Tài liệu Luận văn Khảo sát một số điều kiện ảnh hưởng đến sự ra hoa in vitro của một vài cây trong họ rau dền (amaranthaceae): 1
LỜI MỞ ĐẦU
Sự ra hoa ở thực vật bậc cao là hiện tượng phức tạp, chịu tác động của nhiều
yếu tố ngoại sinh (nước, ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng, stress vô sinh, stress hữu
sinh…) và yếu tố nội sinh (kiểu gen, trạng thái sinh lý của cây, tuổi cây, nhịp sinh
học…). Cho đến nay, nhiều khía cạnh trong sự ra hoa vẫn chưa sáng tỏ. Do đó, việc
khảo sát quá trình ra hoa trên nhiều đối tượng khác nhau góp phần quan trọng để
kiến thức về sự ra hoa ở thực vật bậc cao ngày càng hoàn chỉnh.
Bên cạnh các nghiên cứu ở điều kiện tự nhiên, việc cảm ứng ra hoa trong
điều kiện in vitro đã được tiến hành trên nhiều đối tượng: Petunia (Manomara và
Tran Thanh Van, 1989) [39], olive (Chaari-Rkhis và cộng sự, 2006) [15], cà chua
(Lycopersicon esculentum Mill.) (Dielen và cộng sự, 2001) [23], hoa hồng (Vu và
cộng sự, 2006) [62],… . Kết quả nghiên cứu sự ra hoa in vitro giúp các nhà khoa
học có cái nhìn rõ hơn về hiện tượng ra hoa đồng thời ứng dụng chúng vào việc
kiểm soát sự ra h...
2 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Khảo sát một số điều kiện ảnh hưởng đến sự ra hoa in vitro của một vài cây trong họ rau dền (amaranthaceae), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
Sự ra hoa ở thực vật bậc cao là hiện tượng phức tạp, chịu tác động của nhiều
yếu tố ngoại sinh (nước, ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng, stress vô sinh, stress hữu
sinh…) và yếu tố nội sinh (kiểu gen, trạng thái sinh lý của cây, tuổi cây, nhịp sinh
học…). Cho đến nay, nhiều khía cạnh trong sự ra hoa vẫn chưa sáng tỏ. Do đó, việc
khảo sát quá trình ra hoa trên nhiều đối tượng khác nhau góp phần quan trọng để
kiến thức về sự ra hoa ở thực vật bậc cao ngày càng hoàn chỉnh.
Bên cạnh các nghiên cứu ở điều kiện tự nhiên, việc cảm ứng ra hoa trong
điều kiện in vitro đã được tiến hành trên nhiều đối tượng: Petunia (Manomara và
Tran Thanh Van, 1989) [39], olive (Chaari-Rkhis và cộng sự, 2006) [15], cà chua
(Lycopersicon esculentum Mill.) (Dielen và cộng sự, 2001) [23], hoa hồng (Vu và
cộng sự, 2006) [62],… . Kết quả nghiên cứu sự ra hoa in vitro giúp các nhà khoa
học có cái nhìn rõ hơn về hiện tượng ra hoa đồng thời ứng dụng chúng vào việc
kiểm soát sự ra hoa của cây ở điều kiện ex vitro. Mặt khác, còn có thể ứng dụng kết
quả nghiên cứu ra hoa in vitro trong cải tiến và lai tạo giống, cung cấp nguyên vật
liệu cho các ngành dược phNm, mỹ phNm, sản xuất hoa kiểng mini.
Ở nước ta, Mào gà (Celosia) thường được trồng làm kiểng và sử dụng như
một loại dược liệu trong Đông y. Các loài Mào gà dễ ra hoa ở điều kiện tự nhiên.
Cho đến nay, chưa có báo cáo nào về sự ra hoa in vitro trên các loài thuộc chi Mào
gà (Celosia). Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát một số điều kiện ảnh
hưởng đến sự ra hoa in vitro của một vài cây trong họ rau Dền (Amaranthaceae)”
tập trung chủ yếu vào các loài thuộc chi Mào gà nhằm mục đích tìm hiểu ảnh hưởng
của một số yếu tố nội sinh và ngoại sinh đến quá trình ra hoa của cây.
2
Nội dung thực hiện của đề tài bao gồm:
− Tìm hiểu quá trình ra hoa của Mào gà ở điều kiện tự nhiên.
− Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đường, khoáng, chất điều hòa tăng trưởng
thực vật, nhiệt độ, ánh sáng đến sự ra hoa in vitro của cây.
− Tìm hiểu sự khác biệt về hình thái và các chỉ tiêu sinh lý của chồi ngọn trong
quá trình ra hoa ở điều kiện in vitro và ex vitro.