Tài liệu Luận văn Lâm - nông - công nghiệp thương mại, dịch vụ: LUẬN VĂN:
Lâm - Nông - Công nghiệp -
Thương mại, dịch vụ
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
ở nước ta, trước mắt cũng như lâu dài, nông nghiệp và kinh tế nông thôn luôn
luôn là một ngành kinh tế cơ bản và quan trọng, nông nghiệp và nông thôn nước ta tập
trung hơn 80% dân cư, 70% lực lượng lao động xã hội, nơi đáp ứng nhu cầu đời sống
tất yếu cho toàn xã hội, là nguồn nội lực để phát triển bền vững nông nghiệp và kinh
tế quốc dân, là chỗ dựa để các ngành, các doanh nghiệp khai thác, kinh doanh phát
triển, là nơi có lợi thế so sánh nguồn nhân lực và vật lực để cạnh tranh tham gia vào
thị trường thế giới.
Thực tiễn trải qua 20 năm (1986-2006) một loạt chủ trương, chính sách, cơ chế
quản lý mới trong nông nghiệp của Đảng và Nhà nước; bộ mặt nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam đã và đang có những thay đổi theo hướng tích cực. Vấn đề lương thực đã giải
quyết được cơ bản; cơ cấu ngành, nghề nông nghiệp bước đầu chuyển dịch theo hướng sản
xuất hàng hoá, hình thà...
92 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Lâm - nông - công nghiệp thương mại, dịch vụ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Lâm - Nông - Công nghiệp -
Thương mại, dịch vụ
mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
ở nước ta, trước mắt cũng như lâu dài, nông nghiệp và kinh tế nông thôn luôn
luôn là một ngành kinh tế cơ bản và quan trọng, nông nghiệp và nông thôn nước ta tập
trung hơn 80% dân cư, 70% lực lượng lao động xã hội, nơi đáp ứng nhu cầu đời sống
tất yếu cho toàn xã hội, là nguồn nội lực để phát triển bền vững nông nghiệp và kinh
tế quốc dân, là chỗ dựa để các ngành, các doanh nghiệp khai thác, kinh doanh phát
triển, là nơi có lợi thế so sánh nguồn nhân lực và vật lực để cạnh tranh tham gia vào
thị trường thế giới.
Thực tiễn trải qua 20 năm (1986-2006) một loạt chủ trương, chính sách, cơ chế
quản lý mới trong nông nghiệp của Đảng và Nhà nước; bộ mặt nông nghiệp, nông thôn
Việt Nam đã và đang có những thay đổi theo hướng tích cực. Vấn đề lương thực đã giải
quyết được cơ bản; cơ cấu ngành, nghề nông nghiệp bước đầu chuyển dịch theo hướng sản
xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh lớn trồng cây công nghiệp và cây ăn quả,
thúc đẩy chăn nuôi gia súc, gia cầm. Việc trồng, bảo vệ rừng được chú trọng. Cơ sở hạ
tầng nông nghiệp, nông thôn được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.
Chương trình xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm trong nông nghiệp, nông thôn và đẩy
mạnh định canh, định cư, xoá nhà tạm cho đồng bào các dân tộc miền núi được tích cực
triển khai…
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn là một vấn đề
chiến lược hàng đầu, được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Nghị quyết Ban Chấp
hành Trung ương 7 Khoá VII chỉ rõ : " Trong những năm trước mắt, khả năng vốn còn có
hạn, nhu cầu công ăn việc làm rất cấp bách, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tình
hình kinh tế - xã hội chưa thật sự ổn định vững chắc. Vì vậy, cần tập trung, nỗ lực đẩy
mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn, ra sức phát triển các ngành công
nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, các
ngành du lịch, dịch vụ.." [10].
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn cần phải có những nguồn lực nhất
định, trong đó vốn là một trong những nhân tố hết sức cần thiết. Do vậy, phải nâng cao tỷ
lệ huy động, sử dụng vốn một cách hợp lý và có hiệu quả, mà hệ thống Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn có vai trò quan trọng trong việc tổ chức huy động tập trung
và cho vay vốn đối với lĩnh vực này.
Huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam là một huyện miền núi, nông dân chiếm 95%
dân số, cơ sở vật chất kỹ thuật trong những năm gần đây tuy có tập trung đầu tư cải tạo và
xây dựng mới nhưng vẫn còn lạc hậu so với yêu cầu phát triển, nền kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp, sản xuất phân tán, manh mún, năng suất thấp, sản phẩm hàng hoá ít, đời sống nhân
dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phước Sơn lần thứ XVIII (tháng 10 năm 2005) đã
nêu là : Phát triển bền vững nền kinh tế theo cơ cấu " Lâm - Nông - Công nghiệp -
Thương mại, dịch vụ". Tiếp tục ổn định ĐCĐC, sắp xếp lại dân cư, hỗ trợ nhà ở, đất ở,
đất sản xuất và nước sinh hoạt cho những hộ còn khó khăn. Nhằm tăng ổn định giá trị sản
xuất nông - lâm nghiệp mỗi năm từ 5 - 6%. Tạo thêm việc làm để tăng thu nhập cho nhân
dân. Tích cực huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, tiếp nhận các kênh đầu tư vốn từ cấp
trên, để đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX (tháng 2 năm 2006) đã xác
định : "Phát triển kinh tế miền núi, trung du vừa nhằm mục tiêu giảm nghèo, vừa làm chức
năng chỗ dựa, tác động trở lại đối với sự phát triển của vùng đồng bằng ven biển, đảm bảo
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp điện, xi măng, các loại nguyên liệu xây dựng
và tạo thế liên kết với Lào, Thái Lan, để tham gia vào tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây"
[15].
Từ đó vấn đề huy động tập trung vốn và cho vay vốn để phát triển nông nghiệp tại địa bàn
huyện có ý nghĩa hết sức thiết thực. Vì vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn tại
vùng đồng bào dân tộc thiểu số có vị trí chiến lược trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo
định hướng XHCN. Đồng thời có vai trò tác dụng trong việc đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, là giải pháp cơ bản để chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự
túc khép kín tại địa phương thành nền kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lý phát triển theo
hướng sản xuất hàng hoá, vận động theo cơ chế thị trường.
Vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao có thể huy động được tối đa các nguồn vốn và sử
dụng vốn một cách hợp lý, phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp tại địa bàn một cách
hiệu quả nhất. Điều này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Trên cơ sở lý luận đã
học và thông qua thực tiễn công tác tại địa phương trong lĩnh vực Ngân hàng. Tôi chọn đề
tài :
Huy động, cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để
phát triển nông nghiệp tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Nhằm tiếp tục nêu ra
các giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động, cho vay vốn tín dụng ở khu vực nông thôn,
đặc biệt là khu vực nông thôn miền núi phía tây của tỉnh Quảng Nam hiện nay, góp phần
giải quyết các yêu cầu bức xúc trước mắt cũng như lâu dài về vốn đối với các thành phần
kinh tế trên địa bàn, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng bền
vững. Do vậy, đề tài này không chỉ có ý nghĩa lý luận nói chung mà đang còn là vấn đề
bức xúc đối với địa phương và đối với bản thân trong công tác thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Hoạt động huy động và cho vay vốn của Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng để phát triển nông nghiệp, nông thôn
đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu và đề cập đến dưới nhiều góc độ, khía
cạnh khác nhau và nhiều đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ đã được công bố như :"
Đổi mới hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp, nông
thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam", Luận văn thạc sĩ của Võ Văn Lâm. " Một số giải pháp
nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hải
Dương", Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh. " Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp ở huyện miền núi Lập Thạch - Vĩnh Phúc", Luận văn Thạc sĩ của Hoàng Đức Tiến.
" Huy động vốn trong nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước " ,
Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Văn Phúc. " Làm gì cho nông thôn Việt Nam", của Phạm Đỗ
Chí - Đặng Kim Sơn - Trần Nam Bình - Nguyễn Tiến Triển. Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh
- Trung tâm kinh tế Châu á -Thái Bình Dương ( VAPEC ) - Thời báo kinh tế Sài Sòn,
2003. " Nghị quyết Trung ương IV khoá VIII về vấn đề tín dụng nông nghiệp, nông thôn".
Nxb CTQG,1998. Công trình được tuyển chọn từ những ý kiến đóng góp của hơn 200 nhà
khoa học, cán bộ quản lý, những người làm công tác thực tiễn, tham gia cuộc hội thảo
khoa học, do Tạp chí cộng sản và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt
Nam phối hợp tổ chức. " Một số vấn đề về công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam", của
GS. TS. Đỗ Hoài Nam. Nxb Khoa học xã hội,2004…Tuy nhiên, với một huyện miền núi
phía tây của tỉnh Quảng Nam mà cụ thể là ở huyện Phước Sơn thì đến nay vẫn chưa có tác
giả nào nghiên cứu sâu, toàn diện và có hệ thống dưới góc độ kinh tế chính trị. Vấn đề "
Huy động, cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển
nông nghiệp tại huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam" vẫn là mới mẻ, cần được tiếp cận,
nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
- Mục đích : Góp phần đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động và cho
vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển nông nghiệp tại
địa bàn huyện Phước Sơn - giai đoạn 2006 - 2010.
- Nhiệm vụ : Làm rõ cơ sở lý luận về vốn và vai trò của vốn đối với quá trình phát
triển nông nghiệp, nông thôn; phân tích, đánh giá tình hình huy động và cho vay vốn để
phát triển nông nghiệp và đề xuất các giải pháp cơ bản về hoạt động huy động, cho vay
vốn để phát triển nông nghiệp tại huyện Phước Sơn giai đoạn 2006- 2010 và những năm
tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động huy động và cho vay vốn của Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển nông nghiệp tại huyện Phước Sơn
, tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi nghiên cứu hoạt động huy động, cho vay vốn của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển nông nghiệp tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng
Nam từ năm 2001 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống của chủ nghĩa Mác - Lênin :
Duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, thống
kê, so sánh, phân tích và tổng hợp để rút ra kết luận về những vấn đề xem xét.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn làm rõ những luận cứ khoa học về các phương thức huy động, cho vay
vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển nông nghiệp.
- Phân tích thực trạng huy động và cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trong giai đoạn 2001 - 2005 tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu trong hoạt động huy động và cho vay vốn để phát
triển nông nghiệp, nông thôn tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, góp phần thúc đẩy
kinh tế - xã hội phát triển theo hướng bền vững.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm 3 chương, 6 tiết.
Chương 1 : Cơ sở lý luận về huy động và cho vay vốn của Ngân hàng
thương mại trong nền kinh tế thị trường
Chương 2 : Thực trạng huy động, cho vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn để phát triển nông nghiệp ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2001 - 2005
Chương 3 : Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và cho vay
vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để phát triển nông nghiệp ở huyện
Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đến năm 2010.
Chương 1
cơ sở lý luận về huy động và cho vay vốn của ngân hàng thương mại trong nền
kinh tế thị trường
1.1. Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ.
Ngày nay, người ta khó có thể hình dung nổi nền kinh tế thị trường mà lại vắng bóng
các tổ chức tài chính trung gian làm chức năng "cầu nối" giữa người có vốn và người cần
vốn. Trong thực tế, các tổ chức tài chính trung gian được hình thành ở rất nhiều dạng,
nhưng nội dung hoạt động của chúng lại đan xen lẫn nhau rất khó phân biệt rõ ràng. Trong
số các tổ chức tài chính trung gian, hệ thống các Ngân hàng Thương mại (NHTM) chiếm
vị trí quan trọng nhất cả về quy mô tài sản và về thành phần các nghiệp vụ.
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh tế tiền tệ hoạt động trên cơ sở " đi
vay " để "cho vay" thông qua nghiệp vụ tín dụng của mình. Việc "buôn" tiền của Ngân
hàng Thương mại suy cho cùng phải đạt được lợi nhuận.
Với tư cách là một trung gian tài chính, Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp
kinh doanh đồng vốn. Doanh nghiệp ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc thù. Chất liệu
kinh doanh chủ yếu của loại hình này là " quyền sử dụng các khoản tiền tệ". Đặc quyền
phát hành tiền thuộc về Ngân hàng trung ương. NHTM phải bỏ chi phí mua lại "quyền sử
dụng" của tiền này trong một thời gian nhất định. Do vậy, hầu hết các nghiệp vụ của
NHTM đều có kỳ hạn cụ thể và có hoàn trả. NHTM không thể bán "tiền" mà chỉ bán
quyền sử dụng của tiền, nên khi hết thời hạn sử dụng theo cam kết, tiền phải quay về ngân
hàng theo nguyên mệnh giá của nó. Ngân hàng vừa là người "cung cấp" đồng vốn, đồng
thời cũng là người "tiêu thụ" đồng vốn của khách hàng. Tất cả những hoạt động "mua bán"
này thường thông qua một số công cụ và nghiệp vụ ngân hàng. NHTM luôn tìm cách tối
đa hoá lợi nhuận. NHTM kiếm lợi nhuận bằng cách đi vay và cho vay. Để thu hút tiền vào
ngân hàng đưa ra các điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền. Tiếp đó, ngân hàng phải tìm
ra những cách có lợi để đem cho vay những gì đã vay được [45.tr 28]. Xét về chức năng,
NHTM không trực tiếp tham gia vào sản xuất và lưu thông hàng hoá như các doanh nghiệp
thông thường, mà nó thực hiện các chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và
làm dịch vụ tiền tệ, tư vấn tài chính cho khách hàng… Ngân hàng kinh doanh tiền tệ chủ
yếu không phải bằng vốn tự có, mà chủ yếu bằng vốn của những người gửi tiền qua vai trò
trung gian tín dụng, làm môi giới cho các nhà đầu tư và những người có tích luỹ, Thực
hiện các chức năng trung gian của mình, NHTM nắm trong tay một bộ phận lớn nhất của
cải xã hội dưới dạng giá trị, nhưng không có quyền sở hữu chúng, mà chỉ có quyền sử
dụng với những điều kiện ràng buộc, đòi hỏi NHTM phải chịu trách nhiệm vật chất đối
với những người chủ sở hữu thực của các tài sản này và sử dụng tài sản vốn đúng với điều
kiện ràng buộc sao cho có hiệu quả nhất. Khi thực hiện chức năng trung gian tài chính,
NHTM làm chủ chính bản thân mình, không làm hộ ai, do đó ngân hàng có trách nhiệm
phải hoàn trả tiền cho người gửi và được tự mình sử dụng số tiền gửi đó. Hoạt động này
mang lại lợi ích thiết thực cho các bên hữu quan.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một doanh nghiệp nhà nước, được
nhà nước cấp vốn tự có, được quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính từ khâu lựa chọn các
phương thức huy động vốn, lựa chọn phương án đầu tư đến quyết định mức lãi suất với
quan hệ cung cầu trên thị trường vốn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
được quyền kinh doanh tổng hợp, đa năng, vừa làm chức năng kinh doanh thật sự, vừa làm
chức năng dịch vụ tài chính trung gian cho Chính phủ và các tổ chức kinh tế xã hội trong
nước và quốc tế. Đối tượng phục vụ chủ yếu là nông dân và các doanh nghiệp hoạt động
có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Trong những năm qua Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không ngừng vươn lên để phục vụ đắc lực, có hiệu
quả cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn [7, tr.16].
1.1.1. Vốn và vai trò của vốn đối với quá trình phát triển kinh tế
1.1.1.1. Khái niệm vốn
+ Vốn : Vốn là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết của bất cứ một doanh
nghiệp nào, ngành kinh tế và dịch vụ nào trong nền kinh tế quốc dân. Vốn là một hình
thái giá trị được biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực đi vào sản xuất kinh doanh, quá
trình hoạt động phải được bảo tồn và sinh lợi.
Vốn là yếu tố sản xuất khan hiếm nhất của nền kinh tế nước ta hiện nay.
Dưới dạng tiền tệ, vốn được định nghĩa là khoản tích luỹ, tức là một bộ phận của thu
nhập chưa được tiêu dùng. Dưới hình thức vật chất, vốn bao gồm các loại máy móc, thiết
bị, nhà xưởng, các công trình hạ tầng, các loại nguyên liệu, nhiên liệu, các sản phẩm trung
gian, các thành phẩm… Bên cạnh vốn tồn tại dưới dạng vật chất còn có các loại vốn vô
hình (bằng phát minh sáng chế…) không tồn tại dưới dạng vật chất nhưng có giá trị kinh tế
và cũng là yếu tố vốn cần thiết cho quá trình phát triển. Vốn là một loại nhân tố "đầu vào",
đồng thời bản thân nó lại là kết quả "đầu ra" của hoạt động kinh tế. Trong quá trình hoạt
động của nền kinh tế, vốn luôn luôn vận động và chuyển hoá về hình thái vật chất cũng
như từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ.
Vốn tiền tệ được vận động dưới nhiều hình thức khác nhau. Trên thực tế vốn có ba
phương thức vận động như sau :
T - T '
Là phương thức vận động của các tổ chức tài chính trung gian để huy động vốn trong
trường hợp đầu tư mua trái phiếu, cổ phiếu công ty, hoặc góp vốn liên doanh.
T - H - T '
Là phương thức vận động vốn của các doanh nghiệp lưu thông (thương mại - dịch
vụ). Trong công thức này H là hàng hoá - lao vụ cung ứng được lưu thông và được thực
hiện giá trị.
TLSX
T H … sản xuất …H ' T '
SLĐ
Là phương thức vận động vốn của các doanh nghiệp sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, các tài sản vật chất bao giờ cũng hao mòn theo thời gian.
Xu hướng vận động của một nền sản xuất phải tăng thêm điều kiện sản xuất, kỹ thuật mới
đòi hỏi xã hội cần phải tiến hành thường xuyên việc bù đắp hao mòn, bổ sung thêm khối
lượng các tài sản vật chất, kỹ thuật mới. Những hoạt động đó gọi là hoạt động đầu tư. Như
vậy hoạt động đầu tư là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất, đồng thời
làm tăng thêm năng lực mới cho nền kinh tế. Thực chất là việc chuyển hoá tiền thành tài
sản phục vụ cho tái sản xuất mở rộng.
Theo tính chất sử dụng của vốn đầu tư, có thể chia thành vốn đầu tư sản xuất và vốn
đầu tư phi sản xuất. Vốn đầu tư cho sản xuất bao gồm vốn đầu tư thay thế tài sản cố định
bị loại thải để tăng thêm tài sản cố định mới và tăng thêm hàng hoá tồn kho.
Theo ngành, vốn đầu tư được chia thành vốn đầu tư cho nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ.
Theo tính chất sở hữu, vốn đầu tư bao gồm vốn đầu tư của nhà nước và vốn đầu tư
của khu vực tư nhân.
Đối với ngành Ngân hàng, vốn được biểu hiện dưới dạng vốn bằng tiền.
Nguồn vốn (Tài sản nợ) của ngân hàng bao gồm :
- Tiền gửi : là bộ phận tài sản nợ chủ yếu của NHTM. Nghiệp vụ này là đặc trưng cơ
bản trong kinh doanh của ngân hàng, tiền gửi bao gồm các loại:
+ Tiền gửi thanh toán : (tiền gửi không kỳ hạn) được ký thác vào ngân hàng để thực
hiện các khoản chi trả khác. Đây không phải là tiền để dành mà là một bộ phận tiền đang
chờ thanh toán. Vì vậy, khách hàng gửi tiền có thể rút ra hoặc sử dụng để thanh toán bất cứ
lúc nào theo yêu cầu. Tiền gửi thanh toán của khách hàng được bảo quản trên tài khoản
tiền gửi tại ngân hàng để chờ thanh toán là một nguồn vốn được ngân hàng dùng để cho
vay trong hoạt động kinh doanh của mình.
+ Tiền gửi có kỳ hạn : là loại tiền gửi được uỷ thác vào ngân hàng trên cơ sở có sự
thoả thuận thời gian rút tiền giữa khách hàng và ngân hàng, tiền gửi có kỳ hạn là một
nguồn vốn tín dụng mang tính chất ổn định, vì vậy các ngân hàng thường chú trọng các
biện pháp kích thích để huy động các loại tiền gửi này.
+ Tiền gửi tiết kiệm : là khoản để dành của cá nhân được gửi vào ngân hàng nhằm
hưởng lãi theo định kỳ. Có hai loại tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền
gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Đây là một nguồn vốn đáng kể trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng.
+ Các hình thức huy động vốn khác : Ngoài việc huy động vốn dưới hình thức tiền
gửi, ngân hàng còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu. Chứng chỉ tiền gửi là loại trái
phiếu nợ ngắn hạn (dưới 12 tháng), trái phiếu là loại phiếu nợ trung, dài hạn. Hai loại
phiếu nợ này do ngân hàng phát hành nhằm thu hút tiền để dành của các doanh nghiệp và
cá nhân. Trong thời gian qua các NHTM Việt Nam đã phát hành chứng chỉ tiền gửi có thời
hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, bên cạnh đó còn phát hành các loại trái phiếu trên 1 năm
cùng với lãi suất thích hợp đã thu hút được khối lượng vốn rất lớn trong xã hội tập trung về
ngân hàng để đầu tư phát triển.
+ Vay các ngân hàng : Ngoài tiền gửi và huy động tiền qua phát hành phiếu nợ, các
NHTM còn vay vốn các ngân hàng khác, các ngân hàng nước ngoài và vay của ngân hàng
trung ương.
+ Vốn của ngân hàng : Vốn của ngân hàng bao gồm vốn pháp định, các quỹ dự trữ,
lợi nhuận còn lại và các loại quỹ khác.
Tất cả các nguồn vốn trên của NHTM được hình thành để cho vay trong hoạt động
kinh doanh của NHTM.
Cho đến thời gian gần đây, tài sản nợ của NHTM trên khắp thế giới vẫn còn tập trung
vào năm nhóm phổ biến là : 1) Vốn pháp định hay vốn điều lệ, 2) tiền gửi không kỳ hạn, 3)
tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm, 4) các khoản vay thị trường tiền tệ, 5) các khoản vay các
ngân hàng khác hoặc ngân hàng trung ương. Tài sản nợ của NHTM là nguồn vốn chủ yếu
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nói theo ngôn ngữ thị trường, tài sản nợ diễn
tả những khoản mà NHTM mắc nợ thị trường, nghĩa là bao gồm những khoản mà nhân
dân gửi vào (ký thác) cho nó, hay nó đi vay các đối tượng trong nền kinh tế như ngân hàng
trung ương, các ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác, chính quyền, nước ngoài, các
doanh nghiệp, nhân dân…
1.1.1.2. Vai trò của vốn trong quá trình phát triển kinh tế
Vốn luôn là vấn đề nổi cộm của những nước muốn thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, với điểm xuất phát thấp như chúng ta thì nhu cầu vốn, đặc biệt là vốn
cho nông nghiệp và phát triển nông thôn tồn tại sự khác biệt giữa nhu cầu và khả năng
cung cấp vốn.
Hàm sản xuất đơn giản nhất và nổi tiếng nhất được sử dụng để phân tích sự phát triển
kinh tế - do các nhà kinh tế Roy Harrod ở Anh và Evsey Domar ở Mỹ nêu ra từ những năm
1940 - đã chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với hệ số gia tăng tư bản - đầu ra (
ICOR) và tỷ lệ đầu tư như sau:
i
g =
k
Trong đó : g = tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP,GNP)
i = tỷ lệ đầu tư của nền kinh tế (GDP,GNP)
k = hệ số gia tăng tư bản - đầu ra (ICOR)
Như vậy, theo quan hệ cơ bản Harrod - Domar ở phương trình trên thì : về lâu dài
nền kinh tế cần phải giữ vững và gia tăng tỷ lệ đầu tư và khống chế ở mức chấp nhận được
đối với hệ số gia tăng tư bản - đầu ra. Bởi vì, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tỷ lệ thuận
với tỷ lệ tích luỹ của nền kinh tế và tỷ lệ nghịch với hệ số ICOR. Điều đó có nghĩa là để
duy trì được tốc độ tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế là 8% với ICOR = 3 thì tỷ lệ đầu
tư phải đạt được ở mức 24% so với GDP (hoặc GNP). Sai lầm trong chiến lược phát triển
kinh tế dẫn đến sai lầm trong cơ cấu đầu tư cùng với việc sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu
quả làm tăng nhanh hệ số ICOR kéo theo việc giảm sút tỷ lệ đầu tư sẽ làm giảm tốc độ
tăng trưởng và khả năng tích luỹ của nền kinh tế.
Quá trình sử dụng vốn gồm hai giai đoạn và tác động của nó ở từng giai đoạn cũng
khác nhau.
ở giai đoạn đầu, sự tăng lên về đầu tư làm cho nhu cầu chi tiêu tăng lên tác động
đến tổng cầu, tăng sản lượng, công việc làm và kèm theo sự biến động (tăng) giá cả.Tuy
nhiên nhu cầu của quá trình đầu tư tạo ra chủ yếu là nhu cầu về tư liệu sản xuất, là cái mà
ở các nước đang phát triển rất thiếu. Do đó, nhu cầu xuất khẩu các hàng hoá trong nước
sản xuất ra để nhập khẩu tư liệu sản xuất là yêu cầu tất yếu của quá trình phát triển. Mặt
khác, khi mà tích luỹ trong nuớc còn thấp việc thu hút đầu tư từ nguồn vốn bên ngoài là
cần thiết và tạo ra sự tăng trưởng rõ rệt trong quá trình thực hiện đầu tư.
ở giai đoạn thứ hai, đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn vật chất bao gồm tài sản cố định (máy
móc, thiết bị, nhà xưởng…) và hàng hoá tồn khó cho sản xuất và các tài sản vật chất phi
sản xuất. Vốn sản xuất tăng lên làm tăng khả năng sản xuất của đất nước, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế theo hướng tác động đến tổng cung bằng tăng sản lượng và công việc làm
kéo theo mức giá giảm. ở giai đoạn này, sự gia tăng về vốn làm tăng năng lực sản xuất
trong nước, thúc đẩy gia tăng sản lượng, năng suất lao động, chất lượng hàng hoá sản xuất
ra, tạo khả năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nhân tố tài nguyên và lao động. Chính
vì vậy, vốn trở thành nhân tố cơ bản của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế nước ta
hiện nay. Tất nhiên, vai trò của vốn dựa trên cơ sở vốn được đầu tư đúng hướng, được
quản lý và sử dụng có hiệu quả. Nhìn nhận vai trò của vốn qua hai giai đoạn đã nêu cho
thấy cần có cái nhìn thực tế hơn qua các con số về tốc độ tăng trưởng và bản chất hơn về
tác động của vốn đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế [2, tr.140-142].
Vốn là một yếu tố cơ bản để phát triển sản xuất, phát triển kinh tế hàng hoá.
Trong nông nghiệp nhất là ở vùng đồi núi, các hộ nông dân sản xuất theo phương
thức tự cấp tự túc, muốn chuyển lên sản xuất hàng hoá phải có vốn. Trên thực tế, đang tồn
tại một vòng luẩn quẩn :
Thu nhập thấp
Sản xuất phát triển chậm Sức mua thấp
Đầu tư thấp
Thiếu vốn, đầu tư sẽ thấp, sản xuất kém phát triển và cứ thế sẽ tiếp nối vòng tuần
hoàn luẩn quẩn.
Từ vai trò của vốn trong quá trình tái sản xuất, nhiều nhà kinh tế thế giới đã rút ra hệ
số gia tăng tư bản - đầu ra (hệ số ICOR) liên quan đến tăng trưởng sản xuất nông nghiệp
như sau :
+ ICOR nằm giữa 1 - 2,5 : tăng trưởng chủ yếu dựa vào lao động, chưa dựa chủ yếu
vào vốn. Đây là đặc trưng cho các nước nghèo, kinh tế hàng hoá ở dạng sơ khai, chưa phát
triển.
+ ICOR nằm giữa 2,5 - 4,5 : là mức dùng tư bản đã bắt đầu tăng lên và thuộc các
nước đang phát triển.
+ ICOR cao hơn 4,5 : khi sử dụng công nghệ hiện đại, vốn đầu tư lớn và nguồn lao
động hạn chế, thiếu lao động, tiêu biểu của các nước công nghiệp phát triển [14].
1.1.1.3. Những quan điểm chung để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn
vốn
+ Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước kết hợp với việc thu hút các nguồn vốn
bên ngoài.
Muốn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 9 - 10% với hệ số ICOR dự tính từ
3 đến 3,5 trong thời gian tới thì số vốn đầu tư cho phát triển cần đạt tỷ lệ từ 30% đến 35%
GDP.
Để huy động được số vốn như vậy trước hết và quan trọng nhất là phải tạo ra và huy
động được đến mức tối đa các nguồn tiết kiệm trong nước. Từ quan điểm trên, phương
hướng cơ bản cho mọi giải pháp huy động vốn là phải trên cơ sở phát triển sản xuất và
thực hành tiết kiệm triệt để cả trong sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội. Vốn trong nước
là quan trọng nhất không chỉ ở tỷ lệ của nó trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển, mà còn
là nhân tố đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế và là điều kiện, tiền đề
để thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn bên ngoài.
Yêu cầu vốn đầu tư với quy mô lớn như vậy, điều kiện hiện nay của nền kinh tế
không thể đáp ứng đầy đủ bằng nguồn vốn trong nước. Do đó thu hút các nguồn vốn bên
ngoài có ý nghĩa quan trọng. Với kết quả của 20 năm đổi mới và bối cảnh quốc tế hiện
nay, việc thu hút vốn bên ngoài không gặp nhiều trở ngại và khó khăn như trước nữa,
nhưng cạnh tranh quốc tế trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như yêu cầu nâng
cao chất lượng và những điều kiện có lợi trong việc thu hút vốn bên ngoài đòi hỏi phải tiếp
tục hoàn thiện các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ Sử dụng các nguồn vốn một cách có hiệu quả
Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để phát triển và
là cơ sở đảm bảo cho việc gia tăng khả năng huy động các nguồn vốn. Sử dụng vốn có
hiệu quả, vì thế, cần phải chú ý ngay khi lựa chọn và xác định mục tiêu phát triển đến
chiến lược, chính sách và giải pháp phát triển. Hiện nay, việc diễn tả hiệu quả kinh tế vĩ
mô được gắn với khái niệm "hiệu quả kinh tế - xã hội ", song lượng hoá nó để xử lý trong
thực tiễn là vấn đề khó khăn, dễ dẫn đến chủ quan và không thống nhất. Tuy vậy, trên
phương diện đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cần phải lưu ý đến các mặt sau:
- Đối với các nguồn vốn kinh doanh sinh lời cần phải được đánh giá thông qua hiệu
quả kinh doanh trên cơ sở cơ chế thị trường mang tính cạnh tranh và một môi trường đầu
tư phù hợp, khuyến khích được những nỗ lực, sáng tạo cá nhân.
- Phối hợp một cách hợp lý giữa các nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài,
giữa các nguồn vốn của khu vực dân cư với nguồn vốn thuộc khu vực kinh tế nhà nước,
giữa các nguồn vốn viện trợ với các nguồn vốn đi vay và các nguồn vốn đầu tư trực tiếp.
Nếu như nguồn vốn của khu vực dân cư và nguồn vốn FDI được điều chỉnh bởi động cơ
lợi nhuận thì điều chỉnh của nhà nước đối với khu vực này chủ yếu thông qua những tác
động đến môi trường đầu tư để định hướng phát triển. Như vậy, thực chất của sự kết hợp
trên chủ yếu lại thể hiện quan điểm và phương hướng sử dụng các nguồn vốn đầu tư của
ngân sách nhà nước, nguồn vốn ODA và vốn của các doanh nghiệp nhà nước nhằm phối
hợp có hiệu quả với các luồng đầu tư của dân cư và nguồn FDI. Điều này đặc biệt quan
trọng trong giai đoạn hiện nay để giải quyết mâu thuẫn giữa sự hạn chế của nguồn vốn khu
vực nhà nước với mục tiêu và yêu cầu to lớn mà nhà nước mong muốn trong việc xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, những lĩnh vực nhà nước cần nắm giữ cũng như
những yêu cầu giải quyết các vấn đề xã hội khác.
- Định hướng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích vốn đó vào những
mục tiêu nào, sử dụng và quản lý sao cho có hiệu quả, đều cần được tính toán cân nhắc
xuất phát từ yêu cầu, khả năng của nền kinh tế. Những điều kiện của việc thu hút từng loại
nguồn vốn và hiệu quả sử dụng của các nguồn vốn đó đối với quá trình phát triển, khả
năng trả nợ để không tạo ra gánh nặng nợ nần cho những năm sau mà nền kinh tế không
đủ sức trang trải.
- Những công trình đầu tư bằng vốn nhà nước cũng phải được đánh giá trên tiêu
chuẩn hiệu quả, quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư nhằm đảm bảo thời hạn xây dựng, giá cả
và chất lượng công trình.
+ Một số quan điểm về huy động và cho vay vốn của NHTM
Cùng với tiến trình đổi mới của đất nước, đây cũng là giai đoạn đổi mới của hoạt
động ngân hàng. Từ ngân hàng một cấp chuyển sang ngân hàng hai cấp, ngân hàng nhà
nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, còn
các NHTM khác thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, đối với NHTM thì
nguồn vốn là vấn đề có ý nghĩa quyết định cho hoạt động tín dụng của mình. Việc mở rộng
hay thu hẹp khối lượng tín dụng phụ thuộc vào việc tăng trưởng hoặc giảm sút nguồn vốn.
Huy động vốn để cho vay là nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ ngân
hàng, cùng với yêu cầu khách quan về mở rộng tín dụng trong các thành phần kinh tế, việc
tạo vốn ở các ngân hàng đang là vấn đề đáng quan tâm và cần thiết phải có những biện
pháp thích ứng.
Việc huy động vốn trong thời gian qua của các chi nhánh NHTM được tổ chức trên
cơ sở các phương thức huy động như : Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, huy động tiết
kiệm, kỳ phiếu có mục đích, kỳ phiếu trả lãi trước…nhằm phục vụ cho quá trình đầu tư,
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu của từng địa phương đã được xác định.
Nhưng để cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng thì phải có thực
lực mà một yếu tố được đặt lên hàng đầu đó là vốn. Có thể nói vốn cho nền kinh tế nói
chung và của từng địa phương nói riêng là một vấn đề lớn và cấp bách hiện nay. Vì muốn
đổi mới công nghệ, thiết bị để tạo năng suất lao động cao hơn thì phải có vốn, muốn thay
đổi kết cấu hạ tầng thích hợp với công nghệ mới, quy mô sản xuất mới phải có
vốn…không chỉ cơ sở địa phương thiếu vốn mà cả ngân hàng cũng đang thiếu vốn để đầu
tư. Đặc biệt là vốn trung, dài hạn để làm ngòi nổ ban đầu cho sự tăng trưởng và tích luỹ lâu
dài cho nền kinh tế.
Hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động của ngân hàng nói riêng, giữa huy
động vốn và cho vay vốn không thể tách rời nhau, vốn huy động được phải tập trung cho
vay mở rộng tín dụng, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nhằm nâng cao đời sống và thu
nhập cho mọi thành viên trong xã hội, có thu nhập và có tích luỹ thì ngân hàng mới tiếp
tục huy động được vốn. Đây là mối quan hệ nhân quả trong hoạt động ngân hàng. Do đó,
bên cạnh việc huy động vốn thì việc cho vay vốn của các NHTM trong thời gian qua đã
mang lại hiệu quả nhất định, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, sản
xuất hàng hoá phát triển, tạo điều kiện cho nhân dân làm ăn, vượt qua ngưỡng cửa đói
nghèo, vươn lên khá giàu, thị trường cho vay nặng lãi ở nông thôn, miền núi đã được thu
hẹp, ngành nghề phát triển, đời sống nông dân ngày được cải thiện. Mặt khác, vốn tín dụng
ngân hàng đã thật sự góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp
quốc doanh và các doanh nghiệp dân doanh ngày càng ổn định, tạo nhiều công ăn việc làm
cho xã hội.
Huy động vốn được rồi, NHTM phải làm thế nào để hiệu quả hoá những nguồn tài
sản này. Hầu như tất cả khoản mục bên tài sản nợ của ngân hàng đều là vốn vay, nghĩa là
ngân hàng phải trả lãi suất cho nó đến từng giờ. Do đó, để khỏi bị thiệt hại, ngân hàng luôn
luôn phải cho vay hoặc đầu tư ngay số tài sản ấy vào những dịch vụ sinh lãi. Từ lãi thu
được, ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãi suất cho vốn đã vay, thanh toán các chi phí trong
hoạt động, phần còn lại sẽ là lợi nhuận của ngân hàng. Nói cách khác, nghiệp vụ có của
ngân hàng là những nghiệp vụ thực hiện sử dụng những khoản vốn đã huy động (tập trung
ở nghiệp vụ nợ) nhằm mục đích sinh lợi.
Cho vay hay đầu tư để sinh lợi từ tiền đã huy động được là lẽ sống còn của NHTM.
Cho vay hay đầu tư vào các loại tài sản nào cũng đều là hoạt động kiếm lợi nhuận. Chỉ có
một ít khác biệt giữa hai khái niệm: Cho vay thường là một hoạt động trực diện với khách
hàng thông qua các cuộc thương lượng, còn trong đầu tư, ngân hàng tiến hành lựa chọn
một loạt các chứng khoán hiện có với các kỳ hạn định sẵn.Trong hoạt động cho vay, người
vay thường khởi xướng việc giao dịch, nhưng trong đầu tư ngân hàng chủ động khởi
xướng [41, tr.99], do đó đôi khi người ta cũng gọi chung cả hai hoạt động trên vào một từ
là "đầu tư ". Ngân hàng có rất nhiều cách để đầu tư tiền của nó. Sự khác nhau giữa các loại
đầu tư này hình thành nên sự khác nhau trong tài sản có của NHTM, hoặc có thể nói ngược
lại, sự đa dạng của tài sản có phản ánh sự đa dạng trong các loại hình đầu tư của ngân
hàng. ở các nước trên thế giới, tài sản có của một NHTM thường quy về các nhóm sau đây
:
1) Dự trữ tiền mặt, bao gồm: a) tiền mặt tại kho của ngân hàng; b) tiền mặt ký gửi tại
NHTƯ.
2) Đầu tư vào chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu, hối phiếu…)
3) Cho vay.
4) Đầu tư vào các loại tài sản (như bất động sản, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị…).
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của NHTM để tạo ra lợi nhuận. Chỉ có lãi
suất thu được từ cho vay mới bù nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và
quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư.
- Với quan điểm " đi vay để cho vay" các NHTM cho vay vốn phải phục vụ cho phát
triển kinh tế - xã hội và khi đến hạn vốn phải được thu đủ cả gốc và lãi về ngân hàng để
tiếp tục chu kỳ cho vay vốn tiếp theo.
- Mở rộng tín dụng cho mọi thành phần kinh tế : tín dụng không chỉ dành riêng cho
khu vực kinh tế quốc doanh mà còn mở rộng ra các thành phần kinh tế khác để phát triển
sản xuất kinh doanh (ngân hàng toàn dân).
- Chuyển dịch cơ cấu tín dụng : giảm tỷ trọng tín dụng ngắn hạn, nâng dần tỷ trọng
tín dụng trung, dài hạn.
- Các NHTM được độc lập trong hoạch định và thực thi chiến lược kinh doanh,
trong kinh doanh được tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh
của mình theo pháp luật. Các cơ quan Đảng và Nhà nước không can thiệp vào hoạt động
kinh doanh và tác nghiệp của các ngân hàng. Xoá bỏ các hình thức bao cấp về vốn và lãi
suất tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh. Trên tầm vĩ mô, hệ thống NHTM là
công cụ đắc lực đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Nhưng nhà nứoc không giao nhiệm vụ cho các ngân hàng làm việc này và yêu cầu
thực hiện nó với bất cứ giá nào. Nhiệm vụ này được thực hiện một cách tự nhiên như là
hệ quả tất yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Hoạt động kinh doanh sinh lời và nghĩa vụ thực hiện chính sách xã hội là khác biệt.
Việc thực hiện chính sách xã hội được đặt ra với tổ chức kinh doanh tiền tệ trên nguyên tắc
tự nguyện và theo khả năng. Tuy nhiên, đối với các NHTM quốc doanh có trường hợp
được nhà nước giao nhiệm vụ làm một số công việc mang tính chất xã hội như (xoá đói
giảm nghèo, xoá nợ, cho vay ưu đãi đối với các vùng bị thiên tai bão lụt, hạn hán, cho vay
giảm lãi suất đối với khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa…). Trong những
trường hợp đó, nhà nước sẽ tạo các điều kiện để tổ chức tín dụng không gặp khó khăn về
tài chính, thực hiện được nhiệm vụ kinh doanh của mình.
- Các NHTM quốc doanh vừa phải được hoạt động bình đẳng trong cơ chế thị
trường, vừa phải được thể hiện rõ tính định hướng XHCN và vị trí chủ đạo của mình
trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Nó phải là chỗ dựa và là công cụ đắc lực trong tay
nhà nước, thực hiện các mục tiêu kinh tế nhà nước các NHTM quốc doanh không thể
chỉ biết kinh doanh với lời lãi đơn thuần và cũng không thể trở thành " bầu sữa" nuôi
dưỡng các doanh nghiệp quốc doanh như thời bao cấp, phải kết hợp hài hoà giữa lợi ích
kinh doanh với việc thực hiện chính sách xã hội (khi cần) với mức độ và điều kiện cho
phép.
- Đa dạng hoá các hình thức cho vay: Bên cạnh việc làm phong phú thêm các hoạt
động kinh doanh tiền tệ truyền thống như cho vay hộ nông dân, cho vay người nghèo,
cho vay tạo việc làm, xây dựng nhà ở, trợ giúp sinh viên, xuất khẩu lao động… cần
sớm mở thêm các công cụ lưu thông tín dụng như thương phiếu, hối phiếu để mở thêm
hình thức tín dụng thương mại.
- Việc quản trị điều hành kinh doanh của các NHTM cần được thường xuyên hoàn
thiện, loại bỏ tầng nấc trung gian trùng lắp, cần xử lý hài hoà giữa yêu cầu quản lý tập
trung về chiến lược kinh doanh, cơ chế chính sách, bí quyết nghiệp vụ và công nghệ,
điều hoà vốn… với việc tạo tính độc lập tương đối và tính sáng tạo của mạng lưới chân
rết trong hoạt động kinh doanh.
- Cần nhận thức rõ sự khác biệt giữa hoạt động kinh doanh của các NHTM với hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp khác, để có chính sách thích hợp với các tổ chức
kinh doanh tiền tệ. Mặt khác, cần phân biệt vị trí người đi vay và người cho vay, phân biệt
trách nhiệm giữa hai bên trong trường hợp mất vốn, tránh quy trách nhiệm một chiều đối
với người cho vay.
- Kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh có nhiều rủi ro nhất, phòng ngừa rủi ro
phải là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng. Do đó hoạt động của các NHTM luôn
luôn đặt dưới áp lực kiểm tra kiểm toán nội bộ và thanh tra từ phía Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước xác định hành lang an toàn, các chuẩn mực và hệ thống các chỉ tiêu
an toàn mà các NHTM phải tuân thủ. Bên cạnh đó, các NHTM cần chủ động tự kiểm toán,
hoặc đặt dưới sự kiểm toán của các tổ chức kiểm toán Nhà nước hay kiểm toán độc lập
nhằm ngăn chặn các sai sót trong hoạt động kinh doanh ngân hàng theo từng thời kỳ nhất
định.
1.2. Vai trò của tín dụng NHNo&PTNT trong quá trình phát triển nông nghiệp,
nông thôn.
1.2.1. Bản chất, chức năng và các hình thức tín dụng.
1.2.1.1. Khái niệm chung về tín dụng.
Danh từ tín dụng (crédit) dùng để chỉ một số hành vi kinh tế rất phức tạp, như: bán
chịu hàng hoá (vente à crédit), cho vay, chiết khấu (escompte), bảo lãnh (acceptation), ký
thác (dépôt), phát hành giấy bac.
Trong mỗi hành vi tín dụng vừa nói, chúng ta thấy hai bên cam kết với nhau như sau:
- Một bên thì trao ngay một số tài khoá hay tiền bạc;
- Còn bên kia cam kết sẽ hoàn lại những đối khoản của số tài khoá đó trong một thời
gian nhất định và kèm theo một số điều kiện nhất định nào đó [41, tr.115].
Những hành vi tín dụng có thể do bất cứ ai, chẳng hạn hai người thường có thể cho
nhau vay tiền. Tuy nhiên, với thời gian, chúng ta thấy một sự chuyên nghiệp đã xảy ra, và
ngày nay khi nói tới tín dụng, người ta nghĩ ngay tới các ngân hàng, vì các cơ quan này
chuyên làm việc như cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, ký thác và cả phát hành giấy bạc nữa.
Mặt khác, trong một nền kinh tế đã phát triển với thu nhập của những người làm công ăn
lương gần tương đương nhau và một hệ thống ngân hàng trung gian hiện đại, thì mọi người
chỉ có vay tiền ngân hàng, hầu như không vay mượn lẫn nhau. Đó là lý do để người ta
đồng nhất tín dụng với cho vay của ngân hàng. Dù sao vay và cho vay vốn gắn liền với nền
sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường của một nền kinh tế hàng hoá lớn, do vậy
không thể không nói đến tín dụng, tín dụng ra đời là hình thức vận động của vốn cho vay.
Tín dụng xuất hiện bắt nguồn từ đặc điểm chu chuyển của vốn mà tiền phải trãi qua quá
trình tuần hoàn và chu chuyển trong sự vận động của quá trình tái sản xuất mà chủ thể sản
xuất kinh doanh cần.
Vì vậy, tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn tiền thông qua ngân hàng làm môi
giới.
* Cho vay tiền: Là nghiệp vụ tín dụng, trong đó người cho vay cam kết giao cho
người đi vay một khoản tiền và người đi vay cam kết sẽ hoàn trả sau thời hạn nhất định.
Giá trị hoàn trả lớn hơn giá trị khoản vay, phần chênh lệch đó là lãi cho vay. Lãi cho vay tỷ
lệ với số lượng tiền và thời hạn vay.
1.2.1.2. Bản chất, chức năng và các hình thức tín dụng.
a- Bản chất tín dụng :
Tín dụng ra đời rất sớm so với sự xuất hiện của môn kinh tế học và được xuất phát từ
ngôn ngữ la tinh: Creditum có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm, theo ngôn ngữ dân gian Việt
Nam là sự vay mượn. Theo tiếng Anh và tiếng Pháp tín dụng là " Credit ", khái niệm của
Tooke được Mác thừa nhận:
Tín dụng dưới các hình thức biểu hiện đơn giản là sự tín nhiệm ít nhiều có căn cứ đã
khiến cho một người này giao cho một người khác một số tư bản nào đó dưới hình
thái tiền hoặc dưới hình thái hàng hoá đánh giá một số tiền nhất định nào đó. Số tiền
này được trả lại trong một thời hạn nhất định… khi tư bản được cho vay người ta
tăng số tiền phải hoàn trả lên thêm một tỷ lệ phần trăm nhất định coi là tiền để trả về
quyền sử dụng tư bản [23].
Điều kiện để phát sinh và tồn tại tín dụng là một điều kiện hai mặt:
- Sản xuất và lưu thông hàng hoá (trong giai đoạn tiền tư bản chủ nghĩa là sản xuất và
lưu thông hàng hoá giản đơn)
- Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá thì tiền tệ cũng đã phát
triển những chức năng của nó.
Trong điều kiện sản xuất hàng hoá (sản xuất hàng hoá giản đơn) thì " chỉ một giá trị
mà lúc nào cũng biểu hiện thành hai thái cực: ở cực này là hàng hoá, ở cực kia là tiền tệ"
[25, tr.188]. Như vậy là có sự tách rời giữa giá trị và các hình thái của nó - giá trị với tư cách là
thực thể của lao động, là lao động vật thể hoá hay lao động kết tinh trong hàng hoá tách rời với
các hình thái của nó là hàng hoá hoặc tiền tệ - Vật ngang giá của giá trị hàng hoá. Chính đó là
điều kiện cơ bản, là cái gốc của vấn đề làm nảy sinh các quan hệ sau:
- Quan hệ cho vay và đi vay
- Quan hệ mua chịu và bán chịu
C.Mác đã nói đến tín dụng: Sau khi phân tích việc mua bán chịu làm chức năng
phương tiện thanh toán của tiền tệ. Mác viết: " Tiền tín dụng bắt nguồn trực tiếp từ chức
năng phương tiện thanh toán của tiền bạc…Hệ thống tín dụng mà càng lan rộng ra thì
chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ càng phát triển" [26, tr.195].
Có thể nói, sự phát triển của tín dụng thương nghiệp và tín dụng ngân hàng là cơ sở
cho sự ra đời của ngân hàng và ngược lại, nhờ sự phát triển của hệ thống ngân hàng các
hoạt động tín dụng được đẩy nhanh hơn bao giờ hết. Sự ra đời và hoạt động của nó là tấm
gương phản ánh trình độ xã hội hoá sở hữu thông qua quá trình chu chuyển các khoản tín
dụng và các hoạt động thanh toán trong xã hội. Sự phát triển ngày càng hoàn thiện của chế
độ tín dụng và hệ thống ngân hàng gắn với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường
tư bản chủ nghĩa, đã tạo cơ sở hình thành thị trường tài chính và phát triển các công ty cổ
phần.
Trên thực tế tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú, nhưng dù ở bất cứ lĩnh vực
nào bản chất của tín dụng cũng thể hiện ở sự chuyển dịch vốn từ một người này, một tổ
chức này sang một người khác, một tổ chức khác. Nó là sự chuyển dịch đơn phương của
một lượng giá trị tạm thời tách khỏi quyền sở hữu và lượng giá trị đó sẽ quay về điểm xuất
phát ban đầu sau một chu kỳ nhất định nào đó. Chính vì vậy, tín dụng là mối quan hệ giữa
một bên là người cho vay và bên kia là người đi vay, người cho vay và người đi vay có
mối liên hệ bắc cầu qua sự vận động giá trị vốn tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc
hoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi. Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu vì đại bộ phận
vốn của ngân hàng là nguồn vốn huy động của khách hàng. Đó là một bộ phận tài sản của
các sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng, ngân hàng cũng có nghĩa vụ
đáp ứng nhu cầu rút vốn của khách hàng khi họ yêu cầu. Nếu các khoản tín dụng không
được hoàn trả đúng hạn, thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của ngân hàng.
b- Chức năng của tín dụng :
Trong nền kinh tế thị trường tín dụng thực hiện hai chức năng có bản sau đây:
- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhàn rỗi trên nguyên tắc hoàn trả.
Hệ thống các NHTM hiện nay có mạng lưới trãi rộng trong nền kinh tế, chính vì vậy
đã tập trung được một số lớn nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội để hình thành quỹ
cho vay, hay nguồn vốn tín dụng. Các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội được thu
hút tập trung vào các ngân hàng bằng những cơ chế chính sách và lãi suất khác nhau nhằm
khuyến khích người đầu tư tiết kiệm hay người gửi tiền.
Trên cơ sở quỹ cho vay đã có, các tổ chức tín dụng tiến hành phân phối nguồn vốn
này cho các đối tượng có nhu cầu bổ sung vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh hoặc
tiêu dùng. Đây là quá trình phân phối lại vốn tiền tệ. Quá trình này không những đòi hỏi
phải tuân theo các nguyên tắc của tín dụng mà còn phải chấp hành đẩy đủ những quy định
của pháp luật về chế độ tín dụng hiện hành.
Quá trình tập trung và phân phối lại vốn tín dụng đã giúp các doanh nghiệp chuyển
hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội. Do đó,
chức năng này của tín dụng đã góp phần quan trọng vào quá trình bình quân hoá suất lợi
nhuận trong nền kinh tế quốc dân.
- Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua tiền tệ.
Thông qua việc đầu tư vốn tín dụng các ngân hàng tiến hành kiểm soát các đơn vị vay
vốn là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Kiểm soát việc sử dụng vốn vay để
đảm bảo các khoản cho vay được hoàn trả đúng thời hạn là điều kiện tiên quyết để các tổ
chức tín dụng tồn tại và phát triển.
Quá trình kiểm tra, kiểm soát được các tổ chức tín dụng tiến hành liên tục bằng các
nghiệp vụ cụ thể; kiểm tra trước khi cho vay, kiểm tra trong khi cho vay và kiểm tra sau
khi cho vay. Mục đích của quá trình kiểm tra là để đảm bảo hiệu quả sử dụng của các
khoản tiền vay và tạo điều kiện thu hồi được nợ cả vốn lẫn lãi tiền vay.
Như vậy, kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua tiền tệ là chức năng quan trọng
của tín dụng. Chức năng này được thực hiện đầy đủ không những mang lại lợi ích trực tiếp
cho đơn vị vay vốn, cho tổ chức tín dụng mà còn đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn
bộ nền kinh tế quốc dân.
c - Các hình thức tín dụng:
Bất cứ chế độ nào, hoạt động tín dụng ngân hàng cũng đều chịu sự can thiệp của
nhà nước, nó là công cụ quản lý vĩ mô được dùng để quản lý điều hành nền kinh tế,
tăng trưởng và phát triển kinh tế phục vụ cho giai cấp cầm quyền.
Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động đa dạng dưới nhiều hình thức khác
nhau. Nó được thể hiện dưới dạng tín dụng nặng lãi, tín dụng thương mại, tín dụng ngân
hàng, tín dụng nhà nước…Riêng tại Việt Nam hiện đang áp dụng chủ yếu các hình thức tín
dụng:
+ Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, thường được sử dụng
để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các cá nhân, hộ gia đình, doanh
nghiệp để sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
+ Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, loại tín dụng
này được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và
xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh.
+ Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cấp vốn
cho xây dựng cơ bản như đầu tư xây dựng xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ
tầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Theo quy định của NHNN và
NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay thời gian cho vay từ 60 tháng trở lên, nhưng không quá
thời gian hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với
pháp nhân và không quá 15 năm đối với cho vay các dự án phục vụ đời sống.
Tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần vốn tối
thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ba hình thức tín dụng chủ yếu nêu trên, còn nhiều hình thức như: Tín dụng ứng
trước, tín dụng thuê mua, tín dụng chiết khấu, tín dụng cầm cố, tín dụng nhà ở… đã đang
được các tổ chức tín dụng triển khai, mở rộng phù hợp với xu thế cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
1.2.2.1. Tín dụng đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì quá trình sản xuất kinh doanh
liên tục, góp phần đầu tư và phát triển kinh tế
Trong hoạt động tín dụng, khả năng cho vay phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn hiện có
của ngân hàng, mà nguồn vốn này chủ yếu lại được hình thành từ khả năng tập trung huy động
các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, do đặc điểm tuần hoàn
và chu chuyển vốn nên đôi khi không có sự ăn khớp về thời gian và khối lượng giữa việc
mua vật tư hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất với việc tiêu thụ hàng hoá, một số doanh
nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản bằng nguồn vốn tích luỹ,
song nguồn vốn tích luỹ này chưa đủ để thực hiện các mục đích đã định nên cũng tạm thời
nhàn rỗi. Ngoài ra các nguồn vốn thuộc dự trữ quốc gia, nguồn vốn tiết kiệm trong dân
cư…đều là các tiềm năng đáng kể để ngân hàng thu hút vốn, tạo nguồn vốn để sẳn sàng
đầu tư cho vay.
Xét nhu cầu vay vốn, thực tế cho thấy: xuất phát từ đặc điểm tuần hoàn chu chuyển
vốn và sự không ăn khớp về thời gian và khối lượng giữa mua và bán vật tư hàng hoá
phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp thiếu hụt về vốn. Mặt
khác, theo quy luật chung, việc tái sản xuất mở rộng là không ngừng; nếu doanh nghiệp
chỉ trông chờ vào nguồn vốn tiết kiệm và tích luỹ được để đầu tư thì không thực tế, khó
có thể thực hiện được; rồi nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân trong xã hội, sự thiếu hụt
tạm thời của ngân sách nhà nước, tất cả đều dẫn đến nhu cầu vay vốn để bù đắp phần
thiếu hụt.
Trên thực tế nếu xét trên phạm vi từng doanh nghiệp hoặc trên toàn bộ nền kinh tế thì
khả năng về nguồn vốn cho vay và nhu cầu vay vốn đan xen vào nhau, mối quan hệ tín
dụng trực tiếp giữa chủ thể có vốn nhàn rỗi chưa sử dụng và chủ thể thiếu hụt vốn có nhu
cầu bù đắp gặp phải nhiều hạn chế; người có nhu cầu về vốn khó có khả năng tìm gặp
người có vốn. Để giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi phải có hoạt động tín dụng của ngân
hàng, nhằm tập trung toàn bộ vốn tiền tệ nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để
cung cấp cho các chủ thể có nhu cầu bổ sung vốn tạm thời trong nền kinh tế. Điều này cho
thấy ngân hàng vừa là "người đi vay" vừa là"người cho vay", tín dụng đã góp phần điều
hoà vốn trong nền kinh tế đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục; tín
dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm, tích luỹ và đầu tư, mở rộng nguồn vốn thúc đẩy tiến bộ
kỹ thuật, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất, đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển.
Tóm lại, tín dụng ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng của tín dụng ngân hàng
trong nền kinh tế thị trường. Ngoài việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản
xuất kinh doanh, tín dụng ngân hàng còn là một trong những nguồn hình thành vốn lưu
động và vốn cố định của doanh nghiệp. Tín dụng ngân hàng đã góp phần động viên vật tư
hàng hoá đi vào sản xuất và lưu thông; thúc đẩy các ngành kinh tế, các doanh nghiệp
nhanh chóng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nền kinh tế.
Sự thể hiện vai trò của mình với tư cách là người hỗ trợ, tín dụng ngân hàng được coi
như một mắc xích không thể thiếu được đối với hoạt động của các doanh nghiệp và của cả
toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam hiện nay, cơ cấu kinh tế nhiều mặt
còn chưa hợp lý, thất nghiệp ở mức độ cao, việc đầu tư vốn tín dụng sẽ góp phần sắp xếp
lại sản xuất, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý. Qua hoạt động tín dụng sẽ khai
thác sử dụng vốn có hiệu quả nguồn lao động, nguồn tài nguyên, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế và góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội để duy trì sản xuất kinh doanh liên tục, góp
phần đầu tư và phát triển kinh tế.
1.2.2.2. Tín dụng ngân hàng có ý nghĩa quyết định đến thời cơ kinh doanh và chủ
động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Bản chất vốn tín dụng là bổ sung nhu cầu vốn thiếu hụt tạm thời của các doanh
nghiệp, nhưng sử dụng khoản vốn tín dụng bắt buộc phải trả một khoản lãi suất theo quy
định và chịu sự ràng buộc bởi các quy định thuộc cơ chế tín dụng. Do vậy, các doanh
nghiệp chỉ sử dụng việc vay vốn tín dụng vào thời điểm mà mình thiếu vốn và không còn
nguồn hỗ trợ nào khác để thoả mãn mục đích kinh tế của mình.
Như vậy, nếu không có nguồn vốn tín dụng thì doanh nghiệp không thể thực hiện
được mục đích kinh tế của mình trong những điều kiện cụ thể, hay nói khác hơn là nhờ
nguồn vốn tín dụng bổ sung kịp thời, các doanh nghiệp mới có cơ hội để khai thác và nắm
bắt được thời cơ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
1.2.2.3. Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
Ngân hàng thông qua vai trò trung gian tài chính đã thực sự là cầu nối giữa những
người có tiền muốn cho vay với những người thiếu vốn cần vay để thoả mãn được nhu cầu
sản xuất kinh doanh và các chi tiêu.
Với chức năng là " người cho vay", ngân hàng phải có cơ cấu vốn tương đối ổn định
với quy mô nhất định. Nguồn vốn này bao gồm nguồn vốn tự có của ngân hàng, nguồn vốn
vay từ thị trường trong nước và nước ngoài; và bộ phận chủ yếu có tỷ trọng lớn quyết định
đối với hoạt động của một ngân hàng là nguồn vốn huy động. Nguồn vốn này được hình
thành từ nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp, tiền nhàn rỗi của các cá nhân trong xã
hội…Tất cả được tập trung vào ngân hàng thông qua chiến lược tạo vốn của ngân hàng. "Sự
khơi dậy và động viên mọi nguồn vốn trong xã hội, thu hút mạnh vốn nước ngoài hình thành
thị trường vốn và tiến tới thị trường chứng khoán" [45, tr.214] là nền tảng cơ bản để tập
trung vốn vào NHTM.
Với chức năng là " người đi vay", đòi hỏi ngân hàng phải tính toán để sử dụng vốn
vay có hiệu quả, để đảm bảo khả năng hoàn trả cả gốc lẫn lãi cho các chủ sở hữu. Như vậy,
ngân hàng không thể cho vay tràn lan, cho mọi đối tượng có nhu cầu về vốn mà phải tập
trung cho vay các doanh nghiệp, hộ sản xuất có hướng phát triển tốt, kết quả kinh doanh
ổn định. Và như vậy đối với ngân hàng "một mặt cần phải có chính sách đầu tư theo định
hướng cơ cấu kinh tế, mặt khác cần đổi mới căn bản cơ cấu đầu tư". Việc đầu tư tập trung
là một quá trình tất yếu, bởi vì nó vừa đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng vừa
tạo điều kiện giúp đỡ cho các doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu vốn để bù đắp những thiếu
hụt tạm thời hoặc các nhu cầu về vốn để duy trì và phát triển sản xuất..góp phần tổ chức
sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, thúc đẩy quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Chiến lược huy động vốn trong nước là một trong những khâu quan trọng trong chính
sách tài chính - tiền tệ quốc gia, được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHTW và
các NHTM. Mặt khác sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia luôn luôn phụ thuộc vào
định hướng phát triển kinh tế, vào các nguồn lực và cách thức tạo ra nguồn lực đó - một
trong những nhân tố quan trọng cấu thành nguồn lực này là vốn. Do vậy, ngân hàng cần
phải có chính sách tài chính- tiền tệ phù hợp tạo động lực thúc đẩy quá trình tích tụ và tập
trung vốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh.
1.2.2.4. Tín dụng là công cụ tài trợ, đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn, then
chốt, hỗ trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển.
Sự phát triển của các ngành kinh tế then chốt chính là yếu tố tạo sự bình ổn, tự chủ về
kinh tế của mỗi quốc gia và cũng là nền tảng vững chắc để đẩy mạnh các ngành kinh tế
mũi nhọn đạt được những ưu thế nhất định trên thị trường thế giới, tạo thế liên hoàn thúc
đẩy, hỗ trợ, lôi cuốn các ngành kinh tế cùng nhau phát triển toàn diện. Nhất là trong bối
cảnh nền kinh tế kém phát triển, khoa học kỹ thuật còn lạc hậu, nguồn vốn đầu tư còn
thiếu hụt nghiêm trọng, cơ cấu kinh tế còn mất cân đối nặng nề, hiệu quả thấp lại không
ổn định như nước ta hiện nay thì việc sắp xếp lại sản xuất, xác lập từng bước cơ cấu
kinh tế hợp lý theo định hướng phát triển kinh tế xã hội và những mục tiêu đã định. Nó
đòi hỏi phải có hàng loạt các chính sách, biện pháp đồng thời và hợp lý mà trong đó tín
dụng ngân hàng đóng góp phần hết sức quan trọng.
Tín dụng ngân hàng là công cụ tập trung huy động vốn để cho vay đầu tư đúng đối
tượng, đúng nguyên tắc và có hiệu quả. Nó ưu tiên tập trung vốn cho các ngành kinh tế
then chốt có tính quyết định trong nền kinh tế và hỗ trợ vốn cho các ngành trọng điểm,
ngành mũi nhọn để có cơ hội tạo ra các bước nhảy quan trọng. Tín dụng ngân hàng còn
vận dụng cơ cấu vốn hợp lý và chính sách lãi suất thích hợp để khuyến khích các ngành
các lĩnh vực kinh tế chậm phát triển. Ngoài ra, thông qua chính sách tiền tệ, tín dụng còn
góp phần ổn định giá cả có tác dụng tích cực thúc đẩy nhiều thành phần kinh tế phát triển.
1.2.2.5. Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm cho người lao
động.
Như chúng ta đã biết tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc ổn định tiền tệ, ổn
định giá cả, làm tiền đề quan trọng để sản xuất lưu thông hàng hoá. Nền kinh tế phát triển
trong một môi trường ổn định về tiền tệ là điều kiện nâng cao dần đời sống của các thành
viên trong xã hội, là điều kiện thực hiện tốt hơn các chính sách xã hội.
Mặt khác, trên cơ sở đa dạng hoá các hình thức cho vay: tổ chức tín dụng dân cư,
thành lập các quỹ xoá đói giảm nghèo, cho vay theo chương trình tín dụng EC … vốn tín
dụng không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của các nhà doanh nghiệp mà còn phục vụ cho các
tầng lớp dân cư trong xã hội. Từ đó tín dụng góp phần ổn định đời sống nhân dân, tạo công
ăn việc làm, qua đó góp phần ổn định xã hội.
1.2.3. Tín dụng ngân hàng trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới có nhiều lợi thế phát triển mạnh
mẽ (phát triển cả nông - lâm - ngư nghiệp, phát triển cả trồng trọt, chăn nuôi và mọi ngành
nghề dịch vụ trong nông thôn). Là nền nông nghiệp dựa trên cơ sở những thành tựu của
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và từng bước cơ cấu kinh tế nông nghiệp được
chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hoá; là nền nông nghiệp mà sự phát triển
nông nghiệp gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, làm cho nông thôn
ngày càng văn minh và giàu đẹp.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người
và có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò của nông nghiệp thể
hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau đây:
- Nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm là nhu cầu tối cơ bản của
con người. C.Mác đã khẳng định, con người trước hết phải có ăn rồi sau đó mới nói đến
hoạt động khác. Người cho rằng:" Nông nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sinh hoạt cho
con người…" [27, tr.197], " Và việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt là điều kiện đầu tiên của
sự sống của họ và của mọi lĩnh vực sản xuất nói chung" [28, tr.134].
- Nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của cả
nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. "nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật
chất chủ yếu của xã hội. Sản phẩm nông nghiệp là nhu cầu tối cơ bản của con người" [27,
tr.197]. Như vậy, cho dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, sản phẩm nông nghiệp vẫn
đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại của xã hội loài người.
- Nông nghiệp là ngành cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và tạo thêm việc làm cho xã hội.
Để thực hiện vai trò này của nông nghiệp đòi hỏi phải giải quyết tốt quan hệ giữa
nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và cả phân bố sản xuất, quy
trình kỹ thuật, mô hình tổ chức và quan hệ về lợi ích kinh tế.
- Nông nghiệp là ngành cung cấp một khối lượng hàng hoá lớn để xuất khẩu; là khu
vực cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội.
Đồng thời là ngành có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và môi trường sinh thái.
ở nước ta ngày nay, nông nghiệp là ngành có liên quan trực tiếp đến việc làm, thu
nhập và đời sống của đại đa số dân cư, vì vậy, nông nghiệp có tầm quan trọng hàng đầu
đối với phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội.
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát về thực hiện đề án cơ cấu lại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) giai đoạn 2001 - 2005 là: Ngân hàng Nông
nghiệp phải thực sự trở thành lực lượng chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tín
dụng cho đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn phù hợp với chính sách, mục tiêu
của Đảng, Nhà nước trong từng giai đoạn. Mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an
toàn, có quy mô vốn tự có đủ lớn, áp dụng công nghệ tin học, cung cấp các dịch vụ và tiện
ích thuận lợi, thông thoáng đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư ở thành phố, thị xã,
tụ điểm kinh tế nông thôn, nâng cao và duy trì khả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng
nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng trong quá trình hội nhập
[32].
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã tập trung mọi nỗ lực,
cố gắng thực hiện Quyết định số 161/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
đề án cơ cấu lại NHNo giai đoạn 2000-2010 và đã đạt được những kết quả to lớn. Việc
triển khai thực hiện Đề án giai đoạn (2001-2005), hoạt động kinh doanh của
NHNo&PTNT tiếp tục phát triển, mức tăng trưởng cao, giữ được cân đối về nguồn vốn
huy động và cho vay, chuyển dịch cơ cấu dư nợ trung, dài hạn từng bước phù hợp hơn với
thông lệ quốc tế, đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và phát triển
các dịch vụ.
Theo số liệu của NHNo&PTNT Việt Nam, một số chỉ tiêu chủ yếu của Đề án như sau:
Tăng trưởng dư nợ cho vay bình quân 16%/năm, trong đó dư nợ cho vay trung dài
hạn 14 - 16%/năm. Số dư nợ đến cuối 2005 là: 84.000 tỷ (trung, dài hạn 33.000 tỷ); dự tính
đến cuối 2010 là : 176.000 tỷ (trung, dài hạn 70.000 tỷ); nguồn vốn đến cuối 2010:
250.000 - 260.000 tỷ; tăng vốn tự có đến cuối năm 2005 xấp xỉ 500 triệu USD; dự tính đến
cuối 2010 xấp xỉ 1 tỷ USD; tỷ lệ sinh lời > 14%. Doanh thu từ hoạt động cho vay chiếm 60
- 70%, thu dịch vụ và các hoạt động khác 30 -40%. Tỷ lệ nợ quá hạn không quá 4% tổng
dư nợ. Tỷ trọng đầu tư ngắn hạn 60%; Trung dài hạn 40%, tỷ trọng đầu tư khu vực doanh
nghiệp 30 - 35%, hộ và cá nhân 65 - 70% [32].
Thực hiện văn bản 3645/NHNo-CLKD về " Kế hoạch triển khai Đề án cơ cấu lại" các
chỉ tiêu đề ra đều vượt kế hoạch và vượt cả chỉ tiêu Đề án đến năm 2005, kết quả như sau:
Đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn đạt 190.657 tỷ, tăng 123.272 tỷ (+282,93%) so
với năm 2001. Tổng dư nợ đạt 161.106 tỷ, tăng 101.076 tỷ (+268,37%) so với năm
2001, Trong đó dư nợ trung, dài hạn là 70.259 tỷ chiếm tỷ trọng 43,6% tổng dư nợ và
vượt 7.481 tỷ so với chỉ tiêu đầu năm 2005.
Nợ quá hạn đến 31/12/2005 là 3.705 tỷ (gồm cả nợ tồn đọng) chiếm tỷ lệ 2,3% so
tổng dư nợ; Chất lượng tài sản có theo kiểm toán quốc tế năm 2003, tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng
dư nợ = 3% [32].
Tỷ trọng dịch vụ năm 2005 đạt 10,5%/kế hoạch thu dịch vụ từ 15 - 20%.
Song song với công cuộc đổi mới nền kinh tế, trong những năm vừa qua
NHNo&PTNT Việt Nam đã mạnh dạn chuyển hướng kinh doanh quan trọng về thị trường,
lấy nông nghiệp, nông thôn, nông dân là đối tượng chính trong định hướng hoạt động của
mình. Nhờ đó trong những năm vừa qua nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nông dân có
bước phát triển nhanh chóng.
Nhưng ban đầu khi đi vào thị trường mới này NHNo&PTNT Việt Nam đã gặp rất
nhiều khó khăn. Ngay từ đầu đã có nhiều phân vân, lo ngại, thậm chí có ý kiến cho rằng,
đầu tư vào hộ sản xuất tức là khuyến khích sản xuất hàng hoá nhỏ, là "Hàng ngày hàng giờ
đẻ ra chủ nghĩa tư bản", đụng vào đường lối "Ai thắng ai " là vấn đề chủ nghĩa xã hội hay
chủ nghĩa tư bản.
Xuất phát từ thực trạng khó khăn và đi tìm định hướng tháo gỡ chung cho nông
nghiệp, nông thôn, mối quan tâm chính ở đây là cần có đổi mới căn bản việc tổ chức huy
động và đầu tư vốn để tiếp tục ổn định, phát triển nông nghiệp, nông thôn. Định hướng
mới phải bao quát từ chủ trương, chính sách đầu tư đến hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ
chế, phương thức, hình thức huy động và bố trí vốn đầu tư. Cần phải có sự tập trung thống
nhất quản lý về mặt Nhà nước mọi nguồn vốn đầu tư trong nông nghiệp, xoá bỏ nhiều đầu
mối, nhiều tầng nấc trung gian gây cản trở, làm méo mó, chệch hướng các dòng chảy vốn
đến với sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, đồng thời tuân thủ các định chế tài chính thích
ứng với cơ chế thị trường để đẩy mạnh phát triển thị trường vốn nông thôn.
1.2.4. Kinh nghiệm một số nước Châu á trong việc phát huy vai trò vốn, tín dụng
ngân hàng để phát triển nông nghiệp, nông thôn.
1.2.4.1. Ngân hàng Grameen ở Bangladesh (GB): Là định chế tài chính nổi tiếng
nhất thế giới về tín dụng nông thôn có mạng lưới chi nhánh rộng khắp đến tận cấp cơ sở,
mỗi chi nhánh phục vụ từ 15 đến 22 làng. Đối tượng phục vụ là các gia đình có chưa đến
0,2ha đất. Để vay được tín dụng, những người trong gia đình đủ tiêu chuẩn sẽ lập nhóm
gồm năm người có hoàn cảnh kinh tế và xã hội gần giống nhau. Thông thường, mỗi gia
đình chỉ được phép có một người tham gia một nhóm như thế. Do đó, các thành viên của
một gia đình hay thậm chí cả bà con thân thuộc không thể nằm chung trong một nhóm.
Mỗi nhóm bầu một trưởng nhóm và một thư ký để chủ trì cuộc họp hàng tuần. Sau khi
nhóm được thành lập, một nhân viên ngân hàng sẽ kiểm tra tư cách của mỗi thành viên
bằng cách đến thăm gia đình của mỗi thành viên để lấy thông tin về tài sản, thu nhập,
v.v…
Bằng các dịch vụ tiết kiệm - tín dụng linh hoạt, ngân hàng Grameen đã rất thành công
trong việc tiếp cận được tầng lớp nghèo nhất (đặc biệt là phụ nữ nông thôn không có tài
sản), đạt tỷ lệ thu hồi nợ gần 100% và nâng cao vị thế kinh tế xã hội của khách hàng.
Grameen đặc biệt nhấn mạnh những khía cạnh xã hội và con người trong quá trình phát
triển của người nghèo, chứ không chỉ dừng lại ở chương trình tiết kiệm - tín dụng thông
thường. Nhiều nghiên cứu đánh giá rằng Grameen cải thiện tính đoàn kết giữa các thành
viên, nâng cao ý thức của họ, khuyến khích họ lập những trường học quy mô nhỏ và tổ
chức các sự hiện thể thao cho con cái họ, loại bỏ tập tục của hồi môn, phòng chống những
bệnh thường gặp như tiêu chảy và chứng quáng gà ở trẻ em, và chống những bất công
trong xã hội [3]
1.2.4.2. Hệ thống ngân hàng làng xã của Bank Rakyat Indonesia.
Năm 1984, ngân hàng quốc doanh chuyên về phát triển nông nghiệp Bank Rakyat
Indonesia (BRI) thành lập hệ thống Unit Desa (UD), tức là ngân hàng làng xã. Tuy trực
thuộc BRI, UD là đơn vị hạch toán độc lập có lãi, và toàn quyền quyết định chủ trương
hoạt động kinh doanh.
Hệ thống UD dựa vào mạng lưới chân rết các đại lý các làng xã, họ hiểu biết rõ về địa
phương và nắm thông tin về các đối tượng đi vay. Các đại lý này theo dỏi hành động của
người đi vay và thi hành các hợp đồng vay.Ngoài ra, người đi vay phải được một nhân vật
có uy tín tại địa phương (như cha đạo, thầy giáo, quan chức chính quyền) giới thiệu. Phần
lớn các khoản cho vay không cần thế chấp dựa trên giả định là uy tín tại địa phương đủ
quan trọng để bảo đảm tránh vỡ nợ. Hơn nữa, có nhiều chương trình khuyến khích người
đi vay trả nợ đúng hạn, ví dụ ai trả nợ sớm thì sẽ được hoàn trả một phần lãi. Ngoài các
chương trình cho vay hiệu quả, UD cũng có nhiều dịch vụ tài chính khác. Nổi bật nhất là
dịch vụ tiết kiệm linh hoạt, với giờ hoạt động thuận tiện cho khách, môi trường thân thiện,
cho rút tiền không hạn chế, và nhiều biện pháp khuyến mãi như tiền thưởng và rút thăm.
Kết quả là hệ thống UD đã tự lực được về tài chính, và bắt đầu có lãi lớn chỉ vài năm
sau khi ra đời. Ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 1997- 1998, UD vẫn đứng
vững, tăng số tiền gửi tiết kiệm trong khi tỷ lệ vỡ nợ hầu như không tăng. Đến năm 1999,
UD có 2,5 triệu khách hàng vay tiền, và khoảng 20 triệu tài khoản tiết kiệm. Hiện nay, UD
có mặt trên toàn quốc với khoảng 3.700 ngân hàng làng xã [3].
1.2.4.3. Quỹ hợp tác nông thôn ở Trung Quốc (RCF)
Các quỹ hợp tác nông thôn (RCF) kiểu mới ở Trung Quốc ra đời để đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế nông thôn trong giai đoạn cải tổ nông nghiệp mạnh mẽ vào giữa thập
niên 1980. RCF có tôn chỉ phục vụ "tam nông": nông thôn, nông nghiệp và nông hộ. Ba
nguyên nhân chính dẫn đến việc hình thành các RCF kiểu mới. Thứ nhất, sau khi Trung
Quốc bãi bỏ thể chế tập thể, chuyển từ chế độ công xã nhân dân sang hệ thống trách nhiệm
nông hộ, các nguồn quỹ của RCF kiểu cũ nhanh chóng bị thất thoát (ước tính khoảng 20 tỉ
nhân dân tệ) do vậy có nhu cầu cải tiến phương pháp quản lý quỹ. Thứ hai, cũng với cải tổ,
để phát triển và điều chỉnh các phương thức sản xuất nông nghiệp, và đáp ứng việc phát
triển các doanh nghiệp hương trấn, nhu cầu vốn ở nông thôn tăng lên đáng kể trong khi các
ngân hàng quốc doanh không đủ cung cấp. Thứ ba, từ lâu hệ thống tài chính nông thôn của
Trung Quốc vẫn theo chế độ kế hoạch tập trung và độc quyền, không phục vụ được nhu
cầu phát triển kinh tế hàng hoá nông nghiệp với những đặc thù như chu kỳ dài ngày và
mức lợi nhuận thấp. Kể từ khi áp dụng thí điểm vào năm 1984, và đặc biệt kể từ năm 1991,
RCF đã phát triển nhanh về danh mục đầu tư và quy mô kinh doanh, và trở thành một
thành tố quan trọng của thị trường vốn nông thôn ở Trung Quốc [3].
1.2.5. Một số bài học kinh nghiệm
* Phương châm "mang ngân hàng đến với người dân" là chìa khoá thành công. Hệ
thống tài chính chính thức cần mở rộng mạng lưới chi nhánh, lập văn phòng giao dịch
bán thời gian ở tận cơ sở như thôn, bản, hay mở quầy ngay tại chợ phiên. Các tổ tín
dụng lưu động bằng mọi phương tiện (xe ô tô, xe máy, xe đạp, thuyền bè, hay thậm chí đi
bộ) đã tỏ ra có tác dụng trong việc phục vụ vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, làm việc trực
tiếp với cộng đồng sẽ có tác dụng tốt. Cùng với các tổ chức đoàn thể ở địa phương, cán
bộ tín dụng nên tích cực tham gia vào việc phổ biến các dịch vụ tài chính, xác định
những người có khả năng vay, phối hợp kiểm tra về mức độ khả tín của khách hàng...
* Nhìn chung, các chương trình tài chính vi mô phục vụ nông thôn thành công đã kết
nối nguồn cung tín dụng với việc huy động tiết kiệm. Khi cung cấp dịch vụ tài chính nông
thôn, điều quan trọng là giúp cho người dân có cả chỗ vay tiền lẫn chỗ gửi tiền (dù là
những khoản tiết kiệm rất nhỏ). Tiết kiệm bảo đảm khả năng phát triển bền vững của
chương trình tín dụng, cũng như tăng tính tự chủ của người đi vay.
* Cho vay không nên là hoạt động biệt lập với những chương trình phát triển nông
thôn. Một ngộ nhận phổ biến là chỉ cố gắng cấp tín dụng cho nông dân càng nhiều thì càng
tốt. Trên thực tế, bản thân tín dụng chưa đủ để trở thành một công cụ hữu hiệu để kích
thích sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân, nhất là người nghèo. Tín dụng cần phải
được bổ sung bằng tiến bộ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đầu vào như hạt giống, phân bón,
và có thị trường để trao đổi nông sản và những sản phẩm khác do nông dân làm ra. Các
chương trình tín dụng nông thôn cũng cần kết hợp thêm các thành tố phát triển cộng đồng
như xây dựng năng lực địa phương, bồi đắp tinh thần tương thân tương trợ, tạo mối gắn
kết xã hội. Ngoài ra công tác đào tạo cũng có vai trò quan trọng, nông dân cần được hướng
dẫn để khai thác tiềm năng sản xuất kinh doanh của mình và biết sử dụng vốn vay một
cách khôn khéo, biết chú trọng đến khả năng sinh lợi./.
Chương 2
thực trạng huy động, cho vay vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn để phát triển nông nghiệp ở huyện phước sơn, tỉnh quảng nam
giai đoạn 2001 - 2005
2.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến quá trình phát triển
nông nghiệp, nông thôn ở huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí, địa hình: Phước Sơn là một huyện miền núi vùng cao và là một huyện có
nhiều thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống của tỉnh Quảng Nam, nằm ở 150 6 ' 33 '' -
150 31' 23'' vĩ độ Bắc và 1070 35' 25'' kinh độ Đông là cửa ngõ phía bắc của các tỉnh Tây
nguyên, có diện tích tự nhiên 114.127,12 ha. Phía bắc giáp huyện Quế Sơn, phía đông bắc
giáp huyện Hiệp Đức, phía Đông Nam giáp huyện Bắc Trà My và Nam Trà My, phía nam
và tây nam giáp tỉnh Kon Tum, phía tây bắc giáp huyện Nam Giang.
Địa hình của huyện Phước Sơn rất phức tạp, phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng núi
cao, gò đồi, độ dốc lớn, nơi cao nhất là đỉnh núi Pôl Tăm Heo cao 2.045m. Đất sản xuất
nông nghiệp thường chạy dọc theo các sông suối và các thung lũng và thường bị chia cắt
thành những vùng nhỏ, gây trở ngại cho việc xây dựng đồng ruộng, quản lý sản xuất và
thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp. Toàn huyện có 2 vùng: Vùng cao gồm các xã Phước
Lộc, Phước Kim, Phước Thành, Phước Công, Phước Chánh, Phước Mỹ, Phước Năng,
Phước Đức và Thị Trấn Khâm Đức. Vùng thấp gồm có xã Phước Hiệp. Địa hình của
huyện có thể chia thành các dạng: Địa hình vùng núi cao, địa hình vùng gò đồi, địa hình
vùng đất bằng. Từ những đặc điểm phức tạp của địa hình đã tạo cho Phước Sơn có nhiều
vùng thổ nhưỡng phong phú.
- Khí hậu, thời tiết : Hằng năm huyện Phước Sơn nhận được một nguồn năng lượng
mặt trời khá lớn. Nhiệt độ trung bình năm của huyện Phước Sơn là 230C, nhiệt độ cao nhất
trong năm là 400C, nhiệt độ thấp nhất trong năm là 150 C, các tháng nóng là từ tháng 4 đến
tháng 7 có nhiệt độ bình quân 27-280C, đặc biệt vào tháng 7 thường có gió Tây Nam.
Lượng mưa trung bình hằng năm là 3150mm, lượng mưa lớn nhất tập trung vào các tháng
10,11,12, chiếm trên 80% tổng lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 10 và 11.
Lượng bốc hơi trung bình năm là 1000mm, thời kỳ bốc hơi mạnh nhất là vào các tháng 6
và 7, thời kỳ bốc hơi thấp nhất là từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Do lượng bốc hơi chỉ
chiếm 30-32% tổng lượng nước cả năm nên độ ẩm không khí trung bình hàng năm lên đến
85%, lúc cao nhất lên đến 95%(tháng 11). Sương mù thường xuyên xuất hiện từ tháng 11
của năm trước đến tháng 2 năm sau, khoảng 100-150 ngày trong năm.
Do địa hình chia cắt và xa biển nên biên độ giữa ngày và đêm, đặc biệt là biên độ
nhiệt giữa mùa này với mùa khác chênh lệch nhau khá lớn. Mùa mưa ở Phước Sơn bắt đầu
từ tháng 8 và kéo dài đến tháng 12. Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 7. Huyện ít chịu
ảnh hưởng của gió bão. Các hướng gió chính thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió mùa
Tây Nam.
Phước Sơn có mạng lưới sông suối phân bố khá dày, nguồn nước dồi dào, lòng sông
dốc. Sông suối của huyện Phước Sơn tích trữ một nguồn thuỷ năng dồi dào là một thuận
lợi lớn trong việc xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện (hiện nay thuỷ điện ĐăkMi 4
đầu tư trên 4000 ngàn tỷ đông đang thi công).
- Đất đai: Theo điếu tra thổ nhưỡng của Đoàn quy hoạch nông nghiệp thuộc Viện
Quy hoạch Nông nghiệp, diện tích đất tự nhiên ở huyện Phước Sơn có các loại đất như
sau: đất phù sa bồi ven suối nhỏ Pb, đất phù sa ven suối nhỏ Pv, đất phù sa Glây Pg, đất
dốc tụ D, đất phù sa cổ FRv, đất nâu đỏ phát triển trên đá BaZan FKV, đất đỏ vàng phát
triển trên đá Macmacit Granit Fa (Lcu), đất đỏ vàng trên đá Paraga nai Psel, đất đỏ vàng
trên đá Philit Fr, đất nâu tím phát triển trên đá Pa raganai Fe (L), đất đỏ vàng phát triển
trên phiến thạch mica, đất mầu vàng đỏ phát triển trên đá Pa raganai, trong đó đất đỏ vàng
phát triển trên đá Macmacit Granit Fa (Lcu), đất đỏ vàng trên đá Paraganai Pel, đất màu
vàng đỏ phát triển trên đá Paraganai chiếm trên 85% diện tích tự nhiên toàn huyện.
Theo số liệu thống kê năm 2003, tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn huyện là
114.127,12ha. Trong đó: đất nông nghiệp 2.204,58ha; đất lâm nghiệp có rừng
70.070,06ha; trong đó phần lớn là diện tích đất rừng. Rừng Phước Sơn có nhiều loại gỗ
quý như gõ, sơn, dỗi, chò chỉ, lim và nhiều lâm sản phụ như mây, ươi. Cây dược liệu như
đổ trọng, quế, sâm, sa nhân, trầm hương… Độ che phủ của rừng Phước Sơn còn trên 60%,
là nơi sinh sống của nhiều loại động vật quý như voi, hổ, nai, khỉ, gấu, rắn, trăn, tắckè, rùa,
ba ba… và nhiều loài chim như: công, trĩ, qụa đen… Đất chuyên dùng 514,15ha; đất ở
100,8ha; đất chưa sử dụng 41.237,53ha. Trong đó: đất bằng chưa sử dụng 1.199,3ha; đất
đồi núi chưa sử dụng 39.070,23ha; sông suối 861ha; đất có mặt nước chưa sử dụng 4ha;
núi đá không có rừng cây 103ha. Phần lớn diện tích đất còn lại chưa sử dụng rất thích hợp
cho sản xuất nông nghiệp và trồng cây các loại cây lâu năm như quế, cao su…[35].
- Về nguồn nước : Phước Sơn có nguồn nước dồi dào, bao gồm nguồn nước ngầm và
nguồn nước bề mặt, cùng với hệ thống sông suối dày đặc và phân bổ tương đối đều giữa
các vùng trên địa bàn huyện. Với sông ngòi nhiều, nguồn nước dồi dào và địa hình miền
núi cao như sông Đhăc My, Đhắc Mét, sông Trường, Nước Chè, suối Đhăc Ra Lon, Nước
Xe, Xà Oai, Xà Loa… Sông Đhăc My bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Linh, dài 56km là con
sông lớn có nhiều gềnh thác, lòng sông dốc rất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình
thuỷ điện (hiện nay công trình thuỷ điện Đắk My 4 đang khởi công xây dựng với công suất
273MW và công trình thuỷ điện ĐăkMy 1 đang trong giai đoạn lập dự án…). Nguồn nước
ngọt, nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và phát triển kinh tế. Song, do đặc
điểm thời tiết và địa hình, nên nguồn nước cũng thay đổi trữ lượng theo mùa: mùa mưa,
tập trung tới 80% lượng mưa cả năm, ngược lại những tháng mùa khô, lượng mưa chỉ
chiếm 1 - 2% lượng mưa cả năm, nên có những tháng lũ lụt, có tháng khô hạn ảnh hưởng
đến sinh hoạt và canh tác.
- Tài nguyên khoáng sản: Với thiết bị khoa học, kỹ thuật và qua thực tiễn khảo sát.
Phước Sơn có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, đa dạng về thể loại, nhưng
phức tạp về cấu trúc và hầu hết các loại khoáng sản đều có trữ lượng vừa và nhỏ, điều kiện
khai thác khó khăn như vàng: có trữ lượng nhỏ ở dạng sa khoáng và vừa ở dạng vàng gốc
ở xã Phước Đức, Phước Lộc, Phước Thành (hiện nay đang khai thác).
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
- Dân số và lao động: Tính đến 31/12/2005, tổng dân số của huyện Phước Sơn là
20.932 người. Trong đó: Nam 10.572 người, nữ 10.360 người; số người trong độ tuổi lao
động là 9.978 người. Trong đó: số lao động Nam là 5.121 người, số lao động nữ là 4.857
người. Phước Sơn có đến 15 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo thành một cộng đồng dân
tộc phong phú và đa dạng, đông nhất là người Bh'noong và người Kinh, sau đó là người Ca
dong, Giẻ, Co, Cơ tu, Hoa…Người Bh'noong chiếm trên 65% dân số toàn huyện - là một
nhóm tộc người thuộc dân tộc Giẻ-Triêng, xưa kia sinh sống rải rác suốt từ nguồn Nước
Mỹ sang đến vùng Đak Glêi của tỉnh Kom Tum và ở vùng thấp giáp ranh giữa Phước Sơn
và Quế Sơn 35.
Tuy lao động ít thất nghiệp, nhưng phần lớn lao động đang làm việc là lao động giản
đơn thủ công; chất lượng hiệu quả lao động thấp, phần lớn lao động chưa được đào tạo.
- Về kinh tế: Phước Sơn là huyện có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm phần lớn.
Đời sống của đồng bào theo phương thức tự cấp, tự túc phụ thuộc vào thiên nhiên; sản xuất
còn tồn tại phương thức sản xuất lạc hậu, công cụ thô sơ, phát rừng làm rẫy, luân canh,
trồng lúa nước trên ruộng cạn. Trong những năm gần đây, nhờ có chính sách định canh,
định cư, chường trình 327, chương trình 135, chương trình nước sinh hoạt theo Quyết định
134-CP, chương trình xoá nhà tạm, chương trình 143, chương trình xây dựng cụm kinh tế
xã, chương trình phát triển công nghiệp chế biến, khôi phục các làng nghề truyền thống
và các chương trình khác, do vậy kinh tế nông thôn ở huyện Phước sơn có bước phát
triển khá, cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng kinh tế thị trường, bộ mặt KT
- XH có bước đổi mới nhất định.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cả thời kỳ 2001-2005 đạt 7,5%, các thành phần
kinh tế tiếp tục phát triển theo đúng chủ trương đường lối của Đảng, nhiều doanh nghiệp
ngoài quốc doanh được thành lập và hoạt động có hiệu quả, giá trị sản xuất lâm - nông
nghiệp tăng 7,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 5%, thương mại - dịch vụ tăng 8,5%, đến
cuối năm 2005 tỉ trọng (GDP) thương mại - dịch vụ chiếm 45,5%, lâm - nông nghiệp
33,5% và công nghiệp - xây dựng 21% ( tương ứng với cơ cấu trên năm 2000 là 40,5%,
41,9% và 17,6%). Thu nhập bình quân đầu người từ 1,3 triệu tăng lên 1,7 triệu
đồng/người/năm [39, tr.9].
+ Sự nghiệp định canh định cư cơ bản ổn định: Nhờ triển khai lồng ghép các chương
trình dự án quốc gia với kế hoạch phát triển KT - XH của địa phương nên những mục tiêu
ĐCĐC thực hiện có hiệu quả, đến nay toàn huyện có trên 2.000 hộ và trên 10.000 nhân
khẩu cơ bản ổn định ĐCĐC, chiếm tỉ lệ trên 70%.
+ Sản xuất nông nghiệp và khu vực nông thôn có bước phát triển: Diện tích gieo
trồng hàng năm đều tăng, ruộng nước từ 431 ha năm 2001 tăng lên 666 ha năm 2005, năng
suất cây trồng chính năm sau cao hơn năm trước, bình quân lúa ruộng đạt 35 tạ/ha, bắp 18
tạ/ha; tổng sản lượng lương thực có hạt từ 3.500 - 3.700 tấn/năm; tổng đàn gia súc trên
12.000 con, tăng 20% so với năm 2001, nuôi cá nước ngọt được chú trọng, việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
chăn nuôi có tiến bộ, trên 60% diện tích lúa ruộng được tưới, kinh tế vườn, kinh tế trang
trại đang mở ra hướng mới nhằm khai thác tiềm năng để sản xuất hàng hoá.
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội tiếp tục được tăng cường: Gần 100 công trình được
đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Tổng nguồn vốn đầu tư XDCB của toàn xã hội
trên 100 tỷ đồng, trong đó vốn NSNN trên 87,7 tỷ đồng. Đến nay đã khai thông trên 30 km
đường đến trung tâm 5 xã vùng cao, gần 10 km đường nội thị và liên thôn được cấp phối,
hoặc bêtông ximăng, trên chục cầu cống lớn qua sông suối lớn được xây dựng, lưới điện
quốc gia mở rộng lên 4 xã vùng cao, các công trình trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc
các xã được cải tạo nâng cấp hoặc xây dựng mới. Toàn huyện đã phủ sóng phát thanh,
truyền hình, 6 xã có đường quốc lộ đi qua, 5 xã có đường công vụ đến trung tâm, 9/11 xã
và 70% hộ được dùng điện, 60% hộ đảm bảo nước sinh hoạt, 7/11 xã có bưu điện văn hoá,
từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi [14, tr.11-12].
2.1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, đặc điểm KT-XH của Phước Sơn.
Những đặc điểm về tự nhiên, KT - XH của huyện Phước Sơn vừa có tác động tích
cực, vừa có tác động tiêu cực đến quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn của huyện.
- Những lợi thế (hay tác động tích cực) của huyện là:
+ Với vị trí địa lý kinh tế của huyện là cửa ngõ phía bắc của các tỉnh Tây nguyên và
là cửa ngõ của các nước Đông dương, tạo lợi thế quan trọng cho sự giao lưu, trao đổi hàng
hoá thúc đẩy phát triển kinh tế kinh tế và mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
+ Đất đai, khí hậu thảm thực vật và hệ thống động thực vật đa dạng là tiềm năng lớn,
tiền đề để phát triển và thúc đẩy chuyển đổi CCKT nông nghiệp theo hướng đa dạng, phát
triển cây, con có giá trị xuất khẩu cao. Hiện tại, Phước Sơn mới khai thác tài nguyên thiên
nhiên ở mức độ thấp, còn nhiều tiềm năng đất đai cho phát triển nông - lâm nghiệp, nhất là
cây công nghiệp dài ngày, trồng rừng nguyên liệu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như
cao su, điều, keo lai… là nguồn cung cấp nguyên liệu lớn và phong phú cho ngành công
nghiệp chế biến.
+ Với hệ thống sông suối và nguồn nước dồi dào, địa hình dốc là tiềm năng lớn để
phát triển các công trình thuỷ điện, phục vụ cho CNH,HĐH nông nghiệp và phát triển kinh
tế nông thôn.
+ Dự án Đường Hồ Chí Minh đi ngang qua địa bàn huyện với gần 100km đã được
khai thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, thúc đẩy kinh tế phát triển theo
hướng bền vững, đáp ứng được nguyện vọng bao đời nay của các dân tộc đang sinh sống
trên địa bàn.
+ Tài nguyên khí hậu, địa hình, cảnh quan thiên nhiên kết hợp với các yếu tố văn hoá,
lịch sử là những điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển mạnh các ngành du lịch, nghĩ
dưỡng…đây là lợi thế để huyện Phước Sơn chuyển dịch một bộ phận lao động nông
nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ tạo điều kiện đưa máy móc vào phát triển nông
nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với thị trường tại địa phương.
+ Nguồn lực lao động trẻ, dồi dào, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, giá nhân
công thấp là một lợi thế để phát triển kinh tế xã hội tại địa phương trong những năm đến.
- Những hạn chế (hay tác động tiêu cực) là :
+ Do khí hậu hai mùa là mùa mưa và mùa khô nên dễ xảy ra hạn hán, cháy rừng vào
mùa khô, ngập úng, lũ quét vào mùa mưa. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến đến năng suất
cây trồng và con vật nuôi, thậm chí có những năm mất mùa. Đây là một khó khăn lớn
trong việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn của huyện.
+ Địa hình rất phức tạp, phần lớn diện tích đất đai thuộc vùng gò, đồi, độ dốc lớn, bị
chia cắt bởi hệ thống sông, suối, gây trở ngại cho việc quy hoạch, bố trí, quản lý sản xuất
và áp dụng cơ giới hoá trong nông nghiệp.
+ Sự khai thác tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản (gỗ, vàng) trái phép trong những
năm qua đã xâm hại và ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, và ảnh hưởng tiêu cực
đến việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
+ Lực lượng lao động chưa qua đào tạo, mù chữ, không có trình độ chuyên môn kỹ
thuật chiếm tỷ lệ cao nên hạn chế rất nhiều tới tốc độ tăng trưởng và đẩy mạnh CNH,HĐH
nông nghiệp nông thôn trên địa bàn.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị công nghệ trong nông nghiệp còn lạc hậu, phân tán.
Chưa hình thành được các cụm công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, nên
tác động của công nghiệp vào nông nghiệp chưa nhiều. Đây cũng là một bất lợi trong việc
phát triển nông nghiệp ở huyện Phước Sơn.
+ Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người còn
thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Chính vì vậy, hầu hết thu nhập của người dân chỉ mới tập
trung cho tiêu dùng phục vụ cuộc sống hàng ngày, mức tiết kiệm thấp, gây bất lợi cho việc
đầu tư trang bị kỹ thuật, công nghệ và chuyển dịch CCKT nông nghiệp.
Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Phước Sơn
CHỉ TIÊU
ĐVT
NĂM
2001 2002 2003 2004 2005
1. Diện tích cây lương
thực
ha 1.312 1.384,7 1.447 1.498 1.559
2. SL. lương thực cây có
hạt
Tấn 2.807 3.061 3.732 3.835 3.876
3. Dân số trung bình người 19.331 19.770 19.939 20.306 20.701
4. SL.Lương thực BQ đầu
người
Kg 145,20 154,83 187,17 188,80 187,20
5. Tỷ lệ hộ đói nghèo % 49,9 39,8 33,01 29,74 21%
Nguồn : Niên giám thống kê huyện Phước Sơn (2001 - 2005)
2.2. Thực trạng của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam và việc tìm
kiếm thị trường tín dụng ở nông thôn.
Song song với công cuộc đổi mới nền kinh tế, Đảng ta chủ trương đổi mới Ngân
hàng, từ ngân hàng một cấp chuyển sang Ngân hàng hai cấp: NHNN giữ vai trò quản lý
nhà nước trên lĩnh vực tài chính, tiền tệ; là Ngân hàng của các Ngân hàng; các tổ chức tín
dụng thực hiện kinh doanh trên thị trường tiền tệ, tín dụng.
Ngày 26 tháng 3 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị
định số 53/NĐ-HĐBT thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng
Phát triển nông nghiệp Việt Nam, tiền thân của NHNo&PTNT Việt Nam ngày nay.
Từ ngày 1/7/1988 Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam chính thức đi vào hoạt
động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, với 31.470 công nhân viên chức, hoạt động còn mang
nặng tính tập trung quan liêu bao cấp cả về mặt tư duy lẫn quản trị điều hành. Tài sản vốn
liếng nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu, với tổng nguồn vốn 575tỷ đồng, trong đó vốn huy động
chỉ có 242 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42% và vay NHNN 333 tỷ, tỷ trọng 58%. Tổng dư nợ
554 tỷ, trong đó tỷ trọng cho vay ngắn hạn 93%, cho vay trung dài hạn 7%.
Dư nợ cho vay tư doanh, cá thể, gia đình (gọi là kinh tế hộ) chỉ có 30 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng 5,3%. Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước chiếm 85%, kinh tế tập thể chiếm
trên 9%.
Ngân hàng phát triển Nông nghiệp thời kỳ này, về danh nghĩa là ngân hàng chuyên
doanh, nhưng do áp lực từ nhiều phía của chế độ tập trung quan liêu bao cấp đang trong
giai đoạn chuyển đổi, nên chưa được tự chủ trong kinh doanh, vẫn phải chấp hành sự phê
duyệt: Bao gồm khối lượng tín dụng, lãi suất, thời hạn cho vay. Sau hai năm rưỡi đổi mới
đến cuối năm 1990, Tổng dư nợ là 1.500 tỷ đồng, chủ yếu là cho vay ngắn hạn, trong đó xí
nghiệp quốc doanh trung ương 240 tỷ đồng, quốc doanh tỉnh, thành phố và huyện 871 tỷ
đồng, kinh tế tập thể 181 tỷ đồng, tư doanh, cá thể chỉ có 103 tỷ đồng (chiếm 7,4%). Nợ
quá hạn hơn 800 tỷ chiếm 51% tổng dư nợ.
Trước bối cảnh nền kinh tế đang từng bước chuyển đổi, Ngân hàng Phát triển nông
nghiệp Việt Nam với chức năng của mình là kinh doanh tiền tệ tín dụng trong bối cảnh các
xí nghiệp quốc doanh, HTX lâm vào tình trạng khủng hoảng, 90% xí nghiệp cấp huyện,
50% xí nghiệp cấp tỉnh, thành phố không còn khả năng trả nợ, 3.048 xí nghiệp quốc doanh
có nguy cơ phá sản theo Nghị định 315 của Hội đồng Bộ trưởng và 12.397 HTX, 22.626 tổ
hợp tự tan rã, mang theo 615 tỷ đồng nợ khê đọng, không còn khả năng thu hồi, chiếm
30% tổng dư nợ [31, tr.3].
Mặt khác, một thực tế đặt ra là: Hộ nông dân có lao động, có ruộng đất, có kỹ thuật
và kinh nghiệm sản xuất nhưng vì thiếu vốn và đang rất cần vốn. Điều đó đòi hỏi Ngân
hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam càng phải quyết tâm hơn, phải có sự chuyển hướng
thị trường mạnh mẽ hơn: Đó là đầu tư vào kinh tế hộ.
Trước tình thế đó đòi hỏi Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam phải đổi mới
quyết liệt và nhanh hơn. Điều đó biểu hiện rõ nét trong phương hướng nhiệm vụ năm 1990
là: "Cuộc đổi mới tiếp theo của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam là toàn diện
từ chính sách, tổ chức, đến cơ chế tín dụng, lãi suất, tài chính,…Song quan trọng nhất là
đổi mới phương thức kinh doanh để phát huy vai trò chủ đạo của một ngân hàng quốc
doanh, tự đổi mới, tự phát triển liên kết với các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh để
chiếm vị trí chi phối thị trường tiền tệ ở nông thôn. Đồng thời phát huy được tính chất phát
triển của Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam…" "Ngân hàng Phát triển nông
nghiệp Việt Nam kinh doanh tín dụng và tiền tệ trong lĩnh vực nông nghiệp là phù hợp với
đường lối của Đảng, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là cơ sở để phát triển công
nghiệp trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội…"[31]. Để
thực hiện phương châm đó: Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam chuyển hướng
kinh doanh quan trọng về thị trường, lấy nông nghiệp, nông thôn, nông dân là đối tượng
chính trong hoạt động của mình.
Biểu 2.2: Kết quả cho vay kinh tế hộ
Đơn vị: tỷ đồng;%
chỉ tiêu
năm 1993 năm 1998 tăng(+),giảm(-)
Số tiền Tỷ
trọng
Số
tiền
Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ
trọng
I. Tổng nguồn vốn 7.930 100% 31.78
9
100% +23.8
59
+300%
1. Vốn huy động 4.646 58% 25.31
3
79.6% +20.6
67
+21.6
%
2. Vốn vay NHNN,
TCTD
3.146 39.6% 3.305 10.4% +159 -29.2%
3. Vốn uỷ thác đầu tư 138 2.4% 3.171 10% +3.03
3
+7.6%
II. Tổng dư nợ 6.670 100% 27.38
2
100% +20.7
12
+310%
1. Phân theo loại cho 6.670 100% 27.38 100%
vay 2
+ Ngắn hạn 5.669 85% 17.49
4
64% +11.8
25
+208%
+ Trung, dài hạn 1.001 15% 9.888 36% +8.88
7
+888%
2. Phân theo TPKT 6.667 100% 27.38
2
100%
+ DNNN 1.668 25% 7.915 29% +6.24
7
+374%
+ HTX 734 11% -734 -11%
+ DN ngoài QD 0 0 2.467 9% +2.46
7
+ Hộ gia đình CN 4.269 64% 17.00
0
62% +12.7
31
+298%
3. Nợ quá hạn 410 1.128 +718 +17,5
%
+ Tỷ lệ 6.15% 4.12% -
2.03%
-33,5%
Nguồn : Báo cáo tổng tổng kết 15 năm cho vay kinh tế hộ của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Việt Nam
2.2.1. Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT đối với việc phát triển nông
nghiệp, nông thôn tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
NHNo&PTNT huyện Phước Sơn là đơn vị trực thuộc Ngân hàng No&PTNT tỉnh
Quảng Nam (đơn vị thành viên hạch toán NHNo&PTNT Việt Nam). Tiền thân của Ngân
hàng No&PTNT huyện Phước Sơn là Ngân hàng Nhà nước cấp huyện được hình thành
vào năm 1976. Hiện nay NHNo&PTNT huyện Phước Sơn thực hiện chức năng kinh doanh
đa năng, vừa thực hiện chức năng kinh doanh, vừa làm dịch vụ tài chính trung gian cho
Chính phủ và các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Đối tượng khách hàng phục
vụ chủ yếu là nông dân và các doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn huyện. Trong những
năm qua, NHNo&PTNT huyện Phước Sơn đã không ngừng vươn lên để phục vụ có hiệu
quả cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện tốt chương trình
mục tiêu xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy KT-XH tại địa phương ngày càng phát triển ổn
định.
Quá trình xây dựng và trưởng thành của NHNo&PTNT huyện Phước Sơn luôn gắn
bó chặt chẽ với sự chuyển đổi cơ chế chung của toàn bộ nền kinh tế cũng như của ngành.
Có thể chia thành ba giai đoạn hình thành và phát triển:
* Giai đoạn 1976 - 1985
Tháng 7 năm 1976, đất nước được thống nhất về phương diện Nhà nước, nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Theo đó, Ngân hàng Quốc Gia miền nam được hợp
nhất vào Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, tạo thành một hệ thống Ngân hàng nhà nước
duy nhất trong cả nước.
Nhiệm vụ cơ bản về ngân hàng đã được xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng
lần thứ IV là : " Thông qua hoạt động tín dụng, tiền tệ mà tham gia xây dựng và thúc đẩy
thực hiện kế hoạch kinh tế, cung ứng vốn tín dụng, kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động
sản xuất và tăng cường chế độ hạch toán kinh tế. Phát triển mạnh tín dụng, bảo đảm vốn
sản xuất kinh doanh đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Mở rộng cho vay đối với khu vực
kinh tế tập thể để phát triển sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước. Thu hút tiền tiết kiệm
và tiền nhàn rỗi trong xã hội. Xây dựng ngân hàng thành trung tâm thanh toán có hiệu
lực. Quản lý chặt chẽ tiền mặt và lưu thông tiền tệ"[9].
* Giai đoạn 1986 - 1990
Từ những năm 1986 - 1987 nền kinh tế có nhu cầu vốn rất lớn, nhất là khi có chủ
trương của Đảng và Nhà nước cho sản xuất kinh doanh được phép bung ra. Trong bối cảnh
đó, các ngân hàng không đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu của nền kinh tế, đã làm nảy sinh
việc ra đời gần như tự phát của các tổ chức tín dụng ở đô thị. Đặc biệt là các năm 1988 -
1989 cùng với bước sơ khai chuyển ngân hàng sang hạch toán kinh doanh. Trong thời gian
này, các quy chế quản lý không được ban hành kịp thời và không được kiểm soát chặt chẽ
từ phía ngân hàng Nhà nước. Việc kiểm soát đã không theo kịp với tốc độ phát triển của
những tổ chức mang dáng dấp hoạt động ngân hàng, hoạt động của một số tổ chức tín
dụng thiếu lành mạnh, chỉ chạy theo kiếm lời bất chính, thậm chí còn có hành vi chụp giật,
lừa đảo. Với Nghị định 53/HĐBT ngày 26 tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng đã
tách ngân hàng trung ương từ một cấp thành hai cấp là NHNN và các NHTM. Thời kỳ này
đối tượng cho vay chủ yếu của NHNo&PTNT huyện Phước Sơn là các doanh nghiệp quốc
doanh cấp huyện, cấp tỉnh đóng trên địa bàn huyện và một số HTX theo mô hình cũ,
nguồn vốn cho vay chủ yếu là nguồn vốn bao cấp theo chỉ tiêu kế hoạch của NHTW, phần
lớn các doanh nghiệp quốc doanh và các HTX vay vốn tại ngân hàng sau một thời gian
hoạt động kinh doanh đều bị thua lỗ, phải đi đến phá sản, giải thể và sáp nhập.
* Giai đoạn 1990 đến nay
Đây là thời kỳ đổi mới cơ bản hệ thống ngân hàng. Tháng 5 năm 1990 Hội đồng Nhà
nước đã thông qua và công bố 2 pháp lệnh: Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp
lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính.
Định hướng cơ bản của Pháp lệnh về Ngân hàng là:
- Tách bạch chức năng: Ngân hàng Nhà nước là NHTW, có chức năng quản lý nhà
nước đối với hệ thống ngân hàng; chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng
thuộc về các NHTM và các tổ chức tín dụng.
- Tao lập một hệ thống NHTM và các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh tiền tệ
và cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật.
- Đa dạng hoá về loại hình (Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển,
Công ty Tài chính, HTX tín dụng).
- Đa dạng hoá về sở hữu (quốc doanh, cổ phần, hỗn hợp quốc doanh và các thành
phần kinh tế khác).
- Sự tham gia của ngân hàng nước ngoài vào thị trường tiền tệ Việt Nam
(Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài).
- Tăng cường tính độc lập và tự chủ trong kinh doanh tiền tệ.
- Từng bước tạo lập môi trường, điều kiện nhằm bảo vệ người gửi tiền, người cho
vay, người sản xuất kinh doanh… để hoạt động của hệ thống ngân hàng được an toàn.
Các pháp lệnh về ngân hàng mở ra khả năng đổi mới triệt để hệ thống ngân hàng và
coi đây là mũi đột phá, mở đầu cho sự nghiệp đổi mới quản lý kinh tế quốc dân, cũng từ
đây hệ thống NHTM trong đó có hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay đã chuyển
đổi từng bước mạnh mẽ và rất cơ bản.
Để xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, tăng cường quản lý
nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, góp phần phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường và có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng
XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.
Ngày 12 tháng 12 năm 1997 Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá
X, kỳ họp thứ 2 đã thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín
dụng. Ngày 26 tháng 6 năm 2003, Chủ Tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
Công bố Lệnh số 19/2003/L-CTN về Công bố Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.(đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003).
Hoạt động của NHNo&PTNT huyện Phước Sơn trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt từ
năm 1996 đến nay có tốc độ tăng trưởng khá cả về quy mô và chất lượng, góp phần đẩy
nhanh sự phát triển nông nghiệp, nông thôn tại địa bàn.
Biểu 2.3: một số chỉ tiêu hoạt động Ngân hàng huyện Phước Sơn
(giai đoạn 2001 - 2005)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005
I. Nguồn vốn huy động 32.775 39.330 41.230 44.750 47.670
1.Tiền gửi các tổ chức kinh tế
2.Tiền gửi ngân sách
3. Tiền gửi dân cư
4. Vay các TCTD (NHNN)
9.932
4.817
18.026
0
9.833
7.866
21.631
0
9.896
8.246
23.088
0
4.475
13.425
26.850
0
7.151
11.917
28.602
0
II. Hoạt động tín dụng
1. Doanh số cho vay
2. Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn
Dư nợ chia theo TPKT
19.500
13.700
0,15%
25.750
15.250
0,30%
38.876
30.605
0,35%
41.500
37.512
0,37%
40.625
39.464
0,42%
a. Dư nợ kinh tế quốc doanh
b. Dư nợ kinh tế ngoài quốc
doanh
c. Dư nợ kinh tế tập thể
d. Dư nợ kinh tế cá thể, hộ gia
đình
2.500
0
0
11.200
2.750
1.800
0
10.700
14.805
2.200
0
13.600
17.900
3.350
0
16.262
16.764
4.200
0
18.500
Nguồn : Báo cáo thống kê của NHNo&PTNT huyện Phước Sơn
2.2.2. Cơ chế hoạt động cho vay để phát triển nông nghiệp - những kết quả đạt
được và một số kinh nghiệm.
2.2.2.1. Các cơ chế chính sách cho vay để phát triển nông nghiệp.
Sau một thời gian theo dõi kết quả "Làm thử" của một số tỉnh, thành phố, làm thí
điểm theo văn bản số 53/NHNg, và cho vay hộ đồng bào Khơ Me, đồng bào Chăm ma
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN-Lâm - Nông - Công nghiệp Thương mại, dịch vụ (2).pdf