Tài liệu Luận văn Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của người Mông ở huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang
91 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của người Mông ở huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ HỒNG NGÂN
KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN BẮC MÊ
TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thái Nguyên – 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ HỒNG NGÂN
KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HUYỆN BẮC MÊ
TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành : LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số : 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Thu Thủy
Thái Nguyên - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Lêi cam ®oan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực chưa công bố trong các công trình nghiên cứu nào
khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
Lêi c¶m ¬n
Tôi xin bày tổ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Hà Thị Thu Thuỷ đã tận
tình hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm - Đại
học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa lịch sử và các thầy cô giáo, cán bộ
khoa lịch sử đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin cảm ơn UBND huyện Bắc Mê, Phòng Văn hoá thông tin
huyện, UBND các xã (Yên Cường, Thượng Tân, Minh Sơn…), các già làng,
trưởng bản đã giúp đỡ tôi trong quá trình đi thực tế ở địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ động viên của bạn bè đồng
nghiệp trong suốt quá trình làm luận văn.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Hồng Ngân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bắc Mê là một huyện miền núi nghèo thuộc tỉnh Hà Giang có đông dân
tộc Mông. Đây là một tộc ngƣời có nền văn hoá phong phú, đa dạng và đặc
sắc bởi kho tàng tri thức dân gian. Trong đó có hệ thống tri thức về sản xuất
nông nghiệp. Hệ thống kiến thức này đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi thế hệ
ngƣời Mông, giúp họ chống đỡ sự khắc nghiệt của thiên nhiên vùng núi cao để
tồn tại và trở thành dân tộc có số dân đông nhất ở Hà Giang nói chung và ở Bắc
Mê nói riêng.
Sinh sống chủ yếu trên vùng núi đá, cả cuộc đời đƣợc núi đá bao bọc,“sống
trên đá, chết nằm trong đá”, nên ngƣời Mông Bắc Mê có những hiểu biết sâu
sắc về tự nhiên. Trong sản xuất nông nghiệp, từ cách chọn đất canh tác, giống
cây trồng, vật nuôi đến chăm sóc, thu hoạch đều phù hợp với điều kiện tự nhiên
nơi đây. Sự tồn tại của họ cùng với những ruộng lúa nƣơng ngô trên đỉnh núi đã
ghi nhận những nỗ lực và những sáng tạo to lớn của cả cộng đồng trong việc hòa
nhập với thiên nhiên.
Trải qua quá trình lao động sản xuất lâu dài, ngƣời Mông Bắc Mê đã tích
lũy đƣợc những kinh nghiệm dân gian quý báu. Vì vậy, việc nghiên cứu và
bảo tồn nó rất cần thiết và hữu ích cho các nhà khoa học trong việc nhận thức
đúng đắn hơn về những nguyên tắc, thói quen trong sản xuất để kết hợp với
kiến thức khoa học một cách có hiệu quả.
Từ những nhận thức trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài ''Kiến thức bản địa
trong sản xuất nông nghiệp của người Mông ở huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang"
với mong muốn tìm hiểu về văn hóa Mông ở quê hƣơng mình và bƣớc đầu tìm
ra những ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế trong sản xuất nông nghiệp để giúp ngƣời
Mông nơi đây vƣơn lên xóa đói giảm nghèo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về ngƣời Mông cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên
cứu, trong quá trình làm luận văn tác giả đã tiếp cận các công trình sau:
Công trình Lịch sử người Mèo do F.Savina viết năm 1924 (Trƣơng Thị
Thọ và Đỗ Trọng Quang dịch), đã cho thấy những nét cơ bản về đời sống
kinh tế, văn hóa của ngƣời Mông trong quá trình sinh sống và chống lại các
thế lực bành trƣớng Trung Hoa trong lịch sử.
Công trình ''Các dân tộc ít người ở Việt Nam", xuất bản năm 1978, của
Viện Dân tộc học đã trình bày khái quát về văn hóa các dân tộc ít ngƣời trong
đó dân tộc Mông ở Hà Giang đƣợc đề cập tới nhƣ một điển hình cho dân tộc
Mông nói chung trên cả nƣớc .
Công trình ''Dân tộc Mông ở Việt Nam" của tác giả Cƣ Hoa Vần - Hoàng
Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, năm 1994, đã cho thấy một cách tổng thể về dân
tộc Mông ở Việt Nam từ nguồn gốc lịch sử cho tới tên gọi, đời sống kinh tế, vật
chất, sinh hoạt tinh thần, quan hệ xã hội.
Văn hóa ngƣời Mông ở địa bàn tác giả nghiên cứu đã đƣợc đề cập khá đầy
đủ chi tiết trong các công trình ''Văn hóa truyền thống các dân tộc Hà Giang",
Hùng Đình Quý, Nxb Sở văn hóa - Thông tin Hà Giang, năm 1994; ''Văn hóa
dân tộc Mông Hà Giang" của tác giả Trƣờng Lƣu và Hùng Đình, Sở văn hóa -
Thông tin - Thể thao Hà Giang xuất bản năm 1996. Hai công trình này đã
trình bày khá rõ nét đời sống văn hóa của ngƣời Mông trên địa bàn Hà Giang.
Khóa luận tốt nghiệp: ''Công cụ lao động truyền thống trong tập quán
canh tác của người Mông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang'' của Trần Thạch
Hằng - sinh viên khoa lịch sử trƣờng Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, năm
(2005) đã cung cấp những tƣ liệu thực tế về tập quán canh tác cũng nhƣ việc
sử dụng công cụ nói riêng của ngƣời Mông ở huyện Mèo Vạc. Mặc dù công
trình trên chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu loại hình công cụ đối với việc hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
3
thành tập quán canh tác, nhƣng luận văn giúp cho tác giả trong việc tìm thấy
những nét tƣơng đồng trong tập quán canh tác của đồng bào Mông ở huyện
Bắc Mê nói riêng và ở Hà Giang nói chung.
Công trình “Văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam truyền
thống và hiện tại” (2005) do Vƣơng Duy Quang viết đƣợc Nxb Văn hoá
Thông tin và Viện Văn hoá xuất bản đã giới thiệu khái quát lịch sử di cƣ, địa
vực cƣ trú và tộc danh của ngƣời Mông ở Việt Nam. Tác giả cuốn sách cũng
đã đề cập những nét chung về đời sống kinh tế và đời sống xã hội của ngƣời
Mông nói chung.
Công trình “Miêu tộc giản chí hợp biên”(quyển thượng)(2007), Trần
Hữu Tiệp dịch, đã cung cấp cho tác giả nhƣng cứ liệu quan trọng về nguồn
gốc lịch sử, địa bàn cƣ trú, đời sống kinh tế, văn hoá chính trị của ngƣời
Mông trong lịch sử trƣớc khi di cƣ vào Việt Nam.
Công trình ''Các dân tộc ở Hà Giang'' do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà
Giang xuất bản tại Nxb Thế giới, năm 2008, đã phác thảo những nét khái
quát về đời sống vật chất, nhƣ tinh thần của ngƣời Mông ở địa phƣơng Hà
Gianng trong tính đa dạng của nhiều dân tộc khác.
Công trình“Một số tài liệu sưu tầm về người HMông ở Việt Nam” do
Phạm Quang Linh, Hoàng Phƣơng Mai thực hiện đƣợc Viện Dân tộc học xuất
bản năm 2008, đã cơ bản giới thiệu những kinh nghiệm sử dụng đất nông
nghiệp của ngƣời Hmông và hiện trạng sử dụng đất nƣơng rẫy của nhóm
Hmông trắng ở làng Mô Cổng, xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn
La. Là nguồn tƣ liệu quý giá giúp tác giả có cái nhìn tƣơng quan so sánh với
những kiến thức bản địa của ngƣời Mông ở Bắc Mê.
Các công trình trên đây đã cung cấp cho tác giả những hiếu biết cơ bản
về ngƣời Mông và nền văn hóa của họ. Đồng thời gợi mở cho tác giả việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
4
nghiên cứu về những kiến thức bản địa của ngƣời Mông ở một địa phƣơng cụ
thể là huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang.
3. Đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tƣợng
Sống trên vùng núi cao, cƣ trú và canh tác chủ yếu trên núi đá, đòi hỏi
ngƣời Mông phải có một hệ thống kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống này trong sản xuất nông nghiệp của
ngƣời Mông ở Bắc Mê.
3.2 Mục đích
Bắc Mê là một huyện miền núi nghèo, có nhiều dân tộc anh em sinh sống.
Trong đó ngƣời Mông chiếm một thành phần đông đảo trong tổng số dân cƣ ở
đây. Việc nghiên cứu những kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp không
những bảo tồn nền văn hóa đặc sắc của đồng bào Mông mà còn giúp cho nhà
khoa học hợp tác với đồng bào ở đây trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi, vƣơn lên xóa đói giảm nghèo.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và về ngƣời Mông ở Bắc Mê
- Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm về kiến thức bản địa và vai trò của
kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp, đề tài làm rõ hệ thống kiến thức
bản địa về cách chọn đất trồng, giống cây, vật nuôi, lịch nông vụ, cách lựa
chọn công cụ thích hợp, thu hoạch, bảo quản và sản xuất hàng hóa của ngƣờ i
Mông ở Bắc Mê.
- Tìm hiểu những yếu tố nội sinh và ngoại sinh làm biến đổi kiến thức
bản địa và đánh giá tính tích cực của những kinh nghiệm dân gian trong sản
xuất của ngƣời Mông ở Hà Giang. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm bảo
tồn và phát huy tính tích cực của kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp
của ngƣời Mông ở Bắc Mê.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
5
3.4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Ở huyện Bắc Mê ngƣời Mông chủ yếu cƣ trú tại các xã
Phiêng Luông,Thƣợng Tân, Minh Sơn, Yên Cƣờng. Đề tài tập trung nghiên
cứu ở địa bàn các xã này, đặc biệt chú ý tới các thôn bản có tỷ lệ ngƣời Mông
lớn hơn so với các dân tộc khác ở địa bàn.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tính bản địa trong sản xuất nông nghiệp
của ngƣời Mông ở huyện Bắc Mê trong truyền thống và hiện tại.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
- Tài liệu thành văn: Các công trình nghiên cứu về lịch sử, lịch sử Đảng
bộ, văn hóa tộc ngƣời của tỉnh Hà Giang nói chung và Bắc Mê nói riêng.
- Tài liệu điền dã dân tộc học: Thông qua việc đi vào điều tra xã hội học,
quan sát, phỏng vấn đồng bào ngƣời Mông sinh sống nhƣ ở các thôn bản
thuộc các xã Yên Cƣờng, Thƣợng Tân, Minh Sơn, Phiêng Luông để thu thập
các tài liệu chân thực giúp ích cho quá trình hoàn thành luận văn.
Dựa vào nguồn tài liệu trên tác giả sử dụng phƣơng pháp:
- Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic nhằm tìm hiểu hoàn cảnh
nảy sinh kinh nghiệm, những diễn biến và phát triển kinh nghiệm trong sản
xuất trên cơ sở đó loại trừ những kinh nghiệm mang tính chất gia đình để tìm
ra những kinh nghiệm chung trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Mông
sinh sống trong địa bàn huyện Bắc Mê.
- Phƣơng pháp điền dã dân tộc học: Phƣơng pháp này thực hiện các công
việc nhƣ quan sát, phỏng vấn, ghi chép, chụp ảnh, khai thác các nguồn tƣ liệu
thống kê lập phiếu điều tra... giúp cho tác giả có số liệu chân thực nhất phục
vụ cho đề tài.
Ngoài các phƣơng pháp trên tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ phân
tích, so sánh, tổng hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
6
5. Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu về kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp
từ trong truyền thống và hiện tại, đề tài tìm hiểu những nét đặc trƣng trong
sản xuất nông nghiệp của ngƣời Mông ở Bắc Mê.
Đề tài thực hiện thành công có thể giúp ích cho việc cộng tác giữa các
cán bộ khuyến nông và các nhà khoa học trong việc ứng dụng công nghệ mới
vào sản xuất nông nghiệp của ngƣời Mông ở huyện Bắc Mê.
6. Cấu trúc của đề tài
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận đƣợc xây dựng thành 3 chƣơng.
Chƣơng 1: Khái quát về huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang
Chƣơng 2: Kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời
Mông ở huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang trong truyền thống
Chƣơng 3: Những biến đổi của kiến thức bản địa trong sản xuất nông
nghiệp của ngƣời Mông ở Bắc Mê tỉnh Hà Giang hiện nay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
7
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG
1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Năm 1891, tỉnh Hà Giang đƣợc thành lập, huyện Bắc Mê ngày nay là
vùng đất thuộc 2 trong số 5 tổng của Châu Vị Xuyên với tên gọi là Tổng Yên
Phú và Tổng Yên Định. Trƣớc năm 1945, Tổng Yên Phú có các xã Yên Phú,
Phú Nam, Lạc Nông, Đƣờng Âm, Thanh Lƣơng, Tổng Yên Định có các xã
Yên Định, Tùng Bá, Minh Tân, Thuận Hòa.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, tiểu khu Bắc Mê đƣợc thành
lập thuộc huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. Năm 1984, huyện Bắc Mê (thuộc tỉnh
Hà Tuyên) đƣợc thành lập bao gồm 13 xã: Yên Phú,Yên Cƣờng,Yên Định, Yên
Phong, Đƣờng Âm, Đƣờng Hồng, Phú Nam, Minh Ngọc, Minh Sơn, Giáp
Trung, Lạc Nông,Thƣợng Tân, Phiêng Luông.
Là huyện vùng sâu thuộc phía đông tỉnh Hà Giang, nằm trên toạ độ địa lý
20
0
3
’
4
’’
– 2205’5’’ độ vĩ Bắc, 10500’0’’ – 10503’0’’ độ kinh đông độ cao trung
bình so với mặt biển là 1400m, huyện Bắc Mê có giới hạn địa lý là phía Bắc
giáp với huyện Yên Minh, phía Đông giáp với huyện Bảo Lạc (tỉnh Cao
Bằng), phía Tây giáp huyện Vị Xuyên, phía Nam giáp huyện Na Hang (Tỉnh
Tuyên Quang) [19].
Diện tích tự nhiên của huyện là 844,3 km2 , chiếm 10,57 % diện tích toàn
tỉnh, Bắc Mê là một trong những huyện miền núi vùng sâu vùng xa của tỉnh
Hà Giang có địa hình rất phức tạp, hiểm yếu; nhiều núi cao vực sâu, rừng già,
những dải đồi nối tiếp nhau, xen kẽ những cánh đồng lúa nƣớc, soi, bãi hẹp
chạy dọc hai bờ sông suối. Đặc biệt phía Nam của huyện có nhiều núi cao từ
1400 đến 1600 mét, có đỉnh cao tới 1.775 mét. Về cấu tạo địa chất có thể chia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
8
thành hai dạng địa hình: vùng núi đất và vùng núi đá. Vùng núi cao gồm các
xã Minh Sơn, Giáp Trung, Yên Phong, Yên Phú, Yên Cƣờng, Phiêng Luông,
Phú Nam, Đƣờng Âm, Đƣờng Hồng. Phần lớn diện tích đất ở địa hình này
đều có độ dốc trên 250, đá mẹ lộ thiên tạo thành cụm và chủ yếu là đá Granít.
Vùng núi thấp gồm các xã Yên Định, Minh Ngọc, Lạc Nông, các đá mẹ mẫu
chất ở địa hình này có đá biến chất, đá vôi, đá cát.
Thời tiết trong năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa mƣa thời
tiết nóng ẩm, lƣợng mƣa lớn, chiếm 80% lƣợng mƣa cả năm, trong đó lƣợng
mƣa lớn nhất ở các tháng 6,7,8 (bình quân trên 300mm/s), lƣợng mƣa trung
bình 1616mm. Mùa khô: lƣợng mƣa ít thƣờng dƣới 50mm/tháng, lƣợng bốc
hơi lớn nên thƣờng gây khô hạn, thiếu nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt. Nhiệt
độ trung bình hàng năm là 22,30, nhiệt độ trung bình hàng tháng cao nhất là
32,4
0, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 12,60C, sự chênh lệch nhiệt độ
giữa tháng cao nhất và thấp nhất là 19,80C
Huyện Bắc Mê có nguồn tài nguyên đất khá phong phú và đa dạng về
nhóm, các loại đất phân bố trên nhiều loại địa hình khác nhau tạo ra những
tiểu vùng sinh thái nông lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc
biệt là cây trồng lâu năm với vùng đồi núi. Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu
ở ven vùng sông Gâm và ven sông suối, nên chất lƣọng phù sa tốt, giàu chất
dinh dƣỡng. Thành phần cơ giới tƣơng đối mịn, tỉ lệ sét (Clay), limom (Silt)
cao (riêng đất phù sa đƣợc bồi bồi và đất phù sa không bồi thành phần cơ giới
nhẹ hơn, thƣờng cát pha, thịt nhẹ). Phản ứng đất ít chua; Hàm lƣợng cation
kiềm đạt mức trung bình, độ no Bazơ nhỏ hơn 50%; Chất hữu cơ và đạm khá;
Lân ở mức trung bình và nghèo; Kaki tổng số khá, song Kali trao đổi thấp.
Nhìn chung đất thích hợp với sinh trƣởng và phát triển của cây lúa cao và ổn
định. Với nhóm đất này ta có thể tận dụng hết diện tích đất bằng cách tập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
9
trung đầu thâm canh trên đất phù sa, kết hợp với các biện pháp thuỷ lợi, phân
bón chế độ mùa vụ, giống cây trồng để đạt hiệu quả cao. Tăng cƣờng bón lân
trên các đất phù sa glây, phù sa có tầng loang lổ kết hợp với bón vôi để cải tạo
độ chua của đất. Các vùng đất phù sa ven sông cần đƣợc đƣa vào sử dụng
trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Đối với đất phù sa ngòi suối có
địa hình khá bằng, khai thác nguồn nƣớc suối sẵn có để trồng các cây lƣơng
thực ngắn ngày nhƣ lúa, ngô và các loại đậu, đỗ.
Nhóm đất xám có diện tích 73.277,0 ha, chiếm 86,73% tổng diện tích tự
nhiên, với loại đất chính trên đá Ganite. Phân bố ở các xã trong huyện, tầng
đất thƣờng mỏng, nhiều đá lẫn, kết vón; phản ứng đất chua; nghèo chất hữu
cơ, đạm và các chất dinh dƣỡng khác. Trong loại đất này, diện tích đất có độ
dốc dƣới 50, có khả năng phát triển nông nghiệp và cây công nghiệp chiếm
khoảng 26% nên cần khai thác đa vào sản xuất nông nghiệp.
Nhóm đất vàng có diện tích 486 ha, chiếm 0,55% diện tích tự nhiên, gồm
các loại: đất có màu vàng chủ đạo, tầng dày thay đổi theo mức độ địa hình,
chủ yếu là đất có tầng dày, độ dốc lớn, địa hình đồi núi cao, chia cắt mạnh.
Phân bố chủ yếu ở các xã Phiêng Luông, Yên Phong và Yên Phú, đất có
thành phần cơ giới nặng, phản ứng của đất ít chua hoặc chua, hàm lƣợng mùn
và đạm tổng hợp từ khá đến giàu, lân tổng số giàu, lân dễ tiêu thấp.
Nhóm đất tầng dày có diện tích 237 ha chiếm 0,28 % tổng diện tích tự
nhiên, phân bố ở hai xã Đƣờng Âm và Yên Phong, nhóm đất này là sản phẩm
của sói mòn đất, tầng đất mỏng dƣới 30cm; thành phần cơ giới của đất biến
động từ nhẹ đến trung bình, đất có phản ứng chua, hàm lƣợng mùn và đạm
tổng số từ nghèo đến trung bình, lân nghèo, Kali nghèo, đây là nhóm đất xấu
cần đƣợc phục hồi bằng cách trồng rừng và tạo thảm thực vật che phủ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
10
Nguồn tài nguyên nƣớc ở Bắc Mê bao gồm sông Gâm chảy từ Cao Bằng
đổ về Na Hang (Tuyên Quang). Đoạn chảy qua Bắc Mê dài 45km, có nhiều
thác ghềnh, nƣớc chảy xiết, tầu thuyền không thể đi laị đƣợc. Hệ thống các
con suối lớn, nhỏ đều phân bổ trên địa bàn huyện, trong đó có các con suối
lớn nhƣ suối Minh Ngọc (suối Bản Chì), suối Ngòi Ma từ Tùng Bá đổ dồn về
sông Gâm, tạo nên nguồn nƣớc tƣới tiêu dồi dào cho sản xuất nông nghiệp và
thuỷ điện nhỏ. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, các huyện vùng núi cao
mực nƣớc ngầm rất sâu, trữ lƣợng thấp, khó khăn cho việc khai thác và đƣa
nguồn nƣớc này vào sinh hoạt và sản xuất. Mặc dầu không phải là một hụyện
có thế mạnh về nguồn nƣớc mặt nhƣng lại có nhiều loại thuỷ sản có giá trị.
Trên lƣu vực sông Gâm, có cá Dầm Xanh, Anh Vũ loại cá chỉ có ở lƣu vực
sông có nhiều ghềnh đá. Trong lịch sử loại cá này đã từng là đặc sản cúng tiến
cung đình.
Huyện Bắc Mê là một trong những huyện có nhiều tiềm năng lớn về đất
rừng. Số liệu thống kê của huyện cho biết tổng diện tích đất rừng là 46.300,33
ha, chiếm 55,24 % so với diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích rừng trồng
sản xuất là 224,06 ha, chiếm 0,48% diện tích đất rừng. Diện tích đất rừng phân
bố không đều rừng tập trung còn lại ở các xã vùng cao nhƣ xã Thƣợng Tân,
Phiêng Luông, Minh Sơn, Yên Cƣờng, Minh Ngọc. Do điều kiện khí hậu và
thổ nhƣỡng, rừng Bắc Mê có nhiều loại gỗ quý nhƣ Đinh, Trò, Nghiến, Lát
hoa, Pơmu, Trai Lý...
1.2 Nguồn gốc ngƣời Mông ở Bắc Mê
1.2.1 Tên gọi tộc ngƣời
Nguồn gốc lịch sử và tên gọi tộc ngƣời Mông cho tới nay vẫn tồn tại
nhiều ý kiến khác nhau. Ngƣời Trung Quốc gọi ngƣời Mông là Miêu Tử hay
Miêu Dân. Tìm hiểu về nguồn gốc tên gọi, nhiều học giả suy đoán rằng đây là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
11
tên do ngƣời Hán đặt. Bởi vì xét chữ Miêu Trung Quốc ngƣời ta thấy trên là
bộ thảo dƣới là chữ điền, có nghĩa là mầm mạ tốt. Từ đó các nhà nghiên cứu
cho rằng Miêu chắc chắn là một dân tộc biết làm ruộng từ rất sớm và sau này
Miêu đã trở thành tên gọi của tộc ngƣời đó. Miêu là dân tộc thích sống tự do,
đoàn kết và có tinh thần dũng cảm, luôn chống lại các chính sách bành trƣớng
thu phục của các tộc ngƣời lớn hơn vì vậy, trong sử sách Trung Quốc, Miêu
đƣợc nhiều lần nhắc tới nhƣ một dân tộc man di, mọi rợ đầy khinh miệt.Trong
truyền thuyết dân tộc Hán có nhắc đến ngƣời Miêu từ thời Hoàng Đế (thiên
niên kỉ thứ ba trƣớc công nguyên) và nói đến cuộc chiến tranh giữa hoàng đế
và Suy Vƣu (Theo các học giả Savina, Ngô Trạch Lâm, Trần Quốc Quân,
Lâm Tâm thì Suy Vƣu là ngƣời Mông), sang thời Nghiêu (-2357 - 2258),
Thuấn (- 2255 - 2208), thƣ tịch cổ nhiều lần nhắc đến ngƣời Miêu và những
cuộc xung đột giữa Hoa tộc và Miêu tộc.
Trong Kinh thi của Khổng Tử cũng chép đến Tam Miêu và giải thích
rằng do ngƣời ta căn cứ vào màu sắc quần áo mà gọi gồm Hồng Miêu, Thanh
Miêu, Bạch Miêu tức là Miêu Hồng, Miêu Xanh và Miêu Trắng.
Mạc Tử có ghi lại, trong cuộc chiến tranh giữa Hạ Vũ và Tam Miêu (Hạ -
2205 – 1766), tƣớng Miêu bị trúng tên, quân Miêu tan chạy, Tam Miêu suy
vong. Trải qua các triều đại Thƣơng, Ân, Chu, Tần, Hán, Tam Quốc … thƣ tịch
bẵng đi không ghi chép về Tam Miêu nữa. Theo sự suy đoán của nhiều học giả
thì thời gian này thế lực của nhà Hán mạnh nên ngƣời Mông bị đẩy về phƣơng
Nam cƣ trú ở núi Nam Lĩnh. Ở đây ngƣời Mông cũng nhƣ nhiều dân tộc khác
bị nhà Hán gọi là “Nam Man tử” nghĩa là ngƣời man rợ ở phƣơng Nam.
Đến thời Đƣờng, danh từ “Miêu tộc” lại xuất hiện trong sử sách. Trong
cuốn “Man thƣ” của Phàn Xƣớc có nói đến Miêu dân ở bốn ấp: Kiềm, Kinh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
12
Ba, Hạ, thuộc miền Hồ Nam, Quý Châu và Tứ Xuyên (tƣơng tự địa bàn ngƣời
Mông ngày nay ở Trung Quốc).
Từ những nguồn thƣ tịch nói trên, nhiều ngƣời cho rằng Miêu tử tồn tại
trong thời kì Hoàng Đế (giữa thiên niên kỉ thứ II TCN) là tổ tiên của ngƣời
Mông hiện nay sống ở Trung Quốc và Việt Nam. Trong cuốn “Lịch sử ngƣời
Mèo”, qua việc nghiên cứu truyền thuyết và tín ngƣỡng của họ tác giả Savina
đã cố gắng chứng minh ngƣời Mông có nguồn gốc ở phƣơng Tây. Trong thời
kì ngôn ngữ lẫn lộn sau sự kiện tháp Babel, ngƣời Mông tiến lên cƣ trú ở một
quả đồi cao, trọc, phủ đầy băng tuyết, ở đây ngày và đêm kéo dài với ngày và
đêm đằng đẵng. Truyền thuyết về vũ trụ của ngƣời Mông giống hệt thuyết
của ngƣời chaldee. Tác giả cho rằng chỉ có ngƣời Chaldee, ngời Ácmêni,
ngƣời Mông còn nhớ truyền thuyết tháp Babel. Từ truyền thuyết trên Savina
đã chứng minh rằng: ngƣời Mông thời nguyên thuỷ đã sinh sống ở vùng
Lƣỡng Hà, rồi đi về phía Bắc hoặc qua miền Capca hoặc Turkestan vào thời
kì không xác định, rồi do biến động khí hậu họ tìm đến vùng có khí hậu ôn
hoà hơn, có thể đó là lí do đã đƣa họ đến vùng Đông Á. Ngƣời Mông đã sinh
sống ở sông Hoàng Hà hơn 25 thế kỉ TCN. Tuy vậy, do gặp khó khăn trong
việc tìm ra dấu vết di chuyển, tác giả Savina đƣa ra giả thuyết là họ đã vƣợt
qua Tây Tạng [33].
Những giả thuyết này gợi mở cho các nhà khoa học tiến hành những
cuộc điều tra về mặt nhân chủng học. Theo các nhà Nhân chủng học, thì việc
hình thành nhân chủng gắn liền với môi trƣờng địa lí tự nhiên xung quanh.
Trong một cuộc điều tra nghiên cứu về nhân chủng học trong những năm
1934 – 1938 do giáo sƣ N.R. Morơde tổ chức ở hai tỉnh Tứ Xuyên và Quý
Châu thuộc miền Tây Trung Quốc, các nhà khoa đã tìm ra bằng chứng khẳng
định nguồn gốc Mônggôlốit của ngƣời Mông. Tiếp đó, các nhà khảo cổ học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
13
đã nghiên cứu bộ hiện vật Nam Kinh - Động Đình đã đi đến kết luận là các bộ
lạc Mông xuất hiện ở đây vào thiên niên kỉ thứ III TCN.
Đây là những chứng cứ khoa học để khẳng định nguồn gốc phƣơng Đông
ngƣời Mông. Ở Việt Nam, mặc dầu chƣa có tài liệu nhân chủng nào nghiên
cứu về ngƣời Mông, nhƣng qua các tài liệu lịch sử chúng ta biết ngƣời Mông
ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc. Do đó ngƣời Mông ở Việt Nam
cũng thuộc loại hình nhân chủng Mônggôlốit.
Từ khi di cƣ đến Việt Nam ngƣời Mông đã trở thành một thành phần trong
54 dân tộc ở Việt Nam. Dân tộc Mông có một truyền thống văn hoá độc đáo, có
bề dày lịch sử hàng nghìn năm trƣớc đây và trên 300 năm sau khi từ Trung Quốc
sang định cƣ ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Về tên gọi tộc
ngƣời thì có nhiều cách gọi khác nhau, ngƣời Kinh ở miền Bắc gọi ngƣời Mông
là Mèo, lý giải điều này xuất phát từ ngƣời Hán gọi ngƣời Mông là Miêu phát
âm gần nhƣ là Mèo. Do vậy, trong thời gian dài trƣớc đây các sách báo phổ biến
dùng danh từ Mèo nhƣ một tộc danh chính thức. Ở miền Trung phát âm theo
tiếng địa phƣơng còn gọi là Mẹo.
Danh từ này ngẫu nhiên trùng với tên con Mèo của ngƣời Việt… Vì vậy
phần lớn ngƣời Mông không thích nên đề nghị Chính phủ cho đƣợc gọi theo
cách bà con tự gọi mình là ngƣời Mông (Hmôngz). Từ Mông phát âm theo
đúng tiếng Mông là một từ âm mũi (Hmôngz). Trong khi đó, hệ thống âm phụ
tiếng Việt không có chữ nào ghi âm chính xác đƣợc tiếng âm mũi nói trên.
Các nhà nghiên cứu đã mƣợn phụ âm (Hm) để ghi âm tiếng Mông. Do đó khi
Nhà nƣớc chính thức ban hành Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam
ngƣời ta lại đọc theo kiểu phiên âm nên từ Hmông thành từ Hơmông
(H
’mông). Cách gọi này khiến nhiều ngƣời Mông ghét bỏ không kém ngƣời
Mèo trƣớc đây. Cho đến nay, tên gọi tộc ngƣời vẫn không làm nhiều ngƣời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
14
Mông thoả mãn vì vậy trƣớc khi tìm đƣợc một tên gọi thích hợp cho tộc
ngƣời mình thì ngƣời Mông tạm chấp nhận nhận cách gọi ngày nay là Mông
[3].
Theo tên tự gọi, ngƣời Mông có những nhóm chính sau đây:
Mông đấu – Mông trắng
Mông lềnh (Mông si) – Mông hoa (Mông đỏ)
Mông đú – Mông đen
Mông súa – Mông Hán
Các tên tự gọi này, cách phân biệt chủ yếu dựa vào sự khác nhau về y
phục và tiếng nói để phân biệt. Mông đấu sống tập trung ở huyện Đồng Văn,
Mèo Vạc, Quản Bạ (Hà Giang), Bảo Lạc (Cao Bằng). Ngoài ra, họ sống rải
rác trong các huyện Sông Mã, Yên Châu (Sơn La), Phong Thổ, Tủa Chùa (Lai
Châu), Mù Căng Chải, Trạm Tấu (Yên Bái). Ngƣời phụ nữ Mông đấu mặc
váy trắng bằng vải lanh do họ tự sản xuất.
Mông lềnh sống tập trung ở huyện Tủa Chùa, Điện Biên, Tuần Giáo (Lai
Châu), Trạm Tấu, Mù Căng Chải (Yên Bái), Thuận Châu, Mộc Châu (Sơn
La), Sa Pa, Bắc Hà. Mƣờng Khƣơng (Lào Cai), Hoàng Su Phì, Sín Mần (Hà
Giang). Đặc điểm của nhóm Mông này là phụ nữ mặc váy hoa phổ biến là hoa
văn đƣợc thêu bằng chỉ đỏ ở nửa dƣới của váy.
Mông đú cƣ trú ở các huyện Trạm Tấu (Yên Bái), Phong Thổ, Tủa Chùa
(Lai Châu) và một số sống rải rác ở Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La. Phụ nữ nhóm
này mặc váy màu đen.
Mông súa cƣ trú tập trung ở các xã Sính Phình (huyện Tủa Chùa, tỉnh Lai
Châu), một số nhỏ ở xã Lùng Phình (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai). Nhóm này
phụ nữ chủ yếu mặc váy và áo chủ yếu bằng vải bông, kiểu váy hơi khác so
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
15
với các nhóm Mông khác. Họ là những ngƣời thiên di vào nƣớc ta muộn hơn
so với các nhóm Mông khác [42].
Về mặt ngôn ngữ, giữa các nhóm Mông có sự khác nhau đôi chút. Sự
khác nhau giữa tiếng nói của Mông trắng, Mông hoa và Mông đen chủ yếu là
âm thanh nặng nhẹ. Do vậy, trên thực tế các nhóm Mông vẫn dùng ngôn ngữ
của mình làm phƣơng tiện giao tiếp bình thƣờng.
1.2.2 Địa bàn cƣ trú
Ngƣời Mông khác với nhiều dân tộc khác thƣờng sống ở trên núi cao, địa
thế hiểm trở, giao thông khó khăn. Lý giải về điều này truyền thuyết “Chử
Lầu” của dân tộc Mông có ghi lại câu truyện nhƣ sau: Trong thời kì trời đất
còn hỗn mang mờ mịt, Chử Lầu đã sai ông Chày, bà Chày làm ra bầu trời,
mặt đất. Tạo ra loài ngƣời và vạn vật, loài ngƣời sinh sôi, rồi trải qua nạn lụt
lớn, chỉ còn hai anh em ruột, họ phải lấy nhau rồi sinh ra con đàn cháu đống.
Nhƣng loài ngƣời thƣờng gây chuyện đánh nhau để tranh giành đất tốt hay
xấu. Chử Lầu đã nghĩ cách chia đất cho họ. Ông đã mở ra cuộc thi, ngƣời ở
các nơi tập trung hết vào một chỗ. Đúng đêm khuya Chử Lầu cho đánh một
hồi trống. Ngƣời nghe tiếng trống chạy, chạy cho đến lúc mặt trời lên thì dừng
lại. Ai đến đâu thì là chỗ tụ cƣ của giống mình đến đó. Hồi trống vừa dứt thì
ông tổ của ngƣời Mông đã băng qua đƣợc mấy trái núi. Đúng lúc mặt trời loé
sáng thì ông dừng lại ở trái núi cao, không kịp chạy xuống thung lũng. Thế là
từ đó ngƣời Mông sống trên núi cao.
Gạt bỏ đi yếu tố thần thoại và qua những cứ liệu lịch sử chúng ta có thể
thấy rằng đây là một tập quán, một thói quen của một dân tộc đƣợc hình thành
do những yếu tố lịch sử. Họ là một dân tộc yêu tự do, khát vọng công bằng
và hoà bình. Do những cuộc xung đột tộc ngƣời mà ngƣời Mông luôn “ẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
16
mình” trên núi cao tránh những đè nén, áp bức, bất công còn sót lại cho tới
ngày hôm nay.
Nhiều sử sách đã chứng minh rằng, từ lâu ngƣời Mông đã xuất phát từ
Trung Quốc mở đầu cuộc thiên di tới những vùng đất mới với tƣ cách là
những ngƣời chống áp bức đi tìm tự do. Có lẽ tập quán du canh du cƣ dài
dằng dặc của ngƣời Mông cũng là dấu vết lịch sử ghi lại quá trình gian khổ đi
tìm tự do. Họ thiên di xuống phƣơng Nam vào Việt Nam và các nuớc vùng
Đông Nam Á. Đến Việt Nam, là đến với miền đất hứa, nơi mà họ đã lƣu
truyền câu truyện: “… nơi có quả bí to nhƣ vạc mà lợn rừng có thể khoét lỗ
chui vào đó vừa làm ổ, vừa làm thức ăn cho lợn con; nơi trồng cây, gốc có củ,
thân có bắp, ngọn trổ lúa…”. Nguời Mông di cƣ vào Việt Nam với 3 thời kì
thống nhất.
Thời kì sớm nhất bắt đầu cách đây khoảng 350 năm (14 đời ngƣời). Đó
là nhóm Hmông đầu tiên từ Quý Châu xuống Vân Nam (Trung Quốc) rồi vào
vùng đất Mèo Vạc, Đồng Văn của tỉnh Hà Giang (Việt Nam). Những ngƣời
già Hmông còn nhớ rằng, sau khi rời Quý Châu, tổ tiên của họ từng sinh sống
rất lâu ở một địa danh đƣợc ngƣời Hmông gọi là Pàu Tàu Làng, đó chính là phủ
Khai Hoa, một vùng đất của Châu Vân Sơn thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc
ngày nay).
Giai đoạn thứ hai cách đây trên 200 năm (khoảng 10 đời ngƣời), đây là giai
đoạn ngƣời Hmông di cƣ đông nhất. Họ vào theo hai hƣớng chính. Một hƣớng
tiếp tục tràn vào cao nguyên Đồng Văn rồi di cƣ sang Bảo Lạc (Cao Bằng), Bắc
Mê, Xín Mần, Hoàng Su Phì (Hà Giang)… Một hƣớng vào Xi Ma Cai và
Mƣờng Khƣơng rồi xuống Văn Bàn (Lào Cai), Mù Căng Chải, Trạm Tấu (Yên
Bái), sang Sa Pa (Lào Cai), Phong Thổ, Sìn Hồ, Điện Biên (Lai Châu).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
17
Giai đoạn thứ ba cách đây chừng 150 năm (khoảng 6 – 7 đời ngƣời),
ngƣời Hmông tiếp tục vào Việt Nam theo các đƣờng Phong Thổ (Lai Châu),
Xi Ma Cai và Mƣờng Khƣơng (Lào Cai). Từ đây họ đi sâu vào vùng Tây Bắc,
đến Tủa Chùa, Tuần Giáo (Lai Châu), Thuận Châu, Sông Mã (Sơn La). Một
bộ phận từ Mù Cang Chải sang Bắc Yên, Phù Yên rồi xuống vùng núi Mộc
Châu (Sơn La) và điểm dừng cuối cùng là vùng núi Tây Thanh Hoá. Cũng
trong thời gian này, một nhóm Hmông ở Xiêng Khoảng (Lào) đã tràn vào
vùng núi Thanh Hoá - Nghệ An và cƣ trú tập trung tại huyện Kỳ Sơn tỉnh
Nghệ An. [20]
Nhƣ vậy, ngƣời Mông bắt đầu sinh sống ở Bắc Mê cách đây khoảng 200
năm. Trong khoảng thời gian dài đó, ngƣời Mông từ Trung Quốc, Đồng Văn,
Mèo Vạc, Cao Bằng tiếp tục di cƣ đến theo các nhóm nhỏ. Dần dần tạo thành
một cộng đồng ngƣời Mông Bắc Mê đông đảo nhƣ ngày nay.
Ngƣời Mông cho rằng để tránh kẻ thù họ phải trốn ở những nơi vực sâu
núi thẳm, vì vậy họ họ chọn cho mình nơi sinh sống là vùng núi cao. Ở Bắc
Mê ngƣời Mông chủ yếu cƣ trú ở các xã Phiêng Luông, Thƣợng Tân, Yên
Cƣờng, Minh Sơn. Tại đây họ đã sinh con đàn cháu đống, cho đến nay ngƣời
Mông ở Bắc Mê chiếm 22% dân số toàn huyện, đứng sau dân tộc Tày và dân
tộc Dao. Cuộc sống của họ tuy còn nhiều khó khăn song với sự nỗ lực và
những kinh nghiệm lâu đời trong sản xuất nông nghiệp, họ đã góp phần làm
phong phú thêm đời sống kinh tế xã hội của huyện Bắc Mê.
Tiểu kết
Bắc Mê - một huyện miền núi nghèo của tỉnh Hà Giang là nơi cƣ trú của
các dân tộc ít ngƣời, trong đó có ngƣời Mông. Họ sống tập trung ở các vùng
núi đá cao nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Trải qua 200 năm kể từ khi
di cƣ vào mảnh đất này, ngƣời Mông đã tồn tại và phát triển một nền nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
18
nghiệp độc đáo với đời sống văn hoá, vật chất mang sắc thái riêng biệt.
Ngƣời Mông ở huyện Bắc Mê đang vƣơn lên xoá đói giảm nghèo và đã đạt
đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Vì vậy, những hiểu biết trong nông nghiệp
của họ cần đƣợc nghiên cứu để kết hợp với việc ứng dụng những thành tựu
khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp có hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
19
CHƢƠNG 2
KIẾN THỨC BẢN ĐỊA TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA
NGƢỜI MÔNG Ở HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG
2.1 Quan niệm về kiến thức bản địa
Theo tác giả Hoàng Xuân Tý, kiến thức bản địa (Indigenouse knowledge)
còn đƣợc gọi là kiến thức truyền thống (Traditionnal knowledge) hay kiến
thức địa phƣơng (Local knowledge) là hệ thống kiến thức của các dân tộc bản
địa, hoặc của một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó. Nó tồn tại và phát
triển trong những hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên
trong cộng đồng ở một vùng địa lý xác định [30].
Trong những năm gần đây kiến thức bản địa đã đƣợc các nhà nghiên cứu
trong ngoài nƣớc quan tâm và đã đề cập trong các công trình nghiên cứu với
những tên gọi khác nhau nhƣ tri thức bản địa, tri thức dân gian, văn hoá
truyền thống, kiến thức địa phƣơng, tri thức tộc ngƣời… Các cách gọi khác
nhau này cho thấy những quan niệm và cách hiểu khác nhau về nội hàm của
cụm từ “Kiến thức bản địa”. Ngân hàng thế giới (World Bank) định nghĩa: Tri
thức bản địa là tri thức địa phƣơng, là nền tảng cơ bản cho việc thiết lập các
quyết định liên quan đến địa phƣơng trên mọi lĩnh vực của cuộc sống đƣơng đại
bao gồm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dinh dƣỡng, thức ăn, y tế,
giáo dục và trong các hoạt động xã hội và cộng đồng. Tri thức bản địa còn cung
cấp các chiến lƣợc nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra cho cộng đồng dân cƣ địa
phƣơng. Tác giả Louise Grenier định nghĩa: Kiến thức bản địa là vốn kiến thức
duy nhất, truyền thống và của một địa phƣơng, tồn tại và phát triển dƣới các điều
kiện cụ thể của những ngƣời dân bản địa trong một khu vực địa lý nhất định. Sự
phát triển của hệ thống kiến thức bản địa trong tất cả các khía cạnh của cuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
20
sống, kể cả việc quản lý môi trƣờng tự nhiên, từ lâu đã là vấn đề sống còn đối
với những con ngƣời sáng tạo ra chúng. Các hệ thống kiến thức bản địa cũng có
tính động, kiến thức mới liên tục đƣợ bổ sung. Các hệ thống này luôn đổi mới
trong lòng nó và cũng sẽ tiếp nhận, sử dụng và thích nghi với kiến thức bên
ngoài nhằm phù hợp với điều kiện của địa phƣơng.
Tác giả Lê Trọng Cúc cho rằng: Tri thức địa phƣơng hay còn gọi là tri
thức bản địa là hệ thống tri thức của các cộng đồng dân cƣ bản địa ở quy mô
lãnh thổ khác nhau. Tri thức địa phƣơng đƣợc hình thành trong quá trình lịch
sử lâu đời, qua kinh nghiệm ứng xử với môi trƣờng xã hội, đƣợc hình thành
dƣới nhiều dạng thức khác nhau, đƣợc truyền từ đời này sang đời khác qua trí
nhớ, qua thực tiễn sản xuất và thực hành xã hội. Nguyễn Duy Thiệu cho rằng:
Tri thức dân gian là một phức hệ những kinh nghiệm đƣợc truyền từ đời này
sang đời khác. Nó cũng đƣợc hình thành trong thế ứng xử giữa hoạt động của
con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên để kiếm sống. Tri thức dân gian cũng chỉ
tồn tại trong từng điều kiện môi trƣờng cụ thể. Bởi thế nó cũng thƣờng đƣợc
gọi là tri thức bản địa hoặc cụ thể hơn là tri thức của ngƣời bản địa
(knowledge of indigenous).
Tác giả Phạm Quang Hoan cho rằng: Tri thức địa phƣơng đƣợc hiểu ở
các cấp độ khác nhau. Một là, “tri thức địa phƣơng” (hay “tri thức bản địa”,
“tri thức dân gian”, “tri thức tộc ngƣời”) là toàn bộ những hiểu biết, những
kinh nghiệm của một tộc ngƣời nhất định đƣợc tích luỹ, chọn lọc và trao
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vốn tri thức đó đƣợc phản ánh trong
các lĩnh vực khác nhau của đời sống cộng đồng để mỗi tộc ngƣời sinh tồn,
phát triển và thích nghi trƣớc những biến đổi đã và đang diễn ra. Nói cách
khác, tri thức địa phƣơng là phƣơng thức ứng xử, là đặc tính thích nghi với
những điều kiện sinh thái nhân văn của mỗi tộc ngƣời. Cũng có thể coi đó là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
21
bản sắc văn hoá tộc ngƣời. Hai là, “tri thức địa phƣơng” là tri thức của các
cộng đồng tộc ngƣời cùng cộng cƣ trong một vùng sinh thái hay một vùng
văn hoá nhất định. Trong trƣờng hợp này tri thức địa phƣơng cũng phản ánh
xu hƣớng giao lƣu và biến đổi văn hoá hay thích nghi văn hoá giữa các tộc
ngƣời [10].
Các khái niệm tri thức bản địa, tri thức địa phƣơng hay kiến thức truyền
thống, tri thức dân gian… trong các bài nghiên cứu thƣờng đƣợc đổi lẫn cho
nhau. Trong bài nghiên cứu về kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong
nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên tác giả Hoàng Xuân Tý cho
rằng các cụm từ trên là đồng nghĩa. Tuy nhiên, theo ý kiến của tác giả
Mugabe thì có sự khác biệt đôi chút giữa khái niệm Tri thức bản địa và tri
thức truyền thống. Theo ông “ tri thức bản địa là tri thức được duy trì bởi
một nhóm người dân, những người tự nhận là người bản xứ của một địa
phương dựa trên cơ sở sự khác biệt nhau về văn hoá và sự chiếm giữ lãnh
thổ trước tiên liên quan đến dân số mới di cư đến trong một thời gian gần
đây, với sự khác biệt của chính bộ phận này và nền văn hoá có ảnh hưởng
lớn. Tri thức truyền thống, mặt khác là tri thức được được duy trì bởi các
thành viên của một nền văn hoá khác biệt và/ hoặc đôi khi đạt được bằng
cách hướng đặc biệt tới nền văn hoá đó và liên quan đến chính nền văn hoá
và môi trường địa phương mà nó tồn tại”. Ông kết luận rằng: “tri thức bản
địa ăn khớp rõ ràng với sự phân loại tri thức truyền thống, nhưng truyền
thống không tự động là bản địa”. Bản thân Mugabe trong các bài nghiên cứu
của mình cũng đã khẳng định: “đã có rất nhiều lỗ lực khác nhau để xác định
quan niệm về tri thức truyền thống và tri thức bản địa và cư dân bản địa,
nhưng trong một chừng mực nhất định thì vẫn chưa có một định nghĩa nào
được toàn cầu chấp nhận” [12].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
22
Trên cơ sở tham khảo các quan điểm của các nhà nghiên cứu trên, tác giả
luận văn đồng nhất với quan điểm của Ngô Đức Thịnh cho rằng: Tri thức bản
địa là toàn bộ những hiểu biết của con ngƣời về tự nhiên, xã hội và bản thân,
hình thành và tích luỹ trong quá trình lịch sử lâu dài của cộng đồng, thông qua
trải nghiệm trong quá trình sản xuất, quan hệ xã hội và thích ứng môi trƣờng.
Nó tồn tại dƣới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này sang đời khác
bằng trí nhớ và bằng thực hành xã hội [38].
Có thể nói, trong một thời gian dài kiến thức bản địa đã từng coi là sự
lạc hậu và “thiếu chuyên nghiệp”, trong các dự án phát triển kinh tế địa
phƣơng nó thƣờng bị bỏ qua thậm chí còn bị coi là một trở ngại trong việc
triển khai các kiến thức khoa học. Tuy nhiên, qua sự thất bại của các dự án
này, ngƣời ta đã nhận ra rằng muốn phát triển đƣợc phải có sự bắt tay giữa
các nhà khoa học với cƣ dân địa phƣơng. Các nhà khoa học thay vì giảng giải
các kiến thức khoa học cho ngƣời dân hiểu mà ngƣợc lại họ ngồi lắng nghe
những kinh nghiệm của ngƣời dân nhƣ một học trò thực thụ. Kiến thức bản
địa bắt đầu đƣợc nhìn nhận một cách nghiêm túc trong sự so sánh với các kiến
thức khoa học (Bảng 1, trang 22).
Ngày nay kiến thức bản địa đang đƣợc đề cao, tuy vậy không phải kiến
thức bản địa nào cũng đƣợc sử dụng nhƣ nhau và phát huy tính tích cực của
nó trong bối cảnh mới. Bởi vì một số kiến thức bản địa có thể không có hiệu
quả thậm chí còn kìm hãm sự phát triển do điều kiện hình thành nên tri thức
bản địa trƣớc kia khác với bối cảnh xã hội hiện nay. Trong bối cảnh mới kiến
thức bản địa vẫn có thể nảy sinh trong một cộng đồng dân cƣ nhất định.
Những tri thức ấy cũng đáng quý nhƣ những tri thức mà ông cha ông ta tích
luỹ đƣợc vì vậy cần có sự kết hợp với khoa học hiện đại để nhƣng kiến thức
ấy ngày càng có giá trị hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
23
Bảng 1. Sự khác nhau giữa Kiến thức bản địa và Kiến thức khoa học
Các lĩnh vực
tri thức
Kiến thức bản địa Kiến thức khoa học
1.Phạm vi
Linh thiêng và thế tục cùng đồng
hành; bao gồm cả siêu nhiên
Hội nhập toàn thể, dựa vào hệ
thống
Đƣợc lƣu giữ thông qua truyền
miệng và trong các thực hành văn
hoá
Chỉ tính tới thế tục; loại
trừ siêu nhiên
Phân tích hay quy giản, dựa
vào các tập hợp nhỏ của các
đoàn thể
Đƣợc lƣu giữ thông qua
sách vở và máy tính
2. Mức độ
chân lí
Đƣợc coi là chân lí
Chủ quan
Chân lí đƣợc thấy trong tự nhiên và
trong niềm tin
Giải thích dựa vào ví dụ, kinh
nghiệm và tục ngữ
Đƣợc coi là tiếp cận
gần nhất đến chân lí.
Chân lí đƣợc tìm thấy
từ sự lí giải của con ngƣời
Giải thích dựa vào giả
thuyết, lí thuyết và quy luật
3. Mục đích
Trí tuệ lâu dài
Thực tế cuộc sống và tồn tại
Có khả năng dự báo tốt ở địa
phƣơng (Có giá trị về sinh thái)
Yếu hơn trong các điều kiện ở các
vùng xa, khác
Suy đoán ngắn hạn
Trừu tƣợng; trải qua kiểm
tra
Có khả năng dự báo tốt
trong điều kiện tự nhiên
(có giá trị về duy lý)
Yếu trong việc sử dụng
kiến thức địa phƣơng
4. Cách
dạy và học
Lĩnh hội mất nhiều thời gian (kiến
thức chậm)
Học thông qua cách sống, trải
nghiệm và làm
Dạy thông qua ví dụ, làm mẫu, tôn
giáo và kể chuyện
Đƣợc kiểm nghiệm thông qua các
tình huống thực tế
Lĩnh hội nhanh (kiến
thức nhanh)
Học thông qua giáo dục
chính thức
Dạy thông qua sách giáo khoa
Đƣợc kiểm nghiệm giả
tạo trong các kiểm tra
Nguồn: [30]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
24
2.2 Hệ thống kiến thức bản địa trong sản xuất nông nghiệp của
ngƣời Mông ở huyện Bắc Mê trong truyền thống
Trải qua hàng trăm năm canh tác ở trên núi cao, ngƣời Mông ở Bắc Mê
đã tích luỹ cho mình một hệ thống kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
Những kinh nghiệm ấy đã giúp ngƣời Mông chinh phục tự nhiên, sống hoà
đồng với tự nhiên và cải tạo tự nhiên. Những kinh nghiệm ấy rất đáng quý
đƣợc thể hiện từ khâu chọn đất canh tác, chọn giống cây trồng, cho tới đoán
định thời tiết, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản…
2.2.1 Trong trồng trọt
2.2.1.1 Lựa chọn đất canh tác
Khâu chọn đất canh tác đƣợc ngƣời Mông đặc biệt chú trọng. Nó quy định
năng xuất và các giống cây trồng. Trải qua những tháng ngày đằng đẵng sống
cuộc đời du canh du cƣ ngƣời Mông ở Bắc Mê đã tích luỹ cho mình những kinh
nghiệm trong chọn đất canh tác trƣớc hết là chọn đất làm nƣơng rẫy.
Lựa chọn đất làm nƣơng
Theo ngƣời Mông nƣơng rẫy là một mảnh đất rừng đã đƣợc chặt phá,
dọn rồi đốt, đƣợc chọc lỗ hoặc xới lên để trồng trọt. Ngƣời Mông gọi đó là
Têz. Ngƣời Mông có quan niệm rất đơn giản về nƣơng, từ lâu đồng bào đã
truyền nhau câu: “Đất cũng có tên, chỗ nào cũng là đất, lấy dao phát được
“một khóm” gọi là nương; chỗ nào cũng là đất, tra một cây xuống được gọi
là nương” [27]. Nhƣ vậy nƣơng trong tầm thức của ngƣời Mông là bất cứ
mảnh đất nào dù to dù nhỏ, chỉ cần trồng nên “một khóm”, tra đƣợc “một
cây” thì đó chính là nƣơng. Nghĩa là yếu tố quan trọng của mảnh đất làm nên
một nƣơng không phải là vấn đề diện tích mà là chất đất.
Ngƣời Mông Bắc Mê cho rằng mảnh đất cho năng suất tốt nhất là mảnh
đất ở thung lũng (á cư ha) nơi có rừng già, đất có màu đen, tơi xốp, độ ẩm
cao, có lẫn nhiều đá nhỏ màu đen, có lớp đất đen dầy từ 20 – 30cm là đất rất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
25
tốt. Ở mảnh đất này có các cây to, già, có nhiều cành mục mọc các cây nhƣ
cây gạo, cây vông hoặc là rừng mọc nhiều tre, nứa, chuối rừng. Loại đất này
thì thích hợp với hầu hết các loại cây trồng đặc biệt là lúa. Mảnh đất tốt sẽ cho
năng suất cao, có thể trồng đƣợc từ 3 – 4 vụ mới bạc màu. Ngoài ra đất ở
sƣờn đồi núi thấp (á giông) cũng là loại đất tốt trồng các loại cây nhƣ ngô,
thuốc phiện và các loại cây ngắn ngày, có thể cho 3 – 4 mùa vụ tốt tƣơi đất
mới bạc màu. Loại đất này có đặc điểm là đất có màu đen, đỏ sẫm hoặc nâu
sẫm, lớp đất trên mặt tơi xốp có độ dày khoảng 20 – 30cm, nếu có lẫn đá nhỏ
màu đen thì càng tốt.
Đất đồi trọc (á liệt sứ) là đất màu vàng đỏ, thịt dẻo, có lẫn đá sỏi, độ dốc
tƣơng đối lớn, ở đây mọc các loại cây có độ cứng lớn nhƣng không to. Loại đất
này thích hợp với các loại cây công nghiệp ngắn ngày và các loại cây ăn quả.
Đất núi cao (á há trông) có màu xám lẫn nhiều sỏi đá, đất mọc nhiều cây
bụi, cây leo và cỏ gianh thì không thể sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
Loại đất này chủ yếu trồng rừng tái sinh để cải tạo đất.
Chọn đƣợc đất, ngƣời Mông ở Bắc Mê có kinh nghiệm nếm đất, họ dùng
quốc bổ xuống đất hoặc mũi dao quắm bổ sâu xuống đất khoảng từ 10 – 15
cm lấy lên nếm thử. Nếu đất có vị mặn là đất tốt, ngƣợc lại đất có vị chua là
đất xấu gieo trồng sẽ cho năng suất thấp. Đất tốt không chỉ là miếng đất có độ
nhiều màu mà còn là mảnh đất có độ ẩm cao. Kinh nghiệm của ông cha để lại
khi mùa xuân đến, tiết trời khô ráo, chọc con dao nhọn hoặc một cái que vót
nhọn sâu xuống đất khoảng 20 – 30cm rồi rút lên, nếu dính đất thì đó là đất có
độ ẩm, độ ẩm của đất ít hay nhiều phụ thuộc vào đất dính trên dao nhiều hay
ít, độ ẩm cao đất sẽ giữ đƣợc dinh dƣỡng ngƣợc lại độ ẩm thấp thì đất có phì
nhiêu đến mấy thì cũng bị mƣa làm rửa trôi các lớp màu ở trên, với loại đất
này thì chỉ có thể làm nƣơng 2 – 3 vụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
26
Sau khi chọn đƣợc mảnh đất làm nƣơng ƣng ý, ngƣời Mông Bắc Mê đánh
dấu quyền sở hữu của mình bằng cách phát một khoảnh nƣơng sau đó chặt một
cây nhỏ sau đó chẻ đầu cài một đoạn cây khác thành hình chữ thập rồi cắm ở
mảnh đất vừa phát để khẳng định chỗ đất đó đã có chủ. Cách đánh dấu này là
quy định chung của cả cộng đồng và đƣợc cộng đồng bảo vệ. Nếu thành viên
nào cố ý sử dụng đất đã đánh dấu thì sẽ bị phạt theo quy ƣớc của bản.
Khi phát nƣơng họ chọn những cây nhỏ và dây leo phát trƣớc rồi sau đó
mới chặt cây to để không bị sót lại các cây nhỏ do bị các cây to đè lên. Để đất
không bị sói mòn họ thƣờng chỉ khai phá những mảnh đất ở ven chân đồi và
thung lũng, phía trên vẫn để cho rừng phát triển. Còn đối với mảnh đất ở
chân nƣơng họ xếp đá be bờ hoặc trồng cây chuối để chống sói mòn đất và
giữ độ ẩm cho cây trồng phát triển. Sau khi phát nƣơng xong họ để nguyên
cây cối tại chỗ chờ một thời gian cho khô, trƣớc khi tiến hành đốt nƣơng họ
chọn những cây nào có thể làm củi đƣợc thì chặt đem về làm củi đun. Sau đó
dọn gọn xung quanh nƣơng vun những cây đã khô vào giữa nƣơng để tranh
cháy lan ra khu đất bên cạnh. Trƣớc kia, đồng bào thƣờng đốt nƣơng vào buổi
trƣa lúc trời nắng to tận dụng lúc có gió và đốt theo chiều gió để đảm bảo
cháy sạch, qua thời gian để bảo vệ rừng họ đốt nƣơng vào buổi sáng để tránh
cháy lan và phải phát xung quanh nƣơng một khoảng trống. Sau khi đốt xong
một vài ngày nếu họ thấy những cành cây, khúc gỗ nào chƣa cháy hết thì họ
lại gom lại thành từng đống đốt cho cháy hết. Chờ một vài ngày cho đất nguội
lúc đó công việc tra hạt mới bắt đầu. Đối với nƣơng cũ chỉ cẫn dọn và đốt cỏ
sau đó tiến hành cày cuốc.
Ngƣời Mông ở Bắc Mê chia đất thành các loại khác nhau nhƣ:
- Theo địa hình:
+ Têz tơư taox: Chỉ những mảnh đất đƣợc khai phá dƣới chân núi hay ở
gần khu vực chân núi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
27
+ Têz tăng taox: nƣơng ở sƣờn núi hay ven sƣờn núi.
+ Têz txi taox: nƣơng ở gần đỉnh núi
+ Têz caz hangr: nƣơng trong các thung lũng hẹp.
+ Blăngs têz: nƣơng trên các bãi khá bằng phẳng.
+ Têz châuv cƣx: nƣơng trong các khe suối.
+ Têz chuôiv: Nƣơng ở các khe núi.
Phân loại theo giống cây trồng:
+ Têz paoz cư: Nƣơng trồng ngô
+ Têz blêx: Nƣơng tra lúa
+ Têz tâuv pâur: Nƣơng trồng đỗ tƣơng.
+ Têz caov: Nƣơng trồng khoai
+ Têz max: Nƣơng trồng lanh
Theo loại đất:
+Têz viêngx: Nơi có đất đai màu mỡ thích hợp cho việc canh tác.
+ Têz fêv: Nƣơng đất xấu canh tác cho năng xuất thấp.
+ Têz kraor luôx: Nƣơng mới phát, gieo trồng lần đầu.
+ Kuz têz: Nƣơng đã bỏ rồi quay lại làm.
+ Têz taox phiênx: Nƣơng ở nơi đất cao
+ Têz tsơư kik: Nƣơng ở vùng đất trũng, thấp.
+ Têz tox nxăngz: Nƣơng ở nơi đất dốc
Nhìn chung nƣơng rẫy của ngƣời Mông đƣợc chia làm hai loại:
- Nương du canh (Têz phax): Là loại nƣơng không đƣợc sử dụng thƣờng
xuyên, liên tục. Trƣớc kia đây là loại nƣơng chính, mỗi nhà tuỳ vào điều kiện
và số ngƣời mà có nhiều hay ít đám nƣơng. Mỗi năm chỉ gieo trồng trên một
hay hai đám nƣơng và mỗi đám nƣơng chỉ gieo trồng từ 2 – 3 vụ tuỳ thuộc
chất đất tốt hay xấu, sau đó bỏ hoá cho rừng tái sinh sau đó chuyển sang canh
tác cánh rừng đã bị bỏ hoá. Thời gian bỏ dài hay ngắn tuỳ thuộc vào gia đình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
28
có nhiều hay ít đất. Trƣớc đây do dân số ít thời gian bỏ hoá thƣờng 7 – 10
năm. Hiện nay do sức ép của dân số và tài nguyên môi trƣờng thời gian bỏ
hoá xuống còn khoảng 3 – 4 năm có gia đình xuống 1 – 2 năm.
- Nương định canh (Têz lâus): Là loại đất canh tác cố định của ngƣời Mông,
đó là những mảnh đất gần nhà có độ dốc không lớn đƣợc ngƣời dân sử dụng dân
sử dụng canh tác liên tục bằng cách gối vụ và thay đổi cây trồng, những năm đầu
trồng ngô, sau đó trồng các cây đậu và rau để vừa có sản phẩm thu hoạch và tăng
thêm độ phì cho đất. Gắn liền với loại hình làm nƣơng này là kĩ thuật canh tác
dùng cày, sử dụng phân bón, thâm canh, luân canh, xen canh, năng suất khá ổn
định [58] .
Lựa chọn đất làm ruộng
Sinh sống trên núi cao cũng nhƣ ngƣời Mông ở các địa phƣơng khác,
ruộng của ngƣời Mông Bắc Mê là loại hình ruộng bậc thang.
Đất để khai phá ruộng bậc thang, những mảnh đất đƣợc chọn phải là
những mảnh đất nằm giữa chân đồi, giữa hai sƣờn đồi hoặc trên sƣờn núi đất.
Độ dốc của mảnh đất đƣợc khai phá phải không quá lớn ( dƣới 500). Nơi làm
ruộng phải có nguồn nƣớc tự nhiên là các mạch nƣớc ngầm đùn lên hay là các
con suối. Đất đƣợc chọn khai phá phải có khả năng tạo mặt bằng, ít sỏi đá, ít
cây to, cỏ mọc dầy và tƣơi tốt. Đầu tiên dùng dao phát cỏ, dọn sạch mặt đất,
sau đó dùng quốc đánh các cây to đi, tiếp đến mới là việc san ruộng. Việc tạo
mặt bằng có thể tiến hành từ dƣới lên hoặc từ trên xuống.
Với các sƣờn đồi có độ dốc dƣới 300 ngƣời Mông thƣờng đào từ dƣới
lên. Cách làm này giữ đƣợc độ màu cho đất trên bề mặt ruộng một cách đối đa
nhƣng tiến độ lại chậm. Ở các mảnh đất có độ dốc trên 300 thì ngƣời ta
thƣờng tiến hành san từ trên xuống dƣới, ƣu điểm của cách làm này là tiến độ
nhanh nhƣng hạn chế của nó là giữ lại màu cho ruộng ít. Việc tạo mặt bằng
cho ruộng là công việc khó khăn nhất vì nó liên quan đến việc chia nƣớc cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
29
toàn bộ ruộng lúa. Trong điều kiện độ dốc của mảnh đất cao đồng bào không
thể tạo ra ra các mặt bằng lớn trên các thửa ruộng bậc thang thƣờng không
lớn, độ chênh nhau giữa các thửa thƣờng ở mức 1 – 1,5m [13]. Công việc đắp
bờ là công đoạn vất vả nhất, ngƣời ta phải lấy những phiến đá xếp quanh
mảnh đất làm ruộng, sau đó dùng cuốc bƣớm cào đất đắp vào bên trong và
bên trên của từng hàng đá.
Nguồn nƣớc cung cấp cho ruộng là một việc rất quan trọng, ngƣời ta phải
đào những con mƣơng chạy ngang sƣờn núi để dẫn nƣớc từ khe vào ruộng.
Chiều dài của con mƣơng có thể là vài trăm mét hoặc lên tới vài ba cây số tuỳ
thuộc vào nguồn nƣớc ở xa hay gần. Nƣớc bao giờ cũng ở thửa ruộng trên
cùng và theo các rãnh nhỏ chảy xuống các thửa ruộng dƣới.
2.2.1.2 Lịch nông vụ
Nhìn chung ngƣời Mông ở Bắc Mê cũng tuân theo những hiểu biết chung
về sự vận hành của mặt trăng và mặt trời từ đó định ra lịch thời vụ để canh tác
và sinh hoạt. Lịch nƣơng rẫy truyền thống của ngƣời Mông là kiểu lịch Thập
nhị chi, có tháng năm đều tƣơng ứng với 12 con vật theo một quy định nhất
định. Những con vật đó là biểu tƣợng của năm, tháng mà còn là biểu hiện cho
những điềm lành, dữ, tốt, xấu liên quan đến mùa màng và toàn bộ đời sống
nói chung.
+ Luôr shông – năm con thỏ: năm trắng, năm đƣợc mùa, cây gì cũng có quả.
+ Jax shông – năm con rồng: năm khô, ít mƣa, hay bị hạn hán, không
thuận lợi cho mùa màng.
+ Naz shông – năm con rắn: năm hạn hán, cây cối thiếu nƣớc.
+ Nênhl shông – năm con ngựa: Mùa màng thất thƣờng nhƣ con ngựa thồ
đi thồ về.
+ Jangx shông – năm con dê: Là năm ăn rau, ăn cỏ, nhiều ngƣời phải bỏ
đi làm việc khác, có nghĩa là mùa màng thất bát.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
30
+ Liêz shông – năm con khỉ: Năm đói phải đi tìm ăn.
+ Keiz shông – năm con gà: Năm sâu bệnh phá hoại nhiều, gieo trồng
không tốt.
+ Đêr shông – Năm con chó: Là năm ăn xin có nhiều trộm cắp.
+ Buô shông – năm con lợn: Là năm “đen”, mƣa rất nhiều, đất đai dễ bị
xói mòn, úng ngập.
+ Na shông – Năm con chuột hay là năm con sóc: năm có gió to mƣa
lớn, đời sống thất thƣờng, lúc no, lúc đói.
+ Nhux shông – Năm con bò: Năm cày cấy, ăn nhiều và làm việc cũng vất vả.
+ Tsor shông – Năm con hổ: Năm đƣợc mùa, mọi việc làm đều thuận lợi
Ngƣời Mông dựa vào chu kì trăng tròn gồm 30 ngày để từ đó định ra
tháng. Mƣời hai con vật trên cũng là tên 12 tháng của ngƣời Mông. Tháng mở
đầu là tháng con thỏ và kết thúc là tháng con hổ là tháng 12. Tên mặt trăng
(Hli) trở thành tên tháng và tên mặt trời (Hnuz, Hnôngz) trở thành tên ngày.
+ Tháng con thỏ (Luôr hli) là tháng 1: Nghỉ ăn tết. Từ giữa tháng tập
trung chặt cây, rẫy cỏ, trồng khoai lang, khoai sọ trên nƣơng du canh. Tiến
hành cày ở nƣơng định canh. Cuối tháng thu hoạch đậu răng ngựa.
+ Tháng con rồng (Jax hli) là tháng 2: Đốt dọn nƣơng, tra ngô sớm. Làm
nƣơng ngô muộn trên nƣơng du canh, trích nhựa thuốc phiện. Cày nốt nƣơng
định canh và tiến hành gieo ngô, trồng lanh, trồng đỗ tƣơng, đậu cô ve.
+ Tháng con rắn (Naz hli) là tháng 3: Phát nƣơng lúa. Nhổ cỏ, vun ngô
sớm, tra ngô muộn trên nƣơng du canh. Vun ngô và làm cỏ ngô đợt một trên
nƣơng định canh. Trích nốt nhựa thuốc phiện.
+ Tháng con ngựa (Nênh hli) là tháng 4: Tra lúa nƣơng, vun ngô sớm
còn lại trên nƣơng du canh. Bắt đầu làm cỏ và vun ngô đợt hai trên nƣơng
định canh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
31
+ Tháng con dê (Jangx hli) là tháng 5: Ở nƣơng du canh, tiến hành trồng
đỗ tƣơng, vun khoai sọ, vun ngô muộn. Trên nƣơng định canh, chăm sóc ngô,
phòng ngừa thú rừng và chim chóc phá hoại, thu hoạch lanh.
+ Tháng con gà (Keiz hli) là tháng 7: Làm cỏ lúa nƣơng đợt hai; bắt đầu thu
hoạch ngô muộn trên nƣơng du canh. Tiếp tục chăm sóc ngô trên nƣơng định canh.
+ Tháng con chó (Đêr hli) là tháng 8: Với nƣơng du canh, thu hoạch ngô
muộn còn lại, làm cỏ cho nƣơng đỗ tƣơng; chuẩn bị đất trồng thuốc phiện.
Bắt đầu thu hoạch ngô trên nƣơng định canh.
+ Tháng con lợn (Buô hli) là tháng 9: thu hoạch đỗ tƣơng; bắt đầu trồng
thuốc phiện ở nƣơng du canh. Trên nƣơng định canh, tiến hành trồng các loại
rau, chuẩn bị đất trồng thuốc phiện, cày phần đất còn lại để ải qua đông.
+ Tháng con chuột (Na hli) là tháng 10: Gặt lúa nƣơng, gieo rau cải, thu
hoạch khoai sọ và làm cỏ cho cây thuốc phiện trên nƣơng du canh. Gieo trồng
thuốc phiện, trồng đậu răng ngựa trên nƣơng định canh.
+ Tháng con bò ( Nhux hli) là tháng 11: Làm cỏ cho cây thuốc phiện lần
hai trên nƣơng du canh. Làm cỏ cho cây thuốc phiện lần một, vun đậu răng
ngựa trên nƣơng định canh. Làm nhà mới, cƣới xin.
+ Tháng con hổ (Tsor hli) là tháng 12: Làm cỏ thuốc phiện lần hai trên
nƣơng định canh. Nghỉ ăn tết năm mới; tiếp tục cƣới xin, làm nhà; tổ chức
thăm hỏi bạn bè [20].
Tuy nhiên công việc tiến hành trồng cấy cũng có những sê dịch khi mà
thời tiết thay đổi. Qua nhiều năm canh tác đồng bào Mông ở Bắc Mê rút ra
những kinh nghiệm quý báu từ việc quan sát các hiện tƣợng của sự vật xung
quanh từ đó đoán định thời tiết để đề ra kế hoạch lao động sản xuất cho kịp
thời vụ.
Vào đầu mùa xuân ngƣời ta thƣờng xem các hiện tƣợng sự vật xung
quanh để từ đó đƣa ra các quyết định trong sản xuất. Chẳng hạn xem các cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
32
hoa đào, lê, mận nở, nếu thấy: hoa nở từ ngọn trở xuống chỗ phân nhánh thì
công việc gieo trồng phải tiến hành ngay từ 25 tháng 2 âm lịch trở ra và phải
kết thúc trong tháng. Vì đồng bào cho rằng năm ấy mƣa xuân sẽ đến muộn và
mƣa ít, gieo trồng sớm sẽ tránh đƣợc sâu bệnh và hạn hán. Hoa nở từ giữa
cành trở ra ngọn và chỗ phân cành thì tháng 2 không nên trồng nhiều mà phải
chờ sang tháng 3. Vì năm ấy mƣa rào sẽ đến sớm hơn mọi khi, bắt đầu tháng
4 âm đã có mƣa và mƣa bắt đầu nặng hạt dần lúc này tránh đƣợc sự rụng phấn
ở bông ngô. Hoa mọc từ chỗ phân nhánh trở lên ngọn thì trong tháng 3 phải gieo
hạt xong, vì mƣa xuân bắt đầu vào tháng 2 và kết thúc vào tháng 4, lúc này ngô
mới ra hoa tránh đƣợc sƣơng lạnh của thời tiết lập thu.
Ngƣời Mông ở Bắc Mê cũng cho rằng nếu các loại hoa mùa xuân nhƣ
đào, lê, mận nở đồng đều giữa các cây thì mùa màng sẽ bội thu. Ngƣợc lại,
các cây hoa nở lác đác (cây nở từ trên ngọn trở xuống, có cây lại nở hoa từ
giữa cành trở ra, cây nở hoa sớm, cây nở hoa muộn) thì năm ấy mùa màng sẽ
thất bát do khí hậu thất thƣờng.
Qua kinh nghiệm đúc kết của nhiều thế hệ để lại, họ chỉ cần biết đƣợc hƣớng
gió thổi là có thể đoán định đƣợc thời tiết nhƣ thấy gió thổi từ hƣớng Nam sang
Bắc là biết ngay trời sẽ nắng và gió thổi từ Bắc sang Nam thì trời sẽ mƣa. Muốn
biết lƣợng mƣa nhiều hay ít ngƣời ta quan sát vào các cây lá xung quanh, nếu các
cây lá khát nƣớc lâu ngày đang bị hạ thấp trọng tâm dần nâng cao so với ban đầu
thì có dấu hiệu trời sắp mƣa, lá càng ngẩng cao thì trời càng mƣa to.
Hoặc quan sát vào chiếc vòng bạc mà phụ nữ và trẻ em ngƣời Mông
thƣờng đeo. Nếu màu nâu sẫm thì trời sẽ mƣa còn nếu vòng bạc trắng bóc ra
thì trời sẽ nắng.
Ngƣời Mông Bắc Mê có kinh nghiệm xem một số con vật để dự đoán
thời tiết. Họ thịt con ếch rừng xanh có thể xem xƣơng nếu xƣơng có màu sáng
và trong thì trời sẽ nắng ngƣợc lại xƣơng có màu tối thì trời sẽ mƣa. Hoặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
33
Nếu có hiện tƣợng nhiều bƣớm rơi trên mặt nƣớc ở những ao có cây mọc
xung quanh, Nếu thấy con bƣớm rơi xuống mặt nƣớc thân nằm ngửa trời sẽ
mƣa, ngƣợc lại thân con bƣớm rơi úp thì trời sẽ nắng. Lí giải điều này ngƣời
Mông cho rằng khi trời sắp mƣa con bƣớm sẽ đậu dƣới mặt trái (mặt dƣới)
của lá cây để ẩn nấp tránh mƣa do đó khi rơi xuống nƣớc nó sẽ rơi ngửa.
Ngƣợc lại khi thời tiết khô ráo, con bƣớm sẽ đậu trên mặt phải của lá (mặt
trên) vì thế nó sẽ rơi trong tƣ thế úp. Do vậy, ngƣời Mông cho rằng quan sát
vào tƣ thế rơi của con bƣớm có thể đoán đƣợc trời nắng hay mƣa.
Quan sát thấy chim chào mào giữa trƣa đậu cao hơn thƣờng ngày thì trời sắp
ngập úng. Ngƣời Mông ở Bắc Mê lý giải rằng con chim chào mào rừng ngủ từ 9 –
11 giờ sáng và tắm tầm 12 - 1 giờ trƣa. Thƣờng ngày nó đậu cây cao chừng 10 m.
Nếu sau khi tắm nó đậu cao hơn thƣờng ngày thì sắp mƣa to có thể gây ngập úng.
Hoặc nghe thấy ếch kêu là trời sắp mƣa, chim diều hâu kêu là trời sắp hạn.
2.2.1.3 Lựa chọn giống cây trồng
Dù ở bất cứ nơi đâu ngƣời Mông cũng chọn nơi sinh sống là ở trên núi
cao, nơi có nhiều đất đá khí hậu lại mát mẻ. Điều đó đòi hỏi đồng bào Mông ở
đây phải chọn những giống cây trồng thích hợp với địa hình thổ nhƣỡng.
Những cây trồng ở đây phải là những cây có khả năng chịu hạn tốt, các cây
lƣơng thực phải có khả năng xen canh gối vụ, không đòi hỏi nhiều công chăm
bón. Canh tác trên địa hình dốc, các chất dinh dƣỡng trên bề mặt đất thƣờng
bị nƣớc mƣa rửa trôi do vậy các cây trồng xen canh, tăng vụ phải có khả năng
cải tạo đất đồng thời hạn chế xói mòn. Ngƣời Mông đã chọn cho mình những
giống cây trồng thích hợp đó là cây ngô, lúa và các cây họ đậu. Cây lƣơng
thực truyền thống của ngƣời Mông nói chung là cây ngô và cây lúa nƣơng.
Cây ngô là cây lƣơng thực độc canh với phần lớn gia đình ngƣời Mông ở Bắc
Mê. Nó có vai trò quan trọng trong việc duy trì cuộc sống của ngƣời dân nơi
đây. Cây lúa nƣơng bộ rễ mọc chủ yếu ở tầng đất mặt nên kém chịu hạn,.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
34
Nhiều năm canh tác, đồng bào thấy cứ năm nào tháng 9 hết mƣa là có hàng
trăm hecta lúa nƣơng bị trổ nghẹn đòng hoặc trổ đòng rồi mà hạt không mẩy.
Vì vậy, lúa nƣơng là cây đòi hỏi đất tốt, lại mọc chậm nên rất dễ bị cỏ dại lấn
át, nên ngƣời Mông trồng lúa nƣơng với diện tích nhỏ hẹp.
Nƣơng rẫy ở xa nhà do vậy ít có khả năng chăm sóc, trông coi, mặt khác
năng xuất cây trồng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên nhƣ đất, nƣớc,
khí hậu, sự phá hoại của sâu, chuột, sóc… Cho nên đồng bào rất coi trọng yếu
tố chọn giống cây để gieo trồng. Giống tốt là giống có khả năng hạn chế đƣợc
các yếu tố rủi ro do tự nhiên đem lại. Trải qua một thời gian dài thâm canh,
đồng bào Mông Bắc Mê đã tạo ra đƣợc giống ngô địa phƣơng có phẩm chất
tốt, hạt có thành phần dinh dƣỡng cao, khả năng chịu hạn và chống sâu bệnh
đều tốt rất thích hợp với tập quán canh tác của đồng bào. Tuy cây ngô có thời
gian gieo trồng tới khi thu hoạch khá dài ngày tới 6 tháng, cây to cao, lá rộng,
tiêu hao nhiều dinh dƣỡng, dễ đổ, không chịu trồng dày, năng suất thấp nhƣng
hạt lại ngọt, thơm, dẻo, lớp vỏ dầy, dài, giúp cây ngô hạn chế đƣợc sâu bệnh,
chống đƣợc mốc khi trời mƣa chƣa kịp thu hoạch và chống đƣợc mọt trong
quá trình bảo quản tại nhà.
Ngoài ra đồng bào cũng trồng giống ngô tăng sản Biôxit cho năng suất
cao. Thời gian sinh trƣởng của giống ngô Biôxit nhanh hơn so với giống ngô
địa phƣơng 2 tháng, hạt và bắp to nhƣng giống ngô mới này có nhƣợc điểm là
vỏ ngô mỏng và ngắn không bao trùm hết quả ngô nên dễ dàng bị mốc, mọt
ngay từ trên cây và trong quá trình bảo quản tại nhà. Do vậy, giống ngô này,
không phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào cho nên nó đƣợc trồng với
diện tích nhỏ chủ yếu dùng để chăn nuôi gia súc.
Canh tác nhiều năm trên nƣơng rẫy đồng bào có kinh nghiệm trồng xen
canh cây lƣơng thực với các cây họ đậu. Các cây đậu đỗ có rễ ăn sâu nên chịu
đƣợc hạn, có loại còn chịu đƣợc lạnh nhƣ đậu răng ngựa, đậu Hà Lan. Với các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
35
cây này cho dù đất nghèo chất đạm thì nó vẫn mọc đƣợc vì nó có thể tự hút
chất đạm của không khí nhờ bộ rễ của nó có những nốt sần nhƣ hạt gạo.
Không những thế trồng cây đậu đỗ còn làm cho đất tốt. Đất trồng 2 – 3 vụ
ngô và lúa đem trồng 2 – 3 vụ đậu đỗ lại có thể quay lại trồng ngô lúa đƣợc.
Cây đậu đỗ còn có khả năng chịu đƣợc đất hơi chua. Các cây phân xanh nhƣ
muồng thì đất chua nó vẫn sống đƣợc. Vì vậy, các cây họ đậu đỗ đƣợc ngƣời
Mông trồng và trở thành cây trồng xen canh truyền thống.
Trƣớc tiên phải kể tới các cây họ đậu nhƣ: Cô ve, nho nhe, Hà Lan, răng
ngựa, ngoài ra còn có đậu tƣơng, đậu đũa, lạc, các loại rau cải, rau dền, bí,
dƣa… Các loại cây này vừa nguồn thức ăn bổ sung vừa có tác dụng cải tạo
đất, chống xói mòn. Đồng bào Mông ở Bắc Mê đã hình thành đƣợc kĩ thuật
xen canh, gối vụ và đã trở thành nếp canh tác quen thuộc của đồng bào vùng
này, trên các mảnh nƣơng đất quanh năm không bao giờ đƣợc nghỉ; ngô, đậu
và các loại rau đua nhau mọc tận hƣởng chất dinh dƣỡng của đất. Tháng một
trồng ngô với mật độ 0,30 0,80m, mỗi hốc tra 4 – 5 hạt, giữa các hốc ngô họ
trồng xen 2 – 3 khóm đậu cô ve hoặc đậu tƣơng. Các loại hạt rau nhƣ bí, dƣa
chuột, đậu đũa, rau dền đƣợc trộn với phân, bón phân cho ngô, đậu cũng là
lúc tra các loại rau xen canh. Ngô đƣợc vun gốc hai lần thì hai lần ấy cũng là
vun gốc cho các loại rau đậu xen canh. Khi đậu cô ve đƣợc ba tháng thì thu
hoạch, họ lại trồng tiếp đợt khác vào tháng bảy và đợt trồng này tiếp tục cho
tới khi ngô thu hoạch xong. Hết vụ ngô, nƣơng bằng đƣợc làm đất kĩ để trồng
đậu Hà Lan hoặc đậu răng ngựa. Cứ nhƣ vậy trên nƣơng của ngƣời Mông
mùa nào thức ấy, ngô và rau đậu gối đầu xen cài hỗ trợ độ phì cho đất và tạo
cho lớp phủ thực vật chống xói mòn. Nƣơng ngô cũng chính là vƣờn rau,
ruộng đậu cho nên vì thế mà nghề làm vƣờn ở ngƣời Mông nơi đây và một số
nơi khác không phát triển. Trình độ xen canh gối vụ với các loại cây trồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
36
thích hợp trên nƣơng thể hiện trình độ phát triển nông nghiệp khá cao và thể
hiện tinh thần chống chọi với tự nhiên khắc nghiệt của họ.
Thông thƣờng khi chọn hạt giống ngô, các loại đậu đem đi trồng đồng bào
đã loại bỏ các hạt xấu, nhỏ, sâu mọt và lựa những hạt to khoẻ để làm giống. Quá
trình lựa chọn hạt giống này đƣợc thực hiện ngay trong quá trình bóc tách hạt ra
khỏi vỏ vậy nên những hạt giống đƣợc lựa chọn có chất lƣợng rất tốt. Cách làm
này khá công phu nhƣng lại là cách mà bà con ngƣời Mông ở đây thƣờng làm.
Cách khác có thể giúp loại bỏ những hạt xấu đó là đem hạt giống ngâm vào
trong nƣớc những hạt bị lép, sâu mọt sẽ nổi lên, sau đó chỉ cần gạt những hạt đó
đi để lại những hạt chìm trong nƣớc. Cách này tuy nhanh nhƣng vẫn để lại
những hạt nhỏ lẫn với hạt giống. Ngƣời Mông chỉ vận dụng cách lựa chọn này
khi thời gian gieo trồng quá gấp gáp, công việc quá bận rộn.
Riêng với giống ngô, lúa ngoài hai cách chọn trên, ngƣời Mông ở Bắc Mê có
nguồn gốc từ Đồng Văn, Mèo Vạc vẫn giữ thói quen chọn một mảnh đất tốt và chỉ
dùng để trồng ngô, lúa để làm giống. Tiếp đó họ dùng tách tách hạt ra khỏi cùi loại
hạt xấu để lại những hạt tốt. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác ở Bắc Mê họ dần
dần bỏ cách làm này và chỉ lựa chọn giống bằng tay trong quá trình bóc tách hạt.
Họ đặc biệt chú ý chọn những hạt to khoẻ ở giữa bắp ngô và loại bỏ những hạt
nhỏ ở hai đầu. Với giống lúa, sau khi đập và phơi khô họ loại những hạt thóc lép
bằng cách sẩy cho những hạt thóc lép bay đi giữ lại những hạt thóc mẩy.
Trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Mông, lanh là một loại cây công
nghiệp phổ biến, chiếm diện tích khá lớn. Cây lanh sau khi chặt thƣờng đƣợc
phơi khô, tƣớc vỏ làm thành những sợi dệt. Hầu hết ngƣời Mông ở Bắc Mê đều
trồng lanh. Vải lanh dùng làm váy, may quần áo, khâu bao đựng bột, làm mặt
chăn… Trong quan niệm của ngƣời Mông, ngƣời chết phải có áo ngoài bằng
lanh thì mới đƣợc về đoàn tụ với tổ tiên. Công việc tƣớc sợi lanh luôn đòi hỏi
nhiều thời gian vì vậy ngƣời phụ nữ Mông lúc nào cũng quấn sợi lanh quanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
37
mình để có thể tranh thủ tƣớc sợi trong lúc nghỉ lao động, hoặc đi đƣờng hay họp
chợ. Chỉ có tranh thủ nhƣ thế họ mới có đủ sợi dệt xong vào tháng 12. Trong bản
Mông hầu nhƣ nhà nào cũng có khung và đồ nghề dệt vải lanh. Một tấm vải lanh
phải dệt hàng tuần mới xong và họ chỉ dệt mỗi khi nông nhàn. Tuy nhiên trung
bình một năm ngƣời phụ nữ Mông cũng dệt đƣợc 4 – 5 tấm vải đủ để may một
chiếc váy rất đẹp. Vải lanh đƣợc mang ra chợ bán rất đƣợc ƣa dùng, tuy nhiên
đƣợc bán với số lƣợng ít vì các công đoạn dệt nên một tấm vải rất tốn kém thời
gian. Mặc dầu vải tuy không đẹp bằng lụa song rất bền không kém gì vải đũn,
vải sồi của ngƣời Việt.
2.2.1.4 Lựa chọn công cụ lao động
Công cụ sản xuất là phƣơng tiện quan trọng giúp con ngƣời hoà nhập với
thiên nhiên. Công cụ sản xuất cũng thể hiện những tinh hoa trong sản xuất của
đồng bào qua hàng nghìn năm lao động sản xuất và chống chọi với tự nhiên.
Nghiên cứu về công cụ sản xuất của một tộc ngƣời cho ta thấy trình độ phát
triển kỹ thuật sản xuất của tộc ngƣời đó. Công cụ lao động sản xuất của ngƣời
Mông rất phong phú và đa dạng thể hiện những hiểu biết về tự nhiên nơi đây
bao gồm các công cụ từ làm đất cho tới gieo trồng, chăm bón , thu hoạch.
Công cụ làm đất :
Cày gỗ: Đó là chiếc cày làm bằng gỗ, lƣỡi kim loại. Về cơ bản, chiếc cày của
ngƣời Mông Bắc Mê gần giống với các dân tộc khác, chỉ khác ở chỗ chúng to
hơn, thô hơn, đƣợc đóng gắn với nhau thành một khối vững chắc từ ba bộ phận gỗ
là thân cày, bắp cày và tay cầm. Ba bộ phận trên đƣợc lắp ráp theo lối ghép mộng.
Lƣỡi cày do thợ rèn của đồng bào tự sản xuất, nó có đặc điểm cơ bản là
lƣỡi cày to dày, mũi hơi tù. Sự độc đáo của nó đƣợc ngƣời ta biết đến và đƣợc
gọi bằng cái tên cày mèo. Trƣớc kia những ngƣời thợ rèn ngƣời Mông đã
luyện nó bằng gang cũ ít tạp chất có trọng lƣợng lên tới 4 kg nên rất cứng lại
không giòn vì vậy sử dụng ở những nƣơng có lẫn nhiều đá vẫn không hay bị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
38
mẻ. Thân cày to khoẻ, bắp cày cong mập gắn chặt với thân cày tạo thành một
khối vững chắc. Bắp cày cong để đất đá đổ đƣợc dễ. Chóp cày cấu tạo hơi dài
nhằm gia thêm lực đòn bẩy cho việc điều chỉnh cày mỗi khi lên xuống dốc.
Trải qua thời gian dài canh tác lƣỡi cày của ngƣời Mông đƣợc chế tác ngày
càng nhỏ bản hơn, nhiều chất thép hơn nên chiếc cày vừa cứng vừa dẻo có thể
cày ở nƣơng núi đá, có nhiều hốc cây. Cày của ngƣời Mông Bắc Mê cũng
giống nhƣ ngƣời Mông nói chung gồm hai loại: cày có láng và cày không có
láng. Cày có láng đƣợc dùng ở những nơi đất khô cần cày sâu; cày không có
láng đƣợc dùng ở nơi đất mềm, không cần cày sâu. Ở Bắc Mê chiếc cày
không có láng đƣợc sử dụng phổ biến để cày nƣơng ngô.
Bừa gỗ: Bừa gỗ là công cụ thƣờng đi đôi với cày. Nơi nào có cày thì ngƣời
ta thƣờng dùng bừa để làm tơi đất. Về hình thức, chiếc bừa gỗ của ngƣời
Mông ở Bắc Mê cũng giống với các dân tộc khác chỉ khác là trông nó nhỏ
hơn phù hợp với ruộng bậc thang có diện tích nhỏ hẹp, thông thƣờng dài
khoảng một mét, cao khoảng 0,80m và có 7 - 8 răng bằng gỗ cứng. Đồng bào
Mông ở đây thƣờng dùng bừa đơn, tức là loại bừa dùng cho một loại vật kéo,
chứ không dùng bừa đôi – dùng cho hai súc vật kéo. Bởi vì loại ruộng bậc
thang và nƣơng dốc không phù hợp với loại bừa đôi. Điều đặc biệt là đồng
bào Mông ở đây ít dùng bừa trong việc tơi đất trên nƣơng bởi vì nƣơng dốc
nếu làm tơi đất bằng bừa sẽ bị mƣa nhanh chóng rửa trôi các chất màu mỡ
trên bề mặt.
Dao: Là công cụ đa năng đƣợc sử dụng phổ biến trong quá trình canh
tác, chủ yếu đƣợc dùng để chặt cây, phát nƣơng, làm rẫy. Ngƣời Mông chủ
yếu dùng 3 loại dao: dao phát, dao chặt và dao thái nhỏ. Đặc điểm nổi bật
giữa dao ngƣời Mông so với các dân tộc khác đó là trông to và dầy hơn, dao
có nhiều thép do đó rất sắc và ít bị mẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
39
Dao phát: Bản dao rộng từ 5 – 6cm, lƣỡi dao có sống dao dày 0,6 –
0,8cm, mũi dao đƣợc đánh quặp hình mỏ quạ dài từ 5 -8cm. Đƣợc sử dụng
trong phát nƣơng. Mũi dao dài còn đƣợc dùng để moi cỏ trong các hốc đá.
Dao chặt: Là công cụ thƣờng dùng để chặt cây lấy củi và trong sinh hoạt
hàng ngày. Dao chặt trông giống giao phát nhƣng kích thƣớc lớn hơn.Trong
mỗi gia đình ngƣời Mông thƣờng có 3 – 4 dao chặt và thƣờng đƣợc phụ nữ
dùng nhiều hơn để lấy củi và chặt các cây to trong quá trình làm nƣơng rẫy.
Dao thái: Là dao mũi bằng, có kích thƣớc giống nhƣ dao chặt nhƣng dầy
bản hơn một chút dùng trong việc băm, thái thức ăn trong gia đình.
Thuổng: Thuổng là công cụ dùng trong khai phá ruộng bậc thang, đào đất làm
nhà. Về cơ bản thuổng của ngƣời Mông nơi đây giống với các dân tộc khác chỉ có
điều trông dầy bản hơn. Nó rất hữu ích trong việc đào rễ cây, đào đất, bẩy dọn các
hòn đá trong quá trình đào ruộng bậc thang và đào các rễ cây to trên nƣơng.
Búa: Búa và rìu đƣợc đàn ông Mông dùng để ngả các cây to, cấu tạo của
búa gồm hai phần: Lƣỡi và cán gỗ. Lƣỡi búa hình thang, cạnh bên dài 19 – 20cm;
hai cạnh đáy một cạnh dài 6 -7cm, một cạnh dài 8 – 9 cm. Đốc búa hình chữ nhật có
chiều rộng khoảng 3 cm, chiều dài 4cm. Đầu búa có lỗ hình chữ nhật để tra cán.
Cán búa thƣờng đƣợc làm bằng loại gỗ chắc, dẻo có đƣờng kính từ 3,5 – 4cm.
Công cụ chăm sóc:
Cuốc bướm: với ngƣời Mông Bắc Mê chiếc cuốc bƣớm có rất nhiều công
dụng, nó không chỉ đƣợc dùng trong khai phá đất đai mà còn đƣợc dùng phổ
biến trong quá trình trồng tỉa và chăm bón. Nó rất thích hợp với địa hình canh tác
là vùng dốc núi, cuốc bƣớm dùng để bổ hốc tra hạt nhằm chống sự rửa trôi chất
dinh dƣỡng và để luồn lách vào những hốc đá làm cỏ. Cuốc bƣớm của ngƣời
Mông Bắc Mê có hình bán nguyệt, lòng cuốc trũm để dễ dàng làm cỏ và san đất.
Về hình thức trông to, lòng cuốc trũm sâu hơn so với các dân tộc khác trong
vùng, thích hợp với việc luồn lách làm sạch cỏ trong các khe đá hẹp, đất dốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
40
Cào cỏ: Gồm có cào tre, cào gỗ và cào sắt. Cào tre và cào gỗ đƣợc thiết
kế theo kiểu bán nguyệt (lƣỡi cào gỗ có hình răng cƣa) dùng để làm cỏ lúa
nƣớc nơi có cỏ dại đâm rễ không sâu xuống bùn, dùng cào cỏ và cào gỗ có thể
dễ dàng luồn lách từng khóm lúa. Cào sắt dùng để làm cỏ trên nƣơng, cào sắt
không có răng đƣợc cấu tạo từ một thanh sắt mỏng hay những con dao cũ
không sử dụng đƣợc nữa. Cào sắt có cấu tạo hình dấu chấm hỏi, lƣỡi cào
đƣợc dát mỏng để luồn lách các hốc đá cào sạch cỏ và vun các cây lƣơng thực
nơi mà cuốc bƣớm không thể dùng đƣợc. Cào sắt rất thích hợp với làm cỏ trên
nƣơng có lẫn nhiều đá.
Công cụ thu hoạch:
Liềm (las): Liềm gồm có 3 loại : Liềm lƣỡi vát bản rộng, lƣỡi khum bản
rộng và lƣỡi liềm hình bán nguyệt. Liềm vát bản rộng khoảng 4cm, đầu lƣỡi
hơi khum hình vành trăng, lƣỡi đƣợc rũa tạo rãnh răng cƣa nông và đều nhau,
phần răng cƣa chủ yếu nằm một bên lƣỡi, một bên lƣỡi vẫn phẳng mỏng nhƣ
lƣỡi dao. Loại liềm này đồng bào Mông dùng để móc hay cua lúa. Liềm khum
bản rộng không có răng, đƣợc uốn khum dần ngay từ chỗ tiếp giáp với tông
liềm. Chủ yếu đƣợc sử dụng trong việc làm cỏ, phát cây, ít sử dụng trong thu
hoạch lúa. Liềm hình bán nguyệt không có răng đƣợc uốn khum dần ngay từ
chỗ tiếp giáp với tông liềm, tạo ra lƣỡi liềm hình bán nguyệt dùng để cắt lúa
và cắt lanh.
Gùi (lù cở): chiếc gùi đã trở thành công cụ quen thuộc và đặc trƣng của
đồng bào Mông nói chung và không thể lẫn lộn với bất cứ dân tộc nào. Đó là
phƣơng tiện vận chuyển quan trọng của đồng bào và đƣợc sử dụng để đƣa hạt
giống, phân bón, công cụ ra nƣơng và gùi lúa, ngô và các nông sản khác về
nhà. Chiếc gùi trở nên thân thiết và tiện lợi trong mọi hoạt động sống của
đồng bào. Ngay cả khi các loại túi nilông, bao tải xuất hiện thì chiếc gùi của
ngƣời Mông vẫn tồn tại và chƣa lúc nào phai mờ vị trí của nó. Do phải thƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
41
xuyên lên đèo xuống dốc nên ngƣời Mông không thể dùng quang gánh nhƣ
ngƣời Kinh ở đồng bằng. Chiếc gùi đƣợc thiết kế để đựng đồ cho dù lên hay
xuống dốc chiếc gùi vẫn luôn áp sát vào lƣng để giữ thăng bằng. Sự tồn tại
của chiếc gùi đã khẳng định nó là vật dụng rất thích hợp tập quán sản xuất của
đồng bào.
Máng đập lúa: Cũng giống nhƣ chiếc gùi đây là công cụ đặc thù của
ngƣời Mông nói chung. Máng đƣợc cấu tạo từ thân cây còn nguyên, bề ngoài
trông nhƣ hình thang hộp, lòng máng đƣợc đục rỗng hình hộp chữ nhật.
Ngoài ra nếu không có thân gỗ nguyên, ngƣời ta dùng các miếng ván to ghép
với nhau thành hình hộp thang cân. Giữa các miếng ván đƣợc ghép với nhau
bởi cách ghép mộng tạo thành máng đập lúa vừa to vừa chắc chắn. Dùng cho
nhiều ngƣời đập và có thể là chỗ cất lúa để hôm sau phơi ngay tại ruộng. Gặt
đến thửa ruộng nào ngƣời ta di chuyển máng đến đó và đập lúa ở hai quanh
máng sau đó mới cho thóc vào gùi chở về nhà.
2.2.1.5 Thu hoạch, bảo quản và trao đổi hàng hóa
Thu hoạch ngô
Khi ngô bắt đầu cứng hạt (hạt chín vàng) đồng bào phát những bụi rậm
quanh nƣơng để chim, sóc, chuột không có chỗ trú ngụ. Một số gia đình làm
bẫy hoặc bù nhìn để đuổi thú rừng. Nếu các biện pháp trên chƣa có hiệu quả
thì họ cử ngƣời lên ở trên chòi để canh nƣơng gõ mõ đuổi các con thú phá
hoại mùa màng. Vào tháng 7 – 8 là thời gian thu hoạch ngô và là khâu cuối
cùng của chu kì sản xuất. Khi râu ngô héo, vỏ quả ngô cũng nhƣ các lá ngô
chuyển sang màu vàng, là lúc đồng bào đem gùi đi hái ngô. Công việc bẻ ngô
chỉ đƣợc tiến hành từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 10 và từ 16 đến mùng 10
tháng sau. Họ tuyệt đối tránh đi thu ngô vào ngày 11 đến ngày 15 âm lịch của
tháng. Ngƣời Mông ở đây cho rằng từ ngày 11 – 15 âm lịch là ngày có trăng
tròn, sâu ngô sẽ đẻ trứng sau 2 ngày 1 đêm sẽ nở. Vì vậy chờ trứng sâu nở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
42
thành con xong sẽ thu hoạch, sâu sẽ bị rơi, rụng, chết trong quá trình bẻ và
vận chuyển về nhà. Nhƣ vậy sẽ không mang mầm mống sâu bệnh về nhà.
Nếu diện tích nƣơng ngô nhiều thì giữa các hộ gia đình trong họ hàng, hàng
xóm tiến hành đổi công cho nhau. Ngô đƣợc bẻ đƣa qua vai để vào gùi ngay
sau lƣng, khi gùi chứa đầy ngô họ chọn một chỗ cao ráo đổ ngô ra giữa nƣơng
và xếp gọn vào gùi. Một số gia đình ngƣời Mông có nguồn gốc từ Đồng Văn,
Mèo Vạc họ mang theo giống ngô “treo đèn” chờ khi hạt ngô cứng cắt lấy
phần ngọn làm thức ăn cho gia súc, sau đó phơi ngô ngay trên cây, khi quả
ngô rủ xuống nhƣ treo đèn lồng thì mới thu hoạch sau đó mới thu hoạch mang
về nhà bảo quan trên gác bếp. Với những cây ngô có quả non đem về luộc
hoặc nƣớng, thân cây đƣợc tận dụng đem về cho gia súc ăn. Ở giai đoạn này
lá và thân cây rất ngon cắt về cho trâu bò nhƣ một phần thƣởng cho những
ngày tháng làm việc vất vả.
Ngô đƣợc hái trên nƣơng gùi về nhà và đƣợc xếp trên gác. Từng quả ngô
đƣợc xếp ngay ngắn thành hàng chồng lên nhau rất đẹp mắt lại tận dụng đƣợc
tối diện tích gác bếp. Ngô đƣợc xếp trên gác giúp khô nhanh hơn và đƣợc lớp
bồ hóng bảo vệ nên không bị sâu mọt. Đồng bào Mông ở Bắc Mê còn có kinh
nghiệm quý bảo quản ngô không bị sâu mọt đó là sau khi ngô đƣợc thu hoạch
về xếp gọn trên gác, ngƣời ta lấy lá soan còn xanh đem về đốt dƣới bếp, khói
lá xoan có tác dụng làm chết những con sâu trong quả ngô đem từ nƣơng về
và làm chết trứng sâu đồng thời tạo ra lớp bảo vệ chống mọt. Vì lá soan khá
độc cho nên ngƣời ta phải chờ các thành viên trong gia đình đi làm hết chỉ
còn một ngƣời ở nhà làm công việc hun khói và hoàn tất công việc này khi
các thành viên khác về đến nhà.
Ngô đƣợc lấy ra tách hạt hàng ngày để chế biến làm món ăn hàng ngày.
Khác với các dân tộc khác, ngƣời Mông Bắc Mê chủ yếu ăn ngô. Lúa nƣơng
và lúa ruộng đƣợc trồng với diện tích nhỏ hẹp. Nhiều nơi ở Bắc Mê ngƣời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
43
Mông độc canh cây ngô, vì vậy món ngô đồ là món chính không thể thiếu
trong bữa ăn hàng ngày. Ngô đồ đƣợc chế biến khá cầu kì. Ngƣời ta xay ngô
thành bột nhỏ bằng cối đá rất nặng. Sau khi xay xong phải dần cho sạch mày
ngô. Sau đó bột ngô đƣợc đổ ra mẹt và vẩy một ít nƣớc lạnh vào bột, dùng tay
vò cho thấm nƣớc thật đều. Bột ẩm vừa phải, cho vào chõ rồi bắc chõ lên
chảo nƣớc trên bếp lửa hồng để đồ. Đun nhƣ vậy cho tới khi hơi nƣớc từ chảo
bốc lên miệng chõ, độ nửa tiếng thì đổ ngô ra mẹt. Tiếp tục vẩy nƣớc lã vào
bột ngô, dùng tay vò cho bột thấm đều, sau khi bột ngô tơi đều lại tiếp tục cho
vào chõ đồ lần thứ hai. Lần này chờ cho hơi nƣớc từ chảo bốc lên chõ độ nửa
tiếng là bột ngô chín. Thƣờng thì mỗi gia đình đồ một chõ để ăn cả ngày , do
vậy cái chõ của ngƣời Mông thƣờng to hơn các dân tộc ngƣời khác. Công
việc đồ bột ngô đƣợc tiến hành từ sáng sớm, công việc này do con dâu hoặc
con gái lớn trong nhà đảm nhiệm. Thông thƣờng ngƣời ta dùng luôn nƣớc đồ
bột ngô để luộc rau hoặc chế biến thành món canh nhạt để ăn với bột ngô. Với
cách làm này rau chín rất kĩ thậm chí đến nhừ.
Thu hoạch lúa
Khi lúa chín vàng cũng là thời điểm thu hoạch. Ngƣời ta tháo nƣớc ở
ruộng làm cho mặt ruộng khô, để công việc gặt vừa dễ dàng đồng thời bùn
không dính vào hạt lúa khi để trên mặt ruộng. Lúa đƣợc gặt dải trên mặt
ruộng sau đó gom thành từng đống để đập ngay. Gặt đến thửa ruộng nào
ngƣời ta bê máng đập đến đó để đập.
Công việc tiếp theo sau khi đập là tiến hành loại bỏ những hạt thóc lép.
Nếu thóc chƣa khô ngƣời ta dùng những tấm cót ép dải trên mặt ruộng để
phơi thóc. Sau 2 – 3 ngày dùng gùi chuyển về nhà. Thóc đƣợc bảo quản trong
các hòm gỗ to hoặc cho vào các bao tải để trên gác bếp hoặc cạnh bếp.
Đối với lúa nƣơng là lúa tẻ ngƣời ta cũng gặt và đập ngay trên nƣơng vì
đây là loại lúa dễ rụng nếu đem về nhà sẽ bị rơi rụng. Với loại nếp nƣơng thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
44
phải dùng nhíp ngắt từng bông bó thành từng cụm phơi trên nƣơng hoặc đem
về nhà giữ trên gác bếp để chống mọt khi nào dùng mới đem đi đập.
Thu hoạch hoa màu
Trên nƣơng của ngƣời Mông, các loại cây nhƣ đậu răng ngựa, đậu Hà
Lan, đậu mèo, khoai, dong riềng, dƣa chuột, bí, rau cải, các loại ớt, hành,
tỏi… đƣợc trồng phổ biến trên diện tích rộng. Các loại cây này luôn đƣợc xen
canh với các loại cây lƣơng thực khác, vừa là nguồn thức ăn hàng ngày vừa
có tác dụng chống sói mòn, cải tạo đất. Với các cây rau dền, rau cải ngƣời ta
bắt đầu nhổ về ăn khi nó cao khoảng 15 – 20 cm. Khi rau cải ra bắt đầu ra hoa
ngƣời ta cắt ngồng về luộc và ƣớp muối sau đó phơi khô để những tháng mùa
đông thiếu thức ăn đem ra ăn dần, còn những lá cải già đồng bào thƣờng
mang về muối dƣa. Cách muối dƣa của đồng bào rất đặc biệt, họ rửa sạch sau
đó muối cả cây trong một cái vại to, khi ăn mới đem ra thái. Với cách muối
này dƣa cải có thể để trên 2 tháng, dùng để nấu canh ăn với mèn mén rất
ngon. Cây bí là thứ rau vừa ăn đƣợc ngọn lại ăn cả hoa và quả, khi cây bí bắt
đầu đua ngọn đồng bào bắt đầu cắt ngọn về ăn. Quả bí còn non đƣợc đồng
bào đặc biệt ƣa thích dùng để nấu canh. Khi quả già, bí đƣợc hái đặt vào gùi
mang về để ở góc nhà làm thức ăn dùng dần.
Với các cây lạc, đậu tƣơng, đậu Hà Lan, đậu răng ngựa, đậu cô ve lúc
còn non ngƣời ta có thể nhổ về luộc dùng trong các bữa ăn. Khi các loại đậu
già họ nhổ về bứt quả tại nhà hoặc treo ở hiên nhà hoặc trong bếp để chế biến
thức ăn lâu dài.
Trao đổi hàng hóa:
Giống nhƣ nhiều dân tộc sống ở vùng cao khác, chợ phiên luôn giữ vai
trò quan trọng và không thể thiếu đƣợc trong đời sống kinh tế văn hoá của
ngƣời Mông. Ngƣời Mông rất coi trọng sinh hoạt dòng họ, sinh hoạt với
láng giềng. Tuy nhiên, môi trƣờng cởi mở nhất trong đời sống sinh hoạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
45
của ngƣời Mông đó là đi chợ. Chợ phiên họp theo quy định của từng địa
phƣơng, thông thƣờng mỗi tuần họp một lần, nó không chỉ là nơi trao đổi,
mua bán mà là nơi hò hẹn giao tiếp định kì của những ngƣời anh em, bạn
bè sống xa nhau. Chợ ngƣời Mông cũng là trung tâm thông tin loan báo
những tin vui, buồn và đồng thời là nơi những đôi trai gái ngƣời Mông hò
hẹn tâm tình. Ở đây mùa nào thức ấy tất cả các sản phẩm trên nƣơng đều
đƣợc mang ra để trao đổi với các tộc ngƣời khác nhƣ Kinh, Tày, Dao...
Nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hoá có vẻ nhƣ thô sơ, ít ỏi nhƣ một ít bột
ngô, vài chai mật ong, vài quả bí, một ít chỉ thêu, một ít vải, hay một vài
công cụ lao động nƣơng rẫy. Chợ của ngƣời Mông Bắc Mê bắt đầu họp vào
khoảng 9 – 10 giờ sáng vì lúc này ngƣời ở các thôn xa mới tới và tan vào
khoảng 2 giờ chiều. Tâm lí của ngƣời đi chợ là đi chơi, đi gặp bè bạn và đi
mua những vật dụng cần thiết nhƣ cân muối, gói mì chính, chai nƣớc mắm,
lít dầu hoả, cái kim, cuốn chỉ… cho nên những nông sản họ mang đi trao
đổi không nhiều nó chỉ vừa với số tiền mà họ định mua thứ họ cần. Nông
sản đƣợc để trong túi hoặc bao và chứa trong gùi, chủ yếu là phụ nữ mang
đi bán. Họ mang đi bán những gùi rau, quả bí, rau dền, dƣa chuột, đậu
tƣơng, lạc, đậu mắt dê, đậu cô ve, rƣợu, bánh ngô, ngô non… và mua
những thứ nhƣ cái kim, sợi chỉ, quần áo, chai mỡ, công cụ lao động… Điều
đặc biệt là rất hiếm khi họ đem ngô hạt và lúa đi bán, phải khi thật cần thiết
mới đem bán vì cuộc sống ở vùng cao có nhiều gia đình không đủ ăn, chƣa
dƣ giả để có thể đem lƣơng thực đi bán.
Một thứ mà không thể vắng bóng trong phiên chợ ngƣời Mông ở Bắc
Mê đó là rƣợu ngô. Rƣợu ngô của ngƣời Mông khác với rƣợu ngô của
ngƣời Tày, rƣợu của ngƣời Mông đƣợc nấu từ hạt ngô còn nguyên chƣa
xay nhỏ và đƣợc ủ bằng men lá cho nên hƣơng vị bao giờ cũng thơm và
đậm đà hơn. Rƣợu đƣợc đựng trong can và để trong gùi chở đến chợ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
46
Ngƣời mang đi bán thƣờng là phụ nữ tầm trên 30 tuổi mang từ 5 – 10 lít và
một cái bàn nhỏ để kê cùng một vài cái chén vại. Ngƣời mua là đàn ông
ngƣời Mông đi chợ họ có nhu cầu uống một vài chén hoặc một vài ngƣời
bạn gặp nhau lâu ngày uống cho đến say có thể nằm kềnh ra bất cứ bụi cây
bên đƣờng hay giữa chợ để ngủ. Rƣợu ngô đã trở thành đặc sản của ngƣời
Mông ở đây.
Ngoài việc chế biến ngô làm thành món mèn mén (máu của) ăn hàng
ngày. Ngƣời Mông ở Bắc Mê còn làm bánh ngô để bán trong các phiên chợ
nhƣ chua xia (bánh ngô non), chua phọ (bánh chua, làm bằng ngô già), giom
đậu (bánh ngô nếp)…
Các nông sản không chỉ bán ở các chợ phiên mà còn đƣợc mang bán bất khi
nào đồng bào thấy cần thiết. Trên nƣơng các loại rau đua nhau mọc do vậy cần
phải thu hoạch nếu chậm chễ rau sẽ già. Từ sáng sớm ngƣời ta đã đi cắt rau trên
nƣơng và xếp trên gùi đi bộ ra thị trấn, chợ huyện để bán cho cán bộ ngƣời Kinh,
ngƣời Tày. Ngƣời đi bán chủ yếu là các thiếu nữ, những ngƣời phụ nữ lớn tuổi
gùi những gùi ngô non, rau bí, quả bí, dƣa chuột đem bán và bán dọc theo con
đƣờng từ nhà đến chợ huyện. Họ rủ nhau đi từng tốp 2 -3 ngƣời cho vui và
không quên mang theo quận lanh trên tay để vừa đi vừa tƣớc sợi.
2.2.1.6 Tín ngƣỡng dân gian trong trồng trọt
Cúng thần cây
Vào đầu năm, thƣờng vào ngày mùng 1 tháng 2 âm lịch, mỗi nhà trong
làng cử một ngƣời mang lễ vật đến một cây to sống lâu năm đƣợc cả làng
chọn là thần cây để cúng. Lễ vật gồm một đôi gà gồm một trống và một mái
mỗi con chừng 5 lạng, một bát gạo, một chai rƣợu. Sau khi các con gà đƣợc
thịt, ngƣời ta chọn một con gà trống đã luộc lấy phần xƣơng sụn cong cong ở
ức gà rồi vót một que nhọn bằng cái tăm xiên dọc theo miếng sụn ức. Căn cứ
vào hình dạng của miếng xƣơng một ngƣời có kinh nghiệm sẽ cho biết ngày tốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
47
nên khởi đầu công việc. Nếu không tốt thì 12 ngày đầu trong năm kiêng không
đi làm, không đào đất, không chặt rừng. Nếu cố tình vi phạm chặt cây trong
năm sẽ gây ra mƣa to, làm đổ lúa, ngô. Sau lễ cúng ngƣời ta cùng nhau ăn tại
chỗ đã tiến hành cúng thần cây.
Lễ cúng ma ruộng
Vào ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch hàng năm, ngƣời Mông có tục cúng
ma ruộng. Tuỳ theo sự phát triển của cây lúa hay công việc của mỗi nhà mà lễ
cúng ma ruộng có thể tiến hành từ ngày mùng 6 tháng 6 đến ngày 26 tháng 6.
Đàn thờ cúng gồm 4 cây lau và đàn cúng hình vuông đƣợc đan theo hình mắt
cáo, đƣợc đặt ở chính thửa ruộng. Ở mỗi góc bàn, ngƣời ta buộc một thân cây
lau, ngọn của 4 cây lau đƣợc buộc túm vào nhau. Trên đỉnh có một chiếc lông
cánh gà trống và một miếng giấy đỏ. Lễ vật cúng ruộng gồm một con gà trống
đã biết gáy và sáu chén rƣợu, 4 xâu giấy bản, 2 cái bát, 2 đôi đũa. Ngƣời tiến
hành nghi lễ là ngƣời đàn ông cho gia đình. Đầu tiên ngƣời ta đem gà trống
thiến còn sống đem cúng. Sau nghi thức này, con gà đƣợc thịt ngay để cúng
lần thứ hai. Khi lễ cúng ruộng hoàn tất, mọi ngƣời trong gia đình quây quần
ăn ngay tại ruộng.
Lễ cơm mới
Vào đầu tháng 9 âm lịch, khi lúa mới thu về, ngƣời ta sát gạo, nấu thành
cơm và mổ một con gà luộc rồi đặt lên bàn thờ. Ngƣời chủ gia đình có lời khấn
mời ông bà, tổ tiên về ăn bữa cơm mới, cám ơn đã phù hộ làm cho mùa màng
bội thu. Ngƣời khấn gọi tổ tiên từ cao xuống thấp theo thứ bậc, mời gọi đến ai
thì ngƣời chủ lại lấy một thìa gỗ múc một ít cơm và gắp vào đó một miếng thịt
rồi mới khấn mời. Ngoài ra đến tháng 7 khi quả ngô còn ngậm sữa, ngƣời Mông
chọn những quả to, ngon, hạt mẩy đem về luộc rồi cho vào rá đặt lên bàn thờ
mời tổ tiên về ăn. Sau khi mời ông bà tổ tiên rồi mới bẻ ngô về ăn. Lễ cơm mới,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
48
mới thể hiện sự hiếu thuận của con cháu đối với tổ tiên, cảm ơn tổ tiên đã phù
hộ làm cho mùa vụ tƣơi tốt.
2.2.2 Trong chăn nuôi
Ngƣời Mông ở Bắc Mê chủ yếu là chăn nuôi ngựa, trâu, bò, lợn, dê, gà,
chó. Mục tiêu chính của chăn nuôi ở đây là tạo ra sức kéo, cung cấp thực
phẩm để phục vụ cho ngày lễ, tết, ma chay, cƣới xin… Ngoài ra chăn nuôi
cũng mang lại nguồn thu nhập cho ngƣời dân. Hình thức chăn nuôi là theo hộ
gia đình.
2.2.2.1 Chọn giống vật nuôi
Trâu, bò
Cuộc sống của ngƣời Mông gắn liền với mọi hoạt động sản xuất nông
nghiệp cho nên đồng bào rất quý trọng con vật nuôi làm sức kéo. Ta thƣờng
bắt gặp hình ảnh nhà ngƣời Mông trình tƣờng đất mái gianh cũ kĩ nhƣng
chuồng trâu bò đƣợc làm bằng ván tốt lợp mái ngói rất trang trọng. Trung
bình mỗi gia đình ngƣời Mông nuôi từ 3 – 4 con trâu hoặc bò làm sức kéo. Có
gia đình khá giả nuôi tới 7 - 8 con.
Ngƣời Mông quan niệm rằng một con trâu khoẻ là trâu có đuôi to, chân
to vững chãi, các móng phải khít, mồm rộng, hai sừng cong đều.Với con trâu
nái thì ngoài các tiêu chí trên thì mông phải to. Một con trâu có đủ các tiêu chí
trên thì sẽ trở thành con trâu có sức kéo tốt. Ngƣời Mông nói chung không
phân biệt rõ ràng trâu bò kéo với trâu, bò giống. Với loại nào ngƣời ta cũng
thuần phục nó để con vật ngoan ngoãn cày bừa trên địa hình hiểm trở. Đối với
bò thì chỉ cần chân thẳng, nhanh nhẹn, thuần tính biết nghe lời từ khi còn nhỏ
thì sẽ trở thành bò kéo tốt. Mỗi gia đình thông thƣờng chỉ có từ 1 – 2 con bò
cái còn lại là bò kéo. Ngƣời Mông Bắc Mê chủ yếu nuôi bò vì Bắc Mê có khí
hậu mát mẻ thích hợp với việc nuôi bò, hơn nữa bò ăn cỏ ít hơn trâu cho nên
dễ chăn dắt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
49
Lợn
Trải qua một thời gian dài nuôi dƣỡng và thuần chủng ngƣời Mông đã
tạo ra giống lợn đặc chủng đó là giống lợn đen tuyền, to, ăn rất khoẻ, chóng
lớn. Đặc điểm dễ nhận thấy là giống lợn của ngƣời Mông mõm nhọn, chân dài
và cao, tai dài. Đồng bào có thói quen thịt lợn để đón khách quý (loại lợn nhỏ
khoảng 10 kg) cho nên ngoài nuôi lợn bột đồng bào rất chú trọng nuôi lợn nái.
Một con lợn đƣợc coi là để làm giống tốt thì chân phải dài và to (xƣơng to),
mõm ngắn, tai to. Còn đối với lợn thịt thì quan sát thấy con nào chân bé, ăn
nhanh thì lợn nuôi sẽ chóng lớn, sẽ cho nhiều thịt lạc chắc. Còn nếu có dự
định nuôi lợn lâu dài (khoảng 2 năm mới thịt) thì chỉ cần chọn lợn có xƣơng
to. Sau khoảng 2 năm lợn có thể có trọng lƣợng lên tới 1,5 tạ.
Ngựa
Đồng bào chủ yếu nuôi ngựa để thồ hàng. Hàng ngày ngựa phải làm
nhiệm vụ chở phân, tro, giống má lên nƣơng… Đến mùa thu hoạch ngựa lại
trở lúa, ngô về nhà. Ngựa còn là phƣơng tiện chở hàng hoá và các nhu yếu
phẩm từ huyện về các xã, thôn vùng cao. Theo đồng bào thì một con ngựa đẹp
phải là một con ngựa to, béo, cân đối, có sắc lông đẹp, khoẻ mạnh, nhanh
nhẹn, hoạt bát. Một con ngựa đẹp nhƣ trên sẽ mãi là niềm tự hào cho những ai
là chủ nhân của nó.
Chó, dê, gà
Chó, dê, gà là con vật nuôi phổ biến trong mọi gia đình ngƣời Mông.
Trong đó đàn gà là đông hơn cả, trung bình mỗi gia đình nuôi từ 30 – 50 con.
Ngƣời Mông luôn chọn giống gà chân đen, xƣơng đen để nuôi, gà không chỉ
cho thịt chất lƣợng ngon mà còn dùng làm thuốc bồi bổ mà chỉ ngƣời Mông
mới có giống gà này.
Ngƣời Mông nuôi chó để canh giữ nhà và giúp chủ nhà đuổi cáo do
ngƣời Mông sống trên núi nên quanh nhà có nhiều cáo luôn rình rập cả ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
50
lẫn đêm để bắt gà. Ngƣời Mông cũng nuôi chó để săn thú, vì vậy một con chó
lông đẹp và tinh nhanh luôn đƣợc ngƣời mông chọn để nuôi và huấn luyện.
Dê là con vật dễ nuôi, chỉ cần thả rông trong rừng là chúng tự túc kiếm ăn,
không cần cắt cỏ, kiếm thức ăn về chuồng cho chúng. Tuy vậy dê có tài leo trèo
phá phách vƣờn phá hoại mùa màng nên chỉ có một số hộ gia đình nuôi.
2.2.2.2 Nuôi dƣỡng và bảo vệ
Trƣớc kia dân số ít, đất rộng, rau cỏ nhiều đồng bào thƣờng thả rông gia
súc để chúng tự kiếm ăn. Hàng ngày ngƣời ta lùa trâu, bò vào những thung
lũng có cỏ và khi chiều đến lại lùa vào chuồng. Ngày nay thung lũng cỏ
không còn ngƣời Mông thƣờng dắt trâu đi ăn ở trên những đám nƣơng đã thu
hoạch nơi có cỏ mọc. Ngƣời ta cũng trồng cỏ voi để cắt về cho trâu, bò ăn.
Ngoài ra mỗi khi bẻ bắp ngô non về luộc là ngƣời Mông tận dụng luôn thân
cây mang về cho trâu bò ăn. Ngƣời Mông rất coi trọng con vật kéo cày cho
nên làm chuồng bằng ván cao ráo, mái lợp cẩn thận để phòng ngừa bệnh tật.
Ngƣời ta quan niệm rằng một nhà giàu là nhà đó phải có nhiều trâu bò cho
nên dù trong nhà mọi thứ rất đơn xơ nhƣng riêng chuồng trâu chuồng bò đƣợc
ngƣời Mông làm rất cẩn thận.
Chuồng trâu, bò của ngƣời Mông thƣờng đƣợc làm trƣớc cửa nhà cách
cửa nhà khoảng 5m để vừa dễ trông coi, vừa tiện chăm sóc, lại hợp vệ sinh.
Do làm nhà trên địa hình dốc nên ngƣời Mông thƣờng làm chuồng trâu bò
trƣớc nhà để tránh trời mƣa gió làm phân chảy hoặc bốc mùi thổi vào nhà.
Ngƣời Mông cũng quan niệm rằng làm chuồng trâu, bò, lợn trƣớc cửa thì con
vật sẽ mau lớn.
Với con ngựa, ngƣời Mông cũng quý giống nhƣ trâu, bò. Nhƣng không
phải gia đình nào cũng nuôi ngựa. Ngựa đƣợc chủ chăm bẵm cẩn thận, cứ khi
nào nghỉ ngơi là ngƣời ta tìm cách buộc nó gần bãi cỏ hoặc nấu cám ngô cho
nó ăn. Ngựa đƣợc làm chuồng riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
51
Gia đình ngƣời Mông nào cũng có đàn lợn trung bình 5 - 6 con. Ngƣời
Mông vừa nuôi lợn để thịt bán mỗi phiên chợ và để dùng trong các ngày lễ
tết. Giống lợn mà ngƣời Mông nuôi cho tỷ lệ thịt nhiều hơn mỡ và đƣợc
chăn bằng cám ngô nên thịt vừa chắc, ngọt và thơm. Một món ăn mà lợn rất
thích đó là bỗng rƣợu ngô, bỗng rƣợu ngô đƣợc trộn với chuối rừng và rau
lang băm nhỏ, hoặc một số loại lá rừng là thức ăn thƣờng xuyên. Theo
ngƣời Mông thì bỗng rƣợu ngô làm cho lợn chóng lớn mà thịt vẫn ngon, tốt
hơn khi nuôi bằng cám tăng trọng của ngƣời Kinh rất nhiều. Ngƣời Mông
chú trọng nuôi lợn nái để mỗi năm đàn lợn trong gia đình trở nên đông đúc
hơn.
Khi lƣơng thực còn thiếu dê, gà, chó, lợn thƣờng thả rông tự tìm thức
ăn gần nhà. Chiều tối các con vật đó tự tìm về gần nhà để ngủ. Chó có thể
đƣợc chủ cho ăn mỗi ngày một bữa. Còn gà thỉnh thoảng đƣợc chủ quãi cho
một vài nắm ngô để ăn. Những năm gần đây đời sống khá hơn, đồng bào
chăm sóc con vật bằng ngô nên chất lƣợng thịt rất ngon. Lợn, gà của ngƣời
Mông nổi tiếng về chất lƣợng thịt tốt. Ngƣời Mông không làm chuồng riêng
cho gà mà tận dụng gác chuồng trâu đặt lên đó vài tấm ván để gà trú mƣa.
2.2.2.3 Sản phẩm và trao đổi hàng hoá
Nhìn chung hoạt động chăn nuôi gia súc của ngƣời Mông Bắc Mê còn
nhỏ. Chƣa trở thành hoạt động trao đổi hàng hoá có quy mô. Ngƣời Mông ít
khi mang trâu bò đi bán, chỉ có ai có nhu cầu mua thì đến nhà trả giá. Trâu bò
chỉ đƣợc mổ vào dịp lễ, tết, đám cƣới, đám ma và chế biến thành món thắng
cố ngon nổi tiếng. Ngoài ra ngƣời Mông còn bảo quản thịt trâu bò bằng cách
treo lên bếp tạo thành món thịt khô hun khói để ăn dần, hoặc khi có khách quý
đến chơi và thỉnh thoảng đem ra chợ bán.
Ngƣời Mông rất quý khách, họ sẵn sàng mổ con lợn nhỏ hay cả một con
dê để tiếp đãi khách giống nhƣ ngƣời Kinh mổ gà. Tuy nhiên ít khi ngƣời ta
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
52
mổ dê đem bán mà chỉ có những con lợn to hơn tạ đƣợc nuôi từ 1 – 2 năm là
phiên chợ nào cũng có ngƣời mổ đem bán.
Trong các vật nuôi của ngƣời Mông thì con gà đựơc đem ra trao đổi
thƣờng xuyên nhất. Bất cứ khi nào cần tiền là ngƣời Mông lại mang gà ra chợ
bán. Gà của ngƣời Mông rất đƣợc ƣa chuộng, vì vậy rất đắt hàng. Gà bị buộc
chân và đƣợc chủ ôm trên tay đi khắp chợ bán. Ngƣời ta không bán nhiều mà
chỉ bán một hai con để mua những vật dụng cần thiết. Gà đƣợc bán trong các
chợ phiên và vào những ngày thƣờng chỉ cần ôm gà đi ra đƣờng huyện là có
thể bán đƣợc. Nhìn chung, hoạt động chăn nuôi của ngƣời Mông chƣa phát
triển, hoạt động mua bán trao đổi còn nhỏ lẻ chƣa thoát khỏi vòng tự cấp, tự
túc.
2.2.2.4 Tín ngƣỡng dân gian trong chăn nuôi
Lễ cúng ma cửa
Đối với ngƣời Mông, ma cửa có nhiệm vụ nhƣ một ngƣời lính gác cửa,
ngăn ma ác vào nhà, bảo vệ gia súc, bảo vệ của cải, bảo vệ các hồn, ngăn
không cho hồn các thành viên gia đình bỏ đi. Khi nào súc vật chết vì bệnh tật,
hoặc bị hổ vồ là do ma cửa bị ngã. Cũng có khi ngƣời đàn bà có thai ở gia
đình khác bƣớc qua ngƣỡng cửa, ma cửa cũng bị ngã. Do đó, cần làm lễ nâng
ma cửa dậy.
Mục đích của lễ thức này là cầu mong cho toàn gia đình khoẻ mạnh,
con cái ngoan ngoãn; cầu mong cho đàn gia súc sinh sôi, nảy nở… Lễ tiến
hành ma cửa luôn đƣợc tiến hành vào buổi tối và cửa nhà đƣợc đóng trong
suốt quá trình đó. Con lợn đƣợc dùng trong cúng lễ phải là con đã đƣợc cắt
một nhúm lông đuôi ngay khi còn bé và đƣợc chủ nhà đặt lên cửa chính của
ngôi nhà. Sau khi giết lợn thịt, thịt lợn đƣợc bầy vào các bát đƣợc đặt cạnh
cửa chính và chủ nhà đứng ra thực hiện lễ cúng, phụ nữ Mông không đƣợc
tham gia nghi lễ này. Trong lễ cúng ma cửa, số lƣợng bát cúng và cách xếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
53
thịt cúng ở từng bát cũng chính là kí hiệu tín ngƣỡng để phân biệt giữa dòng
họ này và dòng họ khác.
Dòng họ Giàng ở xã Phiêng Luông khi cúng ma lợn trình bày nhƣ sau:
+ Bát thứ nhất: Để hàm dƣới và phần da ở bả vai con lợn
+ Bát thứ hai: Bày một nửa chân trái trƣớc (phần đùi)
+ Bát thứ ba: Bày cả chân phải trƣớc.
+ Bát thứ tƣ: Để nửa phần chân trái trƣớc (phần chân).
+ Bát thứ năm: Để nửa chân phải sau (phần đùi).
+ Bát thứ sáu: Bày nửa chân phải sau (phần chân).
+ Bát thứ bảy: Bày nửa chân phải sau (phần chân).
+ Bát thứ tám: Bày nửa chân trái sau (bày nửa chân trái sau).
+ Bát thứ chín: Bày nửa chân phải sau (phần chân).
+ Bát thứ mƣời, mƣời một, mƣời hai đều trình bày một ít thịt của bất cứ
bộ phận nào của con lợn cũng đƣợc, trừ quả tim.
+ Bát thứ mƣời ba: Để đuôi con lợn.
Dòng họ Lò ở xã Minh Sơn cũng bày 13 bát tuy nhiên cách xếp thịt
cúng trong các bát lại rất khác nhau.
+ Bát thứ nhất: Bày thủ lợn.
+ Bát thứ hai: Để nửa chân trái trƣớc (phần chân)
+ Bát thứ ba: Để nửa chân trái trƣớc (phần đùi)
+ Bát thứ tƣ: Để nửa chân phải trƣớc (phần chân) của con lợn.
+ Bát thứ năm: Để nửa chân phải trƣớc (phần đùi) của con lợn.
+ Bát thứ sáu: Bày nửa chân trái sau (phần chân) của con lợn.
+ Bát thứ bảy: Bày nửa chân trái sau (phần đùi) của con lợn.
+ Bát thứ tám: Bày nửa chân phải sau (phần chân) của con lợn.
+ Bát thứ chín: Bày nửa chân trái trƣớc (phần đùi) của con lợn.
+ Bát thứ mƣời: Bày nửa chân trái trƣớc (phần chân) của con lợn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
54
+ Bát thứ mƣời hai: Để nửa chân trái sau (phần chân) của con lợn
+ Bát thứ mƣời ba: Bày một ít phần sụn xƣơng sƣờn lợn.
+ Dòng họ Vàng ở xã Yên Cƣờng lại bày chín bát thịt cúng theo thứ tự:
+ Bát thứ nhất: Để nửa đầu bên phải và nửa chân phải trƣớc (phần đùi)
+ Bát thứ hai: Để nửa đầu bên trái và nửa chân trái trƣớc (phần đùi)
+ Bát thứ ba: Bày nửa chân phải sau (phần đùi) và một miếng tai lợn.
+ Bát thứ tƣ: Bày nửa chân trái sau (phần đùi) và một miếng tai lợn.
+ Bát thứ năm: Bày nửa chân phải trƣớc (phần chân) và một miếng tai lợn.
+ Bát thứ sáu: Bày nửa chân trái trƣớc(phần chân) và một miếng tai lợn.
+ Bát thứ bảy: Bày nửa chân phải sau (phần chân) và một miếng tai lợn.
+ Bát thứ tám: Để nửa chân phải sau (phần đùi) và nửa chân trái sau (phần chân).
+ Bát thứ chín: Để nửa chân trái sau (phần đùi) và cái đuôi.
Dòng họ Giàng ở xã Thƣợng Tân cũng bày 9 bát để cúng nhƣng cách
trình bày lại khác nhau:
+ Bát thứ nhất: Để chiếc đầu lợn.
+ Bát thứ hai: Bày 1/3 chân phải trƣớc (phần giữa) và 1/3 chân trái
trƣớc (phần chân).
+ Bát thứ ba: Bày 1/3 chân phải trƣớc (phần giữa) và 1/3 chân trái trƣớc
(phần giữa).
+ Bát thứ tƣ: Bày 1/3 chân trái trƣớc (phần chân).
+ Bát thứ năm: Bày 1/3 chân phải trƣớc (phần đùi).
+ Bát thứ sáu: Bày 1/3 chân trái trƣớc (phần đùi).
+ Bát thứ bảy: Để nửa chân phải sau (phần chân).
+ Bát thứ tám: Để nửa chân phải sau (phần đùi) và nửa chân trái sau
(phần chân).
+ Bát thứ chín: Để nủa chân trái sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
55
Các dòng họ khác có thể bày lên tới mƣời lăm ha
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2010_SP_HoangThiHongNgan.pdf