Tài liệu Luận văn Hoạt động kinh doanh của Công ty Vàng bạc đá quý thành phố Hà Nội qua từng thời kỳ: 1
Luận văn
Hoạt động kinh doanh của Công
ty Vàng bạc đá quý thành phố
Hà nội qua từng thời kỳ
2
lời mở đầu
Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội là một vấn đề cực kỳ quan trọng và
cấp bách trong cuộc sống hiện nay và nhiều năm tới ở nước ta. Để duy trì được
những thành quả mà Việt nam đã đạt được nhờ mấy năm đổi mới, giữ vững
nhịp độ trưởng kinh tế cao và tránh cho đất nước rơi vào tình trạng “tụt hậu”
với nhiều nước trong khu vực, một trong những vấn đề được Chính phủ và các
doanh nghiệp quan tâm hàng đầu là nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế.
Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá, làm cho dân giàu nước
mạnh, đòi hỏi phải có nhiều vốn. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế năm
2000 đã chỉ rõ “chính sách tài chính quốc gia hướng vào việc tạo vốn và sử
dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu
nhập quốc dân, điều tiết quan hệ tích luỹ tiêu dùng theo hướng nâng dần tỷ lệ
tích luỹ”. Hiện nay, vấn đề tạo vốn v...
21 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hoạt động kinh doanh của Công ty Vàng bạc đá quý thành phố Hà Nội qua từng thời kỳ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
Hoạt động kinh doanh của Công
ty Vàng bạc đá quý thành phố
Hà nội qua từng thời kỳ
2
lời mở đầu
Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội là một vấn đề cực kỳ quan trọng và
cấp bách trong cuộc sống hiện nay và nhiều năm tới ở nước ta. Để duy trì được
những thành quả mà Việt nam đã đạt được nhờ mấy năm đổi mới, giữ vững
nhịp độ trưởng kinh tế cao và tránh cho đất nước rơi vào tình trạng “tụt hậu”
với nhiều nước trong khu vực, một trong những vấn đề được Chính phủ và các
doanh nghiệp quan tâm hàng đầu là nguồn vốn đầu tư để phát triển kinh tế.
Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá, làm cho dân giàu nước
mạnh, đòi hỏi phải có nhiều vốn. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế năm
2000 đã chỉ rõ “chính sách tài chính quốc gia hướng vào việc tạo vốn và sử
dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hội, tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu
nhập quốc dân, điều tiết quan hệ tích luỹ tiêu dùng theo hướng nâng dần tỷ lệ
tích luỹ”. Hiện nay, vấn đề tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả đang được
Chính phủ đặc biệt quan tâm. Chúng ta có huy động được nguồn vốn bên
ngoài và phát triển nhanh chóng nguồn vốn trong nước thì mới có thể đáp ứng
được yêu cầu công nghiệp - hoá hiện đại hoá đất nước.
Để tiến hành sản xuất - kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có
một lượng vốn nhất định bao gồm: vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên
dùng khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần
thiết cho nhu cầu kinh doanh, đồng thời tiến hành phân phối quản lý có hiệu
quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài
chính và kỷ luật thanh toán của Nhà nước.
Công ty VBĐQ thành phố Hà nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực
thuộc Tổng Công ty VBĐQ Việt nam, hạch toán độc lập. Với chức năng can
thiệp thị trường khi Nhà nước yêu cầu, kinh doanh VBĐQ và thực hiện một số
hoạt động dịch vụ khác, vấn đề về vốn và sử dụng vốn có hiệu quả là một
trong những mục tiêu hàng đầu của Công ty.
Vừa phải hoàn thành các nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao phó ,
vừa phải chuyển sang hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, Công ty
Vàng Bạc Đá Quí Hà Nội bước đầu đã gặp không ít khó khăn, lúng túng do
chưa kịp đổi mới tư duy kinh doanh để theo kịp với cơ chế mới, còn gò bó
cứng nhắc trong phương thức kinh doanh... Trong thời gian gần đây, Công ty
đã tiến hành áp dụng các hình thức huy động vốn khác nhau vào hoạt động
sản xuất và kinh doanh nên đã đạt được những thành công bước đầu.
3
Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà Công ty vẫn chưa khai thác hết tiềm
năng của các chính sách cũng như các quyết định và biện pháp huy động
nguồn vốn hiện nay. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu thực trạng nguồn vốn
của Công ty để từ đó có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tăng
nguồn vốn của Công ty cũng như hoàn thiện hơn nữa các hoạt động này là vấn
đề bức thiết đặt ra không chỉ với ban lãnh đạo của Công ty mà còn của cả
những ai quan tâm đến sự tồn tại và phát triển của Công ty Vàng Bạc Đá Quí -
Hà Nội.
4
- phần thứ nhất -
*****
Khái quát về công ty Vàng bạc đá quý tp hà nội
I. lịch sử hình thành và phát triển
Công ty VBĐQ Hà nội là một doanh nghiệp quốc doanh chịu sự quản lý
trực tiếp của Tổng Công ty VBĐQ Việt Nam. Tiền thân của Công ty là cửa
hàng VBĐQ Đinh tiên Hoàng, được Ngân hàng Nhà nước Trung ương thành
lập từ năm 1958 với nhiệm vụ chủ yếu là quản lý vàng bạc, kinh doanh hàng
mỹ nghệ, sửa chữa và làm mới tư trang vàng bạc phục vụ nhu cầu nhân dân
thủ đô, các tỉnh lân cận và khách du lịch nước ngoài. Cho tới năm 1980, khi
Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách đổi mới trong quản lý kinh tế và cụ
thể là ban hành nhiều chính sách hình thành và điều chỉnh cơ chế mới về quản
lý và kinh doanh tiền tệ thì Ngân hàng Nhà nước đã quyết định chuyển việc
quản lý vàng bạc sang kinh doanh vàng bạc, đá quý và các dịch vụ liên quan
như sửa chữa, làm mới tư trang. . .
Ngày 14/08/1981, Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( nay
là thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) đã ký quyết định số 88-NH-QĐ,
theo đó thành lập Công ty kinh doanh và quản lý vàng bạc Hà nội, lấy địa
điểm 89 Đinh tiên Hoàng làm trụ sở chính và bàn giao cửa hàng Vàng bạc 89
Đinh tiên Hoàng cho Công ty quản lý. Cho đến năm 1987, Công ty kinh doanh
vàng bạc Hà nội mới thực sự chuyển hẳn sang kinh doanh Vàng bạc với tên
giao dịch Quốc tế là GOSICO.
Quá trình phát triển của công ty về quy mô có thể chia ra thành các giai
đoạn sau :
- Giai đoạn 1981 - 1986 : Đây là thời kỳ kinh doanh của Công ty còn
mang nặng tính bao cấp. Cho đến năm 1987, Công ty kinh doanh và quản lý
vàng bạc Hà nội vẫn chịu sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Ngân hàng Nhà
nước -Hà nội. Cũng trong giai đoạn này, mọi hoạt động, mọi quyết định trong
việc quản lý và kinh doanh Vàng bạc của Công ty đều phải tuân theo nghị định
38-CP của Hội đồng Chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty trong thời kỳ
này hầu như chỉ là quản lý vàng bạc theo mệnh lệnh của Ngân hàng Nhà nước
Việt nam.
5
- Giai đoạn 1987-1989 : Đây là thời kỳ mở rộng chuyển đổi sang cơ chế
thị trường. Với chỉ thị 40/NH-CT của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam về việc mở rộng kinh doanh vàng bạc đá quý, Công ty đã tiến hành
mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển mạnh việc mua bán vàng ta nhằm đáp
ứng nhu cầu mua vàng dự trữ của nhân dân trong thời kỳ này . Bởi lẽ, đây là
thời kỳ nền kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng, tỉ lệ lạm phát cao,
tiền mặt mất giá nghiêm trọng nên nhu cầu về dự trữ vàng được coi như là cứu
cánh. Trong thời kỳ này, quy mô kinh doanh của Công ty đã phát triển lên 12
cửa hàng, 1 xưởng sản xuất, doanh số hoạt động tăng lên, lãi bình quân 110
triệu đồng/năm.
- Giai đoạn 1990 - 1995: Đây được coi là giai đoạn kinh doanh khó
khăn nhất của Công ty với nhiều biến động song đây cũng là thời kỳ hoạt
động thành công nhất của Công ty cả về nhiệm vụ chính trị lẫn mục tiêu kinh
doanh. Trong thời kỳ này, Công ty hoạt động trong điều kiện môi trường kinh
doanh phức tạp, trong một điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết và
định hướng của Nhà nước, lúc này Công ty đã mở rộng mặt hàng kinh doanh
mới đó là kinh doanh đá quý. Do vậy, tên Công ty được đổi thành Công ty
Vàng Bạc Đá quý Hà Nội.
+ 1990 - 1993 : Đây là giai đoạn mà sự biến động trong kinh
doanh được Công ty tập trung khai thác chủ yếu là sự biến động lớn về giá
vàng. Bên cạnh đó, Công ty phải hoạt động kinh doanh trên một thị trường đầy
tiềm năng song mức độ cạnh tranh vô cùng gay gắt với hàng trăm cửa hàng
vàng bạc tư nhân được Nhà nước cho phép hoạt động. Vừa phải kinh doanh
theo cơ chế thị trường, vừa phải làm nhiệm vụ chính trị là góp phần thực hiện
các chính sách tiền tệ của Nhà nước, bình ổn giá vàng, ổn định lưu thông tiền
tệ song Công ty đã đạt được những thành tích đáng kể như đã dập tắt được
cơn sốt vàng trong những năm 1992-1993.
+ Năm 1994, Cửa hàng Vàng Bạc Đá quý số I - 89 Đinh Tiên
Hoàng đã được sáp nhập vào phòng kinh doanh của Công ty. Hệ thống các
cửa hàng của Công ty đã được củng cố, nâng cấp và mở rộng lên thành 16 cửa
hàng .
+ Năm 1995, Công ty quyết định thành lập Trung tâm Vàng Bạc
Đá quý - Hà nội tại địa điểm 89 Đinh Tiên Hoàng trong nỗ lực nhằm đổi mới
và làm năng động hơn cơ chế hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời,
Công ty cũng quyết định giao vốn giao quyền tự chủ kinh doanh cho các cửa
hàng nhằm tạo cho các cửa hàng một cung cách làm ăn mới, có thể khai thác
triệt để hơn các thị trường khu vực.
6
- Giai đoạn 1996 - đến nay: nền kinh tế có xu hướng chững lại do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Tiến độ đầu tư phát triển kinh tế
trầm lắng và có những nguy cơ về rủi ro tiềm ẩn. Thu nhập dân cư vẫn tăng
nhưng tốc độ tăng chậm hơn những năm trước (thu nhập bình quân đầu người
300USD/người). Sự vượt trội về công nghệ tiên tiến và hiện đại của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư 100% của nước ngoài lấn sân. Vì vậy, phương pháp gia
công chế tác thủ công truyền thống của ta chưa thể cạnh tranh nổi. Môi trường
cạnh tranh thực sự trở nên gay gắt bởi Công ty phải đối đầu với cả hệ thống
doanh nghiệp tư nhân đầy năng động. Tình hình kinh doanh của Công ty trở
nên hết sức khó khăn.
Từ năm 1997 đến nay, Nhà nước không cho phép nhập vàng, toàn bộ
hoạt động kinh doanh VBĐQ phải tự vận động từ nguồn trong nước, Nhà
nước đã dần kiểm soát được tình hình biến động của thị trường, lạm phát biến
động ở mức thấp, giá vàng quốc tế liên tục giảm. Tình hình đó đã dẫn đến thực
trạng một số các cửa hàng hoạt động kém hiệu quả thậm chí có nguy cơ lỗ và
mất vốn. Công ty đã từng bước thu dần màng lưới nằm rải rác trên địa bàn Thủ
đô , tập trung về một vài điểm để nâng cấp thành trung tâm VBĐQ và TMTH
nhằm tập trung vốn và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Cho đến nay, quy mô kinh doanh của Công ty giảm xuống còn hai cửa
hàng, bốn trung tâm VBĐQ với 59 cán bộ công nhân viên thuộc biên chế. Vốn
của công ty được cấp cho tới 15/12/1999 là hơn 7,6 tỷ đồng, ngoài ra còn có
vốn tín dụng và vốn huy động kỳ phiếu bằng vàng (khoảng 24 tỷ đồng ). Lợi
nhuận thuế trước vốn của Công ty là: 246 triệu đồng.
II. Chức năng, nhiệm vụ và điều kiện kinh doanh của Công ty
2.1. Chức năng và nhệm vụ của Công ty
Công ty VBĐQ Hà Nội , có chức năng như một đơn vị kinh doanh tổng
hợp bao gồm cả kinh doanh thương mại, dịch vụ, xuất khẩu, sản xuất, gia công
. . . Do đó, các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty hiện nay là :
- Tổ chức mua bán VBĐQ với mọi thành phần kinh tế.
- Xuất nhập khẩu VBĐQ, tiến hành kinh doanh VBĐQ với các tổ chức nước
ngoài.
- Tiến hành các hoạt động dịch vụ như cầm đồ, gửi vàng két sắt, gia
công sản xuất, sửa chữa và làm mới các trang sức bằng vàng bạc . . .
- Kiểm định chất lượng vàng bạc, đá quý.
- Đào tạo thợ kim hoàn.
7
- Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước về lĩnh vực
VBĐQ theo đúng pháp luật hiện hành. Tuỳ theo yêu cầu của tình hình mà có
thể thành lập các chi nhánh đại diện tại nước ngoài để xuất khẩu, nhập khẩu
các loại đá quý đã chế tác và các loại trang sức vàng bạc.
- Tiến hành các hoạt động can thiệp thị trường vàng khi cần theo yêu cầu
của Ngân hàng Nhà nước.
- Thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế, chấp hành tốt các chế độ, chính
sách về quản lý kinh tế, tài sản của Nhà nước, sử dụng có hiệu quả các tài sản
vật chất, nguồn vốn, đóng góp và làm tròn nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
- Hoàn thiện bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý kinh doanh của Công ty.
2.2. Về mặt hàng vàng bạc đá quý
Hiện nay, Công ty đang kinh doanh các mặt hàng bao gồm vàng, bạc,
các loại đá quý trong đó vàng là mặt hàng mang lại doanh thu chủ yếu cho
Công ty.
Mặt hàng vàng của Công ty được mua bán dưới 2 dạng : Vàng nguyên
liệu và vàng trang sức.
Vàng nguyên liệu : gồm có vàng bìa , vàng lá, nhẫn tròn.
- Vàng bìa là loại vàng nhập khẩu còn nguyên dạng tiêu chuẩn quốct
tế với trọng lượng 1kg/bìa.
- Vàng lá GOSICO được Công ty tung ra thị trường từ năm 1994 với
trọng lượng là 37,5 gram/lá (1lượng ).
- Vàng nhẫn tròn : Vẫn thường được nhân dân ta quen dùng vừa làm đồ
trang sức vừa với mục đích dự trữ và tích luỹ của cải.
Vàng trang sức : Gồm các loại nhẫn, lắc, kiềng cổ, dây chyền, hoa tai...
được gia công chế tác từ các loại vàng từ 18 K đến 24 K, có gắn hoặc không
có gắn đá quý. Hiện nay, Công ty đang kinh doanh chủ yếu là vàng 18K và
vàng 24K.
- Vàng 24K : Với nguồn hàng từ các xưởng gia công chế tác trong nước
và xưởng sản xuất của Công ty nên nguồn hàng cũng như chủng loại mẫu mã
đều rất đa dạng và phong phú.
- Vàng 18K : Là vàng 24K có pha thêm 1 số kim loại quý nhằm làm
tăng vẻ đẹp của mặt hàng. Loại vàng trang sức 18K này trong nước có thể sản
xuất được song mẫu mã kém đa dạng, chất lượng không đồng đều, hiện nay
nguồn hàng này vẫn phần lớn được sản xuất tại các xí nghiệp thuộc hệ thống
8
Tổng Công ty hoặc các đơn vị sản xuất trong nước, ngoài ra còn có các hàng
nữ trang cao cấp18K của nước ngoài như Italy, Nga , Pháp, Hàn Quốc, Thái
Lan. .
Các loại khác :
- Bạc : Thực tế cho thấy doanh thu và lợi nhuận từ bạc mang lại rất nhỏ
trong cơ cấu tổng doanh thu của Công ty nên đây được coi như mặt hàng bình
dân và hàng bán kèm.
- Đá quý và các loại ngọc: Hiện nay, nhu cầu mặt hàng này đã tăng lên
đáng kể so với vài năm trước. Tuy nhiên, Công ty chỉ tiến hành kinh doanh
đá quý và ngọc đã qua sơ chế, đã được chế tác hay kinh doanh cùng trang sức
vàng nhằm đảm bảo mức lợi nhuận.
2.3. Vốn kinh doanh
Tổng số vốn Công ty được cấp cùng với phần Công ty tự bổ sung và
tính đến 15/12/1999 đạt gần 8 tỷ đồng, trong đó vốn lưu động hơn 7,2 tỷ
chiếm 95%. Với số vốn trên, Công ty phải kiêm 2 nghĩa vụ :
+ Nộp thuế sử dụng vốn 0,5%
+ Trích bảo toàn vốn hàng tháng 1% bằng vàng (nếu giá vàng tăng lên)
và bằng tiền (nếu giá vàng hạ).
Nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng khá cao 71% (hơn 23 tỷ đồng), đặc biệt
là nguồn vốn huy động trong dân (gần 21 tỷ đồng).
III. Tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh của Công ty Vàng bạc đá quý thành phố Hà nội
1.Cơ cấu tổ chức
Giám đốc vừa là đại diện Nhà nước vừa đại diện cho CBCNV, quản lý
Công ty theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc có quyền quyết định việc điều
hành hoạt động của Công ty theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước và
nghị quyết của Đại hội CNVC, chịu trách nhiệm giữa Nhà nước và tập thể
người lao động về kết quả kinh doanh của Công ty. Giám đốc có quyền tổ
chức bộ máy quản lý của Công ty phù hợp với yêu cầu kinh doanh theo
nguyên tắc gọn, nhẹ và hiêụ quả cao.
Giúp việc cho giám đốc có các phó giám đốc, các trưởng phòng. Khi
vắng mặt, giám đốc có thể uỷ quyền cho phó giám đốc thay mặt mình để điều
hành công việc.
9
Phòng hành chính tổ chức
Tổ chức bộ máy đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý của
Công ty nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu được giao.
Quản lý nhân sự, vận dụng thực hiện các chế độ chính sách trong cơ quan.
Xử lý, giải quyết công tác thanh tra, kiểm tra cho Công ty, tổng hợp thi đua
khen thưởng.
Phòng kinh doanh tổng hợp
Nghiên cứu thị trường, dự đoán nhu cầu của thị trường một cách khoa học
trên cơ sở đó để lập phương án kinh doanh có hiệu quả nhất.
Khai thác nguồn hàng, nghiên cứu tạo nguồn hàng ngày càng phong phú đa
dạng.
Tìm kiếm khách hàng, ký kết các hợp đồng, tổ chức thực hiện tốt các hợp
đồng.
Quản lý và tổ chức các trung tâm, cửa hàng bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu
dùng của các tầng lớp dân cư.
Phòng kế toán tài chính
Xây dựng, theo dõi việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty, báo cáo
với giám đốc việc thực hiện mọi hoạt động của Công ty bằng tiền thông qua
việc thực hiện đúng, đầy đủ chế độ kế toán thống kê của Nhà nước ban hành.
Thống kê, phân tích các chỉ tiêu chủ yếu làm cơ sở để vạch phương án đẩy
mạnh hoạt động kinh doanh .
Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo thêm nguồn vốn, đáp
ứng kịp thời các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh. Giám sát sử dụng
vốn.
Giám c
Phó Giám c Phó Giám c
Phòng hành
chính t
ch c
Phòng kinh
doanh t ng
h p
Phòng tài
chính k
toán
10
- Phần thứ hai -
******
hoạt động kinh doanh của Công ty Vàng bạc đá quý thành phố Hà nội qua
từng thời kỳ
ở những năm1988 - 1990, thời kỳ cả nước bước sang cơ chế thị trường,
hoạt động kinh doanh của Công ty thời kỳ này còn hết sức chập chững, chưa
làm chủ được thị trường do mới chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang kinh doanh
theo cơ chế thị trường, với sức cạnh tranh của hàng trăm doanh nghiệp tư nhân
với cơ chế linh hoạt, việc quản lý thị trường lỏng lẻo đã phần nào làm cho hoạt
động kinh doanh của Công ty khó khăn, lúng túng.
Bước sang năm 1991 nhất là với sự ra đời của hệ thống Tổng Công ty
Vàng bạc đá quý Việt nam đã tạo ra những bước ngoặt lớn cả về chất và lượng
trong hoạt động kinh doanh của Công ty, tạo được vị thế vững chắc cho Công
ty trên thị trường.
Trong giai đoạn này, Công ty thực hiện hai chức năng chính là can thiệp
thị trường khi Nhà nước yêu cầu và tiến hành hoạt động kinh doanh VBĐQ.
Chức năng can thiệp thị trường của Công ty trong giai đoạn này được đặt lên
hàng đầu do giá cả tăng với tốc độ phi mã tạo ra các cơn sốt vàng làm ảnh
hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt tại thị trường Hà nội. Do đó, nhiệm vụ
của Công ty được Thành uỷ, UBNDTP, NHNNVN giao cho hết sức nặng nề -
thực hiện chính sách ổn định và phát triển kinh tế Thủ đô. Cụ thể, Công ty đã
trực tiếp can thiệp nhiều đợt sốt vàng, trong đó có 2 đợt sốt vàng lớn nhất là:
Đợt 1 từ 10/91 đến 5/92: sở dĩ kéo dài 7 tháng là do lượng vàng can
thiệp đưa ra thị trường chưa đủ, Công ty đã bán 12.933 lạng (485kg), bình
11
quân một tháng bán ra 69kg trong khi nhu cầu thị trường cần từ 150kg đến
200kg/tháng.
Đợt 2 đúng dịp xuân Quý dậu 1993, Công ty bán 15.010 lạng (563kg,
bình quân 188kg/tháng).
Qua hai đợt can thiệp cho thấy muốn đạt hiệu quả thì ngay từ những
ngày đầu phải có sự kế hoạch chu đáo, số lượng đưa ra đủ mạnh để cắt “cơn
sốt” giả tạo. Thực tế, trong đợt Tết Quý dậu có ngày Công ty bán ra từ 40 đến
50kg. Trong 10 ngày đầu chiến dịch, Công ty đã bán hơn 300kg, nhờ vậy đã
cắt được cơn sốt thị trường. Trong những ngày này, toàn bộ CBCNV Công ty
được huy động làm việc từ sáng đến tối cộng với sự hỗ trợ thu tiền của NHNN
Tp Hà nội nên kết quả hết sức khả quan. Đây là đợt tập dượt lớn nhất trong
kinh doanh, đối mặt thật sự với thị trường. Chính qua kinh nghiệm này, Công
ty đã nắm bắt được điểm chủ yếu của thị trường vàng tư nhân tạo điều kiện
cho hoà nhập và có vị thế trên thương trường. Đội ngũ CBCNVđã trưởng
thành nhiều mặt cả về nhận thức cũng như thao tác nghiệp vụ cụ thể.
Ngoài chức năng can thiệp, về mặt tổ chức kinh doanh, Công ty cũng đã
có nhiều đổi mới: tăng cường xúc tiến tiếp thị, quảng cáo dưới nhiều hình
thức, tham gia các kỳ hội chợ triển lãm, xây dựng cơ chế linh hoạt hơn, cải tiến
quy trình mua bán hàng đơn giản thuận tiện nhằm phục vụ khách hàng cao
nhất, thay đổi cơ cấu hàng hoá kinh doanh theo từng thời kỳ để thu lợi nhuận
cao nhất (khi vàng ít lãi chuyển sang kinh doanh bạc năm 1992, 1993 bán gần
9 tấn). Mở rộng kinh doanh tổng hợp, dịch vụ cầm đồ và các dịch vụ thu tiền
khác.
Bảng kinh doanh tổng hợp Năm 1993
Đơn vị :triệu đồng
Tiêu thức
Kế hoạch
Thực hiện
I. Tổng doanh số mua: 59751 12970
Trong đó: - Vàng (kg) 460 949.8
- Bạc (kg) 4000 9120
II. Tổng doanh số bán: 61502 140129
Trong đó: - Vàng (kg) 460 1013
12
- Bạc (kg) 3000 8889
III. Kết quả kinh doanh: -57
Kết qủa kinh doanh năm 1995 đạt 270 triệu lãi ròng và năm 1996 đạt
517,4 triệu là một con số đầy khích lệ sau hai năm 93 - 94 kinh doanh không
hiệu quả.
Biểu kinh doanh tổng hợp Năm 1994 - 1996
Đơn vị :triệu đồng
Chỉ tiêu 1994 1995 1996
I. Doanh số mua 107.683 105.324 145.237
Trong đó: - Vàng (kg) 768 751 1.046,44
- Bạc (kg) 1.423
II.Doanh số bán 104.134 105.864 150.751
Trong đó : - Vàng (kg) 783 751,2 1.040,06
- Bạc (kg) 1.322
III.Kết quả kinh doanh: - Tổng thu 108.503 7365 7280,4
- Tổng chi 108.503 7099 6762,8
- Lãi ròng 0 266 517,6
Giai đoạn từ 1996 đến nay, môi trường kinh doanh trong và ngoài nước
không thuận lợi buộc Công ty phải tập trung triển khai các chương trình hành
động mang tính nội lực cao như:
Hướng về đổi mới tổ chức phù hợp với tình hình mới.
Hướng về chiến lược kinh doanh táo bạo nhưng có tính toán.
13
Tự thâm canh phát triển trên chính mảnh đất của mình.
Với 3 chương trình đó, đến nay, Công ty đã thu được những kết quả đáng
kể:
1.Về mặt tổ chức cán bộ
Đã giải thể cửa hàng kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ tập trung
về các đại điểm có điều kiện kinh doanh nâng cấp thành các Trung tâm lớn, có
đủ sức mạnh về vốn để cạnh tranh với thương trường, đến thời điểm 31/6/98
toàn Công ty còn lại 4 Trung tâm và 3 cửa hàng.
Đây là vấn đề then chốt và cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả và sức
cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời là yểu tố đảm bảo tức thì cho sự tồn tại
và phát triển của Công ty. Bên cạnh việc điều chỉnh về tổ chức mạng lưới cửa
hàng, Công ty thực hiện đồng bộ một loạt các biện pháp khác như:
* Ký hợp đồng trách nhiệm với các cán bộ có liên quan trực tiếp đến
tiền - hàng và quản lý tài sản vốn nhằm nâng cao trách nhiệm đối với tài sản
đơn vị.
* Tập trung đào tạo và đào tạo lại có trọng điểm đối với một số cán
bộ chủ chốt, soạn thảo nội quy, quy chế, quy trình nghiệp vụ, hoàn thiện hồ sơ
pháp lý về tổ chức và các nghiệp vụ cho các Trung tâm, cửa hàng; tổ chức tập
huấn nghiệp vụ kế toán, kỹ thuật chế độ; tăng cường kiểm tra, kiểm soát...
Tính đến ngày 30/6/98 Công ty đã có 21 ccán bộ đạt trình độ đại học,
19 cán bộ đạt trình độ trung cấp. Đã tổ chức các lớp nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn cho hơn 90 lượt người. Bên cạnh công tác chuyên môn, Công ty
đã chú trọng đến việc xây dựng và phát triển tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn
thể: Công đoàn, Thanh niên, Phụ nữ... tạo nên khí thế mới, phát huy sức mạnh
nội lực tập thể người lao động góp phần nâng cao hiệu quả trong việc thúc đẩy
hoạt động kinh doanh của Công ty. Kết quả đã kết nạp được 10 Đảng viên, tổ
chức phát thẻ ĐVCĐ cho 132 ĐVLĐ.
2.Về vốn
Đây là vấn đề bức xúc nhất đối với doanh nghiệp, từ số vốn ít ỏi 383
triệu (1988) cho đến thời điểm chuyển sang hệ thống Tổng Công ty Vàng bạc
đá quý Việt nam đã được cấp bổ sung VLĐ lên 4 tỷ 897 (1992), cho đến nay
để có đủ vốn thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả, Công ty đã bằng
nhiều giải pháp: xin cấp bổ sung VLĐ, xin được huy động kỳ phiếu bằng vàng
và vay các tổ chức tín dụng. Tính đến 15/12/99, nguồn vốn phục cho hoạt
14
động kinh doanh của Công ty là 32.835.939 triệu đồng trong đó vốn cấp:
7.697.157 triệu đồng; vốn tự bổ sung: 130.792 triệu đồng; vốn vay:
23.254.187 triệu đồng; vốn khác: 576.675 triệu đồng. Chính từ nguồn vốn tạo
lập được đã góp phần thực hiện các đề án phát triển hoạt động liên doanh liên
kết, kinh doanh tổng hợp tạo thêm doanh lợi cho Công ty. Mục tiêu đặt ra cho
năm 2000, Công ty cố gắng duy trì và tăng mức vốn lên trên 33 tỷ.
3.Về chiến lược kinh doanh
Công ty đã nhanh chóng lập lại vị thế của mmột doanh nghiệp Nhà
nước, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh VBĐQ thông
qua các Trung tâm lớn, Công ty còn chủ động phối hợp với Hội đồng vàng thế
giới và tranh thủ sự tài trợ ủng hộ để mở các đợt hội chợ hàng nữ trang ngay
tại Trung tâm 89 Đinh Tiên Hoàng vào các ngày lễ lớn như Quốc khánh 2/9,
dịp lễ Noel, Tết tây... Đặc biệt là hội chợ tháng 12/97 đã quy tụ hơn 40 doanh
nghiệp tham gia với trên 65 quầy hàng trong đó chủ yếu vẫn là của Công ty và
các doanh nghiệp lớn trong 2 thị trường Hà nội - Tp Hồ Chí Minh.
Việc tổ chức hội chợ là một thắng lợi về kinh tế và có ý nghĩa về chính
trị xã hội rất lớn, tạo ra cho Công ty một sức mạnh tổng hợp và đã chiếm được
vị thế của một doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn Thủ đô, cũng như thị
trường phía Bắc. Sau đợt hội chợ này, Công ty tiếp tục duy trì “Chợ nữ trang”
thường xuyên tại 89 Đinh Tiên Hoàng, tạo ra một thị trường nữ trang sôi động
ngay tại Trung tâm Thủ đô.
Về dịch vụ cầm đồ, trong giai đoạn 1995 - 1996, do quản lý lỏng lẻo
một số cửa hàng không chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ nên đã xảy ra thất
thoát, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên, bước sang
1997 và nhất là năm 1998, Công ty đã kiên quyết chấn chỉnh, tăng cường kiểm
tra, kiểm soát và bằng nhiều biện pháp đã đưa các cơ sở thực hiện theo đúng
quy trình nghiệp vụ, bảo đảm an toàn vốn vay và tiếp tục gia tăng dư nợ để tạo
thêm lợi đáng kể cho Công ty.
Ngoài các hoạt động kinh doanh chính, Công ty còn mở rộng các hoạt động
dịch vụ thu tiền như: đại lý ký gửi hàng hoá, sửa chữa gia công, kiểm định, cho
thuê quầy... Đồng thời tăng cường các khả năng hợp tác kinh doanh đa ngành với
các doanh nghiệp. Do viêc thu gom mạng lưới, đầu tư nâng cấp thành các Trung
tâm, đồng thời tập trung khai thác tối đa các mặt bằng có vị trí kinh doanh thuận
lợi như 89 Đinh Tiên Hoàng, 61 Hàng Ngang. Hình thành “Chợ nữ trang” tổ chức
thường xuyên các kỳ hội chợ, triển lãm, cho thuê mặt bằng...
bảng tổng kết kinh doanh tổng hợp năm 1999
15
Chỉ tiêu Thực hiện
Khối lượng (kg ) Giá trị ( triệu đồng )
*Tổng doanh số mua 43.000
Trong đó : - Vàng 330 42.000
*Tổng doanh số bán 54.000
Trong đó : - Vàng 328 43.000
Doanh số cầm đồ 1.900 món 155.000
Số dư trong hạn 25.000
*Kết qủa kinh doanh
- Tổng thu nhập
4.560
Thu nhập từ VBĐQ và TN 1.610
- Tổng chi phí 2.835,292
- Lãi ròng 28,996
- phần thứ ba -
*****
một số định hướng chính cho những năm tới
Năm 2000 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm bản lề bước sang thiên
niên kỷ mới, năm kết thúc việc thực hiện chiến lược 10 năm 1991 - 2000 và kế
hoach 5 năm 1996 - 2000 cũng là năm có nhiều ngày lễ kỷ niệm lớn của dân
tộc. Bên cạnh những khó khăn yếu kém nêu trên chưa phải đã khắc phục được
ngay, nhất là các hậu quả của thiên tai lũ lụt. Đối với các hoạt động của ngành
VBĐQ, nhìn chung chưa có lối ra vững chắc, chiến lược phát triển chưa rõ
ràng, cơ chế điều hành còn nhiều vấn đề bất cập, thiếu cơ sở lý luận và thực
tiễn, dân chủ và tập trung chưa cao, năng lực cán bộ nói chung yếu nên chưa
tạo được sức bật toàn ngành. Những điều kiện thuận lợi tạo môi trường kinh
doanh tốt hơn cho doanh nghiệp là hệ thống luật pháp kinh tế và các cơ chế
chính sách từng bứơc đước đồng bộ hoá theo tinh thần đổi mới. Về phía ngành
nếu mở rộng quyền tự chủ và chịu trách nhiệm chủ đạo điều hành thông
thoáng kịp thời như tinh thần khuyến cáo của Chính phủ, gắn với kinh nghiệm
rút ra từ thực tiễn hoạt động ở cơ sở trong mấy năm qua nhất là từ năm 1996
ddến nay, tin chắc rằng tình hình sẽ được cải thiện tốt hơn trên cả hai mặt kinh
doanh và quản lý.
I. mục tiêu
16
Từ những khó khăn thuận lợi đó, mục tiêu tổng quát của chúng ta trong
những năm tới là:
1. Nâng cao hơn nữa chất lượng và mức độ những thành tích đã phấn
đấu đạt được trong năm 1999, tập tung khắc phục dứt điểm những tồn tại do
các năm cũ để lại, hạn chế tối đa các rỉu ro phát sinh, tăng hiệu quả kinh
doanh sau thuế vốn đối với các đơn vị cơ sở và tăng lãi trước thuế vốn toàn
Công ty, đảm bảo thu nhập kể cả ba lợi ích đều tăng hơn trước, phấn đấu dần
từng bước để có phúc lợi.
2. Mục tiêu cụ thể: Tăng dần tỷ trọng kinh doanh VBĐQ phù hợp với
tính chất ngành nghề trong đó mua vào phấn đấu tăng 23,8%, bán ra tăng
18,7%, nâng tồn kho chủ yếu là vàng lên khoảng từ 5 đến 7 tỷ nhằm chủ động
nguồn hàng trong các trường hợp cần thiết. Duy trì dịch vụ cầm đồ với số dư
khoảng tư 25 đến 27 tỷ, tăng 8% và mở rộng các hoạt động khác khá hơn
trước. Giảm chi phí dịch vụ và chi phí khác từ 12 - 19% nhằm nâng cao thu
nhập thuần tuý 4,2% trong đó thu nhập của người lao động tăng 8,5%và nghĩa
vụ ngân sách tăng 4% so với năm 1999.
II. Các giải pháp
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, giải pháp cần tập truung trong giai
đoạn tới là:
1.Hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng nhằm khai thác triệt để kinh doanh
bao gồm xây dựng mới khu vực 6 Láng Hạ, chuyển một số cơ sở kinh doanh
đang phải thuê ngoài, chuyển văn phòng Công ty và một số yêu cầu khác của
Tổng Công ty với phát triển lâu dài và ổn định.
Cải tạo 40 Bùi Thị Xuân và 89 Đinh Tiên Hoàng trở thành Trung tâm
bán lẻ VBĐQ và TMTH lớn của ngành ở Hà nội và khu vực phía Bắc như ý
tưởng đã có lâu nay. Đồng thời cũng cần nghiên cứu để sớm ra đời thêm một
Trung tâm chuyên trưng bày giới thiệu và cung ứng sản phẩm của các cơ sở
chuyên sản xuất, gia công, chế tác VBĐQ trong và ngoài hệ thống cho khu vực
tiêu dùng phía bắc tại một trong ba điểm 516 Bạch Mai, 40 Bùi Thị Xuân hoặc
số 6 Láng Hạ.
2.Về vốn: Qua phân tích cho thấy ngoài vốn cấp, vốn điều hoà của Tổng
Công ty năm qua đã pháy huy tốt nhưng chưa đáp ứng được kịp thời đầy đủ.
Vốn vay của các NHTM dễ sử dụng nhưng không có hiệu quả, không riêng gì
Hà nội mà trên hầu hết các tỉnh phía Bắc. Do đó, giải pháp vốn vay bằng vàng
17
và bằng tiền trong nội bộ và trong các tầng lớp dân cư cần sớm được tiếp tục
triển khai theo tinh thần của Nghị quyết của Hội đồng Quản trị cũng như kế
hoạch vốn cho năm 2000 của Công ty bao gồm: vốn cấp tăng thêm 2 tỷ, vốn
điều hoà luôn luôn bảo đảm 2 tỷ thì vốn huy động tăng thêm khoảng 5 tỷ. Nếu
tình hình diễn ra đúng với kế hoạch thì vốn huy động phải có khoảng trên 8 tỷ
nữa mới có thể đạt được các mục tiêu nêu trên với thực trạng như hiện nay.
3.Về kinh doanh vẫn tiếp tục duy trì các giải pháp:
- Liên kết kinh doanh với các thành phần kinh tế khác, nhằm khai
thác triệt để mặt bằng, vốn hàng hoá, kinh nhiệm kinh doanh tại các điểm 89
Đinh Tiên Hoàng, 61 Hàng Ngang và 516 Bạch Mai v.v... đang được cải tạo
nâng cấp thành những quần thể kinh doanh VBĐQ lớn của Thủ đô như ý
tưởng đã nêu trên, vừa thu hút khách hàng vừa hướng dẫn họ đi dần vào quỹ
đạo quản lý của Nhà nước.
- Bổ sung các điều kiện theo quy chế để nâng cấp hai cửa hàng
còn lại thành Trung tâm VBĐQ và TMTH như các Trung tâm hiện có nhằm
phát huy thế mạnh cả về kinh doanh và quản lý đồng đều.
- Nâng dần việc kinh doanh có tính chất hỗ trợ tại Văn phòng
Công ty thành một phận kinh doanh có hạch toán về hiệu quả riêng biệt, vừa
tạo thêm thu nhập, vừa có kinh nghiệm thực tiễn để chỉ đạo cơ sở, vừa rút
ngắn khoảng cách giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Đây cũng là
những vấn đề nhạy cảm trong thực tiễn hiện nay không những đối với Công ty
mà ngay cả với ba tổ chức của Tổng Công ty trên địa bàn Hà nội bao gồm Văn
phòng điều hành, Công ty Hà nội và Công ty chế tác I cũng cần được thiết kế
cho phù hợp với đặc trưng kinh doanh hơn.
- Từ việc quản lý thu nhập, chi phí và tính hiệu quả từng quầy
kinh doanh vàng bạc, tiến tới khảo sát chuẩn hoá các tiêu thức để áp dụng chế
độ khoán doanh thu vàng bạc, mở rộng dần khoán sang các nội dung khác.
Đây cũng là tiền đề để các Trung tâm cửa hàng tính lương cho từng người theo
kết quả lao động (phần mềm).
- Khuyến khích mở rộng các dịch vụ đi kèm và kinh doanh tổng
hợp trong khuôn khổ của pháp luật cho phép.
Năm bắt tình hình để tổ chức hội chợ ngày, hội chợ đêm vào các thời
gian thích hợp, nhất là hội chợ thường niên thường được tổ chức vào cuối
tháng 12 hàng năm cố duy trì.
18
4. Coi trọng công tác kiểm tra kiểm soát, kiểm toán nội bộ, đảm bảo an
toàn tạo niềm tin, trước hết là trong nội bộ yên tâm, bên ngoài tin tưởng, hạn
chế những việc làm không thật cần thiết gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh.
5. Như đã nêu trên, năm 2000 là năm có nhiều sự kiện lịch sử trọng đại.
Qua các sự kiện đó cần dẫy lên các phong trào thi đua mới, có nhiều hình nội
dung thiết thực, nhằm đưa các hoạt động chuyên môn, đoàn thể tiến lên một
bước mới về chất, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của ngành và địa
phương trên mọi phương diện.
6. Bên cạnh những việc làm trước mắt cũng cần tích luỹ cho mình
những kiến thức về giải pháp trong tương lai theo xu thế phát triển chung về
đổi mới doanh nghiệp, cổ phần hoá và tiếp cận với các hoạt động của thị
trường tài chính, chứng khoán v.v... Từ đó không những Tổng Công ty mà
Công ty cũng phải có chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ
nay đến năm 2005 - 2010.
19
III. kiến nghị
1.Đối với Tổng Công ty
Trước mắt giữ nguyên Công ty VBĐQ Hà nội là đơn vị thành viên của
Tổng Công ty - hạch toán độc lập.
+ Đưa vào quy hoạch tổng thể về phát triển cơ sở hạ tầng của Tổng
Công ty, trong đó có Hà nội như các dự án và kế hoạch năm 2000 đã gửi.
+ Quan tâm hơn trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là khâu vốn nhằm đáp
ứng kịp thời và đầy đủ vốn cho hoạt động kinh doanh và kinh doanh ngày càng
có hiệu quả cao.
+ Việc điều hoà quỹ tập trung toàn ngành là cần thiết nhưng cần xem
xét mối tương quan nhiều mặt để có sự điều hoà hợp lý và thoả đáng hơn
nhằm vừa kích thích người lao động, vừa có điều kiện để giải quyết các tồn tại
hiện nay.
2.Về phía ngân hàng Nhà nước
Hoạt động kinh doanh vàng bạc là khó khăn nhất so với các trong
ngành Ngân hàng. Nhìn chung lâu nay đã được ban lãnh đạo ngân hàng và các
phòng ban quan tâm, tạo điều kiện cho Công ty không những kinh doanh có
hiệu quả mà còn nâng cao được lòng tin, vị thế đối với địa phương. Tuy nhiên
vẫn còn nhiều vấn đề cụ thể sau đây xin được báo cáo để Ban lãnh đạo Ngân
hàng Nhà nước biết và giúp đỡ trong quá trình xử lý:
+ Khôi phục tính pháp lý về các tài sản gồm nhà đất được Ngân hàng
Nhà nước giao trước đây, trong đó có việc giải quyết sổ quỹ tiết kiệm của các
Ngân hàng Nhà nước hiện đang giao dịch chung với Trung tâm VBĐQ và
TMTH số 2, số 5 và số 6 Láng Hạ.
+ Nghiên cứu các giải pháp về quản lý kinh doanh trái phép và gian lận
thương mại, thay thế các phương thức quản lý tình thế đã làm lâu nay không
có hiệu quả thiết thực.
+ Vấn đề thuế VAT đối với kinh doanh vàng bạc so với thuế doanh thu
trước đây không có gì tăng giảm lớn nhưng mức thuế đó vẫn còn cao so với
thực tế. Riêng thuế VAT so với thuế doanh thu trong dịch vụ cầm đồ tăng 2,5
lần là quá cao và quá bất hợp lý với việc làm này trong hệ thống các Ngân
hàng thương mại về việc đề nghị các cấp có thẩm quyền chỉnh sửa.
20
+ Một số vấn đề khác trong định hướng phát triển kinh doanh cho
ngành VBĐQ nói chung và Hà nội nói riêng cũng rất cần có sự chỉ đạo của
Ngân hàng Nhà nước.
kết luận
Công ty Vàng bạc đá quý Hà nội đã có trên 38 năm hoạt động và hơn
10 năm tiến hành cồn cuộc đổi mới. Trải qua những bước thăng trầm của nền
kinh tế, Công ty đã tích luỹ được số vốn kinh nghiệm không nhỏ cho mình.
Tuy vậy, môi trường kinh doanh liên tục thay đổi theo hướng ngày càng
phức tạp đã đặt ra cho Công ty nhiều thách thức mới, đòi hỏi phải có sự hoà
trộn hiệu quả giữa những kinh nghiệm tích luỹ được với sự nhanh nhạy khéo
léo và tài quản lý của các cấp lãnh đạo Công ty cùng những nỗ lực của từng
cán bộ trong Công ty.
Môi trường mới đồng thời cũng mở ra cho Công ty nhiều cơ hội kinh
doanh hơn. Công ty đã có thể huy động nguồn vốn dưới nhiều hình thức khác
nhau, sử dụng mô hình kinh doanh tổng hợp nhằm khai thác có hiệu quả những
cơ hội và hạn chế tối đa những nguy cơ. Điều đó đã cho phép Công ty chủ
động hơn trong hoạt động của mình, tạo điều kiện để Công ty hoàn thành tốt
nghĩa vụ đối với Nhà nước, tập thể người lao động cũng như đối với bản thân
Công ty.
Kết quả hoạt động kinh doanh năm vừa qua của Công ty không đạt kế
hoạch do nhiều nguyên nhân chủ khan và khác quan. Để hoàn thành mục tiêu
đã đề ra trong năm tới đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng hơn nữa của Công ty không
những trong công tác nghiệp vụ mà còn trong nghiên cứu thị trường, xây dựng
hệ thống chính sách, biện pháp phù hợp. Với hành lang pháp lý hiện nay cộng
với lực lượng cán bộs của Công ty , chúng ta hoàn toàn tin tưởng Công ty
Vàng bạc đá quý có thể thành công trên bước đường cuả mình.
21
Mục lục
Trang
lời mở đầu 1
phần thứ nhất: Khái quát về công ty Vàng bạc đá quý Tp Hà nội 3
Phần thứ hai : Hoạt động kinh doanh của Công ty Vàng bạc đá quý
Tp Hà nội qua từng thời kỳ 9
phần thứ ba : Một số định hướng chính cho những năm tới 14
kết luận 18
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Hoạt động kinh doanh của Công ty Vàng bạc đá quý thành phố Hà nội qua từng thời kỳ.pdf