Luận văn Internet với đời sống văn hóa của nhân dân thủ đô

Tài liệu Luận văn Internet với đời sống văn hóa của nhân dân thủ đô: LUẬN VĂN: Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội Việt Nam ngày càng được phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt, sự phát triển đó gắn chặt với sự phát triển của ngành Bưu chính - Viễn thông, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò then chốt. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng điện thoại (PSTN), điện thoại di động (GSM), mạng truyền số liệu (DATA), mạng internet... không chỉ góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng mà còn là hạ tầng kinh tế kỹ thuật để góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với đời sống văn hóa là vô cùng quan trọng. Trong đời sống văn hóa, thông tin đóng vai trò như một động lực thúc đẩy sự phát triển ở cả hai lĩnh vực: Vật chất và tinh thần bởi tính ứng dụng của nó. Điều này càng được nhìn nhận rõ hơn trong bối cảnh có sự phát tri...

pdf86 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Internet với đời sống văn hóa của nhân dân thủ đô, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội Việt Nam ngày càng được phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt, sự phát triển đó gắn chặt với sự phát triển của ngành Bưu chính - Viễn thông, trong đó công nghệ thông tin đóng vai trò then chốt. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng điện thoại (PSTN), điện thoại di động (GSM), mạng truyền số liệu (DATA), mạng internet... không chỉ góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng mà còn là hạ tầng kinh tế kỹ thuật để góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với đời sống văn hóa là vô cùng quan trọng. Trong đời sống văn hóa, thông tin đóng vai trò như một động lực thúc đẩy sự phát triển ở cả hai lĩnh vực: Vật chất và tinh thần bởi tính ứng dụng của nó. Điều này càng được nhìn nhận rõ hơn trong bối cảnh có sự phát triển kinh tế đối ngoại, xu thế quốc tế hóa kinh tế và toàn cầu hóa. Xét như vậy, muốn đánh giá sự phát triển văn hóa của một quốc gia hiện nay thì không thể không nhìn nhận nó trong và dưới sự tác động của công nghệ thông tin trong đó quan trọng hơn cả là thông tin trên internet bởi tính nhanh nhạy, tính toàn cầu cùng với những ứng dụng tiện lợi và kho tàng tri thức kỳ diệu mà dịch vụ internet mang đến cho người sử dụng. 1.2. Tại Việt Nam, việc phổ cập internet đến từng người dân đang là mục tiêu của chính phủ. Năm 2003, Bộ Bưu chính - Viễn thông đã quyết tâm lấy internet kích cầu công nghệ thông tin. Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đã xây dựng dự án "internet cộng đồng" nhằm đưa internet đến hơn 10.000 điểm Bưu điện - văn hóa xã hoặc các cơ sở tương đương, hơn 600 Trung tâm văn hóa quận huyện, tỉnh, hơn 800 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học và phổ thông, 130 bệnh viện lớn và trọng điểm... nhằm xây dựng một cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.3. Như vậy, vấn đề đặt ra cho những người làm quản lý văn hóa là sẽ phải xác định được vai trò của internet trong đời sống văn hóa của người Việt Nam. Trực tiếp đối mặt với những ảnh hưởng của sự phát triển internet ở Việt Nam. Kinh tế nào thì văn hóa ấy, song một khi kinh tế phát triển nhanh đi trước quá xa so với văn hóa thì sẽ gặp phải những bất cập. Vậy sự nhận thức của người Việt Nam sử dụng internet như thế nào, cần điều chỉnh, giáo dục hướng dẫn những gì khi internet - một sản phẩm văn minh của nhân loại còn là một dịch vụ mới mẻ đối với người Việt Nam. Đây là những vấn đề được Chính phủ và các nhà cung cấp đang quan tâm, đặc biệt với những nhà văn hóa thì đây cũng là một thách thức trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Việc nghiên cứu những ảnh hưởng của internet đối với đời sống văn hóa của người Việt Nam sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan hơn sự phát triển của văn hóa nước nhà trong thời kỳ hội nhập và phát triển. 1.4. Theo con số thống kê chính thức của Bộ Bưu chính - Viễn thông thì 86% số người truy cập internet hàng ngày ở Việt Nam tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, Hà Nội là một trong hai địa bàn chính có số người truy nhập internet cao hiện nay và là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của cả nước nên người viết mạnh dạn chọn đề tài: " Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô" làm luận văn Thạc sĩ khoa học, chuyên ngành Văn hóa học cho mình. Đề tài này tập trung nghiên cứu về sự ảnh hưởng của internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là tầng lớp học sinh, sinh viên, các cán bộ nghiên cứu, những nhà quản lý. Ngoài ra, đề tài cũng phân tích những hệ quả của sự phát triển mạng internet ở Việt Nam nhằm giúp cho người sử dụng dịch vụ internet có cách đánh giá và tiếp thu nền văn hóa, văn minh của nhân loại một cách có chọn lọc trước những thông tin mà dịch vụ này mang lại. 2. Tình hình nghiên cứu và sưu tầm 2.1. Về nghiên cứu Dịch vụ internet là sản phẩm văn minh của thời đại, mới được chính thức sử dụng ở Việt Nam từ năm 1997. Tuy vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả, các nhà khoa học viết về lĩnh vực này, tuy nhiên đó chỉ là những công trình khoa học đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật và học thuật, về cấu trúc mạng hay công nghệ công cụ xây dựng, hướng dẫn cách truy cập, khai thác... Đứng trên quan điểm xã hội học đã có một vài công trình của các tác giả là giảng viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả Trần Hữu Quang trong cuốn sách "Chân dung công chúng truyền thông" cũng đi sâu phân tích mối quan hệ đa chiều giữa truyền thông đại chúng và những người tiếp nhận nhưng tác giả chưa đề cập gì đến internet - một loại truyền thông mới. Viết về internet, tác giả Phạm Thị Thanh Tâm đưa ra cái nhìn thực tế hơn về những khó khăn mà chúng ta thực sự phải đối đầu khi bước vào xa lộ thông tin với internet. Đó chính là vấn đề mới mẻ đòi hỏi các nhà quản lý cần quan tâm giải quyết. Một số khảo sát của sinh viên khoa Xã hội học - Phân viện Báo chí và Tuyên truyền về "Mức độ hài lòng về việc truy cập internet trong sinh viên" cũng cho thấy được nhu cầu của lớp tri thức trẻ về internet. Năm 2001 một cuộc hội thảo quốc tế mang chủ đề "Trẻ em trên mạng internet" (Kid - on line) được tổ chức tại Hà Nội, báo cáo dự hội nghị là những nghiên cứu về tình hình sử dụng internet của trẻ em cùng những vấn đề có liên quan ở các nước châu á. Tham dự hội thảo này, Việt Nam có hai báo cáo xã hội học, đó là "Một nghiên cứu thử nghiệm về trẻ em và các trò chơi điện tử ở Việt Nam" (An exploratory study of children and electronic games in Vietnam) của Nguyễn Quý Thanh và Nguyễn Quý Nghi; "Nghiên cứu ảnh hưởng của internet đến trẻ em, trường hợp Hà Nội" (Stealing access - a case study in Hanoi). Các nghiên cứu trên mới là những nghiên cứu thực địa cho chúng ta thấy tình hình sử dụng internet rất hiếm hoi của trẻ em lúc bấy giờ, khi mà internet chưa phổ biến và thực sự "bùng phát". Tháng 3 năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Công nghệ thông tin và IDG World expo đã tổ chức hội thảo quốc tế về công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục ở Việt Nam. Bên cạnh các chủ đề mang tính bao quát như: Đề án mạng giáo dục Edunet, giải pháp học qua mạng thế hệ tiếp theo, đào tạo qua mạng, E-learning- đào tạo trực tuyến... hội thảo còn là nơi trao đổi những vấn đề cụ thể liên quan đến các phòng ban, sở giáo dục và các giáo viên... tuy nhiên, hội thảo chưa hề đề cập đến những mặt trái của internet khi đưa vào giáo dục. Trong cái nhìn tổng quan về nhu cầu giải trí của thanh niên Việt Nam hiện nay, cuốn "Nhu cầu giải trí của thanh niên" xuất bản năm 2003 của tác giả Đinh Thị Vân Chi đã phân tích khá tỷ mỷ và nêu ra một số ảnh hưởng của internet đối với thanh niên ở một số thành phố lớn, trong đó có Hà Nội. Tác giả đã đề cập đến một số mặt tích cực và mặt trái của internet. Cuốn sách là một tài liệu tham khảo rất bổ ích cho người thực hiện đề tài này. 1.2. Về sưu tầm Khi nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các nguồn tư liệu sau: * Những văn bản, quyết định của chính phủ về việc chính thức kết nối internet tại Việt Nam, bao gồm: - Hướng dẫn kết nối, sử dụng internet tại Việt Nam. - Quyết định số 136/TTg ngày 5 tháng 3 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập ban điều phối quốc gia mạng internet ở Việt Nam - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách, biện pháp khuyến khích, đầu tư và phát triển công nghệ phần mềm. - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt kế hoạch phát triển internet Việt Nam giai đoạn 2001- 2005 về quản lý, cung cấp và sử dụng internet. - Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet tại Việt Nam. * Những văn bản, quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện về phát triển internet ở Việt Nam. Các tạp chí của ngành Bưu chính - Viễn thông các số từ năm 1996 đến tháng 8/2004. * Tổng hợp "Tin nhanh" của Trung tâm Thông tin Bưu điện - Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (tài liệu lưu hành nội bộ phát hành hàng tuần vào sáng thứ sáu). * Tham khảo các tài liệu về internet, thương mại điện tử của Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông. * Tham khảo các phóng sự, bài viết về internet trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trực tiếp khảo sát trên internet và những người sử dụng internet tại một số cơ quan và các điểm dịch vụ công cộng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích khái niệm văn hóa, đời sống văn hóa và thực trạng sử dụng internet, những ảnh hưởng của việc sử dụng internet tới đời sống văn hóa của người dân Thủ đô. Đề tài đưa ra một số dự báo, xu hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng internet trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ - Phân tích khái niệm văn hóa, đời sống văn hóa, internet, những ứng dụng của internet trong đời sống xã hội. - Phân tích thực trạng của internet và vai trò và ảnh hưởng của internet trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô Hà Nội. - Dự báo xu hướng và những định hướng lớn về sự phát triển của internet ở Hà Nội. - Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần phát huy những mặt tích cực của công nghệ thông tin nói chung và dịch vụ internet nói riêng vào việc nâng cao đời sống văn hóa của người dân Thủ đô Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Sự hình thành và phát triển của mạng internet ở Việt Nam; - Vai trò của internet trong đời sống văn hóa của người Việt Nam; - Thực trạng tình hình sử dụng internet ở Thủ đô Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Văn hóa trong khai thác mạng internet ở Thủ đô Hà Nội. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào bốn nhóm xã hội chính, gồm học sinh sinh viên, cán bộ làm công tác nghiên cứu và giảng dạy, cán bộ làm công tác quản lý và nhóm cán bộ, công nhân, viên chức trong thời gian gần đây (từ 1998 đến nay). 5. Phương pháp nghiên cứu - Trên quan điểm duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nắm vững các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và phát triển khoa học kỹ thuật mà trong đó công nghệ thông tin là một ngành then chốt. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành; văn hóa học - xã hội học. - Phương pháp xã hội học và điền dã để tìm hiểu, thống kê thực trạng truy cập internet ở Hà Nội. - Trực tiếp khai thác, khảo sát trực tuyến trên mạng nhằm so sánh, tổng hợp và tìm hiểu các vấn đề đã được xác định trên cơ sở các nguồn tư liệu đã thu thập để thực hiện mục tiêu đề tài đặt ra. 6. Đóng góp mới của luận văn - Góp phần làm rõ vai trò của internet trong đời sống văn hóa của người Việt Nam nói chung và nhân dân Thủ đô nói riêng. - Phân tích tương đối có hệ thống những ảnh hưởng của sự phát triển mạng internet đối với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô Hà Nội. - Đưa ra một số dự báo, kiến nghị và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng internet trong đời sống văn hóa của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Là tài liệu tham khảo đối với các nhà hoạch định chính sách, từ đó có thể đưa ra những phương hướng để có thể khai thác triệt để những mặt tích cực, giảm thiểu những tiêu cực do một số phần tử phản động lạm dụng mạng internet để tuyên truyền. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Internet - một nhân tố mới trong đời sống văn hóa hiện nay Chương 2: Thực trạng của việc sử dụng internet ở Hà Nội Chương 3: Dự báo xu hướng và một số giải pháp nhằm góp phần phát huy hiệu quả của việc sử dụng internet trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô. Chương 1 internet - một nhân tố mới trong đời sống văn hóa hiện nay 1.1. một số khái niệm then chốt 1.1.1. Văn hóa Khái niệm "văn hóa" từ lâu đã được giới nghiên cứu quan tâm xác định nội hàm từ nhiều phương diện khác nhau. Xét một cách tổng quát, văn hóa thể hiện bản chất năng lực của con người trong mối quan hệ với thiên nhiên, với xã hội và với chính bản thân mình, văn hóa gắn liền với hoạt động sống của cá nhân và của cộng đồng. Văn hóa là dấu hiệu phân biệt đặc trưng và trình độ của loài người, như vậy, văn hóa phản ánh các mặt trong hoạt động của cá nhân và cộng đồng. Từ sinh hoạt, ăn, mặc, ở, đi lại đến các hoạt động chính trị, khoa học, giáo dục, nghệ thuật, lối sống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng... ở đâu có hoạt động sống của con người là ở đó có sự can thiệp và định h- ướng của nhân tố văn hóa. Theo W. Ostawald thì: Chúng ta gọi những gì phân biệt con người với động vật là "văn hóa" [6]. Theo Abrraham Moles, một nhà văn hóa học Pháp thì: Văn hóa là chiều cạnh trí tuệ của môi trường nhân đạo do con người xây dựng nên trong tiến trình đời sống xã hội của mình [6]. Giáo sư Hà Văn Tấn cho rằng: Văn hóa là hệ thống ứng xử của con người với thiên nhiên và xã hội, trong hoạt động sinh tồn và phát triển của mình. Nói khác đi, văn hóa là sản phẩm hoạt động của con người trong mối quan hệ tương tác với tự nhiên và xã hội diễn ra trong không gian, thời gian và hoàn cảnh nhất định [6]. Năm 1988, khi phát động thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa, Tổng Giám đốc UNESCO - Federico Mayro, đã đưa ra định nghĩa về văn hóa: Văn hóa là tổng thể sống động của các hoạt động trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc [8]. Khái niệm "văn hóa" được đề cập đến trong luận văn này mang một ngoại diên rất rộng, nghĩa là bất cứ cái gì do con người làm ra đều hàm chứa thuộc tính văn hóa, nó gồm tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm phục vụ cho sự tiến bộ của con người mà sản phẩm sáng tạo cụ thể đó chính là internet - sản phẩm của thời đại văn minh công nghiệp, của công nghệ thông tin. Bản chất đặc trưng của văn hóa chính là sự sáng tạo vươn tới giá trị nhân văn, khẳng định chất lượng của đời sống, trong đó là chất lượng sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Internet được nghiên cứu trong luận văn này với ý nghĩa vừa là một sản phẩm văn minh công nghiệp, vừa là một giá trị văn hóa đánh dấu sự sáng tạo của nhân loại. 1.1.2. Đời sống văn hóa Đời sống văn hóa là toàn bộ những giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần được tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực của con người [10]. Khái niệm đời sống văn hóa là một khái niệm rộng để chỉ toàn bộ các thành tựu có ý nghĩa văn hóa do con người sáng tạo ra cùng các phương thức, cách thức mà con người sử dụng chúng trong đời sống hàng ngày. Đời sống văn hóa của cá nhân và cộng đồng gắn liền với sự sống của họ thể hiện trong các hoạt động như: ăn, ở, đi lại, sản xuất, giao tiếp xã hội, thể hiện các giá trị chuẩn mực định hướng trong lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, trong các hoạt động giáo dục, khoa học, nghệ thuật, trong tổ chức, quản lý đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội, trong các hoạt động văn hóa dân gian như: tang ma cưới hỏi, trong lễ hội và trong các quan hệ ứng xử khác. Như vậy, nói đến đời sống văn hóa tức là nói đến tất cả các nhân tố của đời sống sinh hoạt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. 1.1.3. Internet Các phương tiện truyền thông cá nhân và đại chúng ra đời rất sớm trong lịch sử loài người, trước cả ngôn ngữ và chữ viết. Khi mà động tác, cử chỉ là những phương tiện ít ỏi để con người có thể hiểu và giao tiếp với nhau. Từ thế kỷ XX trở lại đây, các phương tiện truyền thông mới bùng phát cả về nội dung và hình thức nhờ sự hỗ trợ của khoa học, kỹ thuật. Chính truyền thông là một trong những lĩnh vực thừa hưởng nhiều thành quả nhất của cuộc cách mạng khoa học lần thứ tư và cuộc cách mạng công nghệ lần thứ năm. Những thành tựu của hai cuộc cách mạng trên đã đưa truyền thông vượt mọi rào cản về khoảng cách địa lý, không gian và thời gian, đó là sự ra đời của phát thanh, truyền hình, cùng với điện thoại vô tuyến... Tóm lại, truyền thông là toàn bộ những phương tiện lan truyền thông tin như: sách báo, truyền hình, phát thanh... Truyền thông phân làm ba loại chính: Truyền thông đại chúng, truyền thông nhóm và truyền thông cá nhân với những nội dung và hình thức khác nhau. Truyền thông đại chúng là cách thức truyền đạt thông tin thông qua các phương tiện kỹ thuật (đài, báo, phát thanh, truyền hình, ấn phẩm, phim ảnh, băng đĩa, mạng...) đến đám đông công chúng nhằm mục đích củng cố hoặc thay đổi nhận thức, quan điểm, hành vi của họ đối với các vấn đề khác nhau trong xã hội. Với cách định nghĩa như thế về truyền thông thì ngày nay ta có thể coi internet như một phương tiện truyền thông đại chúng mới, với tất cả các thuộc tính của truyền thông đại chúng như: Tính chất đại chúng, tính gián tiếp, tính tập thể và vô nhân xưng. Tuy nhiên, do khả năng kỹ thuật ưu trội mà internet cũng có thể được coi như phương tiện truyền thông nhóm trong các dịch vụ tin tức nhóm (new group); giáo dục điện tử (E- learning) hay thậm chí nó cũng vừa là phương tiện truyền thông cá nhân trong trường hợp: email, chat, điện thoại internet... Chúng ta có thể hình dung internet là một môi trường truyền thông mới với ý nghĩa là sự kết nối của các máy tính đầu cuối, bao gồm cả máy tính cá nhân, của hộ gia đình, của các cơ quan, tổ chức... Tạo điều kiện cho tất cả các loại hình truyền thông khác hoạt động được [21]. Các tờ báo, đài truyền hình, các hãng thông tấn, cơ quan báo chí, các cơ quan giáo dục cũng như các tổ chức và cá nhân đều có cơ hội ngang bằng là thiết lập website riêng để cung cấp thông tin đến đông đảo công chúng (công chúng ở đây là tất cả những người sử dụng internet). Ngược lại, người sử dụng internet cũng có thể khai thác các tiện ích của internet cho mỗi loại mục đích của mình. Một cách tổng quát, internet là một mạng diện rộng (WAN) là tập hợp hàng ngàn các mạng máy tính trải khắp thế giới thông qua hệ thống viễn thông. Sự phát triển nhanh chóng của internet đã khiến cho nó còn có thêm một khái niệm là "siêu lộ thông tin" (Information Super Highway). Ngoài ra, nó còn là nguồn tài nguyên vô giá cho các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục, các quan chức chính phủ và các thủ thư..., internet đã trở thành một công cụ thiết yếu cho mọi cá nhân đang sử dụng thư điện tử, đang nghiên cứu và thực tế là mọi hoạt động liên quan đến việc thu thập thông tin. Sau đây là định nghĩa về internet được nhiều nhà khoa học và cá nhân sử dụng phổ biến hiện nay: Internet là hệ thống thông tin toàn cầu mà: - Được nối với nhau hợp lý bằng một không gian địa chỉ độc đáo dựa trên giao thức mạng (IP). - Có thể tạo điều kiện cho các máy tính giao tiếp với nhau thông qua bộ giao thức (TCP/IP). - Công khai hoặc bí mật cung cấp, cho phép sử dụng, cho phép truy cập các dịch vụ cao cấp được xếp trên các mục giao tiếp và cơ sở liên quan. - Không thể có được sơ đồ cụ thể của mạng internet vì các máy tính và các mạng máy tính liên tục đăng ký thêm vào mạng internet cũng như các thông tin trên mạng liên tục thay đổi, cập nhật. - Internet mang đến cho bạn hạ tầng kỹ thuật để giao dịch trên mạng (on line). - Internet là cấu trúc kỹ thuật giúp cho mọi người trên thế giới thu lợi khi thâm nhập vào liên mạng toàn cầu [16]. Internet (được viết hoa chữ cái đầu tiên) ám chỉ tới tập hợp các mạng và các cổng nối (gateway) trên toàn cầu, sử dụng bộ giao thức TCP/IP, đây chính là nghĩa được nhiều người biết tới nhất. Tuy nhiên, khi gặp từ internet (không viết hoa chữ cái đầu) ta phải hiểu rằng đây là chữ viết tắt của từ internetwork, có nghĩa là liên mạng, một tập hợp các mạng máy tính bất kỳ, có thể khác nhau và được nối với nhau thông qua các cổng nối. "Trên thế giới chỉ có duy nhất một Internet nhưng có rất nhiều internet. Sự nhầm lẫn trong cách sử dụng thuật ngữ này có thể bắt gặp trên một số báo chí của nước ta, thậm chí cả trên một tạp chí chuyên ngành có uy tín" [18]. 1.2. Sự hình thành và phát triển của internet Lịch sử hình thành và phát triển của Internet có thể xem như bắt đầu từ năm 1969 với dự án mạng ARPANET của Bộ Quốc phòng Mỹ với mục đích hoàn toàn mang tính quân sự nhằm tạo khả năng truyền số liệu, thông tin một cách an toàn, bí mật giữa các mạng máy tính của Bộ Quốc phòng Mỹ. Trải qua một giai đoạn nghiên cứu và phát triển khá lâu dài, đến tháng 1/1983, giao thức TCP/IP đã chính thức được chấp nhận trên cơ sở mạng diện rộng ARPANET. Điều này mở ra khả năng ứng dụng to lớn cho mạng máy tính của Bộ Quốc phòng Mỹ, sau đó, vốn tính thực dụng, mô hình ARPANET nhanh chóng được người Mỹ nhân rộng ra các lĩnh vực khác với quy mô ngày càng lớn. Và khi có sự liên kết các mạng máy tính thuộc lĩnh vực khác, các khu vực và các quốc gia khác nhau thì mạng xuất hiện các trình duyệt của dịch vụ tra cứu thông tin siêu văn bản (WWW- World Wide Web). Hình 1.1: Quá trình phát triển của Internet Tốc độ phát triển của internet: - 1977: 111 máy chủ - 1981: 213 máy chủ - 1983: 562 máy chủ - 1984:1.000 máy chủ - 1986: 5.000 máy chủ Thương mại điện tử E - Com 1995 Trình duyệt Web 1993 WWW 1989 Tên gọi Internet TCP/IP 1984 TCP/IP 1972 ARPANET 1969 . Ngoài ra, còn phải kể đến mạng: Intranet: Là mạng riêng sử dụng công nghệ của internet như là phần cơ sở. Thực chất internet và intranet không khác nhau, do mục đích sử dụng của intranet nhằm vào các cơ quan, doanh nghiệp, phục vụ các hoạt động tác nghiệp. Do đó, mạng intranet phải luôn chính xác, tin cậy, hiệu quả, thông suốt. Đặc biệt phải đảm bảo an ninh, an toàn trong mọi tình huống. Mạng này cho phép nhiều người cộng tác làm các dự án, chia sẻ thông tin, tổ chức hội thảo và thiết lập các thủ tục an toàn trong tổ chức sản xuất. Mục đích của mạng này là làm cho những người lao động của công ty gắn kết với mọi tin tức của công ty đó, nhằm tăng năng suất qua luồng thông tin hiệu quả được phổ biến trên intranet. Extranet: Mạng chia sẻ mở rộng, mạng này công ty chỉ cho phép một nhóm người được lựa chọn để truy nhập. Thực chất internet không thuộc quyền quản lý của bất kỳ ai. Nó không có ban giám đốc, cũng không có ban quản trị, người dùng có thể tham gia hoặc không tham gia Số liệu Telcordia - Nestizer.com (1/2001) Hơn 115 triệu máy chủ, hơn 407 triệu người sử dụng (số liệu tháng 11/2000). 31 triệu tên miền. Theo dữ liệu đo bằng Byte (1994) người ta truy nhập Internet cho mục đích: 32% cho truyền file, 13% khám phá, tìm hiểu thông tin, 11% đọc tin, 10% dữ liệu overhead, 6% email, 5% điều khiển từ xa. vào internet, đó là quyền của mỗi thành viên. Mỗi mạng thành phần sẽ có một giám đốc hay chủ tịch, một cơ quan chính phủ hay một hãng điều hành, nhưng không có một tổ chức nào chịu trách nhiệm toàn bộ về internet. Hiệp hội internet (Internet Socity - ISOC) là một hiệp hội tự nguyện có mục đích phát triển khả năng trao đổi thông tin dựa vào công nghệ internet. Hiệp hội bầu ra Internet Architecture Board - IAB, ban này có trách nhiệm đưa ra hướng dẫn về kỹ thuật cũng như phương hướng để phát triển internet. Mọi người trên internet thể hiện nguyện vọng của mình thông qua ủy ban kỹ thuật internet (Internet Engineering Task Force IETF). IETF cũng là một chức tự nguyện, có mục đích thảo luận về các kỹ thuật và sự hoạt động của internet. Nếu một vấn đề được coi trọng, IETF lập một nhóm kỹ thuật để nghiên cứu vấn đề này. Nhóm đặc trách nghiên cứu phát triển công nghệ Internet (IRTF- Internet Reasearch Task Force). Trung tâm thông tin mạng (Networrk Infomation Center - NIC) gồm có nhiều trung tâm khu vực như APNIC - khu vực châu á - Thái Bình Dương. NIC chịu trách nhiệm phân tên và địa chỉ cho các mạng máy tính vào internet. Không cần nhìn đâu xa, chỉ tính riêng châu á cũng có thể thấy rõ những ứng dụng của internet đã làm thay đổi cuộc sống ở châu á như thế nào. Theo số liệu do Công ty nghiên cứu thị trường eMarketer mới đây cho thấy tỷ lệ sử dụng internet ở châu á - Thái Bình Dương đang tăng với tốc độ chóng mặt, đặc biệt là ở Trung Quốc, kèm theo đó là những tác động rộng lớn về mặt thương mại và văn hóa đối với cuộc sống của người dân khu vực. Nghiên cứu này có tên là "Asia Pacific - online" dựa trên các dự báo của các cơ quan thống kê quốc gia và quốc tế cùng hàng chục công ty nghiên cứu khác, như Morgan Stanley, Garner, Poin Topic, IDC, Yankee Group... Theo eMarketer cho biết thì trong năm 2003 số người sử dụng internet ở Trung Quốc đã tăng gấp đôi đến 114 triệu người, trong hai năm tới dự kiến sẽ có 250 triệu người Trung Quốc truy cập internet. Tại Hàn Quốc, tính đến cuối năm 2003 đã có gần 59% dân số lên mạng. Tại ấn Độ, mỗi tháng lại có thêm 120.000 khách thuê bao internet mới, đưa tổng số người tham gia mạng toàn cầu của nước này vượt con số 3 triệu vào tháng 6/2003. Về mật độ sử dụng internet nhanh chóng đuổi kịp và vượt phần còn lại của thế giới. Trong tháng 1/2003 Mỹ đã bị gạt khỏi danh sách 10 nước có mật độ dân sử dụng internet cao nhất thế giới. Trong khi đó Hàn Quốc đã nhảy lên chiếm vị trí thứ tư, Hồng Kông đứng thứ bảy và Đài Loan đứng thứ chín. Điều đặc biệt gây ấn tượng là tốc độ gia tăng sử dụng băng tần rộng để truy cập internet ở các nước châu á - Thái Bình Dương. Tính đến cuối tháng 11/2003 số người sử dụng băng tần rộng trong khu vực đã tăng 25% lên 18 triệu thuê bao, đặc biệt tại Hàn Quốc tỷ lệ sử dụng băng tần rộng đã lên tới 94%. Chính sự phổ biến của internet ở châu á - Thái Bình Dương đang tạo ra những tác động sâu sắc đến kết cấu và nội dung các trang Web. Internet phát triển góp phần thúc đẩy doanh thu của các Công ty chế tạo phần cứng máy tính. Đã có tới 5,1 triệu máy tính được bán ra trong khu vực trong năm 2002, tăng 100% so với năm 2001. Hoạt động thương mại trực tuyến cũng đang gia tăng nhanh chóng trong đó có rất nhiều nước có tốc độ tăng vượt mức trung bình của thế giới. Ước tính sẽ có sự bùng nổ internet để đặt vé máy bay, phòng khách, khách sạn hoặc ô tô. Giải trí trên mạng cũng là một lĩnh vực có tiềm năng to lớn, ngày càng có nhiều người mua vé xem phim, ca nhạc qua mạng. Riêng ở Hàn Quốc chỉ trong những năm đầu khi internet mới phát triển, 98% thông tin được giao dịch qua mạng internet. Ước tính đến năm 2005 sẽ có 33 triệu người dân Hàn Quốc sử dụng dịch vụ internet, chiếm 2/3 dân số. Trước sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trên mọi lĩnh vực và mang tính toàn cầu như vậy, internet vừa là cơ may, vừa là thách thức với các quốc gia. Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương phát triển và mở rộng việc cung cấp và sử dụng dịch vụ internet nhưng phải đi đôi và tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ. Để phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước và nhu cầu của xã hội, từ những năm 1993 ngành Bưu điện đã xây dựng mạng truyền số liệu chuyển mạch gói gọi là VIETPAC. Tuy phủ rộng 64 tỉnh thành trong cả nước nhưng việc xây dựng mạng VIETPAC không đáp ứng được mọi nhu cầu liên quan đến việc truyền số liệu. Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự ra đời của nhiều loại hình dịch vụ trên mạng, trong đó có sự phát triển nhanh chóng của internet cùng với các dịch trên mạng này. Ngày 5 tháng 3 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 21/CP ban hành quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng internet Việt Nam và ký quyết định số 136/TTg thành lập Ban điều phối quốc gia mạng internet ở Việt Nam. Ban điều phối quốc gia mạng internet, Tổng cục Bưu điện cùng các cơ quan nhà nước có liên quan đã ban hành nhiều văn bản quản lý các hoạt động cung cấp và sử dụng internet, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Việt Nam chính thức tham gia mạng Internet toàn cầu. Ngày 14/11/1997 Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện đã ra Quyết định số 679/1997/QĐ-TCBĐ ban hành thể lệ dịch vụ internet nhằm quy định việc quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động kết nối, truy nhập, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet. Ngày 19 tháng 11 năm 1997, Việt Nam đã chính thức khai trương dịch vụ internet; người dân Việt Nam có thể nhận, gửi và sử dụng thông tin trên internet. Để đáp ứng nhu cầu bức xúc về internet VNPT đã xây dựng một mạng trục trong toàn quốc với tên gọi là VietnamNet (VNN) và kết nối với mạng internet nhằm kết nối những mạng đơn lẻ của các cơ quan khác nhau và cung cấp dịch vụ internet một cách hiệu quả. Internet Việt Nam hoạt động với bốn nhà cung cấp dịch vụ internet (ISP) chính thức do Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép là: VNN, Công ty FPT, mạng NetNam của Viện Công nghệ Thông tin và Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (Saigon Postel). Trên internet Việt Nam thời điểm đó còn có các nhà cung cấp thông tin (ICP), đó là mạng CINET của Bộ Văn hóa Thông tin, mạng Phương Nam của Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam, Công ty Pacrim, FPT, VNN, Thông tấn xã Việt Nam, Tổng cục Du lịch, báo Nhân Dân và Trung tâm thông tin Bưu điện trực thuộc VNPT... Với vai trò tổ chức và quản lý toàn bộ mạng trục internet quốc gia, Công ty điện toán và truyền số liệu (VDC) thuộc VNPT có nhiệm vụ cung cấp khả năng truy cập vào các mạng riêng, các ISP khác, đồng thời VNN cũng là nhà cung cấp dịch vụ internet đến người dùng. Từ năm 1998 internet Việt Nam đã bước đầu phát triển kết nối trong nước và ra quốc tế như Mỹ, Hồng Kông, úc... Ngày 23 tháng 8 năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2001/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng internet, có thể đánh giá đây là một sự kiện đánh dấu bước ngoặt về phát triển internet ở Việt Nam. Cụ thể là nghị định này đã điều chỉnh việc quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ internet tại Việt Nam gồm 11 điều quy định chung. Nghị định có 16 điều quy định về thiết lập hệ thống thiết bị, cung cấp và sử dụng internet. Trong chương ba và bốn của nghị định, mọi điều khoản về quản lý, khiếu nại, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đều được cụ thể hóa trong các điều (xem phụ lục 3). Sau hai năm ban hành nghị định (23/8/2001-23/8/2003), thị trường internet Việt Nam đã trở nên sôi động với nhiều nhà cung cấp và nhiều loại hình dịch vụ internet. Đến tháng 9 năm 2003 đã có 13 ISP được phép cung cấp dịch vụ, 5 IXP (cổng kết nối quốc tế) và 10 OSP (nhà cung cấp các dịch vụ ứng dụng trên internet). Chính Nghị định 55 đã cho phép nhiều thành phần doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực internet, điều này đã tạo động lực cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp phải năng động hơn trong cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị trường. Nghị định 55 ra đời cũng khởi nguồn cho một thời kỳ xã hội hóa internet một cách sâu rộng, thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia, phát huy vào nội lực sẵn có tham gia vào thị trường internet với hàng ngàn đại lý internet. Điều này không chỉ góp phần làm tăng lượng người sử dụng internet 1,5 triệu người so với con số 300.000 người năm 2000, mà còn giúp một số lượng người có thêm công ăn việc làm, thêm thu nhập. Cũng từ đó, người dân có cơ hội tiếp cận với các công nghệ tiên tiến thông qua internet. Đặc biệt nghị định 55 còn là tiền đề thúc đẩy việc ứng dụng internet trong môi trường làm việc của hệ thống các cơ quan chính phủ, các ngành các cấp từ Trung ương đến địa phương. Một số các chính sách quản lý nhà nước cũng đã được phổ biến qua internet. Đó cũng là bước đệm để triển khai Chính phủ điện tử tại Việt Nam. Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) hàng năm đều đưa ra đánh giá, xếp hạng cho nền CNTT của 196 nước. Đánh giá dựa trên các thông số: Số lượng và mật độ điện thoại, số điện thoại di động, số máy tính và số người dùng internet. Điều đáng mừng là lần đầu tiên Việt Nam đã được đưa vào danh sách 53 nước, được xếp hạng sau ấn Độ, Trung Quốc và Inđônêsia. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia CNTT, thời gian qua CNTT nước ta phát triển khá nhanh nhưng chưa có chiến lược cụ thể, chính vì vậy, trong năm 2003 Bộ Bưu chính Viễn thông (MPT) đã dốc sức để hình thành một phác thảo chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và trình Chính phủ trong quý 1/2004. Đối với dịch vụ viễn thông internet, Việt Nam sẽ phát triển nhanh, đa dạng hóa các dịch vụ viễn thông và internet trên cơ sở hạ tầng mạng lưới thông tin quốc gia tiên tiến. Tại Việt Nam, theo dự báo công nghệ thông tin của các chuyên gia CNTT nhận định: Năm 2004 sẽ là năm bứt phá của ngành này nhằm tiến kịp các nước phát triển, số lượng doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng internet, xây dựng web side để trao đổi thông tin và ứng dụng các phần mềm ngày càng tăng. 81054 1037510 1666160 1952460 2109700 4415851 09-11-00 01-01-01 01-07-02 25/12/02 05-09-03 30/4/04 Thêi ®iÓm S è ng ­ê i s ö dô ng in te rn et Biểu đồ 1.1: Số người sử dụng internet ở Việt Nam Nguồn: Số liệu thống kê từ Trung tâm internet Việt Nam tháng 4/2004. 1.3. Những ứng dụng cơ bản của internet Từ khi internet xuất hiện với tư cách là một phương tiện truyền thông thì nó đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự, hệ thống truyền thông này đã và đang làm thay đổi toàn diện và sâu sắc cách thức mà con người thực hiện trong giao tiếp, giải trí, làm việc, học tập, nghiên cứu khoa học hay xử lý thông tin... Có thể nói, tiện ích của internet còn lớn hơn cả điện thoại, báo viết và báo hình. Sở dĩ internet đạt được những tiện ích lớn lao như chúng ta biết là do tập hợp hơn 100 giao thức được sử dụng để kết nối các máy tính vào mạng trong đó hai giao thức chính là giao thức điều khiển truyền dẫn (Transmission control protocol) và giao thức Internet IP (Internet Protocol). Sự bùng nổ trong sử dụng internet giữa hàng triệu người trên thế giới có lẽ là nhờ một phần của cái gọi là dịch vụ tra cứu siêu văn bản, dịch vụ thông tin đa phương tiện toàn cầu (WWW) hoặc chỉ đơn giản là WEB, đồ họa âm thanh trên một loạt các văn kiện hiển thị bằng máy tính gọi là các trang web (Web pages), gắn liền với các trang web là các tài liệu siêu văn bản hoặc siêu phương tiện (hypertex or hypermedia). Việc thám hiểm World Wide Web phải sử dụng một chương trình gọi là slient (máy khách) phần mềm slient cung cấp giao thức truyền thông để phối ghép với các máy tính chủ trên mạng, nó được cài đặt trong máy tính dùng để truy nhập. Máy chủ (server) cung cấp các tài liệu mà máy khách yêu cầu, các máy chủ được kết nối với các máy khách và máy chủ khác trên mạng cho nên mối quan hệ slient/ server tồn tại giữa người dùng, máy khách và kết nối tới Web (tức máy chủ). Server internet mà khách hàng kết nối được tới gọi là ISP (nhà cung cấp dịch vụ internet). Các ISP cung cấp truy nhập cho người dùng tới internet và web theo cước phí hàng tháng hoặc hàng giờ. Một số các hệ thống bảng tin BBS (Bulleti Board System) lớn hơn, thường được gọi là các dịch vụ thương mại trực tuyến cũng cung cấp internet đầy đủ qua kết nối modem của khách hàng. Các ứng dụng khách hàng/ máy chủ trên Internet  Thư điện tử (E-mail)  Truyền tệp (file transfer)  Chat (đàm thoại)  Dịch vụ nhóm tin (Use Net Newsgroup)  Web (World Wide Web) Tiện ích trên mạng toàn cầu này là rất lớn: "INTERNET mang đến cho bạn hạ tầng kỹ thuật để giao dịch trên mạng (on line). INTERNET là cấu trúc kỹ thuật giúp cho mọi người trên thế giới thu lợi khi thâm nhập vào liên mạng toàn cầu" [16]. Người dùng trên khắp thế giới đều có thể truy nhập mạng này. Với giao thức liên lạc chuẩn, nó cho phép truy cập đối với bất kỳ một loại máy tính nào, hệ điều hành gì, kích cỡ máy ra sao, người dùng mạng này có thể trao đổi thư điện tử với một người khác ở bất cứ đâu trên thế giới, và thư sẽ được chuyển đi ngay lập tức. Nó trợ giúp truyền thông thời gian trực tuyến (real- time multimedia) cho phép mọi thành viên truy cập có thể thực hiện hoạt động giao tiếp, kinh doanh hay học tập, quản lý... một cách trực tiếp và tức thời. Rõ ràng là các hoạt động trên internet rất phong phú và đa dạng, nó đã tạo nên những bước nhảy vọt chưa từng có trên thế giới, tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội. Một cách tổng quát: Với đặc thù là một mạng diện rộng (WAN) tập hợp hàng ngàn các mạng máy tính trải khắp thế giới thông qua hệ thống viễn thông. Sự phát triển nhanh chóng của internet đã khiến cho nó còn có thêm một khái niệm là "siêu lộ thông tin", ngoài ra nó còn là nguồn tài nguyên vô giá cho các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục, các quan chức chính phủ và các thủ thư... internet đã trở thành một công cụ thiết yếu cho mọi cá thể đang sử dụng thư điện tử, đang nghiên cứu là mọi việc liên quan đến đến hoạt động thông tin. Internet thâm nhập sâu vào tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống, nó cho phép truy nhập và khai thác các cơ sở dữ liệu thuộc nhiều lĩnh vực xã hội, các ngành nghề khác nhau như: các thông tin về khoa học kỹ thuật, giáo dục và đào tạo, kết quả nghiên cứu khoa học, thông tin thương mại, thị trường giá cả, dự báo thời tiết... Tùy theo ngành nghề khác nhau sẽ tìm thấy những lợi ích khác nhau từ việc sử dụng internet. Sau gần bảy năm triển khai dịch vụ internet ở Việt Nam, đến nay theo tin từ Trung tâm Thông tin Bưu điện - VNPT có hơn 1.122.000 thuê bao internet đã quy đổi của 7/15 nhà cung cấp dịch vụ đã bắt đầu có thị phần là VNPT, NetNam, Vietel, SPT, Ha Noi Telecom, OCI và như vậy với con số ước tính khoảng gần 4,5 triệu người thường xuyên sử dụng internet, vượt mức thời điểm tháng 6 năm 2003 (cùng kỳ năm trước) hơn 2,3 lần đồng thời cũng cao hơn mức thời điểm tháng 6/2003 của khu vực 4,82% và rút ngắn được khoảng cách với thế giới 9,37%. Nếu như thời gian đầu ở Đông Nam á nhiều người quan niệm chỉ có giới trí thức hay doanh thương mới có nhu cầu và khả năng sử dụng dịch vụ này, thì giờ đây, cùng với sự tăng cường đầu tư mở rộng mạng lưới, nâng cao khả năng phục vụ cho người dùng internet của VNPT thông qua những chính sách và nhất là ảnh hưởng tích cực của Nghị định 55 của Chính phủ, các doanh nghiệp, tổ chức đã biết khai thác lợi thế của internet. Do vậy mà có thêm nguồn thông tin, tăng cường thương mại, mở mang đối tác, giao lưu văn hóa, xóa mờ khoảng cách địa lý. internet đã có những ảnh hưởng tích cực sâu sắc đến đời sống xã hội của Việt Nam nói chung và đặc biệt là nhân dân Thủ đô. Có thể thấy rất rõ là cùng với sự hỗ trợ của internet, tại Hà Nội, nhiều đề tài nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ vào cuộc sống đã thành công và thiết thực hơn. Nhiều sinh viên học sinh ham học hỏi đã thu lượm được nhiều kiến thức bổ ích, tìm kiếm học bổng... Đến nay đã có 100% các trường phổ thông trung học, cao đẳng, đại học và nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở lắp đặt, sử dụng và đưa chương trình internet vào giảng dạy. Cùng với hàng chục ngàn các đại lý và các điểm phục vụ internet trên cả nước, kể cả nơi hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thực tế sử dụng internet thời gian qua cho thấy, internet ở Việt Nam còn có thể phát triển nhanh và mạnh hơn nữa, ảnh hưởng trực tiếp và đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế - văn hóa - chính trị của Việt Nam. Chương 2 Thực trạng của việc sử dụng internet ở Thủ đô Hà Nội 2.1. Tình hình chung Theo báo cáo mới nhất của ITU về kết quả nghiên cứu tình hình sử dụng internet trên toàn thế giới thì các nước Bắc âu dẫn đầu về truy cập internet. Thụy Điển đứng ở vị trí thứ nhất, tiếp sau là Đan Mạch và Băng Đảo, Na Uy đứng thứ năm. Hàn Quốc là nước đứng đầu thế giới về truy nhập băng rộng tốc độ cao và được xếp thứ tư về tỷ lệ người dùng inetrnet. Vào nhóm 10 nước dẫn đầu còn có Hà Lan, Hồng Kông, Phần Lan, Đài Loan và Canađa. Mỹ đứng thứ 11. Thực tế diễn biến cho thấy trong những năm gần đây (từ 1998 trở lại đây) châu á đã vượt lên trước và bỏ xa các nước nói tiếng anh. Cụ thể là Hàn Quốc tăng nhanh nhất, đã tăng 20 bậc từ 1998 đến 2002. Tình hình phát triển của internet của khu vực châu á - Thái Bình Dương và thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Tính đến tháng 4 năm 2004 Việt Nam đã có 4.415.851 người sử dụng internet và 1.121.808 thuê bao internet, trong khi cùng kỳ năm trước con số này là 1.9 triệu người, khoảng 445.710 thuê bao. Tỷ lệ số dân sử dụng internet ở nước ta hiện nay là 5,42%. Một sự kiện lớn nhất về CNTT diễn ra tại Việt nam tháng sáu vừa qua là diễn đàn CNTT Việt Nam 2004 và Việt Nam Computer World Expo (VITF & VCW) diễn ra từ ngày 5 đến ngày 10-7-2004 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây TS. Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội tin học Thành phố Hồ Chí Minh chính thức tuyên bố "Toàn cảnh CNTT Việt Nam 2004". Trong báo cáo này ông đã đặc biệt nhấn mạnh "ấn tượng nhất là sự vươn lên mạnh mẽ của hai tờ báo điện tử Tuổi trẻ và Thanh niên" - hai trong số năm website tiếng Việt lọt vào danh sách top 10.000 website toàn cầu, tỷ lệ người dùng internet Việt Nam trên dân số đã gần đuổi kịp tỷ lệ trung bình của châu á. Điều đó nói lên rằng, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển đột phá của internet Việt Nam, cũng có nghĩa là đây cũng là thời điểm gay cấn nhất của những nhà quản lý văn hóa trước sự tấn công ồ ạt của thông tin vào đời sống xã hội. Tuy nhiên, để Việt Nam có thể bước vào nền kinh tế tri thức, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và các nước, mục tiêu của Chính phủ từ nay đến 2010 là: Phổ cập tri thức số, đạt tỷ lệ người dân sử dụng internet là 10%. Đây là con số mà chúng ta đang phấn đấu, nỗ lực và quyết tâm đó được cụ thể hóa trong nhiều hoạt động. Mới đây nhất, tháng 7/2004, chương trình "Máy tính Thánh Gióng" đã được khởi động, đây là một chương trình phổ cập tin học, nối mạng tri thức cho thanh niên Việt Nam. Chương trình sẽ chính thức tiến hành vào năm 2005. Chính phủ dự kiến sẽ giao cho Bộ Văn hóa Thông tin, Bộ Bưu chính Viễn thông và Trung ương Đoàn thanh niên thực hiện. Mục tiêu của chương trình là giúp cho thanh niên Việt Nam xóa mù tin học, nối mạng tri thức. Thủ đô Hà Nội sẽ là một địa chỉ lớn nhất cung cấp những cán bộ, kỹ sư, tình nguyện viên tin học tham gia chương trình này. Hiện nay, trên địa bàn Thủ đô chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những điểm truy cập internet công cộng ngay trong ngõ nhỏ, đến từng khu tập thể, ký túc xá (xem Phụ lục 4). Nếu chỉ tính riêng tại địa bàn Thủ đô Hà Nội thì tỷ lệ người dân truy cập internet khoảng 35%. Vượt xa con số 10% trung bình trên cả nước mà chúng ta đang phấn đấu cho năm 2010. Điều đó nói lên rằng, Hà Nội là một địa bàn nóng bỏng đối với nhu cầu truy cập internet và là một địa bàn được tiếp cận sớm nhất với loại dịch vụ này. Chính đặc điểm là trung tâm kinh tế, văn hóa chính trị của cả nước nên Hà Nội cũng là địa bàn nhạy cảm nhất đối với những ảnh hưởng của dịch vụ này mang lại. 2.2. Thực trạng việc sử dụng internet của một số nhóm xã hội 2.2.1. Vài nét khái quát về địa bàn nghiên cứu Người viết đề tài đặc biệt quan tâm và lấy địa bàn ba quận: Thanh Xuân, Đống Đa và Cầu Giấy làm khu vực khảo sát bởi tính tập trung và phong phú của khu vực. Địa bàn ba quận này tập trung khá nhiều trường Đại học và các cơ quan Trung ương, ở đây tập trung nhiều trường Đại học gồm: Đại học Quốc gia, Đại học Kiến trúc, Đại học Sư phạm, Đại học Ngoại ngữ, Phân viện Báo chí tuyên truyền, Đại học Luật, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Ngoại thương, Học viện Quan hệ quốc tế, Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Việt nam, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo Trung ương1… Đặc trưng lớn nhất của địa bàn là tính tập trung theo cụm của các cửa hàng dịch vụ internet, các trường đại học, các cơ quan, trường học... Cụm 1: Bao gồm 8 cửa hàng liền nhau nằm ngay trên mặt phố Nghĩa Tân thuộc dẫy nhà A11, A14 và nhà C1, 3 cửa hàng nằm trên đường Nguyễn Phong Sắc. Cụm 2: Gồm 5 cửa hàng nằm trên đường Xuân Thủy số 185; 187; 203; 205 (nằm ngay trước cổng trường Nguyễn Tất Thành và Đại học Sư phạm Hà Nội) và 2 cửa hàng cũng nằm trên đường Xuân Thủy (số 4 và số 8). Cụm 3: Gồm 6 cửa hàng nằm trong khuôn viên của trường Đại học Quốc gia gần khu ký túc xá sinh viên và trường phổ thông trung học chuyên ngữ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội theo địa chỉ số 1/A1; 3/A2; 6A2; 1A6; 1A8. Cụm 4: Gồm 11 cửa hàng nằm trên đường Nguyễn Trãi và khu vực xung quanh trường Đại học Kiến trúc và Đại học Ngoại ngữ thuộc địa bàn quận Thanh Xuân. Cụm 5: Dành cho các đối tượng là CBCNVC thuộc các doanh nghiệp quốc doanh. Các đối tượng khảo sát gồm CBCNV của Công ty Viễn thông quốc tế thuộc VNPT và một số cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Khoa học tự nhiên, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là những đối tượng thường xuyên truy cập internet. Một số khác là cán bộ quản lý cấp vụ viện đang thường trú tại khu tập thể Nghĩa Tân. Đối tượng mà người viết đề tài chọn khảo sát và trực tiếp phỏng vấn gồm năm nhóm chính gồm đại diện cho những người thường xuyên truy cập internet, họ là những HSSV, là các CBCNVC nhà nước, là các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà giáo… Qua thực tế khảo sát tại địa bàn ba quận, đặc biệt chú ý tới các tuyến phố tập trung nhiều quán cafeinternet, điểm truy cập internet công cộng như phố Nghĩa Tân, phố Tô Hiệu, đường Xuân Thủy (thuộc địa bàn quận Cầu Giấy), khu vực xung quanh trường Đại học Ngoại thương và Học viện Quan hệ quốc tế (thuộc địa bàn quận Đống Đa) hai bên đường Nguyễn Trãi đoạn từ Ngã Tư Sở đến đường Lương Thế Vinh, đường Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân) là nơi tập trung đối tượng sử dụng chính là HSSV. Qua con số thống kê tại các điểm internet công cộng, kết quả cho thấy có 80,5% số người truy cập tại các điểm này là HSSV. Chỉ có 1/3 trong số là SV, còn lại là đối tượng học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 hoặc không còn đi học nhưng chưa có việc làm. 2.2.2. Nhóm người sử dụng internet là học sinh, sinh viên Trong nhóm này, người viết đề tài chia làm hai nhóm nhỏ trong đó: Nhóm 1: Là nhóm người sử dụng internet là học sinh ở tuổi vị thành niên (lứa tuổi từ 13-17) Khi điều tra về tình trạng truy cập internet trong học sinh (lứa tuổi dưới 18) thì kết quả điều tra khiến cho người làm công tác quản lý văn hóa không khỏi trăn trở và đáng cảnh báo với toàn xã hội. Thực tế có tới 95% số HS này vào mạng chỉ với mục đích thư giãn, tán gẫu, nghe nhạc, trò chuyện (chủ yếu với người không quen), vào các trang thần tượng… Các em hầu hết không ý thức được sự phong phú về tài nguyên trên internet với những tiện ích phục vụ cho việc học hành, mà đơn thuần chỉ biết những tiện ích của internet với các trò chơi hấp dẫn với hình ảnh và âm thanh sống động, internet là công cụ để các em có cơ hội tìm hiểu hoặc giao lưu với các thần tượng của mình là các ca sĩ, diễn viên được các em mến mộ. Thậm chí các em tốn rất nhiều thời gian vô bổ vào việc tán gẫu với những người lạ trên mạng. Đối với các trang web nước ngoài, các em hoàn toàn không có đủ vốn ngoại ngữ để đọc mà chủ yếu chỉ bị hấp dẫn bởi tranh ảnh. Chúng ta biết rằng ngày nay xuất hiện càng ngày càng nhiều thư rác gửi đến tận hòm thư riêng của từng người với các loại tranh ảnh đồi trụy trá hình núp dưới dạng tranh vẽ, hoạt hình. Hiện nay có rất nhiều trang web mang những thông tin xấu được tung lên mạng một cách tràn lan, thậm chí gửi đến tận hòm thư riêng của từng người. Nếu chỉ một lần vô tình kích chuột vào những địa chỉ đó, người sử dụng có thể sẽ là thành viên bất đắc dĩ hoặc tự nguyện với những trang web bẩn kiểu đó. Thường thì những trang này rất hấp dẫn, gợi trí tò mò đối với những người truy cập mạng là thanh thiếu niên, cũng từ đây các em rất dễ bị ảnh hưởng lối sống trụy lạc do sự nhận thức lệch lạc thông qua những trang web kiểu này. Phỏng vấn sâu một số học sinh lớp 7 trường phổ thông cơ sở Lê Quý Đôn, một trường nằm trên địa bàn quận Cầu giấy các em cho biết: "Mùa hè này em rất thích ra bể bơi để được bơi vì em mới biết bơi nhưng nếu được bố mẹ cho chọn một trong hai hoặc là đi bơi hoặc là lên mạng thì em sẽ chọn "lên mạng". Qua khảo sát cho thấy, học sinh lớp 6 hầu như chưa được tiếp cận với loại hình truyền thông này, bắt đầu từ lớp 7 bắt chước các anh chị lớp lớn, các em bắt đầu tự tạo cho mình một hộp thư riêng và đầu tiên là liên lạc với bạn bè, cô giáo. Đến cấp 3 các em mở rộng mối quan hệ hơn và xu hướng chung là làm quen với bất cứ ai trên mạng mà các em gặp, không chọn lọc, chỉ thấy vui vui! hầu hết các em đều lấy tên giả, tự đặt cho mình những "nickname" thật ấn tượng… ở lứa tuổi học sinh các em thường hành động theo xu hướng của các nhân vật thần tượng trong truyện, phim hay trên các phương tiện thông tin đại chúng khác mà các em đã từng được biết đến và hâm mộ. Các em vào mạng ngoài sự thể hiện với các bạn trang lứa là mình là người "sành điệu", bắt kịp thời đại, biết chơi nhiều trò game các em chưa hề có ý thức về mối lợi to lớn của internet mang lại cho con người và tất nhiên không thể hiểu rằng đằng sau những trò chơi, phim ảnh trên mạng là đầy rẫy những cạm bẫy và độc hại đang rình rập lứa tuổi mới lớn này. Tại các địa điểm dịch vụ internet công cộng, tất cả việc trông nom là của chủ đại lý, người không hoặc có ít trình độ chuyên môn về tin học và là người kinh doanh đơn thuần với mục đích lợi nhuận là trên hết, họ ít quan tâm khách hàng vào trang nào mà chỉ quan tâm đến thời lượng và thời gian mà khách hàng có nhu cầu truy cập internet để đáp ứng kịp thời. Số khác cho biết, nếu có quan tâm cũng không thể kiểm soát được hết do trình độ tin học của họ còn hạn chế. Ngoài ra, không ít người trong số họ sẵn sàng liên doanh với các "chuyên gia" tin học để tải các phần mềm từ trên mạng về, tổ chức sao in và bán với mục đích kinh doanh. Các phần mềm được họ tải từ mạng về với nội dung tốt thì ít, chủ yếu là những thông tin không lành mạnh có liên quan đến sex và bạo lực hấp dẫn trí tò mò của giới trẻ. Quy mô của các địa điểm truy cập internet công cộng này thường rất chật chội, thiếu ánh sáng, nóng bức và tất cả đều không có phương tiện phòng chống cháy nổ, không có cửa thoát hiểm. Hệ thống máy lắp đặt bố trí tùy tiện làm cho ngành chức năng khó bề kiểm soát nội dung thông tin, chưa kể một số chủ đại lý không có cả giấy phép kinh doanh. Chủ đại lý thường tận dụng tối đa mặt bằng địa điểm để có thể đặt được càng nhiều máy càng tốt, những cửa hàng đông lên tới 50 máy. Đa số những máy tính ở các điểm truy nhập công cộng này đều là máy cũ, có cấu hình thấp nên mặc dù 100% cửa hàng đều quảng cáo sử dụng ADSL nhưng tốc độ đường truyền vẫn chậm, chưa đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin trên mạng của HSSV. Kích thước bàn máy các cửa hàng này thường sử dụng là 60cm x 60cm hoặc 70cm x 60cm. Một kích thước rất khiêm tốn để có thể tận dụng diện tích kê máy. Không khí trong phòng thì ngột ngạt bởi mùi khói thuốc, một số điểm mới mở quảng cáo có ghế nệm và máy lạnh thì giá ngồi lên đến 7000đ/1h. Đây là một giá quá cao so với mức thu nhập của HSSV. Thông thường dân "teen" thường vào các phòng máy bình dân giá chỉ 2000 đến 3000đ/1h, ở đây các thượng đế "tuổi teen" rất khoái lang thang trên các trang thần tượng hoặc "chat" vừa nhai kẹo cao su, sau đó bôi bã kẹo ngay trên mặt ghế bởi mỗi "thượng đế" khi vào đây là để tự thưởng cho mình một thế giới tự do riêng (xem ảnh phụ lục 4). Một chủ đại lý trên đường Nghĩa Tân cho biết: số ít các cô cậu còn "tạm trú tạm vắng", ở đây họ vào mạng cả ngày, ăn trưa ở đây luôn, ăn bánh ngọt, uống sữa ngay tại chỗ và cũng xả rác tại chỗ. Các chủ đại lý cũng vì lợi nhuận mà đều làm ngơ với kiểu sinh hoạt bừa bãi này vì họ cũng đã xác định "khách hàng là thượng đế" rồi! (xem ảnh phụ lục 4). Như vậy, với thực trạng của việc truy cập internet tại các điểm công cộng như trên, đã đến lúc cần thiết phải kêu gọi và xây dựng một môi trường văn hóa cho "cafenet" nói riêng và một nền văn hóa mạng nói chung. Một xã hội thông tin, một môi trường mà mỗi người khi tham gia đều phải là những người có lối sống, nếp sống văn hóa xứng đáng với việc họ đang được tiếp cận với thành tựu văn minh của nhân loại. Có như vậy họ mới có thể tiếp cận tích cực với những tinh hoa văn hóa, những tri thức của nhân loại qua mạng, tự nhận thức và tránh được những thông tin do kẻ xấu lợi dụng tung lên mạng. Một thực trạng đang diễn ra ngay trên địa bàn Thủ đô là dịch vụ "chat VIP" đây là dịch vụ mại dâm trên mạng, được biết đối với những phòng chat đặc biệt này, mỗi máy tính đều có gắn hệ thống camera riêng, tại đây các quý khách có nhu cầu mua dâm có thể được "xem hàng" ngay tại chỗ, trên màn hình camera, nếu đồng ý họ lập cuộc hẹn ngay trên mạng và cách hoạt động mại dâm này khá an toàn, che mắt được cơ quan an ninh. Tất nhiên những phòng chat kiểu này chưa phổ biến ở Hà Nội. Tuy nhiên, đây cũng là một thực trạng cần cảnh báo bởi vô tình internet trở thành "con dao hai lưỡi" tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng để tuyên truyền và tổ chức các hoạt động vi phạm pháp luật. ở lứa tuổi vị thành niên, học sinh từ 13 - 17 tuổi các em thường hay gặp những khó khăn chính sau: - Các em chưa có đủ nguồn tài chính để tự do truy cập internet theo ý thích của mình do còn phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ. - Các em chưa được hướng dẫn, định hướng trong việc khai thác các trang tiện ích phù hợp với lứa tuổi của mình. - Thường bố mẹ chỉ cho các em vào mạng một thời gian nhất định, ngày nghỉ cuối tuần và thời lượng cũng bị hạn chế, do vậy không thể đủ thời gian vào các trang sở thích với tốc độ đường truyền internet vẫn còn rất chậm so với yêu cầu chung của người truy cập. - ở lứa tuổi học sinh, nếu có thời gian thì vốn ngoại ngữ của các em cũng chưa cho phép các em tiếp cận các trang web tiện ích của nước ngoài, chủ yếu các em mới chỉ dừng lại ở mức giao lưu bạn bè, xem ở rạp nào chiếu phim hay thì rủ bạn, nhóm bạn cùng đi xem, hẹn hò đi chơi hay tham gia một số câu lạc bộ sở thích trên mạng hoặc trong thành phố… Cá biệt có những em học sinh nam mới học lớp 7 đã lén lút trốn học để lên mạng xem những "trang bẩn". Nhóm 2: Là nhóm gồm những người sử dụng internet là HSSV (lứa tuổi từ 18 trở lên) Qua các con số thống kê về tần suất truy cập các trang web và các câu hỏi về sở thích được hỏi kể cả những thông tin do những người cho thuê dịch vụ cung cấp cho ta một thực trạng chung về tình hình truy cập dịch vụ internet tại các điểm công cộng. Thực chất, số người truy cập internet với mục đích tìm kiếm thông tin phục vụ cho công việc học tập và nghiên cứu chiếm tỷ lệ rất thấp. Nếu có, chủ yếu rơi vào đối tượng là sinh viên đang làm bài thi hoặc luận văn tốt nghiệp. Chúng ta có thể hình dung internet là một xa lộ lớn mà mỗi web site là một ngôi nhà hay cửa hàng trên xa lộ đó, nhưng nó khác xa ở chỗ internet không có quyền sở hữu trung tâm, như đã trình bày ở trên, nó không phải tài sản của một tổ chức hay cá nhân cụ thể nào, mỗi web site được tạo ra bởi một hay một nhóm người, nhưng hầu hết không ngăn cấm sự truy nhập của bất cứ đối tượng nào trên thế giới. Phần lớn thông tin trên internet đều miễn phí (free of charge) trừ một số sản phẩm thương mại như: phần mềm máy tính, phim ảnh, tài liệu khoa học… Tính mở và tình trạng không có sự kiểm soát tập trung là đặc trưng quan trọng của dịch vụ này, vì vậy các cá nhân có thể hoàn toàn tự quyết định và lựa chọn cho mình những trang ưa thích. Qua khảo sát điều tra thực tế tại các điểm dịch vụ internet công cộng, biểu đồ cho thấy nhu cầu giao tiếp và trò chuyện trên mạng là rất cao so với các nhu cầu khác, đây cũng là vấn đề chúng ta cần quan tâm giải quyết bởi mặt trái của việc trò chuyện tán gẫu ảo trên mạng thực chất không mang lại lợi ích gì nhiều, thậm chí nhiều HSSV do nghiện internet mà bỏ bê cả việc học hành. Sau thể loại email và chat, các trang tin báo điện tử và trang âm nhạc cũng được HSSV quan tâm nhiều, tuy nhiên nếu đi sâu vào thực tế chúng ta có thể thấy những ca khúc, ban nhạc đang được HSSV quan tâm biết đến phần lớn là nhạc nước ngoài hoặc là những ban nhạc thị trường với những ca khúc không hoặc rất ít mang ý nghĩa giáo dục. Những ca khúc cách mạng đã được đưa lên khá nhiều trên các trang web tiếng Việt nhưng chưa thực sự thu hút được sự chú ý của HSSV. Đối với các web site về cơ quan, trường học số lượng HSSV quan tâm thấp hơn 20% số người được hỏi. Con số quá nhỏ như vậy cho chúng ta thấy thanh thiếu niên của chúng ta chưa biết tận dụng khai thác tài nguyên của internet. Khi đi vào điều tra cụ thể, tách riêng nhóm HS phổ thông thì trong số sinh viên có tới 61,4% lên mạng với mục đích tìm kiếm tài liệu chuyên ngành, (như vậy nhóm đối tượng là học sinh không quan tâm đến các trang web về cơ quan, trường học), 35% tham gia các diễn đàn, giao lưu trên mạng, 35,5% đọc báo trực tuyến, số SV lên mạng để gửi và nhận thư điện tử chiếm đông nhất: 80,9%. Cao điểm có những lúc người nghiên cứu đề tài này trực tiếp "mục sở thị" thấy có đến 99% số người sử dụng internet trong một địa điểm "internet siêu tốc" nằm ngay cạnh trường Cao đẳng Sư phạm Mẫu giáo Trung ương 1, trong tất cả các giờ cao điểm 23/24 máy của cửa hàng đều say sưa với dịch vụ chat. Những cửa hàng có số lượng khách chuyên "chit chat" như vậy thường nằm trong khu tập thể hoặc trường cao đẳng, phổ thông trung học, phổ thông cơ sở. Đối với những cửa hàng quanh trường đại học thì số lượng khách hàng là sinh viên tham gia đông hơn nên số lượng người vào các trang tìm kiếm thông tin tài liệu phục vụ học tập hoặc tìm việc làm nhiều hơn dù mới chỉ là con số khiêm tốn so với trang chat và email (80,9% và 61,4%). Sở dĩ số HSSV lên mạng tìm kiếm thông tin phục vụ học tập nghiên cứu còn thấp vì họ có những khó khăn nhất định, cụ thể là: Do vốn ngoại ngữ chưa cho phép, nhưng ngay cả những trang web nội địa với phông (font) tiếng Việt họ cũng chẳng mấy mặn mà trừ một số thời điểm đặc biệt như mùa thi để dùng vào việc tra cứu điểm hay tự cộng điểm cho mình (đối với HS). Tuy nhiên, vẫn có số ít SV ngày nay đã bước đầu tự tìm tòi học hỏi qua mạng và cũng đã gặt hái được những thành công nhất định. Bằng chứng là, họ tham gia các diễn đàn (forum) thực sự nghiêm túc, tự trau dồi kiến thức được học cũng như khả năng ngoại ngữ, tìm kiếm tài liệu phục vụ cho học tập. " Em thường hay vào những trang web về luật của nước ngoài, xem danh mục tài liệu, thấy tài liệu nào cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu của mình thì em viết thư cho họ để xin các tài liệu đó, hoàn toàn miễn phí mà lại còn gửi đến tận hộp thư của mình nữa chứ!" (C.B Trường Đại học Luật). Hay như V.H khoa CNTT - ĐHSP thì thổ lộ:"Em thường đặt newletters gửi đến hộp thư cho mình những thông tin cập nhật về thông tin, ngành học của mình mà!" Tự tìm cho mình những công việc tốt qua mạng cũng là mục đích của 31/220 sinh viên được hỏi, chiếm tỷ lệ 14,1%. Trong số họ lại có không ít người tự tìm được những suất học bổng đáng tự hào ở các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đối với công việc trong nước thì thông qua một số trang tìm việc là của Việt Nam như "Lao động và việc làm" của VNN là một trang khá hữu ích cho sinh viên tìm việc làm. Đến thời điểm này internet đã không còn xa lạ với HSSV nhất là tại địa bàn Thủ đô, hơn ai hết internet đã hấp dẫn và giữ chân họ, trở thành một thói quen với đại bộ phận HSSV Thủ đô. Với bản tính ham tìm tòi hiểu biết, muốn khám phá thế giới, một phần lớn trong số họ đã và đang sử dụng internet như một công cụ hữu hiệu phục vụ học tập và hỗ trợ đắc lực cho họ trong quá trình tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên phần lớn nhất tham gia internet chưa phải là phục vụ cho mục đích học tập. 80,9% trong số HSSV được điều tra sử dụng dịch vụ gửi thư điện tử và chat cho suốt thời gian truy cập internet, chỉ 61,4% trong tổng số SV thường xuyên truy cập internet vào mạng với mục đích tìm kiếm thông tin chuyên ngành phục vụ học tập; 35,0% tham gia các diễn đàn và tán gẫu trên mạng. Tuy nhiên, với con số 61,4% sinh viên lên mạng với mục đích tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ học tập nghiên cứu cũng là một con số khả quan, đáng mừng bởi vì, như vậy là sinh viên Việt Nam cũng đã biết tận dụng khai thác nguồn tài nguyên quý giá của nhân loại. Số ít sinh viên tham gia truy cập internet với mục đích để tải các chương trình phần mềm có liên quan tới ngành học, số này không nhiều do phải có một trình độ tin học nhất định. Một thống kê cho thấy con số này chiếm 40% đối với SV khoa tin trường ĐHSPHN trong khi với SV khoa văn con số là 0%. Đối với dịch vụ chat và thư điện tử, số sinh viên tham gia cao nhất trong tổng số SV truy cập internet thường xuyên, những người này vào mạng chủ yếu chỉ để tán gẫu, nhận thiệp, thư ít mang tính chất học hỏi. Bảng 2.1: Thống kê mục đích truy cập internet của HSSV Thủ đô Đơn vị % Mục đích Số lượng Tỷ lệ Nhận và gửi thư, thiệp điện tử 178 80,9 Tìm kiếm thông tin chuyên ngành 135 61,4 Đọc báo, tạp chí 78 35,5 Tán gẫu, tham gia diễn đàn 77 35,0 Tải phần mềm 36 16,4 Tìm kiếm việc làm 31 14,1 Tìm kiếm thông tin liên quan đến giới tính 19 8,6 Tìm kiếm học bổng 19 8,6 Chơi trò chơi 16 7,3 Khác 1 0,5 Tổng số 220 100 80 89 45 35 30 19 23 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Email Chat Chuyªn ®Ò Trang tin, b¸o §T Trang ©m nh¹c Trß ch¬i C¬ quan, tr- êng häc Biểu đồ 2.1: Một số trang web được HSSV quan tâm ở lứa tuổi HSSV (từ 18 trở lên) khi sử dụng internet thường gặp những khó khăn sau: - Tốc độ đường truyền còn chậm; - Giá cước truy nhập còn cao; - Trình ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng; - Trình độ tin học chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng; - Chưa biết cách tìm kiếm thông tin; - Khó khăn trong việc sử dụng internet tại trường. Sinh viên H.L khoa Kinh tế đối ngoại - Trường Đại học Ngoại thương cho biết: "Tôi thường vào mạng sau 0h cho đỡ tốn. Nhiều lúc tôi thức tới 2-3 giờ sáng, hôm sau dậy đầu óc rất mệt mỏi nhưng nghĩ đi nghĩ lại chẳng thấy mình thu được cái gì!". Nhìn chung, HSSV gặp rất nhiều khó khăn khi kết nối mạng, thường thì các em cùng phải chịu một số khó khăn mà nguyên nhân do khách quan như: tốc độ đường truyền chậm, giá cước truy cập còn cao so với thu nhập, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chính, nhất là HS do trình độ tin học ngoại ngữ hạn chế nhiều. Điều này làm giảm hứng thú của họ và giảm hẳn hiệu quả trong quá trình khai thác thông tin trên internet, có đến 63% số HSSV không hài lòng về tốc độ đường truyền quá chậm và hay bị tắc nghẽn. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian và thời lượng truy cập internet của HSSV. Trong 1 tuần, nam HSSV vào mạng nhiều hơn nữ HSSV, điều kiện và sở thích hai giới này cũng khác nhau. Điểm đáng chú ý là thời lượng truy cập của HSSV vào mạng chiếm khá nhiều nhưng hiệu quả họ thu được không cao. Bảng 2.2: Thời lượng truy cập internet của HSSV trong ngày Thời lượng truy cập Dưới 1h 1-2h 3-4h 5h trở lên Tỷ lệ (%) 30,9% 61,8% 5,5% 1,8% Thực tế khảo sát cho thấy rất nhiều HSSV chúng ta chưa biết cách khai thác, lấy thông tin từ internet một cách hiệu quả, họ như bị lạc đường và tốn quá nhiều thời gian để tìm kiếm. Như vậy, không thể nhìn vào lượng thời gian họ bỏ ra mà đánh giá được hiệu quả của việc truy cập internet. Sau mỗi giờ tan học có 13,6% số HSSV tranh thủ lên mạng, có 23,2% số người thường xuyên lên cố định vào những ngày nghỉ cuối tuần và cũng như một thú vui giải trí, hầu hết thời gian rỗi họ dành cho việc vào internet (65,5%). Còn lại 10% truy cập vào ban đêm. Riêng vấn đề này, đứng về góc độ quản lý văn hóa chúng ta thấy rằng ngoại trừ một số ít trường hợp nối mạng tại nhà, vẫn có một lượng không nhỏ là sinh viên đã chọn các điểm truy cập internet công cộng để vào mạng, đáng lo ngại là phần lớn những "khách hàng" này truy cập về đêm vì nhu cầu giải trí, tán gẫu hoặc xem các hình ảnh khiêu dâm. Còn những người thực sự dùng internet cho công việc thì ban đêm là thời gian nghỉ ngơi. Đây là vấn đề mà nhà trường, xã hội và nhất là những người làm công tác quản lý văn hóa đặc biệt quan tâm. Bảng 2.3: Tỷ lệ phần trăm sinh viên chưa biết cách tìm kiếm thông tin Khoa Văn Công nghệ Môi trường Du lịch Kinh tế Anh văn Toán tin Tỷ lệ 62,5 15,0 20,0 38,7 42,3 25,0 32,0 Chưa biết cách tìm kiếm thông tin ở đây có thể được hiểu theo hai cách: Cách thứ nhất: Có thể coi như sinh viên đó đã biết mình cần tìm cái gì, tìm kiếm thông tin gì nhưng không biết làm cách nào để tìm ra thông tin đó, hay tìm kiếm không sát mục đích. Như chúng ta đã biết số lượng trang web trên mạng internet hiện nay có thể tính ở con số hàng triệu, rất nhiều trang web về cùng một vấn đề nhưng chất lượng nội dung thì có độ chênh lệch khá lớn. Làm sao để tìm ra được thông tin mình đang cần một cách chính xác nhất thì không phải là dễ nếu không biết cách tìm kiếm. Thông thường người sử dụng trang web thường dùng một số trang công cụ để tìm như đã giới thiệu ở chương 1, đó là các trang: hay Trong rất nhiều trường hợp, sau mỗi một lệnh tìm kiếm, số nội dung trang web có nội tương tự có tới hàng chục, hàng trăm. Để xem hết nội dung các trang vừa có được và sau đó lọc ra được một vài trang có nội dung sát nhất là một việc khó. Đây là một khó khăn gây giảm hiệu quả khai thác internet của sinh viên. Theo cách hiểu thứ hai, SV chúng ta chưa có định hướng rõ ràng khi khai thác thông tin. Còn nhiều SV lên mạng chỉ để giải trí, hoặc không có mục đích cụ thể. Họ không nghĩ đến việc tìm kiếm thông tin trên mạng để phục vụ học tập và nghiên cứu. Việc lên mạng đối với họ đơn giản chỉ để giết thời gian, tán gẫu hay giải trí. Họ vào bất cứ trang web nào mà họ vô tình tìm thấy, và từ trang nọ nối sang trang kia, những người lên mạng kiểu đó mất hàng vài giờ đồng hồ để lang thang trên mạng chỉ với mục đích "dạo chơi" mà họ không mong mang lại lợi ích gì. Chính sự thiếu định hướng trong khai thác internet như trên là một rào cản lớn làm giảm đáng kể hiệu quả thu nhận thông tin từ internet của sinh viên. Tóm lại, trong hầu hết các sinh viên được hỏi một cách ngẫu nhiên ở 7 khoa của các trường đại học trên địa bàn khảo sát, cả chuyên và không chuyên ngành CNTT đều công nhận có khó khăn trong việc sử dụng và khai thác hiệu quả sử dụng internet. Số sinh viên trả lời không gặp khó khăn gì trong khi khai thác, sử dụng internet chỉ chiếm 2 trên tổng số 337 người được hỏi, chiếm 0,9%. Với những khó khăn đã nêu trên về trình độ tin học, ngoại ngữ, về lý do tài chính, về tốc độ đường truyền là chưa đủ mà lý do chưa biết cách tìm kiếm thông tin cũng là một trong những lý do cần được quan tâm nghiên cứu và cải thiện, giúp sinh viên có thêm cơ hội tiếp cận với kho tàng tri thức của nhân loại, tránh được tình trạng thừa thông tin mà thiếu tri thức. Ngoài ra, ngay việc sử dụng internet tại các trường sinh viên cũng gặp khó khăn. Qua điều tra cho thấy có 41,1% được hỏi trả lời là đã sử dụng mạng internet trong trường, tuy nhiên đối với số sinh viên này, họ vẫn gặp lắm khó khăn. Khó khăn lớn nhất là họ được dành quá ít thời gian vào mạng. Tới 77,4% sinh viên có sử dụng mạng trong trường khẳng định điều này. Đây là khó khăn không dễ khắc phục vì điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được hết nhu cầu của sinh viên. Thông thường, một phòng máy của trường có khoảng 30 máy tính. Mỗi khoa, ngành có từ 1 đến 2 phòng máy dành cho SV nối mạng. Như vậy tỷ lệ SV trên một máy tính nối mạng là khá lớn. Tại phòng máy truy cập internet miễn phí cho SV tại trường ĐHQGHN, mỗi sinh viên chỉ được truy cập nhiều nhất 30 lần trong một học kỳ, thời gian mỗi lần truy cập chỉ xấp xỉ từ 1 đến 2 giờ. Thời gian đó đối với SV thì không thể đủ để khai thác thông tin chuyên ngành kể cả khi đã có đủ kỹ năng khai thác, nó chỉ đủ cho SV kiểm tra thư (check mail) hay dạo qua một vòng các báo điện tử mà thôi. Đây là lý do buộc những SV thực sự có nhu cầu phải truy cập tại những điểm công cộng. Trả lời phỏng vấn sâu về thời gian truy cập mạng dành cho SV trong trường, sinh viên C.V - ĐHQGHN cho biết: "Với thời gian truy cập ở trường (miễn phí) chỉ là 1 tiếng đồng hồ, thực sự việc đầu tiên là tôi phải kiểm tra và trả lời thư điện tử. Nguyên việc đó đã tốn ít nhất một nửa thời gian vào mạng rồi. Thời gian còn lại chỉ điểm vài tờ tin điện tử mà thôi. Theo tôi, nếu để tìm kiếm được thông tin chuyên ngành thì cần có một lượng thời gian truy cập dài hơn vì việc này đòi hỏi thời gian tìm kiếm và chọn lọc thông tin phù hợp với mục đích". 2.2.3. Nhóm người sử dụng internet là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy Hà Nội là địa bàn cư trú và làm việc của nhiều cán bộ nghiên cứu và làm công tác giảng dạy. Họ là những giảng viên các trường ĐH-CĐ, THCN, là cán bộ nghiên cứu thuộc các vụ, viện. Tóm lại, họ là lực lượng trí thức nòng cốt đang hàng ngày hàng giờ nỗ lực cống hiến chất xám của mình vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bằng những đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ trong mọi lĩnh vực. Số những người này chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng số những người tham gia sử dụng internet (khoảng 3,5%) nhưng qua khảo sát, điều tra cho thấy, tính ứng dụng của internet trong lĩnh vực mà họ nghiên cứu là rất cao. Internet đối với họ thực sự vừa là công cụ đắc lực vừa là môi trường thuận tiện nhất trong việc thực thi các dự án, đề tài khoa học hiệu quả nhất. Đối với đội ngũ làm thầy, internet giúp họ bắt kịp với tri thức của nhân loại, họ có thêm nhiều cơ hội để trau dồi nghề nghiệp, làm giàu kiến thức chuyên ngành để truyền đạt lại cho những lớp học trò của mình, thêm vào đó việc làm bài, chấm điểm hay nghiên cứu đề tài của thày trò được cải thiện đáng kể. Cách giao tiếp và nghiên cứu của thày và trò cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực: " Tôi biết, rất nhiều thầy giáo đã đưa giáo trình của mình lên mạng, các thầy đã từ bỏ phấn bảng và dùng các phần mềm cho giảng dạy, hoặc nhận lời thắc mắc của học sinh thông qua email và giải đáp rất cụ thể. Thầy tôi thường cung cấp các địa chỉ trang web hoặc các Ebook để chúng tôi download về và tự đọc. Tôi thích nhất phong cách dạy của các thầy trẻ- cho làm bài tập nhiều nên tha hồ thực hành trên máy. Hơn nữa chuyên môn cao nên hỏi gì thầy cũng giải đáp được hết" (T.K- Khoa công nghệ ĐHQGHN). "Trước đây tôi thường tốn rất nhiều thời gian và lên thư viện tra cứu vất vả, có những đầu sách chuyên ngành phải kỳ cục tìm và gửi mua ở nước ngoài mang về, mỗi đợt đi công tác nước ngoài là một cơ hội được gặp các bạn đồng nghiệp là những nhà khoa học hoặc GS.TS họ mua hộ hay tặng vài quyển thì quý giá vô cùng. Bây giờ thì đơn giản hơn nhiều, mình tha hồ liên lạc với họ bằng thư điện tử và họ sẵn sàng cung cấp cho mình qua mạng. Trong nhiều trường hợp mình có thể tự download từ trên mạng với một số kinh phí nào đó. Đời tôi làm công tác nghiên cứu mấy chục năm, không bao giờ tưởng tượng có một ngày mình lại được làm việc, nghiên cứu bằng một công cụ văn minh tiên tiến như vậy. Quả thật internet đã đem lại những lợi nhuận không tính được đối với những người làm khoa học như chúng tôi, tri thức của nhân loại là vô giá và vô bờ bến, chỉ có internet mới giúp được chúng tôi tiếp cận một cách hiệu quả nhất" (TS LBT - Viện Nghiên cứu Kiến trúc). Như vậy chúng ta có thể thấy hiệu quả của việc sử dụng internet phụ thuộc vào trình độ và nhận thức của đối tượng tham gia sử dụng nó. Nhưng đối với hầu hết các nhóm người sử dụng internet khi được nghiên cứu đều thừa nhận internet đã làm thay đổi hẳn cách giao tiếp, ứng xử và cách làm việc thậm chí với những người thường xuyên sử dụng thì internet đã làm thay đối cả thói quen sinh hoạt, ăn, ở, đi lại và lối sống của họ. 2.2.4. Nhóm người sử dụng internet là những nhà quản lý Trong nhóm này, đối tượng khảo sát là những nhà quản lý cấp tỉnh, thành, trực thuộc trung ương có trụ sở tại Hà Nội và một số cán bộ quản lý cấp quận, huyện của Hà Nội. Kết quả điều tra ở nhóm người này cho thấy: Trong tổng số 236 phiếu phát ra, có tới 164 phiếu cho rằng internet đã được ứng dụng triệt để trong công tác quản lý, chỉ có 01 phiếu trả lời dùng internet phục vụ nhu cầu giải trí. Có 44 phiếu trả lời chưa từng sử dụng internet bao giờ. Trong số 164 phiếu trả lời internet rất cần thiết trong công tác quản lý thì chỉ có 72 phiếu trong số đó biết sử dụng hệ thống thông tin trợ giúp ra quyết định, hệ thống thông tin tác nghiệp và thông tin quản lý. Con số thống kê đó nói lên thực trạng việc ứng dụng internet vào công tác quản lý ở Thủ đô là chưa đạt hiệu quả cao. Đối với những cán bộ dù đã thừa nhận internet là rất cần thiết trong quản lý cũng chưa đủ trình độ vận dụng vào công việc chuyên môn của mình. Họ thường gặp những khó khăn do trình độ ngoại ngữ và tin học chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng. Rõ ràng đây là một hạn chế không dễ khắc phục. Đối với những cán bộ quản lý cấp thành phố và Trung ương thường có bộ phận thư ký văn phòng đầy đủ từ phiên dịch, biên dịch cho đến văn thư lưu trữ trợ giúp, vị trí công tác khiến họ thường xuyên bận bịu với các cuộc họp, hội thảo và những chuyến công tác vì vậy cũng dễ hiểu tại sao họ không thể dành nhiều thời gian cho những công việc mang tính vi mô nhiều mà việc ứng dụng CNTT trong công việc của mỗi cá nhân là một trong những công việc như vậy. Tuy nhiên đã có 1/3 số phiếu được hỏi có thể sử dụng thành thạo những ứng dụng của internet trong công tác quản lý. 2.2.5. Nhóm người sử dụng internet là cán bộ, công nhân, viên chức Đối với nhóm người là CBCNVC thì hầu hết thời gian truy cập của họ đều diễn ra ở cơ quan, rất dễ hiểu vì hiện nay sử dụng internet riêng tại gia đình chưa phổ biến, ngay cả tại Hà Nội, dễ hiểu là muốn có internet tại nhà cá nhân phải tự trang bị cho mình một máy tính, một modem. Như vậy là kinh phí không hề nhỏ, thêm vào đó còn là tiền thuê bao hàng tháng và còn nhiều chi phí khác khi cần nâng cấp thiết bị. Thế là đa số CBCNVC thường tranh thủ vào mạng tại cơ quan với kinh phí do cơ quan chi trả, ở cơ quan họ có thể thoải mái về thời gian hơn những đối tượng là HSSV do không lo phải móc túi mình để trả tiền, do vậy thời lượng và tần suất tham gia truy cập internet của họ cũng cao và đều đặn hơn các đối tượng khác. Đối với CBCNVC, internet đã làm thay đổi hẳn phong cách làm việc của họ (tất nhiên là đối với những cơ quan có sử dụng internet rộng rãi). Các chuyên viên có thể ngồi ở phòng làm việc của mình để điều hành, xử lý thông tin hoặc tìm kiếm đối tác dễ dàng. Internet như một công cụ hữu hiệu giúp họ trong chuyên môn và ngay trong lúc giải trí. Đọc báo điện tử dường như đã trở thành thói quen của họ nếu trước đây là báo viết. Thường mỗi công ty, cơ quan lại có một mạng LAN riêng, đây là mạng nội bộ giúp cho những người cùng công ty có thể phối hợp công việc với nhau một cách hiệu quả, thư điện tử đã thay thế dần thư bưu chính. Văn thư văn phòng không còn phải ngập đầu với những công văn giấy tờ bởi họ đã có sự trợ giúp của cửa sổ outlook express hay các trang giao dịch của yahoo. Những kỹ sư, cử nhân ngày nay dưới sự trợ giúp của internet có thể trực tiếp gửi văn bản thẳng đến hòm thư của Giám đốc... Tóm lại cả một phong cách làm việc mới được hình thành một cách tất yếu khi có sự trợ giúp của internet. Phong cách đó có thể tạm gọi là "phong cách của xã hội thông tin", nơi mà người ta thấy: "xưa rồi cái thời phải dài cổ để chờ công văn hay tài liệu đi theo đường thư báo". Hội họp cũng giảm biết bao chi phí đi lại ăn ở bởi internet đã giúp họ với dịch vụ truyền hình hội nghị trực tuyến... Chính hoạt động tích cực vào việc sử dụng internet ở công sở cũng trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi các hoạt động như: ăn, ở, đi lại, giao tiếp xã hội, internet cũng ảnh hưởng đến lối sống, nếp sống của họ. Hiện nay nhóm đối tượng này ít thích gặp gỡ trực tiếp, mọi giao tiếp có xu hướng trực tuyến trên mạng hơn là gặp mặt trực tiếp. Qua khảo sát và phỏng vấn, kết quả cho thấy phần lớn CBCNVC truy cập mạng thường với thói quen đọc báo, những trang báo điện tử phổ biến được họ quan tâm hay đọc là: Báo Lao động điện tử, trang tin tức Việt Nam, trang vnexpress, báo Thanh niên, Tuổi trẻ hoặc các trang web nội bộ... Các website của tạp chí Cộng sản, báo Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam, thông tấn xã Việt Nam… chưa được đối tượng này quan tâm nhiều. Họ chủ yếu chỉ chú ý ở các mục "điểm tin" nổi bật trong ngày, những sự kiện "giật gân" còn những trang mang tính giáo dục tư tưởng chưa lôi cuốn được họ. 2.3. ảnh hưởng của internet với đời sống văn hóa của người dân Thủ đô 2.3.1. ảnh hưởng đối với đời sống văn hóa vật chất Chẳng phải riêng Thủ đô Hà Nội mà bất cứ một địa bàn nào, một quốc gia nào trên thế giới khi tiếp cận với internet đều có sự thay đổi rõ rệt trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Mọi hoạt động đi lại, ăn, ở, sản xuất đều thay đổi ít nhiều phụ thuộc vào mức độ khai thác và sử dụng hiệu quả internet của từng cá nhân hay từng nhóm xã hội. Những người sử dụng internet ở Hà Nội hiện nay đã biết tận dụng tối đa những tiện ích của internet trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đối với phần lớn những người đã biết sử dụng internet thì việc mua sắm và đi lại của họ được giảm thiểu rất nhiều. Internet giúp họ giải quyết công việc mau lẹ mà mang lại hiệu quả cao. Đối với các doanh nghiệp, internet giúp họ tác nghiệp để họ có thể bán hàng qua mạng, giới thiệu các sản phẩm một cách sống động ngay trên mạng, việc quảng cáo có hiệu quả đã thúc đẩy công việc kinh doanh của họ. Giúp họ nắm bắt thông tin kịp thời, quyết định chiến lược kinh doanh của Công ty. Việc kinh doanh không chỉ bó hẹp trong một phạm vi địa lý mà họ hoàn toàn có quyền quảng cáo và mở rộng mối quan hệ trong phạm vi toàn cầu. Từ những việc lớn nhất tưởng chừng như không thể thực hiện được vì khoảng cách địa lý thì ngày nay, internet giúp con người xóa nhòa khoảng cách địa lý, giảm chi phí cho các hoạt động đi lại, trong tổ chức và quản lý đời sống cá nhân cũng như gia đình và cộng đồng xã hội. Những dịch vụ tiện ích của internet đã đem lại những lợi nhuận to lớn về vật chất cho những người sử dụng nó. Từ những cuộc hội thảo, họp hành, hội nghị lớn, nhỏ cho tới những nhu cầu thiết yếu hàng ngày như một suất ăn trưa đều có thể được đáp ứng kịp thời nếu bạn sử dụng internet. Tóm lại, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, mọi người tham gia internet đều có cơ hội thu lợi do những tiện ích mà internet mang lại. HSSV hoàn toàn có thể vào mạng để tìm đọc hoặc tải phần mềm về phục vụ cho việc học tập, thay vì việc lên thư viện tra cứu vất vả. Cơ hội làm thêm hay việc làm sau khi ra trường họ đều có thể tìm trên mạng. Trong thực tế đã có khá nhiều SV tìm việc trong dịp hè qua mạng, khi ra trường họ cũng đăng ký tìm việc và nhiều người đã có việc làm nhờ internet. Đối với HSSV thì các thông tin về tuyển sinh, cơ hội việc làm là điều được đặc biệt quan tâm mà nếu muốn có, họ thường phải qua các văn phòng tư vấn với một khoản lệ phí nhất định, từ khi sử dụng internet, chỉ với giá vài ngàn đồng cho một giờ truy cập họ có thể có trong tay vài chục địa chỉ có thể đem lại cơ hội việc làm. Đối với người làm công tác quản lý hay nghiên cứu cũng vậy, internet là kho tài nguyên vô giá mang lại cho họ lượng tri thức khổng lồ của nhân loại, việc mua một cuốn sách quý mới xuất bản tại nước ngoài hoàn toàn là điều có thể nhờ internet. Với những nhà kinh doanh thì việc thu lợi từ những dịch vụ của internet có thể nhìn thấy rõ hơn. Tất cả những sản phẩm của công ty một khi đã được đưa lên trang web đồng nghĩa với việc họ có cơ hội có thêm hàng ngàn vạn khách hàng trên toàn thế giới, mở ra cho họ một cơ hội kinh doanh chuyên nghiệp hơn trong một thế giới mới với những thông tin thường xuyên thay đổi và cập nhật… Phỏng vấn sâu một số người làm công tác kinh doanh được biết: Giao dịch bằng điện thoại nhất là trong giao dịch quốc tế thì tính an toàn không cao bằng giao dịch bằng thư điện tử chưa kể đến việc chi trả cho một cuộc điện thoại quốc tế cao hơn nhiều lần đối khi so sánh với việc gửi một lá thư điện tử. L.B - Trưởng phòng kinh doanh, Công ty Viễn thông quốc tế cho biết: "Công việc chuyên môn của tôi đòi hỏi đối tác phải có xác nhận trở lại đầy đủ trong các thỏa thuận, vì vậy không thể chỉ nói trên điện thoại. Trong nhiều trường hợp chúng tôi chỉ dùng điện thoại để thông báo không chính thức, chủ yếu mọi giao dịch trong kinh doanh hoàn toàn thực hiện trên mạng internet và mạng LAN của Công ty". Tóm lại, trong đời sống vật chất, internet thâm nhập sâu vào tất cả mọi lĩnh vực của người dân Thủ đô. Tùy theo mỗi ngành nghề khác nhau mà người sử dụng internet sẽ tự tìm cho mình những lợi ích khác nhau. 2.3.2. ảnh hưởng đối với đời sống văn hóa tinh thần Cũng chính khả năng xóa nhòa khoảng cách địa lý giữa tất cả các vùng miền trên thế giới mà internet cũng đã mang lại cho người Hà Nội cơ hội giao lưu với các nền văn minh trên thế giới. Với hàng triệu file từ các cuốn sách, các tập thi ca, các tác phẩm nghệ thuật… internet là một môi trường giải trí và thưởng thức nghệ thuật với giá cả rẻ nhất và chất lượng về âm thanh, hình ảnh sống động thu hút sự chú ý của mọi lứa tuổi. Chỉ riêng những trang web trong nước cũng đã có thể đếm tới hàng trăm trang có góc thư giãn, nghệ thuật phục vụ người xem và nghe. Vì vậy văn hóa đọc, văn hóa nghe, nhìn đã thay đổi rất nhiều kể từ khi xuất hiện internet ở Thủ đô. Cách thức thu nhận thông tin của người dân Thủ đô cũng thay đổi. Việc thể hiện các giá trị chuẩn mực định hướng trong lối sống, phong tục tập quán cũng như trong các ứng xử khác cũng ảnh hưởng. Người ta có hoàn toàn có thể đọc, nghe, xem và học trực tuyến. Internet cũng cho ta cơ hội du lịch đến tất cả mọi địa chỉ mà ta yêu thích. Các cơ hội giao lưu văn hóa hoàn toàn mở rộng với tất cả mọi người. Các thiết chế văn hóa không còn thu hút người đến xem và tham gia nhiều như những năm trước 1997 nữa. HSSV giao lưu với nhau họ thường hẹn hò trên mạng, gửi thiếp chúc mừng cũng qua mạng. Trước kia, khi chưa có internet họ tìm đến nhau và sinh hoạt văn nghệ, đàn hát với cây đàn sinh viên, làm thơ tặng nhau vì sinh viên chỉ có tinh thần và nhiệt tình tuổi trẻ, họ sôi nổi và nhiệt tình trong các công tác xã hội và hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ học, giờ nghỉ họ lên thư viện để tra cứu… tất cả những thói quen ấy giờ đây đã bị internet chi phối nhiều. CBCNVC sau giờ hành chính ở công sở về đã có không ít người thưa dần thói quen rẽ vào cửa hàng mua một tờ báo trong ngày để đọc. Ngoài ti vi, họ đã cập nhật thông tin mỗi buổi sáng tại cơ quan nhờ truy cập mạng internet. Thời gian rỗi cuối tuần họ giảm dần thói quen đi thăm hỏi bạn bè, người thân như những năm xưa. CNTT đã giúp họ ngoài điện thoại là internet, người ta có thể thường xuyên gặp nhau và trò chuyện trên mạng nên tần xuất của việc thăm hỏi tại nhà cũng giảm đáng kể. Người Hà Nội đang quen với khái niệm về một xã hội thông tin đã hình thành và mọi hành vi giao tiếp cũng theo đó thay đổi dần dù chậm hơn so với tốc độ phát triển nhanh chóng của CNTT. Sự thay đổi trong đời sống văn hóa tinh thần của người Hà Nội có thể thấy rõ nhất ở lứa tuổi HSSV, là lứa tuổi ham tìm hiểu, khám phá cái mới, internet đã cho họ một cơ hội thâm nhập vào một xã hội ảo và đã giữ chân họ bằng những trang web hấp dẫn. Tại đây mở ra cho họ những cơ hội giao lưu, kết bạn, học tập, thư giãn và cả những cơ hội việc làm tốt đẹp. Văn hóa đọc từng là sở thích cổ điển của nhiều tầng lớp xã hội, nhất là thanh niên. Đọc có tác dụng to lớn, không chỉ đối với trí tuệ và việc thu nhận thông tin, mà cả đối với sức khỏe con người. Thế mà hiện nay trừ nhóm người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, một bộ phận lớn cư dân trên địa bàn Hà Nội đang có xu hướng giảm việc đọc sách, báo. Nếu có thì chỉ là những sách báo mang tính chất giải trí với những sách báo đời thường, thông tin cụ thể, tính giải trí cao, không đòi hỏi phải nghiền ngẫm, suy nghĩ nhiều. Còn những sách báo mang tính văn học cao (Văn nghệ), tính khoa học (Khoa học và đời sống), thông tin có tính xã hội khái quát (Lao động), hoặc thông tin chính trị - xã hội (Nhân dân) chưa dành được sự chú ý đáng kể của họ. Hiện nay các phương tiện thông tin đại chúng và dịch vụ nghe nhìn đang phát triển mạnh, tạo thành một thị trường sản phẩm phong phú và đa dạng, đó là những hoạt động giải trí có thể hoàn toàn thực hiện tại chỗ: trong gia đình, trong công sở, ngay gần nơi cư trú mà chỉ cần có một máy tính nối mạng! Đồng thời với sự phát triển của loại hình giải trí này, những hoạt động văn hóa tại các thiết chế văn hóa (nhà văn hóa, rạp chiếu phim) sáng tạo nghệ thuật không chuyên (câu lạc bộ sở thích) ngày càng ít được thực hiện [4]. Lại nói về văn hóa viết: Đơn cử ngay việc sử dụng dịch vụ thư điện tử của chúng ta hàng ngày cũng đang dần làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt mà không mấy ai nhận thấy, bởi trong xã hội thông tin như ngày nay, ngôn từ, câu chữ trong giao tiếp không còn được chú trọng lắm khi dùng email, thường người dùng hay có thói quen gõ tiếng Việt không dấu, câu chữ thì đơn giản, viết tắt… Nếu xét cho kỹ chúng ta có thể thấy phải chăng đó là mặt trái của internet, là một nguy cơ đáng quan ngại đến sự trong sáng, tinh tế trong ngôn ngữ của người Việt. Hàng loạt các thói quen trong đời sống sinh hoạt đã và đang thay đổi từ khi xuất hiện dịch vụ internet. Bảng 2.4: So sánh về mức độ sử dụng thời gian rỗi của các nhóm xã hội tiêu biểu trước khi chưa sử dụng internet và từ khi bắt đầu tham gia sử dụng internet Đơn vị tính: % Các hoạt động trong thời gian rỗi Thăm hỏi bạn bè, người thân Đi tham quan, du lịch Đi mua sắm Đến rạp hát, chiếu bóng Chơi thể thao Nghỉ ngơi tại nhà Khi chưa biết có internet 30,5 15,2 19 10,4 10,6 14,3 Từ khi biết và tham gia sử dụng internet 0,5 25,5 35,3 0,2 0,7 37,8 Nghiên cứu bảng thống kê trên chúng ta có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của internet đối với đời sống văn hóa tinh thần của người dân Thủ đô Hà Nội. Nghiên cứu biểu đồ dưới đây cho phép chúng ta nhìn rõ ảnh hưởng trực tiếp của internet trong việc thu nhận thông tin hàng ngày của từng nhóm tiêu biểu tại Hà Nội. Internet đã làm thay đổi cách thức thu nhận thông tin truyền thống là báo viết và báo hình. Ngày nay báo điện tử đã trở nên thân thuộc và tiện lợi hơn. Đối với một số nhóm như nhóm CBCNVC thì dường như báo điện tử đã thay thế báo viết. Sau nhóm CBCNVC là nhóm cán bộ nghiên cứu, quản lý. Tại Thủ đô Hà Nội có thể nói chúng ta đang sống trong một xã hội thông tin, internet được phục vụ ngay trong từng ngõ nhỏ của Hà Nội. Trên các tuyến phố tập trung nhiều trường đại học, gần như tuần nào cũng có cửa hàng "net" được khai trương. Điều đó nói lên nhu cầu cập nhật thông tin và sử dụng internet của người dân Thủ đô ngày càng cao. 15 25 10 10 20 25 20 10 50 30 60 75 15 20 10 5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 HSSV CB nghiªn cøu, gi¶ng d¹y CB qu¶n lý CBCNVC Qua § µi tiÕng nãi ViÖt Nam Qua c¸c tê b¸o viÕt ra hµng ngµy Trªn internet C¸c h×nh thøc kh¸c Biểu đồ 2.2: Các hình thức thu nhận thông tin của của một số nhóm xã hội (Đơn vị tính: %) Thói quen sử dụng thời gian rỗi cũng thay đổi nhiều từ khi có sử dụng internet, thời gian dành cho thăm hỏi và các hoạt động ngoài trời giảm hẳn ở tất cả các nhóm. Đối với nhóm HSSV, chủ yếu dành thời gian rỗi để vào mạng. Nghiên cứu biểu đồ dưới đây chúng ta có thể thấy thời gian rỗi của nhóm HSSV hầu hết dành cho việc vào internet, nhóm này không dành thời gian cho việc nghỉ ngơi tại nhà. Đối với lứa tuổi học sinh (từ 13 đến 17) các em hay tìm đến những trò chơi trên mạng vì tính hấp dẫn của các trò chơi này. Đối với nhóm là CBCNVC phần lớn muốn dành thời gian rỗi để nghỉ ngơi tại nhà thay vì thói quen thăm hỏi người thân hay tham gia các hoạt động văn hóa ngoài trời. Hầu hết tất cả các nhóm đều có xu hướng ít gặp gỡ trực tiếp hơn, ngoài việc phát huy thế mạnh của chiếc điện thoại họ thích sử dụng internet vì giá thành rẻ hơn hẳn dùng điện thoại để giao dịch. Riêng nhóm người là cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy vẫn còn giữ thói quen nghe đài và đọc sách báo như trước. Tuy nhiên những người này cũng đang sử dụng internet rất hiệu quả trong công tác chuyên môn của họ. Tóm lại, đối với đời sống văn hóa tinh thần, các hoạt động chính trị, giáo dục, nghệ thuật, lối sống… đang thay đổi từng ngày trong tất cả các nhóm được nghiên cứu, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng là hoàn toàn khác nhau. 5 0 10 20 65 10 20 20 10 40 9 31 23 7 30 10 50 20 10 10 0 10 20 30 40 50 60 70 Th¨m hái ng- êi th©n NghØ ng¬i t¹ i nhµ § i du lÞch Tham gia c¸c ho¹ t ®éng ngoµi trêi Vµo internet HSSV CB nghiªn cøu, gi¶ng d¹y CB qu¶n lý CBCNVC Biểu đồ 2.3: Thực trạng sử dụng thời gian rỗi của của một số nhóm xã hội (Đơn vị tính: %) 2.3.3. ảnh hưởng tích cực Phải thừa nhận rằng, sự hòa nhập với một siêu mạng quốc tế như internet đã có ảnh hưởng khá tích cực đến đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội. Ban đầu, thực chất nó chỉ là phương tiện tham khảo cũng như quảng cáo cho chính giới CNTT Việt Nam, nhưng ngày nay, nó thực sự là nguồn lợi, là mối quan tâm của toàn xã hội. Người ta sẽ cảm thấy rất khó khăn và kém thuyết phục khi làm việc với một đối tác mà không có email, không phải vì tính thời thượng mà là vì lợi ích kinh tế, thuận tiện, nhanh chóng và tin cậy khi trao đổi thông tin qua internet. Tham gia internet mọi người không còn khoảng cách về không gian và thời gian hay sự khác biệt địa lý giữa các vùng miền. Tham gia vào internet chỉ có những ký hiệu định vị thống nhất trên phạm vi toàn cầu, khái niệm ngày đêm không tồn tại trên thế giới bởi lúc này, khi mọi người ở đây đang chìm trong giấc ngủ thì nơi nào đó, ở nửa còn lại trên trái đất, mặt trời vẫn đang tỏa sáng. Nhưng lợi ích chính của internet không chỉ là sự kết nối, vấn đề chính là ở lượng thông tin mà nó đem lại cho con người. Những thông tin đó giúp cho các quốc gia có cơ hội cải thiện sự giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau và đương nhiên nhờ đó đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế thương mại bởi chính văn hóa là nền tảng và động lực để phát triển kinh tế. Trong giáo dục, internet hỗ trợ đắc lực cho thày và trò trong quá trình giảng dạy và học qua hệ thống thông tin sẵn có trong máy chủ, do có điều kiện tiếp thu và nhạy bén với thực tế cùng với sự trợ giúp của internet, nhiều sinh viên đã mạnh dạn đề xuất những giải pháp kinh tế, kỹ thuật, quản lý doanh nghiệp và phát triển các dịch vụ trong lĩnh vực CNTT mang tính khả thi cao. Mặt tích cực của việc truy cập mạng internet của HSSV có thể dễ dàng nhận thấy như: - Giúp HSSV tiếp cận CNTT, làm chủ kiến thức khoa học tiên tiến, đáp ứng đòi hỏi khách quan ngày càng nâng cao của xã hội - Rèn luyện kỹ năng làm việc với các phương tiện hiện đại, kỹ năng xử lý những tình huống thường gặp của một phương thức lao động trong tương lai. - Hình thành thói quen giao tiếp hiện đại với khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ một cách ngắn gọn, chuẩn xác khi thiếu vắng sự trợ giúp của các phương tiện khác (ví dụ như ngôn ngữ hình thể) [4]. Trong văn hóa, internet là cầu nối Việt Nam với thế giới, giúp người Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các nền văn minh thế giới, giới thiệu với bạn bè thế giới biết đến một Việt Nam với những bản sắc riêng qua các trang web của Bộ Văn hóa Thông tin, ví dụ: mạng CINET, mạng Phương Nam của Trung tâm Hội chợ triển lãm, VNN, FPT, Thông tấn xã Việt Nam, Tổng cục Du lịch, báo Nhân dân, Trung tâm thông tin Bưu điện. Trong lĩnh vực đối ngoại, các trang tin tức thời sự hàng ngày bằng tiếng Anh; mạng thông tin thương mại, thị trường Việt Nam; … các trang giới thiệu về nhà nước và tổ chức của Việt Nam như: Đảng Cộng sản Việt Nam, trang của các Bộ, Ban, ngành, các đơn vị hành chính quốc gia… Trong lĩnh vực kinh tế thương mại, hàng loạt các trang như: Các đề án nghiên cứu thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp thị trên internet, xúc tiến thương mại trực tuyến, các trang ngân hàng tài chính, chứng khoán, trang về giáo dục đào tạo… ngày càng được xây dựng nhiều với chất lượng khá tốt đã đáp ứng kịp nhu cầu trong nước và thế giới. Một số trang web của Việt Nam đã được lọt vào tốp những trang web toàn cầu. Chính nhờ sự phát triển nhanh chóng của mạng internet chúng ta có thêm điều kiện thuận lợi để có thể đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa, đi đúng xu thế của thời đại và cũng đúng với quan điểm lãnh đạo của Đảng là: "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước". 2.3.4. ảnh hưởng tiêu cực Về mặt văn hóa - xã hội, internet đem lại cơ hội ngang bằng thông tin cho con người trên khắp hành tinh, nó mở ra những mối liên hệ mới, cơ hội hội nhập và chuyển giao văn hóa giữa các vùng miền, quốc gia khác nhau. Internet rút ngắn khoảng cách không gian giữa người với người, giữa nhà cầm quyền với công chúng, giữa các tổ chức doanh nghiệp với các thành viên... Vấn đề đặt ra là nguồn thông tin trên mạng có lành mạnh hay không và nhà nước có khả năng ngăn chặn, kiểm soát hay không? Đây là câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý vì "lần đầu tiên thế hệ lớn tuổi phải đương đầu với một kỹ thuật mới để ngăn chặn sự đầu độc thế hệ trẻ trong lúc họ lại không tinh thông bằng chính lớp trẻ" (Theo báo Sinh viên Việt Nam, số 14 năm 2000). Người ta cũng lên tiếng cảnh báo về một xã hội công nghiệp cô đơn, các cá nhân bận rộn nhưng ngồi một chỗ vẫn có thể nắm được thông tin của cả thế giới, con người trở nên ngại giao tiếp trực tiếp với nhau, thay vào đó, họ liên hệ với nhau qua internet và vì thế họ thường giấu đi bộ mặt thật của mình. Đồng thời xuất hiện một chứng bệnh mới: Bệnh nghiện internet (internetmania) buộc xã hội phải quan tâm. Internet đã làm thay đổi hẳn khái niệm tự do thông tin, một vấn đề mà bất cứ một quốc gia nào cũng phải đối mặt cùng lúc với sự phát triển như vũ bão của CNTT là chủ nghĩa khủng bố, bạo lực và nạn cờ bạc, rửa tiền được đăng tải tràn lan trên inetrnet. Điều đáng quan tâm nhất đối với chúng ta là những ảnh hưởng tiêu cực của internet đối với lớp trẻ trong tương lai. Hiện tại nền văn hóa của chúng ta mỗi ngày vô tình đang bị mai một dần, những dấu ấn của bản sắc bị mờ nhạt sau những trang web độc hại với hình thức hấp dẫn nhưng không mấy ai nhận thấy bởi nó hết sức tinh vi và khó định lượng, định tính. Một thực tế là bên cạnh những HSSV, CBCNVC đã ngày một hoàn thiện kiến thức của mình, làm chủ CNTT, khai thác tài nguyên trên mạng vẫn còn nhiều người chưa biết cách khai thác hoặc không đủ trình độ văn hóa và kỹ năng cần thiết để khai thác thông tin trên internet. Đọc báo điện tử, tải phần mềm phục vụ chuyên môn chiếm một con số khiêm tốn: 35%. Có tới 20% số người được hỏi chỉ vào internet đơn thuần để "shopping"(mua bán) hoặc "relax" (thư giãn). Như vậy có thể làm một phép tính nhẩm nhanh với số khiêm tốn 3% CBCNVC khi lên mạng thường quan tâm đến các trang web sex cũng có thể thấy số tiền nhà nước phải trả cho những trang web đen kiểu này không hề nhỏ. Đó là chưa kể đến những ảnh hưởng xấu về tư tưởng, lối sống đến từng cá nhân đó. Đối với các điểm truy cập internet công cộng cũng được phát triển một cách tự phát theo kiểu "trăm hoa đua nở", thiếu sự kiểm soát chặt chẽ của các cấp quản lý. Khách hàng chủ yếu của những điểm dịch vụ này hầu hết là HSSV. Có thể nói đây là thời kỳ phát triển hưng thịnh của loại dịch vụ này. Như một mốt giải trí thời thượng của thanh niên. Ký tự @ được họ coi như biểu tượng của sự sành điệu, của một thế hệ hiện đại và nhanh nhạy, bắt kịp bước với thời đại. Bên cạnh những mặt tích cực mà internet mang lại, chúng ta dễ dàng thấy một điều: Dịch vụ internet chưa được kiểm soát chặt chẽ, nhiều địa điểm kinh doanh internet để cho khách hàng thoải mái truy cập vào các trang web đen, mang những nội dung tư tưởng phản động, đồi trụy… Những cơ sở kinh doanh này còn ngang nhiên sao in, phát tán những trang web có nội dung xấu, kích động bạo lực, dâm ô phát tán trong giới trẻ… gây những phản ứng, hành vi xấu trong lớp lứa tuổi HSSV. Internet có những tác động tiêu cực có thể thấy rõ như sau: - Chi phí lớn về kinh phí: Đối với HSSV chi phí cho các hình thức giải trí trên mạng quá nhiều, quá lạm dụng, gây tốn phí cho gia đình, tăng thêm gánh nặng chu cấp của gia đình. - Hao phí về thời gian: Vì quá say mê hình thức giải trí này, không ít thanh thiếu niên đã bỏ bê học hành, dành quá nhiều thời gian cho chiếc máy tính nối mạng. - Tiếp xúc với những thông tin độc hại trên mạng: Như đã đề cập ở phần trên, nhiều HSSV đã vô tình hoặc hữu ý truy cập những trang web có nội dung xấu (phổ biến nhất là những hình ảnh khiêu dâm) hoặc thường xuyên phải nhận chúng qua địa chỉ email của mình khi sử dụng dịch vụ miễn phí của Hotmail.com, yahoo.com. Trong khi cuộc đấu tranh chống văn hóa phẩm đen còn đang gay cấn thì internet lại mở thêm một "ngả đường" cho những thông tin độc hại thâm nhập và tác động trực tiếp, đầu độc thế hệ trẻ của chúng ta. - Ngoài ra là hậu quả của những mối quan hệ ảo: không ít thanh niên đã quá tin tưởng vào những quan hệ ảo trên mạng, coi đó là những quan hệ thực trong cuộc sống nên đã bị lừa dối, lường gạt. thậm chí báo chí đã lên tiếng về một số trường hợp nữ thanh niên bị lạm dụng tình dục, cưỡng đoạt thân thể bởi những đối tượng họ quen qua mạng [4]. Trong khảo sát điều tra, người viết ghi nhận được số sinh viên lên mạng để tham gia vào các trang web có liên quan tới giới tính (sex) là 8,6%. Đây là mục đích được sinh viên nam quan tâm nhiều hơn gấp 6 lần so với sinh viên nữ (7,27% và 1,36% tổng số). Điều này cho thấy sinh viên nam bị cuốn hút hấp dẫn bởi các tranh ảnh, tài liệu về giới tính và đây cũng là một cách giải trí của nam sinh viên. Đối với trang trò chơi trên mạng thì số thanh thiếu niên là nam cũng chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (4,55% và 2,73%). Đây chính là một góc tối của dịch vụ internet, khi thanh thiếu niên truy cập vào những trang này thì hiệu ứng trở lại tiêu cực nhiều hơn tích cực bởi tính kích động và phi giáo dục của những trang web kiểu này, đặc biệt là rất nhiều trang chỉ đơn thuần mang tính khiêu dâm, kích thích trí tò mò của giới trẻ khiến những em còn đang tuổi vị thành niên cũng háo hức muốn thử làm người lớn ngay với chính những người bạn học, bạn chat với mình. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Trên đây là thực trạng sử dụng internet trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chúng ta có thể thấy internet đã trở nên quen thuộc với đại bộ phận dân cư của Thủ đô. Internet đã có mặt trong từng ngõ nhỏ và đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu của đại bộ phận HSSV, các nhà quản lý, CBCNVC… internet đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, internet đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống văn hóa của cư dân Thủ đô. Hàng loạt những thói quen dường như đang bị thay đổi. Sự thay đổi ấy biểu hiện ở cả hai mặt: Tích cực và tiêu cực. Tóm lại, con người của xã hội thông tin ngày nay ngày càng ít quan tâm đến những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng ngoài trời, thời gian đến rạp chiếu bóng giảm hơn trước, việc thăm hỏi lẫn nhau, đọc sách, báo dường như cũng giảm đi từ khi có sự trợ giúp hữu hiệu của internet… Internet cho ta kho tàng kiến thức vô tận, cho ta cơ hội giao lưu với nhiều nền văn hóa ở các vùng miền khác nhau mà ở đó, không phải cái gì tốt với họ đã là tốt và phù hợp với ta, nghĩa là đòi hỏi một sự nhận thức đúng đắn, đứng trên quan điểm phát triển văn hó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Internet với đời sống văn hóa của nhân dân Thủ đô.pdf
Tài liệu liên quan