Luận văn Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty artexport

Tài liệu Luận văn Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty artexport: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Một Số Biện Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ ở Công Ty ARTEXPORT” MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU...….......…………………………………………..2 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ........................................................................................................................ 4 I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU...................................................... 4 1. Khái niệm ....................................................................................... 4 2. Tính tất yếu của việc mở rộng hoạt động xuất khẩu ........................ 4 3. Vai trò của xuất khẩu ...................................................................... 5 4. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu .................................................... 8 II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU .................... 12 1. Công cụ, chính sách vĩ mô của Nhà Nước..................................... 12 2. ...

pdf90 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty artexport, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Một Số Biện Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ ở Công Ty ARTEXPORT” MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU...….......…………………………………………..2 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ........................................................................................................................ 4 I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU...................................................... 4 1. Khái niệm ....................................................................................... 4 2. Tính tất yếu của việc mở rộng hoạt động xuất khẩu ........................ 4 3. Vai trò của xuất khẩu ...................................................................... 5 4. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu .................................................... 8 II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU .................... 12 1. Công cụ, chính sách vĩ mô của Nhà Nước..................................... 12 2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 13 3. Tác động của tỷ giá hối đoái với hoạt động xuất nhập khẩu.......... 13 4. Ảnh hưởng của hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc...... 14 5. Ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng ............................... 14 6. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp..................................... 14 III. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC XUẤT KHẨU ........................................... 15 1. Lập phương án kinh doanh............................................................ 15 2. Tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường ......................................... 16 3. Tổ chức ký kết hợp đồng .............................................................. 16 4. Tổ chức thực hiện hợp đồng.......................................................... 23 5. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại ( nếu có ) .................................. 26 IV. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU .................................................................................................................... 26 1. Lợi nhuận ..................................................................................... 26 2. Tỷ suất hoàn vốn đầu tư ( TSHVĐT)............................................ 26 3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí ( TSLN ) : .............................. 26 V. ĐẶC ĐIỂM CỦA XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ............... 27 1. Về đề tài mẫu mã .......................................................................... 27 2. Màu sắc ........................................................................................ 27 3. Chất liệu ....................................................................................... 28 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY THỦ CÔNG MỸ NGHỆ I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY....................... 1. Quá trình hình thành và phát triển... 2. Chức năng, nghiệm vụ quyền hạn và lĩnh vực hoạt động của Công Ty ARTEXPORT – Hà Nội. ................................................................... 29 3. Mô hình tổ chức bộ máy của công ty ............................................ 32 II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT........................................................................................... 34 1. Khái quát chung thị trường thế giới về mặt hàng thủ công mỹ nghệ .................................................................................................... 34 2. Các bước tiến hành hoạt động xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ – Hà Nội. .................................................................... 37 3. Phân tích kết quả xuất khẩu của công ty ....................................... 40 4. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công Ty XNK thủ công mỹ nghệ .................................................................................................... 54 III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM QUA(1995-2000)............................................... 56 1. Thành tựu đạt được....................................................................... 57 2. Những tồn tại và nguyên nhân ...................................................... 58 CHƯƠNG III ............. : MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY ARTEXPORT ......................... 62 I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI............................................................................................................. 62 1. Mục tiêu chủ yéu trong kế hoạch kinh doanh năm 2001 - 2005 của Công Ty xuất nhập khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ............................................ 62 2. Phương hướng phát triển kinh doanh trong những năm tới ........... 64 II. NHỮNG BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY XNK THỦ CÔNG MỸ NGHỆ........................................................................... 66 1. Tăng cường nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược thị trường toàn diện ............................................................................................... 66 2. Lựa chọn mặt hàng chiến lược, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất kinh doanh............................................ 69 3. Đa dạng hoá hình thức xuất khẩu.................................................. 71 4. Tổ chức sản xuất hiệu quả để đẩy mạnh xuất khẩu...................... 71 5. Thiết lập các quan hệ đầu vào ....................................................... 72 6. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ tiêu thụ.............................................. 73 7. Đẩy mạnh công tác tổ chức và quản lý.......................................... 73 III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC............................................ 74 1. Tăng mức ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước bằng hoặc cao hơn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .................................................... 76 2. Chính sách đối với nghệ nhân, làng nghề và đào tạo thợ thủ công .................................................................................................... 77 3. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu .................................................................................................... 78 4. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ......... 80 5. Hỗ trợ giảm nhẹ cước phí vận chuyển, lệ phí tại cảng, khẩu ......... 81 6. Một số vấn đề quản lý Nhà Nước.................................................. 81 KẾT LUẬN 83 1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn : -Thầy giáo hướng dẫn Trần Văn Bão đã tận tình giúp tôi hoàn thành luận văn này -Công Ty Xuất Nhập Khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ ( ARTEXPORT – Hà Nội) đã giúp tôi trong quá trình thực tập và thu thập tài liệu. 2 LỜI NÓI ĐẦU Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã đánh dấu một bước ngoặt chói lọi trên con đường chuyển đổi nền kinh tế từ chế độ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước. Từ đại hội này đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tự do hoạt động theo hành lang pháp lý ( giấy phép kinh doanh và trong khoảng một thập kỷ lại đây nhà nước ta có chủ trương pháp huy và bảo tồn những ngành nghề truyền thống, đưa ra những chính sách khuyến khích các tổ chức tham gia hoạt động xuất khẩu và những mặt hàng thủ công mỹ nghệ góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phát huy và tận dụng triệt để tiềm năng thế mạnh của đất nước, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động nông nhàn. Là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta đã chứng tỏ được ưu thế của mình, cụ thể năm 1998 kim ngạch xuất khẩu đạt 120 triệu USD, năm 140 triệu USD, năm 2000 đạt gần 160 triệu USD. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do sự tác động của những nhân tố khách quan và chủ quan khác nhau nên hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam có xu hướng chững lại, đó là lý do tôi lựa chọn đề tại “ Một Số Biện Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ ở Công Ty ARTEXPORT” với mục đích.  Đưa ra một hệ thống cơ sở lý luận khoa học về việc thực hiện hoạt động xuất khẩu  Trên cơ sở lý luận về việc nghiên cứu đi vào phân tích thực tiễn thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty ARTEXPORT.  Cuối cùng là đưa ra một số biện pháp nhằm giúp công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Luận văn này bao gồm : 3 Chương I : Những vấn đề lý luận chung về hoạt động xuất khẩu Chương II : Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ARTEXPORT – Hà Nội. Chương III : Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty ARTEXPORT – Hà Nội. Trong thời gian thực tập ở Công Ty ARTEXPORT còn có hạn chế về thời gian và trình độ nên Luận văn này còn có nhiều hạn chế và không trách khỏi những sai sót , rất mong được sự góp ý của tất cả các thầy cô giáo cùng các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các cô chú ở các phòng ban tại Công Ty ARTEXPORT và đặc biệt là Thầy Giáo Trần Văn Bão đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Lê Thị Ngọc 4 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU I. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU 1. Khái niệm Trong mỗi một giai đoạn phát triển quan hệ kinh tế thì người ta đưa ra một khái niệm về xuất khẩu khác nhau sao cho nó có thể phản ánh một cách toàn diện sự nhận thức ở giai đoạn đó cũng như trình độ phát triển của nó. Ngày nay, xuất khẩu được hiểu là việc bán hàng hoá hoặc hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán, tiền tệ ở đây phải là ngoại tệ đối với một bên hoặc đối với cả hai bên. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trong một lĩnh vực, mọi điều kiện nền kinh tế xã hội hàng tiêu dùng cho đến hàng sản xuất công nghiệp, từ máy móc thiết bị cho tới các công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho các quốc gia. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về phạm vi không gian lẫn điều kiện thời gian. Nó có thể diễn ra trong một ngày hay cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. 2. Tính tất yếu của việc mở rộng hoạt động xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu là một yếu tố quan trọng để mỗi quốc gia phát triển trình độ quản lý cũng như tiếp thu những khoa học cộng nghệ kỹ thuật mà nhân loại phát minh ra chúng. Do những điều kiện kinh tế khác nhau mỗi quốc gia có thế mạnh về một lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác. Để có thể dung hoà được nguy cơ và lợi thế sử dụng tối đa các cơ hội sẵn có nhằm tạo ra sự cân bằng trong qúa trình sản xuất và tiêu dùng giữa các quốc gia, điều này chỉ có thể giải quyết được nhờ các hoạt động trao đổi quốc tế. Nhận thức được điều đó đảng và nhà nước ta đã có những hướng đi mới trong đường lối chính sách của mình. Từ tư tưởng tự cung, tự cấp đến nay chúng ta tạo mọi điều kiện để mở 5 rộng giao lưu kinh tế với bên ngoài, mở cửa để thu hút mọi nguồn đầy tư. Trong nghị quyết đại hội VII của đảng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế đối ngoại với nhiệm vụ ổn định và phất triển kinh tế của đất nước cũng như phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ. Công Ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ không nằm ngoài xu thế đó, nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, lực lượng sản xuất còn thô sơ, thủ công, lao động phần lớn nằm trong tình trạng nông nhà, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã góp phần giải quyết tình trạng đó đồng thời nâng cao mức sống, tăng thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm cho từng hộ gia đình nông nhàn, không bận mùa vụ, như vậy vẫn đảm bảo sản xuất mà có thu nhập, tránh tình trạng rối việc gây ra nhiều tệ nạn xã hội. Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ còn đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào xây dựng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước qua đó xuất khẩu thủ công mỹ nghệ có vai trò quan trọng đối với nước ta. 3. Vai trò của xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế, nó không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Vì vậy, xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp cũng như phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. 3.1. Đối với nền kinh tế mỗi quốc gia Xuất khẩu là một tất yếu khách quan và có vai trò quan trọng đối với các quốc gia, các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế chỉ ra rằng để tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là : Nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn và kỹ thuật công nghệ. Hầu hết các quốc gia đang phát triên như Việt Nam đều thiếu vốn và kỹ thuật, để có vốn và kỹ thuật thì con đường ngắn nhất là phải thông qua thương mại quốc tế. a.Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Công nghiệp hoá với bước đi phù hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu nhưng công nghiệp hoá đòi hỏi phải có lượng vốn lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị kỹ thuật công nghệ tiên tiến. 6 Nguồn vốn nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn sau : Đầu tư nước ngoài, vay nợ, các nguồn viện trợ, thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ trong nước. Các nguồn như đầu tư nước ngoài, viện trợ hay vay nợ … có tầm quan trọng không thể phủ nhận được, song việc huy động chúng không phải dễ dàng, hơn nữa đi vay thường chịu thiệt thòi và phải trả về sau này. Do vậy, xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất, xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết định đến quy mô tăng trưởng của nền kinh tế. b.Xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất. Dưới tác động của xuất khẩu cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Có hai cách nhìn nhận về tác dụng của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một là : Xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ vào sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong một phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm. Hai là : Có thị trường thế giới là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu, quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất, thể hiện ở các điểm sau.  Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành có cùng cơ hội phát triển chẳng hạn như khi phát triển sản xuất ngành thủ công mỹ nghệ thì kèm theo phát triển ngành gốm sứ mây, tre đan …  Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm góp phần ổn định sản xuất, tạo lợi thế kinh doanh nhờ quy mô.  Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào mở rộng khả năng tiêu dùng của mỗi quốc gia. Vì ngoại thương cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiêù giới hạn sản xuất của quốc gia đó. 7  Xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩu chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia, khoa học càng pháp triển thì sự phân công lao động càng sâu sắc. Với đặc điểm quan trọng là tiền tệ được sử dụng làm phương tiện thanh toán, xuất khẩu góp phần quan trọng làm tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Đặc biệt đối với những nước đang phát triển, đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thì ngoại tệ thu được nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành về cung cầu ngoại tệ ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, thực tế đã chứng minh rằng những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao là những nước có nền ngoại thương phát triển mạnh và năng động. c. Xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân. Xuất khẩu là công cụ giải quyết nạn thất nghiệp trong nước theo INTERNATIONAL TRADE 1986 – 1990 ở mỹ và các nước công nghiệp phát triển, xuất khẩu tăng lên được 1 tỷ USD thì sẽ tạo nên khoảng 35.000 – 40.000 chỗ làm trong nước, còn ở các nước đang phát triển như Việt Nam có thể tạo ra hơn 50.000 chỗ làm. d. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu cơ bản và là hình thức ban đầu của kinh tế đối ngoại, Từ đó nó thúc đẩy các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế … ngược lại sự phát triển của các ngành này sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển. 3.2 Đối với doanh nghiệp Vươn ra thị trường nước ngoài là xu hướng chung của các quốc gia và các doanh nghiệp. Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương phát triển kinh tế đối ngoại theo hướng “ Hướng vế xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại” ( Văn kiện đại hội đảng VIII) Hoạt động xuất khẩu có vai trò to lớn trong hoạt động ở các doanh nghiệp, thể hiện trên các điều sau: - Hoạt động xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp phát triển là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp ngoại thương. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh số lượng 8 hàng hoá tiêu thụ trên thị trường quốc tế làm tăng tốc độ quay vòng vốn, có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi. - Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng, buộc doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường, từ đó đề ra các giải pháp nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để đầu tư cho quá trình sản xuất cả về chiều rọng lẫn chiều sâu. - Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, tạo ra thu nhập ổn định, tạo ngoại tệ nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng, đáp ứng được nhu cầu của nhân dân đồng thời thu được ngoại tệ. - Mặt khác thị trường quốc tế là một thị trường rộng lớn, nó chứa đựng nhiều cơ hội cũng như rủi ro, những doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường nếu thành công có thể tăng cao thế lực, uy tín của doanh nghiệp mình trong cả nước và nước ngoài, thành công doanh nghiệp lại có nhiều cơ hội để tái đầu tư phát triển sản xuất. Qua các hợp đồng làm ăn kinh tế, các mối quan hệ của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, thế lực và uy tín của doanh nghiệp không ngừng được nâng cao. - Việt nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng nhân tố thuộc về tiềm năng như tài nguyên thiên nhiên, lao động … rất dồi dào ngược lại những nhân tố như vốn, kỹ thuật, trình độ quản lý lại thiếu. Vì vậy chiến lược “ Hướng vào xuất khẩu” về thực chất là giải pháp “Mở cửa” nền kinh tế để tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài kết hợp với tiềm năng trong nước là lao động và tài nguyên thiên nhiên nhằm mục đích đưa nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và phát triển tiến kịp các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Xuất khẩu hàng hoá để thu ngoại tệ, còn nhằm mục đích nhập khẩu những thiết bị hiện đại, chuyển giao công nghệ tiên tiến để thực hiện ba chương trình kinh tế lớn và dần dần cải thiện đời sống vật chất nhân dân. 4. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động rất phức tạp và chịu nhiều rủi ro, đặc biệt có rất nhiều hình thức xuất khẩu, mỗi công ty cần lựa chọn cho mình hình thức xuất khẩu phù hợp với hàng hoá, tiềm lực của doanh nghiệp mình để đảm bảo điều kiện của hợp đồng, hai bên cùng có lợi. 9 4.1. Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu hàng hoá dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất tới khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình.  Ưu điểm của xuất khẩu trực tiếp - Giảm bớt chi phí trung gian, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp - Có thể liên hệ trực tiếp với thị trường và khách hàng nước ngoài. biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng nếu có thể thay đổi sản phẩm và những điêù kiện bán hàng trong trường hợp cần thiết để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.  Nhược điểm của xuất khẩu trực tiếp - Rủi ro trong kinh doanh cao - Yêu cầu nghiệp vụ của cán bộ trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cao. 4.2 Xuất khẩu gia công uỷ thác Xuất khẩu gia công uỷ thác là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị ngoại thương đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi thành phẩm để bán cho bên nước ngoài, đơn vị được hưởng phí uỷ thác theo thoả thuận với các xí nghiệp uỷ thác  Ưu điểm của xuất khẩu gia công uỷ thác - Doanh nghiệp không cần bỏ vốn vào kinh doanh nhưng vẫn thu được lợi nhuận. - Rủi ro ít hơn và việc thanh toán chắc chắn hơn. - Học tập được những kinh nghiệm quản lý của người nước ngoài - Nhập được những thiết bị công nghệ cao, tạo vốn để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu  Nhược điểm của xuất khẩu gia công uỷ thác - Giá gia công rẻ mạt và bị chi phối từ phía nước ngoài - Không được tiếp xúc trực tiếp với thị trường để điều chỉnh sản xuất kinh doanh cho phù hợp. 10 4.3 Phương thức mua bán đối lưu Là phương thức trong đó người mua đồng thời là người bán và người bàn đồng thời là người mua, hai bên trao đổi nhau với tổng tỷ giá hàng tương đương nhau, việc giao hàng diễn ra đồng thời, mục đích của trao đổi buôn bán là để sử dụng ( không phải để bán). Phương thức mua bán đối lưu góp phần vào thúc đẩy mua bán cho các trường hợp mà những phương thức mua bán khác không thể vượt qua được, ví dụ khi bị cấm vận, trong trường hợp nhà nước quản chế ngoại hối, khi thị trường tiền tệ không ổn định, khi không có tiền. Nguyên tắc của buôn bán đối lưu : Cân bằng về tổng trị giá, cơ cấu của hàng hoá, điều kiện cơ sở giao hàng ...  Ưu điểm của phương thức mua bán đối lưu : - Tránh được sự lừa đảo, rủi ro về mặt giá cả - Trong những truờng hợp đặc biệt có thể có một bên giao trước, bên kia trả lại sau.  Nhược điểm của phương thức mua bán đối lưu: - Tính chất mềm dẻo, linh hoạt của thị trường không thực hiện được 4.4 Phương thức mua bán tại hội chợ, triển lãm. Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thời gian và ở vào một địa điểm cố định trong một thời gian nhất định, tại đó người bán đem trưng bày hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua để ký kết hợp đồng mua bán. Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hoặc của một ngành kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật. Liên quan chặt chẽ đến ngoại thương là cuộc triển lãm công thương nghiệp. Tại đó người ta trưng bày các loại hàng hoá nhằm mục đích quảng cáo để mở rộng khả năng tiêu thụ. Ngày nay, triển lãm không chỉ là nơi trưng bày giới thiệu hàng hoá mà còn là nơi được ký kết các hợp đồng kinh tế, mở rộng thị trường, quảng cáo, xúc tiến … tại hội chợ và triển lãm đặc biệt là mặt hàng thủ công mỹ nghệ. 4.5 Giao dịch qua trung gian: 11 Giao dịch qua trung gian là hình thức giao dịch trong đó bên mua hoặc bên bán thông qua người thứ ba đứng ra tiến hành công việc mua bán thay cho mình. Những công việc này có thể nghiên cứu thị trường, đàm phán ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng. Đây là phương thức giao dịch phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Thông thường người thứ ba ở đây là người môi giới hoặc đại lý.  Ưu điểm của phương thức giao dịch qua trung gian -Giao dịch qua trung gian tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh hơn như mở rộng kênh phân phối, mạng lưới kinh doanh, am hiểu thị trường, đặc biệt người uỷ thác có thể có lợi về cơ sở vật chất của người trung gian, tiết kiệm được chi phí kinh doanh.  Nhược điểm của phương thức giao dịch qua trung gian - Lợi nhuận bị chia sẻ do phải trả thù lao cho người trung gian thêm vào đó là doanh nghiệp khó kiểm soát được hoạt động của người trung gian, do đó khó kiểm soát được hoạt động của thị trường. 4.6 Giao dịch tái xuất Giao dịch tái xuất là phương thức giao dịch trong đó hàng hoá mua về với mục đích để tái xuất khâủ thu lợi nhuận chứ không phải với mục đích phục vụ tiêu dùng trong nước. Giao dịch này luôn luôn thu hút ba nước, nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. Vì vậy, người ta còn gọi là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác.  Ưu điểm giao dịch tái xuất : - Thúc đẩy buôn bán đặc biệt trong một số trường hợp phương thức giao dịch khác không thể vượt qua được, đó là thúc đẩy buôn bán giữa hai nước không có mặt hàng phù hợp với yêu cầu của mình, mua bán theo hình thức tái xuất có thể thu được lãi bằng ngoại tệ mạnh, có thể giúp các nước bị cấm vận, vẫn có thể tiến hành buôn bái được với nhau.  Nhược điểm giao dịch tái xuất - Phương thức này đòi hỏi sự nhạy bén tình hình thị trường và giá cả, sự chính xác và chặt chẽ trong các hợp đồng mua bán. 12 II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1. Công cụ, chính sách vĩ mô của Nhà Nước Công cụ, chính sách vĩ mô của nhà nước là nhân tố quan trọng mà các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khâủ phải nắm rõ và tuân theo vô điều kiện bởi nó thể hiện ý chí của đảng và nhà nước công cụ, chính sách vĩ mô của nhà nước bảo vệ lợi ích chung của mọi tầng lớp trong xã hội. Hoạt động xuất khẩu tiến hành giữa các chủ thể giữa các quốc gia khác nhau. Bởi vậy nó chịu sự tác động của các chính sách chế độ luật pháp ở quốc gia mình và đồng thời cũng phải tuân theo những quy định của luật pháp quốc tế chung. Đối với nước ta chính sách ngoại thường có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh tham gia sâu vào sự phân công lao động quốc tế, mở mang hoạt động xuất khẩu và bảo vệ thị trường nội địa nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu về kinh tế, chính trị xã hội hoạt động kinh tế đối ngoại. a. Thuế quan Thuế quan xuất khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu. Thuế quan là một công cụ lâu đời nhất của chính sách thương mại quốc tế và là một phương tiện truyền thống để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước (NSNN). Thuế quan xuất khẩu làm cho giá cả hàng hoá quốc tế cao hơn giá cả trong nước. Tuy nhiên tác động của xuất khẩu nhiều khi lại đưa đến bất lợi cho khả năng xuất khẩu, Do quy mô xuất khẩu của một nước thường là nhỏ so với dung lượng của thị trường thế giới cho nên thuế quan xuất khẩu sẽ làm hạ thấp giá cả trong nước của hàng hoá có thể xuất khẩu xuống so với mức giá quốc tế, điều đó sẽ làm cho dung lượng hàng xuất khẩu giảm đi và sản xuất trong nước sẽ thay đổi bất lợi cho mặt hàng này. Trong một số trường hợp việc đánh thuế xuất khẩu không làm cho khối lượng hàng xuất khẩu giảm đi nhiều và vẫn có lợi cho nước xuất khẩu, nếu như họ có thể tác động đáng kể đến mức giá quốc tế. Một mức thuế suất cao và duy trì quá lâu có thể làm lợi cho các địch thủ cạnh tranh. Như vậy, thuể xuất khẩu nói riêng và thuế xuất nhập khẩu nói chung đều làm giảm “ lượng cầu quá mức” đối với hàng hoá có thể nhập khẩu và giảm “ lượng cung quá mức” đối với hàng hoá xuất khẩu. b. Các công cụ phi thuế quan 13  Công cụ quota ( Hạn ngạch xuất khẩu) : Hình thức này áp dụng như một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan và ngày càng có vai trò quan trọng trong xuất khẩu hàng hoá, hạn ngạch xuất khẩu hàng hoá được quyết định theo mặt hàng, theo từng quốc gia, theo từng thời gian nhất định.  Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật : Nó bao gồm quy định vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đăc biệt là quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối với thực vật tươi sống, tiêu chuẩn và bảo vệ môi trường sinh thái và các máy móc, dây truyền thiết bị cộng nghệ.  Trợ cấp xuất khẩu : Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp tự cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi xuất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước, bên cạnh đó chính phủ còn có thể thực hiện một khoản cho vay ưu đãi với các bạn hàng nước ngoài để có thể có các điều kiện mua các sản phẩm do nước mình sản xuất ra và để xuất khẩu ra bên ngoài. Với mục đích thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng hợp tác kinh doanh với nước ngoài, chính phủ đã có những chính sách như “ Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường mới, xuất khẩu các mặt hàng mà nhà nước khuyến khích xuất khẩu” Điều 9 chương 4 nghị định 36 CP ngày 19/4/1994 về quản lý Nhà Nước đối với hoạt động xuất khẩu, chính sách ngoại thương của chính phủ trong từng giai đoạn khác nhau thường có sự khác biệt, vì vậy khi thực hiện hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp phải theo sát chính sách của chính phủ. 2. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên bao gồm : vị trí địa lý, khí hậu … cũng tác động đến hoạt động xuất khẩu, đặc biệt với những hoạt động xuất khẩu sử dụng tài nguyên thiên nhiên làm nguyên liệu chính như hàng thủ công mỹ nghệ : Xuất khẩu đồ gốm chịu ảnh hưởng của thời tiết, mưa ảnh hưởng đến nung gốm và vận chuyển gốm v v … 3. Tác động của tỷ giá hối đoái với hoạt động xuất nhập khẩu Tỷ giá hối đoái, thông qua việc phản ánh tương quan giá trị của đồng tiền các nước khác nhau mà tỷ giá hối đoái có được vai trò nhất định đối với quá trình ngang giá và cùng một loạt các nhân tố khác nó tác động tới tương quan giá cả xuất khẩu với nhập khẩu, tới khả năng nhập khẩu của các công ty. 14 Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm xuống, có nghĩa là đồng bản tệ có giá trị thấp hơn so với đồng ngoại tệ, nếu như không có các yếu tố khác ảnh hưởng thì nó sẽ tác động tới xuất khẩu. Trong trường hợp tỷ giá hối đoái tăng lên có nghĩa là đồng bản tệ có giá trị tăng lên so với đồng ngoại tệ, nếu như không có các nhân tố ảnh hưởng thì sẽ khuyến khích nhập khẩu vì hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn so với giá cả chung trong nước. Nhưng đồng thời tỷ giá tăng lên sẽ gây nhiều bất lợi cho xuất khẩu vì hàng xuất khẩu trở nên đắt, khó bán ra nước ngoài. 4. Ảnh hưởng của hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc Việc thực hiện xuất khẩu gắn liền với công việc vận chuyển hệ thống thông tin liên lạc, nhờ có thông tin liên lạc mà các thoả thuận có thể tiến hành nhanh chóng, kịp thời. Thực tế cho thấy rằng ảnh hưởng của hệ thông thông tin cho Fax, telex đã đơn giản hoá công việc của hoạt động xuất khẩu rất nhiều, giảm đi hàng loạt các chi phí, nâng cao kịp thời nhanh gọn và việc hiện đại hoá các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản góp phần đem quá trình thực hiện xuất khẩu được nhanh chóng và an toàn. Nước ta có vị trí thuận lợi về giao thông là trung tâm vận hành đường biển trong khu vực Đông Nam á, rất thuận tiện cho hoạt động ngoại thương, tuy nhiên phương tiện đường xá, cơ sở vật chất còn rất lạc hậu. Khắc phục, đổi mới hệ thống giao thông vận tải đang là vấn đề cấp bách được đặt ra. 5. Ảnh hưởng của hệ thống tài chính ngân hàng Hệ thống tài chính ngân hàng giúp cho việc quản lý, cung cấp vốn, đảm trách việc thanh toán một cách thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và an toàn cho doanh nghiệp điều này rất quan trọng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Hiện nay, hệ thống tài chính ngân hàng đã phát triển hết sức lớn mạnh, can thiệp đến tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế, làm cho hoạt động xuất khẩu hết sức thuận lợi. 6. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tập lợp những điều kiện, những yếu tố bên trong hoặc bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Nghiên cứu các yếu tố này không nhằm để điều khiển nó theo ý muốn của doanh nghiệp mà nhằm tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của nó. 15 Mỗi một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đều có một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh tác động liên tục đến hoạt động của doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau vừa tạo ra cơ hội, vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. ảnh hưởng của môi trường kinh doanh có thể ở các tầng ( thứ bậc) khác nhau vĩ mô/vi mô, mạnh/yếu, trực tiếp/giám tiếp … Nhưng về mặt nguyên tắc cần phản ánh được sự tác động của nó trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định hay bất ổn về chính trị xã hội … là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, hệ thống chính trị và các quan điểm chính trị xã hội suy cho cùng tác động trực tiếp tới phạm vi lĩnh vực, mặt hàng … của đối tác kinh doanh. Trong những năm của thập kỷ 90 tình hình chính trị xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới đã có nhiều biến động lớn theo chiều hướng bất lợi đối với quan hệ song phương và đa phương với các quốc gia và công ty trên thế giới, chỉ trên cơ sở nắm vững các nhân tố của môi trường kinh doanh, doanh nghiệp mới đề ra mục tiêu và chiến lược kinh doanh đúng đắn. Trong chiến lược và kế hoạch kinh doanh đều phải xác định đối tác và những lực lượng nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. III. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC XUẤT KHẨU Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động rất phức tạp và rủi ro cao, nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc tế, đồng thời bảo đảm quyển lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị. Trong qúa trình xuất khẩu phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính doanh lợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch. Do vậy hoạt động xuất khẩu thành công và có hiệu quả cần thực hiện các bước sau : 1. Lập phương án kinh doanh Nội dụng của công việc này là trên cơ sở khả năng và các nguồn vốn chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định cho mình hàng loạt các vấn đề như :  Lập phương án sản xuất và xác định các nguồn hàng tiềm năng  Lựa chọn các bạn hàng : Việc lựa chọn tuân thủ nguyên tác hai bên cùng có lợi, thông thường khi lựa chọn doanh nghiệp thường lưu tâm đến khách hàng truyền thống. Sau đó là bạn hàng mà các doanh nghiệp khác trong nước đã quen, khách hàng tiềm năng cũng là căn cứ để xem xét lựa chọn. 16  Lựa chọn các phương thức giao dịch : Mỗi phương thức giao dịch có đặc điểm riêng, kỹ thuật tiến hành riêng, nhược điểm nhất định, song doanh nghiệp phải lựa chọn phương thức giao dịch nào phù hợp với yêu càu của thị trường, với khả năng của doanh nghiệp.  Lựa chọn điều kiện cơ sở giao dịch  Lựa chọn phương thức thanh toán Các phương tiện lưu thông tín dụng ( hối phiếu, kỳ phiếu, séc …) được dùng làm phương tiện thanh toán quốc tế hình thành trên cơ sở của sự phát triển tín dụng thương nghiệp và tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong thanh toán quốc tế. 2. Tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh thương mại quốc tế là một loạt các thủ tục và kỹ thuật được đưa ra để giúp các nhà kinh doanh thương mại có đầy đủ thông tin cần thiết để từ đó đưa ra những quyết định chính xác về Marketing bởi vậy nghiên cứu thị trường giúp các nhà kinh doanh đạt hiệu quả cao trong công tác kinh doanh thương mại quốc tế. Nghiên cứu thị trường là phương pháp đã được tiêu chuẩn hoá có hệ thống và tỉ mỉ xử lý vấn đề marketting với mục đích tìm ra những điều cần thiết, thích hợp để tìm thị trường cho các loại hàng hoá, dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian và nguồn lực hạn chế Nghiên cứu thị trường bao gồm ba bước sau : -Thu nhập các thông tin về thị trường -Xử lý các thông tin -Rút ra những quyết định phù hợp Để làm công tác nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp thường dùng các biện pháp sau: Nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường, tuỳ theo thị trường và kinh phí của mình mà doanh nghiệp tìm ra phương pháp nghiên cứu thị trường cho phù hợp. 3. Tổ chức ký kết hợp đồng Ký kết hợp đồng là khâu cơ bản, quan trọng nhất của qúa trình đàm phán, nó đảm bảo quyền lợi cho các bên và khẳng định tính khả thi của hợp đồng bằng sự rằng buộc nghĩa vụ trách nhiệm của các bên một cách hợp lý. Khi ký kết hợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế, doanh nghiệp cần chú ý các điều khoản sau đây. 17 a. Điều khoản tên hàng : Là điều khoản quan trọng của mọi đơn chào hàng thư hỏi hàng, hợp đồng hoặc NĐT. Nói lên chính xác đối tượng mua bán trao đổi. Có những cách sau đây để diễn đạt điều khoản tên hàng : -Tên thương mại : Tên thông thường và tên khoa học của nó -Tên hàng hoá : Tên địa phương sản xuất ra hàng hoá đó -Tên hàng hoá : Tên hãng sản xuất ra hàng hoá đó -Tên hàng hoá : Tên nhãn hiệu hàng hoá -Tên hàng hoá : Tên quy các chính của hàng hoá -Tên hàng hoá : Tên công dụng của hàng hoá -Tên hàng hoá : Mã số của hàng hoá đó trong danh mục hàng hoá .. b. Điều kiện phẩm chất : Phẩm chất hàng hoá là tổng hợp các chỉ tiêu về tính năng ( hoá, cơ, lý, tính) quy cách, công suất, hiệu suất, thẩm mĩ, để phân biệt giữa hàng hoá này với hàng hoá khác. Khi đánh giá phẩm chất hàng hoá cần căn cứ vào tiêu chuẩn quốc tế, tập quán các nước hoặc tiêu chuẩn các bên, đồng thời thống nhất cách giải thích và ghi rõ trong hợp đồng. Có một số cách xác định được phẩm chất như sau -Dựa vào mẫu hàng -Dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn -Dựa vào quy cách của hàng hoá -Dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dung -Dựa vào hàm lượng thành phẩm thu được từ hàng hoá đó. -Dựa vào hiện trạng hàng hoá -Dựa vào sự xem hàng trước -Dựa vào dung trọng hàng hoá -Dựa vào tài liệu kỹ thuật -Dựa vào nhãn hiệu hàng hoá -Dựa vào mô tả hàng hoá 18 c. Điều kiện số lượng : Nhằm nói lên “lượng” của hàng hoá được giao dịch, điều khoản này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng ( hoặc trọng lượng) của hàng hoá, phương pháp quy định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng Trong khi mua bán hàng hoá, người ta thường dùng một số phương pháp sau: -Trọng lượng cả bì : Đó là trọng lượng của hàng hoá cùng với trọng lượng của các loại bao bì hàng đó ( VD : một số mặt hàng giấy làm báo, các loại đậu tập …) -Trọng lượng tịnh ( TLT) : đó là trọng lượng thực tiế của bản thân hàng hoá TLT = Trọng lượng cả bì - Trọng lượng của vật liệu bao bì -Trọng lượng thương mại : Là trọng lượng của hàng hoá có độ ẩm tiêu chuẩn. 100 + WTC GTM = GTT x ------------------ 100 + WTT Trong đó GTM : Trọng lượng thương mại GTT : Trọng lượng thực tế WTC : Độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hoá WTT : Độ ẩm thực tế của hàng hoá Trọng lượng thương mại : Được áp dụng trong buôn bán những mặt hàng dễ hút ẩm có độ ẩm không ổn định và có giá trị kinh tế tương đối cao : tơ tằm, lông cừu, bông, len … -Trọng lượng lý thuyết : Người ta căn cứ vào thể tích khối lượng riêng với số lượng hàng để tính toán trọng lượng hàng hoặc căn cứ vào thiết kế của nó, thích hợp với những mặt hàng có quy cách và kích thước cố định như : Thép tấm, thép chữ U, thép chữ I. Tôn lá … g. Điều kiện thanh toán trả tiền : Các bên quy định những vấn đề về đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, phương thức trả tiền và các điều kiên bảo đảm hối đoái. 19 h. Điều kiện khiếu nại : d. Điều kiện bao bì : Trong điều khoản về bao vì, các bên giao dịch thường phải thoả thuận với nhau về các vấn đề như : Chất lượng của bao bì, phương thức cung cấp bao bì và phương pháp xác định giá bao bì. Nếu bên bán chịu trách nhiệm cung cấp bao bì, sau đó không thu hồi, thì hai bên giao dịch thường phải thoả thuận với nhau việc xác định giá bao bì, có một số trường hợp tính giá bao bì. -Giá cả bao bì được tính vào giá cả hàng hoá, không tính riêng -Giá cả của bao bì do bên mua trả riêng -Giá cả của bao bì được tính như giá cả của hàng hoá e. Điều kiện giá cả : Là điều kiện rất quan trọng nó bao gồm những vấn đề : Đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp quy định giá, phương pháp xắc định mức giá, cơ sở của giá cả và việc giảm giá. - Đồng tiền tính giá ; giá cả trong buôn bán quốc tế có thể được thực hiện bằng đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc của một nước thứ ba nhưng phải là đồng tiền ấn định và tự do chuyển đổi được. - Mức giá nêu ra là mức giá quốc tế : Việc xuất khẩu thấp hơn giá quốc tế và nhập khẩu cao hơn giá quốc tế làm tổn hại đến tài sản quốc gia, tuỳ từng điều kiện mà doanh nghiệp thoả thuận phương pháp quy định giá cố định , giá quy định sau, giá linh hoạt, giá đi động. - Giá di động : là giá cả được tính toàn dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá cả quy định ban đầu. b1 c1 P1 = P0 ( A + B ---- + C --- ) b0 c0 Trong đó P1 : Là giá cuối cùng để thanh toán P0 : Là giá cơ sở được quy đinh khi ký kết hợp đồng A, B, C : thể hiện cơ cấu giá cả bằng mức % của các yếu tố mà tổng số là 1 A : Là tỷ trọng của chi phí cố định 20 B : Là tỷ trọng của các chi phí về nguyên vật liệu C : Là tỷ trọng các chi phí về nhân công b1 : Là giá nguyên vật liệu ở thời điểm xác định giá cuối cùng b0 : Là giá nguyên vật liệu ở thời điểm ký kết hợp đồng c1 : Là tiền lương hoặc chỉ số tiền lương ở thời điểm xác định giá cuối c0 : Là tiền lương hạc chỉ số tiền lương ở thời điểm ký kết hợp đồng - Điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan tới giá cả vì điều kiện giao hàng đã bao hàm các trách nhiệm và chi phí mà người bán phải chịu trong việc giao hàng : Vận chuyển bốc dỡ, mua bảo hiểm, chi phí lưu kho, làm thủ tục hải quan … - Giảm giá : là một trong kỹ thuật xúc tiến quan trọng có hiệu quả nhất đối với khách hàng có nhiều hình thức giảm gía : - Giảm giá do trả tiền sớm - Giảm giá thời vụ - Giảm giá đổi hàng cũ để mua hàng mới - Giảm giá đối với những thiết bị đã dùng rồi - Giảm giá do mua - Giảm giá đơn - Giảm giá kép - Giảm giá luỹ tiến - Giảm giá tăng trưởng f. Điều kiện giao hàng : Nội dung cơ bản của điều kiện giao hàng là sự xác định thời hạn và địa điểm giao hàng, sự xác định phương thức giao hàng và việc thông báo giao hàng. 21 Khiếu nại là một bên yêu cầu bên kia phải giải quyết những tổn thất hoặc thiệt hại mà bên kia đã gây ra, hoặc những sự vi phạm điều đã được cam kết giữa hai bên. Nội dung cơ bản của điều kiện khiếu nại bao gồm các vấn đề : Thể thức khiếu nại, thời hạn khiếu nại, quyền hạn và nghĩa vụ các bên có liên quan đến khiếu nại, cách thức giải quyết khiếu nại ( bằng văn bản với các nội dung về hàng hoá khiếu nại, yêu cầu khiếu nại và các tài liệu chứng minh). i. Điều kiện bảo hành : Bảo hành là sự bảo đảm của người bán về chất lượng hàng hoá trong một thời gian nhất định. Thời hạn này gọi là thời hạn bảo hành. Trong hợp đồng quy định phạm vi đảm bảo của người bán thời hạn bảo hành và trách nhiệm của người bán trong thời gian bảo hành. k. Điều kiện về trường hợp miễn trách : Theo văn bản số 421 của phòng thương mại quốc tế, một bên được miễn trách nhiệm về việc không thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của mình nêú bên đó chứng minh được :  Việc không thực hiện được nghĩa vụ là do một trở ngại ngoài sự kiểm soát của bên đó.  Bên đó đã không thể lường trước một cách hợp lý được trở ngoại đó  Bên đó đã không thể tránh hoặc khắc phục một cách hợp lý được trở ngại đó. l. Điều kiện trọng tài : Khi có tranh chấp xẩy ra, tuỳ theo điều khoản của hợp đồng mà hai bên có cách giải quyết tranh chấp đó m. Điều kiện vận tải : Trong điều kiện vận tải của hợp đồng, có một số nội dung sau : - Quy định tiêu chuẩn về con tàu chở hàng - Quy định về nước bốc dỡ, thời gian bốc dỡ, thưởng phạt bốc dỡ - Quy định về thời gian bắt đầu tính thời gian bốc dỡ - Quy định về điều kiện tống đạt “ thống báo sẵn sàng bốc dỡ” - Quy định về thưởng … 22 Ngoài những điều kiện trên trong quá trình giao dịch cụ thể các bên còn đề ra những điều kiện khác như : - Điều kiện cấm chuyển hàng - Điều kiện về quyền lựa chọn - Điều kiện chế tài - Điều kiện quy định trình tự - Điều kiện cấm chuyển nhựơng Các điều kiện trên có tính chất tuỳ ý, cho phép hai bên được tự nguyện vận dụng. Nhưng một khi đã được vận dụng vào hợp đồng , chúng trở thành bắt buộc với các bên ký kết và phải được thực hiện nghiêm chỉnh. 23 4. Tổ chức thực hiện hợp đồng Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải tiến hành các công việc dưới đây : 4.1. Xin giấy phép xuất khẩu Giấy phép xuất nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý xuất nhập khẩu. Công Ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ thường xuất khẩu theo nghị định thư và các hiệp định đã ký kết với nước ngoài thì hàng năm 6 tháng một lần bộ chủ quản hoặc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cần đăng ký với Bộ Thương mại kế hoạch Xuất Nhập Khẩu của mình. 4.2. Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu Công việc chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu sau : - Thu gom bao bì hàng xuất khẩu - Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu - Việc kể ký mã hiệu hàng xuất khẩu 4.3. Kiểm tra chất lượng Trước khi giao hàng, người xuất khẩu có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng về phẩm chất, số lượng, trọng lượng bao bì, ( trừ kiểm nghiệm) hoặc nếu hàng hoá xuất khẩu là động vật, thực vật phải kiểm tra về khả năng lây lan bệnh ( trừ kiểm Xin giấy phép Xuất khẩu Chuẩn bị hng hoá xuất khẩu Kiểm tra chất lượng Thuê tu lưu cước Mua bảo hiểm Lm thủ tục hải quan Giao nhận hng xuất khẩu Lm thủ tục thanh toán Khiếu nại v giải quyết khiếu nại ( Nếu có) 24 dịch động vật, kiểm dịch thực vật ). Vật kiểm nghiệm và kiểm dịch được tiến hành ở hai cấp : câp cơ sở và ở cửa khẩu Thuê tàu lưu cước: Trong hợp đồng mua bán ngoại thương việc thuê tàu chở hàng chỉ được tiến hành dựa vào 3 căn cứ sau đây : Những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán và điều kiện vận tải, việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi phải có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu. 4.4 Mua bảo hiểm Khi mua bảo hiểm doanh nghiệp phải lưu ý tới cái điều kiện bảo hiểm và lựa chọn công ty bảo hiểm. Có 3 điều kiện bảo hiểm chính : - Bảo hiểm mọi rủi ro ( điều kiện A) - Bảo hiểm miền bồi thường tổn thất riêng ( điều kiện B) - Bảo hiểm miền bồi thường tổn thất riêng ( điều kiện C) Ngoài ra còn có một số điều kiện bảo hiểm đặc biệt như : Bảo hiểm chiến tranh, bảo hiểm đình công, bạo động … 4.5 Làm thủ tục hải quan Hàng hoá đi ngang qua biên giới quốc gia để xuất khẩu hoặc nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải quan. Việc làm thủ tục hải quan bao gồm ba bước chủ yếu sau đây : - Khai báo hải quan - Xuất trình hàng hoá - Thực hiện các quyết định của hải quan  Khai báo hải quan : Yêu cầu của khai báo là trung thực và chính xác, nội dụng của tờ khai báo gồm : Loại hàng ( hàng mậu dịch , hàng trao đổi tiểu ngạch biên giới, hàng tạm nhập tái xuất …) tên hàng số lượng, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, xuất khẩu hoặc nhập khẩu với nước ngoài … tờ khai báo hải quan phải được xuất trình kèm theo với một số chứng từ khác, mà chủ yếu là : Giấy phép xuất nhập khẩu, hoá đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết …  Xuất trình hàng hoá : hàng hoá phải được sắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm soát, với hàng hoá xuất khẩu có khối lượng ít, người ta chuyến hàng hoá tới kho của hải quan để kiểm lương, làm thủ tục hải quan và nộp thuế ( nếu có). Với hàng hoà xuất khẩu có khối lượng lớn, việc kiểm tra hàng hoá và giấy tờ hải quan diễn ra ở tại nơi đóng gói bao kiện, tại nơi giao nhận cuối cùng, tại cửa khẩu. 25  Thực hiện các quyết định của hải quan : Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ ra quyết định như : Cho hàng được pháp ngang qua biên giới ( thông quan ) cho hàng đi qua một cách có điều kiện ( như phải sửa chữa, phải bao bì lại ..) cho hàng đi qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế, lưu kho ngoại quan ( bonded ware house) hàng không được xuất khẩu ( hoặc nhập khẩu) 4.6 Giao nhận hàng xuất khẩu Hàng xuất khẩu ta được giao, về cơ bản bằng đường biển và đường sắt. Nếu giao bằng đường biển chủ hàng phải tiến hành các việc sau : - Lập bảng đăng ký chuyên chở - Xuất trình bản đăng ký cho người vận tải để lấy hồ sơ xếp hàng - Bố trí phương tiện đưa hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu - Lấy biên lai thuyền phó, đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn đường biển hoàn hảo và chuyển nhượng được, sau đó chuyển về bộ phận kế toán để lập chứng từ thanh toán. 4.7 Làm thủ tục thanh toán Có thể nói thanh toán là khâu trọng tâm và kết quả cuối cùng của tất cả giao dịch kinh doanh thương mại quốc tế. Do đặc điểm buôn bán với nước ngoài, nếu thanh toán trong kinh doanh thương mại quốc tế phức tạp hơn nhiều. Có một số phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế như sau : - Thanh toán bằng thư tín dung - Thanh toán bằng phương thức nhờ thu + Nhờ thu phiếu trơn + Nhờ thu kèm chứng từ - Thanh toán bằng đổi chứng từ trả tiền - Phương thức thanh toán chuyển tiền Dựa vào đặc điểm của hàng hoá, các điều khoản trong hợp đồng để có phương thức thanh toán phù hợp cho cả hai bên, thanh toán theo hình thức đã quy định trong hợp đồng và cần lưu ý rằng trong quá trình thực hiện hợp đồng khi hàng hoá có tổn thất hoặc thanh toán có nhầm lẫn thì hai bên có thể khiếu nại hoặc đi kiện. 26 4.8 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại ( nếu có ) Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu chủ hàng xuất nhập khẩu bị khiếu nại đòi bòi thường, cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong việc xem xét yêu cầu của khách hàng ( người nhập khẩu ) việc giải quyết khiếu nại phải khẩn trương, kịp thời , có tình , có lý. Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thoả đáng, hai bên có thể kiện nhau tại hội đồng trọng tài ( nếu có thoả thuận trọng tài ) hoặc tại toà án. IV. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật, được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực và việc tạo ra cái lợi ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội, dưới đây là một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất. 1. Lợi nhuận Là phần dôi ra của doanh thu so với chi phí hay LN = DT – CP. Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được thông qua việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định thường là một năm. 2. Tỷ suất hoàn vốn đầu tư ( TSHVĐT) Lợi nhuận ròng Công thức tính : TSHVĐT = -------------------------- Vốn sản xuất Chỉ tiêu này cho biết nếu bỏ ra một đồng vốn thì thu được bao nhiều đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này là một chỉ tiêu được các nhà kinh doanh quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của công ty cả hiện tại và tương lai. 3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí ( TSLN ) : Công thức tính như sau : Lợi nhuận TSLN = ----------------------- Tổng chi phí 27 Chỉ tiêu này cho biết để thu được một đồng lợi nhuận thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí V. ĐẶC ĐIỂM CỦA XUẤT KHẨU SẢN PHẨM THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Hàng thủ công mỹ nghệ là một hàng hoá đặc biệt khác biệt với hàng hoá khác. 1. Về đề tài mẫu mã Về mẫu mã, mặt hàng thủ công mỹ nghệ không thể sản xuất hàng loạt rồi để đó muốn hán lúc nào thì bán, mà phải sản xuất theo đơn đặt hàng, mẫu mã cụ thể mà khách hàng yêu cầu. ‘ Hàng hoá, phải phù hợp với nhu cầu và chỉ có thể bán được cho khách hàng cần nó”. Riêng đối với mặt hàng sơn mài, chạm khảm, điêu khắc mỗi nước xuất khẩu có thể sáng tạo ra những mẫu mã đặc trưng riêng, nhìn vào hoa văn trang trí ta có thể thấy rằng đây không chỉ đơn thuần là một mặt hàng xuất khảu mà còn là những tác phẩm nghệ thuật dân tộc. Sản phẩm càng mang đậm tính văn hoá dân tộc thì càng dẽ thu hút khách hàng. 2. Màu sắc Tuỳ từng mặt hàng thủ công mỹ nghệ ( đồ gốm sứ , hàng sơn mài, hàng gỗ điêu khắc, thêu ren, coi ngô dứa … ) để có màu sắc phù hợp với thị hiếu của khách hàng trên các quốc gia khác nhau song nhìn chung :  Đồ gốm sứ : Phải có nước men bóng láng, màu sắc thanh nhã, nhẹ nhàng kết hợp với đường nét hoa tiết và kích thước mẫu mã gây cảm giác thích thú khi chiêm gưỡng sản phẩm, chất liệu làm sản phẩm phải mịn màng, không lẫn tạp chất và nổi bọt khí.  Hàng sơn mài : Khi sử dụng sao cho không bị cong, vênh, sứt mẻ, màu sắc phải kết hợp hài hoà theo mẫu mã.  Hàng gỗ điêu khắc : Là hàng mỹ nghệ xuất khẩu cao cấp được cắt sấy chạm trổ trang trí đánh bóng bề mặt. Loại hàng này được làm bằng gỗ pơ mu, khi sản phẩm hoàn thành , tiền gỗ chiếm khoảng 30% còn lại là tiền công thợ.  Cói, ngô, dừa, thêu ren : các mặt hàng này đòi hỏi cao về màu sắc, màu sắc phải thanh nhà, phù hợp với kiểu dáng và chất liệu. 28 3. Chất liệu Các nguyên liệu sản xuất ra mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá rẻ làm chi phí sản xuất thấp, giá thành phù hợp chủ yếu là tiền công thợ, rừng nước ta phong phú về chủng loại cây, là một trong những nước có diện tích cây lấy gỗ lớn trên thế giới. Ngoài ra hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết. Những nguyên liệu sản xuất ra những mặt hàng này như cói, ngô, dừa, gốm sứ thường phải tuỳ theo thời tiết mà công ty có thể thu mua được nhiều hay ít ( ví dụ : khi có mưa, bão lụt, hạn hán nung cốm, vận chuyển cốm sẽ bị ảnh hưởng, nguyên liệu sản xuất hàu như không có. Bên cạnh đó giá thành sản phần tiền thợ chiếm rất lớn do vậy giá trị nghệ thuật và chất lượng mặt hàng phụ thuộc lớn vào bàn tay các nghệ nhân. với mặt hàng này phụ thuộc vào thị hiếu và thẩm mỹ của khách hàng. Trên đây em vừa điểm qua các khái niệm về xuất khẩu, vai trò của xuất khẩu, các hình thức xuất khẩu chủ yếu và những đặc điểm vai trò của xuất khẩu thủ công mỹ nghệ để phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng hoạt động của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ và từ đó đưa ra những biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian tới. 29 (Đơn vị: Nghìn USD) Tên hàng 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng trị giá 10.566 7.493 10.718 12.096 10.404 11.254 Sơn mài, mỹ nghệ 302 1441 929 624 1966 1915 Cói, ngô, dừa 1.008 1140 1.730 957 812 1071 Gốm sứ 1.607 1396 2.894 4203 3815 3772 Thêu ren 2.386 1504 1.211 1.347 1584 2154 May mặc 3.109 379 1.028 795 965 502 Hàng khác 2.154 1633 2.926 4170 1262 1840 (Nguồn : Báo cáo xuất khẩu hàng năm của Công Ty Xuất Nhập Khẩu Thủ Công Mỹ Nghệ) Đặc biệt năm 2000, năm cuối cùng kế hoặch 5 năm (1996 – 2000) trong khi cơ cấu nền kinh tế nước ta đang biến đổi, vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước, tình hình kinh tế, chính trị, ngoại giao được mở rộng hoà nhập chung vào thị trường khu vực thế giới, Công ty đã ổn định về tổ chức sau quyết định 338, thị trường ngoài nước được mở rộng, quan hệ buôn bán được với trên 40 nước, Công ty đã giữ vững và tăng được kim ngạch xuất nhập khẩu, được Bộ đánh giá là một trong 10 doanh nghiệp trực thuộc Bộ có kim ngạch xuất nhập khẩu ổn định và tăng trưởng, góp phần vào sự phát triển của đất nước. 2. Chức năng, nghiệm vụ quyền hạn và lĩnh vực hoạt động của Công Ty ARTEXPORT – Hà Nội. 2.1 Chức năng Công Ty Xuất Nhập Khẩu thủ công Mỹ nghệ Hà Nôi (ARTEXPORT) thuộc doanh nghiệp nhà nước nên có chức năng của một doanh nghiệp Nhà Nước nói chung, tổ chức, quản lý cán bộ công nhân viên trong công ty, điều hành sản xuất và các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, công ty phải tự hạch toán kinh doanh, có trách nhiệm trả lương cho người lao động và thực hiện mọi nghĩa vụ với nhà nước. 2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 30  Nhiệm vụ : Công ty ARTEXPORT có nhiệm vụ sau : - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện cho được mục đích và nội dung hoạt động của công ty. - Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất với Bộ Thương Mại và Nhà Nước các biện pháp giải quyết những vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. - Tuân thủ luật pháp của Nhà Nước về quản lý kinh tế tài chính quản lý xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng kinh tế có liên quan đến việc sản xuất và kinh doanh của công ty.l - Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đồng thời tự tạo các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trong thiết bị, tự bù đắp các chi phí, tự cân đối giữa xuất khẩu – nhập khẩu bảo đảm thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà Nước. - Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do công ty sản xuất, kinh doanh nhằm tăng cường sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ. - Quản lý chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộc Công Ty được chủ động trong sản xuất kinh doanh theo quy chế và luật pháp hiện hành.  Quyền hạn của công ty : - Được chủ động trong giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thương , hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác liên doanh, liên kết đã ký với khách hàng trong và ngoài nước thuộc nội dung hoạt động của công ty. - Được vay vốn (kể cả ngoại tệ ) ở trong nước và nước ngoài nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng luật pháp hiện hành của Nhà Nước - Mỗi doanh vụ được thực hiện trên cơ sở phương án kinh doanh , phản ánh đầy đủ, trung thực các khoản thu nhập và các khoản chi phí thực tế phát sinh bao gồm cả tiền trả công cho người giới thiệu khách hàng, tạo điều kiện thuận 31 lợi và giúp đỡ công ty ký kết và thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu qủa bảo đảm nguyên tắc lấy thu bù chi và có lãi. - Được liên doanh liên kết, hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh doanh và cá nhân kể cả các đơn vị khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước để đầu tư, khai thác nguyên liệu sản xuất, gia công huấn luyện tay nghề trên cơ sở tự nguyện bình đẳng, các bên cùng có lợi trong phạm vi hoạt động của công ty. - Được mở các cửa hàng ở trong và ngoài nước khi được Bộ Trưởng Thương Mại cho phép, để giới thiệu hàng mẫu mã hoặc bán các sản phẩm do công ty sản xuất hoặc do liên doanh, liên kết sản xuất mà có và được tham dự hội chợ, triển lãm, quảng cáo về hàng hoá của công ty ở trong nước và ngoài nước theo quy chế hiện hành. - Được lập đại diện, chi nhánh của công ty ở trong nước và ngoài nước theo quy định của nhà nước, được tham dự các hội nghị, hội thảo chuyên đề có liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty trong và ngoài nước, được cử cán bộ và công nhân của công ty đi nước ngoài ngắn hạn hoặc dài hạn, được mời cán bộ, công nhân nước ngoài làm việc theo quy chế của Nhà Nước và Bộ Thương Mại. 2.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty Công Ty XNK Thủ Công Mỹ Nghệ – Hà Nội hoạt động chủ yếu là : - Tổ chức sản xuất chế biến, gia công và thu mua hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và một số mặt hàng khác được Bộ cho Phép. - Xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm do liên doanh, liên kết tạo ra và cái mặt hàng khác theo quy định hiện hành của Bộ Thương Mại và Nhà Nước. - Nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và các phương tiện vật tự phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo quy định hiện hành của Bộ Thương Mại và Nhà Nước. - Được uỷ thác và nhập uỷ thác xuất nhập khẩu các mặt hàng Nhà Nước cho phép. 32 3. Mô hình tổ chức bộ máy của công ty - Tổ chức bộ máy của Công Ty đứng đầu là giám đốc, tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công Ty theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho mọi quyền lợi, nghĩa vụ của Công Ty trước pháp luật và trước cơ quan quản lý nhà nước. - Giúp việc cho giám đốc có các phó giám đốc, phó giám đốc Công Ty do Giám đốc công ty đề nghị và được Bộ Thương Mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. - Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực công tác được giao. Trong số các giám đốc có một giám đốc trường trực thay mặt giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công Ty khi Giám đốc đi vắng. - Không kể các chi nhánh văn phòng đại diện, công ty gồm các phòng ban và được chia ra làm hai khối là khối đơn vị quản lý và khối đơn vị kinh doanh. 3.1 Khối đơn vị quản lý : -Phòng tổ chức hành chính : Phòng giúp các đơn vị tổ chức, sắp xếp và quản lý lao động nhằm sử dụng hợp lý có hiệu quả lao động của công ty. Nghiên cứu các biện pháp và tổ chức thực hiện việc giảm lao động gián tiếp của công ty. Nghiên cứu các biện pháp nhằm hoàn thiện việc trả lương và phân phối hợp lý tiền thưởng trình giám đốc. -Phòng tài chính kế hoạch: Khai thác mọi nguồn vốn nhằm đảm bảo vốn cho các đơn vị hoạt động. Tham mưu cho giám đốc xét duyệt các phương án kinh doanh và phân phối thu nhập. Kiểm tra kỹ lương các số liệu và thể thức, thủ tục cần thiết của bộ chứng từ và việc thanh toán tiền hàng, nếu để sơ xuất thì phòng tổ chức kế hoạch phải chịu trách nhiện liên đới cùng đơn vị. 3.2 Khối đơn vị kinh doanh -Trên cơ sở các mặt hàng được giao các chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu và được phân bổ ( nếu có ) các đơn vị trực tiếp tiếp cận thị trường tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng để xây dựng phương án kinh doanh có thể tự quyết định trong việc ký hợp đồng để khỏi lỡ thời cơ, trên cơ sở đảm bảo an toàn về 33 pháp lý, chắc chắn có được hiệu quả kinh tế. Sau đó vẫn phải trình giám đốc phê duyệt phương án đó để đảm bảo nguyên tắc quản lý. -Đơn vị sản xuất kinh doanh mặt hàng truyền thống, đồng thời được phép kinh doanh tổng hợp việc phân phối các chỉ tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trước hết được ưu tiên cho các đơn vị kinh doanh một mặt hàng thì phải có sự thoả thuận giữa các đơn vị dưới sự chỉ đạo của giám đốc về giá cả, chất lượng, điều kiện thanh toán, thời hạn giao nhận hàng … Trên cơ sở đảm bảo lợi ịch lâu dài của công ty. -Trưởng đơn vị sản xuất kinh doanh trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh đã được duyệt được giám đốc uỷ quyền ký hợp đống kinh tế ( nội ngoại thương ) theo đúng pháp lệnh của hợp đồng kinh tế , chịu trách nhiệm đầy đủ về việc ký kết và thực hiện hợp đồng từ khầu đầu tiên đến khâu cuối, bao gồm cả việc thanh toán tiền hàng từ chối giao nhận hàng và khiếu nại bồi thường -Để sử dụng tổng số vốn của công ty có hiệu quả công ty sẽ quản lý và điều hành toàn bộ số vốn trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh, các đơn vị sẽ được phòng tổ chức kế hoạch bảo vệ bằng tất cả các nguồn, Đơn vị chịu trách nhiệm bảo toàn vốn, phát triển vốn, trả lãi xuất tiền vay và sử sụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, để tiện cho việc tính toán trong thời hạn sử dụng vốn ngân sách, vốn tự bổ xung và vốn vay ngân hàng, đơn vị phải trả về quyền sử dụng vốn bằng lãi suất vay ngân hàng bằng tiền Việt Nam, được tính từ ngày sử dụng vốn để khi được tính trên cơ sở tổng số vốn thực hiện sử dụng bao gồm cả xuất nhập khẩu. -Trường hợp mua hàng nhập khẩu phương thức dự án, bán thu tiền hàng nhập về trước khi trả tiền nước ngoaì hoặc kinh doanh hàng xuất khẩu thu được tiền bán hàng trước khi phải trả tiền hàng mua trong nước thì được hưởng lãi xuất 1% mỗi tháng trên tổng số tiền ấy. -Mở sổ sách kế toán theo dõi tài sản quản lý, chi phí phát sinh và thu nhập của từng hợp đồng kinh tế, công nợ phải thanh toán và tình hình phân phối thu nhập, thực hiện quyết toán hàng quý và báo cáo cho công ty qua phòng tài chính kế hoạch., theo mẫu quy định trong đó bao gồm cả việc thanh lý theo từng hợp đồng SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY ARTEXPORT 34 II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT 1. Khái quát chung thị trường thế giới về mặt hàng thủ công mỹ nghệ Từ năm 1991, sau khi liên xô ( cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu bị đổ vỡ, Việt Nam mất đi một khu vực thị trường rộng lớn ( chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu) Việt nam đã thực hiện công cuộc đổi mới về kinh tế, tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất nhập khẩu nói chung và của hàng thủ công mỹ nghệ nói riên, mặt hàng thủ công mỹ nghệ gặp không ít khó khăn cản trở về giá cả, nhu cầu, số lượng vv … chỉ xét tình hình vài năm trở lại đây ( 1995 – 2000) hoạt động xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có những đặc điểm sau: 1.1 Đặc điểm - Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ liên quan mật thiết đến số lượng đơn vị sản xuất sản phẩm, đi sâu chiều hướng những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu tăng do số lượng các nước tham gia xuất khẩu tăng lên, một số nước thường xuyên đẩy mạnh xuất khẩu và coi đây là mặt hàng có thế mạnh như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản. Phòng Dép Phòng TCHC Phòng Thêu Phòng gốm sứ Phòng XNK1 Phòng XNK2 Phòng XNK3 Phòng XNK4 Phòng XNK 8, 9, 10, 11 Phòng SMMN Phòng cói Phòng TCKH PhòngX NK7 Phòng XNK6 GIM ĐỐC Phó Giám Đốc Phó giám đốc Phòng XNK5 35 - Chất lượng mặt hàng thủ công mỹ nghệ : Nhìn chung chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ ngày một nâng cao, ngoài những sản phẩm gốm sứ nổi tiếng của Trung Quốc và các nước khác như Việt Nam, Thái Lan, Philipin … vác mặt hàng mỹ nghệ khác đều được ra sức đầu tư tiền của, chất xám để mở rộng những thị trường và lôi cuốn thị hiếu của khách hàng. - Mặt hàng chạm khắc ngày càng phong phú về màu sắc, hoạ tiết, hoa văn mang tính dân tộc phương đông, tạo sự thu hút khách hàng Châu Âu, bên cạnh đó việc tìm kiếm các vật liệu nguyên liệu bền đẹp phù hợp với thời tiết và độ ẩm của Châu Âu cũng được xúc tiến nhanh đảm bảo chất lượng hàng không bị trả lại. - Tính hình giá cả : Với mặt hàng thủ công mỹ nghệ, giá cả phụ thuộc rất nhiều vào thẩm mỹ, thị hiếu của khách hàng. Đối với mặt hàng cụ thể như tranh sơn mài, bình phong, lọ lục bình, hàng chạm gỗ … giá cả khác nhau. Nhìn chung những năm gần đây giá cả của mặt hàng thủ công mỹ nghệ có xu hương giảm nhưng tốc độ giảm chậm do cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. 1.2 Các nước xuất khẩu và nhập khẩu chính Các nước nhập khẩu chính -Các nước SNG : Là một thị trường lớn, có nhu cầu lớn về số lượng mà yêu cầu về phẩm chất lại không đòi hỏi cao như các nước Tây Âu và các nước khu vựa 2. Đây vốn là thị trường nhập khẩu truyền thống của nước ta nói chung và của hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng, những năm gần đây Trung Quốc, Malaysia … đã xâm nhập vào thị trường này nhưng còn ở mức độ thăm dò. Nước ta xuất khẩu sang các nước SNG chủ yếu là xuất trả nợ theo nghị định thư giữa hai chính phủ. -Các nước EU : khác với các nước SNG thì các nước EU không những là một thị trường có nhu cầu lớn về số lượng mà còn đòi hỏi các sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn phải có hoa văn đặc sắc, đường nét tinh sảo, mang đạm bản sắc dân tộc. -Các thị trường khác : ( Trung cận đông, Tây Nam á, Bắc phi, Bắc mỹ, Đông Nam á). So với các thị trường trên thì thị trường này cũng có kim ngạch lớn nhưng đòi hỏi về chất lượng mỹ thuật không phức tạp như các nước Tây Âu, tuy nhiên từng thị trường cụ thể mà có đòi hỏi riêng về mẫu mà sản phẩm. 36 Các nước xuất khẩu chính - Việt Nam : Là một nước có truyền thống xuất khẩu những sản phẩm mỹ nghệ lâu đời với cơ cấu mặt hàng rất phong phú, đa dạng, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ côngmỹ nghệ của việt nam ngày càng tăng lên ( trong năm 1998 kim ngạch xuất khẩu của hàng mỹ nghệ trong cả nước là 120 triệu USD, năm 1999 là 140 triệu USD năm 2000 kim ngạch xuất khẩu khoảng 160 triệu USD, kế hoạch năm 2001 là 180 triệu USD ) hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được khách hàng trên thế giới quan tâm, đặc biệt là từ sau khi nhà nước cho phó các đơn vị sản xuất được phép xuất khẩu trực tiếp. - Trung quốc : Là một nước xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn và có nhiều tiềm năng, kinh nghiệm sản xuất đã có từng nhiều năm nay, hàng của Trung Quốc được các nước khu vực 2 rất ưa chuộng và nhập với kim ngạch lớn. Khả năng cạnh tranh của Trung Quốc cao vì Trung Quốc có nguồn lao động dồi dào, hơn nữa họ rất cần cù, chịu khó và sáng tạo đó là ưu thế hơn Việt Nam và các nước khác. - Các nước châu á khác ( Thái lan, Philipin ..) đây cũng là những nước có tiềm năng lớn về mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Họ có mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu tăng. 1.3 Khả năng biến động của thị trường thủ công mỹ nghệ trong những năm tới - Nhu cầu : Do đời sống càng cao, nhu cầu của con người được nâng lên, song song với nó là mặt hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, sản xuất đơn giản, dễ thay đổi thích ghi với thị hiếu tiêu dùng, điều đó là nhân tố quan trọng mở ra nhiều thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ. Hiện nay, trên thế giới nói chung và Công Ty ARTEXPORT nói riêng có một số thị trường. - Liên Minh Châu Âu ( EU) : đây là một thị trường có thu nhập bình quản cao, dân số 350 triệu người, nền kinh tế ổn định, thị trường thống nhất, đây là một thị trường có sức mua lớn nhưng đòi hỏi chất lượng hàng hoá, uy tín và thị hiếu rất cao. - Đông Âu và các nước SNG : Trước kia xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo nghị định thư, do vậy hàng xấu hay đẹp đều được xuất. Hiện nay với cơ chế thị trường, đặc biệt từ khi khủng hoảng kinh tế, thị trường này giảm mạnh và có nhiều khi mất hẳn. những năm gần đây mặc dù có khôi phục lại thị trường này song chưa đáng kể. 37 - Thị trường Châu á - Thái Bình Dương : Là một thị trường đông dân số nhất thế giới song thu nhập chưa cao, hầu hết là các nước đang phát triển và tiềm năng. Đây là thị trường tiềm năng khi kinh tế phát triển, mặt khác khu vực này có nền văn hoá, truyền thống rất đậm nét do vậy cần nghiên cứu kỹ về thị hiếu, nét đặc trưng riêng biệt của người á Đông khi xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang khu vực này. - Cạnh tranh : +Mặt hàng gốm sứ, chạm khảm, thêu ren, mây tre đan có ở rất nhiều nước, cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà cả giữa nước này với nước khác, khối này với khối khác về giá cả mẫu mã, chất lượng, kiểu dáng và phương thức thanh toán … Tuy vậy trong cuộc cạnh tranh này thì hàng thủ công mỹ nghệ của một số nước có uy tín luôn luôn chiếm được ưu thế tuyệt đối và bán với giá cao. +Trung quốc đứng đầu về đồ gốm sứ : Sản phẩm gốm sứ Trung Quốc luôn chiếm uy tín cao trên thị trường thế giới với những sản phẩm nổi tiếng của Giang Tây, Thượng Hải nhất là về chất lượng, sản phẩm của họ có uy tín cao trên thị trường Quốc Tế. +Về hàng gốm sư, sơn mài chạm khảm … tại thị trường SNG thì Việt Nam vẫn giữ ưu thế là bạn hàng quen thuộc mặc dù chưa có động lực để nâng cao chất lượng và thay đổi mẫu mã. +Vũ khí cạnh tranh mà các đối thủ sử dụng là giá cả và mẫu mã ngoài việc bán giá hợp lý còn sử dụng các hình thức chiết khấu, giảm giá, tìm ra phương thức thanh toán hợp lý, thuận tiện, thông dụng và có lợi cho cả hai bên mua và bán nhằm khẳng định vị trí của mình trên thị trường quốc tế. 2. Các bước tiến hành hoạt động xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ – Hà Nội. 2.1 Thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu : - Thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là một hệ thống nghiệp vụ trong kinh doanh, mua bán trao đổi hàng hoá nhằm tạo ra nguồn hàng cho xuất khẩu. Nó bao gồm các khâu cơ bản, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, xác định mặt hàng dự kiến kinh doanh giao dịch ký kết hợp đồng thu mua học mua gom hàng trôi nổi trên thị trường xúc tiến khai thác nguồn hàng, thanh toán tiền hàng tiếp nhận bảo quản, xuất khi giao hàng …. Phần lớn các nghiệp vụ này làm tăng chi phí lưu thông mà không làm tăng giá trị sử dụng của hàng hoá 38 - Công tác thu mua tạo nguồn hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng xuất khẩu và tiến độ giao hàng, đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu, uy tín của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần thông qua hệ thống các đại lý thu mua hàng xuất khẩu mà chủ động và ổn định cho việc phát triển kinh doanh. - công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ khi ký xong hợp đồng công ty thuê các đơn vị thu gom hàng ví dụ ở làng gốm Bát Tràng, công ty có đại diện ở đó, khi thực hiện hợp đồng công ty đưa mẫu để sản xuất, cơ sở đó sẽ tiến hành thu gom hàng để giao cho công ty theo thoả thuận của hợp đồng. 2.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu - Phần lý luận tôi đã đề cập đến sáu hình thức xuất khẩu đó là xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gia công uỷ thác, phương thức mua bán đối lưu, giao dịch thông qua trung gian, tái xuất khẩu. - Bộ thương mại đã quy định đơn vị nào trực tiếp xuất nhập khẩu thì được cấp giấy phép kinh doanh, các đơn vị chưa có khả năng xuất khẩu thì uỷ thác cho các đơn vị có giây phép kinh doanh xuất nhập khẩu bằng hợp đồng uỷ thác và nộp thuế uỷ thác từ 1 – 1,5% theo giá trị lô hàng thực xuất. - Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ xuất khẩu theo hai hình thức chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác, ngoài ra còn có cả tái xuất song chiểm tỉ lệ nhỏ, cơ cấu từng hình thức xuất khẩu được thể hiện như sau: BẢNG 3: KIM GẠCH XK THEO HÌNH THỨC XUẤT KHẨU TỪ NĂM 1996 – 2000 (Đơn vị: 1000 USD) 39 Chỉ tiêu Năm Tổng Kim ngạch XK KN Giao uỷ Thác KN Xuất khẩu trực tiếp Tỷ suất uỷ thác ( %) Tỷ suất XK trực tiệp / KNXK ( %) 1996 7493 4776 2517 63,74 35,59 1997 10718 7066 3250 65,93 30,32 1998 12096 7038 3888 58,18 32,14 1999 10404 7027 3307 67,54 31,79 2000 11254 7200 4004 63,98 35,58 (Nguồn : Báo cáo xuất khẩu phòng tài chính kế hoạch) Qua số liệu trên ta thấy hình thức xuất khẩu chủ yếu của ATEXPORT là xuất khẩu uỷ thác và xuất khẩu trực tiếp, ngoài ra còn có tái xuất và một số hình thức khác. Trong đó xuất khẩu uỷ thác chiểm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, chiếm trên 60%, năm 1999 chiếm 67,54% tổng kim ngạch xuất khảu, do lợi thế của công ty là công ty xuất nhập khẩu và đặc biệt có uy tín vì vậy có nhiều đơn vị chưa đủ khả năng xuất khẩu đã tiến hành xuất khẩu uỷ thác cho Công Ty để xuất khẩu. Bên cạnh đó Công Ty cũng đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Do xuất khẩu uỷ thác, phí uỷ thác Công Ty lấy từ 1 – 1,5% giá trị lô hàng do vậy thu lợi nhuận không lớn, trong những năm gần đây công ty vẫn duy trì xuất khẩu uỷ thác nhưng đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp. Năm 2000 xuất khẩu trực tiếp chiếm 35,58% tổng kim ngạch xuất khẩu đó là do công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm thị trường mới, đa dạng hoá mặt hàng. 2.3 Phương thức thanh toán. - Do trước kia, các nước ký kết với nhau bằng nghị định thư, thị trường chủ yếu của công ty là Đông Âu và Liên Xô ( cũ) do vậy nhà nước đảm nhiệm việc thanh toán. - Hiện nay , với cơ chế thị trường việc thanh toán giữa hai nước bằng phương thức ghi sổ, chuyển khoán tín dụng chứng từ, việc thanh toán tiền hàng xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa bằng phương thức ghi sổ, trả chậm hoặc đổi hàng. Đồng ngoại tệ được tính toán giữa các nước với nhau bằng RUP chuyển nhượng với các thị trường khác, doanh nghiệp thường sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, thường từ 10-15 ngày sau khi giao hàng, nếu không phát 40 hiện ra sai sót thì bên nước ngoài sẽ tiến hành thanh toán, đồng thời tiền thanh toán là USD thanh toán bằng hình thức chuyển nhượng giữa hai ngân hàng. 3. Phân tích kết quả xuất khẩu của công ty Công Ty Xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ là đơn vị thuộc Bộ Thương Mại trước kia hợp đồng được ký kết và doLiên Xô tan rã, làm cho công ty gặp rất nhiều khó khăn, thị trường truyền thống biến động theo chiều hướng xấu, gần như mất hẳn, chỉ còn lại phần tham gia trả nợ nghị định thư của Nhà Nước với số lượng nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp, nhiều trở ngoại trong giao dịch, ký kết, tuy nhiên với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà Nước cùng với việc Mỹ bỏ lệnh cấm vạn với Việt Nam ( 3/2/1994) và Việt Nam gia nhập khối ASEAN thị trường ngoài nước được mở rộng, việt nam đã có quan hệ buôn bán với trên 40 nước, Công ty đã giữ vững và tăng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2000, năm cuối của kế hoạch 5 năm ( 1996-2000) trong khi cơ cấu của nền kinh tế nước ta đang biến đổi, vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. BẢNG 4 : KIM NGẠCH XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 1995 -2000 (Đơn vị : 1000 USD) Năm Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 20000 Kim ngạch Xuất khẩu 10566 7493 10718 12096 10404 11254 Tốc độ tăng trưởng (%) - - 29 43 12,86 -13,98 8,17 (Nguồn : Báo cáo xuất khẩu phòng tài chính kế hoạch) Qua số liệu trên ta thấy, tổng kin ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng khác nhau, có năm tăng, cũng có năm giảm. Qua đó ta thấy thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tăng giảm thất thường. Trong 5 năm gần đây (1996 – 2000) tốc độ tăng cao nhất là 43% hay 3.225.000 USD đó là năm 1997 so với 1996 ( 1997/1996) song có năm giẳm 29% năm 1996/1995. Để hiểu rõ lý do tại sao có điều đó xẩy ra ta hãy xem chi tiết vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. 3.1 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu : Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là tỷ lệ tương quan giữa các mặt hàng trong toàn bộ kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp, tuy nhiên do công ty có rất 41 nhiều mặt hàng em chỉ đưa ra một số mặt hàng cơ bản chiểm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong vài năm gầy đây : a. Hàng cói, ngô, dừa, mây : Mặt hàng về cói, ngô, dừa, mây rất đa dạng và phong phú nhiều kiểu dáng, mẫu mã ví dụ ; làn chiếu, dép, thảm lau chân, rổ, rá các loại hộp đựng … nguyên liệu đầu vào rẻ song mang đậm nét văn hoá á Đông, dồi dào tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long, do vậy nhiều làng nghề thủ công sản xuất mặt hàng này và hiện nay giải quyết nhiều công ăn việc làm cho nông nhànKim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này như sau : BẢNG 5: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG CÓI, NGÔ, DỪA, MÂY TỪ 1995-2000 ( Đơn vị:1000USĐ) Năm Tổng kim ngạch XNK của Công ty Trị giá XK hàng cói, ngô, dừa Tỷ trọng( %) Tốc độ tăng (%) 1995 10566 1008 9,54 - 1996 7493 1140 15,21 13,1 1997 10718 1730 16,14 51,75 1998 12096 957 7,91 -44,68 1999 10404 812 7,80 -15,15 2000 11254 1071 9,52 31,89 Tổng cộng 62.531 6.718 10.74 (Nguồn : Báo cáo xuất khẩu phòng tài chính kế toán) Qua số liệu trên ta thấy, tỷ trọng xuất khẩu trung bình hàng cói, mây, ngô, dừa trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty ARTEXPORT là 6718/63240*100 = 10,74%. Tỷ trọng có nhũng năm cao, đặc biệt năm 1997 tốc độ tăng khá cao là 13.1% và 51.75%, đặc biệt năm 1997 tốc độ tăng là 51.75% song năm 1998 – 1999 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm mạnh. Năm 1998 là (957.000USD) hay chiếm tỷ trọng 7,91% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung, giảm 44.68 % so với năm 1997, năm 1999 tỷ trọng đạt 7,80 % giảm 15,15% so với năm 1998 nguyên nhân là do thị trường xuất khẩu mặt hàng này giảm mau đáng kể đó là thị trường Nam Triều Tiên và Đức, Cụ thể năm 42 1997 ở thụ trường Triều Tiên kim ngạch xuất khẩu là 764.985USD nhưng năm 1999 kim ngạch xuất khẩu đạt 4326USD, đứng trước tình hình đó công ty đã tìm và phát triển thị trường mới. Năm 2000 Công Ty coi mặt hàng cói, ngô, dừa mây là mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, có thể nói đây là một thị trường tiềm năng của doanh nghiệp. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt 1.071.000USD chiếm 9,52% tăng 31.89% so với năm 1999. Hiện nay, công ty đang đa dạng hoá mặt hàng này, sản xuất theo thị hiếu của khách hàng để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên Công Ty cũng gặp không ít khó khăn về giá cả, mẫu mã so với sản phẩm của Trung Quốc. b. Hàng sơn mài mỹ nghệ Đây là mặt hàng có nguyên vật liệu dễ tìm, giá rẻ và có rất nhiều trong điều kiện tự nhiên Việt Nam song đòi hỏi quá trình sản xuất c nhiều công đoạn và trình độ tay nghề các nghệ nhân phải cao, có tính sáng tạo và thẩm mỹ cao, tỉ mỉ, công phu và tốn nhiều thời gian. Hàng sơn mài bao gồm các bức tranh sơn mài đủ thể loại, hộp đựng trang sức, các đồ vật trang trí nội thất … Trước đây, mặt hàng này của công ty xuất khẩu theo phương thức hàng đổi hàng ( trước năm 1989 ) do vậy kiểu dáng còn đơn điệu, chất lượng chưa cao. Sau năm 1989 từ khi bước vào nền kinh tế thị trường, phương thức hàng đổi hàng không còn phù hợp, Đông Âu và Liên Xô tan rã nhu cầu của khách hàng về mặt hàng này khá cao, do vậy trong những năm 1989 đến 1998 việc tiêu thụ hàng sơn mài với công ty là rất khó khăn, tuy nhiên năm 1999, 2000 có sự tiến bộ, việc tiêu thụ được tiến hành tốt hơn, cụ thể như sau : BẢNG 6 : KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG SƠN MÀI TỪ 1995 – 2000 43 (Đơn vị : 1000 USD) Năm Tổng kim ngạch XK Trị giá hàng sơn mài Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng giảm (%) 1995 10566 302 2,86 - 1996 7493 1441 19,23 377.15 1997 10718 929 8,67 -35.53 1998 12096 624 5,16 -32.83 1999 10404 1966 18,89 2.5 2000 11254 1915 17,02 -2.59 Tổng 62531 7177 11,48 (Nguồn : Báo cáo kết quả xuất khẩu tài chính kế hoạch.) Qua số liệu trên ta thấy trị giá xuất khẩu hàng sơn mài mỹ nghệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu là : 7177/62531=11.48%. Năm 1996 trị giá xuất khẩu là: 1.441.000 $ chiếm tỷ trọng 19.23% tăng 377.15% .Xong năm 1997 và 1998 lại giảm , đặc biệt 1998 trị giá XK chiếm tỷ trọng 5.16% giảm 32.83%. Từ cuộc khủng hoảng khu vực mặt hàng SMMN của công ty có ảnh hưởng rõ rệt. Nguyên nhân là do thị trường Nhật, Đài loan đã giảm việc xuất khẩu mặt hàng này đáng kể. Cụ thể năm 1997 Đài loan nhập khẩu hàng SM - MN tăng đáng kể. Năm 1997 trị giá xuất khẩu hàng SM – MN là 929.000$, chiếm tỷ trọng 8.68% tăng 245%. Năm 1999 tăng 215%. Nguyên nhân đó là một số thị trường truyền thống như Nhật và Đài loan giảm song một số thị trường mới tiêu thụ khá mạnh cụ thể là Trung Quốc nhập khẩu trị giá 695.334$. Năm 2000 trị giá 1.114731$, Tây Ban Nha năm 1999 nhập khẩu trị giá 230.828$, năm 2000 trị giá 223.666$. Qua đó ta thấy giá trị xuất khẩu hàng SM – MN tăng không đều trong các năm. Trong những năm tới công ty đang có những thay đổi để đáp ứng thụ hiếu của khách hàng đặc biệt là Trung Quốc , Tây Ban Nha đang là hai thị trường lớn của công ty. c. Hàng Gốm sứ Đây là mặt hàng có từ rất lâu đời ở Việt Nam, Công ty có nhiều cơ sở đặc biệt là cơ sở gồm Bát Tràng ở Gia Lâm – Hà Nội. Khi có hợp đồng ký kết, công ty đặt hàng tại cơ sở này và họ sẽ có trách nhiệm thu gom hàng cho mình. Mặt hàng về gốm sứ rất đa dạng và phong phú như : Tượng phật, Tam đa, Bình lạ, 44 ấm chén, bát đĩa … hiện nay tại làng gốm Bát Tràng – Hà Nội đã giải quyết nhiều công ăn việc làm cho xã hội, rất nhiều người đã đến đây làm thuê, giải quyết việc không ít công ăn việc làm cho độ tuổi lao động. BẢNG7: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG GỐM SỨ 1955-2000 (Đơn vị : 1000 USD) Năm Tổng KNXK của Công Ty Giá trị XK hàng gốm sứ Tỷ trọng ( %) Tỷ lệ tăng giảm (%) 1995 10566 1607 15.21 1996 7493 1396 18.63 -13.1 1997 10718 2894 27.00 107.3 1998 12096 4203 34.75 45.23 1999 10404 3815 36.67 -9.23 2000 11254 3772 33.52 -1.13 Tổng 62.531 17.687 28.29 (Nguồn:Báo cáo xuất khẩu hàng năm phòng tài chính kế hoạch) Tốc độ tăng qua các năm không đều , đặc biệt năm 1997 trị giá xuất khẩu hàng SMMN trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 2.894.000 $ chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 107.3% so với năm 1996 .Qua số liệu trên ta thấy : Giá trị xuất khẩu hàng gốm sứ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty là 17.687/62531 =28.29%. Đây là một mặt hàng trong những năm gần đây tiêu thụ khá mạnh, được coi là mặt hàng chủ lực của công ty, thị trường tương đối rộng như Nhật, Đài Loan, Đức, Pháp, Triều Tiên, Anh, Hà Lan, Áo, Hàn Quốc, đặc biệt năm 2000 xuất khẩu sang thị trường Đức là 1.318.855$, sang Hàn Quốc 681.681$. Nhìn chung tỷ trọng xuất khẩu hàng gốm sứ so với tổng kim ngạch xuất là tăng, tuy nhiên không đều và có năm giảm trong những năm gần đây , công ty còn gặp khó khăn nhất định, đặc biệt năm 1999 hàng gốm sứ giảm 9.23% so với 1998, năm 2000 kim ngạch xuất khẩu giảm 1.13% so với 1999 . Nguyên nhân là công ty chưa đưa ra những sản phẩm ngoài tính tiện dụng còn là tích độc đáo, kiểu dáng đẹp, chất lượng cao phù hợp với khách hàng tuy nhiên theo thống kê của cục Hải Quan thì gốm sứ chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ … Đó là do ARTEXPORT đã có nhiều cố 45 gắng quảng cáo ra thị trường mới đặc biệt tạo ra tính độc đáo của sản phẩm, mang đậm văn hoá Phương Đông nói chung va văn hoá Việt Nam nói riêng. d. Hàng Thêu ren : Là một mặt hàng mang đạm tính thủ công, đòi hỏi người sản xuất kiên trì, nhẫn nại và có con mắt thẩm mỹ. Người Việt nam nói chung hay người con gái Việt Nam nói riêng được coi là có đôi tay vàng khi lầm ra những sản phẩm này, hầu hết nguồn nhân lực là nữ bởi họ được ban cho đôi tay khéo léo và cần cù. Trong những năm trước đây, thêu ren là mặt hàng chủ lực của công ty, đặc biệt xuất khẩu sang thị trường Pháp, Nhật, ý rất được ưa chuộng, tuy nhiên từ 1995 – 2000 mặt hàng này kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh. BẢNG 8 : KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG THÊU REN TỪ 1995 – 2000 (Đơn vị : 1000 USD) Năm Tổng KNXK của Công Ty Giá trị XK hàng gốm sứ Tỷ trọng ( %) Tỷ lệ tăng giảm (%) 1995 10566 2386 22.58 1996 7493 1504 20.07 -36.97 1997 10718 1211 11.29 -19.48 1998 12096 1347 11.14 11.23 1999 10404 1584 15.22 17.59 2000 11254 2154 19.14 35.98 Tổng 62531 10186 16.29 (Nguồn : Báo cáo xuất khẩu phòng tài chính kế hoạch) Qua bảng số liệu trên trị giá xuất khẩu hàng thêu ren chiếm tỷ trọng 16.29% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhìn chung thêu ren tăng không đều qua các năm , năm tăng, năm giảm, thị trường biến động thất thường. Năm 1996 trị giá xuất khẩu hàng thêu ren đạt 1.504.000$ hay đạt tỷ trọng 20.07% , giảm 36.97% so với 1995. Đến năm 2000 tỷ trọng hàng thêu ren chiếm 19.14% tăng 35.98% so với năm 1999 nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi này do công ty trong những năm 1994 – 1996 việc xuất khẩu sang thị trường lớn như Pháp, Nhật, Ý giảm mạnh do cạnh tranh về giá cả với Thái Lan, Đài Loan. Mặt khác mẫu mã 46 đơn điệu chưa có sụ cải tiến mẫu mà, đến năm 1999, 2000 do công ty có những thay đổi nhất định, cải tiến mẫu mã, tạo ra kiếu dáng riêng và tính độc đáo, đặc biệt thị trường mở rộng, hiện nay công ty đã xuất khẩu sang hơn 20 nước trên thế giới gấp đôi số nước xuất khẩu trong nhữmg năm trước kia, tuy nhiên Công Ty cần phải nghiên cứu thị trường, tích cực thay đổi kiểu dáng mẫu mã, chất lượng để cạnh tranh với các đối thủ, thu hút khách hàng. e. Hàng dệt may : Mặt hàng này đòi hỏi sự đáp ứng về thị hiếu rất cao, phù hợp từng độ tuổi, trang lứa, nghề nghiệp, sở thích nhất định. Đặc biệt mặt hàng biến động rất nhanh về kiểu dáng, mẫu mã. Hơn nữa hiện nay trên thị trường đối thủ rất rộng đòi hỏi công ty cân tạo ra sự độc đáo của riêng mình, mặt hàng này công ty xuất khẩu sang các thị trường Đài Loan, Pháp, Anh, Đức … BẢNG 9 : KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TỪ NĂM 1995 – 2000 (Đơn vị: 1000 USD) Năm Tổng KNXK của Công Ty Giá trị XK hàng dệt may Tỷ trọng ( %) Tỷ lệ tăng giảm (%) 1995 10566 3109 29.42 1996 7493 379 5.06 -87.8 1997 10718 1028 9.59 171.2 1998 12096 795 6.57 -22.66 1999 10404 965 9.27 21.38 2000 11254 502 4.46 -47.98 Tổng 62531 6778 10.84 (Nguồn : Báo cáo phòng tài chính kế hoạch) Qua số liệu trên ta thấy, hàng dệt may có thị trường hay tổng kim ngạch xuất khẩu rất bấp bênh, lúc tăng mạnh , lúc giảm mạnh ,đặc biệt của mặt hàng là tính độc đáo , là nhu cầu của khách hàng . Năm 1997 tỷ lệ tăng 171.2%, song năm 1996 giảm 87.8% .Vài năm gần đây việc xuất khẩu mặt hàng này càng trở lên khó khăn . Công ty chưa tìm ra được hướng xuất khẩu cho mình .Xuất đi đâu và xuất mặt hàng gì ? Giá trị xuất khẩu hàng dệt may là 10.84% trong tổng kim 47 ngạch xuất khẩu . Nguyên nhân là do Công Ty chưa cạnh tranh với các đối thủ về giá cả , chất lượng , mẫu mã , đặc biệt chưa tìm ra thị trường mới, trong khi thị trường cũ lại mất đi , ví dụ: Năm 1997 xuất khẩu sang Đức trị giá 205.066$, đến năm 2000 thị trường này mất hẳn . Do vậy Công Ty cần tìm ra cho mình biện pháp khắc phục để tìm ra đâu là thị trường chính cho mình . f. Hàng thủ công mỹ nghệ khác. Nhóm hàng rất đa dạng gồm nhiều mặt hàng như : Hàng gia dụng , hàng bách hoá , song đặc biệt là các mặt hàng này đòi hỏi rất công phu, nguyên liệu đắt, không chỉ khéo tay mà cần có sự sáng tạo và độc đáo, hàng hoá được coi là sản phẩm nghệ thuật và khách hàng cũng là đối tượng am hiểu nghệ thuật nhìn chung mặt hàng này phân phối tầng lớp thượng lưu. Kim ngạch xuất khẩu về mặt hàng này bấp bênh, không ổn định, là mặt hàng khó tìm thị trường tiêu thụ BẢNG 10 : KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ KHÁC TỪ 1995 – 2000 (Đơn vị : 1000 USD) Năm Tổng KNXK của Công Ty Giá trị XK hàng TCMN khác Tỷ trọng ( %) Tỷ lệ tăng (%) 1995 10566 2154 20.39 1996 7493 1633 21.79 -24.18 1997 10718 2926 27.3 79.18 1998 12096 4170 34.47 42.52 1999 10404 1262 12.13 -69.74 2000 11254 1840 16.35 45.8 Tổng 62531 13985 22.36 (Nguồn : Báo cáo xuất khẩu phòng tài chính kế hoạch) Qua số liệu trên, ta thấy từ năm 1995 – 2000 kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khác của công ty đạt 13.985.000$, đạt tỷ trọng 22.36% tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu từng năm không ổn đinh. Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu đạt: 2.926.000$ đạt tỷ trọng 27.3 % tăng 79.18%. Năm 1999 kim ngạch xuất 48 khẩu đạt 1.262.000$ đạt tỷ trọng 12.13% giảm 69.74% do vậy công ty cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao dẫ đến tình trạng này, thị hiếu, giá cả hay mẫu mã. Để hiểu rõ hơn kết quả xuất khẩu của Công Ty có những năm kim ngạch xuất khẩu tăng, lại có những năm giảm, ngoài phân tích cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, em xin phân tích cơ cấu thị trường xuất khẩu. 3.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu : Những năm trước kia, Công ty xuất khẩu chủ yếu theo nghị định thư, Nhà nước đảm nhận việc thanh toán, thị trường chính của Công Ty ARTEXPORT là Liên Xô ( cũ) và Đông Âu. Sau khi Liên Xô ( cũ ) và Đông Âu lâm vào khủng hoảng sâu sắc cả về kinh tế lẫn chính chị thì việc tìm kiếm thị trường mới là vấn đề sống còn, hoà nhập chung vào thị trường khu vực và thế giới. Công ty xuất nhập khẩu thủ công Mỹ Nghệ ổn định về tổ chức sau quyết định 388, thị trường ngoài nước được mở rộng quan hệ buôn bán được với trên 40 nước, Công Ty đã giữ vững và tăng được kim ngạch xuất khẩu, được Bộ đánh giá là một trong 10 doanh nghiệp trực thuộc Bộ có kim ngạch xuất nhập khẩu ổn định và tăng trưởng, cơ cấu thị trường của ARTEXPORT như sau : a. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương : Đây là khu vực có tốc độ phát triển tương đối cao của thế giới, tốc độ trung bình từ 5 – 7%. ASEAN và 3 nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc với số dân khoảng 2 tỷ người. Mặt khác với vị trí địa lý thuận lợi gần Việt Nam giao thông vận tải dễ dàng bằng đường biển, đường hàng không. Trong vài năm trở lại đây, khu vực này được coi là thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam nói chung và Công Ty ARTEXPORT nói riêng. BẢNG 11 : KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG 1995 - 2000 (Đơn vị: 1000 USD) Năm Tổng KNXK của Công Ty Giá trị XK sang Châu Á - TBD Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng giảm (%) 1995 10566 2890 27.35 1996 7493 3856 51.46 33.43 1997 10718 4237 39.53 9.88 1998 12096 4215 34.85 -0.52 1999 10404 3713 35.69 -11.9 49 2000 11254 4842 43.02 30.4 Tổng 62531 23753 37.98 (Nguồn: Báo cáo xuất khẩu phòng tài chính kế hoạch.) Qua số liệu trên ta thấy, trị giá xuất khẩu sang Châu Á - Thái Bình Dương từ năm 1995 – 2000 là 23.753.000 $ đạt tỷ trọng 37.98 %, trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty , đặc biệt năm 1996 là 3.856.000$, đạt tỷ trọng 51.46% tăng 33.43%, tuy nhiên do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 do vậy kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này giảm đi trong các năm 1998, 1999. Năm 1999 trị giá xuất khẩu sang khu này đạt tỷ trọng 35.69% giảm 11.9%, Năm 2000 Công Ty đã có sự cố gắng về mọi mặt cả nhân sự và kinh doanh, nghiên cứu thị trường mới đặc biệt trị giá xuất khẩu sang Hàn Quốc năm 2000 là : 1.151.634$ và sang Trung Quốc trị giá xuất khẩu là 1.959.000$ cụ thể ở một số thị trường điểm hình như sau :  Nhật Bản : Năm 1997, với dân số 126.3 triệu người, GDP đạt xấp xỉ 4200 tỷ USD, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, đồng thời cũng là nước nhập khẩu lớn với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 300- 400 tỷ USD. Quan hệ thương mại Việt-Nhật đã có những bước phát triển khá tốt, kim ngạch xuất khẩu của Công Ty sang Nhật tăng đều qua các năm Nhật được coi là một bạn hàng lớn của ARTEXPORT thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, bởi người Nhật có nền văn hoá mang đậm truyền thống Phương Đông, họ quan tâm đến các sản phẩm của Công Ty như cói, ngô, dừa và sơn mài mỹ nghệ – cụ thể như sau : BẢNG 12: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG NHẬT TỪ NĂM 1995 - 2000 (Đơn vị: 1000 USD) Năm Tổng KNXK của Công Ty Giá trị XK sang Nhật Bản Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng giảm (%) 1995 10566 436 4.13 1996 7493 1045 13.95 140 1997 10718 1492 13. 92 42.78 1998 12096 979 8.09 -34.4 50 1999 10404 1015 9.76 3.68 2000 11254 1735 15.42 70.94 Tổng 62531 5963 9.54 (Nguồn:Báo cáo xuất khẩu phòng tài chính kế hoạch. ) Qua bảng trên ta thấy, Năm 1996 trị giá xuất khẩu sang Nhật Bản đạt: 1.045.000 $ chiếm tỷ trọng 13.95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 140%. Do khủng hoảng kinh tế trong khu vực việc xuất khẩu sang Nhật năm 1998 giảm 34.4% so với năm 1997 hai năm gần đây giá trị xuất khẩu sang Nhật lại tăng, do Nhật có văn hoá đặc trưng, Công Ty đã có thay đổi nhất định trong kiểu dáng, mẫu mã, mang đậm văn hoá Phương Đông nhằm phát triển thị trường đầy hứa hẹn này.  Đài Loan : Việt Nam là nước đứng đầu xuất khẩu đồ gỗ vào Đài Loan với kim ngạch xuất khẩu hàng năm lên tới 50-60 triệu USD, tốc độ phát triển kinh tế cao, ổn định, khách hàng Đài Loan ưu chuộng các sản phẩm của ARTEXPOR về hàng gốm, gỗ mỹ nghệ. BẢNG 13: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG ĐÀI LOAN TỪ 1995 - 2000 (Đơn vị: 1000 USD) Năm Tổng KNXK của Công Ty Giá trị XK sang Đài Loan Tỷ trọng (%) Tỷ lệ tăng giảm (%) 1995 10566 1346 12.74 1996 7493 1776 23.7 31.95 1997 10718 1746 16.29 -1.69 1998 12096 1788 14.78 2.41 1999 10404 1041 10.00 -41.78 2000 11254 736 6.54 -29.29 Tổng 62531 8433 13.49 (Nguồn: Báo cáo xuất khẩu phòng tài chính kế hoạch.) 51 Qua bảng số liệu trên, ta thấy trị giá xuất khẩu sang Đài Loan là 8.433.000$ trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt tỷ trọng 13.49 %. Tốc độ tăng không đều, năm 1996 tỷ trọng đạt 23.7% tăng 31.95%. Vài năm gần đây, tỷ lệ giảm xuống cụ thể 1999 giá trị xuất khẩu đạt 1041.000$ đạt tỷ trọng 10.0% giảm 41.78%. Nguyên nhân Công Ty bị cạnh tranh bởi kiểu dáng, mẫu mã đặc biệt là giá cả của Trung Quốc, tuy nhiên Đài Loan là một thị trường mà Công Ty xuất khẩu tương đối cao. a. Khu vực Tây - Bắc Âu : Đây là một khu vực có nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, đây là một thị trường có tiềm năng lớn, kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này đứng thứ nhất trong các khu vực, cụ thể như sau BẢNG 14: KIM NGẠCH XK SANG TÂY - BẮC ÂU TỪ NĂM 1995 - 2000 (Đơn vị: 1000 USD) Năm Tổng KNXK của Công Ty Trị giá XK sang T- BÂU Tỷ trọng ( %) Tỷ lệ tăng giảm (%) 1995 10566 2353 22.27 - 1996 7493 2486 33.18 5.65 1997 10718 3362 31.37 35.23 1998 12096 4683 38.72 39.29 1999 10404 6061 58.26 29.43 2000 11254 5921 52.61 -2.3 Tổng 62531 24866 39.76 (Nguồn: Báo cáo xuất khẩu phòng tài chính kế hoạch.) Qua số liệu trên ta thấy từ năm 1995 – 2000, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Tây – Bắc Âu đạt 24.866.000$ hay 39.76% trong tổng kim ngạch xuất khẩu , thị trường xuất khẩu sang khu vực này tăng qua các năm mặc dù không đồng đều, có thể nói đây là thị trường lớn của công ty, đặc biệt năm 1998 kim ngạch xuất khẩu là 4.683.000$ chiếm 38.72% tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 39.29%. ở thị trường này khách hàng triển vọng nhất là Đức và Pháp. Riêng vài năm trở lại đây có thêm Hà lan cũng là khách hàng lớn của Công Ty. Năm 1998 52 xuất khẩu sang Đức trị giá 2.769.715$ sang Pháp là 1.060.333$. Năm 1999 xuất khẩu sang Đức là 1.976.510$, sang Pháp là 1.057.393$, sang Hà Lan là 870.616$, năm 2000 đặc biệt xuất khẩu sang Hà Lan tăng trị giá xuất khẩu là 1.142.000$, Đức là 1.816.704$ tổng kim ngạch xuất khẩu . Đức , Hà Lan , Pháp đều thuộc khối EU, họ thích các mặt hàng gốm sứ , hàng cói và một số hàng mỹ nghệ chạm khảm , họ mua hàng với giá trị lớn , đòi hỏi cao về mỹ thuật , làm ăn sòng phẳng nghiêm túc . Thị trường Pháp chủ yếu là thêu ren, sơn mài mỹ nghệ ,có thẩm mỹ cao , kiểu dáng đẹp .Đây chính là cơ hội để Công Ty cần duy trì và phát triển thêm thị trường bằng cách đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng b. Thị trường Đông Âu- và các nước SNG. Đây là thị trường truyền thống của Công Ty , trước đây được ký kết theo NĐT, vì vậy kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này gần như được đảm bảo kể từ năm 1992 khi hệ thống XHCN không còn , hoạt động XNK giữa Công Ty và thị trường này giảm sút nghiêm trọng , chủ yếu là XK để trả nợ đã vay trong nhữngnăm trước kia . Đông Âu gồm 170 triệu dân , là thị trường có sức tiêu thụ , các loại hàng hoá có chất lượng và giá cả trung bình , không đòi hỏi về tiêu chuẩn chất lượng , vệ sinh chặt chẽ như các thị trường khác , do vậy Công Ty đang dần khôi phục lại thị trường này. Cụ thể như sau: BẢNG 15 : KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG ĐÔNG ÂU- SNG TỪ NĂM 1995-2000 (Đơn vị : 1000 USD) Năm Tổng KNXK của Công Ty Trị giá XK sang ĐôngÂu- SNG Tỷ trọng ( %) Tỷ lệ tăng giảm (%) 1995 10566 4909 46.46 1996 7493 853 11.4 -82.62 1997 10718 1117 10.42 30.95 1998 12096 2495 20.63 123.37 1999 10404 165 1.59 -93.39 2000 11254 160 1.42 -3.03 Tổng 62531 9699 15.51 (Nguồn : Báo cáo phòng tài chính kế hoạch) 53 Từ năm 1995-2000 tổng kim ngạch xuất khẩu trị gía 9.699.000 $ hay 15.51% tổng kim ngạch xuất khẩu chung , xuất khẩu chủ yếu theo NĐT . Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường , thị trường này không có động lực để thay đổi kiểu dáng , mẫu mã, chất lượng . Năm 1999 tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 93.39 %, năm 2000 giảm 3.03 % đây là thị trường truyền thống do vậy Công Ty cần có biện pháp khôi phục thị trường này d. Các thị trường khác Đây là tập hợp thị trường nhỏ , phân tán mua hàng không thường xuyên và mua với giá trị thấp . Vài năm trở lại đây Công Ty đã tìm hiểu thị trường , phát triển thêm nhiều thị trường mới tuy nhiên chưa tìm ra hướng đi đúng đắn xuất khẩu cái gì? xuất khẩu đi đâu ? do vậy kim ngạch xuất khẩu chưa cao cụ thể như sau: BẢNG 16 : KIM NGẠCH XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG KHÁC TỪ NĂM 1995-2000 (Đơn vị :1000USĐ ) Năm Tổng KNXK của Công Ty Giá trị XK sang Đài Loan Tỷ trọng ( %) Tỷ lệ tăng giảm (%) 1995 10566 414 3.92 1996 7493 298 3.98 -28.02 1997 10718 2002 18.68 571.8 1998 12096 703 5.81 -64.89 1999 10404 465 4.47 -33.85 2000 11254 331 2.94 -28.82 Tổng 62531 4213 6.74 (Nguồn : báo cáo xuất khẩu phòng tài chính kế hoạch) Từ năm 1995-2000 giá trị xuất k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn Một Số Biện Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Thủ Công Mỹ Nghệ ở Công Ty ARTEXPORT.pdf
Tài liệu liên quan