Luận văn Khảo sát thành phần hóa học của cây ngâu rất thơm ( Aglaia adoratissima BI. ) và vỏ cây dứa Delpy ( Garcinia delpyana Pierre)

Tài liệu Luận văn Khảo sát thành phần hóa học của cây ngâu rất thơm ( Aglaia adoratissima BI. ) và vỏ cây dứa Delpy ( Garcinia delpyana Pierre): ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HOÀNG ĐÌNH DŨNG KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY NGÂU RẤT THƠM (Aglaia odoratissima Bl.) VÀ VỎ CÂY BỨA DELPY (Garcinia delpyana Pierre) LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: HÓA HỮU CƠ MÃ SỐ: 60 44 27 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM ĐÌNH HÙNG PGS.TS. NGUYỄN DIỆU LIÊN HOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến: • PGS.TS. Nguyễn Diệu Liên Hoa, người hướng dẫn, tấm gương nghiên cứu khoa học, đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, quan tâm và động viên em trong quá trình học tập tại trường. • PGS.TS. Phạm Đình Hùng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn này. • Nghiên cứu viên Đặng Văn Sơn, Viện Sinh học Nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh đã giúp thu hái cây và xác định tên khoa học của cây ngâu rất thơm (Aglaia odoratissima Bl.) và cây bứa Delpy (G...

pdf127 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Khảo sát thành phần hóa học của cây ngâu rất thơm ( Aglaia adoratissima BI. ) và vỏ cây dứa Delpy ( Garcinia delpyana Pierre), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HOÀNG ĐÌNH DŨNG KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY NGÂU RẤT THƠM (Aglaia odoratissima Bl.) VÀ VỎ CÂY BỨA DELPY (Garcinia delpyana Pierre) LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: HÓA HỮU CƠ MÃ SỐ: 60 44 27 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM ĐÌNH HÙNG PGS.TS. NGUYỄN DIỆU LIÊN HOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến: • PGS.TS. Nguyễn Diệu Liên Hoa, người hướng dẫn, tấm gương nghiên cứu khoa học, đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, quan tâm và động viên em trong quá trình học tập tại trường. • PGS.TS. Phạm Đình Hùng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn này. • Nghiên cứu viên Đặng Văn Sơn, Viện Sinh học Nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh đã giúp thu hái cây và xác định tên khoa học của cây ngâu rất thơm (Aglaia odoratissima Bl.) và cây bứa Delpy (Garcina delpyana Pierre). • Tất cả quý thầy cô Khoa Hóa, đặc biệt quý thầy cô Bộ môn Hóa hữu cơ đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện tốt để em hoàn thành luận văn này. • Các anh chị nghiên cứu sinh, học viên cao học khóa trước, các bạn cùng khóa và các em sinh viên đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. • Và cuối cùng là lòng biết ơn sâu sắc đến Ba Mẹ, cũng như tất cả những người thân yêu trong gia đình đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về tinh thần lẫn vật chất giúp con hoàn thành tốt luận văn này. Xin chân thành cảm ơn. MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU 1 2 TỔNG QUAN 2 2.1 Chi Aglaia 2 2.1.1 Đặc điểm thực vật và công dụng 2 2.1.2 Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học 2 2.2 Cây ngâu rất thơm 12 2.2.1 Đặc điểm thực vật 12 2.2.2 Các nghiên cứu hóa học trước đây 13 2.3 Chi Garcinia 13 2.3.1 Đặc điểm thực vật và công dụng 13 2.3.2 Thành phần hóa học 14 2.4 Cây bứa Delpy 20 2.4.1 Đặc điểm thực vật 20 2.4.2 Các nghiên cứu hóa học trước đây 20 3 NGHIÊN CỨU 22 3.1. Khảo sát hóa học cây ngâu rất thơm (Aglaia odoratissima Bl.) 22 3.1.1 16β–Hydroxylupeol 3-O-caffeat (98) 23 3.1.2 Dehydrozingeron (99) 28 3.1.3 Curcumin (100) 31 3.2 Khảo sát hóa học cây bứa Delpy (Garcina delpyana Pierre) 34 3.2.1 7-O-Metylgarcinon E (101) 36 3.2.2 Cowaxanthon (102) 38 3.2.3 Mangostenol (103) 40 3.2.4 1,7-Dihydroxyxanthon (104) 42 3.2.5 Oblongixanthonon (105) 44 3.2.6 Fuscaxanthon E (106) 48 3.2.7 p-Hydroxybenzaldehyd (107) 50 3.3 Thực nghiệm 51 3.3.1 Khảo sát cây ngâu rất thơm 51 3.3.1.1 Thu hái mẫu và điều chế cao 51 3.3.1.2 Phân lập chất 51 3.3.2 Khảo sát cây bứa Delpy 53 3.3.2.1 Thu hái mẫu và điều chế cao 53 3.3.2.2 Phân lập chất từ cao eter dầu hỏa 53 3.3.2.3 Phân lập chất từ cao acetat etyl 57 4 KẾT LUẬN 60 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC Bản thảo bài báo “Một triterpenoid este mới từ lá và cành cây ngâu rất thơm (Aglaia odoratissima)” gởi đăng Hội nghị Hóa học Toàn quốc lần thứ V và đã được nhận đăng ngày 11/08/2010. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT s Mũi đơn (singlet) d Mũi đôi (doublet) t Mũi ba (triplet) q Mũi bốn (quartet) m Mũi đa (multiplet) br Mũi rộng (broad) J Hằng số ghép cặp (coupling constant) cs Cộng sự pđ Phân đoạn đnc Điểm nóng chảy RP18 Silica gel pha đảo (Reversed Phase C18) SKBM Sắc ký bản mỏng SKC Sắc ký cột HR-MS Khối phổ phân giải cao (High Resolution – Mass Spectroscopy) NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance spectroscopy) DEPT Distortionless Enhancement by Polarization Transfer HSQC Heteronuclear Single Quantum Correlation HMBC Heteronuclear Multiple Bond Correlation COSY COrrelation SpectroscopY DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1 Số liệu phổ 1H NMR, 13C NMR và tương quan HMBC của 98 26 Bảng 3.2 Số liệu phổ 1H NMR, 13C NMR và tương quan HMBC của 99 30 Bảng 3.3 Số liệu phổ 1H NMR, 13C NMR và tương quan HMBC của 100 33 Bảng 3.4 Số liệu phổ 1H và 13C NMR của 7-O-metylgarcinon E (101) 37 Bảng 3.5 Số liệu phổ 1H và 13C NMR của cowaxanthon (102) 39 Bảng 3.6 Số liệu phổ 1H và 13C NMR của mangostenol (103) 41 Bảng 3.7 Số liệu phổ 1H và 13C NMR của 1,7-dihydroxyxanthon (104) 43 Bảng 3.8 Số liệu phổ 1H và 13C NMR của oblongixanthonon (105) 47 Bảng 3.9 Số liệu phổ 1H và 13C NMR của fuscaxanthon E (106) 49 Bảng 3.10 Số liệu phổ 1H và 13C NMR của p-hydroxybenzaldehyd (107) 50 Bảng 3.11 Kết quả SKC cao AcOEt của cây ngâu rất thơm trên silica gel (eter dầu hỏa-AcOEt 0-100%) 52 Bảng 3.12 Kết quả SKC cao eter dầu hỏa của vỏ cây bứa Delpy trên silica gel (eter dầu hỏa-aceton 0-100%) 54 Bảng 3.13 Kết quả SKC phân đoạn DelH 4.3 trên silica gel (eter dầu hỏa-aceton 0-100% ) 55 Bảng 3.14 Kết quả SKC cao acetat etyl của vỏ cây bứa Delpy trên silica gel (eter dầu hỏa-aceton 0-100%) 57 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Trang Hình 2.1 Hình cây và hoa ngâu rất thơm (Aglaia odoratissima) 13 Hình 2.2 Hình lá và quả bứa Delpy (Garcinia delpyana) 20 Hình 3.1 Tương quan HMBC và COSY của hợp chất 98 25 Hình 3.2 Tương quan HMBC trong dehydrozingeron (99) 29 Hình 3.3 Tương quan HMBC trong dây nhánh 3-metyl-2-butenyl thứ nhất của hợp chất 105 45 Hình 3.4 Tương quan HMBC của các dây nhánh với khung xanthon trong 105 46 Sơ đồ 1 Sơ đồ cô lập 98-100 từ cao acetat etyl của cây ngâu rất thơm 53 Sơ đồ 2 Sơ đồ cô lập 101-103 từ cao eter dầu hỏa vỏ cây bứa Delpy 56 Sơ đồ 3 Sơ đồ cô lập 104 từ cao acetat etyl của vỏ cây bứa Delpy 58 Sơ đồ 4 Sơ đồ cô lập 105-107 từ cao acetat etyl của vỏ cây bứa Delpy 59 DANH MỤC PHỤ LỤC PHỔ \ Phụ lục 1. Phổ UV của 16β–hydroxylupeol 3-O-caffeat (98) Phụ lục 2. Phổ IR của 16β–hydroxylupeol 3-O-caffeat (98) Phụ lục 3. Phổ 1H NMR của 16β–hydroxylupeol 3-O-caffeat (98) Phụ lục 4. Phổ 13C NMR của 16β–hydroxylupeol 3-O-caffeat (98) Phụ lục 5. Phổ DEPT 90 và DEPT 135 của 16β–hydroxylupeol 3-O-caffeat (98) Phụ lục 6. Phổ HSQC của 16β–hydroxylupeol 3-O-caffeat (98) Phụ lục 7. Phổ HMBC của 16β–hydroxylupeol 3-O-caffeat (98) Phụ lục 8. Phổ COSY của 16β–hydroxylupeol 3-O-caffeat (98) Phụ lục 9. Phổ 1H NMR của dehydrozingeron (99) Phụ lục 10. Phổ 13C NMR của dehydrozingeron (99) Phụ lục 11. Phổ HSQC của dehydrozingeron (99) Phụ lục 12. Phổ HMBC của dehydrozingeron (99) Phụ lục 13. Phổ 1H NMR của curcumin (100) Phụ lục 14. Phổ 13C NMR của curcumin (100) Phụ lục 15. Phổ DEPT 90 và DEPT 135 của curcumin (100) Phụ lục 16. Phổ 1H NMR của 7-O-metylgarcinon E (101) Phụ lục 17. Phổ 13C NMR của 7-O-metylgarcinon E (101) Phụ lục 18. Phổ DEPT 90 và DEPT 135 của 7-O-metylgarcinon E (101) Phụ lục 19. Phổ 1H NMR của cowaxanthon (102) Phụ lục 20. Phổ 13C NMR cowaxanthon (102) Phụ lục 21. Phổ 1H NMR của mangostenol (103) Phụ lục 22. Phổ 13C NMR của mangostenol (103) Phụ lục 23. Phổ DEPT 90 và DEPT 135 của mangostenol (103) Phụ lục 24. Phổ 1H NMR của 1,7-dihydroxyxanthon (104) Phụ lục 25. Phổ 13C NMR của 1,7-dihydroxyxanthon (104) Phụ lục 26. Phổ 1H NMR của oblongixanthonon (105) Phụ lục 27. Phổ 13C NMR của oblongixanthonon (105) Phụ lục 28. Phổ DEPT 90 và DEPT 135 của oblongixanthonon (105) Phụ lục 29. Phổ HSQC của oblongixanthonon (105) Phụ lục 30. Phổ HMBC của oblongixanthonon (105) Phụ lục 31. Phổ 1H NMR của fuscaxanthon E (106) Phụ lục 32. Phổ 13C NMR của fuscaxanthon E (106) Phụ lục 33. Phổ DEPT 90 và DEPT 135 của fuscaxanthon E (106) Phụ lục 34. Phổ 1H NMR của p-hydroxybenzaldehyd (107) Phụ lục 35. Phổ 13C NMR của p-hydroxybenzaldehyd (107) -1- 1. MỞ ĐẦU Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loài thực vật. Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết sử dụng nhiều loài cây cỏ để làm hương liệu, gia vị thực phẩm và đặc biệt là làm thuốc chữa bệnh. Việc chiết xuất, cô lập và xác định cấu trúc các hợp chất tự nhiên là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tìm kiếm và điều chế ra các loại thuốc từ nguồn tự nhiên nhằm phục vụ sức khỏe của con người Ngày nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài thực vật trên thế giới cũng như ở Việt Nam, không những tìm hiểu về hóa- thực vật mà còn tìm kiếm những hợp chất có hoạt tính sinh học nhằm phục vụ đời sống con người. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi khảo sát thành phần hóa học của lá và cành cây ngâu rất thơm (Aglaia odoratissima) thuộc họ Xoan (Meliaceae) và thành phần hóa học của vỏ cây bứa Delpy (Garcinia delpyana) thuộc họ Bứa (Guttiferae) với hy vọng đóng góp vào sự hiểu biết về thành phần hóa học của hai loài cây này. Phần 1. MỞ ĐẦU -2- 2. TỔNG QUAN 2.1. Chi Aglaia 2.1.1. Đặc điểm thực vật và công dụng Aglaia là một chi lớn của họ Xoan với khoảng 130 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Đông Nam Á, Sri-Lanka, phía nam lục địa Trung Quốc và quần đảo Thái Bình Dương [1]. Ở Việt Nam theo GS. Phạm Hoàng Hộ, chi Aglaia có 32 loài phân bố rộng khắp từ bắc tới nam như gội nước (A. aquatica), gội giống nhãn (A. euphoroides), ngâu tuyệt (A. eximia), ngâu rất thơm (A. odoratissima). Chúng thuộc loại thân gỗ có thể là đại mộc, tiểu mộc hay bụi nhỏ [2]. Trong y học dân gian nhiều loài thuộc chi Aglaia được dùng để chữa bệnh. Lá cây ngâu A. duperreana dùng trị ghẻ ngứa, hột chữa suyễn, lá và hoa trị vàng da, sốt. Hoa ngâu có mùi thơm dễ chịu nên được dùng để ướp trà, ủ thơm quần áo. Lá cây ngâu mũm (A. spectapilis) dùng để đắp chỗ sưng. Rễ cây ngâu rừng (A. pleuropteris) có tác dụng hạ nhiệt. Vỏ trái ngâu dịu (A. edulis) dùng trị tiêu chảy. Hoa cây ngâu tàu (A. odorata) trị ho, bầm dập, ung thư bạch huyết và có tính kháng khuẩn. Ngâu Ruxburgh (A. ruxburghiana) chứa ordoriol chống vi khuẩn, viêm và bướu [3,4]. 2.1.2. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học Cho tới nay thành phần hóa học của hơn 30 loài thuộc chi Aglaia đã được khảo sát. Các nghiên cứu này cho thấy chi này chứa chủ yếu triterpenoid, cyclopenta[b]benzofuran, cyclopenta[bc]benzopyran, benzo[b]oxepin, bisamid, pregnan steroid, lignan, sesquiterpenoid và flavonoid [1]. Các triterpenoid hiện diện phổ biến nhất trong chi Aglaia. Năm 1997, Akira Inada và cs cô lập được năm cycloartan triterpenoid từ lá cây A. harmsiana thu hái ở Indonesia, trong đó có hai hợp chất mới là (24R)-cycloartan-3β,24,25,28-tetrol (1) và (24R)-cycloartan-3α,24,25-triol (2) [5]. Phần 2. TỔNG QUAN -3- HO H CH2OH OH OH (1) HO H CH3 OH OH (2) 3 20 24 25 3 20 24 25 Năm 1997 Akira Inada và cs tiếp tục tìm thấy hai cycloartan hydroperoxid là hợp chất 3 và 4 [6]. OOH HO H OOH HO H (3) (4) Gần đây năm 2008, Nantiya Joycharat và cs nghiên cứu lá cây A. forbesii và phát hiện một cycloartan triterpenoid mới là 23,24,25-trihydroxycycloartan-3-on (5) [7]. Ngoài cycloartan, các triterpenoid có khung dammaran cũng rất phổ biến trong chi Aglaia. Năm 1998, D. Roux và cs đã tìm thấy năm dammaran từ vỏ cây A. foveolata thu hái ở Malaysia là 3-epi-ocotillol (6), acid eichlerianic (7), acid shoreic (8) và hai chất mới là foveolin A (9) và foveolin B (10) [8]. (5) OH O H OH OH H HO O OHH H (6) Phần 2. TỔNG QUAN -4- HOO (7) 24S (8) 24R O OH C H HOO 24 24 (9) 24S (10) 24R O OH C H HO Năm 1999 Khalit Mohamad cùng cs phân lập từ cao etanol của lá cây A. lawii được ba dammaran là cabraleon (11), acid eichlerianic (7) và acid shoreic (8) cùng với hai 3,4-secodammaran mới là aglinin A (12) và aglinin B (13) [9]. 24 (11) O OH H O H 24 (12) R = H (13) R = Me O OH C H HO R1OO Năm 2008 Nantiya Joycharat và cs cô lập được từ lá cây A. oligophylla hai hydroxydammaran triterpenoid là 20S,25-epoxy-24R-hydroxy-3-dammaranon (14) và 20S,25-epoxy-24R-hydroxydammaran-3α-ol (15) [10]. O OH H O 3 20 24 (14) (15) O OH H HO 3 20 24 Các glabretal triterpenoid cũng được tìm thấy khá nhiều trong chi Aglaia. Năm 2006, từ cao metanol của vỏ cây A. crassinervia thu hái ở Indonesia, Bao–Ning Su cùng các cộng sự đã tìm thấy aglaiaglabretol A (16) và aglaiaglabretol B (17), là hai glabretal triterpenoid mới [1]. Phần 2. TỔNG QUAN -5- (16) H O H OH O HO O H H H O (17) H H OH H H O O OH OH Năm 1994 Abdelilah Benosman và cs đã phân lập được hai secotirucallan triterpenoid mới từ vỏ cây A. leucophylla thu hái ở Malaysia năm 1990 là acid (24Z)-3,4-secotirucalla-4(28),7,24-trien-3,26-dioic (18) và acid (24Z)-3,4- secotirucalla-4(28),7,24-trien-3-metyloat-26-oic (19) [11]. Năm sau cũng từ vỏ cây này một tirucallan triterpenoid mới là 23(Z)-25-metoxytirucall-7,23-dien-3-on (20) cũng được nhóm này tìm thấy [12]. (18) R = H (19) R = Me RO2C HO2C (20) OMe O Gần đây năm 2009 Otmar Hofer và cs phát hiện một dimer triterpen alkaloid từ cây A. silvestris thu hái ở Thái Lan là silvaglenamin (21) [13]. O N H O O O H H H H HH H H H H HO OH (21) 20 24 20' 24' HO H H OH H H (22) Phần 2. TỔNG QUAN -6- Ngoài triterpenoid, các sesquiterpenoid cũng hiện diện trong chi Aglaia. Năm 2000 Akira Inada và cs đã cô lập được một aromadendran sesquiterpenoid là 4β,10α-dihydroxyaromadendran (22) từ lá cây A. grandis hái ở Indonesia [14]. Chi Aglaia cũng chứa nhiều các hợp chất flavaglin gồm các dẫn xuất cyclopenta[b]benzofuran (rocaglamid), cyclopenta[bc]benzopyran (aglain) và benzo[b]oxepin (epimeric), rất có ý nghĩa trong y học. Từ khi dẫn xuất đầu tiên của cyclopenta[b]benzofuran là rocaglamid (23) được cô lập vào năm 1982 từ cây A. elliptifoliai, nhiều dẫn xuất tương tự cũng được tìm thấy trong các loài khác của chi Aglaia. Đặc biệt các hợp chất này có hoạt tính kháng sâu bệnh và có độc tính mạnh với các dòng tế bào ung thư người. Năm 1999, B.W. Nugroho và cs phát hiện tám dẫn xuất rocaglamid từ lá và cành non cây A. odorata thu hái ở Indonesia, ví dụ như C-3'-metoxylrocaglaol (24) và C-3'-hydroxydidemetylrocaglamid (25) [15]. O OH OH CON(CH3)2 CH3O OCH3 OCH3 A B C (23) O OH OH R1 CH3O OCH3 OCH3 R2 A B C (24) R1 = H, R2 = OCH3 (25) R1 = CONH2, R2 = OH Năm 1999 từ nghiên cứu của Chaidir và cs trên hoa của cây A. duperreana thu hái ở Việt Nam, nhóm đã cô lập được mười ba dẫn xuất rocaglamid đều có hoạt tính kháng sâu Spodoptera littoralis, trong đó có năm hợp chất mới. Ví dụ như 1-O- acetyldidemetylrocaglamid (26), 1-O-acetylmetylrocaglat (27) và một dẫn xuất rocaglamid có mang vòng pyrimidinon ở vị trí C1 và C2 (28) 16]. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả này nhận thấy khi thay nhóm –OH ở vị trí C-8b bằng nhóm –OC2H5 hay khi thay thay thế vòng furan bằng vòng pyran thì hoạt tính kháng sâu giảm đi rất nhiều [16]. Phần 2. TỔNG QUAN -7- A B C O OCOCH3 OCH3 OCH3 R CH3O OH (26) R = CONH2 (27) R = COOCH3 O OCH3 HO OCH3 CH3O OH N N O (28) Năm 2000, C. Schneider và cs cô lập được từ vỏ cây A. spectabilis thu hái ở đảo Phú Quốc mười một dẫn xuất rocaglamid, ví dụ như 1-O-fomyl-3'- hydroxymetoxymetylrocaglat (29) và 1-O-acetyl-4'-demetoxy-3',4'-metylenedioxy metoxymetylrocaglat (30) [17]. A B C (29) O OH OCHO OCH3 HO OCH3 COONCH3 CH3O A B C O OH OCOCH3 OCH3 COOCH3 CH3O O O (30) Năm 1999, B.W. Nugroho và cs tìm thấy từ lá và cành non cây A. odorata bốn dẫn xuất cyclopenta[bc]benzopyran (aglain) như C-3'-hydroxyaglain C (31) và C- 19-hydroxy, C-3'-metoxyaglain C (32) [15]. O OCH3 CH3O OH N O H H OCH3 HO OA B C (31) A O OCH3 CH3O OH N O O H H OCH3 CH3O OH B C (32) Năm 1999, từ cây A. edulis Markus Bacher cùng cs đã phân lập được nhiều hợp chất có hoạt tính. Ngoài hai dẫn xuất rocaglamid đã biết còn có chín flavaglin mới Phần 2. TỔNG QUAN -8- trong đó có sáu dẫn xuất cyclopenta[bc]benzopyran (thapsakin), ví dụ như isothapsakin B (33) và thapsakon A (34). Ngoài ra dẫn xuất benzo[b]oxepin (thapoxepin) như thapoxepin A (35) và homothapoxepin A (36) cũng được tìm thấy [18]. O OCH3 OH O N O N O OCH3 H O O A B C O OCH3 OH H HO N O N O OCH3 H O O A B C (33) (34) Nhóm nghiên cứu của Soyoung Kim và các cộng sự vào năm 2005 đã tìm ra hai dẫn xuất benzo[b]oxepin đã biết là edulison A (35A) và edulison B (35B) [19]. O O O OOMe N O NH O O Meo OMe 13 (35) 35Α=13S, 35B=13R 3 4 O O O OOMe N O NH O O Meo OMe 13 3 4 (36) Ngoài sự hiện diện của triterpenoid hay các flavaglin thì trong chi Aglaia cũng xuất hiện rất nhiều bisamid. Năm 1999, Ekarin Saifah cùng cs đã phân lập được ba bisamid mới từ lá cây A. edulis thu hái ở Thái Lan năm 1995. Trong các hợp chất này có hai bisamid có chứa lưu huỳnh đầu tiên tìm thấy trong chi này là aglaithiodulin (37) và aglaidithiodulin (38) có chứa đơn vị putrescin (1,4- butandiamid) [20]. Phần 2. TỔNG QUAN -9- NH O NH O SCH3 NH O NH O SCH3H3CS (38) (37) Năm 2008 Harald Greger và cs cô lập được hai bisamid mới có chứa lưu huỳnh từ cây A. tenuicaulis là pyrrolotenin (39) và secopyrrolotenin (40) cùng với hai putrescin bisamid cô lập từ lá cây A. spectabilis là secoisoodorinol (41) và secoisopiriferino (42) [21]. N O H N O S N O H N H O S (40)(39) N O H N H O OH (42) N O H N H O OH (41) Cũng trong nghiên cứu này trên cây A. tenuicaulis, ngoài các bisamid ở trên nhóm tác giả còn cô lập được sáu amid ester như tenucaulin A (43), tenaglin (44) và một amid alcol là aglatenol (45) [21]. N O H O O S (43) N O H O O (44) Phần 2. TỔNG QUAN -10- N O H S CH2OH(45) Các bisamid này cũng có thể kết hợp với các aglain như trong hợp chất grandiamid A (46) do Akira Inada và cs tìm thấy vào năm 2000 từ lá cây A. grandis [14]. O H CO OCH3 CH3O OH OCH3 CH3OCO NH NH CO H H H (46) Cùng với các putrescin bisamid, một dạng bisamid khác cũng được tìm thấy trong chi Aglaia là aminopyrrolidin bisamid, điển hình như odorin (47) và odorinol (48) [15]. Ngoài ra 48 còn được tìm thấy trong cây A. testicularis [22] và cây A. odorata [23]. Năm 1993 Chang-Yih Duh và cs cô lập được dehydroodorin (49), một hợp chất mới từ lá cây A. formosana có hoạt tính kháng các dòng tế bào ung thư A-549, HT- 29 và P-388 [24]. N O H NH O R (47) R = H (48) R = Me N O H NH O (49) Năm 1999 B.W. Nugroh và cs đã tìm thấy syringaresinol (50), một lignan quen thuộc từ lá và cành non cây A. odorata [15]. Phần 2. TỔNG QUAN -11- O OH H OCH3 HO CH3O OCH3 OH OCH3 (50) . Năm 2002 Bin-Gui Wang cùng cs phân lập từ cao metanol của vỏ cây A. cordata được ba lignan mới ví dụ như aglacin G (51) và một norlignan là aglacin H (52) [25]. (51) (52) CH3O CH3O OCH3 CH3O OCH3 OCH3 OH O CH3O CH3O OCH3 CH3O OCH3 OCH3 OH O H Steroid có trong chi Aglaia thường là các pregnan. Nghiên cứu của Akira Inada và cs năm 1997 trên lá cây A. grandis cho thấy cây này chứa ba pregnan mới là 2β,3β-dihydroxy-5α-pregnan-16-on (53), 2β,3β-dihydroxy-5α-pregn-17(20)-(Z)- en-16-on (54) và 2β,3β-dihydroxy-5α-pregn-17(20)-(E)-en-16-on (55) [26]. OH HO HO H (53) R2 OH HO HO H R1 (54) R1 = Me, R2 = H (55) R1 = H, R2 = Me Năm 1999, B.W. Nugroho và cs đã tìm thấy từ lá và cành non cây A. odorata được ba flavonoid là 3′-hydroxy-5,7,4′-trimetoxyflavon (56), 3,3′-dihydroxy-5,7,4′- trimetoxyflavon (57) và 3′-hydroxy-3,5,7,3′,4′-pentametoxyflavon (58) [15]. Phần 2. TỔNG QUAN -12- (56) (57) O O OMe OH MeO OMe O O OMe OH MeO OMe OH Gần đây năm 2007, Dương Ngọc Tú và cs đã cô lập được ba flavonoid từ một số loài Aglaia ở Việt Nam như (-)-epicatechin (59) từ vỏ cây A. duppereana, 4′,5,7- trimetoxydihydroflavonol (60) từ lá cây A. oligophylla và 4′,5,7-tri-O- metylkaempferol (61) từ lá cây A. oligophylla và cây A. abbriviata. Trong đó 60 có khả năng ức chế vi khuẩn E. coli ở nồng độ 12–14 mm [27]. (59) (60) (61) O OH OH HO OH OH O O OMe MeO OMe H H OH O O OMe MeO OMe OH (58) O O OMe MeO OMe OMe OMe 2.2. Cây ngâu rất thơm (Aglaia odoratissima Bl.) 2.2.1. Đặc điểm thực vật Cây ngâu rất thơm có tên khoa học là Aglaia odoratissima Bl., thuộc họ Xoan (Meliaceae). Cây thuộc loại đại mộc cao 5–12 m, lá kép, sóng có vảy hình sao, mang 5 lá phụ thon, to 6-8 × 3-3.5 cm, nhọn hai đầu, không lông, mặt trên có vảy, gân phụ 6 cặp, cuống phụ 8 mm. Chùm tán tụ ở nách lá, hoa nhiều, nhỏ, cao 1 mm. Cánh hoa dính nhau ở đáy phì quả xoan to 8 x 6 mm [2]. Phần 2. TỔNG QUAN -13- Hình 2.1. Hình cây và hoa ngâu rất thơm (Aglaia odoratissima Bl.) 2.2.2. Các nghiên cứu hóa học trước đây Cây ngâu rất thơm chỉ mới được khảo sát về tinh dầu chứ chưa được nghiên cứu về các thành phần hóa học khác. Các khảo sát này cho thấy tinh dầu của vỏ rễ cây A. odoratissima chứa chủ yếu 2-pentanon, n-hexan, β-caryophyllen, longifolen và một số sesquiterpen [28]. Tinh dầu hạt A. odoratissima có chứa chủ yếu aromadendren (50%), cineol (10%), α-terpinen (12.5%) và citral (7%) [29]. Còn trong dầu béo trích bằng eter dầu hỏa của hạt A. odoratissima chứa hỗn hợp các acid béo là acid linoleic (35,11%), acid oleic (42,81%), acid palmitic (14,1%) và acid stearic (7,98%) [30]. 2.3. Chi Garcinia 2.3.1. Đặc điểm thực vật và công dụng Garcinia là một chi lớn thuộc họ Bứa (Măng cụt, Guttiferae, Clusiceae) với hơn 400 loài khác nhau, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Á, Châu Phi, New Caledonia và Polynesia [31]. Theo GS. Phạm Hoàng Hộ, ở Việt Nam Garcinia là chi lớn nhất của họ Bứa với 29 loài phân bố từ bắc tới nam. Chúng thường là đại mộc có chiều cao trung bình khoảng 8-30 m như bứa nhà (G. cochinchinensis), sơn vé (G. merguensis), bứa bentham (G. benthami). Một số ít là đại mộc nhỏ như bứa lửa (G. fusca), bứa đồng (G. schomburgkiana) và cũng có thể là thân bụi như bứa ít hoa (G. oligantha) [2] Chi Garcinia có nhiều ứng dụng trong đời sống con người, để làm thức ăn như măng cụt (G. mangostana) cho trái ăn rất ngon, tai chua (G. cowa) có lá non và quả Phần 2. TỔNG QUAN -14- dùng nấu canh chua. Nhiều loài dùng làm phẩm nhuộm, lấy gỗ làm nhà, làm cầu và dùng chạm trỗ rất đẹp. Đặc biệt nhiều loài được dùng trị bệnh. Vỏ cây bứa nhà (G. cochinchinensis) dùng trị mẫn ngứa, dị ứng, lá giã nát đắp trị sâu quảng, búp non nhai ăn chữa động thai. Vỏ quả tai chua (G. cowa) sắc uống trị sốt, lá non và cành non dùng làm thuốc giải độc. Vỏ cây bứa Delpy (G. delpyana) được dùng làm thuốc sổ. Mủ đằng hoàng (G. hanburyi) được dùng để uống nhuận tràng, gôm nhựa trong y học Campuchia dùng trị sổ mũi, viêm phế quản, ở Thái Lan dùng làm thuốc sổ, tẩy giun và cả sán sơ mít. Vỏ quả măng cụt (G. mangostana) chứa nhiều mangostin, tannin nên nước sắc vỏ thường làm thuốc chữa đau bụng tiêu chảy, lỵ và vàng da, hạ hoạt thần kinh, trợ tim và làm tăng huyết áp. Lá sơn vé (G. merguensis) ở Campuchia dùng chữa phù. Quả bứa mủ vàng (G. xanthonchymus) ở Ấn Độ được dùng trị bệnh scorbut, ở Trung Quốc làm thuốc trục đĩa ra khỏi mũi. Bứa cọng (G. pedunculata) chứa nhiều acid citric, acid tartric, acid malic trị bón, ăn không tiêu [32, 3]. 2.3.2. Thành phần hóa học Cho tới nay thành phần hóa học của hơn 60 loài thuộc chi Garcinia đã được khảo sát. Các nghiên cứu này cho thấy thành phần hóa học của chi này chủ yếu là các xanthon, benzophenon, depsidon, flavonoid, biflavonoid và triterpen. Các xanthon hiện diện trong chi Garcinia chủ yếu là các xanthon tri- và tetraoxygen hóa. Năm 2000 L.-H. D. Nguyen cùng cs đã phân lập từ vỏ cây Garcinia vilersiana thu hái ở miền nam Việt Nam được sáu xanthon như globuxanthon (62), 12b-hydroxy-des-D-garcigerrin A (63) và symphoxanthon (64) [33]. O O OH OH OH (62) O O OH OH OH (63) O O OH OH OH HO (64) Các xanthon mang nhóm thế alkyl thường gặp nhất là 3-metyl-2-butenyl (còn gọi là isoprenyl hay prenyl). Năm 2006 Kanda Panthong cùng cs phát hiện từ cao Phần 2. TỔNG QUAN -15- hexan của vỏ quả G. cowa thu hái ở miền nam Thái Lan được 15 xanthon tetraoxygen hóa như cowaxanthon A (65) và l,6-dihydroxy-3,7-dimetoxy-2-(3- metyl-2-butenyl)xanthon (66) [34]. O O OH HO OMe OMe (65) O O OH HO OMe MeO (66) Gần đây năm 2009, từ cành non cây G. staudtii thu hái ở núi Elunden, Cameroon, Joseph Ngoupayo cùng cs phân lập được chín xanthon mang nhóm thế prenyl như α-mangostin (67) và gartanin (68) [35]. O O OH HO OH MeO (67) O O OH OH OH OH (68) Nhóm isoprenyl có thể đóng vòng với nhóm hydroxyl ở vị trí orto tạo thành hệ thống vòng chromen như trong xanthon V1 (69) và staudtiixanthon C (70) [35]. O O OH OH OHO (69) O O OH O OH HO (70) Năm 1996 từ vỏ trái G. mangostana thu hái ở Bangkok, Thái Lan, Nattaya Chairungsriler cùng các cộng sự đã cô lập được một xanthon mới là mangostanol (71) có khả năng ức chế sự hoạt động của cAPM phosphodiesteraz [36]. Năm 1999 Soleh Kosela cùng cs cô lập từ lá cây G. dulcis thu hái ở Indonesia được một pyranoxanthon là dulxanthon E (72) [37]. Phần 2. TỔNG QUAN -16- O O O OMe OMe OMe MeO (72) O O OH HO MeO OH O (71) Ngoài các xanthon prenyl hóa thì cũng thấy các xanthon polyprenyl hóa. Từ cao metanol của cây G. scortechinii thu hái tại Thái Lan, Vatcharin Rukachaisirikul cùng cs cô lập được ba xanthon lồng mới có kiểu mẫu tetraoxygen hóa là scortechinon A-C (73-75) [38]. O OOMe OH O HO R O (73) R = Me (74) R = COOH O OOMe OH O H O COOH O OH (75) Năm 2008, từ cây G. hanburyi, Li Li Wang cùng các cộng sự đã cô lập được 12 xanthon trong đó có một xanthon lồng mới mang nhiều nhóm thế prenyl là gambogic aldehyd (76) [39]. O OH O OH O O CHO (76) Ngoài xanthon thì trong chi Garcinia cũng xuất hiện các dimer xanthon như garcilivin A (77), garcilivin B (78) được Isabelle Sordat-Diserens cùng cs cô lập từ cao diclorometan của rễ cây G. ivingstonei năm 1992 [40]. Phần 2. TỔNG QUAN -17- 1 1' 1'' β α 1 O O OH OH OH O O H OH O HO O O OH OH OH O O OH OH OH R 1'' 1' β α (77) (78) Năm 1998 Yuan-Jian Xu cùng cs cô lập từ vỏ cây G. griffithii và G. parvifolia được một bixanthon là griffipavixanthon (79) có độc tính cao với tế bào P388, LL/2 và Wehil64 khi thử nghiệm in vitro [41]. Năm 2004 Joumaa Merza cùng cs cũng tìm thấy hợp chất 79 này từ cây G. virgata thu hái ở New Caledonia [31]. O O OH OH HO OH O HO OH OH OH O (79) Trong chi Garcinia, ngoài các hợp chất xanthon hiện diện rất phổ biến thì các benzophenon cũng được tìm thấy nhiều. Cũng như các xanthon, các benzophenon thường chứa các nhóm isoprenyl. Năm 1982 Raouf A. Hussain cùng cs phân lập được một benzophenon là xanthochymol (80) từ cây G. ovalifolia [42]. Năm 1989 A. Sahu và cs cô lập được ba benzophenon từ trái cây G. pedunculata thu hái ở Ấn Độ trong đó có một benzophenon mới là pedunculol (81) [43]. Phần 2. TỔNG QUAN -18- O OH OH O O O (80) OH OH O O OH O H (81) Năm 2005 Nilar cùng cs phát hiện một benzophenon polyisoprenyl hóa mới là guttiferon I (82) từ vỏ cây G. griffithii thu hái ở Singapore [44]. Năm 2008 Joseph J. Magadula cũng cô lập được một số benzophenon polyisoprenyl hóa mới trong đó có semsinon A (83) từ vỏ cây G. semseii thu hái ở Tanzania [45]. (83) OH OH O HO O O (82) OH OH O O OH O Ngoài các xanthon và benzophenon được tìm thấy nhiều trong chi Garcinia thì cũng thấy xuất hiện các depsidon. Năm 2006 Vatcharin Rukachaisirikul cùng cs cô lập được hai depsidon là parvifolidon A (84) và parvifolidon B (85) [46]. (84) (85) O O HO OH O OH OH O O HO OH O OH O Phần 2. TỔNG QUAN -19- Các flavonoid cũng được tìm thấy trong chi Garcinia. Năm 1982, Raouf A. Hussain tìm thấy từ cây G. ovalifolia một flavonoid đơn giản là 5,7,3′,4′- tetrahydroxylflavon (86) [42]. Năm 1986, M. Sarwar Alam cô lập từ lá cây G. undamunica hai flavonoid trong đó có một flavonoid mới là sorbifolin 6-galactosid (87) [47]. O O OH OH HO RO (87) R: galactoz O O OH OH OH HO (86) Isoflavonoid đôi khi cũng được tìm thấy, ví dụ như isoflavonoid mới 5,7,4′- trihydroxy-2′,3′,6′-trimetoxyisoflavon (88) được Mohd Ilyas cùng cs cô lập từ lá cây G. nervosa thu hái ở Nigeria vào năm 1994 [48]. Tuy vậy các biflavonoid, là dimer của flavonoid, lại xuất hiện phổ biến hơn flavonoid trong chi Garcinia. Từ cây G. conrauana và G. mannii, người ta đã cô lập được sáu biflavonoid như manniflavanon (89) và morelloflavon (90) [42]. O OOH HO RO R OH O OOH HO RO OH OH R (89) R = OH (90) R = H O OOH HO OMe MeO OMe OH 1 1' (88) Năm 2000 L.-H. D. Nguyen cùng cs đã cô lập từ vỏ cây Garcinia vilersiana thu hái ở miền nam Việt Nam được bốn triterpenoid như lupeol (91) và acid oleanolic (92) [33]. Ngoài ra hai triterpenoid này cũng được tìm thấy trong vỏ cây G. polyantha bởi A. Meli Lannang cùng cs vào năm 2005 [49]. Phần 2. TỔNG QUAN -20- (91) (92) H HO COOH HO H 2.4. Cây bứa Delpy (Garcinia delpyana Pierre) 2.4.1. Đặc điểm thực vật Bứa Delpy có tên khoa học là Garcinia delpyana Pierre, thuộc họ Bứa (Măng cụt, Guttiferae hay Clusiaceae). Cây thuộc loại đại mộc, cao đến 10 m, có nhiều mủ màu vàng. Lá có phiến tròn dài thon, chót có mũi, màu sét mặt dưới, gân phụ khít nhau. Hoa đực có từ 5-8 cánh hoa, tiểu nhụy nhiều trên một đế lồi. Hoa lưỡng tính đơn độc. Quả có mũi dài 5-7 mm, 6-7 buồng và 6-7 hạt, quả bì xốp vàng, hột cong dài 1,6 cm [2]. Hình 2.2: Hình lá và quả bứa Delpy (Garcinia delpyana) thu hái ở Phú Quốc 2.4.2. Các nghiên cứu hóa học trước đây Bứa Delpy chưa được nghiên cứu trên thế giới. Năm 2009, Ngũ Trường Nhân khảo sát thành phần hóa học cao eter dầu hỏa của vỏ cây thu hái ở Phú Quốc. Từ phân đoạn 4 và 6, tác giả đã cô lập được 6 hợp chất là α-mangostin (67), cowanin (93), cowanol (94), delpyxanthon A (95), gerontoxanthon I (96) và delpyxanthon B (97); trong đó delpyxanthon A và B là hai hợp chất mới [50]. Phần 2. TỔNG QUAN -21- O O OH OHHO CH3O (93) HO O O OH OHHO CH3O (95)(94) O O OH OHHO CH3O OH (97) O O OH OHCH3O CH3O (96) O O OH OHHO OH Phần 2. TỔNG QUAN -22- 3. NGHIÊN CỨU Trong đề tài này, chúng tôi khảo sát thành phần hóa học của lá và cành non cây n hơm (Aglaia odoratissima Bl.)gâu rất t thu hái ở Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát và vỏ cây bứa Delpy (Garcina delpyana Pierre) thu hái ở đảo Phú Quốc. (Aglaia odoratissima Bl.)3.1. Khảo sát hóa học cây ngâu rất thơm Sắc ký cột cao acetat etyl của lá và cành non cây ngâu rất thơm trên silica gel và RP18 kết hợp với SKC lọc trên Sephadex LH-20, chúng tôi đã cô lập được ba hợp chất. Dựa vào các kết quả phân tích phổ nghiệm, chúng tôi xác định được cấu trúc của các hợp chất này là 16β-hydroxylupeol 3-O-caffeat (AO8E, 98), dehydrozingeron (AO8D, 99) và curcumin (AO8A, 100). (99) O HO H3CO (98) H OH O O OH HO (100) OHO H H H H OCH3 OCH3 OHHO H H OCH3 HO O H H OCH3 OH OH Sau đây là phần biện luận cấu trúc của các hợp chất này. Phần 3. NGHIÊN CỨU -23- 3.1.1. 16β-Hydroxylupeol 3-O-caffeat (98) (AO8E) (98) 1' 2' 3' 1" 3" 5" 1 3 5 7 9 10 11 13 15 17 1920 2324 25 26 27 28 29 30 21 H OH OH HO H H O O 16β-Hydroxylupeol 3-O-caffeat (98) (AO8E) thu được ở dạng tinh thể hình kim màu trắng, đnc. 98-100°C (kết tinh lại trong aceton-hexan), [α] 22 = -221.7 (c 0.35, MeOH), cho phản ứng màu xanh đậm với dung dịch FeCl D 3 trong MeOH chứng tỏ đây là một dẫn xuất phenol. Khối phổ phân giải cao (HR-MS) cho thấy 98 có công thức phân tử C39H56O5 (m/z 627.4035, [M+Na]+), suy ra hợp chất có độ bất bão hòa là 12. Phổ UV cho các mũi hấp thu cực đại ở 218, 236, 245, 300 (sh) và 331 nm (Phụ lục 1). Phổ IR cho các mũi hấp thu đặc trưng ứng với dao động của nhóm O-H (3439 cm-1), C-H sp3 (2948 cm-1), C=O của ester liên hợp (1683 cm-1), C=C hương phương (1607 cm-1), C-O (1285, 1183 cm-1), =C-H hương phương (757 cm-1) (Phụ lục 2). Phổ 1H NMR (Phụ lục 3) cho các tín hiệu cộng hưởng ứng với một vòng benzen 1,2,4- tam hoán [δH 7.05 (1H, d, J= 1.5 Hz, H-2′′), 6.95 (1H, dd, J= 8.0 và 1.5 Hz, H-6′′) và 6.82 (1H, d, J= 8.0 Hz, H-5′′)] và hai proton olefin ghép cặp trans [δH 7.53 và 6.22 (mỗi mũi 1H, d, J= 15.8 Hz, H-3′ và H-2′). Ngoài ra còn có các mũi cộng hưởng ứng với hai proton của một nhóm exometylen [δH 4.71 và 4.60 (H2- 29)], hai proton metin mang oxygen [δH 4.58 (1H, dd, J= 10.5 và 7.0 Hz, H-3) và 3.60 (1H, dd, J= 11.0 và 5.5 Hz, H-6)], một proton allyl [δH 2.50 (1H, m, H-19)], một nhóm metyl vinyl [δH 1.69 (s, H3-30)], sáu nhóm metyl tam cấp [δH 1.06 (3H, s, Phần 3. NGHIÊN CỨU -24- H3-26), 1.00 (3H, s, H3-27), 0.92 (3H, s, H3-25), 0.89 (6H, s, H3-23 và H3-24) và 0.80 (3H, s, H3-28)] và nhiều tín hiệu trong vùng từ trường cao (δH 2.1-0.8). Phổ DEPT 90 và DEPT 135 (Phụ lục 4) cho các mũi cộng hưởng ứng với 12 nhóm CH, 10 nhóm CH2 và 7 nhóm CH3. Phổ 13C NMR (Phụ lục 5) cho thấy hợp chất có 39 carbon bao gồm 30 carbon của một triterpen và 9 carbon của một ester caffeat với một vòng benzen tam hoán [δC 146.7 (s, C-4′′), 144.7 (s, C-3′′), 127.2 (s, C-11′), 120.0 (d, C-6′′), 115.1 (d, C-5′′) và 113.9 (d, C-12′)], một nối đôi carbon- carbon nhị hoán [δC 144.8 (d, C-3′) và 115.8 (d, C-2′)] và một carbon carbonyl của ester [δC 167.7 (s, C-11)]. Phần aglycon triterpen mang một nhóm exometylen [δC 150.0 (s, C-20) và 109.8 (t, C-29)], hai carbon sp3 tam cấp mang oxygen [δC 81.0 (d, C-3) và 77.0 (d, C-16)], năm nhóm metin, chín nhóm metylen, bảy nhóm metyl và năm carbon tứ cấp. Vậy hợp chất này là một ester caffeat của lupan. Cấu trúc của 98 được xác định bằng phổ HSQC (Phụ lục 6) và HMBC (Phụ lục 7). Đơn vị ester caffeat được xác nhận bằng phổ HMBC như sau. Trong phổ HMBC, hai proton olefin ghép cặp trans [δH 7.53 và 6.22] cho tương quan với carbon carbonyl của ester [δC 167.7, C-1′]; vậy nối đôi carbon-carbon tương ứng gắn vào carbon carbonyl này. Proton olefin xuất hiện ở vùng từ trường cao [δH 6.22] còn cho tương quan với một carbon hương phương trí hoán [δC 127.2, s] trong khi proton olefin kia [δH 7.53] cho tương quan với hai carbon hương phương mang proton [δC 113.9, d và 120.0, d]. Vậy proton ở δH 6.22 phải gắn vào C-2′ [δC 115.8, d] và proton ở δH 7.53 gắn vào C-3′ [δC 144.8, d] và ta cũng xác định được độ lệch hóa học của C-1′′ [δC 127.2], C-2′′ [δC 113.9] và C-6′′ [δC 120.0]. Kiểu mẫu và hằng số ghép cặp của H-2′′ [δH 7.05 (1H, d, J= 1.5 Hz) và H-6′′ [δH 6.95 (1H, dd, J= 8.0 và 1.5 Hz)] cho thấy proton hương phương còn lại [δH 6.82 (1H, d, J= 8.0 Hz)] phải gắn vào C-5′′ để ghép cặp orto với H-6′′ và hai carbon C- 3′′ và C-4′′ mang nhóm thế hydroxyl [δC 146.7 và 144.7]. H-6′′ cho tương quan với carbon ở δC 146.7 nên carbon này là C-4′′ và do đó carbon hương phương mang oxygen còn lại [δC 144.7] là C-3′′. Các tương quan HMBC khác trên vòng benzen (xem Bảng 3.1 và Hình 3.1) phù hợp với lập luận trên. Phần 3. NGHIÊN CỨU -25- 1' 2' 3' 1" 3" 5" 1 3 5 7 9 10 11 13 15 17 1920 2324 25 26 27 28 29 30 21 Hình 3.1. Caùc töông quan HMBC ( ) chính vaø töông quan COSY ( ) trong 98 H OH O O OH HO H H Trong phổ HMBC, hai nhóm metyl tam cấp ở δH 0,89 (H3-23 và H3-24) tương quan với nhau [H3-23 với C-24 (δC 16,1) và H3-24 với C-23 (δC 28.0)] và cùng tương quan với một cacbon tứ cấp (δC 38,1) nên carbon tứ cấp là C-4 mang hai nhóm metyl này. Ngoài ra, hai nhóm gem metyl này còn cho tương quan với một cacbon metin tam cấp mang oxygen (δC 81,0) và một cacbon metin tam cấp (δC 55,0). Do đó hai cacbon này lần lượt là C-3 và C-5. Proton H-3 (δH 4,58) cho tương quan với carbon carbonyl của este caffeat (δC 167,7; C-1′) nên nhóm ester này gắn vào C-3. Trong phổ 1H NMR, H-3 xuất hiện dưới dạng cặp mũi đôi với một hằng số ghép cặp lớn và một hằng số ghép cặp nhỏ (J= 10,5 và 7,0 Hz) chứng tỏ proton này nằm ở vị trí trục và do đó nhóm ester caffeat có cấu hình β. Proton H-5 (δH 0.84) cho tương quan với một nhóm metyl tam cấp (δC 16.7), vậy nhóm này là C-25. H3-25 (δH 0.92) tương quan với một nhóm metylen (δC 24.8), một nhóm metin (δC 50.0) và một carbon tứ cấp (δC 37.1) nên các carbon này lần lượt là C-1, C-9 và C-10. Nhóm metyl ở δH 1.06 cho tương quan với C-9 nên phải là H3-26. H3-26 còn cho tương quan với hai carbon tứ cấp (δC 41.0 và 44.1), được xác định là C-8 và C-14. Trong khi đó, nhóm metyl ở δH 1.00 cũng cho tương quan với C-8 và C-14 nên phải là H3-27. Mặt khác, H3-27 cho tương quan với một nhóm metylen (δC 36.8) nên carbon này là C-15. H2-15 cho tương quan với carbon của alcol nhị cấp (δC 77.0) nên carbon này là C-16. Nhóm metyl tam cấp cuối cùng (δH Phần 3. NGHIÊN CỨU -26- 0.80, H3-28) cũng cho tương quan với C-16, tái xác nhận nhóm hydroxyl nhị cấp gắn vào carbon này. Kiễu mẫu và hằng số ghép cặp của H-16 [δH 3.60 (dd, J= 11.5 và 5.5 Hz) cho thấy proton này nằm ở vị trí trục và do đó nhóm 16-OH có cấu hình β. H3-28 cho tương quan với một carbon tứ cấp (δC 48.6), một nhóm metin (δC 47.8) và một nhóm metylen (δC 37.8), vậy các carbon này lần lượt là C-17, C-18 và C-22. Nhóm metyl vinyl ở δH 1,69 cho tương quan với hai cacbon olefin của nhóm exometylen trong khung lupan [δC 150,0 (C-20) và 109,8 (C-29)] nên nhóm này là H3-30. Ngoài ra H3-30 còn cho tương quan với một cacbon metin tam cấp (δC 47,7), là C-19. Vậy hợp chất trên là 16β-hydroxylupeol 3-O-caffeat (98). Các tương quan COSY (Phụ lục 8 và Hình 3.2) hoàn toàn phù hợp với cấu trúc này. Lupeol 3-O- caffeat đã được tìm thấy trong trái cây Bruguiera parviflora [51] còn 16β- hydroxylupeol đã được phân lập từ cây Achillea alexandri-regis [52] nhưng các tra cứu trên SciFinder ngày 10/08/2010 cho thấy 16β-hydroxylupeol 3-O-caffeat (98) là một hợp chất mới chưa được công bố trên thế giới. Các tương quan COSY và HMBC chính của 98 được biểu diễn trong Hình 3.1. Số liệu phổ 1H, 13C NMR và tương quan HMBC của 98 được trình bày trong Bảng 3.1. Bảng 3.1. Số liệu phổ 1H NMR, 13C NMR và tương quan HMBC của 16β- hydroxylupeol 3-O-caffeat (98) trong CDCl3. Vị trí δH Tương quan HMBC δC 1 1.71 m và 1.06 m C-3, C-25 38.5 2 1.69 m và 1.06 m C-1, C-3 24.8 3 4.58 dd (J= 10.5 và 7.0 Hz) C-23, C-1′ 81.0 4 38.1 5 0.84 m C-1, C-4, C-6, C-23, C-24 55.0 6 1.55 m và 1.42 m C-4, C-5, C-8, C-9 18.3 7 1.43 m C-5, C-9 34.3 8 41.0 9 1.32 m C-8, C-10, C-25, C-26 50.0 10 37.1 11 1.44 m và 1.24 m C-9 21.0 12 1.71 m C-18 23.9 Phần 3. NGHIÊN CỨU -27- 13 1.32 m C-8, C-15,C-18, C-19 37.3 14 44.1 15 1.58 m và 1.32 m C-16, C-17, C-18 36.8 16 3.60 dd (J= 11.5 và 5.5 Hz) 77.0 17 48.6 18 1.43 m C-17, C-19 47.8 19 2.50 m 47.7 20 150.0 21 1.97 m và 1.27 m 30.0 22 1.71 m và 1.32 m C-18, C-19 37.8 23 0.89 s C-3, C-4, C-5, C-24 28.0 24 0.89 s C-3, C-4, C-5, C-23 16.1 25 0.92 s C-1, C-5, C-9, C-10 16.7 26 1.06 s C-7, C-8, C-9, C-14 16.2 27 1.00 s C-8, C-14, C-15 16.2 28 0.80 s C-16, C-17, C-18, C-22 11.7 29 4.71 br s và 4.60 br s C-19, C-30 109.8 30 1.69 s C-19, C-20, C-29 19.4 1′ 167.7 2′ 6.22 d (J= 15.8 Hz) C-1′, C-1′′ 115.8 3′ 7.53 d (J= 15.8 Hz) C-1′, C-2′, C-2′′, C-6′′ 144.8 1′′ 127.2 2′′ 7.05 d (J= 1.5 Hz) C-3′, C-4′′, C-6′′ 113.9 3′′ 144.7 4′′ 146.7 5′′ 6.82 d (J= 8.0 Hz) C-1′′, C-3′′, C-4′′ 115.1 6′′ 6.95 dd (J= 8.0 và 1.5 Hz) C-3′, C-2′′, C-4′′, C-5′′ 120.0 Phần 3. NGHIÊN CỨU -28- 3.1.2. Dehydrozingeron (99) (AO8D) O H H OCH3 HO 1 234 1' 2' 6' 3' 4' 5' (99) Dehydrozingeron (99) (AO8D) thu được ở dạng tinh thể hình kim màu trắng, đnc. 126-128°C, UV (MeOH) λmax 224, 242, 300 (sh) và 341 nm, cho phản ứng màu xanh đậm với thuốc thử FeCl3 trong MeOH chứng tỏ đây là một dẫn xuất phenol. Phổ 1H NMR (Phụ lục 9) cho các mũi cộng hưởng ứng với sự hiện diện của một vòng benzen 1,2,4- tam hoán [δH 7.09 (1H, dd, J= 8.3 và 1.5 Hz, H-6′), 7.06 (1H, d, J= 1.5 Hz, H-2′), và 6.93 (1H, d, J= 8.3 Hz, H-5′)], hai proton trans olefin [δH 7.45 (1H, d, J= 16.5 Hz, H-4) và 6.59 (1H, d, J= 16.5 Hz, H-3)], một nhóm metoxyl [δH 3.94 (3H, s, 3′-OMe )] và một nhóm metyl gắn vào nhóm thế rút điện tử [δH 2.36 (3H, s, H3-1)] Phổ 13C NMR (Phụ lục 10) cho các mũi cộng hưởng với sự hiện diện của 11 carbon gồm một carbon carbonyl [δC 198.3 (s, C-2)], ba carbon trí hoán của nhân hương phương [δC 148.3, 146.9 và 127.0 (mỗi mũi s, C-4′, C-3′ và C-1′)], ba carbon hương phương mang proton [δC 123.5, 114.8 và 109.4 (mỗi mũi d, C-6′, C-5′ và C-2′)], một nối đôi carbon-carbon nhị hoán [δC 143.6 (d, C-4) và 125.1 (d, C-3)], một nhóm metoxyl [δC 56.0 (q, 3′-OMe)] và một nhóm metyl [δC 27.3 (q, C-1)]. Cấu trúc 99 được xác định dựa vào phổ HSQC (Phụ lục 11) và HMBC (Phụ lục 12). Trong phổ HMBC một trong hai proton trans olefin [δH 6.59] cho tương quan với carbon carbonyl [δC 198.3, C-2] và một carbon hương phương trí hoán [δC 127.0]. Mặt khác proton trans olefin còn lại [δH 7.45] cho tương quan với C-2 và hai carbon hương phương mang proton [δC 109.4 và 123.5] nên proton olefin đầu tiên phải gắn vào C-3 nối với C-2, proton olefin thứ hai gắn vào C-4, carbon hương phương trí hoán là C-1′ Phần 3. NGHIÊN CỨU -29- và hai carbon mang proton là C-2′ và C-6′. Mặt khác proton của nhóm metyl [δH 2.36 (3H, s); δC 27.3] cũng cho tương quan với C-2 nên nhóm metyl này là C-1 nối với carbon carbonyl này. O H H OCH3 HO 1 2 3 4 1' 2'4' 5' 6' Hình 3.2. Tương quan HMBC trong dehydrozingeron (99) Hằng số ghép cặp của H-2′ và H-6′ [δH 7.09 (1H, dd, J= 8.5 và 1.5 Hz, H-6′) và 7.06 (1H, d, J= 1.5 Hz, H-2′) cho thấy proton hương phương còn lại [δH 6.93 (1H, d, J= 8.5 Hz)] phải gắn vào C-5′ và hai carbon C-3′ và C-4′ [δC 148.3 và 146.9] mang mang oxygen. Proton của nhóm hydroxyl tự do [δH 5.88] cho tương quan với C-5′ nên C-4′ mang nhóm -OH. Proton của nhóm metoxyl [δH 3.94] cho tương quan với carbon hương phương mang oxygen ở δC 146.9 nên carbon này là C-3′ mang nhóm metoxyl và say ra C-4′ có δC 148.3. Vậy hợp chất trên là (E)-4-(4-hydroxy-3-metoxyphenyl)but-3-en-2-on hay còn gọi là dehydrozingeron (99) [53]. Các tương quan HMBC chính của 99 được biểu diễn trong Hình 3.2. Số liệu phổ 1H, 13C NMR và tương quan HMBC của 99 được trình bày trong Bảng 3.2. Phần 3. NGHIÊN CỨU -30- Bảng 3.2. Số liệu phổ 1H NMR, 13C NMR và tương quan HMBC của dehydrozingeron (99) trong CDCl3. Vị trí δH Tương quan HMBC δC 1 2.36 s C-2, C-3 27.3 2 198.3 3 6.59 d (J= 16.5 Hz) C-1′, C-2 125.1 4 7.45 d (J= 16.5 Hz) C-2, C-2′, C-6′ 143.6 1′ 127.0 2′ 7.06 d (J= 1.5 Hz) C-4, C-3′, C-4′, C-6′ 109.4 3′ 146.9 4′ 148.3 5′ 6.93 d (J= 8.3 Hz) C-1′, C-3′, C-4′ 114.8 6′ 7.09 dd (J= 8.3 và 1.5 Hz) C-4, C-2′, C-3′, C-4′ 123.5 3′-OMe 3.94 s C-3′ 56.0 4′-OH 5.88 s C-3′, C-4′, C-5′ Phần 3. NGHIÊN CỨU -31- 3.1.3. Curcumin (100) (AO8A) OHO H H H H OCH3 OCH3 OHHO 1 3 5 7 1' 3' 5' 1" 3" 5" H H OCH3 HO O H H OCH3 OH OH 1 3 5 7 1' 3' 5' 1" 3" 5" (100) Curcumin (100) (AO8A) thu được dưới dạng tinh thể hình lăng trụ nhỏ màu vàng cam, đnc. 179-181°C, UV (MeOH) λmax 264 và 420 nm, cho phản ứng màu xanh đậm với thuốc thử FeCl3/MeOH chứng tỏ đây là một dẫn xuất phenol. Phổ 1H NMR (Phụ lục 13) cho các mũi cộng hưởng ứng với 19 proton trong đó có hai nhóm metoxyl [δH 3.91 (6H, s, 3′-OMe và 3-OMe)] và 13 proton ở vùng trường thấp gồm hai nhóm hydroxyl tự do [δH 8.13 (2H, s, 4′-OH và 4′′-OH)], hai vòng benzen 1,2,4- tam hoán [δH 7.33 (2H, d, J= 1.5 Hz, H-2′ và H-2′′), δH 7.18 (2H, dd, J= 8.0 và 1.5 Hz, H-6′ và H-6′′), δH 6.88 (2H, d, J= 8.0 Hz, H-5′ và H-5′′)], bốn proton trans olefin [δH 7.60 (2H, d, J= 15.8 Hz, H-1 và H-7) và 6.70 (2H, d, J= 15.8 Hz, H-2 và H-6)] và một proton cô lập gắn vào nhóm thế rút điện tử mạnh [δH 5.98, 1H, s, H- 4]. Các kết quả trên phù hợp với một phân tử chứa 19 proton và có tính đối xứng qua carbon mang proton cô lập C-4. Phổ 13C NMR (Phụ lục 14), kết hợp với phổ DEPT 90 và DEPT 135 (Phụ lục 15) cho các tín hiệu cộng hưởng ứng với sáu nhóm CH, một nhóm CH3, một carbon carbonyl và ba carbon olefin hương phương hoàn toàn trí hoán. Trong sáu nhóm CH thì tín hiệu của nhóm CH ở δC 101.6 có chiều cao chỉ bằng khoảng một nửa tín hiệu của các nhóm CH còn lại và dựa vào phân tích phổ 1H NMR ở trên ta có thể xác định AO 8A đối xứng qua carbon này, mang hai nhóm CH3 và 11 nhóm CH. Như vậy hợp chất này chứa 21 carbon gồm hai carbon carbonyl, 12 carbon của hai vòng benzen tam hoán, bốn carbon olefin mang proton, hai nhóm metoxyl và một carbon metin mang nhóm rút điện tử mạnh [δC 101.6 (1C, d, C-4)]. Có thể dự đoán AO 8A là một hợp chất phenol có công thức phân tử C21H20O7 với độ bất bão hòa là 12. Phần 3. NGHIÊN CỨU -32- Số liệu phổ của AO8A phù hợp với số liệu phổ của (1E,6E)-4-hydroxy-1,7-bis(4- hydroxy-3-metoxyphenyl)hepta-1,6-dien-3,5-dion hay curcumin (100), là thành phần chính của củ nghệ (Curcuma longa, họ Gừng Zingiberaceae) [54]. Hợp chất này cũng đã được cô lập từ một loài cùng chi với cây ngâu rất thơm là cây ngâu Trung bộ (Aglaia annamensis) [55]. Mặc dù tên gọi cho thấy curcumin là một β-diketon nhưng phương pháp phân tích bằng tia X cũng như nghiên cứu về NMR vào năm 2007 của Florastina Payton và cs cho thấy curcumin tồn tại hoàn toàn ở hai dạng đồng phân hỗ biến keto-enol trong nhiều loại dung môi từ CHCl3 đến hỗn hợp của DMSO và nước [56]. Số liệu phổ 1H và 13C NMR của curcumin (100) được trình bày trong Bảng 3.3. Phần 3. NGHIÊN CỨU -33- Bảng 3.3. Số liệu phổ 1H và 13C NMR của curcumin (100) trong CDCl3. Vị trí δH δC 1 7.60 d (J= 15.8 Hz) 141.4 2 6.70 d (J= 15.8 Hz) 122.3 3 184.5 4 5.98 s 101.6 5 184.5 6 6.70 d (J= 15.8 Hz) 122.3 7 7.60 d (J= 15.8 Hz) 141.4 1′ 128.2 2′ 7.33 d (J= 1.5 Hz) 111.6 3′ 148.8 4′ 150.1 5′ 6.88 d (J= 8.0 Hz) 116.2 6′ 7.18 dd (J= 8.0 và 1.5 Hz) 123.8 1″ 128.2 2″ 7.33 d (J= 1.5 Hz) 111.6 3″ 148.8 4″ 150.1 5″ 6.88 d (J= 8.0 Hz) 116.2 6″ 7.18 dd (J= 8.0 và 1.5 Hz) 123.8 3′-OMe 3.92 s 56.3 3′′-OMe 3.92 s 56.3 4′-OH 8.13 s 4′′-OH 8.13 s Phần 3. NGHIÊN CỨU -34- 3.2. Khảo sát hóa học cây bứa Delpy (Garcina delpyana Pierre) Như đã trình bày trong phần Tổng quan (trang 20-21), cây Bứa Delpy chưa được nghiên cứu trên thế giới. Năm 2009, Ngũ Trường Nhân khảo sát thành phần hóa học cao eter dầu hỏa của vỏ cây thu hái ở Phú Quốc. Từ phân đoạn 4 và 6, tác giả đã cô lập được 6 hợp chất (67, 93-97). Trong đề tài này chúng tôi tiếp tục khảo sát phân đoạn 4 cao eter dầu hỏa và cao acetat etyl của vỏ cây này. Bằng phương pháp SKC kết hợp với SKBM trên nhiều hệ dung ly khác nhau, chúng tôi đã cô lập được bảy hợp chất. Dựa vào các kết quả phân tích phổ nghiệm, chúng tôi xác định được cấu trúc của các hợp chất này là 7-O- metylgarcinon E (DelH4.3.2A, 101), cowaxanthon (DelH4.3.7A, 102) mangostenol (DelH4.3.7B, 103), 1,7-dihydroxyxanthon (DelEt4A, 104), oblongixanthonon (DelEt5B, 105), fuscaxanthon E (DelEt5D, 106) và p-hydroxybenzaldehyd (DelEt5C, 107). (101) O OH OHO CH3O HO (102) O CH3O HO OH O OH Phần 3. NGHIÊN CỨU -35- (103) O OHO CH3O HO OH OH O OHO HO (104) (105) O OH OHO O OH (107) OH H O O O OH OH HO (106) Sau đây là phần biện luận để xác định cấu trúc của các hợp chất này. Phần 3. NGHIÊN CỨU -36- 3.2.1. 7-O-Metylgarcinon E (101) (DelH4.3.2A) (101) O OH OHO CH3O HO 1 3 45 7 8 9 4a 8a 9a 10a 11 12 14 15 16 17 1920 21 22 2425 7-O-Metylgarcinon E (101) (DelH4.3.2A) thu được dưới dạng dầu màu vàng, cho phản ứng màu xanh đậm với thuốc thử FeCl3 trong MeOH chứng tỏ đây là một dẫn xuất phenol. Phổ 1H NMR (Phụ lục 16) cho các tín hiệu cộng hưởng ứng với một nhóm hydroxyl kiềm nối [δH 13.84 (1H, s, 1-OH)], một proton hương phương cô lập [δH 6.33 (1H, s, H-4)], một nhóm metoxyl [δH 3.80 (3H, s, 7-OMe)] và ba nhóm 3- metyl-2-butenyl bao gồm ba proton olefin [ H 5.27 (3H, mδ , H-12, H-17 và H-22)], ba nhóm metylen benzyl [δH 4.07 (2H, d, J= 6.0 Hz, H2-21), 3.57 (2H, d, J= 7.5 Hz, H2- 16) và 3.46 (2H, d, J= 7.0 Hz, H2-11)] và sáu nhóm metyl vinyl [δH 1.87, 1.85, 1.83, 1.77, 1.69 và 1.69 (mỗi mũi 3H, s, H3-19, H3-14, H3-24, H3-15, H3-20 và H3-25)]. Phổ 13C NMR (Phụ lục 17) kết hợp với phổ DEPT90 và DEPT135 (Phụ lục 18) cho các tín hiệu cộng hưởng ứng với 30 carbon trong đó có một carbon carbonyl tiếp cách [ C 182.5 (s, C-9)], mười hai carbon hương phương, một nhóm metoxyl [δ δC 62.0 (q, 7-OMe)] và ba nhóm 3-metyl-2-butenyl với ba nối đôi carbon-carbon, ba nhóm metylen và sáu nhóm metyl. Vậy hợp chất này là một dẫn xuất xanthon. [Trong số 12 carbon hương phương, có sáu carbon mang oxygen δC 160.6, 161.6, 155.0, 153.4, 152.4 và 142.3]. Vì C-4a và C-10a đã mang oxygen nên DelH4.3.2A phải là một xanthon tetraoxygen hóa. Các số liệu trên cũng cho thấy hợp chất này mang một nhóm –OH kiềm nối ở C-1, hai nhóm –OH tự do, một nhóm -OCH3 và ba nhóm isoprenyl. So sánh các số liệu phổ trên với tài liệu tham khảo [57] cho thấy hợp chất này là 7-O-metyl garcinon E, được cô lập lần đầu tiên từ vỏ cây Garcinia cowa [57]. Phần 3. NGHIÊN CỨU -37- 1H và 13C NMR của 7-O-metyl garcinon Số liệu phổ E (101) (DelH4.3.2A) được trình bày trong Bảng 3.4. Bảng 3.4. Số liệu phổ 1H và 13C NMR của 7-O-metylgarcinon E (101) trong CDCl3. Vị trí δH δC 1 160.6 2 108.4 3 161.6 4 6.33 s 93.3 4a 155.0 5 114.0 6 152.4 7 142.3 8 131.8 8a 111.9 9 182.5 9a 103.7 10a 153.4 11 3.46 d (J= 7.0 Hz) 21.5 12 5.27 m 121.5 13 135.8 14 1.85b s 17.9c 15 1.77a s 25.8 15 16 3.57 d (J= 7.5 Hz) 22.7 17 5.27 m 121.2 18 132.7 19 1.87b s 18.0c 20 1.69 a s 25.8 21 4.07 d (J= 6.0 Hz) 26.4 22 5.27 m 123.5 23 133.9 24 1.83b s 18.2c 25 1.69 a s 25.8 1-OH 13.84 s 7-OMe 3.80 s 62.0 a,b,c: có thể hoán đổi lẫn nhau Phần 3. NGHIÊN CỨU -38- 3.2.2. Cowaxanthon (102) (DelH4.3.7A) (102) 15 17 1819 O CH3O HO OH O OH 1 3 4a10a 5 7 8a 9a 11 13 20 Cowaxanthon (102) (DelH4.3.7A) thu được ở dạng tinh thể hình kim màu vàng nhạt, đnc. 190-195°C, cho phản ứng màu xanh đậm với thuốc thử FeCl3/MeOH. Phổ 1H NMR (Phụ lục 19) cho các tín hiệu cộng hưởng ứng với sự hiện diện của một nhóm -OH kiềm nối [δH 13.41 (1H, s, 1-OH)], ba proton hương phương cô lập [δH 7.52 (1H, s, H-8), 6.88 (1H, s, H-5) và 6.45 (1H, s, H-4)], một nhóm metoxyl [δH 3.97 (3H, s, 7-OMe)] và một nhóm geranyl bao gồm hai proton olefin [δH 5.31 (1H, m, H- 12) và 5.07 (1H, m, H-16)], một nhóm metylen benzyl [δH 3.37 (2H, d, J= 7.0 Hz, H2- 11)], hai nhóm metylen [δH 2.05 (2H, m, H2-15) và 1.97 (2H, m, H2-14)] và ba nhóm metyl vinyl [δH 1.80, 1.59 và 1.54 (mỗi mũi 3H, s, H3-19, H3-20 và H3-14)]. Phổ 13C NMR (Phụ lục 20) cho tín hiệu ứng với 24 carbon trong đó có một carbon carbonyl tiếp cách [δC 180.3 (s, C-9)], mười hai carbon hương phương trong đó có sáu carbon mang oxygen [δC 163.1, 161.2, 156.5, 154.9, 153.3 và 146.5 (mỗi mũi s, C-3, C-1, C-6, C-4a, C-10a và C-7)], một nhóm geranyl 10C và một nhóm metoxyl. Vì C- 4a và C-10a đã mang oxygen nên hợp chất này là một xanthon tetraoxygen hóa mang một nhóm metoxyl [δC 56.6, 7-OMe], ba nhóm hydroxyl và một nhóm geranyl. So sánh số liệu phổ của DelH4.3.7A với tài liệu tham khảo cho thấy hợp chất này là cowaxanthon (102), đã được tìm thấy trong cây G. cowa [58]. Số liệu phổ 1H và 13C NMR của cowaxanthon (102) (DelH4.3.7A) được trình bày trong Bảng 3.5. Phần 3. NGHIÊN CỨU -39- Bảng 3.5. Số liệu phổ 1H và 13C NMR của cowaxanthon (102) trong aceton-d6. Vị trí δH δC 1 161.2 2 113.5 3 163.1 4 6.45 s 93.9 4a 154.9 5 6.88 s 103.5 6 156.5 7 146.5 8 7.52 s 105.6 8a 111.2 9 180.3 9a 103.1 10a 153.3 11 3.37 d (J= 7.0 Hz) 21,9 12 5.31 m 123.3 13 135.2 14 1.97 m 40.5 15 2.05 m 27.4 16 5.07 m 125.1 17 131.5 18 1.59 s 17.7 19 1.80 s 16.2 20 1.54 s 25.8 1-OH 13.41 s 7-OMe 3.97 s 56.6 Phần 3. NGHIÊN CỨU -40- 3.2.3. Mangostenol (103) (DelH4.3.7B) (103) O OHO CH3O HO OH OH 1 3 4a10a 5 7 8a 9a 11 12 19 15 16 17 20 14 Mangostenol (103) (DelH4.3.7B) thu được dưới dạng tinh thể hình kim màu vàng, đnc. 157-159°C, cho phản ứng màu xanh đậm với thuốc thử FeCl3/MeOH. Phổ 1H NMR (Phụ lục 21) cho các tín hiệu cộng hưởng ứng với một nhóm -OH kiềm nối [δH 14.01 (1H, s, 1-OH)], hai proton hương phương cô lập [δH 6.84 (1H, s, H-5) và 6.33 (1H, s, H-4)], một nhóm metoxyl [δH 3.80 (3H, s, 7-OMe)] và các tín hiệu cộng hưởng ứng với một nhóm isoprenyl bao gồm một proton olefin [δH 5.27 (1H, m, H-17)], một nhóm metylen benzyl [δH 4.13 (2H, d, J= 6.5 Hz, H2-16)], hai nhóm metyl vinyl [δH 1.84 và 1.66 (mỗi mũi 3H, s, H3-19 và H3-20)] và một dây nhánh 2-hydroxy-3-metyl-3-butenyl gồm một nhóm exometylen [δH 4.95 và 4.77 (mỗi mũi 1H, s, H2-14], một proton của alcol nhị cấp gắn vào nhóm thế rút điện tử [δH 4.41 (1H, dd, J= 8.0 và 3.5 Hz, H-12)], một nhóm metylen benzyl [δH 3.08 (1H, dd, J= 14.5 và 3.5 Hz) và 2.90 (1H, dd, J= 14.5 và 8.0 Hz), H2-11] và một nhóm metyl vinyl [δH 1.83 (3H, s, H3-15)]. Phổ 13C NMR (Phụ lục 22) kết hợp với DEPT 90 và DEPT 135 (Phụ lục 23) cho các tín hiệu cộng hưởng ứng với 24 carbon trong đó có một carbon carbonyl tiếp cách [δC 182.0 (s, C-9)], mười hai carbon hương phương trong đó có sáu carbon mang oxygen [δC 163.9, 161.3, 156.8, 155.7, 155.4 và 143.7 (mỗi mũi s, C-3, C-1, C-4a, C- 6, C-10a và C-7)]. Vì C-4a và C-10a đã mang oxygen nên 103 là một xanthon mang một nhóm thế metoxyl, ba nhóm -OH, hai proton hương phương cô lập và còn hai nhóm thế cuối cùng là một nhóm prenyl [δC 130.6 (s, C-18), 123.9 (d, C-17), 26.0 (t, C-16), 25.0 (q, C-19), 17.5 (q, C-20)] và một nhóm 2-hydroxy-3-metyl-3-butenyl [δC 147.7 (s, C-13), 109.5 (t, C-14), 75.7 (d, C-12), 29.0 (t, C-11), 17.4 (q, C-15)]. Phần 3. NGHIÊN CỨU -41- So sánh số liệu phổ trên với tài liệu tham khảo cho thấy hợp chất này là mangostenol (103), đã được tìm thấy trong cây măng cụt G. mangostana [59]. Số liệu phổ 1H và 13C NMR của magostenol (103) (DelH4.3.7B) được trình bày trong Bảng 3.6. Bảng 3.6. Số liệu phổ 1H và 13C NMR của mangostenol (103) trong aceton-d6. Vị trí δH δC 1 161.3 2 108.1 3 163.9 4 6.33 s 93.4 4a 156.8 5 6.84 s 101.9 6 155.7 7 143.7 8 137.3 8a 111.0 9 182.0 9a 102.6 10a 155.4 11 3.08 dd (J= 14.5 và 3.5 Hz) 2.90 dd (J= 14.5 và 8.0 Hz) 29.0 12 4.41 dd (J= 8.0 và 3.5 Hz ) 75.7 13 147.7 14 4.95 s và 4.77 s 109.5 15 1.83 s 17.4 16 4.13 d (J= 6.5 Hz) 26.0 17 5.27 m 123.9 18 130.6 19 1.84 s 17.5 20 1.66 s 25.0 1-OH 14.01 s 7-OMe 3.80 s 60.5 Phần 3. NGHIÊN CỨU -42- 3.2.4. 1,7-Dihydroxyxanthon (104) (DelEt4A) (104) O OHO HO 1 34a10a 5 7 8a 9a 1,7-Dihydroxyxanthon (104) (DelEt4A) thu được ở dạng tinh thể hình kim màu vàng, đnc. 205-206°C, cho phản ứng màu xanh đậm với thuốc thử FeCl3/MeOH. Phổ 1H NMR (Phụ lục 24) cho các mũi cộng hưởng ứng với sự hiện diện của một nhóm -OH kiềm nối [δH 12.70 (1H, s, 1-OH)], một vòng benzen 1,2,3- tam hoán [δH 7.69 (1H, t, J= 8.3 Hz, H-3), 6.99 (1H, dd, J= 8.3 và 1.0 Hz, H-4) và 6.76 (1H, d, J= 8.3 và 1.0 Hz, H-2)] và một vòng benzen 1,2,4- tam hoán [δH 7.61 (1H, d, J= 3.0 Hz, H-8), 7.51 (1H, d, J= 9.0 Hz, H-5) và 7.43 (1H, dd, J= 9.0 và 3.0 Hz, H-6)]. Phổ 13C NMR (Phụ lục 25) cho thấy các mũi cộng hưởng ứng với 13 carbon bao gồm một carbon carbonyl tiếp cách C=O [δC 183.0 (s, C-9)] và 12 carbon hương phương trong đó có bốn carbon mang oxygen [δC 162.8, 157.3, 155.0 và 151.1]. Vậy DelEt4A là một xanthon mang hai nhóm thế hydroxyl. Nhóm -OH kiềm nối phải nằm ở vị trí C-1 để tạo nối hydrogen nội phân tử với nhóm carbonyl. Vậy vòng A là vòng benzen 1,2,3- tam hoán. Như vậy nhóm -OH tự do phải nằm ở vị trí C-6 hay C-7 để tạo thành vòng benzen 1,2,4- tam hoán. Proton hương phương ghép cặp meta [δH 7.61 (1H, d, J= 3.0 Hz] xuất hiện ở vùng từ trường thấp chứng tỏ proton này nằm trong vùng giảm chắn của nối đôi C=O, nghĩa là gắn vào C-8. Vậy có thể dự đoán hợp chất này là 1,7-dihydroxyxanthon. Cho đến nay người ta mới chỉ cô lập được 1,7- dihydroxyxanthon và điều này phù hợp với quá trình sinh tổng hợp xanthon. So với tài liệu tham khảo [60] thì số liệu phổ của DelEt4A phù hợp với số liệu phổ của 1,7- dihydroxyxanthon. Số liệu phổ 1H NMR và 13C NMR của 1,7-dihydroxyxanthon (104) (DelEt4A) được trình bày trong Bảng 3.7. Phần 3. NGHIÊN CỨU -43- Bảng 3.7. Số liệu phổ 1H và 13C NMR của 1,7-dihydroxyxanthon (104) trong aceton-d6. Vị trí δH δC 1 162.8 2 6.76 dd (J= 8.3 và 1.0 Hz) 110.5 3 7.69 t (J= 8.3 Hz) 137.8 4 6.99 dd (J= 8.3 và 1.0 Hz) 107.8 4a 157.3 5 7.51 d (J= 9.0 Hz) 120.2 6 7.43 dd (J= 9.0 và 3.0 Hz) 126.2 7 155.0 8 7.61 d (J= 3.0 Hz) 109.2 8a 121.8 9 183.0 9a 109.2 10a 151.1 1-OH 12.70 s Phần 3. NGHIÊN CỨU -44- 3.2.5. Oblongixanthonon (105) (DelEt5B) (105) O OH OHO O OH 1 3 4 5 7 8 9 4a 8a 9a 10a 11 12 14 15 21 22 2425 16 1719 20 Oblongixanthonon (105) (DelEt5B) thu được dưới dạng dầu màu vàng, cho phản ứng màu xanh đậm với thuốc thử FeCl3/MeOH. Phổ 1H NMR (Phụ lục 26) cho các tín hiệu cộng hưởng ứng với sự hiện diện của một nhóm -OH kiềm nối [δH 13.03 (1H, s, 1-OH)], một proton hương phương cô lập [δH 6.54 (1H, s, H-4)] và ba nhóm 3-metyl-2-butenyl bao gồm ba proton olefin [δH 5.28, 5.19 và 4.83 (mỗi mũi 1H, m, H-12, H-22 và H-17)], một nhóm metylen benzyl [δH 3.36 (2H, d, J= 7.0 Hz, H2-11)], hai nhóm metylen [δH 3.01 và 2.83 ( mỗi mũi 1H, m, H2-16), 2.34 và 1.75 (mỗi mũi 1H, m, H2-21)] và sáu nhóm metyl vinyl [δH 1.78, 1.73, 1.65, 1.60, 1.55 và 1.54 (mỗi mũi 3H, s, H3-14, H3-25, H3-15, H3-24, H3-19 và H3-20)]. Phổ 13C NMR (Phụ lục 27) kết hợp với phổ DEPT90 và DEPT135 (Phụ lục 28) cho các tín hiệu cộng hưởng ứng với 28 carbon gồm một carbon carbonyl cô lập [δC 205.8 (s, C-6)], một carbon carbonyl tiếp cách [δC 182.5 (s, C-9)], ba nhóm 3-metyl-2- butenyl, một vòng benzen, một nối đôi carbon-carbon, một nhóm metylen, một nhóm metin và một carbon sp3 mang oxygen. Có thể dự đoán hợp chất này là một dẫn xuất xanthon có 28 carbon trong đó một vòng benzen của khung đã bị biến đổi. Cấu trúc của DelEt5B được xác định dựa vào phổ HSQC (Phụ lục 29) và HMBC (Phụ lục 30). Trong phổ HMBC, hai nhóm metyl vinyl [δH 1.78 (H3-14) và 1.65 (H3- 15), δC 25.8 (q, C-15) và 17.9 (q, C-14)] tương quan với nhau và với hai carbon của một nối đôi tam hoán [δC 131.7 (s) và 123.1 (d)] nên hai nhóm metyl này cùng gắn vào Phần 3. NGHIÊN CỨU -45- carbon olefin hoàn toàn trí hoán (C-13) và carbon olefin còn lại là C-12. Ngoài ra, proton của nhóm metylen benzyl ở δH 3.36 cho tương quan với C-12 và C-13 nên đây các proton này gắn vào C-11. Vậy nhóm 3-metyl-2-butenyl thứ nhất đã được xác định. Các tương quan HMBC trong dây nhánh isoprenyl này được trình bày trong Hình 3.3. 11 12 14 15 Hình 3.3. Tương quan HMBC trong dây nhánh 3-metyl-2-butenyl thứ nhất Lý luận tương tự ta xác định được hai nhóm 3-metyl-2-butenyl còn lại. Nhóm -OH kiềm nối cho tương quan với ba carbon hương phương trí hoán [δC 160.1, 112.3 và 104.9]. Vậy carbon thứ nhất là C-1 và hai carbon kia là C-2 và C-9a hoặc ngược lại. Proton nhóm metylen benzyl [δH 3.36] cho tương quan với C-1, carbon ở δC 112.3 và một carbon hương phương mang oxygen [δC 163.0]. Điều này giúp chúng ta xác định được độ lệch hóa học của C-2 [δC 112.3], C-9a [δC 104.9] và C-3 mang nhóm –OH [δC 163.0]. Proton hương phương cô lập [δH 6.54] cho tương quan với C-2, C-3 và C-9a nên gắn vào C-4. H-4 còn cho tương quan với carbon hương phương mang oxygen ở δC 156.9; vậy carbon này là C-4a. Như vậy là ta đã xác định được cấu trúc của vòng A. Vòng B của khung xanthon do đó mang hai nhóm isoprenyl và một alcol tam cấp. Hai proton metylen của nhóm isoprenyl thứ hai [δH 3.01 và 2.83] cho tương quan với carbon olefin mang oxygen của nối đôi duy nhất còn lại [δC 162.5], carbon carbonyl cô lập [δC 205.8] và một carbon sp3 tứ cấp mang oxygen [δC 75.5]. Vậy các carbon này lần lượt là C-10a, C-6 và C-5. Hai proton metylen ở δH 2.89 và 2.54 [δC 39.4] cho tương quan với C-5 và C-6 nên phải gắn vảo C-7. Mặt khác H2-7 cho tương quan với một nhóm metin [δC 32.0] và carbon olefin còn lại [δC 122.0] nên hai carbon này lần lượt là C-8 và H-8a. Vậy nhóm isoprenyl thứ ba gắn vào C-8. Điều này được xác nhận nhờ vào tương quan của proton metylen của nhóm isoprenyl cuối cùng (H2-21) với C-7 và C-8. Phần 3. NGHIÊN CỨU -46- Vậy DelEt5B có cấu trúc 105. Hợp chất này là oblongixanthonon, đã được cô lập từ Garcinia oblongifolia vào năm 2009 [61]. Tương quan HMBC của các dây nhánh với khung xanthon được trình bày trong Hình 3.4. O OH OHO O OH 11 12 13 14 15 2122 2425 16 17 18 19 20 1 3 45 7 8 9 4a 8a 10a Hình 3.4. Tương quan HMBC của các dây nhánh với khung xanthon trong 105 Số liệu phổ 1H, 13C NMR và tương quan HMBC của oblongixanthonon (105) được trình bày trong Bảng 3.8. Phần 3. NGHIÊN CỨU -47- Bảng 3.8. Số liệu phổ 1H NMR, 13C NMR và tương quan HMBC của oblongixanthonon (105) trong aceton-d6. Vị trí δH HMBC δC 1 160.1 2 112.3 3 163.0 4 6.54 s C-2, C-3, C-4a, C-9, C-9a 93.9 4a 156.9 5 75.2 6 205.8 7 2.89 m và 2.54 m C-5, C-6, C-21, C-8, C-8a 39.4 8 3.32 m C-6 32.0 8a 122.0 9 181.6 9a 104.9 10a 162.5 11 3.36 d (J=7.0 Hz) C-1, C-2, C-3, C-12, C-13 22.0 12 5.28 m C-11, C-14, C-15 123.1 13 131.7 14 1.78 s C-12, C-13, C-15 17.9 15 1.65 s C-12, C-13, C-14 25.8 16 3.01 m và 2.83 m C-5, C-6, C-10a, C-17, C-18 33.7 17 4.83 m C-16, C-19, C-20 118.4 18 136.5 19 1.55 s C-17, C-18, C-20 18.0 20 1.54 s C-17, C-18, C-19 26.0 21 2.34 m và 1.75 m C-7, C-8, C-22, C-23 33.8 22 5.19 m C-24, C-25 122.5 23 134.9 24 1.60 s C-22, C-23, C-25 18.0 25 1.73 s C-22, C-23, C-24 25.9 1-OH 13.03 s C-1, C-2, C-9a Phần 3. NGHIÊN CỨU -48- 3.2.6. Fuscaxanthon E (DelEt5D) (106) (106) O OHO HO OH 1 34a10a 5 7 8a 9a 11 13 18 15 17 2019 Fuscaxanthon E (106) (DelEt5D) thu được ở dạng dầu màu vàng, cho phản ứng màu xanh đậm với thuốc thử FeCl3 trong MeOH chứng tỏ đây là một dẫn xuất phenol. Phổ 1H NMR (Phụ lục 31) cho các mũi cộng hưởng ứng với sự hiện diện của một nhóm -OH kiềm nối [δH 12.93 (1H, s, 1-OH)] một vòng benzen 1,2,4- tam hoán [δH 7.57 (1H, d, J= 3.0 Hz, H-8), 7.49 (1H, d, J= 9.0 Hz, H-5) và 7.36 (1H, dd, J= 9.0 và 3.0 Hz, H-6)], một proton hương phương cô lập [δH 6.34 (1H, s, H-2)] và một dây nhánh geranyl bao gồm hai proton olefin [δH 5.31 (1H, m, H-12), 5.02 (1H, m, H-16)], một nhóm metylen benzyl [δH 3.53 (2H, d, J= 7.5 Hz, H2-11)], hai nhóm metylen [δH 2.07 (2H, m, H2-15), 1.98 (2H, m, H2-14)] và ba nhóm metyl vinyl [δH 1.89, 1.52 và 1.49 (mỗi mũi 3H, s, H3-19, H3-20 và H3-18)]. Phổ 13C NMR (Phụ lục 32) kết hợp với DEPT 90 và DEPT 135 (Phụ lục 33) cho các mũi cộng hưởng ứng với 23 carbon bao gồm một carbon carbonyl tiếp cách C=O [δC 181.8 (s, C-9)], 12 carbon hương phương trong đó có năm carbon mang oxygen [δC 163.7 (s, C-3), 162.3 (s, C-1) , 156.0 (s, C-4a), 154.8 (s, C-7) và 150.9 (s, C-10a)] và 10 carbon của một nhóm geranyl [δC 22.1 (t, C-11), 123.3 (d, C-12), 135.4 (s, C-13), 40.4 (t, C-14), 27.3 (t, C-15), 125.0 (d, C-16), 131.6 (s, C-17), 25.7 (q, C-20), 17.6 (q, C-18) và 16.3 (q, C-19)]. Vậy hợp chất này là một xanthon mang ba nhóm thế hydroxyl và một nhóm thế geranyl. Nhóm -OH kiềm nối phải nằm ở vị trí C-1 để tạo nối hydrogen nội phân tử với nhóm carbonyl nên vòng B phải là vòng benzen 1,2,4- tam hoán và vòng A còn mang hai nhóm thế là một nhóm -OH và một nhóm geranyl. Phần 3. NGHIÊN CỨU -49- So sánh các kết quả phổ trên với tài liệu tham khảo cho thấy DelEt 5D là fuscaxanthon E (106), đã được cô lập từ vỏ cây Garcinia fusca vào năm 2003 [62]. Số liệu phổ 1H và 13C NMR của fuscaxanthon E (106) được trình bày trong Bảng 3.9. Bảng 3.9. Số liệu phổ 1H và 13C NMR của fuscaxanthon E (106) trong aceton-d6. Vị trí δH δC 1 162.3 2 6.34 s 98.3 3 163.7 4 107.2 4a 156.0 5 7.49 d (J=9.0 Hz) 119.8 6 7.36 dd (J=9.0 và 3.0 Hz) 125.0 7 154.8 8 7.57 d (J=3.0 Hz) 109.3 8a 121.6 9 181.5 9a 103.6 10a 150.9 11 3.53 d (J= 7.5 Hz) 22.1 12 5.31 m 123.3 13 135.4 14 1.95 m 40.4 15 2.07 m 27.3 16 5.02 m 125.0 17 131.6 18 1.49 s 17.6 19 1.89 s 16.3 20 1.52 s 25.7 1-OH 12.93 s Phần 3. NGHIÊN CỨU -50- 2.7. p-Hydroxybenzaldehyd (107) (DelEt5C) OH H O 1 35 7 (107) p-Hydroxybenzaldehyd (107) (DelEt5C) thu được dưới dạng tinh thể hình kim màu vàng, đnc. 114-116°C, cho phản ứng dương tính với thuốc thử FeCl3/MeOH. Phổ 1H NMR (Phụ lục 34) cho các mũi cộng hưởng ứng với một nhóm aldehyd [δH 9.85 (1H, s, 7-CHO)] và một vòng benzen 1,4- nhị hoán với bốn proton hương phương [δH 7.80 (2H, m giống d, J= 8.8 Hz, H-2 và H-6) và 7.01 (2H, m giống d, J= 8.8 Hz, H-3 và H-5)]. Phổ 13C NMR (Phụ lục 35) cho các mũi cộng hưởng ứng với một carbon carbonyl của nhóm aldehyd [δC 191.0 (C-7)] và sáu carbon của vòng benzen trong đó có một carbon mang oxygen [δC 163.9 (C-4)]. Vậy hợp chất này là p-hydroxybenzaldehyd (107), phù hợp với tài liệu tham khảo [63]. Số liệu phổ 1H và 13C NMR của p-hydroxybenzaldehyd (107) được trình bày trong Bảng 3.10. Bảng 3.10. Số liệu phổ 1H và 13C NMR của p-hydroxybenzaldehyd (107) trong aceton-d6. Vị trí δH δC 1 130.5 2, 6 7.80 d (d, J= 8.8 Hz) 132.8 3, 5 7.01 d (J= 8.8 Hz) 116.7 4 163.9 7 9.85 s 191.0 Phần 3. NGHIÊN CỨU -51- 3.3. Thực nghiệm Thiết bị và điều kiện thí nghiệm Năng lực triền quang đo trên triền quang kế A. Krüss Optronic. Điểm nóng chảy đo trên máy đo điểm nóng chảy Wagner & Munz Polytherm A, nhiệt kế không điều chỉnh. Phổ UV ghi trên quang phổ kế UV-Vis Agilent 8453 Diode Array, dung môi EtOH. Khối phổ phân giải cao (HR-ESIMS) ghi trên máy Bruker micrOTOF-QII (80 eV). Phổ cộng hưởng từ hạt nhân ghi trên máy NMR Bruker Avance 500 [500 MHz (1H) và 125 MHz (13C)] với TMS là chất chuẩn nội (δ= 0,00 ppm). Độ bội trong phổ 13C NMR được xác định bằng phổ DEPT. SKC được thực hiện trên silica gel 60 (40-63 µm, Merck) hay RP18 (40-63 µm, Merck). SKC lọc bằng gel được thực hiện trên Sephadex LH-20 (GE Healthcare). SKBM được thực hiện trên bản silica gel 60 F254 (250 µm, Merck) hay RP18 F254s (250 µm, Merck). Các cấu tử trên bản mỏng được phát hiện bằng đèn tử ngoại hay bằng cách cho vào bình đựng iod. Tất cả dung môi đều được chưng cất lại trước khi sử dụng. Eter dầu hỏa có nhiệt độ sôi 45-90°C. 3.3.1. Khảo sát cây ngâu rất thơm 3.3.1.1. Thu hái mẫu và điều chế cao Lá và cành non cây ngâu rất thơm được thu hái ở Vườn Quốc gia Lò Gò Xa Mát tỉnh Tây Ninh và đã được nghiên cứu viên Đặng Văn Sơn, Viện Sinh học Nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh định danh. Mẫu cây sau khi lấy về được phơi khô tự nhiên rồi đem xay nhỏ. Trích kiệt mẫu (1.6 kg) bằng Soxhlet với acetat etyl, thu hồi dung môi thu được cao AcOEt. 3.3.1.2. Phân lập chất SKC cao acetat etyl (90.0 g) trên silica gel bằng hệ dung ly eter dầu hỏa-AcOEt có độ phân cực tăng dần thu được 9 phân đoạn (AO1-9). Kết quả được trình bày trong Bảng 3.11. Phần 3. NGHIÊN CỨU -52- Bảng 3.11. Kết quả SKC cao AcOEt của cây ngâu rất thơm trên silica gel (eter dầu hỏa-AcOEt 0-100%) Phân đoạn Kí hiệu Khối lượng (g) 1 AO1 3.23 2 AO2 3.16 3 AO 3 3.73 4 AO4 5.19 5 AO5 4.89 6 AO6 0.89 7 AO7 0.35 8 AO8 9.21 9 AO9 15.76 SKC phân đoạn AO8 (9.21 g) trên silica gel (hexan-aceton 0-100%) thu được 7 phân đoạn (AO8.1-7). SKC nhiều lần phân đoạn AO8.1 (2.4 g) trên silica gel (hexan- aceton 0-100%) thu được 3 phân đoạn (AO8.1.1-3). SKC phân đoạn AO8.1.3 (1.34 g) trên silica gel (hexan-AcOEt 0-50%) rồi trên Sephadex LH-20 (CHCl3-MeOH 1:1) thu được AO8A (100, 15.8 mg). Tiếp tục SKC nhiều lần phân đoạn AO8.4 (472 mg) trên silica gel (hexan-CH2Cl2) rồi RP18 (H2O-MeOH 50-80%) thu được AO8D (99, 5.1 mg). SKC phân đoạn AO8.5 (903 mg) trên silica gel (hexan-AcOEt 0-50%) thu được 4 phân đoạn (AO8.5.1-4). SKC nhiều lần phân đoạn hai (850 mg) trên silica gel (hexan- AcOEt 0-35%) rồi Sephadex LH-20 (CHCl3-MeOH 1:1) thu được AO8E (98, 6.5 mg). Quy trình cô lập 98-100 từ phân đoạn AO8 được tóm tắt trong Sơ đồ 1. Phần 3. NGHIÊN CỨU -53- Sơ đồ 1. Sơ đồ cô lập 98-100 từ pđ AO8 cao AcOEt của cây ngâu rất thơm AO8 (9.21 g) AO8.4 (472 mg) SKC, silica gel Hexan-aceton AO8.1.3 (1.34 g) AO8A (100) (15.8 mg) AO.8D (99) (5.1 mg) AO.8E (98) (6.5 mg) SKC, silica gel Hexan-CH2Cl2 AO8.1 (2.4 g) AO8.5 (903 mg) SKC, silica gel Hexan-aceton SKC, RP18 MeOH-H2O AO8.4.3 (87 mg) AO8.5.2 (850 mg) SKC, silica gel Hexan-AcOEt SKC, silica gel Hexan-AcOEt SKC, Sephadex LH-20 MeOH-CHCl3 (1:1) 3.3.2. Khảo sát cây bứa Delpy 3.3.2.1. Thu hái mẫu và điều chế cao Vỏ cây bứa Delpy (Garcinia delpyana Pierre) được thu hái vào tháng 10 năm 2005 ở đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và đã được nghiên cứu viên Đặng Văn Sơn, Viện Sinh học Nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh nhận danh. Mẫu được phơi khô, xay nhỏ và trích kiệt (2 kg) bằng máy tẩm trích Soxhlet với eter dầu hoả, thu hồi dung môi bằng máy cô quay thu được cao eter dầu hoả [50]. Tiếp tục trích mẫu với AcOEt rồi thu hồi dung môi thu được cao AcOEt. 3.3.2.2. Phân lập chất từ cao eter dầu hỏa SKC cao eter dầu hoả (64.0 g) trên silica gel với hệ dung ly eter dầu hoả-aceton (0- 100%) thu được 7 phân đoạn (DelH1-7). Kết quả được tóm tắt trong Bảng 3.12 [50]. Phần 3. NGHIÊN CỨU -54- Bảng 3.12. Kết quả SKC cao eter dầu hỏa của vỏ cây bứa Delpy trên silica gel (eter dầu hỏa-aceton 0-100%) Phân đoạn Kí hiệu Khối lượng (g) 1 DelH1 0.53 2 DelH2 1.52 3 DelH3 5.63 4 DelH4 34.00 5 DelH5 3.22 6 DelH6 4.14 7 DelH7 11.07 SKC phân đoạn DelH4 (34 g) trên silica gel với hệ dung ly eter dầu hỏa-AcOEt (0- 100%) thu được 8 pđ (DelH4.1-8). Phân đoạn DelH4.7 và DelH4.8 đã được tác giả Ngũ Trường Nhân khảo sát [50]. Trong đề tài này chúng tôi khảo sát phân đoạn DelH4.3 (12.0 g). SKC phân đoạn này trên silica gel với hệ dung ly hexan-AcOEt (0-100%) thu được 8 phân đoạn (DelH4.3.1-8). Kết quả được tóm tắt trong Bảng 3.13. Phần 3. NGHIÊN CỨU -55- Bảng 3.13. Kết quả SKC phân đoạn DelH4.3 trên silica gel (eter dầu hỏa-aceton 0-100%) Phân đoạn Kí hiệu Khối lượng (g) 1 DelH4.3.1 1.53 2 DelH4.3.2 0.07 3 DelH4.3.3 0.20 4 DelH4.3.4 2.50 5 DelH4.3.5 1.50 6 DelH4.3.6 0.46 7 DelH4.3.7 0.42 8 DelH4.3.8 1.40 SKC phân đoạn DelH4.3.2 (70 mg) trên silica gel (hexan-AcOEt 0-20%) thu được phân đoạn DelH4.3.2.1 (45 mg). SKC phân đoạn này trên RP18 (H2O-MeOH 60-80%) và sau đó tinh chế bằng SKC lọc trên Sephadex LH-20 (CHCl3-MeOH 1:1) thu được DelH4.3.2A (101, 6.0 mg). SKC phân đoạn DelH4.3.7 (420 mg) trên silica gel (hexan-AcOEt 70-100%) thu được phân đoạn DelH4.3.7.1 (207 mg). SKC phân đoạn này trên RP18 (H2O-MeOH, 50-80%) thu được hai phân đoạn chính là DelH4.3.7.1.1 (88 mg) và DelH4.3.7.1.2 (10 mg). Tinh chế bằng SKC lọc trên Sephadex LH-20 (CHCl3-MeOH 1:1) thu được DelH4.3.7A (102, 55.0 mg) và DelH4.3.7B (103, 7.2 mg). Quy trình cô lập 101-103 từ phân đoạn DelH4.3 cao eter dầu hỏa của vỏ cây bứa Delpy được tóm tắt trong Sơ đồ 2. Phần 3. NGHIÊN CỨU -56- Sơ đồ 2. Sơ đồ cô lập 101-103 từ pđ DelH4.3 cao eter dầu hỏa của vỏ cây bứa Delpy DelH4.3 (12.0 g) DelH4.3.2A (101) (6.0 mg) SKC, silica gel, Hexan-AcOEt RP18 (H2O–MeOH) DelH4.3.2 (70 mg) SKC, silica gel, Hexan-AcOEt DelH4.3.2.1 (45 mg) Sephadex LH-20 MeOH-CHCl3 (1:1) DelH4.3.7 (420 mg) RP18 (H2O–MeOH) DelH4.3.7A (102) (55.0 mg) DelH4.3.7.1 (207 mg) DelH4.3.7B (103) (7.2 mg) Sephadex LH-20 MeOH-CHCl3 (1:1) SKC, silica gel, Hexan-AcOEt DelH4.3.7.1.2 (10 mg) DelH4.3.7.1.1 (88 mg) DelH4.3.2.1.1 (15 mg) Phần 3. NGHIÊN CỨU -57- 3.3.2.3. Phân lập chất từ cao acetat etyl SKC cao AcOEt (32 g) với hệ dung ly hexan-aceton (0-100%) thu được 7 phân đoạn (DelEt1-7). Kết quả được tóm tắt trong Bảng 3.14. Bảng 3.14. Kết quả SKC cao AcOEt của vỏ cây bứa Delpy trên silica gel (eter dầu hỏa-aceton 0-100%). Phân đoạn Kí hiệu Khối lượng (g) 1 DelEt1 0.70 2 DelEt2 0.14 3 DelEt3 0.56 4 DelEt4 0.57 5 DelEt5 0.87 6 DelEt6 12.22 7 DelEt7 5.90 SKC phân đoạn DelEt4 (570 mg) trên silica gel (hexan-AcOEt 70-100%) thu được ba phân đoạn. Lấy phân đoạn chính DelEt4.2 (112 mg) tiếp tục SKC (silica gel, hexan-AcOEt) thu được phân đoạn DelEt4.2.1 (35 mg). SKC lọc phân đoạn này trên Sephadex LH-20 (CHCl3-MeOH 1:1) thu được DelEt4A (105, 5.0 mg). Quy trình cô lập 105 từ phân đoạn DelEt4 được tóm tắt trong Sơ đồ 3. Phần 3. NGHIÊN CỨU -58- Sơ đồ 3. Sơ đồ cô lập 104 từ phân đoạn DelEt4 cao AcOEt của vỏ cây bứa Delpy DelEt4 (570 mg) SKC, silica gel, Hexan-AcOEt DelEt4A (104) (5.0 mg) SKC, Sephadex LH-20 MeOH-CHCl3 (1:1) DelEt4.1 (125 mg) DeEt4.3 (97 mg) DelEt4.2 (112 mg) DelEt4.2.1 (35 mg) SKC, silica gel, Hexan-AcOEt SKC phân đoạn DelEt5 (870 mg) trên silica gel (hexan-aceton 0-40%) thu được năm phân đoạn (DelEt5.1-5). SKC phân đoạn DelEt5.3 (46 mg) trên silica gel (hexan-AcOEt 0-40%) rồi trên Sephadex LH-20 (CHCl3-MeOH 1:1) thu được DelEt5B (105, 7.0 mg). SKC phân đoạn DelEt5.4 (350 mg) trên silica gel (hexan-AcOEt 0-40%) thu được bảy phân đoạn. SKC lọc phân đoạn DelEt5.4.3 (38 mg) trên Sephadex LH-20 (CHCl3- MeOH 1:1) thu được DelEt5D (106, 8.5 mg). SKC lọc phân đoạn DelEt5.2 (35 mg) trên Sephadex LH-20 (CHCl3-MeOH 1:1) thu được DelEt5C (107, 5.8 mg). Quy trình cô lập 105-107 từ DelEt5 được tóm tắt trong Sơ đồ 4. Phần 3. NGHIÊN CỨU -59- Sơ đồ 4. Sơ đồ cô lập 105-107 từ pđ DelEt5 cao AcOEt của vỏ cây bứa Delpy DelEt5 (870 mg) SKC, silica gel, Hexan-Aceton DelEt5B (105) (7.0 mg) SKC, Sephadex LH-20 MeOH-CHCl3 (1:1) DelEt5.3 (46 mg) DelEt5.3.1 (25 mg) SKC, silica gel, Hexan-AcOEt DelEt5.2 (35 mg) DelEt5D (106) (8.5 mg) DelEt5.4.3 (38 mg) DelEt5.4 (350 mg) SKC, Sephadex LH-20 MeOH-CHCl3 (1:1) DelEt5C (107) (5.8 mg) Phần 3. NGHIÊN CỨU -60- 4. KẾT LUẬN Trong luận văn này chúng tôi khảo sát thành phần hóa học cao acetat etyl của lá và cành non cây ngâu rất thơm (Aglaia odoratissima Bl.) thu hái ở Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát, tỉnh Tây Ninh và khảo sát thành phần hóa học của vỏ cây bứa Delpy (Garcinia delpyana Pierre) thu hái tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Quá trình phân lập chất được thực hiện bằng phương pháp sắc ký cột kết hợp với sắc ký bản mỏng trên silica gel, RP18 và Sephadex LH-20. Việc xác định cấu trúc được thực hiện dựa vào (1H NMR các phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân , 13C NMR, DEPT90, DEPT135, HSQC, HMBC và COSY), khối phổ phân giải cao (HR-MS), phổ tử ngoại (UV) và phổ hồng ngoại (IR). Từ cao acetat etyl của lá và cành non cây ngâu rất thơm, chúng tôi đã phân lập và định danh được ba hợp chất là 16β–hydroxylupeol 3-O-caffeat (98), dehydrozingeron (99) và curcumin (100). Từ vỏ cây bứa Delpy chúng tôi đã phân lập và định danh được bảy hợp chất gồm sáu dẫn xuất xanthon là 7-O-metylgarcinon E (101), cowaxanthon (102) mangostenol (103), 1,7-dihydroxyxanthon (104), oblongixanthonon (105), fuscaxanthon E (106) và một hợp chất có cấu trúc đơn giản là p- hydroxybenzaldehyd (107). Theo Kuo và cs, dehydrozingeron (99) có hoạt tính kháng oxy hóa [53]. Ngoài ra, các khảo sát của Liu và cs cho thấy hợp chất này có khả năng ức chế chức năng tế bào cơ trơn của mạch máu [64]. Curcumin (100) có nhiều hoạt tính sinh học như kháng viêm, kháng ung bướu, kháng khuẩn, kháng oxy hóa, kháng ung thư và đặc biệt là kháng HIV [54, 65]. Theo Gopalakrishnan và cs, 1,7-dihydroxyxanthon (104) có hoạt tính kháng viêm [66]. Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu của Ito cho thấy 7-O-metylgarcinon E (101) và cowaxanthon (102) có hoạt tính kháng tế bào ung thư Raji thông qua khả năng ức chế virus Epstein-Barr (EBV-EA) [62]. Kết quả tra cứu trên SciFinder ngày 20/08/2010 cho thấy 16β–hydroxylupeol 3- O-caffeat (98) là một hợp chất mới chưa được công bố trên thế giới. Phần 4. KẾT LUẬN -61- Thành phần hóa học của cây ngâu rất thơm đã được gởi đăng tại Hội nghị Hóa học Toàn quốc lần thứ V và đã được nhận đăng ngày 11/08/2010 (xem bản thảo bài báo “Một triterpenoid este mới từ lá và cành cây ngâu rất thơm (Aglaia odoratissima)” sau phần phụ lục phổ). Phần 4. KẾT LUẬN -62- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bao-Ning Su, Heebyung Chai, Qiuwen Mi, Soedarsono Riswan, Leonardus B. S. Kardono, Johar J. Afriastini, Bernard D. Santarsiero, Andrew D. Mesecar, Norman R. Farnsworth, Geoffrey A. Cordell, Steven M. Swansona, A. Douglas Kinghorn (2006), Activity-guided isolation of cytotoxic constituents from the bark of Aglaia crassinervia collected in Indonesia, Bioorg. Med. Chem., 14, 960-972. 2. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Quyển 1, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 3. Phạm Hoàng Hộ (2006), Cây có vị thuốc ở Việt Nam, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 4. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Tp. Hồ Chí Minh. 5. Akira Inada, Shintaro Ohtsuki, Takako Sorano, Hiroko Murata, Yuka Inatomi, Dedy Darnaedi, Tsuxomu Nakanishi (1997), Cycloartane triterpenoids from Aglaia harmsiana, Phytochemistry, 46, 379-381. 6. Akira Inada, Hiroko Murata, Yuka Inatomi, Tsutomu Nakanishi, Dedy Darnaedi (1997), Pregnanes and triterpenoid hydroperoxides from the leaves of Aglaia grandis, Phytochemistry, 45, 1225-1228. 7. Nantiya Joycharat, Harald Greger, Otmar Hofer, Ekarin Saifah (2008), Flavaglines and triterpenoids from the leaves of Aglaia forbesii, Phytochemistry, 69, 206-211. 8. D. Roux, M.-T. Martin, M.-T. Adeline, t. Sevenet, A. H. A. Hadi, M. Pais (1998), Foveolins a and b, dammarane triterpenes from Aglaia foveolata, Phytochemistry, 49, 1745-1748. 9. Khalit Mohamad, Thierry Sevenet, Vincent Dumontet, Mary Pais , Mai Van Tri, Hamid Hadi, Khalijah Awang, Marie-Therese Martin (1999), Dammarane TÀI LIỆU THAM KHẢO -63- triterpenes and pregnane steroids from Aglaia lawii and A. tomentosa, Phytochemistry, 51, 1031-1037. 10. Nantiya Joycharat, Harald Greger, Otmar Hofer, Ekarin Saifah (2008), Flavaglines and triterpenes as chemical markers of Aglaia oligophylla, Biochem. Sys. Ecol., 36, 584-587. 11. Abdelilah Benosman, Pascal Richomme, Thierry Sevenet, A. Hamid A. Hadi, Jean Bruneton (1994), Secotirucallane triterpenes from the stem bark of Aglaia leucophylla, Phytochemistry, 37, 1143-1145. 12. Abdelilah Benosman, Pascal Richomme, Thierry Sevenet, Guillaume Perromat, A. Hamid A. Hadi, Jean Bruneton (1995), Tirucallane triterpenes from the stem bark of Aglaia leucophylla, Phytochemistry, 40, 1485-1487. 13. Otmar Hofer, Silvia Pointinger, Lothar Brecker, Karoline Peter, Harald Greger (2009), Silvaglenamin-a novel dimeric triterpene alkaloid from Aglaia silvestris, Tetrahedron Lett., 50, 467-468. 14. Akira Inada, Kazuhiro Shono, Hiroko Murata, Yuka Inatomi, Dedy Darnaedi, Tsutomu Nakanishi (2000), Three putrescine bisamides from the leaves of Aglaia grandis, Phytochemistry, 53, 1091-1095. 15. B. W. Nugroho, R.A. Edrada, V. Wray, L. Witte, G. Bringmann, M. Gehling, P. Proksch (1999), An insecticidal rocaglamide derivatives and related compounds from Aglaia odorata (Meliaceae), Phytochemistry, 51, 367-376. 16. Chaidir J. Hiort, B. W. Nugroho, F. I. Bohnenstengel, V. Wray, L. Witte, P. D. Hung, L. C. Kiet, W. Sumaryono, P. Proksch (1999), New insecticidal rocaglamide derivatives from flowers of Aglaia duperreana (Meliaceae), Phytochemistry, 52, 837-842. 17. C. Schneider, F. I. Bohnenstengel, B. W. Nugrohoa, V. Wray, L. Witte, P. D. Hung, L. C. Kiet, P. Proksch (2000), Insecticidal rocaglamide derivatives from Aglaia spectabilis (Meliaceae), Phytochemistry, 54, 731-736. 18. Markus Bacher, Otmar Hofer, Gunter Brader, Srunya Vajrodaya, Harald Greger (1999), Thapsakins: possible biogenetic intermediates towards TÀI LIỆU THAM KHẢO -64- insecticidal cyclopenta[b]benzofurans from Aglaia edulis, Phytochemistry, 52, 253-263. 19. Soyoung Kim, Bao-Ning Su, Soedarsono Riswan, Leonardus B. S. Kardono, Johar J. Afriastini, Judith C. Gallucci, Heebyung Chai, Norman R. Farnsworth, Geoffrey A. Cordell, Steven M. Swanson, A. Douglas Kinghorn (2005), Edulisones A and B, two epimeric benzo[b]oxepine derivatives from the bark of Aglaia edulis, Tetrahedron Lett., 46, 9021-9024. 20. Ekarin Saifaha, Rutt Suttisri, Srisuda Shamsub, Thitima Pengsuparp, Vimolmas Lipipun (1999), Bisamides from Aglaia edulis, Phytochemistry, 52, 1085-1088. 21. Harald Greger, Margit Hofer, Klaus Teichmann, Johann Schinnerl, Caroline M. Pannell, Srunya Vajrodaya, Otmar Hofer (2008), Amide-esters from Aglaia tenuicaulis - First representatives of a class of compounds structurally related to bisamides and flavaglines, Phytochemistry, 69, 928-938. 22. Bin-Gui Wang, Hua Peng, Hai-Lan Huang, Xiao-Ming Li, Gero Eck, Xun Gong, Peter Proksch (2004), Rocaglamide, aglain, and other related derivatives from Aglaia testicularis (Meliaceae), Biochem. Sys.Ecol., 32, 1223-1226. 23. Nanao Hayashi, Kuo-Hsiung Lee, Iris H. Hall, Andrew T. Mcphailand Huan- Chang Huang (1982), Structure and stereochemistry of (-)-odorinol, an antileukemic diamide from Aglaia odorata, Phytochemistry, 21, 2371-2373. 24. Chang-Yih Duh, Shangkwei Wang, Rei-Sheu Hov, Yang-Ciiang Wv, Yv Wang, Ming-Chu Cheng, Tai-Tsung Chang (1993), Dehydroordorin a cytotoxic diamide from the leaves of Aglala formosana, Phytochemistry, 34, 857-858. 25. Bin-Gui Wang, Rainer Ebel, Chang-Yun Wang, Victor Wray , Peter Proksch (2002), New methoxylated aryltetrahydronaphthalene lignans and a norlignan from Aglaia cordata, Tetrahedron Lett., 43, 5783-5787. 26. Akira Inada, Hiroko Murata, Yuka Inatomi, Tsutomu Nakanishi, Dedy Darnaedi (1997), Pregnanes and triterpenoid hydroperoxides from the leaves of Aglaia grandis, Phytochemistry, 45, 1225-1228. TÀI LIỆU THAM KHẢO -65- 27. Duong Ngoc Tu, Nguyen Thanh Tra, Duong Anh Tuan, Do Thi Thu Hien (2007), Isolation and structural elucidation of antimicrobial flavonoids from Vietnamese Aglaia species, Adv. Nat. Sci., 8, 27-33. 28. Nanda, Anoop, Iyengar, M. A. Narayan, C. S. Kulkarni, D. R. (1987), Investigations on the root bark of Aglaia odoratissima, Fitoterapia, 58, 189- 191. 29. Baslas, K. K. (1955), Essential oil from the seeds of Aglaia odoratissima, J. Ind. Chem. Soc., 32, 445-9. 30. Baslas, K. K (1959), Chemical examination of the fatty oil from the seed of Aglaia odoratissima, Ind. J. Appl. Chem., 22, 125-7. 31. Joumaa Merza, Marie-Christine Aumond, David Rondeau, Vincent Dumontet, Anne-Marie Le Ray, Denis Seraphin, Pascal Richomme (2004), Prenylated xanthones and tocotrienols from Garcinia virgata, Phytochemistry, 65, 2915- 2920. 32. Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, Tập 2, NXB Giáo Dục, Tp. Hồ Chí Minh. 33. Lien-Hoa D. Nguyen, Leslie J. Harrison (2000), Xanthones and triterpenoids from the bark of Garcinia vilersiana, Phytochemistry, 53, 111-114. 34. Kanda Panthong, Wipapan Pongcharoen, Souwalak Phongpaichit, Walter C. Taylor (2006), Tetraoxygenated xanthones from the fruits of Garcinia cowa, Phytochemistry, 67, 999-1004. 35. Joseph Ngoupayo, Turibio Kuiate Tabopda, Muhammad Shaiq Ali (2009), Antimicrobial and immunomodulatory properties of prenylated xanthones from wigs of Garcinia staudtii, Bioorg. Med. Chem., 17, 5688-5695. 36. Nattaya Chairungsrilerd, Kazuya Takeuchi, Yasushi Oh1zumi, Shigeo Nozoe, Tomih1sa Ohta (1996), Mangostanol, a prenyl xanthone from Garcinia mangostana, Phytochemistry, 43, 1099-1102. TÀI LIỆU THAM KHẢO -66- 37. Soleh Kosela, Li-Hong Hu, See-Chung Yip, Tiah Rachmatia, Tony Sukri, Tida S. Daulay, Geok-Kheng Tan, Jagadese J. Vittal, Keng-Yeow Sim (1999), Dulxanthone E: a pyranoxanthone from the leaves of Garcinia dulcis, Phytochemistry, 52, 1375-1377. 38. Vatcharin Rukachaisirikul, Wanrudee Kaewnok, Sorwaporn Koysomboon, Souwalak Phongpaichit, Walter C. Taylor (2000), Caged-tetraprenylated xanthones from Garcinia scortechinii, Tetrahedron, 56, 8539-8543. 39. Li Li Wang, Zhan Lin Li, Yong Peng Xu, Xiao Qiu Liu, Yue Hu Pei, Yong Kui Jing, Hui Ming Hua (2008), A new cytotoxic caged polyprenylated xanthone from the resin of Garcinia hanburyi, Chin. Chem. Lett., 19, 1221-1223. 40. Isabelle Sordat-Diserens, Matthias Hamburger, Colin Rogers, Kurt Hostettman (1992), Dimeric xanthones from Garcinia livingstonei, Phytochemistry, 31, 3589-3593. 41. Yuan-Jian Xu, Shu-Geng Cao, Xiao-Hua Wu, Yee-Hing Lai, B. H. K. Tan, J. T. Pereira, S. H. Goh, Ganapathi Venkatraman, Leslie J. Harrison, và Keng- Yeow Sinai (1998), Griffipavixanthone, a novel cytotoxic bixanthone from Garcinia griffithii and G. pavifolia, Tetrahedron Lett., 39, 9103-9106. 42. Raouf A. Hussain, Peter. Waterman (1982), Lactones, flavonoids and benzophenones from Garcinia conrauana and Garcinia mannii, Phytochemistry, 21, 1393-1396. 43. A. Sahu, B. Das, A Chatterjee (1989), Isoprenylated benzophenones from Garcznia pedunculata, Phytochemistry, 28, 1233-1235. 44. Nilar, Lien-Hoa D. Nguyen, Ganpathi Venkatraman, Keng-Yeow Sim, Leslie J. Harrison (2005), Xanthones and benzophenones from Garcinia griffithii and Garcinia mangostana, Phytochemistry, 66, 1718-1723. 45. Joseph J. Magadula, Modest C. Kapingu, Merhatibeb Bezabih, Berhanu M Abegaz (2008), Polyisoprenylated benzophenones from Garcinia semseii (Clusiaceae), Phytochemistry Lett., 1, 215-218. TÀI LIỆU THAM KHẢO -67- 46. Vatcharin Rukachaisirikul, Wanpen Naklue, Souwalak Phongpaichit, Nongporn Hutadilok Towatana, Katesarin Maneenoon (2006), Phloroglucinols, depsidones and xanthones from the twigs of Garcinia parvifolia, Tetrahedron, 62, 8578-8585 47. M. Sarwar Alam, M. A. Qasim, Mohd Kamil, M. Ilyas (1986), Sorbifolin 6- galactoside from Garcinia andamanica, Phytochemistry, 25, 2900-2901. 48. Mohd Ilyas, Mohd Kamil, Mehtab Parveen, Mohd Sohrab Khan (1994), Isoflavones from Garcinia nervosa, Phytochemistry, 34, 807-809. 49. A. Meli Lannang, J. Komguem, F. Ngounou Ngninzeko, J. Gustave Tangmouo, D. Lontsi, Asma Ajaz, M. Iqbal Choudhary, Rosa Ranjit, Krishna P. Devkota, B. Luc Sondengam (2005), Bangangxanthones A and B, two xanthones from the stem bark of Garcinia polyantha Oliv., Phytochemistry, 66, 2351-2355. 50. Ngũ Trường Nhân (2009), Khảo sát thành phần hóa học cao eter dầu hỏa của vỏ cây bứa Delpy (Garcinia delpyana Pierre), Luận văn Thạc sĩ Hóa học, Chuyên ngành Hóa Hữu cơ, Khoa Hóa, Trường Đại học KHTN Tp. HCM. 51. Parinuch Chumkaew, Shigeru Kato, Kan Chantrapromma (2005), A new triterpenoid ester from the fruits of Bruguiera parviflora, Chem. Pharm. Bull, 53, 95-96. 52. Tatjana Kundakovic, Nikolas Fokialakis, Prokopios Magiatis, Nada Kovacevic, Ioanna Chinou (2004), Triterpenic derivatives of Achillea alexandri-regis, Bornm. & Rudski., Chem. Pharm. Bull., 52, 1462-1465. 53. Kuo P.-C., Damu A. G., Cherng C.-Y., Jeng.J.-F., Teng C.-M., Lee.E.-J., Wu T.-S. (2005), Isolation of a natural antioxidant, dehydrozingerone, from Zingiber officinale and synthesis of its analogues for recognition of effective antioxidant and antityrosinase agents, Arch. Pharm. Res., 28(5), 518-528. 54. Sharma R. A., Gescher A. J., Steward W. P. (2005), Curcumin: the story so far, Eur. J. Cancer, 41, 1955-1968. TÀI LIỆU THAM KHẢO -68- 55. Lê Thị Kim Yến (2007), Khảo sát thành phần hóa học của cây ngâu Trung bộ (Aglaia annamensis Pell.), Luận văn Thạc sĩ Hóa học, Chuyên ngành Hóa Hữu cơ, Khoa Hóa, Trường Đại học KHTN Tp. Hồ Chí Minh. 56. Florastina Payton, Peter Sandusky, William L. Alworth (2007), NMR study of the solution structure of curcumin, J. Nat. Prod., 70, 143-146. 57. Kittisak Likhitwitayawuid, Thatree Phadungcharoen, Chulabhorn Mahidol, Somsak Ruchirawat (1997), 7-O-Methylgarcinone E from Garcinia cowa, Phytochemistry, 45, 1299-1301. 58. Na Pattalung P., Thongtheeraparp W., Wiriyachitra P., Taylor W. C. (1994), Xanthones of Garcinia cowa, Planta Med, 60, 365-368. 59. Sunit Suksamrarn, Narisara Suwannapoch, Piniti Ratananukul, Nantana Aroonlerk, Apichart Suksamrarn (2002), Xanthones from the green fruit hulls of Garcinia mangostana, J. Nat. Prod., 65, 761-763. 60. Lucília Kato, Cecília Maria Alves de Oliveira, Ivo Vencato, Carlito Lauriucci (2005), Crystal structure of 1,7-dihydroxyxanthone from Weddellina squamulosa Tul., , 53, 23-26. J. Chem. Crystallogr. 61. Ku Gyeong A., Lee Beom Jong, Kim Eun Gyeong, Son Eun Mi, Lee Gwan Sun, Kim Maeng Seop (2009), Method for extraction of Garcinia oblongifolia to obtain compounds with antioxidative and antitumor activities, Repub. Korean Kongkae Taeho Kongbo, KR 2009089026 A 20090821. 62. Chihiro Ito, Masataka Itoigawa, Tomoko Takakura, Nijisiri Ruangrungsi, Fumio Enjo, Harukuni Tokuda, Hoyoku Nishino, Hiroshi Furukawa (2003), Chemical constituents of Garcinia fusca: Structure elucidation of eight new xanthones and their cancer chemopreventive, J. Nat. Prod. 66, 200-205. L. K. Shubina, T. N. Makar′eva, V. A. Denisenko, V. A. Stonik (2005), 4- Hydroxybenzaldehyde 63. from the baikal sponge Lubomirskia baicalensis, Chem. Nat. Comp., 41, 93-95. TÀI LIỆU THAM KHẢO -69- 64. Liu Y., Dolence J., Ren J., Rao, Sreejayan N. (2008), Inhibitory effect of dehydrozingerone on vascular smooth muscle cell function, J. Cardiovasc. Pharm., 52(5), 422-429. 65. Jayaprakasha G. K., Rao L. J. M., Sakariah K. K. (2005), Chemistry and biological activities of Curcuma. longa, Trends Food Sci. Technol., 16, 533- 548. 66. Gopalakrishnan C., Shankaranarayanan D., Nazimudeen S. K., Viswanathan S., Kameswaran L. (1980), Anti-inflammatory and C.N.S. depressant activities of xanthones from Calophyllum inophyllum and Mesua ferrea, Ind. J. Pharmac., 12, 181-191 (1980). TÀI LIỆU THAM KHẢO O b Ph uï lu ïc 1. P ho å U V c uûa 1 6 - hy dr ox yl up eo l 3 - -c af ea t ( 98 ) D :\m ea s\ AO 8E .0 AO .8 E L IQ UI D O b Ph uï lu ïc 2. P ho å I R c uûa 1 6 - hy dr ox yl up eo l 3 - -c af ea t ( 98 ) −19 8 7 6 5 4 3 2 1 0 ppm 1 . 2 2 0 1 . 2 3 8 1 . 2 5 9 1 . 2 6 6 1 . 2 9 2 1 . 3 0 1 1 . 3 1 3 1 . 3 2 8 1 . 3 7 2 1 . 3 9 4 1 . 4 0 7 1 . 4 1 7 1 . 4 3 1 1 . 4 5 3 1 . 5 1 8 1 . 5 4 4 1 . 5 5 6 1 . 5 6 8 1 . 5 9 2 1 . 6 2 9 1 . 6 5 2 1 . 6 6 9 1 . 6 9 0 1 . 9 4 8 1 . 9 6 6 1 . 9 9 2 2 . 1 7 8 2 . 4 6 9 2 . 4 8 1 2 . 4 9 1 2 . 5 0 2 2 . 5 1 3 2 . 5 2 4 2 . 7 1 8 3 . 3 9 5 3 . 5 8 1 3 . 5 9 0 3 . 6 0 3 3 . 6 1 2 4 . 5 6 5 4 . 5 7 9 4 . 5 8 6 4 . 6 0 2 4 . 7 1 0 6 . 2 0 8 6 . 2 4 0 6 . 8 1 5 6 . 8 3 1 6 . 9 3 7 6 . 9 4 1 6 . 9 5 3 6 . 9 5 7 7 . 0 5 1 7 . 0 5 4 7 . 3 1 1 7 . 5 1 1 7 . 5 4 2 3 . 8 6 1 2 . 1 2 9 6 . 3 0 0 3 . 5 0 0 4 . 1 6 2 4 . 9 7 8 6 . 5 7 5 7 . 0 0 4 2 . 9 5 8 1 0 . 0 2 4 1 . 2 1 4 1 . 2 6 6 0 . 8 1 5 1 . 1 2 8 2 . 1 3 3 1 . 0 4 3 0 . 9 9 5 1 . 0 2 7 1 . 0 1 8 1 . 0 1 0 1 . 0 0 0 1 ObPhuï luïc 3. Phoå H NMR cuûa 16 -hydroxylupeol 3- -cafeat (98) 1' 2' 3' 1" 3" 5" 1 3 5 7 9 10 11 13 15 17 1920 2324 25 26 27 28 29 30 21 H OH OH HO H H O O 6.3 6.4 6.5 6.6 6.7 6.8 6.9 7.0 7.1 7.2 7.3 7.4 7.5 7.6 p p m 6 . 2 0 8 6 . 2 4 0 6 . 8 1 5 6 . 8 3 1 6 . 9 3 7 6 . 9 4 1 6 . 9 5 3 6 . 9 5 7 7 . 0 5 1 7 . 0 5 4 7 . 3 1 1 7 . 5 1 1 7 . 5 4 2 0 . 9 9 5 1 . 0 2 7 1 . 0 1 8 1 . 0 1 0 1 . 0 0 0 H - 5 ' ' H - 2 ' H - 6 ' ' H - 2 ' ' H - 3 ' 1' 2 ' 3' 1" 3" 5" 1 3 5 7 9 10 11 13 15 17 19 20 23 24 25 26 27 28 29 30 21 H O H O H H O H H O O 1 O b Phuï luïc 3a. Phoå H N M R cuûa 16 -hydroxylupeol 3- -cafeat (98) 0.8 0.9 1.0 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 2.0 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 p p m 0 . 7 9 7 0 . 8 2 4 0 . 8 4 2 0 . 8 5 2 0 . 8 6 4 0 . 8 8 8 0 . 9 1 9 0 . 9 3 3 0 . 9 4 0 0 . 9 4 8 0 . 9 5 9 1 . 0 0 4 1 . 0 2 3 1 . 0 4 5 1 . 0 5 5 1 . 1 9 5 1 . 2 1 1 1 . 2 2 0 1 . 2 3 8 1 . 2 5 9 1 . 2 6 6 1 . 2 9 2 1 . 3 0 1 1 . 3 1 3 1 . 3 2 8 1 . 3 7 2 1 . 3 9 4 1 . 4 0 7 1 . 4 1 7 1 . 4 3 1 1 . 4 5 3 1 . 5 1 8 1 . 5 4 4 1 . 5 5 6 1 . 5 6 8 1 . 5 9 2 1 . 6 2 9 1 . 6 5 2 1 . 6 6 9 1 . 6 9 0 1 . 9 4 8 1 . 9 6 6 1 . 9 9 2 2 . 1 7 8 2 . 4 6 9 2 . 4 8 1 2 . 4 9 1 2 . 5 0 2 2 . 5 1 3 2 . 5 2 4 3 . 8 6 1 2 . 1 2 9 6 . 3 0 0 3 . 5 0 0 4 . 1 6 2 4 . 9 7 8 6 . 5 7 5 7 . 0 0 4 2 . 9 5 8 1 0 . 0 2 4 1 . 2 1 4 1 . 2 6 6 p p m 3 . 5 8 1 3 . 5 9 0 3 . 6 0 3 3 . 6 1 2 1 . 1 2 8 H - 1 9 H - 1 6 1 O b Phuï luïc 3b. Phoå H N M R cuûa 16 -hydroxylupeol 3- -cafeat (98) 200 180 160 140 120 100 80 60 40 20 0 ppm 1 6 . 6 8 0 1 8 . 2 6 1 1 9 . 3 5 7 2 0 . 9 7 1 2 3 . 8 6 7 2 4 . 8 3 9 2 8 . 0 4 5 2 9 . 9 7 7 3 4 . 2 7 6 3 6 . 8 4 6 3 7 . 1 4 8 3 7 . 3 3 4 3 7 . 7 8 1 3 8 . 1 3 3 3 8 . 5 3 0 4 1 . 0 3 4 4 4 . 1 3 7 4 7 . 6 7 2 4 7 . 7 9 4 4 8 . 6 2 7 4 9 . 3 3 9 4 9 . 5 1 9 4 9 . 6 8 4 4 9 . 8 5 1 5 0 . 0 1 5 5 5 . 5 4 1 7 6 . 8 4 3 7 7 . 0 9 7 7 7 . 3 5 1 8 0 . 9 5 9 1 0 9 . 8 4 5 1 1 3 . 9 0 4 1 1 5 . 1 3 6 1 1 5 . 8 1 5 1 2 2 . 0 2 8 1 2 7 . 2 4 3 1 4 4 . 7 5 9 1 5 0 . 0 4 3 1 6 7 . 6 6 0 13 1' 2' 3' 1" 3" 5" 1 3 5 7 9 10 11 13 15 17 1920 2324 25 26 27 28 29 30 21 H OH OH HO H H O O ObPhuï luïc 4. Phoå C NMR cuûa 16 -hydroxylupeol 3- -cafeat (98) 2030405060708090100110120130140150160170 ppm 2030405060708090100110120130140150160170 ppm 2030405060708090100110120130140150160170 ppm DEPT90 DEPT135 C13CPD CH&CH3 CH2 ObPhuï luïc 5. Phoå DEPT cuûa 16 -hydroxylupeol 3- -cafeat (98) ppm 1 2 3 4 5 6 7ppm 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 O b Phuï luïc 6. Phoå HSQC cuûa 16 -hydroxylupeol 3- -cafeat (98) ppm 1 2 3 4 5 6 7 8ppm 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 O b Phuï luïc 7. Phoå HMBC cuûa 16 -hydroxylupeol 3- -cafeat (98) ppm 12345678 ppm 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0 ObPhuï luïc 8. Phoå COSY cuûa 16 -hydroxylupeol 3- -cafeat (98) 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 ppm − 0 . 0 0 6 0 . 0 0 0 0 . 0 0 6 2 . 3 6 1 3 . 9 3 7 5 . 8 7 6 6 . 5 6 9 6 . 6 0 1 6 . 9 2 3 6 . 9 4 0 7 . 0 5 6 7 . 0 5 9 7 . 0 8 2 7 . 0 8 5 7 . 0 9 8 7 . 1 0 2 7 . 2 5 8 7 . 4 3 0 7 . 4 6 3 3 . 1 7 7 3 . 1 7 0 1 . 0 2 6 1 . 0 2 6 1 . 0 0 0 1 . 0 9 4 1 . 0 7 5 1 . 0 8 8 1 H -1 33'-OCH 3 Phuï luïc 9. Phoå H NMR cuûa dehydrozingeron (99) O H H OC H3 H O 1 234 1' 2' 6' 3' 4' 5' 6.06.26.46.66.87.07.27.47.6 ppm 5 . 8 7 6 6 . 5 6 9 6 . 6 0 1 6 . 9 2 3 6 . 9 4 0 7 . 0 5 6 7 . 0 5 9 7 . 0 8 2 7 . 0 8 5 7 . 0 9 8 7 . 1 0 2 7 . 2 5 8 7 . 4 3 0 7 . 4 6 3 1 . 0 2 6 1 . 0 2 6 1 . 0 0 0 1 . 0 9 4 1 . 0 7 5 1 . 0 8 8 4'-OH H-2' H-6' H-5' H-4 H-3 1 Phuï luïc 9a. Phoå H NMR cuûa dehydrozingeron (99) O H H OC H3 H O 1 234 1' 2' 6' 3' 4' 5' 200 180 160 140 120 100 80 60 40 20 ppm 2 7 . 2 9 8 5 5 . 9 7 9 7 6 . 7 4 5 7 7 . 0 0 0 7 7 . 2 5 4 1 0 9 . 3 5 8 1 1 4 . 8 2 2 1 2 3 . 4 9 5 1 2 5 . 0 5 7 1 2 6 . 9 8 7 1 4 3 . 6 4 8 1 4 6 . 8 8 9 1 4 8 . 2 6 1 1 9 8 . 2 7 8 Phuï luïc 10. Phoå C NMR cuûa dehydrozingeron (99)13 O H H OC H3 H O 1 234 1' 2' 6' 3' 4' 5' ppm 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0ppm 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 Phuï luïc 11. Phoå HSQC cuûa dehydrozingeron (99) ppm 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0ppm 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 150 160 170 180 190 200 Phuï luïc 12. Phoå HMBC cuûa dehydrozingeron (99) 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 ppm 2 . 0 4 1 2 . 0 4 6 2 . 0 5 0 2 . 0 5 4 2 . 0 5 9 2 . 8 4 2 3 . 9 0 7 3 . 9 0 9 3 . 9 2 3 5 . 9 7 6 6 . 6 8 1 6 . 7 1 3 6 . 8 7 7 6 . 8 9 3 7 . 1 6 7 7 . 1 7 1 7 . 1 8 4 7 . 1 8 7 7 . 3 2 6 7 . 3 2 9 7 . 5 8 5 7 . 6 1 6 8 . 1 3 3 6 . 3 1 6 1 . 0 0 0 2 . 1 1 4 2 . 2 6 7 2 . 2 5 8 2 . 1 7 2 2 . 1 8 4 1 . 9 5 3 Phuï luïc 13. Phoå H NMR cuûa curcumin (100) 3',3''-OCH 1 3 1 2 3 4 5 6 7 1' 2' 3' 4' 5' 6' 1" 2" 3" 4" 5" 6" O H OO H H H H OC H3 O CH3 OHHO 6.26.46.66.87.07.27.47.67.88.08.2 ppm 5 . 9 7 6 6 . 6 8 1 6 . 7 1 3 6 . 8 7 7 6 . 8 9 3 7 . 1 6 7 7 . 1 7 1 7 . 1 8 4 7 . 1 8 7 7 . 3 2 6 7 . 3 2 9 7 . 5 8 5 7 . 6 1 6 8 . 1 3 3 1 . 0 0 0 2 . 1 1 4 2 . 2 6 7 2 . 2 5 8 2 . 1 7 2 2 . 1 8 4 1 . 9 5 3 4',4''-OH H-6', H-6'' H-2, H-6 H-5', H-5'' H-2', H-2'' H-4H-1, H-7 Phuï luïc 15a: Phoå H NMR cuûa curcumin (100)1 1 2 3 4 5 6 7 1' 2' 3' 4' 5' 6' 1" 2" 3" 4" 5" 6" OH OO H H H H OCH3 OCH3 OHHO 200 180 160 140 120 100 80 60 40 20 0 ppm 2 9 . 3 4 0 2 9 . 4 9 4 2 9 . 6 4 7 2 9 . 8 0 0 2 9 . 9 5 4 3 0 . 1 0 8 3 0 . 2 6 3 5 6 . 3 3 4 1 0 1 . 5 8 7 1 1 1 . 6 1 2 1 1 6 . 2 4 9 1 2 2 . 3 2 0 1 2 3 . 8 0 1 1 2 8 . 1 7 4 1 4 1 . 3 9 0 1 4 8 . 8 1 4 1 5 0 . 0 6 1 1 8 4 . 5 1 3 2 0 6 . 0 3 0 2 0 6 . 1 8 8 2 0 6 . 3 4 4 Phuï luïc 14. Phoå C NMR cuûa curcumin (100)13 1 2 3 4 5 6 7 1' 2' 3' 4' 5' 6' 1" 2" 3" 4" 5" 6" O H OO H H H H OC H3 O CH3 OHHO 2030405060708090100110120130140150160170180190200210 ppm 2030405060708090100110120130140150160170180190200210 ppm 2030405060708090100110120130140150160170180190200210 ppm DEPT90 DEPT135 C13CPD CH&CH3 CH2 Phuï luïc 15. Phoå DEPT cuûa curcumin (100) −116 15 14 13 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 ppm 1 . 6 5 2 1 . 6 8 5 1 . 7 5 1 1 . 7 7 3 1 . 7 9 4 1 . 8 0 4 1 . 8 2 6 1 . 8 4 5 1 . 8 7 0 1 . 8 9 4 3 . 4 5 4 3 . 4 6 8 3 . 5 6 3 3 . 5 7 8 3 . 8 0 4 4 . 0 6 5 4 . 0 7 7 5 . 2 6 1 5 . 2 6 3 5 . 2 6 6 5 . 2 6 9 5 . 2 7 2 5 . 2 7 5 5 . 2 7 8 5 . 2 9 0 5 . 2 9 2 5 . 3 0 7 6 . 3 3 1 7 . 2 6 0 1 3 . 8 3 5 6 . 6 9 8 3 . 1 9 8 3 . 0 9 9 3 . 0 9 6 3 . 0 1 4 2 . 1 6 7 2 . 2 2 4 3 . 0 2 2 2 . 0 1 8 3 . 1 3 4 1 . 0 6 3 1 . 0 0 0 Phuï luïc 16. Phoå H NMR cuûa 7- -metylgarcinon E (101)1 O OH OHO CH3O HO 1 3 45 7 8 9 4a 8a 9a 10a 11 12 13 14 15 16 17 1920 2122 2425 O 3.43.63.84.04.24.44.64.85.05.25.4 ppm 3 . 4 5 4 3 . 4 6 8 3 . 5 6 3 3 . 5 7 8 3 . 8 0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐề Tài- Khảo sát thành phần hóa học của cây ngâu rất thơm ( Aglaia adoratissima BI. ) và vỏ cây dứa Delpy ( Garcinia delpyana Pierre).pdf
Tài liệu liên quan