Tài liệu Luận văn Môi trường kinh doanh Việt Nam: thực trạng và giải pháp: Luận văn
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VIỆT
NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
A. Thực trạng
1.Dân số
Dân số Việt Nam vẫn đang tăng nhanh, bình quân trên 1 triệu người mỗi
năm, nghĩa là bằng dân số một tỉnh thuộc loại trung bình.
Theo Tổng cục thống kê, năm 2005 Việt Nam có khoảng 83,1199 triệu
người, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới. Mật độ dân số lên tới 252
người/km2 (trong khi đó các chuyên gia LHQ tính toán để có cuộc sống thuận
lợi, bình quân chỉ nên có 30-40 người/km2). Sang năm 2006,dân số Việt Nam
tăng lên 84,1158 triệu người, là nước đứng thứ 14 trên thế giới,mật độ dân cư
là 254 người/km2, cao gấp 6 lần so với mức chuẩn quốc tế.Dự báo đến giữa
thế kỉ,Việt Nam sẽ trở thành 1 trong 16 nước có trên 100 triệu dân.
Các đặc điểm của dân số Việt Nam, trong đó lưu ý vấn đề dân số trẻ
nhưng đang bước vào thời kỳ quá độ chuyển đổi sang dân số già.
Những người sinh ra sau năm 1975 ước chiếm khoảng 63% tổng dân số, tuy
nhiên số người từ 60 tuổi trở lên hiện đã ...
27 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Môi trường kinh doanh Việt Nam: thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VIỆT
NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
A. Thực trạng
1.Dân số
Dân số Việt Nam vẫn đang tăng nhanh, bình quân trên 1 triệu người mỗi
năm, nghĩa là bằng dân số một tỉnh thuộc loại trung bình.
Theo Tổng cục thống kê, năm 2005 Việt Nam có khoảng 83,1199 triệu
người, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới. Mật độ dân số lên tới 252
người/km2 (trong khi đó các chuyên gia LHQ tính toán để có cuộc sống thuận
lợi, bình quân chỉ nên có 30-40 người/km2). Sang năm 2006,dân số Việt Nam
tăng lên 84,1158 triệu người, là nước đứng thứ 14 trên thế giới,mật độ dân cư
là 254 người/km2, cao gấp 6 lần so với mức chuẩn quốc tế.Dự báo đến giữa
thế kỉ,Việt Nam sẽ trở thành 1 trong 16 nước có trên 100 triệu dân.
Các đặc điểm của dân số Việt Nam, trong đó lưu ý vấn đề dân số trẻ
nhưng đang bước vào thời kỳ quá độ chuyển đổi sang dân số già.
Những người sinh ra sau năm 1975 ước chiếm khoảng 63% tổng dân số, tuy
nhiên số người từ 60 tuổi trở lên hiện đã chiếm khoảng 9%. Sự mất cân đối
giới tính đã bộc lộ những dấu hiệu rất nghiêm trọng do tâm lý thích sinh con
trai.
Theo kết quả điều tra năm 1999, tỷ số giới tính chung cả nước ở mức
96,7 nam/100 nữ nhưng đối với nhóm trẻ từ 0-4 tuổi, tỷ lệ các bé trai ngày
càng nhiều so với các bé gái.
Dân số phân bố không đều và mô hình di dân thay đổi. Năm 1999 trung
bình trên mỗi km2 đất ở Thái Bình có 1.194 người, trong khi đó ở Kom Tum
chỉ có 32 người/km2 (gấp 40 lần).
Sức ép từ nhu cầu việc làm đã dẫn đến tình trạng các luồng di dân tự do
và theo dự án không ngừng tăng lên. Riêng giai đoạn 1990-1997 đã có 1,2
triệu dân di chuyển tới các vùng theo dự án.
Tại TP.HCM trong giai đoạn 1991-1996 cứ mỗi năm lại tăng thêm
213.000 người. Hướng di dân cũng thay đổi đáng kể, từ di dân Bắc-Nam sang
nông thôn-đô thị và trong nước ra nước ngoài. Chỉ tính đến đầu 2004, đã có
tới gần 80.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan.Dự báo xu hướng di dân
sẽ ngày càng sôi động hơn.
Về đại thể, Việt Nam vẫn là một nước “tam nông” (nông thôn, nông
nghiệp và nông dân) do tỷ lệ dân số đô thị quá thấp. Năm 2004, tỷ lệ dân đô
thị cả nước mới đạt 26,3%. Nhiều tỉnh, tỷ lệ dân đô thị chưa đạt tới 10%.
Lao động Việt Nam có 4,5% mù chữ, 47% chỉ có trình độ tiểu học, 30%
tốt nghiệp THCS và 18,5% tốt nghiệp THPT, 79% lao động từ 15 tuổi trở lên
không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, khu vực nông thôn lên tới 87% (số
liệu 2003).
Việt Nam là một thị trường rộng lớn, có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu
tư.Bên cạnh đó nguồn nhân lực dồi dào,giá lao động rẻ, thong minh, tiếp thu
nhanh…là những điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp trong và ngoài
nước phất triển sản xuất.Nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề mà chúng ta vẫn
chưa khắc phục được đó là:lao động không có trình độ chiếm tỉ trọng lớn, ý
thức kỉ luật, ý thức lao đông kém, trình độ quản lí,tổ chúc chưa cao…
2.Kinh tế
Đã có sự cải thiẹn đáng kể trong các cân đối vĩ mô. Thâm hụt ngân sách
giảm, quan hệ giữa tích lũy và đầu tư trở nên hài hòa hơn. Trong lĩnh vực tiền
tệ ngan hang quan hệ và sự bất hợp lí giữa lãi suất cho vay tiền VNĐ và USD
đã được thu hẹp. Thời gian qua chung ta duy trì được xuất nhập khẩu ở mức
cao và lien tục trong nhiều năm, dạt thành tích tốt trong xóa đói giảm nghèo.
Tuy nhiên chất lượng tăng trưởng chưa cao do năng suất lao động và hiêu quả
thấp,năng lực cạnh tranh quốc tế còn thua kém, lạm phát sau một số năm
được kiềm chế tốt thì thời gian gần đây lại có biến động tăng, khó kiểm soát.
Trong khi đó do chưa có luật cạnh tranh nên tình trạng bảo họ thiếu hợp lí ,
lạm dụng độc quỳên nhà nước thành đọc quyền doanh nghiệp trong một số
lĩnh vực như điện lực , dầu khí, hàng không chậm được xóa bỏ đã trở thành
rào cản cho cạnh tranh và nâng cao hiệu quả lao động và cải thiện chất lượng
dịch vụ.
Việt Nam đã gia nhập WTO vào tháng 1/2007 và đạt được những bước
tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong vài năm trở lại đây. Năm 2005, kinh tế của
Việt Nam đã tăng trưởng 8,4% và 8,2% trong năm 2006. Năm 2007, kinh tế
Việt Nam dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng 8,3%.
Đặc biệt,Thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, kinh
doanh bán lẻ tăng với tốc độ trung bình khoảng 23%/năm. Theo số liệu của
Ngân hàng Thế giới, năm 2007, chỉ số phát triển bán lẻ của VN đứng thứ 4
thế giới chỉ sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. VN sẽ bắt đầu thực hiện các cam
kết trong lĩnh vực bán lẻ từ ngày 1-1-2009.
Hiện tại, thu nhập dành cho tiêu dùng của người Việt Nam đang tăng
thêm 2 tỷ USD mỗi năm vµ thu nhập dành cho tiêu dùng của người Việt Nam
sẽ đạt con số 30 tỷ USD trong năm 2007. Hàng năm, có khoảng 1,2 triệu
người Việt Nam gia nhập lực lượng lao động và tỷ lệ người lệ thuộc đang
giảm mạnh. Thực tế này cũng làm cho tỷ lệ thu nhập dành cho chi tiêu trong
các gia đình Việt Nam tăng thêm 83%.
Người Việt giàu hơn so với những gì được biết, thu nhập bình quân đầu
người tại Việt Nam có thể cao hơn 30% so với mức được công bố (theo thống
kê là gần 800 USD/năm) và ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM,
con số này có thể cao gấp đôi.
Tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập của người Việt Nam thuộc loại cao nhất ở
Đông Nam Á. Người Việt Nam tiêu dùng trung bình khoảng 70% thu nhập
hàng tháng. Thu nhập trung bình của người Việt Nam ngày càng tăng, trong
đó nhóm có tốc độ tăng thu nhập nhanh nhất trong khoảng 500-1.000
USD/tháng, có tốc độ tăng trưởng thu nhập đến 15%/năm.
Hơn nữa, lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng tăng và mức độ
chi tiêu của họ cũng ngày càng cao là những cơ sở khiến thị trường bán lẻ tại
Việt Nam được nhìn nhận là sẽ bùng nổ trong tương lai.
Về cơ sở hạ tầng, Việt Nam đã có nhiều bước tiến mới nhưng đáng chú
ý nhất là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin tạo ra nhiều kênh
thông tin mới, cung cấp cho người tiêu dùng nhiều thông tin về sản phẩm,
nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu hơn. Các kênh thông tin điện tử với giá
ngày càng rẻ hơn đã thực sự đưa sản phẩm đến với ngườitiêudùng.Người tiêu
dùng ngày nay không cần phải đi ra khỏi nhà mà vẫn có thể chọn mua cho
mình một sản phẩm ưng ý qua internet, điện thoại hay các kênh truyền hình
tương tác... CNTT cũng làm rút ngắn chu kỳ thị trường của sản phẩm, các nhà
sản xuất cũng nhờ vào tốc độ của CNTT mà có thể nắm bắt công nghệ mới
nhanh hơn, điều nầy làm thâu hẹp khoảng cách về chât lượng, công nghệ giữa
các sản phẩm cùng tham gia trên thị trường.
3.Chính trị-pháp luật
Việt Nam được coi là quốc gia có nền chính trị và xã hội ổn định, ít
căng thẳng sắc tộc, tôn giáo.Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) đang mở ra một thị trường tiềm năng cho ngành kinh tế. Quèc
Héi ViÖt Nam ®· th«ng qua Luật Doanh nghiệp (DN) chung không phân biệt
DN trong nước và nước ngoài, và Luật đầu tư với nhiều điểm đổi mới hấp dẫn
(có hiệu lực từ 1.7.2006). Đến trước năm 2012, thuế nhập khẩu đánh vào các
mặt hàng tiêu dùng sẽ giảm từ 5% đến 10%.
Hàng loạt các quy định được coi là "yếu tố cản trở" thu hút đầu tư
nước ngoài đã được dỡ bỏ như: quy định buộc DN phải xuất khẩu 80%, yêu
cầu về tỷ lệ nội địa hóa... Bên cạnh đó là những quy định "cởi mở" hơn như
thống nhất giá điện giữa người trong nước và người nước ngoài.
Điều được thừa nhận rộng rãi là môi trường kinh doanh ở nước ta đã
có những bước tiến lớn về phía trước theo hướng phù hợp hơn với đòi hỏi của
thực tế và thông lệ quốc tế.Tuy nhiên nếu so với yêu cầu của cuôc sống , môi
trường pháp lý ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập như các thể chế kinh tế thị
trường chưa được xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ, nhiều bộ luật cơ bản như
luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền..vv.. còn chậm được ban hành, chưa
đủ minh bạch, thiếu sự ổn định cần thiết, tính nhất quán chưa cao và khó tiên
liệu được. Đặc biệt là còn nhiều văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng
và ban hành chưa sát hợp với đòi hỏi và điều kiện thực tiễn, không xuất phát
từ quan điểm phục vụ và hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiêp hoặc mang
tính chủ quan của mọt bộ phận cán bộ , cơ quan quản lí nhà nước.Bên cạnh
đó, giữa các qui dịnh luật pháp ghi trên giấy và tổ chức thực hiện trên thực tế
còn khoảng cách khá xa lạ do nhiều nguyên nhân khác nhau.
*)Thứ nhất,các qui định luật pháp còn thiéu sự động bộ, còn chứa đựng
những yếu tố chưa sát hợp thực tiễn.
*)Thứ hai, tổ chức thực hiện chưa triệt để và nghiêm minh.
*)Thứ ba, tiêu cực tham nhũng trong bộ máy nhà nước chậm được đẩy
lùi .Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho các qui định pháp
luật bị bóp méo, sai lệch trong qua trình áp dụng để nhũng nhiễu trục lợi.
Trong một môi trường pháp lí như vậy, hoạt động kinh doanh luôn gặp nhiều
khó khăn, tăng thêm các loại chi phí không đáng có và cuối cùng làm giảm
hiệu quả và khả năng cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp.
4.Văn hoá-xã hội
Mặc dù đã có những tiến bộ và cải thiện đáng kể trong những năm gần
đây, nhưng nhìn chung thể chế văn hóa kinh doanh chưa được thiết lập đầy
đủ, trình độ văn hóa kinh doanh chưa cao, đặc biệt là những nhà cung ứng
dịch vụ còn thiếu và yếu, chưa có tính chuyên nghiệp cao, kỉ luật thực hiện
hợp đồng kinh tế chưa nghiêm, dẫn đến tình trangj nợ đọng, nợ lòng vòng
giữa các doanh nghiệp còn ở mức độ lớn. Tình trạng làm hang nhái , hang giả,
xâm hại quyền sở hữu trí tuệ và sở hữu công nghiệp còn nhiều.
5. Khoa học công nghệ
Theo số liệu của Liên hiệp các Hội khoa học - kỹ thuật Việt Nam, cả
nước hiện có khoảng 1.200 tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ, so
năm 1995 tăng gần 2,5 lần.
Khoảng 60% tổ chức nói trên thuộc các cơ quan, đơn vị Nhà nước. Ðó là
một tiềm năng chất xám đáng kể, một đối tác quan trọng của các doanh
nghiệp, để hợp tác cùng nhau phát triển thị trường khoa học - công nghệ trước
mắt và lâu dài.
Tuy nhiên, thị trường công nghệ ở ta mới được khởi động, mới thu hút
một số ít ỏi các tổ chức khoa học và công nghệ tham gia. Bằng chứng dễ thấy
nhất, là ở các Chợ công nghệ - thiết bị được tổ chức từ vài năm nay, nhằm
kích thích cả nhu cầu của các doanh nghiệp đi "săn" hàng chất xám lẫn giới
nghiên cứu đi chào hàng chất xám của mình, thì hầu như chưa thấy có các
giao dịch, thậm chí chưa thấy bày hàng chất xám.
Cho nên các doanh nghiệp vào chợ, chủ yếu là để mua bán máy móc,
thiết bị mới, mà chưa tìm kiếm các bản quyền sáng chế, hoặc tìm gặp các nhà
nghiên cứu để đặt hàng là hợp đồng nghiên cứu và triển khai. Khá đông các
nhà khoa học, công nghệ vào chợ, chủ yếu mới chỉ để "xem cho biết". Trong
khi đó, các đối tác nước ngoài tranh thủ cơ hội này để nắm bắt nhu cầu hàng
chất xám của các doanh nghiệp ta.
Nhà nước đã có chủ trương và các chính sách bước đầu nhằm mở đường
cho giới nghiên cứu gắn mình với thực tiễn đời sống rộng lớn, sôi động với
những bước phát triển ngày càng nhanh, để từng bước tự trang trải hoặc tiến
đến mô hình doanh nghiệp chất xám. Giới khoa học, công nghệ hoan nghênh,
nhưng chuyển biến còn chưa mạnh.
Tới nay, ở hầu hết các tổ chức khoa học, công nghệ nhà nước, số đề tài
nghiên cứu sát với nhu cầu thực tiễn hiện vẫn ít hơn nhiều và gặp trở ngại do
thiếu vốn để thực hiện, so với đề tài được giao và được Nhà nước cấp kinh
phí. Nhiều tổ chức khoa học, công nghệ chưa chủ động, xông xáo đi tìm kiếm,
gõ cửa các doanh nghiệp để tìm các hợp đồng nghiên cứu hiệu quả. Ngay cả
việc quảng bá, chào hàng, kêu gọi các giao dịch từ đối tác bằng nhiều cách
thức, trên báo chí, trên mạng internet, thì giới khoa học, công nghệ ta cũng
chưa làm được là bao.
Chúng ta đều hiểu rằng nền kinh tế nước ta chỉ có thể tăng trưởng nhanh,
bền vững, với các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, khi thị
trường khoa học, công nghệ phát triển cân đối với các loại hình thị trường
khác như thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường dịch vụ, v.v.
Ðể kích hoạt thị trường này, thiết nghĩ vai trò hoạch định chính sách,
điều tiết thị trường của Nhà nước là rất quan trọng. Nhà nước đã cho phép lập
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, nên xúc tiến đưa quỹ vào hoạt động,
bảo đảm sử dụng quỹ một cách công khai, đầu tư có chọn lọc, đúng việc,
đúng đối tượng, có hiệu quả thật sự, với sự quản lý quỹ chặt chẽ, có đánh giá
định kỳ về hiệu quả dùng quỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng trước mắt nên ưu
tiên sử dụng quỹ này hỗ trợ cho việc đổi mới công nghệ, sáng tạo các sản
phẩm công nghệ mà các lĩnh vực kinh tế nước ta có nhu cầu cấp thiết...
Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho công việc nghiên
cứu - triển khai, và được quyền hợp tác đổi mới công nghệ với các tổ chức
nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài (Nghị định 119 của Chính phủ) trên
thực tế quả đã tăng sức thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ.
Tuy nhiên, nếu từng người, từng tổ chức khoa học, công nghệ tự đổi
mới, thích ứng nhanh với kiểu cách tổ chức, quản lý cũng như tác phong
nghiên cứu gắn với thị trường, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường mà tìm
kiếm hợp đồng hoặc nguồn tài trợ mà nghiên cứu có hiệu quả thật sự, vẫn là
quan trọng nhất. Danh tiếng, thu nhập cao của một tổ chức cũng như của cá
nhân các nhà khoa học, công nghệ có được, sẽ do hiệu quả kinh tế mà sáng
tạo của mình đem lại.
6. Địa lí
Về vị trí địa lí, Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một dải
đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo
Đông Dương, phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía
đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3
260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến
điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km, từ điểm cực Đông sang
điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất
50km (Quảng Bình).
Kinh tuyến: 102º 08' - 109º 28' đông
Vĩ tuyến: 8º 02' - 23º 23' bắc
Việt Nam là đầu mối giao thông từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
Về Tài nguyên Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú như: tài nguyên
rừng, tài nguyên thủy hải sản, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và tài
nguyên du lịch.
Tài nguyên rừng
Rừng của Việt Nam có nhiều loại cây gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu,
cẩm lai, gụ, trắc, pơ mu... Tính chung, các loài thực vật bậc cao có tới 12.000
loài. Cây dược liệu có tới 1.500 loài. Lâm sản khác có nấm hương, nấm linh
chi, mộc nhĩ, mật ong... Về động vật, ước tính ở Việt Nam có 1.000 loài chim,
300 loài thú, 300 loài bò sát và ếch nhái, chưa kể các loài côn trùng. Ngoài
những loài động vật thường gặp như hươu, nai, sơn dương, gấu, khỉ... còn có
những loài quý hiếm như tê giác, hổ, voi, bò rừng, sao la, công, trĩ, gà lôi đỏ...
Rừng của Việt Nam hiện đang bị thu hẹp diện tích, nhất là rừng nguyên
sinh. Nhiều loài thực vật, động vật quý hiếm đang bị khai thác, săn bắn lén
nên gỗ và chim thú ngày càng cạn kiệt, nhiều loài thú quí đang đứng trước
nguy cơ tuyệt chủng.
Tài nguyên thuỷ hải sản
Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn là nguồn tài
nguyên phong phú về tôm, cá... trong đó có rất nhiều loài quý hiếm. Chỉ tính
riêng ở biển đã có 6.845 loài động vật, trong đó có 2.038 loài cá, 300 loài cua,
300 loài trai ốc, 75 loài tôm, 7 loài mực, 653 loài rong biển... Nhiều loài cá
thịt ngon, giá trị dinh dưỡng cao như cá chim, cá thu, mực... Có những loài
thân mềm ngon và quý như hải sâm, sò, sò huyết, trai ngọc...
Biển Việt Nam cũng là tiềm năng khai thác muối phục vụ sinh hoạt,
công nghiệp và xuất khẩu.
Tài nguyên nước
Việt Nam được xếp vào hàng những quốc gia có nguồn nước dồi dào.
Diện tích mặt nước lớn và phân bố đều ở các vùng. Sông suối, hồ đầm, kênh
rạch, biển... chính là tiền đề cho việc phát triển giao thông thuỷ; thuỷ điện;
cung cấp nước cho trồng trọt, sinh hoạt và đời sống...
Hệ thống suối nước nóng và nước khoáng, nước ngầm cũng rất phong
phú và phân bố khá đều trong cả nước.
Tài nguyên khoáng sản
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng: than (trữ lượng dự
báo khoảng trên 6 tỉ tấn); dầu khí (ước trữ lượng dầu mỏ khoảng 3-4 tỷ thùng
và khí đốt khoảng 50-70 tỷ mét khối); U-ra-ni (trữ lượng dự báo khoảng 200-
300 nghìn tấn, hàm lượng U3O8 trung bình là 0,1%); kim loại đen (sắt, măng
gan, titan); kim loại màu (nhôm, đồng, vàng, thiếc, chì...); khoáng sản phi kim
loại (apatit, pyrit...).
Tài nguyên du lịch
Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình
có núi, có rừng, có sông, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non
đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động,
ghềnh thác, đầm phá, nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh như: Sa
Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm Đồng), núi Bà Đen (Tây
Ninh)...; động Tam Thanh (Lạng Sơn), động Từ Thức (Thanh Hoá), Di sản
thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình)...; thác Bản Giốc
(Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), hồ thuỷ điện Sông Đà (Hoà Bình - Sơn La),
hồ thuỷ điện Trị An (Đồng Nai), hồ thuỷ điện Yaly (Tây Nguyên), hồ Thác
Bà (Yên Bái), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, đã hai lần được UNESCO công
nhận là di sản của thế giới), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), đảo Phú Quốc
(Kiên Giang)... Với 3.260 km bờ biển có 125 bãi biển, trong đó có 16 bãi tắm
đẹp nổi tiếng như: Trà Cổ, Bãi Cháy (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng),
Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non
Nước (Đà Nẵng), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)...
Với hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam có trên bảy nghìn di tích (trong
đó khoảng 2.500 di tích được nhà nước xếp hạng bảo vệ) lịch sử, văn hoá, dấu
ấn của quá trình dựng nước và giữ nước, như đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu...
Đặc biệt quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn
đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Hàng nghìn đền,
chùa, nhà thờ, các công trình xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá
khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước là những điểm tham
quan du lịch đầy hấp dẫn.
Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, mặc dù còn
nhiều khó khăn trong việc khai thác, những năm gần đây ngành Du lịch Việt
Nam cũng đã thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước, góp phần
đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Hơn thế, bằng tiềm năng và sản phẩm du
lịch của mình, ngành Du lịch đang tạo điều kiện tốt cho bè bạn khắp năm
châu ngày càng hiểu biết và yêu mến đất nước Việt Nam.
Nguồn suối nước khoáng cũng rất phong phú như: suối khoáng Quang
Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Định), suối khoáng Vĩnh
Hảo (Bình Thuận), suối khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi
(Hoà Bình)...
Về ô nhiễm không khí, theo kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng
không khí ở những khu vực xa thành phố và khu công nghiệp còn trong sạch,
các chỉ tiêu chất lượng không khí còn ở dưới giới hạn cho phép. Trong khí đó,
chất lượng không khí tại các khu công nghiệp và một số thành phố đã giảm
sút, nhiều nơi bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng, nhiều chỉ tiêu chất lượng,
nồng độ vượt qua giới hạn cho phép. Ngay tại thủ đô Hà Nội, nồng độ bụi từ
2,1 đến 45,8mg/m3, gấp từ 4 đến 90 lần giới hạn cho phép (0,5mg/cm3). Tại
Bắc Giang, nồng độ bụi cũng vượt quá giới hạn cho phép từ 2 đến 40 lần (từ
1-19mg/cm3). Việt Tri là nới ít bụi hơn hai địa phương trên nhưng nồng độ
bụi lúc cao nhất cũng vượt giới hạn cho phép tơí 24 lần (0,4 đến 11,9
mg/cm3). Nếu giới hạn cho phép về nồng độ NH3 trong không khí là 0,0002
mg/cm3 thì nồng độ NH3 tại Hà Nội cũng từ 0,002 đến 0,05mg/cm3, tại Việt
Trì từ 0,001 đến 0,034 mg/cm3, còn tại Bắc Giang tối đa là 0,0017 mg/cm3.
Trong 3 địa điểm nói trên, chỉ có nồng độ SO2 là ở mức dưới giới hạn cho
phép. Không phải chỉ hoạt động công nghiệp mới làm ô nhiễm không khí do
các chất thải, hoạt động nông nghiệp cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường
khí do phát thải các khí NH3, CH4 từ phân hữu cơ, nhất là phân động vật, N2O
và NO từ phân đạm, CO2 và các chất khí độc khác do đốt các sản phẩm sinh
học, phế thải nông nghiệp, đốt phá rừng làm nương rẫy. Hóa chất là một trong
những ngành công nghiệp thải ra nhiều chất độc hại vào cả các môi trường
đất, nước và không khí, trực tiếp ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của công
nhân. Hàm lượng chất độc hại trong không khí khu vực sản xuất của các cơ sở
sản xuất hóa chất thường vượt rất xa tiêu chuẩn qui định. Ngành công nghiệp
dệt chiếm 65% giá trị tổng sản lượng của ngành công nghiệp nhẹ, công nghệ
gồm kéo sợi, dệt, nhuộm. Trong công đoạn tẩy trắng hầu hết đều dùng clo
hoặc các hợp chất của clo. Nước thải sau khi nhuộm có thành phần gồm clo,
sulfat, nitrat, các acid HCl, H2SO4 và xút. Trong sản xuất, lượng nước thải
khoảng 0,13m3 cho một mét vải. Nồng độ bụi của các nhà máy thuộc ngành
dệt cũng khá lớn, tức là cao gấp 2 hoặc 3 lần giới hạn cho phép. Ngành công
nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất xi mǎng, gạch, vôi, sứ là chủ yếu. Trong
ngành này, ô nhiễm chủ yếu là bụi và khói do nhiên liệu cháy và do nguyên
liệu khi nung nóng phát ra, nồng độ bụi cao hơn định mức cho phép từ 32 đến
111 lần. Nồng độ bụi trong các xí nghiệp gạch cũng khá cao, cũng có nồng độ
bụi cao hơn tiêu chuẩn từ 2 đến 64 lần. Trong công nghiệp sứ, xí nghiệp sứ
cũng có nồng độ bụi cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 63 đến 327 lần.
Ngày nay môi trường tự nhiên ngày càng có tác động chi phối mạnh hơn
tới môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Qủa vậy, nếu môi trường bị
ô nhiẽm nặng thì chi phí kinh doanh sẽ cao, sự phát triển của doanh nghiệp sẽ
kém bền vững và điều quan trọng là các sản phẩm làm ra trong một môi
trường như vậy sẽ ít được chấp nhận và kém tính cạnh tranh, nhất là trên thị
trường khu vực và thế giới. Điều đáng lo ngại là môi trường ở nước ta đang
có xu hướng suy thoái ngày càng nhiều hơn với phạm vi rộng lớn hơn nhưng
công tác bảo vệ môi trường còn bất cập cả về nhận thức lẫn trong hành động
thực tế.
7.Khách hàng
Chính từ việc tăng thu nhập bình quân đầu người và sự phát triển của
xã hội, từ năm 2000, doanh số các mặt hàng quần áo, giầy dép và mỹ phẩm
tăng với tốc độ bình quân từ 11% tăng lên 14% mỗi năm. Trong lĩnh vực hàng
điện tử gia dụng, thị trường tiềm năng cho các sản phẩm giá cao như ô tô, tủ
lạnh, máy giặt hiện rất lớn bởi mới chỉ 15% dân số Việt Nam có các sản phẩm
này, tốc độ tăng trưởng doanh số của các mặt hàng rất khác nhau, doanh số
TV chỉ tăng có 6% mỗi năm, trong khi doanh số máy giặt lại tăng tới
11%/năm. Các sản phẩm dược phẩm cũng đạt tăng trưởng doanh thu bình
quân hàng năm 13% kể từ năm 2000. Nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh như
các sản phẩm sữa, nước hoa quả, đồ hộp... có tốc độ tăng trưởng mạnh và
đứng đầu doanh số bán lẻ. Ngoài thực phẩm, nhóm hàng có tốc độ tăng
trưởng cao nhất là sản phẩm chăm sóc cá nhân và đồ gia dụng.
8. Cạnh tranh
Các DN VN còn rất yếu về nội lực, không những yếu về tài chính mà
còn non về kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp. Hầu hết nguồn nhân lực hoạt
động trong các lĩnh vực kinh tế chưa có trình độ cao. Việc quảng bá hình ảnh
DN còn đơn giản, sơ khai và không hiệu quả. Yếu kém trong quy trình sản
xuất (như: năng suất lao động thấp, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
chưa cao); Chi phí ngoài sổ sách lớn; Thiếu sự liên kết giữa các DN trong
nước để xây dựng một thị trường bán lẻ văn minh.
Việc tổ chức và cung ứng hàng hóa của các hãng phân phối còn phụ
thuộc rất nhiều vào các nhà sản xuất. Các nhà sản xuất và nhà phân phối vẫn
chưa tìm ra tiếng nói chung. Do không có định hướng hợp tác lâu dài mà chỉ
vì lợi ích trước mắt, không lường trước thiệt hại nên các nhà sản xuất thường
xuyên hủy bỏ hợp đồng khi thị trường có dấu hiệu biến động, dẫn đến nguồn
hàng trong các hệ thống phân phối bị bấp bênh, không ổn định.
Sự liên kết giữa các doanh nghiệp VN còn rất rời rạc, yếu kém. Hầu hết
những liên kết đang tồn tại hiện nay chỉ chạy theo số lượng, hình thức, chứ
chưa chú ý về mặt chất lượng. Điều này dẫn đến việc thiếu minh bạch và cạnh
tranh không bình đẳng trên thị trường.
Một điểm khác biệt cơ bản khác giữa những doanh nghiệp nước ngoài
so với đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam là các doanh nghiệp
nước ngoài vào thị trường Việt Nam với một chiến lược trung, dài hạn. Ngay
từ đầu họ đã sẵng sàng bỏ ra một ngân sách đầu tư cần thiết, và thậm chí sẵn
sàng chấp nhận lỗ từ 3-5 năm đầu tiên để thâm nhập thị trường và chiếm thị
phần đa số. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam thường được cho là thiếu
tầm nhìn chiến lược, bị hạn chế bởi khả năng quản trị và trình độ chuyên môn,
họ không đủ sự tự tin và trình độ chuyên môn để đánh giá xu hướng, cũng
như tiềm năng của thị trường để mà có thể vạch ra một chiến lược lâu dài cho
doanh nghiệp của mình.
Khả năng tài chính hạn hẹp,năng lực tổ chức, quản lí hạn chế cũng là
những điểm hạn chế cơ bản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.
Điểm hạn chế nầy chính là sức ép làm cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt
động với ưu tiên là có thể tồn tại trong giai đoạn trước mắt hơn là nhắm đến
phát triển bền vững lâu dài trong tương lai.
Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài thường đưa sang Việt Nam
những nhân viên có bề dày kinh nghiệm từ các thị trường gần gủi với Việt
Nam như Philippines, Thái Lan, Indonesia và họ tuyển dụng những nhân viên
địa phương am hiểu thị trường địa phương để phối hợp với những nhân viên
nước ngoài có trình độ chuyên môn cao, th× các doanh nghiệp Việt Nam
thường chỉ có thể sử dụng nguồn nhân lực có sẵn từ địa phương, nguồn nhân
lực vốn thích hợp và quen thuộc với nền kinh tế bao cấp hơn là thị trường
cạnh tranh tự do.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hoạt động bán hàng
chủ yếu nhằm đạt mục tiêu bán hàng trong năm hơn là một định hướng chiến
lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đa dạng hoá nghành
nghề kinh doanh một cách tuỳ tiện, phát triển thành tập đoàn gồm nhiều
nghành nghề không liên quan gì với nhau mà lại không có sự nghiên cứu chu
đáo. Bước đi chiến lược nầy tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đánh giá môi trường kinh doanh Việt Nam
Ngày 26/9/2007, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố Bảng xếp hạng
môi trường kinh doanh các nước trên thế giới. Báo cáo của WB năm nay đánh
giá môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có những cải thiện đáng khích lệ
nhưng vẫn đặt ra nhiều vấn đề phải quan tâm giải quyết.
Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2008 (Doing Business 2008) của
WB chỉ đánh giá mức độ cải cách trong mỗi lĩnh vực chứ không phải hiện
trạng của lĩnh vực đó. Môi trường kinh doanh mà nhà đầu tư gặp phải khi làm
ăn tại một nước được WB đánh giá theo 10 tiêu chí, từ lúc bắt đầu thành lập
một doanh nghiệp cho đến khi giải thể doanh nghiệp. Mỗi tiêu chí được đánh
giá theo một số chỉ số và so sánh với các quốc gia khác để xếp hạng.
Tính tổng thể, Việt Nam xếp hạng 91 trong 187 nền kinh tế được khảo
sát và thăng hạng 13 bậc so với xếp hạng năm trước. Trong 10 tiêu chí xếp
hạng chỉ có 5 tiêu chí có thứ hạng cao hơn năm ngoái; một tiêu chí không đổi
và 4 tiêu chí còn lại đều tụt hạng.
Tiêu chí 1: Thành lập doanh nghiệp
Để khởi sự một doanh nghiệp, nhà kinh doanh phải trải qua 11 bước
thủ tục, mất 50 ngày và một khoản chi phí tương đương với 20% thu nhập
bình quân đầu người.Tuy nhiên, Việt Nam đã tiến hành một số cải cách nhằm
giảm thời gian thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng chưa được báo cáo
cập nhật. Luật doanh nghiệp mới có hiệu lực tháng 7/2006 giảm số ngày cấp
phép đăng ký kinh doanh ở Việt Nam nhưng cải cách này chưa được phản ánh
trong chỉ số tương ứng của Việt Nam năm nay.
Việc thực hiện quy trình một cửa tiến hành tháng 3/2007 với 3 bước
chính trong thủ tục thành lập doanh nghiệp là giấy đăng ký kinh doanh, cấp
mã số thuế, và giấy phép khắc dấu cũng chưa được đưa vào báo cáo năm nay.
Vì vậy, chỉ số “Thời gian thành lập doanh nghiệp của Việt Nam” vẫn giữ
nguyên 50 ngày như năm ngoái. So với năm ngoái, vị trí của Việt Nam không
thay đổi vẫn ở hạng 97.
Tiêu chí 2:Cấp giấy phép
Các bước thủ tục, thời gian và chi phí bỏ ra để giải quyết các giấy phép
hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng ở Việt Nam tương đối cao so với
các nước trong khu vực. Nhà đầu tư mất 14 bước thủ tục, 194 ngày và 373,6%
thu nhập bình quân đầu người, trong khi mức bình quân toàn khu vực là 185%
mức thu nhập bình quân; thậm chí nước láng giềng Thái Lan chỉ là 10,7%.
Bức tranh về giấy phép ở Việt Nam đã tụt 38 bậc từ hạng 25 xuống hạng 63.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đây là thứ hạng trung
thực hơn so với năm ngoái bởi vì vấn đề giấy phép trên thực tế vẫn đang đặt
ra nhiều khó khăn cho Việt Nam hiện nay.
Tiêu chí 3: Tuyển dụng và sa thải lao động
Những khó khăn khi thuê mướn và sa thải công nhân, tập trung ở 6 yếu
tố: độ khó khi thuê người, tính khắt khe của giờ làm việc, độ khó khi sa thải
lao động, độ khắt khe trong chế độ thuê lao động, chi phí tuyển dụng (tỷ lệ so
với tiền lương) và chi phí sa thải (số tuần lương phảibồihoàn).
So sánh với các nước trong khu vực, tuyển dụng lao động ở Việt Nam dễ
dàng. Tuy nhiên, việc sa thải lao động ở Việt Nam khó khăn hơn và được xếp
ở gần như nhóm khó khăn nhất. Cụ thể, độ khó trong việc sa thải lao động ở
Việt Nam là 40%, chi phí sa thải lao động là 87 tuần lương.
Tiêu chí 4: Đăng ký tài sản
Doanh nghiệp có dễ dàng bảo đảm quyền sở hữu tài sản hay không? Ở
Việt Nam doanh nghiệp cần trải qua 4 bước thủ tục, mất 67 ngày và tốn 1,2%
giá trị tài sản để có được sự bảo đảm này. Tuy nhiên, so với các nước đứng
đầu trong bảng xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam vẫn mất nhiều thời gian
đăng ký tài sản.
Ngoài ra, vẫn còn một số vấn đề bất cập trong lĩnh vực này: giao dịch
không chính thức vẫn khá phổ biến, quy trình hợp thức hoá hiện còn khó
khăn. Quản lý đất đai chưa hiệu quả nên việc doanh nghiệp thiếu chứng nhận
sở hữu đất đai và tài sản là khá phổ biến.
Tiêu chí 5: Vay vốn
Tiêu chí này xem xét các mức độ quyền lợi theo luật định của người
vay và người cho vay, mức độ đầy đủ của thông tin tín dụng, độ phủ của đăng
ký công cộng và tư nhân. Ở Việt Nam, năm nay mức độ của quyền lợi theo
luật định này được tăng thêm hai điểm 6/10, nghĩa là sự tiếp cận tín dụng của
doanh nghiệp đã dễ dàng hơn. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy Việt Nam
cần phải cải thiện trong lĩnh vực thông tin tín dụng.
Hiện nay, ở Việt Nam, thông tin về độ tin cậy tín dụng của cá nhân
cũng như công ty không được chia sẻ và các tổ chức đăng ký thông tin tín
dụng tư nhân chưa phát triển. Nếu không có các dữ liệu về độ tin cậy tín
dụng, ngân hàng sẽ rất e ngại việc cho vay, và vì thế việc tiếp cận tín dụng sẽ
bị hạn chế. Việt Nam đang xúc tiến việc xây dựng tổ chức đăng ký thông tin
tín dụng tư nhân. Khi tổ chức này được hình thành và các điều kiện pháp lý
cần thiết cho hoạt động của nó được ban hành chắc chắn sẽ giúp cho việc tiếp
cận thông tin tín dụng ở Việt Nam được dễ dàng hơn.
Tiêu chí 6: Bảo vệ nhà đầu tư
Tâm lý ngần ngại khi đầu tư vào Việt Nam thể hiện trong các chỉ số
này. Tiêu chí 6 xem xét ba phương diện bảo vệ nhà đầu tư gồm có tính minh
bạch trong giao dịch, trách nhiệm pháp lý của giám đốc và khả năng của cổ
đông kiện các nhà quản trị có hành vi sai trái. Tính tổng thể Việt Nam chỉ đạt
2,7/10. Chỉ số về trách nhiệm của giám đốc nằm trong nhóm thấp nhất thế
giới (0/10), quyền khiếu kiện của cổ đông và tính minh bạch đều thấp (2/10
và 6/10). Năm nay, thứ hạng của tiêu chí này là 165/178.
Tiêu chí 7: Đóng thuế
Theo báo cáo, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm tiêu tốn nhiều
thời gian nhất để đáp ứng các yêu cầu về thuế. Nhưng thủ tục thuế nhiêu khê,
làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp là vấn đề đáng lưu ý. Bình quân
doanh nghiệp phải nộp 32 lần và mất 1.050 giờ làm việc trong khi ở Indonesia
là 266 giờ làm việc.
Tiêu chí 8: Thương mại quốc tế
Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam đã cải thiện nhiều, chi
phí và thủ tục đã giảm nhưng vẫn còn mất thời gian. Để xuất một container
hàng, doanh nghiệp phải có sáu loại hồ sơ, mất 24 ngày và tốn 669 USD.
Trong khi đó, Trung Quốc chi phí thời gian không thấp hơn Việt Nam là 21
ngày nhưng chi phí tiền bạc lại thấp hơn đáng kể, chỉ 390 USD. Tương tự để
nhập khẩu một container, doanh nghiệp cần có 8 loại hồ sơ, mất 23 ngày và
881 USD. Việc phải chịu chi phí cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực
đang gây ảnh hưởng không nhỏ cho tính cạnh tranh của Việt Nam. Năm nay,
Việt Nam xếp hạng trung bình 63/178.
Tiêu chí 9: Thực thi hợp đồng
Ở Việt Nam, doanh nghiệp chỉ phải trải qua 34 bước thủ tục tốn 295
ngày và 31% giá trị món nợ là hợp đồng được thi hành. Với các chỉ số này
năm nay Việt Nam đang ở vị trí 40/178. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia,
Việt Nam không nên quá lạc quan về vị trí này bởi vì thực tế việc chấp hành
thực thi các phán quyết của toà án vẫn chưa ổn, đặc biệt trong lĩnh vực ngân
hàng, việc thu hồi nợ quá hạn đang là khó khăn lớn. Theo WB, các doanh
nghiệp nói chung ít tin tưởng vào hệ thống pháp luật của Việt Nam trong việc
giải quyết tranh chấp hay cưỡng chế thực hiện hợp đồng.
Tiêu chí 10: Giải thể doanh nghiệp
Việc giải quyết các trường hợp phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam còn
kém hiệu quả, xếp hạng 121/178. Thủ tục phá sản phải mất ít nhất 5 năm, tốn
kém đến 15% giá trị tài sản của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp
vỡ nợ thì các bên liên quan chỉ thu hồi được 18% giá trị tài sản. Vì thế, rất ít
doanh nghiệp tuân theo các quy định và thủ tục chính thức khi muốn đóng cửa
hoạt động.
Chi tiết của 10 tiêu chí đánh giá kể trên cho thấy môi trường đầu tư
kinh doanh của Việt Nam được cải thiện nhiều so với trước đây và so với các
nước láng giềng. Tuy nhiên, do các nước đang phát triển khác cũng đang tích
cực thực hiện cải cách thậm chí nhanh hơn ở Việt Nam.
Đó là lý do tại sao Việt Nam dù thăng hạng trong bảng xếp hạng chung
nhưng vẫn cần cải cách mạnh mẽ và liên tục hơn nữa. Thông điệp ở đây là:
nếu không tiếp tục cải cách, các nước khác sẽ vượt lên. Bởi vì trên thực tế, ở
Đông Nam Á, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn kém xa so với
các nước Singapore (hạng 1), Thái Lan (15) và Malaysia (24), song tốt hơn
nhiều so với Indonesia (123), Philippines (133), Campuchia (145). Quốc gia
kinh tế lớn lân cận là Trung Quốc cũng “thăng hạng” trong lần đánh giá năm
nay (từ hạng 93 lên 83). Đây chính là một cảnh báo cho thấy Việt Nam cần
đẩy mạnh cải cách nhanh hơn nữa, triệt để hơn nữa nếu muốn cạnh tranh về
thu hút đầu tư.
Việt Nam gia nhập WTO:cơ hội và thách thức
Cơ hội
Hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO sẽ mang lại cho nền kinh tế
Việt Nam nhiều cơ hội và không ít thách thức. Những cơ hội mà việc gia nhập
WTO đem lại cho Việt Nam :
Hàng hóa và dịch vụ Việt Nam được đối xử bình đẳng.
Hệ thống chính sách minh bạch, ổn định sẽ giúp tăng cường thu
hút đầu tư nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư trong
nước và nước ngoài.
Cải cách các chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng giảm thiểu các
rào cản trái với quy định của WTO, bãi bỏ sự phân biệt đối xử theo MFN và
NT, các nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn khi tiến hành đầu tư vào thị trường tiêu thụ
rộng.
Việt Nam cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ về tài chính, tín dụng và viện
trợ không hoàn lại của các tổ chức và các chính phủ nước ngoài.
Việc thực hiện những cam kết về mở của thị trường dịch vụ chắc chắn
cũng sẽ kéo theo một làn sóng đầu tư nước ngoài vào nhiều ngành kinh tế
dịch vụ.
Đầu tư nước ngoài gia tăng sẽ đem lại những lợi ích cho nền kinh tế như:
- Tạo động lực tăng trưởng sản xuất công nghiệp.
- Tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.
- Góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng
động, sáng tạo..
- Giải quyết việc làm cho lao động trực tiếp và gián tiếp trong nhiều
ngành kinh tế.
- Góp phần chủ yếu vào việc chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu
và phát triển.
- Tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp và các
nhà quản lý doanh nghiệp trong nước học hỏi thêm về cách thức bố trí sản
xuất, quản lý, tiếp thu công nghệ, kiểu dáng sản phẩm và cách thức tiếp thị,
phục vụ khách hàng…
Tạo điều kiện cải cách chính sách, thể chế luật pháp:
+ Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện cơ chế thị trường,
cải cách hành chính và cải cách doanh nghiệp trong nước, minh bạch hóa toàn
bộ các chính sách liên quan đến thương mại và thông báo các kế hoạch hành
động để tuân thủ các nguyên tắc của WTO;
+ Hệ thống pháp luật sẽ phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo môi trường
kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích thương mại, đầu
tư cũng như hợp tác về các vấn đề khác với cộng đồng quốc tế;
+ Doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở Việt
Nam được đối xử công bằng khi tham gia vào thị trường của các nước thành
viên WTO.
Tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết tranh chấp thương
mại:
+ Có lợi thế hơn trong giải quyết tranh chấp thương mại, do tiếp cận
được hệ thống giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả của WTO, tránh
tình trạng bị các nước lớn gây sức ép trong các tranh chấp thương mại quốc
tế.
+ Tạo điều kiện để Việt Nam không bị đối xử như một nền kinh tế phi thị
trường (NME) trong các vụ tranh chấp thương mại như hiện nay.
Thách thức
Bên cạnh những cơ hội to lớn, việc gia nhập WTO cũng đặt ra những
thách thức không nhỏ đối với Việt Nam:
Thách thức đối với Chính phủ
- Phải sửa đổi và xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với các quy định
của WTO:
Sửa đổi và xây dựng mới khối lượng lớn văn bản luật và pháp lệnh
Khuôn khổ pháp luật về kinh tế thương mại cần được hoàn thiện để hoạt
động hiệu quả hơn và phù hợp hơn với các quy định và chuẩn mực quốc tế.
Nội luật hóa những vấn đề mới phát sinh trong thương mại quốc tế
Bỏ các phương thức quản lý không phù hợp với WTO như những lệnh
cấm, hạn chế định lượng, trợ cấp không đúng qui định.
Xây dựng các chính sách mới phù hợp với quy định của WTO như AMS,
hỗ trợ xuất khẩu trong xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng hàng hóa, hỗ
trợ cước vận tải.v.v…
- Nguồn thu ngân sách bị suy giảm: Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ làm
giảm đáng kể nguồn thu ngân sách trong giai đoạn đầu.
- Vấn đề cán cân thanh toán: Thâm hụt cán cân thanh toán sau khi gia
nhập WTO là vấn đề lo ngại của các nước đang phát triển nói chung và Việt
Nam nói riêng.
- Giải quyết vấn đề phát sinh như đào tạo lại để giải quyết việc làm cho
những người lao động mất việc…
- Việc cải cách doanh nghiệp đòi hỏi đầu tư rất nhiều về vốn, kỹ thuật và
cả yếu tố con người;
- Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng và bao trùm nhiều thách thức
lớn trong tiến trình hội nhập. Các cán bộ Việt Nam thường hạn chế về kinh
nghiệm, kiến thức kinh tế thị trường, ngoại ngữ và đặc biệt là kỹ năng đàm
phán;
- Vấn đề an sinh xã hội: Giải quyết việc làm cho người lao động dư thừa
do cải tổ ngành sản xuất trong nước để phát triển, đặc biệt đảm bảo đời sống
của người nông dân;
Thách thức đối với doanh nghiệp.
- Mở cửa thị trường dẫn tới cạnh tranh gay gắt trong khi doanh nghiệp
Việt Nam phần lớn vốn ít, công nghệ không cao, năng suất lao động thấp, khả
năng cạnh tranh không cao.
- Doanh nghiệp không được Nhà nước bao cấp vì phải bỏ những loại trợ
cấp, hỗ trợ trái quy định của WTO;
- Các doanh nghiệp chưa sẵn sàng tận dụng những cơ hội tiếp cận thị
trường mới do hạn chế khả năng và kiến thức hiểu biết thị trường bạn. Các
nước lại có xu hướng áp đặt nhiều biện pháp bảo hộ thông qua các biện pháp
kỹ thuật, chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ, tiêu chuẩn môi trường…;
- Cạnh tranh trên thị trường nội địa sẽ tăng khi các hàng rào thương mại
được cắt giảm;
- Những doanh nghiệp năng lực cạnh tranh kém có nguy cơ phá sản,
hoặc giảm lợi nhuận vì tác động của giảm thuế mở cửa thị trường;
- Doanh nghiệp Việt Nam sẽ thường vấp phải nhiều tranh chấp trong
thương mại quốc tế và luôn ở thế yếu hơn.
Thách thức đối với người dân và xã hội
- Giải quyết lao động dôi ra do cải cách bộ máy hành chính, cải tổ ngành
công nghiệp, nông nghiệp, doanh nghiệp phá sản, bị đóng cửa do làm ăn thua
lỗ;
- Khoảng cách giàu nghèo và mất công bằng trong xã hội gia tăng trong
quá trình phát triển kinh tế nếu như không có sự can thiệp hợp lý của Chính
phủ.
- Đòi hỏi về trình độ lao động, chuyên môn, ngoại nữ, tác phong lao
động công nghiệp đối với người lao động ngày càng cao hơn, đòi hỏi họ phải
không ngừng học hỏi thêm.
B.Giải pháp
1. Tiếp tục lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, đảm bảo duy trì cân đối
lớn của nền kinh tế. Cải cách hệ thống chính sách thuế đảm bảo bình đẳng
giữa các thành phần kinh tế, quản lý thuế minh bạch, công khai và đảm bảo
thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về thuế.
Kiên trì thực hiện chính sách quản lý ngân sách thận trọng, chú trọng
đầu tư cho giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm chuẩn bị
cơ sở cho phát triển kinh tế tri thức; giảm tối đa bao cấp gắn với việc cổ phần
hóa doanh nghiệp nhà nước.
2. Thực hiện việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước theo hướng đa sở
hữu, với mục tiêu đại bộ phận các doanh nghiệp nhà nước sẽ thực hiện cổ
phần hóa, sắp xếp lại; đổi mới phương thức quản lý và đầu tư vốn nhà nước
thông qua Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, xây dựng và áp
dụng mô hình quản trị công ty hiện đại, theo chuẩn mực quốc tế.
3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính phù hợp với quá trình
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc hội
nhập và thông lệ quốc tế; Thiết lập môi trường kinh doanh minh bạch, thông
thoáng, có tính cạnh tranh cao, đảm bảo quyền bình đẳng cho các doanh
nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
4. Phát triển thị trường vốn trong nước. Chính phủ khuyến khích phát
triển đa dạng các hàng hóa và sản phẩm tài chính trên thị trường như cổ
phiếu, trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; gắn việc cổ phần hóa
doanh nghiệp với đấu giá, niêm yết trên thị trường chứng khoán; phát triển hệ
thống dịch vụ tài chính hỗ trợ như kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính; đẩy
mạnh phát triển và mở cửa thị trường bảo hiểm và xây dựng thị trường chứng
khoán Việt Nam an toàn, hiệu quả, trong tương lai có khả năng kết nối với các
thị trường chứng khoán khu vực và trên thế giới; mở rộng thu hút các nhà đầu
tư nước ngoài tham gia vào thị trường vốn Việt Nam dưới nhiều hình thức
(quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ, tư vấn tài chính, cung cấp các dịch vụ
chứng khoán, v.v…).
5. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn
đầu tư toàn xã hội tại Việt Nam dự kiến trong vòng 5 năm lên tới gần 140 tỷ
đô la Mỹ, trong đó vốn trong nước chiếm khoảng 65% và vốn nước ngoài
khoảng 35%. Chính phủ tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng và
hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; tranh thủ thu hút nguồn
vốn ODA gắn với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; ưu tiên sử dụng vốn
để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh,
xóa đói giảm nghèo; đồng thời thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động
vốn trên thị trường quốc tế bằng các hình thức phát hành trái phiếu Chính
phủ, trái phiếu và cổ phiếu công ty. Chính phủ khuyến khích các doanh
nghiệp thuộc các lĩnh vực có nhu cầu vốn lớn, có tiềm năng như điện lực, viễn
thông, công nghiệp than, hàng không, công nghiệp đóng tàu, bảo hiểm, ngân
hàng… chuẩn bị những điều kiện cần thiết tiếp cận với thị trường vốn quốc tế
để huy động vốn thông qua vay thương mại, phát hành trái phiếu, bán cổ
phần… theo thông lệ quốc tế.
6. Tăng cường sự quản lí của nhà nước:Cần tạo điều kiện thuận lợi cho
các hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lí
của nhà nước, đảm bảo sự điều hành năng động, hiệu quả của chính phủ trong
việc xác dịnh chiến lược và chính sách phát triển kinh té đúng đắn, phù hợp
với điều kiện cụ thể của từng thời kì, đảm bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế
xã hội và cân đói vĩ mô.
Đảm bảo sự ổn định tương đối của giá trị đồng tiền, sự hợp lí và ổn định
tương đối của tỉ giá VNĐ và USD.Cung cấp các dịch vụ công với chất lượng
cao, phục vụ tận tình các doanh nghiệp, tao môi trường cạnh tranh bình đẳng
lành mạnh giữa các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường, không phân biẹt
theo thành phần kinh tế.
7. Phát triển khoa học công nghệ. Hiện nay, ở Việt Nam cần khuyến
khích cầu, có cầu lập tức sẽ có cung đáp ứng, cung phải hoàn thiện để đáp
ứng cầu. Chính cơ chế hỗ trợ này sẽ khuyến khích được cả ba nhà dễ dàng
liên kết với nhau và nhất là phát huy được chức năng "bà đỡ" của Nhà nước
trong quá trình tạo lập và thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ. Về môi
trường pháp lý phải xây dựng và hoàn thiện vấn đề quản lý KH-CN, thi hành
luật sở hữu trí tuệ nhất là vấn đề bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác
giả; sớm ban hành luật chuyển giao công nghệ...
8.Giải pháp từ các doanh nghiệp:Cần nhận thức rõ rằng để có môi
trường kinh doanh thuận lợi không thể chỉ thụ động ngồi chờ, hoặc chỉ đòi hỏi
nhà nước, mà phải có sự tham gia tích cực và hiêu quả thong qua nhièu hình
thức và biện pháp cụ thể. Đồng thời khi các doanh nghiệp hoạt động trong
môi trường kinh doanh tốt sẽ có điều kiện tiết kiệm chi phí, nang cao hieu quả
và kết quả là sẽ có khả năng đống góp nhiều hơn cho sự tăng trưởng, hiệu quả
chung của cả nền kinh tế.
Môi trường kinh doanh chịu sự tác động và chi phối của nhièu nhân tố
nen mỗi doanh nghiệp tập trung thực hiện các giải pháp thuộc trách nhiệm của
mình để góp phần cải thiện môi trường kinh doanh.
9.Giải pháp từ các ngân hàng:Xuất phát từ những định hướng và quan
điểm nêu trên, thì ta đều có thể thấy rằng hệ thống ngân hàng có một vai trò
rất quan trọng trong việc cải thiện môi truờng kinh doanh ở Việt Nam.
Cần nghiên cứu lựa chọn và thực hiện các giải pháp hữu hiệu để góp phần
kiềm chế lạm phát, cải thiện quan hệ của các cân đối vĩ mô, nhằm cải thiện
môi trường vĩ mô , kiềm chế sự gia tăng lạm phát và kiểm soát nó.
MỤC LỤC
A. Thực trạng ............................................................................................... 1
1.Dân số .................................................................................................... 2
2.Kinh tế ................................................................................................... 3
3.Chính trị-pháp luật ................................................................................. 5
4.Văn hoá-xã hội ....................................................................................... 6
5. Khoa học công nghệ .............................................................................. 6
6. Địa lí ..................................................................................................... 8
7.Khách hàng .......................................................................................... 13
8. Cạnh tranh ........................................................................................... 13
Đánh giá môi trường kinh doanh Việt Nam .......................................... 15
Việt Nam gia nhập WTO: cơ hội và thách thức .................................... 19
B.Giải pháp ................................................................................................. 23
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.pdf