Tài liệu Luận văn Khảo sát tính thích nghi của cây hoàng lan [cananga odorata (lam.) hook. f. et thomson] tạo được từ các kỹ thuật nhân giống khác nhau tại tỉnh Bình Phước
77 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Khảo sát tính thích nghi của cây hoàng lan [cananga odorata (lam.) hook. f. et thomson] tạo được từ các kỹ thuật nhân giống khác nhau tại tỉnh Bình Phước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Thanh Phương
KHẢO SÁT TÍNH THÍCH NGHI CỦA CÂY HOÀNG LAN [Cananga odorata
(Lam.) Hook. f. et Thomson] TẠO ĐƯỢC TỪ CÁC KỸ THUẬT NHÂN
GIỐNG KHÁC NHAU TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Mã số: 60 42 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Vương Đình Tuấn
TS. Phạm Văn Ngọt
Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
LỜI CẢM ƠN
Toâi xin chaân thaønh caûm ôn
Thaày Vöông Ñình Tuaán, thaày Phaïm Vaên Ngotï ñaõ taän tình chæ baûo, giuùp ñôõ, ñoäng vieân
vaø ñöa ra nhöõng yù kieâùn quyù baùu cho toâi trong quaù trình hoïc taäp, nghieân cöùu vaø thöïc hieän
quyeån luaän vaên naøy.
Quyù thaày coâ khoa sinh hoïc tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm Thaønh Phoá Hoà Chí Minh ñaõ giuùp
ñôõ toâi raát nhieàu trong quaù trình hoïc taäp.
Quyù thaày coâ thuoäc boä moân thöïc vaät tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm Thaønh Phoá Hoà Chí Minh
ñaõ giuùp ñôõ toâi trong quaù trình thöïc hieän luaän vaên.
Caùc coâ chuù, anh chò ôû Phaân Vieän Nghieân cöùu Khoa hoïc Laâm Nghieäp Nam Boä, Ñaøi
Khiù töôïng Thuûy vaên Nam Boä, ñaõ coäng taùc, giuùp ñôõ toâi trong quaù trình thöïc hieän luaän vaên
naøy.
Taát caû caùc anh chò, baïn beø, ñoàng nghieäp vaø nhöõng ngöôøi thaân trong gia ñình ñaõ giuùp
ñôõ, taïo ñieàu kieän cho toâi hoaøn thaønh luaän vaên naøy.
DANH LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2,4D : 2,4-dichlorophenoxy acetic acid.
BA : 6-benzyl aminopurine.
C : Số cành cấp I
D : Đường kính thân
GA3 : Acid gibberellic.
H : Chiều cao cây
IAA : Indole-3-acetic acid
IBA : Indole 3-butyric acid.
L: Số lượng lá trên cây
MS : Murashige and Skoog’s
NAA : 1-naphthylacetic acid.
S : Diện tích lá
TB : Trung bình
WPM : Woody Plant Media
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây Hoàng lan (Cananga odorata (Lam.) Hook. f. & Thomson) hay còn được gọi là Ngọc lan tây,
thuộc họ Na (Annonaceae), là một trong các loài thực vật chứa tinh dầu phân bố ở Việt Nam, các nước
Đông Nam Á, một số nước Châu Phi và Châu Mỹ. Hoa hoàng lan có chứa tinh dầu (ylang-ylang oil)
được ưa chuộng trong công nghiệp hương liệu. Tinh dầu này từ lâu đã được sử dụng để điều chế nước
hoa nổi tiếng Chanel No5. Và là nguyên liệu chính để sản xuất hầu hết các loại nước hoa đắt tiền [18],
cũng như được dùng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất nước hoa theo phong cách phương Đông [48].
Tinh dầu hoàng lan có mùi thơm hấp dẫn tạo hương vị đặc biệt nên còn được sử dụng trong công
nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống. Ngoài ra, nó còn được dùng làm thuốc chữa bệnh cao huyệt áp,
chữa chứng nhịp tim nhanh, sốt rét, bệnh đường ruột, viêm gan … [18]
Cây hoàng lan là cây trồng có tiềm năng sinh lợi rất lớn. Cây trồng 2 năm tuổi bắt đầu ra hoa, đến
4 – 5 năm tuổi ra hoa rất nhiều và chu kỳ khai thác có thể đến 50 năm. Mỗi cây cho khoảng 20kg
hoa/năm. Một kg tinh dầu hoàng lan có giá trị từ 81 – 97 đô la Mỹ [18]. Trên các trang web, 1 lọ 10 ml
tinh dầu Ylang Ylang giá khoảng 10 -20USA [49]. Cây hoàng lan được trồng với quy mô lớn ở nhiều
nước như : Philippinnes, Indonesia, quần đảo Camoros, Réunion, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), đảo
Madagasca , các nước Châu Phi…, và trở thành cây có tinh dầu đem lại nguồn lợi đáng kể. Ở
Indonesia, diện tích trồng hoàng lan lên đến 160.000 ha với sản lượng tinh dầu hàng năm khoảng 120
tấn [18]. Tại Việt Nam, cây Hoàng lan thường được trồng rãi rác ở các công viên, trường học, nhà dân
để lấy bóng mát hoặc làm cảnh, chưa được tập trung thành diện tích lớn.
Nước ta có điều kiện sinh thái phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây hoàng lan, hoàn toàn có
thể trồng với quy mô lớn, nhằm cải thiện thu nhập của người dân. Tuy nhiên, hiện những nghiên cứu về
giống, kỹ thuật gieo trồng, kỹ thuật thu hái và chế biến hoàng lan hầu như chưa được nghiên cứu ở Việt
Nam. Để góp phần đưa cây hoàng lan – một cây có giá trị kinh tế cao – được trồng rộng rãi ở Việt
Nam, đề tài “Khảo sát tính thích nghi của cây hoàng lan [Cananga odorata (Lam.) Hook. f. et
Thomson] tạo được từ các kỹ thuật nhân giống khác nhau tại Thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước”
được tiến hành.
2. Mục tiêu nghiên cứu
‐ Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây hoàng lan bằng biện pháp nuôi cấy invitro và giâm
cành.
‐ Khảo sát tính thích nghi của cây Hoàng lan trên nền đất tỉnh Bình Phước.
‐ So sánh sự sinh trưởng của cây giống tạo từ hạt và cành giâm sau giai đoạn vườn ươm.
3. Nội dung nghiên cứu
‐ Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính hoàng lan bằng giâm cành và nuôi cấy invitro:
o Giâm cành hoàng lan : Sử dụng hóa chất kích thích là IBA và thuốc thương phẩm.
o Nuôi cấy invitro hoàng lan : Khảo sát khử trùng chồi, tạo chồi, vươn chồi và tạo rễ.
‐ Theo dõi sinh trưởng của cây hoàng lan tạo từ hạt và cành giâm trồng ở huyện Bình Long, tỉnh
Bình Phước.
4. Phạm vi nghiên cứu
‐ Nghiên cứu nồng độ IBA thích hợp cho sự hình thành rễ của các đoạn cành và đoạn thân cây
hoàng lan.
‐ Nghiên cứu kỹ thuật nuôi cấy invitro hoàng lan như: nồng độ chất khử trùng, nồng độ chất điều
hòa sinh trưởng (BA, NAA) trong tạo chồi, nồng độ GA3 trong vươn chồi, nồng độ IBA trong
tạo rễ.
‐ So sánh sự sinh trưởng của cây hoàng lan tạo từ hạt và cành giâm trồng tại huyện Bình long,
tỉnh Bình Phước trong 4 tháng.
5. Thời gian tiến hành thí nghiệm
Từ tháng 06/2009 đến tháng 9/2010.
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của Hoàng lan
Cây hoàng lan có vị trí phân loại như sau:
Giới (Kingdom) : Plantae
Phân giới (Subkingdom) : Tracheobionta
Siêu ngành (Superdivision) : Spermatophyta
Ngành (Division) : Magnoliophyta
Lớp (Class) : Magnoliopsida
Phân lớp (Subclass) : Magnoliidae
Bộ (Order) : Magnoliales
Họ (Family) : Annonaceae
Giống/Chi (Genus) : Cananga (DC.) Hook. f. et Thomson
Loài (Species) : Cananga odorata (Lam.) Hook. f. et Thomson [50]
Bảng 1. Tên gọi cây hoàng lan ở các quốc gia trên thế giới
STT Quốc gia Tên địa phương
1 Cambodia chhke sreng [52]
2 Chuuk pwanang, pwuur, pwalang [51]
3 Cook Islands, Niue, Tahiti moto‘oi, mata‘oi, mato‘oi [51]
4 English ylang ylang, perfume tree, cananga [51]
5 Fiji makosoi, mokohoi, makasui, mokosoi [51]
6 French canang odorant [51]
7 Guam, CNMI ilang-ilang, alang-ilang [51
8 Hawai‘i Lanalana [51]
9 Indonesia kenanga (Javanese) [51]
10 Kosrae ilahnglahng, ilanlang [51]
11 Malaysia Chenanga [52]
12 Marquesas–Nukuhiva, Niue Motoi [51]
13 Marquesas–Fatuhiva Mutuis [51]
14 Marshall Islands Ilanilan [51]
15 Nauru derangerang, derangirang [51]
16 Palau chiráng, irang [51]
17 Philipine cananga, ilang-ilang [52]
18 Pohnpei ilangilang, lengileng, alangilang, pur-n-wai, pwurenwai, seir en wai [51]
19 Puluwat Atoll Pwalang [51]
20 Samoa moso‘oi [51]
21 Society Islands moto‘I [51]
22 Solomon Islands: Kwara‘ae sa‘o [51]
23 Tonga Mohokoi [51]
Đặc điểm sinh học : Cây gỗ cao 10 - 15m, đường kính 30 - 50cm. Thân tròn, cành thường đâm
ngang, dễ gãy. Vỏ màu xám tro nhạt, nhẵn. Gỗ màu vàng nhạt, mềm. Tán lá hình trụ. Lá đơn mọc cách,
xếp thành hai hàng trên một cành nhỏ, dể rụng. Phiến lá mềm, mỏng; hình trái xoan hay hình trứng, hơi
lệch, hơi gợn sóng; gốc lá tròn, đầu thuôn; hai mặt nhẵn dài 15 - 20cm.
Cây hoàng lan ra hoa quanh năm. Hoa có màu vàng hay vàng lục, mọc thành từng cụm trên những
nhánh ngắn không có lá; cánh hoa dài, hình tam giác. Cánh tràng 6 xếp thành hai vòng, dài và lượn
sóng, đầu thuôn hẹp, thường cuộn ra phía ngoài. Nhị đực nhiều, bao phấn hướng trong, trung đới hình
nón, lá noãn 8 - 10, vòi dài, dầu nhụy có lông tơ. Khi còn non, hoa có màu xanh, khi chín hoa có màu
vàng. Quả còn non màu xanh, hình trứng ngược, kích cỡ 15 – 25mm x 8 – 10mm, nhẵn, không có lông,
vỏ quả dày khoảng 2mm. Mỗi quả có 10 -12 hạt, dẹt. [1]
Đặc điểm sinh thái : Cây ưa sáng, mọc nhanh, phát triển mạnh mẽ ở miền cận nhiệt đới, nơi có
lượng mưa hàng năm khoảng (650-)1500-2000(-4000) mm và nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21-
270C. Ở Java, hoàng lan sinh trưởng thành cụm ở rừng mưa ẩm thường xanh và ở rừng tếch. Còn ở
New Guinea, nó mọc ở độ cao 850m [52].
Phân bố : Cây có nguồn gốc ở Đông Nam Á, được du nhập vào Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Phi và
Châu Mỹ [52].
Thành phần hóa học. Tinh dầu Hoàng lan chứa 0,3 – 25% [2], bao gồm: ethyl anthranilate (p-
Cresyl methyl ether), benzyl acetate, methyl benzoate, methyl salicylate, cinnamyl acetate, -linalool, ,
geranyl acetate, farnesyl acetate and muurolol, p-cresol, eugenol, isoeugenol, benzyl salicylate [53].
Giá trị : Gỗ hoàng lan nhẹ, màu vàng nhạt, thớ mịn, dùng để tiện khắc, làm văn phòng phẩm, dễ
gia công chế biến, nhưng kém chịu đựng, dễ nứt nẻ, mối mọt, chủ yếu làm củi. Hoa rất thơm và chứa
tinh dầu (ylang –ylang oil), được dùng để sản xuất nước hoa theo phong cách phương Đông, đặc biệt là
nước hoa nổi tiếng Chanel No5. Mùi hoàng lan được pha trôn khá tốt với mùi cây cỏ, hoa quả và gỗ, để
dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống. Tinh dầu hoàng lan tạo cho cơ thể một cảm
giác thoải mái, tâm trí thanh thản và được coi là một loại thuốc làm dịu đi sự mệt mỏi của cơ thể. Tinh
dầu này giúp điều tiết các chất bã nhờn ở da, làm giảm huyết áp, làm giảm sự căng cơ, và có tác dụng
kích thích hung phấn tình dục, dùng chữa chứng nhịp tim nhanh, bệnh sốt rét, bệnh đường ruột, viêm
gan…[18]
1.2. Tình hình nghiên cứu cây hoàng lan trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Hình 1. Cây và quả hoàng lan ở Giồng trôm – Bến Tre
Thông tin đầu tiên về Hoàng lan được biết từ John Ray (1628-1705), nhà phân loại học người
Anh, đã mô tả cây với tên Arbor saguisen. Hoàng lan cũng đã được ghi chép lại bởi nhiều nhà khoa học
khác với các tên như Borga cananga, Unona odorata.
Theo Oyen và cộng sự (1999) thì cây hoàng lan ưa điều kiện nóng ẩm ở các khu vực thấp trong
vùng nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình năm 21 – 27oC, lượng mưa hàng năm khoảng 1500 – 2000mm.
Cây sinh trưởng tốt trên các vùng đất màu mỡ, đất nham thạch, quang đãng, nhiều ánh sáng, đất hơi
chua đến hơi kiềm (pH : 4,5 – 8).
Manner và Elevitch (2006) đã miêu tả đặc điểm hình thái, phân bố, công dụng của cây Hoàng lan.
Cây hoàng lan sinh trưởng nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi và có thể đạt 2m trong 1 năm. Cây thường
phân bố ở những vùng đất thấp hoặc rừng tái sinh có độ cao 800 – 1200m so với mực nước biển.
Những vùng này thường có lượng mưa lớn bình quân 700 – 5000mm/năm và có nhiều ánh sáng. Độ pH
thích hợp cho cây thường trung tính hơi ngả acid yếu. Đất nhiễm mặn với nộng độ muối cao không phù
hợp cho trồng hoàng lan. Cây có thể chịu được nhiệt độ thấp nhất từ 10 – 18oC, nhiệt độ cao nhất là 28
– 35oC. Nhiệt độ thích hợp trung bình cho sinh trưởng của hoàng lan là 18 – 28oC. Các loại đất cát, sét
chứa nhiều mùn hoặc đất sét, hay đỏ bazan có nguồn gốc từ nham thạch, đất cát màu mỡ có nhiều mùn
đều thích hợp để trồng hoàng lan. Cây 1,5 – 2 năm tuổi thì bắt đầu ra hoa, mỗi cây trưởng thành có thể
cho 20 – 100kg hoa trong 1 năm.
Hoàng lan được nhân giống chủ yếu bằng hạt. Hạt được gieo trong các túi bầu đất đến khi có 6 –
10 lá thì đem trồng ra đất. Mật độ trồng hoàng lan thường là 6 x 6m [57]. Tuy nhiên, ở đảo Pohnpei
thuộc liên bang Micronesia (đảo quốc ở Thái Bình Dương) người ta trồng hoàng lan với mật độ 4 x 4m
[18].
Hoang và cộng sự (1986) thuộc Đại học Philippines đã nghiên cứu nhân giống ilang-ilang
[Cananga odorata (Lamk.) Hook.f. và Thomson] bằng hạt và giâm cành. Kết quả khi nghiên cứu nảy
mầm cho thấy, ngâm hạt trong nước ấm 60oC trong 24 giờ là cách xử lý tốt nhất, và cho tỷ lệ nảy mầm
khá cao (92%). Nhân giống bằng giâm cành chỉ thành công khi lấy mẫu từ những cây con. Cành giâm
lấy từ ngọn của cây con cho tỷ lệ sống cao (98%) và tỷ lệ ra rễ cũng cao (92%), số rễ cũng nhiều hơn,
rễ dài hơn so với cành giâm ở vị trí thấp hơn. Mặc dù NAA (naphthalene acetic acid), IBA (indole
butyric acid) và Hormex (chất kích thích ra rễ thương phẩm) cho thấy không có ảnh hưởng xấu đến tỷ
lệ sống của cành giâm, nhưng IBA có hiệu quả tác động nhiều nhất đến sự hình thành rễ [60].
Molabayabas và cộng sự (1995), cũng thuộc trường đại học Philipines, đã thực hiện nuôi cấy
invitro ilang-ilang từ chồi ngọn cây con. Mẫu cấy được rửa, sau đó vô trùng bằng NaOCl với nồng độ
0,3%. Các nghiệm thức được cho là môi trường thích hợp cho sự hình thành mô sẹo, được thực hiện
trên môi trường MS hoặc WPM chứa 1 – 2mg/l BAP kết hợp 0,1 – 0,5mg/l NAA. Sự biệt hóa số lượng
lớn chồi và mầm được ghi nhận trong môi trường MS chứa 2mg/l BAP với NAA từ 0,1 – 0,2mg/l.
Mầm chồi đã biệt hóa sinh trưởng bình thường khi được cấy trên môi trường WPM có BAP riêng rẽ
hoặc kết hợp với 0,1mg/l và 0,5 mg/l NAA; trong khi trên môi trường MS thì tạo ra những dạng không
bình thường. Trong môi trường WPM và MS có bổ sung kinetin hoặc NAA riêng rẽ thì ít có hoặc
không có tác dụng lên sự hình thành mô sẹo và chồi. Tuy nhiên, nếu bổ sung 15% nước dừa vào môi
trường WPM và BAP từ 1 – 10mg/l, ghi nhận thúc đẩy tạo sẹo, làm giảm sự hình thành chồi. Chồi đã
được biệt hóa sinh trưởng bình thường khi được cấy chuyền sang môi trường WPM có 2mg/l BAP,
trong khi đó, trên môi trường MS có cùng chất điều hòa sinh trưởng, các chồi này hình thành nên
những kết cấu giống protocorn trên bề mặt lá. Môi trường WPM có hiệu quả hơn môi trường MS trong
sự cảm ứng tạo rễ. Sự hình thành nhiều rễ và tốt hơn trên môi trường WPM có 0,5mg/l IBA. Cây con
tái sinh từ mô sẹo chồi ngọn có thể sinh trưởng dưới điều kiện bình thường [60].
Năm 2008, một số nhà khoa học của Philippine, như Lindain, Reglos, Guzman và Cedo, đã thực
hiện nuôi cấy invitro hoàng lan, đồng thời, khảo sát lượng sản phẩm tinh dầu trong mô sẹo tạo được từ
cánh hoa. Tác giả sử dụng các nguồn vật liệu khác nhau (chồi ngọn, chồi nách, lá non, noãn và cánh
hoa) nhằm khảo sát khả năng biệt hóa chồi thông qua mô sẹo ( con đường gián tiếp). Khử trùng mẫu
cấy bằng 3 chất khử trùng : alcohol 70%, thuốc diệt nấm và NaOCl. Nhúng nhanh mẫu cấy vào alcohol
70%, hoặc thời gian tối đa là 30s, sau đó chuyển qua lắc trong thuốc diệt nấm trong 20 phút với các
nồng độ khác nhau đối với từng nguồn vật liệu khác nhau. Cuối cùng là sử dụng NaOCl với nồng độ
khác nhau nhưng ở khoảng thời gian là 10 phút. Cảm ứng tạo mô sẹo mẫu cấy đã vô trùng trong môi
trường có BA 2mg/l kết hợp với NAA 0,2 mg/l, cho tỉ lệ mô sẹo tốt và mô sẹo này có khả năng cho ra
chồi. Tuy nhiên với mỗi loại vật liệu khác nhau thì màu sắc mô sẹo, tốc độ tăng trưởng của mô sẹo có
khác nhau. Mô sẹo được tạo từ cánh hoa cho ra muộn hơn so với các nguồn vật liệu khác. Mô sẹo từ
bầu nhụy cái cho sự tăng trưởng nhanh nhất, trong khi mô sẹo từ chồi ngọn và chồi nách thì chậm nhất.
Mầm chồi được tạo từ mô sẹo chồi ngọn, chồi nách và lá sau 15 – 16 tuần cấy chuyển trên môi trường
MS có 0,2mg/l NAA +2mg/l BAP. Các mầm này được vươn cao trên môi trường WPM có 2mg/l BAP.
Trong khảo sát ảnh hưởng của môi trường lên sự tạo mô sẹo và biệt hóa chồi thì WPM tạo được ưu thế
hơn do ti lệ hóa nâu thấp, tỉ lệ tạo chồi cao, tỉ lệ cây bị thủy tinh hóa thấp, điều này có thể là do nồng độ
của Nitrate trong WPM thấp hơn trong MS. Tái sinh rễ được tạo trên môi trường ½ WPM có 0,5mg/l
IBA [56].
1.2.2. Ở Việt Nam
Một số tài liệu miêu tả về hình thái, đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh học về cây hoàng lan của
Phạm Hoàng Hộ, Võ Văn Chi, Trần Hợp mang tính đại cương. Việc nghiên cứu nhân giống và khảo sát
sinh trưởng cây hoàng lan hiện còn khá mới.
Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2002) đã khảo sát quá trình phát triển, già chín và nảy mầm ở Hoàng
lan [6]. Trương Mai Hồng và cộng sự (2004) đã nghiên cứu sự phát triển và già chin của hạt hoàng lan
(Cananga odorata (Lamk.) Hook.f. et Thoms) từ cây hoàng lan 10 tuổi, được trồng ở trường Đại học
Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, cho biết : Hạt hoàng lan là loại hạt tỏ ra khó nảy mầm, hạt có miên trạng
đáng kể. Khi thu hoạch hạt từ những quả già chín (84 ngày sau hoa nở) gieo ngay trên giấy thấm thì có
1% hạt nảy mầm; thu hạt từ quả chín nâu đen (98 ngày sau hoa nở, ẩm độ hạt 25%) gieo ngay trên giấy
thấm thì tỷ lệ nảy mầm chỉ đạt 17%. Khi rút khô độ ẩm hạt còn 10%, 7,4% và 4,7% thì tỷ lệ nảy mầm
của hạt tăng tương ứng là 26%, 31% và 51%. Khi phơi nắng hạt trong 3 ngày thì tỷ lệ nảy mầm là 27%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hạt hoàng lan không có bản chất tồn trữ chính thống (ưa khô).[19]
Phạm Văn Ngọt và cộng sự (2009) đã thực hiện nghiên cứu khả năng nảy mầm và sinh trưởng của
cây hoàng lan trồng ở huyện Giồng Trôm - Bến Tre, đã cho thấy, hạt hoàng lan ngâm trong dung dịch
GA3 (0,3 – 0,7ppm) trong 1 giờ cho tỷ lệ nẩy mầm trên 47% cao hơn so với đối chứng chỉ có 42,67%.
Sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm ở các chế độ bón phân N,P,K khác nhau, đã ghi nhận tỷ
lệ sống của cây hoàng lan con sau 5 tháng ở các nghiệm thức bón nitơ và phosphor là 100%, ở nghiệm
thức bón kali nồng độ 1,5% là 77.8%, nồng độ 2% là 60%. Sinh trưởng của cây con ở các nồng độ nitơ
khác nhau đều tốt hơn so với đối chứng, và tốt nhất ở nồng độ 2%. Ở nồng độ 3% và 4% P2O5, cây sinh
trưởng tốt hơn các nghiệm thức còn lại. Bón phân kali tỏ ra không hiệu quả đối với sự sinh trưởng của
cây. Quan sát sinh trưởng của cây con hoàng lan trồng ở huyện Giồng Trôm - Bến Tre, cho thấy cây
con có 6 – 7 lá ươm trong túi bầu sau 1 năm trồng có chiều cao 221,77 – 250,67cm, đường kính thân
đạt 4,90 – 6,29cm. Cây hoàng lan trồng thuần loại sinh trưởng tốt hơn cây trồng xen với chuối và vườn
dừa. Hoàng lan trồng xen trong vườn dừa ở giai đoạn 1 năm có sinh trưởng kém nhất. Sau 1 năm tiến
hành cắt ngọn, các cây hoàng lan trồng thuần loại sinh trưởng tốt nhất, có đường kính thân cây từ 9,24
– 9,54cm. Những cây trồng trong vườn dừa có đường kính thân cây từ 8,22 – 8,62cm không thua kém
những cây hoàng lan trồng xen với chuối. Sau 1,5 năm trồng, cây hoàng lan bắt đầu ra hoa [18].
1.3. Nghiên cứu về giâm cành
Mọi tế bào thực vật sống đều có khả năng tái tạo lại một cây hoàn chỉnh. Khả năng này phụ thuộc
vào hai đặc tính cơ bản của tế bào thực vật đó là tính toàn thể (totipotency) và sự phản biệt hóa
(dedifferentiation). Trong nhân giống bằng giâm cành, chỉ cần điều khiển sự hình thành rễ mới (rễ bất
định), vì chồi đã có sẵn.
Các yếu tố có ảnh hưởng tới quá trình này như : tình trạng sinh lý của cây mẹ, tuổi của cành giâm,
vị trí cành giâm (chồi ngọn, chồi bên), điều kiện môi trường (nước, nhiệt độ, ánh sáng …). Cành mẹ
mang các dưỡng chất (các glucids, khoáng chất…) ảnh hưởng đến sự ra rễ của cành giâm. Cành giâm
lấy ở giai đoạn trẻ dễ tái sinh hơn cây đã ở pha sinh trưởng già. Từ gốc đến chồi ngọn 1 cây hay 1 cành
có sự phân bố các thành phần hóa học khác nhau, nên phản ứng ra rễ khác nhau. Để tránh cho cành mẹ
bị stress nước, nên lấy hom vào buổi sáng khi cây ở trạng thái trương nước.
Một số chất điều hoà sinh trưởng tỏ ra có ảnh hưởng tích cực đến sự phát sinh rễ bất định. Trong
số đó, auxin có tác dụng nhất đến sự ra rễ của cành giâm.
- Auxin: Vào những năm 30 và sau đó, người ta phát hiện ra chất auxin, là một hợp chất có tác
dụng kích thích sinh trưởng của thân, thúc đẩy sự hình thành rễ, như:
o Acid indol acetic (IAA) là auxin có bản chất tự nhiên, có tác dụng thúc đẩy hình thành rễ
bất định [43][44][45].
o Acid indol butyric (IBA) và acid naphtyl acetic (NAA) là auxin tổng hợp có tác dụng
kích thích sự ra rễ của cành giâm mạnh hơn IAA [42] [46].
Auxin có vai trò tích cực đối với sự ra rễ bất định và xác định sự phát động của các tế bào
đầu tiên phụ thuộc vào lượng auxin nội sinh cũng như auxin xử lý ngoại sinh [37].
Ứng dụng các chất điều hoà sinh trưởng thực vật trong giâm cành : Để xúc tiến sự hình thành rễ
bất định, việc xử lý các chất điều hoà sinh trưởng là cần thiết. Các nhóm chất auxin có tác dụng
kích thích sự ra rễ rất rõ rệt. Xử lý hỗn hợp các chất ra rễ tỏ ra có tác dung cao hơn xử lý riêng rẽ.
Thí dụ, hỗn hợp IBA và α-NAA có tỷ lệ 1/1 tỏ ra có hiệu quả tạo rễ rất rộng rãi cho nhiều loài cây
và cao hơn so với việc sử dụng riêng rẽ từng chất [34].
1.4. Nghiên cứu về nuôi cấy invitro
Chồi ngọn sau khi vô trùng, được nuôi cấy trên môi trường thích hợp, sẽ phát triển thành một hay
nhiều chồi. Sau đó, chồi tiếp tục phát triển vươn cao, ra lá và rễ trở thành một cây hoàn chỉnh. Cây con
được chuyển ra đất để sinh trưởng phát triển bình thường [12].
Theo Lindain và các cộng sự (2008) đã nuôi cấy in-vitro Ilang-Ilang để xác định phản ứng của
những mẫu cấy khác nhau (chồi ngọn, chồi nách, lá non bầu noãn và cánh hoa) với 2 loại môi trường
MS (Murashige và Skoog), WPM (Woody Plant Medium). Mô sẹo từ chồi ngọn, chồi nách và lá non
có khả năng biệt hóa tạo chồi. Với hai nguồn vật liệu còn lại thì không cho chồi mặc dù cùng trong
điều kiện nuôi cấy như nhau. Điều này chứng tỏ nguồn gốc vật liệu đóng vai trò quan trọng trong tái
sinh [56].
Một số chất điều hòa sinh trưởng thường được dùng trong nuôi cấy invitro. Các chất điều hòa
sinh trưởng thực vật là những thành phần môi trường có tính quyết định trong sự xác định con đường
phát triển của các tế bào thực vật. Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật phổ biến nhất là các hormone
thực vật hay các chất tổng hợp có chức năng tương tự của chúng. Các nhóm chất điều hòa sinh trưởng
thực vật chính được sử dụng trong nuôi cấy, là:
- Auxin : Hoạt hoá phân bào, sinh trưởng kéo dài, cần cho sự tạo mạch dẫn và ra rễ.[8]. Tất cả cây
trồng đều tổng hợp được auxin tuỳ theo giai đoạn phát triển của chúng. Auxins tự nhiên quan
trọng nhất là IAA (indole-3-acetic acid), nhưng nó được sử dụng hạn chế vì nó dễ bị phân hủy
bởi nhiệt và ánh sáng. Một số loại auxin tổng hợp khác như: 2,4D (2,4-dichlorophenoxy acetic
acid), IBA (Indole 3-butyric acid), NAA (1-naphthylacetic acid), …
- Cytokinin : Kích thích mạnh lên sự phân chia tế bào với điều kiện có sự hiện diện của auxin.
Cytokinin còn giúp sự gia tăng kích thước tế bào và sinh tổng hợp protein, ngăn cản sự lão hoá
mô, thúc đẩy sự hình thành chồi non, nhưng lại ức chế sự tạo rễ [17]. Sự sinh tổng hợp cytokinin
trong cây xảy ra ở những vùng khác nhau, đặc biệt là những nơi có sự phân chia tế bào mạnh (ở
ngọn thân ngọn rễ). Nó hiện diện hầu hết trong các mô, đặc biệt trong hạt, trái và trong rễ, tuy
nhiên rễ là nơi tổng hợp nhiều nhất. [12]
- Gibberellin : Kích thích phân chia tế bào, mô vỏ và biểu bì. Nhóm chất này kích thích sự kéo dài
lóng, vùa do sự kéo dài, vùa do sự phân chia tế bào thân. Gibberellin liều cao (hay phối hợp với
cytokinin) kích thích mạnh sự tăng trưởng lá.[ 8]
1.5. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Bình Phước
Bình Phước là một tỉnh miền núi ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, phía Đông giáp tỉnh Lâm
Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và
phía Bắc tỉnh Đắk Lắk và Campuchia.
Thí nghiệm khảo sát tính thích nghi và sinh trưởng của các cây tạo từ hạt và giâm cành được thực
hiện tại Bình Long. Địa danh này là một trong những thị xã thuộc tỉnh Bình Phước, cách Đồng Xoài
khoảng 40km, về phía đông. Nơi này mang những đặc điểm tự nhiên và khí hậu của tỉnh Bình Phước.
1.5.1. Đặc điểm tự nhiên
Địa hình vùng lãnh thổ Bình Phước là cao nguyên ở phía Bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi núi,
thấp dần về phía Tây và Tây Nam.
Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên là 6.855,99 km2, có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất.
Đất có chất lượng cao trở lên (đất đen, đất đỏ bazan, đất phù sa) chiếm 61,13% tổng diện tích tự nhiên
của tỉnh, đất chất lượng trung bình chiếm 36,90%. Là một trong những tỉnh có chất lượng đất khá tốt so
với cả nước và là điều kiện hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
1.5.2. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Bình Phước nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2
mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều
và ổn định từ 25,8 - 26,2oC . Nhiệt độ bình
quân thấp nhất 21,5 – 22oC . Nhiệt độ bình
quân cao nhất từ 31,7 - 32,2oC . Nhìn chung
sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn,
song chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm
thì khá lớn, khoảng 7 – 9oC nhất là vào các
tháng mùa khô. Nhiệt độ cao nhất vào các
tháng 3,4,5 (từ 37-37,2oC) và thấp nhất vào
tháng 12 là 19oC.
Nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng số
giờ nắng trong năm từ 2400 - 2500 giờ. Số Hình 2. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước
giờ nắng bình quân trong ngày từ 6,2 - 6,6 giờ. Thời gian nắng nhiều nhất vào tháng 1,2,3,4 và thời
gian ít nắng nhất vào tháng 7,8,9.
Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2045 - 2325 mm. Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 - 11,
chiếm 85-90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất 376mm (tháng 7). Mùa khô từ
cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10 - 15% tổng lượng mưa cả năm, tháng
có lượng mưa ít nhất là tháng 2,3. Lượng bốc hơi hàng năm khá cao từ 1113 - 1447mm. Thời gian kéo
dài quá trình bốc hơi lớn nhất vào tháng 2,3,4.
Do chế độ mưa theo mùa nên biên độ giao động về độ ẩm không khí giữa mùa mưa và mùa khô
khá lớn. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80,8 - 81,4%. Bình quân năm thấp nhất là 45,6 - 53,2%, tháng
có độ ẩm cao nhất là 88,2%, tháng có độ ẩm thấp nhất là 16%.
Các điều kiện tự nhiên và khí hậu của tỉnh Bình Phước phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây
hoàng lan.
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
2.1.1. Vật liệu trong thí nghiệm giâm cành
Cành giâm (hom) là các cành tay (cành cấp 1) và thân hoàng lan được lấy từ các cây 5 – 6 tháng
tuổi đặt trong vườn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Giá thể để cắm hom là cát sạch. Nhà giâm hom được che sáng bằng lưới đen, cường độ sáng còn
40 – 50%. Trên luống giâm có khung chụp nilon trắng để giữ ẩm. Các chất điều hoà sinh trưởng được
dùng là: IBA, IAA, 2.4D, và thuốc kích thích ra rễ thương phẩm: OXYBERON Dust 0.5 (Nhật) và
N3M (Việt Nam). Và một số dụng cụ khác như : kéo cắt cành, dụng cụ chăm sóc vườn ươm, …
2.1.2. Vật liệu trong thí nghiệm nuôi cấy invitro
Vật liệu dùng trong nuôi cấy mô Hoàng lan là : Chồi ngọn và chồi nách lấy từ các cây 1 năm tuổi
mang từ huyện Giồng Trôm – Bến Tre, đặt trong vườn ươm Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm
nghiệp Nam Bộ.
Các hóa chất được sử dụng trong các thí nghiệm nuôi cấy chồi hoàng lan như: các hóa chất khử
trùng (Javel, HgCl2), các chất điều hòa sinh trưởng (BA, IBA, NAA, GA3), các hóa chất để pha môi
trường nuôi cấy (xuất xứ từ các hãng hóa chất như: Prolab, Himedia, Merck, Sigma…). Và một số
dụng cụ khác: tủ cấy, ống nghiệm, bình tam giác, ...
Môi trường được dùng trong các thí nghiệm là WPM (Wood Plant Media), được chuẩn pH về từ
5,7 – 5,8.
Địa điểm thực hiện: phòng thí nghiệm Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ.
2.1.3. Vật liệu trong thí nghiệm khảo sát sinh trưởng
Cây con được trồng để theo dõi sinh trưởng là những cây đã nảy mầm từ hạt (cây từ hạt) và cây
được tạo ra từ giâm cành (cây giâm cành).
Cây giâm cành là các cành giâm đã ra rễ được trồng vào các túi bầu đất, được tưới nước 2 lần/
ngày. Cây ra ngôi được 3 tháng được mang trồng ra đất, tiếp tục khảo sát sinh trưởng, để đánh giá tính
thích nghi của những cây này.
Tiến hành gieo hạt hoàng lan : Hạt được lấy từ các quả chín tại huyện Giồng Trôm – Bến Tre.
Các hạt được chọn đem gieo là những hạt chắc, không bị sâu bệnh. Trong lá mầm và phôi hạt Hoàng
lan có nhiều dầu nên sau khi thu hoạch, loại bỏ các hạt lép, hong khô trong nắng nhẹ hoặc ở nơi mát mẻ
rồi đem gieo ngay.[16]
Đặt các hạt vào trong các đĩa Petri có giấy thấm đã
tưới ẩm, 2 – 3 ngày tưới nước và thay giấy thấm cho đến
khi các hạt nẩy mầm. Sau đó, chuyển các hạt đã nảy
mầm sang các túi bầu đựng đất, được đục lỗ xung quanh
đáy, tưới nước 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều. Cây
con mọc được 3 – 4 tháng, đem trồng ra đất để khảo sát
sự sinh trưởng đối chứng với các cây có từ giâm cành.
Thời gian tiến hành: tháng 05/2009. Địa điểm thực
hiện: vườn ươm Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm
nghiệp Nam Bộ.
2.2. Phương pháp tiến hành
2.2.1. Nhân giống vô tính hoàng lan
2.2.1.1. Phương pháp giâm cành hoàng lan
2.2.1.1.1. Tiến hành
Mỗi cành tay hoặc thân cây được cắt thành 3 đoạn: đoạn ngọn (đoạn 1), đoạn dưới ngọn (đoạn 2),
và đoạn gốc cành (đoạn 3). Hom dài khoảng 5 – 7cm, được cắt vát ở gốc. Mỗi hom có 2 lá đã bị cắt bỏ
1/2 – 1/3 lá để giảm diện tích thoát hơi nước. Hom cắt xong được nhúng vào chậu nước sạch tránh mất
nước làm giảm sức sống của hom. Tiếp tục nhúng đồng thời các cành giâm vào dung dịch chất điều
hòa sinh trưởng, sao cho dung dịch này ngập đến ¼ đoạn cành. Thời gian ngâm các cành giâm trong
dung dịch là 10 phút. Sau đó, lấy đồng thời các hom ra và cắm vào giá thể. Sau khi cắm hom, phun
nước giữ ẩm cho hom và thể nền. Hàng ngày tưới ẩm 2 lần.
Hình 3. Gieo hạt hoàng lan
Chất điều hoà sinh trưởng chính dùng trong các nghiệm thức ra rễ là IBA, được pha ở các mức từ
50 – 1000ppm. Bên cạnh đó, tiến hành các nghiệm thức ra rễ có sự phối hợp giữa IBA và các chất kích
thích sinh trưởng khác. Đồng thời, thực hiện nghiệm thức đối chứng bằng nước lã. Các thuốc kích thích
ra rễ được pha theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất in trên vỏ bao bì.
2.2.1.1.2. Bố trí thí nghiệm
Các nghiệm thức ra rễ thực hiện trong giâm cành hoàng lan được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Các nghiệm thức giâm hom hoàng lan
STT Nghiệm thức
Số
lượng
mẫu
Số lần
lặp Tổng
1 Nước cất 10 4 40
2
IBA
50ppm 10 4 40
3 100ppm 10 4 40
4 500ppm 10 4 40
5 1000ppm 10 4 40
6
IBA 100ppm
50ppm 2,4D 10 4 40
7 100ppm IAA 10 4 40
8 Thuốc thương
phẩm
Oxyberon dust 0.5 10 4 40
9 N3M 10 4 40
Tổng cộng 360
Các nghiệm thức được thực hiện trên cành tay và thân cây ở từng đoạn hom: đoạn 1, đoạn 2, đoạn
3. Như vậy, tổng số mẫu thực hiện: 360 x 3 x 2 = 2.160 mẫu.
Địa điểm thực hiện: Vườn ươm Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ. Thời gian
thực hiện từ : 06/ 2009.
Các chỉ tiêu theo dõi :
- Thời gian ra rễ trung bình của cành giâm ở mỗi nghiệm thức (tuần).
- Tỷ lệ sống (%) của các cành giâm, tính theo công thức
- Tỷ lệ ra rễ (%) của các cành giâm, tính theo công thức
- Số lượng rễ chính trung bình/cành giâm ở mỗi nghiệm thức : Đếm tất cả rễ của các cành giâm ra
rễ ở mỗi nghiệm thức, tính tổng số rễ rồi chia cho tổng số cành giâm ra rễ.
- Chiều dài rễ trung bình một rễ (cm): Đo chiều dài của từng rễ ở mỗi cành giâm trong từng
nghiệm thức, tính tổng các chiều dài rồi chia cho tổng số lượng rễ của các cành giâm trong
nghiệm thức đó.
2.2.1.2. Phương pháp nuôi cấy mô hoàng lan
2.2.1.2.1. Phương pháp khử trùng mẫu cấy
Các chồi dài khoảng 0.5cm không bị sâu, bệnh được chọn, đem rửa sạch, lắc trong dung dịch xà
phòng 10 – 15 phút, tráng qua nhiều lần bằng nước máy trước khi được vô trùng bên trong tủ cấy. Vô
trùng mẫu cấy bằng cồn 70o , lắc trong 5 – 10 giây, tráng mẫu bằng nước cất vô trùng 3 lần. Tiếp tục
cho các mẫu vào các dung dịch hóa chất khử trùng (Javel – Natri hypochlorite, HgCl2) ở các nồng độ
khác nhau,có bổ sung thêm 1 – 2 giọt Tween, lắc trong thời gian khác nhau, sau đó, tráng lại 3 lần bằng
nước cất. Các nghiệm thức của thí nghiệm được thiết lập và trình bày ở bảng 3.
Bảng 3. Các nghiệm thức khử trùng mẫu cấy trong nuôi cấy invitro hoàng lan
STT
Nghiệm thức Số
mẫu
Số lần
lặp Tổng Hóa chất Nồng độ Thời gian (phút)
1
Javel (%)
10
10 20 3 60
2 15 20 3 60
3
30
10 20 3 60
4 15 20 3 60
5
50
10 20 3 60
6 15 20 3 60
7
HgCl2
(mg/l)
0.05
5 20 3 60
8 7 20 3 60
9 10 20 3 60
10
0.07
5 20 3 60
11 7 20 3 60
12 10 20 3 60
13
0.1
5 20 3 60
14 7 20 3 60
15 10 20 3 60
Tổng 900
Thời gian theo dõi mẫu cấy sau khi khử trùng : 2 – 3 tuần. Các chỉ tiêu theo dõi:
- Tỷ lệ mẫu vô trùng (%): được tính theo công thức
- Tỷ lệ mẫu sống vô trùng (%): được tính theo công thức
2.2.1.2.2. Phương pháp tạo chồi
Các mẫu vô trùng được cấy vào môi trường có BA, BA phối hợp với NAA với nồng độ khác
nhau, nhằm kích thích tạo chồi. Thí nghiệm này được bố trí thông qua bảng 4.
Bảng 4. Các nghiệm thức tạo chồi trong nuôi cấy invitro hoàng lan
STT Nghiệm thức Số mẫu Số lần lặp Tổng
1 Đối chứng (không điều hòa sinh trưởng) 20 3 60
2
BA (mg/l)
0,5 20 3 60
3 1,0 20 3 60
4 2,0 20 3 60
5 3,0 20 3 60
6 0,2mg/l NAA + 2,0mg/l BA 20 3 60
7 0,5mg/l NAA + 2,0mg/l BA 20 3 60
8 1,0mg/l NAA + 2,0mg/l BA 20 3 60
Tổng 480
Thời gian theo dõi sự hình thành chồi, cụm chồi : 4 tuần.
Các chỉ tiêu theo dõi:
- Tỷ lệ (%) mẫu tạo chồi, tính theo công thức
- Số chồi trung bình/chồi, tính theo công thức
2.2.1.2.3. Phương pháp vươn chồi hoàng lan
Chồi hình thành được cấy chuyền vào môi trường vươn chồi. Môi trường WPM có GA3 ở các
nồng độ khác nhau được sử dụng, có phối hợp với BA. Các nghiệm thức được bố trí ở bảng 5.
Bảng 5. Các nghiệm thức vươn chồi trong nuôi cấy invitro hoàng lan
STT Nghiệm thức Số mẫu Số lần lặp Tổng
1 Đối chứng (không điều hòa sinh trưởng) 20 3 60
2 2mg/l BA 20 3 60
3 0,5mg/l GA3 + 2mg/l BA 20 3 60
4 1mg/l GA3 + 2mg/l BA 20 3 60
5 2mg/l GA3 + 2mg/l BA 20 3 60
6 3mg/l GA3 + 2mg/l BA 20 3 60
Tổng 360
Thời gian theo dõi: 3 - 4 tuần. Chỉ tiêu theo dõi: Kích thước tăng trưởng của chồi (cm), được tính
bằng sự chênh lệch chiều cao chồi ban đầu với chiều cao chồi sau khi cấy chuyền vào môi trường có
kích tố tăng trưởng chiều cao (GA3), theo công thức: , trong đó:
∆h : Kích thước tăng trưởng của chồi (cm)
h1 : chiều cao chồi ban đầu (cm)
h2 : chiều cao chồi lúc sau (cm)
2.2.1.2.4. Phương pháp tạo rễ
Các chồi có chiều cao khoảng 2cm được chọn để tạo rễ. Chồi được cắt khỏi cụm chồi và ngâm 10
phút trong dung dịch IBA (5ppm và 10ppm) đã vô trùng, trước khi cấy vào môi trường WPM và ½
WPM.
Các nghiệm thức trong thí nghiệm tạo rễ được thể hiện ở bảng 6.
Bảng 6. Các nghiệm thức tạo rễ trong nuôi cấy invitro hoàng lan
STT
Nghiệm thức
Số mẫu Số lần lặp Tổng
Môi trường Hóa chất
1
WPM
Đối chứng 20 3 60
2 5ppm IBA 20 3 60
3 10ppm IBA 20 3 60
4
1/2 WPM
Đối chứng 20 3 60
5 5ppm IBA 20 3 60
6 10ppm IBA 20 3 60
Tổng 360
Thời gian theo dõi: 4 tuần. Các chỉ tiêu theo dõi:
- Tỷ lệ (%) chồi tạo rễ, được tính theo công thức
- Số rễ trung bình/mẫu, được tính theo công thức
2.2.2. Khảo sát sự sinh trưởng của cây Hoàng lan có từ hạt và giâm cành tại Bình Phước
2.2.2.1. Bố trí thí nghiệm trồng cây hoàng lan ở thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước
Những cây con đem trồng để khảo sát sinh trưởng là những cây được tạo từ hạt và cây từ thí
nghiệm giâm cành. Các cây này đã được đưa ra bầu đất 3 – 4 tháng, tương đối đồng đều nhau về đường
kính thân, chiều cao cây, số cành cấp I, số lá và diện tích lá.
Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 1 yếu tố 3 lần lặp. Trong đó, nền lập địa trồng cây là như
nhau. Các yếu tố khác tương đối đồng đều như: cây con, mật độ, kỹ thuật tác động, chăm sóc. Yếu tố
lặp: cây con từ hạt và cây con từ giâm cành.
Các hố trồng cây không được bón lót, có chiều sâu khoảng 0,5m và chiều rộng hố 0,3m. Mật độ
trồng: 1 x 1 (m2). Tổng số mẫu đem trồng là 60 cây. Tổng diện tích thí nghiệm khoảng 60m2. Các cây
hoàng lan con có từ hạt và giâm cành được trồng theo sơ đồ hình 4.
● ● ● ○ ○ ○ ● ● ● ●
● ● ● ● ○ ○ ○ ● ● ●
● ● ● ○ ○ ○ ○ ● ● ●
○ ○ ○ ● ● ● ○ ○ ○ ○
○ ○ ○ ● ● ● ● ○ ○ ○
○ ○ ○ ○ ● ● ● ○ ○ ○
Hình 4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trồng hoàng lan
Chú thích : ○ – Cây từ hạt ● – Cây từ giâm cành
Trong những tháng mùa khô (tháng 05 và 06/2010), chúng tôi tưới nước cho cây 2 lần/ngày vào
buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần 1000ml nước. Số liệu sinh trưởng được thu thập 1 lần/tháng, đo tất cả
các cây sau đó tính trung bình theo từng công thức, từng lần lặp.
Địa điểm thực hiện: vườn tại thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. Thời gian tiến hành và khảo sát:
từ tháng 04 – 09/2010.
2.2.2.2. Phương pháp đo chiều cao trung bình cây và đường kính trung bình thân cây
Đo chiều cao trung bình cây H (cm) : Dùng thước cây đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh ngọn cây,
một tháng 1 lần.
Tăng trưởng chiều cao cây : Δh (cm) = Hn+1 – Hn.
Hn: Chiều cao cây đo lần thứ n.
Hn+1: Chiều cao cây đo lần thứ n+1.
Đo đường kính trung bình thân cây D (mm): Dùng thước kẹp để đo ở vị trí kế dưới 2 lá đầu
tiên trong suốt quá trình thí nghiệm.
Tăng trưởng đường kính thân: Δd = Dn+1 – Dn
Dn: Đường kính thân cây đo lần thứ n.
Dn+1: Đường kính thân cây đo lần thứ n+1.
2.2.2.3. Thống kê số lá trung bình/cây
1m
1m
Đếm tất cả số lá có trên cây vào mỗi tháng, cùng ngày với đo chiều cao và đường kính thân cây.
Tính số lá trung bình qua mỗi tháng để tính được sự tăng trưởng số lá trung bình qua mỗi tháng. Tăng
trưởng số lá trung bình (ΔL): ΔL = Ln+1 – Ln
Ln : Số lá đếm được lần thứ n.
Ln+1 : Số lá đếm được lần thứ n+1.
2.2.2.4. Tính diện tích lá trung bình/cây
Tiến hành đo diện tích lá mỗi tháng cùng ngày đo chiều cao và đường kính thân cây. Chọn 3 lá
bánh tẻ ở mỗi cây và vẽ lá lên giấy kẻ li. Tính diện tích trung bình của 1 lá và diện tích lá trung
bình/cây (S), như sau :
2.2.2.5. Thống kê số cành cấp I/cây (C)
Thống kê số cành cấp I có trên cây cùng ngày với đo chiều cao và đường kính thân, đếm tất cả các
cành cấp I của tất cả các cây theo mỗi lần lặp, từ đó tính số cành cấp I trung bình /cây ở mỗi tháng và
tính tăng trưởng số cành cấp I/cây. Tăng trưởng số cành cấp I : ∆C = Cn+1 - Cn
Cn : Số cành cấp I trung bình/cây đo lần thứ n.
Cn+1 : Số cành cấp I trung bình/cây đo lần thứ n+1.
2.2.2.6. Phân tích thành phần cơ giới và hóa học của đất
Lấy mẫu đất của 3 lô ở tầng 0 – 80cm tại khu vực trồng cây, đem phân tích thành phần cơ giới và
thành phần hóa học tại Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ.
2.2.2.7. Phương pháp đo cường độ ánh sáng
Dùng máy ANNA F11 để đo cường độ ánh sáng ở mỗi lô thí nghiệm. Đo ở vị trí trồng cây cách
mặt đất 1m, đặt máy hướng về phía đông và đo cường độ ánh sáng.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Dùng toán thống kê, phần mềm excel 2010 và Stagraphic Sgwinplus 3.0 để xử lí các số liệu thu được.
Các giá trị cần thực hiện phân tích như:
- Giá trị trung bình: = : Giá trị trung bình
Xi : Trị số đo đếm
n : Số mẫu đo đếm
- Độ lệch tiêu chuẩn : Phản ánh độ sai lệch hoặc độ dao động của các giá trị so với giá trị trung
bình.
S = với i = 1,2,…n
Trong đó : S là độ lệch chuẩn, n là số mẫu quan sát, Xi là trị số đo đếm, là giá trị trung bình.
- So sánh trung bình 2 mẫu :
Tính các giá trị trung bình , . Xét tỉ số t = , nếu t > 1,96 thì với độ tin cậy 95%.
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả giâm cành hoàng lan
Sự hình thành một cá thể mới trong quá trình giâm cành phụ thuộc vào đặc tính của giống và điều
kiện ngoại cảnh, trong đó điều kiện thời tiết khí hậu giữ một vai trò quan trọng. Các thí nghiệm giâm
cành đoạn cành và đoạn thân hoàng lan được thực hiện từ tháng 11/2009 – 08/2010, thời tiết chuyển từ
mùa mưa sang mùa khô, nhiệt độ tăng dần qua các tháng, biên độ nhiệt dao động trong 1 ngày khá lớn.
3.1.1. Tỷ lệ sống
Sức sống của cành đã giảm đi khi bị tách khỏi cây mẹ, đồng thời, tác động của ngoại cảnh, chủ
yếu là điều kiện khí hậu, cùng với ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng, cành giâm sau khi được
cắt rời cây mẹ, góp phần làm giảm sức sống của hom giâm. Trong nghiên cứu này, với điều kiện chăm
sóc ổn định, tỷ lệ sống của cành giâm từ cành tay và thân cây hoàng lan đã được ghi nhận.
3.1.1.1. Tỷ lệ sống của đoạn cành trong giâm cành hoàng lan
Qua các thí nghiệm tiến hành giâm cành trên cành tay hoàng lan ở 3 vị trí ngọn cành (đoạn 1),
dưới ngọn (đoạn 2), và gần gốc cành (đoạn 3), cho thấy đoạn ở ngọn có tỷ lệ sống cao hơn so với đoạn
ở hai vị trí còn lại và đoạn ở gần gốc cành có tỷ lệ sống thấp nhất sau 8 tuần theo dõi. Các số liệu về tỷ
lệ sống của các đoạn 1, đoạn 2 và đoạn 3 được trình bày trên bảng 7.
Ở tất cả các nghiệm thức, sức sống của các đoạn cành giảm dần, tỷ lệ sống ở tuần thứ 8 thấp hơn 4
tuần trước đó. Ở nghiệm thức đối chứng chịu sự tác động chủ yếu từ ngoại cảnh, các cành đoạn 1 sau 8
tuần có tỷ lệ sống (80%) cao hơn tỷ lệ sống của các cành đoạn 2 (42.5%) và đoạn 3 (30%). Đoạn 1 của
cành khi được xử lý với IBA, có tỷ lệ sống cao hơn so với đối chứng. Ở nghiệm thức 500ppm và
1000ppm IBA, đoạn 1 có tỷ lệ sống là 85% sau 8 tuần. Trong khi đó, ở các nghiệm thức 50ppm IBA và
100ppm IBA, mặc dù nồng độ IBA thấp hơn, nhưng do được tiến hành vào giữa mùa khô, nên tỷ lệ
sống sau 8 tuần của đoạn 1 thấp hơn đối chứng.
Bảng 7. Tỷ lệ sống của các đoạn cành tay hoàng lan trong giâm cành
Nghiệm thức
Tỷ lệ sống TB ở tuần
thứ 4 (%)
Tỷ lệ sống TB ở tuần
thứ 8 (%) Thời gian
thực hiện Đoạn
1
Đoạn
2
Đoạn
3
Đoạn
1
Đoạn
2
Đoạn
3
Nước cất 80 ±
2.90
57.5 ±
1.52
52.5 ±
2.72
80 ±
2.90
42.5 ±
0.79
30 ±
1.29
11/2009 -
12/2010
50ppm IBA
77.5 ±
1.52
55 ±
1.59
50 ±
2.91
47.5 ±
0.79
27.5 ±
1.52
22.5 ±
1.52
02/2010 -
03/2010
100ppm IBA
90 ±
1.84
62.5 ±
2.00
55 ±
2.76
67.5 ±
2.00
30 ±
2.25
20 ±
1.84
01/2010 -
02/2010
500ppm IBA
92.5 ±
0.79
65 ±
2.05
27.5 ±
0.79
85 ±
0.92
32.5 ±
1.52
5 ±
0.92
11/2009 -
12/2009
1000ppm IBA
92.5 ±
1.52
67.5 ±
0.79
10 ±
1.29
85 ±
2.05
37.5
±1.52
0
11/2009 -
12/2010
50ppm 2,4D +
100ppmIBA
27.5 ±
0.79
27.5 ±
2.39
12.5 ±
2.00
0 0 0
02/2010 -
03/2010
100ppm IAA +
100ppm IBA
15 ±
0.92
22.5 ±
2.72
5 ±
1.59
0 0 0
02/2010 -
03/2011
Oxyberon dust
0.5
52.5 ±
0.79
22.5 ±
2.00
17.5 ±
2.39
35 ±
0.92
12.5 ±
2.00
10 ±
2.25
12/2009 -
01/2010
N3M
62.5 ±
2.76
40 ±
2.59
30 ±
1.29
32.5 ±
0.79
27.5 ±
2.72
22.5 ±
2.39
12/2009 -
01/2011
Đoạn 2 và 3 của cành khi được xử lý đều có tỷ lệ sống thấp hơn đối chứng ở tất cả các nghiệm
thức. Ở các nghiệm thức có IBA, nồng độ IBA càng cao, tỷ lệ sống của các đoạn 3 giảm đi. Khi xử lý
cành tay hoàng lan với IBA kết hợp với 2,4D và IAA, các đoạn có sức sống rất thấp, và chết sau 8 tuần
thí nghiệm. Điều này cho thấy, có thể auxin (2,4D và IAA) có tác dụng làm giảm sức sống của cành tay
hoàng lan.
Qua số liệu trên bảng 7, đoạn ở ngọn có tỷ lệ sống cao hơn so với đoạn giữa và đoạn gốc của
cành tay. Tỷ lệ sống cao nhất của đoạn cành đạt 85%. Như vậy, khi giâm hom cành tay hoàng lan có
thể sử dụng đoạn 1 và xử lý bằng IBA (500 – 1000ppm). Để có tỷ lệ sống cao, nên thực hiện giâm cành
vào mùa mưa hoặc đầu mùa khô (tháng 11 – 12 trong năm). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Hoang và cộng sự (1986), mặc dù Hoang đã sử dụng thân hoàng lan để giâm cành.
3.1.1.2. Tỷ lệ sống của đoạn thân trong giâm cành hoàng lan
Kết quả về tỷ lệ sống của đoạn thân hoàng lan được thể hiện ở bảng 8 .
Qua các nghiệm thức giâm cành trên thân cây hoàng lan, tỷ lệ sống của các đoạn thân có xu
hướng giảm dần sau 8 tuần theo dõi và đoạn 1 có tỷ lệ sống cao hơn so với đoạn 2 và đoạn 3, tương tự
với kết quả thu được khi thực hiện trên cành tay, tuy nhiên tỷ lệ sống của các đoạn thân cao hơn so với
các đoạn cành.
Ở nghiệm thức đối chứng, đoạn 1 có tỷ lệ sống sau 6 – 8 tuần là 77,5% cao hơn so với đoạn 2 và
đoạn 3. Các nghiệm thức giâm cành sử dụng thuốc thương phẩm được thực hiện cùng thời điểm với
nghiệm thức này. Khi sử dụng thuốc kích thích ra rễ N3M, các đoạn thân có tỷ lệ sống khá cao sau 8
tuần, đoạn 1 sống hoàn toàn, tỷ lệ sống trung bình của đoạn 2 là 82,5%, đoạn 3 là 60% cao hơn so với
đối chứng. Ngược lại, khi sử dụng thuốc kích thích ra rễ Oxyberon dust 0.5, tỷ lệ sống của các đoạn
thân đều thấp hơn. Như vậy, tỷ lệ sống của các đoạn thân hoàng lan không chỉ chịu ảnh hưởng của điều
kiện ngoại cảnh, mà còn chịu sự ảnh hưởng của thuốc kích thích.
Bảng 8. Tỷ lệ sống của các đoạn thân hoàng lan trong giâm cành
Nghiệm thức
Tỷ lệ sống TB ở tuần
thứ 4 (%)
Tỷ lệ sống TB ở tuần
thứ 8 (%) Thời gian
thực hiện Đoạn
1
Đoạn
2
Đoạn
3
Đoạn
1
Đoạn
2
Đoạn
3
Nước cất 95 ±
1.51
90 ±
2.25
82.5 ±
2.00
77.5 ±
2.00
67.5 ±
3.28
67.5 ±
3.53
04-06/2010
50 ppm IBA
95 ±
1.59
90 ±
1.84
90 ±
1.29
90 ±
1.31
85 ±
0.92
85 ±
1.59
06-08/2010
100ppm IBA
57.5 ±
2.72
37.5 ±
3.01
25 ±
0.92
20 ±
2.25
15 ±
3.05
12.5 ±
1.52
03-05/2010
500ppm IBA
70 ±
3.44
60 ±
5.36
52.5 ±
3.53
55 ±
3.05
32.5 ±
2.00
17.5 ±
1.52
03-05/2010
1000ppm IBA
85 ±
3.05
20 ±
2.59
10 ±
1.29
62.5 ±
4.34
20 ±
2.59
7.5 ±
1.52
02-04/2010
50ppm 2,4D +
100ppm IBA
100
92.5 ±
2.39
75 ±
3.05
85 ±
3.05
82.5 ±
2.39
37.5 ±
2.72
05-07/2010
100ppmIAA +
100ppm IBA
67.5 ±
2.00
57.5 ±
2.00
55 ±
2.76
67.5 ±
2.00
57.5 ±
2.00
55 ±
2.76
05-07/2011
Oxyberon dust
0.5
92.5 ±
2.39
80 ±
2.59
70 ±
2.25
62.5 ±
2.00
62.5 ±
2.00
57.5 ±
5.26
04-06/2010
N3M 100 100
90 ±
3.18
100
82.5 ±
2.39
60 ±
1.30
04-06/2010
Từ tháng 02 – 05/2010, các nghiệm thức sử dụng IBA với nồng độ 100ppm, 500ppm, 1000ppm
được tiến hành. Các đoạn thân chịu sự ảnh hưởng phần lớn từ điều kiện ngoại cảnh, nên có tỷ lệ sống
thấp hơn so với đối chứng. Trong đó, đoạn 1 có tỷ lệ sống trung bình cao hơn so với đoạn 2 và 3, tỷ lệ
sống của đoạn này tăng dần theo nồng độ IBA, cao nhất là 62,5% ở 1000ppm IBA. Đối với đoạn 2 và
3, tỷ lệ sống ở 500ppm IBA cao hơn so với 100ppm và 1000ppm. Nghiệm thức IBA có nồng độ 50ppm
được tiến hành vào tháng 06 – 08/2010, tỷ lệ sống của các đoạn sau 8 tuần cao hơn so với đối chứng,
đoạn 1 là 90%, đoạn 2 và 3 là 85%. Như vậy, sự sống sót của cành giâm hoàng lan chịu ảnh hưởng khá
lớn từ điều kiện khí hâu và thời điểm giâm cành hoàng lan thích hợp nhất vào những tháng mùa mưa
của năm.
Các nghiệm thức có sự kết hợp giữa IBA với 2,4D và IAA được tiến hành cùng thời gian vào
tháng 05 – 07/2010. Ở nghiệm thức 100ppm IBA kết hợp với 50ppm 2,4D, kết quả về tỷ lệ sống cũng
giảm dần sau 8 tuần, tỷ lệ sống trung bình của đoạn 1 và 2 cao hơn so với đối chứng, tuy nhiên thấp
hơn so với kết quả thu được từ nghiệm thức có 50ppm IBA, như vậy, chính 2,4D là tác nhân chính làm
giảm tỷ lệ sống của các đoạn thân, và sự ảnh hưởng này thể hiện rõ rệt qua tỷ lệ sống của đoạn 3.
Tương tự như vậy, ở nghiệm thức có sự kết hợp giữa 100ppm IBA và 100ppm IAA, IAA đã có ảnh
hưởng tức thời lên các cành giâm, nên chỉ sau 3 tuần tỷ lệ sống của các đoạn thân giảm đi và thấp hơn
so với đối chứng, sau đó tỷ lệ này không đổi sau các tuần tiếp theo.
Số liệu trên bảng 8 cho thấy, để giâm hom đoạn thân hoàng lan có thể sử dụng thuốc N3M hay
IBA (50mg/l) để đạt hiệu quả cao. Thời gian áp dụng từ tháng 6 – 8 trong năm.
3.1.2. Thời gian ra rễ
Theo nghiên cứu của Hoang và cộng sự (Philipines), hoàng lan là loại cây dễ ra rễ. Tuy nhiên, sự
hình thành rễ mới ở cành tay và thân cây không giống nhau. Theo dõi sự ra rễ của các đoạn cành tay và
đoạn thân hoàng lan, thời gian ra rễ được xác định như sau:
Đối với cành tay hoàng lan, thời gian ra rễ của các đoạn cành khá chậm. Dưới tác động của chất
điều hòa sinh trưởng IBA ở nồng độ 1000ppm và thuốc thương phẩm Oxyberon dust 0.5 (Nhật), sau 4
tuần, các đoạn cành bắt đầu ra rễ và tiếp tục ra rễ ở 3 – 4 tuần sau đó.
Đối với thân hoàng lan, ở nghiệm thức đối chứng, các đoạn thân ra rễ sau 4 tuần kể từ khi được
giâm vào giá thể. Khi có tác động của chất điều hòa sinh trưởng, thời gian ra rễ nhanh hơn, sau 2 – 3
tuần giâm vào giá thể, các đoạn thân bắt đầu ra rễ. Cụ thể :
- Ở nghiệm thức có IBA 50ppm, 500ppm, IBA 100ppm kết hợp với 2.4D 50ppm, IBA 100ppm
kết hợp với IAA 100ppm và thuốc thương phẩm N3M (Việt Nam) , rễ mới xuất hiện sau 5 hoặc
6 tuần.
- Ở nghiệm thức có IBA 1000ppm và Oxyberon dust 0.5, rễ mới xuất hiện sau 2 tuần.
Như vậy, thân hoàng lan có thể ra rễ sau 3 tuần kể từ khi giâm vào giá thể, và tiếp tục ra rễ trong
các tuần tiếp theo cho đến tuần thứ 8. Cành tay hoàng lan khó ra rễ hơn, dưới tác động của chất điều
hòa sinh trưởng, các đoạn cành ra rễ sau 4 tuần.
Qua đó, tôi đã theo dõi quá trình ra rễ của hoàng lan ở 2 mốc thời gian : 3 – 4 tuần, và 6 – 8 tuần.
3.1.3. Tỷ lệ tạo rễ trong giâm cành hoàng lan
3.1.3.1. Tỷ lệ tạo rễ của các đoạn cành tay trong giâm cành
Kết quả ra rễ của cành giâm từ cành tay hoàng lan được trình bày ở bảng 9.
Bảng 9. Tỷ lệ ra rễ của các đoạn cành tay hoàng lan trong giâm cành
Nghiệm thức
Tỷ lệ ra rễ TB ở tuần thứ
4 (%)
Tỷ lệ ra rễ TB ở tuần thứ 8
(%)
Đoạn 1 Đoạn 2
Đoạn
3 Đoạn 1 Đoạn 2
Đoạn
3
Nước cất 0 0 0 0 0 0
50ppm IBA 0 0 0 0 0 0
100ppm IBA 0 0 0 0 0 0
500ppm IBA 0 0 0 0 2.5 ± 3.53 0
1000ppm IBA 0 0 0 2.5 ± 0.79 5 ± 1.59 0
50ppm 2,4D +
100ppmIBA 0 0 0 0 0 0
100ppm IAA +
100ppm IBA 0 0 0 0 0 0
Oxyberon dust 0.5 7.5 ± 1.52 0 0 15 ± 2.00 2.5 ± 0.79 0
N3M 0 0 0 0 0 0
Nhìn chung, cành tay hoàng lan khó ra rễ. Sau 8 tuần, ở nghiệm thức đối chứng, các đoạn cành tay
hoàng lan không ra rễ. Ở tất cả các nghiệm thức, đoạn 3 – đoạn ở gần gốc cành tay không ra rễ.
Hình 5. Các đoạn cành tay ra rễ
A. 500ppm IBA – đoạn 2; B. 1000ppm IBA – đoạn 1; C. 1000ppm IBA-
đoạn 2; D. Oxyberon dust 0.5 – đoạn 1; E. Oxyberon dust 0.5 – đoạn 2
Khi bổ sung IBA với nồng độ tăng dần từ 50 – 1000ppm, các đoạn 2 ra rễ tốt hơn so với đoạn 1.
Đồng thời, những nghiệm thức được thực hiện trong điều kiện ngoại cảnh thích hợp (phụ lục 1), các
đoạn cành dễ ra rễ hơn.Tuy nhiên tỷ lệ ra rễ trung bình còn thấp. Đoạn 2 hình thành rễ mới ở 500ppm
IBA với tỷ lệ 2,5%. Ở nghiệm thức IBA 1000ppm, đoạn 1 ra rễ với tỷ lệ 2,5%; đoạn 2 có tỷ lệ ra rễ với
tỷ lệ 5%, cao hơn so với đoạn 1 và so với đoạn 2 ở nồng độ 500ppm IBA.
Ở các nghiệm thức sử dụng các thuốc ra rễ thương phẩm, thuốc kích thích ra rễ N3M chưa có hiệu
quả đối với các đoạn cành. Trong khi đó, sử dụng thuốc Oxyberon dust 0.5 (Nhật Bản) cho kết quả tốt
lên đoạn 1 với tỷ lệ ra rễ trung bình là 7,5% sau 4 tuần, và 15% sau 8 tuần; tỷ lệ ra rễ trung bình ở đoạn
2 là 2,5% sau 8 tuần. Tác dụng của sự kết hợp giữa IBA với các auxin khác đã không có hiệu quả đối
với sự ra rễ của cành tay hoàng lan, các đoạn cành ở các nghiệm thức này không ra rễ.
Như vậy, cành tay hoàng lan có tỷ lệ ra rễ không cao, đoạn 2 ra rễ tốt hơn so với các đoạn ở các vị
trí khác trên cành tay. Trong thí nghiệm này, IBA ở nồng độ 1000ppm có hiệu quả tốt nhất cho sự ra rễ
của cành tay.
3.1.3.2. Tỷ lệ tạo rễ của đoạn thân trong giâm cành
Thực hiện các thí nghiệm tương tự như ở cành tay hoàng lan, các đoạn thân có tỷ lệ ra rễ cao hơn.
Các kết quả được trình bày ở bảng 10.
Nghiệm thức đối chứng, đoạn 2 ra rễ với tỷ lệ 10%, cho thấy đoạn này dễ ra rễ hơn so với đoạn 1
và 3, trong đó đoạn 1 không ra rễ. Dưới tác dụng của thuốc kích thích ra rễ thương phẩm, các đoạn thân
ra rễ nhiều hơn đối chứng. Tỷ lệ ra rễ của đoạn 2 là 27,5% khi dùng N3M và 35% khi dùng Oxyberon
dust 0.5, cao hơn hẳn so với đoạn 1 và đoạn 3.
Ở các nghiệm thức có IBA với nồng độ tăng dần từ 100 – 1000ppm, tỷ lệ ra rễ của các đoạn 1, 2
và 3 tăng theo mức tăng của nồng độ IBA, đoạn 1 có tỷ lệ ra rễ cao nhất 40% ở 1000ppm IBA. Dưới
tác động của ngoại cảnh, các đoạn thân không ra rễ hoặc ra rễ với tỷ lệ thấp. Tại nồng độ 100ppm IBA,
các đoạn không ra rễ; hoặc ở nồng độ IBA 500ppm và 1000ppm, đoạn 2 và 3 có tỷ lệ ra rễ thấp hơn so
với đoạn 1.
Bảng 10. Tỷ lệ ra rễ của các đoạn thân hoàng lan trong giâm cành
Nghiệm thức
Tỷ lệ (%) ra rễ TB ở tuần
thứ 4
Tỷ lệ (%) ra rễ TB ở tuần
thứ 8
Đoạn 1 Đoạn 2 Đoạn 3 Đoạn 1 Đoạn 2 Đoạn 3
Nước cất 0 0 0 0 10 ±
1.29
5 ± 0.92
50 ppm IBA 0 0 0
7.5 ±
1.52
22.5 ±
2.00
15 ±
1.59
100ppm IBA 0 0 0 0 0 0
500ppm IBA
7.5 ±
2.39
2.5 ±
0.79
0
12.5 ±
3.01
2.5 ±
0.79
0
1000ppm IBA
12.5 ±
0.8
0 0
40 ±
3.90
15 ±
3.05
2.5 ±
0.79
50ppm 2,4D +
100ppm IBA
0 0 0
12.5 ±
0.79
17.5 ±
2.00
10
100ppm IAA +
100ppm IBA
0
2.5 ±
0.79
0
22.5 ±
0.79
25 ±
0.92
17.5 ±
2.39
Oxyberon dust
0.5
2.5 ±
0.79
7.5 ±
0.79
0.25 ±
0.79
27.5 ±
2.76
35 ±
3.79
22.5 ±
4.19
N3M 0 0 0
10 ±
1.29
27.5 ±
2.72
5 ± 1.59
Trong điều kiện khí hậu thích hợp, các đoạn 3 có tỷ lệ sống cao hơn và ra rễ dễ hơn. Tại nồng độ
IBA 50ppm, tỷ lệ ra rễ của các đoạn thân cao hơn so với đối chứng, đoạn 2 tỏ ra dễ ra rễ hơn, đặc biệt
đoạn 3 ra rễ với tỷ lệ cao hơn đoạn 1. Ở các nghiệm thức kết hợp giữa IBA với 2,4D và IAA, cả 3 đoạn
đều ra rễ và đoạn 2 ra rễ nhiều nhất. Tỷ lệ ra rễ của các đoạn này đều cao hơn so với đối chứng, nhưng
tỷ lệ ra rễ ở đoạn 1 là 22.5% thấp hơn so với kết quả ở nồng độ 1000ppm IBA. Như vậy, sự phối hợp
giữa các chất điều hòa sinh trưởng tác động lên sự ra rễ của thân hoàng lan với hiệu quả còn thấp.
Như vậy, IBA
là kích tố ra rễ thích
hợp để thực hiện
giâm cành các đoạn
thân hoàng lan. Điều
này phù hợp với các
nghiên cứu trước
đây. Trong các nồng
độ IBA đã thực hiện,
nồng độ 1000ppm
IBA cho kết quả ra
rễ tốt nhất, tỷ lệ ra rễ
cao nhất là 40% ở
Hình 6. Các đoạn thân ra rễ
A.Đoạn 1; B. Đoạn 2; C. Đoạn 3
đoạn 1 của thân. Thuốc thương phẩm kích thích ra rễ có nguồn gốc khác nhau cũng có hiệu quả trong
giâm cành ở mức độ thấp hơn. Thuốc N3M có thể sử dụng để nhân giống hoàng lan 1 cách rộng rãi và
dễ dàng bằng phương pháp giâm cành.
3.1.4. Số lượng và kích thước rễ
Trong giâm cành, một bộ phận của cây bị tách rời cơ thể mẹ, để có thể sống độc lập, nó phải phát
triển thành một cơ thể mới, tái sinh các cơ quan dinh dưỡng. Sự tái sinh bộ rễ phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như: đặc tính của loài, điều kiện ngoại cảnh, hàm lượng các phytohormones (auxins), vị trí của cành
giâm trên cây, lượng chất dinh dưỡng chứa trong cành giâm, độ lớn của cành giâm… Dưới tác động
của chất kích thích ra rễ khác nhau, các vị trí khác nhau trên thân và cành hoàng lan tái sinh bộ rễ với
số lượng và chiều dài rễ khác nhau.
3.1.4.1. Số lượng và chiều dài rễ ở cành tay hoàng lan
Các đoạn cành tay hoàng lan có thể ra rễ ở các nghiệm thức 500 – 1000ppm IBA và Oxyberon
dust 0.5. Số lượng rễ được hình thành và chiều dài rễ sau 8 tuần được trình bày trên bảng 11.
Bảng 11. Số lượng và chiều dài rễ của các đoạn cành hoàng lan trong giâm cành
Nghiệm thức Số rễ Chiều dài rễ (cm)
500ppm IBA 1 6
1000ppm IBA 1- 2 6.5 - 8
Oxyberon dust 0.5 4 - 6 2 - 5.5
Qua bảng 11, ở các nghiệm thức 500ppm và 1000ppm IBA, số lượng rễ hình thành được ít, từ 1 –
2 rễ, chiều dài rễ dao động từ 6–8cm. Nghiệm thức 1000ppm IBA, số lượng rễ mới nhiều hơn và rễ dài
hơn so với 500ppm IBA. Ở nghiệm thức sử dụng thuốc Oxyberon dust 0.5, chất lượng bộ rễ tốt hơn,
các đoạn có từ 4 – 6 rễ mới, chiều dài rễ ngắn hơn, từ 2 – 5,5cm. Các nghiệm thức này được tiến hành
cùng thời gian (11 – 12/2009), nên chịu ảnh hưởng của tác nhân ngoại cảnh như nhau. Như vậy, chất
lượng bộ rễ phụ thuộc chủ yếu vào liều lượng và chất kích thích ra rễ.
3.1.4.2. Số lượng và chiều dài rễ ở thân hoàng lan
Chất lượng bộ rễ của các đoạn cành giâm từ thân hoàng lan tốt hơn so với bộ rễ ở các đoạn cành
tay. Số lượng và chiều dài rễ của các đoạn thân được thể hiện ở bảng 12.
Ở tất cả các nghiệm thức, số lượng rễ hình thành được ở đoạn 2 cho số rễ cao hơn đoạn 1 và 3.
Dựa theo kết quả về số rễ có được từ các nghiệm thức, số rễ của các cành giâm nhiều hơn khi nồng độ
IBA tăng. Ở nghiệm thức IBA 1000ppm, số rễ thống kê được cao hơn so với đối chứng.
Bảng 12. Số lượng và chiều dài rễ của các đoạn thân hoàng lan trong giâm cành
Nghiệm thức Số lượng rễ Chiều dài rễ (cm) Đoạn 1 Đoạn 2 Đoạn 3 Đoạn 1 Đoạn 2 Đoạn 3
Nước cất - 1.25 ±
0.79
- -
1.02 ±
0.87
-
50 ppm IBA -
1.89 ±
0.71
1.67 ±
1.27
-
2.42 ±
0.91
2.83 ±
0.62
100ppm IBA - - - - - -
500ppm IBA
2.29 ±
1.48
- -
1.69 ±
0.52
- -
1000ppm IBA
2.5 ±
0.51
2.83 ±
2.24
-
2.87 ±
1.08
1.13 ±
0.36
-
50ppm 2,4D +
100ppm IBA
1
1.71 ±
0.69
-
2.52 ±
2.29
1.3 ±
0.50
-
100ppm IAA +
100ppm IBA
1.22 ±
0.34
2 ± 0.58
1.29 ±
0.45
3.37 ±
1.42
2.63 ±
0.95
2.06 ±
1.13
Oxyberon dust 0.5
2.8 ±
0.56
3.56 ±
1.12
2.56 ±
1.49
2.79 ±
0.86
2.01 ±
0.48
1.26 ±
0.44
N3M -
1.91 ±
0.70
- -
1.98 ±
0.83
-
Đối với chiều dài rễ, rễ của các đoạn 1 dài nhất và rễ của các đoạn 2 dài hơn rễ đoạn 3, có thể là
do các tế bào ở đoạn 1 gần mô phân sinh đỉnh ngọn, nên rễ hình thành được sẽ phát triển nhanh hơn.
Chiều dài rễ cũng tăng dần theo nồng độ của IBA.
Qua kết quả trên, ta cũng thấy được, ở điều kiện ngoại cảnh thuận lợi (phụ lục 1), các cành giâm
có tỷ lệ ra rễ cao, thì số lượng rễ nhiều hơn và kích thước rễ cũng dài hơn, điều này được thể hiện ở kết
quả của hầu hết các nghiệm thức trên bảng 11.
3.2. Kết quả nuôi cấy invitro chồi hoàng lan
3.2.1. Kết quả vô trùng chồi ngọn hoàng lan
Dưới tác động của các hóa chất khử trùng (Javel, HgCl2), các mẫu chồi hoàng lan được vô trùng,
tuy nhiên, đối với từng loại chất khử trùng và nồng độ chất khử trùng khác nhau, tỷ lệ mẫu được vô
trùng cũng khác nhau, đồng thời, tỷ lệ sống của mẫu cấy cũng bị ảnh hưởng. Các kết quả về khử trùng
mẫu chồi hoàng lan được thể hiện ở bảng 13 và hình 7.
Về tỷ lệ số mẫu vô trùng, xử lý mẫu cấy bằng HgCl2 tỏ ra hiệu quả hơn so với xử lý bằng Javel.
Khi sử dụng Javel để khử trùng mẫu, nồng độ và thời gian xử lý mẫu càng cao, các tác nhân gây hại
(nấm, vi khuẩn) bị loại bỏ càng nhiều, nên tỷ lệ mẫu vô trùng tăng lên. Nhưng Javel cho hiệu quả khử
trùng rất thấp. Ở nồng độ 10% Javel xử lý mẫu trong thời gian 10 phút và 15 phút, đều không có hiệu
quả khử trùng. Ở nồng độ 50% Javel xử lý mẫu trong 15 phút, tỷ lệ số mẫu vô trùng chỉ đạt 13,3%.
Khi sử dụng HgCl2 để khử trùng mẫu thì hiệu quả khử trùng mẫu cao hơn. Ở nồng độ 0.05mg/l
HgCl2 xử lý trong 5 phút, tỷ lệ số mẫu vô trùng là 66,67%. Bên cạnh đó, tương tự với kết quả khi xử lý
bằng Javel, nồng độ HgCl2 và thời gian xử lý tăng lên, tỷ lệ số mẫu vô trùng cũng tăng lên. Ở nồng độ
HgCl2 cao nhất (0,1mg/l) xử lý trong thời gian lâu nhất (10 phút) cho hiệu quả khử trùng cao nhất, tỷ lệ
số mẫu vô trùng là 93,67%.
Về tỷ lệ số mẫu sống vô trùng, các nghiệm thức ở nồng độ 0,07mg/l HgCl2 có tỷ lệ mẫu sống cao
hơn so với các nghiệm thức còn lại. Ở các nghiệm thức có nồng độ HgCl2 thấp hơn (0,05mg/l), có hiệu
quả khử trùng thấp hơn nên tỷ lệ mẫu sống vô trùng thấp hơn so với các nồng độ cao hơn. Ở các
nghiệm thức có nồng độ HgCl2 cao hơn (0,1mg/l)2, tỷ lệ số mẫu sống thấp hơn do ảnh hưởng của chất
khử trùng.
Bảng 13. Tỷ lệ mẫu vô trùng và tỷ lệ mẫu sống sau khi khử trùng
Nghiệm thức Tỷ lệ mẫu vô
trùng (%)
Tỷ lệ mẫu sống sau
khử trùng (%) Hóa chất Nồng độ Thời gian (phút)
Javel
(%)
10
10 0 0
15 0 0
30
10 3.67 ±1.43 0
15 8.33 ± 3.79 0
50
10 10 ± 2.48 3.33 ± 7.17
15 13.3 ± 3.79 3.33 ± 14.34
HgCl2
(mg/l)
0.05
5 66.67 ± 5.17 51.67 ± 5.17
7 72.33 ± 6.25 53.33 ± 7.17
10 76.67 ± 3.79 55 ± 4.97
0.07 5 81.67 ± 1.43 66.67 ± 5.17
7 82 ± 4.97 73.33 ± 7.17
10 84.5 ± 1.24 78.33 ± 3.79
0.1
5 87.33 ± 5.17 65 ± 6.57
7 92.33 ± 1.43 63.3 ± 5.17
10 93.67 ± 3.79 60.67 ± 6.25
Như vậy, HgCl2 là hóa chất khử trùng hiệu quả hơn so với Javel. Và xử lý mẫu cấy ở nồng độ
0,07mg/l HgCl2 trong thời gian 10 phút có tỷ lệ số mẫu sống vô trùng cao nhất (78,33%).
Hình 7. Đồ thị về tỷ lệ số mẫu vô trùng và tỷ lệ mẫu sống
3.2.2. Kết quả về tạo chồi hoàng lan trong nuôi cấy mô
Các mẫu cấy vô trùng được cấy chuyền qua môi trường WPM, có chất điều hòa sinh trưởng BA
và NAA. Sau 4 tuần, các chồi mới được hình thành từ các nách lá. Kết quả tạo chồi được thể hiện qua
bảng 14 và hình 9.
Số liệu trên bảng 14 cho thấy tỷ lệ số mẫu tạo chồi sau 6 tuần nuôi cấy đều giảm trên tất cả các
nghiệm thức. Điều này là do, một số mẫu không tạo chồi hoặc tạo nên những cấu trúc bất thường và
một số chất có tác động ức chế được sản sinh từ chính mẫu cấy trong quá trình nuôi cấy. Các chồi mới
được hình thành sau 3 tuần nuôi cấy bị thoái hóa và tạo nên những dạng bất thường khi được cấy
chuyền sang môi trường mới. Các dạng bất thường này có màu xanh nhạt, giòn dễ gãy hoặc có hiện
tượng thủy tinh hóa.
Kết quả cho thấy, trên các môi trường có bổ sung thêm BA, hoặc BA và NAA đều có tỷ lệ số mẫu
tạo chồi nhiều hơn so với môi trường không có chất điều hòa sinh trưởng (đối chứng). Trong các môi
trường có nồng độ BA tăng dần, nồng độ BA 2mg/l có tác dụng tốt trong sự tạo chồi, tỷ lệ số mẫu tạo
chồi ở tuần thứ 3 là 57,4% và tuần thứ 6 là 44,37%, cao hơn so với các nồng độ BA còn lại. Tuy nhiên,
trong các nghiệm thức có sự phối hợp giữa BA với NAA có kết quả tạo chồi tốt hơn. Tỷ lệ số mẫu tạo
chồi cao hơn so với nghiệm thức chỉ bổ sung BA. Ở nghiệm thức có 0,2mg/l NAA và 2mg/l BA, tỷ lệ
số mẫu tạo chồi là ở tuần thứ 3 85,17% và ở tuần thứ 6 là 81,53%, cao hơn so với tất cả các nghiệm
thức khác, chồi phát triển tốt và các dạng bất thường rất ít.
Bảng 14. Tỷ lệ số mẫu tạo chồi và số chồi
Nghiệm thức Tỷ lệ số mẫu tạo chồi (%) Số chồi
TB/mẫu Đặc điểm Tuần thứ 3 Tuần thứ 6
Đối chứng
(không chất
điều hòa sinh
trưởng)
33.23 ± 1.69 13.83 ± 1.89 1
Số lượng chồi
không tăng, dạng
không bình
thường xuất hiện
nhiều.
0.5mg/l BA 40.83 ± 2.59 20.5 ± 1.88 1.14 ± 0.21
Số chồi tăng ít,
dạng không bình
thường xuất hiện.
1mg/l BA 50.97 ± 2.49 26.57 ± 1.27 1.22 ± 0.21
2mg/l BA 57.4 ± 1.31 44.37 ± 1.76 1.29 ± 0.16
3mg/l BA 42.87 ± 2.55 34.9 ± 2.1 1.15 ± 0.15
0.2mg/l NAA
+ 2mg/l BA
85.17 ± 1.89 81.53 ± 12.5 1.74 ± 0.23
Số lượng chồi
tăng, chồi phát
triển tốt, dạng bất
thường ít.
0.5mg/l NAA
+ 2mg/l BA
81.67 ± 3.79 73.17 ± 1.89 1.27 ± 0.17
Chồi ngắn, dạng
bất thường nhiều. 1mg/l NAA +
2mg/l BA
72.67 ± 2.87 61.5 ± 1.24 1.25 ± 0.19
Hình 8. Chồi hoàng lan trong các môi trường tạo chồi
A.Đối chứng; B. 0.5mg/l BA; C. 1mg/l BA; D. 2mg/l BA; E. 3mg/l
BA; F. 0.2mg/l NAA + 2mg/l BA; G. 0.5mg/l NAA + 2mg/l BA; H.
1mg/l NAA + 2mg/l BA
Tương tự như trên,
về số chồi/mẫu, môi trường có bổ sung thêm chất điều hòa sinh trưởng có số chồi mới cao hơn so với
đối chứng. Trong các môi trường có từ 0,5 – 3mg/l BA, số chồi/mẫu hình thành càng nhiều khi nồng độ
BA tăng dần, môi trường có 2mg/l BA có số chồi trung bình/mẫu 1,26 chồi cao hơn so với các nồng độ
BA khác. Như vậy, nồng độ 2mg/l BA thích hợp để tạo chồi hoàng lan trong nuôi cấy invitro. Môi
trường có 2mg/l BA kết hợp với 0,2 – 1mg/l NAA, ở môi trường có 0,2mg/l có số chồi trung bình (1,74
chồi) cho kết quả tạo chồi cao nhất.
Hình 9. Đồ thị về tỷ lệ số mẫu tạo chồi
Như vậy, nghiệm thức có 0,2mg/l NAA kết hợp với 2mg/l BA thích hợp cho sự tạo chồi trong
nuôi cấy mô hoàng lan, trong nghiệm thức này, tỷ lệ số mẫu tạo chồi và số chồi/mẫu đều cao. Kết quả
này tương tự với kết quả nuôi cấy invitro hoàng lan mà Molabayabas và cộng sự (1995) đã thực hiện.
Cụm chồi tiếp tục được tạo ra khi cấy chuyền các chồi hoàng lan ở các tuần sau đó.
3.2.3. Kết quả về vươn chồi hoàng lan
Nghiệm thức
có kết hợp giữa
GA3 và BA đã kích
thích tăng trưởng
chiều cao của các
chồi hoàng lan rất
rõ rệt. Ở nghiệm
thức đối chứng,
hình thái chồi trước và sau 3 tuần không thay đổi về màu sắc, hình dạng lá và thân, khó nhận biết sự
thay đổi về chiều cao. Trong nghiệm thức có 2mg/l BA, màu sắc chồi trước và sau 3 tuần không có sự
thay đổi, các chồi mới vẫn tiếp tục được hình thành, chiều cao chồi tăng chậm. Trong các nghiệm thức
có GA3 và BA, sau 3 – 4 ngày cấy chuyền, lá và thân chồi vươn cao, đồng thời màu xanh của chồi trở
nên nhạt đi, chiều cao chồi tăng nhanh, cùng với sự tăng trưởng chiều cao ở chồi chính, các chồi nách
cũng có sự vươn dài. Kết quả vươn chồi trong nuôi cấy invitro được thể hiện ở bảng 15 và hình 11.
Hình 10. Nuôi cấy tăng sinh chồi hoàng lan
A.Ban đầu; B. Sau 3 tuần; C. Cụm chồi
Bảng 15. Tăng trưởng chiều cao của chồi hoàng lan
Nghiệm thức
Chiều cao trung bình
(cm)
Tăng
trưởng
chiều cao
trung bình
(cm)
Đặc điểm
Thời điểm
cấy Tuần thứ 3
Đối chứng 1.09 ± 0.06 1.33 ± 0.06 0.24 Chồi và lá có màu
xanh đậm, khoảng
cách đoạn thân giữa
các lá ngắn.
2mg/l BA 1.16 ± 0.05 1.69 ± 0.07 0.53
0,5mg/l GA3
+ 2mg/l BA
1.20 ± 0.06 1.93 ± 0.08 0.73 Chồi và lá vươn
cao, có màu xanh
nhạt, khoảng cách
đoạn thân giữa các lá
và cuống lá dài, sẹo
lớn màu trắng hình
thành ở gốc chồi.
1mg/l GA3 +
2mg/l BA
1.05 ± 0.05 1.87 ± 0.07 0.82
2mg/l GA3 +
2mg/l BA
1.19 ± 0.07 2.26 ± 0.14 1.07
3mg/l GA3 +
2mg/l BA
1.16 ± 0.08 2.39 ± 0.16 1.23
Trong nghiệm thức không có chất điều hòa sinh trưởng (đối chứng), chồi vẫn có sự tăng trưởng
chiều cao, nhưng sự tăng trưởng chiều cao trung bình/chồi ở các nghiệm thức có BA hay BA kết hợp
với GA3 đều cao hơn so với đối chứng. Ở nghiệm thức chỉ có BA, các chồi chính không chỉ tăng về
chiều cao và còn sản sinh thêm chồi mới, nên chiều cao của chúng thấp hơn so với các chồi ở nghiệm
thức có sự kết hợp giữa BA và GA3. Tăng trưởng chiều cao trung bình/chồi của các chồi trong nghiệm
thức có nồng độ GA3 cao hơn thì nhiều hơn so với các chồi ở nghiệm thức có nồng độ GA3 thấp hơn.
Hình 11. Tăng trưởng chiều cao trung bình của các chồi
Chú thích: NT 1: 2mg/l BA; NT 2 : 0,5mg/l GA3 + 2mg/l BA; NT 3 : 1mg/l GA3 + 2mg/l BA; NT 4:
2mg/l GA3 + 2mg/l BA; NT 5: 3mg/l GA3 + 2mg/l BA
Hình 12. Chồi hoàng lan ở các nghiệm thức vươn chồi khác nhau
A.Đối chứng; B. 2mg/l BA; C. 0.5mg/l GA3 + 2mg/l BA; D. 1mg/l GA3 + 2mg/l BA; E. 2mg/l GA3
+ 2mg/l BA; F. 3mg/l GA3 + 2mg/l BA
Như vậy, chồi vươn lóng tốt ở nghiệm thức có BA kết hợp với GA3. Sự tăng trưởng chiều cao
chồi tỷ lệ thuận với sự tăng dần nồng độ GA3 có trong môi trường. Ở các nghiên cứu trước đây, chồi
được tăng sinh chủ yếu trong môi trường có 2mg/l BA hoặc 2mg/l BA kết hợp với 0,2mg/l NAA.
3.2.4. Kết quả tạo rễ ở chồi invitro
3.2.4.1. Hiệu quả của IBA đến ra rễ chồi invitro khi được bổ sung vào môi trường
dinh dưỡng
Theo các nghiên cứu nuôi cấy invitro chồi hoàng lan trước đây, tái sinh rễ được tạo trên môi
trường ½ WPM có 0,5mg/l IBA. Chính vì vậy, để kích thích tạo rễ ở chồi hoàng lan invitro, môi trường
½ WPM có bổ sung 0,5mg/l và 1mg/l IBA được thiết lập. Nhưng sau 9 tuần theo dõi, các chồi vẫn
không ra rễ, mặc dù chồi phát triển bình thường. Như vậy, nồng độ IBA bổ sung trực tiếp vào môi
trường còn ít, tác dụng kích thích chưa đủ để các chồi ra rễ.
3.2.4.2. Hiệu quả xử lý chồi invitro bằng IBA trước khi cấy lại vào môi trường dinh
dưỡng
Sự hình thành rễ mới xảy ra ở các chồi hoàng lan được nhúng qua các dung dịch IBA trong 10
phút, rễ mới dần xuất hiện và nhô ra từ gốc của chồi. Sau đó, các rễ này dài ra rất nhanh. Các kết quả
tạo rễ ở chồi hoàng lan được trình bày ở bảng 16.
Kết quả cho thấy, rễ mới chỉ hình thành trên môi trường ½ WPM. Ở môi trường này, các yếu tố
dinh dưỡng đa lượng, vi lượng, vitamin và đường đều giảm đi so với môi trường WPM. Sự giảm sút
dinh dưỡng này tạo nên động lực thúc đẩy sự tạo rễ ở các chồi hoàng lan.
Các chồi hoàng lan không được xử lý với dung dịch IBA (đối chứng) không hình thành rễ. Khi
các chồi được nhúng vào dung dịch IBA ở 5ppm và 10ppm trước khi cấy vào môi trường, một số chồi
có khả năng tạo rễ. Nồng độ IBA 10ppm có tỷ lệ chồi tạo rễ cao hơn so với nồng độ 5ppm. Tỷ lệ chồi
tạo rễ đạt được là 40%.
Bảng 16. Tỷ lệ chồi ra rễ invitro và số rễ trung bình/chồi
Nghiệm thức Tỷ lệ (%)chồi ra
rễ
Số rễ trung
bình/chồi
Thời gian
tạo rễ Môi trường Hóa chất
WPM
Đối chứng 0 - -
5ppm IBA 0 - -
10ppm IBA 0 - -
1/2 WPM
Đối chứng 0 - -
5ppm IBA 15.17 ± 1.54 1 3 tuần
10ppm IBA 40 ± 2.48 1.2 ± 0.17 2 tuần
Như vậy, chồi hoàng lan invitro được nhúng trong dung dịch 10ppm IBA, cho kết quả tạo rễ cao
nhất sau 2 tuần nuôi cấy trên môi trường ½ WPM. Ở các nghiên cứu nuôi cấy invitro hoàng lan trước
có hiệu quả kinh tế hơn, chồi tạo rễ khi được nuôi cấy trên môi trường ½ WPM có 0,5mg/l IBA, tuy
nhiên, thời gian ra rễ và tỷ lệ chồi tạo rễ chưa được đề cập rõ.
3.3. Sinh trưởng của cây hoàng lan trồng ở thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước
3.3.1. Một số đặc điểm sinh thái ở nơi trồng cây hoàng lan
3.3.1.1. Thành phần lý hóa của đất
Các lô thí nghiệm trồng hoàng lan được bố trí ở cùng 1 nơi, do đó, diều kiện sinh thái của các lô
này sai khác rất ít. Thành phần cơ giới và hóa học của đất trồng cây hoàng lan ở thị xã Bình Long, tỉnh
Bình Phước được trình bày ở bảng 17.
Bảng 17. Thành phần cơ giới và hóa học của đất trồng cây ở thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước
Tầng
đất
(cm)
pH Mùn N P2O5 K2O
Dễ tiêu
(mg/kg)
Thành phần cơ
giới (%)
% P2O5 K2O Cát Thịt Sét
0 - 20 7.86 2.01 0.119 0.201 0.206 9.263 17.3 26 55 19
20 - 40 5.86 1.82 0.077 0.194 0.277 7.762 9.25 23 64 13
40 - 60 6.06 1.44 0.07 0.088 0.249 5.128 6.1 23 63 14
60 - 80 5.78 1.34 0.063 0.074 0.249 3.442 5.2 17 65 18
(Nguồn: Phân tích tại Phân Viện Khoa Học Nghiên Cứu Lâm Nghiệp Nam Bộ)
Trong thành phần cơ giới của đất, tỷ lệ cát chiếm từ 17 – 26%, tỷ lệ sét chiếm từ 13 – 19%, tỷ lệ đất
thịt chiếm khá cao từ 55 – 65%. Trong thành phần hóa học của đất, các chỉ tiêu dinh dưỡng khá nhiều,
trong đó lượng kali khá cao.
3.3.1.2. Ánh sáng – Nhiệt độ nơi trồng cây
Hình 13. Các chồi ra rễ
A.5ppmIBA; B.10ppmIBA
Ánh sáng và nhiệt độ tại nơi trổng cây được trình bày ở bảng 18.
Bảng 18. Cường độ ánh sang (lux) và nhiệt độ (oC) tại nơi trồng hoàng lan
Thời gian đo Cường độ ánh sáng (lux) Nhiệt độ (oC)
31/05/2010 10g - 11g 156.32 33
30/06/2010 10g - 11g 117 32
31/07/2010 10g - 11g 101.45 31
31/08/2010 10g - 11g 133.05 31
Cường độ ánh sáng cao dao động từ 101,45 – 156,32 lux. Đồng thời, nhiệt độ tại đây cao, 31 –
33oC, điều kiện nhiệt độ này không nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng tốt (18 –
25oC). Theo đặc điểm sinh thái, cây hoàng lan phân bố ở những nơi có lượng mưa lớn và ánh sáng
nhiều, nhiệt độ cao nhất cây có thể chịu được là 28 – 35oC. Như vậy, cây có thể sinh trưởng trong điều
kiện ánh sáng và nhiệt độ tại nơi này.
3.3.2. Sự sinh trưởng của hoàng lan
Sau khi thực hiện giâm cành, những cây được chọn trồng ra đất có nguồn gốc từ đoạn 2 thuộc
thân cây hoàng lan. Tất cả các cây từ hạt và giâm cành đều sống sau 4 tháng trồng. Kết quả của các chỉ
tiêu theo dõi sinh trưởng được thống kê qua các mục dưới đây.
3.3.2.1. Sự
phát triển
hệ rễ của
cây
Sau 4 tháng trồng,
tiến hành đào đất để xem xét
Hình 15. Cây hoàng lan lúc ban đầu và sau 4 tháng trồng
A.Cây tạo từ hạt ban đầu; B. Cây giâm cành ban đầu; C. Cây sau 4 tháng trồng
Hình 14. Hệ rễ của cây hoàng lan sau 4 tháng trồng
A.Cây tạo từ hạt B. Cây từ giâm cành
bộ rễ của cây tạo từ hạt và giâm cành, cho thấy bộ rễ của các cây phát triển tốt, dài khoảng 20cm. Rễ
chính của các cây to hơn và dài ra đâm sâu vào đất, rễ bên dài và lan rộng ra xung quanh. Ở cây giâm
cành không còn vết tích cành giâm, một trong các rễ bất định của cành giâm phát triển mạnh tạo nên rễ
chính có dạng rễ cọc giống với cây tạo từ hạt. Như vậy, các cây này đã thích nghi tốt với môi trường
đất của nơi trồng tại Bình Long – Bình Phước. Tuy nhiên, rễ của cây từ hạt dài hơn và to hơn so với
cây từ giâm cành.
3.3.2.2. Sự tăng trưởng đường kính thân cây
Đường kính thân cây tăng trưởng nhanh hay châm tùy thuộc vào đặc điểm di truyền của loài và
điều kiện ngoại cảnh, điều kiện dinh dưỡng. Sự tăng trưởng đường kính thân hoàng lan của các cây từ
hạt và giâm cành được thể hiện qua bảng 19 và hình 16.
Bảng 19. Đường kính trung bình và tăng trưởng đường kính (cm) thân cây hoàng lan
Tháng thí nghiệm Cây từ hạt Cây từ giâm cành
D ∆d D ∆d
Tháng 04/2010 0.295 ± 0.31 0.28 ± 0.28
Tháng 05/2010 0.33 ± 0.35 0.035 0.32 ± 0.35 0.04
Tháng 06/2010 0.45 ± 0.35 0.12 0.47 ± 0.43 0.15
Tháng 07/2010 0.69 ± 0.70 0.24 0.69 ± 0.54 0.22
Tháng 08/2010 0.98 ± 0.99 0.29 1.00 ± 0.86 0.31
Sau 5 tháng được mang trồng ra đất, các cây có sự tăng trưởng về đường kính thân. Đường kính
thân ở tháng sau to hơn tháng trước đó. Sự tăng trưởng đường kính thân (∆d) tăng dần. Ở tháng đầu các
cây được chuyển tới nơi trồng, quá trình này đã ảnh hưởng tới sự tăng trưởng đường kính nói riêng,
cũng như sự tăng trưởng chung của cây. Do đó, sự tăng trưởng tháng đầu còn thấp, ở cây từ hạt là
0,035cm và cây giâm cành là 0,04cm. Sự tăng trưởng đường kính ở các tháng sau tăng lên rõ rệt, tăng
trưởng sau tháng thứ hai gấp 3 lần tháng đầu; tuy nhiên, tăng trưởng sau tháng thứ ba chỉ gấp 2 lần
tháng thứ hai; tăng trưởng sau tháng thứ tư chỉ gấp 1 lần tháng thứ ba. Như vậy, đường kính của cây
càng lớn, thì tốc độ tăng trưởng đường kính cũng chậm lại.
Hình 16. Đồ thị tăng trưởng đường kính thân trung bình của cây tạo từ hạt và giâm cành
Đường kính thân cây ban đầu và đường kính thân cây sau 4 tháng của các cây từ hạt và giâm cành
sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê. Sự tăng trưởng đường kính thân (∆d) của chúng qua các
tháng thí nghiệm cũng tuơng đồng nhau. Như vậy, sự tăng trưởng về đường kính ở cây từ hạt và giâm
cành không khác nhau sau 5 tháng trồng trên nền đất tại Bình Long, tỉnh Bình Phước.
Bên cạnh đó, sự tăng trưởng về đường kính thân của các cây hoàng lan từ hạt cũng như cây giâm
cành được trồng tại Bình Long, tỉnh Bình Phước, có sự tương đồng với sự sinh trưởng trong 6 tháng
đầu của các cây hoàng lan được trồng thuần loại tại Giồng Trôm, Bến Tre. Tuy nhiên, đường kính thân
trung bình của các cây tại Bình Long nhỏ hơn so với đường kính của các cây tại Giồng Trôm (phụ lục
2).
3.3.2.3. Sự tăng trưởng về chiều cao trung bình của cây
Sự tăng trưởng về chiều cao của các cây từ hạt và giâm cành được trình bày qua bảng 20 và hình
17.
Bảng 20. Chiều cao trung bình và tăng trưởng chiều cao (cm) của các cây hoàng lan
Tháng thí nghiệm Cây từ hạt Cây từ giâm cành
H ∆h H ∆h
Tháng 04/2010 17.93 ± 2.2 16.94 ± 2.39
Tháng 05/2010 18.46 ± 3.72 0.53 17.59 ± 2.49 0.65
Tháng 06/2010 29.9 ± 3.29 11.56 27.59 ± 2.95 10
Đư
ờn
g
kí
nh
th
ân
(c
m
)
Tháng 07/2010 38.9 ± 4.03 9 36.69 ± 3.43 9.1
Tháng 08/2010 52.18 ± 4.73 13.28 45.25 ± 4.05 8.56
Hình 17. Đồ thị tăng trưởng chiều cao trung bình của cây hoàng lan tạo từ hạt và giâm cành
Qua các tháng, chiều cao trung bình của các cây từ hạt và giâm cành tăng dần. Ở tháng đầu sau
khi được trồng ra đất, chiều cao của các cây này tăng rất ít, chiều cao trung bình của các cây từ hạt tăng
0,53cm và các cây giâm cành tăng 0,65cm. Ở các tháng sau, chiều cao trung bình tăng lên rất nhiều so
với chiều cao ở tháng đầu tiên. Đối với cây từ hạt, sự tăng trưởng về chiều cao biến động qua các
tháng. Đối với cây giâm cành, chiều cao trung bình của các cây qua các tháng tăng lên, nhưng tốc độ
tăng trưởng của chúng có sự giảm dần từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 4. Sự tăng trưởng chiều cao (∆h)
của cây từ hạt và giâm cành qua 3 tháng đầu sai khác nhau rất ít, nhưng tháng thứ tư, các cây từ hạt
tăng trưởng chiều cao nhiều hơn so với các cây giâm cành, sự tăng trưởng chiều cao của cây từ hạt là
13,28cm, trong khi đó tăng trưởng chiều cao của cây giâm cành chỉ đạt 8,56cm.
Về mặt thống kê, chiều cao trung bình ban đầu của các cây từ hạt và giâm cành sai khác không có
ý nghĩa, nhưng sau 4 tháng, chiều cao trung bình giữa chúng có sự khác biệt rõ rệt, cây từ hạt cao hơn
so với cây giâm cành. Như vậy, sự tăng trưởng về chiều cao ở cây từ hạt và giâm cành có sự khác biệt
sau 4 tháng trồng trên nền đất tại Bình Long, tỉnh Bình Phước.
Nhìn chung, sự tăng trưởng của các cây tại Bình Long và sự tăng trưởng chiều cao trong 6 tháng
đầu của các cây được trồng thuần loại tại Giồng Trôm, Bến Tre có sự giống nhau, chiều cao cây tăng
dần qua các tháng, nhưng, chiều cao cây tại Bình Long thấp hơn so với tại Giồng Trôm (phụ lục 2).
3.3.2.4. Sự tăng trưởng về số cành cấp I của cây
Khi được trồng ra đất, các cây hoàng lan có từ hạt và giâm cành phần lớn vẫn chưa có cành cấp I,
một số ít cây có 1 cành. Qua các tháng, số cành cấp I tăng lên, sự tăng trưởng được thể hiện ở bảng 21
và hình 18.
Tương tự như ở chiều cao và đường kính, số cành cấp I trung bình/cây của các cây hoàng lan từ
hạt và giâm cành tăng lên qua các tháng sau khi trồng. Số cành cấp I trung bình ban đầu và qua các
tháng của chúng sai khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê. Và ở tháng thứ nhất sau khi được
trồng, số cành cấp I ở cả cây từ hạt và giâm cành tăng lên rất ít.
Bảng 21. Số cành cấp I trung bình/cây và tăng sinh số cành của các cây hoàng lan
Tháng thí nghiệm Cây từ hạt Cây từ giâm cành
C ∆C C ∆C
Tháng 04/2010 0.17 ± 0.17 0.17 ± 0.14
Tháng 05/2010 0.27 ± 0.28 0.1 0.27 ± 0.24 0.1
Tháng 06/2010 1.5 ± 0.73 1.23 1.87 ± 0.63 1.6
Tháng 07/2010 3.97 ± 0.99 2.47 4.5 ± 0.67 2.63
Tháng 08/2010 6.93 ± 1.19 2.96 6.7 ± 0.81 2.2
Hình 18. Đồ thị tăng trưởng số cành cấp I của cây hoàng lan tạo từ hạt và giâm cành
Số
c
àn
h
cấ
p
I t
ru
ng
b
ìn
h/
câ
y
Qua các tháng, sự tăng sinh số cành cấp I (∆C) của cây từ hạt ở tháng sau cao hơn tháng trước. Sự
tăng sinh số cành cấp I của cây giâm cành ở tháng thứ tư (∆C = 2,2 cành) ít hơn so với sự tăng sinh số
cành cấp I của cây từ hạt, và có giảm đi so với tháng trước.
Nhìn chung, sự tăng trưởng về số cành cấp I của cây từ hạt và giâm cành qua 5 tháng đươc trồng
tại Bình Long, tỉnh Bình Phước tương tự nhau.
Sự tăng sinh số cành cấp I của các cây tại Bình Long tăng dần qua các tháng, tương tự như sự tăng
sinh số cành cấp I trong 6 tháng đầu của các cây tại Giồng Trôm – Bến Tre. Tuy nhiên, So với số cành
cấp I trung bình/cây của các cây được trồng tại Giồng Trôm, số cành cấp I trung bình/cây qua 5 tháng
của cây tại đây nhiều hơn.
3.3.2.5. Sự tăng trưởng về số lá của cây
Cùng với sự tăng trưởng số cành cấp I của cây, số lá của các cây từ hạt và giâm cành được mang
trồng có từ 5 – 8 lá, sau 5 tháng, số lá của cây đạt được hơn 60 lá. Sự tăng trưởng số lá được thể hiện ở
bảng 22 và hình 19.
Bảng 22. Số lá trung bình/cây và tăng sinh số lá của các cây hoàng lan
Tháng thí nghiệm Cây từ hạt Cây từ giâm cành
Số lá(L) ∆L Số lá(L) ∆L
Tháng 04/2010 6.7 ± 0.67 5.77 ± 0.73
Tháng 05/2010 8.77 ± 0.96 0.33 6.8 ± 0.93 1.03
Tháng 06/2010 10.99 ± 0.89 2.22 10.87 ± 0.76 4.07
Tháng 07/2010 29.5 ± 6.88 18.51 39.77 ± 6.16 28.9
Tháng 08/2010 54.67 ± 10.98 25.17 63.87 ± 10.73 24.1
Qua các tháng, số lá trung bình/cây tăng dần lên ở cây từ hạt và cây giâm cành. Ở hai tháng đầu
sau khi trồng, số cành cấp I của cây còn ít, thậm chí, một số cây chưa có cành cấp I, số lá trung
bình/cây của cây tăng chậm. Các tháng sau đó, số lá trung bình/cây ở cây từ hạt và giâm cành tăng lên
rất nhiều so với hai tháng ban đầu. Tương tự như sự tăng sinh số cành cấp I trung bình/cây, ở các cây từ
hạt, sự tăng sinh số lá trung bình/cây (∆L) tăng dần lên, tháng sau cao hơn tháng trước; ở các cây giâm
cành, sự tăng sinh số lá trung bình/cây (∆L) tăng dần ở 3 tháng đầu; tới tháng thứ tư, sự tăng sinh này
(∆L = 24.1) ít hơn so với sự tăng sinh (∆L = 25.17) ở tháng thứ tư của cây từ hạt. Hay nói cách khác,
sự tăng sinh số lá trung bình/cây có liên quan tới sự tăng sinh số cành của cây.
Hình 19. Đồ thị tăng trưởng số lá của cây tạo từ hạt và giâm cành
Số lá trung bình/cây ban đầu của các cây từ hạt và giâm cành sai khác không có ý nghĩa. Sau 4
tháng, số lá trung bình của các cây giâm cành (63,87 lá) nhiều hơn so với cây từ hạt (54,67 lá), nhưng
sự sai khác này chưa có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy, sự tăng sinh số lá trung bình/cây trong 4
tháng của chúng tương tự nhau.
3.3.2.6. Sự tăng trưởng về diện tích lá trung bình/cây của cây
Trong quá trình sinh trưởng, diện tích lá tăng dần lên và dừng lại khi lá đạt kích cỡ tối đa. Sự tăng
trưởng diện tích lá/cây nhanh hay chậm tùy theo từng loài, và phụ thuộc vào điều kiện ngoại cành, đặc
biệt là chế độ dinh dưỡng. Diện tích lá/cây ở các cây hoàng lan qua 5 tháng sau khi được trồng tăng dần
lên cùng với sự tăng sinh số cành và số lá của cây. Sự tăng trưởng diện tích lá trung bình/cây của các
cây từ hạt và giâm cành được thể hiện ở bảng 23 và hình 20.
Diện tích lá trung bình/cây của các cây hoàng lan từ hạt và giâm cành tăng dần lên sau 4 tháng
được trồng tại Bình Long –tỉnh Bình Phước. Trong hai tháng đầu,số lá cây và số cành cấp I của các cây
còn ít và các lá của các cây còn nhỏ, nên diện tích lá /cây tăng chậm. Các tháng sau đó, các lá cây lớn
nhanh, số lá và số cành cấp I nhiều hơn, vì vậy, diện tích lá trung bình/cây của các cây tăng nhanh, tốc
độ tăng trưởng diên tích lá tăng lên rất nhanh. Tốc độ tăng trưởng diện tích lá của cây từ hạt và giâm
cành ở 2 tháng đầu tương nhau, nhưng từ tháng thứ 3, diện tích lá ở các cây giâm cành tăng nhanh hơn
so với các cây từ hạt, lá cây của chúng lớn hơn. Ở tháng thứ tư, diện tích lá trung bình/cây ở cây từ hạt
đạt 44,13dm2, tuy nhiên, ở cây giâm cành đạt 55,17 dm2.
Số
lá
tr
un
g
bì
nh
/c
ây
Bảng 23. Diện tích lá trung bình/cây và tăng trưởng diện tích lá/cây (dm2) của các cây hoàng lan
Tháng thí nghiệm Cây từ hạt Cây giâm cành
S (dm2) ∆S (dm2) S (dm2) ∆S (dm2)
Tháng 04/2010 1.52 ± 0.09 1.36 ± 0.33
Tháng 05/2010 2.07 ± 0.24 0.55 1.81 ± 0.51 0.45
Tháng 06/2010 4.97 ± 0.13 2.9 4.89 ± 1.89 3.08
Tháng 07/2010 17.97 ± 3.44 13 23.5 ± 3.85 18.61
Tháng 08/2010 44.13 ± 1.3 26.16 55.17 ± 7.09 31.67
Hình 20. Đồ thị tăng trưởng diện tích lá trung bình /cây của cây hoàng lan tạo từ hạt và giâm
cành
Về mặt thống kê, diện tích lá trung bình/cây ban đầu của các cây từ hạt và giâm cành sai khác
không có ý nghĩa, nhưng sau 4 tháng trồng, diện tích lá giữa các cây này khác biệt nhau. Như vậy, sự
tăng trưởng vê diện tích lá/cây của cây từ hạt và cây giâm cành không giống nhau.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Thực hiện giâm cành từ thân chính tốt hơn giâm cành từ cành tay của cây hoàng lan, trong đó,
đoạn 2 của cây (đoạn dưới ngọn thân) làm nguyên liệu giâm cành tốt nhất, đoạn này dễ ra rễ hơn
so với đoạn 1 (đoạn ngọn) và đoạn 3 (đoạn gốc).
- Nồng độ IBA càng tăng, tỷ lệ ra rễ càng cao, thời gian ra rễ nhanh, IBA 1000ppm là nồng độ có
tỷ lệ ra rễ cao hơn so với các nồng độ IBA khác. Tại nồng độ này, đoạn 1 cho tỳ lệ ra rễ cao nhất
40%. Thuốc kích thích ra rễ Oxyberon dust 0.5 (Nhật) hiệu quả hơn so với N3M (Việt Nam).
- Thời điểm giâm cành thích hợp nhất là vào các tháng mùa mưa trong năm.
- HgCl2 có tác dụng vô trùng mẫu cấy hiệu quả hơn Javel. Tỷ lệ mẫu vô trùng bằng 0,1mg/l HgCl2
trong 10 phút cho tỷ lệ vô trùng cao nhất (93,67%), nhưng nồng độ 0,07mg/l HgCl2 trong 10
phút thích hợp hơn, vì tại nồng độ này, tỷ lệ mẫu sống vô trùng là cao nhất (78,33%).
- Sau 6 tuần nuôi cấy trên các nghiệm thức tạo chồi, môi trường WPM có 2mg/l BA kết hợp với
0,2mg/l NAA được ghi nhận là thích hợp cho sự tạo chồi và cụm chồi hoàng lan. Ở nghiệm thức
này, tỷ lệ số mẫu tạo chồi (81,53%) và số chồi/mẫu (1,74 chồi) là cao nhất.
- Sự tăng trưởng chiều cao của chồi càng cao khi nồng độ GA3 trong môi trường nuôi cấy tăng.
Sau 3 tuần nuôi cấy, các chồi có chiều cao trung bình lớn nhất (2.26 cm) và tăng trưởng chiều
cao chồi nhiều nhất (1.07cm) khi được nuôi cấy trên môi trường có 3mg/l GA3 và 2mg/l BA.
- Môi trường dùng nuôi cấy tạo rễ cho các chồi hoàng lan là ½ WPM và các chồi được nhúng vào
dung dịch 10ppm IBA trong 10 phút trước khi cấy vào môi trường cho tỷ lệ ra rễ cao nhất (40%)
sau 2 tuần.
Kết luận về khảo sát sự sinh trưởng của các cây hoàng lan có từ hạt và giâm cành sau 4 tháng
trồng tại thị xã Bình Long – tỉnh Bình Phước :
- Các cây hoàng lan thích nghi và sinh trưởng tốt trên đất tại Bình Long – Bình Phước. Tỷ lệ sống
của các cây đem trồng là 100%.
- Sự tăng trưởng đường kính thân, số cành cấp I và số lá của các cây tạo từ hạt và giâm cành
tương đương nhau. Nhưng tăng trưởng về chiều cao cây và diện tích lá không giống nhau.
o Đường kính thân trung bình của các cây từ hạt đạt 0,98cm và cây giâm cành đạt 1cm.
o Chiều cao trung bình của các cây từ hạt đạt 52,18cm và cây giâm cành đạt 45,25cm.
o Số cành cấp I trung bình của các cây từ hạt đạt 6,93 cành và cây giâm cành đạt 6,7 cành.
o Số lá trung bình/cây của cây từ hạt đạt 54,67 lá và cây giâm cành đạt 63,87 lá.
o Diện tích lá trung bình/cây của cây từ hạt đạt 44,13dm2 và cây giâm cành đạt 55,17dm2.
2. Kiến nghị
- Tiếp tục nghiên cứu phương pháp nhân giống vô tính hoàng lan nhằm tìm ra hệ số nhân giống
cao hơn, đồng thời tiến hành nghiên cứu nhân giống cây ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau.
- Cây giâm cành từ cành tay hoàng lan phát triển chiều cao theo hướng ngang, sát mặt đất, không
vươn cao như cây từ hạt hay cây giâm cành từ thân, rất tiện cho việc thu hoạch. Cần nghiên cứu
thêm phương pháp nhân giống và khảo sát các giai đoạn sinh trưởng và sinh sản, cũng như sản
lượng sản phẩm của cây này.
- Tiếp tục khảo sát thêm sinh trưởng của cây hoàng lan tại Bình Long – tỉnh Bình Phước trong
thời gian tiếp theo, đồng thời tìm hiểu thời điểm ra hoa, sản lượng hoa thu được trong từng mùa
vụ, sản lượng tinh dầu có trong hoa.
- Tiếp tục khảo sát sinh trưởng của các cây tạo được từ thành tựu của nuôi cấy invitro.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách trong nước.
1. Trần Hợp - Tài nguyên cây gỗ Việt Nam - NXB Nông Nghiệp, 2002
2. Vũ ngọc Lộ (1996). Những cây tinh dầu Việt Nam – Khai thác, chế biến và ứng dụng. NXB
Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, trang 5 – 125
3. Lã Đình Mỡi (1988). Vài ý kiến về công tác nghiên cứu cây tinh dầu ở nước ta. Báo cáo khoa
học ngành dược. trang 5.
4. Lã Đình Mỡi (2000). Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, tập 1. NXB Nông nghiệp
Tp. Hồ Chí Minh, trang 5 – 20.
5. Phan Minh Giang, Nguyễn Diệu Hương, Phan Tống Sơn (2001). Góp phần nghiên cứu thành
phần hoá học tinh dầu hoa Hoàng lan (Cananga odorata (Lam.) Hook. f. et Thomas,
Annonaceae) của Việt Nam – Tạp chí dược học, tr 9 -11.
6. Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2002). Khảo sát quá trình phát triển và già chín của hạt trên bốn
loài cây: Móng bò tím (Bauhinia purpurea), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum (DC) K.
Heyne), Ngọc lan tây (Cananga odorata (Lam) Hook. F. et Thoms) và Viết (Mimusops
elengi.L) – Luận văn thạc sĩ Sinh học, tr 68.
7. Phạm Phương Bình (2007). Nghiên cứu khả năng nảy mầm và sinh trưởng của cây Hoàng lan
(Cananga odorata (Lam) Hook. F. et Thoms) ở giai đoạn vườn ươm– Luận văn thạc sĩ Sinh
học,81tr.
8. Bùi Trang Việt, Sinh lý thực vật đại cương – Phần II, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh, trg187,188- 210.
9. Nguyễn Thượng Hiền, Giáo trình thực vật và Đặc san rừng, Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ
Chí Minh, trg 25 – 70.
10. Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vinh (1997). Trồng rừng. NXB Nông nghiệp Hà Nội, trang 16 –
39.
11. Cao Anh Long (1996). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và sinh trưởng
rễ bất định của cành chiết, cành giâm một số loài cây ăn quả - Luận án Phó tiến sĩ Khoa học
Nông nghiệp. tr. 4 -34
12. Trần Văn Minh(2005). Công nghệ sinh học thực vật – Giáo trình cao học, nghiên cứu sinh.
Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, trg 15 – 97, 934.
13. Nguyễn Đức Lượng và Lê Thuỷ Tiên (2006). Công nghệ tế bào.NXB Đại học Quốc gia Tp.
Hồ Chí Minh, trang 376.
14. Nguyễn Đức Thành (2000). Nuôi cấy mô tế bào thực vật - Nghiên cứu và ứng dụng. NXB
Nông nghiệp Hà Nội,
15. Nguyển Văn Uyển và các tác giả (1993). Nuôi cấy mô thực vật phục vụ trong công tác giống
cây trồng. NXB Nông nghiệp. Tr 19 – 45.
16. Trần Thế Tục - Hoàng Ngọc Thuận(1993). Nhân giống cây ăn quả: chiết, ghép, giâm cành,
tách chồi. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
17. Dương Công Kiên (2002). Nuôi cấy mô thực vật. NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
18. Phạm Văn Ngọt và cộng sự (2009). Nghiên cứu khả năng nảy mầm và sinh trưởng của cây
hoàng lan (Cananga odorata (Lamk.) Hook.f. & Thomson) trồng ở huyện Giồng Trôm, tỉnh
Bến Tre, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ.
19. Trương Mai Hồng, Nguyễn Thái Hiền, Lê Thị Nguyệt Thu, Trần Đăng Hồng, Richard H. Ellis
(2004). Khảo sát sự phát triển và già chín của hạt trên ba loài cây : móng bò tím (Bauhinia
purpurrea L.), ngọc lan tây (Cananga odorata (Lamk.) Hook.f. et Thoms) và viết (Mimusops
elengi.L), tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, tr. 29 – 33.
Sách nước ngoài.
20. Vasil. H. C., Hildebrandt A.C (1966). Variations of morphogenetic behavior in plant tissue
culture. Am.J. Bot 53. pp 860 – 869.
21. Aung, L.H (1972). The nature of root promoting substances in Lycopersicon esculentum
seedlings. Phys. Plant 26. pp 9, 306
22. Biran, A.H.Halery (1973). Endogenouceslevels of grocoth regulators and their relationship to
the rooting of dahlia cuttings. Phys. Plant 28. pp 42, 436.
23. Biran (1973). The relationship between rooting of dahlia cuttings and the presence and type of
bud. Phys. Plant 28. pp 47, 244.
24. Biran, P.W., H.G. Hemming and D.Lowe (1960). Inhibition of rooting of cuttings by
gibberellic acid. Ann.Bot. N.S 24. pp 9, 49.
25. Cameron, R.J., and G.V. Thomson (1969). The vegetatire propagation of pinus radiata:
Rooting initiation in cuttings. Bot. Gar. 130 (4). pp 242-251.
26. Chin, T.Y., M.m. Meyer, Jr and L. Beevers (1969). Abscisic acid stimulated rooting of stem
cuttings . Planta 88. pp 96, 192.
27. Corbett, L.C. (1897). The development of roots from cutting. W.Va.Ag.Ex.Ann.Rpt 9 (1895 –
96). pp 99, 196.
28. Farrar, J.H., and N.H. Grace (1942). Vegetative propagation of conifers. XI. Effect of type of
cutting on the rooting of Norway spouce cuttings. Can. Jour. Res. Sect. G. 20. pp 21, 116.
29. Gardner, F.E. (1929). The relationship between tree age and the rooting of cuttings. Pros.
Amer. Soc. Hort. Sci 26. pp 4, 101.
30. Garner, R.J., and E.S.I. Hatcher (1962). Regeneration in relation to vegetative growth and
flowering. Proc. 16th inter. Hort. Cong. PP. pp 11, 105.
31. Ginzburg, C. (1967). Organization of the adventitious root apex in Tamarix achylla. Amer.
Jour. Bot. 54. pp 4 -8.
32. Girouard, R.M. (1967). Initiation and development of adventitious roots in stem cuttings of
Hedera helix. Can. Jour. Bot. 45. pp 86, 1883.
33. Girouard, R.M. (1969). Physiological and biological studies of ventitious root formation.
Extractible rooting co-factors from Hedera helix. Can. Jour. Bot. 47(5). pp 99, 687.
34. Hartmann, H.T., R.M. Brooks (1958). Propagation of Stockton Morello cherry rootstock by
softwood cuttings under mist sprays. Proc. Amer. Soc. Hort. Sci. 71. pp 34 -127.
35. Heide O.M. (1968). Auxin level and regeneration of begonia leaves. Plant 81. pp 59 – 135.
36. Herman, D.E. and C.E. Hess (1963). The effect of etiolation upon the rooting of cuttings. Proc.
Inter. Plant. Prop. Soc. 13. pp 42 -62.
37. Hitchcook, A.E., and P.W. Zimmerman (1940). Effects obtained with mixtures of root-
inducing and othersubstances. Contrib. Boye thomp. Inst. 11. pp 60, 143.
38. Loach, K. (1977). Leaf water potencial and the rooting of cuttings under mist and polythene.
Phys. Plant. 40. pp 97, 191.
39. Mahlsted, J.P., and P.P. Watson (1952). An anatomical study of adventitious root development
in stems of vaccinium corymbbosum. Bot. Gaz. 113. pp 85, 279.
40. Mohammed, S., and E.N. Ericksen (1974). Root formation in pea cuttings. IV. Further studies
on the influence of indole-3-acetic acid at different development stagees. Phys. Plant. 32. pp
94 – 96.
41. Okoro, O.O., and J.Grace (1978). The physiology of rooting populus cuttings. II. Cytokinin
activityin leafless hardwood cuttings. Phys.plant. 44. pp 70, 167.
42. Paton, D.M., R.R. Willing. W. Nichols, and L.D. Pryor (1970). Rooting of stem cuttings of
Eucalyptus: A rooting inhibitor in adult tissue. Austral. Jour. Bot.18. pp 83, 175.
43. Pearse, H.L. (1943). The effect of nutrition and phytohormones on the rooting of vine cuttings.
Ann. Bot. N.S. 7. pp 32-123.
44. Stolrz, L.P., C.E. Hess (1966). Factors in fluencing root initiation in an easy and difficult-to
root chrysanthemum. Proc. Amer. Hort. Sci 92. pp 26-622.
45. Thimann K.V. (1935). On the plant growth hormone produced by Rhizopus suinus. Jour. Bio.
Chem.. 190. pp 91 – 279.
46. Thimann K.V. and J.B. Koepdi (1935). Identity of the growth promoting and the root forming
substance of plants. Nature 135. pp 2 -101.
47. Thimann K.V., and F.W. Went (1934). On the chemical nature of the root-forming hormone.
Proc. Kon. Ned. Akad. Wet. 37. pp 59 – 456.
48. Went F.W. (1934). On the pea test method for auxin, the plant growth hormone. Proc. Kon.
Ned. Akad. Wet. 37. pp 55- 547.
49. Zimmerman.P.W. and F. Wilcoxon (1935). Several chemical growth substances with cause
initiatin of roots and other responses in plants. Contrib. Boyce. Thomp. Inst. 7. pp 29 -209.
Các trang web.
50.
51.
52.
53.
54.
3
55.
56.
57.
58.
59.
60.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Các yếu tố khí tượng tại Tp. Hồ Chí Minh
Tháng
Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%)
Tổng lượng
mưa (mm) Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất
Trung
bình
Thấp
nhất
10/2009 27,8 35,5 23,3 80 48 249,0
11/2009 28,4 36,5 22,3 73 42 141,0
12/2009 27,5 35,1 23 74 46 79,5
01/2010 27,3 35 21,2 71 40 23,0
02/2010 28,4 36,2 24 70 37 Không mưa
03/2010 29,4 37,5 23,9 68 28 3,9
04/2010 30,4 37,8 26,5 70 36 9,9
05/2010 31,3 38,5 26.5 70 39 8,8
06/2010 29,3 38,2 25,1 76 46 160
(Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ)
Phụ lục 2. Đường kính thân trung bình và chiều cao trung bình của cây hoàng
lan trồng thuần loại tại Giồng Trôm –Bến Tre.
Thời gian đo
Đường kính thân trung bình
(cm)
Chiều cao trung bình thân cây
(cm)
NTS1 NTS2 NTS1 NTS2
09/2006 0.35 ± 0.08 0.34 ± 0.07 10.45 ± 1.22 10.40 ± 0.96
11/2006 0.54 ± 0,10 0.6 ± 0.08 18.60 ± 2.07 18.45 ± 2.12
01/2007 0.78 ± 0.12 0.90 ± 0.11 48.34 ± 4.25 47.83 ± 4.2
03/2007 1.15 ± 0.17 1.42 ± 0.16 70.75 ± 6.58 70.32 ± 6.58
(Nguồn: Tài liệu tham khảo 18)
Phụ lục 3. Thống kê mô tả về tỷ lệ sống ở tuần thứ 8 của các đoạn cành tay hoàng lan trong thí nghiệm giâm cành
Nước cất 50ppm IBA 100ppmIBA 500ppm IBA 1000ppmIBA
Đoạn 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3
Mean 80 42.5 30 47.5 27.5 22.5 67.5 30 20 85 32.5 5 8.5 3.75 0
Standard Error 0.91 0.25 0.41 0.25 0.48 0.48 0.63 0.71 0.58 0.29 0.48 0.29 0.65 0.48 0
Median 8 4 3 5 2.5 2.5 7 2.5 2 8.5 3.5 0.5 8.5 3.5 0
Mode 0 4 3 5 2 3 7 2 3 9 4 0 0 3 0
Standard Deviation 1.83 0.5 0.82 0.5 0.96 0.96 1.26 1.41 1.15 0.58 0.96 0.58 1.29 0.96 0
Sample Variance 3.33 0.25 0.67 0.25 0.92 0.92 1.58 2 1.33 0.33 0.92 0.33 1.67 0.92 0
Kurtosis -3.3 4 1.5 4 -1.3 -1.3 2.23 1.5 -6 -6 -1.3 -6 -1.2 -1.3 0
Skewness 0 2 0 -2 0.85 -0.9 -1.1 1.41 0 0 -0.9 0 0 0.85 0
Range 4 1 2 1 2 2 3 3 2 1 2 1 3 2 0
Minimum 6 4 2 4 2 1 5 2 1 8 2 0 7 3 0
Maximum 10 5 4 5 4 3 8 5 3 9 4 1 10 5 0
Sum 32 17 12 19 11 9 27 12 8 34 13 2 34 15 0
Count 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4
Confidence
Level(95.0%) 2.91 0.8 1.3 0.8 1.52 1.52 2 2.25 1.84 0.92 1.52 0.92 2.05 1.52 0
Phụ lục 3 . (Ttiếp theo)
50ppm2.4D
+IBA 100ppmIAA+IBA Oxyberon N3M
Đoạn 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3
Mean 0 0 0 0 0 0 35 12.5 10 3.25 2.75 2.25
Standard Error 0 0 0 0 0 0 0.29 0.63 0.71 0.25 0.85 0.75
Median 0 0 0 0 0 0 3.5 1 0.5 3 2.5 2
Mode 0 0 0 0 0 0 4 1 0 3 0 1
Standard Deviation 0 0 0 0 0 0 0.58 1.26 1.41 0.5 1.71 1.5
Sample Variance 0 0 0 0 0 0 0.33 1.58 2 0.25 2.92 2.25
Kurtosis 0 0 0 0 0 0 -6 2.23 1.5 4 0.34 -3.9
Skewness 0 0 0 0 0 0 0 1.13 1.41 2 0.75 0.37
Range 0 0 0 0 0 0 1 3 3 1 4 3
Minimum 0 0 0 0 0 0 3 0 0 3 1 1
Maximum 0 0 0 0 0 0 4 3 3 4 5 4
Sum 0 0 0 0 0 0 14 5 4 13 11 9
Count 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4
Confidence
Level(95.0%) 0 0 0 0 0 0 0.92 2 2.25 0.8 2.72 2.39
Phụ lục 4. Thống kê mô tả về tỷ lệ sống ở tuần thứ 8 của các đoạn thân hoàng lan trong thí nghiệm giâm cành
Nước cất 50ppm IBA 100ppmIBA 500ppm IBA 1000ppmIBA
Đoạn 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3
Mean 77.5 67.5 67.5 90 85 85 20 15 12.5 55 32.5 17.5 62.5 20 7.5
Standard Error 0.63 1.03 1.11 0.41 0.29 0.5 0.71 0.96 0.48 0.96 0.63 0.48 1.38 0.82 0.48
Median 8 7 7 9 8.5 9 2.5 1 1.5 5 3 1.5 6.5 2 0.5
Mode 8 7 0 9 8 9 3 0 2 4 3 1 0 2 0
Standard Deviation 1.26 2.06 2.22 0.82 0.58 1 1.41 1.91 0.96 1.91 1.26 0.96 2.75 1.63 0.96
Sample Variance 1.58 4.25 4.92 0.67 0.33 1 2 3.67 0.92 3.67 1.58 0.92 7.58 2.67 0.92
Kurtosis 2.23 1.79 -1.7 1.5 -6 4 1.5 -1.3 -1.3 -1.3 2.23 -1.3 -3 1.5
-
1.29
Skewness -1.1
-
0.71 -0.5 0 0 -2 -1.4 0.85 -0.9 0.85 1.13 0.85 -0.3 0 0.85
Range 3 5 5 2 1 2 3 4 2 4 3 2 6 4 2
Minimum 6 4 4 8 8 7 0 0 0 4 2 1 3 0 0
Maximum 9 9 9 10 9 9 3 4 2 8 5 3 9 4 2
Sum 31 27 27 36 34 34 8 6 5 22 13 7 25 8 3
Count 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4
Confidence
Level(95.0%) 2 3.28 3.53 1.3 0.92 1.59 2.25 3.05 1.52 3.05 2 1.52 4.34 2.6 1.52
Phụ lục 4 . (Tiếp theo)
50ppm2.4D +IBA 100ppmIAA+IBA Oxyberon N3M
Đoạn 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3
Mean 85 82.5 37.5 67.5 57.5 55 62.5 62.5 57.5 100 82.5 60
Standard Error 0.96 0.75 0.85 0.63 0.63 0.87 0.63 0.63 1.65 0 0.75 0.41
Median 9 8 3.5 7 6 5.5 6 6 5.5 10 8 6
Mode 10 7 0 7 6 4 6 6 0 10 7 6
Standard Deviation 1.91 1.5 1.71 1.26 1.26 1.73 1.26 1.26 3.3 0 1.5 0.82
Sample Variance 3.67 2.25 2.92 1.58 1.58 3 1.58 1.58 10.9 0 2.25 0.67
Kurtosis -1.3 -3.9 0.34 2.23 2.23 -6 2.23 2.23 1.17 0 -3.9 1.5
Skewness -0.9 0.37 0.75 -1.1 -1.1 0 1.13 1.13 0.44 0 0.37 0
Range 4 3 4 3 3 3 3 3 8 0 3 2
Minimum 6 7 2 5 4 4 5 5 2 10 7 5
Maximum 10 10 6 8 7 7 8 8 10 10 10 7
Sum 34 33 15 27 23 22 25 25 23 40 33 24
Count 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4
Confidence Level(95.0%) 3.05 2.39 2.72 2 2 2.76 2 2 5.26 0 2.39 1.3
Phụ lục 5. Số rễ và chiều dài rễ của các đoạn thân
nước cất -
doan 2
50pppm
IBA -
đoạn 2
50pppm
IBA -
đoạn 3
500ppm -
đoan 1
1000ppm -
đoan 1
1000ppm -
đoan 2
Oxyberon
- đoạn 1
Oxyberon
- đoạn 2
Oxyberon -
đoan 3
Số
rễ cm
Số
rễ cm
Số
rễ cm
Số
rễ cm
Số
rễ cm
Số
rễ cm
Số
rễ cm
Số
rễ cm
Số
rễ cm
Mean 1.25 1.02 1.89 2.42 1.67 2.83 2.29 1.69 2.5 2.87 2.83 1.13 2.8 2.79 3.56 2.01 2.56 1.26
Standard Error 0.25 0.31 0.31 0.43 0.49 0.28 0.61 0.25 0.24 0.53 0.87 0.17 0.25 0.42 0.53 0.24 0.65 0.21
Median 1 0.7 2 2 1 2.8 2 2 2.5 1.2 2 1 3 2 3 1.45 2 0.95
Mode 1 0 2 0.4 1 3 1 2 3 0.5 2 1 3 2 3 0.5 2 1.6
Standard Deviation 0.5 0.7 0.93 1.78 1.21 0.87 1.6 1.02 0.97 3.34 2.14 0.7 0.79 2.29 2.25 1.77 1.94 1.03
Sample Variance 0.25 0.49 0.86 3.16 1.47 0.76 2.57 1.03 0.93 11.2 4.57 0.48 0.62 5.25 5.08 3.13 3.78 1.07
Kurtosis 4 -1.6 3.28 -1.4 3.66 1.74 -0.4 -0.8 2.01 1.52 4.29 -0.1 -1.1 1.7 0.43 1.34 3.17 6.77
Skewness 2 0.78 1.47 0.31 1.95 0.79 1.05 -0 0.76 1.54 1.98 0.59 0.41 1.46 0.97 1.37 1.73 2.25
Range 1 1.6 3 5.3 3 3.2 4 3.4 4 11.9 6 2.5 2 8.6 8 7.2 6 4.7
Minimum 1 0.4 1 0.2 1 1.5 1 0.1 1 0.1 1 0.2 2 0.4 1 0.2 1 0.3
Maximum 2 2 4 5.5 4 4.7 5 3.5 5 12 7 2.7 4 9 9 7.4 7 5
Sum 5 5.1 17 41.2 10 28.3 16 28.7 40 112 17 19.2 28 83.8 64 109 23 30.2
Count 4 5 9 17 6 10 7 17 16 39 6 17 10 30 18 54 9 24
Confidence
Level(95.0%) 0.8 0.87 0.71 0.91 1.27 0.62 1.48 0.52 0.51 1.08 2.24 0.36 0.56 0.86 1.12 0.48 1.49 0.44
Phụ luc 5. (Tiếp theo)
N3M - đoan
2
50ppm
2,4D - đoạn
1
50ppm 2,4D
- đoạn 2
100ppmIAA-
đoạn 1
100ppmIAA -
đoạn 2
100ppmIAA -
đoạn 3
Số rễ cm
Số
rễ cm Số rễ cm Số rễ cm Số rễ cm Số rễ cm
Mean 1.91 1.98 1 2.52 1.71 1.3 1.22 3.37 2 2.63 1.29 2.06
Standard Error 0.31 0.4 0 0.83 0.29 0.23 0.15 0.64 0.26 0.45 0.18 0.49
Median 2 1.5 1 1.7 2 1 1 2 2 2 1 2.1
Mode 1 0.7 1 0 2 0.6 1 1.7 2 2 1 0
Standard Deviation 1.04 1.82 0 1.85 0.76 0.79 0.44 2.12 0.82 2.03 0.49 1.47
Sample Variance 1.09 3.33 0 3.43 0.57 0.62 0.19 4.48 0.67 4.1 0.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVSHSTH008.pdf