Tài liệu Luận văn Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc mông thời kỳ hiện đại (từ 1945 đến nay): Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRỜNG ĐẠI HỌC S PHẠM
-------------------------------
NGUYỄN KIẾN THỌ
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ CA
DÂN TỘC MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI
(TỪ 1945 ĐẾN NAY)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRỜNG ĐẠI HỌC S PHẠM
-------------------------------
NGUYỄN KIẾN THỌ
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ CA
DÂN TỘC MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI
(TỪ 1945 ĐẾN NAY)
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ VIỆT TRUNG
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 5
2. L...
105 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc mông thời kỳ hiện đại (từ 1945 đến nay), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRỜNG ĐẠI HỌC S PHẠM
-------------------------------
NGUYỄN KIẾN THỌ
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ CA
DÂN TỘC MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI
(TỪ 1945 ĐẾN NAY)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRỜNG ĐẠI HỌC S PHẠM
-------------------------------
NGUYỄN KIẾN THỌ
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ CA
DÂN TỘC MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI
(TỪ 1945 ĐẾN NAY)
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ VIỆT TRUNG
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 6
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 9
3.1. Mục đích .............................................................................................. 9
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 11
6. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 11
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 12
Chƣơng 1. VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ XÃ HỘI CỦA
DÂN TỘC MÔNG ............................................................................ 12
1.1. Một số đặc điểm về cộng đồng dân tộc Mông ở Việt Nam .................. 12
1.1.1. Đặc điểm tộc người và điều kiện tự nhiên ..................................... 12
1.1.2. Đặc điểm phong tục tập quán và sinh hoạt cộng đồng .................. 17
1.1.3. Đặc điểm về đời sống tâm linh ....................................................... 24
1.1.4. Đặc điểm về ngôn ngữ, chữ viết ..................................................... 27
1.2. Vài nét về thơ ca dân tộc Mông ............................................................ 30
1.2.1. Thơ ca dân gian .............................................................................. 30
1.2.2. Thơ ca hiện đại ............................................................................... 33
Chƣơng 2. THƠ MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI - BỨC TRANH
SINH ĐỘNG VỀ THIÊN NHIÊN, CUỘC SỐNG, CON
NGƢỜI CỦA MỘT DÂN TỘC ĐẦY BẢN SẮC ......................... 41
2.1. Hình ảnh thiên nhiên trong thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại ....... 41
2.2. Hình ảnh con người và cuộc sống vùng cao trong thơ dân tộc
Mông thời kỳ hiện đại ......................................................................... 46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
2.2.1. Con người dân tộc Mông chân chất, mạnh mẽ và tài hoa ............... 46
2.2.2. Cuộc sống đơn sơ nhưng phong phú và giàu bản sắc ................... 51
Chƣơng 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT TRONG THƠ
CA DÂN TỘC MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI .............................. 62
3.1. Dấu ấn của các thể loại thơ ca dân gian trong thơ ca dân tộc
Mông thời kỳ hiện đại ........................................................................... 62
3.1.1. Sự vận dụng sáng tạo, hiệu quả vốn tục ngữ, ca dao, dân ca Mông ... 62
3.1.2. Sự vận dụng các hình thức nghệ thuật thơ ca dân gian trong
thơ dân tộc Mông thời kỳ hiện đại .................................................. 69
3.2. Ngôn ngữ hình ảnh trong thơ Mông thời kỳ hiện đại ........................... 73
3.2.1. Ngôn ngữ mộc mạc giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng
ngày của đồng bào Mông ............................................................... 73
3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, giàu nhạc điệu ............................... 77
3.2.3. Ngôn ngữ, hình ảnh mang sắc thái đặc trưng của dân tộc Mông . 78
3.3. Cấu trúc, nhịp điệu trong thơ Mông thời kỳ hiện đại ........................... 81
3.3.1. Cấu trúc, nhịp điệu chịu ảnh hưởng của thơ ca truyền
thống dân tộc Mông ...................................................................... 81
3.3.2. Xu hướng hiện đại trong cấu trúc, nhịp điệu của thơ ca Mông
thời kỳ hiện đại ............................................................................... 83
3.4. Tư duy, diễn đạt trong thơ Mông thời kỳ hiện đại ............................... 86
3.4.1. Tư duy trực quan hình ảnh ............................................................. 86
3.4.2. Tư duy, diễn đạt mang đậm bản sắc dân tộc Mông ....................... 87
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 99
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thơ ca dân tộc Mông là một bộ phận quan trọng trong nền thơ của các
dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại. Nó đã góp phần tạo nên sự đa sắc màu
cho đời sống thơ ca dân tộc vốn đã rất phong phú và giàu bản sắc. Vì vậy, khi
nghiên cứu thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam không thể không nghiên cứu
thơ ca dân tộc Mông - tiếng nói văn học của một dân tộc có số cư dân đông
vào hàng thứ tám trong cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam và cũng là
một dân tộc có truyền thống văn hoá rất độc đáo và đặc sắc.
Trong quá trình nghiên cứu về thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện
đại, đã có những tác giả có sự quan tâm đến việc tìm hiểu thơ ca của dân tộc
Mông. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc tuyển chọn
và giới thiệu thơ của một số tác giả dân tộc Mông trong các tuyển tập thơ ca
các dân tộc thiểu số nói chung; hoặc điểm qua tên tuổi của một số nhà thơ
người Mông đã phần nào trở nên quen thuộc trong số các nhà thơ dân tộc
thiểu số như: Mã A Lềnh, Mùa A Sấu, Hùng Đình Quí… Nhìn chung, tất cả
các công trình nghiên cứu, bài viết nói trên - dù trực tiếp hay gián tiếp liên
quan đến thơ ca hiện đại dân tộc Mông - cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ
điểm qua, như những nét phác thảo, chưa toàn diện và hệ thống, chưa làm nổi
bật được những nét đặc sắc cũng như những đóng góp của thơ ca hiện đại dân
tộc Mông đối với nền thơ ca các dân tộc thiểu số nói riêng và nền thơ ca Việt
Nam hiện đại nói chung. Do đó, rất cần thiết phải có một công trình nghiên
cứu chuyên biệt, nghiên cứu một cách hệ thống và thấu đáo, nhằm chỉ ra
những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật, sự vận động và phát triển
cũng như những giá trị của thơ ca hiện đại dân tộc Mông trong việc góp phần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
tạo nên một nền thơ ca dân tộc thiểu số nói riêng, thơ ca Việt Nam hiện đại
nói chung, phong phú và giàu bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa
chọn đề tài “Một số đặc điểm của thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại (từ
1945 đến nay)” cho luận văn của mình.
Vốn là một cán bộ của Trung tâm đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ giáo
viên các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, lại có dịp tiếp xúc nhiều với cộng đồng
dân tộc Mông, tôi rất yêu quí và trân trọng những nét đẹp văn hoá mang tính
bản sắc và đặc biệt là thơ ca của dân tộc Mông (cả thơ ca truyền thống và thơ
ca hiện đại). Vì vậy, nếu đề tài được thực hiện thành công, tôi hy vọng sẽ góp
phần nhỏ bé của mình vào việc chỉ ra được những vẻ đẹp đặc trưng, mới lạ và
độc đáo của thơ ca dân tộc Mông. Mặt khác, qua việc thực hiện đề tài, người
viết cũng muốn góp thêm một tiếng nói vào việc giữ gìn, bảo tồn những nét
đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc Mông, cũng như mong muốn thực hiện được
chủ trương đưa vào chương trình giảng dạy các tác phẩm văn học dân tộc
thiểu số - trong đó có các tác phẩm thơ ca hiện đại dân tộc Mông- trong nhà
trường phổ thông, cao đẳng, đại học hiện nay,đặc biệt là các trường thuộc
khu vực miền núi phía Bắc.
2. Lịch sử vấn đề
Theo tìm hiểu bước đầu của chúng tôi thì tình hình nghiên cứu về thơ ca
dân tộc Mông (cũng như thơ ca các dân tộc thiểu số khác) mới chỉ được bắt
đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây. Mặc dù đã có một số thành
tựu nhất định nhưng nhìn chung, việc giới thiệu, nghiên cứu và phê bình văn
học các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, còn lâm vào
tình trạng “rời rạc, lẻ tẻ, chắp vá…” (Lò Ngân Sủn). Một phần do tình trạng
“ảnh hưởng của văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số còn khá mờ nhạt
trong nhận thức và đánh giá của xã hội” [25;10], dẫn đến nhiều tác giả, tác
phẩm chưa được chú ý, “nhiều thực tế phong phú chưa được tổng kết, thậm chí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
chưa được tập hợp lại một cách tương đối hệ thống; nhiều vấn đề lí luận và thực
tiễn chưa được xới ra xem xét, nghiên cứu chặt chẽ, thấu đáo” (Nguyên Ngọc).
Về thơ ca dân tộc Mông nói chung, cho đến nay đã có một số công trình
nghiên cứu, song chủ yếu là về thơ dân gian với các công trình sưu tầm, tuyển
chọn và giới thiệu dân ca Mông như: Dân ca Mèo (Doãn Thanh, Nxb Văn học
1967). Các cuốn sách giới thiệu các tác phẩm văn học dân gian do Ty Văn
hoá Thông tin các tỉnh Hà Giang, Nghĩa Lộ, Hoàng Liên Sơn xuất bản trong
khoảng thời gian từ 1971 đến 1978; năm 1984, cuốn Dân ca Mông được tác
giả Doãn Thanh biên soạn lại và xuất bản với lời giới thiệu của nhà thơ Chế
Lan Viên. Từ 1994 đến nay, Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc lần lượt giới thiệu
một số tác phẩm sưu tầm dân ca, tục ngữ, câu đố dân tộc Mông của tác giả
Hùng Đình Quí, Hờ A Di, Lê Trung Vũ, đặc biệt là việc xuất bản 6 tập Dân
ca HMông do nhà thơ, nhà sưu tầm văn học dân gian Hùng Đình Quí biên
soạn. Theo khảo sát của chúng tôi, một công trình nghiên cứu có tính hệ
thống, qui mô và toàn diện hơn cả là đề tài, luận văn Thạc sĩ của Hùng Thị
Hà: Thơ ca dân gian HMông (2003).[17]
Nên có thể nói, thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại là mảng nghiên cứu
hiện nay còn bỏ ngỏ, ngoại trừ một số các công trình mang tính chất tập hợp,
tuyển chọn và giới thiệu thơ văn các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc
Mông, như: Hợp tuyển thơ văn các dân tộc thiểu số Việt Nam 1945 - 1985
(Nxb Văn hoá, 1981); tuyển tập Thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỷ XX
(Nxb Văn hoá Dân tộc, 2000); hay các tác phẩm chuyên sâu về nghiên cứu,
phê bình văn học các dân tộc thiểu số (ít nhiều có liên quan đến thơ văn hiện
đại dân tộc Mông) như: 40 năm văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt
Nam (Nxb Văn hoá Dân tộc, 1985); Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
hiện đại của Lâm Tiến (Nxb Văn hoá Dân tộc, 1995); Vấn đề đặt ra với các
nhà thơ dân tộc thiểu số của Lò Ngân Sủn (Nxb Văn hoá Dân tộc, 2002) ….
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Một điều dễ nhận thấy là hầu như tất cả các công trình nghiên cứu này chỉ
điểm qua mảng văn học dân tộc Mông, đặc biệt là thơ hiện đại như một cách
để “nói cho đủ”. Trong đó Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại
của nhà nghiên cứu, phê bình văn học Lâm Tiến có thể coi là một công trình
nghiên cứu qui mô nhất về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại từ
trước cách mạng tháng tám năm 1945 trên cả ba lĩnh vực: Thơ, văn xuôi và
kịch. Tuy nhiên, công trình này mới chỉ đi sâu nghiên cứu đánh giá về một số
tác giả tác phẩm tiêu biểu của các dân tộc thiểu số xét trên từng giai đoạn lịch
sử, chứ chưa phác thảo về diện mạo cũng như chưa đi sâu nghiên cứu về đặc
điểm văn học nói chung và thơ ca nói riêng của từng dân tộc. Vì thế, thơ ca
hiện đại dân tộc Mông cũng không được đề cập ngoài vài dòng điểm tên các
tác giả, tác phẩm nhằm minh hoạ cho việc phân tích, diễn giải một luận điểm
nào đó của người viết; cuốn Vấn đề đặt ra với các nhà thơ dân tộc thiểu số
của Lò Ngân Sủn đi sâu bàn luận thơ ca của các tác giả dân tộc thiểu số.
Trong đó, một vài nhà thơ hiện đại dân tộc Mông cũng đôi lần được nhắc đến
cùng với những đánh giá, bình xét về đặc điểm thơ của các tác giả này.
Năm 2008, Viện Văn học đã nghiệm thu đề tài khoa học Thơ dân tộc ít
người giai đoạn 10 năm cuối thế kỷ XX - truyền thống và hiện đại của nhóm tác
giả Hà Công Tài, Nguyễn Thị Thanh Lưu, Đỗ Thị Thu Huyền. Lý do mà các
tác giả đưa ra khi chọn nghiên cứu đề tài này là, thơ dân tộc ít người giai đoạn
10 năm cuối thế kỷ XX (1990 - 1999) có những thành tựu nhất định, biểu hiện
ở việc xuất hiện những “tác giả thật đặc sắc”, đã gây được “những ảnh hưởng
không chỉ đến sáng tác văn học dân tộc thiểu số mà cả sáng tác văn học nói
chung”. Đây được coi là cơ sở bước đầu để “triển khai nghiên cứu, tổng kết 50
năm xây dựng văn học dân tộc thiểu số (từ sau Cách mạng thành công tháng
8/1945) [59]. Nhìn chung, đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, công
phu và khá toàn diện trong nhìn nhận, đánh giá những thành tựu của thơ ca các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
dân tộc thiểu số. Đặc biệt là việc bước đầu đánh giá mối quan hệ giữa thơ ca
dân gian và thơ ca hiện đại của các dân tộc ít người qua khảo sát hệ thống biểu
tượng, cùng với việc giới thiệu một số chân dung tác giả tiêu biểu đại diện cho
thơ ca hiện đại các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, do khuôn khổ và nội dung của
đề tài, thơ ca hiện đại dân tộc Mông (cũng như một số dân tộc thiểu số khác)
chưa được các tác giả xem xét và đánh giá một cách đúng mức.
Có thể khẳng định một điều: Tất cả những công trình, bài viết về thơ ca
dân tộc Mông thời kỳ hiện đại, cho đến nay mới chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ
lẻ, tản mạn (cả dưới góc độ tác phẩm và tác giả), mà chưa đi sâu vào phân
tích, đánh giá và chỉ ra những đặc điểm cụ thể về nội dung và nghệ thuật. Vì
thế, cũng có thể khẳng định, cho đến nay, chưa có một công trình khoa học
nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về thơ ca hiện đại dân tộc
Mông. Điều đó dẫn tới sự cần thiết về việc phải nghiên cứu văn học Mông nói
chung và thơ ca hiện đại Mông nói riêng một cách thấu đáo và nghiêm túc, để
thấy được diện mạo thơ ca hiện đại của một dân tộc vốn có truyền thống văn
hoá lâu đời, có những bản sắc riêng độc đáo. Mặt khác, đó cũng chính là
những động thái hết sức tích cực trong việc góp phần bảo tồn và phát triển
một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn
hội nhập quốc tế một cách toàn diện hiện nay.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu đề tài “Một số đặc điểm thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện
đại (từ 1945 đến nay)”- luận văn nhằm chỉ rõ những đặc điểm về nội dung và
nghệ thuật của thơ ca hiện đại dân tộc Mông. Đồng thời khẳng định những
đóng góp tích cực của thơ ca dân tộc Mông đối với sự phát triển của thơ ca
các dân tộc thiểu số nói riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của
nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi đã đọc, tham khảo và nghiên cứu các
loại tài liệu sau:
- Các tác phẩm thơ của các tác giả dân tộc Mông từ 1945 đến nay.
- Một số tác phẩm thơ dân tộc Mông trước 1945, đặc biệt là thơ ca dân
gian Mông (để so sánh đối chiếu).
- Một số tác phẩm thơ của các dân tộc thiểu số khác nhằm so sánh, đối
chiếu, làm nổi bật những đặc điểm riêng biệt của thơ ca hiện đại dân tộc Mông.
- Các công trình, bài nghiên cứu về thơ ca dân tộc Mông nói riêng và thơ
ca các dân tộc thiểu số nói chung.
- Một số tài liệu về lí luận, lí thuyết có liên quan đến đề tài.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn cố gắng làm sáng tỏ và đi đến khẳng định những đặc điểm nổi
bật của thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại ở hai phương diện cơ bản:
- Phản ánh những nét đặc sắc về đời sống văn hoá, tinh thần của dân tộc
Mông (thiên nhiên, con người, những phong tục tập quán, sinh hoạt cộng
đồng, đời sống tâm linh…) thông qua những sáng tác của các nhà thơ hiện đại
dân tộc Mông (trong sự đối chiếu, so sánh với thơ ca hiện đại của các dân tộc
anh em khác).
- Nghiên cứu một số hình thức nghệ thuật được sử dụng một cách đặc
sắc và hiệu quả (ngôn ngữ, hình ảnh thơ, hình thức kết cấu, lối tư duy, diễn
đạt…) của các nhà thơ dân tộc Mông. Qua đó, chỉ ra sự kế thừa một cách sáng
tạo, độc đáo những giá trị nghệ thuật của thơ ca dân gian, cũng như sự phát
triển, sự cách tân của các nhà thơ dân tộc Mông thời kỳ hiện đại.
Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của thơ ca dân tộc
Mông từ sau 1945 đến nay, luận văn đi đến khẳng định những thành tựu và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
hạn chế cũng như những đóng góp của thơ ca hiện đại dân tộc Mông đối với
thơ các dân tộc thiểu số nói riêng và nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp
chính sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành
và một số phương pháp tổng hợp khác.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Một số đặc điểm về đời sống văn hoá xã hội của dân tộc Mông.
Chƣơng 2: Thơ Mông thời kỳ hiện đại- bức tranh sinh động về thiên
nhiên, cuộc sống, con người của một dân tộc đầy bản sắc.
Chƣơng 3: Một số đặc điểm về nghệ thuật của thơ ca dân tộc Mông thời
kỳ hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ XÃ HỘI
CỦA DÂN TỘC MÔNG
1.1. Một số đặc điểm về cộng đồng dân tộc Mông ở Việt Nam
1.1.1. Đặc điểm tộc người và điều kiện tự nhiên
Dân tộc Mông có tên gọi (bao gồm cả tên tự nhận) là Mông, Na Mẻo,
Mèo, Mẹo, Miếu ha, Mán trắng [18], là một dân tộc ít người ở Việt Nam
với dân số hiện nay khoảng 80 vạn người, cư trú trên 16 tỉnh miền núi phía
Bắc, chủ yếu ở các tỉnh: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái và
Cao Bằng.
Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc Mông được coi là một thành
viên quan trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, có số lượng
cư dân đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc Việt Nam.
Nhìn chung, ý kiến của các nhà nghiên cứu dân tộc học ở Việt Nam về
lịch sử hình thành dân tộc Mông là tương đối thống nhất khi cho rằng người
Mông di cư vào Việt Nam sớm nhất khoảng 300 năm và muộn nhất là 100
năm về trước.
Từ những thế kỷ trước khi di cư đến Việt Nam, Người Hán gọi người
Mông là “Mèo”. Tộc danh Mèo theo âm Hán Việt là “Miêu”. Đây là tên gọi
một tộc người sớm biết nghề trồng lúa nước ở vùng hồ Bành Lãi và hồ Động
Đình (Trung Quốc), lâu dần trở thành tên gọi chính thức [17]. Theo truyền
thuyết, tổ tiên của người Mông đã ở vùng hồ Bành Lãi (thuộc Giang Tây) và
hồ Động Đình (thuộc Hồ Nam) ở Trung Quốc từ hàng nghìn năm trước công
nguyên. Trong suốt hàng chục thế kỷ, người Mông di cư theo hướng Tây -
Tây Nam, tập trung đông ở Hồ Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Đông,
Quảng Tây và trung tâm là Quí Châu (Trung Quốc) trước khi đến Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Cũng theo truyền thuyết thì xưa kia, dân tộc Mông cũng có một quốc gia
riêng với biểu tượng hình đôi sừng trâu và màu cờ đỏ. Ngày nay, một số vùng
người Mông ở Hà Giang, Lào Cai vẫn ít nhiều còn để lại những dấu ấn ấy qua
các phong tục, biểu hiện cụ thể ở tấm vải đỏ treo trước cửa nhà; người chết
không phân biệt già trẻ đều có tấm vải đỏ che miệng; hình bộ sừng trâu dùng
làm chốt cửa trên hai cánh cửa chính của mỗi nhà. Hay như cách đội khăn
quấn đầu hình hai sừng trâu của người Mông ở một số vùng hiện nay của
Trung Quốc [17;14].
Người Mông đến nước ta có thể gồm nhiều đợt qui mô lớn nhỏ khác
nhau: Từ Vân Nam sang, từ Quí Châu qua Vân Nam hoặc Quảng Tây sang cư
trú ở các vùng biên giới phía Bắc. Theo các nhà nghiên cứu dựa trên kết quả
điền dã dân tộc học ở tại một số vùng người Mông ở Việt Bắc và Tây Bắc,
cũng như việc nghiên cứu tình hình biến động của tộc Miêu ở Trung Quốc
trong lịch sử, có thể người Mông thiên di đến Việt Nam với ba đợt quy mô
lớn [18]. Thời kỳ đầu tiên cách đây trên 300 năm, người Mông từ Quí Châu
sang Đồng Văn. Dân ca Mông còn ghi lại:
Người HMông ta ở Quí Châu đến
Vì người HMông ta không biết chữ
Thua kiện người Hán ta mới đi …
Tuy nhiên, “thua kiện người Hán” chỉ là một lí do theo cách nói bóng
bẩy, nhẹ nhàng của văn học, còn trong thực tế nguyên nhân của đợt thiên di
thứ nhất này là do chính sách “cải thổ qui lưu” (tức bỏ chế độ thổ quan, phái
các quan lại từ nơi khác đến cai trị trực tiếp) của nhà Minh dẫn đến các phong
trào đấu tranh mạnh mẽ và quyết liệt của người Mông. Nhà Minh đã dùng bạo
lực để bắt qui phục. Dân ca Mông cũng đã có lúc nói thẳng nguyên nhân của
đợt thiên di này:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Vì đất nước đại triều nhà Hán chín xèo không chín ké
Mẹ cha ta gặp bước loạn li phải đi lưu lạc …
Đại triều nhà Hán lòng không tốt.
Đợt thiên di thứ hai của người Mông vào Việt Nam cách nay khoảng 200
năm, sau thất bại của phong trào khởi nghĩa của người Mông ở Quí Châu
(1776 - 1820). Đợt thiên di đông nhất của người Mông vào nước ta cách đây
khoảng từ 120 đến 160 năm; khởi nghĩa Hàm Đồng (năm 1853) dưới sự lãnh
đạo của Trương Tú Mi xuất phát từ Đông Nam Quí Châu, sau lan rộng sang
Hồ Nam và Vân Nam, kéo dài 18 năm ròng rã. Vương triều Thanh đã tàn sát
huỷ diệt những người tham gia khởi nghĩa. Hàng vạn người Mông đã từ Quí
Châu (Trung Quốc) di cư sang Hà Giang, Lao Cai, Yên Bái và một số tỉnh
thuộc biên giới phía Bắc nước ta.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, có thể người Mông di cư
sang Việt Nam sớm hơn, cách đây khoảng 400 năm, đời nhà Minh, hoặc xa
hơn, những gia đình người Mông đầu tiên đã đến vùng Lao Cai cách đây
khoảng trên 600 năm [15].
Đồng bào Mông ở Đồng Văn, Hà Giang còn lưu truyền một bài ca buồn
thảm rằng: “Quí Châu là quê hương yêu dấu của người Mèo ta ở. Vì người
Mèo ta phải đói rách, vì dân Mèo ta không có chữ nên phải dời quê”. Dấu ấn
của các cuộc thiên di còn để lại trong các câu chuyện cổ của người Mông với
tất cả sự đắng cay nghiệt ngã đến thê thảm của số phận con người: Chỉ ba hạt
ngô làm giống hoặc ba chiếc bánh kê có thể đổi được một cô vợ người Mông.
Người Mông vốn có gốc gác là những cư dân trồng lúa nước. Tên gọi
“Miêu”( ) theo Hán tự trên có bộ thảo ( ) là cây cỏ, dưới có chữ điền ( )
là ruộng đồng. Điều này phần nào khẳng định người Mông có tổ tiên nguồn
cội cư trú ở lưu vực các con sông với nghề trồng lúa. Mặt khác, qua một số
truyện cổ và đặc biệt là kho tàng ca dao, dân ca phong phú của người Mông,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
ta cũng có thể tin rằng người Mông xưa kia vốn cũng sinh sống ở những vùng
đất đai có sông ngòi và làm nhiều ruộng. Văn học dân gian truyền thống của
người Mông luôn nhắc tới “sông nước”, “thuyền bè”, tới các “đường dài -
đường rộng”, “bãi bằng - bãi phẳng”, tới ruộng, tới trâu… như một ước mơ,
như một sự phản ánh hiện thực xa xưa với một niềm luyến tiếc, hàm chứa một
sự so sánh trong nhận thức với thực tại [77; 6]
Đến Việt Nam, với một vùng đất mới, không có chiến tranh sắc tộc,
chấm dứt một giai đoạn đằng đẵng của lịch sử gắn liền với những cuộc thiên
di đầy nước mắt và máu, người Mông đã tìm thấy một quê hương mới và cuộc
sống hứa hẹn những ấm no và hạnh phúc. Những câu chuyện dân gian của
người Mông vẫn còn ghi lại: “Việt Nam là nơi đất đai màu mỡ để làm ăn, nơi
có quả bí to như cái vạc mà lợn rừng có thể khoét lỗ chui vào đó đẻ; nó vừa là
ổ, vừa là thức ăn cho lợn. Nơi trồng cây lương thực gốc có củ, thân có bắp,
ngọn trổ lúa…” [17; 15]. Vì thế mà cùng với quá trình lao động sáng tạo,
người Mông đã coi những địa danh như Mèo Vạc, Hà Giang là quê hương thứ
hai của mình:
Cá bơi ở dưới nước
Chim bay ở trên trời
Chúng ta sống ở vùng cao
Và con chim có tổ
Người Mèo ta cũng có quê
Quê ta là Mèo Vạc [50]
Sau cách mạng tháng Tám, thể theo nguyện vọng của đồng bào, từ
“Mèo” được thay thế bằng từ “Mông” (HMông). Đây là một âm tiết phát âm
từ âm mũi. Bởi vì trong hệ thống phụ âm tiếng Việt không có âm tố nào ghi
âm chính xác được âm tiết trên nên các nhà ngôn ngữ học đã mượn phụ âm
“Hm” trong hệ thống phụ âm tiếng Mông để ghi âm từ “HMông”. Do sự phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
âm khó khăn, từ năm 1992 đến nay, Nhà nước ta đã thống nhất phiên âm tên
gọi của đồng bào là “Mông” và dùng cách viết “Mông” thay cho H‟Mông. Đây
là cách gọi tên và cách ghi danh được người Mông tán thành thay cho cách
phát âm là “Hơ-Mông” trước đây làm nhiều người Mông không đồng ý [14].
Ngoài Việt Nam ra, người Mông còn cư trú ở một địa bàn khá rộng lớn
thuộc phía Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Miến Điện. Sau 1975, cộng
đồng người Mông còn di cư sang sinh sống ở các nước như Mỹ, Pháp, Úc …
con số lên tới hàng trăm nghìn người (chủ yếu di cư từ Lào). Hiện nay, Trung
Quốc có số lượng người Mông đông đảo hơn cả với hơn 7 triệu người (số liệu
thống kê năm 1990) phân bố ở các tỉnh Quí Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ
Xuyên, Quảng Tây, Hải Nam, Hồ Bắc. Trong 56 dân tộc ở Trung Quốc, dân
tộc Mông (Miêu) chỉ đứng sau các dân tộc Hán, Choang, Mãn, Hồi. Trên thực
tế cho thấy các cư dân Mông ở Việt Nam vẫn có quan hệ với cư dân đồng tộc
các nước khác, đặc biệt là những địa bàn sát biên giới giữa Việt Nam với
Trung Quốc và Lào [18].
Ở Việt Nam, dân tộc Mông thường cư trú ở độ cao từ 800 đến 1500 mét
so với mực nước biển, dọc theo biên giới Trung - Việt và Việt - Lào [57].
Những xóm làng của người Mông, tiếng Mông gọi là “Giao” (Jaol), nơi tập
trung đông cũng chỉ dăm chục nóc nhà, còn phần nhiều lẻ tẻ, thường ở trên
các triền núi hoặc cao nguyên. Khí hậu mát mẻ về mùa hè nhưng cũng hết sức
giá lạnh, khắc nghiệt về mùa đông. Điều kiện đi lại giao lưu rất đỗi khó khăn.
Nước phục vụ cho sinh hoạt thiếu thốn, thậm chí khan hiếm. Cho nên, người
Mông giỏi canh tác nương rẫy hơn làm ruộng nước. Ở những nới chỉ toàn núi
đá như Mèo Vạc (Hà Giang), người dân đưa đất từ nơi khác tới, đổ vào những
hốc đá để tra ngô. Sống biền biệt trên các vùng cao quanh năm sương phủ, sự
hẻo lánh làm cho đời sống xã hội Mông chậm phát triển. Kinh tế hoàn toàn
mang tính chất tự cấp tự túc, lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Vì hoàn cảnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
sống vất vả khó khăn nên trước đây phần lớn đồng bào Mông sống du canh,
du cư hoặc đã định cư nhưng còn du canh. Ngày nay, được sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước, cuộc sống của người Mông đã có những bước cải thiện
đáng kể.
Lịch sử của cộng đồng người Mông ở Việt Nam là lịch sử của những
cuộc thiên di, là một bản trường ca đầy bí tráng mà mỗi trang đều được viết
lên bằng nước mắt và máu. Lịch sử đau thương và hào hùng cùng với điều
kiện sống hết sức khắc nghiệt đã góp phần hun đúc lên một diện mạo tâm hồn
Mông với bản lĩnh can trường, dũng cảm đến táo bạo, chai sạn đến chắc nịch
như đá núi với một sức chịu đựng bền bỉ dẻo dai hiếm có. Vượt lên trên tất cả
lại là một tinh thần lạc quan, phóng túng, đôi khi hồn nhiêm đến độ thơ ngây.
Tất cả những đặc điểm đó đã được khúc xạ trong một nền văn học dân gian
Mông rất phong phú và đậm đà bản sắc, chi phối mạnh mẽ đến giọng điệu và
cảm hứng cũng như nội dung thể hiện của thơ ca hiện đại dân tộc Mông.
1.1.2. Đặc điểm phong tục tập quán và sinh hoạt cộng đồng
Căn cứ vào đặc điểm trang phục, ngôn ngữ và ý thức tự nhận của đồng
bào, có thể chia người Mông thành 5 ngành: Mông trắng (Mông Đơư), Mông
hoa (Mông lềnh), Mông đỏ (Mông si), Mông đen (mông đu) và Mông xanh
(Mông sua). Tuy nhiên, một số ý kiến của các nhà nghiên cứu lại cho rằng
người Mông về đại thể chỉ được chia thành 4 nhóm chính: Mông Đơ (tức
Mông trắng), Mông Lềnh (còn gọi là Mông sí tức Mông hoa), Mông Đu (tức
Mông đen có nơi còn gọi là Mông đỏ), Mông Sán (tức Mông Hán - có nơi gọi
là Mông xanh). Cách phân nhóm này chủ yếu dựa vào sắc phục của người phụ
nữ và sự khác nhau ít nhiều về âm điệu, thổ ngữ [57], [3].
Do liên tục có các cuộc di cư và đại thiên di xuyên quốc gia nên lịch sử
của dân tộc mông là lịch sử du canh du cư. Khi thiên di vào Việt Nam, có thể
do bản năng tồn tại và do đến muộn, người Mông phải dạt lên các miền núi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
cao, hiểm trở và sống tách biệt với các dân tộc khác. Theo nghiên cứu của
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, khi khảo sát địa bàn cư trú của dân tộc Mông ở Lao
Cai (năm 1989), trong tổng số 171 xã và thị trấn, có 111 xã có người Mông cư
trú. Trong số đó, 34 xã người Mông chiếm 100% dân số; 22 xã người Mông
chiếm 51% trở lên. Trong số 523 làng người Mông, có đến 457 số làng có
100% là người Mông, chỉ có 66 làng người Mông sống xen kẽ với các dân tộc
khác [ 57; 17]. Sở dĩ có hiện tượng này là vì, theo chúng tôi, người Mông rất
coi trọng tín nghĩa và tình cảm cộng đồng, dòng tộc. (Người Mông có câu cửa
miệng là “người Mông ta” (pêz HMôngz) hay cách nói “ta cùng một giống
lanh với nhau”). Mặt khác, do sự ám ảnh của quá khứ và một tâm lí luôn cảm
thấy tự ti vì bị kém cỏi so với dân tộc khác. Cuộc sống khép kín ít giao lưu
vừa là hạn chế, lại vừa là sự bảo lưu tốt nhất nền văn hoá truyền thống của
dân tộc Mông.
Môi trường canh tác chủ yếu của người Mông là nương rẫy, công cụ làm
rẫy truyền thống của người Mông là dao, búa, cuốc… phù hợp và thuận tiện
cho việc phát nương, tra hạt. Thông thường, nương của người Mông hướng về
phía có ánh mặt trời, khi đốt nương bao giờ cũng đốt từ thấp lên cao, lợi dụng
sức gió và đi lại thuận tiện. Mặc dù truyền thống canh tác lúa nước đã bị hạn
chế rất nhiều do cuộc sống du canh du cư theo các cuộc thiên di, người Mông
vẫn thường tìm đến những thung lũng có nguồn nước để làm ruộng bậc thang
cấy lúa. Ngoài ra, người Mông còn có truyền thống làm nghề thủ công khá
sớm và tương đối phát triển, nhất là nghề rèn (rèn súng săn, dao búa…). Mặt
khác, do sống ở núi cao nên người Mông rất thành thạo trong việc săn bắn,
hái lượm.
Cũng như các dân tộc khác, người Mông rất coi trọng mối quan hệ gia
đình. Đồng bào Mông gọi gia đình là “chúa dỉ” (chuôiz div). Gia đình tồn tại
phổ biến dưới các hình thức hai và ba thế hệ. Trong gia đình người Mông,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
nam giới được coi trọng và đảm nhiệm các việc lớn như thờ cúng tổ tiên,
tham gia các công việc của cộng đồng. Họ chỉ được coi là đã trưởng thành khi
có con đầu lòng và được làm lễ đặt tên đệm mới. Phụ nữ Mông là người phải
chịu nhiều thiệt thòi hơn cả. Trước đây, những người phụ nữ đi làm dâu, nếu
chồng chết phải lấy em trai chồng, bằng không họ sẽ bị tước đoạt toàn bộ của
cải, có khi cả con cái. Có lẽ chính vì phải chịu đựng nhiều tệ nạn như tảo hôn,
cưỡng hôn, cả cuộc đời bị trói buộc cả thể xác lẫn tâm hồn, hiện tại đau khổ,
ai oán, tương lai tối tăm mờ mịt… mà trong những bài ca than thân của kho
tàng dân ca Mông có cả một mảng đề tài: Tiếng hát làm dâu (gầu ua nhéng).
Đó là tiếng kêu than, là nước mắt đau thương của người phụ nữ bị đoạ đầy
trong đau khổ. Và đây đó, còn là ý thức, phản kháng hoặc lòng phẫn nộ le lói
trong những cảnh đời bị hắt hủi, tủi nhục:
Năm nay em đi làm dâu
Em làm chín thời mười giờ
Chẳng có lúc nào nghỉ
Trâu măng cày, dây khiếu không biết ải
Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm
(Dân ca Mông)
Tuy nhiên, trong gia đình người Mông, quan hệ vợ chồng luôn được đề
cao. Người chồng bao giờ cũng được người vợ chăm sóc chu đáo từ sinh hoạt
trong nhà đến các buổi đi nương, đi chợ. Chúng ta đã quá quen thuộc với hình
ảnh các phiên chợ vùng cao, trên muôn nẻo đường núi tới chợ, người chồng
ngồi thong dong trên lưng ngựa trong khi người vợ cầm đuôi ngựa vượt dốc;
hay hình ảnh những người vợ kiên tâm cầm ô che cho chồng ngủ ngay bên vệ
đường cho vãn cơn say. Đó chính là những biểu hiện nét đẹp về đạo đức và
phẩm hạnh của người phụ nữ Mông, góp phần tạo ra mối chung thuỷ đặc biệt
của vợ chồng người Mông từ xưa đến nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Ngoài ra, gia đình người Mông còn là một môi trường để gìn giữ và phát
triển văn hoá. Các em bé gái được mẹ, được chị dạy cho thêu thùa từ rất sớm.
Lớn lên, biết xe lanh, dệt vải, biết in váy, thêu hoa… Các em trai làm quen
với súng săn, bắn nỏ, cưỡi ngựa và cả thổi khèn, thổi sáo… nên họ sớm có đủ
năng lực và kinh nghiệm để đảm nhiệm cuộc sống gia đình từ rất sớm.
Trong các phong tục tập quán của người Mông thì cuới xin và tang ma
để lại những dấu ấn bản sắc mang tính truyền thống của người Mông nhiều
hơn cả. Đám cưới của người Mông thường được tổ chức vào mùa xuân hay
cuối đông vì đồng bào kiêng những tháng có sấm chớp. Hôn nhân của người
Mông cũng tuân theo các bước lễ nghi như dạm hỏi, ăn hỏi (hẹn cưới) và lễ
đón dâu. Lễ dạm hỏi bắt buộc phải có hai ông mối thông thạo các bài hát nghi
lễ cưới xin, giúp nhà trai sang nhà gái làm các thủ tục dạm hỏi, hẹn ngày đón
dâu. Đám cưới của người Mông bao giờ cũng phải có phù rể. Phù rể sẽ cùng
chú rể quỳ lạy tổ tiên nhà gái trước khi đi rước dâu. Sau khi hoàn tất các thủ
tục, cô dâu được hai người anh em trong gia đình dắt tay ra cửa trao cho
người đón dâu. Đám đón dâu đi lẻ về chẵn, theo phong tục người nhà gái
không đưa dâu đến nhà trai. Quãng đường đón dâu về dù ngắn hay dài cũng
nhất thiết phải nghỉ giữa chừng, ăn cơm nắm do nhà gái đã chuẩn bị sẵn. Cô
dâu về tới trước cửa nhà trai còn phải một nghi lễ nhập ma nhà chồng mới
được vào cửa. Trước đây, người Mông rất phổ biến phong tục “bắt vợ”. Khi
chàng trai ưng một cô gái nào đó thì tổ chức đón đường, “bắt” cô gái về làm
vợ mình. Cô gái bị “bắt” về được nhà trai “dùng gà trống đánh dấu nhập nhà”
buộc phải lấy chàng trai cho dù có đồng ý hay không. Trong xã hội cũ, tục
“bắt vợ” diễn ra thường là do những gia đình nhà trai có quyền thế ép buộc
các cô gái về làm vợ. Khi các cuộc cưỡng hôn này tan vỡ thì thường người
con gái chỉ còn biết đến cái chết. Bởi lẽ, sau khi đã bị “nhập ma” nhà trai, cô
gái có tự ý bỏ về thì bố mẹ cô cũng không thừa nhận nữa. Ngày nay, ở một số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
nơi vẫn còn tồn tại phong tục này nhưng đã khác hẳn về tính chất, thường là
do có sự thoả thuận từ hai phía chàng trai và cô gái, để đặt gia đình hai bên
vào một “sự đã rồi”. Hoặc giả, lễ cưới đã được hai bên gia đình chuẩn bị, còn
việc “bắt vợ” chỉ là hình thức để tăng thêm phần thi vị cho đôi lứa mà thôi.
Suy cho cùng, tục “bắt vợ” của người Mông khi gạt bỏ những hủ tục, lại
khẳng định cho tình yêu mãnh liệt và niềm khát khao hạnh phúc, khao khát
hôn nhân tự do đã bị chế ngự và kìm hãm từ bao đời.
Tang lễ của người Mông là một hiện tượng văn hoá đặc sắc phản ánh
những quan niệm về lịch sử xã hội và cộng đồng dân tộc. Tang lễ của người
Mông là một lễ lớn được tổ chức rất chu đáo. Không giống với các dân tộc
khác, người Mông thường tổ chức hai đám tang: đám ma tươi khi người vừa
mới mất và đám ma khô không quy định chặt chẽ về thời gian tổ chức, có thể
tiến hành bất cứ lúc nào khi gia chủ có điều kiện.
Tang lễ của người Mông được diễn ra như sau: Khi có người qua đời, gia
đình sẽ bắn ba phát súng chỉ thiên để báo hiệu. Sau khi phát tang sẽ tiến hành
các nghi lễ. Trước tiên là lễ chỉ đường để người chết tìm đến với tổ tiên gọi là
lễ “khúa kê” (kruôz cê). Ông thầy cho kê một tấm phản gỗ dọc gian giữa và
đặt người chết nằm ngửa trên đó, chân hướng ra ngoài cửa, đầu hướng vào
trong nhà. Sau đó, gia đình chuẩn bị một con dao thường dùng, một cây nỏ
thường dùng, dao được tra vào bao treo ở đầu đòn cây nỏ. Tiếp theo, gia đình
chặt một cây trúc đem về cho thầy làm bút chỉ đường kèm theo một chai rượu,
một cái chén để đưa linh hồn người chết trở về nơi âm phủ và lên thiên
đường. Ông thầy cúng vừa dùng bút chỉ đường (cxinhx ntơưs) nhằm giao tiếp
với người chết, vừa đọc bài “khúa kê” để hướng dẫn hồn người chết tìm về
với tổ tiên. Ông thầy cầm lấy tay phải của người chết giả vờ kéo và gọi dậy ba
lần rồi mới đi vào bài ca chính:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Mình chết thật hay mình chết giả
Mình chết thật mình quay mặt lại đây
Lắng tai nghe thầy hát ba mươi sáu bài thần, ma
Chỉ đường chỉ lối cho mình biết đường về cùng tổ tiên.
Bài tang ca (kruôz kê) là bài ca duy nhất được sử dụng trong lễ tang nhằm
dẫn lối chỉ đường cho linh hồn người chết đi từ cõi dương về với cõi âm. Nó
được quy định hết sức nghiêm ngặt về việc truyền dạy và sử dụng: Không được
hát bài “khúa kê” trong nhà khi không có người chết; không hát “khúa kê” khi
đi ngang qua các làng bản và khu vực đông dân cư; khi ông thầy đọc “khúa kê”
trong lễ tang thì tất cả những người có mặt ở đó không được ngủ để tránh hồn
của người sống đi theo hồn của người chết sang cõi âm [15].
Người Mông quan niệm phải đến khi làm lễ ma khô, người chết mới
được rửa sạch hết tội lỗi và hồn mới được siêu thoát để đi đầu thai kiếp khác.
Các sinh hoạt cộng đồng khác của người Mông bao gồm sinh hoạt, giao
lưu trong những phiên chợ, những dịp tết, lễ hội. Đặc biệt là những lễ hội
mang đậm bản sắc văn hoá tinh thần của người Mông như lễ hội “Gầu tào”
(gruôv taox), được tổ chức hàng năm. Một ngày lễ lớn của người Mông là Tết
Nguyên đán. Ngày tết, ngoài việc thờ cúng tổ tiên, đi thăm hỏi nhau, người
Mông còn tổ chức nhiều hội vui xuân như hát dân ca, đánh quay, đánh yến …
Sinh hoạt mang sắc thái miền núi nhất của người Mông là “văn hoá
chợ”. Do điều kiện sống khắt khe cho nên chợ vừa là nơi giao lưu mua bán,
giao lưu tình cảm, vừa là nơi để trao đổi kinh nghiệm sản xuất, xây dựng cuộc
sống. Người già đến chợ để gặp gỡ thăm hỏi lẫn nhau, chuyện trò rôm rả bên
nồi “thắng cố”, trong men say ngây ngất của bát rượu ngô; trai gái đến chợ là
làm quen, tìm hiểu, tính chuyện tương lai. Những chiếc ô xoè màu sắc rực rỡ
che má hồng và đôi mắt lúng liếng của cô gái Mông. Những điệu múa khèn
nghiêng ngả đất trời, thăng hoa trong men rượu của chàng trai. Và cả những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
tiếng kèn lá, đàn môi vừa rụt rè e ấp, vừa sôi nổi mãnh liệt đã tạo nên một
khung cảnh nên thơ trữ tình đặc trưng của miền núi. Mỗi tuần một phiên chợ
như để xoá đi những lo toan, vất vả của cuộc sống thường nhật, để tâm hồn
mỗi người Mông nở hoa. Từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cúu văn hoá hay
nhắc đến và hết sức quan tâm tới là “chợ tình”. Ở Mèo Vạc (Hà Giang) và Sa
Pa (Lào Cai) đều có chợ tình. Mỗi năm chợ họp một lần vào một ngày nhất
định. Chợ tình là nơi để cho những cặp, những đôi trai gái lỡ duyên tìm về với
nha, tự do tình tự với nhau một đêm để rồi hôm sau mỗi người lại trở về với
cuộc sống hiện tại của mình, những cuộc sống thường trực sự đau khổ và bất
hạnh. Chợ tình đã tồn tại rất lâu với tính nhân văn cao cả của nó trong ký ức
của những người già. Tuy nhiên, hiện nay, bản sắc văn hoá của chợ tình đã mai
một rất nhiều. Đến độ, hàng năm vào ngày 27 tháng 3 âm lịch, chợ tình Khau
Vai (Mèo Vạc - Hà Giang) đã trở thành nơi du lịch của rất nhiều những vị
khách hiếu kì, ta có, tây có, đổ xô đến để mong được tận mắt chứng kiến những
cuộc tình lâm li ai oán, mà phần nhiều chỉ còn diễn ra trong tưởng tượng. Dẫu
sao thì sự xuất hiện “chợ tình” cũng phần nào nói lên được đời sống tinh thần
phong phú độc đáo và giàu bản sắc của dân tộc Mông. Đó là sự biểu hiện của
một hình thức sinh hoạt tinh thần độc đáo và đầy tính nhân văn nhân bản.
“Hội chợ núi mùa xuân” tiếng Mông gọi là hội “Gầu tào” (gruôv taox) là
một lễ hội tiêu biểu nhất của người Mông. Với mục đích cầu mong được mùa
“người yên, vật thịnh”. Hội được một gia đình tổ chức và thông tin để bà con
khắp nơi biết vè dự, thường diễn ra sau tết khoảng vài ngày. Hội được tổ chức
trên một khu đất tương đối rộng rãi, bằng phẳng. Hội “Gầu tào” gồm 2 phần
chính: Phần lễ và phần hội. Ở phần lễ trước đó chủ nhà đã trồng sẵn một cây
nêu (một cây mai để cả lá trên ngọn). Trên ngọn cây treo một mảnh vải đỏ.
Sau khi cúng tổ tiên ở nhà, gia chủ đặt dưới gốc nêu một mâm cúng, cầu khẩn
các lực lượng siêu nhiên phù hộ cho họ có con trai, làm ăn khấm khá. Tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
đến là bắt đầu phần hội. Nhiều trò chơi bổ ích và lý thú như đấu võ, đua ngựa,
bắn súng kíp, bắn nỏ, đánh yến, chọi gà, múa khèn, thổi sáo và thi hát đối đáp.
Đây là dịp để các chàng trai, cô gái thi nhau trổ tài. Những người thắng cuộc
bao giờ cũng được phần thưởng (một bầu rượu, một cây sáo, một chiếc đàn
môi…). Đám hát “gầu plềnh” (hát đối đáp) thu hút đông đảo nam nữ thanh
niên. Qua đó cũng là dịp để những lứa đôi gặp gỡ, tâm sự và tìm thấy hạnh
phúc của mình. Hết thời gian mở hội, cây nêu được gia chủ đem về làm giát
gường để mong sớm có con; mảnh vải đỏ được gia chủ đem về treo trong nhà
để cầu hồng phúc.
Nhìn chung, “Gầu tào” là một lễ hội lớn, một sinh hoạt văn hoá dân gian
đặc sắc, hấp dẫn và hết sức lành mạnh. Có thể nói phong tục tập quán là một
phần cuộc sống của mỗi cộng đồng. Nó tạo nên sự phong phú và góp phần qui
định diện mạo, tích cách và tâm hồn mỗi dân tộc. Phong tục tập quán của người
Mông mang đạm bản sắc riêng, được hình thành một phần do điều kiện sống ở
những miền núi cao, hẻo lánh và hoang dã. Nó góp phần khắc hoạ một dấu ấn
riêng không thể trộn lẫn trên gương mặt của cộng đồng người Mông. Vừa bất
tử khi vượt qua cả không gian và thời gian để trường tồn trong kho tàng văn
học dân gian phong phú, vừa là niềm cảm hứng sáng tạo cho những tác giả cả
người Mông và các dân tộc khác trong những sáng tác thơ văn hiện đại.
1.1.3. Đặc điểm về đời sống tâm linh
Môi trường sống trên núi cao đã tạo cho người Mông một tâm hồn phóng
khoáng, ưa tự do, không cam chịu bất cứ một sự trói buộc nào. Mọi sự việc
diễn ra trong cuộc sống với người Mông đều là đơn giản. Người Mông xem
xét, đánh giá con người chỉ cột ở việc làm cụ thể chứ không cốt ở lời nói. Tư
duy của người Mông thiên về lối tư duy trực giác. đặc điểm nổi bật ở người
Mông là niềm tin và lòng tự trọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Người Mông quan niệm “vạn vật hữu linh”. Tất cả sự vật hiện tượng
trong cuộc sống đều có linh hồn. Con người cũng có phần xác và phần hồn.
Vì thế mới có tục cúng ma tươi và ma khô, tức là để người chết gột rửa sạch
tội lỗi, hoá kiếp để đầu thai làm kiếp khác. Sống trên trần thế, với người
Mông cũng chỉ là sống tạm nên hết sức thanh thản. Điều đó lí giải tại sao khi
cuộc sống không được toại nguyện hoặc khi bất lực trước thiên nhiên, người
Mông dễ tự tử để hy vọng vào kiếp khác. Nhất là những đôi trai gái yêu nhau
không lấy được nhau, ăn lá ngón tự tử và hứa sẽ “cầm ô đứng đợi nhau trên
cổng nhà trời”.
Theo ý niệm của người Mông, thế giới này thuộc về các thần linh cai
quản, gồm có 3 tầng: Tầng trời, tầng giữa (trần gian) và tầng dưới lòng đất
(địa ngục). Vị thần vĩ đại nhất của muôn loài là trời. Tầng trời là nơi cư trú
của Ngọc Hoàng và các thần như thần Sấm, thần Sét, thần Mưa … và còn là
nơi sinh sống của các ma tổ tiên. Tầng giữa - trần gian (ntiêx têz) là nơi cư trú
và sinh sống của con người muông thú, cây cỏ … tầng dưới cùng là địa ngục,
còn gọi là “đáy trần gian” (kangz ntiêx têz) chỉ là một nơi tối om, nằm sâu
trong lòng đất. Người Mông luôn tin rằng, khi con người chết đi, hồn ma
được đoàn tụ với tổ tiên. Hồn con người tồn tại vĩnh viễn nên chết chỉ là một
sự hoá kiếp.
Trong trí tưởng tượng của người Mông, có nhiều loại thần linh và ma
khác nhau. Trong thế giới âm, các loại ma quỉ, thần thánh được chia làm 2
loại: Ma lành và ma dữ. Ma lành bảo vệ cho cuộc sống của con người nên
phải được tôn trọng, quan tâm tới việc cúng bái một cách chu đáo, đúng kỳ
hạn; ma dữ là ma chuyên làm hại người và gia súc, mùa màng. Nếu được
cúng bái kịp thời ma dữ cũng sẽ giảm bớt đi sự hung dữ.
Tục thờ cúng tổ tiên của người Mông cũng có phần khác với người Kinh
hay các dân tộc khác. Tuỳ từng dòng họ mà trong nhà có hoặc không có bàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
thờ. Bàn thờ của người Mông thường được đặt ở vách hậu gian giữa và được
cố định để thờ cúng quanh năm. Trên đặt 3 ống tre để cắm hương (ống giữa
thờ tổ tiên, ống bên phải thờ thần trông coi gia đình, ống bên trái thờ thần
chăm sóc sức khoẻ các thành viên trong gia đình) [37]. Sáng mồng một tết,
các gia đình người Mông thường mổ một con gà để cúng tổ tiên. Chủ nhà nhổ
một ít lông gà nhúng vào bát tiết sau đó đem dán lên bàn thờ. Sau khi cúng
mời tổ tiên, gia chủ dán những tờ giấy bản vào công cụ sản xuất, đồ đạc trong
nhà để ma các đồ vật đó được ăn tết và phù hộ cho gia đình. Khi gia đình có
đám cưới, đám tang hay có người ốm đau, người Mông cũng cúng mời ma
nhà về phù hộ. Trong nghi lễ thờ cúng, người Mông có một số kiêng kị như
chỉ có con trai mới được đến gần bàn thờ; khách đến chơi không được ngồi
quay lưng lại bàn thờ vì làm như vậy tổ tiên sẽ phật ý. Ma tổ tiên là ma lành
nhưng nếu không thờ cúng một cách chu đáo, ma tổ tiên sẽ nổi giận và gây ra
ốm đau cho con cháu. Vì vậy, việc thờ cúng ma tổ tiên được các gia đình
người Mông thực hiện và duy trì hết sức cẩn thận.
Hệ thống thần bản mệnh trong quan niệm của người Mông rất phong phú
và đa dạng. So với một số dân tộc khác thì hệ thống thần bản mệnh này ít bị
pha tạp bởi các yếu tố tôn giáo mà tương đối thuần nhất. Đó là các loại ma
nhà gồm: ma cửa, ma buồng, ma giữ của, ma góc nhà, ma cột chính… Từ
quan niệm đó dẫn tới một số kiêng kị mang tính chất phong tục như: Người
có thai không được bước qua cửa vào xông đất vì làm như vậy sẽ làm cho ma
cửa sợ hoặc bị ngã khiến cả năm đó gia chủ sẽ gặp những điều không may
mắn; người lạ không được tựa lưng vào cột chính, không treo quần áo hoặc
các thứ khác lên cột; người lạ không được bước qua cửa buồng. Ngày tết
không được thổi hơi vào bếp lửa vì sợ năm đó hơi lửa sẽ bùng to cháy nhà;
không dẫm chân lên bếp vì sợ ma bếp tức giận bỏ đi. Ở một số nơi, người
Mông kiêng con dâu không được lên gác…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Đời sống tâm linh là nơi trú ngụ của những niềm tin mang tính tôn giáo.
Đó là những niềm tin mãnh liệt tạo dựng lên sức mạnh tinh thần. Xét dưới
góc độ nào đó, quan niệm và niềm tin chính là ý nghĩa mục đích của cuộc
sống. Dân tộc Mông gan dạ, quật cường, có bản lĩnh vô song vì họ có niềm
tin và biết khơi dậy niềm tin. Đó là mặt mạnh đồng thời cũng là một hạn chế
lớn của người Mông trên con đường tìm đến với cuộc sống văn minh và
hạnh phúc.
1.1.4. Đặc điểm về ngôn ngữ, chữ viết
Tiếng Mông là tiếng nói của khoảng 80 vạn người Mông ở nước ta. Mông
(HMôngz) là tên gọi có nghĩa là “người”. So với một số dân tộc ít người khác
sống trên cùng một địa bàn thì người Mông sống tương đối tập trung. Đây là
một điều kiện thuận lợi để tiếng Mông có thể phổ biến và phát triển.
Tiếng Mông thuộc họ Nam Á, ngữ hệ Mèo - Dao. Ở Việt Nam, nhóm
Mèo - Dao gồm có các ngôn ngữ: Mông, Dao, Pà Thẻn.
Người Mông có 5 ngành, tương ứng là 5 phương ngữ. Đó là các tiếng
Mông Đỏ (Mông trắng), Mông Lềnh (Mông hoa), Mông Si (Mông đỏ), Mông
Đu (Mông đen) và Mông Sua (Mông xanh). Tiếng Mông là ngôn ngữ thuộc
loại hình đơn âm tiết có cấu trúc âm tiết gồm: Âm đầu, vần và thanh điệu.
Tiếng Mông có 58 phụ âm, 25 vần; âm chính gồm có 11 nguyên âm đơn và 5
nguyên âm đôi. So với tiếng Việt, tiếng Mông hạn chế về âm cuối, chỉ có bán
nguyên âm I, u và phụ âm nh, ng giữ vai trò âm cuối (tiếng Mông đỏ không
có). Tiếng Mông có đến 8 thanh điệu [3]. Về cơ bản, tiếng Mông là một ngôn
ngữ thống nhất. Sự thống nhất của tiếng Mông thể hiện rõ nhất ở ngữ pháp.
Giữa các ngành Mông không có sự phân biệt về đặc trưng cấu tạo từ, về
phương thức ngữ pháp, về trật tự các thành phần câu… Vốn từ cơ bản của các
ngôn ngữ Mông cũng không có sự khác biệt lớn. Theo điều tra ngôn ngữ học
1955 - 1957 (của Nguyễn Văn Chỉnh), chỉ có tiếng Mông Xanh là khác biệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
lớn nhất về vốn từ cơ bản với 21,3%, còn các ngành Mông khác chỉ khác biệt
khoảng 4% đến 7 %.
Hệ thống phụ âm, thanh điệu giữa các ngành Mông cũng một số khác
biệt, hệ thống âm vị có thêm bớt một vài trường hợp, song nhìn chung, cơ cấu
phụ âm và thanh điệu của các ngành Mông là thống nhất và người Mông các
vùng có thể giao tiếp với nhau một cách bình thường.
Người Mông luôn khao khát có chữ viết, điều này thể hiện ở những trang
giấy bản thờ cúng tổ tiên, thánh thần và đốt đi cho người chết. Những tờ giấy
bản được đục lỗ theo hình dọc, giống như các dòng chữ nho, người Mông cho
đó là chữ của dân tộc mình từ xa xưa đã bị lấy cắp và mất đi vì một lí do nào
đó. Giấy bản đục lỗ được dùng trong mọi lễ hội, tang ma, hôn nhân. Lời
khấn thỉnh cầu của thầy cúng cùng người sống được ẩn vào trong giấy bản và
được đốt đi để theo về cõi âm.
Tiếng Mông là một ngôn ngữ vốn không có chữ viết. Năm 1961, phương
án chữ Mông được Chính phủ Việt Nam phê chuẩn (theo Nghị định 206/CP
ngày 27/11/1961 về việc phê chuẩn phương án chữ Thái, Tày, Nùng, Mèo),
đưa vào sử dụng thống nhất trong cả nước. Chữ Mông ở Việt Nam là bộ chữ
được dựa trên hệ thống kí tự Latin theo nguyên lý ghi âm, trên cơ sở ngữ âm
của ngành Mông Lềnh ở Sa Pa - Lào Cai, có bổ sung thêm một số âm vị của
các ngành Mông khác. Những năm 70, phong trào học chữ Mông phát triển
khá mạnh ở hầu hết các tỉnh miềm núi phía Bắc, nơi có đông đồng bào Mông
sinh sống. Đến nay, do nhiều nguyên nhân, tình hình học chữ Mông đã không
còn phát triển.
Tuy nhiên, chữ Mông còn có một số khiếm khuyết gây khó khăn cho
người sử dụng. Trước hết, hệ thống chữ Mông có quá nhiều kí hiệu ghi các
biến thể khác nhau của một âm vị; có kí hiệu ghi một số âm chỉ có ở từ vay
mượn, chỉ tồn tại ở một số vùng hoặc chỉ có một số người phát âm được, còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
đa số người Mông lại không hề biết đến. Một khiếm khuyết khác làm cho
nhiều người Mông băn khoăn là vẻ cách biệt quá xa giữa chữ Mông với chữ
Quốc ngữ, biểu hiện ở chỗ chữ Mông sử dụng chữ cái để ghi thanh điệu, việc
này khiến cho người sử dụng có những nhầm lẫn trong việc phân biệt chữ cái
ghi phụ âm với chữ cái ghi thanh điệu... Bởi có những bất hợp lý như vậy,
một số nhà nghiên cứu cách đây vài chục năm đã có những đề nghị cải tiến
chữ Mông, nhưng cho đến nay, công việc này vẫn chưa được tiến hành [3].
Hiện nay, chữ viết của người Mông trên các nước đã thống nhất cùng
một loại. Đó là bộ chữ được xây dựng theo kiểu chữ Latin, do một nhà văn
người Mông nhập cư ở Mỹ sáng lập ra từ những năm 70. Do sự phát triển
bùng nổ của thông tin đã tràn lan vào đời sống xã hội trong các cộng đồng
Mông ở các nước, sự thống nhất về chữ viết đã làm cho người Mông trên
khắp thế giới cùng thống nhất được một tiếng nói đó là tiếng Mông Đơ (Mông
Trắng). Bởi người Mông ở các nước có nền văn hoá phát triển như Thái Lan,
Mỹ, Pháp, Úc, Lào... đều là người Mông Trắng [18].
Có thể nói rằng, ngôn ngữ Mông không chỉ chiếm một vị thế đặc biệt
trong đời sống của đồng bào Mông mà còn góp phần quan trong trong việc
phát triển đời sống văn hoá xã hội ở các khu vực miền núi Việt Bắc, Tây Bắc.
Ngôn ngữ Mông là công cụ để những trí thức Mông bước đầu biểu hiện đời
sống tâm hồn của người Mông qua những sáng tác thơ văn bằng tiếng dân tộc.
Nhờ đó mà ngay từ những năm 60, thơ hiện đại dân tộc Mông đã có mầm
mống của sự hình thành và phát triển. Những sáng tác đầu tiên bằng tiếng dân
tộc đã là động lực để những tác giả người Mông thêm yêu mến tự hào về quê
hương của mình, là chiếc cầu nối để những tác giả người Mông bước nhanh
tới đời sống văn học, vững vàng hơn trong những sáng tác bằng tiếng phổ
thông sau này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
1.2. Vài nét về thơ ca dân tộc Mông
1.2.1. Thơ ca dân gian
Cùng với chiều dài lịch sử, dân tộc Mông sớm có một nền văn học dân
gian phong phú, đa dạng phản ánh đời sống văn hoá cũng như tâm tư nguyện
vộng của cộng đồng. Các thể loại văn học dân gian của dân tộc Mông cũng
giống như các dân tộc khác như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích và đặc biệt
là thơ ca dân gian với hai mảng chính là truyện thơ và dân ca.
Truyện thơ của người Mông không chỉ chứa đựng những phong tục tập
quán, những cách cảm nhận về đời sống rất đặc trưng của người Mông, mà
còn thể hiện những khát vọng mãnh liệt về tình yêu và hạnh phúc của họ, trải
qua bao những biến cố thăng trầm. Có thể nói, mỗi đề tài trong truyện thơ của
người Mông đều gắn liền với một kiểu nhân vật đặc sắc, đầy cá tính, như các
truyện thơ “A Thào Nù Câu”, “Nàng Dợ Chà Tăng”, “Dìa Pàng - Dùa
phông”, “Nàng Phan- Nồng Dí”... Truyện thơ của người Mông là một quá
trình tự sự hoá dân ca trữ tình. Mỗi truyện thơ là một tác phẩm hoàn chỉnh cả
về cốt truyện lẫn hệ thống nhân vật. Có thể tìm thấy trong truyện thơ quá trình
phát triển của xã hội người Mông; những truyền thống văn hoá và đạo lí,
những phong tục tập quán qua nhiều thế kỷ đã tạo nên bản sắc riêng của cả
một cộng đồng.
Dân ca là một thể loại rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt tinh thần của
người Mông. Đó là những bài hát mang nội dung trữ tình, biểu lộ tình cảm,
tâm tư, nguyện vọng của đồng bào trong cuộc sống thường ngày. Ẩn chứa
trong đó bao niềm vui, nỗi buồn và cả trăm ngàn sắc thái, cung bậc tình cảm
khác nhau. Người Mông yêu dân ca với một thứ tình cảm mang tính bản năng.
Với họ cuộc sống chính là một bài dân ca trường thiên bất tận. Đời sống của
người Mông luôn song hành với quá trình lưu truyền và sáng tạo dân ca. Dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
ca trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người Mông trong
cuộc sống hàng ngày.
Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, dân ca Mông có thể được phân chia
nội dung thành 5 mảng đề tài chính bao gồm: Tiếng hát tình yêu (gầu plềnh),
tiếng hát cưới xin (gầu xống), tiếng hát làm dâu (gầu ua nhéng), tiếng hát mồ
côi (gầu tú giua) và tiếng hát cúng ma (gầu tuờ).
Tục ngữ của người Mông phản ánh những tri thức và kinh nghiệm sống
của dân tộc trong lịch sử. Trong đời sống và tư duy, tục ngữ thể hiện những
kinh nghiệm sản xuất, cách thức ứng xử, các mối quan hệ xã hội.
Đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ nói chung và tục ngữ Mông nói riêng là
ngắn gọn, xúc tích, tuy chứa đựng những nội dung tương đối lớn, nhưng hình
thức mỗi câu lại rất nhỏ “ép chặt thành từng từ như xiết ngón tay thành quả
đấm…, dè sẻn từng tiếng làm cho lời nói cô đọng giàu ý nghĩa”[17]. Tục ngữ
có tính bền vững, ổn định, là những câu nói ngắn gon, dễ nhớ, dễ truyền khẩu,
ít dị bản, là lời ăn tiếng nói của nhân dân. Tục ngữ Mông rất phong phú về ý
nghĩa, cái cụ thể thường gắn liền với cái khái quát, cái cụ thể gắn liền với cái
khái quát và ngược lại:
- Một tay vỗ không kêu
Ba tay vỗ vang rừng
- Nước to dễ sang đò
Người đông dễ làm ăn
Có những câu tục ngữ mang ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ: “Bò có đường bò
cày/ Ngựa có đường ngựa đi”.Trong văn học dân gian Mông, tục ngữ là một
hiện tượng nghệ thuật độc đáo; câu văn ngắn gọn mà phản ánh được nhiều ý
muốn diễn đạt, có nghệ thuật, như một chân lý: “Nói ít nhớ lâu - Nói nhiều
quên mau”, “Gừng già gừng càng cay/ Người già hiểu điều hay”. Tục ngữ
ngắn gọn nhưng không khô khan. Có thể tìm thấy trong kho tàng tục ngữ của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
người Mông những hình ảnh đẹp đẽ, những cách nói ví von sinh động: “Tiền
bạc trên đá/ Không làm khó nhọc thì không có tiền”, “Có súng không bắn
chim Bồ các/ Có sức không đánh người ăn củ mài”. Nhìn chung, “Tục ngữ có
bao nhiêu hiện tượng phong phú…Và tất cả bao nhiêu thứ đó được chồng lên
một diện tích ngôn ngữ nhỏ hẹp” (L. Ôzêrốp). Tục ngữ góp phần làm phong
phú, sinh động và tô đậm bản sắc văn hoá Mông.
Người Mông rất ưa câu đố. Câu đố trong đời sống xã hội của người
Mông như một hình thức sinh hoạt giải trí lành mạnh và hấp dẫn, như là một
phương tiện đặc biệt để nhận thức và kiểm tra nhận thức về các sự vật, sự
việc, các biểu tượng của thế giới khách quan” [17].
Đồng bào Mông thể hiện những hiểu biết của mình về giới tự nhiên
thông qua các câu đố. Câu đố Mông có vần điệu nhịp nhàng, cân xứng, với
cách kết cấu ngắn gọn, cách gieo vần như tục ngữ: “Không phải đồng, không
phải sắt/ Chặt không đứt, ăn không được” (Nước), “Năm anh em địu năm
viên ngói” (Năm ngón tay). Có khi, vần điệu góp phần gợi lên hình dáng, đặc
điểm hoặc tính chất của vật cần đố. Chẳng hạn: “Cái lồng nho nhỏ/ Có một
chú chim/ Nhảy nhảy đi, nhảy nhảy lại/ Nhảy mãi không thôi” (Quả tim).
Câu đố Mông không chỉ giàu âm thanh mà còn giàu hình tượng. Có khi,
hình tượng được gợi lên bằng cách miêu tả trực tiếp đặc điểm của sự vật:
“Không có cành/Lại có lá/Đầu hoa nhọn, thân quả nhẵn” (Cây chuối); có khi
dáng vẻ bên ngoài của sự vật để sử dụng làm phương tiện để đố. Chẳng hạn,
câu đố về răng và lưỡi: “Ông trắng giã gạo, ông đỏ đào bới”, câu đố về tre,
măng: “Mẹ cởi truồng, con mặc váy”. Có khi, tác giả dân gian nhân hoá sự vật
hiện tượng để chúng có một dáng vẻ như con người: “Cụ già lưng còng/Rốn ở
sau lưng” (Cái vung nồi). Câu đố Mông thường có sự liên tưởng bất ngờ, dí
dỏm và rất trí tuệ. Chẳng hạn, miêu tả động tác xẻ gỗ: “Rắn chui vào sườn đá/
Mèn mén lại chảy ra”. Có những câu tục ngữ được cấu tạo theo kiểu “đố tục,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
giảng thanh” rất sâu sắc và hóm hỉnh: “Không sờ không sưng/ Càng sờ càng
sưng” (cuộn lanh). Với nghệ thuật sử dụng hình tượng, với cách tạo câu và
chơi chữ uyển chuyển, câu đố có khả năng làm cho cuộc sống của người
Mông thêm sinh động, đồng thời nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng
quan sát, óc thông minh rất cần thiết cho cuộc sống.
Nhìn chung, thơ ca dân gian Mông tồn tại dưới dạng các làn điệu dân ca,
tục ngữ, câu đố phong phú cả về nội dung lẫn hình thức. Đó là sự thể hiện
những quan niệm về vũ trụ, quan niệm về nhân sinh, là sự cảm nhận về thiên
nhiên, con người và các mối quan hệ tình cảm như tình yêu, hôn nhân, quan
hệ gia đình, xã hội, lối sống và phương thức ứng xử, những kinh nghiệm
trong lao động sản xuất. Bên cạnh đó, thơ ca dân gian Mông nói chung còn
thể hiện tiếng hát than thân, phản kháng những thói xấu và cái ác trong xã hội
bằng một lối tư duy nghệ thuật rất đặc thù trong kết cấu và biểu hiện.
1.2.2. Thơ ca hiện đại
Văn học hiện đại các dân tộc thiểu số Việt Nam được hình thành và phát
triển từ sau cách mạng tháng tám năm 1945. Nhưng, nói như vậy cũng không
có nghĩa là tất cả các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
đều có văn học hiện đại nói chung hay thơ hiện đại nói riêng, càng không dễ
để có sự góp mặt vào làng thơ hiện đại Việt Nam những gương mặt nhà thơ
tiêu biểu.
Tuy không có thơ ca hiện đại sớm hơn, hay nói rộng hơn, không có nền
văn học thành văn sớm hơn như các dân tộc Tày, Thái, Mường, Dao … nhưng
thơ ca hiện đại của dân tộc Mông cho đến nay cũng đã có được vị trí và tầm
ảnh hưởng nhất định đối với nền văn học nước nhà.
Theo chúng tôi, thơ ca hiện đại dân tộc Mông xuất hiện sớm nhất là vào
nửa cuối của những năm 60 của thế kỷ XX, được phổ biến chủ yếu ở các khu
tự trị Việt Bắc và Tây Bắc và cũng chủ yếu ở Hà Giang (nơi có khoảng 200
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
nghìn người Mông sinh sống) và ở Lào Cai (khoảng 110 nghìn người) là
những địa phương có số cư dân Mông sinh sống đông hơn cả.
Hiện cũng không biết chắc chắn những bài thơ đầu tiên của các tác giả
người Mông được in năm nào nhưng theo chúng tôi, một trong những người có
công đầu trong việc dịch thơ của các tác giả dân tộc Mông ra tiếng phổ thông
để giới thiệu rộng rãi với bạn đọc là nhà nghiên cứu văn hoá, văn học dân gian
Minh Khương (1920 - 2001). Ông đã lựa chọn và dịch thơ của một số tác giả
người Mông như Giàng A Páo (Zangz A Paor), Giàng A Lử (Zangz A Lưv),
Sùng A Thào (Shong A Thaox), Sùng A Giàng (Shong A Zangx)… tập hợp rồi
in trong các tập “Hoa chàm nở” (Ty Văn hoá Thông tin Nghĩa Lộ, 1975), “Mặt
trời hoa mây” (Ty Văn hoá Thông tin Hoàng Liên Sơn, 1978).
Thời gian này, xuất hiện một số bài thơ mô phỏng dân ca Mông của
Hùng Đình Quí, được chính tác giả hát trên sóng của Đài Phát thanh Khu tự trị
Việt Bắc, chủ yếu là thơ tuyên truyền, phục vụ cách mạng trong việc vận động
bà con dân tộc Mông ở Hà Giang. Một số bài thơ ban đầu của mã A Lềnh ở
Lào Cai được nhiều người biết đến.
Tuy nhiên, thơ ca hiện đại dân tộc Mông được xuất hiện dưới hình thức
các tập thơ in riêng của các tác giả người Mông thì phải đợi đến những năm
90 của thế kỷ XX với các tập thơ: “Người Mông nhớ Bác Hồ” (1993); “Chỉ vì
quá yêu” (1998) của Hùng Đình Quí. Nhà thơ Mã A Lềnh với các tập “Bên
suối Nậm Mơ” (1995), “Mã A Lềnh thơ” (2002); rồi đến các tác giả trẻ hơn
như Hờ A Di và thế hệ sau này có sáng tác đôi chút thơ văn như Mã Anh
Lâm, Mã Én Hằng, Hùng Thị Hiền xuất hiện trên các báo, tạp chí của các Hội
Văn học Nghệ thuật Trung ương và địa phương.
Thơ ca Mông xuất hiện không nhiều, không dầy dặn và phong phú như
thơ ca của một số dân tộc khác như các dân tộc: Tày, Thái, Mường, Chăm …
(điều này có lí do riêng của nó) nhưng thơ ca Mông cũng đã xuất hiện và phát triển,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
tạo nên một mảng màu riêng biệt, đậm đà bản sắc dân tộc Mông, trong bức
tranh nhiều màu sắc rực rỡ của thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
Nhìn vào đội ngũ các thế hệ người Mông làm thơ hôm nay, quả thật hết
sức khiêm nhường nếu như so với đội ngũ làm thơ của các dân tộc thiểu số anh
em khác. Cứ lấy một tiêu chí “phổ thông” nhất là hội viên Hội văn học nghệ
thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam để khảo sát thì thấy: Số văn nghệ sĩ của
người Mông chỉ có 19 người trong khi con số đó ở dân tộc Mường là 27 người,
dân tộc Thái là 43 người (chúng tôi không dám so sánh với dân tộc Tày là dân
tộc thiểu số có số lượng nhà văn đông hơn cả). Và nếu chỉ tính riêng những
người làm thơ thì con số ấy của người Mông còn giảm đi nhiều [26].
Tuy nhiên, dân tộc Mông cũng đã góp mặt vào Hội nhà văn Việt Nam
hai gương mặt nhà thơ tiêu biểu cho dân tộc mình là Mã A Lềnh (Lào Cai) và
Hùng Đình Quí (Hà Giang). Bên cạnh đó còn có các nhà thơ người Mông
khác là hội viên các hội văn học nghệ thuật các tỉnh và các địa phương.
Thơ ca hiện đại dân tộc Mông mang một bẳn sắc riêng như là một sự soi
chiếu diện mạo tâm hồn dân tộc Mông trong những góc cạnh khác nhau của
cuộc sống cùng những giá trị văn hoá tinh thần được bảo tồn và gìn giữ từ
ngàn xưa và trải qua những cuộc thiên di đầy nước mắt và máu. Thơ ca dân
tộc Mông nói riêng (cũng như một số thơ ca của các dân tộc thiểu số khác) có
“cái độc đáo, đặc sắc riêng của nó, đặc biệt là các bài thơ làm từ tiếng dân tộc,
bằng những hình ảnh hình tượng đậm đặc chất dân tộc và miền núi” [58;53].
Thơ ca hiện đại Mông, trước hết, phản ánh những nét đặc trưng về cuộc
sống, thiên nhiên, con người của cộng đồng Mông. Thiên nhiên ở đây thật
hùng vĩ, tươi đẹp nhưng cũng rất đỗi khắc nghiệt; con người hết sức trung
thực, mộc mạc, nhưng cũng rất mạnh mẽ và phóng túng; cuộc sống ở đây đầy
khó khăn, gian khổ cộng với những hủ tục lạc hậu - nhưng cũng rất phong
phú, đáng yêu và giàu bản sắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Người Mông ở chót vót trên những đỉnh núi cao,có những nơi quanh
năm mây mù bao phủ, khí hậu khắc nghiệt như là một thử thách cho sự sinh
tồn: “Từ một đến hai tháng tuyết phủ trắng phau/ giống nương giống rẫy
khoanh tay xếp chân co ro ngồi” (Dân ca Mông). Tuy nhiên, thiên nhiên ở
đây cũng thật đẹp, thật thơ mộng: “Mùa đông mây nằm chưa trôi đi, mây mùa
xuân đã sà xuống/ Ngọn núi và lưng rừng nào cũng đến mùa xuân hoa đào
mới nở” (Núi mọc trong mặt gương- Mùa A Sấu). Thiên nhiên mang một
dáng vẻ kiều diễm, rực rỡ đến choáng ngợp: “Mặt trời nâng hoa mây/ Bồng
bềnh sáng núi đá”. Ở đó, có những con người sống như những nghệ sĩ tài hoa
của núi rừng, vừa mạnh mẽ, phóng túng, vừa mộc mạc, chân thành. Những
con người “hồn nhiên như chim khướu chim ri”, sống hết mình đến tận cùng
yêu ghét; khi yêu thì mãnh liệt đam mê: “Nếu ta là bông tuyết trắng/ Ta xin
tan dưới bàn chân nàng/ Là chàng trai rừng núi/ Ta xin tan trên thân thể
nàng” (Mã A Lềnh); khi ghét thì dữ dội quyết liệt: “ Kẻ nào bụng không tốt tỏ
lời từ trong quả bầu, ta sẽ bóp chết ngay từ trong trứng” (Mùa A Sấu). Từ tư
thế cheo leo của núi, người Mông đã neo đậu, đã tạo nên những bến đỗ vững
vàng. Cuộc sống du canh du cư đói nghèo và lạc hậu đã dần qua, người Mông
đã có một cuộc sống ổn định, ngày một no ấm và hạnh phúc. Thanh âm của
cuộc sống mới vang vọng trong thơ Mông hiện đại với những giai điệu ngọt
ngào. Đó là những “Đồi nương ngô chín vàng/ rộn ràng từng hốc đá”, là
những “Điệu khèn vui xóm núi/ Tiếng đàn môi giục lòng” (Giàng Xuân
Hồ).Đảng và Bác Hồ đã đem lại cho người Mông một cuộc sống mới để
người Mông “ở bền nơi, làm bền nơi” để mà “Trồng chè đầy núi/ Trồng rừng
xanh rờn” (Giàng A Của).
Thơ ca hiện đại dân tộc Mông mang những đặc trưng riêng về nghệ
thuật. Nhiều bài thơ mang hình thức và âm điệu của dân ca với kết cấu đối
ngẫu và lối so sánh ví von trùng điệp. Thơ hiện đại Mông dường như có sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
phân chia thành những xu hướng rõ rệt; Xu hướng trung thành với hình thức
và ngôn ngữ thơ mang tính truyền thống; đại diện cho xu hướng này là các tác
giả: Hùng đình Quí, Mùa A Sấu, Giàng A Páo…; lối thiên về cách tân và
những khám phá thể nghiệm như các tác giả: Mã A Lềnh, Giàng Xuân Hồ và
đặc biệt là các tác giả trẻ như Mã Anh Lâm, Mã Én Hằng…
Cuộc sống hiện đại, sự giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các dân tộc ngày
càng phát triển làm cho các dân tộc thiểu số ngày càng tiếp cận và hội nhập
với cuộc sống văn minh. Theo đó, ranh giới khu biệt của bản sắc dân tộc bị
mờ đi. Thơ hiện đại dân tộc Mông bước sang một giai đoạn mới. Nếu như
trước đây, các tác giả người Mông, vốn đã rất ít ỏi, chủ yếu sáng tác thơ bằng
tiếng dân tộc, thì ở những năm đầu của thế kỷ XXI, một lớp trí thức trẻ người
Mông đã làm thơ, viết văn bằng tiếng phổ thông, bình đẳng chan hoà với các
dân tộc anh em khác. Thơ của họ mang sức sống và hơi thở của cuộc sống
hiện đại. Cả cách nghĩ, cách cảm, cách biểu hiện cũng đã có sự khác biệt rạch
ròi vói thơ ca truyền thống: “Mùa đông về trên vòm lá/ Rụng dần những mắt
thời gian/ Mùa đông chạy trên sườn núi/ Ngập ngừng cây cỏ xám dần” (Mã
Anh Lâm).
Từ sau năm 1975, thơ hiện đại dân tộc Mông có sự chuyển hướng về nội
dung đề tài, từ những vấn đề chung, lớn lao của dân tộc sang chiều hướng suy
tư, chiêm nghiệm của mỗi cá nhân về cuộc đời. Thơ dân tộc Mông đi vào
chiều sâu của trí tuệ bằng những suy nghĩ cảm nhận mang dấu ấn cá nhân rõ
rệt: “Đêm thức cùng cha/ Sao khuya nhỏ giọt bên thềm/ Lặng thầm/ Cha miệt
mài trang sách/ Trang sách nối dài rộng bao la…” (Mã Ngân Hà).
Ngôn ngữ hình ảnh thơ đã thoát khỏi sự ảnh hưởng nặng nề của thơ ca
truyền thống dân tộc Mông để từ đó, mỗi nhà thơ tạo cho mình một giọng
điêụ riêng, khó trộn lẫn, “chính điều đó đã đem lại sự khoáng đạt trong tâm
hồn. Cũng chính vì như vậy những hình ảnh phong phú của ngôn ngữ dân tộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
được phát huy, ý tưởng thơ cũng được khắc sâu hơn” [66]. Thơ hiện đại Mông
đã phần nào bắt nhịp và chan hoà vào dòng chảy của thơ ca đương đại. Xuất
hiện ngày càng nhiều những bài thơ giàu triết lý, nhiều lớp nghĩa, mang dấu ấn
rõ rệt của lý trí nhưng không vì thế mà mất đi những nét bản sắc dân tộc.
Thơ ca hiện đại Mông đã đóng góp cho thơ ca các dân tộc thiểu số nói
riêng và thơ ca Việt Nam nói chung một số thành tựu không thể phủ nhận. Đó
có thể là một màu sắc trên tấm hoa văn thổ cẩm của thơ ca các dân tộc thiểu
số; là một giai điệu bổng trầm đầy quyến rũ trong bản hoà tấu của thơ ca hiện
đại Việt Nam. Chính vì vậy mà những sáng tác của các nhà thơ Mông đã được
ghi nhận bằng nhiều giải thưởng quan trọng của Hội nhà văn và các Hội Văn
học nghệ thuật từ Trung ương đến địa phương. Những tên tuổi đại diện cho
thơ Mông hiện đại phải kể đến là các nhà thơ Mã A Lềnh, Hùng Đình Quí.
Bên cạnh đó,nhiều tác giả thơ người Mông khác như: Giàng A Páo, Mùa A
Sấu, Hờ A Di… đã được công chúng yêu văn học trong cả nước phần nào biết
đến và được cộng đồng người Mông ghi nhận. Thơ của họ đã trụ lại được và
nảy mầm, đơm hoa, kết trái trong trái tim và lòng mến mộ của đồng bào.
Mặc dù thơ hiện đại Mông vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định: Với
một đội ngũ sáng tác còn mỏng và không đồng đều; với những hạn chế trong
việc sử dụng ngôn ngữ thơ bằng tiếng phổ thông của một số tác giả; với vốn
sống, vốn văn hoá và năng lực bản thân của người cầm bút, chưa thể phản
ánh, biểu hiện được đầy đủ về bức tranh thiên nhiên, cuộc sống và con người
của dân tộc Mông; những phong tục tập quán, đời sống tinh thần, sinh hoạt
phong phú và giàu bản sắc chưa được chuyển tải vào thơ như sự thi vị vốn có
của nó. Cốt cách, tâm hồn con người dân tộc Mông chưa được bộc lộ một
cách toàn diện. Tuy nhiên, những gì mà thơ hiên đại dân tộc Mông đã đạt
được là hết sức đáng trân trọng.Dù chỉ là những vạt nắng mong manh toả ánh
trên những đỉnh non cao hùng vĩ, thơ hiện đại dân tộc Mông cũng đã giúp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
chúng ta phần nào nhận ra những nét phác thảo về chân dung tinh thần của
một dân tộc mà cho đến nay, vẫn đang phần nào còn là bí ẩn.
Có thể nói rằng, với tất cả những gì đã có, những thành công, thành tựu
và cả hạn chế của thơ ca hiện đại dân tộc Mông, chúng ta vẫn có quyền mừng
vui và phấn khởi vì sự góp mặt của thơ ca hiện đại Mông trong đời sống văn
học đương đại nói chung và nền thơ Việt Nam hiện đại nói riêng.
Những nhà thơ, dù tài giỏi đến đâu, cũng không thể tạo dựng được bản
sắc văn hoá cho dân tộc mình. Chỉ có bản sắc dân tộc góp phần vẽ lên diện
mạo tính cách của nhà thơ; phong tục tập quán nuôi dưỡng tâm hồn họ. Hành
trình của dân tộc là đôi cách để họ bay xa. Dân tộc Mông cho dù không phải
là một dân tộc thiểu số xuất hiện sớm trên mảnh đất Việt Nam quần tụ hơn 50
dân tộc anh em, cũng không phải là dân tộc có may mắn để có được những
điều kiện thuận lợi trong quá trình sinh tồn và phát triển. Bù lại, dân tộc Mông
có một bề dày lịch sử đầy đau thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng từ sự khởi
đầu của một “Vương quốc Miêu‟ với một nền văn minh lúa nước đến khi lưu
lạc phong trần của những cuộc thiên di đến Việt Nam sống kín đáo và khiêm
nhường trên các đỉnh núi cao, vẫn kiên trung một phẩm chất, một bản lĩnh
mạnh mẽ đến táo bạo. Những phong tục tập quán, đời sống tinh thần, đời sống
tâm linh của người Mông là một kho tàng phong phú và bí ẩn, tạo nên một cốt
cách Mông và được in dấu trong một nền thơ ca phong phú, từ thơ ca dân gian
đến thơ ca hiện đại. Giá trị thơ ca của một dân tộc không phải chỉ được đánh
giá bằng số lượng bề dày các tác phẩm, bằng đội ngũ đông đảo các nhà thơ,
mà còn bằng cả những nét riêng biệt, độc đáo, đầy cá tính và bản sắc trong
thơ ca của dân tộc đó. Thơ ca hiện đại Mông có sự kế thừa và phát triển từ
một nền văn học dân gian phong phú; có sự sáng tạo bằng tấm lòng yêu mến
thơ ca và thái độ trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống của các nhà
thơ; được nuôi dưỡng từ chiếc nôi thiên nhiên vừa hùng vĩ hoang sơ vừa thơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
mộng trữ tình, con người vừa mạnh mẽ quyết liệt vừa lãng mạn tài hoa; cuộc
sống vừa khắc nghiệt vừa tràn đầy thi vị. Tất cả được chiếu rọi qua một lăng
kính kì diệu là tâm hồn các nhà thơ để dệt thành những tứ thơ vừa chân thực,
vừa tràn đầy cảm xúc. Đó mới chính là những nét hoa văn độc đáo và đặc sắc
trên tấm “hoa văn thổ cẩm” được thêu dệt bằng đôi bàn tay khéo léo, bằng sự
cần mẫn và sự sáng tạo của tất cả dân tộc thiểu số anh em, góp phần tạo nên
một “nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, một nền thơ ca
Việt Nam phong phú vừa truyền thống vừa hiện đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Chƣơng 2
THƠ MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI - BỨC TRANH
SINH ĐỘNG VỀ THIÊN NHIÊN, CUỘC SỐNG, CON NGƢỜI
CỦA MỘT DÂN TỘC ĐẦY BẢN SẮC
2.1. Hình ảnh thiên nhiên trong thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, do tâm lí mặc cảm, tự ti và do đến
muộn, dân tộc Mông ở Việt Nam thường lựa chọn những nơi hẻo lánh nhất,
thường là chót vót các đỉnh núi cao để sinh sống [57] [37]. Khu vực cư dân
đông nhất của người Mông là địa bàn các tỉnh ở Việt Bắc và Tây Bắc dọc
theo biên giới Việt Trung và biên giới Việt - Lào. Tuy nhiên, khi lí giải về
việc người Mông ở núi cao, nhà nghiên cứu văn học dân gian Giàng Seo Gà ở
Lào Cai lại cho rằng, người Mông có cả một truyền thuyết gắn liền với phong
tục sinh sống ở vùng núi cao của dân tộc mình [15]. So với các dân tộc thiểu
số khác ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, có lẽ người Mông ở cao nhất.
Những đỉnh núi cao quanh năm mây phủ, thiên nhiên vừa hoang dã, khắc
nghiệt vừa hùng vĩ và rất đỗi nên thơ đã tạo nên một nét đặc trưng về hoàn
cảnh sống của người Mông. Ở đó, người Mông vừa lệ thuộc hoàn cảnh vừa
tìm mọi cách để chế ngự hoàn cảnh.
Từ khởi thuỷ là một nền văn minh lúa nước [18] [37], sau các cuộc thiên
di phải sống bám vào núi với hình thức canh tác chủ yếu là nương rẫy, là một
thử thách lớn lao và quyết liệt. Người Mông không chỉ chấp nhận cuộc sống
đó mà còn bằng lòng thậm chí thật tự hào khi có được một quê hương.
Người Mèo ta cũng có quê
Quê ta là Mèo Vạc
(Dân ca Mông)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Tình cảm quê hương từ bao đời nay, ở đâu cũng vậy, đều là một thứ tình
cảm thiêng liêng, thiết tha gắn bó như máu thịt, chính vì vậy mà viết về quê
hương bao giờ cũng có được sự chân thực và cảm động. Cùng sống trong cái
nôi chung của vùng Việt Bắc, Tây Bắc, nhưng mỗi dân tộc lại có một cách
cảm nhận về quê hương khác nhau. Người Tày, người Nùng lựa chọn các
lòng thung, các bãi bằng để canh tác lúa nước; người Mường, người Thái định
cư trên thượng nguồn các con sông; người Dao sống bám vào các triền núi
thấp; người Mông sống cheo leo trên các đỉnh núi cao. Và thế là mỗi dân tộc
có một khung cảnh thiên nhiên riêng của mình để gửi gắm tâm tư.
Viết về thiên nhiên miền núi, các nhà thơ người Kinh thường bị chi phối bởi
vẻ hùng vĩ đến choáng ngợp để rồi chìm đắm trong những tình cảm yêu mến
mới lạ. Nhà thơ Bùi Minh Quốc thể hiện tâm trạng của mình khi lần đầu đến
Tây Bắc: “Xe chạy nghiêng nghiêng trèo dốc núi/Lên miền Tây vời vợi nghìn
trùng/Lên miền Tây, ta làm bạn núi rừng...”
Hay cảm nhận của nhà thơ Xuân Diệu khi đến với Sa Pa: “Sa Pa hè mát
hơn thu/Chỉ làn gió nhẹ cũng ru hồn người”.
Những câu thơ như vậy, dù có mới mẻ về câu chữ nhưng vẫn chưa thấy
được cái hồn của miền núi. Ra xun Gamzatop nói: “Không ai hiểu rõ cái nhà
bằng chính bốn bức tường của nó”. Phải để người miền núi viết về miền núi,
người dân tộc viết về người dân tộc thì những bí mật của tâm hồn con người
và thiên nhiên mới được hiển lộ. Phải là người đã từng sống ở vùng cao thì
mới viết được những câu thơ như thế này:
Trên núi cao gió reo đã thích
Trăng ở rừng mới say...
(Dương Thuấn)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Rất tự nhiên. Đó là cái thế của “người trong cuộc”. Phải sống và gắn bó
sâu nặng, hết lòng với núi cao, mới viết được những câu thơ chân thực đến
giản dị:
Quê tôi giữa rừng núi điệp trùng
Mùa đông lạnh hơn
Vì nỗi buồn của đá
(Nông Thị Minh Hoà)
Trên tận những đỉnh núi cao dường như vượt qua cả cảm nhận và điểm
nhìn của người Tày, người Thái, người Dao ở Việt Bắc và Tây Bắc, là quê
hương của người Mông. Người Mông sống ở trên đỉnh của sự dữ dội, trên
đỉnh của sự hùng vĩ và cả trên đỉnh của sự thơ mộng của thiên nhiên. Vì thế,
thiên nhiên của người Mông là một điều kiện sống vừa khắc nghiệt, vừa nên
thơ mà không phải bất cứ dân tộc nào cũng có được (hay phải chịu đựng). Có
thể nói một cách không khoa trương rằng núi cao của người Tày, người Thái,
người Mường, người Dao... là đất bằng của người Mông. Từ đỉnh cao
Phanxipăng (Lào Cai) đến cổng trời Lũng Cú (Hà Giang); từ những cánh rừng
già Tây Bắc đến cao nguyên đá Đồng Văn, đều là quê hương của người Mông.
Có lẽ chẳng có nơi nào trên đất nước Việt Nam này mà thiên nhiên lại khắc
nghiệt đến như vậy: “Từ một đến hai tháng, tuyết phủ đến trắng phau/Giống
nương giống rẫy khoang tay xếp chân co ro ngồi” (Dân ca Mông). Thiên
nhiên của người Mông có sự khác biệt với thiên nhiên của các dân tộc khác
không hẳn chỉ ở độ cao về mặt địa lý mà chính là ở cái thế cheo leo trên
những đỉnh núi chót vót. Chính vì thế mà khi viết về núi non, nhà thơ của các
dân tộc khác thường có điểm nhìn từ dưới lên cao với một cảm giác choáng
ngợp trước sự trùng trùng, điệp điệp của núi non hùng vĩ: “Núi bế núi/ Núi thi
nhau đan rào/ Phên tiếp phên chồng chất” (Núi đan rào - Lò Văn Cậy). Thậm
chí, núi non hiểm trở đối với họ đầy uy nghi, dữ dội đến khốc liệt: “Vách núi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Lỷ như gấu đứng ưỡn bụng sẽ cào/ Vách núi Sáng như hổ dựng cao thân sắp
chộp” (Cầu Nôi - Vương Trung). Người Mông lại không có cảm giác đó. Bởi
một điều đơn giản: “ Người Mông ta trên núi/ Rừng trập trùng mây bay mây
lượn” (Giàng A Páo). Tư thế của người Mông là tư thế ở trên cao, điểm nhìn
của người Mông là điểm nhìn từ đỉnh núi nhìn xuống, nên tầm nhìn thật
phóng khoáng và bao quát được cả một không gian rộng:
Ôi! bầu trời ngọn núi cao ơi
Miền núi cao như bức tranh đẹp hiện trong mặt gương
Mùa đông mây nằm chưa trôi đi, mây mùa xuân đã sà xuống
Ngọn núi và lưng rừng nào cũng đến mùa xuân hoa đào mới nở
(Núi mọc trong mặt gương - Mùa A Sấu)
Chỉ có ở chót vót trên những đỉnh non cao của người Mông mới có được
cảm giác này:
Mặt trời nâng hoa mây
Bồng bềnh sáng núi đá
(Mặt trời hoa mây - Giàng A Páo)
Ngay cả cách tả núi của những nhà thơ Mông cũng có sự khác lạ, lạ ở
cách nhìn nhận, cách cảm, lạ ở sự liên tưởng độc đáo và táo bạo:
Núi Malipho là núi đầu rồng
Dông Malipho là dông núi xếp
Đường Malipho là đường ngang núi
Lối Malipho là sợi chỉ xuyên qua sống váy Mèo
(Malipho - Mùa A Sấu)
Hình ảnh điển hình cho một thiên nhiên khắc nghiệt- nơi người Mông
sinh sống- đó là cao nguyên đá. Trong thơ Mông hiện đại xuất hiện rất nhiều
hình ảnh đá núi. Đá núi đầu tiên và cuối cùng vẫn là nơi chở che, nương tựa,
làm vơi đi những day dứt, ám ảnh về một quá khứ đầy bi thương của dân tộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Mông: “Quá khứ trầm luân nặng nề trong ký ức/Chiếc nôi êm là tảng đá giữa
non ngàn” ( Mã A Lềnh). Hình ảnh người đàn ông dân tộc Mông với “mái
đầu trơ một mỏm đá hoang” gợi lên một sự so sánh liên tưởng rất thú vị và
độc đáo về sự từng trải đến chai sạn, kết tinh những sương gió cuộc đời. Đá
núi trong cách nhìn của những nhà thơ Mông là một thế giới sống động, có
tính cách và tâm hồn: “Đá nằm như hổ rình mồi/Đá đứng như trâu gặm cỏ/Đá
vươn như ngựa phi giữa nắng chiều tà”(Đá ở Sapa - Mã A Lềnh). Phải là
những người “sống trên đá không chê đá gập ghềnh” thì mới có được một cái
nhìn và tình cảm gắn bó thân thiết với đá núi đến như vậy.
Thiên nhiên của người Mông không chỉ dữ dội, khắc nghiệt mà còn rất
đáng yêu, rất thơ mộng, lãng mạn. Không chỉ có đá núi, ở “vòm trời khoảnh
đất quê mình” còn có tiếng “chim diều chim cắt kêu”, có những “Đồi nương
ngô chín vàng/Rộn ràng từng hốc đá”(Giàng Xuân Hồ); có tiếng chim Câu
Kỷ Giàng gọi mùa, tiếng chim “Đá Lâu” bên sườn núi; có “Cúc cu kêu tiếng
rõ rành rọt/ Kêu cho trời nắng thúc ngô vàng” (Hùng Đình Quí); có “hoa
rừng hoa núi đua nhau nở”; có “Triền núi cao sinh ra cây vàng/Lòng núi cao
sinh ra măng bạc”. Thiên nhiên ở trên những đỉnh núi cao có sự thơ mộng
riêng, vắng vẻ nhưng không lạnh lẽo, thậm chí còn ấm áp tưng bừng với “Bầy
ong tung tăng đi hút nhuỵ hoa gianh/Hoa gianh trắng ngà ấm áp” (Giàng A
Của); những thửa ruộng bậc thang ngày mùa báo hiệu một cuộc sống no ấm
“Bậc thang vút lên mây/Mùa vào thơm lúa chín/Hương lúa tràn quê hương”.
Thiên nhiên gắn bó với người Mông, đến nỗi, mỗi địa danh đều trở lên trĩu
nặng ân tình, đều đẹp đến lãng mạn: “Phi Lềnh là sống núi bay/ Tử Củ Thảng
là vùng tê giác/ Cắng Đinh Nhà là điếu thuốc bạc” (Mùa A Sấu).
Quê hương của người Mông không có đồng bằng, điều đó đã rõ ràng.
Quê hương của người Mông không có những dòng sông, điều đó cũng rõ.
Dòng Nho Quế (Hà Giang) đã có người Nùng, người Dao, người Kinh làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
chủ; thượng nguồn sông Đà, sông Mã và cả sông Hồng ở Tây Bắc cũng đã là
xứ sở của người Dáy, người Thái, người Mường... người Mông chỉ còn nhận
cho mình những đỉnh núi cao ngất tạnh mù khơi; nhận cho mình mặt trời và
sương mây làm gia sản truyền đời. Nhưng không vì thế mà thiên nhiên của
người Mông mất đi sự tình tứ, thơ mộng. Trái lại, nó hoang dã và bí hiểm,
đắm say lòng người. Ở đó người Mông thênh thênh sống, thênh thênh bước và
thênh thênh bộc lộ những vui buồn. Dẫu còn nhiều hạn chế, nhưng những sứ
giả của tâm hồn dân tộc Mông - những nhà thơ Mông hiện đại như Mã A
Lềnh, Hùng Đình Quí, Mùa A Sấu, Giàng A Páo, Giàng Xuân Hồ... đã ít
nhiều bộc lộ được những tình cảm yêu mến và gắn bó thiết tha với thiên
nhiên, như là một sự tri ân đối với những ngọn núi đã nuôi dưỡng cuộc đời và
tâm hồn họ.
2.2. Hình ảnh con ngƣời và cuộc sống vùng cao trong thơ dân tộc Mông
thời kỳ hiện đại
2.2.1. Con người dân tộc Mông chân chất, mạnh mẽ và tài hoa
Sống giữa một thiên nhiên vừa hùng vĩ hoang sơ, vừa thơ mộng trữ tình
đến như vậy, con người dân tộc Mông cũng mang những đặc trưng riêng cả về
hình thức, tâm hồn và tính cách, dễ nhận ra và khó có thể trộn lẫn với bất cứ
một dân tộc nào khác. Thơ ca dân tộc Mông thời kỳ hiện đại đã phần nào khắc
hoạ được những hình ảnh con người Mông đầy cá tính và bản lĩnh. Đó là
những con người vừa chân thật chất phác đến thơ ngây, vừa mạnh mẽ phóng
túng đến ngang tàng; khéo léo đến độ tài hoa; vừa chan hoà giữa thiên nhiên
vừa nổi bật giữa thiên nhiên như những nghệ sĩ của núi rừng.
Chân thật, chất phác là đặc điểm dễ nhận thấy ở người miền núi nói chung
và người dân tộc Mông nói riêng. Những người Mông dù mang họ Mã, họ
Thào, họ Sùng hay họ Giàng đều có thể đối xử với nhau một cách chân thành,
đều là “người Mông ta”(pêz HMôngz) như câu nói cửa miệng hàng ngày, hay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
cách nói hình ảnh mà rất đỗi thân thương: “Ta cùng một giống lanh với nhau”.
Có thể khẳng định một điều, trong tâm thức người Mông, không có một niềm
tin nào lớn hơn niềm tin vào những người cùng dòng tộc. Giao tiếp với các dân
tộc khác, người Mông có thể ít lời nhưng khi đã quây quần giữa những người
Mông với nhau bên chén rượu ngô ngất ngây men đất men rừng thì ít ai có thể
cởi mở, nồng nhiệt bằng họ. Chân thật đến hồn nhiên là đặc tính của người
Mông. Những người con của núi cao “hồn nhiên như chim khướu chim ri” (Mã
A Lềnh) thách thức những khó khăn, thách thức cả những buồn khổ lo toan
trong cuộc sống. Bản tính của người Mông chất phác đến ngây thơ, luôn “sống
hiền hậu như con gà nhà”, “sống hiền lành như con chim núi”( Hùng Đình
Quí). Hồn nhiên giữa cao nguyên đá, những mái nhà, những xóm làng,
những con người dân tộc Mông chụm vào nhau mà “sống tưng bừng như một
tổ ong mật”, “sống ầm vang như một tổ ong khoái”. Hình dáng, trang phục của
người Mông là sự tự biểu hiện nét chân thực hồn nhiên, dường như chưa có sự
pha trộn của cuộc sống hiện đại. Hình ảnh những cô gái Mông với đôi gò má
ửng hồng, với ánh mắt tinh anh và cái nhìn vừa rụt rè, vừa táo bạo; với bắp
chân to khoẻ và dáng đi uyển chuyển mềm mại trong chiếc váy Mông rực rỡ
trông tựa như những bông hoa di động trên các đỉnh non cao. Cô gái Mông
“trắng đẹp trắng xinh như hoa mạch hoa lan nở lưng rừng” với những khát
khao mơ ước thầm kín và mãnh liệt: “… đã từng thao thức/ vẽ vào gấu váy
của mình/ Và thêu ngọn gió hoang thổi vào mơ ước”, dẫu cho “đầu ngón tay
em kim nhọn đâm nát biết bao lần”. Hình ảnh những chàng trai Mông mắt
sáng, mày sắc, mạnh mẽ và tài hoa, cốt cách như dao chém đá, ý chí như
những ngọn núi cao. Khi yêu, yêu đến nồng nàn đam mê với trái tim chân
thành và một sự chung thuỷ hiếm thấy. Sau tiếng khèn khắc khoải chờ đợi bạn
tình, sau những phút giây đắm say tình tự đến thâu đêm, chàng trai Mông
“…lê bước về nhà/ Mà hồn như còn ngủ ở thắt lưng em” (Dân ca Mông).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Người Mông chân thật, chất phác nhưng cũng thẳng thắn bộc bạch lòng mình
bằng tình yêu mạnh mẽ đến tan chảy, đến “chín rụng cõi lòng”:
Nếu ta là bông tuyết trắng
Ta xin tan dưới bàn chân nàng
Là chàng trai rừng núi
Ta xin tan trên thân thể nàng
(Mã A Lềnh)
Khi yêu, trai gái Mông thương đến từng nỗi nhớ, nỗi tương tư của người
yêu: “Em đừng nhắc đến anh, anh sẽ không nhắc đến em/ Kẻo hai đứa nhặt
phải cái điều ốm đau” (Hùng Đình Quí) Có lẽ cũng chính vì bản tính chân
thực mà những tình cảm yêu ghét của người Mông nhiều khi được đẩy tới độ
cực đoan. Yêu đến đam mê, đắm say là vậy nhưng khi đã ghét, đã căm giận
thì cũng hết sức quyết liệt:
Kẻ nào bụng không tốt tỏ lời từ trong quả bầu, ta sẽ bóp
chết ngay từ trong trứng
Tỏ lời qua khe cửa và lỗ hổng chái nhà, ta sẽ bịt ngay để
không một ai thấy
(Núi mọc trong mặt gương- Mùa A Sấu)
Đó là những suy nghĩ, những lời nói thẳng, không e dè, không cần viện
đến bất cứ một sự vòng vo, bóng bẩy nào khác. Người Mông không chấp
nhận những gì nửa vời, nhất là trong tình cảm. “Bóp chết ngay từ trong trứng”
là thái độ và hành động của người Mông đối với kẻ thù. Ta ít gặp trong thơ
của các dân tộc khác một cách diễn đạt “không thơ lắm” như vậy. Nhưng đó
là tính cách của người Mông. Trong vốn thơ ca không nhiều lắm của các tác
giả Mông thời kỳ hiện đại, ta cũng thường bắt gặp những cách nói, cách thể
hiện như vậy. Hùng Đình Quí diễn tả thái độ, hành động của anh trai Mông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
đánh Mỹ ngoài mặt trận: “Đi gặp giặc Mỹ giữa đường/ Anh trai Mông đánh
như sét đánh chó/ Đi gặp giặc nguỵ giữa lối/ Anh trai Mông đánh như sét
đánh rắn”. Bản tính chân thực của người Mông cũng hồn nhiên đi vào thơ
Mông hiện đại, và chính nó đã trở thành một nét bản sắc để người đọc thêm
cảm thấy quí mến thơ ca Mông.
Con người dân tộc Mông không chỉ chân thật, chất phác đến hồn nhiên
mà còn mạnh mẽ đến quyết liệt. Mạnh mẽ từ bước đi chắc nịch với “đôi chân
trần đạp trên đá sắc” (Mã A Lềnh). Mạnh mẽ trong lao động sản xuất để làm
ra từng bắp ngô, hạt thóc nơi đỉnh núi cao nguyên khắc nghiệt: “Muốn bật đất
lên trời” để mà “Be bờ ruộng bậc thang mỗi năm một vụ" (Mã Én Hằng).
Không khuất phục là bản lĩnh của người Mông đã được kiểm chứng từ trong
lịch sử bằng các cuộc khởi nghĩa chống lại sự áp bức, đô hộ của người Hán,
người Mãn. Ý chí mạnh mẽ cũng chính là một thứ vũ khí được tôi luyện từ
bản năng sinh tồn của người Mông trước sự đe dọa của thú dữ và thiên nhiên.
Cuộc sống du canh, du cư trước đây đã hun đúc cho người Mông những phẩm
chất và ý chí, dám đương đầu với những khó khăn, khốc liệt nhất, can hệ đến
cả sinh mạng của cá nhân và dòng tộc. Không có bản lĩnh mạnh mẽ thì không
thể có được triết lý vừa giản dị vừa sâu sắc như thế này: " Chỉ có con cóc mới
đi không hết đường/ trở về chết dưới bàn tay vợ". Quan niệm về lẽ sống chết
ở đời của các anh hùng hào kiệt xưa nay như "Chết vinh còn hơn sống nhục"
hay "Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành", xem ra cũng không phải là xa lạ với
người Mông, bởi họ có quan niệm về sống chết rõ ràng, như một chân lý: "Có
chết/ chết trên lưỡi sắc/ chớ chết sau sống dao". Chính vì vậy mà người Mông
luôn thường trực một tư thế hiên ngang ngẩng đầu mà sống, mà thách thức
với cuộc đời, thể hiện rõ ràng, dứt khoát một phong cách mạnh mẽ đến ngang
tàng: "nghênh ngang, xù xì như hòn đá tảng giữa ngàn lau".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Người Mông không chỉ "sống hiền lành như con chim núi" cũng không
phải chỉ là những "thợ rừng" lành nghề. Ở người Mông còn tiềm ẩn và
thường trực một tâm hồn nghệ sĩ rất mực tài hoa. Không phải ngẫu nhiên mà
dân tộc Mông lại sở hữu những điệu khèn, những tiếng kèn lá, đàn môi hết
sức độc đáo và đặc sắc. Con người dân tộc Mông không chỉ cần mẫn siêng
năng mà còn rất khéo léo. Bàn tay người đàn ông Mông chai sạn thô ráp,
khai phá ruộng nương, săn bắn chim muông thú dữ. Đôi bàn tay rèn ra khẩu
súng, con dao, cũng là đôi bàn tay tạo nên những chiến khèn Mông và sử
dụng tài tình, mở ra những thanh âm ngọt ngào tình tứ. Những chiếc lá trên
cây đâu có vô tri, đâu phải vô tình, qua bàn tay của chàng trai, cô gái Mông
là có thể "đặt lên môi thành tình tứ thành lời":
"Nhớ buổi tiễn chân ta qua đồi
Em ngắt lá thổi bài kèn réo rắt"
(Dân ca Mông)
Trên những triền núi cao, khắp các xóm bản của người Mông, luôn tràn
đầy những thanh âm rất đặc trưng như là những sứ giả của tâm hồn người
Mông: "Điệu khèn vui xóm núi/ Tiếng kèn môi giục lòng" (Lên cao nguyên -
Giàng Xuân Hồ).
Khéo léo, tài hoa là nét bản tính đặc trưng của con người dân tộc Mông.
Người Mông rất yêu ca hát, yêu âm nhạc. Có lẽ đặc trưng hoàn cảnh sống đã
chi phối và góp phần tạo nên những diện mạo tâm hồn ấy của người Mông.
Đó là một trong những nét bản sắc mà thiên nhiên và cuộc sống ban tặng cho
con người: "Do sống giữa một vùng rừng núi nhấp nhô, đa dạng với muôn
ngàn hoa lá khác nhau, nên con mắt của người miền núi có nhiều màu sắc,
dáng hình kì vĩ, ít chấp nhận những cái gì bằng phẳng đơn điệu, lặp đi lặp lại
đến sáo mòn... Do sống giữa một vùng thiên nhiên như thế, phải đấu tranh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
chống thú dữ để sinh tồn và bảo vệ mùa màng nên có tác phong hùng dũng
đến dữ dội? Hoặc sống trong khoảng không gian bao la mà tâm hồn phóng
khoáng nhiều khi đến phóng túng [30]. Đó là tính cách và diện mạo tâm hồn
con người dân tộc Mông.
2.2.2. Cuộc sống đơn sơ nhưng phong phú và giàu bản sắc
Trước cách mạng, dân tộc Mông điển hình cho nỗi đau khổ do cuộc sống
mất tự do và tập quán du canh du cư cùng với những hủ tục lạc hậu đeo đẳng,
trói buộc. Người Mông phải sống cơ cực "như con ma không mẹ cha ăn của
thừa", "như con ma mồi côi chăn trâu người". Câu chuyện bi thương về tình
cảnh nghiệt ngã của người Mông đói ăn, đói muối được nhà thơ Bàn Tài
Đoàn ghi lại bằng những vần thơ đầy cảm thông và đau xót:
"Người Mèo ngày xưa bao đời lại
Ở đất Đồng Văn đói khổ nghèo
Ngẩng đầu thấy núi cao chót vót
Cúi đầu thấy đá chồng chất nhau
Bắp vùi xuống đất trong khe đá
Nó mọc lên không chịu ra hoa"
(Muối của cụ Hồ - Bàn Tài Đoàn)
Cuộc sống du canh du cư của người Mông luôn thường trực nỗi lo toan
như những thử thách lớn lao, khắc nghiệt nhất của số phận. Du canh du cư
tưởng trốn được cái nghèo nhưng rốt cuộc "Người trốn đất Mèo cũng khổ/
Người ở đất Mèo thêm nghèo". Không phải họ không nhận ra một hệ quả tất
yếu "Giàu di cư thì nghèo/ nghèo di cư thì chết" (tục ngữ Mông) nhưng sự
bần cùng vẫn luôn dẫn dắt người Mông đi theo con đường định mệnh.
Cuộc cách mạng tháng Tám vĩ đại đã giải phóng cuộc đời của cả dân tộc.
Đồng bào miền núi nói chung và đồng bào dân tộc Mông nói riêng cũng đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
thoát khỏi những cảnh đời tăm tối để bắt tay vào xây dựng một cuộc sống
mới, một tương lai mới cho dân tộc mình. Lớp thế hệ nhà thơ Mông đầu tiên
được ra đời và lớn lên trong cuộc sống hoà bình, hiểu sâu sắc giá trị của cuộc
sống, của hai chữ tự do. Chính vì vậy mà cảm hứng nổi trội nhất trong thơ ca
dân tộc Mông thời kỳ hiện đại là cảm hứng về cuộc sống mới do Cách mạng,
Đảng và Bác Hồ đem lại. "Chữ Bác Hồ" là món quà lớn lao nhất mà người
Mông có được từ chế độ mới, góp phần quan trọng và tích cực để đưa cuộc
đời người Mông từ bóng tối ra ánh sáng, từ khổ đau đến với hạnh phúc. Bởi
lẽ, chữ viết luôn là nỗi khát khao thường trực của người Mông, là một trong
những lí do dẫn đến các cuộc thiên di: "Vì người Mèo ta không có chữ/ Thua
kiện người Hán ta mới đi" (Dân ca Mông). Ước mơ có chữ viết luôn được bộc
lộ tràn đầy trong các bài ca trước đây của người Mông. Người Mông nhận
thức sâu sắc đói nghèo và cùng cực là hệ luỵ tất yếu của nạn mù chữ, thất học:
"Người Hán có chữ/ Người Hán ăn không hết tài hết phép/ Người Mông
không có chữ/ Quanh năm suốt tháng cơ hàn" (Dân ca Mông). Điều đó lí giải
việc ca ngợi chữ Bác Hồ, biết ơn Đảng, Chính phủ là đề tài, là cảm hứng của
rất nhiều tác giả người Mông. Người Mông tự hào vì có chữ "dạy cách làm ăn
tốt, làm uống hay", "dạy cách làm ăn tốt, làm mặc đúng" và thể hiện tấm lòng
tri ân đối với Đảng và Bác Hồ:
Có chữ giúp ghi lại cuộc đời
Học chữ người Mông nhớ công ơn Đảng không nguôi
Có chữ giúp ghi lại cuộc sống
Học chữ người Mông nhớ công ơn Bác Hồ mãi mãi.
(Người Mông có chữ)
Lòng biết ơn là tình cảm thường thấy và biểu hiện trong thơ dân tộc
Mông thời kỳ hiện đại. Nói thế nào cũng không đủ, nói thế nào cũng không
cùng. Dường như, với các tác giả người Mông, khi đặt bút làm thơ, mục tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
đầu tiên là thể hiện được tấm lòng của mình, của dân tộc mình, lòng biết ơn
đối với Cách mạng đã khai sinh cho người Mông có được một cuộc đời mới.
Hùng Đình Quí có các bài thơ Người Mông có chữ (1968), Ơn Đảng (1969),
Nhớ Bác Hồ (1969), Ánh đuốc trên đỉnh Vần Chải, Việt Bắc ngày nay
(1972); Giàng A Của có bài thơ Có Cụ Hồ về; Vừ Thị Dưa có bài Nhớ đến
Chính phủ; rồi Giàng Páo Ly, Giàng A Páo, Mùa A Sấu, Sùng Nhìa Tú...
đều có những bài thơ nói lên lòng biết ơn sâu nặng của dân tộc Mông đối với
Đảng, với Chính phủ và Bác Hồ.
Tuy nhiên, không phải cứ có được tự do là có ngay được một cuộc sống
no ấm hạnh phúc. Người Mông vẫn phải đối mặt với những thử thách,
những khó khăn muôn mặt của cuộc đời; vẫn phải "còng lưng bới đá gieo
hạt ngô"; vẫn phải kiên tâm bền bỉ gùi từng "lù cở" đất lên núi đá cao
nguyên để bắt đá nảy mầm, bắt núi trổ bông để cải tạo cuộc sống. Cuộc sống
dẫu còn đơn sơ, nhưng đã đậm đà niềm vui, báo hiệu một tương lai tốt đẹp.
Dân tộc Mông là một dân tộc có tính cộng đồng rất cao. Có lẽ do sống khu
biệt trên các đỉnh núi hẻo lánh nên tình cảm cộng đồng được cộng hưởng,
được nở rộ như những bông hoa dưới ánh mặt trời. Không khí vui tươi, sôi
nổi rộn rã ở miền Bắc trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội đã lan
toả đến tận các bản làng heo hút của người Mông. Cuộc sống dần văn minh,
xoá bỏ những hủ tục cũ kỹ, lạc hậu là đối tượng miêu tả, biểu hiện của các
nhà thơ Mông. Những thửa ruộng bậc thang lúa vàng trĩu hạt; những mái
trường có con em của người Mông theo học, như những “bầy ong tung tăng
đi hút nhị hoa”; Những chính sách của Đảng tựa như những làn điệu dân ca
bay bổng, lay động, thấm sâu vào tâm hồn người Mông. Khắp nơi rộn rã
không khí đổi mới vui tươi, tràn ngập niềm tin vào cuộc sống. Cảm giác lâng
lâng của con người được giải phóng, được tự do thật là kì diệu, để người
Mông nhìn thiên nhiên cũng thấy có tâm hồn, có sự đồng điệu, say mê:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
Mặt trời nâng hoa mây
Bồng bềnh sáng núi đá
Cuồn cuộn toả ngọn rừng tre
Như nâng cuộc đời ta đi lên
(Mặt trời hoa mây - Giàng A Páo)
Cái say mê đến độ ngây ngất khi người Mông được nghe những lời bạc,
lời vàng từ những cán bộ người Kinh, được nhìn thấy những “ánh vàng, ánh
bạc” trong đường lối của Đảng; một niềm tin tuyệt đối, rạng ngời trên mắt,
trên môi của cả một dân tộc vốn quen với sự chịu đựng và bất công, lần đầu
tiên được làm chủ cuộc đời:
Mặt trời chiếu toả tia nắng
Sáng đầy núi cao
Như những sợi chỉ hồng
Như ánh sáng của Đảng
Làm thành huyện ta
Ánh sáng mới nơi nơi
Cho xanh rờn đầy núi đầy đồi
(Ánh mặt trời - Giàng A Lử)
Khi không có sự phân biệt vùng cao - vùng thấp, không có sự phân biệt
thiểu số - đa số thì dân tộc Mông cũng say sưa và tự nguyện góp công góp sức
để đánh tan giặc Mỹ. Tâm trạng của anh trai Mông được lên đường nhập ngũ,
được cầm súng trực tiếp chiến đấu mới hân hoan phấn khởi làm sao. Thậm chí
nó át đi cả bản tính thường trực của một dân tộc vốn kiệm lời để mà reo lên,
bộc lộ niềm vinh dự lớn lao của mình:
Chàng trai ơi
Tên chàng đã rõ
Đi đánh Mỹ chính nơi mặt trận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Tên chàng giấy ghi tỏ tường
Đi đánh Mỹ ngoài mặt trận
(Chuyện râm ran - Giàng A Lử)
Phải là một dân tộc đã đắm chìm quá lâu trong u tối, khổ cực; phải là
những con người đã bị đày đoạ quá lâu trong những đắng cay, bất hạnh mới có
được cảm giác vui mừng đến tuyệt đỉnh của hạnh phúc khi cuộc sống không
còn lo toan, một cuộc sống đủ đầy, mãn nguyện cả về vật chất lẫn tinh thần:
Người Mèo vùng cao ta
Ở bền nơi, làm bền nơi...
Trồng chè đầy núi
Trồng rừng xanh rờn
Thành rừng bát ngát
Cuộc đời ta
Mọi thứ đều làm ra
(Định canh, định cư - Giàng A Gia)
Cuộc sống của người Mông có sự bình yên, êm đềm, đẹp một cách lãng
mạn. Chất lãng mạn ngấm sâu vào tim vào óc mỗi người để thăng hoa thành
những tâm hồn nghệ sĩ. Phải có tâm hồn nghệ sĩ mới thấy được chất men say
của những vụ mùa no ấm và sức sáng tạo kì diệu của bàn tay con người:
"Bậc thang vút lên mây
Mùa vào thơm lúa chín
Hương lúa tràn quê hương"
(Lên cao nguyên - Giàng Xuân Hồ)
Để góp phần tạo nên cuộc sống êm đềm và thơ mộng đó, có sự tần tảo và
cũng rất duyên dáng của "cô gái người Mông/ Thêu cả bốn mùa vào gấu váy";
có sự cần mẫn và cũng rất nên thơ của con người như gắn bó, hoà quyện với
khung cảnh thiên nhiên: "Ngược ngược núi/ lúi húi cô gái Mèo xe gai/ Đeo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
nắng chiều về bản"; có cả những suy tư, trăn trở thậm chí lo âu, dằn vặt về
cách thức và con đường để vượt qua số phận, để thoát khỏi cái nghèo:
"Em gầu Mông
Mảnh đất quê ta đâu phải nghèo
Chỉ vì không biết chữ
Cái miệng muốn ăn
Nhưng tay chẳng với tới"
(Phải học - Hùng Đình Quí)
Sự đổi thay đáng ghi nhận nhất trong cuộc sống của người Mông có lẽ là
sự đổi thay về số phận của người phụ nữ. Chúng ta đã quá quen thuộc hình
ảnh cô Mỵ trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài. Cô Mỵ sống một
cuộc đời câm lặng trong đau khổ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa" nhà
thống lí Pá Tra. Những cô Mỵ ngày xưa đã được cách mạng đem đến cho một
cuộc đời mới, được làm chủ bản thân và tương lai của mình, được học hành
để tâm hồn lúc nào cũng phơi phới niềm vui: "Đi trên đường lá óng ánh/ Em
gái Mông/ Lòng dạ cười lấp lánh". Kì diệu hơn, cô gái Mông ngày nay đã có
thể trở thành cô giáo, đe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ CA DÂN TỘC MÔNG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI (TỪ 1945 ĐẾN NAY).pdf