Tài liệu Luận văn Khảo sát sự thay đổi thành phần dinh dưỡng của hạt sen qua các giai đoạn tăng trưởng: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
TRẦN THỊ NGỌC BÍCH
MSSV: 2021398
KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA HẠT SEN
QUA CÁC GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Mã ngành: 08
Người hướng dẫn
NGUYỄN THỊ THU THỦY
NĂM 2007
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang i
LỜI CẢM TẠ
Qua năm năm học ở Trường đại học Cần Thơ, em luôn được sự chỉ bảo và giảng dạy
nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm – khoa
Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng đã truyền đạt những kiến thức trên lý thuyết cũng như
kiến thức về thực tế sản xuất.
Trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp tại Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm, em đã
nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô cùng các bạn lớp CNTP 28A
đã giúp em hoàn thành đề tài luận văn tốt...
80 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Khảo sát sự thay đổi thành phần dinh dưỡng của hạt sen qua các giai đoạn tăng trưởng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
TRẦN THỊ NGỌC BÍCH
MSSV: 2021398
KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI
THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA HẠT SEN
QUA CÁC GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Mã ngành: 08
Người hướng dẫn
NGUYỄN THỊ THU THỦY
NĂM 2007
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang i
LỜI CẢM TẠ
Qua năm năm học ở Trường đại học Cần Thơ, em luôn được sự chỉ bảo và giảng dạy
nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm – khoa
Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng đã truyền đạt những kiến thức trên lý thuyết cũng như
kiến thức về thực tế sản xuất.
Trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp tại Bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm, em đã
nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô cùng các bạn lớp CNTP 28A
đã giúp em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Bộ môn CNTP đã truyền đạt cho em kiến thức
bổ ích trong thời gian học tập tại trường, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Thu Thủy đã tận tình
hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin gởi lời cảm ơn đến gia đình và các bạn lớp CNTP 28A đã giúp đỡ
và động viên em trong suốt quá trình học tập.
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, chắc chắn bài luận văn của
em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy
cô và các bạn để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 6 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Ngọc Bích
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang ii
TÓM LƯỢC
Trong phạm vi đề tài, nghiên cứu sự thay đổi một số thành phần dinh dưỡng của hạt sen qua
các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Kết quả thu được thể hiện sự thay đổi thành phần
dinh dưỡng của hạt sen theo độ tuổi thu hoạch.
Đối tượng được nghiên cứu là hạt sen ở độ tuổi 10, 15, 17, 19, 21, 23 và 25 ngày sau khi
rụng cánh hoa và một số thành phần dinh dưỡng được khảo sát là:
- Xác định độ ẩm dựa vào khối lượng mẫu trước và sau khi sấy khô ở 105oC đến trọng
lượng không đổi
- Xác định hàm lượng protein theo phương pháp Kjeldahl
- Xác định hàm lượng tinh bột bằng phương pháp thủy phân acid
- Định lượng đường tổng số hòa tan và đường khử bằng phản ứng oxy hóa khử
- Xác định hàm lượng lipid bằng máy Soxhlet
- Định lượng vitamin C bằng phương pháp Muri
- Xác định hàm lượng vitamin B1, B2 bằng phương pháp sắc kí
- Xác định lượng kali, canxi bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử
- Xác định hàm lượng phospho bằng phương pháp so màu.
Qua kết quả phân tích cho thấy:
- Độ ẩm và đường tổng số hòa tan là thành phần chủ yếu trong hạt sen mới hình thành (10
ngày tuổi), các thành phần chất khô khác như: tinh bột, protein, ... chiếm tỉ lệ rất thấp. Tuy
nhiên, hàm lượng ẩm và đường tổng số hòa tan giảm dần theo quá trình phát triển của hạt.
- Ở 15 ngày tuổi, quá trình tích lũy chất khô trong hạt bắt đầu được tiến hành nhanh chóng
và tăng dần theo độ tuổi. Tuy vậy, các thành phần chất khô vẫn bị biến động do ảnh hưởng
của mùa vụ, điều kiện thời tiết, điều kiện chăm sóc và từng giai đoạn phát triển của hạt.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang iii
MỤC LỤC
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………...1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………1
1.2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU……………………………………...2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………...2
1.2.2. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………………..2
CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU…………………………………………..3
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÂY SEN……………………………………………3
2.1.1. Nguồn gốc……………………………………………………………………..3
2.1.2. Phân loại……………………………………………………………………….3
2.2. THỜI GIAN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY SEN……………….3
2.3. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY SEN……………………………………………….4
2.4. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA HẠT SEN…………………………………………5
2.5. SỰ THAY ĐỔI THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA RAU QUẢ NÓI CHUNG.6
2.5.1. Sự thay đổi hàm lượng glucid…………………………………………………6
2.5.2. Sự thay đổi hàm lượng protein………………………………………………...7
2.5.3. Sự thay đổi các chất khoáng…………………………………………………...7
2.5.4. Sự thay đổi của các vitamin…………………………………………………...7
2.5.5. Sự thay đổi hàm lượng lipid…………………………………………………...8
2.5.6. Sự thay đổi hàm lượng nước…………………………………………………..8
2.6. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN…………….9
2.6.1. Những nghiên cứu trong nước…………………………………………………9
2.6.2. Các nghiên cứu ngoài nước……………………………………………………9
CHƯƠNG III: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM………………….11
3.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM…………………………………………………..11
3.1.1. Thời gian và địa điểm thực hiện……………………………………………...11
3.1.2. Dụng cụ - thiết bị thí nghiệm…………………………………………………11
3.1.3. Hóa chất sử dụng……………………………………………………………..11
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM………………………………………………….12
3.2.1. Cách chọn và xử lý mẫu phân tích…………………………………………...12
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………..12
3.2.3. Nguyên tắc phân tích các chỉ tiêu hóa học…………………………………...13
3.3. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM………………………………………………………15
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN…………………………………………17
4.1. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA HẠT SEN QUA CÁC GIAI ĐOẠN TĂNG
TRƯỞNG.............................................................................................................................17
4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI TỪNG THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG
CỦA HẠT SEN QUA CÁC GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG…………………………….19
4.2.1. Sự thay đổi độ ẩm của hạt sen ở các độ tuổi khác nhau……………………...19
4.2.2. Sự thay đổi hàm lượng protein của hạt sen qua các giai đoạn tăng trưởng…..19
4.2.3. Sự thay đổi hàm lượng đường tổng số hòa tan của hạt sen qua các giai đoạn
tăng trưởng……………………………………………………………………………...21
4.2.4. Sự thay đổi hàm lượng đường khử của hạt sen qua các giai đoạn tăng trưởng22
4.2.5. Sự thay đổi hàm lượng tinh bột của hạt sen qua các giai đoạn tăng trưởng….24
4.2.6. Sự thay đổi hàm lượng lipid của hạt sen qua các giai đoạn tăng trưởng……..25
4.2.7. Sự thay đổi hàm lượng vitamin C của hạt sen qua các giai đoạn tăng trưởng.25
4.2.8. Sự thay đổi hàm lượng vitamin B1 của hạt sen qua các giai đoạn tăng trưởng 28
4.2.9. Sự thay đổi hàm lượng vitamin B2 của hạt sen qua các giai đoạn tăng trưởng 28
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang iv
4.2.10. Sự thay đổi hàm lượng một số chất khoáng của hạt sen qua các giai đoạn tăng
trưởng…………………………………………………………………………………..29
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………….33
5.1. KẾT LUẬN………………………………………………………………………..33
5.2. KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………….34
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………35
PHỤ LỤC……………………………………………………………..…..……………….....vii
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang v
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1: Sự thay đổi độ ẩm của hạt sen theo ngày tuổi ............................................................19
Hình 2: Sự thay đổi hàm lượng protein của hạt sen theo độ tuổi ............................................20
Hình 3a: Sự thay đổi hàm lượng đường tổng số hòa tan của hạt sen theo độ tuổi ..................21
Hình 3b: Mối tương quan của hàm lượng đường tổng số hòa tan theo độ tuổi .......................22
Hình 4a: Sự thay đổi hàm lượng đường khử của hạt sen theo độ tuổi.....................................23
Hình 4b: Mối tương quan của hàm lượng đường khử theo độ tuổi .........................................23
Hình 5: Sự thay đổi hàm lượng tinh bột của hạt sen theo độ tuổi ...........................................24
Hình 6: Sự thay đổi hàm lượng lipid của hạt sen theo độ tuổi.................................................25
Hình 7: Sắc kí đồ chuẩn của vitamin C chuẩn và mẫu phân tích.............................................26
Hình 8a: Sự thay đổi hàm lượng vitamin C của hạt sen theo độ tuổi ......................................27
Hình 8b: Mối tương quan của hàm lượng vitamin C theo độ tuổi...........................................27
Hình 9: Sự thay đổi hàm lượng vitamin B1 của hạt sen theo độ tuổi.......................................28
Hình 10: Sự thay đổi hàm lượng vitamin B2 của hạt sen theo độ tuổi.....................................29
Hình 11: Sự thay đổi hàm lượng kali của hạt sen theo độ tuổi ................................................30
Hình 12: Sự thay đổi hàm lượng canxi của hạt sen theo độ tuổi .............................................31
Hình 13: Sự thay đổi hàm lượng phospho của hạt sen theo độ tuổi ........................................32
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 1: Giá trị dinh dưỡng của 100g hạt sen ............................................................................5
Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng hạt sen ở các thời điểm tăng trưởng ....................................17
Bảng 3: Thành phần dinh dưỡng hạt sen ở các thời điểm tăng trưởng (tính trên 100g mẫu
khô) ..........................................................................................................................................18
Bảng 4: Sự thay đổi độ ẩm của hạt sen ở các thời điểm tăng trưởng.......................................19
Bảng 5: Sự thay đổi hàm lượng protein của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng ..................20
Bảng 6: Sự thay đổi hàm lượng đường tổng số hòa tan của hạt sen qua 7 thời điểm tăng
trưởng.......................................................................................................................................21
Bảng 7: Sự thay đổi hàm lượng đường khử của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng ............22
Bảng 8: Sự thay đổi hàm lượng tinh bột của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng .................24
Bảng 9: Sự thay đổi hàm lượng lipid của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng ......................25
Bảng 10: Sự thay đổi hàm lượng vitamin C của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng............26
Bảng 11: Sự thay đổi hàm lượng vitamin B1 của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng...........28
Bảng 12: Sự thay đổi hàm lượng vitamin B2 của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng...........29
Bảng 13: Sự thay đổi hàm lượng kali của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng......................30
Bảng 14: Sự thay đổi hàm lượng canxi của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng ...................30
Bảng 15: Sự thay đổi hàm lượng phospho của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng ..............31
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 1
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sen là loại thực vật được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Ấn Độ, Nhật Bản,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, ... Cây sen có rất nhiều công dụng trong làm thuốc
cũng như thực phẩm: hoa, các hạt, lá non và thân rễ đều ăn được. Các cánh hoa đôi
khi được sử dụng để tô điểm món ăn, trong khi các lá to được dùng để gói thức ăn.
Thân rễ (ngó sen) có thể dùng chế biến nhiều món ăn như súp, canh, món xào. Hạt sen
có thể ăn tươi hay chế biến thành mứt và nấu chè.
Tất cả các bộ phận của cây sen đều có thể sử dụng làm thuốc:
+ Lá sen có tính hàn, lợi tiểu và cầm máu
+ Hạt sen dùng cắt nôn hay làm dịu phản ứng co giật của hệ thống tiêu hóa
+ Tâm sen có tác dụng làm an thần, trị mất ngủ, sốt cao, cao huyết áp
+ Nhụy sen có tác dụng bổ thận, ...
Do có nhiều công dụng nên cây sen ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên
đa phần người dân chỉ dựa vào kinh nghiệm để thu hoạch sen mà không quan tâm đến
thành phần dinh dưỡng bên trong.
Thành phần dinh dưỡng theo độ tuổi ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chế biến các sản
phẩm khác nhau từ hạt sen:
- Sản phẩm hạt sen chiên chân không: cần chọn hạt sen có hàm lượng tinh bột
nhiều, độ ẩm thấp (25 ngày tuổi), sản phẩm có cấu trúc cứng giòn (Trần Văn
Sang, 2006).
- Sản phẩm nước hạt sen: sen có độ tuổi càng cao thì giá trị dinh dưỡng càng
tăng. Sen ở 20 và 24 ngày tuổi cho sản phẩm sữa hạt sen thơm ngon và giàu
dinh dưỡng (Trần Thanh Thúy, 2006).
- Sen nước đường đóng hộp: sen ở 24 ngày tuổi có nhiều tinh bột nên hút nước
trương nở làm cho sản phẩm bị vỡ nát. Sen ở 18 và 21 ngày tuổi cho giá trị
cảm quan tốt nhất (Nguyễn Thị Thanh My, 2006), ...
Thành phần dinh dưỡng của rau quả nói chung và hạt sen nói riêng luôn thay đổi
nhanh chóng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Do đó việc tìm hiểu sự
thay đổi thành phần dinh dưỡng của hạt sen qua các giai đoạn tăng trưởng giúp phản
ánh một cách cụ thể về giá trị dinh dưỡng, có ý nghĩa đối với việc tiêu thụ sản phẩm
hạt sen ứng với từng mục đích sử dụng.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 2
1.2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát thành phần dinh dưỡng của hạt sen ở các độ tuổi thu hoạch khác nhau. Từ
đó, xác định mối tương quan giữa thành phần dinh dưỡng và độ tuổi thu hoạch.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
Phân tích thành phần dinh dưỡng của hạt sen ở các độ tuổi khác nhau thông qua việc
phân tích các chỉ tiêu hóa học như: hàm lượng nước, protein, lipid, tinh bột, đường
tổng số hòa tan, các vitamin: C, B1, B2, chất khoáng: P, Ca, K.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 3
CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÂY SEN
2.1.1. Nguồn gốc
Cây sen (Nelumbo nucifera Gaertn hay Nelumbium speciosum Willd) là một trong
những loại thực vật hạt trần phát triển rất sớm trên trái đất. Cây sen có nguồn gốc ở
Châu Á, xuất phát từ Ấn Độ (Makino, 1979), sau đó lan qua Trung Quốc và vùng
đông bắc Úc Châu. Cây sen là loại thủy sinh được tiêu thụ mạnh ở Châu Á. Lá, bông,
hạt và củ đều là những bộ phận có thể ăn được. Riêng bông sen được sử dụng trong
nhiều lễ hội ở các nước Châu Á.
Sen được trồng nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, các nước Đông Nam Á, Nga và một số nước Châu Phi. Sen cũng được trồng ở
Châu Âu và Châu Mỹ nhưng với mục đích trang trí hơn là thực phẩm.
Ở Việt Nam, cây sen được trồng và khai thác trên các phương diện: trồng để lấy củ,
lấy ngó, lấy hạt và lấy hoa.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, cây sen được trồng phổ biến ở các tỉnh: Đồng Tháp,
Vĩnh Long, Trà Vinh,… Trong đó, Đồng Tháp là tỉnh có diện tích trồng sen để lấy hạt
đứng đầu cả nước.
2.1.2. Phân loại
Dựa vào công dụng, cây sen được chia làm 3 loại:
+ Loại sen cho củ: thường cho hoa màu trắng, có một ít hoa màu đỏ. Nhóm sen
này ít bông và gương.
+ Loại sen cho gương: giống này được trồng phổ biến ở Đồng Tháp.
+ Loại sen cho bông để trang trí: loại này bông có nhiều màu nhưng ít được
trồng ở nước ta.
2.2. THỜI GIAN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY SEN
Thời gian sinh trưởng và phát triển của sen từ 4÷5 tháng, thời gian này phụ thuộc vào
từng loại giống.
- Nếu sử dụng giống bằng cây con gieo từ hạt thì thời gian từ khi nẩy mầm đến
khi thu hoạch là 5 tháng.
- Nếu sử dụng giống bằng ngó sen thì thời gian từ khi nẩy mầm đến khi thu
hoạch là 4 tháng.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 4
2.3. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY SEN
Sen không những là một loại hoa tiêu biểu cho đồng ruộng Việt Nam, mà còn là cây
trồng giúp cho nhiều nông dân tăng thêm thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.
So với nhiều loại cây trồng khác thì cây sen có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Hơn nữa,
cây sen có lợi thế là tận dụng được các vùng đất trũng ruộng thấp thường bị ngập
nước.
Đối với trồng sen lấy ngó, vốn bỏ ra ít - hai công đất chỉ đầu tư từ 800 nghìn đến một
triệu đồng, sau ba tháng là có thu hoạch. Lao động trồng sen cũng không vất vả như
trồng lúa, cứ cách hai ngày lấy ngó một lần, mỗi lần thu được từ 40 đến 50 kí ngó, bán
tại chỗ với giá 2.500 đồng/kí cũng được hơn 100 nghìn đồng, còn cao hơn giá lúa.
(
Đối với trồng sen lấy gương, một gương sen có lúc lên tới 3.100 đồng vào đầu tháng
3/2005. Nông dân thu hoạch đạt năng suất 40.000 ÷ 60.000 gương/ha. Cho dù giá thấp
nhất là 300 đồng/gương thì thu nhập cũng gấp ba lần so với trồng lúa.
(
Ngoài ra, việc thu hoạch củ sen cũng đem lại thu nhập cao cho nông dân. Củ sen có
thị trường lớn hơn so với các bộ phận khác, theo số liệu thống kê từ 1997 – 1998 của
Bộ Nông lâm ngư Nhật về lượng sen tươi nhập khẩu của Nhật đều từ Trung Quốc và
củ sen chế biến chiếm trên 99%.
(www.dalatrose.com.htm)
Trồng sen còn có lợi ở chỗ chỉ cần đầu tư một lần, nếu được chăm sóc tốt thì thời gian
thu hoạch có thể kéo dài vài năm. Chính vì trồng sen có hiệu quả cho nên nhiều hộ
nông dân đã bỏ lúa chuyển sang trồng sen, kết hợp đào ao nuôi tôm cá, lên bờ lập
vườn trồng cây ăn trái, tạo ra thu nhập cao hơn hẳn so với việc trồng lúa trước đây.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 5
2.4. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA HẠT SEN
Hạt sen có chứa hàm lượng tinh bột khá cao. Ngoài ra, trong hạt sen còn chứa các
chất khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể như: kali, canxi, phospho,…, vitamin B1,
B2, niacin. Thành phần dinh dưỡng của hạt sen được cho trong bảng 1.
Bảng 1: Giá trị dinh dưỡng của 100 g hạt sen
Thành phần Hạt tươi
Nước (g) 13
Năng lượng (kcal) 335
Năng lượng (kj) 1402
Protein (g) 17,1
Chất béo (g) 1,9
Đường (g) 62
Chất xơ dễ tiêu (g) 1,9
Calcium (mg) 190
Phosphorus (mg) 650
Sắt (mg) 3,1
Natri (mg) 250
Kali (mg) 1100
Vitamin B1 (mg) 0,26
Vitamin B2 (mg) 0,1
Niacin (mg) 2,1
Vitamin C (mg) 0
Q.V.Nguyen & D Hicks, 2001
Thành phần dinh dưỡng của hạt sen
- Protein: là thành phần cơ bản của vật chất sống. Nó tham gia vào thành phần của
mỗi một tế bào và là yếu tố tạo hình chính.
- Chất béo: cung cấp năng lượng, cấu thành các tổ chức, duy trì nhiệt độ cơ thể và bảo
vệ các cơ quan trong cơ thể, thúc đẩy việc hấp thu các vitamin hòa tan trong chất béo.
- Đường: cung cấp năng lượng, ngoài ra đường còn tạo vị ngọt làm tăng giá trị cảm
quan cho hạt sen.
- Canxi: vai trò của canxi trong cơ thể người như sau:
+ Xây dựng, duy trì mô xương và sự hình thành răng.
+ Là thành phần cần thiết cho sự chuyển hóa prothrombin thành thrombin là
enzym cần thiết cho sự đông máu.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 6
- Phospho: tham gia vào cấu trúc của xương, liên kết với mỡ tạo thành phức hợp
phospholipid là chất béo phức tạp tham gia thành phần cấu tạo của các màng sinh học,
ngoài ra phospho còn tham gia thành phần phức hợp chứa năng lượng sinh học có
nhiệm vụ cung cấp năng lượng - ATP.
- Kali: bài xuất ion natri giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp; tạo thành hệ thống đệm
giúp cơ thể ổn định trước các biến đổi của môi trường.
- Vitamin B1: các chức năng của thiamin trong cơ thể:
+ Tham gia vào quá trình chuyển hóa acid pyruvic thành acetaldehyde nên có
tác dụng chống viêm thần kinh.
+ Giữ vai trò chủ đạo trong chuyển hóa năng lượng, nhất là chuyển hóa glucid.
- Vitamin B2:
+ Tham gia vào thành phần cấu tạo các flavoprotein và hoạt động như những
enzym.
+ Cần thiết cho quá trình chuyển hóa protein.
- Vitamin C: có các vai trò quan trọng sau:
+ Có khả năng chống oxy hóa.
+ Duy trì sức đề kháng của cơ thể và sự khỏe mạnh của các mô: da, sụn, thành
mạch máu,...
+ Tạo điều kiện dễ hấp thu sắt.
+ Tăng đào thải các chất kim loại độc như chì và các chất ô nhiễm khác.
2.5. SỰ THAY ĐỔI THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA RAU QUẢ NÓI
CHUNG
Trong tế bào sống không ngừng xảy ra các quá trình chuyển hóa và trao đổi chất nên
thành phần dinh dưỡng của rau quả cũng không ngừng biến đổi trong suốt quá trình
sinh trưởng và phát triển.
Thành phần dinh dưỡng của rau quả phụ thuộc vào giống, loại, độ già chín của rau
quả, điều kiện gieo trồng và chăm sóc.
2.5.1. Sự thay đổi hàm lượng glucid
Glucid luôn là thành phần có thay đổi lớn và mạnh nhất trong quá trình sinh trưởng và
phát triển của rau quả tươi.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 7
Với các loại rau đậu, hàm lượng tinh bột tăng lên trong quá trình già chín, đồng thời
hàm lượng đường giảm đi. Hiện tượng này là do quá trình chuyển hóa đường thành
tinh bột.
Quả thì thường ngược lại: khi xanh tinh bột nhiều hơn khi chín, ví dụ: chuối tiêu xanh
chứa 20,6% tinh bột nhưng khi chín chỉ còn 1,95%; ngược lại hàm lượng đường tăng
nhanh từ 1,44% lên 16,48%.
Sự tích tụ đường trong thời kì chín không chỉ do đường hóa tinh bột mà còn do sự
thủy phân hemicellulose. Khi bị thủy phân, hemicellulose tạo thành các đường xilose,
manose, galactose, arabinose và cấu trúc tế bào bị phá hủy.
2.5.2. Sự thay đổi hàm lượng protein
Vào thời kì chín của hạt cốc, xảy ra sự vận chuyển mạnh mẽ các hợp chất nitơ phi
protein (chủ yếu là acid amin) từ các cơ quan dinh dưỡng của thực vật vào cơ quan
sinh sản, vào quá trình tổng hợp protein trong hạt.
Đối với các loại củ: quá trình tổng hợp protein diễn ra theo chiều hướng tăng nhanh
dần từ giai đoạn hình thành củ đến lúc củ già.
Đối với các loại quả thì khi chín hàm lượng protein giảm do quá trình phân giải
protein thành các acid amin (Lê Doãn Diên và cộng sự, 1970).
2.5.3. Sự thay đổi các chất khoáng
• Canxi và kali
Hàm lượng kali và canxi giảm dần trong thời kì phát triển của cây, đến khi cây trổ hoa
hàm lượng kali và canxi tăng cho đến khi trái chín.
• Phospho
Hàm lượng phospho tăng dần và đạt cực đại khi cây trổ hoa, sau đó giảm nhẹ đến giai
đoạn tích lũy tinh bột (Surajit K.De Datta, 2000).
2.5.4. Sự thay đổi của các vitamin
Các vitamin được tổng hợp ở cơ quan dinh dưỡng, chủ yếu ở lá, còn khi thực vật già,
các vitamin chuyển vào hạt. Hàm lượng của nhiều vitamin như B1 và B2 trong thời kì
chín hoàn toàn thường gấp rưỡi đến hai lần so với những giai đoạn đầu của sự tạo hạt.
Hàm lượng caroten (tiền vitamin A) giảm mạnh do trong thời gian chín, caroten bị
phân hủy nhiều.
Đối với các loại củ: hàm lượng vitamin B1, B2, C và caroten thường đạt cực đại vào
trước lúc thu hoạch với một khoảng thời gian khác nhau phụ thuộc vào giống và điều
kiện ngoại cảnh.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 8
• Vitamin B1
Hàm lượng vitamin B1 trong lá cây thay đổi trong suốt thời kì sinh dưỡng. Trong
những cây còn non thì thiamin tương đối ít nhưng trong quá trình sinh trưởng, lượng
vitamin B1 tăng lên và đạt cao nhất ở giai đoạn ra hoa. Sau khi đã ra hoa, hàm lượng
thiamin trong lá lại giảm xuống.
Khi chín, đặc biệt đối với cây có hạt, có sự vận chuyển vitamin B1 từ lá và thân cây
vào trong hạt (Lê Doãn Diên và cộng sự, 1970).
• Vitamin C
Trong rau quả hàm lượng vitamin C khá nhiều đặc biệt là trong các loại rau quả có
tính acid, vitamin C là thành phần dinh dưỡng chủ yếu, hàm lượng vitamin C cao nhất
có thể từ 130÷170 mg%. Trong hoa màu củ, hạt thì chứa ít hoặc hầu như không có
vitamin C. Ở thực vật, vitamin C được tổng hợp từ tiền chất là glucose thông qua L-
galactono-1,4-lacton hoặc D-glucosone và L-sorbosone (Nicholas Smirnoff, 1996).
Hàm lượng vitamin C giảm đáng kể chủ yếu là do khi chín các mô rau quả bị phá hủy
bởi các quá trình khử trong mô tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của khí oxy
dẫn đến oxy hóa vitamin C dưới tác dụng của ascorbate oxidase và ascorbate
peroxidase.
2.5.5. Sự thay đổi hàm lượng lipid
Quá trình tổng hợp và tích lũy chất béo trong hạt có dầu diễn ra từ khi hình thành hạt
cho đến khi hạt chín. Ngay sau khi ra hoa, người ta phát hiện sự tạo thành các tế bào
mới và sự sinh trưởng khá nhanh của các tế bào tạo hạt. Cường độ tích lũy lipid lúc
này thấp. Khi hạt bắt đầu vào giai đoạn chín thì tinh bột chuyển thành lipid nhờ chu
trình glyoxylat (Vũ Văn Vụ và cộng sự, 1998).
Hàm lượng lipid trong thực vật nói chung không cao (trừ một số cây thuộc họ đậu và
trong hạt của các cây có dầu). Hàm lượng lipid giảm trong quá trình chín của rau quả
là do sự thủy phân lipid dưới tác dụng của enzym lipase.
2.5.6. Sự thay đổi hàm lượng nước
Nước là thành phần chủ yếu của chất nguyên sinh. Nó có vai trò quan trọng không
những trong việc hòa tan các chất dinh dưỡng mà còn là môi trường để tiến hành các
loại phản ứng. Nước tự do có liên quan đến quá trình trao đổi chất, nghĩa là trong tế
bào, hàm lượng nước tự do càng nhiều thì cây sinh trưởng càng tốt.
Khi hàm lượng đường dễ tan nhiều thì áp suất thẩm thấu lớn và sự hút nước của tế bào
cũng lớn. Ngược lại, khi tinh bột nhiều thì áp suất thẩm thấu giảm dẫn đến hút nước
kém (Lê Doãn Diên và cộng sự, 1970).
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 9
2.6. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN
2.6.1. Những nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng chủ yếu thực hiện trên các loại nguyên liệu
trái cây khác: xoài, chuối cau, ... như đề tài nghiên cứu:
- “Khảo sát sự thay đổi một số đặc tính trái xoài Châu Hạng Võ ở giai đoạn tiền thu
hoạch” của tác giả Bùi Thị Cẩm Hường và Nguyễn Bảo Vệ. Kết quả nghiên cứu cho
thấy TSS (tổng số chất khô hòa tan) của trái tăng theo thời gian thu hoạch trái. Vào
thời điểm 67 ngày sau khi trổ (NSKT), TSS của trái là thấp nhất (5,98%), sau đó TSS
tiếp tục tăng vào thời điểm 74÷102 NSKT nhưng mức độ tăng chậm không đáng kể.
TSS cao nhất ở thời điểm thu hoạch trái đợt cuối 109 NSKT (7,56%).
Hạt sen được nghiên cứu phần lớn là các đề tài luận văn tại trường Đại học Cần Thơ
như:
- “Khảo sát ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt trong chế biến nước hạt sen nước
đường đóng hộp” - Nguyễn Thị Thanh My (2006).
Kết quả thu được: sen càng già thì cấu trúc càng mềm là do tinh bột hút nước, làm cho
cấu trúc hạt lỏng lẻo dẫn đến kết quả là hạt bị vỡ nát. Hạt sen bị sậm màu dần theo
ngày tuổi. Tinh bột nhiều thì nước đường bị đục. Chọn sen ở 18 và 21 ngày tuổi cho
giá trị cảm quan tốt.
- “Xây dựng quy trình chế biến hạt sen chiên chân không” - Trần Văn Sang (2006).
Kết quả thu được: hạt sen có độ ẩm cao và hàm lượng tinh bột thấp thì sản phẩm chiên
có cấu trúc mềm, không giòn. Ngược lại, hạt sen có tinh bột nhiều và độ ẩm thấp thì
sản phẩm có cấu trúc giòn.
- “Khảo sát thành phần dinh dưỡng của hột sen qua các giai đoạn sinh trưởng” – Trần
Thị Kĩnh Như (2004). Đề tài đã khảo sát thành phần dinh dưỡng ở các ngày tuổi: 5,
10, 15, 20, 25 sau khi hoa rụng cánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
+ Hàm lượng nước, vitamin C, phospho giảm dần theo sự tăng trưởng của hạt sen.
+ Hàm lượng protein, lipid, đường tổng, kali, canxi tăng dần theo thời gian tăng
trưởng của hạt sen.
2.6.2. Các nghiên cứu ngoài nước
Chương trình nghiên cứu “Exporting lotus to seed: An agronomic and physiological
study” (Nguyễn Quách Trọng và Hicks Dick, 2001) nghiên cứu về nguồn gốc của sen,
giá trị dinh dưỡng và y học của hạt sen, điều kiện trồng trọt và thống kê sản lượng
xuất khẩu sen ở một số nước.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 10
Tiến sĩ Subhuti Dharmananda cũng đã nghiên cứu về hạt sen với đề tài: “Lotus seed:
Food and medicine”. Đề tài đã nghiên cứu về xuất xứ cây sen, công dụng làm thực
phẩm, làm thuốc cũng như cách trồng và bảo quản hạt sen.
Do đặc điểm của hạt sen có thể được sử dụng để ăn tươi, dùng trong các món chè,
mứt,… tùy theo từng mục đích sử dụng mà sen được thu hoạch ở các độ tuổi khác
nhau ứng với thành phần hóa học khác nhau. Vì vậy, việc xác định sự thay đổi thành
phần dinh dưỡng của hạt sen theo ngày tuổi là thật sự cần thiết.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 11
CHƯƠNG III: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
3.1.1. Thời gian và địa điểm thực hiện
- Thời gian thực hiện: từ ngày 26/02/2007 đến ngày 18/05/2007.
- Địa điểm thực hiện: phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ thực phẩm, khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ.
3.1.2. Dụng cụ - thiết bị thí nghiệm
- Cân điện tử, cân phân tích
- Hệ thống vô cơ hóa đạm
- Hệ thống cất đạm
- Thiết bị phân tích ẩm
- Máy Soxhlet
- Máy quang phổ
- Nồi đun cách thủy, bếp gas
- Dụng cụ thủy tinh sử dụng để phân tích
Một số dụng cụ cần thiết khác.
3.1.3. Hóa chất sử dụng
- Ether dầu hỏa
- H2SO4 đậm đặc
- Dung dịch HCl 1%
- Dung dịch acid oxalic 1%
- Dung dịch acid boric 2%
- Dung dịch NaOH
- Dung dịch (CH3COO)2Pb 30%
- Dung dịch Na2SO4 bão hòa
- Đường glucose chuẩn
- K3Fe(CN)6
- ZnSO4
- KI
- Dung dịch Na2S2O3
Và một số hóa chất cần thiết khác
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 12
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.2.1. Cách chọn và xử lý mẫu phân tích
- Sau khi trổ hoa, gương sen sẽ được theo dõi để lấy mẫu phân tích.
- Chọn mẫu phân tích là những gương sen sau khi hoa sen rụng cánh hoa 10 ngày cho
đến khi hạt chín.
- Phần ăn được của hạt sen sẽ được phân tích liên tục và phân thành các giai đoạn kể
từ ngày hoa sen rụng cánh như sau:
Giai đoạn Thời điểm sau khi hoa sen rụng cánh (ngày)
1
2
3
4
5
6
7
10
15
17
19
21
23
25
- Mẫu sau khi cắt sẽ được trữ lạnh (4oC÷6oC) và mang về phòng thí nghiệm phân tích
ngay.
- Trước khi phân tích hạt được loại bỏ vỏ xanh, vỏ lụa và tâm hạt.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Sen sau khi thu hoạch ở độ tuổi đã chọn, được tiến hành phân tích các chỉ tiêu hóa
học.
- Độ ẩm: đo bằng máy đo độ ẩm Moisture Anylyzer AND
- Protein: xác định theo phương pháp Kjeldahl
- Lipid: phân tích bằng hệ thống Soxhlet
- Tinh bột: xác định theo phương pháp thủy phân bằng acid
- Đường tổng số hòa tan, đường khử: phương pháp Hagedorn-Jensen
- Vitamin C: phương pháp Muri
- Vitamin B1, B2: phương pháp sắc kí
- Xác định hàm lượng phospho bằng phương pháp so màu
- Xác định lượng kali, canxi bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 13
3.2.3. Nguyên tắc phân tích các chỉ tiêu hóa học
Xác định hàm lượng nước bằng phương pháp sấy
Nguyên tắc: Dùng nhiệt làm bay hơi nước nguyên liệu. Cân trọng lượng nguyên liệu
trước và sau khi sấy khô ở 105oC đến khối lượng không đổi (bằng cân phân tích), sau
đó tính ra phần trăm nước có trong nguyên liệu.
Xác định hàm lượng protein theo phương pháp Kjeldahl
Nguyên tắc: Khi đun nóng mẫu vật có chứa nitơ (đạm) trong H2SO4 đậm đặc với sự
hiện diện của chất xúc tác thích hợp thì tất cả các hợp chất hữu cơ bị oxy hóa còn NH3
được giải phóng ra liên kết với H2SO4 tạo thành (NH4)2SO4.
Dùng kiềm mạnh (NaOH) trong điều kiện đun nóng đẩy NH3 từ muối (NH4)2SO4 hình
thành ra thể tự do. NH3 tạo thành được lôi cuốn bằng hơi nước và được cất qua bình
hứng có chứa dung dịch acid boric và hỗn hợp thuốc thử.
(NH4)2SO4 + 2 NaOH = 2 NH4OH + Na2SO4
NH3 + 4H3BO3 Æ (NH4)2B4O7
Sau đó định lượng amoni tetraborat tạo thành bằng dung dịch H2SO4 0,1N theo phản
ứng sau:
(NH4)2B4O7 + H2SO4 + 5H2O Æ (NH4)2SO4 + 4H3BO3
Dựa trên thể tích dung dịch H2SO4 0,1N dùng để chuẩn độ, xác định hàm lượng đạm
trong mẫu phân tích.
Xác định hàm lượng lipid trong hạt sen bằng máy Soxhlet
Nguyên tắc: Trong tế bào, lipid ở dạng tự do và liên kết. Lipid tự do tập trung chủ yếu
ở các cơ quan dự trữ như hạt, quả (ở thực vật) và mô mỡ (ở động vật). Trong thực tế,
sự xác định lipid dựa vào hàm lượng lipid được rút ra khỏi nguyên liệu bằng các dung
môi hữu cơ. Có hai phương pháp để xác định:
- Phương pháp xác định trực tiếp: chiết xuất lipid ra khỏi nguyên liệu và cân trực tiếp.
- Phương pháp xác định gián tiếp: chiết xuất lipid ra khỏi nguyên liệu và cân lại
nguyên liệu.
Các dung môi chiết xuất lipid bình thường dùng là ether etylic hoặc ether dầu hỏa.
NH4OH NH3 H2O+t
o
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 14
Xác định lượng tinh bột bằng phương pháp thủy phân acid
Nguyên tắc: Dưới tác dụng của acid, tinh bột bị thủy phân thành đường khử. Xác định
lượng đường khử tạo thành rồi nhân với hệ số 0,9 ta được hàm lượng tinh bột.
(C6H10O5)n + nH2O Æ nC6H12O6
162,1 18,02 180,12
9,0
12,180
1,162 ==F
Xác định lượng đường tổng số hòa tan bằng phương pháp định lượng đường
khử
Nguyên tắc: Mẫu sau khi đã thủy phân các oligosaccharide, trung hòa và khử tạp chất
thì tiến hành phân tích dựa vào tính khử của monosaccharide.
Dựa vào tính khử của monosaccharide, định lượng chúng theo phản ứng oxy hóa-khử
với chất oxy hóa là fericyanua kali. Phản ứng xảy ra trong môi trường kiềm đun nóng.
Phần fericyanua kali thừa được định phân gián tiếp qua phương pháp định phân iod
bằng thiosulfit natri (Na2S2O3).
Xác định hàm lượng đường khử theo phản ứng oxy hóa-khử
Nguyên tắc: Mẫu sau khi hòa tan đường khử (không sử dụng acid để thủy phân), loại
bỏ tạp chất thì tiến hành phân tích dựa vào tính khử của monosaccharide.
Dựa vào tính khử của monosaccharide, định lượng chúng theo phản ứng oxy hóa-khử
với chất oxy hóa là fericyanua kali. Phản ứng xảy ra trong môi trường kiềm đun nóng.
Phần fericyanua kali thừa được định phân gián tiếp qua phương pháp định phân iod
bằng thiosulfit natri (Na2S2O3).
Định lượng vitamin C theo phương pháp Muri
Nguyên lý: Định lượng vitamin C dựa trên tính khử của nó đối với thuốc thử 2,6-
diclorophenol indophenol. Dạng oxy hóa của thuốc thử 2,6- diclorophenol indophenol
có màu xanh bị khử bởi acid ascorbic có trong dịch chiết của nguyên liệu thành dung
dịch không màu. Ở điểm cân bằng tất cả acid ascorbic thì thuốc thử dư thừa không bị
khử có màu hồng trong môi trường acid.
Xác định hàm lượng vitamin B1 bằng phương pháp sắc kí
Nguyên tắc: Vitamin B1 phản ứng với K3Fe(CN)6 tạo thành thiochrome là chất có khả
năng phát huỳnh quang.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 15
Đo mẫu phân tích ở bước sóng 365nm để kích thích thiochrome phát huỳnh quang,
sau đó đo cường độ huỳnh quang ở bước sóng 435nm. Dựa vào đường cong chuẩn suy
ra hàm lượng vitamin B1 có trong mẫu.
Xác định hàm lượng vitamin B2 bằng phương pháp sắc kí
Nguyên tắc: Vitamin B2 có khả năng phát huỳnh quang, đo cường độ huỳnh quang
phát ra ở bước sóng 565nm, sau đó tra trên đường cong chuẩn suy ra hàm lượng
vitamin B2.
Xác định hàm lượng phospho bằng phương pháp so màu
Nguyên lý: Trong các môi trường acid, các ion orthophosphate tạo thành phức màu
vàng với ion molybdate.
H3PO4 + 3NH4+ + 12MoO42- + 21H+ = (NH4)3[P(Mo3O10)4] + 12H2O
Sau khi thêm acid ascorbic và Sb, ion MO6+ bị khử thành MO5+ hoặc MO3+ làm cho
dung dịch có màu xanh. Cường độ màu xanh thay đổi tùy theo hàm lượng P có trong
dung dịch, pH và điều kiện khử của môi trường. Mẫu được đo trên máy so màu
Spectrophotometer có bước sóng 720 nm hoặc 880 nm (thường đo ở 880 nm).
Xác định lượng kali, canxi bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử
Nguyên tắc: Mẫu sau khi được tro hóa thì đem đi hòa tan bằng dung dịch HCl, trộn
đều, để yên rồi cho nước cất đến vạch 50ml. Sau đó đem đi lọc lấy phần dịch trong.
Phân tích kali và canxi sẽ được thực hiện bằng máy hấp thụ nguyên tử. Từ dịch lọc lấy
ra 1ml sau đó pha loãng mẫu bằng nước cất rồi đem đo trên máy hấp thụ nguyên tử.
Dựa vào đường chuẩn, suy ra hàm lượng kali và canxi.
3.3. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
Khảo sát sự thay đổi thành phần dinh dưỡng của hạt sen theo ngày tuổi
Mục đích: Xác định sự thay đổi thành phần dinh dưỡng của hạt sen theo độ tuổi thu
hoạch.
Các chỉ tiêu hóa học khảo sát:
- Độ ẩm
- Hàm lượng protein
- Đường tổng số hòa tan, đường khử
- Tinh bột
- Lipid
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 16
- Vitamin: C, B1, B2
- Các chất khoáng: kali, canxi, phospho.
Xây dựng mối tương quan giữa thành phần dinh dưỡng và độ tuổi thu
hoạch
Mục đích: Nhằm xác định mối tương quan giữa sự thay đổi các thành phần dinh
dưỡng theo ngày tuổi.
Tiến hành thí nghiệm: Dựa vào số liệu thu được ở thí nghiệm 1, dùng phần mềm
Excel hay phần mềm thống kê phù hợp để vẽ đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa độ
tuổi và một số thành phần dinh dưỡng.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 17
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA HẠT SEN QUA CÁC GIAI ĐOẠN
TĂNG TRƯỞNG
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thành phần hóa học của thực vật luôn luôn
thay đổi. Sự biến thiên có thể là sự tăng lên hay giảm xuống của thành phần nào đó.
Thành phần dinh dưỡng của hạt sen cũng luôn thay đổi nhanh chóng theo độ tuổi. Kết
quả phân tích thành phần dinh dưỡng của hạt sen ở từng thời điểm tăng trưởng được
thể hiện qua 2 bảng kết quả: thành phần dinh dưỡng của hạt sen ở các độ tuổi khác
nhau theo căn bản ướt (bảng 2) và thành phần dinh dưỡng theo căn bản khô (bảng 3).
Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng hạt sen ở các thời điểm tăng trưởng (tính trên 100g
mẫu tươi)
Thời điểm
Thành phần dinh dưỡng
10
ngày
15
ngày
17
ngày
19
ngày
21
ngày
23
ngày
25
ngày
Độ ẩm, % 89,68 83,59 72,91 69,83 64,32 61,40 51,57
Protein, g 0,39 3,72 6,97 7,59 8,56 9,21 10,89
Đường tổng số hòa tan, g 7,35 6,87 5,92 6,42 7,10 5,10 3,76
Đường khử, g 3,37 0,75 1,19 0,93 1,03 0,97 1
Tinh bột, g 0,94 5,18 12,31 14,99 18,31 23,46 33,52
Lipid, g 0,12 0,44 0,88 0,96 1,39 1,76 1,98
Vitamin C, mg 32,52 27,26 20,08 16,45 17,85 18,30 6,10
Vitamin B1, ppm 0,47 0,48 0,57 1,26 2,66 2,84 1,48
Vitamin B2, ppm 0,27 0,36 0,33 1,35 2,33 1,97 0,86
Kali, g 0,42 0,33 0,46 0,40 0,51 0,47 0,59
Canxi, ppm 94,67 190,15 251,12 314,63 454,79 536,73 673,42
Phospho, g 0,11 0,08 0,12 0,14 0,18 0,16 0,20
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 18
Bảng 3: Thành phần dinh dưỡng hạt sen ở các thời điểm tăng trưởng (tính trên 100g
mẫu khô)
Thời điểm
Thành phần dinh dưỡng
10
ngày
15
ngày
17
ngày
19
ngày
21
ngày
23
ngày
25
ngày
Protein, g 3,73 22,65 25,72 25,16 23,99 23,87 22,48
Đường tổng số hòa tan, g 71,23 41,86 21,86 21,28 19,91 13,21 7,76
Đường khử, g 32,70 4,57 4,38 3,07 2,89 2,51 2,06
Tinh bột, g 9,08 31,54 45,46 49,68 51,31 60,78 69,21
Lipid, g 1,16 2,67 3,26 3,40 3,91 4,57 5,24
Vitamin C, mg 315,10 166,10 74,12 54,52 50,03 47,41 12,59
Vitamin B1, ppm 4,55 2,90 2,12 4,16 7,49 5,87 3,83
Vitamin B2, ppm 2,64 2,17 1,23 4,48 6,54 4,06 2,22
Kali, g 4,02 2,03 1,72 1,33 1,43 1,22 1,22
Canxi, ppm 917,3 1158,7 926,98 1042,8 1274,6 1390,5 1390,5
Phospho, g 1,09 0,49 0,44 0,45 0,51 0,42 0,42
Từ kết quả bảng 2 và bảng 3 cho thấy:
- Trong những giai đoạn đầu khi hạt sen mới hình thành, hàm lượng nước chiếm
tỉ lệ rất cao (89,68%), còn các thành phần chất khô khác chiếm tỉ lệ thấp. Ở các
giai đoạn sau thì hàm lượng nước giảm dần, nhường chỗ cho các thành phần
chất khô khác như: tinh bột, protein, lipid, ... được tích lũy. Vật chất khô tổng
số trong hạt sen tăng dần trong suốt khoảng thời gian khảo sát.
- Trong thành phần chất khô, đường tổng số hòa tan chiếm tỉ lệ cao hơn các
thành phần chất khô khác ở giai đoạn đầu (10 ngày tuổi), sau đó giảm dần.
Tinh bột, protein và lipid được tích lũy dần theo ngày tuổi.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 19
4.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI TỪNG THÀNH PHẦN DINH
DƯỠNG CỦA HẠT SEN QUA CÁC GIAI ĐOẠN TĂNG TRƯỞNG
4.2.1. Sự thay đổi độ ẩm của hạt sen ở các độ tuổi khác nhau
Độ ẩm của hạt sen được xác định dựa trên khối lượng mẫu trước và sau khi sấy khô ở
nhiệt độ 105oC đến khối lượng không đổi. Kết quả phân tích độ ẩm của hạt sen ở các
độ tuổi khác nhau được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4: Sự thay đổi độ ẩm của hạt sen ở các thời điểm tăng trưởng
Ngày tuổi 10 15 17 19 21 23 25
Độ ẩm, % 89,68g 83,59f 72,91e 69,83d 64,32c 61,40b 51,57a
Các chữ cái giống nhau trên cùng một hàng biểu hiện sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức độ 5%
Sự thay đổi độ ẩm của hạt sen theo độ tuổi thu hoạch được thể hiện ở đồ thị hình 1.
Hình 1: Sự thay đổi độ ẩm của hạt sen theo ngày tuổi
Hàm lượng nước trong hạt sen tuy không có giá trị về mặt dinh dưỡng nhưng lại ảnh
hưởng đến giá trị cảm quan của sản phẩm. Cùng với sự thay đổi của độ ẩm, các thành
phần khác cũng thay đổi theo. Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy độ ẩm của hạt
sen ở 7 thời điểm tăng trưởng khác biệt có ý nghĩa và giảm dần theo ngày tuổi. Ở 10
ngày tuổi, độ ẩm hạt sen đạt 89,68% đến ngày tuổi 25 độ ẩm chỉ còn 51,57%.
Mối tương quan giữa hàm lượng nước và độ tuổi được thể hiện theo phương trình bậc
1 với hệ số a = -2,5189, điều này chứng tỏ hàm lượng nước chiếm tỉ lệ cao ở giai đoạn
đầu, sau đó giảm dần do sự tích lũy các thành phần chất khô trong hạt.
4.2.2. Sự thay đổi hàm lượng protein của hạt sen qua các giai đoạn tăng trưởng
Trong thực vật, hàm lượng đạm thường chiếm tỉ lệ không cao (trừ một số loại thuộc
họ đậu) tuy nhiên hàm lượng đạm trong thực vật nói chung và hạt sen nói riêng cũng
là một trong những thành phần góp phần làm tăng giá trị dinh dưỡng. Kết quả phân
y = -2.5189x + 117.25
R2 = 0.964
40
60
80
100
9 11 13 15 17 19 21 23 25 27
Ngày tuổi
Đ
ộ
ẩm
, %
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 20
tích hàm lượng protein của hạt sen qua các độ tuổi khác nhau được thể hiện trong
bảng 5.
Bảng 5: Sự thay đổi hàm lượng protein của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng (tính
trên 100g mẫu)
Ngày tuổi 10 15 17 19 21 23 25
Protein, g 0,39a 3,72b 6,97c 7,59d 8,56e 9,21f 10,89g
Protein, g (mẫu khô) 3,73a 22,65b 25,72e 25,16d 23,99c 23,87c 22,48b
Các chữ cái giống nhau trên cùng một hàng biểu hiện sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức độ 5%
Sự thay đổi hàm lượng protein của hạt sen qua các độ tuổi khác nhau được thể hiện ở
đồ thị hình 2.
Hình 2: Sự thay đổi hàm lượng protein của hạt sen theo độ tuổi
Đồ thị hình 2 cho thấy hàm lượng protein trong hạt tăng dần theo thời gian phát triển
của hạt. Tuy nhiên sự gia tăng này chỉ có tính chất biểu kiến do hàm lượng nước giảm
dần và sự tích lũy vật chất khô của hạt tăng dần từ khi hình thành hạt cho đến khi hạt
già.
Xét trên tương quan với vật chất khô trong hạt, hàm lượng protein tăng nhanh từ giai
đoạn 1 đến giai đoạn 2, sau đó tăng chậm và có xu hướng giảm ở các giai đoạn sau -
sự thay đổi hàm lượng protein ở 21 và 23 ngày tuổi khác biệt không ý nghĩa.
Phương trình tương quan thể hiện sự thay đổi hàm lượng protein theo quá trình phát
triển của hạt tuân theo phương trình bậc hai:
y = -0,2167x2 + 8,6787x - 60,543 với hệ số R2 = 0,9616 (CB khô)
Hệ số a trong phương trình có giá trị âm, điều này chứng tỏ thành phần protein trong
hạt sen được hình thành chủ yếu ở giai đoạn đầu, do sự vận chuyển mạnh mẽ của các
hợp chất nitơ phi protein - chủ yếu là acid amin - từ các cơ quan dinh dưỡng của cây
vào hạt. Đồ thị tương quan tuân theo phương trình bậc hai, chứng tỏ hàm lượng
y = -0.2167x2 + 8.6787x - 60.543
R2 = 0.9616
0
5
10
15
20
25
30
9 11 13 15 17 19 21 23 25 27
Ngày tuổi
Pr
ot
ei
n,
g
/1
00
g
CB ướt
CB khô
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 21
protein sẽ đạt cực đại ở độ tuổi nhất định (17 ngày tuổi), sau đó giảm dần. Kết quả này
là do cường độ tổng hợp tinh bột được tăng lên đến mức đáng kể nên cường độ tổng
hợp protein bị giảm xuống so với thời kì đầu (Lê Doãn Diên và cộng sự, 1970).
4.2.3. Sự thay đổi hàm lượng đường tổng số hòa tan của hạt sen qua các giai
đoạn tăng trưởng
Trong thành phần dinh dưỡng của hạt sen, đường tổng số hòa tan là thành phần quan
trọng làm tăng giá trị cảm quan cho hạt sen ăn tươi và chiếm tỉ lệ cao sau độ ẩm. Tuy
nhiên, thành phần này luôn biến đổi trong quá trình phát triển của hạt sen. Sự thay đổi
hàm lượng đường tổng số hòa tan của hạt sen theo độ tuổi được thể hiện qua bảng 6.
Bảng 6: Sự thay đổi hàm lượng đường tổng số hòa tan của hạt sen qua 7 thời điểm tăng
trưởng (tính trên 100g mẫu)
Ngày tuổi 10 15 17 19 21 23 25
Đường tổng số hòa
tan, g
7,35g 6,87e 5,92c 6,42d 7,10f 5,10b 3,76a
Đường tổng số hòa
tan, g (mẫu khô)
71,23f 41,86e 21,86d 21,28d 19,91c 13,21b 7,76a
Các chữ cái giống nhau trên cùng một hàng biểu hiện sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức độ 5%
Đồ thị hình 3a biểu diễn sự biến thiên hàm lượng đường tổng số hòa tan qua các giai
đoạn tăng trưởng của hạt sen.
Hình 3a: Sự thay đổi hàm lượng đường tổng số hòa tan của hạt sen theo độ tuổi
Đồ thị hình 3a cho thấy hàm lượng đường tổng số hòa tan giảm theo quá trình tăng
trưởng của hạt sen. Ở sen 10 ngày tuổi, do quá trình quang hợp trong cây và sự vận
chuyển glucid từ cây vào hạt diễn ra mạnh mẽ nên hàm lượng đường tổng số hòa tan
trong thành phần chất khô chiếm tỉ lệ rất cao. Hàm lượng đường tổng số hòa tan ở 17
ngày tuổi là 21,86g/100g và 19 ngày tuổi là 21,28g/100g (theo căn bản khô) khác biệt
không ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Ở các ngày tuổi tiếp theo, hàm lượng này giảm
dần là do quá trình chuyển hóa đường thành tinh bột tích lũy cho hạt.
0
1 0
2 0
3 0
4 0
5 0
6 0
7 0
8 0
9 1 1 1 3 1 5 1 7 1 9 2 1 2 3 2 5 2 7
N g à y t u ổ i
Đ
ườ
ng
T
S
hò
a
ta
n,
%
C B ư ớ t
C B k h ô
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 22
Tiến hành thiết lập ảnh hưởng của sự thay đổi hàm lượng đường tổng số hòa tan theo
giai đoạn tăng trưởng cho thấy, đường hồi quy của quan hệ này tuân theo phương
trình bậc một:
y = -4,1881 x + 108,08 với R2 = 0,9604
Trong đó: y: hàm lượng đường tổng số hòa tan (% theo căn bản khô)
x: độ tuổi thu hoạch của hạt sen (ngày tuổi)
Mối tương quan giữa hàm lượng đường tổng số hòa tan của hạt sen theo độ tuổi được
thể hiện qua đồ thị hình 3b.
Hình 3b: Mối tương quan của hàm lượng đường tổng số hòa tan theo độ tuổi
4.2.4. Sự thay đổi hàm lượng đường khử của hạt sen qua các giai đoạn tăng
trưởng
Giống như hàm lượng đường tổng số hòa tan, hàm lượng đường khử luôn thay đổi
nhanh chóng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của hạt sen. Biến thiên hàm
lượng đường khử của hạt sen theo ngày tuổi được trình bày trong bảng 7.
Bảng 7: Sự thay đổi hàm lượng đường khử của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng
(tính trên 100g mẫu)
Ngày tuổi 10 15 17 19 21 23 25
Đường khử, g 3,37d 0,75a 1,19c 0,93b 1,03b 0,97b 1b
Đường khử, g (mẫu khô) 32,70d 4,57c 4,38c 3,07b 2,89b 2,51ab 2,06a
Các chữ cái giống nhau trên cùng một hàng biểu hiện sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức độ 5%
Kết quả phân tích thống kê cho thấy, hàm lượng đường khử ở các độ tuổi khác nhau
cũng biến đổi theo qui luật của sự thay đổi hàm lượng đường tổng số hòa tan. Đường
khử giảm dần theo ngày tuổi do chúng tham gia vào quá trình tổng hợp tinh bột trong
y = -4,1881x + 108,08
R2 = 0,9604
0
10
20
30
40
50
60
70
80
10 13 16 19 22 25 28
Độ tuổi của sen (ngày)
Đ
ư
ờ
ng
tổ
ng
s
ố
(%
cb
k)
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 23
hạt và quá trình chuyển hóa đường glucose thành acid ascorbic (Nicholas Smirnoff,
1996).
Biến thiên hàm lượng đường khử của hạt sen theo thời gian tăng trưởng được thể hiện
ở đồ thị hình 4a.
Hình 4a: Sự thay đổi hàm lượng đường khử của hạt sen theo độ tuổi
Kết quả phân tích ở bảng 7 cho thấy, có sự giảm mạnh hàm lượng đường khử trong
hạt sen từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 15 sau khi sen rụng cánh hoa. Ở giai đoạn từ 15
ngày tuổi trở đi, sự giảm hàm lượng đường chậm dần do lượng đường khử còn lại rất
ít. Khi tiến hành so sánh sự khác biệt về hàm lượng đường khử trong hạt sen 10 ngày
tuổi với hạt sen từ 15 đến 25 ngày tuổi, kết quả thống kê cho thấy, hàm lượng đường
khử ở 15 và 17; 19, 21 và 23 ngày tuổi khác biệt không ý nghĩa (theo căn bản khô).
Tuy nhiên, khi tiến hành thiết lập mối tương quan giữa sự thay đổi hàm lượng đường
khử của hạt sen ở độ tuổi dao động từ 15 đến 25 ngày tuổi, đồ thị ở hình 4b cho thấy,
sự thay đổi này tuân theo phương trình bậc 1: y = -0,262x + 8,4867 (R2 = 0,9339) với
x là độ tuổi thu hoạch của hạt sen (ngày tuổi) và y là hàm lượng đường khử (%cbk).
Hình 4b: Mối tương quan của hàm lượng đường khử theo độ tuổi
y = -0,262x + 8,4867
R2 = 0,9339
1,5
2
2,5
3
3,5
4
4,5
5
12 15 18 21 24 27
Độ tuổi hạt sen (ngày)
Đ
ư
ờ
ng
k
hử
(%
cb
k)
0
5
1 0
1 5
2 0
2 5
3 0
3 5
9 1 1 1 3 1 5 1 7 1 9 2 1 2 3 2 5 2 7
N g à y t u ổ i
Đ
ườ
ng
k
hử
, %
C B ư ớ t
C B k h ô
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 24
4.2.5. Sự thay đổi hàm lượng tinh bột của hạt sen qua các giai đoạn tăng trưởng
Đối với các loại thực vật như: lúa, bắp, sen,… quá trình tích lũy tinh bột là quá trình
chính xảy ra trong hạt và tinh bột là thành phần chính quyết định cấu trúc của hạt. Đối
với hạt sen, hàm lượng tinh bột luôn thay đổi theo độ tuổi, kết quả phân tích được thể
hiện qua bảng 8.
Bảng 8: Sự thay đổi hàm lượng tinh bột của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng (tính
trên 100g mẫu)
Ngày tuổi 10 15 17 19 21 23 25
Tinh bột, g 0,94a 5,18b 12,31c 14,99d 18,31e 23,46f 33,52g
Tinh bột, g (mẫu khô) 9,08a 31,54b 45,46c 49,68d 51,31e 60,78f 69,21g
Các chữ cái giống nhau trên cùng một hàng biểu hiện sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức độ 5%
Sự thay đổi hàm lượng tinh bột của hạt sen theo độ tuổi được thể hiện ở đồ thị hình 5.
Hình 5: Sự thay đổi hàm lượng tinh bột của hạt sen theo độ tuổi
Theo kết quả phân tích thống kê, sự thay đổi hàm lượng tinh bột của hạt sen ở các giai
đoạn tăng trưởng khác biệt có ý nghĩa và tăng dần theo ngày tuổi. Khác với các đồ thị
được trình bày ở phần trên, đường biểu diễn sự thay đổi hàm lượng tinh bột trong hạt
dựa trên căn bản ướt và khô đều tăng theo thời gian do tinh bột là thành phần vật chất
khô được tích lũy chủ yếu trong hạt sen và được tổng hợp với tốc độ lớn.
Theo CB khô, phương trình thể hiện mối tương quan giữa hàm lượng tinh bột và độ
tuổi là phương trình bậc 1 với hệ số a = 3,8409, chứng tỏ hàm lượng tinh bột trong hạt
sen tăng dần theo quá trình phát triển của hạt.
y = 3.8409x - 26.034
R2 = 0.9702
0
20
40
60
80
9 11 13 15 17 19 21 23 25 27
Ngày tuổi
Ti
nh
b
ột
, g
/1
00
g
CB ướt
CB khô
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 25
4.2.6. Sự thay đổi hàm lượng lipid của hạt sen qua các giai đoạn tăng trưởng
Đối với các loại hạt tích lũy dầu, hàm lượng lipid chiếm tỉ lệ cao nhưng đối với các
loại thực vật khác tỉ lệ này lại không cao. Trong hạt sen, thành phần lipid chiếm tỉ lệ
thấp và luôn biến đổi qua các thời điểm tăng trưởng khác nhau, kết quả này được trình
bày trong bảng 9.
Bảng 9: Sự thay đổi hàm lượng lipid của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng (tính trên
100g mẫu)
Ngày tuổi 10 15 17 19 21 23 25
Lipid, g 0,12a 0,44b 0,88c 0,96c 1,39d 1,76e 1,98f
Lipid, g (mẫu khô) 1,16a 2,67b 3,26c 3,40d 3,91e 4,57f 5,24g
Các chữ cái giống nhau trên cùng một hàng biểu hiện sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức độ 5%
Sự thay đổi hàm lượng lipid của hạt sen qua các thời điểm tăng trưởng được thể hiện ở
đồ thị hình 6.
Hình 6: Sự thay đổi hàm lượng lipid của hạt sen theo độ tuổi
Qua kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng lipid của hạt sen tăng dần theo thời gian
phát triển của hạt. Sự thay đổi này được thể hiện theo phương trình tương quan bậc
một:
y = 0,2587x - 1,345 với R2 = 0,9864 (x: độ tuổi thu hoạch, ngày)
4.2.7. Sự thay đổi hàm lượng vitamin C của hạt sen qua các giai đoạn tăng
trưởng
Theo tài liệu của Q.V.Nguyen & D Hicks (2001), trong hạt sen không có vitamin C
nhưng qua kết quả phân tích bằng sắc kí lỏng cao áp chứng tỏ trong hạt sen có sự tồn
tại của vitamin C. Kết quả phân tích vitamin C của hạt sen 19 ngày tuổi bằng phương
pháp sắc kí lỏng cao áp được trình bày ở giãn đồ hình 7.
y = 0.2587x - 1.345
R2 = 0.9864
0
1
2
3
4
5
6
9 11 13 15 17 19 21 23 25 27
Ngày tuổi
Li
pi
d,
%
CB ướt
CB khô
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 26
Hình 7: Sắc kí đồ chuẩn của vitamin C chuẩn và mẫu phân tích
Kết quả phân tích theo phương pháp HPLC cho thấy hàm lượng vitamin C trong hạt
sen 19 ngày tuổi là 134,8 ppm (tính theo căn bản ướt).
Căn cứ vào kết quả trên, tiến hành phân tích hàm lượng vitamin C qua các thời điểm
sinh trưởng khác nhau bằng phương pháp Muri. Kết quả phân tích được thể hiện qua
bảng 10.
Bảng 10: Sự thay đổi hàm lượng vitamin C của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng
(tính trên 100g mẫu)
Ngày tuổi 10 15 17 19 21 23 25
Vitamin C, mg 32,52g 27,26f 20,08e 16,45b 17,85c 18,30d 6,10a
Vitamin C, mg (mẫu khô) 315,10f 166,10e 74,12d 54,52c 50,03b 47,41b 12,59a
Các chữ cái giống nhau trên cùng một hàng biểu hiện sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức độ 5%
Từ kết quả phân tích thống kê cho thấy hàm lượng vitamin C của hạt sen giảm dần
theo ngày tuổi. Hàm lượng vitamin C giảm nhanh từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3 và
giảm chậm ở những giai đoạn sau, sự hiện diện của vitamin C trong sen ở 21 và 23
ngày tuổi khác biệt không ý nghĩa (căn bản khô). Theo kết quả căn bản ướt, hàm
lượng vitamin C cũng giảm dần theo ngày tuổi và có sự biến động ở 21 và 23 ngày
tuổi do ảnh hưởng của độ ẩm.
Nguyên nhân làm giảm hàm lượng vitamin C trong hạt sen là do khi chín các mô bị
phá hủy bởi các quá trình khử trong mô tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của
khí oxy dẫn đến oxy hóa vitamin C. Theo Nicholas Smirnoff (1996), acid ascorbic
được tổng hợp chủ yếu ở tế bào chất thực vật và được vận chuyển đến vách tế bào, tồn
tại trong các apoplast. Tuy nhiên, trong apoplast có chứa đồng thời enzyme ascorbate
oxidase xúc tác phản ứng oxy hóa vitamin C thành monodehydroascorbate, enzyme
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 27
này hoạt động trong điều kiện sinh lý bình thường của tế bào. Sự hiện diện của
enzyme này là một trong những nguyên nhân làm giảm hàm lượng vitamin C. Ngoài
ra, acid ascorbic còn bị oxy hóa bởi enzyme ascorbate peroxidase (Otter và Polle,
1994).
Đồ thị biểu diễn sự thay đổi hàm lượng vitamin C theo độ tuổi thu hoạch được thể
hiện ở hình 8a. Từ đường cong biểu diễn sự thay đổi vitamin C theo hạt sen có thể
thấy, sự biến đổi này có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 có sự giảm mạnh hàm
lượng vitamin C theo độ tuổi từ 10 đến 15 ngày tuổi; ở giai đoạn từ 17 đến 23 ngày
tuổi, có sự ổn định vitamin C được nhận thấy, sau đó giảm dần khi hạt sen có độ tuổi
thu hoạch 25 ngày tuổi.
Hình 8a: Sự thay đổi hàm lượng vitamin C trong hạt sen theo độ tuổi thu hoạch
Từ các kết quả đã thu thập và thảo luận, có thể dự đoán sự thay đổi vitamin C của hạt
sen theo ngày tuổi có thể tuân theo phương trình tuyến tính bậc ba. Tiến hành thiết lập
mối tương quan của hàm lượng vitamin C có trong hạt sen theo thời gian tăng trưởng,
dựa trên phương trình hồi quy tuyến tính bậc 3, kết quả được thể hiện ở hình 8b với:
y = -0,0448x3 + 3,8014x2 - 109,11x + 1074 (R2 = 0,9741)
Hình 8b: Mối tương quan của hàm lượng vitamin C theo độ tuổi thu hoạch
0
5 0
1 0 0
1 5 0
2 0 0
2 5 0
3 0 0
3 5 0
9 1 1 1 3 1 5 1 7 1 9 2 1 2 3 2 5 2 7
N g à y t u ổ i
V
ita
m
in
C
, m
g%
C B ư ớ t
C B k h ô
y = -0,0448x3 + 3,8014x2 - 109,11x + 1074
R2 = 0,9741
0
50
100
150
200
250
300
350
10 13 16 19 22 25 28
Độ tuổi hạt sen (ngày)
HL
v
ita
m
in
C
(m
g%
,c
bk
)
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 28
4.2.8. Sự thay đổi hàm lượng vitamin B1 của hạt sen qua các giai đoạn tăng
trưởng
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của hạt sen, cùng với sự tích lũy các thành
phần chất khô như tinh bột, lipid, protein, … vitamin B1 cũng được tích lũy nhờ quá
trình vận chuyển từ lá và thân cây vào trong hạt. Hàm lượng vitamin B1 tích lũy trong
hạt luôn thay đổi qua các giai đoạn phát triển khác nhau, sự thay đổi này được thể hiện
qua bảng 11.
Bảng 11: Sự thay đổi hàm lượng vitamin B1 của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng
(tính trên 100g mẫu)
Ngày tuổi 10 15 17 19 21 23 25
Vitamin B1, ppm 0,47a 0,48a 0,57b 1,26c 2,66e 2,84f 1,48d
Vitamin B1, ppm (mẫu khô) 4,55e 2,90b 2,12a 4,16d 7,49g 5,87f 3,83c
Các chữ cái giống nhau trên cùng một hàng biểu hiện sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức độ 5%
Biến thiên hàm lượng vitamin B1 của hạt sen qua các thời điểm tăng trưởng được thể
hiện ở đồ thị hình 9.
Hình 9: Sự thay đổi hàm lượng vitamin B1 của hạt sen theo độ tuổi
Theo kết quả phân tích thống kê, hàm lượng vitamin B1 của hạt sen ở các thời điểm
tăng trưởng khác biệt có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Trong khoảng thời gian khảo
sát, hàm lượng thiamin giảm dần từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 17, sau đó tăng dần và
đạt cực đại khi hạt sen được 21 ngày tuổi.
4.2.9. Sự thay đổi hàm lượng vitamin B2 của hạt sen qua các giai đoạn tăng
trưởng
Cũng như vitamin B1, vitamin B2 được tích lũy vào trong hạt nhờ quá trình vận
chuyển từ lá và thân cây và hàm lượng riboflavin cũng luôn biến động theo thời gian
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9 11 13 15 17 19 21 23 25 27
Ngày tuổi
V
ita
m
in
B
1,
p
pm
CB ướt
CB khô
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 29
tăng trưởng. Kết quả bảng 12 cho thấy sự thay đổi hàm lượng vitamin B2 ở các độ tuổi
khác nhau của hạt sen.
Bảng 12: Sự thay đổi hàm lượng vitamin B2 của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng
(tính trên 100g mẫu)
Ngày tuổi 10 15 17 19 21 23 25
Vitamin B2, ppm 0,27a 0,36c 0,33b 1,35e 2,33g 1,97f 0,86d
Vitamin B2, ppm (mẫu khô) 2,64d 2,17b 1,23a 4,48f 6,54g 4,06e 2,22c
Các chữ cái giống nhau trên cùng một hàng biểu hiện sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức độ 5%
Sự thay đổi hàm lượng vitamin B2 của hạt sen trình bày ở bảng 12 được thể hiện ở đồ
thị hình 10.
Hình 10: Sự thay đổi hàm lượng vitamin B2 của hạt sen theo độ tuổi
Tương tự với vitamin B1, hàm lượng vitamin B2 của hạt sen ở các thời điểm tăng
trưởng khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Quy luật về sự biến thiên là hàm lượng giảm dần
từ 10 đến 17 ngày tuổi, sau đó tăng dần và đạt cực đại ở ngày thứ 21 sau khi sen rụng
cánh hoa.
4.2.10. Sự thay đổi hàm lượng một số chất khoáng của hạt sen qua các giai đoạn
tăng trưởng
Đối với thực vật nói chung và hạt sen nói riêng, các chất khoáng được hấp thu chủ yếu
qua rễ và một phần qua lá sau đó được vận chuyển vào trong hạt. Tuy nhiên, chỉ một
phần các chất khoáng hấp thu được vận chuyển vào trong hạt, phần còn lại được duy
trì trong các bộ phận dinh dưỡng của cây. Tỉ lệ các chất khoáng vận chuyển vào trong
hạt phụ thuộc vào từng loại thực vật và từng giai đoạn phát triển.
Kết quả phân tích sự thay đổi hàm lượng các chất khoáng trong hạt sen như: kali,
canxi và phospho được thể hiện qua bảng 13, 14 và 15.
0
1
2
3
4
5
6
7
9 11 13 15 17 19 21 23 25 27
Ngày tuổi
V
ita
m
in
B
2,
p
pm
CB ướt
CB khô
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 30
Bảng 13: Sự thay đổi hàm lượng kali của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng (tính trên
100g mẫu)
Ngày tuổi 10 15 17 19 21 23 25
Kali, g 0,42b 0,33a 0,46c 0,40b 0,51d 0,47c 0,59e
Kali, g (mẫu khô) 4,02f 2,03e 1,72d 1,33b 1,43c 1,22a 1,22a
Các chữ cái giống nhau trên cùng một hàng biểu hiện sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức độ 5%
Sự thay đổi hàm lượng kali của hạt sen theo độ tuổi được thể hiện ở đồ thị hình 11.
Hình 11: Sự thay đổi hàm lượng kali của hạt sen theo độ tuổi
Hàm lượng kali của hạt sen ở các thời điểm tăng trưởng khác biệt có ý nghĩa về mặt
thống kê. Xét trên căn bản ướt, hàm lượng kali trong hạt tăng dần từ ngày thứ 15 đến
ngày thứ 25 sau khi sen rụng cánh hoa. Sự biến đổi này tương tự với sự thay đổi hàm
lượng kali trong hạt lúa đã được nghiên cứu bởi Mikkelsen và Patrick (1968). Theo
các tác giả trên, khoảng 75% kali được cây hấp thu ở giai đoạn đầu của quá trình phát
triển, từ khi tạo hạt đến giai đoạn chín thì cây hầu như không hấp thu thêm kali. Chất
khoáng này được giữ ở rễ, thân, lá, chỉ một phần nhỏ được chuyển vào hạt; hàm lượng
trong hạt tăng dần theo thời gian chín.
Tuy nhiên, hàm lượng kali tính trên căn bản khô giảm dần do sự tích lũy vật chất khô,
đặc biệt là carbohydrate trong hạt tăng đáng kể.
Bảng 14: Sự thay đổi hàm lượng canxi của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng (tính
trên 100g mẫu)
Ngày tuổi 10 15 17 19 21 23 25
Canxi, ppm 94,67a 190,15b 251,12c 314,63d 454,79e 536,73f 673,42g
Canxi, ppm (mẫu khô) 917,3a 1158,7d 926,98b 1042,8c 1274,6e 1390,5f 1390,5f
Các chữ cái giống nhau trên cùng một hàng biểu hiện sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức độ 5%
0
1
2
3
4
5
9 11 13 15 17 19 21 23 25 27
Ngày tuổi
K
al
i,
%
CB ướt
CB khô
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 31
Sự thay đổi hàm lượng canxi của hạt sen qua các thời điểm tăng trưởng được thể hiện
ở đồ thị hình 12.
Hình 12: Sự thay đổi hàm lượng canxi của hạt sen theo độ tuổi
Đồ thị hình 12 cho thấy hàm lượng canxi trong hạt tăng dần theo thời gian phát triển
của hạt; đến ngày thứ 25, hàm lượng chất khoáng này tăng khoảng 8 lần so với hạt sen
10 ngày tuổi. Hàm lượng canxi so với vật chất khô thay đổi theo chiều hướng tăng
dần, tuy nhiên ở ngày thứ 17 và ngày thứ 19 có sự sụt giảm. Nguyên nhân của hiện
tượng này có thể giải thích do sự thay đổi hàm lượng canxi không đáng kể so với tốc
độ tích lũy các vật chất khô khác trong hạt.
Bảng 15: Sự thay đổi hàm lượng phospho của hạt sen qua 7 thời điểm tăng trưởng (tính
trên 100g mẫu)
Ngày tuổi 10 15 17 19 21 23 25
Phospho, g 0,11b 0,08a 0,12b 0,14c 0,18e 0,16d 0,20f
Phospho, g (mẫu khô) 1,09c 0,49b 0,44a 0,45a 0,51b 0,42a 0,42a
Các chữ cái giống nhau trên cùng một hàng biểu hiện sự khác biệt không có ý nghĩa ở mức độ 5%
Theo kết quả phân tích thống kê cho thấy có sự khác biệt hàm lượng phospho của hạt
sen ở các thời điểm tăng trưởng theo xu hướng tăng dần. Theo tác giả Yasuko Sasaki
và Hiroshi Hirata, sự hấp thu phospho của cây phụ thuộc điều kiện nhiệt độ môi
trường và cường độ ánh sáng. Cây chuyển khoảng 60÷80% lượng phospho hấp thu
vào hạt (Kasai và Asada, 1960). Ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành hạt,
phospho tồn tại ở dạng hợp chất phosphate vô cơ, sau đó sẽ được chuyển hóa thành
dạng phospho hữu cơ trong thành phần acid nucleic và phospholipid. Do đó, sự tích
lũy phospho ở hạt phụ thuộc vào tốc độ phát triển của hạt và sự phân chia tế bào. Sự
thay đổi hàm lượng phospho so với vật chất khô trong hạt giảm dần từ ngày thứ 10
đến ngày thứ 17 và sau đó hầu như thay đổi không đáng kể cho đến khi hạt già (ngày
0
500
1000
1500
9 11 13 15 17 19 21 23 25 27
Ngày tuổi
C
an
xi
, p
pm
CB ướt
CB khô
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 32
thứ 25 sau khi sen rụng cánh hoa), tuy nhiên ở ngày thứ 21 có sự tăng nhẹ. Sự biến
thiên này được mô tả ở đồ thị hình 13.
Hình 13: Sự thay đổi hàm lượng phospho của hạt sen theo độ tuổi
0.00
0.20
0.40
0.60
0.80
1.00
1.20
9 11 13 15 17 19 21 23 25 27
Ngày tuổi
Ph
os
ph
o,
%
CB ướt
CB khô
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 33
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Độ ẩm và đường tổng số hòa tan là thành phần chủ yếu trong hạt sen mới hình thành
(10 ngày tuổi). Tuy nhiên, hàm lượng hai thành phần này giảm theo quá trình phát
triển của hạt.
- Độ ẩm của hạt sen 10 ngày tuổi là 89,68% đến 25 ngày tuổi giảm xuống còn 51,57%
- Tính trên trọng lượng chất khô, hàm lượng đường tổng số hòa tan và hàm lượng
đường khử chiếm 71,23% và 32,7% ở ngày thứ 10 sau khi rụng cánh hoa và giảm dần
theo độ tuổi, đến 25 ngày tuổi hàm lượng đường tổng số hòa tan và đường khử chỉ còn
7,76% và 2,06%.
Phương trình thể hiện mối tương quan giữa hàm lượng nước, đường tổng số hòa tan
và đường khử (dựa trên căn bản khô) theo độ tuổi:
- Ẩm: y = -2,5189x + 117,25 với R2 = 0,964
- Đường tổng số hòa tan: y = -4,1881x + 108,08 với R2 = 0,9604
- Đường khử: y = -0,262x + 8,4867 với R2 = 0,9339
Ở ngày tuổi thứ 15, các thành phần chất khô như: tinh bột, protein, ... bắt đầu được
tích lũy.
- Hàm lượng protein tăng từ 3,73% ở 10 ngày tuổi lên 25,72% ở 17 ngày tuổi, sau đó
giảm nhẹ, ở 25 ngày tuổi hàm lượng protein là 22,48% (theo căn bản khô)
- Tinh bột là thành phần được tích lũy chủ yếu trong hạt. Trong quá trình phát triển
của hạt, hàm lượng tinh bột tăng từ 9,08% lên 69,21% (theo trọng lượng chất khô)
- Hàm lượng lipid cũng tăng dần theo độ tuổi, từ 1,16% ở 10 ngày tuổi lên 5,24% ở 25
ngày tuổi (theo thành phần chất khô).
Phương trình thể hiện mối tương quan giữa hàm lượng protein, tinh bột và lipid (dựa
trên căn bản khô) theo độ tuổi:
- Protein: y = -0,2167x2 + 8,6787x - 60,543 với R2 = 0,9616
- Tinh bột: y = 3,8409x - 26,034 với R2 = 0,9702
- Lipid: y = 0,2587x - 1,345 với R2 = 0,9864
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 34
Một số vitamin và chất khoáng có trong hạt sen cũng thay đổi theo sự phát triển của
hạt.
- Hàm lượng vitamin C giảm từ 315,10 mg/100g ở ngày thứ 10 xuống 12,59 mg/100g
ở ngày thứ 25 sau khi rụng cánh hoa (theo trọng lượng chất khô)
Phương trình thể hiện mối tương quan: y = -0,0448x3 + 3,8014x2 - 109,11x + 1074 với
R2 = 0,9741
- Theo căn bản khô, hàm lượng vitamin B1 và B2 giảm từ 10 ngày tuổi (4,55 và 2,64
ppm) đến 17 ngày tuổi (2,12 và 1,23 ppm), sau đó tăng lên và đạt cực đại ở 21 ngày
tuổi (7,49 và 6,54 ppm)
- Trong thành phần chất khô, hàm lượng kali, phospho giảm dần theo độ tuổi; hàm
lượng canxi tăng dần theo độ tuổi của hạt sen.
Các thành phần dinh dưỡng trong hạt sen thay đổi theo quá trình sinh trưởng và phát
triển của hạt. Tuy nhiên, sự thay đổi này không tuyến tính do ảnh hưởng của mùa vụ,
điều kiện thời tiết, điều kiện chăm sóc và từng giai đoạn phát triển của hạt.
5.2. KIẾN NGHỊ
Từ kết quả phân tích trên cho thấy sự tích lũy và thay đổi thành phần dinh dưỡng của
hạt sen chịu ảnh hưởng của điều kiện canh tác, điều kiện thời tiết, ... Do điều kiện và
thời gian thực hiện nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài chỉ tiến hành phân tích thành
phần dinh dưỡng trên giống sen Đài Loan ở một thời điểm trồng trọt. Vì vậy, chúng
tôi có kiến nghị như sau:
- Khảo sát sự thay đổi thành phần dinh dưỡng của hạt sen ở các thời vụ khác nhau.
Từ kết quả đó có thể so sánh thành phần dinh dưỡng của hạt sen ở các thời vụ khác
nhau trong năm.
Luận văn Tốt nghiệp khóa 28 - 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm-Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Trang 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Bác sĩ Lan Phương (1996), Bách khoa toàn thư về vitamin - muối khoáng và các nguyên tố vi
lượng, NXB Y học.
Bộ môn Khoa học Đất, Giáo trình thực tập dinh dưỡng cây trồng.
Bùi Thị Cẩm Hường và Nguyễn Bảo Vệ, Khảo sát một số đặc tính trái xoài Châu Hạng Võ.
Trong: Hội thảo quốc gia “Cây có múi, xoài và khóm”, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Lê Doãn Diên và Vũ Thị Thư (1996), Dinh dưỡng người, NXB GD.
Lê Doãn Diên, Trịnh Xuân Vũ và Nguyễn Quang Trạch (1970), Hóa sinh cây trồng nông
nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật.
Nguyễn Tiến Thắng (1998), Giáo trình sinh hóa hiện đại, NXB GD.
Nguyễn Văn Mùi (2001), Thực hành hóa sinh học, NXB Khoa học kỹ thuật.
Nhà xuất bản Nông Nghiệp TPHCM (2004), Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Rau-quả
2003-2004.
Phạm Văn Sổ và Bùi Thị Như Thuận (1992), Các phương pháp phân tích hóa học.
Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tâm, (1998). Sinh lý học thực vật. Nhà xuất bản Giáo
Dục.
www.tuoitre.com.vn/Tianyon.
Tiếng Anh
Dr. Q.V.Nguyen and D Hicks (2001), Exporting Lotus to Asia.
(www.rirdc.gov.au/reports/Index.htm)
Surajit K.De Datta (2000), Principles and Practices of Rice production.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
vii
PHỤ LỤC 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
1. Xác định hàm lượng nước bằng phương pháp sấy
1.1. Tiến hành
- Cân chính xác khoảng 5g mẫu sen được thái nhỏ cho vào cốc sứ (đã biết trọng lượng).
- Đem cốc chứa mẫu sấy ở nhiệt độ 105oC đến khi khối lượng cốc không đổi.
1.2. Tính kết quả theo công thức
100*21
G
GGX −=
Trong đó:
G1: Khối lượng cốc và mẫu trước khi sấy (g).
G2: Khối lượng cốc và mẫu sau khi sấy (g).
G : Khối lượng nguyên liệu (g).
Sai lệch kết quả giữa hai lần xác định song song không được lớn hơn 0,5%.
Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của kết quả hai lần xác định song song.
2. Xác định hàm lượng protein theo phương pháp Kjeldahl
2.1. Tiến hành
(i) Vô cơ hóa mẫu
Cân chính xác 1g mẫu sen đã nghiền nhuyễn cho vào bình Kjeldahl có thể tích 200ml, sau đó
thêm 5ml H2SO4 đậm đặc. Để rút ngắn thời gian vô cơ hóa, ta thêm vào bình một lượng chất
xúc tác cần thiết là 0,5g. Hỗn hợp chất xúc tác này gồm K2SO4: CuSO4: Se (100:10:1).
Đun sôi và luôn giữ cho bình sôi nhẹ khoảng 2÷3 giờ cho đến khi dung dịch trong bình
Kjeldahl trong suốt (thường người ta vô cơ hóa trong tủ rút hơi). Để nguội, ta kiểm tra kết
thúc sự vô cơ hóa bằng cách cho vào bình một lượng nhỏ nước cất (thường bằng bình tia) rồi
lắc nhẹ tráng thành bình, thấy không còn những hạt mụi đen li ti là được.
(ii) Lôi cuốn đạm
- Cho 50ml nước cất vào bình Kjeldahl có chứa sẵn mẫu vừa được vô cơ hóa, thêm vào 50ml
dung dịch NaOH 10%.
- Hút chính xác 20ml dung dịch acid boric 2% vào bình tam giác 250ml (bình hứng), thêm
vào 6 giọt thuốc thử (hỗn hợp của methyl đỏ và bromocresol green).
- Đặt bình chứa mẫu và bình hứng vào hệ thống chưng cất mẫu, tiến hành chưng cất khoảng
15 phút, sau đó dùng giấy quỳ tím để kiểm tra sự kết thúc quá trình lôi cuốn đạm.
(iii) Chuẩn độ
Dùng dung dịch H2SO4 0,1N để chuẩn độ dung dịch trong bình hứng cho đến khi dung dịch
chuyển từ màu xanh sang hồng nhạt.
Tiến hành phân tích mẫu đối chứng giống như phân tích mẫu thật, cho vào bình Kjeldahl ban
đầu 1ml nước cất thay vì 1g mẫu.
2.2. Tính toán kết quả
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
viii
Hàm lượng nitơ trong mẫu được tính dựa trên công thức sau:
0,0014 *VH2SO4 *100 * HSPL
Hàm lượng Nitơ tổng số = (%)
m
Trong đó:
m: khối lượng nguyên liệu vô cơ hóa (g)
0,0014: số g N tương đương với 1ml H2SO4 0,1 N.
Xác định hàm lượng protein
Dựa vào tỷ lệ nitơ tương đối ổn định trong thành phần cấu tạo của protein để xác định hệ số
protein. Thông thường, hàm lượng Nitơ toàn phần trong protein được xem như 16%, khi đó
hệ số protein H:
25,6
16
100 ==H
Hệ số protein = 6,25 còn gọi là hệ số trung bình thô.
Hàm lượng protein:
% protein = % N * H
3. Xác định hàm lượng lipid trong hạt sen bằng máy Soxhlet
Tiến hành phân tích dựa theo các phương pháp phân tích của Phạm Văn Sổ - Bùi Thị Như
Thuận – Năm 1992.
Tiến hành
- Chuẩn bị túi bằng giấy lọc để đựng nguyên liệu hoặc dùng ống hình trụ đựng mẫu có sẵn,
túi giấy lọc được cắt hình chữ nhật, chiều dài gấp 2,5 lần chiều rộng, gấp thành túi trụ (kiểu
gói thuốc) có đường kính bé hơn trụ chiết. Túi được sấy khô đến khối lượng không đổi và
được cân trên cân phân tích (nếu xác định theo phương pháp gián tiếp).
- Nguyên liệu cần nghiền nhỏ, sấy khô đến khối lượng không đổi (hoặc làm thí nghiệm kiểm
tra nguyên liệu đến khối lượng không đổi và tính tỷ lệ với lượng mẫu nghiên cứu). Cân chính
xác 2÷5g rồi cho mẫu vào túi giấy. Gấp kín mép túi, đặt túi có mẫu phân tích vào trụ chiết.
Phương pháp xác định trực tiếp
Có 10 bước thực hiện:
- Trước khi chiết, bình cầu (a) được sấy khô đến khối lượng không đổi, xác định khối lượng
bình.
- Đặt bình cầu trên nồi cách thủy và cho ete vào 1/2 thể tích bình.
- Cho túi nguyên liệu vào trụ chiết (b).
- Lắp trụ chiết vào bình cầu (a).
- Cho dung môi vào bình chiết đến ngập túi nguyên liệu. Mức dung môi đến phần trên ống
xifon trụ chiết.
- Lắp ống làm lạnh (c), ngâm nguyên liệu trong dung môi vài giờ.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
ix
- Đặt máy Soxhlet vào nồi cách thủy (đối với ete không quá 50oC) sao cho số lần dung môi
rút từ trụ chiết xuống bình cầu khoảng 10÷15 lần trong 1 giờ (4÷6 phút/lần).
- Thử lipid đã chiết hết chưa bằng cách lấy một vài giọt ete từ đầu cuối trụ chiết cho lên đĩa
kính đồng hồ sạch. Cho bay hơi hết ete. Nếu không có lipid trên đĩa kính, xem như lipid đã
được chiết hoàn toàn.
- Khi chiết xong, lấy bình cầu ra, lắp ống sinh hàn vào và cất lấy ete.
- Sấy bình cầu có chứa lipid đến khối lượng không đổi rồi đem cân. Nếu chiết bằng ete etylic
thì sấy ở nhiệt độ 60÷70oC trong 30 phút. Nếu chiết bằng ete petrol thì sấy ở nhiệt độ
80÷90oC trong 45÷50 phút. Để tránh cho chất béo khỏi oxy hóa, tốt nhất là lấy trong chân
không ở nhiệt độ 70÷80oC (trong 4 giờ).
Tính kết quả
Hàm lượng lipid có trong 100g mẫu nguyên liệu tính theo công thức sau:
c
baX 100*)( −=
Trong đó: X hàm lượng lipid tính theo %.
a. Khối lượng bình và lipid (g).
b. Khối lượng bình (g).
c. Khối lượng mẫu phân tích (g).
Phương pháp xác định gián tiếp
Sau khi kết thúc thí nghiệm như trên, lấy túi mẫu nguyên liệu ra khỏi bình chiết, cho bay hơi
hết dung môi, sấy khô đến khối lượng không đổi.
Hàm lượng lipid có trong 100g mẫu nguyên liệu như sau:
c
baX 100*)( −=
Trong đó: X: hàm lượng lipid tính bằng %.
a: khối lượng túi mẫu nguyên liệu trước khi chiết (gam).
b: khối lượng túi mẫu nguyên liệu sau khi đã chiết (gam).
c: khối lượng mẫu phân tích (gam).
4. Xác định lượng tinh bột bằng phương pháp thuỷ phân acid
Tiến hành phân tích dựa theo Thực hành hoá sinh của Nguyễn Văn Mùi, NXB ĐHQGHN,
2001 và giáo trình thực tập sinh hóa.
Tiến hành
- Cân 200÷250 mg mẫu tinh bột đã nghiền nhỏ (đã biết rõ độ ẩm), cho vào bình cầu dung tích
100ml.
- Cho thêm vào bình 50ml nước cất, lắc đều, giữ yên 30÷45 phút, lọc, bỏ nước lọc để loại bỏ
đường tan.
- Rửa tinh bột bằng nước cất 2÷3 lần. Chọc thủng giấy lọc và chuyển tinh bột vào bình cầu
chứa 25ml dung dịch HCl 5%. Đậy kính bình bằng nút cao su có lắp ống làm lạnh hồi lưu.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
x
- Đun cách thủy hỗn hợp 3÷5 giờ. Thử sự thủy phân hoàn toàn của tinh bột bằng dung dịch
iốt.
- Làm nguội. Trung hoà hỗn hợp bằng dung dịch NaOH 5% đến pH=5,6÷6,0 (bỏ trực tiếp
giấy quỳ vào bình).
- Chuyển hỗn hợp vào bình định mức 100ml. Kết tủa protein bằng dung dịch chì acetat 10%.
Loại bỏ chì acetate bằng dung dịch Na2HPO4 bão hoà. Thêm nước cất với vạch mức, lắc đều
và lọc.
- Định lượng đường khử trong dung dịch theo phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử.
Tính kết quả
Hàm lượng tinh bột:
W
aX 9,0*=
Trong đó X: hàm lượng tinh bột
a: số (g) đường khử tính được.
W: khối lượng mẫu thí nghiệm (g).
0,9: hệ số quy chuyển đường khử thành tinh bột.
5. Xác định lượng đường tổng số hòa tan bằng phương pháp định lượng đường khử
Tiến hành phân tích dựa theo các phương pháp phân tích của Phạm Văn Sổ - Bùi Thị Như
Thuận – Năm 1992.
Phương pháp xác định
- Dung dịch thủy phân
10g mẫu sen.
50ml nước cất.
5ml HCl đậm đặc.
- Thời gian thủy phân oligosaccharide 7 phút, sau khi thủy phân làm lạnh ngay.
- Trung hòa bằng NaOH với nồng độ giảm dần (cho vào vài giọt phenol).
- Khử tạp chất bằng 7ml Pb(CH3COO)2. Để yên 5 phút đến khi thấy xuất hiện một lớp chất
lỏng trong suốt bên trên lớp cặn thì coi như đã khử tạp xong.
- Kết tủa muối Pb dư (loại bỏ) bằng 18÷20ml Na2SO4 hoặc Na2HPO4.
- Lọc dung dịch, từ dịch lọc thu được lấy ra 5ml, thêm vào 15 ml nước cất và 10ml
K3Fe(CN)6.
- Đun cách thủy các ống nghiệm trên 30 phút.
- Đun xong, để nguội rồi thêm vào mỗi ống nghiệm 10ml ZnSO4.KI.
Chuẩn bị định phân
- Rửa sạch buret bằng nước cất, tráng qua bằng Na2S2O3 0,02N đến vạch 0 rồi bắt đầu định
phân.
- Chuyển dung dịch trong ống nghiệm qua cốc 250ml. Tráng ống nghiệm đó bằng 10ml
CH3COOH 9% rồi đổ chung vào cốc 250ml.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
xi
- Cách định phân: cho Na2S2O3 0,02N ở buret xuống cốc, từ từ lắc nhẹ cho đến khi dung dịch
chuyển thành màu vàng rơm rất lợt. Thêm vào đó 1÷2 giọt hồ tinh bột, dung dịch trong cốc sẽ
chuyển sang màu xanh, cho tiếp Na2S2O3 0,02N từ từ từng giọt một đến khi màu xanh đột
ngột biến mất và trở thành màu trắng sữa đục là được. Ghi nhận thể tích Na2S2O3 0,02N trên
buret.
Tính kết quả
- Kết quả định phân được biểu thị bằng đường biểu diễn UV = f(C) mg/ml.
- Dựa vào đồ thị đường chuẩn, suy ra nồng độ đường khử định phân.
6. Định lượng đường khử theo phản ứng oxy hóa khử
Tiến hành phân tích dựa theo các phương pháp phân tích của Phạm Văn Sổ - Bùi Thị Như
Thuận – Năm 1992.
Phương pháp xác định
- Dung dịch thủy phân
10g mẫu sen.
50ml nước cất.
- Đun cách thủy dung dịch trên để hòa tan đường khử trong thời gian 10 phút, sau khi đun
làm lạnh ngay.
- Khử tạp chất bằng 7ml Pb(CH3COO)2. Để yên 5 phút đến khi thấy xuất hiện một lớp chất
lỏng trong suốt bên trên lớp cặn thì coi như đã khử tạp xong.
- Kết tủa muối Pb dư (loại bỏ) bằng 18÷20ml Na2SO4 hoặc Na2HPO4.
- Lọc dung dịch, từ dịch lọc thu được lấy ra 5ml, thêm vào 15 ml nước cất và 10ml
K3Fe(CN)6.
- Đun cách thủy các ống nghiệm trên 30 phút.
- Đun xong, để nguội rồi thêm vào mỗi ống nghiệm 10ml ZnSO4.KI.
Chuẩn bị định phân
- Rửa sạch buret bằng nước cất, tráng qua bằng Na2S2O3 0,02N đến vạch 0 rồi bắt đầu định
phân.
- Chuyển dung dịch trong ống nghiệm qua cốc 250ml. Tráng ống nghiệm đó bằng 10ml
CH3COOH 9% rồi đổ chung vào cốc 250ml.
- Cách định phân: cho Na2S2O3 0,02N ở buret xuống cốc, từ từ lắc nhẹ cho đến khi dung dịch
chuyển thành màu vàng rơm rất lợt. Thêm vào đó 1÷2 giọt hồ tinh bột, dung dịch trong cốc sẽ
chuyển sang màu xanh, cho tiếp Na2S2O3 0,02N từ từ từng giọt một đến khi màu xanh đột
ngột biến mất và trở thành màu trắng sữa đục là được. Ghi nhận thể tích Na2S2O3 0,02N trên
buret.
Tính kết quả
- Kết quả định phân được biểu thị bằng đường biểu diễn UV = f(C) mg/ml.
- Dựa vào đồ thị đường chuẩn, suy ra nồng độ đường khử định phân.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
xii
7. Định lượng vitamin C theo phương pháp MURI
Tiến hành
Cân khoảng 5g mẫu có chứa acid ascorbic đã được thái nhỏ, chuyển sang cối sứ cùng với
20ml HCl 1%, chắt lấy dịch ngâm giữ lại trong cốc, đem phần thịt nghiền mịn, xong chuyển
sang bình định mức 100ml cùng với dung dịch HCl 1% vừa chiết ra. Rửa cối và tráng dụng
cụ ít nhất 3 lần, mỗi lần với một ít acid oxalic 1% và cũng dồn vào bình định mức. Dùng acid
oxalic để đưa thể tích lên vạch 100ml. Lắc kỹ, chuyển qua cốc khô 100ml, để yên 15 phút rồi
lọc qua giấy lọc khô.
Tiến hành định phân mẫu đối chứng: Lấy 8ml acid oxalic 1%, 2ml HCl 1% cho vào bình tam
giác dung tích 100ml, dùng microburet với 2,6_diclorophenol indophenol 0,001N để chuẩn
độ đến lúc xuất hiện màu hồng bền sau 30 giây.
Chuẩn độ mẫu thật: Dùng pipet lấy 10ml dịch lọc chứa vitamin C cho vào bình tam giác dung
tích 100ml, tiến hành chuẩn độ như mẫu đối chứng.
Tính kết quả
Số mg Vitamin C trong 100g mẫu được tính như sau:
mv
VbaX
*
100**088,0*)( −=
Trong đó: a số ml trung bình khi định chuẩn mẫu vật.
b số ml trung bình khi định chuẩn mẫu đối chứng.
0,088 số mg acid ascorbic tương đương với 1ml dung dịch chuẩn 2,6
doclorophenol indophenol.
V: thể tích dịch chiết ban đầu (V = 100ml).
v: thể tích dung dịch chiết lấy để định chuẩn (10ml).
m: trọng lượng mẫu vật cân lúc đầu (g).
8. Xác định hàm lượng phospho bằng phương pháp calorimetric
Phương pháp phân tích thực hiện theo giáo trình thực tập dinh dưỡng cây trồng của bộ môn
khoa học đất.
Hóa chất
H2SO4 2,5 mol/l.
H2SO4 0,7 mol/l.
Dung dịch Molydate: hòa tan 4g amonium molydate (NH4)6Mo7O24.4H2O trong
100ml nước cất, chứa trong lọ thủy tinh màu.
Dung dịch acid ascorbic: hòa tan 1,76g acid ascorbic (C6H8O6) trong 100ml nước cất
(pha đủ dùng trong ngày).
Dung dịch antimonyl tartrate: hòa tan 0,14g antimonyl tartrate (KSbC4H4O7) trong
50ml nước cất.
Pha hỗn hợp thuốc thử: cho thêm 15ml dung dịch molybdate vào trong 50ml acid
sulfuric (H2SO4) 2,5M chứa trong cốc (beaker), trộn đều. Thêm tiếp 30ml dung dịch acid
ascorbic và trộn, thêm tiếp theo 5ml dung dịch antimonyl tartrate và khuấy đều. Chú ý chỉ
pha đủ dùng trong ngày.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
xiii
Pha loãng thuốc thử: lấy 80ml thuốc thử + 300ml nước cất.
Dung dịch P chuẩn (stock solution), nồng độ 500mg/lit: cân và hòa tan 2,197g
Potassium dihydrogen phosphate (KH2PO4) vào trong 40ml nước cất ở trong bình định mức
có dung tích 1000ml. Thêm cẩn thận (vừa thêm vừa xoay bình) 40ml acid sulfuric (H2SO4)
đậm đặc 96%. Để nguội và lên thể tích đến vạch, lắc đều.
Chuẩn bị đường chuẩn Phosphate
Dùng pipette rút lấy: 0, 1, 2, 3, 4, 5ml của dung dịch chuẩn (P) vào trong bình định mức
50ml. Pha loãng dung dịch chuẩn với acid sulfuric 0,7M tới vạch của bình định mức.
Hút lấy 1ml từ các dung dịch đường chuẩn đã được pha loãng hòa tan với 9ml nước cất ở
trong ống nghiệm (1ml + 9ml). Dãy đường chuẩn này có nồng độ là: 0 – 1 – 2 – 3 – 4 – 5
mg/l.
Pha loãng dung dịch mẫu đã vô cơ hóa của các mẫu, mẫu không (blank) 1ml mẫu + 9 ml
nước cất (làm cũng giống như trên).
Phương pháp thực hiện
Lấy 1ml đã pha loãng của mẫu vô cơ hóa mẫu cây cho vào trong ống nghiệm, thêm vào trong
ống nghiệm 3,8ml hỗn hộp thuốc thử, lắc mẫu cho hòa tan đều, sau 10 phút đem đọc trên máy
so màu (spectrophotometer) ở bước sóng 880 nm. Tiến hành như vậy với mẫu không (blank)
và đường chuẩn.
Chú ý
- Sau khi cho hỗn hộp thuốc thử, màu xanh sẽ ổn định trong 5 giờ.
- Chỉ có một phần Mo6+ sẽ bị khử, vì vậy nếu mẫu có hàm lượng P cao, màu sẽ tạo thành
không triệt để, do đó cần phải pha loãng mẫu.
Tính kết quả
P(%)= 167,0)(
1000)(11000
1001050)( ×−=×××
×××−
ba
grwml
mlmll
mgba
Trong đó:
a : hàm lượng P trong mẫu.
b : hàm lượng P trong mẫu không.
50ml : thể tích mẫu sau khi vô cơ hóa mẫu lên thể tích.
10ml : thể tích mẫu pha loãng đem đo.
w (g) : khối kượng mẫu đem vô cơ hóa.
1000 : đổi ra mg.
9. Xác định lượng kali bằng phương pháp tro hóa khô mẫu sen
Thực hiện phương pháp phân tích dựa theo giáo trình thực tập dinh dưỡng cây trồng của bộ
môn khoa học đất.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
xiv
Tiến hành
i. Cân 0,5÷1,0g mẫu sen đã được nghiền nhỏ trộn đều, cho vào chén sứ chịu nhiệt.
ii. Những chén sứ sau khi cân mẫu sẽ được cho vào lò nung còn mát, sau đó đóng chặt
cửa lò nung tiến hành việc gia tăng nhiệt độ dần dần lên tới 550°C.
iii. Tiếp tục sự tro hóa, để cho nguyên liệu cháy hết (trong khoảng 1 giờ ở nhiệt độ
550°C ) và sau đó giữ nhiệt độ này liên tiếp cho được trong 4 giờ (ở 550°C).
iv. Trong thời gian nung cửa nắp lò phải đóng chặt lại. Việc mở cửa nắp lò nung phải
tiến hành một cách thận trọng. Chỉ sau khi hoàn tất việc tro hóa khô và đã làm giảm
nhiệt độ trong lò nung (gần bằng nhiệt độ trong phòng trước khi lấy mẫu ra ngoài)
để tránh cho sự làm mát nhanh trong lò nung.
v. Khi lò nung đã mát sẽ lấy chén sứ và cốc thủy tinh để ra ngoài cẩn thận.
vi. Thực hiện việc hòa tan mẫu tro hóa khô đã làm mát bằng 5ml HCl 2N và sau đó
mẫu sẽ được trộn đều bằng đũa thủy tinh hoặc thanh plastic dẻo.
vii. Sau khi để yên mẫu khoảng 15÷20 phút, sẽ làm đầy mẫu đến thể tích (thông thường
tới 50ml) bằng nước cất.
viii. Trộn lẫn kỹ lưỡng mẫu sau khi đã lên thể tích, cho phép để yên khoảng 30 phút
(hoặc để yên qua đêm cho lắng cặn) sẽ sử dụng phần dịch trong (cũng có thể ly tâm
dịch để lấy phần dịch trong) hoặc cho lọc xuyên qua giấy lọc, và loại bỏ những giọt
đầu tiên của dịch lọc.
ix. Phân tích kali sẽ được thực hiện bằng máy hấp thụ nguyên tử. Từ dịch lọc lấy ra
1ml sau đó nâng thể tích lên 50ml bằng nước cất rồi đem đo.
Tính toán kết quả
K (%)= 25,0)(
1000)(11000
1005050)( ×−=×××
×××−
ba
grwml
mlmll
mgba
Trong đó:
a: hàm lượng K trong mẫu.
b: hàm lượng K trong mẫu không (blank).
50ml: thể tích mẫu sau khi vô cơ hóa mẫu lên thể tích.
50ml: thể tích mẫu hòa loãng đem đo.
w (g): khối kượng mẫu đem vô cơ hóa.
1000: đổi ra mg.
10. Xác định lượng canxi bằng phương pháp tro hóa khô mẫu sen
Thực hiện phân tích dựa theo giáo trình thực tập dinh dưỡng cây trồng của bộ môn khoa học
đất.
Tiến hành
i. Cân 0,5÷1,0g mẫu thực vật đã được nghiền nhỏ trộn đều, cho vào chén sứ chịu nhiệt
hoặc cốc thủy tinh.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
xv
ii. Những chén sứ và cốc thủy tinh sau khi cân mẫu sẽ được cho vào lò nung còn mát,
sau đó đóng chặt cửa lò nung tiến hành việc gia tăng nhiệt độ dần dần lên tới
550°C.
iii. Tiếp tục sự tro hóa, để cho nguyên liệu cháy hết (trong khoảng 1 giờ ở nhiệt độ
550°C) và sau đó giữ nhiệt độ này liên tiếp cho được trong 4 giờ (ở 550°C).
iv. Trong thời gian nung cửa nắp lò phải đóng chặt lại, việc mở cửa nắp lò nung phải
tiến hành một cách thận trọng. Chỉ sau khi hoàn tất việc tro hóa khô và đã làm giảm
nhiệt độ trong lò nung (gần bằng nhiệt độ trong phòng trước khi lấy mẫu ra ngoài)
để tránh cho sự làm mát nhanh trong lò nung.
v. Khi lò nung mát, lấy chén sứ và cốc thủy tinh để ra ngoài cẩn thận.
vi. Thực hiện việc hòa tan mẫu tro hóa khô đã làm mát bằng 5ml HCl 2N và sau đó
mẫu sẽ được trộn đều bằng đũa thủy tinh hoặc thanh plastic dẻo.
vii. Sau khi để yên mẫu khoảng 15÷20 phút, sẽ làm đầy mẫu đến thể tích (thông thường
tới 50ml) bằng nước cất.
viii. Trộn lẫn kỹ lưỡng mẫu sau khi đã lên thể tích, cho phép để yên khoảng 30 phút
(hoặc để yên qua đêm cho lắng cặn) sẽ sử dụng phần dịch trong (cũng có thể ly tâm
dịch để lấy phần dịch trong) hoặc cho lọc xuyên qua giấy lọc, và loại bỏ những giọt
đầu tiên của dịch lọc.
ix. Phân tích Canxi sẽ được thực hiện bằng máy hấp thụ nguyên tử.Từ dịch lọc lấy ra
1ml sau đó nâng thể tích lên 10ml bằng nước cất rồi đem đo.
Tính toán kết quả
Ca (%)= 05,0)(
1000)(11000
1001050)( ×−=×××
×××−
ba
grwml
mlmll
mgba
Trong đó:
a: hàm lượng Ca trong mẫu.
b: hàm lượng Ca trong mẫu không (blank).
50 ml: thể tích mẫu sau khi vô cơ hóa mẫu lên thể tích.
50 ml: thể tích mẫu hòa loãng đem đo.
w (g): khối lượng mẫu đem vô cơ hóa.
1000: đổi ra mg.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
xvi
PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ SỰ THAY ĐỔI THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA HẠT
SEN THEO CĂN BẢN ƯỚT
Thí nghiệm 1: Sự thay đổi độ ẩm hạt sen theo ngày tuổi
Analysis Summary
Dependent variable: Do am
Factor: Ngay tuoi
Number of observations: 14
Number of levels: 7
ANOVA Table for Do am by Ngay tuoi
Analysis of Variance
-----------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-----------------------------------------------------------------------------
Between groups 2048.99 6 341.499 351.34 0.0000
Within groups 6.8039 7 0.971986
-----------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 2055.8 13
Table of Means for Do am by Ngay tuoi
with 95.0 percent LSD intervals
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. error
Ngay tuoi Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit
--------------------------------------------------------------------------------
10 2 89.675 0.697132 88.5094 90.8406
15 2 83.585 0.697132 82.4194 84.7506
17 2 72.91 0.697132 71.7444 74.0756
19 2 69.83 0.697132 68.6644 70.9956
21 2 64.32 0.697132 63.1544 65.4856
23 2 61.4 0.697132 60.2344 62.5656
25 2 51.57 0.697132 50.4044 52.7356
--------------------------------------------------------------------------------
Total 14 70.47
Multiple Range Tests for Do am by Ngay tuoi
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Ngay tuoi Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
25 2 51.57 X
23 2 61.4 X
21 2 64.32 X
19 2 69.83 X
17 2 72.91 X
15 2 83.585 X
10 2 89.675 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
10 - 15 *6.09 2.33127
10 - 17 *16.765 2.33127
10 - 19 *19.845 2.33127
10 - 21 *25.355 2.33127
10 - 23 *28.275 2.33127
10 - 25 *38.105 2.33127
15 - 17 *10.675 2.33127
15 - 19 *13.755 2.33127
15 - 21 *19.265 2.33127
15 - 23 *22.185 2.33127
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
xvii
15 - 25 *32.015 2.33127
17 - 19 *3.08 2.33127
17 - 21 *8.59 2.33127
17 - 23 *11.51 2.33127
17 - 25 *21.34 2.33127
19 - 21 *5.51 2.33127
19 - 23 *8.43 2.33127
19 - 25 *18.26 2.33127
21 - 23 *2.92 2.33127
21 - 25 *12.75 2.33127
23 - 25 *9.83 2.33127
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Thí nghiệm 2: Sự thay đổi hàm lượng Protein hạt sen theo ngày
tuổi
Analysis Summary
Dependent variable: Protein
Factor: Ngay tuoi
Number of observations: 14
Number of levels: 7
ANOVA Table for Protein by Ngay tuoi
Analysis of Variance
-----------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-----------------------------------------------------------------------------
Between groups 153.803 6 25.6339 37382.76 0.0000
Within groups 0.0048 7 0.000685714
-----------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 153.808 13
Table of Means for Protein by Ngay tuoi
with 95.0 percent LSD intervals
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. error
Ngay tuoi Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit
--------------------------------------------------------------------------------
10 2 0.385 0.0185164 0.35404 0.41596
15 2 3.715 0.0185164 3.68404 3.74596
17 2 6.965 0.0185164 6.93404 6.99596
19 2 7.59 0.0185164 7.55904 7.62096
21 2 8.56 0.0185164 8.52904 8.59096
23 2 9.21 0.0185164 9.17904 9.24096
25 2 10.885 0.0185164 10.854 10.916
--------------------------------------------------------------------------------
Total 14 6.75857
Multiple Range Tests for Protein by Ngay tuoi
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Ngay tuoi Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
10 2 0.385 X
15 2 3.715 X
17 2 6.965 X
19 2 7.59 X
21 2 8.56 X
23 2 9.21 X
25 2 10.885 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
10 - 15 *-3.33 0.0619206
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
xviii
10 - 17 *-6.58 0.0619206
10 - 19 *-7.205 0.0619206
10 - 21 *-8.175 0.0619206
10 - 23 *-8.825 0.0619206
10 - 25 *-10.5 0.0619206
15 - 17 *-3.25 0.0619206
15 - 19 *-3.875 0.0619206
15 - 21 *-4.845 0.0619206
15 - 23 *-5.495 0.0619206
15 - 25 *-7.17 0.0619206
17 - 19 *-0.625 0.0619206
17 - 21 *-1.595 0.0619206
17 - 23 *-2.245 0.0619206
17 - 25 *-3.92 0.0619206
19 - 21 *-0.97 0.0619206
19 - 23 *-1.62 0.0619206
19 - 25 *-3.295 0.0619206
21 - 23 *-0.65 0.0619206
21 - 25 *-2.325 0.0619206
23 - 25 *-1.675 0.0619206
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Multiple Range Tests for Protein by Ngay tuoi
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Ngay tuoi Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
10 2 0.385 X
15 2 3.715 X
17 2 6.965 X
19 2 7.59 X
21 2 8.56 X
23 2 9.21 X
25 2 10.885 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
10 - 15 *-3.33 0.0619206
10 - 17 *-6.58 0.0619206
10 - 19 *-7.205 0.0619206
10 - 21 *-8.175 0.0619206
10 - 23 *-8.825 0.0619206
10 - 25 *-10.5 0.0619206
15 - 17 *-3.25 0.0619206
15 - 19 *-3.875 0.0619206
15 - 21 *-4.845 0.0619206
15 - 23 *-5.495 0.0619206
15 - 25 *-7.17 0.0619206
17 - 19 *-0.625 0.0619206
17 - 21 *-1.595 0.0619206
17 - 23 *-2.245 0.0619206
17 - 25 *-3.92 0.0619206
19 - 21 *-0.97 0.0619206
19 - 23 *-1.62 0.0619206
19 - 25 *-3.295 0.0619206
21 - 23 *-0.65 0.0619206
21 - 25 *-2.325 0.0619206
23 - 25 *-1.675 0.0619206
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
xix
Thí nghiệm 3: Sự thay đổi hàm lượng đường tổng số hòa tan của
hạt sen theo ngày tuổi
Analysis Summary
Dependent variable: Duong tong so hoa tan
Factor: Ngay tuoi
Number of observations: 15
Number of levels: 7
ANOVA Table for Duong tong so hoa tan by Ngay tuoi
Analysis of Variance
-----------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-----------------------------------------------------------------------------
Between groups 19.6327 6 3.27212 1810.66 0.0000
Within groups 0.0144572 8 0.00180715
-----------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 19.6472 14
Table of Means for Duong tong so hoa tan by Ngay tuoi
with 95.0 percent LSD intervals
--------------------------------------------------------------------------------
Stnd. error
Ngay tuoi Count Mean (pooled s) Lower limit Upper limit
--------------------------------------------------------------------------------
10 2 7.355 0.0300595 7.30599 7.40401
15 2 6.8695 0.0300595 6.82049 6.91851
17 3 5.92333 0.0245435 5.88331 5.96335
19 2 6.42 0.0300595 6.37099 6.46901
21 2 7.105 0.0300595 7.05599 7.15401
23 2 5.1 0.0300595 5.05099 5.14901
25 2 3.755 0.0300595 3.70599 3.80401
--------------------------------------------------------------------------------
Total 15 6.06527
Multiple Range Tests for Duong tong so hoa tan by Ngay tuoi
--------------------------------------------------------------------------------
Method: 95.0 percent LSD
Ngay tuoi Count Mean Homogeneous Groups
--------------------------------------------------------------------------------
25 2 3.755 X
23 2 5.1 X
17 3 5.92333 X
19 2 6.42 X
15 2 6.8695 X
21 2 7.105 X
10 2 7.355 X
--------------------------------------------------------------------------------
Contrast Difference +/- Limits
--------------------------------------------------------------------------------
10 - 15 *0.4855 0.0980297
10 - 17 *1.43167 0.0894885
10 - 19 *0.935 0.0980297
10 - 21 *0.25 0.0980297
10 - 23 *2.255 0.0980297
10 - 25 *3.6 0.0980297
15 - 17 *0.946167 0.0894885
15 - 19 *0.4495 0.0980297
15 - 21 *-0.2355 0.0980297
15 - 23 *1.7695 0.0980297
15 - 25 *3.1145 0.0980297
17 - 19 *-0.496667 0.0894885
17 - 21 *-1.18167 0.0894885
17 - 23 *0.823333 0.0894885
17 - 25 *2.16833 0.0894885
19 - 21 *-0.685 0.0980297
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
xx
19 - 23 *1.32 0.0980297
19 - 25 *2.665 0.0980297
21 - 23 *2.005 0.0980297
21 - 25 *3.35 0.0980297
23 - 25 *1.345 0.0980297
--------------------------------------------------------------------------------
* denotes a statistically significant difference.
Thí nghiệm 4: Sự thay đổi hàm lượng đường khử của hạt sen theo
ngày tuổi
Analysis Summary
Dependent variable: Duong khu
Factor: Ngay tuoi
Number of observations: 16
Number of levels: 7
ANOVA Table for Duong khu by Ngay tuoi
Analysis of Variance
-----------------------------------------------------------------------------
Source Sum of Squares Df Mean Square F-Ratio P-Value
-----------------------------------------------------------------------------
Between groups 10.1624 6 1.69374 560.60 0.0000
Within groups 0.0271918 9 0.00302131
-----------------------------------------------------------------------------
Total (Corr.) 10.1896 15
Table of Means for Duong khu by Ngay tuoi
with 95.0 percent LSD intervals
---------------------------------------------------------------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kh7843o st s7921 thay 2737893i thnh ph7847n dinh d4327905ng camp.pdf