Tài liệu Luận văn Kết cấu vận luật của thể song thất lục bát trong tiến trình phát triển thể loại ngâm khúc: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-------------------------
ĐỖ THỊ HƯỜNG
KẾT CẤU VẬN LUẬT CỦA THỂ SONG THẤT
LỤC BÁT TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN
THỂ LOẠI NGÂM KHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-------------------------
ĐỖ THỊ HƯỜNG
KẾT CẤU VẬN LUẬT CỦA THỂ SONG THẤT
LỤC BÁT TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN
THỂ LOẠI NGÂM KHÚC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã Số:60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:TS.Phạm Thị Phương Thái
THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Lý do khoa học
Thể thơ song thất lục bát (STLB) là một trong những sáng tạo đáng tự
hào của văn học trung đại nói riêng và của nền văn học Việt Nam nói chung.
Từ bƣớc chập chững, “ngập ngừng” dần dầ...
122 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Kết cấu vận luật của thể song thất lục bát trong tiến trình phát triển thể loại ngâm khúc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-------------------------
ĐỖ THỊ HƯỜNG
KẾT CẤU VẬN LUẬT CỦA THỂ SONG THẤT
LỤC BÁT TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN
THỂ LOẠI NGÂM KHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-------------------------
ĐỖ THỊ HƯỜNG
KẾT CẤU VẬN LUẬT CỦA THỂ SONG THẤT
LỤC BÁT TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN
THỂ LOẠI NGÂM KHÚC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã Số:60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:TS.Phạm Thị Phương Thái
THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Lý do khoa học
Thể thơ song thất lục bát (STLB) là một trong những sáng tạo đáng tự
hào của văn học trung đại nói riêng và của nền văn học Việt Nam nói chung.
Từ bƣớc chập chững, “ngập ngừng” dần dần đi đến ổn định và trở thành một
thể thơ cách luật, từ lúc chỉ đƣợc dùng để ngâm nga, ca tụng đến khi trở thành
một thể tài hữu hiệu để diễn tả sâu sắc, tinh tế thế giới nội tâm của con ngƣời,
STLB đã trải qua hành trình mấy thế kỷ, với sự góp công của biết bao thế hệ
thi sĩ. Qua khảo sát tình hình nghiên cứu, chúng tôi thấy đã có một số bài viết,
công trình khoa học tìm hiểu những vấn đề về đặc trƣng, nguồn gốc và quá
trình hoàn thiện thể STLB. Hầu hết ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trƣớc
đều đã đƣợc biện giải khá thuyết phục. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều điểm cần
nhìn nhận lại và bàn thêm. Chẳng hạn, đành rằng, ngọn nguồn của thể STLB
là văn học dân gian. Nhƣng đó không phải là nguồn gốc duy nhất của thể thơ
này. Có thể thoát thai từ câu hát dân gian nhƣng chắc chắn phải nhờ sự “thi
công” của nhiều thế hệ thi sĩ tài hoa, tinh tế thì STLB mới trở thành một thể
thơ cách luật, mới có thể tỏa sáng với những tác phẩm Ngâm khúc ở thế kỷ
XVIII – XIX. Và nhƣ vậy, sẽ thấy rõ hơn công lao của nhiều thế hệ thi sĩ
trong việc tìm tòi và sáng tạo một lối thơ riêng cho dân tộc.
Nghiên cứu STLB về kết cấu vận luật và tiến trình phát triển từ những
dấu hiệu đầu tiên cho đến bƣớc hoàn tất với các khúc ngâm ở thể kỷ XVIII –
XIX, không những có dịp bàn thêm về đặc trƣng thể thơ STLB mà còn có thể
nhìn nhận quá trình vận động, phát triển của thể thơ STLB từ hình thức đến
nội dung nhƣ lẽ tất yếu, nhằm thỏa mãn nhu cầu phản ánh của thời đại.
Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Kết cấu vận luật của thể
song thất lục bát trong tiến trình phát triển thể loại Ngâm khúc”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 2 -
1.2 Lý do thực tiễn
Hiện nay, các tác phẩm viết bằng thể thơ STLB (Chinh phụ ngâm, Cung
oán ngâm, Văn chiêu hồn, Khóc Dương Khuê...) chiếm số lƣợng đáng kể
trong chƣơng trình giảng dạy ở các cấp học … Vì vậy, việc tìm hiểu đặc trƣng
kết cấu vận luật và tiến trình phát triển thể loại là việc làm cần thiết và hữu
ích đối với những ngƣời làm công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học. Thực
hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ trau dồi thêm những kiến thức về thi
pháp thể loại, tạo cơ sở chắc chắn về một hƣớng tiếp cận tác phẩm văn
chƣơng và góp thêm một tiếng nói nhằm xác định đúng giá trị của tác phẩm
văn học trong chƣơng trình giáo dục phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đáp ứng đƣợc nhu cầu tình cảm của con ngƣời trong bối cảnh lịch sử
nên ngay từ khi mới ra đời, STLB đã chiếm đƣợc lòng yêu mến của công
chúng thƣởng thức văn học. Với tƣ cách là một thể thơ dân tộc, hơn nữa lại là
thể loại có thành tựu rực rỡ trong văn học Việt Nam thời trung đại, STLB đã
thu hút đƣợc sự quan tâm đánh giá của các nhà nghiên cứu. Từ những thập
niên đầu thế kỷ XX đến nay, thể thơ này thực sự trở thành nội dung nghiên
cứu, tìm hiểu của các nhà văn học sử học và lý luận thơ ca.
2.1 Về nguồn gốc của thể STLB
Do hầu hết các thể thơ, thể văn trong văn học trung đại Việt Nam đều
có nguồn gốc từ Trung Quốc nên xung quanh vấn đề nguồn gốc của thể STLB
đã có rất nhiều ý kiến tranh luận khác nhau. Có quan điểm cho rằng thể thơ
STLB là thể thơ thuần túy của Việt Nam, quan điểm khác lại khẳng định thể
STLB là một hiện tƣợng lắp ghép giữa cặp thất ngôn của Trung Hoa và cặp
lục bát của Việt Nam. Gần đây, hầu hết giới chuyên môn đều thừa nhận STLB
là thể thơ của dân tộc ta. Tác giả Bùi Kỷ đã khẳng định đó là “lối văn riêng
của ta mà Tàu không có” [44, 82]. Nhà nghiên cứu Phƣơng Lựu cũng tán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 3 -
đồng quan điểm này. Ông đã khẳng định: “Thể thơ STLB được hình thành
trên cơ sở thể lục bát và thể thơ bảy chữ vốn có sẵn trong thơ ca dân gian
Việt Nam” [31, 452].
Trong bài viết “Đi tìm ngọn nguồn của cặp thất ngôn trong thể song
thất lục bát”, tác giả Phan Diễm Phƣơng đã tiến hành so sánh cấu trúc âm luật
của cặp thất ngôn Trung Hoa và cặp thất ngôn Việt Nam để từ đó rút ra kết
luận: “Điệu STLB là điệu hoàn toàn Việt Nam” [42, 38]. Sau đó, tác giả đƣa
ra cách lí giải và chứng minh thể thơ STLB có ngọn nguồn từ văn học dân
gian. Điều này chứng tỏ quan điểm cho rằng thể STLB thuần túy Việt Nam là
hoàn toàn chính xác.
Không dừng lại ở đó, Phan Diễm Phƣơng tiếp tục làm rõ nguồn gốc của
thể thơ này qua bài “Thử tìm hiểu những điều kiện hình thành hai thể thơ lục
bát và Song thất lục bát”. Từ những căn cứ đầy sức thuyết phục, tác giả thêm
một lần nữa khẳng định chắn chắn rằng “dân tộc Việt có đủ mọi điều kiện để
tạo nên thể thơ đó” [43, 33].
Về thời điểm xuất hiện những dòng STLB thành văn, tác giả Phan
Diễm Phƣơng, tác giả Ngô Văn Đức đều khẳng định những dòng STLB đầu
tiên đƣợc bắt đầu từ tác phẩm “Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn” của
Lê Đức Mao. Tác giả Phan Ngọc lại cho rằng “Bồ Đề thắng cảnh thi” tƣơng
truyền của Lê Thánh Tông mới là tác phẩm khởi thảo của thể STLB. Chính vì
vậy, thời điểm xuất hiện thể STLB cũng là vấn đề cần phải xem xét.
2.2 Về đặc trưng kết cấu vận luật của thể STLB
Tiếp theo những công trình nghiên cứu về nguồn gốc của thể STLB,
các nhà nghiên cứu đã đi vào tìm hiểu đặc trƣng của thể loại này. Một trong
những đặc trƣng đó là kết cấu vận luật.
Tác giả Dƣơng Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu ngoài việc
chỉ ra những đặc điểm hình thức của thể thơ, tác giả còn trình bày một số vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 4 -
đề cơ bản về vần luật bằng trắc trong cặp câu thất của thể STLB: “trừ chữ thứ
nhất không kể, muốn đặt tiếng gì cũng được, còn sáu chữ sau chia làm ba
đoạn mỗi đoạn hai chữ. Trong câu 7 thì có đoạn đầu trắc trắc; đến câu 7
dưới thì luật trái lại: đoạn đầu bằng bằng” [16, 206]. Những vấn đề mà ông
đã đề cập tới sẽ là sự gợi mở cho các tác giả ở giai đoạn sau khi nghiên cứu về
đặc trƣng kết cấu vần luật của thể STLB.
Viết về thể STLB, trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả
cũng đã chỉ ra một số đặc điểm về hình thức, cách gieo vần, nhịp điệu của thể
STLB. Nhƣng những nhận định này vẫn mang tính chất khái quát và hết sức
sơ lƣợc.
Trong cuốn Lí luận văn học, tác giả Phƣơng Lựu chủ yếu tập trung vào
tìm hiểu về mặt hình thức của thể thơ STLB: “Song thất lục bát là thể thơ cứ
hai dòng bảy chữ (song thất) lại một dòng sáu chữ và một dòng tám chữ “(lục
bát)” [31, 452]. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến đặc trƣng kết cấu vận
luật của thể này. Ông đã chỉ ra cách hiệp vần và phối thanh của thể STLB:
“Chữ cuối của dòng bảy thứ nhất hiệp vần với chữ thứ năm của dòng bảy thứ
hai. Hai chữ hiệp vần đều thuộc thanh trắc. Chữ thứ bảy của dòng thứ hai
hiệp vần với chữ thứ sáu của dòng sáu tiếp theo và đều thuộc thanh
bằng….Như vậy, mỗi khổ thơ có một vần chân trắc và ba vần chân bằng…”
[31, 452]. Tuy nhiên, những đặc trƣng khác về nhịp điệu, về phép đối… của
thể thơ thì chƣa đƣợc các tác giả đề cập tới.
Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức trong Thơ ca Việt
Nam hình thức và thể loại đã chú ý hơn tới vấn đề đặc trƣng kết cấu vận luật
của thể STLB. Đóng góp của hai tác giả là đã khẳng định thể thơ này là sự tổ
hợp của lục bát và thất ngôn. Tuy nhiên, họ cũng mới chỉ đề cập đến đặc
trƣng vần luật của thể STLB một cách chung chung, chƣa có sự lí giải cụ thể.
Khác với những công trình nghiên cứu đi trƣớc, Lục bát và song thất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 5 -
lục bát (Lịch sử phát triển, đặc trưng thể loại) của Phan Diễm Phƣơng đã chỉ
ra cụ thể một số đặc trƣng của thể thơ STLB về: gieo vần, ngắt nhịp, phối
thanh điệu… Đồng thời, tác giả cũng đƣa ra cách lí giải về ngọn nguồn của
thể thơ lục bát và thể STLB “Đó là hai thể thơ dân tộc, được hình thành trên
những điều kiện cụ thể là tiếng Việt và văn hóa Việt, trong mối liên hệ rất mật
thiết với văn vần dân gian của dân tộc Việt” [44, 123]. Đây là một công trình
có giá trị lớn trong việc làm sáng tỏ đặc trƣng kết cấu vần luật của thể STLB.
Tiếp thu thành quả của công trình này chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu và
chỉ ra sự vận động về mặt hình thức và mặt nội dung của thể STLB trong tiến
trình phát triển của thể loại Ngâm khúc.
Tác giả Ngô Văn Đức trong cuốn Ngâm khúc, quá trình hình thành
phát triển và đặc trưng thể loại cũng có nói đến thể thơ STLB trong tƣơng
quan so sánh với thể lục bát và Đƣờng luật. Từ đó, tác giả bƣớc đầu chỉ ra giá
trị của thể STLB trong việc diễn tả nội tâm con ngƣời và khẳng định thể thơ
này là hình thức tối ƣu của thể loại Ngâm khúc. Nhƣng những vấn đề này vẫn
còn rất chung chung, mới chỉ dừng lại ở mức độ đặt vấn đề. Đây là một trong
những tiền đề gợi mở để chúng tôi thực hiện đề tài này.
Trong những năm gần đây, giới chuyên môn đã quan tâm nhiều hơn tới
đặc trƣng kết cấu vận luật của thể STLB. Nhờ có sự quan tâm này, mà một số
vấn đề cơ bản của thể thơ này đã đƣợc giải quyết ở những mức độ khác nhau.
Từ đó giúp ta có thể nhận diện thể thơ STLB một cách dễ dàng.
2.3 Lịch sử nghiên cứu quá trình vận động và phát triển của thể
STLB trong Ngâm khúc
Vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá những giá trị nội dung và nghệ
thuật của các tác phẩm Ngâm khúc có một lịch sử khá lâu dài, nhƣng việc
nghiên cứu quá trình vận động và phát triển của thể STLB thì lại là vấn đề
khá mới mẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 6 -
Ở giai đoạn đầu (giữa thế kỷ XX), hầu nhƣ các tác giả mới chỉ tập trung
tới việc giới thiệu, khảo đính và giải thích điển cố mà chƣa chú ý đúng mức
tới quá trình vận động của thể STLB trong các tác phẩm Ngâm khúc. Có thể
kể đến các công trình nhƣ : Chinh phụ ngâm khảo thích và giới thiệu (Nhà
xuất bản văn hóa HN 1964) của Lại Ngọc Cang; Cung oán ngâm khúc khảo
thích chú giải (Hà Nội 1931) của Đinh Xuân Hội; Cung oán ngâm khúc dẫn
giải (Tân Việt Sài Gòn 1953) của Tôn Thất Lƣơng; Cung oán ngâm khúc dẫn
giải (Quốc học thƣ xã, HN 1953) của Lê Văn Hòe; Cung oán ngâm khúc hiệu
đính chú giải (Bộ giáo dục HN 1957) của Hoàng Ngọc Phách, Lê Thƣớc, Vũ
Đình Liên; Cung oán ngâm khúc khảo thích giới thiệu (Nxb văn hóa HN
1959) của Nguyễn Trác và Nguyễn Đăng Châu; Tự tình khúc và Trần tình
văn – chú thích và giới thiệu (Nxb văn hóa HN 1958) của Đái Xuân Minh,
Nguyễn Tƣờng Phƣợng. Trong các công trình trên, các tác giả tuy đã đƣa ra
những nhận xét đánh giá ngắn gọn nhƣng chỉ nhằm thâu tóm đƣợc cái tài, cái
thần của tác phẩm về phƣơng diện nội dung chứ không hƣớng vào làm rõ quá
trình vận động phát triển của thể STLB trong thể loại Ngâm khúc.
Giai đoạn sau (từ thập kỷ 70), các nhà nghiên cứu đã soi chiếu tác
phẩm từ những góc độ khác nhau nhƣng chỉ dừng lại ở việc phân tích văn bản
hoặc khai thác giá trị của hình tƣợng nghệ thuật. Các công trình này thƣờng
có quy mô nhỏ lẻ chƣa thật chuyên sâu nhƣng ở đó đã có những ý kiến mới
mẻ. Đó là quan niệm Ngâm khúc nhƣ là một thể loại với những đặc điểm
riêng: Thử đặt lại vị trí của Cao Bá Nhạ (Đặng Thị Hảo), Từ bản Nôm mới
phát hiện góp phần xác định thêm tác giả và thời điểm ra đời của Ai tư vãn
(Nguyễn Cẩm Thúy), Thể loại ngâm và “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia
Thiều (N.I.Niculin), Tiếng khóc nhân loại trong tiếng khóc Nguyễn Gia Thiều
(Vũ Khiêu), các bài viết của các tác giả Phạm Luận, Đặng Thanh Lê, Nguyễn
Lộc… trong các giáo trình văn học Việt Nam về Chinh phụ ngâm khúc và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 7 -
Cung oán ngâm khúc… Những khúc ngâm chọn lọc của Lƣơng Văn Đang,
Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn Lộc.. .Các tác phẩm ở giai đoạn này, tuy đã có
bƣớc tiến hơn giai đoạn trƣớc, nhƣng vấn đề về sự vận động của thể STLB
vẫn chƣa đƣợc đề cập đến.
Cuối thế kỷ XX, trên các tạp chí văn học, đã có một số bài viết về sự
vận động và phát triển của thể STLB trong tác phẩm Ngâm khúc.
Trong bài nghiên cứu “Cung oán ngâm khúc trên bƣớc đƣờng phát triển
của thể song thất lục bát” của Đặng Thanh Lê đã chỉ ra sự phát triển của STLB
“khác với các thể kỷ trước, các tác phẩm song thất lục bát của thế kỷ thứ XVIII
đưa thể thơ này vào chức năng phản ánh nội dung tâm trạng có tính chất bi
kịch…” [26, 47]. Nhƣng nhận định này mới chỉ đƣợc rút ra từ việc khảo sát
một tác phẩm cụ thể nên nó chƣa khách quan và đủ sức thuyết phục.
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang trong bài viết “Tìm hiểu quá trình vận
động phát triển của thể loại song thất lục bát” trên Tạp chí Văn học số 5 –
2000 đã chỉ ra đƣợc ba giai đoạn phát triển của thể thơ này dựa trên hai căn
cứ điều kiện lịch sử và quá trình vận động nội tại của thể thơ STLB. Khi tiến
hành nghiên cứu sự vận động của thể thơ ở giai đoạn thứ nhất (Giai đoạn thứ
nhất từ trƣớc nửa đầu thế kỷ XVIII), tác giả cũng có đề cập tới sự vận động
của thể STLB qua một số tác phẩm Ngâm khúc. Nhƣng tác giả mới chỉ ra sự
vận động về mặt hình thức còn sự vận động về mặt nội dung thì chƣa đƣợc
nhắc đến.
Có thể thấy, từ nửa cuối thế kỷ XX giới chuyên môn đã dành cho thể
STLB một sự quan tâm đặc biệt. Vấn đề nguồn gốc ra đời của thể thơ STLB
hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng đây là thể thơ của dân tộc Việt có
ngọn nguồn từ văn học dân gian. Song, theo chúng tôi thì thể thơ này có thể
còn có ngọn nguồn từ trong văn học viết. Trong lịch sử nghiên cứu về kết cấu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 8 -
vận luật của thể thơ STLB ta thấy đã có một số công trình đề cập đến, nhƣng
nghiên cứu về kết cấu vận luật của thể STLB trong tiến trình phát triển của thể
loại Ngâm khúc thì cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào đề cập đến. Với
mong muốn làm sáng rõ bƣớc chuyển biến của thể STLB từ ngâm vịnh đến
diễn tả tâm tình của con ngƣời. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết
cấu vận luật của thể STLB trong tiến trình phát triển của thể loại Ngâm khúc.”
Tất cả những công trình nghiên cứu trên đều là những cơ sở quan trọng,
những kiến thức quý báu giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề
tài này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Để làm rõ tiến trình lịch sử và kết cấu vận luật của thể thơ STLB,
chúng tôi tiến hành khảo sát một số khúc Ngâm chọn lọc và những tác phẩm:
Hạnh Thiên Trường hành cung của Trần Thánh Tông; Cư trần lạc đạo phú
của Trần Nhân Tông; Vịnh Hoa yên tự phú của Huyền Quang; Quốc âm thi
tập của Nguyễn Trãi; Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải; Đại nghĩ bát giáp
thưởng đào giải văn của Lê Đức Mao; Bồ Đề thắng cảnh thi (khuyết danh),
Thiên Nam minh giám (khuyết danh). Qua đó chỉ ra những tiền lệ cho sự ra
đời của thể thơ STLB.
Để hiểu rõ giá trị của thể STLB trong việc diễn tả tâm trạng của nhân
vật trữ tình và thấy đƣợc sự hoàn thiện về diện mạo của thể thơ ở cuối thế kỷ
XVIII, chúng tôi tiến hành khảo sát và phân tích một số khổ thơ trong các
khúc Ngâm tiêu biểu nhƣ: Bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm – tƣơng truyền của
Đoàn Thị Điểm (giữa thế kỉ XVIII); Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều
(cuối thế kỉ XVIII); Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân (cuối thế kỉ XVIII); Văn
chiêu hồn của Nguyễn Du (cuối thế kỉ XVIII); Tự tình khúc của Cao Bá Nhạ
(cuối thế kỉ XVIII). Đây là những tác phẩm tiêu biểu có thể đáp ứng yêu cầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 9 -
lý giải những vấn đề của luận văn ở những góc độ cụ thể khác nhau.
Trong số tác phẩm này chúng tôi đặc biệt chú ý đến Chinh phụ ngâm và
Cung oán ngâm. Đây là hai tác phẩm có vai trò lớn trong việc hoàn chỉnh thể
loại STLB ở văn học trung đại Việt Nam.
4. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát tiến trình vận động phát triển của thể STLB trong
Ngâm khúc, luận văn bƣớc đầu đi đến kết luận về tiền lệ ra đời của thể STLB;
bàn thêm về kết cấu vận luật độc đáo của thể STLB; sự chuyển biến về hình
thức và nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu biểu đạt.
Trên cơ sở đó luận văn sẽ góp thêm lời khẳng định công lao đóng góp
của các thế hệ thi sĩ trong quá trình hoàn thiện STLB – một trong những thể
thơ dân tộc.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp khảo sát và thống kê: để có đƣợc những số liệu, chúng
tôi đã tiến hành khảo sát những sáng tác của các tác giả theo trình tự thời gian,
trong đó có yếu tố vần luật tƣơng đồng với vần luật của STLB. Từ đó bƣớc
đầu có ý kiến về tiền lệ ra đời của thể song thất lục bát.
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: chúng tôi tiến hành so sánh tác phẩm
của các tác giả, đối chiếu giữa các tác phẩm để chỉ ra những bƣớc tiến hay lụi
tàn của nó.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: phân tích đặc trƣng của thể STLB
và từ việc phân tích dẫn chứng để thấy đƣợc sự chuyển biến trong việc ngâm
vịnh đến “ngâm buồn” diễn tả nội tâm của con ngƣời.
- Phƣơng pháp lịch sử: sự xuất hiện của song thất lục bát gắn liền với một
hoàn cảnh xã hội văn hóa cụ thể. Việc vận dụng phƣơng pháp lịch sử để
nghiên cứu giúp chúng tôi xác định một cách đúng đắn vị trí, vai trò và những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 10 -
đóng góp của thể thơ STLB trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc.
6. Những đóng góp của luận văn
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn:
+ Bƣớc đầu chỉ ra những tiền lệ của việc hình thành thể thơ STLB
+ Làm rõ bƣớc chuyển biến của thể STLB từ ngâm vịnh đến diễn tả
tâm tình của con ngƣời.
+ Góp phần khẳng định công lao của nhiều thế hệ thi sĩ trong việc xây
đắp và hoàn thiện một thể thơ dân tộc.
+ Góp phần làm sáng tỏ thêm những đặc trƣng dân tộc của thể STLB
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn baogồm 3 phần:
Phần mở đầu gồm 6 phần:
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4. Mục đích nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của luận văn
7. Cấu trúc luận văn
Phần nội dung gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Kết cấu vận luật của thể song thất lục bát
Chương 2. Những cơ sở hình thành thể song thất lục bát
Chƣơng 3. Sự chuyển biến từ ngâm vịnh đến diễn tả nội tâm
Phần kết luận.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 11 -
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
KẾT CẤU VẬN LUẬT CỦA THỂ SONG THẤT LỤC BÁT
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Khái niệm loại thể và thể loại
1.1.1.1 Loại thể
Trong cuốn phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại thể)
nhà xuất bản Giáo dục đã đƣa ra cách hiểu về loại thể văn học: “loại thể văn
học là một vấn đề thuộc hình thức nghệ thuật của văn học có liên quan khăng
khít đến nội dung” [6, 3].
Về quan niệm cụ thể với từng thuật ngữ chúng ta rất khó thống nhất và
cũng rất khó có một ranh giới rạch ròi tuyệt đối. Khi nói loại ta cũng hay nói
“loại thể”, khi nói thể ta lại hay nói “thể loại”. Việc gọi tùy tiện nhƣ vậy sẽ
làm rối khái niệm.
Các nhà nghiên cứu đã chia tác phẩm văn học thành các loại và các thể
(hoặc thể loại, thể tài). Loại rộng hơn thể, thể nằm trong loại. Nhƣng cũng có
trƣờng hợp thể có thể thuộc về nhiều loại ví nhƣ thơ ta có: thơ tự sự, thơ trữ
tình, kịch thơ. Vì vậy, chúng ta không nên đi tìm ranh giới tuyệt đối giữa các
loại thể. Theo tác giả Trần Thanh Đạm sự phân chia loại thể văn học gồm có
hai mức độ: loại và thể “Theo chúng tôi nên dùng thuật ngữ loại thể bao gồm
loại (loại hình) và thể (hay chỉ thể tài)” [17, 9].
Dựa vào các phƣơng thức sáng tác mà ngƣời ta phân chia thành các loại
thể văn học khác nhau. Theo tác giả Trần Thanh Đạm: “tiêu chuẩn và căn cứ
hợp lí nhất để phân chia loại thể văn học chính là phương thức kết cấu tác
phẩm văn học, trước hết là kết cấu hình tượng hoặc hệ thống hình tượng của
tác phẩm” [17, 7]. Nhƣ vậy có nghĩa là muốn phân chia loại thể chúng ta cần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 12 -
chú ý tới sự cấu tạo bên trong và hình tƣợng văn học chứ không phải chỉ dựa
vào một số biểu hiện về hình thức bên ngoài.
Khi đi vào vấn đề loại thể, thế giới tầng bậc của nó và thiên về cấu trúc
hình thức thể hiện, ta có ba loại: tự sự, trữ tình, kịch và từng loại có từng thể
nhỏ. Cụ thể:
Loại tự sự: Là loại tác phẩm dùng lời kể tái hiện lại những việc làm,
biến cố nhằm dựng lại một dòng đời nhƣ đang diễn ra một cách khách quan,
qua đó bày tỏ một cách hiểu và một thái độ nhất định. Tác phẩm đó bao giờ
cũng phải có một sự kiện (một câu chuyện) làm nòng cốt, trong đó có những
sự việc đang diễn ra có sự tham gia của con ngƣời với những hoạt động ngôn
ngữ, tính cách… của họ trong mối quan hệ với hoàn cảnh, xã hội và trong mối
quan hệ lẫn nhau. Loại tác phẩm tự sự bao gồm: thần thoại, sử thi, truyện cổ
tích, truyện cƣời, ngụ ngôn, truyện thơ, tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn,
kí sự, bút kí…
Loại trữ tình: Là loại tác phẩm văn học thông qua sự bộc lộ tình cảm
của tác giả mà phản ánh hiện thực, đó là sự bộc lộ trực tiếp những tƣ tƣởng
cảm xúc của tâm hồn con ngƣời đối với thế giới. Loại tác phẩm trữ tình bao
gồm: thơ trữ tình, thơ trào phúng, ca dao trữ tình, các khúc ngâm, tùy bút,
trƣờng ca hiện đại. Phú, văn tế, thơ ca trù cũng có thể xem là dạng đặc biệt
của tác phẩm trữ tình.
Loại kịch: Là loại nghệ thuật sân khấu, mang tính chất tổng hợp của
nhiều loại hình nghệ thuật nhƣ: văn học, âm nhạc, hội họa…Kịch là phƣơng
thức đặc biệt để tái hiện hiện thực cuộc sống và biểu hiện tƣ tƣởng nhà văn,
tức là phản ánh và biểu hiện bằng ngôn ngữ và hành động trực tiếp của nhân
vật trong các tình huống của cuộc sống. Loại tác phẩm kịch bao gồm: bi kịch,
hài kịch, kịch, kịch thơ, các kịch bản chèo, tuồng cải lƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 13 -
Nhƣ vậy, muốn nắm đƣợc những đặc điểm chung của thể loại cụ thể
trƣớc tiên ta phải xác định đƣợc thể loại ấy nó nằm trong loại nào để từ đó có
hƣớng tiếp cận phù hợp.
1.1.1.2 Thể loại
Nói tới thể loại văn học là đề cập tới “Dạng thức của tác phẩm văn
học, được hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển
lịch sử của văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm,
về đặc điểm các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của
mối quan hệ của nhà văn đối với các hiện tượng đời sống ấy” [17, 299].
Bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng luôn đƣợc xem xét và xác định
xem nó thuộc thể loại nào, bởi lẽ không có tác phẩm nào lại tồn tại ngoài hình
thức quen thuộc của thể loại. Mỗi thể loại thể hiện một kiểu quan hệ đối với
cuộc sống và đối với ngƣời đọc, tức là một kiểu quan hệ giao tiếp. Giáo sƣ
Trần Đình Sử cũng đã có lần nhận xét đó là kiểu quan hệ giao tiếp kép: Vừa
giao tiếp với ngƣời đọc lại vừa giao tiếp với đời. Qua giao tiếp với cuộc sống
trong tác phẩm, tác giả và ngƣời đọc hiểu nhau.
Từ thời Arixtot đến nay, ngƣời ta vẫn thống nhất phân loại tác phẩm
văn học thành ba loại hình (phƣơng thức phản ánh) là: tự sự, trữ tình, kịch.
Đây là ba phƣơng thức cơ bản nhất của phản ánh hiện thực cuộc sống và biểu
hiện nội tâm của tác giả. Mỗi phƣơng thức phản ánh lại bao gồm nhiều loại
mà “trong lòng mỗi loại và trên biên giới của các loại sẽ nảy sinh rất nhiều
thể khác nhau của sự sáng tác văn học” [7, 9]. Ví dụ: ở phƣơng thức trữ tình
có thơ trữ tình và văn xuôi trữ tình. Mỗi loại lại chia ra làm nhiều thể và thể
loại là cấp độ nhỏ hơn nằm trong loại. Cùng một loại nhƣng ta có các thể loại
khác nhau. Chẳng hạn, trong loại tự sự có tự sự dân gian và tự sự cổ trung đại
và hiện đại. Trong tự sự dân gian lại chia thành: thần thoại, truyền thuyết, cổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 14 -
tích, ngụ ngôn, truyện cƣời.
Thể loại văn học phản ánh những khuynh hƣớng lâu dài và hết sức
bền vững trong sự phát triển văn học.
Mỗi loại hình văn học đều có cách thức riêng để xây dựng hình tƣợng
phản ánh hiện thực đời sống và tâm tƣ tình cảm. Nhƣng nếu cùng một thể loại
thì những tác phẩm đó ngoài những điểm khác biệt sẽ có sự tƣơng đồng. Ví
nhƣ truyện ngắn của Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng… có thể có nội
dung truyện khác nhau nhƣng ý thức phản ánh khách quan chân thực cuộc
sống của con ngƣời bằng những chất liệu phong phú của cuộc sống xã hội,
cách kể chân thực những sự kiện của các tác giả…thì tƣơng đối giống nhau.
Nhà nghiên cứu văn học Nga Bakhtin đã nói: “Mỗi thể loại (nhất là những
thể loại lớn) thể hiện một thái độ thẩm mĩ đối với hiện thực, một cách cảm thụ
nhìn nhận, giải minh về thế giới và con người. Thể loại là vị trí nhớ siêu cá
nhân của nghệ thuật với tích lũy, đúc kết những kinh nghiệm nhận thức thẩm
mĩ thế giới” [1, 125].
Tác phẩm văn học là sự thống nhất và quy định lẫn nhau của các yếu tố
chủ đề, đề tài, tƣ tƣởng nhân vật, cảm hứng, hình thức nhân vật, hình thức lời
văn và kết cấu. Sự thống nhất này bao giờ cũng phải đƣợc thực hiện theo
những quy luật nhất định. Trong quá trình sáng tác, tác giả dùng các phƣơng
thức chiếm lĩnh đời sống khác nhau để thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình
đối với hiện thực và mang những khả năng khác nhau để tái hiện đời sống. Từ
đó tác giả có những cách thức xây dựng hình tƣợng nghệ thuật phù hợp với
thể loại văn học mà mình đã chọn.
Sự xuất hiện các thể loại văn học trong lịch sử là cả một quá trình. Vì
vậy, thể loại văn học là một phạm trù mang tính lịch sử mà nó chỉ xuất hiện ở
những giai đoạn phát triển nhất định của văn học, sau đó thƣờng xuyên biến
đổi và thay thế nhau. Khi nghiên cứu thể loại bao giờ chúng ta cũng phải đặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 15 -
nó trong những điều kiện lịch sử cụ thể, có nhƣ vậy ta mới lí giải đƣợc sự
thay đổi của thể loại không phải là ngẫu nhiên mà nó có cơ sở.
1.1.2 Khái niệm thể thơ
Qua khảo sát của chúng tôi, hiện nay các nhà nghiên cứu chƣa có một
định nghĩa thật đầy đủ về khái niệm thể thơ. Nhƣng từ những khái niệm riêng
lẻ về các thể thơ cụ thể, chúng tôi mạnh dạn đƣa ra cách hiểu của mình về
khái niệm thể thơ nhƣ sau: Thể thơ là cách thức làm thơ. Hay nói cách khác,
cách thức tổ chức ngôn từ khác nhau sẽ tạo nên những bài thơ khác nhau xét
về hình thức biểu đạt.
Thông thƣờng cách đặt tên các thể thơ luôn gắn với đặc điểm cơ bản
của thể thơ đó. Hay đó chính là cách gọi tên cách thức để tạo ra bài thơ xét về
mặt hình thức. Ví dụ: Thể thơ lục bát: Là thể thơ có cấu trúc trên 6, dƣới 8
(lục bát), bắt đầu bằng câu 6, tiếp là câu 8, cứ thế diễn đạt cho đến hết ý; thể
song thất lục bát: Là thể thơ cách luật có hai câu trên đều 7 tiếng (song thất),
hai câu dƣới là câu lục và câu bát (lục bát), mỗi khổ thơ 4 câu và cứ thế trình
tự diễn đạt cho đến hết ý.
Thể thơ đƣợc nhận diện qua các tiêu chí cơ bản sau:
+ Số chữ trong một câu thơ
+ Số câu trong một khổ thơ
+ Số câu thơ trong một bài thơ
+ Cách gieo vần
+ Cách phối thanh B- T
+ Cách ngắt nhịp
+ Cách tạo phép đối
VD: Thể STLB: Là thể thơ cách luật của Việt Nam có những đặc điểm sau:
- Hai câu trên đều 7 tiếng, hai câu dƣới là câu lục và câu bát. Mỗi khổ
thơ 4 câu và cứ thế diễn đạt cho hết ý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 16 -
- Nhịp điệu: Hai câu thất có nhịp 3/4 hoặc 3/2/2. Câu sáu có nhịp 3/3
hoặc 2/2/2. Câu tám có nhịp 4/4 hoặc 2/2/2/2
- Cách gieo vần: Tiếng thứ 7 câu thất trên và tiếng thứ 5 câu thất dƣới
hiệp vần lƣng với nhau. Tiếng thứ 7 câu thất dƣới có vần chân với tiếng thứ 6
câu lục. Câu 8 chữ gieo vần nhƣ thơ lục bát.
- Thơ STLB có thể dùng lối bình đối ở hai câu 7 tiếng, tiểu đối trong câu
6 và trong câu 8. Song cách đối nhau không phải là bắt buộc nhƣ trong thơ
Đƣờng luật.
Tuy nhiên, tầm quan trọng của các tiêu chí có thể khác nhau ở những
dạng bài thơ khác nhau. Chẳng hạn, khi nhận diện thể thơ lục bát và song thất
lục bát thì tiêu chí về số lƣợng chữ trong một câu thơ, số câu thơ trong một
khổ là quan trọng nhất. Sau đó mới đến các tiêu chí về cách gieo vần và ngắt
nhịp. Ví nhƣ, thể STLB có quy định chặt chẽ về số câu thơ trong một khổ (4
câu) nhƣng thể lục bát lại không có quy định chặt chẽ nhƣ vậy. Hay trong thể
STLB ngoài câu lục và câu bát còn có hai câu thất mở đầu mỗi đoạn.
1.1.3 Khái niệm thể loại Ngâm khúc
Các thể tài Ngâm, Khúc, Ca, Hành, Thán, Vãn…có nguồn gốc từ Trung
Hoa đƣợc du nhập vào nƣớc ta từ bao giờ đến nay vẫn chƣa có tài liệu để xác
định một cách chính xác. Chúng ta chỉ biết rằng qua quá trình giao lƣu văn
hóa thì các thể tài trong văn học Trung Quốc đã du nhập vào Việt Nam.
Khoảng thế kỉ XV nƣớc ta có tác phẩm Cung oán ngâm của Thái Thuận làm
theo thể thất ngôn bát cú bằng chữ Hán. Đến khoảng đầu thế kỉ XVIII bên
cạnh những tác phẩm Khúc làm theo nguyên mẫu chuẩn mực của Trung Hoa
thì nƣớc ta đã có những tác phẩm trƣờng thiên với dung lƣợng hàng trăm câu
thơ nhƣ: Tứ thời khúc vịnh (340 câu thơ), Thiên Nam minh giám (940 câu
thơ). Nếu nhƣ những ngày đầu ta thấy Khúc kết hợp với Vịnh thì từ giữa thế
kỉ XVIII Khúc đã kết hợp với Ngâm làm thành thể loại Ngâm khúc. Với tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 17 -
phẩm Cung oán ngâm khúc Đặng Trần Côn – bản dịch nôm tƣơng truyền của
Đoàn Thị Điểm (viết bằng chữ nôm và thể song thất lục bát) đã đƣa thể loại
Ngâm khúc ở nƣớc ta lên đỉnh cao.
Tuy có chịu sự ảnh hƣởng của những thể tài từ Trung Quốc nhƣng
Ngâm khúc của ta vẫn mang những sắc thái riêng của dân tộc. Nếu nhƣ trong
văn học Trung Hoa tâm trạng của nhân vật trữ tình chỉ là những khoảnh khắc
cô đơn thoáng qua thì tâm trạng của nhân vật trữ tình trong các tác phẩm
Ngâm khúc là tâm trạng buồn sầu, đau đớn đƣợc miêu tả trên một diện rộng
với nhiều cung bậc khác nhau. Ngâm khúc thƣờng xoay quanh những con
ngƣời bất hạnh mà thƣờng là những ngƣời phụ nữ.
Tác phẩm Ngâm khúc thƣờng đƣợc dùng để điễn tả tâm trạng u buồn
nỗi giận hờn ai oán của con ngƣời trƣớc những cảnh ngộ của cuộc đời. “Để
tải trở một nội dung lớn như vậy cần phải có những áng thơ trường thiên để
cho nó đến được và thấm sâu vào tâm hồn công chúng độc giả người Việt
Nam, cần phải viết bằng ngôn ngữ dân tộc để phản ánh tâm trạng chung của
nhân vật trữ tình là buồn rầu, đau đớn…” [9, 15]. Đồng thời những tác phẩm
Ngâm khúc cũng rất chú trọng tới việc khai thác âm thanh và nhịp điệu của
ngôn ngữ. Chính vì vậy sau một thời gian dài gia công sáng tác các tác giả
dân gian đã lựa chọn thể thơ song thất lục bát – thể thơ dân tộc đế sáng tác tác
phẩm Ngâm khúc. Bởi lẽ chỉ có thể thơ song thất lục bát mới đáp ứng đƣợc
những yêu cầu của thể loại Ngâm khúc đề ra. Và cũng chính thể STLB đã
giúp Ngâm khúc có sức xuyên thấm mạnh mẽ vào lòng ngƣời đọc.
Do xuất phát từ các góc độ khác nhau mà các nhà nghiên cứu đã đƣa ra
khá nhiều định nghĩa về Ngâm khúc. Các cách định nghĩa ít nhiều có sự khác
nhau nhƣng đều nêu lên đƣợc tiêu chí cơ bản của thể loại Ngâm khúc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 18 -
Dƣơng Quảng Hàm định nghĩa về thể loại này nhƣ sau: “Ngâm là một bài
văn tả những tình cảm ở trong lòng, thứ nhất là những tình buồn, sầu đau, thương.
Các Ngâm khúc trong văn ta vẫn làm theo thể song thất lục bát” [15, 139].
Nhóm biên soạn Những khúc ngâm chọn lọc cho rằng: “Ngâm khúc là
những tác phẩm hoàn toàn trữ tình – có thể gọi là những trường thiên trữ tình
được viết bằng thể song thất lục bát” [12, 14].
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả cho rằng: “Ngâm
khúc: thể thơ trữ tình dài hơi thường được làm theo thể song thất lục bát để
ngâm nga than vãn nhằm bộc lộ những tâm trạng, tình cảm buồn phiền đau
xót triền miên day dứt. Vì vậy thể Ngâm khúc thường được gọi là thán hay
vãn” [16, 137].
Tác giả Ngô Văn Đức trong đề tài cấp bộ Nghiên cứu đặc trưng thi
pháp của thể loại thơ trữ tình Ngâm khúc khẳng định: “Ngâm khúc là ca khúc
trữ tình dài hơi phản ánh tâm trạng bi kịch của con người đã có ý thức về cá
nhân trong một giai đoạn lịch sử nhất định được viết bằng ngôn ngữ dân tộc
(chữ nôm) và thể thơ song thất lục bát” [9, 17]. Có thể thấy đây là một định
nghĩa tƣơng đối đầy đủ và khá chặt chẽ về thể loại Ngâm khúc.
Nhìn chung ta có thể hiểu Ngâm khúc là những ca khúc trữ tình trƣờng
thiên phản ánh những bi kịch không thể giải quyết đƣợc trong đời sống nội
tâm của con ngƣời, trong một giai đoạn lịch sử nhất định đƣợc viết bằng thể
STLB và chủ yếu bằng ngôn ngữ dân tộc.
Qua khảo sát một số khúc ngâm ta thấy phạm vi cuộc sống mà Ngâm
khúc lựa chọn để phản ánh là thế giới tâm trạng của những số phận nhỏ bé
trong xã hội. Bao trùm lên toàn bộ khúc ngâm là âm hƣởng buồn bã về sự mất
mát tuyệt vọng đến chán chƣờng. Các nhân vật trữ tình tuy mỗi ngƣời một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 19 -
hoàn cảnh ngƣời thì nghèo, ngƣời thì cảnh oan khiên tù đày, ngƣời thì ở quê
ra…nhƣng tất cả đều đang trong cảnh ngộ hết sức thƣơng tâm.
1.1.4 Khái niệm vần luật
1.1.4.1 Khái niệm vần
“Vần là một phương tiện tổ chức văn bản thơ ca dựa trên cơ sở lặp lại
không hoàn toàn các tiếng ở vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo nên tính
hài hòa và liên kết giữa các dòng thơ” [ 44, 38].
Chúng ta có thể nhận diện vần qua các ví dụ sau:
Xưa kia ta đi liễu đương xanh tốt,
Chim hoàng oanh mới hót ba câu.
Mà nay cúc nở vàng thâu
Liễu kia nghĩ cũng âu sầu vì ve.
(Thu dạ lữ hoài ngâm - Đinh Nhật Thận)
Khi tác giả mới rời xa quê hƣơng thì cây liễu đang “xanh tốt”, con chim
hoàng anh mới chỉ “hót ba câu” nhƣng khi tác giả trở về thì cúc đã nở “vàng
thâu” cây liễu cũng đã “âu sầu”. Dƣờng nhƣ thời gian tác giả xa quê hƣơng
mọi thứ đã thay đổi và thời gian là khá lâu. Nhờ có vần mà câu thơ trở nên
gắn kết liền mạch và nỗi sầu li biệt của tác giả trở nên da diết hơn. Có thể
khẳng định vần có vị trí rất quan trọng trong thơ.
Để câu thơ trở nên gắn kết và hài hòa hơn trong bài thơ thì vần có vị trí
rất quan trọng. Vần có thể đƣợc phân biệt từ những góc độ khác nhau:
+ Về chất lƣợng của tiếng có vần, ngƣời ta phân biệt vần chính (vần
hoàn toàn trùng hợp với nhau) và vần thông (vần không hoàn toàn trùng hợp
nhau). Ví dụ:
.Vần chính: Là sự hoà phối âm thanh ở mức độ cao giữa các tiếng
đƣợc gieo vần, trong đó phần vần (âm chính và âm cuối) hoàn toàn trùng
khớp:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 20 -
Để truyền bia miệng kiếp nào mòn,
Cao thấp cùng xem sự mất còn.
Thương cá thác vì câu uốn lưỡi,
Ngâm trai nào chết bát mồ hòn
(Quốc âm thi tập, bài 182 - Nguyễn Trãi)
.Vần thông: Đƣợc tạo nên bởi sự hoà hợp phối âm thanh giữa các tiếng
đƣợc gieo vần nhƣng trong đó bộ phận vần không lặp lại hoàn toàn mà có sự
khác biệt chút ít:
Người thì mắc sơn tinh thuỷ quái,
Người thì sa nanh sói ngà voi.
(Văn chiêu hồn - Nguyễn Du)
Hoặc :
Miếng cao lương phong lưu nhưng lợm
Mùi hoắc lê thanh đạm mà ngon.
(Cung oán ngâm – Nguyễn Gia Thiều)
+ Về vị trí của tiếng có vần trong câu thơ, ngƣời ta phân biệt vần chân
(tiếng có vần đứng cuối câu thơ, còn gọi là cƣớc vận) và vần lưng (tiếng có
vần đứng ở giữa câu thơ là yêu vận).
Vần chân đƣợc gieo vần ở cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết
thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết với các dòng thơ tiếp theo, “vần chân
rất đa dạng: khi liên kết, khi gián cách, khi ôm nhau, khi hỗn hợp các loại
trên” [ 16, 363].Ví dụ:
Ai yêu như tôi yêu nàng
Họp nhau lại, họp thành làng cho xinh
Chung nhau dựng một trường đình
Thờ riêng một vị thần linh là Nàng.
(Lòng yêu đương – Nguyễn Bính)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 21 -
. Vần lưng là vần đƣợc gieo ở lƣng chừng dòng thơ.
Thu sang trên những cánh bàng,
Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi.
Hôm qua đã rụng một rồi,
Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn.
(Cây bàng cuối thu – Nguyễn Bính)
+ Về mức độ trầm bổng, cao thấp của âm tiết mang vần, ta có vần bằng
và vần trắc.
.Vần bằng là vần nằm ở âm tiết gieo vần mang thanh bằng (thanh
không, thanh huyền).
Ví dụ:
Cơn gió đìu hiu lướt mặt hồ,
Thổi rơi xuống nước chiếc hoa khô.
Giật mình, làn nước cau mày giận,
Tan cả vừng trăng tỏa lững lờ.
(Đìu hiu – Đỗ Huy Nhiệm)
.Vần trắc là vần ở âm tiết gieo vần mang thanh trắc (thanh sắc, hỏi, ngã,
nặng).
Ví dụ:
Xưa ta đi liễu dương xanh tốt,
Chim hoàng anh mới hót ba câu.
(Thu dạ lữ hoài ngâm – Đinh Nhật Thận)
Hay:
Tình rầu rĩ khôn khuây nhĩ mục
Chốn phòng không như giục mây mưa.
(Cung oán ngâm – Nguyễn Gia Thiều )
Thanh điệu trong tiếng Việt rất phong phú điều đó làm cho tính nhạc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 22 -
trong thơ đƣợc tăng lên. Thông thƣờng khi sử dụng thanh bằng thƣờng đem lại
cảm giác buồn, lâng lâng, chơi vơi và ấn tƣợng về một không gian dàn trải.
Thanh trắc thƣờng diễn tả nhịp điệu chắc khỏe nhƣng cũng gợi lên cái gì đó trắc
trở. Bởi vậy, thanh điệu có vai trò rất quan trọng trong các âm tiết gieo vần.
1.1.4.2 Khái niệm luật
Luật là “Toàn bộ những quy tắc tổ chức ngôn từ trong sáng tạo thơ, như
phân dòng, số tiếng, ngắt nhịp, gieo vần. bằng trắc,…” [17, 189]. Có nghĩa là
khi sáng tác các tác phẩm theo thể loại chúng ta cần phải tuân thủ những quy
tắc của thể loại đó.
Ví dụ: Khi làm thơ lục bát ta phải tuân thủ về những luật lệ của thể thơ
lục bát nhƣ luật: về “tiếng”, về cách hiệp vần, về nhịp và về thanh điệu.
+ Về tiếng: Câu trên có 6 “tiếng” (câu lục), câu dƣới có 8 “tiếng” (câu
bát), và cứ thế tiếp tục.
Ví dụ:
Xưa sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
+ Về hiệp vần: các tiếng trong từng đôi câu thơ hiệp vần nhƣ sau: tiếng
cuối câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát (vần lƣng ở câu bát); tiếng cuối câu
bát vần với tiếng cuối câu lục (vần chân ở câu lục).
Ví dụ:
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du )
Tài sắc của chị em Thúy Kiều đƣợc đại thi hào Nguyễn Du giới thiệu
một cách tự nhiên mà cũng rất sinh động. Vần chân và vần lƣng kết hợp tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 23 -
nên sự hài hòa gắn kết chặt chẽ giữa các câu thơ.
+ Về ngắt nhịp: Nhịp chẵn là chủ yếu, trong đó nhịp đôi là cơ sở cũng
có khi linh hoạt theo nhịp lẻ ví nhƣ: Làn thu thuỷ /nét xuân sơn
+ Về thanh điệu có thể chia thành ba loại “tiếng”:
. Thanh bằng ở các tiếng 2, 6, 8.
. Thanh trắc ở tiếng thứ 4.
. Các tiếng lẻ 1, 3, 5 thì tự do hay còn gọi là “nhất, tam, ngũ bất luận”
Nếu ở câu lục có tiểu đối (đối bên trong câu) thì có thể đối thanh:
Ví dụ:
Người quốc sắc/ kẻ thiên tài,
Tình trong như đã/ mặt ngoài còn e.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Theo đúng luật thì tiếng thứ hai của câu lục phải mang thanh bằng,
nhƣng ở đây dùng thanh trắc vì có tiểu đối (về nghĩa) trong câu lục.
1.2 Những yếu tố cơ bản của thể thơ STLB
Thể lục bát, STLB và hát nói là những thể thơ do ngƣời Việt sáng tạo
ra. Đó là những thể thơ hết sức độc đáo của văn học trung đại nói riêng và văn
học Việt Nam nói chung. “STLB là thể thơ cứ hai dòng bảy chữ (song thất)
lại có dòng sáu chữ (lục bát). Nếu mở đầu bằng hai dòng sáu chữ và tám chữ
rồi mới tiếp hai dòng bảy chữ, người ta gọi là lục bát gián thất. STLB được
hình thành trên cơ sở thể lục bát và thể thơ bảy chữ vốn có sẵn trong thơ ca
dân gian Việt Nam” [31, 452].
Trong suốt một thời gian dài xung quanh vấn đề nguồn gốc của thể thơ
STLB, ngƣời ta đã đƣa có nhiều ý kiến khác nhau thậm chí đối lập nhau. Do
chƣa tìm đƣợc tiếng nói chung về hai câu thất trong ngôn của khổ STLB, nên
có ngƣời cho rằng thể STLB là thể thơ thuần túy của dân tộc, nhƣng cũng có
ý kiến cho rằng đây là thể thơ có sự kết hợp giữa thất ngôn của Trung Hoa và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 24 -
thể lục bát của Việt Nam. Tại sao thể STLB lại đƣợc các thi sĩ thời trung đại
lựa chọn để viết tác phẩm trữ tình trƣờng thiên? Để lí giải điều này chúng tôi
tiến hành tìm hiểu về ba yếu tố là vần, nhịp và luật phối thanh của thể STLB
đặt trong sự tƣơng quan so sánh với các thể thơ khác đặc biệt thơ Đƣờng luật
của Trung Hoa từ đó làm sáng tỏ thêm nguồn gốc dân tộc của thể thơ.
1.2.1 Cách gieo vần trong thể thơ STLB
Nếu nhƣ trong thể thơ lục bát chỉ có 2 cú thức là câu sáu và câu tám thì
ở thể STLB có tới 3 kiểu câu với lối kiến trúc thành từng khổ, mỗi khổ bốn
câu, hai câu bảy, một câu sáu và một câu tám. Vì STLB có ba cú thức là câu
bảy, câu sáu và câu tám nên số lƣợng vần trong STLB nhiều hơn so với lục bát.
Với lối gieo vần rất riêng, thể STLB tỏ ra hữu hiệu trong việc bộc lộ, diễn tả
tình cảm nội tâm của con ngƣời. Trong hai câu thất mở đầu: chữ cuối của câu
thất trên hiệp vần với chữ thứ năm câu thất dƣới vì chúng đều là vần trắc (câu
thất trắc). Ở các câu tiếp theo: chữ cuối câu thất dƣới vần với chữ cuối câu lục
vì chúng mang vần bằng (câu thất bằng). Chữ cuối câu lục vần với chữ thứ sáu
câu bát do chúng cùng mang vần bằng. Chữ cuối câu bát hiệp vần với chữ thứ
năm của câu thất vì chúng đều là âm tiết gieo vần bằng. Nhƣ vậy, mỗi khổ bốn
câu có từ năm tới sáu vần, gồm cả: vần lƣng (yêu vận) và vần chân (cƣớc vận);
cả vần bằng và vần trắc. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy hai câu lục và câu bát
trong thể STLB không có gì khác so với hai câu lục bát trong thể lục bát. Nó
vẫn tuân thủ theo luật lệ về cách gieo vần của thể lục bát.
Ví dụ:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu,
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
(Chinh phụ ngâm – Bản dịch Đoàn Thị Điểm )
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 25 -
Trong ví dụ trên ta thấy có tới năm chỗ gieo vần: Hai vần trắc “thấy”,
“mấy” và ba vần bằng “dâu”, “màu”, “sầu”. Trong khổ thơ trên ta thấy chữ
cuối câu thất trên vần với chữ thứ năm câu thất dƣới.
Ví dụ:
câu bát Dạ thường quanh quất mắt thường ngóng trông.
câu thất trên Trông mái đông lá buồm xuôi ngược,
câu thất dƣới Thấy mênh mông những nước cùng mây.
câu lục Đông rồi thì lại trông tây,
câu bát Thấy non ngân ngất thấy cây rườm rà.
(Ai tư vãn – Lê Ngọc Hân )
Ở ví dụ này ta thấy từ “trông” ở câu bát hiệp vần với từ “đông” ở câu
thất trên (đây là trƣờng hợp xuất hiện nhiều ở giai đoạn đầu nhƣng ít gặp
trong giai đoạn sau) vì thƣờng thì vần kết thúc của câu bát (vần chân) sẽ hiệp
vần lƣng với tiếng thứ năm của câu thất trên và là thanh bằng. Sau đó lại tiếp
tục hiệp vần bình thƣờng ở những câu tiếp theo. Có thể nói đây là trƣờng hợp
biệt lệ bởi lẽ thông thƣờng thì tiếp vần lƣng ở chữ thứ năm nhƣng cũng có thể
tiếp vần lƣng ở từ thứ ba mà vẫn giữ vần bằng (từ thứ ba vốn là thanh trắc).
Theo TS Phan Diễm Phƣơng, ta có thể hình dung cách gieo vần của
STLB nhƣ sau:
Dòng thất trên (1) (2) (3) (4) 5 (6) (7)
Dòng thất dƣới (1) (2) (3) (4) (5) (6) 7
Dòng lục (1) (2) (3) (4) (5) 6
Dòng bát (1) (2) (3) (4) (5) 6 (7) 8
Dòng thất trên (1) (2) (3) (4) 5 (6) (7)
Trong bài “Bàn thêm về đặc trƣng kết cấu vận luật thể thơ Song thất
lục bát”, (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4, 2009) Phạm Thị Phƣơng Thái đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 26 -
mô hình hóa sơ đồ cấu trúc khổ STLB nhƣ sau:
Nhƣ vậy, nếu ta đem so sánh với bài thơ thất ngôn Đƣờng luật của
Trung Hoa thì thấy cả bài chỉ có một loại vần là vần chân.
Ví dụ:
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu Sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.
(Thu hứng – Đỗ Phủ)
Vì thể thơ lục bát chỉ có hai cú thức là câu sáu và câu tám, nên số lƣợng
vần trong STLB nhiều hơn so với lục bát. Tiếng thứ sáu của dòng lục hiệp
vần với tiếng thứ sáu dòng bát. Nếu văn bản dài hơn một khổ gồm hai dòng
thì vần đƣợc tiếp tục bằng cách tiếng thứ tám dòng bát hiệp vần với tiếng thứ
sáu dòng lục (vần chân) tiếp theo và tiếng thứ sáu này lại hiệp vần với tiếng
thứ sáu của dòng bát tiếp theo đó. Trong đó các tiếng tham gia hiệp vần mang
tiếng vần
tiếng vần
tiếng vần
vần chân bằng
tiếng vần
vần lưng bằng
vần lưng bằng
5
vần lưng
trắc
6
6 8
8
7
7
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 27 -
thanh bằng.
Ví dụ:
Lơ thơ tơ liễu buông mành,
Con oanh học nói trên cành mỉa mai.
Mấy lần cửa đóng then cài,
Đầy thềm hoa rụng, biết người ở đâu.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Rõ ràng, vần và cách gieo vần trong STLB là rất phong phú. Câu thơ
vừa có vần bằng lại vừa có vần trắc đan xen lẫn nhau tạo nên sự chuyển biến
nhịp nhàng, diễn tả đƣợc mọi cung bậc tình cảm của con ngƣời. Điều này
khiến cho thể STLB có những ƣu thế riêng mà thể lục bát không thể có đƣợc.
1.2.2 Cách ngắt nhịp trong thể thơ STLB
Tác giả Phan Ngọc đã từng nói “nhịp điệu là xương sống của thơ. Thơ
có thể bỏ vần, bỏ quan hệ đều đặn về số chữ, bỏ mọi quy luật bằng trắc,
nhưng không thể vứt bỏ nhịp điệu”. [35, 213]. Nhận định này đã cho thấy vai
trò quan trọng của nhịp điệu trong thơ. Nếu nhƣ câu thơ thất ngôn của Trung
Hoa có lối ngắt nhịp phổ biến là chẵn trƣớc lẻ sau (4/3 hoặc 2/2/3) thì câu thất
của STLB có lối ngắt nhịp ngƣợc lại 3/4 hoặc 3/2/2 hoặc 1/2/2/2 bởi lẽ ta có
thể ngắt ba chữ đầu của câu thơ thành 1/2, bốn chữ sau thành 2/2. Nhƣng phổ
biến thì ta thấy hai câu thất đƣợc ngắt thành nhịp 3/4. Có nghĩa là cách ngắt
nhịp lẻ trƣớc chẵn sau.
Ví dụ với nhịp 3/4 ta có:
Thủa trời đất / nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng / lắm nỗi truân chuyên.
(Chinh phụ ngâm – Bản dịch Đoàn Thị Điểm)
Nếu chia nhỏ ra ta có thể ngắt nhịp nhƣ sau:
Nhịp 3/2/2:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 28 -
Giờ sao bỗng / thờ ơ / lặng lẽ,
Tình cô đơn / ai kẻ / xét đâu!
(Ai tư vãn – Lê Ngọc Hân )
Nhịp 1/2/2/2:
Ngòi / Đức Thủy / khơi dòng / kinh sử,
Phả / Cao Đường/ treo chữ / tấn thân.
(Tự tình khúc – Cao Bá Nhạ )
Với câu lục bát, lối ngắt nhịp cũng khá sinh động. Ngƣời ta có thể có
cách ngắt nhịp phổ biến là nhịp đôi. Ngoài ra, các tác giả cũng biến thái nhịp
đôi này thành những cách ngắt nhịp khác. Chẳng hạn trong các ví dụ sau:
Nhịp 4/2: Đa mang chi nữa / đèo bòng,
Nhịp 4/2/2: Vui gì thế sự / mà mong / nhân tình.
(Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều )
Nhịp 2/4: Ruột rà / không kẻ chí thân,
Nhịp 3/3/2: Dẫu làm nên / để dành phần/ cho ai.
(Văn chiêu hồn – Nguyễn Du)
Nhịp 3/5: Đỉnh trầm hương / khóa một cành mẫu đơn.
Nhịp 3/3: Trên gác phượng / dưới lầu oanh
Nhịp 4/4: Gối du tiên vẫn / rành rành song song
(Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều )
Đặt trong sự so sánh với thể lục bát và thể hát nói, ta thấy nhịp điệu của
thể STLB phong phú hơn so với thể lục bát vì nhịp điệu cơ bản trong thể lục
bát là nhịp đôi. Nhịp này thể hiện thành 2/2/2 trong câu lục và 2/2/2/2 trong
câu bát và đôi khi cũng đƣợc chia làm hai vế cân đối là 3/3 hay 4/4. Nhƣng
nếu cả bài thơ cứ lặp đi lặp lại nhịp điệu nhƣ vậy sẽ khó tránh khỏi sự đơn
điệu, nhàm chán. Ngoài những nhịp điệu giống nhƣ trong thể lục bát, ta còn
thấy trong thể STLB xuất hiện nhịp 3/4 hay 3/2/2 hay 1/2/2/2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 29 -
Nhƣ vậy, thể STLB khá đa dạng về nhịp điệu. Điều này phù hợp với việc
diễn tả các cung bậc tình cảm trong tâm trạng con ngƣời. Nhƣng nếu đem so
sánh với thể hát nói thì ta thấy nhịp điệu của STLB lại không phong phú
bằng. Bởi lẽ, trong thể hát nói số câu thơ không cố định, có thể thiếu khổ, dôi
khổ. Số chữ trong câu có thể ngắn dài có những câu lên tới 16, 17 chữ nên
cách ngắt nhịp rất linh hoạt. Chính cách ngắt nhịp này đã tạo cho thể hát nói
có những ƣu thế riêng để phù hợp với lối diễn xƣớng.
1.2.3 Luật phối thanh của thể thơ STLB
Qua tìm hiểu về vần và nhịp điệu trong STLB ta có thể rút ra kết luận
lối hiệp vần và cách ngắt nhịp của STLB khác với thơ Đƣờng luật nên dẫn
đến hệ quả là cách phối thanh của STLB cũng không giống với thơ Đƣờng
luật. Bởi lẽ các chữ thứ hai, thƣ tƣ, thứ sáu trong câu thất đƣợc quy định chặt
chẽ về thanh điệu còn chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm lại tự do về thanh điệu.
Ví dụ:
Khuê trung(b) thiếu phụ(t) bất tri(b) sầu,
Xuân nhật(t) ngưng trang(b) thướng thúy(t) lâu.
Hốt kiến(t) mạch đầu(b) dương liễu(t) sắc,
Hối giao(b) phu tế(t) mịch phong(b) hầu.
(Khuê oán - Vƣơng Xƣơng Linh)
Triêu từ(b) Bạch Đế(t) thái vân(b) gian,
Thiên lí(t) Giang Lăng (b) nhất nhật(t) hoàn.
Lưỡng ngạn(t) viên thanh(b) đề bất(t) trú,
Khinh châu(b) dĩ quá(t) vạn trùng(b) san.
(Tảo phát Bạch Đế thành – Lí Bạch)
Nhƣ vậy ta thấy thanh điệu của thơ Đƣờng luật sẽ có mô hình nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 30 -
Chữ
Dòng
1
2
3
4
5
6
7
1 0 B 0 T 0 B T
2 0 T 0 B 0 T B
3 0 T 0 B 0 T T
4 0 B 0 T 0 B B
Khi xét những dòng STLB ở thời kì phồn thịnh (khoảng thế kỉ XVIII),
ta thấy thanh điệu trong hai câu thất ngôn của khổ STLB ngƣợc lại với thơ
Đƣờng luật. Các chữ ở vị trí thứ nhất, thứ hai, thứ tƣ và thứ sáu của các câu là
những chữ tự do về thanh điệu. Còn các chữ thứ ba, thứ năm và thứ bảy thì
đƣợc quy định chặt chẽ về thanh điệu. Trong đó, các chữ thứ năm và thứ bảy
của hai câu thất đối nhau từng đôi một theo đúng luật bằng - trắc, riêng chữ
thứ ba không bảo đảm tính chất ấy. Bởi lẽ có trƣờng hợp chữ thứ ba của câu
thất trên là thanh bằng chứ không phải là thanh trắc (vần có thể gieo ở vị trí
này). Hai câu lục bát thì ngƣợc với hai câu thất các chữ thứ nhất, thứ ba, thứ
năm và thứ bảy tự do về thanh điệu còn các chữ thứ hai, thứ tƣ và thứ sáu
đƣợc quy định chặt chẽ về thanh điệu.
Ví dụ:
Từ nắng hạ (t) mưa thu (b) trái tiết,(t)
Xót mình rồng (b) mệt mỏi (t) chẳng yên.(b)
Xiết bao(b) kinh sợ(t) lo phiền,(b)
Miếu thần(b) đã đảo(t) thuốc tiên(b) lại cầu.(b)
(Ai tư vãn – Lê Ngọc Hân)
Ai ngờ bỗng (t) một năm (b) một nhạt(t)
Nguồn cơn kia (b) ai tát (t) mà vơi(b)?
Suy đi (b) đâu biết (t) cơ trời (b)?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 31 -
Bỗng không(b) mà hóa (t) ra người(b) vị vong!(b)
(Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều)
Có thể khái quát về cách phối thanh của thể thơ STLB theo mô hình sau:
Chữ 1 2 3 4 5 6 7 8 Ghi chú
Câu thất
trắc
0
0
Trắc
0
Bằng
0
Trắc
Có khi
chữ thứ 3
là bằng
Câu thất
bằng
0
0
Bằng
0
Trắc
(vần)
0
Bằng
(vần)
Câu lục
0
Bằng
0
Trắc
0
Bằng
(vần)
0
Có khi
chữ thứ 2
là trắc
Câu bát 0 Bằng 0 Trắc 0 Bằng
(vần)
0 Bằng
(vần)
Nhìn vào mô hình phối thanh điệu của thơ Đƣờng luật và thơ STLB, rõ
ràng nhận thấy luật phối thanh trong thơ STLB tự do, uyển chuyển hơn thơ
Đƣờng luật.
*Tiểu kết
Qua tìm hiểu về vần, nhịp và cách phối thanh điệu của thể thơ STLB
chúng ta có thể khẳng định rằng thể thơ STLB của ta khác xa so với thể thơ
thất ngôn Đƣờng luật của Trung Hoa. Nhìn bề ngoài, hai câu thất ngôn của
thể thơ STLB và hai câu thất của thể thơ thất ngô n Trung Hoa có hình thức
giống nhau về số lƣợng chữ trong câu nhƣng lại khác nhau về mọi phƣơng
diện. Trƣớc tiên là về cách ngắt nhịp, nếu nhƣ câu thất ngôn của thể thất ngôn
Đƣờng luật đƣợc ngắt nhịp là 4/3 (chẵn trƣớc lẻ sau) thì hai câu thất của song
thất lục bát l ại ngắt nhịp 3/4 (lẻ trƣớc chẵn sau). Nhịp điệu của câu thơ xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 32 -
hiện trên cơ sở lặp lại và luân phiên âm luật theo cấu tạo đơn vị của ngôn ngữ.
Xét về vần thì câu thất ngôn của Trung Hoa chỉ có một loại vần chân (cƣớc
vận) và tất cả là vần bằng còn vần trắc nếu có chỉ là ngoại lệ. Trong khi đó hai
câu thất của ta có tới hai loại vần là vần chân (cƣớc vận) và vần lƣng (yêu
vận), đồng thời có cả vần bằng và vần trắc. Về luật phối thanh cũng vậy, câu
thất ngôn Đƣờng luật phối thanh theo quy luật: nhị, tứ, lục, phân minh (chữ
thứ hai, thứ tƣ và thứ sáu đƣợc quy định chặt chẽ về thanh điệu) còn câu thất
của ta thì ngƣợc lại chữ thứ hai, thứ tƣ và thứ sáu tự do còn chữ thứ ba, thứ
năm và thứ bảy đƣợc quy định chặt chẽ về thanh điệu.
Có thể trong quá trình giao thoa văn hóa giữa hai nƣớc, dân tộc ta đã học
tập thể thơ thất ngôn Đƣờng luật của Trung Hoa nhƣng chúng ta đã cải biến về
cách thức sử dụng vần luật để làm nên thể thơ riêng của dân tộc. Chính sự khác
biệt về tính nhạc điệu trong hai câu thất của ta đã làm nên sự giàu có và độc
đáo cho câu thơ . Cũng nhờ có tính nhạc mà thể STLB có lợi thế ƣu trội hơn
hẳn thể song thất của Trung Hoa trong việc biểu đạt tiếng nói của tình cảm, tâm
tƣ con ngƣời. Bất kỳ hình thƣ́c nào cũ ng nhằm biểu đạt một nội dung nào đó ,
thậm chí còn phải biểu đạt sâu sắc nội dung nếu muốn tồn tại và phát triển lâu
bền. STLB cũng vậy , khi thể thơ mới ra đời nó đòi hỏi phải có nội dung mới
phù hợp với nó. Vì vậy STLB cũng đã nhanh chóng tìm ra nội dung mới: “Nội
dung của song thất lục bát là một ca khúc nội tâm” [35, 210]. Cũng chính tác
giả Phan Ngọc đã từng nói: “Cần phải có hình thức đó thì tình cảm mới có thể
mang hình thức một đợt sóng đi lên với hai câu thất, dừng lai ở một câu lục
ngắn gọn, để tỏa ra trong câu bát dài nhất, rồi lại vươn lên trong một khổ mới
và cứ thế, đợt sóng tình cảm lên xuống ăn khớp với hình thức của ngôn ngữ”
[35, 210]. Phải chăng thế mà nhóm tác giả cuốn Những khúc ngâm chọn lọc
(tập1) đã khẳng định: “Trong các thể thơ dân tộc của ta không có thể thơ nào
phù hợp với ngâm khúc bằng STLB. STLB là thể thơ duy nhất mà đặc điểm của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 33 -
nó là nhịp điệu có tính chất chu kỳ, điều đó thích hợp với việc miêu tả một đối
tượng có tính chất đứng yên, ít biến động” [35, 16].
Quả thật STLB với những đặc trƣng độc đáo của mình đã góp phần tạo
nên sự phong phú về nhạc điệu, sƣ̣ diễn tả sâu sắc nội tâm con ngƣời trong
nhƣ̃ng hoàn cảnh đặc biệt , tạo nên sự đặc sắc hiếm có c ủa thể lo ại Ngâm
khúc. Điều này đã khẳng định tài năng của thế hệ các thi sĩ, họ đã sáng suốt
lựa chọn những hình thức thơ phù hợp để chuyển tải “nội dung của thời đại”
(lời của Biêlinxki).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 34 -
CHƢƠNG 2:
NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH THỂ SONG THẤT LỤC BÁT
Trong suốt một thời gian dài, xung quanh vấn đề nguồn gốc của thể thơ
song thất lục bát (STLB), ngƣời ta đã có rất nhiều ý kiến khác nhau. Tựu
chung lại, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng thể thơ này là thể thơ
thuần túy Việt Nam. Nhƣng ngọn nguồn của nó đƣợc bắt đầu từ đâu? Hầu hết
giới nghiên cứu đều khẳng định thể thơ STLB có tiền lệ từ văn học dân gian.
Vậy thể STLB chỉ đơn thuần có tiền lệ từ văn học dân gian hay còn có tiền lệ
nào khác? Vấn đề này sẽ đƣợc chúng tôi giải quyết trong Chƣơng 2.
2.1 Những cơ sở từ văn học dân gian
Đã từ lâu văn học dân gian luôn đƣợc coi là nền tảng cho việc hình
thành và phát triển của văn học viết. Qua quá trình tìm hiểu, hầu hết các nhà
nghiên cứu đã đi đến thống nhất và cho rằng lục bát và song thất lục bát hai là
hai thể thơ “thuần túy dân tộc”, có nguồn gốc từ văn học dân gian. Thể STLB
sau này đƣợc các tác giả văn học viết sử dụng để sáng tác các tác phẩm trữ
tình trƣờng thiên nổi tiếng nhƣ: Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn, Đoàn
Thị Điểm), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Văn chiêu hồn
(Nguyễn Du), Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân) …
Sở dĩ các nhà nghiên cứu cho rằng thể thơ STLB có nguồn gốc từ văn
học dân gian nói chung và ca dao, dân ca nói riêng là vì hai câu thất ngôn
trong thể STLB có nhiều nét tƣơng đồng với các thể thức văn vần dân gian
của dân tộc. Ta thấy dù những câu thơ dân gian ngắn nhất vẫn đƣợc tạo bởi
hai vế song hành, có gieo vần ngắt nhịp và phối thanh điệu. Đây cũng là
những nét đặc trƣng của thể STLB vì vậy, các tác giả cho rằng rất có thể ca
dao, dân ca chính là cái nôi cho sự ra đời của thể này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 35 -
Ví dụ 1:
Đầu tắt, ( B- T)
Mặt tối. ( T – B)
[39, 405]
Hay :
Cơn đàng đông,/
Vừa trông/ vừa chạy;
Cơn đàng tây/
Vừa chạy/ vừa ăn.
[39, 196]
Trƣớc tiên xét về cách gieo vần: Điểm nổi bật trong những câu ca dân
gian mà chúng ta dễ dàng nhận ra đó là các vần vừa đƣợc tạo ở giữa câu (vần
lƣng), vừa đƣợc tạo ở cuối câu (vần chân).
VD1:
Thằng Bờm có cái quạt mo,
Phú ông xin đổi ba bò chín Trâu.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy Trâu,
Phú ông xin đổi ao sâu cá mè
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè,
Phú ông xin đổi ba bè gỗ lim.
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim,
Phú ông xin đổi con chim đồi mồi,
Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi,
Phú ông xin đổi hòn xôi Bờm cười.
[ 39, 423]
Ví dụ 2:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 36 -
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Đan sàng thiếp cũng xin vâng,
Tre non đủ lá nên chăng hỡi chàng.
[39, 232]
(ký hiệu in đậm VD: ôi Vần chân ; ký hiệu in đậm, gạch chân VD: im: vần
lưng)
Nhƣ vậy, ta thấy trong các thể thức văn vần dân gian nhƣ ca dao, dân
ca (VD2), hò vè, đồng dao (VD1)…thì kiểu gieo vần chân và vần lƣng vẫn
đƣợc các tác giả dân gian sử dụng phổ biến. Kiểu gieo vần trong những câu
lục bát của bài ca dao trên (VD2) giống hệt cách gieo vần của thể lục bát. Đây
cũng là kiểu gieo vần đƣợc các tác giả sáng tác theo thể thơ STLB sau này lựa
chọn.
Về cách ngắt nhịp, ở những câu thất thì câu ca dân gian thƣờng chuộng
cách ngắt nhịp lẻ trƣớc chẵn sau.
Ví dụ:
Mồ côi cha/ ăn cơm cá,
Mồ côi mẹ/ liếm lá đầu chợ.
[39, 379]
Ngắt bông sen/ còn vương tơ óng,
Cắt dây tình/ nào có dao đâu.
[39, 248]
Câu dưỡng nhi/ chờ khi đại lão
Cha mẹ già/ nương náu nhờ con.
[24, 374]
Sư tu đâu/ tiểu tôi tu đấy.
Oản với chuối/ ta cùng ăn chung
Rục tùng xòe/ ta tung não bạt,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 37 -
Dốc một lòng/ thế phát đi tu…
[39, 122]
Qua những câu thất ngôn dân gian trên, ta nhận thấy lối ngắt nhịp lẻ
trƣớc, chẵn sau dƣờng nhƣ là sở thích và xu hƣớng thẩm mĩ riêng của ngƣời
dân Việt Nam. Mô hình nhịp ngắt 3/4 hay 3/2/2 cũng rất phổ biến trong
những câu thơ thất ngôn Việt Nam.
Mặt trời vàng/còn in bóng thỏ,
Đầu non bạc/ đã chật cây chim.
(Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 42 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Rượu đối cầm/ đâm thơ một thủ,
Ta cùng bóng/ lẫn nguyệt ba người.
(Quốc âm thi tập, bài 76 – Nguyễn Trãi)
Về luật phối thanh: Để tạo nên những câu thơ dồi dào nhạc điệu, bên
cạnh cách gieo vần, ngắt nhịp, luật phối thanh cũng có vị trí rất quan trọng.
Ở đây, ta thấy tất cả các tiếng không kể bằng hay trắc đều tham gia vào
hoạt động tạo vần. Chính nhờ có sự phối thanh mà các câu thơ dân gian trở
nên mềm mại uyển chuyển, dễ đi vào lòng ngƣời.
Ví dụ :
Tay cầm con dao,
Làm sao cho sắc, (B)
Để mà dễ cắt, (T)
Để mà dễ chặt, (T)
Chặt lấy củi cành,
Trèo lên rừng xanh, (B)
Chạy quanh sườn núi, (B)
Một mình thui thủi, (T)
Chặt cây chặt củi, (T)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 38 -
Tìm trốn ta ngồi, (T)
Ngồi mát thảnh thơi…
[39, 199]
Cách gieo vần chân xen lẫn vần lƣng cùng với sự trầm bổng của thanh
điệu đã tạo nên sự uyển chuyển nhịp nhàng cho bài ca ca dao. Hình ảnh ngƣời
lao động hiện lên một cách tự nhiên với những hành động và cử chỉ của ngƣời
hái củi trong rừng.
Nhƣ vậy, từ lối gieo vần, ngắt nhịp đến luật phối thanh trong thể thơ
STLB đều có nhiều điểm tƣơng đồng với các thể văn vần của văn học dân
gian. Nhƣ Phan Diễm Phƣơng đã nhận xét: “Rõ ràng lối gieo vần chân kết
hợp với vần lưng trong lục bát và song thất lục bát, lối ngắt nhịp lẻ trước,
chẵn sau trong cặp thất ngôn song thất lục bát đều không nằm ngoài xu
hướng thẩm mĩ chung đó của dân tộc Việt” [44, 95].
Về cấu trúc, chúng ta có thể tìm thấy những khổ thơ STLB (ví dụ 3, 4)
có kiểu cấu trúc khá giống với kết cầu của nhiều bài ca dao dân ca (ví dụ 1,2):
Mỗi khổ thơ gồm bốn câu (hai câu bảy, một câu sáu và một câu tám), gieo
vần chân và vần lƣng, có cả vần bằng và vần trắc.
Ví dụ 1:
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng anh tiếc lắm thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh không hỏi những ngày còn không.
[39, 231]
Ví dụ 2:
Dưới mặt nước chói lòa yếm đỏ,
Trên bầu trời rặng tỏ mây xanh.
Từ ngày chia rẽ em anh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 39 -
Nước trời còn đó ai đành phụ nhau!
[39, 233]
Ví dụ 3:
Đòi những kẻ thiên ma bách chiết
Hình thì còn bụng chết đòi nau
Thảo nào khi mới chôn rau
Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra.
[ 53 ]
Ví dụ 4:
Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Dịp đường lê lác đác sương sa.
Lòng nào lòng chẳng thiết tha,
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
[13, 33]
Nếu ta cắt hai câu lục bát trong thể STLB riêng ra thì ta thấy hai câu lục
bát trong thể STLB có cấu trúc giống hoàn toàn hai câu lục và câu bát trong
thể lục bát. Cấu trúc này ta cũng dễ dàng tìm thấy trong ca dao dân ca.
Ví dụ : trong câu ca dao:
Thuyền về/ có nhớ/ bến chăng,
Bến thì một dạ/ khăng khăng đợi thuyền.
(ca dao)
Trong thể lục bát :
Vừng trăng/ ai xẻ/ làm đôi
Nửa in gối chiếc/ nửa soi dặm trường.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Trong thể song thất lục bát:
Lối oan/ trót mấy/ năm ròng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 40 -
Ngày mong chữ gấm/ đêm mong chiếu vàng.
(Tự tình khúc – Cao Bá Nhạ)
Rõ ràng từ cách gieo vần, ngắt nhịp và thanh điệu của hai câu lục bát
trong thể STLB đều giống với hai câu lục bát của thể lục bát. Vì vậy rất có thể
thể thơ lục bát là tiền đề cho hai câu lục bát trong thể STLB ra đời.
Qua các ví dụ trên, ta thấy các thể thức văn vần dân gian là một trong
những nhân tố thiết yếu cho những khổ STLB thành văn xuất hiện, lần đầu
tiên trong bài Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao vào
đầu thế kỷ XVI và hoàn thiện ở cuối thế kỷ XVIII với đỉnh cao Cung oán
ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. Chính vì vậy việc khẳng định thể thơ
STLB có nguồn gốc tƣ̀ văn học dân gian là hoàn toàn có cơ sở . Nhƣng để đƣa
tới sự ra đời của một thể thơ không phải là chỉ có một tiền đề, có thể nó còn
có những tiền đề cơ sở khác.
2.2 Những cơ sở từ văn học viết
Căn cứ vào một số tài liệu mà chúng tôi đƣợc biết những dòng STLB
xuất hiện lần đầu tiên trong một số tác phẩm có hình thức “lai tạp” [24, 36]
nhƣ Bồ Đề thắng cảnh thi tƣơng truyền của Lê Thánh Tông và trong Nghĩ hộ
tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao (khoảng cuối thế kỷ XV đầu
XVI). Nhƣng bài Bồ Đề thắng cảnh thi vẫn còn nhiều vấn đề nghi vấn. Đây là
bài thơ Nôm khuyết danh, vì chƣa xác định đƣợc tác giả nên chƣa thể xác
định một cách chính xác thời điểm ra đời của bài thơ. Có ngƣời cho rằng đây
là bài thơ của Lê Thánh Tông, có ngƣời lại cho bài thơ là của vua Lê đời sau,
lại có ý kiến cho rằng đó là sáng tác của Chúa Trịnh. Tựu chung lại bài thơ ra
đời khoảng thế kỷ XV, XVI. Vì bài Bồ Đề thắng cảnh thi vẫn còn nhiều vấn
đề nghi vấn nên Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào vẫn đƣợc xem là tác
phẩm văn học viết đầu tiên sử dụng những câu STLB. Tuy nhiên, bài thơ này
chƣa thể xem là bài thơ viết theo thể thơ STLB. Bởi lẽ, bên cạnh những câu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 41 -
thơ STLB còn có những câu thơ thất ngôn xen lẫn những câu lục bát. Mặc dù
vậy, tác phẩm Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào vẫn có vị trí vai trò
quan trọng. “Về hình thức, tác phẩm này có thể xem là khởi nguyên của ba
thể loại lớn trong văn học trung đại. Việc sử dụng hỗn hợp các thể thơ dân
gian và bác học sẽ tiếp tục được phát huy tạo nên thể hát nói rất nổi tiếng.
Lục bát và song thất lục bát đã được tách ra thành chuyên thể sử dụng để viết
các tác phẩm trường thiên.” [46, 58].
Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào là tác phẩm có hình thức “lai
tạp” chứ chƣa phải là bài thơ làm theo thể STLB chính thống. Bởi lẽ, bên
cạnh những câu thất ngôn luật Đƣờng, câu lục bát, còn có những câu song
thất lục bát. Tác phẩm này gồm 128 câu, chia làm 9 bài ca, mỗi bài thƣờng là
14 câu. Đây là bài hát chúc làng trong hội mùa xuân tế thần và cầu phúc.
“Hương dâng ngào ngạt mùi thanh,
Loan bay khúc múa, hoa quanh tịch ngồi.
Ba làng vui vẻ ngày vui
Tung bay tiếng chúc, gió mười dặm xuân.”
Bên cạnh đó, khúc ca còn ca ngợi chế độ huệ dân của triều đình. Vì nhờ
vậy mà ngƣời dân mới có đƣợc cuộc sống yên bình, no ấm.
“Mừng xuân, xuân yến, xuân ca,
Bốn dân mưa huệ, trăm nhà gió huân.
Rồi từ đó nhờ ân cấo túc,
Tiếng quản huyền nô nức nhân gia.”
Bài ca có 9 đoạn với tổng số 128 câu nhƣng chỉ có 20 khổ thơ viết theo
thể STLB. Vì đƣợc viết bằng nhiều thể thơ khác nhau nên có những câu cách
gieo vần chƣa tuân theo đúng luật. Hết hai câu ngũ ngôn rồi đến khổ STLB,
nên câu song thất không đƣợc gieo vần lƣng.
“Hưu kỳ thiên tải hạ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 42 -
Nguyệt lệnh tứ dương xuân
Lễ nhạc bách niên tu miếu điển
Thăng bình nhất khúc tụng thần công
Ngự tiền ngào ngạt hương xông
Phượng quanh tịch múa hoa lồng chén bay…”
Mặc dù tác phẩm Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào chƣa đƣợc
viết theo thể thơ STLB nhƣng những câu thơ STLB thành văn đƣợc viết xen
kẽ trong đó có thể coi là tiền đề quan trọng để thể thơ STLB ra đời và hoàn
thiện ở những thế kỷ sau.
Nhƣng cũng phải khẳng định rằng, hầu hết các khổ thơ trong bài chúc
làng có cấu trúc giống với những dòng STLB đƣợc coi là chuẩn mực ở thế kỷ
XVIII.
Ví dụ trong bài Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào:
Xuân nhị nguyệt/ huyên hòa lệnh tiết,
Lề xướng ca/ mở tiệc thờ thần.
Hương dâng khói tỏa lần lần,
Sân thiều múa phượng, gió nhân bay cờ.
Ví dụ ở thời kỳ phồn thịnh:
Kìa những kẻ chìm sông lạc suối,
Cũng có người sẩy cối xa cây.
Có người leo đến dứt dây,
Người trôi nước lũ kẻ lây lủa thành
[9, 41]
Bài hát chúc làng của Lê Đức Mao đƣợc coi là tác phẩm bản lề cho sự
ra đời của thể thơ STLB. Sở dĩ nhƣ vậy, vì trong tác phẩm đó có những khổ
thơ đảm bảo tiêu chí về vận luật của thể STLB. Chẳng hạn:
Về cách gieo vần: Trong tổng số 20 khổ thơ STLB thì có tới 17 khổ thơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 43 -
vần lƣng đƣợc gieo ở vị trí thứ 5.
Ví dụ:
Phụng tam linh sau nhờ phúc hỗ ,
Dốc một lòng cổ vũ hoan hân,
Cung đàn dịp hát ngày xuân,
Phụ tài đàn Thuấn, trại thần ca Chu.
Hay:
Muôn nhờ giáng phúc bình hòa
Nhà đàn cửa hát noi ca đường cù.
Mừng nay tiệc ca trù thị yến
Khúc thăng bình nức tiếng tụng dương.
Nếu đặt những khổ thơ này trong sự đối sánh với những khổ thơ STLB
đƣợc coi là chuẩn mực ở thế kỷ XVIII- XIX thì cách gieo vần của chúng
không có sự khác biệt.
Ví dụ:
Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca
Nay quyên đã giục oanh già
Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo
Thửa đăng đồ mai chưa dạn gió.
[12, 116-117]
Hay:
Vì đâu nên nỗi dở dang
Nghĩ mình mình lại thêm thương nỗi mình
Trộm nhớ thủa gây hình tạo hóa
Vẻ phù dung một đóa khoe tươi.
[53]
Về nhịp ngắt: Các câu thất trong bài chúc làng chủ yếu đƣợc ngắt theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 44 -
nhịp 3/4 hoặc 3/2/2 (chiếm 85%).
Ví dụ:
Thơ Thiên bảo/ dâng ca chúc hỗ
Khánh ngô hoàng/ vạn thọ vô cương.
Hoặc:
Xuân nhị nguyệt/ huyên hòa lệnh tiết
Lề xướng ca/ mở tiệc thờ thần
Đây chính là cách ngắt nhịp của thể thơ STLB ở thời kỳ hoàn thiện:
Ví dụ:
Bến Tầm Dương/ canh khuya đưa khách
Quạnh hơi thu/ lau lách đìu hiu.
[9, 51]
Hoặc:
Xiêm nghê nọ/ tả tơi/ trước gió,
Áo vũ kia/ lấp ló/ trong trăng.
[53]
Về luật phối thanh: Hầu nhƣ các khổ STLB trong bài nghĩ hộ tám giáp
giải thƣởng hát ả đào đều đảm bảo theo quy tắc phối thanh điệu của thể các
bài thơ STLB ở dạng hoàn thiện. Đó là tiếng 3, 5, 7 của hai câu thất và các
tiếng 2, 4, 6 của hai dòng lục bát đƣợc quy đinh chặt chẽ về thanh điệu.
Ví dụ:
Vạn vạn tuế (t) tung hô (b) ba tiếng(t),
Nức ba hàng (b) thị yến (t) thừa hưu(b).
Vui xuân(b) xuân yến (t) ngày lâu(b)
Thọ bôi (b) kể chục(t) , ca trù (t) điểm trăm (b).
Chẳng hạn một khổ thơ tiêu biểu về quy tắc phối thanh điệu của thể
STLB ở giai đoạn phồn thịnh:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 45 -
Than đất khách (t) não nùng (b) tâm sự (t)
Thương cố nhân (b) tình tự lúc(t) bấy giờ (b)
Đèn khuya(b) cơn tỏ(t) cơn mờ (b).
Ngậm sầu(b) che quạt (t) luống chờ (b) bóng chăng (b)
[9, 72]
2.2.1 Tiền lệ trong văn học viết từ thế kỷ X đến thế kỷ XV
Sau một thời gian dài chịu ách nô lệ của bọn giặc phƣơng Bắc, nền văn
hóa của nƣớc ta đã bị ảnh hƣởng rất lớn bởi nền văn hóa Trung Hoa. Văn học
cũng chịu ảnh hƣởng sâu sắc cuả nền văn học Trung Hoa. Các sáng tác của
cha ông ta từ thế kỷ X đến thế kỷ XV dƣờng nhƣ đều phỏng theo khuôn mẫu
của họ. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ qua việc vay mƣợn các thể loại, thể tài,
ngôn ngữ, hình tƣợng văn học...Tuy chịu ảnh hƣởng của nền văn học Trung
Hoa nhƣng ngay trong thời gian đầu, qua sáng tác của một số tác giả, ta đã
thấy các tác phẩm tuy viết bằng chữ Hán nhƣng vẫn có những nét riêng mang
đậm bản sắc dân tộc. Đặc biệt hơn trong những sáng tác đó, chúng tôi đã tìm
thấy một số đặc điểm về vận luật của thể STLB.
Ví nhƣ tác phẩm Hạnh Thiên Trường hành cung của Trần Thánh Tông.
(1240 – 1290). Bài thơ đƣợc viết theo thể thất ngôn bát cú. Nếu nhƣ trong
những câu thơ thất ngôn của Trung Hoa thƣờng có lối ngắt nhịp 4/3 (chẵn -
lẻ) thì trong tác phẩm Hạnh Thiên Trường hành cung của Trần Thánh Tông ta
thấy bên cạnh những câu thất ngôn ngắt nhịp 4/3 theo truyền thống còn có
những câu ngắt theo nhịp 3/4 (lẻ - chẵn). Cách ngắt nhịp này là sự sáng tạo rất
độc đáo của nhà thơ. Đây chính là cách ngắt nhịp đặc trƣng của câu thất ngôn
Việt Nam.
Trong tám câu thơ thất ngôn có ba câu ngắt theo nhịp 3/4.
Cảnh thanh u/ vật diệc thanh u, (3/4)
Thập nhất tiên châu/ thử nhất châu. (4/3)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 46 -
Bách bộ sinh ca/ cầm bách thiệt, (4/3)
Thiên hàng nô bộc/ quất thiên đầu. (4/3)
Nguyệt vô sự/ chiếu nhân vô sự, (3/4)
Thuỷ hữu thu hàm/ thiên hữu thu. (4/3)
Tứ hải dĩ thanh/ trần dĩ tĩnh, (4/3)
Lối ngắt nhịp lẻ trƣớc chẵn sau không chỉ có trong thơ chữ Hán mà còn
đƣợc sử dụng trong một loạt các bài phú Nôm xuất hiện trong những thế kỷ
tiếp theo. Đặc điểm của thể phú là số chữ trong câu không đồng đều.
Trƣớc tiên, phải kể đến Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông
(1258 – 1308). Bài này đƣợc coi là bài phú Nôm vào loại cổ nhất của thơ văn
Nôm. Bài phú có mƣời đoạn (10 hội). Ở mỗi hội lại có nhiều câu (câu tứ tự,
câu gối hạc…). Số lƣợng chữ trong các câu dài ngắn khác nhau đƣợc chia
thành một cặp hai vế đối nhau. Trong mỗi vế câu 7chữ chúng ta thấy Trần
Thánh Tông cũng đã sử dụng lối ngắt nhịp 3/4. Cả bài có 104 vế câu có bảy
chữ thì có 96 vế có sử dụng câu đƣợc ngắt theo nhịp 3/4 .
Ví dụ trong câu song quan:
Muôn nghiệp lặng/ an nhàn thể tỉnh;
Nửa ngày rồi/ tự tại nhân tâm.
(Đệ nhất hội)
Ví dụ trong câu cách cú:
Sách dịch xem chơi, yêu tính lặng /yêu hơn châu báu;
Kinh Nhàn đọc dấu, trọng lòng rồi/ trọng nhữ hoàng câm
(Đệ nhất hội)
Ví dụ trong câu gối hạc:
Mày ngang, mũi dọc, tướng tuy lạ/ xem ắt bằng nhiều;
Mặt thánh, lòng phàm, thực cách nhẫn/ muôn muôn thiên lý.
(Đệ thập hội)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 47 -
Trong những năm tiếp theo lối ngắt nhịp này lại xuất hiện trong bài
phú Nôm Vịnh Hoa Yên tự phú của Huyền Quang (1254 – 1314).
Về mặt nghệ thuật, bài phú đã có bƣớc tiến mới, lời văn lƣu loát với
cách sử dụng nhiều từ láy khiến cho nhịp điệu trong bài ăn khớp và uyển
chuyển. Đặc biệt hơn trong bài Vịnh Hoa Yên tự phú của Huyền Quang đã
xuất hiện rất nhiều câu thơ ngắt theo nhịp lẻ trƣớc chẵn sau.
Ví dụ:
Gió tiên đưa/ đòi bước thần tiên.
Bầu đủng đỉnh/ gồng hòa thế giới,
Hài thong thả/ dạo khắp sơn xuyên.
....
Thấy đây:
Đất tựa vàng liền;
Cảnh bằng ngọc đúc.
Mây năm thức/che phủ đền Nghiêu;
Núi nghìn tầng/quanh co đường Thục.
...
Chim ốc bạn/ cắn hoa nâng cúng;
Vượn bồng con/kề cửa nghe kinh;
Nương am vắng/Bụt hiện từ bi, gió hiu hiu mây nhẹ nhẹ;
Kề song thưa/ thầy ngồi thiền định, trăngvặc vặc núi xanh xanh.
Dƣờng nhƣ đến giai đoạn này cách ngắt nhịp đã không còn xa lạ nữa.
Bên cạnh cách ngắt nhịp 4/3 thông thƣờng của câu thất thì cách ngắt nhịp 3/4
dƣờng nhƣ đã đƣợc sử một cách nhuần nhuyễn.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ba tác phẩm : Hạnh Thiên Trường hành
cung (Trần Thánh Tông), Cư trần lạc đạo phú (Trần Nhân Tông), Vịnh Hoa
Yên tự phú (Huyền Quang) và nhận thấy những câu thất (Hạnh Thiên Trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 48 -
hành cung), vế câu sử dụng câu thất trong (Cư trần lạc đạo phú, Vịnh Hoa Yên
tự phú), ngắt theo nhịp 3/4 ngày càng đƣợc tăng lên. Lần đầu tiên xuất hiện
trong Hạnh Thiên Trường hành cung nó đã có tỷ lệ 38%. Cách ngắt nhịp 3/4
trong thất dƣờng nhƣ đƣợc các tác giả ngày càng chú ý nhiều hơn. Chính vì vậy
mà trong các tác phẩm Nôm sau đó thì tỷ lệ ngắt nhịp này đã tăng lên rất nhiều:
Cư trần lạc đạo phú 92%, Vịnh Hoa Yên tự phú 90%. (xem bảng 2.1)
Bảng 2.1: Thống kê tỉ lệ ngắt nhịp 3/4 trong câu thất
STT Tên tác phẩm Câu
Tỷ lệ Tổng số câu thất Ngắt nhịp 3/4
1 Hạnh Thiên Trường hành cung
8
3 38%
2 Cư trần lạc đạo phú
104 96 92%
3 Vịnh Hoa Yên tự phú
39 35 90%
Sang nửa đầu thế kỷ XV, cách ngắt nhịp 3/4 trở nên khá phổ biến trong
sáng tác của một số tác giả, đặc biệt phải kể đến Quốc âm thi tập của Nguyễn
Trãi.
Bên cạnh lối ngắt nhịp thông thƣờng của câu thất ngôn Đƣờng luật
Trung Quốc, thơ Nôm Nguyễn Trãi còn sử dụng khá nhiều nhịp 3/4. Ví dụ:
Bạn cũ thiếu/ ham đèn lẫn sách
Tính quen chăng/ kiếm trúc cùng mai.
(Quốc âm thi tập, Bài 13- Nguyễn Trãi)
Qua đòi cảnh/ chép câu đòi cảnh,
Nhàn một ngày/ nên quyển một ngày.
(Quốc âm thi tập, Bài 75- Nguyễn Trãi)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 49 -
Vườn hoa khóc/ tiếc mặt Phi tử,
Đìa cỏ tươi/ nhưng lòng tiểu nhân.
(Quốc âm thi tập, Bài 195- Nguyễn Trãi)
Khảo sát 100 bài đầu tiên trong Quốc âm thi tập, chúng tôi thấy có 45
câu thơ ngắt nhịp 3/4. Trong đó có những bài số lƣợng câu có nhịp ngắt 3/4
chiếm ƣu thế. Chẳng hạn, bài 71( 5/8 câu):
Càng một ngày/ càng ngặt đến xương,
Ấy vì số mệnh ắt văn chương.
Người hiềm rằng/ cúc qua trùng cửu,
Kẻ hãy bằng/ quỳ hướng thái dương.
Chè thuở tiên/ thì mình kín nước,
Cầm khi đàn/ khiến thiếp thiêu hương.
Non quê ngày nọ chiêm bao thấy,
Viên hạc chăng hờn lại những thương.
Kiểu ngắt nhịp 3/4 là một trong những đặc điểm của thể STLB. Phải
chăng lối ngắt nhịp của thể thơ này có nguồn gốc từ trong sáng tác của các thi
sĩ thời xƣa?
Trong Quốc âm thi tập, hiện tƣợng gieo vần lƣng khá phổ biến, tuy
nhiên chỗ gieo vần lại ở nhiều vị trí khác nhau (vị trí tiếng thứ 2, 3, 4, 5, 6).
Đặc biệt trong lối gieo vần đó, nhà thơ luôn hƣớng tới cách gieo vần sao cho
sau chữ hiệp vần sẽ còn lại một nhịp thơ hai âm tiết – vần đƣợc gieo ở vị trí
tiếng thứ 5. Chúng tôi tiến hành khảo sát 100 bài thơ đầu tiên trong Quốc âm
thi tập thì có 27 lần vần đƣợc gieo ở vị trí tiếng thứ 5 và 19 lần vần đƣợc gieo
ở vị trí tiếng thứ 3. Đây cũng là những vị trí gieo vần của thể thơ STLB.
Ví dụ gieo vần ở tiếng thứ 3:
Rủ phượng hạc xin phương giải tục,
Quyến mai trúc kết bạn tri âm.
(Quốc âm thi tập, Bài 119- Nguyễn Trãi)
Tính kể chỉn còn ba tháng nữa,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 50 -
Kịp xuân mựa để má đào phai.
(Quốc âm thi tập, Bài 230- Nguyễn Trãi)
Ví dụ gieo vần ở tiếng thứ 5 :
Lòng người tựa mặt ai ai khác,
Sự thế bằng cờ bước bước nghèo.
(Quốc âm thi tập, Bài32- Nguyễn Trãi)
Cơm áo khôn đền Nghiêu Thuấn trị,
Tóc tơ chưa báo mẹ cha sinh.
Rày mừng thiên hạ hai của,
Tể tướng hiền tài chúa thánh minh
(Quốc âm thi tập, Bài 65- NguyễnTrãi)
Cách phối thanh trong thơ của Nguyễn Trãi cũng có rất nhiều câu có
thanh điệu giống với luật phối thanh của cặp song thất trong khổ STLB. Đó là
dòng trên có vần chân mang thanh trắc hiệp vần với vần lƣng ở dòng dƣới
cũng mang thanh trắc.
Ví dụ:
Tay ai thì lại làm nuôi miệng,
Làm biếng ngồi ăn lở núi non.
(Quốc âm thi tập, Bài 149- Nguyễn Trãi)
Còn một lòng âu việc nước,
Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung.
(Quốc âm thi tập, Bài 68- Nguyễn Trãi)
Ta thấy cả cách ngắt nhịp lẻ trƣớc chẵn sau trong câu thơ thất ngôn và
cách gieo vần lƣng mang thanh trắc trong thơ Nguyễn Trãi sau này đều xuất
hiện trong th ể STLB. Qua khảo sát ta thấy lối gieo vần, cách ngắt nhịp, phối
thanh trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có nhiều điểm tƣơng đồng với
thể thơ STLB trong thời kỳ đầu mới hình thành. Tuy số luợng không nhiều
nhƣng đó là sự sáng tạo vƣợt bậc và rất có thể đó chính là tiền đề cho thể thơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 51 -
STLB hình thành.
Bảng 2.3: Khảo sát cách gieo vần, ngắt nhịp trong 100 bài thơ
đầu tiên của Quốc âm thi tập
Tổng số
câu
Ngắt nhịp 3/4
Vị trí gieo vần
Chữ thứ 3 Chữ thứ 5
Số câu Tỷ lệ Số câu Tỷ lệ Số câu Tỷ lệ
800 45 6% 19 2% 27 3%
Nhƣ vậy, chúng ta có thể khẳng định lối ngắt nhịp 3/4 là lối ngắt nhịp của
dân tộc ta. Lối tiết tấu này đã xuất hiện khá sớm trong văn học viết, nhƣ một
xu hƣớng thẩm mỹ riêng của dân tộc Việt.
Từ những dẫn chứng trên, chúng tôi thấy một số tác phẩm trƣớc thế kỷ
XVI đã có những dấu hiệu của thể thơ STLB về các phƣơng diện nhƣ cách
ngắt nhịp, cách gieo vần lƣng... Từ nhiều thế kỷ trƣớc, cấu trúc âm điệu này
đã đƣợc tìm thấy trong sáng tác của các thi sĩ. Điều đó chứng tỏ các “mô
thức” cấu trúc âm điệu của thể thơ STLB không chỉ đƣợc tìm thấy trong các
thể thức văn vần dân gian mà còn có ở trong văn học viết. Nếu chúng ta
khẳng định STLB chỉ có nguồn gốc từ văn học dân gian là chƣa xem xét vấn
đề một cách toàn diện , đầy đủ để có cơ sở vƣ̃ng chắc , đủ sƣ́c thuyết phục về
vấn đề nguồn gốc của thể loại này . Hơn nữa, khi đƣa ra cách lý giải nhƣ vậy ,
vô hình chung chúng ta chƣa th ấy hết đƣợc công lao tìm tòi sáng tạo một lối
thơ riêng cho dân tộc của biết bao thế hệ thi sĩ.
Qua việc tìm hiểu về vần, nhịp trong thơ ca của các thi sĩ từ thế kỷ XVI
trở về trƣớc, chúng tôi đặt ra một giả thiết: Phải chăng cách ngắt nhịp 3/4
trong sáng tác của các nhà thơ Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Huyền
Quang… đã tạo tiền đề cho cách ngắt nhịp trong câu thất của thể thơ STLB.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 52 -
Đặc biệt lối gieo vần tiếng cuối của câu thất trên v ần với tiếng thứ 5 của câu
dƣới trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi đã góp phần xuất hiện hay hoàn thiện
của thể thơ STLB.
2.2.2 Tiền lệ trong văn học viết từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII
Cho đến nay vẫn chƣa ai có thể trả lời chính xác thể thơ STLB ra đời từ
bao giờ. Hiện nay, nhiều tác giả vẫn coi bài Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát
ả đào của Lê Đức Mao (1462 – 1529) là tác phẩm đầu tiên có xuất hiện những
dòng STLB thành văn. Đây là tác phẩm có vị trí quan trọng vì đã có một số ý
kiến cho rằng tác phẩm này là cầu nối giữa văn học dân gian và văn học bác
học (văn học viết). Chúng tôi cũng tạm coi đây là một cứ liệu quan trọng để
tìm hiểu về tiến trình phát triển của thể STLB. Để hiểu rõ quá trình vận động
của thể thơ này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu những câu thơ song thất thành
văn trong hai tác phẩm có hình thức “lai tạp” là Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng
hát ả đào của Lê Đức Mao và bài Tứ thời khúc vịnh của Hoàng Sĩ Khải.
Bên cạnh tác phẩm Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức
Mao ta còn thấy những dòng STLB đƣợc xuất hiện trong tác phẩm Bồ Đề
thắng cảnh thi (khuyết danh). Cũng giống nhƣ bài chúc làng của Lê Đức Mao,
Bồ Đề thắng cảnh thi là một tác phẩm có hình thức “lai tạp” chứ chƣa phải là
là một tác phẩm viết bằng thể STLB. Bởi lẽ, bài thơ có cấu trúc chia làm ba
phần:
Phần thứ nhất là đoạn thơ bằng bát cú lục ngôn:
Tịnh kiền khôn kẽ một bầu,
Bao hình thế bốn bề thâu.
Phong lưu hậu, xây nền hậu,
Thú vị mầu, ngụ ý mầu.
Quán nguyệt, trông in đáy nước,
Chày kình vang nện bên lầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 53 -
Yên vui bởi dân thuần cổ,
Ấy xưa sau, sở thích cầu.
Phần thứ hai là một đoạn thơ viết theo thất ngôn bát cú Đƣờng luật để
họa lại đoạn thơ bát cú lục ngôn ở trên:
Áng ngọc vầy nên ngọc đúc bầu,
Thanh quang mọi vẻ mọi đồ thâu.
Một vầng than thán qui mô rộng,
Đòi hây hây ý thú mầu.
Cửa trúc mảng xem mai điểm tuyết,
Thềm hoa nhác thấy nguyệt ngang lầu.
Mở lề tuần tỉnh dần du thưởng,
Phương-trương, bồng-lai lọ phải cầu.
Phần thứ ba là một đoạn thơ viết bằng thể STLB gồm 18 câu. Đặc điểm
của những dòng STLB ở đoạn này là: Trong bài có 8 câu thất, thì có 4 câu
thất trên hiệp vần ở chữ thứ 3, chứ không phải ở chữ thứ 5 nhƣ trƣờng hợp
sau này và các vần của nó đều là vần bằng.
Ví dụ:
Doành la dòng bạc phau phau,
Đỉnh đang mấy phát khoan mau dầu lòng.
Chợt ngược trông Điêu- diêu quán dịch,
Ướm hỏi xem lại lịch nhường bao?
Trong đó tất cả các câu thất dƣới đều đƣợc gieo vần ở chữ thứ 5 nhƣ
trƣờng hợp thông thƣờng:
Ví dụ:
Tắt qua nẻo ngác sông Đào,
Luận công trị thủy, xiết bao công trình.
Hướng thần kinh, chiều tòng cuồn cuộn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 54 -
Vững âu vàng nguyên bổn đặt an.
Cách ngắt nhịp trong câu thất của bài Bồ Đề thắng cảnh thi giống với
cách ngắt nhịp trong thể STLB. Cặp câu thất 100% đƣợc ngắt theo nhịp 3/4:
Ví dụ:
Dùng gió đưa/ tưng bừng gióng giả,
Này bãi thò/ kia ngả sông Dâu.
Hay :
Bạt ba đào/ thuận dòng thẳng ruổi,
Đến Anh- thường/ vừa độ nghỉ ngơi.
Nhìn vào cấu trúc của khổ STLB trong bài Bồ Đề thắng cảnh thi ta thấy
những dòng STLB này tuy không giống hoàn toàn những dòng STLB ở thời
kỳ hoàn thiện nhƣng nó cũng đã mang dáng dấp của thể STLB.
Ví dụ dòng STLB ở thời kỳ hoàn thiện:
Ngập ngừng gió thổi áo bào,
Bãi hôm tuôn đẫy nước trào mênh mông.
Tin thường lại người không thấy lại,
Hoa dương tàn đã trải rêu xanh
[12, 118]
Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào và Bổ Đề thắng cảnh thi tuy
mới chỉ là những bài có hình thức “lai tạp” chứ chƣa phải là bài thơ STLB,
nhƣng những dòng STLB trong hai tác phẩm này có nhiều điểm tƣơng đồng
với những dòng STLB ở thời kỳ hoàn thiện. Đặc biệt trong bài Nghĩ hộ tám
giáp giải thưởng hát ả đào có một số khổ về mặt cấu trúc giống hoàn toàn với
những dòng STLB ở thời kỳ hoàn thiện. Sau những câu STLB đƣợc dùng xen
kẽ trong bài ca của Lê Đức Mao và bài Bồ Đề thắng cảnh thi đến cuối thế kỷ
XVI - đầu thế kỷ XVII, HoàngSĩ Khải tiếp tục sử dụng những câu thơ STLB
để viết Tứ thời khúc vịnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 55 -
* Tiểu kết
Từ những dẫn rất cụ thể đã trình bày chúng tôi nhận thấy: Rõ ràng, đặc
trƣng kết cấu vận luật của thể STLB có rất nhiều điểm tƣơng đồng với đặc
trƣng kết cấu của thể thức văn vần dân gian. Vì vậy có thể khẳng định thể thơ
STLB “…được hình thành trên những điều kiện cụ thể là tiếng Việt và văn
hóa Việt, trong mối liên hệ rất mật thiết với văn vần dân gian của dân tộc
Việt” [44, 123].
Sƣ̣ xuất hiện , tồn tại và phát triển của bất kỳ thể loại văn học nào cũng
đều phải trải qua quá trình thai nghén , tìm tòi , học hỏi và sáng tạo không
ngƣ̀ng của rất nhiều thế hệ , tầng lớp thi sĩ – văn sĩ. Đóng góp vào sƣ̣ ra đời và
phát triển rực rỡ của thể thơ STLB - thể thơ độc đáo , đặc sắc của dân tộc ta là
công sƣ́c của nhƣ̃ng nghệ sĩ dân gian (văn học dân gian ) và phải chăng đó còn
là sƣ̣ đóng góp của các nhà Nho tài năng của nền văn học viết trung đại . Nền
văn học trung đại Việt Nam trong quá trình vận động đã có những chặng
đƣờng phát triển nhất định.
Có thể nói, ở thời kì đầu ông cha ta thƣờng sáng tác phỏng theo khuôn
mẫu của nƣớc ngoài. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, bên cạnh việc mô
phỏng sáng tác nƣớc ngoài các nghệ sĩ cũng luôn tìm tòi con đƣờng đi riêng
cho mình. Bởi vậy, ngay từ thế kỉ XIII trong sáng tác của Trần Thánh Tông,
Trần Nhân Tông, đã thấy có những nét sáng tạo mới về cách gieo vần, ngắt
nhịp... Sự sáng tạo này ngày càng đƣợc phát triển mạnh mẽ hơn để tạo những
điều kiện nhất định cho một loạt các thể loại văn học dân tộc nhƣ: Truyện
Nôm, thơ trữ tình ngâm khúc, hát nói… ra đời. Điều đó cho chúng ta thấy ,
nguồn gốc cũng nhƣ quá trình hình thành , phát triển của thể loại STLB trong
lòng văn học dân tộc không chỉ bắt nguồn từ riêng hình thức văn học dân gian
mà rất có thể còn là sản phẩm sáng t ạo của các nhà Nho trong văn học viết .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 56 -
Qua những điều đã trình bày ở trên chúng tôi nhận thấy: Nguồn gốc của
thể STLB ngoài tiền lệ từ các thể thức văn vần dân gian, phải chăng còn có
tiền lệ từ trong nền văn học viết. Thấy đƣợc điều đó chúng ta mới thấy hết
đƣợc công lao sáng tạo của các thi sĩ nƣớc nhà trong quá trình sáng tạo ra thể
thơ đặc sắc của dân tộc.
Để có đƣợc hình thức diễn đạt tối ƣu nhƣ ngày nay, thể STLB đã phải
trải qua một thời gian dài. Trong quá trình phát triển, thể STLB đã lựa chọn
cho mình hình thức diễn đạt phù hợp. Chính những khúc ngâm trữ tình trƣờng
thiên đó đã đƣa thể thơ STLB phát triển đến đỉnh cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 57 -
CHƢƠNG 3:
SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA THỂ SONG THẤT LỤC BÁT
TỪ NGÂM VỊNH ĐẾN DIỄN TẢ NỘI TÂM
3.1 Quá trình vận động và chuyển biến về mặt hình thức của thể thơ
STLB trong thể loại Ngâm khúc
Do cặp lục bát trong thể thơ STLB và thể lục bát có cách gieo vần, ngắt
nhịp giống nhau nên để thấy đƣợc sự vận động và chuyển biến về mặt hình
thức của thể thơ STLB, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát vần, thanh điệu, nhịp
ngắt trong hai câu thất của thể STLB.
3.1.1 Vần
Để tạo nên những dòng thơ vừa giàu nhạc điệu vừa diễn tả đƣợc sâu
sắc, tinh tế những cung bậc tình cảm của con ngƣời, nhà thơ không thể không
chú ý đến yếu tố âm luật. Trong đó, vần đƣợc coi là một trong những yếu tố
cơ bản nhất. Vần đƣợc phân biệt theo vị trí gieo vần: vần chân và vần lƣng;
phân biệt theo mức độ hòa âm: vần chính và vần thông.
Trong thể thơ STLB, vần chân ở câu bát hiệp vần với vần lƣng ở câu
thất trên. Vần lƣng này nằm ở vị trí trƣớc nơi ngắt nhịp, có nghĩa là nằm ở
chữ thứ 3 hoặc chữ thứ 5 để tạo nên nhịp ngắt cuối là nhịp chẵn. Vần trong
thơ STLB rất phong phú có vừa có vần lƣng, vần chân và vần bằng, vần trắc.
Ví dụ 1:
Dù rằng non nước biến dời,(b)
Nguồn tình ắt chẳng chút vơi đâu là
Lòng đùm bọc thương hoa đoái cội,(t)
Khắp tôn thân cùng đội ơn sang.
[9, 15]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 58 -
Ví dụ 2:
Chín lần gươm báu trao tay,(b)
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.
Nước thanh bình ba trăm năm cũ (t).
Áo nhung trao quan vũ từ đây.
[12, 106]
Nhìn vào tiến trình phát triển của thể thơ song thất lục bát (STLB), ta
thấy vần có sự thay đổi rõ rệt. Nếu nhƣ lúc mới hình thành, trong câu thất
trên, các tác giả thiên về gieo vần ở chữ thứ 3 thì vài trăm năm sau các thi sĩ
lại chú trọng gieo vần ở chữ thứ 5. Sở dĩ có sự thay đổi này là vì trong quá
trình sáng tác, các thi sĩ đã nhận ra vần chân của câu bát và vần của chữ thứ 5
trong câu thất trên đều là vần bằng. Nếu vị trí gieo vần không ở chữ thứ 5 mà
rơi vào tiếng thứ 3 của câu thất trên thì câu thơ sẽ không thực hiện đúng sự
luân phiên thanh điệu theo trình tự Trắc – Bằng – Trắc. Điều này dẫn đến câu
thất trên và câu thất dƣới sẽ không có sự đối xứng về thanh điệu. Câu thơ sẽ
không tạo nên đƣợc vần điệu nhịp nhàng uyển chuyển.
Ví dụ :
(Chân đầy phiến tuyết mặt thừa gió xuân)
Đông nửa phần tháng về mười một
(Tứ thời khúc vịnh – Hoàng Sĩ Khải)
Hay :
(Trị dài Trịnh chúa, Lê quân muôn đời)
Hễ đạo trời rất công rất chính,
(Tứ thời khúc vịnh – Hoàng Sĩ Khải)
Tuy nhiên, trong bài Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê
Đức Mao, vần chủ yếu đƣợc gieo ở vị trí chữ thứ 5 của câu thất trên chứ
không phải ở vị trí chữ thứ 3 nhƣ trong một số tác phẩm cùng thời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 59 -
Ví dụ :
(Thọ bôi kể chục, ca trù điểm trăm)
Mừng thế trị năm năm xuân tịch
(Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào – Lê Đức Mao)
Hoặc :
(Nhà đàn cửa hát noi ca đường cù)
Mừng nay tiệc ca trù thị yến
(Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào – Lê Đức Mao)
Cách gieo vần trong tác phẩm này rất giống với cách gieo vần trong tác
phẩm Ngâm khúc. Đây là kiểu cấu trúc ở dạng hoàn thiện của thể STLB. Điều
này cho thấy, ở giai đoạn đầu đã xuất hiện hai mô hình của thể thơ STLB (mô
hình thứ nhất: vần lƣng đƣợc gieo ở chữ thứ 3 và thanh điệu ở chữ thứ 3 là
thanh bằng; mô hình thứ hai: vần lƣng ở vị trí chữ thứ 5 và chữ thứ 3 mang
thanh trắc).
Có thể nói, thể thơ STLB là thể thơ giàu vần điệu. Bởi lẽ, thể thơ này
có số lƣợng vần và loại vần phong phú hơn các thể thơ khác nhƣ thơ Đƣờng
luật, thơ lục bát…(xem mục 1.3.1). Đây chính là một trong những ƣu thế vƣợt
trội của STLB so với các thể thơ khác.
Nỗi lai lịch dễ hầu than thở,
Trách nhân duyên mờ lỡ cớ sao?
Sầu sầu thảm thảm xiết bao,
Sầu đầy giạt bể thảm cao ngất trời
[9, 18]
Vần chân “thở” kết hợp với vần lƣng “lỡ” nguyên âm “ơ” gợi lên sự
lỡ dở hay một cái gì đó không trọn vẹn. Tiếng lòng của ngƣời vợ trẻ khi đấng
quân vƣơng của mình từ giã cõi đời đã đƣợc tác giả diễn tả hết sức tinh tế, da
diết đến xót gan, cháy ruột thông qua hình ảnh thơ và sự phối hợp nhịp nhàng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 60 -
về âm điệu. Kể từ ngày ngƣời chồng yêu thƣơng từ trần, cuộc sống của nàng
trở nên “sầu sầu thảm thảm xiết bao”! Cuộc sống tƣơi vui hạnh phúc khi xƣa
bên ngƣời chồng yêu dấu của hoàng hậu chẳng bao giờ còn có thể trở lại đƣợc
nữa! Nỗi đau ấy bật thành lời than thở kết hợp với lối gieo vần trong STLB
dƣờng nhƣ càng tô đậm thêm nỗi sầu đau, bi thƣơng của bà hoàng hậu trẻ.
Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành khảo sát sự chuyển biến về vần
của thể STLB trong phạm vi một số tác phẩm mà chúng tôi cho là tiêu biểu
hơn cả. Các tác phẩm đó là: Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào, Bồ Đề
thắng cảnh thi, Tứ thời khúc vịnh, Thiên Nam minh giám, Chinh phụ ngâm,
Cung oán ngâm khúc, Văn chiêu hồn, Tỳ bà hành. Dƣới đây là kết quả khảo
sát mà chúng tôi thu đƣợc:
Bảng 3.1 Khảo sát vị trí gieo vần qua một số tác phẩm tiêu biểu tiến
trong trình phát triển của thể thơ STLB
STT
Tác phẩm
Số lượng
câu thất
trên
Gieo vần lưng vị
trí chữ thứ 3
Gieo vần lưng vị
trí chữ thứ 5
Số dòng Tỷ lệ Số dòng Tỷ lệ
1 Nghĩ hộ tám giáp
giải thưởng hát ả đào
20 1 5% 17 85%
2 Bồ Đề thắng cảnh thi 4 4 100% 0 0
3 Tứ thời khúc vịnh 84 73 87% 9 11%
4 ThiênNam minh giám 234 58 25% 176 75%
5 Chinh phụ ngâm 102 23 22.5% 80 77.5%
6 Cung oán ngâm 89 0 0% 88 100%
7 Văn chiêu hồn 46 5 11% 41 89%
8 Tỳ bà hành 22 1 5% 21 95 %
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 61 -
Nhìn vào bảng khảo sát trên, ta nhận thấy cách gieo vần lƣng trong hai
câu thất của thể STLB không ổn định qua các giai đoạn và không đồng đều ở
mỗi tác phẩm. Đặc biệt cách gieo vần lƣng trong những câu STLB xuất hiện ở
giai đoạn đầu có điểm khác biệt rất lớn so với cách gieo vần lƣng của câu
STLB trong thể loại Ngâm khúc. Trong số 7 tác phẩm mà chúng tôi tiến hành
khảo sát thì Bồ Đề thắng cảnh thi (100%) và Tứ thời khúc vịnh (87%) là hai
tác phẩm có tỷ lệ vần lƣng gieo ở vị trí chữ thứ 3 lớn nhất. Lối gieo vần lƣng
ở vị tiếng 3 dần dần đƣợc chuyển sang tiếng thứ 5. Trong tác phẩm Chinh phụ
ngâm sự chuyển biến này chƣa đƣợc thể hiện rõ chỉ có 77.5% vần đƣợc gieo
ở tiếng thứ 5. Song tới Cung oán ngâm vị trí gieo vần đã dứt khoát định vị ở
vị trí chữ thứ 5 (chiếm 100%). Từ đó trở vần lƣng dần dần đƣợc định vị ở
tiếng thứ 5 trong các tác phẩm Ngâm khúc.
3.1.2 Thanh điệu
Cũng giống nhƣ thể lục bát, thể STLB là thể thơ đƣợc quy định chặt
chẽ về thanh điệu. Tuy nhiên, quy tắc phối thanh của thể thơ này cũng giống
nhƣ cách gieo vần không đƣợc ổn định.
Khi ở giai đoạn mới hình thành, trong câu thất trên, chữ thứ 3 thƣờng là
thanh bằng (trừ tác phẩm Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức
Mao có chữ thứ 3 là thanh trắc). Trong quá trình sáng tác các thi sĩ đã nhận ra,
để thanh bằng ở chữ thứ 3 trong câu thất trên là sẽ làm cho câu thơ trở nên
trúc trắc nghe không thuận.
Ví dụ:
Thiếp trong cánh của chàng ngoài chân mây
Trong của này đã đành phận thiếp
[12, 115]
Vì vần có sự thay đổi từ vị trí thứ 3 sang vị trí thứ 5 nên thanh điệu
cũng có sự biến đổi cho phù hợp. Chữ thứ 3 mang thanh trắc tạo nên cấu trúc
thanh điệu cân đối đảm bảo sự luân phiên giữa các bƣớc thơ theo trật tự Trắc
– Bằng – Trắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 62 -
Ví dụ:
Bến phì (b) gió thổi (t) đìu hiu (b) mấy gò (b).
Hồn tử sĩ (t) gió ù (b) ù thổi (t).
[12, 114]
Sự thay đổi thanh điệu trong câu thất thứ nhất là cần thiết và phù hợp
với tiến trình phát triển của thể thơ STLB. Nếu nhƣ ở giai đoạn đầu thể STLB
đƣợc dùng để sáng tác các thi phẩm mang tính chất ngâm vịnh nên về thanh
điệu dƣờng nhƣ không đƣợc chú trọng, chữ thứ 3 thƣờng mang thanh bằng.
Khi thể STLB đƣợc dùng vào sáng tác thể loại Ngâm khúc thì thanh bằng ở
chữ thứ 3 của câu thất trên đã chuyển thành thanh trắc. Vần trắc với tính chất
“không bằng phẳng” thích hợp với việc diễn tả những cung bậc tình cảm sâu
kín, nhất là tâm trạng đau đớn, bi thƣơng của con ngƣời.
Có nhƣ vậy thể thơ mới phát huy đƣợc hết ƣu thế của mình trong việc
diễn tả nội tâm con ngƣời. Sau đây là bảng khảo sát thanh điệu cuả thể thơ
STLB trên một số tác phẩm tiêu biểu.
Bảng 3.2 Khảo sát thanh điệu qua một số tác phẩm tiêu biểu tiến
trong trình phát triển của thể thơ STLB
STT Tác phẩm Số lượng
Thanh trắc vị trí thứ 3
Số câu Tỷ lệ
1 Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng
hát ả đào
20 19 95%
2 Bồ Đề thắng cảnh thi 4 1 25%
3 Tứ thời khúc vịnh 84 4 5%
4 Thiên Nam minh giám 236 116 49%
5 Chinh phụ ngâm 102 71 70%
6 Cung oán ngâm 89 86 97%
7 Văn chiêu hồn 46 39 85%
8 Tỳ bà hành 22 20 91%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 63 -
Để đảm bảo sự luân phiên giữa các bƣớc thơ theo trật tự Trắc – Bằng –
Trắc thì thanh điệu của chữ thứ 3 đã có sự thay đổi. Nếu nhƣ ở giai đoạn đầu
chữ thứ 3 thƣờng mang thanh bằng (Tứ thời khúc vịnh chiếm 95%, Thiên Nam
minh giám chiếm 51%) thì giai đoạn sau thanh điệu của chữ thứ 3 này đã có
sự thay đổi. Chữ thứ ba thƣờng mang thanh trắc chứ không phải là thanh bằng
(Chinh phụ ngâm khúc chiếm 70%, Cung oán ngâm khúc chiếm 97%, Tỳ bà
hành chiếm 91%...). Sự chuyển biến về thanh điệu tạo nên sự hài hòa trong
câu thơ, đọc câu thơ lên ta thấy thuận hơn, lắng đọng và cũng rất dễ nhớ.
3.1.3 Ngắt nhịp
Trong ngắt nhịp là một trong những tiêu chí cơ bản để nhận diện thể thơ
STLB. Nếu nhƣ từ lúc mới ra đời đến khi hoàn thiện cách gieo vần và luật phối
thanh của thể thơ đã có nhiều thay đổi thì cách ngắt nhịp lại tƣơng đối ổn định.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy từ khi mới ra đời nhịp ngắt của thể STLB đã
tƣơng đối ổn định. Ngay trong những bài thơ có hình thức lai tạp thì nhịp ngắt
3/4 (lẻ trƣớc, chẵn sau) của hai câu thất đã đƣợc sử dụng nhƣ nhịp ngắt chủ đạo
và đƣợc duy trì bền vững ở hầu hết các bài thơ viết theo thể thơ này. Trong
Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào có 36/40 câu ngắt thất theo nhịp 3/4,
chỉ có 2 câu ngắt theo nhịp 4/ 3 và 2 câu ngắt theo nhịp 2/2/3:
Ví dụ:
- Xuân nhật/ tảo khai/ gia cát hội (2/2/3)
- Hạ đình/ thông sướng/ thái bình âm (2/2/3)
- Tề thanh chúc Thánh/ cung vạn tuế (4/3)
- Lễ nhạc bách niên/ tu miếu điển (4/3)
Cách ngắt nhịp trong bài chúc làng khá đồng nhất so với các bài STLB
ở thời kỳ hoàn thiện.
Nhìn chung nhịp ngắt của thể thơ trong tiến trình phát triển của thể
STLB là tƣơng đối ổn định ít có sự biến đổi. Trừ một số trƣờng hợp ngoại lệ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 64 -
(xem bảng khảo sát).
Bảng 3.2 Khảo sát ngắt nhịp qua một số tác phẩm tiêu biểu tiến
trong trình phát triển của thể thơ STLB
STT Tác phẩm
Số
lượng
Ngắt nhịp 3/4
Một số cách ngắt
nhịp khác
Số câu Tỷ lệ Số câu Tỷ lệ
1 Nghĩ hộ tám giáp giải
thưởng hát ả đào
40 36 90% 4 10%
2 Bồ Đề thắng cảnh thi 8 8 100% 0 0
3 Tứ thời khúc vịnh 168 166 99% 2 1%
4 Thiên Nam minh giám 468 461 98%% 7 2%
5 Chinh phụ ngâm 204 196 96% 8 4%
6 Cung oán ngâm 178 177 99% 2 1%
7 Văn chiêu hồn 92 86 93.5% 6 6.5%
8 Tỳ bà hành 44 39 89% 5 11%
Qua bảng khảo sát trên, ta thấy nhịp ngắt trong hai câu thất của thể
STLB hầu nhƣ không có sự thay đổi. Từ tác phẩm ra đời ở giai đoạn đầu
(Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào chiếm 90%, Tứ thời khúc vịnh
chiếm 99%) đến những tác phẩm ở thời kỳ phát triển rực rỡ (Chinh phụ ngâm
chiếm 96%, Cung oán ngâm chiếm 99%) chủ yếu vẫn đƣợc ngắt theo nhịp
3/4. Có thể khẳng định nhịp điệu của thể STLB từ khi mới hình thành và khi
phát triển hoàn thiện là tƣơng đối ổn định.
Có thể thấy, để biểu đạt tiếng nói tâm tƣ tình cảm của con ngƣời một
cách trực tiếp, có hiệu quả cao thì rất cần đến tính nhạc. Bởi nhạc có vai trò
rất lớn trong việc vật chiếu hóa, khách thể hóa những cảm nghĩ tâm tƣ vốn vô
hình trong sâu thẳm của thế giới nội tâm. Đọc một bài thơ ta nhƣ nghe thấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - 65 -
đƣợc nỗi buồn, niềm vui, ta nhƣ cảm nhận đƣợc sự trong trẻo hay tăm tối tù
túng… của cuộc sống cũng nhƣ tâm trạng con ngƣời. Phải chăng điều đó một
phần là do nhạc điệu mang lại. Để tạo nên tính nhạc trong thơ thì vần và nhịp
là hai yếu tố quan trọng.
Qua khảo sát, chúng ta có thể khẳng định STLB là thể thơ phong phú
về vần, dồi dào về nhịp. Một khổ thơ STLB có năm vần thuộc các loại vần
(vần chân hoặc vần lƣng, vần bằng hoặc vần trắc). Trong một bài thơ thất
ngôn tứ tuyệt của Trung Hoa, ta thấy chỉ có hai hoặc nhiều nhất là ba vần, đều
là vần chân và độc vận (tức chỉ có một loại vần bằng hoặc trắc). Điều đó cho
thấy, STLB là thể thơ có vần điệu phong phú hơn thơ Đƣờng luật. Sự phong
phú về vần điệu đã góp phần tạo nên tính nhạc cho các bài thơ.
Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách
Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu
Người xuống ngựa khách đừng chèo
Chen quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ti.
[ 9, 51]
Cách điệp nguyên âm “a” trong câu thất thứ nhất gợi cho ngƣời đọc
có cảm giác không gian ở bến Tầm Dƣơng nhƣ rộng thêm ra. Câu thất thứ hai
điệp nguyên âm “u” gợi nên không khí buồn tủi trong buổi tiễn đƣa. Đọc khổ
thơ lên ngƣời đọc có thể hình dung ra không khí buồn bã trong cảnh tiễn đƣa
của ngƣời ở và kẻ đi.
Sự phong phú về vần, dồi dào về nhịp điệu đã giúp thể thơ STLB có đủ
khả năng biể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- d.pdf