Luận văn Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay

Tài liệu Luận văn Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay: LUẬN VĂN: Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển chung của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Trước mắt phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng trong GDP của dịch vụ là 42- 43%, công nghiệp - xây dựng là 40 - 41% và nông nghiệp là 16-17% [7]. Như vậy ngành kinh tế dịch vụ được coi là một trong những ngành kinh tế có vị trí quan trọng và có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nền kinh tế nước ta đến thời điểm đó. Nếu so sánh với một số địa phương như: Hải Phòng, Nghệ An, Khánh Hòa v.v... thì Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các ngành dịch vụ như: Dịch vụ dầu khí, dịch vụ vận tải, dịch vụ thủy sản, dịch vụ du lịch, dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ bưu chính viễn thông v.v... Năm 2000 GDP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 41.359 tỷ đồng, tính theo bì...

pdf87 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển chung của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Trước mắt phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng trong GDP của dịch vụ là 42- 43%, công nghiệp - xây dựng là 40 - 41% và nông nghiệp là 16-17% [7]. Như vậy ngành kinh tế dịch vụ được coi là một trong những ngành kinh tế có vị trí quan trọng và có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nền kinh tế nước ta đến thời điểm đó. Nếu so sánh với một số địa phương như: Hải Phòng, Nghệ An, Khánh Hòa v.v... thì Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các ngành dịch vụ như: Dịch vụ dầu khí, dịch vụ vận tải, dịch vụ thủy sản, dịch vụ du lịch, dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ bưu chính viễn thông v.v... Năm 2000 GDP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 41.359 tỷ đồng, tính theo bình quân đầu người là: 40.620.000 đồng/người/năm, cao nhất trong cả nước. Trong cơ cấu kinh tế nếu tính cả dầu khí thì: công nghiệp - xây dựng chiếm 81,5%, nông nghiệp chiếm: 4,06%, và dịch vụ chiếm 14,36%; nếu không kể dầu khí thì: công nghiệp - xây dựng: 47,26%, dịch vụ 41,17%, nông nghiệp 11,62% và là một trong 10 tỉnh đóng góp nguồn ngân sách lớn nhất cho nhà nước 20,01%, đứng thứ hai sau thành phố Hồ Chí Minh (33,05%) [2]. Đây là những thành tựu quan trọng để Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, với những kết quả đạt đựơc nêu trên, trong toàn bộ nền kinh tế thì các hoạt động kinh doanh dịch vụ vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng, lợi thế mà ngành dịch vụ có thể khai thác, quá trình đầu tư để khai thác còn nhiều hạn chế trong các lĩnh vực như chính sách quản lý, mô hình phát triển, nguồn nhân lực, vốn, kỹ thuật v.v... Một số lĩnh vực dịch vụ mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ như: Dịch vụ dầu khí, dịch vụ vận tải, du lịch, nông nghiệp … Vì vậy, để phù hợp với mục tiêu kinh tế chung của cả nước đồng thời muốn phát triển ngành kinh tế dịch vụ đạt mức tỷ trọng cao trong cơ cấu của địa phương và để khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi cần phải có những đánh giá đúng mức về tiềm năng, lợi thế và thực trạng của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế mà tỉnh đã đề ra, góp phần xác lập một cơ cấu kinh tế hợp lý của địa phương. Đây là lý do để tác giả chọn đề tài: "Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay". 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay đã có một số luận văn, luận án có liên quan đến đề tài được được bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh như: "Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế của Trần Quốc Nhật, 1995; "Nghiên cứu về đầu tư khai thác dầu khí" của TS. Trần Đức Chính, 2000; "Phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc - tiềm năng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế của Trần Ngọc Tư, 2000; "Kinh tế dịch vụ và dịch vụ du lịch tỉnh Ninh Bình", Luận văn thạc sĩ kinh tế của Phạm Xuân Thu, 1995; "Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An", Luận văn thạc sĩ kinh tế của Hoàng Đức Cường, 1999... và một số bài viết trên các báo, tạp chí nghiên cứu của Trung ương và địa phương. Song các luận văn, luận án, các bài viết nêu trên chỉ nghiên cứu về một ngành cụ thể trong kinh tế dịch vụ ở các địa phương khác, chưa nghiên cứu kinh tế dịch vụ từ góc độ một nhóm ngành trong cơ cấu kinh tế ở địa bàn cấp tỉnh. Đặc biệt là đối với kinh tế dịch vụ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì chưa có một công trình nào nghiên cứu trung tên với đề tài của luận văn này. 3. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của luận văn Mục đích, nhiệm vụ: Luận văn nghiên cứu những vấn đề chung về kinh tế dịch vụ và xác định vai trò, tầm quan trọng của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phân tích thực trạng kinh tế dịch vụ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong những năm qua để thấy được những thành tựu, những hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế dịch vụ tại tỉnh trong những năm đầu thế kỷ XXI. Giới hạn của luận văn: Với một tỉnh có nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh với hàng trăm các hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ cho các nhu cầu sản xuất, trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả không thể nghiên cứu toàn bộ các ngành kinh tế dịch vụ mà chỉ đi sâu nghiên cứu một số ngành dịch vụ chủ yếu trên địa bàn của tỉnh như: Dịch vụ dầu khí, dịch vụ thủy sản, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ nông nghiệp để làm rõ vai trò, thực trạng của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Về thời gian, luận văn chỉ nghiên cứu kinh tế dịch vụ của địa phương trong khoảng 10 năm từ 1991 - 2000. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Tác giả dựa vào cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa vào chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tham khảo có chọn lọc các công trình nghiên cứu, các bài viết của nhiều tác giả có liên quan đến đề tài. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu của môn kinh tế chính trị, phương pháp khảo sát thực tế, phân tích, so sánh, tổng hợp các kết quả nghiên cứu, từ đó đánh giá và giải quyết những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của luận văn. 5. ý nghĩa của luân văn Tuy nghiên cứu trong một phạm vi một địa bàn cấp tỉnh, song luận văn là một công trình nghiên cứu thực tế về phát triển kinh tế dịch vụ ở Bà Rịa - Vũng Tàu; luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các ngành, các cơ quan trong việc hoạch định các mục tiêu và phương hướng cũng như các giải pháp phát triển các ngành kinh tế dịch vụ và cho các đối tượng có liên quan khác. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. MụC LụC Trang Mở đầu 1 Chương 1: Vai trò của kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân 5 1.1. Khái niệm dịch vụ và kinh tế dịch vụ 5 1.2. Sự cần thiết khách quan của việc phát triển kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế nước ta 19 Chương 2: Những tiềm năng, lợi thế và thực trạng kinh tế dịch vụ ở Tỉnh BàRịa – Vũng Tàu trong thời kỳ đổi mới 31 2.1. Những tiềm năng và lợi thế chủ yếu của Bà Rịa – Vũng Tàu trong phát triển kinh tế dịch vụ 31 2.2. Thực trạng của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 38 2.3. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu trong phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 57 Chương 3: Mục tiêu, phương hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - VũngTàu 64 3.1. Những định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế dịch vụ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ nay đến năm 2010 64 3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu 70 Kết luận 87 danh mục tài liệu tham khảo 92 Chương 1 VAI TRò CủA KINH Tế DịCH Vụ TRONG NềN KINH Tế QUốC DÂN Vấn đề lựa chọn một mô hình, một cơ cấu kinh tế cho hợp lý là một nội dung hết sức quan trọng có ý nghĩa quyết định quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ quốc gia nào. Thực tế những quốc gia chậm phát triển thường lựa chọn cho mình mô hình kinh tế theo cơ cấu: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ; nhiều quốc gia đã và đang phát triển lại thường chọn cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Đặc biệt mấy chục năm lại đây nhiều nước lại chọn cho mình mô hình kinh tế theo cơ cấu: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp như Singapo, Hồng Kông, Đài Loan v.v... Việt Nam là một nước có nền kinh tế nông nghiệp còn tương đối lạc hậu, đã và đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước chúng ta cần phải lựa chọn cho mình một mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đất nước, để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới. Mục tiêu phát triển kinh tế mà Đảng ta đề ra trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng ghi rõ: "Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Tỷ trọng GDP của nông nghiệp 16 - 17%, công nghiệp: 40 - 41%, dịch vụ: 42- 43%" [11]. Rõ ràng kinh tế dịch vụ từ nay đến năm 2010 và những năm tiếp theo sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của đất nước và kinh tế dịch vụ sẽ giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của nước ta. 1.1. KHáI NIệM DịCH Vụ Và KINH Tế DịCH Vụ 1.1.1. Khái niệm a) Dịch vụ Thuật ngữ "Dịch vụ" (Service) lúc đầu người ta dùng để chỉ các hoạt động cung ứng về mặt hậu cần cho quân đội, sau đó dần dần được sử dụng nhiều hơn trong kinh tế và trở thành tên gọi lĩnh vực kinh tế gồm một số ngành. Do những quan niệm khác nhau nên việc nhận dạng các hoạt động dịch vụ trong thực tiễn cũng khác nhau; cho đến những năm gần đây dịch vụ được hiểu theo một nghĩa rộng hơn, được coi là một lĩnh vực sản xuất mới, có tính tổng hợp cao. Đặc điểm chủ yếu của dịch vụ là gắn liền sản xuất với các ngành sản xuất và tiêu dùng. Dịch vụ dựa vào sản xuất, nhưng chính nó lại phục vụ đắc lực cho sản xuất phát triển. Một nước có trình độ phát triển càng cao thì ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng càng lớn. C.Mác cho rằng, dịch vụ là con đẻ của sản xuất hàng hóa khi kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi phải có sự lưu thông trôi chảy, thông suốt, liên tục để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người, lúc đó ngành dịch vụ sẽ phát triển. Như vậy, bằng cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế, C.Mác đã làm rõ nguồn gốc ra đời và động lực phát triển kinh tế dịch vụ. Ông viết: "Trong những trường hợp, mà tiền được trực tiếp trao đổi lấy một lao động không sản xuất ra tư bản, tức là trao đổi lấy lao động không sản xuất, thì lao động đó được mua với tư cách là một sự phục vụ... Lao động đó cung cấp những sự phục vụ không phải với tư cách một đồ vật mà với tư cách là một sự hoạt động" [19, tr. 576-577]. Trong học thuyết giá trị thặng dư của mình, C. Mác đã nói đến dịch vụ và so sánh dịch vụ ở Anh và ở Nga như sau: "ở nước Anh có rất nhiều người trong các ngành kinh tế phi nông nghiệp, trong ngành chế tạo cơ khí, thương nghiệp, vận tải v.v... chuyên việc chế tạo và cung cấp các yếu tố của ngành sản xuất nông nghiệp, điều mà nước Nga không có" [17, tr. 674]. Theo Mác thì cùng với sự phát triển chung của lực lượng sản xuất, tất yếu phải có một bộ phận lao động dịch vụ cho sản xuất được tách ra và thu hút ngày càng nhiều lao động xã hội, Mác viết: "Một bộ phận lớn của dân số phi nông nghiệp đang làm những lao động phục vụ cho nông nghiệp, cung cấp cho nông nghiệp tư bản bất biến (c) (mà cùng với sự tiến bộ của nông nghiệp, tư bản bất biến này lại tăng lên): tỷ dụ như: phân bón, khoáng chất, hạt giống nhập từ nước ngoài vào, máy móc các loại" [17, tr. 675]. Ngoài lĩnh vực phục vụ cho sản xuất ra còn lại là lĩnh vực phục vụ cho đời sống, phục vụ lưu thông thuần túy, phục vụ cho tiêu dùng của cải... thì lao động dịch vụ đó không phải là lao động sản xuất vật chất, Mác chỉ rõ: "Vấn đề ở đây hoàn toàn không phải là những sự phục vụ. Sự phục vụ chẳng qua chỉ là hiệu quả có ích của một giá trị sử dụng nào đó, dù đó là hàng hóa hay lao động" [18, tr. 360-361]. Hay nói gọn lại, dịch vụ là một lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật tổng hợp, là cầu nối giữa sản xuất và sản xuất, sản xuất và tiêu dùng v.v... Dịch vụ là một ngành đa dạng, tổng hợp nó gắn liền với nhu cầu đời sống hàng ngày của mọi tầng lớp nhân dân. Nhân dân có thu nhập cao, đời sống văn minh hơn thì đòi hỏi các dịch vụ cao hơn. Vì thế, dịch vụ không chỉ là một ngành kinh tế - kỹ thuật mà còn mang tính mỹ thuật, nghệ thuật nhằm hướng dẫn thẩm mỹ hiện đại, phong cách và lối sống mới, giúp con người đạt tới đỉnh cao của đời sống vật chất và tinh thần. Theo quan điểm của nhà kinh tế học Trung Quốc Lý Đại Văn thì dịch vụ là lấy hình thức lao động sống để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của cuộc sống và sản xuất, thông qua các phương thức nào đó để nâng cao tất cả các hoạt động kinh tế của lao động sản xuất vàứ mức sống của con người, đồng thời cũng là sản phẩm của sức sản xuất và trình độ khoa học - kỹ thuật của loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định [12]. Theo ông thì nội dung của dịch vụ bao gồm ba mặt: Thứ nhất, đối tượng của dịch vụ là các mặt của sản xuất và sinh hoạt; thứ hai, phương thức dịch vụ rất đa dạng căn cứ vào những đối tượng khác nhau, có phương thức dịch vụ mang tính sản xuất như: dịch vụ tiền tệ, vận chuyển, bảo hiểm, sửa chữa, xử lý số liệu dịch vụ ... và dịch vụ mang tính sinh hoạt như: du lịch, khách sạn, nhà hàng, mỹ viện, cắt tóc...; thứ ba, hiệu quả của dịch vụ vừa là để nâng cao tỷ lệ lao động sản xuất vừa để nâng cao mức sống con người. Ông cũng cho rằng, ngành dịch vụ là chỉ tất cả các hoạt động kinh tế khác, độc lập với nông nghiệp, khai thác khoáng sản, và ngành chế tạo. Phạm vi của nó rất rộng, chủ yếu bao gồm các ngành như: ngành giao thông vận tải, ngành thông tin bưu điện, ngành dịch vụ ăn uống, ngành cung cấp, tiêu thụ vật tư và kho tàng, ngành tiền tệ và bảo hiểm, ngành dịch vụ kỹ thuật tổng hợp, ngành dịch vụ thủy lợi, ngành đánh bắt cá và thủy lợi nông nghiệp, ngành bảo dưỡng đường bộ, đường thủy và đường không, ngành tổng điều tra địa chất, ngành phục vụ dân cư, ngành xây dựng các công trình công cộng và nhà ở, ngành vệ sinh môi trường, ngành thể thao và ngành phúc lợi xã hội, các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước, các đoàn thể xã hội. Theo quan điểm của các chuyên gia kinh tế của nước ta thì dịch vụ nói một cách tổng quát là mọi hoạt động kinh tế trừ nông nghiệp, khai mỏ, công nghiệp, xây dựng và điện - khí - nước theo cách phân loại của bảng phân loại tiêu chuẩn quốc tế các hoạt động kinh tế - ISIC (International Standard Industrial Calassification of all Economis). Dịch vụ được chia làm bốn nhóm lớn: Dịch vụ thương mại và tài chính, dịch vụ giao thông vận tải và liên lạc, dịch vụ quản lý công cộng và an ninh quốc phòng và nhóm các dịch vụ khác như: giáo dục, y tế và bảo vệ sức khỏe, các tổ chức tôn giáo và từ thiện, dịch vụ pháp lý, dịch vụ nội trợ sinh hoạt, điện ảnh, khách sạn, nhà hàng tiệm ăn... Cũng có những quan điểm cho rằng, dịch vụ là những hoạt động của những ngành phục vụ, tuy nhiên trong những năm gần đây phần lớn các nhà kinh tế đều nhất trí rằng, dịch vụ là cung ứng lao động khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, đời sống vật chất- tinh thần, các hoạt động ngân hàng, tín dụng, cầm đồ, bảo hiểm ... Trong Từ điển tiếng Việt thì định nghĩa: "Dịch vụ là những công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công" [38]. Trong kinh tế học hiện đại thì dịch vụ lại được quan niệm rộng rãi hơn, dịch vụ bao gồm các ngành, các lĩnh vực có tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản phẩm quốc dân (GNP) từ các ngành sản xuất các sản phẩm vật chất như công nghiệp, nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp). Như vậy những ngành như vận tải bao gồm hàng không, xe lửa, ô tô, thông tin, bưu điện, lưu thông hàng hóa tư liệu sản xuất hoặc vật phẩm tiêu dùng, các lĩnh vực hoạt động như ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm v.v... đều thuộc lĩnh vực dịch vụ. Các chuyên gia kinh tế còn đánh giá sự khác nhau giữa hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ với hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật chất ở những điểm: - Một là, các ngành sản xuất ra các sản phẩm vật chất thì các sản phẩm này có tính chất là cơ học, lý học, hóa học có các tiêu chuẩn như công xuất, mức tiêu thụ nhiên liệu, điện năng v.v... có thể xác định được, có thể sản xuất theo tiêu chuẩn hóa. Còn hoạt động của dịch vụ mà kết quả có thể quan niệm là "sản phẩm" do nó tạo ra để phục vụ thì khó có thể xác định cụ thể bằng tiêu chuẩn ký thuật, bằng các chất lượng được lượng hóa một cách rõ ràng. người được phục vụ chỉ có thể đánh giá bằng các giác quan như: nếm, ngửi, sờ mó, thích thú v.v... hoặc tốt hay xấu trên cơ sở cảm nhận thông qua thực tế hoặc danh tiếng đã được phục vụ. - Hai là, hoạt động sản xuất chế tạo ra các sản phẩm vật chất. Các sản phẩm vật chất này có thể được cất giữ trong kho, có thể đem bán bằng cách vận chuyển đi các nơi để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng thông qua điều tiết cung - cầu trên thị trường. Hoạt động dịch vụ tạo ra "sản phẩm" tiêu dùng và đồng thời "sản phẩm "dịch vụ không thể cất giữ trong kho, để có thể dự trữ, để thay đổi theo sự thất thường của nhu cầu thị trường như sản phẩm vật chất. Hoạt động dịch vụ thường xuất hiện ở các địa điểm và thời điểm có nhu cầu cần được đáp ứng. - Ba là, hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm vật chất có chất lượng cao tạo ra uy tín cho hãng sản xuất và kinh doanh, khách hàng có thể dựa vào nhãn hiệu, ký hiệu sản phẩm để lựa chọn sản phẩm mà không cần đến chủ của hãng sản xuất. Còn sản phẩm của hoạt động dịch vụ phụ thuộc rất cao vào chất lượng tiếp xúc, sự tương tác qua lại giữa người làm dịch vụ và người được phục vụ.ở đây không loại trừ phương tiện của hoạt động dịch vụ, những điều kiện sản phẩm kèm theo các dịch vụ bổ sung khác, những cái đọng lại làm cho người được phục vụ vẫn là quan hệ giao tiếp. Sự đáp ứng kịp thời những nhu cầu, yêu cầu và lòng mong muốn của khách hàng đối với những dịch vụ và những người làm dịch vụ trực tiếp phục vụ cho khách hàng. Theo quan điểm của các nhà kinh tế ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây thì dịch vụ được hiểu một cách xơ cứng, máy móc và có những lệch lạc thậm chí còn sai lầm về bản chất của dịch vụ, quan điểm này coi nhẹ dịch vụ, cho đây là ngành sản xuất phi vật chất, không sáng tạo ra thu nhập quốc dân, lĩnh vực kinh tế này được hiểu một cách bó hẹp lại là dịch vụ cá nhân và dịch vụ xã hội mà quên đi dịch vụ phân phối và đặc biệt là dịch vụ đời sống xã hội. Dịch vụ được đồng nhất với sự phục vụ cho cá nhân, là những công việc phụ trợ ít quan trọng và cho rằng khi nào nền kinh tế đủ mạnh rồi hãy phát triển kinh tế dịch vụ, cứ sản xuất nhiều của cải vật chất tự khắc vấn đề dịch vụ khắc được giải quyết v.v... Như vậy, những quan điểm đó đã không đánh giá đầy đủ dịch vụ với tư cách là một phạm trù kinh tế và không thừa nhận quá trình tái sán xuất xã hội như một thể thống nhất biện chứng giữa giá trị sử dụng cuối cùng mang tính vật chất và phi vật chất. Theo PGS.TS Trần Văn Chử thì: "Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể nhằm thỏa mãn kịp thời, thuận lợi và hiệu quả hơn các nhu cầu trong sản xuất và đời sống con người" [4, tr. 254]. Nhìn chung, cho đến nay khái niệm dịch vụ vẫn chưa được xác định một cách chính xác với đầy đủ cơ sở khoa học, bởi lẽ việc thâu tóm các hoạt động phong phú, đa dạng và rất khác nhau về bản chất của dịch vụ trong sản xuất và đời sống; đây là việc làm hết sức khó khăn, phức tạp. Cuộc tranh luận để đi đến thống nhất về khái niệm dịch vụ của các nhà lý luận, các chuyên gia kinh tế vẫn còn tiếp diễn. Song cho dù cuộc tranh cãi diễn ra thế nào đi chăng nữa thì cũng phải khẳng định một điều rằng dịch vụ không đơn thuần là một ngành phục vụ phụ trợ ít quan trọng v.v... mà đã thực sự trở thành một lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có nhiều lợi thế quyết định đến sự phát triển của nhiều nền kinh tế trên thế giới. b) Kinh tế dịch vụ Theo quan điểm của chuyên gia kinh tế Trung Quốc thì kinh tế dịch vụ được coi là phạm trù kinh tế độc lập so với kinh tế nông nghiệp và kinh tế công nghiệp, nó thường được gọi là khu vực kinh tế thứ III hay sản nghiệp thứ III. Kinh tế dịch vụ có thể phân thành hai loại là hữu hình và vô hình: Hữu hình là chỉ thông qua lao động có tính phi sản xuất nhất định để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, tạo nên một giá trị phụ thêm cho sản phẩm, từ đó nâng cao năng xuất lao động sản xuất, cải thiện và nâng cao mức sống con người. Còn vô hình là chỉ hình thức đặc thù nào đó, cung cấp những phương tiện và phương pháp cần thiết cho sản xuất và tiêu dùng, còn bản thân nó không trực tiếp tạo ra giá trị. Cùng với sự tiến bộ không ngừng của sức sản xuất xã hội và sự không ngừng đi sâu vào mối quan hệ giao lưu quốc tế tỷ trọng kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân cũng không ngừng tăng lên, xu thế quốc tế hóa ngày càng được đẩy mạnh. Các nhà lý luận kinh tế của nước ta thì cho rằng: kinh tế dịch vụ bao gồm những hoạt động phục vụ với tư cách là một bộ phận lao động xã hội, những công việc cận thiết cho các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (sản xuât, trao đổi, phân phối, tiêu dùng). Dịch vụ là kết quả lao động có ích cho xã hội được thể hiện bằng những giá trị sử dụng nhất định nhắm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Trong đó nhiều dịch vụ có tác dụng trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, chất lượng đời sống vật chất và văn hóa của xã hội loài người. Kinh tế dịch vụ là phương tiện hữu hiệu để thực hiện phương châm "vì con người" tạo ra những kỹ năng cho con người phát triển ngày một toàn diện. Mặc dù các nhà kinh tế còn nhiều tranh luận trước khi đi đến thống nhất về khái niệm dịch vụ và kinh tế dịch vụ. Song trên thực tế kinh tế dịch vụ đã và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia, kinh tế dịch vụ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Do đó điều cần thiết là phải xác định được vai trò của kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế - xã hội của đất nước để có những chiến lược, phương hướng, biện pháp nhằm phát triển lĩnh vực kinh tế mới mẻ này. Dĩ nhiên sự phát triển kinh tế dịch vụ của từng quốc gia phải dựa trên những ngành kinh tế cơ sở của nước đó và không thể một lúc có thể phát triển kinh tế dịch vụ theo ý muốn của mình được. Đồng thời phải dựa vào các điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, và các lợi thế so sánh khác của quốc gia đó để phát triển kinh tế dịch vụ sao cho hợp lý. Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất cùng với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ thế giới, nhiều nước tùy thuộc vào đặc thù tiềm năng của mình đã cố gắng tìm cho mình nhóm kinh tế dịch vụ mũi nhọn khác nhau: những nước có nguồn tài nguyên khan hiếm, nhưng đã biết tận dụng lợi thế vị trí địa lý của mình để phát triển kinh tế dịch vụ thương mại và nhanh chóng trở thành các nước NICs như: Hồng Kông, Singapo; Hồng Kông đã trở thành một trung tâm thương mại, trung tâm "chuyển tải", trung tâm dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ sửa chữa tàu biển đã đem lại cho nước này một nguồn lợi lớn, hàng năm các nước này thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động buôn bán của các nước trên thế giới vì một lý do nào đó không buôn bán trực tiếp được với nhau, có thể nói Hồng Kông là một siêu thị lớn nhất thế giới. Cũng như Hồng Kông, Singapo biết phát huy lợi thế của mình nằm ở đầu mối giao thông giữa phương Tây và Viễn đông nên đã trở thành một trung tâm thương mại và dịch vụ ở châu á, trong mấy chục năm qua quốc gia nhỏ bé này trở thành thương cảng lớn thứ hai trên thế giới sau cảng Rotterdam của Hà Lan; cùng với sự phát triển của ngành dịch vụ Singapo trở NN <10% thành một nước có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực. Đối với Thái Lan trong kế hoạch phát triển kinh tế của những năm 1980 - 1990 đã đặt vấn đề ưu tiên phát triển kinh tế dịch vụ lên hàng đầu, nhằm chuyển một nước có nền kinh tế nông nghiệp sang một nước kinh tế dịch vụ, đặc biệt Thái Lan đầu tư phát triển dịch vụ du lịch, do đó dịch vụ du lịch đã thu được nguồn lợi lớn nhất so với tất cả các loại dịch vụ khác, kinh tế dịch vụ đã đem lại thu nhập cao hơn cả ngành sản xuất gạo, được coi là ngành thu được nhiều ngoại tệ nhất trước đó. Ngoài ra, một số nước cũng đi vào phát triển kinh tế dịch vụ du lịch như Ôxtrâylia, Italia... Theo các chuyên gia nghiên cứu kinh tế, trong thập niên 90 của thế kỷ XX, lao động trong lĩnh vực kinh tế dịch vụ ở các nước công nghiệp phát triển chiếm khoảng 75% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế và đóng góp khoảng 60 - 70% GDP cho các quốc gia này. Ví dụ như mức độ đóng góp trong cơ cấu sản phẩm của kinh tế dịch vụ ở Singapo là 64,6%, Hồng Kông là 85,7%; Nhật Bản là 60,4%; Pháp là 60 % [4]. Rõ ràng kinh tế dịch vụ đã thực sự trở thành một nền kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế của mỗi nước. Có thể mô tả như sau: 1a. Những nước chậm phát triển 1b. Các nước công nghiệp phát triển Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng của kinh tế dịch vụ ở một số nước chậm phát triển và các nước công nghiệp phát triển NN > 50% DV < 30% CN 20% DV > 60% CN > 30% Như trên đã nói mỗi quốc gia dựa vào những tiềm năng, lợi thế của mình để phát triển kinh tế dịch vụ sao cho hợp lý thì phát triển một ngành nào thì cũng phải tính đến những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến ngành đó. 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế dịch vụ Có thể nói, để phát triển bất kỳ một ngành kinh tế, một lĩnh vực kinh tế nào đều phải có những yếu tố trực tiếp, hoặc gián tiếp hay nói cách khác phải có những điều kiện cần và đủ thì mới có thể thực hiện được. Theo các nhà kinh tế thì để phát triển kinh tế dịch vụ cần phải kết hợp hài hòa nhiều yếu tố mà trong đó các yếu tố không thể thiếu đó là nguồn lao động, tiếp đó là các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật - vốn, điều kiện về tài nguyên, thiên nhiên, môi trường. Các yếu tố này sẽ tạo ra một hệ thống sản xuất dịch vụ (hệ thống Servuction) có thể mô tả theo biểu đồ 1.2. Biểu đồ 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ Điều kiện cơ sở vật chất Dịch vụ Con người (khách hàng và người phục vụ) Tài nguyên thiên nhiên môi trường Kết quả KDDV - Yếu tố con người: Trong hệ thống sản xuất dịch vụ con người có ảnh hưởng lớn đến chất lượng kinh doanh dịch vụ trong đó sự có mặt của khách hàng là tuyệt đối cần thiết, không có khách hàng thì dịch vụ không thể tồn tại, khách hàng là người tạo ra nhu cầu về dịch vụ, là yếu tố khởi đầu cho quá trình làm dịch vụ của những tổ chức, những xí nghiệp kinh doanh dịch vụ. Không có vật chất cũng sẽ không có cung ứng dịch vụ, sự cung ứng chỉ xảy ra khi có vật chất xuất hiện. Điều này khác hẳn về căn bản so với quá trình sản xuất ra sản phẩm vật chất ở chỗ không có hoặc chưa có nhu cầu người ta vẫn có thể sản xuất ra trước khi có nhu cầu, còn sản phẩm vật chất sản xuất ra nếu không tiêu dùng ở chỗ này thì người ta có thể vận chuyển đi tiêu dùng ở chỗ khác hoặc cất trữ hoặc để giành cho thời gian sau sẽ dùng. Còn hoạt động dịch vụ thì không có nhu cầu thì không có hoạt động dịch vụ và sẽ không thực hiện được giá trị dịch vụ. Vì vậy nếu trong lĩnh vực sản xuất vật chất việc tìm kiếm nhu cầu, thị trường là rất cần thiết để xây dựng chiến lược kinh doanh thì trong kinh doanh dịch vụ việc thực hiện Marketing dịch vụ càng có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều để quá trình dịch vụ được diễn ra và giá trị dịch vụ được thực hiện. Nếu sự có mặt của khách hàng là tuyệt đối cần thiết thì người phục vụ trong kinh doanh dịch vụ cũng vô cùng quan trọng, họ là nhân viên trực tiếp hay gián tiếp tham gia phục vụ các hoạt động trong các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế; họ có thể là một người hay nhiều người, công việc của họ thường đòi hỏi phải tiếp xúc với khách hàng. Trong hệ thống làm dịch vụ nhân viên thường tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, và quan hệ với khách hàng, tìm kiếm các nhu cầu của khách hàng hoặc Marketing hỗn hợp giới thiệu, quảng cáo dịch vụ với khách hàng, để rồi sau đó bằng hệ thống cơ sở vật chất, các điều kiện cần thiết của xí nghiệp, đơn vị, sẽ có thể làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng với một chất lượng dịch vụ tốt nhất, hoặc lôi kéo khách hàng tham gia vào hoạt động dịch vụ với một sự thỏa mãn nhu cầu nhất định mà có thể đem lại nhiều lợi thế, kinh tế cho đơn vị, xí nghiệp. Như vậy nhân viên tiếp xúc là một yếu tố chiếm vị trí quan trọng mà theo quan điểm kinh tế thì Marketing là tượng trưng cho đơn vị, xí nghiệp đặt ra trước mắt khách hàng. Nhân viên tiếp xúc là yếu tố đầu tiên cũng là yếu tố cuối cùng quyết định chất lượng kinh doanh dịch vụ, là yếu tố quyết định phong cách độc đáo của đơn vị kinh doanh dịch vụ. Do đó việc bố trí, sắp xếp số lượng nhân viên hợp lý, đây là một đòi hỏi hết sức nghiêm túc cho sự tồn tại và phát triển của một đơn vị, xí nghiệp. Nó còn có ỹ nghĩa quan trọng trong việc tham gia cạnh tranh khi kinh doanh dịch vụ. - Yếu tố về các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật - vốn: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế dịch vụ. Các điều kiện vật chất phục vụ cho kinh doanh dịch vụ bao gồm các điều kiện như: ăn, ở, giao thông vận tải, vận chuyển, các phương tiện phục vụ cho thông tin, liên lạc, các phương tiện quản lý... ở nhiều nước trong khu vực có một hệ thống các điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh dịch vụ rất tốt như: Hà Quốc, Đài Loan, Thái Lan v.v... Với hệ thống nhà hàng, khách sạn sang trọng đạt các tiêu chuẩn cao phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng địa điểm phục vụ, các hệ thống sân bay, cầu cảng, thông tin liên lạc v.v... với hệ thống phương tiện phục vụ cực kỳ hiện đại, thuận tiện, phục vụ nhanh chóng và phục vụ tối đa cho các nhu cầu trong nhiều lĩnh vực với những chi phí cho hoạt động kinh doanh dịch vụ mà người được phục vụ có cảm giác thoải mái. Chính vì vậy mà hiệu quả kinh tế do kinh doanh dịch vụ mang lại trong GDP của các quốc gia kể trên là rất lớn. Ví dụ: Đài Loan: 54,8%, Thái Lan: 54,0%, Hàn Quốc: 65% v.v... [24]. Theo các chuyên gia kinh tế thì điều kiện cơ sở vật chất trong hệ thống dịch vụ vừa là cung cấp thông tin về dịch vụ cho khách hàng (giống như một tủ kính bày dịch vụ chào hàng) vừa là công cụ làm việc tốt (như một nhà máy chế tạo dịch vụ). Do vậy, cơ sở vật chất phải được trang bị tốt, được kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc với tính hiện đại, các công cụ, thiết bị phục vụ phải được bố trí hợp lý, không khí thoáng mát, giao thông thuận tiện, môi trường nhân văn sinh động, hài hòa, phải luôn tạo ra cho khách hàng những cảm giác vừa khác lạ vừa quen thuộc, vừa cổ kính nhưng phải tân thời v.v… nhằm đáp ứng cho khách hàng một dịch vụ chất lượng cao, độc đáo, hấp dẫn, làm thỏa mãn, hài lòng khách hàng về mọi phương diện. Nói chung cơ sở vật chất thế nào thì số lượng dịch vụ, giá cả dịch vụ bán được sẽ như thế đó. Vì vậy nếu cơ sở vật chất được đầu tư thỏa đáng, phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng thì số lượng dịch vụ sẽ bán được nhiều hơn và có thể nâng giá cả của mỗi dịch vụ lên đến mức cao nhất. Khách hàng thỏa mãn, hài lòng trước một dịch vụ do nhân viên cung ứng dịch vụ chu đáo, do cơ sở vật chất đã được đầu tư thỏa đáng thì giá cả dịch vụ không còn là thách thức lớn với các nhà kinh doanh dịch vụ đặc biệt đối với đối tượng là khách hàng có thu nhập cao. - Yếu tố tài nguyên, thiên nhiên, môi trường: Thực tế cho thấy, tài nguyên - thiên nhiên phong phú đa dạng, môi trường sinh thái có sức hấp dẫn cho khách hàng không chỉ nghỉ ngơi du lịch mà còn tận hưởng các yếu tố cảnh quan thiên nhiên - môi trường. Nguồn tài nguyên phong phú sẽ cho phép phát triển xây dựng các ngành kinh tế công nghiệp như: khai thác khoáng sản sẽ thu hút một lượng các nhà nghiên cứu, kỹ sư, công nhân cùng tham gia hoạt động do đó sẽ phát triển kinh tế dịch vụ hết sức thiết thực. Những quốc gia có nguồn tài nguyên như năng lượng, các loại kim loại quý thì ngành công nghiệp khai thác phát triển tốt sẽ kéo theo ngành kinh tế dịch vụ phát triển tương xứng đem lại nguồn lợi nhuận khá cao, ngoài ra có nguồn tài nguyên như vị trí địa lý, tài nguyên rừng, tài nguyên biển... sẽ phát triển các ngành dịch vụ như dịch vụ du lịch, giao thông vận tải dịch vụ phục vụ, nghiên cứu sinh vật v.v... Tóm lại, trong hoạt động kinh doanh dịch vụ những quốc gia có nguồn tài nguyên - thiên nhiên phong phú, đa dạng, môi trường trong lành cùng với những điều kiện về môi trường xã hội đặc biệt là an ninh trật tự tốt cũng sẽ làm cho kinh tế dịch vụ phát triển một cách nhanh chóng. Văn hóa được coi là một trong những yếu tố quan trọng trong kinh doanh dịch vụ. Nói đến văn hóa có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo nghĩa rộng thì văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người lao động sáng tạo ra trong lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa: "Vì một lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát sinh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là vân hoá" [20, tr. 431]. Theo UNESCO thì văn hóa là một phức thể - tổng thể các đặc trưng – diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm... khắc hoạ nên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, xóm làng, quốc gia; xã hội - văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật văn chương mà cả lối sống, những quyền con người; những hệ giá trị những truyền thống tín ngưỡng v.v... Về hình thức thì văn hóa có hai phạm trù là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, nó phải được gìn giữ và phát triển; con người phải được giao lưu, hưởng thụ, và được kế thừa. Do đó để nâng cao yếu tố văn hóa trong kinh doanh dịch vụ, thì các tổ chức kinh doanh dịch vụ trước hết phải lựa chọn phương hướng kinh doanh có văn hóa, cái gì có lợi cho kinh doanh và văn hóa thì làm, nếu ảnh hưởng xấu đến các giá trị đạo đức văn hóa như thuần phong mỹ tục thì có lợi như thế nào cũng không làm, phát triển và bảo vệ những hàng hóa có bản sắc văn hóa dân tộc, hướng dẫn tiêu dùng, xây dựng tập quán tiêu dùng có văn hóa, giao lưu kinh tế đi đôi với giao lưu văn hóa, giáo dục văn hóa cho những người kinh doanh. Văn hóa nói chung, văn hóa truyền thống nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong kinh doanh. Văn hóa dân tộc là nguồn lực bên trong của kinh doanh nhất là kinh doanh dịch vụ. Bên cạnh các yếu tố kể trên được coi là các yếu tố bên trong, thì để làm tăng hiệu quả kinh doanh dịch vụ chúng ta cần phải kể đến các yếu tố bên ngoài đó là: Môi trường pháp luật, môi trường đầu tư, hệ thống thông tin trong nước và quốc tế ... Cơ chế quản lý của nhà nước, những định hướng chiến lược phát triển kinh tế dài hạn của đất nước, các yếu tố này có tác động mạnh đến việc nâng cao hiệu quả, lợi nhuận của các doanh nghiệp. Tóm lại, để phát triển kinh doanh dịch vụ đưa kinh tế dịch vụ trở thành một lĩnh vực kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế thì các chính phủ, các nhà kinh tế phải xác định rõ những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển lĩnh vực kinh tế này đó là: Các yếu tố về tài nguyên - thiên nhiên - môi trường; điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và các yếu tố xã hội (con người, văn hóa, v.v...). Từ đó có những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm phát huy hiệu quả các yếu tố này. 1.2 Sự CầN THIếT KHáCH QUAN CủA VIệC PHáT TRIểN KINH Tế DịCH Vụ TRONG NềN KINH Tế NƯớC TA 1.2.1. Vai trò của kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế nước ta Đối với nước ta dịch vụ là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế. Nếu coi nền kinh tế quôực dân là một khối thống nhất thì hai bộ phận hợp thành chủ yếu là các ngành sản xuất vật chất và và các ngành sản xuất dịch vụ. Vì vậy, dịch vụ có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Thứ nhất: Sự phát triển kinh tế dịch vụ nó phản ánh trình độ cao của nền sản xuất xã hội, của sự phân công lao động ngày càng sâu sắc về mức sống của dân cư ngày ngày càng được nâng cao. Với tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội, dịch vụ đã và đang ngàng càng chiếm vị trí quan trọng trong cả hai chỉ tiêu chung của nền kinh tế là số lượng lao động trong các doanh nghiệp và tỷ trọng thu nhập quốc nội (GDP) hay tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Phát triển kinh tế dịch vụ tạo ra công ăn việc làm, thực hiện phân phối lại thu nhập, đẩy mạnh kinh tế hàng hóa phát triển, đặc biệt nước ta có hàng triệu lao đông dư thừa trung bình mỗi năm chúng ta có khoảng 3 - 4 triệu lao động không có việc làm, do đó phát triển kinh tế dịch vụ sẽ là nơi thu hút một lượng lao động lớn, giải quyết thất nghiệp, giảm những tệ nạn xã hội, tạo ra nguồn thu nhập, cải thiện đời sống của bộ phận không nhỏ dân cư. Nếu năm 1990 cơ cấu lao động việc làm trong ngành dịch vụ chiếm 13,84% thì đến năm 1999 lên tới 20% trong khi trong công nghiệp - xây dựng chỉ tăng từ 13,92% năm 1990 lên 15,5% năm 1999 [2]. Trong chừng mực nhất định phát triển kinh tế dịch vụ còn có vai trò chống lạm phát, vì nó cân đối tiền - hàng cho đất nước. Dịch vụ giúp cho việc phát triển và ổn định thị trường, làm thay đổi căn bản cơ cấu của nền kinh tế. Dịch vụ là lĩnh vực đầu tư kinh doanh có hiệu quả nhanh. So với đầu tư vào kinh doanh ở lĩnh vực sản xuất ra sản phẩm vật chất thì đầu tư vào kinh doanh ở lĩnh vực dịch vụ nhìn chung dịch vụ không cần lượng vốn nhiều, nhưng lại có doanh thu nhanh và hiệu quả kinh doanh cao. Kinh tế dịch vụ là lĩnh vực rất năng động và có quy mô rộng do đối tượng phục vụ, thời gian phục vụ, không gian phục vụ cũng như tính đa dạng nhiều vẻ, phong phú về nhu cầu khách hàng, của các loại dịch vụ cần đáp ứng Thứ hai: Dịch vụ trực tiếp góp phần phát triển sản xuất nhất là trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp - xây dựng. Là một nước có khoảng 75% là sản xuất nông nghiệp, do đó dịch vụ sẽ tham gia cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp cũng như các yếu tố cho các hoạt động kinh doanh khác. Đồng thời dịch vụ còn tham gia vào quá trình tiêu thụ sản phẩm làm cho các ngành sản xuất, các doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn (giải quyết đầu ra). Như vậy dịch vụ được thực hiện trước, trong và sau khi tiêu thụ sản phẩm. Hay nói cách khác dịch vụ là cầu nối giữa các yếu tố "đầu vào" và "đầu ra" trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động, hiệu quả và đảm bảo sự thuận tiện, phong phú và văn minh cho các lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Dịch vụ đóng vai trò thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong những thập niên đầu thế kỷ XXI nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chung của đất nước, tham gia vào việc nâng cao dân trí và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thứ ba: phát triển kinh tế dịch vụ sẽ đảm bảo thỏa mãn đời sống xã hội về vật chất cũng như tinh thần được đúng nơi, đúng chỗ, kịp thời, thuận tiện, văn minh và phong phú. Phát triển kinh tế dịch vụ đúng mức sẽ giải quyết được nhiều vấn đề xã hội tạo ra những quan hệ mới trong đời sống xã hội. Dịch vụ còn đóng vai trò to lớn trong việc giải phóng phụ nữ một lực lượng lao động to lớn mà các nước văn minh đang có xu hướng tiến tới bình đẳng giữa nam và nữ, khai thác tiềm năng và sử dụng phù hợp có hiệu quả lực lượng lao động nữ ở cả lĩnh vực lao động trí óc và lao động chân tay nhất là trong điều kiện nước ta tỷ lệ lao động nữ chiếm hơn 50% trình độ kỹ thuật, tay nghề còn thấp do đó phát triển kinh tế dịch vụ sẽ giải quyết lượng lao động nữ vào các hoạt động dịch vụ sử dụng lao động chân tay là hết sức cấp thiết. Dịch vụ còn là một bộ phận quan trọng trong kinh tế đối ngoại của nước ta trong quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay nó góp phần tham gia vào các quá trình trao đổi mua bán các loại hàng hóa trong nước và quốc tế. Có thể nói, dịch vụ là phương tiện hữu hiệu để thực hiện phương châm "vì con người" tạo khả năng cho con người phát triển toàn diện. Dịch vụ ra đời và phát triển cũng với đà phát triển của nền sản xuất xã hội, của sự phát triển phân công lao động xã hội. Nền kinh tế xã hội càng phát triển thì dịch vụ càng phát triển đa dạng phong phú và sự phát triển của dịch vụ là một chỉ tiêu phát triển kinh tế của một quốc gia về trình độ phát triển văn minh của xã hội. Cho đến năm 2000 kinh tế dịch vụ ở nước ta đã đóng góp một tỷ trọng khá cao trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) (xem bảng 1.1 và 1.2). Bảng 1.1: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) - theo giá hiện hành Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Lĩnh vực Thực hiện năm 1999 Thực hiện năm 2000 Cơ cấu (%) năm 2000 Tổng số 399.943 444.139 100,00 Nông - lâm nghiệp - thủy sản 101.723 107.913 24,30 Công nghiệp - Xây dựng 137.959 162.595 36,61 Dịch vụ 16.260 173.631 39,09 Bảng 1.2: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) - theo giá cố định năm 1994 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Lĩnh vực Thực hiện năm 1999 Thực hiện năm 2000 Năm 2000 so với năm 1999 (%) Tổng số 256.272 273.582 106,75 Nông - lâm nghiệp-thủy sản 60.895 63.353 104,04 Công nghiệp - Xây dựng 88.047 96.916 110,07 Dịch vụ 103.330 113.313 105,57 Nguồn: Niên giám thống kê 2000. Căn cứ vào bảng 1.1 và 1.2 thì khu vực dịch vụ năm 2000 đóng góp 173.631 tỷ đồng theo giá hiện hành và 113.313 tỷ đồng theo giá cố định 1994 và chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP. Như vậy, kinh tế dịch vụ ở nước ta thực sự chiếm một vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội. Theo các nhà kinh tế trong và ngoài nước thì con số này sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tiếp theo nhất là khi Việt Nam ký hiệp Hịnh thương mại Việt - Mỹ và tham gia APTA, WTO … Bảng 1.3: Cơ cấu kinh tế quốc dân và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta từ năm 1992 đến năm 2000 Năm Lĩnh vực 1992 1994 1996 1998 2000 Nông nghiệp 33,9 28,7 27,2 25,78 24,30 Công nghiệp - Xây dựng 27,3 29,6 30,7 32,49 36,61 Dịch vụ 38,8 41,7 42,1 41,75 39,09 Nguồn: Niên giám thống kê 2000. Như vậy trong những năm đổi mới các ngành kinh tế quốc dân đã có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng: nâng cao tỷ trọng và tốc độ phát triển của công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng của nông nghiệp; trong đó tỷ trọng kinh tế dịch vụ chiếm từ 39 - 43% trong cơ cấu GNP, mặc dù năm 2000 do những biến động kinh tế trong nước và quốc tế, tỷ trọng dịch vụ có phần giảm sút, song nó vẫn chiếm tỷ trong cao nhất. Từ những cơ sở lý luận và thực tế về vai trò của kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta việc xác định mục tiêu, chiến lược phát triển ngành kinh tế dịch vụ là một đòi hỏi hết sức cấp thiết đối với sự phát triển nền kinh tế và cũng chính là một tất yếu khách quan để chúng ta thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. 1.2.2. Phát triển kinh tế dịch vụ là một tất yếu khách quan trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Nước ta tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu. Vì vậy, việc lựa chọn một mô hình phát triển kinh tế, một cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp là một việc rất quan trọng nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế đất nước. Những thập niên gần đây trong cơ cấu kinh tế của một số nước phát triển thể hiện rất rõ nét đó là tỷ trọng trong lĩnh vực kinh tế dịch vụ lớn hơn tỷ trọng trong khu vực công nghiệp, nông nghiệp cộng lại. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhiều nước có thể chia thành bốn giai đoạn: - Giai đoạn I: Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ - Giai đoạn II: Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ. - Giai đoạn III: Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp. - Giai đoạn IV: Dịch vụ – Công nghiệp – Nông nghiệp. Trong công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó cơ cấu nền kinh tế đã và đang chuyển dịch theo chiều hướng hợp lý, tiến bộ. Lực lượng lao động từ khu vực sản xuất nông nghiệp đã và đang chuyển dần sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng dịch vụ và công nghiệp trong những năm qua tăng dần trong cơ cấu kinh tế (xem bảng 1.3). Tuy nhiên, theo các nhà phân tích kinh tế thì tỷ trọng dịch vụ trong các ngành còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng của một số ngành; ví dụ: dịch vụ trong nông nghiệp năm 1999 tổng giá trị sản xuất đạt 102.932,9 tỷ đồng trong đó trồng trọt chiếm 82.945,6 tỷ đồng, chăn nuôi 17.337,0 tỷ đồng còn các dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi chỉ chiếm 2.650,3 tỷ đồng. Như vật tỷ lệ dịch vụ trong nông nghiệp còn rất thấp khoảng 2% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Do đó cần phải có những biện pháp cụ thể kịp thời để đưa nhanh tỷ lệ của dịch vụ trong kinh tế nông nghiệp và một số lĩnh vực kinh tế khác. Xác định được vai trò vị trí và tầm quan trọng của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế nước ta. Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đã đề cập đến vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống: 1. Phát triển rộng rãi các loại hình dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. 2. Kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và lưu thông dịch vụ trên địa bàn từng huyện, từng tỉnh, từng vùng kinh tế. 3. "Cho phép những nhà tư sản nhỏ … sản xuất kinh doanh trong một số ngành nghề thuộc khu vực sản xuất và dịch vụ ở những nơi cần thiết trong cả nước [8, tr. 60]. Trong Văn kiện Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam thì kinh tế dịch vụ lần đầu tiên được đặt ra như một bộ phận cấu thành của cơ cấu kinh tế. Trong khoa học kinh tế cũng như trong thực tiễn kinh doanh nội dung, phạm trù kinh tế dịch vụ cũng như tỷ trọng kinh tế dịch vụ có vị trí ngày càng quan trọng. Trước mắt nó có vai trò to lớn trong sản xuất, phân phối lưu thông và tiêu dùng có tính xã hội và có tính chất hệ thống. Văn kiện cũng xác định rõ chúng ta sẽ phải mở rộng kinh tế dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn. Cần phát triển nhanh các dịch vụ như: vận tải, bưu điện, thông tin, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học và chuyển giao công nghệ, các dịch vụ về quảng cáo tư vấn đầu tư pháp lý, xuất khẩu lao động và chuyên gia v.v... Trong kinh tế dịch vụ sự phát triển thương nghiệp nhiều thành phần được tự do lưu thông hàng hóa theo pháp luật coi đây là khâu quan trọng cần được tổ chức lại theo cơ cấu kinh tế mới. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII tháng 6/1996 cũng ghi rõ: "Phát triển nhanh du lịch - dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính viễn thông, thương mại, vận tải, tài chính ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, công nghệ, pháp lý v.v... và các dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực" [10] và mục tiêu chung là phải tập trung: "Phát triển mạnh các loại dịch vụ, mở thêm những loại hình mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất, kinh doanh và đời sống. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong dịch vụ, giữ ổn định giá cả, nhất là đối với các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu" [10]. Đặc biệt, trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nước ta từ nay đến năm 2010 và 2020 được Đảng ta đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX (1/2001) là: "Phát triển manh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại, kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, tài chính ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp lý, thông tin thị trường v.v... sớm phổ cập sử dụng tin học và mạng thông tin quốc tế (Internet) trong nền kinh tế và đời sống" [11, tr. 179]. Và "toàn bộ các hoạt động dịch vụ tính theo giá trị gia tăng đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 7 - 8% / năm và đến năm 2010 chiếm 42 - 43% GDP và 26 - 27% tổng số lao động" [11, tr. 179]. Như vậy so với 16 - 17% của nông nghiệp và 40 – 41% của công nghiệp thì dịch vụ được xây dựng là một ngành kinh tế có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế nước ta từ nay đến năm 2010. Nếu từ thập niên 80 trở về trước chúng ta chưa thực sự quan tâm, thậm chí còn coi nhẹ ngành dịch vụ (theo ước tính của cơ quan thống kê Liên hợp quốc thì dịch vụ ở Việt Nam vào những năm 80 trở về trươc mới chiếm khoảng 13 - 15 % trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân (GNP)) thì hiện nay kinh tế dịch vụ được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn có nhiều ưu điểm có khả năng thu hút một lượng lớn lao động xã hội nâng cao thu nhập góp phần cải thiện đới sống nhân dân đóng góp một phần lớn vào ngân sách nhà nước... Với yêu cầu phát triển nền kinh tế đất nước trong những năm đầu thế kỷ XXI đòi hỏi cấp bách của chúng ta là phải phát triển mạnh kinh tế dịch vụ với mục tiêu là: - Dịch vụ phải trở thành một lĩnh vực kinh tế quan trọng của đất nước, nhằm thúc đẩy sản xuất và thúc đẩy quan hệ giao lưu trong và ngoài nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đáp ứng tốt hơn đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân, tức là dịch vụ phải nhằm trực tiếp nhu cầu của con người, phục vụ con người vì lợi ích của con người và do con người. - Phát triển mạnh mạng lưới dịch vụ phục vụ cho các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, và các ngành sản xuất khác; việc nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đó là những dịch vụ hướng tới cả "đầu vào" và "đầu ra" của sản xuất như: cung ứng các loại vật tư phân bón, giống, thuốc trừ sâu, thủy lợi, bảo vệ thực vật, hỗ trợ chăn nuôi thú y, thông tin tư vấn, cố vấn, bồi dưỡng cán bộ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giao dịch, giới thiệu sản phẩm, tín dụng v.v... - Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ như: cung ứng tàu biển, hàng không, bưu điện, kiều hối, du lịch, hợp tác lao động, thông tin số liệu, bảo hiểm, an ninh tài sản v.v... - Phát triển mạnh mạng lưới dịch vụ công cộng như: đi lại, nhà ở, văn hóa nghệ thuật, bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm xã hội, dịch vụ tư vấn, đơn từ tố cáo, khiếu nại v.v... Các dịch vụ sinh hoạt như: ăn, ở, mặc, sửa chữa đồ dùng gia đình, cưới xin, làm đẹp v.v... Với sự phát triển đa dạng, phong phú nhiều loại hình dịch vụ cùng với những điều kiện, những chính sách hợp lý thì mục tiêu đến năm 2010 kinh tế dịch vụ nước ta chiếm 42- 43% là hoàn toàn có cơ sở thực hiện. Để thực hiện các mục tiêu phát triển các ngành dịch vụ cần phải có những nội dung cơ bản như: Một là, dịch vụ phải được coi là một bộ phận của cơ cấu kinh tế là một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của đất nước bởi vì: cơ cấu kinh tế có tác động quyết định đến tốc độ hiệu quả phát triển kinh tế đến toàn bộ tình hình kinh tế - xã hội. Nếu bố trí không hợp lý cơ cấu kinh tế sẽ dẫn đến những thiệt hại cho sản xuất và đời sống, gây lãng phí lao động xã hội và đương nhiên sẽ kìm hãm sự phát triển nền kinh tế; thực tế nước ta trong những năm trước đây là một bài học sống động để chứng minh cho điều này. Do vậy ở mỗi thời kỳ phát triển nhất định phải lựa chọn một cơ cấu kinh tế tương xứng lúc đó Nhà nước sẽ tập trung đầu tư và tài trợ trực tiếp cho những bộ phận quan trọng. Đồng thời, thông qua cơ chế chính sách sẽ hướng dẫn điều tiết mọi hoạt động kinh tế theo cơ cấu đó, tiếp tục xác định kinh tế dịch vụ là bộ phận quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế đất nước. Hai là, phải thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong các hoạt động dịch vụ. Hoạt động dịch vụ phải có nhiều thành phần kinh tế tham gia. Đó là biện pháp quan trọng nhất để khai thác mọi tiềm lực của các thành phần kinh tế, khả năng của mọi người dân vào việc phát triển kinh tế nói chung và dịch vụ nói riêng. Hơn nữa khu vực quốc doanh dù lớn mạnh đến đâu cũng không thể bao quát mọi hoạt động dịch vụ và đều kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, những hoạt động dịch vụ nào mà kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình tiến hành có hiệu quả thì nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển. Các cơ sở dịch vụ quốc doanh có thể thông qua hình thức góp cổ phần, liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác để mở rộng hoạt động. Thực tế trong mấy năm gần đây thì các hoạt động dịch vụ ở các thành phần kinh tế tư nhân tỏ ra linh hoạt hơn, năng động và hiệu quả hơn so với khu vực tập thể và quốc doanh. Trong những năm tới cần phải tiếp tục xem xét để mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động của kinh tế tư nhân trong các lĩnh vực như dịch vụ y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa nghệ thuật, du lịch v.v... Ba là, xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy cho hoạt động kinh doanh dịch vụ. Đây là một điều hết sức cấp bách khi mà hiện nay các loại hình dịch vụ ở nước ta đang "bung ra" một cách nhanh chóng với nhiều hình thức, quy mô, phạm vi. Song những căn cứ pháp lý cho hoạt động dịch vụ lại chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ, dẫn đến xuất hiện nhiều mặt tiêu cực trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ do đó cần phải quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích của các thành phần kinh tế khi tham gia thị trường dịch vụ; đảm bảo trật tự kỷ cương, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Bốn là, tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, nhằm mở rộng quyền chủ động cho các đơn vị, tổ chức và cá nhân trong kinh doanh dịch vụ tạo môi trường thuận lợi cho mọi loại hình hoạt động dịch vụ. Hiện nay các tổ chức, cơ sở kinh doanh dịch vụ tập thể, tư nhân đã thực hiện hạch toán và đang khẳng định sự tồn tại của mình trên thị trường dịch vụ; còn đối với các cơ sở quốc doanh cần phải tiếp tục đổi mới hơn nữa để có thể gắn dịch vụ với thị trường, chủ động mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động dịch vụ đảm bảo kinh doanh phải có lãi và đóng góp đầy đủ cho ngân sách theo quy định của nhà nước. Trong những năm tiếp theo sẽ có nhiều cơ sở dịch vụ cổ phần ra đời, do đó cần phải quy địn rõ quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích của hội đồng quản trị cũng như các quan hệ mới sẽ nảy sinh. Các cơ sở dịch vụ tư nhân cũng phải làm rõ mối quan hệ giữa chủ và thợ, nhà nước cần thông qua thuế, lãi xuất phải có sự phân biệt các thành phần tham gia dịch vụ để khuyến khích hoặc hạn chế các hoạt động dịch, hướng dẫn các hoạt động dịch vụ sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển dịch vụ và trong cơ cấu nền kinh tế mới. Năm là, chú trọng phát triển những lĩnh vực sản xuất tạo phương tiện hàng hóa phục vụ yêu cầu phát triển dịch vụ, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác với các nước để tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ trong nước, từng bước hòa nhập thị trường dịch vụ trong nước với thị trường dịch vụ quốc tế, mua những dịch vụ có chứa hàm lượng kỹ thuật cao, giá thành hạ phục vụ cho sản xuất và đời sống; đồng thời bán những dịch vụ thế mạnh của đất nước mà thế giới ưa chuộng như: các loại thực phẩm chế biến thức ăn dân tộc, chữa bệnh bằng đông y, giao lưu văn hóa v.v... Sáu là, đào tạo đội ngũ cán bộ biết kinh doanh dịch vụ có trình độ kỹ thuật tay nghề cao, khuyến khích mọi người có nguyện vọng và điều kiện ra nước ngoài học tập, tăng cường thuê chuyên gia mở các lớp đào tào dài hạn, ngắn hạn tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế về huyến luyện, đào tạo trao đổi, tham quan khảo sát về quản lý kinh doanh dịch vụ. Tóm lại, để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội nước ta trong những thập niên đầu thế kỷ XXI để tránh sự tụt hậu quá xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới để phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội chung của các nước, đồng thời phù hợp với điều kiện của đất nước thì việc xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý là một việc làm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đặc biệt trong điều kiện nước ta và thế giới hiện nay, Việc xác định vai trò, vị trí của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế là sự cần thiết mang tính khách quan, đây là cơ sở khoa học để Đảng và Nhà nước ta tập trung đầu tư hỗ trợ nhằm phát triển có hiệu quả cao nhất lĩnh vực kinh tế mũi nhọn này. Cùng với sự phát triển kinh tế chung của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang tìm những giải pháp kinh tế, những hướng đi thích hợp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp với điều kiện của địa phương cũng như phù hợp với các mục tiêu và phương hướng phát triển của nền kinh tế đất nước. Có thể nói rằng, Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh có rất nhiều tiềm năng và lợi thế về các điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế để thúc đẩy phát triển nhanh chóng các ngành kinh tế, mà đặc biệt là lĩnh vực kinh tế dịch vụ. Vì vậy, việc xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm trước mắt và những năm tiếp theo. Chương 2 NHữNG TIềM NĂNG, LợI THế Và THựC TRạNG KINH Tế DịCH Vụ ở TỉNH Bà RịA - VũNG TàU TRONG THờI Kỳ ĐổI MớI 2.1. NHữNG TIềM NĂNG Và LợI THế CHủ YếU CủA Bà RịA -VũNG TàU TRONG PHáT TRIểN KINH Tế DịCH Vụ Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập năm 1991 với diện tích 1.975,14 km2 (chiếm 0,6% diện tích cả nước), dân số trên 78 vạn người (chiếm 0,92% dân số cả nước) bao gồm 7 đơn vị hành chính: Thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, huyện Côn Đảo, huyện Xuyên Mộc, huyện Châu Đức, huyện Long Đất, và huyện Tân Thành. ví trí của tỉnh nằm ở khu vực miền Đông Nam Bộ, phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông, đây là cửa ngõ ra Biển Đông của cả khu vực. Bà Rịa - Vũng Tàu được xác đinh là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế động lực của phía nam đất nước. Đây là khu vực kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá cao. Riêng Bà Rịa - Vũng Tàu sau 10 năm thành lập được xem là một trong số ít tỉnh, thành có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 4 năm cao nhất nước (15 - 20 %/năm), đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh về nộp ngân sách nhà nước (20,01%), nếu năm 1992 thu nhập đầu người là 985 USD/người/năm (kể cả dầu khí) và 186 USD /người/năm (không kể dầu khí) thì đến năm 2001 đã lên tới 3.514 USD (kể cả dầu khí) và 876 USD (không kể dầu khí) và được coi là một tỉnh có thu nhập GDP trung bình đầu người cao nhất cả nước. Các mặt của đời sống xã hội được nâng cao, công – nông nghiệp, dịch vụ được phát triển, y tế, giáo dục được đầu tư đúng mức, các hoạt động xã hội được quan tâm ... có được những thành tựu kể trên là ngay từ khi mới thành lập cơ cấu kinh tế của tỉnh được xác định là: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, tỷ lệ này năm 1992 là 80,4%; 13,8% và 3,37% (kể cả dầu khí), và đến năm 2000 là 81,5%; 14,36% và 4,06%. Nếu không kể dầu khí thì năm 2000 tỷ lệ này sẽ là: 47,6%; 41,6% và 11,62%, số lao động phục vụ trong các ngành công nghiệp - xây dựng là: 16%; dịch vụ 21% và nông nghiệp: 63%. Cơ cấu kinh tế này phù hợp với những tiềm năng lợi thế của tỉnh đã được duy trì trong nhiều năm. a) Tiềm năng dầu khí và dịch vụ cho công nghiệp dầu khí Theo tài liệu của tổng công ty dầu khí Việt Nam tại thềm lục địa phía Đông Nam bộ (chủ yếu tập trung tại Bà Rịa – Vũng tàu) có trữ lượng dầu khí lớn. Tại đây đã phát hiện nhiều mỏ có trữ lượng lớn như: Mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng, mỏ Đại bàng, Thanh Long trữ lượng công nghiệp của các mỏ này đạt trên 300 triệu tấn dầu thô, tỷ lệ khí đồng hành từ 150 - 180m3/ tấn. Cho phép khai thác sản lượng trên 20 triệu tấn / năm. Về khí thiên nhiên trữ lượng khoảng 200 - 300 tỷ m3, riêng mỏ Thanh Long có thể chứa khoảng 180 - 200 tỷ m3, tại khu vực lòng chảo Côn Sơn có hai mỏ khí với trữ lượng lượng khoảng 60 - 90 tỷ m3 cho phép khai thác 2 - 3 tỷ m3/năm. Kể từ khi thành lập đến cuối năm 1998 Vietsovpetro đã khai thác được 50 triệu tấn dầu khí và đến năm 2001 là 100 triệu tấn dầu. Hiện nay mỗi ngày hàng trăm m3 khí từ các mỏ được đưa vào bờ cung cấp khí cho các nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ cũng như cung cấp cho nhà máy khí hóa lỏng (Gas) Dinh Cố trên cơ sở đó sẽ phát triển xây dựng các dự án về công nghiệp năng lượng, công nghiệp phân bón, tổ hợp công nghiệp hóa dầu khí. Có thể nói, hiện nay ngành dầu khí là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta nói chung và nguồn thu ngân sách lớn cho Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng. Đây là những tiềm năng to lớn để thúc đẩy các ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế tạo, chế biến của Bà Rịa - Vũng Tàu mà đặc biệt là lợi thế để Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển ngành kinh tế dịch vụ, phục vụ thăm dò bảo dưỡng, khai thác, chế biến, tiêu thụ dầu khí cũng như các dịch vụ hậu cần phục vụ đời sống sinh hoạt cho đội ngũ cán bộ, công nhân, kỹ sư, chuyên gia làm việc trong ngành dầu khhí. Nếu năm 1995 doanh thu của địa phương từ dịch vụ dầu khí là 700 tỷ đồng thì đến năm 2000 tổng doanh thu là 1.850 tỷ đồng, đây là một nguồn ngân sách lớn của địa phương để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. b) Những tiềm năng phát triển các khu công nghiệp và hệ thống cảng sông, cảng biển Tính từ năm 1996 đến 2001 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có đã có 5 khu công nghiệp được hình thành với diện tích gần 2000 ha, 46 dự án đầu tư. Và đến cuối 2001 Bà Rịa - Vũng Tàu có 71 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn lên tới 2,98 tỷ USD. Bà Rịa - Vũng Tàu còn có hệ thống đường bộ rất thuận lợi và đang nâng cấp tương đối hiện đại, như quốc lộ 51 từ thành phố Hồ Chí Minh qua Đồng Nai đi Bà Rịa - Vũng Tàu; đường quốc lộ 56 đi Đồng Nai, quốc lộ 58 đi Bình Thuận v.v... dọc theo trục các quốc lộ đang hình thành các khu công nghiệp lớn như Bà Rịa, Tân Thành, Long đất v.v... đây là những lợi thế để phát triển các ngành dịch vụ chuyên chở hàng hóa và hành khách đi các tỉnh lân cận đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, khu công nghiệp Biên Hòa - Đồng Nai. Bà Rịa - Vũng Tàu còn có hệ thống sông dài, riêng sông Thị Vải chảy qua địa bàn tỉnh dài 25 km, rộng trung bình 600-800 m, sâu từ 10 – 12 m chảy song song với quốc lộ 51, rất thuận tiện xây dựng các cảng nước sâu cho tầu 30 - 35 ngàn tấn. Theo tính toán trên sông này có thể xây dựng được 8 khu cầu cảng với tổng công xuất khoảng 50 triệu tấn/ năm hiện nay đã đưa vào sử dụng cảng Bà Rịa Serece dài 132 m công xuất 1,2 triệu tấn/ năm, và hiện tại đã tiếp nhận 6 dự án xây dựng các cảng trên sông. Bà Rịa - Vũng Tàu còn có bờ biển dài khoảng 156 km, có nhiều vùng biển sâu, lăng gió rất thuận tiện để xây dựng hệ thống cảng biển. Khu vực của biển Sao Mai - Bến Đình có thể xây dựng cảng cho tàu chở Conteiner trọng tải đến 80.000 DWT và tàu dầu 200.000 DWT. Hiện nay đã đi vào hoạt động các cảng như: Cảng liên doanh dầu khí dài 1.278 m, cảng PTSC 250 m Cảng dầu K2 dài 330 m, cảng thương mại Cát Lở 250 m v.v... Tại Côn Đảo có vịnh Bến Đầm với chiều dài 4 km rộng 1,6 km sâu từ 6 - 18 m, diện tích đất khoảng 20 ha có thể xây dựng cảng cho tàu từ 1 - 5 vạn tấn, vịnh kín gió có thể khai thác quanh năm, cảng Bến Đầm xây dựng có chiều dài khoảng 254 m. Tóm lại, tiềm năng về cảng của Bà Rịa - Vũng Tàu là rất lớn có thể đạt tổng công xuất khoảng 100 triệu tấn/ năm đến năm 2010. Hệ thống cảng sông, cảng biển trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ là "cửa ngõ" là một trung tâm trung chuyển hàng chục triệu tấn hàng hóa, vật tư, thiết bị phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh phía nam và tham gia thương mại quốc tế. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh ngành phát triển kinh tế dịch vụ mà trước hết là dịch vụ thương mại. c) Về tiềm năng thủy sản Ngành khai thác và chế biến thủy sản đước coi là một trong những kinh tế mũi nhọn của địa phương với vùng biển rộng hàng ngàn km2 lặng gió. Theo ngành thủy sản, trữ lượng cá ở vùng biển Đông Nam Bộ ước tính khoảng 1,3 triệu tấn, có khả năng cho khai thác khoảng 600 ngàn tấn cá/ năm. Riêng ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu có thể khai thác khoảng 150.000 - 170.000 tấn/ năm. Nguồn lợi hải sản rất đa dạng phong phú, có trên 660 loài cá, 35 loài tôm 22 loại mực, và hàng trăm loài hữu ích khác. Đến nay Bà Rịa - Vũng Tàu đang thực hiện khai thác khoảng 150 ngàn tấn hải sản/năm trong đó 75 ngàn tấn cá, 5 ngàn tấn tôm, 15 ngàn tấn mực, các loại hải sản khác khoảng 10 ngàn tấn, chế biến xuất khẩu khoảng 11 ngàn tấn đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 34 triệu USD. Ngoài ra, tỉnh còn có một diện tích đâứm khá rộng có thể nuôi trồng các loại hải sản quý có giá trị xuất khẩu cao như: tôm, cua, vích ở Côn Đảo, cá mú v.v… đây là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản trong tỉnh. Theo Sở Thủy sản thì năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 13,1 triệu USD năm 2001 đạt 16,9 triệu USD. Trong đó công ty dịch vụ hậu cần thủy sản đạt 8,5 triệu USD, công ty chế biến xuất nhập khẩu thủy sản 8,4 triệu USD. Điều này cho thấy đối với nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có nhiều lợi thế để phát triển các hình thức dịch vụ phục vụ cho ngành khai thác, chế biến, xuất khẩu thủy sản mà nhiều tỉnh, thành trong cả nước không có được. Từ năm 1992 đến năm 2000 ngành thủy sản đóng góp cho ngân sách tính trên 6.280 tỷ đồng. d) Tiềm năng du lịch và dịch vụ du lịch Cũng như nhiều tỉnh trong cả nước, Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều tiềm năng phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch biển, du lịch sinh thái v.v... với bờ biển dài 156 km lộng gió, có nhiều bãi cát thoai thoải, nước trong xanh quanh năm trong đó có 72 km có thể tắm biển được, có nhiều bãi tắm đẹp như: Bãi Dứa, Bãi Dâu, bãi Sau ở thành phố Vũng Tàu; khu Long Hải huyện Long đất, khu Hồ Tràm, hồ Cốc huyện Xuyên Mộc; khu bãi tắm ở Côn Đảo v.v... Bên cạnh đó còn có rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu, Phước Bửu diện tích 11.293 ha trong đó có suối nước nóng Bình Châu, đây là một điểm du lịch hết sức hấp dẫn du khách đến tham cũng như chữa bệnh, thác Xuân Sơn huyện Châu Đức, suối đá huyện Tân Thành cũng là những điểm thu hút khá đông khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Cách Vũng Tàu khoảng 200 km, Côn Đảo là một điểm du lịch hấp dẫn, Côn Đảo không chỉ có những bãi biển đẹp mà còn là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Côn Đảo còn có vườn quốc gia có diện tích 6.043 ha ở đây bảo tồn nhiều sinh vật quý hiếm, đặc biệt là các loại Rùa biển, đây được xác định là điểm du lịch văn hóa - lịch sử, tắm biển và du lịch sinh thái. Ngoài ra, tỉnh còn nhiều khu du lịch văn hóa - lịch sử như địa đạo Long Phước, chiến khu Minh Đạm, Dinh Cô đang chuẩn bị xây dựng hệ thống cáp treo ở núi lớn, núi nhỏ - Vũng Tàu v.v... Tỉnh có một hệ thống nhà hàng, khách sạn sang trọng đạt từ 1 đến 4 sao, kết hợp hiện đại với truyền thống, vời nhiều loại hình kinh doanh đa dạng, phong phú. Hàng năm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 3 đến 4 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 300 ngàn lượt khách quốc tế. Tính từ năm 1992 đến năm 2000 tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt tới 3.080 tỷ đồng. Riêng năm 2001 dịch vụ thương mại du lịch đạt 987 tỷ đồng trong đó dịch vụ du lịch là 547,8 tỷ đồng và dịch vụ thương mại là 439,3 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước là 54,54 tỷ đồng. Hiện tại tỉnh xác định ngành du lịch là mọt trong những ngành thế mạnh của địa phưong nên có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển ngành kinh tế này. e) Tiềm năng phát triển nông nghiệp Toàn tỉnh có 81.968 ha đất sử dụng vào nông nghiệp có đất đỏ bazan, đất xám rất thuận lợi cho trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như: càphê, cao su, hồ tiêu, điều và các loại cây ăn quả khác v.v... Năm 2000 cây cao su có khoảng 2000 ha sản lượng khoảng 18 ngàn tấn, cà phê khoảng 8.700 ha sản lượng khoảng 8000 tấn. Đây là những lợi thế để Bà Rịa - Vũng Tàu hình thành các trung tâm dịch vụ phục vụ các yếu tố đầu vào cho trồng trọt và khai thác các loại sản phẩm cây công nghiệp cũng như dịch vụ chế biến và tiêu thụ các sản phẩm đầu ra. Ngoài ra, còn có các loại cây lương thực như: lúa, ngô, sắn và một số loại cây rau màu khác phục vụ dân sinh. Năm 2000 giá trị sản xuất tính theo giá cố định đạt 847 tỷ đồng. Tính từ năm 1992 đến 2000 đạt gần 5,3 ngàn tỷ đồng. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định và có sự thay đổi đáng kể về số lượng và chất lượng. Năm 1998 đàn heo khoảng 120.000 con với khoảng 14.200 tấn heo hơi, 27.000 con trâu, bò, và lượng thịt trâu, bò khoảng 2.300 tấn, đàn gia cầm có xu thế phát triển mạnh năm 1998 có 1,8 triệu con ... Tính theo giá hiện hành năm 2000 giá trị sản xuất của chăn nuôi đạt 275 tỷ đồng. Từ 1992 đến 2000 đạt gần 1,9 ngàn tỷ đồng. Như vậy riêng năm 2000 kể cả trồng trọt, chăn nuôi đạt giá trị sản xuất khoảng 1,2 ngàn tỷ đồng. Toàn tỉnh có hệ thống hồ chứa nước gồm 15 hồ, với tổng dung tích trên 50 triệu m3, 14 đập, 4 kênh tiêu, 1 đê ngăn mặn dài 18 km. Mạng lưới khuyến nông tỉnh đã phát triển với quy mô rộng, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nhiều giống cây trồng, vật nuôi và mô hình canh tác được phổ biến, hướng dẫn cho nông dân thực hiện.. Diện tích đất lâm nghiệp của Tỉnh khoảng 67.547ha trong đó đất có rừng là 34.900 ha (rừng tự nhiên 21.982 ha, rừng trồng 14.500ha) có khoảng 700 loài thực vật gỗ và thân cỏ, hàng trăm loài động vật trong đó có động vật quý hiếm như voi, khỉ đầu đỏ, cheo v.v... Với hàng ngàn loài chim, tiêu biểu cho hệ thống sinh thái nhiệt đới đại dương. Mặc dù không phải là một tỉnh lấy nông nghiệp làm thế mạnh, song tiềm năng để phát triển nông nghiệp của tỉnh là rất lớn, đây là lĩnh vực có thể phát triển ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như dịch vụ bảo vệ thực vật, dịch vụ chăn nuôi thú y, dịch vụ kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ thu mua chế biến và xuất khẩu nông sản v.v... Có thể đem lại nguồn thu nhập cho địa phương, thu hút nguồn nhân công đáng kể vào lĩnh vực này. Ngoài những tiềm năng và lợi thế căn bản kể trên Bà Rịa - Vũng Tàu còn có những lợi thế để phát triển kinh tế dịch vụ như: Dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo vệ sức khỏe, dịch vụ giáo dục, dịch vụ bưu chính viễn thông v.v... Bên cạnh những tiềm năng lợi thế cơ bản về các điều kiện tự nhiên thì Bà Rịa - Vũng Tàu còn có lợi thế về con người để phát triển ngành kinh tế dịch vụ. ở đây yếu tố con người trước hết đó là người lao động phục vụ trong các ngành sản xuất vật chất và phục vụ cho sản xuất phi vật chất (tức dịch vụ), và người được phục vụ đó là khách hàng mà chủ yếu là khách du lịch, khách đi tham quan, nghiên cứu v.v... Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có dân số khoảng 78 vạn người, có khoảng 51- 52 % dân số đang ở độ tuổi lao động. Trong đó 16% lao động trong lĩnh vực công nghiệp, 21 % lao động trong lĩnh vực dịch vụ và 63% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, có một lực lượng lao động trong các ngành dầu khí, du lịch có thu nhập tương đối cao nên có nhu cầu về ăn, ở, vui chơi, giải trí có khả năng thanh toán cao, đây là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành dịch vụ du lịch, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tư vấn sức khỏe, dịch vụ thiết kế xây dựng v.v... rất thuận lợi. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm sát hai trung tâm kinh tế lớn ở phía nam. Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hòa là những trung tâm công nghiệp lớn có hàng triệu cán bộ, công nhân làm việc nên luôn có nhu cầu được vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần, Bà Rịa - Vũng Tàu là điểm thuận lợi nhất để thu hút khách từ hai trung tâm kể trên. Do đó phát triển dịch vụ đặc biệt là dịch vụ du lịch, du lịch lữ hành, dịch vụ ăn uống, tắm biển là hết sức thuận lợi. Với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và con người kể trên, nếu Bà Rịa - Vũng Tàu biết khai thác hợp lý, có chính sách phát triển phù hợp thì ngành kinh tế dịch vụ sẽ trở thành ngành đi đầu trong cơ cấu kinh tế của tỉnh trong những năm trước mắt cũng như lâu dài. Mặc dù đến năm 2000 cơ cấu kinh tế phân theo ngành tính theo giá cố định 1994 trên địa bàn của tỉnh (không kể dầu khí là: công nghiệp 47,6%, Dịch vụ: 41,17%, nông nghiệp: 11,62%) dịch vụ vẫn chiếm một tỷ lệ thấp so với tiềm năng. Do vậy việc tìm hướng đi thích hợp để phát triển một cách có hiệu quả ngành kinh tế dịch vụ ở Bà Rịa – Vũng Tàu là một vấn đề kinh tế cấp thiết. 2.2. THựC TRạNG CủA KINH Tế DịCH Vụ TRONG CƠ CấU KINH Tế CủA TỉNH Bà RịA - VũNG TàU Thực trạng của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu được phản ánh trong các biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1 t h ù c t r ¹ n g l Ün h v ù c d Þc h v ô Ï t r o n g c ¬ c Ê u k i n h t Õ t õ 1996 ® Õn 2000 (K h o ân g k e å d a àu k h í ) 4 2 .3 2 4 1 .4 7 4 8 .5 5 0 1 0 2 0 3 0 4 0 5 0 6 0 1 9 9 6 1 9 9 8 2 0 0 0 N a êm Ph aàn tr aêm C o ân g n g h ie äp D òc h v u ï N o ân g n g h ie äp t h ù c t r ¹ n g l Ün h v ù c d Þc h v ô Ï t r o n g c ¬ c Ê u k i n h t Õ t õ n ¨ m 1 996 ® Õn 20 00 ( K e å c a û d a àu k h í ) 1 8 .9 3 1 5 .1 6 1 4 .3 6 0 2 0 4 0 6 0 8 0 1 0 0 1 9 9 6 1 9 9 8 2 0 0 0 N a êm Ph aàn tr aêm C o ân g n g h ie äp D òc h v u ï N o ân g n g h ie äp Biểu đồ 2.2 Nhìn vào biểu đồ 2.1 ta thấy với một tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế dịch vụ, tuy nhiên cho đến năm 2000 không kể dầu khí thì tỷ trọng kinh tế dịch vụ của tỉnh chỉ mới bằng mức trung bình của cả nước (41 – 42%) và có xu thế giảm dần năm 1996 đạt 48,55% thì đến 2000 còn 41,175 giảm 7% trong vòng 4 năm. Xem biểu đồ 2.2 thì càng thấy rõ hơn nếu kể cả dầu khí thì tỷ trọng kinh tế dịch vụ lại rất thấp trong khi lẽ ra sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí trên địa bàn tỉnh sẽ góp phần làm tăng trưởng ngành kinh tế dịch vụ lên cao, song trong trường hợp này thì hoàn toàn ngược lại, đã làm cho tỷ trọng kinh tế dịch vụ tụt xuống quá xa và càng về sau lại càng xuống thấp hơn, cụ thể là 1996 đạt 18,93% thì đến năm 2000 chỉ còn 14,36% giảm hơn 4% đây là một thực trạng mà hiện tại địa phương đang cố tìm cách khắc phục. 2.2.1. Thực trạng của các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất Theo các nhà kinh tế thì dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất là những hoạt động nhằm cung cấp thông tin hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sau sản xuất. Là một tỉnh có tốc độ phát triển về công nghiệp - xây dựng nhanh so với nhiều địa phương trong cả nước với nhiều ngành công nghiệp có quy mô lớn như: công nghiệp thăm dò khai thác dầu khí; công nghiệp điện, gas, vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất phân bón; ngành vận tải đường biển, đường sông, đường bộ v.v... thì ngành dịch vụ phải phát triển nhanh để đáp ứng kịp thời các yêu cầu, đòi hỏi cho các ngành công nghiệp kể trên. Song trong thực tế thì lại không diễn ra như vậy, chúng ta đi tìm hiểu về thực trạng hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất trong một số ngành nghề kinh tế mũi nhọn của tỉnh. a) Dịch vụ phục vụ sản xuất dầu khí Kể từ khi ngành dầu khí có mặt tại Bà Rịa - Vũng Tàu (trước đây là đặc khu Vũng Tàu - Côn đảo) năm 1981 (kể từ khi thành lập Vietsovpetro) đã diễn ra nhiều hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí vì thế nhu cầu phục vụ cho việc thăm dò, khai thác là rất lớn tuy nhiên ngành dịch vụ của tỉnh đã không tham gia hoặc tham gia không đáng kể những dịch vụ phục vụ cho ngành công nghiệp này, trong khi dịch vụ cho ngành nếu thực hiện được sẽ thu được một khối lượng lợi nhuận rất cao. Thông tin từ các chuyên gia dầu khí cho biết: qua 14 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài (đến năm 2001) và 7 năm thực hiện luật dầu khí cho thấy đến nay tổng công ty dầu khí Việt Nam và các công ty ngoài ngành chỉ thắng thầu trong khoảng 10% các hợp đồng dịch vụ dầu khí. Theo lẽ thường một hợp đồng dầu khí khi triển khai thì sẽ chi phí quá nửa vào các hợp đồng dịch vụ, tức là trong một hợp đồng dầu khí thì giá trị dịch vụ sẽ chiếm trên 50% giá trị của cả hợp đồng đây là một con số khá lớn. Đó là những hợp đồng phụ như: Dịch vụ thu nổ địa chấn, xử lý, dịch giải số liệu, tài liệu, dịch vụ khoan, phân tích giếng khoan, đánh giá trữ lượng, số lượng, cung cấp trang thiết bị, vật liệu hóa phẩm phục vụ khoan, xây lắp và bảo dưỡng các công trình khai thác dầu khí trên biển, dịch vụ bảo hiểm… cho đến dịch vụ bay trực thăng, dịch vụ cung cấp lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nhiên liệu, thông tin liên lạc v.v... cho các giàn khoan căn cứ phục vụ ngoài khơi cũng như trên bờ. Như vậy với con số thống kê đã nêu ở trên thì các nhà thầu phụ dịch vụ Việt Nam mới chỉ chiếm được doanh thu khoảng trên 150 triệu USD trong số khoảng 3 tỷ USD mà các công ty dầu khí nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam còn lại khoảng 90% (2,85 tỷ USD) hoạt động dịch vụ đều rơi vào tay các nhà thầu phụ nước ngoài. Hiện nay Tổng công ty dầu khí Việt Nam đang cố gắng đưa tỷ lệ này lên khoảng 20 - 25 %. Như vậy với doanh thu trong dịch vụ dầu khí mới chỉ đạt khoảng 10% mà tập trung vào các doanh nghiệp của trung ương, còn lại các doanh nghiệp của địa phương thì hầu như chưa tham gia được bao nhiêu vào lĩnh vực này. Tính đến năm cuối 2001 ước tính doanh thu từ dịch vụ dầu khí của địa phương chỉ đạt 2.050 tỷ đồng (năm 1986 đạt 183,8 tỷ đồng). Đây cũng chính là lý do khi tham gia vào cơ cấu kinh tế của tỉnh (kể cả dầu khí) thì tỷ trọng kinh tế dịch vụ giảm xuống quá lớn từ 41,17% xuôựng còn 14,36% là một mất mát đáng kể cho ngân sách của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng. Cũng theo các chuyên gia dầu khí thì do Việt Nam mới tham gia vào làng dầu khí thế giới 20 năm, trong khi công nghiệp dầu khí quốc tế đã phát triển hàng trăm năm nên có nhiều kinh nghiệm, trình độ công nghệ, kỹ thuật cao, nên khi tham gia đấu thầu các hợp đồng dịch vụ thì chúng ta ít giành được hợp đồng; hơn thế nữa ngành dịch vụ của địa phương lại chưa được phát triển nhất là trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp với quy mô lớn đòi hỏi phải có những đầu tư lớn các thiệt bị phục vụ, trình độ quản lýự khả năng phục vụ, chất lượng phục vụ v.v... Cho đến nay Bà Rịa - Vũng Tàu có 9 đơn vị quốc doanh đang tham gia hoạt động dịch vụ dầu khí song mới chỉ có khả năng tham gia khiêm tốn một số dịch vụ như: sửa chữa tàu thuyền (loại nhỏ) sửa chữa giàn khoan, bảo dưỡng cạo gỉ giàn khoan, may mặc các trang thiết bị bảo hộ lao động, tham gia pha chế các loại hóa phẩm phục vụ công tác khoan và xử lý dầu, dịch vụ vận tải, đại lý dầu v.v... Năng lực hoạt động còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vốn, công nghệ, cán bộ quản lý có chuyên môn về dịch vụ dầu khí còn yếu. Tính đến năm 1996 các hoạt động dịch vụ của các đơn vị kinh tế của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bao gồm: - Công ty đầu tư – Xây dựng- Thương mại: 2,8 tỷ đồng - Công ty Thương mại – Tổng hợp: 10,8 tỷ đồng - Công ty Thương mại - Dịch vụ: 6,5 tỷ đồng - Công ty Xuất nhập khẩu dầu khí: 3 tỷ đồng - Công ty Công nghiệp hóa chất: 32 tỷ đồng - Công ty đóng tàu và dịch vụ dầu khí: 13 tỷ đồng - Công ty Thương mại và đại lý dầu: 80,5 tỷ đồng - Công ty Vật tư thiết bị và sơn: 29 tỷ đồng - Công ty vận tải biển: 6,2 tỷ đồng Tổng cộng khoảng trên 183 tỷ đồng, đây là một kết quả còn thấp của các công ty tham gia hoạt động dịch vụ dầu khí của địa phương. Tóm lại, là một tỉnh có nhiều lợi thế về điều kiện địa lý, tự nhiên, tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt có nguồn nhân lực tại chỗ. Song có thể nói hoạt động dịch vụ dầu khí còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được các yêu cầu, và chưa tương xứng với các lợi thế vốn có. b) Các dịch vụ phục vụ ngành thủy sản Tính đến năm 2000 giá trị sản xuất ngành thủy sản của Bà Rịa - Vũng Tàu đạt các chỉ số sau (theo giá trị hiện hành) Bảng 2.1: Giá trị sản xuất ngành thủy sản của Bà Rịa - Vũng Tàu Đơn vị tính: triệu đồng Năm Ngành 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số 883.457 813.549 856.082 931.703 1026.427 Nuôi trồng thủy sản 13.070 13.902 15.545 15.584 16.785 Đánh bắt 896.938 799.046 840.232 915.754 1.009.163 Các hoạt động dịch vụ, phục vụ nuôi trồng và đánh bắt thủy sản 449 601 305 374 479 Nguồn: Niên giám thống kê 2000. Căn cứ vào bảng 2.1 ta thấy rõ ràng dịch vụ phục vụ cho các họat động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản còn quá thấp, chỉ đạt khoảng 0,025% giá trị sản xuất của toàn ngành. Đây là một thực trạng của dịch vụ thủy sản trong nền kinh tế mũi nhọn này. Nguyên nhân có rất nhiều, theo đánh giá của Sở Thủy sản thì có một số nguyên nhân chính sau: - Đối với các hoạt động dịch vụ đánh bắt hải sản bao gồm cung cấp vật tư thiết bị, ngư lưới, nhiên liệu, nước đá v.v... tuy nhiên các hoạt động này còn nhiều hạn chế như: dịch vụ cung cấp xăng dầu, nước đá, các loại phương tiện đánh bắt hải sản cho ngư dân còn quá cao, qua nhiều khâu trung gian; chất lượng thấp, số lượng còn thiếu nên gây khó khăn, đặc biệt là khâu bảo quản các loại hải sản khi đánh bắt xa bờ. Các đơn vị quốc danh chưa làm nổi vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn, chuyển giao công nghệ trong đánh bắt hải sản cho bà con ngư dân, số lượng tàu đánh bắt có tăng về số lượng, nhất là số lượng tàu đánh bắt xa bờ có công xuất lớn, có trang thiết bị hiện đại nhưng chưa đồng bộ. Các kỹ thuật về bảo quản sản phẩm sau khi đánh bắt chưa được tư vấn, trang bị đầy đủ, ngư dân vẫn sử dụng phương pháp thủ công là chủ yếu nên tỷ lệ sản phẩm hư hỏng, thất thoát còn cao, các hoạt động dịch vụ cung cấp các phương tiện, các loại nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu còn kém nên tỷ lệ xuất khẩu còn thấp. Nuôi trồng thủy sản chưa phát triển mạnh và đều khắp, hình thức nuôi đa phần vẫn ở dạng quảng canh, các dịch vụ cho vay vốn, cung cấp các loại giống vẫn mang hình thức bán thâm canh do đó năng xuất, chất lượng và hiệu quả nuôi trồng còn thấp, chưa kích thích ngư dân và các nhà đầu tư bỏ vốn để phát triển; các trại sản xuất con giống phát triển ồ ạt không theo quy hoạch, không đúng kỹ thuật, không đạt tiêu chuẩn của ngành, do đó dẫn đến tình trạng dịch bệnh, chết, môi trường khu vực sản xuất bị ô nhiễm; các dịch vụ cung cấp thiết bị và kiểm dịch giống còn thiếu, các nhà máy sản xuất thức ăn, thuốc thú y v.v... chưa có hầu hết đều phải sử dụng hàng ngoại nhập thông qua nhiều khâu trung gian nên giá cả dịch vụ lên quá cao v.v... Các loại dịch vụ phụ trợ như: cung cấp các loại cá, tôm giống, thuê máy bơm, tàu thuyền; cũng chỉ ở quy mô nhỏ giữa các hộ gia đình với nhau chứ chưa trở thành một nghề kinh doanh chuyên nghiệp, chưa có chiến lược phát triển cụ thể hoạch định lâu dài, còn mang tính tự phát, thời vụ là chính. Trong khâu chế biến và tiêu thụ: hiện nay số lượng nhà máy chế biến hải sản của Bà Rịa - Vũng Tàu có khoảng 18 nhà máy, công suất bình quân đạt 100 tấn/ngày tương đương trên 30.000 tấn/ năm. Nhưng trên thực tế sản lượng sản xuất các năm qua mới chỉ đạt 50% công xuất, mặt hàng chủ yếu là sơ chế chưa đủ khả năng xâm nhập thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật. Hoạt động dịch vụ cho tiêu thụ còn nhiều hạn chế như cán bộ am hiểu dịch vụ quốc tế còn thiếu, non kém về chuyên môn. Việc phân phối các sản phẩm đánh bắt theo một mạng lưới chưa được đồng bộ, dẫn đến thừa, thiếu, tranh mua, tranh bán v.v... Mặt khác, các chính sách ưu đãi của nhà nước về khuyến khích khai thác, nuôi trồng và chế biến, tiêu thụ thủy sản chưa được rõ nét, còn chung chung. Đặc biệt việc đầu tư phát triển cơ sở dịch vụ hậu cần như: cảng cá, bến cá, trung tâm dịch vụ còn chậm, nhiều dự án đang nằm trên giấy tờ, luồng lạch, của sông, cửa biển nơi tàu cá ra vào chưa được thướng xuyên nạo vét. Đối với các tàu đánh bắt xa bờ đòi hỏi rất cần thiết là các dịch vụ thu mua, cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm bằng tàu dịch vụ trên biển. Hàng loạt nguyên nhân kể trên đã ảnh hưởng lớn đến tổng giá trị sản xuất trong ngành thủy sản nói chung và các hoạt động dịch vụ phục vụ trong các hoạt động của ngành thủy sản nói riêng. c) Các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp - lâm nghiệp Là một tỉnh có nhiều tiềm năng về nông nghiệp, các hoạt động sản xuất nông nghiệp rất đa dạng, trồng trọt các loại cây cong nghiệp như: cao su, cà phê, tiêu, điều v.v... các loại cây lương thực như: ngô, sắn … và các loại cây rau màu; đồng thời với điều kiện phát triển ngành chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà, vịt ... Do đó ngành dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp rất cần phải phát triển. Song trong thực tế các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế - không chỉ trong nông nghiệp mà còn cả trong lâm nghiệp (xem bảng 2.2). Bảng 2.2: Thực trạng dịch vụ nông nghiệp Đơn vị tính: triệu đồng Năm Ngành 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số 915.657 972.450 1.001.106 1.092.495 1.197.202 Trồng trọt 684.155 696.211 753.879 813.898 893.335 Chăn nuôi 267.164 275.850 276.614 276.888 303.408 Các hoạt động dịch vụ, phục vụ trồng trọt, chăn nuôi 338 389 402 390 459 Nguồn: Niên giám thống kê 2000. Căn cứ vào bảng 2.2 thì hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là rất yếu kém, so sánh 459 triệu đồng của dịch vụ nông nghiệp với 1.197.200 triệu đồng của giá trị sản xuất nông nghiệp thì dịch vụ chỉ chiếm khoảng 0,024% giá trị sản xuất nông nghiệp. Dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực rộng lớn gồm nhiều ngành, đa tuyến, nhiều địa phương, khu vực và luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ, trình độ phân công lao động, chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất thì dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng phong phú về số lượng, chất lượng, đáp ứng kịp thời và đầy đủ hơn cho nhu cầu sản xuất: ở giai đoạn đầu trước khi thu hoạch (đầu vào) chúng ta có thể kể đến một số dịch vụ cần thiết như: thủy lợi, làm đất, vật tư phân bón, giống cây trồng và vật nuôi, bảo vệ, chăm sóc các loại cây trồng; dịch vụ chăn nuôi thú y, kiểm dịch v.v... ở giai đoạn sau khi thu hoạch (đầu ra) có những dịch vụ như: thu mua, kiểm tra chất lượng, bảo quản, chế biến, quảng cáo, đại lý, tiêu thụ v.v... Theo các nhà kinh tế thì hiện nay trên thế giới các loại dịch vụ này đã phát triển tới mức độ cao về chuyên môn hóa về trình độ, khoa học kỹ thuật số lượng lao động sử dụng cũng như thu nhập từ các dịch vụ này ngày càng cao. ở một số nước người ta đã phát triển các dịch vụ nhằm khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra góp phần vào việc chủ động sản xuất. Như vậy các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp là rất đa dạng phong phú và khả năng thu nhập cao từ lĩnh vực này. Song trong thực tế Bà Rịa - Vũng Tàu đã chưa khai thác được các lợi thế của lĩnh vực này, các hoạt động dich vụ còn đơn điệu, mang tính tự phát, các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp thường bị động trong các khâu dịch vụ về phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống, thủy lợi v.v... và đặc biệt là bế tắc trong khâu thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Cả tỉnh có hàng trăm tấn cà phê, sắn bị ứ đọng, bị mốc, không có khả năng tiêu thụ, nông dân hầu như hoàn toàn bị động và phụ thuộc vào thị trường. Một số cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ nông nghiệp thì non kém về trình độ, hoạt động kinh doanh dich vụ mang tính tự phát, thời vụ nên giá cả dịch vụ vô thưởng, vô phạt, chất lượng không thể kiểm tra như thuốc trừ sâu, phân bón, con, cây giống v.v... Do đó dẫn đến thực trạng chất lượng giống kém, không có khả năng cho năng xuất cây trồng vật nuôi, các loại thuốc thú y, thuốc trừ sâu không đúng chuẩn, quy cách cũng được đưa vào sử dụng tràn lan, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sinh thái v.v... Tất cả những nhược điểm trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị sản xuất nông nghiệp nói chung và nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ nói riêng, đặc biệt là những năm gần đây điều này càng được bộc lộ rõ nét. Đối với lâm nghiệp cũng không nằm ngoài tình trạng này. Thể hiện ở bảng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 1996 đến năm 2000. Bảng 2.3: Thực trạng của ngành dịch vụ lâm nghiệp Đơn vị tính: triệu đồng Năm Ngành 1996 1997 1998 1999 2000 Tổng số 48.680 48.240 40.996 33.595 31.403 Trồng và nuôi rừng 30.541 28.420 21.684 1.703 9.655 Khai thác gỗ và lâm sản 10.544 2.954 1.306 1.281 10.298 Lâm nghiệp khác, thu nhặt khác 7.095 16.306 17.526 14.712 10.979 Các hoạt động dịch vu cho lâm nghiệp 500 560 480 499 480 Nguồn: Niên giám thống kê 2000. Căn cứ vào bảng 2.3 ta thấy, một thực tế là ngành lâm nghiệp từ năm 1996 đến năm 2000 giá trị sản xuất không những không tăng mà còn giảm đáng kể; từ 48686 triệu đồng năm 1996 xuống còn 31.403 triệu đồng giam trên 1/3 giá trị sản xuất; do đó các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất nuôi trồng, khai thác các loại lâm sản cũng giảm từ 500 triệu đồng năm 1996 xuống còn 480 triệu đồng năm 2000, nếu so sánh các hoạt động dịch vụ với tổng giá trị sản xuất năm 2000 thì giá trị dịch vụ mang lại chỉ đạt khoảng 0,007% giá trị sản xuất lâm nghiệp. Nếu tính tổng cả các hoạt động dịch vụ của nông nghiệp và lâm nghiệp đến năm 2000 của cả tỉnh thì chỉ mới đạt 976 triệu đồng chiếm tỷ lệ khoảng 0,01% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và khoảng 0,03% tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp. Và chiếm tỷ lệ khoảng 0,007% tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp. Nhìn chung cho đến nay trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu các loại hình dịch vụ nông - lâm nghiệp chủ yếu còn ở quy mô nhỏ, mang tính thời vụ, chưa trở thành một nghề kinh doanh ổn định và chưa có chiến lược phát triển, chưa có quy hoạch lâu dài, chưa có sự giúp đỡ tích cực của nhà nước và của nước ngoài. Các dịch vụ phụ trợ làm đất, trồng trọt, chăn nuôi bằng thủ công được thực hiện bởi các cá thể hoặc hộ gia đình bị mất đất hoặc không có đất canh tác. Còn các dịch vụ cung cấp các loại trang thiết bị, vật tư, thuốc trừ sâu, phân bón, đại lý thu mua sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là các hộ gia đình khá giả bỏ vốn ra thực hiện kinh doanh, dẫn đến tình trạng độc quyền giá cả (ép giá) gây khó khăn cho người nông dân trong việc thực hiện giá trị sản xuất, mà hiện tại ít có các tổ chức dịch vụ của nhà nước tham gia. 2.2.2 Thực trạng của các hoạt động dịch vụ phục vụ tiêu dùng Cho đến năm 2001 Bà Rịa - Vũng Tàu có gần 80 vạn dân với mức thu nhập trung bình (GDP) là 3.514 USD/người/ năm kể cả dầu khí và 876USD /người/ năm không kể dầu khí đây là mức thu nhập vào hàng cao so với các địa phương khác trong cả nước. Hiện tại trên địa bàn có khoảng gần 10.000 cán bộ, công nhân viên, kỹ sư chuyên gia trong đó có khoảng 650 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc trong ngành dầu khí, ngoài ra còn có cán bộ, công nhân viên làm việc trong các ngành du lịch, khu công nghiệp, các nhà hàng, khách sạn lớn có thu nhập cao do đó nhu cầu về các dịch vụ rất lớn như dịch vụ bảo hiểm, sức khỏe, ăn uống, ở, đi lại, vui chơi giải trí, và đòi hỏi chất lượng phục vụ cao. Bà Rịa - Vũng Tàu là một điểm du lịch biển hấp dẫn hàng đầu ở khu vực Nam Bộ lại gần hai trung tâm kinh tế lớn hàng đầu của miền Nam là thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai, và một số trung tâm kinh tế khác như: Bình Dương, Bình Phước v.v... Với số dân trên 10 triệu người và có tới hàng triệu cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, công nhân làm việc ở các xí nghiệp, sinh viên của hàng chục trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp v.v... nên các nhu cầu về vui chơi giải trí cuối tuần, các ngày lễ, hôùi là rất lớn, nhất là nghỉ dưỡng ở biển, chữa bệnh... Do đó phát triển các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, chữa bệnh là hết sức thuận lợi về thị trường. Một nét nổi bật nữa là Bà Rịa - Vũng Tàu tuy dân số không đông nhưng là một địa phương mà hội tụ cư dân trên mọi miền đất nước. Do đó các nhu cầu thăm viếng người thân, kết hợp tham quan du lịch, chữa bệnh cũng không nhỏ, đây là lợi thế để phát triển các hình thức dịch vụ như: Tham quan du lịch, giao thông vận tải. Song thực tế các hoạt động dịch vụ phục vụ cho đời sống còn rất nhiều hạn chế, chưa phát huy được các lợi thế vốn có. Để thấy được thực trạng của hoạt động dịch vụ phục vụ cho đời sống xã hội cần phân tích vấn đề này dưới hai khía cạnh: Dịch vụ phục vụ đời sống thiết yếu của nhân dân và dịch vụ phục vụ cho các nhu cầu của khách du lịch, nghỉ dưỡng. a) Dịch vụ phục vụ đời sống cho nhân dân Các nhà kinh tế cho rằng: Hoạt động dịch vụ có liên quan tới việc phục vụ đời sống con người là rất rộng như: dịch vụ về giáo dục - đào tạo nghề, văn hóa nghệ thuật, y tế, thể dục thể thao, du lịch và giải trí, dịch vụ nhà ở và phục vụ công cộng cho dân cư ở thành phố, thị xã, thị trấn, các loại dich vụ ăn uống, công việc nội trợ; dịch vụ may mặc, giặt là, cắt tóc. Gần đây các nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của các tầng lớp dân cư có nhiều thay đổi, họ yêu cầu những mặt hàng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hiện đại, gắn với các tiêu chuẩn quốc tế, yêu cầu các dịch vụ phải nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn, đầy đủ hơn v.v... Là một tỉnh mới được thành lập, do đó các nhu cầu cho xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như các nhu cầu về tiêu dùng xã hội rất cao, do đó các hoạt động dịch vụ vật liệu xây dựng, dịch vụ phục vụ các hoạt động xã hội phải phát triển. Hơn nữa với mức thu nhập bình quân đầu người như đã kể trên là khá cao. Theo các nhà kinh tế thì khi mức thu nhập được cải thiện, đời sống nhân dân được nâng lên thì các nhu cầu về phục vụ đời sống cũng cao hơn, như vậy các nhu cầu đời sống của dân cư ngày càng đa dạng, phong phú hơn, đòi hỏi chất lượng phục vụ cao hơn như: nhu cầu nhà ở phải được tiện nghi hơn, hiện đại hơn; nhu cầu ăn uống phải ngon hơn, chất lượng hơn, vệ sinh hơn, bữa ăn phải phong phú hơn, hấp dẫn hơn và phải luôn được thay đổi các món ăn, đồng thời không ngừng tìm kiếm các loại thức ăn mới lạ, có chất lượng cao; nhu cầu về mặc cũng ngày càng phong phú hơn, nhiều kiểu hơn, hình thức đẹp hơn, lạ hơn, các loại giày, dép, nón, mũ, cũng đa dạng hơn, ngày càng hợp thị hiếu hơn, phù hợp với từng mùa, từng thời điểm, từng môi trường hoạt động, môi trường vui chơi, học tập v.v... Các nhu cầu về đi lại (phương tiện giao thông) xe đạp, xe máy, ô tô... cũng ngày càng cao; các nhu cầu về đời sống tinh thần như các phương tiện nghe nhìn: tivi, radio, băng hình, đĩa hình, nhạc, đầu máy... các nhu cầu về vật dụng sinh hoạt như: giường, tủ, bàn, ghế, chăn màn v.v...; các vật dụng phục vụ ăn uống, tiệp khách; các nhu cầu về đồ chơi trẻ em; giả trí, chữa bệnh người già v.v... Đây là điều kiện để các dịch vụ phục vụ đời sống phát triển nhanh như các trung tâm thương mại, các thị trường địa phương, các tổ chức cung cấp vật dụng tiêu dùng, sinh hoạt, các dịch vụ phục vụ sinh hoạt cá nhân v.v... Song trên thực tế các hoạt động dịch vụ này còn nhiều hạn chế. Theo số liệu của Cục thống kê Bà Rịa - Vũng Tàu thì tính đến năm 2000 tổng doanh thu của các hộ kinh doanh thương nghiệp, nhà hàng, và dịch vụ tư nhân của tỉnh đạt 2.583.606 triệu đồng, trong đó: thương nghiệp sửa chữa các loại động cơ, mô tô xe máy, đồ dùng cá nhân gia đình là 2.051.690 triệu đồng bao gồm bán, bảo dưỡng, sửa chữa các loại có động cơ xe máy, các loại nhiên liệu động cơ v.v... Dịch vụ sửa chữa vật phẩm tiêu dùng, dịch vụ phục vụ cá nhân và gia đình là 171.879 triệu đồng; hoạt động khách sạn, nhà hàng, nhà trọ, quán bar, căntin… là 360.000 triệu đồng. Theo đánh giá của Sở Thương mại Bà Rịa - Vũng Tàu thì đây là những con số hết sức khiêm tốn, chưa tương xứng với những lợi thế phục vụ tiêu dùng đời sống của dân cư trong tỉnh. Các hoạt động dịch vụ phục vụ đời sống phát triển chủ yếu ở thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa, còn lại các đơn vị hành chính các huyện thì chất lượng, số lượng dịch vụ còn quá ít, chất lượng phục vụ kém, các dịch vụ giao thông vận tải phục vụ đi lại của nhân dân chủ yếu hoạt động ở các tuyến đường lớn, gây khó khăn cho dân cư ở các vùng sâu, vùng xa; các dịch vụ điện còn chưa đồng bộ, nhất là dịch vụ cung cấp nước sạch cho nhân dân còn ở mức quá thấp mới chỉ dừng lại ở thành phố, thị xã và một số thị trấn; các khu vui chơi, văn hóa, bưu điện, thư viện ở các xã, huyện còn thưa; chất lượng phục vụ kém, hình thức, số lượng còn nghèo nàn v.v... đặc biệt nhiều xã trong huyện, nhiều loại vật dụng sinh hoạt, cung cấp các loại lương thực thực phẩm còn yếu kém, mang tính tự phát, không có khả năng kiểm tra chất lượng, vệ sinh các loại thực phẩm… nhiều dịch vụ ăn uống chưa đảm bảo an toàn thực phẩm gây lo ngại cho người tiêu dùng... Các dịch vụ cho vay tiền, cho thuê các loại vật dụng còn chưa phát triển, chủ yếu là do các hộ gia đình khá giả thực hiện nên tình trạng độc quyền, ép giá... còn tràn lan. Các dịch vụ y tế như phòng khám, chữa bệnh, quầy bán thuốc ở nhiều vùng nông thôn còn kém chất lượng, mà các sở ban ngành không quản lý nổi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe của nhân dân. Các hoạt động dịch vụ giáo dục cũng đã xuất hiện, mục đích "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" tuy nhiên nhiều hoạt động dịch vụ giáo dục còn mang tính tự phát, nạn học thêm, dạy thêm tràn lan, tình trạng học thêm bắt buộc khá phổ biến... gây ảnh hường nghiêm trọng đến chất lượng và uy tín của ngành giáo dục - đào tạo. Các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu cho sinh hoạt của cư dân cũng thay đổi từ việc sử dụng các nhiên liệu như than, củi đang chuyển dần sang nhu cầu sử dụng điện, gas v.v... Nhìn chung các dịch vụ phục vụ cung cấp cho các loại thiết bị, nhiên liệu này còn ít chỉ tập trung ở các thành phố, thị xã còn ở vùng nông thôn còn quá ít; Các dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tâm lý hầu như chưa có đặc biệt ở các thị xã, huyện, đây cũng là một htị trường khá nhạy bén, hấp dẫn, hiện tại vẫn đang bỏ không, các dịch vụ cưới xin, ma chay, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ vui chơi giải trí cũng chủ yếu phát triển ở thành phố Vũng Tàu, đối tượng tham gia dịch vụ này hầu hết là tư nhân, cá thể v.v... Còn ở các huyện, thị xã, ở vùng nông thôn còn quá ít, do đó nhân dân thường phải đi về thành phố, thị xã để thực hiện dịch vụ khi có nhu cầu; những cá nhân, hộ gia đình, đơn vị sản xuất không có điều kiện thì không thể thực hiện các nhu cầu của mình được. b) Các hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan du lịch, nghỉ dưỡng Như đã nêu ở trên, Bà Rịa - Vũng Tàu năm ở vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. giáp với các trung tâm kinh tế lớn của miền Nam và cả nước: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận... có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: Khu di tích lịch sử Côn Đảo, địa đạo Long Phước, Suối nước nóng Bình Châu - Xuyên Mộc có khả năng chữa bệnh, nghỉ dưỡng rất tốt, đặc biệt là du lịch biển. Kể từ năm 1995 đến năm 2001 trung bình mỗi năm Bà Rịa - Vũng Tàu đón khoảng 3 - 3,5 triệu lượt du khách, khoảng 100.000 du khách quốc tế và con số này sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tiếp theo với điều kiện ngành du lịch và các cơ quan hữu quan biết khắc phục những hạn chế, tìm ra những biện pháp để thúc đẩy hơn nữa cac loại hình dịch vụ phục vụ du khách. Ước tính năm 2000 số lượng khách nội địa đến Bà Rịa - Vũng Tàu bằng 1/4 lượt khách nội địa của cả nước (cả nước có khoảng hơn 11 triệu người). Theo số liệu của Sở Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu thì hiện tại ngành du lịch nói chung và hoạt động dịch vụ du lịch nói riêng trên địa bàn tỉnh còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục, đó là: kết cấu hạ tầng, môi trường văn hóa du lịch trên địa bàn còn kém; các hoạt động dịch vụ phục vụ khách du lịch, tham quan còn nghèo nàn, chủ yếu du khách đi du lịch tắm biển; các cơ sở và hoạt động văn hóa - thể thao, các khu vui chơi giải trí thiếu chưa hề có khu vực vui chơi cao cấp, chương trình du lịch còn trùng lắp, ít được cải tiến. Các dịch vụ còn mang tính tự phát nên thường không theo quy hoạch, do các cá thể, gia đình hoặc một tập thể nào đó đứng ra kinh doanh, các hoạt động dịch vụ tăng đột biến vào các ngày lễ hội, những ngày nghỉ cuối tuần, giá cả các loại dịch vụ tương đối cao so với nhiều điểm trong cả nước trung bình từ 1-2 lần, ở Côn Đảo từ 4-5 lần. Hệ thống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay (2).pdf
Tài liệu liên quan