Tài liệu Luận văn Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh: Luận văn
Đề Tài:
Một số biện pháp
mở rộng thị trường xuất khẩu tổng
hợp của công ty cung ứng tàu biển
Quảng Ninh
LỜI CẢM ƠN !
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh Doanh
Quốc Tế - Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội đã tạo điều
kiện cho tôi cơ sở để thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Cô các Chú các Anh làm
việc tại Công ty cung ứng tầu biển Quảng Ninh đã chỉ dẫn giúp đỡ
Tôi trong thời gian thực tập làm quen với công việc, trên cơ sở đó
Tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS. TS : Nguyễn Thị Hường đã giao đề tài và tận tình hướng dẫn
Tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động thương mại ra đời rất sớm trong lịch sử phát triển xã hội
loài người. Qua các thời kỳ phát triển trong từng khu vực, mỗi quốc gia
trên thế giới, hoạt động thương mại luôn tồn tại phát triển và kh...
55 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề Tài:
Một số biện pháp
mở rộng thị trường xuất khẩu tổng
hợp của công ty cung ứng tàu biển
Quảng Ninh
LỜI CẢM ƠN !
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh Doanh
Quốc Tế - Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội đã tạo điều
kiện cho tôi cơ sở để thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Cô các Chú các Anh làm
việc tại Công ty cung ứng tầu biển Quảng Ninh đã chỉ dẫn giúp đỡ
Tôi trong thời gian thực tập làm quen với công việc, trên cơ sở đó
Tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS. TS : Nguyễn Thị Hường đã giao đề tài và tận tình hướng dẫn
Tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động thương mại ra đời rất sớm trong lịch sử phát triển xã hội
loài người. Qua các thời kỳ phát triển trong từng khu vực, mỗi quốc gia
trên thế giới, hoạt động thương mại luôn tồn tại phát triển và khẳng định
vai trò không thể thiếu được của nó trong mọi nền kinh tế đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay ngành thương mại phát triển mạnh mẽ, cả về chiều rộng
lẫn bề sâu, nhờ tiến bộ của khoa học - kỹ thuật công nghệ tin học... các
quốc gia trên Thế giới tuỳ hoàn cảnh, điều kiện, căn cứ thuận lợi khó khăn
nhu cầu của từng quốc gia mình đều có những chính sách riêng phù hợp để
thúc đẩy thương mại.
Nền kinh tế nước ta sau một thời kỳ dài hạn bị hạn chế bởi cơ chế
quản lý kinh tế tập trung, bao cấp, lại chịu hậu quả của các cuộc chiến tranh
kéo dài, tiềm lực kinh tế yếu kém, tài nguyên thiên nhiên bị hạn chế, bộ
máy các cán bộ quản lý từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc trình độ
thấp kém, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Đảng và
nhà nứơc đã nhận thức được vấn đề này và đã phần nào đã đưa ra những cơ
chế kinh tế mới, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế trong nước hoạt
động, phát triển.
Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều thuận lợi bởi tiềm năng kinh tế đa
dạng, đó là vùng công nghiệp khai thác than, có trữ lượng lớn, có cảng biển,
có cửa khẩu biên giới thông thương với Trung Quốc, các ngành nông, lâm,
ngư nghiệp đều có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển,ngoài ra Quảng
Ninh còn là nơi nếu biết khai thác tốt sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư
trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh nói trên, Công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh là
doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở thương mại Quảng Ninh, được thành
lập từ năm 1992. Quá trình hình thành và phát triển, Công ty đã trải qua
những bước thăng trầm, song được sự quan tâm giúp đỡ của các ngành từ
Trung ương đến địa phương và bằng sự cố gắng của lãnh đạo, tập thể
CBCNV Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Ninh đã có hướng đi đúng đắn,
vượt qua những khó khăn của thời kì quá độ chuyển từ cơ chế tập trung bao
cấp, ổn định và phát triển trong cơ chế kinh tế mới. Từ một đơn vị yếu kém
trở thành đơn vị đứng đầu ngành thương mại, thể hiện ở mức thu nhập của
CBCNV ngày một nâng cao, nộp ngân sách và các khoản nghĩa vụ với nhà
nước ngày một tăng. Đời sống CBCNV ổn định, an tâm công tác và gắn bó
với doanh nghiệp.
Nhưng xuất nhập khẩu tổng hợp của Công ty còn ở mức khiêm tốn,
do sản phẩm xuất khẩu của ta chưa cao, kinh nghiệm xuất khẩu còn yếu
kém, chưa đi sâu tìm hiểu thị hiếu của thị trường xuất nhập khẩu để có điều
kiện tăng kim ngạch xuất nhập khẩu nhiều hơn, cần tìm kiếm những giải
pháp tháo gỡ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
xuất khẩu nói chung và công ty cung ứng tàu biển nói riêng. Mục tiêu đề ra
đối với công ty là hiệu quả kinh doanh và không những tồn tạI trên thị
trường mà còn phát triển một cách vững mạnh. Để đạt được mục tiêu đó là
buộc phảI khẳng định mình và phát huy mọi khả năng sẵn có lẫn tiềm tàng,
song song với việc không ngừng nâng cao vị trí trên thị trường trong nước
cũng như mở rộng thị trường quốc tế. sở lý luận, đã đựơc trang bị ở
trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, tìm hiểu thực trạng của Công ty
Cung ứng tàu biển Quảng Ninh. Cùng với nguồn tài liệu như sách báo, các
báo cáo của Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Ninh, em đã chọn đề tài:
Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty
cung ứng tàu biển Quảng Ninh".
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề thực tập tốt nghiệp được
chia thành 3 chương chính:
Chương I. Lý luận chung về mở rộng thị trường nước ngoài.
Chương II. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh xuất
khẩu và phát triển thị trường nước ngoài
của Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Ninh trong
thời gian qua.
Chương III. Phương hướng và giải pháp nhằm mở rộng thị
trường xuất khẩu của Công ty cung ứng tàu
biển Quảng Ninh.
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
I/- THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG.
1/. Các vấn đề cơ bản về thị trường:
1.1 Khái niệm:
Có rất nhiều cách xem xét thị trường dưới góc độ khác nhau, từ đó
có khái niệm khác nhau về thị trường. Ta có thể gặp một số khái niệm phổ
biến sau:
Thị trường là biểu hiện ngắn gọn của quá trình mà nhờ đó các quyết
định của các hộ gia đình về việc tiêu dùng các hàng hoá khác nhau các
quyết định của doanh nghiệp về việc sản xuất cái gì và như thế nào các
quyết định của công nhân về làm việc bao nhiêu và cho ai được điều hoà
bởi sự điều chỉnh giá.
Thị trường là tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và
người mua tiếp xúc nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ.
Thị trường là một khuôn khổ vô hình trong đó người này tiếp xúc
với người kia để trao đổi một thứ gì đó khan hiếm và trong đó họ cùng xác
định giá cả và số lượng trao đổi.
Theo quan điểm kinh tế học thì.
Thị trường là tổng thể của cung và cầu đối với một loại hàng hoá
nhất định trong một thời gian và không gian cụ thể.
Đứng trên giác độ quản lý một doanh nghiệp khái niệm thị trường
phải được gắn với các nhân tố kinh tế tham gia vào thị trường như: Người
mua, người bán, người phân phối...Với những hành vi cụ thể của họ.
Những hành vi này không phải bao giờ cũng tuân theo qui luật cứng nhắc
dựa trên giả thuyết về tính hợp lý trong tiêu dùng. Hành vi cụ thể của người
mua và người bán đối với một sản phẩm cụ thể còn chịu sự tác động của
yếu tố tâm lý và điều kiện giao dịch. Chẳng hạn trong một số trường hợp cụ
thể khi giá của sản phẩm tăng lên thì nhu cầu về sản phẩm đó không những
giảm đi và ngược lại còn tăng lên. Trong những trường hợp này tính qui
luật chung của nhu cầu và vai trò điều tiết của giá cả không còn đúng nữa.
Như vậy với một sản phẩm cụ thể và một nhóm khách hàng cụ thể, những
quy luật chung của mối quan hệ cung cầu không phải lúc nào cũng đúng.
Mặt khác trong diều kiện kinh doanh hiện đại thì trong khái niệm thị
trường yếu tố cung cấp đang mất dần tầm quan trọng, trong khi đó nhu cầu
và nhận biết nhu cầu là những yếu tố ngày càng có ý nghĩa quyết định đối
với hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay do năng lực sản xuất và cung
ứng sản phẩm của các doanh nghiệp cho thị trường đã tăng lên gần như là
vô hạn trong khi đó nhu cầu đối với sản phẩm đã tiến gần tới mức bão hoà
thì hoạt động của doanh nghiệp phải chuyển hẳn sang quan điểm nhu cầu.
Trong đó mọi doanh nghiệp phải tập chung sự chú ý vào việc nắm bắt nhu
cầu và các phương thức để thoả mãn tối đa nhu cầu đó.
Vì thế việc khái niệm thị trường của doanh nghiệp phải nhấn mạnh
vào vai trò quết định của nhu cầu. Song nhu cầu là hành vi, ý kiến, thái độ
bên ngoài của khách hàng, là cái mà doanh nghiệp có thể tiếp cận được. Vì
vậy đứng trên giác độ doanh nghiệp thì:
Thị trường của doanh nghiệp là tập hợp các khách hàng tiềm năng
của doanh nghiệp đó, tức là những khách hàng đang mua hoặc có thể sẽ
mua sản phẩm của doanh nghiệp .
Khi vận dụng khái niệm trên cho thị trường Thế giới thì những đặc
điểm trên càng rõ nét hơn, sự khác biệt và đa dạng càng trở nên sâu sắc hơn.
Do đó, có thể đưa ra khái niệm thị trường Quốc tế của doanh nghiệp như
sau:
Thị trường Quốc tế của doang nghiệp là tập hợp những khách hàng
nứơc ngoài và tiềm năng của doanh nghiệp đó .
1.2 Các chức năng và vai trò của thị trường:
Vai trò của thị trường trong phát triển kinh tế hàng hóa
- Thứ nhất: Thị trường là điều kiện và môi trường của sản xuất hàng
hóa. Các chủ thể kinh tế thông qua thị trường để mua bán các yếu tố, điều
kiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mua được các hàng hóa, tiêu dùng và dịch
vụ. Không có thị trường thị sản xuất và trao đổi hàng hóa không thể tiến
hành được.
- Thứ hai: Thị trường là trung tâm của tòan bộ quá trình tái sản xuất
hàng hóa. Thị trường là nơi kiểm tra chất lượng, chủng loại, số lượng hàng
hóa, thị trường điều tiết sản xuất và kinh doanh.
- Thứ ba: Nói đến thị trường là nói đến sự cạnh tranh giữa các chủ
thể kinh tế để xác định giá cả và sản lượng hàng hóa.
- Thứ tư: Thông qua việc mua bán hàng hóa trên các thị trường hàng
hóa, yếu tố sản xuất và thị trường tiêu dùng, dịch vụ, lấy tiền tệ làm môi
giới, làm cho các chủ thể kinh tế có được thu nhập. Vì vậy thị trường thực
hiện chức năng phân phối của quá trình tái sản xuất.
- Thứ năm: Thị trường trong nước có mối quan hệ chặt chẻ với thị
trường ngòai nước thông qua họat động ngoại thương, sự phát triển mạnh
mẽ của ngoại thương sẽ đảm bảo mở rộng thị trường. Các yếu tố đầu vào,
đầu ra của thị trường trong nước và đảm bảo sự cân bằng giữa hai thị
trường đó.
Với ý nghĩa và vai trò như vậy của thị trường, để phát triển kinh tế
hàng hóa ở nước ta cần chủ động phát triển các loại thị trường. Phát triển
kinh tế hàng hóa đã chỉ ra là bước đầu xuất hiện thị trường hàng tiêu dùng,
sau đó mở rộng thị trường tư liện sản xuất, số lao động, dịch vụ...
1.3 Phân loại và phân đoạn thị trường:
1.3.1 Phân loại thị trường:
Khi xem xét trên giác độ cạnh tranh hay độc quyền tức là xem xét
hành vi của thị trường, các nhà kinh tế phân loại thị trường như sau: Thị
trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh
không hòan hảo bao gồm cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn.
Khi phân loại thị trường, các nhà kinh tế sử dụng các tiêu thức cơ bản
sau:
Số lượng người bán và người mua: đây là tiêu thức rất quan trọng
xác định cấu trúc thị trường. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cạnht
tranh độc quyền có rất nhiều người bán và người mua. Mỗi người trong số
họ chỉ bán (hoặc mua) một phần rất nhỏ trong lượng cung thị trường. Trong
thị trường độc quyền bán thì một nghành chỉ có một người bán (người sản
xuất) duy nhất. Trong thị trường độc quyền mua chỉ có một người mua duy
nhất. Trong thị trường độc quyền bán tập đoàn có một vài người bán, còn
trong thị trường độc quyền mua tập đoàn chỉ có một số người mua.
- Loại sản phẩm: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, sản phẩm
đồng nhất, trong thị trường cạnh tranh độc quyền sản phẩm khác nhau.
Trong thị trường độc quyền tập đoàn, sản phẩm có thể giống nhau có thể
khác nhau một ít. Tỏng thị trường độc quyền sản phẩm là độc nhất.
- Sức mạnh thị trường của người bán và người mua. Trong thị trường
cạnh tranh hoàn hảo, người bán và người mua đều không có ảnh hưởng gì
đến giá thị trường của sản phẩm, nghĩa là họ không có sức mạnh thị trường.
Trong thị trường độc quyền bán (mua) người bán (mua) có ảnh hưởng rất
lớn đến gía thị trường của sản phẩm. Trong thị trường độc quyền bán (mua)
tập đoàn, người bán (mua) có ảnh hưởng đến giá thị trường của sản phẩm ở
một mức độ nào đó.
- Các trở ngại gia nhập thị trường: trong thị trường cạnh tranh hoàn
hảo các trở ngại gia nhập thị trường là rất thấp. Ngược lại, trong thị trường
độc quyền bán (mua) tập đoàn có những trở ngại đáng kể đối với việc gia
nhập thị trường. Chẳng hạn, trong các nghành sản xuất ô tô, luyện kim...
việc xây dựng nhà máy mới là rất tốn kém. Đó chính là trở ngại lớn đối với
việc gia nhập thị trường. Còn trong điều kiện độc quyền thì việc gia nhập
thị trường là cực kì khó khăn.
- Hình thức cạnh tranh phi giá: trong cạnh tranh hoàn hảo không có
sự cạnh tranh phi giá. Trong cạnh tranh độc quyền cũng như trong độc
quyền tập đoàn, các nhà sản xuất sử dụng nhiều hình thức cạnh tranh phi
giá như quảng cáo, phân biệt sản phẩm. Các nhà độc quyền cũng quảng cáo
để thu hút thêm khách hàng.
1.3.2. Phân đoạn thị trường
- Giới thiệu khái quát về phân đoạn thị trường
+ Khái niệm đoạn thị trường và phân đoạn thị trường:
Đoạn thị trường là một nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau
đối với cùng một tập hợp những kích thích của marketing.
Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng thành
nhóm trên cơ sở những điểm khác biệt nhu cầu, về tính cách hay hành vi.
Như vậy về thực chất phân đoạn thị trường là phân chia theo những
tiêu thức nhất định thị trường tổng thể quy mô lớn, không đồng nhất, muôn
hình muôn vẻ về nhu cầu thành nhóm (đoạn, khúc) nhỏ hơn đồng nhất về
nhu cầu.
Qua định nghĩa trên cho thấy sau khi phân đoạn, thị trường tổng thể
sẽ được chia nhỏ thành các nhóm (đoạn, khúc). Những khách hàng trong
cùng một đoạn thị trường sẽ có sự đồng nhất (giống nhau) về nhu cầu hoặc
ước muốn hoặc có những phản ứng giống nhau trước cùng một kích thích
marketing. Phân đoạn thị trường nhằm mục đích giúp doanh nghịêp trong
việc lựa chọn một hoặc vài đoạn thị trường mục tiêu để làm đối tượng ưu
tiên cho các nỗ lực marketing.
+ Quan niệm chung về phân đoạn thị trường
Thị trường rất đa dạng. Người mua có thể rất khác nhau về nhu cầu:
khả năng tài chính, nơi cư trú, thái độ và thói quen mua sắm. Số lượng
đoạn thị trường trên một thị trường tổng thể rất khác nhau phụ thuộc vào
việc người ta sử dụng các tiêu chuẩn phân đoạn như thế nào.
+ Yêu cầu của phân đoạn thị trường:
Phân đoạn thị trường nhằm giúp doanh nghịêp xác định những đoạn
thị trường mục tiêu hẹp và đồng nhất hơn thị trường tổng thể. Hoạt động
marketing của doanh nghịêp sẽ nhằm vào một mục tiêu rõ ràng cụ thể hơn,
có hiệu lực hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là việc phân chia càng nhỏ
thị trường tổng thể là càng có lợi. Điều quan trọng của công việc này là một
mặt phải phát hiện tính không đồng nhất giữa các nhóm khách hàng, mặt
khác số lượng khách hàng trong mỗi đoạn phải đủ khả năng bù đắp lại nỗ
lực marketing của doanh nghiệp thì việc phân đoạn đó mới có hiệu quả.
Như vậy, nếu một doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu của một
nhóm khách hàng đồng thời có lãi thì nhóm khách hàng đó chính là một
đoạn thị trường có hiệu quả. Để xác định được một đoạn thị trường có hiệu
quả việc phân đoạn thị trường phải đạt được những yêu cầu sau:
. Tính đo lường được, tức là quy mô và hiệu quả của đoạn thị trường
đó phải đo lường được.
. Tính tiếp cận được, tức là doanh nghịêp phải nhận biết và phục vụ
được đoạn thị trường đã phân chia theo tiêu thức nhất định.
. Tính quan trọng, nghĩa là các đoạn thị trường phải bao gồm các
khách hàng có nhu cầu đồng nhất với quy mô đủ lớn để có khả năng sinh
lời được.
. Tính khả thi, tức là có thể có đủ nguồn lực để hình thành và triển
khai chương trình marketing riêng biệt cho từng đoạn thị trường đã phân
chia.
- Các tiêu thức dùng để phân đoạn thị trường.
Về mặt lý thuyết để phân đoạn thị trường tổng thể, bất kỳ một đặc
trưng nào của người tiêu dùng cũng có thể được sử dụng làm tiêu chuẩn.
Song để đảm bảo được các yêu cầu của phân đoạn thị trường, trên thực tế
người ta chỉ chọn một số đặc trưng tiêu biểu và xem như là cơ sở dùng để
phân chia một thị trường tổng thể. Các cơ sở này là những nguyên nhân tạo
ra sự khác biệt về nhu cầu và đòi hỏi sự khác biệt về chiến lược marketing.
Từ những cơ sở đó người ta xác định các tiêu thức hay tiêu chuẩn dùng để
phân đoạn (xem bảng dưới đây)
Bảng cơ sở và tiêu thức dùng để phân đoạn thị trường
CƠ SỞ PHÂN ĐOẠN TIÊU THỨC PHÂN ĐOẠN
ĐA lý Miền (miền Bắc, miền Nam) vùng (thành thị,
nông thôn), tỉnh, Huyện, Quận, xã, phường...
Dân số - Xã hội Tuổi; Giới tính; Thu nhập (cá nhân và hộ); Nghề
nghịêp, Trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân;
Quy mô gia đình, giai tầng xã hội, tín ngưỡng,
chủng tộc, dân tộc , tình trạng việc làm...
Tâm lý Thái độ, động cơ, cá tính, lối sống, giá trị văn
hoá, thói quen...
Hành vi tiêu dùng Lý do mua; Lợi ích tìm kiếm; Số lượng và tỷ lệ
tiêu dùng; Tính trung thành...
+ Phân đoạn theo địa lý
Thị trường tổng thể sẽ được chia cắt thành nhiều đơn vị địa lý: vùng,
miền, tỉnh, thành phố; quận - huyện; phường - xã...
đây là cơ sở phân đoạn được áp dụng phổ biến vì sự khác biệt về nhu
cầu thường gắn với yếu tố địa lý (khu vực). Ví dụ: ăn sáng của người miền
Bắc thường là các loại bánh, bún, phở...Người miền Nam là cà phê - bánh
ngọt. Người miền Bắc ít ăn cay. Ngược lại: vị ngọt, cay đậm là sở thích của
người miền Trung và miền Nam.
+ Phân đoạn theo dân số - xã hội:
Nhóm tiêu thức thuộc loại này bao gồm: giới tính, tuổi tác, nghề
nghịêp, trình độ văn hoá, quy mô gia đình, tình trạng hôn nhân, thu nhập,
giai tầng xã hội; tín ngưỡng, dân tộc, sắc tộc...
Dân số - xã hội với các tiêu thức nói trên luôn được sử dụng phổ biến
trong phân đoạn thị trường bởi hai lý do:
Thứ nhất, chúng là cơ sở chính tạo ra sự khác biệt về nhu cầu và hành
vi mua. Ví dụ: giới tính khác nhau, nhu cầu sản phẩm khác nhau. Phụ nữ
thường thích dùng xe máy hình thức đẹp, nhẹ, tốc độ vừa phải, dễ điều
khiển. Nam giới lại ưa chuộng các loại xe phân khối lớn, tốc độ cao, dáng
khoẻ...
Thứ hai, các đặc điểm về dân số - xã hội dễ đo lường. Các tiêu thức
thuộc loại này thường có sẵn số liệu vì chúng được sử dụng vào nhiều mục
đích khác nhau. Hỗu hết các mặt hàng tiêu dùng đều phải sử dụng tiêu thức
này trong phân đoạn. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng mặt hàng cụ thể mà
người ta sử dụng một vài tiêu thức cụ thể trong nhóm. Ví dụ: tuổi tác và
giai đoạn của chu kỳ sống gia đình được sử dụng phổ biến để phân đoạn thị
trường đồ chơi, thực phẩm, đồ gia dụng, quần áo... Thu nhập lại được các
thị trường xe hơi, xe máy, nội thất, mỹ phẩm... chọn làm tiêu thức phân
đoạn chính.
Xu hướng chung người ta thường sử dụng kết hợp nhiều tiêu thức
thuộc loại này trong phân đoạn vì các tiêu thức đó luôn có mối quan hệ và
ảnh hưởng qua lại với nhau.
+ Phân đoạn theo tâm lý học.
Cơ sở phân đoạn này được thể hiện thành các tiêu thức như: Thái độ,
động cơ, lối sống, sự quan tâm, quan điểm, giá trị văn hoá...
Việc sử dụng các tiêu thức theo tâm lý học dựa trên cơ sở cho rằng:
các yếu tố thuộc tâm lý đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới hành vi lựa
chọn và mua sắm hàng hoá của người tiêu dùng.
Khi phân đoạn, các tiêu thức thuộc nhóm này thường được sử dụng
để hỗ trợ cho các tiêu thức theo Dân số - Xã hội. Trong một số trường hợp
nó cũng được coi là nhóm tiêu thức phân đoạn chính. Ví dụ: hàng may mặc,
mỹ phẩm... thường khách hàng chú ý đến các đặc tính của sản phẩm gắn
với các thuộc tính tâm lý như: lòng tự hào về quyền sở hữu, cá tính, lối
sống hơn là những khía cạnh khác. Vì vậy, ở những thị trường này người ta
hay phân chia khách hàng theo những nhóm đồng nhất về lối sống. Các
chương trình quảng cáo áp dụng cho họ nặng về nhấn mạnh các khía cạnh
của một lối sống.
+ Phân đoạn theo hành vi tiêu dùng.
Theo cơ sở này, thị trường người tiêu dùng sẽ được phân chia thành
các nhóm đồng nhất về các đặc tính sau: Lý do mua sắm, lợi ích tìm kiếm,
tính trung thành, số lượng và tỷ lệ sử dụng, cường độ tiêu thụ, tình trạng sử
dụng (đã sử dụng, chưa sử dụng, không sử dụng...).
Khi lựa chọn các tiêu thức phân đoạn, những tiêu thức thuộc nhóm
này đã được nhiều nhà marketing cho rằng các đặc tính về hành vi ứng xử
là khởi điểm tốt nhất để hình thành các đoạn thị trường.
2/. Các phương thức mở rộng thị trường nước ngoài.
Phương thức đơn giản nhất để mở rộng thị trường nước ngoài là
thông qua xuất khẩu. Một doanh nghiệp có thể xuất khẩu sản phẩm của
mình bằng hai cách là xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp:
2.1. Xuất khẩu gián tiếp:
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức khi doanh nghiệp thông qua dịch vụ
của các tổ chức độc lập, đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu
của mình ra nước ngoài. Hình thức này có những ưu điểm cơ bản là ít phải
đầu tư, doanh nghiệp không phải triển khai một lực lượng ra nước ngoài
cũng như các hoạt động giao tiếp và khuyếch trương ở nước ngoài. Sau nữa,
nó cũng hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra tại thị trường nước ngoài vì
trách nhiệm bán hàng thuộc về các tổ chức khác. Tuy nhiên, hình thức này
có những hạn chế là giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do phải chia sẻ với
các tổ chức tiêu thụ và do không có liên hệ trực tiếp với thị trường nước
ngoài nên việc nắm bắt các thông tin bị hạn chế, không thích ứng nhanh
được với các biến động của thị trường.
Trong hình thức xuất khẩu gián tiếp doanh nghiệp có thể sử dụng các
trung gian phân phối sau đây:
+ Hãng buôn xuất khẩu: là hãng buôn nằm tại nước xuất khẩu, mua
hàng của người sản xuất sau đó bán lại cho người nước ngoài. Các hãng
buôn xuất khẩu trực tiếp thực hiện tất cả các chức năng và chịu mọi rủi ro
liên quan đến việc xuất khẩu. Các nhà sản xuất thông qua các hãng này, để
thông qua thị trường nước ngoài và quan hệ giao dịch, không khác gì nhiều
so với các khách hàng trong nước. Hãng buôn xuất khẩu phải thực hiện
chức năng tìm thị trường, chọn kênh phân phối, xác định giá bán và các
điều kiện bán hàng, cấp tín dụng cho các khách hàng nước ngoài, thực hiện
chương trình bán hàng và chiến dịch quảng cáo. Đôi khi hãng buôn xuất
khẩu cấp tín dụng cho người sản xuất và tư vấn cho người sản xuất về thiết
kế sản phẩm, bao gói và yêu cầu nhãn hiệu đặc biệt của thị trường nước
ngoài. Hầu hết các hãng buôn xuất khẩu chỉ chuyên môn hoá hoạt động ở
một số thị trường nhất định và mốt số mặt hàng nhất định. Tại thị trường
nước ngoài họ có lực lượng bán hàng hoặc sử dụng đại lý, thậm chí có kho
bãi, phương tiện vận tải và xí nghiệp sản xuất, lúc đó nó trở thành một tổ
chức đầy quyền lực, thống nhất nên thương mại của cả một khu vực thị
trường.
+ Công ty quản lý xuất khẩu: Công ty quản lý xuất khẩu hoạt động
giống như một liên doanh xuất khẩu, giải quyết các chức năng marketing
xuất khẩu như nghiên cứu thị trường, chọn kênh phân phối và khách hàng,
tiến hành chương trình bán hàng và quảng cáo hàng… khác với hãng buôn
xuất khẩu, công ty quản lý xuất khẩu không bán hàng trên danh nghĩa của
mình mà được thực hiện trên danh nghĩa của nhà sản xuất, Công ty quản lý
xuất khẩu chỉ giữ vai trò cố vấn, các dịch vụ của công ty quản lý xuất khẩu
được thanh toán bằng hoa hồng cộng thêm một khoản tiền cố định hàng
tháng hoặc hàng năm và tiền thanh toán cho các chi phí được thoả thuận.
Các công ty quản lý xuất khẩu có thể cùng một lúc thực hiện hoạt động
xuất khẩu nhân danh nhiều nhà sản xuất.
+ Đại lý xuất khẩu: Đại lý xuất khẩu là một hãng hay cá nhân, theo
một hợp đồng đặc biệt, bán hàng với danh nghĩa của nhà sản xuất và được
hưởng thù lao bằng hoa hồng, quyền sở hữư hàng hoá được chuyển trực
tiếp từ người sản xuất đến người mua thông qua trung gian.
+ Khách vãng lai: Phần lớn các nhà nhập khẩu nước ngoài và các
nhà phân phối như các cửa hàng, hệ thống cửa hàng tạp phẩm, các nhà sản
xuất sử dụng nguyên liệu thô và linh kiện sử dụng cho khách du lịch từ
nước này sang nước khác như nguồn cung cấp hàng, khách du lịch là nhân
viên của nhà nhập khẩu, thông thường các khách du lịch có quyền lập các
đơn đặt hàng trong phạm vi tài chính và giá cả nhất định cho các chuyến
giao hàng ngay mà không cần được phép của cơ quan trong nước.
+ Các tổ chức phân phối: Các tổ chức phân phối là sự pha tạp giữa
xuất khẩu gián tiếp và xuất khẩu trực tiếp. Nó là kênh giao tiếp vì không
phải là một bộ phận của nhà sản xuất, song cũng có thể xem như một kênh
trực tiếp khi nhà sản xuất có thể sử dụng cách điều hành mang tính hành
chính đối với chính sách hoạt động của tổ chức phối hợp. Có hai loại tổ
chức phối hợp là phối hợp trung gian và các tổ hợp xuất khẩu.
2.2. Xuất khẩu trực tiếp:
Hầu hết các nhà sản xuất chỉ sử dụng các trung gian phân phối trong
những điều kiện cần thiết, khi đã phát hiện đủ mạnh để tiến tới thành lập tổ
chức bán hàng riêng của mình, để có thể kiểm soát trực tiếp thị trường thì
họ thích sử dụng các hình thức xuất khẩu trực tiếp hơn. Trong hình thức
này nhà sản xuất trực tiếp giao dịch với khách hàng nước ngoài ở khu vực
thị trường nước ngoài thông qua tổ chức của mình.
Về nguyên tắc mặc dù xuất khẩu trực tiếp có làm tăng thêm rủi ro
trong kinh doanh song nó cũng có những ưu điểm sau:
- Giảm bớt lợi nhuận trung gian sẽ làm tăng chênh lệch giá bán và
chi phí, tức là làm tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất.
- Người sản xuất có liên hệ trực tiếp và đề đặn với khách hàng, với
thị trương, biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng do đó
có thể có thay đổi sản phẩm và các điều kiện bán hàng trong các điều kiện
cần thiết.
Các tổ chức bán hàng trực tiếp của nhà sản xuất gồm các loại sau:
+ Cơ sở bán hàng trong nước
+ Chi nhánh tại nước ngoài
+ Đại diện bán hàng xuất khẩu
+ Tổ chức trợ giúp ở nước ngoài
+ Đại lý nhập khẩu
+ Nhà thương lượng quốc tế mua và bán
+ Chuyển giao hoặc xuất khẩu bí quyết công nghệ
+ Trợ giúp kỹ thuật cho nước ngoài
+ Hợp đồng quản lý
II/- CÁC PHƯƠNG PHÁP THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NƯỚC
NGOÀI.
Sau khi đã lựa chọn được mặt hàng xuất khẩu, doanh nghiệp cần
phải tiến hành lựa chọn thị trường để xuất khẩu mặt hàng đó. Đây là khâu
mở đầu đầy khó khăn, quyết định sự thành công trong tương lai của doanh
nghiệp.
Việc lựa chọn thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích tổng
hợp nhiều yếu tố bao gồm những yếu tố về chính trị, văn hoá-xã hội, luật
pháp, kinh tế, chiến tranh, các yếu tố thuộc về môi trường tài chính. Tuy
nhiên doanh nghiệp thương không hoạt động trên toàn bộ thị trường đã
nghiên cứu mà chỉ hoạt động trên một hoặc một số đoạn thị trường đã được
phân đoạn theo các tiêu thức khác nhau.
1/. Các phương thức để tiếp cận thị trường nước ngoài:
a. Tiếp cận thụ động: Là việc doanh nghiệp đáp ứng lại nhu cầu của
thịn trường nước ngoài không theo một kế hoạch định trước. Doanh nghiệp
chỉ thực hiện các đơn đặt hàng khi được nhà nhập khẩu đề nghị, cách tiếp
cận này không mang tính hệ thống và định hướng rõ ràng, do đó làm cho
hoạt động marketing quốc tế ít nhiều mang tính rời rạc.
b. Tiếp cận chủ động: Là việc lựa chọn thị trường được thực hiện
theo một kế hoạch dự kiến trước nhằm đảm bảo thâm nhập chắc chắn và
lâu dài vào thị trường mới. Trong trường hợp này, chi phí phải bỏ ra sẽ cao
hơn nhưng doanh nghiệp sẽ bù đắp lại bằng lợi nhuận dài hạn.
2/- Các chiến lược để phát triển thị trường.
a. Chiến lược tập trung (Quốc tế hoá từng phần): Với chiến lược này
doanh nghiệp chỉ áp dụng khi thâm nhập sâu vào một số thị trường nước
ngoài.
Chiến lược này có ưu điểm là:
+ Dễ tập chung được các nguồn lực của doanh nghiệp, việc chuyên
môn hoá sản xuất và tiêu chuẩn hoá sản phẩm đạt được ở mức cao.
+ Hoạt động quản lý trên các thị trường được thực hiện dễ dàng.
Nhược điểm:
+ Tính linh hoạt trong kinh doanh kém.
+ Rủi ro trong kinh doanh lớn.
b. Chiến lược phân tán ( Quốc tế hoá toàn cầu): Với chiến lược này
Công ty áp dụng mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cùng
một lúc sang nhiều thị trường nước ngoài khác nhau, khó xâm nhập vào
một thị trường.
Chiến lược này có ưu điểm là:
+ Tính linh hoạt trong kinh doanh cao.
+ Có thể hạn chế được rủi ro.
Nhược điểm:
+ Hoạt động kinh doanh bị dàn trải, sản phẩm khó tiêu chuẩn hoá.
+Hoạt động quản lý trên các thị trường phức tạp.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH XUẤT KHẨU VÀ PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG TÀU
BIỂN QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA.
I/- SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG
TÀU BIỂN QUẢNG NINH.
1/.Quá trình hình thành:
Cùng với đường lối mở cửa và đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà
nước, với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Tỉnh Quảng
Ninh với địa đầu Đông bắc của Tổ quốc với diện tích 5100 km2 có nhiều
tiềm năng như du lịch, thương mại, công nghiệp...Chiến lược phát triển
kinh tế của tỉnh là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá về mọi mặt.
Trong đó chiến lược phát triển khu vực Cảng Hòn gai - Cái lân - Vạn gia
trở thành những trung tâm thương mại Du lịch – Dịch vụ, công nghiệp là
một chiến lược cần thiết và cấp bách. Khu vực này đã trở thành một đầu
mối giao thông đường biển quan trọng và ngành kinh tế cảng biển trở thành
một ngành kinh tế có tiềm năng và thế mạnh để thúc đẩy xuất nhập khẩu –
Du lịch và dịch vụ phát triển.
Ra đời từ những năm đầu thập niên 60 đến nay Công ty Cung ứng tầu
biển Quảng Ninh đã trải qua nhiều bước thăng trầm.
Từ 1962 đến năm 1977 Công ty cung ứng Tầu biển Quảng Ninh được
thành lập với tên gọi Công ty Cung ứng tàu biển và dịch vụ Quảng Ninh
trực thuộc Tổng cục du lịch Việt Nam.
Từ năm 1978 đến 1987 Công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh tách ra
khỏi Tổng Cục Du lịch Việt Nam và trực thuộc UBND Tỉnh Quảng Ninh
với tên gọi : Công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh có chức năng và
nhiệm vụ : Kinh doanh cung ứng các dịch vụ cho hoạt động tàu biển tại
khu vực Quảng Ninh.
Năm 1988 UBND Tỉnh Quảng Ninh quyết định sát nhập công ty Công
ty Cung ứng tàu biển Quảng Ninh và Công ty du lịch Hạ long Thành lập
Công ty du lịch và dịch vụ Cung ứng tàu biển Quảng Ninh.
Ngày 2/12/1992 Tỉnh Quảng Ninh ra thông báo số 299 TB/TU tách
công ty Du lịch dịch vụ cung ứng tàu biển Quảng Ninh thành 2 công ty :
+ Công ty du lịch hạ long.
+ Công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh
Ngày 16/12/1992 UBND Tỉnh Quảng Ninh ra quyết định số 2840
QĐ/UB nhằm thực hiện thông báo số 299 TB/TU của Tỉnh Quảng ninh.
Ngày 11/3/1993 UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định 429 QĐ/UB
thành lập doanh nghiệp nhà nước với tên gọi Công ty cung ứng tàu biển
Quảng Ninh với nhiệm vụ kinh doanh chính là cung ứng dịch vụ cho hoạt
động tàu biển tại khu vực Quảng Ninh – Kinh doanh kho ngoại quan ,
hàng miễn thuế hàng chuyển khẩu quá cảnh, tạm nhập tái xuất, xuất nhập
khẩu hàng hoá, kinh doanh du lịch lữ hành và nhà hàng khách sạn.
Công ty cung ứng tàu biển Quảng ninh hoạt động dưới ánh sáng nghị
quyết của các đại hội đổi mới của đảng CSVN theo đường lối:
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ. Mở rộng đa
phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ Quốc tế, Việt Nam sẵn sàng làm bạn,
là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, Phấn đấu vì
hoà bình, độc lập và phát triển.
(trích đại hội 9 ĐCSVN phần VII mở rộng quan hệ quốc tế , hội nhập
kinh tế Quốc tế ).
Gần 40 năm qua công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh đã có những
bước phát triển quan trọng, tốc độ tắng trưởng khá, uy tín được nâng lên rõ
dệt, mạng lưới thương mại dịch vụ trong và ngoài nước không ngừng phát
triển và mở rộng thị trường làm tăng lượt tàu biển đến cảng đồng thời
Công ty còn đảm bảo được chữ tín trong hoạt động kinh doanh. Đội ngũ
cán bộ công nhân viên của công ty am hiểu, thông thạo nghiệp vụ, làm việc
có hiệu quả trên các lĩnh vực. Tổ chức Đảng, Đoàn thể hoạt động đúng
chức năng, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động của công ty ngày một phát
triển .
2/.Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
a. Chức năng:
Chuyên kinh doanh về Cung ứng tàu biển, kinh doanh khách sạn du
lịch, Du lịch lữ hành, kinh doanh xuất nhập khẩu và tạm nhập tái xuất, kinh
doanh kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế.
b. Nhiệm vụ:
Đảm bảo ổn định và không ngừng nâng cao thu nhập, đời sống của
250 Cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, làm tốt các khoản nghĩa vụ
đối với Nhà nước, cụ thể nhiệm vụ của năm 1997 như sau:
- Đạt và vượt mức chi tiêu Ngân sách do Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh
Quảng Ninh đề ra. Tổng doanh thu 33 tỷ đồng Việt Nam, trong đó ngoại tệ
là 2.700.000 USD.
- Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, ổn định việc làm, từng
bước cải thiện và nâng cao thu nhập, đảm bảo lương bình quân đạt 800.000
đồng/người/tháng trở lên.
- Bảo toàn và bổ xung vốn.
- Củng cố, mở rộng cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh bằng cách sửa
chữa, làm mới nhiều hạng mục Công trình, nâng cấp nhà hàng, khách sạn,
phương tiện, thiết bị...
- Kịp thời phổ biến các chính sách quản lý kinh tế, tài chính tới cán
bộ công nhân viên.
- Quản lý chặt chẽ tiền hàng, hợp đồng kinh tế, hoá đơn chứng từ,
định mức chi phí cho từng loại dịch vụ đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và
đúng pháp luật theo quy định hiện hành.
c. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty và chức năng nhiệm vụ các
phòng ban.
Sơ đồ 01: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
* Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
Ban Giám đốc :
- Giám đốc: Ở vị trí đài chỉ huy, điều hành chung mọi hoạt động của
Công ty, nhận sử lý thông tin, giao nhiệm vụ cho các phòng ban quyết định
mọi vấn đề trong đơn vị.
- Phó Giám đốc: Tham mưu giúp việc cho giám đốc ở từng lĩnh vực
cụ thể được giám đốc giao phó, thường xuyên giám sát các bộ phận dưới
quyền.
Để đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ của công ty. Hệ thống bộ máy
tổ chức được sắp xếp thành 03 phòng ban chức năng và 07 đơn vị, phòng
ban trực tiếp sản xuất .
Các phòng ban chức năng thực hiện chức năng, tham mưu cho
giám đốc từng lĩnh vực trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Tổ chức
h nh chính
Kế hoạch
đầu tư
Kế toán
t i
chính
Phòng
kho
ngoại
quan
Phòng
kinh
doanh
Phòng
điều
h nh
hướng
dẫn
du lịch
Du
lịch lữ
h nh
Móng
Cái
Khách
sạn
Bạch
Đằng
Cung
ứng
t u
biển
Hòn
Gai
Cung
ứng
t u
biển
Cửa
Ông
+ Phòng tổ chức hành chính:
Bao gồm nhiều bộ phận tổng hợp như: Hành chính, tổ chức, bảo vệ ...
có nhiệm vụ tổ chức con dấu của Công ty, quản lý toàn bộ hồ sơ nhân sự,
bố trí sắp xếp tuyển chọn công nhân viên, tham mưu cho lãnh đạo về công
tác quản lý đào tạo cán bộ, thi đua khen thưởng.
+ Phòng kế hoạch đầu tư :
Tham mưu đề xuất cho lãnh đạo Công ty về các kế hoạch định hướng,
chiến lược và chiến thuật trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chung của
Công ty. Xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch, định hướng các đơn vị phòng
ban từng tháng quý thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đã được Công ty giao.
Ngoài ra còn có phương tiện tàu thuyền, các cơ sở vật chất trong toàn Công
ty.
+ Phòng kế toán tài chính :
Có nhiệm vụ tham mưu, cung cấp một cách đầy đủ kịp thời chính xác
về tình hình sản xuất giúp lãnh đạo Công ty có thể đưa ra những quyết
định đúng, thích hợp nhất. Thực hiện các nhiệm vụ về kế toán tài chính với
các quy định và chính sách hiện hành và chính sách hiện hành của nhà
nước và pháp luật, giám đốc theo dõi, đôn đốc các sổ kể toán các đơn vị cơ
sổ và phòng ban thực hiện đúng theo sự chỉ đạo chung về công tác kế toán
trong toàn Công ty.
* Các đơn vị phòng ban trực tiếp sản xuất kinh doanh:
+ Khách sạn Bạch đằng :
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng phục vụ khách trong và ngoài nước
đến tham quan du lịch và làm việc tại thành phố Hạ Long. Kinh doanh
hàng miễn thuế phục vụ cho thuỷ thủ thuyền viên có hộ chiếu hoặc các đơn
vị đặt hàng của các tàu nước đến cảng Hòn gai.
+ Cung ứng tàu biển Hòn gai và cung ứng tàu biển Cửa ông:
Kinh doanh dịch vụ cung ứng tàu biển cấp lương thực thực phẩm,
nhiên liệu, nước ngọt, vệ sinh môi trường, dịch vụ đưa đón thuỷ thủ, và các
dịch vụ khác cho các tàu đến cảng Hòn Gai, Cảng cái Lân, cảng Cửa ông .
Ngoài ra còn kinh doanh nhà hàng phục vụ ăn uống, kinh doanh hàng
miễn thuế tại các khu vực Cảng trên.
+ Phòng kho ngoại quan:
Kinh doanh kho ngoại quan là hình thức kinh doanh mới được mở ra
ở nước ta nhằm mục đích cho các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài, các đơn
vị kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp trong nước được phép gửi lại hàng
hoá được phép của Chính phủ vào kho ngoại quan, phòng kho ngoại quan
còn làm nhiệm vụ môi giới đặt hàng cho nước ngoài thu hoa hồng tái chế,
gia cố, thay thế bao bì, cho các đơn vị khác thuê lại kho .
+ Phòng kinh doanh:
Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, uỷ thác, tạm nhập tái xuất các
loạt hàng hoá, vận chuyển hàng quá cảnh ..
+ Phòng điều hành hướng dẫn du lịch và chi nhánh du lịch lữ hành tại
Móng cái:
Tổ chức khai thác và trực tiếp kinh doanh khách du lịch lữ hành
theo các hợp đồng dài hạn và ngắn hạn đối với các tour khách nước ngoài
đến Việt Nam và các tour khách trong nước có nhu cầu đi nước ngoài.
II/- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG TÀU BIỂN QUẢNG NINH
TRONG THỜI GIAN QUA.
1/. Vài nét về tình hình xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua.
Hoạt động xuất nhập khẩu và phát triển thị trường là những hoạt
động quan trọng nhất của Công ty, với đặc tính là một Công ty thương mại
quản lý xuất nhập khẩu. Vì vậy Công ty có thể cùng một lúc thực hiện hoạt
động xuất nhập khẩu nhân danh nhiều nhà sản xuất.
Ngoài ra công ty chủ yếu xuất khẩu tại chỗ và xuất khẩu trực tiếp, thể
hiện qua các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1999 đến tháng 06
năm 2002.(bảng 01)
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, trên cơ sở hiểu rõ
thực trạng của doanh nghiệp. Với tinh thần quyết tâm năng động sáng tạo,
nắm bắt thời cơ thuận lợi, kịp thời khắc phục khó khăn vượt qua thử thách
của toàn thể cán bộ công nhân viên, nên thời gian qua công ty đã thu được
những kết quả sau:
Bảng 01: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời
gian qua
ST
T
Danh mục ĐVT
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
6 tháng
đầu năm
2002
Tổng doanh thu VNĐ 33.300.00
0.000
37.186.38
0.746
54.317.89
1.659
26.603.284.
442
Trong đó ngoại
tệ các nghiệp vụ
kinh doanh
USD 1.750.700 1.934.720.
162
2.575.049 1.382.025,8
9
Kinh doanh
cung ứng tàu
biển
Cấp nước ngọt USD
VNĐ
25.780
616.629.0
00
11.872.72
7
700.000.0
00
40.497,07
1.138.939.
197
26.926,50
440.568.99
0
Cấp nhiên liệu USD
VNĐ
156.951
79.778.00
0
219.180 284.327 321.455
Cung ứng lương
thực, thực phẩm
USD
VNĐ
83.991 203.300
610.434.5
51
113.151
13.381.00
0
52.063
2.248.895
Vệ sinh tàu USD
VNĐ
65.804
143.545.0
00
45.350 145.727,2
6
304.915.7
78
67.744,69
108.234.53
5
Khám chữa
bệnh, vận tải,
dịch vụ khác
USD
VNĐ
2.346
11.034.00
0
45.000 9.752,5
203.297.9
94
22.632,70
223.010.26
0
1
Bán hàng miễn
thuế
USD 973.896 426.449,8
7
429.288,1
2
141.948
2 Kinh doanh
khách sạn nhà
hàng
VNĐ 3.026.000.
000
8.208.558.
911
4.091.727.1
88
Phòng nghỉ thu USD
VNĐ
2.251
1.098.000.
000
195
1.227.960.
080
77.737.88
2
3.883.958.
748
77.614,23
1.294.456.8
56
Ăn uống USD
VNĐ
844
1.440.000.
000
239,58
1.867.280.
001
9.086,02
3.057.702.
976
11.481,56
1.443.553.3
54
Dịch vụ khác USD
VNĐ
4.213
386.000.0
00
3 Kinh doanh kho
ngoại quan
USD
VNĐ
460.966
65.000.00
78.508 138.068 31.771,05
4 Kinh doanh
chuyển khẩu
USD 74.045 662.549.5
25
991.947 117.637,27
5 Kinh doanh du
lịch lữ hành
VNĐ 5.112.000.
000
5.336.081.
400
7.012.351.
925
1.741.577.8
96
6 Kinh doanh tổng
hợp
VNĐ 14.500.00
0
7 Kinh doanh tạm
nhập tái xuất
USD 82.003 332.055 510.292,54
8 Kinh doanh
khác
- Thu ngoại tệ
- Thu VNĐ
USD
VNĐ
1.043,85
329.994.3
69
3.142
739.619.6
59
459,35
298.609.39
2
9 Xuất nhập
khẩu trực tiếp
USD 156.060
10 Uỷ thác xuất
khẩu
USD 2.968
II Nộp ngân sách đồng 1.575.000.
000
1.649.790.
960
2.744.662.
435
1.771.107.0
08
III Lợi nhuận đồng 1.600.000.
000
1.240.000.
000
2.000.000.
000
850.000.00
0
IV Lương bình
quân
đ/ng/
tháng
850.000 928.000 1.000.000 1.000.000
( Nguồn: Báo cáo tổng kết 199 - 6 tháng đầu năm 2002)
+ Vốn sản xuất kinh doanh được bảo toàn và bổ sung thêm.
+ Thực lãi: 1,6 tỷ đồng.
+ Nộp ngân sách Nhà nước: 1,575 tỷ đồng.
+ Ổn định việc làm, đảm bảo thu nhập bình quân cho cán bộ công
nhân viên đạt 850.000đ/ người/ tháng.
BẢNG 02: TRỊ GIÁ HÀNG CHUYỂN KHẨU, TẠM NHẬP TÁI
XUẤT.
S
T
T
MẶT HÀNG
SỐ
LƯỢNG
TRỊ GIÁ
NHẬP
(USD)
TRỊ GIÁ
XUẤT (USD)
LÃI GỘP
(USD)
I Chuyển khẩu 662.549
1 Dầu Diezel 90.226,804
T
24.012.503,9
5
24.586.512,8
82
2 Dầu cọ 12.648,981
T
4.877.113,54 4.914.459,61
3 Dầu đậu nành 2.504,878T 1.152.243,88 1.159.758,51
4 Thuốc lá điếu 18.014K 3.782.610 3.826.200
II Hàng TNTX
1 Hoa quả tươi 348,8T 121.248 139.946,92 18.700
2 Mì chính 200T 148.000 154.000 6.000
3 Máy xay nông
sản
16C 6.400 8.200 1.800
4 Khoai sọ 175T 6.204 7.648 1.400
5 Augtimon +H. 2.561T 3.497.400 3.548.620 51.220
chất
6 Tungsten 138T 165.600 168.360 2.700
BẢNG TRỊ GIÁ HÀNG QUA KHO NGOẠI QUAN.
Số
TT
Tên hàng
Số
lượng
Trị giá
(USD)
Thu dịch vụ
(USD)
1 Mì chính 200T 160.000 6.000
2 Xe đạp mới 1.660B 144.300 6.000
3 Đường kính 192T 44.544 5.568
4 Vỏ xuồng 40C 478.556 14.000
5 Autimon 640T 808.000 28.940
6 Xe ô tô 41C 1.343.450 8.400
7 Tầu (Thân+máy+đầu tàu) 13C 156.020 8.400
8 Thép không gỉ 16,8T 27.025 1.200
Cộng cả năm 3.161.895 78.508
2/. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty:
Công ty Cung ứng Tầu biển Quảng Ninh là một trong những Công ty
xuất nhập khẩu lớn tại Quảng Ninh, cũng như các Công ty xuất nhập khẩu
khác từ khi Nhà nước thực hiện chủ trương chuyển sang nền kinh tế mở,
Công ty đã gặp không ít những khó khăn về mặt hàng xuất nhập khẩu.
Đứng trước những khó khăn đó để tồn tại và phát triển Công ty đã không
ngừng cố gắng vươn lên và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Thông qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 03: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yêú của Công ty
ST
T
Mặt hàng xuất khẩu Đvị
tính
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
6 Tháng
đầu năm
2002
01 Lương thực thực
phẩm
Tấn 1.800 2.200 2.174 1.450
02 Dầu cọ Tấn 12.648,
98
13.540,
70
15.870,
02
9.640,23
03 Cao su Tấn 9.340 9.500,7
4
11.350,
05
6.742,12
04 Thuốc lá Kiện 18.014 25.562 28.570 18.840
05 Dầu đậu nành Tấn 2.504,8
7
3.249,5
2
4.642,3
4
3.120,04
Ngoài ra trong lĩnh vực kinh doanh Cung ứng tàu biển, xuất nhập
khẩu hàng hoá, dịch vụ của đơn vị trực tiếp như sau:
- Hàng lương thực, thực phẩm: khoảng 100.000 USD/năm
- Hàng bách hoá: 25.000 USD/năm
- Nước ngọt :120.000 USD/năm
- Dầu diezel, nguyên vật liệu: 150.000 USD/năm
- Các loại dịch vụ khác: khoảng 180.000 USD/năm
Hàng bán trực tiếp cho người nước ngoài, một số loại hàng hoá
chủ yếu sau:
- Thuốc lá: 500.000 USD/năm
- Rượu bia: 150.000 USD/năm
- Mỹ phẩm: 50.000 USD/năm
Trong kinh doanh Kho Ngoại Quan, dịch vụ thu từ các loại hàng
hoá như sau:
- Một container trung bình thu 3.000 USD/cont.40’. Số lượng
khoảng 500 container/năm.
- Xe ô tô, dịch vụ thu 420 USD/chiếc, một năm trung bình khoảng
700 chiếc/ năm.
Kim ngạch xuất khẩu đạt được năm 1999 là 1.570.000 USD. Trong
đó, xuất khẩu tại chỗ đạt 350.000 USD; xuất khẩu trực tiếp đạt 470.250
USD. Ngoài ra các dịch vụ khác như kinh doanh dịch vụ chuyển khẩu, tạm
nhập tái xuất chiếm cũng tương đối cao. Tuy nhiên đến năm 2000 tổng kim
ngạch xuất khẩu của Công ty tăng một cách đáng kể, cụ thể qua số liệu
tổng doanh thu của công ty đạt 37.185.380USD. Trong đó kim ngạch xuất
khẩu đạt 1.934.720USD, xuất khẩu tại chỗ 524.703 USD, xuất khẩu trực
tiếp 156.060 USD, uỷ thác xuất khẩu 2.968 USD, bán hàng nhập khẩu
221.020 USD, thuốc lá 389.213 USD. Ngoài ra các sản phẩm khác và các
dịch vụ kinh doanh xuất khẩu khác đạt đáng kể.
Sang năm 2001, tình hình xuất nhập khẩu có nhiều biến chuyển là
năm bản lề giữa hai thế kỷ và hai thiên niên kỷ, năm đầu cả nước thực hiện
kế hoach 5 năm (2001-2005). Đối với Công ty Cung ứng tàu biển Quảng
Ninh, có những chuyển biến đầy phấn khởi song cũng còn đầy khó khăn,
thử thách. Không phải tất cả những mục tiêu công ty đề ra cho năm 2001
đều mỹ mãn, nhưng những kết quả đã đạt được đã phản ánh đúng thực tế.
Nhưng kết quả ắt khẳng định tính đúng đắn của phương hướng, đường lối
phát triển Công ty trên cơ sở kinh doanh kịp thời nhiều và đúng đắn đối với
những vấn đề và biến động mới nảy sinh trên thị trường trong Công ty.
* Doanh thu các nghiệp vụ kinh doanh:
Vốn sản xuất kinh doanh được bảo tồn và bổ sung thêm.
Đã nộp ngân sách nhà nước 2.l744,6 triệu đồng, đạt 167% kế hoạch
giao.
ổn định việc làm, lương bình quân của cán bộ công nhân viên đạt
1.000.000đ/người/tháng. Giải quyết kịp thời các chế độ cho người lao
động
3/. Cơ cấu hình thức xuất khẩu:
Để làm tốt dịch vụ xuất khẩu hàng hoá ra thị trường nước ngoài, thì
hình thức xuất khẩu đóng một vai trò quan trọng. Hiện nay Công ty Cung
ứng tàu biển áp dụng 2 hình thức xuất khẩu uỷ thác và xuất khẩu trực tiếp.
a. Xuất khẩu uỷ thác.
Đây là phương pháp mà doanh nghiệp dùng trên danh nghĩa của
mình để giao dịch, ký hợp đồng với khách hàng nước ngoài về những mặt
hàng do đơn vị nội địa uỷ thác.
Theo phương thức này Công ty được hưởng từ 1-1,5% hoa hồng tính
trên tổng giá trị lô hàng, với hình thức xuất khẩu này Công ty có thuận lợi
trong việc không phải tìm kiếm khách hàng và độ rủi ro thấp nhưng lợi
nhuận không cao. Được thể hiện qua việc nhận xuất khẩu uỷ thác của Công
ty thuỷ sản Quảng ninh tổng giá trị lô hàng thuỷ sản trong năm 2000 là
100.000 USD. Công ty đã được hưởng hoa hồng tính trên giá trị lô hàng là
1.200USD ( 1,2% x 100.000USD ).
Từ đó cho ta thấy xuất khẩu theo phương thức này Công ty thu lại
được lợi nhuận thấp nhưng chắc chắn và hạn chế được những thất thoát về
vốn mà các rủi ro mang đến.
b. Xuất khẩu trực tiếp:
Trên cơ sở hợp đồng đã ký giữa Công ty với đối tác nước ngoài ,
Công ty huy động vốn và tiến hành thu mua sản phẩm theo yêu cầu của
khách hàng, sau đó trực tiếp xuất hàng sang cho đối tác. Cụ thể như trong
năm 2000 công ty đã ký một hợp đồng xuất khẩu dầu cọ sang Trung quốc.
Công ty đã trực tiếp thu mua một lượng dầu cọ với tổng giá trị lô hàng là
4.877.113,54 USD sau đó xuất khẩu sang Trung quốc với tổng giá trị lô
hàng là 4.914.549,61USD. Lợi nhuận thu được trong hợp đồng xuất khẩu
này là 37.346,07 USD.
Với hình thức này Công ty có thể so sánh được giá mua, giá bán và
lợi nhuận thu được nhưng độ rui ro lại cao hơn rất nhiều so với hình thức
xuất khẩu uỷ thác.
4/. Cơ cấu thị trường và các bạn hàng thường xuyên của Công ty:
Việc tìm kiếm thâm nhập và mở rộng thị trường, nhằm đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh xuất nhập khâủ của Công ty được diễn ra liên tục và
đạt hiệu quả cao.
Trước đây, thị trường chủ yếu của công ty Cung ứng tàu biển Quảng
Ninh là sang Liên Xô và các nước Đông Âu, nay bằng nỗ lực của mình
công ty đã mở rộng được thị trường nhiều nước như: Trung Quốc, Đài
Loan, Hồng kông, Singapore. Ta có thể thấy được thị trường của Công ty
qua bảng sau:
Bảng 04: Thị trường xuất khẩu của Công ty
Thị trường Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Tên nước:
01 HôngKông Nhật Bản Thai Lan Mỹ
02 Macau Trung Quốc Đài Loan Đài Loan
03 Trung Quốc Malaixia Hông Kông Hồng Kông
04 Singapore Hồng Kông Ma Cau Singapore
05 Nhât Bản Singapore Singapore Ma Cau
06 Ma Cau Trung Quốc Ca na da
07 Nhật Bản Nhật Bản
08 Trung Quốc
09 Malaixia
10 Indonexia
Ngoài ra Công ty Cung ứng tầu biển còn có nhiều bạn hàng đáng tin
cậy như các Công ty:
WING SHING IND - Hồng Kông: Đây là một tập đoàn lớn chuyên
kinh doanh xuất nhập khẩu ở Hồng kông, Công ty này đưa hàng về Trung
Quốc thông qua kho ngoại quan của Cung ứng tàu biển với số lượng lớn
các chủng loại hàng hoá, đặc biệt là hàng thuốc lá. Với số lượng hàng bình
quân 1 tháng khoảng 20 container thuốc lá các loại như: 555, Marlboro,
Baisha, Hongtashan, Shuang xi branch, Double happiniess, Golden Bridge,
Viceroy, Hilton, Carmel... các loại này luân chuyển vào và đưa ra rất đều
đặn. Nhờ đó đã khai thác rất tốt dịch vụ kho vận từ bạn hàng này. Tuy
nhiên đây cũng là bạn hàng khó tính nhất, đòi hỏi cao nhất về chất lượng
phục vụ, đòi hỏi những ưu đãi về giá, hoặc các ưu đãi khác. Song cũng lại
là bạn hàng sòng phằng và đứng đắn nhất về việc thanh toán.
Công ty SHUN HANG DEVELOPMENT - Hồng Kông: Là một công
ty chuyên buôn bán thuốc lá từ Hồng Kông, Singapore sang Trung quốc,
Công ty này cũng là bạn hàng lớn và thường xuyên của công ty cung ứng
tàu biển. Hàng hoá của Công ty này, sau khi nhập khẩu vào công ty Cung
ứng tàu biển, phần lớn sau đó chuyển sang Trung quốc bằng đường biển.
Họ có những đội tàu gỗ, trang thiết bị tốt, an toàn chạy thẳng từ Trung
Quốc sang Việt nam đến cảng Hòn gai, tiếp nhận hàng xuất từ Công ty
Cung ứng tầu biển Quảng Ninh rồi vận chuyển sang Trung quốc theo tuyến
đường phao số 0.
Công ty WO LEI (Macau) Limited: Đây là công ty của Macau, cũng
chuyên buôn bán thuốc lá từ Macau sang Trung Quốc. Công ty độc canh,
độc quyền buôn bán thuốc lá, loại thuốc Shuang xi branch. Loại thuốc này
chỉ có ở Macau mới có và thị trường Trung Quốc lại rất ưa chuộng. Lượng
hàng Công ty này nhập qua Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Ninh, hàng
tháng cũng đạt khoảng 10 container. Đây là bạn hàng mới sang trọng,
tương lai sẽ là bạn hàng rất thân thiết của Công ty.
Công ty WAI TAK TRANSPOTATION - Hồng Kông: Công ty này
vừa có trụ sở tại Hồng kông và lại có chi nhánh ở Trung Quốc. Vì vậy hàng
hoá của họ nhập qua Công ty Cung ứng tầu biển Quảng Ninh trong thời
gian rất ngắn tức là mức luân chuyển cao. Lợi nhuận 2 bên thu được nhờ sự
phối kết hợp rất có hiệu quả. Vì đối với Công ty Cung ứng tàu biển Quảng
ninh, hàng đưa vào kho dù chỉ một ngày, thậm chí một giờ, thì tiền thu
cũng như phải để trong kho 30 ngày. Từ ngày thứ 31 trở đi, mới thu tiền dôi
nhật. Vì vậy hàng càng luân chuyển nhanh, thì sức khai thác của kho càng
có hiệu qủa.
Công ty POLY RICH HOLDíNG LIMITED - Hồng kông: Đây là bạn
hàng chuyên buôn bán thuốc lá có giá trị cao như: SE, 555, Marlboro,
Carmel, Hilton... Lượng hàng tuy không lớn nhưng hiệu quả thu được từ
bạn hàng này lại cao, vì Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Ninh tính phí
thuê kho ngoại quan căn cứ vào trị giá hàng hoá. Hàng trị giá cao thì tỉ lệ
thu cũng cao hơn, phục vụ đối tượng khách hàng như công ty này rất dễ
chịu.
Công ty TIT SHING KEI IP HAN INO CONGSI- MaCau: Đây là bạn
hàng mới, tuy chưa quan hệ lâu năm, nhưng bước đầu tỏ ra là những người
làm ăn trọng chữ tín. Tiền dịch vụ họ thường trả cho Công ty hết 100%
ngay từ khi hàng đưa về nhập kho, không bao giờ nợ hoặc khất nần việc
thanh quyết toán.
Công ty KEMEFS INTERNATIONAL TRADING E.C: Đây là một tập
đoàn lớn chuyên doanh về ôtô. Các loại ôtô từ khắp các hãng nổi tiếng như
Toyota, HonDa, Nissan, Mitshubishi, Mazda… của Nhật và các hãng của
Mỹ, châu âu như: Ford, Gemegcal motor, Volvo, Mercedes, Audi... Các loại
ôtô này được công ty KEMEFS INTERNATIONAL TRADING E.C
chuyển từ Hồng kông về Việt Nam thông qua, kho ngoại quan của
Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Ninh để chuyển sang Trung quốc, đây là
bạn hàng đầu tiên của Công ty từ khi Công ty kinh doanh kho ngoại quan.
Có thể nói Công ty này đặt vạn sự khởi đầu nan cho việc kinh doanh
kho ngoại quan của Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Ninh. Với lượng xe
ô tô khoảng 30 chiếc/tháng, Công ty này một năm đã thông qua kho ngoại
quan của công ty chuyển sang Trung quốc với số lượng rất lớn xe ô tô.
Ngoài ra Công ty này còn chuyển xe ô tô đến kho ngoại quan của Công ty
để chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam, Công ty Cung ứng tàu biển
Quảng Ninh có thể quảng cáo bán giúp cho Công ty KEMEF nhiều ôtô, cả
cho thị trường Việt Nam lẫn Trung Quốc. Việc thuế quan do người mua
phải chịu các đơn vị được phép nhập khẩu ôtô đều tìm đến kho ngoại quan
của Công ty xem hàng, sau khi ưng thuận họ xin cấp giấy phép nhập khẩu
và làm các thủ tục cần thiết đi mua hàng, Công ty Cung ứng tàu biển
Quảng ninh, môi giới bán hàng thu hoa hồng, làm dịch vụ chuyển tiền, thu
tiền thuê kho.
Đây là bạn hàng rất tiềm năng của Công ty, tuy nhiên gần đây thị
trường Trung quốc về xe ôtô có suy giảm, lượng hàng chuyển về của Công
ty này giảm dần song vẫn là bạn hàng hữu hảo.
Công ty SINOVER SEAS: Chuyên buôn bán ô tô, lượng hàng nhập
vào Công ty Cung ứng tầu biển Quảng Ninh khoảng 10 chiếc/tháng.
Công ty T.L MOTOR TRADING- JAPAN: Một tập đoàn chuyên kinh
doanh ô tô của Nhật bản, tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên chưa tìm được đối
tác Trung Quốc, vì vậy lượng hàng bán sang thị trường Trung quốc còn ở
mức độ thăm dò.
Công ty S.U TRADING - Mỹ: Đã kinh doanh ôtô cũ từ Mỹ chuyển về
Việt Nam thông qua Công ty để bán sang Trung quốc. Từ nhiều năm nay
Công ty này đã có đại diện tại Trung quốc. Vì vậy họ tiêu thụ hàng hoá rất
nhanh.
Ngoài một số bạn hàng chính nêu trên, Công ty Cung ứng tàu biển
Quảng Ninh còn có rất nhiều bạn hàng khác tuy không thường xuyên gửi
hàng vào kho ngoại quan, song tập hợp lại họ cũng có lượng hàng đáng kể
mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ của Công ty. (phần phụ lục)
5/. Các biện pháp mà Công ty áp dụng để mở rộng thị trường nước
ngoài.
a. Chính sách sản phẩm:
Trong chiến lược thị trường của một doanh nghiệp, chính sách sản
phẩm có vị trí quan trọng bởi lẽ ngày nay khoa học kỹ thuật dã đạt được
những tiến bộ lớn, sản phẩm mới tăng lên không ngừng cạnh tranh về giá
cả đã chuyển sang cạnh tranh về chất lượng. Cơ cấu nhu cầu và cơ cấu
khách hàng cũng có những thay đổi đáng kể.
Chính sách mà Công ty áp dụng cho các loại hàng hoá luân
chuyển là :
- Giữ vững vị trí vốn có của các mặt hàng trên thị trường bằng việc
bảo vệ uy tín mà Công ty đã đạt được, bên cạnh đó Công ty còn chủ động
tập chung khai thác các mặt hàng chuyển khẩu và tạm nhập tái xuất: Dầu
Diezel, Dầu cọ, Dầu đậu lành, thuốc lá điếu, hoa quả tươi, mì chính, khoai
sọ... nhằm tăng lượng bán để bù đắp phần kim ngạch của các mặt hàng
khác.
- Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu:
Lựa chọn và xác định một phương án mặt hàng là một công việc
phức tạp, đòi hỏi phải có nguồn tài chính và trình độ chuyên môn, kinh
nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu. Công ty phải có sự hiểu biết về nhu cầu
thị trường nước ngoài cũng như tình hình sản xuất mặt hàng đó ở trong
nước.Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ở phần trên ta thấy các mặt hàng
chủ yếu của Công ty là: Dầu Diezel, Dầu cọ, Dầu đậu lành, thuốc lá điếu...
thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu là: Trung Quốc, Singapore, Hongkong,
Malaixia, Macau, ...
- Chất lượng sản phẩm xuất khẩu:
Để có được sản phẩm đạt chất lượng cho xuất khẩu Công ty đã áp
dụng các biện pháp:
+ Đầu tư cho công tác thu mua theo chiều sâu ( các tiêu chuẩn về an
toàn kỹ thuật, vệ sinh) nhằm tạo sản phẩm cao cấp cho xuất khẩu.
+ Khảo sát và chọn lọc các thị trường thích hợp, nghiên cứu nhằm
khuyến khích phát triển các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao bằng cách hỗ
trợ cho xuất khẩu.
+ Liên kết chặt chẽ với người sản xuất để tạo nguồn hàng ổn định có
chất lượng cao.
+ Bao bì nhãn hiệu : Bao bì không những có chức năng bảo quản mà
còn có chức năng quảng cáo. Hiện nay Công ty chưa có khả năng sản xuất
bao bì cho riêng mình, cho lên hàng xuất khẩu được đóng vào những bao bì
ngay từ khi thu mua vì Công ty không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà
chỉ có chức năng thu mua hàng hoá xuất nhập khẩu. Đây cũng là mặt hạn
chế bởi nó làm giảm đi tên tuổi của Công ty và ấn tượng về hàng hoá của
Công ty với nước nhập khẩu.
Hàng hoá cho từng loại thị trường: Tuỳ theo yêu cầu của từng thị
trương nhập khẩu mà Công ty có chính sách đáp ứng nhu cầu phù hợp với
từng loại thị trường.
Nhìn chung với chính sách này Công ty đã đạt được những kết quả
đáng ghi nhận, song nó cũng tồn taị những hạn chế. Với chính sách này
Công ty chưa thực sự phát huy hết thế mạnh của mình về sản phẩm hàng
hoá, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Do đó mà một trong
những nhiệm vụ của Công ty trong thời gian tới là hoàn thiện hơn nữa
chính sách sản phẩm hàng hoá, để góp phần thúc đẩy mở rộng thị trường
xuất khẩu của Công ty.
b. chính sách phân phối:
Phân phối là khâu rất quan trọng đối với các doanh nghiệp làm công
tác xuất nhập khẩu bởi vì phân phối và trao đổi hàng hoá là chức năng kinh
doanh chính của họ. Hoạt động phân phối góp phần không nhỏ trong quá
trình cung cấp cho khách hàng đúng sản phẩm hàng hoá, đúng thời gian,
đúng vị trí... Tuy nhiên việc phân phối không kém phần khó khăn và phức
tạp. Hầu hết các trở ngại trong phân phối đều phát sinh từ nguyên nhân:
Khoảng cách phân phối ở xa, đi lại tốn kém và khó khăn trong việc thu
thập thông tin .
Trong chiến lược phát triển thị trường của Công ty cung ứng tàu biển
Quảng ninh, biến số phân phối có vai trò rất quan trọng, nó cùng với biến
số sản phẩm, biến số giá cả và quảng cáo quyết định đến sự thành công của
toàn bộ chiến lược của Công ty.
Nội dung về chính sách phân phối của Công ty cung ứng tàu biển
Quảng ninh:
Cho đến nay Công ty vẫn áp dụng kênh phân phối gián tiếp, trong đó
Công ty đóng vai trò như một hãng buôn xuất khẩu làm nhiệm vụ đưa hàng
từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng. Dưới sự lãnh đạo của Công ty, các
điểm thu mua bên ngoài thị trường có nguồn hàng tiến hành tích cực thu
mua, gom hàng.
Cán bộ của Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Ninh kết hợp với
VINACONTROL, các cơ quan kiểm dịch, kiểm định chất lượng sản phẩm
hàng hoá, số lượng , chủng loại quy cách xem có phù hợp với những thoả
thuận trong hợp đồng hay không.
Tiếp đó công ty uỷ quyền cho các Công ty, hãng vận tải tàu biển như :
VIETFRACHQUANGNINH, VOSCO, VINASHIP, QINISHIP,
HAIPHONGSHIP.
Các bạn hàng nước ngoài cũng rất nhiều, đó là các Công ty vận
tải như:
- Công ty vận tải COSCO Trung quốc, Công ty vận tải Biển Đen của
Nga gọi tắt là BLASCO, hãng vận tải biển NAKHOTKA, hãng vận tải biển
Viễn đông VLADIVOSTOK, hãng vận tải biển KAMCHATKA. Các nước
Tây Âu cũng có nhiều hãng tầu vận tải, Công ty đã tìm cách liên hệ tiếp
cận và uỷ quyền cho các Công ty vận tải lớn của Hylạp như LIMASOL,
PANAMA v.v… để đưa hàng ra nước ngoài theo hợp đồng đã ký. Khi hàng
hoá đến nước nhập khẩu trách nhiệm tiêu thụ hàng thuộc về Công ty nhập
khẩu, Công ty Cung ứng tàu biển Quảng ninh không còn kiểm soát kênh
phân phối này nữa.
- Việc áp dụng kênh phân phối gián tiếp Công ty gặp phải những bất
lợi như : Không kiểm soát được tình hình tiêu thụ, bị động trong công tác
thu mua hàng.
Bắt đầu từ lượng vốn của Công ty hạn hẹp nên không thể bao tiêu
sản phẩm hàng hoá để giữ nguồn hàng ổn định, hơn nữa Công ty chưa đủ
khả năng thiết lập đại diện ở nước ngoài để tạo thuân lợi cho việc phân
phối của Công ty.
c. chính sách giá cả :
Yếu tố về giá cả đóng vai trò không kém phần quan trọng trong
chiến lược mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Đối với Công ty Cung ứng
tàu biển Quảng Ninh giá hàng hoá xuất khẩu tổng hợp, được hình thành
trên cơ sở giá thu mua trong nước và nước ngoài. Để tính được giá cho mỗi
loại hàng hoá sản phẩm xuất khẩu, phải tính từ khâu sản xuất đến các chi
phi như: Chi phí thu mua, chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, chi phí bến
bãi, kho vận, chi phí nghiệp vụ thuế xuất và các chi phí khác.
Tuy nhiên việc tính giá thường không ổn định vì nó chịu ảnh hưởng
do sự biến động của thị trường thế giới về sản phẩm hàng hoá. Đối với các
sản phẩm như: Dầu cọ, dầu đậu lành, thuốc lá điếu, cao su, hoa quả
tươi….sản xuất chủ yếu dành cho xuất khẩu, phần dành cho tiêu dùng trong
nước chiếm một phần rất nhỏ nhưng giá cả cũng bị chi phối theo biến động
của thị trường Thế giới. Như vậy quan hệ cung cầu và các yếu tố ảnh
hưởng tới giá cả Thế giới cũng ảnh hưởng tới giá cả trong nước, do tính
phức tạp trong việc định giá hàng xuất nhập khẩu. Vì vậy Công ty vận
dụng giá Quốc tế vào thu mua trong nước và nước ngoài đối với từng mặt
hàng cũng có những mức độ khác nhau. Việc lựa chọn giá cả Quốc tế này
hay giá cả Quốc tế khác cũng tuỳ vào từng thị trường cụ thể mà Công ty có
những mức giá khác nhau. Với chính sách này Công ty đã có những linh
hoạt cho chính sách giá của mình nhưng còn tồn tại nhiều hạn chế.
d. Chính sách khuếch trương :
Trên thực tế hoạt động quảng cáo Quốc tế của Công ty chưa đủ mạnh,
chủ yếu là bạn hàng tự đến với Công ty khi có nhu cầu. Bạn hàng biết đến
hàng hoá cũng như nhu cầu của Công ty thông qua hoạt động xuất nhập
khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan, bán hàng miễn thuế
là do Công ty quảng cáo trên một số phương tiện thông tin đại chúng. Bạn
hàng quen biết dưới hình thức là giới thiệu về Công ty thông qua truyền
hình, báo chí, còn hầu hết khách hàng tìm đến Công ty thông qua các văn
phòng đại diện, các chi nhánh ở Thành phố Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí
Minh, Thị xã Móng cái.
Công ty không có văn phòng đại diện ở nước ngoài, không tham gia
vào hội chợ triển lãm ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Đây là một
trong những hình thức tốt nhất để Công ty giới thiệu về các hoạt động kinh
doanh Quốc tế của mình tới khách hàng. Việc xúc tiến quảng cáo có vị trí
quan trọng trong chính sách khuếch trương của Công ty, tìm kiếm nhu cầu
và các kiến nghị của họ thông qua việc giới thiệu những Cataloge về Công
ty và các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực của Công ty.
Nhìn chung chính sách khuếch trương của Công ty vẫn còn nhiều
thiếu sót , Công ty lên khẩn trương nghiên cứu đề ra cho mình một chính
sách phù hợp hơn.
e. Hoạt động tìm kiếm khách hàng:
Là một Công ty Cung ứng tàu biển có hoạt động xuất nhập khẩu nên
việc tìm kiếm khách hàng luôn được Công ty đặt lên hàng đầu. Với Công
ty Cung ứng tàu biển Quảng ninh , việc tìm kiếm bạn hàng được dựa trên
những mối quan hệ quen biết từ trước, Công ty chưa thực sự chủ động tự
tìm kiếm bạn hàng, khách hàng của Công ty chủ yếu ở thị trường Châu á
như: Trung quốc, Hôngkông, Singapore…Hoạt động tìm kiếm bạn hàng ở
các thị trường khác hầu như chưa có, do khả năng của Công ty còn hạn hẹp
về tài chính, trình độ cán bộ còn hạn chế, các chính sách hỗ trợ cho xuất
nhập khẩu còn nhiều bất cập như: Thiếu thông tin về thị trường, giá cước
về thông tin liên lạc còn cao,…Nhìn chung hoạt động tìm kiếm khách hàng
của Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn. Để có thể tồn tại và phát triển
Công ty nên có chính sách đầu tư cho hoạt đông này nhiều hơn và nên đi
sâu vào tìm kiếm nhu cầu của từng thị trường để có khả năng đáp ứng tốt
nhất cho thị trường đó. Tạo điều kiện tốt nhất cho việc tìm kiếm khách
hàng và mở rộng thị trường xuất khẩu.
III/- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG TÀU BIỂN
QUẢNG NINH.
1/. Ưu điểm.
- Trong những năm gần đây hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và
các mặt công tác của Công ty vẫn giữ được thế ổn định và bước phát triển
khá. Hoàn thành vượt mức toàn diện mọi chỉ tiêu kế hoạch được giao,
doanh thu đạt mức cao nhất từ trước đến nay, lợi nhuận tăng đáng kể.
Tranh thủ thời cơ đầu khai thác mạnh các loại hình kinh doanh xuất
nhập khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, kho ngoại quan. Ngoài ra Công
ty còn củng cố các loại hình kinh doanh truyền thống như: Cung ứng tàu
biển, du lịch, dịch vụ, khách sạn ,nhà hàng…Thường xuyên nâng cao năng
lực cạnh tranh, tăng cường công tác quản lý, tăng cường kỷ cương trên mọi
lĩnh vực. Bộ phận gián tiếp được tinh giảm, chú trọng nhân tố con người.
Mạnh dạn giao quyền cho các phòng ban, đơn vị cơ sở, phối hợp chặt chẽ,
nhịp nhàng giữa các đơn vị cơ sở với văn phòng Công ty tạo ra sức mạnh
tập trung cho mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống và
từng bước cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên.
Đạt được kết quả trên là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
- Công ty đã đánh giá đúng thực trạng và khả năng của mình, mạnh
dạn chỉ ra những mặt mạnh, mặt hạn chế của cán bộ lãnh đạo chủ chốt và
đội ngũ cán bộ công nhân viên. Dự đoán tương đối sát tình hình, đặc biệt là
những diễn biến theo chiều hướng không thuận của thị trường để chuẩn bị
các phương án sẵn sàng đối phó và vượt qua khó khăn thử thách.
- Đảng uỷ, Ban giám đốc Công ty có chủ trương đúng để xây dựng và
phát triển doanh nghiệp phù hợp với cơ chế chính sách hiện hành của Đảng
và Nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty trong từng giai
đoạn. Quyết tâm, năng động, sâu sát trong lãnh đạo chỉ đạo hoạt động kinh
doanh.
- Biết phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức quần chúng. Thực
hiện tốt quy chế dân chủ, động viên được tập thể cán bộ công nhân viên
yên tâm công tác, gắn bó với doanh nghiệp, hăng hái thi đua lao động sản
xuất, không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ
ngoại ngữ. Nhìn chung đội ngũ cán bộ công nhân viên, ngày càng vững
vàng và có ý thức trách nhiệm trong việc thực thi nhiệm vụ. Chú trọng xây
dựng và duy trì mối quan hệ lành mạnh trong tập thể cán bộ công nhân viên.
- Trong hoạt động kinh doanh, xây dựng và giữ được lòng tin đối với
bạn hàng cũng như với các cơ quan quản lý, do đó mà duy trì và mở rộng
được thị trường trong nước cũng như Quốc tế. Công ty đã tranh thủ được
sự giúp đỡ và ủng hộ của các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương, đặc
biệt là sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh
và Sở thương mại.
- Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hoá và dịch vụ ra khỏi một nước
sang các Quốc gia khác để bán. Nên Công ty đã tiến hành áp dụng đa dạng
hoá trong kinh doanh xuất nhập khẩu trên cơ sở tính toán năng lực quản lý
trình độ cán bộ và hiệu quả kinh doanh, cũng như đa dạng hoá sản phẩm
hàng hoá. Trong những năm qua Công ty đã đề ra được những chủ trương
và biện pháp cụ thể để đẩy mạnh việc xuất nhập khẩu, thường xuyên chăm
lo vốn, bảo toàn và phát triển vốn, tranh thủ vốn bên ngoài để mở rộng sản
xuất kinh doanh. Trong đó xuất khẩu uỷ thác và xuất khẩu trực tiếp đã được
Công ty vận dụng và đặc biệt quan tâm, đã phát huy đựơc những hiệu quả
tốt giúp cho doanh thu của Công ty ngày một tăng.
- Luôn hoàn thành tốt các đơn đặt hàng cả về thời gian, số lượng và
chất lượng. Do đó Công ty luôn giữ được chữ tín trong kinh doanh, nhờ
vậy mà Công ty đã xây dựng được mạng lưới kinh doanh rộng khắp. Tôn
trọng và chấp hành tốt pháp luật giúp Công ty tồn tại và phát triển bền
vững trong điều kiện kinh tế thị trường.
- Chính sách giá cả của Công ty rất linh hoạt, đây là một trong những
yếu tố quan trọng làm tăng sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường trong
nước cũng như Quốc tế.
- Luôn coi trọng tới chất lượng phục vụ cũng như chất lượng của hàng
hoá xuất khẩu, nhằm nâng cao chất lượng kinh doanh của Công ty.
2/. Nhược điểm.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, hoạt động kinh doanh xuất
khẩu của Công ty trong những năm qua cũng còn bộc lộ một số hạn chế.
- Kinh doanh xuất khẩu phát triển song chưa vững chắc, chưa tương
ứng với tiềm năng thế mạnh của nó. Việc mở mang thêm thị trường, đặc
biệt là các bạn hàng nước ngoài và các dịch vụ mới trong hoạt động kinh
doanh Cung ứng tàu biển, khách sạn còn hạn chế. Kinh doanh lữ hành hiệu
quả chưa cao, nguồn khách chưa ổn định. Nguồn hàng và thị trường kinh
doanh nhập xuất khẩu trực tiếp rất hạn chế. Chủ trương xây dựng một số cơ
sở sản xuất nhất là sản xuất hàng xuất khẩu để gắn sản xuất với thương mại,
tạo nền tảng bền vững cho sản xuất kinh doanh triển khai chưa có kết quả.
- Cán bộ công nhân viên ít chịu nghiên cứu tìm hiểu học tập nâng cao
kiến thức hiểu biết về chính sách và thị trường do đó trình độ năng lực
chưa theo kịp yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới, Công ty đang
trong tình trạng thiếu lao động có trình độ, nghiệp vụ, chuyên môn và ngoại
ngữ giỏi.
- Hiện nay trên thị trường Thế giới, Công ty còn rất kém về nhiều mặt
so với các đối thủ cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển Công ty phải nghiên
cứu đưa ra chiến lược phát triển phù hợp với xu hướng phát triển của thị
trường Thế giới hiện nay.
- Trong hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty, thị trường Châu Á
chiếm đa số trong tổng giá trị xuất khẩu, điều này cho thấy sự mất cân đối
lớn trong cơ cấu xuất khẩu theo thị trường. Sự phụ thuộc quá nhiều vào thị
trường lớn dẫn đến những rủi ro khi có biến động trên thị trường này.
- Chưa có sự đầu tư thích đáng về thời gian cũng như tiền của cho hoạt
động Marketing, điều đó thể hiện rõ ở chính sách khuếch trương sản phẩm,
Công ty chưa xác định được cho mình một chiến lược Marketing hoàn
chỉnh, các hoạt động xúc tiến thương mại còn yếu nên nhiều khách hàng
chưa biết đến Công ty cũng như các mặt kinh doanh của Công ty.
- Chính sách phân phối còn nhiều hạn chế, áp dụng chính sách này,
Công ty không kiểm soát được tình hình tiêu thụ hàng hoá và bị động trong
công tác thu mua.
- Còn có nhiều hạn chế trong hoạt động tìm kiếm bạn hàng.
- Quy mô thị trường còn nhỏ hẹp, chỉ mới chủ yếu phát triển ở thị
trường Châu á như : Trung quốc , Hôngkông, Singapore.
- Hoạt động nghiên cứu thị trường còn thiếu chủ động, các biện pháp
hỗ trợ cho xuất khẩu và phát triển thị trường vẫn còn nhiều bất cập, nhiều
chính sách đưa ra chưa được áp dụng một cách có hiệu quả, do đó nó ảnh
hưởng không nhỏ tới tình hình phát triển của Công ty.
3/. Nguyên nhân.
a. Nguyên nhân chủ quan:
Mặc dù Công ty duy trì được sự ổn định trong bối cảnh phức tạp,
song tình hình chung của toàn Công ty còn chứa đựng những yếu tố đáng
lo ngại, còn tồn tại một số vấn đề cản trở sự phát triển bền vững và có hiệu
quả của Công ty, bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:
- Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty chưa thực sự hoàn thiện, các
phòng nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiều nghiệp vụ trùng nhau,
nghiệp vụ của các cá nhân trong phòng ban còn chưa rõ ràng. Còn ỷ lại vào
các trưởng phòng, phó phòng và Ban giám đốc. Một số cán bộ, tinh thần
trách nhiệm chưa cao, do đó có phần làm giảm sút tính cạnh tranh, làm ảnh
hưởng xấu tới uy tín của Công ty, thông tin về thị trường xuất khẩu còn
thiếu, nhiều thông tin còn không chính xác, gây ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động của Công ty. Chất lượng phục vụ, khả năng cạnh tranh chưa cao,
nên đã đánh mất thị trường và một số bạn hàng.
- Việc triển khai thao tác các nghiệp vụ cụ thể, để biến chủ trương
giải pháp của Công ty thành hiện thực còn chậm chễ bộc lộ sự yếu kém,
xong nguyên nhân chính vẫn là từ những sự yếu kém của đội ngũ cán bộ
công nhân viên Công ty.
- Chưa có sự đầu tư thích đáng, cho công tác khuyếch trương các
hoạt động kinh doanh của Công ty mình, công tác marketing chưa được
chú trọng.
- Một số đơn vị cá nhân chậm đổi hướng phương pháp lề lối làm việc,
ít chịu nghiên cứu tìm hiểu, học tập để nâng cao kiến thức, hiểu biết về
chính sách, pháp luật, quy chế, nội quy của Công ty còn yếu, chưa thích
ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường.
b. Nguyên nhân khách quan:
Chính sách tín dụng Ngân hàng còn nhiều bất cập, giá thành các dịch
vụ Bưu chính Viễn thông còn quá cao, Nhà nước chưa có sự hỗ trợ trong
việc cung cấp thông tin về thị trường Thế giới cho các doanh nghiệp tham
gia xuất khẩu và nhiều chính sách nhà nước chưa phù hợp đến việc xuất
nhập khẩu.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG
TY CUNG ỨNG TẦU BIỂN QUẢNG NINH.
I/- PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI
GIAN TỚI.
1/.Vấn đề mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty.
Công ty Cung ứng Tầu biển Quảng Ninh đã đề ra phương hướng cho
mình để tồn tại và vươn lên, hoà nhập với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ
của nền kinh tế Thế Giới là duy trì và khôi phục thị trường chuyền thống
giữ vững và mở rộng thị trường hiện có đồng thời tập chung đi sâu vào
nghiên cứu thị trường và các châu lục khác đặc biệt là thị trường Châu mỹ
Công ty đã đề ra trong kế hạch phát triển của mình sau khi hiệp định
thương mại Việt Mỹ được ký kết và đưa vào áp dụng đã mở ra cho hàng
hoá Việt Nam và hàng hoá Mỹ xuất nhập khẩu một cách thuận lợi.
2/. Vấn đề xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Tập chung đẩy mạnh khai thác các loại hình kinh doanh hiện có chú
trọng nâng cao chất lượng phục vụ năng lực cạnh tranh để giữ vững và mở
rộng thị trường. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để mở mang thêm ngành
nghề, phạm vi kinh doanh.
Kinh doanh đúng pháp luật, triệt để tiết kiệm, kiểm soát chặt chẽ các
khoản chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường công tác giáo
dục chính trị tư tưởng để nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật
trong cán bộ công nhân viên. Phát huy sức mạnh của đoàn thể quần chúng,
tạo ra sức mạnh tổng hợp hoàn thành các mục tiêu đề ra.
* Kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của Công ty:
Với ưu thế kinh doanh xuất nhập khẩu đa dạng và phong phú cho dù
có sự cạnh tranh về giá cả song vẫn không gây khó khăn gì lớn đến Công ty.
Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ cũng như chất lượng
hàng hoá với giá kinh doanh phù hợp, để tạo đà phát triển ngày càng bền
vững của Công ty.
II/- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG TẦU BIỂN QUẢNG NINH.
1/. Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao trình độ cán bộ kinh doanh.
Công ty muốn đạt kết quả cao ttrong kinh doanh thì trước hết phải
hoàn thiện bộ maý quản lý. Bộ máy quản lý càng gọn nhẹ, thông suốt và
phận định rõ chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban thì mới nâng cao
được tinh thần trách nhiệm của từng phòng ban và đảm bảo tinh thần chung
của Công ty. Thực tế hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Cung ứng tàu biển Quảng Ninh chưa thật hợp lý, các phòng ban chức năng
nghiệp vụ còn chồng chéo, hoạt động còn kém hiệu quả.
Do vậy Công ty cần tiến hành những công việc sau: Phòng kinh
doanh phải cần thành lập thêm bộ phận Marketing, bộ phân này có nhiệm
vụ điều tra xác định nhu cầu thị trường, nghiên cứu mở rộng thị trường,
kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ đó kết hợp với các phòng đưa ra chiến lược
kinh doanh trong từng trường hợp cụ thể.
Đồng thời, Công ty cần chú trọng tới việc nâng cao trình độ cán bộ
công nhân viên như:
Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cả về
chuyên môn, nghiệp vụ và tổ chức quản lý hành chính. Nâng cao trình độ
và ngoại ngữ, sắp xếp lại lao động cho hợp lý và có hiệu quả. Có như vậy
mới đáp ứng được nhu cầu hiện nay và chiến lược phát triển trong tương lai
của Công ty.
Ngoài ra Công ty cần chú trọng quan tâm tới đời sống vật chất tinh
thần của cán bộ công nhân viên, áp dụng hình thức trả lương thoả đáng
theo khả năng công việc. Thực hiện tốt những vấn đề về quyền mà người
lao động được hưởng, để họ an tâm học tập và công tác. Tạo sự gắn bó của
công nhân viên đối với Công ty, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của
Công ty ngày càng mạnh mẽ.
2/. Chủ động trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường kinh doanh
xuất khẩu.
Công ty muốn mở rộng thị trường kinh doanh, thì trước hết cần đi
sâu vào nghiên cứu các thông tin về thị trường của từng khu vực của từng
Quốc gia về các vấn đề sau: Thu thập xử lý, chuyển tải thông tin kịp thời
đến các bộ phận của Công ty để có các biện pháp kịp thời thích ứng với sự
thay đổi môi trường bên trong và bên ngoài Công ty.
Tìm kiếm các bạn hàng, các địa chỉ giao dịch để giới thiệu, chào
hàng và thăm dò yêu cầu về nhu cầu hàng hoá của họ để tranh thủ cơ hội
kinh doanh.
- Cần nghiên cứu các quy định về pháp luật, về thuế quan và các thủ
tục cần xuất nhập khẩu hàng hoá của từng nước.
- Tăng cường nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của từng nước nhập
khẩu, để đưa ra kế hoạch đáp ứng các nhu cầu đó và cũng đồng thời đưa ra
các loại hàng hoá sản phẩm kích thích nhu cầu tiêu dùng của thị trường đó.
- Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh hiện nay của Công ty, để đưa ra
phân tích những mặt mạnh và yếu của họ, để tìm cách nhằm nâng cao khả
năng cạnh tranh của Công ty mình với các đối thủ cạnh tranh đó.
- Mở rộng quan hệ ngoại giao và gặp gỡ các bạn hàng để trao đổi
thông tin và tạo mối quan hệ kinh doanh với Công ty mình. Ngoài ra còn
phải tăng cường quan hệ với các ngành chức năng, cơ quan quản lý ngành
và các đơn vị cùng ngành để nâng cao tầm hiểu biết về thông tin cũng như
phương thức kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của mình.
- Qua các vấn đề trên Công ty cần phải nghiên cứu cẩn thận thị trường
và đề ra những giải pháp phù hợp để thích ứng với công việc kinh doanh
của mình.
3/. Chiến lược Marketing.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, cũng cần phải
quan tâm đến vấn đề Marketing sản phẩm hàng hoá, nó là một trong những
công cụ góp phần thúc đẩy lượng tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đó, đối với Công ty Cung ứng tàu biển Quảng
ninh vấn đề Marketing đã được thực hiện, nhưng còn yếu và nhiều thiếu sót.
Nên Công ty cần chú ý, thực hiện các vấn đề sau:
- Nên tuyển chọn đội ngũ nhân viên Marketing có năng lực, năng
động và sáng tạo.
- Công ty nên đầu tư tốt cho môi trường kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Công ty nên đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, chú trọng vào những
mặt hàng chủ lực và tiếp tục tìm kiếm nguồn thông tin, đi sâu vào đầu tư
công nghệ tin học, đào tạo nhân viên tin học có tay nghề cao. Bồi dưỡng và
nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên.
- Tăng cương quảng cáo tiếp thị trên mọi hình thức thông tin đại
chúng, vận dụng quảng cáo qua mạng Internet.
- Luôn luôn giữ vững uy tín của Công ty về mọi mặt.
4/. Áp dụng chiến lược Marketing - Mix vào công tác thâm nhập thị
trường nước ngoài.
a. Hoàn thiện chiến lược thị trường:
Trong thực tế, Công ty Cung ứng tàu biển mới tập trung vào một số
thị trường Châu á. Chưa phát huy được các lợi thế trong mối quan hệ với
các nước trong khu vực này. Do đó cần có được chiến lược cụ thể, để tăng
doanh thu kim ngạch buôn bán 2 chiều, Công ty sẽ xuất khẩu sang thị
trường này các loại hàng hoá, sản phẩm chủ lực để đáp ứng nhu cầu thoả
mãn thị trường đó, và để đổi lấy các thiết bị máy móc dây chuyền sản xuất
và các loại mặt hàng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu ở trong nước.
Song song với việc này, Công ty cần phải mở rộng thị trường sang
các khu vực khác như EU, Mỹ…vv. Đây là một thị trường thâm nhập hàng
hoá khó nên Công ty phải chú ý đảm bảo chất lượng hàng hoá, xác định
được lợi thế hàng hoá xuất khẩu của mình so với các đối thủ cạnh tranh có
cùng chủng loại hàng hoá và nhanh chóng nắm bắt đầy đủ về thông tin đối
thủ cạnh tranh đó. Công ty phải luôn luôn tăng cường phát huy nội lực để
đảm bảo yêu cầu xuất khẩu theo đúng nhu cầu thị trường đang cần ở doanh
nghiệp cung cấp.
b. Hoàn thiện chính sách sản phẩm:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, không đa dạng hàng hoá sản
phẩm, sẽ không đáp ứng được nhu cầu thị trường do vậy đa dạng hoá mặt
hàng là chiến lược Công ty cần quan tâm, để làm được điều này Công ty
cần phải có những công việc sau:
- Tổ chức thu mua tạo nguồn hàng phong phú đa dạng, do nguồn
hàng xuất khẩu của Công ty là nhiều mặt hàng khác nhau, do vậy không tập
trung thành từng vùng mà nó nằm rải rác ở khắp mọi nơi trong và ngoài
nước. Nên Công ty cần phải ký hợp đồng với các tư thương, các hãng và
các Công ty. Trong hợp đồng quy định cụ thể về chất lượng, chủng loại, giá
cả, thời gian giao hàng và phương thức thanh toán. Công việc này giúp
Công ty kiểm soát được tất cả những lô hàng, tranh thủ tận dụng được năng
lực của các bên trong việc thu mua hàng.
- Công ty cần đưa ra các biện pháp, cần giữ vững và nâng cao chất
lượng hàng hoá, như việc tổ chức kiểm tra chất lượng trong khâu thu gom
và luôn luôn chú ý đến khâu bảo quản hàng hoá trong kho.
- Công ty cần liên doanh kết hợp với các ngành với các Công ty, các
địa phương có các hàng hoá sản phẩm mà công ty phải cần thu mua để xuất
khẩu, để đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá đó. Điều đó sẽ
giúp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu đó do chi phí
thu mua giảm đi, nguồn hàng luôn luôn chủ động tạo nhiều công ăn việc
làm cho người dân.
c. Hoàn thiện chính sách giá cả:
Sản phẩm hàng hoá của Việt Nam hiện nay còn gặp rất nhiều khó
khăn trên thị trường, vì có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước
cùng tham gia xuất khẩu. Vì vậy nếu Công ty đặt giá cao thì sẽ mất khách
hàng, còn nếu thấp sẽ bị thua lỗ. Do đó Công ty cần phải cân bằng giữa 2
yếu tố này để hoạt động kinh doanh có lãi.
Chính sách giá cả hoàn thiện có tính quyết định đến sức cạnh tranh
của các mặt hàng này. Phải tính được giá phù hợp sao cho công ty có lợi
nhuận khi xuất khẩu hàng, nhưng cũng phải thắng được đối thủ cạnh tranh
để xuất khẩu được các loại mặt hàng với số lượng lớn. Luôn phải xác định
một chính sách giá linh hoạt đó chính là một yếu tố quan trọng để phát huy
sức mạnh xuất nhập khẩu của Công ty trên thị trường trong nước cũng như
ngoài nước.
Giá cả luôn ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng hàng xuất khẩu nên
ngoài việc xác định giá cho mỗi khu vực thị trường, nên áp dụng thêm
chính sách triết khấu theo khối lượng đơn hàng, giảm giá cho các bạn hàng
thường xuyên của Công ty, khuyến mại cho các khách hàng nhập với số
lượng lớn. Với việc hoàn thiện chính sách giá cả này Công ty sẽ mở rộng
thêm nhiều thị trường mới, thúc đẩy nâng cao hiệu quả kinh doanh của
Công ty.
d. Hoàn thiện kênh phân phối:
Chức năng chính của kênh phân phối là đưa sản phẩm hàng hoá và
dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Sản phẩm hàng hoá có chất
lượng tốt, giá cả phù hợp cũng chưa chắc được chấp nhận rộng rãi trong thị
trường nếu kênh phân phối không hợp lý. Một kênh phân phối phù hợp, cần
phải có những yêu cầu sau:
Phải phân phối đúng mặt hàng người tiêu dùng cần, đúng lúc, đúng
nơi đúng thời vụ, với chi phí thấp nhất. Kênh phân phối mà Công ty đang
áp dụng còn nhiều nhược điểm như không nắm rõ được cụ thể tình hình sản
phẩm hàng hoá trên thị trường Quốc tế, trong mua hàng còn gặp nhiều khó
khăn. Nên Công ty cần phải sớm có kế hoạch chuyển kênh phân phối từ
gián tiếp sang trực tiếp để có thể hoàn thiện được những nhược điểm mà
Công ty đang vấp phải.
e. Chính sách khuyếch trương sản phẩm:
Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược quảng cáo về sản
phẩm hàng hoá cũng như chức năng kinh doanh của Công ty mình.
Chiến lược quảng cáo của công ty:
Để thực hiện chiến lược quảng cáo của mình nhằm thu hút sự chú ý
của khách hàng trên thế giới đến Công ty, Công ty cần phải áp dụng các
phương tiện như báo chí, truyền hình niên giám điện thoại... tạo cho khách
hàng thấy được nhu cầu của sản phẩm.
Công ty cần phải mạnh dạn đầu tư cho quảng cáo một khoản chi phí
nhất định và sẽ ngày càng tăng trong thời gian tới.
Công ty phải có Cataloge giới thiệu về Công ty bằng tiếng Việt cũng
như tiếng Anh hay tiếng của các quốc gia nhập khẩu. Việc làm này giúp
cho bạn hàng thấy được sự tôn trọng đối với họ và sẽ tạo được ấn tượng tốt
của bạn hàng đối với Công ty.
Việc xúc tiến bán hàng và yểm trợ:
- Mở rộng, tham gia tích cực vào các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản
phẩm hàng hoá của Công ty trong nước và ngoài nước. Tuyển chọn đội ngũ
nhân viên Marketing có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và nhiệt tình
với công việc.
- Phương châm hoạt động của Công ty luôn coi khách hàng là
thượng đế, liên lạc thường xuyên với khách hàng băng thư từ, cũng như
điện thoại để thăm hỏi và củng cố mối quan hệ thường xuyên của Công ty
đối với khách hàng.
Những vấn đề nêu trên không ngoài mục đích hoàn thiện hoạt động
mở rộng thị trường nước ngoài của Công ty thúc đẩy hoạt động kinh doanh
của Công ty trong thời gian tới.
III/- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC.
Công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh là doanh nghiệp kinh doanh
thương mại xuất nhập khẩu, dịch vụ hàng hải, đặc điểm cơ bản là làm dịch
vụ, không phải là đơn vị sản xuất hàng hoá cụ thể. Thực trạng hoạt động
kinh doanh của Công ty còn gặp nhiều khó khăn phức tạp trong khi pháp
lệnh nhà nước giao cao gấp đôi năm 2001, đòi hỏi lãnh đạo và toàn thể cán
bộ công nhân viên trong Công ty phải ra sức phát huy những thành tích đã
đạt được, kịp thời khắc phục thiếu sót, khuyết điểm, đoàn kết, năng động
và nỗ lực phấn đấu hơn nữa để hoàn thành kế hoạch nhà nước giao, giữ tốc
độ tăng trưởng cao và phát triển bền vững.
Trong việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá hiện nay, khó
khăn không chỉ riêng đối với Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Ninh mà
còn là tình hình chung của các doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu
của Việt Nam khác. Vì vậy nhà nước cần có những biện pháp giúp đỡ
doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu. Theo ý kiến của em Nhà nước
cần có những biện pháp sau:
- Đề nghị Bộ Thương mại và các ngành Trung Ương thông qua các
văn phòng chi nhánh đại diện ở nước ngoài, nắm bắt nhu cầu thị trường và
giá cả hàng hoá ở từng nước kịp thời thông báo giúp đỡ cho Công ty có
được những thông tin cần thiết.
- Đề nghị Nhà nước thông qua hệ thống Ngân hàng thực hiện cơ chế
bảo lãnh tiền vay chứng từ thương mại, tiền mua và bán, hàng trả chậm,
bảo lãnh nộp thuế, bảo đảm hợp đồng đối với các đơn vị tổ chức, tham gia
hoạt động xuất khẩu có quan hệ với Công ty.
- Đơn giản hoá thứ tự cho việc cấp giấy xuất khẩu, tránh sự rườm rà
gây lãng phí thời gian cho người ( Đơn vị ) xin phép xuất nhập khẩu.
- Nhanh chóng xây dựng quỹ hỗ trợ cho các bên tham gia sản xuất
hàng xuất khẩu.
KẾT LUẬN
Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, với chủ trương cải cách mở
cửa nền kinh tế quốc dân. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định nền kinh tế
nước ta là nền kinh tế cơ cấu nhiều thành phần và đã có những định hướng
khuyến khích để các thành phần kinh tế đó cùng nhau vẽ lên bức tranh kinh
tế sôi động và phong phú. Đặc biệt có những định hướng rõ nét về thương
mại Quốc tế, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cùng
tham gia xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm thu hút số lượng lớn ngoại tệ,
cải thiện cán cân thanh toán đã trải qua một thời kỳ dài thâm hụt và đặc biệt
làm gia tăng lợi nhuận cả về mặt kinh tế lẫn xã hội của từng hoạt động
trong lĩnh vực xuất khẩu đó.
Nên việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá, là một việc
mang tính chất chiến lược rất quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp
mà còn là chiến lược đối với một Quốc gia trong công cuộc đổi mới của
Việt Nam, để hàng hoá Việt nam phát triển tăng trưởng và chiếm lĩnh được
thị trường nước ngoài thì ngay bây giờ các doanh nghiệp Việt nam nói
chung và Công ty Cung ứng tàu biển Quảng Ninh nói riêng phải kết hợp
với Nhà nước và các thành phần kinh tế khác tích cực tham gia và cam kết
thực hiện các kế hoạch đã đưa ra, đồng thời phải có những thích ứng kịp
thời với những thay đổi nhanh chóng của thị trường hiện nay.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa nắm được các thông tin
đầy đủ và chưa có nhiều kinh nghiệm nên cần có những chỉ đạo của Nhà
nước để các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh lẫn nhau, cùng
thống nhất các biện pháp thực hiện và quyền lợi thống nhất của từng doanh
nghiệp và của cả nước.
Trong thời gian thực tập và hoàn tất chuyên đề tốt nghiệp mặc dù đã
cố gắng nhưng thời gian có giới hạn, số liệu thu nhập còn hạn chế nên bài
viết này chưa đề cập đầy đủ các vấn đề có liên quan và không tránh khỏi
các sai xót. Em rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của cô giáo
hướng dẫn, các bạn và những người quan tâm.
Em xin chân thành cảm ơn tới PGS. TS : Nguyễn Thị Hường cùng
các thầy cô giáo ở Trường Đại học kinh tế Quốc Dân và các bạn trong lớp.
Phụ lục:
1. HONGKONG PROSPERITY TRADING CO.,
2. WO KEE TRADING CO., LTD.
3. INTERPARTS TRADING COMPANY
4. VAST CHINA ( HK) LIMITED.
5. MANSON INTERNATIONAL FROZEN FOOD TRADING
CO.,
6. CPUSED TRUCK CAR SALES.
7. LI YUEN SHIPPING ENTERPRISE.
8. GERVINTAL IMPORT-EXPORT.
9. HUA YANG INVESTMENT PTE LTD.
10. VANG HENG SAM IONG MAO IEC CONG SI MACAU.
11. EVERON ENTERPRISE LTD.
12. DONG XINH SHI GANG WU FAZHAN ZONG GONGSI
13. NAN JING CEREALS, OIL AND FOODS TUFFS IMP. AND
EXP. CHINA
14. ZHANG JIA GANG FREE TRADEZON XING QIAN
INTERNATIONAL TRADING CO., LTD.
15. PAK KUI KO CHOI CONGSI.
16. PACO COMPANY- HONGKONG.
17. ZHUHAI COMPANY OF GUANGDONG FOREIGN
ECONOMIC.
18. GUANGXI FANG CHENG ZHIWU JIN CHUKOU GONGSI-
CHINA
19. SCITECHIMEX CO.
20. HUA SHENG GUOJI MAOYI YOUXIAN GONG SI.
21. SANMAX DEVELOPMENT LTD.
22. SHINNON LITMITED.
23. TOP PRODUCTS GROUP LIMITED HONG KONG
24. NCC IMPORT & EXPORT.
25. WAGEN ( CHINA) LIMITED.
26. VANLEE TRADING PTE. LTD.
27. HING FA TRADING COMPANY
28. CIA MACAU FIVE STAR
29. S.U TRADING COMPANY
30. WINS OVERSEAS DEVELOPMENT CO. LTD
31. RING POWER LTD.
32. PANWOOD CO/LIAN HUP BROTHERS PTE LTD.
33. PIT SHING HONG/
34. PAK KUI IMPORT EXPORT CO. LTD.
35. THANH BINH TRADING CORP., CANADA
36. WELL HORSE INTERNATIONAL LIMITED.
37. YUE SHING MORTOR &TRADING CO.
38. GROSSTON DEVELOPMENTS LTD.
39. LINK FAIR LIMIED
40. TOKAI TRAIDNG CO.
41. THE WELL TRADING CO.HK LTD.
42. SAM YUN INTERNATIONAL TRADING CO.
43. HUAXIN TRADE DEVELOPMENT CO.
44. WELL HORSE INTERNATIONAL LIMITED.
45. HOI SHING TRADING CO., HONGKONG.
46. FARVIEW TRADING CO.
47. T.A.D TRADING PTE. LTD.
48. AUTOMATIC AUTO SALES CO.
49. MING TRANSPORT SERVICE LTD.
50. WINS OVERSEAS DEVELOPMENTS CO. LTD.
51. TALENTAN COMPANY LIMITED.
52. HIP CHEONG TRADING CO., HONGKONG.
53. AWA INTERNATIONAL, INC USA.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty Cung ứng tầu biển Quảng ninh
1988- 06/2002.
2. Philip Kotler:Marketing căn bản (tài liệu dịch), Nhà xuất bản Thống kê
Hà nội 1994.
3. Philip Kotler: Những nguyên lý tiếp thị (tài liệu dịch), nhà xuất bản
TP.Hồ Chí Minh, 1994.
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
1
Lời mở đầu 2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP. 5
I/- THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG 5
1. Các vấn đề cơ bản về thị trường 5
2. Các phương thức mở rộng thị trường nước ngoài 11
II/- CÁC PHƯƠNG PHÁP THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
NƯỚC NGOÀI. 14
1. Các phương thức để tiếp cận thị trường nước ngoài. 14
2. Các chiến lược để phát triển thị trường 14
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH XUẤT KHẨU VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG NƯỚC
NGOÀI CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG TẦU BIỂN QUẢNG NINH
TRONG THỜI GIAN QUA. 16
I/- SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
CUNG ỨNG TẦU BIỂN QUẢNG NINH. 16
1. Quá trình hình thành. 16
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 17
II/- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG TẦU BIỂN
QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA. 21
1. Vài nét về tình hình xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua 21
2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty. 25
3. Cơ cấu hình thức xuất khẩu. 27
4. Cơ cấu thị trường và các bạn hàng thường xuyên của Công ty.
28
5. Các biện pháp mà Công ty áp dụng để mở rộng thị trường
nước ngoài. 31
III/- ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG
TẦU BIỂN QUẢNG NINH. 35
1. Ưu điểm. 35
2. Nhược điểm. 37
3. Nguyên nhân. 38
CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM
MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY
CUNG ỨNG TẦU BIỂN QUẢNG NINH. 41
I/- PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG CỦA CÔNG TY TRONG
THỜI GIAN TỚI. 41
1. Vấn đề mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty. 41
2. Vấn đề xây dựng kế hoạch kinh doanh. 41
II/- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT
KHẨU CỦA CÔNG TY CUNG ỨNG TẦU BIỂN QUẢNG NINH. 42
1. Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao trình độ cán bộ kinh doanh 42
3. Chủ động trong việc tìm kiếm thông tin về thị trường kinh
doanh xuất khẩu. 42
4. Chiến lược marketing 43
5. Áp dụng chiến lược Marketing - Mix vào công tác thâm nhập
thị trường nước ngoài. 44
III/- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC. 46
KẾT LUẬN. 48
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh.pdf