Luận văn Lập kế hoạch doanh thu theo sản phẩm của công ty

Tài liệu Luận văn Lập kế hoạch doanh thu theo sản phẩm của công ty: –—&–— Luận văn - Lập kế hoạch doanh thu theo sản phẩm của công ty Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và thực hiện nền kinh tế mở. Sự chuyển mình sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cùng với sự bung ra của mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp không còn giữ được thế độc quyền như trước, mà để tồn tại cũng như thể hiện được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế quốc dân các doanh nghiệp phải xác định được chỗ đứng của mình, nắm bắt được sự tác động của môi trường kinh doanh và mọi thời cơ để kinh doanh có hiệu quả. Để thích nghi với cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải tìm ra đáp án của 3 vấn đề kinh tế lớn đó là : Sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai ? phù hợp với năng lực và ngành nghề của mình . Điều quan trọng nhất là làm thế nào để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường. Đó là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp. Đó cũng ch...

doc50 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Lập kế hoạch doanh thu theo sản phẩm của công ty, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
–—&–— Luận văn - Lập kế hoạch doanh thu theo sản phẩm của công ty Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường và thực hiện nền kinh tế mở. Sự chuyển mình sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cùng với sự bung ra của mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp không còn giữ được thế độc quyền như trước, mà để tồn tại cũng như thể hiện được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế quốc dân các doanh nghiệp phải xác định được chỗ đứng của mình, nắm bắt được sự tác động của môi trường kinh doanh và mọi thời cơ để kinh doanh có hiệu quả. Để thích nghi với cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải tìm ra đáp án của 3 vấn đề kinh tế lớn đó là : Sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Sản xuất cho ai ? phù hợp với năng lực và ngành nghề của mình . Điều quan trọng nhất là làm thế nào để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường. Đó là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp. Đó cũng chính là lý do tại sao mỗi doanh nghiệp phải lùa chọn cho mình một phương án sản xuất tối ưu . Có thể nói, lập kế hoạch là một công cụ chủ yếu, hữu hiệu để doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển của mình và trong đó việc lập kế hoạch doanh thu của doanh nghiệp đóng góp một phần quan trọng vào thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện đổi mới công tác kế hoạch, đặc biệt là lập kế hoạch doanh thu theo sản phẩm ở các doanh nghiệp vẫn còn rất nhiều vấn đề cần bàn bạc và tiếp tục được hoàn thiện trên nhiều phương diện từ nhận thức của người làm kế hoạch đến phương pháp nội dung làm kế hoạch. Công ty TNHH Sơn Tùng là một doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Trong những năm qua công ty đã có những thành công nhất định trong sản xuất kinh doanh. Đó là sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty mặt khác cũng là do lãnh đạo công ty đã hiểu được công tác lập kế hoạch doanh thu theo sản phẩm có vai trò quan trọng như thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài: "Lập kế hoạch doanh thu theo sản phẩm của công ty" Em mong rằng đề tài này trước hết có thể giúp bản thân mình tổng hợp được tất cả những kiến thức đã học được và sau đó có thể phần nào giúp ích cho quá trình đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty. Ngoài lời mở đầu và kết luận bố cục của báo cáo thực tập gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty TNHH Sơn Tùng Phần 2: Giới thiệu chức năng ,nhiệm vụ các phòng ban của công ty. Phần 3: Phương pháp lập kế hoạch doanh thu theo sản phẩm của công ty. Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm thực tế nên báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong được thầy cô và các bạn góp ý để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN I: GIỚI THIỆU TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH SƠN TÙNG 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. Công ty TNHH Sơn Tùng được thành lập bằng quyết định số 912/QĐ-UB ngày 23 tháng 7 năm 1997 của Bộ UBND tỉnh Hưng Yên. Trụ sở đóng tại số 8, Phạm Ngũ Lão, thị trấn Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Với sự lãnh đạo của đồng chí giám đốc: nguyễn Mạnh Tưởng công ty TNHH Sơn Tùng từ khi thành lập đến nay công ty đã trở thành doanh nghiệp phát triển hàng đầu của tỉnh Hưng Yên về lĩnh vực xây dựng dận dụng, cầu đường, cung cấp vật liệu xây dựng. Thời kỳ công ty mới thành lấp cũng là thời kỳ tỉnh Hưng Yên mới xác lập lại, thời kỳ này công ty TNHH Sơn Tùng đã tham gia xây dựng các cơ sơ hạ tầng, đường giao thông, công trình UBND, trường học trên toàn tỉnh Hưng Yên, góp phần tạo sự phát triển tỉnh Hưng Yên trong nhưng năm mới xác lập lại tỉnh. Năm 2002 công ty TNHH Sơn Tùng đã lập dự án, xin phép UBND tỉnh cho thê 4,2 ha đất trên khu công nghiệp Phố Nối. Năm 2005 Công ty đã xây dựng song nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm ( sản phẩm bao gồm: Các loại cống li tâm, cột điện li tâm, bê tông tươi ) phục vụ các doanh nghiệp trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Năm 2006 công ty xây dựng trạm bê tông nhựa Asphalt với công suất 120T/h. Trong nhưng năm ngần đây công ty đã tham gia các công trình trọng điểm của tỉnh Hưng Yên, của cục đường bộ Việt Nam ( như: Đường QL5A, Đường QL18, Đường QL39, đừng TL200, Đường QL38 ). Hiện nay công ty đã sở hữu những trang thiết bị đủ và hiện đại để phục vụ thi công các công trình xây dựng giao thông trọng điểm: Máy lu , máy súc, máy ủi, máy san, các loại, máy rải BTN, Trạm sản xuất BTN, nhà máy sản suất cấu kiện đúc sẵn, BT thương phẩm, đội ô tô vận tải. Doanh thu trung bình hàng năm trong nhưng năm gần đây lên tới 250 tỷ/ năm. Mỗi năm công ty tạo công ăn việc làm cho trăm lao động với mức lương 4-5 triệu đồng/tháng. 2.Giới thiệu chung về công ty: Lĩnh vực kinh doanh: xây dựng Công ty TNHH Sơn Tùng là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo quyết định số 912/QĐ-UB ngày 23 tháng 7 năm 1997 của Bộ UBND tỉnh Hưng Yên. Trụ sở chính: Khu công nghiệp Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên Điện thoại: (3213) 980838 Fax: (03213) 980445 Địa bàn hoạt động trên: Cả nước. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0900137166 do Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 23/07/1997 (sửa đổi lần 3 ngày 18/03/2009) với các ngành nghề kinh doanh: - Xây dựng các công trình giao thông; - Xây dựng các công trình công nghiệp; - Xây dựng công trình dân dụng; - Xây dựng công trình thuỷ lợi; - Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, cụm dân cư, đô thị, khu công nghiệp, giao thông, vận tải; - Xây dựng lưới điện và trạm biến áp đến 35KV. - Sản suất bê tông đúc sẵn: ống cống ly tâm, cột điện ly tâm, cọc bê tông và các cấu kiện bê tông đúc sẵn khác. - Sản xuất, mua bán bê tông nhựa nóng Asphalt . - Sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng, bê tông thương phẩm. - Dịch vụ thương mại. 3. Chế độ thời gian làm việc Về chế độ và thời gian làm việc của công ty: + Đối với khối hành chính sự nghiệp; Số ngày làm việc thực tế trong năm là 303 ngày Số ngày làm việc trong tháng là 26 ngày Số ca làm việc trong một ngày đêm là 2 ca Số giờ làm việc trong một ca là 8h Buổi sáng từ 7h30 – 11h30 Buổi chiều từ 1h đến 4h30 + Đối với đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm cơ giới: Làm việc vào hầu hết các ngày trong tháng trừ chủ nhật và các ngày lễ tết, ngày làm việc 8 tiếng, làm hai ca một ngày. + Đối với công nhân trực tiếp xây dựng công trình: Do đặc điểm của ngành xây dựng nên số ngày làm việc của đội ngũ công nhân này không cố định mà phải tuân theo qú trình và giai đoạn thực hiện công trình. Thường những công nhân này được thuê từ ngoài và làm việc dưới sự điều hành của các công nhân có tay nghề, bậc thợ và các kỹ sư thuỷ lợi trong ngành. 4.Vị trí của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Lịch sử phát triển xã hội loài người đã trải qua hàng ngàn năm , trong mỗi thời kỳ sự tồn tại của con người luôn gắn với các công trình kiến trúc để chứng tỏ sự văn minh của thời ký đó. Do vậy nhu cầu về xây dựng là nhu cầu thường xuyên và ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế , xã hội của mỗi quốc gia. Ngày nay, sản xuất càng phát triển , phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc thì vị trí, vai trò của ngành xây dùng trong nền kinh tế quốc dân ngày càng được khẳng định. Nếu như trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, hoạt động xây dựng chỉ phục vụ cho các công trình nhỏ với hình thức đơn giản và kỹ thuật thô sơ. Khi nền kinh tế phát triển , xây dựng đã trở thành một ngành sản xuất vật chất quan trọng phục vụ cho nền kinh tế . Các doanh nghiệp xây dựng cũng phát triển để đáp ứng nhu cầu của xã hội .Khi nền kinh tế chưa phát triển, các doanh nghiệp xây dựng với số lượng lao động Ýt, trình độ thấp, trang thiết bị kỹ thuật thô sơ, chủ yếu xây dựng thủ công. Ngày nay với số lượng lao động dồi dào , trình độ tay nghề cao, trang thiết bị máy móc hiện đại, sử dụng các phương pháp thi công tiên tiến, áp dụng các thành tựu khoa học vào xây dựng các công trình. Xuất phát từ thực tế, do vậy hầu như các doanh nghiệp xây dựng hiện nay đủ sức đảm nhận thi công những công trình có quy mô lớn và kỹ thuật phức tạp trong và ngoài nước. Về mặt tổ chức quản lý sản xuất, các doanh nghiệp xây dựng ngày càng thay đổi để phù hợp với nhu cầu của xã hội. Từ những doanh nghiệp nhỏ, phân tán, hoạt động trong phạm vi hẹp, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, đến nay đã hình thành những Tổng công ty, các Tập đoàn xây dựng có tính toàn quốc và xuyên quốc gia . Sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp xây dựng phụ thuộc vào từng quốc gia , ở các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ , Anh , Pháp…chủ yếu là các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ phát triển . Sù cạnh tranh của các doanh nghiệp này tương đối gay gắt dẫn tới có sự chuyên môn hoá theo ngành xây dùng . Công nghệ xây dựng thế giới hiện nay thường tập trung vào xây dựng nhà cao tầng , xây dựng đường hầm và ngoài biển với các khoản chi phí đầu tư nghiên cứu tương đối lớn ở các nước đã và đang phát triển. Ngành xây dựng ở bầt kỳ một quốc gia nào cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc nép thuế cho ngân sách Nhà nước , thóc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Sau đây ta sẽ nghiên cứu vai trò của ngành xây dùng trong một số nước có nền kinh tế phát triển. Các chỉ tiêu chứng tỏ vai trò quan trọng của ngành xây dựng Tên nước Tỷ trọng sản phẩm XD trong tổng SPQN ( tính theo % , 1989 ) Tỷ trọng lao động XD trong tổng số lao động ( tính theo % , 1988 ) 1. Cộng hoà Đức. 11 6,6 2. Cộng hoà Pháp. 11,4 7,1 3. Anh . 10,1 6,3 4. Hoa kỳ. 8,7 5,4 5. Canada. 14,9 5,9 6. Nhật. 19,3 9,1 Qua số liệu trên ta thấy , ngành xây dựng đã đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc dân của mỗi quốc gia , thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của các nước , khu vực và thế giới. Đặc biệt ở các nước có nền kinh tế đang phát triển thì ngành xây dựng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động , giảm bớt nạn thất nghiệp 5.Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty Phó Giám Đốc Kế toán trưởng Kỹ sư trưởng Giám Đốc Phòng KTTC Phòng KTKH Phòng TCCB - LĐ Trạm Y tế Phòng bán hàng Phòng TCKT Phòng Vật tư Phòng thí nghiệm Phòng KTCĐ Tổ xây dựng dân dụng Tổ thảm mặt đường số 1 Tổ sản xuất ống cống Tổ sản xuất cột điện Tổ ô tô vận tải Tổ máy công trình Tổ sản suất bt thương phẩn Tổ thảm mặt đường số 2 Tổ thi công nền đường số2 Tổ thi công xD công nghiệp Tổ thi công nền đường số1 Tổ sản xuất bê tông nhựa PHẦN II : GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG NHIỆM, VỤ CHỦ YẾU CỦA TỪNG PHÒNG BAN 2.1. Văn phòng Giám đốc Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc, các Phó giám đốc Công ty quản lý công tác văn phòng, là nơi tiếp nhận, xử lý công văn, in ấn tài liệu, tiếp khách cho Công ty. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng, các đại hội, sơ kết, tổng kết theo định kỳ, quản trị hành chính. 2.2. Phòng kế hoạch- vật tư a. Chức năng: Tham gia giúp Giám Đốc Công ty về công tác kế hoạch, quản lý chi phí sản xuất, sản xuất , quản lý các hợp đồng kinh tế phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh. b. Nhiệm vụ: Có nhiệm vụ XD kế hoạch SX quý, năm, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, XD kế hoạch đầu tư XDCB, công tác XD giá thành, khoán chi phí, đơn giá dự toán công trình, ký kết và thanh lý các hợp đồng kinh tế với khách hàng. Hàng tháng, hàng quý, năm giao kế hoạch và các chỉ tiêu giao khoán trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty và điều kiện kỹ thuật của từng đơn vị. Hàng tháng, quý, năm làm quyết toán chi phí cho từng đơn vị và tổng hợp các chỉ tiêu giao khoán cho Công ty. Theo dõi quá trình thực hiện các chỉ tiêu giao khoán cho toàn Công ty. Theo dõi quá trình thực hiện các chỉ tiêu định mức tiêu hao vật liệu, nhân công. Khi thấy các chỉ tiêu giao khoán tăng giảm đột ngột phải có ý kiến với Giám đốc để có phương án giải quyết. Hàng quý đề nghị mức thưởng phạt với Giám đốc theo mức độ tăng, giảm chi phí cho từng đơn vị. Xác định mức hoàn thành kế hoạch tháng cho từng đơn vị. Hàng quý tổ chức kiểm tra sổ sách các đơn vị ghi chép số liệu lĩnh vật tư, sổ cấp vật tư, bảng chấm công, sổ chia lương. Chấn chỉnh việc ghi chép, hạch toán, nếu có sai sót trầm trọng phải báo cáo Giám đốc. Nghiệm thu sản lượng cho các đơn vị theo đúng chỉ tiêu giao khoán, chịu trách nhiệm không chấp nhận nghiệm thu các công việc sai với quy chế khoán. 2.3. Phòng Vật tư 2.3.1. Công tác tổ chức thu mua hàng hóa, vật tư Căn cứ vào nhu cầu sản xuất của Công ty phòng vật tư mua các vật tư chủ yếu như gỗ, vì chống, gông, thanh giằng. Còn các mặt hàng khác phát sinh trong quá trình sản xuất thì phòng vật tư căn cứ vào phiếu yêu cầu do các đơn vị sản xuất tình Giám đốc cho mua, từ đó phòng vật tư tập hợp lại để mua các hàng hóa đó. 2.3.2. Tình hình dự trữ các loại vật tư Mỗi kỳ kế toán các phòng ban chức năng phải lập nhu cầu dự trữ vật tư, nhằm đảm bảo phục vụ kịp thời cho sản xuất. Số lượng và giá trị vật tư dự trữ phải được tính toán trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình thị trường và khả năng cung ứng của các nhà cung cấp...nhằm giữ tồn kho ở mức hợp lý. Để tránh tình trạng tồn kho lâu năm dẫn đến ứ đọng vốn, vật tự mua về có khi không dùng đến, đặc biệt phòng vật tư không dự trữ các loại vật tư theo một quy tắc nào mà chỉ dự trữ gối đầu những loại vật tư đặc chủng thường xuyên phải sửa chữa lớn. 2.3.3. Kế hoạch cung ứng vật tư Khi vật tư được mua về nhập kho, đơn vị phân xưởng nào đã đăng ký kế hoạch hoặc phát sinh thì phải viết phiếu lĩnh vật tư, ký thủ trưởng đơn vị, Giám đốc, rồi mới xuống để lĩnh. Khi phiếu lĩnh có đầy đủ các chữ ký chức năng thì thủ kho thuộc phòng vật tư mới được phát loại vật tư đó đúng theo danh điểm, đơn vị tính số lượng đã ghi. Cấp phát vật tư: Theo nhu cầu sản xuất là chính Phòng Kế toán tài chính. Kế toán trưởng Phó phòng kế toán thống kê Kế toán thanh toán Kế toán công nợ Kế toán vật liệu Kế toán TSCĐ,ĐTXD Kế toán tiền luơng Kế toán giá thành Thủ quỹ Nhân viên kinh tế ở các công trường, phân xưởng phân xởng Phó phòng kế toán tổng hợp Thống kê tổng hợp Thống kê sản lượng Hình 2-1: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty 2.4.1. Chức năng, nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán - Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ bao quát quản lý toàn bộ công tác kế toán tài chính thống kế trong Công ty, theo dõi đôn đốc các kế toán viên hoàn thành công việc của mình kịp tiến độ chung. Chịu trách nhiệm về chế độ kế toán đang áp dụng tại Công ty, tham mưu giúp Giám đốc về sử dụng chế độ chính sách nhà nước ban hành để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. - Kế toán tổng hợp: Kiểm tra xử lý chứng từ, lập báo cáo tài chính theo định kỳ. Đồng thời theo dõi tình hình biến động của tiền gửi ngân hàng.. - Kế toán giá thành: Đảm nhận việc tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm - Kế toán thống kê : Phụ trách công tác thống kê trong Công ty, giúp kế toán trưởng về công tác thống kê trong đơn vị. - Kế toán thanh toán, công nợ: Có trách nhiệm theo dõi và thanh toán các chứng từ thu chi liên quan đến quỹ tiền mặt và các khoản tạm ứng của CBCNV. Theo dõi về các khoản công nợ phải thu công nợ phải trả của khách hàng - Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu về vật tư sử dụng cho sản xuất nhằm cung cấp kịp thời số liệu cho kế toán tổng hợp. - Kế toán TSCĐ: Theo dõi tình hình tăng giảm, khấu hao TSCĐ và thực trạng của các TSCĐ trong Công ty đồng thời theo dõi các khoản vay dài hạn và hoạt động XDCB. -Kế toán tiền lương : Có trách nhiệm tính và thanh toán tiền luơng, tiền thưởng, các khoản phụ cấp có tính chất lương cho từng CBCNV trong Công ty - Thủ quỹ: Giử quỹ tiền mặt tại Công ty và chỉ được nhập, xuất khi có đầy đủ các chứng từ đã được giám đốc ký duyệt. - Nhân viên kinh tế: Làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện hạch toán ban đầu, thu nhận chứng từ, chấm công ... sau đó chuyển số kiệu lên phòng kế toán. - Bộ phận thống kê: Chịu trách nhiệm theo dõi về sản lượng than sản xuất, sản lượng đất đá bốc xúc vận chuyển của Công ty Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Thẻ & sổ chi tiết Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Bảng kê Sổ cái Ghi chú: Ghi cuối tháng Ghi hàng ngày Quan hệ đối chiếu Hình 2-2: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ A. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 ĐVT: Đồng STT Mã số Số đầu năm Số cuối kì TÀI SẢN A TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 1,907,602,536.17 2,341,344,749.29 I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 254,597,765.95 24,054,013.28 1 Tiền 111 254,597,765.95 24,054,013.28 2 Các khoản tương đương tiền 112 0.00 0.00 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0.00 103,900,000.00 1 Đầu tư ngắn hạn 121 0.00 103,900,000.00 2 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 0.00 0.00 III Các khoản phải thu 130 1,473,103,538.45 1,955,291,257.35 1 Phải thu khác hàng 131 209,674.77 6,444,350.95 2 Trả trước cho người bán 132 9,203,823.33 162,436,037.39 3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 1,424,083,914.58 1,746,466,336.41 4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD 134 5 Các khoản phải thu khác 135 40,009,941.79 40,383,710.45 6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi(*) 139 (403,816.02) (439,177.85) IV Hàng tồn kho 140 147,164,793.43 165,211,474.18 1 Hàng tồn kho 141 150,049,883.36 168,036,635.90 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (2,885,089.93) (2,825,161.72) V Tài sản ngắn hạn khác 150 32,736,438.34 92,888,004.48 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 27,988,786.35 92,205,664.67 2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 3 Thuế và các khoản phải thu nhà nước 154 3,998,852.60 35,382.10 4 Tài sản ngắn hạn khác 158 748,799.39 646,957.71 B TÀI SẢN DÀI HẠN 200 3,254,953,048.00 3,934,277,280.34 I Các khoản phải thu dài hạn 210 1 Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 3 Phải thu dài hạn nội bộ 213 4 Phải thu dài hạn khác 218 5 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi(*) 219 II Tài sản cố đinh 220 3,220,641,384.70 3,909,740,494.24 1 Tài sản cố định hữu hình 221 2,885,701,538.53 3,576,254,308.99 Nguyên giá 222 5,622,188,542.62 7,087,281,395.69 Giá trị hao mòn lũy kế 223 (2,736,487,004.09) (3,511,027,086.70) 2 Tài sản cố định thuê tài chính 224 Nguyên giá 225 Giá trị hao mòn lũy kế 226 3 Tài sản cố định vô hình 227 1,141,321.00 858,623.01 Nguyên giá 228 1,151,940.18 1,154,572.43 Giá trị hao mòn lũy kế(*) 229 (10,169.18) (295,949.42) 4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 333,798,525.17 332,628,012.24 III Bất động sản đầu tư 240 Nguyên giá 241 Giá trị hao mòn lũy kế(*) 242 IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 9,000,000.00 1,500,000.00 1 Đầu tư vào công ty con 251 2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 1,500,000.00 1,500,000.00 3 Đầu tư dài hạn khác 258 7,500,000.00 0.00 4 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn(*) 259 V Tài sản dài hạn khác 260 25,311,663.30 23,036,336.10 1 Chi phí trả trước dài hạn 261 19,226,478.42 16,136,122.78 2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 3 Tài sản dài hạn khác 268 6,085,184.88 6,900,213.32 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 5,162,555,584.17 6,275,622,029.63 NGUỒN VỐN A NỢ PHẢI TRẢ 4,151,850,657.74 5,163,354,351.46 I Nợ ngắn hạn 310 2,170,839,306.77 1,846,745,441.84 1 Vay và nợ ngắn hạn 311 704,161,863.15 441,266,119.63 2 Phải trả người bán 312 332,178,206.82 230,584,451.73 3 Người mua trả tiền trước 313 8,326,110.06 4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 368,001,088.87 419,232,203.08 5 Phải trả người lao động 315 626,427,401.27 635,971,312.25 6 Chi phí phải trả 316 20,676,558.63 6,318,836.70 7 Phải trả nội bộ 317 0.00 0.00 8 Phải trả theo tiến độ kế hoạch HĐXD 318 9 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 44,309,847.37 26,993,989.69 10 Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 11 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 75,084,340.66 78,052,418.70 II Nợ dài hạn 220 1,981,011,260.97 3,316,608,909.62 1 Phải trả dài hạn người bán 331 2 Phải trả dài hạn nội bộ 332 3 Phải trả dài hạn khác 333 4 Vay và nợ dài hạn 334 1,914,516,315.64 3,224,109,828.11 5 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 65,866,384.31 91,870,520.49 7 Dự phòng phải trả dài hạn 337 8 Doanh thu chưa thực hiện 338 0.00 0.00 9 Quỹ phát triển khoa học công nghệ 339 628,561.02 628,561.02 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 1,010,705,016.43 1,112,267,678.17 I Vốn chủ sở hữu 410 1,010,705,016.43 1,112,267,678.17 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 918,003,719.74 948,795,474.96 2 Thặng dư vốn cổ phần 412 3 Vốn khác của chủ sở hữu 413 4 Cổ phiếu quỹ 414 5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 6,396,297.43 7 Quỹ đầu tư phát triển 417 68,888,548.56 118,759,432.80 8 Quỹ dự phòng tài chính 418 23,812,748.13 38,316,472.98 9 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 11 Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 12 4 quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 422 0.00 0.00 II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 0.00 0.00 1 Nguồn kinh phí 432 2 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 0.00 0.00 TỔNG NGUỒN VỐN 440 5,162,555,584.17 6,275,622,029.63 2.5. Phòng Tổ chức lao động – Tiền lương. * Nhiệm vụ cụ thể - Xây dựng định mức lao động, hệ số điều chỉnh thu nhập ngành nghề, đơn giá tiền lương và quỹ lương khoán của các đơn vị trong công ty trình giám đốc Công ty quyết định. - Hướng dẫn các đơn vị trong Công ty xây dựng quy chế để trả lương, trả thưởng, duyệt quy chế quản lý lao động – tiền lương của các đơn vị. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế trả lương của các đơn vị, tham mưu với giám đốc Công ty để chấn chỉnh các sai xót trong việc thực hiện quy chế trả lương. - Nắm vững mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty từng tháng, quý, năm để đề xuất những phương án, giải pháp về tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, về quản lý phân phối tiền lương, tiền thưởng, sử dựng nguồn lực con người nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty một cách tốt nhất. * Các chế độ chính sách về tiền lương, tiền thưởng - Trả lương và tiền thưởng cho người lao động phải tuân thủ theo nguyên tắc phân phối theo lao động, làm công việc gì giữ chức vụ gì thì được trả lương theo công việc, chức vụ đó. Trả lương, phân phối tiền thưởng phải thật sự là động lực khuyến khích động viên người lao động không ngừng phấn đấu tăng năng suất lao động, chất lượng công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Tiền lương trả cho người tập thể hay các nhân người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả và mức độ đóng góp của tập thể hay cá nhân người lao động và kết quả SXKD của Công ty. Trả lương phải đảm bảo công khai, công bằng giữa tập thể, cá nhân người lao động. - Để thu hút được nhân tài cũng như khuyến khích các viên chức có năng lực, khả năng đáp ứng được công việc với cường độ lao động, tốc độ xử lý công việc ở mức độc cao, khả năng làm việc độc lập và theo nhóm tốt có tính quyết định đến chất lượng công việc của bộ phận đó. Mức tiền lương tháng được áp dụng thêm hệ số điều chỉnh đạt đến 1,5 lần so với mức lương tháng được trả của viên chức đó. - Gắn chính sách tiền lương với chính sách quản lý tinh giảm lao động từng bước thay đổi cơ cấu, chất lượng lao động. Có chính sách đãi ngộ khuyến khích đối với lao động có trình độ kỹ thuật công nghệ cao, lao động có trình độ quản lý giỏi. - Tiền lương trả cho người lao động phụ thuộc vào quỹ lương theo đơn giá được giao ( hay quỹ lương giao khoán theo công đoạn ), năng suất lao động, mức độ thực hiện kế hoạch SXKD bao gồm: Sản phẩm sản xuất, tiêu thụ, các chỉ tiêu công nghệ doanh thu từ sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thực hiện và các khoản trích nộp theo quy định. - Không sử dụng quỹ tiền lương để sử dụng vào các mục đích khác. Toàn bộ tiền lương của người lao động trong Công ty phải được thể hiện chính xác đầy đủ và sổ lương doanh nghiệp theo quy định tại thông tư 15/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội. - Nguồn hình thành quỹ tiền lương: Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Công ty xác định nguồn quỹ tiền lương tương ứng để trả lương cho người lao động. Nguồn quỹ tiền lương bao gồm: + Quỹ tiền lương theo đơn giá được giao. + Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ qui định của Nhà nước. + Quỹ tiền lương từ các hoạt động SXKD, dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao. + Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang. A. Biểu khai năng lực I. CÁN BỘ CHUYÊN MÔN VÀ KỸ THẬT CỦA DOANH NGHIỆP TT Cán bộ chuyên môn và kĩ thuật theo nghề Số lượng Theo thâm niên <5 năm >= 5 năm >=10 năm >=15 năm I ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG 22 3 3 8 7 1 Kĩ sư cầu đường 11 3 2 3 3 2 Kĩ sư kinh tế xây dựng 1 0 0 0 1 3 Kĩ sư cơ khí 3 0 0 1 2 4 Cử nhân kinh tế tài chính 2 0 0 1 1 5 Kĩ sư xây dựng  1 0 0 1 0 6 Cao đẳng xây dựng 2 0 1 1 0 7 Kĩ sư điện 1 0 0 1 0 8 Kĩ sư giao thông công chính 1 0 1 0 0 II TRUNG CẤP 30 6 2 10 12 1 Trung cấp cầu đường 8 3 0 3 2 2 Trung cấp nghiệp vụ 13 2 1 3 7 3 Trung cấp cơ khí 2 0 0 1 1 4 Trung cấp sửa chữa máy 3 0 0 1 2 5 Trung cấp xây dựng 3 1 1 1 0 6 Trung cấp giao thông 1 0 0 1 0 CÔNG NHÂN KĨ THUẬT CỦA DOANH NGHIỆP: STT Công nhân theo ngành nghề. Số Lượng Bậc 3/7 Bậc 4/7 Bậc 5/7 Bậc 6/7 Bậc 7/7 Ghi Chú 1 CN nề bê tông 22 17 2 4 1 0 2 CN sắt xây dựng 20 16 1 2 1 0 3 CN mộc xây dựng 11 6 3 1 1 0 4 CN cơ khí(điện,hàn,tiện,,nguội) 15 13 2 0 0 0 5 Cn vận hành máy Xây dựng 7 5 2 0 0 0 6 CN lái xe con 2 2 0 0 0 0 7 CN lái xe cơ giới 5 5 0 0 0 0 8 CN sản xuất vật liệu Xây dựng 17 9 3 5 0 0 9 CN xây dựng đường bộ 14 6 4 4 0 0 10 CN lao động phổ thông 30 17 7 6 0 0 B. Các nhân viên chủ chốt STT Họ và tên Chức vụ Trình độ Kinh nghiệm công tác 1 Nguyễn Mạnh Tường Giám đốc Kĩ sư kinh tế xây dựng 20 năm kinh nghiệm thi công và quản lí 2 Bùi Văn Báu Phó giám đốc Kĩ sư cầu đường 17 năm kinh nghiệm thi công 3 Trần Thế Vinh Trưởng phòng KTTC Cử nhân kinh tế tài chính 18 năm kinh nghiệm công tác 4 Nguyễn Minh hảo Trưởng phòng KHCT Kĩ sư cầu đường 15 năm kinh nghiệm thi công 5 Đỗ Thị Hường Kế toán trưởng Cử nhân tài chính 13 năm kinh nghiệm công tác 6 Phạm Phúc Hiếu Kĩ sư trưởng Kĩ sư cầu đường 22 năm kinh nghiệm thi công 7 Nguyễn Văn Quý Tô trưởng tổ thảm mặt đường số1 Kĩ sư cầu đường 12 năm kinh nghiệm thi công công trình 8 Nguyễn Văn Tất Tổ trưởng tổ thảm mặt đường số 2 Trung cấp cầu đường 27 năm kinh nghiệm công tác 9 Trần Văn Quân Tổ trưởng tổ nền đường số1 Kĩ sư cầu đường 15 năm kinh nghiệm thi công 10 Vũ Sĩ Hiến Tổ trưởng tổ nền đường số2 Kĩ sư xây dựng 14 năm kinh nghiệm thi công 11 Phạm Văn Trung Tổ trưởng tổ máy công trình Kĩ sư cơ điện 23 năm kinh nghiệm công tác 12 Nguyễn Đình Huân Tổ trưởng tổ xây dựng công nghiệp Cao đẳng xây dựng 21 năm kinh nghiệm thi công 13 Nguyễn Văn Thanh Tổ phó tổ nền đường số 1 Kĩ sư cầu đường 13 năm kinh nghiệm thi công 14 Dương Văn Luật Tổ phó tổ nền đường số 2 Trung cấp cầu đường 12 năm kinh nghiệm thi công 15 Vũ Văn Việt Tổ trưởng tổ máy công trình Kĩ sư cơ điện 18 năm kinh nghiệm thi công 16 Nguyễn Văn Trung Cán bộ kĩ thuật Cao đẳng xây dựng 7 năm kinh nghiệm thi công 17 Tống Văn Hiệp Cán bộ kĩ thuật Cao đẳng xây dựng 4 năm kinh nghiệm công tác 18 Trần Văn Toan Cán bộ kĩ thuật Trung cấp xây dựng 8 năm kinh nghiệm thi công 19 Phạm Văn Sơn Cán bộ kĩ thuật Trung cấp cơ khí 14 năm kinh nghiệm thi công 20 Nguyễn Văn Kiên Cán bộ kĩ thuật Kĩ sư cơ Khí 22 năm kinh nghiệm công tác 21 Nguyễn Hoàng Sơn Cán bộ kĩ thuật Kĩ sư cơ khí 13 năm kinh nghiệm thi công 22 Phạm Văn Đại Cán bộ kĩ thuật Kĩ sư cầu đường 7 năm kinh nghiệm thi công 23 Phạm Thành Đạt Cán bộ kĩ thuật Kĩ sư cơ điện 12 năm kinh nghiệm công tác 24 Trần Văn Phú Cán bộ kĩ thuật Kĩ sư cầu đường 9năm kinh nghiệm công tác 25 Bùi Văn Doanh Cán bộ kĩ thuật Kĩ sư cầu đường 7 năm kinh nghiệm thi công 26 Nguyễn Hữu Long Cán bộ kĩ thuật Trung cấp giao thông 11 năm kinh nghiệm thi công 2.6 Phòng TCKT Tham mưu cho Giám đốc, các Phó giám đốc Công ty trong việc tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính của Công ty theo quy định của pháp luật. Đồng thời lập kế hoạch tài chính, tổ chức phản ánh tình hình sử dụng các nguồn vốn, TSCĐ, tập hợp chính xác trung thực các chi phí theo các đối tượng, đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Định kỳ tổ chức triển khai phân tích hoạt động kinh tế trong Công ty. 2.7 Phòng thí nghiệm Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng như : -Thử nghiêm cơ lí xi-măng -Thử nghiệm hỗn hợp bê tông -Thử nghiệm cơ lí đất -Thử nghiệm cơ lí gạch xấy -Thư nghiệm vữa xây Kiểm định chất lượng xây dựng công trình -Kiểm tra thép xây dựnng. -Kiểm định chất lượng thi công -Kiểm định chất lượng phần còn lại của công trình -Kiểm định nền móng phục vụ công tác cải tạo sửa chữa công trình… Trạm y tế Tham mưu cho Giám đốc, các Phó giám đốc Công ty trong công tác Y tế. Tổ chức thực hiện trực cấp cứu hiện trường, chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV, theo dõi và khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, làm thủ tục bệnh nghề nghiệp cho người lao động, theo dõi giải quyết công ốm và giới thiệu bệnh nhân lên tuyến trên, đôn đốc kiểm tra vệ sinh trễ. PHẦN III Lập kế hoạch doanh thu theo sản phẩm Kế hoạch từ lâu là một khái niệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nền kinh tế quốc dân , vai trò của kế hoạch có sự thay đổi theo giai doạn phát triển kinh tế. + Vai trò của việc lập kế hoạch : Kế hoạch trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung chỉ là đơn thuần là những chỉ tiêu cưng nhắc chỉ sự phân phối nhu cầu vật tư, lao động và vốn của kế hoạch tổng thể. Điều này không còn phù hợp với cơ chế thị trường , trong cơ chế thị trường mới khách hàng đã mang vai trò khác nhau, không còn mang tính pháp lệnh mà mang tính định hướng pháp triển, thuyết phục gián tiếp, đưa doanh nghiệp theo đúng hướng đã định thông qua các bản kế hoạch chủ động gián tiếp. Kế hoạch giúp các doanh nghiệp phác thảo các ý tưởng , cách tiến triển của các doanh nghiệp bằng cách chỉ ra các rủi ro gặp phải và những cơ hội có thể xảy ra. Các khung kế hoạch và chỉ đạo và điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh , nó giúp khắc phục những bất trắc trong sản xuất kinh doanh , do thiếu hoặc méo mó thông tin thị trường. Kế hoạch làm bật những dữ kiện quan trọng , những yếu tố thên chốt của thành công phù hợp với môi trường hoạt động và thực trạng khả năng nguồn lực của doanh nghiệp, từ đó định hướng sự quan tâm của doanh nghiệp đúng hướng.Kế hoạch giúp cho việc gắn kết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả và tính phù hợp trong sản xuất kinh doanh .Tức là công tác kế hoạch tạo ra khả năng tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp, kế hoạch phối hợp hoạt động của các bộ phận chức năng khác nhau nhằm tối thiểu hóa chi phí, đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh tạo cơ sở cho việc nhìn nhận logic các nội dung hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau ,từ đó giúp các hoạt động sản xuất kinh doanh không bị rối loạn ,tốn kém. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh đến ngày 31/12/2011 Đơn vị tính: 1000 đồng STT Nội dung Thực hiện 2010 Thực hiện 2011 TH11/TH10 I Tổng giá trị sản xuất kinh doanh 1.908.987 2.927.089 153% 1 Giá trị đầu tư của các dự án 827.432 1.088.928 132% II Tổng doanh thu 1.081.555 1.927.539 178% 1 Doanh thu đầu tư dự án 499.506 662.653 133% 2 Doanh thu nhận thầu xây lắp 389.960 960.471 246% 3 Doanh thu khác 192.089 349.415 182% III Nộp ngân sách 270.388,75 481.884,75 178% IV Lợi nhuận 811.166,25 1.445.654,25 178% V Lao động tiền lương Tổng số lao động(người) 180 200 111% Thu nhập bình quân(nghìn đồng) 3500 4200 120% Các quyết định chính trong quá trình xây dựng kế hoạch là: Xác định các mục tiêu và các nhiệm vụ để thực hiện các mục tiêu đó Xây dựng các phương án để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra. Xác định các nguồn lực cần thiết về vật chất, công nghệ, vốn, lao động…. Xác định các mốc thời gian bắt đầu và hoàn thành các công việc, các nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra. Phân công trách nhiệm cho các tổ chức, các tập thể và cá nhân. Nguyên tắc lập kế hoạch của doanh nghiệp : Khi lập kế hoạch ở các doanh nghiệp xây cần vận dụng các nguyên tắc sau. Kế hoạch phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường xây dựng Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp xây dựng là cung cấp sản phẩm cho thị trường với chất lượng tốt và thu lợi nhuận. Vì vậy nếu kế hoạch không xuất phát từ nhu cầu của thị trường thì kế hoạch không có tính hiện thực và doanh nghiệp sẽ thua lỗ. Khi lập kế hoạch phải dùa trên định hướng lớn của Nhà nước và phù hợp với qui định của pháp luật. Trong nền kinh tế thị trường quyền chủ động của doanh nghiệp được bảo đảm. Tuy nhiên khi lập kế hoạch các doanh nghiệp xây dựng (nhất là doanh nghiệp nhà nước) vẫn phải dùa trên các định hướng lớn của nhà nước, vì các định hướng này bảo đảm lợi Ých cho toàn quốc gia và cộng đồng, nó đã được dùa trên các dự báo khoa học. Nếu doanh nghiệp biết khai thác nó sẽ có thể làm lợi cho bản thân mình. Kế hoạch phải dùa trên khả năng thực lực của doanh nghiệp. Nếu kế hoạch không tính đến nhân tố này thì tính hiện thực của nó thấp. Kế hoạch phải có mục tiêu rõ rệt, bảo đảm tính tập trung dứt điểm, thoả mãn các yêu cầu của đơn đặt hàng của các chủ đầu tư. Kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ và bảo đảm tính chính xác cao nhất có thể được Kế hoạch phải linh hoạt, có khả năng thích ứng tốt với tình hình thay đổi của thị trường. Kế hoạch phải cố gắng bảo đảm tính liên tục và có kế hoạch gối đầu. Điều này rất phụ thuộc vào khả năng tranh thầu, vào khối lượng xây dựng của thị trường và vào thời tiết. Phải phối hợp tốt giữa kế hoạch theo công trình (hợp đồng) và theo niên lịch. Điều này rất quan trọng vì kế hoạch theo niên lịch có liên quan đến khoản chi phí bất biến, một nhân tố quan trọng bảo đảm cho doanh nghiệp có lãi hay bị lỗ. Kế hoạch phải bảo đảm tính tin cậy, tính tối ưu và hiệu quả kinh tế – xã hội. Đặc biệt phải bảo đảm độ an toàn về tài chính thể hiện ở tính bảo đảm nguồn vốn, bảo đảm khả năng trả nợ, khả năng thanh toán và tối thiểu phải bảo đảm doanh thu hoà vốn 1.Khái niệm và nội dung của doanh thu : A. Khái niệm : tiêu thụ sản phẩm là quá trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận được tiền bán hàng theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên mua bán. Kết thúc quá trình tiêu thụ doanh nghiệp có doanh thu bán hàng. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của dn. B. Nội dung của doanh thu : bao gồm 2 bộ phận : - doanh thu bán hàng (thu nhập bán hàng) : doanh thu về bán sản phẩm hàng hóa thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp lao vụ và dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của dn. - doanh thu từ các hoạt động khác : bao gồm : + doanh thu do liên doanh liên kết mang lại. + thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như : thu về tiền gửi ngân hàng, lãi về tiền cho vay các đơn vị và các tổ chức khác. + thu nhập từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu. + thu nhập bất thường như thu tiền phát, tiền bồi thường, nợ khó đòi đã chuyển vào thiệt hại. + thu nhập từ các hoạt động khác : thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định , giá trị các vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ bán bản quyền phát minh sáng chế, tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm. C. Ý nghĩa của chỉ tiêu doanh thu : - doanh thu bán hàng phản ánh quy mô của quá trình sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của dn. Có được doanh thu chứng toả dn đã sản xuất sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất lượng và giá cả phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. - doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn để dn trang trải các khoản chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, trả lương, trả thưởng, trích bhxh, nộp các thuế theo luật định. - thực hiện được doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau. D. Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng : - khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc lao vụ, dịch vụ cung ứng. - kết cấu mặt hàng, mẫu mã càng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì doanh thu càng cao. - chất lượng sản phẩm : sản phẩm có chất lượng cao giá bán sẽ cao. Nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng cung cấp dịch vụ sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm và giá trị dịch vụ tạo điều kiện tiêu thụ được dễ dàng, nhanh chóng thu được tiền bán hàng, và tăng doanh thu bán hàng. - giá bán sản phẩm : doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm hoặc giá cung ứng dịch vụ phải cân nhắc sao cho giá bán phải bù được phần tư liệu vật chất tiêu hao, đủ trả lương cho người lao động và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư. Thông thường chỉ những sản phẩm, những công trình có tính chất chiến lược đối với nền kinh tế quốc dân thì nhà nước mới định giá, còn lại do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. -/Lập kế hoạch doanh thu theo sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. Kế hoạch tiêu thụ Kế hoạch doanh thu Kế hoạch sản xuất + Sơ đồ quy trình lập kế hoạch doanh thu: Nhân sự cung ứng LĐvề số lương và chất lượng Tài chính luồng tiền khả năng đáp ứng Maketing mục tiêu nhu cầu sản xuất Năng lực sản xuất tồn kho,khả năng cung ứng Kế hoạch chỉ đạo sản xuất tổng thể Kế hoạch nhu cầu vật liệu và công suất Kế hoạch tiến độ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Kế hoạch doanh thu ( doanh thu sản phẩm) Thực hiện kế hoạch và điều chỉnh Từ kết quả lập kế hoạch sản xuất Bước 1: căn cứ và nhiệm vụ được giao và các hợp đồng đã ký kết lập bảng danh mục và tiến độ thi công các công trình và hạng mục công trình trong năm Bàng này cần phản ánh rõ tên công trình, hạng mục công trình đã thi công trong năm trước và sẽ hoàn thành bàn giao trong năm kế hoạch; tên công trình hạng mục công trình khởi công trong năm, hoàn thành bàn giao trong năm; trên công trình, hạng mục công trình chuyển tiếp sang năm kế hoạch sau. Ứng với mỗi loại công trình trên đây cần Ên định rõ thời gian khởi công và kết thúc Dạng chung của bảng danh mục này có thể mô tả như sau BẢNG DANH MỤC VÀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH NĂM 201.. Bảng số……. Thứ tự loại công trình Tên công trình, hạng mục công trình (cả lý trình nếu có) Kỳ trước Kỳ kế hoạch (theo tháng...) Kỳ sau Ghi chó I- Công trình sẽ hoàn thành và bàn giao trong năm kế hoạch. Trong đó a. Công trình khởi công từ năm trước 1- Công trình A T6 2- Công trình B T7 3- Hạng mục CTC T10 b. Công trình khởi công trong năm 1- Công trình D 2- Công trình E II. Các công trình chuyển tiếp sang kỳ kế hoạch sau. Trong đó: a. Khởi công từ kỳ trước 1- Công trình F T7 T5 2- Công trình H T9 T10 b. Khởi công trong năm kế hoạch 1- Công trình I T8 2- Công trình K T3 Bước 2: trên cơ sở danh mục các công trình thi công trong năm, dùa vào các hồ sơ thiết kế - dù toán tiến hành tính khối lượng công tác xây lắp phải làm trong kỳ kế hoạch Ở đây cần tính tổng khối lượng công tác xây lắp cần làm trong năm kế hoạch, trong đó tách riêng phần khối lượng công tác xây lắp của các công trình trọng điểm, công trình cần hoàn thành bàn giao trong năm Dạng chung của bảng tính toán này có thể mô tả như sau BẢNG TÍNH KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC XÂY LẮP CHỦ YẾU BẰNG HIỆN VẬT Bảng sè... STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Ước thực hiện kỳ trước Khối lượng năm kế hoạch Ghi chó 1 2 3 4 5 6 1 Bê tông mác... m3 2 Đào đắp đất m3 3 Cốt thép trong bê tông Tấn Trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp chủ yếu bằng hiện vật trên đây, dùa vào bảng danh mục các công trình và hạng mục công trình thi công trong năm và dự toán được duyệt tiến hành phân khai kế hoạch cho các quý trong năm theo mẫu sau: PHÂN KHAI KẾ HOẠCH CHO CÁC QUÝ TRONG NĂM Đơn vị: 1000đ Sè TT Công trình, hạng mục công trình Đơn vị Khối lượng Kinh phí Quý I Quý II Quý III Quý IV KL KP KL KP KL KP KL KP Bước 3: Tính toán lập bảng năng lực chủ yếu bàn giao trong năm kỹ thuật Đơn vị tính năng lực sản xuất ở bảng ngày lấy theo các đơn vị thích ứng với từng loại công trình Dạng chung của bảng năng lực chủ yếu bàn giao hàng năm được mô tả như sau BẢNG NĂNG LỰC CHỦ YẾU BÀN GIAO TRONG NĂM Bảng... Sè TT Chỉ tiêu Đơn vị Ước thực hiện năm ... Kế hoạch năm... Ghi chó 1 2 3 4 5 6 I Nhà cửa m3 ... ... II Kho tàng ... ... III Vật kiến trúc ... ... IV Năng lực khác ... ... Bước 4: Tính giá trị sản lượng các loại công tác xây lắp Đây là một bước quan trọng trong việc lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp xây lắp Mục tiêu cần đạt được trong bước này là xác định gái trị sản lượng xây lắp sẽ thực hiện trong năm kế hoạch. Trong quá trình tính toán cần phân định rõ giá trị sản lượng công tác xây lắp các công trình chuyển tiếp và của các công trình mới khởi công trong năm Kết quả tính toán có thể đưa vào bảng tổng hợp có dạng sau đây. BẢNG GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG CÁC LOẠI CÔNG TÁC XÂY LẮP Bảng... Chỉ tiêu Ước thực hiện năm Kế hoạch năm Nhịp độ phát triển Chi chó 1 2 3 4 5 1. Giá trị sản lượng xây lắp a. Giá trị sản lượng xây dựng - Giá trị sản lượng xây dựng xong - Chênh lệch giữa đầu năm và cuối năm của sản lượng xử lý b. Giá trị sản lượng lắp đặt thiết bị máy móc - Giá trị sản lượng lắp đặt thiết bị máy móc xong - Giá trị chênh lệch đầu năm và cuối năm của sản lượng lắp đặt thiết bị máy móc 2. Giá trị sản lượng xây lắp các công trình và hạng mục công trình hoàn thành cần bàn giao Trong đó giá trị sản lượng xây lắp các công trình hoàn thành bàn giao toàn bộ Sau khi lập bảng trên đây, sử dụng các kết quả của các bước trước, tiến hành lập bảng tổng hợp theo mẫu sau. BẢNG TỔNG HỢP GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG NĂM XÂY LẮP Bảng... Sè TT Tên công trình, hạng mục công trình Cơ quan chủ quản công trình Thời gian thi công Địa điểm xây dựng Năng lực thiết kế Vốn đầu tư Ước thực hiện từ khi khởi côn đến 31/12 năm báo cáo Kế hoạch năm ... Khởi công Hoàn thành Tổng sè Xây lắp Trong đó xây dựng Giá trị sản lượng xây lắp Năng lực mới dự tính được bàn giao Giá trị SLXL Năng lực mới dự tính được bàn giao Tổng sè Riêng năm báo cáo Trong đó XL Tổng sè Trong đó xây Tổng sè Riêng năm báo cáo Tổng sè Riêng năm báo cáo 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Bước 5: Tính giá trị sản lượng các hoạt động khác Ở bước này, căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp cần tính giá trị sản lượng công nghiệp, giá trị sản lượng vận tải và giá trị sản lượng các hoạt động khác Phương pháp tính một số các hoạt động này sẽ trình bày ở mục III của chương này Kết quả tính toán được đưa vào bảng có dạng giống như bảng giá trị sản lượng các loại công tác xây lắp ở bước 4 trên đây Bước 6: Tính tổng giá trị sản lượng năm kế hoạch bằng cách tổng hợp các kết quả tính toán của bước 4 và bước 5 Bước 7: Ước tính các chi tiết vật tư, tiền vốn, lao động, lợi nhuận, nép ngân sách Căn cứ vào kết quả tính toán giá trị tổng sản lượng, căn cứ vào tiến độ và khối lượng xây lắp các công trình trong năm kế hoạch cần tính toán các chỉ tiêu về lao động vật tư, tiền vốn, lợi nhuận, các khoản nép ngân sách. Những tính toán ở đây chỉ mang tính chất tổng quát, định hướng và làm tiền đề cho việc lập các kế hoạch tương ứng sau. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp a. Quan niệm về tiêu thụ sản phẩm - Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hoá, là khâu cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và một bên là tiêu dùng. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất bao gồm hai loại các quá trình và các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm: các nghiệp vụ kỹ thuật, sản xuất;' các nghiệp vụ kinh tế - tổ chức và kế hoạch Để thực hiện các nghiệp vụ và các quá trình liên quan đến giao nhận và xuất bản sản phẩm đòi hỏi phải tổ chức hợp lý không chỉ lao động trực tiếp ở các kho hàng mà còn phải tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu về các loại sản phẩm của doanh nghiệp (bao gồm cả việc đặt hàng sản xuất, ghép mối trong mua bán). Công việc này do các cán bộ phân tích kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện. - Như vậy quan niệm về tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm nhu cầu thị trường, tổ chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị hàng hoá và xuất bán theo yêu cầu của khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏ nhất. Những nguyên tắc cơ bản trong tiêu thụ sản phẩm là: - Nhận thức và thoả mãn đầy đủ nhu cầu của khách hàng - Bảo đảm tính liên tục trong quá trình tiêu thụ sản phẩm - Tiết kiệm và nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ tm b. Tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp Bản chất của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp là tìm mọi biện pháp để hoàn thành công trình có chất lượng và bàn giao cho chủ công trình đúng hạn như quy định trong hợp đồng xây dựng, phù hợp với các thủ tục, chế độ về nghiệm thu bàn giao công trình của Nhà nước Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất và các hợp đồng đã ký kết, doanh nghiệp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn sản xuất của mình Mẫu chung của biểu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn sản xuất của doanh nghiệp như sau Biểu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn sản xuất năm... Sè TT Công trình, hạng mục công trình Kế hoạch bàn giao Ngày, tháng.... Giá trị sản lượng bàn giao (1000đ) 1 2 3 2. Phương pháp lập kế hoạch doanh thu bán hàng : Có 2 phương pháp : a. Phương pháp lập kế hoạch doanh thu theo đơn đặt hàng của khách hàng : phương pháp này căn cứ vào các hợp đồng đặt hàng của khách hàng để lập kế hoạch doanh thu bán hàng hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp. Lợi thế của phương pháp này là đảm bảo sản phẩm của donh nghiệp sản xuất ra sẽ tiêu thụ được hết. Tuy nhiên phương pháp này khó thực hiện được nếu không có đơn đặt hàng trước của khách hàng. b. Phương pháp lập kế hoạch doanh thu căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp : doanh thu bán hàng phụ thuộc vào số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng và giá bán đơn vị sản phẩm hoặc cước phí đơn vị. Công thức tính như sau : dt = sti x gi  dt : doanh thu về bán hàng kỳ kế hoạch. Sti : số lượng sp tiêu thụ của từng loại sp kỳ kế hoạch (dịch vụ cung ứng của từng loại). Gi : giá bán đơn vị sản phẩm hoặc cước phí đơn vị. I = (1...n) : loại sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng. Số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ kế hoạch phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch, số lượng sản phẩm kết dư dự tính đầu kỳ và cuối kỳ kế hoạch. St = sđ + sk - sc trong đó : sđ : số lượng sản phẩm kết dư dự tính đầu kỳ kế hoạch. Sk : số lượng sản phẩm sản xuất (cung ứng dịch vụ) trong kỳ kế hoạch. Sc : số lượng sản phẩm kết dư dự tính cuối kỳ kế hoạch. Trong công thức trên : * số lượng sản phẩm kết dư dự tính đầu kỳ kế hoạch (sđ) : ở các dn sản xuất kinh doanh hàng bán gồm 2 bộ phận : - số lượng sản phẩm còn lại trong kho đến ngày đầu năm kế hoạch. - số lượng sản phẩm gửi bán nhưng chưa xác định tiêu thụ (chưa thu được tiền). Vì kế hoạch lập quý vào quý 4 năm báo cáo nên sản lượng sản phẩm kết dư đầu kỳ kế hoạch là con số dự tính theo công thức sau : sđ = s3 + sx4 - st4. Trong đó : s3 : số lượng sản phẩm kết dư thực tế cuối quý 3 kỳ báo cáo. Sx4 : số lượng sản phẩm dự tính sản xuất trong quý 4 kỳ báo cáo. St4 : số lượng sản phẩm dự tính tiêu thụ trong quý 4 kỳ báo cáo. * số lượng sản phẩm kết dư dự tính cuối kỳ kế hoạch (sc) : bao gồm 2 bộ phận : - số lượng sản phẩm dự tính tồn kho cuối kỳ hoạch, được tính theo định mức vồn thành phẩm cuối quý 4 kỳ kế hoạch. - số lượng sp xuất ra nhưng chưa thu được tiền cuối kỳ kế hoạch, được xác định theo công thức: xr = sbq4 . X3/sbq3 sbq4 : số lượng sản phẩm bình quân mỗi ngày quý 4 kỳ kế hoạch. X3 : số lượng sản phẩm xuất ra kết dư bình quân quý 3 kỳ kế hoạch. Sbq3 : số lượng sản phẩm sản xuất bình quân mỗi ngày quý 3 kỳ báo cáo. Ở những dn cung ứng dịch vụ vì không có hàng hóa tồn kho nên số kết dư đầu kỳ kế hoạch chỉ bao gồm số dịch vụ đã cung ứng nhưng chưa thu được tiền Mục đích nghiên cứu của đề tài này là cách xây dựng hợp lý kế hoạch doanh thu theo sản phẩm năm 2012 cho Công ty TNHH Sơn Tùng . Do không thể tính toán rõ ràng các loại doanh thu cho nhiều sản phẩm trong năm 2012 vì kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 nên ở báo cáo này em chỉ đề cập đến phương pháp mà công ty áp dụng để tính doanh thu cho một sản phẩm nhất định -Lập kế hoạch doanh thu cho sản phẩm cột điện dân dụng Kế hoạch sản xuất trong năm 2012 dự định sản xuất 3960 cột điện Giá thành dự kiến 1 cột là 2900000(đồng) Tồn đầu kỳ là 80 cột Có bảng kế hoạch dự kiến tình hình sản xuất trong năm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Số lượng dự kiến(cái) 320 280 350 350 340 330 320 330 340 320 330 350 số lượng sản phẩm sản xuất bình quân mỗi ngày quý 3 kỳ báo cáo =11cột số lượng sản phẩm xuất ra kết dư bình quân quý 3 kỳ kế hoạch= 0,3 cột số lượng sản phẩm bình quân mỗi ngày quý 4 kỳ kế hoạch=11,1 số lượng dự tính tồn quý 4 là 40 cột - số lượng sp xuất ra nhưng chưa thu được tiền cuối kỳ kế hoạch, được xác định theo công thức xr = (sbq4 x x3/sbq3)*30 =*30=10 cột Vậy số lương tồn cuối kỳ là 50 cột Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ là sđ= 80+3960-50= 3990 cột Doanh thu dự kiến bán ra toàn bộ sản phẩm là = 3990*2900000 = 11,571 tỷ đồng KẾT LUẬN CHUNG Trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp phải tự quyết định con đưòng phát triển của mình, hoặc tiến lên hoặc mỗi doanh nghiệp sẽ tụt hậu với thị trường. Điều này dòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tìm tòi, sáng tạo hoàn thiện phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh bằng một công cụ kinh tế nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Một trong những mục tiêu đó là tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.Doanh nghiệp đòi hòi phải có một chiến lược kinh doanh hợp lý, trong đó kế hoạch doanh thu theo sản phẩm là một công tác hoạch định cho tương lai. Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Sơn Tùng em luôn chấp hành tốt, thời gian quy định của Công ty, thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc, quy định kỷ luật của Công ty đề ra. Luôn tích cực tìm tòi, chịu khó học hỏi các anh, chị trong phòng kế toán nói riêng và của các ban lãnh đạo cùng toàn thể các phòng ban nói chung. Trong quá trình thực tập em nhiều lúc em còn gặp một số khó khănnhất định như: -Do trình độ kiến thức còn hạn chế, chưa được nhiều nên em gặp một số hạn chế trong việc học lý thuyết ở nhà trường gắn liền với việc thực tế trong Công ty. -Do trong quá trình thu thập số liệu có nhiều khó khăn và có thể không được đẩy đủ nên em mong các thây cô góp ý. Với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo : Nguyễn Ngọc Khánh và sự giúp đỡ hết lòng của các cán bộ phòng ban và Giám đốc của Công ty TNHH Sơn tùng , cộng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, em đã hoàn thành báo cáo thực tập nghiệp vụ của mình một cách tương đối, đầy đủ các vấn đề nghiên cứu, song bản báo cáo thực tập nghiệp vụ này khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội: ngày 17 tháng 6 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Minh Thành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận Văn- Lập kế hoạch doanh thu theo sản phẩm của công ty.doc