Luận văn Kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay

Tài liệu Luận văn Kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay: LUẬN VĂN: Kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử xã hội loài người cho thấy, từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, có Đảng cầm quyền, bất cứ Đảng nào cầm quyền cũng đều phải xây dựng hệ thống chính trị để thực hiện quyền lực chính trị của mình. Hệ thống chính trị Xã hội chủ nghĩa là một hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội trụ cột của nền chính trị xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Thông qua hệ thống chính trị, nhân dân lao động thực thi quyền lực của mình trong xã hội. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một nền dân chủ thực sự cho quần chúng lao động rộng rãi, thực hiện quyền bầu cử phổ thông, trực tiếp, bình đẳng. Tất cả mọi công dân không phân biệt giới tính, giai cấp, dân tộc, tôn giáo đều được quyền tham gia bình đẳng vào đời sống chính trị, vào quản lý nhà nước. Cơ sở kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sở hữu xã hội về tư liệ...

pdf74 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử xã hội loài người cho thấy, từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, có Đảng cầm quyền, bất cứ Đảng nào cầm quyền cũng đều phải xây dựng hệ thống chính trị để thực hiện quyền lực chính trị của mình. Hệ thống chính trị Xã hội chủ nghĩa là một hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội trụ cột của nền chính trị xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Thông qua hệ thống chính trị, nhân dân lao động thực thi quyền lực của mình trong xã hội. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một nền dân chủ thực sự cho quần chúng lao động rộng rãi, thực hiện quyền bầu cử phổ thông, trực tiếp, bình đẳng. Tất cả mọi công dân không phân biệt giới tính, giai cấp, dân tộc, tôn giáo đều được quyền tham gia bình đẳng vào đời sống chính trị, vào quản lý nhà nước. Cơ sở kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất. Hệ thống chính trị Tư bản chủ nghĩa khác so với hệ thống chính trị Xã hội chủ nghĩa ở chỗ, trong xã hội tư bản, quyền lực chỉ thuộc về một nhóm người, nền dân chủ thực chất là một hình thức thống trị giai cấp. Giai cấp tư sản quan tâm đến dân chủ như một thủ đoạn thống trị chính trị của mình, đề ra hiến pháp, lập ra nghị viện và những cơ quan đại diện khác thực hành quyền bầu cử phổ thông và những nguyên tắc tự do chính trị một cách hình thức dưới áp lực của quần chúng nhân dân. Thực chất, đó là một nền dân chủ cắt xén, làm tê liệt quyền làm chủ của nhân dân lao động và làm cho quần chúng nhân dân không thể tham gia vào đời sống chính trị. Cơ sở kinh tế của nền dân chủ tư bản chủ nghĩa là sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất, bóc lột lao động làm thuê và chiếm đoạt giá trị thặng dư. Hiện nay, trên bình diện thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại sau chính biến và sự thay đổi thể chế chính trị ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu. Sự thất bại của Chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và các nước Đông Âu cho thấy những khiếm khuyết, yếu kém tồn tại trong lòng các nước ấy, chứ không có nghĩa là lý thuyết về chủ nghĩa xã hội của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin hoàn toàn phá sản. Sự tồn tại một cách đầy tự tin và vững mạnh của một số nước Xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Triều Tiên, Cu Ba trong bối cảnh thế giới đầy thách thức hiện nay là một minh chứng cho sức sống của lý thuyết vĩ đại đó. Tuy nhiên, các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay như Trung Quốc, Việt Nam, Lào đang phải nỗ lực vượt qua những hạn chế, khiếm khuyết, thậm chí cả những sai lầm đã từng mắc phải để chứng minh cho tính hợp lý, tính tất yếu của sự lựa chọn chủ nghĩa xã hội trong logic lịch sử - tự nhiên của tiến trình phát triển loài người, đúng như dự báo của V.Lênin, sớm muộn, trước sau thì các dân tộc đều sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội. Trong bối cảnh chính trị - xã hội phức tạp trên thế giới hiện nay, các nước xã hội chủ nghĩa cũng cần tiến hành đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị. Thực chất của việc đổi mới hệ thống chính trị là thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa để cho nhân dân thấy mình thực sự làm chủ. Việc cải cách hệ thống chính trị luôn là một đòi hỏi cấp thiết để đảm bảo cho những cải cách kinh tế thành công. Tuy nhiên, cải cách chính trị là một lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm nên cần phải có những bước đi thận trọng và phù hợp với cải cách kinh tế, nếu để xảy ra sai lầm thì hậu quả sẽ khôn lường. Riêng nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, hệ thống chính trị nói chung và hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn nói riêng đang ngày một được củng cố, hoàn thiện từng bước để thực thi nền dân chủ nhân dân, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Sau hơn 34 năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội, hệ thống chính trị nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng và Nhà nước Lào đã có khả năng dẫn dắt dân tộc Lào vượt qua những thách thức, khó khăn dành được nhiều thành tựu to lớn. Đi đôi với những thành quả thu được, hệ thống chính trị của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào vẫn còn nhiều khiếm khuyết. So với yêu cầu thực tiễn, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của đảng, hiệu quả quản lý và điều hành của nhà nước, hiệu quả hoạt động của các đoàn thể chính trị-xã hội như Mặt trận xây dựng Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở chưa tiến kịp với đòi hỏi của tình hình thực tiễn. Đội ngũ cán bộ thiếu tri thức vẫn chưa khắc phục được tình trạng "công chức hoá". Nghiêm trọng hơn, một bộ phận cán bộ trong hệ thống chính trị cấp cơ sở thoái hoá về phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống, mất niềm tin vào chế độ, vào con đường xã hội chủ nghĩa. Thêm nữa, nhận thức của người dân về dân chủ, về quyền dân chủ còn hạn chế do thói quen, tập quán phép, do tâm lý tiểu nông và sự ràng buộc bởi lệ làng-bản… Những yếu kém trên đây đã dẫn đến tình trạng vi phạm quyền làm chủ thực sự của nhân dân, làm mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền, vào đảng, nhà nước Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn, chỉ ra những khiếm khuyết, đề xuất những giải pháp khắc phục để từng bước đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở (tỉnh) là một vấn đề hết sức quan trọng, thiết thực, đáp ứng yêu cầu cấp bách cả về lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Lào hiện nay. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài " Kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay " làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học - chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học - của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội được trình bày tập trung trong các tác phẩm: Những nguyên lý của chủ nghĩa Cộng sản, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (C.Mác và Ph.Ăngghen), Tư bản, Phê phán cương lĩnh Gôta (C.Mác), Chống Đuy-Rinh (Ph, Ăngghen), Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học, Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức, Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của Nhà nước (Ph. Ăngghen), Nhà nước và Cách mạng, Nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô Viết, Làm gì? Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo, Hai sách lược của Đảng xã hội - dân chủ trong cuộc cách mạng dân chủ, Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết, Kinh tế và chính trị trong thời kỳ chuyên chính vô sản (V.I.Lênin)... Trong các tập chuyên khảo này, các ông đã trình bày khái niệm về cái gọi là chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, những đặc trưng của các xã hội ấy và chứng minh tính tất yếu của xu thế phát triển xã hội loài người là sự thay thế xã hội tư bản chủ nghĩa bằng xã hội xã hội chủ nghĩa. Chúng ta cũng có thể tìm thấy những cương lĩnh cải tạo đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, bài học về sự lãnh đạo của Đảng - nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bài học về đại đoàn kết dân tộc, quốc tế, bài học về thái độ đối với nông dân, bài học về dân chủ hoá đời sống xã hội trong các tác phẩm ấy. Tuy nhiên, các tác giả kinh điển không hề đề ra một con đường cụ thể, bất di bất dịch để xây dựng chủ nghĩa xã hội mà mọi người, mọi dân tộc phải nhất nhất tuân theo ở mọi nơi, mọi lúc. Do vậy, lý thuyết xây dựng chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin đã được các nhà lãnh đạo cách mạng như Hồ Chí Minh (Việt Nam), Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông (Trung Quốc), Kay Son Phom Vi Han (Lào) vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của dân tộc mình. Trong các tác phẩm của mình, các ông đã bổ sung những cơ sở lịch sử cho lý thuyết của Mác - Lênin bằng kinh nghiệm học Đông phương. Một số các luận văn, luận án cũng đã đi vào tìm hiểu về vai trò và vị trí của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền dân chủ như: Nghiên cứu về vai trò của giai cấp công nhân trong chế độ dân chủ nhân dân tiến tới mục tiêu xây dựng XHCN ở Lào (Vẻn Thong Luông Vi Lay – luận án tiến sĩ, Hà Nội 2005); Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo hệ thống chính trị trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ( Vi Súc Phôn Phi Thắc - luận án Tiến sĩ triết học, Học viện CT-HC Quốc gia Hồ Chí Minh); Đổi mới giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị các xã các tỉnh khu vực Nam bộ (Lê Hanh Thông – luận án tiến sĩ, Hà Nội 2003); Vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân ở Việt Nam hiện nay (Trần Thị Băng Thanh – luận án tiến sĩ, Hà Nội 2002); Hệ thống chính trị vùng dân tộc thiểu số người Chăm (Nguyễn Đức Ngọc – Luận văn thạc sĩ, Hà nội năm 2003); Kiện toàn hệ thống chính trị ở xã nhằm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay (Nguyễn Dương Hùng – luận án tiến sĩ, Hà Nội 2008) ... Tuy nhiên, trong các luận án, luận văn này, các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu về vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc phát huy tinh thần dân chủ của nhân dân, về những yếu kém của hệ thống chính trị cấp cơ sở, từ đó đề ra một số những kiến nghị, giải pháp cho việc củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở Lào hiện nay. Để tham khảo những kinh nghiệm của Việt Nam trong cách giải quyết các vấn đề về cải cách hệ thống chính trị, luận văn đã từng tham khảo và tìm đọc các công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài trên của các nhà khoa học Việt Nam như: Hệ thống chính trị cơ sở nông thôn ở nước ta hiện nay (Hoàng Chí Bảo, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2004); Hệ thống chính trị cơ sở. Thực trạng và một số giải pháp đổi mới (Bộ Nội vụ nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội 2004); Góp bàn về hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc Khơ-me đồng bằng sông Cửu Long (Trịnh Quốc Tuấn - Tạp chí lịch sử Đảng số 8/2003); Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh-nền tảng tư tưởng của chúng ta; Đổi mới hệ thống chính trị vùng miền núi phái Bắc (Nguyễn Quốc Phẩm, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2004), Chủ nghĩa Mác- Lênin về bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa và sự vận dụng (Nguyễn Văn Oánh - tạp chí lịch sử Đảng 2007); Về dân chủ Tư sản và dân chủ XHCN; Tư tưởng của Lênin về phát triển từ dân chủ tư sản đến dân chủ xã hội chủ nghĩa (Đỗ Thị Thạch – Thông tin Chủ nghĩa xã hội lý luận và thực tiễn số 6/2005, tạp chí lý luận chính trị số 4/2007); Một số vấn đề chính trị, xã hội từ quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực (Nguyễn An Ninh - thông tin Chủ nghĩa xã hội lý luận và thực tiễn Hà Nội 2006) ... Nhiều bài báo, bài viết trong các tập chuyên khảo về vấn đề con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tính tất yếu và cần thiết của sự cải cách hệ thống chính trị cũng được tác giả luận văn tham khảo như Chủ nghĩa xã hội từ lý luận đến thực tiễn, những bài học kinh nghiệm (Lê Hữu Tầng, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2003), Chủ nghĩa Mác-Lênin và công cuộc đổi mới ở Việt Nam (Đặng Hữu Toàn, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2002), Văn kiện Đại hội X của Đảng cộng sản Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn (Phạm Văn Đức và Đặng Hữu Toàn đồng chủ biên, nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội 2008), Những vấn đề lý luận đặt ra từ các văn kiện Đại hội IX của Đảng (Nguyễn Trọng Chuẩn chủ biên, nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội 2002), Toàn cầu hoá trong bối cảnh châu A - Thái bình dương, một số vấn đề triết học (Phạm văn Đức chủ biên, nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội 2007)... Song, những vấn đề mà các nhà khoa học Việt Nam đề cập đến trong các tác phẩm trên chủ yếu là kinh nghiệm cho riêng Việt Nam, chưa có công trình nào đi sâu tìm hiểu về thực trạng của hệ thống chính trị ở Lào và hệ thống chính trị cấp cơ sở ở tỉnh Viêng Chăn. Chúng tôi chỉ có thể tham khảo những công trình trên và tìm ra những nét tương đồng, so sánh với nước Cộng hoà dân chủ nhân Lào mà thôi. Nói chung, vấn đề xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Nước Cộng Hoà dân chủ nhân dân Lào nói chung và tỉnh Viêng Chăn nói riêng chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học, nghiêm túc. Trong luận văn này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp những ý kiến nhỏ bé của mình trong việc tìm ra những giải pháp cho việc củng cố và phát huy hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ Mục đích của luận văn: trên cơ sở làm rõ thực trạng hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn, luận văn góp phần tìm giải pháp kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn. Để thực hiện mục đích trên, luận văn cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau: Làm rõ khái niệm và vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn. - Phân tích tình hình, đặc điểm, thực trạng tổ chức và hoạt động hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hiện nay 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Nhân dân cách mạng Lào về hệ thống chính trị Luận văn thực hiện và sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống kê - so sánh, kết hợp nghiên cứu thực tế lịch sử với nghiên cứu văn bản. 6. ý nghĩa của luận văn Góp phần phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn. Góp phần nâng cao nhận thức về vai trò và chức năng của cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn. Đề xuất một số giải pháp kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy chính trị học, tài liệu tham khảo cho hoạt động thực tiễn của các cơ quan, những người đang tham gia công tác trong hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết. Chương 1 Hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào 1.1. Một số nhận thức chung về Hệ thống chính trị 1.1.1.Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về hệ thống chính trị Trong quá trình hoạt động chính trị của mình các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin không dùng thuật ngữ "Hệ thống chính trị" theo cách hiểu hiện nay của chúng ta, C.Mác và Ph.Ăngghen thường dùng các thuật ngữ: hình thức chính trị, thiết chế chính trị, thể chế xã hội và chính trị, cơ cấu chính trị, cơ cấu chính quyền, thể chế nhà nước, ... V.I. Lênin dùng khái niệm "hệ thống chuyên chính vô sản", khái niệm này của V.I. Lênin là khái niệm có khá nhiều nội dung liên quan đến khái niệm Hệ thống chính trị của chúng ta hiện nay. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về hệ thống chính trị mang ý nghĩa là phương pháp luận nghiên cứu về hệ thống chính trị, với những luận điểm cơ bản sau: Thứ nhất, Nhà nước là nhân tố chủ yếu của hệ thống chính trị. Theo C.Mác: chế độ chính trị là nhà nước, nhà nước là nhân tố quan trọng nhất của hệ thống chính trị. Và C.Mác, Ph.Ăngghen đã nêu ra ba nhân tố quyết định sự ra đời của nhà nước: Một: do sự thay đổi trong phân công lao động cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đến một trình độ nào đó cần phải có một tầng lớp người tách khỏi lao động trực tiếp sản xuất vật chất để chăm lo công việc chung của xã hội. Tầng lớp người này, sau trở thành độc lập tương đối đối với xã hội và có lợi ích riêng khác với các thành viên khác của xã hội. Nhà nước xuất hiện như là quyền lực công cộng chịu trách nhiệm giữ gìn trật tự xã hội theo những quy tắc, luật lệ nhất định mà mọi thành viên của xã hội đều phải tuân theo. Hai: Sự xuất hiện của giai cấp và mâu thuẫn giai cấp đòi hỏi cần phải có một cơ quan dường như đứng trên các giai cấp, kìm giữ cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, khiến cho các giai cấp không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội. Nhà nước xuất hiện như là một "lực lượng thứ ba" với tư cách là trọng tài của xã hội. Ba: Là sự thống trị về chính trị. Giai cấp thống trị về kinh tế tất yếu trở thành giai cấp thống trị cả về chính trị, với ưu thế về kinh tế và để giữ vững ưu thế đó, giai cấp thống trị có thể và cần phải nắm lấy bộ máy nhà nước làm công cụ thống trị xã hội, trước hết là để duy trì giai cấp bóc lột dưới quyền thống trị của mình. Lúc này, nhà nước xuất hiện như là một công cụ áp bức giai cấp. Ba nhân tố cơ bản trên là điều kiện cần và đủ để nhà nước ra đời. Về bản chất, sự ra đời của nhà nước là kết quả tất yếu của sự phân chia xã hội thành giai cấp, nhà nước như là cơ quan thống trị của giai cấp bóc lột. Nhà nước là kết quả của một cuộc cách mạng chính trị lật đổ chế độ cũ đã lỗi thời để lập nên chế độ mới tiến bộ hơn Ra đời từ xã hội dân sự, đến lượt nó, nhà nước lại dùng pháp luật để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội công dân và do đó làm cho chính trị thâm nhập vào trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhà nước tác động tích cực trở lại cơ sở kinh tế bằng những chế độ, chính sách, pháp luật và toàn bộ hoạt động quản lý, điều hành của nó. Vấn đề bản chất, vai trò và chức năng của nhà nước, theo C.Mác: "giai cấp vô sản không thể tự động bị áp bức và bị bóc lột dưới chế độ tư bản chủ nghĩa nếu không "thay thế xã hội tư sản cũ bằng một tổ chức liên hiệp, tổ chức này sẽ loại bỏ các giai cấp và sự đối kháng giai cấp" [32, tr.257]. C.Mác và Ph.Ăngghen coi chức năng bạo lực là chức năng thuộc về bản chất của nhà nước, theo nhu cầu của giai cấp thống trị. Ngoài ra, nhà nước còn có chức năng quyền lực công cộng, quản lý kinh tế - xã hội, tổ chức đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, và chức năng điều chỉnh các quan hệ lợi ích. Theo các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác, chế độ chính trị tư sản được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa và nhằm bảo vệ chế độ đó. Các quyền tự do cá nhân cũng dựa trên nguyên tắc này và được coi là quyền con người và quyền công dân. Nguyên tắc trên bảo đảm sự thống trị của giai cấp tư sản, nguyên tắc dân chủ tư sản, về thực chất, là nền chuyên chính tư sản. Chế độ chính trị tư sản được biểu hiện dưới những hình thức đặc thù khác nhau trong mỗi thời kỳ khác nhau, ở mỗi nước khác nhau, đó là các hình thức chế độ quân chủ lập hiến, chế độ Tổng thống, chế độ đại nghị… Trong đó, chế độ cộng hoà đại nghị được C.Mác và Ph.Ăngghen gọi là hình thức thích hợp nhất của chế độ chính trị tư sản. C.Mác và Ph.Ăngghen dự đoán về sự phát triển, lịch sử xã hội loài người, theo đó, "Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia, thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản" [36, tr.47]. Đối với mô hình hệ thống chính trị vô sản, C.Mác và Ph.Ăngghen chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu, các ông chỉ căn cứ vào khuynh hướng phát triển và quy luật vận động của xã hội tư sản, từ đó hướng tới dự đoán một số nét như sau: - Chủ nghĩa tư bản nhất định diệt vong, chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản. - Giai cấp vô sản do địa vị kinh tế - xã hội của nó là giai cấp có sự mệnh lịch sử làm cách mạng lật đổ chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Cách mạng thành công, giai cấp vô sản phải thiết lập nền chuyên chính vô sản và sử dụng quyền lực chính trị ấy để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. - Hệ thống chính trị vô sản phải bảo đảm quyền thống trị của giai cấp vô sản, mà đại diện tiêu biểu là đảng của nó. - Hệ thống chính trị đó phải lấy nhà nước chuyên chính vô sản làm nòng cốt, bảo đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Đó là nhà nước kiểu mới khác về bản chất với nhà nước kiểu cũ, là nhà nước của tuyệt đại đa số nhân dân chống lại thiểu số bóc lột, là nhà nước thật sự dân chủ. Là hình thức quản lý của nhân dân, do nhân dân. - Hệ thống chính trị được xây dựng trên cơ sở khối liên minh rộng rãi của giai cấp công nhân với đông đảo quần chúng nhân dân với một nhà nước đại biểu cho lợi ích của đa số tầng lớp trong xã hội. - Hệ thống chính trị phải tạo điều kiện cho sự giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động về mặt kinh tế, theo C. Mác tư tưởng nhất quán và xuyên suốt toàn bộ học thuyết chính trị của ông là chuyên chính vô sản, hệ thống chính trị vô sản, về thực chất là hệ thống chuyên chính vô sản được thể hiện bằng nhà nước chuyên chính vô sản, C. Mác chỉ ra rằng - "Bất cứ một chế độ chính trị nào xét về thực chất cũng là nền chuyên chính của một giai cấp". Chuyên chính vô sản chủ yếu không phải bạo lực không đồng nhất với bạo lực, mà là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với nhà nước và toàn xã hội, đó là việc giai cấp công nhân giành lấy dân chủ, và đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm cho nhân dân lao động thực sự làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội. - Nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản là cải tạo và xây dựng xã hội về mọi mặt, trước hết là xây dựng về kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất cho sự giải phóng hoàn toàn xã hội thoát khỏi chế độ áp bức bóc lột. - Chuyên chính vô sản là sự liên minh rộng rãi của giai cấp công nhân với toàn thể các tầng lớp và giai cấp lao động trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chế độ mới. Để xây dựng xã hội mới giai cấp vô sản sử dụng công cụ của mình là nhà nước chuyên chính vô sản, nhà nước chuyên chính vô sản là trung tâm của hệ thống chính trị vô sản, là nhà nước có thể có nhiều hình thức phù hợp với điều kiện dân tộc, điều kiện cụ thể hoàn cảnh đối nội, đối ngoại và trình độ phát triển của từng dân tộc và cả những truyền thống lịch sử của dân tộc. Lênin đã tổng kết, khái quát và phát triển sáng tạo lý luận mácxít về cách mạng xã hội chủ nghĩa và nhà nước chuyên chính vô sản, để hướng phong trào cộng sản quốc tế đi đúng mục tiêu cao cả của nó, có ý nghĩa chính trị thực tiễn, làm cho quần chúng thấy rõ những việc họ sẽ phải làm trong một tương lai gần đây để "tự giải phóng khỏi ách tư bản" [23, tr.5]. Theo Lênin, định nghĩa khoa học về chuyên chính là chính quyền không bị bất cứ pháp luật nào, quy tắc nào hạn chế cả. Nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước của giai cấp vô sản, đại diện cho quyền lợi của một giai cấp thống nhất với quyền lợi của toàn thể những người lao động, nên quyền lực của nhà nước được mở rộng bao nhiêu thì xã hội càng tiến bộ bấy nhiêu. Chuyên chính vô sản là sự lãnh đạo của giai cấp vô sản đối với toàn thể những người lao động nhằm xây dựng một xã hội mới, một xã hội mà quyền lợi của mọi người lao động đều không có sự mâu thuẫn với nhau. Lênin viết: “Chuyên chính vô sản không phải chỉ là bạo lực đối với bọn bóc lột, và cũng không phải chủ yếu là bạo lực, cơ sở kinh tế của bạo lực cách mạng đó, cái bảo đảm sức sống và thắng lợi của nó chính là việc giai cấp vô sản đưa ra được và thực hiện được kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn so với chủ nghĩa tư bản. Đây là thực chất của vấn đề, đây là nguồn sức mạnh, là điều bảo đảm cho thắng lợi hoàn toàn và tất nhiên của chủ nghĩa cộng sản" [26, tr.16]. Thứ hai, về Đảng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, đảng Cộng sản là "bộ phận kiên quyết nhất", là bộ phận cổ vũ tất cả những bộ phận khác của giai cấp vô sản, là bộ phận tiên tiến ưu tú nhất, là đôi tiên phong của giai cấp công nhân. Chỉ có đảng cộng sản là đảng duy nhất có tinh thần cách mạng triệt để, luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh lao động vào cuộc đấu tranh gian khổ chống lại giai cấp tư sản. Đảng phải là một tổ chức chính trị có trình độ lý luận cao, có khả năng vạch ra cương lĩnh, chiến lược, sách lược đúng đắn để dẫn dắt giai cấp, không chủ quan duy ý chí, tả khuynh, hữu khuynh, cơ hội hoặc xét lại trong hoạt động, tức là phải "hiểu rõ những điều kiện tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản"[32, tr.615]. Đảng hoạt động và đấu tranh không phải để giành những đặc quyền và độc quyền giai cấp, những đặc lợi cho bản thân, mà là để bảo vệ lợi ích của quần chúng lao động "để giành lấy những quyền lợi và nghĩa vụ bình đẳng và để xoá bỏ mọi sự thống trị giai cấp" [35, tr.24]. Trong nội bộ Đảng, phải lấy "chân lý, chính nghĩa và đạo đức là cơ sở cho những quan hệ của họ đối với nhau và đối với tất cả mọi người, không phân biệt màu da, tín ngưỡng hoặc dân tộc"[35, tr.25]. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định sự cần thiết phải có đảng và sự lãnh đạo của Đảng vô sản trong hệ thống chính trị vô sản, hai ông chăm lo xây dựng nên một cộng đồng vô sản chân chính, thống nhất, có lý luận khoa học đúng đắn, có tổ chức chặt chẽ, tôi luyện trong phong trào của quần chúng và được quần chúng tin cậy, để đảng có thể xác lập được quyền thống trị của mình, quyền thống trị của giai cấp công nhân, tức là "sự thống trị giai cấp". Trong điều kiện cầm quyền, đảng phải có đội ngũ cán bộ, đảng viên có tri thức khoa học. Đảng có thể kết nạp đảng viên trong cá tầng lớp khác, với điều kiện người này từ bỏ lập trường quan điểm và lợi ích của giai cấp cũ của mình, đứng hẳn trên lập trường quan điểm vô sản. Theo Lênin, trong điều kiện cầm quyền thì đảng cộng sản lãnh đạo, bằng cương lĩnh chính trị, đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn của mình. Lênin viết: "Nhiệm vụ thứ nhất của bất cứ một chính đảng nào có trọng trách đối với thời đại là thuyết phục cho đa số nhân dân thấy được sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình" [24, tr.208]. Thứ ba, các tổ chức đoàn thể nhân dân Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng các đoàn thể nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong các đoàn thể công nhân có tầm quan trọng nhất với tính cách là "những trung tâm tổ chức đối với giai cấp công nhân", với tư cách là một lực lượng có tổ chức để tiêu diệt chế độ lao động làm thuê và chính quyền của tư bản. Tổ chức liên minh giữa giai cấp vô sản với các giai cấp, tầng lớp khác cũng được C.Mác và Ph.Ăngghen hết sức chú ý. C.Mác cho rằng: liên minh công nông, nông dân và các tầng lớp lao động khác là tuyệt đối cần thiết. Đến Lênin, trong hệ thống chuyên chính vô sản, vai trò và nhiệm vụ của công đoàn được Lênin coi trọng, theo Lênin, trong điều kiện giai cấp công nhân đã trở thành giai cấp cầm quyền thì công đoàn có vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình thực hiện chuyên chính vô sản. Công đoàn tập hợp trong hàng ngũ tổ chức của mình toàn thể công nhân công nghiệp. Công đoàn chính là một tổ chức của giai cấp đang cầm quyền, đang thống trị. Tuy nhiên, công đoàn không phải là một tổ chức cưỡng bức, mà với tư cách là tổ chức tham gia chính quyền nhà nước nhằm giáo dục, thu hút, huấn luyện, mối quan hệ giữa công đoàn và đảng Cộng sản, nhà nước, theo Lênin, công đoàn phải là người công tác gần nhất, cần thiết nhất của chính quyền nhà nước, tức là Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn bộ sự hoạt động chính trị và kinh tế của nó [28, tr.423]. Lênin còn đề cập cụ thể về vai trò của các tổ chức quần chúng như thanh niên, phụ nữ... theo Lênin: "Không thể thu hút được quần chúng tham gia sinh hoạt chính trị nếu không lôi cuốn phụ nữ tham gia chính trị" [27, tr.38-39]. 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Hệ thống chính trị Hồ Chí Minh là nhà hoạt động cách mạng thực tiễn, song tư tưởng của Người về hệ thống chính trị và việc xây dựng hệ thống chính trị là một trong những tư tưởng toàn diện và sâu sắc. Và Hồ Chí Minh coi việc xây dựng hệ thống chính trị sẽ quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về hệ thống chính trị được thể hiện trên những vấn đề sau: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh: "Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân". Sao bao nhiêu năm làm cách mạng, Đảng ta mới giành được chính quyền, mới trở thành Đảng cầm quyền, Đảng cầm quyền làm cho chính quyền và mọi quyền lực thật sự thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân, sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân, chính quyền từ xã đến chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" [40, tr.698]. Một xã hội lành mạnh, một xã hội thật sự dân chủ là xã hội mà mọi quyền lực phải thuộc về nhân dân, Về phương thức lãnh đạo của Đảng, đối với Hồ Chí Minh, lãnh đạo đúng là "phải quyết định mọi vấn đề một cách đúng. Mà muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng, vì dân chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo" [42, tr.572]. Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng là từ lực lượng của nhân dân. Vì lợi ích, sự sung sướng và hạnh phúc của nhân dân. Sự nghiệp của Đảng và nhân dân là thống nhất, Đảng cũng không có lợi ích nào khác là lợi ích của giai cấp dân tộc và nhân dân. Vì vậy, xử lý đúng đắn nhất mối quan hệ giữa Đảng và dân vừa là sự bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo của Đảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Theo Hồ Chí Minh, phải xây dựng một nhà nước độc lập, tự chủ, dân chủ, cộng hoà, một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân như: Sau cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa ra đời, Việt Nam thành một nước tự do, độc lập, Hồ Chí Minh khẳng định: "Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà, tất cả quyền bình đẳng trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu, nghèo, giai cấp, tôn giáo" [52, tr.8]. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhà nước Việt Nam thời bấy giờ, ngày càng được củng cố và hoàn thiện về các mặt: lập pháp, hành pháp và tư pháp, thật sự là công cụ quyền lực của nhân dân, đại diện cho ý chí, lợi ích và nguyện vọng của toàn dân tộc, trên nguyên tắc, đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, nhằm thực hiện mục tiêu dân tộc độc lập dân quyền tự do dân sinh hạnh phúc. Khi nói đến nhà nước phải nói đến quyền lực nhà nước thuộc về ai? Và quyền lực bắt nguồn từ đâu. Nói đến nhà nước của dân, có nghĩa là, nhà nước mà quyền lực bắt nguồn từ dân, là bộ máy thừa hành ý chí của dân và điều quan trọng là nhân viên nhà nước không còn là "cha mẹ" dân như trong nhà nước quân chủ, mà là công bộc, đầy tớ của nhân dân, thừa hành ý chí của dân và chịu trách nhiệm trước dân về mọi hành vi, xử sự của mình và do dân cử ra. Hồ Chí Minh viết: "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ" [41, tr.515]; "chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ [39, tr.499]; "chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để giành việc chung cho dân, chứ không phải để dè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật" [39, tr.56]. Và Hồ Chí Minh nhấn mạnh "Bao nhiêu quyền hạn đều của dân" [40, tr.698]. Nhà nước của dân là nhà nước được lập nên bằng con đường bầu cử, nhân viên nhà nước thực thi thừa hành quyền hạn thông qua sự uỷ thác của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, quyền của nhân dân không chỉ thể hiện ở quyền bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, giám sát hoạt động của các đại biểu mà cơ chế dân chủ này còn nhằm làm cho Quốc hội được trong sạch, giữ được phẩm chất, năng lực hoạt động. Người dân thông qua cơ chế dân chủ thực thi quyền làm chủ nhà nước nhưng đồng thời nhân dân phải có nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ nhà nước, làm cho nhà nước ngày càng hoàn thiện, trong sạch, vững mạnh. Xây dựng một nhà nước do dân, vì dân, đối với Hồ Chí Minh, mang ý nghĩa to lớn ở chỗ: có lực lượng dân chúng, việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được, không có dân thì làm việc gì cũng không xong. Hồ Chí Minh cũng rất coi trọng việc phải xây dựng một nhà nước pháp quyền, tôn trọng Hiến pháp, tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ thiêng liêng, vô cùng cao quý của mọi công dân và trên hết là của cán bộ, đảng viên. Hồ Chí Minh đòi hỏi đảng viên, cán bộ, những người giữ trách nhiệm cao phải nêu gương, Người nghiêm khắc phê phán những đảng viên Cậy thế mình là người của Đảng, phớt lờ cả kỷ luật và cả cấp trên trong các đoàn thể nhân dân hoặc cơ quan chính phủ. Những đồng chí mắc bệnh ấy không hiểu rằng mỗi đảng viên cần phải làm kiểu mẫu phục tùng kỷ luật, chẳng những kỷ luật của Đảng mà cả kỷ luật của các đoàn thể nhân dân và của cơ quan chính quyền cách mạng [39, tr.176]. Nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện pháp luật, Hồ Chí Minh cho rằng "Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn" [39, tr.163], “nếu không thưởng thì không có khuyến khích, nếu không phạt thì không giữ vững kỷ luật. Thưởng phạt nghiêm minh là cần thiết” [42, tr.466], "...phải thưởng phạt cho công minh chớ vì ưa ai mà thưởng, ghét ai mà phạt" [40, tr.480]. Tư tưởng của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực xây dựng nhà nước và pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Mặt trận và khối đại đoàn kết toàn dân Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, Mặt trận nhằm đoàn kết giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ tri thức, đoàn kết những người và gia đình có công với nước, đoàn kết các tôn giáo, các dân tộc, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, các tầng lớp khác trong xã hội. Bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau, tuỳ từng giai đoạn lịch sử cụ thể, Mặt trận có những biện pháp thích hợp tập hợp các tầng lớp nhân dân xung quanh Đảng để vượt qua những khó khăn thử thách hoàn thành các mục tiêu cách mạng đề ra. Hồ Chí Minh đã sáng tạo trong việc lập ra các tổ chức thích hợp của mặt trận để đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, các nhân sĩ, trí thức, những người có đạo thuộc các tôn giáo khác nhau, những người thuộc các dân tộc khác nhau đều chung lòng yêu nước, yêu đồng bào vì sự nghiệp chung mà đoàn kết. Hồ Chí Minh cho rằng, Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân phải thu phục được đại bộ phận giai cấp mình, để giai cấp ấy lãnh đạo được quần chúng, Đảng phải tổ chức, lãnh đạo các đoàn thể nhân dân. Đảng phải vận động quần chúng nhân dân cùng với mình giải phóng nhân dân thoát khỏi ách áp bức bóc lột, thoát khỏi nghèo đói. Muốn làm được điều đó Đảng phải làm cho dân chúng giác ngộ, tự thấy khả năng to lớn của mình, biết đoàn kết một lòng tạo nên sức mạnh đấu tranh chiến thắng mọi kẻ thù, Đảng phải đoàn kết không bè phái, phải nâng cao trình độ lực lượng, khả năng hoạt động thực tiễn, phải thật trong sạch, vững mạnh, chỉ như vậy dân mới tin, đi theo Đảng, đoàn kết xung quanh Đảng. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Nếu không có dân thì chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường. Cho nên Chính phủ và nhân dân phải đồng tâm nhất trí, ra sức tổ chức công tác mở mang kinh tế. Thực hành đời sống mới. Và để thực hiện tốt nhiệm vụ cách mạng, Nhà nước phải phát huy quyền dân chủ của nhân dân, bảo đảm quyền dân sinh của toàn dân để phát huy tính tích cực sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi người đều tham gia quản lý nhà nước. Phải thực sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân xây dựng Nhà nước của dân do dân, vì dân. Mọi cơ quan Nhà nước phải dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Lắng nghe ý kiến của dân, hướng về phục vụ nhân dân. Đoàn kết dân tộc là cơ sở cho đoàn kết quốc tế, đoàn kết quốc tế là sâu sắc, rộng rãi thêm đoàn kết dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ là tư tưởng dân chủ xã hội chủ nghĩa, mang bản chất giai cấp công nhân, thể hiện sự vận dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo lý luận mácxít về dân chủ. Hồ Chí Minh khẳng định: Xây dựng chế độ dân chủ không chỉ là xây dựng cơ sở kinh tế, chính trị pháp luật của chế độ đó mà còn là xây dựng đạo đức, môi trường văn hoá, đạo đức trong sạch, lành mạnh. Đó là cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là một căn bệnh nguy hiểm, một thứ giặc nội xâm, nó đẻ ra mọi thứ bệnh tật khác, làm thoái hoá tổ chức và làm hư hỏng cán bộ, làm tổn hại đến lợi ích nhân dân và xã hội, làm suy giảm nhiệt tình, lòng tin của dân đối với Đảng và Nhà nước. 1.2. Hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào 1.2.1. Cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn Hệ thống chính trị nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là chế độ dân chủ nhân dân theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Cơ cấu hệ thống chính trị nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào bao gồm: Đảng nhân dân cách mạng Lào, Nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, các tổ chức chính trị – xã hội (Mặt trận và các đoàn thể nhân dân), hoạt động theo một cơ chế nhất định nhằm từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân và thực hiện mục tiêu nước mạnh, dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Việc phân chia địa giới hành chính và chia cấp quản lý nhà nước như sau: Về địa giới hành chính, được phân chia thành bốn cấp: Trung ương, Tỉnh, Huyện, Làng. Việc quản lý của Nhà nước được phân chia thành hai cấp: Cấp Trung ương (quản lý chung), cấp Cơ sở (Quản lý địa giới hành chính tương đương Tỉnh, Huyện, Làng). Đảng nhân dân cách mạng Lào: Đảng nhân dân cách mạng Lào, là bộ phận tham mưu về đường lối chính trị, là đội tiên phong có tổ chức của giai cấp công nhân Lào, đại diện các lợi ích của tổ chức và nhân dân lao động yêu nước và tiên tiến, là hạt nhân trong hệ thống chính trị của chế độ dân chủ nhân dân. Đảng nhân dân cách mạng Lào luôn kiên trì lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin và phát huy bản chất giai cấp công nhân, tính tiên phong và tính cách mạng, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, tư tưởng cơ hội, kiểu cách quan liêu và các tiêu cực khác. Đảng nhân dân cách mạng Lào là những người ưu tú trong tầng lớp giai cấp công nhân, nông dân, trí thức cách mạng và được thử thách qua phong trào thực tiễn cách mạng, tự nguyện, tự giác, kiên cường, chịu hy sinh vì đất nước vì nhân dân. Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào tiến hành thành công sự nghiệp cách mạng giải phóng đất nước, xoá bỏ chế độ phong kiến và chế độ thực dân, thành lập Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Và xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống nhân dân càng ngày càng được củng cố, quyền làm chủ của nhân dân các bộ tộc đã được mở rộng, sự đoàn kết, thống nhất toàn dân đã được củng cố, vị thế đất nước được nâng cao trên trường quốc tế. Đảng đã lãnh đạo toàn dân tiến hành sự nghiệp đổi mới, tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân nhằm xây dựng đất nước Lào hoà bình, độc lập, dân chủ, thống nhất thịnh vượng theo lý tưởng Cộng sản. Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Theo hiến pháp của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là nhà nước dân chủ, tất cả quyền lực là của dân, do dân và vì lợi ích của nhân dân các bộ tộc, lấy liên minh công - nông -trí thức làm nòng cốt. Quyền làm chủ đất nước của nhân dân các bộ tộc được thực hiện và đảm bảo bằng hoạt động của chế độ chính trị do có Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo. Nhà nước trong hệ thống chính trị là cơ quan quyền lực, thể hiện và thi hành quyền lực của nhân dân để bảo vệ nhân dân. Nhân dân phải là người xây dựng cơ quan đại diện quyền lực và lợi ích của mình - cơ quan đó là Quốc Hội. Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Các tổ chức chính trị – xã hội: Các tổ chức chính trị – xã hội như Mặt trận, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức xã hội khác. Các tổ chức xã hội là nơi tập trung sự đoàn kết và huy động các tầng lớp của các bộ tộc vào tham gia trong sự nghiệp giữ gìn, bảo vệ xây dựng đất nước, phát huy quyền làm chủ nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong cơ quan tổ chức của mình. Các tổ chức chính trị – xã hội tập hợp, thu hút quần chúng vào việc sản xuất, giáo dục, văn hoá, đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cho Đảng và Nhà nước, đấu tranh chống tham nhũng trong Đảng… các tổ chức này tạo nên cơ sở chính trị – xã hội của Nhà nước và góp phần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào. Các tổ chức chính trị – xã hội của quần chúng hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tuỳ theo những đặc điểm khác nhau về giới, lứa tuổi, nghề nghiệp. Cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị cấp cơ sở từ Tỉnh, Huyện, Làng của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là một mô hình thu nhỏ của toàn hệ thống chính trị trung ương. Do vậy, hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn cũng bao gồm: Bộ máy chính quyền Nhà nước; Đảng; Các tổ chức đoàn thể nhân dân (Hội phụ nữ, Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Mặt trận xây dựng tổ quốc…) 1.2.2. Vai trò, chức năng của hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn Trong sự liên kết và cấu thành chính thể thống nhất với hệ thống chính trị nói chung, hệ thống chính trị cấp cơ sở Tỉnh Viêng Chăn giữ một vị trò rất quan trọng, nó là cơ quan quyền lực cao nhất của cấp cơ sở, có chức năng thay thế hệ thống chính trị cấp trung ương lãnh đạo và quản lý xã hội bằng pháp luật. Do đó, hệ thống chính trị cấp trung ương muốn vững mạnh thì những hệ thống cấp cơ sở - với tư cách là những trụ cột - cũng phải vững mạnh. Hệ thống chính trị cấp cơ sở - với yêu cầu - phải là các tổ chức với tính cách là đội ngũ tiên phong của nhân dân, là những người con ưu tú của nhân dân các bộ tộc Lào, có tri thức và tinh thần cách mạng, khí phách lãnh đạo. Hệ thống chính trị cấp cơ sở – với vai trò và nhiệm vụ - đảm đương trách nhiệm là người cầm lái, chèo chống con thuyền kinh tế của tỉnh, hướng dẫn, chỉ đạo bà con sản xuất, kinh doanh, xây dựng đời sống văn hoá, giữ vững trật tự và an ninh chính trị… Hệ thống chính trị cấp cơ sở là bước trung gian, khâu quan trọng đưa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn đời sống xã hội. Hệ thống chính trị cấp cơ sở cũng là nơi để người dân thực thi và thể hiện quyền dân chủ của mình trong việc tham gia quản lý và điều hành nhà nước… Nói chung, hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào phải đảm đương những vai trò cụ thể như sau: Một là, đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực chính trị. Nhân dân được tự do phát biểu ý kiến của mình góp phần xây dựng đất nước, đóng góp ý kiến vào các văn kiện quan trọng của Đảng, Nhà nước. Có quyền yêu cầu bãi miễn cán bộ có sai phạm, được chất vấn các đại biểu do mình bầu ra, được khiếu nại, tố cáo với các cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề vi phạm đến quyền lợi, nghĩa vụ công dân, quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực chính trị. Người dân thực hiện quyền dân chủ của mình trên lĩnh vực chính trị bằng việc có quyền ứng cử, cử đại diện của mình vào bộ máy chính quyền và tham gia quản lý nhà nước. Hai là, đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực kinh tế. Người dân có quyền được biết, được thông tin đầy đủ về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, của nhà nước, của chính quyền địa phương đối với vấn đề kinh tế, đặc biệt là các vấn đề trực tiếp liên quan đến lợi ích kinh tế của họ như các chủ trương đường lối phát triển kinh tế của tỉnh, quy hoạch sử dụng đất đai, các khoản thuế, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề, định hướng sản xuất kinh doanh... Thứ ba, đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực văn hoá - xã hội. Đảm bảo quyền công dân, quyền con người, khắc phục những sự khác biệt giữa các tầng lớp trong xã hội, giữa các vùng dân cư, giải phóng con người khỏi những quan hệ xã hội bất bình đẳng, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, củng cố tình đoàn kết các bộ tộc Lào, giáo dục truyền thống văn hoá, đạo đức. Nâng cao ý thức cho nhân dân trong việc ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội. Xây dựng các cơ sở y tế, giáo dục, nhà văn hoá, nhà tình nghĩa, nghĩa trang liệt sĩ… Bốn là, thúc đẩy quá trình dân chủ hoá để đảm bảo thực hành dân chủ cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động Theo Lênin: chế độ dân chủ có nghĩa là chính thức thừa nhận quyền bình đẳng giữa những người công dân, thừa nhận mọi người được quyền ngang nhau trong việc quản lý nhà nước [25, tr.123]. Để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải bắt đầu bằng việc giành lấy quyền lực chính trị, phải trở thành chủ thể của quyền lực và sử dụng quyền lực đó vì mục đích của bản thân giai cấp mình. Đó cũng chính là tiền đề chính trị cần thiết để nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có thể ra đời. Hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn là chế độ dân chủ nhân dân, trong hệ thống đó, người lao động thực hành quyền làm chủ của mình trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, nhân dân là chủ thể sở hữu, làm chủ tư liệu sản xuất và chủ thể tiêu dùng những sản phẩm do chính mình làm ra. Năm là, đảm bảo thực hiện chuyên chính với các thế lực chống lại hệ thống chính trị (nền dân chủ xã hội chủ nghĩa) của tỉnh Viêng Chăn Hệ thống chính trị của tỉnh Viêng Chăn là bộ phận cốt lõi của nó là hệ thống chuyên chính vố sản, đó là cơ chế thực hiện đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, trong hệ thống đó là kết quả hoạt động tự giác của quần chúng nhân dân thông qua đội tiên phong của giai cấp công nhân, với tư cách là điều kiện duy nhất đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào tỉnh Viêng Chăn. Đảng uỷ các cấp của tỉnh Viêng Chăn đã mang lại cho phong trào quần chúng tỉnh tự giác trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục của mình. Hệ thống chính trị của tỉnh Viêng Chăn chuyên chính vố sản là một tất yếu khách quan trong tiến trình xác lập và củng cố dân chủ xã hội chủ nghĩa và con đường phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội trong khi mở rộng dân chủ với mọi tầng lớp nhân dân phải đảm bảo các bọn giai cấp bóc lột vẫn còn, chúng chống lại sự nghiệp xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mưu toàn phục hội dân chủ tư sản, vi phạm những giá trị dân chủ chân chính của nhân dân, gây nguy hại cho tiến trình phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Chính sự chống đối đó của bọn bóc lột kiến giai cấp cống nhân và nhân dân lao động phải tiến hành cưỡng bức đối với chúng, trấn áp chúng bằng bạo lực. Theo Lênin "dấu hiệu tất yếu, điều kiện bắt buộc của chuyên chính là trấn áp bằng bạo lực những kẻ bóc lột với tính cách là một giai cấp" [25, tr.323] liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ đó, chuyên chính của tỉnh Viêng Chăn đóng vai trò thiết chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đảm bảo việc tổ chức các hình thức hoạt động theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, được định hướng vào việc hình thành một nền dân chủ càng cao, hoàn thiện đẩy đủ hơn. 1.2.3. Đặc điểm hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn Thứ nhất, hệ thống chính trị của tỉnh Viêng Chăn, là hệ thống chính trị dân chủ của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động, theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, mang mầu sắc dân tộc Lào, phù hợp với tình hình trong nước, khu vực và xu thế của thời đại. Trong hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn, bản chất giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính nhân dân là thống nhất hữu cơ, được quán triệt, cụ thể hoá, thể chế hoá và thực hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, được tổ chức và hoạt động theo đường lối của Đảng nhân dân cách mạng Lào. Thứ hai, trong hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn, Đảng nhân dân cách mạng Lào là hạt nhân lãnh đạo toàn diện thông qua các đảng viên là cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể các cấp Tỉnh, Huyện, Làng. Đảng định ra cương lĩnh, chiến lược, đường lối chung (đối nội và đối ngoại), trên cơ sở đó Nhà nước thể chế hoá, cụ thể hoá thành chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện. Đảng quản lý công tác tổ chức, cán bộ chủ chốt trong bộ máy nhà nước và đoàn thể trên tinh thần bàn bạc dân chủ. Đảng lập ra các tổ chức Đảng trong các cơ quan nhà nước, các đơn vị vũ trang...v.v. Nhà nước và các đoàn thể có chức năng xã hội riêng, có hệ thống bộ máy và các công cụ để tổ chức và quản lý xã hội, nhà nước hoạt động dưới hình thức bộ máy quyền lực thuộc về nhân dân, vì dân, do dân, Nhà nước và các đoàn thể của tỉnh Viêng Chăn phải có các hình thức tổ chức và phương thức thích hợp, thuận tiện nhất để thu thập ý kiến, sáng kiến, nguyện vọng của nhân dân, để nhân dân tham gia trực tiếp vào các công việc quản lý đất nước và cộng đồng, giám sát hoạt động của các cơ quan và nhân viên nhà nước, góp ý xây dựng Đảng và các đoàn thể. Định kỳ, các cơ quan nhà nước và đoàn thể phải báo cáo công khai trước nhân dân về kết quả công việc, thuận lợi và khó khăn, thành tựu và khuyết điểm. Nhân dân có quyền theo dõi các phiên họp của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, chất vấn các đại biểu và các đại biểu phải trả lời nghiêm túc, có quyền kiểm tra và bãi miễn những đại biểu không còn xứng đáng là người đại diện cho họ. Thứ ba, trong hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn, quyền lực Nhà nước là thống nhất, không phân chia, cắt khúc hay đối chọi nhau mà có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước theo quy định của hiến pháp và pháp luật trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tỉnh Viêng Chăn được phép ra các văn bản, thực hiện các nghị quyết, nghị lệnh của chính phủ, các cơ quan nhà nước của tỉnh quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn lực và chăm lo đời sống của nhân dân trên địa bàn hành chính lãnh thổ. Chương 2 Thực trạng hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn hiện nay 2.1. điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh viêng chăn 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân số Tỉnh Vientiane thuộc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào có vị trí địa lý quan trọng và nhiều lợi thế so với các tỉnh khác, phía Bắc giáp với tỉnh Luangprabang (Luông Pha Băng), phía Nam giáp với thủ đô Vientiane (Viêng Chăn) và tỉnh Borikhamxay (Bo ri khăm xay), phía Đông giáp với tỉnh Xiengkhuang (Xiêng Khoảng), phía Tây giáp với tỉnh Xayabury (Xây a by ry) và có đường biên giáp Thái Lan dài tới 97 km. Tỉnh Viêng Chăn có diện tích 22,554 Km2. Trong đó hơn một nửa diện tích được bao trùm bằng rừng, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên, diện tích đồng bằng chỉ chiếm 1/5. Với đặc điểm là rừng tự nhiên, địa hình hiểm trở, núi dốc đèo cao, sự giao lưu, thông thương và tiếp xúc với bên ngoài là khó khăn, nhưng bù lại, tỉnh Vientiane là vùng tiếp cận với rừng rậm nhiệt đới có lịch sử lâu đời nên quần thể động, thực vật rất phong phú. Trong khuôn khổ của một nền kinh tế tự túc, tự cấp thì thiên nhiên đã thực sự ưu đãi cho người dân Vientiane đầy đủ về lương thực (lúa, hoa mầu), thực phẩm (thực vật và động vật). Do đó, đời sống sinh hoạt của dân cư nơi đây gắn liền với rừng, nông nghiệp cũng là phát rẫy làm nương. Tỉnh Vientiane có 13 huyện, 648 làng, 79.971 hộ gia đình sinh sống, dân số 439.391 người, mật độ dân cư trung bình là 18,5 người/km2, bao gồm các tộc người thiểu số như Lào Lùm, Lào Sung, Lào Thâng. Dân số hàng năm tăng lên khoảng 2,4%. Đời sống kinh tế của người dân Vientian chủ yếu là nông nghiệp - phát rẫy làm nương và nghề lâm nghiệp. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Về kinh tế: Tỉnh Viêng Chăn là một trong những tỉnh có cơ hội, tiềm năng, thế mạnh trong sự phát triển kinh tế - xã hội so sánh với tỉnh khác, bởi hơn một nửa diện tích được bao trùm bằng, có khả năng phát triển loại hình kinh tế công nghiệp và chế biến như chế biến sản phẩm nông nghiệp, chế biến gỗ và lâm sản, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất vật dụng tiêu dùng. Tỉnh Viêng Chăn cũng là một trong những tỉnh phần lớn là núi và cao nguyên, nên cũng là cơ hội cho sự phát triển ngành nghề du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử. Và do có đường biên giới tiếp giáp với Thái Lan hơn 97km nên việc thông thương buôn bán cũng dễ dàng phát triển. Cũng chính vì, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên nên tỉnh Viêng Chăn cũng có nhiều lợi thế trong phát triển thuỷ điện ở các vùng Nam Ngừm, Nam Lực, Nam Măng với tổng sản lượng điện lên tới 250 MW Với những lợi thế trên, nên trong 5 năm trở lại đây, trung bình tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Viêng Chăn đạt 8,72%, thu nhập bình quân đầu người đang từ mức 431 USD/người/năm lên thành 501USD/người/năm. Tổng thu ngân sách trung bình năm 2008 là 150,57 tỷ kíp (tăng 53%), tổng chi ngân sách là 190, 60 tỉ kíp (bằng 1,3 lần thu). Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Trong năm 2007-2008, tỉnh Viêng Chăn được phê duyệt nhận ngân sách của Nhà nước là 58,82 tỷ kíp, vốn tự có của tỉnh là 20,30 tỷ kíp, vốn đầu tư của nước ngoài 38,52 tỷ kíp, tỉnh đã tổ chức thực hiện giải ngân 100% theo kế hoạch phê chuẩn. Tổ chức Đảng và Nhà nước của tỉnh Viêng Chăn đã quan tâm tăng cường sự hợp tác với các tỉnh của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tỉnh Hải Dương), với Trung Quốc (tỉnh Yu Nan)… Trong năm 2007-2008 kế hoạch sản xuất gạo đạt 61,508 héc ta bằng 89,49% của kế hoạch, sản lượng 238.752 tấn, so với năm trước tăng lên 14%. Tỉnh đang đề ra kế hoạch phấn đấu đạt 50.000 tấn gạo/héc ta Tỉnh đã thực hiện chương trình giao đất đai, giao rừng cho nhân dân quản lý và sử dụng, khuyến khích nông dân trồng rừng dự phòng kết hợp với trồng cây lương thực và hoa mầu. Đồng thời, các cơ quan nhà nước của tỉnh thường xuyên quan tâm theo dõi, kiểm tra việc phá rừng của nhân dân… Ngành chăn nuôi gia súc ngày một phát triển, đặc biệt, việc chăn nuôi bò, trâu, lợn (tăng lên 6% so với năm 2007), diện tích ao cá là 1.437 héc ta (tăng 3%). Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đi vào quy mô, có sự kiếm tra, giám sát của thú y, tiêm thuốc cho vật nuôi thường xuyên, kỹ thuật chăn nuôi đáp ứng được chất lượng sản phẩm… Đảng và Nhà nước tỉnh Viêng Chăn thường xuyên đi xuống các địa bàn kiểm tra, sửa chữa các công trình thuỷ nông hư hỏng để đảm bảo cung ứng nước tưới tiêu cho người dân trên diện tích sản xuất thường xuyên 4.173 héc ta. Hiện nay, tỉnh xây dựng mạng lưới điện vào các làng, các huyện trọng tâm, tính đến nay, toàn tỉnh đã có điện sử dụng, 451 làng được sử dụng điện (chiếm 82%). Trong năm 2007-2008 tổng sản lượng ngành công nghiệp khai thác khoáng sản doanh thu đạt được 140,67 tỷ kíp (tăng 27,14%). Đặc biệt, Công ty Mai Ninh có khả năng khai thác được vàng, giá trị tương đương 102,37 tỷ kíp. Trong 6 tháng đầu năm 2009, Tỉnh Viêng Chăn đã xây dựng mới nhiều tuyến đường bằng nguồn kinh phí của Tỉnh và Nhà nước cấp. Sửa chữa, nâng cấp, xây mới nhiều cầu cốt thép (bằng 81% của kế hoạch năm). Tỉnh có 3 trạm bưu điện. Trong năm 2007-2008, tỉnh Viêng Chăn đã tập trung thúc đẩy, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp hoạt động sản xuất. Hiện nay, toàn tỉnh có 2.922 nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp (tăng lên 5%), tổng sản lượng công nghiệp - thủ công nghiệp đạt được trị giá 519,66 tỷ kíp. Các ngành nghề dịch vụ, du lịch trong toàn tỉnh có xu hướng tăng, chất lượng phục vụ được nâng cao, tính chuyên nghiệp ngày một thể hiện rõ, tạo nguồn thu trên 283 tỷ kíp (tăng 2 lần so với kế hoạch năm). Ngành ngân hàng đã có những bước tiến triển tốt, quan tâm huy động tiền gửi của người dân để dùng vào phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt chú trọng đầu tư vào ngành nghề nông - lâm nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Tỉnh Viêng Chăn cũng chú trọng rà soát, quy hoạch diện tích đất đai cho sản xuất nông nghiệp và giao rừng cho nhân dân sử dụng, quản lý, quy hoạch, tổ chức định cư cho người dân sống tập trung không phân tán nhỏ lẻ. Hiện nay, tỉnh Viêng Chăn có 527 làng (chia thành 70 nhóm và 8 làng trung tâm). Về cơ bản, Đảng uỷ tỉnh Viêng Chăn đã quan tâm đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng đến từng làng bản, làm cho đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo trong toàn tỉnh bằng cách trợ cấp vốn tín dụng cho bà con dùng để chăn nuôi dê, bò, heo và khai hoang đất trồng trọt… Trước đây, toàn tỉnh Viêng Chăn có tới 162 làng thuộc diện nghèo, 8.455 hộ gia đình thuộc diện nghèo, đến nay, chỉ còn 115 làng nghèo, 7.713 hộ gia đình nghèo (giảm 47 làng, 742 hộ gia đình). Về lĩnh vực văn hoá - xã hội Hiện nay toàn tỉnh có 664 trường học, giảm xuống 58 trường do có sự kết hợp nhiều trường vào làm một để không thiếu giáo viên đứng lớp. Chất lượng đội ngũ giáo viên cấp Tiểu học cũng đã được chú trọng quy chuẩn, bồi dưỡng, tập huấn giáo viên từ 5 + 4 thành 8 + 3. Cử 80 thầy cô giáo ở các huyện đi đào tạo cử nhân. Tỉ lệ học sinh, sinh viên tăng 1,2% so với năm 2008. Xoá mù chữ đạt 78% của kế hoạch năm. Tỉnh chủ trương xã hội hoá giáo dục, huy động nguồn vốn từ nhân dân góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo (trường, lớp, phòng học, bàn ghế…) giá trị tới 2,85 tỷ kíp. Đặc biệt, Tỉnh Viêng Chăn nhận được sự giúp đỡ của Tổ chức Quốc tế (Bắc Triều tiên) đối với giáo dục (xây dựng 4 trường tiểu học, trị giá 16.000 đô la, cấp 93.993 sách, vở, 1.675 bảng…). Hiện nay, toàn tỉnh, tỷ lệ thất nghiệp là 3,27%. Tỉnh tổ chức thực hiện chính sách đối với người có công với nước (chính sách 194/ TTG) trị giá 71,50 triệu kíp, trợ cấp cho người có công với cách mạng (363 người), cùng với đó là quan tâm tổ chức thực hiện chính sách xã hội thường xuyên liên tục với cán bộ nhân viên, cán bộ nghỉ hưu, người tàn tật. Đặc biệt, tỉnh Viêng Chăn kết hợp với tỉnh Nghệ An (Việt Nam) thực hiện chiến dịch tìm kiếm hài cốt quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam ở Lòng Chanh (huyện Xay Som Boun), kết quả đã tìm thấy 45 bộ hài cốt… Đối với công tác truyền thông – văn hoá - thông tin được quan tâm củng cố, số lượng báo cung cấp cho toàn tỉnh hằng tuần là 15.000 tờ, hơn 14 loại tạp chí được phổ biến, truyền thông trên toàn tỉnh. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Tỉnh Viêng Chăn, phong trào thể dục thể thao trong toàn tỉnh đạt được nhiều thành tích (tham gia SEA GAME 24 ở Lat Xạ Si Ma - Thái Lan; Đại hội thể cụ thể thao Quốc gia lần thứ VI ở tỉnh Hua Phăn, giành được 2 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, đứng thứ 2 cả nước). Phong trào thể dục thể thao đã góp phần củng cố tình đoàn kết các bộ tộc Lào trong tỉnh Viêng Chăn. Về y tế: Tỉnh rất quan tâm đến vấn đề y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, mở rộng phong trào tiêm chủng và uống thuốc vitamin cho trẻ từ 9 tháng đến 15 tuổi đạt tỉ lệ 99% (vượt hơn kế hoạch đề ra 4,2%). Quan tâm theo dõi các dịch bệnh theo mùa như sốt rét, sốt xuất huyết, ỉa chảy... Có chính sách hỗ trợ cho 5.222 lượt người và các hộ gia đình nghèo, đau ốm phải đi bệnh viện trị giá 296,45 triệu kíp. Thành lập được 67 làng kiểu mẫu về vệ sinh môi trường sống, ăn, ở. 100% làng có nước sạch sử dụng, nhưng chỉ 76% trong số đó được sử dụng nước sách thực sự do nguồn cung cấp nước sạch bị hư hỏng nhiều nơi, hướng dẫn người dân sử dụng nhà vệ sinh khép kín… Hình thành 185 tủ thuốc làng, vùng sâu, vùng xa, vùng núi. chiếm Lãnh đạo tỉnh đã quan tâm, tập trung tổ chức thực hiện, chỉ đạo, lãnh đạo các huyện, huy động nhân dân các huyện (Hôm, Xay Sôm Boun, Ka Si) bỏ trồng cây thuốc phiện, theo dõi sự hoạt động của bọn buôn bán thuốc gây nghiện, thu thập dữ liệu người nghiện ở tỉnh để tập trung cai nghiện, cả có 53840 người, nữ 543 người làm cho thoát mối hiểm nguy được 269 người. Thúc đẩy chính quyền địa phương thành lập làng trong sạch không có người nghiện. 2.2. thực trạng tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn hiện nay Như trên chúng tôi đã trình bày, việc phân chia địa giới hành chính và cấp quản lý nhà nước ở Lào được xác định như sau: Địa giới hành chính được chia thành 4 cấp: trung ương, tỉnh, huyện, làng. Quản lý nhà nước được chia làm 4 cấp: Một cấp trung ương và 3 cấp cơ sở tương đương với Tỉnh, Huyện, Làng. Cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị cấp cơ sở từ Tỉnh, Huyện, Làng là một mô hình thu nhỏ của toàn hệ thống chính trị trung ương. Do vậy, hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Vientiane bao gồm: Bộ máy chính quyền Nhà nước (Hội đồng nhân dân, Tỉnh trưởng, các sở - ban ngành); Đảng bộ (Tỉnh uỷ – ban thường vụ, Ban kiểm tra đảng, Ban tuyên huấn); Các tổ chức đoàn thể nhân dân (Hội phụ nữ, Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Mặt trận xây dựng tổ quốc…). Có nhiều cách tiếp cận trong nghiên cứu Hệ thống chính trị nói chung và Hệ thống chính trị cấp cơ sở nói riêng, trong luận văn này, chúng tôi nghiên cứu Hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn từ góc độ hệ thống tổ chức, chức năng và cơ chế hoạt động. 2.2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động Đảng ở tỉnh Viêng Chăn Theo Điều lệ của Đảng Nhân dân cách mạng Lào lần thứ VIII (2006), hệ thống tổ chức Đảng Nhân dân cách mạng Lào chia thành 3 cấp: Trung ương, tỉnh và huyện. Tỉnh uỷ tỉnh Viêng Chăn là cơ quan lãnh đạo của Đảng cao nhất ở cấp địa phương. liên hệ trực tiếp với Đảng uỷ cấp trên về việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, nghị lệnh, đường lối, chính sách, điều lệ của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời lãnh đạo các tổ chức địa phương hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình. Tỉnh uỷ tỉnh Viêng Chăn có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục tập huấn chính trị - tư tưởng cho cán bộ. Xây dựng tổ chức đảng uỷ cơ sở, đảng bộ cơ sở cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị của từng cấp. Sắp xếp đảng viên, quản lý., sử dụng cán bộ và thực hiện chính sách với cán bộ - đảng viên thuộc quyền quản lý của mình. Hoạt động kiểm tra, theo dõi, thúc đẩy việc kết nạp quần chúng tiến bộ vào Đảng, xử lý nghiêm những người không chấp hành kỷ luật của Đảng. Tỉnh uỷ là khâu trung gian đưa đường lối, chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước vào thực tiễn đời sống xã hội. Lãnh đạo các cơ quan nhà nước, mặt trận xây dựng Tổ quốc, các cơ quan đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội hoạt động đúng vai trò, nhiệm vụ của mình. Kiểm tra các cơ quan hành chính địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân, việc an ninh quốc phòng, huy động quần chúng góp phần xây dựng cơ quan địa phương đảm bảo thực thi quyền làm chủ của nhân dân. Bộ máy tổ chức của Tỉnh uỷ tỉnh Viêng Chăn bao gồm: Ban thường vụ (bí thư tỉnh uỷ, phó bí thư tỉnh uỷ, uỷ viên); Uỷ ban Kiểm tra đảng (Trưởng ban và Phó trưởng ban kiểm tra, uỷ viên); Ban Tuyên huấn. Về tổ chức hoạt động của Ban thường vụ Số lượng đảng viên trong Ban thường vụ không được vượt quá 1/3 số lượng đảng viên trong Tỉnh uỷ. Bí thư Tỉnh uỷ và phó bí thư Tỉnh uỷ là người chỉ đạo và giải quyết công việc hàng ngày, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết, nghị lệnh của cấp trên, hoạt động kiểm tra các tổ chức đảng cấp dưới trong việc tổ chức thực hiện nghị quyết, nghị lệnh, điều lệ của Đảng, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Uỷ ban thường vụ, hội nghị thường kỳ tháng một lần, trong trường hợp đặc biệt có khả năng hội nghị bất thường, Bí thư Tỉnh uỷ giữ chức vụ không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Tỉnh uỷ có quyền bầu cử đại diện của mình tham gia Đại hội Đảng cấp trên Uỷ ban Thường vụ có vai trò chỉ đạo, lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và của Tỉnh uỷ. Lãnh đạo công việc trật tự an ninh, bảo vệ quốc phòng: tập huấn cho cán bộ và nhân dân có ý thức chống lại âm mưu của kẻ thù, củng cố lực lượng quân sự, cảnh sát,khuyến khích nhân dân góp phần tham gia việc trật tự an ninh, bảo vệ quốc phòng. Thực hiện theo hướng đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng uỷ cấp trên, trong năm 2009 vừa qua, Tỉnh uỷ Viêng Chăn đã tiếp tục củng cố Đảng uỷ cấp cơ sở, gây dựng các chi bộ làng. Hiện nay, tỉnh Viêng Chăn có tất cả 896 tổ đảng với 10.190 đảng viên (trong đó, nữ đảng viên có 1.903 đồng chí, chiếm tỉ lệ 10%), Theo nghị lệnh số 09 của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương về việc thành lập làng và nhóm làng gắn liền với sự hình thành cơ sở đảng, hiện nay toàn tỉnh tổ chức được 61 nhóm làng với 61 tổ chức Đảng uỷ cơ sở làng, chuyển Bí thư huyện xuống làm bí thư Đảng uỷ làng… Thực hiện theo Nghị lệnh số 08 của Bộ Chính trị, tỉnh Viêng Chăn hoàn thành quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong toàn tỉnh. Lựa chọn và tuyển chọn cán bộ có năng lực cho đi đào tạo ngắn và dài hạn, đào tạo bổ túc trong nước và nước ngoài. Trình độ chuyên môn của cán bộ trong toàn tỉnh còn thấp (trình độ Tiến sĩ: 1 người – nam; Thạc sĩ: 66 người - 4 nữ; Cử nhân: 830 người – 242 nữ. Cao cấp: 1.401 người- 437 nữ; Trung cấp: 4.348 người - 1.628 nữ. Sơ cấp: 1.694 người – 655 nữ. Không bằng cấp: 155 người – 27 nữ. Đảng uỷ tỉnh Viêng Chăn quan tâm việc củng cố và nâng cao số lượng, chất lượng mức độ các trường học, trường dạy nghề, trung tâm giáo huấn của Nhà nước và của tư nhân. Tổ chức hoạt động của Ban kiểm tra Đảng Ban Kiểm tra đảng có chức năng kiểm tra mọi hoạt động, thực hiện đường lối, nghị lệnh, quyết định và điều lệ của Đảng một cách thường xuyên. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ở các tổ chức Đảng uỷ các cấp. Kiểm tra về lập trường tư tưởng của đảng viên. Kiểm tra việc tổ chức, thực hiện 14 điều cấm làm của đảng viên. Ngoài ra, ban kiểm tra có quyền tham mưu cho Tỉnh uỷ trong việc tổ chức thực hiện sinh hoạt đảng ở cơ sở, cơ quan và một số huyện theo nghị quyết của thường vụ tỉnh uỷ. Theo dõi các cơ quan chính quyền nhà nước trong việc tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch của nhà nước đối với tỉnh Viêng Chăn. Chẳng hạn, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án, chương trình trong toàn tỉnh Kiểm tra các cơ quan khai thác gỗ không đúng chủ trương như là: khai thác gỗ không trong danh mục cho phép, buôn bán lậu, trốn thuế…, điều tra, xử phạt những sai phạm kinh tế… Cùng với công việc kiểm tra Đảng, Nhà nước, Ban kiểm có trách nhiệm tham gia kiểm tra các đơn thư khiếu kiện, khiếu nại của cán bộ, đảng viên, nhân dân các bộ tộc Lào, từ đó, định hướng cho các cơ quan pháp luật giải quyết ổn thoả, đảm bảo công bằng xã hội Về hoạt động của Ban Tuyên huấn Trong cương vị tham mưu về mặt chính trị, tư tưởng cho Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban Tuyên huấn tiếp nhận đường lối, nghị lệnh, nghị quyết của Đảng, và pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền và giáo huấn cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, bộ đội, cảnh sát và nhân dân các địa phương kịp thời nắm bắt. Ban tuyên huấn có trách nhiệm tập huấn công tác cho bí thư đảng, tỉnh trưởng, trưởng làng. Trong năm qua, đã tập huấn cho 12 huyện (Văng Viêng, Thu La Khom, Phôn Hông Xay Som Bun…).Nội dung giáo huấn chủ yếu là tuyên truyền, tạo dựng tình đoàn kết giữa các bộ tộc lào, vấn đề tôn giáo, âm mưu của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hoà bình” nhằm chia rẽ các bộ tộc Lào và lật đổ đảng cách mạng nhân dân Lào, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Lào… Cán bộ làm công tác tuyên huấn trong toàn tỉnh hàng năm cũng phải đi tập huấn nâng cao ý thức chính trị và trình độ nghiệp vụ do Ban tuyên huấn Trung ương Đảng tổ chức. Ban tuyên huấn tỉnh kết hợp với Sở công nghiệp - thương mại, tài chính tập huấn cho các cán bộ làm công tác kinh doanh thuộc cấp tỉnh, huyện… Hàng năm, Ban tuyên huấn có trách nhiệm ra soát lại việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng của Tỉnh uỷ Kết hợp với Ban tổ chức và Ban kiểm tra Đảng - Nhà nước xuống theo dõi, thúc đẩy sinh hoạt đảng và củng cố bộ máy tổ chức cấp cơ sở toàn tỉnh. Tổ chức tuyên truyền và chào mừng các ngày lễ quan trọng của Đảng, của quốc gia, của lãnh tụ và các ngành nghề trong nước và quốc tế 2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động của bộ máy chính quyền Nhà nước tỉnh Viêng Chăn Trong Hệ thống chính trị cấp cơ sở, bộ máy chính quyền cấp tỉnh giữ vai trò hết sức quan trọng vì đó là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương, có chức năng thay mặt Nhà nước trung ương quản lý xã hội bằng pháp luật trên địa bàn mình quản lý. Nó có nhiệm vụ quản lý hành chính và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Tỉnh uỷ, thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của toàn tỉnh và trung ương. Những năm trước đây, bộ máy chính quyền cấp tỉnh Viêng Chăn được tổ chức cồng kềnh, nhiều tầng, nhiều nấc, nhiều sở, ban, ngành nhưng chức năng và nhiệm vụ không được phân định rõ ràng dẫn đến chống chéo lên nhau, làm cho việc quản lý và trách nhiệm trong việc điều hành và tổ chức thực hiện không hiệu quả, vô trách nhiệm, quan liêu, bất chấp quy luật, từ đó, gây phiền hà, khó khăn cho nhân dân và quan trọng hơn là kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Viêng Chăn. Gần đây, theo Hiến pháp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, Pháp lệnh của chính phủ, Pháp lệnh về vấn đề tổ chức hành chính tại các địa phương (2003) do Cục Hành chính và Quản lý công chức ấn hành, theo đó, các cơ quan, hành chính địa phương là một tổ chức hành chính nhà nước cấp địa phương, trong đó Tỉnh trưởng là người đứng đầu quản lý toàn bộ bộ máy chính quyền cấp tỉnh, có vai trò thay mặt và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ trong việc quản lý hành chính, thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng và sử dụng nguồn lực con người ở địa phương. Dưới quyền tỉnh trưởng là một hệ thống bộ máy giúp việc và văn phòng tỉnh uỷ, cùng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Quốc hội cấp tỉnh). Nhiệm vụ cụ thể của bộ máy chính quyền tỉnh Viêng Chăn như sau: - Quản lý và sử dụng và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, môi trường - Bảo vệ tổ quốc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong địa phương. - Ngoại giao theo sự chỉ đạo của Chính phủ. - Thủ trưởng cơ quan hành chính phải là tỉnh trưởng, trong đó tỉnh trưởng có quyền và nhiệm vụ như: + Đảm bảo thực hiện Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. + Triệu tập và chủ trì hội nghị của cơ quan hành chính tỉnh. + Bàn bạc, xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và gây dựng ngân sách của địa phương mình. + Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. + Bảo vệ an ninh, quốc phòng của tỉnh + Chống và ngăn chặn tình trạng chán nản, thoái hoá biến chất của cán bộ + Theo dõi, kiểm tra chương trình của Trung ương ở địa phương mình. + Tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp với các cơ quan liên quan, bảo đảm thu nhập của địa phương. + Thúc đẩy, khuyến khích và tạo điều kiện cho Mặt trận xây dựng tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, mọi bộ phận kinh tế và nhân dân các bộ tộc tham dự, phát triển kinh tế - xã hội trong địa phương mình. + Tổ chức thực hiện công tác quản lý dân số của địa phương. + Có quyền ra lệnh bãi bỏ hành vi vi phạm pháp luật của các ban, ngành, sở... + Đề nghị thành lập hay giải thể huyện thị chính và bộ máy của cơ quan hành chính tỉnh. + Thành lập, giải thể, chia, tách làng. + Đề nghị bổ nhiệm, thay đổi vị trí hoặc cách chức huyện trưởng, trưởng làng. + Đề nghị bổ nhiệm hoặc nhân sự hoặc cách chức trưởng phòng, phó trưởng phòng của các sở, ban ngành theo chiều dọc cấp huyện. + Bổ nhiệm, thay đổi vị trí hoặc cách chức chánh văn phòng, phó chánh văn phòng tỉnh uỷ, phó huyện trưởng, phó thủ trưởng thị chính tỉnh, chánh văn phòng, phó chánh văn phòng huyện uỷ theo chiều dọc cấp huyện. + Quản lý tổ chức cán bộ - công chức theo quyền quản lý của mình. Theo dõi, kiểm tra và báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ - công chức của các ban ngành theo ngành dọc, + Giải quyết những yêu cầu, đề nghị của các cơ quan tổ chức, hoặc cá nhân về việc làm sai trái, không đúng của cán bộ, công chức và cơ quan hành chính nhà nước trong địa phương của mình theo pháp luật. + Báo cáo thực trạng mọi mặt của tỉnh cho Chính phủ thường xuyên, liên tục. + Ngoài ra, hợp tác với nước ngoài, tổ chức quốc tế theo sự uỷ quyền của Chính phủ. Trong đó, phó tỉnh trưởng là người giúp việc tỉnh trưởng, chịu trách nhiệm trực tiếp một số công việc theo sự giao quyền của tỉnh trưởng. Trong trường hợp, tỉnh trưởng không có khả năng, điều kiện thực hiện nhiệm vụ, phó tỉnh trưởng được giao quyền làm thay. Nhìn chung, bộ máy chính quyền cấp tỉnh Viêng Chăn được củng cố và kiện toàn theo hướng nâng cao chất lượng chính trị, nâng cao năng lực quản lý điều hành, phát huy dân chủ của nhân dân trong việc tham gia, bàn bạc, quyết định những công việc của địa phương. Tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với chính quyền, chăm lo đời sống cho nhân dân Văn phòng tỉnh uỷ Tỉnh Viêng Chăn Theo điều 9 của pháp luật về việc tổ chức hành chính địa phương của nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, Văn phòng Tỉnh uỷ có quyền và nhiệm vụ như sau: + Văn phòng tỉnh uỷ thuộc cơ cấu bộ máy chính quyền tỉnh, có vai trò làm tham mưu cho tỉnh trưởng trong mọi công việc của tỉnh, xây dựng kế hoạch - chương trình hoạt động, bàn bạc, tổng hợp, phác thảo và kiểm tra tài liệu, phối hợp công tác với các bộ phận, ban ngành liên quan, đáp ứng thông tin, theo dõi và kiểm tra việc tổ chức thực hiện pháp luật của nhà nước ở cấp tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi thực hiện nhiệm vụ công việc của cơ quan hành chính tỉnh. Văn phòng tỉnh uỷ còn đảm đương một số công việc thuộc quản lý nhà nướ như sau: + Công bố, thành lập huyện mới. + Quản lý dân số: theo dõi sự dịch chuyển dân số, số dân cư di chuyển vào sinh sống ở tỉnh Viêng Chăn hợp pháp hay bất hợp pháp. + Nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại của dân, giao cho các bộ phận liên quan + Đăng ký kết hôn cho đối tượng nước ngoài với người thuộc tỉnh. Cơ cấu tổ chức và bộ máy giúp việc của văn phòng tỉnh uỷ Theo thoả thuận của tỉnh trưởng tỉnh Viêng Chăn, cơ cấu tổ chức của văn phòng Tỉnh uỷ gồm có 5 ban ngành và 9 văn phòng trực thuộc, như sau: + Ban ngành tổng hợp việc Đảng. + Ban ngành tổng hợp việc Chính quyền. + Ban ngành hành chính. + Ban quản lý tài chính. + Ban lưu trữ tài liệu. + Phòng giữ gìn trật tự - an ninh. + Phòng ngoại giao. + Phòng củng cố kinh doanh. + Phòng thể thao. + Phòng môi trường. + Phòng quản lý thuế và tiêu trừ thuốc gây nghiện. + Uỷ ban vì sự tiến bộ của phụ nữ. + Phòng xây dựng cơ sở và phát triển nông nghiệp, nông thôn. + Phòng xây dựng cơ sở chính trị. Mối quan hệ giữa các phòng, ban và tỉnh uỷ trên cơ sở hợp tác, tự do, bình đẳng theo vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Viêng Chăn Tỉnh Viêng Chăn chưa có Hội đồng nhân dân trực tiếp của tỉnh, Hiến pháp của nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào chưa quyết định cho chính quyền địa phương có Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp làng riêng của mình. Tất cả các tỉnh trong nước được chia thành nhiều khu vực, từng khu vực đều thuộc Hội đồng nhân dân (Quốc hội) tối cao trực thuộc trung ương và chỉ có văn phòng Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân tối cao (Quốc hội) Theo điều 52, 53 Hiến pháp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào ngày 6-5- 2003 quy định: a. Quốc hội là cơ quan đại biểu quyền lực và lợi ích của nhân dân các bộ tộc Lào, là cơ quan quyền lực của nhà nước và là cơ quan lập pháp và theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Hành pháp, Toà án nhân dân và công tố nhân dân. b. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội Một: xây dựng hoặc thay đổi Hiến pháp. Hai: xây dựng hoặc thay đổi pháp luật. Ba: xây dựng hoặc thay đổi thuế quan. Bốn: xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước. Năm: bầu cử hoặc cách chức chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ ban thường vụ Quốc hội, thành lập hoặc giải thể các tiểu ban Quốc hội, bầu cử hoặc cách chức các thủ trưởng các tiểu ban, các văn phòng Quốc hội, phó tiểu ban, thành lập và giải thể Hội đồng nghị viện quốc tế của Quốc hội. Sáu: bầu cử hoặc cách chức Chủ tịch nước và phó Chủ tịch nước theo sự đề nghị của Ban Thường vụ Quốc hội. Bảy: đề đạt, bổ nhiệm nhân sự, bổ nhiệm hoặc cách chức thủ tướng theo đề nghị của chủ tịch nước. Tám: Xây dựng cơ cấu, bộ máy của Chính phủ, bổ nhiệm, thay đổi, cách chức Học viện Chính phủ theo sự đề nghị của thủ tướng. Chín: bầu cử hoặc cách thức Chủ tịch toà án nhân dân tối cao và công tố nhân dân tối cao theo sự đề nghị của Ban thường vụ Quốc hội. Mười: thoả thuận thành lập hoặc giải thể bộ trưởng, cơ quan tương đương bộ trưởng, tỉnh trưởng. Thoả thuận biên giới của tỉnh, theo đề nghị và chỉ thị của thủ tướng. Mười một: Quyền ân xá tội phạm. Mười hai: ký hoặc phê duyệt, xoá bỏ hiệp định, hiệp ước đã ký kết với nước ngoài theo pháp luật. Mười ba: Quyết định vấn đề chiến tranh hoặc hoà bình. Mười bốn: theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Hiến pháp và pháp luật. Văn phòng Quốc hội trực thuộc tỉnh Viêng Chăn * Cơ cấu của văn phòng Quốc hội trực thuộc tỉnh Một: Cơ cấu nhân sự - Chánh văn phòng - Phó chánh văn phòng - Trưởng phòng, phó trưởng phòng và một số chuyên gia. Hai: Cơ cấu bộ máy gồm có 3 ban ngành - Ban Tổng hợp và thông tấn - tuyên truyền - Ban ngành tổ chức, quản lý, tài chính. - Ban ngành giải quyết đơn thư khiếu nại của nhân dân * Theo quy định của Chánh văn phòng Quốc hội, Văn phòng Quốc hội trực thuộc tỉnh Viêng Chăn có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: Một: văn phòng của hội viên Quốc hội thuộc chức tỉnh Viêng Chăn có vai trò tương đương cấp cơ sở tỉnh Hai: tổng kết mọi hoạt động về mặt tổ chức, thực hiện hiến pháp, pháp luật. Ba: Tham dự, bàn bạc, dựng, xem xét, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách thuộc trực tỉnh. Bốn: tổng kết, báo cáo kết quả việc thực hiện các dự án thuộc tỉnh. Tuyên truyền, truyền bá pháp luật đến người dân và báo cáo văn phòng Quốc hội. Năm: Tạo điều kiện thuận lợi cho Hội viên Quốc hội và Hội viên Quốc hội trực thuộc tỉnh hoạt động và thực hiện nhiệm vụ của công việc. Sáu: Tổ chức, quản lý, bồi dưỡng đào tạo sử dụng, thực hiện chính sách và đề nghị kỷ luật với cán bộ nhân sự trực thuộc văn phòng Hội viên Quốc hội. Bảy: Chuẩn bị và phục vụ hội nghị của Hội viên Quốc hội thuộc trực tỉnh. Tám: Lên kế hoạch và quản lý sử dụng ngân sách, cơ sở vật chất và tài sản của văn phòng Quốc hội. Chín: Tiếp nhận và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân và yêu cầu Hội đồng nhân dân trực thuộc tỉnh giải quyết. Mười: Chịu trách nhiệm về trật tự của văn phòng Quốc hội thuộc trực tỉnh. Mười một: Chịu trách nhiệm công tác thông tấn, in ấn và lưu thông tài liệu của Hội viên Quốc hội tỉnh. Mười hai: Quan hệ, phối hợp công việc với cơ quan tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội... Mười ba: Quản lý công việc ngoại giao, theo sự thoả thuận đồng ý của Quốc hội. Mười bốn: Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do sự giao quyền của Quốc hội. Hoạt động của Văn phòng và Hội viên Quốc hội trực thuộc tỉnh Viêng Chăn và văn phòng Hoạt động của Hội viên Quốc hội Một: Hội viên Quốc hội trực thuộc tỉnh lấy đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước, pháp luật, Nghị quyết Đại hội thường kỳ của Quốc hội, và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, truyền bá cho cán bộ, quân đội, an ninh, cảnh sát và nhân dân thực hiện. Lắng nghe báo cáo thực trạng hoạt động và sự thắc mắc của các Hội viên, rồi nghiên cứu, bàn bạc với Đảng uỷ và chính quyền hành chính các cấp, sau đó giải quyết vấn đề sao cho phù hợp với thực tế. Hai: Tham dự nghiên cứu góp ý và thúc đẩy việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của tỉnh. Tham dự các Hội nghị và các ngày lễ trọng của Đảng, chính quyền, sở, ban, ngành... Ba là: Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn chung, chính sách xoá đói giảm nghèo của nhà nước, giao đất – rừng cho nhân dân quản lý và sử dụng. Bốn: Hội viên Quốc hội cùng với Ban thường vụ Quốc hội và các tiểu ban Quốc hội xuống theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công việc ở các huyện, sở về lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội và lĩnh vực quyền thẩm phán. và đề nghị với Đại hội thường kỳ của Quốc hội. Năm: Được đón, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân, nhận đơn khiếu nại, đơn đề nghị của nhân dân các bộ tộc Lào, rồi kết hợp với các cơ quan chịu trách nhiệm như: toà án nhân dân, công tố nhân dân… để giải quyết vấn đề. Sáu: Được gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia về phát triển năng lực con người của Hội đồng quốc gia Australia và nghị viện nước Xirilanca, tranh thủ sự giúp đỡ của tổ chức quốc tế Nam Triều Tiên về khám chữa bệnh, phân phát thuốc cho nhân dân Công việc văn phòng Hội viên Quốc hội trực thuộc tỉnh Viêng Chăn Một: Tham dự Đại hội khởi đầu Quốc hội lần thứ VI; đại hội thường kỳ lần thứ 2-3 của Quốc hội. Hai: Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của hội đồng Quốc hội trung ương và tỉnh bằng cách xây dựng kế hoạch hoạt động, cử cán bộ chuyên gia xuống theo dõi hoạt động, thu thập và ghi chép, tổng hợp mọi lời đề nghị, và yêu cầu mong muốn của nhân dân các bộ tộc lào Ba: phối hợp với cơ quan bảo vệ pháp luật cấp tỉnh, nhằm nghiên cứu, tìm cách hoà giải, giải quyết các vụ án phục tạp, khó khăn, kéo dài. Bốn: tham mưu, tư vấn dự thảo pháp luật từ ý kiến của các sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị, công ty kinh doanh ... Năm: Đáp ứng nhu cầu vật chất, ngân sách, phương tiện để tạo điều kiện cho đảng viên Quốc hội hoạt động tham dự Đại hội Quốc hội, hội nghị trong và ngoài nước và các đoàn nước ngoài đi xuống cơ sở. 2.2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội tỉnh Viêng Chăn Theo điều 7 Hiến pháp của nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào (2003), các tổ chức chính trị cấp tỉnh như Mặt trận xây dựng tổ quốc, Công đoàn Lào, Đoàn Thanh niên cách mạng Lào, Hội Phụ nữ và các tổ chức xã hội là nơi tập trung sự đoàn kết và huy động các tầng lớp nhân dân các bộ tộc Lào tham gia giữ gìn, bảo vệ, xây dựng đất nước. Thông qua các tổ chức chính trị – xã hội này, người dân thực hiện quyền làm chủ của mình trên mọi mặt của đời sống xã hội. Và cũng thông qua các tổ chức chính trị – xã hội này người dân phát biểu chính kiến của mình, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, công bằng của họ. Thực trạng hoạt động của Mặt trận xây dựng tổ quốc tỉnh Viêng Chăn Mặt trận tổ quốc tỉnh Viêng Chăn, được phân công làm công tác giáo huấn chính trị, tư tưởng, kết hợp với các tổ chức đoàn thể nhân dân, tuyên truyền đường lối, nghị quyết lần thứ VIII của Đại hội Đảng, nghị quyết của Mặt trận tổ quốc Trung ương một cách sâu rộng trong nhân dân, giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của các tầng lớp nhân dân... Mặt trận tổ quốc tỉnh Viêng Chăn chịu trách nhiệm giáo huấn nhân dân hiểu rõ âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch và sự phá hoại tình đoàn kết của nhân dân các bộ tộc Lào. Đặc biệt, được quan tâm, giáo huấn cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng núi, nhận thức được quyền bình đẳng giữa bộ tộc, được bảo vệ, quản lý tôn giáo cho hoạt động đúng pháp luật. Mặt trận tổ chức thành lập nguồn vốn chung trong từng làng, phục vụ nhu cầu phát triển làng, cho các hộ nghèo trong làng vay vốn làm ăn, sản xuất. Quan tâm củng cố mặt trận các cấp cho có phương thức hoạt động phù hợp hơn trước. Thực tế hoạt động của Hội Cựu chiến binh tỉnh Viêng Chăn Sau khi được thành lập, Hội Cựu chiến binh tỉnh Viêng Chăn đã được quan tâm, tổ chức thực hiện vai trò, nhiệm vụ của mình, đặc biệt, tập trung vào thành lập Hội Cựu chiến binh cấp huyện, cho đến nay, đã thành lập được 12 Hội Cựu chiến binh cấp huyện, và thu thập thống kê số chiến binh được 9 huyện. Hội Cựu chiến binh tận dụng các chuyên gia ở các ngành nghề hướng dẫn bà con làm ăn kinh tế, xây dựng chương trình trồng trọt - chăn nuôi. Tranh thủ, tận dụng vốn vay và tạo lập nguồn vốn tự có để xây dựng làng một cách hiệu quả, giúp chiến binh nghèo xây nhà tình nghĩa, giúp đỡ chiến binh làm ăn kinh tế... Hoạt động của Công đoàn tỉnh Viêng Chăn Công đoàn tỉnh Viêng Chăn có nhiệm vụ tổ chức phong trào thi đua 2 tốt, 4 làm chủ của thành viên công đoàn, nhân rộng các tấm gương làm tốt 2 tốt, 4 làm chủ trong mọi tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền, giáo huấn cho thành viên công đoàn, người lao động, tổ chức phong trào chống thiên tai, chống dịch bệnh theo mùa... Tổ chức Công đoàn còn có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến luật lao động ở các đơn vị sản xuất, các nhà máy, xí nghiệp. Và đứng ra bảo vệ quyền lợi của người lao động, kiểm tra vấn đề an toàn lao động ở nhà máy, xí nghiệp... Tổ chức sự hoà giải các đơn thư khiếu kiện và đòi tiền công của người lao động, tập huấn, dạy nghề cho những người không có công ăn việc làm trong toàn tỉnh. Thành lập vốn chung giúp đỡ nhau và cứu tế giá trị lên đến 700.000.000 kíp. Hoạt động của Hội Phụ nữ tỉnh Viêng Chăn Hội Phụ nữ tỉnh có nhiệm vụ giáo huấn Hội Phụ nữ các cấp, tuyên truyền rộng rãi cho phụ nữ các bộ tộc Lào hiểu rõ nghị quyết, nghị lệnh, quy chế, pháp luật về sự bình đẳng nam, nữ. Tổ chức thực hiện thi đua của phụ nữ, làm tốt phong trào phụ nữ thi đua 3 tốt trong toàn tỉnh. Nhiệm vụ của Hội phụ nữ là củng cố tổ chức phụ nữ các cấp vững mạnh, hoạt động có chất lượng, có phương thức làm việc tốt hơn trước, tham gia phong trào ở cơ sở làng và nhóm làng, tổ chức hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần cho phụ nữ các bộ tộc Lào ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền. Đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ trong việc được quyền đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em cấp tỉnh, hoạt động phát triển phụ nữ bằng cách tổ chức vốn chung, vốn tích luỹ, cho chị em vay vốn phát triển sản xuất, trồng trọt - chăn nuôi, sản xuất thủ công nghiệp, dệt vải, chẻ - đan và chế biến thực phẩm, đồ dân dụng... Xây dựng hộ gia đình kiểu mẫu, sản xuất hàng hoá có thu nhập cao, từ đó nhân rộng điển hình ra toàn tỉnh Tổ chức hoạt động của Đoàn thanh niên tỉnh Viêng Chăn Đoàn Thanh niên tỉnh Viêng Chăn được tham gia các buổi tổ chức gặp gỡ các nhà doanh nghiệp trẻ, để học hỏi kinh nghiệm làm kinh tế. Đoàn thanh niên cũng là thành phần được tham dự các Hội nghị trong toàn tỉnh. Gặp gỡ, giao lưu với thanh niên các nước bạn (Việt Nam). Tổ chức khen thưởng, biểu dương thanh niên có thành tích xuất sắc trong học tập và lao động, huy động thanh niên tham gia đầy đủ và tích cực nghĩa vụ quân sự. Tuyên truyền và phòng chống dịch bệnh và các bệnh thời đại như HIV, đồng tính. Đấu tranh với nhóm thanh niên tham gia các tệ nạn xã hội như nghiện hút, mại dâm, cờ bạc, Hợp tác với Tổ chức quốc tế (Bird nest, UNICEF, Of Fram (Austalia), xây dựng vốn giúp thanh niên thoát nghèo. Tổ chức tập huấn, đào tạo nghề mộc, cơ khí, may và dạy tiếng Anh, tiếng Trung, máy vi tính cho thanh niên và thiếu niên. 2.3. Đánh giá chung về Hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn Sau hơn 34 năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội, hệ thống chính trị nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng và Nhà nước Lào đã có khả năng dẫn dắt dân tộc Lào vượt qua những thách thức, khó khăn dành được nhiều thành tựu to lớn. Đi đôi với những thành quả thu được, hệ thống chính trị của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào nói chung và hệ thống chính trị tỉnh Vientiane nói riêng vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở Lào, việc kiện toàn hệ thống chính trị có vai trò quan trọng hàng đầu. Để kiện toàn được hệ thống chính trị nói chung và hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn nói riêng, chúng ta cần nhận thức rõ những thành công cũng như những khiếm khuyết của hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn và nguyên nhân của nó, để từ đó khắc những khiếm khuyết, phát huy ưu điểm nhằm hoàn thiện hệ thống chính trị nói chung và hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn nói riêng. 2.3.1. Những thành tựu đã đạt được Hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Vientiane trong nhiều năm qua, về cơ bản, đã hoàn thành những nhiệm vụ và chức năng của mình trong việc điều hành và quản lý xã hội ở phạm vi tỉnh. Về đội ngũ cán bộ, đảng viên: Đội ngũ cán bộ, đảng viên phần lớn là những người ưu tú, có lập trường vững vàng, có ý thức tổ chức, kỷ luật tốt, yên tâm với công việc được giao, có tri thức thật sự, có thể nắm bắt được những vấn đề thực tiễn. Đội ngũ cán bộ ngày càng phát triển hơn về số lượng và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp chính trị trong giai đoạn mới, từ đó biết vận dụng lôi cuốn nhân dân các bộ tộc trong làng tham gia vào hoạt động chung, thực hiện kế hoạch của làng và cũng là thực thi quyền dân chủ của mình, biết truyền bá đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể vào cuộc sống của người dân, biết xây dựng mầm mống và yếu tố đầu tiên của nền kinh tế tập thể hợp tác xã từ trong các làng, biết tổ chức sản xuất phù hợp với thực tế, với thế mạnh, với nền kinh tế truyền thống của từng Làng bản. Xây dựng được các tổ chức cơ sở đảng rộng khắp đến từng Làng bản, giảm thiểu tối đa hiện tượng “Làng trắng”, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và hoạt động của Đảng và quản lý của nhà nước đến từng làng bản. Và cũng tạo điều kiện cho người dân thông qua tổ chức cơ sở đảng phát biểu chứng kiến, thực thi quyền dân chủ của mình… Về bộ máy tổ chức, hoạt động: bộ máy tổ chức có sự tinh gọn hơn và phân định rõ quyền hạn và nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành. Việc bố trí sắp xếp cán bộ dần dần đi vào theo quy chế, nguyên tắc, theo chức vụ… Cơ cấu của tổ chức và hoạt động của Đảng được hoà nhập vào mọi lĩnh vực tổ chức của nhà nước và quần chúng dẫn đến cơ sở làng rộng rãi, số lượng đảng viên được phát triển thêm hàng năm, tỉ lệ “cơ quan trắng” và “làng trăng” giảm xuống. Việc tổ chức thực hiện chính sách với cán bộ, nhân dân và người có công với đất nước chu đáo hơn, đặc biệt, chính sách đối với các liệt sĩ (tìm kiếm, thu thập và thực hiện chính sách đối với các liệt sĩ sau cuộc cách mạng 1954). Mặt trận xây dựng Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội cố gắng hoạt động theo đúng vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, và là một lực lượng tham mưu cho tổ chức Đảng và Chính quyền rất tốt. Quyền lực nhà nước tỉnh được củng cố, phát huy, thực sự làm chủ trong việc quản lý nhà nước; quản lý xã hội bằng pháp luật. Quốc hội trực thuộc tỉnh Viêng Chăn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là cơ quan đại diện thể hiện và thực thi quyền lực của nhân dân, thực hiện vai trò giám sát, kiểm tra cơ quan hành chính, toà án nhân dân…. Sự củng cố hệ thống hành chính từ tỉnh, huyện, làng đều trên tinh thần phát huy dân chủ, phong trào quần chúng nhân dân phát triển rộng rãi. Toà án nhân dân, công tố nhân dân, làm tốt nhiệm vụ bảo vệ giữ gìn pháp luật, điều tra, thẩm vấn và sự bắt bớ đúng người, đúng tội, giải quyết mâu thuẫn xã hội nhanh chóng, thực hiện pháp luật một cách công bằng, được người dân tin tưởng. Hệ thống chính trị tỉnh Viêng Chăn, về cơ bản, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chèo chống con thuyền kinh tế của tỉnh, khiến cho sự tăng trưởng kinh tế đều đặn hàng năm, phát triển nhiều ngành nghề. Đặc biệt, các ngành công nghiệp khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản rất phát triển, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp có nhịp độ tăng lên, lưu thông hàng hoá và giá trị hàng hoá cũng phát triển, khuyến khích sự gia tăng sản xuất hàng hoá bằng cách đa dạng hoá ngành nghề theo đúng pháp luật. Xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, hệ thống thông tin, bưu chính viễn thông, hệ thống nước ngầm…), thực hiện giải ngân nhiều chương trình, dự án, khiến đời sống văn hoá, tinh thần được cải thiện rõ rệt, công tác thông tin đưcợ chú ý tăng cường, báo chí của tỉnh từ chỗ một tháng một số thành một tuần một số Quản lý tốt việc lưu thông tiền tệ, việc huy động tiền gửi và trả quỹ tín dụng cho đơn vị, kinh doanh, nông dân tăng lên. Giáo dục được củng cố và phát triển về mặt số lượng và chất lượng. Hệ thống y tế phát triển rộng khắp từ tỉnh đến các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng núi. Công tác lao động - bảo hiểm xã hội hoàn thành tốt, quản lý lao động địa phương chặt chẽ, thực hiện đầy đủ chính sách với người có công với đất nước, và người gặp hoàn cảnh khó khăn. Các tổ chức xã hội – chính trị (Mặt trận xây dựng Tổ quốc, đoàn thể nhân dân…) đã thực hiện tốt chức năng tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng, huy động phong trào quần chúng tích cực góp phần xây dựng và bảo vệ tỉnh Viêng Chăn. Ngành du lịch được chú ý quan tâm, coi trọng hơn trước đây, củng cố và làm tốt dịch vụ khách du lịch cả bên trong và nước ngoài. Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được. Một: Đảng uỷ cấp trên quan tâm chỉ đạo công việc trong hệ thống chính trị thường xuyên, liên tục, và có sự giúp sức của các chuyên gia từ trung ương xuống cơ sở tư vấn, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách cho hệ thống chính trị cấp cơ sở Tỉnh nắm bắt, giải quyết vấn đề nhanh, đúng, phù hợp với tình hình của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Cũng như chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước đến từng cơ sở. Hai: Đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc có sự đoàn kết, nhất trí, bình đẳng trong việc tham mưu cho bộ máy chính quyền của tỉnh Ba: Đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc được giáo huấn triệt để nên phần đông trong số họ giữ được bản chất, đạo đức cách mạng, làm chủ bản thần, rèn luyện, có lòng yêu nước, niềm tin với đường lối đổi mới của Đảng. 2.3.2. Những hạn chế của Hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh Viêng Chăn So với yêu cầu thực tiễn, năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý và điều hành của Nhà nước tỉnh Viêng Chăn chưa tiến kịp với đòi hỏi của thực tiễn. Về đội ngũ cán bộ, đảng viên: Một số cán bộ, đảng viên các cấp trong tỉnh không làm theo đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, sai pháp luật, cấp trên giao việc một đằng lại làm theo một nẻo, dẫn đến tình trạng xã hội biến động, lúc báo cáo lại báo cáo hay, lừa dối cấp trên dẫn đến công việc không hiệu quả. Đội ngũ cán bộ thiếu tri thức vẫn chưa khắc phục được tình trạng "công chức hoá". Nghiêm trọng hơn, một bộ phận cán bộ trong hệ thống chính trị cấp cơ sở thoái hoá về phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống, mất niềm tin vào chế độ, vào con đường xã hội chủ nghĩa, đề cao lợi ích cá nhân hơn lợi ích tập thể, không tôn trọng kỷ luật và pháp luật, không tôn trọng tổ chức, lợi dụng chức vụ, tham nhũng, tham ô… Về bộ máy tổ chức hoạt động: Đảng uỷ các cấp chưa quan tâm thoả đáng công tác giáo huấn, lãnh đạo tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc phải hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Việc quản lý xã hội của bộ máy chính quyền tỉnh chưa cao, thiếu sự giáo huấn, truyền bá quy chế pháp luật, nghị quyết, nghị lệnh và thành tựu của quốc gia vào trong đông đảo quần chúng nhân dân, làm cho quần chúng nhân dân các bộ tộc không hiểu biết rõ Hiến pháp và pháp luật, pháp luật chưa trở thành pháp luật thật sự của quần chúng nhân dân các bộ tộc của tỉnh. Đảng uỷ các cấp một số nơi, không thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phê bình, tự phê bình, không quan tâm đến giải quyết khuyết điểm, việc phê bình phần lớn bảo vệ bè phái, che đậy, không báo cáo sai phạm, đảng viên ngoài phái mình làm đúng, có công thì không được ghi nhận, còn nếu làm sai thì bị kỷ luật nặng. Chưa có kế hoạch dài hạn về việc đào tạo cho cán bộ, đảng viên về lý luận và công tác tư tưởng chính trị. Do đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng vững mạnh chưa nhiều, chưa rộng khắp. Việc bổ nhiệm, sắp xếp cán bộ, đảng viên phần đông không đúng theo quyết định, tiêu chuẩn cán bộ, đảng viên trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, nên số đối tượng cán bộ, đảng viên đó không hoàn thành nhiệm vụ chính trị là đưa đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước vào thực tế cuộc sống, đôi khi còn làm sai, dẫn đến làm mất lòng tin của nhân dân vào chính sách của đảng và nhà nước, cũng như làm giảm độ uy tín của Đảng và Nhà nước. Việc quản lý sử dụng cán bộ chưa phát huy hết năng lực của họ. Việc theo dõi, kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên không thường xuyên, liên tục. Việc sinh hoạt đảng còn hình thức, chiếu lệ, tinh thần phê và tự phê bình của đảng viên chưa cao, gây nên tình trạng chán nản trong đội ngũ cán bộ, hình thành tính quan liêu, bao cấp, chạy theo lợi ích… Việc thu thập tình trạng tư tưởng, dư luận xã hội và lời nói xuyên tạc của kẻ thù chưa được quan tâm đúng mức, “mặt trận” đấu tranh tư tưởng còn xem nhẹ hạơc gần như bỏ trống, hoặc không sắc bén, không thường xuyên liên tục, nên chưa thực sự tuyên truyền, đấu tranh chống lại lời nói xuyên tạc của kẻ thù một cách kịp thời. Hiệu quả hoạt động của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội như Mặt trận xây dựng Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh…chưa đáp ứng đúng vai trò và chức năng là một tổ chức chính trị cấp cơ sở để ở đó người dân thực thi và thể hiện quyền dân chủ của mình. Cộng thêm, nhận thức của người dân về dân chủ, về quyền dân chủ còn hạn chế do thói quen, tập quán phép, do tâm lý tiểu nông và sự ràng buộc bởi lệ làng - bản… Những yếu kém trên đây đã dẫn đến tình trạng vi phạm quyền làm chủ thực sự của nhân dân, làm mất lòng tin của nhân dân vào chính quyền, vào Đảng, Nhà nước Nguyên nhân của những khiếm khuyết Đội ngũ cán bộ thiếu tri thức, thiếu hiểu biết chính trị, chưa nhận thức một cách đầy đủ về vai trò và vị trí quan trọng của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thay thế nhà nước quản lý và điều hành xã hội. Do năng lực và trình độ hiểu biết có hạn, lại chưa được đào tạo cơ bản nên đội ngũ cán bộ chưa thực sự trở thành những người tiên phong trong mọi hoạt động kinh tế, văn hoá. Công tác dân vận còn chưa hiệu quả, nhiều khi còn khiến người dân hiểu sai chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm mất lòng tin trong nhân dân. Một bộ phận cán bộ thiếu bản lĩnh chính trị, mất lòng tin vào lý tưởng và con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, có lối sống không lành mạnh, tham ô, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch khiến người dân không dám phát biểu chính kiến và thực thi quyền làm chủ của mình. Mặt khác, đội ngũ cán bộ làm công tác chính trị cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức về đời sống vật chất, chế độ tiền lương (cán bộ cấp Làng không có lương khi hoạt động). Do đó, họ không nhiệt tình, nỗ lực trong hoạt động, không lôi kéo, vận động được dân cư trong làng, bản tham gia, xây dựng và thực thi quyền dân chủ của mình. Thêm nữa, trong quá trình hoạt động, tổ chức bộ máy chính quyền các cấp còn cồng kềnh, nhiều tầng, nấc nhưng chức năng và nhiệm vụ lại không được phân định rõ ràng, thiếu sự tổng kết thực tiễn để rút ra những bài học kinh nghiệm dẫn đến việc quản lý, điều hành công việc chưa hiệu quả, gây phiền hà cho nhân dân, làm họ mất lòng tin vào chính quyền, vào lý tưởng cách mạng. Bên cạnh đó, nền sản xuất của tỉnh Vientiane chưa phát triển vững mạnh cũng bởi chưa hình thành được nhiều ngành nghề ngoài những ngành nghề gắn bó với tự nhiên là Lâm nghiệp, Nông nghiệp. Người dân Lào lại có thói quen canh tác du cư, du canh, một vụ. Tâm lý thoả mãn với lối sống được thiên nhiên ưu đãi, nếu có thiếu ă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Kiện toàn hệ thống chính trị cấp cơ sở tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay.pdf
Tài liệu liên quan