Luận văn Khảo sát việc dùng giáp xác chân mái chèo mesocyclopssp. diệt lăng quăng aedes aegypti phòng sốt xuất huyết ở tỉnh Bến Tre

Tài liệu Luận văn Khảo sát việc dùng giáp xác chân mái chèo mesocyclopssp. diệt lăng quăng aedes aegypti phòng sốt xuất huyết ở tỉnh Bến Tre: MỞ ĐẦU 1 MỞ ĐẦU Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là bệnh gây ra bởi 4 týp huyết thanh của vi rút Dengue. Bệnh có xu hướng lan truyền từ thành phố lớn đến thành phố nhỏ, tới các làng mạc, những nơi có véc tơ trung gian, chủ yếu là muỗi Aedes aegypti. Theo quy luật chung, đối với các bệnh truyền nhiễm nói chung và SD/SXHD nói riêng, có một tỉ lệ nhiễm vi rút thể ẩn, âm thầm lây lan trong cộng đồng với số lượng rất lớn, khó phát hiện do không có triệu chứng đặc trưng. Số ca mà ta quan sát, phát hiện được tại các cơ sở y tế chỉ là phần nổi của tảng băng về dịch tễ học của bệnh. Hàng năm có khoảng 50 - 100 triệu bệnh nhân SD và 250.000-500.000 bệnh nhân SD/SXHD được báo cáo trên toàn thế giới. Riêng ở Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2009, cả nước ghi nhận 25.770 trường hợp mắc SD/SXHD, 26 trường hợp tử vong (chủ yếu là trẻ em). So với cùng kỳ năm 2008, số ca mắc tăng 25,9%, tử vong tăng 24% (Nguồn: Cục Y tế dự phòng và môi trường). SD/SXHD có khả nă...

pdf4 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Khảo sát việc dùng giáp xác chân mái chèo mesocyclopssp. diệt lăng quăng aedes aegypti phòng sốt xuất huyết ở tỉnh Bến Tre, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1 MỞ ĐẦU Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là bệnh gây ra bởi 4 týp huyết thanh của vi rút Dengue. Bệnh có xu hướng lan truyền từ thành phố lớn đến thành phố nhỏ, tới các làng mạc, những nơi có véc tơ trung gian, chủ yếu là muỗi Aedes aegypti. Theo quy luật chung, đối với các bệnh truyền nhiễm nói chung và SD/SXHD nói riêng, có một tỉ lệ nhiễm vi rút thể ẩn, âm thầm lây lan trong cộng đồng với số lượng rất lớn, khó phát hiện do không có triệu chứng đặc trưng. Số ca mà ta quan sát, phát hiện được tại các cơ sở y tế chỉ là phần nổi của tảng băng về dịch tễ học của bệnh. Hàng năm có khoảng 50 - 100 triệu bệnh nhân SD và 250.000-500.000 bệnh nhân SD/SXHD được báo cáo trên toàn thế giới. Riêng ở Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2009, cả nước ghi nhận 25.770 trường hợp mắc SD/SXHD, 26 trường hợp tử vong (chủ yếu là trẻ em). So với cùng kỳ năm 2008, số ca mắc tăng 25,9%, tử vong tăng 24% (Nguồn: Cục Y tế dự phòng và môi trường). SD/SXHD có khả năng bùng phát thành dịch lớn trong những tháng cuối năm 2009, tỷ lệ biến chứng, tử vong do SXH sẽ tiếp tục gia tăng. Hiện nay chưa có vaccin ngừa và thuốc đặc trị bệnh SD/SXHD, việc điều trị chỉ nhằm nâng sức chống đỡ của cơ thể đối với bệnh và làm giảm các triệu chứng nguy hiểm. Cách duy nhất để phòng ngừa là diệt véc tơ trung gian gây bệnh SD/SXHD-muỗi, đặc biệt hiệu quả khi diệt mầm gây bệnh ở giai đoạn lăng quăng (LQ) sinh sản và phát triển trong các dụng cụ chứa nước (DCCN) sạch tại các hộ gia đình. Các biện pháp phòng chống véc tơ trung gian gây bệnh trước đây đã được dùng như phương pháp vật lý (dùng lưới mắt nhỏ làm cửa ngăn muỗi, hệ thống đèn diệt muỗi,…), phương pháp hoá học (phun hóa chất, dùng hoá chất trực tiếp…), phương pháp sinh học (thả cá, vi khuẩn…) với phí tổn cao, gây tác dụng phụ không mong muốn. Hơn nữa, Việt Nam và tất cả các nước trên thế giới đều thừa nhận việc sử dụng hóa chất diệt côn trùng là biện pháp không nên dùng và cần hạn chế tối đa. 2 Bởi vì, hóa chất làm ô nhiễm môi trường sống, tạo sự đề kháng ngày càng tăng ở côn trùng truyền bệnh, tác dụng diệt của hóa chất chỉ là tức thời, không bền vững và thời gian chất tồn lưu dài. Các nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới tại nhiều nơi cho thấy biện pháp phòng chống hiệu quả nhất hiện nay là làm giảm nguồn sinh sản của véc tơ tức làm giảm LQ bằng biện pháp sinh học. Mesocyclops spp. là một trong những tác nhân sinh học có hiệu quả cao trong quá trình tiêu diệt véc tơ trung gian ở giai đoạn LQ. Khả năng diệt LQ của Mesocyclops spp. rất lớn vì chúng không những ăn mà còn cắn chết LQ Aedes tuổi I khi đã no. Việc sử dụng Mesocyclops spp. có những ưu điểm sau: khả năng ăn và diệt LQ rất tốt, khả năng sinh sản và tồn tại tốt trong tự nhiên, có sẵn trong các DCCN sinh hoạt, dễ thu thập trong tự nhiên, dễ dàng nhân nuôi và phóng thả rộng rãi, không độc hại, không gây ô nhiễm, ít tốn kém, được người dân chấp nhận, không cần chi phí thức ăn, thiết bị, bảo quản, vận chuyển. Nhằm đánh giá hiệu quả của loài giáp xác chân chèo Mesocyclops sp. trong việc tiêu diệt LQ Aedes aegypti để phòng chống SD/SXHD ở tỉnh Bến Tre, chúng tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát việc dùng giáp xác chân chèo Mesocyclops sp. diệt lăng quăng Aedes aegypti phòng sốt xuất huyết ở tỉnh Bến Tre” 3 Mục tiêu đề tài Khảo sát khả năng diệt lăng quăng (LQ) của muỗi truyền bệnh bằng Mesocyclops để giảm số ca mắc bệnh và tử vong do sốt xuất huyết (SXH) tại tỉnh Bến Tre. Nội dung nghiên cứu 1. Khảo sát đặc điểm chủng loại DCCN hiện có và chủng loại DCCN có LQ ở tỉnh Bến Tre. 2. Điều tra xác định sự hiện diện Mesocyclops sp. trong các DCCN được sử dụng trong sinh hoạt ở tỉnh Bến Tre. 3. Khảo sát khả năng diệt LQ truyền bệnh SXH của Mesocyclops sp. thu nhận từ tỉnh Bến Tre. 4. Khảo sát đặc điểm sinh lý, sinh thái của Mesocyclops sp. trong môi trường nước ở tỉnh Bến Tre.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf7.pdf
  • pdf1_2.pdf
  • pdf2_2.pdf
  • pdf3.pdf
  • pdf4.pdf
  • pdf5_2.pdf
  • pdf6_4.pdf
  • pdf8.pdf
  • pdf9.pdf
  • pdf10_3.pdf
  • pdf11.pdf
  • pdf12.pdf
  • pdf13.pdf