Tài liệu Luận văn Khảo sát chiến lược định vị và quảng bá thương hiệu của một số doanh nghiệp Dược Việt Nam: LUẬN VĂN:
Khảo sát chiến lược định vị và quảng bá
thương hiệu của một số doanh nghiệp
Dược Việt Nam
đặt vấn đề
Toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng tất yếu của thời đại hiện nay. Nó buộc các quốc gia
phải tự do hóa các hoạt động kinh tế của mình và hội nhập vào nền kinh tế thế giới nếu
không muốn bị gạt ra bên lề của sự phát triển, tụt hậu về kinh tế. Tuy nhiên để hội nhập
thành công chúng ta phải, tận dụng các cơ hội phát triển mà toàn cầu đem lại, chúng ta
phải gấp rút xây dựng được chiến lược hội nhập chủ động. Muốn vậy phải phát huy nội
lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế mà cụ thể là các DN.
Nhận thức rõ tính cấp thiết của vấn đề Hội nhập kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa
kinh tế này, ý thức được đầy đủ những cơ hội cũng như những thách thức mà Việt Nam
gặp phải, Bộ Chính Trị đã ra nghị quyết 07- NQ/TƯ ngày 27/1/2001 về vấn đề hội nhập
kinh tế quốc tế và thủ tướng đã ký quyết định ban hành chương trình hành động của chính
phủ nhằm thực h...
67 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Khảo sát chiến lược định vị và quảng bá thương hiệu của một số doanh nghiệp Dược Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Khảo sát chiến lược định vị và quảng bá
thương hiệu của một số doanh nghiệp
Dược Việt Nam
đặt vấn đề
Toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng tất yếu của thời đại hiện nay. Nó buộc các quốc gia
phải tự do hóa các hoạt động kinh tế của mình và hội nhập vào nền kinh tế thế giới nếu
không muốn bị gạt ra bên lề của sự phát triển, tụt hậu về kinh tế. Tuy nhiên để hội nhập
thành công chúng ta phải, tận dụng các cơ hội phát triển mà toàn cầu đem lại, chúng ta
phải gấp rút xây dựng được chiến lược hội nhập chủ động. Muốn vậy phải phát huy nội
lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế mà cụ thể là các DN.
Nhận thức rõ tính cấp thiết của vấn đề Hội nhập kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa
kinh tế này, ý thức được đầy đủ những cơ hội cũng như những thách thức mà Việt Nam
gặp phải, Bộ Chính Trị đã ra nghị quyết 07- NQ/TƯ ngày 27/1/2001 về vấn đề hội nhập
kinh tế quốc tế và thủ tướng đã ký quyết định ban hành chương trình hành động của chính
phủ nhằm thực hiện nghị quyết này.
Tuy nhiên hiện nay năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước chúng ta còn kém. Vì
doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế nên muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Xây dựng thương
hiệu chính là một trong những tổng hợp các biện pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng
lực cạnh tranh. Song trong bối cảnh hiên nay chúng ta vẫn chưa quan tâm đúng mức đến
việc xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu.
Nghành Dược Việt Nam trong “ Chiến lược phát triển nghành Dược giai đoạn đến 2010”
đã đề cập đến mục tiêu phù hợp với tình hình chung - đó là chủ động hội nhập khu vực và
thế giới và đã có nhữnh bước tiến đáng ghi nhận tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn
trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế.
Vì lợi ích lâu dài, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cần có
chiến lược về thương hiệu. Do đó chung tôi thực hiện đề tài
“ Khảo sát chiến lược định vị và quảng bá thương hiệu của một số doanh nghiệp
Dược Việt Nam”
với các mục tiêu sau:
- Khảo sát vài nét chung về thương hiệu, nhãn hiệu, quảng bá bảo vệ thương hiệu
của một số công ty Dược Việt Nam tại Hà Nội.
- Khảo sát chiến lược định vị và quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu của công ty cố
phần Dược phẩm Nam Hà và công ty cổ phần Traphaco.
- Đề xuất một số giải pháp để thực hiện có hiệu quả chiến lược định vị và quảng
bá thương hiệu, nhãn hiệu cho các công ty Dược Việt Nam
phần 1: tổng quan
1. Nguồn gốc và khái niệm thương hiệu
1.1 Nguồn gốc
Trong tiếng Anh, thương hiệu được gọi là Brand. Nó có nguồn gốc từ chữ Brandr, theo
tiếng Ai-Xơ_len cổ có nghĩa là đóng dấu, xuất phát từ thời xa xưa khi các chủ trại chăn
nuôi muốn phân biệt đàn cừu của mmình với những đàn cừu khác. Họ đã dùng một con sắt
nung đỏ đóng lên từng con một thông qua đó khẳng định giá trị hàng hóa và quyền sở hữu
của mình..
Như vậy ý nghĩa nguyên sơ của thương hiệu là tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của
mình.
1.2. Khái niệm.
1.2.1. Dưới góc độ pháp lý [7]
Dưới góc độ này thương hiệu chỉ đơn giản là nhãn hiệu, là một dấu hiệu để phân biệt một
sản phẩm của một công ty từ đó giúp cho việc quản lý được dễ dàng hơn.
Luật pháp Việt Nam định nghĩa:
“Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại
của các cơ sỏ sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình
ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”.
Nhãn hiệu là một sản phẩm trí tuệ. ở Việt Nam vấn đề bảo vệ quyền sở hữu đã được pháp
luật điều chỉnh từ năm 1981 và đến năm 1997 vấn đề này được đưa vào một nội dung của
bộ Luật dân sự.
Các yếu tố thương hiệu của một sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được pháp luật bảo hộ dưới
dạng là các đối tượng của sở hữu trí tuệ như:
+ Nhãn hiệu hàng hóa.
+Tên giao dịch thương mại hay phần phân biệt trong tên thương mại của tổ chức, cá
nhân dùng tronghoạt động kinh doanh.
+Chỉ dẫn địa lý.
+Tên gọi xuất xứ của hàng hóa.
+Logo/biểu tượng.
+Kiểu dáng công nghiệp.
1.2.2. Dưới góc độ Marketing [7], [8]
Theo hiệp hội Marketing của Hoa Kỳ:
“Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hoặc hình vẽ kiểu thiết
kế...hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ
của một số người bán hoặc nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh
tranh”.
Thông qua thương hiệu với những đặc trưng khác biệt, doanh nghiệp tấn công vào đoạn thị
trường mục tiêu của mình. Do đó thương hiệu là một công cụ Marketing đắc lực. Đặc biệt
ngày nay khi thế giới tràn ngập các hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng từ sáng đến tối
phải tiếp xúc với rất nhiều thương hiệu vì vậy khi tạo dựng một thượng hiệu, các công ty
cần phải lựa chọn và kết hợp các yếu tố thương hiệu sao cho sản phẩm có được sự khác
biệt, ấn tượng, lôi cuốn và đi sâu vào tâm trí của khách hàng.
1.2.3 Dưới góc độ tài chính [7]
Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp và đôi khi là tài sản quí giá nhất. Nó
giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận nhờ sự trunh thành, sự yêu chuộng hơn của người
tiêu dùng... Tuy nhiên do những đặc điểm riêng biệt của mình mà việc hạch toán thương
hiệu như một tài sản cố định của doanh nghiệp trong bảng cân đối kế toán trở lên phức tạp
và khó thống nhất.
Dưới đây là giá trị được đánh giá của một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới
Bảng 1: Giá trị được đánh giá của một số thương hiệu nổi tiếng trên
thế giới
Thương hiệu Giá trị đánh giá (đơn vị: tỷ USD)
Coca-cola 48
Marlboro 48
IBM 24
Mc Donal’s 20
Disney 17
Theo quyết định 1062 TC/QD/CSTC ngày 14/2/1996 của Bộ Tài Chính thì kế toán Việt
Nam chỉ công nhận nhãn hiệu thương mại là một tài sản vô hình của doanh nghiệp trong
trường hợp doanh nghiệp phải bỏ tiền ra mua nó. Quy định trên chưa đề cập đến trướng
hợp doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng nhãn hiệu thương mại riêng vì vậy doanh nghiệp
không thể tự hạch toán nhãn hiệu thương mại như một tài sản vô hình. Điều này gây cản
trở cho việc đánh giá, quản lý nhãn hiệu thương mại của doanh nghiệp.
2. Cấu tạo của thương hiệu [8]
Một thương hiệu cấu tạo bởi hai phần:
-Phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được, tác động chính vào thính giác người
nghe như tên công ty(Ulinever), tên sản phẩm(Dove), câu khẩu hiệu( nâng niu bàn chân
Việt), đoạn nhạc hát đặc trưng và các yếu tố phát âm được khác.
-Không phát âm được: là những yếu tố không đọc được mà chỉ có thẻ cảm nhân được
bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng thiết kế, bao bì và các yếu tố
nhận biết khác.
3. Phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu [7]
Cần lưu ý rằng ranh giới giữa hai chữ nhãn hiệu (trademark) và thương hiệu (brand) chỉ
có tính chất tương đối. Có thể hiểu đơn giản một nhãn hiệu đã đăng kí (registered
trademark) sẽ được coi là thương hiệu (brand) chính thức và chịu sự bảo hộ của pháp luật.
Tuy nhiên không phải một nhãn hiệu cứ đăng kí thì sẽ trở thành một thương hiệu nhưng
việc đăng kí nhãn hiệu lại là cơ sở đầu tiên cho sự hình thành thương hiệu. Trong luận văn
này thương hiệu và nhãn hiệu đôi khi được sử dụng đồng nhất.
Có thể tóm tắt ra đây ba cấp độ của một thương hiệu:
- Một cái tên: Nó chỉ tạo ra một nhận thức trong trí nhớ nguười tiêu dùng và do đó tạo
thêm doanh thu.
-Một thương hiệu: Đó là sự xác nhận giá trị hàng hóa đặc biệt, một sự đảm bảo về giao
nhận và một quá trình giao tiếp cùng với giao nhận hàng hóa. Một thương hiệu mang lại sự
trung thành của người tiêu dùng trong sử dụng hàng hóa dịch vụ đó.
-Một thương hiệu mạnh: Đó là một cá tính, sự hiện diện hữu hình của hình ảnh hàng hóa
và do đó đem lại các cơ hội kinh doanh và sức mạnh đòn bẩy cho các hoạt động khác
Sau khi một nhãn hiệu đã được đăng kí thì nó mới ở cấp độ thấp nhất của thương hiệu là
một cái tên mà thôi. Tuy nhiên đó chính là cơ sở để một nhãn hiệu vươn tới những tầm cao
hơn trở thành một thương hiệu mạnh
Hiện nay vẫn có nhiều hàng hóa của Việt Nam chưa đăng kí nhãn hiệu, những đơn vị đã
đăng kí thì chưa có thương hiệu mạnh mà chỉ ở hai cấp độ đầu của thương hiệu mà thôi.
4. Thương hiệu với sản phẩm [8]
Khái niệm sản phẩm: theo Phillip Kotler, một viện sĩ Marketing nổi tiếng:
Sản phẩm là bất cứ cái gì có thể chào bán trên thị trường để thu hút sự chú ý, mua, sử
dụng hoặc tiêu dùng mà có thể làm thỏa mãn nhu cầu hoặc một mong muốn.
Mỗi sản phẩm được chia thành 3 cấp độ như sau:
+ Cấp độ cốt lõi của sản phẩm: Đáp ứng những nhu cầu hoặc mong muốn cơ bản của
khách hàng qua việc tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ (ví dụ nhu cầu được giải khát, nhu
cầu đi lại...).
+Cấp độ lợi ích cụ thể của sản phẩm: ở cấp độ này, những lợi ích cốt lõi được cụ thể hóa
thành một sản phẩm với những đặc điểm và thuộc tính nhất định như: một mức chất lượng,
kiểu dáng, bao bì (ví dụ: một chiếc ô tô, kiểu dáng trang nhã, màu đen và ghi sáng, nội thất
hiện đại gồm dàn máy VCD, ghế bọc da...).
+ Cấp độ gia tăng của sản phẩm: Gồm các thuộc tính, lợi ích tăng thêm khi tiêu dùng sản
phẩm và nó có thể được dùng nhằm phân biệt với các đối thủ cạnh tranh. Những lợi ích gia
tăng này có thể bao gồm: cách thức bán hàng, phân phối, các dịch vụ bảo hành, bảo trì,
hướng dẫn sử dụng, các chương trình truyền thông, quảng cáo, xây dựng hình ảnh thương
hiệu và mẫu người tiêu dùng sản phẩm.
Ngày nay, sự cạnh tranh bên trong thị trường chủ yếu xảy ra ở cấp độ gia tăng của sản
phẩm vì hầu hết các công ty với khả năng công nghệ của mình đều có thể xây dựng sản
phẩm ở cấp độ mong muốn. Điều đó có nghĩa là trước những nhu cầu hết sức phong phú
và đa dạng khác nhau của thị trường , các công ty cần thiết kế và sản xuất các sản phẩm
với các thuộc tính và đặc điểm sao cho phù hợp và đáp ứng nhu cầu của một nhóm khách
hàng cụ thể. Do vậy, thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật và khác
biệt các đặc tính của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.
Mặt khác căn cứ vào đinh nghĩa về sản phẩm nói trên thì thương hiệu cũng là một sản
phẩm vì nó có thể thỏa mãn nhu cầu, ước muốn của khách hàng nhất là khi đời sống được
nâng cao.
5. Tầm quan trọng của thương hiệu [8]
5.1. Đối với cơ quan quản lý thị trường và cơ quan pháp lý nhà nước
Hiện nay nạn hàng giả hàng nhái là một vấn đề đau đầu ở bất cứ quốc gia nào. Một khi
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả là ngay lập tức trên thị trường sẽ xuất hiện các nhà mô
phỏng đến làm giả làm nhái sản phẩm đó nhằm thu lợi bất chính. Vì vậy doanh nghiệp xây
dựng, đăng kí bảo hộ SHTT về nhãn hiệu với cơ quan chức năng của nhà nước sẽ tạo cơ sở
pháp lý cho các cơ quan quản lý thị trường tiến hành xử lý việc sản xuất hàng giả hàng
nhái vi phạm quyền sở hữu công nghiệp mà doanh nghiệp đã đăng kí.
5.2. Đối với doanh nghiệp
- Khắc họa hình ảnh doanh nghiệp.
- Công cụ để nhận diện và tạo nên sự phân biệt về nguồn gốc của sản phẩm, dich vụ tạo
ra
- Khẳng định đẳng cấp chất lượng và uy tín chính thống của sản phẩm, dịch cụ trước
khách hàng
- Tạo nên khách hàng quen, tạo dựng lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm
- Giúp phân phối sản phẩm đễ dàng hơn
- Tạo thuận lợi khi tìm thị trường mới, thu hút vốn đầu tư và nhân tài.
- Giúp việc triển phai khuếch trương nhãn hiệu dễ dàng hơn đồng thời giảm được các
chi phí tiếp thị: quảng cáo, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng.
- Tạo nên giá trị tiềm ẩn, tích lũy theo theo thời gian.
- Tạo nên lợi thế cạnh tranh.
- Giúp doanh nghiệp chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế.
5.3. Đối với người tiêu dùng/khách hàng
- Xác định nguồn gốc sản phẩm: Ngày nay, bất kì doanh nghiệp kinh doanh có đăng kí
đều phải dán nhãn cho biết xuất xứ của sản phẩm. Điều này đã được pháp luật qui định.
Chính vì vậy thông qua đó giúp khách hàng xác định nhà sản xuất hay nhà phân phối cụ
thể nào phải chịu trách nhiệm.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí tìm kiếm: Nếu khách hàng nhận ra thương hiệu và có
một vài kiến thức về thương hiệu đó, họ không phải suy nghĩ nhiều hoặc tìm kiếm, xử lý
thông tin để đưa ra quyết định về tiêu dùng sản phẩm. Như vậy về khía cạnh kinh tế,
thương hiệu cho phép khách hàng giảm bớt được chi phí tìm kiếm sản phẩm cả bên trong
(họ phải suy nghĩ mất bao nhiêu) và bên ngoài (họ phải tìm kiếm mất bao nhiêu).
- Yên tâm về chất lượng: Sản phẩm có thương hiệu sẽ mang lại sự yên tâm về chất
lượng. Việc mua hàng hóa không có thương hiệu sẽ mang lại nhiều rủi ro như:
+ Rủi ro chức năng: Sản phẩm không được mong muốn.
+ Rủi ro vật chất: Sản phẩm đe dọa sức khỏe hoặc thể lực của người tiêu dùng hoặc
những người xung quanh.
+ Rủi ro tài chính: Sản phẩm không tương xứng với giá đã trả.
+ Rủi ro xã hội: Sản phẩm không phù hợp với văn hóa và tín ngưỡng hoặc chuẩn
mực đạo đức xã hội.
+ Rủi ro thời gian: Sản phẩm không mong muốn dẫn đến mất chi phí cơ hội để tìm
sản phẩm khác.
Mặc dù khách hàng đã có những cách khác nhau để xử lý những rủi ro này nhưng chắc
chắn có một cách là họ chỉ mua những thương hiệu mà họ đã tin tưởng.
- Khẳng định giá trị bản thân: Một số thương hiệu được gắn liền với một con người hoặc
một mẫu người nào đó để phản ánh những giá trị khác nhau hoặc những nét khác nhau. Do
vậy, việc tiêu thụ sản phẩm được gắn với những thương hiệu này là một cách để khách
hàng có thể giao tiếp với người khác-hoặc thậm chí với chính bản thân họ –tuýp người mà
họ muốn hoặc đang trở thành. Ví dụ các khách hàng trẻ tuổi trở nên sành điệu, hợp mốt
hơn trong các sản phẩm của Nike, với một số người khác lại mong muốn hình ảnh một
thương nhân năng động và thành đạt trong chiếc Mercedes đời mới.
6. Chức năng của thương hiệu [8]
6.1. Nhằm phân đoạn thị trường
Thương hiệu đóng vai trò tích cực trong việc phân đoạn thị trường. Các công ty đưa ra
một loạt các thế mạnh, lợi ích và đặc trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ sao cho chúng phù
hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể và từ đó thu hút chú ý của khách hàng.
Thực chất đây là quá trình đầu tiên để xây dựng thương hiệu vì nó cho biết thương hiệu
muồn gửi gắm thông điệp gì qua sản phẩm và dịch vụ. Một thương hiệu phải trả lời được
các câu hỏi sau đây?
- Sản phẩm hay dịch vụ có những thuộc tính gì ?
- Sản phẩm hay dịch vụ có những thế mạnh gì?
- Sản phẩm hay dịch vụ đem lại những lợi ích gì?
- Sản phẩm hay dịch vụ tượng trưng cho cái gì?
Việc trả lời chính xác các câu hỏi trên đây sẽ làm cho thương hiệu sản phẩm hay dịch
vụ trở nên có ý nghĩa, phù hợp với thị hiếu và kỳ vọng của người tiêu dùng. Tuy nhiên
việc này thường ít được các công ty chú ý thậm chí bỏ qua. Do đó đôi khi ý nghĩa của
thương hiệu chỉ được xem xét ở dưới góc độ tem hàng hóa hay nhãn mác. Nếu thương hiệu
chỉ đơn thuần là tem hàng hay nhãn mác thì hàng hóa sẽ bị mất giá trị ngay khi nhãn mác
bị bóc đi.
6.2 Tạo nên sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển của sản phẩm
Hiện nay trên thị trường xuất hiện hàng loạt các sản phẩm giống nhau. Khi một sản
phẩm mới ra đời và đạt được thành công nhất định sẽ dẫn đến một xu hướng sản xuất hàng
loạt các sản phẩm tương tự từ các đối thủ khác. Lúc này thương hiệu đóng vai trò như tấm
lá chắn, bảo hộ cho sự đổi mới và phát triển của sản phẩm.
Ví dụ như trường hợp của Kellogg’s, thương hiệu đi đầu trong việc sản xuất ra loại
ngũ cốc mới có nguồn gốc tự nhiên và giàu chất xơ, hai đặc tính rất có giá trị và phù hợp
với chế độ dinh dưỡng hiện đại. Trong thời kỳ huy hoàng của sản phẩm, các nhà sản xuất
khác bắt đầu đưa ra những sản phẩm tương tự. Nếu như Kellog’s không đặt tên cho sản
phẩm của mình là Country Store mà chỉ là một cái tên chung chung như “ngũ cốc xơ tự
nhiên”khách hàng sẽ nhanh chóng phát hiện ra các nhà sản xuất khác như Quaker cũng có
những sản phẩm tương tự. Tuy nhiên nhờ vào thương hiệu Kellog’s cùng với sản phẩm
Country Store đã giúp cho sản phẩm có được vị trí vững mạnh trên thị trường.
6.3 Đưa sản phẩm khắc sâu vào trong tâm trí của khách hàng
Phần hồn của thương hiệu chỉ được cảm nhận qua sản phẩmvà các chương trình khuếch
trương về nó. Nội dung của một sản phẩm sẽ được khách hàng biết và cảm nhận thông qua
các hoạt động này với điều kiện nó phải được truyền tải một cách nhất quán với cùng một
thông điệp. Hồi ức đóng vai trò quan trọng trong việc sự hình thành nhân thức về một
thương hiệu và nó giải thích tại sao hình ảnh về một thương hiệu có thể tồn tại từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Do đó, việc nhận biết một thương hiệu ngày hôm nay sẽ vẫn tiếp tục
ảnh hưởng tới nhận thức của chúng ta về những sản phẩm trong tương lai.
Ví dụ: những người từng sử dụng loại dao cạo màu xanh nổi tiếng Gillette từ năm mươi
năm về trước chắc chắn sẽ có cùng một nhận thức về Gillette với những người trẻ tưổi
thích loại dao cạo bây giờ.
6.4. Tạo nên định hướng và ý nghĩa cho sản phẩm
Một thương hiệu lớn phải truyền tải được nội dung, phương hướng chiến lược và
tạo được danh tiếng trên thị trường. Tuy nhiên mỗi thương hiệu lại tạo ra định hướng khác
nhau cho sản phẩm riêng của nó. Ví dụ như trong lĩnh vực hàng gia dụng, thương hiệu
Siemen có nghĩa là bền và đáng tin cậy, gắn liền với hình ảnh người Đức cần cù lao động,
còn thương hiệu Philíp lại nôỉ tiếng vì liêc tục nghiên cứu , đổi mới và những nỗ lực khác
để đưa công nghệ gia dụng vào phục vụ con người.
6.5. Là một cam kết giữa nhà sản xuất với khách hàng
Cùng với thời gian và những nỗ lực khôngngừng, thương hiệu càng trở nên có uy tín trên
thị trường. Những chương trình được quảng cáo thương hiệu thực sự được xem như là một
cam kết trước khách hàng. Nếu công ty thực hiện đúng những gì đã cam kết và đem đến
cho khách hàng sự thỏa mãn khi tiêu dùng thì chắc chắn thương hiệu sẽ nhận được những
cảm nhận tốt đẹp và sự trung thành từ phía khách hàng.
Tuy nhiên những cam kết này không mang tính ràng buộc trước công chúng về mặt
pháp lý. Do đó chúng ta cần phân biệt giữa thương hiệu với các dấu hiệu khác về quản lý
chất lượng như nhãn hàng hóa hay tem đảm bảo hay dấu chứng nhận chất lượng.
7. Định vị thương hiệu.
7.1. Khái niệm: [5], [6]
Theo Phillip Kotker: Định vị thương hiệu là: “ Tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra cho
sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định so với đối thủ cạnh tranh trong tâm
trí khách hàng. Là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, đi vào nhận thức của
khách hàng-nghĩa là điều mà khách hàng có thể liên tưởng ngay khi đối diện với thương
hiệu của doanh nghiệp”.
Là một chữ “P” trong Marketing- mix_Positioning. Khi giải quyết vấn đề định vị, nó cho
phép công ty giải quyết luôn cả vấn đề Marketing-mix.
7.2 Một phương án định vị bao gồm các giai đoạn sau [4], [6]
7.2.1 Nhận dạng khách hàng mục tiêu.
Xác định được khách hàng mục tiêu là điều rất quan trọng bởi lẽ những nhóm khách
hàng khác nhau thì có những mối quan tâm và nhận thức về thương hiệu khác nhau. Nếu
không nhận thức được vấn đề này doanh nghiệp (công ty) sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có
thể xác định một cách chính xác những đặc tính và liên kết nào của thương hiệu là khác
biệt, nổi trội và phù hợp hơn với khách hàng. Việc xác định khách hàng mục tiêu có thể
căn cứ vào những thông tin sau:
- Khách hàng thường mua hoặc sử dụng sản phẩm là ai?
- Yếu tố nhân khẩu: tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc, tình trạng hôn nhân, học vấn, thu
nhập, khu vực sinh sống, miền sinh trưởng…
- Yếu tố tâm lý: tâm lý của nhóm thành đạt, nhóm vươn lên, bình dân, nhóm vượt
khó
- Chia theo mật độ sử dụng: sử dụng thường xuyên, sử dụng thỉnh thoảng, không sử
dụng,
- Phân tích hành vi sử dụng sản phẩm: khách hàng có những thói quen nào khi sử
dụng sản phẩm.
7.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh:
Sau khi đã quyết định lựa chọn một phân đoạn khách hàng nào đó, công ty cũng cần
phải xác định rõ ràng tình hình cạnh tranh trong phân đoạn này, bởi lẽ hoàn toàn có thể có
những công ty cũng đã hoặc đang dự định chiếm lĩnh phân đoạn này.
7.2.3 Nghiên cứu các thuộc tính của sản phẩm:
Tất cả những thuộc tính nào có ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng đều cần
phải được nghiên cứu cẩn thận, từ đó doanh nghiệp sẽ tìm ra kẽ hở để tiến hành định vị.
Có thể phân tích các thuộc tính dựa vào hai trục chính: công dụng- cấu tạo (hiệu quả nổi
bật, thành phần nguyên liệu, công nghệ sản xuất…) và dịch vụ-thương mại (chế độ bảo
hành, diều kiện thanh toán chính sách hậu mãi…). Từ kết quả này nhà thiết kế chiến lược
sẽ lập sơ đồ định vị và tìm kiếm phương án tối ưu.
7.3.4 Sơ đồ định vị:
Sơ đồ định vị là những trục tọa độ thể hiện giá trị của các thuộc tính khác nhau mà
những nhà nghiên cứu có thể dựa vào đó để xác địnhvị trí thuộc tính của sản phẩm của
mình trong tương quan với đối thủ cạnh tranh.
Thường người ta lập sơ đồ định vị chủ yếu dựa trên hai trục giá trị: giá cả và chất lượng,
trong đó yếu tố chất lượng có thể được cụ thể hóa bằng một thuộc tính nào đó làm cho sự
so sánh được rõ ràng hơn.
Sơ đồ định vị của một số sản phẩm dầu gội đầu
Giá cao
Clear
Head and Shoulder
Panten
Sunsil
Không trị gàu Trị gàu
Giá thấp
Như vậy thương hiệu Sunsil không thể tìm phương án định vị theo sơ đồ này vì sản
phẩm của họ không nổi bật hơn các đối thủ về cả hai thuộc tính: giá cả và trị gàu. Do đó
một chục định vị khác có thể sẽ hợp lý hơn.
Theo sơ đồ trên rõ ràng Sunsil đã có thể lựac chọn tiêu thức định vị cho mình và câu
khẩu hiệu “óng mượt như tơ” sẽ là vũ khí chính để khẳng định sự vượt trội của sản phẩm
này.
7.3.5 Quyết định phương án định vị.
Tùy theo tính chất sản phẩm và mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn
8 chiến lược chủ yếu sau đây:
1. Nhấn mạnh đặc điểm cấu tạo nổi bật của sản phẩm: ví dụ: nước tăng lực có mật ong,
kem dưỡng da ngọc trai…
2. Nêu giải pháp điển hình cho sản phẩm đem lại cho khách hàng: Dầu gội đầu chống
gàu, bột giặt tẩy trắng…
3. Xác định cơ hội dùng sản phẩm: Viên bổ sủi vitamin dùng hàng ngày, cà phê dùng
buổi sáng đem lại sự sảng khoái…
4. Tập trung vào nhóm khách hàng mục tiêu: Xà bông cho em bé, sữa dành cho người
già…
5. So sánh (không trực tiếp) với các sản phẩm khác: rẻ nhất, tốt nhất, tiêu thụ mạnh…
6. Kết hợp hai thuộc tính sản phẩm: Tẩy trắng và giữ mùi thơm, làm sạch và bảo vệ
da…
7. Dịch vụ nổi bật: Bảo hành tốt nhất, hệ thống chăm sóc khách hàng hoàn hảo nhất…
8. Phong cách kinh doanh: Đặc tính trẻ trung, giải pháp chuyên nghiệp…
8. Quảng bá thương hiệu [4], [1]
Sau khi quyết định phương án định vị, các công ty cần vận dụng các chính sách
Marketing để quảng bá thương hiệu: Chính sách sản phẩm, chính sách phân phối, chính
sách giá, chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh, chính sách PR. Để thành công trên
thương trường hay chính là để tạo dựng được một thương hiệu mạnh yêu cầu công ty cần
phải phối hợp nhuần nhuyễn cả bốn chính sách trên trong hoàn cảnh thực tiễn, thời gian,
không gian, mặt hàng, mục tiêu cụ thể.
8.1 Chính sách sản phẩm: Bao gồm chủng loại, mẫu mã, chất lượng, đặc tính và dịch vụ
kèm theo, câu khẩu hiệu, logo, bao bì…
8.2 Chính sách giá: xác định mức giá cho mỗi sản phẩm, mối quan hệ giữa chất lượng và
giá…
8.3 Chính sách phân phối: Bao gồm lựa chọn kênh, điều khiển và quản lý kênh,…
8.4 Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh: Gồm hai chiến lược kéo và đẩy. Để thực
hiện hai chiến lược này công ty sử dụng các công cụ sau đây
Quảng cáo
+ Quảng cáo bằng phương tiện truyền thông đại chúng: Truyền hình, truyền thanh,
báo, tạp chí.
+ Quảng cáo qua hình thức phản hồi trực tiếp: Thư, điện thoại, các ấn phẩm,
+ Quảng cáo tại chỗ: Bản tin, pano, áp phích, băng dán để quảng cáo ngoài trời, tranh
ảnh, các rạp chiếu phim, các phương tiện vận tải
+ Quảng cáo tại điểm mua hàng: tại giá mua hàng, trên lối đi giữa các giá mua hàng
trong siêu thị, đài hoặc ti vi trong của hàng
Các hoạt động kích thích tiêu thụ: tặng hàng mẫu, tặng quà tại các hội trợ, giảm giá,
phiếu cắt trên báo để dự thưởng hoặc để đổi lấy sản phẩm, các cuộc thi sổ xố, chiết khấu,
tặng thêm hàng
Tuyên truyền: hội thảo, hội trợ, phát tời rơi, các bài phát biểu…
Bán hàng cá nhân: Là phương pháp nói chuyện với khách hàng thông qua trình dược
viên.
8.5 Quan hệ công chúng và cộng đồng(P.R).
8.5.1 Khái niệm.
Theo định nghĩa của hiệp hội PR Hoa Kỳ-1996: PR(Public relattions _ Quan hệ công
chúng hoặc Quan hệ cộng đồng) là tổng hợp các hoạt động nhằm tạo ra sự hòa hợp tốt đẹp
giữa một tổ chức, cơ quan, công ty, hoặc một cá nhân với các nhóm cộng đồng xung quanh
của nó.
8.5.2 Vai trò của PR trong tiếp thị.
Có thể nói PR là chữ P thứ 5 của Marketing mix sau product (sản phẩm), price (giá cả),
place (phân phối), promotion (xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh).
PR đem thông tin về sản phẩm và thông tin về công ty tới người tiêu dùng. Vậy PR khác
với quảng cáo thế nào?
-PR mang tính khách quan hơn bởi các hoạt động này thường dùng các phương tiện trung
gian có tính khách quan để đem thông điệp tới người tiêu dùng:
+ Các chương trình tài trợ.
+ Các hoạt động từ thiện.
-Hoạt động PR mang đến nhiều thông tin cụ thể hơn cho người tiêu dùng.
-Hoạt động PR thường đem đến lợi ích cụ thể cho đối tượng: ví dụ như một chương trình
do Nokia tài trợ không chỉ quảng bá cho sản phẩm của Nokia mà còn là một hoạt động giải
trí có tính văn hóa và chất lượng nghệ thuật cao cho người xem.
Các hoạt động của nhiều công ty thường xuyên có mục tiêu gây cảm tình cho công
chúng mà không gắn với sản phẩm cụ thể. Rõ ràng hoạt động của PR ít nhiều có tác dụng
tích cực tới xã hội.
Tuy nhiên PR có một số mặt hạn chế:
- Không đến được với một số lượng lớn đối tượng trong một thời gian ngắn như quảng
cáo.
- Khó kiểm soát vì nội dung thông điệp thường được chuyển qua góc nhìn của bên thứ
ba (nhà báo, nhân vật nổi tiếng, sự kiện…)
Giữa PR và quảng cáo có một mối quan hệ khăng khít với nhau. Các chiến dịch quảng
cáo thường được hỗ trợ bởi các hoạt động PR song song. Ngược lại nhiều chương trình của
PR được quảng cáo rộng rãi như chương trình học bổng Đèn đom đóm của sữa cô gái Hà
Lan.
8.5.3. Các bộ phận cấu thành cơ bản của hoạt động PR
* Tư vấn xây dựng chiến lược tổng thể:
Để thực hiện chương trình này cán bộ PR cần nắm vững:
- Tính chất của sản phẩm.
- Mục tiêu của công ty.
- Đối tượng của sản phẩm.
- Các đặc thù tâm lý, văn hóa, chính trị, kinh tế, luật pháp của địa phương.
-Các thế lực có ảnh hưởng tới lĩnh vực hoạt động của sản phẩm/công ty.
* Quan hệ báo chí, bao gồm:
- Tổ chức các buổi họp báo, soạn thảo thông tin, thông cáo báo chí.
- Tạo điều kiện thu xếp các buổi phỏng vấn, phóng sự đặc biệt.
-Tổ chức các buổi briefting ngắn thông tin cập nhập cho các nhà báo.
Cần chú ý là quan hệ báo chí phải được xây dựng trong thời gian dài, không chỉ là những
dịp cần đưa thông tin của công ty lên các phương tiện thông tin
* Tổ chức các sự kiện bao gồm các lễ khai trương, khành thành, kỷ niệm…
* Đối khó với các rủi ro như tai nạn, khiếu nại của khách hàng, chanh chấp , hiểu lầm
* Các hoạt động tài trợ cộng đồng
- Tài trợ từ thiện (ủng hộ chống bão lụt, học bổn cho học sinh nghèo…)
- Tài trợ thương mại (các chương trình TV, ca nhạc, thể thao gắn với tên sản phẩm…)
* Các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng: hội nghị khách hàng, chương
trình huấn luyện cách sử dụng, triển lãm, thư viết trực tiếp với khách hàng…
* Quan hệ PR đối nội: hội nghị nhân viên, ngày truyền thống của công ty, bình chọn nhân
viên xuất sắc của tháng, năm.
9. Một số khó khăn trong tạo dựng giá trị thương hiệu [8]
9.1. áp lực cạnh tranh về giá.
Thực tế trong kinh doanh đã chứng tỏ rằng nhân tố thiết yếu để đạt được sự thành công
là duy trì được chi phí thấp. Do đó, các công ty thường xuyên phải tìm cách cắt giảm biên
chế, cắt giảm các chi phí không cần thiết. Trong khi đó việc đầu tư để tạo dựng một
thương hiệu thành công thì rất tốn kém.
9.2. Sự sinh sôi của các đối thủ cạnh tranh.
Những đối thủ cạnh tranh đáng gờm xâm nhập vào thị trường từ mọi phía. Các đối thủ
mới không chỉ tạo sức ép vào thương hiệu mà khiến cho việc tìm một chỗ đứng cho
thương hiệu trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa các đối thủ cạnh tranh sẵn sàng chấp nhận rủi
ro để tìm đến phương thức hoạt động mới kể cả bắt chước bất cứ phương thức nào đang
đạt được sự thành công.
9.3. Sự phân tán của thị trường và hoạt động truyền thông.
Hiện nay đang ngày càng xuất hiện nhiều phương tiện truyền thông bao gồm cả truyền
hình, tài trợ, quảng cáo trên Internet…Việc làm thế nào để các thông điệp được gửi qua
các phương tiện này có hiệu quả là một thách thức thực sự.
9.4.Các áp lực cạnh tranh về kết quả kinh doanh ngắn hạn.
Do các hệ thống ngân sách hàng năm thường chỉ tập trung vào những chỉ tiêu doanh số,
chi phí, lợi nhuận ngắn hạn và một phần do những người sở hữu công ty thiếu thông tin và
hiểu biết về những chiến lược lâu dài của công ty không đánh giá được những những tài
sản vô hình nên ngân sách cho việc xây dựng thương hiệu thường bị cắt giảm đi.
9.5. Khó khăn về nguồn nhân lực.
Để một thương hiệu thành công thì mọi khâu chuẩn bị cho nó cần được lên kế hoạch và
được thực hiện một cách cẩn thận công phu từ việc thiết kế, thời điểm tung sản phẩm ra,
các chiến lược Marketing… Tất cả các giai đoạn đó đều cần một đội ngũ cán bộ nhân viên
có kiến thức, có kinh nghiệm, năng động, sáng tạo…Chính vì vậy mà công ty cần đầu tư
ngân sách để có được nguồn nhân lực hợp lý.
9.6. Cơ chế chính sách thủ tục pháp lý.
Một trong những khó khăn để công ty tạo dựng được danh tiếng cho thương hiệu của
mình là việc đăng kí nhãn hiệu với cục sở hữu trí tuệ Việt Nam do các thủ tục pháp lý của
chúng ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập.
9.7 áp lực đầu tư ở nơi khác.
Khi một thương hiệu được coi là hùng mạnh sẽ xuất hiên xu hướng giảm đầu tư vào
lĩnh vực kinh doanh trọng tâm để tăng cường vào các hoạt động kinh doanh ngắn hạn hay
những lĩnh vực kinh doanh mới. Do đó mà thương hiệu sẽ dễ bị đánh mất vị trí trên thị
trường.
10. Bảo vệ thương hiệu và vấn đề sở hữu trí tuệ [3]
10.1. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (kí kết ngày 20/3/1883)
10.2. Thỏa ước Paris về đăng kí quốc tế nhãn hiệu (có hiệu lực từ 1891) và nghị định thư
liên quan đến thỏa ước Madrid (thông qua 1989, có hiệu lực từ 1/12/1985).
10.3. Hiệp ước luật nhãn hiệu hàng hóa-Trademark Law Treaty (thông qua ngày
27/10/1994, bắt đầu có hiệu lực từ 1/8/1996).
10.4. Bộ luật dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (28/10/1995)- phần thứ 6:
Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
10.5. Nghị định của chính phủ số 63/CP ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công
nghiệp và Nghị định 05/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001 sửa đổi , bổ sung một số đIêu của
Nghị định số 63/CP.
10.6.Nghị định của chính phủ số 54/2000/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối
với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh
không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp.
phần 2: đối tượng- phương pháp khảo sát
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Một số doanh nghiệp Dược trong nước đã có những động thái nhất định trong việc xây
dựng, định vị, quảng bá và bảo vệ thương hiệu và nhãn hiệu:
- Chọn một số doanh nghiệp Dược trong nước: Công ty Dược Phẩm Nam Hà, Công ty
Dược Phẩm Traphaco, Xí nghiệp Dược Phẩm TƯ1, Công ty TNHH VC Pharma, Công ty
TNHH Dược phẩm Minh Tiến để khảo sát và đánh giá khái quát vấn đề thương hiệu tại
các doanh nghiệp này.
- Chọn có mục đích 2 doanh nghiệp là Công ty Dược Phẩm Traphaco và Công ty Dược
phẩm Nam Hà để đi sâu nghiên cứu những chiến lược cụ thể trong quá trình định vị và
quảng bá thương hiệucủa doanh nghiệp.
- Chọn ngẫu nhiên 300 người đến mua thuốc khảo sát về sự hiểu biết, niềm tin thái độ
của họ đối với các sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các cá nhân giữ vai trò quan trọng, đại diện
cho doanh nghiệp về vần đề thương hiệu/nhãn hiệu (Giám đốc, Phó giám đốc, trưởng
phòng kinh doanh) theo các câu hỏi phù hợp cho từng đối tượng.
- Phương pháp điều tra người tiêu dùng theo bảng câu hỏi thiết kế sẵn.
- Phương pháp thống kê chọn mẫu.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp hồi cứu số liệu, phân tích các hoạt động kinh doanh và chiến lược của công
ty từ các báo cáo tài chính, đánh giá hiệu quả kinh doanh.
- Phương pháp nghiên cứu tờ rơi, các chương trình quảng cáo.
phần 3: kết quả khảo sát và bàn luận
1. Thực trạng chung về nhận thức thương hiệu của các DN Dược Việt Nam tại
Hà Nội.
Trong những năm gần đây, cùng với việc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt
Nam, bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao do báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức…ngày
càng có nhiều thương hiệu của công ty Dược Việt Nam xuất hiện và đứng vững trên thị
trường trong nước, chiếm được niềm tin của người tiêu dùng. Có thể kể ra đây một số
thương hiệu tiêu biểu như công ty cổ phần Traphaco, công ty cổ phần Nam Hà…Đó là
một dấu hiệu đáng mừng cho cho ngành Dược. Bên cạnh đó nhận thức về thương hiệu và
giá trị thương hiệu ngày càng tăng lên vì vậy xuất hiện nhiều biện pháp để khẳng định
thương hiệu của các công ty trên thị trường.
Thông qua việc dùng các phiếu điều tra kết hợp với kết quả điều tra 500 DN của báo Tiếp
thị thu được kết quả sau:
3.1.1 Những vấn đề quan tâm của DN
Bảng 2: Những vấn đề quan tâm của DN
STT Vấn đề quan tâm Tỷ lệ %
DN Dược HVNCLC
1 Xây dựng và phát triển TH 44% 57%
2 Đẩy mạnh tiêu thụ 66% 55%
3 Đẩy mạnh tiêu thụ 44% 45%
4 Phát triển nguồn nhân lực 66% 39%
5 Cải tiến công nghệ 22% 33%
6 Giảm giá thành sản xuất 22% 32%
7 Mở rộng sản phẩm 11% 25%
8 Tăng vốn đầu tư 33% 9%
9 Mối quan tâm khác 33% 13%
Biểu đồ những vấn đề quan tâm của doanh nghiệp về thương hiệu
44
66
44
66
22
22
11
33
57
55
45
39
33
32
25
9
0 10 20 30 40 50 60 70
X©y dùng-ph¸ t triÓn th- ¬ng hiÖu
§Èy m¹nh tiªu thô
Ph¸ t triÎ n s¶n phÈm
Ph¸ t triÓn nguån nh©n lùc
C¶i tiÕn c«ng nghÖ
Gi¶m gi¸ thµnh s¶n xuÊt
Më réng s¶n xuÊt
T¨ng vèn ®Çu t-
%
DN Duoc DNHVNCLC
Từ biểu đồ trên ta thấy cả công ty Dược và các HN HVNCLC đều nhận thức được tầm
quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu và với công ty Dược nhận thức về
vấn đề này đã tăng lên chỉ sau việc phát triển sản phẩm mới và việc đẩy mạnh tiêu thụ.
Phần lớn các doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần đều nhận ra rằng tạo dựng được
thương hiệu mạnh sẽ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm tốt hơn như công ty cổ phần
Traphaco, công ty cổ phần Nam Hà. Còn đối với các công ty TNHH thì chưa thực sự chú
trọng tới việc tạo dựng thương hiệu như các công ty cổ phần. Đại đa số đều mong muốn
thúc đấy tiêu thụ mạnh nhưng thường thông qua các chương trình khuyến mãi chứ không
phải thông qua việc gây dựng một thương hiệu mạnh trên thị trường.
3.1.2 Đơn vị chịu trách nhiệm về thương hiệu
Bảng 3: Đơn vị chịu trách nhiệm về thương hiệu
STT Đơn vị Tỷ lệ %
DN Dược DNHVNCLC
1 Ban giám đốc 44% 38%
2 Phòng kinh doanh- bán hàng 0% 33%
3 Phòng tiếp thị (Marketing) 66% 2%
4 Đơn vị khác 0% 5%
Biểu đồ đơn vị chịu trách nhiệm về TH
44
0
66
0
38
33
27
5
0 10 20 30 40 50 60 70
Ban gi¸m ®èc
Phßng kinh
doanh b¸n hµng
Phßng tiÕp thÞ
§¬n vÞ kh¸c
%
DNHVNCLC
DN Duoc
Nhận xét: Đa số các DN Dược chưa có đơn vị chịu trách nhiệm về TH. Trong số các DN
khảo sát thì tại đa số các côngty TNHH công việc này do ban giám đốc thực hiện. Những
người có vai trò trong việc định vị quảng bá TH mới chỉ được huấn luyện trong nước, một
số ít tham gia các khóa huấn luyện của nước ngoài như Naphaco có gửi người tham gia
chương trình MBA của Mỹ…
3.1.3. Chức danh quản lý nhãn hiệu
Bảng 3: Chức danh quản lý nhãn hiệu- thương hiệu
STT Chức danh quản lý nhãn hiệu Tỷ lệ %
DN Dược HVNCLC
1 Có 20% 25%
2 Không 80% 75%
Như vậy cả công ty Dược và DNHVNCLC hầu như đều không có chức danh quản lý quản
lý nhãn hiệu. Tại DNHVNCLC tỷ lệ các DN có các đơn vị có chức danh chịu trách nhiệm
về TH cao hơn so với các DN Dược.
3.1.4 Các hoạt động liên quan đến TH của các DN Dược
Bảng 6: Các hoạt động liên quan đến đến thương hiệu của các
DN Dược
STT Hoạt động Tỷ lệ %
1 Các hoạt động xúc tiến bán hàng 83%
2 Tài trợ công cộng cho các sự kiện và các hoạt
động thể thao, giải trí xã hội
33%
3 Bán hàng cá nhân 67%
4 Ngiên cứu thị trường 67%
5 Thủ tục pháp lý 92%
6 Quảng cáo 100%
Biểu đồ các hoạt động liên quan đến TH của các DN Dược
83
33
67
67
92
100
0 20 40 60 80 100 120
C¸c ho¹t ®éng xóc tiÕn b¸n hµng
Tµi trî c«ng céng
B¸n hµng c¸ nh©n
Nghiªn cøu thÞ tr- êng
Thñ tôc ph¸p lý
Qu¶ng c¸o
%
Nhận xét: Đại đa số các doanh nghiệp đã có những hoạt động liên qua đến xây dựng và
phát triển thương hiệu. Quảng cáo và các vấn đề pháp lý là hai hoạt động được doanh
nghiệp sử dụng nhiều nhất. Hoạt động bán hàng cá nhân và nghiên cứu thị trường chủ yếu
được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhà nước và công ty cổ phần còn các công ty TNHH
thì chưa thực sự chú ý tới công việc này. Đặc biệt việc tài trợ công cộng cho các sự kiện và
các hoạt động thể thao, nghệ thuật, giải trí chưa được nhiều. Do đó các doanh nghiệp Dược
vẫn còn bỏ ngỏ một hoạt động có thể giúp ích cho công việc tạo dựng và quảng bá thương
hiệu trên thị trường.
3.1.5. Nhận thức về chức năng của TH
Bảng 7: Nhận thức về chức năng của thương hiệu của các
DN Dược
STT Chức năng của thương hiệu Tỷ lệ %
1 Đưa sản phẩm khắc sâu vào trong tâm trí khách hàng 83%
2 Tạo sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển của sản
phẩm
83%
3 Là cam kết giữa nhà sản xuất giữa nhà sản xuất và khách
hàng về khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
83%
4 Phân đoạn thị trường 33%
Biểu đồ biểu thị nhận thức về chức năng của TH của các DN Dược
83
83
83
33
0 20 40 60 80 100
§- a sp kh¾c s©u
vµo t©m trÝ KH
T¹o sù kh¸c biÖt
Lµ cam kÕt gi÷a
nhµ SX vµ KH
Ph©n ®o¹n thÞ
tr- êng
%
Nhận xét: Hầu hết các DN Dược đều nhận thức được gần đầy đủ các chức năng của
thương hiệu. Tuy nhiên chức năng về phân đoạn thị trường còn ít DN nhận thức được. Đây
cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tạo được chỗ đứng
trên thị trường đặc biệt là khi bắt đầu xâm nhập vào một thị trường mới.
3.1.6. Khó khăn khi xây dựng TH
Bảng 7: Khó khăn khi xây dựng TH của các DN Dược
STT Vấn đề khó khăn Tỷ lệ %
1 Vốn/ tài chính 55%
2 Cơ chế, chính sách, thủ tục, giới hạn chi phí 55%
3 Nguồn nhân lực 33%
4 Hàng giả/vi phạm bản quyền 44%
5 Giá dịch vụ 33%
6 Sự sinh sôi của các đối thủ cạnh tranh 44%
7 Thiếu thông tin 55%
8 Chất lượng dịch vụ 55%
Biểu đồ biểu thị khó khăn trong xây dựng-quảng bá và quản lý
thương hiệu
63
47
45
33
26
17
33
21
0 10 20 30 40 50 60 70
Vèn, tµi chÝnh
C¬ chÕ, chinh s¸ ch, thñ tôc, gií i h¹n chi phÝ
Nguån nh©n lùc
Hµng gi¶/vi ph¹m b¶n quyÒn
Gi¸ dÞch vô
Sù sinh s«i cña c¸c ®èi thñ c¹nh tranh
ThiÕu th«ng tin
ChÊt l- î ng dÞch vô
%
Ta thấy khó khăn lớn nhất là vấn đề về vốn và thủ tục pháp lý, do đó khó thực hiện được
các chương trình xây dựng và quảng bá thương hiệu có qui mô, lâu dài. Hơn nữa do thủ
tục đăng kí thương hiệu khó khăn, kéo dài và khi thương hiệu đã được đăng kí bảo hộ thì
luật thiếu hoặc thực hiện không nghiêm các vi phạm về hàng giả hàng nhái vẫn còn nhiều
và chưa được xử lý nhiều.
3.2 Khảo sát chiến lược định vị của 2 công ty cổ phần Traphaco và Nam Hà.
Khi nói đến Nam Hà người ta nghĩ tới thuốc giun quả núi, Bổ phế chỉ khái lộ; nói đến
Traphaco người ta liên tưởng ngay đến hoạt huyết dưỡng não, viên sáng mắt, …Sở dĩ
những ý nghĩ trên xuất hiện ngay khi nhắc tới công ty vì trong tiềm thức của khách hàng
đã hình thành mối liên hệ giữa tên công ty và giá trị mà sản phẩm của công ty đó mang lại.
Nói cách khác thương hiệu kể trên đã có một vị trí xác định trong bộ nhớ khách hàng nhờ
nỗ lực tác động kiên trì của các nhà sản xuất. Những nỗ lực đó chính là quá trình định vị
cho thương hiệu. Dưới đây chúng ta sẽ xem xét qua trình định vị thương hiệu của hai công
ty đã khá thành công trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình trong ngành
Dược.
3.2.1.1 Nhận dạng khách hàng mục tiêu.
Vì thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, quyết định mua nó không chỉ phụ thuộc vào
người mua mà còn phụ thuộc vào bác sĩ, người bán thuốc (dược sĩ, dược tá) và các yếu tố
khác, vì vậy khách hàng mục tiêu của các công ty trong ngành Dược sẽ khác với các DN
trong các lĩnh vực khác là khách hàng mục tiêu bao gồm 3 nhóm là người tiêu dùng, bác sĩ,
người bán thuốc (dược sĩ, dược tá). Với mỗi nhóm khách hàng khác nhau các công ty
Dược đều có những phương thức khác nhau để định vị được nhóm khách hàng mục tiêu
cho mình.
Nhóm khách hàng là bác sĩ: Cả 2 công ty cổ phần Traphaco và Nam Hà đều sử dụng các
trình dược viên để tìm ra khách hàng mục tiêu. Thông qua hệ thống trình dược viên
Naphaco và Traphaco có thể biết được những phản hồi của bác sĩ, những mong muốn cho
sản phẩm mới ra đời hoặc những điểm còn hạn chế về sản phẩm đang lưu truyền trên thị
trường.
Nhóm khách hàng là người tiêu dùng (người bán thuốc, các đại lý, người
mua thuốc)
Naphaco và Traphaco cũng đều sử dụng trình dược viên tuy nhiên số lần trình dược
viên ghé thăm cửa hàng thuốc hiện nay chưa cao.
* Traphaco về số lần trình dược viên ghé thăm của hàng thu được kết quả như sau:
Bảng 8: Tần suất viếng thăm của TDV tới cửa hàng thuốc của
Traphaco
STT Tần suất viếng thăm của TDV tới của hàng Tỷ lệ %
1 4-2 lần trong một tháng 65,56%
2 1 lần trong một tháng 7,07%
3 2-5 lần trong một năm 0,94%
4 Thỉnh thoảng 0,46%
5 ít 3,30%
6 Chưa đến bao giờ 14,15%
Biểu đồ biểu thị tần suất viếng thăm của các TDV tới các cửa
hàng thuốc của Traphaco
65.56
7.07
0.94
0.46
3.3
14.15
0 10 20 30 40 50 60 70
4-2 lÇn/1 th¸ng
1 lÇn/1 th¸ng
2-5 lÇn/1 n¨m
ThØnh tho¶ng
Ýt
Ch- a ®Õn bao giê
%
Như vậy trong số các nhà thuốc được điều tra thì tần suất viếng thăm của các trình dược
viên chưa nhiều, chăm sóc khách hàng chưa nhiệt tình. Tỷ lệ % cửa hàng TDV chưa đến
bao giờ chiếm tới 14,15%
+ Trong số các lần TDV đến của hàng thuốc đáp ứng tốt các thắc mắc của các cửa hàng
thuốc rất quan trọng. Nó không những cung cấp thông tin kịp thời tới người tiêu dùng và
còn quảng bá được những sản phẩm mới và thương hiệu của DN
Bảng 9: Khảo sát khả năng giải quyết thắc mắc của TDV tại các cửa
hàng thuốc
STT Chỉ tiêu Số lượng cửa hàng (396) Tỷ lệ %
1 Tốt 173 43,86%
2 Bình thường 71 17,92%
3 Hơi tốt 65 16,50%
4 Kém 7 1,88%
Biểu đồ biểu thị khả năng giải quyết thắc mắc của các TDV tại cửa hàng
Thuốc
43.86
17.92 16.5
1.88
0
10
20
30
40
50
Tèt B×nh th- êng H¬i tèt KÐm
%
Tỷ lệ giải quyết tốt những thắc mắc của nhà thuốc trong những lần viếng thăm của trình
dược viên chưa cao 43,86%. Do đó TDV và nhân viên bán hàng cần được đào tạo và đào
tạo lại kiến thức về kĩ năng bán hàng, giao tiếp, kiến thức về sản phẩm
+ Traphaco cũng tìm hiểu khi đưa một sản phẩm ra thị trường thì cần thêm những biện
pháp hỗ trợ nào. Khi nhu cầu của các cửa hàng thuốc được đáp ứng thì họ sẽ tăng cường
lấy sản phẩm của công ty.
Bảng 10: Các biện pháp hỗ trợ cần khắc phục khi tung sản phẩm ra thị
trường
STT Chỉ tiêu Số lượng của hàng
điều tra (396)
Tỷ lệ%
1 Ưu tiên về giá cả 291 73,58%
2 Khuyến mại theo sản phẩm 203 51,45%
3 Trợ giúp về quảng cáo 179 45,28%
4 Thông tin cho các sản phẩm mới 127 32,07%
5 Trợ giúp về trưng bày hàng hóa 114 28,77%
6 Ưu tiên về chế độ thanh toán 65 16,50%
7 Thông tin về đặc điểm sản phẩm 59 15,09%
8 Tư vấn về sản phẩm 59 15,09%
9 Khả năng cung ứng 45 11,32%
10 Vận chuyển hàng hóa 32 8,01%
Theo ý kiến của nhà thuốc, 5 biện pháp hỗ trợ cần khắc phục nhiều nhất trong việc bán
sản phẩm của Traphaco là: ưu tiên về giá cả, khuyến mại theo sản phẩm, trợ giúp về quảng
cáo, thông tin cho các sản phẩm mới, trợ giúp về trưng bày hàng hóa. Đặc biệt nhà thuốc
quan tâm đến ưu tiên về giá cả và khuyến mại sản phẩm.
+ Traphaco đã tìm hiểu nguyên nhân mà người tiêu dùng quyết định sử dụng viên sủi để từ
đó đưa ra được viên sủi có tác dụng đúng như mong muốn của KH hay cũng chính là thỏa
mãn nhu cầu của người tiêu dùng
Bảng 13: Lý do tác động đến quyết định sử dụng viên sủi
STT Lý do Chủ yếu (%) Mạnh nhất (%)
1 Bồi bổ sức khỏe 64,50% 28,00%
2 Mùi vị dễ chịu 47,25% 16,25%
3 Chất lượng cao 39,25% 13,50%
4 Thức uống đem lại sự dễ chịu
30,25% 6,00%
5 Giải tỏa căng thẳng 29,75% 8,75%
6 Là đồ uống giải khát 25,75% 3,75%
7 Cảm thấy năng động hơn 9,25% 2,75%
Từ bảng trên Traphaco rút ra 3 lí do tác động chủ yếu đến việc quyết định sử dụng viên
bổ sủi bọt là để bồi bổ sức khỏe, có mùi vị dễ chịu, có chất lượng cao.
+ Viên sủi là loại thuốc dùng qua đường uống nên mùi vị của nó sẽ tác động mạnh đến tâm
lý người tiêu dùng. Cùng một loại thuốc, cùng một tác dụng, cùng một giá người tiêu dùng
chắc chắn sẽ chọn loại thuốc có mùi vị dễ chịu nhất. Như vậy mùi vị của thuốc đóng vai
trò quan trọng trong việc quyết định đến tâm lý của người tiêu dùng
Bảng 14: Khảo sát về mùi vị của viên sủi
STT Chỉ tiêu Tỷ lệ %
1 Cam 92,52%
2 Chanh 29,43%
3 Dâu 11,68%
4 Không mùi, vị 1,40%
Biểu đồ sự ưa chuộng của KH về màu sắc của viên sủi
92.52
29.43
11.68
1.4
0
20
40
60
80
100
Cam Chanh D©u Kh«ng mï i, vÞ
%
Theo đại đa số ý kiến thì mùi vị cam của viên sủi đem lại sự dễ chịu nhất.
* Trong khi đó Naphaco bằng việc sử dụng các đợt interview để tìm ra những mong
muốn của các cửa hàng thuốc khi tiêu thụ thuốc của công ty
Sơ đồ mong muốn của khách hàng.
100
96
45
92
72
0 20 40 60 80 100 120
§¶m b¶o chÊt l- î ng
§ ¸p øng th«ng tin
Gi¶m gi¸
Cung cÊp trùc tiÕp
Kho¶ng thêi gian
chê ®î i cã hµng
Thông qua đợt khảo sát này Naphaco đồng thời tìm ra được những điểm yếu của mình
trong phân phối thuốc như chưa thực sự đảm bảo chất lượng, thời gian phân phối chưa đáp
ứng được mong muốn của khách hàng, các trung gian vẫn còn thiếu thông tin về các sản
phẩm của Naphaco như giá, nhãn hiệu, nơi mua, khuyến mại…
Như vậy Naphaco và Traphaco trước khi đưa sản phẩm ra thị trường đã có những bước tìm
hiểu về khách hàng mục tiêu. Thông qua quá trình tìm hiểu Naphaco và Traphaco cố gắng
phát huy điểm mạnh của mình và khắc phục những điểm còn hạn chế nhằm đáp ứng tối đa
nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên để thương hiệu được quảng bá mạnh hơn thì cả hai
công ty nên tăng cường các đợt viếng thăm của trình dược viên tới của hàng thuốc và đào
tạo đội ngũ trình dược để mỗi lần viếng thăm sẽ giải đáp tốt những thắc mắc của khách
hàng.
3.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Đây là việc làm không thể thiếu được của bất kỳ công ty nào trước khi đưa sản phẩm của
mình ra thị trường. Naphaco và Traphaco cũng không thể bỏ qua bước này trong quá trình
định vị và quảng bá thương hiệu. Thông qua việc phân tích đối thủ cạnh tranh công ty biết
được điểm mạnh và yếu của mình, biết được thuộc tính của các sản phẩm trên thị trường
để từ đó có thể đưa ra thị trường sản phẩm được mong muốn nhất.
* Traphaco thông qua các phiếu điều tra tìm ra khả năng tiêu thụ của viên sủi tại các của
hàng.
Bảng 15: Khả năng tiêu thụ của viên sủi tại 400 của hàng thuốc
STT Tên sản phẩm Công ty Có bán
(%)
Bán chạy
nhất (%)
Ưu chuộng
nhất (%)
1 Plussz multi 88,75% 60,25% 55,00%
2 Plussz Vitamin C 87,25% 44,75% 29,50%
3 Laroscorbine 71,00% 15,50% 11,75%
4 UPSA-C 91,50% 42,50% 31,75%
5 Naphar Multi Naphaco 36,00% 4,25% 1,00%
6 Naphar C100 Naphaco 19,25% 1,75% 1,00%
7 Naphar Multi
ginseng
Naphaaco 28,50% 3,75% 0,50%
8 Berocca Roche 50,00% 3,75% 5,00%
9 Effa-C Hậu Giang 25,75% 3,25% 1,50%
10 Calcium Sandoz NOVARTIS 51,00% 3,25% 3,25%
Các sản phẩm bổ sủi bọt: Plusssz M, Plusssz C, Upsa-C, Laroscorbine là những sản
phẩm bán chạy nhất và được ưa chuộng nhất.
Trong số các sản phẩm sủi của Việt Nam thì sản phẩm Naphar Multi, Naphar Ginseng
(Naphaco), Effa-C (Hậu Giang) có được bán tương đối tại nhiều nhà thuốc. Mức độ bán
cũng tương đối nhiều (do giá rẻ hơn các sản phẩm ngoại). Tuy nhiên các sản phẩm này
chưa được ưa chuộng chủ yếu là do mùi vị không dễ chịu, chất lượng chưa đảm bảo, viên
hay bị hút dính lại với nhau.
*Naphaco bằng việc dùng các phiếu điều tra so sánh giữa sản phẩm của công ty với sản
phẩm của các đối thủ cạnh tranh như sản phẩm viên sủi bọt Multivitamin Plusssz
Multivitamin (sản xuất bởi công ty Pharmavit-Hungary) và Plenyl (sản xuất bởi công ty
Upsa-Pháp) nhằm tìm ra được điểm yếu và mạnh cho sản phẩm của Naphaco.
+ Về chất lượng: Do đây là mặt hàng mang tính chất của một mặt hàng tiêu dùng do đó
vấn đề quan trọng là mùi vị phải thơm ngon. Ngoài ra đặc thù của thuốc là mặt hàng khó
bảo quản vì chúng nhạy cảm với nhiệt độ và độ ẩm nên khi sản xuất phải có điều kiện độ
ẩm thấp và bao bì phải kín. Do đó chất lượng của mặt hàng Multivitamim sủi được khách
hàng đánh giá chủ yếu qua hai chỉ tiêu: mùi vị và chất lượng.
Bảng 10: Đánh giá của KH về chất lượng của sản phẩm Naphar-Multi và
một số sản phẩm cạnh tranh
Tên hàng
Chất lượng
Naphar-Multi
(Naphaco)
Plusssz Multi
(Hung)
Plenyl
(Pháp)
Số NT % Số NT % Số NT %
Rất tốt 0 0,0% 0 0,0% 70 38,0%
Tốt 32 24,1% 88 47,9% 107 58,2%
Chấp nhận được 98 73,7% 95 51,6% 7 3,8%
Kém 3 2,2% 1 0,5% 0 0,0%
Rất kém 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0%
Tổng nhà thuốc 133 100,0% 184 100,0% 184 100,0%
Biểu đồ đánh giá của KH về chất lượng thuốc
0
24.1
73.7
2.2
0
0
47.9
51.6
0.5
0
38
58.2
3.8
0
0
0 10 20 30 40 50 60 70 80
RÊt tèt
Tèt
ChÊp nhËn ®- î c
KÐm
RÊt kÐm
%
Naphar-Multi Plusssz Multi Plenyl
Nhận xét: Ta thấy chỉ có 133/184 nhà thuốc bán Naphar-Multi, 24,1% Kh đánh giá chất
lượng ở mức tốt, đa số đều đánh giá ở mức chất lượng được, cá biệt có 3 NT cho rằng chất
lượng kém. Naphaco đã tìm hiểu và tìm ra nguyên nhân là do một vài tuýp thuốc đã biến
màu. Trong khi đó Plenyl được khen là có mùi vị thơm ngon dễ uống và không có hiện
tượng thuốc biến màu hay chảy lỏng. Như vậy từ sự phân tích trên Naphaco cần phải đảm
bảo hơn nữa chất lượng thuốc của mình.
3.2.3 Phân tích các thuộc tính của sản phẩm.
Sau khi phân tích đối thủ cạnh tranh muốn đảm bảo được sản phẩm mới chiếm được thị
phần lớn hay cũng chính là tạo dựng được thương hiệu của mình trên thị trường công ty
cần phân tích thuộc tính sản phẩm của mình. Công ty cần phải xác định xem sản phẩm của
mình có tác dụng thế nào và công thức bào chế của sản phẩm thế nào, khi đưa sản phẩm ra
thị trường có khuyến mãi gì đặc biệt.
Ví dụ khi Traphaco dự định sản xuất Ampelop có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày tá
tràng công ty đã nghĩ tới dùng cao chè dây để làm nguyên liệu chính vì cao chè dây có
chứa Flavonoid có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày- tá tràng. Sau khi thử các tác dụng
lâm sàng của Ampelop thấy điều trị có hiệu quả và thuốc khá an toàn khi sử dụng. Chỉ
một số ít bệnh nhân đau thượng vị tăng lên sau khi dùng thuốc 2 đên 3 ngày nhưng tác
dụng giảm dần và hết sau khi điều trị.
Với sản phẩm Trajordan ra đời do Traphaco nhận thấy tầm quan trọng của Lysin, một
acid amin thiết yếu, và các vitamin là những yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của trẻ em
nhưng cơ thể thường không tự tổng hợp được. Trong khi đó Lysin có rất ít trong thực
phẩm mà dễ bị phân hủy do quá trình bảo quản, xay xát và chế biến nên cần phải bổ sung
cho trẻ. Từ việc phân tích khách hàng mục tiêu như trên Traphaco nghiên cứu thuộc tính
của Trajordan như cung cấp Lysin và các vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ, giúp
ăn ngon miệng, thúc đẩy quá trình chuyển hóa, tăng sinh lực, phát triển chiều cao, nâng
cao thể trạng của trẻ em trong thời kỳ phát triển. Từ đó công ty đưa ra những chỉ định cho
Trajordan.
Như vậy thông qua việc nghiên cứu các thuộc tính của sản phẩm công ty biết được mình
cần sản xuất thuốc như thế nào, quá trình tiến hành thế nào, công thức bào chế ra
sao,…Điều này giúp công ty có được kế hoạch cụ thể cho việc xản xuất thuốc.
3.2.4 Sơ đồ định vị.
Để thể hiện các thuộc tính khác nhau mà công ty có thể dựa vào đó để xác định vị trí của
sản phẩm của mình tương quan với đối thủ cạnh tranh Naphaco và Traphaco đều lập sơ đồ
định vị chủ yếu dựa trên hai trục giá cả và chất lượng, trong đó yếu tố chất lượng cũng
được cụ thể hóa bằng một thuộc tính nào đó cho sự so sánh rõ ràng hơn.
Làm sáng mắt
Viên sáng mắt (Traphaco)
Viên sáng mắt (Naphaco)
Sơ đồ định vị cho Viên sáng mắt của Traphaco và Naphaco
Trên trục định vị viên sáng mắt của Traphaco có giá cao hơn của Naphaco một chút
trong khi đó chất lượng cũng không khác nhau nhiều. Với sơ đồ định vị này Traphaco để
có thể bán được sản phẩm nhiều hơn cần căn cứ thêm vào các hoạt động khuyến mại và
tuyên truyền.
Chống dị ứng, chống viêm.
ức chế miễn dịch
Sơ đồ định vị Prednisolon của Naphaco
Cùng với sản phẩm Predinisolon Naphaco chọn giá cả và chất lượng là tiêu thức định vị
cho mình. Sản phẩm Predinisolon của Naphaco có mức giá thấp hơn so với sản phẩm
thuốc ngoại nhưng cao hơn một chút so với sản phẩm cùng tên của CTCP Hà Tây. Với
phương thức định vị này Naphaco phần nào đánh vào tâm lý người tiêu dùng là với một
sản phẩm cùng tên với thuốc ngoại tuy chất lượng có kém hơn một chút nhưng giá cả phù
hợp với đời sống của người Việt Nam.
3.2.5 Quyết định phương án định vị.
Predisolon (Jenepharm)
Prednisolon (Naphaco)
Prednisolon (CTDP Hà Tây)
Giá
Cả Naphaco và Traphaco thường lựa chọn chiến lược nhấn mạnh vào giải pháp điển hình
sản phẩm đem lại cho khách hàng:
+ Ampelop: điều trị hiệu quả cho viêm loét dạ dày- hành tá tràng.
+ Trajordan: ăn ngon miện-cao lớn hơn-thông minh hơn.
+ Lục vị ẩm không ra mồ hôi trộm, không đái dầm, luôn khỏe mạnh.
+ Boganic: Nhuận gan lợi mật.
+ Viên sủi Naphar: Sức khỏe và may mắn
3.2.6 Quảng bá cho chiến lược định vị
Sau khi đã lựa chọn tiêu thức định vị công ty Dược phẩm Nam Hà đã áp dụng các chính
sách Marketing để quảng bá cho thương hiệu của mình.
3.2.6.1 Chính sách sản phẩm.
Chính sách sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong các chính sách của Marketing. Một
chính sách sản phẩm hợp lý sẽ tạo được những ưu thế và sự khác biệt với các công ty
khác. Từ việc tìm hiểu khách hàng mục tiêu công ty đưa ra chiến lược sản phẩm sau:
*Chiến lược phát triển các danh mục sản phẩm.
Chính sách này rất cần thiết trong giai đoạn đẩy mạnh bán hàng và chống cạnh tranh.
Việc tung ra thị trường đa dạng các sản phẩm giúp công ty giữ vững được thị phần của
mình. Cả Naphaco và Traphaco đều đã và đang cố gắng đưa ra một danh mục thuốc phong
phú và đa dạng nhằm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng
Bảng 12: Tỷ lệ thuốc đông dược/tổng sản phẩm của Traphaco, Naphaco.
Tên Traphaco Naphaco
Thuốc đông dược 44 34
Tổng số 98 138
Tỷ lệ % 44,8% 23,9%
Biểu đồ so sánh tỷ lệ thuốc đông dược/ tổng sản phẩm
của Naphaco và Traphaco
44.8
23.9
0
10
20
30
40
50
Traphaco Naphaco
%
Ta thấy tỷ lệ sản phẩm đông dược của Traphaco chiếm một tỷ lệ lớn hơn so với
Naphaco. Traphaco đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu thuốc đông dược, có các cán bộ
chuyên nghiên cứu đông dược, chủ động đầu tư vào các vùng trồng dược liệu và tích cực
mời các cán bộ khoa học ở các cơ quan nghiên cứu về hợp tác, do đó đã đưa được nhiều
sản phẩm đông dược có chất lượng tốt ra thị trường và tạo dựng được một thương hiệu tốt
như viên sáng mắt, hoạt huyết dưỡng não, Ampelop. Vì vậy Naphaco muốn có một danh
tiếng trên thị trường cần phaỉ đầu tư nhiều hơn nữa vào mặt hàng đông dược.
Trong khi đó Traphaco thực hiện thêm chiến lược phát triển sản phẩm theo tính thời vụ.
Các sản phẩm này ngoài việc đáp ứng vào chiến lược đa dạng hóa sản phẩm làm tăng số
lượng sản phẩm của công ty còn mang lại một phần lợi nhuận đáng kể và làm mạnh thêm
thương hiệu Traphaco vì đây là những sản phẩm được sản xuất khi thị trường có nhu cầu
do vậy mà mức tiêu thụ lớn
Bảng 13: Một số mặt hàng mang tính thời vụ của Traphaco
STT Tên thuốc Dạng bào chế Hoạt chất
1 Sunpharin Lọ 8ml Sulpharin
2 Nostravin Lọ 8ml Xylometazolin hyđroclorid
3 Bezosali Type 10g Acid benzoic, acid Salicylic
Thông qua một số chiền lược ăn theo này giúp sản phẩm của hai công ty nhanh chóng
chiếm lĩnh được thị trường giới thiệu một cách có hiệu quả hơn về sản phẩm của công ty.
1.2 Nghiên cứu bào chế sản phẩm có sự khác biệt nổi trội
Một sản phẩm mới muốn thu hút được nhiều người tiêu dùng thì chúng cần phải có những
đặc tính nổi trội hơn so với sản phẩm khác trên thị trường. Traphaco và Naphaco đã tương
đối thành công trong việc thực hiện chính sách này.
Traphaco
- Các sản phẩm mang tên ích mẫu của nhiều cơ sở sản xuất được nhân dân quen dùng
dưới dạng cao lỏng, viên hoàn cứng và viên hoàn mềm. Dạng bào chế mới mà công ty đưa
ra thị trường là viên nang với ưu điểm là dễ bảo quản và dễ sử dụng
- Sản phẩm Levigatus cũng được sản xuất ra nhằm mục đích trị mụn trứng cá và nứt nẻ
chân tay, loại bệnh dễ gặp ở Việt Nam do khí hậu nóng ẩm. Để tạo sự khác biệt với sản
phẩm khác công ty đã phối hợp kháng sinh Cetrimid và dịch chiết nghệ.
Naphaco
- Kem Erythromycin-Nghệ: Sản phẩm này được tung ra thị trường nhằm mục đích trị mụn
trứng cá. Để tạo sự khác biệt với các loại kem Erythromycin khác (như Erythrogen của
Pháp) công ty đã kết hợp giữa Erythromycin có tác dụng kháng khuẩn mạnh và nghệ có
tác dụng chống liền da và chống sẹo của nghệ.
- Kem Nascaren: Thành phần gồm Metronidazole và dịch chiết nghệ và được điều trị mụn
trứng cá
- Thuốc nhỏ mũi Codil và Codil-B: Đây là loại thuốc xịt mũi rất tiện dụng, chất lượng
tương tự như hàng ngoại nhập nhưng giá cả thấp hơn. Để tạo cho sản phẩm có sự khác biệt
công ty đã kết hợp nhiều dược chất trong sản phẩm chứ không dùng một hoạt chất thông
thường, ví dụ như Codil chứa Oxymetazoline và Dexamethasone, Codil-B chứa
Oxymetazoline, Camphor, Menthol
-Nosoko: Là một loại thuốc trị giun mà công ty mới đưa ra thị trường. Điểm khác biệt với
thuốc giun quả núi và thuốc điều trị giun khác trên thị trường là tá dược có thêm Socola.
Chính vì vậy làm cho thuốc có mùi vị, màu hấp dẫn và dễ uống hơn.
-Viên sủi: Công ty đưa ra hàng loạt mặt hàng thuốc sủi đặc biệt là các loại thuốc giảm sốt
và các vitamin như Naphar-C1000, Naphar-Multi, Naphar-Multi Giseng, Napharagan,
Napharagan-Codein.
-Xiro bổ phế chỉ khái lộ được cải tiến thành Bổ phế viên ngậm nhằm kéo dài tác dụng điều
trị.
1.3 Chính sách về kiểu dáng, mẫu mã
Trong những năm qua Naphaco và Traphaco cố gắng đảm bảo sản phẩm xuất xưởng có
bao bì đẹp, xây dựng các kiểu dáng mẫu mã mang tính riếng biệt, độc đáo.
Naphaco đã dùng ép vỉ nhựa thay cho lọ thủy tinh với thuốc viên hoàn, lắp đầu xịt
với thuốc xịt mũi Codil và Codil-B
Đặc biệt công ty đã đã đưa ra được biểu tượng mới cho công ty mang nhiều ý nghĩa hơn
Biểu tượng của Naphaco
Để hiểu rõ được biểu tượng của công ty thì chúng ta sẽ phân tích qua tên thương mại
của công ty, Naphaco. Naphaco là chữ viết tắt của Nam Hà Phamaceutical Company, công
ty Dược phẩm Nam Hà. Nam Hà xuất xứ của công ty.
- Chữ N là: + chữ cái mở đầu của Naphaco, tên thương mại của công ty
+ Chữ N còn có nghĩa là chữ Nhân, con người. Nó nói lên định hướng phát
triển của công ty là chú trọng phát triển nguồn nhân lực vì để tạo dựng được một thương
hiệu thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào con người. Các công ty khác có thể copy
được mẫu mã, công thức bào chế sản phẩm nhưng không thể nào copy được con người của
Naphaco. Chữ Nhân ở đây còn có nghĩa là công ty khi đưa sản phẩm ra thị trường luôn đặt
mục đích con người lên hàng đầu chứ không phải la lợi nhuận. Lúc này chữ Nhân mang ý
nghĩa là Nhân đạo
-Thiết kế hình nhữ N có hình vuông nhằm thể hiện sự chắc chắn, định hướng phát triển
một cách bền vững, đề cao tinh thần đoàn kết của các nhân viên trong công ty
- Bên trong chữ N là hình tròn và hình một đầu nhộng thể hiện được ngành nghề phát triển
của công ty là thiên về sản xuất thuốc dưới dạng viên nén và viên nhộng
- Ngoài ra hình cầu còn tượng trưng cho Trái Đất, chữ N bao trùm lên hình tròn muốn nói
lên công ty không chỉ tập trung vào thị trường nội địa mà còn mong muốn đưa sản phẩm
vươn ra thị trường thế giới. Một mong muốn để khẳng định vị trí thương hiệu của công ty
trên toàn cầu, mong muốn khẳng định thương hiệu thuốc Việt.
-Hình cầu còn thể hiện sự phát triển toàn diện của công ty. Công ty luôn kết hợp hài hòa
giữa hai mục đích là thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đảm bảo hàng giá vừa phải
với mức sổng của người dân Việt Nam tuy nhiên vẫn đảm bảo mang lại lợi nhuận cho
công ty.
-Công ty chọn màu xanh cho biểu tượng của mình vì màu xanh:
+ Là màu của hi vọng nói lên công ty luôn giữ vững niềm tin cho sự phát triển của mình
và đồng thời màu xanh cũng thể hiện sự mạnh mẽ sự sung sức của công ty trong thời đại
mới.
+ Thể hiện sự bình yên, an toàn. Đây chính là mục đích và điều mà công ty mong muốn
khi khách hàng sử dụng thuốc của Naphaco.
+ Là một màu đơn giản dễ in do đó sẽ giảm được chi phí trong in ấn.
- Naphaco đưa ra câu khẩu hiểu cho mình mặc dù câu khẩu hiệu này chưa được đăng kí
bản quyền” Vì sức khỏe cộng đồng”. Đây là câu khẩu hiệu tương đối đơn giản, dễ nhớ, dễ
đi vào trong tâm trí người đọc và cũng thể hiện được chữ Nhân trong biểu tượng của công
ty
Traphaco đưa ra hình ảnh logo, biểu tượng và câu khẩu hiệu của công ty khá độc đáo
Biểu tượng, logo và câu khẩu hiệu của Traphaco
Chữ R là chữ cái mở đầu của chữ Rail-way chỉ xuất xứ của công ty là một xưởng sản
xuất thuộc ty Y tế đường sắt. Đầu chữ R cách điệu thành hình ảnh con rắn biểu tượng cho
ngành Dược Việt Nam
Hình lục giác hai cạnh tương tự như vòng Benzen thể hiện cho ngành hóa học, một
ngành có mối quan hệ mật thiết với ngành Dược đồng thời thể hiện một cấu trúc liên kết
bền vững nhưng rất linh hoạt của công ty cổ phần Traphaco.
Tên Traphaco là tên thương mại của công ty. Đó là chữ viết tắt của cụm từ Trasport
Phamaceutical Company, công ty Dược của ngành đường sắt Việt Nam
Biểu tượng âm-dương và mây điện tử được thiết kế như một nguyên tử hóa học, tạo
một sự đối lập trong một thể thống nhất. Biểu tượng âm-dương trong Y Học Cổ Truyền
nằm trong đám mây nguyên tử nhằm mục đích nói lên định hướng của công ty chú trọng
kế thừa và phát triển thuốc Y Học Cổ Truyền. Lớp mây điện tử xung quanh thể hiện cho
công nghệ mới, hiện đại, mang điện trái dấu nhưng lại tạo thế cân bằng cho nguyên tử.
Điều này thể hiện được sự kết nối về thời gian, kết nối giữa truyền thống và hiện đại
Hình ảnh Trái Đất là biểu tượng cho phạm vi về không gian nói lên mong muốn của
công ty đưa sản phẩm ra được thị trường thế giới chứ không chỉ bị bó buộc trong phạm vi
Việt Nam.
Câu khẩu hiệu của công ty là “ Công nghệ mới và bản sắc cổ truyền” đã nêu được đặc
trưng của công ty đó là hòa nhập nhưng không hòa tan, công ty phát triển theo định hướng
vận dụng và phát triển cái mới nhưng vẫn không bỏ qua cái cũ mà vẫn phát triển nó, vẫn
áp dụng triệt để những bài thuốc cổ truyển để đưa ra được những sản phẩm đặc trưng trên
thị trường.
Về mẫu mã sản phẩm Traphaco đã có những biến đổi đáng kể. Ví dụ về công ty đã đưa
ra thị trường sản phẩm với bao bì ấn tượng và đặc trưng.
Như vậy cả Traphaco và Naphaco đang cố gắng nỗ lực nghiên cứu phát triển danh mục
thuốc, nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới, công thức bào chế mới, mẫu mã đa dạng nhằm đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng và do đó dần dần khẳng định được thương hiệu của mình
trên thị trường.
1. Việc ứng dụng chính sách giá.
Bất kể sản phẩm nào khi tung ra thị trường, công ty phải lựa chọn một mức giá phù hợp
với sản phẩm đó. Do thị trường luôn biến động nên để lựa chọn một mức giá thích hợp
công ty cần phải tính toán rất kỹ và linh hoạt cho từng sản phẩm. Đặc biệt là hiện nay thị
trường giá đang có nhiều biến động, các hàng nhái xuất hiện nhiều nên nếu mức giá không
phù hợp thì sản phẩm của công ty cạnh tranh sẽ dành lại những ưu thế trên thị trường.
2.1 . Chiến lược một giá
Nhằm tạo uy tín trên thị trường cả Naphaco và Traphaco đều công bố một giá cơ bản đối
với tất cả các khách hàng mua hàng bao gồm cả bệnh viện, công ty, nhà thuốc đại lý. Từ
giá cơ bản này hai công ty áp dụng các chiến lược khuyến mại theo từng giai đoạn nhất
định.
Bảng 18: Bảng giá một số sản phẩm của hai công ty
Tên sản
phẩm
Dạng bào chế Nhà sản xuất Giá (VND) Năm tung ra
thị trường
Hoạt huyết
dưỡng não
Viên bao đường,
20viên x 1vỉ
Traphaco 10.000 2000
Hà thủ ô đỏ Cốm, hộp 10 gói Traphaco 9.000 1999
Codil-B Lọ 10ml Naphaco 7.665 2001
Bổ phế viên 12viên x 2 vỉ Naphaco 4.500 2001
ngậm
Qua bảng trên ta thấy sản phẩm của hai công ty duy trì được mức giá ổn định qua các
năm. Việc này đã tạo được hình ảnh tốt về công ty, thể hiện được sự ổn định và tạo niềm
tin cho khách hàng vì vậy thương hiệu Traphaco và Naphaco cũng sẽ tạo được vị trí ổn
định và vững mạnh trên thị trường.
2.2 Chiến lược giá xâm nhập (đặt giá thấp tạo ưu thế cạnh tranh)
Việc áp dụng giá thấp giúp công ty nhanh chóng đạt được thị phần cũng như quảng bá
được thương hiệu của mình trên thị trường
Bảng 10: Giá các thuốc sủi bọt của Naphaco và một số mặt hàng cạnh
tranh (2002)
Hoạt chất Tên thuốc Tên công ty sản xuất Giá1viên
(VND)
So sánh
giá
Vitamin
C1000mg
Naphar-C1000 Naphaco 695 100,0%
Eff-pha Vit C XNLH Hậu Giang 851 122,4%
Plussz-C1000 Pharmavit (Hungary) 1.720 247,5%
Multivitamin Naphar-Multi Naphaco 685 100,0%
Eff-pha
Multivitamin
XNKH Hậu Giang 750 109,5%
Plussz-
Multivitamin
Pharmavit (Hungary) 1.100 160,6%
Paracetamol
500mg
Napharagan Naphaco 790 100,0%
Eff-pha
Paracetamol
XNLH Hậu Giang 900 113,9%
Efferangan Upsa (Pháp) 1.700 215,2%
Lấy giá mặt hàng tương ứng của Naphaco làm gốc (100%) để so sánh
Như vậy ở đây ta thấy công ty cổ phần Nam Hà đã định giá một số sản phẩm viên sủi
thấp hơn so với các sản phẩm cạnh tranh nhằm nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường
Với sản phẩm Piracetam của Traphaco khi đưa ra thị trường đầu năm 2000 với mức định
giá là 20.000đ/hộp x 6 vỉ. Sau một thời gian trên thị trườn xuất hiện nhiều sản phẩm cạnh
tranh nên đầu năm 2002 đã giảm xuống 12.500 đồng/hộp x 6 vỉ
Hoặc sản phẩm Fluocin: Ban đầu Traphaco bán với giá 1.650 đồng/type sau giảm xuống
còn 1.450 đồng/type.
Với chương trình giảm giá này Traphaco dễ dàng chiếm lĩnh lại được thị phần, khẳng định
được vị thế thương hiệu của mình trên thị trường
2. Chính sách phân phối.
Để phân phối kịp thời tới người tiêu dùng và đáp ứng giữa cung và cầu hay chính là tạo
dựng và quảng bá thương hiệu của mình cả Naphaco và Traphaco đã xây dựng một hệ
thống phân phối rộng khắp toàn quốc, với đội ngũ trình dược viên, nhân viên bán hàng
nhiệt tình tôn trọng khách hàng và luôn tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng. Cả hai
công ty đều kết hợp hài hòa cả kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp.
Sơ đồ kênh phân phối của hai công ty Traphaco và Naphaco
Công ty dược
phẩm
Công ty, đại lý
tại phân phối tại
khu vực phía Bắc
Chi nhánh tại TPHCM
Công ty, đại lý
phân phối tại khu
vực phía Nam
Người tiêu dùng
Bán buôn, bán lẻ, nhà thuốc, bệnh
viện, phòng khám
Các kênh trung gian
Kênh phân phối trực tiếp chủ yếu là thông qua các nhân viên bán hàng và đưa hàng. Hàng
ngày các nhân viên bán hàng sẽ đi tới trực tiếp các khách hàng để thu nhập các đơn đặt
hàng sau đó các đơn này sẽ được giải quyết nhờ các nhân viên đưa hàng.
Kênh phân phối gián tiếp thông qua các công ty Dược khác, các đại lý…
Như vậy nhờ hệ thống phân phối hợp lý hàng hóa được đưa đến tay khách hàng đúng lúc,
đúng nơi, đúng thuốc, đúng số lượng, đúng giá. Vì vậy mà uy tín trên thị trường của công
ty ngày càng tăng và đồng thời thương hiệu của công ty cũng dần tìm được một vị trí xứng
đáng.
4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.
Cùng với chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách xúc
tiến đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo dựng và quảng bá thương hiệu. Để thực
hiện tốt được chính sách này Naphaco và Traphaco đã lập ra một ngân sách cho các
phương tiện trong hệ thống truyền thông của Marketing. Ngân sách này chiếm tới 7%
tổng doanh thu với Naphaco và 5,9% với Traphaco trong năm 2003, tuy nhiên với mỗi
sản phẩm khác nhau mà công ty có những chiến lược khác nhau.
4.1 Một số chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.
Hầu hết sản phẩm của Naphaco và Traphaco đều là thuốc OTC (over the couter
product), phần nhỏ hơn là thuốc bán theo đơn. Các sản phẩm OTC có thể được sử dụng
không cần đơn của bác sĩ và mọi người có thể mua nó ở bất kỳ của hàng bán thuốc nào
theo lời khuyên của bác sĩ, dược sĩ, người bán thuốc. Chính đặc điểm này giúp cho có cơ
hội trong việc thực hiện các chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh như chiến lược kéo
và chiến lược đẩy.
Chiến lược kéo.
Công ty Người trung gian Người tiêu dùng
Chiến lược đẩy
Công ty Người trung gian Người tiêu dùng
Chiến lược kéo liên quan đến các hoạt động Marketing chủ yếu là dùng các hình thức
thông tin quảng cáo tuyên truyền thuốc với mục đích kích thích nhu cầu người tiêu dùng
và để họ biết đến thương hiệu Naphaco và Traphaco trước khi đi đến các của hàng thuốc.
Chiến lược đẩy là đẩy hàng hóa ra thị trường một cách có hiệu quả nhất với khối lượng
lớn nhất thông qua lực lượng bán hàng và các khuyến mãi. Việc đẩy hàng hóa ra thị trường
đúng vào thời điểm sẽ là một lợi thế giúp doanh nghiệp tạo dựng và quảng bá thương hiệu
của mình trên thị trường.
Tuy nhiên để thực hiện được các chiến lược này Naphaco và Traphaco cần sử dụng các
công cụ trong chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh như quảng cáo, bán hành các nhân,
kích thích tiêu thụ, tuyên truyền và cũng chính là công cụ hữu ích để hai công ty tạo dựng
được thương hiệu khá thành công trên thị trường.
4.2. Các công cụ trong chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
4.2.1. Quảng cáo.
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Mọi thông tin quảng cáo thuốc phải được sự cho phép của Bộ Y Tế, đảm bảo chính xác,
khách quan, trung thực.
Bảng 18: Chi phí Traphaco và Naphaco dành cho các
hoạt động Marketing.
STT Hạng mục lớn Tổng chi phí/DT
Traphaco Naphaco
1 Quảng cáo 5,6% 4,6%
2 Hội chợ, triển lãm 0,1% 0,08%
3 PR 0,2% 0,12%
5.6
0.1 0.2
4.6
0.08 0.12
0
1
2
3
4
5
6
Qu¶ng c¸o Héi trî , triÓn
l·m
PR
%
Traphaco
Naphaco
Biểu đồ so sánh chi phí dành cho các hoạt động Marketing/DT giữa
Traphaco và Naphaco
Như vậy chi phí dành cho quảng cáo vẫn là lớn nhất và với mỗi sản phẩm khác nhau công
ty đưa ra các chương trình quảng cáo và kinh phí khác nhau. Tuy nhiên chi phí dành cho
PR chiếm một tỷ lệ quá nhỏ so với DT của công ty.
4.2.1.1. Quảng cáo trên truyền hình.
Quảng cáo trên truyền hình được biết đến là một phương tiện quảng cáo hiệu quả nhất do
có sự kết hợp cả âm thanh, ánh sáng và hình ảnh. Chính vì vậy mà chi phí của Naphaco
cho hoạt động này chiếm tới 5% tổng doanh thu của công ty với Traphaco chiếm tới 4,6%.
-Naphaco đưa lên truyền hình một số thuốc như Coldi, Coldi-B, Nascaren, Muilti sủi, Bổ
phế viên, Nosoko
- Traphaco cũng tận dụng triệt để truyền hình để quảng bá thuốc và thương hiệu của mình.
Nhiều sản phẩm được quảng bá bằng hình thức này như Hoạt huyết dưỡng não, Hà thủ ô,
Nhân sâm tam thất…
Ví dụ trong quảng cáo về Hà thủ ô đỏ công ty đưa ra hình ảnh một ông đồ đang ngồi dạy
học sau đó xuất hiện một con người của thế giới hiện đại cầm hộp hà thủ ô đồng thời với
một câu nói là: muốn cho xanh tóc đỏ da rủ nhau lên núi tìm Hà Thủ Ô. Hiện nay không
cần lên núi đã có sản phẩm Hà Thủ Ô của Traphaco. Như vậy quảng cáo đã chỉ ra mong
muốn của mọi người có một sức khỏe tốt, một sự trường sinh và muốn thực hiện được điều
đó con người không phải lên núi tìm Hà Thủ Ô mà có thể dùng ngay các sản phẩm Hà Thủ
Ô của công ty. Với quảng cáo khá ấn tượng này sản phẩm Hà Thủ Ô của Traphaco dễ dàng
đi vào tâm trí người đọc vì hình ảnh thầy đồ là hình ảnh quen thuộc và cao quí của nhân
dân. Thầy đồ đã dùng sản phẩm của công ty thì chứng tỏ sản phẩm đó đảm bảo được về
mặt chất lượng
4.2.1. Quảng cáo trên báo, tạp chí.
Một số thuốc chuyên khoa thì công ty sử dụng hình thức trên các tạp chí chuyên ngành
như tạp chí Dược học, thuốc và sức khỏe….Các tạp chí này được các bác sĩ đọc từ đó
nhận được những thông tin về sản phẩm. Và trên những tờ báo này thì hai công ty luôn nêu
bật được công dụng của sản phẩm.
Ví dụ Traphaco dùng hình ảnh một cô gái với nước da mịn màng sau khi dùng sản phẩm
Levigatus của công ty để quảng cáo trên báo Tiếp thị và tiêu dùng. Hình ảnh này đánh
đúng vào tâm lý của người phụ nữ luôn mong muốn có một làn da đẹp, không trứng cá. Vì
vậy mà sản phẩm Levigatus đã nhanh chóng tạo dựng được tên tuổi trên thị trường.
Bên cạnh đó Naphaco sử dụng các vật phẩm làm công cụ cho việc quảng cáo như bút bi,
cốc nước, lịch treo tường…Những vật phẩm này đều là những vật có tần số xuất hiện
trong con mắt người tiêu dùng lớn. Vì vậy việc tạo câu khẩu hiệu và hình ảnh đặc sắc sẽ dễ
tạo được nhưng liên kết trong tâm trí người tiêu dùng.
Ví dụ Naphaco tặng cho khách hàng nhiều tờ lịch treo tường với hình ảnh một lọ viên sủi
Naphaco Multi cùng câu khẩu hiệu viên sủi bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, kèm theo
đó là biểu tượng của công ty. Chính vì vậy mà dần dần thương hiệu Naphaco đi vào trong
đầu người tiêu dùng
Hay trên bút thì công ty đưa ra tên sản phẩm cùng với câu khẩu hiệu tương tự.
4.2.1.4 Một hình thức được công ty áp dụng là dùng các tờ rơi.
Thường nội dung chứa đựng nhiều thông tin gồm tên thuốc, thành phần, hàm lượng, tác
dụng, chống chỉ định…Tuy nhiên nếu trên tờ rơi đó không chứa gì đặc biệt thì các thông
tin trên cũng nhanh chóng bị lãng quên đi và nhường chỗ cho các thông tin khác. Chính vì
vậy để liên kết luôn được tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng thì Naphaco thiết kế tờ rơi
với màu sắc độc đáo và câu khẩu hiệu đặc trưng như Viên nén sủi Naphar có câu khẩu
hiệu là Sức khỏe và may mắn. Naphaco đánh đúng vào tâm lý của người tiêu dùng mong
muốn có một sức khỏe tốt đặc biết là trong thời đại ngày nay khi mà chất lượng sống của
con người ngày càng được nâng cao, những nhu cầu tối thiểu đã dần được thỏa mãn vì vậy
việc chăm lo để có sức khỏe tốt đóng vai trò rất quan trong với mọi người. May mắn nhằm
gợi lên trong đầu người tiêu dùng chương trình khuyến mại của Naphaco sẽ được trình bày
trong phần sau và cũng sẽ may mắn có được sức khỏe tốt khi sử dụng sản phẩm của công
ty
Trong khi đó Traphaco thiết kế tờ rơi cho sản phẩm Ampelop với hình ảnh một màu
xanh đang phủ xanh dần đồi trọc muốn diễn tả thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng của
Traphaco đang phủ dần lên các vết loét trong dạ dày- tá tràng. Hình ảnh núi non, rừng
xanh, hồ nước mát mẻ là những hình ảnh quen thuộc đối với nhân dân ta vì vậy mỗi khi bị
loét dạ dày-tá tràng người dân có thể liên tưởng ngay tới sản phẩm Ampelop của công ty.
Ngoài ra Traphaco còn thiết kế tờ áp phích cho Lục vị ẩm với hình ảnh chú Cuội nằm
ngủ dưới gốc cây đa dưới ánh sánh của vầng trăng tròn đang mơ về một hộp Lục vị ẩm. ở
đây chú cuội và mặt trăng là biểu tượng của dân gian, là hình ảnh được trẻ con Việt Nam
yêu thích và được ghi sâu vào trong đầu mỗi người dân qua những câu chuyện. Chiếc quạt
là biểu hiện của sự mát mẻ, khô thoáng đối lập với thể bệnh âm hư nội nhiệt. Giấc ngủ
ngon của chú Cuội đối lập với với sự bứt rứt khó chịu của trẻ do đái dầm và ra mồ hôi
trộm. Với hình ảnh độc đáo này sản phẩm Lục vị ẩm nhanh chóng đi vào tiềm thức của
người tiêu dùng và mỗi khi nhắc đến chú Cuội, mặt trăng, chiếc quạt người ta dễ liên
tưởng tới Lục vị ẩm của Traphaco.
Bên cạnh việc tạo dựng câu khẩu hiệu và hình tượng độc đáo cho các tờ rơi Naphaco và
Traphao thực hiện chiến dịch rải tờ rơi ồ ạt trong các hội trợ triển lãm, cho các đại lý, cho
người tiêu dùng. Do đó mà thương hiệu Naphaco và Traphaco có nhiều cơ hội để tạo được
liên kết trong tâm trí người tiêu dùng.
4.2.1.5. Quảng cáo trên mạng Internet
Khi công nghệ thông tin đang ngày càng kết nối thế giới thành một khối, việc tiếp
xúc với khách hàng thông qua mạng Internet đang là mục tiêu của các nhà Marketing.
Naphaco và Traphaco cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Naphaco thành lập một trang
web với địa chỉ và trang web của Traphaco có địa chỉ là
Trang web của Naphaco được trình bày bằng hai thứ tiếng
Việt và Anh giúp cho khách hàng trong và ngoài nước có thể truy cập và hiểu được dễ
dàng. Trong khi đó trang web của Traphaco lấy hoa cúc làm hình ảnh chính cho trang chủ
bên cạnh biểu tượng của công ty. Vì hoa cúc là biểu tượng cho sự thành đạt và màu vàng
cũng dễ bắt mắt người tiêu dùng. Cả Naphaco và Traphaco luôn cố gắng cập nhập các
thông tin về công ty để giúp khách hàng biết được những tin tức mới nhất. Bên cạnh đó
các trang web này còn được kết nối với những trang web nổi tiếng khác như trang web
hay (trang web về hàng Việt Nam
chất lượng cao).
Đồng thời tại trang web hai công ty có đưa lên những
thông tin ngắn gọn để giới thiệu về công ty như logo, các sản phẩm chính… Trên trang
có một số sản phẩm của công ty với hình ảnh ấn tượng được đưa
lên như viên sủi Naphar, hoạt huyết dưỡng não…
Thông qua những trang web người tiêu dùng sẽ tiếp cận với công ty nhiều hơn và thương
hiệu của Naphaco và Traphaco dần có cơ hội khẳng định được vị trí của mình trên thị
trường.
4.2.2. Kích thích tiêu thụ
Kích thích tiêu thụ là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho hoạt động và hỗ trợ kinh doanh. Do
đặc thù sản phẩm của công ty chủ yếu là những thuốc sử dụng không cần theo đơn của bác
sĩ, nên ngoài việc áp dụng các hình thức như khuyến mại trên giá bán, tặng vật phẩm cho
khách hàng trung gian cho nhà thuốc, công ty còn tặng quà cho người tiêu dùng khi mua
sản phẩm của công ty và tổ chức các đợt bốc thăm trúng thưởng.
Các hình thức kích thích tiêu thụ được công ty áp dụng
4.2.2.1.Hình thức khuyến mại theo số lượng mua: Hình thức nàp được công ty áp dụng
trong từng thời điểm khác nhau
Tại hội trợ hàng Việt Nam chất lượng cao vừa qua Naphaco đưa ra chương trình khuyến
mại như sau:
Bảng 14: Chương trình khuyến mại của Naphaco tại HCHVNCLC
STT Số tiền mua (VND) Hình thức khuyến mại
1 30.000 1 mũ
2 50.000 trở lên 1 mũ + 1 bóng bay
Traphaco
Nhận xét: Như vậy thông qua hình thức này hai công ty kích thích người tiêu dùng ghé qua
gian hàng của công ty, mua sản phẩm của công ty.
4.2.2.2Hình thức khuyến mại trên giá bán: Cả Traphaco và Naphaco đều đưa ra hình
thức chiết giá 3% với giá bán buôn. Tuy nhiên với một số sản phẩm đặc biết khác thì hai
công ty đưa ra mức chiết giá khác nhau.
Nhận xét: Công ty thông qua việc chiết giá cho các nhà thuốc tư nhân, nhà bán buôn theo
doanh số mua hàng để kích thích mua hàng được nhiều hơn. Mức chiết giá tương đối ổn
định ở 3% giúp công ty không chỉ đẩy mạnh được hàng hóa ra thị trường mà còn quản lý
được giá cả và giữ vững được uy tín của công ty.
Ngoài ra hai công ty còn sử dụng một số phương pháp kích thích tiêu thụ khác nhằm đẩy
mạnh hàng ra thị trường
Bảng 11: Hình thức khuyến mại cho sản phẩm Nasoko của Naphaco
STT Số lượng Nasoko được mua (hộp) Hình thức khuyến mại
1 10 hộp 1 hộp Naphacollyre
2 1 kiện=40 hộp 40 hộp Naphacollyre
Nhận xét: Như vậy thông qua hình thức khuyến mại này công ty không những đẩy mạnh
được việc tiêu thụ Nasoko ra thị trường mà còn đẩy mạnh được cả việc tiêu thụ
Naphacollyre. Do đó chiến lược này như một mũi tên bắn trúng hai đích công ty không chỉ
quảng bá được thương hiệu Nasoko mà còn quảng bá được thương hiệu của Naphacollyre.
Đặc biệt trong thời gian từ 4/3 đến hết ngày 30/11/2004 Naphaco đã tổ chức một chương
trình khuyến mại lớn mạnh trên phạm vi toàn quốc nhằm quảng bá cho viên sủi Naphar.
Chương trình áp dụng cho với người mua viêv nén sủi Naphar,các đại lý và nhà bán buôn.
Với khách hàng mua viên nén sủi Naphar được tiến hành như sau: Trong thời gian
khuyến mại, mỗi ống sản phẩm Naphar được đưa ra trên thị trường đều được đính kèm
theo một Logo Naphaco hình tròn. Khách hàng gửi Logo kèm theo một phiếu bất kỳ đã
bằng giấy đã được ghi đầy đủ các thông tin bao gồm họ tên, địa chỉ, số CMND/hộ chiếu và
số điện thoại (nếu có) gửi về địa chỉ nhận thư. Sau đó công ty tổ chức bốc thăm trúng
thưởng với giải thưởng sau:
Bảng 15: Chương trình khuyến mại cho sản phẩm viên
sủi của Naphaco
Đợt bốc thăm Ngày bốc thăm Giải thưởng
Đợt 1 16/04/2004 01 xe máy Honda Super Dream
02 điện thoại di động Samsung SGH-
E100
03 Tivi LG 21FB90VE màn hình phẳng
04 04 đầu DVD LG 7942P
Đợt 2 02/09/2004 Cơ cấu giải thưởng như trên
Đợt 3 02/09/2004 Cơ cấu giải thưởng như trên
Đợt 4 16/12/2004 Cơ cấu giảI thưởng như trên và
01 01ôtô Fiat Siena ELX
Ngoài ra trong các lốc sản phẩm khuyến mại đưa ra trên thị rường sẽ được đính kèm
các phiếu thưởng điểm. Mỗi phiếu thưởng điểm tương đương 50 điểm thưởng. Quy cách
như sau:
Các sản phẩm Naphar-Multi, Naphar-Multi ginseng, Naphar C, Naphar para C, Naphar C
1000: 1 phiếu/lốc; 15 phiếu/thùng
Sản phẩm Naphar Ca C1000, sản phẩm Magne B6, sản phẩm Napha TK, sản phẩm
Naphar Activit, sản phẩm Cimetidin: 2 phiếu/lốc; 29 phiếu/thùng.
Sản phẩm Napharangan: 2 phiếu/lốc; 23 phiếu/thùng
Sản phẩm Napharangan codein: 3 phiếu/lốc; 32 phiếu/thùng
Sản phẩm Coldo: 1 phiếu/lốc; 12 phiếu/thùng
Từ phiếu qui đổi ra điểm với tỷ lệ như sau 1 phiếu tương đương với 50 điểm
Khách hàng tích lũy phiếu thưởng điểm để đổi lấy quà tặng tương ứng với số điểm. Các
mức điểm khác nhau nhận được các phần quá khác nhau từ mũ kaki cao cấp Naphaco với
mức điểm đổi là 100 tới máy quay phim KTS Sonny, mã số DCR-TRV33E với mức điểm
là 150.000.
Ngoài ra với các nhà thuốc và đại lý trên toàn quốc với mỗi 1.500 điểm đổi quà nhà
thuốc được tặng thêm 1 phiếu tham dự bốc thăm trúng thưởng.
Quá trình bốc thăm được diễn ra 4 lần: đợt 1 là ngày 16/04/2004, đợt 2 (16/06/2004), đợt
3 (02/09/2004), đợt 3 (16/12/2004). Cơ cấu giải thưởng đa dạng như chuyến du lịch tới
Thái lan hay Trung Quốc, hoặc Sinhgapore, điện thoại di động Samsung SGH-E100, Tivi
LG 21FB90VE, đầu DVD.
Vì đây là một chương trình lớn có phạm vi trên toàn quốc và kéo dài nên khả năng kích
thích tiêu thụ cao và đồng thời có tác dụng mạnh đến người tiêu dùng. Họ liên tục tiếp xúc
với thương hiệu Naphaco trong một thời gian dài, trên các tờ rơi qua các đợt bốc thăm
trúng thưởng, trên truyền hình, trên các băng rôn quảng cáo, trên những phần quà mà họ
nhận được cũng đều có chữ Naphao như đồng hồ, mũ, cặp da, áo phông, bút kim….Vì vậy
trong tâm trí họ dần hình thành liên kết với Naphaco.
Biện pháp dùng thử/tặng hàng mẫu.
Thông thường khi đưa một sản phẩm mới ra thị trường hay thâm nhập vào thị trường
mới, người tiêu dùng có tâm lý e ngại do chưa biết tính chất, chất lượng của sản phẩm vì
vậy việc dùng thử, tặng hàng mẫu là rất cần thiết để tạo sự nhận biết và lôi kéo khách
hàng.
Việc dùng thử được nhiều công ty áp dụng thành công đặc biết với sản phẩm như dầu gội
đầu, sữa rửa mặt. Công ty Tradewin Asia kinh doanh mặt hàng viên sủi Plusssz tại Việt
Nam đã áp dụng thành công khi họ tổ chức các đợt uống Plusssz miễn phí tại các trường
học, các sự kiện thể thao và các hiệu thuốc trong các năm 1995-1999 nhờ đó mà thương
hiệu Plusssz được biết đến rộng rãi và khá nổi tiếng ở Việt Nam. Công ty cổ phần Nam Hà
tổ chức đợt uống miễn phí các sản phẩm Naphar sủi tại một số hiệu thuốc và trường học.
Tại hội trợ HVNCLC vừa qua Traphaco cũng tổ chức đợt uống miễn phí với viên
sủi……của công ty.
Tặng hàng mẫu: Cả Naphaco và Traphaco đều tiến hành việc tặng hàng mẫu của công ty
cho bác sĩ qua đó để cho bác sĩ thấy chất lượng hàng của công ty không thua kém nhiều
các sản phẩm ngoại khác.
4.2.3. Tuyên truyền
Tuyên truyền là kích thích các nhu cầu một cách gián tiếp. Qua tuyên truyền thông tin về
sản phẩm được người tiêu dùng tiếp nhận một cách tự nhiên hơn vì họ không nhận thấy
mục đích kinh doanh trong đó. Naphaco và Traphaco đã có những hình thức tuyên truyền
sau:
*Tham gia các hội thảo, hội nghị triển lãm.
Naphaco và Traphaco đều luôn có gian hàng tại các hội trợ triển lãm như hội trợ hàng
Việt Nam chất lượng cao. Tại hội trợ hai công ty đều có chương trình khuyến mại đặc biệt
dành cho người tiêu dùng. Traphaco trong hội trợ hàng Việt Nam chất lượng cao diễn ra
vào tháng 3 năm 2004 thực hiện một chương trình quảng cáo rầm rộ cho sản phẩm nước
súc miệng Tricare.
Mỗi khách hàng được phát một phiếu điều tra về công ty. Khách hàng sau khi điền xong
phiếu điều tra bỏ vào trong hòm phiếu tại gian hàng của công ty và nhận được 01 chai
nước súc miệng Tricare 100ml. Ngoài ra công ty còn dành 10 phần quà có giá trị cho
những phiếu trúng thưởng trong đợt rút thăm vào sáng ngày 31/03/2004. Đây là hình thức
quảng bá thương hiệu đặc biệt của Traphaco vì mỗi khách hàng dù chưa biết đến Traphaco
nhưng khi nhận phiếu điều tra, điền vào đó, trong quá trình đi tìm gian hàng của Traphaco
để bỏ phiếu và nhận quà thì thương hiệu Traphaco bắt đầu xuất hiện và tạo dấu ấn trong
tâm trí của họ. Nếu ai đã biết đến Traphaco hoặc đã quên thì qua hội trợ này sẽ lại nhớ đến
Traphaco. Chính vì thương hiệu Traphaco liên tục được nhắc lại lên sẽ hình thành trong
tâm trí người tiêu dùng một liên kết mạnh.
Ngoài ra tại hội trợ này công ty đồng thời tăng cường phát tờ rơi được thiết kế ấn tượng
giới thiệu về các sản phẩm của công ty như Trajordan, Ampelop, Lục vị ẩm…
Bên cạnh đó Traphaco còn tham gia vào một số hội trợ khác như hội trợ quốc tế, tham gia
triển lãm Y-Dược thường niên tại Hà Nội và TP HCM, hội nghị tổng kết khoa học nghành
Y-Dược học cổ truyền Việt Nam, hội nghị khoa học viện Y học cổ truyền Việt Nam, Hội
nghị về xây dựng phác đồ điều trị kết hợp giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền, 02 hội
trợ quốc tế Myanmar và Campuchia.
4.2.4. Bán hàng cá nhân.
Là phương pháp nói chuyện với một hay nhiều khách hàng để bán hàng hay là để quảng bá
thương hiệu của công ty thông qua trình dược viên. Chi phí cho phương pháp này khá cao
và đối tượng để quảng bá không nhiều nên việc tuyển chọn và đào tạo được đội ngũ trình
dược viên có kiến thức nhất định về sản phẩm và Marketing là cần thiết. Tuy nhiên hiện
nay để đạt được doanh số cao nên các trình dược viên sử dụng nhiều hình thức Marketing
phi đạo đức. Do đó việc quản lý đội ngũ trình dược viên sao cho vừa hoạt động có hiệu
quả vừa hạn chế tối đa các hoạt động Marketing phi đạo đức là một trong những vấn đề
của cả Traphaco và Naphaco
5.Hoạt động PR
Các hoạt động PR mang tính xã hội cao nên đã mang lại cho cả Naphaco và Traphaco hiệu
quả thiết thực trong việc quảng bá thương hiệu và quảng bá sản phẩm, tạo dựng được tình
cảm, danh tiếng với khách hàng.
Traphacothường kỳ hàng quí thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và tặng
quà, chúc mừng nhân ngày lễ cao tuổi với kinh phí 100,0 triệu đồng tại 12 phường trong
Hà Nội: Ngọc Khánh, Nghĩa Tân, Cống Vị, Nam Đồng, Thành Công, Kim Liên, Quán
Thánh, Nguyễn Trung Trực, Đại học Dược Hà Nội, Tổng cục đường sắt, Cầu Giấy, Láng
Thượng, Thịnh Quang.
Ngoài ra cả Traphaco và Naphaco còn thực hiện hội nghị khách hàng vào dịp cuối năm
nhằm tạo dựng một mối quan hệ tốt với khách hàng và đồng thời gián tiếp khuếch trương
sản phẩm.
Như vậy cả Naphaco và Traphaco đều đã ý thức được tầm quan trọng của PR trong chiến
lược định vị và quảng bá thương hiệu và đã có những hoạt động PR tuy nhiên những hoạt
động thực sự chưa thực sự mạnh chưa thực sự tạo được tiếng vang lớn. Nguyên nhân do
công ty còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tài chính nên kinh phí cho PR còn hạn hẹp.
10.Các hoạt động bảo vệ thương hiệu và nhãn hiệu.
Naphaco và Traphaco đã đăng kí tên thương mại, biểu tượng và logo của mình với cục
SHCN Việt Nam. Sản phẩm của hai công ty đại đa số cũng đã được đăng kí với cục SHCN
VN để tránh hiện tượng làm hàng nhái.
Đặc biệt hiện nay Traphaco đang nắm giữ một giải pháp hữu ích, 8 kiểu dáng công nghệ,
84 nhãn hiệu hàng hóa từ Dược liệu, đã đăng kí bảo hộ nhãn hiệu Traphaco tại 34 nước và
được cấp giấy phép tại 7 nước Mỹ, Nhật, Campuchia, Lào, Thái Lan, Singapor, úc.
11. Hiệu quả việc thực hiện việc định vị và quảng bá thương hiệu của hai công ty
Traphaco và Naphaco.
11.1. Giá trị bằng tiền bạc
Dưới đây có bảng so sánh doanh thu của Naphaco và Traphaco trong một số năm qua.
Bảng 20: Doanh thu sản xuất trong các năm 1999-2003
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2000 2001 2002 2003
Doanh thu sản xuất
của Naphaco
41.000 59.354 82.506 108.834
Doanh thu sản xuất
của Traphaco
55.970 77.078 106.985 139.833
% so với Traphaco 73,25% 77,00% 77,11% 77,83%
0
20
40
60
80
100
120
140
160
2000 2001 2002 2003
Naphaco
Traphaco
Biểu đồ cột so sánh doanh thu qua các năm của
Naphaco và Traphaco
Qua các số liệu trên ta thấy doanh thu của hai công ty vẫn luôn tăng qua các năm. Tuy
nhiên so với Traphaco thì doanh thu sản xuất của Nam Hà chỉ bằng 77,11% trong năm
2002 và 77,83% trong năm 2003. Như vậy việc tiêu thụ sản phẩm của hai công ty đã giữ
mức tăng trưởng cao trong các năm hay cũng chính là thương hiệu của hai công ty đã thực
sự tạo được một vị trí trên thị trường.
11.2 Giá trị vô hình
Trên thị trường thuốc của Việt Nam hiện nay, thương hiệu Traphaco và Naphaco đã thực
sự tạo được một vị thế. Mỗi khi nhắc đến hoạt huyết dưỡng não người ta dều nghĩ ngay
đến Traphaco với câu khẩu hiệu Công nghệ mới và bản sắc cổ truyền hay khi nhắc đến
thuốc giun quả núi hoặc Bổ phế chỉ kháI lộ người ta cũng nghĩ ngay đến Naphaco. Như
vậy luôn có sự liên kết giữa thương hiệu của công ty và tâm trí người tiêu dùng. Lên kết
này làm cho người tiêu dùng sẽ trung thành với nhãn hiệu và biết đến nhãn hiệu của công
ty. Chính điều này giúp cho công ty tạo được nhiều lợi thế tronh cạnh tranh đặc biệt trong
thời gian này khi mà thuốc ngoại đang phổ biến trên thị trường thuốc Việt Nam và đồng
thời giúp cho ngành Dược Việt Nam sẽ có cơ hội để khẳng định được mình trên thị trường
thế giới nhất là trong giai đoạn sắp tới khi Việt Nam gia nhập WTO và NAFFTA.
12.Một số kết quả nghiên cứu phản hồi từ khách hàng về thương hiệu và các sản
phẩm của Traphaco.
12.1 Thông qua việc phát tờ rơi cho người tiêu dùng tại các hội chợ HVNCLC Traphaco
đã thu được kết quả có ý nghĩa. Trên cơ sở bộ câu hỏi của Traphaco tô có thiết kế 1 bộ câu
hỏi dành cho Naphaco và phát tới 300 người tiêu dùng, thông qua xử lý bằng phần mềm
SSPS tôi thu được kết quả dưới đây
1. Hiện nay Traphaco và Naphaco đều đang là những công ty Dược có tiếngtăm trên thị
trường không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Tuy nhiên mỗi người khác nhau có sự
hiểu biết tin tưởng khác nhau đối với thương hiệu của hai công ty.
Bảng 16: Cấp độ nhận thức về TH Traphaco và Naphaco
STT Chỉ tiêu Tỷ lệ %
Traphaco Naphaco
1 Chưa từng nghe nói đến 50,0% 19,2%
2 Có biết 72,1% 10,4%
3 Tin tưởng 44,0% 61,0%
4 Trung thành 14,6% 9,4%
50
72.1
44
14.6
43.3
65.7
29
8.9
0 20 40 60 80
Ch- a tõng
nghe nãi ®Õn
Cã biÕt
Tin t- ëng
Trung thµnh
%
Naphaco
Traphaco
Biểu đồ cấp độ nhận thức về TH Traphaco và Naphaco của
người tiêu dùng
Nhận xét: Tỷ lệ KH chưa nghe nói đến 2 TH Traphaco và Naphaco vẫn còn khá cao. Tỷ lệ
KH trung thành với hai TH còn ít mới 8,9% với Naphaco và 14,6 với Traphaco. Đa số TH
của hai công ty này mới đạt được mức biết đến trong tâm trí người tiêu dùng. Như vậy TH
Naphaco và Traphaco mới dừng lại ở mức là một TH chứ chưa phải là một TH mạnh
2. Hiện nay TH Traphaco và Naphaco tuy đã tồn tại trên thị trường nhưng liệu trong số
những người có biết đến TH hai công ty này liệu có bao nhiêu người biết đến ngành nghề
kinh doanh của hai công ty
Bảng 17: Nhận thức về lĩnh vực Traphaco và Naphaco
kinh doanh
STT Lĩnh vực Tỷ lệ %
Traphaco Naphaco
1 Dược phẩm 83,4% 80,1%
2 Thực phẩm 2,4% 1,5%
3 Hóa mỹ phẩm 6,5% 0,7%
4 Dược liệu 19,9% 17,7%
83.4
2.4
6.5
19.9
80.1
1.5
0.7
17.7
0 20 40 60 80 100
D- î c phÈm
Thùc phÈm
Hãa mü phÈm
D- î c liÖu
%
Naphaco
Traphaco
Biểu đồ biểu thị nhận thức về lĩnh vực kinh doanh của
Traphaco và Naphaco
Ta thấy vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ nhiều người nhầm Traphaco và Naphaco là những
công ty về thực phẩm, mỹ phẩm và đặc biệt là Dược liệu. Như vậy vẫn tồn tại một số
lượng người nhất định tuy biết đến hai TH Traphaco và Naphaco nhưng kiến thức về hai
TH chưa thực sự là sâu.
3. Hiện nay cùng với tốc độ phát triển của KHKT ngày càng xuất hiện nhiều các phương
tiện truyền thông. Việc sử dụng phương tiện truyền thông để quảng bá TH là một trong
những vấn đề quan trọng của công ty. Vì vậy các công ty cũng cần nghiên cứu phương tiện
truyền thông nào có hiểu quả nhất trong khi định vị và quảng bá TH
Bảng 18: Hiệu quả định vị và quảng bá của các
phương tiện truyền thông
STT Phương tiện Tỷ lệ %
Traphaco Naphaco
1 Truyền hình 75,4% 75,3%
2 Hội chợ, triển lãm 61,6% 48,3%
3 Đọc báo, tạp chí 45,5% 26,7%
4 Mạng Internet 12,9% 18,9%
5 Người khác giới thiệu 15,7% 23,5%
6 Truyền thanh 23,2% 3,0%
75.4
61.6
45.5
12.9
23.2
15.7
75.7
48.3
26.7
18.9
3
23.5
0 20 40 60 80
TruyÒn h×nh
Héi chî , triÓn l·m
§äc b¸o, t¹p chÝ
M¹ng Internet
TruyÒn thanh
Ng- êi kh¸c gi í thiÖu
%
Naphaco
Traphaco
Biểu đồ biểu thị hiểu quả của các phương tiện truyền thông
trong định vị và quảng bá TH
Nhận xét: Truyền hình vẫn là công cụ hiệu quả nhất trong việc định vị và quảng bá TH của
công ty. Với Naphaco chỉ một tỷ lệ nhỏ người biết đến TH Naphaco qua truyền thanh. Tỷ
lệ này lớn hơn đối với Traphaco. Điều này là do Naphaco chưa thực sự đầu tư vào việc
quảng bá thông qua truyền thanh do nhiều nhược điểm của truyền thanh như không thể
hiện được hết tính năng của sản phẩm.
4. Chúng tôi cũng đưa ra những tiêu chí để KH bình chọn xem tiêu chí nào của công ty gây
ấn tượng mạnh nhất với KH hay cũng chính là để tìm hiểu xem liệu sơ đồ định vị của công
ty đã thực sự là một sơ đồ định vị đúng hay chưa. Và mỗi khi nhắc đến TH của công ty thì
hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tâm trí người tiêu dùng là hình ảnh nào.
Bảng 19: Tiêu chí hai TH Traphaco và Naphaco đã đáp ứng được đối với
người tiêu dùng
STT Tiêu chí Tỷ lệ %
Traphaco Naphaco
1 Chất lượng tốt 74,6% 61,9%
2 Thông tin đầy đủ 32,0% 28,1%
3 Dễ mua 53,5% 49,8%
4 Giá cả hợp lý 68,7% 53,7%
5 Mẫu mã đẹp 25,3% 17,4%
6 Tên ấn tượng 11,9% 8,6%
74.6
53.5
68.7
32
25.3
11.9
61.9
28.1
49.8
53.7
17.4
8.6
0 20 40 60 80
ChÊt l- î ng tèt
DÔ mua
Gi¸ c¶ hî p lý
Th«ng tin ®Çy ®ñ
MÉu m· ®Ñp
Tªn Ên t- î ng
%
Naphaco
Traphaco
Biểu đồ so sánh khả năng đáp ứng được nhu cầu của KH của
Naphaco và Traphaco
Ta thấy còn một tỷ lệ lớn các tiêu chí mà hai công ty chưa đáp ứng được như tên chưa
thực sự gây được ấn tượng (tỷ lệ nhỏ 8,6% với Naphaco và 11,9% cho rằng tên công ty và
các sản phẩm gây ấn tượng với họ). Chất lượng và giá cả cũng là hai vấn đề mà Naphaco
và Traphaco cần xem xét lại vì chỉ có 68,9% với Traphaco và 49,8% với Naphaco cho rằng
mức giá là hợp lý. Đồng thời sự đIều chỉnh kênh phân phối của hai công ty để cho KH dễ
lấy được thuốc của công ty cũng cần được quan tâm.
Như vậy từ tất cả những số liệu trên thì hai công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc
định vị và quảng bá TH cho mình. Cần tận dụng tối đa những lợi thế mình có và khắc
phục những vấn đề còn thiếu sót nhằm tạo dựng được một TH mạnh trên thị trường.
Phần 4: Kết luận và đề xuất
1.Kết luận
Khóa luận đã khái quát được cơ sở lý thuyết về định vị và quảng bá thương hiệu nói
chung và của ngành Dược nói riêng. Khái quát được thực trạng về nhận thức thương hiệu
của một số công ty Dược Việt Nam tại Hà Nội.
Khóa luận đi sâu khảo sát chiến lược định vị và quảng bá thương hiệu của hai công ty
Dược Việt Nam là Traphaco và Naphaco đặc biệt nhấn mạnh chiến lược quảng bá thương
hiệu thông qua sử dụng bốn chiến lược của Marketing và hoạt động PR.
Mặc dù vấn đề thương hiệu mới xuất hiện trong những năm gần đây nhưng đang trở
thành một trong những vấn đề cấp bách của các công ty nói chung và của công ty Dược
nói riêng. Thông qua phân tích chiến lược của hai công ty cho thấy tùy từng thời điểm mà
công ty sử dụng các chiến lược khác nhau để định vị và tùy vào sản phẩm mà công ty có
những chương trình riêng phù hợp với sản phẩm đó và phù hợp với thời điểm tung ra thị
trường.
Định vị khách hàng mục tiêu:
Hai công ty đã thực hiện một cách có bài bản để định vị khách hàng mục tiêu như thông
qua phát phiều điều tra, gặp trực tiếp, phân tích tâm lý người tiêu dùng, căn cứ vào mô
hình bệnh tật, môi trường sống, điều kiện kinh tế xã hội… Tuy nhiên số lần trình dược
viên đến các của hàng thuốc còn thấp và giải quyết các thắc mắc của người bán thuốc chưa
hoàn toàn tốt do đo làm chậm việc tiêu thụ thuốc trên thị trường đặc biệt với thuốc OTC.
*Phân tích đối thủ cạnh tranh:
Cả hai công ty trước khi đưa sản phẩm ra thị trường đã thực hiện việc nghiên cứu các đối
thủ cạnh tranh để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của mình đồng thời hạn chế
những điểm bất lợi của các sản phẩm đã có trên thị trường.
Nghiên cứu các thuộc tính của sản phẩm:
Naphaco và Traphaco đều tiến hành nghiên cứu các thuộc tính của sản phẩm như công
dụng- cấu tạo, dịch vụ thương mại một cách cẩn thận nhằm tìm ra được những thuốc tính
nào chưa đạt yêu cầu để sửa chữa.
Sơ đồ định vị
Naphaco và Traphaco đều sử dụng sơ đồ định vị với hai trục giá cả và chất lượng sản
phẩm để định vị cho sản phẩm của mình. Thông qua việc sử dụng sơ đồ này công ty biết rõ
sản phẩm của mình đang ở vị trí nào trên thị trường.
Phương án định vị:
Naphaco và Traphaco đều sử dụng chiến lược nhấn mạnh giải pháp điển hình cho sản
phẩm đem lại cho khách hàng. Điều này cũng hợp lý với các công ty Dược vì thuốc bao
giờ có nhiệm vụ đầu tiên là phải chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân.
Quảng bá thương hiệu:
Naphaco và Traphaco đã kết hợp nhuần nhuyễn các chính sách của Marketing: chính sách
sản phẩm, chính sách giá, chính sách xúc tiến, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến
và hỗ trợ kinh doanh. Tuy nhiên vẫn còn những điểm hạn chế:
+ Mặt hàng chính là thuốc đông dược của Naphaco chưa tạo được một thương hiệu nổi
tiếng trên thị trường như Traphaco do đo mà công ty cần nghiên cứu đề ra những giải pháp
để thực sự các sản phẩm của mình có được một vị trí nhất định trên thị trường.
+ Các chương trình quảng cáo cho thuốc chưa thực sự tạo được ấn tượng tốt cho người tiêu
dùng, chưa thực sự tạo được một nét đặc sắc cho công ty
+ Hoạt động PR của hai công ty chưa thực sự mạnh mới chỉ là bắt đầu chứ chưa dành
nhiều thời gian và chi phí cho hoạt động này.
4. Đề xuất
Đối với nhà nước:
- Cần xử lý triệt để hàng giả, hàng nhái: Nhà nước cần đưa ra chính sách rõ ràng, thực thi
nghiêm khắc, sử phạt thích đáng nạn hàng giả, nhái thương hiệu. Tình trạng thiếu luật, luật
không rõ, thủ tục rườm rà, kéo dàI trong đăng kí thương hiệu được nhắc khá nhiều cộng
thêm tình trạng không có chế tài hiệu quả với nạn vi phạm nhãn mắc khá phổ biến.
- Điều chỉnh chính sách hạn chế mức chi cho tiếp thị (hiện quá thấp không phù hợp với
cạnh tranh ác liệt của thị trường): Hầu hết các doanh nghiệp mong muốn nhà nước quan
tâm hơn đến ngân quĩ dành cho xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Khảo sát chiến lược định vị và quảng bá thương hiệu của một số doanh nghiệp Dược Việt Nam.pdf