Luận văn Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động tạo nguồn mua hàng tại Trung tâm Thương mại INTIMEX - Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX

Tài liệu Luận văn Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động tạo nguồn mua hàng tại Trung tâm Thương mại INTIMEX - Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX: 1 Luận văn Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động tạo nguồn mua hàng tại Trung tâm Thương mại INTIMEX - Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX 2 Lời nói đầu Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, phân công lao động của từng nước cũng như trên phạm vi quốc tế ngày càng cao và gắn bó với nhau. Xu thế toàn cầu hoá trong sản xuất và lưu thông hàng hoá đòi hỏi mọi quốc gia, mọi tập đoàn cũng như mọi cá nhân không thể đứng ngoài. Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, một nền kinh tế đóng cửa không thể phát triển được. Cách đó chỉ kéo dài sự nghèo đói và bần cùng hoá. Nhận thức được vấn đề đó, tại đại hội Đảng VI (1986) Đảng ta đã chủ trương chuyển nền kinh tế từ cơ chế xã hội hoá tập trung sang xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Việc chuyển đổi nền kinh tế tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội làm ăn mới nhưng cũng nhiều thách thức mới. Các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường cạnh tr...

pdf89 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động tạo nguồn mua hàng tại Trung tâm Thương mại INTIMEX - Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động tạo nguồn mua hàng tại Trung tâm Thương mại INTIMEX - Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX 2 Lời nói đầu Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, phân công lao động của từng nước cũng như trên phạm vi quốc tế ngày càng cao và gắn bó với nhau. Xu thế toàn cầu hoá trong sản xuất và lưu thông hàng hoá đòi hỏi mọi quốc gia, mọi tập đoàn cũng như mọi cá nhân không thể đứng ngoài. Trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, một nền kinh tế đóng cửa không thể phát triển được. Cách đó chỉ kéo dài sự nghèo đói và bần cùng hoá. Nhận thức được vấn đề đó, tại đại hội Đảng VI (1986) Đảng ta đã chủ trương chuyển nền kinh tế từ cơ chế xã hội hoá tập trung sang xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Việc chuyển đổi nền kinh tế tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội làm ăn mới nhưng cũng nhiều thách thức mới. Các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Việc mua hàng và bán hàng không còn theo kế hoạch của nhà nước. Doanh nghiệp phải tự lo tất cả các vấn đề từ hoạt động nghiên cứu thị trường cho đến hoạt động tạo nguồn, mua hàng, bán hàng... Nhiệm vụ chủ yếu của các DNTM là đảm bảo cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng những hàng hoá đủ về số lượng, tốt về chất lượng, kịp thời gian yêu cầu và thuận lợi cho khách hàng. Chỉ có thực hiện tốt nhiệm vụ này DNTM mới có thể thu hút được khách hàng và đứng vững trên thị trường. Nhưng để làm được điều này các DNTM phải thực hiện tốt công tác tạo nguồn hàng của doanh nghiệp. Công tác mua hàng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động bán hàng của doanh nghiệp. Nếu không có nguồn hàng doanh nghiệp không thể kinh doanh được. Mặt khác, nguồn hàng và tạo nguồn hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng giúp cho hoạt động kinh doanh tiến hành thuận lợi, kịp thời, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá, đồng thời đảm bảo uy tín với khách hàng, làm cho việc cung ứng hàng diễn ra một cách liên tục, ổn định và tránh đứt đoạn. Không những thế, công tác tạo nguồn hàng tốt còn giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, có tiền bù đắp chi phí, có lợi nhuận để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. 3 Làm thế nào để hoạt động tạo nguồn mua hàng có hiệu quả và phát huy được vai trò quan trọng của nó? Qua thời gian thực tập tại Trung tâm Thương mại INTIMEX, tôi đã quan tâm và nhận thấy nhiều vấn đề tích cực và hạn chế trong hoạt động kinh doanh của Trung tâm, đặc biệt là hoạt động tạo nguồn và mua hàng vì đây là hoạt động quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động khác. Đề tài: "Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động tạo nguồn mua hàng tại Trung tâm Thương mại INTIMEX - Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX" được nêu ra với mong muốn giải quyết vấn đề trên. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác đảm bảo nguồn hàng cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp và phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong việc phân tích hoạt động tạo nguồn mua hàng cho hoạt động kinh doanh nội địa của Trung tâm Thương mại INTIMEX trong thời gian qua (từ 1999-2000). Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở lý luận về hoạt động tạo nguồn mua hàng để tiến hành phân tích hoạt động tạo nguồn mua hàng của Trung tâm trong thời gian qua và đưa ra những nhận xét đánh giá về hoạt động này. Trên cơ sở lý luận và những phân tích đánh giá đó, tiến hành xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tạo nguồn, mua hàng, tạo ra nguồn hàng ổn định, phong phú, có chất lượng, với giá cả thấp nhất cho Trung tâm Thương mại INTIMEX trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Thông qua việc thống kê, tổng hợp số liệu để tiển hành phân tích, so sánh, dự báo từ đó đưa ra những đánh giá và hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tạo nguồn, mua hàng tại Trung tâm Thương mại INTIMEX. 4 Chương I: Nguồn hàng và nội dung hoạt động tạo nguồn, mua hàng của các doanh nghiệp thương mại. I.Vai trò của công tác tạo nguồn và mua hàng ở các DNTM. I.1. Nguồn hàng của các DNTM. I.1.1.Quan niệm về nguồn hàng. Nguồn hàng của các doanh nghiệp là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hoá thích hợp với nhu cầu của khách hàng đã và có khả năng mua được trong kỳ kế hoạch. Như vậy, nguồn hàng của doanh nghiệp không bao gồm tất cả những hàng hoá trên thị trường mà nó chỉ giới hạn ở những hàng hoá phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong kỳ kế hoạch về khối lượng, cơ cấu mặt hàng và chủng loại quy cách cụ thể. Và những hàng hoá này phải nằm trong cân đối kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đã hoặc chắc chắn có trong kỳ kế hoạch. I.1.2. Phân loại nguồn hàng. Người ta có thể đứng từ nhiều giác độ khác nhau để phân tích và phân loại nguồn hàng. Về cơ bản có thể phân loại nguồn hàng theo những cách sau: I.1.2.1. Theo mức độ quen thuộc của nguồn hàng. Phân loại theo tiêu thức này người ta có thể chia nguồn hàng thành các nguồn hàng truyền thống và nguồn hàng mới. Nguồn hàng truyền thống là những hàng hoá mà doanh nghiệp đã kinh doanh nhiều năm và có nhà cung cấp ổn định về những hàng hoá đó. Nguồn hàng này có ưu điểm là doanh nghiệp có nhiều hiểu biết về hàng hoá, về mức độ tiêu thụ hàng hoá trên thị trường và có quan hệ thân thiết với nhà cung cấp. Do đó doanh nghiệp có thể tạo ra sự ổn định lâu dài cho nguồn hàng, cũng như sẽ có khả năng được hưởng nhiều dịch vụ hơn từ phía nhà cung cấp. Với các nhà cung cấp truyền thống doanh nghiệp có thể được hưởng nhiều ưu đãi hơn về chiết khấu, được ưu tiên mua hàng trong trường hợp hàng hoá khan hiếm. 5 Chính vì những lý do đó mà các doanh nghiệp luôn cố gắng giữ mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp truyền thống và biến các nguồn cung cấp mới thành nguồn cung cấp truyền thống. Nguồn hàng mới bao gồm những hàng hoá mà doanh nghiệp khai thác từ những nhà cung cấp mới. Nguồn hàng này chưa ổn định nhiều khi mang tính chất tình huống. Nhưng trong một số trường hợp thì đây là nguồn hàng ổn định trong tương lai nếu như doanh nghiệp biết cách khai thác. I.1.2.2. Theo suất xứ của hàng hoá. Phân loại theo tiêu thức này, nguồn hàng gồm có nguồn hàng được sản xuất trong nước và nguồn hàng nhập khẩu. Nguồn hàng sản xuất trong nước bao gồm những hàng hoá do các đơn vị sản xuất trong nước sản xuất ra. Ưu điểm của nguồn hàng này là DNTM có thể chủ động tìm hiểu khả năng sản xuất về chất lượng, quy cách, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm cũng như tiến độ giao hàng, các điều kiện tiếp nhận vận chuyển đơn giản. Tuy nhiên nguồn hàng trong nước chất lượng chưa cao, mẫu mã thiếu sự da dạng và chưa thật phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, giá cả còn cao so với sản phẩm cùng loại trên thế giới. Nguồn hàng nhập khẩu: những hàng hoá trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng được nhập khẩu từ nước ngoài. Những hàng hoá này thường có chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng đẹp, phong phú, hấp dẫn người tiêu dùng. Nhưng để có được nguồn hàng này DNTM phải thực hiện nhiều nghiệp vụ phức tạp và gặp nhiều khó khăn trong công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài cũng như tìm hiểu về khả năng cung cấp hàng hoá của thị trường nước ngoài. Khi quan hệ với các thương nhân nước ngoài doanh nghiệp phải chú ý tới các vấn đề mang tính văn hoá dân tộc, các phong tục tập quán, tâm lý của bạn hàng nước ngoài... Việc đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng cũng phức tạp hơn so với những quan hệ mua - bán trong nước. I.1.2.3. Theo mức độ ổn định của nguồn hàng. 6 Theo tiêu thức này, người ta có thể phân nguồn hàng thành hai loại: nguồn hàng hoá được cung cấp theo hợp đồng dài hạn và nguồn hàng hoá mang tính chất tình huống. Nguồn hàng được cung cấp theo hợp đồng dài hạn: tất cả những hàng hoá mà doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng mua - bán dài hạn từ một năm trở lên đều được xếp vào loại này. Đây là nguồn hàng rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì nó thể hiện sự ổn định của nguồn cung cấp. Trong chiến lược phát triển nguồn hàng của DNTM, việc tạo ra nguồn hàng ổn định thông qua các hợp đồng dài hạn là một nội dung rất quan trọng và là trọng tâm của chiến lược phát triển nguồn hàng. Nguồn hàng mang tính chất tính huống: thực chất đây là nguồn hàng được khai thác thông qua các hợp đồng mua bán chỉ mang tính chất tình huống. Doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ mua - bán một lần và sau đó thì không còn quan hệ trở lại trong một thời gian dài. Nguồn hàng này thường chỉ có trong những trường hợp đặc biệt và chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nguồn hàng của DNTM. I.1.2.4. Phân loại nguồn hàng theo tiêu thức nhà cung cấp. Theo tiêu thức này DNTM có thể chia nguồn hàng theo từng nhà cung cấp: nhà cung cấp lớn, nhỏ, nhà cung cấp truyền thống, nhà cung cấp mới. Khi phân loại theo tiêu thưac này, doanh nghiệp sẽ biết được khả năng khai thác hàng hoá từ từng nhà cung cấp là bao nhiêu, cũng như thấy được sự ảnh hưởng của từng nhà cung cấp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra các chính sách phù hợp để duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp Ngoài những cách phân loại trên người ta có thể phân loại nguồn hàng theo những tiêu thức sản phẩm, mối quan hệ với nguồn hàng, ... I.2. Vai trò của nguồn hàng và công tác tạo nguồn mua hàng ở DNTM. I.2.1. Quan niệm về hoạt động tạo nguồn và mua hàng. 7 Hoạt động tạo nguồn mua hàng là toàn bộ những nghiệp vụ nhằm tạo ra nguồn hàng phù hợp về cơ cấu, tốt về chất lượng, đồng bộ và kịp thời theo theo đúng nhu cầu của khách hàng. I.2.2. Vai trò của nguồn hàng và công tác tạo nguồn, mua hàng ở DNTM. Trong kinh doanh thương mại, tạo nguồn mua hàng là hai hoạt động nghiệp vụ đầu tiên, mở đầu cho hoạt động lưu thông hàng hoá. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động bán hàng và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Một sự thay đôỉ quá mức của "đầu vào" sẽ ảnh hưởng đến "giá đầu vào", "chi phí", "thời điểm cung cấp hàng hoá ", "khối lượng cung cấp" đã được tính đến ở "đầu ra". Việc không kiểm soát được sự ổn định về nguồn cung cấp có thể phá vỡ toàn bộ chương trình kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy sự ổn định của nguồn cung cấp hàng hoá là một tiềm lực quan trọng của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của nguồn hàng và công tác tạo nguồn hàng còn được thể hiện ở các vai trò cụ thể sau: Thứ nhất, nguồn hàng là điều kiện không thể thiếu của hoạt động kinh doanh. Nếu không có nguồn hàng thì hoạt động kinh doanh không thể tiến hành được. Nhưng để hoạt động kinh doanh tiến hành tốt thì nguồn hàng phải tốt. Nghĩa là nguồn hàng phải đảm bảo được các yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu, tính đồng bộ so với nhu cầu của khách hàng. Thứ hai, nguồn hàng và tạo nguồn hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng giúp cho hoạt động kinh doanh tiến hành thuận lợi, kịp thời gian, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp bán hàng nhanh chóng, đồng thời đảm bảo uy tín với khách hàng, làm cho việc cung ứng hàng hoá diễn ra liên tục, ổn định tránh đứt đoạn. Thứ ba, nguồn hàng và tạo nguồn hàng tốt sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả: giảm chi phí đầu vào, thu hồi vốn nhanh, có tiền để bù đắp chi phí cho kinh doanh, có lợi nhuận để phát triển và mở rộng kinh doanh. Thứ tư, nguồn hàng và tạo nguồn hàng tốt giúp cho doanh nghiệp cân đối được cung - cầu về mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh. 8 Thứ năm, nguồn hàng là phương tiện để các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau. Các doanh nghiệp có thể cạnh tranh với nhau trên nhiều phương diện khác nhau như giá cả, sản phẩm, dịch vụ,... Một nguồn hàng tốt và ổn định không những giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh với những đối thủ khác trên phương diện giá cả mà còn trên phương diện sản phẩm. Đó chính là sự độc đáo, đa dạng của sản phẩm cũng như sự ổn định về việc cung cấp hàng hoá cho người tiêu dùng của nhà thương mại. Đây là phương tiện quan trọng để thu hút sự chú ý của khách hàng tới các sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, đối với các DNTM muốn phát triển và mở rộng kinh doanh, việc bảo đảm nguồn hàng chất lượng tốt, nguồn hàng cung ứng ổn định lâu dài, giá cả phải chăng là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp. II. Nội dung của hoạt động tạo nguồn và mua hàng. Kinh doanh thương mại là đầu tư tiền của công sức vào hoạt động mua, bán hàng hoá dịch vụ để kiếm lời. Nghĩa là kinh doanh thương mại phải thực hiện hoạt động mua để bán, mua hàng không phải để tiêu dùng mà để bán lại cho người tiêu dùng trên thị trường. Cũng giống như các đơn vị sản xuất, các DNTM hoạt động trên thị trường "đầu vào" nhằm chuẩn bị đầy đủ các yếu tố đầu vào cho kinh doanh như vốn kinh doanh, sức lao động và quan trọng nhất là hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Xét về chức năng và mục đích của hoạt động kinh doanh, bán hàng là điểm xuất phát, là hoạt động kinh doanh cơ bản, chi phối các hoạt động khác như tạo nguồn, mua hàng, nghiên cứu thị trường, vận dụng marketing... Còn tạo nguồn, mua hàng thực chất là hoạt động nhằm đảm bảo nguồn hàng đầu vào cho kinh doanh. Tạo nguồn, mua hàng là hai hoạt động khác nhau nhưng có mối liên kết chặt chẽ với nhau trong ''chuỗi xích" của hoạt động đảm bảo nguồn hàng cho kinh doanh. Tạo nguồn là đi xác định người cung cấp hàng hoá và các điều kiện để đảm bảo có hàng.Yêu cầu và cũng chính là mục tiêu của hoạt động tạo nguồn 9 là tạo ra nguồn hàng phong phú, ổn định, giá hợp lý, chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Mua hàng là hành vi thương mại nhằm chuyển đổi hình thái giá trị từ tiền sang hàng. Nhưng trong KDTM việc mua hàng là để bán, hàng hoá mua về sẽ được chuyển đổi thêm một lần nữa từ hàng sang tiền và lượng tiền thu được phải lớn hơn so với lượng tiền bỏ ra để mua hàng. Để thực hiện được điều đó DNTM phải mua được hàng hoá tốt nhất với chi phí thấp nhất. II.1. Nội dung công tác tạo nguồn của DNTM. II.1.1. Nghiên cứu thị trường. II.1.1.1. Phương pháp nghiên cứu thị trường. Để nghiên cứu thị trường, DNTM thường sử dụng hai phương pháp: nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu tại hiện trường. Phương pháp nghiên cứu tại bàn hay còn gọi là phương pháp nghiên cứu văn phòng là cách nghiên cứu, thu thập thông tin qua các tài liệu như sách báo, tạp chí, đài phát thanh truyền hình, niên giám thống kê, các tài liệu sẵn có của doanh nghiệp (báo cáo tổng kết định kỳ và cuối năm về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp) và một số nguồn tài liệu khác. Qua nguồn tài liệu trên doanh nghiệp có thể tìm hiểu được tình hình hàng hoá trên thị trường, khả năng cung ứng hàng hoá, khả năng nhập khẩu, tình hình dự trữ .... Nghiên cứu tại bàn giúp doanh nghiệp nhìn khái quát về tình hình cung - cầu hàng hoá cần nghiên cứu trên thị trường. Đây là phương pháp tương đối dễ làm, thời gian tiến hành nhanh, chí phí thấp, nhưng đòi hỏi người nghiên cứu phải có chuyên môn vững, biết cách thu thập, đánh giá và phân tích thông tin. Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế là dựa vào tài liệu đã được xuất bản nên có độ trễ so với thực tế. Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường là việc trực tiếp cử nhân viên xuống tận nơi nghiên cứu. Cán bộ nghiên cứu trực tiếp thu thập thông tin và số liệu ở các đơn vị tiêu dùng lớn, ở khách hàng, ở các nhà cung cấp hàng hoá 10 bằng cách điều tra trọng điểm, điều tra chọn mẫu, điều tra điển hình hay điều tra toàn bộ. Việc thu thập thông tin có thể thông qua các cuộc phỏng vấn, gửi phiếu điều tra, hội nghị khách hàng... Nghiên cứu tại hiện trường có thể thu thập được những thông tin sinh động, thực tế, hiện tại, độ chính xác cao hơn so với phương pháp nghiên cứu tại bàn. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi chi phí lớn, cán bộ đi thu thập thông tin phải vững chuyên môn và có đầu óc thực tế. Mỗi phương pháp nghiên cứu thị trường có những ưu điểm và hạn chế riêng. Việc kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu sẽ hạn chế được những thiếu sót và phát huy được những điểm mạnh của từng phương pháp. II.1.1.2. Nội dung nghiên cứu. Khi xây dựng kế hoạch kinh doanh, DNTM đã phải tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu của khách hàng và các nhân tố ảnh hưởng khác. Khi tiến hành công tác tạo nguồn mua hàng để thực hiện kế hoạch kinh doanh, DNTM lại nghiên cứu thị trường một lần nữa. Việc nghiên cứu này dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường ở mức độ tổng quát khi lập kế hoạch kinh doanh. Trên cơ sở nhu cầu chung đã được xác định, doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu để xác định nhu cầu cụ thể, nhãn hiệu hàng hóa và các nhà cung cấp cụ thể. Nội dung nghiên cứu bao gồm: * Xác định nhóm sản phẩm cụ thể và xuất sứ của hàng hoá. Để thoả mãn nhu cầu của khách hàng có rất nhiều sản phẩm khác nhau trong cùng một dòng sản phẩm. Mỗi loại có chất lượng khác nhau, thoả mãn nhu cầu của khách hàng ở các mức độ khác nhau đồng thời thu hút khách hàng ở những mức độ khác nhau. Chính vì vậy, DNTM cần nghiên cứu để xác định và chọn ra một số sản phẩm thoã mãn tốt nhất nhu cầu của nhóm khách hàng trọng điểm. Việc lựa chọn sản phẩm dựa trên mức độ thoả mãn nhu cầu khách hàng. Sau khi xác định được nhóm sản phẩm doanh nghiệp cần đi xác định xuất sứ của nhóm sản phẩm đó ( nước nào sản xuất ra sản phẩm? và cụ thể hơn sản phẩm được sản xuất bởi hãng nào?). Trên thị trường một loại sản phẩm có 11 nhiều nhãn hiệu sản xuất khác nhau và có chất lượng khác nhau. Vì vậy trong quá trình xem xét, đánh giá và lựa chọn sản phẩm thu mua doanh nghiệp cần đưa ra một số căn cứ lựa chọn. Có thể dựa trên một số căn cứ sau: - Chu kỳ sống của sản phẩm: cần xác định sản phẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ ( giới thiệu sản phẩm/ thị trường phát triển/ thị trường bão hoà/ thị trường suy giảm). - Mức độ quen thuộc của nhãn hiệu hàng hoá. ( Nhãn hiệu bị loại bỏ/ nhãn hiệu không được công nhận/ nhãn hiệu được công nhận/ nhãn hiệu được ưa thích/ nhãn hiệu được tín nhiệm). Mỗi một sản phẩm khi tung ra thị trường đều phải trải qua các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống. Do đó việc xác định chính xác sản phẩm đang ở giai đoạn nào rất quan trọng. Phân kỳ sống của sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp. Cũng như chu kỳ sống của sản phẩm, nhãn hiệu của sản phẩm có ảnh hưởng lớn tới quyết định lựa chọn hàng hoá đầu vào của DNTM. Khách hàng thường mua hàng thông qua nhãn hiệu sản phẩm. Đối với họ một sản phẩm tốt đồng nghĩa với việc một nhãn hiệu tốt và ngược lại. Họ thường đánh giá sản phẩm thông qua mức độ quen thuộc của nhãn hiệu trên thị trường. Chính vì điều này mà DNTM cần tìm hiểu và xác định rõ mức độ quen thuộc của nhãn hiệu hàng hoá trên thị trường để từ đó có những quyết định đúng đắn khi lựa chọn hàng hoá đầu vào. * Xác định người cung cấp hàng hoá. Sau khi đã xác định được sản phẩm cũng như nhãn hiệu của chúng, DNTM cần tìm hiểu ai là người cung ứng hàng hoá đó trên thị trường. Một loại sản phẩm thường có nhiều nhà phân phối trên thị trường, trừ một số ít trường hợp kinh doanh độc quyền, giá cả các nhà phân phối đưa ra có thể ngang bằng hoặc khác nhau nhưng một điều chắc chắn rằng các điều kiện cung cấp hàng hoá là khác nhau. Chính vì vậy DNTM cần phân tích và xác định cho mình nhà phân phối. 12 Một nhà phân phối tin cậy và ổn định là tài sản đối với doanh nghiệp. Do vậy khi tiếp cận các nhà cung cấp doanh nghiệp cần tìm hiểu về: - Uy tín cuả nhà cung cấp trên thị trường. - Khả năng tài chính của nhà cung cấp. - Khả năng cung cấp các dịch vụ kèm theo. Sau khi tìm hiểu các nhà cung cấp theo các yếu tố trên, DNTM có thể sàng lọc và giới hạn được số lượng các nhà cung cấp. Mỗi một nhà cung cấp đều kèm theo những điều kiện cung cấp khác nhau. để đi đến quyết định lựa chọn các nhà thương mại cần tìm hiểu về điều kiện cung cấp của mỗi nhà cung cấp: - Khối lượng hàng hoá nhà cung cấp có thể cung cấp cho doanh nghiệp. - Chất lượng hàng hoá. - Thời gian giao hàng. - Phương thức thanh toán. - Phương thức giao nhận. - Các dịch vụ kèm theo (bao gồm dịch vụ trước, trong và sau khi mua hàng). Sau khi tìm hiểu, phân tích các nhà phân phối, DNTM có thể đi đến các quyết định cuối cùng. DNTM cần ưu tiên cho những nhà phân phối: - Có thể cung cấp hàng hoá theo chất lượng, kiểu dáng hay mẫu mã yêu cầu. - Có sẵn hàng với mức giá cả và những điều khoản mong muốn với số lượng cần thiết. - Tin cậy được - có nghĩa là hàng liên tục sẵn có. - Có sự bảo vệ hợp lý và hợp lệ cho những lợi ích của người mua hàng, như bảo đảm về chất lượng, về quyền được hưởng lãi hợp pháp, và quyền làm đại lý có trách nhiệm hữu hạn hay quyền được tham gia kinh doanh độc quyền. - Cung cấp dịch vụ tốt, không chỉ trong việc giao hàng mà còn trong việc xử lý các vụ giao dịch và thực hiện điều chỉnh. 13 - Tạo ra các điều kiện thích hợp cho sự hỗ trợ về quản lý hay kinh doanh hàng hoá và sự trợ giúp về mặt kỹ thuật khi cần thiết. - Có những đại diện cung cấp, là những người mà chủ doanh nghiệp có thể làm việc và hợp tác một cách thành công với họ. Trong việc lựa chọn nhà cung ứng, DNTM cũng cần phải xem xét và quyết định nên mua hàng một mối hay nhiều mối. Các tiêu chuẩn trên được xem như là quan trọng khi cân nhắc. Mua hàng một mối hay nhiều mối đều có những ưu, nhược điểm. Điều quan trọng là DNTM phải biết cân nhắc giữa những cái được và cái mất đồng thời gắn với khả năng của doanh nghiệp để đi đến quyết định cuối cùng. Trong trường hợp DNTM đang có những lợi thế trong những thay đổi nào đó về các mặt hàng, giá cả hay các dịch vụ mà các nhà phân phối khác nhau có thể đưa ra và muốn cho các nhà phân phối cạnh tranh với nhau để bán cho mình thì việc đa dạng hoá nguồn hàng (mua hàng nhiều mối ) là một chính sách hợp lý để tuân theo. Sự đa dạng hoá này tạo khả năng cho doanh nghiệp đối ứng lại được những mặt hàng phổ biến do các doanh nghiệp cạnh tranh buôn bán, không kể những mặt hàng duy nhất được độc quyền kinh doanh hay các mặt hàng bị hạn chế. Hơn nữa, việc mua hàng nhiều mối còn bảo vệ doanh nghiệp trong trường hợp một hãng cung ứng ngừng hoạt động kinh doanh, thay đổi mặt hàng buôn bán, hoặc thay đổi các chính sách kinh doanh của nó. Tuy nhiên, DNTM cũng cần phải cân nhắc những ưu điểm của việc mua hàng từ một nguồn duy nhất hay từ một số lượng có hạn những nhà cung ứng. Bằng cách kinh doanh liên tục những mặt hàng ổn định, những khách hàng của doanh nghiệp không phải chuyển từ loại nhãn hiệu này sang nhãn hiệu khác, và việc quản lý mua hàng của nhân viên cũng đơn giản hơn. Với tư cách là khách hàng thường xuyên của một nhà cung ứng, doanh nghiệp có thể nhận được những ưu ái đặc biệt hay khoản giảm giá theo số lượng lũy tích, sự trợ giúp và cố vấn quý giá khi kinh doanh sản phẩm, mách nước về những thay đổi trên thị trường, và sự suy xét đặc biệt trong những lúc khó khăn. Đó là những ưu điểm của hai cách mua hàng. Tuy nhiên, 14 mỗi cách đều còn có những điểm bất lợi. Những nguy cơ có thể xảy ra khi đa dạng hoá nguồn hàng bao gồm việc dự trữ quá nhiều mặt hàng, có thể kèm theo sự khó khăn cho việc duy trì dự trữ hoàn chỉnh, không thể chú trọng vào chương trình quảng cáo bất kỳ một nhãn hiệu nào. Việc mua hàng từ một nguồn duy nhất cũng có những hạn chế: không có khả năng để nắm lấy lợi thế của những lời chào hàng khác- thường cho những mặt hàng khác; bị thiệt hại nếu người cung ứng thay đổi chính sách hay trở nên yếu kém trong quản lý; chịu rủi ro nếu sự cố vấn, trợ giúp, và hướng dẫn kinh doanh hàng hoá có thể kém giá trị hay không sử dụng được nữa. Trong thời kỳ khan hiếm nhà cung ứng có thể lấy số hàng dự trữ của họ bán cho một công ty khác thay vì phục vụ khách hàng thường xuyên của họ. * Lựa chọn và xác định các phương án / hình thức tạo nguồn. Căn cứ vào điều kiện hiện có của doanh nghiệp, căn cứ vào khả năng và điều kiện cung ứng của nhà cung cấp, DNTM lựa chọn các phương án tạo nguồn. Có nhiều hình thức tạo nguồn khác nhau. Tuỳ thuộc vào điều kiện của mình mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một / một vài hình thức trong số các hình thức sau: - Hợp đồng mua hàng: Khi ký kết hợp đồng mua hàng là doanh nghiệp đang tiến hành công tác mua hàng, nhưng đứng trên giác độ công tác tạo nguồn thì hợp đồng cũng được xem như một hình thức tạo nguồn. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp hợp đồng dài hạn. Một hợp đồng mua hàng dài hạn tạo ra cho doanh nghiệp một nguồn hàng ổn định, lâu dài, mà đây lại chính là mục tiêu của công tác tạo nguồn. Chính vì vậy, có thể nói hợp đồng cũng chính là một hình thức tạo nguồn. - Đặt hàng: DNTM cũng có thể chọn hình thức đặt hàng để tạo nguồn hàng cho mình. Doanh nghiệp thường dùng hình thức này khi hàng hoá không có sẵn trên thị trường. Việc đặt mua những hàng hoá đó nhằm tạo ra nguồn hàng cho doanh nghiệp. DNTM chỉ quyết định mua khi hàng hoá đáp ứng được các yêu cầu đặt hàng. Khi sử dụng hình thức này doanh nghiệp cần xác 15 định lượng hàng cần đặt cho mỗi đơn hàng. Lượng đặt hàng sẽ được căn cứ vào lượng hàng tồn kho, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Tất cả những công tác trên nhằm mục đích chuẩn bị cho hoạt động mua hàng bằng các đơn hàng. - Liên doanh, liên kết: Đây là hình thức DNTM kết hợp cùng các đơn vị sản xuất để sản xuất ra hàng hoá. Khi sử dụng hình thức này doanh nghiệp có thể tận dụng được lượng vốn dư thừa và tạo ra được nguồn hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng. - Dự trữ: Dự trữ là một tất yếu của nền kinh tế cũng như của mỗi doanh nghiệp. DNTM có thể tạo ra nguồn hàng cho mình từ nguồn hàng hoá dự trữ của doanh nghiệp, của các đơn vị bạn, của nhà nước, và của người tiêu dùng. - Các hình thức khác. II.1.2. Lập kế hoạch tạo nguồn. Sau khi lựa chọn được các nhà phân phối và các hình thức tạo nguồn thích hợp, DNTM tiến hành lập kế hoạch tạo nguồn hàng. Thực chất kế hoạch là chương trình hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Người ta có thể lập kế hoạch tháng, kế hoạch quý hoặc kế hoạch năm. Kế hoạch tạo nguồn là một bảng tổng hợp về nhu cầu hàng hoá theo từng nguồn cung cấp, là hệ thống các bảng biểu cân đối về hàng hoá kinh doanh. Mục tiêu của việc lập kế hoạch tạo nguồn là tạo ra sự cân đối và ổn định về nguồn hàng. Lập kế hoạch tạo nguồn nhằm xác định khối lượng hàng hoá của từng nhà cung cấp với thời gian và các hình thức cung cấp tương ứng. Khi lập kế hoạch tạo nguồn DNTM cần căn cứ vào nhu cầu hàng hoá để bán, nhu cầu hàng hoá cho dự trữ, và khả năng cung cấp của từng nguồn. Các chỉ tiêu của kế hoạch tạo nguồn bao gồm: khối lượng, thời gian cung ứng, hình thức cung cấp, ngân sách. Những chỉ tiêu này được xác định cho từng loại hàng hoá và cho từng nguồn cung cấp hàng hoá. Dưới đây xin được đưa ra một ví dụ về biểu kế hoạch tạo nguồn theo năm: 16 Kế hoạch tạo nguồn hàng năm ........ Tên hàng hoá Đơn vị tính Khối lượng Ngân sách Thời gian Hình thức Nhà cung cấp Cho bán hàng Cho dự trữ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Kế hoạch tạo nguồn chỉ xác định các nguồn cung ứng hàng hoá và lượng hàng hoá có thể có từ mỗi nguồn trong một thời gian dự kiến và theo hình thức dự kiến. Nó chưa khẳng định chắc chắn doanh nghiệp có thiết lập quan hệ bạn hàng với những hãng cung ứng đó hay không đồng thời cũng chưa xác định tổng giá trị sẽ mua với từng loại hàng hóa. Những yếu tố này sẽ được xác định trong kế hoạch mua hàng. II.1.3. Thực hiện kế hoạch tạo nguồn. Để thực hiện kế hoạch tạo nguồn, DNTM cần tiếp cận với từng nhà cung cấp và tiến hành thương lượng các điều kiện cung cấp hàng hoá của họ. DNTM có thể lựa chọn các cách thức tiếp cận khác nhau: trực tiếp liên hệ với nhà cung cấp hoặc thông qua các nhà môi giới. Trước khi tiến hành thương lượng, doanh nghiệp đã có những hiểu biết nhất định về điều kiện cung cấp hàng hoá cũng như khả năng của từng nhà cung cấp thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường. Thương lượng nhằm đi đến những thống nhất về việc cung cấp hàng hoá. Nội dung thương lượng bao gồm khối lượng hàng hoá, chất lượng hàng hoá, xác định hình thức cung cấp, giá cả, phương thức thanh toán, phương thức giao nhận, vận chuyển bốc dỡ, .... Việc thương lượng mới chỉ ở mức độ khái quát những vấn đề cụ thể sẽ được thương lượng khi thực hiện kế hoạch mua hàng. 17 * Ký kết các hợp đồng liên doanh, liên kết. Trong quá trình thương lượng và xác định hình thức tạo nguồn nếu doanh nghiệp nhận thấy đối tác của mình đang thiếu vốn sản xuất và có nhu cầu liên doanh để sản xuất hàng hoá, và tiềm lực tài chính cho phép thì doanh nghiệp thương mại có thể ký kết các hợp đồng liên doanh, liên kết để tạo ra nguồn hàng cho mình. Việc ký kết hợp đồng liên doanh, liên kết sản xuất hàng hoá không có nghĩa là doanh nghiệp đã đồng ý mua hàng của đối tác. Việc mua hàng còn tuỳ thuộc vào mức độ phù hợp của hàng hoá so với nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp. II.2. Nội dung công tác mua hàng. II.2.1. Lập kế hoạch mua hàng. Kế hoạch mua hàng được lập trên cơ sở kế hoạch tạo nguồn. Nó là sự cụ thể hoá của kế hoạch tạo nguồn. Kế hoạch mua hàng là bộ phận quan trọng của kế hoạch kinh doanh. Nó không chỉ có quan hệ mật thiết với kế hoạch tạo nguồn mà còn có mối quan hệ với các kế hoạch khác như kế hoạch bán hàng, kế hoạch tài chính... Kế hoạch mua hàng có độ phức tạp cao, đặc biệt trong kinh doanh đa dạng hoá mặt hàng. Khi lập kế hoạch mua, DNTM phải quan tâm đến từng chủng loại, quy cách cụ thể cho những thời gian cụ thể. * Nội dung kế hoạch mua hàng. Nếu như kế hoạch tạo nguồn mới chỉ xác định được lượng hàng của mỗi nhà cung cấp và các hình thức tạo nguồn hàng thì kế hoạch mua hàng xác định khối lượng, chất lượng của từng quy cách, chủng loại hàng hoá cụ thể; xác định tổng giá trị thu mua từng loại. Để lập kế hoạch mua cần xác định các chỉ tiêu: Khối lượng, chủng loại, thời gian, tổng giá trị theo danh mục mặt hàng. Dưới đây là một ví dụ tham khảo về biểu kế hoạch mua hàng cho năm: 18 Kế hoạch mua hàng năm ............. Tên và quy cách hàng hoá Đơn vị tính Khối lượng Trị giá hàng mua theo quý Trị giá hàng mua cả năm Quý I Quý II Quý III Quý IV (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) Với những doanh nghiệp đa dạng hoá kinh doanh và có nhiều mặt hàng thường xuyên biến động về nhu cầu thì doanh nghiệp không chỉ lập kế hoạch năm mà còn phải lập kế hoạch mua cho từng quý, từng tháng. Kế hoạch mua hàng sẽ là căn cứ để doanh nghiệp lập các đơn hàng gửi cho các nhà cung cấp. đơn hàng là bản kê khai các chủng loại, quy cách hàng hoá, lượng đặt mua đối với từng tên hàng, thời gian nhận hàng cụ thể. Khi gửi đơn hàng cho nhà cung cấp DNTM đã thực hiện hành vi mua hàng. Vấn đề này sẽ được làm rõ ở dưới đây. II.2.2. Thực hiện kế hoạch mua. II.2.2.1. Tổ chức giao dịch, đàm phán để ký kết hợp đồng mua hàng. Đàm phán được tiến hành nhằm thoả thuận các điều khoản về hàng hoá, giá cả và điều kiện thanh toán. Nói một cách đơn giản, đàm phán là sự trao đổi, mặc cả, tranh luận với cùng một mục đích là đi đến thoả thuận giữa các bên. Đàm phán là một khâu rất cần thiết, kết quả của nó là cơ sở để ký kết một hợp đồng. Khi đàm phán/ thương lượng về giá cả và các điều kiện khác doanh nghiệp nên/cần cố gắng thu thập và lưu trữ càng nhiều thông tin càng tốt về giá cả hiện hành trên thị trường. Trong quá trình đàm phán, người phụ trách mua 19 hàng nên quan tâm tới các khoản giảm giá: giảm giá khi trả sớm và thời hạn /mốc thanh toán - độ dài thời gian tín dụng được hưởng. Với một doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn về tài chính thì việc quan tâm tới các mốc thanh toán là một điều đương nhiên vì nó đem lại cho họ một nguồn vốn lưu động. Còn đối với một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính dồi dào thì việc giảm giá khi trả sớm thường quan trọng hơn so với thời hạn hưởng tín dụng, vì nó sẽ đem lại cho doanh nghiệp một khoản tiết kiệm. * Các hình thức đàm phán. Khi tiến hành hoạt động mua hàng doanh nghiệp có thể mua từ nguồn trong nước hoặc nhập khẩu. Đối tượng của cuộc đàm phán là khác nhau vì nó liên quan đên các yếu tố về quốc tịch, văn hoá, tập quán... Nhưng các hình thức đàm phán được sử dụng là giống nhau. Thông thường có các hình thức đàm phán sau: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp. - Đàm phán qua thư tín: Ngày nay đàm phán qua thư tín vẫn còn được sử dụng rộng rãi đặc biệt trong ngoại thương. Những cuộc tiếp xúc ban đầu thường qua thư từ. Ngay cả khi hai bên đã có điều kiện gặp gỡ thì việc duy trì quan hệ cũng phải qua thư từ thương mại. Ưu điểm của giao dịch qua thư tín là tiết kiệm được nhiều chi phí, trong cùng một lúc có thể giao dịch với nhiều khách hàng ở nhiều nơi khác nhau, nhiều quốc gia khác nhau, người viết thư có thể cân nhắc, suy nghĩ, tham khảo ý kiến của nhiều người và có thể dấu kín ý định của mình một cách khéo léo. Trước đây khi chưa có mạng INTERNET thì việc đàm phán qua thư thường mất thời gian và có thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Nhưng hiện nay người ta có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách gửi thư điện tử thông qua mạng dịch vụ INTERNET. Sử dụng thư tín trong giao dịch đàm phán luôn phải bảo đảm tính lịch sự, chính xác, khẩn trương, giấy viết thư phải được chuẩn bị chu đáo. Xu hướng hiện nay là viết ngắn gọn, rõ ràng, nếu là giao dịch kinh doanh xuất 20 nhập khẩu thì thứ tiếng dùng để viết thư nên là thứ tiếng mà khách hàng quen dùng như vậy sẽ gây thiện cảm và sẽ thu hút sự chú ý. Nội dung của thư tín thương mại đòi hỏi tính chính xác cao, cụ thể rõ ràng, chi tiết về những yêu cầu, đề nghị của mình. Nên sử dụng những đơn vị đo lường thông dụng, nếu khác cần có giải thích kèm theo, tránh gây hiểu lầm. Tất cả mọi thư tín đều phải được trả lời một cách nhanh chóng. Việc trì hoãn trả lời hoặc không trả lời sẽ gây ấn tượng xấu, không giữ được sự tín nhiệm, ưu tiên của bạn hàng. - Đàm phán qua điện thoại: Hiện nay khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc giao dịch qua điện thoại giữa các nhà kinh doanh trở nên khá phổ biến. Hình thức giao dịch này giúp các chủ thể tiết kiệm được thời gian, nhanh chóng nắm bắt được thời cơ mua bán vì cuộc đàm phán diễn ra khẩn trương. Hình thức này thường được sử dụng trong giai đoạn đầu của giao dịch khi doanh nghiệp muốn có những thông tin sơ lược về giá cả, phương thức thanh toán, hợp đồng... Trong thương mại quốc tế hình thức này ít được sử dụng hơn do cước phí điện thoại cao, thời gian bị hạn chế.Trao đổi qua điện thoại là trao đổi bằng miệng, không có gì làm bằng chứng. Bởi vậy sau khi trao đổi bằng điện thoại cần có thư xác nhận nội dung đã đàm phán. - Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp: Việc gặp gỡ trực tiếp giữa hai bên để trao đổi về mọi điều kiện buôn bán là một hình thức đặc biệt quan trọng. Hình thức đàm phán này đẩy nhanh tốt độ giải quyết mọi vấn đề giữa hai bên và nhiều khi là lối thoát cho những đàm phán bằng thư tín hoặc điện thoại kéo dài quá lâu mà không đi đến kết quả. Hình thức đàm phán này thường được sử dụng khi có nhiều điều kiện phải giải thích căn kẽ để thuyết phục nhau hoặc về những hợp đồng lớn, phức tạp. Đàm phán trực tiếp thường chỉ 2 - 3 ngày là có kết quả. đàm phán trực tiếp đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành. Đây là hình thức đàm phán khó khăn nhất nên đòi hỏi người tiến hành 21 đàm phán phải chắc chắn về nghiệp vụ, tự chủ, phản ứng nhanh nhạy. Trong đàm phán trực tiếp nên tránh bàn bạc trao đổi ý kiến với nhau trước mặt đối phương. Cần xác định rõ mục đích, yêu cầu của từng đợt đàm phán, dự kiến những biện pháp để đạt kết quả mong muốn. Mỗi bên đều phải nghiên cứu kỹ về hàng hoá mình định mua, bán, các điều kiện giao dịch đưa ra trao đổi... dự kiến trước những tình huống mà mình có thể gặp khi tiến hành đàm phán. Trong quá trình đàm phán nên tránh những căng thẳng không cần thiết. ý kiến hai bên có thể đổi lập nhau nhưng vẫn phải giữ thái độ mềm mỏng, lịch sự. Việc giành được quyền chủ động trong đàm phán là rất quan trọng. Tuy nhiên đây không phải là một việc dễ dàng vì nó phụ thuộc vào "thế" của mỗi bên, vào kinh nghiệm và khéo léo của người tham gia đàm phán. Việc ký kết hợp đồng cần được tiến hành kịp thời khi điều kiện đã chín muồi. Không nên nôn nóng trong ký kết dù thấy thời gian đàm phán sắp hết. Nếu một bên nắm được bên kia có ý định phải ký hợp đồng trong đợt đàm phán thì sẽ ép buộc bên kia phải có nhiều nhượng bộ. * Trình tự quá trình đàm phán. Một cuộc đàm phán với đối tác nước ngoài hay trong nước thì đều phải trải qua một số bước sau: Hỏi giá -> Thương lượng -> Đặt hàng -> Xác nhận điều kiện -> Chấp nhận -> Ký hợp đồng mua - bán. - Hỏi giá: Do bên mua đưa ra. Đây là việc người mua đề nghị người bán báo giá cả và các điều kiện mua hàng. Nội dung của một hỏi giá có thể bao gồm: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, thời gian giao hàng, loại tiền (trong kinh doanh XNK), thể thức thanh toán, điều kiện cơ sở giao hàng ... Hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm của người hỏi giá. 22 - Thương lượng: Hai bên tiến hành thương lượng về các điều kiện cung cấp hàng hoá, như điều kiện về giá cả, khối lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, thời hạn thanh toán, vận chuyển.... - Đặt hàng: Lời đề nghị ký kết hợp đồng từ phía người mua được đưa ra dưới hình thức đặt hàng. Trong đặt hàng người mua nêu cụ thể hàng hoá định mua và tất cả những nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng. Trong thực tế, người ta chỉ đặt hàng với các khách hàng có quan hệ thường xuyên, lâu dài. - Xác nhận: Khi bên mua đặt hàng và bên bán chấp nhận đơn đặt hàng nghĩa là hai bên đã xác nhận các điều kiện cung cấp hàng hoá. - Chấp nhận: Đối với người mua, chấp nhận mua là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện báo giá của người bán. Khi đó một hợp đồng được thành lập. - Ký kết hợp đồng mua - bán: Hai bên mua và bán sau khi thống nhất thoả thuận với nhau về điều kiện giao dịch, có khi cẩn thận ghi lại mọi điều đã thoả thuận gửi cho bên kia. Đó là văn bản xác nhận, thường được làm thành hai bản, bên xác nhận ký trước rồi gửi cho bên kia. Bên kia ký xong giữ lại một bản và gửi trả lại một bản. * Ký kết hợp đồng. Việc giao dịch đàm phán có kết quả sẽ dẫn đến một hợp đồng mua bán. Hợp đồng mua bán chính là sự thoả thuận giữa bên mua và bên bán. Trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hoá và quyền sở hữu hàng hoá, bên mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng. Hợp đồng mua bán là cơ sở để các bên chuẩn bị hàng hoá, làm tốt nghĩa vụ của mình, là căn cứ để phân xử trách nhiệm mỗi bên khi có tranh chấp và xử lý vi phạm hợp đồng. Hợp đồng thể hiện dưới hình thức văn bản là bắt buộc với các doanh nghiệp Việt Nam. Do đặc điểm của buôn bán trong nước và buôn bán quốc tế là khác nhau nên nội dung cụ thể của từng điều khoản trong hợp đồng ngoại phức tạp hơn so với hợp đồng nội. Tuy nhiên về cơ bản bất kỳ một hợp đồng nào cũng đều phải có 23 các điều khoản chủ yếu, nếu thiếu một trong các điều khoản này thì coi như hợp đồng chưa hình thành. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét về những điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Do tính chất của buôn bán quốc tế nên bên cạnh những phần giống nhau mà cả hai loại hợp đồng đều phải có chúng ta cũng sẽ xem xét những nội dung mà chỉ riêng hợp đồng ngoại mới có. *.1.Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Là những điều kiện mua bán mà hai bên đã thoả thuận. Thông thường, một nội dung hợp đồng bao gồm các điều khoản chính sau: - Tên hàng. - Số lượng và cách xác định. - Qui cách, phẩm chất và cách xác định. - Giá cả - đơn giá, tổng giá. - Điều kiện thanh toán. - Điều kiện giao hàng. Với những hợp đồng phức tạp, nhiều mặt hàng thì có thêm các phụ lục của hợp đồng, nó là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. Nếu trong hợp đồng không có quy định khác về điều khoản tuỳ nghi thì hai bên coi như sẽ thực hiện theo quy định của nhà nước hoặc theo tập quán quốc tế (đối với hợp đồng ngoại thương). Sau đây chỉ giới thiệu một số điều khoản chủ yếu: - Điều khoản tên hàng: Tên hàng nói lên chính xác đối tượng trao đổi mua bán. Vì vậy tên hàng phải được diễn đạt chính xác. Có nhiều cách diễn đạt tên hàng như: Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường + tên thương mại + tên khoa học; ghi tên hàng kèm theo tên nhà sản xuất, nơi sản xuất; ghi tên hàng kèm nhãn hiệu của nó... - Điều khoản phẩm chất: Phẩm chất là điều khoản nói lên mặt chất của hàng hoá mua bán như tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất ... của hàng hoá đó. Xác định cụ thể phẩm chất của hàng hoá là cơ sở 24 để xác định giá cả hàng hoá và người mua có thể mua được hàng hoá như ý muốn. Trong điều khoản này phải ghi rõ cách xác định phẩm chất, tiêu chuẩn mà hàng hoá phải đạt được. Có nhhiều phương pháp xác định phẩm chất như: xác định dựa vào mẫu hàng, dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn, dựa vào quy cách của hàng hoá, dựa vào hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hoá, dựa vào nhãn hiệu hàng hoá, tài liệu kỹ thuật, hiện trạng hàng hoá, sự mô tả hàng hoá, chỉ tiêu đại khái quen dùng FAQ, GMQ... - Điều khoản về số lượng: điều khoản này nói lên mặt lượng của hàng hoá giao dịch. Điều khoản này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hoá. Nếu số lượng quy định khoảng chừng phải đưa ra một sai số có thể chấp nhận được. Trọng lượng của hàng hoá có thể tính theo trọng lượng cả bì hoặc không; cũng có thể tính theo trọng lượng thương mại tức là hàng hoá có độ ẩm tiêu chuẩn. - Điều khoản giá cả: Điều khoản xác định đồng tiền tính giá (đối với hợp đồng ngoại thương), mức giá, phương pháp qui định mức giá, phương pháp xác định mức giá, cơ sở của giá cả và việc hạ giá. + Đồng tiền tính giá (đối với hợp đồng ngoại thương): Trong buôn bán Thương mại quốc tế, giá cả hàng hoá được tính bằng đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hoặc của nước thứ ba. Thông thường người ta sử dụng những đồng ngoại tệ mạnh có khả năng chyển đổi như USD, GBP, FRF... + Mức giá: giá cả trong hợp đồng là giá thị trường. Trước khi ký kết hợp đồng các bên phải tuân theo nguyên tắc xác định giá. + Phương pháp quy định giá: Giá cả có thể xác định ngay lúc ký kết hợp đồng gọi là giá xác định, cũng có thể xác định trong thời gian hiệu lực của hợp đồng gọi là giá xác định sau hoặc xác định vào lúc thực hiện hợp đồng. + Giảm giá: Để khuyến khích các bên thực hiện hợp đồng sớm hoặc khi khách hàng mua với số lượng lớn, khách truyền thống, trả tiền sớm... người bán có thể giảm giá cho người mua. Hoặc người bán sẽ giảm giá vào thời vụ, 25 đổi hàng cũ lấy hàng mới, ... Có các loại giảm giá sau: Giảm giá đơn, giảm giá kép, giảm giá luỹ tiến, giảm giá tặng thưởng. + Điều kiện cơ sở giao hàng (đối với hợp đồng ngoại thương): Bên cạnh giá cả người ta bao giờ cũng ghi kèm một điều kiện cơ sở giao hàng thoả thuận. Ví dụ như $2000 CIF Hải phòng. - Điều khoản giao hàng: Nội dung cơ bản của điều kiện giao hàng là sự xác định thời hạn, địa điểm giao hàng và thông báo giao hàng. + Thời hạn giao hàng: là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Có 2 kiểu quy định thời hạn giao hàng là thời hạn giao hàng có định kỳ, thời hạn giao hàng không định kỳ (ít được dùng). + Địa điểm giao hàng: có thể giao tại kho người bán hoặc tại kho người mua. Tuy nhiên trong thương mại quốc tế việc quy định rõ địa điểm giao hàng rất quan trọng. Nó liên quan đến phương thức chuyên chở hàng hoá và điều kiện cơ sở giao hàng. Mặc dù điều kiện cơ sở giao hàng đã quy định rõ địa điểm giao hàng, tuy nhiên có những điều kiện cơ sở giao hàng chỉ quy định cảng đến mà không xác định cảng đi (ví dụ như điều kiện C and F). Vì vậy hai bên phải thoả thuận quy định địa điểm giao hàng. Trong buôn bán Thương mại quốc tế người ta phân biệt các địa điểm giao hàng sau: Quy định cảng (ga) giao hàng, cảng (ga) đến, cảng (ga) thông qua. Quy định một cảng (ga) và nhiều cảng (ga). Quy định cảng (ga) khẳng định, cảng (ga) lựa chọn. + Phương thức giao hàng: Quy định việc giao hàng được tiến hành ở một nơi nào đó là giao nhận sơ bộ hoặc giao nhận cuối cùng. Giao nhận sơ bộ là bước đầu xem xét hàng hoá, xác nhận sự phù hợp về số lượng, chất lượng hàng hoá so với hợp đồng. Giao nhận cuối cùng xác nhận việc người bán hàng hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. 26 Quy định việc giao nhận về số lượng và chất lượng: Giao nhận về số lượng là xác định số lượng thực tế hàng hoá được giao bằng các phương pháp cân đong, đo, đếm; giao nhận về chất lượng là kiểm tra hàng hoá về kích thước, hình dáng, tính năng, công dụng, hiệu suất... Giao nhận có thể tiến hành bằng phương pháp cảm quan hoặc phương pháp phân tích, có thể trên toàn bộ hàng hoá hay một phần có tính chất điển hình. + Thông báo giao hàng: Đối với các hợp đồng mua - bán trong nước, việc quy định thông báo giao hàng không quan trọng và có thể bỏ qua trong hợp đồng. Nhưng đối với hợp đồng ngoại thì việc quy định thông báo giao hàng là không thể bỏ qua. Trước khi giao hàng, người bán có trách nhiệm thông báo cho người mua biết đã sẵn sàng giao hoặc ngày đem hàng ra cảng để giao. Người mua thông báo những điều cần thiết để gửi hàng hoặc về chi tiết của tàu đến nhận hàng... - Điều kiện thanh toán: Trong điều kiện này các bên cần xác định các vấn đề: phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, đối với các hợp đồng ngoại thì còn phải xác định thêm về đồng tiền thanh toán, các chứng từ làm căn cứ thanh toán và điều kiện đảm bảo hối đoái. Thời hạn thanh toán có thể trả trước, trả ngay, trả sau hoặc kết hợp các hình thức đó trong một hợp đồng. Phương thức thanh toán:  Đối với hợp đồng nội: có thể sử dụng các phương thức thanh toán như: thanh toán gối đầu nợ một hoá đơn, thanh toán một tháng một lần, ...  Đối với hợp đồng ngoại: có thể sử dụng các phương thức thanh toán như: phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ, phương thức chuyển tiền, phương thức chuyển tài khoản, phương thức ghi sổ... 27 Trong hợp đồng ngoại, đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu hoặc một nước thứ ba. Đồng tiền thanh toán có thể trùng hoặc không trùng với đồng tiền tính giá. Điều kiện đảm bảo hối đoái: Để tránh các tổn thất có thể xảy ra các bên giao dịch có thể thoả thuận điều kiện đảm bảo hối đoái khi đồng tiền thế giới biến động bất thường. Ngoài những điều khoản cơ bản trên nội dung của hợp đồng cũng cần làm rõ một số vấn đề sau( đặc biệt trong mua bán ngoại thương): - Bảo hiểm và giám định hàng hoá. - Các trường hợp bất khả kháng. - Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng. - Hiệu lực của hợp đồng và thủ tục giải quyết tranh chấp. II.2.2.2. Tổ chức thực hiện hợp đồng. Do tính chất phức tạp của buôn bán quốc tế mà trong phần này chúng ta sẽ đi xem xét riêng từng cách tổ chức thực hiện hợp đồng. * Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán trong nước. Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, nghĩa là quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đã được xác lập. DNTM với tư cách là một bên ký kết hợp đồng, tiến hành sắp xếp những phần việc phải làm, ghi thành biểu bảng theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng. Ngoài việc thực hiện nghĩa vụ của mình DNTM còn phải yêu cầu bên bán thực hiện trách nhiệm của họ để hợp đồng được thực hiện đúng tiến độ, tránh gây cản trở hoặc chậm thời gian thực hiện dẫn đến những hậu quả xấu ảnh hưởng đến kinh tế của cả hai bên. Tổ chức thực hiện hợp đồng trong nước có thể bao gồm các công việc sau: 28 *.1. đôn đốc bên bán giao hàng. Để hợp đồng được thực hiện đúng tiến độ, DNTM cần nhắc nhở bên bán giao hàng đúng thời hạn bằng thư, điện thoại, FAX... Việc này sẽ giúp cho bên bán nhận thấy rõ trách nhiệm của mình hơn, khẩn trương giao hàng, bên mua sẽ nhận được hàng đúng thời hạn, quá trình thực hiện hợp đồng diễn ra trôi chảy. *.2. Tổ chức tiếp nhận và vận chuyển. Trước khi hàng về đến kho bên mua, bên bán có trách nhiệm thông báo cho bên mua để chuẩn bị nhận hàng. Sau khi nhận được thông báo bên mua (DNTM) có trách nhiệm sắp xếp, bố trí người nhận hàng và nơi để hàng. Việc nhận hàng có thể qua hai bước tiếp nhận sơ bộ và tiếp nhận cụ thể, cũng có thể bỏ qua bước tiếp nhận sơ bộ nếu lượng hàng ít và đơn giản. Việc vận chuyển hàng hoá từ kho người bán đến kho người mua còn tuỳ thuộc vào hợp đồng giữa hai bên. Nếu trong hợp đồng có quy định bên mua phải tự vận chuyển hàng hoá từ kho người bán thì bên mua phải có trách nhiệm chuẩn bị phương tiện vận chuyển, tổ chức vận chuyển hàng hoá về kho ôn c bên bán giao hàng T chc tip nhn và vn chuyn Thanh toán Gii quyt khiu ni nu có 29 của mình. Nếu hợp đồng quy định bên bán có trách nhiệm giao hàng tận nơi theo yêu cầu của người mua thì bên mua không phải tổ chức vận chuyển hàng hoá. Tuy nhiên lúc này trong giá hàng thường bao gồm cả giá cước vận chuyển. *.3. Thanh toán. Sau khi nhận hàng đầy đủ, doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán cho người bán. Thời hạn thanh toán phụ thuộc vào thời hạn thanh toán quy định trong hợp đồng. Doanh nghiệp phải nhanh chóng thanh toán đúng hạn cho người bán. Việc thanh toán đúng hạn không chỉ đảm bảo việc thực hiện đúng hợp đồng, tránh sự khiếu nại của người bán mà nó còn tạo ra uy tín trong buôn bán với nhà cung cấp. Có thể nói danh tiếng hay uy tín về việc thanh toán hoá đơn là một tài sản đối với doanh nghiệp. *.4. Giải quyết khiếu nại (nếu có). Trong trường hợp bên bán không giao đủ hàng hoặc chất lượng, chủng loại hàng hoá không đúng với hợp đồng và đơn hàng, Doanh nghiệp có thể giải quyết theo ba cách sau: - Phản ánh lại với người bán và đề nghị giao đủ hàng hoặc đổi hàng. - Đưa khiếu nại ra trọng tài kinh tế mà hai bên đã quy định trong hợp đồng trong trường hợp bên bán không đồng ý đề nghị của bên mua. - Khiếu nại lên toà án kinh tế nếu bên mua không đồng ý với quyết định của trọng tài. * Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Khác với hợp đồng mua bán trong nước hợp đồng nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều do dính đến yếu tố nước ngoài. Vì vậy công tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu rất phức tạp, nó bao gồm các công việc sau: 30 Quy trình thựa hiện hợp đồng nhập khẩu *.1 Xin giấy phép nhập khẩu. Giấy phép nhập khẩu là cơ sở pháp lý đầu tiên để doanh nghiệp tiến hành các bước tiếp theo. Hiện nay Nhà nước đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho Xin giy phép nhp khu M L/C ôn c bên bán giao hàng Thuê tàu (nu nhp khu giá FOP) Mua bo him hàng hoá Làm th tc hi quan Nhn hàng Kim tra hàng hoá Làm th tc thanh toán Khiu ni v hàng hoá (nu có) 31 các đơn vị sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu những mặt hàng theo ngành nghề mà đơn vị đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh. Nghị định 57/CP - ban hành ngày 31/07/1998 qui định: Các mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá kinh doanh có điều kiện khi muốn nhập khẩu phải xin giấy phép nhập khẩu. Các mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi nhập khẩu không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.  Xin giấy phép nhập khẩu. Đối tượng của việc xin giấy phép nhập khẩu là các hàng hoá nhập khẩu có điều kiện. Hàng hoá nhập khẩu có điều kiện là hàng hoá nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc hàng hoá nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành (Điều 5 - NĐ 57 / CP. 1998). Khi đối tượng hợp đồng thuộc phạm vi phải xin giấy phép nhập khẩu, các doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ xin phép gồm: Hợp đồng, phiếu hạn ngạch (nếu là hàng thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch), hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu đó là trường hợp nhập khẩu uỷ thác).  Đăng ký mã số doanh nghiệp: Nghị định 57 / CP ban hành ngày 31/07/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài là một bước đổi mới trong cơ chế, thủ tục hành chính của hoạt động xuất nhập khẩu. Nó khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh doanh Thương mại quốc tế nhằm mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Sự thay đổi đó là thay thế giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp bằng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được phép kinh doanh xuất nhập khẩu theo ngành nghề đăng ký kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã 32 số doanh nghiệp tại Cục hải quan tỉnh, thành phố mà không phải xin giấy phép kinh doanh nhập khẩu ở Bộ Thương mại như trước đây. *.2. Mở thư tín dụng L / C. Nếu thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ thì người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng. Thư tín dụng ( Letter of Credit - L / C) là một chứng thư (điện hoặc ấn chỉ) trong đó ngân hàng mở L / C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ trình được một bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L / C. L / C là một văn bản pháp lý rất quan trọng. Thiếu nó, người xuất khẩu sẽ không giao hàng và người nhập khẩu sẽ không thanh toán nếu người xuất khẩu không giao đủ bộ chứng từ hợp lệ quy định trong L / C. Nội cung của L / C dựa vào nội dung của hợp đồng nhập khẩu nhưng sau khi mở nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Nội dung của L / C cần ghi rõ: loại L /C, người mở L/ C, người hưởng lợi, thời gian giao hàng, số tiền, các chứng từ quy định, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức giao hàng và các điều kiện khác. *.3. Đôn đốc bên bán giao hàng. Để hợp đồng thực hiện đúng tiến độ, người nhập khẩu sẽ nhắc nhở, đôn đốc người xuất khẩu giao hàng đúng hạn bằng thư, điện thoại, FAX ... Việc này sẽ giúp cho người xuất khẩu nhận rõ trách nhiệm của mình hơn, người nhập khẩu nhận hàng đúng hạn và mọi điều khoản khác sẽ trôi chảy, hai bên đỡ bị thiệt hại về kinh tế và uy tín. *.4. Thuê tàu vận chuyển nếu nhập giá FOB: Điều kiện cơ sở giao hàng thường được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng là CIF, FOB trong vận tải đường biển. Nếu đơn vị nhập khẩu nhập bằng giá FOB sẽ phải chịu trách nhiệm thuê tàu chuyên chở hàng hoá. Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, việc thuê tàu dựa vào các căn cứ sau: 33 - Những điều khoản của hợp đồng nhập khẩu. - Đặc điểm hàng hoá mua bán Thông thường có hai phương thức thuê tàu là thuê tàu chợ và thuê tàu chuyến. Tàu chợ là tàu chuyên chở hàng hoá theo đúng tuyến đường đã định trước và qua các cảng nhất định. Tàu chợ chủ yếu chuyên chở nhiều loại hàng hoá thuộc loại hàng rời đóng kiện nên còn gọi là tàu bách hoá. Thường có nhiều chủ hàng sở hữu nhiều loại hàng hoá trên một chuyến tàu chợ. Tàu chuyến là tàu kinh doanh chuyên chở hàng hoá trên biển không theo một lịch trình nhất định, nó thường tuân theo yêu cầu của người thuê tàu. Người thuê tàu có thể áp dụng các hình thức thuê tàu chuyến một, thuê chuyến khứ hồi hay thuê bao tuỳ theo khối lượng của hàng hoá và phương thức kinh doanh của mình. *.5. Mua bảo hiểm hàng hoá. Chuyên chở bằng đường biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Bởi vậy trong kinh doanh Thương mại quốc tế, bảo hiểm hàng hoá phổ biến nhất. Bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm về các thiệt hại được bảo hiểm như bão tố, cướp biển, chiến tranh, chìm, đắm tàu gây tổn thất cho hàng hoá. Có hai loại hợp đồng bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm bao và hợp đồng bảo hiểm chuyến. ở Việt Nam, theo quy định 2051/HH 94 của tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) ban hành ngày 12/12/1994 thì phạm vi bảo hiểm được quy định theo ba điều kiện A, B, C. Nhà kinh doanh nhập khẩu bắt buộc mua bảo hiểm hàng hoá trong các trường hợp sau: - Khi hợp đồng nhập khẩu quy định người nhập khẩu phải mua bảo hiểm. - Khi nhập khẩu theo các điều kiện thương mại khác các điều kiện CIF, CIP và nếu người mua và người bán thoả thuận vấn đề mua bảo hiểm hàng hoá thuộc về người mua thì người mua phải mua bảo hiểm. Lựa chọn điều kiện bảo hiểm thường trên các căn cứ: - Tính chất hàng hoá. 34 - Điều khoản của hợp đồng. - Loại phương tiện vận chuyển. - Tình trạng bao bì và phương thức bốc xếp hàng hoá. - Tình hình chính trị xã hội. - Tuyến đường vận chuyển... *.6. Làm thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan là một công cụ để quản lý hành vi buôn bán theo pháp luật của Nhà nước để ngăn chặn hành vi buôn bán lậu qua biên giới; để kiểm tra giấy tờ sai xót, giả mạo hay không; để thống kê số liệu về hàng xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu muốn vận chuyển hàng hoá qua biên giới quốc gia bắt buộc phải làm thủ tục hải quan. Việc làm thủ tục hải quan nhập khẩu phải trải qua 3 bước: - Bước 1: Làm thủ tục nhập khẩu về mặt giấy tờ tại cơ quan hải quan; khai báo hải quan. - Bước 2: Xuất trình hàng hoá để kiểm tra. - Bước 3: Thực hiện các quyết định của hải quan + Cho thông quan, hoặc + Thông quan có điều kiện, hoặc + Không được phép nhập khẩu qua biên giới. *.7. Nhận hàng. Nghi định 200 / CP ngày 31/12/1973 quy định các cơ quan vận tải (ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản, xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi và giao theo lệnh cho đơn vị đặt hàng hoặc đơn vị ngoại thương đã nhập hàng. Các đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải: - Ký hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải về việc giao hàng. - Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu hàng năm, quý... 35 - Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt hàng dự kiến ngày hàng về, ngày thực tế chở hàng đến cảng hoặc chở vào kho giao nhận. - Thanh toán các khoản liên quan tới vận tải. - Theo dõi, đôn đốc việc bốc xếp, giao nhận hàng hoá. *.8. Kiểm tra hàng nhập khẩu. Có hai tiêu chuẩn để kiểm tra, đó là số lượng và chất lượng. Việc kiểm tra số lượng thường dễ hơn kiểm tra chất lượng. Kiểm tra số lượng bằng các phương tiện như cân, đong, đo, đếm. Khi đã đủ hàng hoá về mặt lượng vẫn còn phải kiểm tra về mặt chất của nó. Điều này nhằm bảo đảm lợi ích, hiệu quả kinh tế của người nhập khẩu, ngăn chặn mầm dịch bệnh hoặc chất lượng hàng không đủ tiêu chuẩn. Đơn vị nhập khẩu với tư cách là một bên đứng tên trong vận đơn phải làm đơn dự kháng nếu nghi ngờ hoặc hàng hoá thật sự thiếu hụt hoặc không đồng bộ như quy định trong hợp đồng. Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ kiểm tra hàng trước khi cho tiếp tục chuyênchở vào nội địa. *.9. Làm thủ tục thanh toán. Có thể nói thanh toán là khâu trọng tâm và kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch kinh doanh Thương mại quốc tế. Thanh toán trong Thương mại quốc tế được hiểu là việc chi trả các khoản tiền, tín dụng có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá được thoả thuận ghi trong hợp đồng. Thanh toán trong Thương mại quốc tế rất phức tạp nhưng chủ yếu có hai phương thức sau: thanh toán bằng thư tín dụng L / C, thanh toán bằng phương thức nhờ thu. *.10. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có). Trong quá trình thực hiện hợp đồng, khi hàng hoá có tổn thất hoặc thanh toán nhầm lẫn ... thì doanh nghiệp nhập khẩu sẽ khiếu nại với doanh nghiệp xuất khẩu. 36 Khiếu nại là một trong hai phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá tình thực hiên hợp đồng ngoại thương mà theo đó các bên tranh chấp tiến hành đàm phán và thương lượng theo nguyên tắc mặt đối mặt nhằm đem lại một hậu quả pháp lý là có thể thoả mãn hoặc không thoả mãn yêu cầu của người đi khiếu nại. Trong hoạt động ngoại thương, người nhập khẩu thường khiếu nại những người sau: Người bán ( người xuất khẩu), người vận tải, người bảo hiểm. II.2.3. Theo dõi và đánh giá hoạt động mua hàng. Trong quá trình thực hiện kế hoạch mua hàng việc theo dõi và đánh giá kết quả mua tỏ ra khá quan trọng. Nó là cơ sở để doanh nghiệp lên các đơn hàng tiếp theo. Việc theo dõi bao gồm các dữ liệu về hàng hoá được bán ra như thế nào, tốc độ luân chuyển hàng hoá, việc định giá lại thấp hơn, những khiếu nại của khách hàng, hàng bị trả lại, những điều chỉnh, và những khoản được trừ bớt. Những nội dung này phải luôn luôn được cập nhật kể từ khi nhập hàng cho đến khi bán được hàng. Việc theo dõi sẽ giúp doanh nghiệp biết được mặt hàng nào thuộc loại "nóng"; mặt hàng nào chỉ có mức bán trung bình; hoặc mặt hàng nào là sự quyết định sai lầm của doanh nghiệp. Để việc theo dõi nhập hàng tốt doanh nghiệp nên lập hồ sơ về các nguồn cung ứng. Trong bộ hồ sơ đó doanh nghiệp sẽ lưu trữ một phiếu theo dõi của mỗi nhà cung cấp có ghi chép đầy đủ kết quả của tất cả các vụ giao dịch buôn bán với hãng cung cấp đó. Bộ hồ sơ bao gồm những số liệu về giá cả, số lượng hàng đã nhập, mức chiết khấu, và những thông tin mua bán khác. Một bộ hồ sơ như vậy là một chỉ dẫn có giá trị cho việc đặt hàng sau này. Doanh nghiệp dựa trên kết quả theo dõi đó để đánh giá toàn bộ công tác mua hàng, so sánh kết quả đạt được với kế hoạch đề ra. 37 Chương 2: tình hình tạo nguồn và mua hàng của Trung tâm Thương mại INTIMEX- công ty xuất nhập khẩu INTIMEX. I. Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Thương mại INTIMEX. I.1. Quá trình hình thành, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm. I.1.1. Quá trình hình thành của Trung tâm Thương mại INTIMEX.. Trung tâm Thương mại INTIMEX là một doanh nghiệp Nhà nước , là một trong tám thành viên của Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX, trực thuộc Bộ Thương mại. Công ty XNK INTIMEX được thành lập theo quyết định số 469-TM TCCB của Bộ thương mại ngày 8/6/1995. Quá trình phát triển của Trung tâm Thương mại INTIMEX cũng đồng thời với sự phát triển của nền thương mại - dịch vụ thủ đô và của đất nước trong hơn 40 năm qua. Tiền thân là xí nghiệp thương nghiệp Giao tế ra đời vào năm 1959 với nhiệm vụ là cửa hàng cung cấp hàng hoá đặc biệt nhằm phục vụ các cán bộ cao cấp của Đảng và nhà nước. Xí nghiệp là đơn vị hạch toán kinh tế, thực hiện xuất khẩu tại chỗ thông qua việc mua bán hàng hoá cho khách nước ngoài. Tuy nhiên việc phục vụ vẫn là nhiệm vụ chính. Năm 1982, Công ty Hữu Nghị được thành lập trên cơ sở Xí nghiệp thương nghiệp Giao Tế. Đại hội Đảng VI - 1986 đã mở ra một công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế. Cùng với việc đổi mới tư duy kinh tế, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện cho việc phát triển thương mại nước nhà. Chuyển việc mua bán hàng hoá từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang mua bán theo cơ chế thị trường, giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị và quan hệ cung - cầu. Công ty Hữu Nghị đã được tăng quyền chủ động trong kinh doanh sau quyết định 217 / HĐBT, có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch được giao và được hưởng những quyền lợi tương ứng. 38 Từ năm 1982 đến năm 1987, Công ty Hữu Nghị trực thuộc Bộ Thương Mại. Năm 1987, Công ty Hữu Nghị sát nhập và trở thành một thành viên của Công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã INTIMEX. Năm 1990, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã tạo cho Công ty nhiều cơ hội mới nhưng cũng nhiều thách thức mới. Cũng trong khoảng thời gian này Công ty đã được tách thành hai đơn vị: Xí nghiệp thương mại dịch vụ tổng hợp và Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp. Đến ngày 8/6/1995, Công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã INTIMEX chuyển thành Công ty xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại INTIMEX (hiện nay là Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX) theo quyết định số 469 Tm -tccb của Bộ thương mại, thực hiện nhiệm vụ xuất nhập khẩu và tổ chức hoạt động dịch vụ nhằm phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế đất nước. Trong quá trình hoạt động Công ty nhận thấy hai đơn vị nằm trên cùng một địa bàn, có chức năng nhiệm vụ như nhau, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh trong cùng một tổng thể của Công ty, hoạt động trong cơ chế thì trường không còn phù hợp nữa. Để tổng hợp sức mạnh Công ty đã quyết định sát nhập thành Trung tâm Thương mại INTIMEX. Trung tâm được hình thành từ ba đơn vị: - Xí nghiệp thương mại dịch vụ tổng hợp. - Trung tâm thương mại dịch vụ tổng hợp. - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu số 9 của Công ty. Trung tâm Thương mại INTIMEX là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX. Trung tâm Thương mại INTIMEX là một tổ chức có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc, được tổ chức hạch toán kinh doanh theo quy định của pháp luật, có các quyền và nghĩa vụ theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong tổng số vốn do Trung tâm quản lý, có con dấu riêng, tài sản nằm trong sự quản lý của Công ty, được mở tài khoản tại Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ quy định của Bộ Thương mại. 39 Tên đơn vị: Trung tâm Thương mại INTIMEX. Tên giao dịch đối ngoại: Intimex Trading Centre. Tên viết tắt: Intimex. Địa chỉ: 22 - 32 Lê Thái Tổ - Hà Nội. I.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thương mại INTIMEX. Trung tâm Thương mại INTIMEX có hai chức năng cơ bản: - Trực tiếp kinh doanh thương mại nội địa và kinh doanh xuất nhập khẩu. - Làm các dịch vụ như: Dịch vụ khách sạn, du lịch, kiều hối. Hai chức năng này được biểu hiện ở các nhiệm vụ cụ thể sau: - Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn về kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh nội địa, ... theo đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh và luật pháp của Nhà nước dưới sự điều hành của Công ty Mẹ và các hướng dẫn của luật doanh nghiệp. - Xây dựng các phương án kinh doanh về dịch vụ phát triển theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. - Tổ chức nghiên cứu và nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học vào quản lý và thực hiện kinh doanh, cải tiến phương thức kinh doanh nâng cao chất lượng hàng hoá và mẫu mã hàng hoá ... - Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách Nhà nước. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Công ty. I.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Trung tâm Thương mại INTIMEX. Đứng đầu là giám đốc Trung tâm do giám đốc Công ty bổ nhiệm và miễn nhiệm. 40 Giúp việc cho giám đốc có các phó giám đốc, các phó giám đốc này mỗi người chịu trách nhiệm tương ứng một phần công việc của Trung tâm thương mại. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, có trách nhiệm giúp đỡ Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế của Trung tâm theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nhiệm vụ của các phòng ban do giám đốc quy định. Trung tâm gồm có các phòng ban sau: 1/ Phòng tài chính kế toán. 2/ Phòng tổ chức hành chính. 3/ Phòng nghiệp vụ kinh doanh. Đơn vị trực thuộc gồm có: Siêu thị INTIMEX. Trong đó: - Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức các hoạt động hành chính, quản lý tài sản, tổ chức sắp xếp cán bộ, thực hiện chế độ với cán bộ công nhân viên trong Trung tâm. - Phòng tài chính kế toán: giúp Giám đốc tổ chức hạch toán kinh doanh, thực hiện giám đốc bằng đồng tiền, theo dõi, ghi chép số liệu tình hình cụ thể về luân chuyển và sử dụng tài sản tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm. - Phòng nghiệp vụ kinh doanh: có trách nhiệm nghiên cứu thị trường, quan hệ giao dịch với các bạn hàng trong và ngoài nước để khai thác nguồn hàng phục vụ cho hoạt động XNK và kinh doanh nội địa. 41 Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thương mại INTIMEX: II. Đặc điểm và kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm Thương mại INTIMEX. II.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Trung tâm Thương mại INTIMEX. II.1.1. Đặc điểm về sản phẩm và lĩnh vực hoạt động của Trung tâm Thương mại INTIMEX. Trung tâm Thương mại INTIMEX là một doanh nghiệp kinh doanh theo loại hình kinh doanh tổng hợp. Ban lãnh đạo của Trung tâm và Công ty cũng xác định chiến lược kinh doanh của Trung tâm cũng như toàn bộ Công ty là đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh. Cơ cấu mặt hàng kinh doanh ngày càng mở rộng. Về hàng hoá kinh doanh xuất nhập khẩu: mặt hàng chính cho xuất khẩu là hàng nông sản, hàng may mặc, các thiết bị đồng bộ, cao su... Mặt hàng chính cho nhập khẩu là hàng tiêu dùng, linh kiện xe máy, hoá chất, vải sợi, các hàng hóa thuộc nhóm mỹ phẩm, nguyên vật liệu, trong đó hàng tiêu dùng chủ yếu là hàng công nghệ phẩm, thực phẩm công nghệ và công cụ gia đình. Giám c Trung tâm Phó giám c 1 Phó giám c 2 Phó giám c 3 Phòng t chc hành chính Phòng nghip v kinh doanh Siêu th INTIMEX Phòng k toán tng hp 42 Về hàng hoá kinh doanh nội địa: Trung tâm kinh doanh tổng hợp các mặt hàng thuộc nhóm hàng tiêu dùng. Bao gồm các mặt hàng thuộc các ngành: Bánh kẹo, đồ uống, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến và đồ hộp, mỹ phẩm và chất tảy rửa, hàng gia dụng và dụng cụ gia đình. Ngoài ra Trung tâm còn kinh doanh dịch vụ du lịch và kiều hối. II.1.2. Về phương thức kinh doanh. Trung tâm Thương mại INTIMEX có hai chức năng chính là kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa. Đối với mỗi chức năng, Trung tâm xác định các phương thức kinh doanh khác nhau. Trong kinh doanh XNK, các phương thức chủ yếu là xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu uỷ thác, các hình thức gia công hàng hoá xuất khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có tỷ trọng nhỏ, hầu như không đáng kể. Đối với kinh doanh nội địa: Trung tâm thực hiện kinh doanh nội địa thông qua bán các mặt hàng nhập khẩu bằng hình thức bán buôn, bán lẻ tại Siêu thị INTIMEX. Ngoài ra Trung tâm còn tổ chức kinh doanh các mặt hàng chất lượng cao sản xuất trong nước, các mặt hàng nhập khẩu thông qua một số nhà cung cấp. Phương thức kinh doanh của Trung tâm đa dạng và dễ dàng thay đổi theo các điều kiện kinh doanh. Trung tâm áp dụng các hình thức bán buôn, bán lẻ, đại lý, uỷ thác. nhằm đạt mục tiêu của chiến lược kinh doanh và đáp ứng kịp thời các nhu cầu khác nhau của sản xuất và tiêu dùng trong nước và ngoài nước. Điều này đòi hỏi các hoạt động kinh doanh của Trung tâm phải diễn ra nhanh chóng, số vòng quay vốn lớn, lượng vốn nhiều, chất lượng hàng hoá nhập khẩu đảm bảo. II.1.3. Đặc điểm về thị trường, khách hàng và nguồn hàng của Trung tâm thương mại INTIMEX. Về thị trường và khách hàng của Trung tâm: thị trường trong nước, Trung tâm xác định đối tượng phục vụ là tầng lớp dân cư có thu nhập khá trở lên, phụ nữ và khách du lịch nước ngoài, những đối tượng này tập trung chủ 43 yếu ỏ Hà Nội. Loại khách này chủ yếu chú ý đến những hàng hoá có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, nhãn hiệu nổi tiếng và cung cách phục vụ của nhân viên. Đối với khách hàng mua buôn, mua với khối lượng lớn, Trung tâm tổ chức bán buôn, giao hàng tận nơi theo yêu cầu. Về thị trường nước ngoài, Trung tâm đã quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hongkong, Cộng hoà liên bang Nga, ucraina, australia, các nước thuộc khối ASEAN,... Một số thị trường lớn như EU, Mỹ, Trung tâm chưa đặt quan hệ buôn bán. Trong thời gian tới Trung tâm sẽ cố gắng thâm nhập thị trường lớn này. Vì kinh doanh đa dạng hoá mặt hàng nên nguồn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Trung tâm cũng rất phong phú. Trung tâm có quan hệ làm ăn buôn bán với nhiều nhà máy sản xuất, các hãng liên doanh, các nhà phân phối sản phẩm lớn tại Việt Nam. Ví dụ như nhà máy đồ hộp thực phẩm Hạ Long cung cấp thực phẩm đóng hộp; nhà máy sản xuất chè Kim Anh; Unilever Việt nam....Thị trường nguồn hàng nhập khẩu của Trung tâm cũng rất phong phú. Các bạn hàng truyền thống của Trung tâm là Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, Hongkong, Malaysia, Italia,.... II.1.4. Đặc điểm về nguồn lực của Trung tâm Thương mại INTIMEX. II.1.4.1. Đặc điểm về vốn, trang thiết bị, tài sản của Trung tâm. Để tìm hiểu về nguồn vốn của Trung tâm, chúng ta hãy xem xét cơ cấu vốn của Trung tâm được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 1: Nguồn vốn Trung tâm Thương mại INTIMEX năm 1999 - 2000. Đơn vị: triệu đồng. Năm Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Tổng 10746,09 100 15039,1 100 Vốn vay: - Vốn vay ngắn hạn. - Tiền khách hàng trả trước. 9691,09 4305,5 5385,59 90,2 (40,1) (50,1) 13.009,1 5.315,4 7.693,7 86,5 (35,3) (51,2) Vốn chủ sở hữu. 1055 9,8 2.030 14,5 (Nguồn số liệu phòng tài chính kế toán - Trung tâm Thương mại INTIMEX giai đoạn 1999 - 2000) Qua bảng 1 chúng ta thấy, lượng vốn chủ sở hữu của Trung tâm không lớn chỉ chiếm 9,8% (năm 1999) và 14,5% (năm 2000). Như vậy hoạt động 44 kinh doanh của Trung tâm chủ yếu dựa vào nguồn vốn đi vay. Trung tâm chỉ có vốn vay ngắn hạn, không có vốn vay dài hạn. Bên cạnh nguồn vốn đi vay, Trung tâm có được một lượng vốn khá lớn từ tiền ứng trước của các khách hàng. Năm 1999, nguồn vốn vay là 90,2%, trong đó 40,1% là nguồn vay ngắn hạn và 50,1% là tiền ứng trước của khách hàng. Năm 2000, tuy tỷ trọng nguồn vốn đi vay có giảm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng lớn là 86,5%, trong đó 35,3% là nguồn vay ngắn hạn và 34,8% là tiền khách hàng ứng trước. Về tài sản và trang thiết bị: Trung tâm đã trang bị những thiết bị hiện đại cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Trước khi sát nhập hầu hết mọi hoạt động đều theo dõi bằng hình thức ghi chép sổ sách, hiện nay mọi hoạt động đều được quản lý trên máy tính. Hiện nay tất cả các phòng ban của Trung tâm đều được trang bị máy vi tính, máy Fax, điện thoại....Đặc biệt mạng cục bộ LAN đã giúp cho công tác điều hành được tiến hành nhanh chóng và sát sao hơn. Dưới đây là tình trạng trang thiết bị của Trung tâm Thương mại INTIMEX. Bảng 2: Tài sản của Trung tâm Thương mại INTIMEX. STT Trang thiết bị Đơn vị tính Số lượng 1 Nhà kho Nhà 1 2 Máy vi tính Cái 30 3 Máy FAX Cái 2 4 Máy photo Cái 1 5 Điện thoại Cái 10 6 Ôtô Chiếc 1 7 Máy điều hoà Cái 10 8 Máy in Cái 4 (Nguồn số liệu của phòng tài chính kế toán - Trung tâm Thương mại INTIMEX giai đoạn 1999 - 2000) 45 II.1.4.2. Về đội ngũ lao động. Bảng 3: Cơ cấu lao động của Trung tâm Thương mại INTIMEX. Đơn vị: Người lao động. Kết cấu Năm 1999 Năm 2000 SS (2000/1999) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) 1.Trình độ 130 100 137 100 7 105,4 - Đại học, sau đại học 32 24,6 40 29,2 8 125 - Trung cấp 98 75,4 97 70,8 -1 99 Nhìn vào bảng cơ cấu lao động ta thấy nguồn nhân lực của Trung tâm khá tốt. Năm 1999, cán bộ công nhân viên có trình độ đại học, trên đại học chiếm tỷ lệ 24,6%; người có trình độ trung cấp chiếm 75,6%. Sang năm 2000, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học, trên đại học đã tăng lên là 29,2% và số nhân viên có trình độ trung cấp giảm xuống còn 70,8%. Số nhân viên có trình độ đại học, trên đại học tập trung chủ yếu ở phòng nghiệp vụ kinh doanh. Đây là bộ phận quan trọng nhất của Trung tâm, toàn bộ cán bộ phòng nghiệp vụ đều có trình độ đại học, một số ít có trình độ trên đại học. Về số lượng cán bộ công nhân viên, năm 1999 Trung tâm có 130 người. Năm 2000, Trung tâm có 137 người. Điều này được giải thích là do sự mở rộng kinh doanh đòi hỏi Trung tâm phải bổ sung thêm nguồn nhân lực có trình độ. Lực lượng lao động của Trung tâm có sức khoẻ, trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm. Để phù hợp với chiến lược phát triển kinh doanh sau khi sát nhập Trung tâm đã tổ chức những khoá học nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên của công ty. Điều đó đã góp phần giảm bớt những hạn chế và nguồn nhân lực. II.2. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm Thương mại INTIMEX. Mặc dù Trung tâm Thương mại INTIMEX mới được hình thành 2 năm nhưng có thể nói rằng Trung tâm làm ăn rất hiệu quả. Để thấy được điều đó chúng ta sẽ xem xét kết quả kinh doanh của Trung tâm qua một số chỉ tiêu: 46 Trước tiên ta hãy xem xét về doanh thu của Trung tâm trong hai năm 1999 và 2000. Bảng 4:Tình hình thực hiện các chỉ tiêu của Trung tâm Thương mại INTIMEX trong hai năm 1999 - 2000. Đơn vị: triệu đồng. Stt Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 1. Doanh thu: 48.743,2 66.770,1 - Doanh thu của Siêu thị 9692,3 11.312,5 - Doanh thu XNK 39.050,9 55.457.6 2. Doanh số giá vốn 44503,7 60.964,0 - Giá vốn hàng kinh doanh siêu thị 8076,9 9427.1 - Giá vốn XNK 36426,8 51536.9 3. Tổng quỹ lương 1185,6 1.250,4 4. Lương bình quân 0,76 0,8 5. Lợi nhuận nộp công ty 806,4 1.089,6 6. Lãi ròng 115,9 156,6 (Nguồn số liệu của phòng tài chính kế toán- Trung tâm Thương mại INTIMEX giai đoạn 1999-2000) Trong hai năm 1999 và 2000 doanh thu từ kinh doanh Siêu thị không lớn, chỉ chiếm khoảng 17 - 18% so với tổng doanh thu của Trung tâm. Khoảng 80% doanh thu là từ hoạt động XNK. So với tiềm lực của Trung tâm và khả năng tiêu thụ hàng hoá trên thị trường Hà Nội thì doanh thu từ hoạt động Siêu thị còn nhỏ. Chính vì vậy Trung tâm đã quyết định xây dựng một Siêu thị mới có diện tích khoảng 1500 m2. Qua bảng trên ta thấy lương bình quân của cán bộ công nhân viên Trung tâm khá cao, được 760.000 đồng / người năm 1999 và 800.000 đồng / người năm 2000. Dưới đây là tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và Công ty XNK INTIMEX. 47 Bảng 5: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước 2000. Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Đơn vị Số phải nộp - Thuế giá trị gia tăng Triệu VND 5.734,4 - Thuế nhập khẩu Nt 11.123,8 - Thuế đất Nt 8,9 - Thuế môn bài Nt 0,350 - Thuế tiêu thụ đặc biệt Nt 156 Tổng cộng Nt 17023.45 (Nguồn số liệu của phòng tài chính kế toán- Trung tâm Thương mại INTIMEX giai đoạn 1999-2000) Bảng 6: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Công ty XNK INTIMEX năm 2000 Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Đơn vị Số phải nộp - Các chi phí nộp Công ty Triệu VND 799.8 - Lợi nhuận nộp Công ty nt 1.089,6 Tổng cộng nt 1889.4 (Nguồn số liệu của phòng tài chính kế toán- Trung tâm Thương mại INTIMEX giai đoạn 1999-2000) Đánh giá chung: Mặc dù mới được thành lập nhưng có thể nói tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm khá tốt: Lợi nhuận nộp Công ty ngày càng cao, lương bình quân cán bộ công nhân viên khá cao, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước và Công ty. Có được kết quả đó một phần là nhờ Trung tâm đã thực hiện khá tốt công tác tạo nguồn, mua hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó công tác tạo nguồn mua hàng của Trung tâm vẫn còn một số hạn chế. Để hiểu rõ chúng ta sẽ tiếp tục phân tích công tác này của Trung tâm Thương mại INTIMEX trong hai năm 1999 - 2000. 48 III. Phân tích hoạt động tạo nguồn, mua hàng của Trung tâm Thương mại INTIMEX trong giai đoạn 1999 -2000. III.1. Nguồn hàng của Trung tâm Thương mại INTIMEX và công tác tạo nguồn của Trung tâm. III.1.1. Nguồn hàng của Trung tâm Thương mại INTIMEX. Trung tâm Thương mại INTIMEX hoạt động chủ yếu trên hai mảng lớn. Đó là XNK và kinh doanh siêu thị. Trong đó kinh doanh siêu thị được coi là mũi nhọn trong chiến lược phát triển của Trung tâm. Việc tạo nguồn cho kinh doanh siêu thị hết sức quan trọng. Nguồn hàng chủ yếu hiện nay của Trung tâm là từ nhập khẩu(trong đó bao gồm những mặt hàng do Trung tâm tự nhập khẩu và những mặt hàng được nhập thông qua các nhà phân phối) và từ các nguồn hàng khác trong nước. III.1.1.1 Nguồn hàng trong nước. Nguồn hàng trong nước của Trung tâm rất phong phú và đa dạng. Các mặt hàng sản xuất trong nước chiếm khoảng 45% - 50% tổng giá trị hàng hoá của Siêu thị. Trung tâm xác định đối tượng khách hàng của Trung tâm là tầng lớp trung lưu có thu nhập khá trở lên, phụ nữ và khách du lịch vãng lai. Chính vì vậy khi lựa chọn hàng hoá đưa vào Siêu thị Trung tâm rất chú ý tới chất lượng cũng như uy tín của sản phẩm trên thị trường. Phần lớn những hàng hoá đưa vào Siêu thị đều đã được người tiêu dùng bình chọn là hàng hoá có chất lượng cao. Do đó có thể nói đặc điểm nổi bất của nguồn hàng trong nước của Trung tâm Thương mại INTIMEX là " Hàng Việt Nam chất lượng cao". Những hàng hoá này không chỉ có chất lượng cao mà còn rất phong phú về chủng loại, bao bì đẹp và liên tục có sự cải tiến về chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm. Mặc dù sản phẩm trong nước đã có nhiều tiến bộ và từng bước khẳng định được vị trí trên thị trường nhưng không phải ngành hàng nào cũng có những tiến bộ như nhau. Điều đó được thể hiện ở cơ cấu hàng hoá sản xuất trong nước đưa vào Siêu thị. Dưới đây là cơ cấu hàng hoá hoá sản xuất trong 49 nước được phân theo tiêu thức ngành hàng của Siêu thị INTIMEX - Trung tâm Thương mại INTIMEX trong hai năm 1999 - 2000. Bảng 7: Cơ cấu hàng hoá sản xuất trong nước theo tiêu thức ngành hàng. Đơn vị: Triệu VND. T T Ngành hàng Năm 1999 Năm 2000 So sánh 2000/99 GTN TT(%) GTN TT(%) 1 Đồ gia dụng 312 8,5 255 5,6 81,7 2 Mỹ phẩm và chất tẩy rửa 987,6 27 1,670 36,5 169,1 3 Bánh kẹo, đường sữa. 689,5 18,8 709 15,5 102,8 4 Thực phẩm đông lạnh 458,3 12,5 580,7 12,7 126,7 5 Đồ uống 497,8 13,6 530,8 11,6 106,6 6 Thực phẩm chế biến, đồ hộp 623,8 17,1 745 16,3 119,4 7 May mặc, đồ da 78,9 2,2 77,8 1,7 98,6 8 Đồ chơi trẻ em 12,8 0,3 8,7 0,2 68 9 Tổng 3.660,7 100 4577 100 125,0 (Ghi chú: GTN: Giá trị nhập; TT(%): tỷ trọng ). (Nguồn số liệu phòng nghiệp vụ kinh doanh - Trung tâm Thương mại INTIMEX giai đoạn 1999 - 2000.) Nhìn vào bảng trên, chúng ta thấy rằng mỹ phẩm và chất tẩy rửa là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tiếp theo là một số mặt hàng bánh kẹo, đường sữa, thực phẩm chế biến, đồ hộp và thực phẩm đông lạnh. Có thể coi đây là những mặt hàng chính của Siêu thị. Các mặt hàng khác chiếm một tỷ trọng nhỏ không đáng kể. Điều này được giải thích là do Trung tâm tập trung vào kinh doanh các mặt hàng có khả năng tiêu dùng lớn và phải tiêu dùng thường xuyên cho những nhu cầu hàng ngày. Mặt khác, trong số các hàng hoá sản xuất trong nước thì chỉ có những ngành hàng vừa nêu là có nhiều mẫu mã sản phẩm, có chất lượng tốt và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Những hàng hoá 50 khác như may mặc, đồ gia dụng chiếm một tỷ trọng nhỏ là do giá trị hàng nhập ngoại chiếm một tỷ trọng lớn. Với những hàng hoá lâu bền người tiêu dùng vẫn thích sử dụng hàng ngoại nhập hơn do chúng có chất lượng cao hơn. Chính vì vậy để phục vụ tốt khách hàng cũng như để tăng doanh thu và lợi nhuận Trung tâm chỉ nhập những mặt hàng sản xuất trong nước đã được người tiêu dùng ưa thích và tín nhiệm. Mặt hàng đồ chơi trẻ em chiếm một tỷ trọng thấp nhất trong tổng giá trị hàng sản xuất trong nước. Điều này được giải thích là do các sản phẩm đồ chơi của Việt Nam sản xuất còn quá nghèo nàn về mẫu mã, chủng loại chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ em. Do đó chưa đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh Siêu thị. Năm 1999, lượng hàng hoá mỹ phẩm Trung tâm nhập vào là 987,6 triệu đồng, tương đương với 27%. Chiếm một tỷ trọng lớn nhất so với tổng giá trị hàng nội mà Siêu thị đang kinh doanh. Hàng bánh kẹo, đường sữa là 689,5 triệu đồng, tương đương với 18,8%, đứng thứ hai về tỷ trọng hàng nội trong Siêu thị. Tiếp theo là hàng thực phẩm chế biến và đồ hộp có giá trị 623,8 triệu đồng chiếm 17,1% trong tổng giá trị hàng nội. Bên cạnh đó còn có một số mặt hàng khác có tỷ trọng cũng khá cao là đồ uống (13,6%) và thực phẩm đông lạnh (12,5%). Các mặt hàng đồ gia dụng chiếm 8,5%; May mặc và đồ da chiếm 2,2% và đồ chơi trẻ em chiếm 0,3%. Năm 2000, cơ cấu hàng hoá đưa vào Siêu thị có một số thay đổi. Tuy nhiên hàng mỹ phẩm và chất tẩy rửa vẫn là mặt hàng chủ lực chiếm một tỷ trọng lớn nhất. Giá trị hàng hoá mỹ phẩm là 1.670 triệu đồng tương đương với 36,5%. So với năm 1999, tăng 682,4 triệu đồng hay 69,1%. Mặt hàng có lượng nhập nhiều thứ hai là thực phẩm chế biến và đồ hộp với 745 triệu đồng tương đương 16,3%. So với năm 1999, tăng 121,2 triệu đồng hay tăng 19,4%. Mặc dù hàng bánh kẹo, đường, sữa không còn đứng thứ hai về giá trị nhập nhưng lượng hàng nhập vào Siêu thị năm 2000 vẫn đạt một giá trị đáng kể là 709 triệu đồng tương đương với 15,3%. So với năm 1999, tăng 19,5 triệu đồng hay 2,8%. Hàng thực phẩm đông lạnh có chiều hướng khả quan hơn. Năm 2000, 51 giá trị nhập hàng đông lạnh là 580,7 triệu đồng tương đương với 12,7%. So với năm 1999, tăng 122,4 triệu đồng hay 26,7%. Như vậy tỷ trọng hàng đông lạnh đã có sự thay đổi đáng kể. Điều này chứng tỏ hàng đông lạnh của nước ta ngày càng được người tiêu dùng ưa thích. Các mặt hàng còn lại đều giảm về giá trị nhập. Hàng gia dụng là 255 triệu đồng chỉ chiếm 5,6% so với tổng giá trị hàng nội nhập vào Siêu thị trong năm 2000. Nếu so sánh với năm 1999 thì chỉ bằng 81,7%. Mặt hàng may mặc, đồ da giảm xuống còn 77,8 triệu đồng tương đương với 1,7%, bằng 98,6% năm 1999. Mặt hàng đồ chơi trẻ em giảm xuống còn 8,7 triệu đồng tương đương với 0,2%, bằng 68% năm 1999. Như vậy qua sự phân tích trên ta thấy mặt hàng mỹ phẩm và chất tẩy rửa là mặt hàng chủ lực của Siêu thị. Bên cạnh đó là hàng bánh kẹo,đường sữa; đồ hộp; hàng đông lạnh; đồ uống và thuốc lá. Đây là những mặt hàng có giá trị nhập lớn và chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị hàng nội của Trung tâm. Trung tâm cũng xác định hàng thực phẩm chế biến và đồ tươi sống là những sản phẩm dẫn dắt khách hàng đến với Trung tâm. III.1.1.2. Nguồn hàng nhập khẩu. Vì Trung tâm Thương mại INTIMEX xác định khách hàng của Trung tâm là những người thuộc tầng lớp trung lưu và có một bộ phận không nhỏ là khách nước ngoài nên hàng hoá đưa vào kinh doanh phải là những mặt hàng có chất lượng, uy tín trên thị trường, mẫu mã đẹp. Để đáp ứng được yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng Trung tâm đã phải nhập một lượng lớn là hàng nhập khẩu. Mặt khác, tâm lý thích dùng hàng ngoại của người Việt Nam cũng là một trong những lý do để Trung tâm quyết định khi lựa chọn mặt hàng đưa vào kinh doanh. Hàng nhập khẩu của Trung tâm bao gồm hai loại: do Trung tâm tự nhập khẩu và được lấy từ các nhà nhập khẩu khác. Hiện nay các mặt hàng mà Trung tâm nhập khẩu được đưa vào kinh doanh bán lẻ bao gồm: Mỹ phẩm Khoser, bỉm trẻ em, sữa tươi Tablecape của úc. Lượng hàng còn lại được lấy thông qua các nhà phân phối sản phẩm khác. Hàng hoá nhập khẩu của Trung tâm rất phong phú và đa dạng. Chúng có xuất sứ từ nhiều nước 52 khác nhau trên thế giới. Nhưng trong đó hàng nhập khẩu từ Đức chiếm nhiều nhất. Tiếp đó là hàng Mỹ, Thái lan, Nhật,...Hàng nhập khẩu của Trung tâm có chất lượng cao, nhãn hiệu nổi tiếng, kiểu dáng mẫu mã phù hợp với người tiêu dùng. Để hiểu rõ hơn về hàng nhập khẩu của Trung tâm chúng ta cùng đi xem xét bảng số liệu dưới đây: Bảng 8: Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu theo tiêu thức ngành hàng. Đơn vị: Triệu VND T T Ngành hàng Năm 1999 Năm 2000 So sánh 2000/99 GTN TT(%) GTN TT(%) 1 Đồ gia dụng 635 14,4 765 15,8 120,5 2 Mỹ phẩm và chất tẩy rửa 716,5 16,2 926 19,1 129,2 3 Bánh kẹo, đường sữa. 743 16,8 852,6 17,6 114,7 4 Thực phẩm đông lạnh 487 11,1 445,2 9,1 91,4 5 Đồ uống 552 12,5 534,4 11,0 96,8 6 Thực phẩm chế biến, đồ hộp 786,4 17,8 811,1 16,7 103,1 7 May mặc, đồ da 297,8 6,7 308,3 6,4 103,5 8 Đồ chơi trẻ em 198,5 4,5 207,5 4,3 104,5 9 Tổng 4416.2 100 4850,1 100 109,8 (Ghi chú: GTN: giá trị nhập; TT(%): tỷ trọng). (Nguồn số liệu phòng nghiệp vụ kinh doanh - Trung tâm Thương mại INTIMEX giai đoạn 1999 - 2000). Nhìn bảng số liệu trên ta thấy, tỷ trọng các mặt hàng tương đối đồng đều. Thực phẩm chế biến, đồ hộp, mỹ phẩm và chất tẩy rửa, bánh kẹo, đường sữa, đồ gia dụng là những mặt hàng có tỷ trọng lớn. Tỷ trọng của các mặt hàng trên có sự trên lệch không lớn. Năm 1999, thực phẩm chế biến và đồ hộp có giá trị 786,4 triệu đồng, tương đương với 17,8%, là mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất. Phần lớn các sản 53 phẩm này đều có xuất sứ từ Đức, Thái lan, một số ít có xuất sứ từ Pháp. Đứng thứ hai là hàng bánh kẹo, đường sữa, giá trị nhập là 743 triệu đồng, tương đương với 16,8%. Hàng mỹ phẩm và chất tẩy rửa có giá trị nhập là 716,5 triệu đồng, tương đương 16,2%. Hàng gia dụng có giá trị nhập là 635 triệu đồng hay chiếm 14,4% tổng giá trị hàng ngoại nhập. Đồ uống là 552 triệu đồng, chiếm 12,5%. Thực phẩm đông lạnh là 487 triệu đồng, chiếm 11,1%. Thấp nhất là hàng may mặc, đồ da và đồ chơi trẻ em. Lần lượt có giá trị nhập là 297,8 triệu đồng, chiếm 6,7% và 198,5 triệu đồng, chiếm 4,5% tổng giá trị hàng ngoại nhập. Năm 2000, có một chút thay đổi về cơ cấu hàng hoá. Mỹ phẩm và chất tẩy rửa có giá trị nhập là 926 triệu đồng, tương đương 19,1%, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị hàng nhập khẩu bán tại Siêu thị. So với năm 1999, tăng 209,5 triệu đồng hay 29,2%. Hàng mỹ phẩm chủ yếu có xuất sứ từ Đức, Mỹ, Nhật. Hàng bánh kẹo, đường sữa có giá trị nhập là 852,6 triệu đồng, tương đương với 17,6%. So với năm 1999, tăng 109,6 triệu đồng hay 14,7%. Mặc dù hàng thực phẩm chế biến và đồ hộp có giá trị nhập cao hơn năm 1999, đạt 811,1 triệu đồng nhưng tỷ trọng giảm xuống còn 16,7% trong tổng giá trị hàng ngoại nhập vào Siêu thị. So với năm 1999, tăng 24,7 triệu đồng hay 3,1%. Hàng gia dụng có giá trị nhập 765 triệu đồng tương đương 15,8%. So với 1999, tăng 130 triệu đồng hay 20,5%. Đồ uống và thuốc lá có giá trị nhập là 534,4 triệu đồng tương đương với 11,0%. Giảm 17,6 triệu đồng hay chỉ bằng 96,8% so với giá trị nhập năm 1999. Thực phẩm đông lạnh có giá trị nhập là 445,2 triệu đồng, tương đương với 9,1%. Giảm 41,8 triệu đồng hay chỉ chiếm 91,4% so với giá trị nhập năm 1999. Hàng may mặc, đồ da có giá trị nhập là 308,3 triệu đồng, tương đương với 6,4%. Tăng 10,5 triệu đồng so với năm 1999. Nhưng nếu xét về tỷ trọng thì chỉ chiếm 6,4% tổng giá trị hàng ngoại nhập năm 2000, thấp hơn so với năm 1999. Cũng giống mặt hàng may mặc và đồ da, hàng dồ chơi trẻ em có giá trị nhập 207,5 triệu đồng, tăng 9 triệu 54 đồng so với năm 1999. Tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng thì chỉ chiếm 4,3% tổng giá trị hàng ngoại nhập năm 2000, thấp hơn so với năm 1999. Qua sự phân tích về cơ cấu các mặt hàng sản xuất trong nước cũng như các mặt hàng nhập khẩu, chúng ta thấy có một số ngành hàng đóng vai trò chủ đạo trong số các mặt hàng kinh doanh tại Siêu thị INTIMEX là hàng mỹ phẩm và chất tẩy rửa, bánh kẹo và đường sữa, thực phẩm chế biến và đồ hộp, thực phẩm đông lạnh, đồ uống và thuốc lá, đồ gia dụng. Các mặt hàng khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động tạo nguồn của Trung tâm Thương mại INTIMEX, chúng ta sẽ đi xem xét nguồn hàng của Trung tâm thông qua một số nhà cung cấp lớn. III.1.1.3. Phân loại nguồn hàng theo tiêu thức nhà cung cấp. Ngoài việc quản lý và theo dõi nguồn hàng theo xuất sứ hàng hoá và theo tiêu thức ngành hàng, Trung tâm còn quản lý, theo dõi hàng hoá theo tiêu thức chủ hàng. Khi quản lý nguồn hàng theo tiêu thức này, Trung tâm sẽ biết được trong số các nhà cung cấp hàng hoá cho mình ai là người có giá trị cung cấp lớn nhất, đâu là những chủ hàng quan trọng cần hợp tác lâu dài. Từ đó Trung tâm sẽ có những chính sách hợp lý với từng loại nhà cung cấp. Hiện nay Trung tâm đang có quan hệ buôn bán với khoảng 300 chủ hàng. Nhưng trong số đó chỉ có khoảng 10 nhà cung cấp lớn và có ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động kinh doanh của Trung tâm. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét một số nhà cung cấp lớn nhất hiện nay của Trung tâm. 55 Bảng 9: Nguồn hàng theo nhà cung cấp của Trung tâm Thương mại INTIMEX giai đoạn 1999 - 2000. Đơn vị: Triệu VND. T T Nhà cung cấp Năm 1999 Năm 2000 SSánh (00/99) GTN TT(%) GTN TT(%) 1 Cty hỗ trợ phát triển công nghệ và thương mại Vital Detech 466,6 20,5 598,2 20,1 128,2 2 Bách hoá Chùa Bộc 402,1 17,7 529,3 17,8 131,6 3 Công ty thương mại Phú Thái 305,8 13,5 474,9 15,9 155,3 4 Công ty cổ phần Thái Sơn 243,2 10,7 321,1 10,8 132,0 5 Công ty Mesa 189,7 8,3 242,1 8,1 127,6 6 Công ty Nhị long 158,5 7,0 201,0 6,7 126,8 7 Công ty Sữa Việt Nam 145,7 6,4 164,9 5,6 113,2 8 Công ty bánh kẹo Hải Hà 143,6 6,3 157,2 5,3 109,5 9 Cty Vinh Quang 112,1 4,9 150,7 5,1 134,4 10 Công ty Kim Anh 106,8 4,7 139,0 4,6 130,1 11 Tổng cộng 2274.1 100 2978,4 100 131,0 (Ghi chú: GTN: giá trị nhập; TT(%): tỷ trọng) (Nguồn số liệu phòng nghiệp vụ kinh doanh - Trung tâm Thương mại INTIMEX giai đoạn 1999 - 2000). Trên đây là 10 nhà cung cấp lớn của Trung tâm, được xếp theo giá trị từ lớn đến nhỏ. Nếu so sánh với tổng giá trị hàng hoá nhập vào siêu thị, thì giá trị hàng hoá của 10 nhà cung cấp này chiếm một tỷ trọng khá lớn. Năm 1999, tổng giá vốn hàng hoá là 7666,9 triệu đồng, trong đó có 2274,1 triệu đồng giá trị hàng hoá là lấy từ mười nhà cung cấp trên. Xét về tỷ trọng, giá trị hàng hoá của mười nhà cung cấp chiếm 29,7%. Như vậy có thể thấy lượng hàng hoá mà Siêu thị lấy từ mười nhà cung cấp này là khá lớn nếu xét trong 400 nhà cung 56 cấp của Trung tâm. Sang năm 2000, tổng giá vốn hàng hoá của Siêu thị là 9427,1 triệu đồng, trong đó 2978,4 triệu đồng hàng hoá được lấy từ 10 nhà cung cấp trên. Về tỷ trọng, giá trị hàng hoá của 10 nhà cung cấp chiếm 31,6%. Như vậy, ta có thể thấy 10 nhà cung cấp này ngày một có sự ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của Trung tâm, cụ thể là hoạt động kinh doanh của Siêu thị INTIMEX. Nếu như năm 1999, giá trị hàng hoá của 10 nhà cung cấp chiếm 29,7% thì năm 2000, tỷ trọng đó là 31,6%, tăng 1,9%. Để hiểu rõ hơn về các nhà cung cấp cũng như để thấy được ảnh hưởng của từng nhà cung cấp tới hoạt động kinh doanh của Trung tâm Thương mại INTIMEX chúng ta sẽ đi xem xét từng nhà cung cấp. Công ty hỗ trợ phát triển công nghệ và thương mại Vital Detech là nhà cung cấp lớn nhất của Trung tâm. Công ty này là nhà phân phối các sản phẩm của hãng Unilever, ví dụ như trà Lipton, cháo ăn liền, bột Knor, và đặc biệt là mỹ phẩm và chất tảy rửa như các sản phẩm của Pon's, Hazeline, bột giặt Omo... Hiện nay những sản phẩm này đang được người tiêu dùng Việt Nam rất ưa chuộng. Nếu chỉ xét riêng về mỹ phẩm và chất tảy rửa thì đây là nhà phân phối lớn nhất, các sản phẩm mà họ cung cấp cho Trung tâm chiếm khoảng 47%. Năm 1999, giá trị hàng hoá mà Công ty hỗ trợ phát triển công nghệ và thượng mại Vital Detech cung cấp cho Trung tâm Thương mại INTIMEX là 466,6 triệu đồng, chiếm 20,5% trong tổng trị trị hàng hoá của 10 nhà cung cấp lớn nhất. Năm 2000, giá trị hàng hoá cung cấp là 598,2 triệu đồng, chiếm 20,1% trong tổng giá trị hàng hoá của 10 nhà cung cấp lớn nhất. So sánh năm 2000 với năm 1999, lượng giá trị hàng hoá tăng 131,6 triệu đồng, hay tăng 28,2%. Nhưng nếu xét về tỷ trọng giữa 10 nhà cung cấp thì giảm 0,4%. Bách hoá Chùa Bộc là nhà cung cấp lớn thứ hai của Trung tâm Thương mại INTIMEX. Công ty này chuyên phân phối các sản phẩm của Đức. Đây là công ty kinh doanh tổng hợp do đó sản phẩm của họ rất phong phú và đa dạng, bao gồm các loại bánh kẹo, sôcôla, đồ uống, đồ hộp, mỹ phẩm, dệt may và đồ gia dụng. Hiện nay, tất cả các ngành hàng đều lấy hàng từ Bách Hoá Chùa bộc. 57 Trong số các hàng hoá nhập khẩu của Trung tâm Thương mại INTIMEX thì lượng hàng Đức chiếm một tỷ trọng rất lớn và trong số đó phần lớn được lấy từ Bách Hoá Chùa Bộc. Năm 1999, giá trị hàng hoá mà Bách hoá Chùa Bộc cung cấp cho Trung tâm là 402,1 triệu đồng, chiếm 17,7% giá trị hàng hoá của 10 nhà cung cấp lớn nhất. Năm 2000, giá trị hàng hoá là 529,3 triệu đồng, chiếm 17,8%. So sánh năm 2000 với năm 1999, thì giá trị hàng hoá tăng 127,2 triệu đồng, hay tăng 31,6%. Cũng giống như Bách hoá Chùa bộc, Công ty Phú Thái kinh doanh theo loại hình kinh doanh tổng hợp. Hiện nay, Công ty này đang cung cấp các sản phẩm thuộc các nhóm ngành bánh kẹo, đồ uống và mỹ phẩm cho Trung tâm. Tất cả đều là hàng hoá nhập khẩu từ một số nước Đông Nam á như Malaysia, Thái lan. Năm 1999, giá trị hàng hoá mà Công ty Phú Thái cung cấp cho Trung tâm là 305,8 triệu đồng, chiếm 13,5% tổng giá trị hàng hoá của 10 nhà cung cấp lớn nhất. Năm 2000, giá trị hàng hoá là 474,9 triệu đồng, chiếm 15,9%. So sánh năm 2000 với năm 1999 giá trị hàng hoá tăng 169,1 triệu đồng, hay tăng 55,3%. Công ty cổ phần Thái Sơn cũng là một nhà phân phối lớn của Trung tâm. Hàng hoá mà họ cung cấp cho Trung tâm bao gồm có các loại thực phẩm đóng hộp, hàng đông lạnh, và các loại dụng cụ gia đình. Năm 1999, giá trị hàng hoá mà Công ty cung cấp cho Trung tâm là 243,2 triệu đồng, chiếm 10,7% tổng giá trị hàng hoá của 10 nhà cung cấp đưa vào Siêu thị INTIMEX. Năm 2000, giá trị hàng hoá là 321,1 triệu đồng, chiếm 10,8%. So sánh năm 2000 với năm 1999, giá trị hàng hoá tăng 77,9 triệu đồng, tương đương 32%. Công ty Mesa là nhà phân phối các sản phẩm của hãng Nestle và một số hãng khác. Hiện nay công ty Mesa đang cung cấp cho Trung tâm các loại sữa của Nestle bao gồm sữa bột, sữa tươi, sữa chua. Bên cạnh đó còn có các loại bánh kẹo, sôcôla được nhập khẩu từ Đức. Về giá trị hàng hoá công ty cung cấp cho Trung tâm, năm 1999 là 189,7 triệu đồng, chiếm 8,3% tổng giá trị hàng hoá của 10 nhà cung cấp lớn nhất. Năm 2000, lượng hàng hoá đưa sang đạt 58 242,1 triệu đồng, chiếm 8,1%. So với 1999, tăng 52,4 triệu đồng, tương đương 27,6%. Công ty Nhị Long hiện đang cung cấp các sản phẩm đông lạnh, đồ hộp, đồ uống cho Trung tâm Thương mại INTIMEX. Hàng hoá của họ một phần được lấy từ các nhà sản xuất trong nước, một phần được nhập từ nước ngoài. Năm 1999, công ty cung cấp cho Trung tâm lượng hàng hoá trị giá 158,5 triệu đồng, chiếm 7,0% tổng giá trị hàng hoá đưa vào Siêu thị INTIMEX của 10 nhà cung cấp lớn nhất. Năm 2000 giá trị hàng hoá là 201 triệu đồng, chiếm 6,7%. Như vậy so với năm 1999, tăng 42,5 triệu đồng, tương đương 26,8%. Tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng giữa 10 nhà phân phối thì tỷ trọng của Công ty lại giảm từ 7% xuống còn 6,7%. Công ty Sữa Việt nam (Vinamilk) là nhà sản xuất sữa hàng đầu của Việt Nam. Các sản phẩm của Vinamilk rất được ưa chuộng do chất lượng tốt và giá cả cũng phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng. Sản phẩm của họ cũng rất đa dạng và phong phú. Hiện nay, Công ty sữa Việt nam cung cấp cho Trung tâm khoảng 30 mặt hàng, bao gồm các loại sữa tươi, sữa đặc, sữa chua, bột dinh dưỡng, bơ và nước ép trái cây. Năm 1999, lượng hàng hoá mà công ty cung cấp cho Trung tâm có giá trị 145,7 triệu đồng, chiếm 6,4%. Năm 2000, giá trị hàng hoá là 157,2 triệu đồng, chiếm 5,3%.so với năm 1999, tăng 11,5 triệu đồng, hay 13,2%. Công ty Bánh kẹo Hải Hà cung cấp các sản phẩm bánh kẹo cho Trung tâm. Các sản phẩm hiện nay Trung tâm đang lấy từ công ty bao gồm các loại kẹo dẻo, kẹo cứng, và một số ít loại bánh. Năm 1999, Công ty cung cấp cho Trung tâm lượng hàng hoá trị giá 143,6 triệu đồng, chiếm 6,3%. Năm 2000, giá trị hàng hoá là 164,9 triệu đồng, chiếm 5,6%. So sánh năm 2000 với năm 1999, giá trị hàng hoá tăng 21,3 triệu đồng, hay 9,5%. Công ty Vinh Quang kinh doanh tổng hợp, cung cấp cho Trung tâm nhiều mặt hàng thuộc các ngành hàng khác nhau, bao gồm bánh kẹo, đồ hộp, mỹ phẩm. Năm 1999, giá trị hàng hoá Công ty cung cấp cho Trung tâm là 59 112,1 triệu đồng, chiếm 4,9%. Năm 2000, giá trị hàng hoá là 150,7 triệu đồng, chiếm 5,1%. So với năm 1999, tăng 38,6 triệu đồng, hay 34,4%. Công ty Kim Anh chuyên phân phối các sản phẩm đông lạnh và đồ hộp. Hiện nay, công ty là nhà phân phối lớn thứ hai về các sản phẩm đông lạnh và đồ hộp cho Trung tâm. Các sản phẩm của Công ty đều là hàng nhập khẩu. Năm 1999, giá trị hàng hoá cung cấp cho Trung tâm là 106,8 triệu đồng, chiếm 4,7%. Năm 2000, giá trị hàng hoá là 139 triệu đồng, chiếm 4,6%. So với năm 1999, tăng 32,2 triệu đồng, ha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động tạo nguồn mua hàng tại Trung tâm Thương mại INTIMEX - Công ty xuất nhập khẩu INTIMEX.pdf
Tài liệu liên quan