Luận văn Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 tại xí nghiệp 3 lương thực thực phẩm Vĩnh Long

Tài liệu Luận văn Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 tại xí nghiệp 3 lương thực thực phẩm Vĩnh Long: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2009 TẠI XÍ NGHIỆP 3 LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG CẦN THƠ, NĂM 2009 Giáo viên hướng dẫn: Th.S. ĐỖ THỊ TUYẾT Sinh viên thực hiện: VÕ THỊ KIM PHƯƠNG MSSV: 4053612 Lớp: Kế toán tổng hợp – K31 www.kinhtehoc.net - i - LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian học ở Trường đại học Cần Thơ, em đã được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá. Sau thời gian thực tập tại Xí nghiệp 3 lương thực thực phẩm Vĩnh Long, nay em đã có được kết quả mong đợi là hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình, tạo điều kiện thuận lợi để em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế tại xí nghiệp, giúp em có thêm những hiểu biết về cách làm việc bên ngoài xã hội, em tin rằng những kiến thức đó...

pdf90 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 tại xí nghiệp 3 lương thực thực phẩm Vĩnh Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH    LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2009 TẠI XÍ NGHIỆP 3 LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM VĨNH LONG CẦN THƠ, NĂM 2009 Giáo viên hướng dẫn: Th.S. ĐỖ THỊ TUYẾT Sinh viên thực hiện: VÕ THỊ KIM PHƯƠNG MSSV: 4053612 Lớp: Kế toán tổng hợp – K31 www.kinhtehoc.net - i - LỜI CẢM TẠ Trong suốt thời gian học ở Trường đại học Cần Thơ, em đã được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá. Sau thời gian thực tập tại Xí nghiệp 3 lương thực thực phẩm Vĩnh Long, nay em đã có được kết quả mong đợi là hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình, tạo điều kiện thuận lợi để em có thể vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế tại xí nghiệp, giúp em có thêm những hiểu biết về cách làm việc bên ngoài xã hội, em tin rằng những kiến thức đó sẽ giúp em trở nên vững vàng và tự tin hơn khi bước vào đời. Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi đến quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ và quý thầy cô khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh lòng biết ơn sâu sắc. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Đỗ Thị Tuyết đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Qua đây em kính gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cô chú, anh chị trong xí nghiệp, đặc biệt là cô Ngữ phó giám đốc bộ phận kế toán và các cô chú, anh chị ở các bộ phận đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, chắc chắn bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và Ban lãnh đạo xí nghiệp giúp em khắc phục được những thiếu sót và khuyết điểm. Một lần nữa, em xin gửi đến quý thầy cô, các cô chú trong xí nghiệp lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Trân trọng! Cần Thơ, ngày……. Tháng……năm 2009 Sinh viên thực hiện Võ Thị Kim Phương www.kinhtehoc.net - ii - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài do chính tôi thực hiện, các số liệu trong bài và kết quả phân tích là hoàn toàn trung thực. Đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2009 Sinh viên thực hiện Võ Thị Kim Phương www.kinhtehoc.net - iii - Nhận xét cơ quan thực tập www.kinhtehoc.net - iv - BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC    Họ và tên người hướng dẫn: .......................................................................................... Học vị: ............................................................................................................................ Chuyên ngành: ............................................................................................................... Cơ quan công tác: .......................................................................................................... Tên học viên: ................................................................................................................. Mã số sinh viên: ............................................................................................................. Chuyên ngành: ............................................................................................................... Tên đề tài: ...................................................................................................................... ........................................................................................................................................ NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 2. Về hình thức ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …) ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 6. Các nhận xét khác ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa) ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2009 Người nhận xét www.kinhtehoc.net - v - MỤC LỤC    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................. 1 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ................................................................... 1 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn .......................................................... 2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ................................................................................ 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................ 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3 1.4.1. Không gian ...................................................................................... 3 1.4.2. Thời gian.......................................................................................... 3 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 4 2.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ HOẠCH .............................................................. 4 2.1.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh ...................................................... 4 2.1.2. Phân loại kế hoạch kinh doanh ........................................................ 4 2.1.3. Lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh ....................................... 5 2.2. NỘI DUNG KẾ HOẠCH KINH DOANH ............................................. 6 2.2.1. Mô tả doanh nghiệp ......................................................................... 7 2.2.2. Mô tả sản phẩm ............................................................................... 7 2.2.3. Phân tích thị trường ......................................................................... 7 2.2.4. Phân tích cạnh tranh ...................................................................... 13 2.3. CÔNG CỤ SWOT ................................................................................ 14 2.4. DỰ BÁO ............................................................................................... 14 2.4.1. Khái niệm dự báo .......................................................................... 14 2.4.2. Phương pháp dự báo ...................................................................... 15 2.5. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT ..................................................................... 15 2.6. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ ....................................................................... 16 2.7. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH .................................................................... 17 www.kinhtehoc.net - vi - 2.7.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến ............................ 17 2.7.2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến ............................................... 17 2.7.3. Bảng cân đối kế toán dự kiến ........................................................ 18 2.8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 18 2.8.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 18 2.8.2. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 18 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH XÍ NGHIỆP 3 .................................. 20 3.1. MÔ TẢ XÍ NGHIỆP ............................................................................. 20 3.1.1. Lịch sử hình thành ......................................................................... 20 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động .................................... 20 3.1.3. Phương hướng hoạt động .............................................................. 21 3.3. SẢN PHẨM KINH DOANH ............................................................... 21 3.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP ............................. 22 3.4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp .................. 22 3.4.2. Tình hình cung ứng gạo thành phẩm ............................................. 30 3.4.3. Tình hình thu mua gạo nguyên liệu ............................................... 33 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH .............. 36 4.1. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ GẠO XÍ NGHIỆP .................................... 36 4.1.1. Thị trường xuất khẩu .................................................................... 36 4.1.2. Thị trường nội địa .......................................................................... 37 4.2. CHÍNH SÁCH HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO ........................... 38 4.3. DÂN SỐ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .................................................... 40 4.4. ẢNH HƯỞNG TẬP QUÁN, KỸ THUẬT CANH TÁC, GIỐNG LÚA, CÔNG NGHỆ XAY XÁT ĐẾN CHẤT LƯỢNG GẠO ............ 40 4.5. KHÁCH HÀNG ............................................................................................. 41 4.6. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH ............................................................................ 42 4.7. NHÀ CUNG ỨNG GẠO NGUYÊN LIỆU .......................................... 44 4.8. CÔNG CỤ SWOT ................................................................................ 46 4.8.1. Điểm mạnh ................................................................................... 46 4.8.2. Điểm yếu ...................................................................................... 47 www.kinhtehoc.net - vii - 4.8.3. Cơ hội ........................................................................................... 48 4.8.4. Thách thức .................................................................................... 48 CHƯƠNG 5: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH ............ 50 5.1. DỰ BÁO BÁN HÀNG NĂM 2009 ...................................................... 50 5.2. DOANH THU DỰ KIẾN ..................................................................... 52 5.3. KẾ HOẠCH TIẾP THỊ ......................................................................... 53 5.4. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT ..................................................................... 55 5.4.1. Kế hoạch sản xuất sản phẩm ........................................................ 55 5.4.2. Kế hoạch chi phí gạo nguyên liệu ................................................. 55 5.4.3. Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp ............................................ 57 5.4.4. Kế hoạch chi phí sản xuất chung ................................................... 58 5.4.5. Kế hoạch chi phí bán hàng ............................................................ 58 5.4.6. Kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp ........................................ 59 5.4.7. Kế hoạch giá vốn hàng bán ........................................................... 60 5.5. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ ....................................................................... 61 5.5.1. Các bộ phận chức năng trong xí nghiệp ........................................ 61 5.5.2. Xây dựng và phát triển nguồn lực ................................................. 63 5.6. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH .................................................................... 66 5.6.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến ............................ 66 5.6.2. Bảng thu chi tiền mặt dự kiến ....................................................... 67 5.6.3. Bảng cân đối kế toán dự kiến năm 2009 ....................................... 69 5.6.4. Đánh giá kết quả lập kế hoạch so với năm 2008 ........................... 70 5.6.5. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 ....................... 72 5.7. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP ...................................................................... 73 5.4.1. Biện pháp thu mua ......................................................................... 73 5.4.2. Biện pháp tăng lượng tiêu thụ sản phẩm ....................................... 73 5.4.3. Biện pháp quản lý sản xuất ............................................................ 73 5.4.4. Biện pháp tài chính ........................................................................ 74 5.4.5. Biện pháp đầu tư ............................................................................ 74 5.4.6. Biện pháp nguồn nhân lực ............................................................. 75 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................ 76 6.1. KẾT LUẬN ........................................................................................... 76 www.kinhtehoc.net - viii - 6.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 78 www.kinhtehoc.net - ix - DANH MỤC BẢNG    Bảng 1: BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2006 – 2008 ................................................................................. 23 Bảng 2: PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG QUA 3 NĂM ........ 25 Bảng 3: PHÂN TÍCH CHI PHÍ BÁN HÀNG QUA 3 NĂM ...................... 25 Bảng4: BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM ............................................................................................... 27 Bảng 5: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CUNG ỨNG CHO CÔNG TY SO VỚI KẾ HOẠCH ...................................................... 29 Bảng 6: BẢNG SO SÁNH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CUNG ỨNG CHO CÔNG TY SO VỚI KẾ HOẠCH ...................................................... 31 Bảng 7: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ THU MUA GẠO VỚI KẾ HOẠCH ........................................................... 34 Bảng 8: BẢNG THU MUA THEO HỢP ĐỒNG ........................................ 45 Bảng 9: BẢNG KẾ HOẠCH SẢN LƯỢNG GẠO TIÊU THỤ NĂM 2009 ................................................................................................... 50 Bảng 10: BẢNG KẾ HOẠCH DOANH THU DỰ KIẾN NĂM 2009 ....... 52 Bảng 11: BẢNG KẾ HOẠCH THU TIỀN BÁN HÀNG NĂM 2009 ........ 53 Bảng 12: BẢNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SẢN PHẨM NĂM 2009 ....... 55 Bảng 13: BẢNG KẾ HOẠCH CHI PHÍ GẠO NGUYÊN LIỆU ................ 56 Bảng 14: BẢNG KẾ HOẠCH THANH TOÁN TIỀN MUA GẠO NGUYÊN LIỆU .......................................................................................... 57 Bảng 15: BẢNG KẾ HOẠCH CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP NĂM 2009 XÍ NGHIỆP 3 ........................................................................... 57 Bảng 16: BẢNG KẾ HOẠCH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG NĂM 2009 XÍ NGHIỆP 3 .......................................................................... 58 Bảng 17: BẢNG KẾ HOẠCH CHI PHÍ BÁN HÀNG NĂM 2009 .......... 59 Bảng 18: BẢNG KẾ HOẠCH CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ...... ...................................................................................................................... 60 Bảng19: KẾ HOẠCH GIÁ VỐN HÀNG BÁN .......................................... 61 Bảng 20: BẢNG LƯƠNG TỔNG HỢP DỰ KIẾN NĂM 2009 ................ 65 www.kinhtehoc.net - x - Bảng 21: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỰ KIẾN NĂM 2009 XÍ NGHIỆP 3 .......................................................... 66 Bảng 22: BẢNG BÁO CÁO TIỀN MẶT DỰ KIẾN NĂM 2009 ............... 68 Bảng 23: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ KIẾN NĂM 2009 ................ 70 Bảng 24: BẢNG SO SÁNH KẾ HOẠCH NĂM 2009 - 2008 ................... 71 Bảng 25: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỰ KIẾN NĂM 2009 SO NĂM 2008 ........................................................ 72 www.kinhtehoc.net - xi - TÓM TẮT NỘI DUNG    Đề tài “ Lập kế hoạch kinh doanh sản phẩm gạo năm 2009” tại xí nghiệp 3 lượng thực thực phẩm Vĩnh Long cho cái nhìn chi tiết về xí nghiệp từ việc phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2006 – 2008 để nhận diện điểm mạnh – điểm yếu và đánh giá thực trạng hoạt động của xí nghiệp trong những năm qua. Kế đến là việc phân tích môi trường vĩ mô và môi trường vi mô thông qua các yếu tố về kinh tế, chính trị, điều kiện tự nhiên, nhân tố khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng để xác định những cơ hội hay những mối đe dọa, thách thức từ hai môi trường này. Trên cơ sở phân tích môi trường bên trong và bên ngoài xí nghiệp sẽ được tổng hợp trên công cụ SWOT cho các hoạt động xí nghiệp nhưng không đề ra chiến lược kinh doanh bởi kế hoạch chỉ lập cho thời gian ngắn hạn trong năm 2009. Tiếp theo dựa vào chỉ tiêu phân bổ của công ty làm dự báo cho lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2009 từ đó tiến hành lập các kế hoạch bộ phận: kế hoạch tiếp thị, sản xuất, nhân sự, tài chính. Thông qua kế hoạch đã lập đánh giá kết quả đạt được năm 2009 so với năm 2008. Cuối cùng là đề xuất các biện pháp dựa trên các hoạt động của xí nghiệp, đưa ra những kết luận và kiến nghị. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Như chúng ta biết, ngày 7/11/2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Việc gia nhập vào tổ chức WTO đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam vô vàng cơ hội để phát triển. Thế nhưng, bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách. Cụ thể là nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài với thế mạnh về vốn, kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt đang đòi hỏi các doanh nghiệp cần hoạt động chuyên nghiệp và bài bản hơn. Rõ ràng để có thể tồn tại và vươn lên thì các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bởi vì nếu hoạt động kinh doanh không có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng thì các doanh nghiệp không thể lường trước được những biến cố có thể xảy ra trong một môi trường đầy biến động như hiện nay. Đều này đặc biệt quan trọng đối với Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long - Công ty vừa cổ phần hoá năm 2007. Từ chỗ được nhà nước cấp vốn, bù lỗ và những ưu đãi khác cho hoạt động kinh doanh thì hiện nay Công ty phải tự huy động vốn, tự điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh mà không còn sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Trong 8 đơn vị trực thuộc công ty, xí nghiệp 3 là đơn vị chuyên cung ứng gạo xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Trong những năm gần đây, tình hình thị trường gạo thế giới và trong nước luôn có những biến động mạnh về giá cả, những bất ổn trong cung cầu lương thực. Đặc biệt năm 2008 giá gạo nội địa diễn biến hết sức phức tạp đã tạo cơn sốt gạo trong nước những tháng đầu năm và giảm mạnh vào những tháng cuối năm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Thắt chặt tín dụng và lãi suất tăng liên tục trong những tháng đầu năm dẫn đến có thời điểm xí nghiệp không có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh do nguồn vốn công ty bị thiếu hụt. Từ diễn biến năm 2008 cho thấy trong kinh doanh mỗi doanh nghiệp cần phải lập cho mình kế hoạch cụ thể cho www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 2 từng hoạt động, từng bước đi để có thể kịp thời điều chỉnh, sửa đổi khi có những biến động xảy ra. Xuất phát từ tình hình trên nên em chọn đề tài cho luận văn của mình là“ Lập kế hoạch kinh doanh gạo năm 2009” tại xí nghiệp 3. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Trong thời kỳ chuyển đổi các mô hình tổ chức và thành lập mới, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ý thức được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này còn chưa chú trọng đến việc lập một kế hoạch hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó để mang lại hiệu quả tối ưu, mà thường đưa ra các kế hoạch sơ sài do thiếu điều kiện về nguồn lực, nhân sự và thời gian. Trong 3 năm trước cổ phần hóa, mặc dù kinh doanh xuất khẩu mặt hàng gạo luôn có những khó khăn nhất định do giá cả thị trường trong và ngoài nước biến động rất phức tạp, mỗi năm đều có những đặc thù riêng gây ảnh hưởng đến kế hoạch và hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Nhưng ban giám đốc và tập thể công nhân viên xí nghiệp đã luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn thử thách. Năm 2007 xí nghiệp chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, quy mô mở rộng, tình hình nhân sự, tài chính, sản xuất đều có sự thay đổi đòi hỏi phải có định hướng, chủ trương nhất quán và kế hoạch rõ ràng cho hoạt động kinh doanh. Bởi có kế hoạch cụ thể cho từng bước đi sẽ hạn chế được những biến động xảy ra để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời trong hoạt động của xí nghiệp. Căn cứ vào tình hình của xí nghiệp việc lập kế hoạch kinh doanh là điều cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 cho mặt hàng gạo. Dự kiến các kết quả hoạt động mà xí nghiệp có thể đạt được trong năm 2009. Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động của xí nghiệp từ khâu thu mua gạo nguyên liệu, sản xuất và cung ứng gạo thành phẩm ra thị trường. Mục tiêu 2: Phân tích môi trường kinh doanh xí nghiệp đang hoạt động Mục tiêu 3: Xây dựng kế hoạch bộ phận bao gồm: kế hoạch tiếp thị, sản xuất, nhân lực, tài chính trong năm 2009 www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 3 Mục tiêu 4: Đề xuất các biện pháp thực hiện. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tình hình hoạt động của xí nghiệp trong thời gian qua như thế nào ? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kế hoạch và hoạt động của xí nghiệp ? Kế hoạch lập ra dựa trên cơ sở nào ? Có những biện pháp nào cho các hoạt động của xí nghiệp ? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Kế hoạch kinh doanh bao gồm: kế hoạch tiếp thị, sản xuất, nhân sự, tài chính. Kế hoạch tiếp thị nhằm đưa ra cách thức, chính sách nhằm kích thích, thu hút khách hàng mua sản phẩm. Kế hoạch sản xuất: xây dựng các kế hoạch chi phí, xác định chi phí cần thiết cho sản xuất. Kế hoạch nhân sự: xây dựng nguồn lực cho các bộ phận chức năng trong xí nghiệp Kế hoạch tài chính: dự toán thu chi bằng tiền mặt cho các hoạt động của xí nghiệp 1.4.2. Thời gian Kế hoạch kinh doanh lập cho xí nghiệp 3 dựa trên nguồn số liệu thu thập qua 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008. Kết hợp với phân tích yếu tố bên ngoài xí nghiệp trong năm 2008 và 2009 có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động xí nghiệp. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu việc lập các kế hoạch tiếp thị, sản xuất, nhân sự, tài chính từ việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài xí nghiệp www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ HOẠCH 2.1.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh Thông thường, khi muốn vay vốn hay làm thủ tục xin thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần phải đệ trình một bản nghiên cứu khả thi hoặc một bản kế hoạch kinh doanh để được xem xét chấp thuận. Nền kinh tế ngày càng phát triển, đầu tư ngày càng tăng thì các doanh nghiệp đang hoạt động càng có nhu cầu mở rộng, phát triển sản xuất và càng có nhiều nhà đầu tư tiềm năng muốn tham gia thị trường…. dẫn đến tăng nhu cầu lập kế hoạch kinh doanh. Hơn nữa, việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh không chỉ được quan tâm bởi các nhà đầu tư mà ngay cả ban quản trị doanh nghiệp cũng xem đây là một công cụ giúp cho họ định hướng và quản lý hoạt động nhằm đạt mục tiêu doanh nghiệp Khác với một nghiên cứu khả thi, kế hoạch kinh doanh là bản tổng hợp các nội dung chứa trong các kế hoạch bộ phận bao gồm kế hoạch tiếp thị, kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính mà doanh nghiệp dự kiến thực hiện. Nội dung kế hoạch kinh doanh nhằm mô tả, phân tích hiện trạng hoạt động bên trong doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp (môi trường kinh doanh), trên cơ sở đó đưa ra các hoạt động dự kiến cần thiết trong tương lai nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Với các phân tích về nguồn lực của doanh nghiệp, về môi trường kinh doanh, về đối thủ cạnh tranh, kế hoạch kinh doanh sẽ đưa ra các kế hoạch thực hiện cùng các dự báo kết quả hoạt động trong khoảng thời gian kế hoạch. 2.1.2. Phân loại kế hoạch kinh doanh Tuy các kế hoạch kinh doanh về cơ bản có các mục chính giống nhau, nhưng trong các trường hợp cụ thể, chúng lại có một số đặc điểm khác nhau. Do vậy, việc phân loại kế hoạch kinh doanh sẽ giúp người lập cũng như người đọc bản kế hoạch kinh doanh nhận dạng được vấn đề trọng tâm nêu trong kế hoạch. Có nhiều tiêu thức phân loại : www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 5  Theo thời gian: kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn.  Theo mức độ hoạt động: kế hoạch chiến lược, kế hoạch chiến thuật, kế hoạch tác nghiệp. + Kế hoạch chiến lược: hoạch định cho một thời kỳ dài, do các nhà quản trị cấp cao xây dựng, mang tính khái quát cao và rất uyển chuyển. + Kế hoạch chiến thuật: là kết quả triển khai kế hoạch chiến lược, ít mang tính tập trung hơn và ít uyển chuyển hơn. + Kế hoạch tác nghiệp: hoạch định chi tiết cho thời gian ngắn, do các nhà quản trị điều hành xây dựng và ít thay đổi.  Theo phạm vi kế hoạch: kế hoạch tổng thể và kế hoạch bộ phận. 2.1.3. Lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh Nhu cầu lập kế hoạch kinh doanh ngày càng gia tăng cho thấy lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh đã được nhiều người công nhận. Những lợi ích khi triển khai lập kế hoạch kinh doanh: Quá trình lập kế hoạch kinh doanh có ích cho việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận của doanh nghiệp, quá trình này yêu cầu các thành viên chủ chốt trong doanh nghiệp phải phối hợp với nhau để cùng xem xét, đánh giá và đưa ra các phương án hoạt động cho doanh nghiệp một cách khách quan, nghiêm túc và toàn diện Việc lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tập trung được các ý tưởng và đánh giá tính khả thi của các cơ hội triển khai của doanh nghiệp. Ngoài ra, quá trình này còn được xem là quá trình kiểm tra tính thực tế của các mục tiêu được đề ra trong các hoạt động của doanh nghiệp Bản kế hoạch kinh doanh sau khi hoàn tất được xem là công cụ nhằm định hướng hoạt động của doanh nghiệp vì kế hoạch được lập trên cơ sở đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp, dự kiến các hoạt động và các kết quả doanh nghiệp có thể đạt được trong tương lai. Ngoài ra, có thể sử dụng kế hoạch kinh doanh như là một công cụ quản lý trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Một bản kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện, có cách phân tích hợp lý, cân đối cho các vấn đề lớn cần giải quyết. Qua đó, có thể vận dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp, khai thác các điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh, nhằm định hướng doanh nghiệp tiến tới thành công www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 6 Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, nếu từng bộ phận, cá nhân cùng nhau đóng góp, xây dựng kế hoạch thì khi triển khai thực hiện, tất cả sẽ cùng hướng tới mục tiêu chung với thái độ khẩn trương, hợp tác để đạt được kết quả mong muốn. Có kế hoạch kinh doanh, việc quản lý, điều hành sẽ hiệu quả hơn. Quá trình lập kế hoạch kinh doanh tạo cơ hội cho các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp nhận ra các điểm mạnh, yếu riêng, phát hiện các tồn tại và có biện pháp giải quyết kịp thời. Đồng thời, các chính sách hoạt động phù hợp cũng được hình thành và triển khai để đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp Với phần trình bày về hiện trạng và hiệu quả hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp, bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp nhà quản lý nắm rõ công việc chung và có sự chuẩn bị cho việc ra quyết định đúng đắn và kịp thời. Khi hoàn tất, bản kế hoạch kinh doanh được sử dụng như là một công cụ truyền đạt thông tin nội bộ vì trong đó xác định rõ các mục tiêu doanh nghiệp cần đạt, nhận dạng các đối thủ cạnh tranh, cách tổ chức lãnh đạo và sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Trong thực tế, đôi khi doanh nghiệp không cần vay- huy động thêm vốn, hoặc chỉ là một đơn vị kinh doanh nhỏ nhưng để đạt được hiệu quả trong hoạt động, kế hoạch kinh doanh vẫn được thiết lập. Trong môi trường hoạt động đầy cạnh tranh, các nhà đầu tư không còn xem kinh doanh là một việc làm may rủi và một bản kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy có thể giúp họ đạt được thành công. Bản kế hoạch kinh doanh sau khi hoàn tất là cơ sở cho công tác hoạch định tài chính của doanh nghiệp 2.2. NỘI DUNG KẾ HOẠCH KINH DOANH Kế hoạch kinh doanh có thể được thiết lập cho nhiều mục đích khác nhau, nhiều tình huống doanh nghiệp khác nhau. Tuy vậy, hầu hết kế hoạch kinh doanh đều đề cập đến các nội dung chủ yếu tương tự nhau. Điểm khác biệt giữa chúng là ở sự điều chỉnh về mức độ chi tiết của mỗi mục tùy theo tầm quan trọng của chúng đối với đối tượng đọc Nội dung dầu tiên được trình bày bao gồm các mô tả và phân tích về doanh nghiệp, sản phẩm và thị trường. Qua đó, người đọc có thể hiểu rõ về doanh nghiệp, về đặc điểm khách hàng và nhu cầu của họ, về sản phẩm mà doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh đang đáp ứng, đồng thời còn biết được toàn www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 7 cảnh về môi trường kinh doanh và những xu thế thay đổi đang diễn ra. Nội dung tiếp theo là phần trọng tâm của kế hoạch kinh doanh. Nó bao gồm mục tiêu doanh nghiệp, chiến lược chung và phương cách cùng với các hoạt động chức năng cụ thể mà doanh nghiệp dự kiến sẽ triển khai thực hiện để đạt mục tiêu 2.2.1. Mô tả doanh nghiệp Tên công ty, ngày thành lập, tên chủ doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động. Vị trí của doanh nghiệp đối với ngành, doanh nghiệp đang ở giai đoạn phát triển nào, hoạt động trong bao lâu. Tình trạng hoạt động có ổn định không? Doanh thu và lợi nhuận hiện tại? so với đối thủ cạnh tranh như thế nào? Có những thay đổi gì so với trước. Mô tả quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, kết quả hoạt động trong những năm qua, sản phẩm chính, các biến cố quan trọng và giải pháp để vượt qua Các yếu tố thành công: nhận dạng loại hình hoạt động hoặc ngành nghề của doanh nghiệp và thị trường mục tiêu. Trình bày các điểm cơ bản về mục tiêu của doanh nghiệp, mô tả các đặc điểm chính, ghi nhận các khác biệt có ý nghĩa so với các đối thủ cạnh tranh. Đưa ra phát thảo nhanh về triển vọng phát triển của doanh nghiệp, chi tiết các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp, bản nhiệm vụ hoặc phương châm kinh doanh của doanh nghiệp Nêu các yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp thành công, nêu các yếu tố có tính khác biệt, yếu tố giúp doanh nghiệp thành công cho tới ngày nay. Sản phẩm thành công nhất? tại sao?Và các yếu tố thành công đó có tiếp tục phát huy tác dụng trong tương lai không 2.2.2. Mô tả sản phẩm Mô tả khái quát về sản phẩm của doanh nghiệp. Sau đó trình bày chi tiết hơn về thuộc tính, các đặc trưng riêng biệt của sản phẩm được xem là quan trọng đối với người mua hoặc những khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Các lợi ích mà người mua nhận được từ sản phẩm và nhu cầu mà sản phẩm đó đáp ứng bao gồm lợi ích trực tiếp và gián tiếp. 2.2.3. Phân tích thị trường 2.2.3.1. Thị trường mục tiêu Là phần thị trường mà trong đó đang hoặc sẽ diễn ra các quá trình kinh doanh mà công ty có kế hoạch khai thác trong thời gian trước mắt. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 8 Trong thị trường bao gồm nhiều nhóm khách hàng khác nhau về sở thích, thái độ, thu nhập, giới tính, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, sống ở nhiều vùng đại phương khác nhau. Để kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần cân nhắc, chọn lựa cẩn thận nhóm khách hàng trọng tâm, chủ yếu mà doanh nghiệp đặc biệt hướng đến để tận dụng tối đa các tiềm lực sẵn có và các nổ lực Marketing của mình nhằm đáp ứng, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng ở từng thị trường khác nhau. 2.2.3.2. Phân khúc thị trường Phân khúc thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng thành những nhóm nhỏ trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, tính cách hay hành vi. - Theo mức thu nhập - Theo cường độ tiêu thụ - Theo địa lý Việc phân khúc thị trường sẽ giúp doanh nghiệp không cạnh tranh tràn lan với nhiều đối thủ mà phải hướng đến mục tiêu thị trường trọng tâm, chủ lực của mình Phân khúc thị trường sẽ làm cho nhóm khách hàng trong thị trường đó hoàn toàn đồng nhất với nhau hay có cùng mong muốn mà doanh nghiệp có thể đáp ứng một cách tốt nhất.  Khách hàng Tập trung phân tích ở hai mặt: dùng một hay nhiều yếu tố về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập… để phân khúc thị trường ra thành nhiều nhóm khách hàng. Tiến hành thu thập thông tin theo các nhóm khách hàng này về nhu cầu, sở thích, lòng trung thành, các mối quan tâm về sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị. Những phân tích này giúp xác định việc định vị sản phẩm đã hợp lý chưa, thị trường còn phân khúc tiềm năng nào mà doanh nghiệp có thể tham gia không. Đánh giá khả năng mặc cả của khách hàng, khả năng mặc cả của khách hàng cao làm doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí để duy trì mối quan hệ với khách hàng như : giảm giá, tăng chiết khấu, tăng hoa hồng, tăng chất lượng, tăng dịch vụ hậu mãi, tăng khuyến mãi. Khả năng mặc cả của khách hàng càng cao khi có các điều kiện sau đây: www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 9 + Lượng mua của khách hàng trên tổng doanh số của doanh nghiệp cao + Chi phí chuyển đổi sang mua hàng của doanh nghiệp khác thấp + Số lượng người mua ít + Khả năng hội nhập ngược chiều với các nhà cung cấp khác cao + Mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp đến chất lượng sản phẩm người mua thấp.  Đối thủ cạnh tranh Là những doanh nghiệp kinh doanh những mặc hàng cùng loại với công ty. Đối thủ cạnh tranh chia xẻ thị phần với công ty, có thể vươn lên nếu có lợi thế cạnh tranh cao hơn. Tính chất sự cạnh tranh trong ngành tăng hay giảm tùy theo quy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng của ngành và mức độ đầu tư của đối thủ cạnh tranh. Công ty phải phân tích đối thủ cạnh tranh với các nội dung: + Mục tiêu tương lai: phân tích mục tiêu của đối thủ cạnh tranh nhằm giúp công ty dự đoán đối thủ cạnh tranh có bằng lòng với kết quả tài chính và vị trí hiện tại không, khả năng đối thủ cạnh tranh thay đổi chiến lược, sức mạnh phản ứng của đối thủ trước những diễn biến bên ngoài, tính chất hệ trọng của các sáng kiến mà đối thủ cạnh tranh đề ra. Các yếu tố chủ yếu điều tra liên quan đến các mục đích của đối thủ cạnh tranh là: các mục đích về tài chính, quan điểm hoặc giá trị về mặt tổ chức, cơ cấu tổ chức, các hệ thống kiểm soát, các nhân viên quản trị nhất là giám đốc điều hành, sự nhất trí của lãnh đạo về hướng đi trong tương lai, thành phần hội đồng quản trị, các giao ước hợp đồng có thể hạn chế các thay đổi. + Nhận định: nhận định về đối thủ cạnh tranh về chính họ và những công ty khác trong ngành chính xác hay không thể hiện điểm mạnh hay điểm yếu của đối thủ. Để biết nhận định của đối thủ cạnh tranh có thể trả lời câu hỏi: Đối thủ cạnh tranh nhận định như thế nào về doanh nghiệp ? Danh tiếng của đối thủ cạnh tranh gắn liền với các sản phẩm và chính sách cụ thể như thế nào? Những khác biệt về văn hóa, tôn giáo, dân tộc có ảnh hưởng như thế nào đến thái độ của đối thủ cạnh tranh và sự nhận thức của họ đối với các sự kiện www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 10 Đối thủ cạnh tranh nhận định như thế nào về nhu cầu đối với các sản phẩm của họ hoặc xu hướng phát triển khác của ngành trong tương lai ? Đối thủ cạnh tranh nhận định như thế nào về mục đích và khả năng của đối thủ cạnh tranh của họ Đối thủ cạnh tranh tin vào lý trí hay kinh nghiệm ? Các doanh nghiệp phải xem xét đến tiềm năng chính yếu của đối thủ cạnh tranh, các ưu, nhược điểm của họ trong các lĩnh vực hoạt động: các loại sản phẩm, hệ thống phân phối, marketing và bán hàng, các hoạt động tác nghiệp/ sản xuất, nghiên cứu và thiết kế công nghệ, giá thành sản phẩm, tiềm lực tài chính, tổ chức, năng lực quản lý, nguồn lực, quan hệ xã hội Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tìm hiểu khả năng tăng trưởng của các đối thủ cạnh tranh và đánh giá xem năng lực của họ gia tăng hay giảm xuống, tiềm năng về con người, tay nghề của người lao động và công nghệ, mức tăng trưởng mà có thể giữ vững. Một điều hết sức quan trọng là khả năng đối thủ cạnh tranh có thể thích nghi với những thay đổi, những diễn biến của tiến bộ công nghệ, lạm phát và sự can thiệp của chính phủ. Sự am hiểu về đối thủ cạnh tranh chính có tầm quan trọng đến mức nó có thể cho phép đề ra thủ thuật phân tích đối thủ cạnh tranh.  Nhà cung cấp Là những cá nhân hay công ty cung ứng những yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty như: nhà cung cấp nguyên liệu, nhà cung cấp tài chính, nhà cung cấp máy móc thiết bị, nhà cung cấp lao động… Nhà cung cấp có thể tạo cơ hội cho công ty khi giảm giá, tăng chất lượng sản phẩm, đồng thời có thể gây ra những nguy cơ cho công ty khi tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm, không đảm bảo số lượng và thời gian cung cấp Các nhà cung cấp tạo tác lực đối với công ty, các tác lực mạnh này mạnh hay yếu phụ thuộc vào các điều kiện như: + Số lượng nhà cung cấp + Khả năng chuyển đổi sang các nhà cung cấp khác của công ty + Mức độ quan trọng của công ty đối với nhà cung cấp + Mức độ dị biệt hóa sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 11 + Khả năng hội nhập của nhà cung cấp để cạnh tranh trực tiếp với công ty + Khả năng hội nhập của công ty để tự sản xuất các yếu tố đầu vào Các tác lực tạo bởi nhà cung cấp có thể tạo ra những cơ hội và nguy cơ với công ty. Vì vậy cần phải phân tích các nhà cung cấp để nhận diện những nguy cơ và đe dọa từ nhà cung cấp.  Đối thủ tiềm ẩn Là những đối thủ cạnh tranh có thể sẽ tham gia thị trường trong tương lai hình thành những đối thủ cạnh tranh mới. Khi đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện sẽ khai thác các năng lực sản xuất mới giành lấy thị phần gia tăng áp lực cạnh tranh ngành và làm giảm lợi nhuận của công ty. Sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới có thể thông qua xuất khẩu, liên doanh, đầu tư trực tiếp, mua lại các công ty khác trong ngành. Các đối thủ tiềm ẩn tham gia thị trường phụ thuộc vào những rào cản như: + Lợi thế do sản xuất trên qui mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm + Yêu cầu nguồn tài chính khi nhập ngành + Chi phí chuyển đổi mặt hàng + Sự vững chắc và ổn định các kênh tiêu thụ của các công ty trong ngành + Ưu thế về giá thành sản xuất Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới sẽ ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy phải phân tích các đối thủ tiềm ẩn để đánh giá những nguy cơ mà họ tạo ra cho công ty.  Yếu tố kinh tế Các ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế gồm các yếu tố như lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ. Các yếu tố này tương đối rộng nên cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh. Tuy có nhiều số liệu cụ thể, song việc dự báo kinh tế không phải là một khoa học chính xác. Một số doanh nghiệp thường sử dụng các mô hình dự báo www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 12 thay vì dựa vào số liệu dự báo có sẵn. Đối với doanh nghiệp chưa xây dựng được mô hình đó cũng cần phải xác định các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đối với tổ chức Các kiến thức kinh tế sẽ giúp các nhà quản trị xác định những ảnh hưởng của một doanh nghiệp đối với nền kinh tế đất nước, ảnh hưởng của các chính sách kinh tế của chính phủ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tính ổn định về kinh tế trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Đây là những vấn đề các doanh nghiệp rất quan tâm và liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của họ.  Yếu tố chính trị - luật pháp Các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp.Yếu tố chính trị thể hiện sự điều tiết bằng pháp luật của Nhà nước đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường, tuy một mặt có ưu điểm như kích thích sản xuất phát triển, năng động, có lượng hàng hóa và dịch vụ dồi dào nhưng mặt khác lại chứa đựng mầm mống của khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, cạnh tranh không lành mạnh…vì vậy phải có sự can thiệp của nhà nước bằng các văn bản pháp luật để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của nó. Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về thuê mướn, thuế, cho vay, an toàn, vật giá, quảng cáo nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường. Đồng thời hoạt động của các chính phủ cũng có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ. Nhìn chung, các doanh nghiệp hoạt động được là vì điều kiện xã hội cho phép. Chừng nào xã hội không còn chấp nhận các điều kiện và bối cảnh thực tế nhất định, thì xã hội sẽ rút lại sự cho phép đó bằng cách đòi hỏi chính phủ can thiệp bằng chế độ chính sách hoặc hệ thống pháp luật. Sự ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh. Một chính phủ mạnh và sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của xã hội sẽ đem lại lòng tin và thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong một xã hội ổn định về chính trị, các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu các tài sản của họ. Sự can thiệp nhiều hay ít của chính phủ vào nền kinh tế đã tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn và cơ hội kinh doanh khác nhau cho từng doanh nghiệp. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 13 Nghiên cứu phân tích các yếu tố chính trị, cụ thể là các văn bản pháp luật và chính sách sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận ra được hành lang và giới hạn cho phép đối với quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của mình.  Yếu tố văn hóa - xã hội Quan điểm về chất lượng cuộc sống, đạo đức thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp. Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội. Khuynh hướng của người tiêu dùng. Tập quán canh tác lúa truyền thống của nông dân.  Yếu tố công nghệ Sự ra đời công nghệ mới. Tốc độ phát minh và ứng dụng công nghệ mới. Khuyến khích và tài trợ của chính phủ. Áp lực và chi phí cho việc phát triển công nghệ mới.  Yếu tố tự nhiên Các loại tài nguyên và trữ lượng. Ô nhiễm môi trường. Thiếu năng lượng. Sự tiêu phí tài nguyên thiên nhiên. Sự quan tâm của chính phủ và cộng đồng đến môi trường. Nghiên cứu và phân tích các yếu tố tự nhiên giúp doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch kinh doanh vừa đảm bảo tính hiệu quả về mặt kinh tế vừa đảm bảo không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường. 2.2.4. Phân tích cạnh tranh Phân tích cạnh tranh là một quá trình liên tục giúp xác định đối thủ cạnh tranh và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của họ. Khi biết được những hành động của đối thủ cạnh tranh, sẽ giúp hiểu rõ hơn về những sản phẩm và dịch vụ nên chào bán; nên tiếp thị chúng như thế nào cho hiệu quả; và định vị công việc kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 14 2.3. CÔNG CỤ SWOT Dùng ma trận SWOT nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của xí nghiệp thông qua môi trường bên trong xí nghiệp, tìm kiếm cơ hội và phát hiện những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài. MA TRẬN SWOT Những cơ hội(O) O1. Liệt kê các cơ hội O2. theo thứ tự O3. quan trọng Những nguy cơ(T) T1. Liệt kê các T2. nguy cơ theo T3. thứ tự quan trọng Những điểm mạnh (S) S1. Liệt kê các S2. điểm mạnh theo S3. thứ tự quan trọng Những điểm yếu (W) W1. Liệt kê các điểm W2. yếu theo thứ W3. tự quan trọng 2.4. DỰ BÁO 2.4.1. Khái niệm dự báo Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, việc đưa ra những dự báo trong tương lai không phải là dành cho mục đích khám phá và né tránh những rủi ro mà là một sự chuẩn bị thông minh cho tương lai. Các nhà quản trị luôn quan tâm đến thời gian, không gian, những yếu tố của tương lai mà ảnh hưởng đến việc dự báo của họ. Như vậy, dự báo là khoa học và nghệ thuật tiên đoán trước các hiện tượng trong tương lai Tính khoa học của dự báo chính là việc sử dụng dãy số liệu của các thời kỳ quá khứ, những kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả dự báo… nhờ việc sử dụng những số liệu và kết quả này nên có được những dãy số dự báo cụ thể tương lai. Tuy nhiên, chỉ áp đặt vào các con số dự báo thì kết quả dự báo thường có sự sai lệch vì ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế bất thường trong giai www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 15 đoạn dự báo. Vì vậy, dự báo còn phải có thêm tính nghệ thuật, kinh nghiệm thực tế và tài phán đoán thì dự báo mới có độ tin cậy cao. 2.4.2. Phương pháp dự báo Phương pháp dự báo được sử dụng để dự báo bán hàng trong năm 2009 là phương pháp định tính, lấy ý kiến của giám đốc điều hành để dự đoán cho nhu cầu sản phẩm bán ra làm cơ sở cho các kế hoạch bộ phận Dựa vào tình hình kinh doanh và năng lực sản xuất qua 3 năm của xí nghiệp để dự báo. Do khoảng cách của các số liệu trong các quý của các năm cũ quá lớn, tình hình thị trường gạo trong những năm gần đây luôn biến đổi và không ổn định nếu sử dụng các phương pháp định lượng số học sẽ không đáng tin cậy và không phù hợp với tình hình thực tế. Gạo là mặt hàng mang tính mùa vụ rất cao, nếu sử dụng phương pháp san bằng đi yếu tố mùa vụ càng làm kết quả dự đoán chênh lệch và khác xa so với thực tế. Phương pháp định lượng tuy có nhược điểm chủ quan theo ý kiến cá nhân nhưng kết quả sát với tình hình thực tế của xí nghiệp. Hơn nữa, với cương vị là người điều hành có kinh nghiệm lâu năm trong kinh doanh lương thực và khả năng nhận định thị trường của ban giám đốc thì kết quả dự đoán sẽ không chênh lệch nhiều so với thực tế. 2.5. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT Kế hoạch sản xuất bao gồm kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất, kế hoạch nguyên vật liệu trực tiếp, kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp, kế hoạch chi phí sản xuất chung, kế hoạch chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp  Kế hoạch tiêu thụ Là cơ sở cho tất cả các kế hoạch khác, định hướng hoạt động, chỉ đạo quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kế hoạch tiêu thụ được lập dựa trên cơ sở: Tình hình tiêu thụ các kỳ kế toán trước. Chính sách giá cả sản phẩm, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ. Xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực đơn vị hoạt động. Thu nhập người tiêu dùng. Các chính sách của nhà nước. Những biến động kinh tế xã hội. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 16  Kế hoạch sản xuất Sản xuất phải đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ, đồng thời phải đảm bảo mức tồn kho sản phẩm tối thiểu cần thiết đảm bảo cho quá trình tiêu thu liên tục. Mức tồn kho sản phẩm cuối kỳ tùy thuộc chủ yếu vào chu kỳ sản xuất, chu kỳ sản xuất càng dài mức tồn kho càng lớn và ngược lại.  Kế hoạch nguyên vật liệu trực tiếp Kế hoạch nguyên vật liệu trực tiếp được lập trên cơ sở kế hoạch sản xuất và định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhằm xác định nhu cầu về lượng và giá đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất và kế hoạch thanh toán tiền mua nguyên vật liệu.  Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp Được căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức chi phí nhân công trực tiếp nhằm xác định thời gian lao động và chi phí nhân công cần thiết đảm bảo cho tiến trình sản xuất. Trên cơ sở đó bố trí, tuyển dụng lao động để đảm bảo đủ cho quá trình sản xuất trong kỳ. 2.6. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ một dự án kinh doanh nào, một ý tưởng kinh doanh dù có hoàn hảo, một chiến lược kinh doanh dù có nhiều lợi thế cạnh tranh, sẽ không thể thực hiện được nếu như không có con người. Do vậy, kế hoạch nhân sự được xem là một trong những kế hoạch quan trọng của doanh nghiệp. Kế hoạch nhân sự liên quan đến hai yếu tố, nhu cầu lao động và nguồn cung cấp lao động. Việc lập kế hoạch nhân sự không chỉ là trách nhiệm của riêng bộ phận nào mà cần có sự phối hợp của các nhà quản lý thuộc các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Mục đích của lập kế hoạch này nhằm đảm bảo có đủ người với các kỹ năng đúng theo yêu cầu tại một thời điểm xác định trong tương lai.  Thành phần nhân sự chủ chốt Giới thiệu những nhân vật chủ chốt, bản tóm tắt về quá trình đào tạo, cũng như kinh nghiệm làm việc để chứng minh năng lực làm việc của ban lãnh đạo. Trình bày cụ thể kế hoạch phân công, phân nhiệm của các nhân vật chủ chốt tránh tình trạng các mâu thuẫn do vượt quá quyền hạn sau này. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 17  Sơ đồ tổ chức Lập bảng phân chia công việc và ghi rõ trách nhiệm của mỗi người, nêu thêm một vài thông tin về nhân sự chủ chốt. Căn cứ vào yêu cầu công việc để bố trí người chứ không căn cứ vào người để bố trí công việc.  Kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Trình bày các vấn đề cụ thể như các vị trí cần thiết, quy trình và hình thức tuyển dụng nhân viên, các chính sách đánh giá, đãi ngộ, chính sách bồi dưỡng – huấn luyện về chuyên môn nghiệp vụ. Sau khi lập xong các kế hoạch tiếp thị, sản xuất, trong kế hoạch nhân sự sẽ thiết lập danh sách tổng hợp nguồn nhân sự cần thiết từ các bộ phận, dự kiến mức lương cho từng vị trí và ước tính tổng chi phí tiền lương cho toàn doanh nghiệp để làm cơ sở cho các tính toán tài chính. 2.7. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 2.7.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh kết quả và hiệu quả hoạt động trong một kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí tương xứng để tạo nên doanh thu. Báo cáo kết quả kinh doanh được tổng hợp từ doanh thu và chi phí trong kế hoạch. 2.7.2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến là một bảng tổng hợp tiền thu vào, tiền chi ra liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp trong kế hoạch. Mỗi doanh nghiệp cần xác lập một mức dự trữ tiền mặt tối thiểu hợp lý để phục vụ cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở cân đối tiền thu chi cho từng hoạt động đồng thời đảm bảo mức tiền mặt tồn quỹ cần thiết, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch sử dụng vốn bằng tiền dư thừa hoặc có kế hoạch bù đắp lượng tiền thiếu hụt trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền bao gồm 4 phần: Phần khả năng tiền mặt phản ánh dòng tiền có được trong kỳ, bao gồm số tiền tồn đầu kỳ và dòng tiền thu vào trong kỳ. Phần nhu cầu chi tiêu phản ánh dòng tiền chi ra trong kỳ, bao gồm chi trả nợ cho nhà cung cấp, chi trả cho công nhân trực tiếp, chi liên quan đến chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 18 Phần cân đối thu chi được xác định bằng khả năng tiền mặt trừ nhu cầu chi tiêu. Nếu cân đối thu, chi sau khi đảm bảo mức dự trữ tiền mặt cần thiết, có thể sử dụng số tiền này để trả nợ, đầu tư….nếu thiếu hụt phải vay mượn. Phần tài chính phản ánh số tiền vay, trả nợ vay… ở từng kỳ kế toán. 2.7.3. Bảng cân đối kế toán dự kiến Bảng cân đối kế toán là một bảng tổng hợp số dư đầu và cuối của 1 kỳ kế toán của các loại tài khoản: tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, nguồn vốn gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Nó được sử dụng để kiểm tra, đánh giá sự chính xác của việc định khoản, ghi chép số liệu, và tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn. Bảng cân đối kế toán dự kiến là xác lập các danh mục tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn sở hữu để đảm bảo và cân đối với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đã được dự kiến trong kế hoạch. Bảng cân đối kế toán dự kiến được căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm trước và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, những dự báo thay đổi về tài sản, nguồn vốn trong kế hoạch. 2.8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.8.1. Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập từ tham khảo các luận văn và báo cáo thực tập ngắn hạn của các sinh viên trước Phương pháp phỏng vấn - trả lời: đặt câu hỏi và nhận câu trả lời trực tiếp từ các anh chị ở các bộ phận của xí nghiệp 2.8.2. Phương pháp phân tích số liệu  Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. + Phương pháp số tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu: so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch về tình hình cung ứng sản phẩm và tình hình thu mua nguyên liệu của xí nghiệp qua 3 năm 2006 – 2008. So sánh tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận, mua bán sản phẩm giữa năm 2007 - 2006, 2008 – 2007. So sánh kết quả thực hiện kế hoạch so với những năm trước. + Phương pháp số tương đối là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lê tốc độ tăng trưởng. Bao gồm tỉ lệ % www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 19 hoàn thành kế hoạch của việc thu mua gạo nguyên liệu và cung ứng gạo thành phẩm.  Phương pháp dự báo Dự báo khối lượng hàng bán trong năm 2009 lấy ý kiến của ban giám đốc công ty và tình hình hoạt động thực tế của xí nghiệp qua các năm để dự báo bán hàng, dự báo chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ trong kế hoạch www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 20 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH XÍ NGHIỆP 3 3.1. MÔ TẢ XÍ NGHIỆP 3.1.1. Lịch sử hình thành Xí nghiệp 3 lương thực thực phẩm Vĩnh Long là một xí nghiệp trực thuộc công ty cổ phần lương thực Vĩnh Long, chuyên kinh doanh, chế biến mặt hàng gạo xuất khẩu, mua bán lương thực nội địa, cung ứng gạo cho công ty để xuất khẩu. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo theo chỉ tiêu công ty. Khoảng 80 – 90% doanh thu của xí nghiệp là do kinh doanh gạo xuất khẩu, trong tương lai xí nghiệp sẽ tập trung hơn nữa vào thị trường nội địa như: bếp ăn tập thể, trường học, các chợ đầu mối, khu công nghiệp, doanh nghiệp bán sỉ và lẻ, hệ thống cửa hàng lương thực. Xí nghiệp 3 đi vào hoạt động từ rất lâu qua nhiều tên gọi khác nhau, khởi đầu của xí nghiệp là một cửa hàng lương thực trực thuộc dưới quyền quản lý của công ty lương thực Vĩnh Long thuộc loại hình Nhà nước. Đến năm 2007, xí nghiệp chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức cổ phần (do công ty lương thực Vĩnh Long chuyển đổi sang dạng công ty cổ phần). Văn phòng được đặt tại số 544/10, đường Phan Văn Năm, khóm 1, thị trấn Cái Vồn, Bình Minh, Vĩnh Long. 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động 3.1.2.1. Chức năng Tổ chức thu mua, dự trữ, chế biến gạo trắng, gạo lứt. Tổ chức sản xuất, lau bóng gạo nguyên liệu ra gạo thành phẩm đem xuất khẩu, ủy thác xuất khẩu theo hợp đồng sang các nước Châu Á: Philipin, Malaysia, Châu Phi…. ; bán nội bộ và bán cung ứng cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng lương thực trong nước. 3.1.2.2. Nhiệm vụ  Cung cấp cho khách hàng các loại lương thực theo tiêu chuẩn thỏa thuận với giá cả cạnh tranh  Ngày càng hoàn thiện hệ thống tổ chức, đào tạo và đào tạo lại cán bộ công nhân viên có đủ trình độ và tay nghề để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 21  Khai thác các kênh thông tin và tăng cường công tác tiếp thị để mở rộng thị trường  Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm chú trọng kinh doanh các mặt hàng lương thực chất lượng  Đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh  Cải tiến thường xuyên hệ thống chất lượng 3.1.2.3. Lĩnh vực hoạt động Thu mua gạo; sản xuất, chế biến các sản phẩm gạo các loại theo tiêu chuẩn Việt Nam Kinh doanh hàng lương thực xuất khẩu theo hợp đồng và tiêu thụ nội địa, kinh doanh các mặt hàng phụ phẩm lương thực. 3.1.3. Phương hướng hoạt động Phương hướng hoạt động của xí nghiệp 3 trong thời gian tới là đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Từ những hoạt động chính là sản xuất, chế biến kinh doanh gạo, xí nghiệp sẽ từng bước mở rộng sang kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm đồng thời. Duy trì thường xuyên công tác nghiên cứu, cải tiến dây chuyền công nghệ sản xuất phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Tăng cường tiếp thị, mở rộng thị trường, kênh phân phối hàng để sản phẩm của xí nghiệp đến tận tay người tiêu dùng. Đầu tư thêm trang thiết bị cho dây truyền sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng gạo trong khâu chế biến làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm gạo trên thị trường. 3.3. SẢN PHẨM KINH DOANH Sản phẩm kinh doanh chính là gạo các loại : gạo 5% tấm, gạo 10% tấm, gạo 15% tấm, gạo 20% tấm, gạo 25% tấm.  Gạo 5% tấm là loại gạo do quá trình chế biến bị gãy 5%( gọi là tấm), còn lại 95% hạt gạo nguyên. Đây là loại gạo có chất lượng, kiểu hạt hơi thon dài, hạt chắc, sáng hạt, trong đều không bị bạc bụng chà với độ ẩm từ 14% - 15% không dễ gãy và có năng suất gạo nguyên cao, có mùi thơm, có độ nở nhiều khi nấu, có tính mịn (không dính và mềm cơm) được ưa chuộng thường xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì khoảng 7.400 - 7.850 đồng/kg www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 22  Các loại gạo 10% tấm, 15%, 25% là gạo có lượng tấm tương đương với % tên gạo. Các loại này thường xuất sang các thị trường cấp trung và cấp thấp theo hợp đồng do chính phủ ký kết do đặc tính hạt gạo kém chất lượng hơn, bạc bụng nhiều. 3.4. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP 3.4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp trong 3 năm cho ta thấy: tổng mức lợi nhuận năm 2007 bị giảm đáng kể so với năm 2006, cụ thể giảm 427.654 ngàn đồng tương ứng 101,73 %. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận năm 2007 giảm đáng kể như vậy là do doanh thu bán hàng giảm và chi phí hoạt động lại có xu hướng tăng lên, đáng kể chi phí bán hàng tăng 628.880 ngàn đồng tương ứng 80,72%. Rút kinh nghiệm cho hoạt động năm 2007, ban lãnh đạo của xí nghiệp đã tìm các biện pháp trong kinh doanh để hoạt động của xí nghiệp có hiệu quả hơn và đến năm 2008 tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên đáng kể là 523.106 ngàn đồng so với năm 2007. Năm 2008 hoạt động của xí nghiệp có hiệu quả hơn nhiều so với năm 2007 nhưng nếu so với năm 2006 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vẫn chưa tăng, quy mô hoạt động của xí nghiệp chưa được mở rộng và có xu hướng giảm. Doanh thu năm 2008 tăng nhiều so với các năm trước là do sự biến động lớn trong giá cả của mặt hàng gạo, giá gạo thế giới tăng cao kéo theo sự tăng giá trong nước. Để hiểu rõ hơn về kết quả hoạt động của xí nghiệp ta đi tìm hiểu về tình hình thực hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận của xí nghiệp qua các năm 2006 – 2008. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 23 Bảng 1: BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2006 - 2008 ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu bán hàng 90.886.732 75.215.994 112.402.131 -15.670.738 (17,24) 37.186.137 49,44 2. Giá vốn hàng lương thực 89.308.582 73.420.867 109.160.939 -15.887.715 (17,79) 35.740.072 48,68 3. Lãi gộp 1.578.150 1.795.127 3.241.192 216.977 13,75 1.446.065 80,55 4. Doanh thu tài chính 4.379 3.648 13.400 -731 (16,70) 9.752 267,32 5. Chi phí tài chính 2.512 2.535 433 23 0,92 -2.102 (82,92) 6. Lợi nhuận tài chính 1.867 1.113 12.967 -754 (40,41) 11.854 1.065,05 7. Chi phí bán hàng 779.078 1.407.958 2.274.364 628.880 80,72 866.406 61,54 8. Chi phí quản lý 382.441 396.094 839.293 13.653 3,57 443.199 111,89 9. Lợi nhuận kinh doanh 418.498 -7.812 140.502 -426.310 (101,87) 148.314 1.898,54 10. Thu nhập khác 1.864 520 375.312 -1.344 (72,10) 374.792 72.075,38 11. Lợi nhuận trước thuế 420.362 -7.292 515.814 -427.654 (101,73) 523.106 7.173,70 ( Nguồn: Bộ phận tài chính kế toán xí nghiệp 3 ) www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 24 3.4.1.1. Tình hình thực hiện doanh thu qua các năm 2006 – 2008 Từ bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm của xí nghiệp cho thấy tình hình doanh thu có tăng và có giảm cụ thể : + Doanh thu bán hàng lương thực năm 2007 giảm 17,24% so với năm 2006, năm 2008 tăng 49,44% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho doanh thu năm 2007 giảm do lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2007 giảm, lượng sản phẩm bán ra chỉ chiếm 73,27% sản lượng năm 2006 trong khi giá cả không có biến động lớn. Bước sang năm 2008 tình hình doanh thu tăng cao là do cơn sốt gạo khiến giá cả hàng lương thực tăng cao trong khi lượng tiêu thụ năm 2008 chênh lệch không lớn so năm 2007. + Khoản doanh thu tài chính của xí nghiệp tăng giảm qua các năm, năm 2007 giảm 16,7%, năm 2008 tăng 9,7 triệu đồng so với năm 2007. Khoản thu này có được chỉ bao gồm thu tiền lãi gởi tại ngân hàng, do nguồn vốn kinh doanh xí nghiệp tạm ứng từ công ty chủ yếu bằng chuyển khoản. Trong năm 2006 và 2008 khoản tiền hoạt động của xí nghiệp giao dịch qua ngân hàng nhiều nên thu được khoản lãi cao hơn trong năm 2007. + Thu nhập khác tăng giảm qua các năm, năm 2007 giảm 1.344 ngàn đồng so với năm 2006, thu nhập này là do việc thu thừa hàng hóa nên khoản tăng không đáng kể, năm 2008 tăng gần 374.792 ngàn đồng so với năm 2007. Năm 2008 có sự chênh lệch cao về khoản doanh thu này là do thu từ vi phạm hợp đồng của các nhà cung ứng nguyên liệu cho xí nghiệp. Nhìn chung doanh thu chủ yếu của xí nghiệp chiếm tỷ lệ nhất cao vẫn là doanh thu từ bán hàng, các khoản doanh thu khác vẫn còn hạn chế và chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Hoạt động bán hàng của xí nghiệp năm 2007 giảm do khối lượng sản phẩm tiêu thụ giảm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm nên không làm phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu. Năm 2008 doanh thu tăng cao do giá cả tăng, trong 2 năm 2007 và 2008 lượng tiêu thụ giảm đáng kể so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong 2 năm này tình hình lương thực có những biến động lớn. Trong năm 2007 do tình hình dịch bệnh trên cây lúa đã làm giảm sản lượng nên gây khó khăn cho việc thu mua nguyên liệu đầu vào, trong năm 2008 do sốt giá hàng lương thực ảnh hưởng an ninh lương thực quốc gia nên việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do lệnh ngừng ký hợp đồng xuất khẩu. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 25 3.4.1.2. Tình hình chi phí hoạt động + Giá vốn hàng lương thực tăng giảm qua các năm, năm 2007 giá vốn giảm 17,79% so với năm 2006, năm 2008 tăng 48,68% so với năm 2007. Năm 2007 sản lượng giảm nên các khoản chi phí cấu thành giá thành gạo giảm. Đến năm 2008 khoản chi phí này tăng là do giá cả gạo nguyên liệu, chi phí nhân công và các khoản chi phí sản xuất chung đều tăng. - Chi phí sản xuất chung qua các năm đều tăng lên đáng kể, năm 2007 tăng 103,53% so với năm 2006, năm 2008 tăng 7,8% so với năm 2007. Cụ thể: Bảng 2: PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG QUA 3 NĂM ĐVT: 1.000 đồng ( Nguồn: Bộ phận tài chính kế toán xí nghiệp 3 )  Chi phí điện nước sản xuất đều tăng qua các năm, năm 2007 tăng 82,76% so với năm 2006, năm 2008 tăng 4,23% so với năm 2007. Nguyên nhân là do giá cả điện nước tăng.  Chi phí than đá năm 2007 tăng 538,7% so với năm 2006, năm 2008 tăng 40,49% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho khoản chi phí này tăng cao là do lượng gạo đưa vào gia công qua các năm với số lượng tăng lên. Năm 2006 lượng gạo cho gia công 7.835 ngàn tấn thì đến năm 2007 lượng gia công 14.812 ngàn tấn và đến năm 2008 lượng gạo gia công tăng lên 16.181 ngàn tấn.  Chi phí sửa chữa máy móc năm 2007 tăng 164,54% so năm 2006, năm 2008 tăng 4,23% so với năm 2007. Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Ch. Lệch % Ch. Lệch % Chi phí nhiên liệu - - 1.625 - - 1.625 - Chi phí điện nước sản xuất 271.346 495.900 516.861 224.554 82,76 20.961 4,23 Chi phí than đá 9.000 57.483 80.756 48.483 538,70 23.272 40,49 Chi phí sửa chữa máy móc 28.192 74.579 77.731 46.387 164,54 3.152 4,23 Tổng cộng 308.538 627.963 676.973 319.424 103,53 49.011 7,8 www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 26 + Chi phí bán hàng năm sau đều tăng so với năm trước cụ thể năm 2007 tăng 80,46% so với năm 2006, năm 2008 tăng 61,28% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho chi phí bán hàng năm 2007, 2008 tăng là do chi phí vận chuyển, bao bì sản phẩm, đơn giá nhân công bốc vác vào thời vụ chính và chi phí bảo quản tăng. Chi tiết cho các khoản mục chi phí bán hàng như sau: Bảng 3: PHÂN TÍCH CHI PHÍ BÁN HÀNG QUA 3 NĂM ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Ch. lệch % Ch. lệch % Chi phí vận chuyển 384.218 768.296 1.333.470 384.078 99,96 565.174 73,56 Chi phí bốc vác, bao bì 126.861 276.950 502.122 150.089 118,31 225.172 81,30 Chi phí tiếp khách 16.886 12.744 42.769 -4.142 -24,53 30.025 235,60 Chi phí bảo quản 1.198 3.431 28.394 2.233 186,39 24.963 727,52 Chi phí sửa chữa nhỏ 1.669 45.591 4.548 43.922 2.631,64 -41.043 -90,02 Chi phí khấu hao 247.000 300.000 355.000 53.000 21,46 55.000 18,33 Chi phí ngân hàng 2.512 2.535 433 23 0.92 -2.102 -82,92 Chi phí khác 1.246 946 8.061 -300 -24,08 7.115 752,11 ( Nguồn: Bộ phận tài chính kế toán xí nghiệp 3)  Năm 2007 chi phí vận chuyển tăng 99,96% so với năm 2006, năm 2008 tăng 73,56%. Chi phí này tăng qua các năm là do ảnh hưởng cước phí vận chuyển tăng theo giá xăng dầu, mặc khác trong hai năm 2007, 2008 do tình hình khan hiếm nguồn nguyên liệu cho sản xuất xí nghiệp phải tăng cường công tác thu mua ngoài tỉnh nên phải chịu thêm chi phí vận chuyển.  Chi phí bao bì, nhân công bốc vác cũng tăng lên hàng năm, năm 2007 tăng 118,31% so với năm 2006, 2008 tăng 81,3% so với năm 2007. Vào mùa vụ chính trong năm xí nghiệp được thuận lợi về các yếu tố như số lượng gạo được cung ứng nhiều, giá cả hợp lý, chất lượng gạo đảm bảo thì khó khăn lớn nhất của xí nghiệp là lượng công nhân bốc vác. Vào thời điểm đó rất khó tìm lao động nên xí nghiệp phải tăng khoản chi cho bốc vác hoặc tăng giá cho nhân công làm ngoài giờ.  Khoản chi cho tiếp khách của xí nghiệp tăng giảm qua các năm, năm 2007 giảm 24,53% so năm 2006, năm 2008 tăng 235,6% so với năm 2007. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 27  Chi phí cho khấu hao đều tăng qua các năm, năm 2007 tăng 21,46% so với năm 2006, năm 2008 tăng 18,33%. Khoản chi này tăng đều và ổn định qua các năm, đây là khoản do xí nghiệp trích lập để đầu tư lại tài sản mới cho sản xuất. Khấu hao cho tài sản xí nghiệp vẫn phải trích lập nhưng quyết định có được đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị hay không còn phải qua xét duyệt và quyết định của công ty.  Chi phí bảo quản đều tăng qua các năm, năm 2007 tăng 2.233 ngàn đồng so với năm 2006, năm 2008 chi phí này tăng lên rất cao tăng 24.963 ngàn đồng so với năm 2007. Nguyên nhân của việc tăng khoản chi phí này là do việc thay đổi bao nguyên liệu theo yêu cầu của khách hàng. Mặt khác, do ảnh hưởng cước phí vận chuyển quốc tế cao và khan hiếm phương tiện nên khách hàng thường xuyên điều tàu chậm, thay đổi điều chỉnh lịch tàu vào liên tục đã làm tăng chi phí bảo quản cho sản phẩm trong thời gian đợi tàu vào chở hàng. Mặt khác, năm 2007 xí nghiệp được chuyển đổi sang hình thức cổ phần, có sự thay đổi nhân sự mới, sự cân đối trong việc hạch toán các khoản chi phí chưa được hợp lý có nhiều khoản chi phí đáng lý phải được hạch toán để tính giá thành sản phẩm thì lại phải kết chuyển sang chi phí bán hàng. + Chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng qua các năm cụ thể: năm 2007 tăng 3,57% so với năm 2006, năm 2008 tăng 111,89% so với năm 2007. Nguyên nhân chính của việc tăng khoản chi phí này là do chi phí lương của cán bộ tăng đặc biệt trong năm 2008. Từ năm 2007 xí nghiệp chuyển sang hình thức cổ phần quy mô hoạt động được mở rộng nên tăng cường nguồn nhân lực để đảm bảo hoạt động có hiệu quả, hình thức tính lương cho nhân viên công ty cổ phần cũng có nhiều thay đổi hơn so với trước. Các khoản chi phí khác có tăng nhưng không đáng kể, chi tiết cho các khoản mục chi phí quản lý ở xí nghiệp như sau: www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 28 Bảng 4: BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM ĐVT: 1.000 đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Ch. Lệch % Ch. Lệch % Chi phí điện nước 8.077 9.349 12.486 1.272 15,75 3.137 33,55 Chi phí điện thoại 16.776 12.366 14.479 - 4.410 (26,29) 2.113 17,09 Chi phí hành chánh 5.331 9.783 12.994 4.452 83,51 3.211 32,82 Chi phí sửa chữa nhỏ 2.726 3.378 4.845 653 23,95 1.466 43,39 Chi phí lương cán bộ nhân viên 342.340 357.350 724.660 15.010 4,38 367.310 102,79 Chi phí khác 2.156 3.868 15.357 1.712 79,41 11.489 297,03 Chi phép năm 5.035 - 42.540 - - - - Chi phí trừ dần công cụ - - 11.932 - - - - ( Nguồn: Bộ phận tài chính kế toán xí nghiệp 3)  Chi phí điện nước tăng qua các năm, năm 2007 tăng 15,75% so với năm 2006, năm 2008 tăng 33,55% so với năm 2007. Nguyên nhân chính là do việc tăng giá điện nước, tuy nhiên do việc sử dụng cho việc quản lý không nhiều nên giá trị tăng không đáng kể.  Chi lương cán bộ công nhân viên năm 2007 tăng 4,38% so với năm 2006, năm 2008 tăng 102,79% so với năm 2007. Từ năm 2007 trở đi xí nghiệp hoạt động theo hình thức cổ phần khoản lương chi trả cho cán bộ được tính theo bảng lương chức danh công việc, bậc lương và căn cứ vào kết quả xếp hạng cuối năm. Ngoài ra còn được nhận các khoản tiền thưởng nếu kinh doanh có lợi nhuận đã làm khoản chi phí này tăng lên đáng kể trong năm 2008.  Các khoản chi phí khác đều tăng, trừ khoản chi phí điện thoại, tuy tăng có tăng nhưng tỉ trọng không lớn. Nhìn chung chi phí hoạt động của xí nghiệp qua các năm đều tăng lên do các yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất của xí nghiệp tăng. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 29 3.4.1.3. Tình hình lợi nhuận Qua bảng phân tích kết quả hoạt động của xí nghiệp lợi nhuận tăng giảm qua các năm, năm 2007 lợi nhuận giảm đáng kể giảm 101,73% so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận năm 2007 giảm là do sự tăng lên của chi phí bán hàng đặc biệt là khoản tăng của chi phi vận chuyển, bốc vác và bao bì cho sản phẩm. Năm 2008 lợi nhuận tăng rất cao so với năm 2007 tăng hơn 523.106 ngàn đồng. Nguyên nhân chính làm cho khoản lợi nhuận tăng lên là do phát sinh khoản thu nhập khác từ tiền phạt do vi phạm hợp đồng của các nhà cung ứng gạo cho xí nghiệp.  Lợi nhuận từ việc bán hàng lương thực đều tăng qua các năm, năm 2007 tăng 216.977 ngàn đồng tương ứng 13,75% so với năm 2006. Năm 2007 doanh thu có giảm nhưng tốc độ giảm ít hơn giá vốn hàng bán, năm 2008 lợi nhuận tăng 1.446.065 ngàn đồng tương ứng 80,55% so với năm 2007 do giá cả tăng mạnh còn khối lượng tiêu thụ có tăng nhưng không lớn.  Lợi nhuận tài chính tăng giảm qua các năm nhưng không đáng kể, khoản lợi nhuận này có được là do chênh lệch của việc luân chuyển nguồn vốn kinh doanh từ công ty xuống xí nghiệp và từ xí nghiệp chuyển trả lại cho công ty. Do nguồn vốn này luân chuyển liên tục trong từng ngày nên lợi nhuận này không đáng kể, năm 2007 giảm 754 ngàn đồng so với năm 2006 do nguồn vốn từ công ty tạm ứng cho xí nghiệp mua hàng ít hơn và việc chuyển trả vốn từ xí nghiệp về công ty nhiều làm phát sinh khoản chi phí năm 2007 cao hơn trong khi doanh thu cho tài chính lại giảm. Năm 2008, do biến động giá cả hàng hóa cần nhiều vốn cho việc mua hàng nên công ty tạm ứng nhiều vốn cho xí nghiệp. Không giống như những năm trước do yêu cầu vốn mua hàng phải nhanh chóng và kịp thời nên khi thu được tiền bán hàng xí nghiệp không chuyển trả ngay cho công ty mà gởi ngân hàng để tiện việc rút tiền mua hàng nên thu được khoản lợi nhuận cao hơn, năm 2008 tăng 11.854 ngàn đồng so với năm 2007. Qua việc phân tích tình hình chung của xí nghiệp về doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho thấy các khoản mục này tăng giảm qua các năm. Nguyên nhân chính của việc tăng giảm này là do sự tăng giảm của khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các năm, sự tăng giá cả sản phẩm đầu vào, đầu ra. Để thấy việc tăng giảm sản www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 30 lượng tiêu thụ qua các năm ta đi xem xét tình hình tiêu thụ gạo của xí nghiệp qua 3 năm. 3.4.2. Tình hình cung ứng gạo thành phẩm Trong 3 năm trước, hoạt động kinh doanh chính của xí nghiệp chủ yếu là cung ứng hàng cho nội bộ công ty xuất khẩu, việc bán hàng cho các doanh nghiệp bên ngoài, các cửa hàng, đại lý nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng sản lượng tiêu thụ của cả năm. Theo chỉ tiêu của công ty đưa ra mỗi năm xí nghiệp sẽ cung ứng ra bên ngoài đạt mức là 5.000 tấn gạo thành phẩm các loại. Trên thực tế số lượng sản phẩm bán ra bên ngoài của xí nghiệp qua các năm không ổn định, còn lượng cung ứng cho công ty mỗi năm đạt khoảng 20.000 tấn. 3.4.2.1. Bán nội bộ, xuất khẩu, ủy thác xuất khẩu Tỷ lệ xuất khẩu, bán nội bộ của xí nghiệp chiếm trên 80% lượng sản phẩm tiêu thụ mỗi năm, còn lại bán tại chỗ cho thương lái, cửa hàng nhỏ, lẻ. Trên thực tế khi xí nghiệp bán hàng cho nội bộ hay xuất khẩu có thể nói là một, vì khi cung ứng hàng cho công ty cũng dùng để xuất khẩu. Xét trên phạm vi toàn công ty thì không có ảnh hưởng về mặt lợi nhuận vì sự bù trừ hiệu quả hoạt động, nhưng đứng trên khía cạnh của xí nghiệp 3 thì sẽ làm giảm một khoản doanh thu, giảm lợi nhuận do giá bán hàng cho nội bộ sẽ thấp hơn giá bán ra bên ngoài tại cùng một thời điểm. Năm 2006 lượng sản phẩm xí nghiệp cung ứng cho nội bộ và xuất khẩu cao. Cụ thể theo bảng số liệu sau: www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 31 Bảng 5: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CUNG ỨNG CHO CÔNG TY SO VỚI KẾ HOẠCH ĐVT: kg 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Ch. Lệch % Ch. Lệch % Cung ứng công ty 20.826.129 12.924.382 13.778.325 7.901.747 (37,94) 853.943 6,6 Kế hoạch mỗi năm 20.000.000 20.000.000 20.000.000 - - - - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) 104 65 69 - - - - ( Nguồn: bộ phận tài chính kế toán xí nghiệp 3) Lượng sản phẩm cung ứng cho công ty tăng giảm qua các năm, năm 2007 giảm 7.902 tấn tương đương 37,94%, năm 2008 tăng 854 tấn tương đương 6,6%. So với kế hoạch năm 2006 xí nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 4% về sản lượng, năm 2007 hoàn thành được 65% kế hoạch, năm 2008 hoàn thành 69% kế hoạch mà công ty đưa ra. Năm 2006 xí nghiệp vẫn còn là thành viên của tổng công ty lương thực miền Nam, nên được phân bổ chỉ tiêu xuất khẩu theo hợp đồng do chính phủ ký kết, và có nhiều hợp đồng thương mại với số lượng nhiều, tình hình lương thực ổn định, kinh doanh lương thực thuận lợi. Sang năm 2007 khi xí nghiệp chuyển đổi sang hình thức cổ phần hoạt động còn gặp nhiều khó khăn. Trong 2 năm này tình hình kinh tế thế giới diễn biến theo hướng phức tạp và mất ổn định, kinh tế thế giới lâm vào cuộc suy thoái và lạm phát toàn cầu, giá cả hàng lương thực có nhiều biến động, an ninh lương thực quốc gia bị đe dọa. Nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia chính phủ đã có nhiều chính sách về hạn chế xuất khẩu như lệnh ngừng xuất khẩu, chính sách thuế xuất khẩu tuyệt để ổn định giá cả gạo trong nước đã làm hạn chế việc xuất khẩu gạo của xí nghiệp. Mặt khác, khi chuyển đổi sang công ty cổ phần không còn là thành viên của tổng công ty miền Nam, xí nghiệp gặp khó khăn trong việc ký các hợp đồng xuất khẩu www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 32 bởi chính sách giá cả và các điều kiện để ký kết hợp đồng. Những nguyên nhân trên đã làm cho đầu ra của sản phẩm giảm. 3.4.2.2. Bán cung ứng và bán tiền ngay Nhiệm vụ kinh doanh chính của xí nghiệp trước đây xuất khẩu gạo theo hợp đồng, ít chú trọng thị trường nội địa, nên lượng sản phẩm bán cho thị trường trong nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ từ 10% đến 20%. Sự dao động về sản lượng của các năm rất cao biến đổi theo tình hình của thị trường. Tình hình cụ thể ở bảng sau: Bảng 6: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CUNG ỨNG NGOÀI CÔNG TY VÀ KẾ HOẠCH ĐVT: kg 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Ch. Lệch % Ch. Lệch % Bán cung ứng và tiền ngay 1.044.878 2.589.957 247.211 1.545.079 148 -2.342.746 (90) Kế hoạch mỗi năm 5.000.000 5.000.000 5.000.000 - - - - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) 20,9 51,8 4,9 - - - - ( Nguồn: bộ phận kế toán tài chính xí nghiệp 3) Năm 2007 lượng sản phẩm bán ra bên ngoài tăng lên đến 148% so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 lại giảm xuống đến 90%. Đa phần sản phẩm bán cung ứng được bán tại chỗ cho các thương lái mua đi bán lại, cửa hàng nhỏ lẻ, các doanh nghiệp mua hàng xuất khẩu. Một số khách hàng là bạn hàng mua bán lâu năm với xí nghiệp, số được giới thiệu, một số khác tìm mua hàng vì giá cả tương đối rẻ hơn so với các xí nghiệp khác, hay vì sự thuận tiện trong việc vận chuyển. Nhận xét chung trên sản lượng kinh doanh của xí nghiệp thì lượng bán cung ứng chiếm tỷ lệ còn thấp. Sản lượng bình quân 1 tháng của xí nghiệp bán ra www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 33 đạt 87 tấn năm 2006, 215 tấn năm 2007. Năm 2008 chỉ đạt mức 26 tấn giảm gần 3,5 lần so với năm 2006 và 8,3 lần so với năm 2007. Thực tế, tình hình cung ứng ngoài công ty của xí nghiệp trong ba năm về cơ bản vẫn chưa đạt mức chỉ tiêu của công ty đề ra, năm 2006 xí nghiệp chỉ hoàn thành được 20,9% so với kế hoạch, năm 2007 hoàn thành được 51,8% và năm 2008 chỉ đạt 4,9% so với kế hoạch. Nguyên nhân của việc cung ứng ở thị trường trong nước không đạt mức kế hoạch đưa ra là do sản phẩm kinh doanh của xí nghiệp chưa phù hợp với nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng. Mặt khác, từ năm 2008 trở về trước thị trường và trọng tâm kinh doanh của xí nghiệp là lĩnh vực xuất khẩu nên chưa chú trọng nhiều ở thị trường nội địa. Đối với thị trường xuất khẩu nhóm mặt hàng kinh doanh của xí nghiệp rất phù hợp và đạt yêu cầu khách hàng nhập khẩu, còn ở thị trường trong nước thì việc kinh doanh mặt hàng này vẫn chưa xuất từ nhu cầu của người tiêu dùng. Mặt hàng gạo tiêu dùng trong nước đa phần phải là loại gạo đồng nhất về giống, có tên gọi cho từng loại còn gạo xuất khẩu đã bị pha tạp của nhiều loại giống khác nhau, không có t ên gọi cho từng mặt hàng mà chỉ phân loại theo phần trăm tấm. Nhìn chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp qua 3 năm có xu hướng giảm. Sản lượng tiêu thụ hằng năm của xí nghiệp giảm và không hoàn thành được kế hoạch ngoài nguyên nhân do các yếu tố nêu trên còn do công tác thu mua nguyên liệu đầu vào còn nhiều khó khăn. 3.4.3. Tình hình thu mua gạo nguyên liệu Đầu năm xí nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu phân bổ kế hoạch của công ty về lượng gạo cung ứng trong năm làm định hướng sơ bộ cho thu mua. Trong quá trình hoạt động dựa vào tình hình giá cả thị trường và nhu cầu của khách hàng, lượng hàng tồn kho, mức xuất hàng cho công ty và mùa vụ thu hoạch để làm cơ sở chính cho việc thu mua trong năm. Vào các mùa vụ chính xí nghiệp sẽ tăng cường công tác thu mua bởi thường chất lượng gạo trong mùa vụ chính có chất lượng và giá cả đầu vào cũng thấp hơn. Căn cứ vào khung giá của công ty, xí nghiệp định giá mua theo từng mặt hàng và đảm bảo sao cho xí nghiệp có lãi. Hằng năm theo chỉ tiêu của công ty phân bổ xí nghiệp thu mua khoảng 15.000 tấn đến 30.000 tấn gạo nguyên liệu và gạo đã phân loại % tấm phục vụ xuất khẩu và bán nội địa. Nguồn gạo nguyên liệu chủ yếu được thu mua từ các thương lái www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 34 trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Tiền Giang, An Giang…Gạo được mua theo hợp đồng cơ sở hoặc trả tiền ngay, một số ít mua từ nội bộ. Tình hình thực hiện thu mua hàng năm của xí nghiệp: Bảng 7: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ THU MUA GẠO VỚI KẾ HOẠCH ĐVT: kg 2006 Kế hoạch Thực hiện Ch. Lệch % hoàn thành kế hoạch Tình hình mua gạo nguyên liệu 30.000.000 26.909.965 -3.095.035 89,7 2007 Kế hoạch Thực hiện Ch. Lệch % hoàn thành kế hoạch Tình hình mua gạo thành phẩm 25.000.000 17.447.508 -7.552.492 70 2008 Kế hoạch Thực hiện Ch. Lệch % hoàn thành kế hoạch Tình hình mua gạo nguyên liệu 35.500.000 20.852.307 -14.647.693 59 ( Nguồn: bộ phận tài chính kế toán xí nghiệp3 ) Qua số liệu bảng 5 về tình hình thu mua gạo nguyên liệu trong 3 năm về cơ bản vẫn chưa hoàn thành kế hoạch, năm 2006 hoàn thành được 89,7%, năm 2007 hoàn thành được 70%, năm 2008 hoàn thành 59% kế hoạch. Trong 2 năm 2006 và 2007 do tình hình dịch bệnh trên cây lúa như vàng lùn và lùn xoắn lá làm giảm sản lượng lúa ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, khả năng cung cấp gạo của các nhà cung ứng cho sản xuất của xí nghiệp giảm. Còn trong năm 2008 do sự biến động mạnh của thị trường gạo thế giới khiến giá cả lương thực trong nước tăng cao, các nhà cung cấp yêu cầu tăng giá nguyên liệu không phù hợp, www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 35 khả năng cung cấp hàng của các nhà cung ứng không kịp thời cho xí nghiệp. Mặt khác do tình hình khủng hoảng tài chính tín dụng buộc các ngân hàng thắt chặt tín dụng và tăng lãi suất cho vay làm cho xí nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn kinh doanh để đẩy mạnh hoạt động thu mua bởi nguồn vốn hoạt động của xí nghiệp chủ yếu được tạm ứng từ nguồn vốn đi vay của công ty. Từ việc phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và thực trạng mua bán ở xí nghiệp qua 3 năm cho thấy việc kinh doanh của xí nghiệp tuy có giảm về mặt khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhưng tình hình hoạt động kinh doanh đang từng bước đi vào ổn định và có hiệu quả, điều đó được thể hiện ở mức lợi nhuận trong năm 2008. Xét các chỉ tiêu: + Về chỉ tiêu lợi nhuận: trong năm 2006 và năm 2008 xí nghiệp hoàn thành vượt mức kế hoạch lợi nhuận do công ty đề ra, năm 2006 vượt 120.362 ngàn đồng tương đương vượt 40%, năm 2008 vượt 3,1% so với kế hoạch, riêng năm 2007 vẫn chưa đạt kế hoạch thậm chí còn lỗ. + Về chỉ tiêu cung ứng cho công ty: chỉ có năm 2006 vượt so với kế hoạch 4%, còn các năm 2007, 2008 việc cung ứng cho công ty và bán ra bên ngoài về cơ bản vẫn chưa hoàn thành kế hoạch. + Về chỉ tiêu mua vào phục vụ cho sản xuất về cơ bản vẫn chưa hoàn thành kế hoạch. Từ chỉ tiêu mua vào và bán ra cho thấy từ năm 2007 quy mô kinh doanh của xí nghiệp đang có xu hướng thu hẹp dần và chưa tương xứng với năng lực sản xuất hiện có. Trong năm 2009, xí nghiệp cần có những biện pháp nâng cao hoạt động thu mua và đẩy mạnh lượng tiêu thụ sản phẩm gạo. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 36 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Phân tích môi trường kinh doanh nhằm giúp xí nghiệp thấy được doanh nghiệp mình đang trực diện với những gì để từ đó xác định kế hoạch kinh doanh cụ thể cho phù hợp. Những biến đổi của môi trường có thể gây những bất ngờ và những hậu quả nặng nề, có thể đem lại những cơ hội và những mối đe dọa cho hoạt động. Vì vậy, cần phải nghiên cứu phân tích môi trường để có thể dự đoán những khả năng có thể xảy ra để có các biện pháp ứng phó kịp thời. 4.1. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ GẠO XÍ NGHIỆP 4.1.1. Thị trường xuất khẩu Thị trường truyền thống xuất khẩu gạo của công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long nói chung và xí nghiệp 3 nói riêng lâu nay chủ yếu là thị trường Châu Á: Malaysia, Philipin, Indonesia và Châu Phi trong đó thị trường Châu Á chiếm 46%, Châu Phi chiếm 54%. Loại gạo xuất khẩu của xí nghiệp có tỷ lệ % tấm cao 15% - 25%, gạo 25% thường xuất sang thị trường cấp thấp và cấp trung chiếm gần 70% lượng gạo xuất khẩu của xí nghiệp. Năm 2006 tổng sản lượng xuất sang các thị trường này 17.546 tấn chiếm 71,01% tổng sản lượng bán ra của xí nghiệp, năm 2007 xuất gần 13.000 tấn chiếm tỉ lệ 87% sản lượng và 2008 xuất 13.778 tấn chiếm tỉ lệ 98% sản lượng của năm. Xí nghiệp không trực tiếp thực hiện xuất khẩu mà thông qua công ty. Trong 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008 thì Phillippines vẫn là thị trường đứng tại vị trí số một, chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần so với năm 2007. Trong 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất này thì có 3 thị trường bao gồm Philippin, Malaysia, Cu Ba là thị trường truyền thống, chiếm 63,8% về giá trị và 54,8% về lượng. 7 thị trường còn lại là các thị trường thương mại (chiếm 18,4% về giá trị và 23,3% về lượng), trong đó thị trường châu Phi chiếm tới 11,7% về giá trị và 14,5% về lượng. Châu Phi là thị trường dễ tính không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, thị trường Châu Phi là thị trường được đánh giá là tiềm năng lớn trong hoạt động xuất khẩu gạo của xí nghiệp năm 2009. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 37 Trong năm 2009, sản lượng gạo xuất khẩu Việt Nam sang Philipin đã ký hợp đồng là 1,5 triệu tấn, ở thị trường Châu Phi sẽ ký kết xong hợp đồng vào tháng 6 .Trong dự kiến Châu Phi sẽ nhập khẩu 50% sản lượng gạo từ việt Nam thay vì nhập của Thái Lan và Ấn Độ. Việc xuất khẩu sang hai thị trường này là điều kiện tốt cho xí nghiệp trong năm 2009 bởi đây l à hai thị trường truyền thống quen thuộc. Yêu cầu về loại hàng của hai thị trường này phù hợp với sản phẩm kinh doanh của xí nghiệp. 4.1.2. Thị trường nội địa Thị trường gạo trong nước lâu nay của xí nghiệp vẫn tập trung ở các tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong năm 2006 sản lượng tiêu thụ nội địa đạt 1.657,5 tấn chiếm 7,41% trong tổng sản lượng cả năm, năm 2007 đạt 2.590 tấn chiếm tỉ lệ 13% lượng tiêu thụ trong năm, năm 2008 đạt 247 tấn chiếm tỉ lệ 2% sản lượng của năm. Năm 2006 lượng tiêu thụ trung bình hàng tháng đạt 138 tấn/tháng, năm 2007 đạt 216 tấn/tháng, 2008 đạt 21 tấn/tháng. Khó khăn cho xí nghiệp khi tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa là rào cản về thuế giá trị gia tăng 5% cho mặt hàng gạo. Trong khi đó các đại lí nhỏ lẻ, các bạn hàng ở chợ đầu mối chỉ chịu khoản thuế khoán hàng tháng, do đó giá bán ra có tính cạnh tranh hơn của xí nghiệp. Ở thị trường nội địa tuy xí nghiệp có quan tâm nhưng chưa chú trọng khai thác nhiều, trong thời gian qua xí nghiệp đã bỏ quên tiềm năng của thị trường nội địa. Khi nguồn cung lúa gạo không đủ đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước, tất yếu giá lương thực sẽ tăng cao, các doanh nghiệp, thương lái tranh nhau mua hàng. An ninh lương thực quốc gia bị đe dọa sẽ có sự can thiệp của chính phủ bằng các chính sách hạn chế xuất khẩu để bình ổn thị trường trong nước. Đến lúc đó hoạt động xuất khẩu của xí nghiệp sẽ bị đình truệ và gặp trở ngại cho khâu tiêu thụ sản phẩm điển hình là diễn biến thị trường năm 2007 và 2008. Cơn sốt gạo năm 2008 do bị ảnh hưởng của thị trường thế giới một phần do sự đầu cơ gạo trong nước. Khi giá gạo tăng cao vào những tháng đầu năm, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng lương thực ghìm hàng chờ giá tăng lên cao hơn để bán lúc đó đầu vào cho sản xuất của xí nghiệp trở nên khó khăn hơn bởi www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 38 nguồn thu mua chính của xí nghiệp thông qua các thương lái, không chủ động được nguồn nguyên liệu buộc xí nghiệp phải mua giá cao sẽ làm tăng giá thành sản phẩm giảm lợi nhuận. 4.2. CHÍNH SÁCH HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO Gạo là mặt hàng nằm trong rổ hàng hoá để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam. Hơn hai năm qua, chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng lương thực, trong đó có gạo, luôn tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng chung của CPI. Chính vì vậy, hơn 2 năm qua, Chính phủ đã áp dụng biện pháp chỉ tiêu sản lượng xuất khẩu gạo mà bản chất là hạn ngạch để điều tiết sản lượng gạo xuất khẩu, với mong muốn vừa kiểm soát được giá gạo trong nước không quá leo thang, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Chính sách hạn ngạch xuất khẩu gạo hiện nay trên lý thuyết có vẻ đơn giản, chỉ cần đầu năm Chính phủ công bố hạn ngạch là xong, nhưng thực tế thì khá phiền phức. Bởi đi kèm với hạn ngạch sản lượng gạo là việc xác nhận hợp đồng của hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), thủ tục công nhận lượng gạo còn trong kho của doanh nghiệp, rồi thời hạn giao hàng và nhiều thủ tục hành chính. Thông thường sau khi ký xong hợp đồng xuất khẩu xí nghiệp mới triển khai kế hoạch mua hàng dự trữ để sản xuất do sự hạn chế về nguồn vốn, kho bãi và nhằm tiết kiệm các khoản chi phí bảo quản. Các thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian gây khó khăn cho xí nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng, có khi phải hoãn giao hàng làm mất uy tín với nhà nhập khẩu. Việc áp dụng hạn ngạch sẽ làm triệt tiêu phần nào động lực kinh doanh của xí nghiệp. Bởi nếu ký hợp đồng xuất khẩu gạo có giá thấp hơn giá định hướng của hiệp hội là không được xác nhận để xuất khẩu. Hợp đồng xuất khẩu của xí nghiệp bao gồm hai loại: xuất theo hợp đồng được chính phủ ký kết theo chỉ tiêu phân bổ của công ty và xuất theo hợp đồng thương mại. Đối với hợp đồng thương mại điều vướng mắc của xí nghiệp là chính sách mức giá tối thiểu. Theo kế hoạch đề ra hạn ngạch xuất khẩu năm 2009 khoảng 4,5 – 5 triệu tấn gạo. Trong 6 tháng đầu năm đã ký hợp đồng khoảng 3,7 triệu tấn, như vậy 6 tháng cuối năm còn lại khoảng 1,3 triệu tấn. Hiệp hội cho rằng khả năng giao hàng trong 6 tháng đầu năm khó mà thực hiện đúng hợp đồng nên đề nghị giãn hợp đồng cho những tháng cuối năm. Hiện tại, các doanh nghiệp chỉ được ký hợp www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 39 đồng cho thời hạn giao từ tháng 7 trở lên, đây được xem như là thông báo tạm ngưng ký hợp đồng xuất khẩu mới. Việc giãn hợp đồng xuất khẩu và tạm ngưng ký hợp đồng mới đã gây nhiều thiệt thòi cho xí nghiệp. Hiện nay, thị trường thế giới có nhu cầu lớn về lúa gạo, giá lúa gạo tăng thì lại giãn tiến độ giao hàng, ngưng ký hợp đồng xuất khẩu đã ảnh hưởng trực tiếp đến xí nghiệp, làm cho xí nghiệp bỏ qua cơ hội kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận bởi ít có nhà nhập khẩu nào chấp nhận đặt bút ký hợp đồng trong thời điểm này nhưng sau tháng 7 mới giao hàng vì sợ rủi ro. Rất có thể khi nhu cầu về lúa, gạo thế giới giảm xuống hoặc giá gạo tụt trong những tháng cuối năm như xu hướng năm 2008. Vì trên thực tế, ngay cả Hiệp hội Lương thực Việt Nam hiện cũng chưa nắm rõ tình hình xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2009 sẽ ra sao mà chỉ nhận định nếu Trung Quốc tăng mua vào do hạn hán trên diện rộng thì giá lúa gạo thế giới sẽ tăng, ngược lại nếu Ấn Độ bán lúa ra, không dự trữ thì giá lúa gạo thế giới sẽ giảm. Với những quyết định này công ty và xí nghiệp cần phải tập trung hơn nữa để tìm kiếm khách hàng những tháng cuối năm, tìm kênh tiêu thụ cho sản phẩm. Tại cuộc họp gần đây với các bộ Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để bàn giải pháp kích cầu lúa gạo, tháo gỡ khó khăn cho cả nông dân lẫn doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề nghị các bộ cùng kiến nghị Chính phủ sửa đổi quy chế điều hành xuất khẩu gạo theo hướng Nhà nước chỉ quy định tổng lượng lúa gạo xuất khẩu tối đa cho từng thời điểm trong năm và bãi bỏ cơ chế Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân phối chỉ tiêu, hạn ngạch cho từng doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo. Bởi cơ chế, chính sách điều hành trong nước là hạn ngạch xuất khẩu được giao quá ít so với thực lực, khả năng cung cấp của doanh nghiệp. Với kiến nghị này trong tương lai xí nghiệp có thể ký thêm nhiều hợp đồng để tăng lượng tiêu thụ. Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu l ương thực Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ 4% lãi suất vay ưu đãi cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh lúa gạo và việc xem xét giải quyết vay vượt 15% vốn tự có. Đây là điều kiện thuận lợi giúp xí nghiệp có thêm nguồn vốn để đẩy mạnh thu mua, dự trữ đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất cung cấp gạo theo đúng số lượng và thời hạn hợp đồng www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 40 Rõ ràng, các chính sách của nhà nước có tác động rất lớn trong hoạt động của doanh nghiệp, trong hoạt động kinh doanh của mình doanh nghiệp còn phải xem xét định hướng của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình để hoạt động. 4.3. DÂN SỐ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố có diện tích đất gần 40.000 km2 chiếm 12% diện tích cả nước, đất nông nghiệp chiếm 75% đất tự nhiên của vùng và bằng 31% đất nông nghiệp của cả nước, là vùng Châu thổ phì nhiêu thích hợp với việc trồng lúa, là vựa lúa lớn nhất cả nước. Sản lượng lúa hàng năm của toàn vùng chiếm trên 51% sản lượng cả nước, chiếm trên 90% sản lượng xuất khẩu gạo. Hàng năm cả nước xuất khẩu trên dưới 4 triệu tấn gạo đều từ nguồn dư thừa ở đồng bằng sông Cửu Long. Dân số khoảng 18 triệu người chiếm 21% dân số cả nước, mức lương thực bình quân đầu người cao gấp 2 lần so với trung bình cả nước là thị trường cung cấp và tiêu thụ lúa gạo đầy tiềm năng của xí nghiệp. Hiện nay, nhu cầu lương thực thế giới và trong nước đang tăng cao do dân số ngày càng tăng là điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và tiêu thụ gạo nội địa của xí nghiệp. Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long là tỉnh có quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, có cầu Mỹ Thuận mới xây dựng xong, cầu Cần Thơ đang chuẩn bị xây dựng; có quốc lộ 53, 54, 80 cùng với giao thông đường thuỷ khá thuận lợi đã nối liền tỉnh trong vùng và cả nước tạo cho xí nghiệp một vị thế rất lớn trong việc phân phối, vận chuyển, mua bán hàng. 4.4. ẢNH HƯỞNG TẬP QUÁN, KỸ THUẬT CANH TÁC, GIỐNG LÚA, CÔNG NGHỆ XAY XÁT ĐẾN CHẤT LƯỢNG GẠO Là nước đứng vị trí thứ 2 thế giới trong xuất khẩu gạo nhưng gạo Việt Nam luôn có giá thấp, không cạnh tranh được với gạo Thái Lan là do chất lượng giống không đồng nhất, bị pha tạp. Giống lúa được gieo trồng chủ yếu chỉ chú trọng đến năng suất, khả năng kháng bệnh, giống lúa ngắn ngày mà bỏ qua yếu tố chất www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh GVHD: Th.S Đỗ Thị Tuyết SVTH:Võ Thị Kim Phương 41 lượng hạt gạo. Trong khi đó, hiện nay cả thị trường xuất khẩu và nội địa ngày càng quan tâm nhiều đến yếu tố chất lượng. Tập quán canh tác của người nông dân chủ yếu trồng lúa 3 vụ 1 năm mà ít xen canh làm 2 vụ 1 năm để cải tạo đất, hạn chế sự phát triển của dịch bệnh trên cây lúa, kỹ thuật bón phân làm đồng còn theo kinh nghiệm chưa áp dụng các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKTH2009 4053612 Vo Thi Kim Phuong .pdf
Tài liệu liên quan