Tài liệu Luận văn Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì: Luận văn
Một số biện pháp nâng cao khả
năng cạnh tranh của sản phẩm
sứ vệ sinh Viglacera của Công ty
Sứ Thanh Trì
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trên đà phát triển với cơ chế mới, cơ chế thị trường. Cơ
chế thị trường đã làm cho nền kinh tế nước ta phát triển đáng kể trong những
năm gần đây. Cùng với đó, các doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả hơn để có
thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như của người tiêu dùng và tự tìm
được chỗ đứng cho mình trên thị trường. Bên cạnh những thuận lợi do cơ chế
mới mang lại là những thách thức, khó khăn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng
không thể tránh khỏi. Những khó khăn trong cạnh tranh, đổi mới hoạt động kinh
doanh cho phù hợp với cơ chế mới… đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp gặp
lúng túng trong hoạt động của doanh nghiệp mình. Công ty Sứ Thanh Trì cũng
là một trong những công ty được thành lập trong cơ chế cũ và cũng phải đối mặt
với những khó khăn, thách thức đó.
Hiện nay, nhu cầu về xây dựng tăng lên nhiề...
101 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Một số biện pháp nâng cao khả
năng cạnh tranh của sản phẩm
sứ vệ sinh Viglacera của Công ty
Sứ Thanh Trì
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trên đà phát triển với cơ chế mới, cơ chế thị trường. Cơ
chế thị trường đã làm cho nền kinh tế nước ta phát triển đáng kể trong những
năm gần đây. Cùng với đó, các doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả hơn để có
thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như của người tiêu dùng và tự tìm
được chỗ đứng cho mình trên thị trường. Bên cạnh những thuận lợi do cơ chế
mới mang lại là những thách thức, khó khăn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng
không thể tránh khỏi. Những khó khăn trong cạnh tranh, đổi mới hoạt động kinh
doanh cho phù hợp với cơ chế mới… đã khiến cho rất nhiều doanh nghiệp gặp
lúng túng trong hoạt động của doanh nghiệp mình. Công ty Sứ Thanh Trì cũng
là một trong những công ty được thành lập trong cơ chế cũ và cũng phải đối mặt
với những khó khăn, thách thức đó.
Hiện nay, nhu cầu về xây dựng tăng lên nhiều. Chính vì thế mà nhu cầu
về gốm sứ cũng tăng lên đáng kể. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp
hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực gốm sứ xây dựng, nhất là sứ vệ
sinh để có thể tiêu thụ sản phẩm, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên,
hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất kinh doanh loại sản phẩm
này, trong đó lại có rất nhiều hãng nổi tiếng không chỉ trong nước, khu vực mà
trên toàn thế giới như Inax, American Standard, Ceasar... Do đó, cạnh tranh là
một tất yếu trong nền kinh tế thị trường và buộc các doanh nghiệp khi tham gia
vào thị trường phải chấp nhận.
Sản phẩm sứ vệ sinh mang thương hiệu Viglacera đã có mặt cùng với các
sản phẩm mang các thương hiệu nổi tiếng từ lâu và hiện cũng đang khẳng định
vị trí của mình trên thị trường. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng kinh doanh
sản phẩm này đã khiến cho sản phẩm ngày một phong phú, chất lượng ngày
càng hoàn hảo. Chính vì lẽ đó, Công ty Sứ Thanh Trì cần có những biện pháp
thật cụ thể, phù hợp với tình hình để dần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản
phẩm sứ vệ sinh Viglacera trên thị trường.
Được thực tập tại Công ty Sứ Thanh Trì, trong phòng Xuất nhập khẩu thời
gian qua là một điều may mắn cho em. Vì ở đó, em được học hỏi và biết thêm
rất nhiều từ thực tế hoạt động của Công ty. Lượng kiến thức đó rất quan trọng để
bổ sung và hoàn thiện những gì em đã được học trên giảng đường đại học. Thấy
được sự cạnh tranh gay gắt giữa sứ vệ sinh Viglacera với các sản phẩm sứ vệ
sinh của các hãng khác đang có mặt trên thị trường Việt Nam và với kiến thức
đã được học, em quyết định chọn đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao khả
năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh
Trì”.
Đề tài của em gồm có 3 phần:
Chương I: Một số vấn đề về cạnh tranh và khái quát về Công ty Sứ
Thanh Trì.
Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh
tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì
Chương III: Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản
phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì
MỤC LỤC
CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CẠNH TRANH VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
SỨ THANH TRÌ............................................................................................ 2
1. Một số vấn đề về cạnh tranh ................................................................................... 2
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh ................................................. 6
1.3. Các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh
nghiệp ............................................................................................................. 7
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh
nghiệp ........................................................................................................... 11
2. Khái quát về Công ty Sứ Thanh Trì (Thanhtri Sanitary Ware Company) ........ 12
2.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 12
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty ............................................................. 14
2.3. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực
thuộc ............................................................................................................. 15
2.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Sứ Thanh Trì ....... 18
2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Sứ Thanh Trì.......... 24
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh
Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì ................................................................... 29
3.1. Các nhân tố khách quan ............................................................................ 29
3.2. Nhân tố chủ quan ...................................................................................... 34
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ VÀ KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH CỦA SẢN PHẨM SỨ VỆ SINH VIGLACERA CỦA CÔNG TY
SỨ THANH TRÌ.......................................................................................... 37
1. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ
Thanh Trì ............................................................................................................. 37
1.1. Sản phẩm sứ vệ sinh và đặc điểm của sản phẩm sứ vệ sinh ...................... 37
1.2. Mặt hàng tiêu thụ ....................................................................................... 37
1.3. Thị trường tiêu thụ ..................................................................................... 48
1.4. Hình thức phân phối sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì ...................... 60
2. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh
Trì ......................................................................................................................... 62
2.1. Khả năng cạnh tranh về giá cả .................................................................. 63
2.2. Khả năng cạnh tranh về chất lượng .......................................................... 66
2.3. Khả năng cạnh tranh về chủng loại sản phẩm .......................................... 68
2.4. Khả năng cạnh tranh về dịch vụ ................................................................ 70
2.5. Khả năng cạnh tranh về thương hiệu ........................................................ 71
3. Đánh giá hiện trạng về khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera
của Công ty Sứ Thanh Trì ................................................................................... 73
3.1. Những điểm nổi bật.................................................................................... 73
3.2. Những điểm còn tồn tại .............................................................................. 75
CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
SẢN PHẨM SỨ VỆ SINH VIGLACERA CỦA CÔNG TY SỨ THANH
TRÌ ............................................................................................................... 78
1. Phương hướng phát triển của Công ty Sứ Thanh Trì trong thời gian tới .......... 78
2. Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh
Viglacera ............................................................................................................... 79
2.1. Những biện pháp chung của Công ty Sứ Thanh Trì trong thời gian tới.... 79
2.2. Những biện pháp cụ thể để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm
sứ vệ sinh Viglacera ..................................................................................... 86
3. Một số kiến nghị .................................................................................................... 92
3.1. Tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi và hoàn thiện chính sách, cơ chế
quản lý hoạt động xuất nhập khẩu ............................................................... 92
3.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp, trong đó có Công ty Sứ Thanh Trì trong các hoạt
động xuất khẩu ............................................................................................. 93
Kết luận ..................................................................................................................... 93
Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................... 94
Nhận xét của đơn vị thực tập .................................................................................... 95
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ........................................................................... 96
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức công ty Sứ Thanh Trì .................................................................. 16
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sứ vệ sinh của Cty Sứ Thanh Trì ............................. 23
Sơ đồ 3: Mô hình cạnh tranh 5 nhân tố của M. Porter .......................................................... 32
BẢNG
Bảng số 1: Lực lượng lao động và thu nhập của người lao động tại Công ty Sứ Thanh Trì
năm 1991 – 2004 ........................................................................................................ 19
Bảng số 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ....................................................... 25
Bảng số 3: Sản lượng sản phẩm được sản xuất tại Công ty Sứ Thanh Trì và ........................ 28
Bảng số 4:Tình hình tiêu thụ theo các mặt hàng của Công ty Sứ Thanh Trì qua các năm 2002
- 2004 ......................................................................................................................... 40
Bảng số 5: Chi tiết tình hình tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh theo chủng loại sản phẩm sứ vệ
sinh Viglacera ............................................................................................................. 47
Bảng số 6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera theo thị trường qua các năm
2002 - 2004 ................................................................................................................. 50
Bảng số 7: Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa qua các năm 2002 – 2004 ...... 53
Bảng số 8: Tình hình tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera tại một số thị trường xuất khẩu
qua các năm 2002 –2004 ............................................................................................. 57
Bảng số 9: Thị phần sản phẩm của các hãng sản xuất sứ vệ sinh trên thị trường Việt Nam qua
các năm 2003 – 2004 .................................................................................................. 63
Bảng số 10: Danh mục sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của .................................................. 68
Bảng số 11: Tỷ lệ dành cho xuất khẩu và nội địa của một số Công ty Sứ trong năm 2004... 74
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu về số lượng các sản phẩm của Công ty tiêu thụ qua các năm 2002 – 2004
................................................................................................................................... 42
Biểu đồ 2: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ các sản phẩm của Công ty tiêu thụ qua các năm 2002 –
2004 ............................................................................................................................ 42
Biểu đồ 3: Số lượng sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera tiêu thụ ................................................ 43
Biểu đồ 4: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera .............................................. 44
Biểu đồ 5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì ở thị trường nội địa qua
các năm 2002 - 2004 ................................................................................................... 53
Biểu đồ 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo số lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm 2002 -
2004 ............................................................................................................................ 57
Biểu đồ 7: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì tại một số thị trường xuất
khẩu năm 2002 - 2004 ................................................................................................. 59
2
ch¬ng I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CẠNH TRANH VÀ KHÁI
QUÁT VỀ CÔNG TY SỨ THANH TRÌ
Khi một nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường thì quy luật cạnh tranh
xuất hiện như là một tất yếu khách quan và cạnh tranh chính là môi trường kinh
tế thị trường. Do vậy, tất cả các thành phần kinh tế khi tham gia vào thị trường
đều phải chấp nhận quy luật này. Chương này tập trung vào hai nội dung chính
là một số vấn đề về cạnh tranh và khái quát về một công ty trong cơ chế thị
trường hiện nay – Công ty Sứ Thanh Trì.
1. Một số vấn đề về cạnh tranh
Cạnh tranh và khả năng cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh
Như chúng ta đã biết, kinh tế thị trường có rất nhiều đặc trưng, trong đó,
cạnh tranh là một đặc trưng nổi bật và rất quan trọng.
Có thể hiểu cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các đối thủ
thể hiện trên thị trường nhằm giành giật những điều kiện sản xuất thuận lợi và
nơi tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản
xuất phát triển.
Cạnh tranh kinh tế là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua
nhau tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục tiêu kinh tế
của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như
các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ
thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích ( Đối với người sản
xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự
tiện lợi).
Để có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường, một trong những yêu cầu đặt
ra cho tất cả doanh nghiệp là phải chấp nhận cạnh tranh để giành được khách
hàng bằng những sản phẩm hay dịch vụ có khả năng cạnh tranh của mình với
các đối thủ, tức là giành được thị trường. Một sản phẩm có khả năng cạnh tranh
và có thể đứng vững trên thị trường khi sản phẩm đó có mức giá thấp hơn hoặc
cung cấp các sản phẩm tương tự với chất lượng hay dịch vụ ngang bằng hoặc
cao hơn. Muốn như vậy, các doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh.
3
Khả năng cạnh tranh là năng lực cần thiết để doanh nghiệp có thể duy trì vị
trí của mình một cách lâu dài và có ý thức, ý chí trên thị trường cạnh tranh, đảm
bảo thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất phải bằng tỷ lệ cho đầu tư vào những
mục tiêu của doanh nghiệp để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
Như vậy có thể thấy, khả năng cạnh tranh là đặc biệt quan trọng đối với
mỗi doanh nghiệp. Với tầm quan trọng đó, các doanh nghiệp không chỉ phải duy
trì khả năng cạnh tranh mà còn phải ngày càng nâng cao khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp mình, phải coi đó là một quá trình lâu dài, để doanh nghiệp
không chỉ tồn tại mà ngày càng phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay.
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh
Có thể nói rằng khi nền kinh tế thị trường ra đời thì cạnh tranh xuất hiện, và
cạnh tranh là môi trường của kinh tế thị trường. Quy luật cơ bản của cạnh tranh
là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận, được dựa trên sự chênh lệch giữa giá trị
và chi phí sản xuất và khả năng có thể bán được hàng hoá dưới giá trị của nó mà
vẫn thu được lợi nhuận. Vì lẽ đó mà các doanh nghiệp luôn luôn phải tìm hiểu,
đưa ra các biện pháp để không chỉ cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị
trường mà còn để doanh nghiệp hoạt động vẫn có lãi, duy trì và phát triển doanh
nghiệp.
Cạnh tranh là một trong những quy luật khách quan của nền kinh tế thị
trường và nó có tầm quan trọng rất lớn đối với nhiều đối tượng.
Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh là một điều kiện tốt để doanh nghiệp
quan tâm cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, dịch vụ, giá cả, tạo cho sản
phẩm có sự khác biệt; đầu tư những công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện đại để
hoạt động sản xuất có hiệu quả; từ đó làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp ngày
một tăng, giúp cho doanh nghiệp có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Nhờ có cạnh tranh, người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa
chọn những hàng hoá phù hợp với sở thích và khả năng chi trả của mình; không
những thế, khách hàng ngày càng được quan tâm hơn bởi các dịch vụ trước và
sau bán. Bởi vậy, trong cơ chế thị trường, nhu cầu của khách hàng ngày một
tăng và lợi ích mà khách hàng thu được ngày càng nhiều.
4
Cạnh tranh có tác động rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia. Cạnh
tranh đã khiến cho nền kinh tế xuất hiện nhiều thành phần kinh tế và nó đồng
thời cũng là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước chống độc quyền. Cạnh tranh
cũng là một chất xúc tác khiến cho tình hình sản xuất của một đất nước được
phát triển, năng suất được nâng cao do các doanh nghiệp buộc phải quan tâm
đến việc nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh
doanh để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Như vậy, cạnh tranh có vai trò rất lớn đối với không chỉ người dân, mà còn
rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và cả nền kinh tế của một nước. Cạnh
tranh chính là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hợp lý giữa lợi
ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội, tạo điều kiện để doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh có hiệu quả. Chính vì tầm quan trọng rất lớn đó của cạnh tranh
mà buộc các doanh nghiệp phải quan tâm, duy trì và ngày càng phải nâng cao
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình bằng nhiều biện pháp khác nhau để
doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
1.1.3. Các loại hình cạnh tranh
Cạnh tranh có thể được chia thành nhiều loại dựa trên nhiều góc độ. Dưới
đây là một số căn cứ và các loại hình cạnh tranh.
- Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường: có ba loại là
+ Cạnh tranh giữa người bán với người mua: Đây là sự cạnh tranh được
diễn ra theo quy luật mua rẻ – bán đắt, tức là người bán muốn bán với giá cao,
còn người mua muốn mua với giá rẻ.
+ Cạnh tranh giữa người mua với người mua: Nó được diễn ra khi lượng
hàng hoá bán ra (lượng cung) nhỏ hơn nhu cầu của người tiêu dùng (lượng cầu).
Điều này làm cho giá tăng và người mua chấp nhận giá đó để mua được hàng
cần mua.
+ Cạnh tranh giữa người bán với người bán: Đây là cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp, làm cho giá giảm xuống do lượng cung lớn hơn lượng cầu. Loại
hình cạnh tranh này có lợi cho thị trường, khiến cho các doanh nghiệp phải chịu
sức ép lớn của thị trường
- Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế: Có hai loại là
5
+ Cạnh tranh nội bộ ngành: là sự cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp
trong cùng một ngành.
+ Cạnh tranh giữa các ngành: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
các ngành với nhau để giành lợi nhuận lớn nhất.
- Căn cứ vào mức độ cạnh tranh: Có ba loại là
+ Cạnh tranh hoàn hảo: là cạnh tranh mà trên thị trường không một ai (kể
cả người bán và người mua) có tác động và ảnh hưởng đến giá cả và sản lượng
của thị trường, nghĩa là họ không có sức mạnh thị trường. Sản phẩm bán ra được
người mua xem là đồng nhất. Người bán và người mua chỉ có thể chấp nhận giá
thị trường.
+ Cạnh tranh không hoàn hảo: Là cạnh tranh mà ở đó các sản phẩm được dị
biệt hoá và có thể thay thế cho nhau ở mức độ cao nhưng không phải là thay thế
hoàn hảo, thị trường có một số người bán và nhiều người mua.
+ Cạnh tranh độc quyền: Là cạnh tranh trên thị trường ở đó chỉ có một số
người bán sản phẩm thuần nhất.
- Căn cứ vào tính chất cạnh tranh: có hai loại là cạnh tranh lành mạnh và
cạnh tranh không lành mạnh.
- Căn cứ vào khả năng cạnh tranh
+ Cạnh tranh quốc gia
+ Cạnh tranh ngành
+ Cạnh tranh của doanh nghiệp
+ Cạnh tranh của sản phẩm
Với những hiểu biết về cạnh tranh và quá trình thực tập tại Công ty Sứ
Thanh Trì, với đề tài đã chọn, giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng
lại ở việc nghiên cứu về cạnh tranh sản phẩm, là khả năng cạnh tranh được đánh
giá bằng thị phần mà sản phẩm chiếm được trên thị trường, để qua đó đánh giá
khả năng cạnh tranh của Công ty Sứ Thanh Trì so với các đối thủ cạnh tranh
đang có mặt tại thị trường Việt Nam để tìm ra một số biện pháp nâng cao khả
năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì.
6
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh
Khả năng cạnh tranh có thể được đánh giá thông qua những chỉ tiêu sau:
1.2.1. Thị phần:
Để có thể đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp, người
ta thường sử dụng chỉ tiêu này. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị
trường của một doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
+ Thị phần sản phẩm của doanh nghiệp so với toàn thị trường sản phẩm:
Công thức:
100
trêng thÞ lîng Dung
DN cña phÈm ns¶ tõ thu Doanh
DN cña phÈm ns¶ phÇn ThÞ
+ Thị phần sản phẩm của doanh nghiệp so với phân đoạn thị trường mà nó
phục vụ:
Công thức:
100
vô phôc d· trêng thÞ o¹n lîng Dung
DN cña phÈm ns¶ tõ thu Doanh
DN cña phÈm ns¶ phÇn ThÞ
d
Chỉ tiêu này sẽ cho biết doanh nghiệp đứng ở vị trí nào trên thị trường,
đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp, xem xem doanh
nghiệp chiếm được bao nhiêu phần trăm thị trường.
1.2.2. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp tính theo doanh thu từ sản phẩm
cạnh tranh
Công thức:
1
1
t
tt
t DT
DTDT
Gt
Trong đó: Gt1: Tốc độ tăng trưởng thời kỳ nghiên cứu
DTt: Doanh thu kỳ nghiên cứu
DTt-1: Doanh thu kỳ trước
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng hoặc giảm doanh thu của
doanh nghiệp trên thị trường qua các năm liên tiếp, qua đó cho thấy tình hình
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tăng hay giảm để đánh giá khả năng cạnh
tranh của sản phẩm, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
7
1.2.3. Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp theo lợi nhuận thu được từ sản
phẩm cạnh tranh
Công thức:
1
1
Pr
PrPr
t
tt
tGr
Trong đó: Grt: Tốc độ tăng trưởng kỳ nghiên cứu
Prt: Lợi nhuận kỳ nghiên cứu
Prt-1: Lợi nhuận kỳ trước
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh thực chất và chính xác hơn chỉ tiêu trên
vì nó so sánh tốc độ tăng, giảm lợi nhuận và lợi nhuận mới thực sự phản ánh kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.4. Tốc độ tăng của hoạt động xuất khẩu sản phẩm qua các năm
Công thức:
1
1
t
tt
t EX
EXEX
EG
Trong đó: EGt: Tốc độ tănng kim ngạch xuất khẩu kỳ nghiên cứu
EXt: Kim ngạch xuất khẩu kỳ nghiên cứu
EXt-1: Kim ngạch xuất khẩu kỳ trước
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nói lên khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp tăng
hoặc giảm; nếu khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp tăng thì có thể cho biết
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có phần tăng lên.
Ngoài ra, người ta cũng có thể đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm
của doanh nghiệp thông qua những chỉ tiêu về giá hay mức độ nổi tiếng, uy tín
của thương hiệu của sản phẩm đó.
1.3. Các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh
nghiệp
Các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường luôn luôn cố gắng nâng cao năng
lực cạnh tranh của mình bằng nhiều cách. Và doanh nghiệp phải luôn tìm ra
những thuận lợi, khai thác nội lực của doanh nghiệp mình để có thể cạnh tranh
với các đối thủ. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp phải khai thác lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp mình.
8
Lợi thế cạnh tranh là ưu thế đạt được của doanh nghiệp (so với các doanh
nghiệp khác cùng ngành) một cách tương đối dựa trên các nguồn lực và năng lực
sản xuất của doanh nghiệp đó.
Muốn có được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp phải hoạt động thực sự có
hiệu quả, cùng với đó, sản phẩm tung ra thị trường phải có chất lượng ngang
bằng hoặc cao hơn đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, sản phẩm và dịch vụ doanh
nghiệp cung cấp phải luôn có sự đổi mới và phù hợp với nhu cầu ngày càng cao
và luôn thay đổi của khách hàng.
Để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp có thể sử dụng các
biện pháp sau:
1.3.1. Cạnh tranh bằng sản phẩm
Để doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường thì yếu tố quyết định đầu
tiên và cũng là quan trọng nhất đó là sản phẩm của doanh nghiệp có thể cạnh
tranh với các sản phẩm khác trên thị trường hay không. Bởi một doanh nghiệp
muốn có được thị trường thì đồng nghĩa với đó, doanh nghiệp phải có được
khách hàng, nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp phải được khách hàng chấp
nhận. Muốn như vậy thì sản phẩm đó phải thoã mãn các nhu cầu của người tiêu
dùng, không những thế, sản phẩm phải ngang bằng hoặc cao hơn các sản phẩm
cùng loại của các đối thủ cạnh tranh về cả chất lượng, kiểu dáng, mầu sắc…
Một doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình bằng biện
pháp này nếu doanh nghiệp biết đưa ra những chiến lược sản phẩm đúng đắn,
tạo ra những sản phẩm phù hợp với những nhu cầu khác nhau của người tiêu
dùng.
Với chiến lược này, doanh nghiệp có thể có những hướng sau:
Đa dạng hoá sản phẩm là việc mở rộng danh mục các chủng loại sản phẩm,
tạo ra một cơ cấu sản phẩm giúp khách hàng dễ dàng trong việc lựa chọn.
Có một số cách phân loại hình thức đa dạng hoá sản phẩm:
- Xét theo sự biến đổi danh mục sản phẩm:
+ Biến đổi chủng loại: tức là hoàn thiện, cải tiến những sản phẩm đang sản
xuất để vừa giữ thị trường hiện tại, vừa thâm nhập vào thị trường mới.
9
+ Đổi mới chủng loại: là không sản xuất những sản phẩm đã lỗi thời hay
khó tiêu thụ để sản xuất những sản phẩm mới.
- Xét theo tính chất của nhu cầu về sản phẩm:
+ Đa dạng hoá theo chiều sâu của mỗi loại sản phẩm: biện pháp này sẽ làm
tăng thêm mẫu mã, kiểu dáng của cùng một loại sản phẩm để thoả mãn nhu cầu
đa dạng của người tiêu dùng.
+ Đa dạng theo bề rộng nhu cầu các loại sản phẩm: bằng biện pháp này,
mỗi sản phẩm chế tạo ra sẽ có kết cấu, công nghệ và giá trị sử dụng cụ thể khác
nhau để thoả mãn đồng bộ một số nhu cầu có liên quan tới một đối tượng cụ thể.
- Xét theo phương thức thực hiện:
+ Đa dạng hoá trên cơ sở nguồn lực hiện có
+ Đa dạng hoá trên cơ sở nguồn lực hiện có, cộng với đầu tư bổ sung
+ Đa dạng hoá sản phẩm bằng đầu tư mới
Chất lượng của sản phẩm là một chỉ tiêu quan trọng đối với việc tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu,
những đặc trưng kinh tế kỹ thuật thể hiện sự thoả mãn nhu cầu trong những điều
kiện xác định, phù hợp với công dụng sản phẩm mà người tiêu dùng mong
muốn.
Chất lượng của sản phẩm được hình thành từ quá trình thiết kế đến quá
trình sản xuất và đến cả quá trình tiêu dùng. Chính vì vậy khi sản xuất sản phẩm,
doanh nghiệp cần phải chú ý đến chất lượng của sản phẩm sao cho chất lượng
không chỉ đạt các tiêu chuẩn về kinh tế kỹ thuật mà chất lượng sản phẩm còn
phải phù hợp với nhu cầu của thị trường. Có như vậy, doanh nghiệp mới có thể
nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.
1.3.2. Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm
Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm là một biện pháp quan trọng trong việc
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Việc định giá của sản phẩm sau khi sản xuất để có thể tiêu thụ được trên thị
trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí sản xuất, chi phí bán hàng chi phí
lưu thông, chi phí yểm trợ và xúc tiến bán hàng (những yếu tố kiểm soát được);
10
hay việc cạnh tranh với các đối thủ, quan hệ cung – cầu trên thị trường, sự điều
tiết của Nhà nước (những yếu tố không kiểm soát được). Chính vì thế, doanh
nghiệp cần phải cân nhắc trong việc ấn định giá bán sao cho sản phẩm vừa có
thể tiêu thụ được, cạnh tranh được mà lại có thể bù đắp được chi phí sản xuất và
đảm bảo có lãi.
1.3.3. Cạnh tranh bằng hệ thống kênh phân phối sản phẩm
Theo định nghĩa của Marketing: “Kênh phân phối là một tập hợp các doanh
nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa
hàng hoá từ người sản xuất tới người tiêu dùng”.
Kênh phân phối có các chức năng rất quan trọng như: nghiên cứu thị
trường, xúc tiến khuếch trương cho những sản phẩm mà họ bán, thương lượng,
phân phối vật chất, thiết lập mối quan hệ, hoàn thiện hàng hoá, tài trợ, san sẻ rủi
ro. Các chức năng này đã khẳng định vai trò không thể thiếu của kênh phân
phối.
Có nhiều loại kênh phân phối:
Phân phối trực tiếp: Nhà sản xuất ------> Người tiêu dùng
Kênh một cấp: Nhà sản xuất --> Nhà bán lẻ ---> Người tiêu dùng
Kênh 2 cấp: Nhà sản xuất -->Bán buôn--->Bán lẻ --> Người tiêu dùng
Kênh 3cấp: Nhà sản xuất-->Đại lý-->Bán buôn-->Bán lẻ-->Người tiêu
dùng
Mỗi loại kênh phân phối có đặc điểm và những ưu nhược diểm riêng. Bởi
thế, việc lựa chọn kênh phân phối phải được các doanh nghiệp cân nhắc kỹ nếu
muốn việc tiêu thụ của doanh nghiệp mình đạt hiệu quả. Cùng với việc lựa chọn
hệ thống kênh phân phối, các doanh nghiệp cũng cần phải đưa ra các chính sách
phân phối sản phẩm sao cho phù hợp, có hiệu quả đồng thời đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng.
Ngoài ba biện pháp chính đã nêu, còn có những biện pháp khác như cạnh
tranh bằng các dịch vụ sau bán, bằng các phương thức thanh toán hay cạnh tranh
bằng không gian và thời gian. Do các biện pháp này ảnh hưởng không nhiều đến
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nên không đề cập đến trong đề tài.
11
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh
nghiệp
Có rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp luôn luôn phải quan tâm để điều chỉnh
hoạt động của doanh nghiệp mình để không chỉ duy trì khả năng cạnh tranh mà
còn để ngày càng cải thiện và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
1.4.1. Các nhân tố khách quan
- Môi trường vĩ mô
+ Môi trường tự nhiên
+ Môi trường chính trị
+ Môi trường kinh tế
+ Môi trường luật pháp
+ Môi trường văn hoá
+ Điều kiện cơ sở hạ tầng
- Môi trường vi mô
+ Đối thủ cạnh tranh hiện tại
+ Khách hàng
+ Nhà cung ứng
+ Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
+ Sản phẩm thay thế…
1.4.2. Các nhân tố chủ quan
- Thương hiệu
- Nguồn nhân lực
- Vấn đề quản lý doanh nghiệp
- Nguồn vốn, tình hình tài chính
- Công nghệ
- Các chiến lược, chính sách của Công ty
- Mẫu mã, chủng loại sản phẩm
12
2. Khái quát về Công ty Sứ Thanh Trì (Thanhtri Sanitary Ware Company)
2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Sứ Thanh Trì là một công ty thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và
Gốm xây dựng. Công ty hiện có chỗ đứng tương đối vững chắc trên thị trường
trong nước cũng như một số thị trường nước ngoài với xuất phát điểm là một cơ
sở sản xuất bát nhỏ của tư nhân.
Theo quyết định số 236/BKT ngày 22/03/1961 của bộ trưởng Bộ Kiến Trúc
(nay là Bộ Xây Dựng), ngày 24 tháng 3 năm 1961, xí nghiệp gạch Thanh Trì
được thành lập, là xí nghiệp trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp sành sứ thuỷ tinh
với nhiệm vụ sản xuất các loại ống thoát nước, gạch lá nem, gạch chịu lửa cấp
thấp, gạch lát vỉa hè…với số lượng không đáng kể.
Năm 1980, Xí nghiệp gạch Thanh Trì sau khi được đổi tên thành Nhà máy
sành sứ xây dựng Thanh Trì đã bắt đầu sản xuất những sản phẩm gốm sứ có
tráng men và sản phẩm sứ vệ sinh với số lượng nhỏ, chất lượng thấp, mẫu mã
đơn điệu, nghèo nàn song vẫn được tiêu thụ hết do cơ chế bao cấp của Nhà
nước.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (tháng 12/1986), nền kinh tế chuyển từ
chế độ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, Nhà máy gặp nhiều khó khăn
trong tiêu thụ sản phẩm do không kịp thích ứng với tình hình mới, và lúng túng
trước sự thay đổi trong cơ chế mới. Tháng 12 năm 1991, Ban lãnh đạo công ty,
dưới sự chỉ đạo của Bộ Xây Dựng và Liên hiệp các xí nghiệp thuỷ tinh và gốm
xây dựng (nay là Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng) do thấy được nhu
cầu về sứ vệ sinh ngày càng tăng cùng với quan điểm “Công nghệ quyết định
chất lượng sản phẩm”, đã cho nhà máy ngừng sản xuất để đổi mới công nghệ và
nhập dây chuyền sản xuất. Tháng 11 năm 1992, Nhà máy chính thức đi vào hoạt
động với hàng loạt các yếu tố mới như:
- Nguyên liệu mới.
- Bài phối liệu xương men mới.
- Một số công nghệ mới như: Phương pháp nung một lần hở không bao,
phương pháp phun men hoàn toàn với áp lực cao, thay thế men frít bằng
men sống.
13
- Một số máy móc thiết bị mới như máy nghiền bi, máy khuấy, máy bơm
bùn, hệ thống phòng sấy tận dụng nhiệt thải lò nung…và đặc biệt là đưa
lò Tuynel do Tổng công ty tự thiết kế và xây dựng vào hoạt động.
Và với sự đổi mới này, Công ty đã thu được một số kết quả khả quan. Cụ
thể, chỉ trong vòng 11 tháng Nhà máy đã tăng sản lượng khá nhanh và đạt năng
suất 20.400 sản phẩm, gấp 3 – 4 lần sản lượng của cả năm 1990 và 1991. Cùng
với đó, những sản phẩm mà Nhà máy sản xuất ra đạt được những tiêu chuẩn về
mẫu mã và chất lượng theo quy định của Bộ Xây Dựng và của Tổng công ty đã
đề ra.
Năm 1993, theo quyết định thành lập số 076/BDX – TCL ngày 24/03/1993,
Nhà máy Sứ Thanh Trì được chuyển đổi thành doanh nghiệp Nhà nước. Và vào
tháng 08/1994, Nhà máy được đổi tên thành Công ty Sứ Thanh Trì, là một trong
những công ty trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng theo quyết
định đổi tên doanh nghiệp Nhà nước số 484/BXD – TCLĐ ngày 30/07/1994 và
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 109762 ngày 21/08/1994 của Uỷ ban kế
hoạch Nhà nước. Giai đoạn này, để cải thiện tình hình sản xuất, nâng dần sản
lượng và chất lượng sản phẩm sứ vệ sinh, Công ty cũng đầu tư 53 tỷ đồng để
mua dây chuyền sản xuất hiện đại của Italy, dây chuyền công nghệ có công suất
thiết kế là 70.000 sản phẩm/năm.
Năm 1996, Công ty lại tiếp tục đầu tư lần 2 với dây chuyền máy móc thiết
bị mới và hiện đại của Italy, Mỹ, Anh dể có thể sản xuất ra những sản phẩm có
chất lượng cao với số lượng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Lần
đầu tư này, công suất lên đến 400.000 sản phẩm/năm và tổng số vốn đầu tư khá
lớn là 90 tỷ đồng Việt Nam.
Ngày 01/06/1998, Công ty đã liên kết với xí nghiệp xây dựng Việt Trì, đưa
tổng công suất của Công ty hiện nay lên khoảng 650.000 sản phẩm/năm. Đến
tháng 01/2001, theo quyết định của Tổng công ty, xí nghiệp gạch Việt Trì tách
ra khỏi Công ty Sứ Thanh Trì.
Để sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, Công ty
quyết định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002:2000.
Tháng 10/2000, chất lượng sản phẩm của Công ty đã được cấp chứng chỉ công
nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9002, một lần nữa sản phẩm sứ vệ sinh cao
14
cấp nhãn hiệu Viglacera khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong và
ngoài nước.
Tháng 08/2002, để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng thị
trường tiêu thụ, Công ty đã thành lập Công ty Sứ Bình Dương thuộc tỉnh Bình
Dương với chế độ hạch toán độc lập.
Trải qua 40 năm phát triển với nhiều khó khăn, Công ty đã không ngừng cố
gắng hoàn thiện và có những thay đổi, đầu tư phù hợp để không chỉ đứng vững
mà còn có thể phát triển trong cơ chế mới. Đạt được điều này, bên cạnh sự chỉ
đạo sát sao của Bộ Xây Dựng và Tổng công ty, là sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ,
công nhân viên của Công ty. Đó chính là cơ sở để Công ty có thể phát triển hơn
nữa trong thời gian tới.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
2.2.1. Chức năng
Công ty thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh sản phẩm sứ vệ sinh từ
đầu tư, sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, nhập khẩu nguyên vật liệu,
phụ liệu, thiết bị, phụ kiện, sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh và các loại hàng hoá có
liên quan đến vật liệu xây dựng, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong
và ngoài nước. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật, tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao.
2.2.2. Nhiệm vụ của Công ty trong cơ chế thị trường
Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường, Công ty Sứ Thanh Trì cũng đã
xác định nhiệm vụ của công ty mình rất rõ ràng và cụ thể, gồm tám nhiệm vụ cụ
thể sau:
Một là, Công ty Sứ Thanh Trì có nhiệm vụ sản xuất mặt hàng sứ vệ sinh
phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong và xuất khẩu ra nước ngoài.
Hai là, các sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì mang nhãn hiệu độc quyền
Viglacera bao gồm:
- Bệt + Két nước: có nhiều loại như VI1, VI2, VI1P, VI8P…
- Chậu + Chân chậu: VI 1T, VK2, VTL3, VI3N, VG1…
- Các sản phẩm khác: như tiểu treo TT1, TT3, TT7; Bidel VB1, VB3, …
15
Ba là, Công ty có nhiệm vụ quan trọng trong việc nghiên cứu nhu cầu và
khả năng của thị trường về sản phẩm sứ vệ sinh để xây dựng chiến lược phát
triển của Công ty, xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch sản xuất hàng năm để
trình lên Bộ Xây Dựng duyệt.
Bốn là, Công ty phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành
nghề đã đăng ký, thực hiện đúng kế hoạch, nhiệm vụ Nhà nước giao.
Năm là, Công ty có nhiệm vụ phải tổ chức nghiên cứu, triển khai các biện
pháp để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm bằng cách nâng
cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất.
Sáu là, Công ty phải chấp hành pháp luật và thực hành đúng chế độ chính
sách của Nhà nước, sử dụng có hiệu quả tiền vốn, vật tư, tài sản và đất đai Nhà
nước giao. đồng thời có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ cho ngân sách Nhà nước.
Bẩy là, bảo vệ doanh nghiệp, môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và an
toàn xã hội theo quan điểm, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Tám là, Công ty phải chịu trách nhiệm về tính sát thực của các hoạt động
tài chính.
2.3. Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực
thuộc
2.3.1. Hệ thống tổ chức
Mô hình tổ chức hoạt động của Công ty Sứ Thanh Trì được thể hiện trong
sơ đồ 1.
16
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức công ty Sứ Thanh Trì
G
i¸
m
®
è
c
c
«
n
g
t
y
X
N
s
¶n
xu
Êt
kh
u«
n
m
Éu
N
hµ
m
¸y
Sø
T
ha
nh
T
r×
Ph
ßn
g
ki
nh
do
an
h
V
¨n
ph
ßn
g
C
«n
g
ty
Ph
ßn
g
T C L §
Ph
ßn
g
T C K T
Ph
ßn
g
xu
Êt
kh
Èu
Ph
ßn
g
K
H § T
Ph
ßn
g
K
ü
th
uË
t
-
K
C
S
P.
T
æn
g
hî
p
X
ë
ng
K
M
P.
th
iÕ
t
kÕ
PX
s
¶n
xu
Êt
PX
1
PX
3
PX
2
PX
4
PX
p
h©
n
lo
¹i
P.
M
ar
ke
ti
ng
P.
T
iÕ
p
th
Þ
K
ho
, v
Ën
C
N
-§
N
V
¨n
th
l
u
tr
÷
H
µn
h
ch
Ýn
h
qu
¶n
tr
Þ
N
hµ
b
Õp
T
§
T
L
T
.tr
a,
b¶
o
vÖ
C
§
, c
hÝ
nh
s¸
ch
Y
tÕ
T
§
K
T
T
µi
c
hÝ
nh
K
Õ
to
¸n
K
iÓ
m
so
¸t
Ph
©n
tÝ
ch
th
Þ
tr
ê
ng
v
µ
xó
c
ti
Õn
T
M
G
ia
o
dÞ
ch
, ®
èi
ng
o¹
i
K
H
SX
§
iÒ
u
®é
s¶
n
xu
Êt
§
Çu
t
X
D
C
B
Q
u¶
n
lý
C
N
N
gh
iª
n
cø
u,
th
Ý
ng
hi
Öm
T
hi
Õt
b
Þ,
A
T
L
§
Ph
ã
G
i¸
m
®
è
c
c
«
n
g
t
y
17
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trực thuộc
Trước đây, cơ cấu tổ chức của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến.
Cơ cấu này đảm bảo chế độ một thủ trưởng, giám đốc trực tiếp điều hành các
phòng ban, phân xưởng. Kể từ khi Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh, hiện nay Công ty đã chuyển sang cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến chức
năng. Cơ cấu này vừa đảm bảo chế độ một thủ trưởng, vừa phát huy quyền độc
lập tự chủ và tính sáng tạo giữa các phòng, ban.
Chức năng của các phòng ban được cụ thể như sau:
Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty, đồng thời chịu trách nhiệm
trước pháp luật, trước Tổng công ty và trước tập thể cán bộ công nhân viên trong
Công ty về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phó giám đốc là người trợ giúp cho giám đốc giải quyết các công việc
trong toàn công ty hoặc được ủy quyền điều hành Công ty khi giám đốc đi
vắng.
Phòng tổ chức lao động là phòng có nhiệm vụ và chức năng tham mưu cho
giám đốc công ty về việc sắp xếp và bố trí cán bộ, đào tạo và phân loại lao động
cho phù hợp với công việc, và thực hiện thanh quyết toán chế độ cho người lao
động theo chế độ, chính sách của Nhà nước và quy chế của Công ty.
Phòng tài chính kế toán là phòng có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, qua đó phòng này giám sát các mặt
tài chính của công ty. Cuối kỳ, Phòng tài chính kế toán phải lập báo cáo tổng
hợp xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng kinh doanh nội địa và xuất khẩu là phòng có trách nhiệm nhận các
đơn đặt hàng của khách hàng. Các đơn đặt hàng này rất đa dạng, có những đơn
đặt hàng sản xuất sản phẩm hiện có và cả những đơn đặt hàng sản xuất sản phẩm
mới. Đối với các sản phẩm hiện có thì đã có khuôn để sản xuất, còn các sản
phẩm mới thì cần phải làm khuôn mới để sản xuất ra sản phẩm. Do vậy, hai
phòng này kết hợp với phòng KCS, xí nghiệp sản xuất khuôn thực hiện việc xem
xét hợp đồng và ký kết hợp đồng dưới sự phê duyệt của Giám đốc công ty, lập
đơn đặt hàng gửi Phòng kế hoạch đầu tư, đồng thời quản lý tiền hàng cùng với
những cơ sở vật chất mà Công ty đã giao cho.
18
Phòng kế hoạch đầu tư là phòng có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc
công ty về công tác lập và tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty
đồng thời thực hiện triển khai công tác kinh doanh tại Công ty.
Phòng kỹ thuật – KCS là phòng có chức năng giúp Giám đốc công ty thực
hiện quản lý kỹ thuật, công nghệ sản xuất và thiết bị máy móc trong toàn công
ty, kết hợp với phòng xuất khẩu và xí nghiệp sản xuất khuôn trong việc thực
hiện hợp đồng.
Xí nghiệp sản xuất khuôn là phòng có trách nhiệm phải cung cấp và sửa
chữa khuôn cho nhà máy Sứ Thanh Trì theo đúng kế hoạch đã giao, đồng thời
cung cấp cho nhà máy những khuôn mới để sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của
khách hàng.
Nhà máy Sứ Thanh Trì sẽ thực hiện các kế hoạch sản xuất của phòng kế
hoạch đầu tư lập ra, đồng thời kiểm soát các quá trình sản xuất đảm bảo kế
hoạch sản xuất hàng tháng, sản xuất thử nghiệm và bảo đảm chế độ công nghệ
được duy trì.
Cấu trúc của Công ty đơn giản, gọn nhẹ, mọi thông tin đều được tập trung
về cho Giám đốc xử lý và các quyết định quản lý cũng được xuất phát từ đó. Các
phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong việc ra các quyết định
quan trọng và trong giới hạn quyền hạn của mình ra các quyết định về chuyên
môn. Mỗi một phòng, ban trong Công ty là một mắt xích, là cầu nối quan trọng
trong việc bảo đảm cho Công ty hoạt động một cách nhịp nhàng, thống nhất và
đúng kế hoạch. Để đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất hiệu quả hơn của
Tổng Công ty và phù hợp với xu thế hiện nay, trong năm 2005, Công ty sẽ tiến
hành Cổ phần hoá để đổi mới chính mình một lần nữa, góp phần nâng cao vị trí
của Công ty trong giai đoạn tới.
2.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Sứ Thanh Trì
2.4.1. Đặc điểm về lao động
Lực lượng lao động của Công ty đã tăng lên gần gấp ba lần tính từ năm
1991 đến nay. Năm năm trở lại đây, số lượng lao động có giảm đi vì nhiều lý do,
nhưng lý do chính là Công ty đã sàng lọc và lựa chọn những lao động đảm bảo
đủ các tiêu chuẩn đối với công việc. Công tác này đã giúp cho Công ty có một
đội ngũ cán bộ công nhân viên với năng lực làm việc tốt, tay nghề vững vàng.
19
Chính vì thế mà Công ty ngày càng phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh
ngày càng hiệu quả. Bởi vậy, Công ty không những thực hiện tốt nghĩa vụ đối
với Nhà nước, đảm bảo có lãi, mà còn ngày càng nâng cao thu nhập của lực
lượng lao động trong toàn công ty. Số liệu cụ thể được cho trong bảng sau:
Bảng số 1: Lực lượng lao động và thu nhập của người lao động tại Công ty
Sứ Thanh Trì năm 1991 – 2004
Stt Năm Tổng số người Thu nhập bình quân (nghìn đ/tháng)
1 1991 182 100
2 1992 130 180
3 1993 244 309
4 1994 260 400
5 1995 260 549
6 1996 321 955
7 1997 389 1.000
8 1998 594 789
9 1999 582 1.000
10 2000 650 1.200
11 2001 632 1.370
12 2002 550 1.500
13 2003 517 1.600
14 2004 525 1.700
15 2005 550 1.700
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động
Trong Công ty:
+ Lao động gián tiếp: 20%
+ Lao động trực tiếp : 61,3%
+ Lao động phục vụ : 18,7%
+ Lao động nam : 430 người chiếm 78%
+ Lao động nữ : 120 người chiếm 22%
2.4.2. Đặc điểm sản phẩm
Xuất phát từ nhiệm vụ kinh doanh của Công ty là sản xuất các loại sản
phẩm sứ vệ sinh cao cấp mang nhãn hiệu đã được đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
là Viglacera và Monaco để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân nên thành phẩm
của Công ty có một số đặc điểm sau:
20
- Thành phẩm đa dạng phong phú về chủng loại và mẫu mã, màu sắc như:
két nước, xí bệt, chậu rửa, xí xổm, tiểu treo, bidel... Cụ thể là:
+ Xí bệt và két nước các loại: 29 loại (trong đó có 4 sản phẩm thế hệ mới)
+ Chậu các loại: 15 loại (trong đó có 2 sản phẩm thế hệ mới)
+ Các sản phẩm khác
với đủ màu: trắng, xanh nhạt, hồng, ngà, mận, cốm, xanh đậm, đen trong
đó cơ cấu màu thì căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu của khách hàng như sau:
+ Màu trắng: chiếm 70%
+ Cốm, Ngà, Hồng:20%
+ Mận, xanh nhạt: 5%
+ Đen, xanh đậm: 5%
- Do thành phẩm có tính chất vật lý dễ vỡ nên khi sản xuất cần được đóng
gói, bọc khung, hộp cẩn thận.
- Nhu cầu về các sản phẩm sứ vệ sinh là quanh năm tuy nhiên sản lượng
sản xuất cũng tăng, giảm theo hợp đồng, sở thích, ... Điều này có vai trò quan
trọng trong việc lập kế hoạch sản xuất.
- Tình hình biến động thành phẩm lớn, nó xảy ra thường xuyên trong một
ngày như: nhập - xuất thành phẩm.
Do có đặc điểm như vậy việc quản lý thành phẩm và hạch toán thành phẩm
phải được phân công trách nhiệm rõ ràng, dứt khoát cho từng bộ phận.
2.4.3. Đặc điểm thị trường tiêu thụ
Đến nay thị trường tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 70% sản lượng tiêu
thụ của Công ty với mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước, còn khoảng gần 30%
sản lượng của Công ty là dành cho xuất khẩu ra nước ngoài.
Ở thị trường nội địa, với 70% sản lượng tiêu thụ, sản phẩm của Công ty có
mặt ở các cửa hàng vật liệu xây dựng từ thành phố đến nông thôn. Trong đó, sản
phẩm tiêu thụ tại thị trường miền Bắc chiếm khoảng 53,5%; miền Trung khoảng
19,7%; miền Nam khoảng 26,8% trên tổng doanh thu nội địa( trên dưới 100 tỷ
đồng). Công ty hiện đang chiếm khoảng 30% thị phần trong cả nước, cạnh tranh
trực tiếp với các hãng nổi tiếng như INAX của Nhật Bản, SELTA của Hàn
Quốc, AMERICAN STANDARD...
Với thị trường xuất khẩu, sản phẩm của Công ty mới ở trong giai đoạn
thăm dò để phát triển thị trường. Do vậy sản lượng tiêu thụ ở thị trường này còn
21
thấp. 30% sản lượng tiêu thụ là xuất khẩu đi các nước chủ yếu là Nga (chiếm
40%),Ukraine ( chiếm 30%), Italy, Bangladesh, Bỉ… Doanh thu xuất khẩu hàng
năm ngày một tăng, cụ thể là: Năm 1999 là 461.480 USD, năm 2000 là 470.075
USD, năm 2001 là 758.160 USD. Năm 2001, công ty đã ký hợp đồng với Iraq trị
giá 1,5 triệu USD, năm 2002, ký hợp đồng với Hàn Quốc trị giá 1,2 triệu USD,
năm 2003 ký hợp đồng với Mianma. Đây là những con số, sự kiện đáng mừng
cho toàn công ty, điều đó càng khẳng định vị trí của Công ty ngày một tăng và
sản phẩm của Công ty ngày càng được tiêu thụ rộng rãi.
Cùng với đó, ban lãnh đạo công ty đã đề ra mục tiêu phấn đấu vì tương lai
của Công ty và nâng cao hơn nữa sản lượng và chất lượng sản phẩm, đa dạng
mẫu mã sản phẩm, tăng cường hơn nữa công tác tiêu thụ trong nước và ngoài
nước, xây dựng mối quan hệ: Công ty - Đại lý – Cửa hàng tiêu thụ, dần dần
nâng cao uy tín của Công ty, cố gắng phấn đấu đưa thị phần của Công ty lên
40% năm 2005. mở rộng quy mô sản xuất, tăng số lượng và chất lượng lao
động, nâng cao mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty và
có chiến lược thu hút nhân tài ở bên ngoài công ty.
2.4.4. Đặc điểm về quy trình công nghệ
Công ty luôn nhận thức rằng quy trình công nghệ là yếu tố cơ bản tác động
mạnh mẽ và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm
và năng suất lao động phụ thuộc trình độ hiện đại, cơ cấu, khả năng làm việc
theo thời gian của máy móc thiết bị. Muốn sản phẩm có chất lượng, đủ khả năng
cạnh tranh thì phải có công nghệ mới, hiện đại, phù hợp với nhu cầu ngày càng
cao của người tiêu dùng và khả năng của công ty.
Chiến lược sản xuất sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì là sản xuất sản
phẩm sứ vệ sinh cao cấp phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng. Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những mục tiêu chủ yếu của
Công ty để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, Công ty đã nhập
máy móc, thiết bị hiện đại của các nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Italy… Đây là
những dây chuyền công nghệ rất hiện đại và đồng bộ, có khả năng đáp ứng được
nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Song, việc khai thác hết khả năng của
máy móc hiện nay của Công ty còn hạn chế, chỉ đạt khoảng 80% công suất thiết
kế.
22
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống chất lượng ISO – 9002, hệ thống
5S của Nhật Bản và việc áp dụng công nghệ mới của Italy, nung một lần không
hở, trình độ công nghệ đạt tiêu chuẩn Châu Âu có những ưu việt sau:
- Chu trình sản xuất ngắn.
- Dây chuyền tự động và cơ giới cao.
- Mặt bằng sản xuất gọn, chi phí xây dựng cơ bản nhỏ.
- Chi phí nguyên liệu thấp, giá thành hạ, hiệu quả kinh doanh cao.
- Chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đẹp.
Quy trình công nghệ sản xuất sứ vệ sinh của Công ty Sứ Thanh Trì
(nguồn: Nhà máy Sứ Thanh Trì) được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:
23
Nguyªn liÖu
KT1
ChÕ t¹o hå
KT3
T¹o h×nh
KT5
SÊy hoµn thiÖn
KT6
Phun men
KT7
Nung
KT8
Lu kho
KT10
Bao gãi
Giao hµng
QT-13
QT-13
QT-13
KT9
QT-13
Söa ch÷a
ChÕ t¹o khu«n
KT2 QT-13
ChÕ t¹o men
KT4
kh«ng
kh«ng
kh«ng
kh«ng
kh«ng
cã
cã
cã
cã
cã
Yes
kh«ng
kh«ng
cã
kh«ng
cã
kh«ng
kh«ngkh«ng
cã
Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất sứ vệ sinh của Cty Sứ Thanh Trì
24
Giải thích quy trình công nghệ sản xuất sứ vệ sinh (theo tài liệu của Nhà
máy Sứ Thanh Trì):
- Nguyên liệu: được kiểm tra, cân định lượng trước khi đưa vào máy
nghiền.
- Chế tạo hồ: nguyên liệu được đưa vào máy nghiền, nghiền kỹ, sau đó
được lọc qua máy sàng rung, rồi được bơm xuống bể ngầm. Hồ được lưu trong
bể ngầm có máy khuấy chậm trước khi bơm sang phân xưởng gia công tạo hình.
- Tạo hình: bằng hai phương pháp là đổ rót băng và đổ rót thủ công. Tại
đây, hồ được bơm vào các khuôn thạch cao. Sau một thời gian lưu sẽ tiến hành
dỡ khuôn. Sản phẩm sau khi dỡ khuôn được gọi là sản phẩm mộc. Sản phẩm
mộc được sấy qua bằng dàn sấy môi trường trước khi đưa sang bộ phận và hoàn
thiện mộc.
- Sấy và hoàn thiện mộc: sản phẩm mộc được đưa vào hầm sấy và sấy
trong khoảng 8h ở nhiệt độ từ 500C – 900C. Sau khi sấy, sản phẩm được đưa ra
các cacbin để kiểm tra. Nếu không bị nứt thì sản phẩm mộc được đưa sang phun
men. Nếu sản phẩm không đạt sẽ được đưa trở lại chế tạo hồ.
- Phun men: men được chế tạo song song với khâu chế tạo hồ và được đưa
đến các cacbin phun men. Men được phun vào sản phẩm nhờ các súng khí nén.
- Nung: sản phẩm sau phun men được dán chữ rồi đưa sang sấy men và
được đưa vào lò nung Tunel.
- Lưu kho: Sản phẩm sau khi nung được kiểm tra, nếu đạt yêu cầu sẽ được
lưu kho, còn nếu không đạt thì được sửa chữa và nung lại bằng lò nung Shuttle.
- Bao gói: Sản phẩm cuối cùng được phân loại, bao gói và đem giao hàng.
Tất cả các công đoạn đều có quy trình, phụ lục, biểu mẫu đi kèm (ví dụ:
quy trình phun men, đổ rót…). Người lao động phụ trách công đoạn nào thì đều
được học quy trình của công đoạn đó.
2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Sứ Thanh Trì
Kể từ sau Đại hội Đảng lần VI đến nay đã được 20 năm và cùng với sự
phát triển của đất nước, của các ngành, nghề, công ty Sứ Thanh Trì cũng đã dần
dần phát triển và có những thành tựu đáng kể. Khi đất nước chuyển sang cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng
với sự phát triển về nhiều mặt là những khó khăn mà cơ chế mới gây ra. Trước
25
đây, các công ty được sự trợ giúp đắc lực của Nhà nước, nhưng đến giai đoạn
này, các công ty phải tự hạch toán, tự tìm kiếm thị trường cho mình, tự tổ chức
bộ máy hoạt động… Chính vì thế, Công ty Sứ Thanh Trì cũng như nhiều công ty
khác đã bị lúng túng trước tình hình mới. Song suốt 20 năm đó cũng là thời gian
Công ty khắc phục dần những khó khăn để vươn lên, không chỉ để tồn tại mà để
Công ty phát triển.
Sự phát triển của Công ty được thể hiện rất rõ thông qua một vài số liệu
trong một số năm gần đây. Số liệu cho trong bảng sau:
Bảng số 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty Sứ Thanh Trì
Từ năm 1999 đến năm 2004
Tt Năm
Sản
lượng
(cái)
KN XK
(USD)
Doanh thu
thuần
(triệu đồng)
Nộp NS
(triệu đồng)
Lợi nhuận
(triệu đồng)
1 1999 490.000 461.500 88.900 3.210 1.110
2 2000 650.000 470.180 102.205 4.523 1.323
3 2001 639.000 1.485.000 144.720 5.420 1.520
4 2002 582.000 1.000.750 145.500 6.200 1.600
5 2003 548.000 1.001.900 116.620 6.130 1.540
6 2004 540.000 1.102.870 102.840 6.000 1.520
(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)
Nhìn vào bảng trên, chúng ta có thể thấy trong thời gian 6 năm, sản lượng
sản xuất ra của Công ty có sự biến động. Năm 1999, sản lượng của Công ty đạt
490.000 sản phẩm thì đến năm 2000, sản lượng tăng đáng kể, tăng lên 650.000
sản phẩm, tức tăng lên 32,65% so với sản lượng năm 1999. Năm 2001, sản
lượng có giảm một chút, giảm so với năm 2000 khoảng 1,7%. Từ năm 1999 đến
năm 2002, doanh thu của công ty tăng liên tục và sau đó thì giảm đi vào năm
2003 và 2004 so với năm 2002. Cụ thể, năm 2000 tăng so với năm 1999 là
14,97%, năm 2001 so với năm 2000, doanh thu tăng rất nhanh là 41,5%, năm
2002 so với năm 2001 tăng không nhiều, chỉ khoảng 0,54%. Đây là thời gian đất
nước ta xây dựng cơ bản rất nhiều, đây cũng là thời gian chúng ta nhận được
nhiều vốn đầu tư của nước ngoài để xây dựng đất nước, không những thế, trong
giai đoạn này, Công ty còn được Nhà nước giúp đỡ nhiều trong việc đầu tư để
mở rộng sản xuất. Bởi những nguyên nhân trên và cũng nhờ chính năng lực hoạt
động kinh doanh của mình, thời gian này Công ty tăng doanh thu khá nhanh, từ
26
đó lợi nhuận ròng của Công ty tăng lên đáng kể. Nhìn vào bảng 2 ta thấy rằng
năm 2000 Công ty có lợi nhuận tăng khoảng 20% so với năm 1999; lợi nhuận
năm 2001 tăng 15% so với năm 2000; lợi nhuận năm 2002 tăng 5,3% so với
năm 2001.
Còn trong hai năm gần đây, tốc độ xây dựng của đất nước ta và vốn đầu tư
có phần giảm đi. Không những thế một trong những khó khăn của Công ty hiện
nay là phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh như
INAX,TOTO, SELTA… Cùng với đó, mức sống của người dân ngày càng cao
bởi vậy nhu cầu về sứ vệ sinh của họ cũng cao hơn. Họ yêu cầu về sản phẩm sứ
vệ sinh không chỉ bền mà còn phải đẹp về kiểu dáng, nước men… Nhu cầu ngày
càng cao và nhu cầu thích tiêu dùng hàng nước ngoài của người tiêu dùng đã
khiến cho họ lựa chọn những sản phẩm đạt những tiêu chuẩn cao của những
hãng sản xuất sứ vệ sinh của nước ngoài đã nổi tiếng từ lâu. Chính vì thế, doanh
thu của công ty đã giảm đi, năm 2003 giảm đi 19,85% so với năm 2002, và năm
2004 cũng giảm so với năm 2003 là 11,82%. Lợi nhuận năm 2003 giảm so với
năm 2002 là 3,8%, năm 2004 giảm so với năm 2003 là 1,3%. Mặc dù Công ty
gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho doanh thu,
lợi nhuận của Công ty có bị giảm đi, song Công ty luôn luôn cố gắng vượt lên
để làm ăn có lãi và vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Nghĩa vụ đối với Nhà nước luôn được Công ty xác định là một trong tám
nhiệm vụ chính của Công ty và thực hiện đầy đủ. Hàng năm, Công ty luôn đề ra
phương hướng hoạt động để kinh doanh hiệu quả, đảm bảo có lãi và hoàn thành
xuất sắc nghĩa vụ đối với Nhà nước. Theo nhiệm vụ đặt ra hàng năm của Công
ty và nhìn vào bảng 2 có thể thấy rằng Công ty đã luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp
Ngân sách. Trung bình trong sáu năm qua (1999 – 2004), Công ty nộp Ngân
sách là trên 5 tỷ đồng/năm. Việc sản xuất kinh doanh hiệu quả, cùng với việc
hạch toán hợp lý nên Công ty đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch đã đề ra.
Mặc dù còn trong giai đoạn thăm dò tìm thị trường xuất khẩu, Công ty Sứ
Thanh Trì cũng đã đạt được những kết quả cao, đem lại cho Công ty một nguồn
thu tương đối lớn. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty không ngừng tăng trong
những năm 1999, 2000, 2001. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu năm 2000 tăng
khoảng 2% so với năm 1999; năm 2001 xuất khẩu tăng mạnh so với năm 2000
27
(kim ngạch tăng gấp hơn 3 lần năm 2000). Tuy nhiên, Công ty cũng gặp nhiều
khó khăn trong quá trình xuất khẩu trong vài năm trở lại đây khiến cho kim
ngạch xuất khẩu đã giảm đi, năm 2002 giảm 32% so với năm 2001. Năm 2003
chỉ tăng kim ngạch lên được chút ít, khoảng 0,1% so với năm 2002. Một trong
những khó khăn phải kể đến là nguyên nhân do cạnh tranh. Sản phẩm sứ vệ sinh
của Công ty không những bị cạnh tranh ở trong nước mà ở nước ngoài sản phẩm
này cũng bị cạnh tranh rất mạnh. Sản phẩm sứ vệ sinh mang nhãn hiệu
VIGLCERA hiện mới chỉ được xuất sang những thị trường truyền thống như
Nga, Ukraine… sẽ rất khó để cạnh tranh với những sản phẩm của các hãng đã
nổi tiếng khắp thế giới. Bên cạnh đó, khả năng tìm kiếm thị trường mới và khả
năng xâm nhập thị trường của Công ty còn hạn chế bởi dù sao việc xuất khẩu
của Công ty hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc thăm dò. Hơn nữa, việc tiếp thị,
khuếch trương, giới thiệu sản phẩm ra thị trường nước ngoài của Công ty còn
chưa được quan tâm đúng mức cho nên Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc
tiêu thụ sản phẩm.
Mặc dù Công ty còn gặp nhiều khó khăn song trong năm qua, năm 2004,
Công ty cũng đã tăng được kim ngạch xuất khẩu lên 10% so với năm 2003. Điều
đó cho thấy Công ty đã vượt qua được những khó khăn ban đầu để tìm những thị
trường xuất khẩu mới và giữ những thị trường truyền thống. Công ty có những
bạn hàng truyền thống như công ty Vitalex, công ty Planet của Nga, công ty
Viva của Ukraine, chiếm lần lượt khoảng 40%, 30% kim ngạch xuất khẩu của
công ty. Bên cạnh đó, một số công ty của Bangladesh, của Bỉ…cũng nhập sản
phẩm sứ vệ sinh của công ty, chiếm khoảng từ 15% - 25% kim ngạch xuất khẩu
của Công ty. Còn những công ty mới, thị trường mới thì chiếm một tỷ lệ rất nhỏ
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
Bên cạnh đó, sản lượng sản xuất ra, để có thể đáp ứng đủ nhu cầu của
người tiêu dùng, sau khi Công ty thành lập Nhà máy Sứ Bình Dương với chế độ
hạch toán độc lập thì đây là một sự kiện quan trọng trong việc mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường của Công ty. Số lượng sản
phẩm sản xuất ở Bình Dương chiếm khoảng gần 50% số sản phẩm sản xuất ở
Công ty Sứ Thanh Trì và chủ yếu để tiêu thụ tại thị trường miền Nam và miền
Trung. Còn những sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì thì tiêu thụ ở trong nước
28
70%, còn lại là dành cho xuất khẩu. Số lượng sản phẩm của Công ty Sứ Thanh
Trì và Nhà máy Sứ Bình Dương có thể thấy trong bảng sau:
Bảng số 3: Sản lượng sản phẩm được sản xuất tại Công ty Sứ Thanh Trì và
Nhà máy Sứ Bình Dương (năm 2002 – 2005)
Năm
Công ty
Sứ Thanh Trì
Nhà máy
Sứ Bình Dương
Tổng
2002 582. 000 200.000 782.000
2003 548.000 225.000 773.000
2004 540.000 240.000 780.000
Dự kiến 2005 505.000 266.000 771.000
(Nguồn: Phòng Xuất khẩu)
(Đơn vị: Sản phẩm)
Nhìn vào bảng số liệu này có thể thấy tình hình sản xuất sản phẩm sứ vệ
sinh Viglacera ở Nhà máy Sứ Bình Dương cũng khá tốt. Sản phẩm được sản
xuất ở đây tăng mỗi năm trung bình là khoảng 10%. Điều này chứng tỏ sản
phẩm của Công ty đã và đang được sự chấp nhận của người tiêu dùng với giá cả
hợp lý và chất lượng ngang bằng với các sản phẩm cùng loại của các hãng nổi
tiếng và càng khẳng định năng lực cạnh tranh của Công ty cũng đang ngày một
tăng ở thị trường trong nước. Bởi vậy, Công ty phải hết sức quan tâm và không
ngừng hoàn thiện sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng cáo, giới thiệu
sản phẩm, có đội ngũ bán hàng năng nổ, nhiệt tình… để ngày càng thu hút được
ngày càng nhiều sự quan tâm, chú ý và sử dụng sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera
của người tiêu dùng, cạnh tranh mạnh mẽ với các hãng khác để giữ thị phần.
Nhìn vào những con số ở bảng trên, chúng ta có thể thấy rất rõ thị trường
tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của Công ty là thị trường trong nước. Kim ngạch xuất
khẩu của Công ty chỉ chiếm khoảng trên dưới 10% trong tổng doanh thu. Phần
29
lớn doanh thu của Công ty là từ việc tiêu thụ sản phẩm trong thị trường nội địa.
Công ty đã dần chiếm được thị trường trong nước, mặc dù còn gặp phải những
khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm do phải cạnh tranh với những sản phẩm cùng
loại có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đó là những khó khăn và thách
thức mà Công ty phải vượt qua để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và
ngày càng phát triển hơn trong thời gian tới.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ
sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì
3.1. Các nhân tố khách quan
3.1.1. Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên của nước ta có nhiều thuận lợi cho Công ty trong việc
sản xuất các sản phẩm sứ vệ sinh. Công ty Sứ Thanh Trì là công ty sản xuất các
sản phẩm sứ vệ sinh phục vụ cho xây dựng. Để sản xuất ra các sản phẩm sứ vệ
sinh thì nguyên vật liệu để sản xuất là rất quan trọng. Công ty có một thuận lợi
là những nguyên liệu chính phục vụ cho việc sản xuất sứ vệ sinh như đất sét và
một số phụ liệu khác đều có ở các tỉnh của nước ta mà không phải nhập khẩu.
Đây một trong những điều kiện tốt để Công ty có thể giảm chi phí sản xuất.
3.1.2. Môi trường kinh tế – chính trị – luật pháp – xã hội
Môi trường kinh tế – chính trị – xã hội là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến
hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả
năng cạnh tranh của Công ty Sứ Thanh Trì. Có thể thấy rằng, sau khi nước ta
chuyển đổi cơ chế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, nền kinh tế nước
ta có nhiều điều kiện để phát triển. Và trong môi trường đó buộc các doanh
nghiệp nói chung và Công ty Sứ Thanh Trì cũng phải năng động hơn, tự tìm con
đường phát triển phù hợp với công ty mình. Cơ chế thị trường thì tất yếu có cạnh
tranh nên Công ty càng phải quan tâm đầu tư thiết bị và con người để hoạt động
có hiệu quả, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Hơn nữa, đất nước ta có một môi trường luật pháp - chính trị tương đối ổn
định, điều đó giúp cho Công ty có thể cạnh tranh một cách lành mạnh bằng
chính tiềm năng và nội lực của mình. Tình hình luật pháp – chính trị ổn định
cũng thu hút nhiều hãng sản xuất sứ vệ sinh đầu tư sản xuất vào nước ta để
chiếm lĩnh thị trường rất có tiềm năng này. Điều này khiến cho Công ty Sứ
30
Thanh Trì phải cạnh tranh với nhiều đối thủ hơn, ảnh hưởng đến tình hình tiêu
thụ sản phẩm và từ đó ảnh hưởng đến thị phần của Công ty. Song Nhà nước ta
luôn tạo những điều kiện thuận lợi qua việc ban hành, đổi mới các chính sách để
giúp cho các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tiếp cận với những quy chế,
cách thức hoạt động mới để phù hợp với thế giới. Cùng với đó, nước ta đang cố
gắng gia nhập các tổ chức trong kinh tế trong khu vực và trên thế giới, nhất là
hiện nay đang đàm phán để gia nhập WTO, một mặt vừa để khẳng định vị trí
của quốc gia, mặt khác là giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được những thuận
lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm ra thị trường nước ngoài, để có thể cạnh tranh
với các sản phẩm của các nước khác trên thế giới. Đây vừa là thuận lợi song
cũng là khó khăn cho Công ty Sứ Thanh Trì bởi với tình hình sản xuất, chất
lượng, mẫu mã hiện nay của các sản phẩm sứ vệ sinh mang nhãn hiệu Viglacera,
việc cạnh tranh với các hãng với các thương hiệu nổi tiếng là một khó khăn lớn.
3.1.3. Mức sống của dân cư và thói quen tiêu dùng
Hiện nay, mức sống của người dân nước ta đã tăng lên đáng kể so với trước
đây. Và có thể coi đây là một thuận lợi cho Công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm
tại thị trường trong nước. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng mức sống của người
dân ở thành thị và nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn khoảng cách rất lớn.
Người dân thành thị có thể đã quen với các sản phẩm sứ vệ sinh với nhiều kiểu
dáng, song đối với người dân nông thôn hay vùng sâu, vùng xa, họ không có
thói quen sử dụng những sản phẩm đó. Có thể ví dụ sản phẩm xí bệt của Công ty
được tiêu thụ nhiều ở các thành phố, nhưng ở nhiều vùng nông thôn của nước ta,
người dân không coi việc sử dụng sản phẩm đó là cần thiết. Đây là một vấn đề
Công ty nên quan tâm bởi đó là một thị trường rất lớn, trong khi mức sống của
người dân đang tăng. Cùng với đó, Công ty có chính sách giá tập trung vào
những người có thu nhập thấp và trung bình nên có điều kiện tốt để thâm nhập
thị trường này. Nhưng, việc mà Công ty cần phải làm trước tiên là làm thế nào
để kích thích được nhu cầu của người tiêu dùng, quảng bá sản phẩm của mình
một cách rộng rãi bằng nhiều hình thức.
3.1.4. Cơ sở hạ tầng
Vấn đề về cơ sở hạ tầng cũng ảnh hưởng mạnh đến việc vận chuyển, tiêu
thụ sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì vì sản phẩm sứ vệ sinh là loại sản phẩm
rất dễ vỡ, dễ xước, cho nên việc bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ
31
nếu không cẩn thận sẽ làm cho sản phẩm giảm hoặc mất giá trị, ảnh hưởng đến
doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
Có thể thấy, hiện nay, cơ sở hạ tầng của nước ta đã dần được cải thiện.
Đường xá được xây dựng ở những trung tâm hay vùng ven đô với chất lượng
tốt, tạo điều kiện cho Công ty có thể vận chuyển sản phẩm sứ vệ sinh đến nơi
tiêu thụ một cách dễ dàng. Song, ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa,
vấn đề đường giao thông phục vụ cho việc đi lại vẫn còn có rất nhiều bất cập,
gây khó khăn trong việc đi lại của người dân, ảnh hưởng đến việc vận chuyển
hàng hoá từ nơi sản xuất đến những vùng đó và như vậy đã ảnh hưởng đến việc
tiêu thụ hàng hoá, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng của các doanh nghiệp
nói chung và Công ty Sứ Thanh Trì nói riêng.
Đất nước ta ngày càng phát triển, do đó, nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng,
các công trình xây dựng mọc lên ngày càng nhiều. Đây là một thuận lợi cho các
công ty trong các lĩnh vực có liên quan đến vật liệu xây dựng và trong đó có
Công ty Sứ Thanh Trì.
Như vậy có thể thấy rằng, hiện nay, bên cạnh những khó khăn do cơ sở hạ
tầng của nước ta còn tồn tại những yếu kém, thì Công ty cũng có được những
thuận lợi bởi sự phát triển của cơ sở hạ tầng trong những năm gần đây
3.1.5. Khoa học công nghệ, các phương tiện thông tin
Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, khoa học công nghệ ngày càng phát
triển. Đây là thuận lợi cho Công ty Sứ Thanh Trì có thể tiếp cận với các dây
chuyền sản xuất tiên tiến để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn,
sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn. Song, công nghệ, dây chuyền sản xuất
hiện đại mà không được khai thác một cách hiệu quả thì không những không
nâng cao được khả năng cạnh tranh, mà còn gây ra sự lãng phí trong quá trình
sản xuất, làm tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận của Công ty.
Có thể thấy hiện nay, các phương tiện truyền thông rất đa dạng và ngày
càng hiện đại như truyền thanh, truyền hình và nhất là hiện nay việc quảng cáo,
mua bán qua mạng rất phát triển. Đó là điều kiện tốt để Công ty quảng bá và bán
sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera ra thị trường nội địa và ra thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên, hiện nay, việc khai thác các phương tiện này để phục vụ cho quá
trình tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty Sứ Thanh Trì còn rất hạn chế.
32
Ngoài những nhân tố kể trên, không thể không nói đến môi trường cạnh
tranh của doanh nghiệp ( Mô hình cạnh tranh năm nhân tố của M.Porter), được
mô tả bằng sơ đồ sau đây:
§èi thñ c¹nh
tranh
hiÖn t¹i
§èi thñ tiÒm tµng
Nhµ cung øng Kh¸ch hµng
S¶n phÈm thay thÕ
Sơ đồ 3: Mô hình cạnh tranh 5 nhân tố của M. Porter
3.1.6. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Đối thủ cạnh tranh hiện tại của Công ty rất nhiều và phần lớn là các hãng
nổi tiếng như INAX, SELTA, TOTO, AMERICAN STANDARD… Những
hãng này đang cạnh tranh mạnh mẽ với Công ty Sứ Thanh Trì trên cả thị trường
trong và ngoài nước. Các hãng này có nhiều thuận lợi trong việc tiêu thụ sản
phẩm vì họ có kinh nghiệm hơn, đồng thời, họ chủ yếu là kinh doanh thương
hiệu đã nổi tiếng từ rất lâu và được người tiêu dùng chấp nhận và tin tưởng về
chất lượng cũng như giá cả. Nhân tố này buộc Công ty phải luôn cố gắng tìm
hiểu mục đích, nhận định các tiềm năng và chiến lược của đối thủ cạnh tranh để
từ đó có những chính sách điều chỉnh hợp lý để cạnh tranh với họ trên thị trường
bằng giá cả, sự khác biệt hoá sản phẩm, đổi mới sản phẩm, hoặc cạnh tranh
trong quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
3.1.7. Khách hàng
Khách hàng chính là mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải
hướng đến. Để có thể cạnh tranh với các đối thủ thì một trong những bước đi
đầu tiên của Công ty Sứ Thanh Trì là phải tập trung thoả mãn tốt nhất nhu cầu
của khách hàng. Khách hàng của Công ty có thể là các cá nhân, các doanh
33
nghiệp, các tổ chức có nhu cầu về thiết bị vệ sinh khi họ có những công trình
xây dựng. Hiện nay, khách hàng của Công ty chủ yếu là những người có thu
nhập thấp và trung bình bởi vậy chính sách giá có ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng mua sản phẩm của khách hàng. Không những thế, khách hàng giờ đây có
rất nhiều sự lựa chọn để phù hợp với sở thích và túi tiền của mình. Chính vì thế,
Công ty Sứ Thanh Trì sẽ phải tìm cách để thoả mãn các nhu cầu đó nếu không
muốn bị các hãng khác giành mất thị phần bằng các chính sách giá, khuyến mại,
các dịch vụ sửa chữa, lắp đặt ...
3.1.8. Nhà cung ứng
Nhà cung ứng cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì trên thị
trường. Hiện nay, Công ty có nhiều nhà cung ứng vật liệu trong nước cho việc
sản xuất sản phẩm như các loại đất, phụ liệu, hay nhà cung cấp cho Công ty
nguyên liệu, công ty tư vấn, các hãng vận chuyển... Trong thời gian gần đây, giá
cả các yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất, tiêu thụ của Công ty tăng lên bởi
nhiều nguyên nhân, điều này đã làm tăng chi phí sản xuất và gây ảnh hưởng rất
lớn đến lợi nhuận của Công ty.
3.1.9. Đối thủ tiềm tàng
Đối thủ tiềm tàng là những đối thủ mới tham gia vào thị trường. Bên cạnh
các thương hiệu nổi tiếng như Inax, Toto, Selta…, thị trường hiện nay xuất hiện
một số tên tuổi mới như sứ Thiên Thanh, …Các đối thủ này cũng ảnh hưởng đến
thị phần của Công ty Sứ Thanh Trì. Chính vì vậy, Công ty cần phải tận dụng
những thế mạnh của mình để cạnh tranh với các hãng nổi tiếng và với cả các
hãng mới tham gia vào thị trường.
Còn một nhân tố trong mô hình năm nhân tố của M.Porter là sản phẩm thay
thế. Tuy nhiên, trong lĩnh vực sản xuất sứ vệ sinh, sức ép của sản phẩm thay thế
là không có nên không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty.
Những nhân tố khách quan nói trên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty. Những nhân tố này cũng ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì. Với sự
ảnh hưởng đó, Công ty cần phải có sự nhìn nhận, có sự phân tích, đánh giá cẩn
thận để có thể thay đổi, phát triển phù hợp với những biến động của các nhân tố
34
đó để Công ty có thể duy trì khả năng cạnh trnah của mình trên thị trường trong
nước và trên thị trường quốc tế.
3.2. Nhân tố chủ quan
Để có thể cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, bản thân Công ty
Sứ Thanh Trì phải có những cố gắng bằng chính khả năng, nội lực của mình.
Bên cạnh sự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan đã nói ở trên, khả năng cạnh
tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty còn bị ảnh hưởng bởi rất
nhiều nhân tố khách quan. Dưới đây, em xin nêu ra một vài nhân tố mà theo em
có ảnh hưởng khá lớn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh
Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì.
3.2.1. Thương hiệu
Hiện nay, thương hiệu Viglacera của Công ty cũng đã xuất hiện bên cạnh
các thương hiệu nổi tiếng khác, chứng tỏ sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera cũng đã
và đang có chỗ đứng trên thị trường.
Tuy nhiên, thương hiệu của Công ty Sứ Thanh Trì vẫn bị người tiêu dùng
đánh giá thấp hơn so với thương hiệu của các hãng nổi tiếng một phần là do tâm
lý thích dùng đồ ngoại của người Việt Nam. Song một lý do khác cũng ảnh
hưởng đến tâm lý đó của người tiêu dùng chính là những sản phẩm mang các
thương hiệu nổi tiếng đạt được những tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, độ tinh
tế của sản phẩm. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý khi lựa chọn mua sản
phẩm của người tiêu dùng và đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty. Đây là một yếu tố rất
quan trọng mà Công ty Sứ Thanh Trì cần phải quan tâm xây dựng thương hiệu,
xây dựng hình ảnh tốt đẹp về sản phẩm của Công ty để thu hút được khách hàng,
ngày một nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.
3.2.2. Nguồn nhân lực
Một yếu tố quan trọng giúp Công ty có được lợi thế cạnh tranh là con
người. Công ty có một đội ngũ cán bộ, công nhân viên yêu nghề, yêu Công ty,
làm việc hăng say. Đó là một tập thể vững mạnh, đoàn kết, nhất trí để cùng nhau
đưa Công ty ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn.
Mặc dù có một tập thể vững mạnh, song năng suất lao động của người lao
động trong công ty còn chưa cao. Nhiều người vẫn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng
35
của cơ chế cũ, vẫn thấy kiểu làm việc trong các cơ quan Nhà nước trong cơ chế
cũ. Một mặt thấy được nhu cầu cần phải thay đổi cung cách làm việc nhưng mặt
khác lại chậm chạp, thiếu năng động trong việc cải thiện tình hình này. Hiện
nay, việc nắm bắt nhu cầu của thị trường, sự thay đổi các chính sách của đối thủ
cạnh tranh là rất cần thiết để Công ty có thể điều chỉnh hoạt động của mình,
song hoạt động nghiên cứu này ở Công ty còn yếu, do đó đã ảnh hưởng đến tình
hình tiều thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của
Công ty Sứ Thanh Trì.
3.2.3. Vấn đề quản lý doanh nghiệp và tình hình tài chính
Hiện nay, Công ty Sứ Thanh Trì là một trong những công ty thuộc Tổng
Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng Viglacera. Là công ty Nhà nước, đó vừa là
điều kiện tốt để Công ty hoạt động trong những năm mới chuyển đổi nền kinh
tế. Song trong giai đoạn hiện nay, cách quản lý đó đã khiến cho Công ty không
năng động trong việc nắm bắt thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, không chủ
động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Những điều đó đã ảnh hưởng không
nhỏ đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty.
Sắp tới, Công ty sẽ tiến tới cổ phần hoá để tự làm mới mình để hoạt động có
hiệu quả hơn, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của phẩm sứ vệ sinh
Viglacera của Công ty.
Nhiều năm trở lại đây, Công ty luôn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu
quả, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đó là bước đà quan trọng, và cũng
là một thuận lợi để Công ty có thể tiếp tục phát triển hơn nữa, đầu tư vào những
dự án phát triển sản phẩm, phát triển Công ty nhằm ngày càng nâng cao hơn nữa
khả năng cạnh tranh trong thời gian tới.
3.2.4. Công nghệ
Có thể nói công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến chất
lượng, số lượng sản xuất của Công ty. Sau hai lần đầu tư lớn năm 1995 và 1996,
Công ty đã đưa vào sử dụng những dây chuyền công nghệ hiện đại, đồng bộ với
công suất lớn. Do đưa vào sản xuất những dây chuyền công nghệ của Mỹ, Italy,
Anh…, Công ty đã có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn, chất lượng đồng bộ
hơn, tiết kiệm được chi phí sản xuất. Bởi vậy, sản phẩm sứ vệ sinh mang nhãn
hiệu Viglacera đã có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
36
Nhưng hiện nay, Công ty mới chỉ khai thác được khoảng 80% công suất
thiết kế của các dây chuyền sản xuất. Công ty cũng nên quan tâm đến vấn đề này
để có thể nâng cao năng suất lao động, cải thiện tình hình sản xuất của mình
trong giai đoạn tới.
3.2.5. Chiến lược Marketing và chính sách của Công ty Sứ Thanh Trì
Thực tế cho thấy, chiến lược Marketing của Công ty không mạnh bằng các
đối thủ cạnh tranh như ToTo, Inax hay Selta… Bởi thế, người tiêu dùng sẽ
không có nhiều ấn tượng về sản phẩm của Công ty, không có niềm tin khi sử
dụng sản phẩm, do đó khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty
cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Công ty xác định cho mình thị trường tập trung vào những người có thu
nhập vừa và thấp do đó chính sách giá đặt ra là chính sách giá thấp. Nhiều hãng
sản xuất sứ vệ sinh hiện nay cũng sử dụng chính sách này, trong khi đó, chất
lượng của họ được khẳng định cùng với những thương hiệu nổi tiếng. Bởi vậy,
họ cạnh tranh mạnh mẽ với Công ty Sứ Thanh Trì, và đã ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty.
3.2.6. Mẫu mã chủng loại và chất lượng sản phẩm
Có thể nói rằng, khi một công ty sản xuất ra nhiều mẫu sản phẩm thì nó có
thể đáp ứng được những nhu cầu rất đa dạng của khách hàng. Công ty Sứ Thanh
Trì luôn quan tâm đến vấn đề sản xuất nhiều các mẫu sản phẩm, nâng danh mục
sản phẩm của Công ty lên để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng và để cạnh
tranh với các sản phẩm của các hãng khác.
Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng không chỉ về mẫu mã, chủng
loại sản phẩm mà còn về chất lượng sản phẩm. Trong cơ chế thị trường với sự
cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chất lượng chính là một nhân tố quyết định đến
khả năng cạnh tranh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Sản phẩm sứ vệ sinh luôn
có những yêu cầu rất cao về chất lượng. Chính vì thế mà Công ty Sứ Thanh Trì
phải có những biện pháp để không ngừng nâng cao chất lượng của các sản phẩm
sứ vệ sinh Viglacera để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao
khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
Tóm lại, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản
phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì. Để tận dụng những ảnh
37
hưởng có lợi và tránh những khó khăn do các nhân tố này mang lại, Công ty Sứ
Thanh Trì cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để dần dần nâng cao chất lượng, làm
phong phú thêm mẫu mã sản phẩm sứ vệ sinh…, từ đó nâng cao khả năng cạnh
tranh của sản phẩm mang nhãn hiệu Viglacera so với các sản phẩm cùng loại
trên thị trường hiện nay.
ch¬ng II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ VÀ
KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM SỨ VỆ SINH
VIGLACERA CỦA CÔNG TY SỨ THANH TRÌ
1. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công
ty Sứ Thanh Trì
1.1. Sản phẩm sứ vệ sinh và đặc điểm của sản phẩm sứ vệ sinh
Ngày nay, nhu cầu xây dựng ngày một lớn, do đó nhu cầu về sứ vệ sinh
cũng được tăng lên rất nhiều. Sản phẩm sứ vệ sinh là một trong những sản phẩm
dành cho ngành xây dựng, hay nói cách khác nó là vật liệu xây dựng, và được
lắp đặt trong các công trình phụ trong các công trình xây dựng.
Sản phẩm sứ vệ sinh là những sản phẩm sứ được tráng men, gồm có các
loại như bệt và két nước, chậu rửa, tiểu treo, xí xổm.
Sản phẩm sứ là những sản phẩm có đặc điểm là dễ xước, dễ vỡ. Bên cạnh
đó, sản phẩm sứ vệ sinh có nhu cầu quanh năm do các công trình xây dựng diễn
ra quanh năm, nhưng cũng có lúc tăng giảm do nhu cầu và sở thích của người
tiêu dùng, do cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các hãng cạnh tranh
khác.
1.2. Mặt hàng tiêu thụ
Có thể thấy rằng việc tiêu thụ sản phẩm là một công việc đặc biệt quan
trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Bởi có tiêu thụ được hàng hoá, sản
phẩm thì doanh nghiệp mới có doanh thu, có lợi nhuận, để có thể tồn tại và phát
triển. Nhận thức được điều đó, Công ty Sứ Thanh Trì cũng luôn luôn quan tâm
38
đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm của mình. Muốn bán được sản phẩm thì sản phẩm
phải phù hợp với sở thích, thích hợp với nhu cầu, với thẩm mỹ của người tiêu
dùng. Và để có thể đáp ứng được nhu cầu khác nhau về các loại sản phẩm khác
nhau, Công ty đã sản xuất nhiều loại sản phẩm với nhiều chủng loại, kiểu dáng,
màu sắc khác nhau.
Những sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty có thể đáp ứng được một phần nhu
cầu đa dạng của người tiêu dùng. Ví dụ, chậu rửa của Công ty Sứ Thanh Trì
trước đây có 13 loại, và trong hai tháng đầu năm 2005 đã cho ra thêm hai sản
phẩm thế hệ mới, nâng số loại sản phẩm chậu rửa lên con số 15 loại với kích cỡ
khác nhau, kiểu dáng khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Trong số những mẫu mã sản phẩm cũ đã sản xuất trước đó đã được bổ
sung thêm về kiểu cách để một sản phẩm cũng có thể đáp ứng được những nhu
cầu khác nhau. Ví dụ như bệt VI3P của Công ty Sứ Thanh Trì, bên cạnh việc
cùng một kiểu dáng, nhưng Công ty đã cho sản xuất ra hai dòng sản phẩm là bệt
VI3P một nút xả và bệt VI3P hai nút xả với giá bán khác nhau, do đó khách
hàng có thể tuỳ theo sở thích và khả năng của mình để lựa chọn sản phẩm phù
hợp.
Không những thế, sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty còn rất đa dạng về
màu sắc. Hiện nay, các sản phẩm của Công ty đã có 8 màu để khách hàng có thể
lựa chọn: trắng, ngà, xanh nhạt, xanh cốm, hồng, xanh đậm, mận, đen, nhưng
sản phẩm màu trắng được tiêu thụ với số lượng lớn hơn hẳn các sản phẩm cùng
loại nhưng khác màu. Các sản phẩm màu trắng của Công ty nếu căn cứ vào nhu
cầu và thị hiếu của người tiêu dùng thì nó chiếm khoảng 70% trong tổng số sản
phẩm tiêu thụ được của Công ty và nó cũng là màu được Công ty sản xuất nhiều
hơn so với các màu khác. Tiếp đó là các màu nhạt như cốm, ngà, hồng chiếm
khoảng 20%; còn lại là các màu đậm như mận, xanh đậm, đen. Song do hiện nay
có nhiều công trình xây dựng hiện đại và có nhiều người sở thích của họ cũng
đang thay đổi nên hiện nay, khi mua các sản phẩm sứ vệ sinh này, họ rất thích
mua những sản phẩm với màu tối như mận, xanh đậm, thậm chí là màu đen.
Chính vì thế mà trong thời gian gần đây, cơ cấu màu sắc của các sản phẩm sứ vệ
sinh của Công ty Sứ Thanh Trì có chút thay đổi. Sản phẩm sứ vệ sinh màu trắng
39
mặc dù vẫn được sử dụng nhiều nhưng cũng có xu hướng giảm dần, nhường chỗ
cho những sản phẩm sứ với những màu sắc khác.
Việc sản xuất nhiều loại sản phẩm như vậy đã giúp cho Công ty có thể tiêu
thụ được nhiều sản phẩm hơn vì nó đã đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của người
tiêu dùng, họ có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp với diện tích phòng tắm,
thích hợp với sở thích về màu sắc… của người mua, với kiểu dáng hiện đại và
sang trọng.
Hiện nay, Công ty có :
- 29 loại bệt:
+ Sản phẩm thế hệ mới: Sofa BL1, BL2, B767, Rome KA1
+ Sản phẩm hiện tại: VI66, VI88, VI20, VI28, VI55, VI77, VI15, VI5, VI6,
VI3, VI3P, VI1T, BTE1, VC11, …
- 15 loại chậu:
+ Sản phẩm thế hệ mới: CR1, VI5
+ Sản phẩm hiện tại: VI2, VI3, VI2N, VI3N, VN9, VTL3, VTL3N, VTL2,
VDL2M, CD1, VG1, CA1, CA2
- Các sản phẩm khác:
+ Tiểu treo: TT1, TT3, TT5, TT7, T1
+ Tiểu nữ: VB1, BB3
+ Xổm: ST4, ST8
+ và các sản phẩm khác như bộ phụ kiện nhà tắm
Những sản phẩm sứ vệ sinh mang nhãn hiệu Viglacera được Công ty thiết
kế và sản xuất ra đã và đang có mặt trên thị trường đã cho thấy tình hình rất khả
quan trong tiêu thụ sản phẩm.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh
Trì được thể hiện cụ thể qua các bảng và biểu đồ dưới đây:
40
Bảng số 4:Tình hình tiêu thụ theo các mặt hàng của Công ty Sứ Thanh Trì qua các năm 2002 - 2004
TT
Loại sản phẩm
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị
(sản phẩm) (Nghìn đồng) (sản phẩm) (Nghìn đồng) (sản phẩm) (Nghìn đồng)
1 Bệt 185.360 129.976.320 185.210 129.808.039 185.325 130.098.150
2 Chậu rửa 256.075 44.443.600 256.130 44.584.020 256.650 44.674.535
3 Các sản phẩm khác 110.715 12.400.080 110.030 12.503.874 110.225 12.401.955
Tổng 552.150 186.820.000 551.370 186.895.933 552.200 187.174.640
(Nguồn: Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các năm 2002, 2003, 2004)
41
Dựa vào bảng 4, chúng ta có thể thấy tình hình tiêu thụ các sản phẩm sứ vệ
sinh mang nhãn hiệu Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì qua ba năm 2002,
2003 và 2004 tương đối ổn định.
Năm 2002, tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ được của Công ty là 552.150
sản phẩm. Đến năm 2003, con số này là 551.370, tức là bị giảm 780 sản phẩm
hay giảm đi 0,14% so với năm 2002. Đến năm 2004, tình hình tiêu thụ sản phẩm
của Công ty đã có tăng hơn một chút. Công ty đã tiêu thụ được 552.200 sản
phẩm, tăng so với năm 2003 là tăng 830 sản phẩm hay tăng 0,15%.
Trong năm 2002, số lượng bệt của Công ty tiêu thụ được là 185.360 sản
phẩm; chiếm 33,57% trong tổng số sản phẩm tiêu thụ được. Tuy nhiên, việc tiêu
thụ số lượng sản phẩm đó đã đem lại cho Công ty doanh thu 120.976.320.000
đồng, chiếm đến 69,57% trong tổng doanh thu của năm đó. Bên cạnh đó, sản
phẩm chậu của Công ty được tiêu thụ khá mạnh. Số lượng sản phẩm này tiêu thụ
được trong năm này là 256.075, chiếm khoảng 46,49% trong tổng số lượng sản
phẩm. Còn giá trị của số lượng sản phẩm này so với tổng doanh thu thì không
cao, chỉ chiếm khoảng 23,79%. Những sản phẩm khác tiêu thụ được 110.715
sản phẩm, chiếm 19,95% và thu được 6,64% so với tổng doanh thu (Những tỷ lệ
này có thể nhìn thấy rất cụ thể và rõ ràng qua biểu đồ 1 và 2 – năm 2002).
42
Biểu đồ 1: Cơ cấu về số lượng các sản phẩm của Công ty tiêu thụ qua các
năm 2002 – 2004
Năm 2002 Năm 2003
Sè lîng (S¶n phÈm)
33,57%
46,49%
19,95%
BÖt ChËu S¶n phÈm kh¸c
Sè lîng (S¶n phÈm)
46,45%
33,59%
19,96%
BÖt ChËu S¶n phÈm kh¸c
Năm 2004
Sè lîng (S¶n phÈm)
33,56%
46,48%
19,96%
BÖt ChËu S¶n phÈm kh¸c
Biểu đồ 2: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ các sản phẩm của Công ty tiêu thụ
qua các năm 2002 – 2004
Năm 2002 Năm 2003
G i¸ trÞ (ngh×n ®ång)
69 ,57 %
2 3,7 9%
6,6 4%
BÖt
Ch Ëu
C¸c s¶n ph Èm
kh ¸c
Gi¸ trÞ (ngh×n ®ång)
69,45%
23,85%
6,69%
BÖt
ChËu
C¸c s¶n phÈm
kh¸c
Năm 2004
Gi¸ trÞ (ngh×n ®ång)
69,51%
23,87%
6,63%
BÖt
ChËu
C¸c s¶n phÈm kh¸c
43
Biểu đồ 1 và 2 – năm 2003 cho thấy, tỷ lệ về số lượng các loại sản phẩm
tiêu thụ có sự thay đổi chút ít. Trong năm 2003, số lượng bệt tiêu thụ được
chiếm 33,59%, số lượng chậu vẫn chiếm khoảng 46,45% , số lượng các sản
phẩm khác có xu hướng tăng lên và chiếm 19,96% trong tổng số sản phẩm bán
ra là 551.370 sản phẩm. Cùng với đó, tỷ lệ doanh thu của các sản phẩm này
cũng thay đổi. Doanh thu của bệt chiếm 69,47%, chậu chiếm 23,85%, các sản
phẩm khác chiếm 6,69% trong tổng doanh thu của năm 2003.
Biểu đồ 1 và 2 – 2004 cho thấy, tỷ lệ về số lượng bệt tiêu thụ được trong
năm 2004 chiếm khoảng 33,56%, chậu chiếm 46,48%, còn số lượng các sản
phẩm khác là 19,96%. Doanh thu từ bệt của Công ty chiếm khoảng 69,51%
trong tổng doanh thu năm 2004. Còn doanh thu từ chậu và các sản phẩm khác
lần lượt là 23,87% và 6,63%.
Để phân tích số lượng và giá trị của từng loại sản phẩm qua các năm, biểu
đồ 3 và biểu đồ 4 sẽ cho thấy rõ điều này.
Biểu đồ 3: Số lượng sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera tiêu thụ
qua các năm 2002 –2004
0
20000000
40000000
60000000
80000000
100000000
120000000
140000000
N¨m
2004
N¨m
2003
N¨m
2004
N¨m
S¶
n
ph
Èm BÖt
ChËu
C¸c s¶n phÈm kh¸c
Biểu đồ 3 cho thấy sự biến động về số lượng của các sản phẩm qua các
năm 2002, 2003 và 2004. Nói chung sự biến động về số lượng các sản phẩm tiêu
thụ của Công ty Sứ Thanh Trì tương đối ổn định qua các năm. Năm 2002, số
lượng bệt tiêu thụ được là 185.360 sản phẩm, nhưng năm 2003, số lượng này là
185.210 sản phẩm; giảm đi 150 sản phẩm, tức là giảm đi 0,08%, một con số
không đáng kể. Năm 2004, số lượng bệt tăng lên là 185.325 sản phẩm, hay tăng
44
lên 115 sản phẩm,tức là tăng 0,06% so với năm 2003. Số lượng chậu tiêu thụ
được lại đang có xu hướng tăng trong 3 năm gần đây. Năm 2002, số lượng tiêu
thụ được của chậu là 256.075 sản phẩm. Đến năm 2003, số lượng này tăng lên
256.130 sản phẩm, tăng lên so với năm 2002 là 55 sản phẩm hay tăng 0,02%.
Năm 2004, số lượng chậu lại tăng lên so với năm 2003, tăng lên 520 sản phẩm
hay 0,2%. Nhìn vào biểu đồ 3 có thể thấy số lượng các sản phẩm khác của Công
ty có xu hướng tăng rõ rệt. Số lượng các loại sản phẩm này giảm từ 110.715
năm 2002 xuống 110.030 sản phẩm năm 2003, tức là giảm 685 sản phẩm hay số
lượng các loại sản phẩm này tăng khoảng 0,62% so với năm 2003. Năm 2004 số
lượng này tăng lên là 110.225 sản phẩm, tức là tăng 195 sản phẩm hay tăng
0,18% so với năm 2003.
Nhìn biểu đồ 3 chỉ có thể thấy được tình hình tiêu thụ về số lượng, chỉ có
thể thấy được sự tăng giảm của các loại sản phẩm, và thấy tổng số lượng các sản
phẩm tiêu thụ được không có sự biến động nhiều, đồng thời không thấy được sự
tăng giảm của các sản phẩm ảnh hưởng thế nào đến doanh thu của từng loại và
đến doanh thu của Công ty. Song khi nhìn vào biểu đồ 4, chúng ta có thể thấy rất
rõ sự biến động về giá trị do ảnh hưởng của sự tăng hay giảm số lượng các sản
phẩm sứ vệ sinh.
Biểu đồ 4: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera
qua các năm 2002 –2004
0
20000000
40000000
60000000
80000000
100000000
120000000
140000000
N¨m
2004
N¨m
2003
N¨m
2004
N¨m
N
gh
×n
®
ån
g
BÖt
ChËu
C¸c s¶n phÈm
kh¸c
45
Bởi số lượng bệt năm 2003 giảm đi 0,08% so với năm 2002 nên đã làm cho
doanh thu từ loại sản phẩm này giảm từ 129.976.320.000 đồng xuống
129.808.039.000 đồng, tức là giảm 168.281.000 đồng, hay giảm đi 0,13% so với
năm 2002. Năm 2004, doanh thu của bệt tăng lên 130.098.150 đồng, hay tăng
lên 0,22% so với năm 2003. Đây là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến
doanh thu của Công ty bởi doanh thu từ bệt chiếm trung bình khoảng trên dưới
69% trong tổng doanh thu. Doanh thu từ việc tiêu thụ chậu có xu hướng tăng
nhưng do giá trị nhỏ, chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng doanh thu. Tuy
nhiên, chúng cũng có khả năng tác động chút ít làm tăng doanh thu. Năm 2003,
doanh thu từ chậu tăng 0,32% so với năm 2002, năm 2004 doanh thu tăng 0,2%
so với năm 2003. Đối với các sản phẩm khác của Công ty, doanh thu năm 2003
tăng 0,84% so với năm 2002, và giảm đi chút ít vào năm 2004 là 0,82% so với
năm 2003.
Tổng doanh thu năm 2003 chỉ tăng 0,04% so với năm 2002 vì trong năm
này doanh thu từ bệt giảm 0,13%, từ các sản phẩm khác giảm 0,84% và doanh
thu từ chậu tăng 0,32%, doanh thu năm 2004 giảm đi 11,8% so với năm 2003.
Doanh thu năm 2004 tăng nhiều hơn là 0,15% vì doanh thu từ bệt năm 2004
tăng 0,22% so với năm 2003; đồng thời, doanh thu từ chậu tăng 0,2 trong năm
2004. Tổng doanh thu của Công ty tương đối ổn định và điều này sẽ ảnh hưởng
tốt đến hoạt động của Công ty. Chính vì vậy, Công ty cần có những biện pháp
hữu hiệu để duy trì và phát triển hơn nữa sự ổn định này ngay trong năm sau để
nâng cao hơn nữa doanh thu và số lượng sản phẩm tiêu thụ được, nhất là lượng
bệt và đồng thời duy trì được những biện pháp đó trong thời gian dài để ngày
càng nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Bảng số 5 bên dưới sẽ cho thấy chi tiết tình hình tiêu thụ từng chủng loại
sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì.
Đối với sản phẩm bệt, sản phẩm mang nhãn hiệu VI77 – có tên Tulip là sản
phẩm được tiêu thụ với số lượng lớn nhất, chiếm khoảng 27% trong tổng số bệt
được bán ra. VI66 – với tên gọi Venus và VI88 – Hawai là những sản phẩm
được bán chạy sau VI77. Số lượng sản phẩm bán được lần lượt chiếm khoảng
18% và 14%. Còn giá trị của bệt VI77 chiếm khoảng 28%, VI66 chiếm khoảng
46
20,1% và VI88 chiếm 16% trong tổng giá trị thu được từ việc tiêu thụ các sản
phẩm bệt mang thương hiệu Viglacera.
Đối với sản phẩm chậu, châu VI2 và VI3 được người tiêu dùng ưa thích
hơn cả. Số lượng sản phẩm này được tiêu thụ thường chiếm khoảng 46,2% trong
tổng số lượng chậu được tiêu thụ của Công ty. Giá trị của số lượng chậu VI2,
VI3 chiếm khoảng 50% tổng giá trị chậu rửa. Tiếp đến là chậu VTL3, VTL3N
chiếm 21,1% tổng số lượng và 16,3% tổng giá trị chậu được tiêu thụ. Số lượng
và giá trị của loại chậu VI2N vàVI3N cũng gần tương đương với số lượng và giá
trị của chậu VTL3 và VTL3N, chiếm khoảng 20,8% về số lượng và 14,1% về
giá trị so với tổng số lượng và tổng giá trị chậu đã tiêu thụ được qua ba năm gần
đây.
Những sản phẩm khác chủ yếu được tiêu thụ nhiều nhất là tiểu nam TT1,
TT3 và tiểu nữ VB1, VB3. Số lượng tiêu thụ được của tiểu nam chiếm khoảng
28%; tiểu nữ khoảng 10,8%. Về giá trị, tiểu nam chiếm khoảng trên dưới 35%
và tiểu nữ khoảng 28,2% trong tổng giá trị các sản phẩm còn lại của Công ty.
47
Bảng số 5: Chi tiết tình hình tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh theo chủng loại sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera
qua các năm 2002 - 20004
TT Chủng loại
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số lượng Doanh thu Số lượng Doanh thu Số lượng Doanh thu
(Sản phẩm) (Nghìn đồng) (Sản phẩm) (Nghìn đồng) (Sản phẩm) (Nghìn đồng)
1 Bệt 185.360 129.976.320 185.210 129.808.039 185.325 130.098.150
VI66 33.364 27.091.568 32.732 26.578.487 33.704 27.030.608
VI77 50.047 36.784.545 51.565 37.900.275 50.789 37.329.917
VI88 25.805 20.669.805 24.520 19.640.520 24.908 19.951.318
VI1T 22.078 13.268.878 22.756 13.676.356 22.890 13.756.908
VI3P, VI3 19.921 11.938.488 19.890 11.919.092 19.909 11.925.412
VI28 15.090 8.618.080 16.115 9.203.469 16.035 9.157.780
Các loại bệt khác 19.055 11.604.956 17.632 10.889.840 17.090 10.946.207
2 Chậu 256.075 44.443.600 256.130 44.584.020 256.650 44.674.535
VI2, VI3 118.430 22.620.130 118.748 22.680.879 119.010 22.730.921
VTL3, VTL3N 54.018 7.238.412 55.985 7.501.990 56.019 7.602.547
VI2N, VI3N 53.293 6.288.574 55.678 6.570.120 55.801 6.584.634
Các loại chậu khác 30.334 8.296.484 25.719 7.831.031 25.820 7.756.433
3 Các sản phẩm khác 110.715 12.400.080 110.030 12.503.874 110225 12401955
Tiểu treo TT1, TT3 30.132 3.797.424 39.745 4.689.154 39.325 4.559.975
Tiểu nữ VB1, VB3 11.968 3.500.368 11.865 3.503.654 11.720 3.414.270
Các loại khác 68.615 5.102.288 58.420 4.311.066 59.180 4.427.710
Tổng 552.150 186.820.000 551.370 186.895.933 552.200 187.174.640
(Nguồn: Báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các năm 2002, 2003, 2004)
48
Với những con số, bảng, biểu đồ phân tích ở trên, chúng ta có thể nhận thấy
các sản phẩm bệt, chậu và các sản phẩm khác mang thương hiệu Viglacera của
Công ty được tiêu thụ khá ổn định. Các sản phẩm này, nhất là các sản phẩm
chậu rửa có xu hướng được người tiêu dùng lựa chọn nhiều, bệt cũng đã tăng
hơn trong năm qua. Điều này đã một phần cho thấy sản phẩm sứ vệ sinh của
Công ty Sứ Thanh Trì trong những năm gần đây đã có thể được tiêu thụ nhiều
hơn, những sản phẩm này cũng phù hợp với sở thích và khả năng của người tiêu
dùng. Các sản phẩm bán ra được người tiêu dùng chấp nhận. Điều đó có nghĩa là
trong thời gian qua, Công ty đã có được chỗ đứng trên thị trường, đặc biệt là thị
trường trong nước. Thương hiệu Viglacera đã tìm vị trí của mình bên cạnh
những thương hiệu nổi tiếng khác. Cùng với đó, khả năng cạnh tranh của các sản
phẩm mang nhãn hiệu Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì cũng đang được
nâng lên từng bước. Mặc dù vậy, Công ty vẫn nên quan tâm hơn nữa đến việc
tiêu thụ sản phẩm, đổi mới sản phẩm và giữ ổn định hoặc nâng chất lượng các
sản phẩm sứ vệ sinh lên hơn nữa để sản phẩm sứ vệ sinh của Công ty ngày càng
có uy tín trên thị trường, đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của người tiêu
dùng về cả mẫu mã, chủng loại, màu sắc, chất lượng sản phẩm và cả dịch vụ sau
bán, để có thể cạnh tranh mạnh mẽ hơn nữa với các đối thủ cạnh tranh để giành
được khách hàng, giành được thị phần. Bởi có như vậy, Công ty mới có thể hoạt
động sản xuất kinh doanh chủ động hơn, hiệu quả hơn, tăng được doanh thu và
nhất là luôn đảm bảo có lãi.
1.3. Thị trường tiêu thụ
Thị trường là nơi Công ty tiêu thụ sản phẩm của mình. Ở đó, Công ty bán
sản phẩm sứ vệ sinh cho người tiêu dùng. Công ty dành phần lớn số lượng sản
phẩm để tiêu thụ trong nước, số lượng này chiếm đến trên dưới 70% tổng số
lượng sứ vệ sinh Viglacera được tiêu thụ. Thị trường nội địa là thị trường chủ
yếu của Công ty để tiêu thụ sản phẩm. Còn khoảng gần 30% số lượng sứ vệ sinh
là dành để tiêu thụ ở một số thị trường nước ngoài. Số lượng sản phẩm dành cho
xuất khẩu này không lớn do Công ty đang ở giai đoạn thăm dò, tìm thị trường có
nhu cầu và phù hợp với khả năng, tình hình sản xuất của Công ty.
49
Tình hình tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh mang thương hiệu Viglacera của
Công ty Sứ Thanh Trì đối với thị trường nội địa và xuất khẩu được thể hiện ở
Bảng số 6 bên dưới
50
Bảng số 6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera theo thị trường qua các năm 2002 - 2004
Nội dung
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị
(sản phẩm) (ng đồng) (sản phẩm) (ng đồng) (sản phẩm) (ng đồng)
Xuất khẩu 138.037 46.804.830 138.208 46.990.720 138.572 47.114.480
Tiêu thụ nội địa 414.113 140.015.170 413.162 139.905.213 413.628 140.060.160
Tổng 552.150 186.820.000 551.370 186.895.933 552.200 187.174.640
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của các năm 2002, 2003, 2004)
51
Nhìn vào bảng số 6 thấy, số lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2003 giảm đi
chút ít so với năm 2003 là 780 sản phẩm hay giảm đi 0,14%. Số lượng này giảm
là do năm 2003, số lượng tiêu thụ được trong nội địa giảm. Năm 2002, tiêu thụ
nội địa đạt 414.113 sản phẩm. Sang đến năm 2003, số lượng này là 413.162 sản
phẩm, tức là giảm đi 951 sản phẩm ( giảm đi 0,23%) so với năm 2002. Song,
trong năm này, số lượng sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường nước ngoài lại tăng
lên 171 sản phẩm (tức tăng lên 0,12%) so với số lượng sản phẩm sứ vệ sinh xuất
khẩu năm 2002. Năm 2004, số lượng sản phẩm tiêu thụ được cả ở thị trường nội
địa và thị trường nước ngoài đều tăng, do vậy đã làm cho tổng số lượng sản
phẩm tiêu thụ được của Công ty tăng lên 552.200, tăng so với năm 2003 là 830
sản phẩm hay tăng 0,15% so với năm 2003. Cụ thể, số lượng sản phẩm tiêu thụ
nội địa năm 2004 tăng thêm 466 sản phẩm (tăng 0,11%) so với số lượng sản
phẩm tiêu thụ nội địa năm 2003. Số lượng sản phẩm xuất khẩu tăng thêm 364
sản phẩm (tăng 0,26%) so với số lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường nước
ngoài năm 2003.
Về giá trị sản phẩm, có thể nói rằng qua ba năm gần đây, giá trị các sản
phẩm sứ vệ sinh Viglacera không ngừng tăng, tất nhiên là do nhiều yếu tố tác
động nên tăng không nhiều. Tuy nhiên, đó cũng là một điều đáng mừng vì trong
tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc duy trì được số lượng cũng như
giá trị của các sản phẩm là một việc rất khó.
Năm 2003, giá trị sản phẩm sứ vệ sinh tiêu thụ ở thị trường nước ngoài
tăng 185.890.000 đồng, tức là tăng 0,4% so với giá trị tiêu thụ ở thị trường nước
ngoài năm 2002. Và sang năm 2004, giá trị này lại tăng 123.860.000 đồng, hay
tăng 0,26% so với năm 2003. Điều này cho thấy, Công ty không chỉ giữ được
những thị trường xuất khẩu truyền thống, thâm nhập một số thị trường mới với
số lượng còn hạn chế, mà còn tăng được số lượng và giá trị sản phẩm tiêu thụ
trên các thị trường này.
Đối với thị trường nội địa, do năm 2003 số lượng sản phẩm tiêu thụ được
có giảm chút ít nên đã ảnh hưởng chút ít đến giá trị của các sản phẩm tiêu thụ,
làm cho giá trị của các sản phẩm sứ vệ sinh giảm đi 109.957.000 đồng (tức là
giảm đi 0,08%) so với giá trị sản phẩm tiêu thụ trong nước năm 2002. Năm
2004, giá trị sản phẩm tiêu thụ được trong nước tăng 123.860.000 đồng, tức là
52
tăng 0,26% so với năm 2003 do số lượng sản phẩm được người tiêu dùng trong
nước sử dụng nhiều hơn, sản phẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận cả về
kiểu dáng, chất lượng…
Có thể thấy rằng, Công ty Sứ Thanh Trì đã tiêu thụ khoảng 25% sản phẩm
sứ vệ sinh Viglacera ở các thị trường nước ngoài trong tổng số lượng sản phẩm
được tiêu thụ của Công ty trong ba năm gần đây. Số lượng sản phẩm còn lại
khoảng 75% sản phẩm là dành cho tiêu thụ nội địa. Như vậy có thể nói
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm sứ vệ sinh Viglacera của Công ty Sứ Thanh Trì.pdf