này cũng nhập khẩu trên 10 tỷ USD và hiện nay đang có xu hướng tăng nhanh (tương đương 16 - 18% nhập khẩu thủy sản của thế giới). Hoa Kỳ là một trong những nước nhập khẩu thủy sản lớn của Việt Nam trên thế giới trong những năm gần đây và trong tương lai gần theo định hướng của Bộ Thủy Sản thì Hoa Kỳ sẽ là thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mặc dù chúng ta gặp không ít khó khăn khi xuất khẩu vào thị trường này sau khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết vào tháng 7/2000. I.1/ Môi trường nhân khẩu. Đây là một thị trường tiêu dùng được đánh giá là lớn nhất trên thế giới với số dân số khoảng 294,7 triệu (1/7/2004). Bảng số 1: Dân số Hoa Kỳ. Đơn vị tính: ngàn người Thời điểm 1/7/2000 1/7/2001 1/7/2002 1/7/2003 1/7/2004 Dân số 282.177 285.093 287.973 290.809 294.711 Tốc độ tăng (%) - 1,03 1,0 0,98 1,34 Nguồn: Qua bảng số 1: với dân số rất đông và ngày càng tăng lên nhanh chóng, đồng thời với thu nhập bình quân đầu người thuộc loại rất cao trên thế giới thì Hoa Kỳ là một thị trường tiêu dùng khổng lồ và ngày càng tăng lên đối với các loại hàng hóa. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ là một quốc gia đa chủng tộc và được di dân từ nhiều nước khác trên thế giới, giữa các bang trong cùng lãnh thổ tạo nên các nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú. Đây chính là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà nhập khẩu nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng. I.2/ Môi trường kinh tế. Tình hình nền kinh tế Hoa Kỳ. Hiện nay nền kinh tế Hoa Kỳ được xem như là mạch máu của nền kinh tế thế giới. Với sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển và tăng trưởng của các nước khác và đặc biệt là các nước phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ. Bảng số 2: Mức tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ Năm 2000 2001 2002 2003 2004 (est) GDP (tỷ đôla) 9.810,2 10.065,3 10.327,4 10.595,5 10.990 Tốc độ tăng trưởng (%) - 102,6 102,6 102,6 103,7 Nguồn: Worldbank and CIA - The World Factbook -- United States.htm Qua bảng số 2: trong những năm gần đây thì nền kinh tế Hoa Kỳ ngày càng lớn mạnh, tăng trưởng tương đối nhanh, ổn định và đặc biệt hơn khi so với các nền kinh tế lớn khác trên thế giới như Nhật, Châu Âu,…. mặc dù bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997, sự biến động giá dầu trên thị trường thế giới khó có thể dự đoán và kiểm soát được trong năm 2003 và 2004 và đặc biệt là các cuộc chiến tranh gần đây mà Hoa Kỳ là quốc gia tham gia với vai trò chủ chiến. Sự tăng trưởng này chủ yếu do các nguyên nhân chính như sự tăng lên của tiêu dùng cá nhân, đầu tư doanh nghiệp, đầu tư của chính phủ, xuất khẩu đều tăng. Và đặc biệt hơn khi nền kinh tế càng tăng trưởng nhanh và ổn định thì người dân Hoa Kỳ càng tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm cao cấp và họ càng quan tâm nhiều hơn đến sức khõe với các sản phẩm thực phẩm nói chung và các sản phẩm thủy sản nói riêng với yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm cao => đây là đặc trưng tiêu dùng của người dân Hoa Kỳ mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam cần quan tâm khi xem đây là thị trường chủ lực trong chiến lược phát triển ngành thủy sản trong tương lai. Lạm phát - thất nghiệp: Bảng số 3: Số liệu về tình trạng lạm phát của Hoa Kỳ. Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 Tỷ lệ lạm phát theo giá tiêu dùng 3,4 2,8 2,7 2,4 2,3 Nguồn: Worldbank and CIA - The World Factbook -- United States.htm Qua bảng số 3: trong những năm gần đây chính phủ Hoa Kỳ đã kiểm soát rất chặt chẽ và hiệu quả các chính sách kinh tế vĩ mô: lạm phát và thất nghiệp có tiềm ẩn tăng cao nhưng chính phủ Hoa Kỳ đã điều tiết với mức lạm phát ở trạng thái an toàn cao và kéo dài trong rất nhiều năm đã kích thích sự tăng trưởng kinh tế và làm tăng tiêu dùng => tạo ra sự ổn định cao trong nền kinh tế và đây là một trong các nhân tố tác động đến sự phân phối thu nhập của nền kinh tế Hoa Kỳ. Phân phối thu nhập: Nước Mỹ hết sức giàu có về vật chất, thừa thải về hàng hóa, lương thực thực phẩm, là một đất nước “siêu cường” duy nhất trên thế giới về rất nhiều lĩnh vực.… Nhưng đối cực với điều đó là khoảng cách giàu nghèo của người dân nước Mỹ ngày càng sâu và rộng. Biểu hiện cụ thể những năm gần đây: sự thu nhập của các gia đình nghèo đã giảm 8%, trong khi đó thu nhập của các gia đình giàu lại tăng 9% => làm cho khoảng cách ngày lại càng rộng thêm. Chính nó làm cho nhu cầu của người dân Hoa Kỳ về các loại sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú từ thấp cấp đến cao cấp nhất trên thế giới. I.3/ Môi trường cạnh tranh. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra quyết liệt giữa các công ty trong cùng một ngành mà còn giữa các ngành với nhau. Ở Mỹ sự cạnh tranh hầu như được đặt lên hàng đầu cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển kể cả các cuộc bầu cử tổng thống và sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt. Chính sự cạnh tranh này tạo điều kiện tốt nhất cho họ trở thành những con người năng động và có óc tiến thủ nhất giúp họ làm việc tốt hơn, xây dựng một cuộc sống đầy đủ hơn và tốt đẹp hơn và cũng chính điều này đã làm cho người Mỹ trở nên thực dụng nhất trên thế giới. Người Mỹ luôn tâm niệm rằng làm thế nào kiếm được nhiều tiền, doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận là tốt nhất nên càng thúc đẩy họ làm việc nhiều hơn, căng thẳng hơn, cạnh tranh ngày càng nhiều hơn… để làm sao cung cấp được nhiều hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng tốt hơn so với đối thủ của mình với các nhập lượng đầu vào thấp nhất. Ví dụ: Các sản phẩm thủy sản Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ ổn định và tăng trưởng thì các doanh nghiệp Việt Nam cần xác định rõ đây là thị trường mà sự cạnh tranh rất khốc liệt về chất lượng sản phẩm, các dịch vụ sau bán hàng, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm hết sức khắc khe…. I.4/ Môi trường chính trị pháp luật. Mặc dù hiện nay thì hệ thống luật pháp của hoa kỳ được xem là có tính ổn định và mang tính pháp lý cao nhưng hệ thống này lại cực kỳ phức tạp, nó được thể chế theo luật liên bang và luật của từng bang cụ thể. Và luật pháp này chủ yếu nhằm bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ nên khi có sự cạnh tranh hay các vụ kiện tranh chấp thương mại thì các doanh nghiệp nước ngoài thường bị thiệt (đặc biệt là rất tốn kém các chi phí cho toà án, các luật sư tham gia tranh tụng tại các phiên tòa đầy tính phức tạp này,…). Để có hiệu quả và hạn chế các rũi ro có thể gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp nước ngoài tại Hoa Kỳ thì họ cần phải tìm hiểu rất kỹ môi trường chính trị pháp luật của Hoa Kỳ vì họ bị điều chỉnh bởi luật pháp của Hoa Kỳ - luật pháp này có thể có rất nhiều sự khác nhau với luật của các nước và sự khác biệt này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của họ. Ví dụ: Hiện nay trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ có rất nhiều quốc gia tham gia (có quốc gia đã là thành viên hoặc chưa là thành viên của WTO) và hiện nay các quốc gia này trong đó có Việt Nam bị rất nhiều rào cản do luật pháp Hoa Kỳ quy định nhằm hạn chế xuất khẩu vào thị trường nước này: luật chống bán phá giá, các rào cản về thuế quan, các rào cản về kỹ thuật, luật bảo vệ người tiêu dùng; luật bảo vệ thương hiệu, mẫu mã, kiểu dáng; luật liên bang về thực phẩm và dược phẩm, luật chống độc quyền,…. I.5/ Môi trường văn hóa. Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều có một nền văn hóa đặc thù của mình. Khi nói đến văn hóa Hoa Kỳ thì nói đến văn hóa của sự tự do dân chủ, chủ nghĩa thực dụng… và đặc biệt là văn hóa của sự tiêu dùng với đặc điểm Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, đa chủng tộc nên văn hóa tiêu dùng của từng vùng, từng chủng tộc cũng khác nhau với nhu cầu rất phong phú, đa dạng và đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã ngày càng cao… và nó phụ thuộc nhiều vào đối tượng, thu nhập, sở thích, thị hiếu, phong cách sống…. II/ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THỦY SẢN HOA KỲ TRONG THỜI GIAN QUA. II.1/ Phân tích tình hình nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Hoa Kỳ. Bảng số 4: Tình hình nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ. ĐVT: Tỷ USD. Năm 2000 2001 2002 2003 Tổng kim ngạch nhập khẩu 1.259,3 1.180,1 1.235,5 1.260 Kim ngạch nhập khẩu thủy sản 10,5 10,3 10,552 10,6 Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu thủy sản/ tổng kim ngạch nhập khẩu (%) 0,834 0,87 0,85 0,84 Nguồn: World Bank Qua bảng số 4: Hoa Kỳ là quốc gia có tổng kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trên thế giới với rất nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau và là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới sau Nhật Bản về nhập khẩu hàng thủy sản với giá trị và sản lượng rất lớn. Và theo xu hướng về tăng trưởng nhập khẩu thì trong tương lai tổng kim ngạch nhập khẩu nói chung và kim ngạch nhập khẩu thủy sản nói riêng của Hoa Kỳ ngày càng tăng, cụ thể năm 2002 Hoa Kỳ nhập khẩu thủy sản 10.552 triệu USD tăng 2,45% so với năm 2001 và năm 2003 nhập khẩu thủy sản Hoa Kỳ lại tăng và đạt mức 10.600 triệu USD và tăng 0,45% so với năm 2002. Và với giá trị này thì tỷ trọng của kim ngạch nhập khẩu thủy sản so với tổng kim ngạch chỉ chiếm khoảng 0,85% và chiếm từ 16-18% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của toàn thế giới với các mặt hàng nhập khẩu thủy sản chủ yếu từ tôm và cá đông lạnh các loại; ngoài ra còn nhập khẩu một số loài nhuyễn thể khác nhưng giá trị tương đối thấp so với hai loại sản phẩm trên. Chính vì vậy đây được xem là một thị trường tiêu thụ rất lớn về hàng thủy sản và là thị trường tiềm năng của tất cả các quốc gia nhập khẩu trên thế giới và đặc biệt hơn đối với Việt Nam thì đây là thị trường mà chúng ta xuất khẩu thủy sản nhiều nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất so với các thị trường xuất khẩu khác. II.2/ Cơ cấu nhập khẩu thủy sản của Hoa Kỳ. Hiện nay nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân Hoa Kỳ cao hơn nhiều so với khả năng khai thác tự nhiên và nuôi trồng nội địa. Hầu hết nhiều sản phẩm thủy sản được tiêu dùng tại Hoa Kỳ được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, chủ yếu từ các nước ở Châu Á, Châu Mỹ… như Canađa, Thái lan, Trung quốc, Ecuađo, Chilê, Mêhicô, Inđônêsia, Việt Nam… với các chủng loại ngày càng đa dạng và phong phú. Thị trường tôm các loại tại Hoa Kỳ: Bảng số 5: Các quốc gia xuất khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ. Đơn vị tính: tấn Sản lượng nhập khẩu Quốc gia 2000 2001 2002 2003 Thái Lan 126.279 135.984 115.011 133.220 Trung Quốc 17.781 27.616 49.092 81.011 Việt Nam 15.717 33.235 44.642 57.378 Ấn Độ 28.205 32.578 43.890 45.469 Eâcuađo 19.097 26.759 29.713 34.029 Mêhicô 28.938 29.811 24.157 25.494 Braxin 5.896 9.815 17.724 21.783 Inđônêxia 16.656 15.815 17.410 21.663 Vênêzuêla 14.885 9.515 10.314 9.958 Honđuras 7.880 9.685 9.781 9.706 Guyana 8.620 11.690 9.657 11.423 Bănglađet 10.220 8.726 8.535 8.143 Canađa 8.517 6.482 7.740 6.478 Panama 5.851 6.862 6.401 6.153 Nicaragua 4.827 5.034 4.720 4.507 Các nước khác 24.226 29.195 28.921 28.080 Tổng cộng 343.595 398.802 427.708 504.495 Nguồn: WILLKIE FARR & GALLAGHER LLP. Qua bảng số 5: đây là thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất trên thế giới với sản lượng tiêu thụ và nhập khẩu tăng lên hàng năm và là thị trường rất tiềm năng với hơn 90 quốc gia tham gia xuất khẩu tôm vào thị trường này nhưng vị trí đứng đầu xuất khẩu tôm luôn thuộc về Thái Lan với sản lượng xuất khẩu đạt 133.220 tấn vào năm 2003 với tỷ trọng chiếm 26,95% và Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này với số lượng cũng không nhỏ và đạt mức 57.378 tấn vào năm 2003 và tăng 28,5% so với năm 2002. Mỗi năm Hoa Kỳ nhập khẩu trên 3,5 tỷ USD tôm các loại (năm 2003 nhập khẩu 3,76 tỷ USD tăng gần 10% về giá trị và tăng 17,95% về khối lượng và so với năm 2002). Sản lượng tôm nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm khoảng 88% sản lượng tôm cung ứng cho toàn bộ nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ, khai thác tự nhiên và nuôi nội địa chiếm khoảng 12% - đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của vụ kiện bán phá giá tôm mà một số quốc gia xuất khẩu lớn tôm sang Hoa Kỳ là bị đơn vào cuối năm 2003. Trong những năm gần đây thì giá trị xuất khẩu tôm của Thái Lan và một số nước Châu Mỹ La Tinh vào Hoa Kỳ biến động rất nhanh và theo chiều hướng khó dự báo với nguyên nhân chính là thời tiết diễn biến bất lợi kết hợp với các bệnh dịch tôm làm sản lượng khai thác thấp. Ngược lại với một số nước trên thì một số quốc gia có giá trị xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ lại tăng lên nhanh chóng như Việt Nam (năm 2003 sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ tăng lần lượt là 28,5% và 23,7% so với năm 2002); Trung Quốc (lần lượt 77,7% và 57,8%)…. Nguyên nhân do điều kiện khí hậu ở các quốc gia này tương đối thuận lợi, diện tích nuôi tôm của các quốc gia này tăng lên nhanh chóng, các dịch bệnh được phòng ngừa tương đối tốt. Ngoài ra, các nước này đã có chiến lược tốt về sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến có hiệu quả trong việc thâm nhập thị trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt này và quan trọng nhất là các doanh nghiệp Việt Nam đã đáp ứng được những yêu cầu cao về an toàn thực phẩm cho thị trường này. Đối với cơ cấu sản phẩm tôm: trong cơ cấu tiêu dùng thủy sản thì tôm được người dân Hoa Kỳ ưa chuộng nhất với các loại sản phẩm như tôm thẻ, tôm sú, tôm bỏ đầu nguyên vỏ, tôm bóc nõn …. Và các sản phẩm này được cung cấp bởi một số quốc gia chính như: Thái Lan (chủ yếu tôm sú, tôm he chân trắng, tôm hùm cỡ lớn….), Trung Quốc (chuyên xuất khẩu tôm he chân trắng), Việt Nam (tôm sú…), Ấn Độ (tôm sú…), các nước Mỹ La Tinh (chủ yếu như tôm PTO chín), Êcuađor (tôm bỏ đầu nguyên vỏ)…. Chính sự đa dạng về nhu cầu và nhà cung cấp sản phẩm làm cho thị trường tôm Hoa Kỳ ngày càng mở rộng hơn và đa dạng hóa sản phẩm nhiều hơn, và nó là nguyên nhân tạo ra sự cạnh tranh càng khốc liệt hơn. - Giá tôm: nhìn chung giá tôm cùng loại ở thị trường Hoa Kỳ cao tương đối so với các thị trường khác trên thế giới với nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân lớn nhất là do sự đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm rất cao của người tiêu dùng kết hợp với sự chấp nhận trả giá cao cho các sản phẩm này; bình quân giá tôm đông lạnh bán buôn tại New York của một số sản phẩm như: tôm sú nấu chín, bóc vỏ và bỏ đuôi (Cooked & peeled, tail on) cỡ 16-20 con/kg giá bình quân 18,96-19,60 USD/kg; hay tôm bỏ đầu nguyên vỏ (Headless, shell-on) cỡ 16-20 con/kg giá bình quân 13 USD/kg…. hầu như ít thay đổi so với năm 2002. Tuy nhiên có một điều đặc biệt là giá nhập khẩu tôm sú từ Thái Lan trước đây luôn cao hơn sản phẩm cùng loại nhập khẩu các nước khác như Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc và Việt Nam từ 0,5-1,7 USD/kg và của Indonesia từ 0,1-0,7 USD/kg với nguyên nhân chính là các sản phẩm này của Thái Lan đã được người tiêu dùng Hoa Kỳ tin tưởng cao về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm; mức độ ngon của sản phẩm phù hợp với sở thích, thị hiếu người tiêu dùng; đẳng cấp chế biến các sản phẩm rất cao; năng lực sử dụng các công cụ marketing rất hiệu quả. Và với giá cả chênh lệch như vậy có thể đây là một trong những điểm mạnh của các sản thủy sản Việt Nam trong quá trình cạnh tranh giá trên thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên trong năm 2004 và 2005 theo dự báo thì giá tôm của rất nhiều loại sẽ tăng nhanh chóng khi ủy ban ITC và DOC dự kiến sẽ phán quyết về vụ kiện bán phá giá tôm vào thị trường Hoa Kỳ làm cho lượng cung tôm trên thị trường Hoa Kỳ sẽ bị giảm và các quốc gia bị kiện sẽ chịu mức thuế suất cao hơn. Và nó chính là nguyên nhân làm ảnh hưởng mạnh đến lợi ích của người tiêu dùng Hoa Kỳ. ƒ Xem diễn biến vụ kiện tôm sẽ trình bày ở phụ lục số 1. Thị trường cá các loại tại Hoa Kỳ: Cá là loại thủy sản đứng vị trí thứ hai trong giá trị hàng thủy sản nhập khẩu của Hoa Kỳ với nhiều chủng loại khá đa dạng: cá tươi các loại, cá đông lạnh các loại, cá đóng hộp các loại, cá hun khói, cá khô,... Trong đó đặc biệt các loại cá fillet và cá ngừ là các sản phẩm mà người tiêu dùng Hoa Kỳ rất ưa chuộng. + Sản phẩm cá hồi: đây là sản phẩm thủy sản được ưa chuộng thứ 2 sau tôm. Các sản phẩm này được cung cấp bởi những người nuôi cá hồi trong nước và phần lớn được nhập khẩu từ Canađa và Chilê. Năm 2003 nhập khẩu cá hồi của Hoa Kỳ đạt 1,1 tỷ USD, tăng 15% về giá trị và tăng 4% về khối lượng nhập khẩu so với năm 2002. Với sở thích người tiêu dùng Hoa Kỳ ngày càng tăng thì đây là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà nhập khẩu đang hướng vào thị trường Hoa Kỳ. + Sản phẩm cá ngừ: sản lượng cá ngừ tiêu thụ hàng năm tại Hoa Kỳ đạt 35.000 tấn (Nguồn: Bộ Thủy sản Hoa Kỳ) gồm cả sản phẩm tươi và sản phẩm đóng hộp với những loại được ưa chuộng: cá ngừ vây xanh, cá ngừ mắt to, cá ngừ vây vàng và cá ngừ vây dài. Trên 70% cá ngừ tiêu thụ tại Hoa Kỳ là nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia như: Mêhicô, Tây Ban Nha và Canađa….. Hiện nay Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng đầu về cá ngừ vây vàng sang thị trường Hoa Kỳ và nó được tiêu thụ rộng rãi và phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. + Cá rô phi: hiện nay sản phẩm này rất được người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa chuộng với sản lượng nhập khẩu tăng trên 700% trong vòng 10 năm qua và là nước nhập khẩu cá rô phi lớn nhất thế giới với các quốc gia chính tham gia xuất khẩu: Đài Loan, Jamaica, Colombia, Costa Rica và Ecuado và trong những năm gần đây Việt Nam cũng đang có chiến lược nuôi cá rô phi xuất khẩu nhằm đa dạng hóa sản phẩm và chính chiến lược này làm cho sản lượng nuôi và xuất khẩu cá rô phi Việt Nam hiện nay tăng lên rất nhanh => đây có thể là một trong những sản phẩm chủ lực của Việt Nam trong tương lai theo định hướng của bộ thủy sản Việt Nam. Thị trường các sản phẩm khác: Ngoài nhập khẩu một số sản phẩm chính là tôm và cá các loại thì các sản phẩm từ ghẹ, cua và các loại nhuyễn thể khác hàng năm xuất khẩu vào Hoa Kỳ với khối lượng tương đối lớn. Bên cạnh đó, hàng năm Hoa Kỳ còn nhập khẩu một số loại hải sản không dùng làm thực phẩm như: san hô, ngọc trai, các loại vỏ làm đồ trang sức... trị giá khoảng 5 tỷ USD hàng năm. Đánh giá khái quát về tình hình thị trường Hoa Kỳ: Sản phẩm: khi nói đến Hoa Kỳ thì mọi người đều nghĩ đến là một xã hội tiêu dùng với rất nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau từ loại cao cấp nhất thế giới đến những loại cấp thấp và đặc biệt là các sản phẩm từ thủy sản thì họ càng quan tâm hơn về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, thương hiệu, vệ sinh an toàn thực phẩm… cụ thể là các tiêu chuẩn chính phủ Hoa Kỳ đưa ra đối với các nước xuất khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ do nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe trong quá trình sử dụng. Hiện nay, nhu cầu về các sản phẩm thủy sản của người dân Hoa Kỳ ngày càng tăng, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chất lượng tốt. Vì vậy trong tương lai nó là thị trường đầy tiềm năng cho rất nhiều nhà xuất khẩu sản phẩm thủy sản và quan trọng đối với các nhà xuất khẩu các sản phẩm thủy sản cao cấp. Giá: nhìn chung so với các thị trường khác trên thế giới thì giá các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ thường có mức giá cao hơn. Giá cao hơn này được lý giải bởi các yêu cầu pháp lý cao như yêu cầu phải có ghi nhãn xuất xứ, thông báo việc sử dụng chất nhuộm màu, yêu cầu tính độc đáo của sản phẩm và áp dụng HACCP nhằm đảm bảo các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm do FDA quy định với các tiêu chuẩn rất khắc khe. - Phân phối: với đặc điểm là thị trường tiêu thụ thủy sản đứng thứ 2 thế giới sau Nhật Bản nhưng hầu như thị trường Hoa Kỳ thường do một nhóm các nhà nhập khẩu - thường là các công ty lớn đứng ra cung cấp hàng. Họ mua và nhập các sản phẩm sau đó bán lại cho các nhà phân phối khác để sản phẩm tiếp tục đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Sự phân phối tại Hoa Kỳ nhìn chung được thông qua 2 kênh chủ yếu: + Kênh bán sỉ thủy sản xuất khẩu ở Hoa Kỳ: Do các công ty kinh doanh thủy sản hàng đầu ở Hoa Kỳ thực hiện và qua hệ thống này hàng thủy sản sẽ được cung cấp cho hầu hết các xí nghiệp chế biến thủy sản, hệ thống siêu thị và các hệ thống phân phối khác của Hoa Kỳ với đặc điểm khả năng cung cấp hàng phải lớn và ổn định; các mặt hàng thủy sản phải đa dạng; cung cấp cho các đối tượng, các vùng và các khu vực khác nhau; giá cả cạnh tranh …. + Kênh bán lẻ thủy sản xuất khẩu ở Hoa Kỳ: sau kênh phân phối này thì các sản phẩm thủy sản đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Hiện nay tại Mỹ thủy sản được phân phối qua kênh này rất lớn - chiếm đến trên 50% trị giá tiêu thụ tại Hoa Kỳ với các hình thức như hệ thống siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, các nhà hàng, nhà ăn công cộng và phục vụ ăn nhanh…. Xúc tiến: với các dịch vụ cực kỳ hoàn hảo và đầy đủ kết hợp với cơ chế rất thoáng của chính phủ Hoa Kỳ thì các doanh nghiệp có thể lựa chọn bất kỳ hình thức xúc tiến nào tùy theo năng lực, khả năng tài chính, vòng đời sản phẩm …. Các hình thức xúc tiến thường dùng ở Hoa Kỳ: quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá, quan hệ công chúng, hội nghị…. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần tính toán khi thực hiện các hoạt động này ở Hoa Kỳ vì chi phí rất cao. II.3/ Một số các quy định của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA: Food and Drug Administration) là cơ quan chịu trách nhiệm về kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm kể cả hàng thực phẩm nhập khẩu. Với chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của mình cơ quan này khuyến cáo các doanh nghiệp muốn nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải thực hiện đầy đủ hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP ((Hazard Analysis And Critical Control Point: Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn trong ngành chế biến thực phẩm). Nếu các lô hàng đã được kiểm tra và xác nhận bảo đảm chất lượng, thủ tục lưu hành thì đủ điều kiện nhập khẩu và những lô hàng này sẽ không ảnh hưởng đến những lô hàng kế tiếp khi kiểm tra và điều đặc biệt là FDA luôn phân các sản phẩm thủy sản nhập khẩu ra từng lô nhỏ để kiểm tra nếu lô nào không đạt thì bị hủy và doanh nghiệp xuất khẩu phải trả thêm chi phí hủy (292USD/tấn), còn các lô khác vẫn được nhập khẩu và việc kiểm tra các lô hàng nhập khẩu được thông qua hệ thống cảnh báo "Alert" tức là nhà nhập khẩu sẽ dựa vào danh sách tần số vi phạm của nhà xuất khẩu để đưa ra kế hoạch kiểm tra và nếu doanh nghiệp nào vi phạm nhiều lần sẽ bị kiểm tra tất cả các lô hàng nhập khẩu và chính điều này làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu bị kiểm tra vừa mất thời gian và chi phí (chi phí này do nhà xuất khẩu phải chịu hoàn toàn). Nhằm hạn chế tình trạng này các nhà nhà xuất khẩu phải có 5 lô hàng liên tiếp không vi phạm trong thời gian 6 tháng và phải có ít nhất 1 trong 5 lô hàng được FDA kiểm tra không vi phạm để đảm bảo rằng kết quả phân tích có hiệu lực. Đối với hàng thủy sản của Việt Nam muốn xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cũng phải tuân theo các quy định của FDA về thực phẩm theo đúng tiêu chuẩn HACCP (các doanh nghiệp muốn xuất khẩu thủy sản muốn tham gia vào thị trường Hoa Kỳ phải có giấy chứng nhận này và phải được FDA chấp thuận). Việc kiểm tra của FDA căn cứ vào sự vi phạm của các doanh nghiệp được phân loại: - A list: Các doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ sẽ không bị kiểm tra và việc kiểm tra xảy ra khi bị người tiêu dùng than phiền về chất lượng hoặc bị bệnh từ chính thực phẩm nhập khẩu đó. - B list: Các doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng thực phẩm vào thị trường Hoa Kỳ sẽ bị FDA kiểm tra ngẫu nhiên tuy nhiên việc kiểm tra này có thể hoặc không xảy ra. - C list: Thông thường các doanh nghiệp mới tham gia nhập hàng vào Hoa Kỳ. Mỗi lần hàng đến đều phải được kiểm tra trước khi tiêu thụ và nếu tình hình được cải thiện sẽ lên B hoặc A list. - Black list: Các doanh nghiệp nằm trong danh sách này sẽ bị cấm nhập hoặc sẽ bị kiểm tra rất kỹ. Ngoài ra, FDA còn quy định rất tất cả doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ đều phải có giấy chứng nhận HACCP và khi cần FDA sẽ yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu trình hồ sơ GMP và SSOP. ƒ Quy chế HACCP thủy sản sẽ trình bày ở phụ lục số 2. III/ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY. Trong những năm gần đây xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan: cuộc chiến tranh Irắc, dịch bệnh SARS và đặc biệt là các rào cản kỹ thuật và thương mại như các vụ kiện cá basa, vụ kiện tôm hay các quy định về hàm lượng vi sinh rất nghiêm ngặt đối với thủy sản nhập khẩu của Việt Nam… Tuy nhiên với sự nỗ lực không ngừng trong việc đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa thị trường thì ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như đến năm 2003 sản phẩm thủy sản Việt Nam đã vào thị trường của hơn 80 quốc gia và đặc biệt là giá trị và sản lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ luôn tăng năm sau cao hơn năm trước. Và theo định hướng của các doanh nghiệp thì trong tương lai Hoa Kỳ là thị trường chủ lực của sản phẩm thủy sản Việt Nam. Để thực hiện tốt thì ngành thủy sản Việt Nam cần thực hiện rất nhiều chiến lược để từng bước khẳng định mình trên thương trường quốc tế như đãm bảo nguồn cung cấp, chế biến, các hoạt động thương mại và quan trọng hơn là các chiến lược marketing xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ ngày càng chuyên nghiệp hơn. III.1/ Tổng quan tình hình khai thác và xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian qua. Bảng số 6: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của Việt Nam. ĐVT: Tấn Năm 1985 1990 1995 2000 2002 2003 Sản lượng 808.060 978.880 1.414.590 2.003.700 2.410.900 2.536.361 Tốc độ phát triển (%) - 121,2 144,5 141,6 120,3 105,2 Nguồn: Bộ thủy sản Biểu đồ sản lượng sản xuất và khai thác thuỷ sản Việt Nam 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 Tấn Năm 1985 200220001995 20031990 Qua bảng số 6: trong những năm gần đây, hòa nhịp với sự phát triển chung của đất nước thì ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực như: khai thác, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến cũng như xuất khẩu và với sự nỗ lực đó đã đưa Việt Nam vào 15 quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản. Cụ thể: sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của Việt Nam luôn tăng và tăng trưởng tương đối nhanh, ổn định và mang tính bền vững cao như năm 2003 tổng sản lượng thủy sản đạt 2.536.361 tấn tăng 5,2% so với năm 2002. Trong đó: + Sản lượng khai thác đạt 1.426.233 tấn tăng 3,34% so với 2002. + Sản lượng nuôi trồng đạt 1.110.128 tấn tăng 15,06% so với 2002. Chính sự tăng trưởng mang tính bền vững này đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa và có thêm lượng hàng hóa để xuất khẩu để thu ngoại tệ nhằm làm giảm thâm hụt cán cân thương mại quốc gia, đồng thời tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động (lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trong ngành thủy sản: sản xuất các công cụ đánh bắt, thuyền, thức ăn cho các thủy sản nuôi…: giải quyết trên 4 triệu lao động trong năm 2003), làm giảm áp lực di dân từ những vùng kinh tế thủy sản đến các vùng đô thị nhằm tạo ổn định kinh tế - xã hội…. Ngoài ra, thủy sản Việt Nam ngày càng được nuôi trồng, khai thác và chế biến với kỹ thuật cao hơn, hiệu suất cao hơn, giá trị giá tăng cao… làm cho chất lượng thủy sản càng tăng và nó chính là nguyên nhân giúp thủy sản Việt Nam dễ dàng hơn trong quá trình thâm nhập và mở rộng tại thị trường Hoa Kỳ. Bảng số 7: Kim ngạch xuất khẩu của một số hàng hóa chính 2001 - 2003. ĐVT: triệu USD. Giá trị xuất khẩu Tỷ trọng xuất khẩu (%) Các chỉ tiêu 2001 2002 2003 2001 2002 2003 Tổng kim ngạch xuất khẩu 15.027 16.706 19.900 100 100 100 Cao su 166 268 383 1,1 1,6 1,9 Cà phê 391 322 473 2,6 1,9 2,4 Gạo 625 726 719 4,2 4,3 3,6 Điều 152 209 282 1,0 1,3 1,4 Hạt tiêu 91 108 104 0,6 0,6 0,5 Rau quả 330 201 152 2,2 1,2 0,8 Thủy sản 1.778 2.023 2.217 11,8 12,1 11,1 Dầu thô 3.126 3.270 3.777 20,8 19,6 19,0 Than đá 113 156 180 0,8 0,9 0,9 Hàng dệt, may 1.975 2.752 3.630 13,1 16,5 18,2 Giày dép 1.559 1.867 2.225 10,4 11,2 11,2 Hàng thủ công mỹ nghệ 235 331 367 1,6 2,0 1,8 Hàng điện tử và linh kiện máy tính 595 492 686 4,0 2,9 3,4 Các mặt hàng khác còn lại 3.891 3.981 4.705 25,9 23,8 23,6 Nguồn: Bộ thương mại số liệu 2001 và 2002. Tổng cục thống kê và viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương số liệu 2003. Qua bảng số 7: trong những năm gần đây sản lượng và giá trị xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của ngành thủy sản nói riêng ngày càng tăng, cụ thể là xuất khẩu năm 2001 đạt 15.027 triệu USD, năm 2002 và 2003 tăng lần lượt lên đến 16.706 và 19.900 triệu USD. Và trong cơ cấu xuất khẩu của các mặt hàng thì ngành thủy sản chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu xuất khẩu Việt Nam (năm 2001, 2002 và 2003 tỷ trọng lần lượt là 11.8%, 12.1% và 11.1%) và tỷ trọng này tương đối ổn định qua các năm. Ngoài ra thì ngành thủy sản là một trong bốn ngành đóng góp nhiều nhất cho xuất khẩu Việt Nam và là một trong những quốc gia trên thế giới mà ngành thủy sản đóng góp rất lơn vào giá trị xuất khẩu của quốc gia. Bảng số 8: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam ĐVT: Triệu USD. So sánh tuyệt đối So sánh tương đối (%) Tên khối 2001 2002 2003 2002 so 2001 2003 so 2002 2002 / 2001 2003 / 2002 Mỹ 489,0 655,0 777,7 165,9 122,7 133,9 118,7 Nhật 465,9 537,5 582,8 71,6 45,4 115,4 108,4 EU 90,7 73,7 116,7 -17,0 43,0 81,2 158,4 Châu Á 475,5 497,8 290,9 22,3 -206,9 104,7 58,4 Thị trường khác 256,3 258,9 431,4 2,6 172,6 101,0 166,7 Tổng cộng 1.777,5 2.022,8 2.199,6 245,3 176,8 113,8 108,7 Nguồn: Bộ thủy sản. Bảng số 9: Xuất khẩu thủy sản qua các nhóm mặt hàng. ĐVT: Triệu USD So sánh tuyệt đối So sánh tương đối (%) Tên hàng 2001 2002 2003 2002 so 2001 2003 so 2002 2002 / 2001 2003 / 2002 Bạch tuộc đông lạnh 35,2 44,2 43,6 9,0 -0,6 125,7 98,6 Cá đông Lạnh 221,9 361,6 405,7 139,7 44,1 162,9 112,2 Cá khô 36,8 40,2 16,7 3,4 -23,5 109,1 41,6 Cá ngừ 58,6 77,5 47,7 18,9 -29,7 132,2 61,6 Mực đông lạnh 80,7 96,0 68,6 15,3 -27,4 118,9 71,4 Mực khô 153,8 109,2 57,1 -44,6 -52,1 71,0 52,3 Ruốc khô 3,8 4,2 3,4 0,4 -0,7 109,5 82,7 Tôm các loại 782,6 965,8 1058,6 183,2 92,8 123,4 109,6 Các mặt hàng khác 404,0 324,1 498,1 -79,9 174,0 80,2 153,7 Tổng cộng 1777,5 2022,8 2199,6 245,3 176,8 113,8 108,7 Nguồn: Bộ thủy sản. Bảng số 10: Xuất khẩu thủy sản qua 10 mặt hàng có kim ngạch cao nhấât ĐVT: Triệu USD. So sánh tuyệt đối So sánh tương đối (%) Tên mặt hàng 2001 2002 2003 2002 so 2001 2003 so 2002 2002 / 2001 2003 / 2002 Tôm đông lạnh các loại 436,1 551,4 668,2 115,3 116,8 126,5 121,2 Tôm sú các loại 314,9 368,2 363,4 53,3 -4,8 116,9 98,7 Cá đông lạnh các loại 170,8 232,4 297,4 61,6 65,0 136,1 128,0 Các loại thủy sản khác 20,7 63,3 207,2 42,7 143,9 306,5 327,3 Hải sản các loại 187,1 136,4 188,3 -50,7 52,0 72,9 138,1 Cá ba sa 5,1 87,0 81,1 81,9 -5,9 1722,0 93,2 Mực đông lạnh các loại 80,7 96,0 68,6 15,3 -27,4 118,9 71,4 Mực khô các loại 153,8 109,2 57,1 -44,6 -52,1 71,0 52,3 Cá ngừ đông lạnh 58,6 77,5 47,7 18,9 -29,7 132,2 61,6 Bạch tuộc đông lạnh 35,2 44,2 43,6 9,0 -0,6 125,7 98,6 Loại khác 314,7 257,4 177,0 -57,3 -80,4 81,8 68,8 Tổng cộng 1.777,5 2.022,8 2199,6 245,3 176,8 113,8 108,7 Nguồn: Bộ thủy sản. Qua bảng số 8, 9, 10: trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang có chiều hướng tăng nhanh. Cụ thể năm 2002 so với năm 2001 giá trị xuất khẩu tăng 13,8% và năm 2003 so với năm 2002 tăng 8,7% và sự tăng này do chúng ta đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm và đặc biệt sau vụ kiện cá basa và vụ kiện tôm thì sản phẩm thủy sản Việt Nam được rất nhiều người tiêu dùng biết đến và điều này được minh chứng bằng con số trên 80 quốc gia nhập khẩu và tiêu dùng các sản phẩm của chúng ta - tuy chúng ta đã có nhiều thị trường mở ra với nhiều cơ hội nhưng chúng ta vẫn đang tập trung chủ yếu vào 2 thị trường chính là Hoa Kỳ, Nhật. Và trong đó Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm này đến Hoa Kỳ nhiều nhất với tỷ trọng lên đến 27,5% năm 2001 tăng lên 32,4% năm 2002 và 35,4% năm 2003 trong tổng giá trị xuất khẩu - đây là sự tăng lên cả về số tuyệt đối và tương đối. Và trong cơ cấu xuất khẩu thì hiện tại Việt Nam đang rất có thế mạnh về các sản phẩm tôm với tỷ trọng xuất khẩu chiếm gần 50% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản và nó lại được tiêu thụ cực kỳ mạnh tại thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản với giá trị và sản lượng ngày càng tăng. Ngoài 2 thị trường lớn nhất này, hiện chúng ta cũng đang nhanh chóng đẩy mạnh các chiến lược để mở rộng thị trường sang Châu Âu và Châu Á với nhu cầu được dự báo sẽ tăng rất nhanh trong tương lai gần với mục tiêu đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm hơn nữa nhằm hạn chế rũi ro trong kinh doanh nếu tập trung quá nhiều vào 2 thị trường chủ lực trên - vụ kiện cá basa và vụ kiện tôm là minh chứng sống động cho vấn đề này. III.2/ Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian gần đây. Hiện nay chúng ta xuất khẩu thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ với rất nhiều sản phẩm khác nhau và theo tôi chỉ có 4 nhóm xuất khẩu chính: Tôm các loại: đây là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản chúng ta với tỷ trọng xuất khẩu chiếm từ 42,2% năm 2001, 45,5% năm 2002 và 46,9% năm 2003 trong tổng kim ngạch với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là tôm đông lạnh và tôm sú các loại. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ cũng chiếm tỷ trọng rất cao, khoảng 50% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm tôm Việt Nam. Bảng số 11: Xuất khẩu tôm Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 2002 - 2003. ĐVT: khối lượng (KL): tấn, giá trị (GT): triệu USD. 2000 2001 2002 2003 KL GT KL GT KL GT KL GT 15,717 235,548 33,235 381,388 44,642 481,108 57,378 468,93 Qua bảng số 11: nhìn theo xu hướng về khối lượng và giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đang có triển vọng rất tốt. Về sản lượng thì tăng liên tục như năm 2001 so với năm 2000 tăng 111,5%, năm 2002 so với năm 2001 tăng 34,3% và năm 2003 so với năm 2002 tăng 28,5%. Tuy nhiên về giá trị có tăng nhưng mức tăng lại chậm hơn so với sự tăng của sản lượng như giá trị xuất khẩu tôm năm 2001 so với năm 2000 tăng 61,9%, năm 2002 so với năm 2001 tăng 26,1% và năm 2003 so với năm 2002 lại giảm 2,53%. Theo tôi năm 2003 sản lượng tăng nhưng giá trị lại giảm chủ yếu do bị cạnh tranh gay gắt từ 2 đối thủ lớn là Thái Lan và Trung Quốc làm cho giá cả trung bình của các sản phẩm tôm bị giảm sút và chỉ đạt giá trung bình là 10,37 USD/kg thấp hơn 3,7% so với năm 2002. Các sản phẩm tôm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ: tôm bóc vỏ đông lạnh và tôm còn vỏ đông lạnh cỡ trung bình và tôm tẩm bột đông lạnh. Khối lượng xuất khẩu tôm bóc vỏ đông lạnh tăng 5.694 tấn so với năm 2002, tôm nguyên vỏ đông lạnh các cỡ 26/30 tăng hơn 2.000 tấn, cỡ 16/20 tăng 1.452 tấn, và cỡ 31/40 tăng 1.372 tấn so với năm 2002. Tuy nhiên hiện nay nhu cầu nhập khẩu tôm cỡ lớn của Hoa Kỳ với các nước khác: Trung Quốc, Thái Lan… đang giảm sút nhưng nhập khẩu tôm Việt Nam với chủng loại này vẫn tăng => chứng tỏ tôm Việt Nam rất được người tiêu dùng Hoa Kỳ tín nhiệm ngày càng cao. Tuy nhiên, trong năm 2004 thị phần tôm của các quốc gia xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ có sự thay đổi rất mạnh do tác động của vụ kiện bán phá giá sẽ được DOC và ITC phán quyết. Đối với các nước không bị kiện tất nhiên là sẽ có lợi khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ vì vậy Việt Nam cần có chiến lược nhanh chóng đa dạng hóa trị trường và đa dạng hóa sản phẩm nhằm làm giảm rũi ro trong bối cảnh toàn cầu hóa này. Giá tôm trung bình Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2003 giảm so với năm 2002 và đặc biệt giảm mạnh đối với tôm cỡ 41/50 tới 61/70 với nguyên nhân chính hiện nay Trung Quốc và Thái Lan đã nuôi trồng và khai thác được các loại tôm he với chi phí rất thấp và giá bán loại này cũng rất thấp có thể cạnh tranh với các loại sản phẩm tôm khác. Tóm lại đối với thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam của Hoa Kỳ, tôm là mặt hàng mang lại ngoại tệ nhiều nhất trong các loại thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay chủ yếu tôm được xuất khẩu dưới dạng đông lạnh, ít qua chế biến, giá trị gia tăng chưa cao nên giá trị xuất khẩu thu được còn thấp so với tiềm năng. Cá các loại: Đây là mặt hàng xuất khẩu chiến lược đứng thứ 2 sau sản phẩm tôm của ngành thủy sản với giá trị xuất khẩu tăng lên nhanh chóng từ 221,9 triệu USD năm 2001 lên 361,6 và 405,6 triệu USD trong năm 2002 và 2003. Tuy nhiên với sản lượng và giá trị xuất khẩu như vậy cũng chưa khai thác hết thị trường đầy tiềm năng và nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm thủy sản nói chung và các sản phẩm cá nói riêng của Việt Nam tại Hoa Kỳ. Bảng số 12: Một số loại cá chính của Việt Nam xuất khẩu đến thị trường Hoa Kỳ. Năm 2003 Năm 2002 Mặt hàng Lượng (tấn) Trị giá (USD) Giá T.Bình (USD/kg) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Giá T.Bình (USD/kg) Cá ngừ đóng hộp 3.952,5 7.064.727 1,79 3.904,7 6.687.579 1,69 Cá ngừ vay vàng tươi 2.700 19.652.036 7,28 2.528,2 21.781.130 8,62 Cá ngừ mắt to tươi 400 2.662.236 6,65 164,6 1.130.964 6,87 Cá ngừ vây vàng bỏ đầu ĐL 298,4 1.579.964 5,29 0 0 Cá ngừ vây vàng nguyên con ĐL 54,54 176.123 3,23 13,28 26.567 2,0 Cá ngừ đông lạnh 25,29 172.908 6,84 0 0 Cá ngừ vằn đông lạnh 3,80 3.988 1,05 0 0 Cá tra, basa 1.929 5.155.554 2,67 4.361 12.395.859 2,84 Cá nục heo fillet đông lạnh 612,29 1.775805 2,90 146,89 336.171 2,29 Cá dẹp fillet đông lạnh 586,07 1.547.384 2,64 727,05 2.067.068 2,84 Cá thu đông lạnh 399,74 548.171 1,37 789,39 1.412.275 1,79 Cá kiếm fillet đông lạnh 214,51 786.474 3,67 0,68 2.302 3,38 Cá quân biển fillet đông lạnh 161,42 356.130 2,21 2,37 5.200 2,19 Cá măng fillet đông lạnh 89,66 232.768 2,60 781,94 1.968.107 2,52 Cá rôphi đông lạnh 41,39 67.765 1,64 0,94 3.167 3,37 Cá thu chế biến khác 27,99 63.569 2,27 11,83 26.752 2,26 Cá vược vàng fillet tươi 26,25 77.428 2,95 13,47 31.621 2,35 Cá trích ướp muối 6,43 11.623 1,81 1,01 2.050 2,03 Cá thu hun khói 0 0 0 2,70 7.155 2,65 Cá trích đóng hộp 0 0 0 157,02 119.416 0,76 ……………….. ………….. ………….. ………….. ………….. ………….. ………….. Nguồn: Bộ thương mại. Năm 2003, Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam khoảng 26,1 nghìn tấn cá các loại với khoảng trên 40 mặt hàng khác nhau với giá trị đạt 94,84 triệu USD và tăng 3,1% về khối lượng nhưng lại giảm 3,3% về giá trị so với năm 2002. Điều này cho thấy giá xuất khẩu trung bình các mặt hàng cá sang thị trường này năm 2003 bị thấp giảm so với năm 2002. Nhìn theo cơ cấu từng loại mặt hàng xuất khẩu: + Về lượng: các mặt hàng có lượng xuất khẩu lớn như: cá ngừ đóng hộp, cá ngừ vây vàng tươi… tương đối ổn định. Các mặt hàng có lượng xuất khẩu tương đối mạnh so với năm trước như: cá nục heo fillet đông lạnh, cá ngừ mắt to tươi, cá ngừ vây vàng bỏ đầu ĐL, cá ngừ vây vàng nguyên con, cá rô phi đông lạnh…. Một số mặt hàng sản lượng xuất khẩu giảm như: cá dẹt fillet đông lạnh, cá thu đông lạnh… nhưng trong năm 2003 chúng ta đã mở rộng thêm một số mặt hàng như: cá ngừ vây vàng bỏ đầu đông lạnh, cá năng đông lạnh, cá trích đông lạnh…. Nhưng ngược lại ta cũng mất một số mặt hàng có xuất lượng đáng kể: cá thu hun khói, cá trích đóng hộp…. + Về giá: một số mặt hàng có giá xuất khẩu trung bình cao hơn năm 2003 cao hơn năm 2002: cá ngừ vây vàng nguyên con đông lạnh (tăng 61,5%), cá hồng đông lạnh (tăng 52%), cá nục heo fillet đông lạnh (tăng 26,6%)….Tuy nhiên đối ngược với một số sản phẩm trên thì có một số sản phẩm giá bị giảm: cá ngừ vây vàng tươi (giảm 15,5%), cá dẹp fillet đông lạnh (giảm 7,04%)…. Ngoài ra, có một sự kiện rất nổi bật đối với các sản phẩm cá là do vụ kiện cá basa làm cho sản lượng xuất khẩu cá tra và basa sang thị trường Hoa Kỳ đã giảm rất mạnh chỉ còn 1.929 tấn năm 2003 so với 4.361 tấn năm 2002 (giảm 2.432 tấn) và giá xuất khẩu trung bình của sản phẩm này cũng giảm 6% chỉ còn 2,67 USD/kg. Tuy nhiên ngành cá Việt Nam có một điểm sáng trong năm 2003 là nước cung cấp lớn nhất cá ngừ vây vàng tươi cho thị trường Hoa Kỳ với sản lượng 2.700 tấn, chiếm 17,65% trong tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ. Nguyên nhân chính của sự tăng giảm sản lượng và giá của một số mặt hàng do sự cạnh tranh rất mạnh mẽ từ nhiều nước xuất khẩu khác, các rào cản thương mại và phi thương mại mà chính phủ Hoa Kỳ đặt ra và các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể đáp ứng được. Ngoài ra, các sản phẩm này phụ thuộc rất nhiều vào vụ mùa thu hoạch, chất lượng sản phẩm…. Cua, ghẹ các loại: Bảng số 13: các loại cua, ghẹ của Việt Nam xuất khẩu đến thị trường Hoa Kỳ. Năm 2003 Năm 2002 Mặt hàng Lượng (tấn) Trị giá (USD) Giá T.Bình (USD/kg) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Giá T.Bình (USD/kg) Thịt cua đóng hộp 870,35 9.339.902 10,73 332,64 3.010.797 9,05 Thịt cua chế biến 637,19 6.322.609 9,92 181,99 1.644.179 9,03 Thịt ghẹ đóng hộp 547,02 5.818.178 10,64 316,16 3.059.049 9,68 Thịt cua đông lạnh 401,59 3.537.785 8,81 425,75 3.653.761 8,58 Cua tươi sống 52,11 414.017 7,95 150,48 1.581.924 10,51 Thịt cua tươi 21,38 268.746 12,57 298,77 4.391.060 14,70 Thịt cua tuyết đóng hộp 0 0 0 2,01 21.500 10,68 Thịt ghẹ đông lạnh 0 0 0 4,58 36.525 7,97 Nguồn: Bộ thương mại. Qua bảng số 13: mặc dù các sản phẩm từ cua và ghẹ mang lại giá trị xuất khẩu thấp so với các sản phẩm từ tôm và cá nhưng đây cũng là các sản phẩm mang lại giá trị xuất khẩu ngày càng tăng góp phần nâng cao giá trị và sản lượng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ nói riêng và các nước khác nói chung. Cụ thể năm 2003 xuất khẩu các mặt hàng cua, ghẹ sang thị trường Hoa Kỳ đạt 2,53 nghìn tấn (tăng 47,73% so với năm 2002) và giá trị đạt 25,7 triệu USD (tăng 47,72% so với năm 2002). Mức giá trung bình của các sản phẩm này nhìn chung không có sự biến động và giá trung bình 10,16 USD/kg. Và các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là thịt cua đóng hộp, thịt cua chế biến, thịt ghẹ đóng hộp, thịt cua đông lạnh…. Tuy nhiên, có sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của người Mỹ là trước đây các sản phẩm từ cua và ghẹ rất ít được người tiêu dùng Hoa Kỳ chấp nhận nhưng trong những năm gần đây sản phẩm này được rất nhiều người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa chuộng. Theo tôi nguyên nhân chính là hiện nay người dân đã nhận thấy rõ các đặc tính và lợi ích từ những sản phẩm này. Đây chính là cơ hội rất lớn cho các sản phẩm từ cua, ghẹ của chúng ta xuất khẩu trong tương lai vào thị trường này. Mực và bạch tuộc các loại: Bảng số 14: mực và bạch tuộc Việt Nam xuất khẩu đến thị trường Hoa Kỳ Năm 2003 Năm 2002 Mặt hàng Lượng (tấn) Trị giá (USD) Giá T.Bình (USD/kg) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Giá T.Bình (USD/kg) Mực ống fillet đông lạnh 709,87 1.995.723 2,81 328,19 853.353 2,60 Mực ống đông lạnh 370,25 951.980 2,57 556,91 1.307.937 2,35 Mực nang đông lạnh 260,69 830.018 3,18 216,70 560.212 2,59 Mực ống LOLIGO ĐL 64,26 168.755 2,63 120,91 302.808 2,50 Mực ống LOLIGO tươi 28,28 69.732 2,47 20,83 49.754 2,39 Mực nang tươi 25,97 84.012 3,23 19,57 41.411 2,23 Mực ống LOLIGO chế biến 19,92 63.560 3,19 0 0 0 Mực ống chế biến khác 11,78 27.528 2,34 7,10 25.452 3,58 Mực ống tươi 1,15 2.234 1,95 2,13 3.049 1,43 Bạch tuộc đông lạnh 965,88 1.380.250 1,43 416,72 586.351 1,41 Bạch tuộc tươi 22,24 30.922 1,39 21,69 37.164 1,71 Nguồn: Bộ thương mại. - Mực các loại: năm 2003 sản lượng xuất khẩu mực sang thị trường Hoa Kỳ chỉ đạt 1.492 tấn (tăng 17,4% so với năm 2002) và giá trị đạt 4,2 triệu USD (tăng 3,4% so với năm 2002) và giá xuất khẩu trung bình tăng từ 2,47 USD/kg lên 2,81 USD/kg vào năm 2003 với sản phẩm xuất khẩu chủ yếu mực ống fillet, mực ống và mực nang đông lạnh….Mặc dù sản lượng và giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ mực của chúng ta còn tương đối thấp so với tiềm năng nhưng chúng ta đã mạnh dạn và thực hiện tốt chiến lược đa dạng hóa sản phẩm nhằm làm tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu đồng thời làm giảm các rũi ro nếu tập trung cho một sản phẩm chủ lực và điều này đã minh chứng cụ thể như trong năm 2003 chúng ta có một tin không vui đối với sản phẩm mực khô xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và các thị trường khác chỉ đạt giá trị 57,1 triệu USD (giảm 52,1 triệu USD so với năm 2002- giảm gần 50%). - Bạch tuộc các loại: giá trị đạt tương đối thấp so với nhu cầu về sản phẩm này của Hoa Kỳ vì vậy cần phải nhanh chóng xác lập các kênh phân phối và đa dạng hóa sản phẩm… nhằm mở rộng thị trường trong tương lai. - Nhuyễn thể hai mảnh (điệp, nghêu, sò…..): năm 2003 xuất khẩu đạt trên 20 triệu USD tới 25 nước trên thế giới và tỷ trọng xuất khẩu này rất thấp so với nhu cầu của các nước nói chung và Hoa Kỳ nói riêng và đặc biệt là nó chưa phù hợp với tiềm lực rất lớn của Việt Nam vì vậy nên cần phải đẩy mạnh các chương trình xúc tiến nhằm mở rộng thị trường nâng cao sản lượng và giá trị trong tương lai. Đánh giá thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Sản phẩm xuất khẩu: do các thủy sản Việt Nam chủ yếu được nuôi ở môi trường tự nhiên đặc biệt là tôm và cá…. Chính các yếu tố này tạo cho thủy sản Việt Nam có vị ngọt hơn so với các sản phẩm khác cùng loại ví dụ như tôm Việt Nam được đánh giá là ngon hơn tôm nuôi công nghiệp của ThaiLand và Indonesia… nhưng đa số các sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ hiện nay dưới dạng sơ chế chưa qua chế biến nhiều nên không tạo ra giá trị gia tăng cao cụ thể chỉ là các sản phẩm sau khi làm sạch sau đó đông lạnh và xuất sang thị trường Hoa Kỳ (tôm đông lạnh các loại, cá ngừ đông lạnh, mực và cá ngừ đông lạnh…) và chính nguyên nhân này làm cho lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam có thể cao nhưng giá trị xuất khẩu mang lại không cao. Tuy nhiên, việc xuất khẩu này đa số các doanh nghiệp Việt Nam thường bị động về số lượng, chủng loại cũng như chất lượng sản phẩm vì chúng ta không tìm được đầu ra mà chỉ phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ. Giá cả xuất khẩu: giá bán các loại thủy sản tại thị trường Hoa Kỳ hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhu cầu thị trường, chất lượng sản phẩm, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ… và giá bán sẽ rất nhạy cảm với tình hình thị trường. Dưới đây là giá tham khảo cho một số loại tôm sú nguyên vỏ bỏ đầu nhập khẩu từ nước Châu Á với giá bán tại chợ New York. Bảng số 15: bảng so sánh giá tôm sú nguyên vỏ bỏ đầu của Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ bán trên thị trường New York đầu năm 2005 ĐVT: USD/kg Loại tôm Việt Nam Thái Lan Aán Độ Un/15 16,98 16,87 16,75 16 - 20 12,57 12,02 11,68 21 - 25 11,9 11,57 10,91 Nguồn thông tin thương mại - Bộ thương mại - 10/1/2005. Qua bảng số 15: với sản phẩm cùng kích cỡ như nhau thì giá tôm Việt Nam cao nhất, và mức chênh lệch nhau giữa các mức giá của các nước không cao lắm. Đây được xem là điểm nổi bật của sản phẩm tôm Việt Nam vì trước đây giá tôm Thái Lan thường cao nhất. Điều này được lý giải do điều kiện nuôi tôm ở Việt Nam đã được cải thiện, tôm Việt Nam được đánh bắt từ nguồn thiên nhiên cao, chất lượng sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được đáp ứng …=> chúng ta rất mạnh dạn trong việc cạnh tranh về giá. Các doanh nghiệp Việt Nam thường đưa ra giá bán dựa trên chi phí nguyên vật liệu, chi phí bảo quản, vận chuyển, chế biến và các chi phí khác cộng với lợi nhuận mục tiêu và chúng ta cũng đưa ra giá bán phụ thuộc vào sự cảm nhận của khác hàng, phụ thuộc vào sự cạnh tranh của các đối thủ, chu kỳ sống của sản phẩm…. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa làm chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào nên thường bị động trong việc đặt giá xuất khẩu. Hoạt động phân phối: hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường bán sản phẩm thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ dựa trên các hợp đồng bán hàng cho các nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ với giá FOB, sau đó các nhà nhập khẩu này sẽ phân phối tiếp các sản phẩm thủy sản này đến các nhà bán sỉ, nhà chế biến và hệ thống bán lẻ của Hoa Kỳ: các cửa hàng, siêu thị… nhằm phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Chính vì lý do như trên nên hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chỉ cần chủ động trong việc thu mua nguyên liệu, sơ chế hoặc chế biến và sau đó xuất khẩu - công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu là minh chứng cho hoạt động phân phối này. SƠ ĐỒ KÊNH PHÂN PHỐI XUẤT KHẨN THỦY SẢN TỪ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ Nguồn: Tác giả tìm hiểu quy trình phân phối thủy sản sang Hoa Kỳ tại công ty cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu Các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào từ hoạt động khai thác Các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào từ hoạt động nuôi trồng Công ty xuất khẩu thủy hải sản Hợp đồng Công ty nhập khẩu thủy sản Hoa Kỳ FDA Hoạt động xúc tiến: hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ thường thực hiện một số hoạt động xúc tiến sau đây: - Chào hàng, quảng cáo trên hệ thống Internet. - Phát hành các tạp chí chuyên ngành và các tạp chí khác. - Quảng cáo trên các tạp chí nước ngoài: tạp chí seafood International…. - Đặc biệt tham gia một số hội chợ quốc tế về thủy sản tại Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước khác nhằm giới thiệu các sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chưa có chiến lược hoạt động xúc tiến hoàn hảo và đầy đủ đến với người tiêu dùng cuối cùng. Đây chính là điểm yếu của hoạt động Nhà bán buôn Nhà chế biếnThị trường bán buôn Những nhà kinh doanh bán lẻ Thu mua Thị trường người tiêu dùng sau cùng chúng ta trong thời gian qua với một số nguyên nhân sau: các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ nên thường không đủ chi phí để thực hiện chiến lược xúc tiến tại thị trường lớn này; chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến và đặc biệt là chưa có kinh nghiệm trong công tác xúc tiến thương mại…. Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 I/ MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG THỦY SẢN HOA KỲ. - Hiện nay Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu thủy sản đứng hàng thứ 2 trên thế giới, sản lượng tiêu thụ theo đầu người của họ trong thập niên qua tương đối thấp và mang tính ổn định, đạt mức 6,8kg/năm. Tuy nhiên sự tăng lên về thu nhập, sự thay đổi yếu tố nhân khẩu học, sự gia tăng dân số kết hợp với các đặc tính dị biệt về tiêu dùng của người dân Hoa Kỳ sẽ làm nhu cầu tiêu dùng thủy sản của Hoa Kỳ trong những năm giai đoạn 2005 - 2010 khởi sắc và sự gia tăng này sẽ ảnh hưởng đến nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản cũng như cơ cấu xuất khẩu của các nước tham gia vào thị trường Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam với định hướng đây là thị trường tiềm năng trong tương lai. - Theo dự báo của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ thì đến năm 2010 sẽ có khoảng 70 triệu người Mỹ sẽ qua tuổi 50. Nghiên cứu về người tiêu dùng cho thấy người già ở Mỹ ăn nhiều thủy sản hơn các nhóm tuổi khác đồng thời nhu cầu thịt bò và thịt lợn của họ sẽ giảm và nó sẽ sẽ được thay thế bởi các sản phẩm thủy sản làm cho nhu cầu thủy sản càng tăng lên đáng kể trong tương lai. - Bên cạnh đó, với tốc độ tăng dân số bình quân 1,02%/năm thì đến năm 2010 dân số Hoa Kỳ khoảng 313,2 triệu người và dân số tăng cũng sẽ làm nhu cầu thủy sản tăng. - Ngoài ra, so với các thực phẩm khác như thịt bò, thịt lợn … thì thủy sản có những ưu thế vượt trội về dinh dưỡng, mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của thủy sản cao hơn so với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf028.LVQTKD1..pdf
Tài liệu liên quan