Luận văn Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn

Tài liệu Luận văn Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------------- HÀ THỊ HỒNG KHẢO SÁT ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ Thái nguyên - 2008 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------------- HÀ THỊ HỒNG KHẢO SÁT ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH TỈNH BẮC KẠN CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC MÃ SỐ : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS – TS. HÀ QUANG NĂNG Thái nguyên - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trính nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trính nào. Tác giả luận văn Hà Thị Hồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Mục lục Mục lục……………………………………………………………………..…3 Mở đầu ………………………………………………………………….……7 I. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………….…7 II. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên c...

pdf115 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Khảo sát địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------------- HÀ THỊ HỒNG KHẢO SÁT ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ Thái nguyên - 2008 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------------- HÀ THỊ HỒNG KHẢO SÁT ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH TỈNH BẮC KẠN CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC Mà SỐ : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS – TS. HÀ QUANG NĂNG Thái nguyên - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trính nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ một công trính nào. Tác giả luận văn Hà Thị Hồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Mục lục Mục lục……………………………………………………………………..…3 Mở đầu ………………………………………………………………….……7 I. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………….…7 II. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu …………………………...8 III. Lịch sử vấn đề ………………………………………………………….............8 IV. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ………………………….…..10 V. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu …………………………………..11 VI. Cấu trúc luận văn …………………………………………………………….12 Chương 1: cơ sở lý thuyết liên quan đến địa danh và địa danh học ………......................................15 1.1. Khái niệm về địa danh..………………………………………….…15 1.1.1. Định nghĩa địa danh ………………………………………………...15 1.1.2. Địa danh hành chính ………………………………………………..18 1.2. Phân loại địa danh. …………………………………………………....19 1.3. Đặc điểm của địa danh …………………………………………….….20 1.4. Các phương diện nghiên cứu địa danh ………………………………21 1.5. Những nét chính về địa bàn liên quan đến địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn …………………………………………………………………….........22 1.5.1. Về địa lý ……………………………………………………………...22 1.5.2. Về lịch sử …………………………………………………………….23 1.5.3. Về văn hoá…………………………………………………………...26 1.5.4. Về dân cư…………………………………………………………….27 1.5.5. Về ngôn ngữ…………………………………………………………29 1.6. Tiểu kết ………………………………………………………………..30 Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn …….......................32 2.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn …..32 2.2. Thành tố chung ……………………………………………………….33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 2.2.1. Khái niệm ……………………………………………………………33 2.2.2. Vấn đề thành tố chung trong địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn …33 2.2.3. Các thành tố chung có khả năng chuyển hoá thành những yếu tố riêng và đứng ở các vị trí khác nhau trong tên riêng ……………………. 33 2.3. Tên riêng ………………………………………………………………35 2.3.1. Giới thiệu chung …………………………………………………….35 2.3.2. Về số lượng yếu tố trong tên riêng ………………………………….36 2.3.2.1. Kết quả thống kê địa danh theo số lượng âm tiết trong tên riêng….36 2.3.2.2. Về số lượng các yếu tố trong địa danh……………………………..37 2.4. Các yếu tố và các địa danh có tần số xuất hiện cao ………………..38 2.4.1. Các yếu tố có tần số xuất hiện cao ………………………………….38 2.4.2. Một số địa danh có tần số xuất hiện cao ……………………………39 2.5. Đặc điểm cấu tạo địa danh …………………………………………...40 2.5.1. Đặc điểm cấu tạo nội dung ………………………………………….41 2.5.1.1. Phương thức cấu tạo mới…………………………………………...41 2.5.1.2. Phương thức chuyển hoá…………………………………………...45 2.5.1.3. Phương thức vay mượn…………………………………………......47 2.5.2. Đặc điểm cấu tạo hình thức ……………………………………...…48 2.5.2.1. Nhận xét khái quát về các kiểu cấu tạo địa danh…………………..49 2.5.2.2. Đặc điểm của một số kiểu cấu tạo địa danh do phương thức định danh chi phối……………………………………………………………….. .........53 2.6. Tiểu kết ………………………………………………………………...57 Chương 3: Đặc điểm về ý nghĩa của địa danh hành chính tỉnh Bắc kạn .............................59 3.1. Mối quan hệ giữa ý nghĩa địa danh và hiện thực được phản ánh ….59 3.2. Tính rõ ràng về nghĩa của các yếu tố trong địa danh thể hiện qua nguồn gốc ngôn ngữ……………………………………………………… .......... .61 3.2.1. Hiện tượng các yếu tố rõ ràng về nghĩa ……………………………61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 3.2.2. Hiện tượng các yếu tố chưa rõ ràng về nghĩa ……………………… 3.3. Các yếu tố trong địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn phản ánh tính đa dạng các loại hình đối tượng địa lý và mang tính cảnh quan rõ nét.......62 3.3.1. Sự phản ánh tính đa dạng của các loại hình đối tượng địa lý...….. 63 3.3.2. Sự phản ánh bức tranh địa hình mang tính cảnh quan rõ nét ……63 3.4. Cách phân loại nghĩa của các yếu tố trong địa danh ………………65 3.5. Các nhóm từ và tên gọi theo trường nghĩa ………………………….66 3.5.1. Nhóm ý nghĩa thứ nhất ……………………………………………..66 3.5.2. Nhóm ý nghĩa thứ hai ………………………………………………73 3.6. Một số địa danh gắn với lịch sử, văn hoá, xã hội ………………..…76 3.6.1. Địa danh tỉnh Bắc Kạn ……………………………………….…….76 3.6.2. Địa danh huyện Ba Bể ………………………………………...........79 3.6.3. Địa danh thôn Nà Tu ……………………………………………….82 3.7. Tiểu kết ……………………………………………………………….83 Kết luận ……………………………………………………………………85 Những bài báo của tác giả có liên quan đến luận văn đã được công bố........88 Tài liệu tham khảo………………………………………………………….89 Phụ lục……………………………………………………………….....…..92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Mở đầu I. Lý do chọn đề tài 1. Địa danh là một bộ phận từ vựng trong vốn từ vựng của ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Nghiên cứu địa danh một vùng cung cấp cho ta những cơ sở để tím hiểu những cơ chế định danh của một sự vật hiện tượng. Mỗi ngôn ngữ có cách định danh riêng. 2. Địa danh liên quan chặt chẽ đến lịch sử, văn hoá, cư dân của một vùng nhất định. Địa danh lưu giữ những trầm tìch về lịch sử, văn hoá, phong tục, tập quán của cư dân ở một vùng đất. Nghiên cứu địa danh sẽ giúp nghiên cứu văn hoá, lịch sử của vùng đất ấy. 3. Địa danh có những nguyên tắc riêng trong cấu tạo, trong cách gọi tên, có thể một vùng đất có nhiều tên gọi khác nhau, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Nghiên cứu địa danh giúp nghiên cứu lịch sử phát triển của một vùng đất, giúp khám phá sự ảnh hưởng và tác động của những nhân tố bên ngoài vào cách đặt địa danh: Đất nước học, tôn giáo, tìn ngưỡng, lịch sử tộc người …Mặt khác địa danh, nhất là địa danh hành chình, thường là sản phẩm của một chế độ nhất định. Nó được gọi tên bởi những quan điểm, chình sách, ý tưởng của chình quyền hoặc dân chúng đương thời. Trong hoàn cảnh một vùng đất có nhiều dân tộc nối tiếp nhau sinh sống, địa danh có nhiều dấu tìch từ vựng của các ngôn ngữ. Mỗi địa danh được hính thành trong một hoàn cảnh văn hoá, lịch sử nhất định và còn lưu dấu mãi về sau. Nhiều địa danh thường mang tên người, cây cỏ, cầm thú, sự vật, địa hính thiên nhiên…Tất cả những điều ấy cho thấy địa danh trở thành “vật hoá thạch”, “tấm bia bằng ngôn ngữ độc đáo về thời đại mà nó chào đời”. 4. Bắc Kạn là một trong những chiếc nôi của cách mạng. Nghiên cứu địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn giúp chúng ta tím hiểu một chặng đường lịch sử lâu dài và hào hùng của dân tộc ta; giúp chúng ta học tập, giữ gín Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 truyền thống văn hoá dân tộc, đồng thời góp phần vào việc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và mở rộng, phát triển du lịch của cả nước nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài của luận văn là “ Khảo sát địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn”. II. Đối tượng, mục đích và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn. Các địa danh này có nguồn gốc từ nhiều ngôn ngữ khác nhau.§ Mục đìch nghiên cứu của luận văn là xác định những cơ sở lý luận liên quan đến việc nghiên cứu địa danh và địa danh học.M Về nội dung của luận vănV, chúng tôi tập trung vào các mặt sau: - Nghiên cứu những đặc điểm về phương diện cấu tạo của các địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn - Tím hiểu về phương thức định danh các địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, đồng thời qua đó bước đầu tím hiểu về nội dung ngữ nhĩa địa danh. - ở một chừng mực nhất định, tím hiểu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá trong những địa danh nổi tiếng của tỉnh. III. Lịch sử vấn đề 1. Vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới Vấn đề nghiên cứu địa danh được phát triển từ lâu trên thế giới. ở Trung Quốc, ngay từ thời Đông Hán (32 – 92 sau công nguyên), Ban Cố đã ghi chép hơn 4000 địa danh, trong đó một số một số đã được giải thìch rõ nguồn gốc và ý nghĩa. Đến thời Bắc Nguỵ (380 - 535), trong “Thuỷ Kinh Chú sớ”, Lịch Đạo Nguyên chép hơn 2 vạn địa danh, số được giải thìch ngữ nguyên là trên 2300. [11], [31]. ở các nước phương Tây, bộ môn địa danh học chình thức ra đời vào cuối thế kỷ XIX. Năm 1872, J.J. Eghi (Thuỵ Sĩ) viết “Địa danh học” và năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 1903, J.W. Nagl (người Áo) cũng cho ra đời tác phẩm “Địa danh học”. Những năm 90 của thế kỷ XIX và 20 năm đầu của thế kỷ XX, hàng loạt Uỷ ban địa danh của các nước như Mỹ, Thuỵ Điển, Anh được ra đời. Thời kỳ đầu, các tác phẩm địa danh học chú trọng khảo chứng nguồn gốc địa danh. Từ thế kỷ XX, bước vào giai đoạn nghiên cứu tổng hợp về địa danh. J. Gilliénon (1854 - 1926) đã viết “Atlát ngôn ngữ Pháp”, nghiên cứu địa danh theo hướng phát triển địa lý học. Năm 1926, A. Dauzat (người Pháp) đã viết “Nguồn gốc và sự phát triển địa danh”, đề xuất phương pháp văn hoá địa lý học để nghiên cứu các lớp niên đại của địa danh. Tiên phong trong lĩnh vực xây dựng hệ thống lý luận về lý thuyết định danh là các nhà địa danh học Xô Viết. Vào những năm 1960 đã có hàng loạt công trính nghiên cứu về lĩnh vực này được ra đời. Cụ thể, A.V.Superanskaia trong cuốn “Địa danh là gì” (1985) và E.M.Murzaev với “Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học” (1964) đã cùng quan tâm đến vấn đề khuynh hướng nghiên cứu chung. Cùng góp phần cho sự sáng tỏ về lý thuyết, A.I.Popov (1964) đưa ra những nguyên tắc cơ bản của công tác nghiên cứu địa danh, trong đó chú trọng hai nguyên tắc chình là phải dựa vào tư liệu lịch sử của các ngành ngôn ngữ học, địa lý học, lịch sử học…và phải thận trọng khi sử dụng phương pháp thành tố để phân tìch ngữ vĩ của địa danh. Ngoài các tác giả trên, Iu.A.Kapenco (1964) với những suy nghĩ bàn về địa danh học đồng đại và N.V.Podonxkaja trong phân tìch, lì giải địa danh mang những thông tin gí cũng đã góp thêm những ý kiến cho sự nghiên cứu địa danh đi sâu vào bản chất bên trong của đối tượng. Đặc biệt, A.V.Superanskja (1985) với “Địa danh là gì” đã đặt ra những vấn đề vừa mang tình cụ thể, vừa mang tình khái quát, tổng hợp cao. Trong nội dung trính bày, tác giả đi sâu vào những vấn đề có liên quan thiết thực đến việc nhận diện và phân tìch địa danh. Ngoài cách hiểu về khái niệm địa danh, tác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 giả còn quan tâm đến các vấn đề khác như tình liên tục của tên gọi, không gian tên riêng và các loại địa danh (địa danh kì hiệu, địa danh mô tả, địa danh đăng kì, địa danh ước vọng) cũng như tên gọi các đối tượng địa lý theo loại hính…Có thể nói đây là công trính có giá trị tổng kết những kết quả nghiên cứu mới, làm cơ sở vững chắc cho sự nghiên cứu địa danh tiếp theo ở Liên bang Xô Viết trước đây. Ngoài các nhà địa danh Xô Viết, những người nghiên cứu địa danh ở các nước khác cũng đã góp phần cho sự phong phú, đa dạng về những vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, Ch.Rostaing (1965) với “Les noms de lieux” đã chú trọng trong việc nêu ra hai nguyên tắc nghiên cứu địa danh là phải tím ra các hính thức cổ của các từ cấu tạo địa danh và muốn biết từ nguyên của địa danh thí phải dựa trên kiến thức ngữ âm học địa phương. Đây là một chuyên luận bổ sung thêm cho vấn đề mà A.I.Popov đã đưa ra trước đó. [3], [11], [20]. 2. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam ở Việt Nam, vấn đề địa danh được quan tâm từ rất sớm. Các tài liệu Tiền Hán thư, Địa lí chí, Hậu Hán thư, Tấn thư trong thời Bắc thuộc có đề cập đến địa danh Việt Nam, trong đó mục đìch chình trị được đặc biệt chú ý. Các tài liệu này đều do người Hán viết, phục vụ trực tiếp cho cuộc xâm lược nước ta. Sau thời Bắc thuộc, đặc biệt từ thế kỷ XV trở đi, việc nghiên cứu địa danh mới được các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện. Lúc này, địa danh được thu thập, tím hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa. Có thể kể đến Dư địa chí của Nguyễn Trãi (1435), Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821), Phương Đình dư địa chí cuả Nguyễn Văn Siêu (1900)… [3].[11]. Cũng theo xu hướng phát triển của ngôn ngữ học, đặc biệt là của địa danh học trên thế giới, vấn đề nghiên cứu địa danh Việt Nam có được bước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 tiến đáng kể từ những năm 1960 trở đi. Hoàng Thị Châu với “Mối quan hệ về ngôn ngữ cổ đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông” (1964) được xem như là người cắm cột mốc đầu tiên trong nghiên cứu địa danh dưới góc nhín ngôn ngữ học. Các công trínhnghiên cứu tiếp theo của bà cũng theo hướng này, nhưng nặng về mặt phương ngữ học. Lê Trung Hoa với “Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh” (1991) đã đưa những vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho sự phân tìch và chỉ ra các đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc và ý nghĩa, về mặt phản ánh hiện thực và sự chuyển biến của địa danh một thành phố lớn ở miền Nam. Đến 1996 Nguyễn Kiên Trường với luận án PTS “Những đặc điểm chính về địa danh Hải Phòng” đã bổ sung thêm những vấn đề lì thuyết định danh mà Lê Trung Hoa đã dẫn ra trước đó. Đặc biệt, luận án đã khái quát được những đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc và sự biến đổi của địa danh Hải Phòng trong vài nét đối sánh với địa danh các vùng khác của Việt Nam. Tiếp theo sau là luận án tiến sĩ của Từ Thu Mai “ Nghiên cứu địa danh Quảng Trị (2004), Phạm Xuân Đạm với “§ịa danh Nghệ An” (2005) .v.v. Những công trính này đều có những đóng góp đáng trân trọng khi tiếp cận vấn đề địa danh học dưới cách nhín ngôn ngữ học. Nhằm góp phần cho sự đa dạng của các khuynh hướng, các phương pháp nghiên cứu địa danh, Trần Trì Dõi đã có hàng loạt các bài viết về địa danh theo hướng so sánh lịch sử. Đó là các bài viết “Một vài địa danh, tên riêng gốc Nam Đảo trong vùng Hà Nội xưa” (2000) , “Về địa danh Cửa Lò” (2000), “Không gian ngôn ngữ và tính kế thừa đa chiều đa chiều của địa danh (qua phân tích một vài địa danh ở Việt Nam)” và “Vấn đề địa danh biên giới Tây Nam: Một vài nhận xét và những kiến nghị” (2001). Nếu như các tác giả trên đều nghiên cứu địa danh theo cách tiếp cận ngôn ngữ học thí Nguyễn Văn Âu với “Một số vấn đề về địa danh học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Việt Nam” (2000) lại tiếp cận từ góc độ địa lý – lịch sử – văn hoá. [2], [3], [11], [20], [31]. Ngoài ra, còn một số công trính ra đời dưới dạng sách, từ điển, sổ tay, vì dụ như các công trính của Trần Thanh Tâm, Đinh Xuân Vịnh…Các công trính này đều nghiên cứu một cách công phu nhưng nặng về tập hợp tư liệu, tình lý thuyết chưa cao. Nhín chung các khuynh hướng nghiên cứu địa danh ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Chình sự phong phú, đa dạng ấy đã giúp chúng ta nhín nhận địa danh ở những khìa cạnh khác nhau. Mặc dù vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới đã có từ rất sớm nhưng việc nghiên cứu địa danh ở Việt Nam vẫn chưa tạo được chỗ đứng vững vàng của mính. Các công trính nghiên cứu ở nước ta mới đang ở bước đầu đi vào từng vùng cụ thể hoặc có cái nhín bao quát về địa danh dưới góc độ văn hoá - lịch sử. Các công trính nghiên cứu về địa danh theo góc độ ngôn ngữ còn có ìt công trính đầu tư đi sâu. 3. Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Bắc Kạn Địa danh Bắc Kạn là đối tượng hết sức mới mẻ, chưa có công trính nào đi sâu nghiên cứu. Hiện chỉ có một số bài báo nhỏ giải thìch về tên gọi Bắc Kạn, cụ thể: Lương Bèn (1997) với “Chính tả một địa danh: Viết Bắc Kạn hay Bắc Cạn?”, Cao Thâm (1997) với “Viết Bắc Kạn hay Bắc Cạn”. Tóm lại, mặc dù vấn đề nghiên cứu địa danh trên thế giới đã có từ rất sớm nhưng việc nghiên cứu địa danh ở Việt Nam vẫn chưa tạo được chỗ đứng vững vàng của mính. Các công trính nghiên cứu ở nước ta mới đang ở bước đầu đi vào từng vùng cụ thể hoặc có cái nhín bao quát về địa danh dưới góc độ văn hoá - lịch sử. Các công trính nghiên cứu về địa danh theo góc độ ngôn ngữ còn có ìt công trính đầu tư đi sâu. IV. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Trước chúng tôi đã có một số công trính, luận án tím hiểu địa danh Hải Phòng, Nghệ An, Quảng Trị, Thành phố Hồ chì Minh và các vùng khác. Với địa danh Bắc Kạn, từ trước tới nay hầu như chưa được khảo sát và nghiên cứu. Đây là đề tài đầu tiên đi sâu tím hiểu vấn đề cả về phương diện lý thuyết lẫn thực tế về địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn. Luận văn tím hiểu các địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn về các mặt cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc quá trính biến đổi. Luận văn cũng chỉ ra một vài đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của địa danh trong mối quan hệ với địa lý, lịch sử, dân cư và ngôn ngữ. Đây cũng có thể là tư liệu quý cho ngành địa phương học, cho ngành nghiên cứu lịch sử, văn hoá Bắc Kạn. V. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu * Phương pháp Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, công việc đầu tiên là phải thu thập tư liệu, bổ sung và chỉnh lý các thông tin, thông số của địa danh. Mặt khác phải tra cứu các tài liệu về lịch sử, địa lý, truyền thống văn hoá của tỉnh Bắc Kạn. Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê, phân loại: Đây là phương pháp giúp chúng tôi tập hợp và phân loại các địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở thu thập địa danh qua các nguồn khác nhau. - Phương pháp miêu tả được sử dụng để phản ánh những đặc điểm cấu tạo và đặc trưng ngữ nghĩa của các yếu tố tên riêng trong phức thể địa danh. - Phương pháp phân tìch lịch sử: Dựa vào các cứ liệu ngôn ngữ, đặc điểm tâm lý của con người và quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, nghiên cứu một số địa danh để tím hiểu xuất xứ, nguồn gốc một số địa danh nổi tiếng của tỉnh Bắc Kạn. * Tư liệu nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Với mục đìch phản ánh đầy đủ, trung thực hệ thống địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi đã tiến hành tập hợp các tư liệu cần thiết từ những nguồn sau: - Dựa vào niên giám thống kê của tỉnh. - Dựa vào một số công trính nghiên cứu về văn hoá, lịch sử, tôn giáo, kinh tế của địa phương. - Dựa vào những tư liệu lưu giữ ở chình quyền địa phương. Đây là tư liệu quan trọng nhất, có tình pháp lì để đảm bảo tình minh xác của những điều trính bày trong luận văn. - Điền dã để thu thập tư liệu, ghi chép, bổ sung, chỉnh lý các thông số, thông tin của từng địa danh. VI. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương I: Những cơ sở lý thuyết liên quan đến địa danh và địa danh học. Chương này sẽ trính bày những vấn đề lý thuyết làm cơ sở cho việc triển khai các chương mục tiếp theo. Ngoài ra, vấn đề tư liệu về địa lý, lịch sử, văn hoá, dân cư, ngôn ngữ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được trính bày làm cơ sở cho các phần nội dung luận văn. Chương II: Đặc điểm cấu tạo của địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn. Chương này sẽ trính bày cách xác định thành tố chung và tên riêng trong phức thể địa danh. Nội dung của chương sẽ đi sâu tím hiểu những đặc điểm về cấu tạo địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn. Chương III: Đặc điểm về ý nghĩa của địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 ở chương này, chúng tôi sẽ đi sâu tím hiểu đặc điểm về ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên địa danh. Qua đó giải thìch lý do đặt tên cho các đối tượng địa lý được phản ánh trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn qua hệ thống các trường nghĩa và bộ phận của các yếu tố cấu tạo. Chương 1 Những cơ sở lý thuyết liên quan đến địa danh và địa danh học 1.1. Khái niệm về địa danh 1.1.1. Định nghĩa về Địa danh Cuộc sống của con người gắn với những điểm địa lý khác nhau. Những điểm địa lý này được gọi bằng những từ ngữ riêng. Đó là những tên gọi địa lý (địa danh). Những tên gọi này tạo nên một hệ thống riêng và tồn tại trong vốn từ của các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Những tên gọi địa lý, địa danh ấy được thể hiện bằng thuật ngữ toponima hay toponoma (có nguồn gốc từ tiếng Hi Lạpc) với ý nghĩa “ tên gọi điểm địa lý”. Cần phải hiểu đúng khái niệm địa danh theo phạm vi xuất hiện của nó. Nếu hiểu theo lối chiết tự thí “địa danh” là tên đất. Thế nhưng, khái niệm này cần phải hiểu rộng hơn ví đây chình là đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học. Cụ thể địa danh không chỉ là tên gọi của các đối tượng địa lý gắn với từng vùng đất cụ thể mà là tên gọi của các đối tượng địa lý tồn tại trên trái đất. Nó có thể là tên gọi của các đối tượng địa hính thiên nhiên, đối tượng địa lý cư trú hay là công trính do con người xây dựng, tạo lập nên. Địa danh là lớp từ ngữ nằm trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ, được dùng để đặt tên, gọi tên các đối tượng địa lý.Ví thế, nó hoạt động và chịu sự tác động, chi phối của các qui luật ngôn ngữ nói chung về mặt ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa và ngữ pháp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 Hiện nay đã có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa khác nhau về địa danh. Nhà ngôn ngữ học Nga A.V.Superanskiaja trong cuốn “Địa danh là gì” đã cho rằng địa danh (địa danh các tên gọi địa lý) là những từ ngữ biểu thị tên gọi các địa điểm mục tiêu địa lý (các đặc điểm, mục tiêu địa lý là các vật thể tự nhiên hay nhân tạo được định vị xác định trên bề mặt trái đất). ởëViệt Nam, các nhà nghiên cứu địa danh học đã chia thành hai nhóm nghiên cứu là nghiên cứu địa danh học theo góc độ địa lý - văn hoá và nghiên cứu địa danh theo góc độ ngôn ngữ học. Đại diện cho nhóm thứ nhất, Nguyễn Văn Âu cho rằng: “ Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi, làng mạc…hay là tên các địa phương, các dân tộc”. [3, tr.15]. Đại diện cho nhóm thứ hai là Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trường, Từ Thu Mai, Phạm Xuân Đạm Lê Trung Hoa cho rằng “Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định được dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ”.[31, tr.15]. Nguyễn Kiên Trường quan niệm N: “Địa danh là tên riêng của các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất”.[31, tr.16]. Từ Thu Mai đưa ra cách hiểu: “Địa danh là những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lý có vị trí xác định trên bề mặt trái đất”. [20, tr. 21]. Phạm Xuân Đạm cho rằngP: “Địa danh là lớp từ ngữ đặc biệt được định ra để đánh dấu vị trí, xác lập tên gọi các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn”. [11, tr.12]. Như vậy, Nguyễn Văn Âu với mong muốn đi tím một khái niệm với nguyên nghĩa của từ toponomie, ông quan niệm địa danh chình là “tên gọi các địa phương hay tên gọi địa lý”, theo đó “địa danh học là một môn khoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 học chuyên nghiên cứu về tên địa lý của các địa phương. Quan niệm này khá đơn giản, dễ hiểu, trùng với cách hiểu thông thường của nhân dân, của từ điển ngữ văn giải thìch, chẳng hạn trong Từ điển Hán Việt, Đào Duy Anh giải thìch “Địa danh là tên gọi các miền đất”, Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giải thìch địa danh là “tên đất, tên làng”. Nguyễn Văn Âu cố gắng thoát ra khỏi quan niệm cho rằng địa danh học “chuyên nghiên cứu về tên riêng”, ông “chú ý tới các từ chung”. Lê Trung Hoa là một trong những người có ý thức trính bày các vấn đề địa danh đặt trong khung cảnh ngôn ngữ học, hướng đến tình lý thuyết, tình hệ thống sớm hơn cả so với nhiều tác giả khác. Lê Trung Hoa cho rằng: “Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định được dùng làm tên riêng của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ”. [13, tr.77 ]. Định nghĩa này thiên về việc chỉ ra ngoại diên của khái niệm, đồng thời chỉ ra cách phân loại các địa danh. Do đó, khó có thể khuôn được hiện thực các kiểu loại địa danh vốn đa dạng trong thực tế vào trong định nghĩa phân loại này. Nguyễn Kiên Trường là người đầu tiên đưa ra định nghĩa nêu giới hạn ngoại diên của địa danh chỉ thuộc về những gí ở trên trái đất một cách hiển ngôn. Dựa trên tiêu trì mà Lê Trung Hoa đưa ra, Nguyễn Kiên Trường chia địa danh thành từng loại nhỏ. Bên cạnh đó, ông còn tiến hành phân loại theo nguyên ngữ, theo chức năng của địa danh. Từ Thu Mai cho rằng, khi xác định khái niệm địa danh cần chú ý đến những vấn đề trong nội tại bản thân khái niệm. Định nghĩa của Từ Thu Mai có điểm xuất phát từ cách hiểu địa danh của A. V. Superanskaja. Theo chúng tôiT, mặc dù nằm trong hệ thống những loại hính khác nhau nhưng các đối tượng địa lý bao giờ cũng xuất hiện trong thực tế với những cá thể độc lập. Đầu tiên, người ta thường sử dụng các tên chung để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 định danh, tạo tên riêng cho đối tượng. Tên riêng của các đối tượng này xuất hiện muộn hơn các tên chung chỉ loại. Do vậy, có thể nói rằng địa danh là những kì hiệu ngôn ngữ đặc biệt được tạo thành từ một hệ thống kì hiệu đã có thể định danh cho một đối tượng cụ thể, được xác định. Nó chình là đơn vị định danh bậc hai trên cơ sở vốn từ chung. Ví vậy, khi xác định khái niệm địa danh cần phải chú ý đến những vấn đề nội tại trong bản thân địa danh. Trước hết, mỗi địa danh đều phải có tình lý do, phải giải thìch được nguyên nhân đặt tên đối tượng. Chức năng gọi tên và cá thể hoá, khu biệt đối tượng là tiêu chì thứ hai. Tiêu chì thứ ba là các đối tượng được gọi tên phải là các đối tượng địa lý tồn tại trên bề mặt trái đất và ngoài trái đất. Các đối tượng này có thể là đối tượng địa lý tự nhiên hay không tự nhiên. Phạm Xuân Đạm có quan niệm khá độc đáo, khác với những người đi trước. Cách hiểu của ông về địa danh rất hợp lý, tiến bộ theo hướng chức năng của địa danh, tránh được lối nghĩ ngoại diên của khái niệm. Về cách phân loại địa danh, cũng như Từ Thu Mai, tác giả kế thừa cách phân loại của Lê Trung Hoa. Nhín chung, trong các định nghĩa và phân loại địa danh, các tác giả đều thừa nhận rằng, các đối tượng được định danh rồi nhóm lại dưới cái tên gọi “địa danh” chỉ là những đối tượng thuộc về trái đất. Như vậy, các đối tượng ngoài trái đất như Trạm vũ trụ Hoà Bính, sao Hoả…sẽ không được coi là địa danh. Điều này khác với quan điểm của nhiều nhà khoa học nước ngoài. Từ những vấn đề trên, chúng tôi tán thành quan điểm của Phạm Xuân Đạm khi ông cho rằng: “Địa danh là lớp từ ngữ đặc biệt, được định ra để đánh dấu vị trí, xác lập tên gọi các đối tượng địa lý tự nhiên và nhân văn”. [11. tr.12]. Luận văn này sẽ nghiên cứu những từ ngữ chỉ tên riêng của các đối tượng địa lý thuộc địa danh hành chình trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 1.1.2. Địa danh hành chính Địa danh hành chình là địa danh do chình quyền hoặc người dân đặt tên, nhằm phục vụ cho mục đìch quản lý của nhà nước. Các đơn vị hành chình trong tỉnh bao gồm: 1. Tỉnh Là đơn vị hành chình trực thuộc trung ương, gồm nhiều huyện, thị xã và thị trấn. 2. Thành phố Là đơn vị hành chình trực thuộc tỉnh. Đây là nơi tập trung đông dân cư, thường có công nghiệp và thương nghiệp phát triển. 3. Huyện, thị xã Là đơn vị hành chình trực thuộc tỉnh, gồm nhiều xã, phường. Dân cư, công nghiệp, thương nghiệp không phát triển bằng thành phố. 4. Thị trấn Là trung tâm hành chình của huyện nhưng hoạt động kinh tế khác với huyện, có khi trùng tên với huyện. 5. Xã, phường Là đơn vị hành chình cơ sở ở nông thôn trực thuộc huyện, gồm nhiều thôn, bản, tổ phố. Có thể nói rằng, địa danh hành chính là các tên riêng của các đơn vị hành chính có biên giới rõ ràng, có thể xác định được diện tích và nhân khẩu; đồng thời ra đời bằng các văn bản quyết định của chính quyền trung ương và địa phương. Các thôn, bản, tổ phố hiện nay cũng được quản lý chặt chẽ, đứng đầu là tổ trưởng, trưởng thôn, trưởng bản, có diện tìch và nhân khẩu rõ ràng hơn nữa lại trực thuộc xã phường, cho nên chúng tôi cũng tạm xếp vào địa danh hành chình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 1. 2. Phân loại địa danH Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các nhà ngôn ngữ học có những cách phân loại khác nhau về địa danh. Chẳng hạn, G.P. Smolichnaja và M.V. Gorbanevskij cho rằng địa danh có 4 loại: Phương danh (tên các địa phương), sơn danh (tên núi gò đồi…), thuỷ danh (tên các dòng chảy, ao ngòi sông, vũng), phố danh: (tên các đối tượng trong thành phố). Còn nhà khoa học Nga A.V. Superanxkaia lại chia làm 7 loại: Phương danh, thuỷ danh, sơn danh, phố danh, viên danh, lộ danh, đạo danh (tên các đường giao thông trên đất, dưới đất, trên nước, trên không). ở Việt Nam, Nguyễn Văn Âu quan niệm: “Phân loại địa danh là sự phân chia địa danh thành các kiểu, nhóm khác nhau, dựa trên những đặc tính cơ bản về địa lý cũng như về ngôn ngữ và lịch sử. [3, tr. 37]. Và ông đã chia địa danh Việt Nam thành 2 loại: Địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế – xã hội, 7 kiểu: Thuỷ danh, lâm danh, sơn danh, làng xã, huyện thị, tỉnh, thành phố, quốc gia và 12 dạng: Sông ngòi, hồ đầm, đồi núi, hải đảo, rừng rú, truông - trảng, làng - xã, huyện - quận, thị trấn, tỉnh, thành phố, quốc gia. Mỗi dạng lại có thể phân chia thành các dạng sông, ngòi, suối…Cách phân loại này của tác giả nghiêng về tình dân gian, dễ tiếp thu song hơi sa vào chi tiết, thiếu tình khái quát, đối tượng nghiên cứu và tên gọi đối tượng nghiên cứu chưa được làm rõ. Lê Trung Hoa phân loại địa danh dựa vào nguồn gốc địa danh. Cách phân loại của ông dựa vào hai tiêu chì tình tự nhiên và không tự nhiên. Đây là cách phân loại thường gặp và tương đối hợp lý, có tình bao quát. Ông phân loại địa danh: Địa danh chỉ loại hính, địa danh chỉ công trính xây dựng, địa danh hành chình, địa danh chỉ vùng. Nguyễn Kiên Trường phân loại dựa trên tiêu chì mà Lê Trung Hoa đưa ra nhưng tiếp tục chia nhỏ thành một bước nữa. Ông chia đối tượng tự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 nhiên thành 2 loại nhỏ: Các đối tượng sơn hệ và các đối tượng thuỷ hệ; đối tượng nhân văn thành địa danh cư trú và địa danh chỉ công trính xây dựng. Địa danh cư trú bao gồm: đơn vị cư trú tự nhiên, đơn vị hành chình, đường phố. Địa danh chỉ công trính xây dựng bao gồm: Đơn vị hành chình, đường phố và các đối tượng khác. Bên cạnh đó, Nguyễn Kiên Trường còn tiến hành phân loại theo nguyên ngữ địa danh, theo chức năng giá trị của địa danh. [3], [11], [20], [27], [31]. 1.3. Đặc điểm của địa danh Xét về phương diện ngôn ngữ họcX, nhín vào toàn bộ hệ thống định danh một vùng đất, có thể thấy rõ các đặc điểm sau đây: 1.3.1. Địa danh là một hệ thống tên gọi rất đa dạng. Nếu so sánh với nhân danh và vật danh thí hệ thống địa danh vừa đa dạng vừa phức tạp. Cấu tạo của địa danh vừa có cấu tạo đơn vừa có cấu tạo phức (vừa có từ vừa có cụm từ, vừa có danh từ vừa có danh ngữ). Trong cấu tạo đơn có địa danh thuần Việt có địa danh vay mượn, có địa danh đơn tiết, có địa danh đa tiết.Trong cấu tạo phức có cả ba quan hệ: Quan hệ đẳng lập, quan hệ chình phụ, quan hệ chủ vị. 1.3.2. Địa danh thường diễn ra hiện tượng chuyển hoá. Chuyển hoá là lấy tên gọi một đối tượng địa lý này để gọi một đối tượng địa lý khác. Hiện tượng này có thể xảy ra các trường hợp như: - Chuyển hoá trong nội bộ từng loại địa danh. Vì dụ: Huyện Chợ Mới -> Thị trấn Chợ Mới - Chuyển hoá giữa các loại địa danh. Vì dụ: Nà Lẹng (ruộng hạn) -> Thôn Nà Lẹng. - Chuyển hoá từ địa danh vùng này sang địa danh vùng khác. Vì dụ: Huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) -> xã Cẩm Giàng (Bắc Kạn). - Chuyển hoá nhân danh thành địa danh. Vì dụ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 Chị Nguyễn Thị Minh Khai -> phường Nguyễn Thị Minh Khai 1.3.3. Phương thức cấu tạo rất phong phú: Nghiên cứu các phương thức cấu tạo định danh, ta thấy vừa tồn tại phương thức dựa vào đặc điểm bản thân đối tượng để đặt tên (Thôn Đồng Luông - Đồng Rộng, thôn Nà Đeng – ruộng đỏ, thôn Khuổi Ún – Suối ấm…); vừa dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đối tượng để đặt tên (Thôn Cây Thị, thôn Đèo Gió, thôn Con Kiến…); lại tồn tại phương thức ghép các yếu tố Hán Việt để đặt tên (huyện Ngân Sơn, xã Liêm Thuỷ, xã Cư Lễ…); dùng số đếm hoặc chữ cái để đặt tên (tổ dân phố 1t, Khu A…) và cách ghép giữa yếu tố Hán Việt với số đếm hoặc chữ cái (thôn Thạch Ngoã 1, bản Đồn 1, tổ dân phố 1A, tổ dân phố 1B…) 1.4. Các phương diện nghiên cứu địa danh Đối tượng nghiên cứu của địa danh học rất rộng. Nói đến danh học§, người ta thường thiết lập một danh sách những khái niệm có liên quan như: Tên người /nhân danh, tên các hành tinh, tên gọi các tổ chức chình trị - xã hội, tên các tộc người, tên các nghiệp đoàn, tên các con đường, tên gọi các con sông, dòng suối, tên gọi các con vật, tên gọi các đấng siêu nhiên, thần linh, tên gọi các quả đồi, ngọn núi, tên các công trính xây dựng để ở, tên người gọi theo dòng bố, tên gọi theo dòng mẹ, tên người gọi theo con cháu v..v… Bộ môn khoa học nghiên cứu về tên gọi như vậy được gọi là danh học. Các địa danh cũng chỉ là một trong nhiều đối tượng nghiên cứu của khoa học danh học mà thôi. Địa danh học cũng là một bộ môn trong danh học, được đặt trong thế phân biệt với nhân danh học. Đặt trong khung cảnh của ngôn ngữ học, địa danh học nằm trong lòng bộ môn từ vựng học, ví đối tượng nghiên cứu của địa danh học chình là các từ ngữ được sử dụng để đặt tên, gọi tên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 Địa danh học là một bộ môn ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu về nguồn gốc, cấu tạo, ngữ nghĩa, sự biến đổi, sự lan toả, phân bố của địa danh. Người chuyên nghiên cứu về địa danh được gọi là nhà địa danh học. Như vậy một nhà địa danh học thường phải làm, nghiên cứu giải quyết những công việc chình sau đây: - Tím hiểu nguồn gốc lịch sử của địa danh. - Tím hiểu ngữ nghĩa của địa danh. - Tím hiểu các mô hính địa danh, các phương thức quá trính tạo địa danh. - Tím hiểu sự nảy sinh, lan toả, sự phân bố của địa danh qua các không gian, các khoảng thời gian khác nhau. - Chuẩn hoá các địa danh. Trong những vấn đề lớn trên, người ta lại chia nhỏ thành nhiều vấn nhau để nghiên cứu. Về quan điểm tìn hiệu học, địa danh có tình lì do. Vậy, vấn đề quan trọng là cội nguyên, ngữ nghĩa của địa danh. Điều này, ta thường thấy trong định nghĩa địa danh học: Là bộ môn nghiên cứu về nguồn gốc, ngữ nghĩa của địa danh. Dựa trên hướng nghiên cứu, người ta chia ra các bộ phận nhỏ như: Ngôn ngữ địa danh học, địa lý địa danh học, lịch sử địa danh học, đối chiếu địa danh học…Ngôn ngữ địa danh học chú ý nhiều đến những diễn tiến về mặt ngôn ngữ của địa danh, đặc điểm cấu tạo ngôn ngữ của địa danh, ngữ nghĩa của địa danh, các mô hính cấu tạo của địa danh…; địa lý địa danh học chú ý nhiều đến sự phân bố về địa danh, sự liên quan giữa sự phân bố của địa danh đối với các vùng, các đối tượng không gian địa lý…; lịch sử địa danh học chú ý nhiều đến các quá trính hính thành địa danh, sự phát triển của địa danh, sự phân bố của địa danh có liên quan đến các tộc người, đối chiếu địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 danh học nghiêng về sự đối sánh để tím ra những nét tương đồng và dị biệt giữa hệ thống địa danh của tộc người này, dân tộc này, đất nước này với tộc người khác, dân tộc khác, đất nước khác, tím hiểu tình chất nhân học trong địa danh. Ngoài ra, người ta có thể chia địa danh thành địa danh học lý thuyết, địa danh học mô tả. 1.5. Những nét chính về địa bàn liên quan đến địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn 1.5.1. Về địa lý Bắc Kạn là một tỉnh vùng núi phìa bắc nằm ở trung tâm căn cứ địa cách mạng, phìa Bắc giáp Cao Bằng, phìa Nam giáp Thái Nguyên, phìa Đông giáp Lạng Sơn, phìa Tây giáp Tuyên Quang, một góc phìa Tây Bắc gần kề với Hà Giang. Về vị trì địa lýV, Bắc Kạn có giới hạn từ vĩ độ 22°,44‟B đến vĩ độ 21‟48‟B, từ kinh độ 106°,14‟Đ đến 105°,26‟Đ. Như vậy từ Bắc xuống Nam Bắc Kạn có chiều dài 56 phút vĩ độ, từ đông sang tây có chiều rộng 48 phút kinhđộ. Bắc Kạn có diện tìch 4857,21km2, gồm 7 huyện và một thị xã (Chợ Mới, Bạch Thông, Chợ Đồn, Na Rí, Ngân Sơn, Ba Bể và thị xã Bắc Kạn), 8 thị trấn, 116 xã phường, 1388 thôn bản, tổ phố. Địa hính Bắc Kạn là địa hính miền núi cao, cao hơn các tỉnh xung quanh và bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung kéo dài từ Bắc xuống Nam ở hai phìa Tây và Đông của tỉnh: Cánh cung Ngân Sơn nối liền một dải, chạy suốt từ Nậm Quét (Cao Bằng) dọc theo phìa Đông của tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hìt (phìa Bắc tỉnh Thái Nguyên) uốn thành hính cánh cung rõ rệt theo hướng Bắc Nam. Cánh cung Ngân Sơn đóng vai trò quan trọng trong địa hính ví đây là dãy núi chia nước giữa lưu vực các sông chảy sang Trung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 Quốc và các sông chảy xuống đồng bằng Bắc Bộ. Ngân Sơn cũng là bức bính phong chắn gió mùa đông bắc. Hệ thống cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phìa Tây của tỉnh. Cấu tạo chủ yếu bằng đá thạch anh, đá cát kết, đá vôi, có lớp dày nằm trên nền đá kết tinh rất cổ…Tạo nên các đỉnh núi cao thấp khác nhau. Thỉnh thoảng lại bắt gặp những khối đá vôi màu sẫm, hính dáng kí dị, đường nét sắc sảo, chình đá vôi đã góp phần làm cho vùng hồ Ba Bể trở thành một thắng cảnh nổi tiếng trong cả nước. Là địa bàn vùng cao ở trung tâm vùng núi phìa Đông Bắc Bộ, lại có địa hính dạng cánh cung mở ra đón gió nên Bắc Kạn là tỉnh tiếp nhận sớm nhất và chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta. Bắc Kạn là tỉnh nằm trong khu vực khì hậu nhiệt đới gió mùa, tuần hoàn theo bốn mùa rõ rệt, nhưng nổi bật nhất là mùa hạ nóng nực, nắng lắm mưa nhiều và mùa đông khô hanh lạnh lẽo bởi gió mùa Đông Bắc. Đồi núi Bắc Kạn trập trùng, chiếm 80% diện tìch toàn tỉnh. Độ cao trung bính so với mặt biển là 500m. Mật độ sông suối dày đặc, có ảnh hưởng đến sự thông thương kinh tế và giao lưu văn hoá dẫn đến sự giao thoa về ngôn ngữ. [21], [22], [26], [28]. 1.5.2. Về lịch sử Theo “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, vào thời vua Hùng lập quốc, vùng đất Cao Bằng, Bắc Kạn thuộc bộ Vũ Định (một trong 15 bộ của nước Văn Lang, Âu Lạc), phìa Đông giáp bộ Lục Hải (vùng Lạng sơn), phìa Tây giáp bộ Tân Hưng (vùng Hà Giang, Tuyên Quang). Nguyễn Trãi xác định “Vũ Định là phên giậu thứ hai về phương Bắc”. Qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc - thời thuộc Hán, Bắc Kạn thuộc vào quận Giao Chỉ, sang đời nhà Đường (VIII-IX-X) Bắc Kạn là vùng đất thuộc Châu Long sau đó thuộc châu Võ Nga. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 Từ thế kỷ X trở đi, đặc biệt là dưới thời Lý – Trần (1010 - 1400), lần đầu tiên trên đất nước ta, hệ thống hành chình – quan chức từng bước được xác lập, củng cố và mở rộng một cách có hệ thống. Nhà Lý chia cả nước thành các đơn vị: Lộ, phủ, châu. Vùng đất từ Thái Nguyên lên Bắc Kạn, Cao Bằng gọi là phủ Phú Lương, một thời do Dương Tự Minh cai quản. Dưới các phủ là các châu. Vùng đất Bắc Kạn, gồm các châu: Thanh Bính (Chợ Mới), Vĩnh Thông (Bạch Thông, Ba Bể, Pác Nặm), Cảm Hoá (Ngân Sơn, Na Rí) và châu An Đức. Sau đó Bắc Kạn thuộc châu Thái Nguyên, rồi châu Vũ Lặc. Đến đời nhà Trần, vào năm Thiên ứng chình bính thứ 11 (1242) nhà nước chia các đơn vị hành chình, đổi 24 lộ thời Lý thành 12 lộ. Về phương diện hành chình Thái Nguyên vẫn gọi là châu Thái Nguyên nằm trong Như Nguyệt Giang lộ (gồm miền thượng lưu sông Cầu, Yên Thế và Thái Nguyên). Vào năm Quang Thái thứ 10 (1397), châu Thái Nguyên được đổi thành trấn Thái Nguyên, Bắc Kạn thuộc trấn này. Vào thời thuộc Minh, năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407) trấn Thái Nguyên lại đổi thành phủ Thái Nguyên lĩnh 11 huyện. Từ năm Tuyên Dức (niên hiệu của Minh Nguyên Tông từ 1426 - 1434) về sau vẫn lấy đất Thái nguyên đặt làm “Thái Nguyên thừa chình ty” coi ba phủ là phủ là phủ Thái nguyên, phủ Phú Bính, Phủ Thông Hoá (Bắc kạn ngày nay). Năm 1428, vương triều Lê được thành lập, Lê Thái Tổ chia cả nước làm 5 đạo, Bắc Kạn lúc đó thuộc Bắc Đạo (Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên). Đến năm Quang Thuận thứ 7 (1466) Lê thánh tông định lại bản đồ cả nước, chia thành 12 đạo thừa tuyên, đất Bắc Kạn thuộc Thái Nguyên Thừa Tuyên. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) Bắc Kạn thuộc Ninh Sóc Thừa Tuyên (phủ Cao Bằng, phủ Thông Hoá và phủ Phú Bính). Niên hiệu Hồng Đức thứ 21 N (1490) Bắc Kạn thuộc phủ Thông Hoá (gồm huyện Cảm Hoá và châu Bạch Thông) thuộc xứ Thái Nguyên. Thời Lê Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 Trung Hưng (vua Lê chúa Trịnh 1533 - 1788), vùng đất Bắc kạn thuộc trấn Thái Nguyên. Dưới triều vua Quang Trung (1788 - 1802) cũng vậy. Đến thời Nguyễn Gia Long (1802- 18140) xứ Thái Nguyên đổi thành trấn Thái Nguyên lệ thuộc vào Bắc Thành, Bắc Kạn vẫn thuộc trấn này. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đất nước được chia thành các tỉnh hạt, trấn Thái Nguyên lúc đó được đổi thành tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn là đất Phủ Thông Hoá, tỉnh Thái Nguyên. Ngày 11 - 4 - 1900 toàn quyền Đông Dương ra Nghị định lấy phần đất thuộc phủ Thông Hoá thành lập tỉnh Bắc Kạn gồm 4 châu (sau đổi thành huyện) là Bạch Thông, Chợ Rã, Thông Hoá (sau đổi thành) Na Rí và Cảm Hoá (sau đổi thành Ngân sơn). Tiếp theo đó ngày 25 - 6 - 1901, Toàn quyền Đông Dương lại ra nghị định tách tổng Yên Đĩnh thuộc huyện Phú Lương (Thái Nguyên) nhập vào châu Bạch Thông (Bắc Kạn). Năm 1916, theo nghị định của thống sứ Bắc kỳ, một số tổng của châu Bạch Thông, Chợ Rã và tổng An Biện Thượng thuộc Định Hoá (Thái Nguyên) tách ra lập thành châu Chợ Đồn. Vào thời gian đó Bắc Kạn có 5 châu, 20 tổng và 103 xã. Tháng 7 - 1901 thị xã Bắc Kạn được thành lập vừa là tỉnh lỵ vừa là châu lỵ châu Bạch Thông. Ngày 21 - 4 - 1965, Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Quyết định 103NQ-TVQH thành lập tỉnh Bắc Thái trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Đến ngày 29 - 12 - 1978, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá VI đã quyết nghị phân định địa giới giữa Bắc Thái và Cao Bằng, tách hai huyện Ngân Sơn, Chợ Rã thuộc tỉnh Bắc Thái nhập vào tỉnh Cao Bằng. Để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, 1 - 1997 tỉnh Bắc Kạn được tái thành lập, các huyện Ngân Sơn, Ba Bể (Chợ Rã) được tái nhập. Tháng 8 - 1998 thành lập thêm huyện Chợ Mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 Ngày 25 - 8 - 2003, huyện Ba Bể được tách thành hai huyện Ba Bể và Pác Nặm. [21], [22], [26], [28]. 1.5.3. Về văn hoá Việt Bắc là một trong những chiếc nôi của con người từ thời đại nguyên thuỷ, Bắc Kạn là một trọng điểm nằm ở trung tâm chiếc nôi ấy. Phìa Đông Nam Bắc Kạn kề liền với trung tâm văn hoá khảo cổ học Thần Sa (Võ Nhai – Thái Nguyên), văn hoá Bắc Sơn (Bính Gia – Lạng Sơn) nổi tiếng vùng Đông Nam Á. Phìa Tây – Tây Bắc của huyện Chợ Đồn – Ba Bể liền kề với nền văn hoá đồ đá mới và đồng thau Sông Gâm (Tuyên Quang – Hà Giang). Phìa Đông Bắc nơi có nhiều dấu tìch đồ đá, đồ đồng thau, nơi quê hương huyền thoại Sao Cải – bà Tổ của người Tày cũng như Phiêng Kha – khơi nguồn của nghề nông lúa nước. Theo nghiên cứu của Viện Khảo cổ học, khu vực Hang Tiên thuộc vườn Quốc gia Ba Bể có dấu tìch của người nguyên thuỷ. Các nhà khảo cổ học đã thu được hàng chục di vật đá lạ, loại hính công cụ ở đây gồm: Ríu, dao, cuốc tay, công cụ đập thô, công cụ nạo cắt, chày nghiền, mảnh tước và đá nguyên liệu. Loại hính công cụ ở đây mang những nét đặc trưng cơ bản của văn hoá Hoà Bính. Các nhà khảo cổ còn phát hiện ở Thẳm Miều (Lam Sơn – Na Rí) các hiện vật thuộc hậu kỳ đồ đá cũ cách đây hàng vạn năm. Ríu, bôn có nấc, có vai thuộc hậu kỳ đá mới ở Đồng Phúc (Ba Bể). Trống đồng ở Sáu Hai (Chợ Mới) …Đặc biệt là đã phát hiện được mũi tên đồng thuộc loại hính Cổ Loa có niên đại 2000 năm ở Nà Buốc xã An Thắng (Pác Nặm). Các di chỉ khảo cổ được phát hiện gần đây thuộc thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá mới đã khẳng định có dấu vết của con người thời tiền sử cư trú trên mảnh đất này. Các phát hiện trên đây tuy còn ìt ỏi nhưng cùng với sự phong phú của các nguồn tài liệu địa danh học gắn liền với huyền tìch, huyền thoại như: Nà, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Nà Ché, Nà Già Dỉn và các Bản, Piềng, Chiềng, Mường…, các truyền thuyết về nguồn gốc người Tày như: “Nạn hồng thuỷ”, “Pú lương quân” hay truyện “Tài Ngào”, mà huyền thoại hoá liền với móng tay vàng ở vùng Hồ Ba Bể, cây đa huyền thoại với 30 cành cột chống, 90 cành vươn, gắn liền với nhiều địa danh thuộc Bắc Kạn như Bằng Khẩu, Nà Ngần (Ngân Sơn), Phja Dạ (Ba Bể) …đã khẳng định sự có mặt của người Tày cổ. Hơn thế nữa họ có thể đã đóng góp vào nền văn minh Đông Sơn –Văn Lang, Âu Lạc. Giáo sư Trần Quốc Vượng từng nhận định: “Người Tày cổ đã đóng góp - ngay từ đầu vào sự hình thành nền văn minh Việt cổ Đông Sơn - Âu Lạc”. [21, tr. 11] Toàn bộ vùng Bắc Kạn theo đơn vị hành chình hiện nay vốn là một trung tâm nguyên sơ bản địa của văn hóa Tày cổ. Tuy nhiên nằm ở trung tâm của vùng núi Đông Bắc nên Bắc Kạn cũng là điểm hội tụ, đan xen và gắn kết nền văn hoá đặc sắc của các dân tộc trong vùng. Bắc Kạn là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em như Tày, Nùng, Kinh, Sán Chay, Mông, Dao, Hoa… Điều này đã tạo cho Bắc Kạn một nền văn hoá dân gian phong phú và đặc sắc. Qua dấu vết của nền văn hoá đã tím thấy, chúng ta thấy được đặc điểm nổi bật của văn hoá Bắc Kạn là văn hoá Tày Nùng. Người Tày Nùng có thói quen ở nhà sàn, có tục cúng ma tại nhà, không xây dựng đính chùa, có nhiều lễ hội đặc sắc nổi bật là hội tung còn. Điều này được thể hiện rõ trong địa danh Bắc Kạn. [21], [22], [26], [28]. 1.5.4. Về dân cư Bắc Kạn là một tỉnh miền núi đất rộng người thưa, dân cư tập trung chủ yếu ở thị trấn, thị xã. Đến năm 2002, dân số Bắc Kạn là 289.182 người. Dân cư bản địa lâu đời nhất từ thời tiền sử, sơ sử trên vùng đất Bắc Kạn chình là người Tày cổ. Sau đó các dân tộc anh em xa gần đã lần lượt di cư đến hoà nhập vào nền tảng bản địa. Đầu thế kỷ XX mới có 5 dân tộc anh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 em chung sống: Tày, Kinh, Nùng, Dao, Hoa, đến nay có thêm dân tộc Mông, Sán Chay. Khi tái lập tỉnh năm 1997, dân tộc Tày có 170.699 người (60.40%), dân tộc Kinh có 54.720 người (19.36%), dân tộc Dao có 26.727 người (9.45%), dân tộc Nùng có 20.923 người (7,4%), dân tộc Sán Chay 754 người (0,26%), các dân tộc khác 8759 người (3,09%). Người Tày có tỉ lệ cao ở các huyện Ba Bể (75,56%), Chợ Đồn (74,16%), các đơn vị còn lại tỉ lệ trên dưới 50%. Bộ phận người Tày gốc Kinh ở miền xuôi lên gồm có Đại Quận Công Nông Đại Bảo (thế kỉ XV) ở xã Lương Thượng (Na Rí) vốn gốc người Kinh họ Nguyễn ở Nghệ An, lên trấn ải từ năm Giáp Tý (1445) đời vua Lê Nhân Tông sau này hoá Tày đổi thành họ Nông. Thời kỳ nội chiến Nam Bắc triều (1533 đến 1688) lực lượng họ Mạc thất thế kéo lên miền núi, thế lực Lê Trịnh thừa thắng đuổi theo khiến số người Kinh lên vùng đất Bắc Kạn tăng đột ngột chưa từng thấy. Trong số này nhiều người ở lại lâu đời nên đã Tày hoá, nói chung những người Tày thuộc các dòng họ Đinh, Phạm, Vũ, Cao…đều là người gốc Kinh. Đặc biệt ở Kim Hỷ (Na Rí) người Tày họ Nguyễn gốc Kinh chiếm 80% số hộ Tày. Từ thời Nguyễn đến thời Pháp thuộc, số người Kinh ở miền xuôi lên Bắc Kạn cũng tăng, một số đông ở lại và từng bước Tày hoá. Một bộ phận Tày – Nùng ở Quảng Tây (Trung Quốc) đến đất Bắc Kạn lập nghiệp. Đó là vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, dưới ách nhà Thanh, phong trào Thái Bính Thiên Quốc bị đàn áp nặng nề, nhiều người bỏ sang Việt Nam, trong số đó một số nhóm Nùng tự coi mính là người Tày. Người Tày phân bố hầu khắp các địa bàn trong tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu ở vùng thấp, thị trấn, thị xã. Tại vùng thấp người Tày sống tập trung thành bản, nà, khuân, khuổi, trong các thung lũng lòng chảo hoặc hai bên bờ sông, suối. Đây là lớp dân cư bản địa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Người Kinh sống tập trung ở thị xã Bắc Kạn (26,54%) và Ngân Sơn (26,94%), trong khi đó người Kinh ở Na Rí chỉ có 8,85%. Họ sống chủ yếu ở vùng thấp hoặc đô thị, người Kinh có mặt từ xa xưa và được bổ sung vào đầu thế kỷ XX và sau cách mạng tháng Tám. Người Nùng sống tập trung ở Na Rí, chiếm 30,77% tổng số dân cư trong huyện và chiếm 53,22% số người Nùng tại Bắc Kạn, trong khi đó Ba Bể chỉ có 1,88% người Nùng. Người Nùng cổ hoà nhập với khối người Tày, người Nùng hiện nay mới di cư vào Bắc Kạn khoảng 200 năm nay. Người Nùng sống chủ yếu ở vùng thấp. Người Dao có tỷ lệ 11,01% ở huyện Na Rí;10,96% ở huyện Ngân Sơn; 10,26% ở huyện ở huyện Chợ Mới, các nơi khác chưa tới 10%. Người Hoa có mặt ở Bắc Kạn rất sớm, một bộ phận chuyển cư vào Bắc Kạn đầu thế kỷ XX, họ sống tập trung ở Bằng Khẩu (Ngân Sơn), Bản Thi (Chợ Đồn), Yến Lạc (Na Rí). Người Sán Chay có số dân ìt nhất khoảng 300 người, chiếm 0,1% dân số, tập trung ở Khe Thỉ, Nông Hạ, Chợ Mới. Họ nhập cư vào Bắc Kạn trên dưới một trăm năm nay. So với các dân tộc khác người Mông di cư vào Bắc Kạn muộn hơn, gần đây nhất là vào năm 1979. Toàn tỉnh có 14.500 người, chiếm 5,37% số dân trong tỉnh. Họ sống nhiều ở các vùng cao thuộc huyện Chợ Đồn, Ngân Sơn, Ba Bể. Quá trính biến động dân cư, cư trú không ổn định lâu dài là một đặc điểm lịch sử lớn của dân cư tỉnh Bắc Kạn. Hiện tượng biến động dân cư triền miên gắn liền với sự tăng giảm dân số xưa kia ở Bắc Kạn có 3 nguyên nhân chủ yếu: Một là, giặc xâm lược cướp phá, giết hại, theo đó là thổ phỉ cướp bóc. Hai là, dịch hại theo chu kỳ có khi chết gần hết cả bản làng điều này để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 lại dấu tìch ở địa danh như “ Đông Lẻo”, “ Bản Rả”. Ba là, thiên tai, thú rừng quấy phá. [21], [22], [26], [28]. 1.5.5. Về ngôn ngữ Bắc Kạn là tỉnh đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Tiếng nói của các dân tộc này thuộc các ngữ hệ sau: * Ngữ hệ ngữ Tày - Thái gồm các dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay (Cao Lan, Sán Chì). * Ngữ hệ Hmông - Miền có dân tộc Mông, Dao. * Ngữ hệ Hán có dân tộc Hoa. * Ngữ hệ Việt - Mường có dân tộc Kinh. * Dấu ấn: - Tiếng dân tộc Tày Nùng chiếm đa số. - Tiếng Việt (thuần Việtt, Hán Việt). - Tiếng của các dân tộc khác chiếm tỉ lệ nhỏ. Ngôn ngữ Tày Nùng Bắc Kạn về cơ bản là thống nhất nhưng không hoàn toàn đồng nhất, mỗi địa phương lại có ngữ âm ìt nhiều khác nhau (phương ngữp). Khu vực Pác Nặm và một phần huyện Ba Bể phát âm nặng nhưng mềm mỏng và êm dịu còn lưu lại yếu tố Tày cổ, phìa Nam Ba Bể và phìa Bắc huyện Bạch Thông ngữ âm trong sáng hơn, tiếng Tày ở đây là phổ biến nhất của tỉnh Bắc Kạn. Phìa Nam Bắc Kạn tiếng nói có sự pha trộn giữa Tày và Kinh. Riêng huyện Na Rí có thêm yếu tố ngôn ngữ văn hoá Tày xứ Lạng. Về thanh điệu người Tày và một số dân tộc khác có điểm yếu là thổ ngữ không có thanh ngã (~)ví thế khi phát âm chuyển sang thanh nặng v (. ) hoặc thanh sắc ( / ). Tuy nhiên tần số chuyển đổi từ thanh ngã sang thanh sắc nhiều hơn so với thanh nặng một số nơi chuyển từ thành hỏi ( ?) sang thanh nặng (. ). [21], [30]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 1.6. Tiểu kết Qua phần trính bày một số cơ sở lý thuyết, chúng tôi đã thể hiện quan điểm của mính về định nghĩa định danh, đồng thời là nội hàm làm việc của luận văn này. 1.6.1. Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học có nhiệm vụ nghiên cứu sự ra đời, cấu tạo, ngữ nghĩa và sự biến đổi, lan toả, phân bố của các địa danh. Việc nghiên cứu địa danh đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Nhưng mãi đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nghiên cứu địa danh mới trở thành ngành khoa học ra đời đầu tiên ở Âu Mỹ, liên bang Xô Viết (cũ). ở Việt Nam, những tài liệu về địa danh, liên quan đến địa danh cũng xuất hiện từ khá sớm nhưng địa danh học Việt Nam thực sự có được một bước tiến đáng kể vào những thập niên cuối thế kỷ XX. Tuy nhiên, chúng ta cũng chưa có được những công trính nghiên cứu về địa danh có tầm cỡ. 1.6.2. Vận dụng các phương pháp liên ngành; sử học, địa lý học, dân tộc học, khảo cổ học…để nghiên cứu địa danh nhưng phải lấy phương pháp chình là ngôn ngữ học để nghiên cứu địa danh. Đó là phương pháp ngữ âm lịch sử, phương pháp địa lý - ngôn ngữ học, phương pháp từ vựng học và ngữ pháp học. 1.6.3. Địa bàn Bắc Kạn là địa bàn cư trú lâu đời của dân tộc Tày Nùng. Ví vậy những đặc điểm về văn hoá, ngôn ngữ Tày Nùng ảnh hưởng rất lớn đến địa danh Bắc Kạn. Ngoài ra, trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, các lớp dân cư liên tục di cư đến đây, hầu hết các dân tộc thiểu số đến đây từ Trung Quốc, còn người Kinh từ miền xuôi lên tạo cho Bắc Kạn nền văn hoá đa sắc màu. Xét theo nguồn gốc ngôn ngữ, địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn chủ yếu được cấu tạo bởi các yếu tố ngôn ngữ Tày Nùng (tiếng Tày Nùng thực chất là hai phương ngữ của một ngôn ngữ), ngoài ra có một số ìt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 địa danh được cấu tạo bởi các yếu tố Hán Việt và thuần Việt. Một số lượng yếu tố rất nhỏ thuộc ngôn ngữ dân tộc Dao. Chương 2 Đặc điểm cấu tạo của địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạnh 2.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn Mỗi địa danh gồm có hai bộ phận là danh từ chung và riêng. Danh từ chung (thành tố chung) là những từ ngữ chỉ loại của một lớp đối tượng địa lý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 còn bộ phận tên riêng có tình chất khu biệt đối tượng địa lý này với đối tượng địa lý khác, nhất là khi các đối tượng địa lý đó có chung các từ ngữ chỉ loại. Địa danh chình là bộ phận tên riêng còn bộ phận từ ngữ chung được đặt trước tên riêng chỉ có tình chất đi kèm, chỉ loại hính địa lý mà thôi. ở Việt Nam cũng như nhiều Quốc gia khác bộ phận tên riêng được viết hoa còn bộ phận danh từ chung viết bằng chữ thường. Vì dụ: thôn Làng Sen, thị trấn Chợ Mới. Như vậy địa danh chỉ là bộ phận tên riêng của đối tượng địa lý. Các danh từ chung mặc dù không tham gia cấu tạo trong cấu trúc nội bộ địa danh nhưng nó luôn xuất hiện trước địa danh với tư cách một yếu tố chỉ loại hính của đối tượng được định danh. Cả bộ phận tên chung và tên riêng đó được gọi là phức thể địa danh. ở Bắc Kạn cũng như các nơi khác, mỗi địa danh đều được nằm trong phức thể địa danh gồm hai bộ phận danh từ chung và tên riêng. Quan hệ giữa danh từ chung và tên riêng trong địa danh là quan hệ giữa cái được hạn định và cái hạn định. Danh từ chung là cái được hạn định còn tên riêng là cái hạn định. Vì dụ: Trong “thôn Nà Làng” thí thôn là cái được hạn định còn “Nà Làng” là cái hạn định. Điều này được thể hiện trong mô hính 2.1. Mô hình 2.1: Mô hình tổng quát: Mô hình Thành tố chung Tên riêng Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4 Ví dụ minh hoạ Phường Nguyễn Thị Minh Khai Tổ dân Phố Phiêng Chang 2.2. Thành tố chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 2.2.1. Khái niệm Theo A. V. Superanskaja danh từ chung “là những tên gọi chung liên kết các đối tượng địa lí với mọi vật khác của thế giới hiện thực. Chúng được diễn đạt bằng các danh từ chung vốn được dùng để gọi tên và để xếp loại các đối tượng cùng kiểu, có cùng đặc điểm nhất định”. [20, tr. 58]. Trong phức thể địa danh, thành tố chung là những danh từ chung (danh ngữ) được dùng để biểu thị loại hính của một lớp đối tượng địa lý có cùng một thuộc tình. Thành tố chung thường đứng trước địa danh để phản ánh loại hính đối tượng được gọi tên. 2.2.2. Vấn đề thành tố chung trong địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn Đối với địa danh hành chình, danh từ chung gồm hai nhóm: Nhóm thành tố chung chỉ địa danh cư trú theo cách đặt tên của chình quyền: Tỉnh, huyện, thị xã, thị trấn, phường, tiểu khu, tổ dân phố. Nhóm thành tố chung chỉ địa danh cư trú theo cách đặt tên của tổ chức làng xã: Thôn, bản. Cấu tạo của thành tố chung trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn khá đơn giản. Loại ìt nhất là một âm tiết, loại nhiều nhất là 3 âm tiết. Kết quả tổng hợp số lượng các thành tố chung được thể hiện trong bảng 2.1. Bảng 2.1: Kết quả thống kê cấu tạo của các thành tố chung Số âm tiết Số lượng Tỉ lệ % Ví dụ Một âm tiết 1383 90,9 Thôn Đon Cọt Hai âm tiết 42 2,7 Thị trấn Chợ Mới Ba âm tiết 96 6,4 Tổ dân phố 1 2.2.3. Các thành tố chung có khả năng chuyển hoá thành những yếu tố riêng và đứng ở các vị trí khác nhau trong tên riêng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Không chỉ thực hiện chức năng đi kèm, phân biệt loại hính cho địa danh, các thành tố chung đã vượt ra ngoài phạm vi của mính để xâm nhập và chuyển hoá thành một hoặc một vài yếu tố trong địa danh. Sự chuyển hoá này làm tăng thêm tình đa dạng, phong phú cho địa danh. Xét về mối quan hệ với các yếu tố trong địa danh thí thí các thành tố chung có cấu tạo đơn thường dễ hoạt động xâm nhập và chuyển hoá thành địa danh hơn là các thành tố có cấu tạo phức. Tuy vậy, có một vài trường hợp các thành tố chung có cấu tạo phức vẫn có thể chuyển hoá thành địa danh. Vì dụ: Thôn Lâm Trường, thôn Xì Nghiệp… Trong tổng số 1521 địa danh hành chình của tỉnh Bắc Kạn, có 989 trường hợp thành tố chung chuyển hoá thành các yếu tố trong tên riêng, chiếm tỉ lệ 65,02%. Có thể thấy sự phân bố của các yếu tố chung khi chuyển hoá thành các yếu tố trong địa danh ở bảng 2.2. Bảng 2.2: Kết quả thống kê sự phân bố của các thành tố chung khi chuyển hoá thành các yếu tố trong địa danh Vị trí Yếu tố 1 Yếu tố 2 Số lượng 897 92 Tỉ lệ % 90,69 9,31 Việc chuyển hoá này có thể xảy ra các trường hợp sau: a. Thành tố chung chuyển hoá thành tên riêng: bản Nà (ruộng), bản Đồn, bản Đình (đính), bản Phố, thôn Chợ… b. Chiếm vị trì 1 trong tên gọi mới: Thôn Dài Khao (cát trắng), thôn Đon Bây (bãi trám đen), thôn Đèo Giàng (Bạch Thông), thôn Đông Lẻo (rừng cấm), thôn Nà Lẹng (ruộng hạn), thôn Khuổi Chủ (suối cây sấu), thôn Phja Bjoóc (núi hoan), Thôn Lủng Quang (lũng nai), thôn Nặm Tốc (nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 rơi), thôn Khâu Luông (núi rộng), thôn Pá Lải (bãi cây lai), tổ Bản Bia (Na Rí), tổ Phố Mới (Na Rí)… c. Chiếm vị trì 2 trong tên riêng: Huyện Ngân Sơn, thôn Ba Phường, tổ Bản Pò (bản đồi), thôn Nà Bản (ruộng bản), thôn Nà Chùa, thôn Nà Khâu (ruộng núi), thôn Khuổi Nà (suối ruộng), thôn Đon Dài (bãi cát), thôn Nưa Phja (trên núi)… Như vậy, thành tố chung là danh từ chỉ loại hính đối tượng địa lý, các danh từ này có tần số xuất hiện cao nhưng đã chuyển hoá thành tên riêng hoặc là một bộ phận của tên riêng. Trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, hầu hết các thành tố chung của địa danh chỉ loại hính tự nhiên được chuyển hoá thành các yếu tố trong tên riêng của địa danh hành chình. 2.3. TÊN RIÊNG 2.3.1. Giới thiệu chung Tên riêng là bộ phận đứng sau thành tố chung trong phức thể địa danh. Về thực chấtT, bộ phận này là tên gọi của từng đối tượng địa lý cụ thể, dùng để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác trong cùng một loại hính với nhau và giữa các loại địa hính địa danh với nhau. Nói cách khác, tên riêng là bộ phận đứng sau trong phức thể địa danh, có chức năng cá thể hoá và khu biệt đối tượng. Về cấu tạo, địa danh là những danh từ hoặc những cụm danh từ . Là một bộ phận trong từ vựng, địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn mang những đặc điểm của các đơn vị từ ngữ với cấu trúc và quan hệ ngữ pháp phù hợp với cấu trúc của các ngôn ngữ khác nhau về nguồn gốc nhưng có sự cải biến cho phù hợp với cấu trúc tiếng Việt. Chẳng hạn, trong các địa danh được cấu tạo hoàn toàn bằng các yếu tố Hán Việt thí yếu tố chình thường đứng sau yếu tố phụ. Vì dụ, trong địa danh xã Liêm Thuỷ (Na Rí), cả hai yếu tố này đều là Hán Việt, yếu tố Thuỷ là yếu tố chình đứng sau yếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 tố phụ Liêm. Trong trường hợp có sự kết hợp giữa một yếu tố Hán Việt và một yếu tố thuần Việt thí yếu tố chình thường đứng trước yếu tố phụ: Thôn Làng Điền, Đồn Đèn (Ba Bể) …Yếu tố chình Đồn, Làng đứng trước yếu tố phụ Điền, Đèn. Trong địa danh thuần Việt, dịa danh dân tộc thiểu số và địa danh ghép, yếu tố chình thường đứng trước yếu tố phụ đúng theo quy tắc kết hợp của tiếng Việt: Thôn Con Kiến, Cây Thị, Đồng Luông, Nà Kham… ở đây, những yếu tố chình Con, Cây, Đồng, Nà đứng trước yếu tố phụ Kiến, Thị, Luông, Kham. Vị trì của tên riêng trong phức thể địa danh luôn ổn định, bao giờ nó cũng đứng sau thành tố chung để hạn định ý nghĩa cho thành tố này. Đây là đặc điểm chung của loại hính ngôn ngữ tiếng Việt. Phương thức trật tự từ trong tiếng Việt bao giờ cũng đem lại những thông tin về nghĩa. Đặc điểm này thể hiện khá rõ nét trong địa danh: yếu tố chung đứng trước, tên riêng (yếu tố riêng) đứng sau. Xét về mặt cấu tạo, địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn mang đầy đủ những đặc điểm chình của địa danh: Đơn vị tương đương với từ, ngữ. Các kiểu quan hệ trong nội bộ dịa danh như quan hệ chình phụ, đẳng lập, chủ vị đều có mặt và thể hiện được vai trò của mính trong việc quyết định ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo nên địa danh. Ngoài ra, các đặc điểm về cấu tạo do các phương thức định danh mang lại cũng là điều quan trọng khi nghiên cứu địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn. Trong cấu tạo của tên riêng trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn có sự chuyển hoá, xâm nhập của rất nhiều thành tố chung chỉ loại hính địa lý vào các vị trì khác nhau trong tên riêng. Sự xâm nhập này do lý do đặt tên đem lại. Đó là, khi thấy một đối tượng địa lý mới có mối quan hệ nào đó với đối tượng địa lý đã được đặt tên thí người ta sẽ lấy tên của đối tượng cũ để định danh cho đối tượng mới. Chẳng hạn, thôn Phja Khao (núi trắng) được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 định danh do ở thôn này có một ngọn núi trắng, người ta lấy tên núi để đặt cho tên thôn; Thôn Khuổi Kheo (suối xanh) được định danh theo tên suối đã có ở đó. 2.3.2. Về số lượng yếu tố trong tên riêng Trong tổng số 1521 địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, số lượng các yếu tố trong tên riêng phân bố khá tập trung. Xét về dộ dài, địa danh có cấu tạo đơn giản nhất chỉ gồm một yếu tố, địa danh cấu tạo phức tạp nhất gồm 4 yếu tố. Có thể coi mỗi âm tiết là một yếu tố. 2.3.2.1. Kết quả thống kê ĐD theo số lượng âm tiết trong tên riêng Căn cứ vào số lượng các yếu tố trong địa danh, địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn đã được chúng tôi thống kê và phân loại trong bảng 2.3. Bảng 2.3: Thống kê địa danh theo số lượng các yếu tố Số lượng âm tiết Một âm tiết Hai âm tiết Ba âm tiết Bốn âm tiết Số lượng địa danh 294 1188 37 2 Tỉ lệ 19,32 78,1 2,43 0,13 2.3.2.2. Về số lượng các yếu tố trong địa danh Dựa vào kết quả thống kê, có thể thấy rằng địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn được cấu tạo chủ yếu bằng từ ngữ có hai âm tiết (gồm 1188 địa danh, chiếm 78,1 %). Bên cạnh đó số lượng các địa danh được cấu tạo bằng từ một âm tiết cũng có tỉ lệ khá lớn (294 địa danh, chiếm 19,32 %). Khác với từ chung, địa danh thường có danh từ chung đi kèm để tạo ra sự cân đối trong giao tiếp, nhưng tại đây lại tiềm tàng hiện tượng nhập nhằng về ranh giới cấu trúc giữa danh từ chung và danh từ riêng, ìt nhất là cách viết hoa hay không viết hoa. (Chẳng hạn, Bản Bung và bản Bung). Những địa danh đơn tiết này có xu hướng bị song tiết hoá. Bản vốn là một thành tố chung nhưng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 hiện nay đã bắt đầu thâm nhập vào tên riêng. Hiện nay, một số văn bản viết là thôn Bản Bung, thôn Bản Áng… Loại địa danh ba âm tiết chiếm tỉ lệ rất nhỏ (2,43 %). Những địa danh này thường có thêm yếu tố hạn định chỉ phương hướng, thứ tự. Chẳng hạn: Nam Đội Thân, Bắc Lanh Chang, Pác Nghè 1, Pác Nghè 2… Ngoài ra, địa danh ba âm tiết còn mang tên người. Vì dụ: Phường Phùng Chì Kiên…Loại bốn âm tiết chỉ gồm 2 địa danh, chiếm tỉ lệ 0,15%. Vì dụ: phường Nguyễn Thị Minh Khai, thôn Khu Chợ AB… Về phân bố số lượng các âm tiết trong tên riêng được thể hiện như sau: Loại một âm tiết chỉ tồn tại trong địa danh thôn bản, tổ phố; loại hai âm tiết tồn tại trong địa danh tỉnh, huyện, xã, phường, tổ phố và thôn bản; loại ba âm tiết chỉ tồn tại trong địa danh phường và thôn bản; loại bốn âm tiết tồn tại trong địa danh phường. 2.4. Các yếu tố và các địa danh có tần số xuất hiện cao 2.4.1. Các yếu tố có tần số xuất hiện cao Trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, các yếu tố có tần số xuất hiện cao là những thành tố chung chỉ loại hính đối tượng địa lý đã được chuyển hoá thành những yếu tố riêng trong tên riêng. Tiếp sau đó là những yếu tố chỉ con vật, cây cối, vị trì, tình chất của đối tượng…Hầu hết các yếu tố xuất hiện cao là những yếu tố có khả năng kết hợp, sản sinh cao. Kết quả thu thập được thể hiện ở bảng 2.4. Bảng 2.4. Thống kê các yếu tố xuất hiện cao STT Tên các yếu tố Số lần xuất hiện 1. Nà (ruộng) 412 2. Khuổi (suối) 237 3. Cốc (gốc) 45 4. Phiêng (phẳng) 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 5. Pác (miệngm) 35 6. Lủng (lũng) 34 7. Khau, Khâu (núi) 31 8. Thôm (ao) 24 9. Cà (cỏ tranh) 23 10. Nặm (nước, dòngchảy) 19 11. Chợ 16 12. Đon (bãi) 15 13. Pò (gò) 13 14. Chang (trong, giữa) 13 15. Pù (đồi) 11 16. Phja (núi đá) 11 17. Bó (nguồn) 10 18. Kéo (đèo) 9 19. Vằng (vực) 8 20. Tổng (cánh đồng) 8 21. Vài (trâu) 7 22. Yên 6 2.4.2. Một số địa danh có tần số xuất hiện cao Trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi thấy có một số địa danh trùng tên. Đó là những tên riêng vốn là tên gọi của địa hính, cây cối và động vật. Điều này được thể hiện trong bảng 2.5. Bảng 2.5: Thống kê các địa danh có tần số xuất hiện cao STT Địa danh Số lần xuất hiện 1 Nà Cà (ruộng cỏ tranh) 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 2 Nà Lẹng (ruộng hạn) 9 3 Nà Pài (ruộng dốc) 8 4 Nà Vài (ruộng trâu) 7 5 Nà Bản (ruộng xóm) 6 6 Nà Hin (ruộng đá) 6 7 (Bản) Chang (trong) 6 8 Khu Chợ 6 9 Nà Làng (ruộng cây đa) 5 10 Phja Khao (núi trắng) 5 11 Quan Làng 5 12 Cốc Lùng (gốc đa) 5 13 Nà Quang (ruộng nai) 4 14 Nà Đon (ruộng bãi) 4 15 Nà Coóc (ruộng góc) 4 16 (Bản) Đồn 4 17 (Bản) Mới 4 18 (Bản) Duồng (cây duồng) 3 19 Khuổi Bốc (suối cạn) 3 20 Khuổi Luông (suối to) 3 21 Nà Càng (cây Cằng) 3 22 Nà Cọ (ruộng cọ) 3 23 Nà Giảo (ruộng kho thóc) 3 24 Nà Mèo (ruộng mèo) 3 25 Nà Nghè (ruộng quýt) 3 26 Nà Pán (ruộng cây gai) 3 27 Nà Phầy (ruộng lửa) 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 28 (Bản) Diếu (cây diếu) 3 29 Nà Chúa (ruộng to nhất) 3 Ngoài ra có rất nhiều địa danh có hai lần xuất hiện: Bản Cầy, bản Duồm, bản Giềng, bản Lài, bản Lanh, bản Luông, bản Luộc, bản Mún, bản Pục, bản Quăng, bản Quản, bản Váng, bản vẻn, thôn Cốc Lải, Cốc Muồi, Cốc Pái, Cốc Phja, Cốc Sả, Cốc Tộc, Chợ Lènh, Chi Quảng, Chợ Tinh, Khau Cà, Khau cưởm, Khau Chủ, Khuổi Đăm, Khuổi Đeng, Khuổi ỏ, Khuổi Chang, Khuổi Luông, Khuổi Phấy, Khuổi Quân, Khuổi Sáp, Khuổi Nằn, Nà Đeng, Nà Đúc, Nà Bjoóc, Nà Cằm, Nà Chả, Nà Chang, Nà Chuông, Nà Chom, Nà Còi, Nà Cù, Nà Deng, Nà Dụ, Nà Duồng, Nà Giàng, Nà Khoang, Nà Lào, Nà Lại, Nà Lạn, Nà Lầu, Nà Lịn, Nà Mòn, Nà Mu, Nà Muồng, Nà Nạc, Nà Nặm, Nà Pái, Nà Phai, Nà Phầy, Nà Sang, Pác Cáp, Pác San, Phiêng An, Phiêng Cà, Phiêng Chỉ, Phiêng Liềng, Pù Cà, Pù Lùng. Trong đó, có một số địa danh trùng tên do sự chia tách các thôn. 2.5. Đặc điểm cấu tạo của địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn Khi nghiên cứu đặc điểm cấu tạo địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi xem xét trên hai mặt: Mặt nội dung và mặt hính thức. Về mặt nội dung, cũng như các địa danh khác địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn được cấu tạo chủ yếu theo ba phương thức: - Phương thức cấu tạo mới. - Phương thức chuyển hoá. - Phương thức vay mượn. Trong đó, phương thức cấu tạo mới và phương thức chuyển hoá chiếm tỉ lệ cao, phương thức vay mượn chiếm tỉ lệ thấp. Về mặt hính thức, địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn vừa có cấu tạo đơn vừa có cấu tạo phức. Các yếu tố trong địa danh có cấu tạo phức có quan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 hệ với nhau theo quan hệ đẳng lập, quan hệ chình phụ và quan hệ chủ vị. Khác với nhiều địa danh hành chình trên cả nước, địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn chủ yếu được tạo ra bởi ngôn ngữ các dân tộc thiểu số (hầu hết là ngôn ngữ Tày Nùng). Ngoài ra, còn có một số địa danh ghép giữa yếu tố thuộc ngôn ngữ này với yếu tố thuộc ngôn ngữ khác. Một số ìt là địa danh thuần Việt và Hán Việt. 2.5.1. Đặc điểm cấu tạo nội dung 2.5.1.1. Phương thức cấu tạo mới Phương thức cấu tạo mới là phương thức cơ bản nhất để tạo ra địa danh. Phương thức này được tiến hành bằng cách dựa vào những yếu tố, những đặc điểm có liên quan đến đối tượng để đặt tên. Đây là phương thức chủ đạo có vai trò quan trọng trong quá trính cấu tạo địa danh. Đồng thời nó còn là phương thức phản ánh rõ nét bản chất của địa danh. Bởi ví, sự hính thành địa danh thực chất là sự thể hiện ý thức của con người đối với ngoại cảnh xung quanh và được thể hiện trên một dạng kì hiệu ngôn ngữ đặc biệt. Địa danh đặt ra không chỉ đơn thuần nhằm khu biệt, định vị về địa lý mà còn biểu đạt tư tưởng, trao đổi về thế giới khách quan cũng như về cảm xúc hay nhận thức của con người. Như vậy, phân loại địa danh theo phương thức cấu tạo mới là sự phân loại dựa vào sự biểu hiện ý thức, tư tưởng của các thành viên trong xã hội đối với đất nước, quê hương, núi sông, xứ sở của mính. Dựa vào tiêu chì ấy, chúng tôi chia các địa danh tự tạo thành các loại như sau: a. Loại dựa vào đặc điểm, tính chất của đối tượng để đặt tên. Khi định danh, người ta thường để ý đến những nhân tố trực tiếp tác động đến giác quan của con người. Đó là ngoại hính của đối tượng – những hính ảnh cụ thể, trực quan, sinh động dễ thấy ở từng khu vực. Rồi sau đó, con người lại có những liên tưởng và so sánh phong phú hơn, khi ấy xuất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 hiện những địa danh chỉ hính dáng trừu tượng. Điều này thuộc phạm vi quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy. Ngôn ngữ là điều kiện để khái niệm hính thành, là cơ sở để khái niệm tồn tại. Nói cách khác khái niệm được định hính bởi ngôn ngữ. Địa danh sử dụng chất liệu ngôn ngữ để biểu hiện nhận thức của con người trước mọi vật, ví vậy nó cũng có đặc điểm như nói trên. a1. Địa danh được gọi theo hình dáng của đối tượng - Bản Áng (trong tiếng Tày tng có nghĩa là cái vại). - Bản Bẳng (trong tiếng Tày t ẳng có nghĩa là cái ống). - Bản Bung (trong tiếng Tày tung có nghĩa là cái dậu – một dụng cụ đi nương rẫy của người Tày Nùng). - Bản Chảy (trong tiếng Tày thảy có nghĩa là cái ống bơ). - Bản Chiêng. a2. Địa danh được gọi theo kích thước của đối tượng Đây là loại địa danh được gọi theo diện tìch, kìch thước, sự to nhỏ, dài ngắn, cao thấp của đối tượng. - Bản Cải (bản to). - Bản Luông (bản rộng). - Bản Tắm (bản thấp). - Bản Lon (bản thon). a3. Các địa danh được đặt theo tính chất của đối tượng Đây là các địa danh được gọi căn cứ vào các tình chất như: mới, cũ, xấu, tốt… - Bản Mới. - Bản Cáu (cũ). - Bản Lác (bản lở). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 - Bản Kén (cứng). a4. Địa danh được gọi theo màu sắc của đối tượng - Bản Đăm (bản đen). -Thôn Mạ Khao (ngựa trắng) a5. Các địa danh được gọi theo địa hình của đối tượng. - Bản Nà (ruộng). - Bản Kéo (đèo). b - Loại dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đối tượng để đặt tên Các sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đối tượng có thể là cây cối, cầm thú, vị trì không gian… b1. Các địa danh gọi theo vị trí, không gian của đối tượng so với đối tượng khác Cách gọi tên này cũng xuất hiện nhiều trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn. Vì dụ: - Bản Đâng (bản trong). - Bản Chang (bản giữa). - Bản Nưa (bản trên). - Bản Hậu. - Thôn Trung Tâm. b2. Các địa danh gọi theoloại cây cối được trồng hoặc mọc nhiều tại khu vực đó Đối với địa danh hành chình Bắc Kạn, cách định danh này rất phổ biến. Vì dụ: - Bản Bây (trám đent). - Bản Lạ (dứa dại). - Bản Lùng (cây đa). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 - Bản Mòn (cây dâu dại). - Bản Nghè (cây quýt). - Bản Phát (cây nhội). - Bản Noỏng (cây sui). b3. Các địa danh gọi theo con vật nuôi hoặc xuất hiện nhiều ở đó Bắc Kạn là vùng núi cao, nhiều dộng vật sinh sống. Ví vậy cách định danh này cũng khá phổ biến. Vì dụ: - Bản Hán (ngỗng). - Bản Cạu (con cú). - Bản Ca (quạ). - Bản Ngù (rắn). - Bản Mạ (ngựa). c. Loại dựa theo biến cố lịch sử hay danh nhân có liên quan trực tiếp đến đối tượng - Thôn Tân Lập: thôn này do dân từ nơi khác đến đây sinh sống và lập nghiệp. - Bản Đồn: do thực dân Pháp sau khi chiếm đóng đã xây dựng đồn bốt ở đây. - Phường Đức Xuân: Đức Xuân là người chiến sĩ cách mạng, anh đã chiến đấu rất anh dũng và bị giặc bắt, chém đầu treo tại đây. Để ghi nhớ công ơn của anh, nơi đây được mang tên anh. d. Loại đặt theo tín ngưỡng của dân chúng trong vùng - Bản Nản (ám): Theo quan niệm cũ của đồng bào dân tộc, nơi đây có ma quỷ ám, quấy rầy. - Bản Rả: bản bị chết do dịch. - Thôn Đông Lẻo: Theo quan niệm của đồng bào dân tộc đây là rừng thiêng, có ma của những người chết trẻ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Ngoài những loại địa danh được đặt theo cách nêu trên, trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn còn có những địa danh được tạo thành bằng cách ghép các yếu tố Hán Việt. Cách này thường dùng để đặt cho các địa danh xã. Hầu hết là những yếu tố có ý nghĩa tốt đẹp như Tân, An, Mỹ, Lộc… Vì dụ: xã Mỹ Phương (Ba Bể), Tân Sơn (Bạch Thông), Tân Tiến (Bạch Thông), An Thắng (Ba Bể), Yên Hân (Chợ Mới), Yên Cư (Chợ Mới)… ổTng nhiều địa danh Hán Việt, yếu tố Hán Việt đặt ở đầu địa danh có tác dụng phân biệt như: Nam, Bắc, Thượng, Hạ… Vì dụ: Nông Thượng (thị xã Bắc Kạn), Nông Hạ (Chợ Mới), Nam Đội Thân (thị xã Bắc Kạn), Bắc Đội Thân, Nam Lang Chang, Bắc Lanh Chang… đ. Loại dùng số đếm hoặc chữ cái để đặt tên. Trong địa danh hành chình, người ta thường dùng số đếm hoặc chữ cái để đặt tên. Ưu điểm của cách đặt tên này là có hệ thống, ngắn gọn và dễ nhớ nhất là khi đặt tên cho các tổ dân phố hay các tiểu khu. Vì dụV: Tổ 1, tổ 2, tổ 3…; Tiểu khu 1, tiểu khu 2, tiểu khu 3… Để phân biệt hai thôn có tên gọi giống nhau, chỉ khác nhau về vị trì (trước đây có thể là một thôn tách ra), người ta thường dùng số Arập như: Thạch Ngoã 1, Thạch Ngoã 2; bản Đồn 1, bản Đồn 2; Pác Nghè 1, Pác Nghè 2… Ngoài ra, dùng chữ cái Latinh để đặt tên cũng là cách người ta thường làm trong địa danh hành chình. Vì dụ: Tổ phố A, tổ phố B… thôn Khu C, thôn Khu Chợ AB, thôn Khuổi Tấy A, Khuổi Tấy B, Nà Cà A, Nà Cà B… 2.5.1.2. Phương thức chuyển hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Chuyển hoá là cách thức dùng tên gọi ban đầu để gọi tên một hay nhiều địa danh khác. Kết quả của sự chuyển hoá này là địa danh mới có thể giữ nguyên dạng hoặc thêm một số yếu tố mới so với địa danh cũ. Địa danh cũ có thể mất đi hoặc cùng tồn tại với địa danh mới. ở địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, phương thức này có ba dạng: chuyển hoá giữa các loại địa danh, chuyển hoá trong nội bộ địa danh, chuyển hoá nhân danh thành địa danh. - Chuyển hóa trong nội bộ địa danh. Đối với địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, chuyển hoá trong nội bộ địa danh xuất hiện không nhiều. Vì dụ: Tỉnh Bắc Kạn -> Thị xã Bắc Kạn. Huyện Chợ Mới -> Thị trấn Chợ Mới. Huyện Bạch Thông -> Thị trấn Phủ Thông. Huyện Ngân Sơn -> Thị trấn Ngân Sơn. - Chuyển nhân danh thành địa danh. Sự chuyển hoá này xuất hiện chủ yếu ở địa danh phường.Vì dụS: Đức Xuân -> phường Đức Xuân. Phùng Chì Kiên -> phường Phùng Chì Kiên. Nguyễn Thị Minh Khai -> phường Nguyễn Thị Minh Khai. Đội Thân -> thôn Nam Đội Thân. - Chuyển hoá giữa các loại địa danh Các địa danh được cấu tạo theo phương thức này chiếm tỉ lệ rất lớn, gồm 897 đơn vị. Việc chuyển hoá thường được diễn ra theo cách dùng địa danh địa hính tự nhiên (sơn danh, thuỷ danh) để gọi tên đơn vị hành chình. Điều đáng chú ý là hầu hết những địa danh hành chình này được chuyển hoá từ toàn bộ phức thể địa danh địa hính tự nhiên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 Theo thống kê của chúng tôi, có 410 địa danh chỉ địa hính tự nhiên mang yếu tố “Nà” (ruộng) được chuyển hoá sang địa danh hành chình. Vì dụ: Nà Lẹng (ruộng cạn) -> thôn Nà Lẹng. Nà Cà (ruộng cỏ tranh) -> thôn Nà Cà. Nà Bẻ (ruộng dê) -> thôn Nà Bẻ. Có 31 địa danh chỉ địa hính tự nhiên mang yếu tố “Khau” (núi), 11 địa danh mang yếu tố “Phja” (núi đá), vốn là các sơn danh, đã chuyển hoá sang địa danh hành chình. Vì dụ: Khau Luông (núi to) -> thôn Khau Luông. Khau Mạ (núi ngựa) -> thôn Khau Mạ. Phja Khao (núi đá trắng) -> thôn Phja Khao. Có 237 địa danh mang yếu tố “Khuổi” (suối), 24 địa danh có yếu tố “Thôm” (ao), 19 địa danh có yếu tố “Nặm” (sông - dòng chảy), 10 địa danh có yếu tố “Bó” (nguồn nước) …thuộc địa danh địa hính tự nhiên (thuỷ danh) chuyển hoá sang địa danh hành chình. Vì dụ: Khuổi Căng (suối vượn mặt đỏ) -> thôn Khuổi Căng. Khuổi Khún (suối chàm) -> thôn Khuổi Khún. Thôm Bó (ao nguồn) -> thôn Thôm Bó. Nặm Dài (sông cát) -> thôn Nặm Dài. Bó Bủn (giếng phun) -> thôn Bó Bủn. Như vậy, có thể nói phương thức chuyển hoá là phương thức định danh chủ yếu trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn. 2.5.1.3. Phương thức vay mượn. So với các phương thức cấu tạo địa danh nêu trên, phương thức vay mượn ìt được sử dụng để cấu tạo các địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn. Về lịch sử, dân cư lâu đời nhất của Bắc Kạn chình là người Tày cổ. Ví vậy, các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 địa danh chủ yếu là thuộc ngôn ngữ Tày. Tiếng Tày được sử dụng trong mọi lĩnh vực của cộng đồng dân cư Tày. Bên cạnh tiếng Tày được sử dụng phổ biến ở Bắc Kạn là ngôn ngữ tiếng Việt. Người Kinh sinh sống ở Bắc Kạn cũng khá đông. Do đó, tiếng Kinh cũng được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp chung của cộng đồng dân cư. Sự tiếp xúc hai cộng đồng dân cư Tày và Kinh đã tạo nguồn cho sự tiếp xúc ngôn ngữ Tày và Việt. Kết quả là trong các địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, có nhiều địa danh có nguồn gốc Tày nhưng lại được ghi bằng tiếng Việt. Chẳng hạn, theo “Đại Nam nhất thống chí”, thị trấn Chợ Rã là địa danh gốc Tày Nùng. Chợ Rã là biến âm của từ Tày Nùng “Chẻ Giả” (trong tiếng Tày Nùng thẻ Giả có nghĩa là núi sâu). Tương tự như vậy, huyện Ngân Sơn biến âm từ “Nà Ngần” (ruộng bạc). Thôn Đèo Gió có nguồn gốc từ Kéo Lồm (đèo gió). Như vậy, Chợ Rã là địa danh vay mượn theo lối biến âm, còn Ngân Sơn và Đèo gió là vay mượn theo lối dịch nghĩa. - Mang tên làng cũ đến nơi ở mới. Trong quá trính di dân, người miền xuôi lên Bắc Kạn rất đông và mang theo tên đất, tên làng cũ của mính đến nơi ở mới và dùng chúng để đặt ten cho vùng đất mà họ định cư. ở Bắc Kạn hiện nay có một địa danh là Thái Bính. Có lẽ, đây là địa danh được những người quê gốc Thái Bính lên định cư ở nơi ở mới mang theo. Thời Pháp thuộc dân phu mỏ từ miền xuôi lên Bắc Kạn rất nhiều (chủ yếu là người Thái Bính) và phần lớn là họ ở lại sinh cơ lập nghiệp. Sau cách mạng tháng Tám, người dân miền xuôi lên Bắc Kạn xây dựng kinh tế mới làm cho số người Kinh ở Bắc Kạn tăng lên đáng kể. Cẩm Giàng là một tên huyện thuộc tỉnh Hải Dương. Địa danh này có lẽ cũng là kết quả của các đợt di dân từ miền xuôi lên miền ngược. Theo “Bản sắc và truyền thống các dân tộc Bắc Kạn” thí những người Kinh ở Bắc Kạn hầu hết mới từ miền xuôi lên Bắc Kạn dưới mười đời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 Ngoài ra, trong những năm kháng chiến chống Pháp, tỉnh Bắc Kạn kết nghĩa với tỉnh Kon Tum. Thôn Công Tum ra đời trên cơ sở sự kết nghĩa này. Như vậy, giống như các địa danh khác trên cả nước, địa danh hành chìmh tỉnh Bắc Kạn cũng được tạo nên bằng các phương thức định danh phổ biến. Đó là phương thức cấu tạo mới, phương thức chuyển hoá và phương thức vay mượn. Điều đặc biệt, các địa danh Bắc Kạn không vay mượn từ ngôn ngữ ấn Âu như các vùng khác mà thường là dùng tiếng Việt để ghi âm hay dịch nghĩa các địa danh có nguồn gốc Tày Nùng và ngược lại. Đây chình là sự giao thoa về ngôn ngữ. 2.5.2. Đặc điểm cấu tạo hình thức Cũng như các địa danh ở những nơi khác, địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn có hai dạng cấu tạo: Cấu tạo đơn và cấu tạo phức. Trong cấu tạo đơn, có địa danh thuần Việt, địa danh Hán Việt và địa danh dân tộc thiểu số. Trong cấu tạo phức, có địa danh thuần Việt, địa danh Hán Việt, địa danh dân tộc thiểu số và địa danh ghép giữa yếu tố ngôn ngữ của dân tộc này với yếu tố ngôn ngữ của dân tộc khác. Cũng trong cấu tạo phức có cả ba quan hệ: Quan hệ đẳng lập, quan hệ chình phụ và quan hệ chủ vị. Căn cứ vào số lượng các yếu tố và quan hệ giữa các yếu tố trong địa danh, có thể thống kê địa danh theo kiểu cấu tạo theo bảng 2.6. Bảng 2.6: Bảng thống kê địa danh hành chính tỉnh Bắc Kạn theo kiểu cấu tạo Cấu tạo Cấu tạo đơn Cấu tạo phức Đẳng lập Chình phụ Chủ vị Số lượng 294 47 1172 8 Tỷ lệ 19,32 3,1% 77,06 0,52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 2.5.1.1. Nhận xét khái quát về các kiểu cấu tạo địa danh a. Địa danh có cấu tạo đơn. Địa danh có cấu tạo đơn là địa danh do một âm tiết có nghĩa hoặc do nhiều âm tiết vô nghĩa tạo thành. Tuy nhiên, trên thực tế, địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn hầu như không có các đơn vị do các âm tiết vô nghĩa tạo thành. Các địa danh loại này gồm 294 đơn vị, chiếm 19,32%. - Loại địa danh có cấu tạo đơn bằng cách dùng độc lập một yếu tố thuần Việt Loại địa danh này chiếm tỉ lệ không nhiều trong tổng số địa danh cấu tạo đơn, gồm có 10 đơn vị, chiếm 3,41% . Về mặt từ loại, chủ yếu các địa danh này là tình từ. Vì dụ: Bản Mới, bản Lạnh… - Loại địa danh có cấu tạo bằng cách dùng một yếu tố Hán Việt Địa danh Hán Việt cũng chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số địa danh cấu tạo đơn, gồm có 8 đơn vị, chiếm 2,72 %. Về mặt từ loại, các địa danh này chủ yếu là danh từ. Vì dụ: Bản Giang, bản Đồn… - Loại địa danh có cấu tạo bằng cách dùng một yếu tố tiếng dân tộc thiểu số Địa danh dân tộc thiểu số chiếm đa số trong tổng số địa danh có cấu tạo đơn§, gồm có 163 đơn vị, chiếm 55,44 %. Về mặt từ loại, các địa danh này có thể là danh từ, động từ, tình từ. Vì dụ: Danh từ: Bản Cạu (con cú), bản Ca (quạ), bản Hán (ngỗng). Tình từ: Bản Cáu (cũ), bản Cải (to), bản Kén (cứng). Động từ: Bản Cháng (xoạc), bản Chén (tiện gỗ). - Loại địa danh có cấu tạo bằng cách dùng độc lập một chữ số (ARập, La Mã) Loại địa danh này chiếm tỉ lệ lớn trong địa danh có cấu tạo đơn, gồm có 113 đơn vị, chiếm 38,43%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 b. Địa danh có cấu tạo phức Địa danh có cấu tạo phức là địa danh có từ hai âm tiết có nghĩa trở lên tạo thành. Loại địa danh này chiếm đa số: 1227/ 1521 (80,68 %). Trong các địa danh có cấu tạo phức, giữa các yếu tố có ba quan hệ chủ yếu là quan hệ chình phụ, quan hệ đẳng lập và quan hệ chủ vị. b.1. Địa danh được cấu tạo theo quan hệ chính phụb Cũng như nhiều địa phương khác trong toàn quốc, địa danh hành chình tỉnh Bắc kạn chủ yếu được cấu tạo theo quan hệ chình phụ. Chúng gồm 1172 đơn vị, chiếm 77,06 %. * Địa danh thuần Việt Địa danh thuần Việt chiếm tỉ lệ thấp (25 đơn vị, chiếm 2,13%). Trong các địa danh này, yếu tố chình thường đứng trước yếu tố phụ theo đúng trật tự cú pháp tiếng Việt. Cả yếu tố chình và yếu tố phụ thường là các danh từ, nhưng có khi là danh từ - tình từ. Vì dụ: Thôn Đèo Gió, Làng Sen, Cây Thị, Con Kiến, Lũng Mìt; Chợ Mới, Chợ Cũ… * Địa danh Hán Việt Địa danh Hán Việt chủ yếu xuất hiện trong địa danh xã, chúng chiếm tỉ lệ không nhiều, bao gồm 137 đơn vị (11,69%). Trong các địa danh này, yếu tố chình thường đứng sau, còn yếu tố phụ đứng trước theo đúng cấu trúc cú pháp tiếng Hán. Vì dụ: Huyện Ngân Sơn, xã Lam Sơn, Liêm Thuỷ, Yên Cư, Yên Đĩnh…Một số ìt trường hợp có sự đảo vị trì của yếu tố chình và yếu tố phụ: Xã Địa Linh, Hà Vị, thôn Địa Cát… Xét về mặt từ loại, ta thấy chúng chủ yếu được cấu tạo bởi tình từ – danh từ. Vì dụ: Xã Hương Nê, Quảng Khê, Thanh Mai… * Địa danh ghép Địa danh ghép là địa danh được tạo thành do sự kết hợp giữa các yếu tố ngôn ngữ có nguồn gốc khác nhau. Các yếu tố đó có thể là Hán – Việt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 (thôn Đồn Đèn, Bắc Sen…); có thể là Việt – Hán (huyện Chợ Đồn, thôn Làng Điền…); dân tộc thiểu số – Việt và ngược lại (Thôn Đèo Vai (cong), Đồng Luông (to), Khuổi Chanh (suối chanh), Nà Mơ (ruộng mơ), Nà Mới (ruộng mới), Nà Vịt (ruộng vịt)…); có thể là yếu tố có nguồn gốc dân tộc thiểu số – Hán và ngược lại (thôn Đồn Tắm (thấp), Khuổi Mỹ (suối đẹp), Mỏ Khang (gang)…). Điều đặc biệt là, các địa danh danh ghép được cấu tạo hoàn toàn theo quan hệ chình phụ, không có các địa danh ghép được tạo thành theo quan hệ đẳng lập hay chủ vị. Số lượng địa danh thuộc loại này không nhiều chỉ có 76 đơn vị, chiếm 6,49 %. Về mặt từ loại, chúng chủ yếu được cấu tạo bởi danh từ – danh từ, danh từ – tình từ. Vì dụ: Nà Cọ, Nà Chè, Pò Đồn; Nà Mới, Khuổi Lặng… * Địa danh dân tộc thiểu số Các địa danh dân tộc thiểu số được cấu tạo theo quan hệ chình phụ chiếm số lượng lớn (có 934 đơn vịc, chiếm 79,69%). Trong thành phần cấu tạo có một yếu tố chỉ loại, mang ý nghĩa khái quát kết hợp với một yếu tố chỉ đặc điểm, loại biệt. Vì dụ: Thôn Nà ỏi, Nà Lẹng, Khuổi Căng, Đon Bây, Pá Danh… Về mặt từ loại, các yếu tố tạo nên địa danh chủ yếu là danh từ: Nà Phung (ruộng mơ), Nà Cà (ruộng cỏ tranh), Đon Mạ (bãi ngựa); một số địa danh có cấu tạo danh từ – tình từ: Nà Lẹng (ruộng hạn), Khau Luông (núi to), Khuổi Coóng (suối cong vồng)… Trong kiểu cấu tạo ghép chình phụ, xuất hiện nhiều địa danh gồm một yếu tố chình chỉ loại hính địa danh một yếu tố phụ có tình chất khu biệt dùng để chỉ đặc điểm, loại biệt. Mô hính kết cấu phổ biến của chúng là: A + X. + Có trên 400 địa danh thôn được cấu trúc theo mô hính Nà + X. ở mô hính này thí “Nà” là yếu tố chình chỉ loại hính địa danh địa hính tự nhiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 đã được chuyển hoá vào địa danh hành chình. Còn “X” là yếu tố phụ chỉ động, thực vật, các đặc điểm, tình chất…có chức năng loại biệt với yếu tố đứng trước nó. Vì dụ: Nà Pài, Nà Pùng, Nà Kham, Nà Nghịu… + Có trên 200 địa danh được cấu trúc theo mô hính Khuổi + X. Mô hính này xuất hiện ở địa danh thôn. Cũng như mô hính Nà + X, mô hính này cũng gồm một yếu tố chình đi trước và đi sau là yếu tố phụ chỉ đặc điểm, loại biệt. Vì Dụ: Khuổi Cưởm, Khuổi Dủm, Khuổi Kheo… + Tương tự các mô hính trên, có hàng chục địa danh được cấu trúc theo mô hính Khau + X, Phiêng + X, Nặm + X…Vì dụ: Khau Cút, Khau chủ, Phiêng Luông, Phiêng My, Nặm Nộc, Nặm Bó… Trong các địa danh dân tộc thiểu số, chúng tôi thấy chủ yếu là địa danh Tày Nùng, chỉ có hai địa danh: Lủng Mính, Lủng Muổg là địa danh ghép giữa ngôn ngữ Tày và Dao. Lủng tiếng Tày là lũng, còn Mính tiếng Dao là đi, Muổg tiếng Dao là về. Lý do mà ngôn ngữ Tày Nùng chiếm ưu thế trong địa danh: Thứ nhất, người Tày Nùng là dân cư lâu đời nhất, họ đến trước và đặt tên cho cho các sự vật và hiện tượng mà họ thấy. Thứ hai, ở Bắc Kạn tiếng Tày Nùng là ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong mọi lĩnh vực của đời sống của cư dân trong tỉnh. Tiếng Tày – Nùng trở thành ngôn ngữ vùng, là phương tiện giao tiếp chung của cư dân sinh sống trong vùng, vốn chủ yếu là dân tộc Tày. Người Kinh tuy đến sau nhưng tiếng Việt được sử dụng trong trường học, trong các văn bản hành chình nên đây cũng là ngôn ngữ mạnh thứ hai sau ngôn ngữ Tày Nùng, ví vậy địa danh tiếng Kinh xuất hiện nhiều thứ hai. Các dân tộc khác thuộc ngôn ngữ yếu, họ đến sau lại có thói quen du canh, du cư nên ngôn ngữ của họ không được lưu lại trong địa danh. b2. Địa danh được cấu tạo theo quan hệ đẳng lậpb Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Số lượng các địa danh được cấu tạo theo quan hệ đẳng lập không lớn chỉ với 47 đơn vị, chiếm 3,1%. Chủ yếu xuất hiện trong địa danh xã, hầu hết là địa danh Hán Việt. Các yếu tố trong các địa danh này có vai trò bính đẳng với nhau về nghĩa cũng như tham gia vào các vị trì trong trong địa danh. Mô hính cấu trúc của chúng là X + Y hay Y + X. Vì dụ: Yên Hân, Thanh Bính, Yên Mỹ, Cao Tân, Mỹ Thanh… b.3. Địa danh được cấu tạo theo quan hệ chủ vị Địa danh được cấu tạo theo quan hệ chủ vị có số lượng rất hạn chế, chỉ có 8 trường hợp, chiếm 0,52 %. Có một số địa danh khó xác định quan hệ giữa các yếu tố (là quan hệ chủ - vị hay chình phụ). Vì dụ: Khuổi Lội (suối nghiêng), Khuổi Coóng (suối cong), Khuổi Dủm (suối ướt), Nà Kèng (ruộng nghiêng), Hát Lài (thác bẩn) …Các địa danh có cấu trúc chủ vị là những địa danh mà trong đó thành phần vị ngữ là động từ trả lời cho câu hỏi “chủ ngữ làm g í?”. Còn những địa danh có vị ngữ là tình từ, biểu thị thuộc tình, tình chất trả lời cho câu hỏi “chủ ngữ như thế nào?” (theo cách hiểu vị ngữ thông thường) được coi là những địa danh có cấu tạo theo quan hệ chình phụ. Xét về mặt cấu tạo, các yếu tố trong những địa danh này thiên về quan hệ chình phụ nhiều hơn là chủ vị. Vì dụ, trong địa danh Nà Kèng (ruộng nghiêng) thí yếu tố Kèng (nghiêng) có tác dụng xác định rõ tình chất cho yếu tố Nà (ruộng) . Theo chúng tôi, các địa danh trên nghiêng về quan hệ chình phụ hơn mặc dù các yếu tố “cong”, “nghiêng”, “bẩn”, “ướt” có thể được xem là những từ đơn có khả năng đứng độc lập. Các địa danh có quan hệ chủ vị bao gồm: Thôn Nà Mẩy (ruộng cháy), Đán Mẩy (núi đá cháy), Ma Nòn (chó ngủ), Nặm Tốc (nước rơi), Nặm Dất (nước nhỏ giọt), Bó Bả (nguồn nước giãy giụa), Bó Nòn (nguồn ngủ), Nà Oóc (ruộng đẻ). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Như vậy, địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn có đầy đủ các đặc điểm với các cách cấu tạo đơn và cấu tạo phức. Trong cấu tạo phức có các quan hệ chình phụ, chủ vị, đẳng lập. Chúng được định danh bởi các yếu tố thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau. 2.5.1.2. Đặc điểm của một số kiểu cấu tạo địa danh do phương thức định danh chi phối Phương thức định danh cấu tạo mới và chuyển hoá đã đem lại những đặc điểm về cấu tạo cho địa danh. Sau đây là các kiểu cấu tạo địa danh do các phương thức định danh đem lại. a. Đặc điểm của những địa danh do phương thức cấu tạo mới quy định a.1. Địa danh có cấu tạo đơn Loại địa danh có cấu tạo đơn là kết quả của phương thức định danh cấu tạo mới bằng cách dùng các chữ số chỉ số thứ tự và các từ thuần Việt, Hán Việt, dân tộc thiểu số để tạo địa danh. Địa danh có cấu tạo đơn bằng cách dùng độc lập một chữ số gồm 113 trường hợp, tập trung ở các địa danh tổ dân phố và tiểu khu. Trong đó có 5 địa danh được ghi bằng chữ số La Mã. Vì dụ: Tiểu khu I, tiểu khu II…và 108 địa danh được ghi bằng số ả rập. Vì dụ: Tổ dân phố 1, tiểu khu 2… Địa danh có cấu tạo bằng cách dùng độc lập một yếu tố thuần Việt, Hán Việt và dân tộc thiểu số gồm 181 trường hợp (trong đó, địa danh thuần Việt có 10 trường hợp, địa danh Hán Việt có 8 trường hợp, địa danh dân tộc thiểu số 163 trường hợp), được phân bố ở các địa danh thôn, bản. Vì dụ: bản Bung, bản Đồn, bản Lạ, bản Mới… Những địa danh trên chỉ có một yếu tố độc lập, không phản ánh một cấu trúc nào cả. Ví vậy, nó không biểu hiện quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố như các địa danh có cấu tạo phức. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 a.2. Địa danh có cấu tạo phức * Đặc điểm của địa danh được cấu tạo theo quan hệ chình phụ + Địa danh có kiểu cấu tạo chình phụ được tạo nên bằng cách ghép một yếu tố Hán Việt này với một yếu tố Hán Việt khác thường có cấu tạo song tiết. Những địa danh có cấu tao theo kiểu chình phụ này thường xuất hiện trong địa danh xã. Vì dụ: xã Yên Cư, Yên Trạch… + Địa danh có kiểu cấu tạo chình phụ được tạo nên bởi cách thức ghép các yếu tố Hán Việt hoặc ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong địa danh gốc đi trước với một chữ số chỉ số thứ tự đi sau chủ yếu tập trung ở địa danh thôn. ở loại địa danh có kiểu cấu tạo này, các chữ số đi sau là yếu tố phụ có chức năng phân biệt, hạn định các yếu tố đi trước nó. Thành phần chình của kiểu cấu tạo này thường là hai yếu tố. Vì dụ: Thạch Ngoã 1, Pác Nghè 2… + Địa danh có kiểu cấu tạo chình phụ được tạo nên bằng cách thức ghép một yếu tố Hán Việt chỉ vị trì vào sau địa danh gốc xuất hiện chủ yếu ở địa danh xã. Trong địa danh này, yếu tố chình đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. Vì dụ: xã Lương Thượng, Lương Hạ, Nông Thượng, Nông Hạ… + Địa danh có kiểu cấu tạo chình phụ được tạo nên bởi cách thức ghép một yếu tố Hán Việt chỉ phương hướng với một yếu tố khác (yếu tố này có thể là thuần Việt, Hán Việt hoặc ngôn ngữ dân tộc thiểu số) xuất hiện chủ yếu ở địa danh thôn, xã, tỉnh. ở các địa danh này, yếu tố Hán Việt chỉ phương hướng là yếu phụ đứng trước, yếu tố chình đứng sau. Vì dụ: Đông Viên, Nam Mẫu, Bắc Kạn, Bắc sen, Bắc Lanh chang… + Địa danh có kiểu cấu tạo chình phụ được tạo nên bởi cách thức ghép hai yếu tố thuần Việt có cấu trúc tuân theo ngữ pháp tiếng Việt. Vì dụ: thôn Cây Thị, Con Kiến… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 + Địa danh có kiểu cấu tạo chình phụ được tạo nên bởi cách thức ghép hai yếu tố ngôn ngữ dân tộc thiểu số hoặc ghép một yếu tố dân tộc thiểu số với một yếu tố thuộc ngôn ngữ khác có cấu trúc giống như ngữ pháp tiếng Việt: yếu tố chình thường đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. Vì dụ: Thôn Bjoóc Ve (hoa mướp), Cốc Tém (gốc sung đất), Nà Hồng (ruộng hồng), Đồn Tắm (đồn thấp)… + Địa danh có cấu tạo chình phụ được tạo nên bởi cách thứcghép một yếu tố Hán Việt hoặc một yếu tố thuộc ngôn ngữ dân tộc thiểu số đứng trước với một chữ số đứng sau xuất hiện không nhiều. Trong các địa danh này, yếu tố chình đứng trước, yếu tố phụ đứng sau. Vì dụ: Bản Đồn 1, bản Luông 2, bản Mún 2… + Địa danh có kiểu cấu tạo chình phụ được tạo nên bằng cách ghép một chữ số đứng trước với một chữ cái viết hoa đứng sau xuất hiện ở tên các tổ dân phố. Vì dụ: tổ dân phố 11A, tổ dân phố 10 B, tổ dân phố 1A… * Đặc điểm của địa danh được cấu tạo theo quan hệ đẳng lập Trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, địa danh có kiểu cấu tạo đẳng lập được tạo nên hoàn toàn bằng yếu tố Hán Việt và thường là tên gọi của các xã. Các yếu tố trong địa này có vai trò ngang nhau về cấu trúc cũng như ngữ nghĩa. Vì dụ: xã Thanh Bính, Yên Hân, Khang Ninh… * Đặc điểm của địa danh được cấu tạo theo quan hệ chủ - vị Những địa danh được cấu tạo theo quan hệ chủ vị lại được tạo nên bằng cách ghép các yếu tố thuộc ngôn ngữ dân tộc thiểu số với nhau. Chúng thường là tên gọi các thôn, bản. Xét về cấu tạo, chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau. Vì dụ: thôn Ma Nòn (chó ngủ), Nặm Tốc (nước rơi)… Nhín chung, trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, phương thức cấu tạo mới đã đem lại ba kiểu cấu tạo phức. Đó là kiểu cấu tạo theo quan hệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 chình phụ, quan hệ đẳng lập và quan hệ chủ - vị. Trong đó, kiểu cấu tạo chình phụ là phổ biến nhất. b. Đặc điểm của những địa danh do phương thức chuyển hoá chi phối Phương thức chuyển hoá trong địa danh là lấy tên của đối tượng địa lý này để gọi tên đối tượng địa lý khác. Các địa danh được cấu tạo theo phương thức này chiếm tỉ lệ lớn trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn. Việc chuyển hoá các địa danh này thường thể hiện trong hai trường hợp. Thứ nhất là trong nội bộ địa danh hành chình, một số các địa danh thị trấn, thị xã được chuyển hoá từ địa danh tỉnh, huyện. Vì dụ: Huyện Ngân Sơn -> thị trấn Ngân Sơn, huyện Chợ Mới -> thị trấn Chợ Mới, Tỉnh Bắc Kạn -> thị xã Bắc Kạn… Trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn có 4 địa danh được tạo ra do phương thức chuyển hoá này. Các địa danh này đều được cấu tạo theo quan hệ chình phụ. Đó là các địa danh Chợ Mới, Bắc Kạn, Ngân Sơn, Bạch Thông. Loại chuyển hoá thứ hai là cách thức chuyển hoá thành tố chung. Trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn các địa danh được cấu tạo theo phương thức này chiếm tỉ lệ lớnL, bao gồm 989 đơn vị. Tất cả những địa danh này đều được cấu tạo theo quan hệ chình phụ. Thành tố chung có thể đứng trước hoặc đứng sau. Các địa danh có thành tố chung đứng trước có mô hính cấu tạo là C + X (trong đó A là thành tố chung, giữ vai trò là yếu tố chình đứng trước; X là yếu tố phụ đứng sau). Vì dụ: thôn Nà Cháo (ruộng chảo), Khau Luông (núi to) … Có 897 địa danh được tạo nên theo mô hính này. Thành tố chung đứng ở vị trì sau giữ vai trò là thành tố phụ, bởi trước nó cũng là một thành tố chung giữ vai trò làm thành tố chình. Mô hính của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 chúng là A + a (trong đó A là thành tố chung đứng trước giữ vai trò chỉ loại, làm yếu tố chình, còn a đứng sau giữ vai trò loại biệt là yếu tố phụ). Vì dụ: Nà Đon (ruộng bãi), Nà Kéo (ruộng đèo), Chợ Chùa… Nhín chung, các địa danh cấu tạo phức theo quan hệ chình phụ được tạo nên bởi phương thức chuyển hoá thường tồn tại dưới dạng một từ ghép chình phụ hoặc một cụm từ chình phụ. 2.6. Tiểu kết Qua kết quả thống kê, phân loại và miêu tả địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn về mặt cấu tạo, chúng tôi rút ra một số nhận xét cơ bản như sau: 2.6.1. Mô hính cấu trúc phức thể địa danh Bắc Kạn cũng giống mô hính cấu trúc chung của địa danh ở nhiều nơi khác. Mỗi địa danh bao giờ cũng nằm trong một phức thể. Phức thể địa danh gồm hai bộ phận là thành tố chung và tên riêng. Thành tố chung cho biết thông tin về loại hính đối tượng và tên riêng cho biết thông tin cụ thể, cá biệt về đối tượng. 2.6.2. ở địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, thành tố chung chỉ loại địa danh được chuyển hoá thành các yếu tố ở các vị trì khác nhau (từ vị trì 1 đến vị trì 3) trong tên riêng. Có trường hợp thành tố chung đồng thời đứng độc lập để tạo thành tên riêng. Cách chuyển hoá này đã góp phần gợi ra những đặc điểm có tình chất đặc biệt về cấu trúc địa danh cũng như phản ánh phần nào màu sắc văn hoá riêng của địa danh thuộc địa bàn Bắc Kạn. Sự chuyển hoá này tạo nên tình tầng bậc cho địa danh về ý nghĩa lẫn cấu tạo. Có thể nói sự chuyển hoá của các thành tố chung chỉ loại hính vào địa danh đã biểu thị khả năng chuyển hoá của các danh từ chung thành các danh từ riêng trong ngôn ngữ nói chung. 2.6.3. Trong địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn có sự tồn tại của các kiểu cấu tạo và quan hệ. Đó là kiểu cấu tạo đơn và cấu tạo phức. Trong kiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 cấu tạo phức có các phương thức cấu tạo với các mối quan hệ chình phụ, đẳng lập và chủ vị. Trong các địa danh hành chình tỉnh Bắc Kạn, các địa danh được tạo thành bởi quan hệ chình phụ chiếm vai trò chình và có số lượng lớn nhất. Tất cả các địa danh dân tộc thiểu số đều được cấu tạo theo quan hệ này. Các địa danh được cấu tạo bằng hai âm tiết chiếm tỉ lệ khá lớn. Điều này cho thấy xu hướng song tiết hoá trong địa danh Bắc Kạn đồng thời đó là cơ sở để khẳng định địa danh mang những đặc điểm của cấu tạo từ tiếng Việt và địa danh là một bộ phận trong từ vựng của một n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- KHẢO SÁT ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH TỈNH BẮC KẠN.pdf
Tài liệu liên quan