Tài liệu Luận văn Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nem vỏ bưởi: Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng i
LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu cho em trong suốt
những năm học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong bộ môn
Công Nghệ Thực Phẩm, các cán bộ phòng thí nghiệm và các bạn sinh viên lớp
Công Nghệ Thực Phẩm 28 đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn vừa
qua.
Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Mỹ Hồng đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt
những kiến thức quý báu giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn !!!
Cần thơ, ngày 15 tháng 6 năm 2007
Nguyễn Sơn Tùng
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng ii
TÓM TẮT
Sản phẩm nem chay là sản phẩm rất được ưa chuộng nhờ vào mùi thơm đặc...
53 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nem vỏ bưởi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng i
LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu cho em trong suốt
những năm học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong bộ môn
Công Nghệ Thực Phẩm, các cán bộ phòng thí nghiệm và các bạn sinh viên lớp
Công Nghệ Thực Phẩm 28 đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn vừa
qua.
Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Mỹ Hồng đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt
những kiến thức quý báu giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn !!!
Cần thơ, ngày 15 tháng 6 năm 2007
Nguyễn Sơn Tùng
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng ii
TÓM TẮT
Sản phẩm nem chay là sản phẩm rất được ưa chuộng nhờ vào mùi thơm đặc trưng,
cảm giác ngon miệng và giúp cho quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn. Với mục
đích tạo ra sản phẩm nem chay có chất lượng ổn định, có giá trị cảm quan cao và
có thể bảo quản được lâu, tôi đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm ở các công đoạn của quy trình chế biến.
• Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm nguyên liệu, nhiệt độ chần và
thời gian chần đến quá trình loại chất đắng của vỏ bưởi.
• Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ muối, đường đến thời gian lên men và chất
lượng sản phẩm.
• Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến thời gian bảo quản sản
phẩm.
Sau thời gian tiến hành thí nghiệm, kết quả thu nhận được như sau:
• Qua khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm nguyên liệu, nhiệt độ chần
và thời gian chần cho thấy sản phẩm có cấu trúc chắc giòn và giá trị cảm
quan cao nhất ở nồng độ muối ngâm nguyên liệu là 2%, nhiệt độ chần vào
khoảng 75-80oC và thời gian chần là 2 phút.
• Qua khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ muối, đường đến thời gian lên men và chất
lượng sản phẩm cho thấy sản phẩm có hương vị đặc trưng, vị chua ngọt hài
hoà ở tỉ lệ muối 4%, đường 22% sau 2 ngày lên men.
• Qua khảo sát ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến thời gian bảo quản sản
phẩm có thể thấy rằng ở điều kiện nhiệt độ lạnh và bao gói hút chân không
thì sản phẩm bảo quản được lâu nhất (15 ngày kể từ sau lên men).
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng iii
MỤC LỤC
Lời cảm tạ .......................................................................................................i
Tóm tắt .......................................................................................................... ii
Mục lục..........................................................................................................iii
Danh sách hình .............................................................................................. v
Danh sách bảng..............................................................................................vi
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 1
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................. 3
2.1 Sơ lược về nguyên vật liệu ................................................................... 3
2.1.1. Vỏ bưởi........................................................................................ 3
2.1.2.Đu đủ............................................................................................ 4
2.1.3. Muối ăn ....................................................................................... 4
2.1.4. Đường .......................................................................................... 4
2.1.5. Lá vông nem.................................................................................. 5
2.2. Cơ sở lý thuyết về quá trình lên men Lactic........................................... 6
2.2.1. Vi sinh vật trong lên men lactic ..................................................... 6
2.2.2. Các dạng của quá trình lên men lactic........................................... 9
2.2.3.Các giai đoạn hoạt động của vi sinh vật trong lên men lactic ......... 9
2.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men lactic................... 10
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM...... 12
3.1 Phương tiện nghiên cứu.......................................................................... 12
3.1.1 Thời gian và địa điểm .................................................................... 12
3.1.2 Nguyên vật liệu........................................................................................ 12
3.1.3. Thiết bị, dụng cụ ........................................................................... 12
3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 12
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 12
3.3 Quy trình thí nghiệm .............................................................................. 13
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng iv
3.4 Nội dung và bố trí thí nghiệm................................................................. 13
3.4.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm, nhiệt độ
chần và thời gian chần đến quá trình loại chất đắng của vỏ bưởi ................ 13
3.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối, đường đến thời
gian lên men và chất lượng sản phẩm. ........................................................ 15
3.3.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát điều kiện bảo quản sản phẩm. .................. 16
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN................................................... 17
4.1 Kết quả phân tích thành phần của nguyên liệu......................................... 17
4.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm nguyên liệu,
nhiệt độ chần, thời gian chần đến quá trình loại chất đắng của vỏ bưởi.... 17
4.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ muối, đường đến giá trị cảm quan
và quá trình lên men của sản phẩm.......................................................... 22
4.4 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến sự biến đổi
acid và mật số vi sinh vật của sản phẩm trong thời gian bảo quản
(% acid, tính theo acid lactic) ................................................................... 28
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................... 31
5.1 Kết luận ................................................................................................. 31
5.2 Đề nghị ................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 34
PHỤ LỤC
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng v
DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1. Ảnh hưởng của thời gian chần và nồng độ muối ngâm đến
độ cứng của sản phẩm ở nhiệt độ chần 70-75oC............................. 20
Hình 4.2. Ảnh hưởng của thời gian chần và nồng độ muối ngâm đến
độ cứng của sản phẩm ở nhiệt độ chần 75-80oC............................. 21
Hình 4.3. Ảnh hưởng của thời gian chần và nồng độ muối ngâm đến
độ cứng của sản phẩm ở nhiệt độ chần 80-85oC..............................21
Hình 4.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ muối đến hàm lượng acid của sản phẩm
trong quá trình lên men với tỉ lệ đường 18%.................................. 24
Hình 4.5. Ảnh hưởng của tỉ lệ muối đến hàm lượng acid của sản phẩm
trong quá trình lên men với tỉ lệ đường 20%.................................. 24
Hình 4.6. Ảnh hưởng của tỉ lệ muối đến hàm lượng acid của sản phẩm
trong quá trình lên men với tỉ lệ đường 22%.................................. 25
Hình 4.7. Ảnh hưởng của tỉ lệ muối đến hàm lượng acid của sản phẩm
trong quá trình lên men với tỉ lệ đường 24%.................................. 25
Hình 4.8. Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến sự biến đổi acid
sản phẩm trong thời gian bảo quản .................................................29
Hình 4.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến sự biến đổi
acid sản phẩm trong thời gian bảo quản. ........................................ 29
Hình 4.10 Sản phẩm nem chay từ vỏ bưởi ........................................................... 33
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng vi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. Chỉ tiêu cảm quan đường saccharose.............................................. 5
Bảng 3.1. Quy trình chế biến nem chay từ vỏ bưởi........................................ 13
Bảng 4.1. Thành phần hoá học của vỏ bưởi................................................... 17
Bảng 4.2. Thành phần hoá học của đu đủ ...................................................... 17
Bảng 4.3. Thành phần hoá học của sản phẩm nem chay vỏ bưởi ................... 17
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của quá trình chần và nồng độ muối ngâm
nguyên liệu đến giá trị cảm quan của sản phẩm. ........................... 17
Bảng 4.5. Kết quả thống kê ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm
đến giá trị cảm quan của sản phẩm. ............................................... 18
Bảng 4.6. Kết quả thống kê ảnh hưởng của nhiệt độ chần
đến giá trị cảm quan của sản phẩm. ............................................... 18
Bảng 4.7. Kết quả thống kê ảnh hưởng của thời gian chần
đến giá trị cảm quan của sản phẩm. ............................................... 18
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của quá trình chần và nồng độ muối ngâm nguyên liệu
đến độ cứng của sản phẩm............................................................. 19
Bảng 4.9. Kết quả thống kê ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm
đến độ cứng của sản phẩm............................................................. 19
Bảng 4.10. Kết quả thống kê ảnh hưởng của nhiệt độ chần
đến độ cứng của sản phẩm. .......................................................... 20
Bảng 4.11. Kết quả thống kê ảnh hưởng của thời gian chần
đến độ cứng của sản phẩm. .......................................................... 20
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của tỉ lệ muôi, đường đến biến đổi acid
(% acid, tính theo acid lactic) của sản phẩm trong quá trình
lên men........................................................................................ 22
Bảng 4.13. Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ đường đến sự biến đổi
hàm lượng acid sản phẩm trong quá trình lên men. ...................... 22
Bảng 4.14. Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ muối đến sự biến đổi
hàm lượng acid sản phẩm trong quá trình lên men. ...................... 23
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng vii
Bảng 4.15. Kết quả thống kê ảnh hưởng của thời gian lên men
đến sự biến đổi hàm lượng acid sản phẩm trong quá trình lên men
(% acid, tính theo acid lactic)........................................................ 23
Bảng 4.16. Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ muối, đường đến
giá trị cảm quan của sản phẩm. .................................................... 26
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến sự biến đổi acid
của sản phẩm trong thời gian bảo quản. ....................................... 28
Bảng 4.18. Kết quả thống kê ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến sự
biến đổi acid của sản phẩm trong thời gian bảo quản. .................. 28
Bảng 4.19. Kết quả thống kê ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến sự
biến đổi acid của sản phẩm trong thời gian bảo quản. .................. 28
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến sự biến đổi
mật số vi sinh vật trong thời gian bảo quản. ................................. 30
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng viii
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi trong việc trồng các
loại cây ăn trái, đặc biệt là các loại quả thuộc họ citrus. Trong đó, bưởi là loại cây
được trồng phổ biến ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và nổi tiếng với giống
bưởi Năm Roi, là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn và có giá trị kinh
tế rất cao của nước ta.
Bên cạnh đó, bưởi là loại trái cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Phần
thịt bưởi có vị ngọt chua rất đặc trưng, tính mát không độc, có tác dụng tốt đối với
bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.
Song song đó, vỏ bưởi được tận dụng để chế biến nhiều món ăn đặc sản của miền
Tây Nam Bộ với mục đích đa dạng hoá các sản phẩm từ bưởi, đồng thời có thể tận
dụng triệt để các thành phần từ quả bưởi đem lại, làm tăng thu nhập cho người làm
vườn và nâng cao giá trị kinh tế của quả bưởi. Có thể nói, các món ăn đặc trưng
được chế biến từ vỏ bưởi như là nem vỏ bưởi, chè vỏ bưởi, mứt vỏ bưởi,... là
những món thật giản dị và mộc mạc nhưng không kém phần hấp dẫn với hương vị
đặc trưng của nó.
Nem bưởi là một sản phẩm đang rất được người tiêu dùng ưa chuộng, không chỉ
với hương vị đặc trưng thơm ngon mà nem bưởi còn là sản phẩm có chứa nhiều
chất xơ, pectin, acid lactic có tác dụng giải độc chất phát sinh trong quá trình tiêu
hoá thức ăn và kích thích nhu động ruột giúp quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn.
Sản phẩm nem bưởi là sản phẩm của quá trình lên men, trong đó vi sinh vật đóng
vai trò rất quan trọng nhưng chủ yếu là vi khuẩn lactic.
Trong thực tế ở nước ta, việc bảo quản và kéo dài thời gian sử dụng của nem bưởi
là một vấn đề vô cùng khó khăn, vì việc chế biến chủ yếu được thực hiện ở quy mô
thủ công mà chưa có một quy trình chế biến hoàn thiện trên cơ sở khoa học nào.
Do đó, đề tài “Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nem vỏ bưởi” được tiến
hành để khảo sát các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, để nhằm
tạo ra sản phẩm có chất lượng ổn định, kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nem chua từ vỏ bưởi, để tìm ra điều
kiện chế biến thích hợp, làm cho sản phẩm có chất lượng tốt và giá trị cảm quan
cao. Với các khảo sát:
• Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm, nhiệt độ chần và thời gian
chần đến quá trình loại chất đắng của vỏ bưởi
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng ix
• Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đường, nồng độ muối đến thời gian lên
men và chất lượng sản phẩm
• Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện bảo quản đến chất lượng sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng x
CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU
2.1.1 Vỏ bưởi
Bưởi có tên tiếng Anh là Grapefruit, thuộc họ Citrus, có nguồn gốc từ Ấn Độ,
Malaysia. Ở Việt Nam, bưởi là loại cây sống lâu năm, thường rụng lá vào mùa
đông hoặc mùa khô, đến cuối tháng hai đầu tháng ba cây ra lá non và bắt đầu mùa
hoa quả.
Bưởi có nhiều công dụng, múi bưởi có màu trắng hơi vàng hoặc hồng thường được
sử dụng để ăn hoặc dùng để chế biến nước bưởi đóng hộp. Lớp vỏ the bên ngoài có
chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng hổ trợ tiêu hoá và trị cảm cúm. Vỏ xốp trắng bên
trong được sử dụng để chế biến nem bưởi chè bưởi.
Thành phần chính của nem bưởi là phần vỏ bưởi xốp trắng. Lớp vỏ này dày
khoảng 2cm, thường có vị đắng màu trắng, thành phần chủ yếu bao gồm cellulose,
pectin, naringin, đường ramnose, vitamin A, D, hesperdin,... Phần vỏ này sau khi
xử lý nhiệt sẽ tạo nên bột nhào có tác dụng liên kết các thành phần lại với nhau tạo
cấu trúc dai đặc trưng của nem bưởi.
Trong quả bưởi tươi, hàm lượng pectin trong cùi bưởi chiếm cao nhất 10 – 40%,
hạt bưởi tươi chiếm 3 – 6%, vỏ ngoài chiếm 10%. Chất pectin trong vỏ bưởi tồn tại
dưới dạng protopectin, thường ở dạng tập hợp với hemicellulose và cellulose. Nó
không hoà tan trong nước nhưng dễ bị thuỷ phân bởi enzyme hay acid chuyển
thành pectin. Sự chuyển protopectin thành pectin còn có thể thực hiện bằng cách
đun nóng ở nhiệt độ 80oC trong môi trường acid nhẹ.
Pectin là một chất keo, không cung cấp năng lượng nhưng có nhiều tác dụng trong
phòng và chữa một số bệnh như:
• Kéo dài thời gian tiêu hoá thức ăn trong ruột, có tác dụng làm tăng hấp thu
dưỡng chất trong thức ăn
• Giúp làm giảm hấp thu lipid, giảm hấp thu cholesterol toàn phần trong máu
• Khống chế mức tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
• Chống táo bón
• Cầm máu, sát trùng
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xi
2.1.2 Đu đủ
Đu đủ là thành phần không kém phần quan trọng trong chế biến nem vỏ bưởi. Nó
liên kết chặt chẽ với vỏ bưởi tạo nên cấu trúc vừa dai, vừa giòn của sản phẩm nem.
Đu đủ sử dụng trong chế biến nem là đu đủ còn xanh, bên trong thịt quả màu trắng
hơi vàng, cấu trúc thịt quả còn cứng, vì nếu sử dụng loại quả gần chín, trong quá
trình xử lý làm cho đu đủ bị mềm không đạt độ giòn như yêu cầu.
2.1.3 Muối ăn
Muối ăn có tính sát trùng nhẹ, ức chế một số vi sinh vật nhưng không diệt được vi
sinh vật ưa muối. Muối ăn còn góp phần tạo vị cho sản phẩm.
Thành phần chủ yếu của muối ăn là NaCl, ngoài ra còn có những tạp chất như các
chất khoáng không tan, các ion Ca2+, Fe2+, Fe3+. Lượng nước trong muối ăn thay
đổi rất nhiều, nếu nồng độ của không khí lớn hơn 75% thì muối ăn hút ẩm nhiều.
Trong muối ăn có nhiều CaCl2, MgCl2. Độ hoà tan của hai muối này lớn hơn độ
hoà tan của NaCl rất nhiều. Khi nhiệt độ tăng thì độ tan của hai muối này rất cao.
Do đó, nếu hàm lượng của hai muối này chiếm tỉ lệ cao trong muối ăn thì sẽ làm
giảm đáng kể độ tan của muối NaCl. Nếu trong muối ăn có từ 0,15 – 0,18% muối
CaCl2, MgCl2 thì muối ăn sẽ có vị đắng. Tiêu chuẩn muối ăn sử dụng trong sản
phẩm là hàm lượng Ca2+, Mg2+ không vượt quá 0,7% (Ca2+ = 0,5%, Mg2+ = 0,1%).
Trong chế biến nem chua, muối ăn có tác dụng hạn chế sự phát triển của một số vi
khuẩn gây thối, kích thích sự phát triển của vi khuẩn lactic tạo ra sự lên men tốt,
tạo sản phẩm đạt chất lượng cao.
2.1.4 Đường
Đường sử dụng trong chế biến nem chủ yếu là đường saccharose, có công thức
phân tử C11H22O11, là dạng tinh thể màu trắng, dễ hoà tan trong nước, độ hoà tan
của đường tăng theo nhiệt độ hoặc giảm tuỳ theo tạp chất chứa trong nước.
Tiêu chuẩn đường
• Saccharose ≥ 99,62%
• Đường khử ≤ 0,1%
• Độ ẩm ≤ 0,07%
• Hàm lượng tro ≤ 0,07%
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xii
Thường kiểm tra đường bằng phương pháp cảm quan.
Bảng 2.1 Chỉ tiêu cảm quan đường saccharose
Tên chỉ tiêu Mức chất lượng
Hình dạng
Mùi vị
Màu sắc
Dạng tinh thể tương đối đều, tươi khô, không vón cục
Mùi vị cũng như dung dịch đường trong nước cất có vị ngọt, không có mùi vị lạ
Tất cả các tinh thể đều là trắng óng ánh. Khi pha trong dung dịch nước thì thu
được dung dịch đường trong suốt
Đường là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho vi khuẩn lactic hoạt động sinh acid
lactic. Ngoài ra, đường còn tạo vị ngọt cho sản phẩm. Nếu lượng đường trong sản
phẩm không đủ thì độ acid trong sản phẩm không đạt yêu cầu, chất lượng kém và
khó bảo quản.
2.1.5 Lá vông nem
Lá vông thường được sử dụng để gói nem nên được gọi là lá vông nem.
Cây vông nem thuộc họ đậu, có nguồn gốc ở vùng ven biển Đông Phi, phân bố
khắp từ Châu Phi cho đến vùng nhiệt đới Nam Á, Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây
vông mọc tự nhiên và được trồng rộng rãi ở các vùng núi thấp trung du và đồng
bằng.
Thành phần của lá vông nem gồm albuminoid 16,73%, carbohydrat 37,12%, N, K,
hydroxyd 1,81%, acid phosphoric 0,5% (the Wealth of India, vol 3, 1952). Ngoài
ra, trong thành phần lá vông nem có chứa các alkaloid có tác dụng ức chế thần
kinh trung ương, làm yên tĩnh, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, có tác dụng co bóp
các cơ. Mặt khác, trong lá vông còn chứa một lượng vi khuẩn lactic tự nhiên nên từ
rất lâu đời người dân đã sử dụng lá vông trong gói nem để có được sản phẩm nem
chất lượng tốt.
Vi sinh vật trong lá vông là những vi sinh vật có sẵn trong tự nhiên, chúng sống
trong môi trường xung quanh và trên lá mà chúng thích nghi. Đối với nem chua là
sản phẩm truyền thống có từ lâu đời, với kinh nghiệm dân gian, lá vông được sử
dụng để gói nem chua và được dùng chung với nem để tạo nên hương vị đặc trưng
cho sản phẩm. Từ bề mặt lá, khi tiếp xúc với nguyên liệu, các vi sinh vật sẽ xâm
nhập vào nguyên liệu, sử dụng nguồn dinh dưỡng trong nguyên liệu để phát triển
và sinh acid.
Mẫu lá đưa vào quá trình chế biến có mật độ vi sinh vật rất khác nhau nên lượng vi
sinh vật ban đầu thâm nhập vào từng mẫu cũng khác nhau. Số lượng vi sinh vật
tăng dần trong thời gian lên men và chúng bị ức chế bởi lượng acid sinh ra. Khi đó,
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xiii
nấm mốc bắt đầu phát triển làm cho bề mặt sản bị nhầy nhớt, có mùi ôi của lá úa
làm giảm giá trị dinh dưỡng và giá trị cảm quan của sản phẩm.
2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH LÊN MEN LACTIC
2.2.1 Vi sinh vật trong lên men lactic
a. Nhóm vi khuẩn lactic
Vi khuẩn lactic được Pasteur tìm ra từ sữa bị chua. Vi khuẩn lactic thuộc về họ
Lactobacteriaceae, chúng gồm những loài có cơ thể hình cầu, hình que ngắn.
Thuộc loài gram dương, phần lớn không có khả năng chuyển động, không sinh bào
tử. Chúng có thể lên men được các loại đường monosaccharid hoặc disaccharid
nhưng không lên men được tinh bột (trừ loài Lactobacillus delbrueckii có khả năng
đồng hoá được tinh bột). Một số vi khuẩn lactic không lên men được saccharose,
số khác lại không sử dụng được maltose. Vi khuẩn lactic lên men dị hình có thể sử
dụng được pentose và acid citric.
Các loài vi khuẩn lactic có khả năng rất khác nhau khi tạo thành acid lactic trong
môi trường, như vậy khả năng chịu acid (hay độ bền acid) cũng rất khác nhau. Đa
số các trực khuẩn đồng hình tạo acid cao hơn (khoảng 2 – 3,5%), liên cầu khuẩn
(khoảng 1%). Các trực khuẩn này có thể phát triển ở pH = 3,8 – 4 (cầu khuẩn
không thể phát triển được trong môi trường này). Hoạt lực lên men tốt nhất là trực
khuẩn ở vùng pH = 5,5 – 6.
Nhiệt độ sinh trưởng tối thích của loài vi khuẩn lactic ưa ấm là khoảng 25 – 35oC,
ưa nhiệt khoảng 40 – 55oC và ưa lạnh thì thấp hơn 5oC. Khi gia nhiệt khoảng 60 –
80oC, thì hầu hết vi khuẩn lactic bị chết sau 10 – 30 phút.
Phân loại vi khuẩn lactic được xem là chưa hoàn thiện. Phần lớn phân loại theo
hình dáng bên ngoài tế bào: cầu khuẩn xếp vào các giống Streptococcus và
Leuconostoc, còn trực khuẩn thuộc giống Lactobacillus. Đường kính của các dạng
cầu khuẩn lactic từ 0,5 – 1,5µm. Các tế bào hình cầu xếp thành cặp hoặc chuỗi có
chiều dài khác nhau, kích thước tế bào trực khuẩn từ 1 - 8µm, trực khuẩn đứng
riêng lẻ hoặc xếp thành chuỗi.
Vi khuẩn lactic được chia thành hai nhóm: nhóm vi khuẩn lên men lactic đồng
hình và nhóm vi khuẩn lên men lactic dị hình.
• Nhóm vi khuẩn lên men lactic đồng hình
Lên men đường, cho sản phẩm chủ yếu là acid lactic (khoảng 90 – 98%). Gồm một
số loại vi khuẩn sau: Streptococcus lactis, Streptococcus thermophilus,
Lactobacillus plantarum, Lactobacillus acidophilum, Pediococcus cereviceae,
Bacterium cucumeris fermentati, Bacterium brassiceae fermentati.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xiv
Giống Streptococcus (Streptococcus lactis, Streptococcus thermophilus) là loài vi
khuẩn không nha bào, có dạng liên cầu khuẩn, có khả năng lên men nhiều loại
đường như: glucose, lactose, manose,... nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của
chúng là 30oC.
Giống Lactobacillus (Lactobacillus plantarum, Lactobacillus acidophilum) là
giống được sử dụng rộng rãi, là loài có khả năng chịu đựng acid nhiều nhất.
Flaming cùng cộng sự (1969) đã kết luận rằng, sự góp phần quan trọng nhất của vi
khuẩn L.plantarum trong việc tạo mùi vị của sản phẩm lên men, là sự sinh ra hàm
lượng acid để bảo quản và ngăn cản những vi sinh vật không mong muốn có thể
sinh ra mùi vị xấu cho sản phẩm. Chúng có dạng hình que thẳng hoặc cong. Nhiệt
độ thích hợp cho sự phát triển: loại ưa ấm: 28 – 35oC, loại ưa nóng: 40 – 60oC.
• Nhóm lên men lactic dị hình
Nhóm này gây lên men phức tạp hơn. Chúng tạo nên trong môi trường ngoài acid
lactic còn nhiều sản phẩm phụ khác như: acid acetic, rượu ethylic, CO2, H2, một số
chất thơm (este, diacetil,...). Gồm có một số loại sau: Leuconostoc mesenteroides,
Lactobacillus pentoaceticus, Lactobacillus brevis, Bacterium-Coli aerogenes,
Betabacterium brevis.
Leuconostoc: có dạng hình cầu, nhưng trong môi trường acid tế bào dài ra và nhọn
ở 2 đầu. Trong số đó loài Leuconostoc mesenteroides cùng với một số vi khuẩn
lactic đồng hình khác như Lactobacillus plantarum tham gia nhiều vào việc chế
biến rau muối chua.
Lactobacillus pentoaceticus: là loài trực khuẩn không sinh bào tử. Nhiệt độ thích
hợp cho sự phát triển của chúng là 30 – 35oC (khi lên men glucose).
Bacterium-Coli aerogenes: đây là giống đại diện chủ yếu của vi khuẩn lên men
lactic dị hình. Có dạng hình que, không hình thành bào tử, nhiệt độ thích hợp là 35
– 38oC. Thường gặp loại này trong nước, trên bề mặt rau quả, trong ruột người và
động vật, trong sữa chua,... Sản phẩm của vi khuẩn này là acid lactic, rượu ethylic,
acid acetic, acid succinic, CO2, H2O và indol.
b. Vi khuẩn butyric
Là loại vi khuẩn yếm khí, vi khuẩn này xâm nhập vào sản phẩm, biến đường và
acid lactic thành các acid bay hơi và acid butyric, H2, CO2. Acid butyric làm cho
sản phẩm rau có mùi hôi thối, khó chịu. Vi khuẩn này tạo bào tử có khả năng chịu
nhiệt cao.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xv
c. Vi khuẩn gây thối
Nhóm vi khuẩn này có khả năng phân huỷ các hợp chất hữu cơ chứa nitơ tạo ra
hợp chất H2S, indol, NH3 gây mùi thối cho sản phẩm. Các vi khuẩn này có khả
năng sinh bào tử, chịu nhiệt cao, gây hại cho sản phẩm trong quá trình bảo quản.
• Loại hiếu khí: Mesentericus, Bacillus subtilis
• Loại yếm khí: Bacillus putrificus, Bacillus botulinum
d. Nấm men
Nấm men là tên chung để chỉ nhóm nấm có cấu tạo đơn bào và thường sinh sản
theo lối nảy chồi. Nấm men phân bố rộng rãi trong tự nhiên (đất, nước, rau quả).
Nấm men có thể hoạt động trong hầu hết quá trình lên men rau cải. Nấm men
thường hoạt động trong giai đoạn lên men chính của quá trình, cho đến khi lượng
carbohydrat không còn nữa.
Lodder (1970) đã phân loại một số loài nấm men chủ yếu: Saccharomyces rosei,
Saccharomyces delbrueckii, Torulopsis versatilis, Torulopsis caroliniana,
Torulopsis holmii, Torulopsis etchellsii, Hansenula subpelliculosa, Hansenula
anomala.
Các loại nấm men có tính chất oxy hoá: Debaryomyces membranaefcien, Pichia
ohmeri, Saccharomyces rouxii, Candida krusei.
Nấm men oxy hoá có thể sử dụng acid lactic và hạ thấp độ acid của nước muôi tạo
điều kiện cho các vi khuẩn gây hư hỏng phát triển. Acid sorbic được sử dụng để
làm giảm sự phát triển của nấm men oxy hóa.
e. Nấm mốc
Nấm mốc phân bố rộng rãi trong tự nhiên, có cấu trúc hình sợi phân nhánh, phát
triển rất nhanh tạo thành màng sợi chằng chịt gọi là hệ sợi nấm. Nấm mốc là nhóm
tạo khuẩn ty ở dạng bột màu xanh, màu vàng, trắng, đen,....
Nấm mốc là loại vi sinh vật hiếu khí. Nhiều loại nấm mốc có lợi được sử dụng
trong công nghiệp sản xuất các chế phẩm enzyme tổng hợp acid hữu cơ... Nhưng
bên cạnh đó một số loại gây hại như làm mốc sản phẩm thực phẩm, có thể gây
bệnh cho người.
Trong và sau quá trình lên men lactic thường gặp các loài mốc như Aspergillus,
Cidium lactis,...
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xvi
2.2.2 Các dạng của quá trình lên men lactic
a. Dạng lên men đồng hình
Nhóm vi khuẩn lactic điển hình có khả năng phân huỷ đường theo con đường đơn
giản và tạo nên sản phẩm chủ yếu là acid lactic. Đay là quá trình lên men lactic
điển hình hay còn gọi là lên men lactic đồng hình.
C6H12O6 2CH3-CHOH-COOH + 22,5 kcal
(Đường) (Acid lactic)
Ở vi khuẩn lactic điển hình, sự chuyển hoá đường thành acid lactic đi theo con
đường lên men rượu đến giai đoạn tạo thành acid pyruvic, acid này được khử bằng
2 nguyên tử hydro nhờ vào enzyme Lacticodehydrogenase để trở thành acid lactic.
CH3-CO-COOH + 2H ↔ CH3-CHOH-COOH
(Acid pyruvic) (Lacticodehydrogenase) (Acid lactic)
b. Dạng lên men dị hình
Nhóm vi khuẩn lactic không điển hình thì lên men phức tạp hơn gọi là lên men
lactic không điển hình hay lên men lactic dị hình. Chúng tạo nên trong môi trường
ngoài acid lactic còn nhiều sản phẩm phụ khác như: rượu ethylic, acid acetic, acid
succinic, CO2,...
Vi khuẩn lên men lactic dị hình rất cần thiết trong lên men nem chua vì chúng sinh
ra các acid dễ bay hơi và một số chất thơm (este, diacetyl, acetaldehyd,...) tạo mùi
vị ưa thích cho sản phẩm, chúng xuất hiện sớm trong quá trình lên men.
2C6H12O6 CH3-CHOH-COOH + HOOC-CH2-CH2-COOH + CH3-CH2OH
(Đường) (Acid lactic) (Acid succinic) (Ethylic)
+ CH3-COOH + H2 + Q
Số lượng các sản phẩm phụ phụ thuộc hoàn toàn vào giống vi sinh vật, vào môi
trường dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh. Thông thường, nhóm vi khuẩn lên
men dị hình cho ra 40% acid lactic, acid succinic gần 20%, acid acetic gần 10%,
rượu ethylic gần 10% và các loại khí gần 20%.
Vi khuẩn Butyric thuộc giống Clostridium, đây là trực khuẩn sinh bào tử, chuyển
động, kị khí bắt buộc, nhiệt độ tối thích là 30 40oC. Chúng rất nhạy cảm với môi
trường acid, pH tối thích cho sự phát triển là 6,9 – 7,3 và chúng ngừng sinh trưởng
ở pH < 4,9.
Loại vi khuẩn này rất có hại đối với các loại sản phẩm lên men chua vì chúng cản
trở sự phát triển của vi khuẩn lactic, làm cho sản phẩm bị trở mùi khi chưa kịp
chua, gây mùi hôi thối cho sản phẩm. Ức chế vi khuẩn này bằng cách thay đổi pH
sang môi trường acid.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xvii
2.2.3 Các giai đoạn hoạt động của vi sinh vật trong lên men lactic
Quá trình lên men lactic trong sản phẩm lên men chua có thể chia làm 3 giai đoạn:
a. Giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu độ acid của sản phẩm còn thấp thuận lợi cho một số vi khuẩn gây
thối và vi khuẩn lên men không điển hình phát triển, chủ yếu là Leuconostoc
mesentiricus. Đây là loại cầu khuẩn có khả năng chuyên hoá đường thành acid
lactic, acid acetic và sinh khí. Khả năng tích tụ acid của chủng này kém (ít hơn
1%).
Khi acid được tạo thành, giá trị pH của sản phẩm giảm dần và sẽ kìm hãm sự phát
triển của vi khuẩn không cần thiết. Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc nhiều vào
mức độ hoạt động của vi khuẩn lactic và tốc độ hình thành acid lactic nhanh hay
chậm.
b. Giai đoạn lên men chính
Vi khuẩn lactic và nấm men có thể lên men chua, phát triển chiếm ưu thế nên
lượng acid lactic tích tụ nhiều. Chúng phát triển trong sản phẩm cho đến khi lượng
carbohydrat có thể lên men được không còn nữa hoặc cho đến khi vi khuẩn lactic
bị kiềm hãm do pH của môi trường giảm thấp. Khi đó phần lớn vi khuẩn gây thối
cũng bị ức chế.
Chủng vi khuẩn phát triển chủ yếu trong thời kỳ này là Lactobacillus cucumeris,
Lactobacillus plantarum, Bacterium brassiceae fermentati,...
Đây là thời kỳ rất quan trọng của quá trình lên men lactic vì sản phểm tích tụ được
lượng acid cao và có hương vị đặc trưng cho sản phẩm.
c. Giai đoạn cuối
Khi acid lactic đã tích tụ với một lượng khá cao thì các vi khuẩn lactic cũng bị ức
chế. Khi ấy do sản phẩm tiếp xúc với môi trường không khí nên nấm mốc có khả
năng phát triển mạnh làm giảm chất lượng sản phẩm và gây hư hỏng sản phẩm.
2.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men lactic
Đặc điểm của các biến đổi xảy ra trong quá trình lên men phụ thuộc vào các điều
kiện của quá trình.
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình lên men lactic là nồng độ muối ăn,
hàm lượng đường trong sản phẩm (đường có sẵn trong nguyên liệu và đường bổ
sung thêm), độ pH của sản phẩm, nhiệt độ lên men của sản phẩm và sự hiện diện
của oxy trong quá trình lên men.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xviii
a. Muối
Muối có vai trò rất quan trọng trong quá trình lên men, không những nồng độ muối
ảnh hưởng đến quá trình lên men tốt hay xấu mà còn ảnh hưởng đến vị của sản
phẩm.
Muối có tác dụng hạn chế sự hoạt động của vi khuẩn gây thối, tăng cường hoạt
động của vi khuẩn lactic, khi sử dụng nồng độ muối cao sẽ làm ngưng sự phát triển
của vi khuẩn gây thối kể cả vi khuẩn lactic. Vì thế phải xác định hàm lượng muối
bổ sung thích hợp nhằm làm tăng khả năng lên men của vi khuẩn lactic.
b. Đường
Đường có khả năng thúc đẩy quá trình lên men, giúp cho sản phẩm nem có vị ngọt
dịu. Đường là nguồn cung cấp chất ding dưỡng cho vi khuẩn lactic hoạt động sinh
acid lactic. Ngoài ra, đường còn tạo vị ngọt cho sản phẩm. Nếu lượng đường trong
nguyên liệu không đủ thì độ acid trong sản phẩm không đạt yêu cầu, chất lượng
kém và khó bảo quản.
c. Độ acid trong sản phẩm
Độ acid trong sản phẩm có ảnh hưởng sự hoạt động của vi sinh vật, làm ảnh hưởng
đến quá trình lên men vì các vi sinh vật rất nhạy cảm với nồng độ pH của môi
trường.
Nếu ở môi trường acid cao thì vi khuẩn lactic sẽ kém hoạt động, quá trình chuyển
hoá đường thành acid sẽ chậm lại, đường trong sản phẩm không thể chuyển hoá
hết thành acid lactic được.
Nếu môi trường có độ acid thấp các vi khuẩn gây hại sẽ phát triển gây ảnh hưởng
xấu đến quá trình lên men. Do đó phải tạo cho môi trường có độ pH thích hợp
nhằm tạo điều kiện thích hợp nhất cho vi khuẩn lactic hoạt động.
d. Nhiệt độ lên men
Nhiệt độ lên men sản phẩm ảnh hưởng đến thời gian lên men, đến lượng acid được
tạo thành và đến chất lượng sản phẩm. Ở mỗi một khoảng nhiệt độ hoạt động của
vi sinh vật rất khác nhau. Mỗi loại vi sinh vật đều có một khoảng nhiệt độ tối thích,
ở khoảng nhiệt độ đó vi sinh vật hoạt động tốt nhất tạo ra sản phẩm có chất lượng
cao. Ở nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ức chế sự hoạt động của vi khuẩn.
e. Sự hiện diện của oxy
Sự lên men lactic cần tiến hành trong điều kiện yếm khí vì các vi khuẩn lactic hoạt
động tốt trong điều kiện môi trường không có oxy. Sự hiện diện của oxy làm tăng
khả năng hoạt động của vi khuẩn gây thối và các vi khuẩn khác gây ảnh hưởng đến
chất lượng của sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xix
CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Thời gian và địa điểm
Địa điểm: Phòng thí nghiệm Bộ môn Công Nghệ Thực phẩm, khoa Nông Nghiệp
và Sinh học ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Thời gian: 26/02/2007 – 18/5/2007.
3.1.2 Nguyên vật liệu
Vỏ bưởi.
Đu đủ.
Acid.
Màu thực phẩm, gia vị.
Lá vông nem, lá chuối.
Các hóa chất dùng trong việc phân tích.
3.1.3 Thiết bị, dụng cụ
Cân điện tử.
Bếp điện, gas.
pH kế.
Thiết bị đo màu.
Máy đo độ cứng.
Một số dụng cụ phân tích của phòng thí nghiệm phân tích thực phẩm.
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp lấy mẫu
Nguyên liệu được chọn là vỏ của cùng một loại giống để cố định nguyên liệu cho
tất cả các thí nghiệm.
b. Phương pháp thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên và theo thể thức thừa số, với 2 lần lặp lại, kết
quả được phân tích, đánh giá cảm quan, thống kê theo chương trình Statgraphics
version và phân tích phương sai, kiểm định LSD hoặc Duncan.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xx
3.3 QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM
Bảng 3.1. Quy trình chế biến nem chay từ vỏ bưởi
3.4 NỘI DUNG VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
3.4.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm, nhiệt độ
chần và thời gian chần đến quá trình loại chất đắng của vỏ bưởi.
a. Mục đích
Chọn ra nồng độ muối ngâm, nhiệt độ chần và thời gian chần thích hợp cho quá
trình loại chất đắng của vỏ bưởi
b. Chuẩn bị mẫu
Vỏ bưởi được cắt bỏ phần xanh bên ngoài và phần vỏ xốp bên trong gần quả để
tránh tạo vị đắng và the cho sản phẩm, làm nem bị mềm. Sau đó, cắt thành từng
miếng mỏng. Ngâm mẫu vỏ bưởi trong dung dịch muối có nồng độ khác nhau
Vỏ bưởi
Xử lý
Chần
Ngâm muối
Bảo quản
Phối trộn Đu đủ
Bao gói
Lên men
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xxi
(khảo sát ảnh hưởng nồng độ muối ngâm). Sau thời gian ngâm 1 giờ, vỏ bưởi được
làm sạch bằng nước, vỏ bưởi được chần trong nước ở nhiệt độ và thời gian chần
khác nhau (khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ chần và thời gian chần).
Vỏ bưởi sau khi chần được rửa sạch rồi đem nghiền mịn, phối trộn với đu đủ xanh
đã được cắt sợi và làm ráo, bao gói và cho lên men. Sau 2 ngày lên men, tiến hành
đánh giá chất lượng sản phẩm.
c. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ba nhân tố với hai lần lặp lại.
Nhân tố A: nồng độ dung dich muối ngâm với các mức độ.
A1 = 1% A2 = 2% A3 = 3%
Nhân tố B: nhiệt độ nước chần với các mức độ.
B1 = 70-75oC B2 = 75-80oC B3 = 80-85oC
Nhân tố C: thời gian chần với các mức độ.
C1 = 1 phút C2 = 2 phút C3 = 3 phút
Số nghiệm thức: 3*3*3 = 27.
Số mẫu thí nghiệm: 27*2 = 54.
C A B
C1 C2 C3
B1 A1B1C1 A1B1C2 A1B1C3
B2 A1B2C1 A1B2C2 A1B2C3 A1
B3 A1B3C1 A1B3C2 A1B3C3
B1 A2B1C1 A2B1C2 A2B1C3
B2 A2B2C1 A2B2C2 A2B2C3 A2
B3 A2B3C1 A2B3C2 A2B3C3
B1 A3B1C1 A3B1C2 A3B1C3
B2 A3B2C1 A3B2C2 A3B2C3 A3
B3 A3B3C1 A3B3C2 A3B3C3
d. Ghi nhận kết quả
Đánh giá cảm quan về mùi vị và cấu trúc của sản phẩm.
Xác định độ dai (độ cứng) sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xxii
3.3.2 Thí nghiệm 2: khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ muối, đường đến thời gian
lên men và chất lượng sản phẩm.
a. Mục đích
Tìm ra điều kiện lên men thích hợp cho sản phẩm và tạo vị hài hòa cho sản phẩm.
b. Chuẩn bị mẫu
Vỏ bưởi được cắt bỏ phần xanh bên ngoài và phần vỏ xốp bên trong gần quả để
tránh tạo vị đắng và the cho sản phẩm. Sau đó, cắt thành từng miếng mỏng. Ngâm
mẫu vỏ bưởi trong dung dịch muối có nồng độ được chọn. Sau thời gian ngâm một
giờ, vỏ bưởi được làm sạch bằng nước, vỏ bưởi được chần trong nước ở nhiệt độ
và thời gian chần đã được chọn chính xác trong thí nghiệm 1.
Vỏ bưởi sau khi chần được rửa sạch rồi đem nghiền mịn. Sau đó, tiến hành phối
trộn với các tỉ lệ muối, đường khác nhau (khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối,
đường đến thời gian lên men và chất lượng sản phẩm), bao gói và cho lên men.
Sau 2 ngày lên men, tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm.
c. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ba nhân tố với hai lần lặp lại.
Nhân tố D: tỉ lệ muối với các mức độ.
D1 = 2% D2 = 4% D3 = 6% D4 = 8%
Nhân tố E: tỉ lệ đường với các mức độ.
E1 = 18% E2 = 20% E3 = 20% E4 = 22%
Số nghiệm thức: 4*4 = 16
Số mẫu thí nghiệm: 16*2 = 32
E
D
E1 E2 E3 E4
D1E1 D1E2 D1E3 D1E4
D2E1 D2E2 D2E3 D2E4
D2E1 D3E2 D3E3 D3E4
D1
D2
D3
D4 D4E1 D4E2 D4E3 D4E4
d. Ghi nhận kết quả
Xác định lượng acid sinh ra theo thời gian lên men.
Đánh giá cảm quan sản phẩm sau khi lên men.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xxiii
3.3.3 Thí nghiệm 3: khảo sát điều kiện bảo quản sản phẩm.
a. Mục đích:
Tìm ra điều kiện bảo quản thích hợp để có thể kéo dài thời gian bảo quản sản
phẩm.
b. Chuẩn bị mẫu
Vỏ bưởi được cắt bỏ phần xanh bên ngoài và phần vỏ xốp bên trong gần quả để
tránh tạo vị đắng và the cho sản phẩm. Sau đó, cắt thành từng miếng mỏng. Ngâm
mẫu vỏ bưởi trong dung dịch muối có nồng độ được chọn. Sau thời gian ngâm một
giờ, vỏ bưởi được làm sạch bằng nước, vỏ bưởi được chần trong nước ở nhiệt độ
và thời gian chần đã được chọn chính xác trong thí nghiệm 1.
Vỏ bưởi sau khi chần được rửa sạch rồi đem nghiền mịn, phối trộn với tỉ lệ muối,
đường đã được chọn trong thí nghiệm 2. Sau đó, tiến hành bao gói và cho lên men.
Sau khi lên men xong, sản phẩm sẽ được bảo quản trong các điều kiện khác nhau
(khảo sát điều kiện bảo quản sản phẩm).
c. Bố trí thí nghiệm
Nhân tố F: điều kiện bao gói.
F1: chân không F2: không hút chân không
Nhân tố G: nhiệt độ bảo quản.
G1: nhiệt độ phòng G2: nhiệt độ lạnh ( 15-200C)
Số nghiệm thức: 2*2 = 4
Số mẫu thí nghiệm: 4*2 = 8
G
F
G1 G2
F1 F1G1 F1G2
F2 F2G1 F2G2
d. Ghi nhận kết quả
Hàm lượng acid sinh ra trong sản phẩm theo thời gian bảo quản.
Mật số vi sinh vật có trong sản phẩm.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xxiv
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả phân tích thành phần của nguyên liệu
Bảng 4.1 Thành phần hoá học của vỏ bưởi
Thành phần Hàm lượng
Độ ẩm
Hàm lượng đường tổng số
Hàm lượng pectin
77,6%
1,24%
0,80%
Bảng 4.2 Thành phần hoá học của đu đủ
Thành phần Hàm lượng
Độ ẩm
Hàm lượng đường tổng số
Hàm lượng pectin
90,6%
3,06%
0,28%
Bảng 4.3 Thành phần hoá học của sản phẩm nem chay từ vỏ bưởi
Thành phần Hàm lượng
Hàm lượng đường tổng số
Hàm lượng acid (% tính theo acid lactic)
19,18%
0,81%
4.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm nguyên liệu, nhiệt độ
chần, thời gian chần đến quá trình loại chất đắng của vỏ bưởi.
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của quá trình chần và nồng độ muối ngâm nguyên liệu đến giá trị cảm
quan của sản phẩm.
Nồng độ
muối ngâm (%)
Nhiệt độ chần
(oC)
Thời gian chần
(phút)
Điểm cảm quan
Mùi vị Cấu trúc
1 5,4 6,3
70-75 2 6,5 6,1
3 6,9 6,8
1 7,1 6,0
1 75-80 2 7,8 7,2
3 7,1 6,2
1 6,7 6,7
80-85 2 6,5 6,1
3 6,3 5,8
1 5,7 5,9
70-75 2 6,9 6,6
3 7,2 7,3
1 7,4 6,8
2 75-80 2 8,6 8,7
3 7,1 6,9
1 7,2 6,3
80-85 2 7,0 6,3
3 6,8 5,5
1 6,5 6,6
70-75 2 7,3 6,2
3 7,9 7,3
1 7,0 6,9
3 75-80 2 7,6 7,3
3 7,2 7,1
1 6,9 6,4
80-85 2 6,0 6,2
3 5,6 5,5
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xxv
Bảng 4.5 Kết quả thống kê ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm đến giá trị cảm quan của sản
phẩm.
Điểm cảm quan Nồng độ muối ngâm (%)
Mùi vị Cấu trúc
1
2
3
6,7b
7,1a
6,9ab
6,4b
6,6a
6,7a
Bảng 4.6 Kết quả thống kê ảnh hưởng của nhiệt độ chần đến giá trị cảm quan của sản
phẩm.
Điểm cảm quan Nhiệt độ chần (oC) Mùi vị Cấu trúc
70-75
75-80
80-85
6,7b
7,4a
6,6b
6,6b
7,0a
6,1c
Bảng 4.7 Kết quả thống kê ảnh hưởng của thời gian chần đến giá trị cảm quan của sản
phẩm.
Điểm cảm quan Thời gian chần (phút)
Mùi vị Cấu trúc
1
2
3
6,7b
7,1a
6,9ab
6,4b
6,7a
6,5b
Qua kết quả thống kê ở bảng 4.5, bảng 4.6 và bảng 4.7 cho thấy nồng độ muối
ngâm, nhiệt độ chần và thời gian chần ảnh hưởng lớn đến quá trình loại chất đắng
của vỏ bưởi.
Chất gây nên vị đắng của vỏ bưởi là narigin. Bản chất của narigin sẽ bị hoà tan
trong môi trường kiềm nhẹ. Vì vậy, nồng độ muối ngâm càng cao thì quá trình loại
chất đắng của vỏ bưởi diễn ra càng tốt, nhưng nồng độ muối quá cao gây ảnh
hưởng đến cấu trúc nguyên liệu, làm cho sản phẩm có cấu trúc rời rạc.
Trong cùng một nồng độ muối ngâm, nhiệt độ chần càng cao, thời gian chần càng
dài thì chất đắng trong vỏ bưởi bị loại bỏ càng nhiều, sản phẩm có giá trị cảm quan
cao về mùi vị, nhưng cấu trúc thì kém. Nguyên nhân do nguyên liệu tiếp xúc với
nhiệt độ cao trong thời gian dài, thúc đẩy quá trình chuyển hoá protopectin thành
pectin hoà tan, làm cho pectin trong nguyên liệu dễ bị mất đi trong công đoạn rửa
sau khi chần. Vì thế, hàm lượng pectin trong nguyên liệu sẽ giảm, dẫn tới giảm khả
năng kết dính các thành phần khác lại với nhau, làm cho cấu trúc sản phẩm lõng
lẽo không chặt chẽ, giảm giá trị cảm quan của sản phẩm.
Trong cùng thời gian chần, nguyên liệu chần ở nhiệt độ 75-80oC, 80-85oC có điểm
cảm quan cao nhất. Do ở hai khoảng nhiệt độ trên thì chất đắng trong nguyên liệu
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xxvi
đã bị loại bỏ hoàn toàn, sản phẩm có giá trị cảm quan cao. Còn ở nhiệt độ 70-75oC
thì quá trình loại chất đắng xảy ra chưa hoàn toàn, sản phẩm còn vị đắng.
Ở cùng nhiệt độ chần, thời gian chần 1, 2 phút không làm ảnh hưởng đến cấu trúc
nguyên liệu nên sản phẩm có cấu trúc tốt cho điểm cảm quan cao hơn thời gian
chần 3 phút. Nhưng về mùi vị thì thời gian chần 2 phút cho điểm cảm quan cao
nhất. Vì thời gian chần 1 phút chưa đủ để loại bỏ hoàn toàn chất đắng của vỏ bưởi,
còn ở thời gian chần 3 phút sẽ làm cho cấu trúc nguyên liệu bị phá huỷ, ảnh hưởng
không tốt đến quá trình lên men và cấu trúc của sản phẩm.
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của quá trình chần và nồng độ muối ngâm nguyên liệu đến độ cứng
của sản phẩm.
Nồng độ
muối ngâm (%)
Nhiệt độ chần
(oC)
Thời gian chần
(phút) Độ cứng (g/mm
2)
1 51,23
70-75 2 88,31
3 87,39
1 139,30
1 75-80 2 94,40
3 136,70
1 99,68
80-85 2 73,63
3 45,37
1 33,54
70-75 2 86,58
3 82,92
1 126,40
2 75-80 2 145,20
3 140,70
1 65,25
80-85 2 62,91
3 36,27
1 48,50
70-75 2 86,89
3 50,64
1 111,40
3 75-80 2 99,47
3 132,50
1 53,08
80-85 2 69,45
3 45,31
Bảng 4.9 Kết quả thống kê ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm đến độ cứng của sản phẩm.
Nồng độ muối ngâm (%) Độ cứng của sản phẩm (g/mm2)
1
2
3
90,9a
80,7a
77,5b
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xxvii
Bảng 4.10 Kết quả thống kê ảnh hưởng của nhiệt độ chần đến độ cứng của sản phẩm.
Nhiệt độ chần (oC) Độ cứng của sản phẩm (g/mm2)
70-75
75-80
80-85
68,7b
125,1a
61,2c
Bảng 4.11 Kết quả thống kê ảnh hưởng của thời gian chần đến độ cứng của sản phẩm.
Thời gian chần (phút) Độ cứng của sản phẩm (g/mm2)
1
2
3
80,9b
89,8a
84,3ab
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
1 2 3
Thời gian chần (phút)
Đ
ộ
cứ
n
g
củ
a
sả
n
ph
ẩm
(g
/m
m
2
1% muối
2% muối
3% muối
Hình 4.1 Ảnh hưởng của thời gian chần và nồng độ muối ngâm đến độ cứng của sản phẩm ở
nhiệt độ chần 70-75oC.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xxviii
0
20
40
60
80
100
120
140
160
1 2 3
Thời gian chần (phút)
Đ
ộ
cứ
n
g
củ
a
sả
n
ph
ẩm
(g
/m
m
2)
1% muối
2% muối
3% muối
Hình 4.2 Ảnh hưởng của thời gian chần và nồng độ muối ngâm đến độ cứng của sản phẩm ở
nhiệt độ chần 75-80oC.
0
20
40
60
80
100
120
1 2 3
Thời gian chần (phút)
Đ
ộ
cứ
n
g
củ
a
sả
n
ph
ẩm
(g/
m
m
2)
1% muối
2% muối
3% muối
Hình 4.3 Ảnh hưởng của thời gian chần và nồng độ muối ngâm đến độ cứng của sản phẩm ở
nhiệt độ chần 80-85oC.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xxix
Qua kết quả thống kê ở bảng 4.9, bảng 4.10, bảng 4.11 và hình 4.1, hình 4.2 và
hình 4.3 cho thấy ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm, nhiệt độ chần, thời gian
chần đến độ cứng của sản phẩm là có ý nghĩa.
Ta thấy ở nồng độ muối ngâm 1%, 2% thì sản phẩm có độ cứng tốt nhất, còn ở
nồng độ muối ngâm là 3% thì sản phẩm có độ cứng thấp hơn so với hai nồng độ
còn lại.
Bên cạnh đó, ta cũng nhận thấy rằng ở nhiệt độ chần 75-80oC và thời gian chần là
2 phút thì sản phẩm có độ cứng tốt hơn so với các khoảng nhiệt độ chần và thời
gian chần còn lại.
4.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ muối, đường đến giá trị cảm quan và
quá trình lên men của sản phẩm.
Bảng 4.12 Ảnh hưởng của tỉ lệ muối, đường đến biến đổi hàm lượng acid (% acid, tính theo
acid lactic) của sản phẩm trong quá trình lên men.
Nồng độ
đường
(%)
Nồng độ
muối
(%)
Thời gian lên men (ngày)
0 1 2 3 4
2 0,37 0,62 0,75 0,76 0,70
4 0,37 0,56 0,82 0,76 0,69
18 6 0,37 0,62 0,78 0,76 0,68
8 0,37 0,58 0,72 0,57 0,52
2 0,41 0,63 0,72 0,65 0,71
20 4 0,41 0,60 0,77 0,82 0,75
6 0,41 0,58 0,73 0,77 0,78
8 0,41 0,58 0,70 0,58 0,55
2 0,40 0,60 0,78 0,79 0,69
22 4 0,40 0,82 0,83 0,82 0,71
6 0,40 0,66 0,84 0,85 0,78
8 0,40 0,58 0,74 0,69 0,69
2 0,43 0,58 0,80 0,77 0,75
24 4 0,43 0,62 0,77 0,68 0,63
6 0,43 0,63 0,77 0,70 0,61
8 0,43 0,60 0,76 0,60 0,60
Bảng 4.13 Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ đường đến sự biến đổi hàm lượng acid sản
phẩm trong quá trình lên men.
Nồng độ đường (%) Hàm lượng acid (% acid, tính theo acid lactic)
18
20
22
24
0,62b
0,63b
0,67a
0,63b
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xxx
Bảng 4.14 Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ muối đến sự biến đổi hàm lượng acid sản
phẩm trong quá trình lên men.
Nồng độ muối (%) Hàm lượng acid (% acid, tính theo acid lactic)
2
4
6
8
0,65a
0,67a
0,66a
0,58b
Bảng 4.15 Kết quả thống kê ảnh hưởng của thời gian lên men đến sự biến đổi hàm lượng
acid sản phẩm trong quá trình lên men (% acid, tính theo acid lactic).
Thời gian lên men (ngày)
Hàm lượng acid (% acid, tính theo acid lactic)
0
1
2
3
4
0,40e
0,62d
0,77a
0,72b
0,68c
Theo thống kê ở bảng 4.13 cho thấy tỉ lệ đường bổ sung có ảnh hưởng rất lớn đối
với quá trình lên men. Do hàm lượng đường trong nguyên liệu thấp nên hầu hết sự
phát triển của vi sinh vật đều nhờ vào lượng đường bổ sung.
Ở tỉ lệ đường 18% và 20% trong thời gian 1-2 ngày, vi sinh vật hoạt động mạnh,
hàm lượng acid tăng nhanh. Nhưng đến ngày thứ 3, hàm lượng acid giảm nhanh do
ở nồng độ đường thấp không đủ để ức chế một số vi sinh vật không mong muốn
làm cản trở sự phát triển của vi khuẩn lactic.
Ở tỉ lệ đường 22%, vi sinh vật phát triển mạnh, hàm lượng acid sinh ra cao và thời
gian lên men dài hơn do ở nồng độ đường cao đủ để ức chế các loại vi sinh vật gây
cản trở cho quá trình lên men mà không làm ảnh hưởng đến sự phát của vi khuẩn
lactic.
Ở tỉ lệ đường 24%, hàm lượng acid sinh ra trong sản phẩm rất thấp ở 1-2 ngày đầu.
Do ở nồng độ đường cao làm ức chế sự phát triển của vi sinh vật kể cả vi khuẩn
lactic, làm cho quá trình lên men chậm hơn, vi khuẩn lactic hoạt động yếu đi, hàm
lượng acid trong sản phẩm vẫn rất thấp cho đến khi hư hỏng.
Qua kết quả ở bảng 4.14 cho thấy không có sự khác biệt về hàm lượng acid sinh ra
ở các tỉ lệ muối 2%, 4% và 6%. Do ở nồng độ muối này ít ảnh hưởng đến hoạt
động của vi khuẩn lactic mà còn kích thích vi khuẩn lactic phát triển mạnh hơn.
Còn ở tỉ lệ muối là 8% thì hàm lượng acid trong sản phẩm thấp. Do ở nồng độ
muối cao ức chế luôn cả vi khuẩn lactic, làm cho các vi khuẩn này hoạt động yếu
đi, khả năng lên men kém.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xxxi
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1 2 3 4
Thời gian lên men (ngày)
H
àm
lư
ợn
g
ac
id
(%
th
eo
ac
id
la
ct
ic
)
2% muối
4% muối
6% muối
8% muối
Hình 4.4 Ảnh hưởng của tỉ lệ muối đến hàm lượng acid của sản phẩm trong quá trình lên
men với tỉ lệ đường 18%.
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1 2 3 4
Thời gian lên men (ngày)
H
àm
lư
ợn
g
ac
id
(%
th
eo
ac
id
la
ct
ic
)
2% muối
4% muối
6% muối
8% muối
Hình 4.5 Ảnh hưởng của tỉ lệ muối đến hàm lượng acid của sản phẩm trong quá trình lên
men với tỉ lệ đường 20%.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xxxii
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1 2 3 4
Thời gian lên men (ngày)
H
àm
lư
ợn
g
a
ci
d
(%
th
eo
ac
id
la
ct
ic
2% muối
4% muối
6% muối
8% muối
Hình 4.6 Ảnh hưởng của tỉ lệ muối đến hàm lượng acid của sản phẩm trong quá trình lên
men với tỉ lệ đường 22%.
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1 2 3 4
Thời gian lên men (ngày)
H
àm
lư
ợn
g
ac
id
(%
th
eo
ac
id
la
ct
ic
2% muối
4% muối
6% muối
8% muối
Hình 4.7 Ảnh hưởng của tỉ lệ muối đến hàm lượng acid của sản phẩm trong quá trình lên
men với tỉ lệ đường 24%.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xxxiii
Dựa vào hình 4.4, hình 4.5, hình 4.6 và hình 4.7 cho thấy hàm lượng đường, muối
trong sản phẩm ảnh hưởng lớn đến quá trình lên men. Khi vi sinh vật trên bề mặt lá
vông tiếp xúc với hỗn hợp nguyên liệu chúng sẽ sử dụng nguồn dinh dưỡng trong
nguyên liệu để phát triển và chuyển đường thành acid lactic. Sự lên men xảy ra
nhanh nhất ở tỉ lệ đường 22%. Ở cùng tỉ lệ đường, khi tỉ lệ muối tăng thì hàm
lượng acid trong sản phẩm tăng. Ở tỉ lệ muối 2%, hàm lượng acid trong sản phẩm
sinh ra nhanh ở 2 ngày đầu sau đó giảm nhanh. Do ở nồng độ muối thấp, ngoài sự
phát triển của vi khuẩn lactic còn có các vi sinh vật khác phát triển làm hạn chế
quá trình lên men. Ở nồng độ muối cao (8%) thì lượng acid sinh ra trong 2 ngày
đầu thấp, do nồng độ muối cao làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn kể cả vi
khuẩn lactic. Dần dần, vi khuẩn lactic thích nghi với nồng độ muối cao, quá trình
lên men diễn ra nhưng hàm lượng acid sinh ra trong sản phẩm vẫn thấp hơn so với
nồng độ muối 4% và 6%. Sau thời gian lên men một ngày, hàm lượng acid trong
sản phẩm tăng lên nhưng ở độ acid này chưa đủ để tạo đông sản phẩm. Khi đó cấu
trúc sản phẩm còn rời rạc, độ chua thấp.
Sau thời gian 2 ngày, vi khuẩn phát triển mạnh, hàm lượng acid trong sản phẩm
tăng lên, sản phẩm có mùi thơm đặc trưng, vị chua ngọt hài hoà, sản phẩm có giá
trị cảm quan cao.
Sau thời gian 3 ngày, quá trình lên men chậm lại, hàm lượng acid trong các mẫu có
sự thay đổi rất ít (giảm xuống). Do lượng vi khuẩn ban đầu đưa vào không giống
nhau ở các mẫu nên sau một thời gian lên men, với lượng acid sinh ra khác nhau
nên vi sinh vật bị ức chế ở các mức độ khác nhau.
Ở ngày thứ 4, lúc này vi sinh vật ở các mẫu đều bị ức chế hoạt động. Nồng độ acid
cao tạo điều kiện cho nhóm vi khuẩn ưa acid phát triển làm giảm độ acid của sản
phẩm. Song song với sự giảm acid lactic thì mốc trắng bắt đầu xuất hiện trên bề
mặt sản phẩm và hiện tượng nhầy nhớt cũng bắt đầu xuất hiện.
Bảng 4.16 Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ muối, đường đến giá trị cảm quan của sản
phẩm.
Tỉ lệ muối (%) Tỉ lệ đường (%) 2 4 6 8 TB
18 6,4 6,3 6,3 5,3 6,1c
20 7,1 7,8 7,5 5,6 7,0b
22 7,3 8,1 7,8 6,6 7,5a
24 8,1 7,6 7,4 6,5 7,4ab
TB 7,2a 7,5a 7,3a 6,0b
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xxxiv
Theo kết quả thống kê ở bảng 4.16 cho thấy tỉ lệ muối, đường có ảnh hưởng rất lớn
đến giá trị cảm quan của sản phẩm. Với tỉ lệ đường 18%, sản phẩm có vị chua
thấp. Do ở tỉ lệ đường thấp, quá trình lên men chậm, hàm lượng acid sinh ra trong
sản phẩm thấp làm cho sản phẩm có vị hơi nhạt, mùi thơm rất nhẹ.
Ở tỉ lệ đường 20% và 24%, hàm lượng acid trong sản phẩm cao, sản phẩm có vị
chua ngọt hài hoà, mùi thơm đặc trưng. Nhưng độ chua vẫn còn thấp hơn so với
mẫu có tỉ lệ đường 22%. Vì thế, mẫu có tỉ lệ đường 22% có giá trị cảm quan cao
nhất.
Ở tỉ lệ muối 2%, 4% và 6% không làm ảnh hưởng đến giá trị cảm quan sản phẩm.
Do ở các nồng độ muối này, quá trình lên men vẫn diễn ra bình thường, hàm lượng
acid sinh ra ít có khác biệt. Còn ở tỉ lệ muối 8%, sản phẩm có vị chua thấp, vị mặn
lấn át vị chua ngọt, sản phẩm có giá trị cảm quan thấp.
Như vậy, để chế biến sản phẩm đạt chất lượng tốt, có giá trị cảm quan cao thì tỉ lệ
muối là 4%, đường là 22%.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xxxv
4.4 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến sự biến đổi hàm
lượng acid và mật số vi sinh vật của sản phẩm trong thời gian bảo quản (%
acid, tính theo acid lactic).
Bảng 4.17 Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến sự biến đổi hàm lượng acid của sản phẩm
trong thời gian bảo quản.
Thời gian bảo quản (ngày) Điều
kiện Bảo quản 0 2 3 4 5 6 8 11 14
Bao gói
không hút
chân
không
0,4c 0,83b 0,86b 0,91a
Sản
phẩm
bị
mốc
Nhiệt độ
phòng Bao gói
hút chân
không 0,4
c 0,83ab 0,82b 0,87a 0,85ab 0,86ab
Sản
phẩm
bị
mốc
Bao gói
không hút
chân
không
0,4d 0,83c 0,83c 0,84bc 0,86b 0,85bc 0,9a
Sản
phẩm
bị
mốc
Nhiệt độ
lạnh
(15oC) Bao gói
hút chân
không
0,4d 0,83bc 0,84bc 0,8c 0,83bc 0,86ab 0,84bc 0,85b 0,9a
Bảng 4.18 Kết quả thống kê ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến sự biến đổi hàm lượng
acid của sản phẩm trong thời gian bảo quản.
Nhiệt độ bảo quản Hàm lượng acid (% acid, tính theo acid lactic)
Nhiệt độ phòng
Nhiệt độ lạnh (oC)
0,8b
0,82a
Bảng 4.19 Kết quả thống kê ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến sự biến đổi hàm lượng
acid của sản phẩm trong thời gian bảo quản.
Điều kiện bảo quản Hàm lượng acid (% acid, tính theo acid lactic)
Chân không
Không hút chân không
0,8b
0,82a
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xxxvi
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1
0 2 3 4 5 6 8 11 14
Thời gian bảo quản (ngày)
H
àm
lư
ợn
g
ac
id
(%
th
eo
ac
id
lac
tic
)
Hút chân không
Không hút chân
không
Hình 4.8 Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến sự biến đổi acid sản phẩm trong thời gian
bảo quản.
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1
0 2 3 4 5 6 8 11 14
Thời gian bảo quản (ngày)
H
àm
lư
ợn
g
ac
id
(%
tín
h
th
eo
ac
id
la
ct
ic
)
Nhiệt độ phòng
Nhiệt độ lạnh
Hình 4.9 Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến sự biến đổi acid sản phẩm trong thời gian
bảo quản.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xxxvii
Dựa vào kết quả thống kê ở bảng 4.18 và bảng 4.19 cho thấy nhiệt độ bảo quản và
điều kiện bao gói có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian bảo quản sản phẩm.
Sau khi lên men 2 ngày, sản phẩm được bao gói, quá trình lên men tiếp tục diễn ra,
thể hiện độ acid tăng trong thời gian bảo quản, đến khi độ acid tăng cao sẽ ức chế
vi khuẩn lactic. Khi đó, sản phẩm được bao gói chân không và bảo quản trong điều
kiện nhiệt độ lạnh (15oC) thì sản phẩm có thời gian bảo quản lâu nhất, do điều kiện
lúc đó không thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc (thể hiện mật số vi sinh vật
trong sản phẩm không tăng nhiều). Còn ở điều kiện bao gói không hút chân không
và được bảo quản ở nhiệt độ phòng thì thời gian bảo quản sản phẩm ngắn hơn, do
điều kiện bao gói còn oxy và bảo quản ở nhiệt độ phòng là nhiệt độ thích hợp vi
sinh vật hoạt động, nên sản phẩm hư hỏng nhanh chóng, thể hiện nấm mốc phát
triển trên bề mặt sản phẩm (mật số vi sinh vật trong sản phẩm tăng nhiều trong thời
gian bảo quản theo kết quả ở bảng 4.20)
Bảng 4.20 Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến sự biến đổi mật số vi sinh vật
trong thời gian bảo quản.
Điều kiện Bảo quản Thời gian bảo quản (ngày) Mật số vi sinh vật (cfu/g)
Bao gói không hút
chân không
0
2
3
4
1,4*104
2,2*104
2,5*106
2,6*106
Nhiệt độ
phòng
Bao gói hút chân
không
0
2
3
4
5
6
1,4*104
2,2*104
3,2*105
2,0*106
2,0*106
2,1*106
Bao gói không hút
chân không
0
2
3
4
5
6
8
1,4*104
2,2*104
4,6*105
4,7*105
5,1*105
2,5*106
3,2*106
Nhiệt độ
lạnh (15oC)
Bao gói hút chân
không
0
2
3
4
5
6
8
11
14
1,4*104
2,2*104
3,7*104
4,4*104
1,6*105
2,0*105
2,9*105
3,2*105
1,6*106
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xxxviii
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua thời gian tiến hành thí nghiệm “Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
nem vỏ bưởi” và tổng hợp kết quả thu nhận được cho thấy nồng độ muối ngâm,
nhiệt độ chần và thời gian chần có ảnh hưởng đến quá trình loại chất đắng của vỏ
bưởi và độ cứng của sản phẩm. Đồng thời, nồng độ muối, nồng độ đường cũng có
ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lên men, đến hương vị đặc trưng cũng như độ
cứng của sản phẩm. Song song đó thì điều kiện bảo quản sản phẩm cũng ảnh
hưởng rất lớn đến thời gian bảo quản của sản phẩm.
Vì vậy, để có thể chế biến được sản phẩm nem chay có chất lượng tốt, có giá trị
cảm quan cao và kéo dài được thời gian bảo quản sản phẩm thì có thể tiến hành
theo các điều kiện chế biến sau đây:
• Để sản phẩm không còn vị đắng của vỏ bưởi ban đầu và đảm bảo được
độ chắc giòn của sản phẩm, ta phải tiến hành ngâm vỏ bưởi trong dung
dịch muối với nồng độ 2% trong thời gian 1 giờ. Sau đó, rửa sạch nước
muối và chần trong nước với nhiệt độ 800C, thời gian chần 2 phút.
• Đu đủ xanh cắt sợi, rửa sạch và được làm ráo ở nhiệt độ 400C trong thời
gian 1 giờ. Tỉ lệ đu đủ được sử dụng để phối chế trong sản phẩm khoảng
30%.
• Nồng độ muối sử dụng là 4%, đường là 22% thì quá trình lên men diễn
ra tốt nhất. Sau 2 ngày lên men, sản phẩm có mùi thơm đặc trưng và vị
chua ngọt hài hoà.
• Để có thể bảo quản sản phẩm được lâu hơn, ta có thể tiến hành trong
điều kiện bao gói chân không cho sản phẩm với nhiệt độ bảo quản
15oC. Khi đó, sản phẩm được bảo quản trong 15 ngày, kể từ sau khi lên
men.
Và có thể thực hiện theo quy trình chế biến:
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xxxix
5.2 Đề nghị
Qua thời gian nghiên cứu, do hạn chế về thời gian nên không thể nghiên cứu hết tất
cả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, nếu có điều kiện, đề
nghị tiếp tục nghiên cứu các vấn đề sau:
• Nghiên cứu về vi sinh vật tổng số trên lá vông để phân lập vi sinh vật
thuần chủng lên men lactic nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng ổn định
hơn.
Nhiệt độ 800C
Thời gian 2 phút
4% muối
22% đường
Màu TP
Vỏ bưởi
Xử lý
Chần
Ngâm muối
Bảo quản
Phối trộn 30%
Đu đủ
Bao gói
Lên men
400C, 1 giờ
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xl
Hình 4.10 Sản phẩm nem chay từ vỏ bưởi.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xli
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các tác giả viện dược liệu, 2003 – Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,
tập 2 – NXB Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội.
Hồng, Lê Mỹ; Trí, Hồ Quang, 2003 – Bài giảng sản phẩm truyền thống rau quả
muối chua – Đại Học Cần Thơ.
Phẩm, Lương Đức, 2000 – Vi sinh vật học và An toàn vệ sinh thực phẩm – NXB
Nông Nghiệp.
Xưởng, Hồ, 1982 – Vi sinh vật trong bảo quản và chế biến thực phẩm – NXB
Nông Nghiệp.
Sổ, Phạm Văn; Thuận, Bùi Thị Như, 1991 – Kinh nghiệm lương thực – thực phẩm.
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
Anh, Ngọc, 2000 – 215 món ăn chay ngon, bổ dưỡng dễ thực hiện – NXB Phụ nữ.
Hà, Triệu Thị Ngọc, 2005 – LVTN – Nghiên cứu chế biến nem chay từ vỏ bưởi.
The Wealth of India, vol 3, 1952.
Flaming cùng cộng sự (1969).
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xlii
PHỤ LỤC
Phụ lục A Các phương pháp phân tích
A.1 Xác định hàm lượng đường trong thực phẩm
• Nguyên lý
Dựa vào phản ứng của đường nghịch đảo khử đồng trong dung dịch Fehling thành
oxit đồng I (Cu2O) có màu đỏ gạch.
• Tiến hành
Thuỷ phân mẫu:
Cân 5g mẫu phân tích.
50 ml nước cất
5 ml HCl đđ.
Thời gian thuỷ phân:
Đường saccharose: 7 phút (2 phút nâng nhiệt độ, 5 phút giữ nhiệt độ ở 68-700C).
Tinh bột, dextrin: 3 giờ.
Đường glucose: không thuỷ phân.
Đường lactose: sôi 30 phút.
Sau khi thuỷ phân làm lạnh ngay với vòi nước.
Trung hoà bằng NaOH với nồng độ giảm dần 30%, 10%, 1N (dùng phenolphtalein
làm chất chỉ thị).
Khử tạp chất bằng 7 ml Pb(CH3COO)2. Để yên 5 phút đến khi thấy xuất hiện một
lớp chất lỏng trong suốt bên trên lớp cặn thì xem như đã khử tạp chất xong.
Kết tủa muối Pb(CH3COO)2 dư bằng 18-20 ml Na2SO4 hoặc Na2HPO4.
Lọc pha loãng khi sử dụng.
Chuẩn độ với dung dịch Fehling.
Chuẩn sơ bộ:
Hút 10 ml dung dịch Fehling vào bình tam giác 300 ml, thêm 15 ml dung dịch
đường trong burette đã chứa sẵn 50 ml. Nấu sôi, thêm từ từ dung dịch đường trong
burette vào cho đến khi hết sôi, ngừng thêm. Cứ vậy đến khi màu xanh gần biến
mất, thêm 3-5 giọt methylene blue 1% và tiếp tục chuẩn trên bếp đến khi màu xanh
hoàn toàn biến mất.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xliii
Chuẩn chính xác:
Lập lại chuẩn độ trên nhưng trước khi gia nhiệt cho vào bình tam giác gần hết số
dung dịch đường đã chuẩn lần trước. Nấu sôi trong 2 phút, thêm 3-5 giọt
methylene blue 1% và chuẩn độ tiến đến kết thúc, trong khoảng thời gian tổng
cộng là 3 phút. Ở điểm kết thúc, màu xanh sẽ thay đổi, chuyển thành màu đỏ cam.
Dung dịch đường đem chuẩn phải có thể tích V: 15-50 ml.
Tỷ lệ dịch đường cho ở bảng sau:
ml dd
đường đã
sử dụng
Lượng
đường
nghịch
chuyển
mg/100ml
ml dd
đường đã
sử dụng
Lượng
đường
nghịch
chuyển
mg/100ml
ml dd
đường đã
sử dụng
Lượng
đường
nghịch
chuyển
mg/100ml
ml dd
đường đã
sử dụng
Lượng
đường
nghịch
chuyển
mg/100ml
15 336 24 213.3 33 156.06 42 124.2
16 316 25 204.8 34 152.2 43 121.4
17 298 26 197.4 35 147.09 44 118.7
18 282 27 190.4 36 143.9 45 116.1
19 267 28 183.7 37 140.2 46 113.7
20 254.5 29 177.6 38 136.6 47 111.4
21 242.9 30 171.7 39 133.3 48 109.2
22 231.8 31 166.3 40 130.1 49 107.1
23 222.2 32 161.2 41 127.1 50 105.1
Công thức tính toán:
Số tra bảng*HSPL*100
Hàm lượng đường =
Khối lượng mẫu*100
A.2 Xác định độ acid toàn phần
• Nguyên lý:
Chuẩn độ trực tiếp acid có trong mẫu bằng dung dịch NaOH 0.1N với chất chỉ thị
phenolphtalein.
• Tiến hành:
Đối với mẫu là nước màu nhạt:
Hút 5-10 ml mẫu cho vào bình tam giác 100 ml, thêm 20 ml nước cất trung tính và
5 giọt phenolphtalein 0.1%, lắc đều rồi chuẩn độ bằng NaOH 0.1N đến dung dịch
có màu hồng nhạt, bền trong 30 giây.
Đối với mẫu cái nước hoặc chất rắn:
(%),(mg/100ml)
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xliv
Trộn đều mẫu đã chuẩn bị, cân 10-20g. Dùng nước cất chuyển toàn bộ vào bình
tam giác 250 ml, thêm nước cất đến khoảng 150 ml. Đun trên bếp cách thuỷ ở
8000C trong 15 phút. Làm nguội, chuyển toàn bộ vào bình định mức 250 ml, thêm
nước đến vạch, lắc kỹ, để lắng. Lọc mẫu, hút lấy 25 ml cho vào bình tam giác 100
ml, thêm 3 giọt phenolphtalein 0.1%, chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0.1N đến
chuyển sang màu hồng nhạt, bền trong 30 giây.
• Công thức tính toán:
Mẫu là màu nước nhạt:
Hàm lượng acid tổng số tính bằng g/100ml:
V*K*100
X =
V1
K: hệ số của loại acid.
V: thể tích NaOH 0.1N chuẩn độ, ml.
V1: thể tích mẫu, ml.
Mẫu có lẫn cái nước hoặc chất rắn:
Hàm lượng acid tổng số tính bằng %:
V*K*V2*100
X =
V1*m
K: hệ số của loại acid.
V: thể tích NaOH 0.1N chuẩn độ, ml.
V1: thể tích dung dịch đã hút, ml.
V2: thể tích bình định mức, ml.
m: khối lượng mẫu, g.
* Hệ số loại acid của một số thực phẩm:
• Với sữa và các thực phẩm lên men chua lactic kết quả sẽ biểu thị bằng Acid
lactic và K = 0.009.
• Với dấm, acid acetic có hệ số K = 0.006.
• Với các loại hoa quả tươi, sirô, nước ngọt,....
Acid citric: K = 0.0064.
Acid tactric: K = 0.0075.
Acid malic: K = 0.0067.
• Với các loại dầu mỡ, acid oleic có hệ số K = 0.0282.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xlv
A.3 Định lượng pectin
• Nguyên lý:
Acid pectic là sản phẩm thuỷ phân pectin bởi một dung dịch kiềm nhẹ hoặc bởi
enzyme pectinase. Phương pháp định lượng acid pectic dựa trên sự hình thành
pectat calci, từ đó tính ra hàm lượng acid pectic.
• Tiến hành:
Cân 25g mẫu + 200 ml nước cất, đun cách thuỷ trong 1 giờ. Chuyển mẫu vào bình
định mức 250 ml, thêm nước đến vạch, lọc lấy dịch lọc. Lắc đều, lấy 100 ml dịch
lọc + 100 ml nước + 5 ml NaOH 1N, khuấy đều, để lắng qua đêm. Thêm 25 ml
acid acetic (CH3COOH) 1N, khuấy để ổn định trong 1 giờ. Đun sôi trong 1 phút,
lọc qua giấy lọc, đem sấy đến khối lượng không đổi và cân.
• Tính kết quả:
(P1 – P0)*100
Pectat Calci =
M
P0: khối lượng khô tuyệt đối, g.
P1: khối lượng khô tuyệt đối, g.
M: khối lượng mẫu ban đầu, g.
A.4 Xác định hàm lượng ẩm trong nguyên liệu
• Nguyên lý: Dùng nhiệt làm bay hơi nước trong nguyên liệu. Cân trọng
lượng nguyên liệu trước và sau khi sấy khô, từ đó tính ra phần trăm
nước có trong nguyên liệu.
Sử dụng phương pháp sấy ở nhiệt độ 1050C đến trọng lượng không đổi.
A.5 Xác định độ cứng của sản phẩm
Sử dụng máy đo Rheotex.
A.6 Phương pháp đánh giá cảm quan
Tiến hành đánh giá cảm quan sản phẩm bằng phương pháp cho điểm
Mục đích: cho điểm một số sản phẩm về chỉ tiêu nào đó theo sở thích của người
đánh giá.
Quy trình: mỗi thành viên nhận được một mẫu ghi ám số. Yêu cầu ghi chú mức độ
ưa thích theo thang điểm mô tả.
Thang điểm Hedonic được xây dựng theo mức độ ưa thích sản phẩm tương ứng
với điểm từ 1-9. Nội dung mô tả theo thang điểm này được tóm tắt theo bảng sau:
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xlvi
Bảng 1 Nội dung mô tả theo thang điểm Hedonic
Mức mô tả Điểm tương ứng
Thích cực độ
Thích rất nhiều
Thích vừa phải
Thích hơi hơi
Không thích, không chán
Chán hơi hơi
Chán vừa phải
Chán rất nhiều
Chán cực độ
9
8
7
6
5
4
3
2
1
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xlvii
Phụ lục B Kết quả thống kê
I Kết quả phân tích ANOVA về ảnh hưởng của nhiệt độ chần, thời gian chần và nồng độ
muối ngâm nguyên liệu đến giá trị cảm quan sản phẩm.
Bảng 1.1 Kết quả phân tích ANOVA về ảnh hưởng của nhiệt độ chần, thời gian chần và
nồng độ muối ngâm nguyên liệu đến điểm cảm quan về mùi vị sản phẩm
Analysis of Variance for Mui vi - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Nhiet do chan 39.8741 2 19.937 28.23 0.0000
B:Nong do muoi nga 7.20741 2 3.6037 5.10 0.0067
C:Thoi gian chan 10.2741 2 5.13704 7.27 0.0008
RESIDUAL 185.741 263 0.706239
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 243.096 269
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 1.2 Kiểm định LSD về ảnh hưởng của nhiệt độ chần nguyên liệu đến mùi vị sản phẩm.
Multiple Range Tests for Mui vi by Nhiet do chan
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet do chan Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
80-85 90 6.55556 X
70-75 90 6.7 X
75-80 90 7.43333 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 1.3 Kiểm định LSD về ảnh hưởng của thời gian chần nguyên liệu đến mùi vị sản phẩm.
Multiple Range Tests for Mui vi by Thoi gian chan
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Thoi gian chan Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
1 90 6.65556 X
3 90 6.9 XX
2 90 7.13333 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 1.4 Kiểm định LSD về ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm nguyên liệu đến mùi vị sản
phẩm.
Multiple Range Tests for Mui vi by Nong do muoi ngam
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
1 90 6.7 X
3 90 6.88889 XX
2 90 7.1 X
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xlviii
Bảng 1.5 Kết quả phân tích ANOVA về ảnh hưởng của nhiệt độ chần, thời gian chần và
nồng độ muối ngâm nguyên liệu đến điểm cảm quan về cấu trúc sản phẩm.
Analysis of Variance for Cau truc - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Nhiet do chan 38.2889 2 19.1444 26.55 0.0000
B:Nong do muoi nga 5.75556 2 2.87778 3.99 0.0196
C:Thoi gian chan 4.95556 2 2.47778 3.44 0.0337
RESIDUAL 189.667 263 0.721166
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 1.6 Kiểm định LSD về ảnh hưởng của nhiệt độ chần nguyên liệu đến cấu trúc sản
phẩm.
Multiple Range Tests for Cau truc by Nhiet do chan
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet do chan Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
80-85 90 6.08889 X
70-75 90 6.56667 X
75-80 90 7.01111 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 1.7 Kiểm định LSD về ảnh hưởng của thời gian chần nguyên liệu đến cấu trúc sản
phẩm.
Multiple Range Tests for Cau truc by Thoi gian chan
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Thoi gian chan Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
1 90 6.43333 X
3 90 6.48889 X
2 90 6.74444 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 1.8 Kiểm định LSD về ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm nguyên liệu đến cấu trúc
sản phẩm.
Multiple Range Tests for Cau truc by Nong do muoi ngam
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
1 90 6.35556 X
3 90 6.61111 X
2 90 6.7 X
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xlix
Bảng 1.9 Kết quả phân tích ANOVA về ảnh hưởng của nhiệt độ chần, thời gian chần và
nồng độ muối ngâm nguyên liệu đến độ cứng của sản phẩm.
Analysis of Variance for Do cung cua san pham - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Nhiet do chan 219815.0 2 109907.0 292.97 0.0000
B:Thoi gian chan 3576.85 2 1788.42 4.77 0.0093
C:Nong do muoi ngam 8472.5 2 4236.25 11.29 0.0000
RESIDUAL 98665.3 263 375.153
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 330529.0 269
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 1.10 Kiểm định LSD về ảnh hưởng của nhiệt độ chần nguyên liệu đến độ cứng sản
phẩm.
Multiple Range Tests for Do cung cua san pham by Nhiet do chan
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet do chan Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
80-85 90 61.2173 X
70-75 90 68.6668 X
75-80 90 125.125 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 1.11 Kiểm định LSD về ảnh hưởng của thời gian chần nguyên liệu đến độ cứng sản
phẩm.
Multiple Range Tests for Do cung cua san pham by Thoi gian chan
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Thoi gian chan Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
1 90 80.9306 X
3 90 84.3126 XX
2 90 89.7656 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 1.12 Kiểm định LSD về ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm nguyên liệu đến độ cứng
sản phẩm.
Multiple Range Tests for Do cung cua san pham by Nong do muoi ngam
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
3 90 77.4673 X
2 90 86.6543 X
1 90 90.8873 X
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng l
II Kết quả phân tích ANOVA về ảnh hưởng của tỉ lệ muối, đường đến quá trình lên men của
sản phẩm.
Bảng 2.1 Kết quả phân tích ANOVA về ảnh hưởng của tỉ lệ muối, đường đến hàm lượng
acid sản phẩm trong quá trình lên men.
Analysis of Variance for Ham luong acid - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Thoi gian len me 2.60651 4 0.651628 269.34 0.0000
B:Nong do duong 0.0729869 3 0.024329 10.06 0.0000
C:Nong do muoi 0.160247 3 0.0534156 22.08 0.0000
RESIDUAL 0.360488 149 0.00241938
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 3.20023 159
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 2.2 Kiểm định LSD về ảnh hưởng của tỉ lệ muối đến sự biến đổi hàm lượng acid sản
phẩm trong quá trình lên men.
Multiple Range Tests for Ham luong acid by Nong do muoi
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nong do muoi Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
8 40 0.5835 X
2 40 0.64525 X
6 40 0.657 X
4 40 0.663 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 2.3 Kiểm định LSD về ảnh hưởng của tỉ lệ đường đến sự biến đổi hàm lượng acid sản
phẩm trong quá trình lên men.
Multiple Range Tests for Ham luong acid by Nong do duong
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nong do duong Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
18 40 0.6185 X
20 40 0.6275 X
24 40 0.62925 X
22 40 0.6735 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 2.4 Kiểm định LSD về ảnh hưởng của thời gian lên men đến sự thay đổi hàm lượng
acid sản phẩm trong quá trình lên men.
Multiple Range Tests for Ham luong acid by Thoi gian len men
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Level Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
0 32 0.4025 X
1 32 0.615625 X
4 32 0.6775 X
3 32 0.723125 X
2 32 0.767188 X
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng li
Bảng III Kết quả phân tích ANOVA về ảnh hưởng của tỉ lệ muối, đường đến giá trị cảm
quan sản phẩm.
Bảng 3.1 Kết quả phân tích ANOVA về ảnh hưởng của tỉ lệ muối, đường đến điểm cảm
quan về mùi vị sản phẩm.
Analysis of Variance for Mui vi - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Nong do muoi 52.5688 3 17.5229 19.47 0.0000
B:Nong do duong 48.6687 3 16.2229 18.02 0.0000
RESIDUAL 137.706 153 0.900041
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 238.944 159
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 3.2 Kiểm định LSD về ảnh hưởng của tỉ lệ muối đến mùi vị sản phẩm.
Multiple Range Tests for Mui vi by Nong do muoi
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nong do muoi Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
8 40 6.0 X
2 40 7.225 X
6 40 7.25 X
4 40 7.45 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 3.3 Kiểm định LSD về ảnh hưởng của tỉ lệ đường đến mùi vị sản phẩm.
Multiple Range Tests for Mui vi by Nong do duong
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nong do duong Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
18 40 6.075 X
20 40 7.0 X
24 40 7.4 XX
22 40 7.45 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng IV Kết quả phân tích ANOVA về ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến sự biến đổi
hàm lượng acid sản phẩm trong thời gian bảo quản.
Bảng 4.1 Kết quả phân tích ANOVA về ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến sự biến đổi
hàm lượng acid sản phẩm trong thời gian bảo quản.
Analysis of Variance for Ham luong acid - Type III Sums of Squares
--------------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
--------------------------------------------------------------------------------
MAIN EFFECTS
A:Dkien bao goi 0.00555542 3 0.00185181 4.67 0.0059
B:Nhiet do BQ 0.000364174 1 0.000364174 0.92 0.3426
C:Thoi gian BQ 1.39147 8 0.173934 438.40 0.0000
RESIDUAL 0.0198376 50 0.000396752
--------------------------------------------------------------------------------
TOTAL (CORRECTED) 1.44817 62
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng lii
Bảng 4.2 Kiểm định LSD về ảnh hưởng của điều kiện bao quản đến hàm lượng acid sản
phẩm trong thời gian bảo quản.
Multiple Range Tests for Ham luong acid by Dieu kien BQ
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Dieu kien BQ Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
Chân không 30 0.799563 X
Không hút châ 22 0.815278 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
Chân không - Không hút châ *-0.0157143 0.0130631
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 4.2 Kiểm định LSD về sự thay đổi hàm lượng acid theo thời gian bảo quản ở điều kiện
chân không phòng.
Multiple Range Tests for Ham luong acid by Thoi gian BQ
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Thoi gian BQ Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
0 2 0.4 X
3 2 0.82 X
2 2 0.83 XX
5 2 0.85 XX
6 2 0.86 XX
4 2 0.87 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 4.2 Kiểm định LSD về sự thay đổi hàm lượng acid theo thời gian bảo quản ở điều kiện
chân không lạnh.
Multiple Range Tests for Ham luong acid by Thoi gian BQ
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Thoi gian BQ Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
0 2 0.4 X
4 2 0.8 X
2 2 0.83 XX
5 2 0.83 XX
8 2 0.84 XX
3 2 0.84 XX
11 2 0.85 X
6 2 0.86 XX
14 2 0.9 X
--------------------------------------------------------------------------------
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng liii
Bảng 4.5 Kiểm định LSD về sự thay đổi hàm lượng acid theo thời gian bảo quản ở điều kiện
nhiệt độ phòng.
Multiple Range Tests for Ham luong acid by Thoi gian BQ
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Thoi gian BQ Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
0 2 0.4 X
2 2 0.83 X
3 2 0.86 X
4 2 0.91 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 4.6 Kiểm định LSD về sự thay đổi hàm lượng acid theo thời gian bảo quản ở điều kiện
nhiệt độ lạnh.
Multiple Range Tests for Ham luong acid by Thoi gian BQ
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Thoi gian BQ Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
0 2 0.4 X
2 2 0.83 X
4 2 0.84 XX
6 2 0.85 XX
5 2 0.86 X
8 2 0.9 X
--------------------------------------------------------------------------------
Bảng 4.7 Kiểm định LSD về sự thay đổi hàm lượng acid theo nhiệt độ bảo quản.
Multiple Range Tests for Ham luong acid by Nhiet do BQ
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Nhiet do BQ Count LS Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
Nhiet do lanh 30 0.800527 X
Nhiet do phong 19 0.816311 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
Nhiet do lanh - Nhiet do phong *-0.0157843 0.0142909
--------------------------------------------------------------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kh7843o st y7871u t7889 7843nh h4327903ng 2737871n ch7845t lamp4.pdf