Tài liệu Luận văn Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế quốc dân: LUẬN VĂN:
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của
các doanh nghiệp thương mại trong
nền kinh tế quốc dân
Lời mở đầu
Kể từ năm 1996, Đảng và nhà Nước bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi nền kinh tế
từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, dưới sự quản lý của Nhà
Nước và theo định hướng XHCN. Với cơ chế mới này, nền kinh tế của ta không còn là nền
kinh tế tập thể, hợp tác nữa mà là nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế
cùng tồn tại song song, cùng bổ xung hỗ trợ cho nhau để cùng tiến lên con đường CNXH.
Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế là một môi trường kinh doanh hoàn toàn mới mẻ đầy
những thuận lợi, những cơ hội và những thách thức đối với các doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh nói chung và với công ty nói riêng và cả với các doanh nghiệp nước ngoài.
Những bất cập, những hạn chế còn tồn tại đan xen với những quy luật những quy định
mới, khiến các doanh nghiệp phải lao đao, vất vả trong qua trình tồn tại và phát triển của
...
51 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế quốc dân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của
các doanh nghiệp thương mại trong
nền kinh tế quốc dân
Lời mở đầu
Kể từ năm 1996, Đảng và nhà Nước bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi nền kinh tế
từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, dưới sự quản lý của Nhà
Nước và theo định hướng XHCN. Với cơ chế mới này, nền kinh tế của ta không còn là nền
kinh tế tập thể, hợp tác nữa mà là nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế
cùng tồn tại song song, cùng bổ xung hỗ trợ cho nhau để cùng tiến lên con đường CNXH.
Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế là một môi trường kinh doanh hoàn toàn mới mẻ đầy
những thuận lợi, những cơ hội và những thách thức đối với các doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh nói chung và với công ty nói riêng và cả với các doanh nghiệp nước ngoài.
Những bất cập, những hạn chế còn tồn tại đan xen với những quy luật những quy định
mới, khiến các doanh nghiệp phải lao đao, vất vả trong qua trình tồn tại và phát triển của
mình trong môi trường kinh doanh khốc nghiệt đó. Bên cạnh đó cũng có nhiều doanh
nghiệp tự mình tìm ra những cơ hội để tự khẳng định mình trong nền kinh tế thị trường
như hiện nay.
Trước sự thay đổi đó, công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương
mại(SONA), một công ty được thành lập từ rất lâu, cũng đã phải chải qua nhiều sóng gió
để tồn tại và phát triển. Sự phát triển lớn mạnh với uy tín, lợi thế của mình trên thương
trường và đặc biệt là hoạt động kinh doanh thương mại được ra đời từ năm 1997 đã là một
minh chứng cụ thể về sự thành công trên con đường phát triển của công ty, mặc dù chỉ mới
ra đời chưa lâu nhưng hoạt động kinh doanh thương mại của công ty cũng đã gặt hái được
những thành công đáng kể trong hoạt động thương mại của mình. Để có được những thành
công bước đầu như vậy là cả một sự lỗ lực của ban quản trị, toàn thể nhân viên của công
ty. Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà Đảng và Nhà Nước, cục quản lý lao động với
nước ngoài, BLĐTBXH giao cho. Nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước luôn được thực
hiện đầy đủ, hơn nữa đời sống của CBCNV ổn định và ngày càng được nâng cao
Chương i. Cơ sử lý luận về hoạt động kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp
thương mại trong nền kinh tế quốc dân.
I. Khái niệm, vai trò, hình thức hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế quốc
dân.
1. Khái niệm.
Từ lâu nay nhập khẩu hàng hóa đã trở thành một việc làm quan trọng trong hoạt
động kinh doanh thương mại. Đó chính là việc trao đổi hàng hóa từ các tôt chức kinh tế,
các công ty có pháp nhân tại nước sở tại và việc tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu
trong thị trường nội địa hoặc tái – xuất khẩu với mục đích cuối cùng là thu lợi nhuận và
nối liền sản xuất vầ tiêu thụ giữa các quốc gia.
2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân.
Nhập khẩu là một hoạt động hữu cơ của hoạt động ngoại thương nó tác động trực
tiếp tới sản xuất và đời sống của mỗi quốc gia. Nhập khẩu thể hiện mức độ gắn bó phụ
thuộc lẫn nhau giữa nề kinh tế của mỗi quốc gia với tổng thể của nền kinh tế thế giới. Nó
tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng thế mạnh của nền kinh tế
mỗi quốc gia về sức lao động, vốn, tài nguyên, và khoa học công nghệ. Trong xu thế vận
động của nền kinh tế thế giới như hiện nay, Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia khác
trên thế giới đã và đang không ngừng mở rộng quan hệ buôn bán quốc tế, sự phụ thuộc lẫn
nhau ngày càng lớn mạnh, cùng với sợ hình thành các trung tâm thương mại, khối mậu
dịch tự do đã chứng tỏ việc lưu chuyển hàng hóa giữa các quốc gia không ngừng được cải
thiện và nâng cao. lúc này vai trò của hoạt động nhập khẩu có ý nghĩa rất lớn đối với việc
ổn định và phát triển kinh tế quốc gia nói riêng và phát triển kinh tế thế giới nói chung.
Lý do là:
- Nhập khẩu là cơ sở nhằm bổ sung hàng hóa trong nước không sản xuất được hoặc
sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu, hơn nữa nó cũng cho phép đa dạng hóa các chủng loại
hàng hóa, chất lượng cho phép thảo mãn nhu cầu trong nước.
- Nhập khẩu còn khai thác được lợi thế so sánh tạo ra được sự phát triển vượt bậc
trong sản xuất xã hội, tiết kiệm chi phí, thời gian tạo ra sự phát triển đồng đều về trình độ
xã hội, phá bỏ tình trạng độc quyền trong sản xuất kinh doanh trong nước, tạo điều kiện
cho các tổ chức kinh tế có cơ hội tham gia trên thị trường quốc tế.
- Nhập khẩu tạo ra sự liên kết trong nước với nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho
sự phát triển, phân công lao động và hợp tác quốc tế, khai thác được lợi thế so sánh trên cơ
sở chuyên môn hóa sản xuất.
- Nhập khẩu đem lại cho nền kinh tế trang thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên
tiến, tăng cường chuyển giao công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH –
HĐH đất nước.
- Nhập khẩu có vai trò tích cực đến việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thể hiện ở
chỗ nhập khẩu tạo điều kiện đầu vào cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tạomt thuận lợi cho
việc xuất khẩu hàng hóa trong nước ra nước ngoài, đặc biệt là nước xuất khẩu.
Ngoài ra nhập khẩu còn góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sản xuất nhằm góp
phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóa của
một nước đạt được tiêu chuẩn của thế giới quy định.
Tuy nhiên, liệu có thể tận dụng hết được lợi thế của hoạt động nhập khẩu còn phải
xem chính sách, đường lối phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đối với nước ta, trước đây
quan hệ kinh tế quốc tế chỉ thu hẹp trong một số nước XHCN, nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung, chỉ mang tính tự cung tự cấp, hàng hóa chủ yếu nhập khẩu thông qua các khoản
viện trợ và mua bán theo nghị định thư đã là mất đi tính đúng đắn của hoạt động nhập khẩu
của các doanh nghiệp Nhà nước đđộc quyền. Do vậy hoạt động nhập khẩu rất trì trệ và
không đáp ứng được nhu cầu về hàng hóa trong nước.
Nhận được tầm quan trọng đó, Đại hội Đảng toàn quốc VI đã là bước ngoặc mới,
một động lực mới đưa đất nước ta đi vào con đường cải cách triệt để, nhằm thoát khỏi nền
kinh tế đó chính là một bước tiến vĩ đại giúp nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế
thế giới, tạo ra một thị trường nội địa đầy sôi động, hàng hóa phong phú, phát huy mạnh
tính cạnh tranh. Trên thực tế đã chứng minh được sự năng động của kinh tế thị trường
cũng như khẳng định rõ vai trò hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế mới.
Nhập khẩu đã góp phần quan trọng vào việc phát triển sản xuất chuyển dich cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với định hướng phát triển nền
kinh tế, nhập khẩu luôn là giải pháp có tầm cỡ chiến lược, nhằm phục vụ cho việc phát
triển nền kinh tế quốc dân. Chính sách nhập khẩu phải luôn tranh thủ nguồn vốn, khoa học
công nghệ tiên tiến một cách có hiệu quả nhất cũng như bồi dưỡng đọi ngũ cán bộ kỹ thuật
và quản lý nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa của nước ta một cách phát triển với mục đích
vừa sản xuất vừa tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho đất
nước. Nhờ có hoạt động nhập khẩu mà các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia
cạnh tranh trên thị trường quốc tế, khi đó buộc các doanh nghiệp phải hình thành một
chiến lược kinh doanh riêng nhưng phải phù hượp với cơ chế thị trường, đồng thời phải
nâng cao năng lực quản lý sao cho phù hợp với xu thế chung nhằm tạo ra nhiều cơ hội mới
thồn qua quan hệ với ca đối tác nước ngoài trên cơ sở các bên cùng hưởng lợi.
Như vậy, để phát huy hết được vai trò của hoạt động nhập khẩu là một việc làm
không hề đơn giản, nó đòi hỏi mỗi quốc gia nó chung và các doanh nghiệp nói riêng phải
có sự lựa xhọn đúng đắn các hình thức nhập khẩu để xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng
đến hoạt động này, như thế thì với có thể khai thác được tối đa lợi thế so sánh.
3. Các hình thức nhập khẩu.
Trong thực tế hoạt động ngoại thương có nhiều hình thức nhập khẩu, nhưng tuỳ
theo đặc trưng của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp mà cần phải lựa chọn hình thức nào
cho phù hợp nhất. Cũng do tác động của nhiều nhân tố trong nền kinh tế cùng với sự sáng
tạo và năng nổ của các nhà kinh doanh đã tạo ra sự đa dạng của các hình thức nhập khẩu
chứ không chỉ bó hẹp trong hình thức nhập khẩu trực tiếp.
- Nhập khẩu uỷ thác.
Trong hoạt động ngoại thương không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tham gia
vào hoạt động nhập khẩu trực tiếp. Do đó khi một doanh nghiệp có vốn bằng ngoại tệ, lại
có nhu cầu nhập khẩu trực tiếp thì họ phải lảm như thế nào? Từ đó đã hình thành nên nhu
cầu nhập khẩu uỷ thác, đó là doanh nghiệp này uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng
trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên nhân uỷ
thác sẽ tiến hành đàm phán với bên đối tác nước ngoài để làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa
theo yêu cầu của bên uỷ thác và lợi nhuận nhận được gọi là phí uỷ thác.
Hình thức này có đặc điểm sau:
+ Doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu không phải bỏ vốn, không
phải xin hạn ngạch (nếu có), không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ do không phải tiêu
thụ hàng hóa nhập khẩu, mà chỉ đứng ra làm đại diện ch bên uỷ thác giao dịch với bên
nước ngoài, ký kết hợp đồng, làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, cũng như thay mặt cho bên
uỷ thác khiếu nại bồi thường với bên nước ngoài khi có tổn thất.
+ Các doanh nghiệp được uỷ thác nhập khẩu chỉ được tính kim ngạch nhập khẩu
chứ không được tính doanh số, doanh thu, bên cạnh đó các doanh nghiệp nhập khẩu phải
lập hai hợp đồng. Một hợp đồng mua bán hàng hóa với nước ngoài <giữa bên uỷ thác nhập
khẩu với bên xuất khẩu>, một hợp đồng uỷ thác .
- Nhập khẩu hàng đổi hàng.
Nhập khẩu hàng đổi hàng cùng trao đổi bù trừ là nghiệp vụ chủ chốt của buôn bán
đối lưu, nó lag hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu. Thanh toán trong trường hợp
này không ogải bằng tiền mà bằng sử dụng uỷ thác, mục đích nk uỷ thác ở đây không phải
chỉ để thu lãi từ nhập khẩu mà còn nhằm để xuất khẩu thu cả lãi từ hoạt động xuất khẩu.
Đặc điểm của hình thức này là:
+ Hoạt động nhập khẩu này mang lại cho các bên liên quan bởi cùng một hợp đồng
có thể tiến hành cùng một lúc cả hoạt động nhập khẩu và hoạt động xuất khẩu do vậy có
thể thu lời từ hại hoạt động này.
+ Doanh nghiệp được tính trực tiếp cả kim ngạch xuất khẩu. Doanh số tiêu thụ được
tính trên cả hai mặt hàng alf xuất khẩu và nhập khẩu.
+ Hàng hóa trong hoạt động nhập khẩu cũng là bạn hàng trong hoạt động xuất khẩu.
Để bảo đảm thực nhiện hợp đồng các bên có thể dùng biện pháp sau.
+ Dùng thư tín đối ứng đây là một loại thư tín dụng mà trong nội dung của
nó có các điều khoản chung. L/C chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi mở một thư tín dụng
L/C khác có kim ngạch tương đương.
+ Dùng người thứ 3 khống chế chứng từ sở hữu uỷ thác, người này chỉ giao chứng
từ đó cho người nhận hàng khi người này nhận lại một chứng từ sở hữu một loại hàng hóa
nào đó có giá trị tương đương.
+ Phạt về việc giao thiếu hay giao chậm hàng.
- Nhập khẩu tái xuất:
Là hoạt động nhập khẩu hàng hóa vào trong nước nhưng không phải là để tiêu dùng
trong nước mà để xuất sang nước thứ 3 naò đó, hoạt động này không được chế biến ở nước
tái xuất, như vậy hoạt động này được thực hiện qua ba nước; nước xuất khẩu, nước tái xuất
khẩu, nước nhập khẩu.
Hình thức nhập khẩu này có những đặc trưng riêng khác với hình thức nhập khẩu
khác, đó là:
+ Doanh nghiệp nhập khẩu ở nước tái xuất phải tính toán chi phí gép nối bạn hàng
nhập khẩu và bạn hàng xuất khẩu, bảo đảm sao cho có thể thu được số tiền lớn hơn tổng
chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động này.
+ Doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp được tính cả kim ngạch xuất khẩu, doanh số
tính trên giá trị hàng nhập khẩu đó vẫn phải chịu thuế doanh thu.
+ Doanh nghiệp nước tái xuất phải lập hai hợp đồng, một hợp đồng xuất khẩu và
một bản hợp đồng nhập khẩu và không chịu thuế nhập khẩu về hình thức kinh doanh.
+ Để đảm bảo thanh toán, hợp đồng tái xuất thường dùng thư tín dụng giáp lưng
.
Ngoài ra hàng hóa không nhất thiết phải chuyển về nước tái xuất mà có thể chuyển
thẳng tới nước thứ 3, nhưng tiền trả phải do người tái xuất từ người nhập khẩu, trả cho
người xuất khẩu, nhiều khi người xuất còn thu lợi nhuận từ do thu được nhanh và trả tiền
chậm.
- Nhập khẩu liên doanh.
Là hoạt độngnk hàng hóa trên cơ sở liên kết một cách tự nguyện giữa các doanh
nghiệp nhằm phối hợp cùng
nhau để tiến hành giao dịch và các chu trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập
khẩu, thúc đẩy hoạt động này theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên, cùng chịu rủi ro và
cùng hưởng lợi nhuận.
Sau đó một vài hình thức nhập khẩu khác thì hình thức này ít chịu rủi ro hơn vì mỗi
doanh nghiệp tham gia nhập khẩu chỉ phải đóng góp một phần vốn nhất định, khi đó quyền
hạn và trách nhiệm chỉ phải phân bổ theo tỷ lệ góp vốn.
Trong nhập khẩu liên doanh, doanh nghiệp đứng ra nhập khẩu hàng sẽ được tính
kim ngạch nhập khẩu, nhưng khi đưa hàng về tiêu thụ chỉ được tính doanh số trên hàng
theo tỷ lệ vốn góp và chịu thuế doanh thu trên doanh số đó. Doanh nghiệp đứng ra nhập
khẩu phải lập hai hợp đồng, một hợp đồng mua hàng với bên nước ngoài và một hợp đồng
liên doanh với các doanh nghiệp khác. Cách phân tích hình thức nhập khẩu trên dựa vào
chủ thể của hoạt động nhập khẩu. Nếu quan tâm tới hình thức thanh toán trong hoạt động
này thì có thể thấy hai hình thức chính là mua bán bằng tiền và mua bán thanh toán bằng
hàng. Thanh toán bằng tiền là cách thức thông dụng, thanh toán bằng hàng <còn gọi là
mua bán đối lưu> là hình thức còn khá mới mẻ với chúng ta. Do đó cần phải tìm hiểu kỹ
hình thức này.
- Nhập khẩu tư doanh.
Là hoạt động độc lập của một số doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp, hoạt động này
đòi hỏi nhà nhập khẩu phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thị trường trong nước, môi trường
kinh doanh như chính sách kinh tế, hành lang pháp luật của quốc gia và thông lệ quốc tế.
Trong hình thức này doanh nghiệp phải tự đứng ra nhập khẩu, nên rất rễ xảy ra rủiro, tổn
thất cũng như lợi nhuận thu được. Chính vì vậy trước khi nhập khẩu nhà nhập khẩu cần
phải nghiên cứu kỹ từng bước, từ khâu nghiên cứu thị trường đầu vào, đầu ra, cho đến
khâu ký kết thực hiện hợp đồng, kể cả khâu bán hàng, thanh toán tránh tình trạng tổn thất,
trong việc thực hiện hợp đồng doanh nghiệp phải tự bỏ vốn ra để thanh toán, phải cân nhắc
các khoản thu chi để đảm bảo việc kinh doanh mang lại lợi nhuận.
II. Nội dung của hoạt động nhập khẩu.
Trong giao dịch ngoại thương nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng được
thực hiện trên pahm vi quốc tế, vì vậy nội dung của hoạt động nhập khẩu phức tạp hơn so
với việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong nước. Hoạt động này được thực hiện thông qua
nhiều khâu và nhiều nghiệp vụ quan trọng khác, từ khâu nghiên cứu đầu vào, đầu ra đến
khâu tiếp cận thị trường lựa chọn hàng hóa nhập khẩu, tiến hành giao dịch hàng hóa, đàm
phán ký kết hợp đồng khi hàng hóa nhập cảng, chuyển giao quyền sở hữu cho người mua
và hoàn thành các thủ tục thanh toán, mỗi khâu mỗi nghiệp vụ thanh toán đều có mối quan
hệ phụ thuộc lẫn nhau, do đó phải nghiên cứu thực hiện đầy đủ, kỹ lưỡng bởi cán bộ ngoại
thương có năng lực đề phòng sơ xẩy gây tổn thất cho các bên. vấn đề mấu chốt là phải nắm
bắt được lợi thế nhằm đảm bảo cho hoạt động ngoại thương đạt hiệu quả cao.
1. Nghiên cứu thị trường.
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu việc nghiên cứu thị trường gồm: Nghiên cứu
thị trường thanh toán bán trong nền kinh tế
hàng hóa thì thị trường giữ vai trò quan trọng trọng của hoạt động kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp. Mà mục đích của hoạt động sản xuất là để tiêu thụ, phục vụ và thoả mãn
nhu cầu của người tiêu dùng, do vậy thị trường mang tính sống còn đối với hoạt động sản
xuất và kinh doanh hàng hóa. Vì vậy nếu còn thị trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh,
nế mất thị trường thì hoạt động này bị đình trệ.
Hoạt động nhập khẩu được thực hiện trên phạm vi quốc tế, vì vậy nội dung của hoạt
động này phức tạp hơn nhiều so với việc kinh doanh hàng hóa nội địa, nó được thực hiện
dưới nhiều khâu và nhiều hiệp định khác nhau, lựa chọn hàng hóa nhập khẩu, tiến hành
giao dịch, đàm phán, tiếp cận thị trường, lựa chọn hàng hóa nhập khẩu, tiến hành giao
dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng khi hàng hóa nhập cảng,
chuyển giao quyền sở hữu cho người mua hoàn thành các thủ tục thanh toán, và mỗi khâu,
mỗi nghiệp vụ đều có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, do vậy phải được thực hiện nghiên
cứu đầy đủ kỹ lưỡng bởi cán bộ ngoại thương có năng lực để đề phòng sai sót gậy tổn thất
cho các bên, vấn đề ở chỗ là phải nắm bắt được lợi thế đảm bảo cho hoạt động đạt hiệu quả
cao.
1.1. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu.
Khi nghiên cứu về thị trường nhập khẩu cần phải nắm bắt rõ các chính sách phát
triển của các nước hay khu vực mà họ cần nhập, môi trường chính trị, tình hình tài chính
tiền tệ, điều kiện vận tải và cước phí.
Vì là thị trường nước ngoài nên việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn do không tìm
hiểu kỹ lưỡng được như thị trường nội địa. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu có thể được
thực hiện qua các tài liệu, sách báo, tạp chí, các phương tiện truyền tin... về thị trường đó
hoặc trực tiếp thông qua triển lãm, hay những cuộc thăm quan, những chuyến du lịch hoặc
giao dịch trực tiếp.
Khi nghiên cứu thị trường nhập khẩu, doanh nghiệp cần phải nắm bắt đầy đủ các
yếu tố của thị trường như khả năng sản xuất, giá cả, sự biến động của thị trường. Hơn nữa
doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần đặc biệt quan tâmđến hàng hóa vì đây là biểu hiện bằng
tiền của giá trị hàng hóa. Trong kinh doanh nhập khẩu thì sự biến đọng của giá cả cũng trở
nên phức tạp do việc buôn bán diễn ra không phải lúc nào thì thì nó diễn ra trong khoảng
thời gian dài giữa hai quốc gia, hai khu vực khác nhau, so với lượng trao đổi buôn bán là
bao nhiêu, các loại giá cả và những nhân tố tạo nên sự biến động của giá cả.
Giá cả trên thị trường biến động là do những nhân tố sau:
- Nhân tố chu kỳ: là do sự vận động theo quy luật của nền kinh tế thế giới, điều này
ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả của hàng hóa nói chung trên thế giới và hàng hóa nhập khẩu
của doanh nghiệp nói riêng.
- Sự lũng đoạn của thị trường: cũng làm xuất hiện mức giá của cùng một loại hàng
hóa trên một hay nhiều thị trường khác nhau.
- Sự cạnh tranh: tuỳ thuộc vào mức độ cạnh tranh, đối tượng cạnh tranh.
- Tính thời vụ: giá cả sẽ thay đổi rất lớn nếu hàng hóa được thoả mãn nhu cầu nếu
nó được sản xuất đúng thời vụ.
- Tình hình kinh tế xã hội:
Bên cạnh các nhân tố trên thì doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần phải tìm hiểu tình
hình vận chuyển hàng hóa, cước phí vận chuyển, câc chi phí phụ để sao cho có thể lựa
chọn thị trường nhập khẩu phù hợp nhất.
1.2. Nghiên cứu thị trường trong nước.
* Nhu cầu thị trường.
Nhu cầu là nhân tố đầu tiên mà các nhà kinh doanh nhập khẩu cần phải nghiên cứu
là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Kinh nghiệm
kinh doanh cũng cho thấy việc đầu tiện là phải nghiên cứu nhu cầu đầu tiên, sau đó mới tổ
chức quá trình sản xuất kinh doanh để nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu đó. Thực tế là
nhiều doanh nghiệp nước ta trong hoạt động nhập khẩu đã chưa nghiên cứu hay chưa
nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu thị trường trong nước, do đó hàng hóa nhập khẩu về đã
không đáp ứng được nhu cầu của của người tiêu dùng cả về số lượng lẫn chất lượng. Đa
số hàng hóa nhập khẩu chỉ dựa vào những ý kiến chủ quan hoặc các đơn đặt hàng, chào
hàng của các công ty nước ngoài.
Nghiên cứu nhu cầu ở đây căqn cứ vào tình hình sản xuất và tiêu dùng về quy cách,
chủng loại, kích kỡ, giá cả, thị hiếu, tập quán từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất, từ đó tiến
hành nghiên cứu từng mặt của hàng hóa trên thế giới. Việc làm này đã phát hiện nhiều sự
biến đổi trong tiêu dùng khi có tác động của nhân tố khác, đặc biệt là giá cả.
* Dung lượng thị trường.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh thì viẹc tìm hiểu dung lượng thị trường hàng
hóa tương đối quan trọng. Có thể hiểu dung lượng thị trường của một loại hàng hóa là khối
lượng hàng hóa giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất định. Dung lượng thị trường
thay đổi theo diễn biến của tình hình tác động tổng hợp của nhiều yếu tố tác động tổng hợp
của nhiều yếu tố khác nhau trong những giai đoạn nhất định.
Các nhân tố làm dung lượng thị trường thay đổi có tính chất chu kỳ như sự vận
động của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa, tính thời vụ trong sản xuất, lưu thông và phân
phối hàng hóa.
Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến dung lượng thị trường thì có nhiều, tuy nhiên
các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng trong thời gian tương đối dài.
- Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật: với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, làm
cho nhu cầu về hàng hóa được mở rộng, điều đó có nghĩa là dung lượng thị trường cũng
được mở rộng.
- Cơ chế chính sách của Nhà nước, các tập đoàn sản xuất kinh doanh ảnh hưởng tới
sự biến đổi của dung lượng thị trường, chính sách về đầu tư nhằm xây dựng và phát triển
theo hướng nào đó có thể thu hút khách hàng về hàng hóa.
- Thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng: Là giới hạn quan trọng đối với sự biến
đổi của dung lượng thị trường. Tuy nhiên nhà kinh doanh có thể hướng thị hiếu của người
tiêu dùng thích nghi dần với hàng hóa của họ, làm cho thị hiếu thay đổi.
- Các nhân tố ảnh hưởng tạm thời đối với dung lượng thị trường. Là các nhân tố
như đầu cơ đã gây ra những biến đổi về cung – cầu, xung đột về chính trị – xã hội, hoặc
các yếu tố tự nhiên. tuy nhiên khi nghiên cứu tình hình thị trường của hàng hóa khác nhau
phải căn cứ vào đặc điểm của chúng để đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố.
- Sự biến động của giá cả: viẹc phân tích và xác định xu thế biến động của giá cả
trên thị trường thế giới là cơ sở để xác định mức giá cả quốc tế của các loại hàng hóa cần
nhận. Thông thường các nhà kinh doanh nhập khẩu sử dụng các loại giá cả được công bố
trên tài liệu được lưu hành ở nươchính sách ngoài, mức giá tham khảo và mức giá khởi
điểm để hai bên trao đôi nhau giá trong các tài liệu thống kê, giá chào hàng
của các hãng buôn bán lớn, giá trong các hợp đồng được ký kết thực tế. Tuy nhiên giá
trong hợp đồng rất khó thu thập.
Khi xác định giá cả nhập khẩu của mặt hàng có nhu cầu từ thị trường nhập khẩu có
thể tham khảo giá xuất từ thị trường mới đi các nơi khác. song giá cước được vận chuyển
khi tham khảo cũng đặc biệt phải chú ý.
* Lựa chọn mặt hàng.
Doanh nghiệp phải lựa chọn mặt hàng kinh doanh có lợi nhất, muốn vậy thì nhà
nhập khẩu không những phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường mà còn phải dựa trên một
số vấn đề sau.
- Tình hình tiêu thụ mặt hàng trên thị trường: Cũng do mỗi mặt hàng có thói quen
tiêu dùng riêng thể hiện ở thời gian tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng, quy luật cung cầu về
hàng hóa đó, việc làm này gọi là tìm hiểu tập quán tiêu dùng. Như vậy có nắm bắt được
nhân tố này thì chúng ta mới có thể đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của ngươì tiêu dùng.
- Mặt hàng đó đang ở trong thời kỳ nào của chu kỳ sống: Sở dĩ mỗi mặt hàng đều có
chu kỳ sống riêng của nó, chu kỳ này riễn ra qua các pha: Giới thiệu, tăng trưởng, chín
mồi, bão hoà và thoái trào. chính điều này nhà nhập khẩu cần phải nắm rõ xem mặt hàng
này đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống, để giúp cho việc nâng cao doanh số.
- Tình hình sản xuất mặt hàng đó như thế nào: nhà kinh doanh nhập khẩu cần phải
nắm rõ khả năng sản xuất, tốc đọ phát triển của việc sản xuất ra mặt hàng đó.
- Tỷ suất ngoại tệ của mặt hàng đó là bao nhiêu; trong kinh doanh thương mại quốc
tế, mỗi quốc gia lại có hệ thống tiền tệ khác nhau cho nên việc tính toán tỷ suất ngoại tệ là
rất quan trọng. Tỷ suất ngoại tệ đối với mặt hàng nhập khẩu là bản tệ<tiền của quốc gia
nhập khẩu> có thể thu về khi phải chi ra một đơn vị ngoại tệ.
2. Lập phương án kinh doanh.
Căn cứ vào những thông tin thu thập trong quá trình nghiên cứu thị trường lựa chon
nhà xuất khẩu và các quyết định, mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra để lập phương án kinh
doanh, phương án này là kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu
trong quá trình nhập khẩu.
Sau đây là các bước để tiến hành lập phương án kinh doanh:
+ Đánh giá đối tác xuất khẩu và tình hình thị trường: chỉ ra những nét đặc trưng
phân tích những thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh.
+ Lựa chọn mặt hàng cho phù hợp, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh.
Xác định vốn, phân bổ cán bộ nghiệp vụ cũng như huy động cơ sở vật chất ch phương án
kinh doanh.
+ Xác định đối tượng giao dịch để nhập khẩu: giao dịch với công ty nào? ở đâu,
khối lượng nhập khẩu, mức giá dự kiến<trong đó cần nêu rõ điều kiện giao hàng FOB,
CIF>. Thời gian giao hàng và hình thức thanh toán.
+ Xác định rõ thị trường và khách hàng tiêu thụ sản phẩm:
- Bán hang ở thị trường nào?
- Thời điểm bán hàng?
- Khách hàng là ai? Người tiêu thu chính?
+ Xác định giá cả mua bán.
- Khi đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu phải được duyệt với giá tối đa, tối thiểu
và tới hạn. Người làm nhiệm vụ này có thể định giá cao hơn giá tối thiểu và thấp hơn giá
tối đa theo từng hoàn cảnh cụ thể khi ký kết hợp đồng. Giá cả xác định trong phương án
kinh doanh trên cơ sở phân tích giá cả quốc tế, giá chào hàng, điều kiện giao hàng hay giá
cùng loại đã nhập trước đây.
+ Giá bán trong nước phải đảm bảo có lợi nhuận sau khi trừ đi các khoản chi phí
khác như thuế.
- Để ra các mục tiêu cụ thể: sẽ nhập khẩu hàng hóa ở thị trường nhập khẩu, giá cả
và chi phí khác là bao nhiêu.
- Đề ra các biện pháp thực hiện: đây là công cụ nhằm đạt được mục tiêu đã dự định.
Sau khi các phương án kinh doanh đã được phê duyệt thì doanh nghiệp bắt đầu nỗ lực để
thực hiện.
3. Các bước nhập khẩu hàng hóa.
3.1. Đàm phán và ký kết hợp đồng.
Để có thể soạn thảo và đi đến ký kết hợp đồng thì trước hết hai bên phải đạt được
những thảo thuận chung trong buôn bán. Trong quá trình đàm phán hai bên sẽ đưa ra
những nhu cầu, ý muốn của mình để cùng nhau xem xét, thảo luận để rồi đi đến thống nhất
làm căn cứ để để soạn thảo một hợp đồng mua bán có thiện chí. Đây là sự gặp gỡ giữa hai
bên, thể hiện nhu cầu mong muốn và thực hiện thiện chí của mình trong công việc.
Trong đàm phán người ta thường sử dụng các hình thức sau:
- Đàm phán trực tiếp.
- Đàm phán qua thư tín.
- Đầm phán qua điện thoại.
Nhưng trên thực tế do tính chất đặc trưng của thương mại quốc tế mầ việc đàm phán
thường thông qua hình thức đàm phán trực tiếp. Song trong mỗi hình thức đàm phán đều
có ưu, nhược điểm riêng nên tuỳ theo những điều kiện cụ thể mà các bên có thể lựa chọn
hình thức nào đó cho phù hợp nhất.
Chẳng hạn, những cuộc tiếp xúc ban đầu thường qua thư từ, sau dần đến đàm phán trực
tiếp, các bên đã tạo được ít nhiều uy tín thì có thể qua thư tín hoặc điện thoại để giẩm chi
phí hoặc trấnh tình trạng làm lỡ thời cơ kinh doanh, hoặc xác nhận lại một vài điều khoản
mà mọi điều khoản đã thỏa thuận song <chú ý sau khi đàm phán qua điện thoại phải yêu
cầu bên kia có thư xác nhận những thỏa thuận cho nhau để làn chứng để phòng có tranh
chấp>.
Nội dung của đàm phán bao gồm:
- Hỏi giá: là việc một người mua đề nghị người bán cho biết giá cả và các điều kiện
mua bán. Đây có thể là lời thỉnh cầu của người mua đưa ra cho người bán.
- Phát giá: Là lời đề nghị ký kết hợp đồng của người bán gửi cho người mua thể
hiện ý định bán hàng của mình.
- Đặt hàng: Là lời đề nghị ký kết hợp đồng của người mua dưới hình thức đơn đặt
hàng. Thực tế do tính chất nội dung của đơn đặt hàng, nên chỉ thực hiện đặt hàng với
những bạn hàng có quan hệ buôn bán thường xuyên.
- Hoàn giá: Khi nhận được chào hàng, nếu không chấp nhận mọi nội dung trong đó
thì đưa ra một đề nghị mới gọi là hoàn giá thì trước coi như bị huỷ bỏ.
- Chấp nhận: Là sự chấp nhận hoàn toàn mọi điều kiện trong chào hàng
chấp nhận này phải được chính người chấp nhận ký phát dưới sự đồng ý vô điều kiện mọi
nội dung trong thơì hạn hiệu lực của hợp đồng và phải gửi đến chi người chào hàng<đặt
hàng> thì mới có giá trị pháp lý.
- Xác nhận: Là sự xác nhận mua bán hàng hóa theo những thảo thuận đã thống nhất
với nhau của các bên.
Trong giao dịch đàm phán nếu hai bên có thiện chí và có được tiếng nói chung thì
sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng mua bán. Hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận
của các đương sự có quốc tịch khác nhau trong đó một bên là bên bán có
nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên kia gọi là bên mua một tài
sản nhất định gọi là hàng hóa, đồng thời bên nhập khẩu có trách nhiệm trả tiền và nhận
hàng.
Luật pháp Việt Nam quy định hợp đồng mua bán ngoại thương giữa các đơn vị
kinh tế trong nước và nước ngoài thì đều phải thể hiện dưới dạng văn bản. Các bên tham
gia ký kết phải có đầy đủ tư cách pháp nhân, năng lực hành vi, năng lực pháp lý và đầy đủ
thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Hợp đồng được gọi là có hiệu lực khi có đầy đủ
hai bên tham gia ký kết..
Nội dung của hợp đồng ngoại thương bao gồm:
- Số hiệu hợp đồng.
- Ngày, địa chỉ ký hợp đồng.
- Các bên tham gia: Tên, địa cchỉ, quốc tịch, số điện thoại,
Fax, số tài khoản tại ngân hàng, người đại diện<tên, chức vụ, số hiệu và ngày ký giấy uỷ
thác nếu là đại diện uỷ quyền>.
* Các điều khoản của hợp đồng.
+ Tên hàng, quy cách, số lượng, chất lượng bao bì, ký hiệu, mã hiệu.
+ Giá cả đơn giá, tổng giá.
+ Thời điểm, địa điểm, phương thức giao hàng.
+ Điều kiện thanh toán.
+ Điều kiện khiếu nại, trọng tài.
+ Các thỏa thuận khác.
+ Chữ ký, con dấu của các bên.
Ngoài ra đi kèm với hợp đồng có thể là các bản phụ lục, tài liệu kỹ thuật để mô tả
kỹ lưỡng hơn về hàng hóa, đôi khi là một bộ phận không thể tách rời với hợp đồng<tuỳ
thuộc vào từng mặt hàng>.
Do tính chất quan trọng của từng loại hợp đồng, nên trước khi ký kết phải chú ý đọc
trước, đọc kỹ lại hợp đồng, đối chiếu với những thỏa thuận đã đạt được trong đàm phán để
sửa chữa nếu có sự sai lệch. Đồng thời hợp đồng phải được trình bày rõ ràng, sáng sủa và
rễ hiểu để tránh sự mặc nhiên sưu diễn thuận theo hướng khac nhau giữa các bên.
3.2. Thực hiện hợp đồng.
Sau khi ký kêt hợp đồng thì quyền lợi của các bên đã được xác lập mang tính pháp
lý. Vì vậy, nếu đơn phương một bên không thực hiện hoặc thực hiện sai các bước nghiệp
vụ hay sai hợp đồng sẽ bị phạt và phải đền bù thiệt hại cho bên kia. Việc thực hiện hợp
đồng rất phức tạp vì nó liên quan tới pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế, hơn nữa nó
còn phải bảo đảm quyền lợi và lợi ích quốc gia của doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ trong phạm vi của mình.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, doanh nghiệp phải cố gắng giảm thiểu mọi chi
phí phát sinh, nâng cao hiệu quả công tác nghiệp vụ, ngoài ra doanh nghiệp cần phải sắp
xếp các công việc, lập biểu bán theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng của cả hai bên, ghi
lại diễn biến của văn bản, thông báo nhận được hoặc gửi đi theo mốc thời gian, lập ra kế
hoạch thực hiện.
Việc tiến hành thực hiện hợp đồng theo đúng thoả thuận trong đó sẽ góp phần nâng
caouy tín của doanh nghiệp đối vơí bạn hàng. Nếu trong quá trình thực hiện có phát sinh
những vướng mắc thì các bên phải kịp thời thông báo cho bên kia có những biện pháp tháo
gỡ, đồng thời với tư cách là một bên tham gia hợp đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng nên
có nhắc nhở thúc đẩy bạn hàng thực hiện đúng tiến độ của hợp đồng.
Các bước để doanh nghiệp thực hiện một hợp đồng nhập khẩu.
- Xin giấy phép nhập khẩu: Do Bộ Thương mại cấp<đối với nhập khẩu hàng mậu
dịch>, do tổng cục Hải qquan cấp. Do vậy, hàng
hóa nhập khẩu phải được cấp giấy phép nhập khẩu. Đây là tiền đề quan trọng về mặt pháp
lý để tiến hành các khâu khác trong mỗi chuyến nhập khẩu. Với hàng hóa thông thường thì
doanh nghiệp không cần phải xin giấy phép nhập khẩu mà chỉ cần làm một tờ khai hải
quan gửi cho Bộ Thương mại lưu để theo dõi.
Hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm:
+ Đơn xin kèm theo phiếu hạn ngạch.
+ Bản sao hợp đồng nhập khẩu hoặc L/C.
+ Các giấy tờ liên quan.
Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu được quy định trong thông tư số21/KTDN/VT
ngày 23/10/1989. Mỗi giấy phép chỉ cấp cho một đơn vị kinh doanh nhất định để nhập
khẩu một hoặc một số hàng với một nước nhất định, vận chuyển bằng phương thức vận tải
và giao nhận tại một địa điểm nhất định.
- Mở thư tín dụng:
Để mở L/C, doanh nghiệp phải có tài khoản tại ngân hàng và có giấy phép kinh
doanh xuất – nhập khẩu. Khi mở L/C phải có đơn xin mở, quyết định thành lập doanh
nghiệp, quyết định bỏ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng. Kèm theo đó là những giấy tờ
mà tuỳ thuộc vào loại L/C cần phải lộp cho ngân hàng mở L/C như:
+ Với L/C trả ngay: Giấy phép nhập khẩu hàng hóa, hợp đồng ngoại thương.
+ Với L/C mở chậm: Giấy phép nhập khẩu hàng hóa hay phiếu hạn ngạch, hợp
đồng ngoại thương, phương án bán hàng và thanh toán, giấy bảo lãnh, cam kết trả lợ.
Đơn xin mở L/C là căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa người mở
L/C, đồng thời là căn cưd để ngân hàng viết L/C cho bên bán. Do đó khi viết đơn phải tuân
thủ mọi nguyên tắc quy định, hết sức chú ý để tránh sự khấp khểnh, sai lệch với hợp đồng
ngoại thương.
- Thuê tàu vận chuyển: Trên thực tế do điều kiện về tàu vận chuyển và hiểu biết về
tàu quốc tế cong hạn chế nên các doanh nghiệp Việt Nam thừng nhập khẩu theo điều kiện
giao hàng CIF, tức quyền thuê tàu do bên xuất khẩu. Tuy nhiên nếu bên nhập khẩu nhận
hàng theo điều kiện FOB thì quyền thuê tàudo bên Việt Nam vì doanh nghiệp có quyền uỷ
thác cho bên hàng hải , công ty đại lý tàu biển ...
Cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp với công ty nhận uỷ thác
thuê tàu là hợp đồng uỷ thác thuê tàu, mà căn cứ là các điều khoản của hợp đồng ngoại
thương, đặc điểm hàng hóa vận chuyển và các điều khoản vận tải.
- Mua bảo hiểm: Vận chuyển hàng hóa trong mua bán ngoại thương thường diễn ra
bằng đường biển chiếm 80% khối lượng hàng hóa vận chuyển. Do quá trình vận chuyển
thường xảy ra tổn thất, rủi ro, nên bảo hiểm hàng hóa là rất cần thiết.
Nếu trong hợp đồng ngoại thương, điều khoản và bảo hiểm không được chỉ rõ, bảo
hiểm theo điều kiện nào và rủi ro cần bảo hiểm kèm theo thì bên nhập khẩu mặc nhiên ky
hợp đồng bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm A với giá trị tối thiểu là V = 110*CIF, vì vậy
trong điều khoản này doanh nghiệp nên chỉ rõ bảo hiểm theo điều kiện gì, những rỉu ro nào
cần bảo hiểm theo.
- Làm thủ tục hải quan: Là nhằm quản lý quá trình hoạt động buôn bán của Chính
phủ, trước khi hàng hóa ra vào một nước đều phải làm thủ tục hải quan bao gồm các bước
sau:
+ Khai báo hải quan.
+ Xuất trình hàng hóa.
+ Thực hiện quyết định của hải quan.
- Giao nhận hàng hóa nhập khẩu: Khi có thông báo nhập cảng, doanh nghiệp cần
phải khẩn trương thực hiện công tác giao nhận hàng hóa với tàu vận chuyển bằng cách trực
tiếp hoặc uỷ thác cho cơ quan vận tải cảng thực hiện. Cụ thể doanh nghiệp phải:
+ Ký hoạt động uỷ thác do nhận hàng hóa từ nước ngoài cho cơ quan vận tải
cảng.
+ Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoặc giao nhận hàng hóa nhập khẩu, từng năm,
từng quý, lịch tàu, cơ cấu hàng, điều kiện kỹ thuật bốc dỡ, vận chuyển giao nhậnư
+ Cung cấp các tài liệu cần thiết cho cơ quan tiếp nhận hàng hóa<nếu tàu biển
không cho cơ quan vận tải>.
+ Theo dõi giao nhận, lập biên bản về hàng hóa và giải q1uyết trong
phạm vi trách nhiệm của mình về những biến cố xảy ra trong giao nhận.
+ Thanh toán cho cơ quan vận tải cảng mọi chí phí giao nhận
- Làm thủ tục thanh toán: Trong thanh toán thương mại quốc tế hiện nay có nhiều
phương thức giao nhận khác nhau, nhưng trong thực tế phương thức dùng chngs từ và
phương thức chuyển tiền được sử dụng nhiều nhất.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp trong nền
kinh tế quốc dân.
Hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp chỉ là một bộ phận của hoạt động ngiọa
thương và là một tế bào của của nền kinh tế xã hội. Do đó muốn sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm của mình một cách có hiệu quả nhất thì doanh nghiệp không thể không tìm hiểu
những biến đọng của môi trường kinh doanh, những nhân tố thuộc về bản thân doanh
nghiệp cũng ảnh hưởng lớn dến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu
này giúp doanh nghiệp có thể tìm ra được những cơ hội kinh doanh mới, biết rõ đối thủ
cạnh tranh, tìm ra điẻm mạnh điểm yếu của mình, từ đó giúp cho doanh nghiệp tránh được
những rủi ro không đáng có và tìm ra hướng phát triển bền vững.
1. Nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp.
Đó chính là hoàn cảnh nội tại gồm toàn bộ các yếu tố và hệ thống bên trong của
doanh nghiệp , môi trường có thể kiểm soát được. Các yếu tố nội
bộ cần phải được phân tích cặn kẽ để từ đó rút ra được điểm mạnh yếu của mình, với các
đơn vị sản xuất kinh doanh cần phải hiểu rõ các yếu tố này ảnh hưởng đến tình hình tiêu
thu như thế nào. Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm giảm bớt nhược điểm đó,
phát huy ưu điểm để đạt được lợi thế tối đa trong kinh doanh.
Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp gồm:
1.1. Bộ máy tổ chức quản lý.
Bộ máy tổ chức quản lý có ảnh hưởng rât lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm bởi cơ
cấu chức năng khác nhau sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó bộ máy tổ chức quản lý còn thể hiện
uy tín và thể diện của doanh nghiệp, năng lực mức độ quan tâm và trình độ của lãnh đạo.
Chính vì những điều này đã tao ra nề nếp tổ chức, định hướng cho hầu hết các công việc ở
doanh nghiệp. Bộ máy tổ chức có thể có ưu diểm hoặc nhược điểm do tong qua trình
hoạch định các chính sách của doanh nghiệp.
1.2. Yếu tố liên quan tới nguồn nhân lực.
Con người là yếu tố sống còn đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường trong
hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thu sản phẩm của doanh nghiệp nói
riêng, con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu phân tích bối cảnh của
thị trường lựa chọn thưc hiện kiểm tra các chiến lược của doanh nghiệp, cho dù việc hoạch
định chiến lược kinh doanh có đúng đắn thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể mang lại
hiệu qủa cao nếu thiếu đi nhân tố con người, yếu tố này bao gồm tay nghề, trình độ chuyên
môn, tư cách đạo đức, kinh nghiệm...của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
1.3. Yếu tố tài chính kế toán.
Yếu tố này gắn liền với hoạt động kinh doanh, tiêu thu sản phẩm, bởi tài chính có liên
quan trực tiếp đến mọi kế hoạch chiến lược của công ty. Nó bao gồm khả năng phát huy
vốn ngắn hạn, dài hạn, nguồn vốn của doanh nghiệp, quy mô về tài chính mà chức năng
của bộ phận này bao gồm việc phân tích lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thực hiện kế
hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.4. Các yếu tố khác.
Các yếu tố này bao gồm:
- Các loại sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, mức đa dạng của sản phẩm.
- Khả năng thu thập thông tin cần thiết về thị trường.
- Thị phần hoặc tiểu thị phần.
- Trình độ công nghệ.
- Cơ cấu của mặt hàng và khả năng kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm chính, tỷ lệ
lợi nhuận với doanh nghiệp.
- Kênh phân phối: Mức độ kiểm soát, số lượng, phạm vi.
- Mức độ nổi tiếng: chất lượng và ấn tượng về sản phẩm.
- Dịch vụ sau bán hàng.
Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đén việc tiêu thu sản phẩm của doanh nghiệp.
2. Các yếu tố thuộc bên ngoài doanh nghiệp.
Môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh
doanh và hoạt động tiêu thu sản phẩm. Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố bên ngoài doanh
nghiệp định hình và cũng ảnh hưởng đến việc kinh doanh tuy nó không phải nhất thiéet
theo một cách nhất định, môi trường tác nghiệp cũng vậy nhưng được xác định bởi ngành
kinh doanh cụ thể, mỗi doanh nghiệp trong ngành chịu ảnh hưởng của môi trường tác
nghịp của ngành đó. Môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp tạo nên môi trường ngoài
doanh nghiệp, môi trường vĩ mô luôn tạo ra cơ hội kinh doanh cũng như thách thức đối với
doanh nghiệp, bên cạnh môi trường tác nghiệp định hướng sự cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Sau đây là một số nhân tố ảnh hưởng chính đến môi trường bên ngoài của doanh
nghiệp từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và quá trình tiêu thu sản phẩm của
doanh nghiệp.
2.1. Môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó
các doanh nghiệp phải dự báo được mức độ ảnh hưởng của môi trường kinh tế dối với hoạt
động kinh doanh của mình. Môi trường kinh tế gồm lãi suất ngân hàng, lạm phát giai đoạn
của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, dân số, tỷ lệ thất nghiệp, chính sách tài chính tiền
tệ...các yếu tố này tương đối rộng vì vậy các doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biết yếu
tố cụ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp, mỗi yếu tố nói trên có thể là cơ hội hoặc
thách thức đối với doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói
riêng.
2.2. Môi trường, chính trị, luật pháp.
- Chính trị, luật pháp có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải tuân thủ pháp luật mà Chính phủ đặt ra như thuê
mướn nhân công, thuế các quy định vè ngoại thương, hay luật bảo vệ môi trường các biến
đổi của môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh cụ thể là các chi
phí kinh doanh cuả doanh nghiệp.
Môi trường này thay đổi có thể tạo ra những nguy cơ, cơ hội ảnh hưởng trực tiếp
đến viẹc kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn như chính sách tăng thuế đối với hàng
nhập khẩu tạo ra cơ hội tăng trưởng hoặc tồn đọng, vì khi đó nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng
nên, quá trình tiêu thụ hàng hóa sẽ được đẩy manỵ ngược lại việc tăng thuế đối với hàng
ngoại nhập (nguyên liệu ) sẽ tao ra nguy cơ đối với quá trình sản xuất kinh doanh mặt hàng
đó, điều này sẽ dẫn đến lợi nhuận bị ảnh hưởng trực tiếp.
2.3. Môi trường cạnh tranh.
Việc tìm hiểu những ưu nhược điểm của đối thủ cạnh tranh rất có ý nghĩa đối vơí
doanh nghiệp, các đối thủ này quyết định các tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật
dành lợi thế trong ngành tuỳ thuộc vào đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp mình. Mức độ
cạnh tranh quýết liệt hay không phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như số lượng
hàng tham gia, mức độ tăng trưởng ngành, cơ cấu chi phí cố định và mức độ đa dạng hóa
sản phẩm. Vì vậy muốn duy trì hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp cần phải
phân tích kỹ lưỡng từng đối thủ cạnh tranh để từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp và
có biện pháp nhanh nhạy trên thị trường.
2.4. Môi trường văn hóa xã hội.
Để hoạt động kinh doanh đạt hiẹu quả cao thì các doanh nghiệp cần phải phân tích
các yếu tố văn hóa xã hội ở những thị trường mà doanh nghiệp hoạt động giúp nhận biết cơ
hội và thách thức có thể xảy ra. Như tập quán tiêu dùng, trìng độ văn hóa, thị hiếu khách
hàng quan liệm về cách sống, những điều này gíp cho doanh nghiệp quyết định sản xuất
cái gì? sản xuất như thế nào? kinh doanh ngành nào? và tổ chức quá trình tiêu thụ ra sao.
Bên cạnh đó, các yếu tố như tôn giáo các định chế xã hội, ngôn ngữ cũng ảnh hưởng tới
tâm lý người tiêu dùng trong tương lai, từ đó có thể vạch ra chiến lược tiêu thụ sản phẩm
cho phù hợp.
2.5. Môi trường công nghệ.
Ngày nay, các doanh nghiệp luôn phải nắm bắt và tiếp thui những tiến bộ về khoa
học và công nghệ nếu không sẽ làm cho sản phẩm của họ bị tụt hậu một cách trực tiếp hay
gián tiếp. Tuy các doanh nghiệp thương mại không bị đe doạ của những tiến bộ khoa học
công nghệ như các ngành sản xuất, nhưng nó bị ảnh hưởng lớn đến chiến lược sản xuất
kinh doanh. chiến lược tiêu thu sản phẩm, nhận biết được xu thế phát triển của khoa học
công nghệ giúp cho các doanh nghiệp xác định được ngành kinh doanh cho phù hợp với xu
thế tiêu dùng trong tương lai, từ đó có thể vạch ra chiến lược tiêu thụ sản phẩm sao cho
hợp lý.
3. Đặc điểm kinh doanh nhập khẩu.
* Lĩnh vực kinh doanh: cho đến năm 2000 hoạt động nhập khẩu chủ yếu là nhập khẩu trực
tiếp và nhập khẩu uỷ thác các mặt hàng thực phẩm, hoa quả, điện lạnh, thiết bị nội thất, vật
liệu xây dựng(sắt, thép ), nông công nghiệp...mặc dù hàng hóa mà công ty kinh doanh là
hàng hóa tông hợp, những mỗi hàng hóa lại có đặc thù riêng ảnh hưởng phần nào đến hoạt
động kinh doanh của công ty.
* Thị trường kinh doanh nhập khẩu: Trong hoạt động này công ty nhập khẩu trực tiếp hàng
hóa từ nước ngoài vào thị trường nội địa, hoặc nhập khẩu uỷ thác do các bạn hàng trong
nước yêu cầu như:
- Công ty TNHH Phú Thái.
- Công ty TNHH Tự Cường.
- Công ty TNHH Đại Minh.
- Các công ty văn phòng phẩm Hà Nội, Nam Tuấn, Công ty xây lắp 7...
* Nhà cung cấp(bạn hàng): Do nhu cầu thị trường trong nước ngày càng tăng nên công ty
nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia khác nhau như: Trung Quốc Nhật Bản, Hàn quốc,
Singarpore, Malãyia...để phục vụ nhu cầu thị trường.
* Vốn và tình hình tài chính: Khi mới thành lập số vốn ban đầu của công ty là 455.200.000
VND cho đến nay tổng số vốn lưu động đã hơn 2tỷ VND.
Chương II. Thực trạng nhập khẩu hàng hóa tại công ty cung ứng nhân lực quốc tế và
thương mại (sona).
I. Một số đặc điểm cơ bản về công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương
mại(SONA).
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty SONA.
Công t6y cung ưntgs nhân lực quốc tế và thương mại (SONA), tiền thân là công ty
dịch vụ lao động với nước ngoài, trực ythuộc cục quản lý lao động với nước ngoài, bộ lao
động và thương binh xã hội. Lầ một doanh nghiệp nhà nước công ty dặt trụ sở tại 34 đại cồ
việt quân hai bà trưng, thành phố hà nội và chi nhánh văn phòng tại các vùng, các nước có
quan hệ kinh tế với công ty.Công ty được thành lập theo quyết định số 449/LĐTBXH và
quyết định số 224/LĐTBXH ngày11/6/1991 của bộ trưởng bộ lao động thương binh xã hội
với tên gọi là công ty dịch vụ lao động với nươc ngoài ( Tên giao dịch quốcd tế là:
overseas labour service company- viết tắt là SONA). Giữa năm 1992,nhà nước có chủ
chương xây dựng nghị định 268, tức là xoá bỏ mô hìng cũ và thay đổi bằng nghị định
388/HĐBT ban hành ngày 20/11/1991 về quy chế thaqnhf lập và giả thẻ doanh nghiệp nhf
nước. Căn cứ vào nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991, thông báo số 130/TB ngày
25/5/1993 của văn phòng chính phủ và theo quyết định số340/LĐTBXH, công ty hoạt
động theo quy chế doanh nghiệp nhà nước. Ngày 11/12/1997 Bộ trưởng bộ LĐTBXHra
quyết định số1505/LĐTBXH- QĐ đổi tên công ty dịch vụ lao động với nước ngoài thành
công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (SONA), trực thuộc cục quản lý lao
động với nước ngoài- Bộ LĐTBXH, hoạt động trên hai lĩnh vực là cuất khẩu lao dộng va
kinh doanh thương mại với tên giao dịch quốc tế là: INTERNATIONAL MANPOWER
SUPPY AND TRADE- viết tắt là SONA). Công ty đặt trụ sở chính tại 34 Đại Cổ Việt –
Hà Nội, là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán đầy đủ và có tư cách pháp nhân, có chức
năng xuất nhập khẩu trực tiếp dưới sự quản lý của Nhà nước, Bộ Thương mại và uỷ ban
nhân dân thành phố Hà Nội về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty SONA.
2.1. Chức năng của công ty SONA.
Công ty SONA hoạt động chủ yếu trên hai lĩnh vực là: xuất khẩu lao động và kinh
doanh thương mại. Đối với chức năng xuất khẩu lao động, công ty cung ứng nhân lực đi
làm việc và tu nghiệp có thời hạn ở nước ngoài. Theo giấy đăng ký kinh doanh số 112373
ngày 17/1/1998 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà nội cấp thì công ty có chức năng
cung ứng lao động và dịch vụ lao động cho các tổ chức, pháp nhân ở trong nước và nước
ngoài. Bên cạnh đó công ty còn cung cấp các dịch vụ phục vụ người lao động Việt Nam ở
nước ngoài ngày 24/12/1999 Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cấp giấy phép số 18/LĐTBXH- GP
cho phép công ty được hoạt động chuyên đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài với nhiều ngành nghề khác nhau. ngoài các thị trường
truyền thống như các nước Đông Âu cũ công ty SONA đã và đang mở rộng quan hệ hợp
tác với nhiều nước và khu vực khac nhau trên thế giới: Nhật Bản, UEA, Trung Đông, CH
Sip, Hàn Quốc... hàng năm công ty có khả năng tuyển chọn và cung ứng một số lượng lao
động lớn đi làm việc và tu nghiệp ở nươchính sách ngoài, người lao động được giáo dục
đầy đủ về pháp luật, phong tục tập quán của các nước tiếp nhận lao động đồng thời họ
được đào tạo, nâng cao thêm trình độ ngoại ngữ, trìng độ nghiệp vụ đảm bảo cho họ làm
tôt những công việc được nhận và đáp ứng mọi yêu cầu của chủ sử dụng lao động.
Chức năng thứ hai của công ty là kinh doanh thương mại. đây là chức năng tất yếu
khách quan của công ty nhằm hòa nhập vào kinh tế thị trường của Việt Nam trong thời kỳ
đổ mới. Chính vì vậy năm 1997 công ty đã bắt đầu đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa. Với sự chuyển dịch mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, vào những thập kỷ 90
thì nhu cầu về nhập khẩu hàng hóa trong nước là rất lớn, nắm bắt được xu hướng này,
đồng thời nhận rõ đựoc tiưềm năng có thể khai thác các nguồn lực trong công ty, công ty
đã mở thêm phòng kinh doanh xuất nhập khẩu vào năm 1996và 1997 hoạt động này chính
thức đi vào hoạt dộng và đem lại khoản lợi nhuận đáng kể cho công ty, công ty đã tiến
hành xuất khẩu các mặt hàng như: Nông sản, lâm sản chế biến, hàng mây tre đan...Bên
cạnh đó công ty còn tiến hành các hoạt động nhập khẩu hàng hoá với các mặt hàng như:
Các sản phẩm bằng cao su, vật liệu xây dựng, thiết bị trạng trí nội thất,phương tiện vận
tải,máy móc phục vụ sản xuất...
2.2 Nhiệm vụ của công ty.
Công ty có nhiệm vụ là tự tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của công
ty,đảm bảo tự trang bị và đổi mới trang thiết bịphục vụ hoạt động kinh doanh, đảm bảo
chế độ hạch toán kế toán, chế độ ghi chép đầy đủ theo dúng quy định của nhà nước, cân
đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu,làm tròn các nghĩa vụ đối với nhà nước. Đồng thời công
ty phải có nghĩa vụ tuân thủ cá chính sách của nhà nước, chế độ quản lý kinh tế,quản lý
xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại của đảng và nhà nước, thực hiện đúng các cam kết
đã thoả thuận, ký kết trong hợp đồng mau bán ngoại thương với các đối tác nước ngoài.
Bên cạnh đó công ty còn có nhiệm vụ thực hiện tốt các chính sách, quy định về cán bộ
công nhân viên chức, về chế độ quản lý tài sảnvà chế độ phân phối tiền lương theo từng
loại lao động, đảm bảo công bằng xã hội. Đồng thời phải luôn luôn có các chính sách đào
tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên chức trong công ty để không ngừng nâng cao trình
độ kỹ năng quản trị cũng như trình độ văn hoá nghiệp vụ.
2.3. Quyền hạn của công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA
Công ty có quyền tổ chức thực hiện các hoạt động cung ứng lao động thông qua
hoạt động xuất khẩu lao động quốc tế và thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu hàng hoá theo đúng các mặt hàng đã ddăng ký kinh doanh.Công ty được phép vay
vốn tại các ngân hàng ở việt nam và nước ngoài, được vay vốn trong dân và từ nước ngoài
nhằm thực hiên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty, thực hiệ các quy định
về chính sách kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, về ngoại hối của nhà nước. Công ty
được phép ký kết hợp đồng với các đơn vị sản xuất kinh doanhtyhuộc các thành phần kinh
tế trong cũng như ngoài nước nhằm tạo ra nguồn cunh ứng hàng hoá cho hoạt động kinh
doanh nhập khẩu của công ty, đồng thời cung cấp các dịch vụ như nhập khẩu cho các đơn
vị này như nhập khẩu uỷ thác trên cơ sở làm ăn bình đảng, tự nguyện và hai bên cùng có
lợi. Đồng thời công ty được đàm phán và ký kết, thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu
với những người nước ngoài, doanh nghiệp cũng như các tổ chức trong cũng như ngoài
nước theo quy định của nhà nước việt nam cũng như pháp luật quốc tế.Công ty được phép
đi ra nước ngoài hoặc cử các cán bộ đi ra nước ngoài để để giao dịch, đàm phán và ký kết
hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, các đợt thị sát thị trường hoặc trao đổi
nghiệp vụ kinh doanh... Công ty được đăt các văn phòng ở nước ngoài theo quy định của
nhà nước việt nam và nước sở tại, được thu thập và cung cấp thông tin về thị trường trong
nước và thị trường trên thế giới. Ngoài ra, công ty có quyền tự do lựa chọn , quyết định các
phương thức kinh doanh cũng như chủ động tìm kiếm bạn hàng trong và ngoài nước. Công
ty có đầy đủ quyền hạn trong việc, tổt chức, sắp xếp bộ máy tổ chức nhân sự trong công ty
nhằm đảm bảo hiệ quả kinh doanhcao nhất. Bên cạnh việc phải tuân thủ các chế độ về kế
toán, chế độ quản lý tài sản của nhà nước...Công ty cũng có quyến chủ động áp dụng các
tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh cuả công ty, các chíng sách khuyến
khích như lương, thưởng phù hợp với tình hình của công ty và từng cán bộ công nhân viên
chức trong công ty theo chế độ chính sách do nhà nước ban hành. Để thực hiện và đạt
được các chức năng cũng như quyền hạn của công ty, thì công ty SONA phải có một triết
lý, quan điểm kinh doanhy rõ ràng, luôn tuân thủ pháp luật và các quy định hiện hành của
nhà nước, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đối với nhà nước. Đồng thời công ty cũng phải tổ
chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo phát triển nguồn vốn kinh doanh, để từ
đó thu lợi nhuận, đảm bảo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các cán bộ công nhân
viên chửctong công ty.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty SONA.
Khi mới thành lập cvông ty gồm có một giám đốc, một phó giám đốc và các nhân
viên trực thuộc gồm 18 người trong biên chế với các phòng ban:Phòng tổ chức hành chính,
phòng tài chinh kế toán, phòng thị trường và cung ứng lao động. Với sự chuyển biến mạnh
mẽ của nền kinh tế việt namvào những năm 90, và sự phát triển vượt bậc của khoa học và
công nghệ, đã tác động mạnh mẽ vào cền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế việt
nam nói riêng. Khi nhu cầu về nhập khẩu hàng hoá trong nước là rất lớn, nhận thức và nắm
bắt được xu thế này, đồng thời nhận rõ được tiềm năng có thể khai thác được về những tài
sản hữ hữu hình mà công ty có được, công ty đã mở thêm phòng kinh doanh xuất nhập
khẩu vào năm 1996 và năm 1997, phòng đã chính thức đi vào hoạt động và hoạt động có
hiệu quả, đã đem lại nguồn thu đáng kể cho công ty. Với sự đòi hỏi ngày càng cao với chất
lượng và dịch vụ cung ứng lao động, tháng 3/2000 công ty đã thành lập thêm phồng đào
tạo giáo dục và hướng nghiệp lao động trước khi đi tu nghiệp ở nước ngoài. Bên cạnh
những mặt trên công ty còn có thêm một điểm mạnh nữa là 100% cán bộ công nhân viên
của công ty đều có trình độ đại học trở lên, các phòng ban được bố trí nhân sự một cách
hợp lý để tạo ra hiệu quả kinh doanh một cách tối ưu. Trên cơ sở điều lệ tổ chức và hoạt
động của công ty ban hành kèm theo quyết định 193/LDTBXH- QĐ ngày 26/3/1995 của
bộ trưởng bộ LĐTBXH, công ty đã chủ động xin ý kiến của bộ, cục trong việc sắp xếp lại
nhân sự, và tổ chức bộ máy hoạt động theo mục tieu giữ ổn định để phát triển, tiến hành
thể chế hoá công tác tổ chức lao động ở công ty bằng các quy chế, quy định nội quy phù
hopựp với quy định của pháp luậtcủa nhà nước, của bộ và của4 cục.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty SONA(GHFGHG)
3.1. Giám đốc
Là người đứng đầu công ty, giám đốc do bộ trưởng bộ lao động thương binh xã
hộibổ nhiêm và miễn nhiệm, giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, quản lý và
điều hành công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh
doanh của công ty trước pháp luật, trước bộ LĐTBXH, Cụcj quản lý với nước ngoài và
trứơc toàn thể các bộ công nhân viên chức của công ty. Giám đốc trực tiếp theo dõi, chỉ
đạo công tác thị trường, chế độ tài chính kế toán, các hoạt động tổ chức hành chính, cung
các kế hoạch và tổng hợp các báo cáo các hoạt động thanh tra, khiếu kiện, khen thưởng có
liên quan đến toàn hoạt động của công ty.
3.2. Phó giám đốc cung ứng lao động
Phó giám đốc cung ứng lao động giúp gjám đốc về thị trường xuất khẩu lao động,
quản lý lao động ở nước ngoài, du học ở nước ngoài và các công tác khác của công
ty khi được phân công hay được uỷ quyền. Phó giám đốc cung ứng lao độngtrực
tiếp theo dõi, tổ chức công tác thực hiện các hợp đồng về xuất khẩu lao động và hợp
đồng du họctự túc ở nước ngoài, đồng thời theo dõi và quản lý lực lượng lao động ở
nước ngoài.
Giám đốc
Phó giám đốc cung
ứng lao động
Phó giám đốc đào tạo aoPhó giám đốc kinh
doanh
Kế toán trưởng
3.3. phó giám đốc đào tạo
Phó giám đốc đào tạo giúp giám đốc về công tác đào tạo, kinh doanh dịch vụ và
công tác khác, khi được phân công hoặc được uỷ quyền. Trực tiếptheo dõi và chỉ
đạo các có liên quan đến công tác đào tạo, hoạt động đại lý vé máy bay và hoạt
động của phòng kinh doanh dịch vụ.
3.4. Phó giám đốc kinh doanh.
Phó giám đốc kinh doanh giúp giám đốc về công tác thị trường kinh doanh thương
mại và các công tác khác của công ty khi được phân công hoặc được uỷ quyền.
Trực tiếp chỉ đạo công tác kinh doanh thương mại.
3.5. Kế toán trưởng.
Kế toán trưởng giúp giám đốc chỉ đạo, thực hiện công tác kế toán, thống kê của
công ty.
3.6. Phòng thị trường và cung ứng lao động
Phòng này có nhiệm vụ tìm nguồn lao động ở trong nước tìm các đối tác có nhu cầu
lao động ở nướn ngoài và đưa lao động ra nước ngoài thông qua các hoạt động xuất
nhập cảnh, hoàn tất các thủ tục nhu hộ chiếu...Để đưa người lao động ra nước ngoài.
3.7. Phòng đào tạo và hướngư nghiệp.
Tuyển nguồn lao động từ trong nước, tiến hành đào tạo về tiếng, luật pháp nước sở
tại cũng như các truyền thống văn hoá, phông tục tập quán. ở đây người lao động
cũng được đào tạo nghề nghiệp và các nghiệp vụ có liên quan đến công việc ở nước
sở tại.
3.8. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu .
Nhận uỷ thác và tiến hành cá hoật động kinh doanh xuất nhập khẩu cho các công ty
trong và ngoài nước.
3.9. Phòng kinh doanh và dịch vụ.
Có nhiệm vụ kinh doanh và tiến hàng các hoạt động dịch vụ như làm phòng bán vế
máy bay đại diện cho việt nam airline, cung cấp các trang thiết bị đồ dùng, tạp chí
hàng ngày cho người lao động việt nam ở nước ngoài.
3.10. Phòng tài chính kế toán
Phòng này có nhiệm vụ quản lý tài chính của công ty, tiến hành hoạt động tạo lập quỹ BH-
XH cho người lao động ở nước ngoài. Đồng thời phòng này có nhiệm vụ lập kế hoạch về
tài chính, về vốn kinh doanh của tùng năm theo kế hoạch của công ty.
3.11 Phòng tổ chức hành chính:
Là phòng có nhiệm vụ tổ chức bộ máy hoạt động hành chính và hoạt động kinh doanh của
công ty. Nghiên cứu các chế độ tền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hộ lao động BH-XH,
BH-YT cho các cán bộ CNVC trong toàn công ty.
Bảng 2: Tình hình thu nhập của CBCNVC thời kì 1998-2001
Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001
1. Tổng số CBCNVC Người 35 43 47 55
2. Thu nhập bình quân 1000đ 1675 1900 1825 1967
Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty SONA 2001
Chúng tôi có thể thấy được tình hình số lượng CBCNV công ty và thu nhập qua
từng năm. Trong nhiều năm qua, công ty đã tạo được nhiều việc làm cho nhiều người, số
lượng cán bộ của công ty từ 35 người năm 1998 đã tăng lên 43 người năm 1999, đến năm
2000 tăng lên 47 người và năm 2001 số lượng cán bộ công ty lên đến là 55 người. Thu
nhập bình quan của cán bộ CNVC của công ty có mức ổn định, đảm bảo đời sống vật chất
cho các cán bộ yên tâm trong hoạt động công tác của minh. Đối với quá trình phát triển
vốn của công ty khi có quyết định thành lập năm 1993 thì công ty đã được cấp
450.075.770đ chủ yếu là giá vốn văn hoá phẩm và hàng hoá phục vụ cho người lao động
tại liên xô và đông âu. theo báo cáo quyết toán tài chính năm 1995 đã được tổng cục quản
lý vốn và tài sản nhà nước-Bộ tài chính phê duyệt thì vốn của công ty là 833.958.572đ bao
gồm vốn cố định 327.257.252đ vốn lưu động 506.701.320đ. ngày 15/7/1997 cục trưởng
cục quản lý lao động với nước ngoài ra quyết định số 30/QLLĐ-QĐ về việc giao một phần
giá trị chủ sở 34 đại cồ việt cho công ty là 1.975.000.000đ. báo cáo quyết toán tài chính
năm 1997 đã được cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp Thành Phố HN-
Tổng cục quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt, bổ xung vốn cố định
từ quỹ đầu tư phát triển là 374.843.706đ. Ngày 16/2/1998 cục quản lý lao động với nước
ngoài có công văn số 42QLLĐNN/KHTC về việc cho phép công bổ xung vốn lưu động từ
kết quả hoạt động kinh doanh ngoài cơ bản là: 1.003.471.136đ. Ngày 20/2/2001 giám đốc
công ty gia quyết định số 21/2001/SONA-QĐ về việc bổ sung vốn lưu động từ quỹ đầu tư
phát triển với số tiền là: 895.595.358đ.
Đến nay vốn kinh doanh và các quỹ của công ty là 5.636.096.137đ trong đó vốn của
chủ sở hữu là 5.082.868.799đ, vốn cố định là 2.677.100.958đ, vốn lưu động là
2.405.767.841đ. Quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính là 553.227.338đ.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty SONA trong những
năm qua:
- Kể từ khi phòng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty SONA chính
thức đi vào hoạt động vào năm 1997 cho đến nay kết quả thu được bốn năm gần đây như
sau:
Bảng 1: Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty SONA từ 1998 – 2001.
Đơn vị tính: nghìn đồng.
TT Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001
1 Doanh thu 9.493.537 2.472.780 2.673.477 4.025.635
Phí uỷ thác
XNK
241.113 320.201 408.227 512.108
Bán hàng
trực tiếp
9.216.065 1.144.799 1.150.016 2.191.513
Dich vụ
khác
36.359 1.007.780 1.115.234 1.322.014
2 Chi phí 9.112.486 2.331.409 2.484.134 3.835.612
3 Lợi nhuận 381.051 141.371 189.343 190.023
4 Nộp ngân
hàng
379.742 611.598 721.346 802.127
Nguồn: Báo cáo kết quả hoath động sản xuất kinh doanh của công ty SONA.
Từ bảng số liiêụ trên ta thấy: Lợi nhuận năm 1999 giảm 239.680 triệu đồng so với
năm 1998, sở dĩ như vậy là do sự giảm sút của doanh thu mà cụ thể là từ doanh thu bán
hnàg trực tiếp ( giảm 810,1266 triệu đồng từ 9216,065 triệu đồng xuống chỉ còn 1.114,799
triệu đồng).
Cho đến năm 2000 doanh thu đã tăng 200,697 triệu đồng so với năm 1999 ( như
vậy là đã tăng 8,12%), chi pjí cũng tăng 152,725 triệu đồng ( tức là tăng 6,25 %)nhưng tốc
tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí ( 8,62 % > 6,55 %) nên lợi nhuận của
công ty đẫ tăng lên đạt tới 189,343 triệu đồng. Điều đó thể hiện bước đầu của sự phục hồi
và tye lệ tăng trưởng là: 33,93%.
Cho đến năm 2001 lợi nhuận của công ty vẫn tiếp tục tăng so với năm 2000. Tuy
nhiên, tỷ lệ tăng trưởng chỉ đạy 0,36% do tỷ lệ tăng của doanh thu thấp hơn tỷ lệ tăng của
chi phí ( 50,6% < 54,4 %). Như vậy vấn đề ở đây là cần phải xem xét chi phí cho hoạt
động xuất nhập khẩu về tính hiệu quả của những khoản chi phí này.
Về tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước ta thấy năm sau luôn cao hơn năm
trước, đặc biệt năm 1999 lợi nhuận của công ty giảm thế nhưng công ty vẫn nộp đầy đủ
cho các khoản cho ngân sách nhà nước không những thế mà còn tăng 61,06% so với năm
1998.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh trước công ty cần phải cố vấn, điầu này đặc biệt
quan trọng đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu như SONA. Là một doanh
nghiệp Nhà nước trực thuộc cục quản lý lao động với nước ngoài . Bộ Lao đông – thương
binh xã hội .Công ty được Nhà nước cấp vốn nhưng trong hoạt động xuất nhập khẩu công
ty cũng tự gia ra tăng nguồn vốn bằng cách vay ngân hàng. Điều đó có thể nghiên cứu qua
bảng số kiệu sau:
Bảng 2: Tình hình vốn và sư r dụng vốn cho hoạt động xuất nhập khẩu của công ty
SONA các năm 1998 – 2001.
TT Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001
1 Vốn 1000 đ 13.417.288 13.420.102 13.510.207 14.012514
Vốn cố
định
- 1.325.087 1.411.025 2.007.124 2.871.015
Vốn lưu
động
- 10.000.000 10.000.000 1.000.000 10.000.000
Vốn đầu
tư xây
dựng cơ
bản
- 367.191 187.084 75.097 230.416
Vốn
PTSXKD
- 1.725.010 1.821.993 1.427.886 911.083
2 Hiệu quả
SD vốn
Mức sinh
lợi C2 vốn
SXKD
0,0284 0,0105 0,0140 0,0136
Mức sinh
lợi C21
đơn vị chi
phí
0,0418 0,0606 0,0762 0,0495
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty SONA.
Qua số liệu bảng trên ta thấy cốn lưu động chiếm chủ yếu trong cơ cấu vốn của
công ty dành cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Năm 1998 la 74,53%
cho đến năm 2001 vẫn chiếm tới 71,36% nguồn vốn dành cho hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu hàng hoá của công ty SONA, điều này cho thấy nguồn vốn đã tăng dần các
năm. Như vậy, ta thấy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá đang rất được chú
trọng.
Việc tạo lập được nguồn vốn đã khó nhưng việc sử dụng vốn để đem lại hiệu quả
kinh tế càng trơt nên kho hơn. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy năm 1998 lượng vốn ở
mức thấp nhất ( 13.417,288 triệu đồng). Tuy mức vốn thấp nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại
cao, thể hiện ở mức sinh lợi của một đồng vốn là 0,0284 đồng trong khi bnăm 1999 con số
đó chỉ còn là 0,0105 đồng. Cho đến năm 2000 mức sinh lợi đã tăng lên đạt được 0,0140
đến năm 2001 mức sin lợi của đồng vốn lại giảm xuống chỉ còn 0,0136 kết hợp với việc
tổng chi phí tăng cao dần đến mức sinh lợi của một đồng chi phí đang dần qua các năm
1998 – 2001 tự nhiên lại đột ngột giảm xuống. Điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn năm
2001 là chưa đạt hiệu quả.
Về lao động: Thống kê toàn bộ công ty có bảng số liệu sau:
Bảng 3: Tình hình cán bộ của công ty SONA gai đoạn 1998 – 2001.
TT Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001
1 Tổng sô
CBCNV (
người)
35 43 47 62
2 Thu nhập
bình quân (
nghìn
đồng/người)
1.675 1.740 1.825 1.930
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty SONA.
Nhìn vào bảng trên ta thấy: Tổng số cán bộ côngnhân viên toàn công ty tăng dần
hàng năm thu nhậpbnình quân củ lao động công ty là tương đối cao và cũng tăng dần hàng
năm thể hiện sự phát triển đi lên của công ty. Đặc biệt trong hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu 100% cán bộ nhân viên đều là thế mạnh của công ty. Tuy nhiên họ còn rất trẻ
nên họ rất năng động và cũng rất nhiều kinh nghiệm thực tế.
II. Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty cung ứng nhân lực quốc tế và
tương mại: ( SONA)
SONA là một doanh nghiệm Nhà nước được phép xuất nhập khẩu hàng hoá mặc dù mới đi
vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá (1997) và chịu sự cạnh tranh gay gắt
của các công ty , các doanh nghiệp thuộc mọi thành kinh tế. Nhưng với kinh nghiệp và uy
tín của mình hơn nữa lại chịu sự quản lí trực tiếp của cục quản lý lao độngvới nước ngoài ,
BLĐTBXH hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói
riêng đã không ngừng phát triển và đi lên. Để thấy được điều này chúng ta đi vào xem xét
thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của
công ty , cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường, cơ cấu hình thức nhập khẩu trong 3 năm gần
đay.
1.Cơ cấu hình thức nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh của công ty SONA.
Bảng 4: Tỷ trọng các hình thức nhập khẩu của công ty giai đoạn 1999-201.
Chỉ tiêu 1999 2000
Chênh
lệch
1999&
2000
2001
Chênh
lệch
2000&
2001
trị giá
(USD)
Tỷ
trọn
g
(%)
Trị giá Tỷ
trọng
Trị giá
(USD)
Tỷ
trọng
%
Tổng kim
ngạch nhập
khẩu
6.616.561 100 7.525292 100 908.73
1
8.723.981 100 1.1986.689
Nhập khẩu
trực tiếp
2.103.324 37,7
8
2.543.17
8
33,80 439.85
4
3.579.102 41,02 1.035.924
Nhập khẩu
uỷ thác
3.206.203 48,4
6
3.551.25
1
47,19 345.04
8
371.031 42,55 160.780
Nhập khẩu
tự doanh
1.307.034 13,7
6
1.430.86
3
19,01 123.28
9
1.432.848 16,43 1.985
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty SONA hàng năm.
Qua bảng số liệu trên ta thấytỷ trọng nhập khẩu trực tiếp của công ty chiếm một phần đáng
kể trong tổng kim ngạch nhập khẩu năm 1999 là 37,78% đến năm 2000 chỉ còn 33,8 % và
cho đến năm 2001 kim ngạch nhập khẩu trực tiếp trong tổng kim ngạch nhập khẩu đã tăng
lên đến 41,01%. Bên cạnh đó hoạt động nhập khẩu uỷ thác có xu hướng giảm dần qua các
năm, tỷ trọng nhập khẩu uỷ thác năm 1999 là 48,46 % đến năm 2000 chỉ còn 47,19% và
giảm dần còn 42,55 cho đến năm 2001. Bên cạnh hai hình thức nhập khẩu trên thì hình
thức nhập khẩu tư doanh chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, tỷ trọng nhập khẩu tư doanh tăng từ
13,76% (1999) đến 19,01% ( 2000) với lại giảm dần còn 16,43% (2001) . Như vậy ta thấy
trong các hình thức nhập khẩu trên thì hoạt động nhập khẩu trực tiếp có vai trò ngày càng
lớn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty mặc dù có giảm trong năm 2000.
Bên cạnh đó tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm 1999 là 908.731 USD và năm 2001 so
với năm 2000 là : 1.198.689 USD. Do tăng đông thời cả nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu uỷ
thác và nhập khẩu tư doanh. Điều này chứng tỏ uy tín của công ty tiếp tục và khẳng định
hơn nữa.
2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu:
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung cũng như hoạt động nhập khẩu nói
riêng hàng hoá nhập khẩu chủ yếu tập chung ở nhóm hàng máy móc thiết bị nguyên liệu,
các mặt hnàg dân dụng.
Máy móc thiết bị & nhập khẩu chủ yếu là máy móc công trình ( máy xúc, máy ủi,
máy đào …), ôtô vận tải ( xe tải, xe ben) phục vụ sản xuất và xây dựng, kim ngạch nhập
khẩu hàng năm chiếm gần 10% thị trường cả nước về thép nhập khẩu.
- Hàng tiêu dùng: Chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày mà ở
trong nước chưa sản xuất đượchoặc sản xuất nhưng không đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng, với kim ngạch chiếm 2% thị phần cả nước.
Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu các nhóm mặt hàng của công ty SONA giai đoạn 1999 –
2001.
TT Nhóm mặt
hàng
1999 2000 2001
trị
giá(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Trị giá
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
Trị giá
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
1 Máy móc
thiết bị
2.439.742 36,88 2.654.132 32,27 2.516.432 28,85
2 Nguyên vật
liệu
3.190.027 48,21 3.836.739 50,98 5.283.385 60,56
3 Hàng tiêu
dùng
986.792 14,91 1.034.421 16,75 924.164 10,59
Tổng kim
ngạch nhập
khẩu
6.616.561 100 7.525.292 100 8.723.981 100
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất hàng năm của công ty SONA.
Qua bảng số liệu trên ta thấy nhóm mặt hàng là máy móc thiết bị và nguyên vật liệu
chiếm chủ yếu trong cơ cấu kim ngạch nhập khẩu và tỷ trọng của chúng luôn đạt ở mức
cao trong các năm đặc biệt là nhóm mặt hàng nguyên vật liệu, tỷ trọng của nó luôn chiếm
tỷ lệ cao nhất trong các năm. năm 2001, nhóm mặt hàng đạt tỷ lệ cao nhất (60,56%) trong
khi nhóm mặt hàng tiêu dùng giảm xuống thấp nhất còn 10,59% điều này cũng rễ hiểu bởi
vì trong những năm gần đây nhu về máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản
xuất và xây dựng dân dụng, cơ sở hạ tầng của quốc gia làm cho các đối tác nhập khẩu các
mặt hàng này cũng phải gia tăng giá trị hợp đồng để đáp ứng nhu cầu của họ.
Qua bảng số liệu trên ta thấy nhìn chung tỷ trọng các khách hàng nhập khẩu của
công ty tương đối ổn định, biến động không nhiều qua các nămthực tế cho thấy 2 khách
hàng lớn là công ty kim khí Thăng Long và Công ty xây lắp số 7 là 2 doanh nghiệp nhà
nước có trị giá hợp đồng nhập khẩu ( nhập khẩu uỷ thác) cao nhất so với những khách
hàng khác, đây là các doanh nghiệp nhập khẩu uỷ thác những mặt hàng là nguyên vật liệu (
Sắt thép xây dựng) để phục vụ cho quá trình sản xuất và xâydựng của họ. Đối với công ty
kim khí Thăng Long mặc dù trị gía hợp đồng nhập khẩu uỷ thác hàng năm nhưng tỷ trọng
của nó so với các khách khác lại giảm dần qua các năm, điều này cho chúng ta thấy tổng
kim ngạch nhập khẩu tăng dần 3 năm nhưng tỷ trọng giá trị nhập khẩu của các bạn hàng
khác đã và đang tăng lên chứng tỏ các khách hàng khác cũng ngày càng đõng một vai trò
quan trọng đối hoạt động nhập khẩu của công ty.
Đối với công ty xây lắp số 7, tỷ trọng giá trị nhập khẩu tuy có giảm trong năm 2000
nhưng đã tăng trở lại trong năm 2001. Song giá trị nhập khẩu qua 3 năm vẫn ngày 1 tăng
nhanh. Điều này khẳng định uy tín ngày một tăng nhanh của SONA.
Các Công tyTNHH Lam Sơn, Đại Minh, Tân Sao Việt, Linh Sơn nhập khẩu chủ
yếu các mặt hàng máy móc, máy công trình ( Máy xúc, Máy ủi , máy đào).
3. Cơ cấu khách hàng hiện có và tiềm năng.
Trong những năm gần đây khi mới đi vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu do
có nhiều mối quan hệ từ trước nên công ty đã sớm thiết lập được qian hệ với một số khách
hàng nhập khẩu và họ đã trở thành khách hàng truyền thống của công ty. Kết quả cụ thể
nằm trong bảng sau.
Bảng 6: Kim ngạch nhập theo các khách hàng của công ty SONA giai đoạn 1999 – 2001.
TT Khách hàng 1999 2000 2001
trị giá
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
trị giá
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
trị giá
(USD)
Tỷ
trọng
(%)
1 Công ty kim
khí Thăng
Long
972.823 14,70 1.252.044 16,63 1.342.025 15,38
2 Công ty xây
lắp vật tư
xây dựng số
7
1.537.143 23,24 1.832.235 24,88 2.757.874 31,62
3 Công ty
TNHH Lam
Sơn
872.314 13,18 902.147 11,99 902.730 10,35
4 Công ty
TNHH Đại
Minh
738.271 11,84 924.024 12,28 890.105 10,20
5 Công ty
TNHH Tân
Sao Viêt
724.534 10,95 824.195 10,95 925.714 10,61
6 Công ty
TNHH Linh
Sơn
827.164 13,18 853.094 11,34 981.218 11,25
7 Các đơn vị
khác
854.372 12,91 897.583 11,93 924.315 10,59
Tổng kim
ngạch nhập
khẩu
6.616.561 100 7.525.292 100 8.723.981 100
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty SONA.
Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh thương mại của mình, các đơn vị này là
những đối tác khấ ổn định, nên công ty đã và duy trì mối quan hệ truyền thống đối với họ.
Các bạn hàng khác của công ty như công ty TNHH Phú Thái, Phú Thành, Đại Hải … Chủ
yếu nhập khẩu các mặt hàng cho tiêu dùng như: thảm, nho , xe đẩy , bình nóng lạnh, mì
chính …Mặc dù giá trị nhập khẩu với những mặt hàng này còn nhỏ song công ty cũng cần
phải duy trì mối quan hệ trong những năm tiếp sau để phát triển hoạt động nhập khẩu của
mình trong các năm tiếp sau, bởi đay là những khách hàng tiềm năng của công ty.
4. Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty.
Hàng hoá nhập khẩu của công ty là những sản phẩm được sản xuất kinh doanh khác
nhau nên có sự cạnh tranh rất lớn giữa các nhà cung ứng nước ngoài. Vì vậy nếu không có
sự thoả hiệp trước của bạn hàng thì công ty có thể lựa chọn được các nhà cung cấp phù
hợp nhất. Kết quả được thể hiện dưới bảng sau.
Bảng 7: Kim ngạch nhập khẩu theo các thị trường của công ty giai đoạn 1999 – 2001.
Thị trường 1999 2000 2001
Trị giá
(USD)
Tỷ trọng
(%)
trị giá
(USD)
Tỷ trọng
(%)
trị giá
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Nhật Bản 1.142.354 17,27 1.423.504 18,91 1.748.210 20,04
Mỹ 2.286.626 34,57 2.669.533 35,83 3.574.328 40,98
Đức 902.742 13,64 987.829 13,13 957.192 10,97
Hàn Quốc 972.456 14,69 1.032.107 13,72 1.072.496 12,29
Đài Loan 825.142 12,47 803.172 10,67 810.732 9,29
Thị trường
khác
487.241 7,36 582.147 7,74 561.023 6,43
Tổng kim
ngạch nhập
6.616.561 100 7.525.292 100 8.723.981 100
khẩu
Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng năm của công ty
SONA.
Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hàn quốc là những bạn hàng cung cấp những mặt hàng nhập
khẩu chủ yếu của công ty như náy móc, thiết bị, nguyên vậtliệu cho sản xuất và xây dựng
nên kim ngạch nhập khẩu đối với các thị trường này tương đối cao. Đài Loan cũng là bạn
hàng cung cấp những mặt hàng này nhưng tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu không lớn lắm,
hơn thế nữa lại có xu hướng giảm dần qua từng năm mặc dù giá trị nhập khẩu vẫn tăng
1999 -2000, nhưng sang năm 2001 cả kim ngạch nhập khẩu và tỷ trọng đều giảm do sự
tăng tỷ trọng của các thị trường khác ở bên trên.
Thị trường khác trong bảng bao gồm: Bỉ , úc , Malaysia , Indonexia… Các thị
trường này chủ yếu cung cấp các mặt hàng tiêu dùng cuối như: Táo, nho, mì chính, thảm
… Mà nhóm mặt hàng này có kim ngạch nhập khẩu thấp nhất nên tỷ trọng kim ngạch nhập
khẩu từ các thị trường này cũng nhỏ nhất. Mặc dù vậy so sánh giữa năm 2000 và 1999 ta
thấy cả giá trị và tỷ trọng của thị trường này đều tăng, chứng tỏ sự quan tâm của công ty
tới các thị trường này là rất thoả đáng. Đây là những thị trường chuyên cung cấp hàng hoá
cho công ty theo hình thức nhập khẩu uỷ thác chính vì công ty có thể lựa chọn cho mình
các nhà cung cấp có hiệu quả nhất.
Còn đối những thị trường là: Nhật , Mỹ , Đức , Hàn Quốc đây là những thị trường
cung cấp hàng hoá là máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cho công ty.
Trong năm 2001 các thị trường cung cấp hàng nhập khẩu lại có sự giảm sút cả về
kim ngạch và tỷ trọng, điều này khiến công ty cần phải xem xét.
5. Nghiên cứu các nội dung kinh doanh nhập khẩu của công ty SONA.
Công ty cung ứng nhân klực quốc tế và thương mại (SONA) là công ty trực thuốc
cục quản lao động với nước ngoài BLĐTBXH, nên hoạt động cũng như công tác nghiệp
vụ, đều phải đúng theonguyên tắc quản lý của nhà nước.
* Công tác nghiên thị trường:
hoạt động trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt với các đơn vị kinh doanh
khác, buộc công ty phải luôn theo sát định hướng và nắm bắt thị trường, ngoài những
khách hàng quen thuộc với mình thì công ty phải năng động lôi quấn những khách hàng
tiềm năng và những khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
Hơn nữa để giảm bớt rủi ro thì công ty phải tìm cách đa dạng hoá hàng hoá nhập
khẩu của mình, bên cạnh đó công ty còn phải huy động, khuyến khích sự năng động của
cán bộ công nhân viên, nhằm tìm kiếm và đem lại cho công ty những khách hàng có nhu
cầu về hàng hoá nhập khẩu của công ty nhưng từ trước đến nay chưa biết đến.
Tư tưởng định hướng của công ty là: Có xác định được nhu cầu thì mới nhập khẩu
hoặc nhập khẩu bằng đơn đặt hàng của khách hàng, không như trước đây thời kỳ bao cấp
thì công ty luôn quan trọng, nhưng trong giai đoạn hiện nay cơ chế thị trường đang phát
huy mạnh thì khách hàng luôn là thượng đế.
Làm sao để lôi kéo khách hàng về phía mình là một vấn đề rất nan giải của công ty.
Nừu chỉ bằng uy tín của mình thì chưa đủ để công ty chiếm được thiện chí của khách hàng,
kết hợp việc nghiên cứu và các mối quan hệ của cán bộ công nhân viên đã đem lại cho
khách hàng một lượng khách hàng đáng kể.
Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi công ty phải luôn nhạy bén để tận dụng
những lợi thế và khai thác thời cơ trong kinh doanh, để đạt được điều này thì công ty nói
chung và các cán bộ công nhân viên phải luôn theo sát thị trường và phải tìm hiểu thị hiếu
khách hàng.
Với mạng lưới các chi nhánh và đại diện rộng luôn là những căn cứ để tiếp cận thị
trường, khách hàng là hết sức quan trọng đối với công ty, sự năng động nhạy bén, theo
quan hệ xã hội của cán bộ kinh doanh đóng vai trò quan trọng.
Công ty cũng đã tạo lập được mối quan hệ bạn hàng với nhiều quốc gia rộng khắp
trên thế giới, điều này đảm bảo cho công ty luôn có được thị trường đầu vào cho hoạt động
nhập khẩu bất kỳ loại hàng hoá nhập khẩu nào có nhu cầu. Tuy nhiên không phải bất kỳ thị
trường nào cũng ổn định nên công ty phải nghiên cứu kỹ thị trường để nhập khẩu loại hàng
hoá đó.
* Lập phương án kinh doanh.
Theo quy định của công ty thì mọi hoạt động nhập khẩu dưới mọi hình thức đều
phải lập phương án kinh doanh, để các bộ phận có chức năng xem xét, tính toán để quyết
định nhập khẩu hay không. Phương án kinh doanh phải được sự đồng ý phê duyệt của cấp
trên, căn cứ trên sự xem xét đánh giá của các phòng chức năng.
Trong phương án nhập khẩu cấn chú ý những vấn đề sau:
- Đối tác kinh doanh ( bên xuất khẩu ) tên, địa chỉ , tư cách pháp nhân.
thời dự kiến thực hiện bắt đầuvà kết thúc nhập khẩu.
- Phương thức, địa điểm, thời gian giao nhận.
- Xuất sứ hàng hoá , tên hàng hoá , số lượng chất lượng, quy cách.
- Hiệu quả: Giá bán , giá vốn.
- Chi phí trực tiếp.
- Chú ý: Trong phương án nhập khẩu uỷ thác ghi rõ:
+ Đối tác kinh doanh
+ Thời gian dự kiến thực hiện
+ Phương thức địa điểm và thời gian giao nhận
+ Xuất xứ hàng hoá
+ Hiệu quả: các khoản công ty phải thu(chi phí uỷ thác, thu khác) các khoản công ty
phải chi(chi phí mở L/C, thông báo L/C, vận chuyển giám định, giao nhận, chi phí khác,
lương).
+Diễn giải điều kiện thanh toán(khách hàng trực tiếp thanh toán hay gửi qua công ty
thanh toán), hình thức thanh toán L/C, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, công ty nộp
hoặc khách hàng phải nộp do công ty uỷ quyền, chi phí giao nhận, vận chuyển giám định
hàng hoá…
Sau khi xác định được nhu cầu nhập khẩu và lựa chọn được đối tác xuất khẩu thì
phòng kinh doanh nhanh chóng lập phương án kinh doanh theo mẫu thống nhất quy định
của công ty, để các phòng chức năng xem xét tính khả thi và hiệu quả kinh tế của phương
án khả thi, sau đó trình giám đốc duyệt cho phép hay không thực hiện phương án đó.
*) Đàm phán và ký hợp đồng.
Công ty cũng có mối quan hệ thân thuộc với nhiều tổ chức trong và ngoài nước,
các chi nhánh, tại diạn nước ngoài tại Việt nam, các mối quan hệ này được xây dựng trên
tinh thần hợp tác tương trợ lẫn nhau đảm bảo hai bên cùng có lợi. Hợp đồng nhập khẩu là
hợp đồng duy nhất dàng buộc các bên với nhau đồng thời cũng quy định rõ quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên, trong công ty thì trưởng phòng kinh doanh hoặc phó giám đốc được
giám đốc uỷ quyền có tư cách pháp nhân để thực hiện đàm phán và ký hợp đồng, tuỳ theo
hợp đồng và lượng người tham gia có khác nhau, nhưng bắt bược trong đó có ít nhất một
bên có tư cách pháp nhân trong việc ký kết hợp đồng.
Trong đàm phán hình thức đàm phán cũng phải linh hoạt sử dụng ở mỗi trường hợp
cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Hợp đồng bắt buộc phải thể hiện dưới hình thức văn bản và có thể được ký theo hai
cách:
+ các bên chủ động gặp nhau, đàm phán và cùng đi đến ký kết
+ Hoặc một trong hai bên soạn thảo và gửi cho bên kia ký
Với những hợp đồng phức tạp, hì một trong các bên dự thảo rồi gửi sang bên kia xem
xét thống nhất ngày gặp gỡ bàn bạc trực tiếp để đi đến ký kết.
Sau khi ký kết hợp đồng thì các bên bị ràng buộc bởi hợp đồng và những điều khoản
đã ký, các bên cùng nhau thực hiện hợp đồng và giúp đỡ lẫn nhau.
* Tổ chức hoạt động bán hàng
SONA là công ty kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, hoạt động bán hàng là việc
thực hiện phần còn lại trong các nỗ lực kinh doanh, từ công tác nghiên cứu thị trường đến
công tác tạo nguồn hàng, ký kết hợp đồng của công ty.
Bán hàng là thực hiện giá trị thị trường hoá, qua bán hàng công ty thu về tền tệ,
thực hiệ xong một quá trình kinh doanh, xác định được lỗ, lãi, xác định được kết quả của
quá trình kinh doanh, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh tiếp theo.
Hoạt động kinh doanh của công ty SONA nhằm tối đa hoá lợi nhuận, vì vậy những
mặt hàng như máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng…được bán chủ yếu theo đơn đặt hàng,
vì những mặt hàng lớn này công ty đảm bảo thu hồi vốn nhanh và có lãi, giảm đáng kể chi
phí lưu kho, chi phí trả lãi suất ngân hàng. Như vậy thông thường với các máy móc thiết
bị, vật liệu xây dựng đã xác định được khách hàng trong nước thì công ty mới tiến hành
nhập khẩu, việc bán hàng trực tiếp này cũng chứng tỏ rằng uy tín của công ty ngày càng
được khẳg định trên thương trường.
III. Đánh giá chung về hoạt động nhập khẩu của công ty SONA
1- Những thành công :
Qua nghiên cứu phân tích hoạt động nhập khẩu của công ty SCNA ta nhận thấy:
Mặc dù công ty mới bước vào kinh doanh (1997 ) trong lĩnh vực này song cũng đạt được
những thành công không nhỏ, kim ngạch nhập khẩu tăng dần hàng năm, hoạt động kinh
doanh luôn luôn có lãi, điều này đã cải thiện một phần đáng kể đời sống vật chất cũng như
tinh thần của cán bộ, công nhân viên, luôn luôn hoàn thành nghĩa vụ mà cấp trên giao cho
như nộp đúng, nộp đủ ngân sách nhà nước.
Thời gian qua công ty đã thực hiện được rất nhiều hợp đồng nhập khẩu đặc biệt là
hợp đồng nhập khẩu uỷ thác có tới hàng trăm hợp đồng cho các đơn vị kinh doanh khác
nhau trong nước, các hợp đồng này nhìn chung là được thanh toán và thực hiện theo đúng
thoả thuận đã ký, đúng lịch trình của các bên, đảm bảo hàng hoá được thực hiện theo đúng
lịch trình, hàng hoá luôn đảm bảo đúng chất lượng đem lại hiệu quả kinh tế cho công ty
cũng như bên uỷ thác nhập khẩu. Chính điều này đã tạo cho công ty uy tín cao đối với
khách hàng cũng như bạn hàng trong và ngoài nước.
Thông qua việc nhập khẩu công ty đã thu được khoản lãi không nhỏ góp một phần
lớn doanh thu của công ty. Trong quý I/2002 và đầu quý II/2002 giá trị nhập khẩu, nhất là
nhập khẩu uỷ thác và trực tiếp tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2001, đay chính là bước
khởi đầu tốt đẹp cho hoạt động kinh doanh nói chung và nhập khẩu nói riêng của năm
2002.
Vì vậy, thị trường nhập khẩu công ty ngày càng được mở rộng nhất là hoạt động uỷ
thác cũng là nhờ sự kết hợp giữa hoạt động xuất khẩu lao động và hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu hàng hoá. Bên cạnh đó công ty cũng luôn luôn phát triển và củng cố mối
quan hệ với các nhà cung cấp nước ngoài và những bạn hàng trong nước thông qua uy tín
và nghiệp vụ của mình, điều đáng lưu ý là công ty đã ký kết và thực hiện được những hợp
đồng nhập khẩu với chi thấp hơn so với chi phí của một số công ty xuất nhập khẩu khác
thực hiện.
Với những khách hàng trong nước công ty đã luôn duy trì và giữ được trong bối
cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt như hiện nay, thể hiện ở số
lượng các hợp đồng đã thực hiện trong ba năm qua không giảm. với đội ngũ cán bộ công
nhân viên trẻ tuổi, đầy kinh nghiệm, nhiệt tình và tháo vát trong công vịêc, năng động,
sãng tạo cũng là những yếu tố góp phần không nhỏ vào kết quả đã đạt được trong những
năm qua.
Ngoài ra công ty còn tận dụng và phát huy lợi thế của mình một cách tối đa là một
doanh nghiệp nhà nước trực thuộc cục quản lý lao động với nước ngoài, BLĐTBXH, tuy
không phải là chuyên kinh doanh trong lĩnh vực này, hơn nữa cũng không phải là doanh
nghiệp lâu đời trong lĩnh vức kinh doanh XNK, nhưng công ty cũng đã đưa hoạt động này
đi lên đóng góp một phần đáng kể góp phần vào hoạt động kinh doanh nói chung của công
ty và hoạt động XNK nói riêng.
2. Những tồn đọng hạn chế và nguyên nhân:
Hoạt động nhập khẩu của công ty tuy đã gặt hái được những thành công đáng kể song
cũng không tránh khỏi những vướng mắc trong qúa trình thực hiện hoạt động kinh doanh
cuả mình và trong qua trình này đã bộc lộ những tồn tại và hạn chế.
- Các nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là do khách hàng tìm đến công ty điều
này đã khẳng định uy tín của công ty trên thương trường, nhưng những vướng mắc xảy ra
đã làm ảnh hưởng phần nào đến hoạt động kinh doanh của mình, điều này cũng do công ty
chưa tạo ra được sự chủ động hơn nữa, bằng cách đa dạng hoá mặt hàng, tìm kiếm những
nhu cầu không ngẫu nhiên mà có được.
- Nhập khẩu của công ty đa phần đều nhập theo điều kiện giá CIF tại việt nam, điều
này khiến lợi nhuận giảm một phần do chi phí vận chuyển thuộc về phía bên xuất khẩu,
đặc biệt với hoạt động nhập khẩu uỷ thác cũng chiếm một phần đáng kể, tuy nhiên nhập
khẩu uỷ thác bộ phận thì phí uỷ thác thu được thường không cao bằng uỷ thác hoàn toàn.
- Việc thu thập và sử lý thông tin về thị trường trong nước và nước ngoài chưa đồng bộ
và chưa có hệ thống đẫ đến đánh mất cơ hội kinh doanh
- Do sơ xuất hoặc do thiếu trách nhiệm của một vài cán bộ công nhân viên trong việc
thực hiện hợp đồng nên đã dẫ tới việc thiệt hại cho công ty
- Số lượng cán bộ công nhân viên trong các phòng ban nhất là phòng kinh doanh XNK
hiện chỉ có 5 người, nên không thể phân chia công việc một cách đồng đều và thành những
mảng chuyên sâu được.
- Những tồn tại bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
+ Công ty mặc dù có đủ một số nguồn vốn nhất định, tuy nhiên vốn để phục vụ hoạt
động kinh doanh XNK vẫn còn hạn hữu. Do đó, đôi khi việc thanh toán cho các bạn hàng
nước ngoài trở lên khó khăn.
+ mặc dù công ty đã có những mặt hàng tương đối tin cậy, tuy nhiên không phải
khách hàng tiềm năng nào cũng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp, hơn nữa doanh
nghiệp không chủ động đa dạng hoá sản phẩm của mình qua các kênh qoảng cáo.
+ Một nguyên nhân nữa cũng làm hoạt động kinh doanh của công ty trở nên yếu
kém hơn đó cũng chính là do trong công ty còn có một số phần tử cá biệt, thiếu tính nhiệt
tình trong công việc. Hơn nữa trình độ nghiệp vụ còn yếu kém lại không chịu học hỏi.
+ Một hạn chế và đây cũng là nguyên nhân đó là: Nghị định mới của chính phủ:
NĐ57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 đã mở ra khả năng kinh doanh cho các doanh nghiệp
đối với mọi mặt hàng, miễn là không thuộc mặt hàng cấm XNK. Điều này đã tạo nên sự
cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp để giành được thị phần của mình, điều này buộc
công ty SONA phải có định hướng và chiến lược lâu dài để phù hợp với tình hình kinh tế
thị trường ở Việt Nam, và tình hình thế giới trong những năm tới. Bên cạnh đó hoạt động
nhập khẩu của công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào các bạn hàng trong nước
+ Hạn chế nữa mà công ty mắc phải là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
cung ứng lao động quốc tế nên hoạt động kinh doanh XNK chưa được đầu tư một cách
thoả đáng. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với công ty trong thời gian tới, thời kỳ
của kinh tế toàn cầu bùng nổ.
+ Do đặc điểm của công ty từ trước tới nay chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch
vụ nên trnag thiết bị, cửa hàng quảng cáo và trưng bày sản phẩm còn yếu kém, dẫn đến
hàng hoá nhập về cảng không có chỗ lưu kho làm phát sinh chi phí, hoặc phải bán ngay
với giá không thoả đáng làm mất đi thời cơ kinh doanh.
Kết luận
Hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, đối với hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu vừa có những cơ hội và thách thức. Những cơ hội ở chỗ công ty có điều kiện cọ
sát, học hỏi, tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm quý báu để từ đó khẳng định mình trong nền
kinh tế mới. Những khó khăn rất lớn đó là sự thụt hậu, sự đào thải của cơ chế mới này.
Nếu không nhạy bén, linh hoạt trước những biến động của môi trường kinh doanh, nắm bắt
những cơ hội loại bỏ những nguy cơ thách thức thì sẽ bị đào thải trong nền kinh tế mới.
Thực tế hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cùng với kết quả công ty đã đạt được đã là
sự nỗ lực làm việc không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên. Trước sự khó khăn ban đầu
về vốn, về nghiệp vụ của nhân viên và những khó khăn phát sinh trong quá trình hoạt động
của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, SONA vẫn đứng vững và khẳng định minh trong
nền kinh tế thị trường. Hiện nay SONA đã là một địa chỉ khá quen thuộc đối với bạn hàng
trong nước và quốc tế về các sản phẩm của mình.
Tuy nhiên cho đến nay công ty mới chỉ khai thác thị trương trong nước và một phần
nhỏ thị trường nước ngoài thông qua hình thức xuất nhập khẩu hàng hoá của mình. Hy
vọng rằng trong tueoeng lai không xa SONA sẽ có những biện pháp để phát triển, mở rộng
quan hệ của mình trên thị trường quốc tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế quốc dân.pdf