Luận văn Một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của giun đũa neoascaris vitulorum trong hội chứng tiêu chảy bê, nghé dưới 3 tháng tuổi ở tỉnh Tuyên Quang và biện pháp điều trị

Tài liệu Luận văn Một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của giun đũa neoascaris vitulorum trong hội chứng tiêu chảy bê, nghé dưới 3 tháng tuổi ở tỉnh Tuyên Quang và biện pháp điều trị: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------    -------------------- LÊ THỊ THANH NHÀN Tên đề tài: "MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, VAI TRÒ CỦA GIUN ĐŨA NEOASCARIS VITULORUM TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY BÊ, NGHÉ DƢỚI 3 THÁNG TUỔI Ở TỈNH TUYÊN QUANG VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ" Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60.62.50 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan Thái Nguyên, 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Lời cảm ơn Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể khoa sau Đại học - Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn Thạc sỹ nông nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh,...

pdf106 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của giun đũa neoascaris vitulorum trong hội chứng tiêu chảy bê, nghé dưới 3 tháng tuổi ở tỉnh Tuyên Quang và biện pháp điều trị, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------------    -------------------- LÊ THỊ THANH NHÀN Tên đề tài: "MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, VAI TRÒ CỦA GIUN ĐŨA NEOASCARIS VITULORUM TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY BÊ, NGHÉ DƢỚI 3 THÁNG TUỔI Ở TỈNH TUYÊN QUANG VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ" Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60.62.50 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan Thái Nguyên, 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Lời cảm ơn Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể khoa sau Đại học - Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn Thạc sỹ nông nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị em, các bạn bè đồng nghiệp Chi cục Thú y tỉnh Tuyên Quang đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng xin được dành lời cảm ơn tới gia đình, những người thân đã động viên, chia sẻ với tôi trong suốt khoá học và thực hiện luận văn này. Thái Nguyên, ngày 14 tháng 6 năm 2008 Tác giả luận văn Lê Thị Thanh Nhàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn và các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái nguyên, ngày 14 tháng 6 năm 2008 Tác giả luận văn Lê Thị Thanh Nhàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, ngành chăn nuôi đã được Nhà nước và nhân dân đầu tư phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về sản lượng và chất lượng thực phẩm cao. Một số địa phương đã tập trung phát triển đàn bò sữa, đặc biệt là đàn trâu bò thịt để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, góp phần nâng cao đời sống xã hội. Trong ngành chăn nuôi, chăn nuôi trâu bò nói riêng và chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung có một ưu thế đáng chú ý là thức ăn chăn nuôi chủ yếu là cỏ và phế phụ phẩm nông nghiệp, song lại có khả năng cung cấp một lượng lớn thực phẩm có giá trị cho người tiêu dùng. Ngoài ra, chăn nuôi trâu bò đã góp phần cơ bản giải quyết sức cày kéo cũng như bổ sung một lượng phân bón hữu cơ đáng kể cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc còn rất khó khăn về điều kiện kinh tế, điều kiện địa hình phức tạp không thể áp dụng cơ giới hoá ở nhiều địa phương, vì vậy, con trâu vẫn được coi là “đầu cơ nghiệp”. Tuy nhiên, vấn đề dịch bệnh, trong đó có hội chứng tiêu chảy vẫn xẩy ra phổ biến, gây trở ngại lớn cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu bò nói riêng. Tiêu chảy thấy ở mọi lứa tuổi, nhưng ra nhiều nhất vẫn là ở bê nghé từ sơ sinh đến ba tháng tuổi. Theo Lê Minh Trí (1995), ở bê nghé có đến 70-80% tổn thất nằm trong thời kỳ bú sữa mẹ và 80-90% trong số đó là hậu quả của bệnh tiêu chảy gây ra. Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra: do khí hậu thời tiết thay đổi đột ngột, do thức ăn kém phẩm chất, do điều kiện vệ sinh chuồng trại kém, do các bệnh nội khoa, do bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng vv...Nhiều kết quả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy cho thấy: dù bất kỳ nguyên nhân nào gây ra viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá cũng dẫn đến rối loạn tiêu hoá và tiêu chảy (Hồ Văn Nam và cs, 1997 [25]). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây tiêu chảy cho bê nghé, phần lớn các tác giả tập trung vào tìm hiểu nguyên nhân gây tiêu chảy ở giai đoạn bú sữa mẹ. Trong các nguyên nhân trên, ký sinh trùng đường tiêu hoá, đặc biệt là giun đũa Neoascaris vitulorum có vai trò quan trọng đối với bê nghé dưới 3 tháng tuổi, bởi vì ngoài việc gây tiêu chảy, ký sinh trùng này còn là nguyên nhân mở đường cho các mầm bệnh khác xâm nhập. Bệnh ký sinh trùng không gây thành dịch ổ dịch lớn như các bệnh do vi khuẩn và vi rút khác, nhưng thường kéo dài âm ỉ, làm giảm năng xuất chăn nuôi, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của gia súc. Theo Trịnh Văn Thịnh (1982) [38], tiêu chảy xảy ra quanh năm, trong đó tiêu chảy do giun đũa Neoascaris vitulorum chiếm tỷ lệ cao trong tổng số bê nghé sinh ra và tỷ lệ chết tới 38,97% trong tổng số bê nghé bị bệnh. Là một cán bộ của Chi cục Thú y tỉnh Tuyên Quang, trực tiếp theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn bê nghé, chúng tôi thấy hội chứng tiêu chảy khá phổ biến, gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi, đặc biệt đối với bê nghé giai đoạn dưới 3 tháng tuổi. Xuất phát từ thực tiễn chăn nuôi trâu bò sinh sản ở tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài: “Một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của giun đũa Neoascaris vitulorum trong hội chứng tiêu chảy của bê nghé dưới 3 tháng tuổi ở tỉnh Tuyên Quang và biện pháp điều trị”. Với mục đích: - Xác định một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở bê nghé dưới 3 tháng tuổi tại Tuyên Quang. - Xác định vai trò của giun đũa Neoascaris vitulorum trong hội chứng tiêu chảy ở bê nghé. - Đề xuất biện pháp điều trị tiêu chảy ở bê nghé có hiệu quả cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Hội chứng tiêu chảy ở bê nghé 1.1.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy. Tiêu chảy ở bê nghé là một hiện tượng bệnh lý phức tạp gây ra bởi sự tác động của nhiều yếu tố như: sự tác động bất lợi của điều kiện ngoại cảnh gây ra các stress cho cơ thể, chăm sóc, quản lý và vệ sinh kém, thức ăn nước uống không đảm bảo... tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là các loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hoá, dẫn tới nhiễm khuẩn và làm rối loạn quá trình tiêu hoá, gây ra hiện tượng tiêu chảy ở bê nghé non. Đây cũng là những nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy ở bê nghé. Bệnh lý xuất hiện thường là ở thể cấp tính hoặc mãn tính, tuỳ thuộc tính chất và nguyên nhân gây bệnh tác động. Đặc điểm của sự rối loạn tiêu hóa là tiêu chảy nhiều lần trong ngày, trong phân có nhiều nước so với bình thường do tăng tiết dịch ruột (Blackwell T.E, 1989 [42]; Fairbrother, 1992 [44]). 1.1.2. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở bê nghé. Hội chứng tiêu chảy thường gặp ở gia súc, đặc biệt là gia súc non, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Sự tổn thất ở bê nghé sơ sinh chiếm tỷ lệ rất cao, mà chủ yếu là do bệnh tiêu chảy (Lê Minh Chí, 1995 [5]). Nguyên nhân gây tiêu chảy rất đa dạng. Nhiều tác giả đã dày công tìm hiểu nguyên nhân gây tiêu chảy. Tuy nhiên, tiêu chảy là hiện tượng bệnh lý có liên quan đến nhiều yếu tố, có yếu tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy, để phân biệt rõ ràng nguyên nhân gây tiêu chảy là vấn đề không đơn giản. Sự phân loại chỉ có tính chất tương đối, chỉ nêu được yếu tố nào chính xuất hiện đầu tiên, yếu tố nào phụ xuất hiện sau, để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 từ đó đưa ra phác đồ điều trị bệnh có hiệu quả. Tiêu chảy được coi là một hội chứng do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể điểm qua các nguyên nhân sau đây: 1.1.2.1. Nguyên nhân do điều kiện ngoại cảnh. Điều kiện ngoại cảnh, một trong những yếu tố thường xuyên tác động lên cơ thể gia súc chính là điều kiện thời tiết, khí hậu. Với sự tác động liên tục của bức xạ mặt trời cũng như những biến đổi bất thường về nhiệt độ, ẩm độ, gây ra các stress cho cơ thể. Chính sự tác động này, làm cho cơ thể động vật luôn có các đáp ứng điều chỉnh với điều kiện ngoại cảnh thay đổi, làm sức đề kháng giảm sút, khả năng mắc bệnh tăng (Rosenberg N.J, 1974 [56]). Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân chia làm 4 mùa rõ rệt, trong mỗi mùa lại có đặc điểm riêng biệt đặc trưng, khác nhau rõ rệt. Nhiều đợt thời tiết thay đổi đột ngột từ nắng sang mưa, từ nóng sang lạnh, tác động xấu đến vật nuôi và cây trồng. Vụ đông xuân nhiệt độ tăng cao dần, các đợt mưa đầu mùa làm độ ẩm không khí tăng cường, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển và gây bệnh. Các bệnh truyền nhiễm xảy ra mạnh, gây chết nhiều gia súc, trong đó bệnh phổ biến thường gặp ở gia súc non là các bệnh về đường tiêu hoá (Nguyễn Vĩnh Phước, 1974 [28]; Sử An Ninh, 1993 [26]; Đào Trọng Đạt và cs, 1996 [8]; Hồ Văn Nam và cs, 1997 [25]). Theo Trịnh Văn Thịnh (1962,1982) [36], [38], thời tiết ấm và ẩm là điều kiện thuận lợi cho trứng và ấu trùng giun sán tồn tại và phát triển ở ngoại cảnh, từ đó gây bệnh cho gia súc, gia cầm. 1.1.2.2. Nguyên nhân tiêu chảy do thức ăn dinh dưỡng. Thức ăn là một trong những nguyên nhân gây ra tiêu chảy cho bê nghé. Như ta đã biết, mầm bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể gia súc bằng nhiều đường khác nhau như: qua da, niêm mạc, các vết thương, qua đường hô hấp, qua đường tiêu hoá. Song trong hội chứng tiêu chảy, sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh qua đường tiêu hoá có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 hình thành bệnh. Mầm bệnh nhiễm vào thức ăn, nước uống và trực tiếp vào cơ thể gia súc, khi gặp điều kiện thuận lợi dễ tăng sinh số lượng và gây bệnh. Purvis G.M và cs 1985 [52]). Trứng hoặc ấu trùng giun sán, noãn nang cầu trùng có sức gây bệnh cũng xâm nhập vào cơ thể ký chủ qua đường tiêu hoá, do nhiễm vào thức ăn, nước uống (Phạm Văn Khuê, 1996 [12]; Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [13]). Trong một số trường hợp bê nghé bị tiêu chảy do dinh dưỡng không hợp lý, có thể do bê nghé bú quá nhiều sữa, thức ăn nhiễm nấm mốc, giàu protein, nhiều nước, thức ăn non tươi, khẩu phần ăn thay đổi đột ngột, thành phần dinh dưỡng không cân đối... Bệnh biểu hiện ở mức độ bình thường, nhanh hồi phục khi thay đổi khẩu phần ăn hợp lý. Trong thức ăn thiếu một số nguyên tố đa, vi lượng như sắt, đồng hoặc thừa molipden... cũng gây ra những rối loạn tiêu hoá, gây tiêu chảy ở thể cấp tính hoặc mãn tính, kèm theo sự thay đổi màu sắc lông da và thiếu máu. (Daniels G và cs, 1990 [43]). 1.1.2.3. Nguyên nhân do vi khuẩn và virus. Ở những điều kiện nhất định, vi khuẩn được xem như là tác nhân thứ phát sau những nguyên nhân về thức ăn, chăm sóc quản lý. Trong đường tiêu hoá của động vật, ngoài các vi khuẩn có lợi có tác dụng lên men, phân giải các chất trong đường tiêu hoá, giúp cho sinh lý tiêu hoá của gia súc diễn ra bình thường, còn có một số loài vi khuẩn có hại như E. coli, Salmonella, họ vi khuẩn yếm khí Clostridium, họ cầu khuẩn Streptococcus... là những vi khuẩn quan trọng gây ra rối loạn tiêu hoá, viêm ruột hoại tử và tiêu chảy ở người và nhiều loài động vật khi có điều kiện thuận lợi (Vũ Văn Ngũ và cs, 1997 [27]). Rối loạn tiêu hoá dẫn tới tiêu chảy ở động vật do các vi sinh vật gây ra thường có những đặc điểm đặc trưng về biểu hiện bệnh lý riêng của từng loài. E.coli thường là nguyên nhân gây bệnh nguyên phát ở bê nghé 1-2 ngày tuổi, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 gây tiêu chảy, phân sống ở bê nghé lớn hơn và từ đó tạo ra những phản ứng stress hoặc nhiễm trùng kế phát các bệnh khác. Triệu chứng chủ yếu của bệnh tiêu chảy bê nghé do E.coli cũng như triệu chứng tiêu chảy do các nguyên nhân khác, đó là hiện tượng tiêu chảy cấp tính, mất nước và rối loạn điện giải; phân thường từ nhão đến toàn nước, màu của phân chuyển từ vàng nhạt sang màu trắng, phân có lẫn vết máu, có mùi hôi thối. Đặc điểm gây bệnh của E.coli là vi khuẩn chỉ tác động chủ yếu ở đường tiêu hoá cho nên khi bê nghé chết thường xác gầy, bẩn, lông xù, bê bết phân, hông lõm, xương cánh hông nhô cao, niêm mạc ruột non bị xuất huyết, có chỗ tụ máu. (Phạm Sỹ Lăng và Lê Văn Tạo, 2002 [18]). Vi khuẩn Salmonella xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá, chúng bám vào các tế bào nhung mao ruột, xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô, sản sinh độc tố đường ruột, phá huỷ niêm mạc ruột gây tiêu chảy. Có rất nhiều virus gây bệnh ở hệ tiêu hoá Coronavirus 1 và Coronavirus 2, Rotavirus vv... làm tổn thương các niêm mạc ruột, phá huỷ quá trình hấp thu và điều tiết dịch, dẫn đến tiêu chảy nặng ở gia súc. Bệnh lý xuất hiện chủ yếu là viêm ruột, viêm kết tràng, manh tràng, tiêu chảy cấp hoặc mãn tính, phân lỏng màu vàng, đôi khi có lẫn máu, tỷ lệ mắc bệnh và chết trong đàn cao. Nguyên nhân rối loạn tiêu hoá và tiêu chảy do Coronavirus 2 gây ra bệnh TGE (Transmissble Gastroenteritis), với triệu trứng nôn mửa kèm theo tiêu chảy có nhiều nước, phân màu vàng hoặc hơi xanh, mùi hôi thối. (Radostits O.M và cs, 1994 [53]). 1.1.2.4. Nguyên nhân tiêu chảy do rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột: Trong đường tiêu hoá của cơ thể gia súc, khu hệ vi sinh vật bình thường đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, đó là sự hấp thu các axit amin, gluxít, các axit béo...Sự có mặt của các vi khuẩn đường tiêu hoá như vi khuẩn lactobacillus, Bacillus subitilis, vi khuẩn thuộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 giống Bacteroides...là những vi khuẩn có lợi cho gia súc. Khi có tác động của yếu tố khí hậu thời tiết, một số bệnh truyền nhiễm, trạng thái stress, thức ăn chất lượng kém làm rối loạn quá trình trao đổi chất, một số vi khuẩn có khả năng cạnh tranh cao sẽ ức chế các vi khuẩn khác tạo ra hiện tượng loạn khuẩn. Đặc biệt, một số vi khuẩn đường ruột như Salmonella, E.coli tăng sinh quá nhiều, lan tràn lên phía trên của ống tiêu hoá, chúng sản sinh một lượng độc tố đường ruột (Enterotoxin) rất lớn gây tiêu chảy ở gia súc. 1.1.2.5. Nguyên nhân do ký sinh trùng. Các ký sinh trùng trong đường tiêu hoá, ngoài tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, còn có một tác hại lớn khác là gây tổn thương niêm mạc ruột, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh, làm rối loạn quá trình phân tiết, gây viêm ruột và tiêu chảy cấp tính hoặc mãn tính. Độc tố của nhiều loài ký sinh trùng gây ngộ độc cho vật chủ, thể hiện bằng những biến loạn thần kinh. Gia súc thường nhiễm ký sinh trùng và bị bệnh ở thể mãn tính. Vì vậy, triệu chứng tiêu chảy cũng ở thể mãn tính, hầu hết bị tiêu chảy song không liên tục, có sự xen kẽ giữa tiêu chảy và bình thường, cơ thể thiếu máu, da và niêm mạc nhợt nhạt, kém ăn, thể trạng sa sút. Các loại ký sinh trùng đường ruột hay gây tiêu chảy cho bê nghé thường gặp là: Cầu trùng; Giun đũa; Sán dây và các loại giun sán khác. Ký sinh trùng là những sinh vật sống nhờ vào vật chủ khác đang sống, chiếm đoạt chất dinh dưỡng của sinh vật đó để sống và phát triển. Ký sinh trùng đường tiêu hoá ở bê nghé cũng không nằm ngoài cách sống này, chúng ký sinh ở đường tiêu hoá của bê nghé và gây bệnh. Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá gây ra cho bê nghé không thành ổ dịch nguy hiểm, không làm cho bê nghé chết nhiều (trừ những trường hợp bị bệnh nặng), song chúng gây tác hại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 nghiêm trọng, làm giảm sinh trưởng và phát triển của bê nghé, làm bê nghé gầy còm, thiếu máu, khả năng sinh trưởng chậm. Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1999) [19], bệnh cầu trùng gây ra ở bê nghé mắc với tỷ lệ từ 20 - 50%, có 7 loài cầu trùng phổ biến gây hại cho bê nghé. Trong quá trình ký sinh và phát triển ở ruột bê nghé, cầu trùng gây tổn thương lớp nhung mao ruột và lớp cơ vòng tiếp với nhung mao, làm tróc niêm mạc ruột và xuất huyết. Cầu trùng tiết ra enzym và độc tố, phá hoại mô ruột, những tổn thương ở ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong ruột xâm nhập và gây viêm ruột kế phát. Tiêu chảy ở bê, nghé do giun đũa Neoascaris vitulorum gây ra là nguyên nhân đáng lưu ý. Theo các tác giả bê, nghé mắc sớm nhất là 14 ngày (tỷ lệ 23%), phổ biến ở 23 - 35 ngày tuổi (64%). Khi ký sinh trong đường tiêu hoá, giun đũa còn tiết chất độc làm bê nghé trúng độc, gây ỉa chảy và gầy sút nhanh. Sán dây Moniezia expensa và Moniezia benedeni ký sinh ở ruột non của bê nghé cũng thường gây viêm ruột thứ phát, có thể làm chết đến 80% gia súc non bị bệnh. Mổ khám bê, nghé chết thấy nhiều sán cuộn lại thành từng búi ở ruột non, có những ca bệnh nặng có thể tới 200 - 300 gam sán dây ở ruột non. 1.1.3. Bệnh lý và lâm sàng hội chứng tiêu chảy ở bê nghé. 1.1.3.1. Bệnh lý. Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở đường tiêu hoá. Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy rất đa dạng, do đó quá trình bệnh lý do chúng gây ra cũng rất phức tạp. Mỗi nguyên nhân khi tác động lên đường tiêu hoá đều theo một cơ chế nhất định, đồng thời vị trí tác động không giống nhau, vì vậy mà cơ quan tiêu hoá tổn thương khác nhau và mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Theo Phạm Sỹ lăng và Lê Văn Tạo (2002) [20], vi sinh vật và ký sinh trùng xâm nhập vào đường tiêu hoá của súc vật non do ăn uống, chúng gây tác hại khi số lượng nhiều, sức đề kháng của con vật giảm thấp hoặc khi ruột bị tổn thương. Vi khuẩn đóng vai trò quan trọng gây tác hại trong hệ thống tiêu hoá của súc vật. Chúng xâm nhập vào những chỗ tổn thương của niêm mạc dạ dày và nhung mao ruột, phát triển rất nhanh và tiết độc tố hoặc các men (enzym) phá huỷ tổ chức nhung mao, làm tróc ra từng mảng và làm mất dần khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Vi khuẩn còn làm vỡ các mao mạch trong lớp cơ tiếp với nhung mao của ruột gây xuất huyết ruột. Các loài nấm độc, đặc biệt là nấm Candida albicans có trong thức ăn thối mốc, xâm nhập vào ruột cũng gây tác hại tương tự như các vi khuẩn gây bệnh. Ngoài tác hại phá hoại tổ chức dạ dày, ruột gây ỉa chảy, nấm còn tiết độc tố gây nhiễm độc toàn thân cho gia súc. Sokol A và cs (1991) [57] cho biết; E.coli xâm nhập vào cơ thể động vật từ rất sớm, thậm chí khi vừa được sinh ra. Sau khi phát triển và tăng nhanh ở tế bào thành ruột, vi khuẩn xâm nhập vào hệ lâm ba, hệ tuần hoàn gây nhiễm trùng và dung huyết. Vi khuẩn theo máu đi đến các cơ quan tổ chức, phá huỷ các tổ chức tế bào, gây viêm ruột, tiêu chảy và ngộ độc cấp, làm cho gia súc chết nhanh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi được sinh ra một thời gian ngắn, trong đường tiêu hoá, hô hấp của gia súc non đã xuất hiện một số loài vi sinh vật, trong đó có các vi sinh vật gây bệnh. Những trường hợp tiêu chảy nặng hoặc chết do bội nhiễm, vi khuẩn còn được tìm thấy ở nhiều cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể như: gan, lách, thận, phổi, dạ dày, ruột non... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Radostits O.M (1994) [53], nghiên cứu cho thấy, 20 - 30% động vật chết ở giai đoạn sơ sinh là do nguyên nhân tiêu chảy. Tiêu chảy ở động vật do E.coli có sự liên quan chặt chẽ với điều kiện ngoại cảnh thay đổi đột ngột, cùng với sự chăm sóc nuôi dưỡng kém, làm giảm sức đề kháng, đó là nguyên nhân cơ bản dẫn tới rối loạn tiêu hoá, gây hiện tượng loạn khuẩn và tiêu chảy ở gia súc (Đào Trọng Đạt và cs, 1996 [8]) Đối với những vi khuẩn gây bệnh đường ruột, độc tố do chúng tiết ra hoặc các sản phẩm độc sinh ra trong quá trình huỷ hoại tế bào sẽ tác động lên cơ chế hấp thu ở ruột và gây ra tiêu chảy. Đã có nhiều tài liệu đề cập những biến đổi bệnh lý ở đường tiêu hoá của bê nghé do ký sinh trùng gây ra. Trong thời kỳ ấu trùng, giun đũa di hành và làm tổn thương một số khí quan như phổi, gan. Giun trưởng thành ở ruột non nhiều, cuộn thành búi gây tắc ruột, có khi làm thủng ruột. Giun còn tiết chất độc làm cho bê nghé trúng độc. Tác động cơ học và tác động do độc tố dẫn đến ruột non viêm cata, ruột tăng nhu động, gây cho bê, nghé ỉa chảy, gầy sút nhanh. Bệnh tích chủ yếu ở đường tiêu hoá, có trường hợp có từ 200 - 300 giun xếp thành 5-6 hàng ở tá tràng, vít chặt ruột, có trường hợp còn thấy giun đũa ở các bộ phận khác như dạ cỏ, dạ múi khế, ống dẫn mật. (Phạm Sỹ lăng và cs, 2005 [21]). Ngoài ra, các tác giả còn cho biết; sán dây Moniezia expensa ký sinh ở ruột non bê nghé cũng gây tổn thương thành ruột non, làm cho gia súc bị viêm ruột cata và tiêu chảy. Trong các loại ký sinh trùng đường tiêu hoá bê nghé, cầu trùng là một loại ký sinh trùng đơn bào cũng gây tiêu chảy. Trong quá trình ký sinh và phát triển ở ruột bê nghé, cầu trùng đã gây tổn thương lớp nhung mao ruột và lớp cơ vòng tiếp với nhung mao, làm tróc niêm mạc ruột và xuất huyết ruột. Ở thể cấp tính, bê nghé bị nhiễm cầu trùng nếu không được điều trị kịp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 thời sẽ chết sau 7 - 10 ngày; mỗi ngày bê nghé ỉa 5-10 lần, mỗi lần ỉa phải cong lưng rặn, nhưng phân rất ít và lẫn máu, vì vậy người ta gọi là bệnh lỵ đỏ ở gia súc non. Như vậy, bệnh lý của hội chứng tiêu chảy ở bê nghé tập trung chủ yếu ở đường tiêu hoá, từ tổn thương dẫn đến viêm ở ruột non hoặc ruột già. Nhìn chung khi bê nghé bị tiêu chảy nặng đều dẫn đến mất nước, mất chất điện giải, rối loạn hoạt động của enzim, từ đó làm rối loạn chức năng tiêu hoá hấp thu, rối loạn cân bằng dịch thể ở ruột. Mất nước có thể làm giảm lưu lượng tuần hoàn, dẫn đến truỵ tim mạch, gây tử vong. 1.1.3.2. Lâm sàng của hội chứng tiêu chảy ở bê nghé. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng tiêu chảy nói chung, dễ thấy và điển hình nhất là hiện tượng ỉa chảy. Phân lúc đầu có thể táo hoặc không, sau đó ỉa chảy, có thể sền sệt hoặc lỏng do các bệnh ký sinh trùng, trong khi các bệnh phó thương hàn, dịch tả ở giai đoạn cuối phân lỏng hoặc vọt cần câu. Đồng thời màu sắc phân cũng có sự khác nhau: bê nghé bị phó thương hàn phân có màu vàng xám, bệnh do vi khuẩn E. coli phân chuyển từ vàng nhạt sang màu trắng. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [18], bê nghé bị tiêu chảy phân có lẫn máu tươi hoặc màu nâu do tổ chức niêm mạc và mao mạch ở ruột bị phá hoại có thể là biểu hiện lâm sàng của bệnh cầu trùng... Bê nghé bị tiêu chảy thường có các biểu hiện như: thân nhiệt thường tăng nhẹ, con vật uống nhiều nước, ăn ít hoặc bỏ ăn, đầu tiên phân sền sệt, vài ngày sau ỉa chảy nặng, phân chỉ là dịch màu xám xanh, xám vàng và có mùi tanh, phân dính ở hậu môn và đuôi. Bê nghé ỉa chảy nặng có thể 10-15 lần/ngày, mất nước nhanh làm cho con vật trũng mắt, da nhăn nheo và chết trong tình trạng mất nước, mất chất điện giải. Bê nghé non bị tiêu chảy nặng thường chết sau 3-4 ngày, tỷ lệ chết cao (30-40%), trong số số bê nghé bệnh nếu không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, tỷ lệ chết rất khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ trầm trọng của bệnh. Theo Đỗ Dương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [32], tỷ lệ nghé ốm do giun đũa chiếm tới 38- 44% so với số nghé đẻ ra, số nghé chết về bệnh chiếm tới 25-50% số nghé ốm. Như vậy, mỗi năm số nghé chết do giun đũa chiếm 20% số nghé đẻ ra. Phạm Sỹ Lăng và Lê Văn Tạo (2002) [18] cho biết, những bê nghé mắc bệnh tiêu chảy do E.coli ở thể nhẹ có thể qua khỏi sau một vài ngày mà không cần điều trị, nhưng khoảng 15 - 20% số bê nghé bị bệnh ngày một nặng hơn, suy sụp hoàn toàn, nhiễm độc huyết dẫn đến chết nếu không điều trị tích cực. Ngoài những triệu chứng chung của bê nghé mắc hội chứng tiêu chảy, các triệu chứng điển hình cho từng loại bệnh cũng biểu hiện rất rõ. Những triệu chứng đặc trưng cho mỗi bệnh cho phép chẩn đoán phân lập hội chứng tiêu chảy với các bệnh truyền nhiễm: - Bệnh thương hàn ở bê nghé: là bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra, vi khuẩn xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô, sản sinh độc tố đường ruột, phá huỷ niêm mạc ruột gây tiêu chảy. Ở thể viêm ruột cấp thân nhiệt tăng 40- 41 oC, ỉa chảy hoặc có trường hợp kiết lỵ, phân hôi thối chứa màng nhầy. - Bệnh tiêu chảy bê nghé do vi khuẩn E.coli gây ra: phân thường từ nhão đến hoàn toàn là nước, màu của phân chuyển từ vàng nhạt sang màu trắng, trong phân có lẫn những vết máu, có mùi hôi thối. Thân nhiệt bình thường hoặc tăng hơn một chút, vào giai đoạn cuối thân nhiệt thường hạ xuống dưới mức bình thường. - Bệnh do giun đũa Neoascaris vitulorum thường gây ỉa chảy, phân chuyển từ xanh đen sang vàng dần, rồi chuyển thành trắng. Bệnh thường thấy ở bê nghé non từ 1-3 tháng tuổi, phân mùi thối khắm, con vật ỉa vọt cần câu, phân dính ở khuỷu chân, xung quanh hậu môn, thân nhiệt có thể tăng tới 40- 41 oC, khi sắp chết thân nhiệt hạ xuống dưới mức bình thường. Bê nghé từ 3 tháng tuổi trở lên thường không mắc bệnh giun đũa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 - Các bệnh do vi rút như: Coronavirut, Rotavirut... thường gây viêm ruột, viêm kết tràng, manh tràng, tiêu chảy cấp hoặc mãn tính, phân lỏng màu vàng, đôi khi có lẫn máu, tỷ lệ bệnh và chết trong đàn cao, điều trị bằng kháng sinh không có hiệu quả. 1.1.4. Chẩn đoán hội chứng tiêu chảy ở bê nghé. Để việc điều trị đạt hiệu quả cao thì việc chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây tiêu chảy rất quan trọng. Chẩn đoán một bệnh chính xác là rất khó khăn, song để chẩn đoán chính xác được nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy càng khó khăn hơn. Do vậy, khi chẩn đoán hội chứng tiêu chảy cần phải chú ý xem xét rất nhiều yếu tố: đặc điểm dịch tễ, biểu hiện lâm sàng và phi lâm sàng, kết quả mổ khám, các phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Đối với những bệnh nghi do ký sinh trùng, người ta thường dùng phương pháp chẩn đoán xét nghiệm phân để tìm trứng giun sán; đối với bệnh do vi khuẩn phải nuôi cấy trên các môi trường để phân lập và giám định vi khuẩn... Ở thể cấp tính, con vật chết rất nhanh, chẩn đoán bệnh cần căn cứ các yếu tố liên quan như: thức ăn, nước uống, phương thức chăn nuôi, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, tuổi bê nghé... Ví dụ bệnh ký sinh trùng thường phát triển trong những tháng nóng ẩm, mưa nhiều. Bệnh cầu trùng bê nghé, khi thời tiết nóng ẩm, cho noãn nang cầu trùng dễ phát triển đến giai đoạn cảm nhiễm ngay trên nền chuồng và bãi chăn thả. Người ta cũng quan sát thấy bê nghé thường phát bệnh khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm. Thiếu thức ăn cũng làm cho bê nghé giảm sức đề kháng. Đối với bệnh giun đũa, thường mắc ở bê nghé sơ sinh đến 3 tháng tuổi (23 - 64%), đến 4 tháng tuổi thì không bị nhiễm. (Phạm Sỹ Lăng và Lê Văn Tạo, 2002 [20]). Nhiều tác giả lưu ý rằng, khi chẩn đoán bê nghé mắc tiêu chảy dựa vào đặc điểm dịch tễ thì tuỳ từng điều kiện cụ thể mà loại trừ bớt khả năng gây bệnh, để có kết luận ban đầu về nguyên nhân gây bệnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 Biện pháp thường dùng nữa là căn cứ vào biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán, nhưng cần phải chẩn đoán phân biệt giữa các bệnh có triệu chứng tiêu chảy để loại trừ nguyên nhân nghi ngờ và tìm ra nguyên nhân chính. Dù là nguyên nhân gì dẫn đến tiêu chảy thì bê nghé đều biểu hiện bằng triệu chứng ỉa chảy, phân lỏng hoặc toàn nước. Do tiêu chảy mất nước nên bê nghé gầy còm, ốm yếu, da nhăn, lông xù, niêm mạc nhợt nhạt. Nếu ỉa chảy kéo dài, con vật suy nhược hoàn toàn, run rẩy, đứng không vững. Tiêu chảy nặng có thể dẫn đến truỵ tim mạch và chết. Nếu nguyên phát là do vi khuẩn, độc chất hoặc vi rút, rồi kế phát nhiễm khuẩn sẽ làm thân nhiệt tăng từ 0,5 - 1,5oC tuỳ theo mức độ nhiễm khuẩn. Tiêu chảy do độc tố, chất độc, thời tiết, thay đổi thức ăn thì nhiệt độ cơ thể không tăng. Màu phân có thể thay đổi tuỳ thuộc nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, bê nghé sơ sinh bị nhiễm giun đũa thường phân có màu trắng, nếu bị nhiễm Salmonella thì phân có màu vàng, bê nghé nhiễm cầu trùng có thể triệu chứng lâm sàng điển hình là ỉa lỏng, phân nhày, có máu tươi (lỵ đỏ). Bê nghé sơ sinh bị tiêu chảy nếu không điều trị kịp thời có thể bị chết trong vòng 12 - 96 giờ, tỷ lệ chết có thể chiếm tới 90% trong số mắc bệnh. Biện pháp mổ khám xác chết để tìm bệnh tích điển hình là phương pháp chẩn đoán có hiệu quả, nhất là trong bệnh giun sán. Mổ khám tìm thấy giun sán ký sinh với số lượng nhiều và gây bệnh tích nặng ở đường tiêu hoá thì có thể kết luận là bê nghé chết do bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá. Tuy nhiên, một biện pháp hữu hiệu cần thực hiện là chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. Thu thập mẫu phân bê nghé mới thải ra về phòng thí nghiệm để xét nghiệm trứng giun sán hoặc cầu trùng bằng phương pháp lắng cặn Benedek (1943), các phương pháp phù nổi (Fulleborn, Darling...). Từ các bệnh phẩm của bê nghé tiêu chảy (phân, ruột non, ruột già...) có thể nuôi cấy, phân lập vi khuẩn, giám định các đặc tính sinh hoá, tiêm truyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 động vật thí nghiệm... là phương pháp vi sinh vật vẫn thường được áp dụng trong chẩn đoán bệnh, trong đó có hội chứng tiêu chảy. 1.1.5. Biện pháp điều trị tiêu chảy cho bê nghé. Nguyên lý chung của điều trị tiêu chảy ở bê nghé cũng giống như các gia súc khác là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân do thức ăn thì phải thay đổi thức ăn, nếu nguyên nhân là vi khuẩn phải sử dụng các loại kháng sinh, hoá dược để tiêu diệt mầm bệnh. Nếu nguyên nhân là do ký sinh trùng thì dùng các thuốc trị ký sinh trùng. Đồng thời với điều trị nguyên nhân phải kết hợp với điều trị triệu chứng. Trước hết, kịp thời bổ sung nước và chất điện giải, các yếu tố vi lượng bị mất bằng cách cho uống hoặc truyền tĩnh mạch các dung dịch nước muối sinh lý 0,9%, dung dịch đường ưu trương 20%, uống orezol. Ngoài ra, phải dùng các chất chống viêm như Dexamethazon kết hợp với các loại vitamin C, B1, K để chống xuất huyết đường tiêu hoá và nâng cao sức đề kháng của cơ thể cho bê nghé. Bê nghé tiêu chảy nếu được điều trị kịp thời, tích cực, đúng nguyên nhân thì tỷ lệ chết thấp, bê nghé chóng hồi phục, ít ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Đào Trọng Đạt và cs (1995) [7] đã đưa ra phương pháp điều trị chung đối với hội chứng tiêu chảy như sau: + Điều trị bằng huyễn dịch. + Điều trị bằng chế phẩm sinh học. - Điều trị bằng huyễn dịch: Theo tác giả, hiện tượng tiêu chảy bao giờ cũng dẫn tới sự mất nước và rối loạn điện giải ở con vật bệnh. Mất nước làm rối loạn các hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể, làm mất đi một số chất điện giải quan trọng như: HCO3 - , K + , Cl - , Na +..., từ đó làm cho quá trình bệnh lý càng trở nên trầm trọng hơn. Mất nước nhiều thường là nguyên nhân chính làm cho súc vật bệnh tử vong. Vì vậy, việc điều trị bổ sung nước, chất điện giải cho gia súc bị tiêu chảy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 là rất cần thiết và có hiệu quả. Các dung dịch truyền được Đào Trọng Đạt và cs khuyến cáo dùng là: dung dịch Dextrose 5% hoặc Dextrose 20-50%, dung dịch Sodium clorit sinh lý (NaCl 0,9%), dung dịch ưu trương (NaCl 7,5%)... Đề cập đến vấn đề này, Phạm Khắc Hiếu và cs (1997) [9], Phạm Khuê (1998) [10] cho biết: bổ sung chất điện giải cho cơ thể tuỳ thuộc mức độ mất nước và chất điện giải. Nếu mất nước ở độ I hoặc độ II là sự mất nước ở thể nhẹ và trung bình, có thể cho uống dung dịch Oresol hoặc nước muối sinh lý đẳng trương. Khi mất nước cấp tính (mất nước cấp tính là tình trạng mất nước ở độ III hoặc độ IV, là sự mất nước phức tạp và nguy hiểm), thì ngoài các biện pháp trên, cần phải truyền tĩnh mạch bằng dung dịch Ringer lactat. Trong hội chứng viêm ruột tiêu chảy, sự mất nước cùng với các chất điện giải là nguyên nhân chính gây ra những rối loạn hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể, gây tỷ lệ tử vong cao. Do vậy, cần phải thực hiện 3 vấn đề cơ bản, đó là: thực hiện tốt chế độ ăn uống, chống nhiễm khuẩn và điều trị hiện tượng mất nước và chất điện giải (Vũ Triệu An, 1978 [1]). - Điều trị bằng các chế phẩm sinh học: Trong đường ruột của động vật, hệ vi sinh vật luôn ổn định, đảm bảo trạng thái thăng bằng cho hoạt động của đường ruột. Khi hệ vi sinh vật đường ruột cân bằng thì những vi sinh vật có lợi (90% là vi khuẩn lactic) sẽ có hoạt động hữu ích cho đường ruột. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ thì những vi khuẩn có hại cạnh tranh phát triển, làm rối loạn tiêu hoá, gây tiêu chảy. Xuất phát từ cơ sở trên, các nhà nghiên cứu đã chế nhiều chế phẩm khác nhau từ vi khuẩn hữu ích, chủ yếu là vi khuẩn Lacto bacillus để đưa vào đường ruột, tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh vật đường ruột. Những chế phẩm này được gọi là chế phẩm trợ sinh học. Ở nước ta có chế phẩm B. subtilis, Yoaurt, Menth, Biolactin...các chế phẩm này đều là dạng thuốc nước cho gia súc uống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 Năm 1981, Vũ Văn Ngữ và Lê Kim Thao đã sử dụng chế phẩm vi sinh vật Subcolac đưa vào đường ruột, là một hỗn hợp của loại vi khuẩn sống Bacillus subtilis, Coli bacterium và Lacto bacillus. Chế phẩm này một mặt cung cấp một số men cần thiết, một mặt lặp lại sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột, góp phần khắc phục rối loạn tiêu hoá ở ruột (Chu Đức Thắng, 1997 [33]). Đào Trọng Đạt và cs (1995) [7] đã khẳng định kết quả phòng trị bệnh đường ruột và tác dụng điều tiết kích thích sinh trưởng của chế phẩm Biolactyl là rất tốt. Phạm Sỹ Lăng và Lê Văn Tạo (2002) [20] đề xuất một số phác đồ điều trị tiêu chảy cho bê nghé như sau: Cách 1: Điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn: - Điều trị nguyên nhân: phối hợp kháng sinh và sulfamid. Kanamycin: 20-30mg/kg thể trọng/ngày. Tetracyclin: 20-30mg/kg thể trọng/ngày. Bisepton hoặc Sulfaguanidin: 30-50mg/kg thể trọng/ngày. Thuốc kháng sinh có thể cho uống hoặc tiêm. Sulfamid cho uống. Ba loại thuốc phối hợp dùng liên tục 3-5 ngày. Mỗi liều thuốc chia làm 2 liều nhỏ cho gia súc uống ngày 2 lần. - Điều trị triệu chứng: Chống mất nước: truyền huyết thanh mặn ngọt vào tĩnh mạch, cứ 1000ml/100kg thể trọng/ngày. Nếu không có huyết thanh mặn ngọt thì cho uống dung dịch Oresol Chống chảy máu ruột: tiêm vitamin K, C. Thuốc trợ tim mạch: Tiêm vitamin B1, long não nước hoặc cafein. Cách 2: Điều trị tiêu chảy do giun tròn, cầu trùng và nhiễm khuẩn: - Thuốc điều trị: phối hợp thuốc tẩy giun và kháng sinh. + Tẩy giun dùng một trong hai loại thuốc sau: Mebendazol: 10 - 15mg/kg thể trọng/ngày. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Tetramisol: 7-10mg/kg thể trọng/ngày. Thuốc tẩy giun chỉ dùng một lần. Chỉ dùng thuốc tẩy khi phát hiện trong phân gia súc có các loại trứng giun và có dấu hiệu lâm sàng nhiễm giun. + Thuốc điều trị cầu trùng: Sulfamerazin hoặc Sulfadimerazin, liều 0,10 - 0,12g/kg thể trọng, dùng liên tục 5-6 ngày liền. Dùng thuốc trợ sức, chống chảy máu và bổ sung nước: vitamin C, B1, K, cafein, long não nước, truyền huyết thanh mặn ngọt 1000ml/100kg thể trọng/ngày. + Chống nhiễm khuẩn: phối hợp kháng sinh và sulfamid: Oxytetracyclin: 20-30mg/kg thể trọng/ngày. Bisepton: 40-50mg/kg thể trọng/ngày. Phối hợp hai loại thuốc dùng liên tục trong 3-4 ngày. Theo Fairbrother J.M (1992) [44], một trong những nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy của gia súc là do một số loài vi khuẩn gây bệnh đường ruột bao gồm cả những vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn yếm khí tuỳ tiện và những vi khuẩn yếm khí bắt buộc. Những loài thường gặp là: E.coli, Salmonella spp, Proteus, Streptococcus... Gia súc bị tiêu chảy do E.coli, khi điều trị, ngoài việc dùng kháng sinh sớm từ đầu nên dùng kết hợp một số thuốc hay hoá dược có tác dụng ức chế sự sản sinh và ảnh hưởng của độc tố đường ruột Entrotoxin do vi khuẩn phóng thích ra. Một số hoá dược thường dùng như: Chlopromazin hoặc Berberin sulphate, kết hợp sử dụng dung dịch các chất điện giải như dung dịch đường glucose, dung dịch muối natri, kali. Các dung dịch này có vai trò quan trọng trong việc cung cấp, bổ sung lượng nước và chất điện giải bị mất trong khi tiêu chảy (Nagy và cs, 1985 [49]). Trong điều trị tiêu chảy cho bê nghé do vi khuẩn Salmonella gây ra Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [31] cho biết: ở các cơ sở chăn nuôi không có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 điều kiện làm kháng sinh đồ, có thể tiến hành điều trị qua việc dùng các kháng sinh và sulfamid như: Neomycin và Sulfamethyphenazol, kết hợp với một số loại hoá dược có tác dụng cung cấp nước, chất điện giải và thuốc làm se, dịu niêm mạc ruột. Trong điều trị tiêu chảy, các nhà chuyên môn đã sử dụng thuốc có tác dụng làm se niêm mạc ruột. Các cây thảo dược trong tự nhiên có chứa hoạt chất, có tác dụng hữu hiệu trong việc phòng và trị nhiều bệnh khác nhau, trong đó, có bệnh đường tiêu hoá ở người và động vật. Cây, quả dược liệu có vị chát hoặc đắng như: cây sim, búp ổi, quả hồng xiêm, chuối, ổi, lựu và nhiều loại cây quả khác có tác dụng làm se niêm mạc ruột rất tốt, nhất là các quả này còn ở trạng thái xanh non (lượng axit tanic cao hơn nhiều khi quả chín) Để đề phòng tiêu chảy, trước hết khi mới đẻ ra bê nghé phải được uống đầy đủ sữa đầu, chuồng nuôi bê nghé phải được dọn sạch sẽ hàng ngày, không để bê nghé uống nước bẩn, nước uống cho bê nghé phải đảm bảo vệ sinh, bổ sung các loại vitamin A, D để nâng cao sức đề kháng. Một số nước áp dụng phương pháp sau: 1-3 ngày đầu sau khi sinh cho bê nghé uống hỗn hợp gồm 250mg Oxytetracyclin + 62.000 UI vitamin A + 6.250 UI vitamin D (2 lần/ngày), có tác dụng phòng bệnh tiêu chảy tốt. Cũng có thể dùng các loại  - globulin miễn dịch cho bê nghé uống để chống tiêu chảy do vi khuẩn, vi rút gây ra. (Phạm Sỹ Lăng và Lê Văn Tạo, (2002) [20]). 1.2. Giun đũa Neoascaris vitulorum và bệnh giun đũa ở bê nghé Theo nhiều tác giả, một trong những nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở bê nghé từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi là giun tròn Neoascaris vitulorum. 1.2.1. Đặc điểm sinh học của giun tròn Neoascaris vitulorum. 1.2.1.1. Đặc điểm hình thái của Neoascaris vitulorum. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [12]; Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [13], thì giun tròn Neoascaris vitulorum có ba môi, rìa của những môi này có răng cưa. Giun đực không có cánh đuôi, dài 13 - 15cm, rộng nhất 0,35cm. Giun cái dài 19 - 23cm, chỗ rộng nhất là 0,5 cm. Trứng có vỏ với nhiều chỗ lõm nhỏ, dài 0,080-0,090 mm, rộng 0,070-0,075mm. Prokopic,-J; Sterba,-J (1989) [51] đã quan sát giun đũa Neoascaris vitulorum trên kính hiển vi điện tử thấy cấu trúc bề mặt của giun gồm môi, răng, gai nhỏ và phần đuôi; ở giun non răng hình nón và nhọn chúng cao lên khi tuổi tăng lên. Theo Taira-N; Fujita-J (1991) [60]. Từ năm 1982-1988 giun tròn đã được tìm thấy và nghiên cứu ở hai huyện Kyushu và Okinawa, Nhật bản. Có 7 giun đực và 21 giun cái được nghiên cứu về hình thái học, cho thấy độ dài trung bình của giun đực 15,64 cm (14,0-18,0 cm), giun cái 25,75 cm (16,5- 34,0). Thân trắng đục và mềm. Trứng giun 81,6ỡm và 71,8ỡm đường kính rộng nhất và nhỏ nhất, bề mặt vỏ trứng trơn nhẵn, không nhăn nheo. Ở Việt Nam, Theo Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [32], Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) [21], giun đũa Neoascaris vitulorum (Goeze 1782), ký sinh ở bê nghé có kích thước: Giun đực ở nghé dài 13-15cm, đường kính 0,3; ở bê dài 14-16 cm. Giun cái ở nghé dài 19-23 cm, đường kính 0,5 cm, trứng 70-75 x 80-90 ỡm, ở bê dài 20-26 cm, trứng (75-85 x 90-100 ỡm). Vị trí âm hộ của giun cái là 1/8 phần trước thân, phù hợp với tài liệu mô tả của Orlov (1970), Euzeby (1981), Khổng Phôn Giao (1957), khác với tài liệu mô tả của Skrjabin (1950), Neveu-Lemaire (1952), Soulsby (1965), Drozdz (1967) âm hộ ở 1/6 trước thân. 1.2.1.2. Đặc điểm vòng đời của Neoascaris vitulorum. Theo Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [32], trứng giun thải ra môi trường ở thời kỳ tiền phân là trứng không cảm nhiễm. Skjabin & Schulz (1973) cho biết, sự phát triển của trứng đến giai đoạn cảm nhiễm (theo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 tài liệu của Davtian) kéo dài 12 - 13 ngày ở nhiệt độ 28-30oC và 17-19 ngày ở nhiệt độ 25oC. Chẩn đoán bằng cách xét nghiệm phân tìm trứng giun Neoascaris vitulorum hoặc trên cơ sở phát hiện thấy giun tự thải ra ở trong phân. Theo Trịnh Văn Thịnh (1962) [36], trứng giun đũa ra ngoài thiên nhiên gặp nhiệt độ nóng ẩm thích hợp thì phát triển thành phôi thai: ở nhiệt độ 15- 17 oC thì phải 38 ngày, ở nhiệt độ 19-22oC thì phải sau 20 ngày. Nếu để phân khô đi hoặc ủ phân theo phương pháp nhiệt sinh học thì trứng sẽ ngừng phát dục. Dưới ánh nắng trực tiếp mùa hè thì một tuần, nếu ở sâu trong đất thì 12-15 ngày phôi chết, mùa đông phân khô thì sau một tháng phôi bị diệt. Nghé đẻ ra sau 14 ngày đã có trứng giun trong phân (tức là có giun trưởng thành trong ruột) chứng tỏ nghé bị nhiễm bệnh từ trong bào thai. Chu kỳ phát triển trực tiếp không qua ký chủ trung gian. Giun trưởng thành sống trong ruột non của bê nghé đẻ trứng; trứng theo phân ra ngoài, phát triển thành phôi thai trong trứng, sau đó lại vào cơ thể con vật Khi mới theo phân ra ngoài trứng không phân chia. Tuỳ theo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài, thời gian trứng phát triển thành trứng cảm nhiễm có khác nhau. Theo Soulsby (1965), ở nhiệt độ tối ưu 28-30oC, thời gian là 7 ngày; ở 25 oC cần 10-11 ngày, ở 15-18oC cần trên 28 ngày. Trứng giai đoạn cảm nhiễm có chứa ấu trùng giai đoạn II, có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh. Irfan M và Sarwar M.M (1954) nghiên cứu ở Pakistan, trứng phát triển đến giai đoạn cảm nhiễm sau 11 ngày ở 26oC; trứng sẽ bị thoái hoá nếu để ở nhiệt độ 30oC; ở 10oC trứng ngừng phát triển. Euzeby (1981) theo dõi ở Malaixia cho biết, với nhiệt độ 15-17oC, cần 38 ngày. Theo Orlov (1970) ở nhiệt độ 30oC, cần hai tuần; ở nhiệt độ 25oC, cần ba tuần. Refuerzo P.G & Jemenez A (1954), quan sát sự phát triển của trứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 giun ở Philippin cho biết, ở nhiệt độ 17oC phôi bắt đầu hình thành ngày thứ sáu, hoàn thành vào ngày thứ chín và có khả năng gây bệnh ở ngày thứ 13-15. Trứng giun cảm nhiễm có sức đề kháng cao với một số hoá chất cũng như yếu tố vật lý. Khi trứng ở trong phân thì trứng có sức đề kháng cao đối với một số chất sát trùng. Refuerzo P.G & Jemenez A (1954) đã làm thí nghiệm về sức đề kháng của trứng giun đũa ở Philippin, thấy trứng có sức đề kháng kém dưới ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời; Trứng trong phân thì tồn tại lâu hơn và còn phụ thuộc vào khối lượng cục phân. Nước nóng có tác dụng diệt phôi thai rất nhanh, nếu ở trong phân thì tác dụng hạn chế; Với nước nóng 90-100oC trứng đã phân lập ra bị hỏng sau 2 giây, phôi bị huỷ, nhưng nếu ở trong phân thì chỉ ở lượt ngoài trứng bị hỏng. Đối với một số chất sát trùng thông thường như Lysol 2%, Zyphen 4- 5%, sau 17-20 giây phôi bị huỷ hoàn toàn, nhưng ở trong phân thì phôi không bị diệt. Phạm Chức (1986) [4] cũng cho biết, Lysol 5% diệt trứng giun đũa trong một giờ; Axit phêníc 5% diệt trứng trong thời gian 45 phút đến một giờ. Theo Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [32], trứng giun đũa phát dục thành phôi thai trong khoảng 20 ngày ở nhiệt độ 19-22oC, nhưng phải cần 38 ngày ở nhiệt độ 15-17oC. Dương Công Thuận đã lấy phân của bê nghé bị nhiễm giun đũa có trứng nhiều, trộn với nước để giữ ẩm, cho vào đĩa Pettri, để ở nhiệt độ trong phòng khoảng 15-22oC (tháng 10-11), thì trứng phát triển thành phôi thai sau 20 ngày, ở nhiệt độ 15-17oC phôi hình thành sau 38 ngày. Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1999) [19] cho biết, con cái đẻ trứng ở ruột non, theo phân ra ngoài, gặp nhiệt độ thích hợp trứng phát triển thành trứng có khả năng gây bệnh (nhiệt độ 15-17oC cần 38 ngày, 19-22oC cần 20 ngày, 25oC cần 10-12 ngày, 28-30oC cần 65 ngày, nhưng khi nhiệt độ đến 34- 35 oC thì trứng không phát triển). Khi bê nuốt trứng giun đũa có khả năng gây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 bệnh thì sau 43 ngày thấy giun đũa trưởng thành trong cơ thể bê, nếu cho mẹ nuốt trứng trước khi đẻ 124-192 ngày thì bê đẻ ra 20-31 ngày trong phân có trứng giun đũa. Ở trâu mẹ thời kỳ chửa đầu nuốt trứng giun cảm nhiễm thì tất cả nghé đẻ ra đều bị nhiễm giun qua nhau thai. Sau khi trứng giun cảm nhiễm vào cơ thể trâu bò mẹ, dưới tác dụng của dịch vị và dịch ruột non, ấu trùng nở ra và từ ruột non theo mạch máu vào gan, qua tim lên phổi, ấu trùng đến tim trái và từ đó vào đại tuần hoàn. Phần lớn ấu trùng đều theo mạch máu đến các mô và phủ tạng, ở đó nó đóng kén và có thể sống từ năm đến sáu tháng hay hơn. Trường hợp trâu bò cái nhiễm phải trứng giun trong thời gian chửa thì ấu trùng có thể qua hệ tuần hoàn của nhau đến bào thai, hoặc có thể trâu bò cái nhiễm trong thời gian không chửa, ấu trùng đóng kén ở mô và phủ tạng, khi trâu bò chửa ấu trùng có thể thoát ra khỏi kén theo mạch máu đến nhau thai và bào thai. Kén của ấu trùng có thể thấy ở nhiều mô và phủ tạng như: Bắp cơ, thận, não, gan, phổi. Ấu trùng có thể sống ở đó sáu tháng; ở con vật không chửa quá thời gian ấu trùng chết. Ở con vật chửa trong vòng sáu tháng ấu trùng chui ra khỏi kén đi vào nhau thai. Ở bào thai nó sống trong gan, theo Augustine (1972) và Noda R (1954) ấu trùng sống không biến đổi trong suốt thời kỳ ở tử cung. Theo Spent (1958) thời kỳ cuối trước khi đẻ ấu trùng có thể từ gan vào bào thai và lên phổi biến thái một lần. Nhưng nói chung ở mọi trường hợp chỉ sau khi đẻ ấu trùng mới tiếp tục biến thái sau khi hoàn thành một đợt di hành qua phổi, khí quản, ruột giống như di hành của giun đũa lợn, xuống ruột, giun lớn lên nhanh chóng và phát triển thành giun trưởng thành đẻ trứng. Trong điều kiện tự nhiên ở bê, nghé từ 17 ngày tuổi trở lên đã có thể tìm thấy trứng giun đũa trong phân. Thường tuổi bê, nghé mắc bệnh là 15-42 ngày (Boulerger, 1922; Spent, 1946; Vaidyanathan, 1949; Keith, 1951; Irfan và Sarwar, 1954; Spirestava và Mehre, 1955...) đối với một số giun đũa khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 như Ascaris của lợn, người, Parascaris của ngựa thời gian từ khi vật bắt đầu cảm nhiễm trứng giun đũa đến khi trưởng thành có khả năng đẻ trứng phải tối thiểu trên một tháng. Tuổi mắc bệnh quá sớm của bê nghé làm người ta nghĩ đến bê nghé có thể mắc bệnh từ khi còn trong bào thai. Mặt khác, nhiều thí nghiệm gây bệnh cho bê, nghé một ngày tuổi trở lên nuốt trứng giun đũa có phôi đều không thành công (Brampt 1922, Schmidt 1933). Năm 1935, Davtyan đã gây bệnh được bằng cách cho một bê nuốt trứng giun 2 giờ sau khi đẻ, sau đó 30 ngày xuất hiện trứng trong phân. Mổ khám sau khi chết, ngày thứ 43 thấy một giun trưởng thành và 8 giun con. 1.2.2. Đặc điểm của bệnh do giun đũa Neoascaris vitulorum gây ra ở bê nghé. 1.2.2.1. Cơ chế sinh bệnh. Khi bê nghé nuốt phải trứng giun đũa có sức gây bệnh, sau 43 ngày có thể thấy giun đũa trưởng thành ở ruột non bê nghé. Trong thời kỳ ấu trùng giun đũa di hành đến một số khí quan như phổi, gan. Khi giun trưởng thành ở ruột non số lượng nhiều, vít chặt làm tắc ruột non, có khi làm thủng ruột hoặc chui vào ống dẫn mật, gan. Giun còn tiết chất độc làm cho bê nghé bị trúng độc, gây ỉa chảy, gầy sút nhanh. Giun lấy chất dinh dưỡng làm bê nghé gầy yếu (Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996 [12]) Giun đũa Neoascaris vitulorum cũng như các loài giun sán khác, ngoài tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, còn gây tổn thương niêm mạc ruột, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có trong đường tiêu hoá (E.coli, Salmonella, Proteus...) xâm nhập gây rối loạn quá trình phân tiết, viêm ruột và tiêu chảy cấp tính hoặc mãn tính. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 Ngoài ra, giun đũa còn gây viêm ruột cata, một số ít bị biến đổi hoại tử ở gan. Giun ở trong ống dẫn mật gây viêm có mủ, viêm do tổn thương ở phổi cũng được phát hiện. Gia súc non mắc bệnh giun đũa bị viêm ruột thứ phát có thể chết đến 80% (Dẫn theo Drozdz 1967; Kaufmann, 1996). Đặc điểm chủ yếu của bệnh là gây tiêu chảy song không liên tục, có sự xen kẽ giữa tiêu chảy và bình thường, cơ thể thiếu máu, da nhợt nhạt, bê nghé có biểu hiện nôn từng cơn, kém ăn, thể trạng sa sút. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bê nghé chết rất nhanh. 1.2.2.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa bê nghé. Bệnh giun đũa bê nghé do Neoascaris vitulorum thường hay sảy ra hầu khắp các nơi trên thế giới. Ở Braxin, Travassos Lvà Lacombe D (1959) điều tra cho biết, Neoascaris vitulorum là loại phổ biến ở nghé, ít thấy hơn ở bê. Ranatunga P (1960) điều tra ở Srilanca, tại nông trại Ridiyagana, thấy nhiều nghé có trứng giun trong phân ở lứa tuổi 10-26 ngày sau khi đẻ. Theo tác giả, tỷ lệ nghé chết về bệnh này còn cao hơn do Coccidiosis. Srivastava S.C (1963) cho biết, đã kiểm tra 12 nghé ở Ấn Độ thấy 4 con có Neoascaris vitulorum, có con có tới 400 giun trong ruột. Tripathi J.C (1967) cũng cho biết, bê nghé ở Ấn Độ thường bị giun đũa ký sinh. Theo Vichitr-Sukhapesna (1990) [61], bê nghé nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum chủ yếu qua bào thai và sữa. Muangyai. M (1989) [48] thông báo rằng, giun đũa bê nghé Neoascaris vitulorum là một trong những ký sinh trùng chủ yếu gây bệnh cho bê nghé, bệnh đã được nghiên cứu biện pháp phòng trị. Theo Pandey, VS; Hill, -FWG; Hensman, DG; Baragwanath, LC (1990) [50], có 20 bê độ tuổi 13±5 ngày được kiểm tra phân trong giai đoạn 15-20 ngày tuổi ở đồng cỏ Zimbabuwe, trứng giun có từ ngày 24, số trứng đếm được từ 257-19.821 trứng/gam phân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Akyol-CV (1993) [40] thấy, bê bị nhiễm Neoascaris vitulorum phổ biến ở quanh Barsa (Thổ nhĩ kỳ) qua việc kiểm tra trứng trong phân. Ấu trùng cũng được tìm thấy trong một mẫu sữa. Đồng cỏ là nơi có nhiều trứng giun nên làm nhiễm bệnh nhanh. Tỷ lệ nhiễm bệnh giữa các vùng sinh thái khác nhau. Một thông báo khác cho biết, ở Braxin nghé bị nhiễm với tỷ lệ 58% ở tuần tuổi thứ nhất; 87,5% tuần thứ 2; 96% tuần thứ 3 và 100% tuần thứ 4. Hầu hết bị nhiễm qua bào thai và một số ít trường hợp nhiễm qua sữa. Chúng phát bệnh trong độ tuổi 3-17 tuần tuổi (Barbosa,-MA; Correa,-FMA, 1989 [41]). Starke-WA; Machado-RZ; Becchara-GH; Zocoller-MC (1996) [58] đã kiểm tra 75 mẫu phân bê nghé từ 9-115 ngày tuổi, thấy có 86,7% bị mắc giun đũa. Số lượng trứng cao nhất khi 45 ngày tuổi. Wen-YL, Zhuang; Lin; BM; Pan;-YD; Gao;-Wang,-TJ (1986) [63] đã phát hiện 99 con nghé trong số 245 nghé ở 7 làng của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Sự nhiễm giun đũa của nghé đực (43,02%), cao hơn nghé cái (38,03%). Theo Horchner, F; Srikitijikarn, L (1987) [46], tỷ lệ chết của nghé trong 6 tháng đầu sau khi sinh ở vùng Đông Nam Á Thái Lan tới 30% do giun Neoascaris vitulorum và S.papillosus. Gupta;-RP; Yadav;-CL; Ghosh; JD (1985) [45] cho biết, trong 1626 bê ở bang Haryana (Ấn Độ) có 55,8% bị nhiễm ký sinh trùng, bao gồm: Giun móc 44,2%; Neoascaris vitulorum 15,2%; Giun đầu gai 6,2%. Tỷ lệ nhiễm trong mùa thu (62,8%) cao hơn trong mùa xuân (54,2%), mùa hè (52,4%) và mùa đông (52,2%). Trong 2411 nghé ở Bang Haryana có 62,9% nhiễm ký sinh trùng, trong đó Neoascaris vitulorum 29,1%; giun móc 20,7%; giun đầu gai 9,2% và Coccidia 5,2%. Tỷ lệ nhiễm trong mùa thu (69,8%) và mùa hè (67,8%), cao hơn mùa xuân (51,9%) và mùa đông (56,3%). Iskander, AR, Tawjeek, AFarid; AF (1987) [47] đã điều tra 87 nghé ở 60 ngày tuổi bị ỉa chảy từ các tỉnh Sharkia, Dakahlia, Kaliobia và Assiut (Ai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Cập) có 18 con (21%) đã bị nhiễm giun đũa và cầu trùng, có 4 con đã bị chết. Noãn nang Eimeria và trứng giun đũa theo tỷ lệ 5:1. Swain, GD; Misra, SC; Panda, DN (1987) [59] cho biết, ở Ấn Độ trứng giun đũa đã được tìm thấy trong mẫu phân của 170 nghé dưới 6 tháng tuổi giữa thời gian kiểm tra tháng 3-8/1985. Tỷ lệ nhiễm cao nhất ở nghé 1 - 2 tháng tuổi, giảm dần sau 3 tháng tuổi. Kết quả điều tra cho thấy, có trường hợp bê mắc bệnh sớm nhất là 15 ngày (Lee-Nigeria 1959), nghé là 10 ngày (Ranatuga 1960). Theo Orlov (1970), sau 3 tháng tuổi bê có hiện tượng tự thải giun đũa. Ở Việt Nam, bệnh giun đũa bê nghé là một bệnh rất phổ biến. Nghé có triệu chứng đặc trưng là phân có màu trắng nên nhân dân thường gọi là bệnh "Nghé ỉa cứt trắng". Năm 1923, Phạm Văn Long đã thông báo về một ca bệnh trên nghé. Nhưng đến đầu năm 50, bệnh này mới thực sự được chú ý vì nó gây thiệt hại lớn cho đàn trâu sinh sản ở miền núi. Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [32] cho biết, do ảnh hưởng của khí hậu thời tiết nên mầm bệnh lưu truyền từ mùa này sang mùa khác, trứng giun đũa có phôi thai có thể tồn tại từ mùa đông này qua mùa đông năm sau, gặp đợt nghé đẻ ra chúng sẽ nhiễm vào nghé, gây bệnh tạo thành vùng "nghé ỉa cứt trắng". Do tập tính sinh sản của trâu bò miền núi phía bắc nước ta là đẻ vào mùa đông khô lạnh, thiếu cỏ, thiếu nước nên bệnh giun đũa bê nghé gây tác hại nhiều đối với nghé sơ sinh. Bệnh giun đũa bê nghé thường thấy ở bê nghé dưới 3 tháng tuổi ở các vùng chăn nuôi trâu bò thuộc miền núi, trung du, đồng bằng và ở các cơ sở chăn nuôi trâu bò sữa (Phan Địch Lân và Phạm Sỹ Lăng, 1999 [21]). Qua điều tra liên tục sáu vụ đông xuân (từ 1954-1960) trên hàng nghìn nghé tại xã Hoà Phú, Phúc Thịnh (Chiêm Hoá - Tuyên Quang), xã Minh Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 (Ngọc Lặc - Thanh Hoá), xã Phượng Tiến (Định Hoá - Thái Nguyên), Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [32] thấy, tỷ lệ nghé ốm do giun đũa chiếm tới 38-44% so với số nghé đẻ ra, số nghé chết về bệnh chiếm tới 25-50% số nghé ốm. Như vậy, mỗi năm số nghé chết về giun đũa chiếm 20% số nghé đẻ. Theo Trịnh Văn Thịnh (1962) [36], qua điều tra trên 32 xã thuộc nhiều tỉnh miền núi và trung du miền bắc nước ta, nghé ốm do bệnh giun đũa chiếm 39,1%, nghé chết chiếm 38,7% so với số nghé ốm. Đặc biệt bệnh chỉ phổ biến trên đàn trâu sinh sản ở miền núi và trung du còn ở vùng đồng bằng bệnh giảm rõ rệt. Tô Ngọc Đại (1953) [6] cho biết, bệnh giun đũa bê nghé gây ra tình trạng bê nghé ỉa cứt trắng là khá phổ biến và trầm trọng ở miền núi, nơi có chăn nuôi trâu bò sinh sản với số lượng lớn. Theo Trịnh Văn Thịnh (1966) [37], ở Sơn Tây, Phia Đén (Cao Bằng) Ngọc Thanh (Vĩnh Phú), đàn bê mắc bệnh giun đũa chiếm 20% so với số bê đẻ ra và bê chết do giun đũa chiếm 5% so với số bê ốm. Dương Công Thuận (1972) đã điều tra trên đàn bê của nông trường Tam Đảo (Vĩnh Phú), nông trường Hà Trung (Thanh Hoá), thấy có 30-40% mắc giun đũa, nhưng triệu chứng lâm sàng không rõ như ở nghé, số chết rất ít. Phạm Văn Khuê và cs (1981) [11] cho biết, bệnh giun đũa bê nghé khá phổ biến ở các tỉnh miền núi phía bắc. Theo Nguyễn Bá Phụ (1992) [29], cho ở Việt Bắc bê nghé thường mắc bệnh giun đũa từ 30-50%. Trịnh Văn Thịnh (1959) [35] cho biết, nghé nhiễm bệnh từ trong bào thai và đến tuổi ngoài hai tháng rưỡi không phát bệnh nữa, có trường hợp khi đến tuổi ấy nghé tự tống giun ra ngoài. Theo Thanh Cưu (1970), đàn bê của nông trường Ba Vì (Hà Tây) nhiễm giun đũa 14,6%, thường từ lứa tuổi sơ sinh đến sáu tháng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 Dương Công Thuận và Nguyễn Văn Lốc (1986) [39] đã điều tra tình hình nhiễm giun đũa ở nghé Murah ở nước ta: 3 tuần tuổi nhiễm 58,1%, 4 tuần tuổi nhiễm 67,2%, 6 tuần tuổi nhiễm 25,2%, 7 tuần tuổi nhiễm 28%, 9 tuần tuổi nhiễm 25%, 10 tuần tuổi nhiễm 23%. Theo Nguyễn Văn Thiện và cs (1977) [34], bê nghé từ 15-60 ngày tuổi hay mắc bệnh ỉa cứt trắng, bệnh thường hay gặp nhất ở miền núi. Phan Địch Lân (1986) [16] đã kiểm tra 30 bê Hà Lan nhập nội ở nông trường Sao Đỏ, cho kết quả tỷ lệ nhiễm giun đũa 25%. Ở Mộc Châu, kiểm tra 50 bê Hà Lan dưới sáu tháng cho kết quả tỷ lệ nhiễm 30%. Nghé Murah dưới 3 tháng tuổi nuôi ở HTX Trực Chính - Khánh Phù - Phù Thượng - Hà Nam Ninh nhiễm tới 71% , nghé 1 tháng tuổi nhiễm 67%. Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1996) [22] cho biết, bệnh giun đũa bê nghé có tỷ lệ nhiễm từ 23%-64% ở nghé trong độ tuổi 1-3 tháng, bê trong độ tuổi 17 ngày đến 3 tháng tuổi cũng bị nhiễm bệnh. Phan Lục (1993) [24] đã điều tra bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá vùng đồng bằng sông Hồng cho kết quả, trâu bò bị nhiễm nhiều loại ký sinh trùng, trong đó nghé nhiễm 15,1%, bê 5,4%. Vương Đức Chất (1995) [3] cũng thấy tỷ lệ nhiễm giun đũa trên đàn bê ở Hà Nội qua mổ khám là 15,6%. Theo Cao Tuyết Lan (1996) [14], Tỷ lệ nhiễm giun đũa là 35,3%, cao nhất lúc 31-45 ngày tuổi (71,4%). 1.2.2.3. Biểu hiện lâm sàng và bệnh tích. Theo Nguyễn Văn Thiện và cs (1977) [34], bê nghé ốm dáng đi lù đù, đầu cúi, lưng cong đuôi cụp, bụng ỏng, có khi con vật nằm một chỗ không theo mẹ. Bệnh nặng bê nghé gầy rạc, xù lông, mắt lờ đờ, chảy nước mắt có nhử, mũi khô, thân nhiệt khoảng 40-41oC. Con vật mệt mỏi, đứng lên nằm xuống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 ỉa phân lúc đầu táo hoặc lổn nhổn, màu đen, dần dần biến thành màu trắng, lỏng. Theo Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [32], con vật không bình thường khi ăn, ỉa chảy, đôi khi táo bón, chướng hơi, đi lại không yên, đau bụng, ho, co giật. Trường hợp tự thải giun hay được điều trị thì các triệu chứng sẽ mất đi, ở thể mãn tính kéo dài 2-3 tháng. Phạm Xuân Dụ (1971) cho biết, bệnh ỉa chảy ở bê một phần do giun đũa và bệnh viêm phổi, một phần do giun phổi. Phan Địch Lân (1986) đã thông báo bê Zê bu mắc bệnh giun đũa ở Nông trường Phú Mẫn (Hà Sơn Bình) có triệu chứng ỉa chảy, ủ rũ, nằm liệt tại chỗ và có con chết. Phạm Sỹ Lăng (1973), Dương Công Thuận và Nguyễn Văn Lốc (1986) cho biết, bê nghé Murah mắc bệnh thường lù đù, chậm chập, đầu cúi, lưng cong, bụng to, lông xù lên, khoeo và đuôi dính phân bẩn, phân có mùi tanh khắm, màu trắng ngà. Theo Usanakorkul S (1987), khoảng 10-30% nghé ở Thái Lan bị chết trước khi chúng được cai sữa. Hầu hết chúng bị chết bởi nguyên nhân là ký sinh trùng. Nghé nhiễm bệnh giun đũa Neoascaris vitulorum và giun lươn qua đường sữa. Trứng của giun đũa có từ 21-131 ngày tuổi. Cường độ nhiễm cao nhất trong khoảng 21-35 ngày, khi có số lượng giun lớn bê nghé bệnh có triệu chứng kém ăn, ỉa chảy và thiếu máu. Hossain, MI; Baki, MA; Hossain, MM (1988) thông báo, Neoascaris vitulorum đã được tìm thấy ở 296/350 nghé (84,57%) với triệu chứng chậm phát triển, còi cọc, thiếu máu, ỉa chảy và mất nước. Theo Lau, HD,-HD, Sigh;-NP (1985), nghé mắc bệnh giun đũa có số lượng hồng cầu giảm thấp, giảm Hb và tăng bạch cầu, bạch cầu Eosin tăng cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 Aumont-G; Gauthier; Coulau-G; Gruner-L (1991) cho biết, giun đũa Neoascaris vitulorum là ký sinh trùng chính của bê trong 2 tháng tuổi và làm giảm khối lượng lượng 10,5kg từ sơ sinh đến giai đoạn cai sữa. Theo Srivastava,-AK; Sharma,-DN (1981), ở Muthura - Ấn Độ, 16 trong 90 nghé 1 tháng tuổi đã có 500-700 trứng giun đũa trong 1 gam phân, có những triệu chứng biếng ăn, gày còm, xù lông, táo bón, ỉa chảy, phân hôi thối, lưng cong, đau bụng và dáng đi cứng nhắc. Mổ khám thấy viêm ruột cata, biến đổi hoại tử ở gan, thấy giun ở trong ống dẫn mật, viêm có mủ ở vỏ thận và viêm do tổn thương ở phổi. 1.2.3. Chẩn đoán bệnh giun đũa Neoascaris vitulorum ở bê nghé. Để chẩn đoán bệnh giun đũa Neoascaris vitulorum ở bê nghé dựa vào triệu chứng lâm sàng, các dẫn liệu về dịch tễ học, xét nghiệm mẫu phân bê nghé bằng phương pháp Fulleborn để tìm trứng giun đũa. Kết hợp với kiểm tra bệnh tích ở ruột non cho phép chúng ta chẩn đoán bệnh chính xác hơn. * Đối với bê nghé sống: Theo nhiều tác giả nghiên cứu cho biết, việc chẩn đoán bệnh giun đũa Neoascaris vitulorum ở bê nghé có thể căn cứ vào những đặc điểm dịch tễ học: vùng và mùa phát bệnh, tỷ lệ nhiễm bệnh, tuổi mắc bệnh... Phạm Văn Khuê và cs (1996) [12], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [13] cho biết, bệnh giun đũa bê nghé thường mắc nhiều nhất ở miền núi, bệnh thường phát nhiều vào tháng 12, 1, 2. Tuổi mắc bệnh sớm nhất là 14 ngày, tuổi càng cao thì tỷ lệ nhiễm càng giảm, tới 3 - 4 tháng tuổi thì không bị nhiễm. Trâu bò không mắc bệnh này. Đây chính là những điều tra cơ bản để sơ bộ chẩn đoán bệnh. Triệu chứng lâm sàng đáng chú ý như: phân màu trắng rất thối, nếu bệnh nặng bê nghé ỉa vọt cần câu, phân dính ở xung quang hậu môn và khuỷu chân...là những dấu hiệu hết sức quan trọng để chẩn đoán bệnh giun đũa bê nghé. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng, đặc điểm dịch tễ học của bệnh thì chưa chẩn đoán chính xác được bệnh gì, vì có rất nhiều bệnh ký sinh trùng có biểu hiện giống nhau. Chính vì vậy, xét nghiệm phân tìm trứng trứng giun đũa Neoascaris vitulorum là căn cứ quyết định kết quả chẩn đoán bệnh. Các phương pháp thường dùng là phương pháp Fullerborn, Darling, có thể dùng phương pháp đếm trứng giun trong 1 gam phân bằng buồng đếm Mc. Master để xác định mức độ nhiễm giun đũa nặng hay nhẹ. * Đối với bê nghé chết: Mổ khám quan sát những biến đổi về bệnh tích trên hệ thống tiêu hoá của bê, nghé, tìm giun đũa trưởng thành ở ruột non. Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [12], áp dụng phương pháp mổ khám toàn diện của Viện sỹ Skriabin K.I (1982). Đây là phương pháp mổ khám kinh điển nhưng cho phép phát hiện tấy cả các loài giun sán ký sinh trong cơ thể bê nghé và được sử dụng rộng dãi trong điều tra hiện nay. Phương pháp này không những cho biết tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, mà đặc biệt còn cho phép quan sát những tổn thương ở đường tiêu hoá do ký sinh trùng gây ra. 1.2.4. Biện pháp phòng trị bệnh. Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [32] cho biết, trong bệnh giun đũa Neoascaris vitulorum của bê, người ta dùng Santonin với liều 0,02g cho 1kg thể trọng và cho uống thuốc tẩy kèm theo. Balabakian X.P (1956) đã ứng dụng có kết quả dung dịch Natri sunfat 10% với liều 4,0g cho 1kg thể trọng để tẩy giun đũa cho. Cho bê uống qua ống cao su và phễu. Theo Robert,-JA (1989) [54], hiệu quả tẩy giun đũa bê nghé của Pyrantel là 100%; Febentel là 100%; Levamisol (7,5mg/kgTT cho uống) là 83%, Levamisol tiêm (0,1ml/kgTT) là 73%, Piperazine là 57%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Nguyễn Văn Thiện và cs (1977) [34] đã dùng: 8 hạt cau tươi giã nhỏ, trộn với 20 gram bột diêm sinh, hoà với 1/3 lít nước hơi ấm, cho uống vào buổi sáng trong 3 ngày liền; hoặc một nắm vỏ xoan (50 gram) giã nhỏ, trộn với 2 gam muối, hoà với 1/3 lít nước ấm, để lắng, gạn lấy nước cho uống vào buổi sáng, 3 ngày liền hoặc 2 đến 3 lá đu đủ non giã nhỏ, hoà với 1/3 lít nước, cho uống vào buổi sáng ba ngày liền. Có thể cho uống 3ml tinh dầu giun trộn với 60ml dầu đu đủ, cho uống một lần vào buổi sáng. Cũng có thể cho uống Phenothiazine 1,5-2,0gam/ngày trong ba ngày hoặc Piperazin 0,2-0,3 gam/kgTT. Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1982) [38]: Piperazin 0,3-0,5 gam/kgTT, Silicofluorat natri liều 0,035g/kgTT chia hai lần trong ngày, tinh dầu giun 30- 60ml, cho uống. Kết hợp giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ủ phân, bồi dưỡng cho trâu bò mẹ. Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [12] cũng sử dụng những hoá dược như trên tẩy giun đũa bê nghé cho kết quả tốt. Vương Đức Chất (1995) [3] tẩy giun đũa cho bê nghé bằng thuốc Piperazin 0,25g/kgTT lúc 15-20 ngày tuổi, Mebendazole 10mg/kgTT đạt kết quả tốt. Phan Lục (1996) [23] đã thử nghiệm ở Mê Linh, Phong Châu (Vĩnh Phú), Kim Bảng (Nam Hà), Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm, Sóc Sơn (Hà Nội) dùng Benzimidazole liều 7,6 - 9mg/kgTT, tẩy cho 73 bê nhiễm Neoascaris vitulorum, kết quả đạt 100%. Theo Cao Tuyết Lan (1996) [14], dùng Mebenvet liều 120mg/kgTT tẩy cho nghé nhiễm giun đũa thị xã Lai Châu có hiệu quả tốt. Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1996) [22] cho biết, dùng các loại hoá dược như Piperazin 0,3-0,5 g/kgTT, Tetramizole 10mg/kgTT, Mebenvet 0,5g/kgTT và một số hoá dược khác để tẩy trừ Neoascaris vitulorum cho kết quả rất tốt, bê nghé khỏi tiêu chảy phân trắng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 Chương 2 ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu Bê nghé dưới 3 tháng tuổi nuôi tại các hộ gia đình và trại chăn nuôi của 3 huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang (thị xã Tuyên Quang, huyện Yên Sơn và huyện Hàm Yên). 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu: thị xã Tuyên Quang, huyện Yên Sơn, huyện Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang. Chúng tôi lựa chọn 3 huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang để thực hiện đề tài nghiên cứu dựa trên các cơ sở sau: + Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc có tổng đàn trâu bò tương đối lớn (gần 500 nghìn con), 3 huyện, thị trên mang đặc điểm đặc trưng cho sự phân bố địa hình khác nhau của tỉnh Tuyên Quang. + Ba huyện, thị trên có phương thức chăn nuôi đa dạng, vừa chăn nuôi theo quy mô tập trung, vừa có hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ ở các hộ gia đình. + Bê nghé ở các huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang, trong đó có 3 huyện, thị trên mắc tiêu chảy tương đối nhiều, ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn trâu bò trong tỉnh. - Địa điểm xét nghiệm: Phòng thí nghiệm - Chi cục Thú y tỉnh Tuyên Quang. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: tháng 3/2007 đến 3/2008. 2.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU - Mẫu phân bê nghé dưới 3 tháng tuổi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 - Mẫu đất bề mặt nền chuồng, khu vực xung quanh chuồng, bãi chăn thả trâu bò, bê nghé. - Dung dịch nước muối NaCl bão hoà, dung dịch Glyxerin 5%. - Kính hiển vi quang học, dụng cụ xét nghiệm trứng giun sán, các dụng cụ thí nghiệm khác. 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở bê nghé dƣới 3 tháng tuổi tại 3 huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang - Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở các địa phương. - Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo tuổi. - Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo tính biệt. - Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo mùa vụ trong năm. - Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo địa hình. - Tỷ lệ tiêu chảy theo loại gia súc (bê, nghé). - Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo phương thức chăn nuôi trâu bò mẹ. 2.3.2. Vai trò của giun đũa Neoascaris vitulorum trong hội chứng tiêu chảy của bê, nghé dƣới 3 tháng tuổi 3.2.2.1. Xác định tỷ lệ nhiễm giun đũa ở bê nghé tiêu chảy và bê nghé bình thường. 3.2.2.2. Xác định cường độ nhiễm giun đũa ở bê nghé tiêu chảy và bê nghé bình thường. 2.3.3. Nghiên cứu sự tồn tại và phát triển của trứng giun Neoascaris vitulorum ở ngoại cảnh 2.3.3.1. Xác định sự phát tán trứng giun Neoascaris vitulorum ở chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng và bãi chăn thả trâu bò, bê nghé. 2.3.3.2. Xác định thời gian trứng giun Neoascaris vitulorum phát triển thành trứng có sức gây bệnh trong các điều kiện khác nhau ở ngoại cảnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 2.3.3.3. Xác định khả năng tồn tại của trứng giun Neoascaris vitulorum trong các điều kiện khác nhau ở ngoại cảnh. 2.3.3.4. Xác định khả năng bê nghé nuốt trứng giun đũa có sức gây bệnh khi bú mẹ. 2.3.4. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị tiêu chảy cho bê nghé 2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Theo dõi các chỉ tiêu về dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở bê nghé * Trực tiếp điều tra qua quan sát thực nghiệm và chẩn đoán lâm sàng: Phương pháp điều tra là ngẫu nhiên trên bê nghé nuôi tại các cơ sở chăn nuôi và các hộ nông dân tại 3 huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang. Trong quá trình điều tra, những bê nghé phân lỏng được coi là tiêu chảy. * Xác định tỷ lệ bê nghé mắc tiêu chảy theo lứa tuổi: Từ sơ sinh - 15 ngày; 16 - 30 ngày; 31- 45 ngày; 46 - 60 ngày; 61- 75 ngày; 76 - 90 ngày tuổi. * Xác định tỷ lệ tiêu chảy theo loại gia súc: bê, nghé. * Xác định tỷ lệ tiêu chảy theo mùa vụ trong năm (Xuân, Hè, Thu, Đông) * Xác định tỷ lệ tiêu chảy theo 2 loại địa hình: Bằng phẳng và đồi núi xen kẽ ruộng nước. * Xác định tỷ lệ tiêu chảy của bê, nghé đực và bê, nghé cái. * Xác định tỷ lệ tiêu chảy theo 2 phương thức chăn nuôi trâu bò mẹ: chăn thả hoàn toàn dựa vào tự nhiên và nuôi bán chăn thả có bổ sung thức ăn. 2.4.2. Phƣơng pháp xét nghiệm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum * Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu phân của bê nghé dưới 3 tháng tuổi vừa thải ra hoặc lấy trực tiếp từ trực tràng. Để riêng mỗi mẫu vào một túi ni lon nhỏ sạch, mỗi túi đều có nhãn ghi rõ: tuổi, tính biệt, địa điểm, phương thức chăn nuôi và thời gian lấy mẫu. Mẫu phân được bảo quản và xét nghiệm theo quy trình thường quy trong nghiên cứu ký sinh trùng. * Phương pháp xét nghiệm mẫu: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Sử dụng phương pháp Fulleborn: lấy khoảng 5 - 10g phân cho vào cốc nhỏ, dùng đũa thuỷ tinh nghiền nát, cho 80 - 100ml dung dịch nước muối bão hoà vào khuấy đều và lọc qua lưới thép bỏ cặn. Nước lọc được để yên trong 20 - 30 phút, trứng giun đũa sẽ nổi lên bề mặt. Dùng vòng thép có đường kính 2mm vớt lớp màng nổi trên bề mặt, cho lên phiến kính, đậy lá kính, soi dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại 100 lần để tìm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum. * Cường độ nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum được đánh giá bằng số lượng trứng/gam phân theo quy định của Roberts, J.A (1990) [55]: < 700 trứng/gam phân: nhiễm nhẹ (+) 700 - 1000 trứng/gam phân: nhiễm trung bình (++) > 1.000 trứng/gam phân: nhiễm nặng (+++) - Số trứng/gam phân được đếm bằng phương pháp Mc. Master: phương pháp này dùng để xác định số lượng trứng giun tròn, trứng sán dây và Oocyst cầu trùng trong một gam phân bằng buồng đếm Mc. Master. Cân 4 gam phân cho vào cốc thuỷ tinh, thêm 56 ml dung dịch nước muối bão hoà, khuấy đều cho tan phân. Lọc qua lưới thép vào một cốc khác và khuấy đều. Trong khi đang khuấy, lấy công tơ hút dung dịch phân nhỏ đầy cả hai buồng đếm Mc. Master (mỗi buồng đếm có dung tích 0,5 ml) để yên 5 phút rồi kiểm tra dưới kính hiển vi quang học (độ phóng đại 10 x 10). Đếm toàn bộ số trứng trong những ô của 2 buồng đếm. Số trứng/1 gam phân =  số trứng ở hai buồng đếm x 60 4 (Tổng số trứng ở hai buồng đếm là số trứng có trong 1,0 ml dung dịch phân) 2.4.3. Phƣơng pháp theo dõi trứng giun Neoascaris vitulorum phát triển thành trứng có sức gây bệnh ở ngoại cảnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 Sử dụng những mẫu phân bê nghé nhiễm giun đũa nặng (có trên 1000 trứng/gam phân) để bố trí thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí thành 3 đợt, vào 3 thời điểm nhiệt độ và ẩm độ không khí khác nhau. Các mẫu phân của mỗi lô thí nghiệm được cho vào đĩa Petri, để ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không khí bình thường. Hàng ngày lấy từ mỗi đĩa Petri 2 -3 gam phân, xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn để kiểm tra sự phát triển của trứng Neoascaris vitulorum. Theo dõi đến khi trứng phát triển thành trứng có sức gây bệnh. Ghi thời gian phát triển và mô tả sự thay đổi cấu tạo của trứng giun. 2.3.4. Phƣơng pháp xác định khả năng tồn tại của trứng giun Neoascaris vitulorum ở ngoại cảnh. Sau khi theo dõi sự phát triển của trứng giun đũa Neoascaris vitulorum đến giai đoạn cảm nhiễm, chúng tôi tiếp tục theo dõi thời gian tồn tại của trứng ở các lô thí nghiệm, trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ không khí bình thường ở ngoại cảnh. Cứ 5 ngày lấy từ mỗi đĩa Petri 2-3 gam phân. xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn để kiểm tra, xác định thời gian tồn tại của trứng giun Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh. Ghi lại thời gian và theo dõi biến đổi về hình thái, cấu tạo trứng. Làm như vậy cho đến khi trứng bị chết hoàn toàn (biến dạng, nứt vỡ, ấu trùng trong trứng bị dung giải). 2.4.5. Phƣơng pháp xác định sự phát tán trứng Neoascaris vitulorum ở ngoại cảnh * Phương pháp xác định sự phát tán trứng Neoascaris vitulorum ở chuồng trại: Thu thập mẫu cặn nền chuồng nuôi bê nghé ở các vị trí khác nhau (ở 4 góc chuồng và giữa chuồng) mỗi vị trí khoảng 4-5 gam, trộn đều được một mẫu khoảng 20-25 gam. Đưa mẫu về phòng thí nghiệm, xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn để tìm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum. Từ đó có thể đánh giá sự phát tán trứng giun ở trong chuồng nuôi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 * Phương pháp xác định sự phát tán trứng Neoascaris vitulorum ở khu vực xung quanh chuồng nuôi: Thu thập mẫu đất bề mặt ở 10 vị trí khác nhau xung quanh chuồng nuôi bê nghé (trong vòng bán kính 10 mét), mỗi vị trí lấy khoảng 2-3 gam, trộn đều được một mẫu khoảng 20-30 gam. Đưa mẫu về phòng thí nghiệm, xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn tìm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum. Từ đó đánh giá được sự phát tán trứng giun ở khu vực xung quanh chuồng nuôi. * Phương pháp xác định sự phát tán trứng Neoascaris vitulorum ở bãi chăn thả bê nghé và trâu bò mẹ: Thu thập mẫu đất bề mặt ở bãi chăn bê, nghé và trâu bò mẹ. Cứ khoảng 10-20m 2 bãi chăn lấy ở 10 vị trí khác nhau, mỗi vị trí lấy khoảng 2-3 gam đất bề mặt, trộn đều được 1 mẫu khoảng 20-30 gam. Đưa mẫu về phòng thí nghiệm, xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn để tìm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum. Từ đó đánh giá được sự phát tán trứng giun đũa trên bãi chăn thả. 2.4.6. Phƣơng pháp xác định khả năng bê nghé nhiễm giun đũa do nuốt trứng giun có sức gây bệnh khi bú mẹ Dùng các mảnh giấy mềm, ướt lau bầu vú và núm vú của trâu bò mẹ, cho những mảnh giấy này vào các túi nilon sạch đưa về phòng thí nghiệm. Cho những mảnh giấy này vào cốc đựng dung dịch nước muối bão hoà, khuấy kỹ rồi lọc qua lưới lọc bỏ cặn giấy. Nước lọc được để yên 20-30 phút, dùng vòng thép đường kính 2mm vớt màng nổi trên bề mặt dung dịch cho lên phiến kính, đậy lá kính, soi dưới kính hiển vi quang học để tìm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum. 2.4.7. Phƣơng pháp điều trị tiêu chảy cho bê, nghé 2.4.7.1. Điều trị tiêu chảy cho những bê nghé nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum. Chúng tôi sử dụng 3 phác đồ điều trị cho những bê nghé bị tiêu chảy và nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 * Phác đồ 1: Levasol 7,5% (do Công ty Hanvet sản xuất): thuốc có phổ tác dụng rộng, tẩy được nhiều loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá gia súc. Thành phần của thuốc: Levamisol hydrochlorid: 75 mg. Dung môi và chất ổn định vừa đủ: 1ml. Liều lượng: 1ml/10kg thể trọng (7,5mg/kg thể trọng), tiêm bắp. Liệu trình: dùng một liều duy nhất. * Phác đồ 2: sử dụng Mebendazol 10% (do Công ty cổ phần Sóng Hồng sản xuất). Thuốc có tác dụng tẩy các loại giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá gia súc, gia cầm. Liều lượng: 200mg/kg thể trọng, cho uống lúc đói. Liệu trình: dùng một liều duy nhất, chia làm hai lần sáng và chiều. * Phác đồ 3: sử dụng thuốc Hanmectin-0,25%. (do Công Hanvet sản xuất). Thuốc có tác dụng với các loại nội, ngoại ký sinh trùng, có tác dụng cả ở giai đoạn trưởng thành cũng như giai đoạn ấu trùng đang di hành trong cơ thể. Đây là loại thuốc hiện nay đang được dùng rất phổ biến. Thành phần của thuốc: trong mỗi ml dung dịch chứa 2,5mg Ivermectin. Liều lượng: 1ml/10kg thể trọng (0,25mg/kg thể trọng), tiêm bắp. Liệu trình: dùng một liều duy nhất. * Thuốc phối hợp điều trị: + Thuốc điện giải: cung cấp nước và các chất điện giải trong trường hợp ỉa chảy, nôn mửa, tăng cường sức đề kháng, chống stress... Cách sử dụng: pha thuốc với nước cho uống, 100g pha với 3-5 lít nước, dùng cho 25-30 kg thể trọng, cho uống 2-4 lần/ngày, trong 5 ngày liên tục. + Vitamin C 5%: tác dụng làm tăng sức đề kháng cho con vật; sử dụng thuốc dưới dạng dung dịch tiêm bắp hoặc tiêm dưới da với liều 10ml/25kg thể trọng/ngày (20mg/kg thể trọng/ngày), sử dụng thuốc trong 5 ngày. Sau khi sử dụng 3 phác đồ để điều trị, kiểm tra trạng thái phân để đánh giá bê nghé đã hết tiêu chảy chưa. Đối với những bê nghé chưa khỏi tiêu chảy, chúng tôi tiếp tục sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc điện giải và vitamin C để điều trị. Đồng thời, xét nghiệm lại phân bê, nghé để đánh giá tác dụng của thuốc tẩy giun đũa Neoascaris vitulorum. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 2.4.7.2. Điều trị tiêu chảy cho những bê nghé sau đợt điều trị 1 vẫn còn tiêu chảy. * Phác đồ 1: sử dụng Hupha-Colistin 3%, thuốc có tác dụng điều trị tiêu chảy ở gia súc rất tốt. Thành phần của thuốc: Colistin sulfate 60.000.000 UI. Dung môi vừa đủ: 100 ml. Liều lượng: 0,5ml/20kg thể trọng (15mg/kg thể trọng/ngày), tiêm bắp. Liệu trình: điều trị 3-5 ngày liên tục. * Phác đồ 2: sử dụng Norfacoli, thuốc có tác dụng đặc trị tiêu chảy rất tốt đối với gia súc, gia cầm. Thành phần của thuốc: Norfloxacin HCl 1000 mg. Dung môi vừa đủ 10 ml. Liều lượng: 1ml/20kg thể trọng (5mg/kg thể trọng/ngày), tiêm bắp. Liệu trình: điều trị 3-5 ngày liên tục. 2.4.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu * Các số liệu về tỷ lệ tiêu chảy, tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, hiệu lực tẩy của thuốc được tính bằng công thức sau: - Tỷ lệ tiêu chảy (%) = Số bê nghé tiêu chảy x 100 Số bê nghé kiểm tra - Tỷ lệ nhiễm (%) = Số bê nghé nhiễm x 100 Số bê nghé kiểm tra - Cường độ nhiễm (%) = Số bê nghé nhiễm (+), (++), (+++) x 100 Tổng số bê nghé nhiễm - Tỷ lệ khỏi tiêu chảy (%) = Số bê nghé khỏi tiêu chảy x 100 Số bê nghé điều trị - Hiệu lực tẩy giun đũa (%) = Số bê nghé sạch trứng x 100 Số bê nghé tiêu chảy nhiễm giun đũa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 * Số liệu về thời gian phát triển, tồn tại của trứng giun đũa Neoascaris vitulorum và số trứng giun tìm thấy trên bầu vú và núm vú trâu bò mẹ, được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (2000). - Số trung bình cộng: X = xi (với i = 1n) n Trong đó: xi là tổng các giá trị của x n là dung lượng mẫu - Độ lệch tiêu chuẩn: với n   1 :30 2 2      n n xi xi S x Trong đó: xS : độ lệch tiêu chuẩn xi: giá trị của mẫu n: dung lượng mẫu - Sai số của số trung bình: với n 1 :30   n S m xx Trong đó: xm : sai số của số trung bình xS : độ lệch tiêu chuẩn n: dung lượng mẫu - So sánh mức độ sai khác: 1 2 1 2 2 2TN D X X X XD t M m m     ( mẫu nhỏ và n1= n2) Trong đó: 1 2,X X là số trung bình cộng của nhóm 1 và nhóm 2. 1 2 , X X m m là sai số của số trung bình cộng nhóm 1 và nhóm 2. 1 2 , X X S S là độ lệnh tiêu chuẩn của nhóm 1 và nhóm 2. n là dung lượng mẫu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Tra bảng phân bố t, so sánh tTN với t để xác định mức độ sai khác giữa hai số trung bình. + Nếu ứng với mức xác suất P > 0,05: hai số trung bình khác nhau không rõ rệt. + Nếu ứng với mức xác suất P < 0,05: hai số trung bình khác nhau rõ rệt, với độ tin cậy 95%. + Nếu ứng với mức xác suất P < 0,01: hai số trung bình khác nhau rõ rệt, với độ tin cậy 99%. + Nếu ứng với mức xác suất P < 0,001: hai số trung bình khác nhau rõ rệt, với độ tin cậy 99,9%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở BÊ NGHÉ DƢỚI 3 THÁNG TUỔI TẠI TUYÊN QUANG 3.1.1. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở 3 huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc, mang những đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự biến động lớn về nhiệt độ và độ ẩm, trong đó có 2 mùa rõ rệt là mùa đông lạnh - khô hanh, mùa hè - nóng ẩm, mưa nhiều. Sự biến động về thời tiết, đặc biệt có những đợt gió mùa đông bắc tràn về kèm theo mưa phùn và rét đậm kéo dài đã làm ảnh hưởng không tốt tới sản xuất nông nghiệp nói chung, trong đó có ngành chăn nuôi và tình hình dịch bệnh của đàn gia súc nói riêng. Để đánh giá cụ thể tình hình bê nghé dưới 3 tháng tuổi mắc tiêu chảy ở 3 huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang, chúng tôi đã kiểm tra 906 bê nghé ở 9 xã, phường. Kết quả về tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở các địa phương được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1 cho thấy: trong 906 bê nghé kiểm tra tại 9 xã, phường của 3 huyện, thị, số bê nghé tiêu chảy là 192 con, chiếm tỷ lệ 21,19%. Trong đó, tỷ lệ bê nghé tiêu chảy cụ thể như sau: - Ở thị xã Tuyên Quang, kiểm tra 297 bê nghé, có 57 bê nghé tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 19,19%. - Ở huyện Yên Sơn, kiểm tra 316 bê nghé, có 65 bê nghé tiêu chảy, tỷ lệ tiêu chảy là 20,57%. - Ở huyện Hàm Yên, kiểm tra 293 bê nghé, số bê nghé tiêu chảy là 70 con, chiếm tỷ lệ 23,89%. Như vậy, tỷ lệ bê nghé tiêu chảy giữa các địa phương có khác nhau. Tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy cao nhất ở huyện Hàm Yên (23,89%), thấp nhất ở thị xã Tuyên Quang (19,19%). Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở các địa phương có sự khác nhau như vậy, theo kết quả điều tra thực tế của chúng tôi là do: nhiều nông hộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 chăn nuôi trâu bò ở huyện Hàm Yên còn khó khăn về kinh tế, vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh cho trâu bò, bê nghé chưa tốt. Điều kiện chăn nuôi kém làm cho trâu bò, bê nghé gầy yếu, chất lượng và số lượng sữa không đảm bảo. Từ đó ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự chống đỡ bệnh tật của bê nghé, làm cho bê nghé dễ mắc bệnh, trong đó có hội chứng tiêu chảy. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Sửu (2005) [30] từ năm 1999 đến năm 2004, ở Tuyên Quang, tỷ lệ bê tiêu chảy là 20,67% và nghé là 19,22%, trong đó tỷ lệ chết do tiêu chảy là 7,32% ở bê và 5,79% ở nghé. Như vậy, người chăn nuôi trâu bò hàng năm đã phải chịu thiệt hại lớn về kinh tế do hội chứng tiêu chảy ở bê nghé gây ra. Bảng 3.1. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở một số địa phƣơng. STT Địa phƣơng (huyện, thị xã) Số bê nghé kiểm tra (con) Số bê nghé tiêu chảy (con) Tỷ lệ (%) 1 TX Tuyên Quang 297 57 19,19 - Nông Tiến 142 27 19,01 - Ỷ La 95 19 20,00 - Hưng Thành 60 11 18,33 2 Yên Sơn 316 65 20,57 - An Tường 104 18 17,30 - Phú Lâm 97 21 21,64 - Thái Bình 115 26 22,60 3 Hàm Yên 293 70 23,89 - Đức Ninh 120 31 25,83 - Thái Sơn 101 24 23,76 - Thái Hoà 75 15 20,83 Tính chung 906 192 21,19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Qua kết quả điều tra về tỷ lệ tiêu chảy của bê nghé dưới 3 tháng tuổi ở Tuyên Quang, chúng tôi thấy bê nghé bị tiêu chảy khá nhiều. Từ đó chúng tôi thấy rằng: các cơ sở chăn nuôi và các hộ chăn nuôi trâu bò sinh sản cần làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y để hạn chế tỷ lệ bê nghé tiêu chảy. Đồng thời, khi bê nghé đã bị tiêu chảy cần phải được điều trị kịp thời và triệt để, để bệnh có thể khỏi và không ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bê nghé. Cũng từ thực trạng trên, chúng tôi đã nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy ở bê nghé dưới 3 tháng tuổi, làm cơ sở để đề xuất biện pháp phòng trị có hiệu quả nhất, hạn chế thiệt hại do tiêu chảy gây ra. 3.1.2. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo lứa tuổi Để xác định tuổi bê nghé có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc tiêu chảy hay không, chúng tôi đã kiểm tra lâm sàng 906 bê nghé ở 6 lứa tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2. Bảng 3.2: Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo lứa tuổi Tuổi (ngày tuổi) Số bê nghé kiểm tra (con) Số bê nghé tiêu chảy (con) Tỷ lệ (%) SS - 15 92 17 18,47 16 - 30 212 63 29,71 31 - 45 153 32 20,91 46 - 60 129 26 20,15 61 - 75 135 25 18,51 76 - 90 185 29 15,67 Tính chung 906 192 21,19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 Bảng 3.2 cho thấy: bê nghé từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi mắc tiêu chảy biến động từ 15,67% đến 29,71%. Trung bình bê nghé từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi, mắc tiêu chảy là 21,19%. Trong đó, ở giai đoạn từ sơ sinh đến 15 ngày tuổi bê nghé mắc tiêu chảy với tỷ lệ 18,47%. Ở 16-30 ngày tuổi, tỷ lệ tiêu chảy ở bê nghé là 29,71%. Từ 31- 45 ngày tuổi bê nghé mắc tiêu chảy 20,91%. Ở 46-60 ngày tuổi, tỷ lệ mắc là 20,15%. Ở 61-75 ngày tuổi, bê nghé mắc tiêu chảy là 18,51%. Từ 76-90 ngày tuổi, tỷ lệ tiêu chảy là 15,67%. Như vậy, bê nghé mắc tiêu chảy cao nhất là giai đoạn từ 16 - 30 ngày tuổi 29,71%, tỷ lệ tiêu chảy có chiều hướng giảm dần ở các giai đoạn tuổi tiếp theo, thấp nhất ở 76 - 90 ngày tuổi, chiếm tỷ lệ 15,67%. Từ kết quả bảng 3.2, chúng tôi nhận thấy, bê nghé dưới 3 tháng tuổi mắc tiêu chảy giảm dần theo tuổi, tuổi càng cao tỷ lệ tiêu chảy càng giảm và thấp nhất ở 76-90 ngày tuổi. Theo chúng tôi, do tuổi càng cao các cơ quan, hệ thống trong cơ thể, đặc biệt hệ thống tiêu hoá được hoàn thiện về mặt cấu tạo, cũng như chức năng hoạt động, nên thích nghi hơn với điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và các tác động bất lợi của ngoại cảnh. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy cao nhất ở lứa tuổi 16-30 ngày tuổi. Đây cũng là lứa tuổi bê nghé mắc bệnh do giun đũa Neoascaris vitulorum nhiều. Nhiều tác giả cho biết, bê nghé nhiễm giun đũa phần lớn qua bào thai, do trâu bò mẹ có thai nuốt phải trứng giun đũa có sức gây bệnh. Vì vậy, khi bê nghé sinh ra đã có giun đũa ký sinh và bị phát bệnh rất sớm (sớm nhất là 14 ngày tuổi), tỷ lệ nhiễm cao nhất và cường độ nhiễm nặng nhất ở 16-30 ngày tuổi (Trịnh Văn Thịnh, 1962 [36], Phạm Văn Khuê và cs, 1996 [12], Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [13], Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Đoàn Văn Phúc 2005 [18]). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Kết quả về tỷ lệ tiêu chảy cao nhất ở giai đoạn bê nghé 16-30 ngày tuổi phải chăng có liên quan đến vai trò gây bệnh của giun đũa Neoascaris vitulorum. Theo nhận xét của Lê Minh Chí (1995) [5], sự tổn thất ở bê nghé non chiếm tỷ lệ rất cao (70-80%), trong đó 80-90% là do hậu quả của tiêu chảy gây ra. Kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng tôi có nhận xét chung rằng: phải đặc biệt quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trâu bò mẹ và bê nghé ở giai đoạn 16-30 ngày tuổi, ở giai đoạn này khả năng đáp ứng miễn dịch của bê nghé với yếu tố bất lợi môi trường, các yếu tố gây bệnh là rất kém, bê nghé rất dễ bị nhiễm bệnh đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hoá, gây rối loạn tiêu hoá và gây tiêu chảy. 3.1.3. Tỷ lệ tiêu chảy ở bê nghé theo tính biệt Kết quả xác định tỷ lệ bê nghé mắc tiêu chảy theo tính biệt được chúng tôi trình bày ở bảng 3.3. Bảng 3.3: Tỷ lệ tiêu chảy ở bê nghé theo tính biệt Địa phƣơng (huyện, thị xã) Tính biệt Số bê nghé kiểm tra (con) Số bê nghé tiêu chảy (con) Tỷ lệ (%) TX Tuyên Quang - Đực 153 29 18,95 - Cái 144 28 19,44 ∑ 297 57 19,19 Yên Sơn - Đực 154 30 19,48 - Cái 162 35 21,60 ∑ 316 65 20,57 Hàm Yên - Đực 137 36 26,27 - Cái 156 34 21,79 ∑ 293 70 23,89 Tính chung - Đực 444 99 21,39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 - Cái 462 93 20,99 ∑ 906 192 21,19 Bảng 3.3 cho thấy: kết quả theo dõi được lặp lại 3 lần ở 3 huyện, thị đều không theo một quy luật nhất định nào: ở Thị xã Tuyên Quang, bê nghé cái tiêu chảy nhiều hơn bê nghé đực (19,44% và 18,95%), huyện Yên Sơn tỷ lệ bê nghé cái tiêu chảy là 21,60%, bê nghé đực là 19,48%, song ở huyện Hàm Yên thì bê nghé đực lại tiêu chảy nhiều hơn bê nghé cái (tỷ lệ là 26,27% và 21,79%). Tính chung cả 3 huyện, thị tỷ lệ tiêu chảy ở bê nghé đực và cái tương đương nhau, (bê nghé đực tiêu chảy là 21,39%, bê nghé cái là 20,99%). Như vậy, tỷ lệ bê nghé đực và cái tiêu chảy có sự khác nhau không rõ ràng. Chúng tôi cho rằng, tiêu chảy là hiện tượng bệnh lý có liên quan đến nhiều yếu tố, có thể do sự tác động của yếu tố khí hậu, thời tiết thay đổi đột ngột, thức ăn kém phẩm chất, kéo theo sự xuất hiện và phát triển của các vi khuẩn gây bệnh, làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, gây hiện tượng loạn khuẩn và gây tiêu chảy; đặc biệt là tác động của các loại ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hoá, trong đó giun đũa Neoascaris vitulorum có vai trò rất quan trọng trong hội chứng tiêu chảy ở bê nghé dưới 3 tháng tuổi (Phan Địch Lân và cs, 2005) [18]. 3.1.4. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo mùa vụ Chúng tôi đã kiểm tra 906 bê nghé ở 4 mùa: xuân, hè, thu, đông để xác định tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở mỗi mùa trong năm 2007. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4. Bảng 3.4: Tỷ lệ bê nghé mắc tiêu chảy theo mùa vụ Mùa vụ Số bê nghé kiểm tra (con) Số bê nghé tiêu chảy (con) Tỷ lệ (%) Xuân 261 61 23,37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Hè 183 41 22,40 Thu 197 32 17,76 Đông 265 58 21,89 Tính chung 906 192 21,19 Bảng 3.4 cho thấy: - Kiểm tra 261 bê nghé ở mùa xuân, số bê nghé tiêu chảy là 61 con, tỷ lệ tiêu chảy là 23,37%. - Ở mùa hè, kiểm tra 183 bê nghé dưới 3 tháng tuổi, có 41 bê nghé tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 22,4%. - Trong mùa thu, kiểm tra 197 bê nghé, có 32 bê nghé tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 17,76%. - Trong mùa đông, kiểm tra 265 bê nghé, có 58 bê nghé tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 21,89%. * Tính chung, tỷ lệ bê nghé tiêu chảy trong năm là 21,19%. Như vậy, tỷ lệ bê nghé dưới 3 tháng tuổi bị tiêu chảy ở các mùa trong năm khác nhau. Tỷ lệ tiêu chảy cao nhất là ở mùa xuân (23,37%) và mùa hè (22,4%), thấp nhất là ở mùa thu (17,76%). Sở dĩ trong mùa xuân và mùa hè bê nghé bị tiêu chảy nhiều hơn là do những nguyên nhân sau đây: - Mùa xuân, mùa hè thời tiết ấm, ẩm, mưa nhiều. Thời tiết và khí hậu như vậy thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, nhưng không thuận lợi cho sức khoẻ của con người và vật nuôi. - Cũng do ấm, nóng, ẩm và mưa nhiều mà các vi sinh vật và ký sinh trùng gây bệnh có điều kiện thuận lợi để tồn tại và phát triển ở ngoại cảnh. Từ đó xâm nhập vào cơ thể vật nuôi nói chung và bê nghé nói riêng để gây bệnh, trong đó có các vi sinh vật và ký sinh trùng đường tiêu hoá gây tiêu chảy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 Ngược lại, vào mùa thu khí hậu ôn hoà, thời tiết hơi khô hanh. Điều kiện khí hậu, thời tiết của mùa thu thích hợp hơn cho sức khoẻ của vật nuôi, đồng thời cũng là điều kiện bất lợi hơn cho sự tồn tại và phát triển của các loại mầm bệnh ở ngoại cảnh. Vì vậy, tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở mùa thu là thấp nhất trong năm. Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Sửu (2005) [30], tỷ lệ tiêu chảy cao nhất trong mùa xuân ở bê là 23,61%, ở nghé là 21,38%; mùa hè, tỷ lệ tiêu chảy ở bê là 21,99%, ở nghé là 19,07% và tỷ lệ tiêu chảy thấp nhất là mùa thu, ở bê 15,48%, ở nghé 17,19%. 3.1.5. Tỷ lệ bê nghé mắc tiêu chảy theo địa hình Ba huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang có những khu vực bằng phẳng, có những khu vực đồi núi nhiều và có ruộng nước xen kẽ. Địa hình cũng là yếu tố liên quan đến đặc điểm dịch tễ của bệnh. Vì vậy, chúng tôi đã điều tra tình hình tiêu chảy của bê nghé theo kiểu địa hình khác nhau. Kết quả về tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo địa hình được trình bày ở bảng 3.5. Bảng 3.5: Tỷ lệ bê nghé mắc tiêu chảy theo địa hình Địa hình Số bê nghé kiểm tra (con) Số bê nghé tiêu chảy (con) Tỷ lệ (%) Bằng phẳng 401 75 18,70 Đồi núi xen ruộng nước 505 117 23,17 Tính chung 906 192 21,19 Bảng 3.5 cho thấy: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 Trong 401 bê nghé chăn thả ở những vùng có địa hình bằng phẳng, có 75 bê nghé tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 18,70%. Trong 505 bê nghé điều tra ở những khu vực đồi núi xen ruộng nước, số bê nghé tiêu chảy là 117 con, chiếm tỷ lệ 23,17%. Tính chung, tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở cả 2 loại địa hình là 21,19%. So sánh tỷ lệ tiêu chảy giữa hai kiểu địa hình chúng tôi thấy tỷ lệ bê nghé ở vùng đồi núi xen ruộng nước mắc tiêu chảy cao hơn rõ rệt so với vùng bằng phẳng (P < 0,001). Chúng tôi cho rằng, ở những vùng đồi núi có xen kẽ ruộng nước, bê nghé thường được thả rông theo mẹ đi ăn, nơi chăn thả trâu bò mẹ có nhiều khu vực trũng ẩm thấp. Đây là môi trường ngoại cảnh thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của vi sinh vật gây bệnh, trứng và ấu trùng giun sán. Các loại mầm bệnh này có thể bám vào vú trâu, bò mẹ, khi bê nghé bú dễ nuốt vào đường tiêu hoá, gây bệnh loạn khuẩn hoặc bệnh ký sinh trùng, từ đó gây tiêu chảy cho bê nghé. 3.1.6. Tỷ lệ tiêu chảy theo loại gia súc (bê, nghé) Ngoài các nội dung nghiên cứu về tỷ lệ bê nghé mắc tiêu chảy theo lứa tuổi, mùa vụ, địa hình, chúng tôi còn nghiên cứu về tình hình mắc tiêu chảy theo loại gia súc (bê, nghé), để xác định giữa bê và nghé có sự khác nhau về tỷ lệ mắc tiêu chảy hay không. Kết quả về tỷ lệ tiêu chảy theo loại gia súc được trình bày ở bảng 3.6. Bảng 3.6: Tỷ lệ tiêu chảy theo loại gia súc (bê, nghé) Loại gia súc Số kiểm tra (con) Số tiêu chảy (con) Tỷ lệ (%) Bê 308 69 22,40 Nghé 598 123 20,56 Tính chung 906 192 21,19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Bảng 3.6 cho thấy: Trong 308 bê kiểm tra, có 69 bê mắc tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 22,40%. Kiểm tra 598 nghé, có 123 nghé tiêu chảy, tỷ lệ tiêu chảy là 20,56%. Như vậy, tỷ lệ tiêu chảy giữa bê và nghé có sự khác nhau nhưng không rõ rệt (P < 0,05). Theo chúng tôi, bê nghé theo dõi ở cùng độ tuổi (dưới 3 tháng), cấu tạo của bộ máy tiêu hoá, sự phát triển của hệ thần kinh và hệ thống miễn dịch tương tự nhau. Vì vậy khả năng cảm nhiễm bệnh là khác nhau không rõ rệt. Như chúng tôi đã phân tích, công tác quản lý chăm sóc, dinh dưỡng không hợp lý của người chăn nuôi, điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột có thể làm cho cơ thể bê nghé luôn phải có các đáp ứng điều chỉnh với điều kiện ngoại cảnh thay đổi, làm sức đề kháng giảm sút và tăng khả năng mắc bệnh của bê nghé. Ngoài ra, vai trò của các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hoá là những nguyên nhân cơ bản gây tiêu chảy cho bê và nghé ở giai đoạn bú sữa. Đối với bê và nghé, khả năng các loại mầm bệnh xâm nhập, gây hội chứng tiêu chảy không khác nhau. Theo Nguyễn Văn Sửu (2005) [30], tỷ lệ tiêu chảy giữa bê và nghé có sự chênh lệnh không lớn (bê là 20,67%; nghé là 19,22%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Sửu (2005). 3.1.7. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo phƣơng thức chăn nuôi trâu, bò mẹ Hiện nay ở Tuyên Quang, chăn nuôi trâu bò ở nông hộ đang tồn tại chủ yếu ở 2 hình thức: chăn nuôi hoàn toàn dựa vào thức ăn sẵn có trong tự nhiên và chăn nuôi bán chăn thả có bổ sung thêm thức ăn. Để xác định phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêu chảy ở bê nghé không, chúng tôi đã điều tra tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo phương thức chăn nuôi trâu bò mẹ. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7. Bảng 3.7: Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo phƣơng thức chăn nuôi trâu bò mẹ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Phƣơng thức nuôi trâu, bò mẹ Số bê, nghé kiểm tra (con) Số bê, nghé tiêu chảy (con) Tỷ lệ (%) Chăn thả hoàn toàn dựa vào tự nhiên 390 91 23,33 Nuôi bán chăn thả có bổ sung thức ăn 516 101 19,57 Tính chung 906 192 21,19 Bảng 3.7 cho thấy: Kiểm tra 390 bê, nghé nuôi theo phương thức chăn thả hoàn toàn dựa vào tự nhiên, có 91 bê nghé bị tiêu chảy, chiếm tỷ lệ 23,33%. Trong 516 bê, nghé nuôi theo phương thức nuôi bán chăn thả có bổ sung thức ăn có 101 bê nghé tiêu chảy, tỷ lệ tiêu chảy là 19,57%. Như vậy, tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo phương thức chăn thả trâu, bò mẹ hoàn toàn dựa vào tự nhiên cao hơn rõ rệt so với nuôi trâu, bò theo phương thức bán chăn thả có bổ sung thêm thức ăn. Chúng tôi đã tìm hiểu và thấy: tập quán chăn nuôi trâu, bò chủ yếu của nhiều người dân miền núi là chăn thả hoàn toàn dựa vào thức ăn sẵn có trong tự nhiên, việc chăm sóc quản lý và vệ sinh kém, chất lượng thức ăn nước uống cho trâu, bò mẹ không đảm bảo. Điều kiện chăn nuôi như vậy làm cho trâu, bò mẹ nhiều khi không đủ thức ăn, nước uống sạch, từ đó bê nghé không đủ sữa bú, sức đề kháng giảm và dễ mắc bệnh. Môi trường bên ngoài là nơi tồn tại rất nhiều mầm bệnh, đặc biệt là các vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hoá. Sự xâm nhập của các mầm bệnh qua đường tiêu hoá có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự hình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 thành bệnh. Mầm bệnh nhiễm vào thức ăn, nước uống, vào cơ thể và gây bệnh, làm cho bê nghé bị tiêu chảy. Có thể cho rằng, đây chính là những nguyên nhân giải thích một cách tương đối, phương thức chăn nuôi trâu bò mẹ có ảnh hưởng đến tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy. Từ kết quả trên chúng tôi thấy, người chăn nuôi trâu bò sinh sản hiện nay, ngoài việc tận dụng thức ăn sẵn có ở tự nhiên nên bổ sung thêm thức ăn cho trâu bò mẹ, để có đủ sữa cho bê nghé bú, góp phần tăng cường sức đề kháng, kết hợp nuôi thả với một phần nuôi nhốt tại chuồng để giảm thời gian trâu, bò mẹ và bê, nghé tiếp xúc với các loại mầm bệnh ở trên bãi chăn thả, từ đó hạn chế được bệnh cho bê nghé. 3.2. VAI TRÒ CỦA GIUN ĐŨA NEOASCARIS VITULORUM TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY CỦA BÊ NGHÉ DƢỚI 3 THÁNG TUỔI 3.2.1. Tỷ lệ nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum ở bê nghé tiêu chảy và bê nghé bình thƣờng Bằng phương pháp Fulleborn, chúng tôi đã xác định được tỷ lệ nhiễm giun đũa ở bê nghé tiêu chảy và bê nghé bình thường. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8. Bảng 3.8: Tỷ lệ nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum ở bê nghé tiêu chảy và bê nghé bình thƣờng Trạng thái phân Số bê nghé kiểm tra (con) Số bê nghé nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) 1. TX Tuyên Quang 297 78 26,26 - Bình thường 240 52 21,67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 - Tiêu chảy 57 26 45,61 2. Yên Sơn 316 108 34,18 - Bình thường 251 76 30,38 - Tiêu chảy 65 32 49,23 3. Hàm Yên 293 112 38,23 - Bình thường 223 71 31,84 - Tiêu chảy 70 41 58,57 Tính chung 906 298 32,89 - Bình thường 714 199 27,87 - Tiêu chảy 192 99 51,56 Bảng 3.8 cho thấy: trong tổng số bê nghé kiểm tra là 906 con, có 298 bê nghé nhiễm giun đũa. Trong 714 bê nghé có trạng thái phân bình thường, có 199 con nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum, tỷ lệ nhiễm là 27,87%. Xét nghiệm phân ở trạng thái lỏng của 192 bê nghé, có 99 con nhiễm giun đũa, chiếm tỷ lệ 51,56%. Trong đó, thị xã Tuyên Quang kiểm tra phân 240 bê nghé có trạng thái phân bình thường, có 52 bê nghé nhiễm, chiếm tỷ lệ 21,67%, còn ở trạng thái phân lỏng có 26/57 bê nghé nhiễm, chiếm tỷ lệ 45,61%. Tính chung, tỷ lệ nhiễm giun đũa của thị xã Tuyên Quang là 26,26%. Huyện Yên Sơn: kiểm tra 316 bê nghé, có 108 bê nghé nhiễm giun đũa, tỷ lệ bê nghé nhiễm giun đũa trung bình là 34,18%. Trong đó, kiểm tra 251 bê nghé có trạng thái phân bình thường, có 76 bê nghé nhiễm, chiếm tỷ lệ 30,38%; trong 65 bê nghé phân lỏng có 32 bê nghé nhiễm giun đũa, tỷ lệ nhiễm là 49,23%. Huyện Hàm Yên: kiểm tra 293 bê nghé, có 112 bê nghé nhiễm giun đũa, tỷ lệ nhiễm bình quân là 38,23%. Số bê nghé có trạng thái phân bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 thường nhiễm giun đũa là 31,84%; số bê nghé có trạng thái phân lỏng nhiễm giun đũa là 58,57%. Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun đũa của bê nghé có 2 trạng thái phân khác nhau là rõ rệt. Sự khác nhau này được lặp lại ở cả 3 huyện, thị và có ý nghĩa thống kê (P < 0,001). Kết quả trên chứng tỏ rằng, giun đũa Neoascaris vitulorum ký sinh trong ruột non của bê nghé là một nguyên nhân gây tiêu chảy cho bê nghé ở Tuyên Quang. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [13], giun đũa ký sinh ở trong ruột non của bê nghé, dùng các lá môi bám vào niêm mạc ruột non, làm tổn thương niêm mạc, dẫn đến viêm cata. Giun còn tiết độc tố làm cho bê nghé bị trúng độc, nhu động ruột tăng, gây ỉa chảy. Trong 192 bê nghé tiêu chảy, có tới 99 bê nghé nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum, chiếm tỷ lệ 51,56%. Điều này cho phép chúng tôi nhận xét, giun đũa Neoascaris vitulorum là một nguyên nhân gây tiêu chảy ở bê nghé dưới 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, giun đũa Neoascaris vitulorum ký sinh chỉ gây tiêu chảy cho bê nghé khi bê nghé nhiễm nặng. Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996), Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999), nếu số lượng giun đũa ký

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc318.pdf
Tài liệu liên quan