Tài liệu Luận văn Làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------o0o-------------
TRIỆU QUỲNH CHÂU
LÀNG BẢN CỦA NGƯỜI TÀY
Ở HUYỆN TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành : Lịch Sử Việt Nam
Mã số : 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀM THỊ UYÊN
THÁI NGUYÊN, NĂM 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------o0o-------------
TRIỆU QUỲNH CHÂU
LÀNG BẢN CỦA NGƯỜI TÀY
Ở HUYỆN TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hiện
nay, bản sắc văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam cần được bảo tồn
và phát huy. Một trong những yếu tố cần được bảo tồn là văn hoá làng bản
của dân tộc thiểu số vùng niền núi phía Bắc. Tại huyện T...
103 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------o0o-------------
TRIỆU QUỲNH CHÂU
LÀNG BẢN CỦA NGƯỜI TÀY
Ở HUYỆN TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành : Lịch Sử Việt Nam
Mã số : 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀM THỊ UYÊN
THÁI NGUYÊN, NĂM 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------------o0o-------------
TRIỆU QUỲNH CHÂU
LÀNG BẢN CỦA NGƯỜI TÀY
Ở HUYỆN TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế hiện
nay, bản sắc văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam cần được bảo tồn
và phát huy. Một trong những yếu tố cần được bảo tồn là văn hoá làng bản
của dân tộc thiểu số vùng niền núi phía Bắc. Tại huyện Trùng Khánh tỉnh Cao
Bằng, yếu tố làng bản của người Tày cũng có những nét truyền thống rất
phong phú và đặc sắc. Làng bản dân tộc Tày vừa phải đổi mới, hiện đại nhưng
cũng phải giữ được những bản sắc dân tộc và truyền thống tốt đẹp.
Lâu nay việc tìm hiểu nghiên cứu văn hoá làng bản của các dân tộc nói
chung trên phạm vi cả nước bước đầu đã đạt được những thành tựu. Tuy
nhiên việc tìm hiểu làng bản của của người Tày ở Cao Bằng, tỉnh miền núi,
biên giới phía Bắc do nhiều nguyên nhân khách quan còn bỏ ngỏ chưa được
chú ý quan tâm và việc nghiên cứu cũng chưa có hệ thống.
Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề: “Làng bản của người
Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng” làm đề tài nghiên cứu. Qua đề
tài, tác giả mong muốn giúp cho thế hệ trẻ ở huyện gắn bó sâu sắc hơn với
quê hương, để từ đó có những việc làm thiết thực góp phần xây dựng quê
hương Trùng Khánh ngày càng giàu đẹp hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi được thừa hưởng rất ít các
kết quả nghiên cứu của những người đi trước bởi vì chưa có một công trình
nghiên cứu cụ thể nào về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh. Tuy
nhiên, ở từng lĩnh vực và khía cạnh khác nhau của các nhà nghiên cứu đã đề
cập đến vấn đề nói trên một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Ở vùng Tày, Nùng ở Việt Bắc cũng có những tác giả là những nho sĩ
quan sát ghi chép về đất nước, núi sông và con người ở đây như: Phan Lê
Phiên ( 1973-1809) viết “ Cao Bằng Lục”, Phạm An Phủ viết “Cao Bằng kí
Lược”. Và cuốn sách “Cao Bằng thực lục” của tác giả Bế Hữu Cung viết năm
1810, là cuốn sách đầu tiên giới thiệu về vị trí địa lý sông núi, phong tục tập
quán và thành trì Cao Bằng. Năm 1920, tác giả Bế Huỳnh cho xuất bản cuốn
“Cao Bằng tạp chí nhật tập”, tác phẩm đã đề cập chi tiết đến nguồn gốc,
phong tục tập quán của dân tộc Tày, Nùng ở Cao bằng. Tác phẩm “Văn hoá
Tày, Nùng” của nhóm tác giả Hà Văn Thư, Lã Văn Lô, tác phẩm đã đề cập
đến một cách khái quát về đặc điểm của hai dân tộc Tày, Nùng trên hai
phương diện lớn của nền văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần.
Gần đây công trình “Nhà sàn truyền thống của người Tày ở Đông Bắc
Việt Nam” của tác giả Ma Ngọc Dung xuất bản năm 2005, tác phẩm đi sâu
vào tìm hiểu đời sống vật chất của người Tày nói chung, cách chọn chọn thế
đất của họ đề xây dựng nhà cửa, làng bản. Ngoài ra những báo cáo quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế –xã hội tỉnh Cao Bằng, báo cáo quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội huyện Trùng Khánh đến năm 2020.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào cụ thể tìm hiểu, nghiên
cứu về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Bởi vậy còn
rất nhiều vấn đề quan trọng chưa được làm sáng tỏ như: nguồn gốc dân tộc, sinh
hoạt tín ngưỡng, phong tục tập quán đã từng tồn tại hoặc còn duy trì đến ngày
nay…Song chúng tôi vẫn xem thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước là ý
kiến gợi mở quý báu , là cơ sở để tác giả hoàn thành tốt đề tài của mình.
3. Nguồn gốc và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số sử sách và địa chỉ cổ
như: “Lịch sử tỉnh Cao Bằng”, tác phẩm giới thiệu về đất và người Cao Bằng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
quá trình hình thành phát triển trên mọi lĩnh vực (kinh tế, chính trị, xã hội)
của tỉnh từ thời tiền sử đến nay. “Cao Bằng Thực Lục” (Bế Hữu Cung) tác
phẩm gồm 4 phần, trong đó có phần ba: “Sơn Thuỷ Lục” chép lịch sử Cao
Bằng và phần bốn: “Cương giới phong tục” chép lịch sử Cao Bằng từ đời
Kinh Dương Vương đến đời Chiêu Thống và các sách tên làng bản Việt Nam
đầu thế kỷ XIX… còn lưu lại tại Vện Hán Nôm, Viện Sử học. Nguồn tư liệu
điền dã, để thực hiện đề tài này chúng tôi sẽ tiến hành thực địa tại tất cả các
xã thuộc huyện Trùng Khánh để quan sát địa hình, quang cảnh làng bản, đời
sống văn hoá, xã hội của dân tộc Tày ở huyện Trùng Khánh. Từ đó giúp
chúng tôi có thể tìm hiểu về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh
tỉnh Cao Bằng.
Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài, tác giả đứng trên quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá sự
vật, hiện tượng diễn ra trong các làng bản của người Tày huyện Trùng
Khánh tỉnh Cao Bằng.
Phương pháp chủ yếu vận dụng trong đề tài là diễn dã lịch sử kết hợp với
quan sát xã hội học nhằm làm nổi bật những đặc trưng làng bản của người Tày ở
Trùng Khánh nói riêng và Cao Bằng nói chung. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng
phương pháp lịch sử, phương pháp logíc, phương pháp hệ thống hoá, …. để
nghiên cứu làng bản của người Tày ở Trùng Khánh.
4. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Về mục đích nghiên cứu, đề tài nghiên cứu tìm hiểu về làng bản của
người Tày ở huyện Trùng Khánh, nhằm khắc phục bức tranh toàn cảnh về
làng bản dân tộc Tày ở một huyện miền núi biên giới Cao Bằng. Qua kết quả
nghiên cứu đề tài góp phần thêm cơ sở khoa học về làng bản của người Tày ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Cao Bằng nói chung và Trùng Khánh nói riêng mà lâu nay ít người quan tâm.
Mặt khác, trong cuộc sống mới, thời đại mới, chúng ta nhất là giới trẻ ngày
nay tuỳ theo hoàn cảnh và khả năng sẽ phải có mặt ở nhiều nơi công tác ở
nhiều môi trường, những tình cảm quê hương, tình làng nghĩa xóm vẫn sẽ mãi
mãi đậm đà. Hiểu biết về làng xã Việt Nam nói chung và làng bản của người
Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng nói riêng chính là để giúp chúng ta
nâng cao tình cảm ấy.
Đối tượng nghiên cứu, đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề có liên
quan đến tổ chức xã hội làng bản, đời sống văn hoá - xã hội làng bản của dân
tộc Tày ở Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Phạm vi nghiên cứu: không gian nghiên cứu của đề tài là địa bàn huyện
Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Từ những tài liệu khảo sát, điền dã tại Trùng
Khánh hiện tại kết hợp với khai thác các tài liệu khác, chúng tôi tìm lọc những
yếu tố cổ truyền về làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao
Bằng trước cách mạng Tháng Tám và những biến đổi từ sau cách mạng Tháng
Tám đến nay. Chính vì vậy mà đề tài được bố cục trình bày theo từng vấn đề cụ
thể và có sử dụng tất cả các nguồn tài liệu mà chúng tôi đã thu thập được có
liên quan đến nội dung đưa ra không giới hạn niên đại của tư liệu.
5. Đóng góp của đề tài
Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành sự nghiệp: “Xây dựng nền văn hoá
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Trong sự nghiệp ấy di sản văn hoá của mỗi
dân tộc được xem là: “Tài sản vô giá gắn kết cộng đồng dân tộc là cốt lõi của
bản sắc dân tộc, là cơ sở để sáng tạo ra những giá trị mới và giao lưu văn
hoá”. Làng xã, mường bản Việt Nam đã có một lịch sử lâu đời. Chính từ
những làng bản đơn vị cơ sở này mà đất nước ta tồn tại và ghi được nhiều
thành tựu tạo nên một nền văn hoá làng có nhiều nét riêng. Ngày nay muốn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
xây dựng một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc như Đảng ta luôn nhấn
mạnh, thì cần phải tiếp cận với văn hoá làng.
Hiện nay, dưới ảnh hưởng của sự giao lưu văn hoá và tác động cư chế
thị trường, của công nghiệp hoá và hiện đại hoá, văn hoá làng bản truyền
thống của người Tày đang có những biến đổi lớn. Bên cạnh những giá trị văn
hoá tích cực mà ta cần bảo tồn, kế thừa, phát huy, cũng còn những yếu tố đã
tỏ ra lạc hậu, không còn phù hợp với cuộc sống đương đại và xu thế phát triển
chung đòi hỏi chúng ta phải cải biên, nâng cao, thậm chí phải lọc bỏ. Mặt
khác chúng ta lại đang chứng kiến một thực tế là nhiều giá trị văn hoá truyền
thống đích thực đang bị mai một, xuống cấp, bị pha tạp, lai căng một cách
phản văn hoá không phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc. Trong thời gian
qua chúng ta cũng đã đầu tư nhiều công sức, có nhiều chủ trương chính sách
để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc như tuyên
truyền, vận động đồng bào xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống
văn hóa mới, thực hiện định canh định cư…
Tuy nhiên kết quả thu được chưa nhiều. Một trong những nguyên nhân
của tình hình trên là thiếu hiểu biết về phong tục tập quán, tâm lý, chưa thấy
hết được những giá trị văn hoá tinh thần, vật chất cũng như ảnh hưởng của nó
trong đời sống của đồng bào các dân tộc. Tuy có những hạn chế rõ ràng
nhưng cũng phải công nhận là đã có nhiều làng rất xứng đáng với sự tôn vinh.
Tìm hiểu những nét đẹp truyền thống của các làng xã để rút kinh nghiệm bồi
bổ cho nhiệm vụ xây dựng làng văn hoá mới hiện nay là yêu cầu chính đáng
và chắc chắn có nhiều hứa hẹn. Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống về
làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng, đó là sự kế thừa
những truyền thống văn hoá, tinh hoa trí tuệ của ông cha để lại để từ đó giáo
dục và làm thức tỉnh lòng yêu nước, yêu quê hương làng bản của đồng bào
dân tộc Tày nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Qua nghiên cứu cơ cấu tổ chức làng bản đề tài làm nổi bật được tính
cấu kết cộng đồng của cư dân, sự gắn bó tương trợ giúp đỡ lẫn nhau thông
qua các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi
trường tự nhiên. Đây là một bài học kinh nghiệm quý báu mà chúng ta được
tiếp thu, kế thừa và sẽ phát triển trong chiến lược đại đoàn kết dân tộc của
Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Qua kết quả nghiên cứu mà đề tài đạt được sẽ
giúp cho bạn đọc thấy được những nét đẹp truyền thống, nét văn hoá đặc
trưng trong văn hoá làng bản của người Tày ở huyện Trùng Khánh. Đề tài:
“Làng bản của người Tày ở huyện Trùng khánh tỉnh Cao Bằng” còn là một
nguồn tài liệu cho sinh viên các bộ môn khoa học như: Lịch sử địa phương,
văn hoá học, dân tộc học...
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bản đồ, tranh ảnh, phụ
lục, đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Chương 2: Làng bản truyền thống của người Tày ở huyện Trùng Khánh
tỉnh Cao Bằng trước cách mạng Tháng Tám (1945)
Chương 3: Những biến đổi dưới xã hội mới của làng bản người Tày ở
huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
HUYỆN TRÙNG KHÁNH TỈNH CAO BẰNG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG
1.1. Vị trí, điều kiện tự nhiên
Huyện Trùng Khánh nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng cách thị xã
63km, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Trịnh Tây và huyện Đại Tân (thuộc
tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Hạ Lang.
Phía Nam giáp huyện Quảng Uyên. Phía Tây giáp huyện Trà Lĩnh. Theo sách
Đại Nam nhất thống chí ghi: “Huyện Thượng Lang cách phủ 81 dặm về phía
đông bắc, Đông - Tây cách nhau 109 dặm, Nam - Bắc cách nhau 76 dặm. phía
Đông đến địa giới huyện Hạ Lang 79 dặm, phía Tây đến địa giới huyện
Quảng Uyên 30 dặm, phía Nam đến địa giới huyện Hạ Lang 33 dặm, phía Bắc
đến địa giới châu An Bình nước Thanh 43 dăm” [28, tr. 404-405 ]
Huyện Trùng Khánh nằm ở độ cao trung bình từ 500- 800m so với
mực nước biển, là một huyện miền núi có địa hình tương đối phức tạp bởi
nhiều dãy núi cao xen kẽ là những sông suối ngắn, thung lũng hẹp dần từ
Tây Bắc xuống đến Đông Nam. Huyện có 3 dạng địa hình chính: dạng đồi,
dạng núi vôi và địa hình thung lũng. Dạng đồi có 6 xã hình thành trên đá
phiến thạch sét và sa thạch, phân bố ở các xã Đông Nam với độ cao biến
động từ 500 - 800 m. Tuy nhiên, vùng này cũng có nơi xen kẽ địa hình
Caster. Dạng núi đá vôi, có 11 xã chiếm diện tích khá lớn, phân bố ở các xã
phía Bắc và phía Tây Nam của huyện với độ cao trung bình khoảng 700 -
800m, có nhiều hang động, nổi bật là động Ngườm Ngao và xen kẽ một số
thung lũng nhỏ hẹp.
Dạng địa hình thung lũng có 3 xã là những dải đất tương đối bằng
phẳng, những cánh đồng nhỏ hẹp kéo dài và cao thấp khác nhau, chạy dọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
theo 2 hệ thống sông Quây Sơn và sông Bắc Vọng. Xen giữa những dãy núi
đá là những thung lũng bằng phẳng, được kiến tạo bởi thiên nhiên và công
sức khai phá của nhân dân các dân tộc từ nhiều đời, đã tạo nên những cánh
đồng, bãi rẫy trù phú như các vùng Ngọc Khuê, Đình Phong, Chí Viễn, Đàm
Thuỷ, Phong Nặm, Lăng Hiếu, Phong châu, Đức Hồng, Cao Thăng…
Nét đặc trưng của địa hình Trùng Khánh là giữa các thung lũng bằng
phẳng có những ngọn núi đá, núi đất sừng sững, nhấp nhô với nhiều hình
dạng, tiêu biểu là vùng Ngọc Khuê dọc sông Quây Sơn, được dân gian gian ca
ngợi là vùng “Hà lục sơn thuỷ hữu tình”. Huyện Trùng Khánh còn có những
dãy núi đá cao, chạy dọc biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, ở phía Bắc
và Đông Bắc, tựa như một phên dậu, bức tường thành che chắn. Trong những
dãy núi đó cao nhất là ngọn Giang Mũ, thuộc xã Ngọc Khuê, với độ cao trên
873m. Phía Nam và Tây Nam là địa hình chuyển tiếp của cao nguyên miền
Đông cao dần từ Nam lên Bắc. Trong những đèo dốc ở Trùng Khánh, nổi
tiếng nhất là Đèo Liêu, được xác định là mốc giới giữa hai huyện Quảng Hoà
và Trùng Khánh, có độ cao 664m, nằm trên trục đường giao thông liên huyện
Quảng Uyên - Trùng Khánh. Về khí hậu, huyện nằm trong khu vực khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Mùa Đông, độ ẩm thấp, khô hanh và rét buốt; mùa hè nóng
bức, chỉ dịu mát về ban đêm. Khí hậu hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa lạnh bắt
đầu từ tháng 10, kéo dài đến hết tháng 5 năm sau. Nửa đầu mùa lạnh là thời kì
khô hanh, ban ngày nhiệt độ ấm áp, nhưng ban đêm nhiệt độ thường thấp, với
độ chênh lệnh giữa ngày và đêm từ 5-100C, nhiệt độ trung bình năm vào
khoảng 240C, tối đa đến 400C (tháng 7) và tối thiểu là 00C (tháng 12) với
nhiệt độ trung bình vào mùa đông là 170C. Theo nhận xét của các triều đại
phong kiến ở Trùng Khánh: “Mùa xuân còn rét, mùa hè mưa nhiều, mùa thu
rất nóng, mùa đông rất lạnh. Ruộng đất khô cằn xấu xa, chỉ cấy được một vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
mùa không có vụ chiêm, nếu cấy muộn sang thu lúa không trổ bông được mạ
chết khô” [28, tr. 406-407]
Lượng mưa trung bình năm thấp vào khoảng 1.777mm, cao nhất là vào
tháng 5 đến tháng 9 (82%), và thấp nhất vào tháng 1, tháng 2, có mưa đá. Gió
mùa đông bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa đông nam bắt
đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 11. Độ ẩm trung bình khoảng 81%, có
sương muối xuất hiện bình quân 6 ngày trong năm (tháng 11, 12), ảnh hưởng
xấu đến sản xuất nông lâm nghiệp.
Cọn nước của người Tày
Trong hệ thống sông suối, có hai con sông chảy qua là sông Quây Sơn và
sông Bắc Vọng. Sông Quây Sơn có hai nhánh chính đều bắt nguồn từ Trung
Quốc, chiều dài khoảng 76km. Nhánh lớn nhất chảy qua xã Ngọc Khuê; nhánh
thứ hai còn gọi là sông Tà Pè, chảy theo hướng Đông Nam, qua xã Phong Nậm,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Ngọc Khê, họp lưu với nhánh chính tại Khả Mong, xã Ngọc Khuê, chảy qua các
xã Đình Phong, Chí Viễn, Đàm Thuỷ qua huyện Hạ Lang rồi chảy sang Trung
Quốc. Lòng sông tuy không rộng nhưng sâu, nước chảy xiết, độ dốc bình quân là
0.01
0
, có nhiều thác ghềnh như thác Khoang (Thoong Khoang) ở xã Ngọc Khê,
cao 10m; thác Gót (Thoong Gót) ở xã Trí Viễn, cao trên 20m.
Đặc biệt là thác Bản Giốc, xã Đàm Thuỷ, có độ cao trên 50m; thác có 2
nhánh: nhánh bên phải dòng nước đổ thẳng xuống vực, nhánh bên trái dòng
nước hạ dần thành 3 bậc, nối tiếp nhau thành một dòng chảy, do độ dốc lớn
dòng chảy đổ xuống vực sâu, tung bọt trắng xoá và bay lưng chừng núi, hơi
nước bốc lên tạo thành những màn sương mù huyền ảo, như những dải lụa
trắng vắt ngang sườn núi, vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng.
Thác Bản Giốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Gần thác Bản Giốc có hang Ngườm Ngao, một hang lớn ngầm sâu trong
lòng núi, có dòng nước chảy qua. Thác Bản Giốc, hang Ngườm Ngao là những
danh thắng nổi tiếng, liền kề nhau tạo thành khu du lịch giàu tiềm năng.
Động Ngườm Ngao
Do địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nên phần lớn các
con sông, con suối bắt nguồn từ phía Tây Bắc chảy theo hướng Đông Nam
qua các vùng núi đá vôi, dọc các con sông Bắc Vọng, Quây Sơn…có nhiều
thác ghềnh, nước chảy xiết. Các dòng sông lớn như Quây Sơn, Bắc Vọng và
nhiều suối, ao, hồ là nguồn lợi thuỷ sản dồi dào. Nơi đây có nhiều loại cá quý,
có giá trị kinh tế cao như cá Chiết (có con nặng tới hàng chục kg), cá chép, cá
Dầm Xanh, cá Chuối, ba ba…Đặc biệt là cá trầm hương (ở vực Lũng Đĩnh,
nay thuộc xã Đình Phong), thơm ngon nổi tiếng nhất vùng. Cá nặng 5-8 kg,
vẩy trắng, gần mang có một vòng vẩy điểm màu xanh cửu long. Đây là loại cá
đặc sản của huyện Trùng Khánh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Sông Quây Sơn
Bên cạnh đó còn có các cánh đồng Chí Viễn, Đàm Thuỷ. Dọc theo sông
Bắc Vọng là những cánh đồng xã Trung Phúc, Thông Huề, Thân Giáp…
Ngoài ra còn có các cánh đồng lúa dựa vào nguồn nước tưới chủ yếu là các
con suối và nước mưa như: Lăng Hiếu, Lăng Yên, Phong Châu, Bồng Sơn,
Cao Thăng, Đức Hồng, Đoài Côn. Những cánh đồng lúa trên là nguồn cung
cấp lương thực chủ yếu cho nhân dân huyện Trùng Khánh. Sông Bắc Vọng có
2 nhánh, nhánh chính bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Trà Lĩnh rồi đổ vào
Trùng Khánh tại xã Trung Phúc, nhánh phụ chảy từ xã Đức Hồng rồi đổi vào
xã Giáp Thân. Chiều dài của 2 nhánh này trong huyện dài 27,5 km, lưu lượng
nước vào mùa mưa đạt 350m3/s, và mùa khô còn 0,76m3/s và mùa khô còn
0,76m
3
/s. Ngoài 2 hệ thống sông này trên địa bàn huyện có nhiều hang động
có tích nước và một số hồ, đập…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Về tài nguyên động thực vật, do đặc điểm khí hậu, đất đai địa hình
chi phối nên quần thể động thực vật ở huyện Trùng Khánh rất đa dạng và
phong phú. Thực vật tự nhiên có nguồn tài nguyên rừng , tổng diện tích
đất lâm nghiệp của huyện là 29.464 ha (2007) trong đó rừng trồng phòng
hộ là khoảng 30%, rừng đặc dụng là 0,3%, rừng sản xuất là trên 65% và
diện tích rừng trồng lên tới gần 1000 ha. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý
như: nghiến, quý lát, thông…các loại động vật như: hổ, báo, gấu, sơn
dương, lợn rừng, hươu, nai, cầy vòi… Cá lâm thổ sản: nấm hương, mộc
nhỉ, sa nhân… Cây ăn quả gồm các loại như: mận, đào, lê, cam, quýt…
Đặc biệt hạt dẻ là một loại đặc sản ở Trùng Khánh, rất thơm ngon, đã trở
thành sản phẩm hàng hoá có giá trị trên thị trường trong nước và quốc tế.
Rừng là nơi cung cấp nguyên liệu (trữ lượng hàng nghìn m3 ), và nhiều tre
cho sản xuất đồ gỗ và làm nhà.
Về tài nguyên khoáng sản: Mangan là loại tài nguyên quan trọng nhất,
phân bố hầu hết trong các xã và thịt trấn. Hiện nay có 05 mỏ Mangan đang
hoạt động khai thác bao gồm các mỏ: Lũng Luông, Kha Moong, Rỏng Thay,
Nậm Sum và Bản Khuâng với sản lượng khai thác đạt tới trên 50.000 tấn /
năm. Thứ nhì là đá vôi có trữ lượng lớn thuận lợi để phát triển sản xuất vật
liệu xây dựng như xi măng, đá xây dựng. Ngoài ra đất thịt pha sét, là nguyên
liệu sản xuất gạch ngói, phân bố ở nhiều xã nhưng tập trung ở vùng đồng
bằng nhỏ hẹp.
Về đất đai, thổ nhưỡng, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 46.872 ha,
trong diện tích đất tự nhiên của huyện là 46.872 ha, trong đó đất nông nghiệp
là 38.798 ha chiếm 82%, đất phi nông nghiệp là 3.524 ha chiếm 7,5%, đất
chưa sử dụng là 4.550 ha chiếm 9,7% (số liệu năm 2007 nguồn tổng cục
thống kê). Theo thông báo của hội khoa học Việt Nam huyện Trùng Khánh có
7 nhóm đất sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Đất phù sa chiếm 1,69% Đất nâu: 12,18%
Đất Glây chiếm 0,42% Đất đỏ: 4,49%
Đất tích vôi chiếm 6,92% Đất xám: 34,58%
Đất mòn trơ trọi: 3,9%
Về giao thông, Trùng Khánh là một huyện biên giới, có đường tỉnh lộ đi
cửa khẩu Pò Peo (xã Ngọc Khuê), dài trên 20km, và đường liên huyện Trùng
Khánh - Bằng Ca (Hạ Lang), dài 38km; Trùng Kháng đi Trà Lĩnh khoảng 26km,
trước năm 1930 giao thông Trùng Khánh chủ yếu là đi bộ và ngựa thồ.
1.2. Tộc người Tày ở Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng
Huyện Trùng Khánh có 7 dân tộc anh em cùng chung sống: Tày, Nùng,
Kinh, Hoa, Mông, Dao...thuộc các nhóm ngữ hệ khác nhau như: Tày - Thái,
Mông - Dao, Việt - Mường, Hán...
Thiếu nữ Tày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Theo số liệu mới nhất, huyện Trùng Khánh hiện nay có 46.348 nhân
khẩu gồm... được phân bố theo dân tộc như sau:
STT Dân tộc Số người Tỷ lệ % Ghi chú
1 Tày 31.415 67
2 Nùng 14.640 31,59
3 Kinh 293 0,63
4 Các dân tộc khác 300 0,8
Cộng 46.348 100
Người Tày, Nùng vốn thuộc nhóm Âu - Việt trong khối Bách Việt mà
địa bàn cư trú là miền Bắc Việt Nam và miền Hoa Nam Trung Quốc - Liên
minh bộ lạc Âu Việt (Tày - Nùng) đã cùng với liên minh bộ lạc Việt (Việt -
Mường) thành lập nên vương quốc Âu - Lạc (thế kỷ III trước công nguyên)
với thủ lĩnh An Dương Vương Thục Phán.
Thời Lý - Trần, nhất là thời Lê sơ, nhà nước phong kiến Việt Nam đặt
chế độ “ Thế tập, phiên thần”, tức chế độ thổ ty, phái một số công thần hay
con cháu của họ chọn trong những phần tử trung kiên nhất đem theo gia đình,
tộc thuộc lên chiêu dân lập ấp ở các tỉnh biên giới. Sau mỗi trận chiến thắng,
quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, các vị lưu quan này đời đời kế tục cai
trị địa phương rất mực trung thành với chính quyền trung ương làm nhiệm vụ
bảo vệ biên thuỳ. Một sự hoà hợp dân tộc đáng chú ý xảy ra vào khoảng thế kỉ
XVI -XVII, triều đình lưu vọng họ Mạc bị quân Lê, Trịnh đánh đuổi chạy lên
chiếm giữ vùng Cao Bằng trong vòng gần một thế kỉ. Sau khi họ Mạc bị diệt
vong, con, cháu và quân quan dư Đảng họ Mạc có thể hàng vạn người đã thay
tên đổi họ để tránh sự khủng bố, sống hoà vào nhân dân địa phương đồng hoá
với người Tày. Như vậy, đồng bảo Tày ở Trùng Khánh nói riêng và Cao Bằng
nói chung phần lớn là cư dân có nguồn gốc bản địa, bộ phận còn lại là người
Kinh bị Tày hoá (trong những năm 1964 -1965 Cao Bằng đã tiếp nhận 10.095
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
người từ miền xuôi di cư lên) và quá trình tộc người vẫn tiếp tục cho đến tận
những năm đầu của thế kỷ XXI...).
Dân tộc Tày ở Trùng Khánh Cao Bằng xét về diễn biến tộc người chủ yếu
thuộc các nhóm: Tày Thổ trước, Tày Thổ ty, Tày Phụ đạo, và Người biến Thổ.
Tày thổ trước: là người Tày ở địa phương đã sinh sống từ lâu đời.
Tày thổ ty và Tày lưu quan (đây là tên gọi theo nhà Nguyễn sau này): là
con cháu các công thần triều Lê, có 11 họ: Bế Nguyễn, Bế Kim, Hoàng ích, Nùng
Công, Nùng ích, Nùng Trí, Nùng Hữu, Nguyễn, Tống Đình, Lương Đình, Đàm
Vũ. Đều được nhà Lê sơ phong làm phiên thần và điều lên trấn ải biên cương sau
đó, được phân phong thế tập cai quan địa phương, họ vốn có gốc từ miền xuôi
lên về sau đã Tày hoá. Nhà Nguyễn đã đổi làm thổ ty, bãi bỏ lệ thế tập, nhưng
cho hưởng chế độ miễn trừ lao dịch. Con cháu đến tuổi có đơn xin làm việc thì
chuẩn cho, cấp học bổng cho họ học tập nghề văn võ rồi tuỳ tài mà bổ dụng.
Tày Phụ đạo: Đó là những người Tày bản địa theo vua Lê mở nước có
công dẫn đường, được phong làm phụ đạo ở bản địa, hưởng chế độ miễn phu
lính. Có bốn họ: Hoàng, Nguyễn, Nùng, Bế.
Người Biến Thổ: là những người có nguồn gốc từ miền xuôi lên vì
việc vua hoặc đi dạy học, hoặc tìm đất sinh nhai sau ở lại địa phương làm
ăn với người Tày. Đặc biệt là con cháu của bề tôi nhà Mạc và những người
phò giúp Tây Sơn hoặc dân tứ xứ đến buôn bán…Cũng có người từ Trung
Quốc lưu tán sang, qua nhiều năm sinh sống tại địa phương trải mấy đời
đều gọi là Người Biến Thổ.
Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01/04/2009,
dân số Cao Bằng có 510.884 người, trong đó người Tày có 208.822 người
(42%). Huyện Trùng Khánh người Tày chiếm đến 67% dân số của huyện.
Họ sống tập trung đông ở thị trấn Trùng Khánh và một số xã như : Cảnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Tiên, Bình Minh, Phong Châu, Đàm Thuỷ, …. Cho đến ngày nay, người
Tày huyện Trùng Khánh vẫn còn lưu giữ được khá nhiều những câu
chuyện kể về nguồn gốc dân tộc mình như, chuyện cổ tích: “Chín chúa
tranh vua”, sự tích “Báo Lương bao cải”, “Nạn hồng thuỷ”, “ý phịa”,
“chàng mồ côi”…
Qua những đặc điểm khái quát về huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng
như đã nêu ở trên, là cơ sở cho việc đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về môi
trường sinh thái tự nhiên, về cơ cấu tổ chức xã hội và văn hoá làng bản của
người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng.
1.3. Sự thay đổi địa danh hành chính qua các thời kỳ lịch sử
Cao Bằng là tỉnh miền núi biên giới phía Đông Bắc nước ta, từ lâu đã
có vị trí chiến lược trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tỉnh có 2 mặt Bắc và
Đông giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 332 km. Từ xa xưa, Cao Bằng
được coi là bức phên giậu quan trọng che chở cho phía Bắc của Tổ quốc. Nằm
ở phía Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng có đường biên giới tiếp giáp với Trung
Quốc trên 62 km, từ cột mốc 63 (xã Đàm Thuỷ) đến cột mốc 86 (xã Lãng
Yên). Tuyến đường biên giới huyện Trùng Khánh có 2 cửa khẩu chính, cửa
khẩu Pò Peo (xã Ngọc Khuê) và cửa khẩu Đàm Thuỷ. Ngoài ra còn có nhiều
đường mòn khác để nhân dân 2 nước qua lại trao đổi kinh tế văn hoá.
Huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng “đời Hùng Vương xưa là bộ Vũ Định,
đời Lý thuộc đất Thái Nguyên, Thời thộc Minh, là đất phủ Lạng Sơn.Đời Lê
thuộc Bắc Đạo, năm Quang Thuận thứ 7 đặt Thái Nguyên thừa tuyên gọi là phủ
Bắc Bình, năm Quang Thuận thứ 10 đổi làm Ninh Sóc thừa tuyên gọi là phủ Bắc
Bình lãnh 4 châu là Thái Nguyên, Lộng Nguyên, Thượng Lang, Hạ Lang, sau
đổi châu Thái Nguyên làm châu Thạch Lâm, Lộng Nguyên làm châu Quảng
Uyên. Đến năm 1676, không lệ thuộc vào Thái Nguyên nữa. [28,tr.402]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Theo tác giả Đào Duy Anh: “Châu Thượng Lang phía Đông giáp Hạ
Lang, phía Tây giáp huyện Quảng Uyên, phía Nam giáp huyện Hạ Lang, phía
Bắc giáp châu Yên Bình nước Thanh, như thế là tương đương với các huyện
Trùng Khánh và Trấn Biên tỉnh Cao Bằng ngày nay” [2, tr. 187 ]
Đến thời Lê (1428-1527), năm Quang Thuận thứ 7 (1466), vua Lê Thánh
Tông chia cả nước làm 12 đạo thừa tuyên, trong đó có thừa tuyên Thái Nguyên.
Miền đất Cao Bằng đương thời được gọi là phủ Bắc Bình trực thuộc thừa tuyên
Thái Nguyên [2, tr.239]. Phủ Cao Bằng thuộc thừa tuyên Thái Nguyên có 4 châu:
Châu Thượng Lang (có 24 xã); châu Hạ Lang (29 xã), châu Thạch lâm (92 xã, 4
thôn, 8 trang), châu Quảng Uyên (22 xã, 4 trang) [241]; Đến năm Cảnh Thống thứ
2 (1499) đời vua Lê Hiến Tông (1498 -1504), nhà Lê đã quyết định tách phủ Cao
Bằng ra khỏi thừa tuyên Thái Nguyên đặt thành trấn Cao Bằng [2, tr. 242]. Từ thời
điểm này, Cao Bằng đã trở thành một đơn vị hành chính độc lập, trực thuộc chính
quyền trung ương. Khi mới thành lập Cao bằng gồm 1 phủ, 4 châu: Phủ Cao Bình,
châu Thái Nguyên (Thạch Lâm); châu Lộng Nguyên; châu Thượng Lang; châu
Hạ Lang. Thời Nguyễn (1802 - 1884). Cao Bằng là một trong 11 trấn thuộc Bắc
Thành và được xếp vào ngoại trấn. Trấn Cao Bằng có một phủ là Cao Bằng và 4
châu là Thạch Lâm, Quảng Uyên, Thượng Lang và Hạ Lang. Theo sách Đại Nam
Nhất Thống Chí có mô tả diện cách châu Thượng Lang: Châu Thượng Lang năm
Minh Mệnh thứ 15 (1834) đổi làm huyện, tương đương với các huyện Trùng
Khánh và Trấn Biên tỉnh Cao Bằng ngày nay [25,Tr 336]. Tên huyện Trùng
Khánh được sử dụng từ ngày đó cho đến nay. Năm 1950, Cao Bằng có 10 huyện:
Bảo Lạc, Hạ Lang, Hoà An, Nguyên Bình, Phú Thạnh, Phục Hoà, Quảng Uyên,
Thạch An, Trấn Biên, Trùng Khánh. Đến năm 1969, giải thể huyện Hạ Lang, nhập
vào 2 huyện Quảng Hoà và Trùng Khánh (quyết định số 176 - CP ngày
13/09/1969). Sau đó huyện Hạ Lang lại được tái lập lại năm 1981.
Trong quá trình phát triển, các đơn vị hành chính của Trùng Khánh
có nhiều thay đổi. Tháng 10 năm 1964 theo quyết định số 273-NV của Bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Trưởng Bộ nội vụ, xã Đoài Dương được tách thành 3 xã: Thân Giáp, Đoài
Côn, Thông Hoè (trừ xóm Nà Chá được hợp nhất với xã Bình Lăng của
huyện Quảng Uyên). Ngày 15-09-1969, Hội đồng chính phủ ra quyết định
số 176-CP sáp nhập các xã Minh Long, Lý Quốc, Đức Quang, Thắng Lợi
và Kim Loan của huyện Hạ Lang vào huyện Trùng Khánh. Theo quyết định
số 332-CP của hội đồng chính phủ ngày 08-10-1980, xã Quang Thành của
huyện Trùng Khánh và sáp nhập các thôn của xã vào các xã cùng huyện.
Thôn Lũng Đính sáp nhập vào xã Đình Phong; thôn Hoành Phong sáp nhập
vào xã Chí Viễn; Thôn Đông Khê sáp nhập vào xã Phong Châu. Ngày 10-
06-1981 Hội đồng chính phủ ra quyết định số 245- CP, thành lập xã Đồng
Loan trên cơ sở sáp nhập các xóm Lũng Nặm, Lũng Sún, Lũng Phục, Lũng
Bụa, Lũng Cúng, Lũng Mán, các xóm Bản Nha, Luộc Phjong (tách từ xã
Minh Long, và các xóm Khau Ra, Bản Sáng, Bản Lẹng, Bản Lung, Bản
Mìao, Bản Thuộc (tách từ xã Thắng Lợi); Tách các xóm Vạn Lý, Lũng
Phấu, Khi Chao, Nậm Tốc, của xã Minh Long để sáp nhập vào xã Lý Quốc;
tách các xóm Sộc Mạ, Háng Thoang, Lũng Phjắc của xã Chí Viễn vào xã
Đàm Thuỷ. Ngày 10-06-1981, Hội đồng chính phủ ra quyết định số 245-
CP, thành lập lại huyện Hạ Lang; 5 xã của huyện Trùng Khánh (trước năm
1969 thuộc huyện Hạ Lang) được tách về huyện Hạ Lang, gồm: Minh
Long, Lý Quốc, Thắng Lợi, Kim Loan, Đức Quang, và Đồng Loan. Thị
trấn Trùng Khánh năm 1976 được mở rộng địa giới đến xóm Thang Lý (xã
Đình Minh) và xóm Phia Khoang (xã Lăng Hiếu); năm 1998 mở rộng thêm
đến các xóm Nậm Lìn và Kéo Tác (xã Cảnh Tiên). Huyện Trùng Khánh
ngày nay nằm ở phía Đông giáp huyện Hạ Lang phía Nam giáp huyện
Quảng Uyên và phía Tây giáp huyện Trà Lĩnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Chương 2
LÀNG BẢN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY
Ở HUYỆNTRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG TRƯỚC
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
2.1 Khái niệm làng, bản truyền thống
Nước ta là một nước nông nghiệp truyền thống, từ xa xưa làng bản là
cái nôi sản sinh, nuôi dưỡng, che trở cho biết bao thế hệ con người trong cuộc
đấu tranh với thiên nhiên và xã hội để tồn tại và phát triển. Làng bản nông
nghiệp cổ truyền đã chi phối mọi mặt đời sống con người, in dấu ấn sâu đậm
trong bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, ở mỗi vùng quê, trong
mỗi giai đoạn lịch sử, tuỳ theo ngôn ngữ của mỗi dân tộc mà làng bản nước ta
có những tên gọi khác nhau và mang những sắc thái khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Về mặt lãnh thổ: làng bản nào cũng được xác định bởi một không
gian sinh tồn mà ranh giới của nó được nhà nước và các cộng đồng làng bản
khác thừa nhận không gian sinh tồn đó, bao gồm: phần đất ở; đất canh tác;
khu rừng phòng hộ; rừng cấm; bãi tha ma; khu vui chơi … tất cả đều thuộc
quyền sở hữu chung của làng bản. Địa hình và cách bố trí làng bản có thể
khác nhau, tuỳ theo tập quán canh tác (định canh, định cư hay du canh, du
cư), địa hình cư trú (vùng núi cao hay thung lũng, núi thấp, ven chân núi …).
Về mặt dân cư: Dân cư trong làng bản có thể nhiều hay ít, sống tập
trung hay rải rác xong các gia đình đều có mối quan hệ huyết thống hay láng
giềng. Đó là những gia đình phụ hệ có quy mô lớn nhỏ khác nhau sống chung
trong cùng một mái nhà được cất dựng theo những quy cách riêng.
Về mặt xã hội: Làng bản truyền thống là một cộng đồng xã hội tự
quản vận hành theo các nguyên tắc của luật tục hay tập quán. Đứng đầu mỗi
làng bản là một trưởng làng hay trưởng bản. Tổ chức tự quản của làng bản có
chức năng điều tiết, thực hiện các quan hệ xã hội, duy trì các phong tục, lễ
nghi, sinh hoạt trong nội bộ cộng đồng. đồng thời đại diện cho cộng đồng khi
quan hệ với các bản làng và các đơn vị xã hội khác. Làng bản còn là một cộng
đồng về văn hoá. Tính cộng đồng về văn hoá của làng bản được thể hiện trong
ý thức chung của các thành viên về cội nguồn của mình thông qua các nghi lễ,
tín ngưỡng liên quan đến các thành hoàng, thần linh, những người sáng lập
làng bản và vận mệnh của cộng đồng dân cư … ở sự đồng cảm về lễ hội, văn
hoá dân gian, kiến trúc, cách bố trí nhà cửa, kiểu ăn mặc, ứng xử …
Tuy cùng một loại hình với những đặc trưng chung như trên, xong làng
bản ở nước ta lại có những dạng thức với các sắc thái và trình độ phát triển
khác nhau, tuỳ thuộc vào môi trường, điều kiện lịch sử, văn hoá, hình thức tổ
chức và quan hệ xã hội của mỗi tộc người. Căn cứ vào những yếu tố đó, nhiều
nhà nghiên cứu đã phân loại làng bản thành các lo¹i nh• sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Làng bản của cư dân vùng thấp và vùng thung lũng (Tày, Thái,
Mường), làng bản của cư dân vùng cao (H’Mông, Dao), làng buôn của các
dân tộc vùng Tây Nguyên. Như vậy, khi tìm hiểu làng bản truyền thống nói
chung, ta thấy đây là một thiết kế xã hội bền vững, là môi trường tồn tại sinh
sống, là nơi tổ chức các hoạt động sinh hoạt xã hội, văn hóa của đồng bào dân
tộc ít người, phù hợp với đặc điểm của cư dân nông nghiệp truyền thống.
Trong quá trình tồn tại và thích ứng, làng bản đã tỏ rõ những mặt ưu việt, tích
cực, đồng thời cũng còn không ít những mặt tiêu cực, bất cập, lạc hậu. Vì vậy,
khi xem xét ta phải đặt nó trong những mối quan hệ xã hội, những điều kiện
lịch sử cụ thể, có tính đến yếu tố vùng miền và tâm lý dân tộc, tránh siêu hình,
máy móc. Nắm vững những đặc trưng cơ bản của làng bản làm cơ sở để tìm
hiểu văn hóa làng bản.
Trong đời sống đồng bào các dân tộc, bản làng truyền thống vừa là đơn
vị xã hội cơ sở, vừa là môi trường sinh tồn, là nơi tổ chức các hoạt động sinh
hoạt văn hóa vật chất và tinh thần. Cũng từ đây, mà truyền thống và bản sắc
văn hóa dân tộc - những đặc trưng của văn hóa cộng đồng được hình thành và
lưu giữ tạo lên những giá trị sắc thái phong phú của văn hóa dân tộc. Có thể
nói, có văn hóa làng bản là vì chúng ta đã có những làng văn hóa truyền
thống. Văn hóa làng bản đã được hình thành và phát huy tác dụng như một
thực thể trong lịch sử văn hóa Việt Nam trong các tập thể cộng đồng và các cá
nhân người Việt. Tập thể và cá nhân ấy chính là các làng của chúng ta (làng
và bản). Nắm được các làng văn hóa truyền thống tức là chúng ta nắm được
biểu hiện của văn hóa làng. Vì vậy, bản làng có thể được nhìn nhận từ nhiều
góc độ khác nhau, song chung nhất, sâu sắc nhất, đặc trưng nhất có lẽ là từ
góc độ văn hóa bản làng. Vậy, văn hóa bản làng là gì? Để làm rõ vấn đề này,
chúng ta cần tìm hiểu thêm một số phạm trù có liên quan đến văn hóa, văn
hóa tộc người, văn hóa các dân tộc, văn hóa vùng, bản sắc văn hóa dân tộc …
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Có rất nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về văn hóa, song về cơ bản đều
thống nhất ở chỗ coi văn hóa là phạm trù cơ bản gắn liền với sự xuất hiện và
phát triển của loài người, là sản phẩm riêng của con người, gắn với quá trình
tác động, cải tạo tự nhiên, xã hội, quá trình sáng tạo và hoàn thiện chính bản
thân con người. Từ văn hóa và vì văn hóa cũng chính là từ con người và vì
con người - mục tiêu và động lực của sự phát triển. Như vậy, theo nghĩa rộng
là toàn bộ những cái mà con người sáng tạo ra trong hoạt động, nó tạo nên
chính giá trị của loài người, của khối cộng đồng người và đó chính là cái đối
lập với tự nhiên, là ranh giới phân biệt con người xã hội với bản năng sinh vật
của bầy đàn tự nhiên (khác với thuật ngữ Culture từ tiếng La tinh chỉ văn hóa
theo nghĩa hẹp có nghĩa là trồng trọt, canh tác). Hoạt động của con người thật
đa dạng và những giá trị do con người tạo ra thật phong phú. Vì vậy, căn cứ
vào chức năng, vai trò và tính chất hoạt động của con người chúng ta có thể
chia văn hóa thành 2 loại: Văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần. Văn hóa vật
chất (hay còn gọi là văn hóa vật thể) được hiểu là toàn bộ những giá trị văn
hóa có kết cấu vật chất không gian ba chiều do con người sáng tạo ra trong
quá trình lao động gắn với hoạt động sinh hoạt vật chất như: ăn, uống, mặc, ở,
đi lại, hoạt động sản xuất, tự vệ (công cụ sản xuất, vũ khí,…); Văn hóa tinh
thần (văn hóa phi vật thể) là toàn bộ những giá trị văn hóa gắn với lao động trí
óc của con người như: khoa học, nghệ thuật, văn hóa, triết học, phong tục, tập
quán, tín ngưỡng, văn hóa, …; Thuật ngữ văn hóa xã hội ít được sử dụng hơn,
thường gắn với các hoạt động quản lý xã hội, cộng đồng, gia đình và cá nhân
như các thiết chế xã hội, luật tục, tập quán, quan hệ xã hội và gia đình, các
sinh hoạt cộng đồng,… Khi đề cập đến văn hóa là đề cập đến con người và
gắn với nó là các yếu tố như: tộc người, không gian, cứ trú,... Từ đây xuất
hiện khái niệm văn hóa tộc người. Nó được hiểu là “toàn bộ những giá trị vật
chất và tinh thần, cũng như quan hệ xã hội của tộc người sáng tạo ra trong
hoàn cảnh môi trường sinh tụ chung, phản ánh nhận thức, hoạt động, tình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
cảm, tâm lý của cộng đồng thông qua nếp sống được hình thành trong lịch sử
và các mối quan hệ với tộc người khác”. [29,Tr 128). Đối với một quốc gia đa
dân tộc như nước ta, bản sắc văn hóa dân tộc còn là sự hội tụ kết tinh những
sắc thái phong phú của văn hóa tộc người, văn hóa vùng địa phương. Như
vậy, bản sắc văn hóa dân tộc là bộ phận tinh túy biểu hiện sâu sắc nhất, tập
trung nhất của bản sắc dân tộc, tạo nên cốt cách bản lĩnh, sức sống nhân sinh
của mỗi dân tộc. Từ cơ sở đó, ý thức dân tộc được nảy sinh, hoàn thiện tạo
nên lực hút quy tụ, gắn bó các thành viên với cộng đồng, giúp nó tồn tại và
phát triển trước mọi phong ba thử thách. Vì vậy, đánh mất bản sắc văn hóa
dân tộc cũng có nghĩa là “tự đánh mất mình”, khiến cho sự tồn tại không có ý
nghĩa. Nhận thức sâu sắc đực điều này, trong chiến lược xây dựng và phát
triển đất nước Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
“giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc”, chú trọng “xây dựng nền văn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
Trên đây là khái quát những nội dung cơ bản về bản làng truyền
thống, về văn hóa, văn hóa tộc người và bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là cơ
sở để nghiên cứu văn hóa bản làng. Như vậy, có thể hiểu “văn hóa làng bản
là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần và những
quan hệ xã hội của cộng đồng dân cư làng bản sáng tạo nên trong quá trình
cùng chung sống, lao động xây dựng và bảo vệ làng bản” (quyển 1.Tr25).
Tuy nhiên, có nhiều loại hình làng bản khác nhau: có làng bản ở vùng núi
cao, như làng bản của người H’Mông, Dao,… có làng bản ở vùng thấp,
thung lũng ven núi, như làng bản của người Tày, Thái, Nùng,… Vì vậy, văn
hóa làng bản vừa bao gồm những nét văn hóa chung của cư dân nông thôn
sống chủ yếu bằng nghề nông, vừa mang những sắc thái riêng cho mỗi loại
hình làng bản. Văn hóa làng bản chịu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa tộc
người và văn hóa vùng nhưng không đồng nhất hoàn toàn và không bao hàm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
tất cả nội hàm của văn hóa tộc người và văn hóa vùng. Ở đây, đề tài tập
trung nghiên cứu về văn hóa làng bản của người Tày, thuộc văn hóa Việt Bắc
và Đông Bắc, hay văn hóa của cư dân sống ở vùng thung lũng, chân núi –
còn gọi là “văn hóa thung lũng”.
2.2 Môi trường sinh thái và nguyên tắc đặt tên của làng bản.
2.2.1 Môi trường sinh thái
Bản làng xét dưới góc độ xã hội là một thiết chế mang tính chất hành
chính tồn tại trong một thời kỳ lịch sử lâu dài ở người Tày và các dân tộc ít
người ở miền Bắc nước ta. Trong các thiết chế đó, các giá trị văn hóa bản làng
để được giữ gìn và phát triển.
Theo tác giả Trần Tư “thì từ thời viễn cổ đến nay con người chỉ có hai
phương thức tập hợp để hình thành cộng đồng cư dân: tập hợp theo quan hệ
huyết thống và tập hợp teo quan hệ láng giềng” [31,tr. 31-32].
Qua nghiên cứu 223 bản (nà, khau, lũng …) làng bản của người Tày ở
Trùng Khánh là một đơn vị tụ cư tập hợp lại chủ yếu theo phương thức thứ
hai. Và ở làng bản vùng núi sát biên giới Trung Quốc biểu hiện rõ nét nhất.
Sự phân bố các bản, nà, lũng theo các hình thức sau:
- Phân bố lẻ tẻ, mỗi bản, nà cách nhau bởi đồng ruộng, bãi nương…
- Phân bố trong các thung lũng, chân đồi và dọc đường quốc lé
Người Tày huyện Trùng Khánh thường sống quần tụ thành từng bản.
Mỗi bản có từ 20 đến 100 nóc nhà. Nhiều bản (bó, nà, khau …) hợp lại thành
1 xã. Làng bản của người Tày thường dựa lưng vào sườn núi như: Phja Mạ,
Phja Tốm (xã Cao Thăng); Pác Nà, Phja Đeng, Kéo Háng (xã Chí Viễn) hoặc
xây dựng trên những đồi thấp cạnh sông suối hay các thung lũng Bó Đa,
Thang Nà (Bình Minh), Lũng Răng, Lũng Giả (xã Lăng Yên) có khi bản được
dựng ở giữa cánh đồng. Nhưng ở những khu đất mà trước kia đã từng là bãi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
tha ma (nghĩa địa) thì người Tày tuyệt đối không dựng bản ở đó. Nhiều làng
bản còn có lũy tre xanh bao bọc xung quanh. Chỗ tiện lợi nhất được chọn để
dựng bản là những nơi gần nguồn nước, gần ruộng, gần các rừng cây cao ráo,
khi mưa xuống nước bẩn, rác có thể chảy xuống ruộng làm cho đất thêm màu
mỡ. Bản chia thành bản nhỏ có từ 10 – 15 nóc nhà và bản lớn có từ 80 – 100
nóc nhà. Gần các bản đó còn có các nà nhỏ, mỗi nà có khoảng 3 nóc nhà chủ
yếu từ những gia đình lớn tách ra để sống gần mảnh ruộng, bãi nương của
mình hơn. Khác với làng bản của người Tày, làng bản của người H’Mông,
người Dao thường làm trên các triền núi cao. Đồng bào ở lẻ tẻ mỗi nơi có vài
hộ, mấy cha con, hoặc thông gia ở với nhau. Quanh bản không rào dậu, không
trồng trọt vì trâu bò đều thả rông, làm nương rẫy cũng phải đi xa, có khi tới
vài cây số. Còn quanh bản của người Tày tuy có rào dậu nhưng rào dậu theo
bà con thì chỉ để “rào người ngay chứ không ngăn được kẻ gian”. Và quanh
bản xung quanh nhà mỗi hộ gia đình thường trồng rất nhiều cây ăn quả. Đồng
bào nói trồng cho con cháu ăn để chúng nó không “nhòm ngó” đến hoa quả
của nhà hàng xóm. Bản có địa vực cư trú riêng, có phạm vi đất đai canh tác,
đất rừng, khúc sông, khe suối,… riêng thuộc quyền quản lý và sử dụng của
bản. Bản của người Tày là một đơn vị quần cư bền vững, có ranh giới đất đai
rõ rệt và vùng đất thuộc bản đó được gọi là đất bản. Quy mô của bản tuy lớn
nhỏ không đều nhưng dù là bản nhỏ cũng phải có đầy đủ các yếu tố cấu thành,
gồm ruộng và nương để con người có thể tiến hành sản xuất đảm bảo cuộc
sống của mình. Các vùng đất tự nhiên của bản gồm:
Đất thung lũng có đủ điều kiện để khai phá thành đồng ruộng trồng lúa,
những lòng chảo lớn thường tập trung nhiều bản. Trong trường hợp đó thì đất
của các bản được hình thành một cách tự nhiên khá rõ ràng và được củng cố
bằng sự thừa nhận của luật tục. Đất rừng, đất núi để làm nương, hái lượm, săn
bắn và khai thác thổ sản nói chung. Rừng là nguồn đất quan trọng để người ta
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
có thể khai phá thành nương rẫy, trồng cây lương thực, cây thực phẩm. Rừng
còn là cái kho vô tận cung cấp nguồn thức ăn thực vật, động vật, các loại nấm,
măng … Trước năm 1954, ngoài các cánh rừng công cộng thì hầu như bản
nào cũng có hai khu rừng cấm; rừng tha ma là nghĩa địa của bản; Rừng ma
cửa áo là nơi dành cho các loài ma, quỷ của núi rừng, sông suối và linh hồn
của đất bản trú ngụ. Hai khu rừng này cây cối mọc dày, rậm dây leo chằng
chịt, rất huyền bí không ai dám chặt phá. Đất tự nhiên của bản còn có các
đoạn sông suối các khe, rạch. Đây là nguồn cung cấp quan trọng một phần lớn
thủy sản cho bữa ăn hàng ngày, gồm các loại tôm, các loài lưỡng thể.
Tính cộng đồng ở làng bản xưa kia đóng một vai trò quan trọng trong
cuộc sống đã để lại những thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc Tày.
Theo truyền thống, ruộng đất trước đây của người Tày đều thuộc về bản
mường. Các cá nhân không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền chiếm hữu. Bản
chịu trách nhiệm trước mường về phân phối và điều chỉnh ruộng đất cho các
gia đình, nghĩa là bản có vai trò quản lý ruộng đất - điều khác với nhiều vùng
người dân tộc mà ở đó bản chỉ thuần túy là một đơn vị cư trú. Bản không chỉ
đơn thuần là nơi tập hợp các gia đình riêng rẽ mà là một cộng đồng làm chỗ
dựa về kinh tế xã hội văn hóa thực sự cho mỗi gia đình hạt nhân. Mỗi gia đình
trong bản khi có việc mừng như: sinh con, cưới xin, làm nhà mới, thờ cúng tổ
tiên … đều được sự giúp đỡ về vật chất (gạo, trứng, gà, rượu …) hoặc bằng
sức lao động (chặt gỗ, lợp nhà, giúp các công việc vặt trong đám cưới ...).
Trong bản, gia đình nào có việc buồn, việc tang thì cộng đồng bao giờ cũng là
lực lượng chính động viên tinh thần, tham gia vào quá trình tang lễ theo đúng
phong tục tập quán của cộng đồng. Mỗi thành viên trong bản luôn coi tổ chức
bản làng là chỗ dựa tin cậy về mặt vật chất, cả về mặt tinh thần trong suốt
cuộc đời họ. Đó là yếu tố khiến cho toàn bản trở thành một khối cộng đồng
chặt chẽ, cùng chia sẻ những buồn vui giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, tạo nên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
những đặc điểm tâm lý chung của người Tày là chân thành, mến khách, cần
cù, thật thà, sống hòa thuận, khiêm nhường, nhân hậu.
2.2.2 Nguyên tắc đặt tên của bản
Tên bản với các quán từ: Bản, lũng, Đông, Pác, Nà, Phia, Bó, ….Bản
nghĩa là làng, Lũng là thung lũng, Đông nghĩa là rừng, Pác là miệng, phia
nghĩa là núi đá, Bó nghĩa là giếng, Nà hoặc thuổng (tổng) tức là cánh đồng.
Người Tày thường chọn những nơi bằng phẳng hoặc gò đồi để lập bản và làm
nhà, họ đặt tên Bản của mình theo phong cảnh tự nhiên như; làng Pác Bó là
nơi nguồn nước, làng Đền là nơi có đền thờ Vua Lê…xong tên được người
Tày sử dụng nhiều hơn cả là đặt tên làng, bản gắn liền với tên Nà như: Nà
Vát, Nà Cạn, Nà Lương..:
Làng bản cổ truyền huyện Trùng Khánh- tỉnh Cao Bằng trước năm
1945 [30 ]
CHÂU THƯỢNG LANG
Quán từ Bản
STT Bản STT Bản
1 Bản Giàn (Lăng Yên) 11 Bản Thùn (Đồn Cà)
2 Bản Liêng (Lăng Yên) 12 Bản Soá (Quả Thoát)
3 Bản Thặc (Ngọc Luật) 13 Bản Cống (Ỷ Cống)
4 Bản Rành (Ngọc Luật) 14 Bản Vang (Ỷ Cống)
5 Bản Mấu (Ngọc Luật) 15 Bản Luống (Ỷ Cống)
6 Bản Mài (Ngọc Côn) 16 Bản Tẩu (Ỷ Cống)
7 Bản Gióm (Ngọc Côn) 17 Bản Mang (Đoài Côn)
8 Bản Khun (Trà Lĩnh) 18 Bản Phò (Tứ Mỹ)
9 Bản Lịp (Trà Lĩnh) 19 Bản Cơ (Tứ Mỹ)
10 Bản Pát (Trà Lĩnh) 20 Bản Hâu (Tứ Mỹ)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
21 Bản Niêng (Tĩnh Lãng) 48 Bản Chang (Cảnh Sơn)
22 Bản Loa (Tĩnh Lãng) 49 Bản Piêt (Phong Châu)
23 Bản Lang (Tĩnh Lãng) 50 Bản Suộc (Hoành Phong)
24 Bản Hía (Tĩnh Lãng) 51 Bản Quan (Hoành Phong)
25 Bản Mặc (Tráng Biên) 52 Bản Bò (Đống Khê)
26 Bản Tám (Tráng Biên) 53 Bản Piêu (Đống Khê)
27 Bản Ngản (Ngọc Quản) 54 Bản Luông (Quỳnh Lâu)
28 Bản Khủn (Ngọc Quản) 55 Bản Kiang (Lũng Đính)
29 Bản Bó (Ngọc Quản) 56 Bản Đà (Bản Đà)
30 Bản Mãn (Ngọc Quản) 57 Bản Chang (Bản Đà)
31 Bản Sum (Đồng Quản) 58 Bản Bấu (Nga Ổ)
32 Bản Chang (Đồn Cà) 59 Bản Khây (Nga Ổ)
33 Bản Bóng (Bồng Sơn) 60 Bản Phạn (Lạc Oa)
34 Bản Bóng Nưa (Bồng Sơn) 61 Bản Doa (Lạc Oa)
35 Bản Cái (Bồng Sơn) 62 Bản Sặp (Lạc Oa)
36 Bản Nứa (Bồng Sơn) 63 Bản Kít (Lạc Oa)
37 Bản Tháy (Bồng Sơn) 64 Bản Sao (Đồng Loan)
38 Bản Thuân (Bồng Sơn) 65 Bản Thuộc (Đồng Loan)
39 Bản Kiang (Quan Chử) 66 Bản Miao (Đồng Loan)
40 Bản Giộc (Quan Chử) 67 Bản Lũng (Đồng Loan)
41 Bản Khun (Quan Chử) 68 Bản Lẹn (Đồng Loan)
42 Bản Gừ (Quan Chử) 69 Bản Sáng (Đồng Loan)
43 Bản Mom (Quan Chử) 70 Bản Khía (Đồng Loan)
44 Bản Phang (Quan Chử) 71 Bản Con (Đồng Loan)
45 Bản Rạ (Quan Chử) 72 Bản Sang (Đồng Loan)
46 Bản Thừng (Phong Đằng) 73 Bản Rặc (Đồng Loan)
47 Bản Khuy (Phong Đằng) 74 Bản Kha (Đồng Loan)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
75 Bản Nha (Phong Đằng) 83 Bản Un (Đồng Loan)
76 Bản Bang (Phong Đằng) 84 Bản Sùng (Nga Sơn)
77 Bản Khòng (Trạo Nhi) 85 Bản Phong (Nga Sơn)
78 Bản Khà (Trạo Nhi) 86 Bản Tao (Nga Sơn)
79 Bản Thảng (Trạo Nhi) 87 Bản Nhặng (Trùng Nhai)
80 Bản Suối (Trạo Nhi) 88 Bản Cống (Trùng Nhai)
81 Bản Băng (Lạc Oa) 89 Bản Mẫn (Trùng Nhai)
82 Bản Suông (Lạc Oa) 90 Bản Sâu (Lạc Oa)
Quán từ Lũng
1 Lũng Chiên (Lăng Yên) 18 Lũng Ổ (Lũng Rỳ)
2 Lũng Choạn (Lăng Yên) 19 Lũng Lầu (Mai Lĩnh)
3 Lũng Gia (Lăng Yên) 20 Lũng Tung (Trà Lĩnh)
4 Lũng Muôn (Lăng Yên) 21 Lũng Ong (Trà Lĩnh)
5 Lũng Sẳng (Lăng Yên) 22 Lũng Mản (Trà Lĩnh)
6 Lũng Bún (Ngọc Luật) 23 Lũng Mười (Trà Lĩnh)
7 Lũng Cao (Ngọc Luật) 24 Lũng Hang (Trà Lĩnh)
8 Lũng Kít (Ngọc Luật) 25 Lũng Hoài (Tĩnh Lãng)
9 Lũng Pọ (Ngọc Luật) 26 Lũng Gạp (Tĩnh Lãng)
10 Lũng Riễn (Ngọc Luật) 27 Lũng Kinh (Tĩnh Lãng)
11 Lũng Qua (Bào Khê) 28 Lũng Giác (Tĩnh Lãng)
12 Lũng Hoài (Bào Khê) 29 Lũng Vùa (Tĩnh Lãng)
13 Lũng Đẩy (Bào Khê) 30 Lũng Vang (Tĩnh Lãng)
14 Lũng Thoang (Ngọc Côn) 31 Lũng Mười (Tĩnh Lãng)
15 Lũng Diêng (Phong Nẫm) 32 Lung Cuôi (Tĩnh Lãng)
16 Lũng Giùng (Phong Nẫm) 33 Lũng Piứơc (Tĩnh Lãng)
17 Lũng Chuông (Lũng Chung) 34 Lũng Kim (Tráng Biên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
35 Lũng Bắng (Lũng Chung) 62 Lũng Quân (Tráng Biên)
36 Lũng Trát (Lũng Chung) 63 Lũng Rỳ (Tráng Biên)
37 Lũng Rỳ Nưa (Lũng Rỳ) 64 Lũng Po (Tráng Biên)
38 Lũng Rỳ Tẩy (Lũng Rỳ) 65 Lũng Táo (Tráng Biên)
39 Lũng Hoắc (Lũng Rỳ) 66 Lũng Thạc (Tráng Biên)
40 Lũng Moi (Lũng Rỳ) 67 Lũng Nạn Nưa (Ngọc Quản)
41 Lũng Sáng (Lũng Rỳ) 68 Lũng Nạn Tẩu (Ngọc Quản)
42 Lũng Pha Làng (Lũng Rỳ) 69 Lũng Nọc (Ngọc Quản)
43 Lũng Dậu (Ngọc Quản) 70 Lũng Nội (Quan Chử)
44 Lũng Riềm (Ngọc Quản) 71 Lũng Phiac (Quan Chử)
45 Lũng Cống (Đồng Quản) 72 Lũng Phục (Phong Đằng)
46 Lũng Rả (Đồng Quản) 73 Lũng Nậm (Phong Đằng)
47 Lũng Láo (Quả Thoát) 74 Lũng Cung (Phong Đằng)
48 Lũng Khùng (Ỷ Cống) 75 Lũng Phiõ (Trạo Nhi)
49 Lũng Lìu (Ỷ Cống) 76 Lũng Búa (Trạo Nhi)
50 Lũng Lộ (Đoài Côn) 77 Lũng Rặc (Trạo Nhi)
51 Lũng Rỳ (Đoài Côn) 78 Lũng Đa Nưa (Lũng Đa)
52 Lũng Luống (Đoài Côn) 79 Lũng Đa Tẩu (Lũng Đa)
53 Lũng Lạc (Đoài Côn) 80 Lũng Pậu (Lũng Đa)
54 Lũng Rìa (Thân Dương) 81 Lũng Khí Chạo (Lũng Đa)
55 Lũng Tủng (Tứ Mỹ) 82 Lũng Chi (Nga Sơn)
56 Lũng Diên (Tứ Mỹ) 83 Lũng Phục (Lạc Oa)
57 Lũng Cương (Tứ Mỹ) 84 Lũng Sam (Lạc Oa)
58 Lũng Nội (Tứ Mỹ) 85 Lũng Hoạt (Thượng Cống)
59 Lũng Muôn (Cổ Phương) 86 Lũng Nội (Thượng Cống)
60 Lũng Na (Cổ Phương) 87 Lũng Đêng (Quan Chử)
61 Lũng Nội (Phong Châu) 88 Lũng Niệc (Quan Chử)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
89 Lũng Luống (Đống Khê) 93 Lũng Ry (Quan Chử)
90 Lũng Năm (Quỳnh Lâu) 94 Lũng Man (Phong Đằng)
91 Lũng Hoài (Nga Ổ) 95 Lũng Súm (Phong Đằng)
92 Lũng Hoài (Thượng Cống) 96
Quán từ Đông
STT
Đông
STT
Đông
1 Đông Đô (Lăng Yên) 9 Đông Quan (Hoành Phong)
2 Đông Niếng (Lăng Yên) 10 Đông Môn (Nga Ổ)
3 Đông Sí (Bào Khê) 11 Đông Môn Chang (Nga Ổ)
4 Đông Oi (Ngọc Côn) 12 Đông Môn Nưa (Nga Ổ)
5 Đông Ry (Tĩnh Lãng) 13 Đông Kẻ Nưa (Trạo Nhi)
6 Đông Cố (Đồng Quản) 14 Đông Kẻ Tẩu (Trạo Nhi)
7 Đông Ven (Thân Dương) 15 Đông Phén (Nga Sơn)
8 Đông Chu (Thân Dương)
Quán từ Pác
STT
Pác
STT
Pác
1 Pác Cuổi (Lăng Yên) 10 Pác Phiao (An Hy)
2 Pác Nà (Lăng Yên) 11 Pác Thay (An Hy)
3 Pác Rạ (Lăng Yên) 12 Pác Nâm (Bình Xa)
4 Pác Chang (Ngọc Luật) 13 Pác Bó (Tứ Mỹ)
5 Pác Thay (Ngọc Luật) 14 Pác Sa (Tứ Mỹ)
6 Pác Bó (Ngọc Luật) 15 Pác Cọn (Hoành Phong)
7 Pác Muồng (Bào Khê) 16 Pác Nà (Nga Ổ)
8 Pác Ngà (Bào Khê) 17 Pác Pâu (Bồng Sơn)
9 Pác Giủa (Phong Nẫm) 18 Pác Nẫm (Nga Sơn)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Quán từ Nà
STT Nà STT Nà
1 Nà Num (Ngọc Luật) 29 Nà Sầy (Tứ Mỹ)
2 Nà Han (Bào Khê) 30 Nà Mim (Tứ Mỹ)
3 Nà He (Bào Khê) 31 Nà Khiêu (Tứ Mỹ)
4 Nà Lũng (Bào Khê) 32 Nà Ray (Tứ Mỹ)
5 Nà Khia (Bào Khê) 33 Nà Pá (Thượng Cống)
6 Nà Giao (Bào Khê) 34 Nà Pài (Thượng Cống)
7 Nà Pò (Ngọc Côn) 35 Nà Phàng (Thượng Cống)
8 Nà Đán (Phong Nẫm) 36 Nà San (Thượng Cống)
9 Nà Đoan (Phong Nẫm) 37 Nà Suầy (Thượng Cống)
10 Nà Giào (Phong Nẫm) 38 Nà Thuộng (Thượng Cống)
11 Nà Chong (Phong Nẫm) 39 Nà Vửa (Thượng Cống)
12 Nà Thổng (Phong Nẫm) 40 Nà Đeng (Quan Chử)
13 Nà Kẻ (Trà Lĩnh) 41 Nà Héo (Nga Sơn)
14 Nà Phò (Tĩnh Lãng) 42 Nà Khèn (Nga Sơn)
15 Nà Giộc (Tĩnh Lãng) 43 Nà Hát (Trùng Nhai)
16 Nà Giang (Đồng Quản) 44 Nà Ngần (Lạc Oa)
17 Nà Kéo (Đoài Côn) 45 Nà Chi (Ỷ Cống)
18 Nà Lộng (An Hy) 56 Nà Quang (Đoài Côn)
19 Nà Gách (An Hy) 47 Nà Choát (Đoài Côn)
20 Nà Khoang (Trà Lĩnh) 48 Nà Giộc (Hoành Phong)
21 Nà Rạo (Trà Lĩnh) 49 Nà Mó (Đống Khê)
22 Nà Thấu (Tĩnh Lãng) 50 Nà Ay (Nga Ổ)
23 Nà Quan (Tĩnh Lãng) 51 Nà Lạn (Bồng Sơn)
24 Nà Đống (Tĩnh Lãng) 52 Nà Ay (Quan Chử)
25 Nà Thăng (Tráng Biên) 53 Nà Mười (Quan Chử)
26 Nà Lệch (Ngọc Quản) 54 Nà Nheng (Nga Sơn)
27 Nà Hán (Đồn Cà) 55 Nà Pác (Nga Sơn)
28 Nà Sộc (Quả Thoát)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Quán từ Phia
STT
Phia STT Phia
1 Phia Ngược (Lăng Yên) 11 Phia Đeng (Tĩnh Lãng)
2 Phia Gà (Ngọc Luật) 12 Phia Tung (Ỷ Cống)
3 Phia Hong (Ngọc Luật) 13 Đống Sáu (Ỷ Cống)
4 Phia Khoang (Hiếu Lễ) 14 Phia Mã (Ỷ Cống)
5 Phia Léc (Hiếu Lễ) 15 Phia Ná (Ỷ Cống)
6 Phia Siểm (Bào Khê) 16 Phia Dan (Cảnh Sơn)
7 Phia Mã (Ngọc Côn) 17 Phia Bo (Đống Khê)
8 Phia Ca (Mai Lĩnh) 18 Phia Rài (Bản Đà)
9 Phia Deng (Trà Lĩnh) 19 Phia Đêng (Nga Ổ)
10 Phia Nin (Trà Lĩnh) 20 Phia Móc (Thượng Cống)
Các quán từ khác
STT Tên khác STT Tên khác
1 Áng Nẫm (Trà Lĩnh) 13 Co Rược (Ỷ Cống)
2 An Tắc (Nga Sơn) 14 Cò Ma (Thượng Cống)
3 Bán Con (Đồng Loan) 15 Cóc Lùng (Ngọc Quản)
4 Bó Hay (Bào Khê) 16 Cóc Phia (Ngọc Luật)
5 Bó Hoa (Mai Lĩnh) 17 Cổ Giâu Phố (Hiếu Lễ)
6 Bó Hoạt (Tráng Biên) 18 Cốc Chia (Nga Sơn)
7 Bó Giường (Ngọc Quản) 19 Cổ Phương (Cổ Phương)
8 Bó Lênh (Ỷ Cống) 20 Cốc Cáng (Trà Lĩnh)
9 Bó Mạ (Ỷ Cống) 21 Cốc Mỹ (Mai Lĩnh)
10 Bó Đà (Phong Châu) 22 Cốc Khoắc (Trà Lĩnh)
11 Bó Thốc (Quỳnh Lâu) 23 Cống Kéo (Quả Thoát)
12 Bủng Ỏ (Quả Thoát) 24 Cốc Phát (Tứ Mỹ)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
25 Ca Rạc (Trà Lĩnh) 52 Cốc Nghịu (Cổ Phương)
26 Cao Đôn (Tĩnh Lãng) 53 Cốc Lại (Cảnh Sơn)
27 Cần Thả (Quan Chử) 54 Cốc Chia (Cảnh Sơn)
28 Chắm Ché (Ngọc Luật) 55 Chát Lình (Hoành Phong)
29 Co Muồng (Quan Chử) 56 Chi Choi (Lũng Đính)
30 Co Nghịu (Lạc Oa) 57 Chợ Chi Choi (Lũng Đính)
31 Co Lỳ (Đồng Loan) 58 Chợ Pò Tấu (Thượng Cống)
32 Co Riệc (Đồng Loan) 59 Đà Hoắc (Ngọc Luật)
33 Co Cài (Cảnh Sơn) 60 Đóng Khắm (Trà Lĩnh)
34 Co Hấu (Phong Nẫm) 61 Đén Deng (Lạc Oa)
35 Co Mười (Tráng Biên) 62 Giộc Nạn (Ngọc Luật)
36 Co Tô (Tráng Biên) 63 Giộc Mùng (Phong Nẫm)
37 Co Vương (Phong Châu) 64 Giộc Mán (Phong Nẫm)
38 Co Bầy (Hoành Phong) 65 Giốc Súng (An Hy)
39 Co Vầy (Nga Ổ) 66 Giộc Chiếm (Bình Xa)
40 Giộc Dâu (Tĩnh Lãng) 67 Khuôi Rỳ (Trà Lĩnh)
41 Giộc Vân (Quan Chử) 68 Khuối Luông (Tĩnh Lãng)
42 Giả Lường (Nga Sơn) 69 Khuổi Siểm (Ngọc Quản)
43 Hiếu Lễ Nưa (Hiếu Lễ) 70 Khuối Lình (Đoài Côn)
44 Hiếu Lễ Tẩy (Hiếu Lễ) 71 Khuổi Kỳ (Quan Chử)
45 Hnàg Hoài (Hiếu Lễ) 72 Khuổi Sại (Thượng Cống)
46 Háng Gả (Đồn Cà) 73 Khuổi Ải (Nga Sơn)
47 Hạt Pan (Lũng Đính) 74 Khuối Âu (Nga Sơn)
48 Kha Rề (Ngọc Luật) 75 Khum Sỏm (Ngọc Quản)
49 Kha Mong (Mai Lĩnh) 76 Lạn Hoài (Ngọc Quản)
50 Khang Lục (Mai Lĩnh) 77 Lý Phạn (Lũng Đa)
51 Khau Khót (Phong Châu) 78 Lùng Pầu (Đồn Cà)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
79 Khau Ra (Đồng Loan) 106 Lùng Nẫm Nưa (Đồn Cà)
80 Khâu Nưa (Ngọc Luật) 107 Lùng Nẫm Tẩu (Đồn Cà)
81 Khâu Hổ (Ngọc Quản) 108 Luộc Tấu (Ỷ Cống)
82 Khâu Lũng (Cổ Phương) 109 Luộc Sóm (Hoành Phong)
83 Khâu Pá (Nga Sơn) 110 Luộc Khính (Trạo Nhi)
84 Khâu Cuội (Nga Sơn) 111 Luộc Bó (Nga Sơn)
85 Khưa Hôi (Ngọc Côn) 112 Luộc Sáo (Lạc Oa)
86 Khưa Ỏ (Đoài Côn) 113 Luộc Thôm (Đồng Loan)
87 Khúa Khảo (Phong Châu) 114 Lung Thoang (Trạo Nhi)
88 Khưa Khoang (Trạo Nhi) 115 Lung Hoang (Trạo Nhi)
89 Keng Khiắp (Phong Nẫm) 116 Lúng Lệch (Đoài Côn)
90 Keng Hoàng (Cổ Phương) 117 Lục Khiếu (Phong Đằng)
91 Khiêm Khát (Thân Dương) 118 Mán Dâu (Đồng Quản)
92 Khiong Hu (Nga Ổ) 119 Mù Hà (Thượng Cống)
93 Khuổi Linh (Ngọc Luật) 120 Nặm Sum (Ngọc Luật)
94 Khuổi Luông (Trà Lĩnh) 121 Nặm Lìn (Hiếu Lễ)
95 Nâm Kít (Trạo Nhi) 122 Pò Rẩy (Tĩnh Lãng)
96 Nẫm Tốc (Lũng Đa) 123 Pò Hoài (Tứ Mỹ)
97 Nẫm Thấu (Nga Sơn) 124 Pò Quang (Tứ Mỹ)
98 Nâm Thủm (Lũng Chung) 125 Pò Tào (Phong Châu)
99 Nẩm Thụm (Tứ Mỹ) 126 Pò Mười (Hoành Phong)
100 Nậm Thụm (Tráng Biên) 127 Po Chang (Ỷ Cống)
101 Nục Cu (Lũng Đính) 128 Po Có (Cảnh Sơn)
102 Nguồm Nuốc (Tĩnh Lãng) 129 Po Rẩy (Thân Dương)
103 Ngườm Sang (Thân Dương) 130 Po Đồn (Tứ Mỹ)
104 Phò Mác (Ngọc Luật) 131 Phủng Phèn (Tĩnh Lãng)
105 Phò Khọt (Trà Lĩnh) 132 Pạc Lũng (Ỷ Cống)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
133 Phò Kháp (Ỷ Cống) 160 Pạc Thần (Đoài Côn)
134 Phài Pán (Phong Nẫm) 161 Pạc Sao (Cảnh Sơn)
135 Phiêng Xa Nưa (Bình Xa) 162 Pạc Mạc (Hoành Phong)
136 Phiêng Xa Tẩu (Bình Xa) 163 Pạc Pẩu (Lũng Đính)
137 Pò Cai (Hoành Phong) 164 Pạc Cổng (Thượng Cống)
138 Pò Tấu (Thượng Cống) 165 Pac Sa (Đoài Côn)
139 Pò Chang (Bồng Sơn) 166 Pac Siếc (Tráng Biên)
140 Pò Don (Quan Chử) 167 Pac Thoàng (Ỷ Cống)
141 Pò Mười (Phong Đằng) 168 Phài Na (Đoài Côn)
142 Pò Mu (Nga Sơn) 169 Phố Thông Huê (Đoài Côn)
143 Pò Sẩy (Quan Chử) 170 Pú Làng (Hoành Phong)
144 Pò Sao (Nga Sơn) 171 Pài Siểng (Thượng Cống)
145 Pò Giẫu (Bào Khê) 172 Phai Thoang (Quan Chử)
146 Pò Luông (Trà Lĩnh) 173 Phía Nà (Nga Sơn)
147 Pò Man (Tĩnh Lãng) 174 Phiêng Phié (Trùng Nhai)
148 Pò Khoang (Tĩnh Lãng) 175 Rằng Hống (Tráng Biên)
149 Pò Khâu Khao (Tĩnh Lãng) 176 Rằng Rang (Lăng Yên)
150 Rỏng Mần (Tráng Biên) 177 Thổng Mông (Tĩnh Lãng)
151 Rỏng Sắc (Tráng Biên) 178 Tống Nga (Tĩnh Lãng)
152 Săng Đìn (Lăng Yên) 179 Thiu Phong (Tráng Biên)
153 Siộc Khâu 3(Bào Khê) 180 Tăng Sường (Ngọc Quản)
154 Sóc Hoài (Mai Lĩnh) 181 Tốc Tát (Ngọc Quản)
155 Sộc Đam (Tráng Biên) 182 Tẩu Kéo (Ngọc Quản)
156 Súm Khuổi (Đồng Quản) 183 Thua Phia (Đoài Côn)
157 Sộc Chăng (Ỷ Cống) 184 Tàm Na (Đoài Côn)
158 Sộc Vắc (Đoài Côn) 185 Thông Khuông (Đoài Côn)
159 Sộc Nạn (Tứ Mỹ) 186 Thổng Lộc (Thân Dương)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
187 Sộc Khăm (Cổ Phương) 210 Thang Na (Tứ Mỹ)
188 Siốc Khiao (Quỳnh Lâu) 211 Thua Khẩu (Tứ Mỹ)
189 Sốc Piâu (Nga Ổ) 212 Thinh Khê (Tứ Mỹ)
190 Sộc Mạ (Quan Chử) 213 Thôm Phằng (Tứ Mỹ)
191 Sộc Linh (Quan Chử) 214 Thình Quốc (Cổ Phương)
192 Thang Lý (Ngọc Luật) 215 Thình Quốc (Cảnh Sơn)
193 Tẩu Mẩn (Ngọc Luật) 216 Thuôm Thi (Phong Châu)
194 Tả Than (Hiếu Lễ) 217 Tà Liêng (Lũng Đính)
195 Thang Khỏng (Hiếu Lễ) 218 Ta Nang (Lũng Đính)
196 Tẩu Bản (Bào Khê) 219 Thang Na (Bản Đà)
197 Tả Pít (Phong Nẫm) 220 Thổng Càn (Nga Ổ)
198 Ta Pè (Phong Nẫm) 221 Thôn Thúa (Nga Sơn)
199 Ta Nay (An Hy) 222 Thèng Kít (Nga Sơn)
200 Tổng Sóng (Trà Lĩnh) 223 Vặc Niêng (Trà Lĩnh)
201 Tả Kéo (Trà Lĩnh) 224 Vạc Ga (Trà Lĩnh)
202 Thuâm Sa (Tĩnh Lãng) 225 Vạc Khoang (Tráng Biên)
203 Thổng Luông (Tĩnh Lãng) 226 Kéo Quang (Đồn Cà)
204 Trà Lĩnh (Thị) (Tĩnh Lãng) 227 Kéo Háo (Đồn Cà)
205 Kéo Chương (Lăng Yên) 228 Kéo Háo Tẩu (Đồn Cà)
206 Kéo Tong (Lăng Yên) 229 Kéo Nục (Tứ Mỹ)
207 Kéo Giáo (Ngọc Côn) 230 Kéo Giến (Quan Chử
208 Kéo Viểng (Phong Nẫm) 231 Kéo Thầu (Quan Chử)
209 Kéo Thoang (Quan Chử) 232
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
LÀNG XÃ HUYỆN TRÙNG KHÁNH HIỆN NAY
STT Xóm
Số
hộ
Số
khẩu
Dân tộc Trưởng
xóm Tày Nùng Khác
I
1 Nà Gàng (Trung Phúc) 21 115 115 Tày
2 Nà Luộc (Trung Phúc) 18 87 87 Tày
3 Nà Pò (Trung Phúc) 21 98 98 Nùng
4 Nà Hâu – Nà Chang (Phong Nậm) 41 201 201 Tày
5 Nà Thông (Phong Nậm) 22 109 109 Tày
6 Nà Đoan – Nà Bút (Phong Nậm) 65 271 271 Tày
7 Nà Thềnh (Thông Huề) 45 220 220 Tày
8 Nà Ít (Thông Huề) 58 246 246 Tày
9 Nà Keo (Thông Huề) 22 97 97 Tày
10 Nà Giốc – Pò Gài (Phong Châu) 35 162 162 Tày
11 Nà Mằn (Phong Châu) 41 166 166 Tày
12 Nà Răn (Thân Giáp) 43 190 190 Nùng
13 Nà Sa (Đình Phong) 26 135 135 Tày
14 Nà Thoang (Đình Phong) 59 298 298 Tày
15 Nà Đeng – Lũng Nội (Đàm Thuỷ) 38 187 93 94 Nùng
16 Nà Quang (Đoài Côn) 51 213 213 Tày
17 Nà Chi (Cao Thăng) 63 291 291 Tày
18 Nà Nôm (Khâm Thành) 38 186 186 Tày
19 Nà Gọn (Khâm Thành) 29 106 106 Tày
20 Nà Sơn (Chí Viễn) 34 154 154 Tày
21 Nà Tuy (Chí Viễn) 46 192 192 Tày
22 Nà Mu (Chí Viễn) 57 226 226 Tày
23 Nà Lỏng – Nà Gạch (Ngọc Khê) 64 300 300 Tày
24 Nà Thin (Đức Hồng) 58 231 231 Tày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
25 Nà Khiêu (Đức Hồng) 69 284 284 Tày
26 Nà Rầy I (Đức Hồng) 57 268 268 Tày
27 Nà Rầy II (Đức Hồng) 63 287 287 Tày
28 Nà Gườm (Đức Hồng) 59 263 263 Tày
29 Bản Chang – Thang Nà (Đình Minh) 65 284 284 Tày
30 Bản Đà (Đình Minh) 54 224 224 Tày
31 Bản Gằn (Trung Phúc) 49 234 234 Tày
32 Bản Khuông (Thông Huề) 51 204 204 Tày
33 Bản Cưởm (Thông Huề) 18 86 86 Tày
34 Bản Piên (Phong Châu) 22 99 99 Tày
35 Bản Quam (Phong Châu) 36 159 159 Tày
36 Bản Viết (Phong Châu) 63 286 286 Tày
37 Bản Coỏng (Thân Giáp) 53 246 246 Tày
38 Bản Mang (Thân Giáp) 23 113 113 Tày
39 Bản Chang (Cảnh Tiên) 51 241 241 Tày
40 Ban Luông (Đình Phong) 82 450 450 Tày
41 Bản Chang - Bản Giang (Đình Phong) 74 348 233 115 Tày
42 Bản Nưa (Đàm Thuỷ) 45 225 225 Tày
43 Bản Moong (Đàm Thuỷ) 68 287 287 Tày
44 Bản Chang (Đàm Thuỷ) 48 242 242 Tày
45 Bản Gun – Khuôi Ky (Đàm Thuỷ) 85 397 397 Tày
46 Bản Dít (Đàm Thuỷ) 38 166 166 Tày
47 Bản Thuôn (Đàm Thuỷ) 25 131 131 Tày
48 Bản Phang (Đàm Thuỷ) 61 290 290 Tày
49 Bản Giốc (Đàm Thuỷ) 85 383 383 Tày
50 Bản Cai (Đàm Thuỷ) 77 370 370 Tày
51 Đồng Tâm - Bản Rạ (Đàm Thuỷ) 65 288 288 Tày
52 Bản Chiên (Lăng Yên) 28 125 125 Tày
53 Bản Lung (Đoài Côn) 77 371 371 Nùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
54 Keo Chưởng - Bản Liêng (Lăng Hiếu) 37 153 153 Tày
55 Bản Giăn (Lăng Hiếu) 41 184 184 Tày
56 Bản Hâu (Cao Thăng) 27 145 145 Tày
57 Bản Luông 51 245 245 Tày
58 Bản Mới (Khâm Thành) 42 168 168 Tày
59 Bản Hang (Chí Viễn) 83 353 353 Tày
60 Bản Khây (Chí Viễn) 50 221 221 Tày
61 Bản Thay (Chí Viễn) 10 56 56 Tày
62 Bản Ruộc (Chí Viễn) 42 186 186 Tày
63 Bản Nhom (Ngọc Khê) 37 193 193 Tày
64 Bản Miài (Ngọc Khê) 97 483 483 Tày
65 Pác Riêng (Trung Phúc) 39 197 197 Nùng
66 Pác Loan (Trung Phúc) 46 233 233 Nùng
67 Pác Đông (Phong Nậm) 24 112 112 Tày
68 Pác Coóng (Phong Châu) 34 159 159 Tày
69 Pác Bó (Ngọc Chung) 46 214 214 Tày
70 Pác Quang (Ngọc Chung) 31 131 131 Tày
71 Pác Đông (Cảnh Tiên) 68 280 280 Tày
72 Pác Dao 67 276 276 Tày
73 Pác Nà (Lăng Yên) 21 93 93 Tày
74 Pác Thàn (Đoài Côn) 42 207 207 Nùng
75 Pác Cuổi (Lăng Hiếu) 48 218 218 Tày
76 Pác Ra – Lung Nọi (Cao Thăng) 28 125 125 Nùng
77 Pác Thòng (Cao Thăng) 22 112 112 Nùng
78 Pác Lung (Cao Thăng) 55 257 257 Tày
79 Pác Chang (Khâm Thành) 55 242 242 Tày
80 Pác Mác (Chí Viễn) 36 132 132 Tày
81 Lũng Rì (Phong Nậm) 14 72 72 Nùng
82 Lũng Điêng (Phong Nậm) 34 163 163 Tày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
83 Lũng Chuông (Ngọc Chung) 16 76 76 Nùng
84 Lũng Bắng (Ngọc Chung) 20 94 94 Nùng
85 Lũng Chát (Ngọc Chung) 8 37 37 Nùng
86 Lũng Nậm (Đình Phong) 35 169 169 Nùng
87 Lũng Niếc (Đàm Thuỷ) 35 158 158 Tày
88 Lũng Rẳng (Lăng Yên) 35 184 184 Nùng
89 Lũng Gia (Lăng Yên) 18 79 79 Nùng
90 Lũng Lo (Đoài Côn) 51 251 251 Tày
91 Lung Luông - Lũng Rỳ (Đoài Côn) 66 298 298 Nùng
92 Lũng Muôn (Lăng Hiếu) 75 338 338 Nùng
93 Lũng Gùng (Cao Thăng) 35 163 163 Tày
94 Lũng Kíp (Khâm Thành) 27 120 120 Nùng
95 Lũng Hoạt (Chí Viễn) 24 128 128 Nùng
96 Lũng Lầu (Ngọc Khê) 58 260 260 Nùng
97 Lũng Hoài (Ngọc Khê) 24 102 102 Nùng
98 Lũng Túng (Đức Hồng) 14 64 64 Nùng
99 Lũng Nà (Đức Hồng) 40 209 209 Nùng
100 Khưa Khảo (Đình Minh) 45 202 202 Nùng
101 Khưa Nâu – Khưa Sách (Đình Minh) 55 204 204 Tày
102 Khưa Hoi (Ngọc Khuê) 59 259 259 Tày
103 Phia Phảng (Trung Phúc) 51 247 247 Tày
104 Phia Bó (Phong Châu) 56 230 230 Tày
105 Phia Ngược (Lăng Hiếu) 32 162 162 Tày
106 Phia Tốm (Cao Thăng) 35 176 176 Tày
107 Phia Hồng (Khâm Thành) 66 268 268 Tày
108 Phía mạ (Ngọc Khê) 45 203 203 Tày
109 Phia Muông (Ngọc Khê) 22 90 90 Tày
110 Phia Siểm (Ngọc Khê) 31 146 146 Tày
111 Phia Gà (Khâm Thành) 29 130 130 Tày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
112 Phia Móc (Chí Viễn) 32 170 170 Tày
113 Phia Đeng (Chí Viễn) 233 233 233 Tày
114 Bó Đà – Khâu Gát (Đình Minh) 64 294 294 Tày
115 Bó Mạ (Cao Thăng) 30 168 168 Tày
116 Bó Lành (Cao Thăng) 45 223 223 Nùng
117 Bình Lăng (Đình Minh) 26 117 117 Tày
118 Tục Lũng (Trung Phúc) 47 237 237 Nùng
119 Khưa Khảo (Đình Minh) 45 202 202 Nùng
120 Khưa Nâu (Đình Minh) 55 204 204 Tày
121 Tân Lập (Trung Phúc) 68 287 287 Tày
122 Keo Hin (Trung Phúc) 45 214 214 Nùng
123 Hao Phò (Trung Phúc) 46 238 238 Nùng
124 Nưa Chang (Trung Phúc) 40 198 198 Nùng
125 Cốc Phay (Trung Phúc) 18 150 105
126 Đồng Tâm (Trung Phúc) 52 257 257 Nùng
127 Phò Phước (Trung Phúc) 58 312 312 Tày
128 Tân Trung (Trung Phúc) 31 151 151 Nùng
129 Đà Bè (Phong Nậm) 23 107 107 Nùng
130 Giốc Rùng (Phong Nậm) 31 144 144 Tày
131 Cốc Rầy (Thông Huề) 27 118 118 Nùng
132 Nặm Đọi (Thông Huề) 58 260 260 Nùng
133 Sốc Riêng (Thông Huề) 23 92 93 Tày
134 Cốc Chia (Thông Huề) 20 84 84 Tày
135 Phố Thồng Huề I 73 277 277 Nùng
136 Phố Thông Huề II 64 242 242 Nùng
137 Nặm Thúm (Thông Huề) 21 82 82 Nùng
138 Cô Bây (Phong Châu) 31 119 119 Tày
139 Tân Phong (Phong Châu) 40 183 183 Nùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
140 Thua Ma (Phong Châu) 25 129 129 Tày
141 Pài Siêng (Phong Châu) 37 173 173 Tày
142 Đồng Tâm (Thân Giáp) 34 147 147 Nùng
143 Thông Lộc (Thân Giáp) 31 140 140 Nùng
144 Phò Tấu (Thân Giáp) 33 172 172 Nùng
145 Thua Khuông (Thân Giáp) 37 154 154 Nùng
146 Sộc Chăng (Thân Giáp) 38 190 190 Tày
147 Ngườm Giang (Thân Giáp) 56 230 230 Tày
148 Cốc Chia (Ngọc Chung) 22 105 105 Tày
149 Giộc Khăm (Ngọc Chung) 23 101 101 Nùng
150 Giộc Vung (Ngọc Chung) 32 160 160 Nùng
151 Cốc Chia (Cảnh Tiên) 24 128 128 Tày
152 Rằng Đin (Cảnh Tiên) 20 107 107 Nùng
153 Thềnh Quốc (Cảnh Tiên) 21 93 93 Nùng
154 Cốc Lại (Cảnh Tiên) 57 264 264 Nùng
155 Pò Có (Cảnh Tiên) 66 287 287 Nùng
156 Thành Khê (Cảnh Tiên) 21 107 107 Nùng
157 Lộc Giao (Đình Phong) 75 364 364 Tày
158 Bo Thốc (Đình Phong) 58 278 278 Nùng
159 Ta Nang (Đình Phong) 42 193 193 Nùng
160 Đỏng Luông- Chi Choi (Đình Phong) 47 192 90 102 Nùng
161 Giảng Gà (Đình Phong) 20 73 40 33 Tày
162 Nộc Cu (Đình Phong) 10 42 21 21 Nùng
163 Hát Pan- Ta Liêng (Đình Phong) 28 169 56 113 Tày
164 Vươn Luông- Tha Mấn (Đình Phong) 37 171 85 86 Tày
165 Cô Muông (Đàm Thuỷ) 50 233 233 Tày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
166 Ham Thoang- Dộc Mạ (Đàm Thuỷ) 36 305 305 Nùng
167 Rằng Rang (Lăng Yên) 62 322 322 Nùng
168 Đông Niểng (Lăng Yên) 49 231 231 Nùng
169 Keo Tong (Lăng Yên) 45 209 109 100 Nùng
170 Sốc Hoắc (Đoài Côn ) 42 175 175 Tày
171 Pò Gà i(Đoài Côn ) 21 83 83 Tày
172 Tắp Na (Đoài Côn ) 42 200 200 Nùng
173 Hiếu Lễ (Lăng Hiếu) 95 354 354 Tày
174 Đà Tiên (Lăng Hiếu) 59 269 169 100 Nùng
175 Đông Đô (Lăng Hiếu) 34 164 164 Tày
176 Đỏng Rin (Cao Thăng) 21 107 107 Tày
177 Phò Đon (Cao Thăng) 51 238 238 Tày
178 Bó Mạ (Cao Thăng) 30 168 168 Tày
179 Bó Lành (Cao Thăng) 45 223 223 Nùng
189 Phò Gáp (Cao Thăng) 33 152 152 Tày
181 Đông Xâu (Cao Thăng) 64 310 160 150 Tày
182 Phia Tốm (Cao Thăng) 35 176 176 Tày
183 Cô Rược (Cao Thăng) 26 129 129 Tày
184 Nậm Chung (Khâm Thành) 73 323 115 208 Nùng
185 Đà Hoặc (Khâm Thành) 61 265 265 Tày
186 Chăm Ché (Khâm Thành) 29 112 112 Tày
187 Đông Mòn (Chí Viễn) 76 341 341 Nùng
188 Kéo Hang (Chí Viễn) 24 122 122 Tày
189 Đỏng Đeng (Chí Viễn) 48 231 231 Tày
190 Gò Ma (Chí Viễn) 21 109 109 Tày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
191 Đồng Tâm (Chí Viễn) 57 281 281 Tày
192 Thanh Lâm (Chí Viễn) 50 204 204 Tày
193 Bong Trên (Chí Viễn) 16 79 79 Tày
194 Bong Dưới(Chí Viễn) 16 47 47 Tày
195 Pò Tấu (Chí Viễn) 62 240 240 Tày
196 Đông Long (Chí Viễn) 48 212 212 Tày
197 Giộc Sung (Ngọc Khê) 30 143 143 Tày
198 Đỏng Doa (Ngọc Khê) 75 364 364 Tày
199 Keo Giáo (Ngọc Khê) 45 227 227 Tày
200 Kha Mong (Ngọc Khê) 38 169 100 169 Nùng
201 Khưa Hoi (Ngọc Khê) 59 259 259 Tày
202 Đông Xi (Ngọc Khê) 57 272 272 Tày
203 Pò Peo (Ngọc Khê) 47 200 200 Tày
204 Giộc Sâu (Ngọc Khê) 100 467 467 Tày
205 Ta Nay (Ngọc Khê) 88 385 385 Tày
206 Đỏng Ỏi (Ngọc Khê) 60 296 296 Tày
207 Sộc Khâm I (Đức Hồng) 56 233 233 Tày
208 Sộc Khâm II (Đức Hồng) 51 241 161 80 Tày
209 Đầu Cầu (Đức Hồng) 56 268 268 Tày
210 Cổ Phương I (Đức Hồng) 60 264 264 Nùng
211 Cổ Phương II (Đức Hồng) 65 327 327 Nùng
212 Tổ 1 (Thị Trấn) 94 328 91 182 55 Kinh
213 Tổ 2 (Thị Trấn) 100 400 150 182 68 Nùng
214 Tổ 3 (Thị Trấn) 75 300 83 166 51 Tày
215 Tổ 4 (Thị Trấn) 76 305 157 120 28 Nùng
216 Tổ 5 (Thị Trấn) 86 344 140 246 58 Tày
217 Tổ 6 (Thị Trấn) 49 196 109 54 33 Tày
218 Tổ 7 (Thị Trấn) 72 294 245 49 Tày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Các địa danh trên rõ ràng là địa danh của tộc người ngôn ngữ Tày -
Thái, chỉ qua ngôn ngữ Tày - Thái ta mới có thể hiểu dược ý nghĩa của nó.
Phản ánh lịch sử cư trú lâu đời của tộc người Tày ở đây, họ là cư dân thổ địa
của vùng này, còn các tộc người thuộc các nhóm ngôn ngữ khác như HMông,
Dao, Kinh, Hán (Hoa), chắc hẳn là cư dân đến sau, nên nơi cư trú của họ vẫn
sử dụng địa danh ngôn ngữ Tày - Thái.
2.3 Kết cấu cư dân:
Trùng Khánh là vùng đất địa đầu của tổ quốc, giáp biên giới với Trung
Quốc, do vậy đây là vùng đất luôn bị các thế lực bành trướng Trung hoa để ý
đến, đây là vùng đất được mệnh danh là phên dậu của của quốc gia “che chở
cho cả cõi Bắc Kỳ”. Các nhà nước phong kiến Việt Nam trong những giai
đoạn lịch sử còn đại diện cho dân tộc, đối với miền núi phía Bắc là vùng biên
cương có vị trí chiến lược trọng yếu như trên đã nêu, đã nhận được sự quan
tâm đặc biệt “Biên thùy hảo vị trù phương lược xã tắc ưng tu kế cửu an” (Lê
Lợi), và đã đề ra những chính sách, biện pháp tích cực để giải quyết vấn đề
miền núi - vấn đề dân tộc tăng cường quốc gia thống nhất, một trong các
chính sách thường được các vương triều phong kiến sử dụng là ban chức tước
bổng lộc cho các tù trưởng thiểu số để lôi kéo các dân tộc miền núi. Do đó đã
hình thành một đội ngũ thổ tù thế lập và chế độ lưu quan (thổ ty). Xã hội
người Tày đã phát triển nhưng không đều, ở nhiều nơi sự phát triển các quan
hệ phong kiến còn ở mức thấp. Tổ chức xã hội kiểu “quằng” hay “thổ ty” đã
ra đời khá sớm và tồn tại cho đến trước Cách mạng Tháng Tám 1945. Tổ chức
xã hội này của người Tày trước đây thường được các triều đại phong kiến Việt
Nam sử dụng. Nhiều “quằng” đã trở thành những người thân cận của triều
đình Đại Việt và thường được phong chức tước cao, như: “Khuông bình
chưởng sự”, “Đại tướng quân”, “Thượng tướng quân”, Đặc điểm của chế độ
“thổ ty” là cha chuyền con nối, nắm quyền sở hữu đất đai và các nguồn lợi tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
nhiên của địa phương, có thẩm quyền thực thi chế độ phân bổ đất đai và thu
lợi. Thường được chia thành nhiều loại khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của
thổ ty, từ việc nhỏ đến việc lớn… hình thức bóc lột quần chúng nhân dân lao
động thường là lao dịch và cống phẩm. Chính sách cai trị mềm mỏng nay đã
có tác động tích cực là đoàn kết được các dân tộc chống ngoại xâm bảo vệ
bản làng và đất nước. Tuy nhiên, chính sách cai trị này cũng có những mặt
tiêu cực là: duy trì những tàn tích của tổ chức thị tộc, bộ lạc với những phong
tục tập quán lạc hậu. Sự tồn tại của chế độ gia trưởng phụ quyền hay chế độ
ruộng công trong làng bản đã kìm hãm nghiêm trọng sự phát triển trong xã
hội người Tày. Trên cơ sở một nền kinh tế tự cấp, tự túc, mối quan hệ giữa
những người trong tông tộc, dòng họ trong phạm vi bản làng gắn bó mật thiết
với nhau, ít có có sự đối kháng dòng họ này với dòng họ khác. Sự phân hóa
gia cấp ở mức độ thấp hơn so với miền xuôi. Trước 1945, về cơ bản xã hội
người Tày phân chia thành các giai cấp sau:
Tầng lớp quan lại, địa chủ, thổ hào giàu có nắm quyền thống trị ở nông
thôn, đó là chỗ dựa chính của chính quyền thực dân phong kiến.
Tầng lớp nho sĩ bình dân, tức là tầng lớp trí thức nho học cũ đã có tuổi
đang mai một dần. Họ được quần chúng tôn trọng. Họ là những người đã góp
phần xây dựng ngôn ngữ, văn học dân tộc, đồng thời có vai trò to lớn trong
các công việc của mường bản: hôn nhân, ma chay, tế lễ…
Tầng lớp nông dân lao động (trung, bần, cố nông đông hơn cả - chiếm
trên 95% dân số). Nông dân lao động là những người sản xuất chính, đồng
thời là người gánh vác mọi thứ thuế khóa, phu phen tạp dịch cho chính quyền
thực dân và phong kiến. Đời sống của họ nói chung là bấp bênh, nhất là
những năm mất mùa, họ phải vào trong rừng đào củ mài, củ bấu ăn thay cơm.
Tầng lớp “tào, mo, then, pụt” tức là những người làm nghề cũng bái
phân lớn là nông dân lao động, có người thuộc giai cấp bóc lột, ít nhiều có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
ảnh hưởng trong dân gian. Họ là những cố vấn không thể thiếu được trong
việc ma chay, cúng bái, cưới xin…là những việc đồng bào coi trọng nhất
trong đời sống xã hội trước đây.
Một tầng lớp mới xuất hiện, tầng lớp trí thức nhỏ được đào tạo trong
các trường phổ thông của Pháp, tức là các thông, kí, phán, giáo học. Họ có
một số vốn Pháp văn và những kiến thức tối thiểu để làm việc trrong bộ máy
chính quyền thực dân. Họ có vai vế nhất định trong xã hội và được mọi người
kính nể.
Như vậy, về cơ bản xã hội người Tày trước cách mạng là một xã hội
thực dân nửa phong kiến. Vì sự phân hóa giai cấp chưa sâu sắc như ở miền
xuôi nên quan hệ giữa các tầng lớp xã hội trong làng bản nói chung vẫn là
quan hệ đoàn kết, tương thân, tương trợ giữa những người trong họ hàng, làng
xóm. Chế độ “quằng” ở làng bản của người Tày xuất hiện từ rất sớm và tồn
tại dai dẳng mãi đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Sau cách mạng Tháng 8/1945, bên cạnh chính quyền thực dân vẫn tiếp
tục bảo lưu về mặt hình thức một bộ máy chính quyền của người bản xứ. Các
đơn vị hành chính bản xứ gồm: xã, tổng, châu, phủ và tỉnh. Xã được tạo thành
bởi sự liên kết của nhiều làng, bản đôi khi cách xa nhau đáng kể. Tất cả các
công việc của xa được điều hành bởi các tộc trưởng. Họ là những người bầu
ra lý trưởng, phó lý và xã đoàn. Ở bản làng, đứng đầu là trưởng bản – đây là
người có uy tín nhất trong bản. Họ đứng ra tổ chức và điều hành mọi công
việc trong bản. Do vậy, trong mỗi bản tính “tự quản” được thể hiện khá rõ nét.
Mọi người dân đều tin tưởng vào trưởng bản của mình.
Về kết cấu cư dân của bản làng, các nhóm dân tộc Tày hầu hết đều cư
trú xen kẽ lẫn nhau đại đa số là cư trú ở vùng thấp và một số ít ở vùng lưng
chừng. Họ cư trú theo kiểu một tập hợp thành những làng bản có 10 – 20 nóc
nhà hoặc 40 – 50 nóc nhà, có nơi đông hơn có thể đạt 80 – 100 nóc nhà. Bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
của người Tày cư trú theo nhóm dân tộc, ít xen kẽ nóc nhà với các dân tộc
khác. Ngay người Tày và người Nùng vốn văn hóa gần gũi với nhau cũng chỉ
xen kẽ bản, tức là lập bản xen kẽ trong thung lũng chứ ít xen kẽ nóc nhà. Nếu
cư trú cùng một bản thì cũng ở thành cụm riêng. Người Tày chọn những nơi
bằng phẳng hoặc gò đồi để lập bản và làm nhà, họ đặt tên làng bản của mình
theo phong cảnh tự nhiên như: làng Pác Pó, là nơi nguồn nước; làng Đền là
nơi có đền thờ Vua Lê, hoặc bản Khau Lừa (đồi thuyền) là một xóm ở ngay
sườn quả đồi như con thuyền khổng lồ. Xong tên gọi được người Tày sử dụng
nhiều hơn cả là đặt tên làng bản gắn liền với tên Nà hoặc Thuổng (tổng) tức là
cánh đồng. Đây là một tên gọi rất phổ biến của người Tày như: Nà Vát, Nà
Lương, Nà Cạn,… hay Tổng Lương, Tổng Chúp, Tổng Mử,… nhiều tên làng,
tên bản của người Tày gắn bó với cả đời sống của từng người, từng nhà là nơi
chôn rau cắt rốn, nơi chung sống của nhiều họ tộc gán liền với sự phát triển
của lịch sử.
2.4 Dòng họ
Ở trong gia đình, chế độ hôn nhân một vợ một chồng là chủ yếu, tuy
nhiên chế độ phụ quyền thể hiện khá rõ nét. Người đàn ông có vai trò chính
và có quyền quyết định các vấn đề lớn trong gia đình, dòng họ. Trong quan hệ
gia đình, đồng bào vốn có lòng kính già yêu trẻ. Dưới chế độ cũ, người phụ
nữ không được đối xử bình đẳng với nam giới, không được hưởng gia tài,
không được đi học. Tuy nhiên, họ vẫn được chồng con tôn trọng vì họ giữ vai
trò quan trọng trong lao động sản xuất và trong việc quản lý kinh tế của gia
đình. Bên cạnh đó, trong đồng bào dân tộc Tày, sự phân công lao động tương
đối rõ ràng – đàn ông cày bừa, cuốc đất; phụ nữ cấy, gặt, gieo trồng. Nhìn
chung phụ nữ làm nhiều việc hơn nam giới vì họ vừa phải tham gia công việc
đồng áng, may vá, kéo sợi, dệt vải, vừa phải đảm đang công việc bếp núc,
nuôi con…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Sinh hoạt trong gia đình người Tày
Về quan hệ trong gia đình: Đồng bào dân tộc Tày rất mến khách,
khách đến nhà bao giờ cũng được tiếp đón chu đáo, khách đến làng tuy không
quen biết những cũng được đồng bào chào hỏi thân mật. Tính chất phụ hệ của
gia đình người Tày còn thể hiện ở việc phân chia tài sản: Chỉ có con trai mới
được quyền thừa kế. Tài sản để phân chia, gồm: ruộng đất, trâu bò, rừng, thóc
lúa, tiền bạc, công cụ sản xuất,…Việc phân chia thường được tiến hành khi bố
mẹ đã về già, tất cả con cái đã có gia thất riêng. Các bậc cha mẹ trong gia
đình người Tày thường ứng xử với các con theo hướng: “Ở con út, chết con
cả” nên khi chia gia tài thường để lại một phần (rừng, trâu bò, tiền của) để
dưỡng già, số còn lại sẽ chia đều cho các con trai. Sau đó bố mẹ thường ở với
con út cho đến lúc già, con út có trách nhiệm chính trong phụng dưỡng cha
mẹ vì phần lớn tài sản để dưỡng già của cha mẹ còn lại được giao cho người
này quản lý. Khi bị đau ốm bệnh tật, biết không qua khỏi thì bố mẹ sẽ chuyển
sang nhà con cả để việc tang lễ được tiến hành tại đây; Song có những trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
hợp bố mẹ vẫn ở với con út cho đến lúc chết. Theo tục của người Tày, khi bố
mẹ chết mà con cái chưa trưởng thành người bác ruột và chú ruột có vai trò
lớn đối với các cháu. Bác ruột hay chú ruột sẽ thay thế người quá cố đảm
nhiệm việc thờ phụng tổ tiên, quản lý tài sản, có trách nhiệm dựng vợ gả
chồng, làm nhà cho các cháu.
Trong quan hệ gia đình có những quan hệ hết sức nghiêm ngặt, người
phụ nữ nhất là con dâu phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo như không
được đi ngang qua phía trước bàn thờ trong nhà, không được vào chỗ tiếp
khách của nam giới ở gian ngoài, không được cùng ăn cơm, ngồi cùng chiếu
với bố chồng, anh chồng, không được đến chỗ ngủ và nơi dành riêng cho bố,
bác, chú và anh chồng. Con dâu luôn phải tỏ sự kính trọng, nghe lời chỉ bảo
của bố chồng và anh em họ hàng nhà chồng; không được trực tiếp trao đổi với
bố chồng và anh chồng. Nếu muốn bày tỏ điều gì, con dâu phải thông qua
chồng hay em trai, em gái chồng hoặc một người khác giới trong nhà chồng.
Bố chồng và anh chồng cũng không được vào buồng con dâu, em dâu. Không
được trực tiếp đưa các đồ vật cho con dâu, em dâu mà phải đặt vào một chỗ
nào đó để con dâu, em dâu đến lấy và ngược lại con dâu, em dâu cũng không
được trực tiếp đưa cho bố chồng, anh chồng. Quan hệ giữa mẹ vợ và con rể
trong gia đình người Tày cũng nghiêm ngặt tương tự mặc dù trên danh nghĩa
con rể được coi như con trai trong nhà.
Về dòng họ: Khi một gia đình nào không có con trai thì kén con rể đến
ở rể đời. Trong trường hợp này nhà gái thường chủ động trong hôn nhân và
chịu các phí tổn cưới xin. Ở Trùng Khánh chàng trai ở rể đời phải đổi sang họ
vợ, phải chăm sóc bố mẹ vợ đến khi chết và lo tang ma cho bố mẹ vợ, nhưng
sau đó được quyền thừa kế tài sản của nhà vợ. Người Tày cũng có họ nội, họ
ngoại và họ bên vợ, trong đó họ nội là quan trọng nhất, vai trß của họ ngoại
thể hiện ở vai trò của ông cậu nhưng không đậm nét lắm. Tổ chức dòng họ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
của người Tày về hình thức không quy củ và có phần mờ nhạt so với dòng họ
của người Việt, nhưng mối liên hệ bền chặt giữa những người cùng dòng máu
vẫn được duy trì. Mỗi dòng họ được nhận biết qua hệ thống tên đệm, ngày giỗ
tổ là khi con cái bắt đầu vào tuổi trưởng thành cha mẹ và họ hàng phải truyền
lại cho biết. Khi còn nhận ra dòng họ với nhau thì trai gái không được phép
lấy nhau. Nếu cố tình vi phạm thì sẽ bị coi như là loạn luân và bị phạt rất
nặng: phải giết lơn làm lễ tạ tội trước bàn thờ thần linh, buộc phải hủy bỏ việc
kết hôn. Tuy tổ chức không chặt chẽ như ở người Việt nhưng dòng họ của
người Tày vẫn tồn tại như một sức mạnh tinh thần, tâm lý. Đồng bào rất coi
trọng mối quan hệ gia tộc, dòng họ.
Có nhiều bản, bao gồm những người cùng dòng họ hoặc có quan hệ
với nhau về dòng họ nên người dân trong bản đều là những người bà con
họ hàng hoặc thông gai với nhau. Đồng thời giữa các dòng họ trong bản
đều sống với nhau thân ái, hòa thuận theo thứ bậc hoặc lứa tuổi. Trong mỗi
họ, người trưởng tộc luôn được tôn trọng và thường được đứng ra chủ trì
các nghi lễ, ma chay, cưới xin, hòa giải,… Bởi vậy, trong cộng đồng dân
tộc Tày có tục nhận họ. Tục ngữ Tày có câu: “lạc mạy tẩn lạc gần rì” ý nói
rằng tình cảm của con người rộng và sâu xa, do vậy tục lệ nhận họ hàng rất
phổ biến trong người Tày. Trước đây những người cùng mang tên họ
thường được kết nghĩa làm anh em coi như một nhà, xuất phát từ quan
niệm cho rằng những người cùng họ ngày nay rất có thể có chung một ông
tổ từ xa xưa. Nhưng vì hoàn cảnh sinh hoạt, kinh tế, lấy vợ, gả chồng rồi đi
làm ăn nơi khác lâu ngày không gặp hoặc không tìm thấy mà trở về nên
quên gốc họ, quên góc tổ chung. Nay khi gặp người cùng họ với mình dù ở
nơi khác xa xôi, đồng bào vẫn vui mừng có ý muốn làm anh em để có thêm
người thân. Tuy vËy, việc tiến hành các thủ tục nhận họ cũng rất thận trọng,
không vội vàng, hấp tấp. Người ta tìm hiểu nguồn gốc xem người bạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
thuộc dòng họ nào? Ví dụ: Tày lưu quan hay Tày địa phương khi tìm được
nguồn gốc dòng họ người ta rất vui mừng được kết thân với nhau. Nếu cha
mẹ và tộc trưởng đồng ý thì lễ nhận họ được tổ chức long trọng ở hai gia
đình vào hai ngày khác nhau để đôi bạn có mặt ở từng nhà. Trong buổi lễ
có mục báo tổ tiên, những người thân của từng nhà dự lễ công nhận và
chứng kiến. Nội dung người ta ôn lại lịch sử gia phả tổ tiên để vun đắp tình
thân, gắn bó họ hàng. Và hai người định rõ anh, em thông qua tuổi tác. Khi
nhận họ hàng xong, hai bên luôn sẵn sàng chia sẻ ngọt bùi, hỏi thăm lúc
hoạn nạn, có mặt trong các đám cưới, đám tang và cùng dự những ngày
giỗ. Lúc vui buồn họ giúp nhau như anh em ruột thịt, con cái cháu chắt về
sau đều là con cái của hai họ. Đây là tập tục truyền thống đoàn kết có ý
nghĩa sâu sắc và tót đẹp trong nếp thuần phong mỹ tục của người Tày ở
Trùng Khánh từ xa xưa còn lưu truyền đến tận ngày nay.
Trong quan hệ với các dân tộc anh em, đồng bào có tập quán kết
nghĩa anh em gọi là “Lạo Tồng”, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em
ruột thịt. Bạn tồng có trí khí hợp nhau, có tuổi tác gần nhau, cùng cảnh
ngộ (cùng là con một, con nhà nghèo, con mồ côi, cùng xa quê
hương,…) thì hai bên cùng kết bạn đồng canh với nhau, tục địa phương
gọi là “Lạo Tồng”, kết tồng cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng, một người chỉ
được phép kết 2 bạn tồng, còn lại để giao lưu như bạn thân. Sau khi
được cha mẹ hai bên đồng ý, lễ kết tồng được chính thức tổ chức ở từng
gia đình của đôi bạn tồng có sự công nhận của ông bà, cha mẹ, anh em
và những người thân của từng gia đình. Sau lễ kết tồng có tiệc rượu
thịnh soạn ăn mừng. Phàm có lễ tết thì họ qua lại thăm hỏi nhau, khi có
việc tang thì họ sắm sửa lễ vật rất hậu và nhờ vài người con trai và con
gái mang tới nhà có tang mà lạy tế. Nếu có việc cưới xin báo tới, cũng
phải tới mừng hoặc tiền, hoặc lợn, rượu, gạo,…không có mức nhất định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Con cái đôi bạn tồng tùy lứa tuổi mà định hàng anh em, coi nhau thân
thiết như anh em một nhà. Sau này đến nhiều đời cháu chắt nối tiếp mối
quan hệ bạn tồng thân thiết của hai nhà vẫn giữ mãi mãi tình đồng khóa
gắn bó mật thiết lâu dài. Nếu so với tục nhận họ, thì phạm vi kết tồng
rộng hơn ở chỗ không phân biệt các thành phần dân tộc, như: người Tày
có thể kết tồng với Nùng, người H’Mông, người Hoa, người Kinh,… và
ngược lại. Kết tồng là một hình thức giao du và học hỏi lẫn nhau giữa
các địa phương trong và ngoài huyện.
2.5 Luật tục của làng bản:
Ruộng nương đã gieo cấy, trong thời vụ không ai được thả trâu, ngựa
rông. Nếu thả rông ăn hại của người khác thì phải đền.
Cây trồng, hoa màu, cây quả không được lấy trộm của nhau, nếu cần
phải xin nếu không là ăn cắp
Không được chặt phá cây ở rừng cấm. Không được chặt khu rừng ở đầu
nguồn nước làm nương rẫy.
Không ai được phá rừng ở nơi có rừng Vầu, rừng Nứa. Rừng Vầu,
rừng Nứa của ai thì họ ấy, nhà ấy dùng, nếu phất lẫn của nhau thì phạm vào
tội lấy trộm.
Khi đi săn bắn thấy đúng muông thú hoang mới được bắn
Ai nhặt được của rơi thì mang về nộp cho người giữ miếu thổ địa, của
ai người đó sẽ đến nhận.
Người già thì phải chết, khi còn sống người đó đã đổi công giúp đỡ
được nhiều người, khi họ ngã xuống phải nhớ ơn họ, phải giúp đỡ gia đình
làm ma chay cho họ chu đáo. Hôm đưa đám cả làng phải nghỉ làm việc đồng
áng, đi rừng để biểu thị lòng nhớ nhung họ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Khi có dã thú hay trộm cướp vào làng, nghe thấy tiếng tù và hay hồi
mõ thì người dân trong cả làng phải có mặt để góp sức xua đuổi.
Những điều quy định này được thảo luận, thông qua vào dịp cúng thổ
địa tại miếu thờ thổ địa. Người ta cho rằng những lời quy định này được thần
linh “chứng kiến”, ai làm sai có nghĩa là làm phật ý thần linh. Trước cách
mạng tháng Tám, luật tục được chấp hành nghiêm chỉnh, góp phần củng cố
mối quan hệ làng bản êm ấm,đoàn kết, an ninh trật tự của làng bản người Tày
được giữ vững.
2.6 Tổ chức dân dã
Trong các bản của người Tày ở Trùng Khánh từ lâu đã tồn tại các tổ chức
mang tính chất dân gian như: hương ước, hữu ước … ít nhiều chi phối đời
sống của cư dân nơi đây. Mục đích của các hội trên là giúp đỡ lẫn nhau trong
việc hiếu hỷ, tuy nhiên mỗi tổ chức đều có những nét riêng.
Trong các bản “Hương ước” đã có từ lâu đời, hình thức tổ chức kết
nạp từ 50-70 người hoặc trên 100 người tục gọi là “Bản hương” hoặc
“Bản Slườn” có trùm trưởng đứng đầu. “Hương ước” chỉ giúp nhau trong
việc tang ma. Khi có việc trùm trưởng có trách nhiệm báo cho các hội
viên hẹn đem tới giúp tranh tre, gõ nứa, cui đuốc và giúp gia chủ dựng
nhà tế, làm lều cỏ tục gọi là “Táng lầu” yêu cầu làm cho hoàn tất. Cũng
có khi giúp cho chủ nhà sửa soạn cúng tế, mổ thịt lợn, đến ngày đưa đám
thì người trong “Bản Slườn” chuẩn bị khăn trắng lần lượt đến tế quan tài
để vái lạy, gọi là “Bái quan”. Sau đó giúp khiêng quan tài đi chôn, phải
hoàn tất công việc cho gia chủ (lệ này chỉ dùng cho cha mẹ gia chủ, còn
đối với cha mẹ vợ thì mỗi người giúp 2 hào hoặc một ống gạo và khiêng
linh cữu minh tinh mà thôi).
Tổ chức “Hữu ước” cũng khá phổ biến ở dân tộc Tày, kết nạp 20-30 người
tục gọi là “Họ bạn” cũng có điều lệ: phàm việc tang, việc hỷ báo tới thì hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
trưởng đem các hội viên tới giúp rượu, gạo mỗi người 10 lần và các thứ để làm cỗ
đồng thời làm giúp công việc (cũng có khi giúp tiền từ 2 - 4 hào tùy giao ước).
Đồng bào dân tộc Tày ở Trùng Khánh luôn ý thức rõ về các tổ chức
“Hương ước” và “Hữu ước” trong hội bảo trợ, ở đây không chỉ đem lại cho
họ quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ mà còn là chỗ dựa quan trọng về tinh
thần và kinh tế mỗi khi có tang ma hay hiếu hỷ … Tuy nhiên, cũng bởi những
quy ước ràng buộc mà việc tang ma để lại lâu ngày phần lớn cũng do những
giao ước đó ràng buộc. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận được các
mặt tích cực của các tổ chức bảo trợ nó làm cho tính cấu kết cộng đồng ngày
càng được tăng cường và phát triển.
2.7 Một số yếu tố văn hoá vật chất và tinh thần tiêu biểu
2.7.1 Nhà sàn là loại hình nhà ở truyền thống lâu đời
Nhà sàn người Tày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
Do nằm trong hệ sinh thái của rừng mưa nhiệt đới, độ ẩm cao, mưa
nhiều, côn trùng, thú dữ lắm, do vậy các đồng bào dân tộc thiểu số nước ta
chủ yếu là ở nhà sàn. Cho đến nay ở nhiều làng bản cước ta ngôi nhà sàn vẫn
hiện diện ở nhiều nơi như là một đặc trưng bền vững của văn hóa phương
Nam. Ở Đông Bắc nước ta ngôi nhà sàn của người Tày là một thành tố văn
hóa tiêu biểu. Chính những ngôi nhà sàn của người Tày đã góp phần lên
không gian văn hóa Đông Bắc mà du khách ai cũng đã một lần nghe qua đều
để lại ấn tượng mạnh.
Mỗi lần làm nhà một lần tốn kém của cải, công sức, do đó người ta
phải xem thật ký ngày, tháng, năm, tuổi của chủ nhà để chọn ngày sao cho
phù hợp theo quan niệm của đồng bào nhằm tránh nhứng điều rủi ro. Trong
lúc làm nhà, ngoài ngày, giờ tốt để khởi công, ngươi ta còn chú trọng việc
xem hướng, thế đất làm nhà. Đồng bào có câu: “Đảy kin nhằm mồ mả, thoong
thả nhằm tì slườn” (làm ăn được nhờ mồ mả, thư nhàn được nhờ nền nhà).
Nhà sàn truyền thống chủ yếu được làm bằng gỗ nghiến, có chiều sâu từ 5 đến
7 hàng cột “kiểu 7 hàng cột là kiểu vì hoàn thiện mẫu mực”, khoảng cách
giữa các cột từ 2 - 2,5m, chiều cao của nhà thường từ 7 - 8m với 3 gian chính.
Phần dưới nhà là hệ thống xà ngang sỏ qua lỗ đục của cột. Mỗi xà nhà cách
nhau 20cm rất vững trãi. Làm được 1 ngôi nhà sàn tốn rất nhiều gỗ, với
những hàng cột cao bằng các lõi gỗ quý, với những thanh xà, kèo bằng gỗ xẻ
dài hàng trục mét cũng bằng lõi các thứ gỗ đó. Vì vậy, đối với mỗi gia đình
việc quan trọng bậc nhất trong đời người là kiếm đủ vật liệu dựng nhà và lợp
mái để che nắng, che mưa. Nhà sàn còn được lợp bằng ngói máng hay còn gọi
là ngói “âm dương” có ưu điểm là dễ lợp, dễ sửa chữa và ngói được sản xuất
ngay tại địa phương nên không mất công vận chuyển. Ngôi nhà sàn là một
không gian cho “cộng đồng nhà” với chức năng là tế bào của xã hội. Trong
một ngôi nhà có thể sinh sống một gia đình nhỏ, gồm một cặp vợ chồng và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
những đứa con, hoặc một gia đình lớn gồm nhiều thế hệ (4-5 thế hệ) hoặc
cùng một thế hệ anh em trai đã có vợ con nhưng vẫn ở chung. Trong không
gian này, người ta chứng kiến những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của
mỗi thành viên; những chuyện buồn, chuyện vui của gia đình, ngôi nhà còn là
nơi trú ngụ của các linh hồn của mỗi con người, các linh hồn đó hội tụ lại
trong linh hồn chủ nhà và được biểu hiện cụ thể ở cây “cột chủ áo”. Đây là 1
trong 2 cây cột quan trọng (cùng với cột bếp) được dựng đầu trên. Hơn nữa,
không gian của ngôi nhà sàn người Tày còn bao hàm ý niệm là nơi tụ họp của
cộng đồng những người thuộc dòng họ cho nên mới có khái niệm “nhà tâng”,
“nhà cúng”. Ngày nay ở Trùng Khánh ngôi nhà sàn vẫn còn phổ biến và bảo
tồn được nhiều yếu tố văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc Tày.
Với những nét riêng đặc trưng của ngôi nhà của người Tày khác với
ngôi nhà sàn của người Thái. Tuy cùng là cư dân sinh tụ vùng thung lũng về
cơ bản kiến trúc nhà sàn của người Thái giống với người Tày, nhưng có điểm
khác là nhà sàn của người Thái thì có trát vách và đầu vách có trang trí đôi
“Khau cút” (rừng cụt). Đó là những thanh gỗ hoặc thân tre buộc bắt chéo mà
nhiều người cho là biểu tượng của đôi sừng trâu. Hay với người H’Mông là
những cư dân vùng núi cao họ chủ yếu ở nhà đất, cột ngoãm, có hàng cột
chống nóc, mái lợ cỏ tranh, lá cây “cáp tao” phên vách bằng nứa đan. Đó là
kiểu nhà tạm bợ vẫn thường thấy ở các dân tộc cu canh du cư. Nhà rộng
khoảng 2 – 3 gian, diện tích khoảng 40 – 60m2 tùy theo số người ở trong nhà.
Ngoài nhà ở, người H’Mông còn có chuồng gia súc và nều ở nương rẫy.
Làm nhà là một công việc quan trọng trong đời sống của đồng bào Tày.
Đồng bào hết sức chú ý đến việc chọn đất. Trong việc chọn đất trước tiên phải
chú ý đến những điều kiện thuận tiện cho việc làm ăn sinh sống, như: gần
ruộng, nương, suối nước, bãi cỏ rừng cây… chọn đất xong phải chọn hướng
làm nhà. Hướng không nhất thiết phải trông về hướng Đông, về Tây hay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
Nam, Bắc mà phải căn cứ vào địa hình, địa vật, phải làm sao cho có một
hướng nhà “tốt”, kín đáo, tránh những núi non, sông ngòi, bụi cây hình thù
quái gở “nhòm ngó” vào nhà. Một mỏm núi hình mũi thương đâm thẳng vào
nhà là một hiện tượng rất độc, có thể gây nạn tử vong. Một bụi cây hình con
cáo nhòm vào nhà sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc chăn nuôi gia cầm. Một
ngọn suối không kín đáo chảy tổng hống ra ngoài là một hiện tượng “tán tài”
hay mất của cải. Có thể chọn một chỗ đất nào chưa vừa ý lắmvì vẫn có chỗ sơ
hở người ta có thể khắc phục bằng cách đánh một con chó đá để “yểm nền
nhà” hoặc trồng một bụi tre để che khuất hướng độc đi. Đây chỉ là một quan
điểm duy tâm của môn địa lý thần bí. Những về mặt thực tiễn, rõ ràng đồng
bào Tày đã chọn được những địa điểm xây dựng nhà cửa vừa cao ráo, vừa
kín đáo, vừa đẹp đẽ, vừa thuận tiện cho việc làm ăn sinh sống. Sau khi nguyên
vật liệu đã được chuẩn bị đầy đủ, hàng xóm kéo đến, làm giúp trong mọt thời
gian ngắn là xong. Đồng bào Tày ở Trùng Khánh có tập quán tương trợ lẫn
nhau trong việc làm nhà. Một khi xây dựng nhà cửa, hàng xóm mỗi người góp
một phần nguyên vật liệu như cỏ tranh, lá cọ, gạch mộc, ngói, cho chủ nhà
sau đó đến lượt mình làm nhà thì số nguyên vật liệu ấy lại được hoàn lại. Có
bản việc tổ chức tương trợ được tốt, hàng loạt nhà mới có thể được làm xong
trong thời gian ngắn sau vụ gặt mùa để chuẩn bị ăn tết nguyên đán. Việc hoàn
thành nhà mới kết thúc bằng một bữa ăn mừng nhà mới. Chủ nhà mở tiệc
khoản đãi bà con hàng xóm đến làm giúp và bàn bè thân thuộc đem câu đối,
quà cáp đến chúc mừng. Ngày ăn mừng nhà mới cũng là ngày làm lễ dọn về
nhà mới. Trước hết người ta mang vào nhà những một số vật tượng trưng,
như: lọ dấm, mẻ, chiếc bình vôi, cái giá trên gác bếp mà gia đình nào cũng
cần phải có. Người ta chất một đống củi ở giữa nhà và mời 4 ông già có tư
cách đạo đức tốt, sản xuất giỏi, đông con cái, mỗi người cầm một bó đuốc đi
từ 4 góc nhà vào châm lửa đống củi, đồng thời cùng hô “mắn pật phja na pật
đán”, nghĩa là (vững như núi đá dày như bàn thạch). Người ta cố giữ cho bếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
lửa cháy trong 3 ngày không tắt để không khí ấm cúng trong nhà, và thực tế
hơn nữa để cho nguyên vật liệu xây dựng ngôi nhà mới được chóng khô ráo.
Nhưng ý nghĩa chính vẫn là để cho người nhà làm ăn được dễ dàng, mát mặt.
Như vậy, hướng nhà nhà ở của các bản quay ra cánh đồng, sông suối và dựa
lưng vào núi. Người Tày làm nhà sàn 4 mái, lợp cỏ tranh hoặc lá cọ, một số
bản lợp bằng ngói máng. Xung quanh nhà được thưng ván hoặc liếp che; Sàn
nhà dát mai hoặc dát ván. Ở giữa nhà có một cái bếp sinh hoạt và ở góc nhà
có một cái bếp lò để nấu cám lợn. Phía trong cùng của ngôi nhà chính là nơi
đặt bàn thờ tổ tiên. Các gian bên cạnh bàn thờ là buồng ngủ của chủ nhà, vợ
chồng người con trai cả, các gian còn lại là buồng ngủ của con gái, nhưng
buồng ngủ của con gái phải đặt xa ngoài phòng khách. Gian trái ngoài cùng là
nơi để các ống nước và các đồ dùng, như: cuốc, thuổng, dao, liềm, giầy dép,
mũ nón,…Một bên thông với sàn phơi và một bên thông với cầu thang lên
xuống. Nhà ở của họ thường làm cao ráo để nhốt trâu, bò, lợn, gà. Ngày xưa
đồng bào thường làm nhà bằng các loại gỗ tròn, nay họ đã biết xẻ cột vuông ,
đục mộng ở cột kèo. Việc chọn gỗ làm nhà nhất là làm cột, kèo và xà nhà rất
được chú trọng.
Tóm lại những ngôi nhà của người Tày ở Trùng Khánh – Cao Bằng
được xây cất tựa lưng vào núi, quay mặt ra cánh đồng, chạy dọc theo các
thung lũng ở men theo các sườn đồi, núi. trước kia nhà được làm bằng nguyên
liệu sẵn có, gồm một khối lượng lớn gỗ tre, nứa và lá lợp (chủ yếu là cỏ
tranh). Bây giờ cũng là những ngôi nhà sàn nhưng đã làm theo kỹ thuật của
người Kinh và rất nhiều mái nhà đã được lợp bằng ngói đỏ. “Ăn cơm nếp, ở
nhà sàn” cùng với “chó trèo thang, trâu ngõ mõ” là những nét riêng làm nên
các đặc trưng văn hóa của cư dân vùng thung lũng mà người Tày là một đại
diện tiêu biểu. Tuy nhiên, do việc tìm kiếm gỗ lạt ngày càng trở lên khó khăn,
do quan hệ giao lưu ngày càng mở rộng nhiều gia đình người Tày đã chuyển
sang ở nhà đất. Trong tình hình đó, cái vỏ văn hóa của nhà cửa đã thay đổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
nhưng các tập quán kiêng kị, các nghi thức thờ cúng vẫn được duy trì theo
truyền thống của tộc người.
Trước đây vùng biên giới thường xảy ra nạn trộm cướp, giặc giã, để phòng
thủ chống trộm cướp, bản người Tày thường được rào tre làm thành “khuyên” bố
trí đường đi trong bản ngóc ngách, có cổng làng. Đặc biệt, huyện Trùng Khánh là
một huyện vùng miền núi đã xây dựng được những kiểu làng phòng thủ, nhà pháo
đài truyền thống. Làng phòng thủ, nhà pháo đài là một đặc trưng văn hóa điển hình
của cư dân Tày ở khu vực biên giới thuộc huyện Trùng Khánh. Để thích ứng với
môi trường cư trú này, bảo vệ được cuộc sống, sản xuất và những thành quả lao
động của mình, người Tày ở đây đã sáng tạo ra cấu trúc làng bản này. Tính phòng
thủ được thể hiện ở chỗ làng bản được bao bọc bằng hàng rào tre gai dày đặc, hàng
rào đó gọi là “khuyên” rất kiên cố. tính phòng thủ còn được thể hiện ở việc tạo
dựng làng bản dựa vào địa thế, sườn núi, việc bố trí nhà cửa, các ngõ ngách của
đường đi lối lại trong làng nhằm tự vệ một cách có hiệu quả nhất. “Khuyên” có 2
loại: loại thứ nhất là “khuyên” có hàng rào tre trồng dầy đặc phía bên ngoài, cọc vót
nhọn, trong bản có các lô cốt xây dựng ở các góc bản; Thứ 2 là loại “khuyên” bằng
đá – là loại kiến trúc khá độc đáo, có hiệu quả trong việc phòng thủ chống trộm
cướp xung quanh bản làm hàng rào xếp bằng đá tảng thành hình tròn, cao từ 4 – 5m
dày tới 3m. Thành chỉ có cổng ra vào ở mặt Nam, cổng thành có 3 lớp: lớp ngoài
bằng một tấm tre gai, lớp thứ 2 bằng chấn song, lớp thứ 3 bằng cửa ván. Hai bên có
hai lô cốt có lỗ châu mai để có thể bắn yểm hộ cho nhau.
Kiểu nhà pháo đài là một công trình x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- document_11305774139.pdf