Tài liệu Luận văn Lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận ở công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP
90 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận ở công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề Tài:
Lợi nhuận và các giải pháp nâng cao
lợi nhuận ở công ty xuất nhập khẩu
tạp phẩm TOCONTAP
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 1 K35-E1
LỜI NÓI ĐẦU
Khi nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh, người ta thường đề cập
đến hiệu quả của nó. Năng suất - chất lượng- hiệu quả là mục tiêu phấn đấu
của nền sản xuất tiên tiến, là thước đo của trình độ về mọi mặt trong toàn bộ
nền kinh tế quốc dân cũng như đối với từng đơn vị sản xuất.
Một đơn vị sản xuất là một tế bào của nền kinh tế nói chung, sự phát
triển mạnh mẽ của mỗi tế bào đó sẽ tạo nên sự tăng trưởng của nền kinh tế .
ở nước ta các doanh nghiệp Nhà nước là nơi trực tiếp sáng tạo ra của cải vật
chất, tạo nguồn tích luỹ cho xã hội, nó giữ vai trò chủ đạo trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong
giai đoạn hiện nay nền kinh tế nước ta đang ở trong bước chuyển mình lớn
từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô
của Nhà nước, được Nhà nước bao cấp hoàn toàn sản xuất kinh doanh , đến
nay các đơn vị này phải tự hạch toán kinh doanh lời ăn, lỗ chịu, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có nỗ lực rất lớn để tồn tại.
Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh găy gắt
diễn ra giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau đã
đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng tích luỹ vốn phát triển và đầu tư mở
rộng kinh doanh. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao thu được nhiều lợi nhuận.
Lợi nhuận hiện nay được coi là một trong những đòn bảy kinh tế có hiệu lực
nhất kích thích mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Lợi nhuận không những phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
trong điều kiện nền kinh tế thị trường mà nó còn là nguồn tài chính quan
trọng để thực hiện tái sản xuất mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và
nâng cao đời sống của người lao động trong doanh nghiệp.
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 2 K35-E1
Xuất phát từ vai trò to lớn của lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh
doanh, trong quá trình thực tập tại công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội
(TOCONTAP) được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Phương
Liên và các cô chú phòng tài chính kế toán của công ty em đã hoàn thành
luận văn tốt nghiệp với đề tài “Lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi
nhuận ở công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP”.
Trong khuôn khổ thời gian thực tập cho phép, luận văn của em đã
hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những khuyết điểm, hạn chế đòi hỏi
phải nghiên cứu sâu hơn. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ dậy của
thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn đọc để giúp em hoàn thành luận văn tốt
hơn.
Trong quá trình hoàn thành bài luận văn này em đã được sự hướng
dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Phương Liên bộ môn Quản Trị Tài
Chính Quốc Tế và sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cô, chú, bác, anh chị
trong công ty XNK tạp phẩm Hà Nội (TOCONTAP )
Với lòng biết ơn sâu sắc: em xin bày tỏ lời cám ơn trân thành tới cô
Nguyễn Thị Phương Liên cùng các cô chú, anh chị thuộc công ty XNK tạp
phẩm Hà Nội (TOCONTAP) trong thời gian qua đã hết lòng giúp đỡ tạo
điều kiện cho em để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2003
Sinh viên: Đặng Thu Trang
K35-E1-TMQT
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 3 K35-E1
Chương I: Những lý luận chung về lợi nhuận.
I/Lợi nhuận của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.Doanh nghiệp.
1.1Khái niệm :
Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là một tổ chức kinh tế được
tổ chức ra để tiến hành các hoạt đông SXKD theo pháp luật vì mục tiêu lợi
nhuận .
Tuỳ theo các tiêu thức phân loại mà tồn tại các loại hình doanh nghiệp
khác nhau , theo hình thức sở hữu vốn thì doanh nghiệp được chia thành 3
loại :
Doanh nghiệp nhà nước .
Doanh nghiệp tư nhân .
Doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp .
Doanh nghiệp nhà nước : là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn
thành lập và tổ chức hoạt động SXKD nhằm phục vụ mục tiêu KT-CT của
nhà nước .
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân thành lập ,quản
lí và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với các khoản nợ của
doanh nghiệp .
Doanh nghiệp sở hữu hỗn hợp : Là doanh nghiệp trong đó chủ doanh
nghiệp là tập thể các cá nhân hoặc tổ chức . Những thành viên này cùng tiến
hành các hoạt động sxkd ,cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu trách nhiệm
các khoản nợ của công ty trong phần vốn góp của mình.
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 4 K35-E1
Việc phân loại này chỉ rõ mối quan hệ sở hữu vốn ,tài sản thuộc các
thành phần kinh tế khác nhau ,là căn cứ để phân chia hiệu quả kinh tế theo
vốn góp và cũng là căn cứ để nhà nước quy định chế độ chính sách kinh tế
,định hướng phát triển phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
1.2Đặc trưng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường .
Trong nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp
khác nhau nên cũng tồn tại những đặc trưng khác nhau .Tuy nhiên doanh
nghiệp nói chung đều mang những đặc trưng sau:
Mọi doanh nghiệp đều không ngừng tìm cách nâng cao hiệu quả
SXKD.
Các DN là các đơn vị tự chủ trong SXKD và tự chủ về tài chính.
Hoạt động SXKD của doanh nghiệp bị chi phối bởi các quy luật
của nền kinh tế thị trường như: Quy luật cạnh tranh ,quy luật cung
cầu, quy luật giá trị ...
Mọi lợi ích kinh tế của doanh nghiệp được phân phối một cách
công bằng .
2/Lợi nhuận của doanh nghiệp
2.1Khái niệm:
*Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế của các
doanh nghiệp trong hoạt động SXKD . Đó là kết quả tài chính cuối cùng sau
một quá trình tiến hành SXKD của doanh nghiệp .
*Theo thuật ngữ Thương Mại (The langugue of trade): Lợi nhuận (
profit) là thu nhập ròng có được do sản xuất hay bán các hàng hoá và dịch
vụ. Nghĩa là số tiền còn lại dành cho nhà doanh nghiệp sau khi đã thanh toán
tất cả các khoản vốn (lãi suất), đất đai (tô), lao động ( bao gồm chi phí quản
lý, lương, tiền công), nguyên liệu thô, thuế và khấu hao. Nếu như doanh
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 5 K35-E1
nghiệp làm ăn kém cỏi, lợi nhuận có thể là số âm và trong trường hợp đó
chúng biến thành các khoản lỗ.
*Đứng ở góc độ doanh nghiệp, lợi nhuận thực chất là khoản chênh
lệch giữa doanh thu và tổng chi phí SXKD mà doanh nghiệp bỏ ra để có
được doanh thu đó trong một thời kì nhất định. Theo đó ,lợi nhuận được xác
định như sau:
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí - Thuế
*Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận
Việc nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc và bản chất lợi nhuận
được các nhà kinh tế học tiến hành từ những năm đầu của thế kỷ 18. Mặc dù
vậy khoảng gần 200 năm sau thì nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận mới
được K. Marx làm sáng tỏ, ông cũng chính là người đã vạch trần bản chất
bóc lột của chủ nghĩa tư bản đối với người lao động làm thuê.
Trước đó các trường phái kinh tế học và các nhà tư tưởng kinh tế đã
không ngừng nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận nhưng vẫn
không thể đi đến thống nhất giải thích một cách rõ ràng rằng lợi nhuận được
sản sinh ra từ đâu.
Người đầu tiên nghiên cứu về lợi nhuận đó là Adamsmith, theo ông “
Lợi nhuận là khoản khấu trừ vào giá trị sản phẩm do công nhân tạo ra”,
nguồn gốc của lợi nhuận là do toàn bộ tư bản đầu tư đẻ ra trong cả lĩnh vực
sản xuất và lưu thông.
Khác với Adamsmith, DavidRicardo cho rằng “ Lợi nhuận là phần giá
trị dư thừa ra ngoài giá trị hàng hoá do công nhân tạo ra luôn luôn lớn hơn
số tiền công mà công nhân được hưởng và phần chênh lệch đó chính là lợi
nhuận”. Như vậy, tư tưởng của DavidRicardo đã có những tiến bộ hơn
những lý luận của Adamsmith, Ông đã chỉ ra được nguồn gốc của lợi nhuận
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 6 K35-E1
chính là “phần giá trị thừa” ngoài các chi phí trả cho công nhân và chính lợi
nhuận do công nhân tạo ra chứ không phải do toàn bộ tư bản đầu tư đẻ ra.
Vào thế kỷ 19, nguồn gốc của lợi nhuận mới được nhận thức một cách
đúng đắn qua sự phân tích của K.Marx. Bằng vào những lí luận khoa học và
phương pháp khoa học, K.Marx chỉ ra rằng tham gia vào quá trình tạo ra giá
trị hàng hoá có 3 bộ phận đó là : tư bản bất biến, tư bản khả biến và giá trị
thặng dư.
Tư bản bất biến là bộ phận giá trị tồn tại dưới hình thái tư liệu sản
xuất ( nhà xưởng, máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ...)
mà giá trị của nó được bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm,
không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất ( ký hiệu là c)
Tư bản khả biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức sức lao động
của công nhân làm thuê tạo ra và không được trả công , nói cách khác
đó là bộ phận tư bản được dùng để mua sức lao động không tái hiện ra
giá trị nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê
mà tăng lên, tức là biến đổi về mặt lượng ( ký hiệu là v)
Giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng hoá sức lao
động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không ( ký
hiệu là m)
Từ đó ta thấy rằng tham gia vào việc tạo ra giá trị thặng dư có 2 yếu tố
là : tư bản bất biến và tư bản khả biến. Nếu ký hiệu giá trị hàng hoá được sản
xuất trong xí nghiệp tư bản chủ nghĩa là Gt thì Gt =c+v+m (1)- hao phí lao
động thực tế của xã hội để sản xuất ra hàng hoá. Nhưng đối với các nhà tư
bản để che dấu sự bóc lột của mình họ cho rằng giá trị thặng dư không phải
do sức lao động của công nhân làm thuê tạo ra mà đó là do hao phí tư bản
tạo ra, tức là c và v, c+v tạo ra. Trên quan điểm đó các chủ tư bản cho rằng
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 7 K35-E1
chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo ra lợi nhuận chứ không phải do bộ
phận (v) tạo ra giá trị thặng dư.
Nếu ký hiệu chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là K (K=c+v) thì ta có
giá trị hàng hoá: Gt=K+m (2), từ đó ta có K=Gt-m, điều đó cho thấy chi phí
sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực tế của xã hội để
sản xuất ra hàng hoá. Khi c+v chuyển thành chi phí sản xuất tư bản chủ
nghĩa thì đối với nhà tư bản, giá trị thặng dư biểu hiện thành sự tăng lên bề
ngoài của chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa mà nhà tư bản thu được.
Giá trị thặng dư một khi so sánh với tổng tư bản ứng trước thì mang
hình thức lợi nhuận. Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì từ (1) và (2) ta có
Gt=K+p hay giá trị hàng hoá chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa + lợi
nhuận. Thực chất của lợi nhuận là giá trị thặng dư được tạo ra trong
sản xuất, hay giá trị thặng dư là nội dung bên trong, là cơ sở của lợi
nhuận, còn lợi nhuận là biểu hiện bên ngoài của m.
Trên thực tế khi xét về mặt lượng, cơ sở của p là m nhưng lượng p thu
được nhiều hay ít còn phụ thuộc vào giá trên cả thị trường.
-Khi giá cả bằng giá trị thì p=m
-Khi giá cả lớn hơn giá trị thì p>m
-Khi giá cả nhỏ hơn giá trị thì p<m
Như vậy ta có thể thấy p có thể lớn hơn hoặc bằng hoặc nhỏ hơn m và
được qui định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Nếu cung lớn hơn cầu
thì giá cả hàng hoá nhỏ hơn giá trị hàng hoá, do đó lợi nhuận của doanh
nghiệp thu được là nhỏ hơn giá trị thặng dư. Ngược lại, khi cung nhỏ hơn
cầu dẫn tới giá cả hàng hoá sẽ lớn hơn giá trị hàng hoá và do đó lợi nhuận sẽ
lớn hơn giá trị thặng dư.
Bên cạnh đó K.Marx còn chỉ ra được quan hệ mâu thuẫn giữa lợi
nhuận và tiền lương. Việc hạ thấp tiền lương trong khi các giá cả hàng hoá
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 8 K35-E1
không đổi làm cho lợi nhuận tăng lên và ngược lại tiền lương tăng lên trong
khi giá cả hàng hóa không tăng sẽ làm giảm lợi nhuận , biểu hiện sự đối lập
về lợi ích kinh tế giữa chủ tư bản với công nhân làm thuê.
Trên đây là sự phân tích nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận dưới
hình thái sản xuất tư bản chủ nghĩa còn dưới nền sản xuất xã hội chủ nghĩa
thì lợi nhuận còn giữ nguyên nguồn gốc và bản chất đó không? Câu trả lời sẽ
là : Lợi nhuận vẫn được tạo ra do bộ phận (v) tức là do người lao động tạo ra
nhưng khác ở chỗ: dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì tư liệu sản xuất là thuộc
về chủ nghĩa tư bản, do vậy mà lợi nhuận thu được thì chủ nghĩa tư bản bỏ
túi làm của riêng của mình , còn dưới chế độ xã hội chủ nghĩa thì dựa trên
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất do vậy sau khi đã trả tiền lương cho
người lao động thì phần lợi nhuận đó sẽ được dùng để bổ xung vào nguồn
vốn kinh doanh của doanh nghiệp, phần còn lại thì phân phối vào các quĩ với
mục đích tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
cuối cùng là để phục vụ lợi ích của người lao động.
Kết luận: Qua phân tích trên ta có thể khẳng định bản chất của lợi
nhuận trong sản xuất kinh doanh là giá trị thặng dư , là hình thức biến tướng
của giá trị thặng dư - kết quả của lao động không được trả công, là quan hệ
bóc lột trong xã hội TBCN. Nguồn gốc lợi nhuận là do người lao động làm
thuê tạo ra, nó là phần giá trị dôi ra ngoài tiền công do người lao động làm
ra. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì lợi nhuận bị nhà tư bản chiếm đoạt mất
và biểu hiện quan hệ mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa chủ tư bản và công
nhân làm thuê tạo lên mâu thuẫn giai cấp trong xã hội tư bản, còn dưới chế
độ xã hội chủ nghĩa thì lợi nhuận chính là để phục vụ lợi ích của người lao
động, nhờ có nó mà người lao động sẽ được thoả mãn về lợi ích kinh tế và
góp phần vào việc phát triển kinh tế đất nước, xây dựng xã hội tiến bộ công
bằng văn minh vì cuộc sống ấm no của người lao động.
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 9 K35-E1
2.2Kết cấu lợi nhuận .
Mỗi doanh nghiệp với mỗi ngành nghề ,mỗi lĩnh vực đầu tư lại đẻ ra
một loại lợi nhuận khác nhau . Nhưng nhìn chung lợi nhuận doanh nghiệp
bao gồm :
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
Lợi nhuận hoạt động bất thường
2.2.1Lợi nhuận từ hoạt động SXKD :
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận thu được do
tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì lợi nhuận
thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong tổng mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Nó là điều kiện
tiền đề để doanh nghiệp thực hiện tích luỹ phục vụ cho tái sản xuất mở rộng,
đồng thời cũng là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp lập ra các quỹ hỗ trợ
mất việc làm, quỹ khen thưởng,...Do đó lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh
doanh có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm lợi nhuận từ
hoạt động sản xuất kinh doanh chính và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh
doanh phụ cụ thể:
*Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính
Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chính được hình thành từ
việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp, những
nhiệm vụ này được ghi trong quyết định thành lập doanh nghiệp và được ghi
trong giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận lợi nhuận
này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng mức lợi nhuận cuả doanh nghiệp, đồng
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 10 K35-E1
thời đây cũng là chỉ tiêu phản ánh việc thực hiện đúng chức năng và nhiệm
vụ mà doanh nghiệp đề ra.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính được xác định là khoản
chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính với chi từ hoạt
động kinh doanh chính đó.
*Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh phụ
Là lợi nhuận thu được từ các hoạt động được tiến hành ngoài chức
năng nhiệm vụ chính của doanh nghiệp,hỗ trợ các hoạt động kinh doanh
chính của doanh nghiệp và tận dụng tối đa các nguồn lực của doanh nghiệp,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, sức lao động và các yếu tố vật tư kỹ thuật,
máy móc thiết bị.
Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh phụ là khoản chênh lệch
giữa doanh thu từ hoạt động kinh doanh phụ và chi phí phân bổ cho hoạt
động kinh doanh phụ đó.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh phụ tuy chiếm tỷ trọng không lớn
trong tổng mức lợi nhuận song nó có ảnh hưởng tới sự tăng giảm tổng mức
lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được và đồng thời cho thấy việc tận dụng
triệt để các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, đa dạng hóa các cơ hội tìm
kiếm lợi nhuận, giảm thiểu những rủi ro trước những biến đổi không thể
lường hết được từ phía môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
*Phương pháp xác định lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Ta có công thức xác định lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh
như sau:
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 11 K35-E1
-Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Là toàn bộ những khoản doanh thu từ việc tiêu thụ những sản phẩm
hàng hoá và dịch vụ, lao vụ trong kỳ. Trong đó bao gồm:
+Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính: Là khoản tiền
thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp
được ghi trong giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp.
+Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh phụ: Là khoản thu phụ
thêm ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp nhằm
khai thác và tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có trong doanh nghiệp.
-Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
+Giảm gía hàng bán: Là khoản tiền mà doanh nghiệp chấp nhận giảm
giá cho người mua trong trường hợp hàng kém phẩm chất hoặc sai qui cách
phẩm chất theo hợp đồng, bên mua đề nghị giảm giá. Hoặc là do bên mua
mua với số lượng lớn và được doanh nghiệp giảm giá. Như vậy giảm giá
hàng bán có thể đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hoá, thu hồi vốn nhanh. Song
cũng có thể hàng bán bị giảm giá do chất lượng kém. Nếu hàng bán bị giảm
giá nhiều thì làm cho doanh thu thuần của doanh nghiệp bị giảm và dẫn tới
làm cho tổng lợi nhuận của doanh nghiệp giảm.
+Hàng bán bị trả lại: Phản ánh giá trị hàng đã bán (đã xác định doanh
thu) nhưng bị bên mua từ chối trả lại do chất lượng hàng quá kém hoặc sai
qui cách phẩm chất như đã thoả thuận trong hợp đồng...
+Thuế gián thu ở khâu tiêu thụ: Tuỳ thuộc vào ngành hàng và lĩnh
vực kinh doanh khác nhau mà doanh nghiệp thuộc diện chịu thuế gián thu
khác nhau. Thuế gián thu ở khâu tiêu thụ bao gồm:
Thuế XK
Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 12 K35-E1
Thuế GTGT đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp và thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ đối với
các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
+Trị giá vốn hàng bán :
Là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận mà doanh
nghiệp thu được. Trị giá vốn hàng bán tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh
nghiệp khác nhau mà được xác định khác nhau.
1. Đối với doanh nghiệp thương mại thì trị giá vốn hàng bán là chi
phí mua hàng hoá để tiêu thụ trong kỳ, nó bao gồm:
Giá mua của hàng hoá tiêu thụ trong kỳ
Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng như: chi phí vận
chuyển, bốc dỡ, chi phí đóng gói... phân bổ cho hàng hoá
tiêu thụ trong kỳ.
2. Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì trị giá vốn hàng bán
là giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, tiêu thụ trong kỳ
bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí quản lý phân xưởng
-Chi phí bán hàng
Là khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ... Bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho nhân viên
bán hàng, chi phí về vật liệu đóng gói, vận chuyển bảo quản hàng hoá. Chi
phí khấu hao tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, đồ dùng... phục vụ cho bán
hàng. Ngoài ra còn có các chi phí khác như chi phí quảng cáo, tiếp thị, điều
tra thị trường, bảo hành, hoa hồng...
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 13 K35-E1
-Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Là toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh
trong quá trình quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và các chi phí
chung khác của toàn bộ doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền.
Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý
doanh nghiệp, chi phí vật liệu dùng trong quản lý, chi phí đồ dùng văn
phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định. Ngoài ra còn có các khoản chi phí:
thuế và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền
khác.
2.2.2Lợi nhuận hoạt động tài chính
Là lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp
, đầu tư vốn ra bên ngoài doanh nghiệp như: góp vốn liên doanh, liên kết
kinh doanh, góp vốn cổ phần, hoạt động mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ
phiếu, cho thuê tài sản, kinh doanh bất động sản, lãi tiền gửi và cho vay
thuộc nguồn vốn kinh doanh và quỹ, mua bán ngoại tệ. Hiện nay xu hướng
phát triển của thị trường chứng khoán mà hoạt động đầu tư tài chính chủ yếu
của các doanh nghiệp chủ yếu là đầu tư chứng khoán do sự linh hoạt trong
chuyển đổi vốn của thị trường chứng khoán và khả năng thu lợi nhuận cao từ
hoạt động đầu tư này.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là phần chênh lệch giữa thu nhập và
chi phí của các hoạt động tài chính.
-Lợi nhuận từ hoạt động tài chính được xác định như sau:
Doanh thu từ hoạt động tài chính : là các khoản thu từ các hoạt động
đầu tư tài chính: hoạt động liên doanh liên kết, hoạt động mua bán
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 14 K35-E1
chứng khoán, thu lãi tiền gửi ngân hàng , chênh lệch tỷ giá hối đoái,
hoàn nhập quỹ dự phòng tài chính...
Chi phí hoạt động tài chính: bao gồm chi phí tham gia liên doanh liên
kết, chi phí bán chứng khoán, chi phí môi giới cho vay, chi phí do
chênh lệch chuyển đổi ngoại tệ, chi phí trả lãi vay, chi phí dự phòng
tài chính...
2.2.3Lợi nhuận hoạt động bất thường
Là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh
doanh mang tính chất không thường xuyên, doanh nghiệp không dự kiến
trước được hoặc có dự kiến nhưng không có khả năng thực hiện được.
Những khoản lợi nhuận này thu được do nguyên nhân chủ quan hoặc khách
quan đem lại.
-Lợi nhuận hoạt động bất thường được xác định như sau:
Doanh thu từ hoạt động bất thường: là các khoản thu từ các hoạt động
kinh doanh không thường xuyên, không dự tính trước hoặc có nhưng
ít khả năng xảy ra của doanh nghiệp, bao gồm các khoản như: Thanh
lý tài sản, nhượng bán tài sản cố định đã hết thời hạn sử dụng, nợ khó
đòi đã xử lý nay đòi được, tiền phạt bồi thường do phía đối tác vi
phạm hợp đồng, các khoản thu nhập bị bỏ sót...
Chi phí bất thường: là các khoản chi phí phát sinh ta mà doanh nghiệp
không lường trước được bao gồm: Các khoản chi phí thanh lý,
nhượng bán tài sản cố định đã hết thời hạn sử dụng, khoản tiền bị phạt
bồi thường hợp đồng và truy thu thuế, tài sản thiếu không xác định
được nguyên nhân, chi phí bị bỏ sót...
Từ các phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp ta có công
thức xác định tổng lợi nhuận của doanh nghiệp như sau:
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 15 K35-E1
Như vậy, có thể thấy do ngành hàng và lĩnh vực kinh doanh khác nhau
mà có sự khác nhau về tỷ trọng lợi nhuận của mỗi bộ phận lợi nhuận trong
tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác tuỳ thuộc vào từng doanh
nghiệp, từng giai đoạn và thời kỳ kinh doanh mà kết cấu lợi nhuận của
doanh nghiệp có thể gồm 3 hoặc 4 bộ phận lợi nhuận mà doanh nghiệp đã
đạt trong kỳ.
Nghiên cứu kết cấu lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi
doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể có những biện pháp thích hợp nhằm
điều chỉnh và nâng cao lợi nhuận từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp
cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp, đồng thời khắc
phục những yếu kém, hạn chế còn tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, phát huy những tích cực để thu được lợi nhuận cao
nhất.
2.3Tỷ suất lợi nhuận .(TSLN)
Khái niệm:.TSLN của doanh nghiệp là những chỉ tiêu tương đối cho
phép so sánh hiệu quả SXKD giữa các thời kì khác nhau trong một doanh
nghiệp hay giữa các doanh nghiệp với nhau trong cùng một thời kì .
Dựa vào TSLN mà người ta đánh giá được hiệu quả SXKD của doanh
nghiệp . TSLN càng cao thì hiệu quả SXKD càng lớn và ngược lại .
Việc xác định tỷ suất lợi nhuận cũng có nhiều cách khác nhau, mỗi
cách mang một nội dung kinh tế khác nhau tuỳ thuộc vào doanh nghiệp, lĩnh
vực kinh doanh mà sử dụng tỷ suất lợi nhuận cho phù hợp. Ta có thể xem
xét một số tỷ suất lợi nhuận thông dụng sau:
2.3.1Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Là một chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ giữa tổng mức lợi nhuận
đạt được trong kỳ với tổng doanh thu bán hàng trong kỳ. Tỷ suất lợi nhuận
được xác định như sau:
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 16 K35-E1
Trong đó:
P’M: là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong kỳ
P : Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ
M : Doanh thu bán hàng trong kỳ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; cho thấy cứ một đồng
doanh thu thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ suất lợi nhuận
càng cao thì chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả
tốt, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hợp lệ và
ngược lại. Nếu đem so sánh tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh
nghiệp với ngành mà cho thấy thấp hơn điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang
bán với giá thấp hơn, hoặc giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hơn (có
chi phí sản xuất kinh doanh cao hơn) so với các doanh nghiệp khác cùng
ngành.
2.3.2Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (doanh lợi vốn)
Là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được trong kỳ so với số vốn
bình quân sử dụng trong kỳ bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.
Công thức xác định:
Trong đó:
P’v : là tỷ suất lợi nhuận vốn trong kỳ
P : tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ
Vbq: Tổng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
được xác định bằng công thức:
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 17 K35-E1
Trong đó:
V1,V2,..., Vn: là vốn kinh doanh tại các thời điểm kiểm kê ( tháng, quý)
n là số thời điểm kiểm kê
Ý nghĩa: Chỉ tiêu kinh tế này phản ánh trình độ sử dụng tài sản vật tư
tiền vốn của doanh nghiệp, hay nói cách khác phản ánh mức sinh lời của vốn
kinh doanh, tức là cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ sẽ thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn càng cao thì chứng tỏ
hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là tốt.
Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định
hay vốn lưu động trên cơ sở đó xác định hiệu quả sử dụng của từng loại vốn
kinh doanh cuả doanh nghiệp.
2.3.3Tỷ suất lợi nhuận chi phí
Là chỉ tiêu tương đối phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận và
tổng chi phí kinh doanh trong kỳ.
Công thức xác định
CFKD: là tổng mức chi phí kinh doanh phân bổ cho hàng hoá và dịch vụ đã
tiêu thụ trong kỳ.
P : Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ với một
mức chi phí thấp cũng cho phép mang lại lợi nhuận cao cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.4Vai trò của lợi nhuận
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 18 K35-E1
Trong điều kiện hạch toán kinh doanh trong cơ chế thị trường, doanh
nghiệp có tồn tại và phát triển hay không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp
hoạt động có hiệu quả hay không, có tạo ra được lợi nhuận hay không?. Điều
đó cho thấy lợi nhuận có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường gồm có nhiều cá nhân, tổ chức và doanh
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp đóng vai trò chính tạo nên sự phát triển chung
của nền kinh tế đất nước, sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp cũng
chính là tạo ra thu nhập cho nhà nước, cho người lao động. Vì vậy lợi nhuận
cũng có vai trò với nhà nước, với người lao động. Cụ thể vai trò của lợi
nhuận được thể hiện ở các điểm sau:
*Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp
Lợi nhuận có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là điều kiện
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường tuy mỗi giai
đoạn có những mục tiêu và nhiệm vụ có thể khác nhau. Song cuối cùng các
mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể mà doanh nghiệp đề ra trong từng thời kỳ cũng
chỉ phục vụ cho mục đích cuối cùng của mình đó là tạo ra lợi nhuận đạt
được.
Kinh tế thị trường tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật qui
định, tự hạch toán lấy thu bù chi, lỗ chịu lãi hưởng. Vì vậy, lợi nhuận vừa là
mục tiêu, vừa là động lực, vừa là điều kiện tồn tại của doanh nghiệp. Không
có lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ không có vốn để tổ chức hoạt động kinh
doanh nhằm mục đích thu lợi cũng như thực hiện việc tối đa hoá lợi nhuận.
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 19 K35-E1
Cũng chính vì lợi nhuận mà các doanh nghiệp không ngừng mở rộng và tăng
cường hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đáp ứng nhu cầu thị trường
dành thắng lợi trong cạnh tranh. Chỉ hoạt động kinh doanh mang lại lợi
nhuận thì doanh nghiệp mới có tiền đề vật chất để bảo toàn và phát triển vốn
kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh, hay nói cách khác để tồn tại và
phát triển.
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có tác động đến mọi mặt quá trình sản
xuất kinh doanh, là khoản chênh lệch giữa doanh thu mà doanh nghiệp thu
được với các khoản chi phí bỏ ra để thu được các khoản doanh thu đó.
Khi hiệu số giữa hai chỉ tiêu kinh tế này càng lớn thì có nghĩa là
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có lãi. Điều đó phản ánh rằng hoạt
động của doanh nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu tự hạch toán lấy thu nhập
trừ chi phí.
Ngược lại chỉ tiêu lợi nhuận càng nhỏ và có khuynh hướng âm thì
chứng tỏ doanh nghiệp đang trong tình trạng hoạt động không có hiệu quả,
thu không đủ bù chi, hàng hoá không tiêu thụ hết còn ứ đọng trong kho.Tình
trạng này cho thấy doanh nghiệp hiện nay không đáp ứng được nhu cầu đặt
ra của người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ. Chính vì vậy khi xem xét lợi
nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp khi lập kế
hoạch sản xuất kinh doanh phải có đề ra được những biện pháp nhằm đáp
ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tăng doanh thu và có những biện pháp
hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh.
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 20 K35-E1
Lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng giúp doanh nghiệp đầu tư
chiều sâu mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, là điều kiện để củng
cố thêm sức mạnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Thật vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã thực hiện các nghĩa
vụ nộp Ngân sách Nhà nước và chia cho các chủ thể tham gia liên doanh,...
thì phần còn lại doanh nghiệp phân phối vào các quĩ như: quĩ đầu tư và phát
triển kinh doanh, quĩ dự phòng tài chính,... các quĩ này dùng để đầu tư mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thay đổi trang thiết bị máy móc, nghiên
cứu trang thiết bị công nghệ mới, hợp lý hoá sản xuất với nhu cầu của thị
trường, ... nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể tự chủ hơn về mặt tài chính, dễ
dàng đầu tư chiều sâu nâng cao năng suất lao động tạo tiền đề cho việc nâng
cao lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lợi nhuận tác động đến mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh và tình hình tài
chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp.
Khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả có
nghĩa là doanh nghiệp là doanh nghiệp có lợi nhuận, điều đó cho thấy không
những doanh nghiệp bảo toàn được vốn kinh doanh mà còn có một khoản lợi
nhuận bổ xung vào nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong điều
kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt thì vốn có ý nghĩa rất quan trọng
cho phép doanh nghiệp thực hiện các dự án có qui mô lớn, thực hiện đầu tư
nghiên cứu đổi mới và hoàn thiện công nghệ sản xuất kinh doanh, nâng cao
uy tín là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Như vậy lợi
nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh
nghiệp vững chắc.
*Đối với chủ thể đầu tư và người lao động
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 21 K35-E1
Đối với các chủ thể đầu tư tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thị
trường thì lợi nhuận đối với họ là niềm mơ ước, là khát vọng và ước muốn
đạt được. Còn đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thì
lợi nhuận gắn liền và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ, với họ lợi
nhuận làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống, tăng lợi ích kinh tế của họ.
Khi người lao động được trả lương thoả đáng, họ sẽ yên tâm lao động, phát
huy được tinh thần lao động sáng tạo, có trách nhiệm và tinh thần hết lòng vì
công việc và như vậy sẽ tăng được năng suất lao động chung của người lao
động trong công ty đưa hoạt động của công ty ngày một tốt hơn.
*Đối với Nhà nước
Lợi nhuận góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước,
nâng cao phúc lợi xã hội.
Đối với nhà nước thì các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh
trong nền kinh tế sẽ có những đóng góp đáng kể vào nguồn thu Ngân sách
cho Nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thuế vào
Ngân sách Nhà nước như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc
biệt.
Thông qua việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Ngân sách Nhà
nước, Nhà nước có thể thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế
quốc dân, thực hiện công bằng xã hội. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế
quốc dân, lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mở rộng nền
kinh tế quốc dân, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình phúc lợi
xã hội, thành lập, cải tạo, mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo công an
việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao dân trí, xây dựng xã
hội công bằng văn minh hiện đại.
Lợi nhuận là động lực phát triển nền kinh tế quốc dân
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 22 K35-E1
Nền kinh tế quốc dân bao gồm nhiều chủ thể hoạt động sản xuất kinh
doanh, trong đó chủ thể là các doanh nghiệp chiếm số đông và vì vậy sự phát
triển của hệ thống các doanh nghiệp tạo nên sự phát triển lợi nhuận là mục
tiêu, là động lực, là cơ sở tồn tại và phát triển thì đối với Nhà nước lợi nhuận
cũng là động lực để phát triển nền kinh tế quốc gia.
Lợi nhuận là một trong những thước đo phản ánh tính hiệu quả của
các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính sách vĩ mô của Nhà nước đúng đắn và thông thoáng sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển tốt hơn,
do đó sẽ cho phép doanh nghiệp nâng cao được lợi nhuận hoạt động của
mình. Ngược lại nếu các chính sách vi mô không phù hợp, tác động tiêu cực
tới hoạt động của doanh nghiệp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh
nghiệp và ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được.
Tóm lại, lợi nhuận vừa là mục tiêu , vừa là động lực , là điều kiện tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp, nhờ có lợi nhuận mà doanh nghiệp mở
rộng qui mô sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới trang thiết bị cải tiến và
nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nguồn vốn và khả năng tài chính vững
chắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận góp phần vào việc đem
lại thu nhập cải thiện cuộc sống và tái sản xuất sức lao động của người lao
động, tạo công an việc làm, giải quyết thất nghiệp. Lợi nhuận còn là nguồn
thu cho ngân sách Nhà nước, tạo nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất và
mở rộng nền kinh tế quốc dân. Với tầm quan trọng như vậy mà các doanh
nghiệp luôn tìm mọi biện pháp để nâng cao lợi nhuận và tối đa hoá lợi
nhuận.
II. Những biện pháp nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp .
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 23 K35-E1
1/Ý nghĩa của việc nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp
Xuất phát từ vai trò quan trọng của lợi nhuận, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực , vừa là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cho thấy
việc nâng cao lợi nhuận là sự cần thiết tất yếu khách quan đối với mỗi doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nếu doanh nghiệp hoạt động sản xuất
kinh doanh mà không thể tạo ra lợi nhuận thì cũng đồng nghĩa với việc các
khoản thu của doanh nghiệp không đủ để tự bù đắp chi phí, có nghĩa là
doanh nghiệp đang trên đà làm ăn thua lỗ và nếu cứ kéo dài tình trạng trên
thì tất yếu doanh nghiệp sẽ phải phá sản. Điều này cho thấy chỉ khi nào
doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận thì mới cho phép doanh nghiệp tồn tại và
phát triển.
Thực tế trước đây , khi nền kinh tế nước ta được quản lý theo cơ chế
tập trung bao cấp, Nhà nước là người chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, “kết quả kinh doanh
có lãi hay lỗ không ảnh hưởng tới doanh nghiệp”. Đây chính là một nguyên
nhân dẫn tới các doanh nghiệp trong thời kỳ này nói riêng và nền kinh tế
nước ta nói chung hoạt động không hiệu quả , năng suất kém, sản xuất trì
trệ, đời sống của người lao động không được đảm bảo .
Khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang cơ chế thị trường nhà nước
chỉ quản lý trên tầm vĩ mô, còn các doanh nghiệp phải độc lập , chủ động và
tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của minh. Hơn nữa
trong nền kinh tế có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp tạo nên sự cạnh
tranh rất gay gắt trên thương trường. Quy luật cạnh tranh rất khắc nghiệt chỉ
chấp nhận những doanh nghiệp làm ăn có lãi và đào thải những doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ, đặt doanh nghiệp trước thách thức muốn tồn tại và
phát triển được thì phải thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận.
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 24 K35-E1
Việc nâng cao lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp cũng có ý nghĩa là nâng cao khả năng tài chính phục vụ nhu cầu về
vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đầu tư mở rộng sản xuất
kinh doanh, đổi mới trang thiết bị công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao
chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao
khả năng cạnh tranh, củng cố thêm sức mạnh và uy tín của doanh nghiệp
trên thị trường.
Lợi nhuận còn có ý nghĩa tạo nguồn thu nhập và nâng cao thu nhập
cho người lao động, cải thiện cuộc sống của người lao động, tạo công an
việc làm , giải quyết tình trạng thất nghiệp.
Nâng cao lợi nhuận cũng có nghĩa là nâng cao nguồn thu cho ngân
sách Nhà nước, nâng cao phúc lợi xã hội, góp phần vào việc tạo động lực
phát triển của nền kinh tế đất nước.
Xuất phát từ những ý nghĩa quan trọng trên cho thấy việc nâng cao lợi
nhuận không chỉ có ý nghĩa quyết định đối với doanh nghiệp mà còn có ý
nghĩa đối với Nhà nước, với người lao động, với sự phát triển của nền kinh
tế quốc dân.
2.Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, bao
gồm những nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, và những
nhân tố nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp, cụ thể dưới đây là các
nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.1Các nhân tố khách quan:
Là những nhân tố nằm ngoài ý muốn chủ quan của doanh nghiệp,
thường đó là các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp
không có khả năng tác động mà chỉ có thể thích ứng với những thay đổi từ
những phía môi trường đó:
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 25 K35-E1
Sự thay đổi về môi trường tự nhiên địa lý khí hậu: như thiên tai, bão
lụt, hoả hoạn, động đất,..., sự thay đổi từ phía môi trường tự nhiên làm
doanh nghiệp không lường trước được, nhiều khi gây thiệt hại cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới lợi
nhuận mà doanh nghiệp đạt được.
Sự thay đổi về cơ chế và chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước ở
tầm vĩ mô.
Những chính sách kinh tế của Nhà nước có thể tác động tích cực hoặc
tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm những
thay đổi về chính sách thuế , chính sách quản lý ngoại tệ, những qui định về
việc chuyển những khoản thu nhập về quốc gia ... Những chính sách và cơ
chế quản lý vĩ mô của Nhà nước nếu phù hợp sẽ tạo cho các doanh nghiệp
có điều kiện phát triển, còn ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển của các
doanh nghiệp do đó sẽ có những khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực
hiện chỉ tiêu lợi nhuận của mình.
Sự thay đổi về thể chế chính trị của quốc gia: cũng là một nhân tố nằm
ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Trong một quốc gia khi có sự
rối loạn về chính trị thì nguy cơ hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp tại quốc gia đó sẽ bị đe doạ rất nghiêm trọng , hơn nữa những
thay đổi về thể chế chính trị của quốc gia sẽ tác động tới việc thay đổi
hệ thống luật pháp từ quốc gia đó nhiều khi dẫn đến những rủi ro
trưng thu của chính phủ quốc gia đó. Vì vậy mà ảnh hưởng rất lớn tới
lợi nhuận doanh nghiệp sẽ đạt được.
Sự thay đổi về môi trường kinh tế của một quốc gia. Chiều hướng nền
kinh tế đất nước rơi vào tình trạng suy thoái , kinh tế đình trệ không
phát triển được... làm cho các doanh nghiệp phải cắt giảm hoạt động
của mình và do đó có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 26 K35-E1
Mặt khác nhiều nền kinh tế có lạm phát cao , đồng tiền trong nước
mất giá làm cho giá trị thực tế lợi nhuận của doanh nghiệp giảm và nhiều
doanh nghiệp rơi vào tình trạng lãi giả lỗ thật.
Sự thay đổi về thị trường và môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp
Thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động và lợi nhuận của doanh
nghiệp vì thị trường là nơi cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp, đồng
thời cũng là nơi doanh nghiệp sẽ tiếp thụ hàng hoá của mình. Vì vậy, khi
có những biến động từ phía thị trường có thể dẫn tới việc mở rộng hoặc
thu hẹp thị trường lại làm cho tình hình tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của
doanh nghiệp có thể bị giảm đi , hoặc có thể sẽ được tăng lên ảnh hưởng
tới doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ thu được.
Sự gia nhập hoặc rút lui của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tạo
ra tác động hai chiều tới hoạt động của doanh nghiệp. Khi có nhiều đối thủ
cạnh tranh tham gia vào thị trường mà doanh nghiệp đang kinh doanh thì
cạnh tranh ngày càng gay gắt dẫn tới nguy cơ thị trường của doanh nghiệp
có thể bị thu hẹp và do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Sự biến động của giá cả trên thị trường: Cũng là một nhân tố khách
quan ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá cả có ảnh hưởng
tới tình hình tiêu thụ hàng hoá trong kỳ mà doanh nghiệp thực hiện,
do đó nó sẽ ảnh hưởng tới doanh thu mà doanh nghiệp thu được và
ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp vì lợi nhuận được xác định
bằng tổng doanh thu trừ đi chi phí kinh doanh phân bổ trong kỳ.
Hiện nay , khi mà xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế ngày càng phát
triển, hoạt động của các doanh nghiệp hướng tới phạm vi toàn cầu thì những
thay đổi từ phía môi trường kinh doanh quốc tế sẽ có ảnh hưởng tới lợi
nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt được, các nhân tố đó bao gồm: sự biến động
về kinh tế và tài chính khu vực với điển hình là khủng hoảng tài chính khu
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 27 K35-E1
vực Châu á năm 1997 vừa qua là một ví dụ cụ thể, mối quan hệ giữa chính
phủ các quốc gia , sự biến động của tỷ giá hối đoái ... là những nhân tố có
ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện các
hoạt động kinh doanh vượt ra ngoài biên giới.
2.2Các nhân tố chủ quan
Bên cạnh các nhân tố khách quan kể trên, các nhân tố chủ quan có ảnh
hưởng rất lớn tới lợi nhuận của doanh nghiệp đó là:
Nhân tố con người: Có thể nói con người đóng vai trò trung tâm và có
ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Nhân tố con người trong doanh nghiệp chính là nguồn nhân lực của
doanh nghiệp hay đó chính là đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh
nghiệp. Với trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, sự thành thạo công việc
của cán bộ công nhân viên là nhân tố quyết định chính tạo ra lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Trình độ quản lý , sự nhanh nhậy, mềm dẻo trong tổ chức và
thực hiện công việc của người lãnh đạo và tinh thần trách nhiệm của toàn thể
cán bộ công nhân viên trong công ty sẽ góp phần làm tăng hiệu quả công
việc, từ đó tạo điều kiện để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp: Khả năng tài chính là điều kiện
quan trọng để doanh nghiệp có thể phát triển được, nó cho phép doanh
nghiệp có vốn để thực hiện các dự án kinh doanh với qui mô lớn, đầu
tư mở rộng sản xuất , đổi mới trang thiết bị công nghệ, nâng cao chất
lượng sản phẩm.... Hơn nữa với khả năng tài chính vững chắc sẽ cho
phép doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng như giành được thế chủ động trong cạnh tranh trên thương
trường.
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 28 K35-E1
Công tác tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp.
Thể hiện ở việc bố trí hợp lý công việc cho mỗi nhân viên để đảm bảo
cho họ có khả năng phát huy tốt được năng lực cá nhân của mình và hoàn
thành tốt các nhiệm vụ được giao. Bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động
kinh doanh phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tế của công ty tạo ra sự
phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban , liên kết thành một hệ thống hoạt
động thống nhất từ trên xuống dưới làm cho quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp trôi chảy và đạt hiệu quả cao, tăng doanh thu và cắt giảm
được những khoản chi phí không cần thiết từ đó làm tăng lợi nhuận cho
doanh nghiệp. Ngược lại nếu công tác tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp không tốt sẽ ảnh hưởng xấu tới kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và làm giảm chỉ tiêu lợi nhuận
của doanh nghiệp.
Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp
Cơ cấu mặt hàng kinh doanh tác động đến tình hình tiêu thụ hàng hoá
của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Một cơ
cấu mặt hàng hợp lý với chủng loại và tỷ trọng của mỗi hàng hoá phù hợp sẽ
tránh được tình trạng ứ đọng do dự trữ quá lớn so với nhu cầu của thị
trường. Với cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý , phù hợp với nhu cầu của
thị trường và cho phép khai thác được những thế mạnh của doanh nghiệp tạo
điều kiện cho việc tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp thì tất yếu
sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chất lượng hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp.
Chất lượng hàng hoá và dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp tới việc khách
hàng có chấp nhận và mua tiêu dùng sản phẩm hàng hoá của Công ty trên thị
trường hay không. Do đó chất lượng hàng hoá và dịch vụ sẽ ảnh hưởng lợi
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 29 K35-E1
nhuận doanh nghiệp đạt được. Vì vậy , để nâng cao chỉ tiêu lợi nhuận doanh
nghiệp cần phải cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm hàng hoá, nâng cao
chất lượng hàng hoá...
Ngoài các nhân tố chủ quan trên đây còn có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới
lợi nhuận của doanh nghiệp như: phương thức thanh toán và phương thức
phục vụ, nguồn hàng và chất lượng của nguồn đầu vào... Nhìn chung các
nhân tố mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được, vì vậy các doanh nghiệp
cần phải có kế hoạch kiểm soát các nhân tố này và xem xét mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận để từ đó có biện pháp phát huy những
ảnh hưởng tích cực và loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực để lợi nhuận của
doanh nghiệp ngày càng tăng.
2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động xuất nhập khẩu
của doanh nghiệp .
Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới mức lợi nhuận ngoại thương
cho phép ta tìm hiểu những nguyên nhân khách quan và chủ quan để tìm
kiếm các biện pháp để tăng lợi nhuận kinh doanh xuất nhập khẩu. Những
nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận ngoại thương:
+Mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu:
Nếu mức lưu chuyển lợi nhuận quy định cho mỗi hàng hoá bán ra là
một con số cố định, thì nếu tăng doanh số hàng hoá bán ra thì đơn vị xuất
nhập khẩu thu được nhiều lợi nhuận tuyệt đối hơn và ngược lại. Trong thực
tiễn nhiều đơn vị xuất nhập khẩu không thực hiện được kế hoạch lợi nhuận
đề ra là do không thực hiện được kế hoạch lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu
và nhập khẩu. Bởi vậy mở rộng và tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá sẽ làm
tăng mức thu lợi nhuận của đơn vị kinh doanh.
+Cơ cấu hàng hoá kinh doanh xuất nhập khẩu
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 30 K35-E1
Mỗi loại hàng hoá kinh doanh xuất nhập khẩu có một mức lợi nhuận
riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh doanh : mức độ cạnh tranh trên thị
trường , chi phí kinh doanh, thuế xuất nhập khẩu... rất khác nhau. Cho nên
khi cơ cấu hàng hoá kinh doanh thay đổi sẽ làm thay đổi hẳn mức lợi nhuận
chung của công ty , mà nếu tỷ suất lợi nhuận theo các cách tính khác nhau
cũng thay đổi : Nếu kinh doanh mặt hàng có mức lãi suất lớn chiếm tỷ trọng
cao trong toàn bộ cơ cấu hàng xuất nhập khẩu thì tương ứng sẽ làm tăng
mức lợi nhuận ngoại thương và ngược lại.
+Nhân tố giá cả:
Giá cả hàng hoá : giá mua hàng hoá và giá bán hàng hoá xuất nhập
khẩu đều ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của đơn vị kinh doanh
ngoại thương. Nếu giá mua hàng hoá quá cao , bán theo giá thị trường
thì lãi gộp ( phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua ) giảm xuống và
lợi nhuận cũng giảm . Và ngược lại nếu giá mua hạ thì lãi gộp sẽ lớn
và lợi nhuận sẽ lớn. Muốn giảm giá cả mua hàng thì thực hiện mua tận
gốc, thực hiện so sánh giá cả bán hàng của các nhà cung cấp hàng
nhập khẩu để lựa chọn hàng cung cấp nhập khẩu rẻ ( tất nhiên phải
xem xét chất lượng hàng mua).
Định giá bán trên thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đối với lợi nhuận
ngoại thương. Bình thường giá cả định cao trong điều kiện thị trường không
có sự cạnh tranh thì nếu lợi nhuận thu được dưới dạng lợi nhuận độc quyền
cao , nhưng định giá bán cao trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh găy
gắt , sức mua có khả năng thanh toán thấp hàng hoá tiêu thụ chậm, lợi nhuận
sẽ giảm.
Cho nên trong điều kiện cơ chế thị trường nhà kinh doanh phải nắm vững
thị trường để đề ra chính sách giá cả hàng hoá thích hợp mà mục đích cuối
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 31 K35-E1
cùng là đẩy mạnh doanh số bán , chiếm lĩnh thị trường và tăng mức lợi
nhuận tuyệt đối cho doanh nghiệp.
Giá cả chi phí lưu thông: Như trên đã đề cập lợi nhuận ngoại thương
thu được sau lãi gộp trừ chi phí và các loại thuế. Nên chi phí lưu
thông cao thì dù lãi gộp thu được lớn thì lợi nhuận ngoại thương cũng
giảm . Cho nên giá cả các loại chi phí lưu thông tăng hay giảm cũng
ảnh hưởng trực tiếp đến mức chi phí lưu thông và lợi nhuân.
Tỷ giá hối đoái: Trên thực tế trong thanh toán tiền hàng hoá xuất nhập
khẩu các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sử dụng những ngoại tệ
mạnh. nhưng sức mua của những đồng tiền này không ổn định mà có
thể thay đổi tăng giảm so với đồng Việt Nam. Do đó sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu. Nếu các yếu tố khác không tăng hoặc giảm khi giá ngoại tệ
tăng so với đồng tiền Việt Nam tạo điều kiện cho kinh doanh xuất
khẩu có hiệu quả hơn và lợi ích của hoạt động nhập khẩu giảm đi và
ngược lại. Chính vì vậy đối với các doanh nghiệp mặc dù tỷ giá tăng
giảm là yếu tố khách quan nhưng việc theo dõi sát tình hình tỷ giá hối
đoái thay đổi để kịp thời đề ra những biện pháp điều chỉnh hoạt động
kinh doanh của mình cũng có tác dụng tăng thêm lợi nhuận cho công
ty xuất nhập khẩu của mình .
+Thuế
Phụ thuộc vào kết quả kinh doanh , thuế là những khoản nghĩa vụ mà
các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải nộp cho Nhà nước. Mức thuế ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ngoại thương của doanh nghiệp.
+Các yếu tố khác
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 32 K35-E1
Như giảm mức tối thiểu các khoản tiền bị phạt và bồi thường do
không thực hiện những cam kết kinh tế, giảm lượng hàng hoá hao hụt , mất
mát ở tất cả các khâu kinh doanh, lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp...
cũng góp phần tăng mức lợi nhuận.
3.Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp
Từ công thức:
Tổng lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí
Ta thấy để nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp thì chúng ta phải có
những biện pháp nhằm nâng cao doanh thu và có những biện pháp hạ thấp
chi phí , sau đây là những biện pháp cụ thể:
3.1Các biện pháp làm tăng doanh thu của doanh nghiệp
Có rất nhiều biện pháp làm tăng doanh thu của doanh nghiệp tuỳ
thuộc vào đặc điểm và lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có thể
lựa chọn những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Song yêu cầu của việc sử dụng các biện pháp làm tăng doanh thu đòi hỏi
doanh nghiệp phải thực hiện sao cho có sự kết hợp giữa các biện pháp để đạt
được hiệu quả tổng hợp.
Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn và phù hợp
với tình hình thực tế của doanh nghiệp
Chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn cho phép doanh nghiệp
định hình được hướng đi mà doanh nghiệp đạt đến trong tương lai, nó sẽ chỉ
ra các mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để đạt được các mục
tiêu đề ra của doanh nghiệp.
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 33 K35-E1
Khi có chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp cho phép doanh
nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh , như vậy sẽ
làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần làm tăng lợi nhuận.
Xây dựng và triển khai các kế hoạch và các chính sách marketing, đẩy
mạnh nghiên cứu khai thác thị trường tìm hiểu nhu cầu của khách
hàng.
Việc triển khai và thực hiện các kế hoạch và chính sách marketing: chính
sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách giao tiếp khuyếch trương,
chính sách phân phối... cùng với việc đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị
trường và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng... cho phép đáp ứng tốt nhu cầu
của người tiêu dùng, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp
-Với chính sách sản phẩm: chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hàng
hoá và dịch vụ, đa dạng hoá hình thức mẫu mã, tổ chức khai thác tốt nguồn
hàng, tổ chức việc dự trữ hàng hoá để sẵn sàng cung cấp khi thị trường cần...
-Với chính sách giá cả: Cần xác định giá cả hợp lý để có thể tăng khối
lượng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo thu được lãi.
-Với chính sách giao tiếp khuyếch trương: Cần sử dụng các biện pháp
như quảng cáo, khuyến mại... đến khách hàng và người tiêu dùng để tăng
doanh số bán.
-Với chính sách phân phối: Cần phải lựa chọn địa bàn, xây dựng các cửa
hàng, nhà kho nhà xưởng và bố trí mạng lưới phân phối sao cho có thể cung
cấp hàng hoá đến cho khách hàng nhanh nhất, đồng thời bố trí mạng lưới
phân phối ở địa bàn cho phép cung ứng sản phẩm hàng hoá với khối lượng
lớn.
Tổ chức tốt quá trình kinh doanh sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của
công ty.
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 34 K35-E1
Việc tổ chức tốt quá trình kinh doanh sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đòi
hỏi Công ty phải thực hiện tốt ở tất cả các khâu: nguồn cung ứng đầu vào,
cho đến đầu vào , cho đến dự trữ hàng hoá, đến tiêu thụ hàng hoá, tổ chức
thanh toán ... thực hiện tốt các khâu của quá trình trên cho phép doanh
nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tăng được doanh số bán ra, cắt
giảm được các chi phí không hợp lý phát sinh trong quá trình trên và do đó
làm gia tăng chi tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý
Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới tình
hình tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, để có thể tăng
lợi nhuận của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình
một cơ cấu mặt hàng kinh doanh phù hợp cả về số lượng , tỷ trọng của hàng
hoá trong cơ cấu, và làm sao cơ cấu đó phải phát huy được những thế mạnh
của doanh nghiệp, thu hút được khách hàng đến doanh nghiệp. Lựa chọn cơ
cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý phù hợp với việc phân đoạn thị trường tiêu
thụ mà doanh nghiệp đã phân tích lựa chọn cùng với việc triển khai kế hoạch
xúc tiến marketing thu hút khách hàng sẽ mang lại sự thành công cho doanh
nghiệp.
Tổ chức và lựa chọn phương thức bán phù hợp , phương thức thanh
toán thuận tiện, thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng.
-Phương thức bán: bao gồm bán buôn hay bán lẻ tuỳ thuộc vào ngành
hàng mà doanh nghiệp kinh doanh. Song việc lựa chọn phương thức bán hợp
lý sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của doanh
nghiệp.
-Phương thức thanh toán: thuận tiện nhanh chóng cho người mua sẽ
góp phần vào việc khuyến khích khách hàng mua hàng hoá của doanh
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 35 K35-E1
nghiệp, giảm khoản công nợ khó đòi, như vậy sẽ làm tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp.
-Các dịch vụ sau bán hàng như: dịch vụ lắp đặt sửa chữa, hướng dẫn sử
dụng... thuận tiện và chất lượng góp phần vào việc thu hút đông đảo khách
hàng đến với doanh nghiệp và tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ,
làm tăng doanh thu và lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp.
3.2Các biện pháp hạ thấp của doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động , doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều khoản chi
phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình như: chi phí
nguyên vật liệu , chi phí tiền lương cho công nhân, chi phí hao mòn trang
thiết bị máy móc, chi phí vận chuyển , bảo quản, chi phí tiếp thị, chi phí
quảng cáo... Những khoản chi phí này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của
doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới công tác quản
lý chi phí vì chi phí không hợp lý, không đúng mục đích sẽ làm giảm hiệu
quả đạt được của doanh nghiệp. Giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận không
có nghĩa là cắt giảm những khoản chi phí một cách tuỳ tiện vì làm như vậy
sẽ phản tác dụng bởi lẽ doanh thu luôn tương xứng với các khoản chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra. Do đó thực chất của các biện pháp giảm chi phí là quản
lý tốt các khoản chi phí , tránh lãng phí , thất thoát chi phí, loại bỏ những
khoản chi phí không hợp lý. Cụ thể dưới đây là các biện pháp nhằm hạ thấp
chi phí của doanh nghiệp.
Tăng cường công tác quản lý chi phí: Bằng cách lập kế hoạch và tính
toán các khoản chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải chi trong kỳ. Xây
dựng và phát động ý thức tiết kiệm chi phí cho toàn thể cán bộ công
nhân viên trong doanh nghiệp. Dùng các hình thức khuyến khích vật
chất cũng như tinh thần để kêu gọi mọi người trong công ty tiết kiệm
chi phí kinh doanh, khuyến khích sáng kiến giảm chi phí của mọi
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 36 K35-E1
người. Ngoài ra để tiết kiệm chi phí thì cũng cần sử dụng một số biện
pháp cứng rắn như kỷ luật đối với những trường hợp làm thất thoát
chi phí hoặc khai báo chi phí không hợp lệ gian lận... Cần phải thường
xuyên kiểm tra và giám sát các chứng từ khai báo về chi phí, có những
biện pháp cương quyết, không chấp nhận những khoản chi phí không
có chứng từ hợp lệ và vượt quá qui định của Nhà nước.
Tổ chức tốt phân công lao động trong doanh nghiệp: là nhân tố quan
trọng để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả sử dụng lao động , góp
phần vào việc tăng hiệu quả chung của doanh nghiệp. Việc tổ chức
phân công lao động khoa học và hợp lý trong doanh nghiệp sẽ góp
phần vào việc sử dụng và khai thác tối đa nguồn lực sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, loại trừ tình trạng lãng phí lao động và máy
móc, phát huy được năng lực sở trường sở đoản của từng cán bộ công
nhân viên trong công ty, phát huy được tinh thần trách nhiệm của mọi
người trong công việc, tạo ra môi trường làm việc trong công ty năng
động và đạt năng suất chất lượng cao góp phần vào việc giảm giá
thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tổ chức khai thác tốt nguồn hàng, nguồn cung ứng đầu vào cho doanh
nghiệp
Nguồn cung ứng đầu vào và chất lượng hàng đầu vào cho doanh nghiệp
rất quan trọng bởi lẽ:
-Nguồn hàng và nguồn cung ứng đầu vào sẽ cung cấp cho doanh nghiệp
hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu cần thiết để phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp có thể cung cấp
hàng hoá cho thị trường phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu doanh
nghiệp không có nguồn hàng hoặc có nhưng không ổn định thì doanh
nghiệp sẽ không có hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường hoặc nếu có
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 37 K35-E1
thì cũng rơi vào tình trạng cung cấp không ổn định, hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp và làm giảm lợi nhuận mà doanh nghiệp
đạt được.
-Sự ổn định và chất lượng của nguồn hàng tốt sẽ cho phép doanh nghiệp
giảm được chi phí, nâng cao được chất lượng sản phẩm hàng hoá của
doanh nghiệp ... góp phần làm giảm giá thành sản phẩm đầu ra của doanh
nghiệp. Do vậy doanh nghiệp cần phải tạo các mối quan hệ thân thiện đối
với các nhà cung cấp cho mình, đồng thời doanh nghiệp phải tìm kiếm
nguồn cung cấp với giá rẻ, đa dạng hoá nguồn hàng và nguồn cung cấp
để có được nguồn hàng và nguồn cung cấp đầu vào ổn định có chất
lượng.
Tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh
nghiệp
Tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm cho quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được nhịp nhàng, ăn khớp, liên
tục tạo hiệu quả cao.
Quản lý tài chính tốt cũng là công cụ thúc đẩy hiệu quả kinh doanh làm
tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, góp phần vào việc cung cấp đủ vốn cho
hoạt động của doanh nghiệp, tránh được lãng phí trong sử dụng vốn, giảm
được chi phí trả lãi vay...
Trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm hạ thấp chi phí của doanh
nghiệp. Tuy nhiên các khoản chi phí phát sinh rất đa dạng phụ thuộc vào
từng loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Vì
vậy ở mỗi doanh nghiệp và ngành kinh doanh khác nhau sẽ sử dụng những
biện pháp nhằm hạ thấp chi phí theo đặc thù của doanh nghiệp.
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 38 K35-E1
Chương II:Tình hình thực hiện lợi nhuận ở công ty xuất
nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP
I/Những điểm khái quát về công ty
1/Lịch sử và quá trình hình thành,phát triển cuả TOCOTAP:
Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội, tên giao dịch quốc tế là
Vietnam National Sundries Import-Export Company, viết tắt là
TOCONTAP-Hà Nội.Trụ sở tại 36 phố Bà Triệu, Hà Nội,tel: 8254191-
8256576; fax: 844-255917; telex: 411258 toc-vt, là một công ty xuất nhập
khẩu chuyên nghiệp được thành lập ngày 5.3.1956.
Tài khoản tiền Việt Nam số: 396111100005.
Tài khoản ngoại tệ số: 36211137005 tại Viêtcombank.
Công ty là một trong những doanh nghiệp lớn của nhà nước hoạt động
dưới sự quản lý của Bộ ngoại thương nay là Bộ thương mại.
Là một trong những đơn vị đầu tiên được giao nhiệm vụ xuất nhập
khẩu trải qua 44 năm hoạt động của công ty đã có 10 lần thay đổi cơ cấu tổ
chức trong đó 9 lần tách 1 lần nhập.
-Năm 1964: Tách thành lập ARTEXPORT;
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 39 K35-E1
-Năm 1971: Tách thành lập BAROTEX;
-Năm 1972: Tách các cơ sở sản xuất của Công ty ra giao cho Bộ công
nghịêp nhẹ quản lý;
-Năm 1978: Tách thành lập TEXTIMEX;
-Năm 1985: Tách thành lập MECANIMEX;
-Năm 1987: Tách thành lập LEAPRODOXIM;
-Năm 1990: Tách Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm phía nam thành công ty
trực thuộc Bộ thương mại.
-Đến năm 1993,để đáp ứng điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị
trường,theo đề nghị của Vụ trưởng vụ tổ chức và của giám đốc công ty xuất
nhập khẩu tạp phẩm,Bộ thương mại ra quyết định thành lập doanh nghiệp
nhà nước số 333TM/TCCB ngày 31.3.1993.
Trong suốt 45 năm hoạt động, trong điều kiện có nhiều biến động về
tổ chức , kinh tế, xã hội, TOCOTAP đã liên tục phấn đấu, từng bước trưởng
thành, đến nay đã là một trong những công ty có bề dày trong lịch sử buôn
bán quốc tế lâu năm nhất của nước ta.
Từ những năm 90 trở lại đây, trong thời kỳ đổi mới của đất nước ta,
công ty đã gặp không ít những khó khăn thách thức. Qua nhiều lần tách nhỏ,
bạn hàng của công ty vơi dần và cơ chế quản lý mới của nhà nước cho phép
mọi thành phần được trực tiếp xuất nhập khẩu đã lấy đi thế mạnh của công
ty. Sự cạnh tranh của các bạn hàng trong và ngoài nước quá lớn. Thực tại
mặt hàng kinh doanh của công ty quá manh mún lại không có một đầu mối
nào. Vậy là công ty phải tự chống chọi, tự đổi mới, tự lột xác mình. Đa dạng
hoá các mặt hàng kinh doanh; các phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu,
tạo thu nhập cho công ty, tăng ngoại tệ cho Nhà nước và góp phần phát triển
kinh tế cho đất nước.
Đây là một công ty có bề dày lịch sử buôn bán quốc tế lâu năm nhất ở
Việt Nam. Công ty đã xác lập mối quan hệ kinh tế- quốc tế trên 70 nước và
khu vực trên toàn thế giới. Hoạt động của công ty không chỉ giới hạn trong
lĩnh vực khác như tiếp nhận gia công, lắp ráp, sản xuất theo mẫu mã kiểu
dáng mà khách hàng yêu cầu, đổi hàng, hợp tác đầu tư xí nghiệp để sản xuất
hàng xuất nhập khẩu, đại lý nhập khẩu, chuyển khẩu...
Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính có
tư cách pháp nhân, có tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân Hàng và
có con dấu riêng. Công ty hoạt động theo luật pháp của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và theo điều lệ tổ chức hoạt động công ty.
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 40 K35-E1
45 năm trưởng thành và phát triển công ty không ngừng bảo toàn và
phát triển vốn. Hiện nay vốn kinh doanh của công ty là 45.246.061.529đ
Trong đó:Vốn pháp định là 17.804.697.480đ
Vốn tự bổ sung là 27.441.364.049đ
2.Cơ cấu tổ chức bộ máy,chức năng và nhiệm vụ hiện tại của công ty:
2.1/Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
Trong cơ chế thị trường, công ty được trao quyền tự chủ trong kinh
doanh, tìm kiếm bạn hàng, tự hạch toán kinh doanh và bảo đảm kinh doanh
có lãi. Ngoài ra, công ty cần phải tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu do Bộ
Thương Mại giao cho. Tạo lập tốt các mối quan hệ hợp tác kinh doanh lâu
dài, đảm bảo tăng trưởng vốn và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân
viên.
Mục đích kinh doanh của công ty là thông qua các hoạt động xuất
nhập khẩu, sản xuất, liên doanh, hợp tác đầu tư sản xuất để khai thác có
hiệu quả nguồn vật tư, nguyên liệu và nhân lực của đất nước, đẩy mạnh sản
xuất và xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Nội dung hoạt động:
Hiện nay TOCONTAP kinh doanh một số mặt hàng chủ yếu,như sau:
-Sản phẩm của ngành dệt kim, dệt thoi bằng mọi loại nguyên vật liệu
phục vụ mọi đối tượng.
-Da và các sản phẩm da từ mọi nguồn nguyên vật liệu tự nhiên và
nhân tạo
-Giầy dép thành phẩm và bán thành phẩm các loại từ mọi nguồn
nguyên liệu
-Quần áo và dụng cụ thể dục thể thao
-Các thiết bị điện dân dụng và công nghiệp
-Các thiết bị dùng cho học sinh và trường học
-Các trang thiết bị dùng cho điện ảnh, nhiếp ảnh
-Các loại máy thu thanh, thu hình, cassette, ghi âm, ghi hình, điều hoà
nhiệt độ, tủ lạnh, nồi đun nước nóng, máy giặt...
-Các loại băng hình , băng ghi âm, phim kỹ thuật dùng cho X-quang,
khí tượng...
-Dụng cụ đồ chơi trẻ em
-Giấy,bột giấy
-Dây và cáp các loại dùng cho thông tin liên lạc và phục vụ cho ngành
điện lực, chiếu sáng...
-Hàng bảo hộ lao động dùng cho mọi đối tượng lao động
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 41 K35-E1
-Các loại gốm sứ cách điện và dân dụng mỹ nghệ
-Thiết bị y tế
-Các loại sản phẩm thuỷ tinh
-Đồ dùng trang trí nội thất trong gia đình, nhà ăn, khách sạn,
-Hàng nông, lâm, thuỷ hải sản, thủ công mỹ nghệ...
Với danh mục các mặt hàng kinh doanh như vậy TOCONTAP có khả
năng tham gia cạnh tranh trên những lĩnh vực rộng lớn
Cụ thể là công ty xuất khẩu: các mặt hàng nông sản, lâm sản, hải sản,
thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, tạp phẩm, công nghệ phẩm, sản phẩm dệt,
may, da giầy.
Nhập khẩu: Vật tư, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng,
phương tiện vận tải, hàng nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu để
phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Ngoài ra công ty được kinh doanh khách sạn và dịch vụ khách sạn, đại
lý bán hàng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Được mở cửa hàng bán buôn bán lẻ hàng nhập khẩu và hàng sản xuất
trong nước theo quy định hiện hành
Được tổ chức gia công chế biến, hợp tác đầu tư liên doanh liên kết với
các tổ chức trong và ngoài nứơc
Dù trong điều kiện đất nước có nhiều biến đổi nhưng công ty luôn là
một trong những đơn vị dẫn đầu ngành và có uy tín đối với các bạn hàng
trong và ngoài nước
Như trên, công ty chủ yếu xuất nhập khẩu các mặt hàng tạp phẩm, vật
tư, nguyên liệu phục vụ nhu cầu lớn cho sản xuất và tiêu dùng trong nước,
xuất khẩu các mặt hàng truyền thống: mây tre, hàng thể thao, giầy dép... do
công ty tự khai thác từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Ngoài ra công ty còn nhận các hoạt động xuất nhập khâủ uỷ thác làm
đại lý môi giới giữa các tổ chức cá nhân trong nước và các công ty nước
ngoài.Công ty còn tổ chức sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, thực hiện liên
doanh, liên kết với các tổ chức trong nước và ngoài nước. Trong quá trình
phát triển công ty đã tạo cho mình những thị trường ổn định, các bạn hàng
thường xuyên , điều đó chứng tỏ sự thành công của công ty và hứa hẹn sự
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 42 K35-E1
phát triển mạnh mẽ trong tương lai.Công ty còn nhận các hoạt động dịch vụ
như quá cảnh, gia công sản xuất, tái xuất hàng, chế biến hàng xuất khẩu và
giao nhận hàng xuất khẩu tại các cảng biển Việt Nam.
Công ty còn liên doanh với Canada để sản xuất và tiêu thụ hàng chổi
quét sơn, con lăn tường, xây dựng nhà máy bia Kiến An để sản xuất và tiêu
thụ bia, nước ngọt, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mỳ ăn liền tại Lào...
Các mặt hàng của công ty tuy đa dạng nhưng hiện nay công ty đang
tập trung nhiều đến mặt hàng chủ lực, có khả năng thu lợi nhuận cao. Trong
các mặt hàng xuất khẩu phần lớn vẫn tập trung vào một số mặt hàng truyền
thống như gốm sứ, mây tre đan, thảm đay... Đây là những mặt hàng xuất
khẩu được Nhà nước khuyến khích, lại có thị trường rộng lớn, có khả năng
phát huy các lợi thế hiện có của Việt Nam như nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú,nguồn lao động dồi dào, lại không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn.
*Nhiệm vụ của công ty:
-Xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch sản xuất kinh doanh
trong đó có kế hoạch xuất nhập khẩu.
-Tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc, đơn vị liên doanh áp dụng
các biện pháp có hiệu quả để nâng cao hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu.
-Tự tạo nguồn vốn , đảm bảo tự trang trải về mặt tài chính , bảo toàn
vốn đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu của đất
nước. Quản lý , sử dụng theo đúng chế độ và có hiệu quả các nguồn vốn đó.
-Tiếp cận thị trường, nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị
trường, cải tiến mẫu mã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao
chất lượng hàng hoá, tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hoá đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng trong nước và nhu cầu xuất khẩu.
-Tuân thủ các chế độ, chính sách, luật pháp qui định liên quan đến
hoạt động của đơn vị. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế nói
chung, hợp đồng ngoại thương nói riêng. Sau khi kí kết hợp đồng với khách
hàng nước ngoài phải sao chụp hợp đồng gửi cho phòng kế toán tài chính.
-Tuân thủ sự quản lý của cấp trên, thực hiện đúng nghĩa vụ với cơ
quan cấp trên với Nhà nước.
-Không ngừng cải thiện điều kiện lao động nhằm nâng cao năng suất
lao động từ đó nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên chức và hiệu
quả kinh tế.
Chức năng và nhiệm vụ của công ty là hoàn thành kế hoạch các chỉ
tiêu của Nhà nước đặt ra, kinh doanh đúng pháp luật, đúng đường lối, chính
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 43 K35-E1
sách của Đảng và Nhà nước. Phát huy ưu thế, uy tín hàng nội địa trên
thương trường quốc tế, mở rộng, củng cố và phát triển mối quan hệ làm ăn
với bạn bè quốc tế.
Với chức năng và nhiệm vụ trên, trải qua 44 năm hoạt động, Công ty
đã không ngừng phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước giao,
mục tiêu chiến lược kinh doanh luôn đảm bảo đúng luật pháp, quán triệt
phương châm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần nhân
tố lớn vào công cuộc bảo vệ đất nước, đồng thời đảm bảo mối quan hệ chặt
chẽ, thống nhất, hỗ trợ nhau trong công ty.
2.2/Tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty:
Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc
Phòng
tài chính
kế toán
Phòng
Tổng hợp
Phòng
hành
chính
quản trị
Phòng
tổ chức
và quản
lý LĐ
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 44 K35-E1
Phòng
KD
xuất
nhập
I
Phòng
KD
xuất
nhập
II
Phòng
KD
xuất
nhập
III
Phòng
KD
xuất
nhập
IV
Phòng
KD
xuất
nhập
VI
Phòng
KD
xuất
nhập
VII
Phòng
KD
xuất
nhập
VIII
Các
chi
nhánh
tại các
tỉnh
Các
đơnvị
trực
thuộc
công
ty
Văn
phòng
đại
diện tại
các
nước
Trải quá trình phát triển với 10 lần thay đổi bộ máy quản lý và cơ cấu
tổ chức đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty cũng có nhiều biến đổi
được thay thế và hoàn thiện hơn để đáp ứng yêu cầu của công việc.Ngày
nay, trong cơ chế mới các chính sách xuất nhập khẩu của nhà nước với việc
mở rộng các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu và
Nghị quyết 47/1998-NQ-UBTVQH 10 nhằm thực hiện chủ trương “CNH-
HĐH hướng vào xuất khẩu” thì công ty đã đứng trước thực tế có rất nhiều
đối thủ cạnh tranh. Do đó một bộ máy có năng lực tổ chức hợp lý sẽ quyết
định rất nhiều sự thành công cuả công ty trên thương trường.
Công ty đã có một Tổng giám đốc chịu trách nhiệm điều hành chung
mọi hoạt động của Công ty. Tổng giám đốc có trách nhiệm báo cáo kết qủa
hoạt động và tình hình chung của công ty trước cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền, cụ thể là Bộ thương mại, Tổng giám đốc có trách nhiệm bảo vệ
quyền lợi của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động
của công ty.
Phó giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực
công tác và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về lĩnh vực được giao và
giải quyết công việc khi tổng giám đốc đi vắng. Ngoài ra còn được uỷ quyền
duyệt phương án kinh doanh của công ty, các chi nhánh, các phòng xuất
nhập khẩu tổng hợp, các phòng ban khác.
Ngoài ra TOCONTAP còn có 4 văn phòng đại diện tại nước ngoài :
CHLB Nga, CHLB Đức, Hungary và Tiệp Khắc, TOCOTAP Hà Nội trước
kia có 10 phòng quản lý, năm 1992 còn có 7 phòng và hiện nay thu gọn lại
còn 4 phòng, đó là:
PHÒNG TỔNG HỢP: chịu trách nhiệm lập kế hoạch kinh doanh và
làm công tác đối ngoại,thực hiện các công việc ngoại giao tại thị trường, dự
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 45 K35-E1
thảo các hợp đồng nguyên tác điều lệ buôn bán quốc tế, tham mưu cho Ban
giám đốc trong các quyết định mặt hàng và thị trường. Phòng còn Tổng hợp
các vấn đề đối nội, đối ngoại, sản xuất kinh doanh. Thông tin kịp thời các số
liệu trong và ngoài nước có liên quan đến sản xuất kinh doanh và hoạt động
của Công ty tìm hiểu các đối tác, phiên dịch và biên dịch các tài liệu phục vụ
cho kinh doanh, thẩm định và kiểm tra các phương án kinh doanh xuất nhập
khẩu trước khi trình ký, hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh và tổng hợp báo cáo theo tháng, quý, năm của công ty, tổng hợp
và phân tích các dữ liệu phát sinh cung cấp cho tổng giám đốc và các phòng
quản lý để kịp điều chỉnh hoạt động của công ty, lập báo cáo tổng hợp của
công ty trình Bộ chủ quản và các ngành liên quan, theo dõi đôn đốc để Tổng
giám đốc nắm được tình hình kinh doanh của các bộ phận, hàng tháng cung
cấp số liệu thực hiện kim ngạch xuất nhập khẩu của từng đơn vị cho phòng
kế toán để tính tiền lương.
PHÒNG KẾ TOÁN- TÀI CHÍNH có nhiệm vụ sau:
Tổ chức công tác kế toán và thông tin kinh tế.
Xây dựng hệ thống sổ sách chứng từ sử dụng cho phù hợp thực tiễn
tại công ty và quy định của Bộ tài chính.
Lập kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, kế hoạch chi phí đảm bảo an
toàn và sử dụng có hiệu quả vốn.
Phản ánh và kiểm soát tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài vụ trong kỳ,
hạch toán kinh tế trong khuôn khổ luật pháp và quy tắc của nhà nước.
Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc đề xuất các phương thức
kinh doanh áp dụng cho công ty, các điều khoản trong hợp đồng kinh tế.
Tổ chức phân phối lợi nhuận và tích luỹ lợi nhuận.
Lập báo cáo kế toán tài chính đúng hạn.
Xây dựng, củng cố bộ máy kế toán và tổ chức kế toán tại công ty đảm
bảo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra phòng còn có nghĩa vụ phổ biến các văn bản của Nhà nước
ban hành đến công tác kế toán. Hướng dẫn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế
toán tại công ty.
PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ:
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 46 K35-E1
Làm công tác phụ trách hành chính và bảo vệ tài sản của công ty.
Chức năng chính là phục vụ sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính, văn
thư lưu trữ tài liệu hồ sơ chung, huy động xe, các thiết bị mua sắm để phục
vụ quản lý điều hành vào hoạt động kinh doanh trong toàn công ty có hiệu
quả và tiết kiệm, đề xuất mua sắm đồ dùng phương tiện làm việc và phục vụ
các nhu cầu sinh hoạt của Công ty sửa chữa nhà cửa, bảo vệ an toàn cơ
quan, duy trì thời gian làm việc giữ vệ sinh đảm bảo môi trường công ty
sạch đẹp văn minh.
PHÒNGTỔCHỨC
Quản lý cán bộ công nhân viên trong công ty. Tổ chức quản lý lao
động của công ty theo nhiệm vụ của công ty như sắp xếp bố trí lao động,
nhu cầu điều động và hợp đồng lao động. Trên cơ sở nắm vững các quy định
về luật lao động và hợp đồng lao động. Tổ chức bảo vệ an toàn cho công ty
về an ninh chính trị,phòng bảo mật. Quy hoạch về đào tạo, tuyển dụng lao
động theo nhiệm vụ của sản xuất kinh doanh. Giải quyết khiếu nại, tố tụng
và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Công ty trước đây có 8 phòng xuất nhập khẩu nay sát nhập lại còn 7
phòng có chức năng kinh doanh những mặt hàng riêng biệt. Tuy nhiên để
phát huy hết khả năng và tiềm lực của các phòng hoạt động kinh doanh
nhằm đem lại hiệu quả cao công ty đã cho phép các phòng này có thể mở
rộng mặt hàng tuỳ theo yêu cầu của từng hợp đồng ký kết.
+Phòng xuất nhập khẩu 1: Kinh doanh các mặt hàng về giấy như bìa
carton, giấy phôto, giấy láng Đài Loan, giấy Duplex...
+Phòng xuất nhập khẩu 2: Kinh doanh các mặt hàng gốm sứ, đồ thủ
công mỹ nghệ, kính dân dụng, đồ chơi trẻ em...
+Phòng xuất nhập khẩu 3: kinh doanh các mặt hàng quần áo thể
thao...
+Phòng xuất nhập khẩu 4: Kinh doanh các mặt hàng giầy dép cao su,
dụng cụ thể thao...
+Phòng xuất nhập khẩu 6: Kinh doanh trang thiết bị văn phòng.
+Phòng xuất nhập khẩu 7: Kinh doanh các mặt hàng tre gỗ song mây.
+Phòng xuất nhập khẩu 8: Kinh doanh các mặt hàng nông sản.
Phòng kho vận:là nơi giao nhận hàng hoá tại Hà Nội.
Xí nghiệp TOCAN là đơn vị sản xuất của công ty làm gia công chổi
quét sơn lăn tường để xuất sang CANADA.
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 47 K35-E1
Chi nhánh tại Hải Phòng:96A- Nguyễn Đức Cảnh (TOCONTAP- Hải
Phòng): Kinh doanh xuất nhập khẩu tại vùng Duyên hải Phía Bắc và nhận
hàng tại cảng Hải Phòng, phụ trách cửa hàng tại thị xã Kiến An.
Chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh:1168D- Đường 312- Quận 11
(TOCONTAP- TP Hồ CHí MINH): làm công tác giao nhận hàng hoá và
kinh doanh xuất nhập khẩu tại cáctỉnh phía Nam và đông bằng sông Cửu
Long.
II/Tình hình kinh doanh ở công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm
TOCONTAP
1.Thực trạng về môi trường kinh doanh của công ty
Môi trường kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm
TOCONTAP bao gồm môi trường kinh doanh quốc tế và môi trường kinh
doanh trong nước và môi trường kinh doanh của ngành
1.1Môi trường kinh doanh quốc tế
Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế trong
khu vực và trên thế giới. Chúng ta lần lượt tham gia vào các khu vực kinh tế
như ASEAN, APEC. Điều này tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh
nghiệp trong nước tìm kiếm mở rộng thị trường ra nước ngoài.
1.2Môi trường kinh doanh trong nước
Môi trường kinh tế quốc dân: Bộ mặt kinh tế nước ta từ những năm
đổi mới có nhiều chuyển biến rõ rệt, tốc độ tăng trưởng GDP trong
những năm của thập kỷ 90 đạt khoảng 8%, nền kinh tế thoát khỏi
khủng hoảng, lạm phát được đẩy lùi, cán cân thanh toán được cải
thiện, dự trữ ngoại tệ tăng, giảm tình trạng nhập siêu, đời sống nhân
dân không ngừng được cải thiện và nâng cao... nhu cầu người tiêu
dùng về các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ nói chung ngày càng tăng
cả về số lượng và chất lượng. Các thị trường trong nước đã được mở
rộng quy mô cũng như chất lượng...
Môi trường chính trị và pháp luật: nhìn chung môi trường chính trị
và luật pháp của nước ta có nhiều thuận lợi cho sự phát triển của công
ty.
Sự ổn định về chính trị: đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
cho phép mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, khuyến khích Xk
và NK các thiết bị máy móc kỹ thuật phát triển sản xuất trong nước.
Hệ thống luật pháp và hệ thống thuế ngày càng được hoàn thiện, điều
chỉnh phù hợp với đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1996, Luật thuế giá
trị gia tăng... tất cả những điều này có tác dụng khuyến khích tạo điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế, khơi dậy mọi tiềm
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 48 K35-E1
năng, năng lực thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước.
Ngoài ra các nhân tố môi trường văn hoá xã hội, môi trường khoa học
công nghệ, môi trường tự nhiên... cũng tạo thuận lợi cho sự phát triển
của công ty.
1.3Môi trường kinh doanh của công ty
1/Mục đích kinh doanh của công ty:
Là thông qua các hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu,sản xuất, liên
doanh và hợp tác đầu tư sản xuất để khai thác một cách có hiệu quả các
nguồn vật tư,nguyên liệu, nhân lực và cơ sở sản xuất trong nước nhằm đẩy
mạnh sản xuất, xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước.
2/Phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty:
Hiện nay TOCONTAP kinh doanh một số mặt hàng chủ yếu,như sau:
-Sản phẩm của ngành dệt kim, dệt thoi bằng mọi loại nguyên vật liệu
phục vụ mọi đối tượng.
-Da và các sản phẩm da từ mọi nguồn nguyên vật liệu tự nhiên và
nhân tạo
-Giầy dép thành phẩm và bán thành phẩm các loại từ mọi nguồn
nguyên liệu
-Quần áo và dụng cụ thể dục thể thao
-Các thiết bị điện dân dụng và công nghiệp
-Các thiết bị dùng cho học sinh và trường học
-Các trang thiết bị dùng cho điện ảnh, nhiếp ảnh
-Các loại máy thu thanh, thu hình, cassette, ghi âm, ghi hình, điều hoà
nhiệt độ, tủ lạnh, nồi đun nước nóng, máy giặt...
-Các loại băng hình , băng ghi âm, phim kỹ thuật dùng cho X-quang,
khí tượng...
-Dụng cụ đồ chơi trẻ em
-Giấy,bột giấy
-Dây và cáp các loại dùng cho thông tin liên lạc và phục vụ cho ngành
điện lực, chiếu sáng...
-Hàng bảo hộ lao động dùng cho mọi đối tượng lao động
-Các loại gốm sứ cách điện và dân dụng mỹ nghệ
-Thiết bị y tế
-Các loại sản phẩm thuỷ tinh
-Đồ dùng trang trí nội thất trong gia đình, nhà ăn, khách sạn,
-Hàng nông, lâm, thuỷ hải sản, thủ công mỹ nghệ...
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 49 K35-E1
Với danh mục các mặt hàng kinh doanh như vậy TOCONTAP có khả
năng tham gia cạnh tranh trên những lĩnh vực rộng lớn
Cụ thể là công ty xuất khẩu: các mặt hàng nông sản, lâm sản, hải sản,
thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, tạp phẩm, công nghệ phẩm, sản phẩm dệt,
may, da giầy.
Nhập khẩu: Vật tư, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu xây dựng,
phương tiện vận tải, hàng nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu để
phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Ngoài ra công ty được kinh doanh khách sạn và dịch vụ khách sạn, đại
lý bán hàng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Được mở cửa hàng bán buôn bán lẻ hàng nhập khẩu và hàng sản xuất
trong nước theo quy định hiện hành
Được tổ chức gia công chế biến, hợp tác đầu tư liên doanh liên kết với
các tổ chức trong và ngoài nứơc
Dù trong điều kiện đất nước có nhiều biến đổi nhưng công ty luôn là
một trong những đơn vị dẫn đầu ngành và có uy tín đối với các bạn hàng
trong và ngoài nước
Như trên, công ty chủ yếu xuất nhập khẩu các mặt hàng tạp phẩm, vật
tư, nguyên liệu phục vụ nhu cầu lớn cho sản xuất và tiêu dùng trong nước,
xuất khẩu các mặt hàng truyền thống: mây tre, hàng thể thao, giầy dép... do
công ty tự khai thác từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Ngoài ra công ty còn nhận các hoạt động xuất nhập khâủ uỷ thác làm
đại lý môi giới giữa các tổ chức cá nhân trong nước và các công ty nước
ngoài.Công ty còn tổ chức sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, thực hiện liên
doanh, liên kết với các tổ chức trong nước và ngoài nước. Trong quá trình
phát triển công ty đã tạo cho mình những thị trường ổn định, các bạn hàng
thường xuyên , điều đó chứng tỏ sự thành công của công ty và hứa hẹn sự
phát triển mạnh mẽ trong tương lai.Công ty còn nhận các hoạt động dịch vụ
như quá cảnh, gia công sản xuất, tái xuất hàng, chế biến hàng xuất khẩu và
giao nhận hàng xuất khẩu tại các cảng biển Việt Nam.
Công ty còn liên doanh với Canada để sản xuất và tiêu thụ hàng chổi quét
sơn, con lăn tường, xây dựng nhà máy bia Kiến An để sản xuất và tiêu thụ
bia, nước ngọt, đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mỳ ăn liền tại Lào...
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 50 K35-E1
Các mặt hàng của công ty tuy đa dạng nhưng hiện nay công ty đang
tập trung nhiều đến mặt hàng chủ lực, có khả năng thu lợi nhuận cao. Trong
các mặt hàng xuất khẩu phần lớn vẫn tập trung vào một số mặt hàng truyền
thống như gốm sứ, mây tre đan, thảm đay... Đây là những mặt hàng xuất
khẩu được Nhà nước khuyến khích, lại có thị trường rộng lớn, có khả năng
phát huy các lợi thế hiện có của Việt Nam như nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú,nguồn lao động dồi dào, lại không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn.
3/Địa bàn kinh doanh:
TOCONTAP hoạt động kinh doanh trên phạm vi cả trong và ngoài
nước. Các bạn hàng trong nước chủ yếu của công ty là các xí nghiệp, công
ty, đơn vị sản xuất... không được phép xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc không
có đủ kinh nghiệm để xuất nhập khẩu trực tiếp hay không thể tìm kiếm được
thị trường. Công ty, với thâm niên hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu, có thể nhận làm trung gian, thực hiện các nghiệp vụ như xuất
nhập khẩu uỷ thác, gia công uỷ thác... cho các đơn vị trên.
Ở nước ngoài , bạn hàng của công ty có ở rất nhiều nước , ngoài các
thị trường truyền thống như EU, ASEAN, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hồng
Kông, Đài Loan..., công ty còn tìm kiếm được thêm nhiều thị trường mới
giàu tiềm năng như thị trường Mỹ Latinh, Hàn Quốc, các nước Bắc ÂU.
4/Phương thức kinh doanh:
Từ khi mới thành lập, TOCOTAP đã áp dụng hầu hết các phương
thức kinh doanh được áp dụng trong ngành ngoại thương như hàng viện trợ,
hàng mậu dịch, đổi hàng, uỷ thác, hợp tác gia công để đảm bảo sự phát triển
của mình.
Càng ngày, các phương thức kinh doanh của Công ty càng đa dạng và
phong phú, đáp ứng được những đòi hỏi gắt gao của nền kinh tế thị trường,
đổi mới để phát triển. Phương thức kinh doanh của công ty có bán buôn, bán
lẻ, làm đại lý, sản xuất theo đơn đặt hàng nước ngoài, nhận uỷ thác xuất
nhập khẩu, liên doanh làm hàng xuất khẩu... nhằm cố gắng đạt những mục
tiêu của chiến lược kinh tế đã vạch ra và đáp ứng kịp thời các nhu cầu đòi
hỏi khác nhau trên thị trường.
2. Tình hình xuất nhập khẩu của công ty năm 2001 và 2002
2.1 Tình hình nhập khẩu của công ty năm 2001 và 2002 :
Bảng 1: Tình hình nhập khẩu của Công ty TOCONTAP năm 2001-2002
(Theo nghiệp vụ kinh doanh)
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 51 K35-E1
Trị giá hàng NK
ĐVT
Trị giá năm 2001 Trị giá năm 2002
- Gia công : USD 2.012.208 2.160.162
-Tự doanh : “ 15.410.839 14.275.472
-Uỷ thác : “ 1.805.002 2.593.128
Tổng trị giá “ 19.228.049 19.028.762
Tổng trị giá hàng nhập khẩu năm 2002 mà TOCONTAP nhập về so
với năm 2001 có giảm đi chút ít. Nhìn vào số liệu bảng trên ta thấy hàng
nhập khẩu do Công ty nhập về được chia ra theo các nghiệp vụ kinh doanh
chủ yếu là hàng mậu dịch, gia công, tự doanh và uỷ thác. Trong các hình
thức nhập khẩu nêu trên thì hàng tự doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm
2002 chiếm 75,02% trong tổng trị giá,còn năm 2001 chiếm 80,14% ), như
vậy có thể thấy rằng nhập khẩu tự doanh là nghiệp vụ kinh doanh chính và
mang lại lợi nhuận cao nhất cho Công ty. Tuy nhiên trong năm 2002 trị giá
hàng nhập khẩu tự doanh lại giảm đi làm cho tổng trị giá hàng nhập khẩu
giảm. Hình thức tự doanh là một phương thức kinh doanh mà Công ty tự tìm
kiếm khách hàng, nguồn nhập hàng cũng như nguồn tiêu thụ, tổng trị giá
hàng tự doanh cao cho thấy tính tự chủ của TOCONTAP trong kinh doanh là
rất cao, hơn thế thị trường tiêu thụ trong nước là rất mạnh cho nên trị giá
hàng nhập tự doanh mới chiếm tỷ trọng cao như vậy. Sang đến năm 2002 trị
giá hàng gia công và uỷ thác đã tăng lên so với năm trước, đây là một nét
khả quan mới trong việc kinh doanh của Công ty đối với hai hình thức này
mà Công ty cần tận dụng và phát huy những thế mạnh vốn có của mình.
Có thể nói TOCONTAP hơn 50 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất
nhập khẩu đã trở nên có uy tín với cả thị trường trong nước cũng như ngoài
nước. Trị giá hàng nhập khẩu trong hai năm gần đây là tương đối lớn cho
thấy khả năng tiêu thụ hàng hoá rất mạnh. Hàng được nhập khẩu từ rất nhiều
nước khác nhau trên thế giới tuỳ theo mặt hàng và yêu cầu của khách hàng
trong nước.
Bảng 2: Tình hình nhập khẩu của Công ty TOCONTAP năm 2001-2002
(Theo nguồn cung cấp)
Tên nước
Trị giá hàng NK
năm 2001 (USD)
Trị giá hàng NK
năm 2002 (USD)
1. Hàn Quốc 1.543.047 1.476.220
2. Singapore 1.163.345 1.121.358
3. Pháp 1.060.814 776.104
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 52 K35-E1
4. Đức 2.578.934 1.561.755
5. Indonesia 580.323 699.136
6. Mỹ 310.222 635.704
7. Nhật 1.409549 4.349.739
8. Hông Kông 305.251 252.360
9. Đài Loan 1.014.972 458.394
10. Malaysia 161.900 118.704
11. Scôtland 51.902
12. Ấn Độ 112.614 172.289
13. Nauy 131.270 214.917
14. Trung Quốc 5.802.218 1.856.016
15. Anh 72.933 38.303
16. Canada 1.0950.210 2.160.162
17. Italia 203.368 443.825
18. Uc 87.753 167.702
19. T.B.Nha 124.227 115.505
20. Nga 303.603 639.455
21. Newzealand 18.144
22. Thái 218.954 497.628
23. Đan Mạch 10.596 19.229
24. Thuỵ sĩ 11.900 1.093.500
25. Bungary 52.849
26. Phần Lan 4.345
27. Bỉ 18.000
28. Panama 12.720
29. Thuỵ Điển 19.146
30. Áo 13.627
31. Hà Lan 25.633
32. Ả Rập 13.807
Từ số liệu bảng trên cho thấy hàng hoá mà TOCONTAP nhập về từ
rất nhiều nước khác nhau do đặc thù từng nước có những tiềm năng xuất
khẩu các loại hàng hoá khác nhau mà nhu cầu của khách hàng trong nước ta
lại rất đa dạng và phong phú, loại hàng mà Công ty kinh doanh XNK là hàng
tạp phẩm do vậy việc nhập hàng từ nhiều nước trên thế giới là điều đương
nhiên. Hàng hoá được nhập khẩu chủ yếu từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Singapore, Canada, Đức...
Bảng số liệu trên đây cho thấy trị giá hàng nhập khẩu mà Công ty
nhập về từ các nước khác nhau trong hai năm qua trên thị trường thế giới.
Với những số liệu trên chỉ cho ta thấy được lượng hàng được nhập về, nước
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 53 K35-E1
nào xuất cho Công ty lượng hàng hoá chiếm tỷ trọng cao... Muốn biết cụ thể
hơn về những mặt hàng mà Công ty nhập về của từng nước ta đi vào xem
xét số liêụ cụ thể ở bảng sau:
Bảng 3: Tình hình nhập khẩu của Công ty TOCONTAP năm 2001-2002
(Theo mặt hàng)
Năm 2001 Năm 2002
Mặt hàng
ĐVT
Số lượng
Trị giá
(USD)
Số lượng
Trị giá
(USD)
Rượu vang chai 358.399 477.567 374.938 449.175
Giấy các loại tấn 1.424 752.729 2.177 980.804
Bột giấy tấn 360 151.860 95 46.000
Hạt nhựa tấn 759 698.161 1.193 963.476
Săm lốp ô tô bộ 2.414 97.215 4.637 162.326
Dụng cụ nhà bếp USD 255.680 169.998
Nội thất: Tấm
trần
tấn 22.600 19.874
Thiết bị y tế USD 870.325 439.365
Máy phát điện cái 4 180.841 6 245.253
Công tơ điện cái 510.000 118.591
Bánh kẹo USD 121.576 72.134
Chè sâm HQ “ 38.280
Than đen tấn 42 20.384
H.cụ dùng cho
trường học
bộ 4.134 1.223.121 3.673 1.874.415
Phụ tùng máy vi
tính
“ 33.575
Ôtô đầu kéo/Mỹ cái 3 46.000
Thép tấn 8.612 3.291.101 12.584 4.015.733
Nhôm lá/Nhật tấn 32 127.664 30 116.421
Dây đồng trần tấn 98 271.682
Cá Hồi/Nauy “ 41 122.425 28.5 214.917
Thiết bị văn
phòng TN
USD 81.880
Vải mành/TQ tấn 17 57.920
Nguyên liệu GC
chổi
USD 1.988.208 2.160.162
Hương vị mỳ tấn 18 122.464 4.9 90.882
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 54 K35-E1
Xơ Polyeste/HQ “ 34 43.620
Vải đầu tấm “ 27 16.900
Vải mét/ấn độ mét 34.000 53.597
Tã lót USD 21.515
Dụng cụ thể
thao
“ 358.019 143.974
Amiang/Mỹ tấn 66.630
Cao su tổng hợp “ 122.669
Màng PVC “ 80 46.600 193 68.508
Máy nóng
lạnh/HQ
chiếc 1.145 38.119 90 49.721
Điều hoà kk “ 7 65.883
Thiết bị gara USD 106.562
Máy bơm /Italia chiếc 705 130.020
Văn p.phẩm USD 5.506.714
Quạt điện/TQ chiếc 90.000 739.600
Vật tư ngành
điện
USD 714.888
Dây điện từ tấn 191 517.779
Bình nước nóng chiếc 19.777 136.034
Sợi Acnylic tấn 30 57.240
Hàng hoá khác USD 1.482.078 1.607.506
Tổng giá trị 19.228.049 19.028.762
Qua ba bảng số liệu tập hợp được từ tình hình nhập khẩu của Công ty
trong hai năm 2001-2002 cho thấy: Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà
Nội - TOCONTAP đã nhập khẩu các chủng loại mặt hàng từ cái nhỏ nhất
như hạt nhựa cho đến những cái lớn như ôtô, các loại máy móc... Có thể nói
các mặt hàng mà Công ty nhập về rất đa dạng và phong phú, phù hợp với
nghành nghề kinh doanh là XNK hàng tạp phẩm. Sở dĩ chủng loại hàng hoá
nhiều, trị giá của một số mặt hàng là tương đối lớn và ổn định là do Công ty
có được một tiềm năng khách hàng trong nước, bên cạnh đó là làm nghiệp
vụ nhập khẩu uỷ thác cho nên đòi hỏi hàng hoá phải đa dạng. Nhờ vào sự
linh động trong kinh doanh mà việc nhập khẩu đã mang lại một khoản lợi
nhuận đáng kể cho Công ty. Những mặt hàng này công ty chủ yếu bán ở thị
trường trong nước nhưng cũng có khi lại bán cho các thị trường nước ngoài
theo hình thức tạm nhập tái xuất.
Từ năm 2000 tình hình kinh tế đất nước ta và các nước trong khu vực
có nhiều chyển biến cho thấy dấu hiệu khôi phục kinh tế của các nước sau
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 55 K35-E1
cuộc khủng hoảng, do vậy tình hình thị trường nhập khẩu của công ty cũng
như nhu cầu của khách hàng trở lại trạng thái ổn định ban đầu và có xu
hướng tăng kim ngạch nhập khẩu vào những năm tiếp theo của thế kỷ 21.
Những dấu hiệu khả quan trong kinh doanh của Công ty được thể hiện khá
rõ ràng qua những số liệu và phân tích trên đây.
Thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty là các nước: Hàn Quốc,
Đức, Trung Quốc, Singapore, Pháp, Indonesia, Mỹ, Nhật, Hồng Kông, Đài
Loan, Malaysia, Scotland, Ấn Độ, Nauy, Anh, Canada, Italia, úc, Tây Ba
Nha, Nga, Newzealand, Thái, Đan Mạch, Thuỵ Sĩ....
Mặt hàng nhập khẩu của công ty bao gồm: Rượu vang, giấy các loại,
bột giấy, hạt nhựa, săm lốp ôtô, dụng cụ nhà bếp, nội thất, thiết bị y tế, máy
phát điện, công tơ điện, bánh kẹo, chè sâm, dụng cụ dùng cho trường học,
phụ tùng máy vi tính, ôtô đầu kéo, thép, dây đồng trần, thiết bị phòng TN,
nguyên liệu GC chổi, hương vị mỳ, vải đầu tấm, dụng cụ thể thao, tã lót,
Xơplyste, vải mét, Amiang, cao su tổng hợp, màng PVC, máy nóng lạnh,
điều hoà không khí,thiết bị gara, máy bơm, văn phòng phẩm.
Với những mặt hàng phong phú, thị trường tiêu thụ mạnh trong những
năm gần đây TOCONTAP đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, thể
hiện qua những kết quả đã đạt được như sau:
* Năm 2001 tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty là 19.228.049
USD trong đó các thị trường nhập khẩu Hàn Quốc, Sing, Pháp, Đức, Nhật,
Đài Loan, Trung Quốc, Canada là các thị trường có giá trị nhập khẩu chiếm
tỷ trọng lớn của công ty. Lớn nhất là Trung Quốc với giá trị là 5.802.218
USD chiếm tỷ trọng 30,18% kế tiếp là Đức 2.578.934 USD chiếm tỷ trọng
13,41% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty. Mặc dù số tỷ trọng là
không lớn nhưng do công ty nhập khẩu các mặt hàng từ nhiều nước cho nên
đây cũng là con số lớn đối với một nước.
* Năm 2002 tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty là 19.028.762
USD trong đó các thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty là Sing, Hàn
Quốc, Trung Quốc, Nhật, Đức,Canada, Thuỵ Sĩ là các thị trường có gía trị
nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn của công ty. Lớn nhất năm nay lại là thị
trường Nhật với giá trị là 4.349.739 USD chiếm tỷ trọng 22,86% kế tiếp là
Canada với giá trị là 2.160.162 USD chiếm tỷ trọng 11,35% tổng kim ngạch
nhập khẩu của công ty.
2.2 Tình hình xuất khẩu của công ty năm 2001 và 2002:
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 56 K35-E1
Hoạt động nhập khẩu đã mang lại tổng kim nghạch tương đối lớn cho
Công ty trong hai năm qua. Có thể nói đây là một hình thức kinh doanh
mang lại doanh thu chủ yếu cho Công ty bởi hình thức kinh doanh cũng như
chủng loại mặt hàng đa dạng hơn. Bên cạnh đó xuất khẩu là một mảng kinh
doanh không kém phần quan trọng, điều này được thể hiện qua những phân
tích sau đây:
Bảng 4: Tình hình xuất khẩu của Công ty TOCONTAP năm 2001-2002
(theo trị giá hàng xuất khẩu)
Trị giá hàng XK
ĐVT
Trị giá năm 2001
Trị giá năm 2002
- Gia công : USD 1.839.734 40.297
- Tự doanh : “ 9.672.004 5.703.902
- Uỷ thác : “ 248.458 109.692
Tổng trị giá “ 11.760.196 5.853.891
Trị giá hàng xuất khẩu năm 2001 khá cao nhưng sang đến năm 2002
tổng trị giá giảm đi rất nhiều (giảm đi chỉ còn một nửa). Nguyên nhân của
việc giảm này là do thị trường xuất khẩu của Công ty đã bị thu hẹp, một số
nước trên thế giới tình hình kinh tế, chính trị không ổn định cho nên đã ảnh
hưởng tới việc xuất hàng của Công ty. Các hình thức xuất khẩu cũng tương
tự như nhập khẩu, bao gồm: tự doanh, gia công, uỷ thác... trong đó hình thức
kinh doanh tự doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, mang lại trị giá xuất khẩu
lớn nhất cho Công ty.
Với uy tín kinh doanh hơn 50 năm với hơn 70 nước trên thế giới
TOCONTAP đã xuất khẩu được một lượng hàng tương đối lớn đạt kim
nghạch cao trong hai năm gần đây. Thị trường mà Công ty xuất khẩu chủ
yếu tập trung ở những nước sau:
Bảng 5: Tình hình xuất khẩu của Công ty TOCONTAP năm 2001-2002
(Theo thị trường)
Tên nước
Trị giá hàng NK
năm 2001 (USD)
Trị giá hàng NK
năm 2002 (USD)
1/ Đài Loan 82.382 7.560
2/Đức 82.595 40.297
3/Canada 2.171.295 2.399.272
LuËn v¨n tèt nghiÖp §HTM
§Æng Thu Trang 57 K35-E1
4/Iraxq 8.128.409 2.321.181
5/Mỹ 8.324 8.134
6/Hungary 11.305 11.220
7/Italia 11.600
8/Chile 22.512 24.638
9/úc 582.153 616.961
10/Tiệp 41.400 18.260
11/Anh 95.029 149.022
12/Sing 41.580
13/Achentia 37.914
14/Angola 136.463
15/Hàn Quốc 14.608
16/Nam Phi 7.952
17/Lào 253.744 177.493
18/Campuchia 8.750
19/Pháp 4.427 17.337
20/Brazil 17.754
21/ả Rập 28.909
22/Ai Cập 31.207
23/Malaisia 2.400
Tổng cộng 11.760.196 5.853.891
Nhìn vào số liệu bảng trên cho thấy trị giá hàng hoá mà Công ty xuất
khẩu cho một số nước trên thế giới, nổi bật lên trong năm 2001 là trị giá
hàng được xuất đi Iraxq chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số lượng hàng
xuất: đạt 8.12
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài Lợi nhuận và các giải pháp nâng cao lợi nhuận ở công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP.pdf