Tài liệu Luận văn Một số biện pháp nâng cao khả năng sử dụng internet trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________
Trần Thị Bích Phượng
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
KHẢ NĂNG SỬ DỤNG INTERNET
TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Vật Lý
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TSKH. LÊ VĂN HOÀNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TSKH. Lê Văn Hoàng đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn với tinh thần tận
tình và trách nhiệm rất cao.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng KHCN-Sau Đại học cùng
toàn thể thầy cô khoa Vật lý trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh và
Ban Giám Hiệu trường THPT chuyên Nguyễn Du tỉnh Daklak, nơi tôi đang
công tác đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu
đề tài.
Tôi cũng chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này....
88 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số biện pháp nâng cao khả năng sử dụng internet trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________
Trần Thị Bích Phượng
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO
KHẢ NĂNG SỬ DỤNG INTERNET
TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Vật Lý
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TSKH. LÊ VĂN HOÀNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TSKH. Lê Văn Hoàng đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn với tinh thần tận
tình và trách nhiệm rất cao.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng KHCN-Sau Đại học cùng
toàn thể thầy cô khoa Vật lý trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh và
Ban Giám Hiệu trường THPT chuyên Nguyễn Du tỉnh Daklak, nơi tôi đang
công tác đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu
đề tài.
Tôi cũng chân thành cảm ơn gia đình, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VL : VËt lý
CNTT : C«ng nghÖ th«ng tin
DH : D¹y häc
GA§T : Gi¸o ¸n ®iÖn tö
GD&§T : Gi¸o dôc vμ ®μo t¹o
GV : Gi¸o viªn
HS : Häc sinh
MVT : M¸y vi tÝnh
PPDH : Ph−¬ng ph¸p d¹y häc
SGK : S¸ch gi¸o khoa
THCS : Trung häc c¬ së
TN : Thùc nghiÖm
TN VL : ThÝ nghiÖm vËt lý
THPT : Trung häc phæ th«ng
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ khi xuất hiện đến nay, Internet là một hệ thống truyền thông đã và
đang làm thay đổi cách sống, học tập, làm việc và vui chơi của cư dân trên
trái đất. Internet giống như một thư viện khổng lồ cho phép chúng ta tìm thấy
thông tin về hầu hết mọi chủ đề. Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng
Internet để tìm tư liệu phục vụ giảng dạy và học tập là con đường, biện pháp
giúp nâng cao hiệu quả dạy học mà nhiều quốc gia trên thế giới đều quan tâm
thực hiện.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về
lĩnh vực này như: Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về
việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước; Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình hành động triển khai
Chỉ thị số 58-CT/TW; Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng
công nghệ thông tin trong ngành giáo dục; Quyết định số 33/2002/QĐ/TT
ngày 8/2/2002 của thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển Internet
ở Việt Nam giai đoạn 2001-2005, Quyết định ghi rõ đến 2005, khoảng 50%
số trường PTTH sẽ được kết nối mạng internet; Nghị định 64/2007/NĐ-CP
ngày 10/4/2007 về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Để đáp ứng yêu cầu trên, nghành giáo dục chủ trương đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giảng dạy, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, phát huy
tính sáng tạo của người học từng bước áp dụng các phương pháp và phương
tiện dạy học tiên tiến, đảm bảo thời gian tự học và tự nghiên cứu của học sinh,
sinh viên, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp
trong toàn dân.
Môn vật lý nghiên cứu sự vận động của vật chất. Một số hiện tượng có
thể được quan sát bằng mắt thường nhưng cũng có nhiều hiện tượng vật lý vi
mô, vĩ mô thậm chí có những mô hình vật lý trừu tượng không thể mô tả để
học sinh hình dung một cách tường minh. Cho nên việc vận dụng ưu điểm của
hình ảnh, phim và phần mềm mô phỏng vào các bài giảng vật lý để học sinh
dễ hiểu hơn là rất cần thiết .
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, giáo viên có thể tìm
thấy nhiều tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy trên kho dữ liệu khổng lồ này.
Tuy nhiên thực trạng sử dụng công nghệ thông tin nói chung và Internet
nói riêng của giáo viên vật lý ở các trường trung học phổ thông hiện nay ra
sao?
Những khó khăn nào mà giáo viên vật lý phải đối mặt khi sử dụng
Internet cho việc dạy học ?
Những nguyên nhân khách quan và chủ quan nào có thể ảnh hưởng đến
chất lượng sử dụng Internet?
Biện pháp khả dĩ nào có thể giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc sử
dụng Internet?
Do bởi mong muốn có thể trả lời những câu hỏi trên, tôi đã thực hiện đề
tài: “Một số biện pháp nâng cao khả năng sử dụng Internet trong dạy học
vật lý ở trường trung học phổ thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu nhu cầu sử dụng Internet trong giảng dạy của giáo viên vật lý ở
trường trung học phổ thông.
- Tìm hiểu những khó khăn mà giáo viên gặp phải khi tiếp xúc với Internet
để tìm tư liệu giảng dạy và học tập.
- Tìm giải pháp khắc phục khó khăn của giáo viên khi tìm tư liệu trên
Internet. Tạo nhịp cầu đưa giáo viên chưa tự tin với khả năng áp dụng CNTT
vào dạy học đến với Internet vô tận.
- Tìm giải pháp để giáo viên và học sinh có thể liên kết với nhau trong một
cộng đồng yêu thích vật lý, chia sẻ kinh nghiệm và tài nguyên.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Giáo viên vật lý trường trung học phổ thông
- Internet
- Công cụ tìm kiếm trên Internet
- Ứng dụng Internet trong việc dạy học vật lý ở THPT
- Hệ thống các website về vật lý ứng dụng đa phương tiện (multimedia)
- Các ý tưởng xây dựng website vật lý cộng đồng có tính tương tác cao
với người dùng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận phương pháp dạy học vật lý nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
- Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng Internet vào dạy học ở trường
phổ thông bằng phỏng vấn trực tiếp, bằng phiếu điều tra bởi hệ thống các câu
hỏi trên giấy và trên Internet.
- Tìm hiểu những khó khăn của giáo viên vật lý khi ứng dụng Internet
vào dạy học.
- Đưa ra các biện pháp khắc phục những khó khăn chủ quan cho giáo
viên vật lý dạy ở trường trung học phổ thông.
- Nghiên cứu cách tìm kiếm tư liệu dạy học (hình ảnh, phim, phần mềm
mô phỏng, thí nghiệm ảo,…) trên Internet để sử dụng chúng vào bài giảng
điện tử. Đúc kết thành tài liệu hướng dẫn giáo viên và học sinh.
- Nghiên cứu việc xây dựng một phương thức giao tiếp cho cộng đồng
giáo viên và học sinh yêu thích môn vật lý thông qua trực tuyến (online)
nhằm hổ trợ cho việc tìm kiếm, chia sẻ tư liệu cũng như kinh nghiệm, giải
pháp.
- Tìm hiểu và đưa ý tưởng xây dựng một website cộng đồng nhằm hỗ trợ
cho việc tìm kiếm tư liệu dễ dàng và hiệu quả.
- Đưa ra các kết luận của đề tài.
5. Giả thuyết khoa học
- Cộng đồng giáo viên dạy vật lý ở các trường THPT có nhu cầu cao về
sử dụng Internet để tìm tư liệu cho dạy học nhưng trong đa số lại chưa biết sử
dụng Internet hiệu quả và gặp nhiều khó khăn khi ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy học.
- Trở ngại lớn nhất mà giáo viên gặp phải chính là tự bản thân họ: trình
độ ngoại ngữ và kiến thức phổ cập tin học còn hạn chế, chưa biết sử dụng
công cụ tìm kiếm sao cho hiệu quả, tâm lý ngại sử dụng công nghệ thông tin.
- Số lượng các trang web tiếng Việt ứng dụng đa phương tiện về vật lý
không nhiều. Thiếu môi trường tương tác cộng đồng dạy học vật lý.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Văn kiện của Đảng, các nghị định thông tư chỉ thị của BGD & ĐT về
phương pháp đổi mới giáo dục.
- Tài liệu giáo dục học, tâm lý học, lý luận dạy học và phương pháp
dạy học vật lý.
- Nghiên cứu các tài liệu viết về ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học vật lý.
- Nghiên cứu tài liệu các phần mềm hỗ trợ thiết kế website để đưa ra ý
tưởng xây dựng một trang web vật lý phục vụ cộng đồng giáo viên và học
sinh.
- Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và
các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung cần nghiên cứu.
6.2. Phương pháp điều tra
- Tìm hiểu việc dạy và học thông qua dự giờ, trao đổi với giáo viên và
học sinh ở các trường THPT để nắm bắt thực trạng của việc sử dụng công
nghệ thông tin trong dạy học.
- Xây dựng các mẫu phiếu điều tra để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao
khả năng sử dụng Internet phục vụ giảng dạy và học tập của giáo viên vật lý ở
các trường trung học phổ thông.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Tìm ra nguyên nhân sâu xa của những khó khăn chủ quan dẫn đến
việc hạn chế ứng dụng Internet trong việc dạy và học môn vật lý.
- Hệ thống hóa các từ khóa và tổ hợp cũng như các quy tắc cơ bản
trong việc tìm kiếm tư liệu vật lý qua công cụ tìm kiếm trên Internet (Search
Engine).
- Đưa ra ý tưởng xây dựng website có tính tương tác hai chiều nhằm
phục vụ cộng đồng giáo viên và học sinh yêu vật lý với phương châm cộng
đồng phục vụ cộng đồng.
8. Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tìm hiểu việc sử dụng Internet để tìm tư liệu cho bài giảng
điện tử trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn mà giáo
viên và học sinh gặp phải khi khai thác Internet.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Mục tiêu giáo dục trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước
Bước sang thế kỉ 21, đất nước ta bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và đã chuyển gần như hoàn toàn từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nuớc. Thế giới đang xảy ra sự bùng nổ tri thức
và khoa học công nghệ. Muốn xây dựng đất nước phồn vinh thịnh vượng ở
thế kỉ này tất yếu phải dựa vào thi thức, vào tư duy sáng tạo, vào tài năng
sáng chế của con người. Hiện nay, nước ta vẫn chưa thoát khỏi danh sách các
nước nghèo trên thế giới. Để có thể vươn lên được, chúng ta không chỉ học
hỏi các nước tiên tiến mà còn phải biết áp dụng kinh nghiệm đó một cách
sáng tạo và phải biết tìm ra con đường phát triển riêng phù hợp với hoàn cảnh
cụ thể của đất nước. Tình hình đó đòi hỏi nền giáo dục của nước ta phải kịp
thời đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện để có thể đào tạo ra những con
người lao động, hoạt động có hiệu quả trong hoàn cảnh mới.
Mục tiêu giáo dục ở nước ta và trên thế giới ngày nay không chỉ dừng lại
ở việc truyền thụ cho học sinh những kiến thức, kĩ năng loài người đã tích lũy
được mà còn đặc biệt quan tâm đến bồi dưỡng cho họ năng lực sáng tạo ra
những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải quyết vấn đề mới phù hợp
với hoàn cảnh của đất nước, của dân tộc.
Hiện nay, trong xã hội biến đổi như vũ bão này, người lao động phải biết
luôn đổi mới kiến thức và năng lực của mình cho phù hợp với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật. Lúc này đây, người lao động phải có khả năng tự định
hướng và tự học để thích ứng với đòi hỏi mới của xã hội.
Mục tiêu giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ ở nước ta được xác định bởi Đại
hội Đảng cộng sản toàn quốc và bởi hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng
cộng sản Việt Nam. Hội nghị lần thứ hai ban chấp hành trung ương Đảng
cộng sản khóa VIII đã xác định rõ mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ có
những phẩm chất và năng lực sau:
- Có lý tưởng độc lập, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây
dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ tổ quốc.
- Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại. Phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt
Nam.
- Có ý thức cộng đồng và phát huy tính cực của cá nhân, làm chủ tri
thức khoa học và công nghệ hiện đại. Có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực
hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật.
- Có sức khỏe.
Giáo dục không phải chỉ hướng đến những yêu cầu mà xã hội đặt ra cho
người lao động mà còn phải quan tâm đến quyền lợi, nguyện vọng, năng lực,
sở trường của cá nhân. Sự phát triển đa dạng của cá nhân sẽ dẫn đến sự phát
triển mau lẹ, toàn diện, đa dạng và hài hòa của xã hội.
1.2. Mục tiêu dạy học môn vật lý ở trường trung học phổ thông trong
giai đoạn mới
1.2.1. Về kiến thức
- Học sinh phải có những kiến thức phổ thông về các hiện tượng, quá
trình vật lý quan trọng thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày, trong tự
nhiên và trong kỹ thuật.
- Học sinh phải có những kiến thức khoa học chung (khái niệm, định
luật, nguyên lý, phương pháp…) được sử dụng nhiều trong các ngành khoa
học kỹ thuật, công nghệ và đời sống.
- Kiến thức mà học sinh nắm được phải phù hợp với tinh thần của các
thuyết vật lý, mang tính cập nhật và ứng dụng.
- Hệ thống kiến thức vật lý của học sinh ở THPT(chủ yếu là Vật lý cổ
điển và một số thành tựu của các lĩnh vực Vật lý hiện đại: Điện từ học, Vật lý
lượng tử, Vật lý chất rắn, Vật lý hạt nhân, vũ trụ…) là nền tảng, là cơ sở để
các em có thể tiếp tục học lên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
hoặc vận dụng vào trong đời sống, lao động sản xuất một cách khoa học hiệu
quả.
1.2.2. Về kỹ năng
Việc tổ chức dạy học vật lý ở trường THPT cần rèn luyện cho học sinh
các kỹ năng sau:
- Thu thập thông tin, điều tra, tra cứu, khai thác thông tin qua mạng
Internet.
- Phân tích và xử lý thông tin: lập bảng biểu, vẽ đồ thị, sắp xếp, hệ thống
hóa, lưu trữ thông tin, rút ra kết luận.
- Truyền đạt thông tin bằng lời nói.
- Sử dụng các công cụ đo lường vật lý phổ biến, thiết lập và tiến hành
các thí nghiệm.
- Biết phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Đề xuất các dự đoán hoặc giả thuyết về các tính chất, các mối quan hệ
vật lý…
- Đề xuất các phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán hoặc nêu ra giả
thuyết.
- Biết vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng vật lý cũng như
giải quyết một số vấn đề thực tế của cuộc sống.
- Biết diễn đạt rõ ràng bằng ngôn ngữ vật lý.
- Có khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức.
1.2.3. Về tình cảm, thái độ
- Ý thức tự giác, chủ động trong học tập, có lòng ham hiểu biết, tính kế
hoạch trong công việc, sự cần cù, chăm chỉ làm việc.
- Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, chu đáo, chính xác trong việc thu nhận
thông tin, quan sát nhất là trong thực hành thí nghiệm.
- Có tinh thần hợp tác trong học tập và trong lao động.
- Tôn trọng thành qua lao động của người khác và của chính mình.
- Có ý thức sẳn sàng tham gia vào các hoạt động trong gia đình, nhà
trường và cộng đồng nhằm cải thiện điều kiện sống và bảo vệ môi trường
trong lành.
- Có lòng yêu thích bộ môn vật lý và mở rộng ra là yêu thích sự hài hòa
của tự nhiên.
1.2.4. Phương pháp nhận thức vật lý
Hiện nay, trong trường phổ thông thường áp dụng phương pháp nhận
thức vật lý phổ biến sau: phương pháp thực nghiệm, phương pháp tương tự,
phương pháp mô hình, phương pháp thí nghiệm lý tưởng.
Trong khi áp dụng các phương pháp nhận thức vật lý, giáo viên thường
phải phối hợp sử dụng với phương pháp suy luận logic như phân tích, tổng
hợp, quy nạp, diễn dịch…Những phương pháp suy luận logic này được sử
dụng trong tất cả các quá trình nhận thức.
1.2.5. Định hướng về phương pháp dạy học
- Dạy bằng hành động, thông qua hành động.
- Theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Nêu giả thuyết và kiểm chứng bằng thực nghiệm.
- Sử dụng phương pháp mô hình và tương tự.
- Khắc phục hiểu biết sai hoặc chưa đầy đủ.
- Tăng cường dạy học theo nhóm và cá thể hóa.
- Đa dạng hóa hoạt động học tập trong và ngoài lớp học.
1.3. Các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động dạy học vật lý ở trường trung
học phổ thông [6]
- Nhiệm vụ thứ nhất là cung cấp cho học sinh một hệ thống các kiến
thức vật lý cơ bản, khoa học, hiện đại và kỹ năng kỹ xảo tương ứng nhằm làm
nền tảng cho các họ có thể tham gia lao động sản xuất và tiếp tục theo học
những chuyên nghành khoa học kỹ thuật cao hơn ở bậc đại học, cao
đẳng…hoặc tự học, tự bồi dưỡng trong quá trình lao động, sản xuất.
- Nhiệm vụ thứ hai là góp phần cùng các môn học khác rèn luyện tư
duy, bồi dưỡng năng lực và khả năng tự học cũng như khả năng hoạt động
độc lập của học sinh.
- Nhiệm vụ thứ ba là góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh. Giáo
dục thế giới quan duy vật biện chứng; giáo dục những phẩm chất tốt của
người lao động: tính kỷ luật, kiên trì, …và tác phong công nghiệp.
- Nhiệm vụ thứ tư là giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh.
Bốn nhiệm vụ trên có mối liên hệ biện chứng với nhau và được thực hiện
đồng thời trong hoạt động dạy học vật lý ở nhà trường. Trong đó, nhiệm vụ
thứ nhất giữ vai trò chủ đạo. Thông qua việc dạy học vật lý mà tiến hành các
nhiệm vụ còn lại. Không phải tách biệt giữa việc rèn luyện tư duy, giáo dục
đạo đức…Mà trong khi dạy kiến thức vật lý, người thầy phải biết phối hợp
sao cho đồng thời có thể rèn luyện cả tư duy, cả giáo dục đạo đức cho học
sinh.
1.4. Giúp học sinh tự học
Một trong những nhiệm vụ của việc giảng dạy môn vật lý ở trường phổ
thông là phát triển ở học sinh năng lực nhận thức, khả năng tư duy sáng tạo,
rèn luyện thói quen tự học và tự giáo dục.
Tự học: Tự học là một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân do chính
bản thân người học thực hiện trên lớp hoặc ngoài lớp, nhằm chiếm lĩnh hệ
thống tri thức, kỹ năng và cải tạo tư duy của chính mình.
Nội dung tự học ở trường trung học phổ thông rất phong phú, nó bao
gồm toàn bộ những công việc học tập do cá nhân hoặc do tập thể học sinh tiến
hành. Chẳng hạn: đọc sách, điều chỉnh vở ghi chép, làm bài tập, chuẩn bị thảo
luận, làm thí nghiệm…
Hoạt động tự học có thể diễn ra theo nhiều cách khác nhau:
- Tự học không có sự điều khiển trực tiếp của giáo viên: người học tự
học qua sách vở, tài liệu tham khảo hoặc qua các phương tiện thông tin. Ở
đây, người học tự học một cách độc lập hoàn toàn.
- Tự học có hướng dẫn từ xa: người học có sách, tài liệu hướng dẫn học
tập, hay có sự hướng dẫn thông qua các phương tiện thông tin như băng ghi
hình, ghi tiếng, ti vi, mạng Internet… Thông qua sự hướng dẫn từ xa đó, học
sinh tự mình tiến hành các hoạt động học tập để hoàn thành các nhiệm vụ đề
ra.
- Tự học có sự hướng dẫn của giáo viên: giáo viên hướng dẫn trên lớp và
giao nhiệm vụ, học sinh tự học ở nhà, giải quyết các nhiệm vụ học tập mà
giáo viên giao cho.
Trong quá trình đào tạo, tự học là một yếu tố có giá trị quyết định kết quả
học tập của học sinh. Vì vậy, nếu không hình thành và phát huy vai trò tự học
của người học thì mục tiêu đào tạo sẽ không thực hiện được.
Thực tế dạy học cho thấy, phương pháp giảng dạy của giáo viên mới là
yếu tố quyết định cách học của học sinh, điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải
tìm tòi, suy nghĩ, sử dụng hình thức dạy học nào để hình thành và phát triển
năng lực tự học cho mỗi học sinh.
Hiện nay, học sinh thường xuyên truy cập Internet nhưng với mục đích
chủ yếu là chat, mail, xem phim, nghe nhạc, game… Ít ai trong số đó truy cập
để tìm tài liệu phục vụ cho học tập. Như vậy Internet đã phản tác dụng giáo
dục. Đã không ít giáo viên cho rằng học sinh hư là do Internet. Có rất nhiều
phụ huynh học sinh cho rằng con cái họ hư hỏng, xao nhãng học tập, thậm chí
tham gia các băng nhóm trộm cắp cũng là do Internet, vì Internet. Có lẽ rằng
các trò chơi trên Internet thực sự hấp dẫn hơn là việc học tại trường. Cũng có
thể tại đó, học sinh được tự do làm theo ý thích mà không ai quản lý, ví như
nói tục, hút thuốc mà không bị khiển trách.
Qua đó, chúng ta cũng thấy được trách nhiệm lớn lao của ngành giáo dục
trong việc dạy học sinh sử dụng Internet như thế nào cho hiệu quả. Internet là
một công cụ hiện đại, hiệu quả của nó cực lớn, nhưng nếu sử dụng không
đúng chỗ thì tác hại của nó cũng cực lớn. Hơn nữa, với công cụ hiện đại như
thế, người sử dụng nhất thiết phải có một trình độ nhất định. Nếu không,
người sử dụng sẽ tự gây hại cho mình và cho người khác.
Thông qua những điểm hấp dẫn về hình ảnh, phim về các đối tượng vật lý,
người giáo viên tạo cho học sinh miềm đam mê, thích thú với môn vật lý. Từ
đó, các em sẽ chủ động tìm kiếm thêm những kiến thức ngoài bài giảng.
1.5. Phương tiện trong dạy học vật lý
Ngày nay, tiêu chí đánh giá chất lượng dạy học phải dựa trên chất lượng
tổ chức hoạt động học tập tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh trong quá
trình chiếm lĩnh tri thức. Để có thể hỗ trợ quá trình tổ chức hoạt động học tập
như vậy trong dạy học vật lý thì phương tiện dạy học đóng vai trò hết sức
quan trọng và lý tưởng nhất là phương tiện dạy học có chức năng sau:
- Trình bày trước học sinh đối tượng nghiên cứu (các hiện tượng hay quá
trình vật lý) dưới dạng gốc hay dưới dạng các mô hình khác nhau.
- Thu thập các thông tin về đối tượng nghiên cứu.
- Trình bày các thông tin thu thập được từ đối tượng nghiên cứu dưới các
dạng khác nhau (biểu bảng, đồ thị,…)
- Phân tích các thông tin thu thập được từ đối tượng nghiên cứu theo các
mục đích khác nhau của học sinh.
- Giúp học sinh kiểm tra các dự đoán (giả thuyết) khoa học đã đề xuất.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão này, nhiều
phương tiện dạy học mới ra đời. Cùng với việc ra đời các phương tiện dạy
học mới này, trong quá trình sử dụng, do tính đa dạng, do các đặc điểm và
chức năng, mục đích sử dụng khác nhau mà phương tiện dạy học nói chung
và dạy học vật lý nói riêng được phân loại như sau:
1.5.1. Phân loại phương tiện dạy học vật lý
- Phương tiện dạy học vật lý truyền thống: sách, báo, tạp chí, tranh ảnh
(dưới dạng ấn phẩm) phấn, bảng đen, phim dương bản, phim đèn chiếu, thí
nghiệm thật,…
- Phương tiện dạy học vật lý số: Projector, đầu DVD, VCD, camera
số,…
Phương tiện dạy học vật lý
PTDH (VL) số PTDH (VL) truyền thống
PTDH (VL) số mềm
(Dữ liệu số dưới dạng văn bản, hình ảnh, hình
vẽ, mô hình, biểu bảng, biểu đồ, đồ thị, video
clips, các phần mềm và phần mềm kèm với
thiết bị TN...)
PTDH (VL) số cứng
(Projector, đầu VCD,
DVD, Camera số,
Videocamera số,...)
Bảng 1.1. Phân loại các PTDH số trong hệ thống các PTDH vật lý [11]
Qua thực tế thì việc ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc dạy
học vật lý nhằm thỏa mãn các yêu cầu về phương tiện dạy học có hiệu quả
cao hơn nhiều so với việc chỉ sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống.
PTDH (VL) số PTDH (VL) số
có tính tương tác không có tính tương tác
(Phần mềm mô phỏng và các phương
tiện hỗ trợ TN VL)
(Dữ liệu số dưới dạng văn bản,
hình ảnh, hình vẽ, mô hình, biểu
bảng, biểu đồ, đồ thị, video clips...)
Phần mềm mô phỏng
Phương tiện hỗ
trợ TNVL (Crocodile, PhenOpt hay Dao động và sóng cơ học, dòng điện xoay
chiều, Quang hình học – mô phỏng
và thiết kế...)
TN ghép nối với MVT Phần mềm phân tích băng hình
(của hãng Phywe, Leybold, Pasco,
v.v... hay của khoa VL, ĐHSP Hà
Nội, Viện VL Kỹ thuật ĐH Bách
khoa)
(Videopoint, Cuple, Diva, hay Galieo
phiên bản 1,1 tiếng việt, Phân tích
Video...)
1.5.2. Vai trò của các phương tiện dạy học hiện đại
- Theo quan điểm duy vật biện chứng, Lenin chỉ ra con đường biện
chứng của nhận thức là : “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi
từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức
chân lý, nhận thức hiện tượng khách quan”.
Như vậy, phương tiện dạy học đóng vai trò to lớn trong việc nâng cao
hiệu quả của quá trình nhận thức của loài người và khiến cho con đường tiếp
thu tri thức được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Các phương tiện dạy học giúp rút ngắn thời gian học tập và làm cho
con đường nhận thức (từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng) của học
sinh bớt khó khăn. Giáo viên không phải mất nhiều thời gian và công sức để
giảng giải một vấn đề phức tạp, thay vào đó họ có thể dùng các phương tiện
trực quan như tranh ảnh, sơ đồ, phim, các phần mềm mô phỏng ,nhờ đó học
sinh cũng tiếp cận vấn đề một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn.
- Phương tiện dạy học nhờ các kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng
rất nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội … mà không thể hoặc
không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường, làm cho các vấn đề được cụ
thể hóa, gần gũi với học sinh.
- Phương tiện dạy học cùng với những tác động trực quan có khả năng
gây ra những tác động vật chất và trực quan sinh động, gây nên những cảm
giác cho học sinh để từ đó đem lại cho HS những tri giác, ý niệm và tư duy
trừu tượng (các hiện tượng, khái niệm, định luật…). Những phương tiện dạy
học loại này giúp thầy giáo huy động tối đa các giác quan của học sinh cùng
tham gia vào nhiệm vụ học tập.
- Phương tiện dạy học giúp HS hiểu bài và nhớ bài lâu hơn vì nó cung
cấp các kiến thức một cách chắc chắn và chính xác (SGK, phim giáo khoa).
Như thế, nguồn thông tin HS nhận được trở nên đáng tin cậy và nhớ lâu bền
hơn. Ngoài ra, việc sử dụng PTDH giúp cho HS hiểu kiến thức sâu sắc hơn
để từ đó có thể tự suy nghĩ, vận dụng và nghĩ ra cách mới với các mức độ
khác nhau.
- Phương tiện dạy học đa dạng sẽ dễ dàng chiếm được cảm tình và thu
hút được sự chú ý của học sinh, gíup làm sinh động nôi dung học tập. Không
chỉ có thế, nó còn cần thiết để góp phần phát triển hứng thú, tính tích cực chủ
động trong học tập, giúp phát triển năng lực nhận thức, năng lực quan sát
,năng lực(phân tích, tổng hợp, phê phán…) của học sinh.
- Phương tiện dạy học có thể giúp thực hiện có hiệu quả các phương
pháp dạy học mới trong đó ta có thể đặt ra các tình huống bắt buộc và hướng
dẫn học sinh từng bước động não, tăng cường hoạt động trí tuệ, suy nghĩ,
phán đoán… giúp phát triển trí tuệ sáng tạo của học sinh.
1.5.3. Sử dụng multimedia trong giảng dạy Vật lý
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói
chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong
đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp
ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải
cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy
học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng
thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo.
Multimedia là gì?
Multimedia là các thông tin dưới dạng: Hình ảnh, âm thanh, phim, phần
mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo...
Tại sao cần sử dụng multimedia trong giảng dạy Vật lý?
Theo Tô Xuân Giáp - Phương tiện dạy học-NXB GD 1998, hiệu quả
tiếp thu kiến thức khi :
Học với các giác quan
TYÛ LEÄ KIEÁN THÖÙC NHÔÙ ÑÖÔÏC SAU KHI HOÏC BAÈNG CAÙC
GIAÙC QUAN
20% 30%
50%
80% 90%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
NGHE NHÌN NGHE
VAØ
NHÌN
NOÙI NOÙI VAØ
LAØM
Biểu đồ 1.1: Kiến thức nhớ được sau khi học bằng các giác quan
Khi sử dụng các phương tiện dạy học
90%
70%
30%
2%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
M
UL
TI
M
ED
IA
Biểu đồ 1.2: Kiến thức tiếp thu được qua các hình thức học tập
Như vậy, học sinh tiếp thu kiến thức khi nhìn nhiều hơn nghe và hiệu
suất sẽ cao hơn khi kết hợp cả nghe và nhìn. Như ông cha ta có câu: “Trăm
nghe không bằng mắt thấy”. Khi chỉ nghe, sự tiếp thu kiến thức phụ thuộc vào
vốn kinh nghiệm của mình học sinh, hiệu quả của kinh nghiệm và năng khiếu
của người thầy. Nếu không có trí tưởng tượng tốt học sinh sẽ rất khó hình
dung các sự vật, hiện tượng mà giáo viên trình bày. Do đó, khi dạy học nhiều
đối tượng, giáo viên nên tạo ra hai kênh giao tiếp: hình ảnh và lời nói.
Vật lý nghiên cứu sự vận động của vật chất. Mà sự vận động này vô
cùng phong phú và đa dạng. Không thể hiện tượng vật lý nào giáo viên cũng
có thể mô tả bằng lời mà học sinh có thể hình dung được, mà không thể thí
nghiệm vật lý nào cũng có thể thực hiện cho học sinh xem hay thực hành trên
lớp do thời lượng tiết học không cho phép, cơ sở vật chất của phòng thí
nghiêm chưa đáp ứng được yêu cầu bài học… Nên việc dùng máy tính hỗ trợ
hình ảnh, âm thanh, phim và phần mềm mô phỏng các hiện tượng, thí nghiệm
vật lý… là giải pháp vô cùng hữu hiệu cho dạy học vật lý.
Chương 2: TÌM HIỂU VIỆC SỬ DỤNG INTERNET ĐỂ TÌM
TƯ LIỆU CHO BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG DẠY
HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
2.1. Giới thiệu về Internet
2.1.1. Định nghĩa Internet
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Internet, ở đây ta tham khảo 2 định
nghĩa cơ bản dưới 2 góc độ khác nhau:
Góc độ kỹ thuật: Internet – cũng được biết với tên gọi Net – là mạng
máy tính lớn nhất thế giới, hoặc chính xác hơn là mạng của các mạng, tức bao
gồm nhiều mạng máy tính được nối lại với nhau thông qua các phương tiện
viễn thông trên toàn thế giới như vệ tinh viễn thông, cáp quang, đường điện
thoại…Khả năng truyền tải của những phương tiện này rất lớn, có thể chứa
nhiều loại thông tin như dữ liệu, hình ảnh, tiếng nói, hình ảnh động...
Một số mạng máy tính bao gồm nhiều máy tính trung tâm (còn gọi là
máy chủ - server) và nhiều máy khác (còn gọi là máy khách hàng hay trạm
làm việc – clients) nối vào nó. Các mạng khác, có quy mô lớn hơn, bao gồm
nhiều máy chủ và cho phép bất kỳ một máy tính nào trong mạng có thể kết
nối với bất kỳ máy nào khác để trao đổi thông tin với nhau một cách thoải
mái.
Một khi đã được kết nối vào Internet, máy tính của bạn sẽ là một trong
số hàng chục triệu thành viên của mạng khổng lồ này.
Máy chủ
Hình 2.1: Mô phỏng sự kết nối giữa máy khách và máy chủ
Góc độ thông tin và ứng dụng: Internet là tên của một nhóm tài
nguyên thông tin như dữ liệu, hình ảnh, hình ảnh động, phim, âm thanh,…trên
khắp thế giới, nó được bổ sung, luân chuyển và sử dụng bởi mọi người trên
toàn thế giới.
Mạng của các trường đại học và viện nghiên cứu là những thành viên
lâu đời nhất của Internet.
2.1.2. Sơ đồ kết nối của Internet
Nhánh mạng
Sơ đồ 2.1: Mô hình kết nối Internet.
khách Yêu cầu
Phục vụ
- Internet có thể bao gồm các thành phần nối với nhau qua trục xương
sống.
- Trục xương sống hiện nay bao gồm vô số mạng của các công ty quốc
tế, tập đoàn xuyên quốc gia, các học viện, viện nghiên cứu và các trường đại
học lớn trên thế giới.
- Các máy tính nối kết Internet có thể là hữu tuyến, có thể là vô tuyến.
Kết nối hữu tuyến là kết nối bằng các dây cáp, kể cả dây điện thoại, cáp
quang. Còn kết nối vô tuyến thông qua sóng vô tuyến, hồng ngoại…
2.1.3. Vai trò của công nghệ thông tin trong giáo dục
Công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet, được tạo ra đầu tiên nhằm mục
đích quân sự và công nghiệp, sau đó mới được ứng dụng vào giáo dục. Ngày
nay, thật khó có thể hình dung được thế giới của chúng ta sẽ như thế nào nếu
như không có các ứng dụng công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin đã góp phần quan trọng cho việc trình hình thành
nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Có thể nói, công nghệ thông tin và
truyền thông trong hai thập niên cuối cùng của thế kỷ trước đã tạo ra những
nền tảng cơ bản cho phép con người thay đổi phương thức tổ chức và xử lý
thông tin trên phạm vi toàn xã hội, từ tiềm năng trở thành hiện thực, từ vị trí
thụ động chuyển thành một sức mạnh chủ động sáng tạo và làm nên sự giàu
có của xã hội. Với thông tin đã được số hoá và nối mạng, con người có thể
tích hợp thông tin trong những “kho tin” khổng lồ được liên kết tích hợp với
nhau, biến chúng thành nguồn tài nguyên quý giá, có thể chia sẻ, trao đổi
thông tin trên phạm vi toàn cầu một cách dễ dàng thông qua Internet trong
một khoảng thời gian ngắn.
Như vậy, với tác động của công nghệ thông tin và truyền thông môi
trường dạy học cũng thay đổi, nó tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố của quá
trình quản lý, giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống
các phần mềm ứng dụng, website và hạ tầng công nghệ thông tin đi kèm. Do
đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi
trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “ thầy
đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều
kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn
luyện của bản thân mình.
Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các
phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách
tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải
quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy
học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi
mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá
nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp
học phân tán qua mạng, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta
nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay
phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp
học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng
ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt
đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “ lấy
giáo viên làm trung tâm ” sang “ lấy học sinh làm trung tâm ” sẽ trở nên dễ
dàng hơn.
Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi
người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung
và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này
mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt
động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà
cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ
thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy
trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so
với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây
sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh,
âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh.
Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các
câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với
phương pháp giảng dạy truyền thống là những thí nghiệm, tài liệu được cung
cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh… sống động làm cho
học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những
dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của
công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy
học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông
chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều
này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới. Những khả năng mới mẻ và
ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay
đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả
là cách ra quyết định của con người.
Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông
tin và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở nước ta
bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt
được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức
vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn, tuy
máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong
một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên
hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số
bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân, mà cụ
thể là, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì
việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho học sinh, vì
giáo viên sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy
sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng
“slide” như khi dạy trên máy tính điện tử. Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về
công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt
ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh.
Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay
đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được. Việc dạy học tương tác giữa
người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh,
cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng
định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên. Điều đó làm cho công nghệ
thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính
trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.
Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học
chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không
đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng
công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa
tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho
việc đổi mới phương pháp dạy học còn thiếu nên chưa triển khai rộng khắp.
Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu
do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ
kiến thức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu
quả.
Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề cốt tử để nâng cao
chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong
cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là
một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất,
tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin trong dạy học trong thời gian tới có
hiệu quả, không có gì khác hơn là nhà nước tăng dần mức đầu tư để không
ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng
thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để mọi trường
học đều có thể kết nối vào mạng Internet. Bên cạnh đó, có sự chỉ đạo đầy đủ,
đồng bộ, thống nhất bằng các văn bản của nhà nước mang tính pháp quy để
các tỉnh, thành có cơ sở lập đề án, huy động nguồn vốn đầu tư cho hoạt động
này, góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và
quản lý giáo dục, tạo nên được sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội
thông qua mạng, làm cơ sở tiến tới một xã hội học tập.
2.1.4. Lợi ích của việc sử dụng Internet trong dạy học vật lý
Công dụng của Internet trong giảng dạy và học tập ở trung học phổ
thông như sau:
1. Giáo viên có thể giao tiếp với tất cả các đối tượng: đồng nghiệp, học
sinh, cấp trên và các đối tượng với nhau bằng email, chat.
2. Việc giảng dạy không những có thể diễn ra trên lớp mà có thể diễn ra ở
bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu.
3. Việc học của học sinh có thể được cá nhân hóa với sự giúp đỡ của giáo
viên bằng cách trao đổi trực tiếp với giáo viên mà không ngại bị đánh
giá.
4. Việc truy cập Internet thường xuyên có thể trang bị thêm cho học sinh
các kỹ năng khác như tiếp cận và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề,
hợp tác, sáng tạo, các kỹ năng về công nghệ và ngoại ngữ nói chung.
5. Việc truy cập Internet cũng tạo cho giáo viên và học sinh niềm say mê,
hứng thú trong học tập và giảng dạy, giúp cho họ có thêm động cơ học
tập.
6. Học sinh có thể chủ động trong việc xây dựng lộ trình học tập của mình
và có thể mở rộng hoặc giới hạn mối quan tâm của mình.
7. Internet là công cụ tuyệt vời trong việc giúp học sinh thực hành khả
năng làm việc và nghiên cứu độc lập.
8. Giáo viên có thể liên kết nhiều ngành, kiến thức, kỹ năng và thái độ
trong một bài giảng có sử dụng Internet.
9. Học sinh viên có thể làm việc theo nhóm, độc lập hay kết hợp với nhiều
thành viên bên ngoài lớp học, thành phố thậm chí quốc gia để có thể
thực hiện việc học tập của mình.
Như vậy, không thể phủ nhận được vai trò và tầm quan trọng của việc
sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung và môn Vật lý nói
riêng. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả, cần tận dụng các thế mạnh và ưu
điểm nổi bật của công nghệ thông tin và tránh những hiệu ứng ngược của nó .
2.2. Bài giảng điện tử [14]
2.2.1. Khái niệm
Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ
kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giáo viên điều
khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Bài giảng điện
tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà học sinh ghi vào tập mà đó là
toàn bộ hoạt động dạy và học (tất cả các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình
truyền đạt và tiếp thu kiến thức của học sinh). Bài giảng điện tử càng không
phải là một công cụ để thay thế “ bảng đen phấn trắng ” mà nó phải đóng vai
trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp.
2.2.2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử
Giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau:
- Xác định mục tiêu bài học
- Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm
- Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức
- Xây dựng thư viện tư liệu
- Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến
trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể
- Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.
Dưới đây là nội dung cụ thể của từng bước:
2.2.2.1. Xác định mục tiêu bài học
Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học
xong bài, học sinh đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ
không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được
sau bài học. Đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm
hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục.
Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái
độ. Đó chính là mục tiêu của bài.
2.2.2.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung
trọng tâm
Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thông được
chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một
cách lôgíc, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Bởi vậy cần
bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn. Căn cứ vào đó
để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung
dạy học trong toàn quốc.
Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải
đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần
giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.
Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp
xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến
thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này
thực sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được dễ
dàng. Cũng cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc
không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa đã
dày công xây dựng.
2.2.2.3. Multimedia hoá kiến thức
Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng
cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống,
hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc
multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước:
- Dữ liệu hoá thông tin kiến thức
- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ,
ảnh tĩnh, phim, âm thanh...
- Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong
bài học. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó
hoặc từ Internet,... hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh
chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia
Flash...
- Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt
liên kết.
- Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm
thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các
yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm.
2.2.2.4. Xây dựng các thư viện tư liệu
Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến
hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục
hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng
và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip
khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy
khác.
2.2.2.5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn
Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ
hoặc các phầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện
tử.
Tích hợp Multimedia trong trình diễn:
Để soạn một giáo án điện tử, chúng ta có thể sử dụng nhiều phần mềm
khác nhau: Microsoft Word, FrontPage, Dreamweave, PowerPoint... bên cạnh
đó còn nhiều phần mềm hỗ trợ thiết kế, xử lý hình ảnh: Adobe Photoshop 7.1,
Flash 5.0...
Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt
động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong
PowerPoint) hoặc các trang trong Frontpage hay Dreamweaver (phần mềm
thiết kế web). Sau đó xây dựng nội dung cho các slide (hoặc các trang). Tuỳ
theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi slide/trang có thể là văn bản, đồ
hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip...
Tích hợp Multimedia trong PowerPoint
Phần mềm thường được dùng để thiết kế một trình diễn là PowerPoint.
Đây là phần mềm chạy trên Windows cho phép người sử dụng tạo ra các màn
trình diễn đa dạng trên màn hình như: máy tính, máy phóng (projector), tivi...
PowerPoint có nhiều phiên bản: PowerPoint 2000, PowerPoint 2002,
PowerPoint 2003. Phiên bản càng mới càng dễ sử dụng và được tăng cường
nhiều hiệu ứng hơn.
Ngoài ra, để được những hình ảnh sinh động và đẹp mắt, đôi khi cần
thiết phải sử dụng thêm một số phần mềm hổ trợ như:
- Adobe Photoshop: Đây là chương trình dùng để xử lý và thiết kế hình
ảnh. Trong chương trình này còn có công cụ Adobe Image Ready giúp tạo
hình ảnh động (như AniGIF).
- Capture Professional: là chương trình cắt hình chuyên nghiệp rất dễ sử
dụng với dung lượng nhỏ gọn (1,2MB). Hoặc dùng SnagIt (9,1MB) và có thể
dùng rất nhiều phần mềm xử lý hình ảnh khác nữa...
Vị trí của PowerPoint trong quá trình dạy học với giáo án điện tử
- Có thể xem quá trình dạy học như một quá trình thông tin 2 chiều:
Kiến thức cần truyền thụ được chuyển giao từ giáo viên đến học sinh và thông
tin phản hồi từ học sinh đến giáo viên. Thông tin phản hồi không chỉ diễn ra
sau tiết dạy mà nó có thể diễn ra thường xuyên ngay trong tiết dạy.
- Trong dạy học trước đây, kiến thức cần truyền thụ được giáo viên
chuyển giao cho học sinh thông qua các phương tiện truyền thống như: đọc,
nói, viết,…Và thông tin phản hồi nhận được cũng nhờ phần lớn vào các
phương tiện đó.
- Trong dạy học với giáo án điện tử, kiến thức được lưu trữ trong tập tin
của PowerPoint và được chuyển giao cho học sinh dưới dạng hình ảnh, âm
thanh,…trên màn hình chiếu.
- Tuy nhiên, vì PowerPoint không được thiết kế để giao tiếp với người
xem, nên tính tương tác với người xem hầu như không có. Do vậy để thiết lập
kênh thông tin phản hồi, trong dạy học dùng giáo án điện tử, phương tiện
truyền thống: nói, viết,..thật ra vẫn cần thiết.
Các kiểu giáo án điện tử dùng PowerPoint:
Quan sát một số giáo án điện tử, có thể tạm chia các giáo án điện tử thành 2
kiểu:
Kiểu 1: Giáo viên chỉ sử dụng PowerPoint và thiết bị projector để thay thế
bảng và phấn một cách đơn thuần, nếu theo kiểu này, thì việc giáo viên dùng
GAĐT trong việc giảng dạy chỉ đơn thuần là động tác “Click” chuột, và nếu
như thế thì chẳng bao lâu bài giảng sẽ trở nên nhàm chán.
Kiểu 2: Khai thác tốt tính năng multimedia của PowerPoint. Giáo án kiểu 2
không chỉ thay thế bảng phấn, mà còn thay thế rất sinh động giáo cụ trực
quan, thí nghiệm, tài liệu minh họa,.. vậy ở kiểu này, để “Click” chuột đòi hỏi
giáo viên phải rất công phu khi trong quá trình biên soạn. Thực ra, muốn
“click” chuột để tiết dạy thật sự có hiệu quả thì người giáo viên phải vất vả
gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về tin
học, sử dụng thành thạo phần mềm PowerPoint, người giáo viên còn
cần có niềm đam mê thật sự với với việc thiết kế vốn đòi hỏi sự sáng tạo,
sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để “săn tìm” tư liệu từ nhiều nguồn. Dù bước
đầu thực hiện phương pháp giảng dạy bằng “giáo án điện tử” có khó khăn và
phức tạp đối với một số giáo viên, nhưng đây cũng thể hiện “ bản lĩnh ” của
người giáo viên đổi mới công nghệ dạy học để phù hợp với xu thế ngày nay là
tin học hóa toàn cầu.
Tích hợp Multimedia trong web
M« h×nh Web
Web Server
User
Sơ đồ 2.2: Mô hình tích hợp multimedia trong web.
Chúng ta có thể khai thác multimedia trên web khi máy được kết nối với
Internet. Trên Internet, chúng ta có thể:
- Xem phim, thảo luận,... trên web
- Nghe nhạc trên web: bạn có thể tải nhạc về máy để nghe.
- E - CARD (Thiệp điện tử): Hình ảnh, flash,..
- Chơi game trực tuyến trên mạng Internet.
- Học trực tuyến trên Internet (elearning).
- E-commerce: là kinh doanh trực tuyến (online) chủ yếu là thông qua
web. E-commerce còn được gọi là E-Business. Shopping là một ví dụ điển
hình nhất của E-commerce.
2.2.2.6. Chạy chương trình, sửa chữa và hoàn thiện
Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các
sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh
nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần trong quá trình thiết kế.
2.2.3. Giáo án điện tử có lợi gì cho dạy học vật lý ở trường THPT
Giáo án điện tử có thể :
- Giúp giáo viên thực hiện được nhiều thứ mà cách dạy “ bảng phấn ”
không thể làm được như: sơ đồ, tài liệu minh họa đa dạng và phổ biến làm
cho học sinh dễ tiếp cận nguồn tri thức.
- Cho phép giáo viên liên kết sử dụng các phần mềm chuyên dụng phục
vụ bộ môn : phần mềm thí nghiệm vật lý ảo, phần mềm vật lý mô phỏng,
phần mềm phân tích video.
- Giáo viên có thể trao đổi, tham khảo giáo án điện tử của đồng nghiệp
và có thể sửa đổi nội dung cấu trúc phù hợp với phương pháp dạy học riêng
của mình.
Thế hệ học sinh ngày nay, ngay từ khi chào đời, có vẻ như đã quen với
việc tiếp nhận thông tin dưới dạng hình ảnh, âm thanh (nói theo ngôn ngữ
hiện nay là “ thông tin dạng multimedia ”) nhiều hơn các thế hệ trước. Do đó,
việc dạy học bằng giáo án điện tử, dù là cho bộ môn khoa học tự nhiên hay xã
hội, nếu khai thác đúng thế mạnh của multipedia, chọn bài dạy thích hợp với
kiểu dạy học này, sẽ giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn nhiều.
2.2.4. Một số trở ngại khi sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy
vật lý
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2000–2010 đã nhấn
mạnh: Các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) sẽ trở thành thiết bị dạy
học chủ đạo trong giảng dạy.
Tuy nhiên vấn đề này còn gặp không ít trở ngại:
- Giáo viên chưa được tập huấn nhiều về thiết kế bài giảng GAĐT nên
tự mày mò là chủ yếu. Các phần mềm dạy học do chuyên gia tin học soạn
thảo nhưng vì thiếu kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn về sư phạm nên
phần giảng dạy của giáo viên nặng tính trình diễn. Mặt khác, tất cả sách giáo
khoa đang sử dụng chưa tính tới yếu tố sao cho phù hợp với việc áp dụng giáo
án điện tử.
- Trở ngại lớn nhất trong giảng dạy bằng GAĐT chính là cơ sở vật chất.
Hiện nay các trường đều quan tâm cải tiến việc giảng dạy theo phương tiện
hiện đại. Tuy nhiên mức độ ứng dụng CNTT hầu hết chỉ mới dừng lại ở các
tiết học thao giảng. Trường nào quan tâm lắm cũng chỉ đưa GAĐT đến HS
vài ba lần/môn/năm. Ở bậc THPT, nhiều trường không đủ điều kiện để áp
dụng GAĐT.
- Để tiết dạy thật sự đạt hiệu quả cao hơn, giáo viên phải biết phối hợp
giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại để làm mới hơn, hấp dẫn hơn,
hiệu quả hơn giờ dạy mà không làm mất đi, hoặc sai lệch về mục đích, mục
tiêu giảng dạy trong nhà trường.
- Thực tế cho thấy, để có sự đồng bộ về ứng dụng CNTT trong tất cả các
trường nói chung và các cấp học, giáo viên nói riêng lại là vấn đề rất khó vì
trình độ tin học của giáo viên thực sự chưa cao. Để chuẩn bị cho một bài
giảng đạt mức chuẩn, giáo viên thường phải bắt đầu từ ý tưởng bài giảng rồi
mất đến hai ba ngày thiết kế mới hoàn thành, đó là chưa kể đến việc phải thiết
kế hình ảnh cho thích hợp trong bài giảng. Để thực hiện được các bài giảng
sinh động, chất lượng, ngoài lượng kiến thức cơ bản mà giáo viên cần truyền
đạt cho học sinh, giáo viên cần phải biết thêm các kỹ năng về tin học.
Ví dụ: Khi mô tả chuyển động của các vệ tinh quay quanh mặt trời trong bài
“Các định luật Keple ”, giáo viên phải dùng Flash để tạo hình ảnh minh họa
biểu diễn sự chuyển động đó. Hoặc, giáo viên cần phải có kĩ năng tìm kiếm để
có thể tìm được trên Internet phần mềm mô phỏng cho bài học này.
Ứng dụng CNTT vào giảng dạy là điều nên làm. Muốn vậy, phải sớm
tháo gỡ rào cản kinh phí song song với việc tập huấn, hướng dẫn cho giáo
viên, dựa trên tiêu chí “đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ” để tạo hiệu ứng
tốt nhất cho tiết giảng.
2.3. Thực trạng sử dụng Internet của giáo viên vật lý ở các trường THPT
2.3.1. Nội dung phiếu điều tra: (Xem phụ lục)
2.3.2. Kết quả điều tra
Sau khi điều tra trên 140 giáo viên thuộc 21 trường (xem phụ lục), tôi thu
được kết quả như sau:
A/ ĐIỀU TRA NHU CẦU SỬ DỤNG INTERNET ĐỂ TÌM TƯ LIỆU
DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG THPT
1. Thầy (cô) có nhu cầu sử dụng Internet không?
có nhu cầu và yêu thích; 122 phiếu (87,14%)
có nhu cầu nhưng không thích; 17 phiếu (12,14%)
không có nhu cầu; 0 phiếu (0%)
Nhận xét: Hầu hết giáo viên đều có nhu cầu và hứng thú sử dụng Internet .
2. Thầy (cô) thường truy cập Internet nhằm mục đích nào sau
đây?(Khoanh tròn các phương án phù hợp)
Giải trí, tin tức (nghe nhac , xem phim, đọc báo, chat với bạn bè,
chơi game online...); 97 phiếu (69,28%)
Tìm tài liệu (dạy học, nâng cao kiến thức); 137 phiếu (97,85%)
Vào các diễn đàn để trao đổi thông tin dạy học; 69 phiếu (49,28%)
Vào các diễn đàn để trao đổi thông tin khác; 17 phiếu (12,14%)
Tạo blog hoặc website riêng; 20 phiếu (14,28%)
Chia sẻ, phổ biến thông tin mình có
cho mọi người; 31 phiếu (22,14%)
Làm những việc khác :……………………… 12 phiếu (8,57%).
Nhận xét: Đa phần giáo viên sử dụng Internet để tìm tư liệu và trao đổi
thông tin phục vụ cho công việc nhiều hơn là cho nhu cầu giải trí.
3. Thầy (cô) thường tìm kiếm tài liệu dạy học từ nguồn nào? (Khoanh
tròn các phương án phù hợp).
Sách, báo, tạp chí... 114 phiếu (81,42%)
Internet 120 phiếu (85,71%)
Đồng nghiệp 89 phiếu (63,57%)
Thư viện 104 phiếu (74,28%)
Từ các nguồn khác 37 phiếu (26,42%)
Không tìm tư liệu ở đâu cả 0 phiếu (0%)
Nhận xét: Đa số giáo viên tìm kiếm tài liệu dạy học từ Internet.
4. Thầy (cô) thường tìm kiếm loại tài liệu nào ? (Khoanh tròn các
phương án phù hợp)
Phương pháp giảng dạy, học tập 75 phiếu (53,57 %)
Kiến thức môn học, chuyên ngành 119 phiếu (85 %)
Phim, hình ảnh, thí nghiệm minh họa 102 phiếu (72,85 %)
Bài giảng điện tử 90 phiếu (64,28 %)
Lịch sử vật lý 43 phiếu (30,71 %)
Vật lý vui 53 phiếu (37,85 %)
Chuyện kể danh nhân 27 phiếu (19,28 %)
Đề thi, kiểm tra, bài tập 101 phiếu (72,14 %)
Phần mềm hỗ trợ dạy học 87 phiếu (62,14 %)
Tin tức về vật lý 79 phiếu (56,42 %)
Sách tham khảo 58 phiếu (41,42 %)
Tài liệu khác: ………………… 14 phiếu (10 %)
Nhận xét : Giáo viên thường tìm tài liệu nâng cao kiến thức chuyên môn và
tìm tài nguyên cho bài giảng điện tử: phim, ảnh, thí nghiệm minh hoạ, phần
mềm …
5. Thầy (cô) thường vào Internet bao nhiêu lần trong một tuần?
1-2 lần/ tuần; 38 phiếu (27,14%)
3-5 lần/ tuần ; 34 phiếu (24,28%)
6 lần trở lên/ tuần; 37 phiếu (26,42%)
Không xác định ; 4 phiếu (2,85%)
6. Thầy (cô) thường dùng trung bình bao nhiêu thời gian trong một
tuần để truy cập Internet nhằm mục đích tìm tư liệu dạy học vật
lý ở trường THPT?
1-5 giờ/ tuần ; 36 phiếu (25,71%)
6-10 giờ/ tuần ; 50 phiếu (35,71%)
Từ 10 giờ trờ lên/ tuần ; 24 phiếu (17,14%)
Không xác định ; 4 phiếu (2,85%)
Nhận xét: Giáo viên dùng khá nhiều thời gian cho việc truy cập Internet.
B/ ĐIÊU TRA NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA GIÁO VIÊN KHI TRUY
CẬP INTERNET ĐÊ TÌM TƯ LIỆU CHO DẠY HỌC VẬT LÝ Ở
TRƯỜNG THPT
7. Thầy (cô) thường gặp khó khăn chủ quan gì khi sử dụng Internet?
Không biết cách tìm tư liệu trên Internet sao cho hiệu quả ;
27 phiếu (19,28%)
Khả năng ngoại ngữ còn hạn chế; 112 phiếu (80 %)
Khả năng tin học còn hạn chế; 89 phiếu (63,57 %)
Ngại tiêu tốn nhiều thời gian ; 123 phiếu (87,85 %)
Những khó khăn khác:…………………; 18 phiếu (12,85 %)
8. Trở ngại nào khiến thầy(cô) chưa thể tích hợp đa phương tiện vào
giảng dạy? (chọn các phương án phù hợp).
Tư liệu chủ yếu sử dụng ngoại
ngữ; 37 phiếu (26,42%)
Không biết cách tìm tư liệu trên
Internet; 22 phiếu (15,71%)
Trình độ tin học, việc sử dụng
các thiết bị chiếu còn hạn chế;
49 phiếu (35%)
Thiếu tư liệu thích hợp cho từng
bài; 63 phiếu (45 %)
Thời lượng chương trình học
không cho phép;
61 phiếu (43,57%)
Có tích hợp được cũng không
hiệu quả; 7 phiếu (5 %)
Cơ sở vật chất chưa cho phép;
55 phiếu (39,28%)
Thời gian đầu tư cho bài
giảng khá nhiều;
61 phiếu (43,57%)
Tự thấy không cần thiết
0phiếu (0%)
Nhận xét: Tất cả giáo viên đều nhận thấy được vai trò của công nghệ thông
tin đối với việc dạy học nhưng họ gặp khá nhiều rào cản.
C/ ĐIỀU TRA TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP KHẮC
PHỤC NHỮNG KHÓ KHĂN KHI TRUY CẬP INTERNET ĐỂ TÌM TƯ
LIỆU DẠY HỌC
9. Thầy (cô) đã biết truy cập Internet chưa? (khoanh tròn 1 phương án trả
lời)
Chưa biết 3 phiếu (2,14%)
Biết nhưng chưa thành thục (Biết công dụng và ý nghĩa của Internet
đối với đời sống, công tác giảng dạy các môn học nói chung và vật
lý nói riêng, nhưng chưa biết cách tìm kiếm tư liệu cho hiệu quả);
73 phiếu (52,14%)
Thông qua các thủ thuật tìm kiếm, đã biết tìm thông tin như ý bằng
một trong các công cụ truy tìm sau đây: Google, Yahoo, MSN,
Excite, My Search....; 73 phiếu (52,14%)
10. Thầy (cô) thường sử dụng công cụ tìm kiếm nào sau đây?
Google ; 125 phiếu (89.28%)
Yahoo; 13 phiếu (9,28 %)
MSN; 16 phiếu (11,42%)
Các công cụ khác; 5 phiếu (3,6%)
11. Thầy (cô) có sử dụng từ khóa để tìm tư liệu trên Internet không?
(Người dùng gõ các từ khóa (keyword)- từ có chứa nội dung chính - vào các
công cụ tìm kiếm để nó trả về danh mục các trang Web có chứa thông tin
cần tìm).
Có; 89 phiếu (63,57%)
Không; 5 phiếu (3,57%)
Nhận xét: Hầu hết giáo viên đều có khả năng truy cập Internet .
12. Thầy (cô) đã biết sử dụng các phép toán trên lên từ khóa chưa?
(Để mở rộng các chức năng tìm kiếm, cũng như tạo thêm nhiều tiện dụng
cho người dùng, các máy truy tìm cũng đã hỗ trợ thêm nhiều phép toán lên
từ khóa: phép "+", phép "-", dấu ngoặc kép " ", OR, AND và NOT, NEAR,
dấu ngoặc đơn ().
Có; 43 phiếu (30,71 %)
Không; 85 phiếu (60,9 %)
13. Thầy (cô) có tìm được tất cả các tài liệu mà mình muốn khi sử dụng
các công cụ tìm kiếm không?
Có ; 46 phiếu (32,85%)
Không; 82 phiếu (58,57%)
Nhận xét: Hầu hết giáo viên đều có khả năng truy cập Internet nhưng họ
chưa biết cách tìm kiếm tư liệu sao cho hiệu quả.
14. Thầy (cô) có nhu cầu được giới thiệu địa chỉ các trang web vật lý
trong và ngoài nước không?
Có ; 95 phiếu (67,85%)
Không; 32 phiếu (22,85%)
15. Thầy (cô) có nhu cầu được giới thiệu một số công cụ hỗ trợ phiên
dịch trên các trang web nước ngoài không? (Lạc việt, Evtran, từ điển
online…)
Có; 106 phiếu (75,71%)
Không; 34 phiếu (24,28%)
Nhận xét: Hầu hết giáo viên đều có mong muốn được hỗ trợ cho việc truy
cập Internet.
16. Thầy (cô) có tài liệu, thông tin để chia sẻ không?
Có; 78 phiếu (55,71%)
Không; 61 phiếu (43,57%)
17. Thầy (cô) có nhu cầu chia sẻ tài liệu, thông tin với người khác
không?
Có ; 116 phiếu (82,85%)
Không; 24 phiếu (17,14%)
18. Thầy (cô) thường chia sẻ thông tin, tài liệu ở đâu?
Forum; 27 phiếu (19,28%)
Blog; 15 phiếu (10,71%)
Thư, email; 85 phiếu (60,71%)
Ở nơi khác…………………… 6 phiếu (4,28%)
Nhận xét: Đa số giáo viên đều có tài nguyên và muốn chia sẻ cho cộng đồng
sử dụng Internet.
2.3.3. Kết luận được rút ra từ kết quả điều tra.
Đa số giáo viên có nhu cầu sử dụng Internet để tìm tư liệu cho chuyên
môn. Tuy nhiên, họ vấp phải khá nhiều khó khăn về mặt chủ quan và rất mong
muốn được hỗ trợ để vượt qua những rào cản ấy.
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC
NHỮNG KHÓ KHĂN MÀ GIÁO VIÊN VÀ HỌC
SINH GẶP PHẢI KHI KHAI THÁC INTERNET
3.1. Biện pháp khắc phục những khó khăn khách quan
- Nhà trường cần nối Internet ở tất cả các tổ bộ môn, mỗi giáo viên cần
được hỗ trợ một máy tính xách tay và nhà trường có wireless phủ sóng toàn
trường.
- Mỗi phòng học đều có sẵn các máy chiếu và máy tính có nối Internet.
- Tổ chức các khóa học bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức tin học trong
đó có bồi dưỡng kĩ năng khai thác Internet.
- Có những chính sách khuyến khích cụ thể cho những giáo viên ứng dụng
công nghệ thông tin vào dạy học
3.2. Biện pháp khắc phục những khó khăn chủ quan
3.2.1. Giới thiệu một số website vật lý
3.2.1.1. Các website vật lý tiếng việt
Đây là website khoa học do các nhà khoa học gốc Việt đang làm việc ở các
trường đại học lớn trên thế giới, du học sinh và cộng đồng Người Việt lập
lên.
Website này cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích về nhiều lĩnh vực, trong đó
Vật Lý là một mảng đồ sộ các bài viết chất lượng về: thiên văn học, lịch sử
thiên văn, lịch sử vật lý, tiểu sử các danh nhân, các phát minh, các giải
vật lý, thuật ngữ về vật lý, từ vựng vật lý, từ vựng thiên văn ...
Website của Câu lạc bộ Vật lý và Tuổi trẻ (Physics and Youth Club) là
trang web mà một người yêu Vật lý không thể không biết đến. Trang web có
bài viết phong phú về nhiều chủ đề: Lịch sử vật lý, Danh nhân Vật lý, Vật
lý lý thú, Vật lý hiện đại, Thiên văn học, Đề thi.... Có cả Tài liệu Vật lý
cho download miễn phí.
Website mang tên Thư Viện Khoa Học(Vietnamese Library of Science,
VLoS) này là nơi lưu trữ các loại văn bản khoa học bao gồm thư viện đề thi ,
nghiên cứu khoa học, quy trình công nghệ, tài liệu giảng dạy, giới thiệu
sách và ngân hàng ý tưởng.
Đây là website của những nhà giáo giảng dạy môn vật lý trường Đại học Sư
phạm Hà Nội. Những mục chính của web bao gồm: Đố vui vật lý, Giảng
dạy, Học tập, Kiến thức - Lịch sử vật lý, Ngân hàng đề thi... và những
mục hấp dẫn khác như: Thiên văn, Vật lý vui, Thư giãn, Tin tức vật lý và
ứng dụng.
Website này đưa lên những thông tin khá phong phú qua các mục: Tin tức
khoa học, Vật lý phổ thông, Vật lý chất rắn, Vật lý hạt nhân, Vật lý
lượng tử, Vật lý năng lượng cao, Vật lý thiên văn, Lịch sử vật lý, Vật lý
và triết học, Vật lý và cuộc sống...
Trang web này của Thầy Trương Tinh Hà - Giảng viên Khoa Vật Lý - ĐHSP
Tp.Hồ Chí Minh xây dựng để lưu trữ các tài liệu quang học, vật lý học, tin
học, giảng dạy Vật lý,... nhằm phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của
bản thân, đồng thời giúp đỡ các bạn sinh viên, giáo viên có thêm một nguồn
tư liệu để tham khảo.
Bách khoa toàn thư mở
Đây là web site bách khoa toàn thư mở và thuộc sở hữu cộng đồng. Trang
web này rất hữu ích cho các bạn yêu thích Vật lí. Bạn có thể chỉnh sửa nội
dung của trang này.
3.2.1.2. Các website vật lý nước ngoài
Trang web mô phỏng một cách sinh động chuyển động của hệ con lắc đơn
,con lắc lò xo...bằng ngôn ngữ lập trình Java với những tham số có thể thay
đổi tùy thích.
Trang web hay,trình bày các vấn đề: Cơ, Sóng, Điện và từ ... được viết bằng
ngôn ngữ lập trình Java , mô phỏng rất trực quan với những thông số thay đổi
tùy ý.
Trang web giới thiệu sản phẩm: mô phỏng các hiện tượng Điện, Quang,
Chuyển động cơ học, Sóng... có tiện ích thú vị là nó cho phép thiết kế và lắp
ghép các dụng cụ điện thành mạch điện , các dụng cụ quang học thành hệ
quang học... qua đó biểu diễn luôn hoạt động của hệ.
Trang web chứa các thông tin liên quan đến giải Nobel như: tên của người
đoạt giải, công trình đoạt giải, các bài phỏng vấn, các hoạt động tại lễ trao giải
Nobel. Ngoài ra, trang web còn có các hoạt động giáo dục, các bài giảng, các
trò chơi multimedia rất hay xung quanh nhiều đề tài lý thú trong khoa học.
Trang web trình bày về thế giới mà kính hiển vi quang học, kính hiển vi điện
tử... khám phá được bằng những phim ảnh, phần mềm mô phỏng minh họa
sinh động. Tại đây, bạn có thể tìm hiểu một cách cặn kẽ về cấu tạo của kính
hiển vi, lịch sử phát triển của nó,…
Tập hợp các bài giảng Vật lý do Tom Henderson – giáo viên khoa học của
trường PTTH Glenbrook South, Glenview (Illinois-Mỹ). Các bài giảng được
trình bày dễ hiểu cùng các hình ảnh minh họa sinh động.
Trang web này thật sự là một địa chỉ thú vị nếu bạn muốn tìm hiểu về các ảo
giác (iilusion). Tại đây, bạn có thể tải về các đoạn video minh họa các thí
nghiệm về ảo giác.
Trang web của trường ĐH Berkeley (Mỹ) cung cấp những hướng dẫn về các
thí nghiệm biểu diễn (demonstration) cho môn Vật lý.
Trang web cung cấp những hướng dẫn về các thí nghiệm biểu diễn
(demonstration) cho môn Vật lý.
Đây là trang web đăng bài thu hoạch của dự án "Khoa học sinh động ", một
chương trình phi thương mại hướng tới tất cả học sinh trung học của hiệp hội
AQUOPS- Hiệp hội những người sử dụng máy tính ở bậc tiểu học và trung
học vùng Québec AQUOPS(Canada). Bài thu hoạch được trình bày bằng
PowerPoint và phải có các hình ảnh, âm thanh, văn bản và có thể có các đoạn
video. Những học sinh tham gia dự án này phải làm sinh động hóa một thí
nghiệm hay một nội dung kiến thức trong chương trình trung học.
3.2.2. Giới thiệu một số công cụ hỗ trợ phiên dịch
3.2.2.1. Từ điển trực tuyến Vdict
Từ điển này có thể phiên dịch trực tuyến nhiều ngôn ngữ: tiếng Anh,
Pháp, Hoa, Nga, Việt.
Dịch một từ
Hình 3.1 : Giao diện từ điển online của trang web www.vdict.com
Hình 3.2 :Cách tra từ điển online
Điền từ cần tra vào ô trống, từ điển sẽ trả về ngay nghĩa của từ, có cả kèm
theo phát âm.
Dịch một đoạn văn
Bước 1
Hình 3.3: Giao diện từ điển online đang ở chế độ dịch một đoạn văn
Bước 2
Hình 3.4: Dịch một đoạn văn
Đánh hoặc copy và dán nội dung đoạn văn cần dịch vào ô trên, kết quả được
trả vể ở ô dưới.
3.2.2.2. Từ điển trực tuyến của công ty tin học Tinh vân
Cách hoạt động cũng tương tự với từ điển Vdict
Hình 3.5 : Giao diện từ điển online của trang web công ty tinh học Tinh vân
3.2.2.3. Phần mềm Lạc việt: Bản quyền của Công ty Cổ phần Tin học
LẠC VIỆT 1994-2002.
Phần mềm này chuyên dùng cho phiên dịch từ ngữ, có thể dịch trực
tuyến trên các trang tiếng Anh. Tuy nhiên có một nhược điểm lớn là chỉ có
máy nào cài đặt phần mềm này mới có thể sử dụng tra từ điển trực tuyến.
Hình 3.6: Giao diện từ điển Lạc Việt
Hình 3.7 : Dịch trực tiếp bằng phím tắt
3.2.2.4. Phần mềm Evtran
Evtran là phần mềm chuyên dụng tự động dịch tức thời văn bản tiếng
Anh thành tiếng Việt và ngược lại.
EV-Shuttle là một phiên bản của EVTRAN ver. 3.0. EV-Shuttle dành cho
người Việt nam cần xem hiểu nhanh thông tin tiếng Anh trên máy tính mà
không cần phải biết tiếng Anh, nó cũng dành cho người nói tiếng Anh cần
xem hiểu thông tin tiếng Việt. EV-SHUTTLE chỉ dịch những đoạn văn
ngắn.
Hình 3.8: Giao diện từ điển Evtran 3.0 khi bắt đầu cài đặt
Hình 3.9 : Dịch trực tiếp một đoạn văn trên các trang web hay văn bản bằng
phím tắt
Để dịch văn bản, cần phải :
Hoặc đánh dấu đoạn văn bản (tiếng Anh hoặc tiếng Việt) cần dịch, đặt
con trỏ chuột vào phần văn bản được đánh dấu.
Hoặc đặt con trỏ chuột vào dòng văn bản cần dịch (khi không thể đánh
dấu đoạn văn bản)
Sau đó giữ phím Ctrl và kích chuột phải.
Đoạn văn bản đánh dấu (hoặc dòng văn bản tại vị trí chuột) sẽ được biên
dịch (ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh) trong một cửa sổ nhỏ tự động nổi lên.
3.2.3. Giới thiệu cách tìm kiếm thông tin trên Internet
Khi giáo viên chưa làm quen với Internet, họ có thể tham khảo một số
website vật lý trong nước. Nếu các trang web tiếng việt không đáp ứng được
nhu cầu của mình, giáo viên có thể tiếp tục tìm thêm trên một số website nước
ngoài được giới thiệu trên đây. Nếu tư liệu muốn tìm cũng không có ở các
website được giới thiệu, giáo viên cần phải biết cách tìm kiếm tư liệu trên
Internet.
3.2.3.1. Đến một trang web khi đã biết địa chỉ
Giả sử như bạn biết chắc chắn thông tin bạn muốn tìm có trong website
thư viện vật lý khi bạn đã biết địa chỉ của nó là: www.thuvienvatly.com. Bạn
hãy nhập địa chỉ này vào trong ô Adress trên thanh công cụ và nhấn enter.
hãy nhập địa chỉ trang
web đây
Hình 3.10 : Cách đến một trang web khi đã biết địa chỉ
3.2.3.2. Tìm kiếm thông tin khi không biết địa chỉ trang web
Thông tin trên Internet nhiều vô kể, không phải trang web nào cũng có
thông tin về một chủ đề một cách đầy đủ như người tìm mong muốn, mà
chúng lại nằm rãi rác đâu đó trên rất nhiều website. Vì vậy để tìm kiếm thông
tin cần thiết, người đọc phải tiếp cận với hàng ngàn thông tin hỗn độn khác
nhau. Điều đó gây khó khăn và mất tập trung. Để khắc phục tình trạng này,
tôi xin giới thiệu các hai cách tìm kiếm thông tin cơ bản sau: tìm kiếm theo
chủ đề và theo công cụ tìm kiếm
Tuy nhiên, cách tìm kiếm thông tin chỉ là một phần của vấn đề. Đọc
hiểu, đánh giá khả năng tin cậy của thông tin lại là vấn đề quan trọng hơn.
Cách tìm thông tin theo chủ đề (Subject directories):
Để dễ tiếp cận với cách tìm kiếm thông tin theo chủ đề, tôi đưa ra một
ví dụ minh hoạ sau:
Tìm những website có nội dung về kính hiển vi (Microscopy).
1/ Đầu tiên, ta vào trang www.google.com/dirhp
Công cụ tìm kiếm
Chủ đề
Hình 3.11: Tìm kiếm theo chủ đề dựa vào công cụ tìm kiếm Google
2/ Sau đó, ta theo thư mục để tìm những website có liên quan đến chủ đề
kính hiển vi (Microscopy). Cây chủ đề, được minh hoạ theo sơ đồ sau :
Arts
Bussiness
Computer
s
Games
Sơ đồ 3.1: Minh hoạ tìm kiếm “ Kính hiển vi” theo chủ đề
Cấp 1
Hình 3.12: Tìm kiếm chủ đề “ Kính hiển vi” – Cấp1
Color
Lighting
Sotfware
Spectroscopy
Microscopy
......
Health
.......
Regional
Agriculture
Astronomy
Biology
......
Instruments
.
Physics
Methods
and
Academa
Optics
Energy
Plasma
Astronomy
Nuclear
........
Googl
Cấp 2
Hình 3.13: Tìm kiếm chủ đề “ Kính hiển vi” – Cấp2
Cấp 3
Hình 3.14: Tìm kiếm chủ đề “ Kính hiển vi” – Cấp 3
3/ Cuối cùng, thông tin về kính hiển vi thuộc những website sau:
Hình 3.15: Những Website thuộc chủ đề “Kính hiển vi”
Ngoài công cụ tìm kiếm thông dụng là Google, ta có thể tham khảo thêm một
số công cụ tìm kiếm:
Bảng 3.1:Bảng liệt kê các công cụ tìm kiếm
Tìm kiếm thông tin theo từ khóa (search engine) [20]
Máy truy tìm (Search engine)
Máy truy tìm hay máy tìm kiếm (search engine), hay còn được gọi với
nghĩa rộng hơn là công cụ tìm kiếm (search tool), nguyên thuỷ là một phần
mềm nhằm tìm ra các trang trên mạng Internet có nội dung theo yêu cầu
người dùng dựa vào các thông tin mà chúng có.
Có nhiều máy tìm kiếm (công cụ tìm kiếm) có thể giúp chúng ta tìm
kiếm thông tin như Google, MSN, Altavista,MetaCrawler, Lycos …. nhưng
cách dễ nhất và quen thuộc nhất đối với người mới bắt đầu làm quen với công
việc tìm kiếm là dùng công cụ Google. Đây là công cụ phổ biến nhất hiện nay
trong việc tìm kiếm thông tin.
Để ra lệnh cho Google tìm kiếm. Hãy lập từ khóa cho các thông tin bạn
cần tìm.
Từ khóa (key word):
Từ khóa (key word) được hiểu như là một tổ hợp các từ của một ngôn
ngữ nhất định được sắp xếp hay quan hệ với nhau thông qua các biểu thức
logic mà công cụ tìm kiếm hỗ trợ. Trong trường hợp một từ khoá bao gồm
nhiều hơn một chữ (hay từ) thì có thể gọi tập họp tất cả các chữ đó gọi là bộ
từ khoá. Người dùng gõ từ khóa vào công cụ tìm kiếm, nó sẽ trả về danh mục
các trang web có chứa từ khóa mà nó tìm được.
Hình 3.16: Tìm kiếm dựa vào từ khoá
Hình 3.17: Kết quả trả về sau khi dùng từ khoá để tìm kiếm
Công cụ tìm kiếm nào tốt nhất? Điều đó phụ thuộc vào cách chúng ta
muốn tìm kiếm. Mỗi loại máy có hỗ trợ người dùng các tiện ích khác nhau.
3.2.3.3. Làm thế nào để tìm kiếm hiệu quả?
Nếu chúng ta chỉ đưa vào hộp công cụ tìm kiếm một từ khoá, công cụ
tìm kiếm sẽ liệt kê rất nhiều địa chỉ website liên quan đến từ khoá đó. Nếu từ
khóa có phạm vi rộng, các kết quả trả về sẽ rất nhiều và rất rộng .
Nếu từ khóa càng cụ thể, càng mang tính chuyên ngành thì máy sẽ trả
về danh mục các trang chứa đựng thông tin càng sát với nhu cầu của bạn. Nhờ
đó, bạn đỡ mất công đọc, chọn lựa thông tin, đỡ phải thực hiện các bước trung
gian để đến được thông tin cần thiết. Vì thế, để việc tìm kiếm hiệu quả và đỡ
mất thời gian bạn cần phải nghĩ ra từ khóa chất lượng.
Ví dụ:
Để tìm kiếm thông tin về chủ đề sao Hỏa, bạn có thể tìm chủ đề này
trong các trang về thiên văn
Để vào trực tíêp các trang về sao Hỏa, bạn có thể dùng ngay từ khóa
“sao Hỏa”. Nếu muốn tìm các tiếng Anh, hãy dùng từ “mars” (sao Hỏa).
Từ các trang về sao Hỏa, bạn cũng có thể tìm kiếm được thông tin về những
phát hiện mới về sao Hỏa ở các trang đầu hay các trang tiếp theo. Cách tìm đó
sẽ làm bạn mất thời gian. Hãy lệnh cho máy Google tìm kiếm những trang về
các phát hiện mới trên sao Hỏa với bộ từ khóa : “các phát hiện mới về sao
Hỏa”, hoặc “new discoveries of Mars”, như thế sẽ nhanh và tiết kiệm thời
gian của bạn hơn.
Nếu bạn chỉ cần tìm kiếm hình ảnh về sao Hỏa, bạn có thể gõ bộ khóa
vào ô tìm kiếm và nhấn vào nút “hình ảnh” hoặc “imagine”. Máy sẽ trả về
cho bạn một loạt các hình ảnh về sao Hỏa.
Phân biệt: có sự khác biệt giữa hai cách bộ từ khóa sau:
- Nếu các từ khóa nằm trong ngoặc kép như “new discoveries of Mars”
thì các trang tìm kiếm được trả về sẽ chứa nguyên văn trật tự các từ nằm
trong ngoặc kép.
- Nếu các từ khóa : new discoveries of Mars không nằm trong dấu ngoặc
kép thì các trang trả về sau khi dùng máy tìm kiếm có chứa tất cả các từ trong
bộ từ khóa trên mà không theo nguyên văn trật tự các từ như trên.
Nếu đưa vào nhiều từ khoá hơn, những từ khoá này có sự liên hệ với
nhau thì chúng ta sẽ hạn chế được số lượng trang web liên quan.
Bảng dưới đây trình bày cách dùng toán tử logic liên kết các từ khoá
trong khi tìm kiếm:
Google
www.google.com
Alta Vista
(Đơn giản)
www.altavista.com
Excite
www.excite.com
Infoseek
www.go.com
Lycos
www.lycos.com
Yahoo
www.yahoo.com
Và (Tự động thêm
"and" giữa các từ)
+cats +pets cats AND pets
+cats +pets
+cats +pets +cats +pets +cats +pets
Hoặc (tìm riêng rẽ) cats kittens cats OR kittens cats, kittens Dùng chế độ
Tìm nâng cao
Dùng chế độ
Tìm nâng cao
Phủ định
cats –wild +cats –wild
cats AND NOT
wild
+cats –wild
+cats –wild +cats –wild +cats –wild
Chính xác
cụm từ
“pet care” “pet care” “pet care” “pet care” “pet care” “pet care”
Tìm kiếm
phức tạp KHÔNG CÓ
Dùng chế độ Tìm
nâng cao
(cats or kittens)
AND
NOT wild
KHÔNG CÓ
Dùng chế độ
Tìm nâng cao
KHÔNG CÓ
Thu gọn
Ký tự đại
diện
KHÔNG CÓ
cat*
wom*n
Tự thêm hậu tố
KHÔNG CÓ
KHÔNG CÓ cat*
Tương đối
(gần
đúng)
KHÔNG CÓ
mary~lamb (tối đa
10 từ)
KHÔNG CÓ KHÔNG CÓ
Dùng chế độ
Tìm nâng cao
(tối đa 25 từ)
KHÔNG CÓ
Bảng 3.2: Toán tử logic liên kết các từ khoá
3.2.3.4. Các nguyên tắc cơ bản trong việc tìm kiếm thông tin trên
Internet
- Nguyên tắc đầu tiên: phải nắm rõ nội dung chủ đề mà mình cần tìm
kiếm và các thuật ngữ liên quan, tức là bạn phải xác định rõ mục tiêu vào
mạng để giảm chi phí cho thời gian và tiền bạc khi “ lang thang ” trong biển
web.
- Phân tích chủ đề cần tìm kiếm để quyết định vị trí bắt đầu, từ khóa bắt
đầu.
- Thay đổi nhiều cách khác nhau cho cùng một chủ đề, tăng cường độ
chính xác bằng cách phân tích kết quả tìm kiếm trả về trước đó. Tinh chỉnh từ
khóa kết hợp với các toán tử logic (AND, OR, NOT…)
- Khi không tìm được kết quả như mong muốn: sử dụng nhiều công cụ
tìm kiếm khác nhau, các cơ chế tìm kiếm khác nhau (Tìm theo từ khóa-
keyword, tìm theo danh bạ - directory, tìm trong cơ sở dữ liệu - database…).
Không nên tập trung vào một cách hoặc chỉ một công cụ tìm kiếm nào đó.
- Lên các diễn đàn (forum) chuyên ngành hỏi về vấn đề cần tìm để
được hướng dẫn.
QUY TRÌNH TÌM KIẾM
Gõ một hoặc hai từ khóa,
cụm từ hoặc tên riêng
bao bởi cặp nháy kép vào
h
Bắt đầu
Tìm thông tin
chung chung hay
cụ thể
ộp tim kiếm
Sơ đồ 3.2: Quy trình tìm kiếm
không
có
có
không
Sử dụng chỉ mục
phân loại Web để
tìm theo các lĩnh
v
Bạn có tìm
thấy nội
dung mong
muốn ? ực
Chung chung
không
Thêm từ khóa
hoặc cụm từ vào
hộp tìm kiếm
Thu hẹp chủ đề cần
tìm. Suy nghĩ về
câu trả lời bạn
muốn
Bạn có tìm
thấy nội
dung mong
muốn ?
Cụ thể
Tạo danh sách các
từ khóa, cụm từ
hay tên riêng muốn
tìm chủ đề đó trên
Web
Sử dụng công cụ
tìm kiếm
Thêm từ khóa bạn
không muốn xuất hiện
bằng cách thêm dấu
trừ (-) hoặc NOT vào
trước từ đó
Thử dùng
một công
cụ tìm
khác,
hoặc tìm
theo danh
bạ
Bạn có tìm
thấy nội
dung mong
muốn ?
Thêm các trang tìm
được vào Favourites
hoặc Bookmark, và
thêm vào tài liệu trích
dẫn nếu phù hợp
Khi sử dụng công cụ tìm kiếm, nó sẽ liệt kê kết quả theo thứ tự từ trên
xuống dưới theo mức độ thích hợp với nội dung chúng ta cần tìm. Tuy nhiên,
điều này không phải hoàn toàn đúng, đôi khi vị trí tốt nhất từ trên xuống là
những trang web của các công ty thương mại. Vì các trang này đã trả tiền cao
nhất để quảng cáo công ty họ. Vậy thì đâu là nguồn thông tin thích hợp và
đáng tin cậy?
3.2.3.5. Đánh giá độ tin cậy nguồn thông tin
Chúng ta đều biết rằng việc công bố websites là quá dễ dàng và không
một tổ chức nào có trách nhiệm kiểm tra chất lượng chúng, thông tin trên
websites có thể mang tính khoa học cao, cũng có thể là những thông tin lạc
hậu, không thể sử dụng.
Sau đây xin trình bày một vài vấn đề chúng ta cần quan tâm tìm hiểu khi
sử dụng thông tin trên websites trong mục đích khoa học :
- Tài liệu có tiêu đề không?
- Có tác giả không?
- Tác giả là ai? Cá nhân hay tổ chức ?
- Tài liệu này có công bố trên sách hoặc tạp chí nào đó không ?
- Tài liệu được viết khi nào ? Update cuối cùng khi nào?
- Tài liệu được công bố trên Websites của nhà xuất bản, công ty, trường
học, tổ chức hay cá nhân ?
- Tài liệu được tham khảo từ đâu ? Có đủ chứng cứ để đi đến kết luận đó
không ?
Những tiêu chuẩn trên không những chỉ dùng để đánh giá mức độ tin cậy
của thông tin trên Internet mà còn dùng cho những tài liệu khoa học nói
chung. Không giống như xuất bản một quyển sách, website được thiết kế và
công bố tự do mà không ràng buộc bởi sự kiểm tra, đánh giá. Vì vậy chọn lựa
thông tin tin cậy trên Internet là phải cẩn thận.
3.2.4. Ý tưởng xây dựng website hỗ trợ dạy và học vật lý ở trường
trung học phổ thông
Mạng xã hội [20]
Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (Tiếng Anh: Social Network) là
dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với
nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.
Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia
sẻ files, blog, và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết
với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu
thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều phương cách để các thành
viên tìm kiếm bạn bè, đối tác dựa theo Groups (ví dụ như tên trường hoặc tên
thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name),
hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca
nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán... Mạng xã hội dành cho
nghành giáo dục hầu như đang bỏ ngõ.
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng Mạng xã hội khác nhau, với
MySpace và Facebook nổi tiếng nhất ở Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại
Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã
hội khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh
Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản, và Yahoo! 360 tại Việt
Nam.
Mục tiêu của mạng xã hội [20]
- Tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và
chia sẻ thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý
và thời gian.
- Xây dựng nên một mẫu giao tiếp trực tuyến mới nhằm phục vụ những
yêu cầu công cộng và có giá trị cộng đồng.
- Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ
chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy
sự liên kết các tổ chức xã hội.
Mạng xã hội sử dụng công nghệ web 2.0 - Kỷ nguyên tiến hoá của
trí tuệ cộng đồng
Chúng ta đang sống trong thời kì bùng nổ công nghệ, bùng nổ thương
mại điện tử, bùng nổ ứng dụng trên Internet. Một cuộc cách mạng thực sự
đang diễn ra, cuộc cách mạng đó mang tên Web2.0. Mùa thu năm 2001 đã
đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển Web. Cùng với tốc độ phát
triển chóng mặt của các ứng dụng, sự sinh sôi của các website mới, sự hưng
thịnh của các công ty, một kỉ nguyên mới đã ra đời: Kỷ nguyên Web2.0.
Web2.0 khác gì với Web1.0. Tại sao lại phân biệt như vậy? Đâu là bản chất
của sự “thay da đổi thịt” này?.
Thế hệ mới
Một thế hệ mới tạo nên bộ mặt của Web2.0. Thế hệ đó là Google Adsense
thay thế Doubleclick trong lĩnh vực quảng cáo, là Flickr thay Ofoto trong lĩnh
vực chia sẻ ảnh, là BitTorrent thay Akamai trong chia sẻ nội dung, là Đại
bách khoa toàn thư Wikipedia thay Britannica Online, là Blog thay Personal
Websites (website cá nhân), là Wikis thay CMS...
Tạo nên thời đại mới
Kỉ nguyên Web 2.0 ra đời với cuộc cách mạng về trí tuệ, về phần mềm,
về doanh nghiệp, về internet... Dù vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh khái
niệm Web2.0. Nhưng cơ bản, Web 2.0 thống nhất ở các đặc trưng sau:
o Web là platform
Dịch vụ web thay thế sản phẩm phần mềm. World Wide Web(WWW)
không còn là tập hợp các website tĩnh như trong thời kì web1.0, cũng không
dừng lại ở các web động kết hợp hệ quản trị nội dung (CMS), giờ đây WWW
cung cấp đầy đủ các chức năng của một platform (nền tảng) máy tính, phục
vụ cho người dùng ở nơi xa nhất.
Không hề mơ mộng, nhiều người đã nghĩ đến lúc nào đó tất cả các ứng
dụng mà bạn sử dụng sẽ là ứng dụng web thay vì các phần mềm độc lập chạy
trên các máy tính đơn lẻ.
o Phục vụ mọi người
Web 2.0 thành công ở mảng dịch vụ, những ứng dụng có cánh tay vươn
xa vô tận, đến mọi nguời dùng. Web 2.0 hiểu được sức mạnh khổng lồ của
hàng trăm nghìn giọt nước sẽ tạo nên bể rộng.
o Khai thác trí tuệ cộng đồng
Google, eBay, iTunes, phong trào Open Sources, phong trào Blog và
gần đây nhất là Wikipedia đều xây dựng trên triết lý: khai thác trí tuệ cộng
đồng. Ai cũng có thể thêm, sửa nội dung của đại bách khoa toàn thư
Wikipedia. Chính vì có hàng trăm nghìn người chăm chút cho nó, nên
Wikipedia càng phong phú, tinh lọc và chính xác. Theo thống kê gần đây
nhất, Wikipedia được đọc nhiều hơn bất kì trang tin tức nào kể cả Google
News và Yahoo News.
Hình 3.18: So sánh ưu điểu của web 1.0 và web 2.0
o Cộng đồng là vua
Với sự gia tăng mạnh mẽ về số người viết blog trên Web, quan niệm
“nội dung là vua” đã mất dần ý nghĩa vì giờ đây tất cả mọi người đều là vua.
Thay vào đó, các trang web có nhiều người tham gia tạo thành cộng đồng lớn
sẽ có ảnh hưởng mạnh. Các trang blog trở nên phổ biến vì nó cho phép cộng
đồng người truy cập tương tác và giao lưu với nhau.
o Dữ liệu là máu
Trong kỷ nguyên trí tuệ cộng đồng, các hệ thống được trang bị toàn
bằng mã nguồn mở, thì dữ liệu là thành phần duy nhất tạo nên sự khác biệt.
Quản lí dữ liệu là trái tim của các doanh nghiệp, là chip intel của hệ điều hành
internet.
Các đại gia Google, Yahoo, eBay, Amazon đều hoạt động dựa trên hệ
cơ sở dữ liệu chuyên gia. Chúng ta chờ đợi cuộc chạy đua giữa các nhà cung
cấp dữ liệu và các nhà cung cấp ứng dụng trong vài năm tới khi cả hai bên
đều nhận ra tầm quan trọng của dữ liệu đối với Web 2.0.
Giống như xu hướng chuyển từ phầm mềm độc quyền sang phần mềm
miễn phí, ta cũng chờ đợi xu hướng chuyển từ cở sở dữ liệu độc quyền sang
cơ sở dữ liệu miễn phí trong thập kỉ tới. Dấu hiệu sớm của nó là bách khoa
online Wikipedia.
o Bản beta mãi mãi
Xuất phát từ cộng đồng mã nguồn mở, các sản phẩm được đưa ra cho
cộng đồng trước khi nó hoàn thành, và cộng đồng thường xuyên thêm vào các
đặc tính mới cho nó. Bạn cũng thấy Gmail, Google Maps, Flickr... để logo
“Beta” hàng năm trời, vì họ cũng kinh doanh theo triết lí đó, không ngừng thu
thập ý kiến người dùng, không ngừng cải tiến sản phẩm, không bao giờ có sản
phẩm cuối cùng. Mãi mãi là bản Beta...
o Đơn giản, gọn nhẹ và tích hợp
Đơn giản mà mạnh mẽ là phong cách mới của công nghệ Web2.0
Tích hợp, tích hợp và... tích hợp, đó cũng là đặc trưng của công nghệ thời
Web 2.0. Thời mã nguồn mở phát triển, dịch vụ thay thế cho phần mềm, tích
hợp chính là chìa khóa để cạnh tranh.
o Phần mềm chạy trên mọi thiết bị
Sự phát triển của Internet đưa tương lai của phần mềm gắn chặt với ứng
dụng web. Mà bất kì ứng dụng web nào, dù đơn giản nhất cũng yêu cầu tối
thiểu hai máy tính: Web Server và Web Browser. Việc sử dụng Web như là
Platform rung lên hồi chuông cảnh báo về thiết kế phần mềm. Phần mềm kỉ
nguyên mới phải là những phần mềm chạy được trên càng nhiều thiết bị càng
tốt.
o Người dùng tự chủ
Một trong những điểm cách mạng của Web 2.0 là cho phép người dùng
tùy biến và thao tác nhiều hơn.
Hình 3.19: Dịch vụ của web 2.0
Web 2.0 đã và đang thay đổi tận gốc rễ văn hóa xã hội và văn hóa doanh
nghiệp. Trí tuệ cộng đồng được đề cao. Dịch vụ và dữ liệu là sự sống còn đối
với các công ty. Phần mềm ngày càng đơn giản, mạnh mẽ, dễ tích hợp, chạy
được mọi lúc mọi nơi. Ví dụ, trong Google Maps, bạn có thể phóng to, thu
nhỏ ảnh, di chuyển quanh bản đồ mà không phải chờ đợi tí nào. Bạn có cảm
giác đang tương tác với phần mềm chạy trên máy mình vậy.
Người dùng là người đồng phát triển, tự chủ hơn, được thao tác nhiều
hơn. Đó là những bước tiến cơ bản Web 2.0 mang lại cho cuộc sống của
chúng ta.
Ý tưởng xây dựng website vật lý xã hội
Tiêu chí đánh giá một trang web chất lượng :
- Nội dung
- Tính cập nhật
- Truy cập và download dễ dàng
Yếu tố thứ ba sẽ được giải quyết dễ dàng nếu nhà làm web chịu đầu tư
về mặt tài chính, kỹ thuật. Hai yếu tố đầu mới là quyết định sự sống còn của
trang web.
Nếu đưa một website lên mạng, chủ nhân của trang web sẽ không gặp
nhiều trở ngại về mặt kỹ thuật vì khâu này sẽ do chuyên gia kỹ thuật đảm
nhiệm. Mỗi ngày có hàng vạn website ra đời và cũng vô số website chết đi, nó
bị lãng quên vì không ai “đặt chân” đến bởi những trang web này đã không
đáp ứng được nhu cầu của đối tượng mà nó muốn nhắm đến, không giải quyết
được khâu nội dung và tính cập nhật.
Để đảm bảo được về mặt nội dung, nguời làm web phải tìm hiểu kỹ
lưỡng nhu cầu của đối tượng mà họ muốn nhẳm tới, từ đó mới có thể đưa ra
nội dung phù hợp và chất lượng. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể thực hiện
được dễ dàng khi lòng nhiệt huyết của nhà quản trị đang còn rất tràn trề để
chuẩn bị cho ”đứa con tinh thần” sắp chào đời. Bằng những chiêu thức quảng
cáo rầm rộ của nhà quản trị web, những người khách hiếu kì rầm rập kéo đến
viếng thăm trang web mới khai trương. Điều này làm cho chỉ số đánh giá chất
lượng trang web tăng lên nhanh chóng.
Nhưng rồi thời gian trôi đi, lòng nhiệt tình của nhà quản trị vơi dần, họ
lại không thể tìm thêm được những cộng tác nhiệt tình. Khách hàng viếng
thăm một lần, hai lần mà thấy website vẫn như xưa, họ không tìm thấy được
thông tin nào mới và hữu ích cho mình, kết quả là website yếu dần và chết đi
do bởi nó không được nuôi dưỡng, cập nhật thông tin thường xuyên.
Vậy vấn đề sống còn của trang web chính là nội dung và tính cập nhật
của nó. Để đáp ứng được đòi hỏi này, nhà làm web phải bỏ ra khoản chi phí
cực lớn để trả công cho đội ngũ điều hành web hùng hậu nhằm luôn làm mới
web cả nội dung và hình thức. Thế thì, những website nào mà chủ nhân của
nó có hầu bao hạn chế thì không thể xây dựng web? Sẽ rất sai lầm cho những
ai suy nghĩ như vậy, khi họ đã từng ghé đến các website xã hội sau :
Một số mạng xã hội quốc tế
o MySpace: Chủ yếu dành cho lứa tuổi teen
o Facebook: Chủ yếu dành tầng lớp trí thức
o Yahoo! 360: Phục vụ cho nhu cầu viết blog nhiều hơn là để giao lưu
Một số mạng xã hội Việt Nam
o CyWorld:
Hình 3.20: Mạng xã hội Cyword
Mạng xã hội này đến từ Hàn Quốc, vào Việt Nam từ đầu năm 2007.
Cyworld là mạng xã hội kết hợp những đặc tính tương tác từ nhật ký trực
tuyến (blog) và các trò chơi trực tuyến (game online). Sau khi là thành viên
tại đây, bạn sẽ trở thành chủ nhân của một căn nhà (nơi bạn có thể mua sắm
đồ đạc, thiết kế theo sở thích của riêng mình), bạn có thể ghi nhật ký, chia sẻ
hình ảnh, âm nhạc, giao lưu với các câu lạc bộ, ghé thăm “nhà” thành viên
khác và kết bạn tùy ý… Điểm nổi bật của mạng cộng đồng này là tại đây bạn
có thể thể hiện cá tính và sở thích của mình rõ nét nhất.
o Yobanbe
Hình 3.21: Mạng xã hội Yobanbe
Mạng xã hội này đang thu hút khá đông người tham gia, đặc biệt là giới
trẻ và teen. Tại Yobanbe bạn có thể thiết kế hồ sơ (profile) của mình, kết bạn,
đăng ảnh, viết nhật ký trực tuyến (blog), tham gia vào các câu lạc bộ và diễn
đàn để chia sẻ cảm nhận và thể hiện tài năng của mình. Vào giữa năm nay
trang này thêm vào 2 chức năng là Yo Video và Yo Photo, giúp bạn đăng ảnh
và clip lên blog của mình mà không cần nhờ đến một website lưu trữ trung
gian. Hiện nay Yobanbe (thuộc VinaGame) có khoảng hơn 200 ngàn thành
viên và đang là 1 trong những mạng xã hội hàng đầu Việt Nam.
o CyVee:
Hình 3.22: Mạng xã hội Cyvee
Cyvee là mạng cộng đồng dành riêng cho giới trí thức và doanh nhân
với mục đích giao lưu, mở rộng quan hệ, khám phá những cơ hội kinh doanh,
phát triển nghề nghiệp. Đây thật sự là 1 bản sao của LinkedIn và đang được
mọi người quan tâm đáng kế trong thời gian gần đây. Tại đây bạn có thể tham
gia vào một nhóm bạn yêu thích để kết bạn, tìm kiếm các mối quan hệ và tăng
thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm cho mình. Chức năng Profile của Cyvee
cũng khá quan trọng cho bạn, nếu như bạn muốn kiếm việc hay tìm kiếm một
công việc tốt hơn.
o Zing.vn
Hình 3.23: Mạng xã hội Zing.vn
Trang web Zing.vn trở thành trang web tiếng Việt số một Việt Nam,
vuợt qua cả Vnexpress (theo Alexa).
Vì sao các website này được gọi là web xã hội. Bởi vì, các trang web
này đều có chung cách vận hành như sau : nó cho phép người duyệt web
xem tài nguyên của web như chính tài nguyên của họ. Tất cả các trang này
đều hoạt động dựa và tính năng tương tác hai chiều. Nghĩa là website có khả
năng cho phép người duyệt web không chỉ có thể download mà còn cho phép
họ upload tài nguyên của mình có cho website, cho cộng đồng của trang web
mà nó muốn phục vụ. Bên cạnh đó, các website này còn có chức năng cho
khách có thể trao đổi với nhau qua các diễn dàn (forum), blog, email và có
thể đưa thông tin cá nhân lên web, quản lý được dữ liệu của chính họ.
Chính sự vận hành trên nguyên tắc này mà người điều hành web không
phải mất thời gian cũng như tài chính để nuôi web bằng cách hằng ngày, hàng
giờ cập nhật dữ liệu lên web. Việc làm này sẽ chính cộng đồng yêu thích lĩnh
vực và chủ đề mà website đưa ra nuôi nó. Nói cách khác, với cách hoạt động
kiểu như trên, website sẽ tự sống và tự nuôi lấy mình. Từ đây, ta thấy rõ hơn
sức mạnh của số đông, của tập thể, của cộng đồng. Loại web hoạt động trên
có chế này đều dựa và công nghệ Web 2.0, web thế hệ mới, những trang web
hoạt động trên công nghệ mới này còn được gọi là mạng xã hội.
Qua khảo sát, tôi thấy những trang web vật lý ở Việt Nam cũng như các
trang vật lý nước ngoài được giới thiệu ở mục trên vẫn chưa thật sự phục vụ
triệt để cho việc dạy và học vật lý ở trường phổ thông ở nước ta. Bởi các trang
web này đều là các trang web tĩnh, dung lượng và tư liệu hạn chế, hoạt động
một chiều, không tạo điều kiện cho người có tư liệu được cống hiến một cách
linh hoạt, chủ động.
Và cũng từ tìm hiểu cơ chế hoạt động của các website vận hành dựa vào
công nghệ mới nổi tiếng trên đây, cộng thêm nhu cầu về tư liệu vật lý phục vụ
cho công tác chuyên môn của bản thân cũng như cho đồng nghiệp và học sinh
trong cả nuớc, tôi thấy cần phải xây dựng một trang web vật lý dựa vào sức
mạnh số đông, của cộng đồng như những trang web đã thành công nêu trên.
Trang web vận hành theo kiểu tương tác hai chiều và dựa vào “trí thông minh
của số đông”, sử dụng tính ưu việt của công nghệ Web 2.0 để xây dụng mạng
xã hội cho giới vật lý.
Sử dụng công nghệ này có thể thu thập vô số dữ liệu (phục vụ dạy và học
vật lý) nằm rãi rác đâu đó trên kho tàng Internet khổng lồ tập trung về một
trang web là điều thật cần thiết và nên làm. Nó sẽ giải quyết được rất nhiều
khó khăn cho giáo viên vật lý cũng như các em học sinh yêu thích môn này về
mặt tư liệu. Nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trên, website cần xây dựng
phải có những chức năng, hoạt tính sau :
- Trang web có sân chơi cho cả giáo viên, sinh viên và học sinh...nhằm
trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau: diễn đàn (forum), blog ,hộp lời bình.
- Trang web có khả năng tương tác hai chiều, không chỉ có chức năng
download mà còn có cả chức năng upload nhằm chia sẽ tư liệu dạy và học của
cộng đồng yêu vật lý. Người sử dụng web vừa là người dùng vừa là người cho
tư liệu, tạo sự bình đẳng, có tính tương tác mạnh và chia sẻ rộng khắp.
- Độc giả có thể tự đăng và kiểm duyệt bài viết của mình. Nhưng để tăng
tính xác thực của thông tin cần để cho người dùng có thể thẩm định thông tin
bằng cách: bỏ phiếu bình chọn, viết bài bình luận, số lượng download…
- Trang web thư viện vật lý xã hội này có thể tạo ngay cho mỗi thành
viên một blog. Blog cho phép các thành viên có thể đưa bài viết, tài nguyên
(bài giảng, phần mềm, tin tức, đề kiểm tra, đề trắc nghiệm, đề thi…) của mình
vào đó. Các thành viên có thể vào xem blog của nhau nếu được tác giả cho
phép. Các blog có các mục đánh giá bình luận để nâng cao chất lượng bài
viết, tài nguyên.
KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, công nghệ thông tin có vai trò quan trọng
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin là
một yếu tố góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới quản lý giáo dục. Cho nên, nhiều luận án giáo dục học ra đời chọn hướng
chuyên sâu về đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học” nhằm phát
huy hiệu quả của việc dạy và học.
Trước yêu cầu mới của xã hội hiện nay, rõ ràng giáo viên không thể áp
dụng phương pháp dạy học truyền thống, bắt học sinh ghi chép, thuộc lòng
kiến thức giáo viên truyền thụ một cách thụ động mà phải hướng người học
đóng vai trò trung tâm cho quá trình dạy học, thế mới phát huy được tính chủ
động tiếp nhận kiến thức và sáng tạo trong học tập, lao động cũng như trong
cuộc sống cho học sinh.
Qua điều tra thực tế bằng phỏng vấn, bằng phiếu điều tra trên giấy và
trên Internet, tôi nhận thấy rằng khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy
học, giáo viên gặp rất nhiều rào cản chủ quan trong quá trình tiếp cận nguồn
tư liệu dạy học vật lý : rào cản về ngôn ngữ, sự hạn chế về trình độ tin học,
thời gian…. Để soạn được một giáo án điện tử chất lượng, phong phú về tư
liệu (hình ảnh, sơ đồ, phim, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo…).họ phải
mất rất nhiều thời gian, công sức và trí tuệ. Do vậy, hiện nay việc sử dụng bài
giảng điện tử vào dạy học nói chung và môn vật lý nói riêng chỉ dừng lại ở
các tiết thao giảng, dự giờ. Ai cũng thấy vai trò và lợi ích thiết thực của việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, nhưng chưa thể phổ cập cho nhiều
tiết học.
Với mong muốn tìm ra những giải pháp để có thể hạn chế tối đa những
rào cản chủ quan vốn có trong mỗi giáo viên dạy vật lý ở cấp độ trung học
phổ thông, trong phạm vi đề tài này, tôi đã đưa ra một số giải pháp giúp tiếp
cận nguồn tư liệu khổng lồ trên Internet như sau:
- Giới thiệu sẵn một số trang vật lý trong và ngoài nước.
- Giới thiệu một số phần mềm phiên dịch ngoại ngữ sang tiếng Việt giúp
giảm bớt rào cản về ngôn ngữ cho giáo viên.
- Hướng dẫn giáo viên cách tìm kiếm tư liệu trên mạng thông qua các
công cụ tìm kiếm.
- Đưa ra ý tưởng xây dựng một website vật lý xã hội để có thể mượn sức
mạnh trí tuệ của số đông, của cộng đồng yêu thích môn vật lý nhằm thu thập
tài liệu cho giáo viên vật lý và học sinh ở các trường phổ thông trung học.
Giải pháp đầu tiên chỉ mang tính chất tạm thời. Giải pháp thứ hai và ba
giúp giáo viên tăng khả năng giải quyết được rào cản về ngôn ngữ và kĩ thuật
tìm kiếm, nhưng cũng đòi hỏi họ rất kiên trì và chịu đầu tư thời gian. Theo tôi,
giải pháp thứ tư giải quyết được khá triệt để những rào cản nêu trên. Hy vọng
những ai có hướng nghiên cứu tiếp theo cho luận văn của tôi có thể xây dựng
được website vật lý xã hội có những hoạt tính như tôi đã trình bày trong luận
văn này. Website đó sẽ là một thư viện vật lý điện tử khổng lồ chứa dữ liệu
cần thiết tối thiểu cho một giáo viên vật lý có thể soạn được hầu hết các bài
học vật lý trong chương trình trung học phổ thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Tuyết An (2004), Sử dụng có hiệu quả thông tin trên internet
vào giảng dạy hóa học, Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên nghành
hoá học, Trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh .
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT.
3. TS Trịnh Văn Biều, Các phương pháp dạy học hiệu quả, Tài liệu lưu
hành nội bộ trường Đại học sư phạm TP HCM.
4. Vũ Quốc Dũng(2004), Tìm hiểu công nghệ đào tạo từ xa xây dựng thử
nghiệm một số chức năng cơ bản của website khoa Vật Lý, Luận văn
tốt nghiệp đại học, Trường Đại học sư phạm TP HCM.
5. Nhóm tác giả Elicom, Cẩm nang thiết kế website, Nxb Hà Nội.
6. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Các phương pháp dạy Vật lý ở trường
THPT, Trường Đại học sư phạm TP HCM.
7. Hoàng Thị Hiền (2004), Sử dụng internet phục vụ giảng dạy địa lý 11,
Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học sư phạm, TP HCM.
8. Trần Văn Hữu (2005), Dạy học theo chủ đề và vận dụng nó vào giảng
dạy phần kiến thức “Các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 THPT
với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, Luận văn thạc sĩ giáo dục
học, Trường Đại học sư phạm TP HCM.
9. Hồ Thanh Liêm (2006), Project-Based Learning (PBL) và việc ứng dụng
của nó vào dạy học vật lý ở trường phổ thông Việt Nam trong tương
lai - Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học sư phạm TP
HCM .
10. Quách Tuấn Ngọc (2003), “Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công
nghệ thông tin - xu thế của thời đại”, Kỷ yếu Hội thảo đổi mới
phương pháp giảng dạy, Hà Nội.
11. Phạm Xuân Quế (2007), “Khái niệm và phân loại phương tiện dạy học số
trong dạy học Vật lý”, Tạp chí giáo dục, 1-7(167), tr.32.
12. Huỳnh Thị Kim Thoa (2006), Phát huy tính tích cực, tự lực của sinh viên
trong dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” thuộc
chương trình vật lý cao đẳng sư phạm thông qua việc thiết kế và sử
dụng Website hỗ trợ dạy học, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường
đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Lâm Minh Xuân Trường (2006), Nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở
trường THPT thông qua xây dựng và sử dụng website hỗ trợ dạy
học phần “Dao động v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVLPPDH004.pdf