Luận văn Một số đánh giá và số liệu về hoạt động khoa học và công nghệ thế giới giai đoạn 2003-2007

Tài liệu Luận văn Một số đánh giá và số liệu về hoạt động khoa học và công nghệ thế giới giai đoạn 2003-2007: - - -    - - - LUẬN VĂN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ SỐ LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG KH&CN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2003-2007 1 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ SỐ LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG KH&CN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2003- 2007 2 LỜI GIỚI THIỆU Bước vào những năm đầu của thiên niên kỷ mới, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) thế giới có những bước phát triển vượt bậc. Đổi mới và hợp tác KH&CN là hai xu thế chính thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và cũng là hai nhân tố tác động trực tiếp tới năng suất, việc làm và nâng cao đời sống của nhân loại. Sau những năm bản lề, 2003 - 2007 có thể coi là giai đoạn mở màn cho sự phát triển KH&CN trong thập niên đầu của thiên niên kỷ mới. Những bước phát triển của KH&CN giai đoạn này là nền tảng để đưa KH&CN thế giới phát triển lên một tầm cao mới ở những thập niên tiếp theo. Nhận thức được tầm quan trọng của những xu thế mới này, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang nỗ lực đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động KH&CN, đồng thời c...

pdf54 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số đánh giá và số liệu về hoạt động khoa học và công nghệ thế giới giai đoạn 2003-2007, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- - -    - - - LUẬN VĂN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ SỐ LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG KH&CN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2003-2007 1 MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ SỐ LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG KH&CN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2003- 2007 2 LỜI GIỚI THIỆU Bước vào những năm đầu của thiên niên kỷ mới, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) thế giới có những bước phát triển vượt bậc. Đổi mới và hợp tác KH&CN là hai xu thế chính thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và cũng là hai nhân tố tác động trực tiếp tới năng suất, việc làm và nâng cao đời sống của nhân loại. Sau những năm bản lề, 2003 - 2007 có thể coi là giai đoạn mở màn cho sự phát triển KH&CN trong thập niên đầu của thiên niên kỷ mới. Những bước phát triển của KH&CN giai đoạn này là nền tảng để đưa KH&CN thế giới phát triển lên một tầm cao mới ở những thập niên tiếp theo. Nhận thức được tầm quan trọng của những xu thế mới này, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang nỗ lực đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động KH&CN, đồng thời có những quyết sách mạnh mẽ như ưu đãi về thuế, chương trình phát triển nguồn nhân lực KH&CN nhằm thúc đẩy các hoạt động KH&CN. Để giúp bạn đọc có thêm thông tin về những vấn đề trên, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn và xuất bản Tổng quan: "MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ SỐ LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG KH&CN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2003- 2007". Đây là những vấn đề có tính toàn cầu rất rộng lớn, nên trong quá trình tổ chức thu thập tài liệu, xử lý không tránh khỏi những mặt hạn chế, rất mong bạn đọc chia sẻ và thông cảm. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia 3 I. BỨC TRANH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN (R&D) CỦA THẾ GIỚI 2003-2007 1.1. Đầu tƣ cho R&D và tri thức của các nƣớc Trong những năm qua, đầu tư cho tri thức ở nhiều nước trên thế giới đã tăng mạnh. Đầu tư cho tri thức được xác định là tổng chi phí cho nghiên cứu và phát triển, chi phí cho giáo dục đại học (cả nhà nước và tư nhân) và đầu tư phát triển phần mềm. Nguồn đầu tư này rất cần thiết cho đổi mới, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Năm 2004, nguồn đầu tư cho tri thức chiếm 4,9% GDP của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD). Các nước có mức đầu tư cho tri thức cao hơn mức trung bình của các nước trong (OECD) là Mỹ (6,6%), Thuỵ Điển (6,4%), Phần Lan (5,9%), Nhật Bản (5,3%) và Đan Mạch (5,1%) GDP. Trong khi đó, các nước như Ai-len, Bồ Đào Nha và Hy Lạp đạt mức thấp hơn với các tỷ lệ 2,5% GDP ở Ai-len và dưới 2% ở Bồ Đào Nha và Hy Lạp. Hầu hết các nước OECD đều tăng cường đầu tư cho tri thức. Theo hầu hết các báo cáo của các quốc gia, ngoại trừ Ai-len, mức đầu tư cho tri thức tính theo GDP đã cao hơn trong năm 2004 (hoặc 2003) so với năm 1997. Hơn thế, Mỹ và Nhật là 2 nước có mức đầu tư tăng đột biến so với EU. Đầu tư cho máy móc và thiết bị (tỷ lệ % trong GDP) đã giảm, ngoại trừ ở một số nước như: Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha và Áo. Đặc biệt hơn, cả Áo và Hy Lạp, đầu tư cho máy móc và thiết bị cao hơn mức đầu tư cho tri thức. Đầu tư cho máy móc và thiết bị chiếm khoảng 6,5% GDP của toàn bộ OECD. Năm 2004 (hoặc 2003), đóng góp cho đầu tư dao động từ 6% (như ở Ai-len, Pháp) đến khoảng 9% (ở Nhật, Italia và Hy Lạp). Ở Mỹ và Bỉ, giáo dục đại học là lĩnh vực quan trọng trong việc mở rộng đầu tư cho tri thức. Như ở Nhật Bản, Thuỵ Điển, Pháp, Hà Lan và Anh, tăng chi phí đầu tư cho phần mềm là nguồn đầu tư chính cho việc gia tăng đầu tư cho tri thức. Bên cạnh đó, R&D lại là nguồn đầu tư chính cho đầu tư cho tri thức ở các nước: Đan Mạch, Phần Lan, Canađa, Tây Ba Nha, Đức, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Áo và Ôxtrâylia. 1.1.1. Xu hướng đầu tư cho R&D nội địa của các nước Trong những năm gần đây, chi phí đầu tư cho R&D của khu vực OECD tăng đều đặn, mặc dù mức tăng này vẫn chậm hơn so với nửa cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Tổng chi phí cho R&D tăng 4,6% hàng năm từ năm 1995 đến năm 2001, nhưng chỉ tăng chưa đến 2,2%/năm trong giai đoạn 2001-2005. Năm 2005, chi phí cho R&D của các nước OECD lên tới 771,5 tỷ USD (theo mãi lực tương đương-PPP), chiếm khoảng 2,25% GDP của OECD. Từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, chi phí cho R&D tăng đều ở Mỹ, Nhật và EU (khoảng 2,9%/năm). Tỷ lệ của 3 khu vực chính này trong tổng chi phí R&D của OECD duy trì ổn định ở mức 42% (Mỹ), 30% (EU) và 17% (Nhật Bản) trong năm 2005. Nếu xét trên phạm vi thế giới, 3 khu vực này chiếm 37.7% (Mỹ), 24,1% (EU) và 12,7% (Nhật Bản) tổng chi phí cho R&D thế giới trong năm 2005 và có giảm nhẹ trong năm 2007, với các mức 31,9%, 12,5% và 23,2% tương ứng (xem Bảng 1). 4 Năm 2005, ở cả 2 khu vực Nhật và EU, chi phí đầu tư cho R&D tính theo GDP đã tăng lên ngưỡng 3,2% và 1,8% sau đợt giảm mạnh năm 2004. Chi phí đầu tư R&D của Mỹ giảm mạnh từ mức 2,76% (năm 2001) xuống 2,6% (năm 2006), nguyên nhân là do mức tăng GDP của khu vực này mạnh hơn so với khu vực khác. Năm 2005, Thụy Điển, Phần Lan và Nhật Bản là 3 nước duy nhất trong OECD có tỷ lệ đầu tư cho R&D vượt quá 3% GDP, trong khi tỷ lệ đầu tư trung bình của OECD là 2,2%. Trong số các quốc gia OECD, các nước đầu tư chi phí cho R&D tăng mạnh là Ai-xơ-len, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai-len và Phần Lan kể từ năm 1995 với mức tăng hàng năm trung bình vượt quá 7,5%. Các nền kinh tế không thuộc OECD cũng là các nhà đầu tư R&D quan trọng. Ở mức 115 tỷ USD, chỉ số GERD (Gross domestic expenditure on R&D - chi tiêu nội địa ròng cho R&D) của Trung Quốc năm 2005 mới chỉ đạt được ½ so với EU và đã tăng trên 18% từ năm 2000. Chỉ số GERD cũng tăng mạnh ở Nam Phi (từ năm 1997 tới năm 2004 đạt 8,5% hàng năm), trong khi GERD ở Nga đạt đến 16,7 tỷ USD năm 2005. Bảng 1: Chi tiêu R&D ở một số quốc gia và khu vực Chi tiêu R&D toàn cầu GDP theo mãi lực 2005, tỷ, USD Tỷ lệ R&D/ GDP 2005, % R&D theo mãi lực 2005, tỷ, USD R&D theo mãi lực 2006, tỷ, USD R&D theo mãi lực 2007, tỷ, USD Châu Mỹ 15874 2,3 369,07 379,69 387,64 Mỹ 12192 2,6 319,60 328,90 335,50 Châu Á 19086 1,8 341,30 361,85 384,01 Trung Quốc (lục địa) 8859 1,4 124,03 136,30 149,80 Nhật 3890 3,2 124,48 127,84 131,29 Ấn Độ 3611 1,0 36,11 38,85 41,81 Châu Âu 12764 1,8 236,09 240,16 244,42 Đức 2388 2,5 59,68 60,21 60,75 Pháp 1879 2,2 41,36 42,10 42,86 Anh 1933 1,9 36,72 37,39 38,06 Các nƣớc khác 2276 1,4 31,88 33,76 35,68 Thế giới 50002 2,0 978,34 1.015,46 1.051,75 Chiếm tỷ lệ R&D toàn cầu (%) 2005 2006 2007 Châu Mỹ 37,7 37,5 36,8 Mỹ 32,7 32,4 31,9 Châu Á 34,9 35,6 36,5 Trung Quốc 12,7 13,4 14,8 Nhật Bản 12,7 12,6 12,5 Ấn Độ 3,7 3,8 4,0 Châu Âu 24,1 23,6 23,2 Đức 6,1 5,9 5,8 Các nƣớc khác 3,3 3,3 3,5 Thế giới 100,0 100,0 100,0 (Nguồn: Tạp chí R&D, OECD, World Bank) 5 Bảng 2: Chi tiêu R&D của một số nước Chi tiêu R&D toàn cầu GDP theo mãi lực tƣơng đƣơng (PPP) 2005, tỷ, USD Mức tăng trƣởng GDP 2004- 2005, phần trăm Tỷ lệ R&D trên GDP, phần trăm R&D theo mãi lực tƣơng đƣơng (PPP) 2005, tỷ, USD R&D theo mãi lực tƣơng đƣơng (PPP) 2006, tỷ, USD R&D theo mãi lực tƣơng đƣơng (PPP) 2007, tỷ, USD Ôxtrâylia 629,1 2,5 1,7 10,70 11,00 11,29 Áo 265,2 1,9 2,3 6,10 6,22 6,34 Bỉ 330,7 1,5 1,9 6,93 7,08 7,25 Braxin 1556,0 2,4 1,0 24,44 25,03 25,63 Canađa 1033,9 2,9 2,0 10,66 21,26 21,88 Trung Quốc (Đại lục) 8859,0 9,9 1,4 124,03 136,30 149,80 Trung Quốc (Đài Loan) 631,5 3,0 2,2 13,89 14,42 14,97 Đan Mạch 175,0 3,4 2,6 4,55 4,66 4,77 Phần Lan 165,8 2,2 3,5 5,80 5,98 6,16 Pháp 1879,9 1,4 2,2 41,36 42,10 42,86 Đức 2388,6 0,9 2,5 59,68 60,21 60,75 Hungary 168,0 4,1 0,9 1,51 1,57 1,64 Ấn Độ 3611,0 7,6 1,0 36,11 38,85 41,81 Ai-len 152,3 4,7 1,1 1,68 1,75 1,84 Ixraen 154,5 5,2 4,5 6,95 7,31 7,69 Italia 1629,5 0,1 1,1 19,55 19,58 19,65 Nhật Bản 3890,0 2,7 3,2 124,48 127,84 131,29 Hàn Quốc 1051,5 3,9 2,6 27,33 28,39 29,50 Malaixia 290,2 5,3 0,7 2,03 2,14 2,25 Mêxicô 1092,1 3,0 0,4 4,37 4,50 4,63 Hà Lan 514,7 1,1 1,9 9,78 9,78 10,00 Na Uy 182,9 3,9 1,8 3,29 3,42 3,56 Ba Lan 508,4 3,2 0,6 3,05 3,15 3,25 Bồ Đào Nha 206,0 0,3 0,8 1,85 1,86 1,87 Nga 1589,0 6,4 1,3 20,66 21,98 23,30 Singapo 124,3 6,4 2,2 2,73 2,91 3,10 Nam Phi 533,2 4,9 0,8 4,27 4,47 4,69 Tây Ban Nha 1124,6 3,4 1,1 12,36 12,78 13,22 Thuỵ Điển 283,5 2,7 3,9 11,04 11,33 11,64 Thuỵ Sỹ 255,5 1,8 2,6 6,63 6,75 6,87 Thổ Nhĩ Kỳ 601,0 5,6 0,7 4,21 4,44 4,69 Anh 1933,3 1,8 1,9 36,72 37,39 38,06 Mỹ 12192,6 3,5 2,6 319,60 328,90 335,50 (Nguồn: Tạp chí R&D, OECD, World Bank) 6 Các nền kinh tế không thuộc OECD cũng chiếm một phần lớn trong R&D thế giới. Ví dụ, năm 2005, các nước Achentina, Trung Quốc, Chilê, Ixraen, Rumani, Nga, Singapo, Nam Phi, Slôvakia và lãnh thổ Đài Loan chiếm 21,4% chi phí cho R&D (được thể hiện theo mãi lực tương đương-PPP) của cả các nước OECD và không thuộc OECD, tăng so với mức 17% của 4 năm trước. Cho tới nay, Trung Quốc là nước chiếm tỷ lệ lớn nhất, lên tới 55% chi phí R&D của các nước không thuộc OECD. Nước này đang đứng thứ 3 toàn cầu, sau Mỹ và Nhật Bản, vượt qua cả EU. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ đồng nội tệ sang đồng USD tính theo mãi lực tương đương đã làm cho sự đánh giá nỗ lực phát triển và nghiên cứu của Trung Quốc trở nên quá cao. Năm 2005, Ixraen có cường độ tập trung cho R&D lớn nhất thế giới, nước này đã chi 4,5% GDP vào R&D, tăng 2 lần so với mức trung bình của OECD. Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan và Singapo là những nền kinh tế không thuộc OECD có mức đầu tư cho R&D vượt trên mức trung bình của OECD. Tại hầu hết các nền kinh tế không thuộc OECD nói trên, mức tăng của đầu tư cho R&D luôn vượt trên tỷ lệ trung bình của OECD. Trung Quốc cần tăng đầu tư cho R&D ít nhất 10-15% mỗi năm. Các nước thành viên mới và nhỏ của EU cũng báo cáo đạt tốc độ phát triển hai con số. R&D công nghiệp gắn bó mật thiết với việc tạo ra những sản phẩm và những công nghệ sản xuất mới. Vì vậy, nó là động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ở những nước không thuộc OECD cũng như những nước thuộc OECD kém phát triển, phần lớn R&D do Chính phủ và các cơ sở giáo dục đại học thực hiện. Bảng 3 thể hiện mối tương quan về thực hiện R&D ở một số nước. Có thể thấy R&D do ngành công nghiệp thực hiện chiếm phần lớn ở những nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản và Trung Quốc. Ba Lan là nước có tỷ lệ R&D do nhà nước thực hiện cao nhất (chiếm 40,7%) Bảng 3: Thực hiện R&D ở một số nước Thực hiện R&D (%) Ngành công nghiệp Chính phủ Khác Ôxtrâylia 48,8 20,3 30,9 Áo 66,8 5,7 27,5 Bỉ 74,1 6,4 19,5 Braxin 53,0 11,0 36,0 Canađa 61,2 28,7 10,1 Trung Quốc 68,6 11,9 19,5 Đan Mạch 70,5 9,7 19,8 Phần Lan 62,3 17,1 20,7 Pháp 69,8 13,4 16,8 Đức 36,7 31,3 26,7 Hungary 36,7 31,3 26,7 Ai-len 70,1 8,1 21,8 Ixraen 73,0 5,8 21,2 Italia 49,1 18,4 32,6 Nhật Bản 75,0 9,3 15,8 Hàn Quốc 76,1 12,6 11,3 7 Mêxicô 30,3 39,1 30,6 Hà Lan 58,4 13,8 27,8 Na Uy 57,5 15,1 27,5 Ba Lan 27,4 40,7 31,9 Bồ Đào Nha 31,8 20,8 47,5 Nga 69,9 24,5 5,6 Tây Ban Nha 54,1 15,4 30,5 Thuỵ Điển 74,1 3,5 22,4 Thuỵ Sỹ 73,9 1,3 24,8 Thổ Nhĩ Kỳ 33,7 7,4 58,9 Anh 65,7 9,6 24,6 Mỹ 68,9 9,1 22,1 (Nguồn: Global R&D Report, 2007) Hình 1 thể hiện phân bổ R&D công nghiệp toàn cầu năm 2007, ba ngành công nghiệp gồm: máy tính và thiết bị điện tử, y tế và tự động hoá là những lĩnh vực có mứ đầu tư R&D lớn nhất. Hình 1: Phân bổ R&D công nghiệp toàn cầu 2007 Hãa chÊt vµ n¨ng l•îng 7% C«ng nghÖ 8% Tù ®éng hãa 18% Y tÕ 21% M¸y tÝnh vµ thiÕt bÞ ®iÖn tö 25% Kh¸c 2% ViÔn th«ng 2% Hµng kh«ng vò trô vµ quèc phßng 3% Tiªu dïng 4% C¸c ngµnh c«ng nghiÖp 5% PhÇn mÒm và Internet 5% (Nguồn: Booz Allen Hamilton) 8 Hộp 1 1. - Sức mạnh, mức tăng trƣởng và Độ ổn định trong đầu tƣ R&D ở Top 3 nƣớc đứng đầu Mỹ - Nhật Bản - Trung Quốc Mỹ đang là nước dẫn đầu toàn cầu trong chi tiêu, thực hiện và đạt thành quả cao trong lĩnh vực R&D trong suốt 25 năm qua. Thậm chí, với tác động của toàn cầu hoá và xu hướng "gia công" R&D ở nước ngoài đang diễn ra hiện nay, vị trí này không dễ bị lung lay trong thời gian trước mắt. Nhật Bản vững vàng ở vị trí thứ hai trong đầu tư R&D trong cùng thời kỳ, theo sát Mỹ ở mức từ 41% tới 45% chi tiêu R&D của Mỹ. Tuy vậy, trong những năm qua, "cặp đôi R&D năng động" này đã có thêm sự tham dự của Trung Quốc, nước có mức tăng trưởng R&D ngoạn mục. Các mức tăng trung bình hàng năm của đầu tư R&D trong 12 năm qua giao động từ 4% tới 5% cho Mỹ, Nhật Bản và EU-25. Mức tăng này tương phản mạnh với mức tăng trưởng hàng năm là 17% trong chi tiêu R&D của Trung Quốc, tỷ lệ này đã tăng tốc một cách chóng mặt trong 5 năm qua, thể hiện ở mức tăng 20% trung bình hằng năm (theo USD). Tính theo tỷ giá hối đoái theo mãi lực tương đương, đầu tư R&D của Trung Quốc thực sự đã ngang bằng với mức đầu tư của Nhật Bản đầu năm 2006, và được kỳ vọng là sẽ vượt xa nước này trong những năm tới. Với vai trò là tỷ lệ của GDP, đầu tư R&D của Trung Quốc trong những năm qua đã tăng từ chưa tới 1,0% lên tới 1,6% hiện nay. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn cách xa với tỷ lệ 2,6% GDP của Mỹ và 3,2% GDP của Nhật Bản. Sự tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc trong đầu tư R&D so với cả Mỹ và Nhật Bản chưa từng xảy ra trong lịch sử gần đây. Những con số này được củng cố bởi mức tăng trưởng của lực lượng nghiên cứu viên công nghiệp của Trung Quốc. Nếu năm 1991, lực lượng này chỉ bằng 16% lực lượng lao động nghiên cứu của Mỹ thì năm 2002, lực lượng này đã bằng 42%. Nên biết, số lượng các nhà nghiên cứu công nghiệp của Mỹ (1,1 triệu người) tương đương với số lượng các nhà nghiên cứu công nghiệp ở tất cả 29 nước OECD còn lại. Trong suốt thập niên 90 thế kỷ trước và những năm đầu thế kỷ 2000, nền kinh tế Nhật Bản suy thoái và thể hiện một mức tăng trưởng âm. Mặc dù đầu tư R&D tiếp tục tăng trong thời kỳ này, nhưng các mức tăng trưởng bị kìm hãm bởi những khó khăn của nền kinh tế. Trong giai đoạn này, Mỹ, Trung Quốc và các nền kinh tế Châu Á khác đã chuyển dịch sang các khu vực chế tạo công nghệ cao nhanh hơn cả EU-15 và Nhật Bản. Kết quả là, Châu Âu và Nhật Bản tiếp tục mất thị phần trong lĩnh vực chế tạo công nghệ cao. Nỗ lực phát triển kinh tế gần đây của Nhật Bản bắt đầu từ năm 2002 và được kỳ vọng là tiếp tục tiếp diễn ít nhất cho tới năm 2007, thể hiện rõ ở những tiến bộ trong thị trường lao động và gia tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, vì Nhật Bản nổi lên từ giai đoạn đình trệ kinh tế này, nên vẫn còn có những thách thức nội tại đối với các chiến lược R&D của nước này để duy trì mức tăng trưởng tổng thể. OECD đã đưa ra các đề xuất cho Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, bao gồm: - Tập trung nâng cao hiệu suất của chi tiêu R&D hơn là đáp ứng mức chi tiêu cụ thể này; - Duy trì mức linh hoạt trong phân bổ tài trợ R&D nhà nước; - Nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của R&D dịch vụ; - Tập trung hỗ trợ R&D cho các công ty mới khởi nghiệp; - Tăng cường hợp tác quốc tế. 9 1.1.2. R&D của các doanh nghiệp kinh doanh R&D của các doanh nghiệp kinh doanh (BERD) chiếm phần lớn hoạt động và tài chính R&D ở các quốc gia OECD. Năm 2005, R&D của các doanh nghiệp đã tăng lên tới 542 tỷ USD, xấp xỉ 68% tổng R&D. Hoạt động R&D của các doanh nghiệp thuộc các nước OECD đã tăng ổn định trong 2 thập kỷ qua. Tốc độ tăng cao vào nửa cuối những năm 90 thế kỷ trước, nhưng lại giảm dần từ năm 2001. R&D của doanh nghiệp Mỹ tăng 3,6% vào 1995-2005, của EU tăng 3,0% và Nhật Bản tăng 4,6%. Từ năm 1995-2005, BERD của khu vực OECD tăng 143 tỷ USD. Mỹ chiếm 40% trong sự tăng trưởng này. Từ năm 1995, tỷ lệ tăng trung bình hàng năm của R&D trong doanh nghiệp đạt mức cao nhất ở Trung Quốc, Mê-hi-cô, Ai-xơ-len, Bồ Đào Nha và New Zealand. Chỉ riêng Cộng hoà Slôvakia bị sụt giảm nghiêm trọng. Năm 2005, BERD ở Trung Quốc đạt mức 78,7 tỷ USD. Ở Nhật, Mỹ và Châu Âu, R&D của doanh nghiệp tăng từ giữa những năm 90 đến năm 2000. Tỷ lệ này tiếp tục tăng ở Nhật, nhưng giảm xuống 2,6% ở Mỹ vào năm 2005, sau khi đạt mức 2,9% vào 5 năm trước, và giảm nhẹ ở EU trong khoảng thời gian 2001-2005. Mức đầu tư R&D doanh nghiệp luôn trên mức trung bình của OECD, 2,2% ở tất cả các quốc gia Bắc Âu ngoại trừ Na Uy.Xu hướng tăng cũng có thể thấy rõ ở Thụy Điển (4,6%), Phần Lan (3,7%). Ai-xơ-len cũng đã tăng 1,5% kể từ năm 1995. Các công ty lớn hay nhỏ đều giữ vai trò quan trọng trong hoạt động đổi mới ở các nước, nhưng tác động của nó tới R&D lại khác nhau. Ở các nước OECD, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs- là những doanh nghiệp dưới 250 nhân viên) ở các nền kinh tế nhỏ hơn đóng góp cho hoạt động R&D nhiều hơn so với các nền kinh tế lớn. Các công ty vừa và nhỏ đóng góp phần lớn cho hoạt động R&D doanh nghiệp ở New Zealand (73%), Greece (53%), Na Uy (52%), Slôvakia (51%), Ai-len (47%). Ở các nước EU lớn hơn, tỷ lệ này ở dưới mức 20% và ở Mỹ thì ít hơn 15%. Nhật Bản chỉ với 8%, là nước có tỷ lệ R&D của các SMEs nhỏ nhất trong các nước OECD. Các công ty có ít hơn 50 người cũng đóng góp trên 20% cho hoạt động R&D doanh nghiệp ở các nước Na Uy, New Zealand, Ai-len và Ôxtrâylia. Giữa các nước OECD, có sự khác biệt lớn trong việc phân bổ nguồn tài chính của Chính phủ cho hoạt động R&D doanh nghiệp. Ở Bồ Đào Nha và Hungary, các công ty vừa và nhỏ được nhận hơn ¾ nguồn tài trợ cho R&D của Chính phủ. Tại Bồ Đào Nha, Hungary và Ôxtrâylia, các công ty dưới 50 công nhân được nhận hơn 50% nguồn tài trợ R&D của Chính phủ. Anh, Pháp, Mỹ là các quốc gia phân bổ tài trợ R&D doanh nghiệp của Chính phủ cho các công ty lớn nhiều nhất. 10 - R&D của doanh nghiệp theo ngành công nghiệp Khi cơ cấu kinh tế của các nước OECD dịch chuyển sang các ngành dịch vụ, thì các ngành này vẫn chiếm tỷ lệ R&D nhỏ hơn nhiều so với GDP. Năm 2004, các ngành dịch vụ chiếm 28% tổng R&D của khu vực kinh doanh trong các nước OECD, tăng 11% từ năm 1995. Nếu xét tới những khó khăn trong việc xác định các dịch vụ và những phương pháp khác nhau dùng để phân loại chi tiêu R&D của doanh nghiệp theo ngành công nghiệp, thì tỷ lệ này có thể còn thấp hơn nữa. Tỷ lệ BERD của các ngành dịch vụ thường cao hơn ở các nước đang thực hiện nhiều nỗ lực xác định các dịch vụ, cũng như những nỗ lực phân loại R&D theo hoạt động chính của doanh nghiệp. Hơn 1/3 tổng R&D của doanh nghiệp được thực hiện tại khu vực dịch vụ ở các nước như Ôxtrâylia (47%), Na Uy (42%), Canađa (39%), Ai-len (39%), Cộng Hoà Séc (38%), Mỹ (36%) và Đan Mạch (34%). Hàn Quốc, Nhật Bản và Đức có tỷ lệ R&D dịch vụ thấp hơn (dưới 10%). Điều này một phần do mức độ bao quát hạn chế của các ngành công nghiệp dịch vụ trong các báo cáo R&D của họ. Từ năm 1995, tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của R&D trong ngành dịch vụ cao hơn so với trong ngành chế tạo diễn ra ở tất cả các nước trừ Cộng Hoà Séc. Ai-len có tỷ lệ tăng R&D mạnh nhất đối với 2 ngành: từ 1995 đến 2004, R&D tăng 2% trong ngành dịch vụ (chủ yếu do tăng trưởng trong ngành dịch vụ máy tính) và tăng 2% trong ngành chế tạo. Các ngành công nghiệp chế tạo được gộp lại thành 4 nhóm theo hàm lượng R&D của chúng: công nghệ hàm lượng R&D cao, trung bình cao, trung bình thấp và thấp. Trong khu vực OECD, các nghành công nghiệp công nghệ cao chiếm hơn 53% tổng R&D trong ngành chế tạo. Năm 2004, R&D trong các ngành công nghiệp chế tạo chiếm hơn 63% tổng R&D của ngành chế tạo ở Mỹ, so với 47% và 43% lần lượt ở Châu Âu và Nhật Bản. Ở Phần Lan, Canađa, Mỹ và Ai-len, chi tiêu R&D trong ngành chế tạo chủ yếu dành cho các ngành công nghiệp công nghệ cao. Cộng Hoà Séc và Đức dành 50% hơn chi tiêu R&D cho ngành công nghiệp công nghệ trung bình-cao. Ôxtrâylia và Na Uy là những nước duy nhất trong các nước OECD có các ngành công nghiệp công nghệ trung bình - thấp và thấp được dành cho hơn 30% R&D trong ngành chế tạo. 11 Hộp 2 - Vốn đầu tư mạo hiểm Vốn đầu tư mạo hiểm là nguồn hỗ trợ chính cho các công ty dựa trên công nghệ mới. Nó giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới cơ bản, thường được triển khai bởi các công ty này và là một trong những yếu tố mang tính quyết định trong kinh doanh. Trong giai đoạn 2003 – 2005, vốn đầu tư mạo hiểm trong giai đoạn đầu và giai đoạn tăng trưởng của các công ty tăng mạnh tại 3 nước có mức đầu tư vốn mạo hiểm cao nhất, tính theo GDP năm 2005. Đó là: Đan Mạch, với tỷ lệ tăng hàng năm là 95%; Thụy Điển (45%) và Anh (35%). Tuy nhiên, tỷ lệ này lại giảm ở Phần Lan, Tây Ban Nha và Italia. Năm 2005, Mỹ (với 39%) và Anh (11%) thu hút một nửa lượng vốn đầu tư mạo hiểm trong toàn bộ các nước OECD. Anh thu được 40% tổng vốn đầu tư mạo hiểm của toàn EU. Tính theo tỷ lệ GDP, vốn đầu tư mạo hiểm trong giai đoạn đầu và giai đoạn tăng trưởng của các công ty là cao nhất ở Đan Mạch (40%), tiếp theo là Thuỵ Điển và Anh (hơn 30%) và Mỹ (18%); các nước OECD khác có tỷ lệ thấp hơn. Các công ty công nghệ cao thu hút 40% vốn đầu tư mạo hiểm của OECD, nhưng sự chênh lệch giữa các nước rất lớn. Đầu tư trong ngành công nghệ cao tăng đặc biệt mạnh ở Ai-len (96%), Mỹ (88%) và Canađa (81%), nhưng tại Hungari, Hà Lan, Cộng Hoà Séc và Ôxtrâylia thì chỉ chiếm 20% hoặc ít hơn. R&D của ngành y tế Đầu tư R&D cho ngành y tế chiếm mức cao nhất trong khối OECD do quy mô ngành và những kỳ vọng vào sự tăng trưởng của nó khi mà dân số trở nên già hoá tại nhiều nước. Những khoản đầu tư này khó đo đếm, do tính phức tạp và đa dạng của thể chế (ví dụ R&D liên quan đến y tế có thể được tài trợ bởi Nhà nước hoặc tư nhân và được thực hiện tại các công ty, trường đại học, bệnh viện và các cơ quan phi lợi nhuận). Năm 2005, tại các nước OECD, hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ cho R&D trong ngành y tế dựa trên ngân sách Chính phủ dành riêng cho R&D (khoảng 0,11% GDP). Năm 2006, hỗ trợ trực tiếp cho R&D trong ngành y tế chiếm hơn 0,22% GDP ở Mỹ, vượt xa mức hỗ trợ của EU (0,05% năm 2005) và Nhật Bản (0,03% năm 2006). Từ năm 2000, mức đầu tư này chỉ giảm ở Cộng Hoà Slôvakia. Một chỉ số khác thường được sử dụng như là một yếu tố liên quan đến R&D trong ngành y tế là đầu tư R&D của ngành công nghiệp dược. Năm 2004, chỉ số này chiếm hơn 0,5% GDP ở Thuỵ Điển, so với 0,47% năm 1999 và chỉ 0,25% năm 1991. Còn ở Đan Mạch, Bỉ và Anh thì con số này chỉ chiếm 0,2%. Tỷ lệ R&D của ngành dược trong GDP (BERD) là hơn 20% ở Anh, Bỉ, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Mặc dù tỷ lệ R&D ngành dược trong GDP thấp ở Italia, Balan, Tây Ban Nha (dưới 0,1%), lĩnh vực này lại chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng R&D của khu vực kinh doanh tại 3 nước (ít nhất là 8%). 12 Trong 3 lĩnh vực công nghệ cao chính, danh mục vốn đầu tư tại các nước khác nhau đáng kể. Viễn thông thu hút hơn 60% đầu tư công nghệ cao tại Cộng hoà Slôvakia, Italia, Tây Ban Nha và Anh. Công nghệ thông tin đứng đầu ở Balan, Phần Lan, Ôxtrâylia và Ai-len. Y tế và công nghệ sinh học thu hút phần lớn các quỹ đầu tư này ở Đan Mạch (92%), Bỉ, Thuỵ Điển và New Zealand. Hộp 3 Hoạt động R&D lớn nhất tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu nhỏ nhất Hiện nay, công nghệ nano là một trong những chủ đề nóng nhất ở các phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển trên toàn thế giới. Trên toàn thế giới, các Chính phủ đang tài trợ nghiên cứu cho lĩnh vực này nhằm đảm bảo các công nghệ mới nổi trong tương lai được dựa trên những vật liệu có tính cạnh tranh với các vật liệu ở những nước khác. Ví dụ, Đạo luật R&D Công nghệ nano của Chính phủ Mỹ năm 2004 đã quyết định cấp 1 tỷ USD/năm bắt đầu từ năm 2008. Tài trợ R&D của các tập đoàn được dự kiến là sẽ gấp đôi con số này trong năm 2007. Nếu gộp cả lĩnh vực điện tử, khoa học sự sống và nghiên cứu các thiết bị vỏ bọc, thì tổng chi R&D cho lĩnh vực nano ở Mỹ là khoảng 26 tỷ USD. Hơn 4000 công ty trên toàn thế giới đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ nano. Hội đồng Khoa học Quốc gia của Mỹ đã tuyên bố rằng thị trường của các thiết bị ứng dụng công nghệ nano sẽ vượt 1 tỷ tỷ USD trong vòng chưa tới 10 năm nữa, tức là vào năm 2015. Công nghệ nano không chỉ là việc phát triển một loại vật liệu mới, trong nhiều trường hợp nó là một công nghệ có khả năng tạo ra những ứng dụng hoàn toàn mới. Trong những trường hợp khác, ví dụ như trong lĩnh vực dược phẩm, nó cho phép các công ty tái áp dụng các vât liệu đã có (dược phẩm) vì thế mà chúng có thể được sử dụng ở những cách thức hoàn toàn khác (các hệ phân phối thuốc). Mặc dù có một lượng R&D lớn đầu tư cho công nghệ nano, nhưng mới chỉ có một vài công nghệ dựa trên nano tạo ra sản phẩm thương mại. Từ năm 1976 tới 2002, có gần 90.000 bằng sáng chế về công nghệ nano. Chiếm phần lớn trong số này là thuộc về các ngành công nghiệp điện tử, hoá chất/xúc tác và dược phẩm. Các công ty hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực này là của Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Đức. Hiện nay, Trung Quốc đã thực sự trở thành một trong những nước hàng đầu thế giới về số lượng các công ty công nghệ nano mới đăng ký thành lập. Trong vòng ba năm qua, hơn 600 công ty đã được thành lập ở Trung Quốc, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực công nghệ nano. Điều đó cho thấy những sự dự báo về mức tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ này sẽ làm thay đổi thị trường và vị trí các nước đứng đầu về công nghệ bằng những nước khác, những nước thành công trong việc bắt kịp lĩnh vực đặc biệt quan trọng này. Các ứng dụng của công nghệ nano hiện tại chủ yếu trong lĩnh vực khoa học sự sống, dược phẩm, chẩn đoán y tế, thực phẩm, các công nghệ môi trường, nước, năng lượng, điện tử và kỹ thuật cơ khí. Các mức tăng trưởng toàn cầu cho những lĩnh vực này và một số lĩnh vực khác là vào khoảng từ 8% tới 21%/năm trong 15 năm tới. Công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và các công nghệ trung tính khác hiện đang giao thoa trong vài năm qua và trong 10 năm tới sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về đổi mới, các thị trường mới và các ứng dụng mới. 13 1.2. Chính sách đổi mới hỗ trợ cho R&D 1.2.1. Quỹ dành cho R&D khu vực công - tư Sự tương tác giữa ngành công nghiệp và Chính phủ trong lĩnh vực khoa học và đổi mới diễn ra dưới nhiều hình thức và thường khó xác định. Các nguồn tài chính trực tiếp cho R&D giữa khu vực Nhà nước và khu vực doanh nghiệp là biện pháp liên kết chéo giữa hai khu vực này. Trung bình, quỹ đầu tư trực tiếp của Chính phủ tài trợ khoảng 7% nguồn tài chính dành cho việc thực hiện R&D trong lĩnh vực kinh doanh, mặc dù nguồn tài chính này cao hơn nhiều ở Nga (53,6%), Cộng hoà Slôvakia (26%), Cộng hoà Séc (15%) và Italia (14%). Ở nhiều nước, nguồn ngân sách này đã giảm so với năm 1995. Mô hình này liên quan chặt chẽ với việc ngày càng có nhiều công cụ chính sách được thông qua để kích thích đổi mới, như những ưu đãi thuế cho R&D. Tương tự như vậy, khu vực kinh doanh tài trợ một phần lớn cho việc thực hiện R&D trong khu vực đào tạo đại học và khu vực Nhà nước, với mức trung bình của khu vực OECD là 4,7% năm 2005. Ở EU-27, các công ty đã tài trợ 6,4% tổng số tiền dành cho việc thực hiện R&D trong các viện nghiên cứu công và các trường đại học, so với 2,7% ở Mỹ và 2,0% ở Nhật Bản. Nhật Bản, Mêhicô và Italia là những nước có nguồn tài trợ của các doanh nghiệp cho việc thực hiện R&D trong các trường đại học và khu vực Nhà nước thấp nhất. Từ năm 1995 đến năm 2005, quỹ tài trợ từ khu vực kinh doanh cho R&D ở các trường đại học đã tăng đáng kể ở Thổ Nhĩ Kỳ, Áo, Đức, Thuỵ Sỹ, Lucxămbua, Ai-xơ- len, Hungary và LB Nga. Nhưng khoảng đầu tư này lại giảm xuống ở New Zealand, Hàn Quốc, Ai-len, Phần Lan, Cộng hoà Slôvakia và Nam Phi. Mặc dù nguồn tài trợ này tăng ở nhiều nước, nhưng nguồn tài trợ từ các công ty cho việc thực hiện R&D ở các viện nghiên cứu công và các trường đại học vẫn ở mức dưới 8% ở hầu hết các nền kinh tế lớn của OECD. Nguồn tài trợ có giá trị lớn cho cả hai khu vực này ở LB Nga (và quy mô nhỏ hơn ở New Zealand) cho thấy có sự liên kết mạnh giữa các khu vực công và tư trong việc tài trợ chéo cho các hoạt động R&D. Tình hình này ngược lại ở Nhật Bản, Đan Mạch với mức tài trợ thấp cho cả hai khu vực. 1.2.2. Ngân sách Nhà nước dành cho R&D Số liệu về GBAORD (phân bổ ngân sách, hay kinh phí của Chính phủ cho R&D) cho thấy tầm quan trọng tương đối của nhiều mục tiêu xã hội-kinh tế, như quốc phòng, y tế và môi trường, trong chi tiêu cho R&D khu vực công. Mỹ tiếp tục là nước có ngân sách cho R&D quốc phòng lớn nhất (0,6% GDP năm 2006). Đứng thứ 2 là LB Nga (khoảng 0,4%) và Anh (0,2% GDP). Năm 2005, Mỹ chiếm hơn 83% tổng số ngân sách dành cho R&D quốc phòng của khu vực OECD, nhiều gấp 6 lần tổng số của EU-27. Mỹ cũng là nước có GBAORD dành cho R&D quốc phòng lớn nhất, chiếm 57% tổng 14 ngân sách của Chính phủ dành cho R&D năm 2005. Anh là nước thứ 2 với gần 1/3 GBAORD dành cho quốc phòng, sau đó là Pháp (22%), Thuỵ Điển (17%) và Tây Ban Nha (16%). Ai-xơ-len đứng đầu khu vực OECD về GBAORD, với 1,44% GDP năm 2005; Ai- xơ-len và Phần Lan là 2 nước có GBAORD dân sự ít nhất bằng 1% GDP, hay bằng 2 lần mức trung bình của OECD. Từ năm 2000, ngân sách Nhà nước dành cho R&D tăng trung bình 4,3% ở khu vực OECD. Ở Lucxămbua, từ năm 2000 đến năm 2006, con số này tăng hàng năm hơn 20%. Cả Tây Ban Nha và Ai-len đều tăng tỷ lệ vượt quá 10% một năm. Ba Lan là nước duy nhất có ngân sách Nhà nước dành cho R&D giảm, khoảng 2% một năm, từ năm 2000 đến năm 2005. GBAORD tăng nhỏ nhất là ở khu vực EU27, trung bình 1.8% một năm, từ năm 2000, so với 2.7% ở Nhật và 5.8% ở Mỹ. 1.2.3. Ưu đãi thuế dành cho R&D Giảm thuế R&D được các nước OECD sử dụng như một biện pháp trực tiếp để khuyến khích các doanh nghiệp chi tiêu cho R&D. Ưu đãi thuế đặc biệt đối với chi tiêu cho R&D gồm khấu hao trực tiếp cho những chi phí cho R&D hiện tại và nhiều hình thức giảm thuế khác, như tín dụng thuế, hay chiết khấu thuế thu nhập và chiết khấu giảm giá. Năm 2006, 20 nước OECD đã có tín dụng thuế (năm 2004 chỉ có 18 nước). Đây là biện pháp được sử dụng ngày càng phổ biến ở các nước OECD và các nước không thuộc OECD. Từ năm 2006, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Mehicô và Bồ Đào Nha đã trợ cấp thuế nhiều nhất và không phân biệt giữa các công ty lớn và nhỏ. Canađa và Hà Lan tiếp tục tài trợ mạnh cho các công ty nhỏ thay vì tài trợ cho các công ty lớn. Các nền kinh tế mới nổi cũng đang thực hiện các chính sách này nhằm khuyến khích đầu tư cho R&D. Braxin, Ấn Độ, Singapo và Nam Phi đã tạo ra môi trường thuế cạnh tranh cho đầu tư vào R&D. Trợ cấp thuế cho R&D của các công ty lớn tăng đáng kể từ năm 1999 đến năm 2007 ở Mehicô và Na Uy, mức độ này thấp hơn ở Bồ Đào Nha, New Zealand, Pháp, Bỉ, Nhật Bản và Anh. Ở các nước khác, tỷ lệ trợ cấp thuế vẫn ổn định. Ưu đãi thuế đối với R&D làm giảm chi phí cho các công ty thực hiện R&D. Ngược lại với hầu hết các hình thức trợ cấp khác, ưu đãi thuế đối với R&D tạo điều kiện cho các công ty hoàn toàn chủ động xử lý như với nguồn tài chính cho chiến lược R&D của họ. Đối với Chính phủ, những khuyến khích này thể hiện ở việc miễn bỏ thuế. Trả lời bảng câu hỏi gần đây của OECD-NESTI, một số nước thông báo các ước tính về tổng chi phí thuế/miễn bỏ thuế do ưu đãi thuế đối với R&D cho thấy tổng thu nhập tiềm năng của Chính phủ thu được bằng cách dỡ bỏ tín dụng thuế R&D. Ở Hà Lan, Mehicô, Ôtxtrâylia, Bỉ và Tây Ban Nha con số này trung bình là 375 triệu USD trong khi ở Mỹ, Canađa, Pháp và Anh, con số này lên tới hơn 800 triệu USD. 15 1.2.4. Công tác cấp bằng sáng chế của trường đại học và Chính phủ Sự đóng góp của các viện nghiên cứu công (các phòng thí nghiệm của Chính phủ và của các trường đại học) trong lĩnh vực quyền sở hữu các bằng sáng chế phản ánh sức mạnh về nghiên cứu công nghệ và khung pháp lý của các cơ quan này. Tại Thụy Điển và gần đây là Đức và Nhật Bản, các giáo sư trường đại học đã có quyền sở hữu bằng sáng chế từ kết quả nghiên cứu của họ. Những bằng sáng chế như vậy được đăng ký theo kiểu thuộc về những cá nhân hay những doanh nghiệp chứ không phải thuộc về những viện nghiên cứu công. Các viện nghiên cứu công sở hữu 7% tổng số bằng sáng chế quốc tế được xếp theo điều khoản Hiệp ước hợp tác Sáng chế (PCT) giữa những năm 2002 và 2004. Hơn 10% trong số đơn xin cấp bằng sáng chế của Mỹ do các viện nghiên cứu công sở hữu và có thể sánh với khoảng 4% bằng sáng chế của Châu Âu. Tại Singapo, gần 40% số bằng sáng chế PCT sở hữu bởi các cơ quan thuộc Chính phủ hoặc khu vực giáo dục đại học. Trong số các quốc gia thuộc OECD, Ai-len có tỉ lệ cao nhất về sở hữu bằng sáng chế của các trường đại học (9,7% từ 2002-04), mức tăng trưởng đáng chú ý vào giữa những năm 1990 khi các trường đại học sở hữu 3,5% số lượng bằng sáng chế. Ở Ôxtrâylia, Bỉ, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh và Mỹ, khu vực giáo dục đại học ước tính chiếm từ 6% tới 8% tổng số tất cả các đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế. Trường Đại học California và Học viện công nghệ Massachusetts (MIT) là những cơ quan đứng đầu có số người được cấp bằng sáng chế thuộc khu vực giáo dục đại học Mỹ giữa năm 2002 và 2004. Giữa những năm 1996-98 và 2002-04, đăng ký bằng sáng chế của các trường đại học giảm nhẹ tại Ôxtrâylia, Canađa và Mỹ, nhưng lại có mức tăng đáng chú ý ở Nhật Bản và EU, đặc biệt là ở Pháp và Đức. Đây là những kết quả tăng trực tiếp từ những thay đổi chính sách tại các quốc gia đầu những năm 2000. Trong số các nước có nền kinh tế phát triển, Braxin, Ixraen và Singapo cũng là các nước có tỷ lệ đăng ký bằng sáng chế của các trường đại học khá lớn. Vào giữa những năm 1990, Trung Quốc là quốc gia có tỉ lệ cao nhất, nhưng từ thời gian đó đến nay đã bị giảm một nửa. Dưới dạng những bằng sáng chế do các cơ quan Chính phủ sở hữu, Ấn Độ và Singapo đang giữ vị trí hàng đầu với 23,1% và 24,2%. Pháp dẫn đầu các nước OECD với 5,5%, cơ quan có số lượng bằng sáng chế nhiều nhất là Uỷ ban Năng lượng Nguyên tử Pháp (CEA). Tại Nhật Bản, tỉ lệ này đã tăng lên một cách đáng kể từ giữa những năm 1990, trong khi tại Ôxtrâylia, Canađa, Hàn Quốc tỷ lệ này lại giảm 2% số điểm, và Vương quốc Anh ở mức dưới 5%. 1.2.5. Hợp tác với các tổ chức nghiên cứu công bằng cách đổi mới các doanh nghiệp Hợp tác là một phần quan trọng của các hoạt động đổi mới của rất nhiều doanh nghiệp, bao gồm hoạt động tham gia các dự án đổi mới với các tổ chức khác (Oslo Manual, 2005), nhưng không hoàn toàn rút khỏi dự án. Hợp tác có thể bao gồm hoạt 16 động tham gia phát triển các sản phẩm mới, tham gia các hoạt động đổi mới khác với bạn hàng và các nhà cung ứng ở mức ngang bằng với các doanh nghiệp hoặc các cơ quan nghiên cứu công khác. Khoảng 1/10 doanh nghiệp (hay ¼ doanh nghiệp đổi mới) ở Châu Âu cộng tác với một đối tác về những hoạt động đổi mới của họ trong thời gian 2002-04. Những doanh nghiệp lớn đã cộng tác nhiều hơn gấp bốn lần các SME. Nhịp độ hợp tác trong số các doanh nghiệp vừa và nhỏ giữa các nước khá tương quan (khoảng 10 và 20% tổng số các doanh nghiệp, nhiều hơn so với một nửa số quốc gia được khảo sát), nhưng có sự khác biệt lớn đối với các doanh nghiệp lớn. Hợp tác với các tổ chức nghiên cứu công (giáo dục đại học hoặc các viện nghiên cứu trực thuộc Chính phủ) có thể là một nguồn chuyển giao tri thức quan trọng đối với các hoạt động đổi mới của doanh nghiệp. Ở đây lưu ý rằng, các doanh nghiệp lớn chủ động hơn so với các SMEvà cho thấy nhiều thay đổi hơn. Tuy nhiên, những sự thể hiện này chỉ thực trạng của một số loại hợp tác nào đó chứ không chỉ đặc điểm hay cường độ của nó. Ở hầu hết các quốc gia có sự hợp tác với những cơ quan giáo dục đại học nhiều hơn so với với những trung tâm nghiên cứu thuộc Chính phủ. Với những doanh nghiệp lớn, sự hợp trước kia phổ biến nhất tại Phần Lan, Thụy Điển, Estonia và Bỉ (hơn 30%), và mới đây tại Phần Lan, Na Uy, Ai-xơ-len và Thụy Điển (hơn 20%). 1.3. Hợp tác KH&CN và xu hƣớng gia công R&D 1.3.1. Hợp tác KH&CN Hợp tác quốc tế là một khía cạnh đặc biệt của toàn cầu hóa các hoạt động nghiên cứu. Tỷ trọng quốc tế về các sáng chế liên quan đến đồng sáng chế quốc tế đã tăng từ 4% trong các năm 1991-93 lên 7% trong năm 2001-03. Phạm vi hợp tác quốc tế cũng khác biệt một cách đáng kể giữa các nước nhỏ và các nước lớn. Các nền kinh tế nhỏ và kém phát triển hơn tham gia tích cực hơn vào các hoạt động hợp tác quốc tế. Đồng sáng chế đặc biệt cao tại Lucxămbua (52%), Mêhicô (48%), Nga (46%), Singapo (41%), Cộng hòa Séc (40%) và Ba Lan (39%). Điều này phản ánh nhu cầu của các nước muốn vượt qua những hạn chế do độ lớn của thị trường trong nước và/hoặc do thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết để phát triển công nghệ. Về phần mình, các nước lớn như, Mỹ, Anh, Đức và Pháp được phản ánh có tỷ lệ các hoạt động hợp tác quốc tế trong khoảng từ 12 đến 23% trong năm 2001-03. Các nước này cũng đã mở rộng phạm vi hợp tác quốc tế. Ví dụ như tại Pháp, hoạt động hợp tác quốc tế đã tăng từ 8% trong các năm 1991-93 lên 16% trong năm 2001-03. Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong đồng sáng chế quốc tế. Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đều giảm 20% về đồng sáng chế quốc tế. Tuy vậy, mặc dù cường độ hợp tác quốc tế giảm một cách đột ngột tại Hàn Quốc (35%), nhưng lại tăng lên rõ rệt tại Nhật Bản (28%). 17 Phân tích thống kê về hợp tác theo các nước đối tác cho thấy các mô hình tương tự như đối với chỉ số sở hữu xuyên biên giới: Các nước EU hợp tác chủ yếu với các nước EU khác, trong khi Canađa, Mêhicô, Ấn Độ, Trung Quốc, Ixraen, Hàn Quốc và Nhật Bản hợp tác thường xuyên nhất với Mỹ. Ví dụ, hơn 20% các sáng chế được thực hiện tại Ấn Độ, Canađa và Mêhicô là hoạt động hợp tác với nhà sáng chế Mỹ. Braxin và Nam Phi hợp tác nhiều với các nhà sáng chế EU hơn. Các chỉ số về nguồn tác giả là thước đo khác về hợp tác khoa học. Ở đây, 4 loại hình nguồn tác giả của các bài báo khoa học được phân tích: cá nhân, tổ chức, trong nước và quốc tế. Những chỉ số này cho thấy tri thức được chia sẻ hoặc phổ biến trong giới nghiên cứu như thế nào và các hình thức hợp tác về khoa học đang thay đổi ra sao. Hợp tác giữa các nhà nghiên cứu trong cùng một tổ chức là hình thức nghiên cứu hợp tác chủ yếu cho tới những năm 1990. Số lượng đồng tác giả của tổ chức đơn lẻ không thay đổi trong suốt hai thập kỷ qua. Đồng tác giả, cả trong và ngoài nước trở thành hình thức hợp tác quan trọng ở thập kỷ trước. Số lượng đồng tác giả trong nước, chẳng hạn như hợp tác giữa các nhà nghiên cứu từ các tổ chức khác nhau trong cùng một nước, đã tăng lên nhanh chóng. Con số này vượt hẳn so với số lượng đồng tác giả của một tổ chức đơn lẻ vào năm 1998 và trở thành hình thức hợp tác khoa học phổ biến nhất trên thế giới. Số lượng đồng tác giả ngoài nước tăng nhanh như hình thức đồng tác giả trong nước. Năm 2005, 20,6% các bài báo khoa học được viết dưới sự hợp tác của các tác giả nước ngoài, con số này lớn gấp 3 lần so với năm 1985. Số lượng đồng tác giả trong và ngoài nước tăng lên cho thấy vai trò vô cùng quan trọng trong hợp tác giữa các nhà nghiên cứu nhằm đa dạng hoá nguồn tri thức. Tính trung bình, 16,7% tổng số sáng chế được đăng ký tại Cơ quan Phát minh sáng chế Châu Âu (EPO) là thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu với một người nước ngoài trong các năm 2001-03, một mức tăng đáng chú ý từ chỗ đạt 11,6% trong giai đoạn 1991-93. Phạm vi quốc tế hóa được phản ánh qua sở hữu nước ngoài khác biệt một cách đáng kể giữa các nước. Tại Liên bang Nga, Luxămbua, Mêhicô, Hungary và Cộng hòa Séc, trên 50% sáng chế trong nước thuộc về người nước ngoài, một tỷ lệ còn cao hơn so với trong giai đoạn 1991-93. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, Singapo, Ba Lan, Braxin và Ấn Độ, sở hữu nước ngoài đã giảm một cách rõ rệt, một phần là do sự gia tăng hoạt động sáng chế trong nước. Mỹ và Đức là hai nước đạt mức tăng tỷ trọng sở hữu nước ngoài (tương ứng là từ 8% và 10% lên 14% và 15%). Anh là một trường hợp ngoại lệ trong số các nước lớn, với khoảng 40% sáng chế trong nước thuộc về sở hữu của người nước ngoài, so với tỷ lệ 30% đạt được vào đầu những năm 1990. Phân tích thống kê về sở hữu nước ngoài theo nước sở hữu chính cho thấy tầm quan trọng của sự gần gũi về địa lý và văn hóa trong các hoạt động xuyên biên giới. Xuất xứ 18 sở hữu nước ngoài tại các nước EU25 chủ yếu thuộc về bên trong khu vực (các công ty từ các nước EU sở hữu sáng chế tại các nước EU khác). Sở hữu sáng chế của Mỹ không những tăng mạnh ở các nước Mêhicô, Canađa, Ai-len, Ấn Độ và Ixraen, mà còn cả ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong khi Mỹ chiếm ưu thế sở hữu nước ngoài đối với các sáng chế trong nước ở Ấn Độ, thì các nước Châu Âu lại là người nắm sở hữu chính các sáng chế đối tượng của sở hữu xuyên biên giới tại Braxin, Nga, Trung Quốc và Nam Phi. Nhóm nghiên cứu cũng là một đơn vị quan trọng trong sáng tạo tri thức khoa học hiện đại. Số lượng các tác giả của một bài báo là chỉ số cho thấy những thay đổi trong hợp tác khoa học. Năm 1981, 3/4 các bài báo khoa học có từ 1 đến 3 tác giả. Năm 2005, 40% số bài báo khoa học có từ 5 tác giả trở lên. Mức độ hợp tác quốc tế thay đổi tuỳ theo từng nước. Các nước lớn ở Châu Âu (Pháp, Đức và Anh) hợp tác chặt chẽ hơn Mỹ và các nước Châu Á. Ngoài ra, tỉ lệ đồng tác giả nước ngoài đã tăng lên trong thập kỷ trước, trừ Trung Quốc là nước luôn có con số đồng tác giả không thay đổi. Đa dạng hóa nguồn tri thức thông qua hợp tác cũng quan trọng trong các lĩnh vực nghiên cứu mới và đa ngành chẳng hạn như khoa học nano và sinh học. Đối với các công ty, hợp tác với các đối tác nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới vì điều này giúp các công ty có thể tiếp cận được với nguồn lực và tri thức lớn hơn với chi phí thấp hơn cũng như có thể chia sẻ rủi ro với các đối tác của mình. Trong trường hợp các công ty ở Châu Âu, tỉ lệ hợp tác với các đối tác ở một nước khác trong Châu Âu là dưới 2% ở Italia và Tây Ban Nha, hơn 12% ở Đan Mạch, Lucxămbua, Phần Lan và Bỉ. Hợp tác với các đối tác ngoài Châu Âu có tỉ lệ thấp hơn, chỉ đạt từ 1% đến 5% trong tổng số các công ty ở các nước Châu Âu. Đối với các công ty ở những khu vực khác, xu hướng hợp tác đổi mới với các đối tác nước ngoài thay đổi khác nhau ở các nước từ dưới 2% như Hàn Quốc, Nhật Bản và Ôxtrâylia, tới hơn 8% như Canađa và New Zealand. Tỉ lệ phần trăm đổi mới ở tất cả các công ty dựa vào hợp tác nước ngoài để đổi mới có thể chia thành: tỉ lệ đổi mới tổng thể và xu hướng hợp tác với đối tác nước ngoài để đổi mới của các công ty. Kết quả của hợp tác trong khu vực Châu Âu về đổi mới cho thấy những khác biệt của các nước được giải thích chủ yếu dựa trên sự khác biệt trong cách các nhà đổi mới có đối tác nước ngoài một cách thường xuyên như thế nào, hơn là sự khác biệt về tỉ lệ đổi mới tổng thể. Ở Đức, mặc dù tỉ lệ đổi mới tổng thể cao (65% ở tất cả các công ty), nhưng hợp tác nước ngoài về đổi mới thấp (dưới 5% ở các công ty đổi mới), dẫn tới việc hợp tác nước ngoài chỉ chiếm 3%, thấp hơn so với tỉ lệ trung bình của Châu Âu là 4,1%. Các công ty đổi mới của các nước Bắc Âu cũng như một số nước nhỏ hơn có nền kinh tế mở ở Châu Âu (chẳng hạn như Lucxămbua, Bỉ và Cộng hoà Séc) có xu hướng hợp tác thường xuyên với các đối tác nước ngoài hơn. 19 Bên cạnh đó, các hoạt động công nghệ của các công ty đa quốc gia đang ngày càng trở nên quốc tế hóa. Trong nỗ lực tìm kiếm khả năng cạnh tranh công nghệ mới, để thích nghi hơn với thị trường và hạ thấp chi phí R&D, các công ty đang có xu hướng chuyển mạnh các hoạt động nghiên cứu ra nước ngoài. 1.3.2. Toàn cầu hoá R&D Khi các công ty đa quốc gia xây dựng phòng thí nghiệm R&D ở nước ngoài nhiều hơn, thì các hoạt động R&D ở các nước OECD được quốc tế hoá và tiếp cận gần hơn với hoạt động sản xuất ở nước ngoài. Tuy nhiên, hiện vẫn còn những khác biệt về tỉ lệ các công ty con ở nước ngoài trong tổng chi tiêu R&D cho ngành chế tạo so với tỉ lệ trong tổng doanh thu của ngành chế tạo. Ở hầu hết các nước, tỉ lệ các công ty con ở nước ngoài trong tổng R&D cao hơn tỉ lệ trong tổng doanh thu của ngành chế tạo. Điều này cho thấy hiện nay nghiên cứu được chú trọng quốc tế hoá hơn sản xuất. R&D thực hiện ở nước ngoài và bởi các công ty con ở nước ngoài trung bình chiếm hơn 16% trong tổng chi tiêu R&D cho ngành công nghiệp ở khu vực OECD. Ở hầu hết các nước OECD, tỉ lệ các công ty con ở nước ngoài trong R&D cho ngành công nghiệp đang tăng lên. Tại Tây Ban Nha, Anh, Thuỵ Điển, Cộng hoà Séc, Hungari, Bồ Đào Nha và Ai-len, tỉ lệ này hiện đã vượt con số 35%. Tuy nhiên, không phải tất cả các hoạt động liên quan tới R&D đều được phản ánh trong các giao dịch của công ty. Còn có những chuyển đổi khác trong nội bộ công ty (chẳng hạn như sự di chuyển của các nhà khoa học trong nội bộ công ty) mà không phát sinh thêm chi phí dẫn tới việc các hoạt động R&D không được ghi nhận trong các số liệu thống kê như một khoản chi tiêu R&D của các công ty con ở nước ngoài. Tỉ lệ các công ty con ở nước ngoài trong R&D cho ngành công nghiệp thay đổi khác nhau tuỳ theo từng nước, từ dưới 5% ở Nhật tới hơn 60% ở Hungari và Ai-len. Chi tiêu R&D được thực hiện trong các công ty con ở nước ngoài cũng cao như ở Cộng hoà Séc, Bồ Đào Nha và Thuỵ Điển, chiếm trên 40%. Tỉ lệ các công ty con ở nước ngoài trong R&D cũng phản ánh nỗ lực thực hiện R&D của họ so với các công ty trong nước. Năm 2004, các công ty con ở nước ngoài tại nhiều nước đã tiến hành R&D mạnh hơn các công ty trong nước. Năng lực R&D (tính theo tỉ lệ trong doanh thu) bởi các công ty con ở nước ngoài cao hơn đáng kể so với những con số được báo cáo bởi các công ty trong nước ở Nhật Bản, Thuỵ Điển, Mỹ và Anh. Tại Pháp, năng lực R&D trung bình của các công ty trong nước đạt dưới 0,5% so với doanh thu, đối với các công ty con ở nước ngoài tỉ lệ này đạt trên 1,6%. Tại Phần Lan, Ai-len và Ba Lan lại ngược lại. Điều này phản ánh rõ sự hội nhập trong công nghiệp của các công ty con ở nước ngoài với các công ty trong nước. 20 Bảng 4: 20 công ty có mức chi tiêu R&D toàn cầu hàng đầu thế giới 20 công ty có mức chi tiêu R&D toàn cầu hàng đầu thế giới Công ty Địa điểm Doanh thu bán 2005, tỷ, USD R&D 2005, tỷ, USD R&D 2006, tỷ, USD R&D 2007, tỷ, USD 1 Pfizer, Inc Mỹ 51,4 9,09 9,82 10,61 2 Toyota Motor Corp. Nhật Bản 185,8 8,36 8,94 9,40 3 Ford Motor Co. Mỹ 177,2 8,00 7,80 7,60 4 Microsoft Corp. Mỹ 39,8 7,01 7,50 8,03 5 General Motors Corp. Mỹ 192,6 6,70 7,02 7,34 6 DaimlerChryler AG Đức 186,1 6,67 7,06 7,17 7 Johnson&Johnson Mỹ 50,5 6,67 7,34 8,00 8 Siemens AG Đức 100,1 6,35 6,52 6,70 9 Sony Corp. Nhật Bản 66,0 5,77 6,24 6,71 10 GlaxoSmithKline PLC Anh 39,4 5,39 5,84 6,13 11 IBM Corp Mỹ 91,1 5,38 5,58 5,77 12 Intel Corp Mỹ 38,8 5,14 5,00 5,00 13 Matsushita Electric Ind. Nhật Bản 78,6 5,09 5,22 5,35 14 Novartis AG Thuỵ Sỹ 32,2 4,86 5,39 5,96 15 Volkswagen AG Đức 118,4 4,83 5,17 5,53 16 Sanofi-Aventis Pháp 35,4 4,79 5,25 5,85 17 Honda Motor Ltd Nhật Bản 87,5 4,57 4,75 4,94 18 Nokia Corp. Phần Lan 42,5 4,53 4,84 5,17 19 Roche Holdings Ltd Thuỵ Sỹ 28,5 4,34 4,73 5,11 20 Hitachi Ltd Nhật Bản 83,6 4,02 4,23 4,45 (Nguồn: Global R&D report, 2007) Các hoạt động R&D đang ngày càng trở nên quốc tế hóa hơn. Những thay đổi trong chuỗi giá trị toàn cầu, trong chi phí R&D, trong sự linh hoạt khi tiến hành các dự án R&D xuyên biên giới (ví dụ như ICT) và những thay đổi về chính sách (ví dụ như đẩy mạnh quyền sở hữu trí tuệ) tất cả đều tạo điều kiện thuận lợi cho xu thế này. Vào đầu những năm 2000, hầu hết các nền kinh tế đều trở nên tham gia mạnh mẽ hơn vào các hoạt động sáng chế xuyên biên giới. Đặc biệt, tỷ trọng sáng chế nước ngoài trong các bằng sáng chế thuộc sở hữu của các công ty nội địa đã tăng hơn gấp đôi ở Thụy Điển, Phần Lan, Braxin và Ấn Độ. Sự gia tăng này dường như trùng hợp với một diện mạo kinh tế toàn cầu mạnh mẽ hơn. Một mức tăng đáng kể cũng được ghi nhận đối với Pháp, là nơi có tỷ trọng đã tăng từ 11% lên 21% trong các năm 2001-03. Số bằng sáng chế được cấp ở EPO cho thấy, sở hữu nội địa đối với các sáng chế được tiến hành ở nước ngoài đặc biệt cao tại các nền kinh tế mở nhỏ. Tại Luxămbua, có hơn 80% các sáng chế được tiến hành với các nhà sáng chế ở nước ngoài và hơn 30% đối với các 21 nước Ai-len, Thụy Sĩ, Singapo, Hà Lan, Bỉ và Thụy Điển. Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Italia được thông báo có tỷ lệ yếu nhất đối với các sáng chế được tiến hành ở nước ngoài (chưa đến 10%). Tính về các địa điểm chính, có hơn 50% các sáng chế với sở hữu xuyên biên giới trong các năm 2001-03 là được tiến hành với các nhà sáng chế tại các nước EU, cao hơn gấp đôi so với số lượng các sáng chế được tiến hành với các nhà sáng chế Mỹ. Phân tích thống kê theo nước cho thấy, sự gần gũi về địa lý và văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong lựa chọn địa điểm. Các nước EU thường sở hữu các sáng chế ở các nước EU khác hơn là ở các nơi khác; nếu loại trừ khu vực EU thì Mỹ là địa điểm dẫn đầu. Các nước không thuộc EU (Canađa, Singapo, Ixraen, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản) sở hữu nhiều sáng chế với các nhà sáng chế Mỹ hơn là với các nhà sáng chế EU. Các trường hợp ngoại lệ là Braxin và Nam Phi, nơi có nhiều sáng chế được tiến hành với các nhà sáng chế tại các nước EU hơn. Trung Quốc thể hiện một sự phân bố đồng đều về sở hữu nội địa với các khu vực, trong khi Nga thiên về coi các nước khác như là địa điểm chính. Hình 2: Mức hấp dẫn đầu tư R&D của các nước 61 50 29 20 17 15 15 13 8 7 5 4 2 2 0 10 20 30 40 50 60 70 PhÇn cßn l¹i cña thÕ giíi (2) In®«nªxia (2) ¤xtr©ylia (4) Malaixia (5) §µi Loan (7) B¸c ¢ u (8) Hµn Quèc (13) NhËt B¶n (15) Singapo (15) Nam/Trung Mü (17) §«ng ¢ u (20) T©y ¢ u (29) ¢ n §é (50) Trung Quèc (61) (% người trả lời) (Nguồn: Global R&D, 2007) Các nguồn tài trợ R&D doanh nghiệp có thể là của trong nước, hoặc nước ngoài và có thể có nguồn gốc từ các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức nghiên cứu công (thuộc Chính phủ hoặc các trường đại học) hoặc cũng có thể từ các tổ chức quốc tế. Tài trợ từ nước ngoài còn bao gồm hình thức như được thực hiện bởi các chi nhánh nước ngoài, khi đó nguồn kinh phí được rót từ công ty mẹ (ở nước ngoài) nhưng không được coi là tài trợ nội bộ. Tính trung bình, tài trợ R&D từ nước ngoài đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp kinh phí cho R&D doanh nghiệp. Tại các nước EU27, kinh phí R&D 22 nước ngoài chiếm khoảng 10% tổng chi phí R&D doanh nghiệp. Ảnh hưởng quan trọng của các công ty đa quốc gia nước ngoài đối với nền kinh tế và sản xuất công nghệ trong nước thể hiện ở chính khía cạnh này. Đối với Anh, Áo và Hungary và Nam Phi, nguồn kinh phí từ nước ngoài chiếm hơn 15% trong tổng chi tiêu R&D doanh nghiệp. Tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Thổ Nhĩ Kỳ, nguồn kinh phí này chiếm chưa đến 3%. Tại hầu hết các nước, việc cung cấp tài chính cho các hoạt động R&D doanh nghiệp từ các nguồn nước ngoài chủ yếu xuất phát từ các doanh nghiệp kinh doanh khác. Chỉ có Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ được ghi nhận là có hơn 50% các nguồn từ nước ngoài là thuộc về các tổ chức quốc tế (chính xác là từ EU). Cộng hòa Séc là nước duy nhất có hơn 20% nguồn cung cấp tài chính từ nước ngoài có xuất xứ từ các nước khác và các tổ chức giáo dục đại học của nước ngoài. Cũng giống như các nguồn kinh phí R&D doanh nghiệp, đối với các nước có đầy đủ dữ liệu cho thấy, có hơn một nửa nguồn kinh phí từ nước ngoài thuộc về nguồn tài trợ bên trong công ty. Con số này chiếm đến hơn 80% ở Hà Lan và Đan Mạch, và chiếm 50% ở Thụy Điển và Na Uy, với 20% có xuất xứ từ các công ty nước ngoài không có chi nhánh. Bảng 5 thể hiện cơ cấu nguồn tài trợ R&D của một số nước. Bảng 5: Nguồn tài trợ R&D Nguồn tài trợ R&D (%) Ngành công nghiệp Chính phủ Nguồn khác Tài trợ từ nƣớc ngoài Ôxtrâylia 46,4 44,4 9,2 0,0 Áo 43,9 34,7 0,4 21,0 Bỉ 64,3 21,4 2,5 11,8 Braxin 38,2 60,2 1,6 0,0 Canađa 47,5 34,5 9,9 8,1 Trung Quốc 57,6 33,4 6,3 2,7 Đan Mạch 61,4 28,2 2,6 7,8 Phần Lan 70,0 25,7 1,1 3,1 Pháp 54,2 36,9 1,7 7,2 Đức 66,1 31,1 0,4 2,3 Hungary 30,7 58,0 0,4 10,7 Ấn Độ 23,0 74,7 2,3 0,0 Ai-len 66,8 25,5 1,7 6,0 Ixraen 69,6 24,7 2,9 2,8 Italia 41,7 53,0 0,0 5,3 Nhật Bản 74,5 17,7 7,5 0,3 Hàn Quốc 74,0 23,9 1,7 0,4 Malaixia 51,5 32,1 4,9 11,5 Mêxicô 29,8 59,1 9,8 1,3 Hà Lan 51,9 35,8 1,3 11,0 Na Uy 49,2 41,9 1,5 7,4 Ba Lan 30,3 62,7 2,4 5,1 23 Bồ Đào Nha 31,5 61,0 2,4 5,1 Nga 30,8 59,6 0,6 9,0 Singapo 49,9 41,8 1,1 7,2 Nam Phi 49,4 33,0 10,0 7,0 Tây Ban Nha 48,4 40,1 5,8 5,7 Thuỵ Điển 65,0 23,5 4,3 7,3 Thuỵ Sỹ 69,1 23,2 3,4 4,3 Thổ Nhĩ Kỳ 44,9 48,0 6,3 0,8 Anh 43,9 31,3 5,4 19,4 Mỹ 63,1 31,2 5,7 0,0 (Nguồn: R&D global report, 2007) 1.3.3. Toàn cầu hoá R&D đẩy mạnh xu hướng thuê gia công R&D bên ngoài (R&D offshoring) Những biến chuyển trong hoạt động R&D quy mô toàn cầu đã làm thay đổi nhận thức về cấu trúc và các hoạt động R&D hiện đang diễn ra tại Mỹ và các nước có mức phát triển về công nghệ cao. Thực vậy, sự phát triển như vũ bão của các hoạt động R&D, đặc biệt là ở Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khác ở Đông và Nam Á, không còn được nhìn nhận như các sự hoạt động lẻ tẻ. Những thay đổi lớn ở thái độ của Chính phủ và các hướng tiếp cận ở những nước này đã khơi mào cho một cuộc đua trong hoạt động R&D. Ví dụ, các nguồn đầu tư trực tiếp của Chính phủ đã góp phần vào nỗ lực nâng cao sức mạnh quân sự và kinh tế của đất nước. Tự do hoá kinh tế đã tạo ra một môi trường nơi mà sự phát triển và đầu tư tư nhân được khuyến khích. Hơn nữa, các quy định về phát triển kinh tế, đầu tư nước ngoài và sở hữu đã được sửa đổi ở nhiều quốc gia phát triển về công nghệ tới mức tạo lợi thế cho giới công nghiệp của nước ngoài. Sự kết hợp của tất cả các yếu tố này đã tạo ra một sự khác biệt tương đối trong mối quan hệ của ngành công nghiệp trên toàn cầu với cộng đồng R&D của những nước đang phát triển. Sự tương tác này phát triển theo một hướng tiếp cận theo kiểu "thử nghiệm các vùng nước" với các hợp đồng nghiên cứu ban đầu, những hợp đồng này sau đó sẽ trở thành các khoản đầu tư lớn vào việc xây dựng các viện nghiên cứu, hình thành các công ty con và phát triển một loạt các liên doanh. Kết quả là đã mang lại các cơ hội làm thay đổi hoạt động R&D ở nhiều nước, bao gồm cả các đối tác "truyền thống" ở Tây Âu và Nhật Bản. Sự thay đổi này đặc biệt thể hiện rõ ở các sửa đổi trong các chính sách đối nội của Đông và Nam Á, đã và đang tiếp tục có ảnh hưởng tới số lượng và các mô hình thực hiện R&D ở Mỹ và các quốc gia khác. Trong vài năm gần đây, phần lớn sự quan tâm được hướng vào việc phát triển và tận dụng các nguồn lực R&D ở Trung Quốc, Ấn Độ và những nước này cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của báo chí. Tuy nhiên, vẫn có những khu vực khác thu hút được sự quan tâm đặc biệt, gồm Châu Mỹ La tinh, các nước Đông và Nam Á khác và Châu Âu. Theo điều tra của tạp chí R&D, Trung Quốc và Ấn Độ có số lượng công ty quốc tế tham gia vào hoạt động R&D của các nước này nhiều nhất. Nhưng cũng vẫn có một số lượng đáng kể các công ty đang tìm cách thực hiện R&D ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, lãnh thổ Đài Loan và Inđônêxia. Một điều hoàn toàn 24 không mấy ngạc nhiên là khoảng 20% công ty tham gia báo cáo là có đầu tư vào các cơ sở R&D ở Châu Mỹ La tinh (chủ yếu là vào Mêhicô và Braxin). Hộp 4 Gia công R&D: Trung Quốc sự lựa chọn số 1? Theo các điều tra gần đây của Tạp chí R&D và một số tạp chí khác, ngành công nghiệp Mỹ đang quan tâm đặc biệt tới gia công, ít nhất ở mảng hoạt động R&D của nước này. Các phân tích đang được thực hiện bởi nhiều cơ quan để xác định tỷ lệ R&D phù hợp có thể gia công ở nước ngoài nhằm vẫn duy trì các năng lực công nghệ cốt lõi ở trong nước, trong khi vẫn tận dụng được lợi thế của các ích lợi do việc gia công ở nước ngoài đem lại. Trung Quốc hiện đang nổi bật lên là một địa điểm lựa chọn hàng đầu cho gia công R&D nước ngoài. Mặc dù Ấn Độ là nguồn chủ chốt trong lĩnh vực gia công R&D phần mềm và máy tính, nhưng Trung Quốc đang trở thành một địch thủ đáng gờm. Báo cáo của Gartner cho biết cả Ấn Độ và Trung Quốc sẽ thu được 27tỷ USD nhờ gia công phần mềm trong năm 2006. Điều đó nói lên rằng, các ưu tiên, cơ sở hạ tầng, các mối quan hệ hàn lâm, các khoản đầu tư khoa học của Trung Quốc đang tiếp tục thu hút sự quan tâm của của cộng đồng R&D quốc tế. Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu dài hạn nhằm thu hút mọi mặt R&D của toàn khu vực công nghệ. Nước này tiếp tục hỗ trợ cho cả mức tăng trưởng trong nước lẫn các quan hệ hợp tác KH&CN với tất cả các nước. Chiến lược chung của Trung Quốc là nhằm xây dựng năng lực công nghệ của mình theo bất cứ phương pháp khả thi nào, với nhận thức rằng, xuất phát điểm của Trung Quốc thấp hơn hầu hết các nước khác. Chiến lược này đã tỏ ra có hiệu quả trong các năm qua, với mức tăng trưởng vững chắc ở các ngành khoa học sự sống và tự nhiên, kỹ thuật, phát triển phần mềm, các khoa học vật liệu và vật lý lý thuyết. 21 23 23 32 36 40 62 0 10 20 30 40 50 60 70 % ng•êi tr¶ lêi T¨ng søc c¹nh tranh cña Trung Quèc (21%) ChÊt l•îng SV tèt nghiÖp KHKT (23) Sè l•îng SV tèt nghiÖp KHKT (23) VËt liÖu gi¸ rÎ (32) Søc hót FDI cña Trung Quèc (36) Chi tiªu chÝnh phñ (40) Cơ së R&D chi phÝ thÊp (62) (Nguồn: Thomson Scientific và Economic Intelligence Unit) Các nhà nghiên cứu Trung Quốc thường xuyên công bố các thành quả và khám phá công nghệ của họ, sở hữu trí tuệ của họ (về khía cạnh patent) tiếp tục tăng lên và họ tiếp tục là điểm hấp dẫn để tổ chức các cuộc hội nghị khoa học kỹ thuật lớn. Chương trình tàu vũ trụ có người lái của Trung Quốc đã thu được danh tiếng lớn và sự quan tâm sâu sắc lâu dài của Trung Quốc cho lĩnh vực kỹ thuật được hỗ trợ bởi mức tăng trưởng tài chính và sự thịnh vượng của nền kinh tế. 25 Các nỗ lực mang tính toàn cầu ngày càng tăng của các tập đoàn đa quốc gia tiếp tục làm chuyển hướng các hoạt động thuê gia công R&D từ các cơ sở được thành lập ở Bắc Mỹ và Châu Âu sang các nước Châu Á, mặc dù một số ít các hoạt động gia công này cũng có ở Đông Âu, ví dụ như Hungary và Cộng hoà Séc. Tuy vậy, một điều thú vị là mức tăng tưởng nghiên cứu ở nhiều nước không thuộc OECD hiện nay lại dường như là một trong những động lực mạnh nhất của đổi mới toàn cầu. Ví dụ rõ rệt nhất trong việc thuê gia công có lẽ là Nhật Bản. Chưa tới 5% R&D ở Nhật Bản được thực hiện bởi các tập đoàn đa quốc gia. Nhật Bản cũng là một trong những nước OECD kém tích cực nhất trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về mặt cấp bằng sáng chế.Chưa tới 4% các phát minh nội địa ở Nhật Bản là do người nước ngoài sở hữu, so với hơn 12% ở Mỹ và 38% ở Anh. Nhật Bản cũng là nước ít tham gia và các hoạt động hợp tác quốc tế với chưa tới 3% lượng bằng sáng chế nước này là kết quả của sự hợp tác như vậy, so với khoảng 12% của Mỹ và hơn 21% của Anh. Hình 3: Các hoạt động R&D thường được gia công ở nước ngoài Các hoạt động R&D thƣờng đƣợc gia công ở nƣớc ngoài 36% 25% 23% 55% 29% 47% 23% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Nghiªn cøu c¬ b¶n (23%) Nghiªn cøu øng dông (47%) ThiÕt kÕ (29%) Ph t¸ triÓn s¶n phÈm (55%) Ph t¸ triÓn quy tr×nh s¶n xuÊt (23%) Ph t¸ triÓn phÇn mÒm (25%) Hç trî c«ng nghÖ (36%) ( % người trả lời) (Nguồn: Tạp chí R&D, Battelle) Số lượng các hợp đồng giữa các tập đoàn đa quốc gia Mỹ với đối tác hoặc các công ty con trên toàn thế giới đang ngày một tăng, tập trung chủ yếu tại Trung Quốc và Ấn Độ. Bên cạnh đó, sự chú trọng, tuy nhỏ hơn nhưng đầy tiềm năng và quan trọng, đang được hướng tới Châu Âu và Mỹ La tinh với vai trò là những vùng đất đầy hứa hẹn cho hợp tác quốc tế. Đầu tư R&D đang và sẽ trở thành một tỷ lệ quan trọng trong tổng chi 26 phí R&D ở các cơ sở đặt tại những quốc gia được gọi là "đối tác", và được kỳ vọng sẽ là động lực chính tác động lên các mô hình R&D ở cả nước tài trợ lẫn tiếp nhận R&D. Sự nổi lên của lĩnh vực gia công nước ngoài (với vai trò là một bộ phận của thực hiện và quản lý R&D trong nhiều năm qua) đang được gắn với nhiều kỳ vọng. Mặc dù được xem như một hiện tượng mới nổi, sự hỗ trợ của R&D ở nước ngoài đang là một phần của các hoạt động kinh doanh chuẩn trong hơn 20 năm qua. Ví dụ, trong hơn thập niên qua, những mối quan hệ giữa các tập đoàn Mỹ và các cơ quan đối tác của họ ví dụ như tại Ấn Độ, đã thu được những thành quả cụ thể. Điển hình là các công ty phần mềm và hoá chất của Mỹ đã tiến hành các dịch vụ nghiên cứu ở nước ngoài vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, trong nhiều trường hợp đang sử dụng những cơ hội để hoặc hỗ trợ các hoạt động truyền thống hoặc vừa "thăm dò các vùng nước" về khía cạnh học hỏi xem quy trình sản xuất hoạt động như thế nào. Gần đây, điều tra của Tạp chí R&D đã nêu ra một số nhận định như sau liên quan tới kỳ vọng về quyết định bắt tay vào gia công ở nước ngoài: 1- Nhằm hỗ trợ R&D ở các cơ sở trong giai đoạn marketing hoặc trước khi đưa vào sản xuất; 2- Thiết lập các cơ sở được phát triển riêng cho mục tiêu thực hiện R&D thay mặt cho công ty mẹ; 3- Thực hiện hợp đồng với các nguồn hỗ trợ R&D độc lập, bao gồm các trường đại học và các phòng thì nghiệm tư nhân có khả năng phục vụ một phạm vi rộng khách hàng. Việc thành lập hoặc tận dụng năng lực R&D với sự liên kết với các thị trường nước ngoài từ lâu đã được coi như các phương tiện để vượt qua nhiều rào cản. Điều tra của Tạp chí R&D cũng cho biết quyết định mở rộng hoạt động R&D của các công ty dựa trên các yếu tố như sau: 1- Hỗ trợ kỹ thuật được nội địa hoá là phương tiện để giải quyết nhanh chóng những vấn đề rắc rối hoặc tận dụng các cơ hội liên quan tới các hoạt động marketing và sản xuất đã được hoạch định 2- Nhu cầu cần nhận biết và áp dụng các hoạt động và các tập tục sản xuất mang tính địa phương vào các quy tắc, văn hoá, tập tục và khẩu vị mang tính địa phương. 3- Hoạt động sản xuất ở địa phương có thể bị tác động bởi những khác biệt mang tính địa phương về mặt nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng và vật liệu, và 4- Việc thiết lập các cơ sở R&D "con" có thể là một trong những điều kiện được quy định trong quy trình cấp phép và cấp lixăng của địa phương. 27 Hình 4: Tại sao gia công R&D nước ngoài Chú ý: 1=Không quan trọng; 5= Rất quan trọng (Nguồn: Tạp chí R&D, Battelle) II. NHÂN LỰC KH&CN VÀ THỰC HIỆN ĐỔI MỚI KH&CN 2.1. Nguồn nhân lực KH&CN 2.1.1. Sinh viên tốt nghiệp đại học Sinh viên tốt nghiệp đại học là một chỉ số thể hiện tiềm năng của một nước trong việc thu hút, phát triển và phổ biến tri thức tiến bộ và cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực trình độ cao. Năm 2004, các trường đại học của các nước OECD đào tạo cho khoảng 6,7 triệu sinh viên, trong đó 179.000 người có bằng tiến sĩ. Về đặc trưng độ tuổi tốt nghiệp, 35% dân số hoàn thành trình độ đại học và 1,3% trình độ tiến sĩ. Ai-xơ-len, New 28 Zealand, Phần Lan, Ôxtrâylia, Na Uy và Đan Mạch có tỷ lệ tốt nghiệp cao nhất (hơn 45% dân số) và Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ và Bồ Đào Nha có tỷ lệ tiến sĩ cao nhất với lần lượt 3,1, 2,7 và 2,5 tiến sĩ trên 100 dân. Trung Quốc cũng đang mở rộng hệ thống các trường đại học và cấp bằng cho khoảng 2 triệu người năm 2004 (trong đó có 23.000 tiến sĩ). Tại Ấn Độ, số tiến sĩ được đào tạo năm 2003 là 13.700 người, trong đó 38% trong lĩnh vực KH&CN. Hơn 1/3 số sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực khoa học xã hội, kinh doanh và luật. Nghiên cứu khoa học (trừ y tế và phúc lợi) vẫn chiếm số lượng thứ 2 mặc dù tỷ lệ tốt nghiệp trong lĩnh vực KH&CN giảm ¼. Số sinh viên tốt nghiệp KH&CN ở Hàn Quốc chiếm 40% tổng số người mới tốt nghiệp. Mỹ và EU có số sinh viên tốt nghiệp chiếm lần lượt 31% và 39% trong tổng số người tốt nghiệp đại học của các nước OECD, nhưng EU có tỷ lệ số sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực KH&CN và nghiên cứu tiên tiến cao hơn. Năm 2004, các trường đại học ở Châu Âu cấp bằng đại học cho 609.000 người tốt nghiệp trong lĩnh vực KH&CN. 43% tổng số người được cấp bằng đại học của OECD trong lĩnh vực này, so với chỉ 22% ở Mỹ. Khoảng cách còn lớn hơn nữa đối với đào tạo tiến sĩ: các trường đại học Châu Âu đào tạo 57% tổng số tiến sĩ KH&CN. Trong khoảng 2/3 các nước OECD, các trường đại học đào tạo nhiều nhân lực trong lĩnh vực công nghệ hơn là khoa học; tại Phần Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thuỵ Điển, số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật vượt xa số người tốt nghiệp ngành khoa học. Nhưng tại các nước như Ôxtrâylia, Hy Lạp, New Zealand và Anh thì ngược lại. Mặc dù tỷ lệ sinh viên nữ tốt nghiệp tương tương, hoặc vượt nam giới ở hầu hết các nước OECD, nhưng phụ nữ vẫn ít tham gia vào các chương trình nghiên cứu tiên tiến. Họ ít học lên tiến sĩ, trừ ở Bồ Đào Nha, Italia và Ai-xơ-len; Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, nữ giới chỉ chiếm dưới 1/4 số người được cấp bằng tiến sĩ. Họ cũng ít theo học lĩnh vực KH&CN. Phụ nữ chiếm hơn 2/3 số người tốt nghiệp đại học trong lĩnh vực khoa học nhân văn, nghệ thuật, giáo dục, y tế và phúc lợi, nhưng lại chiếm dưới 1/3 trong lĩnh vực toán học và khoa học máy tính và dưới 1/4 trong lĩnh vực cơ khí. Khoảng 80% sinh viên tốt nghiệp đại học về KH&CN tại Nhật Bản, Hà Lan và Thuỵ Sĩ là nam giới. 2.1.2. Nghiên cứu sinh nước ngoài và quốc tế Sự dịch chuyển nghiên cứu sinh quốc tế là một chỉ số toàn cầu hoá của cả lĩnh vực giáo dục đại học và hệ thống nghiên cứu. Chỉ số này thể hiện sức hút của các chương trình nghiên cứu tiên tiến và trong nhiều trường hợp thể hiện những cơ hội nghề nghiệp đối với các nhà nghiên cứu trẻ tại các nước tiếp nhận nghiên cứu sinh quốc tế. Trong quá trình học tập và ở giai đoạn sau, các nghiên cứu sinh đóng góp vào sự tiến bộ của nghiên cứu tại nước tiếp nhận. Khi họ trở về quê hương, họ mang theo tri thức và những mối liên hệ với các mạng lưới nghiên cứu quốc tế. 29 Tỷ lệ nghiên cứu sinh nước ngoài trong tổng số người được tuyển khác nhau giữa các nước. Sinh viên quốc tế và nước ngoài chiếm 40% số người theo học tiến sĩ ở Thuỵ Sĩ và ở Anh, nhưng chỉ dưới 5% ở Italia và Hàn Quốc. Ở Canađa, Bỉ và Mỹ con số này là khoảng từ 20 đến 30%. Ôxtrâylia là 18%, Áo 17% và New Zealand 15%. Mỹ là nước có số lượng nghiên cứu sinh nước ngoài và quốc tế rất lớn. Nước này đón nhận lượng nghiên cứu sinh lớn nhất trong năm 2001 với khoảng 79.000 sinh viên nước ngoài.Nước Anh đứng thứ 2 với 35.000 sinh viên quốc tế năm 2004. Ngôn ngữ đóng vai trò lớn trong việc lựa chọn điểm đến, nổi bật là những nước nói tiếng Anh hoặc tiếng Tây Ban Nha, thu hút các sinh viên từ Trung và Nam Mỹ. Tuy nhiên, còn có nhiều vấn đề khác như: những mối liên hệ về địa lý, văn hoá và lịch sử, hay các chương trình trao đổi (ví dụ như Erasmus) hoặc học bổng và các chính sách nhập cư. Các nghiên cứu sinh Châu Á (đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan) chiếm số lượng lớn ở Mỹ; còn các trường đại học Châu Âu thì lại tiếp nhận phần lớn nghiên cứu sinh từ các nước Châu Âu khác. Sự dịch chuyển nghiên cứu sinh quốc tế đã gia tăng từ 5 hoặc 6 năm nay, đặc biệt là tăng mạnh ở New Zealand, Canađa, Na Uy và Tây Ban Nha. Tỷ lệ sinh viên nước ngoài theo học trong các chương trình nghiên cứu tiến tiến tăng ở nhiều nước từ năm 1998 đến 2004. Bỉ, một trong những nước đón nhiều sinh viên nhất, là một ngoại lệ. Nam giới vẫn chiếm phần lớn số nghiên cứu sinh. Ngoại trừ Cộng hoà Slôvakia và Tây Ban Nha, phụ nữ chiếm khoảng 21% (Cộng hoà Slôvakia) và 47% (Tây Ban Nha) số nghiên cứu sinh quốc tế. 2.1.3. Đào tạo tiến sĩ KH&CN và sau tiến sĩ cho công dân nước ngoài ở Mỹ Mỹ, cũng như Pháp và Anh, đào tạo số lượng lớn sinh viên nước ngoài. Trong 43.400 tiến sĩ tốt nghiệp năm 2005, 2/3 là trong lĩnh vực KH&CN và 38% những người mới tốt nghiệp trong những lĩnh vực này là công dân nước ngoài với visa tạm thời. Trong một thập kỷ qua, hệ thống giáo dục đại học ở Mỹ đã đào tạo trung bình hàng năm 9.700 tiến sĩ KH&CN là công dân nước ngoài. Riêng giai đoạn 2004 và 2005, con số này là 10.000. Châu Á chiếm hơn 2/3 số người tốt nghiệp tiến sĩ không phải là công dân Mỹ. Sinh viên Trung Quốc chiếm 30%, Hàn Quốc 10% và Đài Loan 4%. Các trường đại học Mỹ đã đào tạo lượng tiến sĩ chiếm 1/3 hoặc ¼ lượng tiến sĩ của các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và lãnh thổ Đài Loan, cũng như Áchentina, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngược lại, Tỷ lệ tiến sĩ được đào tạo tại Mỹ của Châu Âu vẫn rất thấp. Năm 2005, số tiến sĩ KH&CN được đào tạo tại các trường đại học Mỹ đạt 28.000, vượt xa con số năm 1998. Đây là kết quả của 3 năm tăng liên tiếp trong đào tạo tiến sĩ KH&CN (từ 2002-2005), sau 4 năm tụt giảm (1998-2002). Điều này cho thấy lượng tiến sĩ KH&CN không thuộc quốc tịch Mỹ được đào tạo tại nước này không hề thuyên giảm trong thời gian gần đây. 30 Những người được đào tạo tiến sĩ thường ở lại Mỹ sau khi kết thúc nghiên cứu. Năm 2005, 26.000 vị trí sau tiến sĩ đã được cấp visa tạm thời, so với 19.000 tiến sĩ người Mỹ. Số lượng tiến sĩ nước ngoài được tuyển dụng tăng đáng kể trong thập kỷ qua. Xu hướng tiến sĩ được đào tạo và ở lại Mỹ vẫn tiếp diễn từ những năm 90. 2/3 tiên sĩ người Trung Quốc và Ấn Độ và hơn nửa lượng tiến sĩ người Châu Âu được Mỹ đào tạo và ở lại nước này làm việc. 2.1.4. Tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học Tuyển dụng người tốt nghiệp có trình độ là một chỉ số tiềm năng đổi mới của thị trường lao động và thể hiện xu hướng chung. Đầu tư lớn vào giáo dục dẫn tới việc gia tăng số người được đào tạo và được phản ánh trong cơ cấu nghề nghiệp. Năm 2004, trung bình có 31% số người được tuyển dụng trong khu vực OECD có trình độ đại học. Canađa và Nhật Bản (hơn 40%) và Mỹ (39%), cao hơn nhiều so với EU. Ở trong EU cũng có sự phân hoá hơn: Phần Lan, Bỉ và Thuỵ Điển, số người tốt nghiệp chiếm hơn 1/3 số được tuyển dụng; Bồ Đào Nha, Italia, Cộng hoà Séc và Slôvakia chiếm 15% hoặc thấp hơn. Từ 1998 đến 2004, tỷ lệ tuyển dụng những người tốt nghiệp đại học hàng năm khoảng 3,6% trong khu vực OECD. Tỷ lệ này tăng ở hầu hết các nước và trung bình tăng gấp 4 lần tổng số việc làm. Tỷ lệ tăng mạnh nhất là ở Tây Ban Nha (8,8%), Áo (8,3) và Bồ Đào Nha (7,8%); tăng chậm nhất là Đức (1%) và Phần Lan (2,2%). Những nước có tỷ lệ người tốt nghiệp đại học cao (Mỹ, Nhật Bản), thì mức tăng là hơn 2,5% mỗi năm. Mức tăng trưởng này một phần là do sự tham gia ngày càng tăng của nữ giới vào thị trường lao động. Mặc dù xu hướng nữ giới tốt nghiệp đại học tăng, nhưng một số nước vẫn có tỷ lệ phụ nữ đi làm thấp. Họ chiếm trung bình 46% số lượng tuyển dụng đại học, tỷ lệ này là 60% ở Bồ Đào Nha và 31% ở Thuỵ Sỹ. Số lượng lao động có trình độ đại học đang lão hoá. Năm 2004 hơn 1/3 nhân lực đại học của OECD trên 45 tuổi. Trong 7 năm qua tỷ lệ những lao động có kỹ năng trong độ tuổi 45-64 đã tăng ở hầu hết các nước. So với năm 2002, số nước có nhóm tuổi này chiếm 40% lượng lao động có trình độ đại học đã tăng từ 4 nước lên 7 nước, gồm: Cộng Hoà Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Hungari, Thuỵ Điển và Mỹ. Những người tốt nghiệp đại học có được vị trí chắc chắn hơn so với những lao động khác. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của những người tốt nghiệp đại học lại cao ở Thổ Nhĩ Kỳ (12,5%), Tây Ban Nha (8,1%), Pháp (7,4%) và Balan (7,3%). Phụ nữ có bằng đại học ít thất nghiệp hơn những phụ nữ không có, tỷ lệ chênh lệch này khá cao ở Áo, Hy Lạp. 31 2.1.5. Nhân lực KH&CN Nguồn nhân lực KH&CN là trụ cột chính của nền kinh tế tri thức. Năm 2005, nhân lực ở các vị trí chuyên nghiệp và kỹ thuật chiếm hơn 30% tổng lượng lao động tại Mỹ và EU-15 (tương đương với 57 và 59 triệu người). Tại Nhật Bản, con số này chiếm khoảng 10 triệu người năm 2004 và cứ 6 người thì có 1 người làm việc trong lĩnh vực KH&CN. Tại Châu Âu, gần 2/3 nhân lực KH&CN là của 4 nền kinh tế lớn nhất: 22% ở Đức, 12% ở Pháp và Anh và 11% ở Italia. Cộng Hoà Séc, Hungari, Balan và Cộng Hoà Slôvakia đều có tỷ lệ 11%. Các nước Bắc Âu là những nước đầu bảng đạt tỷ lệ nhân lực KH&CN cao trong tổng lượng lao động (hơn 35%); Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ai-len và Bồ Đào Nha đạt tỷ lệ khoảng 20%. Theo những số liệu mới nhất, hơn 50% chuyên gia và kỹ thuật viên là nữ ở hầu hết các nước OECD, tỷ lệ cao nhất là tại Balan (60,7%) và Hungari (60,3%). Ngược lại, tại Nhật Bản và Hàn Quốc tỷ lệ này chỉ lần lượt là 34% và 40,1%. Năm 2006, có sự cân bằng giữa tỷ lệ các chuyên gia và kỹ thuật viên. Tuy nhiên, tại Na Uy, Cộng Hoà Séc, Italia và Áo, các kỹ thuật viên chiếm số lượng lớn hơn các chuyên gia. Trong thập kỷ qua, việc làm của nhân lực KH&CN đã tăng mạnh hơn tổng lượng việc làm ở tất cả các nước, với tỷ lệ trung bình hàng năm 2,5% tại Mỹ, 3,3% tại EU15, 4,1% ở Hàn Quốc và 4,5% ở Ôxtrâylia. Một số nước có tỷ lệ chuyên gia và kỹ thuật viên thấp hiện đang dần dần đuổi kịp các nước nói trên, ví dụ như Tây Ban Nha, Hungari, Ai-len và Hy lạp. Lucxămbua và Áo với tỷ lệ cao từ trước vẫn duy trì mức tăng trưởng đều đặn. Trừ một số ngoại lệ (như Hungari, Balan, Cộng hoà Slôvakia và Cộng Hoà Séc), mức tăng trưởng của nhân lực trong lĩnh vực KH&CN chủ yếu là nhờ số lượng tuyển dụng nữ giới (từ 1996 – 2006). 2.1.6. Nhân lực R&D Số nhân sự tham gia vào R&D tại các nền kinh tế OECD gắn liền với những nỗ lực R&D của những nước này. Tại Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch, tỷ lệ 15 nhân sự R&D trên 1000 lao động tham gia vào hoạt động R&D, vượt trội so với tỷ lệ trung bình 10/1000 của các nước EU. Nhật Bản, Lucxămbua, Pháp và New Zealand có tỷ lệ khá cao 14/1000. Ở hầu hết các nước OECD, số lượng các nhà nghiên cứu tăng mạnh hơn tổng số nhân lực R&D. Điều này một phần do số lượng ngày càng tăng của các sinh viên sau đại học, những người chuyên thực hiện các hoạt động R&D và được coi là các nhà nghiên cứu của khu vực sau đại học. Công nghệ thông tin ngày càng được sử dụng phổ biến trong các hoạt động R&D cũng là một lý do của việc sử dụng ngày càng ít dần nhân viên hỗ trợ và kỹ thuật viên. Tuy nhiên, một số phòng thí nghiệm vẫn thiếu kỹ thuật viên và nhân viên hỗ trợ. Số lượng các nhà nghiên cứu tăng nhiều nhất ở Trung Quốc, Phần Lan và New Zealand, với tỷ lệ tăng trung bình hàng năm lên tới gần 9%, hơn gấp đôi mức trung 32 bình hàng năm của OECD là 3,2%. Tuy nhiên, ở New Zealand, Thổ Nhĩ Kỳ, Mêhicô, Nam Phi, Hy Lạp và Italia, cũng như ở Hà Lan và Liên Bang Nga, số lượng các nhà nghiên cứu tăng chậm hơn so với tổng số nhân sự tham gia vào R&D. Sự tham gia không tương xứng của phụ nữ vào các hoạt động R&D đã thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách. Ở hầu hết những nước đã thống kê, phụ nữ chiếm từ 25% đến 35% tổng số các nhà nghiên cứu. Ở Bồ Đào Nha, Liên Bang Nga và Cộng hòa Slôvakia con số này là 40% và ở Nhật, Hàn Quốc là dưới 13%. Tỷ lệ các nhà nghiên cứu là nữ thấp phần nào cho thấy sự phân bố không đồng đều của phụ nữ trong các lĩnh vực thực hiện R&D. Trừ Đan Mạch, Hàn Quốc, Lucxămbua và LB Nga, các nhà nghiên cứu là nữ chủ yếu làm việc tại các trường đại học; sự tham gia của họ vào khu vực kinh doanh đặc biệt thấp trong khi khu vực này thu hút nhiều nhà khoa học nhất ở hầu hết các nước. 2.1.7. Các nhà nghiên cứu Năm 2005, có khoảng 3,9 triệu nhà nghiên cứu tham gia vào các hoạt động R&D ở khu vực OECD. Con số này tương đương với tỷ lệ có 7.3 nhà nghiên cứu trên 1000 nhân lực lao động, tăng đáng kể so với năm 1995 là 5.9 trên 1000. Trong số các nước lớn thuộc OECD, Nhật Bản là nước có tỷ lệ các nhà nghiên cứu trên tổng số nhân lực lao động lớn nhất, theo sau là Mỹ và EU. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của Mỹ chiếm khoảng 37% tổng số các nhà nghiên cứu của khu vực OECD, EU là 33% và Nhật là 18% . Mức độ chi tiêu cho R&D của Phần Lan, Thụy Điển, Nhật và Mỹ (cả cho các nhà nghiên cứu và cho nghiên cứu và phát triển) về căn bản trên mức trung bình của OECD. Năm 2005, khoảng 2.5 triệu nhà nghiên cứu (khoảng 46%) làm việc cho khu vực tư nhân ở khu vực OECD. Ở các nền kinh tế lớn, tỷ lệ các nhà nghiên cứu làm việc cho khu vực kinh doanh rất khác nhau. Ở Mỹ, có 4/5 nhà nghiên cứu làm việc trong khu vực kinh doanh, ở Nhật là 2/3 và ở EU là 1/2. Phần Lan, Thụy Điển, Nhật, Đan Mạch và Mỹ là những nước duy nhất có tỷ lệ các nhà nghiên cứu làm việc trong khu vực kinh doanh vượt quá 6/1000 nhân lực lao động; ở các nền kinh tế lớn của Châu Âu, con số này chỉ là 3 hay 4/1000. Mêhicô, Thổ Nhĩ Kỳ, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Ba Lan và Cộng hòa Slôvakia có số lượng các nhà nghiên cứu làm việc trong khu vực kinh doanh thấp (ít hơn 1,5/1000 nhân lực lao động trong ngành công nghiệp). Tỷ lệ này chủ yếu là do đặc điểm quốc gia quyết định; ở những nước này, lĩnh vực kinh doanh đóng vai trò ít quan trọng hơn rất nhiều trong hệ thống đổi mới quốc gia so với các khu vực của Chính phủ và giáo dục đại học. Chi tiêu R&D của các tổ chức kinh doanh ở các nước này chỉ chiếm 25% đến 35% tổng số chi tiêu R&D và chỉ dưới 50% ở Mehicô và Cộng hòa Slôvakia. Số lượng các nhà nghiên cứu làm việc trong khu vực kinh doanh tăng mạnh nhất ở các nền kinh tế nhỏ hơn của OECD như New Zealand, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ai- xơ-len và Hy Lạp. Ở các nước này, số các nhà nghiên cứu làm việc trong khu vực kinh 33 doanh hàng năm tăng hơn 10% trong vòng hơn một thập kỷ qua. Các nhà nghiên cứu làm việc trong khu vực kinh doanh ở Trung Quốc cũng tăng mạnh với mức tăng trung bình hàng năm là 5% trong vòng 5 năm qua. 2.1.8. Học giả nước ngoài ở Mỹ Sự có mặt của các học giả nước ngoài ở các trường đại học của Mỹ là một chỉ số đánh giá mức hấp dẫn của các trường đại học của Mỹ và cũng là chỉ số về các cơ hội dành cho các nhà nghiên cứu. Giai đoạn 2005-2006, có 97.000 học giả nước ngoài tham gia vào các hoạt động nghiên cứu hay giảng dạy trong các trường đại học của Mỹ (hầu hết là tham gia vào nghiên cứu). Có 2/3 số học giả nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực khoa học như khoa học sự sống, sinh học, y học hay vật lý và các lĩnh vực kỹ thuật. Số các nhà khoa học tham gia vào nghiên cứu khoa học sự sống và sinh học tăng nhanh. Khoảng 20% học giả không phải là người gốc Mỹ đến từ Trung Quốc, khoảng 9% đến từ Hàn Quốc và Ấn Độ, và hơn 6% đến từ Nhật Bản. Đội ngũ giảng viên đại học nước ngoài đến từ Châu Âu, Đức, Pháp, Anh, Italia và Tây Ban Nha chiếm khoảng 2% đến 5% số giảng viên nước ngoài ở Mỹ. Giảng viên người Canađa chiếm 5% và giảng viên người Nga chiếm gần 2.5% tổng số giảng viên nước ngoài ở Mỹ. Số học giả nước ngoài làm việc ở Mỹ đã tăng trong vòng hơn 12 năm qua (từ 60.000 năm 1993/94). Sau sự suy giảm trong 2 năm học sau Sự kiện 11 tháng 9, với những thay đổi liên quan đến an ninh về chính sách cấp visa, số học giả nước ngoài lại tăng trở lại từ năm 2004 và năm 2005/06 số học giả nước ngoài đã tăng 8.2% so với năm trước. Số học giả nước ngoài tăng là do có nhiều học giả đến từ Châu Á. Mặc dù có một số lượng lớn giảng viên đại học đến từ Châu Á đang làm việc tại các trường Đại học của Mỹ từ giữa những năm 1990, số giảng viên đại học đến từ Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tăng với tỷ lệ trung bình hàng năm là 10%, 8% và 6%. Giảng viên đại học đến từ Thổ Nhĩ Kỳ (8%) và Nga (6%) cũng tăng nhanh. Tuy nhiên, số giảng viên đến từ các nước Châu Âu lại tăng vừa phải trừ Cộng hòa Slôvakia (11%), Cộng hòa Séc (6%), Bồ Đào Nha (6%) và Italia (5%). Mặc dù hầu hết các học giả nước ngoài là nam giới, hiện nay có nhiều các nhà nghiên cứu là nữ giới hơn trước; năm 2005/06 giảng viên đại học là nữ chiếm 35% tổng số học giả nước ngoài ở Mỹ. 2.1.9. Dịch chuyển nhân lực quốc tế trình độ cao Các nền kinh phát triển dựa trên nhân lực có trình độ và cạnh tranh để thu hút những năng lực tốt nhất. Trong năm 2000-2001, hơn 40,5 triệu người nước ngoài sinh sống và làm việc tại các nước nước OECD, 9,2 triệu là chuyên gia và kỹ thuật viên. Ở hầu hết các nước OECD, tỷ lệ các chuyên gia nước ngoài trong lĩnh vực KH&CN được tuyển dụng là rất cao Mỹ thu hút 45% số chuyên gia và kỹ thuật viên nước ngoài di cư (trong đó 55% là công dân các nước OECD), 3 nước có sức thu hút lớn nhất ở Châu Âu là Pháp, Đức và Anh (20%) và Canađa (10%). 34 Có tới 60% số chuyên gia và kỹ thuật viên nhập cư không phải là công dân của các nước OECD. Mỹ Canađa, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Anh được hưởng lợi từ việc thu hút được nhân lực có trình độ cao ở các nước thuộc địa cũ và các nước không thuộc OECD. Khoảng 30% số chuyên gia và kỹ thuật viên nhập cư vào các nước OECD là từ Châu Á, trong đó 5,7% từ Ấn Độ và 3,5% từ Trung Quốc. 30% còn lại là từ các nước Châu Âu, trong đó phần lớn xuất phát từ các luồng di chuyển liên Châu Âu. Một số nước có tỷ lệ tuyển dụng chuyên gia và kỹ thuật viên nhập cư cao cũng đồng thời có lượng chuyên gia và kỹ thuật viên di cư lớn tới các nước OECD khác. Luxembourg, New Zealand, Thuỵ Sỹ, Bồ Đào Nha, Anh đều thu hút nguồn nhân lực chuyên gia và kỹ thuật viên lớn và thu lợi từ những luồng tri thức dồi dào này. Luồng nhân lực kỹ năng cao nhập cư vào New Zealand và Anh chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực có kỹ năng ở các nước không thuộc OECD, trong khi đó ở Bồ Đào Nha, nguồn nhân lực kỹ năng cao này lại chủ yếu dựa vào sự hồi hương của các chuyên gia và kỹ thuật viên được sinh ra ở các thuộc địa cũ của nước này. Ai-len có tỷ lệ chuyên gia nhập cư cao 15,4%, nhưng có tỷ lệ di cư thậm chí còn cao hơn (26,0%). Phần Lan, Mêhico, Balan và Cộng hoà Slôvakia cũng chịu cảnh thất thoát nguồn nhân lực có tri thức. Pháp và Mỹ có tỷ lệ nhân lực tri thức nhập cư cao (lần lượt là 8,3% và 12%) và tỷ lệ di cư thấp (2,6% và 0,5%). Ngoại trừ tại một số nước, chuyên gia và kỹ thuật viên nhập cư là nữ giới chiếm 45% nhân lực nhập cư tại các nước OECD. Nhân lực có trình độ cao là nữ giới của Nam Âu và Áo ít di cư hơn đồng nghiệp của họ ở các nước OECD khác . 2.1.10. Nguồn nhân lực KH&CN ở các nền kinh tế không thuộc OECD Nguồn vốn nhân lực là động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Năm 2004, trong bốn nền kinh tế lớn mới nổi là Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, có tới 171 triệu người thuộc lứa tuổi từ 25 đến 64 có bằng đại học, nhiều bằng toàn bộ khu vực OECD. Tuy nhiên, nếu xét theo tỷ lệ của tổng dân số, thì số người ở độ tuổi này có bằng đại học của OECD là 25,1% tổng số dân, cao hơn nhiều so với Brazil (7,8%), Trung Quốc (9,5%) và Ấn Độ (11,4%). Ở những nền kinh tế này, có một số lượng lớn sinh viên theo học các trường đại học. Chỉ tính riêng ở Trung Quốc, 3.9 triệu sinh viên học đại học lần đầu tiên vào năm 2005, bằng khoảng một nửa tổng số của OECD. Hơn một thập kỷ qua, số lượng này tăng mạnh. Số sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc (2,6 triệu năm 2005) chỉ chiếm 1/3 tổng số của OECD, nhưng con số này đang tăng nhanh. Chất lượng giáo dục rất quan trọng. Một chỉ số để đánh giá chất lượng giáo dục là số người có bằng đại học tham gia vào các chương trình nghiên cứu tiên tiến hay số người có bằng tiến sĩ. Con số này tăng nhanh ở Trung Quốc, nhưng lại tăng chậm ở Brazil và Nga. Nói chung, có hơn 90.000 người nhận bằng tiến sĩ năm 2004 ở 3 nước này, so với gần 180.000 tiến sĩ ở khu vực OECD. Năm 2003, Ấn Độ có gần 14.000 tiến sĩ. 35 Di chuyển sinh viên biểu thị chất lượng của hệ thống giáo dục của các nước khác. Số sinh viên nước ngoài theo học đại học ở các nước OECD tăng từ 1,6 triệu năm 2000 lên 2,3 triệu năm 2004. 2/3 sinh viên là từ các nền kinh tế không thuộc OECD, trong đó Trung Quốc chiếm 22,8% trong tổng số các nước không thuộc OECD, theo sau là Ấn Độ với tỷ lệ 8,3%. Trong số các nước OECD, Mỹ vẫn là địa điểm đến hấp dẫn nhất, chiếm 25,4% số sinh viên nước ngoài theo học đại học của OECD năm 2004, năm 2000 là 29,6%, theo sau là Anh (13,3%), Đức (11,5%) và Pháp (10,5%). Các nhà nghiên cứu ở các nền kinh tế không thuộc OECD chiếm hơn 1/3 tổng số các nhà nghiên cứu của OECD và không thuộc OECD. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với phần đóng góp của họ vào chi tiêu cho R&D, vì chi phí cho mỗi nhà nghiên cứu thấp hơn đáng kể ở các nước kém phát triển hơn (lương thấp hơn, sự hỗ trợ cho cán bộ nghiên cứu ít hơn và thấp hơn, thiết bị rẻ tiền hơn, v.v...). Số lượng các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc tăng mạnh, từ 695.000 năm 2000 lên 1,1 triệu năm 2005. Ở một số lĩnh vực nhất định, Trung Quốc đứng thứ ba sau Mỹ (theo ước tính của OECD là gần 1,4 triệu) và EU (ước tính 1,2 triệu năm 2004), và thấp hơn là Nhật Bản (705.000) và Nga (465.000). Rõ ràng là tỷ lệ công việc, như ở Trung Quốc, 1,5 nhà nghiên cứu trên 1000 nhân sự, vẫn còn xa so với mức trung bình ước tính của OECD là 7,3. Tỷ lệ này cũng tương tự ở Braxin (1,0 năm 2004) và Ấn Độ (0,3 năm 2000). 2.1.11. Việc làm cho nguồn nhân lực KH&CN trong ngành công nghiệp Lĩnh vực dịch vụ chiếm phần lớn nhân lực ở các nước OECD, và trong năm 2004, lĩnh vực này có hơn 70% công nhân chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật. Ngành công nghiệp chế tạo có nguồn nhân lực KH&CN nhiều thứ hai. Điện, cung cấp khí đốt, nước sạch và xây dựng có số nhân lực KH&CN trung bình là 3.5%, và lĩnh vực giáo dục sơ cấp chỉ chiếm 1%. Số công nhân chuyên nghiệp và kỹ thuật viên làm việc trong khu vực dịch vụ chiếm khoảng 20% đến 45% năm 2004, cao hơn nhiều so với khu vực chế tạo (từ 7% đến 27%). Lucxămbua và Thụy Sĩ là các nước có nguồn nhân lực KH&CN lớn nhất trong khu vực dịch vụ (khoảng 45%). Năm 2004, số công nhân KH&CN làm việc trong lĩnh vực chế tạo cao nhất ở Phần Lan (27,2%), Thụy Điển (26,1%), Pháp và Áo (26,0%); Ở Nhật và Bồ Đào Nha con số này dưới 10%. Hơn một thập kỷ qua, số công nhân có tay nghề và nhân viên kỹ thuật tăng nhanh hơn so với tổng số nhân lực ở cả hai khu vực dịch vụ và chế tạo. Số nhân lực này tăng nhiều nhất ở khu vực dịch vụ (7,2% một năm ở Tây Ban Nha, 7% ở Ôtxtrâylia, 6,8% ở Ai len, và 6,5% ở Lucxămbua). Tỷ lệ tăng trung bình hàng năm khoảng 2% ở Bồ Đào Nha, Phần Lan và Mỹ. Trong cùng thời kỳ này, ở hầu hết các nước OECD, số nhân lực KH&CN tăng ở khu vực chế tạo mặc dù tổng số nhân lực giảm. Số nhân lực KH&CN tăng nhiều nhất 36 là ở Ai-len (8,1%), Tây Ban Nha (7,8%) và Italia (7,1%). Ở những nước này và ở Áo, Phần Lan, số công nhân lành nghề và nhân viên kỹ thuật tăng nhanh trong khu vực chế tạo hơn là trong khu vực dịch vụ. Mỹ, Nhật Bản, Lucxămbua, Thụy Điển và Anh có số lượng nhân lực KH&CN giảm ở khu vực chế tạo trong bối cảnh nhân lực của khu vực này giảm mạnh. Những thay đổi về tỷ lệ nhân lực KH&CN trong khu vực dịch vụ và chế tạo tương đối giống nhau ở các nước: nước có nhân lực KH&CN tăng mạnh nhất trong khu vực dịch vụ thì cũng tăng mạnh nhất trong khu vực chế tạo. Điều này cho thấy các xu hướng chuyển đổi của nhân lực KH&CN trong những khu vực này không phải là độc lập. 2.1.12. Thu nhập theo trình độ học vấn Nhóm người có khả năng làm việc trong lĩnh vực KH&CN là một hàm số thể hiện mối tương quan giữa mức gia tăng của thu nhập với giáo dục đại học. Chỉ số này so sánh sự khác nhau về thu nhập giữa nhân lực có bằng cấp với những nhân lực khác, đặc biệt chú trọng tới sự khác biệt về giới. Lợi ích thu nhập của những người có bằng đại học có thể được phân tích bằng cách so sánh thu nhập trung bình hàng năm của những người tốt nghiệp đại học với thu nhập trung bình hàng năm của những người tốt nghiệp trung học phổ thông và các trường cao đẳng. Theo các số liệu mới nhất, ở tất cả các nước thể hiện sự tương quan tích cực giữa trình độ học vấn và thu nhập. Điều này đặc biệt đúng ở Hungary (217%), Cộng hoà Séc (182%), Mỹ (172%), Thuỵ Sỹ (164%) và Phần Lan (163%). Sự khác biệt về thu nhập thấp nhất ở các nước Scandinavơ với tỷ lệ khoảng 125%. Ở hầu hết các nước OECD, sự khác biệt về thu nhập giữa những người có bằng đại học và những người có bằng cao đẳng nói chung dễ nhận thấy hơn là sự khác nhau giữa trung học phổ thông và trung học cơ sở hay thấp hơn. Các nước Scandinavơ là ngoại lệ, trừ Bỉ, Đức và Pháp. Hơn một thập kỷ gần đây, những sự khác biệt này đã giảm một cách đáng kể ở Italy, Hungary và Đức. Nói cách khác, thu nhập của công nhân có kỹ năng cao giảm so với những người công nhân có kỹ năng trung bình. Tuy nhiên, ở Tây Ban Nha, Na Uy, New Zealand và Phần Lan, sự chênh lệch này tăng với mức độ trung bình hàng năm 1% hoặc cao hơn. Phân tích bằng thống kê về giới cho thấy, thậm chí nếu cả nam giới và nữ giới đều có mức gia tăng thu nhập theo trình độ học vấn, thì sự khác biệt giữa thu nhập của nam giới và nữ giới có cùng trình độ học vấn vẫn là vấn đề quan trọng. Ở Mỹ, Italia, Đức và Canađa, phụ nữ thu nhập ít hơn gần 40% so với các cộng sự nam giới làm việc trong lĩnh vực KH&CN. Ngược lại, ở Lucxămbua, Bỉ, Tây Ban Nha, Hungary và Pháp, thu nhập trung bình hàng năm của phụ nữ tốt nghiệp đại học cao hơn 70% thu nhập của nam giới có cùng trình độ học vấn. 37 2.2. Các chỉ tiêu thể hiện mức độ thực hiện đổi mới 2.2.1 Bằng sáng chế Năm 2005, trên toàn thế giới đã có khoảng 53.000 bằng sáng ba bên, một mức tăng mạnh về số lượng nếu so với năm 1995 chỉ có 35.000 sáng chế. Trong nửa cuối những năm 1990, con số này tăng ở mức bình quân 7% mỗi năm cho đến năm 2000. Nửa đầu thế kỷ 21 thể hiện tốc độ suy giảm, số lượng bằng sáng chế ba bên chỉ tăng trung bình 2% một năm. Mỹ, EU và Nhật Bản có khuynh hướng tương tự và sau năm 2000 Nhật Bản thể hiện tốc độ giảm mạnh. Số lượng bằng sáng chế ba bên ổn định tại Ôxtrâylia, Đức, Pháp, Thụy Điển và Thụy Sĩ, trong khi số bằng sáng chế của Đan mạch, Phần Lan và Anh lại giảm trung bình với các tỷ lệ là 2%, 6% và 1% trong giai đoạn 2000 tới 2005. Ước tính Mỹ chiếm 31% số bằng sáng ba bên, giảm khoảng 3% so với năm 1995 (34.4%); tỉ lệ bằng sáng chế ba bên của Châu Âu cũng đã có chiều hướng suy giảm, giảm hơn 4% trong giai đoạn 1995 tới 2005 (28.4% vào năm 2005). Ngược lại, tỷ lệ bằng sáng chế ba bên của Nhật Bản đã tăng thêm 2%, đạt 29% vào năm 2005. Những thay đổi về phân bổ bằng sáng chế của mỗi quốc gia cho thấy một làn sóng về hoạt động đổi mới ở Châu Á. Trung Quốc ở vị trí thứ 16 từ năm 1995, đến 2005 được xếp vào 15 nước đứng đầu. Lãnh thổ Đài Loan, Hàn Quốc và Ấn Độ cũng là những nước nổi bật trong bảng xếp hạng (tương ứng các vị trí từ 5 đến 11). Số lượng bằng sáng chế ba bên của các nền kinh tế này tăng đáng kể vào cuối những năm 1990. Sau năm 2000, Trung Quốc, Ân Độ, Hàn Quốc và Đài Loan đã tăng mạnh từ 20 đến 37% một năm. Nếu tiêu chuẩn hóa số lượng bằng sáng chế ba bên theo tổng số dân, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Đức, Hà Lan và Thụy Điển trở thành năm quốc gia có mức đổi mới nhất vào năm 2005. Các tỷ lệ của những nước như Phần Lan, Ixraen, Hàn Quốc, Luxămbua và Mỹ ở trên mức trung bình OECD (44 trên một triệu dân). Nhật Bản có số lượng các bằng sáng chế cao nhất trên tỷ lệ một triệu dân (119), tiếp theo sau là Thụy Sĩ (107). Hầu hết các quốc gia đều có xu hướng tăng số lượng bằng sáng chế, ngoại trừ các nước như Bỉ, Phần Lan và Thụy Điển. Một trong số quốc gia có số lượng bằng sáng chế/1 triệu dân tăng mạnh nhất trong giai đoạn 1995 tới 2005 là Hàn Quốc (từ 7 đến 65/1triệu dân). Theo cách tính này, Trung Quốc có chưa tới 0,4 số bằng sáng chế trên một triệu dân. Số lượng bằng sáng chế ba bên có mối quan hệ chặt chẽ với chi phí R&D của ngành công nghiệp. Nước nào chi phí cho R&D càng nhiều (như Mỹ, Nhật Bản, Đức và Pháp) thì có số lượng bằng sáng chế càng cao. Đa số những quốc gia có vị trí thấp (số lượng bằng sáng chế liên quan tới R&D ít) là các quốc gia đang nổi và các nước OECD có cường độ R&D thấp (như Braxin, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ...) Cường độ bằng sáng chế (tỷ lệ của bằng sáng chế ba bên/R&D công nghiệp) của ba khu vực quan trọng nhất trong OECD (Mỹ, Nhật Bản, EU) có mức độ ổn định hơn so 38 với số lượng bằng sáng chế. Nhật Bản đã có cường độ bằng sáng chế cao nhất trong ba khu vực từ cuối những năm 1990; trước đó cường độ bằng sáng chế của nước này bằng với EU. Ngược lại, Mỹ có xu hướng bằng sáng chế ở dưới mức trung bình OECD và đã giảm nhẹ từ năm 2000. Cường độ bằng sáng chế ở mức thấp của Mỹ (so với EU và Nhật Bản), đặc biệt vào cuối những năm 1990 là do mức tăng R&D công nghiệp lớn hơn mức tăng của bằng sáng chế ba bên. Ngược lại, số lượng bằng sáng chế ba bên của Nhật Bản tăng nhanh hơn chi phí R&D công nghiệp. Ở EU, hai mức tăng này tương đương nhau. Những năm gần đây Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan và Thụy Sĩ đạt mức cao nhất về cường độ bằng sáng chế trong vùng OECD, với các mức 160 bằng sáng chế trên/tỉ USD chi phí R&D (tại Hàn Quốc), gần 300 (tại Hà Lan). Tuy nhiên, chỉ tiêu này lại cho thấy mức suy giảm đều ở Đức và Thụy Sĩ vì có mức tăng trưởng không đáng kể về cấp bằng sáng chế kể từ năm 2000. Ngược lại, tại Hàn Quốc và Hà Lan cường độ bằng sáng chế tăng lên một cách đáng chú ý từ giữa những năm 1990 do sự tăng trưởng trong cấp bằng sáng chế nhanh hơn chi phí R&D. Phân tích cấp bằng sáng chế theo khu vực là một cách đánh mức độ tập trung của những hoạt động có tính chất đổi mới bên trong các quốc gia. Nói một cách cụ thể, số lượng những đơn xin cấp bằng sáng chế theo Hiệp định Hợp tác Bằng sáng chế (PCT) của khu vực có thể cho thấy các khu vực đổi mới đóng vai trò là các nguồn tri thức quan trọng của thế giới. Các hoạt động sáng tạo thường được tập trung ở một số ít khu vực. Chỉ số điều chỉnh trung bình mật độ địa lý ở các quốc gia OECD là 0,56. Các nước Hungary (0,75), Tây Ban Nha (0,70), Nhật Bản (0,69), Thụy Điển (0,69), Hà Lan (0,61), Vương quốc Anh (0,57), Phần Lan (0,57), Hàn Quốc (0,57) và Na Uy (0,56) đạt mức cao hơn mức trung bình của OECD. Mật độ thấp nhất là Thụy Sĩ (0,36) và Áo (0,38) mặc dù mật độ các đơn PCT cao hơn nhiều so với mức độ dân cư ở những nước này. California (Mỹ) và Tokyo (Nhật Bản) dẫn đầu các khu vực về số lượng đơn PCT ở cả hai lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và công nghệ sinh học. Tại Châu Âu, Noord-Braband (Hà Lan) là khu vực có số đơn xin cấp bằng sáng chế PCT trong lĩnh vực ICT lớn nhất, Düsseldorf (Đức) là khu vực có bằng sáng chế ngành công nghệ sinh học nhiều nhất. Trong số những vùng dẫn đầu về lĩnh vực ICT, Noord- Braband có số lượng đơn PCT bình quân trên mỗi triệu lực lượng lao động rất lớn , tiếp theo sau là Tokyo (Nhật Bản), East Anglia (Vương quốc Anh) và Lansi- Suomi (Phần Lan). Những chỉ số này cho thấy sự mật độ cao của nhân sự trình độ cao ở những vùng này. Massachusetts (Mỹ) có số lượng đơn PCT lớn nhất trên mỗi triệu lực lượng lao động trong ngành công nghệ sinh học. Bình quân đơn PCT trên mỗi triệu lực lượng lao động tại Düsseldorf (Đức), Maryland (Mỹ), Ibaraki, Kyoto (Nhật bản), Delaware (Mỹ) và East Anglia (Vương quốc Anh) cũng khá lớn. 39 Được coi là một phép đo về kết quả của các hoạt động KH&CN, việc thống kê số bằng sáng chế theo ngành công nghiệp mang lại các thông tin có giá trị về thế mạnh công nghệ của các ngành công nghiệp. Đặc biệt, mối liên hệ giữa số bằng sáng chế được cấp với các ngành công nghiệp còn cho thấy mối tương quan giữa giữa công nghệ với hiệu suất kinh tế của các ngành công nghiệp. Tính trung bình, hầu hết các nền kinh tế OECD đều có các danh mục ngành công nghiệp công nghệ trong tổng số bằng sáng chế được cấp trong giai đoạn 2000-04 tương đối đồng đều. Tuy nhiên, bằng sáng chế của các công nghệ ở các ngành công nghiệp có hàm lượng R&D cao-trung bình trong tổng số bằng sáng ở các nước Châu Âu (25) lại nhiều hơn so với Mỹ hay Nhật Bản, là những nước có bằng sáng chế được cấp cho các ngành công nghiệp hàm lượng R&D cao nhiều hơn. Mặt khác, sự phân tích thống kê về danh mục bằng sáng chế cấp theo ngành công nghiệp của các nước còn cho thấy sự nổi lên của các nhà sản xuất công nghệ cao mới. Singapo, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Ixraen cho thấy có tỷ lệ về hoạt động cấp bằng sáng chế cao nhất ở các ngành công nghiệp công nghệ cao, đáng chú ý là các ngành công nghiệp sản xuất máy tính, thiết bị văn phòng, radio, tivi, các thiết bị truyền thông và dược phẩm. Về tổng thể, trong các nền kinh tế OECD và EU25, số bằng sáng chế của các ngành công nghiệp công nghệ cao và cao-trung đã tăng nhanh hơn so với các ngành công nghiệp khác trong giai đoạn 1997-2003 (tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt trên 3,5%). Trung Quốc và Ấn Độ là những nước dẫn đầu về phát triển hoạt động cấp bằng sáng chế. Tại Trung Quốc, mô hình này phù hợp với mức tăng của xuất khẩu công nghệ cao. Có một mối liên kết tỷ lệ thuận giữa đầu tư R&D và cấp bằng sáng chế. Các ngành công nghiệp có hàm lượng R&D cao, ví dụ như dược phẩm hay y tế, công cụ chính xác và quang học, là những ngành công nghiệp có số bằng sáng chế cao nhất. Ngược lại, hàm lượng công nghệ thấp hơn theo nghĩa cả lẫn đăng ký sáng chế thường thấy ở các ngành công nghiệp dệt, thuộc da, gỗ và giấy. 2.2.2. Các bài báo khoa học Các xuất bản phẩm nghiên cứu là một trong nhiều chỉ số định lượng có thể dùng để đánh giá và xác định giá trị của KH&CN. Số lượng sách báo khoa học thường được sử dụng như một chỉ số cho thấy năng suất khoa học của các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu công, các công ty, cá nhân hay quốc gia. Năm 2003, trên thế giới có 699.000 bài báo mới về khoa học và kỹ thuật (KH&KT), hầu hết các bài báo này đều là kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các trường đại học và tập trung chủ yếu ở một vài nước. Năm 2003, gần 84% các bài báo khoa học quốc tế là của các nước OECD, gần hai phần ba số này là của các nước G7. Mỹ dẫn đầu với hơn 210.000 bài. Phân bố theo địa lý các xuất bản phẩm này rất giống với sự phân bố chi tiêu R&D, trong đó các nước có cường độ R&D cao hơn, có nhiều bài báo KH&KT hơn. Ví dụ, 40 Thụy Sĩ và Thụy Điển đạt tỷ lệ trên 1.100 bài báo/1 triệu người vào năm 2003. Mật độ các bài báo khoa học vẫn còn thấp ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc nếu so với các nỗ lực R&D của họ, nhưng khuynh hướng thống kê thiên về các nước nói tiếng Anh có thể là một phần của hiện tượng này. Số lần trích dẫn đưa ra một phép đo khác về năng suất khoa học bằng cách cho thấy công trình nghiên cứu trước đó đã có tác động như thế nào. Các nước có nhiều bài báo khoa học nhất nếu tính theo bình quân triệu người là Thụy Sĩ và Mỹ cũng là các nước có số lượng trích dẫn nhiều nhất. Cả hai nước đều có uy tín cao trên thế giới về nghiên cứu y sinh và vật lý. Trong vòng 10 năm qua, tần xuất xuất bản khoa học không ngừng tăng lên trên phạm vi toàn thế giới và tiếp tục gia tăng một cách đáng kể tại một số nền kinh tế mới nổi. Số bài báo khoa học của Châu Mỹ Latinh đã tăng hơn gấp ba lần, tiếp sau đó là các nền kinh tế Đông Nam Á (Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Việt Nam). Khoa học về sự sống tiếp tục nổi trội trong danh mục các bài báo khoa học và chiếm một tỷ trọng đặc biệt lớn tại các nước Bắc Âu. Khoa học tự nhiên vẫn là lĩnh vực xuất bản chính tại các nước Cộng hòa Séc, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Slôvakia, Hàn Quốc và Ba Lan. 2.2.3. Đổi mới trong các công ty Để hiểu được sự truyền bá công nghệ mới diễn ra như thế nào và để có được một bức tranh trọn vẹn hơn về sự đổi mới của các công ty, các khảo sát về đổi mới đã thu thập dữ liệu về sự đổi mới được phát triển bên trong hoặc bên ngoài công ty và công ty tương tác với các các đối tác khác như thế nào trong quá trình đổi mới. Các số liệu về hoạt động đổi mới chủ yếu được triển khai bên trong một công ty (còn gọi là Các nhà đổi mới tại gia - in-house innovators) khẳng định rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang có xu hướng trở thành nhà cải biên (Adapters) hơn so với các công ty lớn. Trong gần một nửa số nước được khảo sát, có hơn 40% trong tổng số các công ty lớn triển khai đổi mới sản phẩm trong nội bộ công ty. Trong số các SME, tỷ trọng phát triển đổi mới sản phẩm nội bộ vượt quá 20% ở khoảng một phần ba số nước được khảo sát. Mô hình này cũng tương tự đối với các hoạt động đổi mới quy trình sản xuất trong nội bộ công ty. Tỷ lệ cao nhất thuộc về các công ty lớn (trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐỀ TÀI- MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ SỐ LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG KH&CN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2003-2007.pdf
Tài liệu liên quan