Tài liệu Luận văn Lãi suất và vấn đề sử dụng các chính sách lãi suất trong việc điều tiết nền kinh tế ở Việt Nam: - 1 -
Luận Văn
“Lãi suất và vấn đề sử dụng các chính sách lãi suất
trong việc điều tiết nền kinh tế ở Việt Nam”
- 2 -
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường lãi suất là một trong những biến số
được theo dõi một cách chặt chẽ nhất bởi nó có quan hệ mật thiết đối
với lợi ích kinh tế của từng người trong xã hội. Lãi suất tác động đến
quyết định của mỗi cá nhân: chi tiêu hay tiết kiệm để đầu tư. Sự thay
đổi của lãi suất có thể dẫn tới sự thay đổi quyết định của mỗi doanh
nghiệp: vay để mở rộng sản xuất, hoặc đầu tư vào đâu có lợi nhất.
Thông qua những quyết định của cá nhân, doanh nghiệp lãi suất ảnh
hưởng đến mức độ phát triển cũng như cơ cấu của nền kinh tế đất
nước.
Công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta trong hơn mười năm qua
đã tạo cho đất nước bộ mặt mới, sức sống mới. Những thành tựu đạt
được trên các mặt đã đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã
hội, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, từ đó tạo tiền đề
cho giai đoạn phát tr...
42 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Lãi suất và vấn đề sử dụng các chính sách lãi suất trong việc điều tiết nền kinh tế ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
Luận Văn
“Lãi suất và vấn đề sử dụng các chính sách lãi suất
trong việc điều tiết nền kinh tế ở Việt Nam”
- 2 -
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường lãi suất là một trong những biến số
được theo dõi một cách chặt chẽ nhất bởi nó có quan hệ mật thiết đối
với lợi ích kinh tế của từng người trong xã hội. Lãi suất tác động đến
quyết định của mỗi cá nhân: chi tiêu hay tiết kiệm để đầu tư. Sự thay
đổi của lãi suất có thể dẫn tới sự thay đổi quyết định của mỗi doanh
nghiệp: vay để mở rộng sản xuất, hoặc đầu tư vào đâu có lợi nhất.
Thông qua những quyết định của cá nhân, doanh nghiệp lãi suất ảnh
hưởng đến mức độ phát triển cũng như cơ cấu của nền kinh tế đất
nước.
Công cuộc đổi mới toàn diện ở nước ta trong hơn mười năm qua
đã tạo cho đất nước bộ mặt mới, sức sống mới. Những thành tựu đạt
được trên các mặt đã đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã
hội, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, từ đó tạo tiền đề
cho giai đoạn phát triển mới của đất nước - giai đoạn phát triển không
chỉ theo chiều rộng mà còn hướng tới chiều sâu. Trong công cuộc đổi
mới nền kinh tế, ý thức được lãi suất là công cụ quan trọng để điều
hành chính sách tiền tệ quốc gia, Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã
có những bước cải cách quan trọng về lãi suất để tiến dần tới tự do hoá
hoàn toàn lãi suất ở nước ta - đáp ứng đòi hỏi mang tính tất yếu của
nền kinh tế thị trường. Lãi suất bước đầu đã điều chỉnh theo yêu cầu
của thị trường, chế độ kiểm soát lãi suất cứng nhắc dần được nới lỏng,
ngày càng trở nên linh hoạt. Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng và
thực thi một chính sách lãi suất tiến tới tự do hoá trên cơ sở vừa đảm
bảo được sự kiểm soát của nhà nước đối với thị trường nhằm phù hợp
với mục tiêu và diễn biến của các biến kinh tế vĩ mô, với thực trạng thị
trường tài chính trong nước đang là một bài toán khó đối với các nhà
hoạch định chính sách.
- 3 -
Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Lãi suất và
vấn đề sử dụng các chính sách lãi suất trong việc điều tiết nền kinh
tế ở Việt Nam”. Đề án gồm ba chương:
Chương I: Lý thuyết chung về lãi suất.
Chương II: Những chính sách lãi suất ở Việt Nam trong
thời gian qua.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất ở Việt
Nam - Tự do hoá lãi suất.
Thông qua việc sử dụng các kênh thông tin thứ cấp: sách, báo, tạp
chí... với phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, tổng hợp, so sánh
số liệu. Bằng cách kết hợp việc nghiờn cứu lý thuyết và thực tế, thực
trạng của nền kinh tế, của chớnh sỏch lói suất ở Việt Nam. Mục đích
của đề án là trình bày rõ lý luận về lãi suất trên phương diện chung, từ
đó đi nghiên cứu các chính sách lãi suất đã sử dụng ở Việt Nam nhằm
thấy rõ những ưu điểm và các mặt hạn chế của từng chính sách qua đó
có thể rút ra những bài học để hoàn thiện chính sách lãi suất ở Việt
Nam, giải pháp để tiến hành tự do hoá lãi suất.
- 4 -
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT 3
I. Khái niệm lãi suất
II. Phân loại lãi suất 5
III. Vai trò của lãi suất trong nền kinh tế 7
1. Lãi suất với quá trình huy động vốn 7
2. Lãi suất với quá trình đầu tư 9
3. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm 12
4. Lãi suất với tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất khẩu 13
5. Lãi suất với lạm phát 15
6. Lãi suất với quá trình phân bổ các nguồn lực 18
7. Vai trò của lãi suất đối với ngân hàng thương mại 21
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ LÃI SUẤT NĂM 2011 22
I. Quý I năm 2011 23
II. Quý II năm 2011 24
III. Quý III năm 2011 25
IV. Quý IV năm 2011
CHƯƠNG 3. DỰ BÁO LÃI SUẤT NĂM 201228
I. Diễn biến lãi suất hai tháng đầu năm 32
II. Dự báo lãi suất 33\
1. Dự báo trong 6 tháng đầu năm 35
2. Dự báo trong 6 tháng cuối năm 36
KẾT LUẬN 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- 5 -
Chương I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ LÃI SUẤT
1. Khái niệm về lãi suất.
Khái niêm về lãi suât.
* Theo quan điểm của K.Marx: “Lãi suất là phần giá trị thặng dư
được tạo ra do kết quả bóc lột lao động làm thuê bị tư bản - chủ ngân
hàng chiếm đoạt”.
- 6 -
Như vậy theo K.Marx lãi suất có nguồn gốc từ lợi nhuận, là một
bộ phận của lợi nhuận. Từ quan điểm của K.Marx cho thấy nhìn
chung lãi suất tỷ suất lợi nhuận bình quân. Tuy nhiên, ta thấy phạm
vi đề cập của K.Marx chỉ ở phạm vi của quan hệ cho vay và đi vay do
sự phát triển hạn chế của các quan hệ tài chính, tiền tệ ở thời kỳ đó.
* Quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại cho rằng:“Lãi suất
chính là sự trả công cho số tiền vay, là phần thưởng cho “sở thích chi
tiêu tư bản”. lãi suất do đó còn được gọi là sự trả công cho sự chia lìa
với của cải, tiền tệ.” (J.M. Keynes). Nói một cách khác lãi suất chính
là chi phí cơ hội của việc giữ tiền, là kết quả của hoạt động tiền tệ.
Quan điểm coi lãi suất là kết quả của hoạt động tiền tệ, là chi phí
cơ hội của việc giữ tiền có thể nói là một bước tiến lớn trong việc xác
định các hình thức biểu hiện và những nhân tố tác động tới lãi suất.
Tóm lại, lãi suất được hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của
tín dụng-giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về
vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau. Khi
đến hạn, người đi vay sẽ phải trả cho người cho vay một khoản tiền
dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi
trên số tiền vốn gọi là lãi suất (World Bank).
1.2. Các loại lãi suất cơ bản và phương pháp đo lường.
1.2.1. Lãi suất đơn.
Vay đơn là cung cấp cho người vay một khoản tiền vốn, vốn này
phải được hoàn trả người cho vay vào ngày mãn hạn cùng với một
khoản tiền phụ được gọi là tiền lãi.
Đối với những khoản tín dụng được thực hiện dưới hình thức vay
đơn, lãi suất được gọi là lãi suất đơn.
Phương pháp tính lãi suất đơn:
- 7 -
Tiền lãi
Lãi suất đơn = ––––––––––
Tổng số vốn
Như vậy ta thấy việc tính toán lãi suất đơn rất đơn giản và thông
thường được áp dụng trong các món vay thương mại có thời hạn ngắn
hơn một năm hay là thời hạn cho vay trùng khít với chu kỳ tính lãi.
1.2.2. Lãi suất tích họp.
Từ việc xem xét lãi suất đơn ta thấy nảy sinh vấn đề: nếu chúng ta
tham gia vào một quan hệ tín dụng dài hạn hơn, 2 hoặc nhiều năm,
trong đó chu kỳ tính lãi lại thường là một năm hoặc thậm chí ít hơn,
tức là chu kỳ tính lãi nhỏ hơn thời gian tín dụng mà lại áp dụng cách
tính toán trên đây thì, một là mặc nhiên đã có sự thừa nhận một mức
lãi suất giống nhau giữa các thời kỳ khác nhau, và hai là chúng ta đã
không tính toán đầy đủ giá trị của việc sử dụng số tiền vốn dĩ đã lớn
hơn số tiền gốc ban đầu do khoản tiền lãi của chu kỳ tính lãi hoặc năm
trước đó đem lại. Chính vì lẽ đó lãi suất tích họp được coi là công
bằng và chính xác hơn trong việc đo lường lãi suất đối với các món
vay dài hạn.
Lãi suất tích họp là loại lãi suất tính cho các khoản vay mà thời
gian tín dụng chia làm nhiều chu kỳ tính lãi, ở chu kỳ tính lãi đầu tiên
lãi suất tích họp được tính toán dựa trên cơ sở lãi suất đơn, nhưng từ
chu kỳ tính lãi thứ hai trong thời hạn tín dụng do số vốn tín dụng thực
tế đã được tích luỹ thêm phần tiền lãi của chu kỳ trước nên lãi suất
đơn tính cho các chu kỳ sau sẽ lớn hơn chu kỳ đầu và “tích họp” lại
chúng ta sẽ có một mức lãi suất cho suốt thời kỳ khác so với mức lãi
suất đơn ban đầu. Một cách đơn giản, chúng ta có thể hiểu lãi suất tích
họp là lãi suất có tính đến yếu tố “lãi mẹ đẻ lãi con”.
- 8 -
Phương thức đo lường lãi suất tích họp:
it = (1+i)1/t -1
Trong đó: - it là lãi suất tích họp tại chu kỳ tính lãi bất kỳ (t) nào
đó.
- i là lãi suất đơn hàng năm.
Ưu điểm: - Lãi suất tích họp đã giải quyết được nhược điểm của
lãi đơn, nó phản ánh được mức lãi suất phụ thuộc vào độ dài thời gian
của tín dụng và chu kỳ tính lãi: độ dài thời gian tín dụng càng lớn hơn
chu kỳ tính lãi, lãi suất tích họp càng lớn.
- Lãi suất tích họp cho phép tính toán chính xác hơn số
tiền lãi trong các khoản vay ngắn hạn thậm chí theo số ngày. Chính
điều này đã làm cho thị trường tiền tệ với những món vay mượn nóng
ngày càng trở nên sôi động hơn.
1.2.3. Lãi suất hoàn vốn.
Lãi suất hoàn vốn là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền
thanh toán nhận được từ một khoản tín dụng với giá trị hôm nay của
khoản tín dụng đó.
Lãi suất hoàn vốn thường được áp dụng đối với các khoản tín dụng
mà việc trả vốn và lãi theo định kỳ hoặc trả một khoản cố định theo
định kỳ, chẳng hạn vay cố định hoặc trái phiếu coupon.
Phương pháp tính:
- Trường hợp thời hạn tín dụng là n năm ta có
PV(1+i)n =FVn hay PV=FVn/(1+i)n
Trong đó - PV: giá trị hiện tại
- 9 -
- FVn: giá trị tương lai sẽ được thanh toán của số tiền
sau thời gian tín dụng.
- Trường hợp những khoản tín dụng trả từng phần cố định vào thời
điểm cuối mỗi năm trong suốt thời kỳ tín dụng thì ta có:
PV=FP/(1+i)1+FP/(1+i)2+…+FP/(1+i)n
Trong đó FP: khoản thanh toán hàng năm đã biết.
Để tính lãi suất hoàn vốn (i) ta phải giải các phương trình trên.
- Đối với trái phiếu Coupon, người sở hữu trái phiếu Coupon sẽ
được thanh toán số lợi nhuận ở dạng tiền Coupon cố định hàng năm và
đến năm cuối cùng của kỳ hạn sẽ nhận nốt số Coupon cuối cùng và
toàn bộ tiền vốn. Do đó ta có:
PV = C/(1+i)1 + C/(1+i)2 + … + C/(1+i)n + F/(1+i)n
Trong đó: - C là số tiền coupon cố định nhận được hàng năm.
- F là số tiền vốn nhận được vào năm cuối cùng của kỳ
hạn.
Giải phương trình trên ta được lãi suất hoàn vốn (i) của trái phiếu
Coupon.
Việc giải các phương trình trên được thực nhờ các phần mềm tính
toán của máy tính hoặc tra bảng.
Nhằm làm đơn giản việc tính toán lãi suất hoàn vốn của các trái
phiếu trên thương trường một cách nhanh chóng, ngay cả khi không
có máy tính cá nhân và bảng số, hai hình thức vận dụng lãi suất hoàn
vốn là lãi suất hoàn vốn hiện hành và lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính
giảm.
1.2.3.1. Lãi suất hoàn vốn hiện hành.
- 10 -
Phương pháp tính: bằng tỷ số giữa tiền thanh toán coupon hàng
năm với giá của trái phiếu đó.
ic = C/Pcb
Trong đó: - ic là lãi suất hoàn vốn hiện hành của trái phiếu
coupon.
- Pcb là giá của trái phiếu coupon.
- C là tiền coupon hàng năm.
1.2.3.2. Lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm.
Sử dụng cho các loại trái phiếu chiết khấu hay tính giảm, tức là để
trả thu nhập cho người mua người ta bán trái phiếu với giá thấp hơn
mệnh giá của nó. Để đơn giản người ta tính tỷ suất lợi nhuận của trái
phiếu và coi tỷ suất đó như là lãi suất hoàn vốn:
itg = {(F - Ptg)/F}(360/N)
Trong đó: - itg là lãi suất hoàn vốn trên cơ sở tính giảm.
- F là mệnh giá của trái phiếu tính giảm.
- Ptg là giá bán trái phiếu.
- N số ngày tới khi đến hạn thanh toán của trái phiếu.
1.3. Một số phân biệt về lãi suất.
1.3.1. Lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa.
Tỷ lệ lạm phát hay tỷ lệ trượt giá của đồng tiền trong một thời gian
nhất định luôn làm cho giá trị thực trở nên nhỏ hơn giá trị danh nghĩa.
Vì vậy, lãi suất thực luôn nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa bởi tỷ lệ lạm
phát nói trên.
- Trường hợp tỷ lệ lạm phát (ii) không lớn hơn 10% thì lãi suất
thực và lãi suất danh nghĩa có liên hệ với nhau qua công thức:
- 11 -
ir = in + ii
Trong đó: - ir là lãi suất thực
- in là lãi suất danh nghĩa
- ii là tỷ lệ lạm phát
- Trường hợp tỷ lệ lạm phát ii cao hơn 10% thì lãi suất thực phải
tính theo công thức sau:
in - ii
ir = –––
ii + 1
Ta thấy tỷ lệ lạm phát càng cao, lãi suất thực càng thấp.
1.3.2. Lãi suất và tỷ suất lợi tức.
Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn cho vay.
Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm của số thu nhập của người có vốn
trên tổng số vốn anh ta đã đưa vào sử dụng (đầu tư hay cho vay).
- Ví dụ về lãi suất và tỷ suất lợi tức: Ông A mua một trái phiếu
kho bạc có thời hạn là 1 năm, mệnh giá là 1.000.000 VND với lãi suất
cố định là 6% năm. Nếu ông A giữ trái phiếu đó cho đến ngày đáo
hạn và nhận khoản thu nhập bằng 6% mệnh giá trái phiếu và đúng
bằng lãi suất của trái phiếu. Nhưng nếu lãi suất trên thị trường là 5%,
ông A đem bán trái phiếu này và thu được 1.200.000 VND, thì lúc này
khoản thu nhập của ông A là 200.000 VND và tỷ suất lợi tức là 20%.
Như vậy, lãi suất không nhất thiết phải bằng với tỷ suất lợi tức.
Trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, ngoài một tỷ lệ lãi
nhất định các tổ chức này còn đòi hỏi người vay tiền phải trả thêm các
khoản phí, và do đó, tổng thu nhập từ những khoản cho vay không chỉ
là phần tiền lãi có được do lãi suất cho vay mang lại mà còn cộng
- 12 -
thêm các khoản chi phí trên. Tỷ lệ % của tổng thu nhập (còn gọi là chi
phí tài chính đối với người đi vay) trên số vốn cho vay chính là tỷ suất
lợi tức hay lãi suất hiệu quả của tổ chức tín dụng.
1.3.3. Các lãi suất cơ bản của ngân hàng.
Ba loại lãi suất cơ bản của ngân hàng thường được quan tâm hơn
cả bao gồm lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay và lãi suất liên ngân
hàng.
- Lãi suất tiền gửi thông thường là lãi suất mà ngân hàng thương
mại (NHTM) trả cho người gửi tiền trên số tiền ở tài khoản tiền tiết
kiệm, lãi suất tiền gửi được xác định thông qua công thức:
itg = icb + ii
Trong đó: - itg là lãi suất tiền gửi.
- icb là tỷ lệ lãi cơ bản của ngân hàng trả cho từng loại
tiền gửi khác nhau.
- Lãi suất cho vay là lãi suất mà ngân hàng cho các cá nhân, tổ
chức vay vốn trong thời hạn nhất định, tuỳ theo tính chất của món vay
và thời gian vay vốn mà lãi suất cho vay được xác định khác nhau, tuy
vậy lãi suất cho vay thường được xác định dựa trên cơ sở của lãi suất
tiền gửi:
icv = itg + X
Trong đó: - icv là lãi suất cho vay.
- X là chi phí nghiệp vụ của ngân hàng.
- Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng cho nhau
vay tiền tệ như lãi suất LIBOR hay PIBOR... tương ứng với lãi suất
trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng London hay Paris...
- 13 -
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất.
2.1. Cung cầu của quỹ cho vay.
Lãi suất là giá cả của cho vay chính vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào
của cung và cầu quỹ cho vay không cùng một tỷ lệ đều sẽ làm thay
đổi mức lãi suất trên thị trường
Từ đó cho thấy ta có thể điều chỉnh mức lãi suất trên thị trường
bằng cách tác động vào cung cầu vốn trên thị trường mặt khác muốn
duy trì sự ổn định của lãi suất thì sự ổn định của thị trường vốn phải
được đảm bảo vững chắc.
2.2. Lạm phát dự tính.
Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một thời kỳ nào
đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng lên (hiệu ứng Fisher).
Nguyên nhân:
- Xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh
nghĩa cho thấy để duy trì lãi suất thưc không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng
đòi hỏi lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng.
- Công chúng dự đoán lạm phát tăng sẽ dành phần tiết kiệm của
mình cho việc dự trữ hàng hoá hoặc những dạng thức tài sản phi tài
chính khác như vàng, ngoại tệ mạnh… chính điều này sẽ làm giảm
cung quỹ cho vay và gây áp lực tăng lãi suất của các ngân hàng cũng
như trên thị trường.
2.3. Hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước.
Ngân sách Nhà nước vừa là nguồn cung tiền gửi vừa là nguồn cầu
tiền vay đối với ngân hàng. Do đó, sự thay đổi giữa thu, chi ngân sách
Nhà nước là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất. Ngân
sách bội chi hay thu không kịp tiến độ sẽ dẫn đến lãi suất tăng. Để bù
- 14 -
đắp, chính phủ sẽ vay dân bằng cách phát hành trái phiếu. Như vậy
lượng tiền trong dân chúng sẽ bị thu hẹp làm tăng lãi suất.
Ngoài ra khi thâm hụt ngân sách đã trực tiếp làm cầu về quỹ cho
vay trong các định chế tài chính tăng lên, trong khi cung lại giảm và
nâng cao lãi suất hoặc người dân dự đoán lạm phát sẽ tăng cao do Nhà
nước tăng khối lượng cung ứng tiền tệ, dẫn tới việc găm tiền lại để
mua tài sản khác làm cung quỹ cho vay bị giảm một cách tương ứng
và lãi suất tăng lên.
2.4. Thay đổi của thuế.
Thuế thu nhập cá nhân và thuế lợi tức công ty khi tăng lên có
nghĩa là điều tiết đi một phần thu nhập của những cá nhân và tổ chức
cung cấp dịch vụ tín dụng hay những người tham gia kinh doanh
chứng khoán. Mọi người đều quan tâm tới lợi nhuận sau thuế hay thu
nhập thực tế hơn là thu nhập danh nghĩa do đó để đảm bảo mức lợi
nhuận thực tế họ phải cộng thêm vào lãi suất cho vay những thay đổi
của thuế.
Vấn đề xác lập và điều chỉnh thuế cho phù hợp nhằm hạn chế
những tác động ngoài ý muốn.
2.5. Tỷ giá.
Tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng đơn vị tiền tệ
của nước khác. Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối
quyết định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như cán cân thanh
toán quốc tế, cung cầu ngoại tệ, lạm phát… trong xu thế toàn cầu hoá
hiện nay làm cho không một quốc gia nào, nếu muốn tồn tại và phát
triển, lại không tham gia thực hiện phân công lao động và thương mại
quốc tế. Thông qua quá trình trao đổi buôn bán giữa các nước, tỷ giá
(tỷ giá được niêm yết theo phương pháp biểu hiện trực tiếp) của một
- 15 -
nước tăng, xuất khẩu tăng lên nguồn thu ngoại tệ tăng lên. Điều đó
làm tăng cung ngoại tệ, tương đương với việc tăng cầu nội tệ kết quả
là làm lãi suất tăng lên.
Bằng cách lập luận tương tự, chúng ta sẽ thu được một mức lãi
suất nội tệ thấp hơn nếu tỷ giá giảm, đồng nội tệ có giá hơn. Tóm lại,
khi mức giá của đồng tiền một nước so với các nước khác giảm xuống
thì một ước đoán hợp lý là lãi suất trong nước sẽ tăng lên và ngược lại.
2.6. Những thay đổi trong đời sống xã hội.
Ngoài những yếu tố ở trên, lãi suất còn rất nhạy cảm với những
biến đổi của tình hình kinh tế, chính trị cũng như những biến động tài
chính quốc tế như các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế
giới...
Từ cuối năm 2000, nền kinh tế Mỹ rơi vào tỡnh trạng suy thoỏi.
Cỏc nền kinh tế lớn khỏc trờn thế giới : Tõy Âu, Nhật Bản,... cũng rơi
vào tỡnh trạng trỡ trệ. Để cứu vón xu thế đó, từ ngày 4-1-2001, Cục
dự trữ liên bang Mỹ - FED (Ngân hàng trung ương của nước này) đó
11 lần hạ lói suất chủ đạo của mỡnh, từ 6,5%/năm (trước tháng 1-
2001) lần lượt xuống cũn 1,75%/thỏng (từ 12-12-2001), thấp nhất
trong vũng hơn 30 năm qua trong lịch sử nền kinh tế Mỹ. Ngân hàng
trung ương Nhật Bản (BOJ) hạ lói suất của mỡnh xuống bằng 0. Ngõn
hàng trung ương châu Âu (ECB) cũng nhiều lần hạ lói suất của
mỡnh... Tỏc động dây chuyền của lói suất trờn cỏc thị trường chủ chốt
của thế giới : Thị trường liên ngân hàng Luân Đôn (LIBOR), Thị
trường liên ngân hàng Xin-ga-po (SIBOR),... cũng liên tục giảm. Ở
Việt Nam, để hạn chế tác động tiêu cực của xu hướng suy giảm nền
kinh tế toàn cầu từ đầu năm 2001 đến nay, ngân hàng nhà nước
(NHNN) đó cắt giảm lói suất cơ bản đối với đồng Việt Nam (VND)
- 16 -
tới 4 lần, từ mức 0,75%/tháng, xuống cũn 0,725%, 0,65% và
0,60%/thỏng (từ 1-11-2001) ; đồng thời, 2 lần cắt giảm lói suất tỏi cấp
vốn, từ mức 0,50% xuống 0,45%/thỏng rồi 0,40%, 2 lần cắt giảm lói
suất tỏi chiết khấu từ 0,45%/thỏng xuống 0,40% rồi 0,35%.
3. Ảnh hưởng của lãi suất trong nền kinh tế.
3.1. Lãi suất với quá trình huy động vốn.
Đối với Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế thì vấn đề tích
luỹ và sử dụng vốn có tầm quan trọng đặc biệt cả về phương pháp
nhận thức và chỉ đạo thực tiễn. Vì vậy chính sách lãi suất có vai trò
hết sức quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã
hội và các tổ chức kinh tế đảm bảo đúng định hướng vốn trong nước
là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng trong chiến lược CNH-
HĐH nước ta hiện nay.
Việc áp dụng một chính sách lãi suất hợp lý đảm bảo nguyên tắc:
lãi suất phải bảo tồn được giá trị vốn vay, đảm bảo tích luỹ cho cả
người cho vay và người đi vay. Cụ thể:
+ Tỷ lệ lạm phát< lãi suất tiền gửi < lãi suất tiền vay < tỷ suất lợi
nhuận bình quân.
+ Lãi suất ngắn hạn < lãi suất dài hạn (đối với cả tiền gửi và tiền
vay)
Lãi suất có khả năng điều tiết một cách tự nhiên lượng vốn lưu
thông từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ người có vốn sang người cần vốn
để đưa vốn vào sử dụng trong các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh có
lợi cho nền kinh tế và xã hội. Mức lãi suất nhỏ hơn mức hợp lí sẽ
khiến người vay đánh giá thấp giá trị sử dụng của đồng vốn dẫn đến
đầu tư không hiệu quả, lãng phí nguồn vốn, gây thiệt hại cho bản thân
người đi vay lẫn người cho vay và hơn nữa, ảnh hưởng đến sự tăng
- 17 -
trưởng kinh tế. Ngược lại, mức lãi suất cao hơn mức hợp lí tức là đánh
giá quá cao giá trị sử dụng của đồng vốn thì chỉ có tác dụng khuyến
khích người cho vay, làm cho vốn trở nên dư thừa, ứ đọng, không
được đầu tư vào sản xuất kinh doanh, không sinh lãi, lúc đó đồng vốn
trở thành “vốn chết” không còn tác dụng gì nữa.
3.2. Lãi suất với quá trình đầu tư.
Quá trình đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố định được thực
hiện khi mà họ dự tính lợi nhuận thu được từ tài sản cố định này nhiều
hơn số lãi phải trả cho các khoản đi vay để đầu tư. Do đó khi lãi suất
xuống thấp các hãng kinh doanh có điều kiện tiến hành mở rộng đầu
tư và ngược lại. Trong môi trường tiền tệ hoàn chỉnh, ngay cả khi một
doanh nghiệp thừa vốn thì chi tiêu đầu tư có kế hoạch vẫn bị ảnh
hưởng bởi lãi suất, bởi vì thay cho việc đầu tư vào mở rộng sản xuất
doanh nghiệp có thể mua chứng khoán hay gửi vào ngân hàng nếu lãi
suất của nó cao.
Đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế bị đình trệ, hàng hoá ứ đọng và
xuống giá, có dấu hiệu thừa vốn và áp lực lạm phát thấp cần phải hạ
lãi suất vì nguyên tắc cơ bản là lãi suất phải nhỏ hơn lợi nhuận bình
quân của đầu tư, sự chênh lệch này sẽ tạo động lực cho các doanh
nghiệp mở rộng quy mô đầu tư.
3.3. Lãi suất với tiêu dùng và tiết kiệm.
Thu nhập của một hộ gia đình thường được chia thành hai bộ phận:
tiêu dùng và tiết kiệm. Tỷ lệ phân chia này phụ thuộc vào nhiều nhân
tố như thu nhập, vấn đề hàng hoá lâu bền và tín dụng tiêu dùng, hiệu
quả của tiết kiệm trong đó lãi suất có tác dụng tích cực tới các nhân tố
đó.
- 18 -
Khi lãi suất thấp chi phí tín dụng tiêu dùng thấp, người ta vay
nhiều cho việc tiêu dùng hàng hoá nghĩa là tiêu dùng nhiều hơn, khi
lãi suất cao đem lại thu nhập từ khoản tiền để dành nhiều hơn sẽ
khuyến khích tiết kiệm, do đó tiết kiệm tăng.
3.4. Lãi suất với tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu.
Như ta đã biết, tỷ giá là giá cả tiền tệ của nước này thể hiện bằng
đơn vị tiền tệ của nước khác. Tỷ giá do quan hệ cung cầu trên thị
trường ngoại hối quyết định và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như
cán cân thanh toán quốc tế, cung cầu ngoại tệ, lạm phát…Lãi suất
luôn là một công cụ tác động mạnh đến tỷ giá và hoạt động xuất nhập
khẩu. Trong điều kiện thị trường mở, nếu lãi suất (lãi suất thực tế)
trong nước tăng sẽ thu hút một lượng vốn lớn từ bên ngoài vào làm
cho cầu nội tệ tăng lên dẫn đến giảm tỷ giá, tỷ giá giảm sẽ khiến cho
xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng và ngược lại.
Như vậy, bằng việc tác động vào lãi suất có thể bình ổn được tỷ
giá và điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là một phương pháp
điều chỉnh tỷ giá đơn giản tuy nhiên lại không dễ thực hiện do khi lãi
suất trong nước thay đổi sẽ dễ dẫn đến một cuộc cạnh tranh về lãi suất
giữa các nước nhằm đảm bảo lợi ích cho nước mình. Mặt khác lãi suất
cũng là một công cụ quá mạnh có thể ảnh hưởng đến hàng loạt biến
kinh tế vĩ mô khác do đó việc sử dụng chính sách lãi suất phải hết sức
thận trọng.
3.5. Lãi suất với lạm phát.
Lạm phát là tình trạng tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế
do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong thời kỳ lạm phát, tăng lãi suất
sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có
nhiều trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm, cơ số
tiền và lượng tiền cung ứng giảm, lạm phát được kiềm chế. Như vậy,
- 19 -
lãi suất cũng góp phần chống lạm phát. Tuy nhiên, việc sử dụng công
cụ lãi suất trong chống lạm phát không thể duy trì lâu dài vì lãi suất
tăng sẽ làm giảm đầu tư, giảm tổng cầu và làm giảm sản lượng. Do
vậy lãi suất phải được sử dụng kết hợp với các công cụ khác thì mới
có thể kiểm soát được lạm phát, ổn định giá cả, ổn định đồng tiền. Một
chính sách lãi suất phù hợp là sự cần thiết cho sự phát triển lành mạnh
của nền kinh tế.
4. Các chính sách lãi suất cơ bản.
4.1. Tự do hoá lãi suất.
Tự do hoá lãi suất là một bộ phận cơ bản của tự do hoá tài chính,
tức là lãi suất được tự do biến động để phản ứng theo các lực lượng
cung-cầu vốn trên thị trường, loại bỏ những áp đặt mang tính hành
chính lên sự hình thành của lãi suất. Nó cho phép các ngân hàng tự
chủ trong việc ấn định các mức lãi suất kinh doanh của mình.
Tự do hoá tài chính (đặc biệt là tự do hoá lãi suất) góp phần huy
động nguồn lực thông qua hệ thống tài chính chính thức và nâng cao
hiệu quả hệ thống tài chính, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tại sao mức độ thành công tự do hoá lãi suất của các quốc gia
khác nhau lại không giống nhau, thậm chí gây hiệu quả tiêu cực? (Úc,
Nhật, New Zealand, Mỹ, Malaysia... có những thành công nhất định,
trong khi Phillipines, Thổ Nhĩ Kỳ, Chi Lê, Achentina, Uruguay....lại
thất bại). Câu trả lời nằm trong cách thức và tiến trình tự do hoá. Vấn
đề ở đây chính là tiến hành những bước đi, cách thức trong quá trình
tự do hoá lãi suất ở các quốc gia, nếu quốc gia nào trong quá trình tiến
hành tự do hoá lãi suất mà có những chính sách phù hợp với điều kiện,
hoàn cảnh của quốc gia mình thì chúng ta thấy được rằng họ đã thành
công, ngược lại những quốc gia tiến hành một cách máy móc không
- 20 -
chú ý đến những điều kiện khách quan của đất nước mình thì cầm
chắc thất bại.
Như trường hợp Malaysia, từ năm 1981, đã cho phép các NHTM
tự tính mức lãi suất cơ bản cho ngân hàng mình dựa trên cơ sở chi phí
thực tế. Nhưng ngay sau đó, ngân hàng trung ương nhận thấy rằng
trong điều kiện thị trường tiền tệ chưa thực sự phát triển, việc cho
phép các NHTM tự xác định mức lãi suất cơ bản như vậy theo nguyên
tắc tự do hoá lãi suất sẽ dẫn đến cạnh tranh quá mức về lãi suất giữa
các ngân hàng và khi đó vấn đề an toàn trong hoạt động kinh doanh
của các NHTM sẽ bị đe doạ. Chính vì vậy, để giải quyết kịp thời vấn
đề nêu trên và nhất là sau thời kỳ suy thoái kinh tế (1985-1986), vào
năm 1987, Malaysia chuyển sang điều hành lãi suất theo hướng vừa
đảm bảo có sự phối hợp chỉ đạo của ngân hàng trung ương, vừa duy trì
ở một mức độ nào đó quyền tự chủ của các NHTM. Nhờ đó mà lãi
suất đã được quản lý linh hoạt theo diễn biến thay đổi của thị trường,
và dựa trên cơ sở đảm bảo an toàn hệ thống.
Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, để điều hành lãi suất, bên cạnh
lãi suất có tính chất định hướng là lãi suất chiết khấu, họ cũng có áp
dụng một số lãi suất có điều tiết mà được xây dựng dựa trên cơ sở lãi
suất chiết khấu, thông thường theo cách này họ xác định được lãi suất
cơ bản chính là sàn lãi suất cho vay nhằm đảm bảo an toàn hệ thống.
Ngoài ra, lãi suất trên thị trường như lãi suất trên các thị trường liên
ngân hàng, lãi suất trên thị trường mở (CD markets và Gensaki
markets) là lãi suất tự do, có nghĩa là được tự do xác định trên cơ sở
cung cầu về vốn.
Đối với những nước điều hành chính sách lãi suất theo cơ chế tự
do hoá hoàn toàn như của Anh và Mỹ, lãi suất được công bố dựa hoàn
toàn trên cung cầu về vốn trên thị trường tiền tệ, đặc biệt là chú trọng
- 21 -
lãi suất chào hàng trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng (như lãi suất
LIBOR, SIBOR... ) và lấy đó làm mặt bằng cơ sở chung để điều hành
chính sách lãi suất; tuy nhiên, để thực hiện điều hành chính sách lãi
suất theo cơ chế này đòi hỏi các nước áp dụng phải có nền kinh tế
thực sự phát triển và ổn định, đồng thời có đầy đủ các công cụ và các
chế tài cần thiết để can thiệp khi diễn ra những biến động về tài chính,
tiền tệ và ngay cả trong trường hợp lãi suất đang ổn định và do thị
trường quyết định thì các nhà quản lý và điều hành chính sách tiền tệ
vẫn có thể can thiệp theo cách này hoặc cách khác nhằm đạt được các
mục đích kinh tế, chính trị và xã hội đặt ra.
4.2. Kiềm chế lãi suất.
Đối với những nước theo đuổi chính sách tài chính kiềm chế và
đặc biệt là các nước có nền kinh tế được tổ chức theo cơ chế kế hoạch
hoá tập trung, vai trò của lãi suất không được nhìn nhận một cách
đúng đắn: lãi suất mang nặng tính chất bao cấp về tài chính trong toàn
bộ khu vực kinh tế quốc doanh và đảm bảo cho yêu cầu về “giới hạn
ngân sách mềm” trong các hoạt động chi tiêu của chính phủ.
Thực tế cho thấy hậu quả đối với các nước này là những mất cân
đối nghiêm trọng giữa cung và cầu trong vốn đầu tư; không thể kiểm
soát được lạm phát và sự biến động của tỷ giá hối đoái; tình trạng
thiếu vốn trầm trọng do không có khả năng huy động vốn và sử dụng
vốn một cách có hiệu quả; hệ thống thị trường tài chính bị chia cắt
manh mún không thể kiểm soát nổi và đầy rãy rủi ro cho nên không
thể góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các nước này. Việt Nam
trước cải cách là một ví dụ minh hoạ sinh động cho trường hợp này
mà ta sẽ nghiên cứu ở chương tiếp theo.
- 22 -
Chương II. NHỮNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT Ở
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
1. Chính sách lãi suất âm.
Trước những năm 1988-1989, vào thời kỳ quan liêu bao cấp, nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Nhà nước trực tiếp quản lý lãi suất
bằng cách công bố tất cả các loại lãi suất, có thể nói đây là chính sách
lãi suất cứng nhắc bị áp đặt theo kiểu hành chính: Nghị định 53/HĐBT
ngày 26/3/1988 và 2 pháp lệnh về NH (1/10/1990) NHNN qui định
cụ thể các loại lãi suất tiền gửi và tiền vay. Tuy theo thời gian lãi suất
có được điều chỉnh, nhưng do lạm phát phi mã lãi suất luôn trong tình
trạng âm. Điều này có nghĩa là:
+ Lãi suất tiền gửi < tỷ lệ lạm phát
+ Lãi suất cho vay < lãi suất huy động < tỷ lệ lạm phát
Hệ thống lãi suất có nhiều tiêu cực:
- Chính sách lãi suất cứng nhắc khiến cho các NHTM không linh
hoạt trong hoạt động tín dụng trước mọi biến động của nền kinh tế.
- Lãi suất tín dụng luôn ở mức quy định bắt buộc nên không
khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM.
- Lãi suất tiền gửi < tỷ lệ lạm phát nên không khuyến khích người
dân và các tổ chức gửi tiền vào ngân hàng. Do đó chỉ huy động được
vốn ngắn hạn mà lại cho vay trung và dài hạn, kết quả là lỗ. Khả năng
huy động vốn đi với yêu cầu rút bớt tiền lưu thông, giải toả áp lực của
tiền đối với giá cả hàng hoá bị hạn chế nhiều.
- 23 -
- Lãi suất cho vay < lãi suất huy động vốn và tỷ lệ lạm phát nên
ngân hàng trong tình trạng bao cấp đối với doanh nghiệp vay vốn và
thông qua hệ thống tín dụng lãi suất thấp luôn trong tình trạng lỗ hoạt
động Ngân hàng không ổn định.
- Vì lãi suất cho vay < lãi suất huy động nên các doanh nghiệp thị
nhau vay vốn, tìm mọi cách, mọi cơ hội vay vốn để được hưởng bao
cấp.
- Doanh nghiệp vay nhiều nhưng lợi nhuận thu được không phải
do sản xuất kinh doanh mà do hưởng bao cấp của NHTM tạo mức lợi
nhuận giả cho các doanh nghiệp, gây trì trệ quá trình đầu tư phát triển
sản xuất.
2. Chính sách lãi suất dương.
Sau năm 1988 hệ thống ngân hàng hai cấp hình thành. Chính phủ
giao cho NHNN điều hành lãi suất, điều chỉnh lãi suất theo yếu tố biến
động của thị trường mà quan trọng nhất là lạm phát. Thực hiện cuộc
cải cách, để thu hút tiền thừa trong lưu thông về, kìm chế lạm phát,
tránh bao cấp qua lãi suất,với quyết định 29/NH ngày 16/3/1989 lãi
suất huy động được nâng lên một mức cao theo tỉ lệ lạm phát (lãi suất
tiết kiệm không kỳ hạn 9%/tháng-tức là 109%/năm, lãi suất tiết kiệm 3
tháng 12%/tháng-144 %/năm).
Những thành công của việc thực thi chính sách lãi suất dương:
- Thu hút một khối lượng tiền lớn trong lưu thông, tăng nguồn vốn
tín dụng, giảm áp lực lạm phát.
- Xoá bỏ bao cấp qua tín dụng ngân hàng, chuyển hoạt động ngân
hàng sang kinh doanh thực sự.
- Chuyển lãi suất âm qua lãi suất dương, tức là lãi suất tiền gửi cao
hơn tỉ lệ lạm phát, lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất huy động, xử lí
- 24 -
hài hoà lợi ích giữa người gửi tiền, người vay vốn và tổ chức tín
dụng.
- Lãi suất tiền gửi cao dẫn đến lãi suất cho vay cao, các doanh
nghiệp buộc phải cân nhắc việc vay vốn đầu tư, phải xem xét và
lựa chọn các phương án đầu tư có hiệu quả nhất. Cơ cấu tổ chức
các doanh nghiệp được tổ chức một cách hợp lý hơn, giảm thiểu bộ
phận quản lý cồng kềnh để giảm thiểu chi phí.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này, hệ thống lãi suất còn phức tạp, còn
nhiều mức lãi suất tiền gửi và cho vay.
- Đối với từng ngành kinh tế có mức lãi suất riêng.
- Đối với các thành phần kinh tế còn có phân biệt lãi suất.
Tuy có nhiều tác động tích cực nhưng nếu kéo dài tình trạng chênh
lệch lớn lãi suất tiền gửi và lạm phát sẽ dẫn đến tác động xấu.
- Do lãi suất tiền gửi cao dẫn đến lãi suất cho vay cao nên càng
khuyến khích gửi tiền hơn là vay tiền. Bên cạnh đó, lãi suất thực
dương cao của ngân hàng đem lại khả năng thu được lợi nhuận lớn
hơn là đưa tiền vào đầu tư mà rủi ro lại thâp nên cũng khuyến khích
cac doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng vay giảm dẫn đến tài sản nợ
trong bảng cân đối của NHTM lớn hơn tài sản có. Như vậy cho dù lãi
suất thực dương thì chưa chắc chắn NHTM đã hoạt động kinh doanh
có lãi, nếu kéo dài tình trạng như vậy sẽ bị lỗ.
- Lãi suất vay vốn không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
mà các doanh nghiệp tích cực gửi tiền vào ngân hàng hơn. Bên cạnh
đó, các doanh nghiệp cũng giảm quy mô đầu tư dẫn đến một lực lượng
lớn thất nghiệp không có lợi cho sự phát triển chung của nền kinh tế.
- Trong tổng số vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, một phần lớn là đi
vay của ngân hàng, bởi lãi suất vốn cao dẫn đến chi phí sản xuất kinh
- 25 -
doanh lớn do đó giá thành phẩm cao, giá hàng hoá cao và như vậy
hàng hoá sẽ giảm tính cạnh tranh trên thị trường.
Ngày 1-6-1992 thống đốc NHNN đã quyết định điều chỉnh chính
sách lãi suất theo hướng:
- Đảm bảo lãi suất thực tế dương, lãi suất tín dụng ngân hàng
không thấp hơn lãi suất tiền gửi.
- Ngân hàng nhà nước chỉ quy định mức cho vay tối đa và mức
tiền gửi tối thiểu cụ thể với từng đối tượng vay vốn, còn mức
lãi suất cụ thể sẽ do các NHTM tự quyết định trên cơ sở cung
cầu về vốn tín dụng.
- Thực hiện chính sách lãi suất bình đẳng đối với tất cả các
thành phần kinh tế.
Chính sách lãi suất phù hợp trên đã góp phần tập trung được nguồn
vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư cho đầu tư phát triển, kiểm soát
lạm phát ở mức hợp lý, ổn định và kích thích tăng trưởng. Năm 1992,
lạm phát giảm mạnh từ 67,6% (1991) xuống 14,5% , tăng trưởng kinh
tế từ 6% (1991) lên 8,6%. Năm 1993 lạm phát đạt mức thấp 5,2% và
tăng trưởng kinh tế 8,1%.
Mức lãi suất mới đã khắc phục được tình trạng lợi dụng vốn của
ngân hàng để khách hàng ăn chênh lệch giá, buộc các doanh nghiệp
phải tính toán thu hồi vốn và tăng nhanh quay vòng vốn. Đây là bước
khởi đầu, tạo cơ sở cho việc theo đuổi mục tiêu tự do hoá lãi suất và
tạo đòn bẩy quan trọng để các NHTM chuyển hoạt động kinh doanh từ
thua lỗ sang có lãi.
3. Trần lãi suất.
Từ ngày 1/ 10/1993: NHNN vừa áp dụng lãi suất trần (cho vay)
vừa áp dụng lãi suất thoả thuận.
- 26 -
Theo quyết định 184/QĐNH1 ngày 28-9-1993, NHNN quy định
các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể, vừa cho phép các tổ chức
tín dụng cho vay theo lãi suất thoả thuận vượt mức lãi suất cho vay cụ
thể:
a)Trần lãi suất: Đối với doanh nghiệp nhà nước 1,8% / tháng, kinh
tế ngoài quốc doanh 2,1 % / tháng.
b)Thoả thuận: Trường hợp ngân hàng không huy động đủ vốn để
cho vay theo lãi suất quy định phải phát hành kì phiếu với lãi suất cao
hơn thì được áp dụng lãi suất thoả thuận. Lãi suất huy động có thể cao
hơn lãi suất tiết kiệm cùng kì hạn là 0,2 %/ tháng và cho vay cao hơn
mức trần 2,1%/ tháng.
Trên thực tế, khoảng 30-60 % tổng dư nợ lúc bấy giờ là từ các
khoản cho vay bằng lãi suất thoả thuận mà phần lớn là cho vay doanh
nghiệp ngoài quốc doanh và hộ nông dân, với lãi suất phổ biến là
2,3% - 3,5 % tháng. Các ngân hàng đạt mức chênh lệch giữa lãi suất
cho vay và lãi suất huy động khoảng từ 0,7% - 1%/tháng làm cho các
ngân hàng thương mại có lợi nhuận quá cao, trong khi doanh nghiệp
và nông dân gặp nhiều khó khăn.
Tác động tích cực
- Nhờ những định mức trần lãi suất mà hạn chế được phần nào tình
trạng lãi suất thực dương quá cao trong thời kỳ trước và do đó trong
các NHTM cũng dần cân bằng giữa tài sản nợ và tài sản có, đảm bảo
được lợi nhuận. Các doanh nghiệp cũng cần có thêm cơ hội vay vốn
kinh doanh và mở rộng quy mô vốn đầu tư.
- Nhờ có lãi suất thoả thuận mà hoạt động tín dụng giữa NHTM và
doanh nghiệp linh hoạt hơn phù hợp với các đặc điểm hoạt động và
tình hình cung cầu vốn, chính sách khách hàng va cạnh tranh của từng
- 27 -
tổ chức tín dụng và chủ động điều hoà quan hệ cung cầu về vốn kinh
doanh bằng công cụ lãi suất.
Những hạn chế
- Việc quy định lãi suất trần vẫn mang dáng dấp quản lý hành
chính đối với một công cụ vô cùng nhạy bén và mang đậm tính thị
trường và do đó vẫn hạn chế tính linh hoạt của NHTM trong hoạt
động tín dụng, không tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân
hàng.
- Sự chệnh lệch cao giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay đã
đem lại cho các NHTM một số lợi nhuận đã khiến cho các ngân hàng
không chú trọng việc tiết kiệm chi phí hoạt động.
- Cơ chế lãi suất hiện hành thực sự gây khó khăn cho các doanh
nghiệp trong việc vay vốn sản xuất nhất là đầu tư sản xuất trong trung
và dài hạn do chính các ngân hàng cũng khó huy động và có thể cho
vay ở mức lãi suất cao.
- Lãi suất cao làm cho người kinh doanh chủ yếu đầu tư vào các
lĩnh vực sản xuất có lợi nhuận cao tức thời và thu hồi vốn nhanh như:
dịch vụ, thương mại, sản xuất nhỏ mất cân đối trong nền kinh tế
Từ thực tế này, quốc hội khoá IX trong kì họp thứ 8 tháng 8/1995
cùng với nghị quyết bỏ thuế doanh thu trong hoạt động tín dụng nhân
hàng, đã yêu cầu ngân hàng tiết kiệm chi phí hoạt động và khống chế
mức chênh lệch lãi suất huy động và cho vay bình quân là 0,35%/
tháng. Đây là lý do để ra đời chế độ lãi suất trần hoàn toàn và bỏ lãi
suất cho vay thoả thuận.
Từ ngày 1/1/1996: Thực hiện chính sách trần lãi suất và khống chế
chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân là
0,35%/tháng
- 28 -
Quyết định của Thống đốc ngân hàng nhà nước số 381/QĐ-
NH1 ngày 28/12/1995 quy định chính sách trần lãi suất có phân biệt
theo từng khu vực như sau:
- Trần lãi suất cho vay ngắn hạn: Là mức lãi suất thấp nhất áp
dụng cho khu vực thành thị.
- Trần lãi suất cho vay trung hạn và dài hạn. cao hơn lãi suất
cho vay ngắn hạn một chút do thời gian dài dễ gặp rủi ro.
- Trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn: Cao hơn trần lãi
suất ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do điều kiện hoạt động và địa
bàn nông thôn khó khăn hơn thành thị.
- Trần lãi suất cho vay của quỹ tín dụng đối với các thành
viên: Là trần lãi suất cho vay cao nhất do quỹ tín dụng mới lập thí
điểm quy mô nhỏ bé, chi phí hoạt động cao. Cụ thể : từ mức trần
1,75%/tháng dành cho khu vực thành thị và 2%/tháng dành cho
khu vực nông thôn, lãi suất trần đã áp dụng thống nhất cho cả hai
khu vực là 1,2%/tháng đối với vay ngắn hạn và 1,25%/tháng đối
với vay trung và dài hạn.
Từ đó đã hình thành một hành lang vận động hợp pháp của vốn tín
dụng về phương diện “giá cả” của nó - đó là một hành lang mà đường
biên cứng là mức lãi suất trần cho vay, còn đường biên còn lại thì
không cố định mà được thay thế bằng mức chênh lệch bình quân giữa
lãi suất cho vay và lãi suất huy động của một chu kỳ kinh doanh tín
dụng ở mỗi ngân hàng không được quá 0,35%/tháng.
Tác động tích cực.
Thúc đẩy các tổ chức tín dụng đi vào cạnh tranh trong kinh doanh
tiền tệ, qua đó các tổ chức tín dụng được tự chủ trong việc ấn định
mức lãi suất huy động cụ thể. Chính sách lãi suất này đã kích thích
- 29 -
hoạt động tín dụng phát triển, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm; góp
phần thực hiện công nghiệp, hoá hiện đại hoá đất nước.
Những hạn chế
Các ý kiến phản đối cho rằng chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình
quân và lãi suất huy động bình quân cuả TCTD được quy định với
mức 0,35%/tháng là không có cơ sở, quá thấp, không đáp ứng được
yêu cầu của hạch toán kinh doanh của TCTD.
Từ ngày 21/1/1998: Xoá bỏ mức khống chế chênh lệch lãi suất
0,35%/tháng.
Ngày 17/1/1998, Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định
số 39/1998/QĐ-NH1, “quy định lãi suất cho vay bằng đồng Việt nam
của các tổ chức kinh tế, dân cư và mức lãi suất tiền gửi bằng đồng đô
la Mỹ của tổ chức kinh tế”, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/1/1998.
Nội dung chủ yếu của quy định lãi suất lúc này là:
- Đưa ra mức trần lãi suất cho vay của các TCTD bằng VND:
+ Trần lãi suất cho vay ngắn hạn 1,2 % tháng
+ Trần lãi suất cho vay trung và dài hạn 1,25 % tháng.
Mức lãi suất trần cho vay nói trên được áp dụng chung đối với
cho vay trên địa bàn thành thị và cả trên địa bàn nông thôn.
- Quy định trần lãi suất cho vay USD, quy định các mức lãi suất
tiền gửi bằng USD của các tổ chức kinh tế.
- Quy định lãi suất cho vay tái cấp vốn của NHNN đối với các
TCTD.
- Ngoài ra trong quyết định 39 còn đưa ra một số mức lãi suất cho
vay cụ thể đối với một số đối tượng đặc biệt như:
+ Cho vay sinh viên, học sinh.
+ Hợp tác xã tín dụng và quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho vay
thành viên. Trần lãi suất QTD cho vay thành viên 1,5 % tháng.
- 30 -
+ Cho vay các tổ chức kinh tế và dân cư thuộc khu vực núi cao,
hải đảo, vùng đồng bào Khơ me tập trung.
Việc quản lí lãi suất theo trần có ưu điểm sau:
- Trong phạm vi trần, các TCTD được tự do ấn định các mức lãi
suất cho vay và tiền gửi cụ thể, linh hoạt, phù hợp điều kiện kinh
doanh, thực hiện chính sách khách hàng, tự chủ trong kinh doanh,
thực hiện cạnh tranh lành mạnh, từng bước tự do hoá lãi suất.
- Để nâng cao lợi nhuận NHTM phải nâng cao mức dư nợ cho vay
và huy động góp vốn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, tuỳ theo hình thức cụ
thể mà các NHTM đã đưa ra các mức lãi suất phù hợp. Nâng cao khả
năng huy động vốn.
- Doanh nghiệp được nhà nước bảo vệ, không phải vay với mức
lãi suất vượt trần, tức là các doanh nghiệp không bị các ngân hàng ép
khi đi vay tiền. Khi chính phủ quyết định giảm lãi suất cho vay, đồng
thời đưa ra các biện pháp ưu tiên trong việc cho vay vốn sẽ khuyến
khích doanh nghiệp vay vốn để đầu tư phát triển. Lãi suất là yếu tố
thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, bù đắp chi phí và lợi
nhuận cho ngân hàng.
- Khi lãi suất giảm làm giá thành sản phẩm rẻ tương đối, kết quả là
tiêu dùng tăng và sản xuất tăng.
- Quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD đối với các tổ
chức kinh tế, góp phần hạn chế tình trạng giam giữ ngoại tệ trên tài
khoản tiền gửi tại các TCTD. Trên cơ sở đó, các TCTD có thể sử dụng
ngoại tệ một cách triệt để hơn, hữu ích hơn góp phần trong điều tiết tỷ
giá, tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Hạn chế
- Về thực chất đó là biện pháp điều hành mang nặng tính can thiệp
hành chính của Nhà nước. Chính vỡ vậy, cơ chế này thiếu tính linh
- 31 -
hoạt, không phản ánh đúng và kịp thời quan hệ cung cầu về vốn trên
thị trường. Đây là nguyên nhân làm hạn chế khả năng cho vay và huy
động vốn của các TCTD. Bởi trên thực tế, việc đưa ra một trần lói suất
"cứng nhắc" và "chật hẹp" vụ hỡnh chung cũng đồng nghĩa với việc
chỉ cho phép các TCTD tiếp cận v ới những dự án có độ rủi ro thấp và
thời hạn vay vốn tương đối ngắn.
- Trong cơ chế lói suất trần, việc ấn định trần lói suất của NHNN
thường mang nặng tính chủ quan và luôn chịu sức ép từ nhiều phía.
Vỡ vậy, trần lói suất thường được điều chỉnh theo xu hướng giảm thấp
để hỗ trợ cho hoạt động đầu tư sản xuất, nhưng lại làm cho chênh lệch
giữa lói suất cho vay và huy động của các TCTD ngày càng bị thu hẹp
khiến nhiều TCTD gặp khó khăn trong kinh doanh. Cơ chế điều hành
lói suất thụng qua ấn định trần lói suất về thực chất quan tõm đến việc
bảo vệ quyền lợi của người đi vay hơn là bảo vệ quyền lợi của người
cho vay (ngân hàng). Trên thực tế, cơ chế này tỏ ra thiếu linh hoạt
trong việc xử lý hài hũa mối quan hệ về lợi ớch giữa người gửi tiền -
TCTD - người cho vay, làm hạn chế ngân hàng phát huy hết vai trũ là
một trung gian tài chớnh.
- Là cơ chế điều hành lói suất thụng qua trần lói suất đó tỏ ra kộm
hiệu quả trong việc xử lý những mõu thuẫn giữa lói suất nội tệ và
ngoại tệ, giữa lói suất trong nước và ngoài nước.
4. Lãi suất cơ bản.
Theo quyết định 241/QĐ ngày 2/8/2000, NHNN đó thực hiện bước
đổi mới cơ bản về điều hành lói suất đó là ban hành chính sách lãi suất
cơ bản. Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho
các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Theo đó, bắt đầu từ
ngày 5/8/2000, NHNN thay đổi cơ chế điều hành lói suất từ cơ chế
trần lói suất sang cơ chế điều hành lói suất cơ bản đối với cho vay
- 32 -
bằng đồng Việt Nam và cơ chế lói suất thị trường có quản lý đối với
cho vay bằng ngoại tệ. Tổ chức tín dụng ấn định lói suất cho vay đối
với khách hàng trên cơ sở lói suất cơ bản do NHNN công bố theo
nguyên tắc lói suất cho vay khụng vượt quá mức lói suất cơ bản và
biên độ do Thống đốc NHNN quy định từng thời kỳ.
Việc bỏ trần lói suất và ỏp dụng lói suất cơ bản theo một biên độ
dao động cho phép, trên cơ sở có sự liên hệ giữa lói suất đồng USD
trong nước với lói suất của USD trờn thị trường quốc tế (thông qua lói
suất đồng USD trên thị trường tiền tệ Singapore) là một bước đệm
quan trọng trong việc tiến gần thêm đến tự do hoá lói suất.
Lãi suất cơ bản xác định trên các cơ sở:
- Chỉ tiêu tăng trưởng dự kiến hàng năm
- Chỉ số lạm phát dự kiến hàng năm
- Tỷ suất lợi nhuận bình quân hàng năm
- Lãi suất thực của người gửi tiền thoả mãn điều kiện: tỷ lệ lạm
phát< lãi suất tiền gửi tiết kiệm < tỷ suất lợi nhuận bình quân.
- Tình hình cung cầu vốn trên thị trường trong từng thời kỳ.
- Lãi suất bình quân trên thị trường nội tệ liên ngân hàng.
- Lãi suất đấu thầu, tín phiếu, trái phiếu kho bạc Nhà nước.
- Mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá.
Nội dung cơ chế điều hành lãi suất.
Đối với lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam lãi suất cho vay cao
nhất của TCTD = lãi suất cơ bản + %tỷ lệ.
Lói suất cơ bản được NHNN đưa ra trên nguyên tắc tham khảo
mức lói suất cho vay ngắn hạn thương mại (nay là 9 tháng), khi đó là
0,75%/tháng, biên độ trên đối với lói suất cho vay ngắn hạn là
0,3%/thỏng, biờn độ trên đối với lói suất cho vay trung - dài hạn là
0,5%/thỏng.
- 33 -
Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ.
Cho vay bằng USD bỏ qua quy định trần lãi suất cho vay, lãi suất
cho vay ngắn hạn không vượt qua mức SIBOR kỳ hạn 3 tháng +
1%/năm, lãi suất trung và dài hạn không vượt quá mức SIBOR kỳ hạn
6 tháng + 2,5%tháng.
Tác động tích cực
- Tạo điều kiện thực sự cho các TCTD quyền chủ động trong việc
ấn định lói suất cho vay một cỏch linh hoạt. Khả năng mở rộng tín
dụng, đặc biệt là tín dụng trung và dài hạn của các TCTD được giải
phóng, cho phép tổ chức tín dụng có thể tăng cường huy động vốn
trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển nền kinh tế theo xu hướng
hội nhập khu vực và quốc tế đồng thời nâng cao năng lực tài chính và
năng lực điều hành của các tổ chức tín dụng, xử lý lói suất VND trong
mối quan hệ với lói suất ngoại tệ và chớnh sỏch tỷ giỏ, quản lý ngoại
hối..
- Tăng cường hoạt động chủ động của các TCTD góp phần giải
quyết vấn đề vốn đầu tư cho các doanh nghiệp, phát triển sản xuất
phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Hạn chế : chính sách còn mang nhiều tính chủ quan của nhà nước
trong việc ban hành lãi suất cơ bản, chưa phản ánh đúng thực tế, chưa
phát huy đúng tầm quan trọng của công cụ lãi suất trong quản lý kinh
tế.
5. Lãi suất thoả thuận.
5.1. Nội dung của chính sách lãi suất thoả thuận.
Quyết định 546/2002/QD-NHNN ngày 30/5/2002 của Thống đốc
NHNN VN viết: "TCTD xác định lói suất cho vay bằng VND trờn cơ
sở cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay
là pháp nhân và cá nhân VN; pháp nhân và cá nhân nước ngoài hoạt
- 34 -
động tại VN". Như vậy, từ ngày 1/6/2002, lói suất cho vay bằng VND
của cỏc TCTD chỉ dựa vào hai yếu tố: một là cung cầu vốn tớn dụng
ngõn hàng và sự tớn nhiệm của bờn vay đối với TCTD.
5.2. Thực trạng thực hiện chính sách lãi suất thoả thuận.
Từ khi thực hiện lói suất thỏa thuận cho vay bằng VND, cỏc
TCTD cạnh tranh với nhau bằng lói suất huy động vốn rất quyết liệt.
Huy động vốn bằng VND, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên của các Ngân
hàng ngoại thương VN (VCB) 8,4%/năm; ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) 8,64%/năm.
Với lói suất huy động vốn bằng VND quá cao của NHTM quốc
doanh, các NHTM cổ phần đành chịu thua mà phải đi sâu vào tiền gửi
dưới 6 tháng: từ 1 tuần lễ đến 5 tháng với lói suất tăng vài phần mười
nghỡn trong một thỏng so với lói suất huy động vốn bằng VND của
NHTM quốc doanh.
Hiệu ứng của việc cạnh tranh huy động vốn bằng VND với lói suất
cao đó phỏt sinh việc di chuyển tiền tệ từ NHTM này sang NHTM
khỏc, thậm chớ từ vựng này đến vùng khác. Giá cả của nguồn vốn huy
động bằng VND của các TCTD tăng lên, khiến lói suất cho vay bằng
VND của cỏc TCTD cũng tăng lên. Hiện nay, không có một TCTD
nào cho vay VND với lói suất bằng lói suất cơ bản do NHNN VN
công bố là 0,62%/tháng. Lói suất cơ bản cho vay của các TCTD bằng
VND do NHNN VN đưa ra, dựa vào lói suất cho vay bằng VND của 5
NHTM đối với khách hàng có tín nhiệm nhất. Hiện nay, lói suất cho
vay của cỏc TCTD bằng VND ở đô thị phổ biến là 0,75%/tháng. Quỹ
tín dụng nhân dân ở nông thôn cho vay với lói suất cao nhất là
1,2%/thỏng; cỏc chi nhỏnh NHNo&PTNT cho hộ nụng dõn vay ngắn
hạn bằng VND với lói suất 0,95%/thỏng. Cỏc chi nhỏnh NHTM cạnh
tranh với nhau về lói suất cho vay, khiến độ sinh lời của các NHTM
- 35 -
giảm thấp. Chênh lệch giữa lói suất huy động bằng VND của một số
TCTD thấp hơn 0,1%/tháng! Khụng những thế, một số NHTM quốc
doanh cũn đầu tư vào tín phiếu kho bạc (TPKB), với lói suất cao nhất
5,95%/năm, thấp hơn lói suất cao nhất huy động vốn bằng VND của
VCB là 2,45%/năm (8,4%-5,95% = 2,45%). Biết lỗ nhưng các NHTM
quốc doanh vẫn phải đầu tư vào TPKB, vỡ nú là tài sản động của
NHTM quốc doanh. Khi NHTM quốc doanh thiếu vốn khả dụng, bán
TPKB cho NHNN ở "thị trường mở" với lói suất 5,8%/năm. Như vậy,
các NHTM quốc doanh lại bị lỗ lần thứ hai là 0,15%/năm (5,95% -
5,8% = 0,15%).
5.3. Những ưu điểm và hạn chế.
Những ưu điểm:
- Tạo cơ hội cho các TCTD chủ động trong việc đề ra các mức
lãi suất trong quá trình hoạt động phù hợp với từng trường
hợp, từng đối tượng nâng cao khả năng huy động vốn.
- Tạo sự linh hoạt cho lãi suất, phát huy đúng tầm quan trọng
của công cụ lãi suất trong quản lý kinh tế: thúc đẩy khả năng
huy động và sử dụng vốn; gia tăng đầu tư phát triển sản xuất;
phù hợp với tỷ lệ lạm phát, tỷ giá thực tế...
Những hạn chế:
- Cỏc chi nhỏnh NHTM cạnh tranh với nhau về lói suất cho
vay, khiến độ sinh lời của các NHTM giảm thấp.
- Lói suất cho vay của cỏc TCTD cao, làm nản lũng bờn vay để
phát triển kinh doanh, trong lúc nước ta đang cần tăng trưởng
GDP với tốc độ cao.
- Thụng qua lói suất tớn dụng ngõn hàng (huy động vốn và cho
vay), các TCTD tạo ra luồng tiền tệ từ nông thôn chạy ra
thành thị; từ miền Nam chạy ra miền Bắc (các TCTD ở đô thị
- 36 -
và miền Bắc luôn luôn thừa nguồn vốn huy động) và từ người
nghèo chạy sang người giàu.
Chương III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM-TỰ DO HOÁ LÃI SUẤT
1. Tại sao phải tiến hành tự do hoá lãi suất
1.1. Hạn chế của cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp
Trong cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp nhà nước quản lý trực tiếp
lãi suất bằng cách công bố tất cả các loại lãi suất. Các ngân hàng và tổ
chức tín dụng phải tuyệt đối tuân theo. Cơ chế này tuy có những mặt
thuận lợi như: dễ thực hiện, phù hợp với các nước đang phát triển,
mức độ cạnh tranh kém, ...bên cạnh đó còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế.
-Việc kiểm soát lãi suất tỏ ra kém hiệu quả trong việc điều hành
chính sách tiền tệ, phân bổ nguồn tín dụng, khả năng cạnh tranh thấp
làm giảm chức năng trung gian tài chính của ngân hàng do sự cứng
nhắc, thiếu linh hoạt.
-Nguồn tiết kiệm có thể bị chảy ra thị trường tài chính phi chính
thức và không bị quản lý biểu hiện: các loại hình ngân hàng kiểu
chính sách tăng lên, cho vay qua thị trường không chính thức, các
doanh nghiệp và công chúng tăng nắm giữ bằng ngoại tệ hoặc tích luỹ
dạng kim loại quý và hàng hoá lâu bền.
-Kiểm soát lãi suất sẽ kích thích kiểm soát chi tiết các điều kiện
tiền tệ bằng cách áp đặt cơ cấu lãi suất phức tạp gây ra hậu quả làm
- 37 -
kém hiệu quả và biến dạng hơn. Việc kiểm soát lãi suất sẽ làm giảm
hiệu quả của việc kiểm soát tiền tệ vì sự gia tăng và mở rộng các thị
trường không được kiểm soát.
-Kiểm soát lãi suất không có lợi cho cạnh tranh, các tổ chức tín
dụng hoạt động kém hiệu quả có thể được bảo vệ từ sức ép của tự do
cạnh tranh làm cho quá trình giải quyết khó khăn của họ kéo dài.
Những khó khăn lớn gắn với việc kiểm soát lãi suất là vấn đề lựa chọn
đối nghịch và rủi ro đạo đức. Cả hai loại rủi ro này đều có xu hướng
tăng lãi suất lên và tăng rủi ro tín dụng.
1.2. Nguyên nhân thực hiện tự do hoá lãi suất
Như trên đã nêu, chính sách kiểm soát lãi suất có những hạn chế
lớn, tác động không tích cực với sự phát triển của nền kinh tế. Muốn
khắc phục, thay thế vào đó là một cơ chế mới: cơ chế tự do hoá lãi
suất.
-Lãi suất tự do hoá, biến động theo cung cầu về vốn có thể phân bổ
nguồn tín dụng cho người vay hiệu quả nhất, thu hút tiền gửi với chi
phí hợp lý.
-Lãi suất tự do hoá sẽ linh hoạt hơn lãi suất bị kiểm soát, dễ điều
tiết thích nghi với sự thay đổi tự động tạo ra sự kích thích tăng trưởng
tài chính.
-Không một chính phủ, một NHTM nào có được khả năng phân bổ
và kiểm soát nguồn vốn có hiệu quả cho hàng ngàn các nhu cầu sử
dụng vốn khác nhau. Tự do hoá lãi suất sẽ làm tốt nhiệm vụ này.
-Tự do hoá lãi suất sẽ giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong vấn đề
tối đa hoá lợi nhuận, người cho vay và giảm thiểu chi phí của người đi
vay.
- 38 -
-Đưa lại quyền tự do trong hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng, cơ chế lãi suất tự do sẽ làm cho lãi suất tiền gửi và vay cao hơn
nên đã kích thích tăng trưởng kinh tế phục vụ quá trình toàn cầu hoá.
Như vậy, việc tiến hành tự do hoá lãi suất là cần thiết với bất cứ
một quốc gia nào để phát triển nền kinh tế lành mạnh, nhưng trong
quá trình thực hiện tự do hoá lãi suất cần phải thận trọng, hợp lý, tránh
nóng vội để loại bỏ những mặt tiêu cực của nó có thể gây ra cho nền
kinh tế xã hội.
2. Điều kiện để tiến hành tự do hoá lãi suất
Tự do hoá lãi suất chỉ thành công khi nền kinh tế có đủ các điều
kiện sau:
-Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và khá chắc chắn đủ để chịu
đựng các tác động, các cú sốc từ bên ngoài đối với nền kinh tế có thể
xảy ra.
-Hành lang pháp lý tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh đủ khả năng
điều chỉnh các quan hệ có tính chất quốc tế.
-Thị trường tài chính hình thành và vận hành có hiệu quả.
-Hệ thống các cơ quan phát triển lành mạnh, có uy tín, không
những có công nghệ hiện đại mà còn phải có sự phát triển về bề sâu,
có kinh nghiệm lâu dài về quản lý trên nhiều khía cạnh.
-Hệ thống ngân hàng ổn định và hoạt động hữu hiệu.
-Các tổ chức kinh tế đều bảo đảm khả năng sử dụng vốn triệt để có
hiệu quả.
-Chọn thời điểm bắt đầu tốc độ và lộ trình tự do hoá lãi suất phù
hợp với điều kiện của nền kinh tế, nếu không sẽ làm tăng tính bất định
của nền kinh tế do lạm phát, nợ nước ngoài, giảm sức sản xuất trong
nước.
-Tự do hoá lãi suất gắn liền với tự do hóa tỷ giá.
- 39 -
Nhìn chung, có thể thấy những yếu tố cần và đủ để thực hiện tự do
hóa lói suất VND đó chớn muồi, nhất là qua thực tiễn chứng minh tỏc
động của việc thay đổi lói suất cơ bản trong năm qua. Chúng ta cũng
không nên lo sợ việc thả nổi lói suất sẽ khụng kiểm soỏt được. Thực tế
ở nước ta, trước đây đó thả nổi giỏ lương thực nhưng thị trường lương
thực vẫn ổn định và phát triển. Điều cần lưu ý là chỳng ta cú 6 ngõn
hàng quốc doanh giữ vai trũ chi phối thị trường. Hơn nữa, nguồn vốn
dự trữ của NHNN luôn dồi dào, sẵn sàng can thiệp vào thị trường vốn
khi cần thiết. Vấn đề đặt ra là cần linh hoạt sử dụng có hiệu quả các
công cụ khác của chính sách tiền tệ, như dự trữ bắt buộc, lói suất tỏi
cấp vốn, lói suất tỏi chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở,... theo hướng
chuyển dần sang sử dụng các công cụ gián tiếp.
3. Những giải pháp để tiến hành tự do hoá lãi suất
3.1. Thực tế tiến trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam
Vào năm 1992 NHNN đó thực hiện đổi mới về điều hành chính
sách lói suất bằng việc chuyền từ cơ chế lói suất õm (Ngõn hàng kinh
doanh thua lỗ và Nhà nước bù) sang cơ chế lói suất dương. Đây là
bước khởi đầu, tạo cơ sở cho việc theo đuổi mục tiêu tự do hoá lói
suất và tạo đũn bẩy quan trọng để các NHTM chuyển hoạt động kinh
doanh từ thua lỗ sang cú lói.
Bước cải cách đáng kể tiếp theo vào năm 1996 là việc tự do hoá lói
suất tiền gửi và chỉ qui định trần lói suất cho vay. Với cơ chế này các
NHTM được phép tự do qui định mức lói suất huy động (trong mức
trần theo qui định của NHNN).
Tháng 8/2000, NHNN đó thực hiện bước đổi mới cơ bản về điều
hành lói suất. Việc bỏ trần lói suất và ỏp dụng lói suất cơ bản theo một
biên độ dao động cho phép, trên cơ sở có sự liên hệ giữa lói suất đồng
- 40 -
USD trong nước với lói suất của USD trờn thị trường quốc tế (thụng
qua lói suất đồng USD trên thị trường tiền tệ Singapore) là một bước
đệm quan trọng trong việc tiến gần thêm đến tự do hoá lói suất.
Từ ngày 1/6/2002, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
quyết định điều hành lói suất cho vay bằng VND của cỏc tổ chức tớn
dụng (TCTD) từ lói suất cơ bản cộng (+) với biên độ sang lói suất cho
vay thỏa thuận như vậy cánh cửa của tự do hoá lãi suất đã mở ra ở
Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta vẫn chưa có tự do hoá lãi
suất theo đúng nghĩa, có thể thấy môi trường pháp lý cho tự do hoá lãi
suất đã mở ra và chúng ta cần sớm tiến hành tự do hoá lãi suất thực sự.
3.2. Các giải pháp để tiến hành tự do hoá lãi suất
- Ổn định kinh tế vĩ mô về các mặt: tốc độ tăng GDP, kiểm soát
lạm phát, cân đối ngân sách nhà nước.
- Xác định và phân chia rõ ràng nhiệm vụ , các mục tiêu chính sách
quốc gia về kinh tế xã hội cho hệ thống tín dụng- ngân hàng -ngân
sách.
- Nâng cao năng lực quản lý kinh tế của các cơ quan vĩ mô đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình kinh tế.
- Củng cố hệ thống tài chính ngân hàng từ trung ương đến cơ sở,
chú trọng khu vực nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu vùng xa, tăng
cường thông tin về tài chính - tiền tệ- chứng khoán bảo đảm cung cầu
về vốn. Dừng hẳn việc bán lẻ trái phiếu kho bạc của mạng lưới kho
bạc nhà nước, vừa tốn kém chi phí, vừa lói suất cao,... tập trung qua
NHNN tổ chức đấu thầu giữa các NHTM, công ty bảo hiểm,...
- 41 -
- Đẩy mạnh phát triển hơn nữa các công cụ tài chính để thực hiện
có hiệu quả các công cụ tiền tệ gián tiếp thay cho vai trò của lãi suất
trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
- Ổn định và làm lành mạnh thị trường tài chính các NHTM tăng
cường vốn tự có, xử lý các khoản nợ khó thu hồi, nợ quá hạn, đổi mới
nghiệp vụ và chất lượng của đội ngũ cán bộ. Tăng cường công tác
thanh kiểm tra của NHNN.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các DN làm ăn có lãi, trả được nợ.
Mạnh dạn cổ phần hóa nhanh các doanh nghiệp nhà nước có quy mô
lớn, hoạt động có hiệu quả, nhưng Nhà nước không cần phải nắm giữ
sản phẩm như : Công ty bia Sài Gũn, Cụng ty bia Hà Nội, Cụng ty sữa
Việt Nam, Cụng ty sản xuất thuốc lỏ, một số cụng ty xi măng,... tạo
khối lượng hàng hóa đủ lớn cho hoạt động của thị trường chứng
khoán.
-
KẾT LUẬN
Lói suất, là một trong những cụng cụ chớnh sỏch kinh tế vĩ mụ hết
sức quan trọng để thông qua đó Nhà nước có thể tiến hành việc kiểm
soát và điều hành nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu đó đề ra.
Vấn đề lói suất về mặt lý luận cũng như thực tiễn luôn là vấn đề nóng
bỏng, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người từ nhiều lĩnh vực. Xuất
phát từ tính cấp bách của đề tài, đề án đã làm rõ những lý luận cơ bản
về lãi suất, tìm hiểu về các chính sách lãi suất ở Việt Nam từ đó rút ra
- 42 -
những ưu điểm và những mặt hạn chế. Thông qua đó đề án cũng đã
đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của các chính sách lãi
suất bằng việc chỉ rõ tính tất yếu và những lợi ích to lớn của tự do hoá
lãi suất đem lại đồng thời đưa ra những giải pháp tiến hành tự do hoá
lãi suất một cách phù hợp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận Văn- Lãi suất và vấn đề sử dụng các chính sách lãi suất trong việc điều tiết nền kinh tế ở Việt Nam.pdf