Tài liệu Luận văn Lạm phát và một số biện pháp khắc phục lạm phát trên thế giới và ở Việt Nam: 1
Luận Văn
" Lạm phát và một số biện pháp
khắc phục lạm phát trên thế giới và ở
Việt Nam"
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT ..............5
I. NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT............................................................................... 5
1. Khái niệm................................................................................................................... 5
2. Phân loại lạm phát .................................................................................................... 6
3. Nguyên nhân của lạm phát..................................................................................... 10
II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT............................................................................ 20
1. Lạm phát và lãi suất thị trường:............................................................................. 20
2. Lạm phát và thu nhập thực tế......................................................
48 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Lạm phát và một số biện pháp khắc phục lạm phát trên thế giới và ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận Văn
" Lạm phát và một số biện pháp
khắc phục lạm phát trên thế giới và ở
Việt Nam"
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT ..............5
I. NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT............................................................................... 5
1. Khái niệm................................................................................................................... 5
2. Phân loại lạm phát .................................................................................................... 6
3. Nguyên nhân của lạm phát..................................................................................... 10
II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT............................................................................ 20
1. Lạm phát và lãi suất thị trường:............................................................................. 20
2. Lạm phát và thu nhập thực tế................................................................................. 20
3. Lạm phát và phân phối thu nhập. .......................................................................... 21
4. Tác động khác của lạm phát: ................................................................................. 22
III. NHỮNG BIỆN PHÁP KÌM CHẾ VÀ KHẮC PHỤC LAM PHÁT. ...............................22
PHẦN II: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LẠM PHÁT TRONG
CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI ..................................................... 22
I. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT ĐÃ XẢY RA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. .. 23
1. Lạm phát ở các nước Châu Mỹ Latinh:................................................................. 23
2. Siêu lạm phát của Đức 1921 - 1923:...................................................................... 24
3. Lạm phát ở các nước thuộc khối OCED: .............................................................. 26
4. Lạm phát ở các nước Châu Á: ............................................................................... 26
5. Lạm phát ở Pháp:.................................................................................................... 27
6. Lạm phát ở Mỹ: ....................................................................................................... 27
7. Lạm phát ở Việt Nam:............................................................................................. 28
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG LẠM PHÁT ĐÃ THỰC HIỆN
Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.................................................................................. 34
1. Thái Lan:................................................................................................................. 34
2. Nhật Bản: ................................................................................................................ 35
3
3. Mỹ: 35
4. Bốn con rồng Châu Á:............................................................................................ 35
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM -
NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC................................................................................... 39
1. Một số biện pháp chống lạm phát ở Việt Nam: ..................................................... 39
2. Những thành tựu đạt được:.................................................................................... 43
KẾT LUẬN
LỜI NÓI ĐẦU
Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự đổi thay của nền
kinh tế Việt Nam trong những thập niêm gần đây. Trong nền kinh tế thị trường
hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng
vững trên thương trường. Các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh
chóng tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới. Bên cạnh bao vấn đề
cần có để kinh doanh còn là những vấn đề nổi cộm khác trong kinh tế. Một trong
những vấn đề nổi cộm khác trong kinh tế. Một trong những vấn đề nổi cộm ấy là
lạm phát. Lạm phát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề
hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong
muốn đạt được kết quả khả quan. Chống lạm phát không chỉ là việc của các nhà
doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của chính phủ. Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ đến
nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động. ở nước ta hiện
nay, chống lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục
tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan tâm,
nghiên cứu và đề xuất các phương án khắc phục. Đã từ lâu tiền giấy xuất hiện và
chẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền và dẫn đến lạm phát. Nét đặc
trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có lạm phát, giá cả của hầu hết các
hàng hoá đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm nhanh.
Nhìn lại lịch sử lạm phát, từ cuối thể kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. ở nước ta lạm
phát diễn ra nghiêm trọng và kéo dài mà nguồn gốc của nó là do hậu quả nặng nề
của chiến tranh, cơ cấu kinh tế bất hợp lý kéo dài. Lạm phát đã phá vỡ toàn bộ kế
4
hoạch của nền kinh tế, phương hại đến tất cả các mối quan hệ trong nền kinh tế -
xã hội.
Bài viết này với đề tài: "Lạm phát và một số biện pháp khắc phục lạm phát
trên thế giới và ở Việt Nam"
5
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẠM PHÁT
I. NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT
1. Khái niệm
Lạm phát là hiện tượng vốn có của nền kinh tế sử dụng tiền tệ và là một hiện
tượng kinh tế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Nó tồn tại ở cả những nước phát
triển và chậm phát triển, cả trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, suy thoái lẫn cả
trong thời kỳ hưng thịnh. Lạm phát ở một mức độ nhất định có thể là một biện
pháp phát triển nền kinh tế, làm tăng nhu cầu thúc đẩy các hướng đầu tư có lợi.
Song khi lạm phát vượt qua một thời gian nhất định thì nó trở thành một căn bệnh
gây nhiều tác hại cho sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy khi nghiên cứu về lạm
phát có rất nhiều trường phái.
Theo C.Mác: Lạm phát là sự tràn đầy các kênh lưu thông những tờ giấy bạc
thừa, gây nên sự mất giá của đồng tiền và sự phân phối lại sản phẩm xã hội và thu
nhập quốc dân.
Theo Samelson: lạm phát xảy ra khi mức giá chung thay đổi. Khi mức giá
tăng lên được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát. Vậy,
lạm phát là sự tăng lên của mức giá trung bình theo thời gian.
Theo Friedman và những nhà kinh tế khác: lạm phát là việc giá cả tăng nhanh
và kéo dài, lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ - lạm phát bao
giờ và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ.
Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiện
lạm phát gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ hàng hoá cấu
thành tổng sản phẩm quốc dân: nó chính là GNP danh nghĩa/GNP thực tế. Trong
thực tế thường được thay thế bằng một trong hai loại chỉ số giá thông dụng khác:
chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá bán buôn (còn gọi là chỉ số giá cả sản xuất).
Chỉ số giá cả tiêu dùng phản ánh sự biến động giá cả của một giỏ hàng hoá và
dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội. Công thức tính:
6
IP = ip . d
Trong đó:
IP : chỉ số giá cả của giỏ hàng
ip : chỉ số giá cả của từng loại hàng nhóm hàng trong giỏ
d : tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại nhóm hàng trong giỏ (với d=1)
Nó phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội.
Chỉ số bán buôn (giá cả sản xuất) phản ánh sự biến động giá cả của đầu vào,
thực chất là biến động giá cả chi phí sản xuất. Xu hướng biến động giá chi phí tất
yếu sẽ tác động đến xu hướng giá cả hàng hoá thị trường.
Tỷ lệ lạm phát:
Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô
và sự biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát.
Công thức:
gP = ( Error! - 1 ) . 100
Trong đó:
gP : tỷ lệ lạm phát (%).
IP : chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu.
IP - 1 : chỉ số giá cả của thời kỳ trước đó.
Ví dụ:
Chỉ số giá cả của năm 1992 (so với năm 1982) là 300% (IP)
Chỉ số giá cả của năm 1991 (so với năm 1982)
Vậy, tỷ lệ lạm phát của năm 1992 là:
gP = ( Error! - 1 ) . 100 = 20%
2. Phân loại lạm phát
a. Theo khả năng định lượng.
Người ta thường chia lạm phát thành ba loại, tuỳ theo mức độ của tỷ lệ lạm
phát như sau:
7
* Lạm phát một chữ số: là loại lạm phát nhỏ hơn 10% mỗi năm. Lạm phát ở
mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế, biến động
giá cả trong nền kinh tế chưa gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế chính trị, xã
hội hơn nữa tạo động lực phát triển kinh tế, thông thường loại lạm phát một chữ số
được xem là có thể chấp nhận được.
* Lạm phát hai chữ số: khi giá cả bắt đầu tăng đến hai chữ số mỗi năm, lạm
phát trở thành kẻ thù của sản xuất và thu nhập, loại lạm phát này khi đã trở nên
vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
* Siêu lạm phát:
Ngoài lạm phát hai chữ số có thể còn một vài loại khác với các tên gọi như
lạm phát ba chữ số, lạm phát phi mã,... tuỳ theo quan điểm của các nhà kinh tế.
Tuy nhiên, hai loại lạm phát này đều có nét giống nhau nhất định và hoàn toàn có
thể đưa chúng vào dạng siêu lạm phát vì siêu lạm phát bao gồm cả hai đặc trưng:
rất cao và phi mã. Lạm phát ở Đức năm 1922-1923 là hình ảnh siêu lạm phát điển
hình trong lịch sử lạm phát thế giới, giá cả tăng từ 1 đến 10 triệu lần. Siêu lạm phát
thường gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc, tuy nhiên chúng cũng ít khi
xảy ra.
b. Theo khả năng định tính:
Lạm phát được gọi tên thêm các loại phổ biến sau:
* Lạm phát thuần tuý:
Lạm phát thuần tuý là trường hợp đặc biệt khi giá cả hàng hoá tiêu dùng và
hàng hoá sản xuất đều tăng lên gần như cùng tỷ lệ % trong một đơn vị thời gian.
Đây là trường hợp mà nhu cầu trên thực tế tăng cùng chiều và khá tương đồng với
cung ứng tiền thực tế.
L = Error!
* Lạm phát cân bằng và không cân bằng:
Thí dụ đơn giản sẽ giúp chúng ta hiểu về lạm phát cân bằng: giả định rằng
vào tháng 5 năm 1992, một công nhân Việt Nam với mức lương bình quân
400.000đ/tháng, trường hợp xem giá gạo là giá cả đại diện cho các loại giá khác
trên thị trường, với giá gạo là 2.000đ/kg.
1 tháng lương = 400.000đ mua được Error! = 200kg
Mức sống của người công nhân nói trên được đo bằng 200kg gạo.
8
Giả định tiếp: đúng một tháng sau, tháng 6/1992, giá gạo đã lạm phát 2%.
Như vậy qua một tháng, giá gạo đã tăng lên thành:
2.000đ/kg x 2% + 2.000đ = 2.040đ/kg
Có ba tình huống xảy ra:
Thứ nhất, nếu lương của người công nhân vẫn không tăng, vẫn
400.000đ/tháng. Vào tháng 6, lương anh ta sẽ tương đương với:
Error! = 196,08kg gạo.
Như vậy, lạm phát trong tháng đã làm mất gần 4kg gạo của anh ta. Rõ ràng là
anh ta nghèo hơn một chút cuộc sống khó khăn hơn vì 196,08kg thì không thể
nhiều bằng 200kg của tháng 5 trước đó.
Thứ hai, có thể Nhà nước tiên liệu được tình hình lạm phát, quyết định tăng
lương công nhân trong tháng 6. Cho rằng hoặc vô hình hoặc đôi khi được tính
trước, tỷ lệ lương bình quân là 2% một tháng. Lúc đó:
Lương tháng 6 của công nhân = 400.000 (1 + 0,02)
= 408.000đ/kg
Lương này mua được (với giá gạo 2.040đ/kg) = Error! = 200kg
Mức sống của người công nhân này so với tháng 5 không có gì khác nhau.
Lương vẫn được đảm bảo cho anh ta mua được ngần ấy hàng hoá (đại diện là
200kg gạo). Anh ta không giàu hơn mà cũng không nghèo hơn so với tháng 5. Bởi
vì, tuy lương tăng được 8.000đ. Nhưng giá cả tăng lên vừa đủ phần tăng lương này.
Thứ ba: Nếu Nhà nước tăng lương công nhân hơi mạnh tay lên đến 107,1% so
với mức lương cũ.
Lương tháng 6 của công nhân = 400.000 x 107,1% = 428.400đ/tháng.
Đem tất cả lương này đi mua gạo, công nhân được:
Error! = 210kg gạo.
Lương tháng 5 chỉ mua được 200kg hàng hoá. Trong khi, sang tháng 6 lương
đã mua được đến 210kg hàng hoá. Anh ta giàu hơn tháng 5 là 10kg hàng hoá và rõ
ràng là cuộc sống của người này đã tốt hơn lên.
Trường hợp thứ hai được gọi là lạm phát cân bằng. Hai trường hợp thứ 1 và
thứ 3 là không cân bằng. Như vậy, cân bằng ở đây là cân bằng so với thu nhập.
9
Kết luận: Lạm phát được gọi là cân bằng khi nó tăng tương ứng với thu nhập.
Nghĩa là sự tồn tại của lạm phát không ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Ngược lại, lạm phát không cân bằng khi nó tác động đến đời sống của người lao
động nó làm cho họ giầu hơn nếu tỷ lệ % tăng lạm phát thấp hơn tỷ lệ % tăng
lương trong cùng thời gian, làm cho mọi người nghèo hơn, vất vả hơn nếu tỷ lệ %
của lạm phát cao hơn tỷ lệ % tăng của thu nhập cũng trong giai đoạn ấy.
Lạm phát không cân bằng là loại xảy ra phổ biến nhất.
* Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường.
Khi lạm phát (thí dụ 8% năm), xảy ra liên tục trong một khoảng thời gian đủ
dài (10 năm chẳng hạn), tâm lý và sự chờ đợi của nhân dân đã trở thành quán tính,
người ta đã quen dần với lạm phát. Năm thứ 11 hay 12 trở đi, việc nền kinh tế sẽ
có lạm phát 8% là chuyện bình thường và gần như được tin chắc, được đoán trước,
được chờ đợi. Người ta gọi là loại lạm phát dự đoán được.
Cũng có khi người ta có thể nhìn thấy trước về lạm phát và tin rằng nó sẽ xảy
ra bởi các nguyên nhân của nó đã bộc lộ đầy đủ và rõ ràng. Trong tình huống như
vậy, người ta cũng sẵn sàng chờ đợi, không bất ngờ với lạm phát.
Nhưng nếu lạm phát bùng ra thình lình, trước đó chưa hề có. Thí dụ như nền
kinh tế đã quá quen với lạm phát rất thấp, bỗng nhiên lạm phát vọt lên cao như
Nhật Bản vào năm 1979, 1980, tâm lý, cuộc sống và thói quen của mọi người đều
chưa thích nghi được với lạm phát. Người ta gọi đây là lạm phát bất thường.
Lạm phát bất thường dễ gây sốc cho cuộc sống và mọi người. Bởi vì nhân dân
chưa chuẩn bị về mặt tâm lý và tiêu xài để sống thích hợp với việc tăng giá đột
ngột.
* Lạm phát cao và lạm phát thấp.
Không thể đánh giá theo cách chủ quan của mình rằng đây là lạm phát cao,
kia là lạm phát thấp nếu không hiểu rõ tiêu chuẩn hoặc mốc để đánh giá. Bởi vì cao
hay thấp không đơn thuần chỉ dựa vào tỷ lệ % năm của nó.
Theo Smith và John Kenneth Galbraith, lạm phát được coi là cao khi tỷ lệ
tăng bình quân năm của giá cả lớn hơn mức tăng của thu nhập trong cùng thời
gian. Ngược lại, nó được gọi là thấp khi tỷ lệ tăng của nó từ nhỏ đến rất nhỏ. So
với mức tăng của thu nhập trong cùng một thời gian.
Như vậy, mốc hoặc tiêu chuẩn đánh giá lạm phát là cao hay thấp là tỷ lệ tăng
của thu nhập. Nếu ta liên hệ với phần lạm phát cân bằng và không cân bằng vừa
10
nghiên cứu thì tình huống thứ nhất được gọi là lạm phát cao. Tình huống thứ ba sẽ
được gọi là lạm phát thấp. Lạm phát cao đến rất cao khi nó làm cho đời sống nhân
dân ngày càng khó khăn hơn bởi vì, thu nhập thì không tăng hoặc tăng một tỷ lệ rất
ít trong khi giá cả mỗi tháng một lên cao hơn. Lạm phát được coi là thấp đến rất
thấp nếu nền kinh tế tuy vẫn có lạm phát, nhưng tỷ lệ lạm phát ấy là nhỏ đến rất
nhỏ so với mức tăng của thu nhập. Do đó đời sống của nhân dân vẫn tốt hơn, sung
sướng hơn.
Trong tình huống thứ ba, chúng ta có mức tăng lạm phát là 2% tháng hay xấp
xỉ 26,8%/năm. Nếu chỉ nhìn vào con số, người ta có thể gọi lạm phát như thế là
cao. Tuy nhiên, vì thu nhập trong thí dụ tăng 7,1%/tháng hay 127,73%/năm, cho
nên lạm phát trở thành rất thấp.
3. Nguyên nhân của lạm phát.
a. Cung ứng tiền tệ và lạm phát
* Quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển.
Căn cứ trên phương trình trao đổi:
MV = PY (1)
Các nhà kinh tế học cổ điển lập luận rằng:
Nếu gọi M0 là cung ứng tiền tệ hiện có trong nền kinh tế vào thời điểm t=0.
V0, P0 và Y0 lần lượt là vận tốc vòng quay của tiền tệ sinh lợi tức, giá cả và
sản lượng tương ứng tại thời điểm nói trên.
Đến thời điểm t=1, cung ứng tiền sẽ là M1, vận tốc vòng quay tiền tệ, giá cả,
sản lượng sẽ là V1, P1, Y1 .
Bởi vì cung ứng tiền ở mỗi thời điểm luôn luôn khác nhau dù ít hay nhiều
(M1M0), cho nên vận tốc vòng quay, giá cả, sản lượng cũng vậy. Ta cũng sẽ có V-
1V0 , P1P0 và Y1Y0 . Tạm chưa cần tìm hiểu M1 , V1 , P1 và Y1 sẽ lớn hơn hay
nhỏ hơn so với M0 , P0 , V0 và Y0 . Vấn đề là khi chúng khác nhau, thì:
M1 = M0 + gM M0
V1 = V0 + gV V0
P1 = P0 + gP P0
Y1 = Y0 + gY Y0
11
Với gM , gV , gP , gY lần lượt là tỷ lệ thay đổi của mỗi đại lượng. Tuỳ theo tình
hình phần tăng lên có thể là âm hay dương vì tại thời điểm t=1 ta cũng có:
M1V1 = P1Y1 (2)
Cho nên khi thay đổi đại lượng ở phía trên vào ta có:
M0 (1 + gM) x V0 (1 + gV) = P0 (1 + gP) x Y0 (1 + gY) (3)
Nhưng tại thời điểm t=0
M0V0 = P0Y0 (4)
Mà tỷ lệ tăng trên tổng tiền tệ và sản lượng giữa hai thời điểm t0 và t1 hoàn
toàn có thể phản ánh được:
Error! = Error! (5)
Do vậy, nó cũng có thể viết thành:
(1 + gM) (1 + gV) = (1 + gP) (1 + gY) (6)
1 + gV + gM + gMgV = 1 + gY + gP + gPgY
Vì MV = PY nên:
gM + gV = gP + gY (7)
Các nhà kinh tế học cổ điển diễn tả vắn tắt về phương trình (7) là vào bất kỳ
thời điểm nào của nền kinh tế khi so sánh với một thời điểm khác trước đó:
Tỷ lệ tăng trong;cung ứng tiền % +
Tỷ lệ tăng trong;vận tốc lưu thông;tiền tệ % = Tỷ lệ lạm phát;% +
Tỷ lệ tăng;của sản lượng
Họ xem đây là mấu chốt cơ bản để hiểu về mối quan hệ giữa hệ gia tăng trong
cung ứng tiền với lạm phát. Giả sử vào một thời điểm nào đó tỷ lệ thay đổi của sản
lượng và vận tốc lưu thông tiền tệ được xem là bằng không, lạm phát xảy ra khi và
chỉ khi cung ứng tiền gia tăng, chính quan điểm này đã được Friedman củng cố.
Ông phân biệt là không phải mọi trường hợp lạm phát xảy ra đều trực tiếp gây lên
bởi sự tăng cung ứng tiền. Nhiều trường hợp lạm phát bộc phát bởi nhiều tác nhân
khác. Tuy nhiên điều cần nói là đằng sau những tác nhân này luôn luôn có sự đóng
góp, hoặc vô trách nhiệm của chính sách tiền tệ. Cho nên có thể nói là mấu chốt
vẫn ở chế độ cung ứng tiền.
Đối với Friedman lạm phát được gây ra bởi một trong ba nguyên nhân đó là:
12
Cung ứng tiền tăng nhanh.
Chi phí đẩy giá cả lên cao.
Lãi suất hạ, tỷ giá giữa nội tệ và ngoại tệ tăng.
* Theo quan điểm của Keynes
Khi cung ứng tiền tăng từ 7.500 tỷ lên 8.000 tỷ, bản thân của sự tăng cung
ứng tiền về mặt ngắn hạn không ảnh hưởng đến các hàng số của phương trình (6)
cho nên đường IS không đổi. Tuy nhiên sự tăng nói trên lại tác động đến đường
LM. LM dịch qua bên phải và ứng với sự dịch chuyển này sản lượng tăng lên
12.000 tỷ VNĐ từ mức 11.000 tỷ VNĐ.
Điều quan trọng thứ nhất là theo Keynes cung ứng tiền tăng chưa tác động
trực tiếp ngay đến giá cả mà tác động trước hết là sản lượng. Cung ứng tiền tăng
làm sản lượng tăng.
Bước tiếp theo là khi sản lượng tăng, nó làm tăng nhu cầu về tiền, nhu cầu về
hàng hoá nhập khẩu và nhu cầu về các loại hàng hoá khác kể cả tài sản. Hơn nữa,
lãi suất họ vì đường LM trượt dọc theo IS cũng là nhân tố làm cho chi phí cơ hội
của việc giữ tiền và tiêu tiền trở nên thấp hơn. Nhu cầu tăng làm đường tổng cầu
trên thị trường hàng hoá cũng phải dịch bên phải trượt dọc theo đường sản lượng
IS đến giao điểm B'. Tại mức giao điểm mới này giá cả trên thị trường hàng hoá đã
tăng từ P0 đến P1.
Sự tăng lên của cung ứng tiền chuyển hoá thành lạm phát thông qua sự kích
thích để tăng sản lượng danh nghĩa và tổng cầu. Đó là cách giải thích của Keynes.
Ông đi xa hơn khi cho rằng vào thời điểm đầu, LM thể hiện qua cung ứng tiền tệ
thực tế sẽ bằng Error!. Sự tăng của cung ứng tiền M0 lên M1 sẽ diễn ra theo hai
giai đoạn. Ông lý luận rằng vào ngay lúc đầu M0 tăng lên nhanh M1 trong lúc giá
cả chưa biến động, vẫn ở mức P0, sẽ làm cho LM thay đổi rất lớn. LM dịch chuyển
lên tới LM'.
13
Hình 1
Với LM' = Error! và sản lượng danh nghĩa đã vượt lên đến 12.000đ.
Khi sản lượng tăng nó thực sự kích thích tổng cầu tăng, giai đoạn hai bắt đầu.
Giá cả lên từ P0 đến P'. Lạm phát đạt mức rất cao. Lúc này thương số M1/P' làm
cho mức cung tiền thực tế trở lên nhỏ hơn giai đoạn 1. P' càng lớn bao nhiêu cùng
tiền tệ thực tế lại càng nhỏ bấy nhiêu. Hiệu ứng ngược của lạm phát là nó bắt đầu
làm giảm L. Khi L giảm, đường LM dịch từ vì trí LM' về bên trái thành LM với
LM1 là hàm số của Error!. Với sự dịch qua trái của đường LM, sản lượng đã tụt
xuống 12.00đ. Do sản lượng tụt tổng cầu giảm theo.
Và kết quả là giá hạ bớt từ P' xuống P1. Lạm phát thực sự từ hậu quả của việc
tăng cung ứng tiền từ M0 lên M1 là đoạn P1 P0 .
Keynes tổng kết phân tích của ông qua sáu điểm:
Cung ứng tiền danh nghĩa tăng khi giá chưa thay đổi, làm cung ứng tiền
thực tế tăng.
A
B
K
IS
20
10
0
Lãi suất
Sản lượng
(tỷ VNĐ)
LM (
Error! )
LM (
Error! )
LM (
)
A '
B '
K '
YD1 (M1 > M0)
P '
P1
0
Giá cả
Sản lượng
(tỷ VNĐ)
11.000 12.000
P0
YD0 (M0)
11.000 12.000
14
LM dịch chuyển quá mạnh qua phải, sản lượng tăng quá nhanh.
Tổng cầu tăng gây ra lạm phát.
Lạm phát làm cho mức cung ứng tiền thực tế nhỏ lại so với ban đầu.
LM qua trái trở lại một ít, sản lượng tụt, tuy vẫn cao hơn mức khởi điểm.
Giá cả từ đỉnh lạm phát xuống thấp hơn.
Do sự chuyển tiếp của việc tăng cung ứng tiền tệ qua tổng cầu (Aggreate
demand) để làm nên lạm phát, các nhà kinh tế học cổ điển còn gọi tên cách phân
tích của Keynes về lạm phát là lạm phát do cầu kéo.
* Quan điểm của các nhà kinh tế tiền tệ:
Nếu gọi MS là mức cung tiền danh nghĩa, P là giá cả bình quân và L là mức
cung ứng tiền thực tế thì:
LS = Error! (8)
Gọi M1 là nhu cầu về tiền danh nghĩa thì LD sẽ là nhu cầu về tiền thực tế với:
LD = Error! (9)
Milton Friedman đặt tên cho khái niệm này vào thập niên 50. Và nhu cầu về
tiền thực tế trong nền kinh tế LD được xác định bởi:
LD = Error! = aYb (10)
Thị trường tiền tệ chỉ quân bình khi lượng cung về tiền thực tế là tương đương
với lượng cầu về tiền thực tế. Nghĩa là LS = LD = aYb. Vì a và b - theo Friedman là
những hằng số khá ổn định về mặt dài hạn nên thị trường chỉ cân bằng nếu LS và
LD tăng gần tương đương với mức tăng của Y. Do vậy khả năng ngược lại, là khi Y
cố định về mặt ngắn hạn, sự tăng cung tiền tệ MS sẽ chỉ được cân đối nếu có sự
tăng tương ứng của cầu tiền tệ danh nghĩa MD. Bởi vì thị trường tiền tệ luôn luôn
có xu hướng quay về cân bằng, ở vị trí mà:
Error! = Error! = aYb (11)
Nếu Y không đổi a và b không đổi, MS tăng khi một trong 3 trường hợp xảy ra:
- MD phải tăng tương ứng để tạo thế cân bằng.
- P phải tăng.
- MD và P cùng tăng.
15
Vì MD thường là cố định vào những khi MS tăng đột ngột, cho nên chỉ có
trường hợp 2 là diễn biến một cách phổ biến nhất. Giá cả phải tăng để tạo thế cân
bằng trên thị trường tiền tệ. Nếu MD hoàn toàn không tăng, phần tăng của giá được
giải thích như sau:
Gọi MS là tỷ lệ tăng của cung ứng tiền
P là tỷ lệ tăng của giá cả.
Thì để thị trường toàn bộ cân bằng như cũ khi cung ứng tiền danh nghĩa tăng,
ta phải có:
Error! = Error! (12)
hay: Error! = Error! (13)
Vì ở thời điểm cũ, thị trường tiền tệ và thị trường hàng hoá quân bình. Nghĩa
là: Error! = Error! cho nên:
Error! = 1 hay MS = P
Kết luận: Khi Y không đổi và MD tức nhu cầu về tiền danh nghĩa của nhân
dân tạm ổn định, bất cứ tỷ lệ % tăng nào của cung ứng tiền danh nghĩa sẽ tạo ra
đúng tỷ lệ % tăng ấy về giá cả.
Tuy nhiên chúng ta thừa hiểu rằng nhu cầu về tiền, lãi suất, sản lượng rất nhạy
cảm với chính sách tiền tệ, cho nên khi cung ứng tiền danh nghĩa tăng, có thể sản
lượng chưa thay đổi kịp. Nhưng lãi suất và do đó nhu cầu về tiền danh nghĩa sẽ
biến động ngay. Bởi thế phương trình (13) được viết thành:
Error! = Error! (1 + MD)
Error! = 1 + MD
1 + MS = 1 + P + P MD + MD
P = Error! (14)
Về mặt thực tiễn khi cung ứng tiền danh nghĩa tăng một tỷ lệ là MS , nó sẽ
gây ra lạm phát với tỷ lệ chính thức là bằng tỷ lệ tăng cung cung ứng tiền danh
nghĩa trừ đi tỷ lệ tăng của nhu cầu tiền danh nghĩa chia cho tổng của 1 cộng với tỷ
lệ tăng trong nhu cầu về tiền danh nghĩa.
Rõ ràng là nhu cầu về tiền danh nghĩa có tăng hay là không mọi sự tăng lên
của cung ứng tiền danh nghĩa - về mặt ngắn hạn - đều nhanh chóng gây ra lạm
phát. Về mặt dài hạn, khi sản lượng đã phần nào được mở rộng theo cung ứng tiền
16
thì sự chuyển tiếp từ sản lượng qua gia tăng tổng cầu trên thị trường hàng hoá tiếp
tục là bay tay gây ra lạm phát theo quan điểm của Keynes. Dù trực tiếp hay gián
tiếp ngắn hạn hay dài hạn, cung ứng tiền tăng là lý do thường thấy nhất của vấn đề
lạm phát.
b. Do Chính phủ theo đuổi mục tiêu công ăn việc làm cao và lạm phát:
* Lạm phát chi phí đẩy:
Ngay cả khi sản lượng đạt mức tiềm năng nhưng vẫn có thể xảy ra lạm phát ở
nhiều nước, kể cả ở những nước phát triển cao. Đó là một đặc điểm của lạm phát
hiện đại. Kiểu lạm phát này gọi là lạm phát chi phí đẩy, vừa lạm phát vừa suy giảm
sản lượng tăng thêm thất nghiệp nên cũng gọi là "lạm phát đình trệ".
Các cơn sốc giá cả của thị trường đầu vào đặc biệt là các vật tư cơ bản: xăng,
dầu, điện,... là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, đường AS dịch chuyển lên
trên. Tuy tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả lại tăng lên và sản lượng giảm
xuống. Giá cả sản phẩm trung gian (vật tư) tăng đột biến thường do các nguyên
nhân như thiên tai, chiến tranh, biến động chính trị kinh tế.
Lạm phát chi phí cũng có thể là kết quả của chính sách ổn định năng động
nhằm thúc đẩy một mức công ăn việc làm cao. Nó xảy ra do những cú sốc cung
tiêu cực hoặc do các công nhân đòi lương cao hơn gây nên.
Lúc đầu nền kinh tế ở tại điểm 1. Giả định công nhân đòi tăng lương do họ
muốn tăng lương thực tế hoặc do họ dự đoán lạm phát sẽ lên cao nên đòi tăng
lương để khớp với mức lạm phát. Ảnh hưởng của việc tăng đó tương tự một cú sốc
cung tiêu cực làm đường tổng cung di chuyển vào đến AS2:
P4
P
Y
Yn Y'
P3
P2
P1
4
3 '
2
1
2 '
1 '
AS4
AS3
AS2
AS1
AD1
AD2
AD3
AD4
3
17
Hình 2
Nếu chính sách tài chính tiền tệ không thay đổi thì nền kinh tế chuyển tới
điểm 1' sản phẩm sẽ giảm xuống dưới mức tỷ lệ tự nhiên trong khi giá cả tăng lên.
Khi đó do sản phẩm giảm, thất nghiệp tăng, các nhà hoạch địch chính sách sẽ thực
hiện chính sách nhằm tăng cường tổng cầu đến AD2, quay trở lại mức tỷ lệ tự
nhiên của sản phẩm tại điểm 2 và mức giá cả P2. Nếu việc tăng tương lai tiếp tục
thì đường tổng cung lại di chuyển vào đến AS2 thất nghiệp lại phát triển khi
chuyển đến điểm 2' , các chính sách năng động lại được sử dụng để di chuyển
đường tổng cầu đến AD3 và đưa nền kinh tế trở lại tình hình công ăn việc làm đầy
đủ với mức giá cả P3. Nếu quá trình này tiếp tục thì kết quả là tăng của mức giá cả,
nghĩa là gây ra việc lạm phát. Nếu lạm phát cầu kéo đi liền với thời kỳ mà thất
nghiệp thấp hơn mức tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát chi phí đẩy lại đi liền với những
thời kỳ mà thất nghiệp cao hơn mức tỷ lệ tự nhiên. Khi lạm phát cầu kéo gây nên
do tỷ lệ lạm phát cao hơn thì lạm phát dự tính cuối cùng sẽ tăng lên làm cho công
nhân đòi tăng lương, nên tiền lương thực tế của họ không giảm xuống. Vì vậy cuối
cùng lạm phát cầu kéo có thể gây nên lạm phát chi phí đẩy.
* Lạm phát cầu kéo:
Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng
đã đạt hoặc vượt quá tiềm năng. Điều này được minh hoạ trong hình vẽ 2. Trong
thực tế khi xẩy ra lạm phát cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưu
thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng giới hạn của mức
cung hàng hoá. Như vậy bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để
mua một lượng cung hạn chế về hàng hoá có thể sản xuất được trong thị trường lao
động đã đạt được cân bằng.
P1
P
Y
P0
0
E1
E0
AD0
AD1
AS
18
Hình 3
Hình trên cho thấy, khi sản lượng vượt tiềm năng, đường AS có độ dốc lớn
nên khi cầu tăng mạnh, đường AD dịch chuyển lên trên (AD1), giá cả tăng nhanh
từ P0 đến P1 .
c. Thâm hụt ngân sách Nhà nước và lạm phát.
Chính phủ có thể trang trải thâm hụt ngân sách bằng cách bán trái khoán cho
công chúng hoặc tạo ra tiền tệ (in tiền). Bán trái khoán cho công chúng không có
ảnh hưởng trực tiếp đến cơ sở tiền tệ và do đó đến cung tiền tệ, vì vậy nó sẽ không
ảnh hưởng rõ ràng đến tổng cầu và sẽ có lạm phát. Tạo ra tiền tệ ảnh hưởng đến
tổng cầu và có thể gây ra lạm phát, thâm hụt ngân sách được trang trải bằng in tiền
sẽ gây ra lạm phát nếu ngân sách thâm hụt thâm hụt trong một thời kỳ khá dài.
Trong thời kỳ đầu nếu thâm hụt được trang trải bằng tạo ra tiền tệ thì cung tiền sẽ
tăng làm cho đường cầu dịch sang phải và mức giá cả tăng lên. Nếu thâm hụt ngân
sách vẫn xảy ra trong thời kỳ sau, cung tiền tệ sẽ lại tăng lên và đường tổng cầu lại
di chuyển sang phải làm mức giá cả tăng lên. Hơn nữa khi thâm hụt còn dai dẳng
và Chính phủ phải in tiền để trang trải thâm hụt đó thì quá trình này sẽ tiếp tục và
đưa đến lạm phát kéo dài.
Tuy nhiên nếu là thâm hụt tạm thời thì nó sẽ không gây nên lạm phát trong
thời kỳ thâm hụt xảy ra, tiền tệ sẽ tăng lên để trang trải thâm hụt. Việc di chuyển ra
của đường cầu sẽ làm mức giá cả tăng lên, trong thời kỳ sau không còn thâm hụt
thì không còn nhu cầu in tiền nữa. Đường tổng cầu sẽ không di chuyển nữa, mức
giá cả sẽ không tiếp tục tăng. Như vậy sự tăng lên một đợt trong cung tiền tệ do
thâm hụt tạm thời chỉ gây nên sự tăng lên một đợt trong mức giá cả và lạm phát
không mở rộng.
Mặc dù kết quả là lạm phát nhưng Chính phủ vẫn thường xuyên trang trải
ngân sách bằng cách tạo thêm tiền. Nếu các nước đang phát triển bị thâm hụt ngân
sách, họ không thể trang trải bằng cách phát hành trái khoán do không có một thị
trường vốn phát triển nên phải dùng đến cách in tiền. Kết quả là khi bị thâm hụt
nghiêm trọng so với GNP của họ thì cung tiền tệ tăng trưởng với tỷ lệ cao và gây
nên lạm phát. Ngược lại với những nước phát triển đặc biệt là Mỹ do có một thị
trường chứng khoán Nhà nước phát triển tốt nên có thể phát hành nhiều trái khoán
để tài trợ thâm hụt. Tuy nhiên thâm hụt tại Mỹ không có nguy cơ lạm phát bởi Fed
có thể có mục tiêu ngăn chặn lãi suất cao. Khi Chính phủ phát hành trái khoán để
19
tài trợ thâm hụt có thể gây nên áp lực với lãi suất. Khi đó Fed có thể mua trái
khoán để nâng giá trái khoán và ngăn chặn lãi suất tăng, kết quả là cung tiền tăng
và gây phát sinh lạm phát.
d. Tỷ giá hối đoái và lạm phát:
Lạm phát ở Đức (1921-1923), Bolivia năm 1985, Brazil và Argentine những
năm đầu thập niên 90 cho đến gần đây, Việt Nam (1989-1992) lúc đầu là do
nguyên nhân thứ nhất: lạm phát do cầu kéo. Giữa giai đoạn lạm phát khi mà đồng
tiền nội tệ xuống giá mức quá nhanh so với ngoại tệ thì bắt đầu xuất hiện tâm lý
kéo giá hàng hoá tăng lên theo tỷ lệ tăng giá của tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
Tỷ giá hối đoái thực sự quan hệ chặt chẽ với giá cả hàng hoá xuất và nhập
khẩu. Do đó, nó gắn bó trực tiếp với tất cả các loại giá cả hàng hoá khác trên thị
trường. Tỷ giá giữa tiền nội tệ và tiền nước ngoài càng tăng lên, hàng hoá càng lên
giá và giá hàng lên càng kéo tỷ giá lên nhanh hơn, kinh tế càng lạm phát.
Một số nền kinh tế đang phát triển cũng có trường hợp này. Nói cho cùng mối
liên quan giữa lạm phát và tỷ giá có thể quy về nguyên nhân thứ nhất là sự gia tăng
của cung ứng tiền. Tuy nhiên các nhà kinh tế khắp các nước vẫn thừa nhận rằng có
vai trò tâm lý trong khuynh hướng kéo giá cả hàng hoá tăng lên theo tỷ giá trong
khi lạm phát đã thực sự hình thành. Khuynh hướng đó rất đặc trưng ở khu vực xuất
nhập khẩu. Khu vực này chi phối mạnh mẽ tình hình sản xuất, chi phí và giá cả các
khu vực còn lại trong nền kinh tế, nhất là ở các nước phát triển hướng ngoại. Nên
khi khu vực xuất nhập khẩu lên giá hàng hoá của họ theo tỷ giá, những giá cả còn
lại đồng loạt lên giá theo.
Nhìn chung, có thể nói rằng nếu phân tích chi tiết lạm phát xảy ra do 3
nguyên nhân: cầu kéo, chi phí đẩy và tỷ giá hối đoái gây ra. Tuy nhiên 2 nguyên
nhân sau sẽ không có cơ sở bộc phát nếu cung ứng tiền danh nghĩa không gia tăng
(hoặc không chạy theo nhu cầu về tiền danh nghĩa) bởi sự lên giá hàng hoá, lao
động và ngoại tệ. Chính cung ứng tiền đã gián tiếp là cơ sở cho 2 nguyên nhân sau
vì nếu cung ứng tiền danh nghĩa không tăng nhanh, nếu ngân hàng trung ương
quản lý chặt việc phát hành tiền ra trong lúc giá lao động, dầu mỏ, ngoại tệ lên.
Sự thắt chặt chắc chắn sẽ dẫn đến mức giảm sức mua nhanh chóng, giảm cầu,
sản lượng sụt, thất nghiệp tăng, giá lao động hạ trở lại và quá trình lạm phát sẽ bị
kìm hãm. Dĩ nhiên tình huống này đòi hỏi phải trả giá để ngăn chặn lạm phát.
Nhưng điều rõ ràng ở đây là thậm chí khi cung ứng tiền không là tác nhân trực tiếp
gây ra lạm phát ở cả hai trường hợp, thì nó vẫn là tác nhân gián tiếp. Hơn nữa, nó
20
hoàn toàn có khả năng hình thành phòng tuyến để giữ cho giá cả hạ trở lại. Vì
những lý do đó, cuối cùng chính sách tiền tệ là nguyên nhân đích thực của lạm
phát.
e. Do những nguyên nhân khác.
Tình hình chính trị trong nước, ảnh hưởng của tình hình kinh tế trên thế giới,
tâm lý người dân trong nước,...
II. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT.
1. Lạm phát và lãi suất thị trường:
Tác động đầu tiên của lạm phát nên đời sống kinh tế là nó làm thay đổi lãi suất.
Vì lãi suất ngày nay tác động nhiều mặt đến thu nhập, tiêu dùng và đầu tư cho nên
thông qua lãi suất, lạm phát tác động nhiều mặt đến thu nhập, tiêu dùng và đầu tư; lạm
phát có tác động đến nhiều khía cạnh của đời sống kinh tế vĩ mô và vi mô.
Để giữ cho tài sản nợ, tài sản có có hiệu quả không đổi, hệ thống ngân hàng
sẽ luôn cố gắng giữ cho lãi suất thực tế ổn định. Nhưng, vì lãi suất thực tế = lãi
suất danh nghĩa - tỷ lệ lạm phát.
Nên nếu muốn cho lãi suất thực tế không đổi thì lãi suất danh nghĩa phải tăng
cùng với tỷ lệ lạm phát. Khi các ngân hàng và hệ thống tài chính tăng lãi suất danh
nghĩa theo lạm phát, hậu quả mà nền kinh tế phải gánh lấy là suy thoái và thất
nghiệp tăng. Về mặt lâu dài, sự cân bằng trên thị trường hàng hoá và thị trường
tiền tệ kéo cả lạm phát và lãi suất xuống khi không có sự can thiệp của ngân hàng
trung ương. Nhưng cái giá phải trả là tiềm năng sản xuất bị lãng phí, số việc làm
giảm và đời sống nhân dân thêm khó khăn.
2. Lạm phát và thu nhập thực tế.
Lạm phát tăng cao làm giảm thu nhập thực tế của người lao động, giảm giá trị
của tài sản không sinh lãi. Có lạm phát không cân bằng, lạm phát làm giảm giá trị
của những tài sản sinh lãi.
Giả sử ta có 1.000.000đ cho vay (gửi ngân hàng, mua trái phiếu Chính phủ)
với i = 10%/năm, tổng số thuế thu nhập 30%.
Giả sử tỷ lệ lạm phát = 0 lãi suất thực tế = 10%, thuế thu nhập từ tiền lãi là
10% x 1.000.000đ = 100.000đ, thu nhập thực tế sau thuế là:
100.000đ - 30% x 100.000đ = 70.000đ
21
Giả sử tỷ lệ lạm phát = 10% khi đó:
Lãi suất danh nghĩa 20%, thu nhập danh nghĩa từ tiền lãi là 200.000đ, thuế
thu nhập = 30% x 200.000đ = 60.000đ, thu nhập danh nghĩa sau thuế 200.000đ-
60.000đ = 140.000đ thu nhập thực tế sau thuế = 140.000đ - 10% x 1.000.000đ =
40.000đ.
Lãi suất thực tế 10% thu nhập thực 100.000đ, thuế thu nhập 30% x
100.000đ = 30.000đ thu nhập thực sau thuế là 70.000đ.
Bởi vì mức thuế thì được ấn định cho cả năm hoặc nhiều năm nên trong thời
gian ngắn nó rất khó điều chỉnh, trong khi lạm phát có thể xảy ra vào bất cứ lúc
nào. Vì vậy, vô hình chung, khi lạm phát xảy ra càng chất thêm gánh nặng thuế thu
nhập và các loại thuế khác lên người bạn. Kết quả là lạm phát càng cao, thu nhập
thực tế của nhân dân càng giảm, đời sống của họ khó khăn hơn ngay cả khi lãi suất
và tiền lương được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát.
3. Lạm phát và phân phối thu nhập.
Lạm phát gây ra tình trạng phân phối thu nhập không bình đẳng trong xã hội.
Ví dụ: ta có 1.000.000đ cho vay:
+ Lạm phát dự tính là 10%, i = 20%, thì sang năm ta rút về được 1.000.000đ
+ 1.000.000đ x 20% = 1.200.000đ, mua hàng hoá với giá như năm trước là
1.100.000đ do đó lãi 100.000đ.
+ Lạm phát dự toán là 30%, i = 20%, người cho vay bị thiệt 100.000đ, người
đi vay mua hàng hoá được 100.000đ.
Thông thường đối tượng đi vay là các nhà doanh nghiệp, thành phần cho vay
cuối cùng là nhân dân với các khoản tiền tiết kiệm nhỏ bé của họ. Lạm phát làm
cho các nhà kinh doanh có được phần thu nhập tăng thêm do thiệt hại của các
thành phần nhân dân nghèo. Đời sống nhân dân lao động đã khó khăn lại càng khó
khăn hơn.
Những người thừa tiền và giàu có thì sao? Lạm phát bất thường kéo họ vào
thị trường đầu cơ tài sản và hàng hoá. Trong khi người dân không có tiền để mua
sắm hàng hoá tiêu dùng cho một tháng thì những người thừa tiền và giàu có có thể
mua hàng núi hàng hoá để tích trữ, chờ giá lên tung ra bán. Chính sự đầu cơ này
càng làm cho cung hàng hoá khan hiếm một cách giả tạo và giá cả càng lên cơn
sốt. Cuối cùng là nhân dân lao động không mua nổi ngay cả hàng tiêu dùng cần
22
thiết để sống trong khi những kẻ đầu cơ bán ra hàng hoá với giá rất cao và càng trở
lên giàu có hơn.
Lạm phát như thế có thể dẫn đến rối loạn kinh tế và làm cho hố ngăn cách
giàu nghèo lại càng mở to hơn. Quá trình phân phối lại thu nhập do lạm phát
thường là không hợp lý và làm tăng thêm sự bất bình đẳng.
4. Tác động khác của lạm phát:
Làm tăng khoản nợ quốc gia, biến động kinh tế xã hội, gây ra tâm lý bất ổn
định trong nhân dân,...
III. NHỮNG BIỆN PHÁP KÌM CHẾ VÀ KHẮC PHỤC LAM PHÁT.
Để đấu tranh chống hiện tượng lạm phát, người ta có thể tác động vào quan hệ
cung cầu, vào chi phí và các phản ứng tâm lý. Tác động vào quan hệ cung cầu:
muốn chống lạm phát phải quản lý cầu, để cân đối tiền hàng trong nền kinh tế
thường được thực hiện bằng việc tăng cung (khuyến khích sản xuất, khuyến khích
cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng của sản xuất,...) hoặc điều tiết khống chế cầu,
hoặc đồng thời cả hai biện pháp đó. Song việc tăng cung rất khó khăn và đòi hỏi
phải có thời gian dài, trong khi lạm phát luôn ở trạng thái động và luôn tạo ra hiện
tượng cầu ngày càng lớn hơn cung, do đó biện pháp có tính khả thi nhanh chóng là
khống chế và điều tiết cầu. Khống chế và điều tiết cầu bằng cách giảm chi ngân
sách, thắt chặt tín dụng, tăng thuế, khuyến khích tiết kiệm.
Tác động vào chi phí: thực hiện việc đa dạng hoá các nguồn cung ứng vật tư,
tiết kiệm nguyên liệu, thực hiện việc kiểm soát giá cả và tiền lương.
Tác động vào tâm lý: thông tin đầy đủ cho nhân dân về giá cả và chất lượng
hàng hoá, công bố các biện pháp tác động của ngân hàng và Chính phủ.
Lạm phát là hiện tượng kinh tế phức tạp, đa nhân tố và luôn ở trạng thái động.
Do các biện pháp chống lạm phát phải là một hệ thống đồng bộ bao gồm các biện
pháp về kinh tế hành chính, tâm lý,... các biện pháp cấp bách và lâu dài.
PHẦN II
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LẠM PHÁT TRONG
CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
23
I. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT ĐÃ XẢY RA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
Lịch sử phát triển kinh tế xã hội đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong
thế kỷ XX này, nhưng cũng đồng thời thế kỷ XX đã xuất hiện những cuộc lạm phát
điển hình mà xã hội loài người đã phải đối đầu.
1. Lạm phát ở các nước Châu Mỹ Latinh:
Những đợt có lạm phát lớn nhất là những thời kỳ siêu lạm phát, Chilê đã có
siêu lạm phát vào những giai đoạn cuối của Chính phủ Agienle trong cuối những
năm 1970 và mức lạm phát của Bolivia đã lên tới 11.000% vào năm 1985. Quả là
những thời kỳ lạm phát run người.
Đồ thị đã phác hoạ tỷ lệ lạm phát bình quân của một nhóm nước Châu Mỹ
Latinh trong thời kỳ 10 năm (1980-1990) đối lại với mức tăng trưởng tiền tệ bình
quân cũng trong thời kỳ đó. Đồ thị chứng minh rằng lạm phát cao tại những nước
đó nói chung là đi liền với mức tăng trưởng tiền tệ cao.
Hình 3
24
Người ta tin một cách phổ biến rằng có một cái gì đó về cơ cấu trong nền kinh
tế Châu Mỹ Latinh (Liên đoàn lao động chiến đấu, hệ thống chính trị) không ổn
định gây lên lạm phát cao. Thực tế lạm phát ở Châu Mỹ Latinh là đa dạng: một số
nước Châu Mỹ Latinh như Hondura, có tỷ lệ lạm phát bình quân năm dưới 10%
trong thời kỳ đó, trong khi tại các nước khác như Argentine, Brazin, Peru, tỷ lệ lạm
phát là trên 200%. Tỷ lệ lạm phát ở các nước Châu Mỹ Latinh đổi lại với mức tăng
trưởng cung tiền tệ cho thấy là những nước có tỷ lệ lạm phát rất cao cũng có tỷ lệ
tăng trưởng cao nhất. Chứng cứ về các nước Châu Mỹ Latinh cũng như các nước
khác trên thế giới dường như bảo vệ cho ý kiến rằng: lạm phát cực kỳ cao là kết
quả của tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ cao. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng ta đang nhìn vào
một chứng cứ rút gọn, nó chỉ nhằm vào mối tương quan giữa hai biến số: tăng
trưởng tiền tệ và tỷ lệ lạm phát. Lạm phát gây nên tăng trưởng cung tiền tệ hoặc
một nhân tố thứ ba thúc đẩy cả tăng trưởng tiền tệ và lạm phát.
Ta có thể nhìn vào những giai đoạn lịch sử mà lúc đó mức tăng trưởng tiền tệ
tăng lên thể hiện là một sự kiện ngoại sinh, do vậy một tỷ lệ lạm phát cho một thời
kỳ kéo dài đi tiếp theo sau mức tăng của tăng trưởng tiền tệ sẽ cho ta biết tăng
trưởng tiền tệ cao là một động lực đằng sau lạm phát.
2. Siêu lạm phát của Đức 1921 - 1923:
Đức đã thất bại trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, kinh tế bị tàn phá nặng
lề với mức sản lượng thấp và nguồn thu thấp từ thuế, đã gia tăng thêm bởi những
khoản bồi thường mà Đức phải nộp cho các nước thắng trận. Lạm phát đã bùng ra
ngay sau khi chiến tranh chấm dứt. Rồi đến quân đội Pháp chiếm đóng vùng Ruhr
(3-1923) làm nảy ra cuộc "kháng cự thụ động" cũng là yếu tố làm cho đồng tiền
của Đức mất giá nhanh. Chỉ trong vài tháng đồng Mác của Đức đã mất toàn bộ giá
trị trên thị trường hối đoái.
Từ 1921 đồng Mác không còn được dùng làm tiền dự trữ có giá trị, cuối năm
1922 mở ra giai đoạn 2. Đồng Mác không còn là đơn vị đo lường giá trị, đồng Đôla
đang dần chiếm vị trí của đồng Mác trước đây. Đồng Mác chỉ còn giữ lại phần nào
chức năng tối thiểu làm trung gian trong việc trao đổi.
Cuối cùng năm 1922 người ta không tính bằng đồng Mác mà căn cứ vào số
lượng vật chất của hàng hoá, đến tháng 8-1923 chẳng còn ai nghĩ đến chuyện đầu
tư góp vốn, nạn thất nghiệp tràn lan. Thực tế ngày 5-11-1923, 1 đồng Đôla Mỹ trị
giá 42.109 Mác, tốc độ lưu hành nhanh đến mức tiền lưu thông tính bằng Mác -
25
vàng trở thành con số không, từ 6 tỷ Mác vàng năm 1913 đến tháng 10 năm 1923
chỉ còn là 0,3 tỷ.
Ta có thể biểu diễn tình hình lạm phát của Đức bằng biểu sau:
Hình 4
Nguồn: số liệu trích từ CIH Die Deutsche 1914 - 1923 Walterde Gruyter-1980
Chính phủ Đức có thể tăng thu để chi trả cho chi tiêu tăng lên đó bằng cách
tăng thuế nhưng biện pháp này như thường thấy, về mặt chính trị là không hợp
lòng dân và đòi hỏi nhiều thời gian để thực hiện. Chính phủ cũng có thể vay của
công chúng để trang trải cho chi tiêu đó nhưng số tiền cần vay vượt quá khả năng
cho vay. Chỉ còn lại con đường duy nhất đó là máy in tiền, Chính phủ có thể trang
trải cho những chi tiêu của mình một cách đơn giản bằng cách in thêm được nhiều
tiền giấy (tăng cung tiền tệ) và dùng tiền đó để trả cho các cá nhân hoặc công ty đã
cung cấp cho Chính phủ hàng hoá và dịch vụ.
Cuối năm 1921, cung tiền tệ bắt đầu tăng nhanh và mức giá cả cũng vậy. Năm
1923 tình hình ngân sách của Chính phủ Đức lại càng xấu đi hơn nữa. Đó là nhân
quả ngược rất vô lý và rất khó mà hình dung được một nhân tố thứ ba có thể có
một động lực thúc đẩy đằng sau lạm phát và sự bùng nổ cung tiền tệ.
26
3. Lạm phát ở các nước thuộc khối OCED:
Nửa sau thế kỷ XX thì lạm phát lại xảy ra ở các nước thuộc khối OCED, ở
các nước này lạm phát đều ở dưới hai con số, ở tỷ lệ thấp. Nguyên nhân hầu hết
của các cuộc lạm phát ở giai đoạn đỉnh điểm (những năm cuối thập kỷ 70) là đều
do giá dầu mỏ tăng cao. Dưới đây là bảng lạm phát trong một số nước chủ yếu
thuộc khối OCED (1953 - 1991).
Các
nước
1953-
1959
1960-
1968
1968-
1973
1973-
1979
1979-
1983
1983-
1986 1987 1988 1989 1990 1991
Mỹ 2,1 2,4 5,1 7,6 7,5 3,4 3,1 3,3 4,1 4,2 4,5
Nhật 3,4 5,2 6,9 7,8 1,9 1,3 -0,3 0,6 1,5 2,7 2,6
Đức 1,8 3,1 6,3 4,7 4,1 2,6 2,0 1,5 2,5 3,0 3,4
Pháp 4,8 4,0 6,4 10,5 11,6 6,7 2,8 3,0 3,4 3,3 2,8
Anh 3,4 3,7 7,5 16,0 10,8 4,6 5,0 6,5 6,7 4,9 5,6
Italia 2,4 4,3 7,2 17,0 18,0 10,6 6,1 6,1 6,3 5,9 5,5
Canada 1,6 2,6 5,3 10,1 9,4 3,6 4,1 4,1 4,8 4,1 4,2
Chung 2,7 3,1 5,9 8,6 7,6 3,8 2,9 2,9 3,7 3,8 3,9
Nguồn: - Tài liệu gốc - OCED tạp chí kinh tế tháng 1 - 1983.
- Viễn cảnh kinh tế của OCED, 5-1986, 12-1987, 6-1990.
4. Lạm phát ở các nước Châu Á:
Các nước ở Châu Á thuộc nhóm các nước ASEAN đã áp dụng các biện pháp
tài chính tín dụng mềm dẻo, linh hoạt đã góp phần hạn chế tốc độ lạm phát; nhờ
vậy nền kinh tế ở các nước này đang dần đi vào ổn định và phát triển. Lạm phát ở
Thái Lan năm 1980 là 20%, đến năm 1981 là 12,7%, năm 1983 là 3,8%, năm 1995
là 5,4% và theo dự đoán đến năm 1996 là 5,3%.
Lạm phát ở Inđônêsia năm 1967 là 650% giảm xuống còn 9% năm 1990;
9,25% năm 1995, dự đoán 8,45% năm 1996.
Lạm phát ở Philipin năm 1990 là 12,5%; 8,55 năm 1995; dự đoán 7,8% năm
1996.
Lạm phát ở Singapor là 2,4% năm 1990, dự đoán vẫn giữ mức lạm phát 2,4%
năm 1996.
Có thể tự hào với sự ổn định của mức lạm phát của các nước trong nhóm
ASEAN, đó là nhờ các nước này áp dụng rất nhiều các biện pháp hòng đẩy lùi lạm
phát như Malaysia đề ra biện pháp chống lạm phát: tăng tỷ lệ lãi suất tiền gửi và
tiền cho vay ngân hàng, ấn định số lượng tiền mặt dự trữ, giới hạn tín dụng cao
27
nhất đối với các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính, khuyến khích hạn
chế tiêu dùng,... Còn ở Thái Lan năm 1990 đề ra giải pháp là ngân hàng trung ương
yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm mức cho vay ngân hàng, lãi suất chiết
khấu lên tới 12% và tiếp tục tăng lãi suất trần lên 16,5%. Đó cũng là những giải
pháp hay mà Việt Nam cần nghiên cứu và học tập.
5. Lạm phát ở Pháp:
Do thiếu thốn sau lạm phát ngay sau chiến tranh, sự căng thẳng của giá
nguyên liệu do chiến tranh Triều Tiên gây lên làm lạm phát tăng vọt 1951-1952.
Tiền lương danh nghĩa tăng tiếp tục với một nhịp điệu nhanh ở Pháp vào năm 1982
(khoảng 15% trung bình trong thập niên 1973-1982). Lãi hiệu suất vẫn kém vào
đầu những năm 80, giá đơn vị nhân công tắc khoảng 12% năm 1982, tức bằng
khoảng 2 lần ở Mỹ, 3 lần ở Đức, trong lúc đó ở Nhật giảm.
Nhưng từ năm 1983 thay đổi chính sách kinh tế "theo đường lối cứng rắn" của
Chính phủ cánh tả theo đuổi, sẽ giảm đáng kể việc tăng lương khoảng 3,5% năm
1989-1990 so với gần 15% giữa 1973 và 1982. Trong trường hợp nước Pháp,
người ta thấy rằng giảm lạm phát được giải thích hầu như chỉ bằng hai biến lượng
này (bằng 91% tổng chi phí sản xuất).
6. Lạm phát ở Mỹ:
Dẫn chứng về tình hình lạm phát tăng năm 1960-1980. Đầu thời kỳ thì tỷ lệ
lạm phát là 1%, còn vào những năm cuối 1970 thì trung bình vào khoảng 8%.
Những tư tưởng của các "nhà kinh tế cung ứng" như Laffer, Feldstein, Boskin ở
thời chính sách tổng thống Reagan:
- Lạm phát là do một sự tăng lên không ngừng của thâm hụt công cộng, dẫn
đến phát hành tiền tệ quá nhiều và sự tăng dần thuế khoá. Nhưng việc này sẽ làm
giảm khả năng cung ứng sẵn có. Thật vậy, những người cung cấp các yếu tố sản
xuất sẽ kém hứng thú sản xuất nếu họ phải đóng thuế nhiều hơn, đặc biệt những
người làm công ăn lương thích nhàn rỗi hoặc làm việc nhà hơn. Hơn nữa, chính
sách thuế đụng chạm đến tiền lãi tiết kiệm, điều này sẽ làm cho người ta rút tiền ra
tiêu ngay và do đó làm cho lượng tiền để dành sẵn có giảm đi. Vì vậy, việc cấp vốn
cho đầu tư sản xuất sẽ trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn.
- Sự phình chi tiêu của Nhà nước do chuyển một phần của cải vào những công
việc không sinh lợi hoặc ít sinh lợi (chỉ tiêu hành chính, chuyển dịch xã hội, cứu tế,
tài trợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn) mà phần này cứ tăng dần lên. Nếu Nhà
28
nước không áp dụng những biện pháp thu bắt buộc để cấp vốn cho những việc đó
thì người ta sẽ tìm đến những khu vực cạnh tranh tư nhân để được cung ứng những
hàng hoá và dịch vụ rẻ hơn cho mọi người.
- Việc giảm thuế không những chỉ giảm chi phí sản xuất của các doanh
nghiệp; nó cũng tạo ra một trạng thái tâm lý mới trong những gia đình ít được cứu
tế; họ biết rằng từ nay, mức sống của họ phụ thuộc trực tiếp hơn vào lượng lao
động họ bỏ ra và vào chính sự năng động của họ: khả năng tự đào tạo, quay vòng,
thay đổi hoạt động hoặc thay đổi vùng.
7. Lạm phát ở Việt Nam:
Lạm phát ở Việt Nam là lạm phát "ngầm", nghĩa là tuy chỉ số giá cả do Nhà
nước ấn định tăng không nhiều nhưng chỉ số giá cả thị trường tự do tăng khá cao.
Đó là do đất nước phát triển theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp,
giá cả được phân phối theo tem phiếu; Vì vậy, lạm phát hầu như không bộc lộ
trong thời gian 1976-1980 giá tổng sản lượng tính theo giá năm 1982 là 58%, thu
nhập quốc dân tăng 262 lần, mức tăng giá đã vượt quá xa mức tăng giá trị tổng sản
lượng cũng như thu nhập quốc dân.
Thời kỳ sau năm 1980 lạm phát bắt đầu bộc lộ rõ, cho thấy mức lạm phát
"ngầm" của nước ta ở mức rất cao, chúng bộc lộ ở mức phi mã tới mức ba con số,
để thấy rõ mức tăng lạm phát trong giai đoạn này, ta xem xét chỉ số bán lẻ sau đây:
Năm Thị trường Nhà nước kiểm soát Thị trường tự
do
1981 202,0 147,4
1982 207,2 156,0
1983 142,8 157,7
1984 155,8 176,3
1985 210,9 154,7
1986 557,4 682,3
1987 389,9 429,2
1988 313,2 400,0
Giá cả thị trường ở đây do Nhà nước quy định, thị trường do Nhà nước quản
lý đã tồn tại ở nước ta từ lâu ở một số mặt hàng. Theo bảng số liệu này ta thấy từ
29
năm 1981-1988 lạm phát ở nước ta luôn đạt ở mức ba con số, mới chỉ là một mức
lạm phát phi mã nhưng xét về tác hại của chúng không kém gì siêu lạm phát.
+ Thứ nhất: lạm phát của ta luôn cao hơn 100%
+ Thứ hai: mức tăng giảm thất thường, năm 1981 là 202,0%, 1983 là 143%,
năm 1986 là 113,2%.
Đây là một dạng lạm phát đáng sợ nó làm mất lòng tin của dân vào giá trị của
đồng tiền, bản thân đồng tiền bị mất giá; tốc độ lưu thông tiền mặt tăng lên, tiền
lương thực tế của dân cự bị giảm mạnh ở Việt Nam năm 1988 trong khi mức giá
vẫn cứ tăng hàng năm. Trước năm 1985 mức giá tăng do Nhà nước quy định
không lớn tuy mức giá ở thị trường tự do cao hơn, Nhà nước lại không bù giá vào
lương lên tiền lương thực tế bù vào giá càng giảm. Còn từ 1986 Nhà nước lại
không kiểm soát được giá cả trên thị trường tự do, nó luôn tăng cao hơn mức giá
mà Nhà nước bù giá. Hơn nữa Nhà nước lại không cung cấp đủ hàng hoá theo giá
Nhà nước, chính vì vậy nhân dân phải mua chúng trên thị trường với giá cao hơn.
Còn việc bù giá vào lương chỉ giải quyết được cho những người làm việc Nhà
nước, còn số đông dân cư không được bù giá như vậy.
Còn với những người đi vay tiền và những người gửi tiền thì chịu tác động
của lạm phát ra sao? Ở nước ta thì lạm phát tăng nhanh không ổn định nên với
những gửi tiền hay có tiền cho vay đều bị tước đoạt vì lãi suất thực tế luôn thấp
hơn lạm phát.
Ta có thể tham khảo bảng sau:
Lãi suất trung bình qua các năm tính bằng %
(Theo niên giám thống kê - NXB Hà Nội, 1990)
Lãi suất vay vốn lưu động
Năm Trong kế hoạch
Ngoài kế
hoạch
Thương
nghiệp
Lãi suất ký
gửi
Lãi suất
tiết kiệm
Lạm phát
mức tăng giá
1983 5,2 6,7 7,0 2,1 14-24 142,8
1984 5,2 6,7 7,0 2,1 24-36 155,8
1985 5,7 6,7 7,0 2,1 29-36 210,9
1986 16,6 18,0 18,0 8,9 96 557,4
1987 23,2 34,8 27,7 10,8 96 389,9
30
Ta nhận thấy lãi suất trước 1985 là lãi suất cố định mặc dù giá cả, mức lạm
phát vẫn tăng lên, sau 1985 lãi suất đã được điều chỉnh nhưng mức tăng của lãi
suất danh nghĩa thấp hơn mức tăng của lạm phát rất nhiều. Năm 1985-1986 lãi suất
tăng từ 5,7% - 16,6% trong khi lạm phát tăng từ 210,9%-557,4%. Vì vậy người ta
tính rằng nếu một người gửi tiền vào ngân hàng hay giữ tiền 1.000đ vào năm 1987
sau một năm chỉ còn giá trị là 318đ. Như vậy những người cho vay phải chịu thiệt
thòi nhất, Nhà nước là chủ nợ lớn nhất nên phải gánh chịu thiệt hại nhất. Còn
những người đi vay lại rất có lợi, và các xí nghiệp lại là con nợ lớn nhất nên lợi
nhất nhưng họ lại bị thua lỗ nên suốt ngày xin Nhà nước cấp vốn.
Còn các yếu tố về thị trường Việt Nam bị thổi phồng, bóp méo. Do giá cả Nhà
nước đưa ra không phải là giá cả của thị trường, luôn bị thấp hơn giá cả tự do, lại
tăng theo từng chu kỳ lên thực chất nó có tác dụng kích thích việc đầu tư tích luỹ
hàng hoá để kiếm lợi, không cần sản xuất, nhận tích trữ các nhu yếu phẩm hàng
hoá, giá cả tăng lên từng ngày. Bức tranh kinh tế thật là ảm đạm, các xí nghiệp
kinh doanh luôn ở tình trạng lãi giả, lỗ thật, Nhà nước liên tục phải bội chi ngân
sách để bù lỗ và lạm phát tiếp tục tăng cao.
Trên đây là bức tranh kinh tế từ những năm 1988 về trước, còn những năm
1988-1993 tình hình lạm phát ở nước ta diễn ra như thế nào?
Chỉ số tăng giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ
(Theo niên giám thống kê 1992 và tạp chí thống kê 1993)
Năm Cả năm Bình quân một tháng
1988 396,8 14,2
1989 34,7 2,5
1990 67,4 4,4
1991 67,6 4,4
1992 17,6 1,3
1993 5,2 0,45
Bước sang năm 1989 cùng với công cuộc sửa đổi cơ cấu Nhà nước xã hội,
trong đó nhờ thực hiện một số biện pháp kiềm chế lạm phát bước đầu đã có hiệu
quả lạm phát từ ở mức phi mã (>200%) giảm xuống còn hai con số một năm và
giảm xuống từ 2-1 con số một tháng. Đời sống của nhân dân được cải thiện từng
bước. Và cũng bắt đầu tư đây, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc. Trong năm
1989 giá cả thị trường đã tăng bình quân hàng tháng là 2,5% so với mức 15% bình
31
quân tháng trong năm 1988, đó là một bước tiến bộ nổi bật. Có thể thấy mức tăng
giá hàng tháng của năm 1988 trong 6 tháng đầu luôn ở mức 2 con số (tháng 1 là
18,3% - tháng 6 là 16,8%) còn năm 1989 đã giảm chỉ còn 1 con số trong cả năm
thậm trí còn đạt ở mức tăng âm (tháng 5 là -0,2%, tháng 6 là -2,9% -1,5%) từ
tháng 8 trở đi mức giá tăng dần. Kể từ quí II năm 1989 mức giá ở thị trường Việt
Nam đã đi vào ổn định chưa từng có, nó chỉ dao động từ khoảng -1,5%3%. Năm
1989 cũng là năm đầu tiên Việt Nam không phải nhập khẩu lương thực và còn xuất
khẩu được 1,4 triệu tấn lương thực đồng thời trên thị trường hiện tượng khan hiếm
hàng hoá không còn nữa, cung vượt cầu đã làm thay đổi bộ mặt của người dân Việt
Nam không còn cảnh tem phiếu chen lấn xếp hàng,... mà ở đây khách hàng thực sự
là "thượng đế".
Bước sang năm 1990-1991: do biến động về chính trị ở Đông Âu và Liên Xô
cũ tạo nên những thị trường lớn của nước ta không còn nữa, lúc đó lạm phát ở
nước ta lại có nguy cơ lại gia tăng,...
Cuối quí II đầu quí III năm 1990 do những biến động của các nước XHCN giá
cả phần lớn các vật tư đầu vào quan trọng của nhiều ngành sản xuất kinh doanh ở
nước ta buộc phải kinh doanh theo mức giá thị trường quốc tế với mức bình quân
gấp đôi trước đây tính theo đồng rup chuyển nhượng, đẩy mặt bằng giá của thị
trường tăng lên.
Từ quí III năm 1990: lúc này thị trường thế giới giá cả biến động, nhất là sự
tăng giá của dầu mỏ do chiến tranh vùng Vịnh, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng giá
dầu mỏ tăng ảnh hưởng đến dây chuyền giá điện, cước phí vận tải và giá các loại
hàng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thêm vào đó những sơ hở trong thể chế
kinh tế nói chung chậm khắc phục, nhiều cái buông trôi nhất là tầm quản lý kinh tế
vĩ mô, khi tình hình trở lên nguy ngập thì lại dùng các biện pháp cũ để đối phó
theo lối chữa cháy làm cho cung và cầu nhiều loại sản phẩm trên thị trường xã hội
vốn đã căng thẳng nay lại càng trở lên mất cân đối nghiêm trọng,... Tình hình trên
cộng thêm sự bất hợp lý trong tổ chức hệ thống lưu thông vật tư - Hàng hoá cũng
như trong chính sách thuế mới bắt đầu thi hành từ tháng 1-1990 đã góp phần đẩy
giá một số mặt hàng tăng vọt. Dẫn đến kết quả lạm phát lạigia tăng nhanh. Giá
trung bình hàng tháng tăng từ 2,4% vào quí II năm 1990 lên 4,5% trong quí III -
1990 tới 7,5% trong quí IV - 1990 và dừng ở mức này. Đến quí I năm 1991 giá
tăng lên 13,2% vào tháng 1 và tụt xuống còn 0,5% vào tháng 3, sang tháng 4 giá lại
tăng tới 2,4% và tiếp tục tăng vào các tháng sau. Trung bình 1 tháng % CPI tăng
32
lên năm 1991 là 4,4%, giá vàng và USD tăng lên tới đỉnh cao, 645.000VNĐ/chỉ;
14.300VNĐ/1USD.
Năm 1992: với những cố gắng sử dụng các giải pháp hữu hiệu để chống lạm
phát ta đã giảm lạm phát đi 50% từ 67,7% năm 1991 còn lại 17,6% năm 1992.
Nhưng tổng sản lượng trong nước GDP đạt mức tăng cao nhất từ trước đến thời
điểm đó là 8,1% hoàn toàn trái ngược với lý thuết của Okun, đời sống nhân dân ổn
định dần.
Năm 1993: mặc dù chúng ta chỉ dự kiến giảm lạm phát xuống dưới 15%
nhưng thực tế chúng ta đã đạt kỷ lục: lần đầu tiên giảm lạm phát xuống hàng 1 con
số 5,2% so với mức CPI tăng trung bình hàng tháng 0,45%. Tỷ lệ lạm phát tính
theo CPI trong năm 1993 giữa các vùng, các thành phố trong cả nước không còn
chênh lệch so với các năm trước.
Năm Cả nước Hà Nội TP. Hồ Chí Minh
1992 117,2 114,06 123,46
1993 105,2 105,7 105,9
Điều này chứng tỏ nền kinh tế của nước ta đang có những bước phát triển về
lĩnh vực đầu tư, giao lưu thông tin, kinh tế trong cả nước, tạo khối kinh tế thống
nhất trong cả nước. Từ đó đã tạo ra tâm lý giữ vàng và USD nhờ một phương tiện
cất giữ được giải toả nhiều. Giá vàng trong nước được tiếp cận thị trường quốc tế
do có sự biến động của giá vàng được xem như diễn biến bình thường của thị
trường không gây tâm lý đầu cơ thành những cơn sốt vàng như trước. Năm 1992
đánh dấu thời điểm Nhà nước chấm dứt dùng tiền để bù cho bội chi ngân sách.
Điều hành ngân sách Nhà nước trên đã chuyển biến tích cực như mức huy động
vốn vào ngân sách Nhà nước khoảng 21-22% GDP, nguồn thu Nhà nước đáp ứng
đủ chi thường xuyên ở mức độ tăng hơn năm trước 71,1%. Ngoài ra còn dùng chỉ
cho phát triển 4,8%. Mức độ bội chi ngân sách giảm 3,6% so với dự kiến. Tỷ lệ
vay dần để trang trải bội chi ngân sách năm 1993 tăng hơn hai lần so với năm
trước. Tổng số vốn đầu tư năm 1993 khoảng 32.000 tỷ đồng, vốn đầu tư của nhân
dân và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh 13.000 tỷ đồng, còn lại là vốn
nước ngoài.
(Một số ý kiến về định hướng kinh tế xã hội hai năm 1994-1995 - tin KTXH
số 4 trang 9).
33
Tỷ lệ giao dịch tiền tài khoản trong chu chuyển kinh tế tăng lên đáng kể nhờ
sự năng động trong hoạt động ngân hàng. Các loại séc thanh toán, dịch vụ chuyển
tiền được sử dụng rộng rãi, hoạt động nhanh hơn. Nhiều công nghệ ngân hàng hiện
nay đang được sử dụng ở hệ thống ngân hàng nước ta như làm đầu mối thanh toán
cho các tổ chức Việt Nam tiếp nhận thanh toán các loại thư tín do ngân hàng nước
ngoài phát hành (Visa, Card, Master card,...) và bắt đầu phát hành thể thanh toán
bằng đồng Việt Nam của ngân hàng ngoại thương nước ta: VCB card. Đồng thời
kết hợp kiểm soát nghiêm ngặt hệ thống ngân hàng với việc cung ứng tiền và vẫn
kiên quyết mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế nhằm giúp cho việc phát triển sản
xuất giao lưu hàng hoá thuận tiện hơn.
Bước sang năm 1994 trên đà phát triển năm 1993, chúng ta vẫn giữ vững được tỷ
lệ lạm phát tương đối ổn định ở mức 10% nhưng đến quí 4/1994 và đầu 1995 do thiên
tai và một số nguyên nhân khác đã dẫn tới tình hình lạm phát bắt đầu gia tăng.
Sang năm 1995 nền kinh tế và xã hội nước ta có nhiều biến đổi, sự mở rộng
ngoại giao với Mỹ, xoá bỏ cấm vận nước ta giúp cho việc đầu tư, sản xuất ở nước
ta có nhiều thay đổi, tuy nhiên lạm phát có tăng lên một chút là 12,7%.
Chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng năm 1995 (tháng 12 năm 1994 là 100).
Nói chung giá trị hầu hết các mặt hàng tăng lên trong đó giá hàng hoá và dịch vụ
là tăng hơn cả và có xu hướng tăng dần, quí I là 3,8% đến quí II là 12,7%, còn giá vàng
và USD tăng không đáng kể và còn có xu hướng giảm vào nửa cuối của năm.
Năm 1995 chúng ta được mùa lúa sản lượng lương thực đạt 27,5 triệu tấn,
mức cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây. Tuy được mùa nhưng giá lương thực
vẫn tăng 20,6% trong năm 1995 đạt mức cao nhất so với tất cả các mặt hàng và
nhóm hàng khác, chúng ta đã giữ được lạm phát dưới 15% và nền kinh tế đang có
bước tiến bộ rõ rệt đó là điều đáng mừng cho Nhà nước ta.
Năm 1996: Ngay từ những tháng đầu 1996 giá cả lương thực thực phẩm đã có
xu hướng gia tăng và tăng khá cao vào giai đoạn tháng 5,6 nhất là giá gạo và giá
đường. Hiện nay giá cả đã có xu hướng giảm xuống quay trở lại mức giá ở tháng
2,3. Theo dự báo lạm phát cuối năm 1996 ở nước ta vào khoảng 8-10%. Có thể nói
đến nay chúng ta đã đẩy lùi lạm phát. Biểu đồ dưới đây thể hiện tốc độ lạm phát
trong những năm gần đây: Hình 5:
200
150
100
50
0
1991 1992 1993 1994 1995 1996
160,76%
112,6%
105,2%
112,7% 108%
34
Tốc độ lạm phát (chỉ số bán lẻ tháng 12 trước = 100) cho thấy tốc độ lạm phát
ở nước ta đang ổn định dần, tuy nhiên việc chống và ngăn chặn lạm phát phát sinh
mạnh mẽ vẫn là vấn đề đặt ra đối với nước ta.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG LẠM PHÁT ĐÃ THỰC HIỆN Ở MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.
1. Thái Lan:
Vì phải đối phó với tình trạng quá căng thẳng về ngoại tệ cũng đồng thời đối
phó với lạm phát, Chính phủ đã thi hành chính sách kiểm soát tiền tệ chặt chẽ
(Bảng sau).
Bảng: Lãi suất trong nước (%)
Lãi suất ngân hàng
Năm
Loại 1 Loại 2
Lãi suất cho vay tối đa
1980 13,5 15,0 18,0
1981 14,5 16,0 19,0
1982 12,5 14,0 19,0
1983 13,0 14,5 17,5
1984 12,0 13,5 17,5-19
1985 11,5 12,0 15,5-17,5
1986 8,0 - 15,0
1987 8,0 - 15,0
1988 8,0 - 15,0
Lãi suất nội tệ quá cao, nên đã không thu hút được đầu tư nước ngoài, cho dù
là khu vực xuất khẩu của Thái Lan. Hiện nay tình trạng này vẫn chưa được khắc
phục. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của Thái Lan.
Do đồng Bạt cao hơn 15% so với giá thực tế của đồng bảng Anh, Mác, Tây
Đức, Yên Nhật, Đôla Hồng Kông,... đã làm cho hàng xuất khẩu của Thái Lan, đặc
biệt là hàng nông sản rất cao giá khi tính bằng Đôla Mỹ, khó cạnh tranh trên thị
35
trường quốc tế. Trong khi đó thu nhập xuất khẩu tính ra đồng Bạt thực tế lại rất
thấp, làm thiệt hại đến các ngành xuất khẩu, đặc biệt là nông nghiệp.
Giá thành hàng ngoại quy ra nội tệ thấp, còn giá thành hàng nội cao nếu quy
ra ngoại tệ. Sự chênh lệch này đã kích thích nhập khẩu hàng hoá tăng mạnh ngoài
sự kiểm soát của Nhà nước, đồng thời phá hoại sản xuất trong nước.
Đến 5-11-1984, Thái Lan buộc phải công bố phá giá đồng Bạt (xem bảng),
bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều phía. Nhưng đến năm 1986, nền kinh tế
Thái được phục hồi, xuất khẩu tăng, hạn chế nhập khẩu và tăng đầu tư nước ngoài.
2. Nhật Bản:
Để chống lạm phát, đặc biệt từ tháng 3-1991 Nhật Bản thực hiện chính sách
thắt chặt tiền tệ bằng cách duy trì lãi suất cao. Điều này làm cho đồng Yên lên giá,
dẫn đến tình trạng các xí nghiệp Nhật Bản thích nhập khẩu hàng hoá (tư liệu tiêu
dùng và sản xuất). Thực hiện cái gọi là "cung ứng từ bên ngoài", phá vỡ cơ cấu tự
cung tự cấp của Nhật.
3. Mỹ:
Từ 1979, Mỹ chấp nhận hạn chế lạm phát bằng việc nâng cao lãi suất đồng
Đôla và chấp nhận tăng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Thậm chí năm 1981 đã tăng lãi
suất đồng Đôla nên 20%, gây ra cuộc chiến tranh lãi suất. Đã kìm được lạm phát ở
mức thấp nhất năm 1986.
Mỹ thực hiện các chính sách tiền tệ như phá giá, thả nổi đồng Đôla,... nghĩa là
chính sách lợi tức đồng Đôla để kìm hãm lạm phát.
4. Bốn con rồng Châu Á:
Tăng trưởng kinh tế nhanh thì tỷ lệ lạm phát tương đối thông thường cũng sẽ
khá cao và ngược lại tăng trưởng kinh tế thấp, tỷ lệ lạm phát tương đối cũng sẽ
thấp. Nhưng trong thực tế, ở một số nước tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà vẫn có
thể duy trì mức lạm phát thích hợp hoặc tương đối thấp. Đó là trường hợp của
"Bốn con rồng Châu Á". Trong suốt 31 năm qua, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông, Singapore có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng tỷ lệ lạm phát vẫn còn
giữ ở mức thấp hoặc tương đối thấp. Singapore từ năm 1964 đến năm 1992, tốc độ
tăng trưởng kinh tế bình quân 8,3%/năm, nhưng tốc độ lạm phát chỉ có 3,6%. Đài
loan chỉ trừ có thập kỷ 70 tỷ lệ lạm phát tương đối cao (10,42%), còn các thập kỷ
60 và 80 bình quân chỉ có 4% trở lại. Hồng Kông từ năm 1961 đến 1990, tỷ lệ lạm
36
phát bình quân 6,1%/năm. Hàn Quốc tuy có mức lạm phát cao. Từ 1961 đến 1980
là 15,5%. Từ năm 1981 đến nay tỷ lệ lạm phát của Hàn Quốc chỉ còn bình quân
5,6%/năm, nhưng tăng trưởng kinh tế cao.
Vậy "Bốn con rồng Châu Á" đã dựa vào yếu tố gì để đồng thời thực hiện được
sự tăng trưởng kinh tế cao mà vẫn bảo đảm mức lạm phát tương đối thấp?
Có thể nêu 6 biện pháp mà Chính phủ đã thực hiện chủ yếu sau đây:
a. Lựa chọn chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn; nắm chắc tình hình
trong nước và quốc tế để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp:
Chiến lược phát triển kinh tế có quan hệ mật thiết với lạm phát. Trong điều
kiện thực hiện chiến lược kinh tế theo mô hình hướng nội thì quan hệ cung cầu chủ
yếu là quyết định ở sự gia tăng những nhu cầu và khả năng cung cấp nội bộ, sức
mua có hạn không dễ gì gây nên lạm phát được. Sự phát triển khép kín, cách ly
tương đối với bên ngoài đã tránh được sự xung đột giá cả hàng hoá trong nước với
giá cả thị trường quốc tế, đồng thời cũng khó gây nên lạm phát, làm cho giá hàng
hoá trong nước tự điều chỉnh thành một hệ thống nên nếu có biến động thì biến
động trong trật tự và có trật tự. Nói một cách khác, thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế hướng ngoại thường phải chịu những ảnh hưởng của yếu tố sản xuất quốc
tế, những thay đổi cung cầu thị trường quốc tế, thay đổi giá cả hàng hoá, thay đổi
tỷ giá hối đoái,... cho nên dễ gây lạm phát. Đứng trước tình hình đó ngoài Hồng
Kông "Ba con rồng" khác đều đã thực hiện chiến lược hướng nội phát triển nhập
khẩu để thay thế, trong thời gian ngắn đã tạo điều kiện tốt làm cơ sở cho chuyển
hướng chiến lược hướng ngoại sau này. Nhưng dù thực hiện chiến lược nào thì
"Bốn con rồng" vẫn kiên trì nguyên tắc giữ vững ổn định để phát triển, phát triển
trong ổn định, coi ổn định là mục tiêu quan trọng của chính sách kinh tế. Để đề
phòng lạm phát cao, sẽ mang lại những tổn thất cho kinh tế xã hội của quốc gia và
khu vực. "Bốn con rồng" rất thận trọng và dè dặt, trong bất kỳ chính sách quan
trọng nào họ cũng đều đưa ra thương lượng chung giữa các quan chức của Chính
phủ, của chủ công ty xí nghiệp lớn, các nhà kinh tế học và các nhà chiến lược, rồi
mới đi đến quyết định.
b. Nghiêm khắc khống chế giá cả bảo vệ lợi ích của người sản xuất và
người tiêu dùng.
Giá cả cơ bản là tự do hình thành. Nhưng nói như vậy không phải là tự do tuỳ
tiện lộn xộn, Chính phủ đã dùng nhiều công cụ trong tay - cả hữu hình và vô hình -
để phát huy tác dụng quan trọng trong việc hình thành giá cả làm cho sự hình thành
giá về cơ bản là do 3 đối tác tạo nên. Đó là: giá cả do Chính phủ can thiệp, giá do
37
các tổ chức đồng nghiệp hiệp thương tạo nên và giá do các xí nghiệp quy định.
Những biến động giá cả của những hàng hoá này là tuỳ thuộc vào những biến động
của tình trạng cung cầu và của những người có mức thu nhập bình quân cao do
Nhà nước quy định. Mục đích chủ yếu của nó là bảo đảm những nhu cầu tiêu hao
cơ bản của nhân dân và an toàn xã hội. Giá cả đề ra của các tổ chức đồng nghiệp
giữa những ngành nghề giống nhau là nhằm tránh ép giá hoặc tăng giá gây thiệt hại
cho người sản xuất, bảo đảm một tỷ lệ lợi nhuận bình quân nhất định mà Hội hiệp
thương thống nhất và tôn trọng một giá nhất định nào đó.
c. Bảo đảm cân bằng thu chi tài chính, sử dụng biện pháp tài chính ngân
hàng để khống chế lạm phát.
Về mặt này, cách làm của "Bốn con rồng" rất khác nhau. Hàn Quốc, đầu thập
kỷ 60 đã lấy phương thức bội chi tài chính để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao. Tình hình tương tự cũng xảy ra ở Đài Loan. Trong thời gian đó, ở Hồng Kông
và Singapore thu chi tài chính tương đối ổn định. Singapore thực thi một chính
sách tích trữ vàng mang từ cấp Trung ương đã tạo điều kiện tốt cho thu chi tài
chính được thăng bằng. Chính phủ quy định: tất cả các xí nghiệp (bao gồm chủ,
thợ và viên chức) hàng tháng đều phải trích một tỷ lệ lương nhất định nộp cho
Trung ương để làm quỹ tiết kiệm cho cá nhân. Một phần quỹ này được trích ra đưa
vào quỹ dưỡng lão, quỹ mua nhà ở, y tế và giáo dục,.... Nhờ làm như vậy, đã giảm
nhẹ gánh nặng chi phí phúc lợi của Chính phủ, mặt khác lại điều tiết được tốc độ
tăng trưởng về nhu cầu tiêu dùng cá nhân, tăng trưởng to lớn khả năng đầu tư vào
xây dựng và sản xuất của Nhà nước. Hiệu quả đầu tư cao lại giúp Nhà nước tăng
thu nhập tài chính. Ở Singapore vòng tuần hoàn kín tích luỹ cao - đầu tư cao - hiệu
quả cao - tăng trưởng cao - thu nhập cao. Cục tài chính và Chính phủ Hồng Kông
trực tiếp khống chế quản lý quỹ ngoại tệ, có tác dụng tác nhân tài khoản cuối cùng.
Kiểu tổ chức này, ngăn ngừa được việc phát hành lượng tiền vượt quá mức cho
phép mỗi khi nhu cầu xã hội tăng lên, đồng thời khống chế hiện tượng bội chi tài
chính ở ngay trong cơ quan tài chính.
d. Tăng cường quản lý ngoại hối, khống chế lạm phát.
"Bốn con rồng" là những quốc gia và khu vực hướng ngoại cao độ và mậu
dịch lớn của thế giới, cho nên việc điều chỉnh giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp
đến lạm phát. Trước thập kỷ 60, họ đã áp dụng một chiến lược dựa vào xuất khẩu
để thúc đẩy kinh tế phát triển. Để mở rộng xuất khẩu, trước tiên họ đã tự đánh tụt
tỷ giá đồng tiền của mình; khi thực lực nền kinh tế mạnh lên, nhu cầu nguồn
nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, linh kiện bên ngoài tăng mạnh thì họ lại điều
38
chỉnh tỷ giá hối đoái làm giá trị tiền trong nước tăng lên có lợi cho nhập khẩu.
Đương nhiên, việc gì cũng có hai mặt của nó, giá trị đồng tiền trong nước quá cao
hoặc quá thấp đều bất lợi cho nền kinh tế. Do đó, cơ quan quản lý ngoại hối làm
sao để nắm được độ thích hợp là vấn đề cực kỳ quyết định.
e. Sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư nước ngoài.
Trong sự lưu chuyển trên phạm vi quốc tế, tư bản sẽ thúc đẩy quá trình nhất
thể hoá nền kinh tế toàn cầu. Nguồn tư bản lưu chuyển chủ yếu là ở các nước tư
bản phát triển và tương đối phát triển. Mục đích của chúng là tìm kiếm lợi nhuận
cao hơn ở chính quốc và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá. Người tiếp thu nguồn tư
bản chủ yếu là các nước đang phát triển do nguồn vốn phát triển thiếu và kỹ thuật
sản xuất lạc hậu, nên phải mượn vốn nước ngoài để bù đắp và rút ngắn khoảng
cách kỹ thuật. Nguồn vốn chảy vào nhiều sẽ tạo nên và thúc đẩy lạm phát của các
nước đang phát triển. Đã có nhiều nước thấm thía bài học cay đắng này. Trước
kinh nghiệm đó "Bốn con rồng" Châu Á đã dựa vào nhu cầu của các giai đoạn phát
triển khác nhau để định rõ chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Họ đã khá
thành công trong việc động viên, hạn chế, hướng dẫn vốn đầu tư nước ngoài.
Singapore đã lấy các ngành lọc dầu, đóng tầu và cơ khí chế tạo làm ngành công
nghiệp ưu tiên phát triển của đất nước. Đến giữa thập kỷ 60, thì họ đặt mô hình
hướng ngoại phát triển kinh tế xuất khẩu làm mục tiêu của công nghiệp hoá và hiện
đại hoá. Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu, Chính phủ đã công bố "Pháp lệnh
khen thưởng phát triển kinh tế", đặt ra những điều kiện ưu đãi như miễn giảm
thuế,... nhằm động viên sự đầu tư vào những lĩnh vực của ngành ngoại thương,
ngược lại hạn chế nghiêm ngặt đầu tư đối với các ngành ngân hàng, thương nghiệp
và dịch vụ. Khi kinh tế phát triển đến một giai đoạn nhất định, thị trường trong
nước đã tiếp cận được với thị trường quốc tế, trình độ và kỹ xảo quản lý kinh tế,...
đã có thể chống đỡ được với sức mạnh bên ngoài, Chính phủ Singapore lại chuyển
hướng trọng tâm phát triển vào các ngân hàng, thương nghiệp và dịch vụ. Để xây
dựng Singapore trở thành trung tâm tài chính quốc tế, du lịch và hội nghị quốc tế
hiện đại, Chính phủ lại đưa ra hàng loạt chính sách ưu tiên để thu hút ngày càng
nhiều các nhà đầu tư nước ngoài. Tóm lại, Singapore sử dụng đầu tư nước ngoài là
cả một quá trình tuần tự, tiện cận; không ồ ạt, có mục đích, có kế hoạch xác định,
nhờ đó đã loại trừ được những mặt tiêu cực do đầu tư nước ngoài mang lại.
39
f. Quy định những hành vi của xí nghiệp và thương nhân phối hợp chặt
chẽ với Chính phủ.
Trong nhiều trường hợp, lạm phát lại liên quan mật thiết với những hoạt động
lộn xộn, bất chính của các xí nghiệp và thương nhân. Một khi xuất hiện lạm phát
nghiêm trọng, Chính phủ tìm cách để khống chế nhưng thường không đưa lại kết
quả mong muốn. Một trong những nguyên nhân quan trọng là sự bất hợp tác của xí
nghiệp và thương nhân. Chính phủ "Bốn con rồng" Châu Á đã sử dụng cơ chế
thưởng phạt để quy định những hành vi của xí nghiệp và thương nhân, làm cho xí
nghiệp và thương nhân phối hợp chặt chẽ với Chính phủ để bảo đảm cho các chính
sách của Chính phủ được quán triệt và thực hiện thuận lợi. Ngành thuế vụ của Hàn
Quốc thường xuyên điều tra chặt chẽ hoá đơn nộp thuế của các xí nghiệp, có lúc
kiểm tra liên tục nhiều tháng. Đối với những xí nghiệp không phối hợp chặt chẽ
với Chính phủ (tức không nộp thuế nghiêm túc) sẽ bị kỷ luật nghiêm khắc: nhẹ thì
phạt, nặng thì cho phá sản. Họ quan niệm kinh tế thị trường là kinh tế pháp chế,
cho nền khi chế độ pháp luật chưa kiện toàn thì biện pháp can thiệp hành chính là
thích hợp. Chính phủ còn thường xuyên áp dụng những biện pháp như cắt nước,
cúp điện, không cho sử dụng hệ thống thông tin, hệ thống đường bộ,... để trừng
phạt những xí nghiệp, và thương nhân nào không chấp hành quyết định của Chính
phủ. Những chế độ trừng phạt nghiêm khắc đó, dần dần làm cho các xí nghiệp và
thương nhân hiểu ra rằng: xí nghiệp, thương nhân cần tồn tại và phát triển thì tốt
nhất là phải tôn trọng pháp lệnh của Chính phủ. Đương nhiên, khi yêu cầu xí
nghiệp, thương nhân tôn trọng nghiêm túc quyết định của chính phủ, thì tính chính
xác và tính khả thi của những quy định đó là hết sức quan trọng. Điều đó đòi hỏi
người ta quyết định và thực hiện phải thường xuyên nghiêm túc, hiểu rõ và giảm
đến mức tối thiểu những sai sót của các quyết định.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM - NHỮNG
THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
1. Một số biện pháp chống lạm phát ở Việt Nam:
Căn bệnh lạm phát là bệnh song hành của nền kinh tế thị trường. Từ thế kỷ 13
đến nay, chưa lúc nào ở nước Anh lại không có lạm phát. Đó là nước tư bản chủ
nghĩa lâu đời nhất. Còn ở Việt Nam trước 1975, chính quyền Sài Gòn cũ lạm phát
đến mức tiền mất giá 500 lần, miền Bắc XHCN cũng bị lạm phát 2-3% có lúc 13%
năm, cho dù 20 năm chống Mỹ miền Bắc XHCN được bao cấp và viện trợ hoàn
toàn.
40
Từ sau 1975 đến nay, căn bệnh lạm phát đã đặt chúng ta vào vòng xoáy giá -
lương - tiền siêu tốc độ và làm sâu sắc sự khủng hoảng kinh tế - xã hội. Do vậy,
chống lạm phát luôn là nhiệm vụ hàng đầu kể từ khi thống nhất đất nước đến nay.
Chúng ta đã thể nghiệm nhiều giải pháp chống lạm phát, đã đến lúc cần tổng kết
thành công và cái giá chống lạm phát.
Có thể phác hoạ sơ lược các biện pháp chống lạm phát và hiệu ứng của nó mà
chúng ta đã được thể nghiệm và trải qua.
a. Giảm lượng tiền giấy trong lưu thông.
Năm 1984 tỷ lệ lạm phát đã lên tới 64,9%, sang năm 1985 tỷ lệ này là 91,6%,
cho nên tháng 9/1985 tiến hành đổi tiền với tỷ lệ 1:10 (một đồng tiền mới bằng 10
đồng tiền cũ). Nhưng ngay sau đó lạm phát vẫn gia tăng với siêu tốc độ gần 500%
trong năm 1986 và 300% năm 1987.
Cuộc tổng điều chỉnh lượng tiền giấy 1985 đã cho một bài học thực tế rằng:
lạm phát đâu phải chỉ do "bội thực" tiền giấy.
Thật vậy, năm 1991 không phát hành tiền để chi ngân sách, thế nhưng vẫn
lạm phát siêu tốc.
b. Thiết lập một giá hàng hoá vật phẩm và tiền lệ hoá lương.
Thực hiện một giá hàng hoá vật phẩm và bù giá vào lương là hai biện pháp
quan trọng của cuộc cải cách giá - lương - tiền năm 1985 nhằm chống lạm phát.
Kết quả cuộc cải cách năm 1985 đã nêu trên cho thấy sự bất lực của hai biện pháp
này trước sức bùng nổ của lạm phát. Trái với ý muốn của cuộc cải cách năm 1985,
hai biện pháp này lại tiếp sức đẩy lạm phát cao hơn. Như thế chữa cháy xăng bằng
nước đã làm cho đám cháy cao và lan rộng hơn.
Thật đúng vậy, cho dù lúc đó nước ta là siêu thị đi nữa thì lạm phát tất vẫn
xảy ra. Bởi bao nhiêu hàng hoá, vàng và ngoại tệ mạnh cho đủ đáp ứng nhu cầu
không chỉ tiêu dùng mà còn để tích trữ, đầu cơ của triệu triệu gia đình và hàng vạn
cơ sở doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Chỉ vì nội tệ chưa có giá, giá nội tệ
còn thấp nên tâm lý chối bỏ nội tệ để bảo tồn vốn vẫn tồn tại. Chính vì vậy lạm
phát vẫn tăng siêu tốc. Hơn nữa, nếu cho rằng 1 giá hàng hoá vật phẩm, tiền tệ hoá
lương và cung đáp ứng cầu sẽ chống được lạm phát, thì sao lạm phát vẫn là căn
bệnh kinh niên của CNTB bấy lâu nay.
Còn bao cấp giá nội tệ: giá mua và bán nội tệ quá thấp so với thị trường, còn
chênh lệch giá ắt có sự mua đi bán lại nội tệ. Nội - ngoại tệ Nhà nước được moi ra
41
bằng mọi cách hợp pháp cho dù Nhà nước có đề ra bao nhiêu quy định chặt chẽ đi
chăng nữa. "Bởi thị trường có giá trị hơn luật pháp" trong việc điều chỉnh kinh tế -
xã hội - môi trường.
Trong khi giá thị trường mua và bán nội tệ (lãi suất) từ 9%-15%/1 tháng, thậm
chí còn lên đến 30%, thì giá của Nhà nước từ 0,1%-6,9%/1 tháng. Ngay trong khu
vực Nhà nước cũng tồn tài quá nhiều giá nội tệ. Đây chính là cơ sở kinh tế của tiêu
cực xã hội. Đáy là chưa kể sự trượt giá do lạm phát mà lãi suất bao cấp của Nhà
nước hầu như không thay đổi kể từ 1979 đến 1988. Còn giá thị trường nội tệ luôn
dân cao hơn mức lạm phát. Điều này làm cho sự chênh lệch giá nội tệ ngày càng
cao.
Dù thất bại và thực tế phản lại những ý đồ tốt đẹp của cuộc cải cách 1985,
nhưng một điều không thể phủ định được là nếu không có 1985 thì không thể có
1989. Đó là cuộc tổng diễn tập cần phải có khi bước vào nền kinh tế hàng hoá. Đó là
cái giá phải trả khi tiếp cận chân lý. Một khi chưa nắm được bản chất và qui luật của
hiện tượng, thì mọi cố gắng khó có thể thành công thậm chí còn phản tác dụng. Ở
thời điểm đó, chúng ta chưa mở cửa với thế giới ngoài XHCN, nên không đủ thông
tin về lạm phát và chống lạm phát bấy lâu nay của các nước TBCN.
c. Thiết lập một giá nội tệ: lãi suất thị trường.
Cuộc cải cách 1989 thực hiện một giá nội tệ, đó là lãi suất thị trường và phải
là lãi suất dương, theo nguyên tắc:
Tốc độ lạm phát < Lãi suất tiền gửi < Lãi suất tiền vay
Tốc độ lạm phát < Giá mua nội tệ < Giá bán nội tệ
Chỉ sau hai tháng thực hiện lãi suất dương lạm phát được chặn đứng, nội tệ
được phục hồi và có giá. Vào thời điểm tháng 6 và 7/1989 giá vàng 98% hạ xuống
còn 160.000đ/1 chỉ và 3.200đ/ 1 USD. Nhưng giảm lạm phát làm cho hàng loạt cơ
sở kinh tế quốc doanh phá sản và thất nghiệp gia tăng. Do không có khách hàng
vay, tiền huy động của dân được cất trong két. Đây chính là sức ép làm cho cuộc
cải cách giá nội tệ 1989 phải dừng lại, để rồi sau đó phải trở lại bao cấp giá nội tệ -
bao cấp tín dụng, lãi suất Nhà nước càng hạ, lạm phát càng dâng cao, nội tệ bị chối
bỏ, nhu cầu bảo tồn vốn bằng vàng và ngoại tệ tăng mạnh. Chúng ta lại rơi vào
vòng xoáy giá - lương - tiền siêu tốc độ.
42
d. Tăng thu giảm chi - thực hành tiết kiệm
Sau 1989, chúng ta hy vọng chống lạm phát bằng "tăng thu - giảm chi" ngân
sách. Giảm tối thiểu các khoản chi ngân sách, tăng tối đa các khoản thu. Nhưng
cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhu cầu chi ắt phải tăng theo, nên chăng thay vì
giảm chi bằng chi hiệu quả cao.
Không thể chống lạm phát bằng biện pháp chủ yếu là thực hành tiết kiệm
nghiêm ngặt, bởi lạm phát tồn tại do còn chênh lệch giá nội tệ. Đây chính là cơ sở
kinh tế để sinh ra tham nhũng lạm chi ngân sách và các loại tiêu cực triền miên.
Tháng 3/1989 do thi hành lãi suất dương đã đột ngột giảm nhu cầu vốn bất tận
của cơ sở, đã thu hút được 1/2 tổng số tiền trong lưu thông vào quỹ tiền tệ của
ngân hàng. Đó là thành tựu tiết kiệm cao nhất từ trước đến nay do lãi suất dương
tạo ra.
Thật vậy, chống thất thu ngân sách không chỉ bằng khẩu hiệu và kêu gọi đạo
đức của nhân viên thu thuế, bởi còn tồn tại hệ thống tổ chức thu thuế hiện hành còn
thất thu thuế. Cho dù mức thuế rất thấp. Trang bị công nghệ vi tính, cải cách hệ
thống tổ chức và nâng cấp hành chính thu thuế mới là biện pháp hữu hiệu chống
thất thu thuế (đến tháng 10-1991 thất thu 600 tỷ đồng tiền thuế).
e. Chống lạm phát bằng tăng trưởng kinh tế.
Nhiều ý kiến cho rằng phải khôi phục và tạo điều kiện hơn nữa cho khu vực
kinh tế quốc doanh hoạt động hiệu quả. Điều này rất đúng nhưng không trúng với
lạm phát.
Bởi giải quyết những vấn đề của kinh tế quốc doanh là nan giải và lâu dài.
Ngay cả nước tư bản phát triển cũng phải mất hàng chục năm mới vực được một số
ngành then chốt của kinh tế quốc doanh. Cứ cho là chúng ta có phép thần làm cho
kinh tế quốc doanh trở nên hiệu quả ngay tức khắc, thì mức tăng trưởng kinh tế
cũng chỉ đạt tối đa 9%-12%/năm. Quốc gia phát triển nhất cũng chỉ đạt đến thế mà
thôi. Nhưng với tốc độ lạm phát của chúng ta thì sự tăng trưởng kinh tế mới đem
lại mức giảm lạm phát có 9%-12%/năm. Sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ con rùa,
còn lạm phát thì siêu tốc và cao tốc. Đó là chưa nói trong tình hình lạm phát siêu
tốc, nền kinh tế khó có thể tồn tại do sự huỷ hoại của lạm phát với bất cứ giá nào.
Khi lạm phát phi mã thì kinh doanh tiền tệ phát triển để bảo tồn vốn. Kinh
doanh vốn giảm mạnh, bởi đầu tư vào sản xuất - kinh doanh cũng có nghĩa là đánh
mất vốn do lạm phát. Tình trạng lạm phát cao là mối quan tâm đáng lo ngại của các
nhà đầu tư nước ngoài.
43
Trong xu thế quốc tế hoá mạnh mẽ, sự ổn định kinh tế -xã hội của một quốc
gia không còn duy nhất theo lối nghĩ "tự lực cánh sinh, tự cung tự tiêu" mà là quốc
sách huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả cao nhờ phát huy những lợi thế của
mình để cạnh tranh và tồn tại được trên thương trường quốc tế. Đó là cách nghĩ
thực tế hợp thời để nhanh chóng chớp được những cơ may kinh tế trong diễn biến
quốc tế đang đầy tính ngẫu hứng. Thời gian và tỉnh táo đang là vốn tiềm năng đầy
hứa hẹn với chúng ta.
Nên chăng, thay vì cách nghĩa tăng trưởng tối đa kinh tế để chống lạm phát
bằng việc giảm tối thiểu lạm phát để nâng tối đa sự tăng trưởng kinh tế. Đó là sự
đổi vế trong cách nghĩ.
2. Những thành tựu đạt được:
a. Những thắng lợi ban đầu của việc chống lạm phát ở nước ta thời gian qua
Việc chống lạm phát ở nước ta thời gian qua đã thu được những thắng lợi to
lớn, nổi bật là những nét sau đây:
- Giá cả tương đối ổn định đã góp phần ổn định đời sống của những người
hưởng lương và cải thiện rõ rệt mức sống của nhiều tầng lớp xã hội khác.
- Sức mua của đồng tiền ít biến động đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch
toán của các đơn vị kinh tế.
- Lãi suất ngân hàng cao đã thu hút được nguồn tiền gửi lớn, giảm tình trạng
căng thẳng về tiền mặt.
- Giải toả được những khoản dự trữ bất hợp lý về vật tư và hàng tiêu dùng của
các xí nghiệp và các gia đình xoá nhu cầu giả tạo, giảm đầu cơ chờ giá lên, nhờ đó
làm dịu bớt sự mất cân đối hàng - tiền.
b. Những nguyên nhân chủ yếu của thắng lợi nói trên.
Đạt được những thắng lợi nói trên là do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là:
- Nâng lãi suất cao nên tăng nguồn tiền gửi vào ngân hàng và các quỹ tín
dụng, giảm bao cấp qua tín dụng, hạn chế việc vay vốn từ ngân hàng.
- Điều chỉnh cơ cấu kinh tế và các cơ cấu đầu tư, đình hoãn nhiều công trình
xây dựng qui mô lớn chưa cấp thiết.
- Tính tỷ giá hối đoái sát tỷ giá thị trường dẫn đến tăng thu từ hàng nhập khẩu,
giảm bù lỗ xuất khẩu, thu hút được nhiều kiều hối và mua vào được nhiều ngoại tệ
của khách nước ngoài đến nước ta.
44
- Hàng ngoại tràn vào nhiều do mở cửa biên giới và vàng nhập khẩu tăng lên
từ nhiều nguồn do vàng trong nước cao hơn giá vàng quốc tế.
- Khuyến khích kinh tế nhiều thành phần, nhiều người bỏ vàng dự trữ ra kinh
doanh. Nguyên nhân này cùng với nguyên nhân trên góp phần ổn định giá vàng,
làm tăng tín nhiệm vào tiền tệ.
- Được mùa lương thực, mua bán lương thực theo giá thị trường, giảm bớt bù
lỗ cho việc kinh doanh lương thực, tăng xuất khẩu gạo để thu ngoại tệ.
- Bước đầu thu hẹp việc mua bán dùng tiền mặt, tăng thanh toán chuyển
khoản do khôi phục được phần nào lòng tin vào sức mua của đồng tiền.
c. Căn nguyên của lạm phát chưa được xoá bỏ thắng lợi của chống lạm
phát chưa vững.
Chúng ta mới kiềm chế được tốc độ của lạm phát (từ 14,8%/tháng xuống
2,8%/tháng) chứ chưa phải đã chặn đứng và đẩy lùi được lạm phát, như một số cơ
quan ngôn luận đã nhận định, lạm phát năm 1999 là 0,1% là một dẫn chứng. Sở dĩ
như vậy là vì căn nguyên của lạm phát là bội chi ngân sách vẫn tồn tại và có chiều
hướng tăng lên. Những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi ban đầu của lạm phát chỉ là
tạm thời và không vững chắc. Việc nâng lãi suất quá cao chỉ có thể chấp nhận
trong tình thế cấp bách, không thể duy trì lâu dài. Quy mô đầu tư xây dựng cơ bản
vẫn còn quá sức chịu đựng của nền kinh tế. Lượng kiều hối và ngoại tệ mua vào
trong tương lai cũng không thể tăng nhiều và nhanh như khi mới điều chỉnh tý giá
hối đoái. Hàng ngoại tràn vào là do xuất khẩu ồ ạt những mặt hàng (như đồng, chì,
nhôm, kẽm, gạo,...) mà nguồn của chúng rất có hạn, không thể tiếp diễn lâu dài.
Nguồn vốn dự trữ trong nhân dân không phải là vô tận, việc xuất khẩu lương thực
cũng có giới hạn. Hệ thống tín dụng vẫn chưa được khôi phục, chưa đi vào nền
nếp.
Có ý kiến cho rằng năm 1989 bội chi ngân sách rất lớn, phát hành thêm một
khối lượng tiền mặt khá to mà giá cả ít biến động, chứng tỏ bội chi ngân sách và
phát hành không liên quan gì đến lạm phát. Đó là một quan niệm hết sức nguy
hiểm. Chính những nguyên nhân nói trên đã nhất thời giảm nhẹ tác hại của bội chi
ngân sách, xoá dịu cơn sốt lạm phát. Nhưng những nhân tố làm tăng bội chi ngân
sách vẫn tiếp tục tiến triển, nếu không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục thì đến
một lúc nào đó cơn sốt lại tái phát dữ dội hơn.
Thứ nhất, các nguồn thu rất hạn hẹp, chủ yếu thu trong khâu lưu thông (thuế
xuất, nhập khẩu, ,...). Thu từ sản xuất chiếm phần nhỏ và không đạt kế hoạch; với
45
lãi suất ngân hàng quá cao khó có xí nghiệp sản xuất nào chịu đựng nổi. Ngay với
lãi suất ưu tiên (3,75%/tháng, tức là trên 40%/năm) cũng vượt quá tỷ suất lợi
nhuận của những đơn vị kinh doanh giỏi trong lĩnh vực sản xuất của cải vật chất.
Nhiều xí nghiệp thiếu vốn không dám vay. Như vậy không đạt được mục tiêu
chống lạm phát để phát huy mọi lực lượng sản xuất.
Thứ hai, với lãi suất như hiện nay (dù đã giảm xuống nhiều lần) ngân hàng
không thể chuyển qua kinh doanh thực sự. Nguồn vốn huy động tăng nhưng cho
vay khó khăn.
Thứ ba, các khoản nhập siêu, từ 1991 sẽ giảm nhiều, các nguồn vay nước
ngoài hoặc tiếp nhận vốn đầu tư tăng chưa đáng kể, sẽ làm cho ngân sách thêm
thâm hụt.
Thứ tư, khả năng giảm chi rất hạn chế, ngược lại yêu cầu tăng chi trước mắt
rất gay gắt. Thí dụ: việc giảm bớt lực lượng vũ trang và biên chế Nhà nước sẽ dẫn
tới giảm chi trong tương lai, nhưng lại đòi tăng chi ngay tức thì (phụ cấp về hưu,
mất sức). Nhiều khoản chi xã hội (xoá nạn mù chữ, cải tiến giáo dục,...) cũng rất
bức bách, không thể trì hoãn.
d. Một số kiến nghị về biện pháp phát huy thành quả chống lạm phát.
Để phát huy thành quả chống lạm phát cần áp dụng nhiều biện pháp một cách
đồng bộ, mà trước hết là:
- Nghiên cứu sâu thêm việc bảo đảm tiền gửi ngân hàng bằng vàng hoặc tiền
chuẩn qui ước để người gửi không lo mất vốn, rồi giảm dần lãi suất nhận gửi xuống
nữa.
- Tìm mọi cách để tăng vay nợ dài hạn từ các Chính phủ của các nước tư bản
chủ nghĩa phát triển và các tổ chức quốc tế để bù vào các khoản giảm nhập siêu và
tăng đầu tư cho xuất khẩu (kể cả xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ xuất khẩu).
- Chống thất thu thuế, tăng hoạt động bảo hiểm, phát hành công trái, phát
hành cổ phiếu của những xí nghiệp quốc doanh có khả năng kinh doanh.
- Chấn chỉnh hoạt động của ngân hàng đúng nguyên tắc (thí dụ: vay phải có
bảo đảm bằng hối phiếu, hoá đơn gửi hàng trong kho cảng hoặc tài sản thế chấp,...)
khôi phục các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt một cách thuận tiện và có
bảm đảm. Muốn vậy, phải sớm ban hành Luật Ngân hàng và nghiêm trị kịp thời
các hành vi phạm pháp trong lĩnh vực này.
- Quy định tỷ giá hối đoái sát với tỷ giá thị trường, củng cố và hoàn thiện việc
kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ để tập trung quản lý ngoại hối. Tuy vậy, nên nghiên
cứu áp dụng tỷ giá ưu tiên cho một số mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu, coi
như một khoản trợ cấp.
46
KẾT LUẬN
Lạm phát là vấn đề rất lớn của nền kinh tế thị trường, lạm phát như ta thấy nó
tác động tới rất nhiều vấn đề như thu nhập thực tế của người dân, tác động đến lãi
suất thị trường, phân phối thu nhập giữa những người lao động,... Vì vậy hạn chế
những tác động của lạm phát được coi là vấn đề của các nước trên thế giới nói
chung và của Việt Nam ta nói riêng. Việc khống chế lạm phát ở một mức như thế
nào thì nền kinh tế phát triển đó là một vấn đề cần giải quyết của mỗi quốc gia. Bởi
vậy bất cứ giải pháp nào có lợi cho sự phát triển kinh tế cũng cần phải đi kèm với
những giải pháp nhằm tránh những cú sốc cho kích thích mạnh lạm phát thái quá
gây bất lợi cho nền kinh tế. Việc tập hợp được những bài học kinh nghiệm qua việc
chống lạm phát của một số nước là một vấn đề được đề tài quan tâm nhiều để từ đó
nó sẽ góp phần không nhỏ cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế ở nước ta.
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạp chí thị trường giá cả
Số 3 - 1996
Số 5 - 1997
Số 2 - 1999
Số 5 - 1999
Số 7 -1999
2. Tạp chí phát triển kinh tế
Số 77 năm 97
3. Tạp chí thị trường, tài chính, tiền tệ
Tháng 4- 1998
Tháng 8 - 1998
4. Tạp chí tài chính tháng 9 - 1999
5. Thời báo kinh tế số 87 - 1999
6. Kinh tế kinh tế học Samulson
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận Văn Lạm phát và một số biện pháp khắc phục lạm phát trên thế giới và ở Việt Nam.pdf